16
DÂY RN BÁM MÀNG-MCH MÁU TIỀN ĐẠO Velamentous Cord Insertion-Vasa Previa Bs. Lâm ThNgc Ánh*, Bs. Nguyn Anh Duy*, Bs. Hà TNguyên* (*)Khoa Chẩn Đoán Hình Ánh Bệnh vin T- TpHCM MĐẦU: Dây rn là phn phquan trng ca bào thai ni kết thai vi bánh nhau, là ngun cung cp dinh dưỡng và oxy t msang thai nhi. Vtrí dây rn bám vào bánh nhau góp phn không nhtrong vi c to ra mt thai phát tri n bình thường hay mt thai kì có nhiu nguy cơ và bệnh lý. Có hai loi vtrí bám bất thường ca dây rn cần được nhn din chẩn đoán trước sinh đó là dây rn bám màng và dây rốn bám rìa vì nguy cơ kết cc thai kì xấu như sinh non, mổ ly thai khn cp, tvong chu sinh cao nếu là song thai và nguy cơ kèm theo mch máu ti n đạo (MMTĐ). Tn sut ca dây rốn bám màng được ghi nhn khong 0.4-2% đơn thai và lên đến 40% đa thai [3, 6, 8]. Mch máu ti ền đạo là mch máu rn ca thai, nm gn l trong ct cung và không có l p thch Wharton bao bc. Trong quá trình chuyn dsinh t nhiên, khi màng i v, mch máu ti n đạo sbđè ép và v, thai nhi sbmt máu cp nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong cao. Tlsống sơ sinh được báo cáo là 91.6% nhóm MMTĐ có chẩn đoán trước sinh so vi 43.6% nhóm MMTĐ không được chn đoán trước sinh [17]. Các yếu tnguy cơ cao của MMTĐ : dây rốn bám rìa/bám màng, nhau bám thp, bánh nhau hai thuvà song thai[1,2]. Tt ccác trường hợp MMTĐ đều kèm theo dây rn bám màng hoặc bám rìa nhưng chỉ khong 1-2% dây rn bám màng/bám rìa có kèm t heo MMTĐ [1, 3, 6, 8]. Siêu âm ngã bng kết hợp siêu âm ngã âm đạo trên thang xám lẫn Doppler màu là phương tiện chẩn đoán phổ bi ến và có giá trđối vi nhóm bnh lý này. Cần lưu ý giống như nhau tiền đạo được chẩn đoán sớm quí hai, khoảng 25% các trường hợp MMTĐ được chẩn đoán lúc 3 tháng gi a sbiến mt lúc sinh. Qua lot ca lâm sàng được báo cáo sau đây, chúng tôi mun nhn mnh tm quan trng trong vic kho sát vtrí dây rn bám khi siêu âm 3 tháng gi a và cn loi trmch máu ti ền đạo trong khi siêu âm 3 tháng cui. Sieuamvietnam.vn VSUM25082020-CLS-13

DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

DÂY RỐN BÁM MÀNG-MẠCH MÁU TIỀN ĐẠO

Velamentous Cord Insertion-Vasa Previa

Bs. Lâm Thị Ngọc Ánh*, Bs. Nguyễn Anh Duy*, Bs. Hà Tố Nguyên*

(*)Khoa Chẩn Đoán Hình Ánh Bệnh viện Từ Dũ - TpHCM

MỞ ĐẦU:

Dây rốn là phần phụ quan trọng của bào thai nối kết thai với bánh nhau, là nguồn cung cấp

dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang thai nhi. Vị trí dây rốn bám vào bánh nhau góp phần không nhỏ

trong việc tạo ra một thai phát triển bình thường hay một thai kì có nhiều nguy cơ và bệnh lý.

Có hai loại vị trí bám bất thường của dây rốn cần được nhận diện chẩn đoán trước sinh đó là

dây rốn bám màng và dây rốn bám rìa vì nguy cơ kết cục thai kì xấu như sinh non, mổ lấy thai

khẩn cấp, tử vong chu sinh cao nếu là song thai và nguy cơ kèm theo mạch máu tiền đạo (MMTĐ).

Tần suất của dây rốn bám màng được ghi nhận khoảng 0.4-2% đơn thai và lên đến 40% ở đa thai

[3, 6, 8].

Mạch máu tiền đạo là mạch máu rốn của thai, nằm gần lỗ trong cổ tử cung và không có lớp

thạch Wharton bao bọc. Trong quá trình chuyển dạ sinh tự nhiên, khi màng ối vỡ, mạch máu tiền

đạo sẽ bị đè ép và vỡ, thai nhi sẽ bị mất máu cấp nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong cao. Tỷ lệ

sống sơ sinh được báo cáo là 91.6% ở nhóm MMTĐ có chẩn đoán trước sinh so với 43.6% ở nhóm

MMTĐ không được chẩn đoán trước sinh [17]. Các yếu tố nguy cơ cao của MMTĐ : dây rốn bám

rìa/bám màng, nhau bám thấp, bánh nhau hai thuỳ và song thai[1,2]. Tất cả các trường hợp MMTĐ

đều kèm theo dây rốn bám màng hoặc bám rìa nhưng chỉ khoảng 1-2% dây rốn bám màng/bám rìa

có kèm theo MMTĐ [1, 3, 6, 8].

Siêu âm ngã bụng kết hợp siêu âm ngã âm đạo trên thang xám lẫn Doppler màu là phương tiện

chẩn đoán phổ biến và có giá trị đối với nhóm bệnh lý này. Cần lưu ý giống như nhau tiền đạo

được chẩn đoán sớm ở quí hai, khoảng 25% các trường hợp MMTĐ được chẩn đoán lúc 3 tháng

giữa sẽ biến mất lúc sinh.

Qua loạt ca lâm sàng được báo cáo sau đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng trong

việc khảo sát vị trí dây rốn bám khi siêu âm 3 tháng giữa và cần loại trừ mạch máu tiền đạo trong

khi siêu âm 3 tháng cuối.

Sieuamvietnam.vn

VSUM25082020-CLS-13

Page 2: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Từ khoá: Dây rốn bám màng- Velamentous Cord Insertion (VCI); Dây rốn bám rìa - Marginal

Cord Insertion (MCI); Mạch máu tiền đạo- Vasa Previa (VP).

BÁO CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG:

TRƯỜNG HỢP 1: DÂY RỐN BÁM RÌA NHAU CỰC DƯỚI + MẠCH MÁU TIỀN ĐẠO

Thai phụ 32 tuổi, mang đơn thai 22 tuần, đến khám thai tại bệnh viện Từ Dũ và được chỉ định

siêu âm 4 chiều. Khi siêu âm, chúng tôi ghi nhận hình ảnh bánh nhau bám mặt trước thấp, mép

dưới bánh nhau bám gần đến lổ trong cổ tử cung. Dây rốn bám rìa mép dưới bánh nhau, mạch máu

dây rốn vì thế đi ngang qua lổ trong cổ tử cung. Chẩn đoán siêu âm: Thai 22 tuần, theo dõi nhau

bám thấp có kèm mạch máu tiền đao. Thai phụ được theo dõi định kì và mổ chủ động lúc 36 tuần.

Em bé nặng 2700 gr, Apgar tốt.

Hì n Hình 1-2: Siêu âm ngã bụng mặt cắt dọc cho thấy nhau bám thấp mặt trước và một cấu trúc

hình ống nằm đoạn dưới và băng ngang lỗ trong CTC, phổ Doppler màu giúp chẩn đoán xác

định cấu trúc hình ống này là mạch máu tiền đạo

Page 3: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Hình 3-4: Siêu âm ngã âm đạo Doppler màu, mạch máu tiền đạo có dạng sóng của ĐM rốn và

TM rốn

Hình 5: hình ảnh sau sinh dây rốn bám rìa bánh nhau (Nguồn: TS Phan Trung Hoà)

TRƯỜNG HỢP 2: BÁNH NHAU HAI THÙY THẤP + MẠCH MÁU TIỀN ĐẠO

Thai phụ 30 tuổi, mang đơn thai 27 tuần. Khi siêu âm, chúng tôi ghi nhận vị trí nhau dạng hai

thùy bám thấp mặt trước và mặt sau, giữa hai bánh nhau có một cầu mạch máu nối băng ngang lỗ

trong CTC. Trên siêu âm Doppler màu, mạch máu có dạng sóng tĩnh mạch. Siêu âm chẩn đoán là

nhau thai thùy bám thấp mặt trước và sau, có mạch máu tiền đạo. Thai phụ được theo dõi thai sát

và mổ chủ động lúc thai 36 tuần, em bé cân nặng 3000 gr. Apgar tốt.

Page 4: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Hình 6-7: Siêu âm ngã bụng, trên mặt cắt dọc thấy nhau hai thùy bám thấp mặt trước và mặt

sau, có một cấu trúc hình ống nối giữa hai thùy nhau chạy qua lỗ trong CTC, trên Doppler

màu có dòng chảy giúp các định cấu trúc hình ống là mạch máu tiền đạo

Hình 8-9: Siêu âm ngã âm đạo Doppler màu và Doppler xung ngã bụng xác định lại chẩn đoán

mạch máu tiền đạo

Page 5: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Hình 10: Hình ảnh sau sinh bánh nhau 2 thùy, có mạch máu thông nối giữa 2 thùy

(Nguồn TS Phan Trung Hoà)

TRƯỜNG HỢP 3: DÂY RỐN BÁM MÀNG NGAY LỖ TRONG CỔ TỬ CUNG

Thai phụ 27 tuổi, mang đơn thai 28 tuần. Khi siêu âm, chúng tôi ghi nhận hình ảnh nhau bám

mặt sau cách lổ trong cổ tử cung 15mm, dây rốn bám màng ở vị trí ngay lổ trong cổ cung và gần

mép dưới bánh nhau. Bệnh nhân được chẩn đoán mạch máu tiền đạo và mổ chủ động lúc thai 36

tuần, em bé cân nặng 2900 gr, Apgar tốt.

Hình 11-12: Siêu âm ngã âm đạo 2D và Doppler dây rốn bám ngay lổ trong CTC

Page 6: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Hình 13: hình ảnh sau sinh dây rốn bám màng

(Nguồn: BS Vương Đình Bảo Anh)

TRƯỜNG HỢP 4: NHAU HAI THÙY BÁM ĐÁY TỬ CUNG + MẠCH MÁU TIỀN

ĐẠO

Thai phụ 35 tuổi, mang đơn thai 21.5 tuần. Khi siêu âm, chúng tôi ghi nhận hình ảnh bánh

nhau dạng hai thùy bám đáy tử cung. Dây rốn bám màng ở thành trước tử cung, mạch máu dây

rốn chạy vòng từ thành trước băng ngang qua vùng lổ trong cổ tử cung ra thành sau để nối vào

bánh nhau phụ ở thành sau.

Hình 14-15: Siêu âm Doppler (hình trái) ngã bụng cho thấy dây rốn bám màng thành trước,

mạch máu đi vòng ra thành sau ngang qua lổ trong CTC để nối với bánh nhau phụ ở mặt sau.

Hình 3D dựng hình (bên phải) dây rốn bám màng (hình vòng) và mạch máu tiền đạo nối hai

bánh nhau (đầu mũi tên)

Page 7: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Hình 16: Hình ảnh sau sinh dây rốn bám màng, có các nhánh mạch máu chạy dọc màng ối

(Nguồn BS Robert Richie)

TRƯỜNG HỢP 5: SONG THAI HAI BÁNH NHAU HAI ỐI + DÂY RỐN MÀNG

Thai phụ 25 tuổi, mang song thai 25 tuần. Trên hình ảnh siêu âm, chúng tôi ghi nhận song thai

hai bánh nhau và 2 túi ối. Nhau bám ở mặt trước thân tử cung, không có nhau tiền đạo. Tuy nhiên,

dây rốn thai bên trái bám vào màng ối ngăn cách giữa 2 thai kèm theo thai chậm tăng trưởng. Thai

bên phải có trọng lượng bình thường. Siêu âm chẩn đoán: Song thai 25 tuần, thai bên trái dây rốn

bám màng không có mạch máu tiền đạo. Thai phụ được theo dõi và mổ chủ động lúc thai 35 tuần,

cân nặng 2400 gr và 2000 gr, cả hai bé Apgar đều tốt.

Hình 17-18: Hình ảnh dây rốn bám lên màng ối ngăn cách giữa 2 thai trên 2D và Doppler

Page 8: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Hình 19: Hình ảnh sau sinh dây rốn bám lên màng ối ngăn cách giữa hai thai.

(Nguồn: BS Trịnh Nhựt Thư Hương)

Video tổng hợp các trường hợp: Video siêu âm

BÀN LUẬN:

1. Giải phẩu học:

Dây rốn được cấu tạo bao gồm hai lớp mô cơ, lớp ngoài trơn láng và lớp trong chứa một lớp dịch

nhầy được gọi là thạch Wharton chứa các tế bào gốc. Có 3 mạch máu nằm trong dây rốn: 2 động

mạch và 1 tĩnh mạch. Tĩnh mạch mang máu giàu oxy đến thai nhi và động mạch mang máu nghèo

oxy ra khỏi thai nhi. Nhờ vào chất wharton bảo vệ mà các mạch máu dây rốn khó bị đè ép, không

làm tắc nghẽn đường dẫn truyền dinh dưỡng giữa mẹ và thai.

2. Vị trí dây rốn bám vào bánh nhau:

Hình 20: Vị trí bám của dây rốn: (1) bám màng; (2) trung tâm; (3) lệch tâm; (4) bám rìa

Page 9: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Dây rốn bám trung tâm (Central insertion) và dây rốn bám lệch tâm (Eccentric cord insertion)

chiếm hơn 90% các trường hợp thai kì và được xem là bình thường, không gây ra kết cục xấu nào

cho thai.

Dây rốn bám rìa (Marginal cord insertion) và dây rốn bám màng (Velamentous cord insertion)

được xem là dây rốn bám bất thường và có nguy cơ gây kết cục thai kì xấu như sinh non, mổ lấy

thai khẩn cấp, tử vong chu sinh cao nếu là song thai và kèm theo mạch máu tiền đạo.

Dây rốn bám rìa (DRBR): dây rốn không bám vào trung tâm bánh nhau, mà lại bám ở rìa

(mép) bánh nhau, hay tại vị trí cách rìa bánh nhau < 2 cm [10]. Một số tác giả đề cập khoảng

cách rìa bánh nhau < 1cm [12] hoặc < 3 cm [5]. Tỉ lệ dây rốn bám rìa chiếm khoảng 7% thai

kì đơn thai nhưng khoảng 25% thai kì đa thai [6]. DRBR còn được gọi là kiểu hình cây vợt

(battledore insertion)

Dây rốn bám màng (Velamentous cord insertion): Dây rốn bám trực tiếp vào màng ối nên vì

vậy mà các mạch máu chạy ngang giữa màng ối và màng đệm trước khi đến vào đến bánh

nhau. Các mạch máu lúc này không còn được lớp thạch wharton bảo vệ , chúng dễ bị chèn ép

và nguy cơ đứt ra khi chuyển dạ gây tử vong thai nhi. Đặc biệt là khi DRBM và vị trí gần lổ

trong cổ tử cung thì được gọi là mạch máu tiền đạo. DRBM tương đối hiếm, khoảng 1% thai

kì đơn thai và khoảng 7% thai kì song thai [9]

Hình 21: Dây rốn bám màng không kèm MMTĐ (Trái) và có kèm MMTĐ (Phải)

(Nguồn: Internet)

3. Nguồn gốc sinh bệnh học:

Bệnh sinh của bất thường vị trí dây rốn vẫn chưa được hiểu rõ. Ba giả thuyết đã được đề cập:

Page 10: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

(1) Sự cắm nguyên thủy bất thường – thuyết phân cực: vị trí bám dây rốn được xác định tại nơi

bám khởi đầu theo định hướng của ngôi thai liên quan đến bề mặt nội mạc tử cung.

(2) Thuyết “hướng dinh dưỡng” cho rằng bánh nhau phát triển tốt ở vùng có lượng máu nuôi dồi

dào và bị teo nhỏ kém phát triển ở vùng có lưu lượng máu nuôi kém

(3) Thuyết “ sự phát triển bánh nhau bất thường do giảm phân nhánh mạch máu màng đệm” cho

rằng DR không bám trung tâm có nguồn gốc từ những mạch máu bất thường trong bánh nhau [9].

4. Mạch máu tiền đạo:

Định nghĩa: Mạch máu tiền đạo (MMTĐ) là mạch máu rốn thai chạy giữa màng ối và màng

đệm có vị trí gần lỗ trong cổ tử cung (băng qua lỗ trong hoặc cách lỗ trong < 2 cm) và không

được thạch wharton bao bọc.

Tần suất: Tần suất của MMTĐ khoảng 1/2500 thai kì [3]. Theo Ruiter, tần suất của MMTĐ

ở Anh quốc là 0.06% thai kì [14].

Các yếu tố nguy cơ cao của MMTĐ : dây rốn bám rìa/bám màng, nhau bám thấp, bánh nhau

hai thuỳ và song thai [1, 2]. Tất cả trường hợp MMTĐ đều kèm theo dây rốn bám màng hoặc

bám rìa nhưng chỉ khoảng 1-2% dây rốn bám màng/bám rìa có kèm theo MMTĐ [1, 3, 6, 8].

Bệnh sinh: Nguyên nhân gây MMTĐ chưa rõ, có giả thuyết là khi bánh nhau bám thấp hoặc

tiền đạo ở quý hai, sau đó bánh nhau dịch chuyển lên cao nhưng mạch máu rốn không dịch

chuyển theo. Những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện MMTĐ bao gồm dây rốn bám màng,

vị trí bám của dây rốn nằm ở phần thấp của tử cung lúc tam cá nguyệt 1, nhau tiền đạo hoặc

nhau bám thấp ở tam cá nguyệt 2, nhau đa thùy, bánh nhau phụ, đa thai [18].

Phân loại

Hình 22: Type 1(trái): MMTĐ xuất phát trực tiếp từ DRBM ;

Page 11: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Type 2 (phải): MMTĐ là cầu nối giữa bánh nhau chính và bánh nhau phụ

(Nguồn: Internet)

Chẩn đoán:

Khám lâm sàng hiếm khi phát hiện được MMTĐ. Có thể nghi ngờ MMTĐ khi khám âm đạo

thấy cấu trúc có tín hiệu mạch đập ở vùng màng gần lỗ trong cổ tử cung. Nếu trường hợp không

có chẩn đoán MMTĐ trước sanh, lâm sàng nên nghi ngờ MMTĐ nếu có tình trạng xuất huyết âm

đạo nhiều ngay sau vỡ ối và tim thai bất thường (suy nút xoang hoặc nhịp chậm).

Siêu âm là phương tiện chẩn đoán đầu tay và có giá trị. Trên siêu âm thang xám, MMTĐ có

hình ảnh là một cấu trúc echo trống dạng ống nằm gần lỗ trong cổ tử cung. Doppler màu và phổ

giúp khẳng định cấu trúc trên là mạch máu, có thể dạng phổ động mạch hoặc tĩnh mạch. Siêu âm

ngã bụng sẽ giúp sàng lọc ra nhóm nghi ngờ có mạch máu tiền đạo và tiếp theo là siêu âm ngã âm

đạo để chẩn đoán xác định [4, 6, 12].

Dù MMTĐ có thể chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm ngã âm đạo nhưng một số ca vẫn bị bỏ

sót. Trong một nghiên cứu tổng quan hệ thống gồm 8 nghiên cứu với mẫu >400.000 thai phụ và

138 ca MMTĐ, tỷ lệ phát hiện trung bình MMTĐ của siêu âm là 93% và độ đặc hiệu là 99% [14].

Siêu âm chẩn đoán vị trí dây rốn bám và MMTĐ được khuyến cáo ở tuổi thai 18-26 tuần, độ

nhạy giảm nếu chỉ siêu âm ở quí 3 [14].

Cần lưu ý giống như nhau tiền đạo được chẩn đoán sớm ở quí hai, khoảng 25% các trường hợp

MMTĐ được chẩn đoán lúc 3 tháng giữa sẽ biến mất lúc sinh[14]. Cơ chế là do sự hình thành đoạn

dưới và xu hướng dịch chuyển lên trên của bánh nhau ở 3 tháng cuối thai kì nên MMTĐ sẽ rời xa

lỗ trong cổ tử cung (>2cm) dù vị trí dây rốn bám vẫn bất thường (bám màng, bám rìa). Theo Erfani

và cs nếu MMTĐ được chẩn đoán trước 24 tuần thì khả năng không còn mạch máu tiền đạo sau

đó cao hơn so với chẩn đoán sau 24 tuần, OR = 7.9, 95% CI 2.1 – 29.4 [8].

Page 12: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Hình 23: Mạch máu tiền đạo tự biến mất: khoảng cách mạch máu- lỗ trong CTC 1.5cm lúc

22 tuần, 2.5 cm lúc 26 tuần và 3.5cm lúc thai 35 tuần.

Chẩn đoán phân biệt:

- Ngôi dây rốn: Một đoạn dây rốn tự do trong khoang ối nằm gần lỗ trong cổ tử cung có thể gây

nhầm lẫn. Tuy nhiên, vòng dây rốn tự do được bao quanh bởi thạch Wharton và có thể thay

đổi vị trí khi thay đổi tư thế bệnh nhân. Ngoài ra, để khẳng định ngôi dây rốn, cần xác định

được vị trí bám bình thường của dây rốn ở bánh nhau. Ngôi dây rốn cũng cần siêu âm theo dõi

sát ở cuối thai kì vì nguy cơ sa dây rốn nếu ối vỡ tự nhiên.

- Mạch máu vùng cổ và thân tử cung cũng có thể lầm tưởng một MMTĐ. Sử dụng Doppler phổ

giúp xác định nhịp đập MMTĐ tương ứng với nhịp tim thai còn mạch máu cổ tử cung tương

hợp với nhịp tim mẹ. Dãn tĩnh mạch vùng cổ tử cung thường hiếm gặp ở thai phụ, có hình ảnh

dạng ống ngoằn ngoèo và không đi băng qua lỗ trong cổ tử cung.

- Dải ối hoặc màng ối – màng đệm không áp sát sẽ cho hình ảnh giống MMTĐ nhưng khi phổ

Doppler không có tín hiệu mạch máu bên trong.

5. Kết cục thai kì:

Vị trí dây rốn bám bất thường (màng/rìa) có liên quan đến kết cục thai kì xấu vì tần suất sinh

non, thai nhỏ, Apgar thấp, mổ lấy thai khẩn cấp cao hơn trong dân số chung [2,4,5,8]. Theo Boulis

và cộng sự [4] tần suất thai nhỏ là 31%, sinh non 29.5%, mổ lấy thai khẩn cấp 69.49% ở nhóm có

Page 13: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

dây rốn bám bất thường. Dây rốn bám màng/bám rìa còn có nguy cơ xuất huyết ở giai đoạn 3 của

chuyển dạ nên cần chủ động bóc nhau bằng tay[7].

Tuy nhiên, tỷ lệ chết thai chết trong tử cung và chết chu sinh ở nhóm có dây rốn bám bất

thường và nhóm dây rốn bám bình thường/dân số chung có sự khác biệt giữa các nghiên cứu. Theo

một nghiên cứu lớn với 9500 trường hợp dây rốn bám bất thường và hơn 600.000 thai có dây rốn

bám bình thường, thì có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong 1.6% so với 0.7% [7]. Tuy nhiên theo nghiên

cứu của Raisanen S và cộng sự [15] với mẫu 26.894 thai phụ và 633 ca có dây rốn bám bất thường

thì tần suất tử vong không có sự khác biệt giữa hai nhóm: 0.5% so với 0.3%.

Ở nhóm song thai một bánh nhau, tỷ lệ tử vong chu sinh ở nhóm có dây rốn bám bất thường

được báo cáo cao hơn rõ so với nhóm có dây rốn bám bình thường, 30% so với 10.5% [6].

6. Sàng lọc:

Do tần suất bệnh hiếm nên khuyến cáo có hay không tầm soát thường qui MMTĐ trong thai

kì có sự khác nhau giữa các hội nghề nghiệp và quốc gia trên thế giới.

Theo khuyến cáo thực hành siêu âm quí 2 của ISUOG (2010) thì không khuyến cáo sàng lọc

thường qui vị trí bám dây rốn và MMTĐ.

Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo với những thai có nhau bám thấp, nhau

nhiều thùy hoặc có bánh nhau phụ và dây rốn bám màng/ bám rìa cần sử dụng siêu âm đầu dò âm

đạo Doppler để tìm MMTĐ từ quý 2 [15]. Hội Y học Sản phụ và thai (SMFM) khuyến cáo ở những

thai có nhau tiền đạo hoặc bám thấp từ tam cá nguyện 2 cần dùng siêu âm đầu dò âm đạo khảo sát

tìm MMTĐ khi thai 32 tuần [16].

7. Quản lý và xử trí

Hiện nay vẫn chưa có sự đồng thuận hay khuyến cáo nào cho xử trí dây rốn bám bất thường.

Tuy nhiên do có sự tương quan rõ giữa dây rốn bám bất thường và mạch máu tiền đạo, nên khi

siêu âm xác định dây rốn bám bất thường, cần loại trừ MMTĐ đi kèm.

Đối với mạch máu tiền đạo, thai phụ cần được nhập viện theo dõi lúc thai 30-34 tuần. Để theo

dõi sát hơn các dấu hiện chèn ép mạch máu cuống rốn, nên đo NST mỗi tuần từ tuần thứ 32 [18].

Việc sử dụng hỗ trợ phổi là cần thiết lúc thai 28 đến 32 tuần tuổi.

ACOG và SMFM khuyến cáo nên có kế hoạch mổ lấy thai chủ động từ 34 – 37 tuần [1, 17].

Không có bằng chứng rõ ràng để đưa ra khuyến cáo thời gian chấm dứt thai kỳ ở song thai có

MMTĐ. Tuy nhiên nếu thai phụ có cổ tử cung ngắn hoặc có dấu dọa sanh non thì nên chấm dứt

lúc thai 32-33 tuần [3]. Mổ cấp cứu khẩn nếu thấy có xuất huyết, có dấu chèn ép cuống rốn, có

dấu chuyển dạ sớm.

Page 14: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

Cắt đốt bằng laser trong tử cung đã được Quintero và cộng sự mô tả trong trường hợp MMTD

type 2. Phương pháp điều trị này có thể có một vai trò trong việc xử trí các trường hợp mạch tiền

đạo trong tương lai [13]

Sơ đồ 1: Sơ đồ quản lý trước sinh những bệnh nhân nghi ngờ MMTĐ

khi siêu âm ở 3 tháng giữa thai kì [7].

Yếu tố nguy cơ của MMTĐ

(DR bám màng, thùy bánh nhau phụ, nhau bám thấp/bám mép, đa thai, thai thụ tinh ống nghiệm)

Siêu âm doppler qua ngã âm đạo để loại trừ MMTĐ

Có MMTĐ (mạch máu -lổ trong

CTC<2cm)

Siêu âm lúc 28-32 tuần để chẩn đoán

xác định

Không có MMTĐ

Đánh giá nguy cơ vỡ ối non

bằng đo chiều dài CTC mỗi 1-2 tuần

Theo dõi:

Thai chậm tăng trưởng (nếu có DR bám

màng) hoặc

Xuất huyết sau sinh (nếu có thùy nhau phụ

hay nhau bám thấp/bám mép trong 3 tháng

cuối)

Nếu chiều dài CTC ≥ 25 mm, cân nhắc chấm dứt thai kì lúc 35-36 tuần

Nếu chiều dài CTC < 25 mm, cân nhắc nhập viện và dùng steroids (nếu

thai có khả năng sống)

Nếu chiều dài CTC < 10-15 mm, nhập viện và cân nhắc chấm dứt thai

kì (nếu thai có khả năng sống)

Page 15: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

KẾT LUẬN:

Bất thường vị trí bám của dây rốn là một vấn đề cần được chú trọng vì liên quan đến kết

cục thai kì xấu, đặc biệt là nguy cơ kèm theo MMTĐ. MMTĐ cần mổ chủ động để tránh chuyển

dạ tự nhiên có thể làm thai mất máu cấp và có nguy cơ tử vong. Chúng tôi hy vọng những người

làm siêu âm tiền sản sẽ nâng cao nhận thức về một bệnh lý tuy tần suất hiếm gặp nhưng nếu bỏ sót

có thể gây một hậu quả nghiêm trọng. Chúng tôi kiến nghị, siêu âm quí 2 cần xác định vị trí dây

rốn bám và siêu âm quí 3 cần loại trừ khả năng MMTĐ bằng siêu âm ngã âm đạo những trường

hợp có nguy cơ cao như dây rốn bám màng, nhau bám thấp/bám mép, thai nhỏ, song thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ACOG Committee Opinion No. 764: Medically Indicated Late-Preterm and Early-Term

Deliveries. Obstetrics and gynecology. 2019;133(2):e151-e5.

2. Baulies S, Maiz N, Muñoz A, Torrents M, Echevarría M, Serra B. Prenatal ultrasound

diagnosis of vasa praevia and analysis of risk factors. Prenatal diagnosis. 2007;27(7):595-9.

3. Bronsteen R, Whitten A, Balasubramanian M, Lee W, Lorenz R, Redman M, et al. Vasa

previa: clinical presentations, outcomes, and implications for management. Obstetrics and

gynecology. 2013;122(2 Pt 1):352-7.

4. Brouillet S, Dufour A, Prot F, Feige J-J, Equy V, Alfaidy N, et al. Influence of the Umbilical

Cord Insertion Site on the Optimal Individual Birth Weight Achievement. BioMed Research

International. 2014;2014:341251.

5. Cathrine Ebbing Synnøve L, Johnsen Susanne Albrechtsen Ingvild D, Rasmussen. SCVS.

Velamentous or marginal cord insertion and the risk of spontaneous preterm birth, prelabor rupture

of the membranes, and anomalous cord length, a population‐based study. AOGS. 2016;96(1):78-

85.

6. Hack KEA, van Gemert MJC, Lopriore E, Schaap AHP, Eggink AJ, Elias SG, et al.

Placental characteristics of monoamniotic twin pregnancies in relation to perinatal

outcome. Placenta. 2009;30(1):62–

7.Ebbing C, T. K, L. JS, S. A, S. R. Third stage of labor risks in velamentous and marginal cord

insertion: a population-based study. Acta obstetricia et gynecologica Scandinavica.

2015;94(8):878-83.

Page 16: DÂY RỐN BÁM MÀNG-M ¤ CH MÁU TIỀN Đ ¤ O Velamentous …

8. Erfani H, Haeri S, Shainker SA, Saad AF, Ruano R, Dunn TN, et al. Vasa previa: a multicenter

retrospective cohort study. American journal of obstetrics and gynecology. 2019;221(6):644.e1-

.e5.

9. Ismail KI, Hannigan A, O’Donoghue K, Cotter A. Abnormal placental cord insertion and

adverse pregnancy outcomes: a systematic review and meta-analysis. Systematic Reviews.

2017;6(1):242.

10. Liu CC, Pretorius DH, Scioscia AL, Hull AD. Sonographic prenatal diagnosis of marginal

placental cord insertion: clinical importance. Journal of ultrasound in medicine : official journal of

the American Institute of Ultrasound in Medicine. 2002;21(6):627-32.

11. Melcer Y, Maymon R, Pekar-Zlotin M, Levinsohn-Tavor O, Tovbin J, E. J. Evaluation of the

impact of vasa previa on feto-placental hormonal synthesis and fetal growth. European journal of

obstetrics, gynecology, and reproductive biology. 2017;215:193-6.

12. Merz E, F. B. Ultrasound in obstetrics and gynecology. Thieme Medical Publishers.

2005:ISBN:1588901475.

13. Quintero RA, Kontopoulos EV, Bornick PW, Allen MH. In utero laser treatment of type II

vasa previa. The journal of maternal-fetal & neonatal medicine : the official journal of the

European Association of Perinatal Medicine, the Federation of Asia and Oceania Perinatal

Societies, the International Society of Perinatal Obstet. 2007;20(12):847-51.

14. Ruiter L, Kok N, Limpens J, Derks JB, De Graaf IM MB, al. e. Incidence of and risk indicators

for vasa praevia: a systematic review. BJOG Int J Obstet Gynaecol. 2016;123(8):1278-87.

15. Raisanen S, Georgiadis L, Harju M, Keski-Nisula L, Heinonen S. Risk factors and

adverse pregnancy outcomes among births affected by velamentous umbilical cord

insertion: a retrospective population-based register study. Eur J Obstet Gynecol Reprod

Biol. 2012;16

16. Sinkey RG, Odibo AO. Vasa previa screening strategies: decision and cost-effectiveness

analysis. Ultrasound in obstetrics & gynecology : the official journal of the International Society

of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. 2018;52(4):522-9.

17. Sinkey RG, Odibo AO, Dashe JS. Diagnosis and management of vasa previa. Am J Obstet

Gynecol. 2015;213(5):615-9.

18. Swank ML, Garite TJ, Maurel K, Das A, Perlow JH, Combs CA, et al. Vasa previa: diagnosis

and management. American journal of obstetrics and gynecology. 2016;215(2):223.e1-6.