32
ỦY BAN NHÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬT (THI TUYỂN VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC) Tháng 02 năm 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

  • Upload
    vubao

  • View
    231

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

ỦY BAN NHÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬT

(THI TUYỂN VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC)

Tháng 02 năm 2017

Page 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

MỘT SỐ NỘI DUNG GỢI Ý ÔN TẬP PHẦN CHUYÊN MÔN

A. Nắm chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS (Môn Mỹ thuật) ban hành kèm theo

Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo

(Trích)

I. MỤC TIÊU:

Môn mỹ thuật ở THCS nhằm giúp học sinh

1. Kiến thức:

- Có điều kiện tiếp xúc với văn hóa thị giác: làm quen với cái đẹp, thưởng thức cái đẹp

và hành động theo cái đẹp, góp phần tạo dựng môi trường thẫm mỹ cho XH

- Có những kiến thức về mỹ thuật, hình thành những hiểu biết cần thiết về đườgnét,

hình khối, đậm nhạt, màu sắc, bố cục

- Có hiểu biết sơ lược về mỹ thuật Việt Nam và thế giới

2. Về kỹ năng

- Quan sát đối tượng vẽ, qua đó phát triển trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo

- Thực hành được các bài vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, phân tích sơ lược một số

tác phẩm mỹ thuật Việt Nam và thế giới

3. Thái độ:

- Bước đầu cảm nhận vẽ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người; Vẻ đẹp của một số

tác phẩm mỹ thuật VN và thế giới

II. NỘI DUNG

1. Kế hoạch dạy học

Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm

6 1 35 35

7 1 35 35

8 1 35 35

9 1 17 17

Cộng (Toàn cấp) 122 122

2. Nội dung dạy học từng lớp

LỚP 6

1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết

1. Vẽ theo mẫu:

– Khái niệm và phương pháp vẽ theo mẫu. Cách tiến hành bài vẽ (Trình tự thực hiện)

- Vẽ một số mẫu có 2 đồvật; diễn tả được độ đậm nhạt, sáng tối chính của hình khối cơ

bản; có nhận biết về xa gần và nâng cao phương pháp dựng hình

- bài tập có thể là 1 tiết hoặc 2 tiết

2. Vẽ trang trí:

- Khái niệm và đặc điểm các bài trang trí cơ bản. Cách tiến hành bài vẽ

- Giới thiệu về màu sắc và cách dùng màu

- Chép một số họa tiết dân tộc

- Làm bài tập về đường diềm, hình vuông, hình chữ nhật

- Kẻ 1 dòng chữ ( 1 trong 2 kiểu chữ cơ bàn)

- Vận dụng những hiểu biết về trang trí trong cuộc sống

3. Vẽ tranh - Cách tiến hành bài vẽ

- Thực hành vẽ tranh các đề tài quen thuộc

4. Thường thức mỹ thuật

a. Mỹ thuật Việt nam

- Giới thiệu mỹ thuật cổ đại Việt nam

Page 3: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

- Giới thiệu 2 dòng tranh dân gian Việt nam và một số tranh tiêu biểu Đông Hồ và hàng

Trống

- Giới thiệu sơ lược mỹ thuật thời Lý và một số tác phẩm tiêu biểu về kiến trúc và điêu

khắc

- Giới thiệu sơ lược mỹ thuật trước CM tháng 8 năm 1945

b. Mỹ thuật thế giới

- Giới thiệu sơ lược về mỹ thuật thế giới cổ đại và một số tác phẩm tiêu biểu về kiến

trúc, điêu khắc ở giai đoạn này

LỚP 7

1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết

1. Vẽ theo mẫu

- Giới thiệu về cách diễn tả độ đậm nhạt

- Vẽ được bài có 2 đồ vật

- Tập ký họa đồ vật, phong cảnh

2. Vẽ trang trí

- Củng cố kiến thức trang trí cơ bản và sử dụng màu sắc

- Chép một số họa tiết trang trí dân tộc và hoa lá thực

- Tập đơn giản và sáng tạo họa tiết trang trí

- Tập làm trang trí ứng dụng

3. Vẽ tranh

- Giới thiệu tranh phong cảnh và cách vẽ

- Giới thiệu tranh sinh hoạt và cách vẽ

- Chú ý về bố cục, cách chọn hình ảnh, cách dùng màu, na6g cao kiến thức, kỹ năng vẽ

tranh

4. Thường thức mỹ thuật

a. Mĩ thuật Việt Nam

- Giới thiệu sơ lược mỹ thuật thời Trần và một số tác phẩm tiêu biểu về Kiến trúc, điêu

khắc

- Giới thiệu về sơ lược mỹ thuật Việt Nam sáu CMT8 1945 và một số tác giả, tác phẩm

tiêu biểu

b. Mỹ thuật thế giới

- Giới thiệu sơ lược về mỹ thuật thời Phục hung và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

LỚP 8

1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết

1. Vẽ theo mẫu

- Củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng vẽ theo mẫu

- Tập vẽ theo mẫu (tĩnh vật) bằng màu

- Vẽ mẫu có 2 -3 đồ vật (bài từ 1 – 2 tiết)

- Giới thiệu sơ lược về tỉ lệ người, mặt người

2. vẽ trang trí

- Vận dụng các nguyên tắc cơ bản trong trang trí ứng dụng

- Vai trò của trang trí trong cuộc sống

- Nâng cao kiến thức dụng màu trong trang trí

- Vận dụng kiến thức trang trí vào các bài ứng dụng cụ thể

3. Vẽ tranh

- Giới thiệu về bố cục tranh (củng cố kiến thức các phần đã học)

- Vđược tranh theo các loại chủ đề

4. Thường thức mỹ thuật

a. Mỹ thuật Việt Nam

Page 4: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

- Giới thiệu sơ lược về mỹ thuật thời Lê và một số tác phẩm tiêu biểu

- Giới thiệu sơ lược về mỹ thuật Việt Nam và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

b. Mỹ thuật thế giới

- Giới thiệu sơ lược về hội họa ấn tượng và một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

LỚP 9

1 tiết/tuần x 17 tuần = 17 tiết

1. Vẽ theo mẫu

- Nâng cao kiến thức vẽ theo mẫu

- Vẽ mẫu có 3 đồ vật

- Tập vẽ dáng người

2. Vẽ trang trí

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng vẽ trang trí cơ bản và ứng dụng

- Vận dụng vào các bài tập cụ thể

3. Vẽ tranh

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng vẽ tranh

- Vận dụng để vẽ được các đế tài cụ thể

4. Thường thức mỹ thuật

a. Mỹ thuật Việt Nam

- Giới thiệu sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn

- Chạm khắc gỗ đình làng Việt nam

- Giới thiệu sơ lược mỹ thuật các dân tộc thiểu số Việt nam

b. Mỹ thuật thế giới

- Sơ lược về một số nền mỹ thuật châu Á

III. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

Page 5: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 6: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 7: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 8: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 9: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 10: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 11: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 12: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 13: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 14: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 16: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 17: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 18: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt
Page 19: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

IV. GIẢI THÍCH – HƯỚNG DẪN

1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình

a. Giáo dục thẫm mỹ

Giáo dục thẫm mỹ thông qua các hoạt động thực hành mỹ thuật trong chương trình bao

gồm: nội dung kiến thức và phương pháp dạy học

b. Tính phổ cập

Cung cấp kiến thức cơ bản về my giúp HS tiếp nhận vá áp dụng dễ dàng vào học tập,

sinh hoạt trong cuộc sống, có sự linh hoạt để đảo bảo tính khả thi cho mọi vùng, miền phù

hợp với hoàn cảnh thực tiễn của giáo dục Việt Nam

c. Tính ứng dụng

Tạo điều kiện cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào học tập và thực

tiễn cuộc sống; bước đầu thấy được giá trị của mỹ thuật truyền thống của địa phương cũng

như mỹ thuật của đất nước và thế giới

d. Tính liên thông

Môn mỹ thuật được xây dựng trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đồng tâm và phát triển

theo cấp học đồng thời đảm bảo tính logich với các môn học khác

e. Tăng cường thực hành

Chương trình được xây dựng trên cơ sở tỉ lệ 4/5 thời lượng cho thực hành nhằm rèn

luyện kỹ năng và bồi dưỡng khả năng cảm thụ thẫm mỹ cho HS

2. Về phương pháp dạy học

Dạy học mỹ thuật ở trường phổ thông lấy hoạt động thực hành là chủ yếu. Thông qua

thực hành HS sẽ hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ

thuật; biết vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập sinh hoạt hàng ngày. Như vậy,

dạy học mỹ thuật ở trường phổ thông là dạy và học về cảm thụ cái đẹp thông qua các bài

thực hành

Các phương pháp thường vận dụng trong dạy học mỹ thuật

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp gợi mở, vấn đáp

- Phương pháp luyện tập

Mỗi phương pháp cần nắm rõ khái niệm, cách tổ chức thực hiện, những ưu điểm và hạn chế khi vận dụng, ….

Page 20: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

- Phương pháp hợp tác theo nhóm

- Phương pháp trò chơi

- …

3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ căn cứ theo kết quả bài học mà còn được

đánh giá thông qua các hoạt động học tập trong quá trình dạy học

Đánh giá kết quả học my cần lưu ý:

+ Căn cứ mục tiêu môn mỹ thuật , mục tiêu cụ thể của từng bài và chuẩn kiến thức kĩ

năng

(Tham khảo thêm hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Mỹ thuật (Nhà

xuất bản Giáo dục Việt Nam) + Hình Hình thức thể hiện ở bài vẽ là nhận thứ, kĩ năng và cách vẽ riêng của mỗi HS

B. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Thực hiện theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban

hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ

thông (Chương III - Từ điều 5 đến điều 14)

(Trích TT 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011)

Chương III

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC

Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực 1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:

a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch

giáo dục cấp THCS, cấp THPT;

b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.

2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém

(Kém).

Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học 1. Hình thức đánh giá:

a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối

với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.

Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ

thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo

hai mức:

- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:

+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong

bài kiểm tra;

+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến

thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.

- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.

b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo

dục công dân:

- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và

thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo

dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối

sống của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo

Page 21: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong

mỗi học kỳ, cả năm học.

Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống

của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công

dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học

kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.

c) Đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại.

d) Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10; nếu sử dụng

thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này.

2. Kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học:

a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình môn học và tính

điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học;

b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi học kỳ, cả

năm học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và Chưa đạt yêu cầu (CĐ); nhận xét về năng khiếu

(nếu có).

Điều 7. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra 1. Hình thức kiểm tra:

Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

2. Các loại bài kiểm tra:

a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm

tra thực hành dưới 1 tiết;

b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1

tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).

3. Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:

a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số

1, điểmkiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ

tính hệ số 3.

b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài kiểm tra

đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ.

Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm 1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ

đề tự chọn.

2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn học

bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:

a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;

b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;

c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.

3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy định tại Khoản 1,

Khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm

tra đối với môn chuyên.

4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KTtx theo hình thức trắc

nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk là số nguyên hoặc số thập phân được lấy

đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

5. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều

này phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và

thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm

0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ (đối với

những môn học đánh giá bằng nhận xét). Kiểm tra bù được hoàn thành trong từng học kỳ

hoặc cuối năm học.

Điều 9. Kiểm tra, cho điểm các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các môn

học

Page 22: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

1. Môn học tự chọn:

Việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình

các môn học thực hiện như các môn học khác.

2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:

Các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì kiểm tra, cho điểm và tham gia tính điểm

trung bình môn học đó.

Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học 1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:

a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx,

KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 7 Quy chế này:

ĐTBmhk = TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 3 x ĐKThk

Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3

- TĐKTtx: Tổng điểm của các bài KTtx

- TĐKTđk: Tổng điểm của các bài KTđk

- ĐKThk: Điểm bài KThk

b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với

ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:

ĐTBmcn = ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII

3

c) ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân

thứ nhất sau khi làm tròn số.

2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:

a) Xếp loại học kỳ:

- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 8 và

2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ.

- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.

b) Xếp loại cả năm:

- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp

loại Đ.

- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ

II xếp loại CĐ.

c) Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học

bạ.

3. Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học

kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.

Điều 11. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học 1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình

môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm.

2. Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình

cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm.

3. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân

được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Điều 12. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ

thuật, phần thực hành môn giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) 1. Học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong chương

trình giáo dục nếu gặp khó khăn trong học tập môn học nào đó do mắc bệnh mãn tính, bị

khuyết tật, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị.

Page 23: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

2. Hồ sơ xin miễn học gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy

chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.

3. Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp

dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài

được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học.

4. Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm

nhạc, môn Mỹ thuật trong một học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm học thì

môn học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ

được miễn học một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá,

xếp loại cả năm học.

5. Đối với môn GDQP-AN:

Thực hiện theo Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn

GDQP-AN

Các trường hợp học sinh được miễn học phần thực hành sẽ được kiểm tra bù bằng lý

thuyết để có đủ cơ số điểm theo quy định.

Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học 1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2

môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT

chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;

b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2

môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT

chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;

b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2

môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT

chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;

b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;

c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm

trung bình dưới 2,0.

5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.

6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này

nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực

bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó

mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.

b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó

mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó

mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó

mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.

Điều 14. Đánh giá học sinh khuyết tật 1. Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và

Page 24: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

sự tiến bộ của học sinh là chính.

2. Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục

THCS, THPT được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học sinh bình thường

nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập.

3. Học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo

dục THCS, THPT được đánh giá dựa trên sự nỗ lực, tiến bộ của học sinh và không xếp loại

đối tượng này.

C. SOẠN GIÁO ÁN CHO MỘT TIẾT DẠY

Một số ví dụ minh họa (Chỉ mang tính chất tham khảo)

Ví dụ 1

I. Mục tiêu

- Học sinh hiểu về tạo dáng và trang trí chậu cảnh

- Học sinh biết cách tạo dáng và trang trí một chậu cảnh

- Tạo dáng và trang trí một chậu cảnh theo ý thích

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: + Sưu tầm một số ảnh chụp các chậu cảnh phóng to

+ Một số bài vẽ tạo dáng và trang trí chậu cảnh

+ Bài minh họa gới ý các bước thực hiện bài làm

- Học sinh: + Giấy vẽ

+ Dụng cụ vẽ: Bút chì, tẩy, màu, …

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh trả lời các câu hỏi sau:

+ Hay giơi thiêuy môt sô net vê kiến truc chua Keo ?

+ Miêu ta môt sô đăc điêm cua tương Phật Bà Quan Âm nghin măt nghin tay ?

+ Hinh rông trong cham khăc trang trí trên đá cua thời Lê co nhưng đăc điêm gi ?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA

GIÁO VIÊN NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA

HỌC SNH

- GV giới thiệu sự cần thiết

của chậu cảnh trong trang

trí nội thất và ngoại thất

- GV giới thiệu một số

chậu cảnh (hình minh họa

và kết hợp SGK) => Đặt

câu hỏi gợi ý

Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét

Chậu canh sư dụng trông các loai cây

canh đê trang trí nôi và ngoai thât.

Ngoài ra hinh dáng và trang trí trí trên

chậu cung gop phần tăng thêm ve đep

cho ngôi nhà và các công trinh

+ Hinh dáng cua các chậu canh có

giông nhau không ?

Hình dáng khác nhau. Rất đa dạng

+ Chậu canh thông thường bao gôm

nhưng bô phận nào ?

Miệng chậu, thân và đáy chậu

+ Chậu canh co đăc điêm gi ?

Miệng luôn luôn to hơn thân và đáy

chậu

- Lắng nghe và theo

dõi

- Lắng nghe và theo

dõi

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

Vẽ trang trí

Tiết 04

TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHÂU CÂY CANH

Page 25: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

HOẠT ĐỘNG CỦA

GIÁO VIÊN NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA

HỌC SNH

- GV đặt câu hỏi

- GV đặt câu hỏi

- Dựa vào câu trả lời của

học sinh GV có thể bổ sung

=> kết hợp với ĐDDH

hướng dẫn học sinh các

bước thực hiên bài làm

+ Chậu canh thường làm bằng nhưng

chât liêu gi ?

+ Đất nung hoặc bằng làm bằng xi

măng, bên ngoài có trang men hoặc sơn

+ Co mây cách săp xếp các hoa tiết

trong trang trí chậu canh ?

Có thể sử dụng nhiều cách sắp xếp,

chủ yếu là đường diềm

+ Đê trang trí chậu canh, người ta

thường dung nhưng họa tiết gi?

Hoa, lá, con thú và các hoa tiết khác

+ Màu săc cua các chậu canh người ta

sư dụng như thế nào ?

Sử dụng màu phong phú và đa dạng

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh

cách vẽ

1. Tạo dáng:

+ Theo em tao dáng là gi ? Tao dáng

chậu canh đê làm gi ?

Tạo dáng là tìm ra hình dáng mới để

cho đẹp mắt hơn và phong phú hơn

+ Đê tao dáng môt chậu canh theo

em, ta thực hiên nhưng bươc nào ?

Tìm hình dáng chung của chậu

Kẻ trục đối xứng => Tìm tỉ lệ các

bộ phận của chậu

Vẽ phác hình dáng của chậu bằng

các đường kỉ hà

Vẽ chi tiết

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Lắng nghe và theo

dõi

Page 26: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

HOẠT ĐỘNG CỦA

GIÁO VIÊN NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA

HỌC SNH

- GV đặt câu hỏi

=> Sử dụng ĐDDH hướng

dẫn học sinh các bước thực

hiện bài làm

=> GV lưu ý

- GV ra đề bài

- GV theo dõi và giúp học

sinh thực hiện bài làm

2. Trang trí:

+ Mục đích cua trang trí dung đê làm

gì ?

Làm cho chậu cảnh đẹp thêm

+ Đê hoàn thành bài trang trí ta thực

hiên nhưng bươc nào ?

Chia mảng hình trang trí

Vẽ hoạ tiết vào các mảng

Vẽ màu

+ Chia mảng hình trang trí

+ Vẽ hoạ tiết vào các mảng

+ Vẽ màu

Lên màu bài làm tuỳ theo sơ thích

Hoạt động 3: Huớng dẫn học sinh làm

bài

Tạo dáng và trang trí một chậu cảnh

theo ý thích

- Trả lời câu hỏi

- Trả lời câu hỏi

- Lắng nghe và theo

dõi

- Thực hiện bài làm

4. Cũng cố:

- GV trưng bày bài làm của học sinh => Đặt câu hỏi cho học sinh nêu lên

+ Bố cục bài vẽ

+ Tỉ lệ và hìng dáng của chậu

+ Màu sắc sử dụng

- Động viên, khuyến khích và có thể đánh giá các bài làm tốt. Góp ý cho các bài chưa

đạt

5. Dặn dò:

- Hoàn thành tiếp bài vẽ

Ví dụ 2

I. Mục tiêu

- Hoc sinh hiểu khát quát về mỹ thuật thời Lê.

- Học sinh biết yêu quý giá tri nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch

sử văn hóa của quê hương.

II. Chuẩn bị

Thường thức mỹ thuật

Tiết 02 SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUÂT THƠI LÊ

(TƯ THÊ KY THƯ XV ĐÊN ĐÂU THÊ KY THƯ XVIII)

Page 27: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

- Giáo viên: +Sưu tầm một vài hình ảnh về các công trình kiến trúc của mỹ thuật thời

- Học sinh: + Sách giáo khoa.

+ Một số hình ảnh về mỹ thuật thời Lê sưu tầm được

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét và cho điểm bài trang trí quạt giấy

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA

GIÁO VIÊN NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

- GV đặt câu hỏi

=> GV bổ sung

- GV đặt câu hỏi

=> GV bổ sung

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu vài nét về bối cảnh xa hội thời Lê.

+ Nhà lê đươc thành lập như thế nào?

Xây dựng một chính quyền PK trung

ương tập quyền ngày càng hoàn thiện và chặt

chẽ

Nhà Trần thành lập từ 1226. Đến nửa

sau TK 14 Hồ Quý Ly đảo chính lập ra

vương triều Hồ. Lên ngôi chưa được bao lâu

thì nhà Hồ bị quân Minh xâm lược. Mặc dầu

chiến đấu anh dũng nhưng nhà Hồ mau

chóng thất bại ngay từ đầu năm 1407. Quân

Minh xâm chiếm nước ta trong 20 năm đã thi

hành nhiều chính sách bóc lột tàn nhẫn, đặc

biệt là hủy diệt văn hóa Đại Việt của nước ta.

Trước tình đó đã có nhiều cuộc khởi nghĩa

nổ ra nhưng đều thất bại. Vào 1427 với cuộc

khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã lập nên

triều đại nhà Lê.

+ Sau khi lên năm chính quyên nhà Lê

đa co nhưng cai cách gi ?

Khôi phục sản xuất nông nghiệp, đắp

đê và các công trình thủy lợi

Nhà Lê khôi phục sản xuất như cấm bỏ

đất hoang, bắt dân lưu tán về quê nhận ruộng

cày cấy, nạo vét sông, xây dựng công trình

thủy lợi, giảm quân đội để về quê tăng cường

sức sản xuất.

Nông nghiệp phát triển mạnh kéo theo

thủ công và thương nghiệp cũng phát triển

tạo nên nên một xã hội thái bình cực trị.Về

tôn giáo đã có sự thay đổi,nhà Lê đề cao Nho

giáo lên địa vi độc tôn nhưng không vì thế

mà Phật giáo bị quên lãng.vua Lê vẫn

thường xuên đi chùa ,cho tu sửa một số ngôi

chùa.

- Học sinh trả lời:

- Lắng nghe

- Học sinh trả lời:

Page 28: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

HOẠT ĐỘNG CỦA

GIÁO VIÊN NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

=> GV kết luận

- GV giới thiệu

- GV đặt câu hỏi

- GV đặt câu hỏi

- GV đặt câu hỏi

- GV đặt câu hỏi

- GV đặt câu hỏi

=> GV bổ sung

- GV đặt câu hỏi

- GV đặt câu hỏi

Nhà Lê là triều đại PK tồn tại lâu nhất và

có nhiều biến động trong lịch sử xã hội Việt

Nam (được chia làm nhiều giai đoạn ,từng bị

nhà Mạc nắm quyền )Ơ thời kỳ này tuy có

chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa

nhưng nền mỹ thuật Việt Nam vẫn đạt được

những đỉnh cao mang đậm đà bản sắc dân

tộc.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu về nền mỹ thuật thời Lê:

Mỹ thuật thời Lê là sự nối tiếp của mỹ

thuật thời Trần nhưng phong phú hơn và có

những nét riêng

+ Mỹ thuật thời Trần co nhưng loai hinh

nghê thuật nào?

Nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu

khắc chạm khắc trang trí và nghệ thuật gốm

+ Theo em mỹ thuật thời Lê cung co các

loai hinh nghê thuật nào?

Gồm hai loại hình : kiến trúc cung

đình và kiến trúc tôn giáo

* Nghệ thuật kiến truc

+ Đăc điêm cua loai hinh nghê thuật

kiến truc?

+ Kiến truc cung đinh thời Lê phát triên

như thế nào ?

Xây dựng nhiều cung điện lớn và một

số các lăng miếu

+ Em hay kê tên môt sô công trinh tiêu

biêu?

Điện Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn

Thọ….

Sau khi lên ngôi, vua Lê đã cho xây

dựng nhiều cung điện lớn ở Thăng long như

Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ…. Ngoài

ra nhà Lê còn cho xây dựng khu Lam Kinh

tại Thọ Xuân (Thanh Hóa)

+ Vi sao khu Lam Kinh lai đươc xây

dựng tai Thanh Hoa?

Thanh Hóa là quê hương cùa Lê Lợi

và cũng là nơi vào 1418 các hào kiệt về đây

dựng cờ khởi nghĩa

+ Em biết gi vê khu Lam Kinh này?

Khu Lam Kinh được xây vào 1433.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Học sinh trả lời:

- Học sinh trả lời:

- Học sinh trả lời:

- Học sinh trả lời

- Lắng nghe

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời

Page 29: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

HOẠT ĐỘNG CỦA

GIÁO VIÊN NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

=> GV kết luận

- GV đặt câu hỏi

- GV đặt câu hỏi

=> GV bổ sung

Đây là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân

thích nhà vua. Xung quanh điện là khu lăng

tẩm của các vua và hoàng hậu. Khu điện lam

Kinh được xây dựng theo thế đất tựa núi

nhìn sông, bốn bề non xanh nước biếc rừng

rậm. Hiện nay vẫn còn bia Vĩnh Lăng ghi

công Lê Thái Tổ và lăng các vua Lê với

nhiều tác phẩm điêu khắc đá.

Tuy dấu tích của cung điện và lăng miếu

còn lại không nhiều song căn cứ vào các bệ

cột, các bậc thềm và sử sách ghi chép lại

cũng thấy được quy mô to lớn và đẹp đẽ của

kiến trúc kinh thành thời Lê.

+ Đăc điêm cua kiến truc tôn giáo thời

Lê?

Xây dựng những miếu thờ Khổng Tử

trường dạy nho học

+ Em hay kê tên môt vài công trinh tiêu

biêu

Thời kỳ đầu nhà Lê đề cao Nho giáo nên

những miếu thờ Khổng Tử, trường dạy nho

học (như Quốc Tử Giám hoặc nhà Thái học)

được xây dựng nhiều. Tuy nhiên triều đình

vẫn cho tu sửa lại các chùa cũ như:

- Chùa Keo ở Thái Bình –xây dựng từ

thời nhà Lý - nhà Lê đã cho xây dựng lại vào

1630

- Chùa Mía ở Đường Lâm – Hà Tây -

mảnh đất đã sinh ra hai vua là Phùng Hưng

và Ngô Quyền, được xây dựng lại vào 1623

với 27 gian và gần 300 pho tượng lớn nhỏ rất

nổi tiếng

- Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh được sửa

chữa vào 1642 - ngòai các chất liệu gạch gỗ

và kỹ thuật xây, chạm khắc đá rất thành công

ở nền, ở lang can chùa Bút Tháp còn có một

số tác phẩm điêu khắc như tượng tròn phù

điêu tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc cổ

Việt Nam

Ngoài ra còn cho xây dựng một số chùa

như: chùa Chúc Thánh, chùa Kim Sơn (Hội

An - Quảng Nam) vào 1697; chùa Từ Đàm

(Huế) vào 1683. Xây dựng nhiều đền miếu

thờ cúng những người có công với nước như

đền thờ Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng ,

Phùng Hưng, Lê Lai….và còn xây dựng một

- Lắng nghe

- Học sinh trả lời

- Lắng nghe

Page 30: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

HOẠT ĐỘNG CỦA

GIÁO VIÊN NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

- GV đặt câu hỏi

- GV thuyết trình

- GV đặt câu hỏi

- GV đặt câu hỏi

- GV giải thích thêm

số đình làng như: đình Chu Quyến (Hà Tây),

đình Đình Bảng (Bắc Ninh)

*Nghệ thuật điêu khăc và chạm khăc

trang trí

+ Đăc điêm cua nghê thuật điêu khăc

thời Lê?

Pho tượng đá tạc người và các con vật

Nói đến điêu khắc thời Lê phải kể đến

những pho tượng đá tạc người và các con vật

ỡ khu lăng miếu Lam Kinh như: lân, ngựa, tê

giác, hổ, voi. Đây là những con vật có thực

trong cuộc sống người dân. Ngoại trừ lân là

con vật tượng trưng. Tượng người cao chỉ

hơn 1 mét, tượng thú đứng cũng chỉ cao hơn

0.5 mét tư thế tĩnh lặng đến lạnh lùng. Ngoài

ra còn có tượng rồng ở bậc điện Kính Thiên.

Tượng rồng đươc tạc bằng đá có kích thước

lớn, lượn suốt từ bậc trên cùng xuống bậc

dưới cùng, dài khoảng 9 mét, với khối hình

tròn trịa, đầu rồng có bờm tóc uốn mượt phủ

sau gáy, có sừng và tai nhỏ, mũi sư tử, trên

thân có nhiều dải mây, khúc uốn lượn.

+ Em hay kê môt vài pho tương khác ơ

thời Lê?

Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt

nghìn tay, Quan âm thiên phủ Hoàng hậu

vua Lê Thần Tông…..

+ Mục đích cua cham khăc trang trí?

Phục vụ các công trình kiến trúc làm

cho các công trình đó đẹp hơn và lộng lẫy

hơn

+ Em co nhận xet gi vê nghê thuật cham

khăc trang trí ơ thời Lê?

Rất tinh xảo và mang đậm tính dân

gian

Nghệ thuật chạm khắc trang trí thời Lê

rất tinh xảo và có những đặc điểm sau:

+ Có nhiều hình chạm khắc trang trí trên

đá. Đó là các bậc cửa trước một số công

trình kiến trúc lớn ; trên bia ở các lăng tẩm,

đền miếu chùa chiền. Hình chạm khắc chỗ

nổi chỗ chìm, với độ nông sâu và cao thấp

khác nhau nhưng đều uyển chuyển, sắc sảo

với những nét uốn lượn dứt khoát và rõ ràng.

Ơ chùa Bút Tháp hiện có 58 bức chạm khắc

- Học sinh trả lời

- Lắng nghe

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời

- Lắng nghe

Page 31: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

HOẠT ĐỘNG CỦA

GIÁO VIÊN NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

- GV đặt câu hỏi

- GV đặt câu hỏi

=> GV bổ sung

- GV đặt câu hỏi

=> GV bổ sung

trên đá ở hệ thống lan can, thành cầu.

+ Ơ đình làng có nhiều chạm khắc gỗ

miêu tả cảnh vui chơi sinh hoạt trong nhân

dân như các bức : đánh cờ, chọi gà, chèo

thuyền, uống rượu, nam nữ vui chơi….rất

đẹp về nghệ thuật diễn tả và hóm hỉnh, ý nhị

về nội dung và đề tài

+ Nghê thuật điêu khăc và cham khăc

trang trí găn vơi loai hinh nghê thuật nào?

Bằng chât liêu gi?

Gắn với nghệ thuật kiến trúc. Bằng

chất liệu đá và gỗ

*Nghệ thuật gốm

+ Gôm thời Lê co đăc điêm như thế nào

?

Mang đậm tính dân gian thể hiện theo

phong cách hiện thực

Kế thừa truyền thống thời Lý – Trần,

thời Lê chế tạo được nhiều loại gốm quý

hiếm như : gốm men ngọc tinh tế, gốm hoa

nâu giản gị mà chắc khỏe. Đề tài trang trí

trên gốm ngoài các hoa văn hình mây, sóng,

nước, long, li……còn có các loại hoa : sen,

cúc, chanh hoặc hoa văn hình muôn thú, cỏ

cây quen thuộc trong cuộc sống. Ngoài ra

gốm thời Lê còn có chất dân gian đậm nét

hơn chất cung đình. Bên cạnh nét trau chuốt

còn có sự khỏe khoắn của tạo dáng, bố cục,

hình thể theo một tỉ lệ cân đối và chính xác.

+ Theo em mỹ thuật thời Lê co đăc điêm

như thế nào?

Mỹ thuật thời Lê có nhiều kiến trúc to

đẹp (như các cung điện ở Lam Kinh, chùa

Thầy, chùa Bút Tháp,….) nhiều bức tượng

Phật và phù điêu trang trí (bằng đá, bằng gỗ)

được xếp vào loại đẹp của mỹ thuật cổ việt

Nam. Nghệ thuật tạc tượng và chạm khắc

trang trí đạt tới dỉnh cao cả về nội dung lẫn

hình thức. Nghệ thuật gốm vừa thừa kế được

tinh hoa của thời Lý – Trần vừa tạo được nét

riêng và mang đậm chất dân gian.

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời

- Lắng nghe

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời

4. Củng cố:

- GV đặt một số câu hỏi kiểm tra nhận thức của học sinh:

+ Em hay nêu đăc điêm cua nghê thuật kiến truc thời Lê? Và môt sô công trinh tiêu

biêu?

Page 32: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MỸ THUẬTtuyendung.bariavungtau.edu.vn/HosoTD/Decuong/mithuat.pdf · thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt

+ Hay kê tên môt sô tác phâm điêu khăc và cham khăc trang trí tiêu biêu thời Lê?

+ Theo em gôm thời Lê co đăc điêm gi khác so vơi gôm thời Ly?

- GV nhận xét và bổ sung những ý còn thiếu

5. Dặn dò:

- Sưu tầm thêm một số tác phẩm của mỹ thuật thời Lê

- Xem trước bài mới

MỘT SỐ NỘI DUNG THAM KHẢO THÊM

1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn mỹ thuật THCS (Nhà xuất bản GD –

2008, Đàm Luyện chủ biên)

2. Một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực