25
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC BỘ MÔN MÁY & THIẾT BỊ TIỂU LUẬN GIA CÔNG POLYME CÔNG NGHỆ DÁN CHẤT DẺO GVHD : Ts. Trần Thanh Đại Nhóm : 11 Lớp : DHHC6 Khoá :2010 – 2014

Gia Cong Polyme

  • Upload
    nam-bui

  • View
    25

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Công nghệ dán chất dẻo

Citation preview

Page 1: Gia Cong Polyme

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BỘ MÔN MÁY & THIẾT BỊ

TIỂU LUẬN

GIA CÔNG POLYME

CÔNG NGHỆ DÁN CHẤT DẺO

GVHD : Ts. Trần Thanh Đại

Nhóm : 11

Lớp : DHHC6

Khoá :2010 – 2014

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014

Page 2: Gia Cong Polyme

Danh Sách Nhóm

Họ Và Tên MSSV Ghi Chú

Phạm Minh Phương 10026791

Bùi Tấn Nam 10039391

Lê Thanh Nhựt 10037911

Lê Nho Quang 10028531

1

Page 3: Gia Cong Polyme

Mục Lục

15.1 Khái niệm cơ bản............................................................................................3

15.2 Quá trình dán chất dẻo....................................................................................4

15.3 Các loại keo dán.............................................................................................7

15.4 Cơ chế liên kết................................................................................................9

15.5 Công nghệ dán..............................................................................................10

15.5.1 Các điều kiện đầu về cấu trúc.....................................................................10

15.5.2 Chuẩn bị bề mặt dán...................................................................................11

15.6 Kỹ thuật dán..................................................................................................13

2

Page 4: Gia Cong Polyme

CHƯƠNG 15: CÔNG NGHỆ DÁN CHẤT DẺO

15.1 Khái niệm cơ bản

Quá trình dán là phương pháp ghép nối hiện đại, bằng phương pháp này ta có

thể ta có thể tạo ra các mối ghép nối khó có thể tháo gỡ được. Trong việc ghép nối

chất dẻo bên cạnh phương pháp hàn, phương pháp dán ngày càng phát triển vai trò

của mình. Điều đó có những nguyên nhân sau:

1. Người ta sử dụng phương pháp này cho các chất dẻo mà không thể

hàn được như các thủy tinh acril.

2. Ngày càng tăng nhu cầu liên quan đến sự phối hợp nguyên liệu mới

mà chỉ có phương pháp dán mới đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật và trang trí (như

trong bảo vệ chống ăn mòn của kỹ thuật cần tạo ra lớp phủ chẳng hạn hoặc trong

công nghệ đồ gỗ….)

3. Đây là phương pháp gia công lắp ghép kinh tế ( như việc nối ống dẫn

chẳng hạn)

Các mối dán được thực hiện nhờ các vật liệu dán còn gọi là keo dán.

Vật liệu dán ( keo dán) là các nguyên liệu phi kim mà với chúng các phần cần

lắp ghép ( ghép nối) được liên kết với nhau nhờ độ bám bề mặt không cần phải làm

thay đổi cấu trúc của các phần ghép nối.

Độ bền của mối dán được tạo ra nhờ sự dính bám và sự cố kết.

Trong công nghệ dán độ dính bám được hiểu là trên bề mặt giới hạn giữa các

vật được dán với nhau và keo dán xuất hiện lực liên kết với nhau bằng lực hấp thụ,

còn độ cố kết chính là tên khái quát của lực hút giữa các phân tử thành phần của vật

liệu (các nguyên tử, các phân tử).

Các được dán cần phải được tạo ra sao cho độ bền cố kết của vật liệu cần dán

và keo dán cùng với độ bền dính bám giữa chúng đồng thời đảm bảo cho độ bền của

mối hàn.

3

Page 5: Gia Cong Polyme

Độ bền của mối dán không bao giờ có thể lớn hơn độ bền cố kết của vật liệu

bất kỳ nào tham gia vào quá trình dán, ngay cả trong trường hợp độ dính bám có giá

trị lớn đến đâu cũng vậy.

Do vậy chúng ta cần xác định các yêu cầu chủ yếu đối với vật liệu cần dán và

keo dán.

Các chất dẻo cần có độ bền riêng lớn (độ bền cố kết) đồng thời ái lực dính

bám của chúng đối với bề mặt các vật cần dán lớn, tất niên đối với độ bền riêng và

ái lực dính bám cũng cần có liên quan đến vật cần dán.

15.2 Quá trình dán chất dẻo

Một loạt lĩnh vực ứng dụng chất dẻo đòi hỏi các kỹ thuật ghép nối với mức độ

tăng dần, mà trong đó quá trình dán ngày càng trở nên quan trọng hơn. Không phải

tất cả chất dẻo đều được ghép nối đều tốt đep như nhau và bằng cùng loại keo dán

cũng như cùng một kỹ thuật dán giống nhau. Về thực chấtt nó có hai nguyên nhân

sau:

Cấu trúc hóa học của các chất dẻo (và của keo dán)

Theo cấu trúc hóa học người ta phân biệt giữa chất dẻo phân cực và chất dẻo

không phân cực. Sự phân cực là điều kiện sơ bộ để hình thành các tác dụng tương

hỗ về mặt hấp phụ. Cấu trúc hóa học cũng se quyết định cả sức căng bề mặt của

nguyên liệu, mà đó chính là mực độ về khả năng ẩm hóa bề mặt.

Một đại lượng quan trọng nữa là độ hòa tan của các chất cần ghép nối, dựa vào

đó ta có cơ sở rằng keo dán thâm nhập vào bề mặt cần dán, bằng cách đó các lực

liên kết phụ được hình thành giữa keo dán và bề mặt cần dán.

Các tính chất dưới đâu mà có thể tái dẫn trở lại cho cấu trúc hóa học, có lợi

cho khả năng dán, tính phân cực, khả năng ẩm hóa tốt và khả năng hòa tan.

Diên biến trạng thái cơ học của các thành phần cần dán (và của cả keo dán đa

được liên kết)

4

Page 6: Gia Cong Polyme

Các chất dẻo dưới tác dụng của ứng suất cơ học se biến dạng rất mạnh, nếu

như môđun đàn hồi của chúng nhỏ. Sự biến dạng đó mối dán và bản thân keo dán

cũng phải chịu.

Điều đó có nghĩa là diên biến của trạng thái cơ học của phần cần dán và keo

dán bằng cách nào đó phải được hòa hợp, sao cho sự phân bố ứng suất của mối dán

đều đặn theo khả năng, ngược lại mối dán se bị phá hủy trược thời hạn.

Bảng 15.1 cho ta thấy khái quát về tính chất quan trọng tư quan điểm kỹ thuật

dán một loạt các chất dẻo

Bảng 15.1: cac chât quan trong theo quan điêm dan

Chất dẻoViêt

tăt

Sưc căng

bê măt

Khả

năng âm

hóa

Tinh

phân cưc

Khả

năng hoa

tan

Môđun

đàn hôi

N/mm2

Khả

năng dán

1 2 3 4 6 7 8 9

Poli(vinhl

chlrid) cứngPVC 4,0 Tốt Phân cực Tan được 3000 Tốt

Polistirol P5 3,3 KémKhông

phân cựcTan được 3300 Tốt

Polietylen PE 3,1 KémKhông

phân cực

Không

tan1000 Kém

Poliamid66 PA66 4,6 Tốt Phân cực Khó tan 1400Có mức

độ

Poli(metilmeta

crylic)PMMA Tốt Phân cực Tan được 3000 Tốt

Phenolformand

ehidPF Tốt Phân cực

Không

tan7000 Tốt

Nhựa poliester

không noUP Tốt Phân cực

Không

tan14000 Tốt

5

Page 7: Gia Cong Polyme

1 2 3 4 6 7 8 9

Hợp kim nhôm TốtKhông

tan7000 Tốt

Thép TốtKhông

tan21000 tốt

Theo kinh nghiệm và sự hiểu biết hiện có tư quan điểm của khả năng dán các

chất dẻo quan trọng nhất có thể được phân nhóm phù hợp với bảng 15.2 sau đây

Bảng 15.2: khả năng dan của cac chât dẻo

Có thể dán tốt Có thể dán theo điều kiện Khả năng dán kém

1 2 3

Nhựa epoxi

Nhựa carbamid-fomandehit

Nhựa Melamin-fomandehit

Nhựa phenolformandehit

Policarbonat

Poli(metyl-metacrylic)

Polistirol và copolymer

Poli(vinhil-chlorid) và copolymer

Nhựa polyester không no

Các ete celiuloz

Polibuten

Poli(oximetylen)

Poliarethan

poliamid

Polietylen

Polipropilen

Poli(tetra-fluoretilen)

6

Page 8: Gia Cong Polyme

15.3 Các loại keo dán

Ngày nay các keo dán được điều chế tư nhiều loại nguyên liệu: Có ý nghĩa

nhất là keo dán có dẫn điện phân cực. Các chất keo dán quan trọng nhất ta có thể

tìm thấy trong bảng 15.3. Chúng tôi đa nhắc lại ở trên rằng các chất keo dán cần có

độ bền riêng lớn (độ cố kết). Điều đó rất quan trọng để các keo dán có thể làm ẩm

bề mặt cần dán hay nói một cách khác là để cho sức căng bề mặt của keo dán trở

nên nhỏ hơn là của bề mặt cần dán. Tùy thuộc vào yêu cầu công nghệ và kỹ thuật

các chất keo dán có chứa các chất độn, chất hóa dẻo và các phụ gia khác.

Tư quan điểm đánh giá một chất keo dán nào đó thì cơ chế liên kết có ý nghĩa

quyết định. Chúng ta phân biệt một cách cơ bản giữa các keo dán tạo ra mối liên kết

hóa học và mối liên kết vật lý. Mối liên kết vật lý được đặc trưng bằng các quá trình

nóng chảy, làm nguội và bay hơi. Trong trường hợp liên kết hóa học thì sự hình

thành mối dán cứng là do phản ứng hóa học tạo nên, như sự trùng hợp, trùng phôi

và trùng ngưng trong một số trường hợp có cả quá trình lưu hóa nữa. Theo các quan

điểm này cũng có thể phân chia một cách thích hợp các chất keo dán. Và điều đó

cũng được khái quát trong bảng 15.3

7

Page 9: Gia Cong Polyme

Bảng 15.1: Sự phân nhóm keo dan

Hệ thống keo dán

Cách liên kết Keo dán Lĩnh vực sử dụng

1 2 3 4 5

LiênkếtVậtlý

Các keo dán dung môi

Keo bay hơidung môi

PVC, PS, PVAPMMA, PVCC,

Cao su Nitril

PVC, PS, ABCPMMA, SAN, PC

CAB, gỗ

Keo dán dạng tán sắc

Bay hơi nước(dunng môi tán sắc)

PMMA, E/VAC Vật liệu xốp, gỗ

Keo dán nóng chảy

làm nóng chảy vàlàm nguội keo

E/VACPVCC

ABC, PMMA, PSPVC, gỗ, thủy tinh,

đá, kim loại

Keo dán tiếp xúc

nén ép đơngiản (keo ở

trạng thái tĩnh)

cao su chlorPUR

ABS, PVC, PURPF, MF, PS, gỗ,

đá, kim loại

LiênkếtHóahọc(keo dán phản ứng)

Keo dán trùnghợp

1 thành phần2 thành phần

Phản ứngtrùng hợp

ciano acrylicnitril (cao su)UP, PMMA

PVC, PMMC, PS,PC, SAN, cao su

chlor,kim loại, thủy tinhABS, PUR, PVCEP, MF, PMMAUF, PF, gỗ, đá

Keo dán trùng phôi

2 thành phần

Phản ứngtrùng phôi

EP, PUR

PVC, PMMAABS, PF, MFEP, UP, PURkim loại, đá

thủy tinh, gỗ, xốp

Keo dán trùng ngưng

1 thành phần2 thành phần

Phản ứng trùng ngưng

PF, UFEP, UPxốp, gỗkim loại

8

Page 10: Gia Cong Polyme

15.4 Cơ chê liên kêt

Bảng 15.3 chỉ có thể cho ta khái quát thông thường, do đó cũng cần có nhận

xét một cách chắc chắn hơn về một loạt hệ thống keo dán.

Đối với các keo dán dung môi phần lớn người ta sử dụng các dung môi hữu

cơ. Các lĩnh vực sử dụng quan trọng nhất là dán các vật liệu có khả năng hòa tan

trong dung môi, bởi vì khi dán một phần dung môi se thâm nhập vào phần cần dán.

Nhờ đó giữa phần được dán và keo dán xuất hiện sự tương tác tương hỗ, tuy nhiên

quá trình này se ảnh hưởng xấu đến cấu trúc vật liệu cần dán. Do đó điều quan trọng

là dung môi có thể khuếch tán mà không gây sự thay đổi lâu dài trong sản phẩm.

Trong trường hợp các vật cần dán không hòa tan và không xốp ta cần lưu ý đến việc

làm bay hơi dung môi ra khỏi keo dán được phết trên bề mặt trước khi ghép nối

chúng. Trường hợp đặc biệt của quá trình dán có dung môi là dán bằng dung môi

tinh khiết.

Phần lớn các môi trường khuếch tán là nước – mà quá trình bay hơi của nó rất

chậm, do đó việc sử dụng keo dán khuếch tán phải có điều kiện là các bề mặt cần

dán phải xốp và hút ẩm. Các keo dán nóng chảy được phết lên trong dạng chất nóng

chảy. Quá trình dán được thực hiện một cách trực tiếp trước khi đạt được nhiệt độ

chảy hoặc điểm nóng chảy. Cũng như các keo dán liên kết bằng con đường hóa học

(các keo dán phản ứng). Để khởi động cho phản ứng cần thiết phải có nhiệt độ thích

hợp và chất xúc tác. Các keo dán tiếp xúc sử dụng cho mục đích kỹ thuật phần lớn

có chứa các dung môi hoặc dung dịch khuếch tán mà trước khi dán cần phải làm

bay hơi chúng (thời gian bỏ ngỏ). Trong khoảng thời gian ngỏ này môi trường

khuếch tán được bay hơi, sau đó khi các bề mặt ép vào nhau kết thúc quá trình dán.

Trường hợp keo dán tiếp xúc, sau các quá trình trên việc điều chỉnh mối dán tiếp

theo se không còn ý nghĩa. Cũng tồn tại các keo dán tiếp xúc không cần dung môi.

Những keo dán đó được sử dụng trên các nhan dính sẵn, băng dính kỹ thuật cũng

như băng dính y tế hoặc màng tự dính…

Theo dấu hiệu phản ứng của các keo dán liên kết nhờ phản ứng hóa học,

chúng có thể:

9

Page 11: Gia Cong Polyme

Keo dán trùng hợp

Keo dán trùng ngưng

Keo dán trùng phôi

Các phản ứng liên kết ở đây cũng tương tự như các phản ứng được sử dụng để

điều chế các chất dẻo. Trên quá trình trình các phản ứng đó phần lớn làm xuất hiện

các liên kết ngang. Các phản ứng hóa học có thể khơi mào bằng nhiệt hoặc bằng các

chất xúc tác. Khi nói tới mối liên quan tới việc sử dụng hệ thống chất xúc tác là ta

hiểu về các keo dán có hai hoặc nhiều thành phần

Trong một số trường hợp nhất định phản ứng được khởi động bởi độ ẩm của

không khí hiện tượng đó có ở các keo dán trên cơ sở gốc cianoacrilit. Các keo dán

phản ứng rất quan trọng trong xây dựng kết cấu

15.5 Công nghệ dán

15.5.1 Các điều kiện đầu về cấu trúc

Điều kiện quan trọng có liên quan đến quá trình dán là các phần cần dán và

mối dán phải được hình thành sao cho phù hợp với công nghệ dán. Dạng tải trọng

10

Page 12: Gia Cong Polyme

có lợi nhất của các mối dán là tải trọng cắt, do đó các mối dán chồng se cho ta hiện

trạng ưu việt nhất. Các mối dán này áp dụng cho việc ghép nối các ống, tấm và

màng (hình 15.1)

Nên tránh các mối dán mặt đầu vuông góc, tuy nhiên trong trường hợp thủy

tinh acril người ta vẫn sử dụng vì khả năng dán được của nó quá tốt (hình 15.2)

Theo khả năng cần tránh các tải trọng tách lớp đối với các mối dán. Nếu như

không tránh được khi đó cần sử dụng các gia cố (sự tăng cứng) miên tải (hình 15.3).

Ít nhất, cũng nên sử dụng đai ốc miên tải

Hình 15.4 đưa ra một ví dụ thùng chứa được chế tạo tư chất dẻo thủy tinh

bằng cách dán đó có thể đạt tới sự chịu lực có chất lượng cao

Ta có thể nói một cách tóm tắt là:

Theo khả năng các mối dán cần được thiết kế theo tỉ trọng cắt, để có thể tránh

được các biến dạng không thể cho phép (như sự tách lớp chẳng hạn). Cần phải hóa

cứng (gia cố) cho các chi tiết bị nguy hiểm

15.5.2 Chuẩn bị bề mặt dán

Trước khi dán các bề mặt cần được ghép nối phải được chuẩn bị sẵn, bởi vì

trạng thái bề mặt một cách trực tiếp trước khi dán se có vai trò quyết định đối với độ

bền của mối dán

Khâu chuẩn bị bề mặt được hiểu là các phương pháp sau:

Làm sạch bề mặt (không làm thay đổi thành phần hóa học và cấu trúc bề mặt)

Bằng phương pháp cơ học để xử lý bề mặt (như tạo nhám bề mặt chẳn hạn)

Xử lý sơ bộ bề mặt bằng điện hóa và hóa học.

Trong quá trình làm sạch điều này luôn luôn cần thiết bề mặt se lắp ghép còn

được loại bỏ các phân tử ngoại lai, như mỡ, bụi các vật liệu ngăn cách bề mặt,

nước…Điều đó quan trọng một cách đặc biệt trong trường hợp các chất dẻo có tác

dụng hút do sự tích tụ tĩnh điện. Để làm sạch bề mặt người ta dùng các dung môi

hữu cơ hoặc hơi của các dung môi đó, dung dịch kiềm hoặc đánh siêu âm.

11

Page 13: Gia Cong Polyme

Để gia công hàng loạt người ta dùng máy hoặc các thiết bị bán tự động. Ở một

loạt các chất dẻo (xem phần dán bằng dung môi), trước hết các chất dẻo có thể tan

được thì việc chuẩn vị bề mặt chỉ cần ở mức làm sạch bề mặt là đủ. Trong trường

hợp này cần lưu ý sao cho dung môi cũng như chất tẩy sạch bề mặt không gây ra sự

thay đổi sau này trong vật liệu cần dán, một số chất dẻo khác thì việc làm sạch bề

mặt cũng chưa đủ điều kiện để dán. Ở các chất dẻo này cần phải có nguyên công

phụ trợ làm nhám bề mặt. Làm nhám bề mặt được tiến hành bằng cơ học (mài, phun

cát), bằng hóa học (ăn mòn, ngâm vào dung dịch…Đối với các sản phẩm ép tư các

nhựa phenol hay melamia-fomandehid cũng như gia công tư nhựa expoxi hoặc

poliester không no thì việc làm nhám bề mặt là quan trọng, vì ở các vật liệu này các

thành phần cản trở quá trình dán có thể xuất hiện trên bề mặt mà dung môi không

thể tách chúng ra được. Giữa các phương pháp làm nhám bằng cơ học thì phun cát

là biện pháp phù hợp nhất nếu như tính chất của các sản phẩm kể trên cho phép làm

điều đó (độ dày, độ cứng)

Trong trường hợp các chất dẻo khó dán như polietilen hoặc các poliacetat thì

việc lám nhám không đủ để đạt được mối dán hoàn hảo. Ở đây tính chất và cấu trúc

bề mặt cần phải được thay đổi bằng phương pháp hóa học (ngâm, ăn mòn) hoặc

phương pháp vật lý (nung nóng). Cần phái có sự thay đổi như vậy để làm xuất hiện

các điều kiện của khả năng dán. Trường hợp các chất dẻo poliolefin (PE,PP) và

poli(tetrafluor etilen) ( PTFE) thì chúng ta cần phải hiểu rằng các mối dán chịu tải

lớn dù có chuẩn bị bề mặt bằng các cách trên thì cũng không áp dụng được. Về các

phuuongw pháp chuẩn bị bề mặt ta có thể thấy một cách tổng quát trong bảng 15.4.

Điều kiện quyết định của các mối dán tốt là nguyên công chuẩn bị bề mặt cần

dán. Các chất làm nhiêm bẩn bề mặt cần được loại trư. (làm sạch). Trong trường

hợp mottj số chất dẻo nhất định ngoài việc làm sạch bề mặt cần được tạo độ nhám.

Đối với các chất dẻo khó dán cần thiết phải có xử lí hóa học bề mặt.

Ngay sau khi xử lý xong bề mặt cần phải tiến hành dán để tránh nhiêm bẩn.

12

Page 14: Gia Cong Polyme

15.6 Kỹ thuật dán

Ngay sau khi xử lí xong bề mặt tiếp đến là quá trình dán bắt đầu bằng việc

phết keo dán bề mặt ta cần lưu ý rằng muốn cho bề mặt được ẩm hòa đều thì lớp

keo được phết phải có bề dày như nhau. Đối với một số trường hợp keo dán được

phết bằng phương pháp thủ công (chổi quét, con lăn xốp), trong khi đó một loạt các

nguyên công dán khác thì có thể sử dụng thiết bị phết hồ hoặc máy dán.

Phết keo dán bằng máy được thực hiện nhờ súng phun một hoặc nhiều thành

phần, trên súng phun có lắp các loại miệng phun khác nhau phù hợp với tưng loại

keo dán. Đường kính của miệng phun nằm trong khoảng 0,8 -3,0 mm, độ lớn áp lực

phun ở khoảng 2 – 5bar

Trong trường hợp sản xuất liên tục, chẳng hạn như việc dán vào sản xuất

màng được tạo lớp lông tơ và việc phết keo dán được thực hiện bằng các trục trụ

tròn, hoặc các thiết bị rót hoặc bôi. Ở đây việc duy trì điều độ dày của keo dán là

đặc biệt quan trọng (độ dày đó thông thường ở khoảng 10 – 200 mm).Phương pháp

phết keo dán bằng trục trụ tròn có thể áp dụng cho môt hoặc cả hai mặt.

Bảng 15.1: Việc xử lý bề mặt chât dẻo cần dan

Chất dẻo Làm sạch bê măt Tạo nhám bê mătXử lý hóa học bê

măt

Poly (vinhi chlorid)

Dung môi hữu cơ (dichlor –

etantriclor –etilen)

Có thể đá mài, (giấy nhám) mịn

hoặt phun cát

PolyatirolEste hoặc thuốc tẩy kiềm (silicat fosfat)

Phun cát

Poliometil metacylic

Nhựa phenol fimandehid

Dung môi hữu cơ Phun cát

Polietilen Dung môi hữu cơNgâm hoặc thêu

kết bằng muối axit crom sunfua

Polipropilen Dung môi hữu cơ

Poli(oxi metilen) Dung môi hữu cơ Tạo nhám bề mặtNgâm trong axit

fosforic

13

Page 15: Gia Cong Polyme

Nếu bề mặt ghép nối nhám hoặc gợn sóng, thì khi việc phết keo bằng phương

pháp rót là thuận lơi nhất. Bề dày lớp keo trong cả hai phương pháp có thể điều

chỉnh của sản phẩm .

Trường hợp sử dụng keo dán hai hoặc nhiều thành phần thì cần phải lưu ý đến

việc trộn nhuyên đều các thành phần.Việc pha trộn bằng tay hoặc bằng máy, thêm

vào đó có sử dụng các thiết bị trộn và định lượng .

Để phết các keo nóng chảy có các thiết bị dụng cụ cũng như các điều cần thiết

riêng biệt. Các thiết bị đó thực chất ngoài bộ phận phết keo, bên cạnh nó còn gá lắp

cụm làm nóng chảy keo dán, mà trong đó keo dán đạt được đến nhiệt độ phù hợp;

và như vậy cần thiết phải có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp .

Với việc sử dụng các keo dán có hai hoặc nhiều thành phần một loạt các mối

dán thường được tiến hành một cách trực tiếp, các trường hợp keo dán bằng dung

môi hoặc các phần cần dán dạng này mà bề mặt của chúng cần phải tránh sự hòa

tan, thì cần phải chú ý sao cho các dung môi được bay hơi ở mức độ lớn nhất có thể

được trước khi.ghép nối các phần lại (còn gọi là thời gian làm thoáng). Tuy nhiên

nếu với mục đích để tiến hành sự hòa tan trên bề mặt cần ghép nối, có thể chờ đến

một thời điểm xác định trước khi lắp ghép các phần lại (thời gian ngỏ), sao cho

dung môi vào có tác dụng ở mức độ vưa đủ. Trong trường hợp việc dán tiếp xúc thì

thời gian thoáng khí đóng vai trò đặc biệt quan trọng, các phần được lắp ghép chỉ có

thể ép dính vào nhau khi nếu keo dán đa không kéo thành sợi. Các vật liệu hòa tan

hoặc xốp có thể tiếp nhận dung môi hoặc dung dịch khuếch tán, các chất này lại có

thể cho xuống muộn hơn.

Cần lưu ý một số điều có liên quan tới keo dán bất kỳ nào là áp lực ép dính các

phần được lắp ghép cần có độ lớn phù hợp và được duy trì đến một thời gian thích

hợp.

Cần chú ý đến về điều kiện các số liệu xuất xứ tư nơi sản xuất có liên quan

đến tự phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian của mối dán để cố định cũng như ép dính

các mối dán có thể sử dụng dủ loại thiết bị mà ta có thể kiểm được.

14

Page 16: Gia Cong Polyme

Trong trường hợp keo dán phản ứng thời lượng ép dính cần được duy trì chú ý

đặc biệt, vì ở đây mối dán được thực hiện nhờ phản ứng hóa học phụ thuộc vào thời

gian. Các keo dán phản ứng thường chỉ có thể đông cứng lại dưới tác dụng của nhiệt

(tồn tại các keo dán đóng rắn nguội và đóng rắn nóng). Dưới tác dụng của thời gian

nhiệt độ lượng dán thường được rút ngắn một cách thực sự.

Các nơi tiến hành quá trình dán các chi tiết cần phải được giữ gìn không được

để bụi bám. Do còn lại hơi bốc của các dung môi nên việc cung cấp không khí, cũng

như sự thông gió cần phải tốt, thường xuyên.

Do sử dụng chất xúc tác và các dung môi những người thực hiện mối dán phải

đeo găng tay bảo hộ. Khi sử dụng các chất hoạt hóa (trong trường hợp keo dán có

hai hay nhiều thành phần) phải trang bị cho người thực hiện mối dán kính bảo hộ.

Các chất keo dán đặc biệt là các keo dạng dùng dung môi là dê cháy gây hỏa

hoạn!

Khi quá trình dán kết thúc phải sau một thời gian nhất định mới có thể sử dụng

được. Thời gian chờ đợi này có thể là một tuần, ta cần phải quan tâm và tuân thủ

đúng theo các quy định của hang sản xuất keo về vấn đề này.

Ngày nay quá trình dán các chất dẻo và các vật liệu kết cấu khác được coi như

phương pháp ghép nối có giá trị hoàn toàn, với phương pháp này ta có thể tạo ra

mối ghép nối có thể chịu được các tải trọng lớn và nhất là những mối ghép mà

không thể giải quyết bằng các phương pháp khác được.

15