71
2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai NHOÏM HAÌNH ÂÄÜNG CHÄÚNG ÂOÏI NGHEÌO Dong bang song Cuu Long

Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

  • Upload
    vothuy

  • View
    215

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

2003AÍnh: UNDP

Danh gia ngheo co su tham giacua cong dong tai

NHOÏM HAÌNH ÂÄÜNGCHÄÚNG ÂOÏI NGHEÌO

Chæång trçnh Phaït triãøn Liãn håüp quäúc25-29 Phan Bäüi Cháu, Haì Näüi, Viãût NamTel: (84 4) 942 1495Fax:(84 4) 942 2267E-mail: [email protected] site: http://www.undp.org.vn

Dong bang songCuu Long

Cå quan Phaït triãøn Quäúc tãú Äx-tráy-li-aÂaûi sæï quaïn Äx-tráy-li-a, Haì NäüiTel: (84-4) 831 7755 Fax:(84-4) 831 7706Web site: http://www. ausaid.gov.au

Page 2: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

i

Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long

Tháng 7 – 8 năm 2003 

Page 3: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

ii

Page 4: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

iii

Lời nói đầu của Nhóm hành động chống đói nghèo

 Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và  xoá  đói  giảm nghèo  (CPRGS) và  bắt  đầu quá  trình  triển  khai  thực hiện CPRGS ở cấp địa phương. Thông qua các chiến dịch  thông  tin và hàng  loạt các hội thảo vùng, cán bộ của các bộ ngành chủ chốt đã giải thích cho đại diện của các chính quyền địa phương về các phương pháp sao cho các quy  trình  lập kế hoạch của địa phương có thể được thực hiện theo định hướng vì người nghèo hơn, dựa trên số liệu thực tế hơn, chú trọng vào kết quả hơn, cân đối tốt hơn trong các quyết định phân bổ nguồn lực và được giám sát tốt hơn.  

 

Năm 2003 Nhóm hành động chống đói nghèo (PTF) đã hỗ trợ thực hiện cho các đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng (PPAs) ở 12 tỉnh của Việt Nam. Những đánh giá nghèo này đã sử dụng khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chung để tìm hiểu những vấn đề nghèo đói mà các số liệu định lượng đã không mô tả được hết. Mục đích của việc làm này là đưa ra một nghiên cứu có thể sử dụng cùng với số liệu của Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam để cung cấp thông tin cho Ban thư ký CPRGS về tiến độ thực hiện CPRGS cho tới nay. Đánh giá nghèo cũng được thiết kế để cung cấp thông tin cho các nghiên cứu mới về nghèo đói ở các vùng và trên toàn quốc và các nghiên cứu này cũng đã được công bố  riêng. Các đánh giá nghèo  theo vùng sẽ được sử dụng như những công cụ xây dựng năng lực cho các quy trình lập kế hoạch với định hướng vì người nghèo ở các cấp chính quyền địa phương.  

 

Tám nhà tài trợ đã đóng góp nguồn lực tài chính và nhân lực để hỗ trợ cho các đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng, là cơ sở cho việc xây dựng báo cáo này và các đánh giá nghèo theo vùng bổ sung. Các nhà tài trợ bao gồm ADB, AusAID, DFID, GTZ, JICA, SCUK, UNDP và Ngân hàng Thế giới. Mỗi nhà tài trợ đóng vai trò chính ở một vùng của Việt Nam. Việc phân bố các vùng giữa các nhà tài trợ được tóm tắt ở Bảng, và dựa trên định hướng hoạt động của các nhà tài trợ trong từng lĩnh vực. Bằng cách  lựa  chọn vùng nào mình  thấy quen  thuộc nhất,  thông qua  các dự  án và hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, các nhà tài trợ có thể tận dụng hoàn toàn được những hiểu biết tích luỹ được khi đã làm việc tại vùng đó.  

 

Các nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng ở 43 xã rải rác  trên  toàn quốc. Trong số đó có hai  tổ chức phi chính phủ quốc  tế  (Action Aid và SCUK), các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam, bao gồm Trung tâm phát triển nông thôn, Viện xã hội học (IOS), Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ ban đầu Long An, Trung tâm dịch vụ phát triển nông thôn (RDSC) và Viet‐nam Solutions.  Ngoài ra, có hai nhà tài trợ đã tiến hành nghiên cứu bằng cách lập các nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia trong nước dưới sự quản lý trực tiếp của nhà tài  trợ. Kiến  thức và kinh nghiệm của các  tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên cứu đóng vai trò then chốt đối với chất lượng của công tác này. Một cơ chế phối hợp đã được hình thành cho công tác đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng. Các 

Page 5: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

iv

thành viên của hầu hết các nhóm nghiên cứu  đã  tham gia xây dựng khung nghiên cứu và đi đến thống nhất về mục tiêu cần đạt được trong công tác nghiên cứu thực địa. Công tác thực địa đã được một số nhóm tiến hành thí điểm, và đề cương nghiên cứu cũng được chỉnh sửa cho phù hợp với những bài học kinh nghiệm được rút ra. Khuôn khổ nghiên cứu cuối cùng bao quát những lĩnh vực nghiên cứu như sau: 

• Nhận thức về nghèo đói và xu hướng nghèo, nguyên nhân dẫn tới nghèo và 

khả năng dễ bị tổn thương; • Tiến bộ trong công tác tăng cường dân chủ ở cấp cơ sở, đặc biệt là mức độ các 

hộ nghèo có thể tham gia một cách có ý nghĩa vào các quy trình xây dựng kế hoạch và lập ngân sách; 

• Những  thách  thức  trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản,  tập  trung vào sự tương tác của các hộ gia đình nghèo với các nhà cung cấp dịch vụ và các hộ nghèo có thể được tăng cường quyền lực như thế nào để có thể yêu cầu quyền lợi được cung cấp các dịch vụ cơ bản một cách hiệu quả hơn; 

• Các cơ chế trợ cấp xã hội hiện nay (liên quan tới công tác xác định đối tượng ưu tiên ở trên) và cách thức cải thiện các cơ chế này;  

• Tình hình cải cách hành chính công ở các cấp chính quyền địa phương; • Những thách thức trong vấn đề di dân và mối liên hệ giữa sự di chuyển của 

hộ gia đình, nghèo đói và tiếp cận với dịch vụ; và, • Thông tin về môi trường đối với người nghèo và sự thay đổi của tình hình này. 

 

Những Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng hiện nay đang được công bố thành bộ. Một báo cáo tổng hợp các kết quả của cả 43 xã và phân tích một cách tổng hợp hơn các chủ đề này cũng sẽ được công bố. Cũng sẽ có một báo cáo khác tóm tắt phương pháp  tiếp  cận, phương pháp nghiên  cứu  được  sử dụng và những  câu hỏi nghiên cứu chi tiết.  

Page 6: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

v

Bảng: Quan hệ đối tác trong Đánh giá nghèo theo vùng

Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân Vùng Những tỉnh trong vùng

Các nhà tài trợ chịu trách nhiệm về đánh giá nghèo cấp vùng Tỉnh Huyện Xã

Nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm đánh giá nghèo

có sự tham gia

Bảo Thắng

Bản Cầm Phong Niên

Lào Cai

Mường Khương Pha Long Tả Gia Khâu

Tư vấn Ageless

(tài trợ của DFID)

Vị Xuyên

Cao Bồ Thuận Hoá

Miền núi Đông Bắc

Hà Giang , Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh

Miền núi Tây Bắc Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình

DFID và

UNDP

Hà Giang Đồng Văn Sang Tung Thai Pin Tung

Action Aid

(tài trợ của UNDP)

Hải Dương Nam Sách Nam Sách Nam Trung

Đan Phượng Thọ An Liên Hà

Đồng bằng Sông Hồng

Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình

WB

Hà Tây Mỹ Đức Tế Tiêu Phúc Lâm

RDSC (tài trợ của WB)

Nghi Lộc Nghi Thái Nghệ An Tương Dương Tam Đinh

Viện Xã hội học (tài trợ của JICA)

Hải Lăng Hải Sơn Hải An

Bắc Trung bộ

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tinh, Quảng Bình, Quả Trị, Thừa Thiên Huế

GTZ và

JICA

Quảng Trị

Gio Linh Gio Thành Linh Thường

Nhóm nghiên cứu gồm Bộ LĐTBXH, Viện KHLĐXH, và các

nhà nghiên cứu độc lập (tài trợ của GTZ)

Sơn Hà

Sơn Bá Sơn Cao

Duyên hải miền Trung

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa

ADB

Quảng Ngãi

Tứ Nghĩa Nghĩa Thọ Nghĩa An

Giải pháp Việt Nam (tài trợ của ADB)

Page 7: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

vi

Bảng: Quan hệ đối tác trong Đánh giá nghèo theo vùng (tiếp theo)

Đánh giá nghèo có sự tham gia Vùng Những tỉnh trong vùng

Các nhà tài trợ chịu trách nhiệm về đánh giá nghèo cấp vùng Tỉnh Huyện Xã

Nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm đánh giá nghèo có sự tham gia

của người dân

EaHleo Eaheo Ea Ral

Dacrlap Đao Nghĩa Quang Tân

Tây Nguyên Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak

ADB

Đak Lak

Thành phố Buôn Ma Thuột

Thị trấn Ea Tam

Action Aid (tài trợ của ADB)

Huyện Bình Chánh Thị xã An Lạc Tân Tạo

TP Hồ Chí Minh

Quận 8 Phường 4 Phường 5

Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh (tự tài trợ)

Ninh Phước Phước Hải Phước Dinh

Đông Nam bộ TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngân hàng Thế giới

Ninh Thuận

Ninh Sơn Lương Sơn Mỹ Sơn

Trung tâm phát triển nông thôn (tài trợ của

Ngân hàng Thế giới)

Tam Nông Phú Hiệp Phú Thọ

Đồng Tháp

Tháp Mười Thanh Lợi

Thanh Phú

Mỹ Hưng Thới Thanh

Đồng bằng Sông

Cửu Long

Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

UNDP và AusAid

Bến Tre

Mỏ Cày Thành Thới

Trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu Long An (tài trợ của UNDP và

AusAid)

Page 8: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Tóm tắt Báo cáo

vii

Những chữ viết tắt

BHYT  Bảo Hiểm Y tế CCB  Cựu Chiến binh CLB  Câu lạc bộ CTĐ  Chữ thập Đỏ ĐBSCL  Đồng bằng sông Cửu Long GDSK  Giáo dục sức khỏe HĐND  Hội đồng Nhân dân LĐTBXH  Lao Động, Thương Binh và Xã Hội MTQGXĐGN  Mục tiêu Quốc gia Xóa đói Giảm nghèo  MTTQVN  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ND  Nông dân PHHS  Phụ huynh học sinh PN  Phụ nữ PPA  Khảo sát nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng PVCN  Phỏng vấn cá nhân TLN  Thảo luận nhóm TN  Thanh niên UNDP  Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UBND  Ủy ban Nhân dân XĐGN  Xóa đói giảm nghèo                        

Page 9: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

viii

     

Page 10: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Tóm tắt Báo cáo

ix

Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh, Sở LĐTB&XH, Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT, Sở Y tế, Sở GD&ĐT, Mặt trận tổ quốc và Hội phụ nữ tỉnh, tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Bến Tre; UBND  và  các  phòng  TCLĐTB&XH,  Phòng  KH&ĐT,  Phòng  GD&ĐT,  Phòng NN&PTNT, Trung  tâm Y  tế, Trạm Khuyến nông, Hội phụ nữ,  trường học và nhân dân xã Mỹ Hưng, xã Thới Thạnh, Huyện Thạnh Phú và xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre), xã Phú hiệp, Phú thọ, huyện Tam Nông và xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) về thời gian, lòng mến khách và sự giúp đỡ nhiệt tình dành cho nhóm nghiên cứu trong thời gian làm việc tại tỉnh.  Cuộc đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp, do UNDP và AUSAID  tài  trợ, do một nhóm cán bộ của Trung  tâm Chăm sóc sức khoẻ ban đầu Long An – Bs. Lê Đại Trí, Trần Triêu Ngõa Huyến, Nguyễn Nhật Quang, Tô Thùy Hương, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê Công Minh, Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Lê Hạnh; với sự hỗ trợ của các cán bộ xoá đói giảm nghèo của các cấp tại địa phương. Bs. Lê Đại Trí chịu  trách nhiệm viết bản báo cáo này. Cảm ơn Ngân hàng Thế giới, bà Carrie Turk và Thanh Hòa, đã hỗ trợ dàn xếp việc in Báo cáo này.                             

Page 11: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

x

 

Page 12: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Tóm tắt Báo cáo

xi

Mục Lục

Lời nói đầu của nhóm hành động chống đói nghèo............................................................. iii Những từ viết tắt ....................................................................................................................... vii Lời cảm ơn  .................................................................................................................................... ix Tóm tắt Báo cáo  ............................................................................................................................ 1 

1.    Hiểu biết về nghèo đói  .................................................................................................... 1 2. Dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch                                         và quản lý ngân sách  ....................................................................................................... 1 3. Cung cấp dịch vụ giáo dục, y t ế và khuyến nông. ...................................................... 2 4. Chất lượng và mục tiêu hỗ trợ xã hội. ........................................................................... 3 5. Cải cách hành chính công. ............................................................................................... 3 6. Vấn đề môi trường............................................................................................................ 3 

Tổng quan về Nghiên cứu........................................................................................................... 4 1.1. Địa bàn nghiên cứu........................................................................................................... 4 

1.1.1.     Đồng bằng sông Cửu Long. ................................................................................. 4 1.1.2.     Bến Tre..................................................................................................................... 4 1.1.3. Đồng Tháp.............................................................................................................. 5 

1.2. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................. 6 1.2.1.    Nhóm nghiên cứu................................................................................................... 6 1.2.2.    Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 7 1.2.3.   Giới hạn nghiên cứu. ............................................................................................... 8 

Các Phát hiện. .............................................................................................................................. 10 A. Hiểu biết về nghèo đói........................................................................................................... 10 

1.1.   Nhận thức về nghèo đói............................................................................................... 10 1.2.   Công bằng xã hội. ......................................................................................................... 12 1.3.   Hỗ trợ có mục tiêu. ....................................................................................................... 15 1.4.    Tạo việc làm và thị trường lao động. ......................................................................... 22 

B.  Sự tham gia và vai trò của người dân trong quá trình ra quyết định. ............................ 25  Sự tham gia của cán bộ xã, ấp vào việc lập kế hoạch và ngân sách hàng năm.............. 25  Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. ... 25  Sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự án và hoạt động                                 tại địa phương......................................................................................................................... 26  Về mối quan hệ với chính quyền địa phương.................................................................... 27  Khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin ........................................................................ 27  Những nhân tố đang ảnh hưởng đến việc thi hành Nghị định 29 ở cấp xã................... 28 

C. Tình hình cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế và khuyến nông............................................. 29  Cung cấp dịch vụ giáo dục. .................................................................................................. 29  Cung cấp dịch vụ y tế. ........................................................................................................... 32  Cung cấp dịch vụ khuyến nông. .......................................................................................... 33 

D. Chất lượng và mục tiêu hỗ trợ xã hội. ................................................................................. 38  Hỗ trợ đột xuất. ...................................................................................................................... 38  Trợ cấp thường xuyên. .......................................................................................................... 40  Quản lý các quỹ hỗ trợ xã hội. .............................................................................................. 40 

E.  Cải cách hành chính. .............................................................................................................. 41  Dịch vụ một cửa...................................................................................................................... 41  Phân cấp quản lý. ................................................................................................................... 42  Luật doanh nghiệp. ................................................................................................................ 42 

Page 13: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

xii

Pháp lệnh công chức. .............................................................................................................. 42 F. Môi trường. .............................................................................................................................. 44 Đồng Tháp................................................................................................................................ 44 Bến Tre. ..................................................................................................................................... 45 

Kết luận và Khuyến nghị. ......................................................................................................... 46 Phần 1: Hiểu biết về nghèo đói.............................................................................................. 46 Phần 2: Quy chế dân chủ và sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và                 quản lý ngân sách. ..................................................................................................... 47 Phần 3: Thực hiện các dịch vụ y tế, giáo dục và khuyến nông. ........................................ 47 Phần 4: Các hỗ trợ xã hội. ....................................................................................................... 49 Phần 5: Cải cách hành chính. ................................................................................................. 50 Phần 6: Vấn đề và môi trường. .............................................................................................. 50 

Các Phụ lục................................................................................................................................... 52 Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 57 

Page 14: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Tóm tắt Báo cáo

1

Tóm tắt Báo cáo Đợt PPA này được thực hiện vào tháng 7 và tháng 8 năm 2003 tại huyện Tam Nông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp và huyện Thạnh Phú, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu tập trung vào các chủ đề chính: hiểu biết về nghèo đói, các mô hình hiện tại về sự tham gia và trao quyền trong các quá trình ra quyết định tại địa phương, tình hình cung cấp dịch vụ hiện nay trong giáo dục, y tế và khuyến nông, chất lượng và mục tiêu hỗ trợ xã hội, cải cách hành chánh công, môi trường và di dân.  1. Hiểu biết về nghèo đói Trong những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng khá lên. Cuộc sống của người nghèo cải thiện chậm hơn so với người trung bình và khá giả. Những hộ khá lên thường là hộ có buôn bán, kinh doanh, có đủ tư liệu sản xuất, có mối quan hệ xã hội rộng và công chức nhà nước. Trong khi đó, những hộ nghèo hơn và yếu thế hơn thường là những hộ không/ ít đất, thiếu kỹ thuật và có vấn đề về sức khỏe. Động lực lớn tạo nên những thay đổi này là tác động của chương trình tín dụng và sự phát triển cơ sở hạ tầng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thêm vào đó là tình trạng thiên tai, lũ về sớm  ít xảy  ra và giá cả sản phẩm nông nghiệp  ổn định ở mức có  lợi cho nhà nông.   Nhóm hộ nghèo được hưởng lợi từ chương trình XĐGN và điều này đã giúp họ cải thiện phần nào cuộc sống. Tuy nhiên, những hỗ trợ này vẫn chưa đủ mạnh để giúp họ có được mức thu nhập ổn định và tự mình thoát nghèo.  Tiêu chuẩn thu nhập bình quân đầu người của Bộ LĐTBXH đang được chính quyền địa phương sử dụng để xác định tình trạng nghèo. Các tiêu chuẩn của người dân là đất ruộng, tài sản trong nhà, việc làm và tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Có sự khác nhau đáng kể giữa tình trạng tình trạng nghèo đói (ví dụ như số hộ nghèo) nếu xét theo hai tiêu chuẩn nêu trên. Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xét hộ nghèo còn nhiều hạn chế do phương pháp tiếp cận từ trên xuống và áp lực của chỉ tiêu giảm nghèo được giao.  Người nghèo dường như có rất ít cơ hội để thoát nghèo một cách bền vững. Trở ngại lớn nhất  trong công  tác XĐGN ở ĐBSCL  là  tình  trạng phần  lớn hộ nghèo không có hoặc có rất ít đất trong khi việc làm phi nông nghiệp có ít và các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phát triển chậm.  2. Dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và quản lý ngân sách

Các quy tắc dân chủ cơ sở chưa được người dân và cán bộ điạ phương hiểu một cách đầy đủ. Phần lớn cho rằng dân chủ cơ sở giống như là thông tin cho người dân biết những gì đã được quyết định và họ sẽ thực hiện hoặc đóng góp những gì. Người dân không biết rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi giám sát các chương trình dự án tại địa phương. 

Page 15: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2

Hầu hết các chương trình, dịch vụ XĐGN đều được các các bộ tỉnh, huyện và xã quyết định. Ngân sách của địa phương và của các chương trình, dự án chưa được dán công khai, hoặc công khai chưa đầy đủ ở xã. Mối quan hệ giữa thành viên hội đồng nhân dân và người nghèo vãn còn hạn chế. Vai trò của thanh tra nhân dân còn mờ nhạt và chưa thể thực hiện được chức năng hỗ trợ, tăng cường dân chủ cơ sở tại địa phương.  3. Cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế và khuyến nông Giáo dục

Trong những năm qua, nhiều trường học và phòng học đã được xây dựng. Việc học hành của trẻ cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Chính sách miễn giảm học phí đã giúp đỡ người dân đáng kể  trong việc cho con em đến  trường. Tuy nhiên, những hỗ  trợ này vẫn chưa đủ mạnh để giúp  trẻ học cao hơn sau khi hết  tiểu học, đặc biệt  là hộ nghèo. Các khoản tiền học sinh phải đóng và chi tiêu ở cấp trung học vẫn còn cao và là gánh nặng cho những hộ nghèo. Các lớp xóa mù cho người lớn không còn và kinh phí cho việc xóa mù nói chung vẫn còn hạn chế.   Nghiên cứu phát hiện có sự khác nhau đáng kể giữa con số mù chữ ở người lớn theo báo cáo của Phòng Giáo Dục và con số thực tế ở các điểm nghiên cứu. Điều này cho thấy những kế hoạch phát  triển giáo dục có  thể đã không  theo sát với  thực  tế và vì vậy, các hoạt động xóa mù cho người lớn đã không được coi trọng.  Y tế

Phần lớn những hộ nghèo đều có thẻ bảo hiểm y tế và được điều trị miễn phí ở bệnh viện huyện, tỉnh. Việc khám chữa bệnh miễn phí đã giúp đỡ hộ nghèo rất nhiều, đặc biệt  là  trong  trường hợp hộ  có người bệnh nặng. Tuy nhiên, hiệu quả  của  chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho hộ nghèo vẫn chưa cao vì người nghèo ít có xu hướng đến bệnh viện nếu bệnh chưa nặng và việc khám chữa bệnh và điều trị ngoại trú với thẻ bảo hiểm y tế vẫn chưa được thực hiện hiệu quả và rộng rãi ở các trạm y tế xã và các phòng khám khu vực liên xã. Bên cạnh đó, còn có nhiều hộ nghèo chưa hiểu đầy đủ quyền lợi và cách sử dụng thẻ BHYT. Quyết định 139 đã được thực hiện khác nhau ở 2 tỉnh nghiên cứu. Không phải tất cả những hộ nghèo đều có thẻ BHYT.  Khuyến nông

Đã có khá nhiều chương  trình khuyến nông đang được  thực hiện để khuyến khích sản xuất nhưng những chương trình này có mức độ bao phủ rất thấp và số hộ hưởng lợi còn ít. Cán bộ khuyến nông tuyến huyện còn thiếu và hiện vẫn chưa có mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ  thực vật ở  tuyến xã. Hệ  thống cung cấp dịch vụ khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ thực vật và thú y vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế của người dân. Có những dịch vụ, chương trình mang đến lợi ích cho những hộ trung bình và khá, giàu hơn là những hộ nghèo.   Các dịch vụ khuyến nông hiện tại chỉ thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật chứ chưa cung cấp cây con giống và thông tin về giá cả đầu ra, thị trường cho người dân. Trong lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật, các buổi tập huấn còn quá ít và nội dung tập huấn còn chưa sát với nhu cầu  thực  tế. Trong  thời gian vừa qua, các buổi  tập huấn chưa  tập trung cho người nghèo, những hộ đang vay vốn để chăn nuôi  trọt. Phần  lớn người 

Page 16: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Tóm tắt Báo cáo

3

dân có được các thông tin và lời khuyên về khuyến nông thông qua các chủ đại lý bán thức ăn, phân bón và thuốc trừ sâu. 4. Chất lượng và mục tiêu hỗ trợ xã hội Hỗ  trợ khẩn cấp  tập  trung vào những hộ nghèo  trong những trường hợp như  lũ về sớm hoặc cháy, sập nhà đã giúp họ giảm bớt phần nào khó khăn. Tuy nhiên, do tuyến xã hiện không quản  lý các quỹ hỗ  trợ xã hội nên việc  thực hiện còn  tốn nhiều  thời gian và chưa kịp thời. Vào mùa lũ hàng năm ở Đồng Tháp Mười, các cán bộ ấp, xã là người chọn danh sách hộ khó khăn để cứu trợ theo phương thức xoay vòng. Mặc dù các cứu trợ này đã giúp người nghèo cầm cự được trong một thời gian ngắn nhưng nó cũng tạo ra thái độ trông chờ, ỷ lại khi lũ không lớn và không về sớm.  Việc  thực hiện  trợ cấp  thường xuyên được  thực hiện khá giống nhau ở hai địa bàn nghiên cứu, dựa theo quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Tính công bằng phụ thuộc vào tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở từng địa phương. Mức hỗ trợ còn quá thấp so với nhu cầu thực tế của cuộc sống.  5. Cải cách hành chính công Các  thủ  tục hành chánh đã đơn giản hơn. ở hai điểm nghiên cứu đều chỉ mới  thực hiện mô hình một cửa. Tuy nhiên, phần lớn người dân không biết rõ về mô hình, vì vậy những quyền của họ với vai trò là các khách hàng đã không được biết và hiểu đầy đủ. Các  thủ tục  liên quan đến dịch vụ ngân hàng, hộ khẩu, đất đai đang được  thực hiện ở tuyến huyện.  Các cán bộ huyện xã cho rằng việc  thay đổi  từ cán bộ địa phương  thành công chức nhà nước sẽ khiến cho các cán bộ tuyến xã làm việc hiệu quả và có trách nhiệm hơn. Người dân không hiểu về sự khác nhau và ít quan tâm đến sự thay đổi này.   6. Vấn đề môi trường  Tình  trạng phổ biến về môi  trường  là ô nhiễm nguồn nước do  chất  thải  sinh hoạt, thuốc trừ sâu và phân người. Thêm vào đó, nguồn  lợi thủy sản tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt do việc khai  thác bừa bãi và sử dụng nhiều  thuốc  trừ sâu. Người dân sống nhờ vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng chưa nhận thức đầy đủ về việc bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên này. Các cán bộ địa phương cho rằng khó có thể giải quyết được những vấn đề nói  trên. Một số khu vực ở Đồng Tháp Mười đã xây dựng những cụm dân cư để sống chung với  lũ. Vấn đề đang đối mặt  là nguy cơ ô nhiễm môi trường do tập trung nhiều hộ một khu vực dân cư nhỏ. 

Page 17: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

4

Tổng quan về Nghiên cứu 1.1. Địa bàn nghiên cứu 1.1.1. Đồng bằng sông Cửu Long

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều lần sáp nhập và chia tỉnh, đồng bằng sông Cửu Long  (ĐBSCL)  hiện  nay  bao  gồm  12  tỉnh  với  diện  tích  gần  40.000  km2  và  dân  số khoảng 17 triệu người. ĐBSCL có hệ thống sông ngòi và kinh đào chằng chịt. Khí hậu nhiệt  đới  gió mùa  với  2 mùa mưa  nắng  rõ  rệt,  lượng mưa  dồi  dào  và  ít  gió  bão. ĐBSCL được hình thành trên lớp phù sa cổ và tiếp tục được sông ngòi bồi đắp hàng năm. Đất  trồng  trọt ở ĐBSCL bao gồm 4  loại chính  là đất phù sa, đất phù sa nhiễm mặn,  đất phèn và  đất cát giồng. Hầu hết các  tỉnh  đều có những huyện ven biển bị nước mặn xâm  lấn khiến năng suất trồng trọt bị ảnh hưởng nhưng chứa nhiều tiềm năng nuôi trồng thủy sản. 

Đồng Tháp Mười là một vùng đất trủng rộng lớn trải rộng trên địa bàn của 4 tinh An Giang, Long An,  Đồng Tháp và Tiền Giang,  đất  đai  có nhiều phèn, mỗi năm  chịu ngập  lụt khoảng 3 tháng. Trong hai thập niên gần đây, Đồng Tháp Mười được khai phá và trở thành khu vực sản xuất lúa quan trọng của ĐBSCL. 

Ngày nay, nguồn  tài nguyên  thiên nhiên của ĐBSCL không còn dồi dào như  trước nữa. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển nhanh, đa dạng và sự phân hóa kinh tế ngày càng rõ rệt. Một trong những đặc điểm về nghèo khổ của ĐBSCL là ngày càng có nhiểu người nghèo không đất. 

Nghiên cứu này được  thực hiện  tại Bến Tre và Đồng Tháp,  là hai  tỉnh đại diện cho vùng  ven biển và Đồng Tháp Mười của ĐBSCL.  1.1.2. Bến Tre

Bến Tre được hợp thành từ ba cù lao lớn là An Hóa, Bảo và Minh. Phía Đông của Bến Tre là biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bến Tre có diện tích tự nhiên 231.501 ha, dân số 1.316.356 người. Về hành chánh, tỉnh Bến Tre gồm có thị xã Bến Tre và 7 huyện. Trong những năm gần đây giao thông đường bộ phát triển mạnh. Cống đập Ba Lai là một công trình ngọt hoá quan trọng cho nhiều huyện của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 22.718 hộ nghèo,  chiếm  tỉ  lệ  7,46%. Nghiên  cứu  tiến hành  ở xã Mỹ Hưng,  xã Thới Thạnh của huyện Thạnh Phú và xã Thành Thới B của huyện Mỏ Cày.   Huyện Thạnh Phú, xã Mỹ Hưng và xã Thới Thạnh

Huyện Thạnh Phú cách trung tâm tỉnh khoảng 50 km, ở phía cuối Cù lao Minh và tiếp giáp với biển Đông. Diện tích tự nhiên của huyện 41.179 ha. Về hành chính, huyện có 1 thị trấn và 17 xã. Kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Toàn huyện có 4.536 hộ nghèo trong tổng số 29.606 hộ, tỉ lệ 15.32%. Phần lớn nghèo là do thiếu đất (60%) và không có việc làm (30%) 

Xã Mỹ Hưng có 4 ấp với diện tích tự nhiên là 5.125 ha, trong đó 47 ha đất nông nghiệp. Trồng  lúa và nuôi  trồng  thủy sản  là hai ngành kinh  tế chính của xã. Hiện có 319 hộ nghèo trong số 1.718 hộ của xã, tỉ lệ 7,84%. Thiếu đất chiếm phân nữa các nguyên nhân 

Page 18: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Tổng quan về Nghiên cứu

5

nghèo. Các nguyên nhân còn lại là không có việc làm và không đủ sức lao động. Quốc lộ 57 chạy xuyên qua xã. Còn lại, các trục lộ chính đều là đường đất. Tỉ lệ hộ nghèo ở 2 ấp nghiên cứu Thạnh Khương và Thạnh Mỹ là 18,75% và 12,78%.  Xã Thới Thạnh có 5.125 ha diện tích tự nhiên. Kinh tế chủ yếu của xã là trồng lúa kết hợp với chăn nuôi và kinh tế vườn. Nguyên nhân nghèo chủ yếu là thiếu đất (44%) và đông con (42%). Toàn xã có 6 ấp, 1.778 hộ với 370 nghèo, tỉ lệ 20,81%. Việc đi lại ở 2 ấp nghiên cứu là Xương Long và Xương Thạnh A tương đối khó khăn do đường đất và đá đỏ. Tỉ lệ hộ nghèo ở 2 ấp là 9,9% và 10,42%.   Huyện Mỏ Cày và xã Thành Thới B

Huyện Mỏ Cày nằm ở giữa Cù lao Minh, cách trung tâm tỉnh khoảng 15 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 35.351 ha. Huyện có 1 thị trấn và 27 xã. Kinh tế chính của huyện là trồng lúa, cây ăn trái và tiểu thủ công nghiệp.Toàn huyện có 64.430 hộ, trong đó hộ nghèo chiếm tỉ lệ 7,95%, 5.043 hộ. Các nguyên nhân nghèo chính của huyện được kể ra là thiếu đất (42%), thiếu kinh nghiệm sản xuất (33%), thiếu việc làm (23%) và thiếu vốn sản xuất (22,5%)  Xã Thành Thới B có 4 ấp với diện tích tự nhiên là 1.820 ha. Các nguồn lợi chính của xã là trồng lúa, mía, cây ăn trái và tiểu thủ công nghiệp. Toàn xã có 286 hộ nghèo trong tổng số 2.025 hộ, tỉ lệ 14,12%. Thiếu đất sản xuất là nguyên nhân chính (78%) gây ra tình trạng nghèo, còn lại là do bệnh tật. Tỉ lệ hộ nghèo ở An Thiện và An Trạch Tây là 11,52% và 16,83%.  1.1.3. Đồng Tháp

Đồng Tháp là một trong những tỉnh nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười. Diện tích tự nhiên  của huyện  là  323.800 ha. Dân  số  là  1.558.182 người. Về hành  chánh,  tỉnh Đồng Tháp gồm  có 2  thị xã và 9 huyện. Trồng  lúa và  trồng  tràm  là hai nguồn  thu nhập chính. Trong khoảng 10 năm qua Đồng Tháp đang phát triển thêm nghề nuôi cá. Với hệ thống kinh đào chằng chịt, giao thông đường thủy vẫn đang chiếm vai trò chủ yếu mặc dầu hệ thống đường bộ đang phát triển. Nhà cửa thường tập trung dọc theo bờ kinh và các gò đất cao. Đồng Tháp hiện có 35.247 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 10,31% số hộ  trong  tỉnh. Tại Đồng Tháp, các điểm nghiên cứu  là xã Phú Hiệp, Phú Thọ  thuộc huyện Tam Nông và xã Thạnh Lợi thuộc huyện Tháp Mười.  Huyện Tam Nông, xã Phú Hiệp và xã Phú Thọ

Huyện Tam Nông nằm ở phía Tây bắc và cách trung tâm tỉnh lỵ Đồng Tháp khoảng 35 km.  Diện tích đất tự nhiên của huyện là 45.915 ha, trong đó trong đó phần lớn là diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Về hành chánh, huyện có 1 thị trấn và 11 xã. Toàn huyện có 21.929 hộ, trong đó có 3.715 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 16,94%. Trồng lúa và trồng tràm là hai ngành kinh tế chủ yếu của huyện. Tam Nông được biết đến với vườn quốc gia Tràm Chim có hệ  thống  sinh  thái  động  thực vật phong phú và quý hiếm. Giao thông liên xã là đường thủy.  Xã Phú Hiệp cách trung tâm huyện khoảng 12 km, có 4 ấp với diện tích đất tự nhiên là 6.054 ha. Kinh tế chủ yếu của xã là trồng lúa và trồng kiệu. Xã hiện có 478 hộ nghèo, chiếm 27,08% trong tổng số 1.765 hộ. Các nguyên nhân nghèo được kể đến là do thiếu vốn (83%), do thiếu đất (50%) và do không việc làm (19%). Hai ấp nghiên cứu ở xã là K10 và K12 có tỉ lệ hộ nghèo là 23,94% và 17,8%. 

Page 19: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

6

Xã Phú Thọ có diện tích đất tự nhiên là 4.836 ha và cách trung tâm huyện 8 km. Trồng lúa và nuôi cá lóc là hai ngành kinh tế chính của xã. Cả xã có 5 ấp với 2.228 hộ, trong đó có 412 hộ nghèo, tỉ lệ 18,49%. Xét về nguyên nhân nghèo, 50% là do thiếu vốn, 43% là do thiếu đất và 26% là do thiếu lao động. Nghiên cứu tiến hành ở ấp Long Phú và Phú Thọ B với tỉ lệ hộ nghèo là 12,77% và 14,36%.  Huyện Tháp Mười và xã Thạnh Lợi

Tháp Mười là huyện trọng điểm về trồng lúa của tỉnh, cách trung tâm tỉnh chừng 40 km về phía Đông bắc. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 51.766 ha. Về hành chánh, huyện có 1 thị trấn và 12 xã. Toàn huyện có 2.608 hộ nghèo trong tổng số 16.025 hộ, chiếm tỉ lệ 10,02%.  Xã Thạnh Lợi nằm  cách  trung  tâm huyện khoảng  30 km, mới  được  thành  lập vào tháng 11 năm 1997. Toàn xã có 5 ấp. Diện tích đất tự nhiên của xã là 6.776 ha. Kinh tế chủ yếu là độc canh cây lúa. Hiện xã có 159 hộ nghèo, chiếm 18,97% trong tổng số 838 hộ của xã. Thiếu vốn  (83%),  thiếu đất  (72%) và  thiếu  lao động  (35%)  là các nguyên nhân nghèo  chính  của  xã.  ấp  1 và  ấp  2  là hai  ấp nghiên  cứu,  có  tỉ  lệ hộ nghèo  là 20,05% và 32,14%. Giao thông chính của xã là đường thủy. Một số khu vực gần trung tâm xã đã bê tông hóa đường giao thông nông thôn.  1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Nhóm nghiên cứu

Bs. Lê Đại Trí, Trung tâm Truyền thông GDSK Long An,  là nhóm trưởng của nhóm nghiên cứu nòng cốt. Nhóm này gồm có 8 thành viên và được chia làm 2 đội để thực hiện nghiên cứu tại 2 tỉnh.  

Họ và tên Chức vụ Cơ quan

Lê Đại Trí Bác sĩ Trưởng nhóm nghiên cứu

Trung tâm Truyền thông GDSK Long An

Trần Triêu Ngừa Huyến Bác sĩ Đội trưởng Đồng Tháp

Tư vấn độc lập

Nguyễn Nhật Quang Bác sĩ Nghiên cứu viên Đồng Tháp

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Tô Thùy Hương Kỹ sư Nông nghiệp Nghiên cứu viên Đồng Tháp

Trung tâm Truyền thông GDSK Long An

Nguyễn Thị Thanh Bình Cử nhân Ngôn ngữ học Nghiên cứu viên Đồng Tháp

Trung tâm Truyền thông GDSK Long An

Lê Công Minh Cử nhân y tế công cộng Đội trưởng Bến Tre

Trung tâm Truyền thông GDSK Long An

Nguyễn Thị Nhẫn Thạc sĩ xã hội học Nghiên cứu viên Bến Tre

Trường Đại mở Bán công TP HCM

Nguyễn Lê Hạnh Dung Cử nhân y tế Nghiên cứu viên Bến Tre

Trung tâm Truyền thông GDSK Long An

 Nhóm nghiên cứu viên địa phương bao gồm 21 thành viên ở mỗi tỉnh. Đó là cán bộ của các cơ quan, ban ngành đoàn thể ở các cấp tỉnh, huyện và xã có liên quan đến việc thực hiện chương trình XĐGN ở địa phương.  

Page 20: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Tổng quan về Nghiên cứu

7

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên nguyên tắc có sự tham gia của người dân và các cơ quan,  tổ  chức,  cá nhân  có  liên quan  đến  các nội dung nghiên  cứu. Nghiên  cứu  sử dụng phương pháp  định  tính với  bảng  câu hỏi bán  cấu  trúc và  các  kỹ  thuật như: phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm tập trung, nghiên cứu trường hợp, quan sát, xếp hạng ưu tiên, giản đồ Venn, phân loại kinh tế hộ, vẽ biểu đồ xu hướng, vẽ bản đồ xã hội...   Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tam giác để phân tích các vấn đề dưới những góc độ khác nhau từ phía người dân, từ phía các nhân vật chủ chốt và từ các nguồn thông tin thứ cấp.   Bến Tre và Đồng Tháp là hai tỉnh được chọn đại diện cho vùng đồng bằng ven biển và vùng Đồng Tháp Mười. Có 6 ấp của 3 xã thuộc 2 huyện ở mỗi tỉnh được chọn để tiến hành nghiên cứu theo tiêu chuẩn:  

đã thực hiện đợt điều tra mức sống hộ dân cư năm 2002  đại diện cho địa phương về tình trạng nghèo khổ, địa lý, văn hóa và phong tục tập quán...  

 Người dân cung cấp thông tin cho nghiên cứu thuộc hộ nghèo có sổ, hộ nghèo không sổ, hộ đã thoát nghèo, hộ có xu hướng thoát nghèo, hộ có nguy cơ rớt xuống nghèo, hộ kinh tế trung bình/khá, các phụ huynh học sinh, chủ nhiệm Hợp tác xã và những mạnh  thường quân  trong xóm  ấp. Về phía các nhân vật chủ chốt, nghiên cứu chọn phỏng vấn các lãnh đạo và cán bộ của cơ quan, ban ngành địa phương có liên quan đến các chủ đề nghiên cứu ở các cấp huyện, xã và ấp.  Đối tượng cung cấp thông tin cho nghiên cứu

Số lượng thảo luận nhóm Số lượng

phỏng vấn cá nhân

Tổng số đối tượng cung

cấp thông tin Đối tượng cung cấp thông tin

Nhóm nam

Nhóm nữ

Nhóm nam nữ Nam Nữ Nam Nữ

Đồng Tháp 22 11 9 48 37 170 115

Cán bộ huyện, xã và ấp 8 0 3 9 1 50 6

Người dân 14 11 6 39 36 120 109

Bến Tre 12 7 15 56 32 156 132

Cán bộ huyện, xã và ấp 6 0 3 6 0 40 7

Người dân 6 7 12 50 32 116 125

Cộng 68 36 48 208 138 326 247

Page 21: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

8

1.2.3. Giới hạn nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào chủ đề nghèo đói, cho dù người cung cấp thông tin là cán bộ các cấp hay là các nhóm dân khác nhau trong cộng đồng. Vì vậy, bức tranh được mô tả trong nghiên cứu là bức tranh về tình trạng nghèo đói chứ không phải là bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa... của địa điểm nghiên cứu.  Các nghiên cứu viên ở Bến Tre đã không phỏng vấn đủ các cán bộ tuyến huyện như dư định. Các cán bộ Đảng ủy và UBND hai huyện đã không có được thời gian mặc dù lịch phỏng vấn đã được họ sắp xếp trước. Tại Đồng Tháp, có sự chênh lệch về các số liệu phúc tra hộ nghèo cuối năm 2002 do tuyến tỉnh, huyện và xã cung cấp. Nghiên cứu đã đưa vấn đề này ra thảo luận ở các cuộc họp đội và quyết định chọn số liệu do tuyến xã cung cấp do có độ  tin cậy cao hơn dựa  trên danh sách các hộ nghèo và số lượng hộ nghèo theo từng phân nhóm.  

Page 22: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Tổng quan về Nghiên cứu

9

Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long và các điểm Nghiên cứu

Long An 

Tiền Giang  

Cà Mau

Kiên Giang

Bạc Liêu 

Sóc Trăng

CầnThơ

An Giang

Đồng Tháp 

VÜnh Long

Trà Vinh 

Bến Tre 

TP.HCM

Phú Quốc 

Thạnh Phú 

Mỏ Cày 

Th¸p M−êi

Page 23: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

10

Các Phát hiện A. Hiểu biết về nghèo đói 1.1. Nhận thức về nghèo đói Xu hướng cuộc sống

Xu hướng chung trong 10 năm gần đây là đời sống của người dân ngày càng khá lên. Những dấu hiệu tích cực cho thấy cuộc sống khá lên như   

• Số hộ đói và nghèo đã giảm rõ rệt • Nhu cầu ăn, mặc và ở của người dân cũng được cải thiện.  • Cơ sở hạ tầng như đường, điện, trạm y tế, trường học và chợ phát triển cũng 

làm cho người dân cảm thấy cuộc sống của họ có thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.  

 Ảnh hưởng của các cơn  lũ, đặc biệt  là năm 2000 có  làm cuộc sống người dân  trong năm này khó khăn hơn do mất mùa và hư hỏng nhà cửa, đường sá nhưng sau đó vẫn hồi phục và khá lên.  Cuộc sống của người trung bình và khá giả cải thiện nhanh và nhiều hơn so với cuộc sống của người nghèo. Vì vậy khoảng cách giữa giàu và nghèo  tại các điểm nghiên cứu đã nới rộng hơn.  

Những yếu tố khiến cuộc sống của người nghèo thay đổi chậm là 

• Thiếu đất, vốn và các phương tiện sản xuất: phần lớn hộ nghèo ở các điểm nghiên cứu không có hoặc có ít đất. Họ cũng không có đủ vốn để đầu tư cho sản xuất 

• Thiếu hỗ  trợ kỹ  thuật: hộ nghèo không  có/ không  được  tập huấn kỹ  thuật nên chăn nuôi, trồng trọt dễ bị thất bại 

• Rủi  ro  trong  sản xuất:  thất bại  trong  các  lĩnh vực  có  đầu  tư  lớn như nuôi  tôm, trồng kiệu khiến nhiều hộ rơi vào cảnh nợ nầng chồng chất. 

• Công việc ít và không ổn định: thu nhập của người nghèo chủ yếu dựa vào việc làm thuê vì vậy không ổn định. Việc tổ chức sạ lúa đồng loạt để chạy lũ ở Đồng Tháp đã làm cho thời gian có công việc làm thuê rút ngắn, chỉ còn 10‐15 ngày/ vụ và vì vậy  thời gian không có việc  làm  tăng  lên. Họ khó kiếm được việc  làm phi nông nghiệp không có tay nghề và học vấn thấp. 

• Ngoài ra, giá cả sản phẩm đầu ra nông nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người nghèo. Ở huyện Tam Nông, trong khoảng thời gian từ 1994 đến 1999, nhiều hộ trở nên nghèo hơn do lúa và kiệu mất giá. Phần lớn người trồng kiệu phải bán đất.  

Động lực của sự thay đổi

Những động lực tạo nên sự thay đổi này là  

• Tác động của các chương trình tín dụng đến các hộ trung bình và khá: nguồn vốn  từ Chương  trình quốc gia giải quyết việc  làm 120 và  từ các nguồn khác như Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp đã giúp các hộ này đầu tư nhiều hơn vào sản suất. 

Page 24: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

11

Ví dụ như những hộ nuôi tôm sú ở xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú và những hộ nuôi cá lóc ở xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông 

• Giá cả sản phẩm đầu ra ổn định: trong những năm gần đây, giá lúa, kiệu và các sản phẩm khác ổn định ở mức có lợi cho nông dân. 

• Tác động của xây dựng cơ sở hạ tầng: sự thay đổi về đường xá, cầu cống đã giúp cho việc đi  lại, vận chuyển hàng hóa, buôn bán dễ dàng hơn. Trường học được xây dựng thêm phòng, giảm bớt tình trạng 3 ca. Hệ thống thủy lợi đã giúp năng suất lúa ngày càng cao và ổn định: vụ đông xuân đạt 5‐6 tấn/ ha và  hè thu từ 3,5‐4 tấn/ ha. Hệ  thống đê bao cục bộ ở Đồng Tháp giúp nông dân sạ  lúa vụ hè  thu sớm, tránh  được  lũ. Đường  điện  chính  ở Bến Tre xã  có  tác  động  tích  cực  đối với hộ trong việc sản xuất và chăn nuôi. Điện giúp người dân có thêm việc vào ban đêm  như làm dây thừng bằng xơ dừa, dệt chiếu, dệt thảm, lột dừa. 

• Có ít lũ lớn, sớm và thiên tai: ngoại trừ cơn bão Linda năm 1997 và cơn  lũ  lớn vào năm 2000, khí hậu thời tiết trong những năm vừa qua cũng khá thuận lợi cho sản xuất. Cần nhấn mạnh rằng lũ về hàng năm là điều bình thường ở khu vực Đồng Tháp Mười và người dân luôn sẵn sàng đón nhận để khai thác các nguồn lợi thủy sản và đất đai sẽ trở nên màu mỡ hơn vào vụ mùa sau. 

• Sự phát triển kinh tế của toàn vùng: trong những năm gần đây, nền kinh tế của khu vực ĐBSCL đã phát triển đáng kể nhờ vào việc xây dựng cầu Mỹ Thuận và nâng cấp quốc lộ 1A. Bên cạnh đó, giá cả hàng tiêu dùng như vải vóc, xe máy, TV cũng ở trong mức chấp nhận được nên việc ăn mặc, đi lại và giải trí... của người dân có khá hơn. Số vụ mùa trong năm tăng lên đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm theo mùa vụ. Giao thông phát triển giúp cho việc buôn bán, trao đổi hàng hóa nhanh hơn và cuộc sống cũng năng động hơn. Nhiều người dân đi tìm việc làm phi nông nghiệp, nông  nghiệp  ở  các  thành phố  lớn  và  các  nơi  khác  trong  vùng  đã  đem  về một nguồn tài chính đáng kể cho các thành viên ở quê nhà. 

• Tác động của chính sách miễn giảm học phí, viện phí: đã giúp người nghèo giảm được gánh nặng trong chi tiêu gia đình. 

 

Các sự kiện chính ở xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng tháp

• 1985:  Rã tập đoàn. Nhà nước bắt buộc trồng lúa 2 vụ. Dân không thực hiện. • 1995:   Dân bắt đầu trồng lúa 2 vụ. Vụ hè thu thất bại năng nề. • 1997:   Thành lập xã Thạnh Lợi • 1998‐1999:   Xây dựng trạm xá, trường học tại xã • 1985‐1999:   Dân tự gia cố hệ thống đê bao, nạo vét kênh mương bằng tay • 1999‐2000:   Nhà nước sử dụng máy móc củng cố hệ thống thủy lợi nội đồng • 1995‐2000:   Làm lúa 2 vụ nhưng vụ hè thu thất. Dân vay nợ, cầm cố, bán đất • 2001‐2003:   Vụ lúa hè thu bắt đầu có lời. Năng suất lúa 2 vụ cao, ổn định, lúa có 

giá. Dân  trả  nợ  những  năm  trước.  Bê  tông  hóa  đường  giao  thông nông thôn và xây dựng hệ thống điện (đang thực hiện) 

• 2002‐2003:   Xây dựng cụm dân cư ấp 1 với 170 nền nhà (đang thực hiện) 

Page 25: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

12

1.2. Công bằng xã hội: Cơ hội giàu lên

Những hộ đặc biệt giàu lên thường rất ít và tập trung vào những hộ có ưu thế như  

• Những hộ có phương tiện sản xuất và có vốn: hầu hết đây là những hộ nắm được kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệp  trong việc  sản xuất. Họ có  thể vay vốn  từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với số lượng đủ để đấu tư. Nhờ có đất đai và vốn liếng họ dễ dàng mở rộng quy mô và cũng dễ dàng thành công trong công việc làm ăn. Ví dụ nhiều hộ khá lên nhờ trúng tôm nhiều vụ, nhờ nuôi bò, nhờ nuôi cá lóc hoặc trồng kiệu. Mức độ giàu lên tùy thuộc khá nhiều vào giá cả sản phẩm vào thời điểm bán ra và nguồn vốn sẵn có để vượt qua những rủi ro.  

• Những hộ buôn bán, kinh doanh cũng dễ dàng khá lên như các đại lý con giống, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu.  

• Những hộ có mối quan hệ xã hội tốt: người giàu và những cán bộ nhà nước cũng dễ dàng giàu  lên nhờ nắm được các chủ trương chánh sách của nhà nước, biết tính toán làm ăn 

• Những hộ cho vay: những hộ cho vay nóng với  lãi suất cao hoặc những hộ nhận cầm cố đất của người khác 

 Ngoài ra, có những  trường hợp cá biệt như hộ có đất nằm  trong khu quy hoạch và được đền bù, hộ có thân nhân  là Việt kiều gởi tiền về (Bến Tre) và hộ trúng số kiến thiết.   

Khá lên nhờ nuôi cá lóc

Anh Nguyễn H. Ph. ở xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông được xếp là hộ nghèo. Nhà không có ruộng, lại có 4 con và có một đứa bị khuyết tật. Gia đình anh chưa được vay vốn XĐGN, chưa được tập huấn về chăn nuôi. Tháng 8/ 2001 anh mượn hầm (ao) nuôi 2.000 cá con. Thức  ăn  là cá  tạp giăng bắt được. Lần này anh  lời 5  triệu. Tháng 8/ 2002 anh nuôi 5.000 cá con và có mua  thêm khoảng 3  triệu  thức ăn. Lần này anh lời   đến 15 triệu. Đến tháng 12/ 2002 anh chuộc lại ruộng và trở thành hộ thoát nghèo.  Hiện anh đã mua được hầm cá lóc, chuẩn bị nuôi cá trong mùa lũ năm nay.  

Nguy cơ nghèo hơn

Những hộ có nguy cơ nghèo hơn thường là  

Có ít đất, ít vốn: những  lợi nhuận từ sản xuất nhiều khi không đủ cho nhu cầu của cuộc sống. Trong trường hợp sản xuất thua lỗ, phần lớn những hộ này không có đủ vốn để tiếp tục đầu tư cho lần sau. Hầu hết những trường hợp này đều dẫn tới tình trạng bán đất, mắc nợ và dễ dẫn tới nguy cơ ngày càng nghèo hơn.  Thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất: họ  thường xuyên gặp những rủi ro  trong công việc làm ăn, chủ yếu là gia súc, gia cầm chết. Ví dụ có nhiều hộ ở xã Mỹ Hưng không nằm được kỹ thuật nên nuôi tôm không thành công phải mang nợ từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.  

Page 26: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

13

Gặp phải tình trạng rớt giá nông sản: trong trường hợp người dân gặp rủi ro về giá cả như đa  số  các  trường hợp nuôi  cá  lóc,  trồng kiệu hoặc  trồng mía,  thu nhập  của người nghèo bị ảnh hưởng nghiêm trọng và họ không thể gượng dậy.  

Có ít lao động chính nhưng có nhiều người ăn theo: đó là những trường hợp như  

• Trong nhà có người bệnh hoạn phải điều trị tốn kém ở bệnh viện hoặc bệnh mãn tính. Khi  đó họ phải  tốn nhiều  tiền  cho việc  điều  trị và bản  thân những người chăm sóc cũng không có nhiều thời gian để đi làm.  

• Những hộ có nhiều con nhỏ. Trong giai đoạn con còn nhỏ, chưa đi làm được, họ thường rơi vào cảnh nghèo.  

• Hôn  nhân  tan  vỡ  hoặc  tình  trạng  goá  bụa  cũng  dẫn  tới  cảnh  nghèo  nếu  như những hộ này không có được chổ dựa vững chắc.  

Làm ăn thất bại do sản phẩm bị rớt giá liên tục

Anh T. 30 tuổi ở An Trạch Tây xã Thành Thới B có 2 con nhỏ, một đứa 6 tuổi và một đứa 8 tháng, và 1 mẹ già. Cả gia đình chỉ trông cậy vào anh là lao động chính trong gia đình. Do nhà có 3 công đất nên gia đình vừa trồng mía, vừa nuôi heo cũng đủ sống và có dư chút đỉnh.  Từ năm 2002,  giá mía rớt chỉ còn 1.200đ/kg, và giá heo con chỉ còn 15.000đ/kg nên anh bị lỗ liên tục. Thấy người ta trồng lát (cói) có ăn nên anh mượn 2 triệu để trồng. Khi thu hoạch giá lát chỉ còn 700đ/kg. Qua nhiều lần bị thất bại do sản phẩm bị rớt gíá anh phải bán 1 công ruộng bị trả nợ. 

Hầu hết những hộ nghèo hơn đều lâm vào tình trạng xấu. Thông thường, hậu quả của điều này là  

• Hậu quả đầu tiên là họ sẽ lâm vào cảnh nợ nần. Đối với những hộ đã mắc nợ thì nợ sẽ chồng nợ và không có khả năng  trả nổi. Ngay cả những hộ chưa mắc nợ cũng sẽ lâm vào cảnh nợ nần nếu muốn tiếp tục có vốn để làm ăn. Đối với những hộ có tài sản thì để trả nợ họ phải cầm cố đất hoặc bán đồ đạc trong nhà. Khi đó, họ có rất ít cơ hội để tiếp tục công việc của mình.  

• Sự sa sút khiến họ khó tiếp cận với các dịch vụ vay vốn (nhà nước và tư nhân) và việc làm ăn của họ sẽ trở nên khó khăn hơn.  

• Hậu quả kế đến là con cái họ bắt buộc phải nghĩ học để đi làm phụ giúp gia đình.  • Về mặt tinh thần, mối quan hệ giao tiếp với xã hội cũng bị hạn chế, tiếng nói của 

họ không được chú trọng. Bản thân họ cảm thấy mất tự tin trong việc định hướng cho tương lai.  

Nợ chồng nợ cũng vì nuôi tôm

Ông Lê văn R. ở ấp Thạnh Khương, xã Mỹ Hưng trứơc đây có năm công ruộng nhưng hiện nay thuộc hộ nghèo loại D. Năm 2000 ông vay ngân hàng 5 triệu đồng để nuôi tôm nhưng tôm chưa thu hoạch đã chết. Đến hạn trả vốn ông phải vay bên ngoài 6 triệu để trả  ngân hàng và vay tiếp 9 triệu vào năm 2001 để theo đuồi nuôi tôm. Một lần nữa tôm bị chết và ông không trả được nợ. Vụ tôm năm 2003 ông không được vay ở ngân hàng nữa nên đành mua chịu tôm giống hết 9 triệu đồng. Tổng cộng số tiền hiện nợ là 18 triệu.  Ông hy vọng vụ tôm này ông sẽ thắng. Nếu thắng lần này ông sẽ trả được nợ, nếu thua ông sẽ trốn đi nơi khác... 

Page 27: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

14

Những rủi ro dẫn tới tình trạng nghèo

Những  rủi  ro  làm cho người dân dễ bị nghèo  đi  ở hai  điểm nghiên cứu khá giống nhau.   

Đồng Tháp Bến Tre

• Bệnh tật • Tai nạn bất ngờ: cháy nhà, sập nhà • Lũ lụt làm vỡ đê bao • Làm ăn thua lỗ, ví dụ: chăn nuôi thất bại,

trồng trọt mất mùa • Nông sản rớt giá • Lãi mẹ đẻ lãi con nên khôngtrả nổi • Giá vật tư tăng cao

• Bệnh tật, • Tai nạn bất ngờ như sập nhà • Thiên tai • Chăn nuôi thất bại như thất vụ tôm, nuôi

heo chết • Nông sản rớt giá. • Tăng nợ vay nóng. • Mất lao động chính. • Vay vốn đi làm ăn xa nhưng khi đến nơi

không có việc làm.

Những nhóm dễ bị tổn thương khi phúc lợi xã hội kém đi

Người dân ở cả hai địa bàn nghiên cứu đều cho rằng khi phúc lợi xã hội kém đi thì những nhóm dễ bị tổn thương trước nhất là  Nhóm nghèo: hiện nay họ đang được hưởng lợi từ các chương trình quan trọng là cho vay vốn sản xuất, khám chữa bệnh miễn phí và cứu trợ thường xuyên lẫn đột xuất mà vẫn chưa thể thoát nghèo.  

Nghèo

Thiếu vốn và kỹ thuật sản xuất 

Làm ăn thua lỗ  

Nợ nần 

Bán hoặc cầm cố đất

Không thể vay vốn ngân hàng 

Vòng lẩn quẩn đói nghèo

Giáo dục thấp

Page 28: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

15

Nhóm đã thoát nghèo: mặc dù đã được công nhận là thoát nghèo nhưng thực tế thu nhập và cuộc sống của nhóm này không hơn nhón nghèo là mấy. Họ cũng sẽ dễ tái nghèo nếu không còn được hưởng lợi từ các chương trình trên.   Đời sống của phụ nữ

Trong bối cảnh chung đang có xu hướng khá lên, đời sống kinh tế của phụ nữ có khá hơn những năm qua. Họ có nhiều cơ hội hơn để tìm việc làm tăng thu nhập. Phụ nữ ăn mặc đẹp hơn vì vải vóc rẻ và nhiều chủng loại. Những phụ nữ trung bình hoặc khá giàu có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xã hội.   Đời sống phụ nữ nghèo nói riêng thường ít có thay đổi. Do thiếu đất, thiếu vốn nên thu nhập của họ ít được cải thiện. Họ cũng chưa có điều kiện thuận lợi hơn để giải trí, thăm viếng người thân và mở rộng quan hệ xã hội.   Công  lao động của phụ nữ ở cả hai nơi khảo sát vẫn còn thấp hơn nam, ví dụ công làm thuê của nam ở Tháp Mười là 30.000 VND/ ngày; nữ 20.000 VND/ ngày.  Nhóm nghiên cứu không thấy có sự khác biệt về mức độ tổn thương giữa nam và nữ vì các tiêu chuẩn được hưởng phúc lợi xã hội là như nhau cho cả hai giới. Nhưng có thể thấy trước rằng khi mức sống của các nhóm này bị giảm sút thì có thể người  phụ nữ sẽ cực hơn do những phân biệt về giới đã có sẳn trong xã hội và công việc nội trợ được dồn lên vai người phụ nữ.  1.3 Hỗ trợ có mục tiêu Quá trình xét hộ nghèo Tại huyện Tam Nông và Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

• Trưởng ấp cùng với ban ngành đoàn  thể ấp  lên danh sách hộ cần khảo sát, bao gồm hộ nghèo năm trước và hộ có nguy cơ nghèo năm nay để đề nghị lên xã. Ban XĐGN xã xét duyệt danh sách và gởi về huyện.  

• Cán bộ XĐGN huyện, xã, trưởng ấp và tổ trưởng đến từng nhà để đánh giá thu nhập hộ gia đình.  

• Sau đó  là mời những hộ khá, hộ có uy tín để bình nghị danh sách hộ nghèo, hộ thoát nghèo. Kết quả khảo sát được chuyển đến ban XĐGN xã 

• Ban XĐGN huyện và tỉnh phê duyệt danh sách hộ nghèo • Sổ hộ nghèo được chuyển về huyện, xã và ấp để cấp cho các hộ.  Các hộ nơi khác đến tạm trú từ 6 tháng trở lên đều được xét giống như các hộ khác. Đối  với  các  hộ  nghèo  năm  trước,  đến  hạn  phúc  tra  năm  sau  nếu  không  có  ở  địa phương thì vẫn được vào danh sách hộ nghèo nhưng ở dạng hộ không điều tra được. Khi họ về, các cán bộ ấp sẽ có trách nhiệm xác minh lại và báo cáo sau.  Tại huyện Thạnh Phú và Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre

Vào cuối năm 1999, trong đợt xét hộ nghèo đấu tiên, qui trình xét duyệt ở Thạnh Phú và Mỏ Cày được thực hiện theo các bước sau  • Đầu  tiên  là những người dân  tự  tính mức  thu nhập của  từng hộ để đưa ra biều 

quyết công khai trong cuộc họp tổ tự quản và lập danh sách hộ nghèo.  

Page 29: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

16

• Danh sách này được gởi về Ban nhân dân ấp để phân loại theo A, B, C, D. Cuộc họp xét này có tham dự của Ban nhân dân ấp và tổ trưởng tổ tự quản và CB xã phụ trách ấp, có nơi có thêm sự tham dự của người dân khá hoặc giàu. Danh sách hộ nghèo được phân loại và gởi lên cho Ban XĐGN xã.  

• Ban XĐGN họp xét với thành phần gồm bí thư xã, trưởng ban XĐGN, các thành viên Ban XĐGN và các trưởng ấp. Ngoài ra 1 cán bộ huyện cũng tham dự trong cuộc họp này. Danh sách hộ nghèo được  thông qua  theo  từng  ấp. Sau đó danh sách hộ nghèo được niêm yết công khai tại xã 15 ngày trước khi gởi về huyện.  

• Tại huyện cuộc bình xét chỉ tập trung vào những hộ nghèo loại A. Nếu có khiếu nại  thắc mắc hoặc nghi ngờ không  công bằng  thì huyện  sẽ  tiến hành phúc  tra. Cuối cùng Ban XĐGN  ra quyết định công nhận để đưa về  tổ  tự quản hoặc cấp trực tiếp cho người dân.  

 Với qui trình trên thì ít nhất là sau 3 tháng người dân mới được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo. Tại các xã của Bến Tre hai khu vực nghiên cứu, việc xét duyệt chỉ làm đúng trình tự ở lần xét duyệt đầu tiên.   Trong những  lần  tiếp  theo việc xét duyệt chỉ do cán bộ ấp và xã  tiến hành với qui trình đơn giản hơn rất nhiều. 

Lập danh sách hộ nghèo dự kiến

Xã và huyện phê duyệt danh sách dự kiến

Phúc tra hộ nghèo

Bình nghị kết quả phúc tra

Xã và huyện phê duyệt danh sách hộ nghèo

Cấp sổ cho hộ nghèo

Trưởng ấp là người quyết định 

Ban XĐGN xã và huyện đóng vai trò quyết định 

Cán bộ XĐGN huyện, xã, các trưởng ấp và tổ trưởng tổ An ninh Nhân dân thực hiện 

Hộ khá, hộ uy tín tham gia bình nghị. Hộ nghèo không được mời tham dự. 

Ban XĐGN xã và huyện đóng vai trò quyết định  

Trưởng ấp hoặc tổ trưởng tổ Nhân dân Tự quản là người phát sổ 

Sự tham gia thấpQuá trình xét chọn hộ nghèo ở Đồng Tháp

Page 30: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

17

Cách phân loại hộ nghèo

Những hộ được công nhận  là nghèo  lại được phân ra  thành nhiều  loại. Mỗi  tỉnh có cách phân  loại hộ nghèo khá khác nhau và điều này dẫn  tới quyền  lợi được hưởng của người nghèo ở hai tỉnh cũng rất khác nhau. 

Các hộ nghèo ở Đồng Tháp được phân thành 3 loại 

Loại 1: hộ già cả neo đơn, bệnh kinh niên, tàn tật, không có sức lao động (hộ cần cứu trợ xã hội) 

Loại 2: hộ  lo  chí  thú  làm  ăn,  có  sức  lao  động  nhưng  thiếu  kỹ  năng  sản  xuất  kinh doanh, thiếu vốn hoặc thiếu tư liệu sản xuất (hộ cần sự giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng để thoát nghèo) 

Loại 3:  hộ vướng vào các tệ nạn xã hội, lười lao động, (hộ cần có sự cảm hóa, giáo dục để giúp họ khắc phục sữa chữa. Nếu hộ có chuyển biến tốt thì nâng lên loại 2 để tạo điều kiện giúp đỡ) 

 Hộ nghèo ở Bến Tre được phân thành 4 loại dựa theo mức thu nhập như sau: 

Loại A: thu nhập bình quân  đầu người/tháng dưới 50.000  đồng. Chỉ  có  loại hộ này được coi là thiếu đói và cần sự giúp đỡ mọi mặt. 

Lập danh sách hộ nghèo dự kiến

Phân loại hộ A, B, C và D

Ban XĐGN xã phê duyệt danh sách

Ban XĐGN huyện phê duyệt danh sách

Cấp sổ cho hộ nghèo

Tổ trưởng và các hộ trong tổ Nhân dân Tự quản

Tổ trưởng tổ Nhân dân Tự quản, trưởng ấp, cán bộ XĐGN xã quyết định và có sự tham gia của các hộ khá trong ấp 

Ban XĐGN xã và 1 thành viên của ban XĐGN huyện

Chỉ tập trung vào hộ nghèo loại A và ban XĐGN huyện có vai trò quyết định

Trưởng ấp hoặc tổ trưởng tổ Nhân dân Tự quản là người phát sổ 

Quá trình xét chọn hộ nghèo ở Bến Tre

Page 31: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

18

Loại B: thu nhập bình quân đầu người/tháng từ trên 50.000 ‐ 80.000 đồng. Loại C: thu nhập bình quân đầu người/tháng từ trên 80.000 ‐ 100.000 đồng. Loại D: thu nhập bình quân đầu người/tháng từ trên 100.000 ‐ 120 .000 đồng.  Sự tham gia của người dân trong quá trình xét hộ nghèo

Người nghèo ở cả hai điểm nghiên cứu đều có rât ít cơ hội tham gia vào quá trình xét hộ nghèo. 

• Người dân ở cả hai điểm nghiên cứu đều không biết về tiêu chuẩn xét hộ nghèo, kể cả những hộ được công nhận là nghèo. Ngay cả cán bộ xã cũng có người không biết rõ về tiêu chuẩn đang áp dụng tại xã mình. Có nhiều lý do khiến người dân không biết về tiêu chuẩn này. Ở 2 huyện của Đồng Tháp người dân không biết vì cán bộ xã, ấp chủ động không công bố. Họ “sợ hộ nghèo biết tiêu chuẩn xếp loại sẽ khai báo về thu nhập không đúng sự thật”. Ở hai huyện của Bến Tre chính quyền có công bố  ở  lần  xét  đầu  tiên nên người dân không nhớ  còn những người không tham dự thì không biết. 

• Người nghèo không được mời tham gia (Đồng Tháp) hoặc chỉ tham gia rất ít (Bến Tre). Hướng dẫn xét hộ nghèo đã không nhấn mạnh rằng người nghèo cần phải được mời  tham gia, người nghèo không  được mời  tham gia. Cũng không có  tổ chức cuộc họp dân chính thức để bình xét ngoại trừ năm 1999 ở Bến Tre.  

Có hai  thái độ  trái ngược nhau về kết quả xét hộ nghèo của những người có  trách nhiệm.  

• Cán bộ xã, ấp và hộ nghèo có sổ thì tỏ ra hài lòng vì họ cho rằng mức độ chính xác khoảng 90%. Dầu vậy, họ cũng thấy có phần không công bằng đối với những hộ sát  với  ngưỡng  phân  loại,  ví  dụ  những  hộ  có  thu  nhập  105.000‐120.000 VND/ người/  tháng ở Đồng Tháp có đời sống cũng khó khăn không khác hộ nghèo  là mấy nhưng không được xét. 

• Phần lớn những hộ nghèo không có sổ tỏ thái độ không hài lòng vì cho rằng chính quyền còn bỏ sót hộ nghèo. Họ nói có một số trường hợp hộ khá, hộ quen biết, bà con với trưởng ấp vẫn được có sổ.  

Một số  ít hộ nghèo chưa có sổ không phàn nàn vì nghĩ rằng trong đợt xét sau họ sẽ được công nhận.  

Ở cả hai nơi, qui trình xét hộ nghèo có thể khá chặt chẻ và công bằng ở năm đầu tiên, nhưng ở những năm tiếp theo thì việc xét chọn hộ nghèo khá dễ dãi và thủ tục đơn giản hơn rất nhiều. Mọi việc đều chỉ được quyết định tại cuộc họp của Ban Nhân dân ấp. Người dân chỉ biết kết quả phân  loại nhưng không biết  tại sao họ được chuyển loại hoặc  được  thoát nghèo vì người có  trách nhiệm không hề giải  thích gì cho họ. Nhiều hộ dân ở hai điểm nghiên cứu bị thu sổ và sau đó được chuyển sang loại thoát nghèo mà vẫn chưa hay mình đã... thoát nghèo.  Cách xếp loại hộ nghèo của người dân

Ở cả hai nơi đều có sự khác biệt về cách xếp hạng giàu nghèo của người dân và của chính quyền địa phương. Số hộ được chính quyền địa phương xác định là nghèo có khuynh hướng ít hơn số hộ nghèo do người dân trong ấp xác định. Phần lớn các hộ trong nhóm cực nghèo theo tiêu chí của người dân đểu được chính quyền địa phương xác định là hộ nghèo.  

Page 32: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

19

So sánh kết quả phân loại hộ của chính quyền và người dân ở Tỉnh Đồng Tháp

Hộ nghèo Hộ cực nghèo Đồng Tháp

Số lượng Có sổ hộ nghèo Số lượng Có sổ hộ

nghèo

Ấp K10 22 5 24 19 Xã Phú Hiệp

Ấp K12 37 6 9 9

Ấp Phú Thọ B 31 9 10 6 Xã Phú Thọ

Ấp Long Phú 21 5 2 1

Ấp 1 18 9 21 16 Xã Thạnh Lợi

Ấp 2 30 17 16 15

Mỗi ấp có 80 hộ được chọn để phân loại 

So sánh kết quả phân loại hộ của chính quyền và người dân ở Tỉnh Bến Tre

Hộ nghèo Hộ cực nghèo Bến Tre

Số lượng Có sổ hộ nghèo

Số lượng Có sổ hộ nghèo

Ấp Thạnh Mỹ 25 TS: 11 C: 7 D: 4

0 0

Xã Mỹ Hưng Ấp Thạnh Khương 24 TS: 23

A: 1; B: 4 C: 10; D: 8

0 0

Ấp Xương Thạnh A 17 TS:8 A: 1; B: 4 C: 1; D: 2

2 TS: 1 A: 1

Xã Thới Thạnh Ấp Xương Long 23 TS: 3

B: 1; C: 1 D: 1

10 TS: 9 A: 2; B: 5 C: 1; D: 1

Ấp An Thiện 28 TS: 13 B: 4; C: 6

D: 3

1 TS: 1 C: 1

Xã Thành Thới B Ấp An Trạch Tây 21 TS: 5

B: 1; C: 3 D: 1

13 TS: 7 B: 3; C: 3

D: 1

Mỗi ấp có 80 hộ được chọn để phân loại 

Page 33: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

20

Tiêu chí xếp hộ nghèo của người dân

Trong các buổi phân loại kinh tế hộ, các khía cạnh của tình trạng nghèo được người dân dựa vào để phân loại là:  

Đồng Tháp Bến Tre

Đất sản xuất Không có hoặc có ít đất Trước kia có đất nhưng đã cầm cè

Không đất hoặc có 1-2 công Có đất nhưng đang cầm cố

Việc làm Chủ yếu là làm mướn Không có việc làm Làm mướn ngày nào ăn ngày đó Lao động chính ít, người ăn theo nhiều

Không nghề, chỉ làm mướn hằng ngày Lao động chính ít, người ăn theo nhiều

Vốn sản xuất Không có hoặc thiếu

(Không được đề cập)

Vay nợ bên ngoài Vay để ăn Vay chỗ này đắp chỗ kia Không vay nóng được vì nghèo người ta không cho

Làm ăn thua lổ bị vỡ nợ

Tài sản Không có đất thổ cư, ở đậu Ở nhà do nhà nước bán nhà trả chậm trong cụm dân cư Nhà tre lá, nhỏ, cũ, dột nát Nhà có giường tre và bàn, ghế gỗ tạp

Nhà cửa xiêu dẹo, dột nát Nhà bằng cây tạp hay tre

Giáo dục Con cái bỏ học sớm để phụ giúp cha mẹ

(Không được đề cập)

Sức khỏe Có người bịnh triền miên Không có khả năng lao động Không có tiền chữa bịnh

Có người tàn tật

Hôn nhân-gia đình Goá bụa, ly thân, ly dị Gia đình đông con

Đông con

Tiện nghi và giải trí Không có điện Có hoặc không có radio nhỏ Không có TV

Không có điện, họăc có điện từ tiền vay Có hoặc không có radio nhỏ Xem ti vi nhờ, hoặc ti vi trắng đen Đi bộ hoặc xe đạp

Quyền lợi của hộ được chính quyền địa phương phân loại là nghèo

Hộ được công nhận là nghèo được ưu tiên hưởng các chính sách và dịch vụ XĐGN so với các hộ khác. Tuy vậy, người nghèo ở cả hai điểm khảo sát đều biết rất ít hoặc mơ hồ về những quyền  lợi của mình. Hiểu biết của họ tùy vào các dịch vụ mà họ đang được hưởng hoặc qua người nghèo khác trong ấp. Các dịch vụ được nhắc đến nhiều nhất là được vay vốn, khám chữa bệnh miễn phí và miễn giảm học phí. Cũng có hộ do mù chữ nên mặc dù được cấp  thẻ bảo hiểm nhưng họ không biết cách dùng và thời hạn sử dụng. Hộ không cho con đi học thì không biết về những quyền lợi ưu đãi dành cho học sinh nghèo.    

Page 34: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

21

Quyền  lợi mà hộ nghèo  ở hai vùng khảo  sát  được hưởng có nhiều điểm khác biệt. Hầu hết người nghèo có sổ ở Tam Nông và Tháp Mười được chia làm 3 hạng và có quyền  lợi  tương  đối khác nhau  tuỳ  theo  tiềm năng  sản xuất  của họ. Trong khi  đó, người nghèo ở hai huyện của Bến Tre được chia thành 4 loại theo mức thu nhập và chỉ có nhóm A là được hưởng tương đối đầy đủ các chánh sách và dịch vụ XĐGN. Ví dụ chỉ có hộ nghèo loại A được cấp thẻ bảo hiểm, miễn  phí điều trị nội trú và ngoại trú. Đối với hộ nghèo  loại B, C, D  thì chỉ  được giảm viện phí  điều  trị nội  trú  theo  tỉ  lệ tương ứng là 50%, 30%, 10%.   Thoát nghèo

Đa  số người nghèo  ở  cả hai  điểm nghiên  cứu  đều  không  biết  về  tiêu  chuẩn  thoát nghèo. Các hộ thoát nghèo ở Đồng Tháp cho rằng “Ấp thấy mình cũng đỡ nên họ rút sổ lại để cho người khác”. Hầu hết người nghèo được phỏng vấn ở Bến Tre nghĩ rằng thoát nghèo là làm đủ ăn, có chổ ở đàng hoàng, có con lớn đi làm ăn được.  Hầu hết những hộ có tên trong danh sách ”thoát nghèo” không biết chính họ đã được thoát nghèo. Nhiều hộ nghèo bị thu sổ mà không được giải thích và sau một thời gian họ mới biết là mình không còn nằm trong danh sách hộ nghèo. Nghiên cứu không tìm thấy được nhiều bằng chứng rõ ràng, xác đáng về tỉ  lệ thoát nghèo như các báo cáo của địa phương. Tỉ lệ thoát nghèo thật sự có thể thấp hơn tất nhiều vì  • Quá trình xác định hộ nghèo, thoát nghèo được thực hiện lỏng lẻo và chịu áp lực 

nhiều từ chỉ tiêu thoát nghèo hàng năm đã được giao (thường ở mức cao hơn thực tế) 

• Chu kỳ và số vốn vay để đầu  tư cho chăn nuôi và sản xuất quá ngắn khiến họ không thể thoát nghèo trong năm sau.  

 Những hộ thoát nghèo thật sự thường là những hộ có các điều kiện đặc biệt như nhà có một ít đất, có đủ lao động, nắm vững kỹ thuật sản xuất và trong gia đình có người đang  làm việc ổn định ngoài  tỉnh gởi  tiền về hỗ  trợ. Những hộ này có nhiều cơ hội thành  công  trong  sản xuất kinh doanh khi  tiếp  cận  được nguồn vốn vay dành  cho người nghèo và có nhận được những hỗ trợ khác cùng lúc. 

Thoát nghèo nhờ nuôi bò và đi cắt lúa mướn

Chị N.T.Đ 44 tuổi ở ấp xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú có 2 con đang học cấp 3. Nhà chỉ có 2 công đất ruộng nên làm không đủ ăn. Năm 2000, gia đình chị  được nhà nước xét hộ nghèo loại C và được cho vay 2,5 triệu mua bò nuôi. Trong thời gian này, cứ tới mùa chồng chị cắt lúa mướn,  mỗi năm đi 2 lần, mỗi lần kiếm được 20‐30 giạ. Sau hơn 2 năm, bò đẻ được 2 con bán được 9 triệu đồng. Hiện chị đã trả vốn xong và con bò mẹ đang sắp đẻ. Gia đình chị đã thoát nghèo.

Tác động của chương trình xoá đói giảm nghèo đối với đời sống người nghèo

Các đối  tượng được phỏng vấn cho rằng chương  trình xoá đói giảm nghèo của nhà nước đang có nhiều mặt tích cực. Có những mức độ tác động được nhắc đến là 

Những chương trình có hiệu quả cao là  

• chính sách hỗ trợ về y tế 

Page 35: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

22

• chính sách an sinh xã hội, giảm thiểu rủi ro • chính sách hỗ trợ về nhà ở • chính sách xây dựng đường giao thông nông thôn • chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, chợ 

Những chương trình có hiệu quả ở mức độ trung bình là  

• chính sách hỗ trợ về giáo dục • chương trình tín dụng để phát triển sản xuất 

Những chương trình chưa mang lại hiệu quả là  

• dự án hướng dẫn cách làm ăn bằng cách khuyến nông và khuyến ngư  • dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo • chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp • dự án hỗ trợ về văn hoá thông tin • chính  sách giảm  thiểu  rủi  ro  trong  cuộc  sống và  chính  sách an  sinh xã hội  cho 

người di dân tự do, phụ nữ đơn thân, phụ nữ nghèo  1.4. Tạo việc làm và thị trường lao động: 1.4.1 Việc làm ở các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh, huyện và xã

Người nghèo ở hai địa bàn nghiên cứu khó có thể tìm được việc làm ở khu vực phi nông nghiệp. Những khó khăn khi tìm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp là: 

• Không có cơ sở sản xuất tại xã, huyện, nên nếu có việc làm thì phải đi xa, tốn kém chi phí. Trong những năm qua, tuy số lượng các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ở 2 địa bàn nghiên cứu tuy có tăng nhưng không đáng kể. Các cơ sở sản xuất kinh doanh này cũng không cần nhiều lao động do qui mô nhỏ. 

• Hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm chưa phát triển nên nếu có bất kỳ một cơ sở nào cần tuyển lao động thì cũng không ai được giới thiệu việc làm. 

• Trình độ học vấn và kỹ năng của người dân còn thấp nên chưa đáp ứng yêu cầu lao động của các khu công nghiệp. 

• Đa số người nghèo không có điều kiện để  tham gia các  lớp của Trung  tâm dạy nghề tại tỉnh và huyện nhằm tìm cơ hội có việc làm phi nông nghiệp. 

Cơ sở sản xuất tư nhân ở 2 ấp của xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày

An Thiện An Trạch Tây Loại cơ sở

Số CSSX Số nhân công Số CSSX Số nhân công

Lò gạch 0 0 14 20

Chỉ xơ dừa 7 70 1 10

Dệt thảm 3 60 2 40

Dệt chiếu 0 0 300 hộ 600

Lò đường 0 3 36

Cộng 10 130 706

Page 36: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

23

1.4.2 Đi làm việc ở nơi khác ngoài tỉnh

Có hai hình thức tìm việc làm ngoài tỉnh, đi theo mùa vụ và đi làm thuê dài hạn.  Làm thuê theo mùa vụ Trong vùng Đồng Tháp Mười Đi cắt lúa mướn là một cách tìm việc làm tăng thu nhập khá phổ biến của những hộ lao động nông nghiệp trong bối cảnh đặc thù của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng trải ra trên 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang, hàng năm phải chịu ngập lũ từ 3‐4 tháng. Để có thể thu hoạch trước khi nước  lũ  tràn về người dân phải xuống giống và  thu hoạch đồng  loạt. Điều này dẫn tới nhu cầu lao động, chủ yếu là gặt lúa, tăng vọt trong một thời gian ngắn.   Cứ vào mùa thu hoạch lúa, những hộ nghèo ở Đồng Tháp và Bến Tre rủ nhau từng nhóm đi cắt lúa mướn ở các cánh đồng trong khu vực Đồng Tháp Mười. Mỗi năm họ đi  2  lần, vào  tháng  giêng và  tháng năm. Thời  gian  cho mỗi  chuyến  đi khoảng  1‐2 tháng. Sau khi  trừ hết  chi phí, một   người  có  thể kiếm  được khoảng 15‐25 giạ  lúa, tương đương với 400.000‐ 600.000 đồng. Số lúa này giúp họ ăn trong vài tháng khi trở về địa phương  Ở các tỉnh khác

Người dân ở Bến Tre còn đi tìm việc làm nông nghiệp ở các tỉnh khác, đôi khi rất xa như Lâm Đồng, Long Khánh, Đắc Lắc và Bình Phước. Số này ít hơn nhiều so với số người đi cắt lúa. Công việc chủ yếu của họ là hái cà phê, làm rẫy. Thường họ đi nhiều vào các vụ mùa cà phê cuối năm, khoảng tháng 11‐12. Bình quân thu nhập mỗi ngày khoảng 15.000 đồng.   Đa số đàn ông ở Mỹ Hưng đi Cà Mau để làm đất rẫy và đào vuông tôm, một số ít đến đây để cắt lúa. Gần đây số người đi Cà Mau có chiều hướng giảm vì người dân tại chổ sử dụng máy móc nhiều nên không cần lao động và nghề nuôi tôm không phát triển thêm. 

Làm thuê dài hạn Ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác

Phần lớn hộ nghèo ở hai địa bàn nghiên cứu đều có người đi làm thuê dài hạn ở TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Tốc độ đô thị hoá và phát triển khu công nghiệp đã khiến những nơi này có sức hút lao động trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ở một xã nghiên cứu của Đồng Tháp,  trong 6  tháng  đầu năm 2003  đã có khoảng 300 lượt người  đăng ký  tạm vắng  để đi  làm  tại TP HCM và Bình Dương,  trong  đó nữ chiếm hơn phân nữa (153 lượt). Đa số những người trong nhóm này thuộc giới trẻ, từ 18‐25 tuổi. Họ làm những công việc giản đơn cho tư nhân như thợ hồ, làm giày dép, phụ bán nước, giúp việc nhà. Rất ít người có thể tìm được việc làm ở các nhà máy, xí nghiệp hay khu công nghiệp. Thu nhập của họ tương đối khá so với mức sống hiện tại  của  gia  đình, mỗi  tháng  bình  quân mỗi  người  có  thể  gởi  về  gia  đình  khoảng 400.000‐600.000 đồng/tháng.   

Page 37: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

24

Số người đi làm ở thành phố HCM do nhà nước tổ chức thì  rất ít.  

Thoát nghèo nhờ có con đi làm ở TP Hồ Chí Minh.

Trước năm 2003, gia đình bà L.T.M ở ấp Xương Thạnh A là hộ nghèo loại A. Bà có thuê 2 công đất để làm ruộng, mỗi năm làm 2 vụ thu hoạch được khoảng 30 giạ lúa mỗi vụ, trừ chi phí xong còn lại khoảng 16 giạ, tương đương 500.000 đồng. Với mức thu nhập này cuộc sống của gia đình bà rất chật vật, lại mang nợ nần và hai đứa con không đủ  tiền để đi học  tiếp. Đầu năm 2003 hai đứa con của bà  tìm  lần  lượt  tìm được nghề may  ở  thành phố HCM và mỗi  tháng  chúng gởi về gia  đình khoảng 500.000 đ. Bà trả được nợ và được coi như đã thoát nghèo 

Nhóm dân di cư đến TPHCM và các tỉnh khác đã có được nguồn thu nhập đang kể để hỗ trợ cho gia đình họ ở Đồng Tháp và Bến Tre. Tuy nhiên, chính họ đã góp phần tạo nên những vấn đề đô thị ở những nơi họ đang sinh sống. Nghiên cứu không có thông tin liên quan đến những khó khăn họ đã gặp phải trong cuộc sống mới. Nguồn thông tin từ các nghiên cứu khác cho thấy có nhiều gái bán dâm ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương đến từ các tỉnh ĐBSCL.   Đi làm theo diện xuất khẩu lao động

Chính quyền ở hai tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo để giúp người dân tham gia xuất khẩu lao động. UBND các huyện có ban chỉ đạo và có kế hoạch XKLĐ đến năm 2010. Người lao động được miễn học phí dạy nghề và được cho vay các khoản tiền chi phí thủ tục sau khi có hợp đồng lao động. Mỗi người lao động được tỉnh hỗ trợ 400 ngàn và huyện hỗ  trợ  300 ngàn  đồng. Tuy nhiên,  còn nhiều  thách  thức  đang  đặt  ra  cho người nghèo như  • Thiếu thông tin: công tác vận động chỉ dừng lại ở trong nội bộ cán bộ xã, ấp, chưa 

phát động rộng rãi đến từng hộ dân • Trình độ học vấn và chuyên môn thấp: lao động nông thôn phần lớn có trình độ 

học vấn thấp, không có nghề chuyên môn nên không đủ điều kiện tham gia xuất khẩu lao động.” 

• Các thủ tục còn rườm rà • Thiếu kinh phí: số tiền cho vay không đủ trang trải cho việc ăn ở để học nghề và 

các chi phí thủ tục  

Nghề làm mướn bấp bênh...

Gia đình ông L.M.T 50 tuổi ở ấp Thạnh Mỹ, xã Mỹ Hưng không có đất và thuộc hộ nghèo loại C của xã. Gia đình ông có 8 nhân khẩu. Trước đây, khi không còn việc làm  tại xã ông đi Cà Mau đào ao,  làm đất cho các hộ nuôi  tôm,  thu nhập khoảng 550.000 đồng trong vòng 2 tháng. Nhưng từ năm 2002 trở lại đây công ăn việc làm liên quan đến nghề nuôi tôm ở Cà Mau không còn nhiều như trước nũa. Ông đành quay lại tìm việc làm thuê tại địa phương. Vì vậy cuộc sống gia đình ông phải chật vật hơn. 

Page 38: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

25

B. Sự tham gia và vai trò của người dân trong quá trình ra quyết định

Sự tham gia của cán bộ xã, ấp vào việc lập kế hoạch và ngân sách hàng năm • Phần  lớn cán bộ huyện và xã không biết nhiều về kế hoạch và ngân  sách hàng 

năm. Bộ phận Tài chánh Kế hoạch có trách nhiệm xây dựng kế hoạch với sự tham gia của các ngành liên quan như thống kê, nông nghiệp, giao thông xây dựng. Kế hoạch này được gởi lên tỉnh và tỉnh sẽ cân đối lại để điều hòa ngân sách toàn tỉnh. Kế hoạch và ngân  sách hàng năm  của  xã  cũng  được  lập  theo  cơ  chế  tương  tự, người lập là cán bộ phụ trách tài chánh của xã.  

• Hầu hết người dân ở hai điểm nghiên cứu đều không biết về kế hoạch phát triển và ngân sách của xã mình. Những việc mà người dân biết được thường là những kế hoạch đã được quyết định xong, ví dụ người dân được  thông báo về những công trình như cầu, đường, ống dẫn nước khi được thôn báo về đóng góp tiền bạc. Trước  đó,  tại  sao phải  làm  công  trình này và giá  thành  công  trình gồm những khoản gì thì người dân không được tham dự. 

 Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Các cán bộ được phỏng vấn đều cho rằng các cán bộ huyện, xã và nhân dân hiểu rõ về quy chế dân chủ cơ sở. Họ tin như vậy là vì: 

• Huyện đã triển khai chỉ thị đến tất cả các cán bộ địa phương • Mỗi xã đều có ban kiểm tra và báo cáo việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở  

Thực tế thì chỉ thị 29 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được thực hiện đầy đủ, ví dụ chưa công khai ngân sách hàng năm với người dân, chưa công bố kinh phí và việc thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Các nguyên nhân là  

• Hầu hết người nghèo  chưa nghe nói về việc ʺdân biết, dân bàn, dân  làm, dân kiểm traʺ. Họ hiểu câu này theo nhiều nghĩa khác nhau, phần lớn là hiểu sai. Một trích dẫn về cách hiểu của một người dân ở Tam Nông:  

“dân biết:  là dân phải hiểu biết về bản thân, gia đình và xã hội, con cái phải được học hành; dân bàn: trong gia đình,  làm ăn gì vợ chồng cũng phải bàn bạc nhau; dân  làm: biết thì phải làm, phải thực hiện; dân kiểm tra: kiểm tra lại bản thân mình, nhìn những gút mắc của bản thân để phát triển, kiểm tra việc học hành của con cái ” 

Người dân ở các xã nghiên cứu của Bến Tre đưa ra nhiều cách hiểu khác như ʺdân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm traʺ Một trích dẫn từ Bến Tre: 

Nhà nước và nhân dân cùng làm. Ví dụ như khi làm Cầu Chùa thì chính quyền địa phương có thông báo cho dân. Dân đóng góp ngày công hoặc đóng  tiền. Dân tự biết biết công việc của mình rồi tự làm và  tự kiểm tra. Công việc được đưa ra bàn bạc, dân nhất trí rồi cùng làm, dân kiểm tra để giữ công trình đó tốt hơn.  

Page 39: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

26

Tự người dân làm,  không nhờ nhà nước,  nhất là những chuyện nhỏ nhặt. • Một vài cán bộ xã, ấp được phỏng vấn cũng chưa mô tả chính xác khái niệm ʺdân 

biết, dân bàn, dân  làm, dân kiểm  traʺ. Họ không giải  thích được bằng cách nào người dân có thể kiểm tra. Phần lớn trong số họ hiểu “sự tham gia” là người dân được thông báo cho biết hoặc có ý kiến về những kế hoạch. 

 Sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự án và hoạt động tại địa phương. Sự tham gia của người dân vào các quá trình ra quyết định của địa phương còn hạn chế do thiếu thông tin và cơ hội. 

• Hầu hết người dân không biết dự án hay chương trình gì đang thực hiện tại xã, ấp mình. Khi nói đến các hoạt động thì người dân biết  là có vay vốn để chăn nuôi, làm đường, làm cầu, làm đường ống nước. Một số có biệt nhưng không cụ thể và chi tiết. 

• Đa số người được phỏng vấn chỉ biết nhiều về bộ máy tuyến ấp nhưng lại biết rất ít về bộ máy ở xã. Họ ít có dịp gặp gỡ các cán bộ xã ngoại trừ khi cần xin các loại giấy tờ hay làm các thủ tục hành chánh như làm giấy khai sanh, tam trú tạm vắng hay chứng đơn vay  tiền. Nhiều người không biết hoặc không nhớ ai  là đại biểu HĐND trong xã, ấp mình. 

• Người dân ít có cơ hội để thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vì phần  lớn các vấn để đã được quyết định bởi chính quyền xã và ấp. Đôi khi việc quyết  định mở  rộng hơn  đến  tổ  tự quản. Thường  thì những  công trình lớn như trạm y tế, truờng học, đường, điện do các cấp cao hơn quyết định. Các công  trình nhỏ hơn như chợ xã, đường  liên xã  thì do huyện, xã quyết định hay  việc  xây  dựng  nhà  tình  thương  do  xã  và  ấp  quyết  định  theo  chỉ  tiêu  của huyện. Các  lớp khuyến nông do  trưởng  ấp và  tổ  trưởng  tổ  tự quản quyết định người tham dự. 

 

Vai trò của các bên liên quan trong hoạt động làm đê bao ở Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười

Lập kế hoạch:  Tài chính và Nông nghiệp xã quyết định vị trí, độ dài, bề rộng, chiều cao đê bao và số tiền người dân phải trả cho một công đất theo mức kinh phí Nhà nước 50% và nhân dân 50% 

Hợp đồng  Nông nghiệp xã Thực hiện  Nhân công của thầu                             Dân ban đất bằng phẳng phần đê bao chạy qua khu đất của mình 

(không nhận tiền công) Giám sát  Nông nghiệp xã, ban nhân dân ấp và thanh tra ấp  Nghiệm thu  Nông nghiệp xã, ban nhân dân ấp và thanh tra ấp 

Page 40: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

27

Về mối quan hệ với chính quyền địa phương

Mặc dù có ít cơ hội tham gia vào các quá trình ra quyết định ở địa phương, mối quan hệ của người dân với các lãnh đạo địa phương đang tốt đẹp. 

• Đa số người được phỏng vấn ỏ hai điểm nghiên cứu cho là cán bộ chính quyền ấp làm việc nhiệt tình khi thực hiện các thủ tục hành chánh như công chứng các giấy tờ, đăng ký tạm vắng, làm thủ tục vay vốn, làm giấy khai sinh, quyên góp tiền xây cầu đường, nhà tình thương... Chỉ một số ít người được phỏng vấn ở Bến Tre còn phàn nàn là cán bộ giải quyết giấy tờ chậm, cấp phát quà tặng không công bằng, còn thiên vị. 

• Nếu có các tranh chấp với nhau, người dân thường đến tổ tự quản hay ấp để hòa giải. Chỉ khi thật cần thiết mới đưa lên xã. Họ cho rằng cán bộ ấp thì gần gủi, hiểu rõ và giúp họ nhanh hơn và họ nên đi theo trình tự từ thấp đến cao để được giải quyết. Đa số các  trường hợp  tranh chấp dừng  lại ở xã vì người dân ngại “đi lên huyện tốn tiền” và có người không biết đến cơ quan nào để giải quyết. 

Có những mối quan tâm về quy chế dân chủ cơ sở được tìm thấy • Các đại biểu HĐND vẫn chưa thực hiện vai trò của họ một cách tích cực. Người 

dân cho rằng “khi ứng cử thì hứa rất nhiều nhưng khi được bầu thì họ không làm ” • Người dân có  ít cơ hội tham gia vào các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của các đại 

biểu HĐND • Khi không đồng ý với quyết định của xã, ấp người dân không tin là họ có thể thay 

đổi quyết định của xã, ấp.  

Khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin

Hai phương  thức  truyền  thông chính đang đươc sử dụng  là họp dân và  thông báo trên loa, đài phát thanh.  Các cuộc họp dân gần đây có hiệu quả chưa cao vì • Các cuộc họp tổ nhân dân tự quản và họp ấp được tổ chức không thường xuyên. Ở 

Đồng Tháp, thường chỉ họp tổ trưởng tổ nhân dân tự quản, sau đó tổ trưởng thông báo lại cho dân nhưng cũng có nơi không họp. Việc hội họp ở các xã của Bến Tre có phần thường xuyên hơn, nhất là những nơi chuẩn bị đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa thì mỗi tháng họp một lần tại một điểm cố định ở nhà dân hoặc nhà tổ trưởng.  

• Các cuộc họp được chuẩn bị sơ sài và nội dung nghèo nàn. Nội dung cuộc họp ở ấp văn hoá thường là nhắc nhở tình hình an ninh trật tự, đọc các công văn chỉ thị, giải quyết các thắc mắc khiếu nại của người dân và chấm cờ thi đua của từng hộ. Theo người dân ở 3 xã của Bến Tre thì nội dung họp nhàm chán vì những vấn đề được đưa ra thì họ đã biết rồi hoặc nội dung được chuẩn bị quá sơ sài. Một số cho rằng việc họp không có lợi ích gì cho bản thân họ. 

• Khuynh hướng chung  là người dân ngại hội họp. Có ấp 3‐5  tháng mới họp một lần. Số hộ tham dự chỉ khoảng một nữa. Phân nữa người dân được phỏng vấn ở Đồng Tháp nói rằng họ không đi họp vì không quan tâm, không có thời gian dự họp, hoặc không được mời họp. Ở một xã của Bến Tre người dân cho là họ không nhớ gì sau khi được nghe phổ biến ở các cuộc họp. 

Hệ thống loa phát thanh hiện vẫn chưa bao phủ được các ấp của xã. Người dân không đánh giá cao hệ  thống  thông  tin này vì nội dung còn nghèo nàn. Họ cho biết  là họ không quan tâm đến các chính sách của nhà nước nếu như nó không có liên quan đến 

Page 41: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

28

họ. Họ phải nghĩ đến việc  làm ăn để kiếm sống hằng ngày nên chỉ để ý đến những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của họ như vay vốn, kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt...  

Những nhân tố đang ảnh hưởng đến việc thi hành Nghị định 29 ở cấp xã

Các nhân tố sau đang ảnh hưởng đến việc thi hành Nghị định 29 ở cấp xã • Cơ chế làm việc từ trên xuống: các cán bộ tuyến xã quen với cơ chế làm việc từ trên 

xuống,  theo chỉ đạo và chỉ  tiêu của cấp  trên đã giao. Họ  thường khó  lắng nghe tích cực ý kiến của người dân vì chính cấp trên cũng vậy đối với họ.  

• Thiếu cơ hội gặp gỡ, trao đổi với tất cả người dân:  số  lần và  thời gian dành cho đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri quá ít. Họ chỉ gặp những đại biểu được chọn lọc khiến cho nhiều vấn để không có cơ hội được làm sáng tỏ.  

• Các cán bộ  thiếu kỹ năng  tạo  sự  tham gia của người dân: các  cán  bộ  đang  thiếu  kỹ năng tạo sự tham gia của người dân và giúp họ nói lên những suy nghĩ thực trong lòng. Hiện nay ngay cả cán bộ xã ấp có khá nhiều người chưa hiểu đúng nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công việc.  

• Cán bộ tuyến ấp đang quá tải: ấp đang  là cái đáy phểu phải  thực hiện hầu hết các chính sách từ trên đưa xuống. Chế độ lương và phụ cấp của họ quá thấp trong khi địa bàn họ phụ trách khá rộng  lớn, giao thông khó khăn, đặc biệt trong mùa  lũ. Bên cạnh đó vai trò của Thanh tra nhân dân ấp còn mờ nhạt, họ không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình.  

• Tình  trạng  tham nhũng:  tham nhũng  cũng  là  trở ngại  lớn  cho việc  thực hiện  các nguyên tắc dân chủ của Đảng. Để có thể tham nhũng thì phải giấu kín thông tin trong nội bộ một số người. Hầu hết các công  trình cơ sở hạ  tầng hiện nay được quyết định, gọi  thầu và nghiệm  thu quyết  toán bởi  tuyến huyện nên dễ có  tình trạng sự tham gia của người dân chỉ còn là hình thức. 

Về  phía người dân họ đang thiếu thông tin để có thể tham gia vào các hoạt động theo như quy chế dân chủ cơ sở.  

• Chưa hiểu  rõ vai  trò và quyền  lợi của mình: do hiểu không  đầy  đủ về nguyên  tắc “dân biết, dân bàn, dân  làm, dân kiểm  tra” nên họ khó có  thể  thực hiện đầy đủ quyền lợi và vai trò của họ trong các quá trình ra quyết định của địa phương. 

• Thiếu tự tin: trong nhiều trường hợp tiếng nói của người dân không được đáp ứng nên họ thiếu tự tin. Họ nói: “góp ý cho có chứ mấy ổng có làm theo dân đề nghị đâu”. Nhiều người dân có thái độ chờ đợi chính quyền quyết định cho họ nhiều hơn là đưa ra ý kiến của chính mình. 

Để đánh giá mức độ tham gia có thể dựa vào các chỉ số: Chỉ số số lượng

• Số kế hoạch, dự án được đưa ra dân lấy ý kiến trước khi lập kế hoạch • Tỉ lệ người dân tham gia cuộc họp • Tỉ lệ tham dự của người nghèo và phụ nữ • Tỉ  lệ người dân trả  lời đúng về các kế hoạch, chương trình dự án đã/ đang thực 

hiện tại địa phương Chỉ số chất lượng

• Số kế hoạch được sữa đổi theo đóng góp của người dân • Tỉ lệ cán bộ xã ấp có kỹ năng tạo sự tham gia dựa trên một bảng kiểm được chuẩn 

hoá

Page 42: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

29

C. Tình hình Cung cấp Dịch vụ Giáo dục, Y tế và Khuyến nông

Cung cấp dịch vụ giáo dục Tình hình trẻ em đi học

Khi bắt đầu độ  tuổi  tiểu học hầu hết  trẻ đều đến  trường, kể cả những  trẻ chưa qua mẫu giáo. Những đứa trẻ không hộ khẩu vẫn được đi học. Sau bậc tiểu học tỉ lệ trẻ bỏ học  tăng dần, Ở Đồng Tháp  tỉ  lệ này có phần  trội hơn. Theo báo cáo của các Phòng Giáo dục và các xã nghiên cứu, tỉ lệ học sinh bỏ học ở các cấp rất thấp, ví dụ ở xã Phú thọ tỉ lệ này là 0,84% và ở cả huyện Tam Nông là 2,7%. Tuy nhiên theo kết quả tổng hợp từ 75 cuộc phỏng vấn sâu ở Đồng Tháp, số trẻ trong độ tuổi đi học của các hộ này là 125 trong đó có đến 34 trẻ đang bỏ học, chiếm tỉ lệ 27,2%.   Khuynh hướng chung của các hộ nghèo là chỉ cho con học hết bậc tiểu học hoặc đến lớp 8‐9. Các nguyên nhân được tìm thấy là 

• Cha mẹ học sinh chưa hiểu rõ ràng và đầy đủ về lợi ích của giáo dục: các hộ nghèo có xu hướng chỉ cần cho con biết đọc, biết viết và biết tính toán, nghĩa là trẻ chỉ cần học hết bậc tiểu học. Họ không thấy rõ lợi ích của việc trẻ được học cao lên nữa.  

• Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn: mặc dù đã được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, tiền mua sách vổ, áo quần và các khoản chi khác của trẻ cũng là một gánh nặng đối với những gia đình nghèo. Do vậy đối với những hộ có đông con thì đứa lớn phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền nuôi những đứa còn lại. Trong độ tuổi cuối cấp1, các em có thể đi hái rau bắt cá hoặc đi làm phụ giúp gia đình. Ở vùng Đồng Tháp Mười có nhiều trường hợp trẻ nhỏ được cha mẹ dẫn theo khi đi làm thuê xa nhà hoặc sống giữa đồng nên không thể đi học được hoặc phải ở nhà coi em để cha mẹ đi làm. Về phía trẻ có nhiều trường hợp nghỉ học tự nguyện vì thấy gia đình quá túng thiếu.  Ở các gia đình nghèo thì cha mẹ không có thời gian nhắc nhở việc học trong khi con cái không có đủ thì giờ cho chuyện học hành dẫn tới nhiều trường hợp trẻ bị lưu ban nên xầu hổ nghỉ học.  

• Trường học ở xa và mức độ bao phủ thấp: cũng là lý do để trẻ khó học cao lên được. Muốn học lên cấp 3 học sinh phải lên huyện. Khi đó, cha mẹ của trẻ phải tốn thêm chi phí cho việc ăn ở và đi lại. Họ cũng ngại rằng trẻ có thể bị hư khi phải sống xa nhà. Vào mùa  lũ, mỗi gia  đình  chỉ có một  chiếc xuồng nên  sẽ ưu  tiên  cho việc đánh bắt cá để kiếm sống hơn là đưa rước trẻ đi học. Vào mùa lũ trẻ phải nghỉ học, khi hết lũ trẻ không chịu đi học nữa. 

• Thiếu thông tin về các chính sách hỗ trợ giáo dục: Một số phụ huynh không biết được các chế độ, chính sách miễn giảm học phí cho trẻ em nghèo. Vì vậy họ không cho trẻ đi học vì sợ tốn kém. 

Khi có học  sinh bỏ học, giáo viên  thường phải  đến  tận nhà gặp học  sinh hoặc nhờ trưởng ấp gặp trực tiếp cha mẹ để vận động các em trở lại lớp. Khi học sinh học kém giáo viên nhận xét kết quả học tập của từng học sinh trong phiếu liên lạc hoặc trao đổi trong buổi họp phụ huynh. Thường thì các biện pháp này không hiệu quả vì cha mẹ ít khi xem phiếu liên lạc hàng tháng và cũng không quan tâm đến việc họp phụ huynh.   

Page 43: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

30

Người dân ở hai nơi không đưa ra được những giải pháp cụ thể để con nhà nghèo đi học và học lên cao. Theo họ nếu kinh tế hộ gia đình khá lên thì tự nhiên con cái họ sẽ được học hành đàng hoàng hơn.    Những khoản đóng góp khi cho con đi học

Theo quy  định  của Sở Giáo dục  ‐Đào  tạo và Sở Tài  chánh‐Vật giá Đồng Tháp,  các khoản tiền học sinh phải đóng khi học trường công lập là: 

Cấp lớp Tiền học phí (đồng/ niên khóa)

Tiền xây dựng (đồng/ niên khóa)

Tiền BH YT và BHTN (đồng/ niên khóa)

Mẫu giáo 45.000 10.000 20.000

Cấp I Không 25.000 30.000

Cấp II 36.000-63.000 40.000 40.000

Cấp III 81.000-117.000 60.000 40.000

 Các khoản thu khác như 

Sổ liên lạc  1.500 đồng/ hs/ niên khóa Học bạ  khoảng 1.000 đồng/ hs/ niên khóa Quỹ lớp  tùy lớp Tiền điện   nếu lớp học có sử dụng quạt 

Cũng  theo quy định  trên các đối  tượng được miễn học phí và  tiền xây dựng  là học sinh tiểu học, học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ đói và học sinh mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa; học sinh khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội; học sinh là con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh mất sức lao động 61% trở lên... Các học sinh nói trên chỉ đóng bảo hiểm nhưng không bắt buộc.   Các khoản chi gia đình cần phải đóng trong một năm học khi có một con đi học ở các xã nghiên cứu của Đồng Tháp, gồm có tiền bảo hiểm nhưng chưa kể đến tiền áo quần, đi đò và ăn vặt là:   

Mẫu giáo  75.000 đồng/ niên khóa Cấp I  55.000 đồng/ niên khóa Cấp II  116.000 đồng / niên khóa Cấp III  181.000‐217.000 đồng / niên khóa 

Những khoản tiền mà người dân ở các xã nghiên cứu của tỉnh Bến Tre cần phải đóng khi cho con đi học là: 

Cấp lớp Tiền học phí (đồng/ niên

khóa)

Tiền xây dựng (đồng/ niên

khóa)

Tiền BH YT (đồng/ niên

khóa)

Tiền BHTN (đồng/ niên

khóa)

Mẫu giáo 45.000 40.000 Không có 16.000

Cấp I Không 40.000 20.000 16.000

Cấp II 45.000 40.000 20.000 16.000

Cấp III 54.000 60.000 20.000 16.000

  

Page 44: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

31

Các hộ nghèo loại A và B được miễn học phí và tiền xây dựng, đối với hộ nghèo loại C và D và những hộ có 3 con đi học trở lên được giảm 50%. Các khoản chi chí gia đình cần phải đóng trong một năm học (đã bao gồm bảo hiểm y tế và tai nạn) khi có một con đi học ở các xã nghiên cứu của Bến Tre như sau.  

Cấp lớp Hộ không được miễn giảm (đồng/ niên khóa)

Hộ nghèo loại A và B (đồng/ niên khóa)

Hộ nghèo loại C và D (đồng/ niên khóa)

Mẫu giáo 101.000 16.000 58.500

Cấp I 76.000 36.000 56.000

Cấp II 121.000 36.000 78.500

Cấp III 150.000 36.000 93.000

Đa số người dân biết nếu trẻ đi học thì phải đóng tiền nhưng không nhớ tên và không biết  rõ các khoản này sẽ được sử dụng như thế nào. Phụ huynh học sinh có thể đóng các chi phí liên quan việc học của con em vào mỗi học kỳ hoặc đóng một lần cho cả năm. Theo cách tính thu nhập bình quân đầu người trong tháng để xác định hộ nghèo hiện nay thì các khoản chi cho học tập của người dân đã không được đề cập đến.   Tình hình mù chữ của phụ nữ trong độ tuổi 15- 40 và công tác xoá mù

Tỉ lệ mù chữ của phụ nữ trong độ tuổi 15‐40 trong thực tế cao hơn nhiều so với các số liệu của báo cáo. Theo số liệu từ Phòng Giáo dục Đào tạo, tỉ lệ nữ 15‐40 tuổi mù chữ ở địa bàn nghiên cứu của Đồng Tháp rất thấp, ví dụ tỉ lệ ở huyện Tam Nông là 3%. ở Bến Tre cả 3 xã nghiên cứu đều được công nhận là đã xóa mù (tỉ lệ mù chữ dưới 10%). Tuy nhiên, theo kết quả tổng hợp từ 75 cuộc phỏng vấn sâu ở Đồng Tháp, số phụ nữ trong độ tuổi là 134 trong đó có 32 phụ nữ mù chữ, chiếm tỉ lệ 23,88%. Một số phụ nữ chỉ biết đọc nhưng không biết viết hoặc chỉ viết được tên mình để ký tên khi cần.  

Hoạt động xóa mù chữ cho người lớn đang gặp nhiều khó khăn:  

• Mặc dù còn nhiều phụ nữ mù chữ  trong  thực  tế nhưng  ở các điểm nghiên cứu không còn các lớp xóa mù nữa vì đã được công nhân là xóa mù.  

• Ngành giáo dục không có đủ kinh phí để tăng cường cho hoạt động xoá mù, chỉ tập trung cho phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học.  

• Không đủ giáo viên để  thực hiện công  tác xóa mù cho người  lớn. Bản  thân giáo viên gần như đang quá  tải  trước nhiều chỉ  tiêu phải hoàn  thành và có nhu cầu tăng  thu nhập bằng khoảng  thời gian ngoài  thời gian  đứng  lớp nên khó có  thể đảm đương thêm việc xoá mù. 

• Những người mù chữ đang chịu áp lực kinh tế gia đình ”ngồi trong lớp lo chuyện cơn gạo không học được”, phải  lao động nặng nhọc, về nhà  trễ nên không đến  lớp hoặc bận đi làm thuê nơi khác. Ngoài ra họ cho rằng lớn tuổi nên học dễ quên và mắc cỡ vì lớn rồi mà còn đi học. Một cán bộ xã phân tích “còn con gái thì đi học mắc cỡ; khi có chồng thì lo đi làm và giữ con; khi ổn định rồi thì hết thấy đường, học làm gì nữa” 

Sự tham gia của cộng đồng vào sự nghiệp phát triển giáo dục

Sự tham gia của cộng đồng vào sự nghiệp phát triển giáo dục đang ở mức độ thấp và không hiệu quả 

Page 45: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

32

• Vai trò của hội PHHS còn giới hạn và chưa đảm đương nổi vai trò vận động cộng đồng. Người dân  chưa  tham  gia  tích  cực  vào hội PHHS. Rất nhiều người dân không biết Hội PHHS trừ một số ít người có đi họp. Phần lớn người nghèo không tham gia vào hội phụ huynh học  sinh vì  ở xa  trường, không có  thời gian  rảnh, không có tiếng nói. Một số cha mẹ khác không tham gia vì ít quan tâm đến việc học của con. Khuynh hướng chung của các trường là chủ động đề nghị người có uy  tín, mạnh  thường  quân,  người  khá  giả,  người  năng nổ  tham  gia Ban Chấp Hành Hội để dễ vận động quyên góp tiền.  

• Cha mẹ học sinh chưa thấy hết vai trò và trách nhiệm của họ trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Mong đợi của người dân là nhà trường giúp con em họ học tập có kết quả và cho rằng đó là lĩnh vực chuyên môn của nhà trường. Bổn phận của họ là cho trẻ đi học và tham dự họp PHHS vào mỗi học kỳ. Đối với người nghèo, họ cho rằng mình còn khó khăn về kinh tế nên khó có thể đóng góp nhiều vào việc phát triển giáo dục tại cộng đồng. 

• Mối quan hệ giữa giáo viên/ nhà trường và cộng đồng còn nhiều hạn chế. Về phía ngành giáo dục, với cách tổ chức Hội PHHS như hiện nay thì chỉ có thể huy động phụ huynh  tham gia  theo kiểu xuân  thu nhị kỳ, một năm học có hai  lần họp. ở mỗi  lần họp có nhiều vấn đề  liên quan đến học hành của học sinh và đóng góp của phụ huynh cần đưa ra bàn bạc nên sẽ khó có cơ hội để bàn bạc kỹ nhằm tạo sự tham gia một cách chủ động của phụ huynh. Bên cạnh đó, các giáo viên cũng không có nhiều cơ hội để tiếp xúc thường xuyên vói người dân trong cộng đồng.  

 Cung cấp Dịch vụ Y tế Thực hiện bảo hiểm y tế cho người nghèo

Cả hai tỉnh chọn nghiên cứu đều chọn phương thức cấp thẻ bảo hiểm y tế. Điều này giúp người nghèo không phải lo chạy tiền ứng trước cho việc chữa bệnh. Tuy nhiên việc cấp thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện rất khác nhau ở hai tỉnh dẫn tới quyền được khám chữa bệnh miễn phí của hộ nghèo cũng hết sức chênh lệch.  Ở Đồng Tháp mọi thành viên trong hộ nghèo đều có thẻ bảo hểm y tế. Người di cư đến nhưng không đăng ký hộ khẩu chỉ có thẻ bảo hiểm nếu như họ thuộc hộ nghèo. Đối với gia đình chính sách thì chỉ có cha mẹ của liệt sĩ là có thẻ. Ở hai huyện nghiên cứu của Bến Tre chỉ những hộ nghèo thuộc loại A tức là có mức thu nhập dưới 50.000 đồng/ người/  tháng  thì mới được cấp  thẻ BHYT. Do vậy,  tính công bằng  trong việc cấp thẻ BHYT tùy thuộc vào tính công bằng trong việc xét hộ nghèo.   Người có thẻ BHYT được điều trị miễn phí tại bệnh viện tỉnh, huyện. Nếu muốn điều trị thuốc ngoài danh mục, bệnh nhân phải tự bỏ tiền ra mua. Nếu điều trị Trạm y tế, bệnh nhân chỉ được miễn nếu Trạm có đăng ký điều trị bảo hiểm.  Mức  độ hài lòng của các hộ nghèo với việc cấp thẻ BHYT ở hai điểm nghiên cứu khác nhau. Phần lớn người nghèo ở Đồng Tháp hài lòng với việc cấp thẻ. Trong khi đó các hộ nghèo ở Bến Tre thì không. Những hộ nghèo loại B chỉ được miễn 50% chi phí điều trị nội trú, còn hộ loại C và D chỉ được giảm 30% và 10% mà thôi. Trên thực tế đa số hộ nghèo loại A là những hộ có người già neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và chiếm tỉ lệ không nhiều trong số những hộ nghèo. Do vậy có thể nói số người được hưởng BHYT rất ít. 

Page 46: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

33

Sau một  thời gian  thực hiện, chương trình bảo hiểm y  tế cho người nghèo gặp phải một số khuyết điểm như 

• Người dân thiếu thông tin về việc sử dụng thẻ BHYT. Chỉ những hộ đã có người nằm viện mới biết rõ cách sử dụng  thẻ bảo hiểm. Cả  tổ  trưởng  tổ nhân dân  tự quản, trưởng ấp lẫn phần lớn hộ nghèo có thẻ chỉ biết chung chung là lên xã, huyện sẽ được điều  trị miễn phí. Một số không biết chữ nên không đọc được những quy định ghi trong thẻ. Có người không biết dùng chúng vào mục đích gì.  

• Thủ tục khám chữa bệnh còn phức tạp. Khi đến bệnh viện huyện, bệnh nhân không cần giấy giới thiệu. Nhưng nếu đến bệnh viện tỉnh mà không có giấy chuyển viện thì những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm vẫn phải trả chi phí khám chữa bệnh, ngoại trừ trường hợp cấp cứu. ở Bến Tre, những hộ nghèo không thẻ BHYT (hộ nghèo loại B, C và D) phải có giấy chứng nhận hộ nghèo, giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu kèm theo. 

• Số  cơ  sở y  tế  điều  trị ngoại  trú  cho người  có  thẻ BHYT  còn  ít. Người dân  chọn nơi khám tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, khoảng đường xa hay gần, mức độ tin tưởng vào cơ sở y tế. Nơi khám BHYT nhiều khi nằm xa nơi ở của người dân khiến tiền đi lại nhiều hơn tiền thuốc 

• Giới hạn của thuốc trong danh mục bảo hiểm. Một số người nghèo phàn nàn là thuốc trị không hết bệnh do phải kê toa theo danh mục qui định. Họ nói ”có tiền thì điều trị tốt hơn không có tiền”. 

 Khó khăn khi thực hiện Quyết định 139

Việc khám và chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi đang gặp một số khó khăn: 

• Những tỉnh nghèo không có đủ kinh phí để cấp thẻ BHYT cho tất cả các hộ nghèo • Người nghèo chỉ được miễn phí khi đến Trạm y tế xã nhưng hiện nay nhiều Trạm 

chưa có  thuốc BHYT để phục vụ, ngay cả với các bệnh  thông  thường. Ngoài ra, đôi khi người dân phải trả chi phí đi lại cao hơn tiền thuốc để được điều trị đúng nơi qui định. 

• Hiện nay tuyến xã không có ngân sách để điều trị miễn phí cho trẻ em < 6 tuổi, nếu lên tuyến huyện điều trị ngoại trú thì vẫn phải trả tiền. 

 Cung cấp Dịch vụ Khuyến nông Tổ chức bộ máy khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ thực vật và thú y

Phòng nông nghiệp huyện có 3 cơ quan trực thuộc là Trạm Khuyến nông (phụ trách kỹ  thuật  trồng  trọt,  thuỷ sản và chăn nuôi), Trạm Bảo vệ Thực vật và Trạm Thú y. Ngành dọc của các Trạm này là Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Chi cục Thú y và Chi cục Bảo vệ thực vật. Các trạm ở 2 địa bàn nghiên cứu đều chỉ có khoảng từ 4‐6 nhân viên, phần lớn có trình độ đại học hoặc trung cấp.  

Tình hình chung của các bộ máy này là 

• Thiếu nhân sự về số lượng và chất lượng. Nhân sự tuyến huyện đang thiếu, đặc biệt là nhân sự của Trạm khuyến nông. Một cán bộ Trạm khuyến nông cho biết phải có 6 ‐ 8 nhân viên mới đủ bao phủ các xã trong huyện. Việc xã không có cán bộ chân rết càng làm tăng thêm khó khăn cho tuyến huyện, chỉ còn biết tổ chức hoạt động khuyến nông  thông qua Hội Nông dân. Ở huyện Tháp Mười, có 4 cán bộ 

Page 47: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

34

khuyến nông tại 4 xã điểm trong tổng số 13 xã và thị trấn của toàn huyện. Mỗi xã thường có 1  thú y viên được đào  tạo cấp  tốc phụ  trách việc phối hợp với  tuyến huyện để tiêm ngừa cho gia súc. ở Bến Tre cũng chưa có khuyến nông viên và thú y viên ở tuyến xã. 

• Kinh phí hàng năm cho hoạt động của các Trạm không đủ. Ở một huyện, kinh phí hàng năm cho Trạm Khuyến nông chỉ trong khoảng 70 ‐ 80 triệu đồng tức khoảng 6 ‐ 8 triệu đồng cho 1 xã. Kinh phí hoạt động cho Ban Nông nghiệp ở một xã nghiên cứu là 4 triệu đồng năm, tức là khoảng 340.000 đồng tháng. Các kinh phí nói trên bao gồm cả kinh phí dành cho phục vụ người nghèo.  

• Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ máy. Bộ máy  tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật và thú y hiện nay chưa hợp lý, chưa phối hợp với nhau được. Ngoài ra tình trạng trùng lắp công việc cũng thường xãy ra. 

 Hoạt động khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ thực vật và thú y và sự tham gia của người dân

Có  khá  nhiều  chương  trình  khuyến nông  đang  được  thực  hiện  ở  Đồng Tháp  như chương trình hỗ trợ con giống, giảm giá thành sản xuất lúa, nhân giống lúa xuất khẩu, chuyển dịch cây màu v..v... ở huyện Thạnh Phú và Mỏ Cày của Bến Tre có những dự án nuôi bò giống, nuôi dê, tôm càng xanh... Tuy nhiên, tác động của các chương trình này vẫn còn hạn chế do mức độ bao phủ  thấp và số  lượng các đối  tượng hưởng  lợi chưa cao. 

• Người dân không biết nhiều về những hoạt động khuyến nông, ngư, bảo vệ thực vật nào đang thực hiện trong xã của họ. Không phải tất cả các xã trong huyện đều thực hiện đầy cả chương trình. Nếu một chương trình được thực hiện tại xã thì quy mô thực hiện và  số  lượng người hưởng  lợi  cũng  ở mức  rất  thấp. Ví dụ,  tại huyện Tam Nông, theo báo cáo 7 tháng đầu năm, chương trình giảm giá thành sản xuất lúa đã được triển khai ở 5 xã trong tổng số 13 xã thị trấn, với tổng diện tích chỉ là 13 ha.  

• Hiệu quả của các dịch vụ còn thấp. Lý do đầu  tiên  là kỹ năng của các cán bộ  thực hiện. Hầu hết người dân đều cho rằng hoạt động thú y không hiệu quả: “ổng chích tới đâu chết tới đó, hổng con nào sống”. Thứ hai là các kỹ thuật cung cấp không phù hợp  với  thực  tếtheo  đánh  giá  của người dân. Hầu hết  các hộ học  IPM  về  đều không áp dụng vì không tin tưởng, “sợ làm theo IPM thì lúa thất”. Hơn nữa,   việc áp dụng IPM đòi hỏi phải làm đồng loạt “phải lệ thuộc vào cả cánh đồng, nếu sâu ăn lúa mà xả nước cho khô thì không được, còn nếu không xịt thuốc thì sâu ăn hết lúa.” Tại xã Mỹ Hưng của Bến Tre đang tự phát phong trào nuôi tôm sú, người dân chưa được  tập huấn về  các  kỹ năng  cần  thiết hoặc  có người nuôi  tôm  theo phương pháp quản canh nhưng cán bộ lại tập huấn phương pháp nuôi tôm công nghiệp 

Các CLB khuyến nông và nông dân đã được thành lập ở các điểm nghiên cứu để hỗ trợ cho việc chuyển gia kỹ thuật. Tuy nhiên, người nghèo vẫn chưa được hưởng  lợi trực tiếp từ các hoạt động này vì 

• Số lượng các CLB còn quá ít. Chỉ có khoảng 1‐2 CLB ở mỗi xã với khoảng 30 thành viên • Người nghèo chưa tham gia vào các CLB. Nhóm viên của CLB phần lớn là những hộ có 

đất, có vốn, muốn đầu tư kỹ thuật để có lợi nhiều hơn. Hầu hết người nghèo không đất nên khó có điều kiện chăn nuôi hay trồng trọt và phải lo kiếm sống nên không có  thời  gian  để  tham  gia. Hơn nữa,  các  khóa huấn  luyện  thường  tập  trung vào những hộ có đất, có vốn và có đủ đIều kiện để áp dụng kỹ thuật với quy mô lớn 

 

Page 48: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

35

Nguồn thông tin về khoa học kỹ thuật, mùa vụ, về giống mới, cây trồng mới, vật nuôi mới, sâu bệnh, thức ăn và giá cả thị trường

Người dân ở cả Đồng Tháp và Bến Tre đang  thiếu  thông  tin về khoa học kỹ  thuật, giống mới, thị trường. Có hai nguồn thông tin chính họ đang tiếp cận là • Hệ thống khuyến nông của nhà nước. Do thiếu hụt nhân sự và mức độ bao phủ thấp 

nên nguồn thông tin này chưa hiệu quả. Phần lớn người được phỏng vấn không nhận được thông tin từ các cán bộ khuyến nông, khuyến ngư và các thú y viên. Rất ít hộ đến liên hệ với trạm khuyến nông huyện để biết thêm thông tin. Nếu có thì đó là những người khá giả, đất đai nhiều, làm ăn lớn. 

• Nguồn thông tin không chính thức. Người dân ở hai điểm nghiên cứu cho biết hàng xóm láng giềng, nhất là những người làm ăn có hiệu quả là nguồn thông tin chính của họ. Nguồn thứ hai đến từ các chủ đại lý bán thức ăn cho chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu. Một số chủ đại lý trước đây có công tác trong ngành khuyến nông. Đây  là những người  tư vấn cho nông dân các kỹ  thuật  liên quan đến chăn nuôi trồng trọt khi họ đến mua hàng. Một nguồn thông tin nữa là các hoạt động quảng cáo sản phẩm của những công ty phân bón, thuốc trừ sâu trên đài phát thanh và truyền hình địa phương.  

Nguồn thông tin không chính thức hiện đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kỹ thuật và thúc đẩy các hoạt động căn nuôi trồng trọt, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên,  cũng  cần phải nhìn nhận  các hoạt  động này dưới niều khía  cạnh khác nhau. 

• Mặc tích cực là người dân đã có được nhiều thông tin bổ  ích cho việc chăn nuôi trồng trọt của họ. Nông dân có thể tiếp cận được các cây con giống, phân bón và thuốc trừ sâu thế hệ mới để áp dụng và chia xẻ kinh nghiệm sản xuất với các hộ đã  làm ăn hiệu quả hoặc với các chủ đại  lý. Điều này sẽ giúp họ nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng thêm thu nhập cho gia đình. 

• Mặt tiêu cực của nguồn thông tin này là 

Thông  tin  từ  các  chủ  đại  lý  thường  không  đủ,  không  hệ  thống. Hơn  nữa, những thông tin này thường là không chính quy. 

Các đại lý có xu hướng khuyến khích người dân sử dụng những sản phẩm có lợi cho họ. Ngoài ra, việc sử dụng những hóa chất nông nghiệp như phân bón, thuốc  trừ sâu không kiểm soát có  thể dẫn đến những  tác động xấu cho môi trường và sức khỏe. 

Nhu cầu của người dân và các dịch vụ hiện có

Nghiên cứu cố gắng tìm hiểu nhu cầu của người dân và mức độ đáp ứng của các dịch vụ hiện có của nhà nước để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân. Các nhu cầu của người dân tập trung chu yếu vào 

• Được cung cấp nhiều hơn nữa các kỹ thuật phù hợp với thực tế • Được cung cấp cây con giống và các sản phẩm nông nghiệp. Hiện tại, người dân 

chủ yếu mua các cây con giống và vật tư nông nghiệp từ các hộ trong ấp và các đại  lý  tư nhân ngoài  thị  trường  tự do. Chất  lượng sản phẩm  tuỳ  thuộc vào mối quan hệ tin cậy giữa người mua và người bán. Ngay cả tôm giống là vấn đề sống còn của người nuôi tôm thì bà con ở Mỹ Hưng vẫn phải dựa vào đại lý tư nhân. Cái lợi mà người dân có được là có thể mua trước và trả khi thu hoạch xong với lãi  suất vào khoảng 3%‐5%/  tháng. Những hộ vay  tiền nuôi bò  ở  xã Mỹ Hưng 

Page 49: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

36

phàn nàn rằng người vay tiền chỉ được bắt con giống bò tại một nơi đã được hợp đồng với ngân hàng với giá thường cao hơn 2‐3 triệu đồng/ con nhưng khi nuôi thì bò bị hư hoặc không đẻ 

• Được hỗ trợ đa dạng hóa hoạt động sản xuất. Khi muốn đa dạng hoá hoạt động chăn nuôi  trồng  trọt hay những vấn đề kỹ  thuật khác người dân cũng nhờ vào những người hàng xóm có kinh nghiệm hoặc nhờ các đại lý phân bón, thuốc trừ sâu... tư nhân. 

• Được bảo hiểm vật nuôi cây trồng. Tuy chưa được thực hiện ở hai địa bàn nghiên cứu nhưng khi thảo luận phần lớn người dân đều tỏ thái độ quan tâm tới vấn đề này. Theo họ, “Nếu có thì tốt, nếu xảy ra chuyện thua lỗ thì người dân cũng ăn chắc rồi”. Xu hướng chọn bảo hiểm vật nuôi nhiều hơn cây trồng. Về cây trồng, người dân cho rằng nếu chi cho bảo hiểm họ sẽ lời không nhiều. Tuy nhiên người dân cũng có những lo ngại như gía cả bảo hiểm phải phù hợp để nông dân có lời và các cán bộ kỹ thuật phải có đủ kỹ năng và phải thực hiện đúng trách nhiệm.  

Bao tiêu sản phẩm và liên kết bốn nhà

Bà con ở hai địa bàn nghiên cứu chưa tham gia vào các hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo kiểu “liên kết bốn nhà”  (Quyết định 80) vì chưa có xã nào  thực hiện. Phần  lớn người dân tỏ vẻ e ngại về giá bao tiêu sản phẩm do nhà nước qui định. Họ nói  “nghe nói nhà nước có bao tiêu nhưng mua giá thấp quá, lúa chỉ được giá 1.300 đồng một ký”. Theo họ thì gía bao tiêu sản phẩm phải bằng với giá thị trường ở từng thời điểm và phải đến mua tận nơi như thương lái. 

Các cán bộ địa phương lo ngại người dân có thể sẽ không tuân thủ theo hợp đồng nếu thương lái tới sớm, chủ động nâng giá hoặc có những ưu đãi khác. Mặt khác, có thể chất  lượng sản phẩm của nông dân không đạt yêu cần của nhà đầu  tư nên việc  thu mua không thực hiện được.  

Cán bộ khuyến nông lâm, ngư, bảo vệ thực vật, thú y ở Bến Tre và Đồng Tháp không có vai trò gì trong việc giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Năm 2002, một số nông dân xã Thạnh Lợi huyện Tháp Mười có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhưng cuối không thực hiện được vì phải đem đến công ty để kiểm tra theo tiêu chuẩn doanh nghiệp về độ  ẩm, hạt  lép...Trong  khi  đó,  thương  lái  đã  không  đòi hỏi  cao về  chất  lượng  sản phẩm, giá chỉ thấp hơn 50 đồng/ ký và đến mua tận nơi.  

Những việc cần được cán bộ khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ thực vật và thú y ưu tiên

Kết quả do cán bộ khuyến nông Đồng Tháp chọn cho  thấy những việc sau đây cần được ưu tiên (xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần) 

1. Cung cấp thông tin khoa học, thời vụ, giá cả và rủi ro... cho nông dân  2. Kèm cặp giúp đỡ nông dân nghèo (đào tạo ngay trong công việc)  3. Hướng dẫn nông dân thực hiện các thao tác kỹ thuật nghề nông 4. Xây dựng HTX và các câu lạc bộ khuyến nông  5. Tổ chức tập huấn kỹ thuật mới cho nông dân 6. Chỉ chỗ tiêu thụ, bán sản phẩm cho nông dân 7. Giới thiệu, cung cấp hoặc bán giống cho bà con 8. Hướng dẫn cho người dân vay vốn 

Kết quả do cán bộ xã Bến Tre chọn cho thấy giới thiệu hoặc cung cấp giống và chỉ chỗ tiêu thụ, bán sản phẩm có phần cần được ưu tiên hơn. 

Page 50: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

37

Nội dung Mỹ Hưng Thành Thới B Thới Thạnh 1. Tập huấn kỹ thuật mới cho bà con 1 1 6

2. Giới thiệu, cung cấp hoặc bán giống 2 2 2

3. Cung cấp thông tin khoa học, thời vụ, giá cả và rủi ro...

3 3 3

4. Chỉ chỗ tiêu thụ, bán sản phẩm 4 4 4

5. Hướng dẫn cho bà con vay vốn 5 5 5

6. Hướng dẫn nông dân thực hiện các thao tác kỹ thuật nghề nông

6 6 1

7. Kèm cặp giúp đỡ nông dân nghèo (đào tạo ngay trong công việc)

7 7 7

8. Xây dựng HTX và các câu lạc bộ khuyến nông 8 8 8

Nhu cầu về khuyến nông của người dân ở Đồng Tháp khá rõ rệt, ưu  tiên hàng đầu vẫn là được hướng dẫn về kỹ thuật, tuy nhiên nhu cầu của nhóm hộ nghèo và nhóm hộ khá thì khác nhau.  

Dân nghèo không có đất cho rằng họ cần được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Dân nghèo có ít đất thì có thêm nhu cầu hướng dẫn về trồng trọt. Đi kèm với hai nhu cầu này là được cho vay vốn tín chấp để sản xuất.  Các hộ trung bình khá trở lên có xu hướng chọn ưu tiên theo thứ tự giảm dần như sau: 1. Mở lớp kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đi kèm với trình diễn kỹ thuật 2. Cung cấp cây trồng và con giống đạt chất lượng 3. Bao tiêu sản phẩm và giá cả vật tư ổn định 4. Cán bộ khuyến nông, ngư và thú y được đào tạo 5. Tham quan học tập 6. Cho vay vốn tín chấp 

Những thay đổi cần có trong việc triển khai các dịch vụ khuyến nông

Mong muốn đề cập  là hộ nghèo có  thể  tương  tác với  thị  trường một cách  thuận  lợi, quản lý rủi ro đi kèm với giá cả hàng hóa dao động và tăng năng suất và thu nhập từ nông nghiệp. Trên thực tế có thể thấy các hộ nghèo khó thể có các khả năng nêu trên vì họ không đất hoặc có rất ít, thiếu kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, sản xuất với qui mô nhỏ, số lượng sản phẩm bán ra ít. Do vậy, những thay đổi nên làm là:  • Có sự phối hợp đồng bộ giữa tập huấn kỹ thuật và việc phát vốn • Thay đổi cách thức tập huấn: xác định nhu cầu, phương pháp tập huấn phù hợp 

với nông dân, nội dung  tập huấn có  liên quan đến hoàn cảnh và điều kiện sản xuất của địa phương 

• Xây dựng và củng cố mạng lưới khuyến nông cơ sở • Cung cấp cây con giống co chất lượng tốt • Cung cấp kịp thời thông tin thị trường • Bao tiêu sản phẩm và đIều tiết, quản lý thị trường sản phẩm Những vấn đề có thể nảy sinh khi cố gắng đáp ứng các nhu cầu này là • Người trung bình khá giàu sẽ có cơ hội tiếp cận dịch vụ khuyến nông nhiều hơn • Nhân sự của hệ thống khuyến nông, lâm, ngư, thú y và bảo vệ thực vật không đủ 

sức đáp ứng các nhu cầu • Hệ thống cung cấp vật tư nông nghiệp, cây con giống không đủ sức cung cấp  • Các khuyến nông, ngư, bảo vệ thực vật và thú y viên tại xã sau khi được đào tạo 

bỏ việc để làm tư. 

Page 51: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

38

D. Chất lượng và Mục tiêu Hỗ trợ Xã hội

Hỗ trợ đột xuất Các hình thức hỗ trợ

Việc trợ cấp đột xuất được thực hiện rất khác nhau ở hai địa bàn nghiên cứu, tùy vào tình hình thiên tai của từng nơi và thực hiện chủ yếu dưới hai hình thức cứu trợ lũ lụt và hỗ trợ cho những trường hợp nhà sập/ cháy.  Ở Bến Tre bão lụt ít xảy ra nên trợ cấp đột xuất chủ yếu là cho cháy nhà hoặc sập nhà. Mức trợ cấp trong khoảng 200.000 ‐ 300.000 đồng/ hộ.  

Trợ cấp đột xuất được thực hiện tại Đồng Tháp nhiều hơn do có lũ lụt hàng năm. Các trợ cấp bao gồm  

• Tiền mặt để di dời và sửa chữa nhà cửa • Xuồng hoặc lưới đánh cá • Nhu yếu phẩm...  

Hỗ trợ khác là chi phí tổ chức các điểm giữ trẻ trong mùa lũ để cha mẹ có thể an tâm đi kiếm  sống. Các  trường hợp  cháy nhà hoặc  sập nhà  sẽ được  cứu  trợ  từ 1‐2  triệu đồng/ hộ tùy xã và tùy khả năng huy động của cán bộ địa phương.  Cụm dân cư ở khu vực Đồng Tháp Mười

Nhà nước đã đầu tư số tiền khá lớn để làm các cụm dân cư cho các hộ dân trong vùng lũ Đồng Tháp Mười  thuộc các  tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang. Đây là cách sống chung với lũ còn khá mới mẻ cho cả phía chính quyền lẫn người dân. Cụm dân cư ở xã Phú thọ B có vốn đầu tư là 16 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục san nền, đường nội bộ, cống  thoát nước, hệ  thống điện,  trường mẫu giáo, nhà giữ  trẻ... cho 199 hộ dân. Có 83 hộ nghèo ở xã Phú Thọ và 60 hộ nghèo ở xã Thạnh Lợi được mua nhà trả chậm trong cụm dân cư. Một số căn ở mặt tiền sẽ được bán cho người có tiền để gây quỹ phát triển cơ sở hạ tầng của cụm. Hộ nghèo không có đất ở được xét vào cụm dân cư và được cho 800 ngàn đồng để di dời.   Các thủ tục nhận hỗ trợ

Hầu hết các hỗ trợ nói trên đều từ ngân sách của nhà nước. Các thủ tục chính là 

• Trưởng ấp lập bản đề nghị lên UBND xã • UB xã cử người đến xác minh và đề nghị lên UBND huyện • Huyện cử cán bộ xuống xác minh để xét duyệt 

Nếu được phê duyệt, cán bộ xã  lên huyện nhận  tiền về gởi cho hộ, sớm nhất  là 15 ngày. 

Các  hộ  trợ  trong mùa  lũ  ở  Đồng Tháp  được  thực  hiện  với  thủ  tục  đơn  giản  hơn. Chánh quyền xã ấp sẽ lập danh sách nhận cứu trợ dựa vào danh sách hộ nghèo và các hộ bị rủi ro đột xuất. Việc hỗ trợ mang tính chất luân phiên theo nguyên tắc hộ nhận cúu trợ đợt này sẽ không được nhận cứu trợ đợt sau (nếu có). Một số ít hộ nghèo nói rằng việc cứu  trợ đã không công bằng “có hộ nhận 2‐3 lần, có hộ không nhận lần nào”. Các  trưởng ấp nói rằng khi  thực hiện chế độ cứu  trợ  luân phiên  thì người dân  than 

Page 52: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

39

phiền “sao đợt này cho  ít, đợt kia cho nhiều”. Thực  chất,  trưởng  ấp  là người  lập danh sách  được  cứu  trợ nhưng khi phân phối hàng  thì anh  ta  chỉ  đóng vai  trò  là người trung chuyển.  Hiệu quả của cứu trợ khẩn cấp

Phần  lớn các cán bộ và người dân cho  rằng các hỗ  trợ khẩn cấp  đã giải quyết một phần khó khăn và giúp người dân cầm cự được trong giai đoạn khó khăn. Thể hiện rõ nhất là khi xảy ra cơn bão Linda năm 1997 và mùa lũ năm 2000. Nhờ có trợ cấp người dân được giảm bớt khó khăn và cảm thấy được an ủi. Tuy nhiên, hiệu quả của cứu trợ phụ thuộc vào mức độ kịp thời và số lượng phẩm vật. Đối với những hổ trợ khẩn cấp khác sau cơn bão Linda, người dân ở Bến Tre cho rằng không giúp giảm bớt khó khăn và khôi phục lại đời sống vì kinh phí hổ trợ chậm và mức hổ trợ quá ít, chỉ từ 200‐300 ngàn đồng.  Nói về hiệu quả của việc cứu trợ khẩn cấp trong mùa lũ ở vùng Đồng Tháp Mười có nhiều luồng ý kiến đang trái ngược nhau. 

• Cứu trợ là cần thiết trong trường hợp lũ lớn, về sớm và làm hư hại vụ mùa. Trong trường hợp này,  các phẩm vật cứu  trợ  sẽ giúp người dân  cầm  cự được cho dù những  gì họ nhận  được  là  không nhiều. Tuy nhiên, nếu  không phải  là những trường hợp nói trên, cứu trợ dễ làm cho một số người dân có tâm lý ỷ lại và trông chờ. 

• Khi tình trạng không quá khẩn cấp, các nguồn cứu trợ nên được tập trung lại và hỗ trợ ưu tiên cho các đối tượng đặc biệt khó khăn hơn là chia nhỏ ra cho nhiều đối tượng  

• Nên phối hợp hoạt động cứu  trợ với các hỗ  trợ khác  từ chương  trình XĐGN để tăng cường hiệu quả. Mùa lũ hàng năm ở Đồng Tháp Mười thường kéo dài ít nhất là 3  tháng. Do đó, cần hỗ  trợ phương  tiện để giúp người nghèo kiếm sống như lưới đánh cá, thuyền, nhà, tấm lợp hay hơn là hỗ trợ thực phẩm. Một vấn đề nữa là cần có sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan để điều tiết hàng cứu trợ cho vùng sâu, tránh tình trạng chồng chéo như đã xảy ra. 

• Người dân cần tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động cứu trợ. Để công bằng hơn chính quyền nên để cho người dân trực tiếp xét chọn hộ được cứu trợ thay vì giao  cho  các  cán bộ  ấp quyết  định như  lâu nay vẫn  làm. Người dân nên  được tham gia giám sát các hoạt động để đảm bảo hàng hóa hỗ  trợ đủ chất  luợng và phù hợp với nhu cầu. Ví dụ những hộ đã nhận xuồng cứu trợ trong mùa lũ cho biết xuồng này không thể sử dụng được do quá nhỏ, dễ bị lật và thường là không bền.  

 Hiệu quả của chương trình cụm dân cư.

Người dân nhận xét là cụm dân cư giúp họ có được chổ ở ổn định, không sợ sập nhà, không sợ nước ngập, không sợ trẻ em chết đuối hay tai nạn giao thông và có thể gởi con để đi làm.   Tuy nhiên có nhiều vấn đề nảy sinh từ ngày vào cụm dân cư. Họ phải đi  làm xa vì nhà ở bây giờ xa ruộng, ở khu dân cư không còn giăng câu bắt lưới tiện lợi như trước được, không nuôi heo nuôi gà được và để ghe thuyền sợ mất nên phải có người giữ. Ngoài ra, chuyện gì họ cũng tốn tiền, tiền điện, tiền nước, tiền thùng rác, rau cải... Vì 

Page 53: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

40

vậy, một số hộ chỉ cho con cái ở  trong khu dân cư để “nhà nước thấy có người ở nên không lấy lại nhà“. Những lao động chính trong hộ dựng chòi nhỏ ngoài đồng để tiếp tục cách sống trước đây.  Trợ cấp thường xuyên Các  trợ  cấp  thường xuyên  được  thực hiện khá giống nhau  ở hai  địa bàn dựa  theo quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Nhìn chung việc thực hiện theo như và các văn bản hướng dẫn và người dân ít than phiền về chính sách này.  Các trợ cấp thường xuyên được đề cập là 

• Hộ  nghèo  có  người  tàn  tật  nặng,  người  tâm  thần,  trẻ  đặc  biệt  khó  khăn  được hưởng mức nuôi dưỡng cộng đồng là 45.000 đồng/tháng.  

• Người nhiễm HIV/AIDS được tư vấn hàng tháng. Mỗi lần tư vấn, người bị nhiễm được hỗ trợ 50 ngàn. Khi qua đời, những người này được hỗ trợ quan tài 

• Nạn nhân của chất độc màu da cam: hỗ trợ 48.000 đồng/ tháng. Tỉnh giao chỉ tiêu cho huyện, nếu  định mức không  đủ, huyện  làm  đề nghị  lên  tỉnh  để  xét duyệt thêm.  

• Gia đình chính sách được hỗ trợ 170.000 đồng/ tháng.   Quản lý các quỹ hỗ trợ xã hội Tuyến tỉnh quản lý quỹ hỗ trợ thường xuyên và đột xuất. Tuyến huyện và xã chỉ quản lý các nguồn quỹ do mình tự vận động được còn xã và ấp có nhiệm vụ chính là trung chuyển.   Nếu phân quỹ hỗ trợ đột xuất về cho xã ấp quản lý, các chương trình hỗ trợ sẽ nhanh và kịp thời hơn nhưng nguồn lực sẽ bị chia nhỏ cho mỗi xã. Mặt khác, nếu chia nhỏ cho xã  thì  tỉnh và huyện  cũng khó  có  thể điều phối kịp  thời các nguồn quỹ  từ  các huyện và xã khác đến. Một cán bộ huyện cho rằng trong trường hợp phân cấp quản lý về cho  tuyến xã,  ấp, “cần nâng cao năng lực quản lý và đạo đức của cán bộ tuyến dưới”. Cần nhấn mạnh rằng việc phân cấp không giúp việc xác định đối tượng được chính xác hơn vì tuyến xã, ấp vẫn là tuyến chọn đối tượng để cứu trợ. 

Page 54: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

41

E. Cải cách hành chính

Dịch vụ một cửa Ở hai điểm nghiên cứu đều đã thực hiện cải cách hành chánh nhưng chỉ mới ở mức theo mô hình một cửa. Điều này đã giúp cho giảm đi nhiều các thủ tục hành chánh cho người dân.   Từ phía các cán bộ huyện xã

• Hiện nay, các huyện có một trụ sở tiếp dân để tiếp nhận tất cả các thủ tục hành chính và cấp phiếu hẹn ngày trả lời. Sau đó, các cán bộ tiếp dân sẽ chuyển giấy tờ đến các ngành chức năng giải quyết và trả lời cho dân theo ngày hẹn.  

• Công việc ở tuyến xã cũng tương tự, chánh văn phòng xã  là người tiếp nhận và xem xét các hồ sơ để chuyển cho các ngành xử lý rồi đưa cho ủy ban ký. Phần lớn các công việc hành chánh đều được giải quyết trong ngày, trường hợp phức tạp thì mới làm phiếu hẹn. Trong tuần, chủ tịch huyện và xã đều dành 1 ngày để tiếp dân. 

• Các  thủ  tục hành chánh được công khai. Để giúp người dân hiểu về những cải cách này huyện đã có thông báo trên loa, đài, có bảng “phòng tiếp dân” tại trụ sở ủy ban, các thủ tục hồ sơ được dán tại phòng tiếp dân của UBND và phân công cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn trực tiếp cho người dân.  

• Cải cách hành chánh đang có kết quả tốt. Cải cách hành chánh là cần thiết và thực sự đã làm cho thủ tục đỡ rườm rà, người dân ít tốn thời gian phải gỏ cửa nhiều cơ quan. Về phía chính quyền thì cán bộ đỡ tốn công giải thích, nhiệm vụ của từng phòng ban được phân rõ và cán bộ có trách nhiệm hơn với dân hơn.  

 Từ phía người dân

Phần lớn người dân không biết rõ về những cải cách hành chánh từ phía chính quyền vì đa số giấy tờ họ cần thuộc loại đơn giản. Phần lớn người dân chỉ tới xã khi họ cần giải quyết các giấy tờ như làm giấy khai sinh, kết hôn, tạm trú tạm vắng. Các công việc khác như đất đai, tranh chấp dân sự và thủ tục vay vốn thường phải lên đến huyện. Các thủ tục về hộ khẩu và làm CMND cho người quá tuổi được thực hiện tại tỉnh.  Nhìn chung, người dân ở hai địa bàn nghiên cứu cho  rằng các dịch vụ hành chính công đang tốt hơn trước đây, ngoại trừ dịch vụ ngân hàng còn nhiều thủ tục phức tạp và các một vài thủ tục như hộ khẩu, đất đai đòi hỏi người dân đi lại xa xôi. Với các giấy tờ làm ở tuyến xã, người dân không phải tốn nhiều thời gian, thông thường được giải quyết  trong ngày. Các  thủ  tục hành chánh khiến người dân ở hai điểm nghiên cứu mất nhiều thời gian là thủ tục hộ khẩu, địa chính và đặc biệt là thủ tục vay vốn.   Các khoản tiền người dân phải tốn khi là các thủ tục hành chánh thường không nhiều, bao gồm cả tiển mua hồ sơ vẫn chưa đến 5.000 đồng. Ở xã Thới Thạnh và Mỹ Hưng muốn có giấy tạm vắng đi làm ăn xa thì người dân phải đóng đầy đủ quỹ giao thông nông thôn và lao động công ích, quy ra là 50.000 đồng đối với nam và 30.000 đồng đối với nữ. Nếu làm các thủ tục tại huyện và tỉnh, người dân sẽ tốn thời gian và chi phí đi lại nhiều hơn, nhất là ở khu vực Đồng Tháp Mười.     

Page 55: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

42

Phân cấp quản lý Xu hướng chung là người dân mong muốn các công việc đều có thể thực hiện ở tuyến xã để đỡ tốn thời gian và chi phí đi lại. Các công việc có thể phân cấp cho tuyến xã là 

• Công chứng giấy tờ như hộ khẩu, giấy CMND, hồ sơ vay ngân hàng.  • Qui hoạch hương lộ, mạng lưới điện nông thôn  

Cán bộ ở Bến Tre và Đồng Tháp đều cho là việc xây dựng những công trình nhỏ dưới 20 triệu đồng nên đưa về cho xã quản lý. Khi đó, xã sẽ có điều kiện tham gia giám sát tốt hơn và tiến độ thực hiện nhanh hơn. Cần nâng cao vai trò của xã trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng vì “hiện nay UB xã chỉ quản lý trên giấy tờ, chỉ ký chứ không biết gì về hồ sơ này”.   Cán bộ xã cũng có nhận định tương tự nhưng họ lo ngại nhân sự tuyến xã không đủ sức  cáng  đáng,  không  có  đủ  các  phương  tiện  và  trình  độ  chuyên môn  như  tuyến huyện đang làm. Rõ nét nhất là những thủ tục liên quan đến công an và đất đai, họ nói “huyện có bộ phận chuyên môn thuộc ngành dọc nên họ mới làm được”  Luật doanh nghiệp Cán bộ xã và một số cán bộ huyện không biết gì về luật doanh nghiệp. Lý do là các doanh nghiệp không phát triển ở địa phương họ.  Việc đăng ký kinh doanh có tăng hơn so với trước khi có luật doanh nghiệp 1999. Mặc dầu mục đích của  luật doanh nghiệp  là hỗ  trợ cho người dân kinh doanh nhưng có người ngại khi trở thành doanh nghiệp chính thức. Vì ngại phải hoạch toán sổ sách và đóng thuế cao nên họ thường đăng ký kinh doanh cá thể.   Ở Đồng Tháp không có doanh nghiệp nào ở các xã nghiên cứu. Ở Bến Tre số doanh nghiệp có trên địa bàn xã rất ít, thường là các lò gạch, lò đường, cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa. Từ năm 1999, huyện Mỏ Cày đã có một số doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, cơ sở chế biến hạt điều, công ty thương mại... Hiện không có thêm doanh nghiệp mới là do địa thế và giao thông trắc trở, nước sạch không có.   Cách đây khoảng 2 năm có doanh nghiệp tại TP HCM dự định đầu tư xí nghiệp sản xuất nước mắm tại xã Phú Hiệp huyện Tam Nông để tận dụng nguồn cá tại chỗ vào mùa  lũ. Tuy nhiên, dự định này không  thể  thực hiện được vì chi phí cho việc nâng nền quá cao và việc vận chuyển sản phẩm còn khó khăn.   Các địa phương chưa có biện pháp rõ nét để  thu hút các doanh nghiệp nơi khác và nước ngoài đến địa phương mình. Hiện kinh phí để cho san lấp mặt bằng ở 2 huyện nghiên cứu của Đồng Tháp còn quá cao, khoảng 1 tỉ đồng/ ha và giao thông đường bộ chưa phát triển.   Pháp lệnh công chức Các cán bộ huyện xã ở hai tỉnh nghiên cứu đã có nghe phổ biến về việc cán bộ xã sẽ thành công chức nhà nước trong tương lai. Tuy chưa được thực hiện tại địa phương 

Page 56: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

43

nhưng họ cho rằng  

• Thay đổi này vai  trò các cán bộ  tuyến xã  thành công chức nhà nước sẽ giúp các cán bộ này làm việc tốt hơn vì cán bộ sẽ có trách nhiệm hơn, có giờ giấc hơn và tác phong làm việc cũng nghiêm chỉnh hơn.  

• Người dân sẽ gặp được các cán bộ xã dễ dàng hơn khi họ đến ủy ban.  • Các cán bộ xã sẽ yên tâm làm việc hơn vì được hưởng lương thay vì phụ cấp và 

khi nghĩ có chế độ lương hưu.  

Tuy nhiên, các cán bộ địa phương nêu lên các các băn khoăn của họ như không biết sẽ có bao nhiêu chức danh nằm trong biên chế công chức ở xã và những người không có bằng cấp hay thuộc diện phải nghỉ sẽ như thế nào.  Người dân ở hai điểm nghiên cứu hầu như không có ý kiến khi thảo luận về việc cán bộ xã sẽ trở thành công chức nhà nước. Theo suy nghĩ của họ, hiện nay các cán bộ xã đang là “cán bộ nhà nước”. Ngay cả chức năng hiện tại của các cán bộ này họ còn chưa biết rõ nên họ không hình dung được sự khác nhau trong tương lai. Họ chỉ đoán rằng các cán bộ xã từ nay sẽ làm việc tốt hơn vì có lương và nhà nước quan tâm hơn.  

Page 57: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

44

F. Môi trường

Đồng Tháp Theo cách hiểu của các cán bộ cơ sở và người dân địa phương thì môi trường là một khái niệm có liên quan đến tình trạng của nguồn nước, nguồn lợi thuỷ sản và cả tình trạng vệ sinh. Theo đó, môi trường suy thoái được hiểu là môi trường bị ô nhiễm và cạn kiệt và bảo vệ môi trường tức là giữ gìn vệ sinh môi trường và “không xiệc điện, cào điện” (xiệc điện: bắt cá bằng cách dùng điện từ bình ắc qui) 

Các vấn đề chính về môi trường ở Đồng Tháp là 

• Đất  canh  tác và nguồn nước và  bị nhiễm phèn  là  vấn  đề  lớn mà  cư  dân  ở  các  xã nghiên cứu đang gặp phải. Vụ lúa hè thu thường có năng suất thấp hơn rất nhiều so với vụ đông xuân do vụ đông xuân đất được rửa phèn. Nông dân trồng lúa vụ hè thu ở Thạnh Lợi chỉ mới có lãi trong khoảng thời gian 3 năm gần đây và không thể nuôi cá được vì “phèn kiểu đó cá nào cũng chết”. Vào mùa nước phèn, người dân phải dùng xuồng  đến kênh khác có “nước đỡ hơn”  để  lấy về, bỏ  tro bếp vào và lóng trong lu nước để xài. 

• Nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi. Một hình thức đánh bắt bằng điện gây tàn phá môi trường khủng khiếp được người dân và các cán bộ kể ra  là ghe cào. Đây  là ghe máy với công suất  lớn, phía sau có một khung dây dẫn điện hình chữ nhật kích thước khoảng 3 mét và 5 mét, dính  liền với khung là một mẻ lưới rộng để đựng cá. Tất cả cá lớn, nhỏ trên đường ghe chạy qua trong vòng bán kính 5 mét đều bị chết. Các cán bộ xã và ấp cho biết họ không có  sẵn phương  tiện  để  đuổi  theo những ghe này và nếu  có  đuổi  theo  thì  cũng không kịp vì ghe cào có công suất quá lớn. 

• Ô nhiễm nguồn nước. Trước hết, người dân định cư dọc theo bờ kênh là nơi cao ráo và thuận đường giao thông. Cho đến hiện nay, cách đi tiêu chủ yếu của người dân là phóng uế thẳng xuống sông. Vả lại, chưa có kiểu cầu tiêu hợp vệ sinh nào phù hợp với  điều kiện ngập  lũ  3  tháng mỗi năm  của  Đồng Tháp Mười.  Điều quan trọng là có trên 70% người dân sử dụng nguồn nước này hàng ngày để ăn uống, tắm giặt. Điều kiện vệ sinh môi trường của cụm dân cư ở Phú Thọ cũng đang bị ô nhiễm. Nước mưa chảy tràn vào nhà và nhà vệ sinh trong mỗi hộ vẫn chưa hoàn chỉnh. Nhiều hộ gia đình sử dụng những miếng đúc ximăng lót nhà vệ sinh để lót sàn nhà và họ tiếp tục đi cầu ngoài đồng.  

Thêm vào đó, cả một cánh đồng  lúa hai vụ rộng  lớn với hệ thống kinh đào  lớn nhỏ ngang dọc như bàn cờ đã  làm cho một  lượng  thuốc bảo vệ  thực vật không nhỏ  trôi xuống nguồn nước. Vì vậy,  vẫn  đề  ô nhiễm  đã  trầm  trọng  càng  thêm  trầm  trọng. Chưa thấy tài liệu nghiên cứu chính thức nào xác định mức độ ô nhiễm và tác hại của tình trạng ô nhiễm này. 

Rừng tràm

Hệ  sinh  thái  chủ yếu  của Đồng Tháp Mười  là  rừng  tràm  trên vùng  đất phèn ngập nước. Rừng tràm lại là nơi sinh sôi của các loài chim và cá, trăn, rắn, rùa... hết sức đa dạng. Tôm cá từ Biển Hồ theo nước lũ tràn về Đồng Tháp Mười và các tỉnh trong khu vực. Vì nhu cầu khai hoang để sản xuất, hàng loạt những kinh đào đã xẻ dọc ngang 

Page 58: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phát hiện

45

Đồng Tháp Mười vừa  để xả phèn, vừa  để phát  triển hệ  thống giao  thông  thủy bộ. Rừng  tràm  tự  nhiên  ngày  càng  bi  thu  hẹp,  thậm  chí mất  hẳn  để  nhường  chỗ  cho những cánh đồng lúa và khu dân cư. Chỉ trong vòng hai chục năm qua hệ sinh thái của Đồng Tháp Mười đã bị đảo  lộn, nhiều  loài động vật bây giờ  trở nên quý hiếm, khu dự trữ tôm cá tự nhiên mất dần theo rừng tràm. 

Tại huyện Tam Nông có vườn quốc gia Tràm Chim rộng 7.500ha, nơi loài sếu đầu đỏ quý hiếm hàng năm vẫn về cư trú từ tháng 2 đến tháng 7. Đây cũng là khu lớn nhất ở Đồng Tháp Mười đang bảo tồn khoảng 200 loài chim, 40 loài cá và bò sát còn sót lại. Các cán bộ cho rằng đây  là một vốn quý của địa phương vì rừng giúp bảo tồn sinh thái, chắn gió và hạn chế tác tại của lũ. Tuy nhiên, các hộ dân trong địa bàn không coi rừng là của họ vì họ không được giao đất vườn để bảo vệ. Khi đưa vấn đề giao rừng ra thảo luận, xu hướng của người dân và các cán bộ huyện xã cho rằng đây là điều lợi cho người dân vì họ có công việc làm và có thu nhập. Tuy nhiên, tất cả đều cho rằng điều này khó có thể thực hiện được vì “công ty đã có người bảo vệ rồi” và “dân không rõ quy mô hoạt động của vườn”.   Bến Tre Hầu hết người dân không hiểu một cách đầy đủ khái niệm môi trường. Khi nói đến môi trường thường người dân hiểu là nước sạch nên mối quan tâm lớn nhất của họ là cầu cá và chăn nuôi heo làm ô nhiễm nguồn nước. Họ nghĩ rằng nạn ô nhiễm môi trường gây nguy hiểm đến sức khỏe và sinh hoạt của bà con. 

Các vấn đề về môi trường ở Bến Tre là  

• Ô nhiễm nguồn nước do phân người. Hầu hết người dân ở các điểm nghiên cứu đang sử dụng cầu tiêu cá vồ. Những hộ sống dọc sông rạch đi cầu trực tiếp xuống sông. Từ năm 1995 chính phủ đã có chỉ thị 200/TTg về việc dẹp bỏ cầu trên sông và cầu tiêu  trên ao  cá  ở vùng  đồng bằng  sông Cửu Long. Trong những năm  đầu việc thực hiện có vẻ rầm rộ những đến nay thì đâu lại vào đấy. Tình hình này có thể còn kéo dài vì xoá cầu trên sông và cầu trên ao cá và vận động xây dựng cầu hợp vệ sinh  là một vấn đề có  liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng. 

• Ô nhiễm nguồn nước do các chất thải trong sản xuất. Việc phát triển các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa ở xã Thành Thới B cũng làm ô nhiễm nguồn nước. Đa số các cơ sở sản xuất  này  nằm  cặp  theo  sông  để  di  chuyển  bằng  đường  thủy  thuận  tiện.  Theo người dân thì mỗi ngày có 1‐2 tấn bụi xơ dừa được trút xuống sông. 

• Đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn do việc nuôi tôm. Đối với ấp Thạnh Mỹ xã Mỹ Hưng  từ năm 2000  trở  lại đây  thì việc nuôi  tôm sú  tự phát  theo kiểu quản canh ngày càng phát triển. ở xã Mỹ Hưng đã có quy hoạch ngọt hóa đất nông nghiệp cho sản xuất theo dự án đê bao 418 để tăng năng suất và tăng vụ lúa nhưng người dân đang dần dần bỏ lúa chuyển qua nuôi tôm sú. Việc nuôi tôm sú đòi hỏi phải xả cống ngăn mặn thường xuyên hơn và làm cho cả vùng đất rộng lớn dần dần bị nhiễm mặn. Những người làm ruộng xung quanh khu vực nuôi tôm sú cũng phải thay đổi thành vuông tôm vì nếu trồng lúa sẽ bị thất mùa. Thực ra, hiện nay một số người  trúng  tôm sú  trở nên khá giả nhưng cũng có người vì nuôi  tôm sú mà mang nợ không trả nổi. Hiện tại, cho dù có muốn chuyển qua nuôi tôm càng xanh hay muốn quay trở lại làm ruộng thì đất cũng đã nhiễm mặn rồi.

Page 59: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

46

Kết luận và Khuyến nghị

Phần 1: Hiểu biết về nghèo đói Nghiên cứu cho thấy đời sống của đại đa số người dân có đi lên. Tuy nhiên có sự khác biệt  rõ  nét  trong mức  độ  thay  đổi  của  những  nhóm  dân  cư  trong  cộng  đồng. Xu hướng chung là có những nhóm dân cư giàu hoặc khá lên trong khi đó cũng có những nhóm khác trở nên nghèo hơn. Các cán bộ ăn lương, các hộ kinh doanh, hộ có tư liệu sản xuất đã cải thiện đời sống của họ một cách rõ nét. Trong khi đó những hộ nghèo, không đất, bệnh  tật...  thì bị nghèo hơn và  trở nên yếu  thế hơn. Một bộ phận người nghèo đã nhận được sự  trợ giúp  từ chương  trình XĐGN và bớt đi những khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn chưa đủ để có thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo thực sự bằng chính sức lực của họ.  Việc đánh giá nghèo đói đã được thực hiện theo hướng bình xét của người dân chớ không hoàn toàn căn cứ vào tiêu chuẩn thu nhập như hường dẫn của Bộ LĐTBXH. Có sự chênh lệch lớn giữa số liệu về hộ nghèo do cán bộ huyện, xã báo cáo với số liệu hộ nghèo do người dân cảm nhận. Mức độ tham gia của người dân vào việc xác định hộ nghèo vẫn còn rất hạn chế do cách thực hiện từ trên xuống và các chỉ tiêu giảm nghèo đặt ra cho các xã ấp.  Một trở ngại lớn để thoát nghèo đối với người nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long là đa số hộ nghèo ở trong tình trạng không đất hoặc có rất ít đất. Dù vậy, trong thời gian qua việc phát triển ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm vẫn còn rất chậm.  Các khuyến nghị:

• Sở LĐTBXH cần có hướng dẫn cụ  thể qui  trình xác định hộ nghèo để đảm bảo tính công khai và công bằng hơn cách làm hiện nay. Trong qui trình xét duyệt cần đảm bảo người nghèo phải được  tham gia vào quá  trình xét hộ nghèo. Việc xác định  hộ  thoát  nghèo  cần  được  thực  hiện nghiêm  túc,  chính  xác  và  công  bằng, tránh lối làm chạy theo chỉ tiêu. 

• Việc điều tra và xét hộ nghèo, tái nghèo, nghèo mới không nên làm 6 tháng 1 lần như đang  làm hiện nay vì nhịp độ này sẽ khó đảm bào cán bộ xã ấp có đủ  thời gian để thực hiện có sự tham gia của người dân, làm cho công việc của họ trở nên quá  tải dẫn  tới việc  làm qua  loa để đối phó. Mặt khác, việc  thoát nghèo đòi hỏi một thời gian nổ lực dài hơn là 6 tháng. Tốt nhất là nên tiến hành 2 năm 1 lần. Để có thể tiến hành công việc công bằng và chính xác hơn, việc xét hộ nghèo nên dựa trên kết quả bình xét của người dân. Sau đó cán bộ địa phương sẽ tiến hành thẩm định trên toàn bộ số hộ được người dân bình xét là nghèo khó nhất. 

• Cán bộ xã  ấp và  cán bộ đoàn  thể  tham gia XĐGN  cần  được  đào  tạo những kỹ năng  thực hành cụ  thể như: kỹ năng vận  động  cộng  đồng, kỹ năng  điều khiển cuộc họp, kỹ năng phân loại giàu nghèo (wealth ranking), kỹ năng phỏng vấn hộ, kỹ năng sắp xếp và lưu trữ thông tin liên quan đến XĐGN. 

• Sau khi đã xác định hộ nghèo cần có phân  loại  theo  từng nhóm để xác định các phương  thực hỗ  trợ  thích hợp, ví dụ: nhóm có  lao  động, có  đất  sẽ được hỗ  trợ bằng vay vốn và hướng dẫn ngành nghề... 

Page 60: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Kết luận và Khuyến nghị

47

• UBND các tỉnh cần có những chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp tại chổ, mời gọi đầu tư từ nơi khác, đặc biệt chú ý phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để sử dụng lao động không đòi hỏi có tay nghề cao ở địa phương. 

• Cần có sự phối hợp đồng bộ hơn giữa ngân hàng cho người nghèo, ngành Nông nghiệp và các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân  trong việc thực hiện các dự án tín dụng. Cụ thể là việc tổ chức cho vay vốn nên được thực hiện theo một kế hoạch chung của toàn xã qua đó tất cả các trường hợp được vay vốn đều được hướng dẫn các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nhằm giảm thiểu các rủi ro và làm ăn sinh lợi.   

Phần 2: Qui chế dân chủ và sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và quản lý ngân sách.

Nghiên cứu cho thấy qui chế dân chủ đã không được cán bộ cấp cơ sở hiểu một cách thấu đáo và người dân cũng ít biết về qui chế này. Phần lớn cho rằng dân chủ cơ sở có nghĩa là thông báo cho người dân biết những quyết định mà họ phải thi hành hoặc là những đóng góp mà họ phải chia xẻ. Người dân chưa biết rõ về quyền và vai trò của họ trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và giám sát các chương trình dự án đang được thực hiện tại địa phương.  Hầu hết các các chương trình, dịch vụ XĐGN là do chính quyền tỉnh, huyện, xã và ấp quyết định. Việc công khai ngân sách và quyết toán công trình của xã chưa được thực hiện đầy đủ. Mối quan hệ giũa đại biểu Hội đồng Nhân dân và người dân, nhất  là người nghèo còn khá mờ nhạt. Mạng lưới thanh tra nhân dân tuyến ấp chỉ mới có trên hình thức và chưa có vai trò gì trong việc phát huy dân chủ ở địa phương.  Các khuyến nghị:

• Cần hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho người dân về qui chế dân chủ ở cơ sở để giúp người dân có thể hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của họ. Người dân cần được biết rõ vai trò của các bên liên quan trong việc thực hiện các quy tắc dân chủ cơ sở và ai là người phải chịu trách nhiệm nếu những qui chế dân chủ cơ sở bị vi phạm.  

• UBND các xã cần thực hiện nghiêm chỉnh nghị định 29/1998/NĐ‐CP (nghị định 79 hiện nay) về thực hiện quy chế dân chủ ở xã. Cần xác định rõ những trường hợp nào thì dân phải được tham gia, tham gia như thế nào, trực tiếp hay gián tiếp, nếu gián tiếp thì thông qua ai v...v... 

• Hội đồng Nhân dân các cấp  tăng cường hoạt động  tiếp xúc với dân, đặc biệt  là tiếp xúc với những nhóm nghèo, dễ bị tổn thương, yếu thế trong cộng đồng. 

 Phần 3: Thực hiện các dịch vụ y tế, giáo dục và khuyến nông Y tế

Phần lớn những hộ nghèo đều có thẻ bảo hiểm y tế và được điều trị miễn phí ở bệnh viện huyện, tỉnh. Việc khám chữa bệnh miễn phí đã giúp đỡ hộ nghèo rất nhiều, đặc biệt là trong trường hợp hộ có người bệnh nặng phải nằm viện. Tuy nhiên, hiệu quả của  chương  trình  khám  chữa  bệnh miễn phí  cho hộ nghèo vẫn  chưa  cao vì người nghèo  ít có xu hướng đến bệnh viện nếu bệnh chưa nặng và việc khám chữa bệnh, điều trị ngoại trú với thẻ bảo hiểm y tế vẫn chưa được thực hiện hiệu quả và rộng rãi ở các trạm y tế xã, các phòng khám khu vực liên xã. Mặt khác, người dân chưa hiểu rõ 

Page 61: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

48

những quyền lợi của họ khi có thẻ bảo hiểm y tế. Việc thực hiện Quyết định 139 còn rất khác nhau giữa các  tỉnh và chưa đảm bảo mọi người nghèo đều được chăm sóc miễn phí.   Các khuyến nghị:

• Cần có hướng dẫn cụ thể về quyền lợi và cách sử dụng thẻ BHYT cho người dân ngay khi cấp phát thẻ. Những quyền lợi cụ thể và căn bản nhất cần được in trực tiếp lên thẻ, ví dụ: được khám chữa bệnh miễn phí như thế nào, ở đâu. 

• UBND tỉnh Bến Tre cần mở rộng quyền được trị bệnh bằng thẻ BHYT cho tất cả hộ nghèo  theo  tinh  thần Quyết định 139 chớ không chỉ giải quyết cho hộ nghèo loại A như hiện nay. 

• Ngành Y tế các tỉnh cần mở rộng việc khám bệnh và điều trị ngoại trú bằng thẻ BHYT ở tất cả các phòng khám khu vực liên xã và các trạm y tế. Cũng cần cải tiến thủ tục quyết toán chi phí sao cho người có thẻ được khám và điều trị ở bất kỳ cơ sở y tế gần nhất. 

 Giáo dục

Trong những năm qua, nhiều trường học và phòng học đã được xây dựng. Việc học hành của trẻ cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Chính sách miễn giảm học phí đã giúp đỡ người dân đáng kể  trong việc cho con em đến  trường. Tuy nhiên, những hỗ  trợ này vẫn chưa đủ mạnh để giúp  trẻ học cao hơn sau khi hết  tiểu học, đặc biệt  là hộ nghèo. Các khoản tiền học sinh phải đóng và chi tiêu ở cấp trung học vẫn còn cao và là gánh nặng cho những hộ nghèo. Các lớp xóa mù cho người lớn không còn và kinh phí cho việc xóa mù nói chung vẫn còn hạn chế.   Nghiên cứu phát hiện có sự khác nhau đáng kể giữa con số mù chữ ở người lớn theo báo cáo của Phòng Giáo Dục và con số thực tế ở các điểm nghiên cứu. Điều này cho thấy những kế hoạch phát  triển giáo dục có  thể đã không  theo sát với  thực  tế và vì vậy, các hoạt động xóa mù cho người lớn đã không được coi trọng.  Các khuyến nghị:

• Tăng cường ngân sách cho phát  triển  trường sở, nhất  là đối với những xã vùng sâu,  đi  lại khó khăn. Trong vòng 3‐5 năm  tới  cần  tập  trung  cho việc xây dựng phòng học kiên cố ở các điểm trường tại ấp và xây dựng trường tiểu học và trung học cơ sở kiên cố  tại xã. Về  lâu dài, cần có  trường phổ  thông  trung học cho các cụm liên xã. 

• Chi phí xây dựng trường sở ở cấp trung học vẫn đang là một gánh nặng, vì vậy cần thực hiện miễn hoàn toàn chi phí này cho con em của hộ nghèo. Cũng cần xây dựng một thang biểu với nhiều mức đóng góp khác nhau đối với hộ trung bình và khá. 

• Để đạt được mức phổ cập giáo dục trung học cở sở, điều cần thiết là phải rứt bỏ những ám ảnh về thành tích và mục tiêu mà cần đi vào thực tế hơn. Chính quyền địa phương, nhà trường/ phòng giáo dục và hội PHHS cần đánh giá việc phổ cập giáo dục trung học là một động lực quan trọng trong công tác XĐGN dài lâu sau này. Vì vậy, bên cạnh những kế hoạch  trước mắt, cần phải có những mục  tiêu, chiến lược lâu dài. 

• Tăng cường vai trò của Hội PHHS trong việc khuyến khích người dân đưa con em đến trường chớ không nên chỉ dừng lại ở việc quyên góp. Trước mắt, cần mở rộng 

Page 62: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Kết luận và Khuyến nghị

49

các thành phần, đại diện của cộng đồng trong hội PHHS, bao gồm cả đại diện của hộ nghèo  

 Khuyến nông

Đã có khá nhiều chương  trình khuyến nông đang được  thực hiện để khuyến khích sản xuất nhưng những chương trình này có mức độ bao phủ rất thấp và số hộ hưởng lợi còn ít. Cán bộ khuyến nông tuyến huyện còn thiếu và hiện vẫn chưa có mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ  thực vật ở  tuyến xã. Hệ  thống cung cấp dịch vụ khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ thực vật và thú y vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế của người dân. Có những dịch vụ, chương trình mang đến lợi ích cho những hộ trung bình và khá, giàu hơn là những hộ nghèo.   Các dịch vụ khuyến nông hiện tại chỉ thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật chứ chưa cung cấp cây con giống và thông tin về giá cả đầu ra, thị trường cho người dân. Trong lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật, các buổi tập huấn còn quá ít và nội dung tập huấn còn chưa sát với nhu cầu  thực  tế. Trong  thời gian vừa qua, các buổi  tập huấn chưa  tập trung cho người nghèo, những hộ đang vay vốn để chăn nuôi  trọt. Phần  lớn người dân có được các thông tin và lời khuyên về khuyến nông thông qua các chủ đại lý bán thức ăn, phân bón và thuốc trừ sâu.   Các khuyến nghị:

• Củng  cố và nâng  cao hiệu quả hoạt  động  của hệ  thống khuyến nông  cần phải được xem như là một yếu tố then chốt trong công tác XĐGN. Trước mắt, cần tăng cường nhân sự (về số lượng và chất lượng) về Khuyến nông, Khuyến ngư, Thú y và Bảo vệ thực vật cho cả huyện và xã. Cần thiết kế và thực hiện những chương trình tập huấn về chăn nuôi và trồng trọt cho những hộ nghèo theo nhu cầu của họ. 

• Hệ thống Khuyến nông nên tham gia vào việc cung ứng cây con giống nho người dân và  thực hiện bảo hiểm gia  súc như  là một  lĩnh vực cần đột phá  trong việc giảm thiểu rủi ro cho người nghèo. 

• Các Trạm Khuyến nông, Khuyến ngư, Thú y và Bảo vệ  thực vật huyện  cần  sử dụng các đại lý tư nhân như là cộng tác viên của hệ thống khuyến nông của nhà nước để quảng bá kỹ thuật cho nông dân. 

 Phần 4: Các hỗ trợ xã hội Hỗ  trợ khẩn cấp  tập  trung vào những hộ nghèo  trong những trường hợp như  lũ về sớm hoặc cháy, sập nhà đã giúp họ giảm bớt phần nào khó khăn. Tuy nhiên, do tuyến xã hiện không quản  lý các quỹ hỗ  trợ xã hội nên việc  thực hiện còn  tốn nhiều  thời gian và chưa kịp thời. Vào mùa lũ hàng năm ở Đồng Tháp Mười, các cán bộ ấp, xã là người chọn danh sách hộ khó khăn để cứu trợ theo phương thức xoay vòng. Mặc dù các cứu trợ này đã giúp người nghèo cầm cự được trong một thời gian ngắn nhưng nó cũng tạo ra thái độ trông chờ, ỷ lại khi lũ không lớn và không về sớm.  Việc  thực hiện  trợ cấp  thường xuyên được  thực hiện khá giống nhau ở hai địa bàn nghiên cứu, dựa theo quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Tính công bằng phụ thuộc vào tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở từng địa phương. Mức hỗ trợ còn quá thấp so với nhu cầu thực tế của cuộc sống. 

Page 63: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

50

Các khuyến nghị:

• Cần xây dựng Quỹ hỗ trợ đột xuất tại xã bằng nguồn ngân sách của nhà nước và một phần khác do UBND xã huy động hoặc quyên góp. Khi có tại nạn xảy ra xã có thể xuất quỹ để giúp đỡ kịp thời các trường hợp khẩn cấp trong khi chờ đợi các hỗ trợ hoặc thủ tục xét duyệt từ tuyến trên. 

• Cần có phân  loại mức độ hỗ  trợ cho các hộ khi có  lũ  lụt,  tránh  làm  theo  lối dàn đều hoặc cào bằng. Việc phân loại hộ và phân phối vật phẩm cứu trợ cần được tổ chức với sự tham gia rộng rãi của người dân.  

• Chinh quyền  tỉnh, huyện và xã cần kết hợp cứu  trợ đột xuất với hỗ  trợ phương tiện chủ động kiếm sống trong mùa lũ như xuồng, lưới để làm giảm bớt tình trạng ỷ lại của người dân. 

 Phần 5: Cải cách hành chính Các  thủ  tục hành chánh đã đơn giản hơn. ở hai điểm nghiên cứu đều chỉ mới  thực hiện mô hình một cửa. Tuy nhiên, phần lớn người dân không biết rõ về mô hình, vì vậy những quyền của họ với vai trò là các khách hàng đã không được biết và hiểu đầy đủ. Các  thủ tục  liên quan đến dịch vụ ngân hàng, hộ khẩu, đất đai đang được  thực hiện ở tuyến huyện.  Các cán bộ huyện xã cho rằng việc  thay đổi  từ cán bộ địa phương  thành công chức nhà nước sẽ khiến cho các cán bộ tuyến xã làm việc hiệu quả và có trách nhiệm hơn. Người dân không hiểu về sự khác nhau và ít quan tâm đến sự thay đổi này.   Các khuyến nghị:

• Chính quyền huyện, xã cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chánh và tiến tới mô hình một cửa một dấu. Trước mắt cần có thông báo và hướng dẫn rộng rãi những qui  định  về  thủ  tục  hành  chánh  đã  được  cải  cách. Người  dân  cũng  cần  được hướng dẫn về quyền được khiếu tố, khiếu nại. 

• Nâng cao năng lực cán bộ xã ấp, đặc biệt là năng lực chuyên môn và nghiệp vụ để giải quyết  các nhu  cầu  của người dân một  cách  thỏa  đáng,  đúng pháp  luật và nhanh chóng. 

 Phần 6: Vấn đề và môi trường Tình  trạng phổ biến về môi  trường  là ô nhiễm nguồn nước do  chất  thải  sinh hoạt, thuốc trừ sâu và phân người. Thêm vào đó, nguồn  lợi thủy sản tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt do việc khai  thác bừa bãi và sử dụng nhiều  thuốc  trừ sâu. Người dân sống nhờ vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng chưa nhận thức đầy đủ về việc bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên này. Các cán bộ địa phương cho rằng khó có thể giải quyết được những vấn đề nói  trên. Một số khu vực ở Đồng Tháp Mười đã xây dựng những cụm dân cư để sống chung với  lũ. Vấn đề đang đối mặt  là nguy cơ ô nhiễm môi trường do tập trung nhiều hộ trong một khu vực dân cư nhỏ.  Các khuyến nghị:

• Chính phủ cần ban hành các văn bản luật pháp cần thiết nhằm bảo vệ môi trường. Trước mắt cần tiếp tục cuộc vận động thực hiện cầu tiêu hợp vệ sinh và xoá cầu trên sông theo chỉ thị 200/TTg của Chính phủ, không sử dụng các hoá chất bảo vệ 

Page 64: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Kết luận và Khuyến nghị

51

thực vật đã bị nghiêm cấm và nghiêm cấm những hình  thức đánh bắt  thủy sản gây tận diệt môi trường.  

• Chính phủ cần có nghiên cứu chính thức về ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở khu vực Đồng Tháp Mười và ảnh hưởng của nó đến tình trạng sức khoẻ của các cộng đồng dân cư.  

• Cần có những nghiên cứu, đánh giá về chương trình xây dựng cụm dân cư để xác định rõ ràng những điểm tích cực và tiêu cực, đặc biệt là những tác động vào môi trường. Trước mắt, cần tập trung giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường. Các căn hộ đều có cầu tiêu hợp vệ sinh trước khi bàn giao cho người dân và cụm dân cư phải có hệ thống thoát nước thải không làm ô nhiễm môi trường chung quanh. 

Page 65: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

52

Các Phụ lục

Phụ lục 1: Nghiên cứu viên Đồng tháp

Giới Họ và tên Năm

sinh Nam Nữ Đơn vị công tác

1. Nguyễn Văn Trường 1951 Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp

2. Nguyễn Thị Vững 1963 Phòng Tài chánh Kế hoạch huyện Tam Nông

3. Trương Anh Trí 1978 Phòng LĐTBXH huyện Tam Nông

4. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 1974 Hội Phụ nữ huyện Tam Nông

5. Võ Hùng Em 1962 Trung tâm y tế huyện Tam Nông

6. Huỳnh Văn Nga 1953 Cán bộ XĐGN xã Phú Hiệp

7. Võ Thị Mười 1963 Hội Phụ nữ xã Phú Hiệp

8. Trần Nghĩa Quân 1967 Trạm y tế xã Phú Hiệp

9. Nguyễn Văn Năm 1967 Giáo viên xã Phú Hiệp

10. Nguyễn Văn Phụng 1968 Cán bộ XĐGN xã Phú Thọ

11. Ngô Thị Mai 1978 Hội Phụ nữ xã Phú Thọ

12. Hồ Văn Sớm 1967 Trạm y tế xã Phú Thọ

13. Nguyễn Văn Ren 1961 Giáo viên xã Phú Thọ

14. Phan Duy Thanh 1979 Phòng Tài chánh Kế hoạch huyện Tháp Mười

15. Bạch Đức Thuấn 1963 Phòng LĐTBXH huyện Tháp Mười

16. Phạm Hồng Loan 1969 Hội Phụ nữ huyện Tháp Mười

17. Phan Thanh Tâm 1969 Trung tâm y tế huyện Tháp Mười

18. Bùi Công Anh 1980 Cán bộ XĐGN xã Thạnh Lợi

19. Hồ Thị Năm 1969 Hội Phụ nữ xã Thạnh Lợi

20. Lê Minh Tân 1980 Trạm y tế xã Thạnh Lợi

21. Nguyễn Đức Thái 1976 Giáo viên xã Thạnh Lợi

Page 66: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phụ lục

53

Nghiên cứu viên Bến Tre

Giới Họ và tên Năm

sinh Nam Nữ Đơn vị công tác

1. Võ Công Nhân 1960 Sở LĐTBXH tỉnh Bến Tre

2. Nguyễn Thị Thu Khoa 1980 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre

3. Trần Thị Phấn 1954 Hội Phụ nữ huyện Thạnh Phú

4. Trần Văn Thiên 1964 Phòng LĐTBXH huyện Thạnh Phú

5. Trần Thanh Nhản 1960 Trung tâm Y tế huyện Thạnh Phú

6. Nguyễn Văn Điền 1962 Cán bộ XĐGN huyện Thạnh Phú

7. Nguyễn Thành Ẩn 1965 Cán bộ XĐGN xã Thới Thạnh

8. Phạm Thị Thu 1958 Hội Phụ nữ xã Thới Thạnh

9. Mai Quang Khải 1956 Trường tiểu học xã Thới Thạnh

10. Huỳnh Văn Tự 1961 Trạm Y tế xã Thới Thạnh

11. Trần Thị Diền 1977 Hội Phụ nữ xã Mỹ Hưng

12. Phan Thanh Tân 1960 Trạm Y tế xã Mỹ Hưng

13. Nguyễn Thị Sương 1956 Trường tiểu học xã Mỹ Hưng

14. Nguyễn Văn Mỹ 1961 Cán bộ XĐGN xã Mỹ Hưng

15. Lại Thị Thu Sương 1959 Trung tâm Y tế huyện Mỏ Cày

16. Trần Mỹ Hương 1976 Phòng Tài chánh - Kế hoạch huyện Mỏ Cày

17. Nguyện Thị Loan 1974 Hội Phụ nữ Huyện Mỏ Cày

18. Nguyễn Ngọc Sơn 1962 Phòng LĐXH Huyện Mỏ Cày

19. Đinh thị Kim Châu 1975 Trạm Y tế Xã Thành Thới B

20. Trịnh Khắc Dũng 1965 Trường tiểu học Xã Thành Thới B

21. Nguyễn Thị Liễu 1956 Hội Phụ nữ Xã Thành Thới B

22. Nguyễn Văn Triều 1945 Cán bộ XĐGN xã Thành Thới B

Page 67: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

54

Phụ lục 2:

Mức độ hưởng lợi từ các chính sách và dịch vụ của của nhóm dân

Chính sách/ dịch vụ Người nghèo Người trung bình, khá, giàu

Dự án tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh

Vay vốn từ XĐGN, số lượng ít, không đủ để đầu tư cho chăn nuôi

Vay thế chấp ngân hàng. Số lượng nhiều, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho chăn nuôi sản xuất

Dự án hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn: khuyến nông, lâm, ngư

Khó tiếp cận vì không có phương tiện sản xuất

Tiếp cận dễ dàng nhờ có phương tiện sản xuất

Thuỷ lợi Hưởng lợi ít vì không có hoặc có ít đất Hưởng lợi gián tiếp qua làm thuê cho người khá và giàu

Hưởng lợi nhiều vì có nhiều đất

Xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, nước sinh hoạt đường xá, chợ

Hưởng lợi ít hơn vì không có tiền vô điện, vô nước, ít có phương tiện nghe nhìn, ít buôn bán, sản xuất

Hưởng lợi nhiều hơn trong việc giải trí, sử dụng nước sạch buôn bán, sản xuất

Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo

Hưởng lợi ít vì thực hiện chưa hiệu quả

Không cần thiết vì đã có công việc chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán ổn định

Miễn giảm thuế nông nghiệp Hưởng lợi ít vì không có hoặc có ít đất

Hưởng lợi nhiều vì có nhiều đất

Chính sách hỗ trợ về y tế Hưởng lợi nhiều vì có thẻ bảo hiểm y tế

Không hưởng lợi nhưng không ảnh hưởng gì vì có tiền khám chữa bệnh

Chính sách hỗ trợ về giáo dục Được hỗ trợ một phần tập, sách Miễn giảm học phí cho học sinh cấp 2, 3 nhưng con cái người nghèo ít học tới cấp này

Không hưởng lợi nhưng không ảnh hưởng gì vì có khả năng cho con đi học

Hỗ trợ người nghèo về nhà ở Được ở cụm dân cư hoặc sữa nhà cửa nhưng mức độ bao phủ chưa nhiều

Không hưởng lợi nhưng không ảnh hưởng gì vì nhà ở đã ổn định

Dự án hỗ trợ về văn hoá thông tin

Tuy được hưởng lợi như nhau nhưng ít quan tâm

Hưởng lợi như nhau

Chính sách an sinh xã hội giảm thiểu rủi ro do lũ lụt

Được ưu tiên cứu trợ trong mùa lũ

Lũ về làm đất phù sa nhiều, sâu rầy chết, năng suất cao

Chính sách giảm thiểu rủi ro trong cuộc sống

Ưu tiên hơn Không được ưu tiên

CS an sinh XH cho người di dân tự do, phụ nữ đơn thân, phụ nữ nghèo

Ưu tiên hơn Không có liên quan

Page 68: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phụ lục

55

Phụ lục 3:

Cụm dân cư ở khu vực Đồng Tháp Mười

Nhà nước đã đầu tư số tiền khá lớn để làm các cụm dân cư cho các hộ dân trong vùng lũ Đồng Tháp Mười  thuộc các  tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang. Đây là cách sống chung với lũ còn khá mới mẻ cho cả phía chính quyền lẫn người dân. Cụm dân cư ở xã Phú Thọ B có vốn đầu tư là 16 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục san nền, đường nội bộ, cống  thoát nước, hệ  thống điện,  trường mẫu giáo, nhà giữ  trẻ... cho 199 hộ dân. Có 83 hộ nghèo ở xã Phú  thọ và 60 hộ nghèo ở xã Thạnh Lợi được mua nhà trả chậm trong cụm dân cư. Một số căn ở mặt tiền sẽ được bán cho người có tiền để gây quỹ phát triển cơ sở hạ tầng của cụm. Hộ nghèo không có đất ở được xét vào cụm dân cư và được cho 800 ngàn đồng để di dời.   Mỗi căn nhà trong cụm dân cư có kích thước khoảng 6 x 17 m. ở một xã nghiên cứu, nhà chỉ được lợp tôn và cột đúc bê tông. ở một xã khác, nhà còn có thêm 8 tấm đan xi măng và 1 bàn cầu đúc sẵn. Vách trước và vách ngăn được xây gạch nhưng chưa tô, chưa có cửa. Số tiền người dân phải trả cho một “căn nhà“ như vậy là 7 triệu. Chính quyền điạ phương đã cho người dân trả chậm trong thời gian 10 năm, lãi suất là 4,8%/ năm,  bắt  đầu  trả  từ năm  thứ  6. Các hộ dân  trong  cụm  cho  biết họ phải  tốn  thêm khoảng 7‐8 triệu để hoàn chỉnh căn nhà. Một số hộ nghèo không đủ sức hoàn chỉnh thì sử dụng bao đựng phân, tấm nhựa để làm vách tạm cho ngôi nhà của mình.  Người dân nhận xét là cụm dân cư giúp họ có được chổ ở ổn định, không sợ sập nhà, không sợ nước ngập, không sợ trẻ em chết đuối hay tai nạn giao thông và có thể gởi con để đi làm.   Tuy nhiên có nhiều vấn đề nảy sinh từ ngày vào cụm dân cư. Họ phải đi  làm xa vì nhà ở bây giờ xa ruộng, ở khu dân cư không còn giăng câu bắt lưới tiện lợi như trước được, không nuôi heo nuôi gà được và để ghe thuyền sợ mất nên phải có người giữ. Ngoài ra, chuyện gì họ cũng tốn tiền, tiền điện, tiền nước, tiền thùng rác, rau cải... Vì vậy, một số hộ chỉ cho con cái ở  trong khu dân cư để “nhà nước thấy có người ở nên không lấy lại nhà“. Những lao động chính trong hộ dựng chòi nhỏ ngoài đồng để tiếp tục cách sống trước đây.  Hiện nay, cơ sở hạ tầng của cụm dân cư ở Phú Thọ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường như nước mưa tràn vô nhà, nhà vệ sinh cho mỗi hộ chưa hoàn chỉnh. Một số hộ nghèo sử dụng những tấm đan xi măng được đúc cho cầu tiêu để lót nền nhà và tiếp tục đi cầu ngoài đồng.  Vào mùa nông nhàn, một số thanh niên tụ tập lại rượu chè, cờ bạc. Một trưởng ấp nói “khu dân cư này mỗi ngày tiêu thụ cỡ 100 lít rượu.“ Một cán bộ xã nhận xét “xã đang lo vì mấy hộ nghèo ăn ở không có vệ sinh, lâu ngày dễ thành khu ổ chuột“  Phần lớn các hộ nghèo chưa tính đuợc họ sẽ làm gì để có tiền trả nợ cho căn nhà. Họ trông chờ nhà nước tiếp tục giúp đỡ. Các nhóm hộ nghèo trong cụm dân cư nói nhà 

Page 69: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Đánh giá nghèo theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

56

nước cho vay mua nhà  thì nhà nước cũng có cách giúp  trả  tiền: “nhà nước giúp vốn mần để trả lại cho nhà nước“. Cũng có  trường hợp người dân chỉ  tính  tới 5 năm  trước mắt ”giờ có nhà thì cứ ở trước 5 năm tới khi nhà nước đòi thì trả lại“  Các cán bộ xã, huyện có xu hướng thích đầu tư cho tuyến dân cư dọc theo bờ kinh hơn là xây cụm dân cư vì người dân quen với cuộc sống thoải mái ở nông thôn, ở gần nơi sản xuất, giữ được lộ và đê diều, hộ nghèo có thể bắt cá, tép trong mùa lũ để sống và không phải tốn tiền rác, tiền mua rau, cải... hàng ngày.

Page 70: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

Các Phụ lục

57

Tài liệu tham khảo 1. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Hà Nội, tháng 5 năm 2003 

2. Báo cáo tham luận hội nghị sơ kết chương trình 135 và chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm năm 2001, triển khai kế hoạch năm 2002‐2005, Bộ LĐTB và XH, 2002 

3. Pháp lệnh cán bộ, công chức được sửa đổi bổ sung năm 2003, Nhà xuất bản Thống kê, 2003 

4. Trà Vinh‐báo cáo đánh giá về nghèo khổ với sự  tham gia của cộng đồng, Oxfam  (GB), 1999 

5. Viet nam, the voice of the poor, WB, 1999 

6. Official written papers on democracy regulation at grassroots level, Statistics Publishing House, 1999 

7. Báo  cáo năm  2002; Kế hoạch năm  2003 và  các văn bản  khác do UBND, Phòng LĐTBXH,  Phòng  Tài  chánh  Kế  hoạch,  Phòng  Giáo  dục,  Phòng Nông  nghiệp, Trung tâm Y tế, Hội Phụ nữ... ở các đIểm nghiên cứu cung cấp  

8. Helsinki Declaration II, 1972 

9. Marie‐Theựreứse‐Feuerstein, Partners in Evaluation, Macmillan, 1986 

10. Marshall et al, Designing Qualitative Research, Second Edition, 1995 

11. Sotirios Sarantakos, Social Research, Macmillan Education Australia Pty Ltd, 1993 

12. Robert Chambers, Qualitative Approaches: Self Criticism and What can be gained from Qualitative Approaches, University of Sussex, 1999 

13. Karen Brock, An introduction to Participatory Poverty Assessments, IDS, 2002 

14. Brocklesby et all, Participatory Poverty Assessments and Public Services: Key message from the Poor, DFID, 1998 

15. Robb, C.M, Can the poor influence Policy? Participatory Poverty Assessments in the Developing Word, The Word Bank, Washington, DC, 1999  

Page 71: Danh gia ngheo co su tham gia cua cong dong tai Dong bang ...staff.agu.edu.vn/vtanh/nhapmonptnt/files/MekongPPA_Vie.pdf · AÍnh: UNDP 2003 Danh gia ngheo co su tham gia cua cong

2003AÍnh: UNDP

Danh gia ngheo co su tham giacua cong dong tai

NHOÏM HAÌNH ÂÄÜNGCHÄÚNG ÂOÏI NGHEÌO

Chæång trçnh Phaït triãøn Liãn håüp quäúc25-29 Phan Bäüi Cháu, Haì Näüi, Viãût NamTel: (84 4) 942 1495Fax:(84 4) 942 2267E-mail: [email protected] site: http://www.undp.org.vn

Dong bang songCuu Long

Cå quan Phaït triãøn Quäúc tãú Äx-tráy-li-aÂaûi sæï quaïn Äx-tráy-li-a, Haì NäüiTel: (84-4) 831 7755 Fax:(84-4) 831 7706Web site: http://www. ausaid.gov.au