456
ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CÚA ĐẢNG, NHÀ Nước VIỆT NAM * ■ VỀ CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

File Word Duong Loi Chinh Sach

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Giáo trình TCLLCT Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội

Citation preview

Page 1: File Word Duong Loi Chinh Sach

ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CÚA ĐẢNG, NHÀ Nước VIỆT NAM * ■

VỀ CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Page 2: File Word Duong Loi Chinh Sach

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÓC GIA HÒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

buBng lối, chình Sách CỦA BẴNG, NHÀ NU0C VIỆT NAM VỂ CẤC LĨNH Vực CỦA

BỜI SÓNG XẦ HỘI■ ■

NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Page 3: File Word Duong Loi Chinh Sach
Page 4: File Word Duong Loi Chinh Sach

LỜI GIỚI THIỆU

Thực hiện Quyết định số 224-QĐ/TW ngày 06-01-2014 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tồ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nghị định số 48/2014/NĐ- CP ngày 19-05-2014 của Chính phủ quỵ định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ cỉìức củà Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quyết định số 184/QĐ-TW ngày 03-09-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X, Thông báo Kết luận số 181- TB/TW ngày 03-09-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn và thống nhất quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng; phương pháp giảng dạy và học tập; nghiên cứu khoa học; quy chế quản lý đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 21-04-2014, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ra Quyết đinh số 1479/QĐ-HVCTQG về việc ban hành “Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính”. Trên cơ sở kế thừa những nội dung xuất bản kỳ trước, bộ giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính xuất bản lần này được các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên của Học viện Chinh trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, cập nhật, bồ sung và phát triển nhiều

Page 5: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

nội dung mới đáp ứng tốt hơn việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.

Chương trình, giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính được Ban Giám đốc Họe viện quyết định thống nhất dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức ở các trường chính trị tính, thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 01-08-2014.

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Ghi Minh; Ban Chủ nhiệm chương trình, Văn phòng Đề án 1677 và các tác giả đã hết sức trách nhiệm, nghiêm túc, cẩn trọng trong việc biên soạn, bổ sung chương trình, giáo trình này. Trong quá trình biên soạn và biên tập, khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí để những lần xuất bản sau chương trình, giáo trình sẽ được hoàn thiện hơn.

BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH, GIAO TRÌNH

6

Page 6: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài lPHÁT TRIỂN NỀN KINH TÉ THỊ TRƯỜNG_______, m __J______________ m 2._______

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG1.1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của kỉnh tế thị trường

LLL Khái niệm kinh tế thị trườngKính tế thị trường được hiểu ở những mức độ khác nhau:Kinh tế thị trường là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thi 'trường. Đó

là cơ chế điều tiết nền lãnh tế bời các quy luật thị Ịfj trường trong môi trường cạnh tranh, nhằm mục tiêu lợi nhuận. n

Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó các yếu tổ đầu vào, đầu ra đều thông qua thị trường; các chủ thể trong nền kỉnh tế chịu tác động của các quy luật của thị trường và thái độ ứng xử của họ hướng vào tìm kiếm lợi ích thông qua sự điều tiết cùa giá cả thị trường.

Như vậy, dù hiểu theo cách nào thì kinh tế thị trường là mô hình kinh tế tất yếu khách quan của nền sản xuất lưu thông hàng hóa đã phát triển. Nó ra đời như một quá trình lịch sử tự nhiên Lịch sử nhân loại đã trải qua các mô hình kinh tế khác nhau như: kinh tệ tự nhiên; kinh tế tự cung, tự cấp; kinh tế hàng hóa (sản xuất hàng hóa giản đơn, sản xuất hàng hóa phát triển - kinh tế thị trường); kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Quá trình phát triển đó là sự thay thế, đan xen lẫn nhau giữa các mô hình do yêu cầu phát

11

Page 7: File Word Duong Loi Chinh Sach

LL

triển của lịch sử đã làm cho chúng bị giới hạn.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trườngKinh tế thị trường được phát triển ở các loại hình khác nhau trong

lịch sử phát triển, nhưng phổ biến nhất là nền kinh tế thị trường hỗn hợp (kinH tể thị trường có sựquảii lýcủa Nhà nước) và hiện nay cộ nhiều quốc gia trên thế giới phát triển theo loại hình này. Kinh tế thị trường hỗn hợp là nền kinh tế vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa chịu sự điều tiết của Nhà nước.

Kinh tế thị trường hỗn hợp có những đặc điểm sau:Thứnhẩt, các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.Các chủ thể kinh tế tỉỉuộc các thành phần kinh tế khác nhau khi

tham gia hoạt động trong nềnkinTr tế được tự chủ sản xuất kinh doanh. Tính tự chủ thể hiện ở các mặt: tự chủ về tài chính từ việc huy động sử dụng, quản lý vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tự đo lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh mà luật pháp không cấm; tự chủ lựạ chọn các hình thức sở hữu và mô binh sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, các chủ thể kình :tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhau và hướng đếnmụe tiêu tìm kiếm lợi nhuận, lợi ích. Trong nền kinh tế thị trường để tăng sự ổn định, hằn vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh* hợp tác là một trọng những điều kiện quan trọng để tạo nên sự liên kết trong cung ứng yếu tơ đầu vào và tiêu thụ hàng hóa đầu ra cho các doanh nghiệp thành chuỗi liên kết trên thị trường, đồng thời giảm thiểu rủi ro.

Bên cạnh sự hợp tác là sự cạnh tranh ngày càng gáy gắt giữa các chủ thể ừong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh ỉà đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh có thể là eác đối thủ cung sản xuất kinh doanh một ngành hàng, có thể khác ngành

8

Page 8: File Word Duong Loi Chinh Sach

hàng để tìm kiếm, giành giật những yếu tố đầu vào hoặc để mở rộng thị phần nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Thứ hai, thị trường của nền kinh tế thị trường.Trong nền kỉnh tế thị trường, thị trường vừa là căn cứ vừa là đối

tượng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là các hoạt động sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường và hướng tới phục vụ thị trường.

Yêu cầu cơ bản nhất trong nền kinh tế thị trường là đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để thực hiện được yêu cầu đó đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải căn cứ vào nhu càu thị trường để xác định sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? (tức là căn cứ vào thị trường để xác định mặt lượng và mặt chất hàng hóa cần sản xuất) sản xuất như thế nào? để giá trị cá biệt (giá thành sản phẩm) của nhà sản xuất thấp hem giá trị thị trường. Mặt khác, thị trường là đối tượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà các chủ thể Vinh tế phải hướng tới để phục vụ nó. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước dựa vào xu hướng vận động của cung cầu trên thị trường để xây dựng kế hoạch và điều tiết nền kinh tế.

Thứ ba, cơ chế vận hành của nền kinh tế thi trường.Nen kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị

trường như là “guồng máy” tạo sự điều tiết nền kinh tế trong việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, luồng hàng hóa vận động theo các quan hệ cung cầu, cạnh, tranh. Chẳng hạn, khi hàng hóa sản xuất bán được giá cao trên thị trường, thu lợi nhuận lớn thì tất yếu các nhà sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, điều đó cũng có nghĩa là các nguồn lực như: vốn, nhân lực, các yếu tố đầu vào khác sẽ thu hút nhiều vào ngành sản xuất đó và ngược lại. Điều đó cũng có nghĩa là quy luật cung cầu đang tạo ra cơ

Page 9: File Word Duong Loi Chinh Sach

chế phân bổ các yếu tố đầu vào của sản xuất trong nền kinh tế- Mặt khác, cơ chế thị trường cũng tham gia điều tiết lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường theo các quy luật thị trường (đặc biệt là quy luật giá trị).

Thứ tư, giá cả trong nền kinh tế thị trường.Sự điều tiết của cơ chế trong nền kinh tế thị trường được thể hiện

trực tiếp thông qua giá cả. Giá cả trong nền kinh tế thị trường yừa có chức năng thông tin về cung cầụ thị trường, vừa có chức năng phân bổ các nguồn lực và là một trong những công cụ canh tranh của các chủ thể kinh tế, nên nó điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh, kích thích đẩy mạnh ứng dựng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại và phân hóa những người sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Thứ năm, vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường và cơ chế thị trường có tác động hai mặt (tích cực và tiêu cực) đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, sự điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế là để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Để thực hiện được mục tiêu đó, Nhà nước phải tibụrc hiện các chức năng sau:

Một ỉà, định hướng, tạo môi trường, kiểm soát và điều tiết sự phát triển của nền kinh tế.

Sự định hướng nền kinh tế của Nhà nước được thực hiện qua việc Nhà nước xây dựng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Mặt khác, Nhà nưởc tạo môi trường pháp lý thuận lợi như: hệ thống luật pháp đồng bộ, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế; hệ

10

Page 10: File Word Duong Loi Chinh Sach

thống các văn bản hướng dẫn, các định chế, các chính sách phát triển lcìnVi tế, v.v... để các chủ thể kính tế có “sân chơi” bình đẳng, an toàn, giảm thiểu rủi ro, tranh chấp.

Đồng thời các chiến lược, kế hoạch và hệ thống luật pháp, chính sách là căn cứ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế để điều tiết các hành vi ứng xử của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường theo định hướng nhất định.

Để nền kinh tế thị trường phát triển ổn định và bền vững, Nhà nước chỉ can thiệp (đầu tư) vào nền kinh tế khi cần thiết; chẳng hạn, đầu tư ở lĩnh vực công, những ngành khu vực tư nhân không thể làm, không muốn làm hoặc không được làm (theo quy định của luật pháp).

Hai ỉà, phân bổ các nguồn lực và phân phối lại thu nhập.Do đặc trưng của kinh tế thị trường các chủ thể kinh tế được tự

chủ sản xuất kinh doanh và mục tiêu hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận nên dễ dẫn đến sự cạnh tranh giành giật lợi thế trong việc khai thác các nguồn lực quốc gia, làm tổn hại hoặc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực đó, đặc biệt tài nguyên dễ bị khai thác cạn kiệt. Mặt khác, sự cạnh tranh vô chính phủ cũng dẫn đến sự phát triển mất cân đối, gây ra tính bất ổn trong nền kinh tế (chỉ chạy theo những ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao). Vì vậy, sự điều tiết của Nhà nước là cần thiết để đảm bảo cho các nguồn lực sử dựng có hiệu quả và đảm bảo hơn sự cân đối, ổn định., giảm thiểu khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

Nần kinh tế vận hành theo cơ chế thi trường dưới tác động của quy luật giá trị sẽ có phân hóa giàu nghèo, những chủ thể kinh tế có những điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi, chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận cao. Ngược lại, những nhà sản

11

~ .... — ~n"

Page 11: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

xuất kinh doanh gặp cản trở, điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn và thất bại trong cạnh tranh sẽ bị thua lỗ, phá sản. Sự phân hóa giàu nghèo này nếu không có sự điều tiết hợp lý sẽ dẫn đến sự phân hóa xã hội thành những nhóm người đối lập nhau và làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn và đó là nguyên nhân của sự đối đầu, đối kháng, bất ổn của xã hội. Vì vậy, điều tiết của Nhà nước qua phân phối thu nhập nhằm làm giảm bớt sự đối đầu trong xã hội là điều cần thiết để đảm bảo cho kinh tế phát triển ổn định.

Ba là, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Do động cơ của các nhà sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường là lợi nhuận, nên họ không quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội như thiên tai, bệnh dịch, ô nhiễm môi trường; thậm chí vì chạy theo lợi nhuận họ còn là “thủ phạm” về sự phá hủy môi trường sinh thái (do cắt giảm chi phí xử lý môi trường). Vì vậy, giải quyết các vấn đề này không ai khác ngọài Nhà nước. NM nước là lực lượng chủ lực để tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề thiên tai, bệnh dịch, thất nghiệp, môi trường; cung ứng hàng hóa công cộng, các dịch vụ xã hội, v.v... để đảm bảo sự ổn định xã hội - đố là điều kiện quan trọng cho kinh tế phát triển bền vững.

1.2. Các mô hình kinh tế thị trường1.2,1. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranhKinh tế thị trường tự do cạnh ừanh được hình thành và phát triển từ

thế kỷ xvn đến cuối thế kỷ XIX ở các nước Tư bản chủ nghĩa.Đặc trưng của mô hình kinh tế này là nền kính tế chịu sự điều tiết

của các quy luật thị trường, Nhà nước không can thiệp

12

Page 12: File Word Duong Loi Chinh Sach

trực tiếp vào nền kinh tế. Do đó, nền kinh tế vận động theo xu hướng chung là chạy theo lợi nhuận đơn thuần, các nguồn lực của nền kinh tế sử dụng kém hiệu quả và nền kinh tế phát triện vô chinh phủ, dễ xảy ra cáe cuộc khủng hoảng kinh tế.

1.2.2. Kinh tế thị trường có sự điều ứết cua Nhà nướcKinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước là nền kinh tế vừa

vận hành theo cơ chế thị trường, vừa chịu sự điều tiết của Nhà nước. Loại hình kinh tế này xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX khi nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh có những hạn chế. Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới phát triển theo loại hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tuy nhiên, mức độ, phạm vi, cơ chế can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế ở các quốc gia khác nhau sẽ khác nhau bởi nó còn phụ thuộc vào bản chất Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện để thực hiện mục tiêu đó của từng quốc gia trong từng giai đoạn.

Mô hình kinh tế thị trường Mỹ là mô hình kinh tế thị trường tự do mới. Đặc trưng của mô hình kinh tế này đề cao vai trò của chế độ sở hữu tư nhân, tự do cá nhân. Nhà nước hạn chế sự can thiệp vào nền kinh tế. Nhà nước với chức năng chủ yếu trong nền lcinh tế thị trường là bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân vận hành thuận lợi; ổn định kỉnh tế vĩ mô.

Mô hình kinh tế thị truờng Đức là mô hình kinh tế thị trường- xã hội. Mô hình kinh tế này thừa nhận các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường như: cấu trúc nền kinh tế đa sở hữu vói sở hữu tư nhân làm nòng cốt, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và vai trò điều tiết của Nhà nước. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có những đặc điểm riêng như: coi mục tiêu xã hội, mục tiêu phát triển con người cũng là mục tiêu của quá trình phát triển

13

71

Page 13: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

kinh tế thị trường; Nhà nước dẫn dắt nền kỉnh tế thi trường phát triển không chỉ nhằm mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mà cả mục tiêu phát triển và hiệu quả xã hội.

Mô hình kinh tế thị trường Nhật Bản là mô hỉnh “kinh tế thị trường phối hợp”. Đặc trưng của nó là đề cao quan hệ phối hợp giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng; quan hệ phối hợp giữa người quản lý và người lao động tạo nên một sự nỗ lực chung mang tính cộng đồng, đồng thời sự phối hợp, ràng buộc nhau vào thể chế kinh tế vĩ mô để tối đa hóa hiệu quả.

Mô hình kỉnh tế thị trường Trung Quốc là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Mô hình kinh tế này bắt đầu từ việc xây dựng thể chế kình tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trưng Quốc tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc và được triển khai toàn diện từ sau Đại hội XIV với nội dung cơ bản: phát huy vai trò của thị trường, làm cho các hoạt động kinh tế theo các quy luật của thị tnrờng dưới sự điều hành vĩ mô của Nhà nước.

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:

- Đa dạng hóa sở hữu, lấy chế độ công hữu làm chủ thể và nhiều chế độ sở hữu khác cùng phát triển.

- Người lao động tự chọn việc làm, thị trường lao động điều tiết việc làm, Chính phủ thúc đẩy việc làm.

- Phân phối theo lao động là chủ thể, nhiều hình thức phân phối khác cùng tồn tại, chú ý giải quyết vấn đề chênh lệch thu nhập.

- Nhà nước kiểm soát vĩ mô, chức năng quản lỷ kinh tế của Nhà nước chủ yếu là phục vụ chủ thể thị trường và tạo môi trường phát triển.

14

Page 14: File Word Duong Loi Chinh Sach

- Hệ thống luật pháp (đặc biệt là Hiến pháp) là cơ sở pháp lý và chủ đạo của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ờ VIỆT NAM HIỆN NAY2.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng sã hội chủnghĩa ở Việt Nam

Khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Đây là kết quả của quá trình 15 năm đổi mới tư duy và thực tiễn ở nước ta, được đúc kết lại trên cơ sở đánh giá và rút ra các bài học lớn qua các kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội VII, VAI.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng làm rõ nội hàm, mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Nen kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ả nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là hỉnh thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được đẫn đăt chi phôi bởi các nguyên tăc và bẫn chất của chú nghía Xầ ùộr75^

2.2. Tính tất yếu của việc phát triển kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Vỉệt Nam

2.2.1. Điều kiện trong nướcNền sản xuất hàng hóa Việt Nam sau thời kỳ đổi mới (1986) đã

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn ỉdện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.204-205.

15

- ■ ................. TT"

Page 15: File Word Duong Loi Chinh Sach

L

phát triển mạnh, những yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường được hình thành và phát triển, vì vậy tất yếu nền kinh tế thị trường xuất hiện. Thời kỳ trước năm 1986, mô hỉnh phát triển kinh tế tập trung baỡ cấp đã biểu hiện kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt giai đoạn 1975-1986. Đại hội Đảng lần thứ VI đã thực hiện cuộc cách mạng - đổỉ mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế mà cốt lõi là chuyển nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế* Sự đổi mơi đó đã từng bước hình thành và phát triển các yếu tố cơ bản của thị trường như: giá cà hình thành theo ca chế tự do; trên thị trường các chủ thể cạnh tranh nhau để tìm kiếm lợi nhuận; nền kinh tế hoạt động theo các quy luật của thị trường, v.v... Đó là những điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường.

Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay đã đạt được những thành tựu lớn: Việt Nam đã thoát ra khỏi nước nghèo và kém phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhanh, v.v... Điều đó chứng tỏ nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là phù hợp với điều kiện Việt Nam trong bối cảnh thế giói mới.

Mặt khác, Việt Nam có những tiền đề chính trị-xã hội để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế là tiền đề chính trị quan trọng đế đảm bảo đinh hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, sự đồng thuận của đại đa số nhân dân trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo tiền đề vững chắc cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển.

16

Page 16: File Word Duong Loi Chinh Sach

2.2.2. Điều kiện quốc tếTrong lịch sử phát triển các mô hình kinh tế của nhân loại đã trải

qua thì Vinh tế tìỉị trường là mô hình kinh tế có hiệu quả nhất. Kinh tế thị trường đã tạo ra năng suất lao động cao, tạo ra nguồn hàng lớn đề đáp ứng nhu cầu ngày cảng cao của tiêu dùng (cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã và chất lượng) và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hom nền kinh tế tự cung, tự cấp; nền kinh tế tập trung, bao cấp.

Phát triển kinh tế thị trường còn là yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng tất yếu của thời đại, thực chất đó là sự tham gia của các quốc gia vào “sân chơi” chung của nền kinh tế thế giới - “sân chơi” đó là của các nền kinh tế thị trường. Với chủ trương của Đảng ta là “tích cực và chủ động hội nhập kinh tế thế giới”, tất yếu Việt Nam phải chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

2.3. Bản chất và đặc thù của nền kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2,3.1. Bản chất của nền Mnh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

“Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo eơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động théo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa được dẫn đắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội; trong đó, cơ chế thị tmờng được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ, có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế; khuyến khích làm

17

........................ - “TV

Page 17: File Word Duong Loi Chinh Sach

L 1_

giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”1.

Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa có những đặc trưng của nền kinh tế thị trường hỗn hợp, vừa có đặc thù của tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.3.2. Đặc thù của nền kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Về mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: ngoài mục tiêu của nền kinh tế thị trường là lợi nhuận thì mục tiêu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm phát triển lực lượng, giải phóng sức sản xuất của xã hội và từng bước xây dựng tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, phát triển kinh tế thị trường thúc đẩy sản xuất phát triển tạo nhiều hàng hóa, phong phú về chủng loại và nâng cao chất lượng hàng hóa để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cửa nhân dân. Như vậy, mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa thực hiện mục tiêu kinh tế, vừa tíiực hiện mục tiêu xã hội. Phát triển kinh tế thị trường địiih hướng xã hội chủ nghĩa để thu lợi nhuận, khai thác các lợi thế của quốc gia nhằm phát triển lực lượng sản xuất, từng bước tạo lập những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế “phát triển đa dạng các hình thức sả hữu, các thành phần kinh tệ, các loại hình doanh nghiệp”2 và “mọi thành

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn ỉdện Đại hội đại biầt toàn quắc lần thứ XI,Nxb. Chính trị quốc giá, H.2011, ư.34-35,206-207.

18

Page 18: File Word Duong Loi Chinh Sach

phần kỉnh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác cạnh ừanh bình, đẳng, lành mạnh và vãn minh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”1 để góp phần định hướng nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

về chế độ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “công bằng trong phân phối các yếu tố của sản xuất, tiếp cận và sử dựng các cơ hội, điều kiện phát triển. Phân phối kết quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”2. Như vậy, phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là chú ý đến lợi ích của người lao động - điều này thể hiện rõ bản chất của chủ nghĩa xã hội vì con người.

Sự điều tiết-của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta phải định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường thông qua xây dựng và thực hiện quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội để từng bước xây dựng những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất Vinh doanh.

Ngoài ra vai ừò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường dinh hưởng xã hội chủ nghĩa là sự điều tiết của Nhà nước vào nền kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia: khai thác và sử dụng có

l’2 Đảng Cộng sản Vỉệt Nam: Vãn ỉdện Đại hội đại biầi toàn quốc lần thứ XI,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.205,206.

19

11

Page 19: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L_

hiệu quả tài nguyên quốc gia (trong ngắn hạn, dài hạn), bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế bền vững; bảo vệ lợi ích của nhân dân, lợi ích người lao động, thực hiện các chính sách xã hội (xóa đối, giảm nghèo; an sinh xã hội).

2.4. Thực trạng nền kỉnh tế thịt trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.4.1. Nền kỉnh tế thị trường đang ở trình độ thấpTrình độ khoa học - công nghệ lạc hậu so với các nước trong khu

vực và thế giới đang chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. dẫn đến năng suất lao động _ chưa cao, năng lực cạnh tranh thấp. ‘Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nước ta đa phần ở mức trung bình và lạc hậu, khoáng 80-90% công nghệ nhập ngoại, trong đó 75% máy móc dây chuyền công nghệ thuộc thế hệ những năm 1980-1990, 75% thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang... Toe độ đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp chậm chi khoảng 10%/năm”1. Với trình độ khoa học công nghệ đó sẽ ảnh hưởng đên tôc độ và chât lượng tăng trưởng kinh tế - xã hội. Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế Vỉệt Nam kéo dài quá lâu tình trạng tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn (đặc biệt vốn tai nguyên), lao động: yếu tố vốn đóng góp vào tăng trường kinh tế là 52,7%, yếu tố lao động là 19,1%; cơ cấu hàng hóa công ngHiệp: tỷ trọng hàng gia công, lắp ráp chiếm tỷ ừọng lớn; cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam chậm thay đổi, hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thô, sơ chế, gia công lắp ráp. Năm 2012, có 22 mặt bảng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD thuộc về

1 Ban Tuyên giáo Trung ương: Tài liệu nghiên cửu Nghị quyết Hội nghị lần thứsáu Ban Chấp hành Trungương khóa'XI, Nxb.CbÍph trị quốc gia, H.2013, tr.200.

20

Page 20: File Word Duong Loi Chinh Sach

các nhóm hàng trên. Hậu quả của năng lực khoa học - công nghệ thấp làm cho năng lực canh tranh. Vỉệt Nam có xu hướng tụt bậc. Theó kết quả xếp hạng cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): Năm 2006 Việt Nam xếp thứ 64/125 nền kinh tế; năm 2007: 68/130; năm 2008: 70/131; năm 2009: 77/133; năm 2010: 59/140; năm 2011: 65/142; năm 2012: 75/144.

Nguyên nhân của phát triển khoa học - công nghệ Vĩệt Nam bi han chế do: Môt là. đầu tiĩ cho khoa học công nghệ thâp, hiện chỉ 1% GDP (chi bằng 2% của Hàn Quốc; 1,1% của Đức; 0,7% của Nhật Bản); mức đầu tu đổi mới công nghệ thấp dưới 0,5% tổng doanh thu. Hai là, đội ngữ nhân lực khoa học công nghệ hạn chế, thiếu những nhà khoa học đầu ngành (số người nghiên cún khoa học của việt Nam là 115/1 triệu dân, trong khi đó Xingapo là 6.088/triệu dân, gấp 53 lần Việt Nam. Ba là, môi trường cho việc phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ bị hạn chế cả tắm vĩ mô và vi mô.

đầu tư cho sản xuất kinh doanh thiếu, sử dụng và quản lý kem hiệu quả làm hạn chế đến mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, đồi mới công nghệ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt thấp so với kế hoạch đề ra; khu vực doanh nghiệp khó khăn về vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đầu tư dàn trái, vốn thất thoát, rò ri, hiệu quá đâu tư thâp đă làm cho nên kinh tế Việt Nam bi kéo dài tình trạng khan hiếm vốn. Theo báo cáo của Bộ Ke hoạch và Đầu tư, hiệu quả đầi^tư (qua chi số ICOR) Việt Nam thấp so với các nược trong khu vực, nếu trong thời kỳ tăng trưởng nhanh của Việt Nam (2001-2008) chỉ số ICOR là 5,26 thi Hàn Quốc (1981-1990) là 3,2; Đài Loan (1981-1990) là 2,7.

Lực lượng lao động của Vỉệt Nam đông, nhưng không

21

Page 21: File Word Duong Loi Chinh Sach

L i_

mạnh: với lực lương lao động hiện nay (2014) có khoảng 52 triệu người năm trong độ tuôi lao động theo luật định, nhưng chỉ có khoảng 35% lao động qua đẩotạo (cỏ tmữrđọlìạỉhọc, cao đẳng, trung câp chuyên nghiệp, sơ câp và có chứng chỉ nghê); việc bô trí và sử dung lao đông hiêu quà thấp. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thấp - đây là điểm nghẽn lởn nhất trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động trong nên kinh tế - xã hội.

Hạ tầng kinh té - xã hội có tốc đô phát triển phanh như: hê thống giao thông vận tải, điện năng, nước, giáo dục đào tạo, y tế, nhung chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, chưa tạo môi trường thuận lợi để phát triển nền kinh tế thị trường, bởi sự phát triển thiếu sự đồng bộ, đồng đều giữa các vùng, miền, các hạng mục; sự quản lý, giám sát của các cơ quan quản lỷ hạn chế từ việc quy hoạch, triển khai, kiểm tra chất lượng và tiến độ thực hiện phát triển hạ tàng kinh tế - xã hội.

Quan hệ về sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối đã có những đổi mới căn bản theo xu hướng của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự đổi mới còn chậm chưa đáp ứng được tốc độ phát triến nền kinh tế thị trường, chưa theo kịp yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể: giải quyết vấn đề sở hữu còn bất cập, tính minh bạch yà tính nghiêm minh chưa cao, nhất là vấn đề đất đai. “Chất lượng xây dựng và thực thi quy hoạch và kế hoạch phát triển một số ngành, vùng, nhất là quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản còn yếu gây thất thoát, lãng phí lớn. Quản lý thị trường, nhất là thị trường bất động sản, thị trường tài chính, có lúc còn lúng túng, sơ hở, thiếu chặt chẽ đẫn đến tình trạng đầu cơ, làm giàu bất chính cho một số người; chính sách phân phối

22

Page 22: File Word Duong Loi Chinh Sach

còn nhiều bất hợp lý”1. Trình độ tổ chức quản lý còn hạn chế (cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô); biểu hiện ở các mặt sau: “Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu. Tổ chức bộ máy nhiều cơ quan chưa hợp lý... Năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vực yếu; phân cấp mạnh nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát”2. Và kết quả là trong nền kinh tế tình, trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng kéo dài nhiều năm chưa khắc phục được, thậm chí có một số lĩnh vực còn có xu hướng gia tăng làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, nền kinh tế còn tiềm ẩn sự bất ổn; các vấn đề về sở hữu, phân phối chưa giải quyết theo đúng quan hệ thị trường, nên chưa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2.4.2. Kinh tế thị trường đang trong quá trình tiếp tục chuyển đỗiTừ nền kinh tế tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị

trường nên những tư tưởng, tư duy của nền kinh tế cũ tồn tại ứong sự vận hành của nền kinh tê, cản trở đến sự phát triển kinh. tể.thị trường. Mặt khác, các yếu tó của nền kinh tế thị trường sẽ thiếu và chưa hoàn thiện: hệ thống luật pháp, hệ thống các thị trường cơ bản (thị trường tài chinh, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ), cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường, v.v...

2.4.3. Phát triển kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế cho phép tranh thủ được các nguồn lực bên

Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ XI.Nxb.Chínhtrị quốc gia, H.2011, tr.167,171-172.

23

~n

Page 23: File Word Duong Loi Chinh Sach

LL

ngoài để phát triển sản xuất, kinh doanh như vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý nền sản xuất lớn để phát triển kinh tế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, mở rộng và phát triển thương mại quốc tế để đấy mạnh hoạt động xuât, nhập khâu tạo tiên đê đáp ứng nhu câu đâu vào và giải quyết đầu ra cho nên kinh tê thị trường. Những năm qua khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nên kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội cho xuất phập khẩu không ngừng táng lên. Mặt khác, trong quá trình hội nhập kinh tê quôc tê cũng có những thách thức. Thách thức lớn nhất hiện nay của nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập vào nên kinh tê thê giói là năng lực cạnh tranh; hệ thông luật pháp chưa hoàn thiện vả chưa đồng bộ. Nguôn nhân lực Vỉệt Nam hiện nay cũng là thách thức lỏn bởi trẽn thực tê, lực lượng lao động không có tay nghề dư thừa nhịều tạo áp lực việc làm lớn, nhưng lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường hiện đại (sản xuât kinh doanh những ngành nghề chất lượng cao) lại rất thiếu. Quản lý, khai thác các nguồn lực như: đất đai, vốn, lao động ở nước ta hiện nay đang là thách thức lớn bởi sự khai thác tài nguyên bừa bãi, quản lý của các cơ quan nhà nước kém hiệu quả, làm cho tài nguyên của quốc gia cạn kiệt, nhất là các tài nguyên không tái tạo được; tình trạng môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống. Trong thời kỳ đổi mói, đầu tư để phát triển hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế rất lớn, nhiều công trình đã đưa vào sử dụng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thách thức về vấn đề này là sự phát triển thiếu đồng bộ, công tác qụản lý kém dẫn đến hiệu quả khai thác và chất lượng hạ tầng thấp; tình trạng thất thoát lãng phí trong khu vực này là vấn đề quốc nạn làm ảnh hưởng đến sức mạnh của nền kinh tế.

24

Page 24: File Word Duong Loi Chinh Sach

2.5. Các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ử Việt Nam

2.5,1. Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kỉnh tế nhiều thành phần, phát huy vai trò của kinh tế nhà nước

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải phóng sức sản xuất của xã hội, nhằm huy động các nguồn lực phát triển kinh tế thị trường; đồng thời tạo môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế và đó là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, tập trung vào một số ngành và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công phù hợp kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phát triển kinh tế tập t&ể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã. “Tạo điều kiện phát triển các trang trại ở nông thôn và hình thành hợp tác xã của các chủ trang trại”1 Ị

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh; đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh

X 1Áe quoc tê.

Thu hút mạnh đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các ngành

1( Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn ìdện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.209.

25

- - ' ~7 T

Page 25: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L

lĩnh vực kinh tế (nhất là lĩnh vực'công nghệ cao) phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước.

2.5.2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nư&c gắn với phát triển kinh tế trì thức và bảo vệ tài nguyên môi trường

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là tạo lập những tiền để vật chất cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển.

Chuyển lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ, gắn với nền kinh té tri thức ở các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện được cần phát triển mạnh khoa học - công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh, nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu và đổi mới công nghệ.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại. Cơ cấu kinh tế xây dựng trong quá-trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở khai thác lợi thế của các vùng miền, các ngành, các lĩnh vực; đồng thời phải phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Các cơ cấu kiĩìh tế đó là: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế.

2.53. Phát triển đồng bộ cảcyếu tố thị trường và các loại thị trườngCác yếu tố thị trường và các loại thị trường là nhân tố để giải quyết

cầc mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường; đáp ứng yêu cầu đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp

26

Page 26: File Word Duong Loi Chinh Sach

sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; do đó, các yếu tố thị trường chưa hoàn thiện và các thị trường phát triển chưa đồng bộ để nền kinh tế thị trường phát triển. Vì vậy, phải bình thành và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Cụ thể:

Tạo môi trường (môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội) để các yếu tố của thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả. Đổi mới và hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, giải quyết tranh chấp; xây dựng và thực hiện các quy địtìh về trách nhiệm xã hội của các doanh, nghiệp đối với người tiêu dùng, đối với bảo vệ môi trường.

Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại các loại thi trường hàng hóa, dịch vụ, cả thị trường trong và ngoài nước (đặc biệt các thị trường lớn như: thị trường Mỹ, thị trường châu Âu, thị trường Đông Á và các thị trường truyền thống - thị trường Nga).

2.5.4. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nưởc đối với nền kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước sẽ quyết định đến định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, hiệu quả khai thác và sử dựng các tiềm năng của quốc gia.

Cải cách bộ máy và cơ chế điều tiết nền kinh tế của Nhà nước theo hướng tinh gọn, có hiệu quả.

Hoàn thiện và sử dụng có hiệu lực các công cụ điều tiết nền kinh tế của Nhà nước như: luật pháp; chỉnh sách (tiền tệ, tài chính, v.v...); các công cụ khác (thuế, lãi suất, tỳ giá hối đoái, v.v...).

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để điều chỉnh kịp thời sự vận hành của nền kinh tế khi cần thiết

27

TI

Page 27: File Word Duong Loi Chinh Sach

. L- L

“Nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị- xã-hộỉ, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của nhân dân trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước tiếp tục hoàn thĩệh luật pháp, cơ chế, chính sách tạo điều kiện để nhân dân và các tổ chức này tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giậm sát việe thực hiện luật pháp, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ngăn ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường”1.

2.5.5. Mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ đông và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề, điều kiện quan trọng để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường (trong và ngoài nước).

Khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực bên ngoài (như: vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tổ chức vận hành nền kinh tế thị trường hiện đại).

Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng và phát triển lợi thế quốc gia trong kinh tế đối ngoại thích nghi với sự thay đổi xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới.

Tìm kiếm và mở rộng các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác lớn.

Câu hỏi ôn tập1. Những nội dung cơ bản trong lý luận về kinh tế thị trường?

1 Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Vàn kiện Đại hội đại bỉầi toàn quốc ỉầri thứ Xỉ,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.215.

28

Page 28: File Word Duong Loi Chinh Sach

2. Tính tất yếu và những đặc thù của kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Liên hệ thực tiễn?

3. Giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

Tàỉ ỉỉệu tham khảo1. Đảng Cộng sản Mệt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011.2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

ỉần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006.3. Đảng Cộng sản Vỉệt Nam: Vàn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2001.4. Bộ Ke hoạch và Đầu tư: Bổi cảnh trong nước và quốc tế và việc

nghiên cứu xây đựng chiến lược 20 ỉ ỉ-2020, H.2008.

29

Page 29: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài 2

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH vực KINH TẾ ở VỆT NAM

1. Mô HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ1.1. Tăng trưởng kỉnh tế và các yếu tố tăng trưởng kinh tế

1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kỉnh tếTăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong

một thời gian nhất định (thường là một năm). Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới đang hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập của nền kinh tế biểu hiện dưới dạng giá trị được phản ánh qua các chi tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc gia (GNI). Tăng trưởng kinh tế được đo bằng 2 chi tiêu: Một ỉà, chỉ tiêu quy mô tăng trưởng. Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế nhiều hay ít Hai là, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. Chi tiêu này phản ánh sự gia tầng thù nhập của nền kinh tế cao hay thấp, nhanh hay chậm. Như vậy, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đồi về lượng của nền kinh tế, chưa phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế.

LL2. Các yếu tố tăng trưởng kinh tế1.1.2. L Cảc yếu tố kỉnh tểĐây là những nhân tố tác động trực tiếp đến các biến đầu vào và

đầu ra của nền kinh tế. Theo quan điểm truyền thống, có 4 nhân tố kinh tế đầu vào tác động trực tiếp đến tăng

30

Page 30: File Word Duong Loi Chinh Sach

trưởng kinh tế, đó là:Vốn (K): Vốn là yếu tố vặt chất đầu vào quan trọng có tác đông

trực tiếp đến tầng trưởng kinh tế. Xét ơ góc độ vĩ mô, yếu tố vốn tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, đỏ là vốn vật chất chứ không phải vốn dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế, bao gồm nhà máy, nhà xưởng, thiết bù máy móc và các trang thiết bị khác đưực sử dụng trong sản xuất. Thông thường ở các nước đang phát triển, yếu tố này đóng góp vào tăng trưởng với tỷ trọng cao . Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng sẽ giảm dần.

Lao động (L): Trước đây thường quan niệm lao động là yếu tố vật chất tác động vào táng trưởng kinh tế giống như yểu to vốn. Nó được tính bằng số lượng lao động hay thời gian lao động. Gần đây, khi đề cập đến nhân tố này, người ta thường nhấn mạnh tói khía cạnh phi vật chất của lao động, đó là vốn nhân lực, tức là các lao động có chuyên môn kỹ thuật, lao động có khả năng vận hành máy móc, thiết bị. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển thường dựa vào quy mô lao động, sự đóng góp của yếu tố vốn nhân lực vào tăng trường kình tế chưa cao.

Tài nguyên thiên nhiên (R): Tài nguyên thiên nhiên có nhiều loại. Căn cứ vào khả năng tái sinh, có thể chia thành 3 loại: tài nguyên vô hạn và không thể thay thế, tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo. Các nguồn tài nguyên được khai thác sẽ làm tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển. Tài nguyên đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu để bố trí các cơ sở kinh tế trong các ngành công nghiệp,

31

........ "TT

Page 31: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L_

dịch vụ. Vì thế, các nguồn tài nguyên được đánh giá về mặt kinh tế, được tính giá trị như các yếu tố đầu vào khác trong quá trình sử dụng. Trong nền kinh tế hiện đại, người ta đã tìm cách thay thế để khắc phục mức độ khan hiếm của tài nguyên. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai vẫn là nhân tố không thể thiếu được của nhiều quá trình sản xuất, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

Công nghệ kỹ thuật (T): Yếu tố này bao gồm tri thức khoa học, bí quyết, phương pháp, thiết bị, công cụ, phương tiện sản xuất, V.V... Yếu tố này được C.Mác xem như là “chiếc đũa thần kỳ làm tăng thêm sự giàu có của cải xã hội” và R.Solow thì cho rằng “tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”. Có thể khẳng định khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững.

Theo quan điểm hiện đại, có 3 nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, đó là: vốn (bao gồm cả yếu tố tài nguyên và đất đai đang được sử dụng, gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất), lao động và năng suất yếu tố tổng họp (Total Factor Productivity

- TFP). Vốn và lao động là những yếu tố vật chất tác động đến tăng trưởng kinh tế và có thề lượng hóa được mức đô tác động của chúng đến tăng trường kinh tế. Năng suất là nhân tố tống hợp thể hiện ở hiệu quả của yếu tố công nghệ, kỹ thuật.

1.1.2.1. Các yếu tố phi kinh tếCác nhân tố phi kỉnh tế có tác động đến tăng trưởng và phát triển

kinh tế như: đặc điểm vãn hóa - xã hội, thể chế chính trị-xã hội, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo, sự tham gia của cộng đồng. Các nhân tố này tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế và không thể lượng hóa cụ thể được mức độ tác động của chúng đến

32

Page 32: File Word Duong Loi Chinh Sach

tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố này không tác động riêng rẽ, mà tác động đan xen nhau, tạo nên sự đồng thuận hoặc không đồng thuận đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đặc điểm văn hỏa - xã hội: Nhân tố này bao gồm nhiều mặt từ tri thức phổ thông đến tinh hoa vãn hóa của nhân loại, từ khoa học, công nghệ đến lối sống, phong tục, tập quán, v.v... Đây là nền tảng cơ bản tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, kỹ thuật, trình độ quản lý xã hội.

Thể chế chỉnh trị - xã hội: Đây là nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xét theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đàu tư. Thể chế được thể hiện thông qua các dự kiến mục tiêu phát triển, các nguyên tắc tổ chức quản lý xã hội, luật pháp, chế độ chinh sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện. Một thề chế ổn định sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nhanh, tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, một thể chế không phù hợp sẽ cản trở, làm mất ổn định, thậm chí làm phá vỡ những quan hệ cơ bản của nền kinh tế, có thể làm cho nền kinh tế lâm vào trì trệ, suy thoái, thậm chí là khủng hoảng, cần lưu ý rằng, thể chế chỉ là yếu tố tạo điều kiện thúc, đẩy tăng trưởng kinh tế. Sẽ sai lầm nếu dùng thể chế để thay thế cho tất cả và tạo ra tất cả theo ý muốn chủ quan.

Đặc điểm dân tộc, tôn giáo: Các dân tộc khác nhau do điều kiện sống khác nhan, nên trình độ phát triển cũng khác nhau. Nếu để xảy ra xung đột giữa các dân tộc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cùa đất nước. Vì thế cần phải thực hiện bình đẳng giữa các riârt tộc, song không làm mất đi bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Đó là điều kiện cần có để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

Page 33: File Word Duong Loi Chinh Sach

Sự tham gia của cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng là nhân tố đảm bảo tính chất bền vững và động lực nội tại cho sự phát triển. Để sự tham gia của cộng đồng có hiệu quả, cần có cơ chế xác định mức độ tham gia của cộng đồng và tránh những hệ quả gây tác động xấu. Cụ thể là cần quy định những việc dân càn biết, cần bàn, cần được quyết định và kiểm tra. Cơ chế tham gia trên phải gắn với các hình thức tổ chức như công đoàn, hiệp hội ngành nghề, v.v...

1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế và các mô hình tăng trưởng kỉnh tế

1.2.1. Khái niệm mô hình tăng trưởng kỉnh tếMô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản

nhất về sự tấng trưởng kỉnh tế thông qua các biến số kỉnh tế và mối liên hệ giữa chúng.

Mô hình tăng trưởng kinh tệ mô tả phương thức vận động của nền Vinh íế íkông qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình tăng trưởng sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết Những diễn đạt này có thể dưới dạng lời vãn, sơ đồ hoặc toán học1. Như vậy, đề cập đến mô hình tăng trưởng kinh tế là đề cập đến phương thức tầng trưởng kinh tế thể hiện ở các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ tương hỗ giữa chứng trong từng điều kiện cụ thế nhất định.

Có thể nhìn nhận các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế từ cặe yểu tố đầu vào, đầu ra hoặc từ các ngành kinh tế. Ở góc độ cấc yếu tố đàu vào, cụ thể là xét trên góc độ sử dụng các nguồn

1 Xem Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Giảo trình Kinh tế phát triển, Nxb.Đại học Kinh tế quốc dân, H.2012, tr.95.

34

Page 34: File Word Duong Loi Chinh Sach

lực và hiệu quả sử dụng chúng, người ta thường phân định mô hình tăng trưởng kinh tế thành 2 loại chủ yếu là mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

1.2.2. Các mô hình tăng trưởng kỉnh tếỉ.2.2.1. Mô hình tầng trưởng kinh tế theo chiều rộngTăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng trưởng kinh tể dựa trên

cơ sở gia tăng số lượng các yêu tô đâu vao như vôn, lao động, tài nguyên mà không kèm theo tiên bộ công nghệ. Nói đên mô hình tăng trưởng kinh tê theo chiêu rộng là nói đến phương thức tăng trưởng sử dựng nhiều vốn, công nghệ lạc hậu, với đa số lao động tay nghề thấp, chủ yếu làm gia công, lắp ráp, khai thác và bán rẻ tài nguyên thô hoặc sơ chế.

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng có đặc trưng là: (i) sự gia tăng về lượng các yếu tố đàu vào tạo ra trên 50% thu nhập của nền kinh tế; (ii) không thường xuyên sử dụng các nguồn lực có hiệu quả cao hơn; (iii) chỉ chú trọng phát triển các loại công nghệ và nguồn lực sản xuất truyền thống.

Mô hình tăng trường kirih tế theo chiều rộng có những lợi thế như: giải phóng mọi nguồn lực của đất nước; thu hút được nguồn lực từ nước ngoài; giải phóng sức lao động, phát triển thị trường lào động; đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu phát triển của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng có nhiều hạn chế như: các nguồn lực vốn, lao động, tài nguyên là có hạn, vì thế nếu áp dụng mô hình tăng trưởng này kéo đài sẽ dẫn đến giới hạn, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, gia tăng chi phí cho một đom vị sản phẩm, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền

35

TI

Page 35: File Word Duong Loi Chinh Sach

kinh tế thấp, tiềm ẩm nguy cơ lạm phát, bội chi ngân sách, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

1.2.2.2. Mô hình tăng ừuởng kình tế theo chiều sâuTăng trưởng kinh tế theo chiều sâu lả tăng trưởng kinh tế dựa trên

cơ sả nâng cao hiệu quả sử dụng các yêu tô đầu vào. Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu dựa trên ca sở của khoa học - công nghệ hiện đại, với đa số lao động có trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng đi vào lĩnh vực thiết kế, chế tạo thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, làm ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu không chỉ gia tăng khối lượng sản phẩm, mà còn gia táng cả chất lượng sản phẩm nền kinh tế.

Mô hình táng trưởng kinh tế theo chiều sâu có đặc trưng là: (i) hoàn thiện về chất các yếu tố sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng đạt mức chiếm trên 50% tổng thu nhập tăng thêm của nền kinh tế; (ii) thường xuyên, liên tục sử dụng nguồn lực có hiệu quả cao hơn; (iii) sử đụng các loại công nghệ và nguồn lực tiên tiến.

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có các lợi thế như: nhân tố TFP dường như là vô hạn, nên có khả năng khắc phục được tình trạng khan hiếm nguồn lực; tiết kiệm nguồn lực, giảm chi phí, tăng hiệu quả và tăng sức cạnh tranh, của nền kinh tế; giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường; ít gây bất ổn kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững, đài hạn.

Cần lưu ý rằng việc phân định mô hình tăng trưởng kinh tế thành 2 loại như trên chỉ là tương đối. Trong thực tế không tồn tại mô hmh tăng trưởng kíoh tế theo chiều rộng hoặc t&eo chiều sâu thuần túy.

36

Page 36: File Word Duong Loi Chinh Sach

Điều kiện tiên quyết để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu đó là: phải dựa vào tiến bộ khoa học - công nghệ và dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. ĐỐI MỚI MỒ HÌNH TĂNG TRƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY2.1. Tính cấp thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kỉnh tế ở Vỉệt Nam

2.1.1. Xuất phát từ hạn chế, yếu kém của mô hình tăng trưởng kỉnh tế theo chiều rộng ở Việt Nam giai đoạn 1991-2010

2.ỉ. 1.1. Hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2010

Trong 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ khá cao. Thời kỳ 5 năm sau đổi mới (1986- 1990), nền kinh tế đã có tốc độ tăng trưởng 3,9%/năm, cao gàn gấp đôi thời kỳ 1976-1985; thòi kỳ 5 năm tiếp theo (1991-1995) đạt 8,2%/năm; thời kỳ 1996-2000 đạt 7%/năm; thời kỳ 2001 - 2005 đạt 7,5%/năm; thời kỳ 2006-2010 đạt 7%/năm. Nếu như năm 1991, GDP bình quân đầu người của Vỉệt Nam chưa bằng 1/2 của Philíppin, Inđônêxia, 1/5 của Thái Lan và 1/10 của Malaixia; thì nay, các con số tương ứng lần lượt là: 3/4,1/3 và 1/5. Có thể thấy mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1991-2010 nổi lên những hạn chế cơ bản sau:

Thử nhất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào gia tăng các nhân tố đầu vào truyền thống. Giai đoạn 1991-2000, tốc độ tăng trưởng đạt 7,3%/năm, trong đó đóng góp tính theo điểm phàn trăm hàng năm của vốn là 2,5%; của lao động là 1,6% và của TFP là 3,2%; còn theo tỷ trọng đóng góp thì: của vốn 34%, của lao động

37

_ T 1 -

Page 37: File Word Duong Loi Chinh Sach

Li.

22% và của TFP là 44%. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng đạt 7.2%/năm, trong đó đóng góp của các nhân tố tính theo điểm phần trăm lần lượt là: 3,9%, 1,4% và 1,8% và tính theo tỷ trọng lần lượt là: 53%, 19% và 26%1. Nhìn chung, hiện nay đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học - công nghệ. Chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam rất thấp, chưa đạt điểm trung bình. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam năm 2008 là 3,02; xếp thứ 102/133 quốc gia được phân tích. Đến năm 2012, chỉ số kinh tế này cũng chỉ đạt 3,4 điểm, xếp thứ 104/146 quốc gia được phân tích. Trong khi đó thứ hạng của Malaixia là 48, Thái Lan là 66, Philíppin là 92, Trung Quốc là 84, v.v...2

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Hai ngành này luôn chiếm tới trên 60% GDP, còn phần đóng góp của khu vực thương mại, dịch vụ chỉ ở mức 37-38% cả 10 năm gần đây. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực như Xingapo 65%, Philíppin 53,5%, Thái Lan 50%, v.v... Có thể thấy Vỉệt Nam đang dựa quá nhiều vào khu vực nguyên khai hay còn gọi là khu vực I, gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản. Khu vực công nghiệp chế tạo tay đã có sự phát triển, nhưng chủ yếu là gia công, sử đụng nhiều lao động phổ thông. Xét ở góc độ bậc thang trong dây chuyền giá trị gia tăng thì nền kinh tế Vĩệt Nam nằm ở giai đoạn thấp, do đó thu được ít giá trị gia tăng.

1 Xem Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb.Đại học Kinh tế quốc dân, H.2012, ír.145-146.2 http://mfo.worldbank.oig/etools/kam2/KAMpage5.asp

38

Page 38: File Word Duong Loi Chinh Sach

Nếu tiếp tạc khai thác các lĩnh vực trên sẽ làm tăng chi phí và làm mất lợi thế so với các nước trong khu vực.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước làm động lực trọng tâm trong khi khu vực này hoạt động kém hiệu quả. Khu vực doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò đẫn dắt nền kinh tế. Khu vực này (đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước) được hưởng rất nhiều ưu đãi về thề chế và tài nguyên, song hoạt động kém hiệu quả. Trong giai đoạn 2000-2010, tổng tải sản của khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 45% tổng tài sản cố định và đầu tư toàn xã hội, nhưng chỉ đóng góp 35% GDP của nền kinh tế. Theo báo cáo của Vỉện Nghiên cứu quản ĩý kinh tế Trung ưcmg và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2011 khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% vốn đàu tư toàii xã hôi, 50% vốn đầu tư của

s r 7

Nhà nước, 60% tín dựng cùa các ngân hàng thương mại, 70% vốn ODA, nhưng chỉ đóng góp khoảng 37-39% GDP, chỉ tạo công ăn việc làm cho khoảng 4,4% lao động và năng suất lao động thấp hơn của khũ vực tư nhân từ ỈO-14%1.

Thứ tư, cơ cấu đầu tư bất hợp lý, hiệu quả đầu tư thấp, nhất là đầu tư công. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao, chỉ đứng sau Trong Quốc. Trong thập niên cuối của thế kỷ XX, tỷ lệ này ờ mức từ 32-34%. Sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, tỷ ỉệ nảy tăng mạnh, luôn ở mức trên 40%, riêng năm 2007 lên tới 46,5%. Trong đó, đầu tư của khu vực nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao (cao nhất là năm 2001 chiếm 59,8%, năm thấp nhất cũng ở mức gần 40%), nhưng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế này vào GDP lại không tương xứng. Đầu tư cửa khu vực

1 http://vef.vn/201 l-10-28-lo-cua-đn-nha-nuoc-gap-12-lan-dn-khac.

39

Page 39: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

kinh tế ngoài nhà nước có xu hưóng tăng mạnh, năm 2000 khoảng 23%, từ năm 2004 đến năm 2007 đạt mức khoảng 38%, đến năm 2012 đạt xấp xỉ 39%.

Thứ năm., thể chế điều hành nền kinh tế nhiều bất cập. Mặc dù hơn 2 thập niên đổi mới, mở cửa và cải cách loại bỏ chế độ quan liêu bao cấp và kế hoạch hóa tập trung, song vai trò của Nhà nước đối với nền kình tế vẫn còn mang nặng tính quản lý hành chính. Sự ưu tiên thái quá của Nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp công đã tạo ra sự phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế khác. Điều này làm mất động lực phát triển của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, mặt khác gây ra sự phân bổ tài nguyên kém hiệu quả trong nền kinh tế do những tín hiệu của thị trường bị bóp méo. Cùng với đó là các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam không ổn định, thiếu thực tế, không nhất quán và cách thức làm chính sách kinh tế vĩ mô thường xuất phát từ quan điểm của người quản lý, của quan chức các bộ, ngành. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, làm nền kinh tế bất ổn và kém hiệu quả.

2.ỉ. 1.2. Hệ quả của mô hình tãng trưởng kỉnh tế theo chiều rộng ở Việt Nam

Một là, nền kinh tế kém hiệu quả. Sự hoạt động không hiệu quả của nền kinh tế thể hiện ở các đánh giá về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của tăng trưởng kinh tế như: hiệu quả sử dụng vốn hay hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng lao động hay năng suất lao động và tỷ lệ chi phí trung gian trong sản xuất. Hệ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2010 có xu hướng tăng lên và thể hiện tính chu kỳ rõ rệt cùng với tăng trường GDP. Năng suất lao động xã hội của Vỉệt Nam cũng thấp, thấp hơn

40

Page 40: File Word Duong Loi Chinh Sach

nhiều so với của Thái Lan, Philíppin, Malaixia, v.v... Trong giai đoạn 1991-2010, tỷ lệ chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất có xu hướng gia tăng và đặc biệt tăng mạnh trong tihời kỳ 2006-2009.

Hai là, năng lực canh tranh của nền kinh tế yếu. Điều đó thể hiện ở năng lực cạnh tranh của doanh. nghiệp trong nước thấp. Tỷ suất lợi nhuận trẽn vốn và trên doanh thu của nhiều doanh nghiệp trong nước đều thấp hơn lãi suất vay ngân hàng. Khả năng cạnh tranh của hầu hết các hàng hóa của Việt Nam trên thị trường trong nước và trên thế giới đều yếu. Do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm yếu, nên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng không mấy khả quan. Từ năm 2001 đến nay, năng lực của nền kinh tế chưa được cải thiện nhiều, thậm chí còn bị tụt hạng vào các năm 2008-2009.

Ba ỉà, mất cân đối vĩ mô trầm trọng. Mất cân đối giữa tổng tiết kiệm của nền kinh tế (chiếm khoảng 30% GDP) so với tổng đầu tư (khoảng 40% GDP), tạo ra khoảng cách tiết kiệm - đầu tư khoảng 10% GDR Sự mất cân đối này bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng dựa trên mở rộng đầu tư, nhất là đầu tư công (chỉếm khoảng 50% tổng đầu tư toàn xã hội). Mất cân đối giữa thu và chi ngân sách. Thâm hụt ngân sách là gánh nặng lên nợ của Chính phủ. Cán cân thương mại cũng luôn trong tình trạng thâm hụt Mặc dù mức thâm hụt có giảm, song vẫn còn cao.

Bốn là, tăng trưởng kinh tế chưa đi còng với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường. Mặc dù từ trong nhận thức đến hoạch định chính sách, nội đung chính sách đều nhầm thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, song trên thực tế thực hiện vẫn còn khoảng cách lớn. Theo ước tính quy đổi thời

41

Page 41: File Word Duong Loi Chinh Sach

gian lao động không được sử đụng ở nước ta tương đương với 10 triệu lao động thiếu việc làm. Thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, số người có mức thu nhập cận ừên của chuẩn nghèo còn khá cao, khả năng tái nghèo lớn. Mặt trái của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng ở nước ta thời gian qua đó là sự suy thoái môi trường nghiêm trọng. Nếu không giải quyết vấn đề này trong quá trình tăng trưởng thì Việt Nam có thể sẽ xóa đi tất cả các thành tựu đạt được trong kinh tế vậ xã hội.

2.1.2. Xuất phát từ xu hướng đổi mới mô hình tàng trưởng sau khủng hoảng tài chỉnh và suy thom kinh tế toàn cầu

Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam không chỉ là việc tích cực khắc phục những yếu kém nội tại, đáp ứng đòi hỏi phát triển tự thân của đất nước, mà eòn là sự chủ động thích, ứng với những thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu vực.

Hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế thế giới về cơ bản đáng trong quá trình phục hồi sau khủng hoảng tài chinh toàn cầu (2008-2009), nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn và rủi ro do cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và các thách thức phát triển ngày càng gay gắt Tất cả những vấn đề trên về bản chất đều có một mẫu số chung là khủng hoảng về mô hình tăng trưởng và cuộc khủng hoảng 2008-2009 đã bộc lộ những khuyết điểm này theo nhiều mức độ kMc nhau. Chính vì vậy, chính phủ nhiều nước cho rằng, yêu cầu cấp bách đang đặt ra với các quốc gia là chuyển đổi mô hỉnh tăng trưởng, cấu trúc lại nền kinh tế nhằm vượt qua những mất cân đối nghiêm trọng, phục hồi các động lực tăng trưởng, đặc biệt là thúc đẩy các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu và bền vững dựa vào tri thức, công nghệ “xanh”, sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng,

42

Page 42: File Word Duong Loi Chinh Sach

nguyên liệu, ít thải cácbon, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.Yêu cầu bức thiết phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sau

khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ngày càng lan rộng ra nhiều nước trên toàn thế giới, từ châu Á sang châu Âu, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh. Tại Hội thảo Kinh nghiệm của các nước thành viên Diễn đàn hợp tác Đông Á và Mỹ Latinh (FEALAC) về chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm phát triển bền vững, đửợc tổ chức tại Việt Nam, trước thềm Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao FEALAC, đại biểu các nước đều khẳng định chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế là yêu cầu bức bách, “bởi vì các nước Đông Á và Mỹ Latinh đã từng chịu tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trong các giai đoạn trước đây và hiện đang duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao sau khủng hoảng. Tuy nhiên, một số nước đang phải đối mặt với thách thức cả ngắn hạn như lạm phát, nợ xấu... và dài hạn đó là bẫy thu nhập trung bình. Do đó, nhu cầu tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn là hết sức cấp bách”1.

Trong báo cáo chính trị trình bày trước Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, ông Hồ cẩm Đào khẳng định: “Đe đối phó với những biến động trong sự phát triển kinh tế ở trong nước cũng như trên trường quốc tế, chúng ta cần đẩy nhanh việc thiết lập một mô hình tảng trưởng mới và đảm bảo

1 Việc chuyển đổi mô kình tăng trưởng ỉà cấp bách http://www.bmg.com/ search?srch=l 06&q=%c4%91 %el %bb%95i+m%e 1 %bb%9bi+m%c3°/ob4+h %c3%acnh+t%c4%83ng-Hi%c6%bO%e 1 %bb%9fog+kánh+t%el %ba%bf&firs t=51 &F0RM=PERE4

43

ÍT

Page 43: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L_

Sự phát triển đó dựa ưên sự cải thiện về chất lượng và quá trình thực thi.”1

Trung Quốc sẽ phải có nhiều chính sách và giải pháp nhằm phát triển thị trường vốn đa cấp, thúc đẩy cải cách tiền tệ và lãi suất theo định hướng thị trường hơn nữa, đồng thời đẩy manh thu hủt đầu tư nước ngoài và tăng ngân sách cho công nghiệp trong khuôn khổ kế hoạch phấn đấu tăng gấp đôi GDP và thu nhập binh quân đầu người vào năm 2020 (so với mức của năm 2010). Đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập của người dân cũng đồng nghĩa việc Trung Quốc sẽ thực thi kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân. Điều này hàm ý nền kinh tế của Trung Quốc sẽ từng bước chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng kinh tế bằng đầu tư truyền thống sang mô hình tăng trưởng kinh tế bằng tiêu thụ và tiêu thụ nội địa sẽ trở thành động lực cho phát triển trong tương lai của kinh tế Trung Quốc.

2.1.3. Xuất từ yêu cầu chủ động, thích ứng trong hội nhập

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam càng phải chịu sức ép cạnh tranh tăng lên từ các doanh nghiệp và hàng hóa nước ngoài, Chẳng hạn, đến năm 2015 sẽ là thời điềm một loạt các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam được giảm thuế mạnh theo các cam kết quốc tế, như theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thuế suất thuế nhập

1 Trung Quốc: Kỳ vạng vào mô hình tăng trưởng kinh tế mới hdpVAvww. bing.com/seach?srch=l 06&q=%c4%91 %e l%bb%95i-i-m%el %bb%9bi+m%c 3%b4+h%c3%acnh+t%4%83ng+tr%6%b0%el %bb%9fìig+kinh+t%e 1 %ba %bf&fiist=5 l&FORM=PERE4.

kỉnh tê quôc tê

44

Page 44: File Word Duong Loi Chinh Sach

khẩu ưu đãi (MFN) sẽ giảm từ 17,4% xuống còn 13,4%. Bên cạnh đó theo cam kết cửa các Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEF) thì thuế suất hàng hóa cửa những đối tác cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được giảm mạnh. Như vậy, hàng hóa Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn cả ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Đó là chưa kể những sân chơi mới mà Việt Nam đang chuẩn bị tham gia như Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc; Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì những thách thức là không hề nhỏ. Điển hình như hiệp định thương mại tự do với EƯ nếu được ký kết thì bên cạnh những thuận lợi, ngành da giày Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước ASEAN có ngành da giày phát triển như Inđônêxia, Thái Lan, v.v... Không chỉ vậy, mức thuế nhập khẩu hàng giày dép của châu Âu vào Việt Nam sẽ còn 0% càng gây khó khăn cho sản xuất da dày trong nước do tâm lý người Việt Nam chuộng hàng xuất xứ từ châu Âu, hàng sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh lại, v.v... Hay với TPP, nếu đàm phán thành công, giày dép Vỉệt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%, thay vì mức 13-14% như hiện nay. Nhưng ngược lai, các thương hiệu giày lớn cửa Mỹ cũng có thể “đổ bộ vào Việt Nam1. Hội nhập kinh tế quốc tế không phải chỉ là coơ hội gia tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư trực

1 http://tapchìtaichinh.vn/Trao-doi-Biiửi-luanyCo-cau-laì-nen'kinh-te-doĩ'moi- mo-hinh-tang-truong-Chu-đong-thich-ung-trong-hoi-nhap-kinh-te-quoc- te/25-839.tctc

45

..... i 1

Page 45: File Word Duong Loi Chinh Sach

tiếp nước ngoài mà còn là thách ửiức hiển hiện đó là doanh nghiệp trong nước bị doanh nghiệp nước ngoài lấn át.

Trong khi đó, tư duy và năng lực chủ động, sáng tạo, thích ứng trong hội nhập quốc tế của doanh nghiệp Vỉệt Nam chưa cao, thiếu tầm nhìn và những chiến lược cạnh tranh. Cùng vói đó là sự hiểu biết của các doaãh. nghiệp về những cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như luật pháp, chính sách của các nước bạn hàng, các tổ chức kinh tế quốc tế liên quan cồn rất ít và không sâu. Trong bối cảnh đó, không có con đường nào khác, đòi hỏi các doanh nghiệp Vỉệt Nam phải tái cơ cấu, điều chinh chiến lược cạnh tranh, vượt khó để tồn tại và thích ứng với những đòi hỏi mới của hội nhập kinh tể quốc tế.

Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp và đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì không có con đường nào khác là phải chuyển đổi mô hình táng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Cần phải áhận thức rằng việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh thực sự vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là đòi hỏi xuyên suốt giai đoạn phát triển trong những năm tới.

46

Page 46: File Word Duong Loi Chinh Sach

2.2. Mô hình tăng trưởng kỉnh tế ở Việt Nam gỉaỉ đoạn 2011-2020 ỉ 2,2.1. Mục tiêu của mô tàng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2020

Mục tiêu của mô hìrih tàng trưởng mới là đáp ứng yêu cầu khắc phục các khuyết tật của mô hình tăng trưởng cũ, giúp cho nền kinh tế không bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, bảo đảm cho nền kinh tế tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trĩ toàn cầu, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Các trụ cột chính của mô hình tăng trưởng mới đó là công nghệ - kỹ thuật và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Phấn đấu “nâng tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) lên 31-32% vào năm 2015 và 35% vào năm 2020”1.

2.2.2. Các nguyên tắc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Thứ nhất, chuyển dần tăng trưởng kinh té theo chiều rộng sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

Thứ hai, phải coi trọng hiện đại hóa, lấy hiện đại hóa làm nền tảng để đạt được táng trưởng kinh tế cao, ổn định và dài hạn.

Thứ ba, phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và phát triển tất cả các vùng.

Thứ tư, phải hài hòa vai trò Nhà nựớc và thị trường trong phân bổ các nguồn lực tăng trưởng.

Thứ năm, phải gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn ỉdện Đại hội đại biầi toàn quốc ỉần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr. 164.

47

-....... ‘ TI

Page 47: File Word Duong Loi Chinh Sach

L..I -

Thứ sáu, phải đồi mới mô hình tăng trưởng một cách toàn diện, đồng bộ và có hệ thống.

2.2.3. Giải pháp đỏi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Thứ nhất, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ. Đây được coi là chìa khóa của quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian tới.

Thứ hai, tái cấu trúc nền lảnh tế bắt đầu từ khu vực nhà nước, trước hết là hệ thống ngân sách, đầu tư công và hệ thống doanh nghiệp nhà nước.

Thứ ba, tái cấu trúc đầu tư theo hướng giảm quy mô và tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội. Để thực liiện nội dtmg này cần ưu tiên thực hiện một số chính sách sau: giảm quy mô, đồng thời tăng hiệu quả của đầu tư công; giảm quy mô, đồng thời tăng hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Thứ tư, thực hiện kỷ luật tài khóa. Để thay đổi cơ cấu kinh tế, cần bắt đầu với chính sách tài khóa, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa.

Thứ năm, tái cấu trúc khu vực tài chính, trong đó trọng tâm là hệ thống ngân hàng.

Thứ sáu, thực hiện cơ chế thị trường cho các loại giá cơ bản như lãi suất, tỷ giá, giá đất, năng lượng, v.v...

Thứ bảy, xây dựng khu vực dân doanh thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Muốn vậy cần có cơ chế phân bổ nguồn lực bình đẳng đối vói khu vực kinh tế này.

Thứ tám, đổi mới quản lý nhà nước cho phù hợp với nền kinh tế. Tách bạch chức năng hành pháp chinh trị và hành chính

48

Page 48: File Word Duong Loi Chinh Sach

công vụ, cải cách thể chế, cải cách cách, làm kế hoạch, v.v...

3. PHÁT TRIẾN CÁC NGÀNH, LĨNH vực KINH TẾ Ờ VIỆT NAM3.1. Mối quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế VÓI tãag trưởng, phát triển kinh tế

3.1.1. Ngành, lĩnh vực kinh tế - bộ phận cấu thành quăn trọng trong cơ cẩu nền kỉnh tế quốc dân

Dưới các khía cạnh khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, người ta có thể đưa ra những quan niệm hay định nghĩa khác nhau về cơ cấu kinh tế. Tiếp cận dưới góc độ ngành, có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế ỉà tổng thể các ngành, ỉĩnh vực kình tế với vị tì7, quy mô, tỷ trọng tương ứng của chứng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Từ nội hàm của khái niệm cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực cỏ thể đưa ra những phân tích sau đây:

Một là, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế. Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới chỉ ra rằng, không bao giờ tồn tại một nền kinh tế chi có một ngành, một lĩnh vực hay một bộ phận kinh tế mà luôn bao hàm tổng thể nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó chỉ ra rằng, muốn hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực hợp lý, hiệu quả phải có sự phối, kết hợp tổng tibiể các ngành, lĩnh vực và hướng sự phát triển ngành, lĩnh vực đó vào thực hiện mục tiêu cốt lõi là thúc đẩy tăng trưởng, phát triền kinh tế.

Hai ỉà, ngành, lĩnh vực kinh tế có vị trí, vai trò nhất định trong thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Mặc dù, mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế đều hướng đến thúc đẩy

49

-~r~i

Page 49: File Word Duong Loi Chinh Sach

táng trương, phát triển kinh tế. Song, mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế lại cố vị trí, vai trò khác nhau, có đóng góp khác nhau vào mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia; phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể cũng như phù hợp với trình độ phát triển eủa;quốc gía đồ'

Ở giai-đoạn đầu phát ừiển của một đất nước, tiềm lực hay sửc mạnh của nền kinh tế thường hạn hẹp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia có tiềm năng, lợi thế phát triển nền nông nghiệp hàng hóa thường có xuất phát điểm phát triển từ ngành nông nghiệp, coi ngành nông nghiệp là tiền đề, là điều kiện để tích lũy vốn thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; tạo ra thế và lực để chuẩn bị bữớc vào giai đoạn “cất cánh”.

Khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triền ở trình độ cao, nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế mới, hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế ngày càng phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, các nền kinh tế xác định lại vị trí, vai trò của các ngành, lĩnh vực hợp thành cơ cấu kinh tế và thực hiện chuyển hướng chiến lược - đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp và địch vụ. Trong đó, không ít quốc gia đã “hy sinh” mục tiêu phát triển nông nghiệp để tập trung nguồn lực, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh ỉế. Ở các nước phát triển, nhất là đối với các nước G71, luôn xác định rõ ngành dịch vụ (dịch vụ chất lượng cao) đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Những phân tích trên đây chỉ ra rằng, vị trí và vai trò của các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân có thể thay đổi

1 Ách, Canađa, Đức, Italy, Mỹ, Pháp, Nhật Bản.

50

Page 50: File Word Duong Loi Chinh Sach

qua các thòi kỳ phát triển. Những thaýàổi đó theo một xu hướng nhất định - ngành nông nghiệp đóng vai trò ngày càng khiêm tốn hơn trong khi công nghiệp và dịch vụ lại trở nên quan trọng, quyết định đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế của nền kinh tế thế giới.

Ba là, các ngành, lĩnh vực kinh tế có quy mô, tỷ trọng tương ứng trong cơ cấu kinh tế và cùng tác động đến tăng trưởng, phát triển kinh tế. Quy mô và tỷ ừọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế trong cơ cấu kinh té của một quốc gia được xác định trên nền tảng của chiến lược phát triển kinh tế, nhu cầu của thị trường, năng lực huy động và sử dụng các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế so sánh của đất nước. v.v... Từ đó, hÌTìh thành và phát triển cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ với quy mô, tỷ trọng phù hợp xét trên bình điện tổng thể nền kinh tế quốc dân, hướng đến chiến lược táng trưởng, phát triển kinh tế đã hoạch định.

Bốn là, trong nền kinh tế quốc dân, các ngành, lĩnh vực kinh tế có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định. Hay một cách khác, mặc dù các ngành, lĩnh vực kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng chỉ mang tính chất tương đối. Cơ sờ khoa học đó dựa trên nền tảng nhu cầu tiêu dùng mới, chất lượng cao của toàn xã hội quyết định các chủ thể kinh tế phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế và hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế. Cùng với tiến trình phát triển ngày càng tiến bộ, hiện đại của xã hội, ca cấu kinh tế sẽ bị lạc hậu tương đối. Những mối quan hệ hay quy mô, tỷ trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế đã được xây dựng và phát triển trước đây dần bị phá vỡ và thay vào đó là các quan hệ, quy mô, tỷ trọng, v.v... mới, phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại. Vì vậy, xét đến cùng, cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực kinh tế cửa một nền kinh tế mang tính chất

51

IV

Page 51: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. 1-

ổn định tương đối, không bao giờ tồn tại một cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp và phát triển cho mọi thời đại.

3.1.2. Mối quan hệ giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và địch vụ với tăng trưởng, phát triển kỉnh tế

Bất cứ một nền kinh tế nào cũng hình thành cơ cấu kinh tế ngành đặc trưng, riêng có. Cùng vớĩ quá trình hình thành và vận hành cơ cấu kinh tế mới, các ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển, đều hướng đến mục tiêu chung là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế; tạo ra tiềm lực, sức mạtửi kinh tế cửa quốc gia. Giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển.

Trước hết, phát triển ngành nông nghiệp sẽ góp phần cùng ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất ca bản, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Đây là ngành tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Tuy nhiên, cùng với tiến trình phát triển của lịch sử; dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ và ngày nay là nền kinh tế tri thức, nông nghiệp góp phần phát triển ngành công nghiệp và các phân ngành của ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến; phát triển ngành dịch vụ và các phân ngành của ngành, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại, hội nhập quốc tế. Như vậy, khi ngành nông nghiệp phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển dựa trên cả 3 trụ cột tăng trưởng của các ngành: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Hai là, sự tác động trở lại của ngành công nghiệp, dịch vụ đối với phát triển ngành nông nghiệp. Thông qua đó, thúc đẩy

52

Page 52: File Word Duong Loi Chinh Sach

tăng trưởng, phát triển nền kinh tế quốc dân.Ngành nông nghiệp chỉ có thể phát triển, đật giá trị gia tăng cao khi

và chỉ khi có sự phối kết hợp của ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngành công nghiệp phát triển, hướng đến thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tạo ra các công cụ, máy móc thiết bị, v.v... phục vụ sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững. Ngành dịch vụ, mặc dù không trực tiếp tạo ra giá trị nhưng khi phối kết hợp với ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp sẽ tạo “giá đỡ” cho ngành nông nghiệp phát triển. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ đầu vào (vốn, khoa học - công nghệ, lao động, v.v...) và tham gia vào các hoạt động đầu ra của nông phẩm hàng hóa (quảng cáo, tiếp thị, xử lý các hoạt động sau bán hàng, v.v...) đã góp phàn làm nâng cao giá trị sản phẩm của các mặt hàng nông sản.

Như vậy, một khi ngành công nghiệp và ngành dịch vụ phát triển sẽ có tác động ngược trở lại, thúc đẩy nền nông nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững. Nhất là, đối với quốc gia đang phát triển, có tiềm năng và lợi thế để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hội nhập quốc tế, sự phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ sẽđóng vai trò quyết định, trong việc gia tăng năng suất, ehất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp, tạo tiền đề tích lũy vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2. Tình hình và giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở Vỉệt Nam

3.2.1. Khải quát về tình hình phát triển ngành, lĩnh vực kỉnh tế ở Việt Nam

Phát ừiển ngành nông nghiệp: Trong những năm đổi mới, nhất là những năm gần đây, nền nông nghiệp Vĩệt Nam phát triển

53

' ỉ 1

Page 53: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

khá toàn diện (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản) theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn vói hội nhập kinh tế quốc tế. Các ngành nông nghiệp đã có bước tiến mới, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế trong nông nghiệp. Mặc dù, tốc độ tăng GDP của ngành nông nghiệp không thực sự ổn định: 4% (2005); 2,78% (2010); 4% (2011) và 2,72% (2012), nhưng GDP theo giá thực tế và GDP theo giá so sánh đều có xu hướng tăng lên rõ rệt. GDP theo giá thực tế năm 2005 là 175.984 tỷ đồng đã tăng lên 407.647 tỷ đồng năm 2010; 558.284 tỷ đồng năm 2011 và 638.773 tỷ đồng1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại. Các loại cây trồng, vật nuôi ngày càng được đa dạng hóa, sản xuất theo hưóng sản xuất hàng hóa gắn với hội nhập quốc tế. Nhiều loại cây trồng có giá trị gia tăng cao được phát triển, phát huy được tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, khí hậu và thời tiết. Một số loại cây trồng đã phát triển với quy mô lớn, sản xuất chuyên canh, như: lúa gạo, cà phê. hồ tiêu, cao su, v.v... có mặt với thứ hạng cao trên thị trường thế giới. Nhiều loại vật nuôi mới được phát triển như: bò sữa, ba ba, dê, v.v... Các hình thức tổ chức trong nông nghiệp dàn được hình thành và phát triển, hình thành các trang trại sản xuất - kinh doanh quy mô lớn. Năng suất cây trồng, vật nuôi được nâng lên. Nếu như năm 2005, năng suất lao động bình quân trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 9,5 triệu đồng/ lao động thì năm 2010 đã tăng lên 16,8 triệu đồng/lao động và năm 2012 đạt khoảng 26 triệu đồng/lao động2 đã góp phàn vào làm gia tăng năng suất lao động xã hội. Cơ cấu lao động trong ngành nông

'•2 Kinh tế Việt Nam và thế giới năm 20Ĩ2-20Ỉ3, Thời báo Kinh tế Việt Nam, H.2013, tr.77-79, 76

54

Page 54: File Word Duong Loi Chinh Sach

nghiệp có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - dịch VỊL Đây là xu hướng tiến bộ, hiện đại- Những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp'đã/thúc đẩy tăng trưởng, phát triển trong ngành nông nghiệp, nâng cao dàn mức thu nhập, cải thiện đời sống của lao động và dân cư nông thôn; bộ mặt nông thôn mới dần khởi sắc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, manh mún và lạc hậu. Năng suất, chất lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp còn thấp; giá trị và giá trị tăng thêm trong ngành nông nghiệp còn hạn chế. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp chuyển dịch chậm theo hướng hiện đại. ĩ) ất đai trong nông nghiệp còn chứa đựng nhiều bất cập. Tác động của khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả. Những hình thức nâng đỡ, hỗ trợ cho nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong sản xuất hàng hóa gắn với hội nhập còn yếu. Khả năng phòng chống, giâm nhẹ thiên tai hạn chế. Thu nhập của nông dân còn thấp, v.v...

Phát ừiển ngành công nghiệp: Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ công nghiệp là ngành giữ vị trí quan trọng trong tiến trình đây nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, ngành công nghiệp đã có bước phát triển mới. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp (giai đoạn 2000-2010) thể hiện sự vượt trội (gấp hơn 2 lần so với ngành nông nghiệp) trong đóng góp vào tăng trưởng, phát triển nền kinh tế Vĩệt Nam. Năm 2000, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt 10,07%; năm 2005 đạt 10,68% và năm 2010, mặc dù toàn nền kinh tế bị suy giảm nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp vẫn

Page 55: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. J_

đạt tỷ trọng 7,7%, cao nhất trong 3 ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giảm còn 5,53% và năm 2012 đạt khoảng 4,52%. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp có sự vượt trội so với ngành nông nghiệp và công nghiệp đã góp phần làm tăng giá trị trong ngành công nghiệp. GDP theo giá thực tế của ngành công nghiệp (tính cả ngành xây dựng) năm 2005 đạt 344.224 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 814.065 tỷ đồng và năm 2012 đạt 1.199.359 tỷ đồng1. Năng suất lao động trong ngành công nghiệp cao gấp khoảng 3 lần so với ngành nông nghiệp và gấp gần 2 lần so với ngành dịch vụ3. Cơ cấu kinh tế công nghiệp có sự dịch chuyển từng bước theo hướng tiến bộ, xuất hiện một hệ thống ngành mới; ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến và hiện đại vào phát triển công nghiệp, trong đó, có những ngành có giá trị gia tăng cao, như: năng lượng (hóa dầu), vật liệu mới, v.v... Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển, trong đó, đã hình thành và phát triển 5 vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Tây Nguyên). Từng bước hình thành các tập đoàn kinh tế lớn thực hiện sản xuất - kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, v.v... tạo động lực và sức lan tỏa thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và làng mới được giữ gìn và phát triển gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Sự phát triển của các làng nghề góp phần tích cực vào chuyển địch cơ cấu kmh tế công

1,2,3 Kỉnh tế Việt Nam và thể giới năm 2012-2013, Thời báo Kinh tế Việt Nam, H.2013, tr.79,77,76.

56

Page 56: File Word Duong Loi Chinh Sach

nghiệp, tạo việc làm, gia tăng thu nhập, cải thiện mức sống của nhân dân.

Mặc dù ngành công nghiệp có bước phát triển, song, đa số các ngành công nghiệp Việt Nam tăng trưởng và phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước. Cơ cấu kinh tế công nghiệp chuyển dịch còn chậm chạp. Các tập đoàn, tổng công ty lớn thực hiện sản xuất kỉnh doanh chưa hiệu quả. Chưa hình thành và phát triển được các ngành công nghiệp mũi nhọn có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu tầm cỡ quốc tế. Kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh công nghiệp còn hạn chế, gây ô nhiễm môi trường đã và đang tác động tiêu cực đến mục tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp nói riêng, nền kinh tế quốc dân nói chung. Năng suất lao động trong ngành công nghiệp chưa cao. Thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp chưa mở rộng và phát triển thiếu bền vững. Năng lực cạnh tranh trên thị trường hàng công nghiệp thấp. Thu nhập của người lao động hạn chế, v.v...

Phát triển ngành dịch vụ: Dịch vụ là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế thế giới- Thực hiện đường lối đổi mới, ngành dịch vụ Vỉệt Nam đã từng bước được quan tâm phát triển. Các ngành dịch vụ truyền thống và dịch vụ mới phát triển khá nhanh. Ngành dịch vụ không chỉ là cầu nối, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp mà còn xuất hiện những ngành dịch vụ mới, độc lập và có giá trị gia tăng cao, như: dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, dịch vụ khoa học và công nghệ, v.v... Sự phát triển của ngành dịch vụ mới và dịch vụ truyền thống đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đứng thứ hai sau ngành công nghiệp- Năm 2005, tốc độ

57

“TI

Page 57: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

tãng trưởng của ngành dịch vụ là 8,48%; năm 2010 là 7,52% và năm 2012 khoảng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp là 1,9%1. Mặc dù vậy, khả năng đóng góp vào GDP của ngành dịch vụ vào táng trưởng chung của nền kinh tế còn khá khiêm tốn: Năm 2005 là 38,06%; năm 2010 là 38,33% và năm 2012 khoảng 37,7%2. Mức đóng góp của ngành dịch vụ vẫn dưới mức tiềm năng. Thêm vào đố, cơ cấu của ngành dịch vụ chưa thực sự biến đổi theo hướng gia tăng nhanh những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào, cần cù và khéo léo, v.v... để phát triển các ngành dịch vụ cũng như các sản phẩm du lịch độc đáo nhằm tạo mở việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Một số ngành dịch vụ phát triển thỉếu bền vững, xét trên cả 3 tiêu chí (đẩy mạnh tăng trưởng, phát triền kinh tế; ổn định và phát triển xã hội và giữ gìn và bảo vệ môi trường). Thu nhập cùa lao động trong ngành dịch vụ còn thấp. Năng lực hội nhập khu vực và thế giới của ngành dịch vụ còn hạn chế và lúng túng.

3.2.2. Giải pháp phái triển các ngành, lĩnh vực kỉnh tế ở Việt Nam

3.2.2. L Định hướng phát 'triển các ngành, lĩnh vực kỉnh tế Việt Nam đến năm 20203

Định hướng phát triển ngành nông nghiệp. Phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Khai thác tiềm năng, lợi thế cửa nền nông nghiệp nhiệt đới

1,2 Kỉnh tế Việt Nam và thế giới năm 2012-2013, Thời báo Kỉnh tế Việt Nam,H.2013, tr.79.3 Xem Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn ỉdện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.112-117.

'58

Page 58: File Word Duong Loi Chinh Sach

để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh, lương thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung mộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nồng nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, v.v... Phát triển thị trường hàng nông sản. Phát triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nông nghiệp. Đẩy nhanh ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào phát triển nông nghiệp, v.v... Phát triển lâm nghiệp bền vững. Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản; phát triển thủy sản gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển. Phát triển có hiệu quả nghề muối.

Định hướng phát triển ngành công nghiệp: Phát triển manh công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Tái cơ cấu ngành công nghiệp, xét trên bình diện: cơ cấu ngành kinh tế-kỹ thuật, cơ cấu vùng và giá trị mới. Tăng hàm lượng khoa học - công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa ữong sản phẩm. Phát triển chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, công nghiệp quốc phòng. Ưu tiên phát triển những sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ riông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, v.v... Từng bước phát triển công nghệ sinh, học và công nghệ môi trường. Phát triển phù hợp

59

Page 59: File Word Duong Loi Chinh Sach

LL

các ngànỉi công nghiệp sử dựng nhiều lao động. Phát huy hiệu quả các khu chế xuất, các khu, cụm công nghiệp.

Định hướng phát triển ngành dịch vụ: Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Phát triển ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tàm cỡ khu vực và quốc tế. Mở rộng thị trường dịch vụ trong nước; đa dạng hóa thị trường dịch vụ ngoài nước, khai thác có hiệu quả thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, v.v... Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phát triển mạnh dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thể thao, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội.

3.2.2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát ưiển ngành, lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam frong thời gian tới

Xây dựng tét chiến lược phát triển ngành, ỉĩnh vực kinh tế là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành, lĩnh vực hiệu quả và bền vững. Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phải trên cơ sở xác định rõ tiềm năng, lợi thế trong phát triển ngành, lĩnh vực; xác định rõ thực trạng phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong các thời kỳ phát triển; định vị được điểm xuất phát cũng như điểm kết thúc giai đoạn phát triển đến năm 2020. Đồng thời, trong tư duy

60

Page 60: File Word Duong Loi Chinh Sach

xây dựng chiến lược phát triển ngành phải đặt tổng thể phát triển nền kinh tế Việt Nam với mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trinh và bước đi cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững nền kinh tế và chủ đông hội nhập quốc tế. Mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế phải xây dựng được chiến lược phát triển riêng, nhưng trên nền tảng phối kết hợp giữa chiến lược phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ. Đảm bảo cho những chiến lược phát triển riêng có tác động cùng chiều, thúc đẩy thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020.

Thông qua xây dựng chiến lược phát triến ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, có thể tái cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực theo hướng phát triền bền vững; gắn tái cơ cấu kinh tế với đồi mới mô hình tăng trưởng từ phát triển chủ yếu theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu; phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, kinh tế, xã hội để phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, xây dựng chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mới chi là điều kiện cần để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững nền kinh tế. Điều kiện đủ phải thực hiện tốt và hiệu quả chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế đã xây dựng. Vì vậy, trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, cần phải xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển ngành, lĩnh, vực; theo các kế hoạch cụ thể (5 năm, 3 năm, 1 năm hay từng quý); gắn với mục tiêu, nhiệm vụ và thời gian cụ thể khi phát triển trong toàn ngành công nghiệp, các phân ngành công nghiệp; ngành nông nghiệp và các phân ngành nông nghiệp; ngành dịch vụ và các phân ngành dịch vụ, nhất là những phân ngành công nghiệp, nông nghiệp, địch vụ có giá trị

61

“7 1

Page 61: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. !_

gia tăng cao và có năng lực cạnh tranh.Hưy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phát triển

các ngành, lĩnh vực kỉnh tế, Để đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển bền vững các ngành, các lĩnh vực kinh tế nói riêng, nền kinh tế nói chung phải huy động tổng lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; nhất là các nguồn lực vật chất (tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghê, Ịao động và vốn đầu tư) ở trong nước và ngoài nước.

Cần nhận thức rõ nguồn lực luôn là “khan hiếm”. Vì vậy, phải xác định rõ vị trí, vai trò của từng nguồn lực trong phát triển ngành, lĩnh vực. Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực đặc biệt, đo thiên nhiên ban tặng, song, có mối quan hệ mật thiết với .tăng trưởng, phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế, nhất là ngành công nghiệp khai thác. Do đó, trong quá trình huy động nguồn lực tài nguyên thiên nhiên phải gắn chặt khai thác, huy động với bảo vệ nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên hữu hạn; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Hạn chế tối đa khai thác tài nguyên để xuất khẩu thô mà cần phải đi sâu vào phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ chế biến sâu, đem lại giá trị gia tăng cao. Nguồn ỉực lao động chất lượng cao là nguồn lực đóng vai trò quyết định trong phát hiện, cải tạo, sáng tạo ra các nguồn lực khác. Đồng thời, đó cũng là nguồn lực quyết định trong tổ chức, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghệ và vốn đầu tư trong phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Vi vậy, muốn huy động và sử đụng hiệu quả nguồn lực lao động, phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ đi đôi với

62

Page 62: File Word Duong Loi Chinh Sach

nâng cao chất lượng nguồn lực lao động. Phát triển giáo dục và đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh đào tạo lao động theo địa chỉ; đào tạo lao động chất lượng cao coi đó là khâu đột phá chiến lược, đáp ứng yêu càu phát triển nhân lực cho các ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển iực lượng lao động có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật cao, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, đảm bảo chủ động hội nhập quốc tế. Nguồn lực khoa học - công nghệ, là .nguồn gốc, là động lực nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Do đó, phải hướng trọng tâm hoạt động khoa học - công nghệ vào phục vụ và đẩy nhanh, có hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đổi mới cơ chế, chính sách hoạt động khoa học - công nghệ, phát huy vai trò, hiệu quả của các tổ chức khoa học, công nghệ chủ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ trọng điểm nhằm đẩy mạnh phát triển kinh, tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong những năm tới, v.v... Đặc biệt, đối với nguồn lực vốn đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế, cần phải huy động tổng lực và gắn huy động tổng lực với sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong nước (tiết kiệm của Nhà nước, tiết kiệm của doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư) và các nguồn vốn đầu tư ngoài nước (đàu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, viện trợ phát triển chính thức - ODA, đầu tư gián tiếp nước ngoài - FPI và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ - NGO). Trong đó, đẩy mạnh các hoạt động vận động OĐA, vay các khoản nợ từ FPI gắn liền với sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này; xác định đứng, rõ chủ thể

Page 63: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. 1-

và giới hạn an toàn cho phép khi vay ODA, FPI phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Việt Nam. Đẩy manh phát triển hiệu quả thị trường tiền tệ - tín đụng và thị trường chóng khoán. Thực hiện minh bạch hóa trong đầu tư công đi đôi với nâng cao hiệu quả đầu tư công, nhất là đàu tư phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm, mang tính chất dẫn dắt nền kinh tế phát triển.

Xác định rõ nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn ngoài nước chỉ có tính chất quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tích cực, chủ động huy động và sử dụng hiệu quả vốn đàu tư từ ngoài nước; biến nguồn vốn đầu tư ngoài nước thành năng lực nội sinh để phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đảm bảo phảt triển bền vững các ngành, lĩnh vực kỉnh tế Hệ thống kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Phát triển đồng bộ, hiệu quả và đi trước một bước sẽ tạo đà để ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; góp phần giảm giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, thông qua phát triển hệ thống kết cấu hạ tàng đồng bộ, hiện đại sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực lcinh tế, thúc -đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân.

Trong thời gian tới, hoàn thiện quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng trong cả nước. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm và đầu tư tập trung dứt điểm, hoàn thành những công trình kết cấu hạ tầng then chốt theo hướng đồng bộ, hiện đại ở các vùng động lực phát triển, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất. Chuẩn bị

64

Page 64: File Word Duong Loi Chinh Sach

các điều kiện cần thiết để tập trung nguồn lực xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam. Phát triển nhanh nguồn điện, thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa. Xây 'dựng các công trình xử lý chất thải rắn, nước khí thải và công trình bảo vệ môi trường, v.v...

Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chỉnh sách vĩ mô thúc đẩy phát triển bền vững ngành, lĩnh vực kỉnh tế. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lỷ kình tế theo hướng phát triển nền kinh .tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới và hoàn thiện chính sách quy hoạch, kế hoạch; chính sách đất đai, chính sách tài chính- ngân hàng; chinh sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển khoa học - công nghệ; chính sách phát triển thị trường, v.v... đảm bảo cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển năng động, hiệu quả và bền vững.

Đẩy mạnh phát triển thị trường, đàm bảo chủ động hội nhập quốc tế trong phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế, Thị trường chính là nhân tố đầu ra của các ngành, lĩnh vực kinh tế. Nếu không đẩy mạnh phát triển thị trường hay các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ không có đầu ra thì dù các ngành này có phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng tốt cũng không làm cho bản thân các ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. Vì vậy, phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ là yêu cầu tất yếu, khách quan trong tiến trình phát triển nền kinh tế hội nhập quốc tế. Phát triển thị trường cho các sản phẩm phải đảm bảo phát triển song hành thị trường trong nước và thị trường khu vực, tibỊ trường thế giới. Trong đó, chú trọng phát triển vững chắc thị trường nội địa; xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường mới; chinh phục thị trường phát triển và khó tính, đảm

Page 65: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L

bảo cho các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Vỉệt Nam có mặt ở nhiều nước, trên khắp các châu lục.

Câu hỏỉ ôn tập1. Nêu những nội dung cơ bản của mô hình tăng trưởng kinh tế?2. Nêu những yêu cầu, mục tiêu, nội dung và nguyên tắc cửa đổi

mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020?3. Nêu những quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu phát

triển các ngành, lĩnh vực kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay?

Tài liệu tham khảo1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn Mên Đại hội đại biểu toàn quốc

ỉần thửix, Nxb.Chíiứi trị quốc gia, H.2011.2. Đáng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứx, Nxb.Chính trị quốc giạ, H.2006.3. Đảng Cộng sân Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban

Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb.Chính trị quốc gia,H.2002.

4. C.Mác và PbuĂngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H. 1995, t.4.

66

Page 66: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài 3

ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỀN KINH ứ TRI THỨC ở VIỆT NAM

1. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỀN KINH TÉ TRI THỨC

1.1. Một so quan niêm cơ bản LLL Công nghiệp hóaLịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hom 200

năm, kể tà cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác như một trào lưu phát triển mới của thế giới. Khi đó, theo cách hiểu đơn giản, công nghiệp hóa chỉ là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sừ dụng máy móc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội mà quá trình phát triển công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt.

Đến nửa cuối thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vói quy mô và thành quả lớn hơn rất nhiều so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Nhiều công nghệ mới

Page 67: File Word Duong Loi Chinh Sach

LI

được sản xuất ra và đưa vào sử dụng;, trong đó điển hình là động cơ điện sản xuất ra vào năm 1872, động cơ đốt trong (động cơ diesel) sản xuất ra vào năm 1883, sản xuất ra kim loại màu và các hóa phẩm tổng hợp. Trong điều kiện đó, quan niệm về công nghiệp hóa có sự thay đổi. Nó không còn đơn thuần là cơ khí hóa, mà còn được gắn với quá trình điện khí hỏa, hỏa học hóa và cơ giới hóa.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ n (khoảng giữa thế kỷ XX), cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được diễn ra trên thế giới với sự phát triển vượt bậc và có tính đột phá của khoa học và công nghệ mới, nhất là công nghệ tự động trong các ngành sản xuất. Tuy đã có những quốc gia hoàn thành công nghiệp hóa, đã đạt được trinh độ một nền kinh tế công nghiệp và đang bước vào nền kinh tế hiện đại, nhưng trên thế giới vin còn không ít quốc gia lạc hậu, đang hoặc thậm chí có nước còn chưa bước vào giai đoạn công nghiệp hóa. Trong bối cảnh đó, việc nhận thức phạm trù công nghiệp hóa còn được hiểu đó là quá trinh tự động hỏa sản xuất và phát ừiển các công nghệ chất lượng cao, v.v...

Do thời điểm lịch sử tiến hành công nghiệp hóa ở các nước không giống nhau, nên có nhiều quan niệm khác nhau về công .nghiệp hóa. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách chung nhất: côm nghiệp hóa là quá ừinh chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) ỉên kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp..Tức là, công nghiệp hóa không chỉ đơn thuần là những biến đồi về kinh tế mà bao gồm cả các biến đồi về xã hội từ trạng thái nồng nghiệp lên xã hội công nghiệp, tức là trình độ văn minh cao hơn.

68

Page 68: File Word Duong Loi Chinh Sach

1.1.2. Hiện đai hóaTheo cách hiểu thông thường, hiện đại hỏa là quá trình “làm cho

mang tính chất của thời đại ngày nay”1, đò là quá trình, biến đồi từ tính chất truyền thống cũ lên trình đô tiên tiến của thời đại hiện naỵ.

Theo ý nghĩa về kinh tế - xã hội, hiện đại hóa là quá trình chuyển dich căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tê và đời sông xã hội mang tính chât và trình độ của thời đại ngày nay.

Hiện đại hóa về kinh tế vừa có sự thay đổi về tính chất, vừa có tính xác định về thời gian. Giai đoạn đầu của hiện đại hóa được xác định trùng với thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (còn gọi là thời kỳ công nghiệp hóa) . Trong giai đoạn này, công nghiệp hóa là nội dung cốt lõi của hiện đại hóa.

Đối với một nước đang phát triển, hiện đại hóa là quá trình tăng tốc, rút ngắn lộ trình phát triển để đuổi kịp các nước đi trước và phát triển hom. Do tiến hành công nghiệp hóa trong bối cảnh mới của thế giới nên bên cạnh việc dựa vào các nguồn lực trong nước, các nừớc đang phát triển còn tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài thông qua thu hút đầu tư để tìm kiếm nguồn vốn và công nghệ mới. Đây chính là kiểu công nghiệp hóa rút ngắn hiện đại. Nó khác với kiểu công nghiệp hóa rút ngắn cổ điển đã từng tiến hành ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và các nước như Liên Xô (trước đây). Công nghiệp hóa rút ngắn hiện đại là con đường và cách thức phát triển của nước đi sau.

Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn

1 Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nằng, 1995, tr.422.

69

- 'TI '

Page 69: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

minh nhân loại về công nghiệp hóa và căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam là một nước đi sau trong quá trình phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa vn (1994), chủ trương phát triển kinh tế ở Việt Nam bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nêu quan niệm: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn điện các hoạt động sản xuất kính doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”1.

1.1.3. Kinh tế trí thứcVào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, do nhận thức về vai trò quan

trọng hàng đàu của tri thức trong sản xuất và tăng trưởng kinh tế, các nhà khoa học và tổ chức thực tiễn đã sử dụng thuật ngữ “kinh tế tri thức”.

Kinh tế tri thức “là nền kinh tế trong đó việc tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, của quá trình tạo ra củạ cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế”2.

Đây là nền kinh tế có trình độ cao hơn hẳn 2 nền kinh tế trước nó là nông nghiệp và công nghiệp. Nếu việc sản xuất trong nền kinh, tế nông nghiệp dựa chủ yếu vào sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên, thì trong nền kinh tế tri thức lại

1 Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khỏa vu, Nxb.Chính trị quốc gia, H. 1994, tr.65.2 Asia-Pacifìc Economic Cooperatìon (APEC): Towarảs knowỉedge-based economies ỉn APEC, APEC Economic Committee Report, 11-2000.

70

Page 70: File Word Duong Loi Chinh Sach

dựa chủ yếu vào việc phát minh, truyền bá và sử dụng tri thức. Nếu ngành sản xuất chính trong nền kinh tế công nghiệp là công nghiệp chế biến với sản phẩm hữu hình, thì trong nền kinh tế tri thức là ngành công nghiệp chất lượng cao với các sản phẩm vô hình. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là bộ phận nguồn lực quan ừọng nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất, sáng tạo là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Nền kinh tế tri thức được phát triển dựa trên 4 trụ cột: môi trường kinh tế và thể chế xã hội, giáo dục và đào tạo, hệ thống cách tân (đổi mói) và hạ tầng cơ sở thông tin.

1.2. Sự cần thỉết phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vói phát triển kỉnh tế trí thức ừ Việt Nam

Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa vào cuối năm 1960, kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ m của Đảng. Quá trình công nghiệp hóa của nước ta đến trước thời kỳ đổi mới có hơn 25 năm, tiến hành theo 2 giai đoạn: công nghiệp hóa ở miền Bắc (1960-1975) và công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước (1975- 1986). Do nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo tư duy cũ, với mô hình nền kinh tế khép kín và do nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, nên chúng ta vẫn trong tình, trạng nước nghèo và kém phát triển.

Trong quá trình đổi mới, con đường công nghiệp hóa đất nước đã có những nhận thức mới và ngày càng toàn điện, sâu sắc hơn. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trưng ương khóa vn, Đảng ta chủ trương công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức được hình thành.

71

-............... ' 'TT

Page 71: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L

Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kình tế tri thức ở nước ta được bắt nguồn tù các yêu cầu chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức là con đường tất yếu của mọi quốc gìa trong quá trình phát triển.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu đối với mọi quốc gia trên con đường trở thành một xã hội hiện đại. Thật vậy, để tiến hành sản xuất, con người đã phải tìm hiểu và khám phá thể giới xung quanh. Nhờ những tìm hiểu và khám phá ấy, con người đã chế tạo ra được những công cụ lao động và những phương tiện cần thiết khác làm cho việc sản xuất ngày càng có năng suất và hiệu quả cao hơn. Sản xuất xã hội càng phát triển càng chứng tỏ trình độ hiểu biết sâu sắc của con người đối với thế giới, con người càng có những tư liệu lao động hoàn thiện hơn. Quá trình phát triển nảy tẩt yếu chuyển nền sản xuất từ sử dụng công cụ thủ công lên sản xuấi: bằng máy, tức là xã hội bước sang giai đoạn công .nghiệp hóa.

Thêm vào đó, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp và các nền kinh tễ phải đối mặt với cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển, các chủ thể kinh tế phải đổi mới công nghệ, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phải sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực. Đòi hỏi đó, tất yếu thúc đẩy quá trình chuyển việc sản xuất chủ yếu dựa vậo công cụ lao động thủ công lên sản xuất bằng máy và lên trình độ ngày càng cao hom. Đây chính là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì mức độ cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt hơn. Vĩệc tim và tạo ra lợi thế cạnh

72

Page 72: File Word Duong Loi Chinh Sach

tranh tham gia phân công lao động trong nước và quốc tế để tồn tại và phát triển là yêu cầu bắt buộc đối với mọi chủ doanh nghiệp và mọi quốc gia. Trong bối cảnh đó, những lợi thế do những biến đổi chủ quan thông qua hoạt động của con người ngày càng trở nên quyết đinh hơn so với lợi thế do phân bố ngẫu nhiên về tài nguyên và vị trí cúa đất nước. Chính vì thế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu ngày càng đạt trình độ cao han, hoạt động kinh tế có năng suất và hiệu quả cao hơn.

Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là cách thức để đất nước sớm ra khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển.

Nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ chưa từng có, các nước đang trong xu thể toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chuyển mạnh lên kinh tế tri thức, ở trong nước, tuy đã có những phát triển tích cực, nhưng về cơ bản, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng rurớc nghèo và kém phát triển. Đất nước vin phải đương đàu với những thách thức gay gắt và những nhiệm vụ nan giải: một mặt, tập trung giài quyết các vấn đề cơ bản đặt ra cho nền kinh tế trong quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên trmh độ của nền kinh tế công nghiệp, như bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu cầu nước sạch, trường học, đi lại cho người dân; mặt khác, phải, nhanh chóng nắm bắt các xu thế phát triển hiện đại không những chỉ để chống tụt hậu ngày càng xa hơn so vói trình độ chung của thế giới, mà còn phải thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển khi bản thân họ đã có trình độ phát triển cao hơn. Khi các yếu tố cho phát triển kinh tế - xã hội không chỉ đom thuần là vốn, lao động, tài

73

11

Page 73: File Word Duong Loi Chinh Sach

1 L-

nguyên thiên nhiên, mà còn có thêm yếu tố tri thức với ý nghĩa ngày càng có vai trò quan trọng, trực tiếp và quyết định, nếu không nhanh chóng nắm bắt và vận dụng được tri thức mới thì sẽ không thể tránh khỏi sự tụt hậu, cách xa so với các nước phát triển. Trong điều kiện đó, nước ta không thể bỏ lỡ cơ hội, mà phải từn giải pháp bứt phá, tức là phải khai thác “lợi thế nước đi sau” nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Chỉ có mạnh dạn đi vào phát triển kinh tế tri thức mới có khả năng đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hốa gắn với phát triển kinh tệ tri thức còn là cần thiết để cải thiện và nâng cao mức sống người dân.

Thứ ba, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là yêu càu bắt buộc để tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất là toàn bộ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất tương ứng với trình độ kỹ thuật, công nghệ nhất định; dựa vào đó lực lượng lao động của xã hội tiến hành sản xuất của cải. Trình độ phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật chính là tiêu thức dùng để xác định một thời đại kinh tế, phân biệt phương thức sản xuất chứa đựng nó thuộc loại bình kinh tế - xã hội lịch sử nàò.

Các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản đều dựa trên eơ sờ vật chất - kỹ thuật với công cụ lao động thủ công, lạc hậu, năng suất thấp. Phương thức sản xuất tư bản chù nghĩa sở dĩ chiến thắng phương thức sản xuất phong kiến vì nó tạo ra nền đại công nghiệp để có năng suất lao động cao hơn. Điều này tức là,

74

Page 74: File Word Duong Loi Chinh Sach

phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa tất yếu phải phát triển dựa trên cơ sở vật chất - kỹ thuật ở trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn, hiện đại vói cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao dựa ứên nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến, được hinh thánh có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ kế thừa những thành quả văn minh nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản, mà còn được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực và có hiệu quả vào phân công lao động và hợp tác quốc tế.

Đối với các nước đã qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc xác lập cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được tiến hành thống nhất qua kế thừa, điều chỉnh và hoàn thiện cơ sờ vật chất - kỹ thuật đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản theo yêu cầu của chế độ mới và phát triển nó lên trình độ cao han. Tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực là đòi hỏi có tính bắt buộc đối với tất cả các nước muốn quá độ lên chù nghĩa xã hội1.

V.I.Lênin viết: “Cơ sở vật chất duy nhất và thực sự để làm tăng của cải của chúng ta5 để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có thể là đại công nghiệp... Không có một nền đại công nghiệp tổ chức cao thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được, mà lại càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp được”2.

Đòi hỏi này càng trở nên cấp thiết đối với một nước có điểm

1 Xem: V.I.Lênm: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1978, t.41, tr.218.2 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1970, t-32, tr.528-529.

75

- ' "TI '

Page 75: File Word Duong Loi Chinh Sach

1. L

xuất phát thấp như Việt Nam. Con đường cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay tất yếu phải là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Thứ tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hỏa gắn với phảt triển kinh tế tri thứe bắt nguồn từ yêu càu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủ hơn.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu hướng phát triển nổi trội hiện nay. Trong xu hướng này, nhân loại đang đẩy nhanh việc đi đến một thị trường thế giới thống nhất, một hệ thống tài chính tín dụng toàn cầu, phát triển, phân công lao động quốc tế hướng mạnh theo chiều sân, giao lưu khoa học và công nghệ giữa các nước ngày càng mở rộng1. Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy các doanh nghiệp và các quốc gia sẵn sàng hợp tác với nhau để cùng hưởng lợi do hợp tác mang lại.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo cơ hội cho sự phát triển nhảy vọt của nước đi sau, nhưng nó cũng đặt ra không ít thách thức đòi hỏi mỗi nước phải biết lựa chọn giải pháp phát triển. Đối với nước ta, để chủ động hội nhập sâu hon, đầy đủ hơn với các thể ehế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương2 có hiệu quả, một đòi hôi có tính bắt buộc là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển-kinh tế tri thức. Phải

1 Trong vòng 30 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm củathương mại quốc tế cao gấp khoảng 1,5-1,6 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Nếu tốc độ tăng trưởng mậu dịch hàng năm của thế: giới'từ năm 1980 iại đây khoảng 5,5-5,6% thì tốc độ cầu chuyển vốn quốc tế đạt 20%. Chỉ riêng từ năm 1979 đến năm 2006, kim ngạch mậu dịch hai chiều Mỹ - Trung Quốc tăng 144 lẩn. '

2 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại bìầt toàn quốc lần thứ X. Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006, tr. 112-114.

76

Page 76: File Word Duong Loi Chinh Sach

coi tri thức là đòn bẩy làm tăng sức cạnh ưanh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, thúc đẩy quá trình hội nhập.

Ngoài những yêu cầu cần thiết nêu trên, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức còn bắt nguồn từ vai trò của nó trong việc tạo ra những điều kiện cần thiết về con người và khoa học, cồng nghệ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phép khai thác và phát huy có hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo khả năng thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của mọi người dân. Thông qua quá trình này sẽ cải thiện điều kiện của người lao động, giải phóng lao động nặng nhọc, lao động ứong môi trường độc hại, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức còn đưa đến nhiều tác dụng cả về kinh tế, chính trị và xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vạ trung tâm; ữxực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.. -”1.

2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM vụ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC CỦA VỆT NAM2.1. Mục tiêu và quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thửc của Việt Nam

2. Lĩ. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trì thức của VỉêtNam

Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ IX.Nxb.Chính trị quốc gia, H.2001, tr.75-

77

“TT

Page 77: File Word Duong Loi Chinh Sach

phát triển kinh tế tri thức là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp vói trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng- an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ vãn minh.

Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng địáh chủ trương trên và cụ thể hóa thành các chỉ tiêu: ra sức phấn đấu để đến năm 2020 Vỉệt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác. Mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7-8%/năm với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ đạt khoảng 45% trong tồng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội.

Nhiệm vụ đặt ra là “từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một

78

Page 78: File Word Duong Loi Chinh Sach

nước công nghiệp hiện đại, theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa”1.

2.1,2. Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kỉnh tế trì thức của Việt Nam

Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xác định trong các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng kể từ Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiến hành trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, các nền kinh tế chuyển động mạnh lên phát triển kinh tế tri thức và tiếp tục được bổ sung qua các kỳ Đại hội.

Dưới đây là nội dung quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay.

Một là, công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Hai ỉà, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ba ỉà, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Bốn ỉàf coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng lcinVi tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biầi toàn quốc lần thứ XI.Nxb.Chíiứi trị quốc gia, H.2001, tr.71.

79

“ 11

Page 79: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L

2.2. Nội dụng và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kỉnh tế trí thức của Việt Nam

2.2.1. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng yêu cầu: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng 1định mạnh mẽ yêu cầu này2. Nội đung cơ bản của quá trinh này là:

Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Theo hướng này, một mặt, phải tạo ra điều kiện thuận lợi huy động mọi nguồn lực cho sự tăng trưởng nhanh theo chiều rộng trên tất cả các ngành, lĩnh vực; mặt khác, phải tăng tốc và phát triển rút ngắn bằng con đường lựa chọn mạnh dạn bỏ qua một số thế hệ công nghệ cũ, công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ cao, công nghệ mới nhằm tăng nhanh các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao phù hợp với thực tế trong nước và xu hướng thi trường, tập trung phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực có tính đột phá.

1 Xem Đảng Cộng sân Vĩệt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb-Chính trị quoc gia, H.2006, tr.87-88.1 Xem Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XJ,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011,72-75.

80

Page 80: File Word Duong Loi Chinh Sach

Mạnh dạn bỏ qua một số giai đoạn để phát triển công nghệ hiện đại1. Sử dụng tri thức mới để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghệ thông tin, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, chế biến nông sản, năng lượng, v.v... và đẩy nhanh cồng nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thông qua việc đưa tri thức sản xuất và kinh doanh, tri thức khoa học và công nghệ đến với người nông dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông - lâm - thủy sản.

Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức phải hướng vào bảo đảm tăng trưởng thực tế hàng năm của tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm bình quân đầu người và táng trưởng thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income - PCI); đồng thời phải chuyển mạnh việc sản xuất từ bề rộng sang chiều sâu, từ dựa chủ yếu vào nguồn lực lao động giá rẻ, tài nguyên và tăng trưởng của vốn sang chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ mới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức phải là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế quy định nhằm đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Muốn vậy, phải cấu trủc lại hệ thống công nghệ sản xuất của toàn bộ nền kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng

1 Ví dụ, thời kỳ đầu cỏ thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu khoa học cơ bản để tập trung vào nghiên cứu ứng dụng, nhập công nghệ thích hợp để triển khai tạo đọt phá và nâng cao sức cạnh tranh trong một số sản phẩm của doanh nghiệp và của đất nước.

81

■ 'TI"

Page 81: File Word Duong Loi Chinh Sach

L-

giá trị nội địa trong sản phẩm.Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và

lãnh thồ. Đối với nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý trước hết là một cơ cấu các ngành và các vùng kinh tế cho phép sử dụng tối ưu các nguồn lực sản xuất của mỗi vùng và cả nước, tham gia tích cực, có hiệu quả vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Cơ cấu kình tế đó không chỉ tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh trong hiện tại mà còn bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai.

Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức canh tranh cao. Nội dung này bắt nguồn từ yêu cầu khắt khe của thị trường. Trong điều kiện tự đo hóa và hội nhập kỉnh tế quốc tế, để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp, của ngành và của toàn bộ nền kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế, chúng ta phải đặc biệt coi trọng phát triển tri thức và công nghệ sản xuất. Phải coi trọng việc tim kiếm các giải pháp nhằm giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế. Phải tránh nguy cơ trở thành nền kinh tế gia công, phải phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường nội địa hóa sản xuất phải giữ vững thị trường trong nước, đồng thời mở rộng ra thị trường nước ngoài. Mục tiêu đến năm 2020, yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tínli trên GDP 2,5-3,0%; thực hành tiết kiệm trong sừ dụng nguồn lực1.

1 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.104.

82

Page 82: File Word Duong Loi Chinh Sach

2.2.2. Định hưởng phát triển các ngành và lĩnh vực kỉnh tế trong quả trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kỉnh tế trì thức

2.2.2.I. Đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hỏa nông nghiệp, nông thôn; giải quyết đồng bộ các vẩn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá trình công nghiệp hóa đối với tất cả các nước trên thế giới, bởi vì công nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô ữiị.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng

để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nó là một ngành kinh tế lớn và nằm trong khu vực nông thôn. Nông nghiệp bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp không chỉ đóng góp phần lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nâng cao thu nhập của nông dân, mà còn góp phàn rất quan trọng vào phát triển xã hội, xây dựng nông thôn mới. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta xác định quan tâm đến nông nghiệp là một vấn đề có tầm quan trọng hàng •đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Trong những năm tới, định hướng phát triển cho quá trình này là:

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững- Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới

83

....... lĩ

Page 83: File Word Duong Loi Chinh Sach

L l -

để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng và ■khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển toang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương.

Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn.Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực

hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.

Hĩnh thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện nước, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ, v.v...

Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở

các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch

84

Page 84: File Word Duong Loi Chinh Sach

cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả lao động nước ngoài.

Đầu tư mạnh hon cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sân, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mục tiêu đề ra là phấn đấu đến năm 2015 giảm tì lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp còn 35-40%, đến năm 2020 còn 30% tổng số lao động xã hội và nâng cao tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên khoảng 85%1. Cùng với đó, tăng tỉ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo.

2.2.2.2. Phất triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụTính quy luật của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỷ trọng

của nông nghiệp giảm, còn công nghiệp, dịch vụ thi tăng lên. Vì vậy, nước ta chủ trương phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

- Đối với công nghiệp và xây dựng.Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế-kỹ thuật,

vùng và giá trị mới. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, công nghiệp quốc phòng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và

1 http://www.chinhphu.vn

85

. . . - T r

Page 85: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L_

chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược, v.v...

Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triền công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy manh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ, bảo đảm phát triển cân đối và hiệu quả giữa các vùng.

Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghiệp xây lắp đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và có khả năng cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao, áp dựng công nghệ mới.

- Đối với dịch vụ.Phát triển mạnh các ngành địch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao,

tiềm năng lớri và có sức cạnh tranh; phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hem tốc độ tăng GDP.

Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm

86

Page 86: File Word Duong Loi Chinh Sach

lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm nang, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu. Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn càu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam.

Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ kình doanh khác. Phát triển mạnh dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thể thao, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội.

2.2.23. Phát triển kỉnh tế vùngVừng kinh tế là một lãnh thổ có vị trí địa lý, ranh giới hành chính rõ

rệt, trong đó chứa đựng những mối quan hệ qua lại được đo bằng khối lượng hàng hóa, dịch vụ thường xuyên sản xuất ra ở nơi đó và những mối quan hệ kinh tế-xã hội khác. Vùng kinh tế được đặc trưng bởi chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp vùng. Vùng kinh tế là bộ phận trong cơ cấu cơ bản của nền kinh tế quốc dân.

Xác định đúng đắn hướng phát triển kinh tế vùng có ý nghĩa quan trọng, nó cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Đe phát triển mạnh mẽ kinh tể vùng trong những năm tới cần:

87

-■ “TT

Page 87: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. 1...

Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vừng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính.

Xây dựng 3 vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước. Trên cơ sở phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo ra động lực và sự lan tỏa đến các vừng khác và trợ giúp các vùng khó khăn, đặc biệt các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nguyên, Tây Nam, Tây Bắc. Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn. Bố sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn.

2.2.2A. Phát triển kỉnh tế biểnXây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện,

có trọng tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế.

Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển, đồng thời hình thành một số hành lang kinh tế ven biển.

2.2.2.5. Bảo vệ, sử dụng, hiệu quả tài nguyên quổẹ gia, cải thiện môi trường tự nhiên

88

Page 88: File Word Duong Loi Chinh Sach

Xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, vấn đề bảo vệ, sử dụng tài nguyên và cải thiện môi trường tự nhiên được xác định.

Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trương, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực sông, đô thị, khu eông nghiệp, làng nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế. Quan tâm đầu tư cho lĩnh vực môi trường, nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải, phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường. Hoàn chinh luật pháp, tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lý ô nhiễm.

Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng- thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai, tim kiếm, cứu nạn.

Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

3.NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VỆT NAM3.1. Ưu tiên phát triển nguồn nhân ỉực chất lượng cao

Nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò quyết định tốc độ

89

- - ' TI

Page 89: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. 1_

và chất lượng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, càn phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, phải ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo, thực sự coi đó là quốc sách hàng đầu1.

Cải cách toàn diện giáo dục và đào tạo, coi đó là nhiệm vụ cấp bách. Phải chuyển trọng tâm của việc giáo dục từ trang bị tri thức sang bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo, thích nghi sự phát triển.

Xây dựng xã hội học tập dưới nhiều hình thức và biện pháp, tạo cơ hội và khuyến khích mọi người dân tham gia học tập, nâng cao tính chu động cho người học trên cơ sở gắn kết với những yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Nâng cao chất lượng toàn diện cho người lao động. Phải tạo ra được đội ngũ nhân lực có lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, có tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng khi thực hiện các công việc được giao; phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phương pháp và kỹ năng thực hành bảo đảm năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được giao; có sự năng động và sáng tạo trong công việc, có ý thức tự giác học hỏi, dám đương đầu với những thách thức và có sức khỏe tốt

3.2. Phát triển khoa học - công nghệKhoa học - công nghệ có vai trò là động lực, quyết định lợi

1 Xem Đảng Cộng sần Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2001, tr.108.

90

Page 90: File Word Duong Loi Chinh Sach

thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của toàn bộ quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đảng ta xác định khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước1.

Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, càn phải:

Xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch địrứi và triển khai đường lối, chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vói phát triển kinh tế tri thức đạt hiệu quả cao vói tốc độ nhanh.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học để đánh giá chính xác nguồn tài nguyên quốc gia, nắm bắt tri thức mới và các công nghệ cao cùng với những thành tựu mới nhất về khoa học của thế giới; hướng mạnh vào việc nâng cao năng suất lao động, đồi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế trên thị trường.

Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Trước mắt, đẩy nhanh tiến trình xây dựng 2 trung tâm quốc gia về công nghệ cao ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chi Minh, trở thành đầu tàu, là mô hình tiêu biểu cho phát triển công nghệ của cả nước.

Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Khuyến khích du học sinh ra nước ngoài học tập và có chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút số du học sinh này về nước làm việc hay lập nghiệp.

1 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn ỉdện Đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ IX,Nxb.Chính trị quốc gia, H.200ỉ, te 112.

91

~7 ‘1

Page 91: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L

Phát triển nhanh thị trường khoa học và công nghệ để bảo đảm mọi tri thức, eông nghệ đều được trao đổi, mua bán, chuyển giao thuận lợi trên thị trường, được nuôi dưỡng bằng tinh thần cạnh tranh bình đẳng.

Có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ chất lượng cao.

Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ.

33. Tạo lập nguồn vốn đầu tư cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức

Vốn là điều kiện quan trọng nhất để bảo đảm việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trợ thành hiện thực.

Vốn được tạo lập từ 2 nguồn là tích lũy trong nội bộ nền kinh tế và thu hút từ bên ngoài. Đảng ta xác định, về cơ bản, lâu dài, vốn trong nước là chủ yếu và quyết định, vốn từ bên ngoài là rất quan trọng, nhất là trong thời kỳ đầu.

Việc tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tăng năng suất lao động xã hội là con đường cơ bản để giải quyết nguồn vốn trong nước. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng trong nhân dân trên quan điểm tiết kiệm là quốc sách. Sử dụng có hiệu quả vốn đàu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Chống lãng phí, thất thoát vốn.

Để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế mở cửa nền kinh tế, sử dụng nhiều hình thức: thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài, vay vốn, hợp tác liên doanh, thành lập

92

Page 92: File Word Duong Loi Chinh Sach

các đặc khu kinh tế, các khu kinh tế mở, v.v... Kiện toàn hệ thống pháp luật về kinh tế đối ngoại, thực hiện hợp lý các chính sách ưu đãi, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để người và tổ chức nước ngoài vào nước ta hợp tác đầu tư.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển thị trường vốn, đa dạng hóa nguồn vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển.

3.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Trong xu thế toàn cầu hóa, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối

ngoại là một đòi hỏi thiết yếu. Thông qua quan hệ kirửi tế này mà phát huy lợi thế của nền kinh tế và mở rộng thị trường, đồng thời tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Để hiện thực hóa những yêu cầu trên, cần tiếp tục hoàn thiện ca chế, chính sách kinh tế đối ngoại, nhất là cơ chế, chính sách hợp tác về khoa học và công nghệ, hợp tác đầu tư, hợp tác giáo dục và đào tạo và phải bảo đảm các hình thức hợp tác vừa có hiệu quả kinh tế cao, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vừa giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia dân tộc.

3.5. Bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội; tăng cường vai trò ỉãnh đạo của Đảng và nâng cao hỉệu lực quản lỷ của Nhà nước

Quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóá gắh với phát triển kinh tế tri thức không phải hoàn thành trong một sớm một chiều, mà phải ứải qua thời gian khá nhiều năm. Vỉệc bảo đảm ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội cho quá trinh này là rất

Page 93: File Word Duong Loi Chinh Sach

L l_

càn thiết và đây chinh là điều kiện tiên quyết của sự tăng trưởng và phát triển.

Phải bảo đảm tinh nhất quán, tính đồng bộ và ổn định lâu dài của hệ thống luật pháp, của đường lối, chính sách nói chung và đường lối, chính sách kinh tế nói riêng.

Phải bảo đảm sự ổn định về kinh tế, trước hết là ổn định thị trường, giá cả, phải kiểm soát được lạm phát, môi trường canh tranh phải lành mạnh.

Phải bảo đảm sự ổn định về xã hội, người dân tin tưởng vào hoạt động đầu tư của mình, trật tự an toàn xã hội phải được giữ vững.

Đại hội XI của Đảng ta yêu cầu: “Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”1.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân. Vì thế, sự đồng thuận xã hội là một tiền đề điều kiện có ý nghĩa quyết định. Đe tạo lập tiền đề này, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa tăng cường vai ửò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước với phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, chính sách kinh tế của Nhà nước đóng vai trò quyết định sống còn đối với sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xỉ,Nxb.Chíiửi trị quốc gia, H.2011, tr.99.

94

Page 94: File Word Duong Loi Chinh Sach

Câu hỏi ôn tập 1. Phân biệt công nghiệp hóa, hiện đại hóa với kinh tế tri thức?2. Nêu những nhiệm vụ cơ bản nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Vĩệt Nam?3. Đánh giá thực trạng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn

với phát triển kinh tế tri thức ở Vỉệt Nam thời gian qua và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển thời gian tới?

Tài liệu tham khảo ■ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương ỉĩnh xây dựng đất nước

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.Sự thật, H.1991.2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban

Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb.Chính trị quốc gia,H.1994.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biầi toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chmỉi trị quốc gia, H.2001.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb.Chính trị quốc gia,H.2002.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011.

Page 95: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. 1-

Bài 4

XÂY DựNG VÀ PHÁT TRỂN NÈN VĂN HÓA VỆT NAM TÊN TỂN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN Tộc

1. Cơ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC1.1. Cơ sở lý ỉuận

ỉ. 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chỉ Minh về văn hóa và phát triển văn hỏa

Trong quá trình lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn luôn vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Vỉệt Nam, sáng tạo ra đường lối cách mạng nước ta.

Sinh thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những nghiên cứu 1 sâu sắc về vãn hóa và khẳng định rằng vãn hóa là tổng thể toàn bộ ý thức xã hội của con người gắn với đặc điểm quốc gia dân tộc. Văn hóa là “các lực lượng bản chất người của con người” tham gia vào cải biến tự nhiên nhằm mục đích sinh sống và tồn tai, phát triển. Văn hóa là sự sáng tạo, đồng thời và là sự biểu hiện của các lực lượng bản chất người: “Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến thành bản chất người, tức là mức độ

96

Page 96: File Word Duong Loi Chinh Sach

tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xem xét được trình độ văn hóa của con người”1.

Mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ có một kiểu văn hóa xác định.. Văn hóa là giá trị riêng của dân tộc. Có văn hóa tiến bộ và văn hóa lạc hậu. Vãn minh là các nấc thang của vãn hóa theo chiều hướng đi lên. Vãn minh là những giá trị văn hóa ưu tú, tỏa sáng chi phối về cấu trúc và hệ giá trị đối với các cộng đồng xã hội trên thế giới trong các phạm vi không gian và thời gian lâu dài. Vì vậy, cần phải xây dựng văn hóa trên tàm cao văn minh nhân loại mà vẫn đảm bảo nét riêng. Nghĩa là phải xây dựng nền vãn hóa tiên tiến và đậm đầ bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên, vãn hóa phát triển trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế chính trị của một cộng đồng xã hội. Văn hóa cũng luôn luôn phát triển trong sự kế thừa những tinh hoa giá trị của các nền văn hóa trong quá khứ. Văn hóa phát triển trong quá trình giao lưu và tiếp biến (tiếp nhận biến đổi những yếu tố ngoại sinh thành yếu tố nộĩ sinh tương thích). Ngay từ Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943), Đảng ta chủ trương xóa bỏ tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến, xây dựng nền vãn hóa cách mạng mới (nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân lao động). Cũng trong năm 1943, Hồ Chí Minh đã >' đưa ra một quan niệm văn hóa vừa cụ thể lại vừa khái quát hết sức uyên bác và sâu sắc: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chừ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, vãn học, nghệ thuật, những công cự'sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương

1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Những tác phẩm thờỉtrè (tiếng Ngah^M. i 986, tr.5í\7.

97

...............TI'

Page 97: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. 1

thức sử dụng. Toàn hộ những sáng tạo và phát minh đó tức là vãn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng với yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ sức mạnh, đặc biệt của văn hóa đối với sự phát triển của dân-tộc: “Vãn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, Người nêu rõ: Trong sự nghiệp kiến thiết đất nước, có 4 lĩoh vực cần phải được coi trọng ngang nhaụ là kinh tế, chính trị, vãn hóa, xã hội. Nghĩa là chúng ta phải quan tâm xây dựng toàn diện về mọi mặt cơ cấu của cộng đồng xã hội. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng văn hóa theo các phương châm “dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chứng hóa” trong Đề cương Văn hóa Việt Nam là nền tảng lý luận quan trọng để xây dựng đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

1.1.2. Quan điểm của Bảng Cộng sản Việt NamTại Đề cương Vãn hóa Vỉệt Nam, Đảng ta chủ trương xây dựng nền

văn hóa Vỉệt Nam theo 3 phương châm vận động lớn là “dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa”. Vãn kiện Chủ nghĩa Mác và vãn hóa Việt Nam năm 1948 do đồng chí Trường Chinh khởi thảo đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác để phân tích tình hỉnh văn hóa Việt Nam, đưa ra chủ trương kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến, nhằm đẩy nhanh công cuộc kháng chiến kiến quốc.

Đặc biệt, năm 1998, Nghị quyết Hội nghị lần thứ nặm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa ỴIIĨ đã xác định phương hướng chung, các quan điểm cơ bản và nhiệm

98

Page 98: File Word Duong Loi Chinh Sach

vụ cụ thể để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là những luận điểm khoa học chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Những quan điểm chỉ đạo cơ bản được Đảng ta xác định như sau:

- Vãn hóa là nền tảng tinh, thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tể - xã hội.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh thì không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, “dẫn đến phá hoại nghiêm trọng toàn bộ tiềm Ịực sáng tạo của quốc gia”1. Do vậy, phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu vãn hóa, vì xã hội công bằng, dân chủ, vãn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Nen vãn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vãn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa vãn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, v.v... tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp.

- Nền vãn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nằn văn hóa Việt Nam là tổng thể thống nhất sinh động của những giá trị và sắc thái riêng của 54 dân tộc trong đại gia đình

1 Xem: Pederico Mayor, Tạp chí Người đưa tin UNESCO, số tháng 12-1988.

99

"TI

Page 99: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. 1_

các dân tộc Việt Nam. Các giá ừị và sắc thái đó bổ sưng cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Vĩệt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng vãn hóa của các dân tộc anh em.

- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Nền vãn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa mang tính nhân dân, do toàn thể nhân dân lao động cùng đội ngũ trí thức cách mạng là người sáng tạo và hưởng thụ các thành tựu văn hóa. Xây dựng nền văn hóa mới là sự nghiệp cách mạng to lớĩi của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức là lực lượng cơ bản.

Trong quá trình cách mạng, chứng ta đã xây dựng được một đội ngu trí thức mới, đại bộ phận xuất thân từ nhân dân lao động, đã phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó với nhân dân, với nền văn hóa dân tộc. Đội ngũ đó là tinh hoa của vãn hóa dân tộc, cho nên ừong sự nghiệp xây dựng nền vãn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng - điều này đã được Đảng ta nhiều lần khẳng định.

Sự nghiệp xây dựng và phát triến vãn hóa là sự nghiệp của toàn dân, song phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Vỉệt Nam. Đảng là đại biểu cho lợi ích của giai cấp công rihân và của cả dân tộc, được trang bị thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng Hô Chí Minh, vạch ra phương hướng đúng đắn chơ sự phát triển văn hỏa dân tộc. Đảng là lực lượng tiêu biểu cho trí tuệ, đạo^đức, tâm hồn dân tộc, là người đi tiên phong ưong sự nghiệp xây dựng vãn hóa, tổ chức, lôi cuốn nhân dân tham gia sự nghiệp đó.

- Văn hóa là một mặt trận. Xây dựng và phát triển vãn hóa là

100

Page 100: File Word Duong Loi Chinh Sach

sự nghiệp cách mạng lâu dài cần có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.

Quan điểm coi “văn hóa ỉà một mặt trậrì’ là nhằm nêu rõ văn hóa là nơi thường xuyên diễn ra củộc đấu tranh gay gắt giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa văn minh và bạo tàn, giữa văn hóa và phản văn hóa ở mỗi con người và của cả cộng đồng dân tộc.

Mặt trận văn hóa cần phải được coi trọng như những mặt trận khác trong công cuộc xây dựng đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vãn minh. Xây dựng văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, bởi lẽ vãn hóa là một quá trình đòi hỏi có độ chín của thời gian. Trong lịch sử nhẵn loại, chưa từng có một cuộc cách mạng xã hội nào toàn diện và triệt để như cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Những tàn dư của các hình thái kinh tế- xã hội, các phương thức sản xuất cổ truyền vẫn tồn tại, chồng chất lên nhau, cùng với những thói quen, truyền thống lạc hậu tạo thành những khó khăn hết sức to lớn và phức tạp. Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải tiến hành cải tạo văn hóa xã hội một cách cẩn trọng như Hồ Chí Minh nhận định về xây dựng vãn hóa phải: rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu đài. Đây cũng là quá trình thực hiện những chỉ dẫn của Lênin: không được “khinh suất\ không “hấp tấp vội vàng” mà phải có “ỷ chỉ cách mạng”, đồng thời phải “kiên trì và thận trọng

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bể sung, phát triển năm 2ỠỈỈ) của Đảng đã nêu rõ: xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vãn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản

101

~TT

Page 101: File Word Duong Loi Chinh Sach

I. L

xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với; có nền vàn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Như yậy, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Tư duy lý luận về xây dựng nền văn hóa mới trong Cương lĩnh đã được Đảng ta phát triển theo thời gian ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa vn nhấn mạnh: Nền vãn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền vãn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Tại Hội nghị Trung ưcmg 5 khóa VUI, Đảng ta ra nghị quyết về Xảy dựng và phát triên nên văn hóa Việt Nam tiên tiên, đậm đà bản sẫc dân tộc, chỉ ra: “Phương hưóng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta lả phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyên thông đại doản kết dân tộc, ỷ thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tô quốc xằ hội chủ nghĩa, xây dựng và pEaí triển nền vãn hóa Vĩệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sẳc dân tộc, tiếpTEĩTtinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hòạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi Tmh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, tiến vững chắc lên chủ ngbĩa xã hội”1.

Qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lầa thứ IX, X, XI,

1 Đảng Cộng sản Vỉệt Nam: Vàn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương khỏa VIII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1998, ír.59.

102

Page 102: File Word Duong Loi Chinh Sach

Đảng ta tiếp tục phát triển quan điểm Nghị quyết Trung ương 5 khóa VTII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội; chăm lo phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội sinh hoạt của nhân dân.

Sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóá đất nước của Đảng ta và nhân dân ta đòi hỏi phải phát húy cao độ năng lực tinh thần của con ngưới Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vãn minh - một sự nghiệp sáng tạo to lớn của nhân dân ta đồng thòi là quá trình cải biến xã hội sâu sắc, đòi hỏi phát huy nguồn lực trí tuệ và năng lực, bản lĩnh của mỗi con người Việt Nam. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, nhu cầu tăng nhanh về vãn hốa của mọi tầng lớp dân cư, quá trình dân chủ hóa xã hội, V.v... là yếu tố làm thay đổi đời sống vãn hóa dân tộc.

Quá trình mở cửa giao lưu, hội nhập với khu vực và quốc tế, tiếp thu các thành tựu văn hóa, vãn minh của nhân loại đòi hỏi chứng ta phải có một trình độ vãn hóa tương ứng để tiếp biến các thành tựu đó và iàm chủ được những quá trình cồng nghệ để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, khi mà toàn cầu hóa trở thành xu thế thời đại và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp thế giới, hầu hết các dân tộc đều không thể đứng ngoài hoặc quay lưng lại với xu thế đó. Ngày nay, mọi quốc gia dân tộc muốn tiến lên phải hòa nhập vào trào lưu chung và phải biết tận dụng thành quả của

103

11

Page 103: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L_

cuộc eách mạng khoa học - cồng nghệ, tin học hiện đại.Đồng thời, phát triển văn hóa còn có tác dụng chống lại ảnh hưởng

tiêu cực của xu hướng toàn cầu hóa và mặt trái của quá trình hiện đại hóa và những lý thuyết phát triển phiến diện như lý thuyết tuyệt đối hóa một mô hình phát triển - mô hình của chủ nghĩa tư bản phương Tây, cho rằng hiện đại hóa có nghĩa là Tây Âu hóa (hay Mỹ hóa), lấy Tây Âu làm mẫu mực.

Phát triển vãn hóa còn có tác dụng chống lại xu thế nhất thể hóa lối sống nhân loại, xu hướng áp đặt văn hóa và “đế quốc chủ nghĩa” trong vãn hóa, đem giá trị của dân tộc này áp đặt cho các dân tộc khác (như tự đo, nhân quyền, dân chủ, v.v...) lấy sản phẩm vãn hóa của dân tộc này thay thế hoặc lấn át sản phẩm văn hóa của dân tộc khác bằng sức mạnh kinh tế, công nghệ hiện đại.

Xu hướng trên sẽ đẫn đến sự rối loạn và nghèo nàn đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại, làm suy giảm khả năng sáng tạo của các cộng đồng, hủy diệt nền vãn hóa của nhiều quốc gia dân tộc, làm giảm đi sự phong phú, đa dạng, sinh động của văn hóa nhân loại.

Đối lập lại các xu hướng trên là xu hưóng phục hưng các nền vãn hóa dân tộc. Nhiều quốc gia dân tộc trong quá trình phát triển đã ý thức được vai trò của văn hóa dân tộc đối với sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Thực tế ả các nước đó, hiện đại hóa, công nghiệp hóa nhưng không phải là Âu hóa hay Mỹ hóa và người ta đã và đang thành công, nhừ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Xingapo và Malaixia, v.v...

1.1.3. Tính chất tiên tiến của nền văn hóa VĩệtNamXây dựng và phát triển nền vãn hóa Việt Nam hiện đại là

104

Page 104: File Word Duong Loi Chinh Sach

xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đả bản sắc dân tộc. Đặc trưng tiên tiến và bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam có mối quan hệ biện chứng, chúng tác động lẫn nhau, quy định lẫn nhau, ở đây, chúng ta tách thành 2 nội dung đặc tnmg “tiên tiến” và “bản sắc dân tộc” để nghiên cứu sâu sắc hơn và đày đủ hơn theo phương pháp trừu tượng hóa khoa học.

Đặc trưng tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam được thể hiện trên các phương diên san: r " ---------

Thứ nhất, nền vãn hóa tiên tiến là nền vãn hóa thể hiện tình thần yêu nước và tiến bộ.

Đặc trưng tiên tiến của nền vãn hóa hiện đại dựa trên các giá trị văn hóa cao đẹp và tiến bộ của dân tộc và thời đại. Đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - cơ sở chỉ đạo đòi sống tinh thần dân tộc và là thành tố quan trọng của văn hóa.

Dưới ánh sáng của hệ tư tưởng tiển bộ trên, tính “ãên tiếri” của nền vãn hóa Việt Nam thể hiện ở mục tiêu mà nền văn hóa hướng tới là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn đang là mục tiêu cùa các quốc gia dân tộc mà những người tiến bộ và cách mạng trên thế giới vươn tới. Bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay là một quá trình thống nhất không thể tách rời. Chế độ xã hội tiên tiến quy định tính tiên tiến của nền văn hóa, đồng thời nền vãn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực cùa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Đảng nhấn

105

- ...... ........Tì

Page 105: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

mạnli: “Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”1.

Thứ hai, nền văn hóa tiên tiến phải thể hiện tinh thần nhân vãn cách mạng.

Xây dựng nền vãn hóa nhân văn là hướng tới con người, giải phóng con người, phát triển và hoàn thiện con người. Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng duy nhất lấy việc giải phóng con người làm mục tiêu cao cả của mình. Giải phóng con người không chỉ là làm cho con người thoát khỏi mọi hình thức bóc lột, áp bức bất công về thể xác mà còn là giải phóng con người về mặt tinh thần, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo, mở ra những điều kiện xã hội tốt đẹp cho con người phát triển toàn diện về nhân cách. Chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa nhân vãn “trực tiếp nhằm vào hành động” để giải phóng con người theo ý nghĩa^cách mạng cao quý đó. Hồ Chí Minh, đã nhiều lần nhấn mạnh tinh thần giải phóng con người như là mục đích tối thượng của chủ nghĩa Mác-Lênin “muốn chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình”2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa vn đã chỉ rõ: “Một nền vãn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đương nhiên bao gồm cả tính nhân vãn”3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa vin, tinh thần nhân vãn được cụ thể hóa là “nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh. phúc và phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối qũan hệ

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Châp hành Trung ương khóa VUI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1998, tr.55-56.2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t4, ư.272.3 Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thủ tư Ban Chấp hành Trung ương khỏa VƯ, Nxb-Chính trị quốc gia, H.1994, tr.38.

106

Page 106: File Word Duong Loi Chinh Sach

hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng giữa xã hội và tự nhiên”1.Thứ ba, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa mang tinh thần dân

chủ.Dân chủ là đặc trưng cơ bản của nền văn hóa tiên tiến (tiến bộ) dân

chủ là yếu tố làm thay đổi nhiều mặt đời sống văn hóa dân tộc. Dân chủ là nguồn sữa nuôi dưỡng nền văn hóa, là tiền đề quan ừọng cho sự phát triển văn hóa. Dân chủ là động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần chúng nhân dân góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc để phục vụ cho con người. Dân chủ gắn liền với tự do sáng tạo, tôn trọng cá tính sáng tạo, ý kiến cá nhân, giá trị cá nhân trong văn hóa và mọi hoạt động của đời sống xã hội. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VII nhấn mạnh: “Phải đảm bảo dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo và mọi hoạt động văn hóa. Mặt khác cần nhấn mạnh rằng sự sáng tạo chân chính gắn liền với trách nhiệm trước công chúng, trước dân tộc và thời đại”2.

Thứ tư, nền văn hóa tiên tiến bao gồm tính hiện đại.Ngoài yếu tố hệ tư tưởng - thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên

tiến thì các yếu tố khác của nó cũng đòi hỏi phải có trình độ hiện đại: trình độ giáo dục, khoa học - công nghệ, v.v... Phải dần dần tiến kịp và hòa nhập vói ừinh độ hiện đại của thế giới, phải hướng tới cuộc cách mạng khoa học và công nghệ để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo và làm chủ các tri thức khoa học và công nghệ để xây dựng đất nước. Nâng cao trình độ tư duy khoa học, duy lỷ trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, giải quyết

112 Đảng Cộng sàn việt Nam: Vãn kiện Hội nghị ỉầrt thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương khỏa VUI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1998, tr.56, 15.

107

" ì

Page 107: File Word Duong Loi Chinh Sach

L1-

các vấn đề dân tộc đặt ra trên tầm thòi đại. Nền vãn hóa mới phải tạo ra những phẩm chất, đạo đức, tâm hồn, lối sống con người Việt Nam hiện đại ngang tàm với sự nghiệp đổi mới đất nước. Từ đó góp phàn hình thành bản lĩnh của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vững vàng trước những biến động to lớn của thời đại, những thách thức trước vận mệnh dân tộc. Nển văn hóa Việt Nam hiện đại phải vươn lên góp phàn giải quyết các vấn đề đặt ra trước toàn nhân loại: vấn đề khủng hoảng toàn cầu, vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề ô.nhiễm môi trường, nạn đói nghèo và các tệ nạn xã hội, v.v...

Thứ năm, nền vặn hóa tiên tiến thể hiện ở hình thức biểu hiện, phương tiện chuyển tải nội dung.

Sử dụng các hình thức sáng tạo mới bằng các công nghệ hiện đại làm sâu sắc, phong phú và đa dạng các sản phẩm văn hóa dân tộc. Có cách thức và phương pháp tiên tiến để chuyển đổi nội dung và làm mới các giá trị văn hóa cổ truyền cho phù hợp với thời đại. Đồng thời phải xây dựng kết cấu hạ tàng của xã hội và văn hóa từng bước hiện đại hóa. Đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho hoạt động vãn hóa tiến kịp trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Có như vậy mới giúp cho sự sáng tạo tốt hom, sự truyền bá nhanh hơn, rộng rãi hơn đáp ứng được nhu cầu văn hóa ngày càng tăng và càng cao của nhân dân. Hội nghị Trung ương 5 khóa vm chỉ rõ: “Tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, ứong các phương tiện hiện đại để chuyển tải nội dụng”1. Trước đó, Nghị quyết Hội nghị

1 Đảng Cộng sản Mệt Nam: Vãn ỉdện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương khỏa VIII, Nxb.Chính. trị quốc gia, H.1998, tr.56.

108

Page 108: File Word Duong Loi Chinh Sach

Trung ương 4 khóa VII đã .chủ trương: “Xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin đại chứng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước'tiến kịp trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới”1.

1.1.4. Bản sắc dân tộc của nền văn hóa mớiTrong vãn kiện Hội nghi Trung ương 5 khóa VIIĨ. Đảng Cộng sản

Việt Nam đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nản, ỷ chí tự cường dân tộc; tinh thần, đoàn kết, ý thức eộng đồng găn kêt cá ĩứiân - gia đình lảng xã - Tô quôc; lòng nhân ái, khoan dưng, trọng nghĩa tình, đạo lý; áức tính cân cù, sáng tạo trong lao động; sự tình tê trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bán sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biêu hiện mang tính dân tộc độc đáo”2.

Nền văn hóa tiên tiến phải có sắc thái riêng, cái độc đáo của truyền thống, tâm hồn, cốt cách, lối sống, v.v... của một dân tộc chứa đựng những tinh hoa của quá khứ kết hợp với những cái tốt đẹp của hiện đại. Nen văn hóa đó phải phát triển trên nền những sắc thái riêng đã trở thành bản sắc của chính nó. Nếu không, trước xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng áp đặt văn hóa được truyền bá bởi sức mạnh vật chất và phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ biến văn hóa của các quốc gia dân tộc thành “bản sao” của nền văn hóa khác.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ nôm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb.Chính trị quốc gia, H. 1998, tr.57,56.

109

• -....................... .........................................Tr

Page 109: File Word Duong Loi Chinh Sach

Để nghiên cứa bản sắc dân tộc của vãn hóa, trước hết càn nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và dân tộc. Dân tộc là một cộng đồng người ổn định có những đặc điểm chung: lãnh thổ, kinh tế, quốc gia, tâm lý, ngôn ngữ và nền vãn hóa chung. Văn hóa là yếu tố cấu thành dân tộc thể hiện trình độ trí tuệ, đặc điểm, tâm hồn, nhân cách, lối sống, v.v... của cộng đồng ấy. Ở phương Đông trong quá trình hình thành các quốc gia dân tộc, yếu tố kinh tế, nhu cầu thống nhất thị trường không hoàn toàn giữ vai trò quyết định. Nhiều dân tộc ở phương Đông ra đời sớm, trước khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện. Do đậc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa mang tính đặc thù của phương Đông quy định, văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn góp phần hình thành dân tộc và bảo đảm tính bền vững của quốc gia dân tộc. Nguyễn Trãi, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân vãn hóa thế giới đã nêu rõ vai trò to lớn của văn hóa, trong sự hình thành dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền vãn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.rp \ m * Ạ -1—V * 1 T r m Ạ t * Ạ Ậ 4 Ạ _ 1Ạ

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trân bao đời gây nên độc lập,Cùng Hán, Đường. Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có”.

(Đại cáo bình Ngô)Với ý nghĩa đó, văn hóa là hệ giá trị tinh, thần cao quý, là sức sống

của một dân tộc trong trường kỳ lịch sử. Cho nên, vãn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa suy thì dân tộc suy, văn hóa mất thì dân tộc diệt vong.

110

Page 110: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bản sắc vãn hóa dân tộc là những yếu tố độc đáo, yếu tố đặc thù của một nền vãn hóa, biểu hiện “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc” (Hồ Chí Minh), có tác dụng nhận diện dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên sức mạnh cố kết, duy trì và phát triển đời sống một cộng đồng dân tộc, là bộ “gen” bảo tồn dân tộc. Bản sắc dân tộc thể hiện ở hệ giá trị dân tộc, ở truyền thống, bản lĩnh, tâm hồn, lối sống, cách cảm, cách nghĩ, cách suy tư và cả ở khát vọng, biểu tượng của một dân tộc. Bản sắc đó chi phối toàn bộ đời sống của dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nó được biểu hiện rồ rệt nhất trước những thách thức của lịch sử đối với vận mệnh dân tộc. Bản sắc vãn hóa Việt Nam đã góp phần bảo tồn dân tộc Việt Nam và giúp cho cộng đồng dân tộc tránh được âm mưu đồng hóa của mọi kẻ thù xâm lược trong lịch sử. Ngày nay, văn hóa Vỉệt Nam đang trả thành nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực để nhân dân Việt Nam phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vãn minh.. Để xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần:

- Kế thừa và phát huy các giá trị vãn hóa tốt đẹp của dân tộc, đổi mới bản sắc dân tộc phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đem lại hạnh, phúc cho nhân dân. Nghiên cứu phương thức chuyển đổi giá trị, bù đắp những thiếu hụt của nền văn hóa cổ truyền trước yêu cầu mới của thời đại, của con người Việt Nam hôm nay.

- Phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với giao lưu văn hóa với nước ngoài, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu đẹp thêm văn hóa Việt Nam. Ngăn chặn và đấu ừanh chống sự xâm nhập của những sản phẩm văn hóa, phản giá trị, chống lại âm mưu “diễn biến hòa -bình” trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cửa các

111

Page 111: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L-

thế lực phản động hiện nay. Bản sắc dân tộc và tính, tiên tiến của nền vãn hóa cần phải được thấm đậm không chi ừong công tác vãn hóa - vãn nghệ mà trọng mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, v.v... sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam.

Bản sắc vãn hóa dân tộc không phải nhất thành bất biến mà nó mang tính lịch sử - cụ thể, luôn luôn tự đổi mới trên cơ sả loại bỏ những yếu tố tiêu cực và lạc hậu, sáng tạo và xây dựng các giá trị văn hóa mới thích ứng với yêu cầu biến đổi của thời đại.

1.1.5. Quan niệm về văn hóa của nhân loại tiến bộ (UNESCO, Federìco Mayor)

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, giao lưu, hội nhập, sự khủng hoảng về mô hình phát triển trên thế giới, hiện tượng xâm thực văn hóa diễn ra phức tạp, v.v... đòi hỏi mỗi quốc gia phải sáng tạo một lối đi riêng cho dân tộc mình cho nên cần phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (hội nhập mà không hòa tan). Năm 1998. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Vãn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đưa ra quan điểm khẳng định bản chất của văn hóa: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhãn và các cộng đằng) trong quả khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sảng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các ừvyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc (Federico Mayor). Đây là tinh hoa trí tuệ của nhân loại tiến bộ có ý nghĩa gợi mở tư duy cho quan điểm hướng tới kiến tạo nền -văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Kinh nghiệm xây dựng văn hóa thảnh công của một số quốc

112

Page 112: File Word Duong Loi Chinh Sach

gia như Nhật Bản (tinh thần Nhật Bản và khoa học - công nghệ phương Tây), Trung Quốc (xây dựng nền văn minh tinh thần, nghĩa là nền văn hóa ởtrình độ văn minh cao) được xem là bài học thực tiễn để đề xuất quan điểm xây dựng văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hơn nữa, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu đối với văn hóa. Muốn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa thắng lợi, ngoài nguồn tài nguyên và vốn ra thi phải có nguồn lực con người và trình độ khoa học - công nghệ tương xứng. Hai yếu tố này thuộc về vàn hóa. Bởi vậy, càn phải xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mới có thể đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời đại toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa quốc tế rộng mở và vô cÙQg phức tạp hiện nay, xuất phát từ yêu cầu tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn hóa, văn minh nhân loại, chống lại xu hướng lai căng sùng ngoại làm biến dạng văn hóa nước nhà, chúng ta cần phải xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thành tựu

Tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn hóa là những lĩnh vực then chốt có những chuyển biển quan trọng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng được đề cao và phát huy. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được mở rộng và đi vào chiều sâu. Nhận thức về giá trị di sản văn hóa và truyền thống vãn hóa ngày càng được nâng cao. Vãn học nghệ thuật có nhiều bước phát triển mới. Giao lưu văn hóa với nước ngoài từng bước được mở rộng cùng với quá trình đa phương

Page 113: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L

hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Nhà nước ta đã thúc đẩy văn hóa phát triển nhanh chóng, đặc biệt là văn hóa nghệ thuật và thông tin truyền thông. Hệ thống thiết chế văn hóa có nhiều đổi mớỉ, cơ sở vật chất được thực sự tăng cường. Công tác đào tạo cán bộ vặn hóa có bước phát triển về quy mô, chất lượng, loại hình, mạng lưới và trinh độ.

1.2.2. Hạn chếTrong thời gian quạ, những thành tựu và tiến bộ về văn hóa ở các

vùng miền chưa thật sự đồng đều và chưa thực sự vững chắc. Sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận công chúng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của xã hội. Tệ nạn mê tín dị đoan phức tạp, hủ tục tràn lan chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng thương mại hóa trong các hoạt động văn hóa vẫn tiếp diễn. Vỉệc phục hồi vãn hóa truyền thống còn mang tính mùa vụ, thiếu chọn lọc. “Bệnh” thành tích, hình thức trong phong trào vãn hóa,vẫn còn chênh lệch về hường thụ vãn hóa giữa các vùng miền. Hiện nay, vấn đề xây đựng vãn hóa được quan tâm chưa đúng mức, chậm đổi mới công tác xây dựng thể chế văn hóa. Chất lượng quản lý văn hóa ở cơ sở luôn biến động, có sự hẫng hụt đội ngũ cán bộ văn hóa. Tình hình thực tiễn trên đây đặt ra vấn đề là chứng ta cần phải xây dựng một nền vãn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chống lại nghèo nàn lạc hậu, chống nguy cơ tụt hậu trong phát triển đất nước.

2. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DựNG VÀ PHÁT TRIÊN NỀN VĂN HÓA VỆT NAM TIÊN nỂN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘCCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(bo sung, phát triển năm 2011) được Đại hội đại

114

Page 114: File Word Duong Loi Chinh Sach

biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa Vỉệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho vãn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Ke thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa”1.

3. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VỆT NAM TIÊN TEẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

3.1. Nghị quyết Hộỉ nghỉ lần thứ năm Ban chấp hành Trung ưomg Đảng khóa vin

Nghị quyết xác định 10 nhiệm vụ quan trọng càn phải thực hiện trong quá trình xây dựng nền vãn hóa Vỉệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sách dân tộc.

3.1.1. Nhiệm vụ thứ nhất: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới

Xuất phát từ mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là vì con

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.75-76.

115

~ ........................................ " ■ ' ~ Ĩ T

Page 115: File Word Duong Loi Chinh Sach

người, vì sự phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách con người,thấy rõ vai trò của nhân tố con người - chủ thể của mọi sáng tạo,mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, Đảng ta đặt ra nhiệm vụhàng đầu của vãn hóa là xây dựng con người Vỉệt Nam trong giaiđoạn mới. Yêu cầu nhân cách của con người Việt Nam hôm nay là:phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâmhồn, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp xây dựng xãhội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.^ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII nêu rõ: Xâydựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới vớinhững đức tính sau:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nướcthoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trongsự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

- Đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lọi ích chung.- Có lối sống lành mạnh, nếp sống vãn minh, cần kiệm, trung

thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước củacộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện mồi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lượng tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật,sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thểvà xã hội.- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyênnôn năng lực thẩm mỹ và thề lực.

Xây dựng con người phát triển toàn diện với những phẩmchất trên là công việc khó khăn, phức tạp cần phải có sự kiêntrì, bền bỉ và có một chiến lược lâu dài. Phải huy động mọi lựclượng, vận dụng sức mạnh tổng hợp của văn hóa để hình thành

116

Page 116: File Word Duong Loi Chinh Sach

con người mới từ lúc lọt lòng và txong suốt cả cuộc đời bằng nhiều hình thức và biện pháp sinh động, hiệu quả và thích hợp với từng giai đoạn.

3.1.2. Nhiệm vụ thứ hai: Xây dựng môi trường văn hóaMôi trường văn hóa là môi trường sống của con người chứa đựng

những giá trị văn hóa của quá khứ và hiện tại, trong đó bao gồm các hoạt động văn hóa của con người: sáng tạo, phân phối, bảo quản, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa. Môi trường văn hóa được tạo nên bởi những yếu tố mà yếu tố trung tâm chính, là con người vãn hóa và các quan hệ xã hội của nó.

Xây dựng môi trường văn hóa là tạo ra những điều kiện đề các hoạt động văn hóa diễn ra thường xuyên, liên tục và đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh và ngày càng tăng lên của nhân dân. Xây dựng môi trường vãn hóa góp phần tạo ra môi trường chính trị-xã hội ổn định, an toàn vả bền vững trên cơ sở đòi sống kinh tế được bảo đảm. Môi trường vãn hóa còn bao gồm cả môi trường sống - môi trường sinh thái của con người được bảo vệ và chăm sóc tốt, đem lại cho cuộc sống con người sự an sinh và có chất lượng.

Xây dựng đời sống vãn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng môi trường vãn hóa lành mạnh, do vậy Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa vin nêu rõ: “Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội...) các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi...) đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hóa da dạng và không ngừng tăng lên của nhân dân... Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cùa các thiết chế văn hóa cơ sở; đầu tư xây dựng một

117

• i..............

Page 117: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L

Số công trình trọng điểm quốc gia. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động văn hóa, nghệ thuật”1.

Cần chú ý xây dựng văn hóa gia đình trong phong trào xây dựng văn hóa cơ sở và “gia đình văn hỏa” là một nội dung quan trọng. Gia đình là “hai'nhân xã hội ” muốn cho xã hội tốt gia đình “càngphải tốt”. Do vậy môi trường văn hóa gia đình có vị trí hết sức quan tròng trong việc tạo nên môi trường văn hóa cộng đồng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII nhấn mạnh: “Giữ gìn và phát huy đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã'hội”.

* 3.1.3. Nhiệm vụ thứ ba: Phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuật

Đảng ta xác định: Vãn học, nghệ thuật là bộ phận trọng yếu của vãn hóa dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân, dân về chân, thiện, mỹ. Không có một hình thái ý thức nào có thể thay thế được vãn học, nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người. Với vai trò đó của văn học nghệ thuật, thì việc phát triển nền văn học nghệ thuật được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây đụng và phát triển nền vãn hóa tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc ở nước ta.

Nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng hàng đầu của sự nghiệp vãn học, nghệ thuật là sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị tư

1 Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrungươngkhỏa VUI, Nxb-Chính trị quốc gia, H.1998, tr.59-60.

118

Page 118: File Word Duong Loi Chinh Sach

tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ có sức hấp dẫn mạnh mẽ và có tác dụng sâu sắc xây dựng con người. Thấm nhuần và thực hiện quan điểm của Hồ Chí Minh: “Vãn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”1.

Khuyến khích tìm tòi thể nghiệm mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác vi mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng. Bài trừ các khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính. Nâng caõ thị hiếu thẩm mỹ và trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đặc biệt quan trọng là của tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng* Tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo, hưởng tìiụ và phê binh các tác phẳm có giá trị của dân tộc và nhân loại.

Bảo đảm tự do, dân chủ cho mọi sự sáng tạo và hoạt động vãn hóa, văn nghệ, vun đắp các tài năng đồng thời đề cao trách nhiệm của vãn nghệ sĩ trước công chúng, dân tộc và thời đại.

Vai trò quan trọng của phê bình văn học và nghệ thuật là đánh giá chinh xác, tinh tường giá trị của các tác phẩm để động viên khuyến khích sự sáng tạo và hướng dẫn công chứng thưởng thức đúng các giá trị của nghệ thuật, cần nâng cao chất lượng và phát huy tác dụng của phê bình vãn học nghệ thuật vì một nền văn học nghệ thuật tiến bộ và nhân văn. Trong hoạt động sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình tiếp tục đấu tranh chống các khuynh hướng trái với đường lối văn hóa nghệ thuật của Đảng.

Lực lượng vãn nghệ sĩ chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt trong sáng tạo vãn học nghệ thuật cần được chú ý tạo điều kiện

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính. trị quốc gia, H.2002,16, tr.368

119

Page 119: File Word Duong Loi Chinh Sach

1.1._

chăm sóc về vật chất và tinh thần. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo lớp vãn nghệ sĩ trẻ để bổ sưng cho lực lượng sáng tạo văn học nghệ thuật của đất nước.

3.1,4, Nhiệm vụ thứ tư: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa

Di sản vãn hóa là các sản phẩm, các giá trị văn hóa do các thế hệ trước sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ sau, bao gồm các di sản vật thể và phi vật thể (di sản tinh thần). Di sản vãn hóa có tác dụng: gắn kết cộng đồng dân tộc; tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc; cơ sở để sáng tạo các giá ừị mới; cơ sở để giao lưu vãn hóa với các cộng đồng khác. Ngoài ra di sản vàn hóa còn góp phần thỏa mãn nhu cầu vãn hóa của nhân dân, nâng cao ý thức tự hào dân tộc và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Vỉệc bảo tồn và phát huy các di sản vãn hóa đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích, chọn lựa các yếu tố tích cực trong di sản để kế thừa, nâng cao trong việc sáng tạo ra những giá trị vãn hóa mới của văn hóa dân tộc.

Giáo dục các thế hệ mới thấu hiểu, tự hào, tôn trọng di sản của quá khứ, biết khám phá các giá trị của vãn hóa trong di sản để kế thừa và phát huy. cần phải chuyển đổi những giá trị cũ thành những giá trị mới đáp ứng yêu cầu của thòi đại và bù đắp những thiếu hụt trong di sản bằng những giá trị mới.

Đầu tư cho việc bảo tồn, tu tạo các di tích lịch sử, văn hóa một cách có quy hoạch, có sự chỉ đạo thống nhất. Nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân và các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội trong việc bảo vệ các di sản vãn hóa. Coi di sản văn hóa là tài sản văn hóa vô giá của cộng đồng, xác định các chủ thể của các tài sản đó để có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và tôn tạo.

120

Page 120: File Word Duong Loi Chinh Sach

Đồng thời với việc sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới, tạo ra di sản cho tương lai là việc giới thiệu đi sản văn hóa dân tộc với thế giới, giúp cho nhân dân thế giới hiểu biết, trân trọng và tham gia các hoạt động đóng góp bảo tồn các di sản vãn hóa của chúng ta. Thông qua đó mà phát triển tình hữu nghị, tinh thần họp tác quốc tế, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội và phát triền văn hóa của đất nuớc.

3.1.5. Nhiệm vụ thứ năm: Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ

Giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đàu để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy nguồn lực con người để phát triển kinh tế xã hội trong thời đậi ngày nay. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Nghị quyết về Chiến lược phát triển khoa học và cồng nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hỏa đất nước.

Ở đây chỉ đề cập vấn đề giáo dục - đào tạo con người về phẩm chất, đạo đức, lối sống và khoa học - công nghệ góp phần phát triển các hoạt động sáng tạo, hưởng thụ, lưu giữ, phổ biến các giá trị vãn hóa.

Nghị quyết Hội nghị Trang ương 5 khóa vm chỉ rõ phải hết sức quan tâm giáo dục ý thức ưách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chù nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống vằn hóa, v.v... Ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi con người và tiền đồ dân tộc.

Chú ý xây dựng lực lượng giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, tài năng trong việc “trồng người” thông qua hoạt động dạy chữ, dạy nghề và dạy người của hệ thống giáo dục -

121

“TV ....

Page 121: File Word Duong Loi Chinh Sach

L.L-

đào tạo quốc dân. Chú ý xây dựng giáo trình, giáo khoa các môn học về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó đặc biệt chú ý đến chất lượng môn giáo dục công dân và luân lý đạo đức ờ trường phổ thông.

Hoạt động khoa học xã hội, khoa học tự nhiên cũng góp phàn tích cực cho giải quyết các vấn đề văn hóa, vấn đề con người đang đặt ra hiện nay. Khoa học và công nghệ còn tạo điều kiện cho sự phát triển các hoạt động vãn hóa, thông tin về phương diện kỹ thuật sáng tạo, lưu giữ và truyền bá ngày càng nhanh chóng và phổ cập hơn.

3.1.6. Nhiệm vụ thứ sáu: Phát triển đi đôi với quản lý tốt các phương tiện thông Ún đại chúng

Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng tăng trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền vãn hóa dân tộc. cần củng cố, phát triển đi đôi với quản lý tốt các phương tiện thông tin đại chúng về mọi mặt.

Trước hết xây dựng đội ngũ những người làm báo chí có trình độ chinh trị, nghiệp vụ vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, trong sáng, có trách nhiệm xã hội cao. Từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin đại chúng về cơ sở vật chất kỹ thuật, về phương thức hoạt động theo kịp trình độ chung của thế giới. Xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế phát triển của cuộc cách mạng tin học hiện nay trên thế giới. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng; tồ chức hệ thống thông tin đại chúng và thể chế hóa hoạt động thông tin đại chúng với sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện tốt phương châm báo chí là tiếng nói của Đảng của Nhà nước và diễn đàn đáng tin cậy cùa nhân dân.

122

Page 122: File Word Duong Loi Chinh Sach

3.1.7. Nhiệm vụ thứ bảy: Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Cộng đồng dân tộc Mệt Nam baò gồm 54 dân tộc gắn bó, đoàn kết với nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Văn hóa của các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Vỉệt Nam phong phú và đa dạng. Văn hóa của các dân tộc thiểu số không chỉ làm nên tính đa dạng của văn hóa Mệt Nam mà nó còn tiếp biến lẫn nhau làm cho văn hóa Vĩệt Nam phát triển rực rỡ. Do vậy, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không thể không bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.

Cần coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn nghệ, ngôn ngữ, chữ viết, phong tạc tập quán của các dân tộc thiểu số. Phải tiến hành điều tra, sưa tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị vãn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc đi đôi với việc đào tạo đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, khuyến khích họ công tác tại địa bàn của dân tộc mình. Ưu tiên tài trợ cho hoạt động sáng tạo của các tác giả văn hóa nghệ thuật là người dân tộc thiểu số và những người sáng tác về đề tài dân tộc và miền núi.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIH đã nhấn mạnh phải tiến hành xây dựng nếp sống văn minh, gia đình vãn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số. Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số coi đó cũng là cơ sở để bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa của các dân tộc trên đất nước ta.

3.1.8. Nhiệm vụ thứ tám: Chính sách văn hóa đồi vớỉ tôn giáớTôn giáo, tín ngưỡng là một nhu cầu tinh thần của một

123

•.................................. ................................................ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Page 123: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L

bộ phận nhân dân. Tôn trọng tự do tín ngưởng và không tín ngưỡng của dân, bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật, nghiêm cấm xâm phạm tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng. Thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng, khuyến khích những ý tuởng công bằng, bác ái, hướng thiện của các tôn giáo vào sự nghiệp xây dựng đất nước và cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân lao động.

Không ngừng tạo điều kiện cho quần chúng có đạo tiến bộ về mọi mặt. Phải chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường vãn hóa, v.v... thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc. Khắc phục tệ mê tín, dị đoan; chống việc lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đoàn kết dân tộc và sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

3.1.9. Nhiệm vụ thự chui: Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóaGiao lưu, hợp tác quốc tế là một yêu cầu. tất yếu của sự nghiệp xây

dựng và phát triển nền vãn hóa của các quốc gia dân tộc. Nhiệm vụ mở rộng hợp tác quốc tế về vãn hóa có các nội dung chính sau đây:

- Làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với thế giói, để nhân dân thế giới và các dân tộc khác hiểu biết về văn hóa Việt Nam.

- Tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài; học tập những kiiứi nghiệm tốt xây dựng và phát triển văn hóa của các nước trên thế giói.

- Mở rộng giao lưu vãn hóa với nướe ngoài phải đi đôi với việc giữ gìn và bồi đắp bàn sắc văn hóa của dân tộc. Phải phát

124

Page 124: File Word Duong Loi Chinh Sach

triển văn hóa việt Nam lên một tầm cao mới để góp phần vào sự phát triển văn hóa nhân loại.

Thực hiện chinh sách mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về vãn hóa, càn nâng cao cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn lợi dụng giao lưu vãn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bìxih” của các thế lực thù địch, chống lại các sản phẩm phi vãn hóa, đồi trụy, phản động thâm nhập vào đời sống tinh thần của nhân dân ta.

3.1.10. Nhiệm vụ thứ mười: Củng cố, xây dựng và hoàn thiện các thể chế văn hóa

Đe sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa mới diễn ra thông suốt, đạt được mục đích mà chúng ta mong muốn, cần có một thể chế vãn hóa thích hợp. Thể chế văn hóa là hệ thống những quy định về việc quản lý, xây dựng, phát triển văn hóa, trong đó bao gồm:

- Hệ thống tổ chức, bộ máy cán bộ ữên lĩnh vực văn hóa.- Cơ chế hoạt động và phối hợp của các tổ chức văn hóa.- Hệ thống luật pháp và quy định hoạt động vãn hóa của xã hội,

các hành vi của cá nhân trong hoạt động vãn hóa,- Hệ thống chính sách văn hóa.- Hệ thống các thiết chế vãn hóa của cộng đồng.Cần củng cố và hoàn thiện thể chế vãn hóa hiện nay bảo đảm tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và những người tham gia hoạt động văn hóa. Nhiệm vụ củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa với những nội đung cụ thể là: Xây dựng và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa hiện có; thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa”, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa; hoàn chỉnh các vãn bản pháp luật về vãn hóa,

Page 125: File Word Duong Loi Chinh Sach

Li.

nghệ thuật, thông tin trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định, hướng xã hội chủ nghĩa.

Kết luận Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu một số nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta trong thời gian tới là:

Thứ nhất, tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng đạo đức, ỉốỉ sổng và đời song văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là các tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận, các đoàn thể nhân dân và trong từng cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở, v.v...

Cần xác định đây là nhiệm vụ quan ừ-ọng thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài.

Gắn chặt nhiệm vụ xây dựng vãn hóa với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng thông qua cuộc vận động lớn về xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính, kiên quyết đưa những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi tổ chức đảng và cơ quan nhà nước.

Thứ hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụxạy dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính được xác định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa vin, cụ thể hóa theo các đối tượng, gắn chặt mục tiêu xây dựng con người với hoạt động thực tiễn và các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng của quàn chúng. Quy tụ mọi hoạt động văn hóa, phát huy thế mạnh của từng loại hình văn hóa - thông tin phục vụ nhiệm vụ bồi dưỡng lòng yêu nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

126

Page 126: File Word Duong Loi Chinh Sach

Thứ ba, chú trọng xây dựng đời sống văn hỏa cơ sở, nhất ỉà cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú. Thường xuyên nâng cao trình, độ phổ cập văn hóa đáp ứng nhu cầu vãn hóa ngày càng cao và đa dạng của các tàng lớp nhân dân đi đôi với nhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo được nhiều công ừinh văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, tương xứng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và công cuộc đổi mới.

Thực tế những năm qua cho thấy sự phát triển văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng. Vĩ vậy, phải tạo nên sự phát triển đòng bộ của 3 lĩnh vực: phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao vãn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước.

về mục tiêu tổng quát của phát triển nền văn hóa trong giai đoạn mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: Tiếp tục phát triển sân rộng và nâng cao chất lượng nền vãn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo đảm gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội. Làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xâỵ dựng và hoần thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dương các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh,

Page 127: File Word Duong Loi Chinh Sach

sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam1. Có 3 lĩnh vực quan trọng cần phải tập trung: Một ỉà, xây dựng môi trường, lối Sống và đời sống văn hóa của mọi người dân ở cơ sở. Hai ỉà, phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật Đây là một trong những nhiệm vụ trung tâm nhằm tạo ra những tác phẩm vãn hóa nghệ thuật tiêu biểu, phản ánh sức sáng tạo mới của nền vãn hóa mới mà chúng ta xây dựng. Ba ỉà, xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, chú trọng các công trình vãn hóa lớn, tiêu biểu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà vãn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống, thư viện, v.v...3.2. Nghỉ quyết Đại hội đại bỉểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ XI tiếp tục phát triển quan điểm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời nhấn mạnh thêm một số nội dung mới hết sức quan ứọng như sau:

3.2.1. Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú và đà dạng

- Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.

- Xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình khu dân cư, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại.

- Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam.

1 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ X,Nxb Chinh tậ quốc gia, H.2006, tr.106.

128

Page 128: File Word Duong Loi Chinh Sach

3.2.2. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống cách mạng

- Tiếp tục xây dựng nền vãn hóa nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc giàu chất nhân văn, dân chủ, cổ vũ khẳng định cái đúng, cái đẹp, lên án cái xấu, cái ác.

- Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm những phưcmg thức thể hiện và phong cách nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh của công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

- Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.- Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn và phát huy các

giá trị vãn hóa của các dân tộc thiểu số.5.2.3. Phát triển hệ thống thông tín đại chúng- Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng

thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước.

- Phát triển, mở rộng việc sử dụng Internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực của Internet.

3.2.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa- Đổi mới và tăng cường giới thiệu, truyền bá vãn hóa, văn học,

nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới.- Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin đối

ngoại, hợp tác quốc tế trong lnili vực vãn hóa, báo chí, xuất bản.- Xây dựng một số ừang tâm văn hóa Vỉệt Nam ở nước ngoài và

trung tâm dịeh thuật, quảng bá văn hóa Vỉệt Nam.

129

T I

Page 129: File Word Duong Loi Chinh Sach

L..I-

- Tiếp thư những kiĩìh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước.

- Thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả các sản phẩm vãn hóa.

Nhằm thực hiện quan điểm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bân sắc dân tộc, Đảng ta đã xác định cụ thể hơn về một số nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hóa trong thời kỳ mới như sau:

- Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các đi tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản vãn hóa vật thế và phi vật thể của dân tộc, các giá trị vãn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tạc của cộng đồng. Bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch.

- Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát iiiển, nâng cao chất lượng tư tưởng và văn hóa, vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất - kỹ thuật; đồng thời xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, chủ động, khoa học.

- Đảm bảo tự dố dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn hóa, vãn học nghệ thuật đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ. Có chính sách trọng dụng tài năng vãn hóa, chăm lo đời sống vật chất và tính thần của văn nghệ sĩ. Đẩy mạnh hoạt động lý luận - phê bình văn học nghệ thuật Đổi mới nội dung, phưang thức hoạt động và cơ cấu tổ chức cửa các hội văn học, nghệ thuật từ trang ương đến địa phương.

- Tăng cường quản lý của Nhà nước về văn hóa. Xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ ổn định, phù hợp với yêu cầu phát

130

Page 130: File Word Duong Loi Chinh Sach

triển văn hóa ừong thời kỳ mới. Tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hỏa, chống sự xâm nhập của các loại vãn hóa phẩm độc hại, lai căng, v.v...

- Phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận, các đoàn thể nhân dân, các hội văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí - các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức tham gia hoạt động trến các lĩnh vực văn hóa.

- Xây dựng và triển khai chưỡag trình giáo dục vàn hóa - thẩm mỹ, nếp sống vãn minh, hiện đại trong nhân dân.

- Nâng cao vãn hóa lãnh đạo và quản lý, vãn .hóa ttong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách của thanh, thiếu niên, chốĩỊg những hiện tượng phản vãn hóa, phi vãn hóa.

- Chú trọng nhiều hom đến xây dựng đời sống văn hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Xúc tiến xã hội hóa các hoạt động vãn hóa thông tin với bước đi thích hợp chơ từng loại hình, từng vùng1.

Định hướng của Đảng về chăm lo phát triển văn hóa trong giai đoạn đẩy mạnh cống nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế, nhấn mạnh phải tiếp tục củng cố và xây dựng môi trường vãn hóa lành mạnh, đa dạng phong phú; phát huy sự nghiệp vãn học nghệ thuật, bảo tồn phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng; phát triển hệ thống tin đại chúng; mở rộng nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa2. Như vậy, xây dựng và phát triển nền vãn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

1 Xem Đảng Cộng sân Vĩệt Nam: Vãn ỉdện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006, tr.214.2 Xem Đảng Cộng sàn Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xỉ, Nxb.Chínhtrị quổc gia, H.2011, tr.225-227.

131

~T 1

Page 131: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

đà bản sắc dân tộc là một sự nghiệp lớn của toàn Đảng, toàn dân ta. Đây là một quá trình phấn đấu liên tục và lâu dài, đòi hỏi phải thường xuyên tồng kết thực tiễn, phát triển lý luận, kịp thời đề ra những nhiệm vụ và giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng của nền vãn hóa, làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực để thúc đấy sự phát triển kinh tế-xã hội.

33. Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (ngày 9-6-2014)

Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, Đảng ta đã tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ưcmg 5 khóa VIII, đồng thời đề xuất ban hành nghị quyết mới về văn hóa trong tinh hình hiện nay, thể hiện sự phát triển mới về mặt tư duy lý luận.

Ke thừa quan điểm nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa vin, trong hội nghi lần này, Đảng ta đã xác dịnh xây dựng và phát triển vãn hoa nhằm mụe đích để đưa dân tộc Vỉệt Nam phát triển và hạnh phúc. Mục tiêu chung là: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân vãn, dân chủ vã khoa học. Vàn hóa thực sự trở thành nền tàng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sựphảt triển bền vững và bảo vệ vững chẳc Tỗ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,, công bằng, văn minh.

Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:Một là, hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt

Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật;

132

Page 132: File Word Duong Loi Chinh Sach

đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Hai là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù họp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Vỉệt Nam hoàn thiện nhân cách.

Ba là, hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển vãn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bốn là, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tầng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.

Năm là, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.

Nghị quyết cũng nêu rõ 5 quan điểm xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong tình hình mới như sau:

Thứ nhất, vãn hóa là nền tàng tính thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Thứ hai, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

133

Page 133: File Word Duong Loi Chinh Sach

Thứ ba, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng vãn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Thứ tư, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kình tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

Thứ năm, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp, của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Nghị qụyết đề ra 6 nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng văn hóa:Một là, xây dựng Cỡn người Việt Nam phát triển toàn diện trọng

tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, kết hợp hài hòa tỉnh tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân vãn.

Hai là, xây dựng môi trưởng vãn hóa ỉành mạnh góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống, đưa giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội. Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Vỉệt Nam, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đinh no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, vãn minh. Nâng cao chất lượag, hiệu quả các cuộc vận động vãn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Ba là, xây dựng vãn hóa Ưong chỉnh trị và kinh tế, chăm lo

134

Page 134: File Word Duong Loi Chinh Sach

xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan ừ-ọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên quan tấm xây dựng vãn hóa trong kinh tế Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp ỉuật, giữ chữ tín, cạnh tranh ỉành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc.

Bổn ỉà, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hỏa, xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản vãn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy các di sản đửợc UNESCO công nhận, gổp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Phát triển đi đôi vói giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ' thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam.

Năm ỉà, phát triển công nghiệp văn hỏa đi đôi với xây dụng, hoàn thiện thị trường văn hỏa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của vãn hóa Việt Nam; Idiuyến khích xuất khẩu sản phẩm vãn hóa, góp phần quảng bá văn hóa 'Việt Nam ra thế giới.

Sáu ỉà, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tình hoa văn hóa nhân loại, thực hiện đa đạng eác hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văahóa. Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước. Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.

Page 135: File Word Duong Loi Chinh Sach

L.L

Nghị quyết cữag nêu ra 4 giải pháp thực hiện như sau:- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh

vực vãn hóa.- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa.- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.

- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa.Như vậy, điểm mới trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa

XI chính là nhấn mạnh tầm quan trọng ngang nhau của văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội. Văn hóa là lĩnh vực quan trọng ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội. Đây là quan điêm từng được Chủ tịch Hô Chí Minh nêu rõ từ những năm 60 của thế kỷ XX: Trong công cuộc kiến tihiết đất nước cỏ 4 lĩnh vực cằn phải được coi trọng ngang nhau là kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội là mục tiêu động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển bền vững đất nước. Nen vãn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng với các đặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Trong xây dựng văn hóa phải lấy việc chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp làm cốt lõi, trọng tẩm với các đặc tính cơ bản là: trung thực, trí tuệ, nhân văn, tự chủ, sáng tạo. Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng môi trường văn hóa, trong đó nổi bật lên vai trò của gia đình và cộng đồng, văn hóa chỉnh trị và văn hóa ừ-ong kỉnh tế. Xây đựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cùa toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng, là sự nghiệp lâu dài cần được tiến hành tích cực sáng tạo và kiên trì.

136

Page 136: File Word Duong Loi Chinh Sach

Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày cơ sở lý luận-của việc xây dựng và phát triển nền

vãn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?2. Trình bày cơ sở thực tiễn của việc xây đựng và phát triển nền

vãn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?3. Trình bày phương hướng của việc xây dựng và phát triển nền

văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?4. Trình bày những nhiệm vụ của việc xây dựng và phát triển nền

văn hóa Vỉệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Vỉệt Nam: Văn kiện Hội nghị ỉần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khỏa VIII, Nxb.Chính trị quốc gia,H.Ì998.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biầi toàn quốc ỉần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2001.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn ỉàện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứx, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ Xỉ\ Nxb.Chính -trị quốc gia, H.2011.

5. Trường Chinh: Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (năm 1948).

6. Đe cương Văn hóa Việt Nam (năm ỉ943).

Page 137: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài 5QUAN ĐÉM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ Nước

VIỆT NAM VÈ GIẮO DỤC - ĐÀO TẠO, KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

• * ' • 9

1.VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ TRONG sự NGHIỆP ĐỒI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bước sang thế kỷ XXI, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ ngày càng được nhân loại coi trọng đặc biệt. Đó là những thành tố cơ bản của một nền vãn hóa, có vị trí quan trọng trong chiễn lược phát triển của mọt cộng đồng xã hội. Nhận thức toàn diện và sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ, nội dung, quy luật vận động củà giáo dục và đáo tạo, khoa học và công nghệ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở để phát huy vai trò động lực của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đối với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.1.1. Khái niệm giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ

I.l. ĩ. Khái niệm giáo dục - đào tạo Giáo dục là lĩnh vực trọng yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Nội hàm khái niệm giáo dục có cội nguồn từ khái niệm văn

hóa (cuỉture) được hiểu là trồng trọt tinh

138

Page 138: File Word Duong Loi Chinh Sach

thần, vun đắp trí tuệ cho con người: “Văn trị giáo hóa” “nhân văn giáo hóa”1.

Giáo dục chính là hiện t\ỉơng xã hội, diễn ra quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu khác nhằm kế thừa và duy trì sự tồn tại, tiến hóa và phát triển nhân loại. Có thể nói, nếu không có giáo dục, loài người không thể tồn tại. Trong giáo dục đã bao hàm cả vấn đề đào tạo. Quan điểm giáo dục học hiện đại cho rằng cơ cấu của hoạt động giáo dục gồm 4 yếu tố: giảo dục gia đình; giảo dục nhà trường; giáo dục xã hội và quả trình tự giảo dục của mọi cả nhân con người. Ba yếu tố trên là hoàn cảnh bên ngoài quyết định gián tiếp, yếu tố sau cùng quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục, hình thành và hoàn thiện nhân cách con người bao gồm phẩm chất (đức) và năng lực (tài).

1.1.2. Khái niệm khoa học - công nghệKhoa học (Science) là hệ thống tri thức về quy luật của tự nhiên, xã

hội và tư duy. Hệ thống tri thức này được nghiên cứu và khái quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm. Công nghệ {Technology) là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực tự nhiên, nguồn lực sản xuất trung gian thảnh sản phẩm. Hoạt động khoa học - công nghệ là hoạt động có liên quan trực tiếp đến quá ữình tạo ra, nâng cao, phổ biến và áp dựng các tri thức khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm các phương diện như: nghiên cứu khoa học và

1 Lưu Hướng thời Tây Hán (Trung Quốc) trong sách Thuyết Uyển, đưa ra quan niệm này khi cắt nghĩa về hai chữ vãn hóa.

139

Page 139: File Word Duong Loi Chinh Sach

phát triển công nghệ, đào tạo và huấn luyện về khoa học - công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, v.v... Nghiền cứu khoa học là hoạt động nhằm phát hiện, tim hiểu các hiện tượng, các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp ứng dụng vào đời sống thực tiễn. Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ bản, nghiến cứu ứng dụng và triển khai thực hiện. Phát triển công nghệ là sự vận dụng các quy luật, các nguyên lý thu được từ nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu ứng dụng để tạo ra vật liệu mới, sản phẩm mới, quy trình mới, hệ thống mới, dịch vụ mới hoặc phương pháp mới từ việc nghiên cứu công nghệ đến việc sử dụng kết quả đó.

Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động có liên quan trực tiếp đến hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nó bao gồm việc cung cấp thông tin, tri thức, kết quả nghiên cửu khoa học và phát triển công nghệ; tư vấn, đào tạo về khoa học - công nghệ; huấn luyện, hướng dẫn lắp đặt và vận hành dây chuyền công nghệ và chuyển giao công nghệ. Hệ thống khoa học được phân chia thành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội - nhân văn. Với tư cách là những thành tố cơ bản của nền văn hóa dân tộc, giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đồi mới, Đảng ta luôn luôn khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”1.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006, tr.94-95.

140

Page 140: File Word Duong Loi Chinh Sach

1.2. Bối cảnh mới tác động đến phát triển gỉáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ

Hiện nay, chúng ta phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hóa diễn ra vô cùng sôi động mạnh mẽ.

Việc chuyển sang xây dựng nền kình tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi yêu cầu rất cao về nguồn nhân lực có năng lực về thị trường, về kinh doanh, vê đổi mới và sáng tạo khoa học - công nghệ, sản phẩm mới. Đó là một nhiệm vụ vô cùng lớn lao, nặng nề của giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ.

Kinh tế thị trường đặt ra nhiều vấn đề mới trong phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ như vấn đề mâu thuẫn giữa tính hiệu quả chậm của tác dựng giáo dục với tính điều tiết ngắn hạn của thị trường, vấn đề cạnh tranh, “thương mại hóa” trong giáo dục, ván đề công bằng giáo dục, vấn đề phúc lợi xã hội trong giáo dục và dịch vụ giáo dục cũng như sở hữu trí tuệ, thị trường khoa học và công nghệ, vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài, v.v...

Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có khả năng tạo ra một lớp người lao động mới có đức có tài, có tác dụng phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII nêu rõ: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện

141

...................T'l'

Page 141: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát húy nguồn lực con người, yếu tố ca bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kính tế nhanh và bền vững”1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế trí thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp và tăng trưởng”2. Như vậy, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ phải được coi là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi.

Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đang chứa đựng những thời cơ và thách thức mới. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học- công nghệ diễn ra sôi động. Muốn thực hiện cuộc cách mạng về khoa học công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hóa, chứng ta cần phải phát triển giáo dục và đào tạo. Giáo dục - đào tạo phải được “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”, “quốc tế hóa” về nội dung, phương

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chẩp hành Trung ương khóa vni, Nxb-Chính tộ quốc gia, H.1997, tr. 19.2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.218.

142

Page 142: File Word Duong Loi Chinh Sach

pháp và phương tiện dạy học. Mriều tri thức và công nghệ mới ra đời, đòi hỏi eon người phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Quá trình giáo dục phải được tiến hành liên tục, để người lao động có thể thích nghi được với những đổi mới của tiến bộ khoa học - công nghệ.

Yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đang đặt ra hết sức cấp bách và sôi động. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển hệ thống kinh tế - xã hội của đất nước từ trạng thái năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp dựa trên nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phân tán, sử dụng lao động thủ công là chính sang trạng thái năng suất, chất lượng và hiệu quả cao dựa trên phương pháp sản xuất công nghiệp, vận dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ tiên tiến. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, Có thể nói, thực chất và nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là ứng dụng khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự phát triển của đất nước.

Việt Nam là nước “đi sau” về phát triển kinh tế so với một số nước trong khu vực và thế giới. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải “đi tắt”, “đón đầu” để rút ngắn khoảng cách và tiến tới đuổi kịp các nước phát triển. Đi tắt, đón đầu cũng chính là phải nắm bắt được những thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất, hiện đại nhất cúa loài người để vận dụng vào quá trình phát triển đất nước theo một chiến lược riêng của mình, không lặp lại con đường mà các nước đi trước đã đi. Muốn thực

Page 143: File Word Duong Loi Chinh Sach

L 1.

hiện điều này, cần phải có nguồn nhân lực giàu trí tuệ, có đủ trình độ để nghiên cứu, tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất của nhân loại vào thực tiễn nước ta. Đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa kiểu cũ là dựa trên những thành tựu khoa học - công nghệ thấp và bẩn, vừa cho năng suất lao động thấp, vừa tàn phá môi trường sinh thái. Mô hình công nghiệp hóa hiện nay chúng ta xây dựng là công nghiệp hóa theo hướng nhân vãn và sinh thái, vừa nâng cao chất lượng cuộc sông con người, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.

Như vậy, quá trình công nghiệp hóa ở nước ta tất yếu phải hướng vào xu thế hiện đại hóa, đồng thời phải nâng cao năng lực nội sinh của khoa học “ công nghệ trong nước, chống xu hướng nhập tràn lan công nghệ thấp và bẩn. Đồng thời, nước ta cần sớm xác định những mũi nhọn cần phát triển trong lĩnh vực khoa học- công nghệ để có thể từng bước tham gia vào thị trường khu vực và quốc tế.

13. Những tác động của giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ đối vói quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần tìbiứ XI, Đảng ta đã xác đinh: “Giáo đục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan ừ-ọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát ừiển năm 2011) được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định:

1 Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.77.

144

Page 144: File Word Duong Loi Chinh Sach

“Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế”1.

Ngày nay, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ ngày càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm thay đổi nền sản xuất vật chất của xã hội. Trong thời đại chuyển dịch mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kiểu cũ dựa vào bóc lột sức lao động và tàn phá môi trường tự nhiên là chính sang cuộc cách mạng khoa học kiểu mới hướng tới nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và nẳng cao chất lượng cuộc sống con người, hàm ỉượng khoa học kết tinh trong các sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng. Bất cứ quốc, gia nào muốn làm được điều đó thì đều cần phải phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Hiện nay, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với phân công lao động và hợp tác quốc tế, gắn liền với trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp nhận và trao đổi công nghệ mới; xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liên kết để tối ưu hóa sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. Muốn thực hiện được điều đó cần phải phát triển giảo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Do vậỵ, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đang CÓ vai ừò to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin”, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quổc gia, H.2011, tr.78.

145

-.................................... ~'Ĩ1 •

Page 145: File Word Duong Loi Chinh Sach

Li.

xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia. Tài năng và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tợ phát mà phải trải qua một quá trình chuẩn bị và đào tạo công phu, bền bỉ, có hệ thống. Giáo dục - đào tạo hiện nay được đánh giá không phải là yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của nền sản xuất xã hội.

Không thể phát triển được lực lượng sản xuất nếu không đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, đàu tư vào nhân tố con người, nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất.

Vì Vậy, đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội và hiện đại hóa dân tỘG.

Cuộc chạy đua phát triền kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chit lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa ngụồn nhân lực.

Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực sản xuất vật chất, mà còn là cơ sở để xây đựng nền vãn hóa tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ có tác dụng vô cung to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền vãn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng lối sống, đạo đức và nhân cách mới của toàn bộ xã hội.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không phải chỉ là quá trình đổi mới về khoa học - công nghệ, hiện đại hóa, thị trường hóa nền sản xuất xã hội mà còn là quá trình

146

Page 146: File Word Duong Loi Chinh Sach

chuyển đổi về tâm lý, phong tục tập quán, lối sống thích ứng với nhịp độ và tốc độ của xã hội công nghiệp và hội nhập quốc tế.

Tóm lại, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội mà nhân dân ta kiên trì lựa chọn và xây dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục mà chúng ta xây dựng là sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục này có nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ công dân trung thành với sự nghiệp cách mạng, có đầy đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh để vượt qua những thách thức của thời đại và dân tộc, đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển chung của khu vực và quốc tế. Giáo đục ngày càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm thay đổi nền sản xuất vật chất của xã hội. Trong thời đại chuyển dịch manh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kiểu cũ dựa vào bóc lột sức lao động và tàn phá môi trường tự nhiên là chính sang cuộc cách mạng khoa học kiểu mới hướng tới nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, hàm lượng khoa học kết tinh ữong các sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với phân công lao động và hợp tác quốc tế, gắn liền với trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp nhận và ứao đổi công nghệ mới. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải cấu

Page 147: File Word Duong Loi Chinh Sach

trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liên kết để tối ưu hóa sự canh tranh và hợp tác toàn cầu. “Kinh tế toi thức” và “xã hội thông tin” đang dần dần hình thành ứên cơ sở phát ừiển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia vói mức độ khác nhau, tùy thuộc vào sự chuẩn bị của hệ thống giáo dục quốc dân. Tài năng và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của cọn người không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua một quá trình chuẩn bị và đào tạo công phu, bền bỉ, có hệ thống. Vì vậy, giáo dục - đào tạo hiện nay được đánh giá không phải là yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của nền sản xuất xã hội. Không thể phát triển được lực lượng sản xuất nếu không đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đâu tu vào nhân tô con người, nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất. Không thể xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nếu không nâng cao giác ngộ lý tưởng chinh trị, xã hội, nâng cao trình độ học vấn, trình độ tổ chức và quản lý kinh tế- xã hội cllo đội ngũ lao động và quản lý lao động. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế - xậ hội, đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xạ hội và hiện đại hóa dân tộc. Cuộc chạy đua phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII đa nhấn mạnh: ‘Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế xã hội và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu

Page 148: File Word Duong Loi Chinh Sach

tư phát triển”1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định lại điều này2.

Giáo dục - đào tạo, khoa họe - công nghệ có vai trò to lớn trong quá trình bình thành phát triển và hoàn thiện con người. Ngày nay, giáo dục - đào tạo, khpa học - công nghệ ngày càng có ý nghĩa quyết định trong việc làm thay đổi nền sản xuất vật chất của xã hội. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ không chỉ có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực sản xuất vật chất, mà còn là cơ sở để xây dựng nền vãn hóa tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ có tác dụng vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây đựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng lối sống, đạo đức và nhân cách mới của toàn bộ xã hội. Sự ra đòi của khoa học có nguồn gốc sâu xa từ sản xuất và liên quan trực tiếp đến phân công lao động xã hội. Khoa học ra đời tò thời cổ đại nhờ hoạt động cải tạo thực tiễn của nhân loại. Trong mỗi giai đoạn của lịch sử, khoa học tổng kết và phản ánh tri thức đã đạt được. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, động lực chính trong sự phát triển của khoa học không phải là sự phát triển lôgíc của cáe khái niệm mà trước hết ở nhu cầu sản xuất vật chất. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, giữ một vị trí đặc biệt trong hoạt động của con ngưgi, không ngừng đem lại những hiểu biết ngày càng đầy đủ, sâu sắc và toàn diện trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới.

1 Đàng Cộng sản Việt Nam: Vàn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trưng ương khỏa VIII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1997, tr.29.2 Xem Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Văn kiện Đại hội đại biấi toàn quốc lần thứ Xí, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.77.

149

. . T ] .

Page 149: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L_

Khác với hình thái ý thức xã hội khác, khoa học phản ánh thế giới thông qua hệ thống các phạm trù, các khái niệm, thể hiện các thuộc tính, các quy luật, các quá trình vận động và phát triển của thế giới từ vi mô đến vĩ mồ, từ vô sinh đến hữu sinh, từ sinh vật đến xã hội, v.v... ngày càng mở rộng khả năng nhận thức của con người đối với thế giới. Khoa học đem lạì nguồn năng lượng trí tuệ cho con người, giúp con người nắm được bản chất và quy luật của thế giới, từng bước vươn lên cải tạo thế giới vì hạnh phúc của con người.

Quá trình vận động và phát triển của khoa học chính là quá trình đấu tranh chống lại thần học và chống lại chủ nghĩa duy tâm để giải phóng cho lý trí của con người vươn tới chân lỷ. Hai học thuyết chính về nhận thức vũ trụ của nhà thiên văn học Hi Lạp thế kỷ II là Prôtêmê với “thuyết địa tâm” và Côpécníc (1473- 1543) với “thuyết nhật tâm” đã phản ánh sự vận động khó khăn, phức tạp của khoa học tự nhiên đi tìm kiếm chân lý. Các tư tưởng nhân vãn vĩ đại thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV-XVI) ở Tây Âu đã đánh thức niềm tin của con người vào chính mình thay cho ngưỡng mộ và nô lệ vào Chúa trời đã kích thích khát vọng vươn lên của xã hội phương Tây, chống lại chế độ thần quyền và vương quyền để tạo lập một xã hội mới, mở đầu cho sự xuất hiện cửa chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa Mác ra đời đánh dấu một bước chuyển cách mạng to lớn trong sự phát triển của khoa học xã hội, đem lại cho các ngành khoa học một thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu, giải thích và cải tạo tự nhiên và xã hội. Căn cứ vào phân tích tác động giữa khoa học và lực lượng sản xuât, C.Mác đã đưa ra luận điểm nồi tiếng là khoa học ngày càng trở

150

Page 150: File Word Duong Loi Chinh Sach

thành lực lượng sản xuất trực tiếp và nhấn mạnh rằng, nếu quá trình sản xuất trở thành sự ứng dụng khoa học, thì ngược lại, khoa học trở thành một nhân tố, một động lực của quá trình sản xuất. Nhờ sự phát triển của khoa học mà lao động thủ công dàn dần được thay thế bằng lao động cơ giới, sức lao động chân tay của con người dần dần được thay thế bằng máy móc. Những tiến bộ về kỹ thuật liên tiếp đã thúc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu, bắt đầu từ việc chế tạo máy hơi nước (1784), máy dệt (1785), máy cưa (1807), máy tiện (1818), máy búa (1839), máy mài vạn năng (1862), máy tiện tự động (1879), v.v... Các phát minh đánh dấu sự phát triển lớn của nhân loại thế kỷ XIX là phát minh ra xe lửa (1804), tàu thủy (1807), máy phát điện và máy điện (1884). Chính nhờ công nghiệp phát triển mà nhân loại bước vào nền vãn minh mới - văn minh công nghiệp. Tiến bộ của khoa học và kỹ thuật đã làm cho nền sản xuất tư bản ehủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Theo C.Mác, cùng với sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhân tố khoa học lần đầu tiện được sáng tạo vậ sử dụng một cách có ý thức mà các thời đại trước không có được.

Ngày nay, quá trình khoa học biến thành, lực lượng sản xuất trực tiếp đã phát triển tới mức độ rất cao. Đồng thời, những bước tiến kỳ diệu của khoa học công nghệ đã và đang ỉàm biến đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia và nền kinh tế thế giới, tác động sâu sắc đến các mối quan hệ xã hội, văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc. Cuộc cách mạng khóa học công nghệ hiện đại đã làm thay đổi vị trí của 4 yếu tố truyền thống trong lợi thế cạnh tranh. Hiện nay, yếu tố về trí tuệ (kỹ năng, công nghệ) có tính chất quyết đinh nhất. Còn các yếu tố tài nguyên, vốn, sức lao động thì ngày càng giảm vai trò, trở thành thứ yếu. Cuộc chạy đua về phát

151

TI

Page 151: File Word Duong Loi Chinh Sach

triển trí tuệ, đầu tư để phát triển khoa học và công nghệ trở thành vấn đề trọng tâm chú ý của thòi đại. Mỗi năm các nước phát triển bỏ ra khoảng 2-3% tổng thu nhập dùng làm kinh phí cho sự nghiệp khoa học. Các nước công nghiệp trên thế giới cứ 5 năm lại tăng gấp đôi kinh phí nghiên cứu khoa học. Ở Mỹ, từ năm 1990 đến năm 1993, kinh phí nghiên cứu và phát triển nghiên cứu phân bổ cho từng thời kỳ là 150; 151,6; 161,9 và 184,9 tỷ USD. Kế hoạch của Nhật Bản là trong 5 năm, tính từ năm 1993, số tiền chính phủ đầu tư cho khoa học - kỹ thuật tăng gấp 3 lần so với năm 1991. Từ đầu thế kỷ XX, nước Mỹ đã chuyển nền kinh tế lấy tài nguyên vật chất với số vốn lớn làm cơ sở sang nền kinh tế tập trung kiến thức, lấy nguồn lực trí tuệ làm cơ sở. Nguồn trí lực càng ảnh hưởng sâu rộng đến sự trưởng thành và sức sống của nền công nghiệp Mỹ nhiều hơn là tiền của. Giới khoa học, giới công nghiệp và Chính phủ Mỹ là 3 ngúồn lực quyết định tương lai của nước Mỹ.

Tại Nhật Bản, trong những năm gần đây ngân sách nghiên cứu cho các trường đại học tiếp tục tăng gấp‘đôi. Tháng 10- 1993, EU đã triệu tập Hội nghị đầu não về khoa học châu Âu tại Brúcxen (Bỉ) để ùng hộ nhiều hơn cho việc nghiên cứu những ảnh hưởng của khoa học đối với xã hội và kinh tế. Chính phủ Đức coi trọng việc nâng cao hiệu quả chuyển giao các thành quả kinh tế từ phòng thực nghiệm sang các ngành công nghiệp. Tháng 5-1993, Chính phủ Anh công bố Sách trắng về khoa học - kỹ thuật, trong đó xác định: khoa học - kỹ thuật là nguồn lợi giàu có lâu dài chứ không phải là việc thăm dò không có trọng tâm những kiến thức mới, nó đáng được sự quan tâm của quốc gia. Hàn Quốc có kế hoạch tập trung vào các trọng điểm là phát triển

152

Page 152: File Word Duong Loi Chinh Sach

nguyên vật liệu mới, các chế phẩm hóa chất, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật tin học, kỹ thuật sinh học. Lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm của Xingapo là kỹ thuật điện tử, kỹ thuật tin học, kỹ thuật tự động hóa, v.v... Trọng tâm khoa học kỹ thuật của Trung Quốc là nỗ lực hình thành các hoạt động khoa học trong các lĩnh vực khoa học hàng đầu có ảnh hưởng quốc tể. Cương ỉĩnh kế hoạch nghiên cứu và phát triển kỹ thuật cao của Trung Quôc (còn được gọi là “kế hoạch 863 (3-1986)”) đã xác định lấy 15 chù đề của 7 lĩnh vực như: kỹ thuật sinh học, kỹ thuật vệ tinh vũ trụ, kỹ thuật tin học, kỹ thuật lade, kỹ thuật tự động hóa, kỹ thuật nguồn năng lượng mới, kỹ thuật nguyên vật liệu mới, v.v... làm phương hướng chủ công để từ đó đưa nền khoa học kỹ thuật hiện đại Trung Quốc bước vào thời kỳ mới1. Như vậy, cuộc chạy đua phát triển khoa học - công nghệ của các quốc gia hiện nay đã tạo nên tốc độ và quy mô phát triển mạnh mẽ của những thành tựu khoa học- công nghệ tren phạm vi toàn cầu. Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, những tác động của những thành tựu khoa học - công nghệ cao này vừa là thời cơ, vừa là thách thức to lớn đối với các quốc gia đang phát triển.

Khái niệm “công nghệ cao” xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây. “Công nghệ cao” là công nghệ có hàm lượng khoa học cao, có khả năng mở rộng phạm vi, hiệu quả của các công nghệ hiện có. Công nghệ cao thể hiện tập trung ở 4 trụ cột chính của khoa học: Thứ nhất, là khoa học về sự sống, tức là khoa học về con người, sinh vật, sinh thái môi trường. Đây là ngành khoa học quan trọng nhất đối với sự sống, sự phát triển.

1 Xem: Dự báo thể kỷ 21, Nxb.Thống kê, H.1998, tr. 19-21.

153

.......... “ "* ỉ “

Page 153: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L _

Thứ hai, là khoa học về vật liệu mới. Vật liệu tiến bộ chứng tỏ trình độ sản xuất cao và mở ra nguồn vật liệu mới và tốt có khả năng thay thế các nguồn vật liệu truyền thống. Thứ ba, là khoa học về nãng lượng. Thứ tư, là khoa học quản lý, tức là phương pháp điều khiển, phương pháp tồ chức quản lý để rút ngắn thời gian, ldhông gian. Yếu tố này có -vị trí đặc biệt quan trọng và nó quyết định tốc độ phát triển nhanh chậm của các quốc gia. Công nghệ đặc biệt phảt triển nhanh là công nghệ thông tin (thuộc trụ cột thứ tư). Sự phát triển mạnh mẽ cúa công nghệ thông tin làm thay đổi cách nhìn của xã hội về không gian, thời gian và tạo tiền đề cho sự xuất hiện các khái niệm như “xã hội nhanh”, “nền kinh tế tri thức”, “toàn cầu hóa”. Sự tác động của những lình vực khoa học công nghệ đã mở ra một khả năng cạnh tranh mới và một tốc độ mới cho sự phát triển của các quốc gia cũng như quy mô toàn cầu. Vì vậy, muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta không thể nhận thức vị trí chiến lược của khoa học công nghệ trong sự phát triển chưng cùa đất nước hiện nay, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ cao.

2. THựC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO Dực - ĐÀO TẠO, KHOA. HỌC - CÔNG NGHỆ Ở VỆT NAM HIỆN NAY2.1. Thành tựu

về giáo dục - đào tạo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đánh giá: “Đổi mới giáo dục đạt được một số kết quả bước đầu”1, cụ thể là: chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào

1 Xem Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Vàn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI,Nxb.Chínhtrị quốc gia, H.2011, tr.153.

154

Page 154: File Word Duong Loi Chinh Sach

tao đạt trên 20% tổng chi ngân sách đã tạo tiền đề cơ sở vật chất nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo quốc gia. Việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục - đào tạo, việc phát triến giáo dục - đào tạo ở vừng sâu, vùng xa, vùng khỏ khăn được quan tâm. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển cả về hình thức và nội dung, đa dạng hóa các loại hình đào tạo ở tất cả các ngành học.

về khoa học - công nghệ, hoạt động nghiên cứu, óng dụng khoa học - công nghệ được đẩy mạnh, quản lý khoa học - công nghệ có đổi mới, thi trường khoa học - công nghệ được hình thành, đầu tư cho khoa học được nâng lên.2.2. Hạn chế

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ những yếu kém, bất cập trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Cụ thể là chất lượng giáo đục - đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế, chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người, chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, chậm đổi mới, cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo đục toàn diện giảm sút, quản lý về giáo dục còn bất cập, xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc cùa xã hội.

về khoa học và công nghệ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ những hạn chế sau: khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy, chưa gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thị trường khoa học - công

155

-.................‘ ‘TT

Page 155: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L.

nghệ còn sơ sài, chưa gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh, đầu tư cho khoa học yà công nghệ còn thấp, sử dụng chưa hiệu quả, trình độ ldhoa học, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, đổi mới chậm so với khii vực và quốc tế.

3. QUAN ĐIỂM CỦAĐẢNG, CHÍNH SÁCH CỦANHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, KHOA HỌC- CỒNG NGHỆ THỜI KỲ ĐẦY MẠNH CỒNG NGHỆP HÓA, HỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ3.1. về giáo dục - đào tạo

3.1.1. Mục tiêu, tư tưởng chiến lược và giải pháp phát trỉển gỉáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế

Mục tiêu tổng quát của sự nghiệp giáo dục - đào tạo là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại. Thực hiện giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học. Chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, lối sống, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành.

Trên cơ sở giáo dục nhân cách, thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trên cơ sở giáo dục nhân cách, thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng, phát huy nhân tài góp phần phát triển kinh tế tri thức, tạo động lực phát triển đất nước, xây dựng nền vãn hóa và con người Việt Nam.

Cương ỉĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quả độ ỉên chủ nghĩa xã hội (bẻ sung, phát ừiển năm 2011) nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi

156

Page 156: File Word Duong Loi Chinh Sach

dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Vỉệt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục, vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”1.

Mục tiêu từ nay đến nầrn 2020 cụ thể như sau:- Xây dựng, hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm nọn cho hầu

hết trẻ em trong độ tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học, trung học cơ sở. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông vào năm 2020. Phát triển giáo dục ờ các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ.

- Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, bảo đảm có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ XXI.

- Nâng cao chất lượng và bảo đẩm đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Tiêu chuẩn hỏa và hiện đại hớa các điều kiện dạy và học. Phấn đấu sớm có một số cơ sở đại học và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tư tưởng chi đạo phát triển giáo dục - đào tạo cụ thể như sau:

1 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ XI,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.77.

157

-

Page 157: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L.

Một ỉà, nắm vững nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đảo tạo là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có thể lực, trí lực và tình cảm lành mạnh, có kỹ năng lao động giỏi, có ý chí và bản lĩnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa của sự nghiệp giáo dục - đào tạo (về nội dung, phương pháp và chinh sách đối vói giáo dục).

Ba là, thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là nhân tố quyết định tăng trường kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chinh sách tiền lương, chính sách cán bộ. Có các giải pháp manh mẽ để phát triển giáo dục.

Bốn ỉà, giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các gia đình và cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Khuyến khích phong trào toàn dân học tập và toàn dân chăm lo phát triển giáo dục.

Năm là, phát triển giáo dục - đào tạo gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Coi trọng 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền vói gia đình và xã hội.

158

Page 158: File Word Duong Loi Chinh Sach

Sáu là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Tạo cơ hội và điều kiện để ai cũng được học. Người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để có điều kiện học tập- Khuyến khích những người học giỏi để phát triển tài năng.

Bảy là, giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo, trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý giáo dục, từ nội dung chương trình, quy chế học, thi cử, bằng cấp, tiêu chuẩn giáo viên, tạo cơ hội cho mọi cá thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình. Phát triển các trường bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện, từng bước mở các trường tư thục ở một số bậc học như mầm non, phổ thông trung học, trung học chuyện nghiệp, dạy nghề, đại học. Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hóa hình thức và phương pháp dạy học.

Giải pháp chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta là:- Tăng cường cậc nguồn lực cho giáo dục.Đây là giải pháp cơ bản tạo tiền đề cho phát triển giáo dục. Đầu tư

cho giáo dục lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục. Ngân sách này phải được sử dụng tập trung ưa tiên cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đào tạo cán bộ cho một số ngành trọng điểm, bồi dưỡng nhân tài, trợ giúp cho giáo dục ở những vùng khó khăn và diện chính sách. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách. Xây dựng quỹ giáo đục quốc gia, quỹ khuyến học, quỹ tín dụng đào tạo. Nhà nước qụy định cơ chế cho các doanh nghiệp

159

- ..................... ‘ ‘~TV

Page 159: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

đầu tư vào công tác đào tạo và đào tạo lại. Các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học đúng với ngành nghề đào tạo.

Khuyến khích và tạo điều kiện để cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài giúp đỡ, đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo theo quy định của Nhà nước. Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ cửa nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tích cực góp phần phát triển giáo dục. Kêt hợp giáo dục xã hội, giáo dục giạ đình và giáo dục nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Nâng cao vai trò của hệ thống thông tin đại chúng như báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền hình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Thể chế hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục - đào tạo.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học.

Đội ngũ giáo viên là nhân tố cơ bản quyết định chất luợng của giáo dục và được tôn vinh. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên có đức, có tài, có tâm huyết phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục.

Trước hết, cần củng cố và đầu tư tập trung nâng cấp các trường sư phạm, trong đó có một số trường đại học sư phạm ừọng điểm. Có chính sách thu hút học sinh tốt, khá giỏi vào ngành sư phạm. Tăng chỉ tiêu đào tạo cùa các trường sư phạm để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng. Đào tạo giáo viên

160

Page 160: File Word Duong Loi Chinh Sach

gắn với địa chỉ và có chính sách sử dụng hợp lý để nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.

Tăng cường thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên.

Ở đại học cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ kế cận. Khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ. Nâng cao địa vị xã hội và địa vị kinh, tế của đội ngũ giáo viên, không bố trí những người kém phẩm chất đạo đức làm giáo viên, kể cả làm giáo viên hợp đồng.

- Tiếp tục đổi mới, nội dung phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cảc trường học.

Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Chuẩn hốa ở đây được thể hiện trước hết chuẩn hóa về chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo; chuẩn hóa về sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, chuẩn hóa về quy trình giáơ dục - đào tạo; chuẩn hóa về mục tiên, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo; chuẩn hóa về đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục, chuẩn hóa về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập ở các cấp, các loại hình trường lớp khác nhau, v.v... việc xác định các tiêu chí để đánh giá về chất lượng giáo dục - đào tạo và chuẩn hóa giáo dục - đào tạo theo các tiêu chí cụ thể, hợp lý là điều kiện ca bản để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo cần tập trung vào yêu cầu hiện đại hóa về các nội dung và quy trình đào tạo gắn với đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường phương tiện hiện đại cho

161

11

Page 161: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L.

công việc dạy và học (công nghệ thông tin, viễn thông, nối mạng, v.v...). Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo là quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học theo xu hướng hiện đại hóa nhằm phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân, nâng cao trình độ giáo dục - đào tạo của đất nước ngang tầm với trình độ chung của khu vực và thế giới.

Xã hội hóa giáo dục - đào tạo là huy động và tổ chức lực lượng của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục - đào tạo, đồng thời tạo điều kiện và cơ hội để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả của giáo dục - đào tạo đem lại, xây dựng được phong trào toàn dân học tập suốt đời, thực hiện đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo. Mặt khác, nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo và quản lý của Nhà nước trong quá trình xã hội hóa.

Trước mắt cần sửa đổi và ban hành các vãn bản về mục tiêu, kế hoạch giáo dục ở từng bậc học. Xem xét lại và đổi mới chương trình bộ môn, sách giáo khoa và các tài liệu giảng dạy - học tập. Tập trung xây dựng chương trình bộ môn, sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập của các cấp học, các ngành học cho những năm đầu thế kỷ XXI theo hướng cập nhật với tiến bộ khoa học - công nghệ; tăng cường năng lực thực hành, kỹ năng; tăng cường giáo dục công dân về tư tưởng, đạo đức, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cần khắc phục tình trạng trường đông, lớp lớn và học ba ca. Nâng cấp các đồ dùng thiết bị dạy học, áp dụng phương pháp và công nghệ mới vào trong giáo dục - đào tạo.

- Đổi mới công tác quản lý giáo dục.

162

Page 162: File Word Duong Loi Chinh Sach

Quy hoạch và phát triển giáo dục - đào tạo phải được đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của từng địa phương. Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa sự phát triển giáo dục. Có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối và lãng phí trong đào tạo. Gắn đào tạo với sử dụng. Xây đựng quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và giáo dục - đào tạo với cơ quan quản lý nhân lực và việc làm.

Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục theo hướng làm tốt chức năng quản lý nhà nước, xây dựng, hoàn thiện các chính sách, cơ chế. về giáo dục - đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện mục tiêu, chương trình và chất lượng. Thực hiện nghiêm túc Luật Giáo đục (2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật Giảo dục đại học (2012). Xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo đục. Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cạo năng lực của bộ máy quản lý giáo dục. Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục một cách toàn điện, đặc biệt chú trọng về công tác chuyên môn.

Tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu đế gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sử dụng tối ưu nguồn năng lực hiện có về đội ngũ khoa học và cơ sở vật chất kỹ thuật. Nâng cao năng lực của các trường đại học quốc gia và đại học khu vực. Xây dựng một số trường đại học quốc gia lớn, một số trung tâm đào tạo kỹ thuật có chất lượng và uy tín cao. Quản lý tốt nội dung, chương trình và chất lượng đào tạo của các trường đại học mở, đại học dân lập và các loại hình không chính quy.

163

• - - • - - - - - T r

Page 163: File Word Duong Loi Chinh Sach

i .L

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo hiện nay.

Tổ chức hoạt động của Hội đồng quốc gia giáo dục có hiệu quả tốt và phân cấp quản lý hợp lý giữa quản lý ngành, địa phương và các cơ sở giáo dục, v.v...

Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế về giáo dục.

Cùng với những giải pháp chiến lược trên, nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong những năm tới cần giải quyết dứt điểm là hoàn thiện chương trình sách giáo khoa, cải tiến chế độ thi cử, khắc phục tình trạng “thương mại hóa” giáo dục, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục (văn bằng, công nhận học hàm, học vị, chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập).

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong thời giàn tới. Đó là: cần phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi và kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lương giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. “Hoàn thiện cơ chế chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả 3 phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học,

164

Page 164: File Word Duong Loi Chinh Sach

khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo”1.

3.1.2, Định hưởng đổi mới căn bản, toàn diện giáo đạc - đào tạoKế thừa, phát triển các quan điểm trên về giáo dục - đào tạo, Hội

nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trang ương khóa XI đã ra Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, với hệ thống 7 quan điểm chỉ đạo như sau:

Một ỉà, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đàu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Hai là, đổi mới căn bảo, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhÌTì dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các

! Xem Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Vãn ìdện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xĩ,Nxb.Chính trị quốc gia, H.20 ỉ ỉ, tr.218.

165

. . . . . . ‘ " 7 ' V

Page 165: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L.

giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước di phù hợp.

Ba là, phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi vói hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Bốn ỉà, phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

Năm ỉà, đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

Sáu là, chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa cảc vừng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

Bảy là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

166

Page 166: File Word Duong Loi Chinh Sach

3.2. về khoa học - công nghệ 3.2.1. Quan điểm phát triển khoa học - công nghệTrên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận và quan điểm về khoa

học kỹ thuật trong các văn kiện Đảng trước đây, các Nghị quyết Hội nghi làn thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1997), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), tại Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ XI, Đảng ta nêu rõ tư tưởng cơ bản phát triển khoa học - công nghệ trong giai đoạn hiện nay là: “Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”1; “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước (...) Thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng (...) Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động (...) Phát huy và sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn tri thức của con người Vỉệt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại”2. “Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ của

1,2 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn ỉdện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.132,218-220.

167

~n

Page 167: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng đụng khoa học, công nghệ”1.

Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2012), Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nhấn mạnh một số quan điểm sau đây:

Một là, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội vấ bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước mật bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo cùa Đảng, năng lực quản lỷ của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.

Hai là, tiếp tạc đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường định, hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba ỉà, đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh

1 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn ỉdện Đại hội đại biểu toàn quốc tần thứ Xỉ,Nxb.Chính. trị quốc gia, H.2011, tr.78.

168

Page 168: File Word Duong Loi Chinh Sach

của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.

Bốn là, ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nằng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú ừọng nghiên cứu ứng đụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trang tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học và công nghệ. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Năm là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu'hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập siòh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc.

Những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển khoa học công nghệ mà Đảng và Nhà nước đề ra có thể thực hiện thắng lợi hay không là do quá trình tổ chức thực hiện của các cấp ửy đảng và chính quyền, các cơ quan quản lý khoa học, đội ngũ các nhà khoa học, các doanh nghiệp và của toàn thể nhân dân. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực khoa học - công nghệ hiện nay tà một đòi hỏi bức thiết để tạo tiền đề và cơ hội cho khoa học công nghệ phát triển, đáp ứng được đòi hỏi khách quan của quá trình công

Page 169: File Word Duong Loi Chinh Sach

L.L

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Quán triệt sâu sắc và toàn diện những quan điểm của Đảng và Nhà

nước về phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ trong hoạt động thực tiễn, nêu cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền các cấp, phát huy vai ứò chủ động sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và các nhà giáo, huy động mọi lực lượng xã hội tham gia tổ chức và thực hiện tốt chính sách phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là cơ sở để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới đến năm 2020, nước ta Gơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

3.2.2. Nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệMột là, phát triển mạnh, khoa học - công nghệ làm động lực đẩy

nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Hai là, thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng.

- Phát triển năng lực khoa học - công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực.

- Nhà nước tăng mức đàu tư và ưa tiên đầu tư cho các nhiệm vụ, các sản phẩm khoa học, công nghệ trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học - công nghệ.

- Đồi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tồ chức, hoạt động khoa

170

Page 170: File Word Duong Loi Chinh Sach

học - công nghệ, xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học - công nghệ.

- Chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng đụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát triển các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, thị trường khoa học - công nghệ.

- Đổi mới cơ bản cơ chế sử dựng kinh phí nhà nước; xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả các chương trình, đề tài theo hướng phục vụ thiết thực mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, ừọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học - công nghệ.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng; phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

- Khoa học xã hội tập trung vào tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nướe trong giai đoạn mới.

- Nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, tập trung vào phục vụ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn.

- Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; khuyến khích kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận công nghệ nước ngoài.

Ba ỉà, phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học - công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển mạnh các

171

- -- ....... -n

Page 171: File Word Duong Loi Chinh Sach

ngành và sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công nghệ cao dựa nhiều vào tri thức. Phát huy, sử dụng có hiệu quả nguồn tri thức của con người việt Nam và tri thức eủa nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020.

Câu hỏi ôn tập1. Trình bày vai trò của giáo dục - đào tạo và khoa học - công

nghệ đối vợi quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay?2. Trình bày khái quát thực trạng giáo dục - đào tạo và khoa học -

công nghệ ở Việt Nam hiện nay?3. Trình bày quan điểm của Đảng, chính sách cửa Nhà nước đối

với sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ ở Việt Nam hiện nay?

Xàì liệu tham khảo1. Đảng Cộng sản Vỉệt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban

Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb.Chính trị quốc gia,H.2002.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vàn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hậnh Trung ưomg khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2012.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2013.

172

Page 172: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài 6

QUAN ĐIỀM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ Nước VỆT NAM YỀ CHỈNH SÁCH XÃ HỘI

• -

L KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH XÃ HỘI1.1.Khái niệm và vai trò của chính sách xã hội

1.1.1. Xã hội và vấn đề xã hội- Xã hội.

— Thuật ngữ “xã hội” theo nghĩa rộng được sử dụng để chỉ tất cà những gì liên quan đên con người, đẽnxã hội loài người, nhăm phân biệt xã hội với giới tự nhiên. Học thuyêt Mác-Lênin coi xã hội không phải là tổng số các cá nhân mà là toàn bộ các quan hệ xã hội giữa các thành viên tạo nên cộng đồng xã hội.

Thuật ngữ “xã hội” theo nghĩa rộng được thể hiện rõ trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó xác định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vãn minh... con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kỉện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển...”1.

1 Xem Đãng Cộng sản Vĩệt Nam: Vàn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI,Nxb.Cbính trị quốc gia, H.2011, tr.70.

173

Page 173: File Word Duong Loi Chinh Sach

LU

Thuật ngữ “xã hội” theo nghĩa hẹp được sử dụng để chỉ khía cạnh xã hội phân biệt với khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa trong đòi sống của con người. Thuật ngữ “xã hội” theo nghĩa hẹp được thể hiện rõ trong đường lối của Đảng về phát triển xã hội trong đó nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa vói phát triển vãn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”1.

- Vấn đề xã hội.Theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, vấn đề xã hội là những khó khăn, trở

ngại của xã hội cản trở hành vi, hoạt động xã hội, quan hệ xã hội và sự phát triển xã hội. Ví dụ, vấũ đề xã hội của hôn nhân và gia đình là vấn đề mâu thuẫn gia đình, vấn đề ly hôn và vấn đề bạo lực gia đình, vấn đề xã hội của việc làm là vấn đề thất nghiệp, vấn đề thiếu việc làm, vấn đề mâu thuẫn, xung đột xã hội trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh.

Xã hội học là một trong số các môn khoa học chuyên nghiên cứu nhận diện các vấn đề xã hội, phân loại các vấn đề xã hội và làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện, cơ chế, hậu quả của vấn đề xã hội. Trên cơ sở đó xã hội học cung cấp tri thức khoa học làm sáng tỏ những vấn đề cần phải giải quyết thông qua việc ban hành, thực thi chính sách xã hội, lãnh đạo và quản lý sự phát triên của xã hội. Đồng thời, xã hội học luôn xem xét vấn đề xã hội ở cả 2 khía cạnh: thực hiện chức năng kìm hãm hay thúc đẩy xã hội phát triển.

Trong thực tiễn, mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội thường có những vấn đề xã hội khác nhau. Tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia bàn về phát triển xã hội ở Copenhagen

1 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại bỉầi toàn quốc lần thứ XI,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.98.

174

Page 174: File Word Duong Loi Chinh Sach

(Đan Mạch) từ ngày 6 đến 12-3-1995, báo cáo của Chính phủ Vỉệt Nam đã nêu ra 10 nhóm vấn đề xã hội cần phải quan tâm giải quyết để phát triển xã hội. Đó là những vấn đề xã hội trong kinh tế, gia đình, giáo dục, sức khỏe, an toàn xã hội, môi trường và an ninh xã hội. Cụ thể là những vấn đề như sau: (1) Giải quyết việc làm; (2) Xóa đói giảm nghèo; (3) Hòa nhập xã hội; (4) Xây dựng gia đình phát triển bền vững; (5) Phát triển giáo dục; (6) Dân số kế hoạch hóa gia đình; (7) Chăm sóc sức khỏe nhân dân; (8) An toàn xã hội; (9) Môi trường; (10) Hạn chế và ngăn ngừa các hành vi phạm tội.

Tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định quyết tâm giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc như suy thoái đạo đức và lối sống, tệ nạn xã hội; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí1.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng đã khẳng định: Trong suốt quá trình đổi mới, ngay khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước ta đã sớm thực hiện chủ trương phát triển đồng bộ kinh tế và xã hội, chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chính sách xã hội; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững, ổn định chính trị-xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

l.l. z Khái niệm chính sách xã hộiKhái niệm “chỉnh sách Hiện tại, tuy có nhiều quan niệm

khác nhau về chính sách, song các nhà khoa học và các nhà

1 Xem Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.266.

175

~rr

Page 175: File Word Duong Loi Chinh Sach

... J i.

hoạch định, chính sách tương đối nhất trí về những nội dung ca bản của khái niệm "chính sách” như sau:Ị Chính sách là những quỵ định, quyết định đã được thể chế hóa / bởi cơ quan, tổ chóc có thẩm quyên nhằm điều chỉnh những quan I hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của con người, giải quyết những vấn đề xã hội

đang đặt ra, thực hiện những mục tiêu đã được xác định.Chính sách chính là những quy định, quyết định được đưa ra bởi các

cơ quan có thẩm quyền như quốc hội, hội đồng nhân dân, chinh phủ, các bộ, ngành, ủy ban nhân dân, các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền. Chính sách kinh tế điều chinh những quan hệ về kinh tế. Chính sách chính trị điều chỉnh những quan hệ về quyền lực của con người, của các tập đoàn người. Chinh sách quân sự điều chỉnh quan hệ về quân sự, còn chính sách ngoại giao điều chỉtih quan hệ giữa các quốc gia, các dân tộc.

Có thể coi chính sách của Nhà nưởc là công cụ của các cơ quan nhà nước nhằm điều chinh những quan hệ xã hội của con người, của các tập đoàn người, giải quyết những vấn đề xã hội đang đật ra nhằm thực hiện những mục tiêu xác định của Nhà nước.

Khải niệm “chính sảch xã hội Vận dụng quan niệm về chính . sách vào lĩnh vực xã hội, có thể nêu định nghĩa như sau: Chính sách xã hôi là môt

loai chính sách nhằm điều chinh những quan hệ

Ixã hội của con người, giải quyết những vân đê xã hội đang đặt ravà thực hiện bình đằng, công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển toàndiện con người.

Định nghĩa này cho thấy, chính sách xã hội là một hệ thống những quy định, những quyết định, những biện pháp của các cơ

176

Page 176: File Word Duong Loi Chinh Sach

quan nhà nước nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động và quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội phát sính trong quá trình phát triển. Chính sách xã hội cũng nhằm vào mục tiêu tạo ra động lực phát triển xã hội và phát triển con người. Chính sách xã hội góp phần làm giảm bớt tình ừạng bất binh đẳng xã hội, thực hiện công bằng xã hội, phát triển toàn điện con người. Như vậy, chính sách xã hội là một công cụ hữu hiệu của các nhà lãnh đạo, quản lý nhằm tác động vào con người xã hội, các chủ thể xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chính sách xấ hội có vai trò thúc đẩy phát triển con người và xã hội như Đảng ta đã chỉ rõ: “Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo cùa nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”1.

1.1.3. Vai trò của chính sách xã hội với vấn đề xã hộiChính sách xã hội luôn có mục đích sâu xa và muc đích trưc tiếp

trong việc giải quyêt các vấn đề xã hội. Mục đích sâu xa của chính sách xã hội là thực hiện bĩnh đăng, công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện cho mọi con người. Mục đích trực tiếp là: trợ giúp những con người, những nhóm xã hội bị những tác động không mong muốn mà tự nhiên và xã hội mang lại, đảm bảo mức sống vật chất và tinh thần tối thiểu cho họ, giúp họ vượt qua khó khăn, thiếu thốn, thiệt thời khi gặp những tai nạn, rủi ro nào đó.

Từ một hướng tiếp cận khác, chính sách xã hội không chỉ

1 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứXI,Nxb.Chính tri quốc gia, H.2011, tr.79.

177

TI

Page 177: File Word Duong Loi Chinh Sach

L u

nhằm mục đích phục hồi, bù đắp, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu của con người mà còn nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn lực con người, phát triển xã hội bền vững. Tuy nhiên, hiện tại, nhiều chính sách xã hội hiện nay vẫn chủ yếu là chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mức sống tối thiểu cho một sô nhóm đôi tượng yêu thê, thiệt thời. Do vậy, đang rất cần xây dựng và thực hiện những chính sách xã hội rộng rãi hơn, bao quát hơn, tạo ra động lực và điều kiện phát triển con người và xã hội bền vững.

Chủ thể hoạch định chính sách xã hội là các cơ quan nhà nước. Song chủ thê thực hiện chính sách xã hội phải bao gồm các cơ quan nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể xã hội và cá nhân những người có khả năng, có thiện , tâm. Do vậy, để hoạch định và thực hiện tốt các chính sách xã hội, cần huy động sự tham gia thực hiện của cả cộng đồng. Chỉ có như vậy, chính sách xã jưội mới có thể được hoạch định và thực hiện tốt nhất.

Chính sách nào cũng có đối tượng càn phải hướng vào phục vụ. Đối tượng phục vụ của chính sách xã hội trước hết là những người thuộc các nhóm xã hội yếu thế, thiệt thời - nhóm cần phải trợ giúp xã hội. Tiếp theo là những người thuộc nhóm cần phải ưu đãi xã hội - những người có công với cách mạng, với đất nước và những người có tài năng đặc biệt, xã hội cần trọng dụng họ. Đối tượng thứ ba của chính sách xã hội là những vấn đề xã hội đảm bảo cho sự phảt triển của tất cả mọi người, của xã hội. Đó là nhóm những chính sách xã hội nhằm đảm bào xã hội. Trong đó bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nghề nghiệp và những hình thức bảo hiểm khác là những đảm bảo quan trọng, thiết yếu

178

Page 178: File Word Duong Loi Chinh Sach

mà mọi người sống, lao động, học tập. V.V.. rất cần. Ngoài ra, những lĩnh vực khác đảm bảo cho đời sống của mỗi người, của mỗi cộng đồng người ổn định hơn, an toàn hơn, phát triển bền vững hơn cũng càn được chú ý. Đây là hệ thống những chính, sách xã hội đảm bảo môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong sạch, an toàn cho con người. Theo hướng này có thể chi tiết hóa những đối tượng hưởng lợi từ các chính sách xã hội một cách cụ thể hom cho từng nhóm xã hội, từng cộng đồng xã hội nhất định. Ví dụ, đối tượng của chính sách đảm bảo xã hội trong nhiều giai đoạn phát triển sẽ phải đặc biệt chú ý đến người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người cô đơn, tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn, V.V..

Xã hội học là một khoa học nghiên cứu định lượng và định tính về xã hội, về mối quan hệ giữa con người và xã hội và về vấn đề xã hội, do đó xã hội học cùng với các khoa học xã hội khác cung cấp những thông tin chính xác về thực trạng, nguyên nhân, biểu hiện của những vấn đề xã hội; cung cấp cách thức phân tích, lý giải về các vấn đề xã hội của từng nhóm xã hội, từng tầng lóp xã hội, trên cơ sở này mà chỉ ra các cơ sở để hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội một cách kịp thời, chính xác. Với các dữ liệu đụih lượng, định tính và số liệu thống kê có được trong điều tra, xã hội học đã góp phần phát hiện, xác định và chỉ ra các vấn đề xã hội, đặt cơ sở cho việc xây dựng và thực thi các chính sách xã hội tốt nhất.

Như vậy, để'cỏ'thể đề xuất được các sáng kiến chính sách, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách một cách có hiệu quả, cần phải sử dụng các phương pháp tiếp cận khoa học khác nhau trong đó có phương pháp tiếp cận xã hội học. Phương pháp xã

179

•.......................... ......... "7 r

Page 179: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

hội học gồm cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính sẽ cung cấp các dữ liệu thực chứng chíĩìh xác, kịp thời, đầy đủ, từ các giai cấp, tầng lóp, nhóm, cộng đồng xã hội để đề xuất, thực hiện, đổi mới và hoàn thiện các chính sách xã hội.1.2. Phân loại chính sách xã hội

1.2.1. Các ứêu chỉ phân loại chính sách xã hộiThực tế có nhiều cách thức, tiêu chí để phân loại chính sách xã

hội. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, các cách phân loại chính sách xã hội chỉ mang tính tương đối nhầm giúp cho chúng ta dễ nhận thức và có cách thức giải quyết và can thiệp phù hợp.

Dựa vào tiêu chí chủ thể của chính sách xã hội, chúng ta sẽ có: chính sách xã hội do nhà nước trung ương ban hành và chính sách xã hội do chính quyền địa phương ban hành; có chính sách do Đảng ban hành; chính sách do Chính -phủ (các bộ, ban, ngành) ban hành; chính sách do các tổ chức chính trị-xã hội ban hành.

Dựa vào tiêu chí phạm vi đổi tượng hưởng lợi chỉnh sách xã hội, chủng ta có loại chính sáchxa hôi hương đến toàn bô cac tang lớp nhân dân trong xã hội và có loại chính sách xã hội đặc thù cho từng nhóm xã hội: công nhân, nông dân, thợ thủ công, sinh viên trí thức, trẻ em, người già, thanh niên, phụ nữ, các dân tộc, các tôn giáo, những bậc lão thành cách mạng, thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, v.v...

Dựa vào tiêu chí nhiệm vụ cơ bản của chỉnh sách xã hội chung ta có loại chính sách xã hội hướng đến tái tạo tiêm năng nguồn nhân lực cho đất nước; có loại chính sách xã hội hướng đến xây dựng nền tảng phát triển bền vững, hài hòa của đất nước; có ỉoại chính sách xã hội hướng đến trọng tâm là phát triển kinh

180

Page 180: File Word Duong Loi Chinh Sach

tế; có loại chính sách xã hội hướng đến trọng tâm là lĩnh vực văn hóa xã hội.

Dựa vào tiêu chí mức độ đóng góp về tài chỉnh, sự tham gia của các chủ thể liên quan, cEung taTcó thê phânchỉa thành nhóm: nhóm chính sách xã hội ít được xã hội hóa và nhóm chính sách xã hội được xã hội hóa nhiều, v.v...

1.2.2. Các loại chính sách xã hộiThực tế do yêu cầu của thực tiễn xã hội mà hình thành, các loại, số

lượng chính sách xã hội. Đối với Việt Nam hiện nay, do đặc thù là một đất nước đang phát triển, chịu nhiều ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai, V.V.. do vậy đã hình thành hàng loạt các chính sách xã hội quan trọng và thiết yếu như: chính sách lao động - việc làm; chính sách giáo dục - đào tạo; chính sách y tế; chình sách xóa đói giảm nghèo; chính sách bảo hiểm xã hội; chính sách đối với người có công; chính sách bảo trợ xã hội; chính sách bình đẳng giới; chính sách dân số; chính sách dân tộc; chính sách tôn giáo, V.V..

1.3. Phân biệt chính sách xã hội và chính sách kinh tế 1.3.1. So sánh chính sách xã hội với chỉnh sách kỉnh tế

Chính sách kinh tế và chính sách xã hội là hai phạm trù riêng rẽ nhưng không tách rời nhau, có môi quan hệ tương hỗ và thống nhất. Sự đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội là điều kiện cần và đủ để bình ổn và phát triển của mỗi quốc gia,. dân tộc. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cửa chính sách xã hội. Và ngược lại, sự ổn định, công bằng và tiến bộ của xã hội đạt được thông qua các chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ để

181

~TT

Page 181: File Word Duong Loi Chinh Sach

L 1-

thực hiện các mục tiêu kinh tế- Thực tiễn các nước trên thế giới và ở nước ta trong thời gian qua đã cho thấy, nếu chỉ quan tâm đến thực hiện chính sách kinh tế, tất cả vì mục tiêu kinh tế sẽ dẫn đến những hậu quả xã hội khôn lường. Nhưng chỉ quan tâm đến giải quyết chính sách xã hội thực hiện các mục tiêu xã hội sẽ không có nguồn lực để phát triển kinh tế. Do vậy, chỉ có thể thực hiện đồng bộ chính sách kinh tế nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chính sách kinh tế và chính sách xã hội đều có mục tiêuxhung là phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Làm rõ môi quan hệ giữa 2 loại chính sách này thực chât là làm rõ mục tiêu xã hội trong chính sách kinh tế, làm rõ điều kiện kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện chính sách xã hội. Đây cũng đồng thời là quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mục tiêu công bằng xã hội. Sự hài hòa, đồng thuận giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội bảo đảm phát triển kinh tế nhanh, mạnh, bền vững nhưng không làm ảnh hưởng đến thực hiện công bằng xã hội, không đẫn đến sự gia tăng quá lớn khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, không làm mất ổn định, xã hội, không gây xáo trộn và hủy hoại môi trường sinh thái, không làm ảnh Hưởng xấu đến sự phát triển của các thế hệ mai sau, v.v...

Một thực tế không thể phủ nhận được, đó là tăng trưởng kinh tế không thể giải quyết được tất cả các vấn đề xã hội. Bải vì, sự tác động của các quy luật kinh tế như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư, v.v... đã làm cho các chính sách Vinh tế không chứa đựng được hết các vấn đề xã hội vốn rất phức tạp, nhạy cảm. Vì vậy, cùng với việc thực hiện các chính sách cho tăng trưởng kinh tế cần có các chính sách, chương

182

Page 182: File Word Duong Loi Chinh Sach

trình xã hội riêng để giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể, nổi lên trong từng thời điểm nhất định, do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường. Các chính sách và chương trình xã hội phải được thực hiện đồng thời hoặc lồng ghép với các ctaàh sách kinh tế để tạo sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển. Đó là một tất yếu mà chứng ta càn phải tuân thủ trong lộ trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Một chính sách xã hội nếu không tính đến khả năng của nền kinh tế hoặc không quan tâm đến lợi ích kinh tế có khi lại trở thành “vật cản” cho sự tăng trưởng kinh tế. Một chính sách kinh tế không quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội sẽ không phát huy được hiệu quả kinh tế.

Thực tế ở nước ta cho thấy, khâu điều chỉnh, bổ sung chính sách chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Bất kỳ một chính sách kinh tế hay chinh sách xã hội nào, dù đúng đắn đến đâu, dù phù hợp như thế nào, dù có vai trò ra sao cũng luôn có những giới hạn của nó. Chính sách là có tính lịch sử, nếu chúng ta vận đụng thực thi quá lâu thì chính nó sẽ trở thành vật cản cho sự phát triển tiếp theo. Sự sai lầm về chính sách kinh tế và chính sách xã hội đều để lại những tác động và hậu quả nặng nề đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghiên cứu chu kỳ vận động, phát triển của một chính sách được thực hiện trong thực tế có ý nglna hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề khó khăn và phức tạp, nhưng là yêu cầu của thực tiễn mà qác khoa học liên quan phải có trách nhiệm giải quyết. Từ đó có cơ sợ khoa học trong việc phân tích, đánh giá đúng những tác động tích cực hoặc hậu quả tiếu cực của các chính sách, để có thể đề ra các biện pháp kiểm soát, khống chế hoặc thúc đẩy.

Từ kinh nghiệm thực tiễn ở nước ta và nhiều quốc gia trên

183

...... 'TV

Page 183: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L.

thế giới cho thấy, nếu chính sách xã hội đi sau chính sách kinh tế thì sẽ bị mục tiêu kinh tế lấn át, tính bền vững trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước bị phá vỡ. Và ngược lại, nếu chính sách xã hội đi trước chính sách kình tế quá xa sẽ . dễ rơi vào chủ quan, duy ý chí. Chính sách xã hội đó có thể tốt đẹp, có thể mang đậm tính nhân văn và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên không khả thi, vì thiếu điều kiện thực hiện. Một chính sách như vậy, chỉ dừng lại trong phòng họp củà hội nghi, trên các văn bản nghị quyết mà thôi. Và do đó, vô hình trung lại trở thành lòi hứa suông, làm mât lòng tin đối với những người thụ hưởng chính sách.

1.3.2. Những vấn đề xã hội của chỉnh sách kính tếViệc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách kinh tế đúng đắn có

thể mang lại sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình, này cũng rất có thể gia tăng nếu như không được thực hiện tốt bởi hệ thống chính sách xã hội, chẳng hạn như: thất nghiệp; phân hóa giàu nghèo; mất an toàn vệ sinh thực phẩm; bệnh tật và tệ nạn xã hội; đạo đức lối sống xuống cấp; ô nhiễm môi trường; lãng phí tài nguyên thiên nhiên; tham nhũng và tội phạm, v.v...

133. Chính sách kinh tế - xã hộiCách lựa chọn đứng đắn là kết hợp ngay từ đàu giữa tăng trưởng

kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội như tinh thần mà Đảng và Nhà nước ta đã nhiều làn khẳng định trong các văn bản quan trọng. Trong gần 30 năm đồi mới đất nước, chiến lược phối kết hợp này đã và đang được thực hiện một cách khá hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong không ít

184

Page 184: File Word Duong Loi Chinh Sach

trường hợp chính sách cụ thể, không it các bộ ngành và địa phương còn tỏ ra lơ là, hoặc là quá nhấn mạnh đến mục tiêu kinh'tế, hoặc là quan tâm một cách nôn nóng đến việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Chính đo điều này mà kết quả thực hiện chưa thực sự đạt được như mong muốn. Điều đó khẳng định, rằng, việc kết hợp đứng đắn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách là con đường tất yểu để chúng ta gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kỉnh, tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vĩệc phân định chính sách kinh tế và chính sách xã hội chỉ có tính chất tương đối và có ỷ nghĩa trong vấn đề nhận thức. Thực chất, chính sách kinh tế và chính sách xã hội là một thể thống nhất biện chứng, nương tựa vào nhau, quy định, ràng buộc lẫn nhau. Một chính sách kinh tế tốt nhất luôn phải bao hàm, chứa đựng và tính tới việc cần thiết phải giải quyết các vấn đề xã hội CQ liên quan. Đồng thời, một chính sách xã hội muốn thực hiện có hiệu quả luôn phải tính tới mối quan hệ với các nguyên tắc và điều kiện thích ứng của chính sách kinh tế. Chỉ khi có sự kết hợp tối ưu giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội mới có tác động thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Như vậy, nguyên tắc chung cho sự kết hợp đó là: chính sách kinh tế phải tạo được động lực trong xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định; đến lượt nó, chính sách xã hội phải thúc đẩy nền kinh tế phát triển và phải phù hợp với điều kiện kinh tế cho phép, đồng thòi luôn đặt ra những yêu cầu mới, hướng tói sự phát triển bền vững.

Sự thiếu ăn khớp, thiếu hài hòa, nhịp nhàng, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong hệ thống công cụ quản lý thống nhất của Nhà nước. Những trục trặc này không chỉ

185

. . . . . - T r

Page 185: File Word Duong Loi Chinh Sach

bộc lộ trong quá trình triển khai vào thực tiễn mà ngay từ khi định hỉnh chính sách; không chi ở việc xác định những ưu tiên trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh đối với mỗi chinh sách mà ngay cả việc phân tích, đánh giá đúng mối quan hệ biện chứng của các tác động do việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính sách xã hội mang lại.

Từ thực tiễn này đặt ra yêu cầu là sự tổng tích hợp, tăng cường mối quan hệ biện chứng giữa chánh sách kinh tế và chính sách xã hội thành chính sách kỉnh tế - xã hội. Trong chính sách kinh tế phải luôn hướng đến chính sách xã hội; và ngược lại chinh sách xã hội luôn phải tính đến chính sách kinh tế.

2. TÍNH TẤT YỂU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI2.1. Thực hiện chính sách xã hội - một tiêu chí đánh giá sự ổn định, phát triển, tiến bộ và vân minh của xã hội

2.1.1. Mâu thuẫn xã hội và xung đột xã hộiMâu thuẫn xã hội là sự thống nhất và đấu tranh giữa những con

người (tồn tại dưới nhiều cấp độ, vai trò khác nhau); giữa những khuynh hướng; các lực lượng và các thực thể - thiết chế xã hội có lợi ích đối lập nhau tạo thành nguồn gốc của phát triến xã hội hoặc sự trì trệ xã hội. Mâu thuẫn xã hội được giải quyết nhờ hoạt động eủa con người.

Thực tế cho thấy, xã hội càng phát triển thi cá nhân càng có nhiều điều kiện phát triển hom. Chính sự phát triền nhu cầu và lợi ích của cá nhân không tránh khỏi làm nảy sinh ở mỗi cá nhân những nhu cầu, lợi ích đối lập với nhu cầu lợi ích xã hội. Tại Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn giữa hệ thống chính sách kinh tế

186

Page 186: File Word Duong Loi Chinh Sach

và hệ thống chinh sách xã hội của Nhà nước đang trở thành một vấn đề cấp bách và phổ biến. Chẳng hạn, gia tăng đầu tư phát triển kinh tế, kéo theo sự xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người lao động làm thuê, v.v... Việc xác định được phương pháp giải quyết đúng đắn là tiền đề khắc phục có hiệu quả các mâu thuẫn xã hội.

Xung đột xã hội được hiểu là tình huống hoặc quá trình xã hội, mà trong đó tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân ứong mỗi nhóm xã hội, giữa các nhóm xã hội và xã hội nói chung, thể hiện bằng sự đối lập, sự bất đồng, sự tranh chấp do khác nhau về nhận thức, thái độ, cảm xúc, nhu cầu, giá trị, mối quan tâm về nguồn lực tài nguyên - xã hội và đôi lúc được thể hiện bằng cả hành vi đụng độ, vũ trang.

Xung đột xã hội là cơ chế cho sự điều chinh những khuôn mẫu thích hợp với điều kiện mới - các chính sách xã hội thay đổi kịp thời hợp lý hơn. Các xung đột nhỏ, nhanh kết thúc còn là liệu pháp tâm lý, giúp người ta giải tỏa, xua đi lực nén và như vậy tránh được việc tạo nên tình trạng căng thẳng cao hom, cho ta một lời cảnh báo: đừng để những sự việc nhỏ tích tụ, thành sự việc lớn.

Thực hiện tốt chính sách xã hội là một biện pháp tích cực, hiệu quả nhằm góp phần giải quyết, giảm thiểu và phòng ngừa mâu thuẫn, xung đột xã hội.

2.1.2. Trật tự xã hội và ổn định xã hội

Trật tự xã hội là khái niệm chỉ sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội; trật tự xã hội nhằm duy trì sự phát triển xã hội và cơ chế bảo đảm tính trật tự xã hội là các thiết chế xã hội. Trật tự xã hội biểu hiện tính tồ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các hành động xã hội.

187

■................. ■ "* 1

Page 187: File Word Duong Loi Chinh Sach

Nầờ trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, cho phép nó hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Các cơ chế đảm bảo cho trật tự xã hội là các thiết chế xã hội. Các thiết chế xã hội điều chinh các mối quan hệ - chủ yếu là quan "hệ kinh tế giữa các nhóm hoặc các giai cấp xã hội. Việc điều chỉnh này thường cần đến những lợi ích của các nhóm, các lợi ích này sẽ được điều chỉnh cho đến khi đạt được một sự công bằng theo quan niệm của xã hội cụ thể đó. Thông qua chức năng kiểm soát xã hội các thiết chế xã hội đảm bảo tính ổn định, tính có thể dự đoán, tính có thể điều khiển của những hành vi cá nhân, việc tuân thủ những giới hạn xã hội mà nếu như vi phạm đó sẽ làm giảm bớt sự ổn định và trật tự xã hội. Sự ổn định và trật tự xã hội phụ thuộc vào sự mềm dẻo, tính hiệu quả của các thiết chế đó. Nó còn phụ thuộc vào khả năng điều khiển và duy trì sự kiểm sọát, sự tương tác của các lợi ích và sự lệch lạc của hành vi. Rối loạn xã hội là trạng thái hoàn toàn đối lập với trật tự xã hội. Trong đó các thành phần của cơ cấu hoạt động không ăn khớp nhịp nhàng. Các hành động của các chủ thể xung đột với nhau vi khác biệt lợi ích hoặc thiếu hụt câc giá trị, các chuẩn mực để đối chiếu.

Ôn định xã hội là trạng thái ổn định, trật tự, kỷ cương, nền nếp, v.v... trên các lữủi vực thuộc đời sống xã hội chủ yếu (chính tri kinh tế, văn hóa, xã hội) trong quá trình vận động, biển đổi theo quy luật khách quan vốn có của chúng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sợ phát triển và tiến bộ xã hội. Nó đối lập với trì trệ, rối loạn, khủng hoảng, mất ổn định xã hội. Ồn định xă hội là đòi hỏi khách quan của sự đổi mới và phát triển xã hội, là nhu cầu chính đáng của các giai tầng xã hội.

188

Page 188: File Word Duong Loi Chinh Sach

Thực hiện tốt chính sách xã hội là một biện pháp tích cực, hiệu quả nhằm góp phần củng cố trật tự xã hội và ổn định xã hội.

2.1,3, Phát triển xã hội, tiến bộ xã hội và văn minhKhái nỉệm phát triển xã hội trong giới nghiên cứu Việt Nam có 3

quan niệm khác nhau: (1) Phát triển xã hội đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế và sự phát triển khoa học, công nghệ; (2) Phát triển xã hội là sự phát triển của cá nhân và tổ chức xã hội mả cá nhân đó đang sống; (3) Phát triển xã hội là sự phát triển tổng họp đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng.

Tán thành với loại quan niệm thứ ba, chứng tôi cho rằng, phát triển xã hội không chỉ thuần túy là sự phảt triển của riêng lĩnh vực xã hội, mà là sự phát triển đồng thời của phương diện xã hội thuộc cấc lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, y tế, môi trường, an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế, v.v...) nhằm bảo đảm cho con người được phát triển toàn diện và xã hội phát triển bền vững. Chỉ báo đánh giá sự phát triển xã hội cơ bản là sự vận động lên một chất lượng mới cao hơn eủa nền sản xuất xã hội, gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, sự tái sản sinh các thế hệ người, sự phát triển nhu cầu và phát triển ý thức (kiến thức) của con người.

Tiến bộ xã hội chỉ sự phát triển của xã hội từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Tiến bộ xã hội được biểu hiện trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội và biểu hiện tập trung ở sự xuất hiện phương thức sản xuất mới, kiểu chế độ xã hội mới. Chẳng hạn, tiến bộ về kinh tế, tiến bộ về giáo dục và khoa học, tiến bộ về y tế và mức sống, v.v... có thể chưa phải là những mục tiêu tối thượng trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Tuy nhiên, đó cũng là những tiêu chuẩn có giá trị phổ biến mà việc thừa nhận nó nói lên

Page 189: File Word Duong Loi Chinh Sach

L1.

rằng, dù có bị quy định bởi những điều kiện đặc thù đến mức nào đi nữa thì các dân tộc khác nhau, các cộng đồng khác nhau cũng đều có những cái chung, cái phổ quát đặc trưng cho sự tiến bộ của xã hội. Những tiến bộ xã hội không diễn ra một cách tự động, mà phụ thuộc vào những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Vãn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hóa xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích lũy tri thức, tính thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hỉnh thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minh là hoang dã, man rợ, lạc hậu. Khái niệm vãn minh chỉ mang tính tương đối, có tính so sánh tại thời điểm xét đến mà không có giá trị tuyệt đối. Việc ban hành và thực hiện chính sách xã hội nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội là nhằm góp phần hướng đến một xã hội vãn minh.

Thực hiện tốt chính sách xã hội là một biện pháp tích cực, hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng văn minh.

2.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự ổn định, phát triển, tiến bộ và vãn minh của xã hội

Các chỉ số xã hội của chính sách xã hội nhằm hướng đến ổn định, phát triển, tiến bộ và văn minh của xã hội đó là: chăm sóc sức khỏe cộng đồng (tuổi thọ trung bình của dân cư, v.v...); trình độ học vấn của dân cư là chỉ tiêu phản ánh chất lượng trí tuệ của đội ngũ lao động và dân cư; mức sống về vật chất và tinh thần, trong đó gồm các chỉ số về tình trạng đói nghèo, mức thất nghiệp, bất bình đẳng về thu nhập; phát triển kinh tế - xã hội bền vững mà trong đó nội dưng bền vững được hiểu là bền vững về

190

Page 190: File Word Duong Loi Chinh Sach

các mặt kinh tế-tài chính, môi trường, chính trị-xã hội, quốc phòng - an ninh, và vãn hóa, v.v„.

2.2. Phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hộỉ 2.2.1. Phát triền kỉnh tế, hiệu quả kinh tế và tăng hiệu quả

kỉnh tếPhát triển kinh tế hiệu quả cao là nói đến việc thực hiện chinh sách

kinh tế luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy luật của kình tế thị trường, phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, phải chấp nhận cạnh tranh, phá sản, thất nghiệp, v.v... Đồng thời phải luôn tính đến và giải quyết vấn đề mâu thuẫn với chính sách xã hội, chính sách đảm bảo sự phát triển hài hòa của mọi lợi ích xã Hội với tư cách một mục tiêu của sự phát triển xã hội.

Quá trình phát triển kinh tế hiệu quả cao được biểu hiện tập trung ở 4 tiêu chuẩn chủ yếu, đó là:

- Năng suất nhân tố tổng hợp cao bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động kinh tế từ bên ngoài.

- Tăng trưởng đi kèm với phát triển môi trường bền vững.- Tăng trưởng hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà

nước, đồng thời quản lý nhà nước hiệu quả sẽ thủc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn.

- Tăng trưởng phải đạt mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm được số người đói nghèo.

Để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội, phải kết hợp hải hòa hai loại chính sách đó cả trong việc hoạch định lẫn trong việc thực hiện chúng. Sự kết hợp giữa chúng phải nhằm mục đích vừa íhúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu xã

Page 191: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

hội, trong đó có công bằng và bình đẳng xã hội. Nói cách khác, sự kết hợp đó phải nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách kinh tế không dẫn đến những hậu quả xã hội tiêu cực và việc thực hiện chính sách xã hội, đến lượt nó, chẳng những không cản trở, mà còn trở thành động lực của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Chi phí và giảm chi phỉ cho phát ừiển kinh tế Khi chúng ta thực hiện hệ thống chính sách xã hội nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội tức là chứng ta đã góp phần làm giảm chi phí cho quá trình phát triển kinh tế. Chẳng hạn, khi mục tiêu xóa được đói, giảm được nghèo, tạo ra nhiều việc làm, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, phát triển giáo dục, y tế, v.v... thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Ngược lại, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết như thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng, phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, giáo dục, y tế không được phát triển, v.v... sẽ tạo nên sự bất ổn định về mặt xã hội, nền kinh tế không sử dụng được một cách hiệu quả lực lượng lao động, từ đó sẽ trở thành những lực cản đối vói tăng trưởng kinh tế bền vững.

Phát triển kinh tế là quá trình, tăng tiến của nền kinh tế trên các mặt, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng, tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Kết quả của sự phát triển của một nền kinh tế được xác định thông qua các chỉ số cơ bản:

- Các chỉ số về cơ cấu kỉnh tế bao gồm chỉ số về tỷ trọng ba ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chỉ số về tiết kiệm và đầu tư; tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn.

- Các chỉ số tổng hợp về trìĩửi độ phát triển bao gồm chỉ số phát triển con người, chỉ số chất lượng vật chất cuộc sống, chỉ sọ

192

Page 192: File Word Duong Loi Chinh Sach

nghèo của con người. Tăng trưởng kinh tế không luôn đồng nghĩa với phát triển kinh tế, nhưng nhất tihiết phải có tăng trưởng kinh tế mới có phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần đối với phát triển kình tế, nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sả vật chất, tài chính để giải quyết những yêu cầu, nội dung của phát triển. Tăng trưởng kinh tế góp phần khai thác, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, đặc biệt là vốn, lao động để đưa vào hoạt động. Tăng trưởng kinh tế có tác động dây chuyền: các ngành có mức tăng trưởng kinh tế thông qua các liên kết kinh tế với các ngành khác sẽ thúc đẩy lẫn nhau tăng trưởng và toàn bộ nền kinh tế chuyển động theo hướng có tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế bản thân nó tạo vô số cơ hội tăng trưởng ổn định và cao, thúc đẩy các mối quan hệ nêu trên lên một trình độ, quy mô mới. Phát triển kinh tế chi phối mục tiêu, phương thức đạt được sự tăng trưởng kinh tế, chi phối sự phân chia thành quả của tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác, phát triển kinh tế trả lòi cho câu hỏi: Tăng trưởng kinh tế vì ai? Tăng trưởng kinh tế do ai và bằng cách nào? Ai là người hưởng các thành quả của tăng trưởng và với quy mô, số lượng, chất lượng như thế nào? về lâu dài, phát triển kinh tế góp phần tái tạo các nguồn lực, củng cố các điều kiện để phát triển.

2.2.2. Các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế và hệ quả đổi với phát triển kinh tế

Mặc dù trong chính sách kinh tế đã hàm chứa những giải pháp xã hội, nhưng r&iệrh vụ; chủ yếu cửa nó là giải quyết những vạn đề kinh tế. Đề đâm bảo tăng trưởng kinh tế, bất cứ một giải pháp kinh tế nào cũng trước hết, phải chứ trọng đến hiệu quả kinh tế. Do vậy, chính sách kinh tế, dù tối ưu đến đâu cũng không thể

193

~n

Page 193: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

bao quát và giải quyết được tất cả những kiiía cạnh phức tạp của lĩnh vực xã hội rộng lớn. Theo đó, những giải pháp kinh tế, nếu không đi kèm theo các giải pháp xã hội nhất định., sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nhức nhối. Vì thế, cần phải có những chính sách xã hội nhất định để bổ sưng cho chính sách VÌTìh tế và giải quyết những vấn đề xã hội xuất hiện trong quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Ngược lại, việc thực hiện các chính sách xã hội cũng có thể mâu thuẫn với chính kinh tế. Bởi vì, việc thực hiện các chính sách này vượt quá khả năng cho phép của nền kinh tế, hoặc vi phạm những nguyên tắc công bằng trong kinh tế sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

2.2.5. Tỉnh tất yếu phải giải quyết vấn đề xã hội trong quá trình phát triển kinh tế

Giải quyết các vấn đề xã hội phản ánh bản chất của một chế độ của con người, do con người và vì con người, một thuộc tính cơ bản của chử nghĩa xã hội. Chính vì vậy, việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một trong những chủ trương, giải pháp lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội cùa Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Những vấn đề xã hội Đảng ta quan tâm bao gồm các lĩnh vực liên auan đến sự phát triển của con người và xã hội như: dân số và nguồn nhân lực, lao động và việc làm, giáo dục và y tế, đạo đức và vãn hóa, những đảm bảo về an ninh và an toàn xã hội của đời sống cá nhân và cộng đồng, v.v...

23. Thực hiện chính sách xã hội - phát huy bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà Vỉệt Nam đang xây dựng

2.3.1. Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa - công bằng và bình đẳng xã hội

194

Page 194: File Word Duong Loi Chinh Sach

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, vãn hóa, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Đảng ta luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề xã hội, bởi lẽ phát triển kinh tế phải là sự phát triển bền vững dựa trên những yếu tố chính trị, kinh tế, vãn hóa, xã hội, môi trường vững chắc, v.v... Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm vừa đạt được tăng trưởng kinh tế, vừa giữ được ổn định xã hội, không có những xáo trộn xung đột, nổi loạn làm ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực cho sự phát triển. Trong phát triển bền vững, yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội hòa nhập vào nhau. Mục tiêu phát triển kinh tế phải bao gồm cả mục tiêu giải quyết những vấn đề xã hội như vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo, v.v... đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân, công bằng xã hội. Ngược lại, mục tiêu phát triển xã hội cũng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế.

Các vấn đề xã hội có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, do vị trí của con người trong xã hội quy định. Song, do địa vị của con người ở mỗi chế độ xã hội khác nhau là không giống nhau, cho nên vai trò, bản chất của các vấn đề xã hội cũng khác nhau. Trong chủ nghĩa tư bản, nhân dân lao động là người làm thuê, mục tiêu của chủ nghĩa tư bản là tăng lợi nhuận, duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản. Đe đạt tói mục tiêu đã được xác định, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều chủ trương, giải pháp về các vấn đề xã hội, trong đó có những mặt tiến bộ như coi trọng giảm nhẹ sự bất bình đẳng trong xầ hội cũng như tìm cách giảm căng

195

Page 195: File Word Duong Loi Chinh Sach

. I. L

thẳng trong xã hội. Tuy nhiên, những mặt tiến bộ ấy không bền vững vì mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là xã hội hóa của sản xuất và chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn còn tồn tại. Trong chủ nghĩa xã hội, nhân dân là người làm chủ, con người được coi là vốn quý nhất, mục tiêu phục vụ của chủ nghĩa xã hội là nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Do vậy, nhà nước xã hội chù nghĩa luôn tạo ra những khả năng khách quan để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người, cải thiện không ngừng các điều kiện sống, tạo ra các tiền đề cho sự phát triển của cá nhân, của người lao động để họ tự giác tham gia có hiệu quả các hoạt động sống, cũng như xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, vãn minh. Đó chính là sự khác nhau căn bản về mục tiêu phát triển giữa con đường chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn, v.v...

Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa: Công bằng xã hội.Công bằng xã hội là khái niệm mang tính chuẩn tắc phụ thuộc vào

quan niệm khác nhau của mỗi giai cấp, mỗi quốc gia. Công bằng xã hội là sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, công bàng trong phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội. Như vậy, công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng;, bao gồm cả yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Những thước đo chủ yếu về công bằng xã hội là: chỉ số phát triển con người (HDI); đường cong Lorenz; hệ số GINI; mức độ nghèo khổ; mức độ thỏa mãn nhu càu cơ bản của con người, v.v...

‘ Công bằng xã hội ià bản chất. rhộí trong 5 thành tố của mục tiêu chung mà chúng ta đang phấn đấu để đạt tới trên con đường xây dựng một nước Vỉệt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Khi hệ thống ehính sách xã hội đúng đắn,

196

Page 196: File Word Duong Loi Chinh Sach

công bằng vì eon người sẽ là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mục tiêu công bằng xã hội trong quá tính xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Vỉệt Nam không .thay đổi, nhưng con đường di đến mục tiêu đó thì thay đổi. Với mục tiêu vừa chú trọng phát triển về kinh tế vìra chú trọng thực hiện công bằng xã hội, Nhà nước Việt Nam muốn định hướng sự phát triển kinh tế thị trường một cách bền vững (phát triển không chỉ về kinh tế, mà cả về xã hội, vãn hóa và môi trường).

Để từng bước thực hiện tốt vấn đề công bằng xã hội đòi hỏi phải ban hành và thực hiện tốt hệ thống chính sách xã hội.

Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa: Bình đẳng xã hội.Bình đẳng xã hội ở đây đứợc hiểu theo nghĩa bình đẳng trong việc

tiếp cận các cơ hội. Có thể coi bình đẳng về cơ hội là cách nói tắt của cụm từ bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội. Trong trường hợp đó, bình đẳng về cơ hội có vai trò gì trong việc thực hiện công bằng xã hội? Ờ đây, khái niệm công bằng xã hội vẫn được hiểu theo nghĩa đã trình bày ở trên, nghĩa là những ai có cống hiến ngang nhau thì đều được hưởng thụ ngang nhau. Đó là “thước đo” của công bằng xã hội. Nhưng “thước đo” ấy chỉ “chuẩn xác” khi những người cống hiến này đều được xuất phát từ cùng một vạch, tức là từ cùng một mặt bằng trong việc tiếp cận các cơ hội. Điều đó có nghĩa là bình đẳng về cơ hội chính là tiền đề đảm bảo có công bằng xã hội thực sự.

2.5.2. Thực hiện chính sách xã hội theo nguyên tắc công bằng và bình đẳng xẫ hội

Thực hiện chỉnh sách xã hội trước hết phải theo nguyên tắc

197

“ ........................... • 1.......................... ...............................

Page 197: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

công bằng xã hội. Bởi vì, thực hiện công bằng xã hội vẫn là yêu cầu hàng đầu, vì đó chính là một trong những động lực mạnh mẽ nhất của sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, cững cần lưu ý rằng,. thực hiện được công bằng xẵ hội không có nghĩa là đã thực hiện được bình đẳng xã hội, nhất là thực hiện được binh đẳng xã hội hoàn toàn. Nói eách khác, trong khi thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng như đã nêu trên, chúng ta không những chưa loại trừ được, mà vin còn buộc phải chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng xã hội nhất định do chỗ các cá nhân khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau (chẳng hạn, người này khỏe hơn, người kia yếu hom, người này nhiều con hon, người kia ít con hơn, v.v...) nên với việc hoàn thành một công việc ngang nhau và do đó, được hưởng thù lao ngang nhau, v.v... Do vậy, thực hiện chính sách xã hội theo nguyên tắc công bằng xã hội đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết đúng đắn, hài hòa các mối quan hệ lợi ích.

Thực hiện bình đẳng xã hội ỉà một trong những nguyên tắc và mục tiêu hướng đến cùa quá trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù khi chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường thi việc bất bình đẳng xã hội là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, chấp nhận sự bất bình đẳng xã hội ở mức độ nào mới là vấn đề quan trọng. Chúng ta không thể chấp nhận để cho tình trạng bất bình đẳng xã hội gia tăng liên tục và mãi mãi; ngược lại, phải tìm mọi cách kiềm chế sự gia tăng ấy, hạn chế bớt mức độ bất bình đẳng để tiến tới dàn dàn xóa bỏ nó. Vì vậy, cùng với chủ trương tiếp tục khuyến khích các hộ làm giàu hợp pháp, Nhà nước ta cũng đồng thời

198

Page 198: File Word Duong Loi Chinh Sach

đang mả rộng và đẩy mạnh cuộc vận động xóa đói giảm nghèo khá hiệu quả được đề ra từ đầu những năm 90 cùa thế kỷ XX đến nay, trong đó tập trung xóa đói ở nông thôn, giảm nghèo ở cả nông thôn lẫn thành thị. Bằng việc thực hiện các chính sách đó, chúng ta đang tiếp tục thực hiện một cách có hiệu quả một phần của yêu cầu “định hướng xã hội chủ nghĩa”, tức là từng bước giảm ứũểu mức độ bất bình đẳng xã hội.

2.3.3. Thực hiện chỉnh sách xã hội đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và người có công

- Chính sách xã hội đối với người có hoàn cảnh khó khăn.Trong thòi gian vừa qua chúng ta đã từng bước thực hiện tốt chính

sách xã hội đối với người có hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn, chủ động đối phó với tình hình thiếu lương thực và khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh, thành phố trong cả nước; hướng dẫn các địa phương chủ động bám sát tình hình, tổ chức cứu trợ kịp thời cho những gia đình thiếu đói, sử dụng các nguồn kinh phí của địa phương, nguồn hỗ trợ của Trung ương và các nguồn tài trợ khác đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả. Bảo đảm thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng xã hội quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ, v.v... Trong thời gian tới, chính sách xã hội này cần tăng cường các chương trình trợ giúp xã hội để hỗ trợ các thiếu hụt về thu nhập của người nghèo kinh niên và các đối tượng xã hội; đổi mới mô

Page 199: File Word Duong Loi Chinh Sach

LL

hình và hình thức cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội; nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, quản lý và giám sát đối tượng ừợ giúp xã hội; nâng cao năng lực của người dân đối phó với rủi ro đột xuất. Củng cố, quy hoạch và phát triển hệ thống các cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, các trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động và xã hội, v.v... nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên; hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật .chất, bồ sung trang thiết bị cần thiết; bảo vệ môi trường trong cơ sở nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và trợ giúp đối tượng xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội và xem xét điều chỉnh mức chuẩn để tính mức ừợ giúp xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; tạo môi trường pháp lý, hành chính, xã hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương tiếp cận các dịch, vụ xã hội cơ bản và hòa nhập cộng đồng; huy động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội trợ giúp các đối tượng. Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ờ Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sả cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, v.v...

- Chính sách xã hội đối với người có công.Trong thời gian vừa qua chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc

thực hiện chính sách xã hội đối với người có công. Chẳng hạn, thực hiện điều chinh nâng mức trợ cấp đối với người có công tà ngày 1-5-2011 và theo dõi chặt chẽ tình hình đời sống người có công để hỗ trợ kịp thời những gia đình người có công gặp khó khăn. Tập trung triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có

200

Page 200: File Word Duong Loi Chinh Sach

công với cách mạng. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người có công, chú trọng giải quyết những tnrờng hợp còn tồn đọng. Nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công phù họp với lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu. Đến hết năm 2013, hỗ trợ giải quyết cơ bản về nhà ở đối với hộ người có công đang có khó khăn về nhà ở. Trong thời gian tới, chình sách xã hội đối với người có công sẽ tập trung ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối vói người có công và thân nhân về phát triển sản xuất, việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là y tế, giáo dục, đào tạo. Đẩy mạnh việc tu bổ nghĩa trang, tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Có biện pháp khắc phục có hiệu quả tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách người có công. Cụ thể là thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công, gia đình thương binh liệt sĩ như vấn đề nhà ở, khám chữa bệnh và điều dưỡng phục vụ sức khỏe, các chính sách ưu tiên trong giáo dục, vấn đề trợ cấp cho những người có công với cách mạng. Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, người có công với nước, người được hưởng chính sách xã hội. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già. Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam> người tàn tật, trẻ mồ côi, v.v...

2.4. Giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách xã hội - yêu cầu tất yếu đễ phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam

2.4. L Giải quyết vấn đề xã hội theo truyền thống nhân vần của dần tộc Việt Nam

Truyền thống là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể

201

"TI

Page 201: File Word Duong Loi Chinh Sach

L .L

hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài.

Truyền thống của người Việt Nam trong giải quyết vấn đề xã hội là “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”; “một con ngựa đau cả tàu bỏ cò”; “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh người quay lại”; “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; <4uống nước nhớ nguồn”...

2.4.2. Thực hiện hiện chỉnh sách xã hội theo truyền thống nhân vãn của dân tộc Việt Nam

Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam luôn thấm đậm tính thần nhân văn. Tuy nhiên, mỗi một giai đoạn, thời kỳ phát triển cần phải được thể hiện bởi phương thức, biện pháp phù hợp và hiệu quả. Trong giai đoạn phát triển hiện nay cho thấy, mỗi thành tựu về kinh tế - chính trị - vãn hóa xã hội luôn kéo theo những hệ quả xã hội không mong muốn. Do vậy, để quá trình giảm thiểu các hệ quả xã hội tiêu cực trong quá trình phát triển, trong quá trình hoạch định và thực hiện hệ thống chính sách xã hội cần phải chú ý kế thừa và phát huy truyền thống nhân Văn của dân tộc.

2.5. Giảỉ quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách xã hội yêu cầu tất yếu của thời đại biện nay

2.5.2. Vấn đề xã hội và giải quyết vẩn để xã hội trong thời đại ngày nay

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa người với người. Đồng

202

Page 202: File Word Duong Loi Chinh Sach

thời, sự ra đời và phát triển của kình tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưcd nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hẩu hết các quốc gia để phát triển. Quá trình hội nhập với thế giới, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ luôn kéo theo những thách thức và nguy cơ, trong đó có các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu: nghèo đói, bệnh dịch, tội phạm, biến đổi khí hậu, v.v... Do vậy, việc nhận thức rõ và xác định đúng, kịp thời những vấn đề của thời đại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó giúp ta biết được những nấc thang phát triển của xã hội, nắm được yếu tố có tính ồn định trong một thế giới đầy biến động. Thông qua đó tiến hành hoạch định và thực hiện hệ thống chính sách xã hội thích ứng và có hiệu quả.

Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, còn gọi là Mục tiêu Thiên niên kỷ, với 8 mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đặt được vào nám 2015. Những mục tiêu này được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8-9-2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc và được bổ sung trong phiên họp lần thứ 62, tháng 10-2007 bao gồm:

- Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn.- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học.

- Nâng cao bình đẳng giới và vị tihế, năng lực của phụ nữ.

- Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em.

- Cải thiện sức khỏe bà mẹ.

203

-ri

Page 203: File Word Duong Loi Chinh Sach

L...

Phòng chống HTV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác.

- Đảin bảo sự bền vững của môi trường.

- Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển.2 5.2. Cam kết của Việt Nam trong việc gỉải quyết vẩn để xã hội

và thực hiện chính sách xã hội * - * * . ♦ .Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng ưong việc thực

hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và đã hoàn thành một số mục tiêu - ví dụ: Mục tiêu 1 về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói. Việt Nam cũng đang trong tiến'trình hướng tới hoàii thành một số mục tiêu khác nữa. Nếu Vĩệt Nam muốn đạt được tất cả các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trên eơ sở đảm bảo bình đẳng, thì điều quan trọng là cần duy trì những tiến bộ đã đạt được, hướng tới giải quyết những sự chênh ỉệch đang gia tầng, tính đến các nguy cơ và giải quyết những thiến hụt còn tồn tại.

Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 1: xỏa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thỉầi đỏi. Trong tất cả các Mục tiêu Thiên niên kỷ, Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở Mục tiêu Thiên niên kỷ 1 về giảm nghèo.

Mặc đù tỷ lệ nghèo nói chung đã giảm đáng kể, nhưng vẫn còn tồn tại những chênh lệch rất lớn. Ví dụ, hơn một nửa các nhóm dân tộc thiểu số vẫn đang sống dưới chuẩn nghèo. Đã bắt đầu xuất hiện các dạng nghèo mởi, bao gồm nghèo lâu năm, nghèo thành thị, nghèo ở trẻ em và người di cư nghèo. Đe giải quyết các tình trạng nghèo này cần phâi có các phương pháp tiếp cận đa chiều và riêng biệt, trong đó có ghi nhận nghèo đói là một Vấn đề không chỉ dừng ả mức độ thu nhập hộ gia đình trong mối quan hệ với chuẩn nghèo tính, theo tiền tệ.

204

Page 204: File Word Duong Loi Chinh Sach

Mục tiêu phát ừiển Thiên niên kỳ 2: Pho cập giáo dục tiêu học. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Tỉ lệ về gỉới cũag khá đồng đều vói gần một nửa học sinh là trẻ em gái ở cả cấp tiểu học lẫn trung học. Để tiếp tục phát huy thành tích này và đảm bảo giữ vững thành tựu, trong những năm tới cần chú ý đến một số lĩnh vực đặc biệt là chất lượng và chi phí cho giáo dục.

Mục tỉêu phát Men Thiên niên kỷ 3: Tăng cường bình đắng giới và nâng cào vị thế cho phụ nữ. Việt Nam đã rất tìiành công trong việc nâng cao tỷ lệ trẻ em gái học tiểu học và trung học cơ sở. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trong khu vực về tỷ lệ phụ nữ tham gia Qụốc hội. Tuy nhiên, phụ nữ Vỉệt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại to lớn, bao gồm nghèo đói, thiếu tiếp cận với giáo dục ở các bậc cao hơn và thiếu cơ hội việc làm, cũng như những thái độ và hành vi phân biệt đối xử còn tồn tại dai dẳng. Bên cạnh đó, hiện tượng yêu thích con trai hơn và hạ thấp giá trị con gái được thể hiện qua sự chênh lệch tỷ lệ nam - nữ khi sinh ngày càng tăng và bạo lực giới đã được ghi nhận là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.

Mục tiêu phất Men Thiên niên hỷ 4: Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Việt Nam đã đạt được các mục tiêu về giảm tì lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh. Để phát huy những thành tựu này và đảm bảo rằng tỷ lệ tử vong trẻ em tiếp tục được cải thiện, một số lĩnh vực cần được chứ ý, đặc biệt là tử vong ở trẻ dưới 1 tháng tuổi và tỷ lệ trỏ suy dinh dương, thấp còi.

Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ. Tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm một cách đáng kể trong vòng 2 thập kỷ qua. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường

205

Page 205: File Word Duong Loi Chinh Sach

.. L L

khả năng tiếp cận sức khỏe sinh sản cho tất cả mọi người bao gồm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình; tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; xây dựng các chương trình, chính sách và luật pháp về sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản, cũng như các dịch vụ cỏ chất lượng tới người nghèo và các nhóm dân số dễ bị tổn thương, cần nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ là giảm 3/4 tỷ lệ tử vong bà mẹ. Tuy nhiên, vẫn còn có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tử vong bà mẹ giữa các vùng miền mà chứng ta cần phải giải quyết.

Mục tiêu Phát ừiển Thiên niên kỷ 6: Ngăn chặn HỈV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác. Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể ừong việc xây dựng khung pháp lý và chính sách trong những năm gần đây. Việt Nam có một chiến lược quốc gia tốt và 9 kế hoạch để ứng phó với HIV. Tỷ lệ nhiễm HTV trong tất cả các nhóm tuổi đều giảm. Các bước tiến rất ấn tượng của Vĩệt Nam ừong lĩnh vực phòng, chống sốt rét cho thấy Vỉệt Nam đã đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về phòng, chống sốt rét. Việt Nam cũng được công nhận là đã khống chế rất tót các dịch bệnh khác như SARS, H5N1 vàHlNl.

Mặc dù đã có tiến bộ trên nhiều lĩnh vực và Chính phủ Việt Nam đă nỗ lực rất nhiều để ứng phó với HIV trong vòng 10 năm qua, nhưng tỷ lệ nhiễm HIV hiện vẫn tiếp tục gia tăng. Để có thể duy trì các thành quả đã đạt được và đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm chặn đứng và đẩy lùi sự lan tràn của HIV, Việt Nam sẽ cần sử dụng ưu tiên nguồn lực để tập trung vào 2 lĩnh vực trọng yếu là dự phòng HIV và bảo đảm tính bền vững của ứng phó quốc giavớiHTV.

206

Page 206: File Word Duong Loi Chinh Sach

Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 7: Đảm bảo bền vững môi trường. Việt Nam cam kết giải quyết các vấn đề môi trường ở cấp quốc tế và đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc thực hiện Mục tiêu 7. Chẳng hạn, diện tích rừng bao phủ tăng từ 27,8% năm 1990 lên khoảng 40% năm 2010. Ngày nay, có khoảng 83% dân sổ vùng nông thôn có thể tiếp cận nước sạch, tăng so với 30% vào năm 1990.

Để có thể phát huy những thành tựu đã đạt được, Vỉệt Nam cần chú ý hơn nữa một số lĩnh vực để có thể đạt được nhiều tiến bộ hơn trong việc thực hiện Mục tiêu 7, đặc biệt về nước sạch, vệ sinh môi trường và biến đổi khí hậu. vẫn còn sự khác biệt về khả năng tiếp cận với nước sạch giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, với tỷ lệ thấp nhất ở các vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Vĩệt Nam rất dễ phải hứng chịu các tác động của biến đồi khí hậu. Hiện mỗi năm đã có hơn 1 triệu người ở Việt Nam phải chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và thảm họa khí hậu có chiều hướng ngày càng tồi tệ hơn.

Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 8: Xây dựng quan hệ đoi tác toàn cầu vì sự phát triển. Công tác giảm nghèo và phát triển bền vững có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động thương mại xóa nợ và viện trợ; và có thể được thúc đẩy tốt hơn thông qua việc xây dựng các mối quan hệ đối tác toàn cầu. Vỉệt Năm đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong việc xây dựng các mối quan hệ đôi tác toàn cầu cho phát triển kể từ năm 2000, trong đó có việc gia nhập WTO, mở rộng hợp tác với ASEAN, làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ 2008-2009 và tham gia trong một số hiệp định thương mại tự do mới. Đe đảm bảo công bằng xã hội và tính bền vững của quá

Page 207: File Word Duong Loi Chinh Sach

L.L..

trình phát triển đất nước, cần có những mối quan hệ đối tác liên tục và mở rộng ở tất cả các lĩnh, vực trong những năm sắp tới.3. QUAN ĐIỂM YÀ MỘT SỐ CHÍNH SẤCH XÃ HỘI NHẰM GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VỆT NAM BŨŨỆN NAY3.1. Một số quan điểm cơ bản về hoạch định và thực hiện chính sách xã hộỉ

5.7./. Quan điểm Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

- Chính sách xã hội phản ánh quan điểm của Đảng.Theo quy định, của Điều lệ Đảng và Hiến pháp năm 2013, Đảng

Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong khi đó, việc hoạch định và thực hiện hệ thống chính sách pháp luật là một nội dung cơ bản trong hoạt động của Nhà nước và xã hội. Do vậy, việc hoạch định và thực hiện hệ thống chính sách xã hội phải đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, phản ánh và thể hiện được quan điểm, đường lối của Đảng liên quan đến chính sách xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, thời kỳ.

Ngay từ năm 1986, trên cơ sở nhận thức mới về vai ữò của các vấn đề xã hội, mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ: Trình độ phát triền kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), sau khi xác định được những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, Đảng ta đã nêu lên định hướng lớn: Chính sách xã hội đúng đắn vĩ hạnh phúc con người là động lực to lớn phát triển mọi tiềm năng sáng tạo của

208

Page 208: File Word Duong Loi Chinh Sach

nhân dân ừong xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở định hướng ấy, Đảng ta đã chính thức khẳng định một số quan điểm chỉ đạo việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Cụ thể là: Mục tiêu của chinh sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của yếu tố con người và vi con người. Kết hợp hài hòa giữa kinh tế với phát triển vãn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng ta đã bồ sung một quan điểm quan trọng là: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Đồng thời, Đảng đã đề ra phừng quan điếm chí đạo việc hoạch định hệ thống chính sách xã hội, đó là: Thứ nhất tăng trưởng kinh tế phải gắn Ị liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển. Gông bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dựng tốt năng lực của mình. Thứ hai, thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh'tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Thứ ba, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phảt triển, về mức sống giữa các vùng, các dâĩ\j

209

~7 1

Page 209: File Word Duong Loi Chinh Sach

tộc, các tầng lóp dân cư. Thứ tư, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “nhân hậu, thủy chung”, v.v... Thứnàm, các vấn đề chính sách xã hội đều được giải quyết theo tinh thần xã hội. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng không nhắc lại các quan điểm chỉ đạo của Đại hội VIII, nhưng nhấn mạnh: thực hiện các chính sách xã hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp và các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân, các tồ chức xã hội. Đồng thời, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X và XI Đảng ta liên tục khẳng định những nhiệm vụ, mục tiêu của từng lĩnh vực cụ thể càn tập trung giải quyết là: giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách xã hội; tiền lương và thu nhập; xóa đói, giảm nghèo; đền ơn đáp nghĩa; uống nước nhớ nguồn; xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội; chính sách dân số; chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; chinh sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em; phong trào toàn dân tập luyện thể dục, thể thao; phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm, v.v...

- Chính sách xã hội phải tuân theo pháp luật. Vỉệt Nam đang đẩy mạnh eông cuộc xây dựng và thực hiện nhà nước pháp quyền, do vậy việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách xã

210

Page 210: File Word Duong Loi Chinh Sach

hội nhằm giải quyêt các vấn đề xã hội phải tuân thủ và dựa trên cơ sở các quy định của hệ thống pháp luật. Hệ thống chính sách xã hội phải dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Chính sách xã hội của dân, do dân, vì dân. Nhà nước mà Đảng và nhân dân ta xây dựng và hướng đến là nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong khi đó, việc ban hành và thực hiện chính sách xã hội là một hoạt động và mục tiêu cơ bản hướng đến của Nhà nước Việt Nam. Do vậy, việc hoạch định và thực hiện chính sách xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, trước hết phải đảm bảo nguyên tắc: của dân, do dân và vì dân.

3.1.2. Quan điểm giai câpBất kỳ một nhà nước nào cũng là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai

cấp, trong khi đó, chính sách xã hội lại là một loại công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm không ngừng thúc đẩy xã hội phát triển và tiến bộ. Do vậy, quá trình hoạch định và thực hiện chính sách xã hội luôn thể hiện tính chất giai cấp. Cụ thể là:

- Tính liên minh công - nông - trí thức: Điều lệ Đảng Cộng sản Vỉệt Nam, Hiến pháp 2013 và hệ thống pháp luật của Việt Nam đều quy định: việc xây dựng lứià nước và phát triển xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa là dựa ừên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Chính vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam phải thể hiện được nguyên tắc của mối liên minh: công - nông - trí thức.

- Đảm bảo lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội: Trong Hiến pháp 2013 và các văn bản chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đều thống nhất khẳng định: xã hội Việt Nam là một

211

Page 211: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

xã hội đa dạng nhiều giai cấp, tầng lớp, dân tộc và tôn giáo. Giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc và tôn giáo đều có quyền bình đẳng về cơ hội phát triển và đảm bảo về lợi ích. Việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách xã hội là một cách thức tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích và cơ hội bình đẳng trong phát triển giữa các giai tàng, dân tộc và tôn giáo khác nhau ả Việt Nam.

3.1.3. Quan điểm phát triểnQuan điểm phát triển là một trong những nguyên tắc quan trọng của

phương pháp biện chứng Mác xít. Quan điểm phát triển đòi hỏi chứng ta khi nhận thức sự vật phải xem xét nó trong sự vận động, biến đổi, phải phân tích các sự vận động phức tạp của sự vật, tìm ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để cải biến sự vật phục vụ cho nhu cầu của con người. Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển chính là nguyên lỷ về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Nguyên lý đó nói rằng phát íiiển là khuynh hương tất yếu khách quan của tất cả các sự vật hiện tượng. Phát triển được diễn ra theo 3 hình thức: từ thấp đến cao, từ đớn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.

Mỗi sự vật, hiện tượng xã hội đều có quá trình ra đời, biến đổi, phát triển và mất đi. Nhưng khuynh hướng chung của thế giới vật chất là luôn phát triển theo hướng diện, cái mới thay thế cái cũ, cái sau tiến bộ hơn cái trước. Do đó để nhận thức, phản ánh chính và đưa ra giải pháp thỏa đáng về một vấn đề xạ hội chúng ta phải có quan điểm phát triển.

3.1.4. Quan điểm hệ thống

Hệ thống là một tập hợp những mối tương tác giữa các bộ

212

Page 212: File Word Duong Loi Chinh Sach

phận theo thời gian. Hệ thống gồm nhiều yếu tố, nhưng nhiều yếu tố không phải là hệ thống khi chúng chi là một tập hợp hỗn loạn, mất trật tự. Hệ thống có 4 điểm cơ bản sau đây:

Sự tương tác: Có nghĩa là sự tương quan giữa 2 yếu tố không phải chỉ theo đường một chiều, do A tác động trên B mà nó có thể do B tác động trên A nữa. Các tương quan giữa cảc hiện tượng là những tương tác có ảnh hưởng qua lại.

Tỉnh toàn bộ: Bản thân hệ thống không phải là con số cộng của các bộ phận mà các bộ phận cùng hoạt động, tương tác với nhau để sinh ra một cải toàn thể, mà cái tòàn thể là cái gì lớn hơn số cộng của các bộ phận.

Sự tể chức: Tổ chức là một sự sắp xếp các tương quan, các quan hệ giữa các thành phần để tạo ra một hình thức mới có những đặc tính riêng mà các thành phần tự nó không có. Tồ chức còn là một tiến trình theo đó vật chất, năng lượng và thông tin chúng kết họp lại với nhau để có một chức năng.

Sự phức tạp: Một hệ thống bao giờ cũng phức tạp, do nhiều nguyên nhân nội tại (do nhiều quan hệ giữa các thành phần) cũng như ngoại tại (vì có may rủi, ngẫu nhiên, v.v...).

Sử dụng nguyên tắc hệ thống giúp ta hiểu là mọi việc có tương quan nhiều chiều, phi tuyến tính, do tác động nhiều yếu tố xã hội, vãn hóa, kinh tế, nhân vãn, v.v... vậy cần có cái nhìn toàn bộ về chính sách xã hội trong giải quyết vấn đề xã hội chứ không phải cục bộ; chỉ khi phân tích toàn hệ thống thì mới tìm được giải pháp hữu hiệu.

5. Ì.5. Quan điểm khoa họcNguyên tắc này không chỉ đòi hỏi đối với nội dung của các quy đính

cùa hệ thống chính sách xã hội mà còn đòi hỏi đối với

213

—r~7

Page 213: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

cả hình thức thể hiện của chúng, về nội dung, các quy định của chính sách xã hội phải được xây dựng trên cơ sở những thành tựu khoa học mới nhất; về hình thức bố cục, cấu trúc, cách thóc trình bày các nội dung văn bản chính sách, v.v... phải mang tính khoa học. Xây dựng chính sách xã hội trên cơ sở khoa học chính là điều kiện để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả thực tế của các vãn bản, quy định của chính sách xã hội.

Nguyên tắc khoa học là yêu cầu clrang đối với hoạt động xây dựng chính sách xã hội cho phép loại trừ những mâu thuẫn của chính sách, bảo đảm tính, thống nhất giữa các chính sách xã hội. Tính khoa học trong hoạt động xây dựng chính sách xã hội đòi hỏi phải nhận thức được quy luật khách quan của xã hội, biết sử dụng những thành tựu của các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học về xã hội học, biết phân tích dự đoán đúng đắn các số liệu về kinh tế, kỹ thuật, v.v... phục vụ công tác xây dựng chính sách xã hội. Mỗi nội dung của chính sách xã hội phải được sắp xếp lôgíc, hợp lý, mang tính hệ thống trong văn bản. Nội dung văn bản phải chính xác, biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu. Tính khoa học còn được biểu hiện ở kế hoạch xây dựng chính sách xã hội chặt chẽ và có tính khả thi, các hình thức thu thập tin tức, xừ lý thông tin, tiếp thu ý kiến của nhân dân, ở việc thông qua, công bố vãn bản chính sách, v.v...3.2. Chính sách xã hội nhằm giải quyết một số vấn đề xã hội cấp bách hiện nay

3.2.1. Chính sách dân sốMục tiêu tổng quát của chính sách dân số là thực hiện gia đình ít con,

khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân

214

Page 214: File Word Duong Loi Chinh Sach

lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Mục tiêu cụ thể: là mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ XXI nâng chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, giảm tỷ lệ viêm nhiễm bệnh lây truyền qua đường sinh dục (HIV), v.v...

Dân số trung bình cả nước năm 2013 ước tính 89,71 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2012, bao gồm: Dân số nam 44,38 triệu người, chiếm 49,47% tổng dân số cả nước, tăng 1,08%; dân số nữ 45,33 triệu người, chiếm 50,53%, tăng 1,03%. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 29,03 triệu người, chiếm 32,36% tổng dân số, tăng 2,38% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,68 triệu người, chiếm 67,64%, tăng 0,43%.

Tổng tỷ suất sinh năm 2013 đạt 2,10 con/phụ nữ, tăng so với mức 2,05 con/phụ nữ của năm 2012. Tỷ số giới tính của dân số đạt 97,91 nam/100 nữ, tăng so với mức 97,86 nam/100 nữ của năm2012. Tỷ suất sinh thô đạt 17,05 trẻ sinh ra sống trên 1.000 người dân. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh duy trì ở mức khá cao với 113,8 bé trai/100 bé gái, tăng so với mức 112,3 bé trai/100 bé gái của năm 2012. Tỷ suất chết thô năm 2013 là 7%o; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 15,3%o; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổị là 23%0. Tỷ suất chết tiếp tục ờ mức thấp, thể hiện rõ hiệu quả của chương tình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khỏe, nâng cao mức sống cho người dân nói chung trong những năm qua.

Page 215: File Word Duong Loi Chinh Sach

L 1.

3.2.2. Chỉnh sách xã hội nhằm giải quyết tệ nạn xã hộiTheo các cơ quan chóc năng, hiện nay tình hình hoạt động mại dâm

thường rất đa dạng với nhiều hình thức biến tướng và sử dụng các thủ đoạn mới, tình vi. Trong đó, chủ yếu vẫn là lợi dụng các dịch vụ như ăn, nghỉ, vũ trường, karaoke, tẩm quất, v.v...

Nhằm hạn chế sự gia tăng của tệ nạn xã hội, ngày 15-4-2003, Pháp lệnh Phòng chống mại dâm đã được công bố, quy định những biện pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đĩnh trong việc loại trừ mại dâm. Ngày 10-5-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 679/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015. Điều này khẳng định quyết tâm của Chính phủ, đồng thời thể hiện tầm quan trọng của công tác phòng chống mại dâm ừong bối cảnh dịch HIV/ AIĐS đang có nguy cơ lan rộng, đe dọa đến sự phát triển bền vững của nước ta. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã triển khai tốt nhiệm vụ của mình như chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống ma tủy trong Tháng hành động phòng, chống ma túy, làm tốt công tác phối hợp với các địa phương, tổ chức xã hội trong công tác phòng chống tệ nạn,

Đặc biệt, trong những năm gần đây tệ nạn ma túy và tội > phạm ma túy ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Ma túy đã vào trường học, rình rập từng nhà, từng ngõ ngách gây ra những cái chết dần, chết mòn không những cho người nghiện mà cả gia đình họ. Nghiện ma túy cũng là nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội khác. Đa số người nghiện ma túy, để có tiền mua ma túy đều phạm tội trộm cắp, cướp giật, lừa đảo. Theo một số nguồn tin, khoảng 75% các tội phạm hình sự có nguyên nhân bắt nguồn

216

Page 216: File Word Duong Loi Chinh Sach

từ những người nghiện ma túy. Đa số những người bị nhiễm HTV/AIDS là những người nghiện ma túy. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 10 năm trở lại đây, ở Vỉệt Nam đã có khoảng 10 vạn người nghiện ma túy, trong đó có tới 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, đặc biệt có tới 50% tổng số người nghiện là trẻ em (dưới 16 tuổi). Sa vào ma tủy là con đường ngắn nhất dẫn tới sự hủy hoại chính mình ở cả hiện tại và tương lai. Đồng nghĩa với đó là ảnh hưởng đến tương lai cửa đất nước. Đây là một vấn đề gây bao lo lắng, bóc xúc cho các nhà giáo dục, các gia đình và toàn xã hội nói chưng.

Từ thực tế đó cho thấy phòng chống tệ nạn ma túy, mại đâm không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Nó càn trở thành một phong trào quàn chúng, có tính xã hội cao. Nhà nhà, người người hợp sức chống tệ nạn ma túy, mại dâm kết hợp với biện pháp hành chính. Đây còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng phải có tính quyết định và cần phải đánh giá đúng thực trạng, nhìn thẳng vào sự thật để có các giải pháp quyết liệt, đồng bộ trong công tác phòng chống HIV/AĨDS, ma túy, mại dâm.

3,2,3, Chỉnh sách giải quyết việc làmLực lượng lao động từ 15 tuổi trờ lên ước tính đến ngày 1-1- 2014 là

53,65 triệu người, tăng 864,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%. Lực lượng lao động ừong độ tuổi laó động ước tính đến 1-1-2014 là 47,49 triệu người, tăng 409,2 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2013, trong đó nam chiếm 53,9%; nữ chiếm 46,1%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang

217

............ '“TT

Page 217: File Word Duong Loi Chinh Sach

LU.

làm việc trong các ngành kinh tế năm 2013 ước tính 52,40 triệu người, tăng 1,36% so với năm 2012. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2013 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,9% tổng số, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 32,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm. Tỷ lệ lao động phi chính thức trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc nảm 2013 ước tính chiếm 34,2%, trong đó khu vực thành thị là 47,4%; khu vực nông thôn 28,6% (năm 2012 các tỷ lệ tương ứng là: 33,7%; 46,8% và 28%). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,2%, trong đó khu vực thành thị là 3,58%; khu vực nông thôn là 1,58% (năm 2012 tương ứng là: 1,96%; 3,21%; 1,39%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính 2,77%, trong đó khu vực thành thị là 1,48%; khu vực nông thôn là 3,35% (năm 2012 tương ứng là: 2,74%; 1,56%; 3,27%).

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 năm 2013 ước tính 6,36%, trong đó khu vực thành thị là 11,11%, tăng 1,94 điểm phần trấm so với năm trước; khu vực nông thôn là 4,87%, tăng 0,62 điểm phàn trăm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính 1,21%, trong đó khu vực thành thi là 2,29%, tăng 0,19 điểm phần trăm so vói năm truớc; khu vực nông thôn là 0,72%, tăng 0,06 điểm phần trâm. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.

Từ thực tiễn trên đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, ưu tiên người

218

Page 218: File Word Duong Loi Chinh Sach

nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn. Xây dựng và triển khai Luật Việc làm, khẩn trương nghiên cứu xây dựng Chương trình việc làm công. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 3%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%.

3.2.4. Chính sách xã hội dành cho hệ thống giáo đạc, y tế- Bảo đảm giáo dục tối thiểu.Tính đến cuối năm 2013, cả nước có 61/63 tinh, thành phố trực

thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 4 tỉnh/thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (năm 2012 là 3 tình). Tình trạng học sinh bỏ học có chiều hướng giảm.

Tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo đục và đào tạo được bảo đảm. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện các chiến lược, chương trình, đề án về giáo dục. Mở rộng và tăng cưcmg các chế độ hỗ trợ, nhất là đối với thanh niên, thiếu niên thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn để bảo đảm phổ cập giáo dục bền vững. Tăng số lượng học sinh trong các trường dân tộc nội trú, mở rộng mô hình trường bán trú; xây dựng và củng cố nhà trẻ trong khu công nghiệp và vùng nông thôn. Xây dựng đề án phổ cập mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi. Nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở, đặc biệt là đối với con em hộ nghèo, dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Phấn đấu đến năm 2020 có 99% trẻ em đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học, 95% ở bậc trung học cơ sở; 98% người trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ; trên 70% lao động qua đào tạo.

- Bảo đảm y tế tối thiểu.Cho đến nay, mạng lưới và cơ sở vật chất kỹ thuật y tế tiếp

219

_ . . . _ T 1

Page 219: File Word Duong Loi Chinh Sach

. L L_

tục phát triển. Chất lượng bảo vệ, chàm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh được nâng lên. Y tế dự phòng được quan tâm, không để bùng phát dịch bệnh lớn. Đã triển khai nhiều giải pháp giảm quá tải bệnh viện. Ưu tiên đầu tư cho các bệnh viện quá tải cao, nhất là tuyến trung ương và tuyến cuối. Nhiều công trình bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đã và đang hoàn thành đưa vào sử dụng. Hoạt động quản lý, kiểm soát thuốc, giá thuốc và vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Tỷ lệ tham giạ bảo hiểm y tế tăng từ 63% năm2010 lên 71,2% năm 2013. Tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS được khống chế dưới 0,3% dân số.

Tiếp tục triển khai chiến lược, các chương trình, đề án về y tế, nhất là đề án khắc phục quá tải ở các bệnh viện. Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hoàn thiện việe phân công quản lý các đon vị thuộc ngành y tế ở địa phương. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Đên năm 2020, trên 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân 10%. Đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình phòng, chống lao quốc gia, giảrn mạnh số người bị mắc bệnh lao và chết do lao, phấn đấu đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 Hước có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới.

Nâng cao Hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiếu số, vùng miền núi, các hộ nghèo. Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế, đồi mới công tác quản lý nhá nước về bảo hiểm y tế, có chính sách khuyến khích người dân, nhất íà người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia bảo hiểm y tế. Đến năm 2020, phẩn đấu trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế, v.v...

220

Page 220: File Word Duong Loi Chinh Sach

3.2.5. Chính sách xóa đói giảm nghèoChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt kết quá

tích cực. Thành tựu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Vỉệt Nam được cộng đồng qúốc tế đánh giá cao. Công tác an sinh xã hội và giảm nghèo ữong năm qua được Đảng và Nhà nước tập trung quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện. Thực hiện Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 4-12-2012 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu đối với ngườỉ lao động và Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27-6-2013 cua Chính phu về việc tăng mức lương tối thiểu đối với khu vực nhà nước, đời sống người làm công ăn lương được cải thiện hơn. Cũng ữong.năm2013, cả nước có trên 7,4 triệu sổ, thẻ bảo hiểm y tế, giấy khám chữa bệnh được phát miễn phí cho các đối tượng chính sách tại các địa phương.

Trong thời gian sắp tới chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ được thực hiện theo hướng: thực hiện đồng bộ, lồng ghép các chương trình, chính sách hiện hành có diều chỉnh, bao gồm: (1) Chính sách hỗ trợ lao động nghèo, người thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định và tham gia thị trường lao động; hỗ trợ dân cư nông thôn dễ dàng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản; (2) Tuyên truyền, hỗ trợ đối với 40% dân số nông thôn hỉện nay chưa tham gia bảo hiểm y tế; (3)'Bổ sung nhóm đối tượng nghèo kinh niên được hường chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên; (4) Tiếp tục xây dựng, thực hiện Nghị quyết về đinh hướng giảm nghèo thời kỳ 2011 -2020, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo thời kỳ 2011-2015 và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Đổi mới nội dưng hỗ -ừợ người nghèo; hoàn thiện việc theo dõi, giám sát và đánh giá các chương trình giảm

221

~r '1

Page 221: File Word Duong Loi Chinh Sach

L 1

nghèo; xẵ hội hóa nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực và điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ cơ sở để đáp ứng được yêu cầu công việc. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các hộ nghèo về tiền điện và các chính sách mới ban hành đế bảo đảm thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho hộ nghèo kịp thời, đúng đối tượng, v.v... Chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với các huyện nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khỏ khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, thu hẹp chênh lệch về mức sống và an sinh xã hội so với bình quân cả nước. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo để giảm nghèo bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng trên 3,5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,5-2%/năm; các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.

Câu hỏi ôn tập1. Trình bày khái niệm và phân loại chinh sách xã hội?2. Trình bày tính tất yếu khách quan của việc giải quyết các vấn đề

xã hội và chính sách xã hội ở Vỉệt Nam hiện nay?3. Trình bày quan điểm và một số chính sách xã hội của Đảng và

Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay?

Tài liệu tham khảo1. Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Vãn kiện Hội nghị ỉần thứ sáu Ban

Chấp hành Trung ương khỏa VIII, Nxb, Chính trị quốc gia,H.1996

222

Page 222: File Word Duong Loi Chinh Sach

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb.Chính trị quốc gia,H.2002.

3. Đảng Cộng sản Mệt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chíĩìh trị quốc gia, H.2006.

4. Đảng Cộng sản yỉệt Nam: Vàn ỉúện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011.

5. Đảng Cộng sản Vỉệt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XX Nxb.Chính tri quốc gia,H.2012.

6. Viện Xã hội học: Xã hội học trong quản ỉỷ xã hội, Nxb.Lý luận chính trị, H.2010.

"VI

223

Page 223: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài 7

ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦÀĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỆT NAM VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁÒ

1. ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỆT NAM VỀ DẰN TỘC1.1. Cơ sở lý luận và thực tíin của đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam

1.1.1. Cơ sở lý luậnTheo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, vấn đề dân tộc là một

vấn đề rộng lớn, phức tạp. Việc đề ra chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như các điều kiện lịch sử cụ thể của từng dân tộc sinh sống trên đất nước Vĩệt Nam.Thứ nhất, đó là việc dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về

khái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tộc.Dân tộc được hiểu là một khái niệm để chỉ một cộng đồng người ổn

đmhJ được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định, với những đặc trưng cơ bản đó là có chung lãnh thổ, có một phương thức sinh hoạt kinh tế chung, một ngôn ngữ giao tiếp chung và một nền văn hóa chung biểu hiện trong tâm lý dân tộc.

Từ khái niệm này, chúng ta có thể xem dân tộc là một công

224

Page 224: File Word Duong Loi Chinh Sach

đồng người ổn định, hình thành và phát triển trong lịch sử với ba đặc trưng cơ bản sau:

- Cộng đồng về ngôn ngữ. Ngôn ngữ chung của cộng đồng có thể bao gồm ngôn ngữ nói vầ viết. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho quá trình cố kết cộng đồng. Tuy nhiên, không phải có bao nhiêu ngôn ngữ nói là có bấy nhiêu dân tộc. Thế giới có khoảng 4.000 ngôn ngữ khác nhau nhưng chỉ có khoảng 2.000 dân tộc.

- Có những đặc điếm chung thuộc bản sắc văn hóa. Những đặc điểm chung này có thể là vãn hóa vật chất, có thể là văn hóa tinh thần phản ánh. truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc. Những đặc điểm chung thuộc bản sắc văn hóa gắn liền với quá trình phát triển dân tộc, góp phần tăng cường củng cố các quan hệ dân tộc.

-Cỏ ý thức tự giác tộc người. Đây là nhân tố quan trọng khẳng định sự tồn tại và phát triển của dân tộc, đồng thơi là tiêu chí để phân định giữa dân tộc này với dân tộc khác. Các yếu tố cư dân, kinh tể, địa bàn có thể thường xuyên biến đổi, song ý thức tộc người có tinh bền vững tương đối và thường gắn với lịch sử dựng và giữ nước của cả dân tộc.

Thứ hai, việc đề ra chính sách dân tộc còn dựa trên lý luận về 2 xu hướng khách quan ừong phong trào dân tộc và quan hệ dân tộc.

Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa Mác-Lênin đã phát hiện ra 2 xu hướng khách quan:

- Xu hướng phân lập. Đây là xu hướng phàn ánh sự chín muồi về ỷ thức dân tộc, sự thức tỉnh về các quyền sống của dân tộc và phát triển thảnh phong trào dân tộc. Các cộng đồng cư dân

225

•~r 1

Page 225: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, hàng loạt các dân tộc vùng lên đấu tranh để lập nên các quốc gia dân tộc độc lập; xác lập quyền lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.

- Xu hưởng liên hiệp. Đây là xu hướng mà các dân tộc ở từng quốc gia hoặc nhiều quốc gia liên hiệp với nhan, xóa bỏ sự biệt lập khép kín, phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc để thành lập các quốc gia đa dân tộc độc lập, thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc.

Trong khi bàn đến 2 xu hướng trên, V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh các đảng mácxít phải chú ý đầy đủ đến cả 2 xu hướng lịch sử khách quan ấy trong sự phát triển dân tộc để trên cơ sở đó mà đề ra chính sách dân tộc và những nhiệm vụ đúng đắn trong tùng giai đoạn cách mạng.

Thứ ba, dựa trên cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin.Những năm đầu của thế kỷ XX, dựa trên sự vận dụng và phân tích

sâu sắc lý luận của C.Mác về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, 2 xu hướng khách quan của phong trào dân tộc, kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm của nước Nga, V.I.Lênin đã nêu ra Cương lĩnh dân tộc: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại. Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin có 3 nội dung:

Một là, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là các dân tộc dù lớn hay nhỏ, không phân biệt trình độ cao hay thấp đều có

226

Page 226: File Word Duong Loi Chinh Sach

nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp bức dân tộc khác.

Trong một quốc gia nhiều dân tộc, quyền binh đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ ngang nhau; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, vãn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại.

Trên phạm vi giữa các quốc gia dân tộc, đấu tranh cho bình đắng dân tộc gắn liền với cuộc đấu ừanh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển với các nước chậm phát triển.

Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.

Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết. Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình, trong đó có quyền quyết định chế độ chính trị-xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình; quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc; quyền tự nguyện hiệp lại vói các dân tộc khác trên cơ sở bình đắng cùng có lợi để có sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia, dân tộc.

Khi giải quyết quyền tự quyết dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân ủng hộ các phong trào đấu tranh tiến bộ phù hợp với lợi ích chính đáng eủa giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên quyết đấu tranh chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu

227

Page 227: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L- .

bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.Ba là, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây là tư tưởng cơ bản

trong Cương lĩnh dân tộc của V.LLênin, phản ánh bản chất quốc tế của phong ưào công nhân, đồng thời phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức manh để giành thắng lợi. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong các dân tộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giành quyền tự quyết, giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Trong Cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả 3 nội dung cương lĩnh thành một chinh thể.

1,1.2. CơsởthựctíễnTrên phương diện thực tiễn, việc đề ra chính sách dân tộc hiện nay

của Đảng ta trước hết xuất phát tò thực tiễn vấn đề dân tộc và quá trình giải quyết vấn đề dân tộc ở Mệt Nam những năm qua.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, các dân tộc ở Việt Nam có một quá trình gắn bó và một ý thức dân tộc được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dựng và giữ nước của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, các dân tộc ở Vỉệt Nam có các đặc điểm đáng chú ý về tộc người và quan hệ giữa các tộc người sau:

Một ỉà, các dân tộc ở Việt Nam cư trú, sinh sống xen kẽ nhau và có sự chênh lệch khá lớn về nhiều mặt.

Nhìn chung, việc các dân tộc sống và cư trú xen kẽ, đan xen từ lâu đã trở thành tình trạng chủ yếu ở mọi vùng, miền, tinh

228

Page 228: File Word Duong Loi Chinh Sach

thành trong cả nước. Không có dân tộc nào có lãnh thổ riêng biệt hoặc sống biệt lập. Trên một địa bàn có thể có nhiều dân tộc cùng sinh sống, cư trú. Hơn thế nữa cùng một dân tộc có thể cư trú, sinh sống trên nhiều địa bàn, tỉnh thành khác nhau. Cả nước có 54 dân tộc anh em, riêng vùng Tây Nguyên đã có tới hơn 40 dân tộc cùng sinh sống đan xen nhau.

Việc cư trứ, sinh sống xen kẽ nhau một mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v... kế thừa và phát huy các yếu tố tốt đẹp của các dân tộc khác, các giá trị về mặt đạo đức, phong tục tập quán của nhau và phát huy các giá trị bản sắc dân tộc; mặt khác cũng sẽ xuất hiện các vấn đề nảy sinh trong các quan hệ dân tộc đòi hỏi Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương phải đương đầu giải quyết.

Các dân tộc ở Việt Nam có sự chênh lệch khá rõ rệt về dân số cũng như sự phát triển: Trong 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số lượng hơn 73 triệu người, chiếm gần 86% dân số cả nước; 5 dân tộc có hơn 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Khmer, H’mông); 3 dân tộc có gần 1 triệu người (Nùng, Hoa, Dao); 11 dân tộc có số dân từ 100 ngàn người đến 400 ngàn .người; 18 dân tộc có số dân từ 10 ngàn người đến 85 ngàn người; 11 dân tộc có số dân từ 1 ngàn người đến 9 ngàn người và 5 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người (xem Bảng thống kê dưới đây).

Danh sách các.dân tộc Vỉệt NamTheo Tổng cục Thống kê, tại'thời điểm ngày 1-4-2009, phân theo

dân tộc, dân số Vĩệt Nam có 85.846.997 người, trong đó có 54 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), đến tháng 11-2013, dân số Việt Nam đã vượt mốc 90 triệu người.

229

Page 229: File Word Duong Loi Chinh Sach

230

Page 230: File Word Duong Loi Chinh Sach
Page 231: File Word Duong Loi Chinh Sach
Page 232: File Word Duong Loi Chinh Sach

I [

về địa bàn cư trú, ngoại trừ người Kinh chủ yếu sống ả các thành phố, vùng đồng bằng, trung du nơi có những điều kiện sống thuận lợi hơn, còn hầu hết các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, v.v... nơi có những điều kiện sống không thuận lợi và nhiều khó khăn. Chính những điều kiện sống khác nhau này đã dẫn tới trình độ phát triển về các mặt

232

Page 233: File Word Duong Loi Chinh Sach

kinh tế, xã hội và văn hóa không đều nhau. Trong các dân tộc thiểu số, có những dân tộc đã đạt đến trình độ kinh tế hàng hóa phát triển, song cũng còn không ít các dân tộc kinh tế hàng hóa mới hình thành. Tình trạng nói trên đã và đang đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta những nhiệm vụ hết sức bức thiết, nặng nề đó là khắc phục và thu hẹp dàn khoảng cách về mọi mặt giữa miền núi với miền xuôi, vùng cao với vùng thấp.

Hai là, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc. Đây là một truyền thống được hun đúc gắn liền với quá trình đấu tranh chống thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm nhiều thế kỷ. Chính quá trình gắn bó lâu dài, chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi của các dân tộc anh em đã tạo nên truyền thống đoàn kết, yêu nước của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Ba là, các dân tộc ở Vỉệt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Bản sắc văn hóa là tổng thể các giá trị đặc trưng của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển cùng vói quá trình, lịch sử lâu dài của đất nước. Bản sắc vãn hóa có các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Để nhận biết chúng phải thông qua vô vàn sắc thái văn hóa với tư cách là sự biểu hiện của bản sắe văn hóa ấy. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ: Bản sắc vãn hóa của dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước trở thảnh những nét đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý

Page 234: File Word Duong Loi Chinh Sach

I L

chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng nước, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đầu óc thực tế, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống.

Có thể hiểu bản sắc văn hóa của các dân tộc ở nước ta như là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc Việt Nam, tới lượt nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc, sức sống và sự từng trải của dân tộc, nhờ đó mà dân tộc có thể vững vàng, trường tồn trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử.

Bốn là, xuất phát từ thực tiễn đã và đang đặt ra hiện nay của vấn đề dân tộc ở nírớc ta. vấn đề dân tộc thực chất là quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia đa dân tộc. Mối quan hệ ấy thể hiện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đời sống chính trị, kinh tế đến đời sống xã hội, văn hóa và tinh thần. Thực tiễn những năm qua cho thấy, vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta đang nổi lên những vấn đề lớn sau đây:

Đời sống kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số có không ít những vấn đề cộm cán, phức tạp. Hiện nay mặc dù đã được Đảng và Nhà nước đầu tư, quan tâm, song đời sống kinh tế vùng dân tộc thiểu số vẫn còn quá nhiều khó khăn, kinh tế hàng hóa chưa theo kịp trình độ chung, tỷ lệ hộ đói, nghèo vẫn còn cao. Các yạ việc phức tạp và điểm nóng về dân tộc, tôn giáo vẫn tiếp tục phát sinh ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vẫn còn nhiều phức tạp tiềm ẩn, nhất là vùng núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số. Đây là những vấn đề đã, đang và sẽ còn đặt ra trong thời gian tới đòi hỏi chúng ta phải quan tâm giải quyết và giải quyết đồng bộ.

234

Page 235: File Word Duong Loi Chinh Sach

cần phải có một chiến lược và tập trung khắc phục khoảng cách chênh lệch về nhiều mặt giữa các vùng miền, giữa các dân tộc trong cả nước. Thời gian qua chúng ta đã tập trung để giải quyết vấn đề nan giải này, song hiệu quả chưa cao khoảng cách và sự chênh lệch về kinh tế, văn hóa, mức sống vẫn còn lớn. Vì vậy, mục tiêu và chủ trương đưa miền núi tiến kịp miền xuôi vẫn tiếp tạc được đặt ra. Ở cấp độ vĩ mô, quốc gia dân tộc cần phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc vì lợi ích và mục tiêu chung là độc lập dân tộc và dân giàu, nước mạnh, dân chù, công bằng và văn minh. Ở cấp độ dân tộc, quan hệ giữa các tộc người cần phải phát huy năng động tính của từng dân tộc và quan tâm tạo những điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ các tộc người cả về vật chất và tinh thần để nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo, tiến kịp trình độ chung.

Cần cảnh giác, đấu tranh chống mọi âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, chia rẽ đâu tộc của các thế lực thù địch, vấn đề dân tộc được Đảng ta coi là vấn đề chiến lược, gắn với chính sách đại đoàn kết dân tộc. Chính vi vậy, các thế lực thù địch luôn tập trung công phá, kích động, chia rẽ các dân tộc. Các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên, Tây Bắc thời gian qua đều có bàn tay kích động, chia rẽ cùa các thế lực xấu lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo, lợi dụng các sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện chinh sách dân tộc, chính sách tôn giáo. Thực tiễn đó vẫn đang và sẽ đặt ra cho Đảng và Nhà nước, các ngành, các cấp, cho từng tộc người trong phạm vi cả nước nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Do đó việc giải quyết vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trong những năm tới không thể không tính đến tác động nói trên.

~T 1

235

Page 236: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L_

1.2. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay

1.2.1. Quan điểm về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc cũa Đảng và Nhà Nước Việt Nam

Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ rv, Đảng ta đã khẳng định: vấn đề dân tộc là vấn đề có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam. Chính từ quan điểm này mà Đảng ta luôn coi trọng và quan tâm giải quyết vấn đề dân tộc. Vận dụng các quan điểm Cữ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc vào thực tiễn cách Việt Nam, Đảng ta tiếp tụe bổ sung và phát triển các quan điềm cơ bản của mình nhằm giải quyết tốt vấn đề dân tộc. Hội nghị làn thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ những quan điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta như sau:

- Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược. Đó là vấn đề cơ bản, lâu dài, song cũng là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam.

- Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vãn minh.

- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng 'kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc.

- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc

236

Page 237: File Word Duong Loi Chinh Sach

và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.

- Phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cirờng sự quan tâm hỗ ừợ của Trung ương và các địa phương trong cả nước.

- Quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc vãn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất

- Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu và hoạt động chia rẽ dân tộc, lợi dụng vấn đề dân tộc của các thế lực thù địch, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, biên giới, Mi đảo.

- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành trong cả nước.

-Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc hiện nay, một mặt chúng ta cần nắm vững chính sách dân tộc; mặt khác cần quán triệt và vận dụng tốt các quan điểm chỉ đạo nói trên của Đảng vào từng hoàn cảnh cụ thể, giai đoạn lịch sử cụ thể của từng dân tộc.

1.2.2. Chính sách dân tộc của Bảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay

Chính sách, đân tộc là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc ờ nước ta. Đây là một chính sách thể hiện những nguyên tắc cơ

237

- - • -rr

Page 238: File Word Duong Loi Chinh Sach

I L

bản: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển trong giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc.

về mục tiêu, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của các dân tộc và của đất nước đế phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch, miền nứi và miền xuôi, xóa đói giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ. công bằng, văn minh.

về nguyên tắc, chính sách dân tộc cùa Đảng và Nhà nước ta hiện nay có 3 nguyên tắc cơ bản cần phải nhận thức rõ và quán triệt. Đó là nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và tôn trọng giủp nhau cùng phát triển.

về nội dung, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay có các nội dung cụ thể phản ánh các yêu cầu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng.

Nội dưng chinh trị cơ bản của chinh sách dân tộc là thực hiện chủ trương của Đảng về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các đâu tộc; góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của công dân; nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về tầm quan trọng của vấn đề bình đấng dân tộc, đoàn kết các dân tộc; thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vãn minh.

Nội dung kinh tế cơ bản trong chinh sách dân tộc là phát triển kinh tế miền núi; thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thị trường đinh hướng xã bội chủ nghĩa. Đổi mới cơ cẩu

238

Page 239: File Word Duong Loi Chinh Sach

kinh tế, thực hiện định canh, định cư, giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế trang trại, v.v...

Nội dung văn hóa cơ bản trong chính sách dân tộc là xây dựng nền vãn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc' giữ gìn và phát huy giá trị vãn hóa truyền thống của các tộc người, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào các dân tộc. Chăm lo đào tạo cán bộ văn hóa xây dựng môi trường, thiết .chế văn hóa phù hợp với điều kiện của các tộc người trong quốc gia đa dân tộc. Mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia các khu vực và trên thế giói, v.v...

Nội dung xã hội cơ bản trong thực hiện chính sách dân tộc là đảm bảo an sinh xã hội vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từng bước thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo; phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị-xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, v.v...1.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Đe thực hiện tốt chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện một số các giải pháp chủ yếu sau:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong tình hình mới. Xem việc quán triệt và thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể quần chúng từ trung ương đến địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cho mọi cán bộ, đảng viên và cho nhân dân.

239

Page 240: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; rà soát, điều chinh, bổ sung để hoàn chinh những chính sácầ đã có và nghiên cứu ban hành những chính sách mới, để đáp ứng yêu cầu phát triển vùng dân tộc và nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai đoạn mới.

Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển, giúp đỡ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ưu tiên đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, giải quyết những khó khăn bức xúc của đồng bào vùng dân tộc và miền núi; trước hết tập trung cho các vùng đặc biệt khó khăn.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc; cần tăng cường lực lượng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng dân tộc, nhất là các địa bàn xung yếu về chính trị, an ninh, quốc phòng; coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự làm nguồn cán bộ bổ sung cho cơ sở; nghiên cứu sửa đổi bổ sung chỉnh sách đãi ngộ cán bộ công tác ở các vùng dân tộc, vùng cao. cần phải phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc trong việc thực hiện chính sách dân tộc.

Kiện toàn và chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương. Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác dân tộc.

Đổi mới nội dung và phương pháp công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc; quán triệt phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc; sử dụng áhiều phương thức phù hợp với đặc thù của từng dân tộc, từng địa phương. Đặc biệt

240

Page 241: File Word Duong Loi Chinh Sach

cần quán triệt và thực hiện thật tốt phong cách công tác dân vận: “Trọng dân, gàn dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”.

2. ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ TÔN GIÁO2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách tôn giáo

2.1.1. Cơ sở lý luận

Đường lối, chính sách củạ Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo được đề ra ừĩtớc hết xuất phảt từ các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mảc-Lênin về tôn giảo và giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong đó eó bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo và cách thức giải quyết vấn đề tôn giáo.

- về bản chất của tôn giáo.

Theo quan điểm mácxít, bản chất của tôn giáo được khái quát trong những luận điểm chính sau đây:

Theo C.Mảc và Ph.Ăngghen, tôn giáo ỉà một hình thái ỷ thức xã hội, là sự tự ỷ thức, tự cảm giác của con người về thế giới xung quanh mình và về chỉnh bản thân họ. Trong tác phấm Góp phần phê phản triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu, C.Mác đã khái quát bản chất của tôn giáo bằng luận điểm: tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Con người sáng tạo ra tôn giáo, tuy nhiên cái sản phẩm do con người sáng tạo ra ấy lại ữở nên xa lạ vằ quay lại thống trị con người. Theo cách ấy, con người hiến cho tôn .giáo càng nhiều thì cái mà con người còn giữ lại được lại càng ít, con người càng trở nên mất lý trí, đần

241

. . . . - _ r T .

Page 242: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

độn và phụ thuộc hoàn toàn vào tôn giáo, vào thần linh của họ1.Tôn giảo là một hình thải ý thức xã hội song đặc điếm của hình thải

ý thức này là sự phản ảnh hoang đường, xuyên tạc thực tế khách quan và chủ nghĩa Mác gọi đó là sự tự ý thức hoang tưởng, sai lầm, hư ảo2. Từ đặc điểm phản ánh ấy, C.Mác đi đến khái quát: tôn giáo là sự phản ánh, sự nhận thức của con người về thế giới, nhưng là một thế giới quan lộn ngược và tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chi là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh. trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế3.

Từ những luận điểm nói trên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát bản chất của tôn giáo rằng: tôn giáo là sự tự ỷ thức đã bị tha hóa của con người.

- về nguồn gốc của tôn giáo.Theo quan điểm mácxít, tôn giáo có 3 nguồn gốc cơ bản sau đây:

nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý, tình cảm.

Nguồn gốc kỉnh tể - xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân về kinh tế và xã hội tất yếu làm nảy sinh tôn giáo. Trong lịch sử loài người, con người đã từng sống một thời gian dài không có tín ngưỡng, tôn giáo. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy do trình

1 Xem: C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2000, t.42, tr. 1-31.

2 Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, 1.3^.214-215.

3 Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen: Tóàn tập, Nxb.Chínỉi trị quổc gia, H.1994, t.20, Ír437.

242

Page 243: File Word Duong Loi Chinh Sach

độ của lực lượng sản xuất thấp, với kinh tế hái lượm, săn bắt cùng với các công cụ thô sơ, con người thường bị thiên nhiên uy hiếp, đe dọa, họ không thể nào lý giải và khắc phục được. Bất lực trước tự nhiên, họ gán cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên, thần thánh, rồi càu khấn, van xin chúng chở che, phù hộ độ trì và không trừng phạt họ. Tương tự như vậy, trong các xã hội có giai cấp đối kháng, con người còn bất lực trước các lực lượng xã hội. Sự bần cùng về kinh tế, sự bất bình đẳng về xã hội, nạn áp bức về chính trị, sự bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị, v.v... đã sinh ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và những phép màu. Trước những tác động xã hội đó, con người cũng bất lực và cũng không thể giải thích nổi nguyên nhân của chúng và họ cũng viện đến tôn giáo, tìm lối thoát ở tôn giáo, cho đó là sự an bài của Chúa và hy vọng Chúa sẽ che trở họ, trừng phạt những kẻ áp bức họ. Đúng như Ph.Ăngghen viết: “sự bất lực của giai cấp bị bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp hom ả thế giới bên kia”1.

Nguồn gốc nhận thức. Tôn giáo là một phạm trù lịch sử và chỉ ra đời khi tư duy của con người đạt đến một trình độ nhất định. Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức, hiểu biết của con người là có giới hạn. Chính vì vậy mà nguyên nhân hình thành tôn giáo được chỉ ra là do sự ấu trĩ, kém hiểu biết của con người. Điều đó đã được C.Mác khẳng định: “Giống như thần thánh vốn lúc đầu không phải là nguyên nhân mà là kết quả của sự nhầm lẫn của lý trí con người”2. Sự hiểu biết của con người trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể là hữu hạn, mà thiên nhiên lại là vô hạn, do đó, con người đã khoác cho thiên nhiên một vỏ bọc thần thánh và tôn giáo

1 Ph.Ăngghen: Chống Đuyrỉng, Nxb.Sự thật, H1971, tr. 169-170.2 C.Mác và Ph.Ãngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, t.3, trl42.

243

. . . . ._rr

Page 244: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

ra đời bằng cách đó. Tuy nhiên, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với quá trình nhận thức về thế giới khách quan. Đó là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn và không phải không có sai lầm. Tính phức tạp của quá trình nhận thức ấy đã tạo ra khả năng xuất hiện các quan niệm sai lầm mang tính hư ảo, thần thánh của các tôn giáo trong lịch sử.

Nguồn gốc tâm lý, tình cảm. Trước hết và xuyên suốt là sự sợ hãi của con người trước các tác động tự phát của tự nhiên và xã hội đã làm nảy sinh tôn giáo. Những rủi ro, tai họa bất ngờ đổ xuống đầu con người đã làm xuất hiện tâm lý hoang .mang, bất lực, sợ hãi và tôn giáo xuất hiện là để bù đắp những hẫng hụt, trống vắng, an ủi vỗ về, xoa dịu con người lúc sa cơ lỡ vận, cùng quẫn. Chính vì vậy mà C.Mác viết: sự sợ hãi sinh ra thần linh và tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức. Tuy nhiên, không chỉ sợ hãi, bất lực mà sự kinh trọng tôn sùng những người có công, có quyền lực cũng dẫn tới sự ra đời của tôn giáp. Hơn thế nữa, tôn giáo được sinh ra còn là nhằm thỏa mãn khát vọng bất tử của con người, họ hy vọng chết chưa phải là hết, mà là chuyển sự sống sang một thế giới khác nên tôn giáo ra đời là nhằm để thỏa mãn khát vọng sống bất tử đó của con người.

- về tính chất của tôn giáo.Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ tôn giáo có những tính chất cơ bản sau:Tỉnh lịch sử: Tính lịch sử của tôn giáo có nghĩa là tôn giáo một

phạm trù lịch sử, có quá trmh hình thành, phát triển, biến đổi và phán ánh những điều kiện xã hội nhất địDÌbu C.Mác viêt: “Nhà nước ấy, xã hội ấy, đã sản sinh ra tôn giáo”1, còn Ph.Ăngghen đã

1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, t.l, trl4.

244

Page 245: File Word Duong Loi Chinh Sach

từng khẳng định: Tôn giáo từ trước cho đến nay đều là sự biểu hiện của những trình độ phát triển lịch sử của từng dân tộc.

Chủ nghĩa Mác cho rằng, tôn giáo là một phạm trù lịch sử, tôn giáo nào cững có bắt đầu, có qua trình phát sinh. Tôn giáo nào cũng có quá trình phát triển và quá trình đó bao giờ cũng dựa trên những điều kiện sinh hoạt vật chất và xã hội nhất định (dựa trên một phương thức sản xuất nhất định). Tôn giáo bao giờ cưng biến động cùng với các biến động của lịch sử; ở mỗi dân tộc khác nhau và mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau tôn giáo sẽ khác nhau (điều đó được minh chứng qua từng tôn giáo cụ thể). Là một phạm trù lịch sử, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo sẽ mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định, tôn giáo sẽ mất đi khi mà: “Con người không chỉ mưu sự, mà lại còn làm cho thành sự nữa, thì khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi, và cùng với nó bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi vì khi đó không có gì để phản ánh nữa... cho đến khi tôn giáo chết cái chết tự nhiên của nỏ”1. Tuy nhiên, lại cần phải nhận thức rõ rằng, quá trình mất đi của tôn giáo là một quá trình lâu dài khó đoán định, tôn giáo vẫn có thể tiếp tục tồn tại rất lâu dài.

Tính quần chủng: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến và mang tính quần chúng rất rõ rệt. Điều đó trước hết được thể hiện: tôn giáo có phạm vi tồn tại vô cùng rộng rãi, không châu lục, quốc gia, dân tộc nào không có tôn giáo; tôn giáo có mặt khắp mọi nơi. Tôn giáo rất đa dạng phong phú về chủng loại và có một lịch sử truyền giáo từ rất lâu.

1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995, t.20, tr.439.

245

"ỉ “ĩ

Page 246: File Word Duong Loi Chinh Sach

Thế giới hiện có khoảng 300 tôn giáo lớn và khoảng 20.000 hiện tượng tôn giáo mới. Theo thống kê năm 2010, trong tống số 6,7 tỷ dân số trên thế giới có 5,82 tỷ theo các tôn giáo khác nhan, chiếm 87%, chi còn 13% không theo tôn giáo1. Như vậy, tôn giáo có lực lượng quần chúng tín đồ vô cùng đông đảo và ở nhiều nước có những tôn giáo trở thành quốc đạo. Từ lâu, tôn giáo đã ăn sân, bén rễ, trở thành nhu cầu tình cảm, đức tin, lẽ sống, thậm chí trở thành nhu cầu tinh thần của cả một dân tộc và ở một số nơi có không ít các hoạt động cuồng tín.

Tỉnh chính trị: Trong các xã hội có giai cấp, tôn giáo nào cũng phản ánh lợi ích giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tôn giáo trong các xã hội có giai cấp bao giờ cũng tồn tại đồng thời cả 2 xu hướng tích cực và tiêu cực, có nhiều hoạt động thuần túy tôn giáo song cũng có các hoạt động không thuần túy. Lịch sử nhân loại đã từng cho thấy có không ít những lực lượng chính trị lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo. Chúng lợi dụng thần quyền, giáo lý, đức tin tôn giáo và tổ chức tôn giáo để phục vụ cho lợi ích của chúng. Hơn thế nữa trong lòng tôn giáo bao giờ cũng tồn tại nhiều loại lợi ích khác nhau do vậy tôn giáo mang trong mình nó mâu thuẫn xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần nhấn mạnh sự lợi dụng tôn giáo cho những mục đích chinh trị. Tôn giáo là công cụ tinh thần của tất cả các giai cấp áp bức nhằm tự biện hộ cho sự thống trị giai cấp của mình. Trong lịch sử và trong xã hội đương đại, những cuộc chiến tranh tôn giáo hoặc những cuộc thánh chiến đẫm máu đã và đang diễn ra, thực chất vẫn là xuất phát từ lợi ích và việc bảo vệ cho những lọi ích khác nhau.

^ách khoa toàn thư mở Wikippedia, 2010.

Page 247: File Word Duong Loi Chinh Sach

- Việc đề ra chính sách tôn giáo xuất phát từ phương pháp giải quyết tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin:

+ về thái độ của những người cộng sản đối với tôn giáo.Để giải quyết vấn đề tôn giáo, trước hết chủ nghĩa Mác đã thể hiện rõ

lập trường quan điểm và thái độ của người cộng sản đối với tôn giáo rằng, cơ sở khoa học để xây dựng các quan điểm của mình trong giải quyết các vấn đề tôn giáo là chủ nghĩa duy vật biện chứng, về mặt thế giới quan, thế giới quan duy vật mácxít đối lập với thế giới quan duy tâm của tôn giáo. Tuy nhiên, những người cộng sản thừa nhận sự tồn tại khách quan của tôn giáo trong những điều kiện lịch sử cụ thể và không có thái độ xem thường hoặc phủ nhận nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và tự do tín ngưỡng tôn giáo của người có đạo. Người có đạo và không có đạo dưới chủ nghĩa xã hội có thể cùng nhau xây dựng một thiên đường thực sự ứên trái đất này. V.LLênin đã chỉ rõ: “Đối với chúng ta, sự thông.nhất'của cuộc đấu tranh thật sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo một cảnh cực lạc trên trái đất,là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường”1.

Song hành với thái độ trên, chủ nghĩa Mác-Lênin còn lên án các mưu toan tuyên chiến với tôn giáo. Theo V.LLênin, tuyên chiến với tôn giáo là ghi vào cương lĩnh, đường lối của một chủ trương công khai chống tôn giáo hoặc dùng chính sách đàn áp tôn giáo, cẩm tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa2. Và như vậy, thực chất của tuyên chiến là củng cố thêm chủ nghĩa tăng lữ chiến đấu, là đẩy cuộc đấu tranh chống tôn giáo lên trên đấu tranh giai

1 V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1979, t.12, tr.174.2 Xem: V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiếnbộ, M. 1979,1.17, tr.511.

247

.......... ■' ~n

Page 248: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

Cấp và kích động thẽm sự quan tâm của người ta đối với tôn giáo làm cho tôn giáo tiêu vong khó khăn hơn. Từ những bài học đắt giá của Đuyrmh, Bismac đã “tung bọn hiến binh để tray kích tôn giáo” và từ những kinh nghiệm chính trị của cách mạng thế giới và cách mạng Nga, V.IXênin nhắc nhở những người cộng sản rằng: tuyên chiến với tôn giáo là một luận điệu vô chính phủ, một sự ấu tri về chính trị và là một hành động đại dột1.

+ về những bài học lịch sử trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.Cùng với việc nêu rõ thái độ quan điểm nói ừên, chủ nghĩa Mác còn

nêu ra những bài học lịch sử bổ ích. trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Đó là bài học: (1) không thuần túy về tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Nếu chi tuyên truyền trừu tượng, tách rời khỏi cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề tôn giáo chứng ta sẽ thất bại trong giải quyết vấn đề tôn giáo; (2) không tả khuynh trong giải quyết vấn đề tôn giáo, thậm chí không thể đồng nhất tôn giáo với kẻ thù của chủ ngbĩa xã hội; (3) hữu khuynh coi tôn giáo chỉ là nhận thức chưa đầy đủ của tín đồ các tôn giáo và cứ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thi tôn giáo sẽ tự tiêu vong.

+ Những vấn đề mang tính nguyên tắc trong giải quyết vấn đề tôn giáo.

Một là, khắc phục dằn ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, phải gắn liền vói quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Trên cơ sở triết học duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tổng kết tình hình thực tiễn, chủ nghĩa Mác đã lý giải cho sự gắn liền giữa 2 quá trình nót trên rằàg: tôn giáo nào cũng có tính chất

1 Xem: V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiếnbộ, M.1979,1.17, tr.511.

248

Page 249: File Word Duong Loi Chinh Sach

2 mặt (tích cực và tiêu cực) và muốn thay đổi ỷ thức xã hội phải thay đổi tồn tại xã hội. Hơn thế nữa, tôn giáo không chỉ lả một hỉnh thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội; tôn giáo mang tính lịch sừ và tồn tại bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện sinh hoạt vật chất và xã hội nhất định. Tuy nhiên, quá trình nói trên không thể không gắn liền với cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng nhằm xây dựng một thế giới quan khoa họ.

Hai ỉà, tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giảo. Trong chủ nghĩa xã hội, việc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo được coi là một nguyện tắc quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ của chế độ mới (đây là nguyên tắc nhất quán lâu dài). Tự do tín ngưỡng tôn giáo là một quyền cơ bản của con người, là nhu cầu tinh thần của nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu dài. Đây ỉà vấn đề đặt ra từ thực tiễn khách quan của tôn giáo, từ nhu càu tín ngưõng của nhân dân và từ quy luật hình thành mặt tư tưởng cùa tôn giáo. Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử cho thấy: một mặt quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo thường bị kẻ xấu lợi dụng; mặt khác còn có nơi, có lúc cán bộ ta xúc phạm đến tình cảm, đức tin tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng của giáo dân gây hoài nghi trong nhân dân về chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo. Vì vậy, đi đôi với việc thực hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo phải đấu ưanh chống lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo.

Ba ỉà, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác là một phạm trù lịch sử và là loại vấn đề phức tạp, tế nhị, nhạy cảm. Tôn giáo biến động cùng với những biến động cửa lịch sử. Hơn thế nữa, nhận thức và hoạt động của các giáo hội, của từng giáo sĩ và

249

T“1

Page 250: File Word Duong Loi Chinh Sach

L . L .

mỗi giáo dân là không giống nhau; vai trò, tác động của từng tôn giáo ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng khác nhau do vậy để giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải linh hoạt vận dụng các điều kiện cụ thể từng nơi, từng lúc cho phù hợp. Đối với người mácxít, cần nắm chắc diễn biến, không gian, thời gian của vấn đề nảy sinh trong tôn giáo để tìm cách giải quyết cho phù họp, không áp dụng một cách máy móc một phương pháp giải quyểt vấn đề cho mọi nơi, mọi lúc.

Bốn là, cần phân biệt 2 mặt nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác tôn giáo bao giờ cũng có 2 mặt: mặt chinh trị và mặt tư tưởng; tôn giáo vừa là nhu cầu tinh thần eủa một bộ phận nhân dân lại vừa là một vấn đề chinh trị-xã hội và tư tưởng phức tạp. Vì vậy, việc phân biệt 2 mặt trên vừa liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc vừa liên quan đến lợi ích, đức tin, tình cảm của giáo dân. Kịp thời nắm rõ và phân biệt được 2 mặt nói trên là để có cách giải quyết phù hợp với từng mặt đem lạị hiệu quả cho công tác tôn giáo.

- Vỉệc đề ra chính sách tôn giáo còn xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo trong hoàn cảnh, điều kiện tibtực tiễn của Việt Nam. Không phải là một nhà tôn giáo học, song tư tưởng về tôn giáo của Hồ Chí Minh lả một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người- Trong đó có những vấn đề cơ bản sau: tư tưởng về đoàn kết lương giáo; về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, không tín ngưỡng tôn giáo và đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo, bài trừ mê tín dị đoan, về cách ứng xử và sử dụng các chức sắc tôn giáo, v.v... Những quan điểm

250

Page 251: File Word Duong Loi Chinh Sach

lý luận về những vấn đề nói trên là cơ sở để Đảng ta vận dụng vào giải quyết vấn đề tôn giáo và đề ra chính sách tôn giáo.

2.1,2, Cơ sở thực tiễnTrong những năm gần đây, đặc biệt là thập niên cuối của thế kỷ XX

và thập niên đàu của thế kỷ XXI, cả trên bình diện quốc gia và quốc tế đời sống tôn giáo, tín ngưỡng phát triển khá sôi động. Hầu hết các tôn giáo lớn đều đang phục hồi, chấn hưng, phát triển và mở rộng phạm vi, địa bàn truyền giáo. Nếu như năm 2000, số tín đồ tôn giáo là 4,88 tỷ/6 tỷ đân số, chiếm 81% thì năm 2010 là 5,82 tỷ/6,7 tỷ dân số, tăng lên 87% (còn lại 13% không tôn giáo). Bên cạnh đó những hiện tượng tôn giáo mới, tà giáo đang phát triển nhanh dưới tác động của toàn càu hóa (theo thống kê thế giới hiện có khoảng 20.000). Xưng đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo cũng đang gia tăng (trong vòng 10 năm trở lại đây thế giới có hàng trăm cuộc xung đột lớn nhỏ)* Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ của tôn giáo. Trong khi đó, hầu hết các tôn giáo lớn ở nước ta cũng đang phát triển. Hiện nước ta có khoảng 22.500.000 tín đồ, chiếm 26% dân số; có 36 tổ chức tôn giáo và một pháp môn tu hành có tư cách pháp nhân, vấn đề tôn giáo và dân tộc cững đang là những vấn đề phức tạp ở cả 3 khu vực: Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ; đời sống sinh hoạt tâm linh tinh thần cũng đang có nhiều biến động. Vỉệc đi lễ chùa, xây dựng và sửa chữa cơ sở thờ tự cũng đang phát triển nhanH, hiện tượng mê tín dị đoan phát triển khá phức tạp, v.v... tất cả những tác nhân thế giới và trong nước nói trên đã, đang chi phối đến tình bình tôn giáo, tín ngưỡng và việc đề ra chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Page 252: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

2.2. Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối vói tôn giáo, tín ngưỡng

2.2,1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước

Theo tinh thần Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo, đó là:

Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trinh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nước ta eó hiện có gần 24 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm khoảng 27% dân số cả nước và có trên 80% dân số có đời sống tâm linh. Tín ngưỡng tôn giáo hiện đang là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân, sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng với chế độ xã hội chủ nghĩa ả nước ta. Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo đang có những biến đổi mạnh mẽ trước biến động của thế giới, của xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển đi lẽn của đất nước. Vì vậy, quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: chủ quan, dùy ý chí , phiến điện ừong nhận thứe và giải quyết vấn đề tôn giáo.

Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy thực hiện quan điểm này, một mặt phải đoàn kết đồng bào theo những tôn giáo khác nhau; mặt khảc, phải đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, giải quyết tốt mối quan hệ người có đức tin, tín nguõng khác nhau với người theo chù nghĩa vô thần. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như phân biệt đối xử, đố kỵ, mặc cảm vi lý do tín ngưỡng tôn giáo và Ịdên quyết chống

252

Page 253: File Word Duong Loi Chinh Sach

âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Ba là, nội dung cốt lõi. của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Đây là một tư tưởng chỉ đạọ quan trọng nói lên thực chất của công tác tôn giáo gắn với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu trên chính là cơ sở để phát huy sự tương đồng, khắc phục sự dị biệt của quần chúng có đạo. Đối tượng của công tác vận động quần chúng bao gồm: tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và chức việc trong từng tôn giáo; đồng thời cũng phải vận động quần chúng không có tôn giáo thực hiện chính sách tôn giáo. Công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo bao gồm: công tác giáo dục, tổ chức phong trào quần chúng, tổ chức các chương trình phát triển kinh tế - x;ã hội và xây dựng hệ thống chỉnh trị ở địa phương, cơ sở- Quán triệt quán điểm này cần khắc phục các biểu hiện: hành chính, quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng hoặc hữu khuynh theo đuôi quàn chúng.

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo liên quán đến mọi lĩnh vực, mọi mặt của đòi sống xã hội, mọi ngành mọi cấp từ trung ương đến cơ sở. Trong công tác tôn giáo, Đảng ỉà nhân tố lãnh đạọ toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tiến hành công tác; Nhà nước quản lý hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo thẹo quy định của Hiến pháp, pháp luật; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân quán triệt đường lối chủ trương chính, sách pháp luật của Đảng, Nhà nước để vận động quần chứng thực hiện tốt chinh sách tôn giảo. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: thiếu cộng tác, phối hợp chặt ehẽ đồng bộ để phát huy sứe mạnh

253

..... . ,_r_Ị.

Page 254: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

tổng hợp; hoặc buông lỏng quản lý, lấn sân lẫn nhau.Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Đây cũng là một quan điểm

quan trọng nhằm xác định rõ các hoạt động tồn giáo (bao gồm hành đạo, quản đạo và truyền đạo) đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước bảo hộ cho các hoạt động truyền đạó đúng đắn, đồng thời chống lại mọi hoạt động truyền đạo trái pháp luật; Nhà nước bảo hộ chính đạo, đồng thời chống lại tà đạo. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ thuần túy tôn giáo; buông lỏng quản lý trước các hành vi vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động tôn giáo.

2.2.2. Các chính sách cụ thểQuán triệt các quan điểm chỉ đạo và những nguyên tắc giải quyết

vấn đề tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta còn đưa ra các chính sách cụ thể xủiằm giải quyết có hiệu quả vấn đề tôn giáo trong thời gian tới. Đó là chính sách đối với tín đồ các tôn giáo, chính sách đối với chức sắc các tôn giáo, chính sách đối với các tổ chức tôn giáo, chính sách đối với cơ sở hoạt động kinh tế, xã hội, từ thiện của tôn giáo và chính sách đối với quan hệ quốc tế của tôn giáo.

2.3. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hỉện chính sách tôn gỉáo trong thòi gian tói

23.1. Phương hướng, nhiệm vu.Việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời gian tới cần phải quán

triệt và làm tốt những vấn đề cơ bản sau:Một là, phát huy các bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với

tôn giáo đã được tích lũy trong thời gian qua, trong đó có

254

Page 255: File Word Duong Loi Chinh Sach

bài học về việc phải nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; xem trọng vai trò của giới chức sắc tôn giáo.

Hai là, thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đòi sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong đó có đồng bào các tôn giáo.

Ba là, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống mói, củng cố khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc.

Bốn là, phát huy tinh thần yêu nước cùa đồng bào các tôn giáo, làm thất bại những âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Năm là, hướng dẫn các tôn giáo thực hiện đứng đắn đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Sáu là, kiện toàn các cơ quan nhà nước về hoạt động tôn giáo; xác định rõ chức năng; nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với tôn giáo.

23.2. Giải phápĐể nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo và thực hiện tốt phưcmg

hướng, nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:

- Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, đề cao trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo.

- Tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề xuất chủ trương chính sách về tôn giảo; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo.

255

TI

Page 256: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

- Tăng cường vận động quàn chúng xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở.

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền ở cơ sở về tôn giáo.

- Tăng cường công tác tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng nủi và hải đảo.

Câu hỏỉ ôn tập1. Trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính

sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Vỉệt Nam?2. Trình bày nội dung đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và

Nhà nước Việt Nam hiện nay?3. Trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính

sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam?4. Trình bày nội dung đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và

Nhà nước Việt Nam hiện nay?

Tài Liệu tham khảo1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb.Sự thật, H.1987.2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn ỉdện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb.Sự thật, H.1991.3. Đảng Cộng sản Vỉệt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

ỉần thứ VUI, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1996.4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2001.5. Đảng Cộng sản Vỉệt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứX, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006.

256

Page 257: File Word Duong Loi Chinh Sach

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xỉ, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011.

7. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, 1995, t.38.

8. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, 2000, tl, t.20.

9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.3, t.4, t.6.

257

Page 258: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L.

Bài 8ĐƯỜNG LỐI, CHÍM SÁCH CỦA

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI

1. QUAN ĐIỀM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI1.1. Khái quát về quyền con ngưòi

1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc và các điều kiện bảo đảm quyền con người

Quyền con người (nhân quyền) là một vấn đề rộng lớn, phức tạp, nên luôn có các cách hiểu khác nhau. Kế thừa nhận thức chung và trên quan điểm mácxít, có thể hiểu: Quyền con người là quyền của tất cả mọi người; đỏ là những nhu cầu xuất phát từ nhân phẩm vốn có của con người, được pháp ỉuật ghi nhận và bảo vệ.

Các khái niệm nhân phẩm, bình đằng, tự ảo, không phân biệt đối xử, nhân đạo, khoan dung, tính trách nhiệm, v.v... là những khái niệm gắn liền với quyền con người, tạo thành nền tảng thúc đẩy sự phát triển quyền con người.

Nhân quyền được hình thành từ 2 nguồn gốc, tự nhiên và xã hội. về mặt lịch sử, nhân quyền được nhận thức và thúc đẩy từ thực tiễn bị áp bức, tước đoạt quyền trong các xã hội có giai cấp; do đó, nhân quyền chỉ tồn tại ữong xã hội có giai cấp và mất đi khi

258

Page 259: File Word Duong Loi Chinh Sach

giai cấp và điều kiện tồn tại giai cấp không còn. Theo nghĩa rộng, nhân quyền bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người. Phẩm giá con người làm nảy sinh những nhu càu về quyền. Nhưng chỉ những nhu cầu nào được xã hội ghi nhận, bảo vệ mới trở thành quyền. Trên ý nghĩa này, nhân quyền tồn tại lâu dài, gắn liền sự tồn tại của con người và tiến trình văn minh nhân loại.

Tư tưởng nhân quyền gắn liền với sự ra đời nhà nước và pháp luật; được kế thừa, phát triển liên tục qua các phương thức sản xuất và chế độ xã hội- Tư tưởng nhân quyền được thể hiện trong triết học, chính trị học, pháp luật và luật lệ tôn giáo; cả ở phương Đông và phương Tây.

Trong thời kỳ cách mạng tư sản, nhân quyền có bước tiến nhảy vọt cả về nhận thức, quy định pháp luật cũng như trên thực tế. Các nhà tư tưởng lớn như đã bàn sâu về quyền con người và các điều kiện bảo đảm quyền con người; như J.Locke bàn về khế ước xã hội, Môngtexkie bàn về phân chia quyền lực và J.Rútxô bàn về quyền lực của nhân dân, v.v... Các tư tưởng trên tác động sâu rộng đến các cuộc cách mạng tư sản và phẩm giá con người được khẳng định mạnh mẽ trong các văn kiện nhân qùyền nổi tiếng, như Luật về các quyền của Anh (1689); Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ (1776); Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp (1789), v.v..:

Các nhà nước tư sản đã có những đóng góp nhất định vào sự hình thành và phát triển lỷ luận quyền con người hiện đại; trong đó có cơ chế bảo vệ quyền con người và điều kiện cho sự phát triển xã hội, như '‘nhà nước pháp quyền”, “cơ chế thị trường”, “xã hội công dân”, v.v... Nhờ đó, về khách quan đã tạo ra tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho việc bảo đảm các quyền con người.

259

■ • ■ - " 1 1 ■

Page 260: File Word Duong Loi Chinh Sach

L 1-

1.1.2. Quyền con người trong các quan hệ quốc tế ngày nay1.1.2.1. Luật nhân quyền quốc tếLuật nhân quyền quốc tế ra đời gắn liền sự ra đời Liên hợp quốc. Đó

là hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực và cơ chế giám sát điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trên lĩnh vực nhân quyền.

Dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế đã ghi nhận các quyền con người cơ bản1 và thiết lập được các cơ chế quốc tế, khu vực, quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người. Hội đồng nhân quyền và các ủy ban giám sát công ước thuộc Liên hợp quốc có nhiệm vụ xem xét, đưa ra khuyến nghị đối với tất cả các quốc gia về nhân quyền. Cơ chế nhân quyền khu vực được thiết lập nhằm bổ sung các cơ chế của Liên hợp quôc trong việc bảo vệ nhân quyền. Cơ chế nhân quyền quốc gia là cơ chế chịu trách

1 Bao gồm: Không bị phân biệt đối xử, quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ, quyền không bị tra tấn, quyền có tư cách pháp lý ờ mọi noi, quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đăng, quyền được bồi thường khi bị vi phạm, quyền được bảo vệ khỏi bị băt giữ, giam cẩm hoặc lưu đày tùy tiện, quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập và không thiên vị, quyền được suy đoán vô tội, quyền được bảo vệ không bị áp dụng ỉuật hôi tô, quyền về đời tư, quyền tự do đi lại, quyền có quốc tịch, quyền kêt hôn và lập gia đình, bảo vệ và trợ giúp gia đình, các quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong hôn nhân, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, quyên tự do ý kiến và biểu đạt, quyền tự do hội họp lập hội, quyền tham gia chính quyền, quyền an sinh xã hội, quyền có việc làm, quyền có điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, quyền về công đoàn, quyền được nghỉ ngơi, giải trí, quyền có mức sổng thích đáng, quyền giáo dục, quyền được tham gia đời sông văn hóa, quyền tự quyết dân tộc, quyền của trẻ em được bảo vệ và trợ giúp, quyền không bị đói, quyền về sức khỏe, quyền có nơi lánh nạn, quyền có tài sản riêng, giáo dục tiểu học miễn phí, quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do, quyền được bảo vệ để không bị tù đày vì nợ nần, chi trục xuất người nước ngoài theo quy định của pháp luật, cấm tuyên truyền chiến tranh và kích động sự phân biệt đôi xử, quyền của người thiểu số được có đời sống vẩn hóa riêng, v.v...

260

Page 261: File Word Duong Loi Chinh Sach

nhiệm chính trong việc giám sát nhân quyền của quốc gia. Cơ chế này khá đa dạng, căn cứ vào đặc thù về thể chế chính trị mỗi -nước, song thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia theo Nguyên tắc Paris là xu hướng lớn hiện nay.

1.1.2:2. Quyền con người là một ưu tiên của Liên hợp quốc, là mối quan tâm của các khu vực và quốc gia

Nhân quyền luôn là vấn đề lớn của mọi quốc gia, nhưng chỉ thực sự được quan tâm sau khi Liên hợp quốc ra đời. Nhân quyền ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống quốc tế. Từ những năm 1990, Liên hợp quốc chú ữọng thúc đẩy việc thực thi nhân quyền và xem đó là một trong ba ưu tiên của tổ chức này (gồm an ninh, nhân quyền và phát triển). Một số tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, cũng chú trọng phát triển hệ thống bảo vệ nhân quyền của mình1.

Lịch sử đã chứng minh vai frò to lớn của nhân quyền đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Sự phát triển xã hội tựu trung là nhằm phục vạ con người. Khi được tôn trọng và bảo vệ, nhân quyền lại góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội; vừa tiếp tục bồi đắp những giá trị hiện có, vừa tạo lập những giá trị mới- Nhân quyền là nhằm đảm bảo và hướng tới tự do, tự do làm nảy sinh mọi sáng tạo.

Nhân quyền đang ngày càng được cả thế giới chú trọng. Cùng với sự ưu tiên trong hoạt động của Liên hợp quốc, các quốc gia ngày càng quan tâm tới nhân quyền. Các lực lượng dân chủ và tiến bộ xã hội đều tích cực đấu tranh đưa quan điểm của mình vào các

1 Như ra Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN; thành lập ủy ban liên chính phủ vê nhân quyền ASEAN (AICHR) và ủy ban bảo vệ phụ nữ và ừẻ em ASEAN (ACWC),V.V...

Page 262: File Word Duong Loi Chinh Sach

L1

vãn kiện nhân quyền Liên hợp quốc. Ngày nay, nhân quyền trở thành chủ đề lớn trong các quan hệ quốc tế; trong quan hệ giữa các quốc gia, các tổ chức khu vực và toàn cầu. Nhân quyền còn là chủ đề của các đảng chính trị trong tranh giành quyền lực, v.v...

Nhân quyền đem lại những lợi ích to lớn, song cũng luôn có khuynh hướng gây ra xung đột. Vì thế, Liên hợp quốc vừa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhân quyền, vừa có nhiệm vụ giữ gìn hòa bình, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và phát triển tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, v.v...

1.1.2.3. Quyền con người là một mi tiên trong chỉnh sách đối ngoại của một số nước phương Tây

Nhân quyền là vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, song trong bối cảnh tồn tại giai cấp đối kháng và tranh chấp lợi ích, nhân quyền luôn bị chính trị hóa. Chiến tranh lạnh ra đời cũng là lúc nhân quyền được xem là vũ khí lợi hại chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. Từ cuối những năm 1970, Hoa Kỳ và một số quốc gia phương Tây đưa nhân quyền thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại, nhằm chống lại các nước không theo sự chỉ đạo của họ.

Chiến tranh lạnh chấm dứt là cơ hội để các nước phương Tây đẩy mạnh hoạt động thông qua Liên hợp quốc, nhằm áp đặt tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát. Đối với các quốc gia, họ tác động vào việc xây dựng pháp luật,X hoàn thiện thể chế, thúc đây phái triển “xã hội dân sự” theo hình mẫu phương Tây, nhằm tạp đối trọng với chính phủ. Gác nước này luôn sử dụng “tiêu chuẩn kép” về nhân quyền. Cùng vói viện trợ hợp tác, họ. luôn tập hợp, tài trợ các hoạt động chống đối; khi cần, đưa ra các yêu sách, điều kiện cho hợp tác.

262

Page 263: File Word Duong Loi Chinh Sach

Những năm gần đây, vấn đề rihân quyền cũng ngày càng được đề cập nhiều trong các quan hệ chính trị, kinh tế song phương và đa phương.1.2. Quan điểm cua Đảng, Nhà nước Mệt Nam về quyền con người

1.2.1. Quyền con người là giá trị chung của nhân loạiQuyền con người khởi nguồn từ phẩm giá con người. Quyền con

người có nội dung phong phú như ngày nay là thành quả chung của nhân loại. Khái niệm quyền con người ra đời gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản, nhưng nội dung của quyền đã tồn tại trong mọi nền văn hóa. Lịch sử cho thấy, tư tưởng và thực tiễn hảo vệ nhân quyền là sự đóng góp chung của mọi dân tộc, ở mọi thời kỳ lịch sử. Quyền con người gắn liền với các hình thái lãnh tế - xã hội, với vãn minh nhân loại; mỗi bước tiến của lịch sử nhân loại đều làm sâu sắc hơn nhân qụyền. Quyền con người vừa là sản phẩm của văn minh nhân loại, vừa là sản phẩm của cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột

Ngày nay, các nguyên tắc và quy định của luật nhân quyền quốc tế được xác định là mục tiêu phấn đấu của các quốc gia; mỗi quốc gia đều coi trọng việc' nội luật hóa các chuẩn mực nhấn quyền và thực hiện trên thực tế. Là giậ trị chung nên tất cả các dân tộc - không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa - đều có quyền thụ hưởng và có nghĩã vụ bảo vệ, phát triển giá. trị xã hội cao quý này.

7.2.2. Trong xã hội có phân chia giai cấp, quyền con người mang tính giai cấp sâu sắc

Con người, xét về bản chất vốn có đặc quyền. Đó là những

263

■ ■ • ~7 T

Page 264: File Word Duong Loi Chinh Sach

I . L -

quyền tự nhiên, gắn với con người và chỉ có ở con người. Các quyền này biểu hiện dưới dạng nhu cầu, do phẩm giá con người quy định. Nhưng để trở thành quyền, những nhu càu ấy cần phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Pháp luật luôn bị chi phối bởi các chế độ chính trị cụ thể. Nội dung của luật trước hểt nhầm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Khi pháp luật thừa nhận quyền của giai cấp thống trị cũng đồng thời hạn chế quyền của giai cấp đối lập. Để bảo vệ địa vị thống trị và do kết quả đấu ừanh giai cấp, nên bất cứ giai cấp thống trị nào cũng đều buộc phải thừa nhận những mức độ nhất định về quyền của các giai cấp khác. Mặt khác, lịch sử luôn là sự kế thừa, tiếp nối những giá trị tốt đẹp của các giai đoạn trước đó và vận động theo hướng nhân đạo, văn minh. Tính giai cấp, do đó, luôn gắn liền vód tinh nhân loại của nhân quyền.

Trong phạm vi quốc gia, quan điểm giai cấp thể hiện ở việc bảo vệ chế độ xã hội và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Trên phạm vi quốc tế, tính giai cấp của quyền con người thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng với các lực lượng phản tiến bộ. Ngày nay cuộc đấu tranh này biểu hiện dưới hình thức chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực phản động.

Nhận thức rõ tính chất giai cấp của nhân quyền, song cần tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa vấn đề này, vì sẽ cản trở sự hợp tác, táng đối đầu trên lĩnh vực nhân quyền. Trong xã hội Việt Nam, tính giai cấp của quyền con người thống nhất với tính nhân loại, tính phổ biến của quyền con người.

2.2.5. Quyền con người là giá trị phổ biến song cỏ tính đặc thù

Quyền con người là giá trị được kết tinh từ những đặc sắc

264

Page 265: File Word Duong Loi Chinh Sach

trong việc bảo vệ quyền con người của mỗi quốc gia và chinh nét đặc thù của mỗi quốc gia lại làm phong phú thêm giá trị nhân quyền. Do sự phát triển không đồng đều của thế giới, nên quyền con người cũng không thể được đáp ứng như nhau giữa các quốc gia, mà luôn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi nước.

Chính cộng đồng quốc tế cũng thừa nhận thực tế này, như việc cho phép bảo lưu khi tham gia công ước, hoặc có các nghị định thư bổ sung cho một công ước, v.v... thể hiện việc thừa nhận sự “chưa ngang bằng” giữa các quốc gia. Quyền con người là giá trị phổ biến, nhưng đối với các nước đang phát triển, thực hiện đầy đủ các chuẩn mực nhân quyền là quá trình lâu dài. Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn các giải pháp tối ưu trong việc cân bằng giữa ổn định xã hội với đảm bảo đầy đủ nhân quyền, có quyền xây dựng lộ trình trong việc thực hiện cam kết đối với các điều ưởc quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, không được tuyệt đối hóa tính, đậc thù, mà cần phải hướng tới sự phát triển tiến bộ, vãn minh, tôn trọng nhân phẩm của tất cả mọi người. Vỉệc khẳng định tính đặc thù của quyền con người tạo cơ sở bác bỏ mọi sự sao chép, áp đặt các mô hình dân chủ, nhân quyền; đồng thời đòi hỏi phải chủ động, sáng tạo trong việc bảo đảm các quyền con người phù hợp với thực tiễn mỗi quốc gia.

1,2.4. Quyền con người gắn với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia

Lịch sử đã cho thấy, đất nước bị nô lẹ thi người dân không thể có tự do, nhân quyền sẽ bị chà đạp nghiêm trọng. Vì vậy, các dân tộc bị áp bức đã kiên cường đấu traâh giành và giữ nền độc lập; quyền dân tộc tự quyết đã gắn liền nhân quyền. Có thể nói, độc lập

265

_ - - . . . . . - T ĩ

Page 266: File Word Duong Loi Chinh Sach

.. L. L

dân tộc, chủ quyền quốc gia là điều kiện kiên quyết để bảo đảm quyền con người. Không có độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, không thế nói đến nhân qúyền.

Bảo đám quyền con người trước hết và chủ yếu thuộc trách nhiệm của mỗi quốc gia. Ngày nay, nhân quyền đã được quốc tế hóa về nhiều mặt, nhưng việc bảo đảm quyền con người chủ yếu vẫn thuộc thẩm quyền của các quốc gia; các cơ chế TìhÃn quyền qụốc tế chỉ nhằm bổ sung chứ không thể thay thế các cơ chế đang vận hành tại mỗi quốc gia.

Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là điều kiện cần thiết, nhưng nhà nước phải sử dụng các điều kiện này để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi thành viên của quốc gia. Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa quyền dân tộc tự quyết với quyền con người và trở thành định hướng chính trị quan trọng trong hoạt động bảo vệ nhân quyền của mọi nhà nước.

1.2.5. Quyền con người phải được pháp luật bảo vệThực tiễn cho thấy, đảm bảo bằng pháp luật là một trong những điều

kiện quan trọng nhất để các quyền con người được thực hiện. Mọi nhu cầu hay yêu sách về quýền nếu không được pháp luật ghi nhận và bảo vệ thì không thể có bất cứ một quyền con người nào. J.Locke đã khẳng định: không có luật thì không có quyền. C.Mác cũng coi pháp luật là kinh thánh tự do của nhân dân... Quỳền con người khi được pháp luật ghi nhận trở thành ý chí của toàn dân, buộc cả xã hội phải phục từng và nhà nước bảo vệ.

Sau khi Liên hợp quốc ra đời, quyền con người được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật quốc tế. Các vãn kiện nhân quyền quốc tế luôn nhấn mạnh là nhân quyền phải được bảo vệ bằng nhà nước pháp quyền, theo các nguyên tắc pháp quyền. Trong phạm vi quốc

266

Page 267: File Word Duong Loi Chinh Sach

gia, pháp luật bảo vệ nhân quyền thể hiện ở việc ghi nhận quyền trong pháp luật, hoàn thiện eác thiết chế, bộ máy nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn trên thực tế. Mặc dù luôn nhấn mạnh “quyền bẩm sinh”, nhưng ngày nay, ở mọi quốc gia, nhân quyền đều được ghi nhận và bảo vệ bằng các hình thức pháp luật khác nhau.

Quan điểm này là cơ sở để bác bỏ mặt phiến diện của thuyết nhân quyền tự lihiên; khẳng định vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ nhân quyền.

1.2. ố. Quyền con người gắn liền với nghĩa vụ công dânC.Mác từng viết: ‘‘Không có quyền lợi nào mà không có nghĩa vụ,

không có nghĩa vụ nào mà không có quyền lợi”1. Trên thực tế, ở bất cứ quốc gia nào, người dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định, theo auy định của pháp luật. Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về quyền con ỉìgười cũng ghi nhận: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng mà chính trong đó nhân cách của bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ”; các vãn kiện nhân quyền khác cũng đều nhấn mạnh, mỗi cá nhân trong khi được hưởng thụ cảe quyền cần tôn trọng tự do của người khác và tôn trọng trật tự xã hội. lợi ích cùa cộng đồng. Quan điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì chỉ ra được cách giải quyết một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của nhân quyền, khắc phục được cách hiểu phiến diện, cực đoan về vấn đề nhân quyền.

/.2.7. Quyền con người là bản chất của chế độ xã hội chú nghĩa

Thực tiễn cho thấy, nhân quyền là giá trị lớn của nhân loại,

1 C.Mác và Ph.Ẩngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H. 1995,1.16, tr.25:

267

Page 268: File Word Duong Loi Chinh Sach

. L. L

nhưng đó chỉ là một trong những giá trị mà nhân loại đã giành được từ cuộc đấu tranh chống lại mọi áp bức dân tộc, giai cấp. Mặc dù nhân quyền đã tạo ra bước tiến lớn lao và đó là động lực thúc đẩy mọi quá trình phát triển, nhưng nhân quyền mới tạo lập được sự bình đẳng về mặt xã hội - tức giúp tất cả mọi người được bình đẳng về cơ hội để đạt tói tự do, chứ chưa khắc phục được bất bình đẳng về mặt sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân phối của cải xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa là xã hội luôn ý thức rõ việc nhận diện đầy đủ những biểu hiện và nguồn gốc của bất công và tìm phương thức, biện pháp xóa bỏ những bất công ấy. Đó là một trong những cách thức để tạo rá môi trường, điều kiện cho việc hiện thực hóa đầy đủ các quyền con người.

Quan điểm này cũng nhằm khẳng định lại mục tiêu mà những người cộng sản theo đuổi là xóa bỏ nguồn gốc sâu xa nhất của mọi vi phạm nhân quyền - đó là ách áp bức dân tộc, giai cấp sinh ra bởi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Đồng thời xác định rõ, việc bảo đảm tối đa quyền con người là thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu hướng tới của các nhà nước do những người cộng sản lãnh đạo.

2. ĐƯỐNG LỐI, CHÍNH SÁCH cơ BẢN CỦA ĐẢNG VẬ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI

2.1. Giữ vững độc lập dân tôc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn ỉãnh thổ, tạo tiền đề cho việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam

Không có độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia không thể có quyền con người đầy đủ. Tuy nhiên, tình hình chính trị, xã hội bất

268

Page 269: File Word Duong Loi Chinh Sach

ồn; tình trạng ly khai và nguy cơ xung đột luôn tiềm ẩn thì cũng không thể bảo đảm đầy đủ, trọn vẹn các quyền con người. Vì vậy, đối với Việt Nam, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia không tách rời toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước. Ngày nay, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia còn bao gồm cả việc đưa đất nước tránh khỏi sự lệ thuộc về kinh tế, được tạo ra bởi các cường quốc và các định chế toàn cầu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tranh chấp lãnh thổ diễn ra gay gắt, giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là một thách thức lớn. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng nâng cao nhận thức xã hội về yêu cầu này; đồng thời nỗ lực xây dựng và tổ chức thực thi chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia. Mục tiêu chưng hiện nay là, một mặt cần tạo ra sức mạnh tổng hợp cả về chinh trị, kinh tế, vãn hóa, xã hội; mặt khác tránh, để đất nước rơi vào vòng xoáy xung đột và bị chi phối bởi các liên minh quân sự, nhằm tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

2.2. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kiện toàn các thiết chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Nhà nước pháp quyền là giá tri chung của nhân loại. Đảng chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm tạo ra môi trường, điều kiện tốt nhất để bảo đảm quyền con người ở mỗi nước. Đó là nhà nước được tổ chức và vận hành theo nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”1.

Trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước hiện nay, xây dựng nhà

1 Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013).

269

r '1

Page 270: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

nước pháp quyền là nâng cao tính pháp quyền trong xây dựng các công cụ pháp lý (luật pháp, tổ chức bộ máy, cơ chế giám sát) trong xây dựng nền hành chính công theo hướng phục vụ nhân dân (đặc biệt coi trọng chế độ công vụ và nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức trong mọi hoạt động); trong thực tiễn hoạt động tư pháp (nguyên tắc xét xử công bằng và bảo vệ các thành viên xã hội trước việc sử dụng quyền lực quá mức), v.v...

Bên cạnh việc tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, Nhà nước từng bước nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền (giải trình từ trên xuống) - một nội dung của quyền được thông tin, đồng thời qua đó tạo điều kiện để người dân có thể tham gia hiệu quả vào công việc chung của đất nước.2.3. Phát triển kỉnh tế, xã hộỉ và văn hóa, bảo đảm và nâng cao sự hưởng thụ các quyền con ngưòri

Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng và thúc đẩy cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển, nhằm tăng nhanh tiềm lực vật chất cho việc bảo đảm quyền con người; đồng thời, chủ trương thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, nhằm đảm bảo cơ hội sống và phát triển cho mọi thành viên xã hội.

Sự nghiệp phát triển khoa học, giáo dục luôn được quan tâm và được coi là quốc sách hàng đầu. Vỉệc thúc đẩy khoa học, giáo dục phát triển vừa tạo sự phát triển bền vững của đất nước, vừa tạo cơ hội để người dân có thể tự do phát triển năng lực cá nhân. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng nền vãn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm không ngừng nâng cao sự hưởng thụ văn hóa cho mọi người dân trong bối cảnh phát triển

270

Page 271: File Word Duong Loi Chinh Sach

nhanh chóng của văn minh nhân loại và hội nhập quốc tế; đồng thời bảo lưu được những giá trị vãn hóa của các dân tộc Việt Nam.2.4. Thực hành dân chủ, giữ vững ổn định chính trị, xã hội nhằm thực hiện đầy đủ các quyền con người

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển, Đảng và Nhà nước chủ trương tiếp tục đẩy manh dân chủ hóa xã hội, dưới nhiều hình thức sáng tạo như: kết hợp thực hiện dân chủ ở cơ sở với không ngừng dân chủ hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền con người. Dân chủ hóa còn được thể hiện thông qua việc thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin, thu hút sự tham gia của người dân và cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người, v.v... Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm xây dựng các cơ chế bảo vệ quyền con người phù hợp với đặc thù đất nước và tiếp tục nghiên cứu các tnô hình phổ biến hiện nay trên thế giới.

Quá trình phát triển dân chủ ở Việt Nam diễn ra tích cực song thận trọng đã góp phần giữ vững ổn định chính ữị - xã hội, hóa giải mọi xung đột, tạo môi trường hòa bình và các điều kiện thiết yếu cho việc thực hiện quyền con người.2.5. Tăng cưòng giáo đục quyền con ngưòi cho mọi tầng lớp xã hội, trước hết là cán bộ, cồng chức, viên chức các cấp

Giáo dục quyền con người nhằm nâng cao tri thức nói chung, để người dân có thể tự bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Giáo dục nhân quyền cần hướng tới mọi tầng lóp nhân dân; cần quan tâm giáo dục nhân quyền cho học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào trong các tôn giáo, cần chú trọng giáo đục

271

Page 272: File Word Duong Loi Chinh Sach

L .

quyền con người cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp nhằm nâng cao trách nhiệm của những người đại diện nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người. Trong bối cảnh quan điểm nhân quyền tư sản tác động mạnh vào Việt Nam, việc giáo dục quyền con người theo quan điểm của Đảng được đề cao; nhờ đó giúp các cấp, các ngành giải quyết thỏa đáng nhiều vấn đề nhân quyền phức tạp.2.. 6. Tích cực mở rộng họp tác quếc tế về quyền con người

Quá trinh hội nhập quốc tế và phát triển đặt ra yêu cầu ngày càng cao về hợp tác, trao đồi với bên ngoài. Theo phương châm là bạn và đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, Đảng và Nhà nước chủ trương mở rộng quan hệ với tất cả các quốc gia và tổ chức quốc tế. Qua đó, một mặt tranh thủ các nguồn lực, chia sẻ những kinh nghiệm tốt trong việc bảo đảm quyền con người; mặt khác, làm rồ quan điểm, cách tiếp cận và thực tiễn nhân quyền của Việt Nam, đấu tranh với các mưu đồ áp đặt dân chủ, nhân quyền.

Với tinh thần tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia vào một số cơ chế quốc tế và khu vực về nhân quyền; đã mở nhiều kênh đối thoại nhân quyền, với nhiều quốc gia và tổ chức khu vực; các cuộc hội thao quốc tế về nhân quyền được tổ chức ở Việt Nam. Thực tiễn hợp tác trên lĩnh vực nhân quyền đã cung cấp nguồn lực và kinh nghiệm quý, góp phần giải quyết tốt nhiều vấn đề cụ thể, như: bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; bình đẳng giới; xóa bỏ nạn bạo hành gia đình; thu hút sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội; xóa đói nghèo cùng cực; cung cấp nước sạch; bảo vệ môi trường, v.v..., đồng thời giup các đối tác hiểu rồ hơn thực tiễn bảo đảm, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.

272

Page 273: File Word Duong Loi Chinh Sach

3. VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM Ngay sau khi ra đời, Nhà nước Vỉệt Nam đã xác định rõ nhiệm vụ bảo đảm quyền con người. Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam (1946) đã đặt quyền con người ở vị trí trang trọng1. Các Hiến pháp tiếp theo đã không ngừng mở rộng thêm các quyền2. Hiến pháp 2013, nêu rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, vãn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14.1).

Trên cơ sở Hiến pháp, hệ thống pháp luật từng bước được xây dựng, hoàn thiện3. Đến nay pháp luật Vỉệt Nam nhìn chung đã tương thích với những nguyên tắc và quy định của luật nhân quyền quốc tế. Nhà nước đã thông qua nhiều chương trình quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền4; kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh, bảo vệ có hiệu quả các quyền công dân, quyền con người; triển khai nhiều chương trình kinh tế - xã hội lớn, nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng các quyền con người trên thực tế5.

1 Tại Chương II: “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân”; với 18/70 điều.2 Hiến pháp 1959: 21 điều; Hiến pháp 1980: 29 điều; Hiến pháp 1992: 34 điều; Hiến pháp 2013: 36 điều.3 Như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Bầu cử đại hiểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân cậân, Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Khiếu nại, tô cáo của công dân, v.v...

4 Như thông qua các chương ừình cài cách tư pháp, cải cách hành chính (giai đoạn 2001-2010,2011-2020)75 Như các chiến lược: Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân Aân; Chiến lược phát triển giáo dục; Chiến lược phát triển dạy nghề;

273

~n

Page 274: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L

Trong hoạt động đối ngoại, đã chủ động và kiên định nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, không thỏa hiệp trước những yêu sách gây tổn hại đến chủ quyền an ninh; đồng thời có đối sách linh hoạt, xử lý mềm dẻo trong những vụ việc không phương hại đến lợi ích của đất nước, v.v...

Các hoạt động nói trên đã đạt được những kết quả quan trọng, thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế và sự khởi sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thành công của Việt Nam trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói nghèo, chăm sóc giáo dục trẻ em, binh đẳng giới, vãn hóa, khoà học, thể thao; sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và hệ thống thông tin, truyền thông, báo chí cả nước, cũng như việc không ngừng mở rộng dân chủ trên mọi lĩoh vợc của đời sống xã hội, v.v... được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi, là bằng chứng mạnh mẽ về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.

Trong bếi cảnh lịch sử mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) khẳng định: Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chinh sách; xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa t̂hực hành dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và thể chế hóa bằng pháp luật, v.v...

Chiến lược quốc gia về dinh đưỡng; Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt ìsỊam; Chién lược quốc gia về bình đẳng giới; Chương trình mục tiêu quốc gia giạm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia về vãn hóa; Chương trình quốc gia bảo vệ trỏ em, v.y...

274

Page 275: File Word Duong Loi Chinh Sach

Thực hiện thắng lợi những định hướng do Đại hội XI của Đảng đề ra có ý nghĩa quan trọng; một mặt nâng cao chất lượng thụ hựởng quyền con người, mặt khác tạo .thêm động lực để đưa Vỉệt Nam sám trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu hỏi ôn tập1. Trình bày các quan điểm và chính sách cơ bản của Đảng và Nhà

nước Việt Nam về quyền con người?2. Trình bày vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng và chính quyền

cơ sở trong việc bảo đảm quyền con người?

Tài liệu tham khảo1. Đảng Cộng sản Mệt Nam: Văn kiện Đại hội đại bỉầi toàn quốc

lần thứ XI, Nxb-Chính trị quốc gia, H.2011.2. Bộ Ngoại giao: Sách trắng thành tựu bảo vệ và phát triển quyền

con người ở Việt Nam, H.2005.3. Bộ Tư pháp: Việt Nam với vẩn đề quyền con người,

H.2005.4. Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con

người ở Việt Nam; Chu kỳ 1 (2009) và 2 (2013).5. Chỉ thị số 12 ngày 12-7-1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

về “ ‘Vẩn đề quyền con người và quan điểm chủ trương của Đảng ta6. Chi thị 44 ngày 20-7-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng vê

“Công tác nhân quyển trong tình hình mới7. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người: Giảo trình ỉý luận về

quyền con người, H.2010.8. Viện Nghiên cứu quyền con người: Giáo trình ỉỷ ỉuận về quyền

con người, Nxb.Chính trị - Hành chính, H.2010.

275

-................ .............................."ĩl"

Page 276: File Word Duong Loi Chinh Sach

9. Viện Nghiên cứu quyền con người: Luật quốc tế về quyền con người, Nxb.Lý luận chinh trị, H.2005.

10.Vỉện Nghiên cứu quyền con người: Quyền con ngượi: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Ôxtrâylia, Nxb.Lý luận chính trị,H.2004.

1L Viện Nghiên cứu quyền con người: Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2003.

Page 277: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài9QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ Nửớc

VỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỎNG THAM NHŨNG LÃNG PHÍ

1. QUAN ĐIỀM CỦA ĐẢNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ1.1. Một số vấn đề chung về tham những, lãng phí

1.1. L Khái niệm, phân loai và nguyên nhân tham nhũng

LLl.L Khái niệmTham những luôn là vấn đề nhức nhối đối với mọi xã hội, mọi nhà

nước. Không ít nhà nghiên cứu đã cho rằng, tham nhũng là “căn bệnh” tất yếu tồn tại và song hành cùng nhà nước; nhà nước còn tồn tại thì còn tham những. Tham nhũng gây bất bình trong nhân dân, làm mất uy tín của các chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự thống nhất định nghĩa về tham nhũng.

Có quan điểm xem xét tham những như là việc sử dựng hoặc chiếm đoạt trái phép của công, từ đó đi đến kết luận “người dân cũng tham nhũng”1. Quan điểm khác nhận định “tham nhũng là một hiện tượng xã hội trong đố tổ chức, tập đoàn, cá nhân lợi dụng những ưu thế về chức vụ, cương vị, uy tín, nghề nghiệp, hoàn cảnh

1 Alan Phan, Khi người dân “tham những”, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/ 2010-12-31 -khi-nguoi-dan-tham-nhung-

277

“ ....... -ÍT"

Page 278: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. I

của mình hoặc người khác, lợi dụng những sơ hở của pháp luật để làm lợi bất chính”1. Nhiều nhà nước trong lịch sử đã từng coi “tham nhũng” như một hành vi hợp pháp của bộ máy quan liêu. Từ đó, quan điểm này cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng gắn liền với cuộc chiến của nhân dân với nhà cầm quyền, là bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp.

Cũng có quan điểm tiếp cận tham nhũng như ỉà biểu hiện của “sai lệch xã hội”2. Theo đó, tham nhũng là một tẹ nạn xã hội có thể nảy sinh không chỉ trong các cơ quan nhà nước mà ả bất cứ tổ chức nào, đặc biệt là trong các thiết chế kinh tế. Cùng với nhận định này, một số nhà khoa học định nghĩa: “Tham nhũng có nghĩa là lạm dụng chức vụ cho lợi ích riêng. Chức vụ là một vị trí công tác dựa trên cơ sở niềm tin, mà từ đó một người được nhận một thẩm quyền hành động nhân đanh một định chế nào đó”3. Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế (WB, Tổ chức Minh bạch quốc tế - TI) định nghĩa tham nhũng là sự lạm dụng chức vụ công vì lợi ích tư. Cần CÌLÚ ý là “chức vụ công” trong dịnh nghĩa cũng được hiểu rất rộng, bao gồm tất cả những chức vụ của mọi tố chức (nhà nước và phi nhà nước) .

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên do Nhà xuất bản Đà Nằng ấn hành, “tham nhũng” được định nghĩa là những hành vi lợi dụng quyền lực nhà nước nhũng nhiễu nhân dân đế lấy của. Theo cách xác định này, quan chức nhà nước là chủ thể của

1 Phan Xuân Sơn: Quyền lực công cộng, sự tha hóa quyền ỉực công cộng và tham nhũng, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 3/2008.2 Đặng Cảnh Khanh:Khắc phục đầy đủ và toàn diện các sai lệch xã hội, Tạp chỉ Cộng sản, sổ II (131) năm 2007.5 Bách khoa toàn thư mờ Wikipedia tiếng Vĩệt, Tham nhũng, http://vi.wikip- edia.org/wiki/Tham_nhữig.

278

Page 279: File Word Duong Loi Chinh Sach

hành vi tham nhũng, tuy nhiên, đối tượng của hành vi này là tiền và tài sản của nhân dân, trong khi đó tài sản và các lợi ích của Nhà nước không được đề cập đến.

Tham nhũng cần được nhìn nhận là hiện tượng tiêu cực mang tính lịch sử, nảy sinh trong quá tình hoạt động của bộ máy nhà nước mà không phải của bất cứ tổ chức nào khác. Đó lả những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, vi phạm đạo đức công chức, kỷ luật công vụ và pháp luật nhằm phục vụ lợi ích cá nhân. Tính đúng đắn trong hoạt động của cơ quan nhà nước bao hàm mục đích phục vụ nhân dân của Nhà nước. Tất cả quyền lực nhà nước do nhân dân tạo ra và thuộc về nhân dân, được sử dụng thông qua bộ máy nhà nước để phục vụ nhân dân, phục vụ lợi ích chung của xã hội- Người thực hiện hành vi tham nhũng đã sử dụng quyền lực nhà nước trái phép và sai mục đích. Theo cách nhìn nhận này, khái niệm tham nhũng chỉ xuất hiện khi nhân loại bắt đầu đưa ra những đòi hỏi về một nhà nước tự do, dân chủ, tiến bộ.

Tham nhũng là khải niệm được dùng đế chỉ một nhóm các hành vi nguy hiếm cho xã hội của những người làm việc cho Nhà nước thông qua quả trình thực hiện các chức năng của Nhà nước nhằm mục đỉch vụ lợi.

Tham nhũng có những dấu hiệu cơ bản sau: tính nguy hiểm cho xã hội, tính sử dụng quyền lực nhà nước, tính vụ lợi.

- Tính nguy hiểm cho xã hội.Nhà nước là tổ chức có quyền lực bao trùm xã hội, những quy định

của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm mục tiêu bảo đảm cho Nhà nước hoạt động hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa khả

279

..................~n........................

Page 280: File Word Duong Loi Chinh Sach

L I .

năng trong quá trình hoạt động, Nhà nước có những tác động tiêu cực lên xã hội. Trong lĩnh vực này, nếu pháp luật rõ ràng, chặt chẽ và khoa học thì sẽ tạo tiền đề quan trọng cho bộ máy nhà nước quản lý và điều hành xã hội hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất những tác động không tốt tới xã hội. Nhờ đó, Nhà nước vừa duy trì trật tự ổn định xã hội, vừa thúc đẩy xã hội phát triển.

Tham nhũng là hành vi cố ý vi phạm pháp luật, các quy định, chuẩn mực nghề nghiệp, kỷ luật công tác, v.v... của những người làm việc cho Nhà nước. Hành vi đó xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, phá vỡ những quy tắc, chuẩn mực càn thiết để bộ máy nhà nước vận hành tốt. Tính nguy hiểm cho xã hội của tham nhũng thể hiện ở việc tham nhũng khiến cho hoạt động của bộ máy nhà nước ở một khâu, một công đoạn mất phương hướng, sai mục đích, tác động tiêu cực tới không chỉ xã hội mà ngay cả Nhà nước. Tham nhũng gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho Nhà nước, cho nhân dân. Những thiệt hại đó có thể là tiền, tài sản, lợi ích và uy tín của Nhà nước, có thể là tiền, tài sấn hay các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, v.v...

Tham nhũng có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng mức độ nguy hiểm của mỗi hành vi tham những trong từng hoàn cảnh cụ thế không giống nhau. Theo các quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phải tất cả hành vi tham nhũng đều bị coi là tội phạm và ngay đối với một hành vi tham nhũng, cững phải tùy mức độ thiệt hại mà hành vi đó gây ra cho xã hội mới có thể xác định, đó có phải là tội phạm hay không.

- Tính sử dụng quyền lực nhà nước.Không phải hành vi nào phá vỡ những quy tắc, chuẩn mực cần thiết

để bộ máy nhà nước vận hành tốt cũng là tham nhũng.

280

Page 281: File Word Duong Loi Chinh Sach

Những hành vi đó phải được thực hiện một cách cố ý bởi những người làm việc cho Nhà nước. Bất cứ người nào khi làm việc cho Nhà nước đều nhẵn đanh nhà nước để thực hiện các chức năng của Nhà nước. Do đó, đặc trưng quan trọng nhất của những người này là được sử dụng quyền lực nhà nước trong khi làm việc.

Theo luật pháp nước ta, chủ thể của hành vi tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn, bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Đáng chú ý là những người làm việc trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chinh trị-xã hội cũng thuộc những người có chức vụ, quyền hạn. Điều này xuất phát từ đặc thù của chế độ chính trị nước ta và nó cững thể hiện đặc trưng quan trọng của chủ thể hành vi tham nhũng: được sử dụng quyền lực nhà nước trong khi làm việc. Đặc trưng này cũng được nhấn mạnh trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2009): theo đó, người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

- Tính vụ lợi.Những hành vi sai trái của người được sử dụng quyền lực

281

~ri

Page 282: File Word Duong Loi Chinh Sach

nhà nước trong quá trình làm việc có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng phải vì mục đích vụ lợi mới lả hành vi tham nhũng. Lợi ích là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Lợi ích có thể là những giá trị tinh thần như bằng khen, huân chương, tình cảm, v.v... Và lợi ích cũng có thể là chức vụ, quyền hạn, án phạt, v.v... hay việc che giấu hành. vi thiếu sót, sai lầm, gian dối, v.v... Có thể nói, lợi ích mà hành vi tham nhũng hướng đến rất đa dạng, tứiưng lợi ích đó phải là mục đích, động cơ trực tiếp thúc đẩy người được sử dụng quyền lực nhà nước thực hiện hành vi tham nhũng. Nói cách khác, giữa hành vi làm trái quy định trong quá trình thực hiện các chức năng của Nhà nước với những lợi ích mà người làm cho nhà nước đạt được phải có mối liên hệ nhân quả chặt chẽ với nhau.

1.1.1.2. Phân loại hành vi tham nhữngViệc phân loại hành vi tham nhũng có ý nghĩa quan trọng trong việc

xác định những vị trí, bộ phận, lĩnh vực, v.v... chưa khoa học, chưa hợp lý, thiếu dân chủ, còn yếu kém của bộ máy nhà nước. Đồng thời, việc phân loại tham nhũng còn nhằm áp dụng các hình thức xử lý phù hợp với mỗi hành vi tham nhũng. Qua đó giúp Đảng, Nhà nước đề ra phương hướng triển khai cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng vừa có trọng tâm, trọng điểm, vừa đạt hiệu quả. Hiện nay có 2 cách phân loại tham nhũng thường được sử dụng trong nghiên cứu và xây dựng pháp luật ở Vỉệt Nam, đó là phân loại theo chủ thể của hành vi và theo mức độ ngụy hiểm của hành vi.

Phân loại theo chủ thể của hành vi tham nhũng, thực chất là phân loại theo lĩnh vực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước. Theo đỏ, có tham nhũng trong lĩũh vực quản lý thuộc cơ

282

Page 283: File Word Duong Loi Chinh Sach

quan địa chính - nhà đất; hải quan; cảnh sát giao thông; cơ quan tài chính, thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng; cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư; cơ quan quản lý và các đom vị trong ngành giao thông; cảnh sát kinh tế; giáo dục; thông tin - truyền thông; văn hóa, thể thao, du lịch...

Trên cơ sở mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tham nhũng thì tham nhũng được phân loại thành các mức độ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Tham nhũng ít nghiêm trọng là hành vi tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và người thực hiện hành vi bị xử phạt bằng hình thức cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến 3 năm. Tham nhũng nghiêm trọng là hành vi tham nhũng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và người thực hiện hành vi bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Tham nhũng rất nghiêm trọng là hành vi tham nhũng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và người thực hiện hành vi bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là hành vi tham những đến mức bị truy cứu trách nhiệm bình sự và người thực hiện hành vi bị phạt tù từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.

ỉ . ỉ . 1.3. Nguyên nhân của tham nhũngKhi nói đến nguyên nhân của tham nhũng, cần chú ý phân biệt giữa

nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng. Nguyên nhân là cái sản sinh ra một hiện tượng, một sự vật, một quá trình nhất định. Còn điều kiện là những gì cần thiết cho sự tồn tại và phát triển cùa hiện tượng, sự vật, quá trình ấy.

Tham nhũng là hành vi cố ý của con người. Hành vi của một người bình thường là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động.

283

... Tĩ

Page 284: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L.

Tư tưởng ở đây được hiểu là những hiện tượng tám lý xã hội. Mỗi người bình thường đều nhận thức được các hiện tượng tâm lý có ý thức của bản thân, nghĩa là biết rõ mình đang làm gì, nghĩ gì, hiểu rõ hành;vi của bản thân đúng hay sai, tốt hay xấu. Các hiện tượng tâm lý có ý thức của một người thường bao hàm thái'độ ít nhiều rõ rệt của người đó. Ở mức độ cao, ý thức thường được kèm theo sự dự kiến trước, tính có chủ định, v.v... và từ đó mà dẫn tới hành động. Hành vi tham những cũng không nằm ngoài quy luật này. Nguyên nhân của tham nhũng là những hiện tượng và quá trình tâm lý xã hộí sinh ra hoặc quyết định việc thực hiện tham nhũng.

Vì vậy, có thể khẳng định rằng, nguyên nhân của tham nhũng chính là từ tư tưởng, nhận thức của cá nhân. Chính sự suy thoái đạo đức, phẩm chất, lối sống của người làm cho nhà nước là nguyên nhân nảy sỉnh tư tưởng tham nhũng, từ đó thôi thúc họ thực hiện hành vi tham nhũng. Đây là căn nguyên của tham nhũng.

Cần nhấn mạnh ràng, theo quan điếm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng và nhận thức của cá nhân (con người hiện thực) bị chi phối bởi điều kiện và hoàn cảnh sống. Bởi vậy, trong mối quan hệ này, chế độ tư hữu và phương thức sản xuất dựa trên chế độ đó cùng những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng tương ứng (trong đó đặc biệt là truyền thống vãn hóa lạc hậu) của mỗi hệ thống kinh tế là cội nguồn, gốc rễ, là cơ sở cho sự tồn tại của tư tưởng tham nhũng.

Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng không phải là thị trường bất kỳ, mà là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, nền kinh tế nước ta đang ở tình trạng xen kẽ nhiều chế độ sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Các thành phần kinh tế tồn tại đan

284

Page 285: File Word Duong Loi Chinh Sach

xen, hoạt động trên cơ sở vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau, các thành phần kinh tế luôn vận động và có sự chuyển hóa trong quá trình phát triển. Trên cơ sở đó, các quan điểm chính trị pháp luật, đạo đức, tôn giáo, v.v... với những thể chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể, v.v... đều có những mối quan hệ đan xen phức tạp.

Đáng chú ý nhất là hiện tượng thay đổi, hình thành và tồn tại đan xen, đấu tranh với nhau giữa những chuẩn giá trị đạo đức khác biệt trong đời sống .vãn hóa xã hội. Nền kinh tế thị trường đang tạo ra những chuẩn giá trị xã hội mới so với thời kỳ trước đồi mới (1975-1986). Bên cạnh mục tiêu đạo đức đúng đắn là tham gia xây dựng xã hội, hoàn thiện nhân cách, hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ, v.v... đã xuất hiện trở lậi mục tiêu đạo đức sai lệch: coi đồng tiền là thước đo giá trị con người và các giá trị khác, vì thế mục tiêu kiếm nhiều tiền là cao nhất, bất chấp nhân cách bị tha hóa, đạo đức bị xối mòn, coi thường sức khỏe và sự tồn vong của cộng đồng, nhân loại, v.v... Trước sự liều lĩnh vì đồng tiền, vì lợi nhuận, trước những tác hại cả trước mắt và lâu dài của những hành vi trải đạo đức xã hội, thì phấp luật chưa cỏ quy định để điều chỉnh kịp thời, trong khi đó hành xử của cán bộ, công chức nhà nước thiểu nghiêm minh. Đó chính là mảnh đất màu mỡ nảy sinh tư tưởng tham những.

Hành vi tham nhũng là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động của cá nhân. Tuy nhiến, nếu xem xét theo hướng tách bạch tư tưởng tham nhũng với tính cách phi hiện thực hóa (chưa xảy ra trong thực'tế) và hành động tham nhũng với tính cách hiện thực hóa (đã xảy ra trong thực tế), có thể khẳng định rằng: dù tư tưởng tham nhũng tồn tại song hành cùng với nhà nước, chỉ khi

285

_7 n

Page 286: File Word Duong Loi Chinh Sach

L 1-

nào nhà nước tiêu vong thì mới hết tư tưởng tham nhũng nhưng việc phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tham nhũng là khả thi, thậm chí có thể xây dựng được một bộ máy nhà nước hoàn thiện, trong sạch, không có tham nhũng. Điều đó sẽ xảy ra nếu những điều kiện cho sự phát sinh và tồn tại của hành vi tham nhũng không xuất hiện.

Tham nhũng sẽ chỉ là tư tưởng, mong muốn mà không thể thực hiện nếu như không có những điều kiện nhất đinh. Những diều kiện chủ yếu để cho những cá nhân biến chất, suy thoái đạo đức đang làm việc cho nhà nước thực hiện hành vi tham nhũng bao gồm:

- Điều kiện khách quan.+ Kinh tế - xã hội thấp kém, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, dân trí

thấp, những dịch vụ mà nhà nước cung cấp cho người dân còn thiếu thốn hoặc yếu kém, không đủ đáp óng nhu càu của nhân dân. Khi nhu cầu của người dân lớn hơn so với khả năng cung ứng của Nhà nước, thì việc người dân chủ động tạo điều kiện cho những người làm cho nhà nước tham nhũng trở thành một thứ ‘Văn hóa”, khi đã trở thành thói quen, thì trong điều kiện này, tham nhũng không còn bị cản trở bởi đạo đức xã hội. Những kẻ tham nhũng và một bộ phận nhân dân sẽ coi hành vi tham nhũng là tất nhiên, có lợi cho người dân (thật ra chỉ là một bộ phận nhỏ nhân dân). Điều này lý giải vì sao tham nhũng xuất hiện nhiều ở các nước có nền kinh tế đang hoặc kém phát triển, khiến cho tham nhũng có thể trở thành phương thức kiếm sống và làm giàu của một số cá nhân.+ An ninh kinh tế, an ninh xã hội có dấu hiệu bất ổn, xuất

286

Page 287: File Word Duong Loi Chinh Sach

hiện tình trạng tội phạm gia tăng, đặc biệt là tội phạm có tổ chức tội phạm rửa tiền, tác động đến hoạt động của Nhà nước (mà chủ yếu là tác động vào các cá nhân) bằng nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm lợi dụng quyền lực nhà nước để thực hiện tội phạm. Trong điều kiện đó, những cá nhân có tư tưởng tham nhũng sẽ có nhiều phương thức và thủ đoạn tinh vi hơn nhằm trốn tránh sự phát hiện của cấp trên và của người dân, đồng thời dễ dàng tiêu thụ được số tiền và tài sản lấy được từ tham những mà không bị trừng phạt, vì vậy sẽ trở nên liều lĩnh hơn.

- Điều kiện chủ quan.+ về cơ chế, chính sách, pháp luật:Cơ chế, chính sách, pháp luật điều chỉnh mọi mặt của đời sống nói

chung, về hoạt động của Nhà nước nói riêng chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, đôi khi lạc hậu.

Chế độ quản lý kinh tế nói chung, quản lý vốn, tài sản lưu thông trong sản xuất, kinh doanh, quản lý thu nhập của công dân nói riêng còn nhiều yếu kém, lòng lẻo.

Chế độ đãi ngộ nói chung (chế độ lương nói riêng) đối với những người làm việc cho nhà nước đạt ở mức thu nhập từ trung bình trở xuống so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội.

Chính sách của Nhà nước về tham nhũng nói chung, chính sách hình sự hóa hành vi tham những nói riêng thể hiện sự thiếu kiên quyết, các hình thức kỷ luật và hệ thống hình phạt đối với hành vi tham nhũng không nghiêm khắc, không tương xứng với mức độ nguy hại cho xã hội.

+ về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:Tổ chức bộ máy nhà nước thiếu khoa học: cồng kềnh, nhiều tầng

nấc, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ

287

Page 288: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

chức không được xác định rõ ràng, cụ thể, trùng lặp hoặc bị phân tán; không xác định rõ các mối quan hệ công tác cũng như cơ chế làm việc giữa các bộ phận cấu thành dẫn đến trong hoạt động nảy sinh nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả không đạt yêu cầu.

Hoạt động của Nhà nước quan liêu, thiếu sâu sát thực tế, xa dân, thiếu công khai, minh bạch, Không có cơ chế khả thi để người dân nắm thông tin về các hoạt động của cơ quan nhà nước; không có cơ chế khả thi để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, không có cơ chế để nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi, tuần thủ pháp luật đối với các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước không tốt, dẫn đến công tác quản lý nhà nước trở nên yếu kém.

+ về nhân sự:Công tác nhân sự nói chuQg và việc quản lý, giáo dục đội ngũ

những người làm việc cho nhà nước nói riêng có yếu kém.Những người làm việc cho nhà nước nhận thức không đầy đủ,

không sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tham nhũng nên trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành không chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc; trong phòng, chống tham nhũng thì thiếu quyết tâm, không dựa vào dân, thậm chí nể nang, né tránh, dung túng, bao che cho tham nhũng.

Năng lực, trình độ cửa các cơ quan chống tội phạm nói chung, chống tham nhũng nói riêng yếu kém.

Những điều kiện trên có mối quan hệ biện chứng vói nhau vì xuất phát từ những nhân tổ vốn gắn bó chặt chẽ với nhau: nhà nước - pháp luật - xã hội - con người- Ví dụ như công tác nhân sự không tốt là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của cơ quan chống

288

Page 289: File Word Duong Loi Chinh Sach

tội phạm, đến lượt mình, sự yếu kém của cơ quan chống tội phạm lại là tiền đề cho sự gia tăng tội phạm ữong xã hội7 v.v... Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, 2 điều kiện cơ bản, then chốt quyết định hành vi tham nhũng là năng lực quản íý yếu kém và cơ chế dân chủ được thực thi không tốt.

1.1.2. Khái niệm, tiêu chí và nguyên nhân lãng phỉ- Khái niệm lãng phí.Theo Từ điển tiếng Việt, “lãng phí” được định nghĩa là: “làm tốn

kém, hao tổn một cách vô ích”. Trái nghĩa với “lãng phí” là “tiết kiệm” (sử dụng đúng mức, không phí phạm sức lực, của cải, thời gian). Lãng phí và tiết'kiệm là những khái niệm được sử dụng chủ yếu trong kinh tế học, thường được gắn liền với khái niệm hiệu quả. “Hiệu quả” được định nghĩa là “kết quả trên thực tế do một công việc cụ thể nào đó mang lại, trên cơ sở có sự so sánh với những hao phí đã bỏ ra để thực hiện chứng”. Công thức: tiêũ hao sức lực, của cải, thời gian để mang lại kết quả có nhiều hơn sức lực, của cải, thời gian là biểu hiện quy trình và mục tiêu của lao động, sản xuất nói riêng và các hoạt động khác của con người nói chưng.

Lãng phí là hành vi của con ngưởĩ làm hao tổn sức lực, của cải hoặc thòi gian trên các lĩnh Vực cửa đời sống xã hội. Lãng phí xảy ra phổ biến và gây tác hại lớn là lãng phí trong hoạt đọng của Nhà nước và của các tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lãng phí là việc quản lỷ, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và các nguồn tài nguyên không hiệu quả. Đối với lính vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử đụng ngân sách nhà nước, vốn nhà

289

~r ‘1

Page 290: File Word Duong Loi Chinh Sach

nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và các nguồn tài nguyên vượt đinh mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định1.

- Tiêu chí xác định hành vi lãng phí.+ Một hành vi là lãng phi khi hành vi đó được thực hiện mà không

đạt mục tiếu đã định. Mỗi hành vi đều có một hoặc nhiều mục đích khác nhau, có mục đích chủ yếu và thứ yếu. Mục tiêu chủ yếu luôn phải được chủ thể xác đỊnh trước khi hành động bởi đây là động lực chính, quyết định đến tâm lý, ý chí của người thực hiện. Vì vậy, khi hành vi được thực hiện mà không đạt được mục tiêu chủ yếu sẽ bị coi là lãng phí.

+ Vượt định mức. Khi một hoạt động đã diễn ra đạt mục tiêu đã định, thì để xem xét hoạt động đó có gây ra lãng phí hay không, chứng ta phải xác định được mức độ tiêu hao cần thiết, hay còn gọi là định mức tiêu hao. Nếu hoạt động vượt định mức tiêu hao sức lực, của cải, thời gian thi dù có đạt mục đích, hoạt động đó sẽ vẫn gây ra lãng phí.

- Nguyên nhân gây lãng phí.+ Nguyên nhân chủ quan: Lãng phí là hành vi của con người, nên

nguyên nhân gây ra lãng phí mang tính chủ quan rất cao. Mỗi cá nhân, tổ chức khi thực hiện hoạt động đều có nhận thức, dự kiến kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện trên thực tế. Một trong ba khâu này hoặc cả ba khâu đều yếu kém thì khi triển khai hoạt động sẽ gây ra lãng phí.

+ Nguyên nhân khách quan: Mặc dù lãng phí là hành vi của con người, nhưng lại có nguyên nhân khách quan. Bản chất con người, trong tinh hiện thực của nó là tổng hòa các mối quan hệ xã

1 Khoản 2 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Page 291: File Word Duong Loi Chinh Sach

hội. Do đó, mỗi người đều bị chi phối bởi hiện thực khách quan khi thực hiện các hành vi của mình. Có thể thấy là nguyên nhân khách quan gây ra lãng phí là do mỗi hành vi thường có nhiều động cơ và mục đích khác nhau, đôi khi trái ngược nhau. Ví dụ như trong kinh tế học, các mô hình kinh tế từng được con người áp dụng đều tạo ra sự lãng phi của cải do sự phân bồ các nguồn lực không bảo đảm yêu cầu của xã hội mà chạy theo lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận (tăng trưởng kinh tế) càng tăng thì môi trường sống và sức khỏe, nhân cách con người càng bị hủy hoại. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, những nguyên nhân khách quan như vậy chỉ có thể được loại bỏ hoàn toàn khi các hoạt động của con người hướng đến mục tiêu chủ yếu là bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe con người.

1.13, Tác hại của tham nhũng, lãng phíMặc dù tham nhũng và lãng phí là 2 hành vi khác nhau. Trong đó,

tham nhũng là hành vi cố ý, còn lãng phí thường là hành vi không cố ý. Tham nhũng là hành vi của những chủ thể đặc biệt, thì lãng phí là hành vi của bất cứ người nào trong xã hội. Tuy nhiên, tham nhũng và lãng phí đều có tác hại rất lớn, gây tổn thất về nguồn lực và nhất là gây mất niềm tin của nhân dân với lực lượng lãnh đạo xã hội, làm tổn hao nguồn vốn trong nhân dân và phá hủy môi trường sống.

Tham nhũng có đặc trưng là chỉ xuất hiện trong hoạt động của Nhà nước, bản chất là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, do đó ngay cả hành vi có mức độ ít nghiêm trọng nhất thì tham nhũng cũng đã gây tác hại lớn. Tham nhũng xuất hiện và gây hậu quả xấu ở mọi lĩnh vực của xã hội mà Nhà nước có hoạt động hướng tới: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thông tin - truyền

291

TI

Page 292: File Word Duong Loi Chinh Sach

i. L

thông, y tế, giáo dục, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, v.v„. Tham nhũng gây ra nhiều tác hại đối với không chỉ Nhà nước - nơi nó xuất hiện và tồn tại, mà người dân và cả xã hội đều phậi gánh chịu. Tác hại lớn nhất, bao trùm nhất cửa tham nhũng chính là tới một mức độ nhất định, tham nhũng sẽ làm suy yếu sức manh lãnh đạo, quản lý xã hội của lực lượng chính trị cầm quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế dẫn đến nghèo đói, gây mất ổn định chính trị xã hội. Chúng ta có thể thấy rõ một số tác hại lớn mà tham nhũng, lãng phí gây ra:

Tham nhũng, lãng phí trước hết gây thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, suy giảm sức mạnh kinh tế của Nhà nước và của từng người đâh. vốn, tài sản cửa Nhà nước là đối tượng chủ yếu của tham nhũng. Thất thoát lớn vừa ở số lượng vốn, tài sản bị chủ thể tham nhũng chiếm đoạt, vừa do nguồn vốn, tài sản đượe đầu tư không hợp lý, hoặc đầu tư không đủ đẫn đến hiệu quả sử dụng vốn, tài sản không đạt yêu cầu, thậm chí phải đầu tư nhiều lần mà vẫn không đạt yêu cầu, phải tổ chức thực hiện lại từ đầu. Vì có tham nhũng, nguồn lực kinh tế của Nhà nước bị thâm hụt, hoạt động kinh tế nhà nước thiếu hiệu quả tất yếu dẫn đến suy giảm sức mạnh kinh tế của Nhà nước. Trong thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước thì bên cạnh chức năng bảo vệ đất nước, chức năng tổ chức quản lý kinh tế, thực hiện chính sách xã hội có ý nghĩa sống còn với nhà nước. Sức mạnh kinh tế suy giảm là một trong những tiền đề cho việc Nhà nước suy yếu toàn diện.

Tham nhũng làm suy yếu sức mạnh hành chính của Nhà nước. Tham nhũng ảnh hưởng xấu đến quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, gây tác hại đối với tổ chức bộ máy cũiig như làm suy giảm khả năng quản lý kinh tế, xã hội của Nhà nước. Tham nhũng

292

Page 293: File Word Duong Loi Chinh Sach

góp phần quan trọng vào việc làm suy giảm vai trò của pháp luật. Những chính sách, pháp luật được xây dựng và ban hành trong tình trạng bị tham nhũng sẽ luôn bị lợi ích cục bộ chi phối nội dung. Chính sách, pháp luật sẽ mất đi tính khọa học và dân chủ. Tham nhũng cũng làm quá trình tổ chức bộ máy nhà nước không tuân thủ các nguyên tắc như dân chủ, pháp chế tính kinh tế, công khai hóa, v.y... vì thế bộ máy thường cồng kềnh thiếu hiệu quả, tiếp tục sinh ra quan liêu.-Bên cạnh đó, tham nhũng xuất hiện trong hoạt động thường ngày của Nhà nước góp phần gây ra tình trạng bộ máy nhà nước vận hành thiếu thống nhất, không thông suốt, kém hiệu lực, ít hiệu quả. Tham nhũng góp phần tạo ra tình trạng đó, đồng thời tình trạng đó lại tiếp tục trở thành điều kiện để tham nhũng nảy sinh, tồn tại, hoành hành.

Một số nhà nghiên cứu khẳng định: “Tham nhũng chứa đựng những mầm mống phi nhà nước và vận dụng những hệ thống quyền lực coi thường nền dân chủ”1. Tham nhũng vừa làm suy yếu sức mạnh hành chính của Nhà nước, vừa chủ động tìm kiếm và tạo ra thêm những quyền lực phái sinh từ quyền lực nhà nước. Ở đây, tác hại to lớn của tham nhũng chính là tạo ra một thứ quyền lực không chính thức dưới vỏ bọc một quyền lực chính thức. Trong khi quyền lực chính thức tác động tích cực (hoặc tiêu cực nhưng rất ít và không cố ý) vào xã hội vì lợi ích chung, thì quyền lực khồng chính thức tác động tiếu cực vào xã hội một cách cố ý và hoàn toàn nhằm lọi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Đây là một tiền đề quan trọng xuất hiện sự liên minh giữa tham nhũng và tội phạm có tổ chức. Trong tình trạng này, quyền lực nhà nước bị vô hiệu hóa,

1 Nguyễn Văn Vĩnh (Chủ biên): Góp phần đẩy lùi nguy cơ, bảo đảm ổn định và phát triển đẩt nước, Nxb.Lý luận chính, trị, H.2005, tr.237.

293

11

Page 294: File Word Duong Loi Chinh Sach

1.1-

nhà nước mất uy tín trước nhân dân, còn nền dân chủ và an ninh xã hội bị đe dọa nghiêm trọng.

Tham nhũng, lãng phí làm mất danh dự, uy tín, thể diện của quốc gia trước thế giới, cụ thể như các nhà tài trợ, các đối tác, tổ chức quốc tế đặt quan hệ với quốc gia đó.

Tham nhũng gây thiệt hại về nhân sự. Một mặt, tham nhũng góp phần tạo ra tình trạng nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước vừa kém chất lượng, vừa được phân bổ không khoa học, thiếu hiệu quả. Mặt khác, những người làm cho Nhà nước đều có năng lực, trình độ nhất định và thường dày dạn kinh nghiệm do có thời gian công tác lâu dài cho Nhà nước. Các vụ tham nhũng bị phát hiện, xử lý thường khiến Nhà nước không chỉ phải loại bỏ những người có năng lực và kinh nghiệm công tác, mà trong khá nhiều trường hợp, Nhà nước phải xứ lý, loại bỏ những người giữ vị trí then chốt từ thấp đến cao trong bộ máy nhà nước. Để có nhân sự bổ sung cho những vị trí công tác này không phải là công việc dễ dàng, lại đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy, những tác hại về nhân sự mà tham nhũng gây ra dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như mất ổn định tổ chức, hoạt động của tổ chức thiếu hiệu quả, tốn kém thời gian và tiền của, công sức của Nhà nước trong tuyển dụng, bố trí, đào tạo, sử dụng nhân sự, v.v...

Tác hại nghiêm trọng nhất mà tham nhũng, lãng phí gây ra với Nhà nước là làm suy giảm uy tín của Nhà nước trước nhân dân, tạo ra mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền. Từ đó, Nhà nước mất dần vai trò thống trị cả về kinh tế và chính trị đối với xã hội. Đây là tiền đề cho mất ổn định chính trị - xã hội, là nguy cơ sụp đổ thể chế. Chức năng quan trọng nhất của Nhà nước là quản lý xã hội, duy trì xã hội trong vòng trật tự, bảo vệ các quyền và lợi

294

Page 295: File Word Duong Loi Chinh Sach

ích hợp pháp của công dân. Nhưng mục tiêu của tham nhũng lại chính là chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của công dân. Vậy là khi xuất hiện tham những, không những Nhà nước không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân mà còn làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Mất tín nhiệm trước nhân dân là điều đáng lo ngại nhất đối với Nhà nước (và tất nhiên là đối với lực lượng chính trị cầm quyền) vì thiệt hại kinh tế tuy lớn nhưng có thể khắc phục bằng nhiều cách, thiệt hại nhân sự cũng như những yếu kém trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có thể thông qua cải cách hành chính mà giải quyết. Nhưng uy tín chính trị không thể dễ dàng lấy lại trong thời gian ngắn, đến giai đoạn bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của tình trạng bất ổn chính trị-xã hội, ví dụ như các điểm nóng chính trị - xã hội thì đôi khi một cuộc cải cách lớn nếu không kịp thời và không đúng cách lại khiến cả thể chế chính trị sụp đổ.

Trong kinh tế, lãng phí là nguyên nhân sâu xa và cũng đồng thời là hậu quả của khủng hoảng. Hoạt động sản xuất theo phương thức tư bản tạo ra nhiều hàng hóa, buộc hình thành xã hội tiêu dùng, để đến lượt mình, xã hội tiêu dùng kích thích sản xuất. Nhưng xã hội tiêu dừng cỏ mặt trái là tiêu dùng cả những thứ không có nhiều giá trị sử dụng, gây ra lãng phí của cải vật chất chung của xã hội. Bên cạnh đó, nền sản xuất tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất không có kế hoạch chung, không có sự điều tiết ở tầm vĩ mô nên thường xuyên gây ra khủng hoảng thừa song hành cùng khủng hoảng thiếu. Đây là thực tế đã được các nhà kinh tế học chỉ ra nhiều thế kỷ qua.

Tham nhũng, lãng phí có tác hại hết sức to lớn với không chỉ

295

— r'1

Page 296: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. l ._

Nhà nước, mà ngay cả mỗi người dân và toàn xã hội. Hiện nay, tình hình tham nhũng, lãng phí ở Vỉệt Nam đang diễn biến hết sức phức tạp, cũng tác động tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội, trên nhiều lĩnh vực gây thất thoát tài sản đất nước, làm cản trở nỗ lực đổi mới, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tác hại to lớn cửa tham nhũng mà Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra chính là tham nhũng gây tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; làm xói mòn niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế đô; làm tổn thương, băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, làm méo mó bản sắc văn hóa dân tộc; khoét sâu khoảng cách giàu nghèo, phân .cực xã hội; làm giảm uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Tham nhũng, lãng phí thực sự là “quốc nạn”, một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta, kéo lùi sự phát triển và thậm chá làm hủy hoại đất nước.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí đã trả thành những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, lãng phí sẽ góp phần quan ừọng hình thành đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; Nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, phát triển toàn diện kinh tế, vãn hóa, xã hội; đặc biệt là cửag cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.

1.1.4. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam1.1.4.1. Thực irạng tham nhũng, lẵng phỉ ở nước ta thời gian quaVới sự quyết tâm, nỗ lực của tổ chức đảng và cả hệ thống

296

Page 297: File Word Duong Loi Chinh Sach

chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và đạt được những kết quả bướe đầu, nhất là trong phòng ngừa, công khai, minh bạch hóa, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản công. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí đã từng bước được kiềm chế. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Mức độ tham nhũng ngày càng lớn. Qua kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, xét xử cho thấy các vụ việc tham nhũng có xu hướng tăng cả về quy mô lẫn số lượng tài sản nhà nước bị chiếm đoạt, lãng phí, thất thoát.

Ngoài những lĩnh vực hay xảy ra tham nhũng như xây dựng cơ bản, đất đai, quản lý tài chính, thuế, hải quan, V.V— hiện nay tham nhũng đang lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, chính sách nhân đạo, v.v... Thậm chí ngay cả các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Tính chất tham nhũng ngày càng phữc tạp, nghiêm trọng, thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi. Tham những ngày càng có tổ chức được cấu kết chặt chẽ, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, thậm chí xuyên quốc gia.

Sự móc nối giữa các phần tử thoái hóa, biến chát trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước với những phần tử tội phạm bên ngoài, giữa khu vực công và tư là vấn đề nhức nhối, có xu hướng phát triển nhanh hết sức nguy hiểm. Tình trạng này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó là việc bảo kê, che chắn cho cấc hành vi vi phạm pháp luật có tổ chức của bọn “xã hội đen” như vụ Khánh Trắng, Phúc Bồ, Năm Cam, v.v...

297

..... ■ ~T 1'

Page 298: File Word Duong Loi Chinh Sach

L i-

Tham nhũng được tồng kết thường xảy ra ở những lĩnh vực chủ yếu như sau:

- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.- Trong lĩnh vực quản lý đất đai.- Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và tổ chức tín dụng.- Trong lĩnh vực tài chính sử dụng ngân sách nhà nước.- Trong lĩnh vực thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế -

xã hội.- Trong quản lý và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.- Trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo.- Trong hoạt động tư pháp và hoạt động thanh tra, kiểm tra1.Trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi

thường xuyên, một số cơ quan, đơn vị, vẫn còn tình trạng chi vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc sử dụng kinh phí sai mục đích; không thực hiện nghiêm túc việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến lãng phí hoặc sử dụng không hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước được giao làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Từ năm 2006-2010, các đơn vị ngành Tài chính thực hiện 32.933 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào công tác điều hành, quản lý và sử dựng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua thanh tra, kiểm ừa đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 18.473 tỷ đồng, trong đó: thu hồi nộp ngân sách nhà nước 15.037 tỷ đồng; xử phạt hành chính 1.037 tỷ đồng; xử lý tài chính khác 2.398 tỷ đồng. Từ năm 2006 đến tháng 7-2012,

1 Xem: Bộ Tư pháp: Đe cương giới thiệu Luật Phòng, chống tham những sứa đoi, bổ sung năm 2ỒỒ7), Nxb.Tư pháp, H.2007.

298

Page 299: File Word Duong Loi Chinh Sach

hệ thống Kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát và phát hiện trên 219.000 khoản chi của hon 96.443 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, đã yêu cầu các đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết và đã từ chối chưa thanh toán với số tiền khoảng 2.086 tỷ đồng.

Trong quản lý đàu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong những năm qua còn nhiều hạn chế, yếu kém, thất thoát, lãng phí xảy ra ở hầu hết các giai đoạn của quá trình đầu tư, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Trong năm 2010, cả nước có 3.386 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,78% số dự án thực hiện trong kỳ; số dự án phải điều chinh chiếm 15,14% (5.239/34.607); số dự án vi phạm quy định về quản lý đầu tư là 221 dự án, chiếm 63% (vi phạm về thủ tục đầu tư 112 dự án, vi phạm về quản lý chất lượng 109 dự án)1. Kết quả kiểm toán 8 tháng đầu năm 2012 cho thấy hầu hết các dự án đầu tư được kiểm toán đều có sai phạm trong công tác đấu thầu, thẩm định, phê duyệt dự án, nghiệm thu khống, nghiệm thu sai khối lượng, đon giá, quyết toán thừa cho nhà thầu.

Trong quản ỉý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tình trạng sử dụng nhà đất không đúng mục đích, bị lấn chiếm hoặc để hoang hóa, khai thác không hết công năng hoặc sai mục đích vẫn còn tồn tại. Một số nơi buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, để lãng phí. Tình trạng giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất sai quy định, không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền dẫn đến khiếu kiện đông người

1 Tổng hợp kết quả kiếm toán năm 2011.

299

TI

Page 300: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

vẫn còn xảy ra. Quy hoạch “ừeo” vẫn còn ở nhiều địa phương gây lãng phí lớn nhưng chậm được khắc phục .

Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước, vẫn còn cơ quan, đơn vị trong bộ máý nhà nước chưa đạt hiệu quả cao trong qụản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ công chức có noi chất lượng chưa cao, hiệu quả quản lý, sử dụng chưa đạt yếu cầu. vẫn còn không ít cơ quan, tổ chức chưa có quy chế nội bộ về quản lý thời gian lao động, sắp xếp công việc thiếu khoa học, hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng thời gian lao động thấp.

Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa ý thức được việc cần thiết phải áp dụng những biện pháp tiết kiệm để giảm chi phí sản xuất, kinh doanh nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp. Quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước vẫn còn sơ hở, sử dụng vốn kém hiệu quả, một số doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong khi năng lực quản lý, trình độ quản trị doanh nghiệp và khả năng tài chính có hạn để thua lỗ kéo dài. Trong 6 tháng đầu năm 2012, thực hiện tiết kiệm giảm chi phí được 4.433 tỷ đồng trên tổng số 12.548,7. tỷ đồng đã đăng ký, đạt 35.22% (Báo cáo số 242/BC-CP ngày 21-9-2012 của Chính phủ). Năm .2011, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thua lỗ lớn (Tập đoàn Xăng dầu Vỉệt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu quân đội) hoặc có lãi nhưng hiệu quả chưa cao (Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí); một số doanh nghiệp sử dụng đất kém hiệu quả (Tổng Công tỵ Công nghiệp Sài Gòn, Tổng Cọng ty Văn hóa Sài Gòn, Tổng Công ty Xăng dầu qụân đội, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam), v.v... (Báo cáo số 1256/BC-KTNN ngày 5-9-2012).

300

Page 301: File Word Duong Loi Chinh Sach

Trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dậnf trong việc tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng tỉnh trạng lãng phí vẫn còn diễn ra ngày càng lớn1

- Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém.+ Năng lực, sức chiến đấu của nhiều ca quan, tổ chức, đơn vị ngay

trong nội tại chưa được phát huy, chưa đủ sức để tự phát hiện tham nhũng, lãng phí.

+ Vai trò tiên phong, gương mẫu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu còn yếu; không ít cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực hiện tốt trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãiLg phí. Vai trò của nhiều chi bộ, tổ chức cơ sở đảng còn mờ nhạt.

+ Cơ chế, chính sách ở nhiều lĩnh vực thiếu đồng bộ, có nhiều sơ hở chưa được điều chỉnh, khắc phục kịp thơi; một số quy định thiếu nhất quán, thiếu chặt chẽ, vẫn còn tình trạng “xin - cho”.

+ Việc điều tra, xử lý một số vụ việc, ở nhiều thời điếm chưa thực sự đồng bộ, thống nhất và đạt hiệu quả mong muốn.

+ Trong khi đó, tổ chức và hoạt động của hệ thong chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, còn nhiều khụyêt điểm, chất lượng và hiệu quả chưa caạ

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tô chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp hoặc bị phân tán.

+ vẫn còn những tổ chức đảng, chính quyền, ngưòri đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu. săc về tính

1 Xem: Bộ Tư pháp: Đe cương giới thiệu Luật thực hành tiết kiệm, chổng lãng phí, Nxb.Tưpháp, H:2013.

3.01

—ri

Page 302: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí.+ Công tác cán bộ nội chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng

viên, công chức nói riêng còn yếu kém.+ Tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng,

chống tham nhũng chưa đủ mạnh, có mặt chưa hợp lý.1.1.4.2. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phỉ ở Việt Nam

thời gian quaĐảng ta đã ban hành nhiều đường lối, chủ trương thực hiện phòng,

chống tham những, lãng phí rất quyết liệt, đặc biệt là trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ XI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Theo đó, Đảng ta yêu cầu tập trung vào các nhiệm vụ: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Cơ quan kiểm tra của Đảng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng của Nhà nước để kiểm ữa, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lỹ tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm. Kiểm tra, rà soát, đánh giá vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tố chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phá.

Nhà nước ta đã hoàn thành sửa đồi, bồ sung Luật Đất đai

302

Page 303: File Word Duong Loi Chinh Sach

và pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, theo hướng tăng cường công khai, minh bạch trong các khâu quy hoạch, thu hồi, bồi thường, giao đất, cho thuê đất, định giá, đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên, khoáng sản, v.v... Quy định rõ ràng, cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai, tài nguyên. Quyết liệt trong chỉ đạo, quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân sách; việc chi tiêu công, nhất là mua sắm và đầu tư công; các khoản chi thường xuyên; các định mức, tiêu chuẩn trong sản xuất, tiêu dùng; việc khai thác tài nguyên thiên niiiên; việc chi phí hội nghị, lễ hội, tiếp khách, đi công tác nước ngoài. Tiếp tục gấp rút hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp; việc kiểm toán và công khai, minh bạch về tài chính. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường một bước việc kiểm soát hoạt động tm dụng, đầu tư xây dựng, nhất là những hoạt động dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, như cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, đầu tư công, đầu tư bất động sản, v.v.,. Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Cải cách thủ tục hành chinh đã có những kết quả bước đàu, ngày caôig đơn giản, công khai, minh bạch hơn trong giao dịch, giao tiếp ở các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, nhất là trong các lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng.

Đang thực hiện ngày càng nhiều việc tuyển dụng, quy hoạch, bồ nhiệm,điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ

303

■“TT

Page 304: File Word Duong Loi Chinh Sach

L I-

luật theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. Đã sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản liên quan khác để thực hiện việc công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập ở nơi công tác và nơi cự trú, theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Từng bước mở rộng diện kê khai và phạm vi công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đặng viên, công chức, viên chức. Quy định về trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghi lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Quy định cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức chủ động kiểm tra, xác minh két quả kê khai tài sản, thu nhập đối với những người thuộc quyền quản lý.

Các bộ, ban, ngành, địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiên quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong việc cưới, việc tang, mừng nhà mới, tổ chức sinh nhật, việc nhận bằng cấp, học hàm, học vị, đanh hiệu thi đua, khen thưởng.

Đã ban hành Luật giám định tư pháp phục vụ kịp thời, có hiệu quả việe xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí.

Đã phát hiện và từng bước xử lý nhiều hành vi tham nhũng, lãng phí lớn.

Công tác tuyên truyền, giáo dục và truyền thông được chú trọng, phát huý ngảy càng tốt hơn vai trò và trách nhiệm của báo chí ừong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đã đổi mới căn bản và nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan thường trực, tham mưu về công tác phòng, chống tham nhũng. Theo đó, ở Trung ương, đã thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng Ghi Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Lập lại Ban Nội

304

Page 305: File Word Duong Loi Chinh Sach

chính Trung ương, là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ở địa phương, không tổ chức ban chỉ đạo tỉnh, thành phố về phòng, chống tham nhũng. Tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng và có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương- Các tỉnh, ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương lập lại ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy để tham mưu cho cấp ủy về công tác nội chính và công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

1.2. Quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí

1.2.1. Mục tiêu

Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.

1.2.2. Quan điểm chỉ đạo

Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tồ chức hành chính, kinh tế, hình sự.

Phòng, chống tham những, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ

305

~n

Page 306: File Word Duong Loi Chinh Sach

phát triển kinh tế,- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Vừa tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chốĩig tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chinh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu.

Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài.

7.2.3. Giải pháp chủ yếu- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức

trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên, tăng cưcmg vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên.

- Tiếp tục hòàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Bảo đảm công khai, minh bạch ừong hoạt động cửa các cơ quan, tồ chức, đơn vị.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội.- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh ừa, kiểm

toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng.

306

Page 307: File Word Duong Loi Chinh Sach

- Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, ehống tham nhũng.

- Tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử.- Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

2. PHÁP LUẬT CỦANHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG THAMNHŨNG, LÃNG PHÍ2.1. Lúật Phòng, chống tham nhũng

Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 29-11-2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-6-2006. Qua 2 lần sửa đổi, bổ sung (2007 và 2012), Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành có 8 chương với 100 điểu.

Chương I: Những quy định chung, gồm 10 điều.Nội dung chương này quy định về: Phạm ví điều chỉnh; giải thích từ

ngữ; các hành vi tham nhũng; nguyên tắc xử lỷ tham những; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn; quyền vả nghĩa vụ của công dân ừong phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Vĩện Kiểm sát, Tòa án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tồ chức thành viên; ừách nhiệm của cơ quan báo chí; các hành vi bị nghiêm cấm.

Ngoài những nội dung quan trọng xác định hành vi tham nhũng, trong chương này có nội dung cần lưu ý về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người đứng đầu. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

Page 308: File Word Duong Loi Chinh Sach

L 1...

tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng; chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẳm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách, nhiệm: chỉ đạo ca quan, đơn vị thực hiện đúng trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng; gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nỉùệm cùa mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm: thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật; gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định cùa pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; kê khai tài sản theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó.

- Chương ũ: Quy định các biện pháp phòng ngừa thạm nhũng, gồm 6 mục với 57 điều.

Nội dung chương này quy định việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; quy định các quy tắc ứng

308

Page 309: File Word Duong Loi Chinh Sach

xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập - chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán.

- Chương III: Quy định các biện pháp phát hiện tham nhũng gồm 3 mục với 9 điều.

Nội dung chương này quy định việc phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đan vị; hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sóat, xét xử, giám sát; tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng.

- Chương IV: Quy định về xử lý hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác, gồm 2 mục vói 4 điều.

Nội dung chương này quy định xử lý kỷ luật, xử lý hình sự; xử lý tài sản tham nhũng.

- Chương V: Quy định vỉệc tổ chức, trách nhiệm và hoạt động phối hợp của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều ữa, Viện Kiểm sát, Tòa án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phòng, chống tham nhũng, gồm 2 mục và 12 điều.

Nội dung chương này quy định việc tổ chức, chỉ đạo, phối hợp và trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng; công tác kiểm tra hoạt động chống tham nhũng trong cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

- Chương Vĩ: Quy định vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, gồm 4 điều.

Nội dung chương này quy định vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành, viên; vai trò và trách nhiệm của báo chí; vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp

309

“71

Page 310: File Word Duong Loi Chinh Sach

. i. i _

hội ngành nghề; trách nhiệm cồng dân, Ban thanh tra nhân dân.- Chương VII: Quy đinh về hợp tác quốc tế trong phòng, chống

tham nhũng, gồm 2 điều. Trong đó, Luật quy định nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế và trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế của Thanh tra Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan.

- Chương VĩII: Điều khoản thi hành gồm 2 điều.2.2. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2014) được bố cục thành 5 chương với 80 điều, cụ thể như sau:

- Chương ỉ: Quy định chung, gồm 10 điều.Nội dung Chương này quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng

áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí; kiểm ừa, thanh tra, kiểm soát chi, kiểm toán nhà nướe. Trong đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở cần đặc biệt lưu ý một số nội dung về nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc công khai; trách nhiệm của người đứng đầu cũng như cán bộ, công chức, viên chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 7 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 quy định rọ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tồ chức gồm:

310

Page 311: File Word Duong Loi Chinh Sach

Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong phạm vi lĩnh vực, ưong cơ quan, tổ chức được giao quản lý; xây dựng các giải pháp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về việc ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật gây lãng phí. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và giải trình về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình. Tồng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tồ chức. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức. Khi nhận được phản ánh về các hành vi lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tồ chức phải chỉ đạo kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và trả lời bằng vãn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện. Tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh ừa nhân dân; tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền; xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức minh có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.

Đồng thời, Điều 8 của Luật cũng quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức: Thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao; quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích,

311

11

Page 312: File Word Duong Loi Chinh Sach

i. L.

định, mức, tiếu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng; tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan tổ chức và txong lĩnh vực công tác được phân công; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phi theo thẩm quyền.

Điều 9 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định nguồn thông tin và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí. Theo đó, nguồn thông tin phát hiện lãng phi bao gồm: tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chứng; phản ánh. dưới hình thức khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin phát hiện lãng phí: người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có phát hiện để xảy ra lãng phí có trách nhiệm kiểm tra, làm rõ thông tin phát hiện lãng phí khi được cung cấp; trường hợp có lãng phí xảy ra phải ngăn chặn, khắc phục kịp thời; xử lý theo thẩm quyền hoặc trinh cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công khai kết quả; giải trình trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra lãng phí. Cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trến trực tiếp khi nhận được thông tin về lãng phí có ứách nhiệm chỉ đạo, tổ chức làm rõ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phát hiện, phản ánh hành vi lãng phí.

- Chương II: Quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số lĩnh vực gồm 8 mục và 56 điều.

Nội dung chương này quy định thực hành tiết kiệm, chống

312

Page 313: File Word Duong Loi Chinh Sach

lãng phí ữong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử đụng kinh phí ngân sách nhà nước; trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan tổ chức trong khu vực nhà nước; trong đầu tư xây dựng; quản lý sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng; trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; trong tổ chức bộ máy, quản lỹ, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước; trong quản lỷ, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.

- Chương III: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gồm 12 điều.

Nội dung chương này quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài chính, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hại đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ quan thanh tra; Kiểm toán nhà nước; cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở cần lưu ý Điều 70,71 và 72 về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cụ thể là:

Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành quy định theo thẳm quyền để thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi địa phương; quyết định các chủ trương, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với thực

Page 314: File Word Duong Loi Chinh Sach

L . L

hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chổng lãng phí, mục tiêu, chi tiêu tiết kiệm được giao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện cụ thể của địa phương; giám sát việc tổ chức thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương; giám sát việc thực hiện công khai các lĩnh vực, hoạt động theo luật định và kết quả thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.

ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm và dài hạn, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp, tiêu chí đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm; tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi địa phương; tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan tài chính cấp trên kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý hành vi lãng phí ở địa phương; thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng thẩm quyền và thực hiện công khai việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương; thực hiện công khai đối vói các lĩnh vực, hoạt động theo luật định tại địa phương theo đúng thầm quyền và phân cấp; bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân và các cơ quan, tố chức có liên quan.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, tố chức của Nhà nước; giám sát việc xử lý hành vi gây lãng phi theo quy định của pháp luật hiện hành; tổ chức tuyên truyền, vậa động và hướng dẫn nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu

314

Page 315: File Word Duong Loi Chinh Sach

dùng; ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phường, thị trấn hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xã, phường thị trấn, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức hoạt động giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Ban Chấp hành công đoàn cơ quan, tồ chức, doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước tổ chức hoạt động giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp xây dựng và tổ chứe thực hiện chương trình hành động giám sát và phản biện xã hội trong việc tổ chức hoạt động giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí-

- Chương IV: Khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm gồm 3 điều.

- Chương V: Điều khoản thi hành gồm 2 điều.

2.3. Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 Trên cơ sở nhận định tình hình đất nước với những thành tựu đã đạt

được sau 20 năm đổi mới, cũng như nhiều nguy cơ phải đối mặt, trong đó có tệ tham nhũng, ngày 21-5-2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP “Chiến lược quốe gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020”.

Theo đó5 Chính phủ khẳng định những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong phòng, chống tham nhũng: chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân;

—r ~r

315

Page 316: File Word Duong Loi Chinh Sach

LU

là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới; sử dụng tổng thể các giải pháp chống tham những; vừa tích cực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý vói những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn chống tham nhũng vói thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phíỳxây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo hướng chuyên môn hóa với các phương tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm vừa chuyên sâu, vừa bao quát các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội; đặt quá trình chống tham nhũng trong điều kiện hội nhập, chủ động hợp tác hiệu quả với các quốc gia, các tố chức quốc tế; chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài trong công tác chống tham nhũng.

Thông qua cảc mục tiêu cụ thể, Chính phủ đặt mục tiêu trong 10 năm sẽ ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ đần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; eủng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ nêu các nhóm giải pháp: Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; hoàn thiện chế độ

316

Page 317: File Word Duong Loi Chinh Sach

công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thỉ-công vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh .cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham những; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng.

Chính phủ xác định Ịộ trình thực hiện Chiến lược qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (đến năm 2011): thực hiện đồng bộ các giải pháp như nâng cao năng lực phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Đẩy mạnh việc xử lý những vụ việc tham nhũng nổi cộm, gây bức xúc trong dân. Giai đoạn 2 (từ năm 2011-2016): tiến hành mở rộng các biện pháp phòng ngừa như kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, làm căn cứ cho việc sửa đồi, bổ sung Luật này phù họp với tình hình mới. Giai đoạn 3 (từ năm 2016-2020): tiếp tục làm tốt các giải pháp đã đề ra và đã thực hiện từ các giai đoạn trước. Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2020.

Chính phủ chịu trách nhiệm chỉ đạo các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong kế hoạch thực hiện Chiến lược. Thanh ưa Chính phủ có nhiệm vụ giúp Chinh phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát hệ thống văn bản luật, nghị quyết, pháp lệnh để Chính phủ trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành nhằm thực hiện Chiến lược. Các cơ quan của Chính, phù phối hợp với cơ quan, tổ chức khác thực hiện những nội dung liên quan đến phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

317

TI

Page 318: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

đó được nêu trong Chiến lược.Chính phủ kiến nghị các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo kiểm tra,

giám sát việc thực hiện Chiến lược.

Câu hôi ôn tập1. Trình bày các khái niệm tham nhũng, lãng phí? Nêu những điểm

giống và khác nhau giữa hành vi tham nhũng và hành vi lãng phí?2. Trình bày những quan điểm chỉ đạo của Đảng về phòng, chống

tham nhũng, lãng phí? Liên hệ thực tiễn?3. Trình bày nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng và

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí? Liên hệ thực tiễn?4. Trình bày nội dung cơ bản của Chiến lược quốc gia phòng chống

tham nhũng 2011-2020? Liên hệ thực tiễn?

Tài liệu tham khảo1. Đảng Cộng sản việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biẩt toàn quốc

lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011.2. Luật Phòng, chống tham những.3. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.4. Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng 2011-2020.5. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương

khóaX.ó. Nguyễn Văn Vĩnh (Chủ biên); Góp phần đẩy lùi nguy cơ, bào

đàm ổn định và phát triển đất nước, Nxb.Lý luận chính trị,H.2005.

318

Page 319: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài 10 NHỮNG VẤN ĐẺ Cơ BẢN VÌ CHIỂN LƯỢC BẢO VỆ Tổ QUỐC

1. KHÁI NIỆM VÀ CĂN CỨ ĐẾ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN Lược BẢO VỆ TỒ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY1.1. Khái niệm chiến lược bảo vệ Tồ quốc

Chiến lược bảo vệ Tổ quốc là mưu lược (kế sách) của Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu, quy tụ lực lượng và lựa chọn giải pháp có tính khả thi, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thẳng lợi đường lối, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nglũa; giữ vững hòa bình, ổn định đất nước; ngăn chặn, đẩy lùi chiến tranh, làm thât bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đố, ly khai, can thiệp, xâm lược của giặc ngoài, thù trong, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vãn minh.

Chiến lược bảo vệ Tồ quốc về thực chất là sự cụ thể hóa đường lối “tăng cường quốc phòng - an ninh” do Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra, nhằm thực hiện có kêt quả nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

319

~~n

Page 320: File Word Duong Loi Chinh Sach

i. L

Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thòi kỳ mới là chiến lược mang tính tổng hợp toàn diện về bảo vệ Tổ quốc, do cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng, Nhà nước hoạch định, dựa trên cơ sở của việc nhận định, đánh giá đúng đắn các điều kiện khách quan và chủ quan về bối cảnh quốc tế, về thực trạng tình hmh trong nước; về dự báo các nguy cơ, khả năng và tình huống chiến lược có thể xảy ra đối với đất nước, cũng như những yêu cầu mới đặt ra của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Những căn cứ để hoạch định chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

1.2.1. Học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tỏ quốc xã hội chủ nghĩa

C.Mác, Ph.Ăngghen sống trong thời kỳ cM nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, các nước tư bản lớn nhất lúc này phát triển tương đối đồng đều, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ữong các nước đó chưa đến độ chín muồi, khi mà giai cấp vô sản chưa trở thành giai cấp cầm quyền, chưa có quốc gia, chưa có quyền lực nhà nước. Vì thế, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, cách mạng vô sản chi có thể đồng thời xảy ra ờ tất cả các nước vãn minh nhất như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức... và cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng có tính chất toàn thế giới.

Qua kinh nghiệm Công xã Pari năm 1871, C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng, sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản phải nhanh chóng củng cố nền chuyên chính vô sản, củng cố khối liên minh công nông, giải giáp quân đội cũ, vũ trang toàn dân, thành lập các đội dân cảnh, xây dựng xã hội mới, kiên quyết tiến công đập tan mọi hành động phản kháng của giai cấp tư sản. Đó là

320

Page 321: File Word Duong Loi Chinh Sach

những tư tưởng ban đầu về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của C.Mác, Ph.Ảngghen.

Thời kỳ V.LLênin, ông đã phát hiện quy luật phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và đi đến kết luận hết sức quan trọng: Trong điều kiện lịch sử mới, giai cấp vô sản có thể giành được chính quyền ở mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa tư bản, tức là cách mạng vô sản có thể thành công ở một nước, thậm chí ở một nước có trình độ phát triển chưa cao. Thực tiễn ở nước Nga cách mạng vô sản Nga thành công vào tháng 10-1917. V.I.Lênin là người có công đóng góp to lớn trong việc bảo vệ và phát triển học thuyết về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Lếnin khẳng định: “Kể từ ngày 25 tháng 10 năm 1917, chúng ta là những người chủ trương bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tán thành “bảo vệ Tổ quốc”, nhưng cuộc chiến tranh giữ nước mà chúng ta đang đi tới là một cuộc chiến tranh bảo vệ Tồ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tư cách là Tổ quốc”1.

Ngay sau khi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiết lập thì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng bắt đầu hình thành. Giai câp công nhân bắt tay vào công cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Cùng với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng được đặt ra một cách trực tiếp, nó trở thành nhiệm vụ chiến lược của các nước xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiên lược này găn bó

V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.36, tr.102.

321

■ ■ ■ ■ í '1 ■

Page 322: File Word Duong Loi Chinh Sach

. L l-

hữu cơ với nhau trong suốt quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do đó, bảo vệ Tồ quốc là một tất yếu khách quan eủa cách mạng vô sản và “một cuộc cách mạng chi có giá trị khi nó biết tự bảo vệ”, “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hcm”.

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về bảo vệ Tố quốc xã hội chủ nghĩa vào tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam; kế thừa tinh hoa truyền thống dân tộc, nắm vững quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam “dựng nước phải đi đôi với giữ nước”, Hồ Chí Minh ứong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã đưa ra hệ thống quan điểm, tư tưởng, làm cơ sở cho đường lối của Đảng trong lĩnh vực bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn thể dân tộc Vỉệt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”1. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Người nói: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”2.

Hồ Chí Minh tiêu biểu cho ý chí, quyết tâm giải phóng dân tộc, quyết tâm bảó vệ đẩt nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Những điều Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh đã trở thành chân lý, thôi thúc ý chí, quyết tâm của cả dân tộc: “Các vua Hùng đã có công dựng nước,-Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”3. Ý chí giữ nước của Người rất sâu sắc và kiên quyết; dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.3, tr.557.2 HỒ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.4, tr.480.3 Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sứ, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2007, l5, tr.508.

322

Page 323: File Word Duong Loi Chinh Sach

cũng phải 'kiên quyết giành cho được độc lập.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh đã chĩ

ra một chân lý rằng: Không có gì quý hơn độc lập tự do - Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi. Trước khi đi xa, trong bản Di chúc, Người căn dặn: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều ngưòi. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”', Người kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất đất nước, cả nước đi iên xã hội chủ nghĩa.

Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh.

Tóm lại, học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội cỉiủ nghĩa là bộ phận hợp thành ỉý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa, bao gồm một hệ thống các quan điểm, tư tưởng hết sức cơ bản về tính tất yếu, nhiệm vụ và nội dung bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cùng với các biện pháp có tính chiến lược trong xây dựng, củng cố quốc phòng, chuẩn bị đất nước về mọi mặt và đường lối đốỉ ngoại đúng đắn để có thể đánh thắng thù trong, giặc ngoài bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

1.2,2. Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xảy dựỉĩg đất nước và tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ TỒ quốc trong giai đoạn hiện nay

về đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020:

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.12, tr.517.

323

Page 324: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ đường lối và chiến lược phát triển kỉnh tế - xã hội 2011-2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính ưị - xã hội ổn định, dân chủ kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tình thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyển, thống nhất và toàn vẹn ỉãnh thô được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên ừreờng quốc té tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau ”ỉ.

Từ đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI cũng đã chỉ rồ mục tiêu tổng quát của giai đoạn 2011-2015 là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mói; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chù và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị-xã hội; táng cường hoạĩ động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”2.

Về đường lối tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc:Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu lên những quan điểm

cơ bản về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giaỉ đoạn Kiện nay:

Một ỉà, “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thô của Tô quôc, bâo vệ Đảng, Nhà nướe, nhân dân

'Đảng Cộng sản Việt Nam: Vàn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.201Ỉ, tr.31,188.

324

Page 325: File Word Duong Loi Chinh Sach

và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ võng hòa bình, ổn định chính trị bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”1

Hai là, “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đòi sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh. Phát triển kình tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên tửng địa bàn”2.

Ba là, tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt3.

Đại hội XI của Đảng cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ chủ yếu của quốc phòng - an ninh trong tình hình mới:

- Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, v.v...

- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận, khoa học an ninh nhân dân. Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.

1,2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.81, 82:2 Xem: Đàng Cộng sản Việt Nam: Vàn kiện Đại hội đại biêu toàn quôc lân thứ XI. Nxb.Chinh ữị quốc gia, H.2011, tr.82.

325

“TI

Page 326: File Word Duong Loi Chinh Sach

LL_

- Hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, an ninh và hệ thống cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các quy chế phối hợp quân đội, công an và các tổ chức chính trị - xã hối.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng hải quân, phòng không, không quân, lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát cơ động. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh, đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch.

Đồng thời, Đại hội XI chỉ rõ những nội dung ca bản về tăng cường quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay là:

Tăng cưòng tiềm lực quốc phòng, bảo đảm vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thồ quốc gia cả ở đất liền, vùng ười, vùng biển và hải đảo. Giữ vững hòa bình, ốn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Bố trí thế trận quốc phòng, an ninh phù hợp với tình hình mới. Gắn kết quốc phòng với an ninh. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch,'kế hoạch và các chương trình, dự án.

Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, quan tâm đặc biệt đến các vùng, địa bàn trọng điểm.

Xây đựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh toàn diện, cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và mọi ý đồ, hành động xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thồ; không để bị động, bất ngờ.

326

Page 327: File Word Duong Loi Chinh Sach

1.2.3. Kinh nghiệm truyền thống giữ nước của dân tộc và tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tồ quốc từ sau Đại hội VII đến nay

ỉ. 2.3. ỉ. Kinh nghỉệm truyền thống giữ nước của dân tộcVỉệt Nam là một nước nhỏ, cỏ vị trí chiến lược ở khu vực Đông

Nam châu Á, luôn là đối tượng bị các thế lực bành trướng ngoại bang xâm chiếm. Cũng chính vi thực tiễn đó mà ông cha ta đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm trong kế sách giữ nước, bào vệ Tổ quốc. Muốn giữ nước, bảo vệ Tồ quốc phải luôn “đề phòng việc không ngờ”, phải “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”, “lo trị nước từ khi chưa loạn”, v.v„. Trong kế sách giữ nước, phải quan tâm bảo vệ một cách toàn diện, nhất là việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, tự lực tự cường của dân tộc. Giữ nước phải “dựa vào dân”, “nước lấy dân làm gốc”, phải “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”; chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng dân giàu, nước mạnh. Thực hiện “trong ấm, ngoài êm”. Trong nước đoàn kết, ổn định, bên ngoài hữu nghị, hòa hiếu, mềm dẻo, khéo léo, giữ gìn hòa bình để xây đựng đất nước giàu mạnh là thượng sách đế giữ nước.

1.23.2. Tinh hình thực hiện nhiệm vụ bào vệ Tô quốc từ sau Đại hội VII đến nay

Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã có những nỗ lực lớn và đạt được thành tựu thật sự to lớn, hết sức có ý nghĩa về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong những năm qua. Trong đó thành tựu cơ bản, bao trùm nhất là: Giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cùa đất nước; giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh phát

327

~T 1

Page 328: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

triển kinh tế; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội- củng cố lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi .mới; tạo lập và củng cố được môi trường quốc tế, mở rộng được quan hệ đối ngoại; tăng cường thế và lực của đất nước.

Những thành tựu, kết quả đó được biểu hiện cụ thể như sau: Một ỉà, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới. Hai là, giữ vững trận địa tư tưởng, bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ truyền thống, bản sắc dân tộc, bảo vệ Đảng, chế độ và nhân dân. Ba là, thực hiện có kết quả các chủ trương về chuyển hướng chiến lược theo tư duy mới về quốc phòng - an ninh eó liên quan đến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta trong tình hình mới. Bốn là, về đối ngoại đã kiên định và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chính sách rộng mở, đa phương hóa, đa dạng quan hệ quốc tế theo phương châm “thêm bạn, bót thù”, vừa hợp tác, vừa đấu ừanh; đã đẩy lùi được chính sâch bao vây, cô lập nước ta, tạo được môi trường thuận lợi và vị thế quốc tế phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc những năm qua, bên cạnh những thành tựu và kết quả đã đạt được cũng còn không ít khuyết điểm, yếu kém:

- Sự lãnh đạo của một số cấp ủy đảng đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chưa ngang tầm với yêu cầu của tinh hình, nhiệm vụ mới.

- về các ìĩũh vực chính trị, tư tưởng - vãn hóa, kinh tế - xã hội, khoa học, giáo dục, v.v... cũng còn nhiều yếu kém, hạn chế đến khả năng bảo vệ Tổ quốc.

- Quốc phòng - an ninh chưa được tăng cường đúng mức, sức

328

Page 329: File Word Duong Loi Chinh Sach

manh quốc phòng và khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang chưa cao.

- về đối ngoại, còn thiếu tinh thần chủ động tiến công, nhất là trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc” chống phá nước ta và hoạt động chống đối của các đối tượng phản động trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, v.v...

Như vậy, trong thời gian qua, sự nghiệp bảo vệ Tồ quốc đạt được những thành tựu rất cơ bản và to lớn, nhưng những yếu kém, khuyết điểm đã và sẽ còn tác động ảnh hưởng đáng kể đến sức manh tổng hợp của quốc gia, thế ổn định của đất nước và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

về những bài học rút ra:Một ỉà, nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp bảo vệ Tổ

quốc là Đảng có bản lĩnh vững vàng, xác định đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ.

Hai ỉà, bảo vệ Tổ quốc cần phải có biện pháp toàn diện, là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Ba là, gắn kết chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, kết hợp hài hòa nhiệm vụ quốc phòng - an ninh với nhiệm vụ chính trị - tư tưởng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại.

Bốn là, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, eoi sự vững mạnh về mọi mặt ở trong nước là nhân tố quyết định, đồng thời tích cực, chủ động khai thác những nhân tố thuận lợi bên ngoài.

Năm là, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thảnh với Đảng, với Tổ quốc, vớỉ nhân dân và chế độ xã hội chủ

329

" ‘■ ■~r r

Page 330: File Word Duong Loi Chinh Sach

I 1-

nghĩa; sẵn sàng chiến đấu cao, có khả năng bảo vệ Tổ quốc tròng mọi tình huống.

1,2.4. Dự báo lình hình trong những năm tới cỏ liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tồ quốc

ỉ.2.4.1. về tình hình thế giớiHòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những

diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thồ, bạo ỉoạn chính ữị, can thiệp, lật đồ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính- tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường, v.v... còn tiếp tục gia tăng.

Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - cồng nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước; tướng quan sức mạnh kinh tế giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn có nhiều thay đối. Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao, v.v... giữa các nước ngày càng gay gắt. Những vẩn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng ỉượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh, v.v... sẽ tỉếp tục diễn biến phức tạp- Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phật triển. Cuộc đấu tranh

330

Page 331: File Word Duong Loi Chinh Sach

dân tộc và giai cấp vẫn diễn biến phức tạp.Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông -

Nam Á vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp ỉãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt Xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới. ASEAN tiếp tục đẩy mạnh liên kết khu vực, xây dựng cộng đồng, có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực, song còn nhiều khó khăn, thách thức.

ỉ.2.4.2. về tình hình trong nướcNhững thành tựu, kinh nghiệm của gần 30 năm đổi mới đã tạo ra

cho đất nước thế và lực, sức mạnh tồng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Năm năm tới là giai đoạn kinh tế nước ta sẽ phục hồi, lấy lại đá tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm; sẽ thực hiện nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chỉnh trị, từ tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghỉêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn bỉến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chù nghĩa xã hộỉ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp.

~T"T

331

Page 332: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

Nhìn chung, những tình hình, và xu hướng nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen đổi với sự phát triển của đất nước trong 5 năm tới.

- về các tình huống phức tạp có thể xảy ra trong tương lai.Với xu thế của tình hìnb quốc tế và khu vực; với những thuận lợi cơ

bản nêu trên, chúng ta có cơ sở để nhận định rằng trong những năm tới khả năng gìn giữ hòa bình, ổn định phát triển, là nhân tố cơ bản để chúng ta xây dựng và bảo vệ vững chắc Tồ quốc. Ta cân tranh thủ điêu kiện thuận lợi và thời cơ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thách thức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vỉệt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, cần nghiên cứu và dự báo chính xác về các tình huống phức tạp cụ thể để có các phương án chủ động phòng ngừa, tránh để rơi vào tình, thế đối đầu, hoặc bị cô lập; kiên quyết không để xảy ra những diễn biến phức tạp. Trong bất cứ tình huống nào cững không thể để lâm vào tình trạng bị động và bảo đảm đủ sức đối phó thắng lợi trong mọi tình huống.

2. NỘI DUNG CHỦ ỴỂU CỦA CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ TÔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN HỆN NAY2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay là: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chù nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, ừật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an

332

Page 333: File Word Duong Loi Chinh Sach

ninh phi truyền thống mang tính toàn càu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh”1.2.2. Mục tiêu cụ thề

-về chính trị.Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Vĩệt Nam và hiệu lực

quản lý của Nhà nước đối với toàn xã hội, bảo vệ mục tiêu và con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Bảo vệ mọi thành quả cách mạng Việt Nam đã giành được; giữ vững ổn định chinh trị đất nước, đảm bảo cho sự thành, công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bảo vệ và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, làm thất' bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn đâu tộc, đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn tập hợp lực lượng, hình thức tổ chức chính trị đối lập.

-về kinh tế - xã hội.Bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.

Đẩy lùi nguy cơ tụt hậu và tái khủng hoảng; hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường; đấu ừanh hiệu quả với các tội phạm

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vàn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ XI,Nxb.Chính trị quốc gia, H.201 i, tr.233.

333

71

Page 334: File Word Duong Loi Chinh Sach

i. L

kinh tế, tệ quan liêu, tham nhũng, gian lận thương mại” thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. '

Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến 4ổi khí hậu, Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triền nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết.

- về tư tưởng, văn hóa.Bảo vệ nền tảng tư tưởng của xã hội ta là chủ nghĩa Mác- Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh.Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân

tộc, ữách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tồ quốc trong điều kiện mới.

Bảo vệ và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc chủ nghĩa xã hội, phủ nhận lịch sử, tuyên truyền những giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền tư sản, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập của các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội.

- về đối ngoại.Bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và ỉợi ích quốc gia, dân tộc trong

quá trình mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.Chủ động tạo thế đứng ngày càng vững chắc và nâng cao vị thế của

nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực và trên thế giới; tranh thù điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- về quốc phòng - an ninh.Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn

334

Page 335: File Word Duong Loi Chinh Sach

lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia ữên mọi lĩnh vực: an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, chủ quyền, lãnh thồ, dân cư, môi trường, v.v... của quốc gia.

Tăng cường xây đựng quôc phòng - an ninh và tạo thế chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi đập tan các mưu đồ hành động chống phá hoặc gây chiến tranh xâm lược của địch; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định lâu dấi để phát triển đất nước.2.3. Quan điểm, phương châm chỉ đạo

2.3.1. Quan điểmGiữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng

đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lấy

việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát ừiển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.

Kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định, nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.

Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính tri, tư tưởng, kinh'tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh của cả khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự ỉãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, không ngừng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn vói xây đựng thế trận an ninh nhân dân phù hợp với hoàn cảnh mói.

Ra sức phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa và khai

335

. . - “ T l

Page 336: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L_

thác mọi thuận lọi bên ngoài. Quán triệt đường lối độc lập tự chủ, kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa theo phương châm thêm bạn, bớt thù, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cố gắng tham gia hợp tác, tránh xung đột, tránh đối đầu, tránh cô lập, lệ thuộc.

Quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến đột biến bất lợi.

2.3,2, Phương châm chỉ đạoMột ỉà, kiên định các nguyên tắc chiến lược đi đôi với vận dụng

linh, hoạt các sách lược, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân, dân trong nước, dư luận quốc tế; phân hóa, cô lập các phần tử chống đối, ngoan cố nhất, các thế lực chống phá Việt Nam hung hãn nhất.

Hai là, đối với nội bộ, lấy việc phát huy dân chủ, giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa là chính, đi đôi với giữ gìn kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm minh các sai phạm. Đối vói các thế lực chống đối ở trong nước, cần phân hóa, cô lập bọn đầu sỏ, ngoan cố; xử lý nghiêm minh, kiên quyết với những người chống đối, đi ngược lại lợi ích dân tộc. Giảo dục, lôi kéo những người lầm đường, không để hình thành tổ chức đối lập dưới bất cứ hình thức nào.

Ba là, thường xuyên đi sát cơ sở, nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời mọi mầm móng gây mất an ninh, không để bị động, bất ngờ-2.4. về đối tượng, đối tác của cách mạng Vỉệt Nam

Với đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và đặc biệt là Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO. Để phát huy thuận lợi,

336

Page 337: File Word Duong Loi Chinh Sach

hạn chế thách thức, cần có cách nhìn nhận mới về đối tượng và đối tác của cách mạng Việt Nam theo nguyên tắc:

Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chứng ta.

Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh.

Theo quan điểm, nguyên tắc đó, trong tình hình diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, việc xác định đối tượng, đối tác có cách nhìn nhận mới, biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; ngược lại, trong số các đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn lợi ích với ta. Một chủ thể có thể vừa là đối tác, vừa là đối tượng. Hai mặt đối tượng và đối tác có thể chuyển hóa lẫn nhau. Do vậy, trong từng lĩnh vực, thời điểm cụ thể có thể có những đối tượng, đối tác khác nhau, càn khẳc phục cả 2 khuynh hướng mơ hồ mất cảnh giác hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trương và xử lý các tình huống cụ thể.2.5. Nhiệm vụ cơ bản

2.5.1. Giữ vững hòa bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hỏa, hiện đại hỏa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Duy trì nền hòa bình lâu dài và sự ổn định chính tri, ngăn chặn và giải quyết nhanh gọn bạo loạn chính trị; không để tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bất lợi.

Ngăn chặn, đẩy lùi “diễn biến hòa bình”, nguy cơ can thiệp

337

...................... .... '~ĨT

Page 338: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

quân sự và xung đột vũ trang, xâm phạm chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

2.5.2. Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chôí, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh chỉnh trị nội bộ

Chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; cả về đạo đức, lối sống và phương thức lãnh đạo; giữ vững bản chất và vai ữò lãnh đạo của'Đảng, đồng thòi củng cố và đổi mới, nâng cao hiệu lực, hoạt động của cả hệ thống chính trị.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo vững vàng về chính tri, cỏ đủ phẩm chất, năng tực đáp ứng yêu cầu của tình hình mói.

Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và giáo dục chính trị - tư tưởng; kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, giữ vững trận địa tư tưởng, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân.

2.5.5. Phát trìển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kỉnh tế độc lập, tự chủ; đồng thời chủ động hội nhập quắc tế

Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền vởi giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóar hiện đại hóa đất nước.

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo sức mạnh tự thân, không lệ thuộc vào nước ngoài, là điều kiện để bảo vệ Tổ quốc vừng chắc nhất.

2.5.4. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với việc tăng cường

338

Page 339: File Word Duong Loi Chinh Sach

trật tự, kỷ cương; chú trọng giải quyết các vần đề ảân tộc, tôn giáo, nâng cao vai trò cửa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân frong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Phát huy sức manh của khối đạỉ đoàn kết toàn dân tộc tạo sức mạnh to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Mở rộng dân chủ xã hội đi đôi với việc tăng cường trật tự kỷ cương, chú trọng giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo; ngăn chặn sự lợi dụng vấn đề “dân tộc5’, “tôn giáo, “nhân quyền” để chống Đảng, chống Nhà nước ta.

Mặt trận Tổ quốc Vĩệt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò to lớn trong việc tập hợp, cổ vũ, động viên các thành viên thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2.5.5. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dânt trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt

Tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tình nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Cùng cố, hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng các cơ quan nội chính, pháp luật trong sạch, vững mạnh. Chuẩn bị các phương án chủ động xử trí các tình huống xấu.

2.5.6. Tiếp tục triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hóa, đa phưomg hóa

“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa

339

~T“T

Page 340: File Word Duong Loi Chinh Sach

L 1 -

bìĩửi, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Vỉệt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”1. Ưu tiên phát triển sự hợp tác với các nước láng giềng, chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước lớn.2.6. Một số giảỉ pháp chủ yếu

2,6.1. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước

Đây là giải pháp then chốt quyết định nhất để thực hiện có hiệu quả chiến lược bảo vệ Tổ quốc ừong thời kỳ mới.

Để tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước ta đối với quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược, cần phải: xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây đựng Nhà nước ta thực sự của dân, do dân và vì dân; gắn xây dựng với bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảovệ vững chắc an ninh nội bộ, kiên trì và giữ vững đường lối đổi mới và định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta đề ra.

Để thực hiện được điều đó cần phải:-Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng đi

vào chiều sâu theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa vin và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI.

-Xây dựng Đảng gắn với xây dựng Nhà nước ta theo những chuẩn mực nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.235-236.

340

Page 341: File Word Duong Loi Chinh Sach

- Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và quan liêu. Đưa tự phê bình và phê binh thành nền nếp trong sình hoạt Đảng.

- Nâng cao năng lực của tổ chức đảng các cấp trong việc lãnh đạo và tổ chức thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, cũng như trên lĩnh vực quốc phòng - an nính bảo vệ Tổ quốc nói riêng.

- Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối và chiến lược bảo vệ Tổ quốc của các cấp bộ đảng phải được tihể hiện ở việc nắm vững và thực hiện tốt nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với các lực lượng vũ trang nhằn dân và đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh trong thời kỳ mới. Sự lãnh đạo đó đã được Đảng ta thể chế hóa thành cơ chế hoạt động lãnh đạo và điều hành đất nước là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và cơ chế thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, quân sự: Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, đỉều hành, cơ quan quân sự, công an và các cơ quan ban ngành làm tham mưu; người chỉ huy quân sự chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang thuộc quyền.

2.6.2. Đẩy mạnh công tác tư tưởng văn hóaĐây là lĩnh vực rất quan trọng nhằm xây dựng nhân tố chính trị - tinh

thần, tạo thế trận lòng dân để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới.

Trong 1-ìnVi hình hiện nay, công tác tư tưởng, vãn hóa cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của Đảng trong thời kỳ mới; đẩy mạnh tông kết

341

~T7

Page 342: File Word Duong Loi Chinh Sach

L . L -

thực tiễn sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.- Công tác chính trị - tư tưởng hướng vào việc làm cho toàn Đảng,

toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị nhận thức rõ về bối cảnh chiến lược quốc tế và tình hình đất nước; về ta, về địch, v.v... Từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ bản chất kẻ thù, đối tượng, đối tác của cách mạng Vĩệt Nam; kiên quyết đấu tranh -làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; phê phán, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; loại trừ những sản phẩm phản văn hóa; chủ động đấu tranh với các thủ đoạn chống phá nước ta dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo.

- Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ; kịp thời ngăn chặn các biểu hiện lệch lạc, thương mại hóa trong hoạt động vãn hóa, vãn nghệ, v.v...

- Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó đặc biệt chú trọng công tác dân tộc, tôn giáo: không để các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá. Nâng cao vai trò của Mặt trận và các đoàn thẻ trong việc động viên các tầng lóp nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động của địch phầ hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Đẩy mạnh và đổi mới công tác vận động người Việt Nam ở nưởc -'ngoài theo hướng vừa tranh thủ bà con hướng về Tổ quốc góp phần xây dựng quê hương đất nước, vừa đấu tranh chống những hoạt động của bọn phản động chống phá chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

342

Page 343: File Word Duong Loi Chinh Sach

2.6.3. Phát triển kinh tế-xã hộiPhải tập trung sức thực hiện thắng lợi các mục tiẽu tổng quát của

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên;^tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn ữong giai đoạn sau”1. _

Để đạt được mục tiêu đó phải thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau: Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chù nghĩa, cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triến nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giậm nghèo, tăng cường đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phát triển kinh tế thị trường, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững, tăng cường tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển vãn hóạ, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách.

1 Đảng Cộng sàn Vĩệt Nam: Văn kiện Đại hội đại bìầi toàn quốc lần thứ Xỉ,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.103.

343

~T 1

Page 344: File Word Duong Loi Chinh Sach

Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo - nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức.

Tạo sự chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ phát triển dân số, nâng cao thể chất và sức khỏe nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội; đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, nâng cao hiệu lực của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Tăng cường quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.6.4. Tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninhTrước hết, phải xây dựng hoàn thiện hệ thống vãn bản pháp luật liên

quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và đối ngoại.Đẩy mạnh thực hiện cơ chế dân chủ cơ sả, hoàn thiện cơ chế dân

chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; mở rộng dân chủ trong Đảng và nhân dân; đấu tranh chống các luận điểm lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” của các thế lực thù địch.

Tăng cường thanh ừa, kiểm ừa, đôn đốc công tác quốc phòng- an ninh cùa các cấp, các ngành, các địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang.

Tăng cường bảo vệ bí mật quốc gia, bảo đảm an nính thông tin.Tăng cường mức đầu tư ngân sách hợp lý cho các nhiệm vụ

Page 345: File Word Duong Loi Chinh Sach

bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại, kể cả cho các hoạt động an ninh trên lĩnh vực tư tưởng, thông tin, đối ngoại nhân dân.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo đối với các lực lượng vũ trang và sự nghiệp quốc phòng - an ninh; táng cường chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước về lĩnh, vực quốc phòng - an ninh của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương; chú trọng đào tạo, bố trí cán bộ cấp chiến lược và cán bộ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yếu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, như: chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển đảo, vùng trời, “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia, v.v...

Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận; xây dựng khu vực phòng thủ tình, thành phố vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trọng thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến Ịược quy hoạch, kê hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tmh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đồng thời quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân

345

~...... TI

Page 346: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng hải quân, phòng không, không quân, lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát cơ động.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh, đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch.

Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, an ninh và hệ thống cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các quy chế phối hợp quân đội, công an và các tổ chức chính trị-xã hội.

Xây dựng hoàn chỉnh các phương án phòng chống và xử lý các tình huống có thể xảy ra trong điều kiện chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao.

2.6,5. Tích cực và chủ động trong hoạt động đối ngoạiĐe tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài cho đất nước, về hoạt

động đối ngoại cần tập trung thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ công tác đối ngoại của Đảng: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một

346

Page 347: File Word Duong Loi Chinh Sach

nước Vĩệt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”1.Chính sách quốc phòng bảo vệ Tổ quốc của ta trong quan hệ hợp tác

với các nước phải thể hiện rõ lập trường nhất quán là:Bảo vệ hòa bình, duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác

cùng phát triển với các nước; không đối đầu, không tiến công ai; nhưng cũng không cho phép ai xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của việt Nam.

Việt Nam không liên minh quân sự với bất cứ nước nào; Vĩệt Nam chủ trương ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; ủng hộ chủ trương phi hạt nhân hóa, chống sản xuất và phổ biến vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khi sinh học giết người hàng loạt.

Việt Nam coi an ninh quốc gia của minh gắn liền vói an ninh khu vực và thế giới, cho nên chủ trương mở rộng quan hệ ngoại giao quốc phòng và bảo yệ an ninh chung không phân biệt chế độ chính trị-xã hội theo đường lối chính sách của Nhà nước Vĩệt Nam và luật pháp quốc tế quy định.

Tiếp tục ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng và giữ mối quan hệ với các nước bạn bè truyền thống. Hướng ưu tiên hoạt động đối ngoại là phải tăng cường giữ vững mối quan hệ hòa bình, hữu nghị lâu dài với các nước láng giềng.

Với Trung Quốc, tăng cường đoàn kết, tìm mọi biện pháp đế thực hiện có hiệu quả phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, v.v...

Với Lào, tích cực chú động thúc đẩy quan hệ đặc biệt sẵn sàng

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thủ XI,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.235-236.

347

Tì'

Page 348: File Word Duong Loi Chinh Sach

đáp ứng yêu cầu của bạn, phối hợp giữ vững an ninh chính trị và Ổn định kinh tế, ngăn chặn âm mưu và hành động lôi kéo chia rẽ Lào với Việt Nam.

Với Campuchia, tiếp tục lấy quan hệ vợi Đảng Nhân dân Campucliia làm nền tảng, đồng thời có quan hệ bình thường với các lực lượng chinh tri khác không chống phá ta; mở rộng sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi về mọi mặt, nhất là hợp tác kinh tế; đấu tranh thỏa đáng vói các thế lực và hành động vi phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, uy tín Vĩệt Nam, phá hoại quan hệ hữu nghị Campuchia - Việt Nam, v.v...

Chủ động,.tích.cực và có ừách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Binh Dương.

Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đàng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phầt triển; mờ rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới.

Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dương kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.

Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối vói các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao

348

Page 349: File Word Duong Loi Chinh Sach

kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Naxn xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới

là một bộ phận trọng yếu của chiến lược an ninh quốc gia, nhằm cụ thể hóa đường lối tăng cường quốc phòng - an ninh của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. X, XI của Đảng đã đề ra; đó là một chiến lược tổng hợp, toàn diện, do Đảng và Chính phù đề ra.

Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thòi kỳ mới có phạm vi rộng lớn, với tàm nhìn chiến lược từ 10 đến 20 năm tới và nó được xác lập trên cơ sở vững chắc của đường lối chiến lược khác có liên quan và tình hình quốc tế, trong nước quy định.

Vì vậy, đặt ra cho việc quán triệt và tổ chóc thực hiện bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới nhiều vấn đề càn được tiếp tục cân nhắc, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Những giải pháp chủ yếu của chiến lược cần được cụ thể hóa thành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các bộ, ngành và địa phương, trên mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước với một cơ chế, chính sách ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Câu hỏi ôn tập1. Nêu những căn cứ để hoạch định chiến lược bảo vệ Tổ quốc?2. Nêu mục tiêu, quan điểm và giải pháp hoạch định chiến lược bảo

vệ Tổ quốc?3. Nêu đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam trong tình hình

mới?

349

Page 350: File Word Duong Loi Chinh Sach

u_

Tài liệu tham khảo1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biầi toàn quốc

lần thứX, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006.2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị Ban

Chấp hành Trung ương lần thứ tư khóa X, Nxb.Chính trị quốc giaH.2007.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại bỉểu toàn quốc lần thứXI, Nxb.Chíiửi trị quốc gia, H.2011.

4. Ban Tư tưởng - Vãn hóa Trung ương: Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2003.

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tậ quốc gia, H.2002, t.3,4,12.

6. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, 2007, t.5.

8. Từ điển Bảch khoa Quân sự Việt Nam, Nxb.Quân đội nhân dân, H.2004

350

Page 351: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài 11XẲY DựNG VÀ PMT TRIỂN KINH TỂ - XÃ HỘI

GẨN VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH

1. KHÁI NIỆM, Cơ SỜ VÀ VẤN ĐỀ ĐẬT RA CỦA VĨỆC KẾT HỢP PHÁT TRIỀN KINH TỂ - XÃ HỘI VỐI TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY1.1. Khái niệm

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh là sự gắn kết chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh thành một thể thống nhất trên phạm vi cả nước, trên từng vùng và từng địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước; các lĩnh vực chủ động gắn kết, bổ sung và tạo điều kiện cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm cho mục tiêu phát triển đất nước được thực hiện thắng lợi, chù quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị xã hội, lợi ích quốc gia dân tộc luôn ở trong trạng thái tự bảo vệ và được bảo vệ.

Như vậy, nội dung, bản chất của sự gắn kết phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh ở nước ta Ưong thời kỳ mới, là một nhu cầu, đòi hỏi tất yếu khách quan. Tính năng động chủ quan của các chủ thể kinh tế - xã hội và quôc phòng, an ninh

351

r “7

Page 352: File Word Duong Loi Chinh Sach

LU

là nhân tố quyết định của việc gắn kết đó; trong đó vai ừò lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước là nhân tố quyết định thắng lợi cho quá trình thực hiện sự gắn kết được đúng đắn và đúng định hưóng xã hội chủ nghĩa.1.2. Cơ sử lý luận và thực tiễn

1.2.1. Cơ sở lý luậnKinh tế, quốc phòng, an ninh là những hoạt động cơ bản của mỗi

quốc gia, dân tộc có chủ quyền, độc lập dân tộc. Học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh là những lĩnh, vực khác nhau, vận động theo những quy định đặc thù riêng, song giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó kinh tế bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, là cơ sở của sức mạáh quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh chịu sự chi phối và phụ thuộc vào kinh tế nhưng có tác dụng tích cực ừở lại đối với kinh tế, bảo vệ và thúc đẩy kinh tế phát triển. Lợi ích kinh tế suy đến cùng là nguyên nhân nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn đó phải có hoạt động quốc phòng, an ninh; hoạt động quốc phòng, an ninh có tác động ưở lại kinh tế đó là nó trực tiếp bảo vệ kinh tế, bảo vệ đất nước, bảo vệ sự ổn định chính trị-xã hội để cho kinh tế phát triển.

Mặc dù phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh thống nhất ở mục đích chung, nhưng lại có sự chế ước lẫn nhau, vì thế việc gắn kết đó phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, cân đối và hài hòa thì cả 2 lĩnh vực kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh mới có thể cùng phát triển mạnh lên được.

Do đó bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới cũng vậy, sẽ

352

Page 353: File Word Duong Loi Chinh Sach

không thể có quốc phòng, an ninh vững mạnh nếu không bắt đầu từ việc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, nhưng không phải cứ có Vinh tế manh là tự khắc có quốc phòng, an ninh mạnh, mà phải thông qua thực hiện sự gắn kết hai lĩnh vực đó một cách chủ động có ỷ thức giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường đầu tư cho quốc phòng, an ninh.

Đảng ta luôn xác định: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tồ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Vỉệt Nam, vi thế phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh chính là sự cụ thể hóa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Vỉệt Nam xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự vận đụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, là tiếp nối, kế thừa và phát triển kinh nghiệm truyền thống “dựng nước phải đi đôi với giữ nước” của dân tộc ta qua mấy ngàn năm lịch sử; là quan điểm chiến lược bao trùm trong quá trình đua nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó với nhau.

7.2.2. Cơ sờ thực tiễnNgày nay, việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an

ninh đã trở thành quy luật phổ biến ả mọi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền. Dù nước đã phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển, với chế độ chinh trị xã hội khác nhau nhưng cũng đểu chú ý quan tâm, chăm lo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, các nhà nước khác nhau, với chế độ chính trị xã hội khác nhau và trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì sự gắn kết đó có mục đích, mục tiêu và nội dung phương thức thực hiện cũng khác nhau và trong từng giai đoạn cũng khác nhau.

Ở nước tạ, phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an

353

................. í 1' ■' -

Page 354: File Word Duong Loi Chinh Sach

L.L

ninh không những là một tất yếu khách quan, là vấn đề có tính quy luật, mà còn là một truyền thống trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Từ khi Đảng ra ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam, do nắm bắt được quy luật, biết kế thừa kinh nghiệm lịch sử nên đã thực hiện việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh một cách nhất quán hằng những chủ trương, đường lối, giải pháp sáng tạo, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Đảng đề ra chủ trương ‘Vừa kháng chiến vừa kiến quốc”; tiến hành phát triển kinh tế ở hậu phương với tiến hành chiến tranh nhẵn dân rộng khắp ở mọi nơi địch đến; xây dựng “làng kháng chiến”, địch đến thì đánh, địch lui ta lại tăng gia sản Xũất.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), việc phát triển kinh tế - xắ hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh được Đảng ta chỉ đạo thực hiện ở mỗỉ miền với các hình thức, nội dung và biện pháp thích hợp. Miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng hậu phương lớn. Miền Nam gắn kết chặt chẽ giữa đánh địch với củng cố, mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa vững mạnh.

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay với tư duy mới về kinh tế và quốc phòng, an ninh, việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an nính trên phạm vi cả nước cũng như ở các bộ, 'ngành trung ương và ở các địa phương đã có bước chuyển mạnh, từ nhận thức đến tổ chức triển khai thực hiện, mọi tiềm năng của cả nước đều được huy động cho công

354

Page 355: File Word Duong Loi Chinh Sach

cuộc xây dựng phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực. thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh từ trong thời binh. Do vậy, đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho xây dựng và phát triển đất nước.

Trong thời gian vừa qua việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh ở nước ta hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn những khó khăn, hạn chế.

Thành tựu: Cùng với sự đổi mới về kinh tế, đổi mới chính trị, việc tổ chức thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh đã đạt được những kết quả quan trọng, tương đối toàn diện cả về nhận thức và tổ chức thực hiện.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội thủ nghĩa đã tạo cơ sở cho xây đựng tiềm lực quốc phòng, an ninh bằng chính khả năng của nền kinh tế, nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả trung ương và địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã gắn kết với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thể trận an ninh nhân dân, tạo điều kiện tốt hom cho việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, vũ khí, khí tài cho quốc phòng, an ninh. Tiềm lực quốc phòng, an ninh tiếp tục được táng cường; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, sự gắn kết ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là trên các địa bàn, các ITnh vực trọng yếu; giữ vững môi trường hòa bình, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn có những mặt yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh

355

Page 356: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L-

của nền kinh tế còn thấp, các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc- kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chất lượng thấp; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Văn hóa, xã hội có nhiều mặt còn bất cập, một số vấn đề bức xúc chậm được gỉải quyết, chất lượng nguồn nhân lực thấp, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ chưa thực sự là quốc sách hàng đầu. Hội nhập quốc tế nhanh, nhưng chưa tận dụng tốt cơ hội để phát triển cũng như hạn chế mặt trái của hội nhập. Nhận thức về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh ở một số noi còn chưa rõ, chưa đúng và chưa đầy đủ.

Những hạn chế nói trên đã ảnh hưởng không ít đến hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, thậm chí đã có lúc, có nơi sơ hả để các thế lực thù địch lợi dụng khoét sâu phá hoại. Nếu không nhanh chóng khắc phục triệt để những tồn tại đó thì chắc chắn cả lĩnh vực kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc khó có thể vượt qua được những thách thức đang đặt ra trước mắt chúng ta trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.1.3. Những vấn đề đặt ra hiện nay

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng ta đã nhận định: nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thồ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia

356

Page 357: File Word Duong Loi Chinh Sach

tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên, v.v... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động. Vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh là rất cần thiết, đòi hỏi cần được nhận thức đày đủ hơn, sâu sắc hơn cả lý luận và thực tiễn, phải tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc năng động hơn với một tư duy đổi mới toàn diện, đồng bộ, nhất quán cả về chủ trương quan điểm, nội dung, phương thức và giải phảp tổ chức thực hiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC KẾT HỢP GIỮA XÂY DựNG VÀ PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN VỚI QUỐC PHÒNG - AN NINH2.1. Mục tiêu

Khai thác, sử dụng mọi tiềm năng, nguồn lực của đất nước, làm cho kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh đều phát triển cân đối, hài hòa và vững chắc.

Tạo môi trường quốc tế và trong nước thuận lợi cho phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ ngỉna, xây dựng nền công nghiệp quốc phòng từng bước hiện đại, bào đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại.

Góp phần, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia, mở rộng quan hệ hợp tác Vitih tế, kỹ thuật với các nước, tạo sự chuyên biến căn bản cơ cấu nền Vinh tế quốc dân, đáp ứng được nhu câu cải thiện đời sống nhân dân, có tích lũy để phát triển, đảm bảo quốc phòng thường xuyên vững chắc, sẵn sàng và đủ sức đánh

357

11

Page 358: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L

bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá xâm luợc của cạc thế lực thù địch.2.2. Yêu cầu

Góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Góp phần bảo đảm cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt; vừa có khả năng và luôn ở trong tư thế sẵn sàng cao nhất về kinh tế bảo đảm cho quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống; góp phần khắc phục nguy cơ tụt hậu, khủng hoảng, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh kinh tế và an ninh quốc gia, bảo đảm cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đạt được mục tiêu và phát triển theo đúng định hướng xẵ hội chủ nghĩa.

Góp phần đáp ứng yêu cầu làm cho quốc phòng, an ninh được tăng cường vững chắc, thế trận, lực lượng và tiềm lực quốc phòng, an ninh không ngừng được tăng cường, công nghiệp quốc phòng eó khả năng bảo đảm trang bị cho các lực lượng vũ trang những vũ khí phương tiện ngày càng hiện đại, phù hợp với nhu cầu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tương lai. Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kình tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng, an ninh. Đồng thời, trong quá trình xây dựng tiềm lực, sức mạnh quốc phờng, an ninh phải lấy mục tiêu yêu cầu phát triển kinh tế là mục đích và tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển.

358

Page 359: File Word Duong Loi Chinh Sach

23. Chủ trương, quan điễm của Đảng2.3.1. Chủ trươngTrong các kỳ đại hội, Đảng ta luôn xác định phát triển kinh tế - xã

hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh là một chủ trương nhất quán, gắn xây dựng với bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương đó luôn vận động và phát triển, phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thử Dí của Đảng xác định: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ rất quan ừọng trong bối cảnh phát triển cạnh tranh và hội nhập kinh tế trong những năm tới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: Xây dựng đất nước, phát triển kinh tế là trung tâm, là tiền đề cơ sở để củng cố quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc; củng cố tăng cường quốc phòng - an ninh là đỉều kiện giữ vững hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, v.v...

Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, ari ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”1. “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng, an nitìV>J phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sửc mạnh

quốc phòng, an ninh. Kết họrp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an

1 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xỉ, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.243.

359

~...........'......' ‘..................................................." 1 1 ' ■ ■ ■ ■

Page 360: File Word Duong Loi Chinh Sach

I. L

ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên tùng địa bàn”1.

Cương ỉĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bể sung và phảt triển nảm 2011) được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau”2. “Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đễ bảo đảm CỈLO đất nước phát triển nhanh và bền vững”3.

Để tăng cường mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, Đảng ta kiên định thực hiện chủ trương đó trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt và xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành và địa phương mình; đồng thời cơ quan quân sự, công an các cấp phải tham gia thẩm định các kế hoạch, quy hoạch và dự án kinh tế - xã hội của bộ, ngành liên quan đến quốc phòng, an ninh, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lập kế hoạch động viên nhân lực, phương tiện vật chất phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và xây dựng khu vực

\2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.82, 65.2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Chiến lược phát triền kinh tê - xã hội 2011-2020,Nxb.Chmh trị quốc gia, H.2011, tr.99.

360

Page 361: File Word Duong Loi Chinh Sach

phòng thủ vững mạnh cả về lực lượng, tiềm lực và thế trận, thật sự phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ địa phương.

Với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần ữiứ XI của Đảng đã nêu rô trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đó là: quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng, địa bàn trọng điểm; lồng ghép các chương trình để xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở vùng biên giới, hải đảo.

Chủ trương phát triển kỉnh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh của Đảng còn được thể hiện ở việc bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quốc phòng, an ninh bằng việc: “Mở rộng phương thức huy động nguồn lực xây dựng công nghiệp quốc phòng và nâng cao khả năng bảo đảm của công nghiệp quốc phòng. Lồng ghép các chương trình để xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở vùng biên giới, hải đảo”1. Do vậy, phát triển công nghiệp quốc phòng và khoa học kỹ thuật quân sự là nhiệm vụ hết sức cần thiết để giữ vững độc lập, tự chủ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Tự sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến trong chiển tranh bảo vệ Tổ quốc là một trong những công việc hết sức trọng yếu trong xây dựng tiềm lực quân sự của đất nước hiện nay.

2.3.2. Quan điểmMột là, phát triển kinh tế - xã hội gắn vói tăng cường quôc

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vàn kiện Đại hội đại biầi toàn quốc lần thứ XI,Nxb.Chíríh trị quốc gia, H.2011, tr.138.

361

r ‘T

Page 362: File Word Duong Loi Chinh Sach

LL

phòng, an ninh phải toàn diện, cơ bản, lâu dài ngay từ trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểa kinh tế - xã hội với tâng cường quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước, từng vùng từng ngành và ở từng địa phương.

Hai là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh phải tập trung có trọng điểm, quan tâm đầu tư vào những vùng, địa bàn chiến lược trọng yếu (vùng núi phía Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ), những ngành, những lĩnh vực hoạt động kỉnh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Ba là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng,, an ninh thời bình phải có phương án, kế hoạch sẵn sàng điều chinh thích ứng yới thời chiến và ứng phó thắng lợi với mọi tình huống bất trắc xảy ra hạn chế tổn thất, thiệt hại do thiên tai, địch họa gây ra.

Bốn là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh là sự nghiệp của toàn dân, của mọi ngành, mọi cấp, mọi thành phần kỉnh tế do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, với một hệ thống cơ quan tham mưu có năng lực, trách nhiệm tốt và với một hệ thống pháp luật, chính sách đồng bộ, phù hợp trong thời kỳ mới.

Năm là, chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ: quốc gia giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng Vinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chù và hội nhập quốc tế; giữa Đảng

362

Page 363: File Word Duong Loi Chinh Sach

lẫnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, v.v... Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí.

2.4. Phương thức gắn kỉnh tế - xã hội vói quốc phòng - an ninh Hiện nay, nước ta đã phân chia thành các vùng kinh tế lớn và các

vùng chiến lược, các quân khu (sự phân vùng chiến lược quốc phòng, an ninh là sự phân vùng theo ý đà phòng thủ và tác chiến bảo vệ Tổ quốc trên từng chiến trường, từng hướng chiến lược của đất nước). Mỗi vùng đều có vị trì chiến lược về phát triển kinh tế và chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, về lâu dài đều phải quan tâm chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng, an ninh trên từng vùng lãnh thổ và giữa các vùng với nhau, trong thế trận phòng thủ chung.

2.4.1. Phát triển kinh t ế - x ã hội gắn với quắc phòng - an ninh theo vùng lãnh thổ

Hiện nay, nước ta xác định 3 vùng kỉnh tế ưọng điểm: phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), miền Trung (Đà Nằng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi). Các vùng kinh tế trọng điểm nói trên đều là nòng cốt cho phát triển kinh tế của từng miền và cho cả nước, đây là vùng có tiềm năng lớn cả về nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và giao lưu qưốc tế, có nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng; là vùng đóng góp chủ yếu trong tổng thu nhập quốc dân cùa cả nước; là nơi có mật độ dân cư và rinh chất đô thị hóa cao, gắn liền với các cơ sở kinh tế, các khu công nghiệp tập trang và cũng là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông, v.v... liên quan đến việc triển khai, bố trí xây dựng thế

Page 364: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. l._

trận quốc phòng, an ninh và thiết bị chiến trường trên từng hướng chiến lược, từng khu vực của mồi miền và chung cả nước.

Các địa bàn chiến lược: các địa bàn chiến lược ở nước ta bao gồm vùng miền núi Bắc Bộ, khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Hiện nay, trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, các khu vực đó vẫn sẽ là những địa bàn chiến lược hết sức trọng yếu. Đây là những địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, do đó các thế lực thù địch luôn lợi dụng để thâm nhập, lôi kéo đồng bào ta nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn ly khai làm cho tình binVì càng trở nên phức tạp. Vì vậy, tnrớc mắt cũng như về lâu dài việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh là rất cần thiết, cần có chiến lược quy hoạch, kế hoạch và lộ trình xây dựng các vừng chiến lược trọng điểm, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, xây dựng Tây Nguyên giàu về-kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới trở thành vùng kinh tế động lực. Giải quyết và thực hiện có hiệu quả các vấn đề bức xúc của nhân dân, có chính sách thích hợp thu hút vốn đầu tư, bố trí dân cư, lao động và đất đai theo quy hoạch, nâng cao dân trí và trình độ công nghệ. Đối vói Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ cần thực hiện tốt chính sách dân tộc, thực sự cải thiện đòfi sống vật chất và văn hóa phù hợp với đặc thù của cộng đồng người Thượng, người dân tộc bản địa. Có chủ trương, kế hoạch và chính sách khắc phục tình trạng người dân di cư tự do, đồng thời tổ chức tốt và có hiệu quả việc di dân có tổ chức, phù hợp với xây dựng lực lượng và thế trận khu vực phòng thủ địa phương trên các địa bàn chiến lược.

Vùng biển, đảo: là vùng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh và môi trường sống. Những năm qua

364

Page 365: File Word Duong Loi Chinh Sach

kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế góp phần tạo ra thế và lực mới; từng bước khắc phục được những hạn chế yếu kém trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn có những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh chậm được khắc phục, có nơi còn diễn biến phức tạp; hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế chưa đồng bộ và chặt chẽ; tình hình tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ừên biển Đông tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh ở nước ta.

2.4.2. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quếc phòng, an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế - xã hội gắn vói quốc phòng, an ninh trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xậ hội chủ yếu nhằm phát huy tinh thần chủ động, vai trò và thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực, đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ, chống lại những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và những mưu đồ phá hoại của các thế lực thù địch; bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định bền vững, kinh tế nhà nước luôn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời từng bước tích lũy tăng cường tiềm lực mọi mặt cho quốc phòng, an ninh; nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ và sản phẩm lưỡng dụng; bảo đảm lương thực, thực phẩm khi bị chia cắt chiến lược ở các vùng rừng núi đế sản xuất vũ khí, trang bị chiến trường khi đất nước bị bao vây, cấm vận; bảo đảm cơ động, vận chuyển, bảo đảm thồng tin liên lạc trong chiến tranh ác liệt kéo dài; giảm tổn thất thấp nhất khi địch tập kích bằng hỏa lực trong chiến tranh công nghệ cao.

Ngành công nghiệp, Đảng ta xác định: “Ưu tiên phát triển và

365

....... '• 1

Page 366: File Word Duong Loi Chinh Sach

L .

hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, công nghiệp dầu khí, điện, than, khai khoáng, hóa chất, luyện thép, xi mãng, phân đạm... công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp quốc phòng, an ninh với trình độ công nghệ ngày càng cao...,nlà cơ sở đẩy mạnh sự phát triển của cống nghiệp quốc phòng.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 chỉ rõ: “Mở rộng phương thức huy động nguồn lực, xây dựng công nghiệp quốc phòng và nâng cao khả năng bảo đảm của công nghiệp quốc phòng”2. Từ định hưởng trên nội dung phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, trong ngành công nghiệp trên các vấn đề san:

Gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trong điều chỉnh cơ cấu kinh tể, phân công bố trí lại lao động trong công nghiệp với bố trí thế ừận quốc phòng, an ninh phù hợp trên các vùng lãnh thổ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng cao kinh tế kém phát triển, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước. Tập trung đầu tư nghiên cứu, sáng chế, chế tạo, sàn xuất các mặt hàng có tính “lưỡng dụng” cao trong công nghiệp; phát triển một nền công nghiệp quốc gia theo hướng mỗi xí nghiệp, mỗi ngành công nghiệp vừa sản xuất hàng dân dụng, vừa có thể sản xuất được hàng quân sự khi cần thiết. Các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng chủ yếu sản xuất hàng quân sự phải coi đó là nhiệm

ia Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.193,138.

366

Page 367: File Word Duong Loi Chinh Sach

vụ trọng yếu thường xuyên, trong thời bình cũng cần thiết phải tham gia sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia sản xuất hàng xuất khẩu, tận dụng tối đa năng lực, công suất của các xí nghiệp quốc phòng tham gia phát triển kỉnh tế đất nước “lấy dân dụng nuôi quân dụng”. Đo đó, Nhà nước cần có chiến lược đầu tự hợp lý, hỗ trợ nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, để các ngành công nghiệp quốc phòng tham gia sản xuất làm kinh tế trong thời bình, khi có chỉến tranh nhanh chóng chuyển sang sản xuất vũ khí, trang bị cho quốc phòng. Gắn kết chặt chẽ trong xây .dựng quỵ hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghịệp, các ngậnh, địa phương phải đánh giá tổng thể. Tập trung đầu tự phát triển một số ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng như ca khí chế tạo, điện tử công nghiệp, điện tô kỹ thuật cao, luyện kim, hóa chất, đóng tầu để đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới cho nền kinh tế quốc dân ngày càng hiện đại, đồng thòi có thể tham gia nghiên cứu sáng chế và sản xuất một số sản phẩm có kỹ thuật công nghệ cao phục vụ cho quốc phòng, cung cấp trang thiết bị, nguyên liệu cho công nghiệp quốc phòng.

- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: là các ngành kinh tế quan trọng, cung cấp phần lớn lực lượng, của cải cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy cần tập trang vào các vấn đề sau:

Gắn khái thác mọi tiềm năng của đất nước với phát triến đa dạng cảc ngành nghề, làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khâu, đồng thời có lượng dự trừ bảo đảm tốt nhu cầu cho quốc phòng, an ninh. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với việc giải quyêt tốt các chính sách xã hội, bảo đảm góp phần nâng cao đời sông vật

367

T"T

Page 368: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

chất, tinỈL thần cho nhân dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, góp phần tạo thế trận phòng thủ, thế trận lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chú trọng đầu tư phát triển các hợp tác xã, các đội tầu đánh bắt xa bờ, qua đó xây đựng lực lượng tự vệ bảo vệ biển đảo gắn với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, xây dựng các huyện đảo ngày càng vững mạnh, động viên đưa dân ra đảo lập nghiệp, tạo thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc bảo vệ vùng biển đảo.

-Ngành giao thông vận tải: chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong những năm tới là tiếp tục cải tạo, nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông bao gồm cả đường bộ, đường sông, đường không và đường thủy (biển) nhằm đáp ứng yêu càu đi lại giữa các vùng, miền của đất nước với giao lưu mở rộng vói bên ngoài. Xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược quan trọng cần chú ý từ khâu thiết kế xây dựng mặt bằng, mặt đường, xây dựng các cầu, cống, bến phà, bến vượt qua sông nhất thiết phải tính đến phương án đáp ứng cả tìiời bình và thời chiến.

Cải tạo, phát triển đường sông, phát triển đường biển, xây dựng các cảng sông, cảng biển bảo đảm đi lại, bốc dỡ thuận tiện. Ớ khu vực cửa khẩu, biên giới phải có kế hoạch xây dựng các khu vực phòng thủ kiên cố, vững chắc đề phòng khả năng địch sử dụng các tuyến đường này khi tiến công xâm lược quy mô lớn đối với nước ta, bảo đảm hoạt động an toàn cả thời bình và thời chiến.

-Ngành bưu chính viễn thông: gắn kết chặt chẽ giữa ngành bưu điện quốc gia với ngành thông tin của quân đội và công an, bảo đảm sự thống nhất, nhanh chóng, chính xác, an toàn thông tin Hên lạc cho Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ huy điều hành đất nước trong mọi tình huống. Xây dựng các phương án phòng chống đủ

368

Page 369: File Word Duong Loi Chinh Sach

khả năng chống nhiễu cao, phòng chống chiến tranh thông tin, điện tử của địch, đảm bảo thông tin thông suốt, bí mật trong mọi tình huống.

-Ngành xây dựng cơ bản: gắn kết chặt chẽ ngay từ khâu thiết kế, quy hoạch các dự án đầu tư đến quá trình thi công xây dựng. Các công trình xây dựng phải được thẩm định, kiểm tra chặt chẽ, phải mang tính lưỡng dựng, không làm ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, đồng thời có thể chuyển hóa khi cần thiết phục vụ tốt cho quốc phòng, an ninh, cho tác chiến phòng thủ. Xây đựng quy hoạch các thành phố, các khu công nghiệp phải gắn với xây đựng khu vực phòng thủ địa phương và phải tính toán đến khả năng bảo vệ, di dời khi đất nước có chiến ừanh, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại khi địch tiến công bằng hỏa lực và vũ khí công nghệ cao. Các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần phối hợp trong nghiên cứu, sáng chế, chế tạo, sản xuất những vật iiệu phục vụ cho quốc phòng, an ninh trong xây dựng các công trình phòng thủ,- xây dựng các công sự ừận địa của lực lượng vũ trang, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố.

-Kinh tế đối ngoại: là nhân tố quan trọng để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế để tranh thủ vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý .v.v... cho phát triển đất nước, tạo thế và lực góp phần ngăn ngừa, kiềm chế âm mưu bành trướng, đe dọa chủ quyền an ninh của các thế lực thù địch với nước ta.

-Lĩnh vực khoa học - cộng nghệ, giáo dục - đào tạo: Đảng và Nhà nước ta xác định là nền tảng, là động lực, là quốc sách hàng đầu của sự phát triển đất nước vì vậy cần chú trọng các vấn đê sau:

Phối hợp chặt chẽ, toàn diện hoạt động giữa các ngành khoa

^69

. ...............".................... ■......................~T1

. -----

Page 370: File Word Duong Loi Chinh Sach

LI-

học then chốt của cả nước với các ngành khoa học của quốc phòng, an ninh trong việc hoạch định chiến lược nghiên cứu phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu các đề tài, các dự án công nghệ có ý nghĩa vừa phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa có thể đáp ứng nhu càu cho quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc. Có chính sách phù hợp thu hút các nhà khoa học, coi trọng bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an TiÌTìh cả trước mắt cũng như về lâu dài. Phối hợp chặt chẽ, toàn diện ưong quy hoạch, kế hoạch, trong tổ chức nghiên cứu yà triển khai khoa học công nghệ, trong chuyển giao công nghệ phục vụ cho nhu cầu quốc phòng, an ninh.

-Trong lĩnh vực y tế: phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, ừong đào tạo nguồn nhân lực. trong khám chữa bệnh cho nhân dân, bộ đội và cho người nước ngoài. Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp ữên các địa bàn, đặc biệt là ở miền núi, biên giới, hải đảo. Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy ra. Phầt huy vai trò của y tế quân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho nhân dân thời bình và thời chiến.

2.4.3. Phát triển kinh té - xã hội gắn quốc phòng, an ninh trong xây dựng cơ cấu ngành kỉnh tế

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các vùng miền trong cả nước, sẵn sàng động viên nền kinh tế, động viên công nghiệp khi chuyển địa phương từ thời binh sang thời chiến, nhất là đối với một số ngành quán trọng ĩứnr cơ khí chế tạo, hóa chất, luyện kim, thiết bị vận tải, v.ý...

370

Page 371: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bảo đám an ninh trong công nghiệp, an ninh nông nghiệp (an ninh lương thực), chú trọng dự trữ quốc gia.

Gắn việc nâng cao năng lực, hiệu quả đánh bắt thủy sản xa bờ, hoạt động khai thác dầu khí, vận tải biển và phát triển hải đảo với bảo vệ chủ quyền trên biển của đất nước.

Gắn kết chặt chẽ giữa khoanh nuôi, trồng rừng với bảo vệ môi trường xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng rừng núi biên giới phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Phát triển vãn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ (kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, v.v...), y tế với việc thực hiện tốt chinh sách dân tộc, tôn giáo, v.v... bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, vững chắc của nền kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong thời ky mới.

Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng hải quân, phòng không, không quân, lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát cơ động. Đẩy mạnh công tác nghiên cửu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh, đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch”1. Vi vậy, trong hệ thống các xí nghiệp quốc phòng cần nghiên cứu xây dựng một số cơ sở công nghiệp quốc phòng mũi nhọn, chú trọng đôi mới công nghệ và phát triển các công nghệ lưỡng dụng ở những cơ sở sản xuất vừa phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vừa phục

1 Đảng Cộng sản việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quôc lân thứ XI,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.235.

371

ĩ 1

Page 372: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

vụ cho hiện đại hóa quốc phòng, an nịnh, tập trung vào ngành cơ khí luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử, hóa dầu, v.v... Huy động các cơ sở công nghiệp quốc phòng và. tổ chức cho lực lựợng vũ trang tham gia phát triển kÌBh tế - xã hội.

3. KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG QÙỐC PHÒNG - AN NINH Ỡ cơ SỞ3.1. Nội dung kết họp

3.1.1. Kết hợp trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội với xây dựng khu vực phòng thủy thế trận an ninh nhàn dân trên địa bàn cơ sờ

Khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) là một thành phần cơ bản của thế trận quỗc phòng toàn dân, đây là cơ sở lý luận và thực tiễn trong triển khai phân vùng chiển lược gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, hình ứiành thế trận quân sự đảm bảo tác chiến vùng, miền, ngành, lãnh thổ nhưng lại dựa trên nền tảng khu vực phòng thủ huyện (thị) và các làng, xã (phường) kháng chiến, huy động được sức mạnh toàn dân trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Vĩệt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh là điều kiện để tăng cương quốc phòng, an ninh trên địa bàn cơ sở, vì vậy cần phải cụ thể như sau:

Gắn kết quy hoạch phát triển các khu vực, địa bàn kinh tế trọng điểm của địa phương, vói kế hơạch xây dựng hệ thống các căn cứ và khu vực phòng thủ của huyện, làng xã chiến đấu ở cơ sở.

Gắn quá trình phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng, an ninh trên các khu vực phòng thủ trọng yếu của cơ sở như: thị trấn, biên giới, biển đảo.

372

Page 373: File Word Duong Loi Chinh Sach

Làm cho quy hoạch phát triển kính tế - xã hội phù hợp với kế hoạch củng cố thế trận quốc phòng, an ninh của địa phương. Ngược lại, tăng cường quốc phòng, an ninh không gây cản trở sự thu hút đầu tư, điều chinh phân bố lao động, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn cơ sở.

3.1.2. Kết hợp quả trình phân công lại lao động, phân bế lại dân cư với tể chức xây dựng và sắp xếp bỗ trí lại lực lượng quốc phòng - an ninh trên từng địa bàn, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thế trận quắc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở cơ sở, sao cho có lực lượng để bảo vệ địa phương cả trong nội địa, biên giới, trên biến đảo ở cơ sở

Việc phát triển kinh tế - xã hội muốn tạo hiệu quả tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn cơ sở, càu đáp ứng cả yêu cầu táng cường lực lượng, thế trận quốc phòng, an ninh trong xây dựng khu vực phòng thủ tuyến huyện, làng xã chiến đấu. Trên cơ sở quy hoạch cơ cấu kinh tế của cơ sở, cần gắn phương hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế trọng yếu của địa phương, với nhu cầu về phát triển lực lửợng và thế ừận quốc phồng, an ninh trên từng địa bàn; qua đó điều chỉnh phân bố lại lao động, dân cư trên các khu vực của địa phương, cần đặc biệt chú ý có kế hoạch, chính sách đầu tư, chính sách xã hội để hỗ trợ, nhằm thu hút lao động đến các vùng khó khăn, chậm phát triển về kinh tế - xã hội, nhưng có giá trị đặc biệt về quốc phòng, an nính như: rừng, núi, biên giới, biển đảo, vùng đồng bào dân tộc, v.v... Bên canh đó, thông qua các cơ quan chức năng, chính quyền, có sự phối hợp với quân khu, Bộ Quốc phòng để có quy hoạch, dự án xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở những

—ri

373

Page 374: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L_

địa bàn trọng yếu của địa phương, liên quan đến hướng, khu vực phòng thủ ữọng yếu của cấp trên.

5.2.5. Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với xây dựng các công trình quốc phòng, phòng thủ dân sự, v.v...phục vụ cho cả kinh tế-xã hội và quốc phòng, an ninh ở cơ sở

Để phát triển kinh tế - xã hội, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang rất được quan tâm, thường đi trước một bước sau khi đã có phương hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương. Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này thường rất lớn. Trong khi đó nhu càu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh cũng rất cần thiết như: đường cơ động, sân bay, bến cảng, công trình ngầm, viễn thông, năng lượng, v.v... Xây dựng các công trình này đòi hỏi có sự đầu tư rẩt lớn của ngân sách nhà nước. Nhưng ở cơ sở, nguồn kinh phí cho các công trình, quốc phòng hầu như không đáng kể, vì vậy một trong những nội dung rất quan trọng trong kết hợp phát triển kinh tế - xã hội là kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với phát triển hạ tầng quốc phòng - an ninh. Khi quy hoạch phát triển hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội cần nắm bắt gắn kết với nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sờ hạ tầng cho quốc phòng - an ninh. Trong đó cần chú ý vào các địa bàn nliư thị xã, thị trấn, biên giới, ven biển đảo, khu căn cứ thời chiến, khu hậu phương của huyện, v.v... Có chính sách ưu tiên, hỗ trợ để thu hút đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước vào xây đựng cơ sở hạ tàng ở những khu vực trên. Ngoài ra, cần có sự đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ODA cho một số huyện biên giới, biển đảo để xây dựng và phát triển cơ sờ hạ tầng.

374

Page 375: File Word Duong Loi Chinh Sach

Trong những năm sắp tới, việc kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh ở các địa phương có biển, đảo, cần được đặt trong quy hoạch của Chiến lược biển Việt Nam.

3.1.4. Kết hợp xây dựng cơ sở chỉnh trị, kinh t ế - x ã hội vững mạnh toàn diện rộng khắp nhằm giữ vững ấn định chỉnh trị, gắn liền với xây dựng hệ thống các căn cử thời chiến ở địa phương để sẵn sàng đối phó với chiến tranh xâm lược ở cơ sở

Ngày nay, chính trị ổn định vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu cùa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Vì vậy, sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh ở địa phương cũng phải hướng tới mục tiêu này. Để giữ vững ổn định chính trị, trước hết cần chăm lo xây dựng cơ sở chính trị trên từng xã, phường vững mạnh, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng củng cố hệ thống chính trị, nhất là ở những xã đảo, biên giới, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh, làm trong sạch địa bàn. Đồng thời triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện những cam kết sau khi gia nhập WTO. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong xây dựng địa phương là để làm cho từng xã phường thực sự giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, an ninh; góp phần làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá băng “diễn biến hòa binh”, bạo loạn lật đổ, ly khai của các thế lực thù địch. Trong đó, ở cơ sở cần đặc biệt quan tâm những vùng căn cứ kháng chiến cũ, những khu vực đã được hoạch định là vùng

375

......... ' * ỉ

Page 376: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.3.2. Một số giải pháp tổ chức, thực hỉện phát triễn kinh tế - xã hội gắn vói quốc phòng - an ninh

Trong giai đoạn cách mạng Việt Nam hiện nay, để thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội gắn vởi quốc phòng, an ninh cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có một số giải pháp chủ yếu sau

3.2,1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, các ngành về phát triền kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh

Trong điều kiện mới càn thường xuyên quán triệt sâu sắc các chi thị, nghị quyết và các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, trong từng ngành, lĩnh vực, từng địa bàn và cả nước.

Đẩy mạnh việc bồi dưỡng kiến thửc toàn diện cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cạp cả về lý luận chính trị, năng lực quản lý kinh tế và kiến thức về quốc phòng, an ninh; trong đó, tập trung bồi dưỡng láếrt thức về quốc phòng, an ninh và nâng cao ý thức quốc phòng cho cán bộ thuộc các thành phần kinh tế, từ đó thọng nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.

Trước mắt, cần chủ động xây dựng và đưa nội dung học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh nối chung và kiến thức về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh vào các chương trình đào tạo, nhất là đào tạo tại chức cho cán bộ, đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo nghề và giáo dục trong các trường phổ thông.

376

Page 377: File Word Duong Loi Chinh Sach

Chú trọng việc biên soạn các tài liệu “phổ cập” về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, phát hành rộng rãi, kết hợp với cồ động, tuyên truyền và giáo dục từ đỏ nâng cao sự hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ và toàn dân, toàn quân về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tồ quốc.

3,2.2. Nâng cao hiệu quả vện hành cơ chế lãnh đạor chỉ đạo, điều hành, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý cửa Nhà nước và chính quyền các cấp

Căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2G11-2020, trong giai đoạn tới việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh phải được thực hiện một cách toàn điện, nhưng cần tập trung có trọng điểm theo từng ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ, gắn với mục tiêu, yêu càu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng. Vì thế, việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ngay trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; các dự án trọng điểm quốc gia; các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, biển đảo; xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng; xây dựng các căn cứ chiến lược, hậu phương chiến lược, các công trình quốc phòng; đầu tư phát triển khoa học và công nghệ ở trình độ cao; xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.

Cần coi trọng tính lưỡng dụng của các chương trình, dự án; đồng thời, khẳng đinh rõ chủ thể của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh với Vinh tế, trên cơ sở đó, xác định nội đung, phương thức gắn kêt cho phù hợp.

377

. ...................... "" TT

Page 378: File Word Duong Loi Chinh Sach

I L .

Cần đấy mạnh cải cách thủ tục hành chinh, tổ chức kiện toàn bộ máy chỉ đạo, điều hành và cơ quan chuyên trách của Chính phủ; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế và quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành; xây dựng quy trình, phương pháp quản lỷ để thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát theo đúng quy định của pháp luật.

3.2,3, Xây dựng, hoàn thiện hệ thẳng pháp luật, chỉnh sách có liên quán đến quả trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh

Đây là nội dung rất quan trọng nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh thành các văn bản luật,.pháp lệnh, chỉ thị, nghị định, v.v... bảo đảm quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần tập trung xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách có liên quan đến mối quan hệ này, làm cơ sở để giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ, giữa tự bảo vệ và được bảo vệ, pM hợp với thực tiễn đất nước và thông lệ quốc tế.

Chú trọng xây dựng các biện pháp, chế tài cần thiết để răn đe, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết mối quan hệ giữa kinh tể - xã hội và quốc phòng, an ninh. Cùng với đó và ừên cơ sở Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, cần sớm nghiên cứu, ban hành Nghị định về “phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh đến năm 2020”, làm cơ sở để các bộ, các ngành trung ương và các địa phương chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai thực

378

Page 379: File Word Duong Loi Chinh Sach

hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

3.2*4, Củng cơ, kiện toàn và phát huy đầy đủ năng lực trách nhiệm làm tham mưu của cơ quan chuyên trách quốc phòng, an ninh các cấp

Bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh nói chung và phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh nói riêng. Chấn chỉnh, kiện toàn các cơ quan và cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm ở các bộ, ngành Trung ương.

Sớm nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, kiện toàn tổ chức với chăm lo bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ chuyên trách làm tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Quán triệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phải quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Vĩệt Nam cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Quá trình kết hợp phải được triển khai có kế hoạch, có cơ chế chính sách cụ thể, chặt chẽ, đồng bộ.

Câu hỏi ôn tập1. Nêu những cơ SỞ lý luận và thực tiễn của việc gắn xây dựng,

phát triển kinh tế vói củng cổ quốc phòng - an ninh?2. Nêu những mục tiêu, quan điểm, nội dung và phương thức gắn

xây dựng, phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh?

379

r “7

Page 380: File Word Duong Loi Chinh Sach

LL

3. Nêu những mục tiêu, quan điếm, nội dung và phương thức gắn xây dựng, phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh ở cơ sở?

Tài liệu tham khảo1. Đảng Cộng sản Vỉệt Nam: Văn kiện Đại hội đại. bỉm toàn quốc

lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2001.2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb.Chính tri quốc gia, H.2006.3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Chiến lược phát triển kỉnh tế - xã hội

2011-2020, Nxb.Chính tri quốc gia, H.2011-4. Bộ Tổng tham mưu: Tài liệu phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo,

nghiên cứu học tập vệ công tấc quốc phòng, bộ, ngành, địa phương, H.2013.

5. Học viện Quốc phòng: Giáo trình bồi dường kiến thức quốc phòng-an ninh đối tượng 3 khối bộ ngành Trung ương, Nxb.Quân đội nhân dân, H.2Ọ12.

6. Học viện Quốc phòng: Giậo trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đối tượng 2 khối địaphương, Nxb.Qụân đội nhân dân, H.2012.

7. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M. 1971, t28.

380

Page 381: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài 12CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG_______________> ___~ _ _ _ * '

1. MỘT SỒ VẮN ĐỀ Cơ BẢN VỀ TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẬM, TỆ NẠN XÃ HỘI1.1. Những cơ sở lý luận về tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội

LLL Khái niệm và phân loại tội phạmLỉ.l.L Khái niệm tội phạmĐiều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi 2009) của nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tồ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền vãn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tồ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm các lợi ích khác của trật tự pháp luật.

Như vậy những dấu hiệu cơ bản phản ánh tội phạm là:- Hành vi nguy hiểm cho xã hội.- Hành vi nguy hiểm đó do người có năng lực trách nhiệm hình sự

thực hiện.

381

'.........................................Tì

Page 382: File Word Duong Loi Chinh Sach

L.L.

- Hành vi nguy hiểm đó phải chứa đựng yếu tố lỗi.- Hành vi nguy hiểm đó phải được quy định trong Bộ luật Hình sự.- Hành vi nguy hiểm đó xâm phạm vào các quan hệ xã hội được Bộ

luật Hình sự bảo vệ.1,1.1.2. Phân loại tội phạmCăn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đậc biệt nghiêm trọng. Cụ thể như saụ:

- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến 3 năm tù.

- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến 7 năm tù.

- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung bình phạt đối với tội này là đến 15 năm tù.

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây ngay hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Tội phạm có thể được thực hiện do lỗi, có 2 loại lỗi: cố ý hoặc vô ý; trong lỗi cố ý có: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; trong lỗi vô ý có: vô ý phạm tội

382

Page 383: File Word Duong Loi Chinh Sach

vì quá tự tin và vô ý phạm tội vi cẩu thả.Đồng thời cần nhận thức một số khái niệm khác:- Đồng phạm là trường hợp có hai người cùng cố ý thực hiện một tội

phạm.- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự Gấu kết chặt

chẽ giữa những người thực hiện tội phạm.- Che giấu tội phạm là người nào không hứa trước, nhưng sau khi

biêt tội phạm được thực hiện, đã che giâu người, dâu vêt, tang vật, hoặc có hành vi cản trở việc điều tra. xử lý.

- Không tố giác tội phạm: là người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang thực hiện, đã thực hiện mà không tố giác.

Bộ luật Hình sự quy định những trường hợp sau đây không phải là tội phạm:

- Hành vi có tính chất nguy hiểm không đáng kể.- Sự kiện bất ngờ tức là trường hợp không thể thấy trước hoặc không

buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi.. - Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

- Tình thế cấp thiết là tinh thế của người vì muốn ừánh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của mình, v.v... mà không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Bộ luật cũng quy định những tình tiết tăng nặng của tội phạm như sau:

- Phạm tội có tổ chức.

383

■~T '1

Page 384: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

-Phạm tội có tính chuyên nghiệp.-Lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội.-Phạm tội có tính côn đồ.-Phạm tội vì động cơ đê hèn.-Cố tình phạm tội đến cùng.-Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm.-Phạm tội với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình

thế không tự vệ được.-Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt

nghiêm trọng.-Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch

bệnh mà phạm tội.-Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác.-Xúi giục người chưa thành niên phạm tội.-Có hành động xảo quyệt nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.Đồng thời Bộ luật cũng quy định các tình tiết giảm nhẹ cụ thể

như sau:-Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả tác hại của tội

phạm.-Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc

phục hậu quả.-Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng,

vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, trong tình trạng bị kích động mạnh.

-Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm ừọng.-Phạm tội vì bị người khác đe dọa.-Người phạm tội là phụ nữ có thai, là người già.

384

Page 385: File Word Duong Loi Chinh Sach

- Người phạm tội ra tự thú, người phạm tội thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội.

- Người phạm tội có thành tích xuất sắc trong lao động chiến đấu, học tập.

Bộ luật còn quy định về người chưa thành niên phạm tội như sau:- Nguyên tắc xử lý: Chủ yếu nhằm giáo đục, giúp họ sửa chữa sai

lầm, trở thành người có ích cho xã hội sau này.Người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu

người đó phạm tội ít nghiêm trọng, có lủiiều tình tĩết giảm nhẹ và được gia đình, nhà trường giám sát giáo dục. Các; biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội: Giáo dục tại phường, xậ, hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Nếu phạm tội đến mức chịu hình phạt tù được quy định như sau:

- Tù có thời hạn: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội nếu điều luật quy định hình phạt tù chung thân, hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp không quá 18 năm tù.

- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội nếu điều luật quy định hình phạt tù chung thân, hoặc tô hình thì mức hình phạt cao nhất được áp đụng không quá 12 năm tù.

Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng chung như đối với người đã thành niên.

1. L2. Khái niệm và phân loại tệ nạn xã hội; Khải niệm tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội

tiêu cực, có tính phổ biến, thường được biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn mực xẵ hội, vi phạm đạo đức, gây ra những Mu quả nghiêm trọng cho xã hội, gia đình và cá nhân.

385

_7

Page 386: File Word Duong Loi Chinh Sach

. L. L_

Như vậy, tệ nạn xã hội là những hành vi trái với chuẩn mực xã hội, có tính chất xã hội ở mức phổ biến, lây lan; nó thường xảy ra trong một phạm vi nhất định và DÓ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội; đặc biệt tệ nạn xã hội thường gắn liền và là sân sau của tội phạm.

-Phân loại tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội ở Việt Nam thường có các loại cơ bản như sau:

+ Tệ nạn cờ bạc.+ Tệ nạn người lang thang.+ Tệ nạn rượu chè bê tha, ăn uống linh đinh.+ Tệ nạn tảo hôn.+ Tệ nạn tham nhũng.+ Tệ nạn mại dâm.+ Tệ nạn nghiện ma túy.Tệ nạn xã hội gắn liền và là “sân sau” của tội phạm; một xã hội có

càng nhiều tệ nạn thì càng nhiều tội phạm, vì vậy công tác đấu tranh phòng, chổng tệ nạn xã hội luôn gắn liền, đi cùng với đấu tranh phòng chống tội phạm với những chủ trương chính sách nhất quán.

LL3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tội phạmQuan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, tội phạm là một

hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, được xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp vấ hình thành nhà nước. Cho nên trong bất kỳ nhà nước nào (tứ bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa) đều phải tiến hành đấu tranh chống tội phạm. Nhà nước xã hội chủ tíghĩa, nếu so sánh với các nhà nước tư bản khác, có nhiều tính ưu việt hom, nhưng trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, một mặt, vẫn đang tồn tại với tư cách là một nhà nước theo đúng

386

Page 387: File Word Duong Loi Chinh Sach

nghĩa của nó. Mặt khác, trong quá trình xây dựng một nhà nước kiểu mẫu, tiên tiến nhất so với các kiểu nhà nước trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm, mà chính những yếu tố này, trong một chừng mực nhất định, là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm trong xã hội. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang được coi là một nhiệm vụ quan trọng của quá trình xây dựng và bảo

*> ' A HP Ạ Ạ _

vệ TÔ quôc.Trong chế độ tư bản, việc đấu tranh phòng chống tội phạm là nhằm

bảo vệ chế độ và nhà nước tư bản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, của thiểu số giai cấp thống trị trong xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là thống nhất, việc đấu tranh phòng chống tội phạm chính ià nhằm bảo vệ thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và của mọi công dãn.

Theo VXLênin: giai cấp công nhân sẽ sử dụng mọi quyền lực của Nhà nước để áp đặt trật tự cách mạng nghiêm ngặt. Bất cứ ai xâm hại tới lợi ích của nhân dân, dù là hành ví say rượu, đánh lộn lẫn nhau hay phản cách mạng đều bị truy cứu trách nhiệm. Đó chính là nhiệm vụ của mỗi đảng viên và đảng bộ cơ sở.

1.1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng ta về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội

Trong suốt quá trình lịch sử của'đất nước, ông cha ta đã.tổng kết thảnh quy luật: dựng nước đi đôi với giữ nước. Đảng Cộng sản

387

11

Page 388: File Word Duong Loi Chinh Sach

L 1-

Vĩệt Nam đã kế thừa và phát triển quy luật đó trong thời đại ngày nay: xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tố quốc xã hội chủ nghĩa.

Ngay từ những buổi đầu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong sắc lệnh số 23 ngày 21-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu: tìm kiếm, tập trung các tin tức và tài liệu liên quan đến sự an toàn của quốc gia hoặc bề trong hoặc bề ngoài; đề nghi và thi hành, các phương pháp đề phòng những sự hành động có thể làm rối trị an và mất trật tự ở trong nước, bất cứ hành động đó là do người Việt Nam hay người ngoại quốc; điều tra về những hành động trái phép nói trên và truy tìm người can phạm để giúp tòa án trong sự trừng trị.

Những năm đầu .thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các bài nói chuyện và huấn thị của Người đã chỉ rõ phải xây dựng, bảo vệ chế độ cỉmứi trị trong công cuộc khôi phục, xây dựng kinh tế, trong củng cố quốc phòng, ừong xây dựng nền văn hóa mới, đặc biệt là trong các vấn đề trật tự an toàn xã hội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, vừa phải chi viện cho miền Nạm vừa phải chiến đẩu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, nhưng Đảng và Chính phủ vẫn quan tâm, đẩy mạnh đấu tranỉi phòng chống tội phạm.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp, nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại, nhiệm vụ phòng chống tội phạm góp phần đảm bào an ninh trật tự đã trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan ttọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn đân ta trong giai đoạn cách mạng mới.

388

Page 389: File Word Duong Loi Chinh Sach

2. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY2.1. Tình hình thế giói và trong nước có ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong thòi gian vừa qua

2.1.1, Tinh hình thế giớỉTrong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nhận định về tình hình thế giới và khu vực: hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng xung đột sắe tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, v.v... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học- công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hôi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; quá trình cấu trúc lại nền kinh tế và điều chinh các thể chế tài chính diễn ra mạnh mẽ ở các nước. Cạnh tranh kinh, tế thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trưởng, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao, v.v... giữa các nước ngày càng gay gắt

về khu vực, báo cáo nhận định: khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, là khu vực phát triến năng động nhưng vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ốn định; tranh chấp lãnh, thổ, biển đảo ngày càng gay gắt.

Như vậy, trong bối cảnh quốc tế và khu vực sẽ có nhiều tác động đến tình hình tội phạm của chúng ta. Bên cạnh đó, tình hình

389

—ri

Page 390: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. u

trong nước cũng có những ảnh hưởng đến tình hình tội phạm trong thời gian tới.

2.2.2. Tình hình trong nướcCũng trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nhận đinh: Những thành tựu, kính nghiệm của hơn 25 năm đổi mới đã tạo cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Những năm tới là giai đoạn kinh tế nước ta phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm, cấu trúc lại nền kinh tế để phát triển nhanh, và bền vững; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chinh trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cỏn nghiêm trọng.

Tình hình và bôi cảnh nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen đối với quá trình phát triển đất nước và tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm của chúng ta.2.2. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội

2.2.1. Tình hình an ninh quốc giaSau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đồ đã có tác động tiêu cực đối với

nước ta và tạo thuận lợi cho các hoạt động chống phá của các tổ chức phản động cả trong nước lẫn bọn phản động lưu vong, chúng cho rằng thời cơ đã đến nhân lúc ta gặp khó khăn và chúng đã hy vọng vào một cuộc lật đổ ở Việt Nam, vì vậy chúng cấu kết

390

Page 391: File Word Duong Loi Chinh Sach

với nhau tìm mọi thủ đoạn, ra sức chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc sống an bình của nhân dân ta.

Trước hết là hoạt động của các tổ chức phản động là người Việt lưu vong. Hiện nay, các tổ chức này núp dưới nhiều danh nghĩa kháe nhau nhiều tổ chức của chúng được sự giúp đỡ của những cá nhân người nước ngoài nên chúng có được nguồn tài chính hoặc cơ sở vật chất. Hầu hết bọn này có trụ sở ở Mỹ, Ôxtrâylia, Canada, v.v... và đa số các tổ chức đó đã bị ta vạch mặt chi tên, thậm chí bị ta tiêu diệt như bọn Hoàng Cơ Minh, Võ Văn Ái... nhưng chúng vẫn không từ bỏ âm mưu và hành động chống phá* Hầu hết bọn phản động lưu vong đều sử dụng chiêu bài là vu cáo ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, trong nước không có tự do dân chủ, v.v... để từ đó kêu gọi các nước cấm vận, bao vây kinh tế trừng phạt Việt Nam. Chúng lợi dụng chính sách mở cửa của nước ta để đưa người, tiền, truyền đom, tài liệụ, phương tiện, thậm chí chúng còn mang cả vũ khí. Vừa qua, các lực Ịượng an ninh đã khám phá bắt một số toán của tổ chức phản động Việt Tân khi chúng về Vỉệt Nam tiến hành hoạt động khủng bố và đã thu nhiều truyền đơn cùng một số vũ khí.

Cùng với hoạt động của bọn phản động lưu vong thì những cá nhân và tể chức phản động lợi dựng tôn giáo, lợi dụng dân tộc, bọn cơ hội chính trị, bọn bất mãn sâu sắc cũng tìm mọi cách chống phá ta. Tất cả bọn chứng đều lợi dụng những sơ hở thiếu sót trong quản lý, những bức xúc trong cuộc sống của nhân dân để kích động gây rối, từ đó gây bạo loạn điền hình áhư ở Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004, vụ Thích Quảng Độ và đồng bọn kích động nhân dân gây rối ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, v.v...

Page 392: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

Một số đối tượng bất mãn tán phát tài liệu nói xấu Đảng Nhà nước, đòi thay đổi đường lối, thay đổi ban lãnh đạo, những hoạt động này diễn ra trước và trong những ngày chúng ta có sự kiện lớn như: khi tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội hoặc ngày lễ trọng đại. Bọn chúng cấu kết với nhau và có sự hỗ trợ của một số cá nhân, một số tổ chức quốc tế thiểu thiện chí với nước ta, ỵêu cầu ta phải thả những đối tựợng chống phá cách mạng ta đã xử lý.

Trong những năm qua, tình hình lộ bí mật thông tin đã xảy ra ở nhiều cơ quan xí nghiệp đã gây ra nhiều thiệt hại. Các đối tượng tìm mọi cách phá hoại kinh tế cả bề rộng lẫn bề sâu thông qua các hành vi lấy cắp bí mật kinh tế, lôi kéo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý hóặc tìm cách phá hoại cơ sở vật chất phá đường lối kinh tế, các công trình trọng điểm..

Tình hình biên giới cũng có nhiều diễn biến phức tạp, xâm nhập biên giới trái phép diễn ra dưới nhiều hình thức, hoạt động xuất nhập cảnh còn nhiều thiếu sót. Lợi dụng các mối quan hệ huyết thống dòng họ hai bên biên giới nên các đối tượng thường qua lại móc nối lôi kéo dụ dỗ người Việt vượt biên trốn ra nước ngoài, v.v...

Bên cạnh đó, tình hình các điểm nống về an ninh trật tự vẫn còn phức tạp, khiếu kiện tố cáo vẫn xảy ra nhiều, nhất là khiếu kiện về đất đai đòi bồi thường oan sai theo Nghị quyết 88/NQ của ủy ban Thường vụ Quốc hội, lợi dụng vấn đề này bọn phản động đã cho ra đời một số tổ chức chính trị xấu như: Hội dân oan, Hội chống tham nhũng, v.v... Tất cả những vấn đề này đã phần nào tác động đển các tầng lớp nhân dân khi một bộ phận trong số đó bị lôi kéo phục vụ cho ý đồ và mục đích của bọn phản động.

392

Page 393: File Word Duong Loi Chinh Sach

Trật tự xã hội là trạng thái xã hội có kỷ cương trong đỏ mọi công dân sống, lao động trên cơ sở pháp luật, quy phạm đạo đức chuẩn mực xã hội. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã đạt nhiều kết quả to lớn trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tuy nhiên tình hình trật tự an toàn xã hội vẫn còn rất phức tạp được thể hiện ở một số nét sau đây:

2,2,2, về tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội- về tình hình tội phạm. Trong những năm qua tình hình tội phạm

diễn biến phức tạp, có năm tăng năm giảm không đều, nhưng nhìn chung là tăng- Bình quân những năm gần đây mỗi năm phát hiện điều tra khám phá khoảng 83.000 vụ, trong đó có trên 60.000 vụ phạm tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội, trên 10.000 vụ phạm tội kinh tế, khoảng 2.000 vụ xâm phạm sở hữu, khoảng 10.000 phạm tội về ma túy, các loại tội phạm giết người, cướp giật, giết cướp có chiều hướng tăng, có nhiều vụ giết người dã man.

về đối tượng phạm tội thành phàn rất đa dạng. Có khoảng 27- 30% sổ đối tượng có tiền án tiền sự, trên 70% đối tượng thuộc tầng lớp cơ bản phạm tội lần đầu trong đó có 30% không có việc làm, đối tượng là vị thành niên phạm tội cũng chiếm tỷ lệ cao.

Các loại tội phạm xâm phạm an toàn trật tự xã hội ngày càng có xu hướng chuẩn bị trước, hình thành các băng nhóm hết sức nguy hiểm hoạt động trên nhiều địa bàn nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, v.v... hoạt động của các băng nhóm tội phạm theo kiểu xã hội đen gây ra những hậu quả VÔ cùng to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Các loại tội phạm hình sự khác nhau như bọn đâm thuê chém mướn, trả thù cá nhân bằng bom thư, mìn, chất nổ, axít đang lả nỗi nhức nhối cho xã hội. Tội phạm bắt cóc tống tiền trong những năm

393

1

Page 394: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

qua cũng có chiều hướng tăng, nhiều vụ bắt cóc mà số tiền bọn tội phạm đòi tiền lên đến 10 triệu USD.

Tội phạm kinh tế: hoạt động của tội phạm kinh tế diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên là tham nhũng, bưôn lậu và gian lận thương mại. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm phát hiện khoảng 2.000 vụ xâm phạm sở hữu kinh tế, 10.000-20.000 vụ phạm tội khác. Tham nhũng xảy ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực nhưng tập trung vào các ngành như ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, v.v... Buôn lậu xảy ra trên tất cả các tuyến, nhất là các tuyến biên giới phía Bắc vậ biên giới Tây Nam, đã hình thành những tổ chức đường dây xuyên quốc gia.

Tội phạm ma túy: trung bình những năm gần đây, mỗi năm bắt giữ khoảng 10.000 vụ với 20.000 đối tượng. Mặc dù Đảng, Nhà nước và các ngành các cấp tập trung chỉ đạo công tác phòng chống ma túy, nhưng có thể nói tội phạm ma túy vẫn chưa giảm cơ bản. Bọn tội phạm ma túy hoạt động ngày càng táo bạo, công khai. Khi bị phát hiện, chúng chống trả quyết liệt, sẵn sàng ăn thua đủ với lực lượng công an, bộ đội biên phòng, v.v...

Bên cạnh đỏ rất nhiều tội phạm hoạt động chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động chống phá của các tổ chức phản động lưu vong, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, đòi bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, câu kết với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, với tham vọng lật đổ ở chế độ xã hội chù nghĩa ở Mệt Nam.

Số vụ phạm pháp bình sự nêu trên là những vụ bị phất hiện. Trong thực tế số lượng các vụ phạm tội chưa bị phát hiện chiếm tỷ lệ không nhỏ (những vụ phạm tội chựa bị phát hiện được gọi là tội phạm ẩn).

394

Page 395: File Word Duong Loi Chinh Sach

- về tệ nạn xã hội và tai nạn xã hội. Tệ nạn xã hội trong những năm qua diễn biến phức tạp, thậm chí có nơi rất nghiêm trọng. Đặc biệt là tệ nạn mại dâm, cờ bạc, ma túy. Tệ nạn xảy ra ở khắp nơi, lây lan nhanh và hậu quả rất lớn, tệ nạn xã hội còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tội phạm.

Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro xảy ra rất nghiêm trọng. Bình quân những năm gần đây mỗi năm có khoảng11. 000-13.000 người chết do tai nạn giao thông, hàng trăm người tai nạn lao động.

Nguyên nhân của tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội: Qua nghiên cứu có thể thấy rằng, tình hình nêu trên do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do những nguyên nhân, điều kiện sau đây:

Một là, các thế lực thù địch đã và đang tìm mội thủ đoạn nHất là âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Vĩệt Nam mưu đồ làm thối ruỗng từ bên trong, thực hiện cách mạng màu đối với nước ta. Trong điều kiện hội nhập, chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức cộng với những yếu kém trong quản lý dẫn đến những vấn đề phức tạp trong xã hội. Đó là tinh trạng thiểu việc làm, thiếu dân chủ, dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Sự phân hóa các tầng lớp trong xã hội ngày càng sâu sắc dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn lại bị bọn xấu, bọn cơ hội và các thế lực thù địch lợi dụng kích động để gây rối.

Hai là, do tác động bởi mặt ữái của nền kinh tế thị trường và mở cửa đất nước, cộng với nền kinh tế còn lạc hậu kém phát triển lại chịu hậu quả cùa các cuộc chiến tranh kéo dài, chưa đủ khả năng giải quyết triệt để những vấn đề xã hội gay cấn mới phát sinh. Quá trình đổi mới, chuyển đổi cơ chế đất nước có những thay đổi

Page 396: File Word Duong Loi Chinh Sach

I. L

sâu Sắc, toàn diện nhất là trên các lĩnh VỊTC kinh tế, tư tượng, đạo đức, v.v... Tuy nhiên, cũng bộc lộ nhiều yếu kém, đó là: Hệ thống chính trị cấp cơ sở hoạt động kém hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục đạo đức còn kém dẫn đến một số học sinh, sinh viến hư hỏng. Vai trò giáo dục, công tác quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát tnển nên còn để xảy ra nhiều tiêu cực. Công tác quản lý vãn hóa, Intemet còn yếu kém dẫn đến sự tác động tiêu cực của văn hóa độc hại đối với một bộ phận nhân dân, nhất là giới trẻ. Bên cạnh, đó, đạo đức xã hội, đạo đức gia đình bị xuống cấp nghiêm trọng.

Ba là, công tác quản lỷ nhà nước về an ninh trật tự có nơi còn nhiều bất cập, chưa chủ động, kịp thời, nhất là trong việc giải quyết các điểm nóng, các vấn đề phức tạp nảy sinh. Công tác phòng.ngừa nhất là phòng ngừa xã hội chưa tốt, còn chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng. Hệ thống pháp luật của ta còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền chưa có hiệu quả cao, cùng với trình độ dân trí còn thấp dẫn đến việc chấp hành, tuân thủ pháp luật chưa cao.

Bốn là, những yếu tố thuộc về chính các đối tượng- Đó là thói đua đòi, lười lao động, nhất là tù nhân được thả tự đo khi trở về còn bị mặc cảm, bị xa lánh thiếu việc làm và thường hay bị đồng bọn rủ rê quay về con đường phạm tội.

Nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong những năm tới đây sẽ rất nặng nề. Nếu chúng ta không thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự thì sẽ có thể gây trở ngại cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đặt ra yêu cầu thực tiễn cần thiết phải ban hành Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

396

Page 397: File Word Duong Loi Chinh Sach

3. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY3.1. Sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng chống tộỉ phạm

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, “tội phạm” là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với xã hội có giai cấp, khi xã hội còn giai cấp thì còn tội phạm, vi vậy đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc làm của tất cả các quốc gia, chế độ chính trị xã hội. Đồng thời, trên cơ sở đường lối quan điểm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh là xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì vậy cần phải thường xuyên đấu tranh phòng chống tội phạm là đòi hỏi tất yếu trong cách mạng Việt Nam đặc biệt giai đoạn hiện nay.

về cơ sở pháp lý của việc ban hành Nghị quyết 09/1998/ NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm: chúng ta đã có Hiến pháp, các bộ luật.;, đó là các cơ sờ pháp lý để Chính phủ đề ra các chương trình, nghị quyết, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Bên cạnh đó, do tình hình thực tế về tội phạm và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của chúng ta tuy đạt được nhiều kết quả nhưng còn nhiều khó khăn, bất cập, nhất là trong điều kiện chủng ta mở cửa, hội nhập tình hình tội phạm sẽ diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn, vì vậy sự ban hành nghị quyết, chương trình để đấu tranh phòng, chống tội phạm là đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam ưong giai đoạn hiện nay.

397

. ..................................... ‘ ■ '7 1 •

Page 398: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L-

3.2. Nội dung cơ bản của Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tộỉ phạm

Thực hiện nghị quyết Hội nghị Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII và nghị quyết Quốc hội khóa IX về việc xây dựng Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho Chính phu ngày 31-7-1998 ban hành Nghị quyết số 09/1998/ NQ-CP về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Quyết định, số 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

5.2. /. Tư tưởng chỉ đạo của Chính phủChương trình, quốc gia phòng, chống tội phạm chính là cụ thể hóa

những nội dung cơ bản của Nghị quyết 09/1998/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; thay thế Chỉ thị 135/HĐBT ngày 11-5-1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường chỉ đạo về mặt quản lý nhà nước đồng thời quy định, phân công trách nhiệm và sự phối hợp các bộ, ngành, các cấp trong phòng, chống tội phạm với những tư tưởng chỉ đạo cơ bản như sau:

Xã hội hóa công tác phòng chống tội phạm, xác định rõ đấu tranh phòng, chống tội phạm ỉà nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức xã hội và mọi công dân. Do đó cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lóp nhân dân tham gia.

Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đàng, quản lý của Nlià nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm (đây là vấn đề có tính nguyên tắc được quy định xuyên suốt trong quá trình thực

398

Page 399: File Word Duong Loi Chinh Sach

hiện Nghi quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm). Gắn liền phòng ngừa với đấu tranh, trong đó phòng ngừa là cơ bản, đặc biệt là phòng ngừa xã hội, đấu tranh trấn áp tội phạm là quan trọng.

3.2.2. Nội dung cơ bản của Nghị quyết 09/1998/NQ-CP

3.2.2. L về chú trương và biện phápXây dựng vá thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn

bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào cách mạng của toàn dân, nâng cao trách nhiệm, vai trồ chủ động cùa các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện đấu tranh ngằn chặn các íoại tội phạm, tệ nạn xã hội. Tập trung phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm hoạt động có tổ chức, lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, bọn buôn bán lôỉ kéo thanh niên, học sinh vào con đường sử dụng và nghiện ma túy, các loại tội phạm xâm hại trẻ em, mua bán phụ nữ, trẻ em, v.v...

Đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật; nâng cao trách nhiệm, phát huy chức năng của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội. Từng ngành xây dựng chương trình hành động, gắn việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với phòng và chống các tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra và xử lý nghiêm đối với các loại tội phạm. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự trong Sậch, vững mạnh để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong đấu tranh

Page 400: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L.

phòng chống tội phạm.Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên

truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trước mắt và lâu dài. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, cải tạo người phạm tội bằng nhiều hìnVi thức, giúp họ cải tạo tiến bộ, tái hòa nhập gia đinh và cộng đồng xã hội.

Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm theo nguyên tắc phù hợp với pháp luật hiện hành của nước ta và pháp luật quốc tế, phù hợp với các chương trình chống tội phạm của Liên hợp quốc và của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol)

Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương sơ kết và có kế hoạch tiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tội phạm. Đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại, tăng cường quản lý trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, quản lý các hoạt động vãn .hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội, triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm.

Đặt nhiệm vụ phòng, chống tội phạm thành chương trình quốc gia có mục tiêu và nội dung các đề án cụ thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác phòng, chống tội phạm, từng bước đẩy lùi và làm giảm tội phạm.

Xây dựng môi trường sống lành mạnh trong xã hội, nâng cao ý

400

Page 401: File Word Duong Loi Chinh Sach

thức tôn trọng pháp luật và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Trước mắt phải chận đứng được một số loại tội phạm nguy hiểm, đầy lùi từng bước các loại tệ nạn xã hội như ma tủy, cờ bạc, mại dâm, tạo cho được sự chuyển biến rõ rệt về ừật tự an toàn xã hội ả các thành phố lớn và khu kinh tế trọng điểm.

Tiếp tục phát động quần chúng, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừaj phát hiện, ỉố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

' Xây dựng và thực ‘hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà tnrờng và xã hội: Củng cố các tổ dân phố, lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức đoàn thể quàn chúng ở cơ sở phường xã tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ chức quản lý, giáo dục, cảm hóa những người phạm tội tại cộng đồng dân cư. Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, bảo về tài sản tại các cơ quan; xí nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang.

Sử dụng đồng bộ các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp kịp thời và kiên quyết đối với các loại tội phạm nguy hiểm như tội phạm có tổ chức, tội phạm tham nhũng, buôn lậu, tội phạm giết người, cướp tài sản, tội phạm xâm hại trẻ em (hiếp dâm trẻ em, bắt cóc và buôn bán trẻ em, lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện ma túy). Tiếp tục chấn chinh công tác giam giữ, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân.

3.2.2. Phân công trảch nhiệm

Để thực hiện những chủ trường biện pháp trên. Nghị quyết sổ 09/1998/NQ-CP củá Chính phủ cưng đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương như sau:

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liến quan

401

"1 ì

Page 402: File Word Duong Loi Chinh Sach

I L

trong hoạt động phòng, chống tội phạm, nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh ừật tự; củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nhất là các lực lượng ở cơ sợ, bảo vệ dân phố, dân phòng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách các cơ quan xí nghiệp; đẩy manh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tồ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm, đề xuất các chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp.

Các bộ, ngành, đoàn thể theo chức năng nhiệm vụ của mình tham gia phối hợp với Bộ' Công an tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạỉn.

ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác phòng, chống tội phạm tại địa phương; xây dựng chương trình việc làm và dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam; tổ chức xây dựng các chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm ở địa phương.

3.2.3. Chương trình quốc giũ phòng, chống tội phạm3.2.3. ỉ. Mục tiêu của Chương trìnhTạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững

kỷ cương pháp luật; làm giảm một cách cơ bản các loại tội phạm, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triền đất nước.

Làm giảm tội phạm nói chưng và iàm giảm cơ bản các loại tội

402

Page 403: File Word Duong Loi Chinh Sach

phạm. Từng bước xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các cộng đồng dân cư, trong các nhà trường và gia đình, tạo ra những chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội. Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật trong cộng đồng và đẩy mạnh tính chủ động, sáng tạo của các cấp cơ sở trong công tác phòng, chống tội phạm.

Kết hợp chặt chẽ công tác phòng ngừa và chủ động tấn công trấn áp tội phạm, trước hết ở các địa bàn trọng điểm, các đô thi. Tổ chức giáo dục có hiệu quả đối với những người phạm tội, giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng xã hội.

Từng bước làm giảm các loại tội phạm có sử dụng bạo lực, đặc biệt là các tội phạm giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, các tội phạm xâm hại trẻ em, lôi kéo trẻ em vào con đường sử đụng và nghiện ma túy, tội phạm do người chưa thành niên và các loại tội phạm có tổ chức, có sử dựng vũ khí hoặc có tính chất côn đồ, hung hãn. Kiên quyết truy bắt bọn tội phạm còn lẩn trốn, thực hiện triệt để công tác thi hành án hình sự.

Nâng cao hiệu lực điều hành, quản lý của Chính phủ và chính quyền các cấp trong công tác quản lý hành chính nhà nước về trật tự xã hội và phòng, chống tội phạm.

3.23.2. Nội dung của Chương ừinh quốc gia phòng, chổng tội phạm

Phát động quàn chứng nhân dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư, vận động người phạm tội ra tự thú và truy bắt bọn tội phạm có lệnh truy nã.

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm nhằm

nâng cao ỷ thức tôn trọng pháp luật của công dân về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

403

Ti

Page 404: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

Triến khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các cộng đồng dân cư, trong từng hộ gia đình, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan nhà nước, tổ chực xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang.

Đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính quốc tế, cướp giật và các hành vi côn đồ hung hãn. Các tội hiếp dâm trẻ em, bắt cóc và mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm do người chưa thành niên gây ra, tội phạm chống người thi hành công vụ.

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo người phậm tội và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, nhất là chống các tội phạm có tính quốc tế và tội phạm là người Vĩệt Nam ờ nước ngoài.

3.2.3.3. Các đề án cùa Chương ừình quốc gia phòng chổng tội phạm

Chương trình gồm 4 đề án, tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc nổi lên hiện nay.

Đề án thứ nhất. Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư.

Đề án do ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, Bộ Công an, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ CM Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Vỉệt Nam, Hội Nông dân Việt Nam tham gia, v.v...

Mục tiêu củá đề án: Nhằm huy động sức mạnh của toàn dân cùng với Nhà nước đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm

404

Page 405: File Word Duong Loi Chinh Sach

góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dâri chủ, văn minh.

Đề án thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng chống tội phạm; tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ an ninh trật tự. °

Đề án do Bộ Tư pháp chủ trì, Bộ Công an, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tham gia.

Mục tiêu chung của đề án: Đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ, cụ thể và khả thi của văn bản pháp luật; động viên, thúc đẩy vai trò tích cực, chủ động của toàn thể cán bộ và nhân dân trong đấu tranh phòng ngừa, trấn áp tội phạm.

Đề án thứ ba: Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tính tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế.

Đề án do Bộ Công an chủ trì, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Viện Kiểm sát nhân dận tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia.

Mục tiêu của đề án: Nâng cao Vãi trò lãnh đạo của các cấp ủy cần phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và của quần chúng nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện đấu tranh trấn áp các loại tội phạm nói chung, tội phạm có tồ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế nói riêng.

Đề án thứ tư: Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuồi chưa thành niên.

405

.........................■ Tì

Page 406: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L -

Đề án do Bộ Công an chủ trì, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Vỉệt Nam, v.v... tham gia.

Mục tiêu của đề án: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trong công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội tham gia công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên.

Ngoài bốn Đề án trên, Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu tổ chức thực hiện năm công tác lớn:

- Tiến hành điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng tình bình tội phạm ở Việt Nam, phân tích nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm, dự báo tình hình phát triển của tội phạm. Nghiên cứu thiết lập một hệ thống thống kê tội phạm hình sự thống nhất trong toàn quốc; tố chức hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học về dự báo tội phạm và phòng chống tội phạm.

- Nâng cao hiệu quả công tác giam giữ, giáo dục cải tạo người phạm tội, tổ chức dạy nghề, mở rộng mô hình các trung tâm dạy nghề cho phạm nhân và xúc tiến việc làm cho họ sau khi mãn hạn tù nhằm giúp người phậm tội mau chóng tái hòa nhập cộng đồng xã hội.

- Xây dựng và củng cố hệ thống tồ chức chính trị ở cơ sở, tập trung củng cố tồ chức chính quyền và các đoàn thể ả xã, phường, thị trấn; xây dựng công an phường, xã, thị trấn là lực lượng xung kích, nòng cốt bảo vệ ở cơ sở- Khôi phục và phát triển lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, già làng, tộc trưởng để tổ chức vận động quằn chúng tham gia bảo vệ

406

Page 407: File Word Duong Loi Chinh Sach

an ninh trật tự, phòng chống tội phạm ở cơ sở.- Nghiên cứu câi tiến tổ chức, trang bị phương tiện và bổ sung chế

độ chính sách đối với lực lượng công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trong công tác phòng chống tội phạm.

- Xây dựng các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật và truyền thông phục vụ phòng chống tội phạm. Chống văn hóa phẩm độc hại lưu hành trong xã hội và có các hình thức xử lý nghiêm đối vởi các trung tâm, các điểm buôn bán và cho thuê băng video, sách báo có nội dung đồi trụy hoặc kích động bạo lực.

Tiếp đỏ, ngày 8-11-2004 Thủ tưóng Chinh phủ đã ban hành Chi thị 37/2004/CT-TTg và giao cho Bộ Công an chủ trì, phối hợp vói các bộ, ngảnh xây dựng trình Chính phủ phê duyệt bộ sung bốn Đề án:

- Đề án 1: Tuyên truyền, giáo dục ừong cộng đồng về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, Hội Liên hỉệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

- Đề án 2: Đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chủ trì.

- Đề ản 3: Tiếp nhận và hỗ trợ những phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì.

- Đề án 4: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống vãn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Bộ Tư pháp chủ trì.

3.23.4. Cơ chế tổ chức, quản lý, điều hành Chương trình quốc gia phồng chổng tội phạm

Thành lập Ban chỉ đạo của Chính phử thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm do đồng chí Phó Thủ tướng

407

Page 408: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

thường trực Chính phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công an làm Phó Trưởng ban; Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách cảnh sát nhân dân làm ủy viên thường trực; Thứ trưởng các bộ: Ke hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Vãn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính là ủy viên. Mời đại điện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Nội chính Trung ương, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Vỉệt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam tham gia Ban chỉ đạo.

ủy ban nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm do Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thànli phố trực thuộc Trung ương làm Trưởng ban, các thành viên tương ứng như Ban chỉ đạo của Chính phủ, giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm ở địa phương.

Hàng tháng, quý, năm các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp cần kiểm điểm công tác phòng, chống tội phạm ở bộ, ngành, địa phương mình và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và chù tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện Nghị

408

Page 409: File Word Duong Loi Chinh Sach

quyết này và thường xuyên tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Để triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo 138/CP, giao Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Công an là ủỹ viên thường trực và đại diện lãnh đạo các bộ, ngàĩửu đoàn thể là thành viên. Đồng thời Chính phủ cũng thành lặp Bộ phận thường trực giúp việc Ban chỉ đạo đặt tại Bộ Công an gồm một số cán bộ chuyên trách của Bộ Công an, chuyên viên kiêm nhiệm của các bộ, ngành, đoàn thể. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng thành lập Ban chỉ đạo 138 của địa phương do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tình, thành phố làm Trường ban, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể tham gia, thành lập bộ phận thường trực giúp việc đặt tại Vãn phòng Công an tỉnh, thành phố. Một số bộ, ngành, đoàn thể cũng thành lập Ban chỉ đạo 13 8 để chi đạo thực hiện công tác này trong đơn vị mình.

3.3. Phương hướng, nhiệm vụ phòng chống tội phạm, tệ nạn xi hội ở nước ta hiện nay

3.3. L Dự báo tình hình tộiphạnty tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay

Do tác động của những diễn biến phức tạp cửa tình hình quốc tế, những nguy cơ thách thức về kinh tế - xã hội trong nước, tình Hình tội phạm ờ Việt Nam sẽ còn diễn biến phức tạp theo chiều hương gia tăng cả về số lượng vụ việc lẫn tính chất mức độ phạm tội. Có thể xuất hiện những loại tội phạm mới, đáng chú ý là các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế, tội phạm

409

Page 410: File Word Duong Loi Chinh Sach

L u.

dùng phương tiện kỹ thuật mới, tội phạm cộ tổ chức, tội phạm tẩy rửa tiền, khủng bố, cưóp ngân hàng, kho bạc, không tặc, hải tặc, bắt cóc con tin, v.v... Một số loại tội phạm sẽ có chiều hướng gia tăng là cưóp có sử dụng vũ khí hoạt động trên các tuyến giao thông, cướp ngân hàng, kho bạc, những gia đình có tài sản lón, cưóp xẹ ô tô du lịch, sử dụng những thành quả khoa học công nghệ cao, hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia, liên quốc gia, v.v... Các băng nhóm tội phạm có tổ chức chặt chẽ sẽ hình thành và hoạt động theo kiểu tcxã hội đen”, không loại trừ sẽ hình thành dạng tội phạm kiểu “maíìa” trên một số lĩnh. vực.

Tình hình tội phạm khủng bố, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng tăng. Các tội phạm mua bán phụ nữ và ữẻ em ra nước ngoài sẽ phát triển phức tạp.

Mâu thuẫn trong nhân dân sẽ diễn biến phức tạp hơn, chủ yếu liên quan tới tranh chấp đất đai, nhà cửa, nhân công, khách hàng, quyền thừa kế; mâu thuẫn giữa giới chủ với người lao động dẫn đến đinh công bãi công, v.v„. Tai nạn giao thông sẽ xảy ra nhiều hơn và mức độ thiệt hại sẽ nghiêm trọng hom. Tội phạm tham ô, hối lộ, cố ý làm trái, nhất là trong xây dựng cơ bản, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, xuất nhập khẩu, tội phạm rửa tiền thông qua hợp tác đầu tư tiếp tục tăng.

Các thế lực thù địch vẫn tăng cường chống phá nước ta, đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, kích động ly khai, đòi đa nguyên, đa đảng, v.v... Bọn phản động trong và ngoài nước đang được sự hỗ ừợ tích cực của chủ nghĩa đế quốc và các thể lực thù địch điên cuồng chống phá cách mạng Vỉệt Nam, vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải đấu tranh với nhiều

410

Page 411: File Word Duong Loi Chinh Sach

đối tượng tội phạm trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa.

3.2,3. Những quan điểm của Đảng cần quán triệt trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và đường lối đổi mới của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước, tăng cường hội nhập quôc tế, thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa trên các lĩnh vực trong bối cảnh thực tiễn thế giới có diễn biến phức tạp, khó khăn, thách thức đan xen nhau; để công tác phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cao cần quán triệt một số quan điểm cơ bản sau:

Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hai ỉà, kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Ba là, giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng quan hệ đối ngoại. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ đối ngoại với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng họp của hệ thống chính trị của khối đại đoàn kết toàn dân. Sức mạnh của cả dân tộc và sức mạnh thòi đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống với yếu tố hiện đại trong bảo vệ, kết hợp chặt chẽ giữa thế trận an ninh nhân dân với thế ữận quốc phòng toàn dân.

Năm là, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và Nhà nước ta, củạ các cấp, các ngành, đặt dựới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối toàn diện

411

—ri

Page 412: File Word Duong Loi Chinh Sach

LL

của Đảng, sự quản lý điều hành thống nhất của Nhà nước trong đó quân đội và công an có vai trò đặc biệt quan trọng.

Cùng với quan điểm nói trên, Đảng ta còn đề ra các tư tưởng chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ‘gìn, bảo vệ Tổ quốc, đó là:

- Quán triệt tinh thần cách mạng tiến công kết họp chặt chẽ chủ động phòng ngừa với chủ động tiến công, lấy chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính.

- Phải chụ trọng cả hai nhiệm vụ“xây” và “chống” ừong đó lấy xây dựng là chính, phát hiện và khắc phục kịp thời mọi sơ hở không để các thế lực thù địch chống phá ta.

- Giữ vững nguyên tắc chiến lược có sách lược mềm dẻo, linh hoạt xử lý các vấn đề có liên quan đến một cách cương quyết và khôn khéo, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi, phân hóa cô lập kẻ thù không để xảy ra hậu quả phức tạp cho an ninh trật tự.

- Chủ động phát hiện ngăn chặn đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động của địch ngay từ nơi xuất phát từ sào huyệt của chúng.

3.3.3. Những biện phảp thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chong tội phạm, tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay

3.3.3. L Tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương- ừình quốc gia phòng, chong tội phạm, tệ nạn xã hội

- Thực hiện tốt phường chầm “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, Ban chỉ đạo 138 điều hấnh, cơ quan công an làm tham mưu, cảc ngành và toàn dân tham gia thực hiện, lấy phòng ngừa làm cơ bân, chử động tấn công trấn áp tội phạm”.

- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, củng cố hệ thống Ban chỉ đạo

412

Page 413: File Word Duong Loi Chinh Sach

138 ở các cấp chính quyền và trong ngành công an.- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/1998/ NQ-CP

và Chương trình quốc gia phòng, ehống tội phạm tới cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Đưa việc thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm vào chương trình hành động, nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp, gắn vợi các nhiệm vụ chuyên môn và thực hiện các chựơng trình phát triên kinh tê - xã hội khác ở địa phương.

- Đưa việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trở thành trách nhiệm của toàn dân.

33.3.2. Đẩy mạnh công tảc tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chổng tội phạm, tệ nạn xã hội

- Đẩy .mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời biểu dương, khén thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phong, chống tội phạm

- Tập trung tuyên truyền giáo dục phòng, chống tội phặm trên các phương tiện thông tin đậi chúng và các hình thức tuyên truyền khác một cách linh hoạt cả ở trung ương và địa phư<mg:

- Tổ chức lồng ghép các chương trình tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm với các chương trình tuyên truyền, giáo dục khác. Sử dụng các loại bình văn hóa như sáng tác thơ ca, hò vè, kịch, tiểu phẩm, phim ảnh, v.v... để tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm.

- Đưa chương trình giáo dục phòng, chống tội phạm vàọ các

I ‘T

413

Page 414: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

nhà trường phổ thông, trung học, đại học, dạy nghề, các trường chính tri, trường cán bộ, trường của lực lượng vũ ừang.

Tổ chức các hội nghị biểu dương các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

3.3.3.3. Đẩy mạnh phát động quần chủng đồng loạt đấu ữanh trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội

- Tăng cường sức mạnh của lực lượng cảnh sát 113, tích cực hoạt động theo các chuyên đề như 141, để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ phòng, chống tội phạm ở cơ sở.

- Tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, tụ điểm phức tạp về hình sự.

- Tiếp tục tổ chức các đợt tổng truy bắt các đối tượng truy nã.- Nâng cao chất lượng điều tra, xử lỹ tội phạm.- Quản lý chặt chẽ các đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng

nghiện ma tủy, đối tượng sau cai ngbiện, đối tượng tù, thi hành án phạt tù về, nhất là những đối tượng mới được đặc xá.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng hiệu quả các biện pháp quản lý hành chinh nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản lỷ nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý đặc doanh, quản lý vũ khí, chất nổ, v.v...

- Lồng ghép triệt để việc thực hiện Nghị quyết 09/1998/ NQ- CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của trung ương và địa phương.

3.3. SA. Đẩy mạnh thực hiện các đề án của Chương ừinh quốc gia phòng, chong tội phạm, tệ nạn xã hội

- Tiếp tục chỉ đạo thực lúện các đề án Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.

414

Page 415: File Word Duong Loi Chinh Sach

- Phòng chống các loại tội phạm sử dựng công nghệ cao.- Tăng cường năng lực giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân trong

các trại giam.- Xây dựng trung tâm thông tin tội phạm.- Tăng cường năng lực của cơ quan điều tra các cấp trong điều tra,

khám phá các loại áii kinh tế, hỉnh sự, ma túy.- Triển khai trung tâm thông tin tội phạm hệ thống cắc cơ quan

nghiên cứu về tội phạm, khoa học phòng, chống tội phạm ừong ngành công an.

- Cải tiến và nâng cao chất lượng công tác thống kẽ hình sự, thống kê tội phạm phục vụ nghiên cứu, chỉ đạo và hoạch định chinh sách phòng chống tội phạm.

3.3.3.5. Tổ chức sơ kết, rủt kỉnh nghiệm, phát hiện và nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chổng tội phạm, tệ nạn xã hội

- Tổ chức rút kinh nghiệm đấu tranh những vụ án lớn.- Nhân rộng những điển hình tiên tiến về phòng chống tội phạm.- Tổ chức xây dựng các mô hình xã, phường, thị trấn trong sạch,

không có ma túy, tội phạm và tệ nạn xã hội.3.33.6. Thực hiện có hiệu quả Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tổ tụng

hình sự 2003, Luật Phòng chống ma tủy; v.v... gắn liền Nghị quyết Ồ9/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.

- Tập trung thực hiện các quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 20Ơ4, Nghị định 74/2005/NĐ-CP về chống rửa tiền, xây dựng và hoàn thiện các văn bản phảp luật liên quan về phòng chống tội phạm:

415

Tl

Page 416: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

- Xây dựng các vãn bản pháp luật liên quan tới quốc tế phục vụ đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

3.3.3.7. Đẩy mạnh hợp tảc quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội

- Tổ chức ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy với các nước trên thế giới, trong khu vực và các nước có chung đường biên giới với nước ta.

- Tổ chức hợp tác quốc tế về dẫn độ tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự, chuyển giao phạm nhân quốc tế.

- Tăng cường hợp tác với Liên hợp quốc, Interpol và các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới và khu vực.

- Thiết lập hệ thống sĩ quan liên lạc ở nước ngoài phục vụ đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình binh mới, trước mắt ở các nước có chung đường biên giới đất liền và các nước có đông cộng đồng người Việt Nam làm ăn, sinh sống.

- Tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ về kỹ thuật, tài chính và đào tạo cán bộ của nước ngoài trong lmh vực phòng, chống tội phạm.

Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trinh quốc gia phòng, chống tội phạm là một nội dung quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta, có ý nghĩa chiến lược sâu sắc và mang tính chất xã hội trên cả hai nội dung phòng và chống tội phạm, trong đó lấy phòng ngừa là chính. Tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ không phải chỉ bắt giam nhiều và xử phạt tù với mức án cao, kể cả mức án cao nhất thì tội phạm sẽ giảm, mà phải phát động phong trào quần chúng đấu tranh phòng, chống tội phạm, huy động cho được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của toàn xã hội, của từng hộ gia đình, của từng công dân tự giác tham gia, tham gia một cách thiết thực phòng, chống tội

416

Page 417: File Word Duong Loi Chinh Sach

phạm. Phải lấy phòng ngừa là chính, lấy giáo dục cảm hóa, lao động cải tạo là chính; coi đây là nhân tố, là giải pháp cơ bản, có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

Câu hỏi ôn tập1. Nêu những vấn đề cơ bản về tội phạm, tệ nạn xã hội?2. Nêu những đặc điểm chũ yếu của tình hình tội phạm, tệ nạn xã

hội ở nước ta hiện nay?3. Nêu những nội dung cơ bản của chương trình phòng, chống tội

phạm, tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay?

Tài liệu tham khảo1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2013.2. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

1999 (sửa đổi năm 2009).3. Bộ Tổng tham mưu: Tài liệu phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên

cứu học tập về công tác quốc phòng, bộ, ngành, địa phương, H.2013.4. Chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai

đoạn 2012-2015.5. Học viện Quốc phòng: Giảo trình bồi dưỡng kiến thức quốc

phòng - an ninh đối tượng 3 khối bộ ngành trung ương, Nxb.Quân đội nhân dân, H.2012.

6. Học viện Quốc phòng: Giảo trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đổi tượng 2 khối địa phương, Nxb.Quân đội nhân dân, H.2012.

417

1

Page 418: File Word Duong Loi Chinh Sach

Bài 13TÌNH HÌNH THẺ GIỚI VÀ CHÍM SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG

VÀ NHÀ NƯỚC VỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HẸN NAY

1. ĐẶC ĐIỀM VÀ XU THỂ PHÁT TRIêN CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH1.1. Đặc điểm của tình hình thế giới sau Chiến tranh iạnh

1.1.1. Cục diện thế giới diễn biến phức tạpĐầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Liên Xô tan rã, các nước xã hội

chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ làm cho cục điện thế giới và quan hệ quốc tế thay ãổi một cách cơ bản. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị khủng hoảng sâu sắc, toàn diện. Cơ cấu dịa-chmli trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn, cán cân so sánh lực lượng thế giới nghiêng về phía có lợi cho chủ nghĩa tư bản.

Sau gần nửa thế kỷ tồn tại kể từ sau Chiến tranh thế'giới lần thứ II, trật tự thế giới hai cực chấm dứt. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đoán định, trong đó nổi lên hai khuynh hướng đối nghịch nhau: Mỹ tham vọng thiết lập trật tự thế .giới đơn cực, trong khi Nga, Trung Quốc và một số nước lớn khác đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực. Càng về những năm gần đây, cuộc đấu tranh giữa hai khuynh

418

Page 419: File Word Duong Loi Chinh Sach

hướng “đơn cực” và “đa cực”, “đơn phương” và “đa phương” diễn ra càng gay gắt với ưu thế rõ nét của khuynh hướng “đa cực”, “đa phương”. Diễn biến của tình hình thế giới cho thấy: “Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế”1. Trong giai đoạn hiện nay, tính chất và nội dung- giao lưu quốc tế thay đổi nhanh chóng với vị trí ưu tiên hàng đầu thuộc về yếu tố kinh tế. Phương thức tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế thay đổi mạnh, trở nên rất cơ động, linh hoạt, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh

1.1.2. Cách mạng khoa học và công nghệ có bước tiến nhảyvọt, tác động sâu sắc tình hình Mnh tế, chính trị-xã hội và quan

f /I ^_______Ạ Ẩ

hệ quôc têCách mạng khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt tác động

sâu sắc tình hình kinh tế, chính trị-xã hội và quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng này thúc đẩy lực lượng sản xuất của thế giới phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, Tuy nhiên, những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại lại chủ yếu thuộc về các nước phát triển do họ có thực lực kinh tế, tiềm lực khoa học hùng mạnh cùng với mạng lưới công ty xuyên quốc gia vươn rộng khắp hành tinh. Các nước đang phát triển do những hạn chế về nhiều mặt nên không dễ dàng có thể tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, thậm chí đứng trước nguy cơ ữở thành nơi thu nhận những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường được chuyển giao từ các nước phát triển.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XỊ,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, ừ. 183.

419

! "1

Page 420: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ khiến cho sự phát triển kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhân tấiri tibức - trí tuệ, tạo ra bước ngoặt hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Xu thế phát triển kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, dân tộc tạo ra những thay đổi căn bản không chi trong đời sống kinh tế - xã hội, mà cả trong so sánh lực lượng cững như ngôi vị của mỗi quốc gia trên trường quốc tế.

LL3, Toàn cầu hóa trước hết về kỉnh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cưc. .

Toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường diễn ra phổ biến. Các nền kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiến cho tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng. Toàn cầu hóa thúc đẩy hợp tác, phân công lao động quốc tế và tăng trường kinh tế. Các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế trở nên nhiều vẻ và rất phong phú về nội dung, tạo điều kiện phát triển giao lưu văn hóa và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn ahau và tinh hữu nghị giữa các dân tộc, v.v...

Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Mặt khác, toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẫn. Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa một bên là lợi ích của các thế lực tư bản, đế quốc bá quyền với một bên là chủ quyền của các quốc gia dân tộc; giữa tăng trưởng kinh tế với bất công xã hội; giữa áp lực của tư bản độc quyền xuyên quốc gia với sự lựa chọn con đường phát triển cùa các nước; giữa các lực lượng lợi dụng toàn cầu hóa để mờ

420

Page 421: File Word Duong Loi Chinh Sach

rộng bóc lột kinh tế, áp đặt chính trị với các lực lượng đấu tranh chống toàn cầu hóa phi nhân bản, bảo vệ độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, v.v... Do đó, toàn cầu hóa không chỉ thuần túy là một quá trình kinh tế-kỹ Ịỉiụật, mà còn là cuộc đấu tranh kinh tế xã họ í, lanh tể -chính* trTvấ vẳn Êóẩ - tư tương rất gay gắt với thời cơ và thách thức đan xen nhau đối với nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển.

1.1 A, Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn m gay gắt với những biểu hiện mởỉ, hình thức mới

Thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn tiếp tục diễn ra gay go, phức tạp. Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyện thiên nhiên xặy ra ở nhiều nơi. Lợi dụng sự thoái trào cửa chủ nghĩa xã hội, các tĩiế lực đế quốc ráo riết chống phá phong trào cách mạng thế giới, gia tăng “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ cấc nựớc xã hội chủ ngỉũa. Các thế lực này bằng nhiều thủ đoạn như bao vây cấm vận kinh tế, gây bạo loạn, lật đổ hoặc trực tiếp phát dộng chiến tranh xâm lược, áp đặt sự lệ thuộc đối với các nước đang phát triển, đồng thời tìm cách dập tắt các cuộc đấu tranh của công nhân và lạo động ở các nước tư bản phát triển, đẩy mạnh chống phá eác phong ứào độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc có những biểu hiện mới với hình thức và nội dung đa dạng. Cùng với cuộc đấu tranh do các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành chống “diễn biến hòa bình” củ$ckủ nghĩa đế quốc, thi tại nhiều nước diễn ra cuộc đấU' tranh chống âm mưa can thiệp, lật đổ thông qua “cách mạng màu sắc”.

421

■~rr

Page 422: File Word Duong Loi Chinh Sach

L l _

Phong trào đấu ữanh chống các chính sách của chủ nghĩa tự do mới, chống mặt trái của toàn cầu hóa diễn ra sôi nổi, lôi cuốn hàng triệu người tham gia. Mục tiêu đấu tranh không chỉ là bảo vệ nền độc lập dân tộc, cải thiện điều kiện sống, bảo đảm an sinh xã hội, mà còn là vì hòa bình, dân chủ, chống chiến tranh, chống áp bức dân tộc, bảo vệ môi trường, v.v...

1.1.5. Các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn là nhân tổ rất quan trọng tác động đến sự phát triển thế giới

Các nước lớn là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển của thế giới. Một số cường quốc có sức chi phối lớn tói nền chính trị, kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, trong đó Mỹ vẫn có ưu thế khá nổi trội, tỏ rõ tham vọng “lãnh đạo” thế giới. Sự canh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, các trung tâm tư bản quốc tế làm thu hẹp đáng kể khoảng cách chênh lệch thực lực kinh tế giữa họ. Quan hệ giữa các nước lớn rất đa dạng về cấp độ và luôn thay đổi, chuyển hóa hết sức phức tạp, khó lường. Các nước lớn vừa đấu tranh vừa thỏa hiệp và vì lợi ích của mình nhìn chung đều tránh đối đầu trực diện với nhau.

1.1.6. Thế giớỉ đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu bức xúcNhân loại đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc mà không một

quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được nếu không có sự hợp tác đa phương. Những vấn đề toàn cầu cấp bách nhất đe dọa sự sống và sự phát triển bền vững của loài người trước hết là tình trạng ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số, những bệnh dịch hiểm nghèo, tội phạm quốc tế, v.v... Những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhiều năm qua đã đưa lại một số kết quả trong việc làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, xử lý nguồn nước và rác

422

Page 423: File Word Duong Loi Chinh Sach

thải, chữa trị các bệnh lây nhiễm HIV/AIDS, SARS, dịch cúm gia cầm, v.v... Nhưng, tình chất nghiêm trọng và phức tạp của những vấn đề toàn càu tiếp tục đòi hỏi các nước phải tích cực phối hợp, hợp tác một cách hiệu quả thiết thực cả ứong khuôn khổ song phương cũng như đa phương.

1.1.7. Khu vực châu Ả - Thái Bình Dương và Đông Nam Ả tiệp tục phát triển nâng động

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á tiếp tục phát triển năng động. Hợp tác khu vực diễn ra sôi động trên nhiều tàng nấc từ liên khu vực đến hợp tác theo nhóm nước và song phương, từ chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế mở rộng ra các lĩnh vực chính trị, an ninh, v.v... Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn rất gay gắt, kiềm chế lẫn nhau, ngày càng sâu sắc. Tính năng động cao của các quá trình hợp tác, liên kết, hội nhập khu vực ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành một cấu trúc khu vực mới có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, tại khu vực này cũng tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đào, tài nguyên giữa các nước cùng với những bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước.

1.. 2. Xu thế phát triểữ của tình hình thế giói /.2.7. Hòa bình, ẳn định, hợp tác và phát triển

Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, là đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Các nước đều dành ưu tiên phát triển kiiủi tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi nước; đồng thời tạo sự ổn định chính trị, mở rộng hợp

423

■~TT

Page 424: File Word Duong Loi Chinh Sach

í L

tác quốc tế. Chính sách đối ngoại của mỗi nước được hoạch định và triển khai thực hiện nhằm tranh thủ khai thác các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển của đất nước, trước hết về kinh tế.

1.2.2. Hợp tác ngày càng tăng, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt

Các quốc gia lớn, nhỏ đều tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Hợp tác ngày càng tăng, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển, mỗi nước không thể biệt lập, mà cần phải có chính sách liên kết, hợp tác để phát triển. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để liên kết tốt hon, giúp các nước đứng vững trong cạnh tranh và phát triển.

1.2.3. Các dân tộc nâng cao ỹ thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường

Các dân tộc nâng cao ỷ thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc. Đối với các nước đang phát triển, do sự phụ thuộc vào các nước tư bản phát triển về khoa học, công nghệ và vốn, nên họ đang đứng trước những thách thức lớn. Việc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc là một xu thế tất yếu trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Cùng với việc khắc phục khó khăn để phát triển kinh tế - xã Hội, nhiều nước đang cố gắng giữ vững ổn định về chính trị, tạo môi trường hòa bình,

424

Page 425: File Word Duong Loi Chinh Sach

thực hiện chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc, chủ động hội nhập quốc tế, góp phàn xây dựng một trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng và hợp lý.

1.2.4. Xu hưởng phục hồi của phong trào cộng sản quốc tế Các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, tiến bộ ừên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục và vẫn là một lực lượng chính tn to lớn trong thời đại ngày nay. Các đảng cộng sản cầm quyền đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt nhất, tiếp tục lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xă hội trong cải cách và đổi mới. Các đảng cộng sản chưa cầm quyền có những điều chỉnh đường lối chiến lược và sách lược, đấu tranh bằng nhiều hình thức đa dạng, đổi mới tập hợp lực lượng, cải tHiện vai trò, vị trí trong đời sống chính tri đất nước. Sự củng cố, lớn mạnh của các đảng cộng sản cầm quyền và sự phục hồi nhất định của các đảng cộng sản ở các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển, đặc biệt là sự phát triển của ừào lưu cánh tả Mỹ Latinh đang mở ra triển vọng mói cho phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong thế kỷ XXL

L2..5. Các nước với chế độ chỉnh trị-xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình

Các nước với chế độ chính trị-xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu trành, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc1. Hợp tác và đấu tranh là hai

1 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXỉ, Nxb.Chính trị quốc gia, H.201 ỉ, tr.69.

" 425

~7 ‘1

Page 426: File Word Duong Loi Chinh Sach

L u

mặt trong quan hệ quốc tế và chi phối phương thức quan hệ giữa các nước. Đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị-xã hội khác nhau là nguyên tắc, là phương pầáp xử Ịỷ các quan hệ quốc tế hiện nay. Khi nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng trở lên bức xúc đối với các quốc gia dân tộc, thì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước là điều kiện để hội nhập tốt hơn, hiệu quả hơn.

2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY2.1.Mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc, nhiệm vụ đối ngoạỉ

2.1.1. VỀ mục tiêu đối ngoại

Trong thời kỳ đổi mới, việc xác định mục tiêu đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc, đồng thời quan tâm đúng mức đến nghĩa vụ quốc tế của Đảng với tư cách một đảng cộng sản cằm quyền. Đối với Việt Nam hiện nay, lợi ích quốc gia dân tộc cơ bản và cao nhất về đối ngoại là giữ vững hòa bình để phát triển. Do đó, mục tiêu đối ngoại là phải tạo lập được môi trường quốc tế hòa bình thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Giữ vững hòa bình, tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi, một mặt sẽ góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền an ninh quốc gia, mặt khác tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác của quốc tế cho sự phát triển của đất nước. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nâng cao uy tín quốc tế, đồng thòi đóng góp nhiều hơn đối với phong trào cách mạng thế giới.

426

Page 427: File Word Duong Loi Chinh Sach

2.1.2. Tư tưởng chỉ đạoXuất phát từ lợi ích và mục tiêu đối ngoại đã được xác định, Đảng

Cộng sản Việt Nam đề ra tư tưởng chỉ đạo đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, cũng như diễn biến của tình bình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng mà Việt Nam có quan hệ. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới sau sự kiện ngày 11-9-2001, Hội nghị lằn thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa EX đã bổ sung và làm sâu sắc thêm tư tưởng chỉ đạo đối ngoại với quan điểm: trong bất kỳ tình huống nào cũng tránh không để rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc, cửng cố hòa bĩnh, an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục làm sâu sắc thêm tư tưởng chỉ đạo đối ngoại với việc khẳng định quan điểm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình và hợp tác phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của câc nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”1- Quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng kế thừa, bổ sung và phát triển toàn diện hơnn khi xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đổi ngoại độc lập, tự chủ,

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thửX, Nxb.Chính trị quổc gia, H.2006, tr.l 12.

427

í 1

Page 428: File Word Duong Loi Chinh Sach

LL-

hòa bình, họp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thàah viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”1. Quán triệt các quan điểm nêu trên là cơ sả quan trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế, trước hết là giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Việt Nam có thể tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế quốc tế, tranh, thủ được các nguồn lực bên ngoài như: vốn đầu tư, khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, phục vụ cho xây dựng và phát triển kinh

tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.Trên cơ sở thế và lực mới của đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh quan điểm tăng cường sự chủ động, tích cực của Việt Nam đối với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng đầy đủ và toàn diện, không chỉ hội nhập trong lĩnh vực kinh tế, mà còn trong các lĩnh vực khác. Việt Nam cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, từ đó có thể đóng vai trò là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

2.1.3. Nguyên tắc đối ngoạiĐường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nươc Việt

Nam luôn dựa trên sự kiên trì giữ vững nguyên tắc đối ngoại

1 Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.83-84.

428

Page 429: File Word Duong Loi Chinh Sach

cơ bản, bao trùm là vì hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, đặt lợi ích dân tộc ỉên hàng đầu. Cụ thể hóa nguyên tắc này, Đảng và Nhà nước Việt Nam nêu 4 nguyên tắc đối ngoại chủ yếu: Một ỉả, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Hai ỉà, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Ba lạ, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; Bốn ỉà, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam xác định rõ cơ sở của sự hợp tác là hợp tác bĩnh đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế1.

2.1.4. Nhiệm vụ đỗi ngoạiTrong suốt thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Vỉệt Nam luôn xác

định một cách nhất quán nhiệm vụ đối ngoại, mà nội dung cơ bản của nó tiếp tục được khẳng định lại trong Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng là: “Giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”2. Nhiệm vụ này chỉ rõ yêu cầu đối với công tác đối ngoại trước hết phải bảo vệ được lợi ích dân tộc, tạo được môi trường hòa bình để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Song, đặt cao lợi ích dân tộc

1,2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXĨ,Nxb.Chính tậ quốc gia, H.2011, tr.84,236.

429

“ '7‘T

Page 430: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L.

không có nghĩa từ bỏ chủ nghĩa quốc tế chân chính, mà còn góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong điều kiện và khả năng thích hợp đối với các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, đấu tranh vì những mục tiêu mang tính thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI cũng nêu rõ một số nhiệm vụ cụ thể trong công tác đối ngoại:

- Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu toàn diện, ổn đinh, bền vững.

- Chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế.

- Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến.

- Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc.

- Thực hiện tốt các công việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc. Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu.

- Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.- sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực

có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công

430

Page 431: File Word Duong Loi Chinh Sach

việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhắt, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam.2.2. Phương châm đối ngoại

Một là, bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Thực chất phương châm này là nhằm xử lý mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và đoàn kết quốc tế trong hoạt động đối ngoại của Vỉệt Nam. Đối ngoại phục vụ lợi ích chân chính của dân tộc và đó cũng là cách thực hiện tốt nhất nghĩa vụ quốc tế, là sự đóng góp đối vói sự nghiệp cách mạng thế giới. Lợi ích cao nhất của dân tộc mà cũng là của Đảng Cộng sản Vỉệt Nam là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ra sức phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, giữ vững độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Kiên trì sự nghiệp đổi mói theo định hương xã hội chủ nghĩa với những thành tựu quan trọng đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị vững chắc, phát triển lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ả Việt Nam là sự đóng góp hiệu quả, thiết thực nhất của Đảng và nhân dân Vỉệt Nam đối với cách mạng thế giới, nhất là trọng bối cảnh phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và chủ nghĩa xã hội đang đứng trước những khó khăn, thử thách lớn trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.

Trong khi tập trung nỗ lực tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, thì Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng xác định rõ phải luôn coi ưọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào độc lập dân tộc với phong trào không liên kết và các lực lượng hòa bình, tiến bộ khác

431

1 1

Page 432: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

trên thế giới, theo kỉiả năng thực tế của đất nước, phù hợp với sự chuyển biến của tình hình thế giới. Đảng luôn kiên định quan điểm coi cách mạng Vỉệt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh, thời đại. Đó là nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Hai ỉà, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Đây là sự phát triển sáng tạo bài học của cách mạng Việt Nam về kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức manh trong nước và sức mạnh quốc tế trong điều kiện lịch sừ mới. Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, phát huy sức mạnh bên trong là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là điều kiện để mở rộng và nâng cao uy tín quốc tế của đất nước. Mặt khác, Đảng cũng khẳng định, độc lập tự chủ không có nghĩa là biệt lập, mà đồng thời đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế để mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa các điều kiện bên ngoài thuận lợi cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Điều đó là tuyệt đối cần thiết đối với Việt Nam, một nước tiếp tục kiên định con đường đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã sụp đổ. Sự kiên định độc lập tự chủ, tự lực tự cường là vấn đề có tính nguyên tắc để mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, tránh được những tình huổng bất lợi về đối ngoại, củng cố và nâng cao vị thế đất nước ở khu vực cũng như trên thế giới. Đối với Vỉệt Nam hiện nay, sự kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc và yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên trở thành một vấn đề có tính tất yếu.

432

Page 433: File Word Duong Loi Chinh Sach

Ba là, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Trong điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đứng trước những cơ hội mới, song nguy cơ và thách thức từ bên ngoài cũng gia tăng. Do đó, cần phải nhận thức đúng và nắm vững vấn đề hợp tác và đấu tranh, coi đây là hai mặt gắn bó hữu cơ của quan hệ quốc tế, phải hết sức tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranh một chiều. Trong phương châm nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh một nhận thức mới, đó là đấu tranh nhằm thúc đẩy hợp tác, tránh trực diện đối đầu, không để cho các thế lực thù địch đẩy vào thế bị cô lập, đặc biệt là tránh bị xung đột quân sự hoặc bị khiêu khích vũ trang. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh còn nhằm tranh thủ những lực lượng có thể tranh thủ được, phân hóa và thu hẹp đến mức có thể đối với các thế lực thù địch hoặc không thân thiện. Tiêu chí để xác định hướng hợp tác hay đấu tranh chính là lợi ích dân tộc chân chính.

Bốn là, tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Phương châm này thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam đặc biệt chú trọng hợp tác khu vực, nhất là đối với các nước láng giềng nhằm tạo một môi trường hòa bình, ổn định lâu dài chung quanh đất nước. Vỉệc tạo lập được mối quan hệ hợp tác trên cơ sở tùy thuộc lẫn nhau về an ninh cũng như về phát triển với các nước trong khu vực sẽ là bảo đảm hết sức quan trọng nhằm xác lập một vị thế có lợi hoặc chí ít là ít bất lợi nhất trong quan hệ quốc tế

Cùng với việc đặt cao quan hệ hữu nghị và hợp tác với các

433

r ‘T

Page 434: File Word Duong Loi Chinh Sach

L u

nước láng giềng và khu vực, Đảng và Nhà nước Vỉệt Nam đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn vì đó là những lực lượng ảnh hưởng quan trọng đến an ninh và phát triển của khu vực và của Việt Nam.

Bốn phương châm đối ngoại nêu trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xử lý các mối quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nạm. Xử lý đứng các mối quan hệ quốc tế sẽ tạo nên sự thông suốt trong tư tưởng và thành công trong hành động. Ngược lại, nếu xử lý không đứng sẽ gây lúng túng trong hoạt động đối ngoại cụ thể, gây ảnh hưởng tiêu cực tới công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.2.3. Phương hướng hoạt động đối ngoại

Trong giai đoạn hiện nay, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Vĩệt Nam khẳng định: “Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng; thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước Hên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử của khu vực. Xây dựng đường biên giứi hòa bỉnh, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển”1. Đây là một hướng ưu tiên hàng đầu ừong hoạt động đối ngoại nhằm tạo lập môi trường hòa bình, ổn định chung quanh đất nước. Sự nghiệp đọí mói, phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam rất cần thiết phải có môi trường hòa bình, mà trước tiên là phải xây dựng được mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giói. Trên hướng này, Vỉệt Nam chú trọng việc củng cố

1 Đảng Cộng sản Vĩệt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xỉ, Nxb.Chính trị quốc gia, H.201Ỉ, tr.139.

434

Page 435: File Word Duong Loi Chinh Sach

và phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, quan hệ hợp tác toàn diện với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, quan hệ láng giềng hữu nghi với Campuchia và Trung Quốc, phát triển quan hệ hợp tác với các nước ASEAN.

Là thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam nhấn mạnh chù trương nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước thuộc Hiệp hội, cùng xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển- Hiện nay, Vĩệt Nam khẳng định rõ quan điểm cùng với các nước ASEAN phấn đấu xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng hòa bình, thịnh vượng và phát triển đồng đều với ba trụ cột (chính tri - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh chủ trương cần chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh.

Thấm nhuần tư tưởng đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh và kiên địnỈL chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trên tinh thần đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác với các đảng cộng sản và công nhân, với các đảng cảnh tả, các phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc, với các phong trào cách mạng và tiến bộ ữên thế giới. Mặt khác, trong tình hình mới, Đảng chủ trương phát triển quan hệ vói các đảng khác trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Với tư cách là một đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền trên thế giới. Thông qua đó góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, phát triển hợp tác giữa Vỉệt Nam với các nước, đồng thời có thể tham khảo

435

■ 'T T

Page 436: File Word Duong Loi Chinh Sach

t. L-

những kinh nghiệm hữu ích của các đảng cầm quyền trên thế giới, đóng góp vào việc nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Vỉệt Nam.

Đảng và Nhà nước Vĩệt Nam khẳng định nhất quán quan điểm thúc đẩy việc mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới; phát triển quan hệ với các tổ chức quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, góp phần xây dựng trật tự chinh trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng. Đối với các nước lớn, Việt Nam dành ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại hiện nay, đồng thời nêu rõ càn thúc đẩy quan hệ đa dạng, bao gồm cả quan hệ chính phủ và phi chinh phủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vãn hóa, khoa học, công nghệ, v.v... tạo môi trường hòa binh, ổn định lâu dài. Trong quan hệ với các nước lớn và trung tâm lớn trên thế giới, Việt Nam kiên trì nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, tạo thế đan xen lợi ích, tránh, bị rơi vào thể đối đầu, cô lập hay lệ thuộc.

Việt Nam luôn coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tồ chức nhân dân các nước, hợp tác với các tổ chức phi chính, phủ nước ngoài để phát triển kinh tế-xã hội.

Một trong những hướng hoạt động đối ngoại được Vỉệt Nam hết sức chú trọng hiện nay là nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển nhanh, bền vững; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế; thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn; mở rộng thị trường xuất khẩu.

436

Page 437: File Word Duong Loi Chinh Sach

Đảng và Nhà nước Vĩệt Nam nhấn mạnh việc phát huy vai trò và nguồn lực của cộng đồng người Vỉệt Nam ở nước ngoài vào phát triển đất nước.

Tăng cưòng công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại, chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.

Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chinh trị với ngoại giao kinh, tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.

2.4. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế2.4.1. Khái niệm và chủ trương hội nhập quắc tếĐảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan niệm rằng, trước sự phát

triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa, tất cả các nước, không phân biệt giàu hay nghèo, phát triển hay đang phát triển, nếu muốn phát triển, không bị tụt hậu đều phải chủ động, tích cực tham gia vào quá trình hợp tác, phân công lao động quốc tế. Điều đó có nghĩa là tất cả các quốc gia đều nỗ lực tim kiếm những giải pháp thích hợp để hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì mục tiêu phát triển.

Mặt khác, quá trình hội nhập quốc tế của các nước luôn hàm chứa hai mặt “vừa cá hợp tác, vừa có đấu tranh”. Trước hết, các nước tiến hành hội nhập quốc tể đều hướng tới mục tiêu đẩy mạnh hợp tác, thực hiện tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ, tạo lợi thế canh tranh trên trường quốc tế. Tuy nhiên, do tác động của toàn cầu hóa, cuộc đấu tranh và cạnh tranh nhằm giành giật thị trường

437

TI

Page 438: File Word Duong Loi Chinh Sach

cũng như các lợi ích khác cũng trở nên quyết liệt hơn giữa các quốc gia và giữa các thực thể kinh tế quốc tế.

Trong thời kỳ đổi mới, xuất phát từ nhận thức về tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, hội nhập quốc tế nói chung, Đảng và Nhà nước Việt Nam coi đây là một nội dung quan trọng trong đường lối, chinh sách đối ngoại của mình. Qua các kỳ đại hội, Đảng ngày càng bổ sung, hoàn thiện và pHt triển chủ trương hội nhập quốc tế cũng như khải niệm về kọi nhập quốc tế,

Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ VI của Đảng mở ra bước ngoặt trong tư duy và thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta. Xác định phương hướng và nội dung của quan hệ kinh tế đối ngoại trong thời kỳ mới, Đại hội chi rõ: Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thòi đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Đi theo hướng này, Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua (1987), tạo khung khổ pháp lý thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế, khai thác những tiềm năng nội lực trong nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) tạo ra bước đột phá trong việc thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội nêu chù trương gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu dùng trong nước và xuất

438

Page 439: File Word Duong Loi Chinh Sach

khẩu, có chính sách bảo vệ sản xuất nội địa. Đây được coi là một trong những nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đại hội cũng xác định nguyên tắc cơ bản trong hội nhập kinh tế quốc tế là: “mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tẳc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”1.

Quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng tiếp tục được Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính tri bổ sung, làm rõ và cụ thể hon. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII ngày 29-6-1992 nhấn mạnh chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trong đó: cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chinh, tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân, hàng Phát triển châu Á (ADB), mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở châu Á - Thái Bình Dương. Bộ Chính tri ban hành Quyết định số 1005 CV/VPTW (22-11-1994) giao cho Chính phủ soạn thảo và gửi đơn xin gia nhập WTO. Theo Quyết định của Bộ Chính trị (số 493 CV/VPTW ngày 14-6-1996), Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn APEC.

Trên cơ sở những thành tựu đạt được, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vin (1996) nêu chủ trương “xây dựng nền kỉnh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập ỉành tế khu vực và thế giới Đại hội nhấn mạnh quan điểm đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế; mở rộng quan hệ quốc

^ảng Cộng sản Vĩệt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1991, tr.119.

439

■~r ‘1

Page 440: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L-

tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bỉnh đẳng cùng có lợi, v.v...

Bước sang thế kỷ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã bổ sung, hoàn thiện và phát triển đường lối hội nhập kinh tế quốc tế khi xác định: Chủ động hội nhập Vinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. bảo vệ môi trường. Nhằm cụ thể hóa đường lối “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27-11-2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó làm rõ hơn mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung và nhiệm vụ cụ thể của hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được hoàn thiện thêm tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006). Cùng với việc nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, Đại hội khẳng định quan điểm: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tếs đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế ửên các lĩnh vực khác. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội nêu 5 bài học lớn, trong đó bài học thứ 3 là bài học về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc ỉập tự chủ. Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan; phải chủ động, có lộ trình với bước đi tích cực, vững chắc, không do dự chần chừ, nhưng cũng không được nóng vội, giản đơn. Phải tích cực mả rộng thị trường bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời phải chủ động mở cửa thị trường

440

Page 441: File Word Duong Loi Chinh Sach

trong nước, kể cả thi trường dịch vụ, để thu hút mạnh vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, v.v...

Đại hội đạị biểu toàn quốc lần thứ X đã làm rõ hơn khái niệm về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Chủ động nắm vững quy luật, tính tất yếu của sự vận động kinh tế toàn cầu, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi phù hợp, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế. Chủ động còn bao hàm sự sáng tạo, lựa chọn phương thức hành động đúng, dự báo được những tình huống trong hội nhập- Còn tích cực hội nhập là khẩn trương chuẩn bị, điềú chỉnh, đổi mới bên trong từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn; từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng lộ trình, kế hoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, v.v... Tích cực hội nhập còn là không duy trì quá lâu các chính sách bảo hộ của Nhà nước, khắc phục nhanh tình trạng trông chờ, ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước, tích cực hội nhập nhưng phải thận trọng, vững chắc.

Trên cơ sở những thành tựu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Cứơng ỉĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 201 ỉ) và các vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đều khẳng định rõ quan điểm: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì

441

■ • -rr

Page 442: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L_

lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.

2,4,2. Mục tiêu và nguyên tắc hội nhậpvề mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng chỉ rõ: “Chủ động

hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vãn minh...”1. Hội nhập kình tế quốc tế được đặt trong mối quan hệ mật thiết với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, điều đó có nghĩa là sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực để tạo thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước và “hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đã các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hơp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới”2.

Đảng xác định rõ nguyên tắc cơ bản và bao trùm ừong hội nhập quốc tế là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ vững độc lập tự chủ thể hiện trước hết

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chinh trị về hội nhập kinh tê quốc tê, Nxb.Chmh trị quôc gia, H.2002, ừ1.1.2 Xem: Nghị quyết sổ 22-NQ/TW ngày ĩ 0-4-2013 của Bộ Chính trị khóa XI về hội nhập quốc tế

442

Page 443: File Word Duong Loi Chinh Sach

trong quyết sách hội nhập nhằm khai thác tối đa các lợi thế, đối phó thắng lợi với các thách thức đặt ra của quá trình hội nhập; chủ động lựa chọn các tổ chức tham gia, các đối tác và hình thức quan hệ, thời điểm tham gia hội nhập, xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý trong khuôn khổ quy định chung; chủ động điều chinh chính sách cho phù hợp, chủ động tồ chức sản xuất và điều hành kinh tế trong nước nhằm không ngừng nâng cao khả năng cạnh, tranh, v.y...

2.4,3. Quan điểm và phương châm chỉ đạo hội nhập

Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Vỉệt Nam được cụ thể hóa trong Nghị quyết 07-NQ/ TW ngày 27-11-2001 của Bộ Chính trị. Trong đó, những quan điểm quan trọng, chủ yếu nhất là1:

Một ỉà, chủ động hội nhập kinh, tế quốc tế và khu vực theo tình thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, của toàn xã hội.

Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo đối tượng, vấn đề, trường hợp,

1 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị qicyết số Ồ7/NQ-TW của Bộ Chính trịkhóa IX về hội nhập kỉnh tế quốc tế, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, tr.2-4.

443

r 1

Page 444: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L

thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.

Bốn ỉà, nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đẩt nước, vừa đáp ứng những quý định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia.

Năm là, kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh, giác với những âm mưu thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình” đối vợi nước ta.

Tiếp theo là Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, đã nêu rõ: chử động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, đân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán triệt và vận dựng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn được tổng kết trong Cương lĩnh; đồng thời chú ừ-ọng một so quan điểm sau:

- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ ngbĩa.

- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chíĩứi trị dướí sự lãnh đặo cùa Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mội cơ chế, chính sách phải phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cấ các tổ chức, cả nhân, khai thác hiệu quả các tiềm năng của toàn xã hội, của cắc tàng lớp nhân dân, bao gồm cả cộng đồng người Việt Nam đang.sinh

444

Page 445: File Word Duong Loi Chinh Sach

sống và làm việc ở nước ngoài vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tồ quốc.

- Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng ngúồh nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tồng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, khu vực trong nước.

- Hội nhập kinh tế là trọng tâm, họi nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóà dân tộc, thúc đẩy phát triển vãn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được phát triển đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.

- Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu ừanh; kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rod vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh của bên này chống bên kia.

- Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốe tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai trò eủa cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

445

“TI

Page 446: File Word Duong Loi Chinh Sach

L L_

Phương chấm cơ bản để tiến hành hội nhập là bảo đảm nguyên tắc cùng có lợi trong quan hệ song phương và đa phương. Theo nguyên tắc này, một mặt không để thiệt hại đến lợi ích cần có và hợp lý mà ta được hưởng, mặt khác phải chấp nhận một sự chia sẻ hợp lý lợi ích cho các đối tác tùy theo mức độ đóng góp của các bên tham gia hợp tác. Trong hợp tác liên kết càn giữ vững nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo để đạt tới mục tiêu, bảo vệ được lợi ích chính đáng của đất nước; đồng thời phải luôn cảnh giác, không mơ hồ trước những âm mưu và thủ đoạn lợi dụng hợp tác kinh tế để can thiệp, áp đặt về chính trị.

2,4.4. Nội dung hội nhậpTriển khai quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước

Vỉệt Nam chủ trương nội dung hội nhập:Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế

giới và các tổ chức quốc tế, chú ừọng đưa các quan hệ đối tác đã được thiết lập đi vào chiều sâu, xây dựng các mối quan hệ thực chất, ổn định lâu dài. Củng cổ và phát triển quan hệ hợp tác song phương tín cậy với các đổi tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rửi ro trong điều kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020. Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thựơng mại tự do song phương và đa phương. Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI, ODA, FPI, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hợp tác liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài và mạnh đạn đầu tư ra nước ngoài, V.V...

446

Page 447: File Word Duong Loi Chinh Sach

Hội nhập kinh tế quốc tế là tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, nhất là WTO. Trong khuôn khổ WTO, hiệp định chủ yếu là Tổng hiệp đinh về quan thuế và thương mại năm 1994 (GATT) kèm theo 12 hiệp định cụ thể, Tổng hiệp định về dịch vụ, Hiệp định về tài sản trí tuệ liẽn quan tới thương mại (TRIPS), v.v... Các tổ chức kinh tế quốc tế, về cơ bản, đềụ hoạt động theo các nguyên tắc chung của WTO, nhưng mỗi tồ chức lại có yêu cầu cụ thể về nội dung, lộ trình, mốc thời gian hội nhập khác nhau mà các nước tham gia phải tuân thủ. Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang tham gia, thực hiện những cam kết của AFTA, APEC, ASEM, ACFTA; đồng thời tích cực triển khại thực hiện các cam kết của một thành viên WTO từ tháng 1-2007.

Là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực quan trọng, các thành viên khác của WTO có điều kiện tiếp cận thị trường Vỉệt Nam dễ dàng hơn và được hưởng những quy chế đãi ngộ quốc gia trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa và dịch vụ.2.5. Thành tựu, hạn chế và bài học trong quá trình thực hiện chỉnh sách đối ngoại

2.5.1. Những thành tựu đạt đượcTriển khai thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới, Việt

Nam đã giành được những thành tựu rất quan trọng, giữ vững môi trường hòa bình, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, vị thế và ảnh hưởng cùa đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đóng góp xứng đảng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam ngày càng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

447

"T I

Page 448: File Word Duong Loi Chinh Sach

I L

Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 177 nước, trong đó bao gồm tất cả các nước lớn, có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên chính thức của tất cả các tổ chức quốc tế lớn, các tổ chức và định chế thương mại, tài chính chủ chốt ở khu vực cũng như trên thế giới: gia nhập ASEAN(1995) , tham gia AFTA (1996), là thành viên sáng lập ASEM(1996) , gia nhập APEC (1998) và trở thành thành viên thứ 150 của WTO (2007), v.v... Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thúc đẩy. Đến năm 2012, Việt Nam đã thu hút được gần 10 nghìn dự án FDI với tổng số vốn đãng kỷ vượt trên 180 tỷ USD. Bên cạnh các thị trường chủ lực là Nhật Bản, ASEÀN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ôxừâylia, hiện nay hàng hóa Việt Nam đã vươn ra củng cố thế đứng trên nhiều thị trường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi, v.v...

Hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam có bước trưởng thành và phát triển nổi bật. Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, Việt Nam đã phối hợp với nhiều nước đấu tranh bảo vệ hòa bĩnh, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Đặc biệt, Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, đánh dấu quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã trở nên đầy đủ và sâu rộng. Với vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao, Việt Nam có điều kiện thuận lợi tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời đóng góp tích cực hơn và nhiều hơn trong nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới.

448

Page 449: File Word Duong Loi Chinh Sach

Cùng với những hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước hoạt động đối ngoại của các tổ chức, đoàn thể nhân đâu, các địa phương, đối ngoại quốc phòng và an ninh cũng diễn ra sôi động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các tổ chức hữu nghị và các hội nghề nghiệp đã tranh thủ được sự hợp tác ngày càng sâu rộng của các đối tác nước ngoài. Quan hệ đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới được tăng cượng manh mẽ. Chưa bao giờ quan hệ đối ngoại của Vỉệt Nam lại được mở rộng và phát triển như hiện nay.

2.5.2. Môt số khó khăn, hạn chếBên cạnh kết quả đạt được, hội nhập kinh tế quốc tế và mờ rộng

quan hệ đối ngoại còn bộc lộ một số hạn chế như sau:Chủ trương của Đảng chưa đựợc quán triệt và thực hiện đây đủ,

chậm được cụ thể hóa và thể chế hóa. Các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân chưa nhận thức sâu sắc và chua chủ động tận dụng các cơ hội; đồng thời, chưa thấy rõ thách thức để chủ động ứng phó; chưa lường trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài để có những biện pháp hạn chế hữu hiệu.

Hội nhập kinh tế quốc tế chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế, yêu cầu củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị ừật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và phát húy bản sắc văn hóa dân tộC; Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực khác chưa được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thể. Cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện và giám sát quá trình hội nhập từ trung ương đến địa phương,- giữa các ban, ngành còn nhiều bất cập. Chất lựợng nguồn nhân lực

■~T-Í

449

Page 450: File Word Duong Loi Chinh Sach

L. L.

và kết cấu hạ tàng chậm được cải thiện. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nhân chua đáp ứng được yêu càu hội nhập.

Hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh chưa được phát huy đầy đủ, chưa gắn kết chặt chẽ với hội nhập kỉnh tế quốc tế; hợp tác về vãn hóa, xã hội và một số lĩnh vực kháC; chưa sâu rộng.

Gùng với những tác động tiêu cực từ euộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn càu, những hạn chế, yếu kém trên đã dẫn đến một số hệ quả xấu về kỉnh tế, xã hội và môi trường.

2.5.3. Những bài học tít việc thực hiện đường lỗi đổi ngoại đổi mới

Một là, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ với các nước lớn theo quan điểm thận ữọng, cân bằng, tạo thế đan xen lợi ích, không phụ thuộc vào bất cứ nước nào, không đi với nước này để chống nước kia

Hai là, phải luôn đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu trong tất cả các mối quan hệ, phấn đấu cho lợi ích cao nhất của dân tộc. Kết hợp hài hòa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dân tộc với quốc tế, trong đó yếu tố trong nừớc giữ vai trò quyết định.

Ba là, phát huy truyền thống hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta, kiên trì chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

Bốn ỉà, luôn nắm vững và kiên định phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ quốc tế, quán triệt sâu sắc nhận thức về đối tác và đối tượng trong tìnbt binh mới. <3iữ vững nguyên tắc chiến lựợc, mềm dẻo trong sách lựợc.

Năm ỉà, Jkhông ngừng hoàn thiện cạ chế quản lý hoạt động đối

450

Page 451: File Word Duong Loi Chinh Sach

ngoại. Phối hợp chặt chẽ đối ngoại Đàng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân để tạo ra sức mạnh tổng họp trên mặt trận đối ngoại. Công tác đối ngoạỉ phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đàng, sự quản lý tập trang thống nhất của Nhà nước.

Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích những đặc điểm, mâu thuẫn và xu thế vận động của

thể giởi hiện nay?2. Vì sao Đảng ta lại xác định: Thực hiện nhất quán đường lối đối

ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ, chủ độiig và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vi lợi ích quốc gia, dân tộc, vĩ một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh?

Tài liệu tham khảo1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Bại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011.2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn guốc

lần thứX, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2Ồ06.

Page 452: File Word Duong Loi Chinh Sach

Mực LỤC9 •

Lời gỉớì thiệu.....................................................................................5

Bài ỉ : Phát triển nền kinh tế thị trươngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.............................. 7

Biên soạn và chỉnh sửa, bổ sung:. PGS, TS Nguyễn Thị Như Hà

Bài 2: Mô hình tăng trưởng và phát triện các ngành,lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam...............................................................................................30

: Biên soạn: PGS,TS Phạm Thị KhanhChỉnh sửạ, bể sung: PGS, TS Phạm Thị Khanh

PGS' TS Nguyễn Thị ThơmBài 3: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vói

phát triển kinh tế tri thóc ở Việt Nam....................................67

Biện soạn và chỉnh sửa, bổ sung: PGS, TS An Như Hải

Bài 4: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...........................................96

Biên soạn: PGS, TS Lê Quỷ Bức Chỉnh sửa, bo sung: TS Nguyễn Toàn Thắng

Bài 5: Quan điểm, chính sách của Đảngvà Nhà nước Vỉệt Nam về giáo dục - đào tạo,khoa học - công nghệ........................................................... .......138

452

Page 453: File Word Duong Loi Chinh Sach

Biên soạn: TS Nguyễn Toàn Thắng TS Nguyễn Văn ThắngBài ố: Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam

về chính sách xã íiộL.................. ......................................173Biên soạn: GS, TS Lê Ngọc Hùng .TS

ĐỖVănQuân

Bài 7: Đưòng lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo ...................... : ....... . .... ...................... 224

Biên soạn: PGS, TS Hoàng Minh Đô

Bài 8: Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về thực hiện quyền con người ............................................ 258

Biên soạn và chỉnh sửa, bố sung:TS Đặng Dũng Chỉ

Bài 9: Quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước Vỉệt Nam về phòng, chống tham nhũng, lãng phí ........................ 277

Biên soạn: TS Nguyễn Thị Tuyết Mai Ths Tổng Trần Hà

Bài 10: Những vấn đề cơ bản về chiến lược bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay....................................319

Biên soạn: Nguyễn Mạnh Khuê Chỉnh sửay bổ sung: ThS Vũ Dũng

Bài 11: Xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội gắn vớiquốc phòng, an ninh............................................................351

Biên soạn: Nguyễn Mạnh Khuê Chỉnh sửa, bể sung: ThS Trần Quốc Dương

453

Page 454: File Word Duong Loi Chinh Sach

. I. L_

Bài 12: Công tác đấu tranh phòng chống tội phạmvà tệ nạn xã hội hiện nay ...................................................381

Biên soạn: Nguyễn Xuân Thủy Chỉnh sửa, bổ sung: ThS Trần Quắc Dương

Đài 13: TÌPầ hìnầ ứiế giới và chính sách đối ngoại của Đảngvà Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay...............418

Biên soạn: PGS, TS Nguyễn Tất Giáp Chinh sửa, bổ sung: PGS, TS Nguyễn Thị Quế

.454

Page 455: File Word Duong Loi Chinh Sach

ĐƯỮNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NỊỊ0C VIỆT NAM VỂ GÁC LlNH Vực CỖA Bdl SỔN6 XÃ HỘI

Chịu trách tihiệm xuất bản VŨ TIẾN HỪNG

Chịu trách nhiệm nội đung Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập TS LÊ THỊ HOÀI THANH

Biên tập nội dung: DƯƠNG VĂN VĨNHChế bản vi tính: VĂN TÂMĐọc soát hản in: KHÁNH DƯTrình bày bìa: TRÀN SƠN

Page 456: File Word Duong Loi Chinh Sach

In 4.000 cuốn, khổ 14,5 X 20,5cm tại Công ty TNHH In và DVTM Phú Thịnh. Số

ĐKKHXB: 1384-2014/CXB/05-27/LLCT, cấp ngày 01-08-2014 Mã ISBN: 978-604-

901-233-4.

Quyết định xuất bản: 98/QĐ-NXBLLCT, ngày 01-8-2014.

In xong và nộp lưu chiểu Quý in năm 2014.