105
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA ĐỊA ĐIỂM : XÃ PHONG PHÚ, HUYỆN TUY PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANH KHÔI VIỆT

Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do –Hạnh phúc

----------- ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

ĐỊA ĐIỂM : XÃ PHONG PHÚ, HUYỆN TUY PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANH KHÔI VIỆT

Bình Thuận - Tháng 11năm

2013

Page 2: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do –Hạnh phúc

----------- ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

ANH KHÔI VIỆT(Giám đốc)

ĐƠN VỊ TƯ VẤNCÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ

THẢO NGUYÊN XANH(Tổng Giám đốc)

HOÀNG ANH KHÔI NGUYỄN VĂN MAI

Bình Thuận - Tháng 11năm

2013

Page 3: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN....................................................1I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư................................................................................................1I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...........................................................................................1I.3. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................2CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN........................4II.1. Môi trường thực hiện dự án...........................................................................................4II.2. Chính sách về hỗ trợ nông lâm kết hợp........................................................................5II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư.....................................................................................6CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN.....................................................................7III.1. Vị trí địa lý..................................................................................................................7III.1.1. Các nguyên tắc chọn địa điểm đầu tư dự án............................................................7III.1.2. Địa điểm lựa chọn để đầu tư dự án..........................................................................7III.2. Địa hình.......................................................................................................................8III.3. Khí hậu – Thủy văn.....................................................................................................8III.4. Hiện trạng hạ tầng cơ sở.............................................................................................8III.5. Nhận xét chung...........................................................................................................9CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN...........................................10IV.1. Quy mô đầu tư dự án................................................................................................10IV.2. Hạng mục công trình................................................................................................10IV.3. Máy móc thiết bị.......................................................................................................11IV.5. Thời gian thực hiện dự án.........................................................................................12CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................................13V.1. Trồng cây lâm nghiệp...............................................................................................13V.1.1. Cao su.....................................................................................................................13V.1.2. Keo lá tràm.............................................................................................................21V.2. Chăn nuôi bò.............................................................................................................27V.2.1. Giống bò thịt...........................................................................................................27V.2.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng.........................................................................................28V.3. Trồng cỏ.....................................................................................................................32V.3.1. Giống cỏ Ruzi.........................................................................................................32V.3.2. Giống cỏ Stylo........................................................................................................33CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẲNG.....................................................36VI.1.Giải pháp thiết kế mặt bằng.......................................................................................36VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án..................................................................36VI.1.2. Giải pháp quy hoạch..............................................................................................37VI.1.3. Giải pháp kết cấu...................................................................................................37VI.1.4. Giải pháp kỹ thuật..................................................................................................38VI.1.5. Kết luận..................................................................................................................39CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..............................................40VII.1. Đánh giá tác động môi trường.................................................................................40VII.1.1. Giới thiệu chung...................................................................................................40

Page 4: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường....................................................40VII.2. Các tác động môi trường.........................................................................................40VII.2.1. Các loại chất thải phát sinh...................................................................................40VII.2.2. Khí thải.................................................................................................................41VII.2.3. Nước thải..............................................................................................................42VII.2.4. Chất thải rắn.........................................................................................................43VII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.............................................................43VII.3.1. Xử lý chất thải rắn................................................................................................43VII.3.2. Xử lý nước thải.....................................................................................................44VII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi.........................................................................................45VII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác...............................................................................45VII.4. Kết luận...................................................................................................................45CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.............................................................46VIII.1. Nội dung tổng mức đầu tư.....................................................................................46VIII.2. Bảng tổng mức đầu tư............................................................................................49CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................51IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án.....................................................................................51IX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư...........................................................51IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn..............................................................................................51IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án....................................................................................52IX.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay......................................................52IX.2. Tính toán chi phí của dự án......................................................................................56IX.2.1. Chi phí nhân công..................................................................................................56IX.2.2. Chi phí hoạt động...................................................................................................57CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH.........................................................61X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán......................................................................61X.2. Doanh thu từ dự án.....................................................................................................61X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án....................................................................................63X.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.............................................................................65CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN...............................................................................................66

Page 5: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư Chủ đầu tư : Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi Việt Giấy phép ĐKKD số : 4104001373 Ngày đăng ký: 17/07/2007 Mã số thuế : 0305107036 Ngày đăng ký: 02/8/2007 Đại diện pháp luật : Hoàng Anh Khôi Chức vụ : Giám đốc Địa chỉ trụ sở : 71/22, Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Ngành nghề KD : Trồng rừng, chăn nuôi gia súc- gia cầm Vốn điều lệ : 2,000,000,000 VNĐ (Hai tỷ đồng)

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa Địa điểm đầu tư : Khu vực Gò Săn, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận Diện tích : 342.6015 ha Dự án thuộc ngành : Nông nghiệp Thành phần dự án :

+ Thành phần chính : Trồng rừng bao gồm 100 ha cao su; 200 ha keo lá tràm+ Thành phần phụ : Diện tích còn lại dùng để trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa

Mục tiêu đầu tư : Xây dựng trang trại trồng rừng với các loại cây cao su, keo lá tràm kết hợp chăn nuôi bò sữa trên tổng diện tích 342.6015 ha. Mục đích đầu tư :

- Xây dựng thành công mô hình nông lâm kết hợp giữa trồng rừng và chăn nuôi nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ cải tạo rừng vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu:

+ Trồng rừng với cây cao su và keo lá tràm nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhanh chóng tạo lập được các đai rừng phòng hộ, làm hàng rào ngăn lửa phân phối hợp lý để chặn đứng nạn xói mòn đất nhất là vào mùa mưa, đẩy nhanh tốc độ phục hồi độ phì của đất, tạo ra thảm xanh, tạo ra tiểu khí hậu trong vùng góp phần làm thay đổi theo hướng bền vững về mặt môi trường của vùng.

+ Xây dựng hệ thống sản xuất thức ăn hỗn hợp thô xanh khẩu phần hoàn chỉnh chất lượng cao đủ cung ứng cho giống cao sản.

+ Xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ cao, tập trung giảm chi phí, tăng hiệu quả, giúp ngành chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững.

+ Nâng cao chất lượng sữa cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩm thấp. - Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương;- Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh;

Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 108,046,127,000 đồng (Một trăm lẻ tám tỷ, không trăm bốn

mươi sáu triệu, một trăm hai mươi bảy ngày đồng)Vốn chủ đầu tư : 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 38,046,127,000 đồng

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

1

Page 6: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

(Ba mươi tám tỷ, không trăm bốn mươi sáu triệu, một trăm hai mươi bảy ngàn đồng).Vốn vay : 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là

70,000,000,000 đồng (Bảy mươi tỷ đồng). Thời gian thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 20 năm và dự tính quý II năm

2013 dự án sẽ đi vào hoạt động

I.3. Cơ sở pháp lý Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội

nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 3/12/2004 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành

luật Đất đai; Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu

nhập doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi

hành Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc

bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và

phát triển rừng;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

2

Page 7: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ NN&PTNT v/v

hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập

và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều

chỉnh dự toán xây dựng công trình; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập

và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán

dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu

tư và xây dựng công trình; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư

xây dựng công trình; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số

957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ

v/v ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình dân sinh; Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2011của UBND tỉnh Bình Thuận

v/v phê duyệt kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020; Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 06/02/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận v/v phê

duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020; Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 26/6/2006 của UBND tỉnh Bình Thuận v/v

Quy định về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000360, do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp cho

Công ty TNHH MTV Anh Khôi Việt, chứng nhận lần đầu ngày 15/4/2009, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 30/7/2009; Quyết định số 2338/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận ngày 18/8/2009 v/v thu hồi và cho

Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi Việt thuê đất để thực hiện Dự án đầu tư trồng cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; Quyết định số 2338/QĐ-STC ngày 11/9/2009 của Sở Tài Chính tỉnh Bình Thuận v/v

đơn giá thuê đất đối với diện tích đầu tư trồng cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi của Công ty TNHH MTV Anh Khôi Việt tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong; Công văn số 4047/UBND-KT v/v chủ trương đầu tư trồng cây công nghiệp kết hợp

chăn nuôi của Công ty TNHH MTV Anh Khôi Việt; Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự

toán công trình.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

3

Page 8: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN

II.1. Môi trường thực hiện dự án

Tuy Phong là huyện phía bắc của tỉnh Bình Thuận, giáp với tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90 km. Huyện ly là thị trấn Liên Hương. Trong huyện còn một thị trấn nữa là Phan Rí Cửa. Các xã gồm có: Phan Dũng, Phong Phú, Phú Lạc, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Phước Thể, Bình Thạnh, Chí Công, Hoà Minh, Hoà Phú. Tuy Phong có diện tích 795 km² và dân số 142.228 người (năm 2013). Nơi thực hiện dự án nằm trong xã Phong Phú (phía tây của huyện Tuy Phong), là vùng có quỹ đất còn khá dồi dào nhất là đất để sản xuất nông lâm nghiệp. Những năm gần đây được Nhà nước đầu tư nhiều công trình thủy lợi như hồ Đá Bạc, hồ Sông Lòng Sông, hồ Phan Dũng… đã góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương nói chung, kinh tế nông lâm nghiệp nói riêng.

Hình: Vùng thực hiện dự án

Bên cạnh đó, Bình Thuận là một trong những tỉnh có phong trào chăn nuôi bò phát triển. Thấy được lợi ích lâu dài của việc nuôi bò sữa, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã phối hợp với Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Trung xây dựng xong dự án đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận từ 2003 - 2010, gồm 2 giai đoạn: Từ năm 2003 - 2005, tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo bò để tạo ra đàn bò nền lai Zebu rồi tuyển chọn bò cái nền lai cho thụ tinh nhân tạo với bò hướng sữa Holstein, tạo ra ---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

4

Page 9: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

bò lai F1. Từ năm 2005 - 2010, tiếp tục thụ tinh nhân tạo bò lai hướng sữa F1 và tập trung phát triển mạnh bò lai hướng sữa HF2. Tổ chức các điểm thu mua sữa để phát triển đàn bò sữa một cách bền vững và thiết lập hệ thống giống bò sữa từ tỉnh đến các hộ dân. Đến nay, tỉnh đã có kế hoạch phát triển bò sữa đến năm 2020 với mục tiêu: phát triển chăn nuôi bò sữa nhanh và bền vững, theo hướng trang trại, công nghiệp, với quy mô 10.000 con vào năm 2020, sản lượng sữa tươi đạt 17.000 tấn/năm, áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò sữa, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, từng bước cơ giới hóa hiện đại hóa các khu chăn nuôi; Tiếp tục nâng cao chất lượng con giống phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến; đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác trong chăn nuôi bò sữa; chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô gia trại, trang trại kiểm soát an toàn sinh học, chất lượng sữa và môi trường chăn nuôi tại nông hộ, trang trại; xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông chăn nuôi bò sữa với công nghệ tiên tiến.

Mặc dù tỉnh Bình Thuận và Chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm phát triển nông lâm kết hợp nhưng với xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, những chính sách này chưa thực sự đi vào cuộc sống bởi nơi đây rất khó khăn, giao thông chưa thuận lợi, khí hậu khó lường, dân trí thấp, địa hình canh tác phức tạp... do đó cần phải có những cơ chế chính sách, giải pháp kỹ thuật mang tính đặc thù như:

- Phải có chính sách khuyến khích trồng rừng tạo ra môi trường tốt giữ nước chống xói mòn, hạn hán bởi Bình Thuận hiện nay rất nhiều đất trống đồi trọc.

- Cải thiện giống cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.

- Đất đai rộng, phù hợp với nhiều loại cây như keo, cao su....rất thích hợp cho sự phát triển trang trại như trồng rừng ở trên, dưới nuôi bò, trâu, dê, nai....cần phải có chủ trương định hướng cụ thể.

- Phải có những tổ chức đứng ra nắm bắt, điều tiết thị trường nông sản, bảo vệ quyền lợi của người dân khi có tranh chấp xảy ra.

- Để nông lâm kết hợp phát triển cũng cần phải có những định hướng phù hợp, nhiều nơi chuyển đổi đất rừng sang trồng cây khác như cao su...do đó phá vỡ môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng sản phẩm của mô hình nông lâm kết hợp.

Tóm lại, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong hội tụ những điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội để dự án Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa được hình thành và phát triển.

II.2. Chính sách về hỗ trợ nông lâm kết hợp+ Chính sách về đất đai - Nghị định 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê

đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC, ngày 6/6/2000 về hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

- Nghị định số 01-CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước.

- Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên,

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

5

Page 10: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

cũng có những quy định khuyến khích làm nông lâm kết hợp. Ví dụ: được tận dụng tối đa 20% diện tích đất chưa có rừng được giao để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp (Điều 30)

- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong quyết định này, hàng loạt các chính sách được đề ra, nhờ đó đã có tác động thúc đẩy sản xuất nông lâm kết hợp. Ví dụ như: chính sách về đất đai, chính sách về đầu tư và tín dụng, chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm, chính sách thuế, chính sách về khoa học và công nghệ.

- Thông tư liên tịch số 28/1999/TTg-LT, ngày 3/2/1999 của Bộ NN-PTNT, Bộ KHĐT và Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Chính sách về khoa học công nghệChính sách về khoa học công nghệ trong nông lâm kết hợp, tại Điều 9 của Quyết định

661/QĐ-TTg đã nêu rõ: Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả năng thích nghi tốt, đạt hiệu quả cao và kỹ thuật trồng rừng thâm canh, các biện pháp bảo vệ và phòng chống cháy rừng ...để phổ biến nhanh ra diện rộng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành quy trình, quy phạm hướng dẫn kỹ thuật trong đó đề cập đến các biện pháp kỹ thuật áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng.

Viện khoa học Lâm nghiệp đã có nhiều nghiên cứu và rất thành công trong việc xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trong các vùng sinh thái trên phạm vi cả nước. Những kết quả nghiên cứu khoa học cùng với các mô hình này đã giúp cho nông dân áp dụng trên diện tích đất được giao của các hộ và các trang trại đem lại hiệu quả sử dụng đất cao cả về kinh tế và môi trường sinh thái.

+ Chính sách về khuyến nông lâm đối với nông lâm kết hợpChính sách về khuyến lâm để hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp của Chính phủ được

phản ánh trong:- Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 về quy định công tác khuyến nông. Theo đó ngày

2/8/1993 đã ban hành Thông tư liên bộ số 01/LBTT về hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/CP. Sau khi có nghị định 13/CP, công tác khuyến nông lâm ở Việt Nam đã có những bước phát triển rất nhanh chóng.

- Hệ thống tổ chức khuyến nông lâm đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Ngoài các hoạt động khuyến nông của Chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều chương trình khuyến nông khuyến lâm trên phạm vi cả nước.

II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tưSau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế, kỹ thuật cũng như các cơ chế

chính sách của Chính phủ nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi Việt chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tại khu vực Gò Săn, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, một nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội để phát

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

6

Page 11: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

triển nông lâm nghiệp một cách bền vững, lâu dài đồng thời đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và hướng đến thị trường xuất khẩu;

Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong tỉnh và khu vực ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động tại địa phương và nhất là góp phần cải thiện môi trường sinh thái chúng tôi tin rằng dự án Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận là sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

7

Page 12: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN

III.1. Vị trí địa lý III.1.1. Các nguyên tắc chọn địa điểm đầu tư dự án

Việc lựa chọn địa điểm đầu tư dự án chăn nuôi phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Phải phù hợp với mục tiêu và nội dung quy hoạch tổng thể, lâu dài của tỉnh.- Phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu sinh lý, sinh trưởng

của động vật nuôi nhằm đem lại hiệu quả cao.- Phải đáp ứng các yêu cầu và điều kiện để bảo vệ vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y

nhằm đảm bảo an toàn sinh học về mặt dịch tể trong chăn nuôi.

III.1.2. Địa điểm lựa chọn để đầu tư dự ánDự án “Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa” được xây dựng tại: Khu vực Gò Săn,

xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận trên tổng diện tích 342.6015 ha.Tứ cận :- Đông Bắc giáp: Giáp đất UBND xã Phong Phú quản lý- Đông Nam giáp : Giáp đất BQL rừng phòng hộ Lòng Sông- Đá Bạc quản lý- Phía Bắc- Tây - Nam: Giáp đất UBND xã Phong Phú quản lý

Ranh giới khu đất dự án được giới hạn bởi tọa độ sau:Số hiệu

điểmTọa độ VN2000 BT

S (m)X (m) Y (m)

M1 1250816.22 513169.63 868.13M2 1250981.79 514021.82 462.39M3 1250761.00 514428.09 107.87M4 1250654.10 514442.51 235.12M5 1250430.45 514369.97 65.19M6 1250397.47 514313.74 97.12M7 1250322.17 514252.41 28.97M8 1250295.69 514 240.65 92.79M9 1250206.39 514215.43 80.43M10 1250126.16 514221.11 98.87M11 1250029.07 514239.77 281.99M12 1249760.84 514152.76 163.41M13 1249629.38 514055.69 124.05M14 1249711.58 513962.79 42.49M15 1249717.82 513920.76 78.81M16 1249705.60 513842.90 53.72M17 1249681.01 513795.14 38.65M18 1249645.69 513779.45 44.53M19 1249601.16 513778.83 63.69M20 1249540.86 513799.33 123.49M21 1249430.26 513854.25 51.15

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

8

Page 13: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

M22 1249380.90 513867.67 7.63M23 1249373.34 513866.65 119.92M24 1249276.87 513795.42 61.40M25 1249267.60 513734.72 66.65M26 1249248.36 513670.91 91.63M27 1249178.56 513611.54 205.77M28 1248981.22 513553.24 92.86M29 1248903.82 513501.93 165.68M30 1248878.21 513338.24 119.11M31 1248883.80 513219.26 112.52M32 1248831.25 513119.77 190.59M33 1248682.91 513000.10 148.39M34 1248553.07 512928.25 183.13M35 1248406.43 512818.55 168.36M36 1248254.08 512746.90 157.46M37 1248098.09 512725.40 604.66M38 1247667.98 512300.40 974.21M39 1248291.30 511551.69 1663.59M40 1249713.02 512415.55 506.45M41 1249325.66 512741.80 978.06M42 1249990.12 513475.44 880.89M1 1250816.22 513169.63

III.2. Địa hìnhKhu vực đầu tư dự án tương đối bằng phẳng, nằm trong thung lũng hai bên là núi

thấp, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.Đất nơi đây chủ yếu là đất thịt, màu mỡ phù hợp với trồng rừng cũng như đồng cỏ

làm thức ăn xanh cho bò.

III.3. Khí hậu – Thủy văn Tuy Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt khô hạn. Lượng mưa

trung bình hàng năm từ 500 - 800 mm thấp nhất nước. Huyện có 2 con sông chính chảy qua là sông Lòng Sông và sông Lũy. Hai con sông này vào loại sông ngắn, hẹp, độ dốc cao, lưu vực nhỏ mùa nắng thì khô cạn, mùa mưa lớn nước tràn sinh lũ quét.

Ngoài ra còn có dòng suối chảy trong khu vực thực hiện dự án với lưu lượng trung bình năm khoảng 34.4m3/s và lượng mưa khoảng 1,800 mm làm cho gánh nặng về nước ở mùa khô không là vấn đề lo ngại nữa.

III.4. Hiện trạng hạ tầng cơ sở- Đường giao thông: đang đầu tư xây dựng- Hệ thống điện: chưa có. Sử dụng máy phát điện dự phòng công suất 120KVA- Nguồn nước: hệ thống cung cấp nước phục vụ nước sinh hoạt và nước tưới phục vụ

trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu dựa vào ngầm và suối trong khu vực dự án.- Theo kết quả kiểm kê rừng của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II cung cấp cho

tỉnh Bình Thuận thì hiện trạng vùng dự án chủ yếu là đất nông nghiệp và đất trống có cây bụi ---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

9

Page 14: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

rải rác nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng.- Theo kết quả kiểm tra, khảo sát thực địa của đoàn công tác gồm các Sở, Ban, Ngành

của tỉnh thì hiện trạng của khu vực này chủ yếu là đất bằng, phần lớn là đồng cỏ tự nhiên, rừng trạng thái R1, R2.

III.5. Nhận xét chung Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất đầu tư dự án rất thuận lợi

để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi bò sữa.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

10

Page 15: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

IV.1. Quy mô đầu tư dự ánDự án “Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa” được đầu tư trên tổng diện tích

342.6015 ha. Trong đó bao gồm:+ Trồng rừng: Trồng cây công nghiệp gồm cây cao su và cây keo lá tràm, nhằm phủ

xanh đất trống, đồi trọc, nhanh chóng tạo lập được các đai rừng phòng hộ, làm hàng rào ngăn lửa phân phối hợp lý để chặn đứng nạn xói mòn đất nhất là vào mùa mưa, đẩy nhanh tốc độ phục hồi độ phì của đất, tạo ra thảm xanh cải tạo tiểu khí hậu trong vùng. Cây cao su và keo lá tràm sẽ được tập trung trồng tại những khu đất cao, khô cằn tại vùng dự án vừa phù hợp với điều kiện sinh thái của cây.

+ Chăn nuôi bò sữa với giống bò Holstein Friesian (HF)+ Đồng cỏ được phát triển theo giống cỏ Signal tỷ lệ sử dụng > 92 và sẽ nguồn thức

ăn chính, đạt tiêu chuẩn cung cấp cho bò sữa tại trang trại.

IV.2. Hạng mục công trìnhI Hạng mục xây dựng + lắp đặt

I.1 Hạng mục xây dựng chung 1 Đường chính (5080 x 10) 50,800 m2

2 Cổng (cổng chính, cổng phụ) 2 cái

4 Khu vực quản lý kinh doanh 5,844 m2

+ Văn phòng làm việc 460 m2

+ Nhà bảo vệ 16 m2

+ Nhà công nhân 750 m2

+ Nhà ăn 614 m2

+ Nơi đậu xe 4,004 m2

I.2 Hạng mục xây dựng trồng rừng + Đường băng cản lửa 1 đường

I.3 Hạng mục chuồng trại chăn nuôi bò 42.6015 ha + Đồng cỏ 30 ha + Kho chứa thức ăn 990 m2

+ Khu vực nhập xuất 8,000 m2

+ Chuồng nhốt bò 10,620 m2

+ Sân vận động thả bò 30,000 m2

+ Đường nội bộ 3,026 m2

+ Hệ thống xử lý nước thải 107 m2

+ Hệ thống xử lý phân 5,000 m2

IV.3. Máy móc thiết bịSTT Hạng mục Số lượng Đơn vị

II Trang thiết bị máy mócII.1 Trồng rừng

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

11

Page 16: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Máy móc thiết bị phòng chống cháy rừng + Máy bơm 4 cái + Máy cắt thực bì 4 cái

+ Máy cắt cành cao (HUSQVARNA 327P5X, công suất 0.9 KW) 4 cái

+ Máy cưa động cơ xăng (HITACHI CS33EB) 4 cái + Máy định vị GPS 1 cái + Bình phun nước chữa cháy và hóa chất đeo vai 4 bộ

Dụng cụ PCCC rừng + Bồn nước di động 15 bình + Vòi chữa cháy 20 cuộn + Bình chữa cháy đeo vai 15 bình + Kẻng, chuông báo động 15 cái + Dao phát rừng 25 cái + Bảng tuyên truyền nội quy cấm lửa 30 bảng + Địa bàn cầm tay 15 cái

Trang bị PCCC rừng + Trang phục PCCCR 10 bộ + Ống nhòm chuyên dụng 5 cái + Nhà bạt di động 2m x 2m 4 nhà + Đèn pin chuyên dụng 14 cái + Xẻng gấp 15 cái + Loa chỉ huy 4 cái

II.2 Máy móc chăn nuôi bò + Máy kéo 2 cái + Máy phát điện 1 cái + Trạm biến thế 1 cái + Máy cắt cỏ 1 cái + Máy băm cỏ 1 cái + Máy cày John Deer 6000 1 Máy + Máy trộn rãi thức ăn TMR 2 Máy + Máy bơm 20 cái + Hệ thống PCCC 1 HT + Giếng khoan 1 giếng

IV.5. Thời gian thực hiện dự ánThời gian hoạt động của dự án là 20 năm và dự tính quý II năm 2013 dự án sẽ đi vào

hoạt động

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

12

Page 17: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

V.1. Trồng cây lâm nghiệpV.1.1. Cao su

Giống cao suDự án sử dụng giống GT1 để trồng cao su. Đây là dòng vô tính được tuyển chọn tại

Indonesia và được trồng nhiều nơi trên thế giới từ những năm 1960 - 1980. GT1 được trồng qui mô rộng ở Việt Nam từ 1981. Ở Đông Nam Bộ, sinh trưởng và sản lượng của GT1 từ kém đến trung bình. Trong điều kiện bất thuận của cao trình trên 600 m hoặc miền Trung, GT1 sinh trưởng và sản lượng khá. Nâng suất của GT1 khởi đầu thấp, sau đó ổn định từ 1 - 1,4 tấn/ha/năm ở Đông Nam Bộ và 1.1 – 1.2 tấn/ha/năm ở Tây Nguyên cao dưới 600 m trong 120 năm khai thác đầu. GT1 tăng trưởng khi cạo trung bình, ít nhiễm bệnh loét sọc mặt cạo, nhiễm trung bình bệnh nấm hồng và rụng lá mùa mưa, tương đối dễ nhiễm bệnh lá phấn trắng, đáp ứng tốt với chất kích thích mủ và chịu được cường độ cạo cao, ít khô mủ, kháng gió khá.

GT1 không còn được khuyến cáo ở Malaysia do hiệu quả kinh tế kém hơn nhiều giống khác nhưng vẫn còn được khuyến cáo ở một số nước khác: Ấn Độ, Indonesia, Côte D'Ivoire, Cambodia.

GT1 được khuyến cáo qui mô vừa ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên dưới 600 m và qui mô lớn cho vùng Tây Nguyên 600 - 700 m, miền Trung.

Hình: Giống cao su GT1

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

13

Page 18: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Quy trình kỹ thuật trồng cao suCây con cao su phổ biến hiện nay là dạng tum trần 1 năm tuổi, giá thành thấp và

dễ chuyên chở nhưng hạn chế là tỷ lệ trồng sống không cao khi gặp điều kiện môi trường bất thuận. Cây con dạng bầu cắt ngọn và bầu có tầng lá có giá thành cao, phí chuyên chở lớn nhưng tỷ lệ sống cao dù gặp thời vụ trồng ít thuận lợi.

1. Kỹ thuật làm vườn ươm tum trần1.1. Thời vụ : Thiết lập vườn ươm tum trần cần tiến hành trước khi trồng 10 - 12

tháng, tốt nhất là vào đầu mùa hạt rụng, từ 1/7 đến 30/8 ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và trước 30/10 ở miền Trung.

1.2. Chọn đất làm vườn ươm- Đất phải thoát nước tốt, bằng phẳng hoặc dốc nhẹ, sâu và độ phì tốt. Phải tránh

đất có nhiều sỏi hoặc đá. Dọn sạch gốc rễ cây cũ, cày bừa cho tơi xốp.- Nguồn nước phải gần và đủ lượng trong mùa khô để tưới.- Có đường giao thông thuận lợi để vận chuyển cây giống.1.3. Thiết vườn ươm tum- Thiết kế phải bảo đảm chống xói mòn, chống úng và thuận lợi cho việc thi công,

vận chuyển giống sau này. Lối đi rộng 3 - 5 m.- Mật độ thiết kế: 80.000 điểm/ha, hàng kép cách nhau 90 cm và 2 hàng đơn cách

nhau 30 cm, cây cách cây 20 cm và trồng kiểu nanh sấu.- 1 ha vườn ươm tum có thể trồng cho 70 - 80 ha sản xuất.1.4. Đào rãnh, bón lót- Đào rãnh sâu 50 cm, rộng 50 cm và 2 mép rãnh cách 70 cm. Rãnh được đào từng

đoạn sao cho lớp đất mặt được lấp xuống đáy.- 15 ngày trước khi trồng, sử dụng 20 tấn phun hữu cơ và 1 tấn phân supe lân bón

cho 1 ha trộn với đất để lấp đầy rãnh.1.5. Chuẩn bị hạt giống- Loại hạt giống: trong các giống trồng phổ biến hiện nay, dòng vô tính GT1 cho

hạt làm gốc ghép tốt nhát với tỷ lệ cây con khoẻ và đồng đều cao. Hạt của những dòng vô tính cao sản khác có thể làm gốc ghép nhưng cần chú ý tỉa loại cây sinh trưởng kém và bị vàng lá.

- Số lượng hạt giống cần cho 1 ha vườn ươm tum là khoảng 1.2000 kg.- Chỉ dùng hạt tươi, vỏ có màu sáng bóng, nặng. Loại bỏ hạt lép, bệnh, dị hình.

Nếu được, nên đập nhẹ làm vỏ hạt vừa nứt để chọn hạt tốt, ruột còn trắng, đầy.- Ngâm hạt trong nước sạch 20 giờ, vớt ra đem rấm vào líp cát.- Líp cát có chiều rộng khoảng 1 m, dài 10 m, dày 5 cm, chung quanh có nẹp chắn

và phía trên có mái che.- Hạt có thể được đặt úp bụng xuống theo hàng, hoặc trải hạt thành 1 lợp dày 10

cm và trên phủ một lớp cát che kín lưng hạt.- Tưới nước hàng ngày 2 - 3 lần với lượng nước 4 lít/m2. Không để bị úng.- Cần sử dụng thuốc chống kiến và phòng trị nấm bệnh.- Sau khi rấm khoảng 5 - 7 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm. Chọn những hạt vừa phát

triển rễ mầm (nhú hạt gạo hoặc rễ chân nhện), đặt vào thúng có lót vật liệu (bao bố) ẩm mềm hoặc trong thùng nước, che mát trong khi vận chuyển ra vườn ươm. Không sử dụng những hạt nẩy mầm sau 2 tuần.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

14

Page 19: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

1.6. Trồng hạt ở vườn ươm- Mỗi điểm thiết kế trồng 1 hạt. Moi đất tạo thành lỗ sâu rộng khoảng 3 cm, sâu 2

cm, đặt hạt úp bụng xuống hoặc rễ quay xuống đất, dùng tay kéo đất lấp lưng hạt khoảng 1 cm và ém chặt chung quanh.

- Hàng ngày, kiểm tra để loại bỏ và trồng giặm ngay những cây con không đạt yêu cầu.

1.7. Tưới nước- Tưới nước hàng ngày nếu không mưa ngay sau khi trồng hạt. Hai tháng sau trồng

có thể tưới 2 lần/tuần với lượng nước 10 lít/m 2/lần. Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

- Trước khi bón phân, cũng cần tưới nước đủ ẩm và sau khi bón, tưới để hoà tan phân.

- Trước khi ghép, cần tưới nước đủ ẩm, tránh tưới ngay sau khi ghép, nên sau ghép hơn 2 ngày.

1.8. Làm cỏ- Vườn ươm phải luôn sạch cỏ để cây con phát triển tốt. Quanh gốc nên làm cỏ

tay, hoặc dùng thảm phủ nilông, tàn dư thực vật để phủ đất chống cỏ. Tránh gây thương tích gốc cây. Trước khi ghép 1 tháng, phải ngưng làm cỏ xới xáo làm ảnh hưởng gốc ghép.

- Làm cỏ thủ công là chính, có thể sử dụng hoá chất diệt cỏ khi vỏ cây đã hoá nâu và lá đã ổn định. Thuốc diệt cỏ trên vườn ươm là các loại gốc glyphosate (3 - 4 lít/ha) hoặc Diuron (3 kg/ha).

1.9. Bón phân- Lần bón đầu tiên là sau khi trồng 1 tháng, khi cây có 2 tầng lá ổn định, các lần

sau cách 1 tháng. Trước khi ghép 1 tháng, ngưng bón phân vào gốc.- Trộn phân đều và rải phân giữa 2 hàng đơn lần bón đầu, các lần sau bón dọc theo

hai bên hàng kép, xới nhẹ để vùi phân.- Trong mùa khô, bón phân kết hợp với tưới nước.- Liều lượng bón phân vườn ươm tum như sau (g/cây/lần):

Tháng sau trồng

Urê (46% N)

Lân nung chảy (15% P2O5)

Phân Kali KCl (60% K2O)

1 3 6 22 3 6 23 3 6 24 3 9 35 6 9 36 6 9 37 6 9 3

Cộng 30 54 18- Có thể tăng cường phân bón lá để thúc đẩy sinh trưởng của cây con.1.10. Tỉa loại- Phải tỉa loại những cây sinh trưởng kém, dị hình, bệnh, lá trắng hay vàng, nhằm

đảm bảo vườn gồm những cây phát triển tốt, đồng đều.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

15

Page 20: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

- Tỉa ít nhất 2 lần, lần 1 sau khi trồng hạt 1 tháng, lần 2 sau trồng 4 tháng. Tỷ lệ tỉa loại trung bình khoảng 30%.

1.11. Phòng trị bệnh- Những cây con sinh trưởng khoẻ mạnh, cần có biện pháp phòng trị kịp thời các

loại bệnh và côn trùng phá hại. Chỉ dùng các loại thuốc được phép sử dụng và có hướng dẫn cụ thể.

- Những loại bệnh thường gặp trên vườn ươm và thuốc sử dụng như sau:+ Bệnh lá phấn trắng (Oidium heveate): Kumulus 0.3%, Sumieight 0.2%, bột lưu

huỳnh (9 - 12 kg/ha) rắc trên lá non lúc sáng sớm.+ Bệnh héo đen đầu lá (Colletotrichum gloeosporiodes): Boócđô 1%, Daconil

0,2%, Sumieight 0,15%, oxyclorua đồng 0,5%.+ Bệnh rụng lá mùa mưa (Phytophthora palmivora): Boóc-đô 1%, Ridomil MZ 72

0,3 - 0,4%.+ Bệnh đốm mắt chim (Helminthosporium heveae): Daconil 0,2%, Dithane M45

0,3% hoặc Boóc-đô 1%.1.12. Tủ gốc giữ ẩm- Cuối mùa mưa, tủ gốc cây con bằng rơm rạ khô hoặc thân cây họ đậu 1 lớp dày 3

- 5 cm, trên tủ 1 lớp đất. Không tủ sát gốc để tránh cháy nắng cho cây con.- Có thể sử dụng màng phủ nilông để tủ gốc ở vườn ươm.1.13. Ghép- Tiến hành ghép khi vườn ươm có trên 60% số cây đạt đường kính cách đất 10 cm

trên 12 mm và khi tầng lá trên cùng ổn định (khoảng 8 - 9 tháng sau trồng).- Trước khi ghép 1 tháng, nếu còn cây còi cọc, dị hình, bệnh... thì cần loại bỏ,

ngưng xới xáo, bón phân, làm co gốc ghép ổn định.- Áp dụng kỹ thuật ghép mắt xanh hoặc xanh nâu. Chọn mắt ghép nách lá hoặc

vảy cá từ những cành gỗ ghép vỏ còn xanh, lấy trên các vườn nhân được kiểm định thuần giống và là những giống được khuyến cáo trồng trong vùng. Càng gỗ ghép nên có tuổi tương đương với gốc ghép để đạt tỷ lệ ghép sống cao. Vỏ gốc ghép và cành ghép phải tróc tốt. Không nên ghép lúc nắng gắt hoặc mưa dầm. Trước hết, dùng giẻ lau sạch gốc ghép, sử dụng dao ghép rạch 2 đường song song từ dưới lên sâu đến gỗ, cách đất 2 - 3 cm, rộng bằng 1/3 vòng thân (12 - 15 mm), dài 8 cm, phía dưới 2 đường này rạch 1 đường ngang hơi nghiêng để tạo cửa sổ trên gốc ghép. Để cắt mắt ghép, dùng dao rạch 2 đường song song ở 2 bên mắt ghép được chọn, bề ngang nhỏ hơn cửa sổ (10 - 12 mm), rạch 2 đường ngang để có vỏ mắt ghép dài 6 cm, dùng dao cắt một mảnh vỏ sâu vào gỗ để có chứa mắt ghép và một lớp gỗ mỏng phía dưới bảo vệ mầm. Cẩn thận tách mảnh vỏ ra khỏi lớp gỗ, kiểm tra mầm còn tốt thì sử dụng để ghép. Dùng dao nạy nhẹ lớp vỏ cửa sổ của gốc ghép, kéo từ từ lên, đưa mảnh vỏ có mắt ghép áp vào tượng tầng của gốc ghép. Cắt cỏ cửa sổ của gốc ghép, còn chừa lại phía trên khoảng 0,5 cm để giữ mắt ghép. Dùng dây băng trong (dây nilông) quấn chặt chung quanh gốc, phủ kín toàn bộ cửa sổ, các mép dây băng chồng mí lên nhau để nước không thấm vào.

- Sau khi ghép 20 ngày, băng ghép được tháo mở và kiểm tra mắt ghép sống (vỏ còn xanh).

- Các cây ghép chết có thể ghép lại lần 2 ở cửa sổ đối diện với lần 1 sau khi mở dây băng.

1.14. Bứng nhổ, xử lý cây tum trước khi trồng

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

16

Page 21: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

- Đối với cây ghép sống, sau khi mở dây băng hơn 15 - 20 ngày, có thể bứng nhổ để trồng. Cưa ngọn gốc ghép cách mép trên mặt ghép 5 cm, mặt cắt nghiên 30o về phía đối diện mắt ghép. Cắt trụi rễ bàng nhung không phạm vào rễ cọc. Rễ cọc được cắt còn 40 - 45 cm tính từ cổ rễ, vết cắt xiên. Rễ được nhúng vào hỗn hợp nhão gồm 2/3 bùn + 1/3 phân bò tươi + 4% phân supe lân và nước để kích thích nhanh ra rễ. Mặt cắt ngọn gốc ghép được bôi vaseline hoặc nhúng vào sáp nung chảy. Bóm tum thành bó 20 cây, mắt ghép quay vào trong bằng dây mềm.

- Nên trồng ngay sau khi xử lý tum. Nếu phải chuyên chở xa hoặc chưa thể trồng ngay, thì thời gian bảo quản không quá 7 ngày sau khi nhổ bứng. Để bảo quản tốt, xếp đứng các bó tum vào hố cát sâu 50 cm, đáy hố có lớp cắt dày 10 cm, trên có mái che, lấp cát phủ kín rễ tum và tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Khi vận chuyển, lót mùn cưa ẩm, dùng bao bố ẩm che đệm giữa các lớp bó tum, tưới 2 lần/ngày vào lúc trời mát và phải che mát.

- Tiêu chuẩn của cây tum trần 10 tháng - 1 năm tuổi là có đường kính đo cách cổ rễ 10 cm đạt từ 15 mm trở lên, mắt ghép sống ổn định, thuộc loại mắt ghép nách lá hoặc vảy cá, rễ cọc thẳng và dài trên 40 cm, không bị tróc vỏ, không bị trầy giập.

2. Kỹ thuật làm vườn ươm bầu cắt ngọn2.1. Thời vụ : tiến hành làm vườn ươm bầu trước khi trồng 8 - 10 tháng, từ 1/7 đến

30/10.2.2. Chọn đất làm vườn ươm bầuTương tự vườn ươm tum trên.2.3. Thiết kế vườn ươm bầu- Thiết kế phải bảo đảm chống xói mòn, chống úng và thuận lợi cho việc thi công,

vận chuyển giống sau này.- Mật độ thiết kế: 100.000 điểm/ha.- 1 ha vườn ươm bầu có thể trồng cho 100 - 110 ha sản xuất.2.4. Đào rãnh, chuẩn bị bầu đất- Đào rãnh sâu 25 cm, rộng 30 cm, dài 20 m và 2 mép rãnh cách 90 cm.- Bầu nilông dày 0,08 mm, kích thước 20 x 40 cm, ở 1/3 bầu phần đáy có đục

nhiều lỗ 5 mm để thoát nước.- Đất vào bầu là đất mặt trộn đều với phân lót gồm 20 tấn phân hữu cơ/ha và 1 tấn

supe lân.- Xếp 2 hàng bầu vào rãnh, lấp đất vào 2 bên ngoài hàng bầu, không lấp đất giữa 2

hàng bầu.2.5. Chuẩn bị hạt giống- Loại hạt giống và chọn hạt: như vườn ươm tum.- Số lượng hạt giống cần cho 1 ha vườn ươm bầu là khoảng trên 1.500 kg.2.6. Trồng hạt vào bầu- Mỗi bầu trồng 1 - 2 hạt. Đặt hạt vào giữa, hạt úp bụng xuống hoặc rễ quay xuống

đất, dùng đất mịn phủ kín lưng hạt. Tưới ngay sau khi đặt hạt vào bầu.- Hàng ngày, kiểm tra để loại bỏ và trồng giặm ngay những cây con không đạt yêu

cầu.2.7. Tưới nước- Tưới nước hàng ngày (nếu không mưa) ngay sau khi trồng hạt: 1 ngày/lần khi

cây chưa đạt 1 tầng lá ổn định; khi cây có 1 - 2 tầng lá có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây có

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

17

Page 22: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

trên 2 tầng lá, tưới 2 lần/tuần. Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Lượng nước: 10 lít/m2/lần.

2.8. Làm cỏ- Làm cỏ thủ công là chính. Dùng cuốc làm cỏ giữa 2 hàng bầu, nhổ bằng tay cỏ

trong bầu. Có thể phủ thảm nilông.2.9. Bón phân- Bón lần 1 khi cây có 2 tầng lá ổn định, phân rải đều cách gốc 3 cm. Tưới nước

đủ ẩm trước khi bón và ngay sau khi bón để hoà tan phân.- Liều lượng bón phân vườn ươm bầu như sau (g/cây/lần):

Tháng sau trồng

Urê (46% N)

Lân nung chảy (15% P2O5)

Phân Kali KCl (60% K2O)

1 1 2 0,52 1 2 0,53 2 3 0,54 3 3 15 3 4 16 3 4 1

Cộng 13 18 4,5- Có thể tăng cường phân bón lá để thúc đẩy sinh trưởng của cây con.2.10. Tỉa loại- Phải tỉa loại những cây sinh trưởng kém, dị hình, bệnh, lá trắng hay vàng, nhằm

đảm bảo vườn gồm những cây phát triển tốt, đồng đều.- Tỉa ít nhất 3 lần, lần 1 sau khi trồng hạt 1 tháng, lần 2 sau trồng 2,5 tháng, lần 3

sau 4 tháng trồng.2.11. Ghép- Tiến hành ghép khi vườn ươm có trên 60% số cây đạt đường kính cách đất 10 cm

trên 10 mm và khi tầng lá trên cùng ổn định (khoảng 7 - 8 tháng sau trồng).- Kỹ thuật ghép tương tự ở vườn ươm tum.2.12. Chuẩn bị bầu cắt ngọn trước khi trồng- Đối với cây ghép sống, sau khi mở dây băng hơn 15 ngày, có thể cắt ngọn để

trồng. Cưa ngọn gốc ghép cách mép trên mắt ghép 5 cm, mặt cắt nghiêng 30 o về phía đối diện mắt ghép và bôi vasaline phủ kín mặt cắt.

- Sau khi cắt ngọn, nhấc bầu lên khỏi rãnh, cắt bỏ phần rễ phát triển ngoài bầu, tập trung lại một nơi có che mát để vận chuyển đi trồng. Thời gian từ cắt ngọn đến khi trồng không quá 5 ngày.

- Tiêu chuẩn của bầu cắt ngọn: đường kinh đo cách cổ rễ 10 cm đạt từ 14 mm trở lên, mắt ghép sống ổn định, thuộc loại mắt ghép nách lá hoặc vảy cá, bầu không bị bể rách, cây không bị long gốc.

2.13. Các kỹ thuật khác- Tương tự như vườn ươm tum trần.3. Kỹ thuật làm vườn ươm tum bầu 2 - 3 tầng lá3.1. Thời vụ : Tiến hành làm vườn ươm bầu 2 - 3 tầng lá trước khi trồng mới hoặc

trồng giặm 5 - 6 tháng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

18

Page 23: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

3.2. Trồng tum vào bầu- Tum phải đạt đường kính cách cổ rễ từ 13 mm trở lên, đuôi chuột thẳng, cách mí

dưới mắt ghép 29 cm cho kích thước bầu 20 x 40 cm. Mắt ghép sống ổn định.- Trước khi trồng tum 1 - 2 ngày, tưới ẩm đất trong bầu.- Dùng cây xoi lỗ giữa bầu, đặt tum vào lỗ sao cho mí dưới mắt ghép cách đất 1

cm, mắt ghép quay ra phía ngoài 2 hàng bầu, ém chặt đất quanh rễ tum, tưới nước ngay sau khi trồng tum vào bầu.

3.3. Tưới nước:- Hàng ngày tưới ít nhất 1 lần cho đến khi có 2 - 3 tầng thì tưới 2 ngày 1 lần, luôn

giữ đất ẩm.3.4. Tỉa chồi- Thường xuyên tỉa chồi dại và chồi ngang kịp thời.3.5. Bón phân- Bón lần 1 khi cây có 1 tầng lá ổn định, các lần sau cách 1 tháng. Phân được rải

đều cách gốc 3 cm. Tưới nước đủ ẩm trước khi bón và ngay sau khi bón để hoà tan phân.- Liều lượng bón phân vườn ươm tum bầu 2 - 3 tầng lá như sau (g/cây/lần):

Tháng sau trồng Urê (46% N)Lân nung chảy

(15% P2O5)Phân Kali KCl

(60% K2O)2 2 4 1,53 4 4 1,54 4 4 1,55 4 4 1,5

Cộng 14 16 6- Có thể tăng cường phân bón lá để thúc đẩy sinh trưởng của cây con.3.6. Chuẩn bị bầu trước khi trồng- Trước khi nhấc bầu 3 - 5 ngày, ngưng tưới nước để bầu cứng chắc.- Chọn bầu có tầng lá ổn định và nhấc ra khỏi rãnh, để riêng theo từng nhóm có số

tầng lá bằng nhau ở nơi thoáng mát. Tưới nước 2 ngày/lần trong 5 - 7 ngày để cây phục hồi trước khi trồng ngoài vườn.

3.7. Các kỹ thuật khácTương tự như đối với vườn ươm bầu cắt ngọn.4. Kỹ thuật làm vườn nhân gỗ ghép cao su4.1. Thời vụ: Tuỳ theo loại cây con làm gốc ghép:- Trồng hạt: 15/7 - 30/8 ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và trước 30/10 ở miền

Trung.- Trồng tum: 1/6 - 15/7 ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và trước 30/10 ở miền

Trung.- Trồng bầu: 15/5 - 30/8 ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và trước 30/11 ở miền

Trung.4.2. Chọn đất làm vườn nhân : tương tự vườn ươm.4.3. Thiết kế- Chia làm nhiều ô nhỏ để dễ quản lý, chăm sóc. Kích thước ô: dài 50 - 100 m,

rộng 20 - 30 m, cách nhau 3 m và đường vận chuyển chính rộng 5 m.- Thiết kế mật độ 20.000 gốc/ha, hàng con 1 x 0,5 m.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

19

Page 24: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

4.4. Đào rãnh, bón lót- Đào rãnh rộng 40 cm, sâu 40 cm nếu trồng hạt hoặc bầu, sâu 50 cm nếu trồng

tum.- Trước khi trồng ít nhất 15 ngày, bón lót phân chuồng hoai 30 tấn/ha hoặc phân

hữu cơ tương đương và phân lân nung chảy 1.100 kg/ha. Trộn đều phân và đất mặt trong rãnh, lấp đất đầy rãnh và đánh dấu hàng trồng.

4.5. Trồng- Nếu trồng hạt, mỗi điểm đặt 2 - 3 hạt.- Trồng tum hoặc bầu, mỗi điểm 1 cây.4.6. Chăm sóc- Nếu trồng hạt, chăm sóc tương tự vườn ươm tum trần cho đến khi ghép.- Trồng tum hoặc bầu, cần thường xuyên tỉa chồi dại và chồi ngang, chỉ để 1 chồi

ghép phát triển trong năm đầu. Năm 2 - 3, mỗi gốc để 2 chồi, từ năm thứ 4 trở đi, mỗi gốc để 3 - 4 chồi.

- Vào cuối mùa mưa, tủ gốc bằng rơm rạ, thân cây họ đậu cách gốc 5 cm, dày 3 - 5 cm và phủ kín đất phía trên. Có thể sử dụng màng phủ nilông để giữ ẩm và tránh cỏ.

- Làm cỏ định kỳ để vườn luôn sạch cỏ, bằng thủ công hoặc hoá chất khi cây có lớp vỏ nâu.

4.7. Tưới nước- Trong năm đầu, cần tưới ngay đầu mùa khô dể chồi phát triển tốt.- Những năm sau, nếu cần sử dụng gỗ ghép trong mùa khô, phải tưới trước khi cắt

tối thiểu 6 tuần, 2 lần/tuần với lượng nước 80 m3/ha mỗi lần để dễ bóc vỏ gỗ ghép.4.8. Bón phân- Bón 2 - 3 lần/năm, đất phải đủ ẩm khi bón phân.- Không bón trước khi cắt lấy gỗ ghép 1 tháng.- Liều lượng phân bón:

Năm

G/GỐC KG/HA

N P2O5 K2O UrêLân nung chảy

Clorua Kali

Bón lót 8,25 1.000Năm 1 9,2 4,12 6,9 400 550 230

Năm 2 trở đi 13,8 12,37 6,9 600 1.650 2304.9. Cắt lấy gỗ ghép- Trước khi cắt cành 20 ngày, dùng dao bén cắt lá chừa cuốn còn 1 - 2 cm. Cắt các

lá tầng dưới, chừa ít nhất 1 - 2 tầng lá phía trên đã ổn định.- Khi cần sử dụng gỗ ghép, chọn cành có tầng lá trên cùng ổn định, cắt cách nơi

phát chồi 15 - 20 cm, mắt cắt nghiêng 35o về phía ngoài gốc, lúc trời râm mát, và không để cành phơi ra nắng. Cắt thành đoạn dài 0,6 - 1 m, nơi có nhiều mắt hữu hiệu.

- Tiêu chuẩn cành gỗ ghép: bóc vỏ dễ dàng, bình quân có 10 mắt/mét, có tuổi và kích thước tương đương với gốc ghép, vỏ cảnh màu xanh hoặc xanh nâu.

4.10. Bảo quản, vận chuyển cành gỗ ghép- Thời gian từ khi cắt đến khi sử dụng tốt nhất là trong 1 ngày, tối đa không quá 5

ngày.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

20

Page 25: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

- Cành được nhúng sáp 2 đầu, bảo quản nơi thoáng mát, có bao bì giữ ẩm. Nếu phải vận chuyển đi xa, xếp vào thùng từng lớp có đệm mùn cưa mịn ẩm (mùn cưa đã được tưới nước đẫm trong 7 ngày trước và có trộn 0,1% bột lưu huynh).

- Thùng gỗ ghép chỉ nên chứa khoảng 100 - 120 cành, làm bằng gỗ hoặc giấy cứng, dài 0,7 - 1 m, rộng 0,3 - 0,4 m, cao 0,3 - 0,35 m. Bên ngoài thùng ghi rõ tên giống, số lượng, ngày cắt cành, nơi cấp và nơi nhận.

4.11. Cưa phục hồi- Hàng năm sau khi cắt cành, phải tiến hành cắt bỏ cành còn lại và các chồi tái

sinh sao cho tuổi cành thích hợp để sử dụng vào năm sau (6 - 8 tháng tuổi).- Sau mỗi 5 năm, tiến hành cưa phục hồi toàn vườn để hạ thấp vị trí chồi và tạo

điều kiện cho chồi tái sinh khoẻ.4.12. Quản lý vườn nhân- Chỉ nên đưa vào vườn nhân những giống được Viện Nghiên cứu Cao su khuyến

cáo theo từng thời kỳ và cho từng vùng sinh thái.- Cần có bảng tên giống cho từng ô giống.- Hàng năm, cần có cán bộ kỹ thuật kiểm tra loại bỏ chồi thực sinh và chồi không

đúng giống. Các cành đã được kiểm định cần được dán nhãn tên hoặc đánh dấu sơn phân biệt các loại giống.

V.1.2. Keo lá tràm Đặc điểm, giá trị kinh tế

Cây gỗ cao tới 25 - 30m, cành nhỏ, tự tỉa cành tốt, dễ trồng bằng hạt, sống lâu, cố định đạm. Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, kể cả đất nghèo kiệt, thoát nước kém. Cây mọc nhanh, tốc độ sinh trưởng cao trong vài năm đầu. Song trên một nơi nếu trồng nhiều chu kì liên tục có thể dẫn tới nghèo Kali và Mg trong đất. Gỗ làm trụ mỏ, bột giấy (giấy gói), ván dăm, thân cành làm củi tốt do nhiệt lượng của than cao. Trong lâm sinh dùng làm cây trồng phòng hộ, cải tạo môi trường, nâng cao độ phì đất.

Kỹ thuật tạo cây con1. Vườn ươm.- Ưu tiên phát triển các vườn ươm nhỏ phân tán gần khu vực trồng rừng (không xa

quá 4km).- Gần nguồn nước sạch đủ tưới quanh năm. Tránh dùng nước ao tù, nước đọng.- Mặt bằng vườn ươm tương đối bằng phẳng (không dốc quá 5o), cao ráo thoát nước

tránh úng ngập. Có diện tích đủ lớn để dãn bầu hoặc phân loại cây con.- Tránh đặt vườn ươm nơi thung lũng hẹp thiếu ánh sáng hoặc đỉnh đồi có gió lùa.- Đất vườn ươm có thành phần cơ giới thịt nhẹ hay pha cát, không dùng đất đã qua

canh tác cây nông nghiệp nhiều năm bị bạc mầu hoặc đã bị nhiễm sâu bệnh.2. Giống2.1. Thu mua hạt giống.Dự án chỉ cho phép dùng hạt giống từ các nguồn giống được nhà nước công nhận.

Giống được thu hái từ các vườn giống hoặc lâm phần chuyển hoá. Hạt giống các loại keo thường được cung ứng từ các tỉnh phía Nam, cho nên khi mua về từ các cơ sở sản xuất giống phải có lí lịch ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Một số thông số cơ bản:

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

21

Page 26: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

· Tỷ lệ chế biến: 3 - 4kg quả/1kg hạt.· Số lượng hạt/1kg: 45.000 - 50.000 hạt.· Hàm lượng nước sau chế biến: 7 - 8%.· Tỷ lệ nảy mầm: Trên 90%.

2.2. Bảo quản hạt giống.Hạt mua về nên tiến hành gieo ươm ngay để đạt chất lượng gieo ươm cao. Trường

hợp cần bảo quản, có thể áp dụng phương pháp bảp quản khô:- Sau khi hạt đã phơi khô, độ ẩm của hạt đưa vào bảo quản từ 7 - 8%.- Hạt đựng trong chum vại hoặc lọ thuỷ tinh có nút kín, sau đó được cất trữ nơi thoáng

mát.- Kiểu bảo quản này tỷ lệ nảy mầm có thể suy giảm từ 20 - 30%.3. Tạo bầu.3.1.Vỏ bầu.- Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền, dai để khi đóng bầu hoặc

quá trình tạo cây trong vườn cũng như khi vận chuyển không bị hư hỏng.- Kích thước bầu: 7x11cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh. Không dùng bầu có

đáy hoặc cắt góc đáy.3.2.Thành phần hỗn hợp ruột bầu.- Phân chuồng ủ hoai: 10%.- Supe lân Lâm thao: 2%.- Đất tầng A dưới tán rừng : 88%.Yêu cầu phân chuồng:· Phân phải qua ủ hoai· Phân khô.Yêu cầu phân Lân:· NPK: Hàm lượng P2O5 dễ tiêu đạt tỷ lệ 14%Yêu cầu đất rừng tầng A:· Có hàm lượng mùn 3%· Độ pH(KCL): 5.0 - 6.0 .· Thành phần cơ giới: thịt nhẹ, pha cát (sét vật lí 20-30%). Tuyệt đối không được gieo

"Chay", không có phân chuồng hoặc dùng đất tầng B sau đó bón thúc phân vô cơ (đạm lá).3.3. Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu.- Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính 4cm loại bỏ rễ cây,

sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 - 20cm. Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 - 5 ngày ngoài nắng.

- Phân chuồng qua ủ hoai và phân Lân nếu vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng.- Các thành phần kể trên được định lượng(đong bằng thúng, sảo...) theo tỷ lệ đã quy

định và trộn đều trước khi đóng bầu.- Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh quá ướt kết

vón. 3.4. Xếp bầu trên luống và kỹ thuật đảo bầu.

- Luống để xếp bầu được trang cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ. Luống có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 - 20m và cao 15 - 20cm. Rãnh luống: 40 - 50cm.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

22

Page 27: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

- Xếp bầu theo hàng, cứ 2 hàng để cách 1 hàng. Mật độ bầu trên luống khoảng 280bầu/m2.

- Từ tháng thứ 2 phải tiến hành thăm bầu. Khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành cắt phần rễ thò ra ngoài bầu và đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc (ít nhất phải đảo bầu 2 lần).

- Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.4. Xử lý hạt giống.- Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1%

(1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) thời gian ngâm: 30 phút.- Sau đó vớt ra tiếp tục ngâm trong nước sôi 100oC để nguội dần trong 8 giờ.- Vớt hạt ra ủ trong túi vải bông, mỗi túi ủ không quá 3 kg hạt để nơi khô ráo ấm áp.- Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước sạch, cho đến khi hạt nứt nanh 30% đem

gieo (tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm).- Trong suốt thời gian ủ hạt phải giữ nhiệt độ 30 - 40oC.5. Thời vụ gieo.· Gieo hạt để trồng cây vụ Xuân:Tháng 10 - 12.· Gieo hạt để trồng cây vụ Thu: Tháng 3 - 4.6. Gieo hạt và cấy cây.+ Gieo hạt nứt nanh trực tiếp vào bầu:- Tạo 1 lỗ sâu 0.3 - 0.5cm giữa bầu và gieo 1 - 2 hạt đã nứt nanh, sau đó phủ lớp đất

mỏng từ 3 - 5mm- Dùng rơm rạ đã qua khử trùng bằng cách ngâm trong nước vôi phủ trên mặt luống.- Thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm cho đất.- Khi cây mầm đội mũ, cần dỡ bỏ rơm rạ và tạo dàn che tránh nắng.+ Cấy cây mầm vào bầu:- Để tiết kiệm hạt và tạo độ đồng đều, gieo hạt trên luống, sau đó cấy cây mầm vào

bầu.- Hạt gieo theo hàng hoặc gieo vãi. Số hạt gieo: 1kg/15 - 20m2.- Gieo gieo xong phủ lớp đất mịn dày không quá 4mm, sau đó phủ rơm rạ trên mặt

luống. Rơm rạ để phủ cần được khử trùng bằng nước vôi.- Thường xuyên giữ độ ẩm trong đất. Tưới 6 lít nước cho 1m2

- Cấy cây mầm khi chưa có lá thật (còn lá kép lông chim) thường đạt tỷ lệ sống cao nhất.

- Chỉ tiến hành cấy cây khi trời râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày nắng gắt, gió mùa Đông Bắc. Trước hôm cấy cần tưới đất ướt đều: Cứ 1m2 tưới 4 - 6 lít nước.

- Cây cấy sau khi nhổ cần nhúng luôn vào bát nước để tránh khô rễ mầm. Cấy đến đâu nhổ đến đấy. Loại bỏ những cây xấu.

- Dùng que nhọn chọc 1 lỗ sâu 1- 2 cm ở giữa bầu, đặt cây mầm sao cho cổ rễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất rễ mầm. Trường hợp rễ cây mầm quá dài có thể cắt bớt, nhưng tránh gây dập nát.

- Cấy xong cắm ràng ràng che bóng nhẹ và tưới nước cho cây.7. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.7.1.Tưới cây.- Thường xuyên giữ đất ẩm sau khi gieo hoặc cấy cây nếu trời không mưa.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

23

Page 28: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

- Trong tháng đầu nếu trời không mưa, tưới mỗi ngày ít nhất 1-2 lần vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều 2 - 4lít/1m2. Tưới liên tục trong 20 ngày đầu, sau đó dỡ vật liệu che bóng và chỉ tưới khi đất khô.

- Ở giai đoạn sau tuỳ theo thời tiết mà điều chỉnh lịch tưới cho phù hợp: Cách 10 - 15 ngày tưới 1 lần.

- Trước khi xuất vườn 15 - 20 ngày tuyệt đối không được bón thúc và hạn chế tưới nước để hãm cây.

7.2. Cấy dặm.- Sau khi cấy cây 5 - 10 ngày, cây nào chết cần tiến hành cấy dặm ngay. Nơi cây dặm

chết nhiều, nên xếp riêng những bầu cấy dặm ra một chỗ để tiện chăm sóc.- Chỉ cấy dặm vào những ngày râm mát và che nắng, tưới đủ ẩm cho cây.7.3. Nhổ cỏ phá váng.- Luôn làm cỏ sạch trên mặt luống. Thời gian đầu cứ sau 10 - 15 ngày cần làm cỏ, kết

hợp phá váng 1 lần.- Dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, tránh không làm hư tổn

đến bộ rễ cây.7.4. Bón thúc.- Có thể bón thúc để thúc đẩy sinh trưởng của cây con, trong trường hợp dinh dưỡng

ruột bầu không bảo đảm hoặc vào những giai đoạn thời tiết không thuận lợi như rét đậm, sương muối Cứ 15 - 20 ngày thúc 1 lần.

- Dùng loại phân hỗn hợp N:P:K = 25:58:17 với nồng độ 2 - 3% tưới 2 lít/m2. Hoặc dùng phân Supe Lân Lâm thao khi cây có biểu hiện tím lá: 2kg bón cho 1000 bầu chia làm 6 lần (Mỗi lần bón 0,170kg/1000bầu. Hoà phân với nồng độ 0,5% (1kg phân/200 lít nước). Tưới dung dịch nước phân bằng bình hương sen. Sau khi tưới phân phải tưới rửa bằng nước lã.

- Không tưới thúc vào những ngày nắng gắt, vào lúc buổi trưa nắng. Tốt nhất nên bón vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn.

7.5. Phòng trừ sâu bệnh.(1). Bệnh thối cổ rễ.- Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, nếu phát hiện bệnh lở cổ rễ dùng Benlát

0,5%. Liều lượng: 1 lít/24m2. Cứ 7 - 10 ngày phun 1 lần.- Khi bệnh xuất hiện có triệu chứng: Cổ rễ cây bị thối nhũn làm cây con bị chết. Bệnh

thường xuất hiện ở cây con 1 tháng tuổi.(2). Bệnh nấm mốc trắng.Ngoài thuốc Benlát, có thể dùng hỗn hợp lưu huỳnh vôi nồng độ 3 - 5 ppm phun 1

Lít/24m2 định kì 10 - 15 ngày/lần.(3). Bệnh lí thiếu dinh dưỡng khoáng.- Trong vườn xuất hiện một số cây thậm chí một đám cây có các biểu hiện thiếu dinh

dưỡng khoáng chất, cây còi cọc, tím lá, bạc lá hoặc vàng còi, cây không có màu xanh lục.- Cách điều trị: Ngoài việc bón thúc, phun phòng bệnh theo chế độ kể trên cần tăng

cường Supe Lân Lâm thao nồng độ 0,2% với liều lượng 2,5 lít/m2 cứ 4 - 5 ngày 1 lần kéo dài 1 - 2 tuần cho đến khi cây khỏi bệnh.

(4). Sâu hại.Khi xuất hiện sâu hại, ngoài việc thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào sáng sớm, có

thể dùng 0,05 lít Fenitrotion pha với 10 lít nước phun liều lượng 1 lít /10m2.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

24

Page 29: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

8. Tiêu chuẩn cây xuất vườn.· Tuổi cây: 3 - 5 tháng tuổi.· Đường kính cổ rễ: 0,25 - 0,30 cm.· Chiều cao bình quân: 25 - 30 cm.· Cây đã hoá gỗ hoàn toàn.· Cây không bị nhiễm bệnh.· Bộ rễ phát triển tốt và có nấm cộng sinh.· Cây không bị cụt ngọn, không nhiều thân.

Trồng rừng- Phương thức trồng. (1). Trồng làm cây phù trợ cây bản địa lá rộng, chịu bóng- Trồng hỗn giao theo hàng với cây bản địa lá rộng như: Trám trắng, Dẻ đỏ...- Bố trí trồng cây Keo lá tràm xen giữa các hàng cây lá rộng (2). Trồng làm cây "đến trước" để sau đó trồng cây bản địa- Trồng trên diện rộng hoặc hỗn giao với Thông theo đám, sau 2-3 năm trồng cây bản

địa lá rộng dưới tán.- Trong các đám hỗn giao Keo với Thông bố trí theo hàng như trồng Thông.- Cự li mật độ trồng ban đầu.(1). Đối với trồng làm cây phù trợ cây bản địa lá rộng.- Cây Keo lá tràm: Cự li 3x2m. Mật độ 1.660cây/ha- Cây bản địa lá rộng: theo quy định của Dự án đối với từng loài cây(2). Đối với trồng làm cây đến trước- Cây Keo lá tràm: Cự li 3x2m. Mật độ 1.660cây/ha- Cây bản địa lá rộng trồng dưới tán sau 2-3 năm: theo quy định của Dự án đối với

từng loài cây.- Thời vụ trồng.· Vụ Xuân: Từ 10.2 đến 30.3.· Vụ Thu: Từ tháng 7 – 9- Xử lí thực bì.- Nơi thực bì thưa thớt, đất trống trảng cỏ: Không cần xử lí thực bì.- Nơi có thực bì rậm rạp nhiều tế guột: Xử lí thực bì cục bộ theo băng chừa băng chặt

song song với đường đồng mức. Băng chặt rộng 2m, băng chừa rộng 1m. Cự ly giữa các hàng: 3m

- Trong băng chặt: Phát dọn hết cỏ dại cây bụi, với loài cây có khả năng tái sính phải cuốc lật gốc ra ngoài băng chừa.

- Công việc xử lí thực bì phải hoàn thành trước khi trồng rừng 1 - 2 tháng.- Cuốc hố.- Quy cách hố: 40x40x40cm.- Hố bố trí so le hình nanh sấu giữa các hàng.- Khi cuốc để riêng phần đất tốt: đất đen tới xốp ra một bên.- Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng từ 1 - 2 tháng.- Lấp hố kết hợp bón phân.- Lấp hố bằng đất tốt khi cuốc lên để riêng và đất xung quanh cùng với cỏ rác, thảm

khô mục lấp phần đáy hố.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

25

Page 30: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

- Phân bón lót N:P:K = 5:10:3 trộn đều với phân vi sinh hữu cơ theo tỷ lệ 1:1. Mỗi cây bón 60g.

- Vun đất theo hình mui rùa.- Trồng cây.- Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào những lúc

trưa nóng hoặc có gió mùa Đông bắc.- Trình tự trồng từ đỉnh xuống chân đồi.- Khi trồng nhất thiết phải rạch vỏ bầu. Dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh hư

hại bầu.- Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đặt

cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín. Có thể dùng tay hoặc chân dẫm chặt xung quang gốc cây, tránh nhẵm vào bầu làm vỡ bầu.

Chăm sóc và bảo vệ rừngSau khi trồng rừng cần chăm sóc và bảo vệ liên tục trong 8 năm cho đến khi khép tán,

đặc biệt 4 năm đầu nhằm bảo đảm tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng tốt.1. Chăm sóc rừng mới trồng.1.1.Chăm sóc năm đầu.- 2 lần với cây trồng vụ xuân và 1 lần với cây trồng vụ thu.- Lần 1 ngay sau khi trồng rừng 1 - 2 tháng (tháng 5,6)- Lần 2 vào các tháng:11, 12.- Trồng dặm những cây chết- Phát dọn dây leo, cây bụi cỏ dại trong rạch trồng cây.- Xới đất xung quanh hố với đường kính rộng 40 - 50cm.- Bảo vệ không cho gia súc phá cây. Phát hiện những cây bị nhiễm nấm cắt bỏ phần lá

bị bệnh, những cây bị nặng nhổ đem đốt tránh lây lan.- Phòng chống cháy rừng bằng thi công các đường băng cản lửa.Trường hợp không tiến hành bón thúc trước khi trồng cây vì lí do nào đó thì tiến hành

bón phân vào thời điểm xới đất, vun gốc lần chăm sóc đầu tiên. Liều lượng như quy định trên và bón cách gốc 5 - 10cm. Quy định hướng bón để dễ kiểm tra.

1.2.Năm thứ 2.- 2 lần vào các thời điểm đầu và cuối mùa mưa.- Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi trong rạch trồng cây.- Trồng dặm những cây chết.- Xới đất xung quanh gốc đường kính rộng 50cm, sâu 3 - 4cm, vun gốc kết hợp bón

thúc vào lần chăm sóc đầu.- Bón phân N:P:K=5:10:3 kết hợp trộn đều với phân vi sinh hữu cơ tỷ lệ 1:1. Liều

Lượng phân bón: 100g/cây.- Bảo vệ kết hợp chăm sóc những cây tái sinh mục đích mới xuất hiện.- Bảo vệ không cho gia súc phá và phòng chống cháy rừng: Duy tu các đường băng

cản lửa.1.3. Năm thứ 3.- 2 lần vào các thời điểm đầu và cuối mùa mưa.- Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi trong rạch trồng cây.- Trồng dặm những cây chết.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

26

Page 31: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

- Xới đất xung quanh gốc cây với đường kính rộng 60cm, sâu 3 - 4cm, vun gốc.- Bảo vệ kết hợp chăm sóc cây tái sinh mục đích.- Bảo vệ không cho gia súc phá và phòng chống cháy rừng: Duy tu các đường băng

cản lửa.1.4. Năm thứ 4.- 1 lần vào các thời điểm đầu mùa mưa.- Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi chèn ép cây trồng.- Bảo vệ kết hợp chăm sóc cây tái sinh mục đích.- Bảo vệ không cho gia súc phá và phòng chống cháy rừng: Duy tu các đường băng

cản lửa.- Trong phương thức trồng làm cây phù trợ đối với cây trám trắng, thì tỉa cành hoặc

điều chỉnh mật độ sớm để không ảnh hưởng đến nhu cầu ánh sáng của cây trồng chính.2. Chăm sóc nuôi dưỡng rừng non.- Trong giai đoạn này chủ yếu bảo vệ không để cháy rừng.- Nơi có thực bì rậm rạp, cần phát luỗng thực bì trước mùa hanh khô.- Điều chỉnh khoảng không, loại bỏ cây bụi, tái sinh phi mục đích chèn ép cây trồng.- Tỉa cành: những cành khô, những cành thấp không có khả năng quang hợp và những

cành chèn ép cây trồng chính.- Tỉa thưa Keo khi xuất hiện sự chèn ép đến cây trồng chính.

V.2. Chăn nuôi bò sữaV.2.1. Giống bò sữa

Trong chăn nuôi bò sữa, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Đây là yếu tố chính quyết định tới năng suất. Vì vậy chúng tôi lựa chọn giống bò Holstein Friesian (HF).

Bò HF là giống bò sữa chuyên dụng, cao sản được hình thành từ thế kỷ thứ 14 ở vùng Friesian- Hà Lan, nơi có khí hậu ôn hoà, nhiệt độ bình quân năm là 100C (2-170C), đồng cỏ phát triển.

Hiện nay giống bò HF đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Về bò chuyên dụng sữa thì chưa có giống bò nào có sản lượng sữa cao hơn.

Bò HF có lông màu lang trắng đen hoặc đen hoàn toàn. Có 6 vùng trắng ở trán đuôi và 4 chân. Một số ít có màu lông đỏ trắng. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000-1200kg. Bò cái 650-700kg. Bò có kết cấu ngoại hình tiêu biểu của giống cho sữa. 2/3 phía ---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

27

Page 32: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

sau phát triển hơn phía trước (hình nêm cối). Bầu vú to, tĩnh mạch nổi rõ. Thân hình cân đối. Ngực sâu, bụng có dung tích lớn. Da mỏng, lông mịn, tính hiền lành.

Sản lượng sữa đạt 5,500-6,000kg/chu kỳ, 305 ngày. Tỷ lệ mỡ 3.6%. Chọn lọc và nuôi dưỡng tốt, lượng sữa có thể đạt 6,000-8,000kg/chu kỳ.

Bò thuộc giống thuần thục sớm, nuôi tốt 16 tháng đã có thể phối giống có chữa và để mỗi năm một lứa. Bò thích hợp với vùng khí hậu ôn đới và cao nguyên.

V.2.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng Thiết bị chăn nuôi:

+ Hệ thống cung cấp thức ăn+ Hệ thống cung cấp nước uống+ Thiết bị vắt sữa+ Thiết bị bảo quản sữa thứ cấp điện tử+ Thiết bị dọn chuồng tự động.

Quy trình nuôi dưỡng + Nuôi dưỡng bê từ 1 ngày tuổi đến bò trưởng thành1. Bê từ 0-7 ngày tuổi: Sữa mẹ trong 7 ngày đầu có nhiều Colostrum do thành phần sữa có kháng thể và nồng

độ dinh dưỡng cao nên phải cho bê bú không nhập chung vào sữa hàng hóa. Đối với bò khai thác sữa không được cho bê bú trực tiếp mà phải vắt sữa ra rồi tập cho bê uống tránh cho bò mẹ có phản xạ mút vú rất khó vắt sữa sau này.

Khẩu phần sữa từ 5 - 6 kg/ngày tùy trọng lượng bê sơ sinh. 2. Bê từ 8-120 ngày tuổi: Ngoài sữa làm thức ăn chính cần phải tập cho bê ăn cỏ, cám để sớm phát triển dạ cỏ.

Bê 4 tháng chuẩn bị giai đoạn cai sữa phải bổ sung thêm đạm, khoáng vi lượng và đa lượng vào khẩu phần.

Khẩu phần sữa: - Bê 08 - 30 ngày tuổi : 6 kg. - Bê 30 - 60 ngày tuổi : 4 kg. - Bê 60 - 90 ngày tuổi : 2 kg. - Bê 90-120 ngày tuổi : 1 kg. Tùy điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng mà ta có thể thay từ từ một phần sữa bằng cháo

bắp hay tấm... Nếu bê tiêu chảy phải cân đối lại khẩu phần kịp thời. 3. Giai đoạn bê cai sữa đến tơ lở: Đây là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tình trạng kỹ

thuật và bệnh tật, sự phát triển của cơ thể là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thành thục và sản lượng sữa của bò sau này. Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ ăn uống, tắm chải và vận động phải thực hiện tốt và nghiêm ngặt.

Khẩu phần cho bò ở giai đoạn này bao gồm: - Thức ăn tinh: cám hỗn hợp (16 - 18% protein) * 4 - 12 tháng tuổi: 0.6 – 0.8 kg/con/ngày. * Tơ lỡ: 1 – 1.2 kg/ngày. - Thức ăn bổ sung bao gồm mật, muối, Urea, những loại thức ăn nầy thường bổ sung

vào mùa nắng, cỏ khô không đủ dinh dưỡng cho bò bằng cách hòa nước tưới vào cỏ.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

28

Page 33: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Chú ý: Urea chỉ bổ sung cho đến 9 - 12 tháng với lượng 15-20gr/con chia 3 lần/ngày. - Thức ăn thô: Cỏ, rơm cho ăn tự do.

+ Nuôi dưỡng bò vắt sữaBò vắt sữa vốn có tập tính điển hình diễn ra hàng ngày, ăn, ngủ và nhai lại. Bò được

thả rông trong trang trại và gặm cỏ tươi. Đồng thời bò còn được cho ăn ngủ cốc, cỏ ngô và thức ăn ủ xilo nuôi trong khu khép kín. Ngoài ra trang trại còn sử dụng các hóc môn tăng trưởng và kháng sinh trong quá trình nuôi dưỡng để tăng nhân tạo sản lượng sữa của bò, giảm sự lây nhiễm dịch bệnh giữa các cá thể bò trong trại.

Yêu cầu: Cho sản lượng sữa cao, động dục sớm, trạng thái sức khỏe tốt. Khẩu phần: Bao gồm khẩu phần sản xuất và khẩu phần duy trì.

* Khẩu phần sản xuất: 0.4 đơn vị thức ăn cho 01 kg sữa (1 ĐVTĂ = 1 kg cám). * Khẩu phần duy trì: 0.1 đơn vị thức ăn cho 100 kg thể trọng. Trong thực tế ta chỉ cung cấp cám cho khẩu phần sản xuất còn khẩu phần duy trì cấp

bằng cỏ, mật v.v... Thức ăn xanh cho ăn tự do (tương đương 10% trọng lượng cơ thể). Lượng nước cần 40 - 50 lít nước/con/ngày. Bò có sản lượng sữa cao có thể cần tới

100 - 120 lít nước trở lên. Mùa khô bổ sung thêm năng lượng (rĩ mật) và đạm (Urea 60 - 80 gr/con/ngày chia 3 lần).

+ Nuôi dưỡng bò cạn sữaThời gian khai thác sữa kéo dài khoảng 270-300 ngày. Tuy nhiên một số con có năng

suất sữa cao, chậm lên giống có thể khai thác trên 300 ngày. Thời gian bò mang thai 9 tháng 10 ngày thì bò đẻ. Tùy theo biến động sinh lý trong

giai đoạn mang thai mà thời điểm bò đẻ tăng hoặc giảm 5-6 ngày. Khi bò mang thai được 7 tháng bắt buộc phải cho cạn sữa, dù năng suất nhiều hoặc ít

mục đích đảm bảo sản lượng sữa, sức khỏe bò mẹ, sức khỏe bê con trong lứa tới. Thức ăn thời kỳ nầy phải kèm theo khẩu phần mang thai.

Những ngày sắp đẻ và những ngày đầu sau khi đẻ, xét tình trạng sức khỏe của từng con mà giảm thức ăn để kích thích tiết sữa (cám, mật v.v...)

Cách cạn sữa: Bò vắt sữa đến tháng mang thai thứ 7 bắt buộc cạn sữa. Tùy bò sữa nhiều hoặc ít có thể cạn sữa theo 2 cách sau:

* Đối với bò 4-5 lít trở lên:Giảm số lần vắt trong ngày từ 2 lần xuống 1 lần/ngày hoặc 2 - 3 ngày vắt 1 lần.

* Thay đổi giờ vắt sữa. * Cắt thức ăn tinh và thức ăn nhiều nước, hạn chế nước uống. * Đối với bò 2 - 3 kg/ngày có thể cạn sữa bằng cách 3-4 ngày vắt 1 lần sau đó để sữa

tự tiêu. Song song phải thay đổi điều kiện sống và chăm sóc của bò như trên. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra xem bò có bị viêm hay không.

Sau giai đoạn cạn sữa, Cho bò ăn lại khẩu phần bình thường. Thức ăn tinh: 1.5 kg/con/ngày. Thức ăn thô: Tự do. Mùa khô: Bổ sung thêm năng lượng (mật đường)1.2-1.5 kg/con/ngày và đạm (Urea)

60 - 80 gr/con/ngày.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

29

Page 34: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

V.2.3. Nuôi bò sữa công nghệ caoChuồng trại được xây dựng theo công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn cao có hệ thống

mái chống nóng, hệ thống quạt làm mát trong chuồng, hệ thống dọn phân tự động; ô nằm nghỉ của bò được lót nệm và máng uống tự động thuận tiện cho việc vệ sinh…

Hệ thống vắt sữa hiện đại và tự động. Đàn bò được cho ăn theo phương pháp trộn tổng hợp. Trang trại được đầu tư hệ thống xử lý chất thải hiện đại bảo vệ môi trường. Mua sắm máy vắt sữa, máy băm cỏ, máy trộn thức ăn, sử dụng các chế phẩm khử mùi hôi và ứng dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải.

V.3. Trồng cỏV.3.1. Giống cỏ Ruzi

Ruzi là giống cỏ lâu năm, thân bò và có thể cao tới 1 m. Thân và lá có lông mịn. Rễ chùm, phát triển mạnh và bám chắc vào đất. Cỏ Ruzi có khả năng chịu khô hạn tốt nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa mưa. Có thể trồng loại cỏ này ở khu vực ven suối trong dự án.

Tuỳ theo điều kiện đất đai và khả năng chăm sóc, có thể thu hoạch cỏ Ruzi 5 - 7 lứa mỗi năm và năng suất chất xanh đạt được từ 60 đến 90 tấn/ha. Chu kỳ kinh tế khoảng 6 năm

Kỹ thuật trồng- Thời gian trồng:Thời gian trồng cỏ Ruzi là mùa mưa, nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 4 -

tháng 5) để bảo đảm tỷ lệ sống cao và cây phát triển tốt- Chuẩn bị đất :Yêu cầu chuẩn bị đất trồng cẩn thận, cày và bừa hai lần. Lần đầu cày vỡ với độ sâu 20

cm, rồi bừa vỡ. Lần thứ hai cầy đảo lại và bừa tơi đất, đồng thời vơ sạch cỏ dại và san phẳng đất. Nên kéo dài thời gian chuẩn bị đất nhằm hạn chế cỏ dại. Sau khi đã san phẳng đất, tiến hành rạch hàng cách nhau 40 - 50 cm và sâu 15 cm (nếu trồng bằng thân khóm) hoặc sâu 5 - 10 cm (nếu gieo bằng hạt

- Phân bón :Cần sử dụng cả phân vô cơ và phân hữu cơ. Mỗi ha cần :10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục200 - 250 kg supe lân100 - 200 kg sulphát kali300 - 350 kg đạm urê

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

30

Page 35: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Các loại phân chuồng, supe lân, sulphát kali dùng bón lót theo hàng trồng cỏ. Lượng đạm urê được chia đều cho các lần cắt cỏ và dùng để bón thúc sau khi cỏ đã đâm chồi và ra lá

- Cách trồng và chăm sócCó thể trồng bằng thân khóm hoặc trồng bằng hạtTrường hợp trồng bằng thân khóm : cách chuẩn bị thân khóm như sau : các khóm cỏ

Ruzi dùng làm giống được cắt xén bỏ phần trên cách mặt đất khoảng 25 - 30 cm. Dùng cuốc đánh cả khóm cỏ lên, rũ đất và phạt xén bớt rễ, chỉ để lại còn 4 - 5 cm. Sau đó dùng dao chia tách thành những cụm khóm nhỏ, mỗi cụm khóm gồm 4 - 5 thân nhánh

Sau khi đã chuẩn bị đất và bón lót phân như nêu trên, đặt các khóm cỏ giống vuông góc với thành rạch, khóm nọ cách khóm kia 35 - 40 cm. Dùng cuốc lấp kín 1/2 thân cây giống, tiếp theo, dùng chân dậm thật chặt đất để tạo độ ẩm, bảo đảm cỏ chóng ra mầm và đạt tỷ lệ sống cao

Mỗi ha cần 4 - 6 tấn khómTrường hợp trồng bằng hạt : cần xử lý hạt trước khi gieo bằng cách ngâm hạt vào

nước nóng 800C trong vòng khoảng 10 - 15 phút. Sau đó vớt hạt ra, rửa sạch bằng nước lã và ngâm thêm khoảng 60 phút, rồi vớt ra và đem gieo

Gieo rải đều hạt theo hàng rạch. Dùng tay khoả đều và lấp một lớp đất mỏng lên trên. Mỗi ha cần 4 -5 kg hạt cỏ giống

Sau khi trồng khoảng hai ba tuần tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm, những cây bị chết thì trồng dặm lại. Trong trường hợp gieo hạt, cần lưu ý phân biệt mầm cỏ Ruzi với mầm cỏ dại. Tiến hành trồng tỉa bổ xung vào những nơi cỏ không nảy mầm. Xới xáo nhẹ cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại. Khi thảm cỏ nảy mầm xanh và sau khi làm cỏ lần hai thì bón thúc bằng đạm urê

3. Thu hoạch và sử dụngThu hoạch lứa đầu sau khi trồng được 60 ngày bằng cách cắt trên mặt đất 10 cm. Các

lứa thu hoạch tiếp theo tiến hành khi thảm cỏ cao khoảng 45 - 60 cmCỏ Ruzi mềm và ròn hơn cỏ Ghinê nên gia súc có khả năng lợi dụng rất tốt. Ngoài

việc sử dụng cho ăn tươi, có thể phơi khô và làm thức ăn dự trữ trong vụ đông xuân, bởi vì khi phơi khô, cỏ khô đều, nhanh cả lá và cuộng

V.3.2. Giống cỏ StyloStylo là giống cỏ họ đậu, thân đứng, phân cành thân cao cả thước, chứ không phải

thân bò hoặc thân leo như nhiều giống cỏ họ đậu khác.Cỏ Stylo có tên khoa học là STYLOSAN THENS HAMATA, được Trung tâm

Nghiên cứu Thực nghiệm chăn nuôi Sông Bé nhập về trồng từ năm 1990 và cho kết quả tốt.Cỏ Stylo rất dễ trồng, thích nghi với thổ nhưỡng của nước ta, tuy năng suất không cao

bằng nhiều giống cỏ cao sản khác. Thế nhưng, đây là giống cỏ nên trồng vì có nhiều đạm, cho bò ăn tươi hoặc phơi khô, xay thành bột để làm thức ăn cho heo và gà vịt...

Giống cỏ này chịu hạn khá tốt, nhờ có bộ rễ ăn sâu dưới đất đến 70 phân, nhưng mùa nắng vẫn phải tưới đầy đủ như các giống cỏ cao sản khác.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

31

Page 36: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Kỹ thuật chồng1- Cách trồng:Cỏ Stylo cũng trồng theo hàng. Nếu gieo hột trực tiếp vào hàng, thì sau khi làm đất

xong, nên rạch hàng theo khoảng cách hàng cách hàng khoảng 50 phân, rãnh sâu khoảng 25 phân. Sau khi bón phân lót xuống rãnh, ta phủ lên mặt một lớp đất mịn rồi rải hạt giống lên. Việc sau cùng là dùng tay khoả nhẹ lớp đất mặt để hột giống lẫn vào đất cho mau nảy mầm.Còn nếu có cây con mà trồng thì gieo hột giống lên líp ương, chờ khi cây con cao hơn gang tay thì nhổ lên trồng ra ruộng. Cây con cũng trồng theo hàng, theo khoảng cách hàng cách hàng khoảng 50 phân, và cây cách cây từ 30 đến 40 phân. Mỗi gốc nên trồng 2 cây để phòng hờ sau này có cây ương yếu, hoặc chết khỏi dặm lại.

Để tránh kiến và mối tha mất hột cỏ giống, trước khi gieo xuống đất hột cỏ giống cũng nên trộn với thuốc trừ sâu (loại bột), hoặc trộn với tro bếp. Trộn xong, có thể đem gieo ngay và khi gieo cứ bốc cả nắm hột cỏ lẫn tro và gieo.

- Đất trồng: Đất trồng cỏ Stlyo được khuyên là nên cày bừa vừa sâu, vừa kỹ, và phơi ải nhiều lần để tận diệt hết những mầm mống côn trùng độc hại đang ẩn trong đất, như hạch nấm, bào tử nấm, tuyến trùng, bào tử vi khuẩn... những loài gây bệnh hại cho cây cỏ sau này.Sau khi cày bừa xong, đất được san bằng mặt, rãnh hàng rồi bón lót.Trồng cỏ sở dĩ phải làm đất kỹ vì đây là cây thâm canh, trồng một lần mà thu cắt liên tiếp đến 4-5 năm sau, nếu được chăm sóc và tưới bón đầy đủ.

- Phân bón: Trồng cỏ Stylo bằng phân chuồng, phân rác mục rất tốt. Loại phân này có tác dụng cải tạo đất trồng, giúp đất tơi xốp hơn. Trung bình mỗi mẫu ta bón lót khoảng 25 ký phân chuồng. Trong trường hợp phân chuồng không đủ, thì có thể dùng phân NPK hỗ trợ thêm. Sau mỗi lần thu cắt, ta nên bón lót bằng phân Urea, mỗi mẫu khoảng 15 ký nếu đất khá tốt.

Nói chung, tuy giống cỏ họ đậu này không quá kén đất, thậm chí còn thích nghi được với loại đất nghèo nàn dinh dưỡng, nhưng nếu trồng vào vùng đất tốt, hoặc được trồng với số lượng phân bón đầy đủ, chắc chắn mức thu hoạch sẽ tăng cao.

- Tưới nước: Trồng cỏ Stylo phải chủ động được nguồn nước tưới dồi dào, vì cây rất cần đến lượng nước tưới đầy đủ trong mùa nắng. Thiếu nước tưới trong mùa nắng có thể vườn cỏ không chết, nhưng sống còi cọc ương yếu.

2- Thu hoạch:Trồng cỏ Stylo thu hoạch lứa đầu hơi chậm so với nhiều giống cỏ họ thảo khác. Thay

vì lứa đầu chỉ cần 60 ngày thì với cỏ này phải kéo dài đến 75 hoặc 80 ngày mới cắt. Còn các đợt thu hoạch sau cũng phải đến tháng rưỡi mới cắt được.

Nên cắt cách gốc khoảng 10 phân hoặc hơn. Nếu cắt sát gốc quá các mầm chồi sẽ phát triển yếu. Cỏ Stylo chỉ cho năng suất khoảng trên dưới 100 tấn trong một năm mà thôi. Tuy vậy, đây là giống cỏ giàu chất dinh dưỡng, trâu bò lại thích ăn nên nhiều nước ở vùng Đông Nam á thích trồng.

3- Chăm sóc:Trồng cỏ Stylo, việc chăm sóc cũng tương tự như việc chăm sóc các giống cỏ cao sản

khác.- Trồng dặm: Công việc gieo hột giống lên các rãnh, do gieo bằng tay nên cỏ mọc

không đều khoảng như ý muốn. Vì vậy, chờ cỏ mọc cao khoảng 15 phân, ta phải tỉa bớt những nơi cỏ mọc dày để trồng dặm vào chỗ mọc thưa, sao cho đúng khoảng cách giữa cây

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

32

Page 37: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

với cây do mình quy định. Việc trồng dặm không phải chỉ một lần là xong, mà có thể làm nhiều lần, vì cây trồng lại chưa chắc đã đạt tỷ lệ sống đến trăm phần trăm.

- Nhổ cỏ dại: Việc nhổ cỏ dại cho ruộng cỏ Stylo bắt đầu từ khi cây con mới mọc lên được cỡ gang tay, và sau những đợt thu hoạch cỏ. Đây là những công việc cần làm ngay, không thể trì hoãn lâu ngày được. Vì rằng càng cần mẫn trong việc bài trừ cỏ dại, cỏ trồng mới tươi tốt không bị cỏ dại tranh ăn chất dinh dưỡng trong đất.

- Bón thúc: Để đạt được năng suất cao, không gì hơn là nên bón thúc cho ruộng cỏ, sau mỗi kỳ thu hoạch. Xin được nhắc lại, một đợt cỏ cho ta thu cắt đã lấy trong đất một số dưỡng chất cần thiết giúp nó sinh trưởng tốt. Bây giờ, nếu không bón vào đất một lượng phân cần thiết để bổ sung, thì chắc chắn lần thu hoạch sau sẽ không đạt được kết quả như ý muốn được. Việc bón phân cho cỏ Stylo nên tiến hành sau khi thu cắt khoảng 2 tuần.

- Tưới nước: Cỏ Stylo có khả năng chịu hạn tốt, nhưng vẫn cần đủ lượng nước tưới trong suốt mùa nắng. Vì vậy, công việc tưới nước cho giống cỏ này trong mùa nắng vẫn không thể sao nhãng được.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

33

Page 38: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẲNG

VI.1.Giải pháp thiết kế mặt bằngVI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án

Đất trồng keo lai 1,200,000 m2

Đất trồng cao su 3,000,000 m2

Đất phục vụ cho nông nghiệp 1,164,800 m2

+ Trồng cây nông nghiệp 959,800 m2

- Trồng tiêu 400,000 m2

- Trồng bắp 150,000 m2

- Trồng đậu phộng 150,000 m2

- Trồng bí ngô 50,000 m2

- Trồng rau 207,800 m2

- Hồ chứa nước 2,000 m2

+ Chăn nuôi bò thịt 205,000 m2

- Diện tích chuồng trại nuôi bò giống 1,800 m2

- Diện tích chuồng trại nuôi bò thịt 1,200 m2

- Diện tích hố phân 1,000 m2

- Diện tích trồng cỏ chăn nuôi bò 100,000 m2

- Sân phơi 1,000 m2

- Diện tích chăn thả bò 100,000 m2

Đất phục vụ cho sinh hoạt và điều hành 2,000 m2

+ Nhà điều hành 100 m2

+ Nhà ở công nhân 150 m2

+ Nhà kho 1000 m2

+ Nhà bếp 100 m2

+ Nhà hội trường 200 m2

+ Hồ chứa nước 10 m2

+ Sân bóng chuyền 100 m2

+ Giao thông nội bộ trong khu sinh hoạt 340 m2

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

34

Page 39: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

VI.1.2. Giải pháp quy hoạch

M1

M2

M3

M5

M11

M12

M13M18

M22

M27

M28M29M31

M33

M37

M38

M39

M40

M41

M42

M7

DIEÄN TÍCH TROÀNG COÛ NUOÂI BOØ

DIEÄN TÍCH TROÀNG CAO SU

DIEÄN TÍCH TROÀNG KEO LAÙ TRAØM

RANH GIÔÙI KHU ÑAÁT

ÑÖÔØNG VAØO KHU TRANG TRAÏI

SUOÁI NHOÛ

Giaùp ñaát UBND xaõ Phong Phuù

Giaùp ñaát UBND xaõ Phong Phuù

Giaùp ñaát UBND xaõ Phong Phuù

Giaùp ñaát UBND xaõ Phong Phuù

Giaùp ñaát UBND xaõ Phong Phuù

Ñöôøng

vaøo t

rang t

raïi

Ñöôøng vaøo trang traïi

COÂNG TY COÅ PHAÀN TÖ VAÁNCOÂNG TY TNHH MOÄT THAØNH

Quaûn lyù kyõ thuaät

ÑAÀU TÖ THAÛO NGUYEÂN XANHVIEÂN ANH KHOÂI VIEÄT

Giaùm ñoác Toång giaùm ñoác

NGUYEÃN VAÊN MAI

DÖÏ AÙN : TROÀNG RÖØNG KEÁT HÔÏP CHAÊN NUOÂI

TRANG TRAÏI ANH KHOÂI VIEÄTChuû trì döï aùn

TSBV :

SOÁ : 01NGUYEÃN THÒ YEÁN THINH NGUYEÃN THÒ THANH THAÛO

MAËT BAÈNG QUY HOAÏCH

TROÀNG RÖØNG KEÁT HÔÏP CHAÊN NUOÂI

VI.1.3. Giải pháp kết cấu Các khối nhà trại, nhà kho, khu văn phòng làm việc được bố cục tạo nên quần thể

không gian kiến trúc hài hòa, đảm bảo vấn đề an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và thông thoáng tự nhiên cho công trình.

Chuồng trại được xây dựng tại vị trí cao ráo, thoáng mát, có đủ nguồn nước cho bò uống và vệ sinh chuồng trại.

Trại bò:+ Mặt bằng và nền chuồng trại:

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

35

Page 40: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Mặt bằng nền chuồng cao hơn vị trí bên ngoài khoảng 50 cm để nước mưa không tràn vào chuồng. Nền chuồng được lát bằng gạch, mặt chuồng phẳng, không trơn trượt. Trên nền chuồng có rơm rạ làm lót chuồng.

+ Tường chuồng: Trại bò có tường chuồng bao quanh để ngăn hắt mưa và ngăn bò. Tường được xây

bằng gạch và có thể dễ dàng tẩy rửa, tiêu độc khi cần thiết.+ Mái chuồng: Được dùng che mưa nắng và điều hòa khí hậu trong chuồng bò, mái được làm bằng

tôn rộng và cao nhằm đảm bảo thoáng mát.+ Máng ăn:Máng ăn được xây bằng gạch và láng xi măng để đảm bảo vệ sinh và dễ chùi rửa khi

cần thiết.+ Máng uống và hệ thống cấp nước:Dùng hệ thống nước tư động đề cung cấp đủ nước cho bò+ Róng ngăn và cửa ra vào:Chiều cao róng ngăn là 100 cm, chiều dài bằng 2/3 chỗ nằm.+ Hệ thống làm mát: Sử dụng hệ thống làm mát nhằm ngăn bức xạ mặt trời trực tiếp lên cơ thể bò, làm mát

trực tiếp thông qua hệ thống thông gió.+ Hệ thống chế biến thức ăn và kho chứa:Khu vực này dùng để chưa thức ăn và trộn thức ăn. Kho thoáng mát và tránh ánh

nắng, các hệ thống chứa thức ăn có nắp đậy kín.+ Hệ thống can thiệp thú y:Xây dựng chuồng cách ly và phòng thú y. Trong phòng thú y sẽ có đầy đủ các dụng

cụ thú y. Văn phòng

Văn phòng nhà ở được thiết kế đảm bảo sự sạch sẽ, vệ sinh và thoáng mát.

VI.1.4. Giải pháp kỹ thuật Hệ thống điện:

Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên.

Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn pha, ngoài việc bảo đảm an ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm. Công trình được bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng. Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Việc tính toán thiết kế hệ thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành.

Hệ thống cấp thoát nước:Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước:+ Nước sinh hoạt. + Nước cho hệ thống chữa cháy.+ Nước dùng cho trang trại bòViệc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công trình

công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

36

Page 41: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Hệ thống chống sétHệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn.Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 Ω và được tách riêng với hệ thống

tiếp đất an toàn của hệ thống điện.Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ.Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây dựng

và tiêu chuần xây dựng hiện hành. Hệ thống Phòng cháy chữa cháyCông trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm

bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại.

Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử dụng thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra.

Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

Hệ thống thông tin liên lạcToàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đối

ngoại. Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ, fax (nếu cần) được đấu nối đến từng phòng.

VI.1.5. Kết luận Với giải pháp bố trí mặt bằng, giải pháp mặt đứng, kết cấu bao che và các giải pháp

kỹ thuật như trên, phương án thiết kế thoả mãn được các yêu cầu sau:Mặt bằng bố trí hợp lý, các khu chức năng được phân khu rõ ràng, đảm bảo được an ninh công cộng. Hệ thống kỹ thuật an toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng trong tình hình hiện tại và tương lai.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

37

Page 42: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VII.1. Đánh giá tác động môi trườngVII.1.1. Giới thiệu chung

Xây dựng dự án “Trồng rừng kết hợp chăn nuôi” tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận trên tổng diện tích 342.6015 ha.

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng trang trại và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng trang trại khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trườngCác quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;

-Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;

- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên

và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;

VII.2. Các tác động môi trườngVII.2.1. Các loại chất thải phát sinh

Trong quá trình hoạt động, dự án chăn nuôi gia súc thải ra ngoài môi trường phân, nước tiểu và thức ăn thừa. Các chất này đóng vai trò rất lớn trong quá trình gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Bản thân các chất thải ra trong quá trình chăn nuôi này chứa nhiều nhân tố độc hại nhưng có thể quy ra 3 nhóm chính :

+ Các vi sinh vật có hại + Các chất độc hại + Các khí độc hại

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

38

Page 43: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Cả 3 nhóm yếu tố độc hại này có liên quan mật thiết với nhau và phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăn nuôi cũng như bệnh tật ở vật nuôi. Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chăn nuôi bao gồm chất thải rắn như lông, phân, rác, thức ăn thừa và chất thải lỏng như nước tiểu, nước rửa chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống, nước tắm rửa cho gia súc.

Trung bình một con bò thải 3.5 – 7 kg phân và 50 - 150 lít nước thải.Trong chất thải chăn nuôi có nhiều chất gây ô nhiễm môi trường. Các nhà khoa học

đã phân chia các chất ô nhiễm trong chất thải chăn nuôi thành các loại: các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, các chất hữu cơ bền vững, các chất vô cơ, các chất có mùi, các chất rắn, các loại mầm bệnh ... Các chất ô nhiễm này có thể tồn tại cả trong khí thải, nước thải, chất thải rắn.

VII.2.2. Khí thải Các chất có mùi

Các chất có mùi phát sinh từ phân và nước thải, gây ô nhiễm không khí. Không khí trong chuồng nuôi chứa khoảng 100 hợp chất khí (Haitung và Phillips,1994 ); H2 và CO2 từ những nơi chứa phân lỏng dưới đất có thể gây nên sự ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính cho vật nuôi. Mùi phân đặc biệt hôi thối khi tích luỹ phân để phân huỷ trong trạng thái yếm khí, khí độc hại toả ra môi trường xung quanh ở nồng độ cao có thể gây nôn mửa, ngạt thở, ngất xỉu hoặc chết người. Lượng NH3 và H2S vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây mùi hôi và kích thích vật nuôi, đặc biệt là lên đường hô hấp. Các chất gây mùi còn được đánh giá bởi hàm lượng chất rắn bay hơi và mỡ dư thừa trong chất thải. Các chất dư thừa ở dạng chưa phân huỷ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây thối rữa phát triển.

Các chất khí ô nhiễm CO2 là loại khí không màu, không mùi vị, nặng hơn không khí (1.98 g/l). Nó được

sinh ra trong quá trình thở và các quá trình phân huỷ của vi sinh vật. Nồng độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất, trạng thái chung của cơ thể cũng như khả năng sản xuất và sức chống đỡ bệnh tật do làm giảm lượng oxy tồn tại. Nồng độ CO2 sẽ tăng lên do kết quả phân giải phân động vật và do quá trình hô hấp bình thường của động vật trong một không gian kín. Vì vậy trong các chuồng nuôi có mật độ cao và thông khí kém, hàm lượng cacbonic tăng cao có thể vượt quá tiêu chuẩn và trở nên rất có hại đối với cơ thể vật nuôi.

H2S là loại khí độc tiềm tàng trong các chuồng chăn nuôi gia súc. Nó được sinh ra do vi sinh vật yếm khí phân huỷ protein và các vật chất hữu cơ co chứa Sunfua khác. Khí thải H2S sinh ra được giữ lại trong chất lỏng của nơi lưu giữ phân. Khí H2S có mùi rất khó chịu và gây độc thậm chí ở nồng độ thấp. Súc vật bị trúng độc H2S chủ yếu do bộ máy hô hấp hít vào, H2S tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt, hoá hợp với chất kiềm trong cơ thể sinh ra Na2S. Niêm mạc hấp thu Na2S vào máu, Na2S bị thuỷ phân giải phóng ra H2S sẽ kích thích hệ thống thần kinh, làm tê liệt trung khu hô hấp và vận mạch. Ở nồng độ cao H2S gây viêm phổi cấp tính kèm theo thuỷ thũng. Không khí chứa trên 1mg/l H2S sẽ làm cho con vật bị chết ở trạng thái đột ngột, liệt trung khu hô hấp và vận mạch (Đỗ Ngọc Hoè,1995) (Dẫn theo Bùi Thị Phương Hoà). Đã có vụ ngộ độc đối với công nhân chăn nuôi do hít phải H2S ở nồng độ cao trong các chuồng chăn nuôi. Người ta có thể xác định được mùi H 2S ở nồng độ rất thấp (0.025ppm) trong không khí chuồng nuôi.

NH3 là một chất khí không màu, có mùi khó chịu, ngưỡng giới hạn tiếp nhận mùi là 37mg/m3, tỉ trọng so với không khí là 0.59. Nó có mùi rất cay và có thể phát hiện ở nồng độ 5ppm. Nồng độ NH3 điển hình trong chuồng có môi trường được điều hoà và thông thoáng

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

39

Page 44: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

tốt là 20 ppm và đạt 50 ppm nếu để phân tích tụ trên nền cứng. Vào mùa đông tốc độ thông gió chậm hơn thì có thể vượt 50 ppm và có thể lên đến 100 – 200 ppm (Hội đồng hạt cốc Hoa Kỳ, 1996). Hàm lượng amoniac trong các cơ sở chăn nuôi phụ thuộc vào số lượng chất thải, chất hữu cơ tích tụ lại trong các lớp độn chuồng, tức là phụ thuộc vào mật độ nuôi gia súc, gia cầm, độ ẩm, nhiệt độ của không khí và của lớp độn chuồng, nguyên liệu và độ xốp của lớp độn chuồng. Thường thì khu vực bẩn chứa nhiều NH3 hơn khu vực sạch. Nồng độ của NH3 được phát hiện trong các trại chăn nuôi thường < 100 ppm.

CO là một chất khí có hại trong không khí chuồng nuôi. Trong không khí bình thường CO ở nồng độ là 0.02 ppm, trong các đường phố là 13 ppm và ở những nơi có mật độ giao thông cao có thể lên đến 40 ppm. Loại khí này gây độc cho vật nuôi và con người do cạnh tranh với Oxy (O2) kết nối với sắt trong hồng cầu. Ái lực liên kết này cao hơn 250 lần so với O2 do đó nó đã đẩy oxy ra khỏi vị trí của nó. Khí CO kết hợp với sắt của hồng cầu tạo thành khí carboxyhemoglobin làm cho O2 không dược đưa tới mô bào gây nên tình trạng thiếu oxy trong hô hấp tế bào. Nồng độ CO cao tới 250 ppm trong các khu chăn nuôi bò sinh sản có thể làm tăng số lượng bò con đẻ non, bò con đẻ ra bị chết nhưng xét nghiệm bệnh lý cho thấy không có liên quan tới các bệnh truyền nhiễm.

CH4 Chất khí này được thải ra theo phân do vi sinh vật phân giải nguồn dinh dưỡng gồm các chất xơ và bột đường trong quán trình tiêu hoá. Loại khí này không độc nhưng nhưng nó cũng góp phần làm ảnh hưởng tới vật nuôi do chiếm chỗ trong không khí làm giảm lượng oxy. Ở điều kiện khí quyển bình thường, nếu khí CH4 chiếm 87-90% thể tích không khí sẽ gây ra hiện tượng khó thở ở vật nuôi và có thể dẫn đến tình trạng hôn mê. Nhưng quan trọng hơn là nếu hàm hượng khí metan chỉ chiếm 10-15% thể tích không khí có thể gây nổ, đây là mối nguy hiểm chính của khí metan.

VII.2.3. Nước thải Nước thải phát sinh từ trang trại chăn nuôi do làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng

uống, nước tắm rửa cho gia súc hàng ngày, nước tiểu do gia súc bài tiết ra môi trường. Thành phần nước thải chăn nuôi biến động rất lớn phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi, phương pháp vệ sinh, kiểu chuồng trại và chất lượng nước vệ sinh chuồng trại....Trong nước thải, nước chiếm 75 – 95%, phần còn lại là các chất hữu cơ, vô cơ và mầm bệnh. Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Gồm các chất như: Cacbonhydrat, protein, chất béo.... Đây là chất gây ô nhiễm chủ yếu của nước thải khu dân cư, công nghiệp chế biến thực phẩm, lò mổ .Chất hữu cơ tiêu thụ ôxy rất mạnh, gây hiện tượng giảm ôxy trong nguồn tiếp nhận dẫn đến suy thoái và giảm chất lượng nguồn nước.

Các chất rắn tổng số trong nước Bao gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hoà tan, chất rắn bay hơi và chất rắn không bay

hơi do các chất keo protein, hydratcacbon, chất béo có trong nước thải hoặc được tạo ra khi gặp điều kiện như: pH, nhiệt độ, độ cứng thích hợp. Lượng chất rắn lơ lửng cao trong nước gây cản trở quá trính xử lý chất thải. Chất rắn lơ lửng trong nước thải chăn nuôi chủ yếu là cặn phân vật nuôi trong quá trình vệ sinh chuồng trại, trong phân có Nitrogen, phốt phát và nhiều vi sinh vật. Phần lớn N trong phân ở dạng Amonium (NH4

+) và hợp chất nitơ hữu cơ. Nếu không được xử lý thì một lượng lớn Amonium sẽ đi vào không khí ở dạng Amonia (NH3). Nitrat và vi sinh vật theo nước thải ra ngoài môi trường có thể nhiễm vào nguồn nước ngầm và làm đất bị ô nhiễm.

Các chất hữu cơ bền vững

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

40

Page 45: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Bao gồm các hợp chất Hydrocacbon, vòng thơm, hợp chất đa vòng, hợp chất có chứa Clo hữu cơ trong các loại hoá chẩt tiêu độc khử trùng như DDT, Lindan.....các chất hoá học này có khả năng tồn lưu trong tự nhiên lâu dài và tích lũy trong cơ thể các loại sinh vật. Các chất vô cơ. Bao gồm các chất như Amonia, ion PO4

3+ , K+, SO42- , Cl+. Kali trong phân là

chất lỏng tồn tại như một loại muối hoà tan, phần lớn là từ nước tiểu gia súc bài tiểt ra khoảng 90%. Kali trong thức ăn cũng được gia súc bài tiết ra ngoài. Ion SO4

2- được tạo ra do sự phân huỷ các hợp chất chứa lưu huỳnh trong điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí.

(CH3)2S + 2H2 → 2CH4 + H2 ( yếm khí) CH3SH + O2 +H2O → CH4 + H2SO4 (Mercaptan ) (CH3)2S + O2 +H2O → CH4 + H2SO4 (hiếu khí) Clorua là chất vô cơ có nhiều trong nước thải, nồng độ Clorua vượt quá mức 350mg/l

sẽ gây ô nhiễm đất, nước ngầm và nước bề mặt........Các yếu tố vi sinh vật Trong nước thải có chứa một tập đoàn khá rộng các vi sinh vật có lợi và có hại, trong

đó có nhiều loại trứng ký sinh trùng, vi trùng và virus gây bệnh như: E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Arizona.... Bình thường, các vi sinh vật này sống cộng sinh với nhau trong đường tiêu hoá nên có sự cần bằng sinh thái. Khi xuất hiện tình trạng bệnh lý thì sự cân bằng đó bị phá vỡ, chẳng hạn như gia súc bị ỉa chảy thì số lượng vi khuẩn gây bệnh sẽ nhiều hơn và lấn áp tập đoàn vi khuẩn có lợi.

Trong những trường hợp vật nuôi mắc các bệnh truyền nhiễm khác thì sự đào thải vi trùng gây bệnh trong chất thải trở nên nguy hiểm cho môi trường và cho các vật nuôi khác.

VII.2.4. Chất thải rắn Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi bao gồm phân, rác, chất độn chuồng, thức ăn dư

thừa, xác gia súc chết hàng ngày. Tỷ lệ các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật trong chất thải phụ thuộc vào khẩu phần ăn, giống, loài gia súc và cách dọn vệ sinh.

Trong chất thải rắn chứa : nước 56 - 83%, chất hữu cơ 1 - 26%, nitơ 0.32 – 1.6%, P 0.25 – 1.4%, K 0.15 – 0.95% và nhiều loại vi khuẩn, virus, trứng giun sán gây bệnh cho người và động vật. Các thành phần trong chất thải rắn có thể khác nhau và tỷ lệ các thành phần này cũng khác nhau tuỳ từng loại gia súc, gia cầm. Ngoài một số thành phần như ở trên thì trong chất thải rắn còn chứa một số vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật.

VII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trườngVII.3.1. Xử lý chất thải rắn

Nguyên tắc chung Chất thải rắn phát sinh trong quá trình chăn nuôi phải được thu gom gọn gàng sạch sẽ,

có nơi thu gom, chứa chất thải rắn, thùng chứa phải bằng vật liệu bền, có nắp đậy kín, không rò rỉ, thấm hút, chảy tràn. Thường xuyên dùng hoá chất, vôi bột để sát trùng nơi chứa chất thải rắn. Không tồn trữ chất thải rắn tại chuồng trại và nơi thu gom của cơ sở quá 24 giờ mà không có biện pháp xử lý thích hợp. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải đảm bảo kín, không rò rỉ, không rơi vãi, không thoát mùi hôi. Chất thải rắn sau khi xử lý phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Tốt nhất nên xây hầm Biogas để xử lý chất thải rắn và tận dụng được nguồn chất đốt cho sinh hoạt. Tuy nhiên, đối với chăn nuôi quy mô nhỏ (< 10 con lợn) thì phải xây dựng bể ủ phân xanh. Hàng ngày tiến hành thu gom phân rác để tập trung về hố ủ hoai mục trước khi sử dụng bón cho cây trồng. Nền chuồng nuôi và hố xử lý

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

41

Page 46: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

chất thải phải được xây và láng xi măng để dễ dàng cho quá trình cọ rửa vệ sinh và tránh được sự thẩm thấu chất lỏng ra ngoài môi trường, tạo được độ yếm khí của hố ủ, giúp phân chóng hoai mục.

Quy trình ủ phân xanhỦ phân xanh là quá trình xử lý phân và các chất thải rắn bằng cách trộn lẫn với vôi

bột + đất bột + phân lân + lá phân xanh (tốt nhất là cây cứt lợn, theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng khử mùi rất tốt) hoặc trấu, ủ hoai mục. Có 2 cách ủ phân xanh như sau:

- Ủ trên mặt đất bằng cách rải một lớp vôi bột phía trên mặt đất sau đó dải một lớp phân, chất độn lên. Cứ một lớp phân dày 20-30 cm lại rải một lớp vôi bột cho đến khi đống phân cao khoảng 1-1.2m thì đắp kín bên ngoài bằng một lớp bùn dày khoảng 5-7cm.

- Đào hố sâu 2-2.5m, chu vi hố tuỳ thuộc vào lượng chất thải cần xử lý. Rải một lớp vôi bột lên bề mặt của hố sau đó đưa chất thải xuống và làm tương tự như ủ trên mặt đất, khoảng cách từ lớp chất thải trên cùng tới mặt đất là 50cm.

Sau khi ủ tiến hành khử trùng tiêu độc khu vực xung quanh bằng vôi bột, hoặc các hoá chất sau: Formol 2-3%, Xút 2-3%, Chloramin, Prophyl, Virkon, Biocid,...

Trong quá trình ủ, định kỳ 3- 5 ngày cần phải lấy nước (tốt nhất là nước thải vệ sinh chuồng trại) tưới đều trên bể ủ để duy trì độ ẩm và cugn cấp thêm dinh dưỡng cho vi khuẩn kỵ khí phát triển. Thông thường, sau khoảng 1 tháng thì phân xanh hoai hết, lấy ra để bón cho cây trồng.

Hệ thống Biogas Biogas là một loại khí đốt sinh học được tạo ra khi phân hủy yếm khí phân thải ra của

gia súc. Các chất thải của gia súc được cho vào hầm kín (hay túi ủ), ở đó các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng thành các chất mùn và khí, khí này được thu lại qua một hệ thống đường dẫn tới lò để đốt, phục vụ sinh hoạt của gia đình. Các chất thải ra sau quá trình phân hủy trong hầm kín (hay túi ủ) gần như sạch và có thể thải ra môi trường, đặc biệt nước thải của hệ thống Biogas có thể dùng tưới cho cây trồng.

Kỹ thuật xử lý bằng bể Biogas có nhiều cách, phụ thuộc vào năng suất sử dụng như túi sinh khí Biogas bằng chất dẻo, hầm có nắp trôi nổi và hầm có nắp cố định. Tốt nhất nên chọn vị trí xây dựng hầm phân huỷ gần chuồng trại và hệ thống cấp thoát nước thuận tiện. Có thể xây dựng ngay trong chuồng trại để tiết kiệm đất.

VII.3.2. Xử lý nước thải Nguyên tắc chung Phải đảm bảo hệ thống thoát nước vệ sinh chuồng trại luôn khai thông, không để tù

đọng phát sinh mùi hôi, ruồi muỗi. Nước thải phải được xử lý bằng hầm tự hoại, hầm biogas, ao lắng lọc và các phương pháp khác đảm bảo không phát sinh mùi hôi hoặc chảy tràn ra môi trường xung quanh. Nước thải sau khi xử lý phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đối với các cơ sở chăn nuôi nhỏ, hộ gia đình không có hệ thống xử lý nước thải thì toàn bộ nước thải trong quá trình chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại,... phải được xử lý bằng các hoá chất sát trùng trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung. Ngoài ra có thể xây dựng hệ thống bể lắng lọc có trồng cây thuỷ sinh để xử lý. Đối với các cơ sở chăn nuôi lớn, nước thải trong quá trình chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại,... phải được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài, để đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Thông thường, nước thải vệ sinh chuồng trại được xử lý cùng với các chất thải rắn trong hầm

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

42

Page 47: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Biogas, tuy nhiên phần nước thải sau Biogas thải ra vẫn làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

VII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi Thường xuyên vệ sinh chuồng trại để giảm thiểu mùi hôi phát sinh trong quá trình

chăn nuôi. Khí thải trong quá trình nuôi nhốt, tồn trữ chất thải phải được xử lý bằng các biện pháp thích hợp để không phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

VII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác Xử lý tiếng ồn: Các khu vực tập trung đông dân cư, chuồng trại phải có tường bao

quanh, xây dựng cao tối thiểu là 2m. Tiếng ồn phải xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định TCVN 5949-1998.

- Sát trùng, vệ sinh chuồng trại: định kì phun dipterex để trừ ruồi, muỗi, kí sinh trùng; định kì tẩy uế chuồng trại và môi trường chung quanh.

- Trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng….

- Tiêu độc khử trùng đối với phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm - Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động khi sử dụng hóa chất (phun thuốc sát trùng, thuốc tẩy uế,…)

VII.4. Kết luậnMọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều có những tác động không tốt đến môi

trường. Tuy nhiên, với diện tích rộng lớn, sức tải môi trường ở đây sẽ rất cao, vì thế quá trình chăn nuôi bò theo công nghệ mới hiện đại sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đồng thời hoạt động trồng rừng sẽ là một thành phần góp phần thông thoáng và bảo vệ môi trường khu vực xây dựng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

43

Page 48: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

VIII.1. Nội dung tổng mức đầu tưMục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án

“Trồng rừng kết hợp chăn nuôi”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí trồng rừng và bón phân trong năm đầu; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi phí khác; Chi phí đầu tư bò giống; Dự phòng phí (bao gồm trả lãi vay trong thời gian xây dựng).

Chi phí xây dựng và lắp đặtNhằm mục đích trồng rừng kết hợp trang trại chăn nuôi khép kín, dự án xây dựng các

công trình phụ trợ cho việc trồng rừng và xây dựng thêm trang trại bò hiện đại theo tiêu chuẩn công nghệ mới, đáp ứng được những yêu cầu chung thiết kế và phối hợp các bộ phận thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Chi phí xây dựng bao gồm : Chi phí san lấp mặt bằng và nhổ gốc cây, chi phí xây dựng hàng rào ( phí xây dựng, cọc bê tông, lưới B40, cổng chính, cổng phụ…); Chi phí nâng cấp nhà máy xây xát lúa; Chi phí xây dựng chuồng trại nuôi bò (các ô chuồng nhốt bò, kho chứa thức ăn, lối đi cấp phát thức ăn , sân vận động thả bò, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý phân, giao thông trang trại) và khu vực quản lý kinh doanh ( văn phòng làm việc, nhà bảo vệ, nhà công nhân, nhà để xe, tiểu công viên cây cảnh cho công nhân).

Bảng các hạng mục xây dựng lắp đặtĐVT: 1000VNĐ

STT Hạng mục Số lượng Đơn vị Đơn giá Thành tiền trước thuế

I Chi phí xây dựng + lắp đặtI.2 Chi phí xây dựng chung 13,573,7451 Đường chính (5080 x 10) 50,800 m2 5,454,5452 Cổng (cổng chính, cổng phụ) 2 cái 50,000 50,0004 Khu vực quản lý kinh doanh 5,844 m2

+ Văn phòng làm việc 460 m2 3,300 1,518,000+ Nhà bảo vệ 16 m2 3,000 48,000+ Nhà công nhân 750 m2 3,300 2,475,000+ Nhà ăn 614 m2 3,300 2,026,200+ Nơi đậu xe 4,004 m2 500 2,002,000

I.2 Xây dựng trồng rừng 155,000+ Đường băng cản lửa 1 đường 155,000 155,000

I.3 Xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò

42.6015 ha 25,976,320

+ Đồng cỏ 30 ha 10,000 300,000+ Kho chứa thức ăn 990 m2 1,000 990,000+ Khu vực nhập xuất 8,000 m2 1,000 5,000,000

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

44

Page 49: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

+ Chuồng nhốt bò 10,620 m2 1,000 10,620,000+ Sân vận động thả bò 30,000 m2 5,000,000+ Đường nội bộ 3,026 m2 500 1,513,000+ Hệ thống xử lý nước thải 107 m2 500 53,320+ Hệ thống xử lý phân 5,000 m2 500 2,500,000TỔNG 39,705,065

Chi phí máy móc thiết bịChi phí mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất bao gồm: Chi phí nâng cấp nhà máy

xây xát lúa ; chi phí máy móc thiết bị phục vụ cho việc chăn nuôi bò ( máy kéo, máy phát điện, Trạm biến thế, máy cắt cỏ, máy băm cỏ, máy cày, máy trộn thức ăn, máy bơm, hệ thống PCCC và giếng khoan…)

Bảng các máy móc thiết bị đầu tư ĐVT : 1000VNĐ

STT Hạng mục SL ĐVT Đơn giá Giá trị trước thuế

VAT Giá trị sau thuế

II Chi phí trang thiết bị máy móc

2,041,602 204,160 2,245,762

II.1 Chi phí trồng rừng 247,602 24,760 272,362Máy móc thiết bị phòng chống cháy rừng+ Máy bơm 4 cái 3,200 11,636 1,164 12,800+ Máy cắt thực bì 4 cái 9,620 34,982 3,498 38,480+ Máy cắt cành cao (HUSQVARNA 327P5X, công suất 0.9 KW)

4 cái 14,200 51,636 5,164 56,800

+ Máy cưa động cơ xăng (HITACHI CS33EB)

4 cái 5,900 21,455 2,145 23,600

+ Máy định vị GPS 1 cái 9,320 8,473 847 9,320+ Bình phun nước chữa cháy và hóa chất đeo vai

4 bộ 4,500 16,364 1,636 18,000

Dụng cụ PCCC rừng

+ Bồn nước di động 15 bình 2,800 38,182 3,818 42,000+ Vòi chữa cháy 20 cuộn 430 7,818 782 8,600+ Bình chữa cháy đeo vai 15 bình 870 11,864 1,186 13,050+ Kẻng, chuông báo động 15 cái 76 1,036 104 1,140+ Dao phát rừng 25 cái 80 1,818 182 2,000+ Bảng tuyên truyền nội quy cấm lửa

30 bảng 120 3,273 327 3,600

+ Địa bàn cầm tay 15 cái 70 955 95 1,050Trang bị PCCC rừng

+ Trang phục PCCCR 10 bộ 520 4,727 473 5,200+ Ống nhòm chuyên dụng 5 cái 3,880 17,636 1,764 19,400+ Nhà bạt di động 2m x 2m 4 nhà 3,400 12,364 1,236 13,600

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

45

Page 50: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

+ Đèn pin chuyên dụng 14 cái 63 802 80 882+ Xẻng gấp 15 cái 88 1,200 120 1,320+ Loa chỉ huy 4 cái 380 1,382 138 1,520

II.2 Chi phí máy móc chăn nuôi bò

1,794,000 179,400 1,973,400

+ Máy kéo 2 cái 350,000 700,000 70,000 770,000+ Máy phát điện 1 cái 250,000 250,000 25,000 275,000+ Trạm biến thế 1 cái 185,000 185,000 18,500 203,500+ Máy cắt cỏ 1 cái 98,000 98,000 9,800 107,800+ Máy băm cỏ 1 cái 72,000 72,000 7,200 79,200+ Máy cày John Deer 6000 1 Máy 145,000 145,000 14,500 159,500+ Máy trộn rãi thức ăn TMR 2 Máy 50,000 100,000 10,000 110,000+ Máy bơm 20 cái 2,200 44,000 4,400 48,400+ Hệ thống PCCC 1 HT 50,000 50,000 5,000 55,000+ Giếng khoan 1 giếng 150,000 150,000 15,000 165,000

Chi phí trồng rừng và mua giốngChi phí này bao gồm chi phí trồng cao su, chi phí trồng keo là tràm và chi phí mua

con giống.ĐVT: 1,000 đồng

STT Hạng mục SL ĐVT Đơn giá Giá trị trước thuế

VAT Giá trị sau thuế

III Chi phí đầu tư giống 16,500,000 1,650,000 18,150,000+ Bò giống 500 con 33,000 16,500,000 1,650,000 18,150,000

IV Chi phí trồng rừng 100 ha 12,758,354 1,275,835 14,034,189+ Chi phí cày xới đất 300 ha - - - -

1 Trồng cây cao su 5,015,754 501,575 5,517,329

+ Chi phí mua cây giống 171,300 cây 16 2,740,800 274,080 3,014,880+ Chi phí đào hố + công trồng cây

171,300 hố 7 1,199,100 119,910 1,319,010

+ Bón phân chuồng: 10 kg/hố

1,713,000 kg -

+ Supe lân: 0.2 kg/hố 34,260 kg 2.90 99,354 9,935 109,289+ Cày xới, tủ gốc 171,300 cây 5 856,500 85,650 942,150+ Phun thuốc diệt cỏ 1,200 lít 100 120,000 12,000 132,000

2 Chi phí trồng keo lá tràm 200 ha 7,742,600 774,260 8,516,860

+ Chi phí mua cây giống 365,200 cây 0.5 182,600 18,260 200,860+ Chi phí đào hố + bón phân

200 ha 30,000 6,000,000 600,000 6,600,000

+ Chi phí chăm sóc các năm đầu

200 ha 39,000 1,560,000 156,000 1,716,000

VIII.2. Bảng tổng mức đầu tư

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

46

Page 51: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Theo thông tư 69/2011/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Chi phí quản lý dự ánChi phí quản lý dự án là nguồn kinh phí cần thiết cho chủ đầu tư để quản lý việc thực

hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đến thực hiện, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng. Định mức chi phí quản lý dự án được xác định theo bảng số 1 của Quyết định 957/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 29 tháng 9 năm 2009. Tỷ lệ chi phí quản lý dự án là 2,125% của chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.

Chi phí quản lý dự án = (Gxl+Gtb) x 2.125% = 1,079,515,000 VNĐ (III)GXL: Chi phí xây lắpGTB: Chi phí thiết bị, máy móc

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựngChi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Khảo sát hiện trường, thiết kế kỹ thuật, lập

dự toán, thẩm tra hiện trường dự án, thẩm tra thiết kế, dự toán, lập hồ sơ thầu, giám sát thi công, đo đạc nghiệm thu hoàn công.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng = (Gxl+Gtb)x 7.875% = 4,000,555,000 VNĐ

Chi phí khácChi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết

bị; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:Chi phí bảo hiểm công trình;Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Chi phí bảo hiểm xây dựng = Gxl x 1.500% = 504,903,000 VNĐ Chi phí kiểm toán= (Gxl +Gtb) x 0.268% = 141,988,000 VNĐ Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư = (Gxl+Gtb) x 0.174% = 92,212,000 VNĐ Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường = 55,000,000 VNĐ Chi phí khác =1,051,211,000 VNĐ (V)

Chi phí trồng rừng và bò giống+ Chi phí bò giống : Chủ đầu tư đầu tư ban đầu 500 con bò Vàng cao sản làm giống với

đơn giá là 33 triệu đồng/con. Tổng chi phí mua bò giống là 18,150,000,000 đồng.+ Chi phí trồng keo lá tràm và trồng rừng là 14,034,189,000 đồng

Dự phòng phíDự phòng phí bằng 10% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí

tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư bò giống và chi phí khác phù hợp với Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”.

Chi phí dự phòng Gdp = (GXl+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk+Gg)*10%= 8,674,368,000 VNĐ

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

47

Page 52: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Lãi vay trong thời gian xây dựngNgoài ra còn có chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng năm 2014 và năm 2015 là

12,628,077,000 đồng.

STT HẠNG MỤCGT

TRƯỚC THUẾ

VATGT

SAU THUẾ

I Chi phí xây dựng 30,600,153 3,060,015 33,660,168II Chi phí máy móc thiết bị 5,884,909 588,491 6,473,400III Chi phí quản lý dự án 735,192 73,519 808,711IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1,222,341 122,234 1,344,5751 Chi phí lập dự án 177,026 17,703 194,7282 Chi phí lập TKBVTC 161,923 16,192 178,1163 Chi phí thẩm tra TKBVTC 47,874 4,787 52,6614 Chi phí thẩm tra dự toán 70,686 7,069 77,7555 Chi phí lập HSMT xây lắp 62,761 6,276 69,0376 Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị 11,746 1,175 12,9217 Chi phí giám sát thi công xây lắp 642,083 64,208 706,2918 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 30,587 3,059 33,6459 Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị 17,655 1,765 19,420V Chi phí khác 679,570 67,957 747,5272 Chi phí bảo hiểm xây dựng 459,002 45,900 504,9033 Chi phí kiểm toán 103,982 10,398 114,3814 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán 66,585 6,659 73,2445 Báo cáo đánh giá tác động môi trường 50,000 5,000 55,000V Chi phí đầu tư bò giống 8,550,000 855,000 9,405,000

VIChi phí trồng cây cao su và bón phân năm đầu tiên

2,040,000 204,000 2,244,000

VII CHI PHÍ DỰ PHÒNG=ΣGcp*10% 2,383,608 238,361 2,621,969

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 50,055,773 5,005,577 57,305,350

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

48

Page 53: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN

IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự ánIX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư

ĐVT: 1,000 VNĐSTT Khoản mục chi phí Thành tiền sau

thuế

1 Chi phí xây dựng 46,182,4512 Chi phí thiết bị 2,245,7623 Chi phí quản lý dự án 1,079,5154 Chi phí tư vấn 4,000,5555 Chi phí khác 1,051,2116 Chi phí con giống 18,150,0007 Chi phí trồng cao su và keo lá tràm 14,034,189

8 Dự phòng phí 8,674,368Cộng 95,418,050

9 Lãi vay trong thời gian xây dựng 12,628,077

Tổng mức đầu tư 108,046,127

IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn

ĐVT: 1,000 VNĐSTT Hạng mục Quý

I/2014Quý

II/2014Quý

III/2014Quý

IV/2014Tổng cộng

1 Chi phí xây dựng 18,472,980 13,854,735 13,854,735 46,182,4512 Chi phí máy móc

thiết bị1,122,881 1,122,881 2,245,762

3 Chi phí quản lý dự án 269,879 269,879 269,879 269,879 1,079,5154 Chi phí tư vấn 2,000,277 2,000,277 4,000,5555 Chi phí khác 735,847 315,363 1,051,2116 Chi phí con giống 18,150,000 18,150,0007 Chi phí trồng cao su 9,823,933 4,210,257 14,034,1898 Dự phòng: 2,147,898 2,626,419 1,945,775 1,954,276 8,674,3689 Lãi vay trong thời

gian xây dựng12,628,077 12,628,077

Cộng 36,254,959 28,890,606 21,403,527 21,497,036 108,046,127

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

49

Page 54: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án ĐVT: 1,000 VNĐ

STT Hạng mục Quý I/2014

Quý II/2014

Quý III/2014

Quý IV/2014

Tổng Tỷ lệ (%)

1 Vốn chủ sở hữu (20%) 3,000,000 5,000,000 5,000,000 7,000,000 20,000,000 19%2 Vốn huy động từ tổ chức

khác (10%)13,254,959 3,890,606 403,527 497,036 18,046,127 17%

3 Vốn vay (70%) 20,000,000 20,000,000 16,000,000 14,000,000 70,000,000 65%Cộng 36,254,959 28,890,606 21,403,527 21,497,036 108,046,127 100%

Với tổng mức đầu tư 108,046,127,000 đồng (Một trăm lẻ tám tỷ, không trăm bốn mươi sáu triệu, một trăm hai mươi bảy ngày đồng).Trong đó: Chủ đầu tư và nguồn vốn huy động khác là 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 38,046,127,000 đồng (Ba mươi tám tỷ, không trăm bốn mươi sáu triệu, một trăm hai mươi bảy ngàn đồng). Ngoài ra công ty dự định vay 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 70,000,000,000 đồng (Bảy mươi tỷ đồng). Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 12 năm với lãi suất dự kiến theo mức lãi suất ưu đãi là 11.4%/năm. Thời gian ân hạn trả vốn gốc là 5 năm (bắt đầu trả từ năm có doanh thu từ rừng và cao su) từ quý I/2019.

Phương thức vay vốn: nợ gốc được ân hạn trong thời gian xây dựng và chưa có doanh thu, chỉ trả lãi vay theo dư nợ đầu kỳ và vốn vay trong kỳ. Bắt đầu trả nợ từ khi dự án có doanh thu từ rừng cao su và keo lá tràm năm 2019. Trả nợ gốc đều hàng năm và lãi vay tính theo dư nợ đầu kỳ.

Số vốn vay này kỳ vọng sẽ được giải ngân vào năm 2014, với tổng số tiền là 70,000,000,000 đồng (Bảy mươi tỷ đồng). Trong thời gian xây dựng cuối mỗi quý sẽ trả toàn bộ lãi vay chứ chưa trả vốn gốc vì chưa có nguồn doanh thu, với tổng lãi vay trong thời gian xây dựng là 12,628,077,000 đồng (Mười hai tỷ, sáu trăm hai mươi tám triệu, không trăm bảy mươi bảy ngàn đồng). Lãi vay trong thời gian xây dựng được chi trả bằng số tiền vay từ dự án.

Qua hoạch định nguồn doanh thu, chi phí và lãi vay theo kế hoạch trả nợ cho thấy dự án hoạt động hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn rất cao, mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư và các đối tác hợp tác cho vay.

IX.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vayPhương án hoàn trả vốn vay được đề xuất trong dự án này là phương án trả lãi và nợ

gốc định kỳ hằng năm từ khi bắt đầu hoạt động dự án. Phương án hoàn trả vốn vay được thể hiện cụ thể tại bảng sau:

ĐVT: 1,000 VNĐTỷ lệ vốn vay 65% Số tiền vay 70,000,000 Thời hạn vay 144 nămÂn hạn 60 nămLãi vay 11.4% /nămThời hạn trả nợ 84 năm

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

50

Page 55: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Hằng năm chủ đầu tư phải trả vốn gốc cho số tiền đi vay là 70,000,000,000 đồng (Bảy mươi triệu đồng chẵn) và số tiền này trả trong 12 năm gồm ân hạn trả vốn gốc 6 năm bắt đầu trả từ năm thứ 7 khi có doanh thu trồng rừng cao su và keo lá tràm. Còn số lãi vay chủ đầu tư sẽ trả kèm với lãi gốc dựa vào dư nợ đầu kỳ của mỗi tháng. Theo dự kiến thì đến cuối năm 2025 chủ đầu tư sẽ hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Kế hoạch trả nợ theo các năm được thể hiện cụ thể qua bảng kế hoạch trả nợ sau:

ĐVT: 1,000 VNĐNgày Dư nợ đầu kỳ Vay nợ trong

kỳTrả nợ

trong kỳTrả nợ gốc Trả lãi vay Dư nợ cuối

kỳ

1/1/2014 - 20,000,000 - - 20,000,0002/1/2014 20,000,000 - 174,904 174,904 20,000,0003/1/2014 20,000,000 - 193,644 193,644 20,000,0004/1/2014 20,000,000 20,000,000 187,397 187,397 40,000,0005/1/2014 40,000,000 - 387,288 387,288 40,000,0006/1/2014 40,000,000 - 374,795 374,795 40,000,0007/1/2014 40,000,000 16,000,000 387,288 - 387,288 56,000,0008/1/2014 56,000,000 542,203 - 542,203 56,000,0009/1/2014 56,000,000 524,712 - 524,712 56,000,000

10/1/2014 56,000,000 14,000,000 542,203 - 542,203 70,000,00011/1/2014 70,000,000 655,890 - 655,890 70,000,00012/1/2014 70,000,000 677,753 - 677,753 70,000,0001/1/2015 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0002/1/2015 70,000,000 612,164 612,164 70,000,0003/1/2015 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0004/1/2015 70,000,000 655,890 655,890 70,000,0005/1/2015 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0006/1/2015 70,000,000 655,890 655,890 70,000,0007/1/2015 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0008/1/2015 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0009/1/2015 70,000,000 655,890 655,890 70,000,000

10/1/2015 70,000,000 677,753 677,753 70,000,00011/1/2015 70,000,000 655,890 655,890 70,000,00012/1/2015 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0001/1/2016 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0002/1/2016 70,000,000 634,027 634,027 70,000,0003/1/2016 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0004/1/2016 70,000,000 655,890 655,890 70,000,0005/1/2016 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0006/1/2016 70,000,000 655,890 655,890 70,000,0007/1/2016 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0008/1/2016 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0009/1/2016 70,000,000 655,890 655,890 70,000,000

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

51

Page 56: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

10/1/2016 70,000,000 677,753 677,753 70,000,00011/1/2016 70,000,000 655,890 655,890 70,000,00012/1/2016 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0001/1/2017 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0002/1/2017 70,000,000 612,164 612,164 70,000,0003/1/2017 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0004/1/2017 70,000,000 655,890 655,890 70,000,0005/1/2017 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0006/1/2017 70,000,000 655,890 655,890 70,000,0007/1/2017 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0008/1/2017 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0009/1/2017 70,000,000 655,890 655,890 70,000,000

10/1/2017 70,000,000 677,753 677,753 70,000,00011/1/2017 70,000,000 655,890 655,890 70,000,00012/1/2017 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0001/1/2018 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0002/1/2018 70,000,000 612,164 612,164 70,000,0003/1/2018 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0004/1/2018 70,000,000 655,890 655,890 70,000,0005/1/2018 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0006/1/2018 70,000,000 655,890 655,890 70,000,0007/1/2018 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0008/1/2018 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0009/1/2018 70,000,000 655,890 655,890 70,000,000

10/1/2018 70,000,000 677,753 677,753 70,000,00011/1/2018 70,000,000 655,890 655,890 70,000,00012/1/2018 70,000,000 677,753 677,753 70,000,0001/1/2019 70,000,000 1,511,087 833,333 677,753 69,166,6672/1/2019 69,166,667 1,438,210 833,333 604,877 68,333,3333/1/2019 68,333,333 1,494,950 833,333 661,616 67,500,0004/1/2019 67,500,000 1,465,799 833,333 632,466 66,666,6675/1/2019 66,666,667 1,478,813 833,333 645,479 65,833,3336/1/2019 65,833,333 1,450,183 833,333 616,849 65,000,0007/1/2019 65,000,000 1,462,676 833,333 629,342 64,166,6678/1/2019 64,166,667 1,454,607 833,333 621,274 63,333,3339/1/2019 63,333,333 1,426,758 833,333 593,425 62,500,000

10/1/2019 62,500,000 1,438,470 833,333 605,137 61,666,66711/1/2019 61,666,667 1,411,142 833,333 577,808 60,833,33312/1/2019 60,833,333 1,422,333 833,333 589,000 60,000,0001/1/2020 60,000,000 1,414,265 833,333 580,932 59,166,6672/1/2020 59,166,667 1,369,237 833,333 535,904 58,333,3333/1/2020 58,333,333 1,398,128 833,333 564,795 57,500,0004/1/2020 57,500,000 1,372,100 833,333 538,767 56,666,667

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

52

Page 57: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

5/1/2020 56,666,667 1,381,991 833,333 548,658 55,833,3336/1/2020 55,833,333 1,356,484 833,333 523,151 55,000,0007/1/2020 55,000,000 1,365,854 833,333 532,521 54,166,6678/1/2020 54,166,667 1,357,785 833,333 524,452 53,333,3339/1/2020 53,333,333 1,333,059 833,333 499,726 52,500,000

10/1/2020 52,500,000 1,341,648 833,333 508,315 51,666,66711/1/2020 51,666,667 1,317,443 833,333 484,110 50,833,33312/1/2020 50,833,333 1,325,511 833,333 492,178 50,000,0001/1/2021 50,000,000 1,317,443 833,333 484,110 49,166,6672/1/2021 49,166,667 1,263,306 833,333 429,973 48,333,3333/1/2021 48,333,333 1,301,306 833,333 467,973 47,500,0004/1/2021 47,500,000 1,278,402 833,333 445,068 46,666,6675/1/2021 46,666,667 1,285,169 833,333 451,836 45,833,3336/1/2021 45,833,333 1,262,785 833,333 429,452 45,000,0007/1/2021 45,000,000 1,269,032 833,333 435,699 44,166,6678/1/2021 44,166,667 1,260,963 833,333 427,630 43,333,3339/1/2021 43,333,333 1,239,361 833,333 406,027 42,500,000

10/1/2021 42,500,000 1,244,826 833,333 411,493 41,666,66711/1/2021 41,666,667 1,223,744 833,333 390,411 40,833,33312/1/2021 40,833,333 1,228,689 833,333 395,356 40,000,0001/1/2022 40,000,000 1,220,621 833,333 387,288 39,166,6672/1/2022 39,166,667 1,175,854 833,333 342,521 38,333,3333/1/2022 38,333,333 1,204,484 833,333 371,151 37,500,0004/1/2022 37,500,000 1,184,703 833,333 351,370 36,666,6675/1/2022 36,666,667 1,188,347 833,333 355,014 35,833,3336/1/2022 35,833,333 1,169,087 833,333 335,753 35,000,0007/1/2022 35,000,000 1,172,210 833,333 338,877 34,166,6678/1/2022 34,166,667 1,164,142 833,333 330,808 33,333,3339/1/2022 33,333,333 1,145,662 833,333 312,329 32,500,000

10/1/2022 32,500,000 1,148,005 833,333 314,671 31,666,66711/1/2022 31,666,667 1,130,046 833,333 296,712 30,833,33312/1/2022 30,833,333 1,131,868 833,333 298,534 30,000,0001/1/2023 30,000,000 1,123,799 833,333 290,466 29,166,6672/1/2023 29,166,667 1,088,402 833,333 255,068 28,333,3333/1/2023 28,333,333 1,107,662 833,333 274,329 27,500,0004/1/2023 27,500,000 1,091,005 833,333 257,671 26,666,6675/1/2023 26,666,667 1,091,525 833,333 258,192 25,833,3336/1/2023 25,833,333 1,075,388 833,333 242,055 25,000,0007/1/2023 25,000,000 1,075,388 833,333 242,055 24,166,6678/1/2023 24,166,667 1,067,320 833,333 233,986 23,333,3339/1/2023 23,333,333 1,051,963 833,333 218,630 22,500,000

10/1/2023 22,500,000 1,051,183 833,333 217,849 21,666,66711/1/2023 21,666,667 1,036,347 833,333 203,014 20,833,333

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

53

Page 58: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

12/1/2023 20,833,333 1,035,046 833,333 201,712 20,000,0001/1/2024 20,000,000 1,026,977 833,333 193,644 19,166,6672/1/2024 19,166,667 1,006,936 833,333 173,603 18,333,3333/1/2024 18,333,333 1,010,840 833,333 177,507 17,500,0004/1/2024 17,500,000 997,306 833,333 163,973 16,666,6675/1/2024 16,666,667 994,703 833,333 161,370 15,833,3336/1/2024 15,833,333 981,689 833,333 148,356 15,000,0007/1/2024 15,000,000 978,566 833,333 145,233 14,166,6678/1/2024 14,166,667 970,498 833,333 137,164 13,333,3339/1/2024 13,333,333 958,265 833,333 124,932 12,500,000

10/1/2024 12,500,000 954,361 833,333 121,027 11,666,66711/1/2024 11,666,667 942,648 833,333 109,315 10,833,33312/1/2024 10,833,333 938,224 833,333 104,890 10,000,0001/1/2025 10,000,000 930,155 833,333 96,822 9,166,6672/1/2025 9,166,667 913,498 833,333 80,164 8,333,3333/1/2025 8,333,333 914,018 833,333 80,685 7,500,0004/1/2025 7,500,000 903,607 833,333 70,274 6,666,6675/1/2025 6,666,667 897,881 833,333 64,548 5,833,3336/1/2025 5,833,333 887,991 833,333 54,658 5,000,0007/1/2025 5,000,000 881,744 833,333 48,411 4,166,6678/1/2025 4,166,667 873,676 833,333 40,342 3,333,3339/1/2025 3,333,333 864,566 833,333 31,233 2,500,000

10/1/2025 2,500,000 857,539 833,333 24,205 1,666,66711/1/2025 1,666,667 848,950 833,333 15,616 833,33312/1/2025 833,333 841,402 833,333 8,068 (0)

CỘNG 134,859,597 70,000,000 64,859,597 6,823,000,000

IX.2. Tính toán chi phí của dự ánIX.2.1. Chi phí nhân công

Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án gồm 2 nhân viên hành chính, 2 bảo vệ, 200 nhân công làm toàn thời gian và 200 nhân công làm bán thời gian chủ yếu là lao động nữ, trong đó :

Kế toán: 1 người.Chịu trách nhiệm về thu – chi theo đúng kế hoạch và phương án kinh doanh và chịu

trách nhiệm về tính toán tiền lương cho nhân viên Quản lý chung: 1 người.

Phụ trách và chịu trách nhiệm trông coi, điều phối mọi hoạt động của trang trại, máy xây xát lúa và vườn cao su.

Lao động phổ thông: 400 ngườiChi phí nhân công hằng năm bao gồm lương của cán bộ công nhân viên, phụ cấp và

các khoản chi phí BHXH,BHYT, trợ cấp khác.,…mỗi năm chi phí này ước tính trung bình khoảng 13,486,200,000 đồng, lương nhân viên tăng khoảng 8%/năm. Chi lương cụ thể như bảng sau:

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

54

Page 59: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

ĐVT: 1,000 VNĐTT Chức danh Số

lượngLương cơ bản

Phụ cấp

Tổng lương tháng

Chi phí BHXH, BHYT (tháng)

Tổng lương năm

Chi phí BHXH, BHYT (năm)

1 Kế toán 1 3,500 500 4,000 700 52,000 10,4002 Quản lý chung 1 5,000 500 5,500 1,000 71,500 14,3003 Bảo vệ 2 2,000 500 5,000 800 65,000 13,0004 Công nhân làm việc trực tiếp 400 0

+ Công nhân toàn thời gian 200 2,500 500 600,000 100,000 7,800,000 1,560,000+ Công nhân bán thời gian 200 1,500 0 300,000 3,900,000 0Tổng chi lương 404 914,500 102,500 11,888,500 1,597,700

IX.2.2. Chi phí hoạt động Số lượng đàn bò mỗi năm

STT HẠNG MỤC 2015 2016 2017 20181 2 3 4

1 Tổng số lượng bò giống đầu năm (con) 500 691 883 1,147Số lượng đàn bò giống mang thai 500 500 691 883

2 Số lượng bê con mới sinh 425 425 588 750Số lượng bê con sống sót (90%) 383 383 529 675+ Số lượng bê cái 191 191 264 338+ Số lượng bê đực 191 191 264 338Số lượng bê con hao hụt (10%) 43 43 59 75

3 Tổng Số lượng bò trưởng thành (sau 1 năm) - 383 383 529+ Số lượng bò trưởng thành giữ lại (10%) - 191 191 264

4 Số lượng bò vỗ béo bán trong năm 191 264 338+ Số lượng bò đực trưởng thành vỗ béo chờ xuất 191 191 264 338Số lượng bò thanh lý từ bò loại thải (10%) - - -Số lượng bò bán giốngSố lượng bò trong trang trại cuối năm 883 883 1,147 1,484

Ngoài ra, để tận dùng chuồng trại và nguồn thức ăn, trong 5 năm đầu khi số lượng đàn bò chưa phát triển thì chủ đầu ra sẽ tận dụng thu mua bò loại thải từ các trang trại về vỗ béo bán thịt để làm tăng thêm doanh thu cho dự án. Số lượng thu mua mỗi năm như sau:

HẠNG MỤC 2015 2016 2017 2018 2019Số lượng bò nhập 2,500 2,500 2,500 2,500 2,500

Chi phí hoạt động bao gồm chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bảo hiểm phúc lợi cho nhân viên, chi phí chăn nuôi bò, chi phí trồng keo lá tràm và cao su.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

55

Page 60: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Chi phí thức ăn cho bò:Chi phí thức ăn cho bò bao gồm các loại cám tổng hợp, cỏ và thuốc. Lượng thức ăn

được thể hiện cụ thể qua bảng chi phí thức ăn như sau:

ĐVT: 1000VNĐSTT

Hạng mục 2015 2016 2017 2018 2019

1 Chi phí thức ăn bò giống 500 500 691 883 1,147Đơn giá thức ăn/ngày/con 10 10 10 11 11

1.1 Cám 8.0 8.2 8.3 8.5 8.7Số lượng (kg) 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0Đơn giá (8,000đ/kg) 8.0 8.2 8.3 8.5 8.7

1.2 + Cỏ/1 ngày/ 1 conSố lượng (kg) 10.00 10.0 10.0 10.0 10.0

1.3 + Thuốc/ 1 ngày/ 1 con 2.0 2.04 2.08 2.12 2.16Tổng 1,825,000 1,861,500 2,624,994 3,418,284 4,531,274

2 Chi phí thức ăn cho bò vỗ béoChi phí thức ăn/ngày/con 27 27 28 29 30

2.1 Vỗ béo bê conThời gian vỗ béo (ngày) 75 75 75 75 75Số lượng bò vỗ béo 191 191 264 338 439Tổng chi phí thức ăn 382,500 393,975 561,011 737,714 987,500

2.2. Nuôi bò cái giốngThời gian vỗ béo (ngày) 360 360 360 360 360Số lượng bò vỗ béo 0 0 0 0 0Tổng chi phí thức ăn 0 0 0 0 0

2.3 Vỗ béo bò loại thảiThời gian vỗ béo (ngày) 60 60 60 60 60Số lượng bò vỗ béo 2,500 2,500 2,500 2,500 2,500Tổng chi phí thức ăn 4,000,000 4,120,000 4,243,600 4,370,908 4,502,035Tổng 4,382,500 4,513,975 4,804,611 5,108,622 5,489,535TỔNG CỘNG 6,207,500 6,375,475 7,429,605 8,526,905 10,020,80

9

Chi phí trồng cây cao su+ Chi phí phân bón: Tính toán theo quy trình kỹ thuật của tổng công ty cao su. Trong

thời gian kiến thiết cơ bản, cao su phát triển lá mạnh để vào giai đoạn khai thác mủ. Vì vây, nhu cầu phân khá lớn, nhiều chất, đặc biệt là NPK, Ca, Mg, và các vi lượng.

Bảng chi phí phân bón cho cây cao su ĐVT: 1000 VNĐ

STT Hạng mục 2015 2016 2017 2018 2019

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

56

Page 61: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Diện tích trồng cao su 100 100 100 100 100Lượng phân bón (kg/ha)

1 Nito 24 55 69 69 692 P2O5 24 58 72 72 723 K2O 9 18 24 24 244 MgO 6 6 6 6 65 Phân hữu cơ chuyên dùng cao su 50 120 150 150 150

Đơn giá1 Nito 7,500 7,650 7,803 7,959 8,1182 P2O5 10,500 10,710 10,924 11,143 11,3663 K2O 10,500 10,710 10,924 11,143 11,3664 MgO 3,000 3,060 3,121 3,184 3,2475 Phân hữu cơ chuyên dùng cao su 3,000 3,060 3,121 3,184 3,247

Tổng chi phí phân bón 694,500 1,620,270 2,074,037 2,115,518 2,157,829

Chi phí trồng cây keo lá tràmĐVT: 1000 VNĐ

STT Hạng mục 2015 2016 2017 2018 2019Năm 1 2 3 4 5Số lượng cây 52,200 52,200 52,200 52,200 52,200Lượng phân cần dùng/cây/năm

1 NPK (5:10:3) 0.06 0.2 0.2 0.2 0.22 Phân hữu cơ vi sinh 0.06 0.2 0.2 0.2 0.2

Số lượng cây 365,200 365,200 365,200 365,200 365,200Đơn giá

1 NPK (5:10:3) 4.7 4.7 4.7 4.8 4.82 Phân hữu cơ vi sinh 2.5 2.5 2.50 2.58 2.58

Tổng chi phí phân bón 157,766 525,888 525,888 541,665 541,665

Chi phí bảo trì máy móc thiết bịChi phí bảo trì ước tính bằng 1% chi phí máy móc thiết bị, ước tính năm đầu tiên chi

phí này là 19,734,000 đồng.

Bảng tổng hợp chi phí hoạt động của dự án ĐVT: 1,000 VNĐ

Năm 2015 2016 2017 2018 2019Hạng mục 1 2 3 4 5

Chi phí điện nước 49,247 49,247 70,126 92,214 123,437Chi phí nhập bò loại thải 25,000,000 25,750,000 26,522,500 27,318,175 28,137,720Chi phí thức ăn bò 7,059,766 8,521,633 10,029,530 11,184,088 12,720,302Chi phí phân bón cao su 694,500 70,126 92,214 123,437 415,516Chi phí phân bón keo lá tràm 157,766 1,861,500 2,624,994 3,418,284 4,531,274

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

57

Page 62: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Chi phí lương nhân viên và BH 13,486,200 13,890,786 14,307,510 14,736,735 15,178,837Chi phí bảo trì máy móc thiết bị 19,734 20,129 20,531 20,942 21,361

TỔNG CỘNG 46,467,214 50,163,421 53,667,406 56,893,875 61,128,446

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

58

Page 63: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toánCác thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính

toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Thời gian hoạt động của dự án là 20 năm và dự tính quý II năm 2013 dự án sẽ đi vào hoạt động;

- Vốn chủ sở hữu và huy động 30 %, vốn vay 65 %;- Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt;- Doanh thu của dự án được từ:+ Trang trại bò: bán bò thịt cao sản chất lượng cao, loại thải hằng năm+ Vườn cây cao su: Bán mủ cao su+ Vường cây keo lá tràm: Bán gỗ- Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường

thẳng, thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm.

- Lãi suất vay ưu đãi: 11.4%/năm; Thời hạn vay 12 năm, ân hạn 5 năm, trả nợ 7 năm theo phương thức trả gốc đều và lãi phát sinh.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 20%.

X.2. Doanh thu từ dự ánDoanh thu của dự án được tính toán dựa trên doanh thu của trang trại bò, keo lá tràm

và vườn cao su. Trang trại bò:

Ban đầu chủ đầu tư dự định sẽ đầu tư 250 con bò giống cao sản.. Số lượng đàn bò tăng tự nhiên bằng: số lượng bò trưởng thành, số lượng bò loại thải và số lượng bê con sinh ra mỗi năm. Số lượng bò trưởng thành mỗi năm bằng số bò trưởng thành của năm trước và số lượng bò mới. Trong các năm ổn định sau, hằng năm để đảm bảo cho số lượng bò giống gia tăng hằng năm, chất lượng và mang lại hiệu quả cao, hằng năm chủ đầu tư sẽ giữ lại một số bò giống khoảng 10% trong số bò trưởng thành một mặt là để gia tăng lượng bò giống và mặt khác là để thay thế cho những con bò giống kém chất lượng. Những bò giống loại thải khoảng 10% sẽ được đem bán thịt. Số lượng bò đực trong đàn khoảng 50% lượng bò trưởng thành sau một năm chăm sóc và nuôi dưỡng sẽ đem bán với trọng lượng trung bình khoảng 250 kg/con.

Tính toán doanh thu:+ Thịt bò loại thảiDoanh thu từ thịt bò sữa loại thải, số lượng bò loại thải trong năm đầu chưa có, các

năm sau ước tính chiếm 10% trong tổng số lượng đàn bò. Giá mỗi con sau khi vỗ béo khoảng 21,500,000 đồng/con.

Doanh thu =(khối lượng bò loại thải + số lượng nhập thêm) x đơn giá/kg+ Thịt bò tơ đực

Bò tơ đực chiếm khoảng 50% số lượng bò tơ mới sinh ra ở mỗi nămDoanh thu = khối lượng bò tơ đực x đơn giá/kg

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

59

Page 64: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

+ Bò cái giốngSau thời gian nhân giống ổn định cho đàn bò, mỗi năm dự án sẽ sinh ra những bê con

được nuôi trưởng thành giữ lại 10% thay thế bò loại thải trong đàn bò giống, phần còn lại bán giống, giá khoảng 40,000,000 đồng/con.

Sau đây là bảng tổng hợp doanh thu của trang trại bò qua các năm:

ĐVT: 1,000 VNĐSTT HẠNG MỤC 2015 2016 2017 2018 20191 Bò tơ trưởng thành 4,781,250 4,924,688 7,012,632 9,221,421 12,343,7491.1 Bán bò thịt (đực) (50%) 4,781,250 4,924,688 7,012,632 9,221,421 12,343,749

Số con 191 191 264 338 439Đơn giá/con 25,000 25,750 26,523 27,318 28,138

1.2 Bán bò cái giống (50%) - - - - -Số con - - - - -Đơn giá/con 40,000 41,200 42,436 43,709 45,020

2 Thanh lý bò giống loại thải - - - - -Số con - - - - -Đơn giá/con (85%) 21,250 21,888 22,544 23,220 23,917

3 Số lượng bò nhập 2,500 2,500 2,500 2,500 2,500Giá bán 21,250 21,888 22,544 23,220 23,917Doanh thu 53,125,000 54,718,750 56,360,313 58,051,122 59,792,656TỔNG 57,906,

250 59,643,

438 63,372,94

4 67,272,543 72,136,405

Doanh thu từ vườn cao su Với diện tích trồng cao su là 100 ha, vườn cây cao su được trồng theo kỹ thuật trồng

cao su của tổng công ty cao su, mật độ khoảng cách trồng cây là 450 cây/ha, khoảng cách 6 x 3 m. Sau 5 năm trồng và chăm sóc, vườn cây cao su sẽ bắt đầu thu hoạch với năng suất mủ khô thu hoạch khoảng 1.2 tấn/ha, các năm sau mỗi năm tăng khoảng 30% công suất khai thác mủ trong thời gian 6 năm. Hiện nay giá bán mủ khô trên thị trường là 50,000,000 đồng/tấn và dự tính mức giá này sẽ tăng hằng năm là 3%. Doanh thu có được từ vườn cao su được thể hiện qua bảng sau: ĐVT: 1000 VNĐHạng mục 2019 2020 2021 2022 2023Diện tích 100 100 100 100 100Năng suất thu hoạch mũ khô (tấn/ha) 1.2 1.6 2.0 2.6 3.4Năng suất thu hoạch 120 156 203 264 343Đơn giá/tấn 54,122 55,204 56,308 57,434 58,583Doanh thu 6,494,593 8,611,830 11,419,287 15,141,974 20,078,258

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

60

Page 65: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Doanh thu từ keo lá tràmMỗi năm keo sẽ được khai thác dần theo tỷ lệ hợp lí để đảm bảo dự án vừa mang lại

hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư nhưng không làm ảnh hưởng đến đất đai, kha thác đến đâu sẽ tái tạo lại đến đó.

ĐVT: 1,000 đồngHạng mục 2019 2020 2021 2022 2023Công suất thu hoạchDiện tích rừng keo lá tràm 200 200 200 200 200Hiệu suất thu hoạch 40% 40% 10% 5% 5%Giá bán/ha 112,551 115,927 119,405 122,987 126,677Doanh thu 9,004,070 9,274,193 2,388,105 1,229,874 1,266,770

TỔNG CỘNG DOANH THU DỰ ÁN

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2019 2020 2021 2022 2023 2024Tổng doanh thu 87,635,068 59,437,577 58,242,520 62,140,030 68,486,256 88,226,966

X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự ánBáo cáo thu nhập của dự án:

ĐVT: 1,000 VNĐNăm 2015 2016 2017 2018 2019 2020Doanh thu 57,906,250 59,643,438 63,372,944 67,272,543 87,635,068 59,437,577Chi phí hoạt động 46,467,214 50,163,421 53,667,406 56,893,875 61,128,446 38,331,955EBIT 11,439,036 9,480,017 9,705,539 10,378,667 26,506,622 21,105,621Trả lãi vay 7,980,000 8,001,863 7,980,000 7,980,000 7,972,712 7,289,233EBT 3,459,036 1,478,154 1,725,539 2,398,667 18,533,909 13,816,389Thuế TNDN (20%) 691,807 295,631 345,108 479,733 3,706,782 2,763,278EAT 2,767,229 1,182,523 1,380,431 1,918,934 14,827,127 11,053,111

Trong thời gian đầu vì số lượng bò giống chưa nhân được nhiều nên doanh thu từ trang trại vẫn còn hạn chế và chưa mang lại lợi nhuận nhiều cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó trong 5 năm đầu vườn cây cao su và keo chưa thể khai thác nên lượng doanh thu của dự án còn thấp. Nhưng ở những năm tiếp theo, doanh thu của dự án tăng lên do lượng bò giống ngày càng tăng, vườn cây cao su và keo bắt đầu đi vào khai thác đồng thời có sẵn thị trường đầu vì thế mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư. Chủ dự án cũng đặt ra các phương án sản xuất hợp lý để nông trường có thể hoạt động ổn định, hiệu quả và lâu bền cùng với dự án.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

61

Page 66: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Bảng báo cáo ngân lưu:ĐVT: 1,000 VNĐ

Năm 2014 2015 2016 2017 2018Hạng mục 0 1 2 3 4NGÂN LƯU VÀODoanh thu - 57,906,250 59,643,438 63,372,944 67,272,543Thanh lí TSCĐThanh lí cây cao suTổng ngân lưu vào - 57,906,250 59,643,438 63,372,944 67,272,543NGÂN LƯU RAChi phí đầu tư ban đầu 108,046,127 -Chi phí hoạt động 46,467,214 50,163,421 53,667,406 56,893,875Tổng ngân lưu ra 108,046,127 46,467,214 50,163,421 53,667,406 56,893,875Ngân lưu ròng trước thuế

(108,046,127) 11,439,036 9,480,017 9,705,539 10,378,667

Thuế TNDN 691,807 295,631 345,108 479,733Ngân lưu ròng sau thuế (108,046,127) 10,747,229 9,184,386 9,360,431 9,898,934Hệ số chiết khấu 1.00 0.90 0.81 0.72 0.65Hiện giá ngân lưu ròng (108,046,127) 9,643,184 7,394,316 6,761,883 6,416,293Hiện giá tích luỹ (108,046,127) (98,402,943) (91,008,627) (84,246,744) (77,830,451)

TT Chỉ tiêu

1 Tổng mức đầu tư 108,046,127,000

2 Giá trị hiện tại thuần NPV 61,352,489,000

3 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 13%

4 Thời gian hoàn vốn 12 năm

Đánh giá Hiệu quả

Vòng đời hoạt động của dự án là 20 năm kể từ năm bắt đầu xây dựng.Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân

hàng; giá trị tài sản thanh lí.Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây lắp,mua sắm MMTB; chi

phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); chi phí nhân công; chi trả nợ vay ngân hàng gồm cả lãi vay và vốn gốc; tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:

Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 61,352,489,000 đồng >0 Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 13%Thời gian hoàn vốn tính là 12 năm.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

62

Page 67: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án khả thi về mặt tài chính cho chủ đầu tư, có nguồn thu và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng qua hệ số đảm bảo trả nợ như sau:

Năm 0 1 2 3Ngân lưu ròng sau thuế 22,799,840 18,342,344 15,753,757 17,814,503Vay và trả nợ 17,972,712 17,289,233 16,130,753 14,990,753Hệ số đảm bảo trả nợ 1.27 1.06 0.98 1.19Hệ số đảm bảo trả nợ bình quân 1.74

Năm 4 5 6Ngân lưu ròng sau thuế 21,811,730 36,489,234 37,332,560Vay và trả nợ 13,850,753 12,716,740 11,570,753Hệ số đảm bảo trả nợ 1.57 2.87 3.23

X.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội Dự án Trồng rừng kết hợp chăn nuôi có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh

tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư;

Đây là dự án mang tính xã hội cao bởi các hoạt động từ lợi ích của dự án mang lại cho cộng đồng. Dự án xây dựng mang lại công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là nguồn lao động nữ, bảo vệ đất trong công tác trồng rừng và góp phần đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Tuy dự án đóng góp tích cực cho những hiệu quả xã hội như các chỉ số về mặt tài chính cũng khả thi với NPV= 61,352,489,000 đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 13% ; thời gian hoà vốn sau 12 năm kể cả năm xây dựng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

63

Page 68: Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa

DỰ ÁN TRỒNG RỪNG KẾT HỢP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN

Dự án “Trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa” áp dụng mô hình nông lâm kết hợp do đó tính bền vững rất cao. Trong mô hình này các sản phẩm rơi rụng đều được tận dụng và bổ trợ cho các cấu phần trong mô hình, vì vậy mô hình này có chu trình vật chất tương đối khép kín. Do đó dự án có khả năng bảo vệ đất cũng như sử dụng đất hiệu quả. Ngoài ra, dự án còn có khả năng bảo vệ nguồn nước bởi khi mưa rơi xuống tán rừng Cao su và Keo lá tràm, qua cành cây lá cây nước rơi xuống mặt đất, một phần chảy xuống chân đồi, phần còn lại được cây cỏ giữ lại và chảy xuống suối; chính vì thế nước ở đây luôn sạch bởi qua nhiều tầng được lọc, mực nước luôn ổn định mặt khác độ dốc của mô hình này không cao giúp làm ổn định nguồn nước. Bên cạnh đó việc thực hiện đầu tư Dự án sẽ góp phần đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân địa phương. Đồng thời chăn nuôi bò cũng đã cung ứng nguồn nguyên liệu thịt quan trọng, đáp ứng yêu cầu thị trường tỉnh Bình Thuận và các tỉnh lân cận.

Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi Việt chúng tôi khẳng định “Dự án Trồng rừng kết hợp chăn nuôi” tại Khu vực Gò Săn, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận đáp ứng được nhu cầu và lợi ích kinh tế - xã hội. Riêng về mặt tài chính được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu có căn cứ dựa vào phân tích điều kiện kinh tế tình hình thị trường trong nước.

Vì vậy, Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi Việt mong muốn Đơn vị cho vay chấp nhận và hỗ trợ công ty chúng tôi trong việc vay vốn. Chúng tôi xin cam kết: - Chấp nhận các quy định về hỗ trợ tài chính của Đơn vị.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích và tạo điều kiện để Đơn vị cho vay kiểm tra việc sử dụng vốn vay.

- Trả nợ gốc tiền vay và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn.- Những thông tin đã kê khai và tài liệu đi kèm là chính xác, đúng đắn và hợp pháp.Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Đơn vị cho vay và Pháp luật về lời cam kết trên.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Bình Thuận, ngày tháng năm 2013CHỦ ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊNANH KHÔI VIỆT

(Giám đốc)

HOÀNG ANH KHÔI

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

64