105
MỤC LỤC MỤC LỤC........................................ 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN…………………………………2 1. Tính cấp thiết của dự án………………………………………………...2 2. Giới thiệu về dự án ……………………………………………………..4 2.1. Căn cứ lập bản đồ atlat 4 tỉnh miền trung……………………………5 2.2. Mục tiêu và phạm vi của dịch vụ tư vấn……………………………...7 2.3 . Vùng dự án ………………………………………………………….9 3. Yêu cầu kỹ thuật............................9 4. Sản phẩm của dịch vụ tư vấn..................10 4.1. Yêu cầu sản phẩm.............................. 10 4.2. Sản phẩm giao nộp..............................11 CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC.12 1. Kế hoạch thực hiện...........................12 1.1. Kế hoạch thực hiện..............................12 1.2. Tổ chức nhân sự đôi tư vấn........................13 2. Kết quả thực hiện............................20 2.1. Công tác ngoại nghiệp...........................20 2.2. Công tác nội nghiệp.............................20 3. Hồ sơ giao nộp...............................23 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN..............................24 PHỤLỤC………………………………………………………………..…25 BẢNG NHÂN SỰ ĐỘI TƯ VẤN…………………………………………25 BẢNG KẾ HOẠCH CHI TIẾT CHO TỪNG CÁN BỘ ................................................2 8 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁNdrm.cpo.vn/uploads/Documents/TM2/GOI17_GOI24/Bao cao tong k…  · Web viewMỤC LỤC 1. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN…………………………………2

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

MỤC LỤC

MỤC LỤC...........................................................................1CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN…………………………………21. Tính cấp thiết của dự án………………………………………………...22. Giới thiệu về dự án ……………………………………………………..42.1. Căn cứ lập bản đồ atlat 4 tỉnh miền trung……………………………52.2. Mục tiêu và phạm vi của dịch vụ tư vấn……………………………...72.3 . Vùng dự án ………………………………………………………….93. Yêu cầu kỹ thuật..............................................94. Sản phẩm của dịch vụ tư vấn..........................................................................104.1. Yêu cầu sản phẩm..........................................................................104.2. Sản phẩm giao nộp..........................................................................11CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC..........................................................................121. Kế hoạch thực hiện..........................................................................

1

121.1. Kế hoạch thực hiện..........................................................................121.2. Tổ chức nhân sự đôi tư vấn..........................................................................132. Kết quả thực hiện..........................................................................202.1. Công tác ngoại nghiệp..........................................................................202.2. Công tác nội nghiệp..........................................................................203. Hồ sơ giao nộp..........................................................................23CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN..........................................................................24PHỤLỤC………………………………………………………………..…25BẢNG NHÂN SỰ ĐỘI TƯ VẤN…………………………………………25BẢNG KẾ HOẠCH CHI TIẾT CHO TỪNG CÁN BỘ...........................................................................28

2

BẢNG KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC...........................................................................34

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN..........................................................................35HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MAPINFO……………………………….37

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tính cấp thiết của dự án

Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa và nằm ở 1 trong 5 ổ bão lớn của thế giới đó là ổ bão Tây Thái Bình Dương, hàng năm phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lũ quét, lũ bùn đá, ngập lụt, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, xâm nhập mặn, nước dâng do bão…Việt Nam còn chịu tác động của các yếu tố thiên tai khác như động đất, rét đậm, rét hại, sương muối, sa mạc hóa các vùng cát ven biển, các vùng cát xâm lấn diện tích canh tác và khu dân cư …. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây diễn biến thiên tai và thời tiết ở Việt Nam đã có nhiều biểu hiện bất thường và phức tạp hơn, đó là sự đa dạng về loại hình, gia tăng về cường độ và tần suất. Lũ lịch sử ở các tỉnh miền trung năm 1999 và lũ cao xấp xỉ lũ lịch sử với 5 đến 6 đỉnh lũ nối tiếp nhau trong thời gian gần hai tháng vào năm 2007 ở các tỉnh, thành phố duyên hải miền trung. Hạn hán nghiêm trọng, kéo dài trên diện rộng các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên đầu năm 2005. Rét đậm, rét hại kéo dài diễn ra tại các tỉnh phía Bắc cuối năm 2007 đầu năm 2008. Mưa lũ đặc biệt lớn trên diện rộng gây ngập úng nghiêm trọng nhiều địa phương đồng bằng, trung du Bắc bộ cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008. Triều cường dâng cao nhất trong vòng 49 năm qua ở thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Lũ trái vụ muộn nhất đã xảy ra ở

3

miền Trung năm 2008. Năm 2009, bên cạnh hàng chục trận dông lốc, mưa đá, lũ quét, lũ bùn đá … đã có 10 cơn bão hoạt động trên biển Đông, đặc biệt là cơn bão số 9, một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 40 năm trở lại đây, đã tàn phá khốc liệt vào các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Biến đổi khí hậu và tình trạng trái đất nóng lên được cảnh báo là sẽ làm cho thiên tai trở nên tồi tệ hơn trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt Việt Nam còn được cảnh báo là một trong số ít các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của hiện tượng nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu. Ở cấp độ quốc gia, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng

với sự gia tăng dân số càng làm tăng các nguy cơ, hiểm họa trước thiên tai tại Việt Nam. Điều kiện thời tiết thay đổi do tình hình thiên tai diễn biến phức tạp hơn sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, đời sống và sinh kế của hàng chục triệu người dân Việt Nam và cũng có thể ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng của cả quốc gia. Có thể nói, rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đã trở thành thách thức lớn của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững, đòi hỏi cần tiếp tục có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và đầu tư không ngừng của nhà nước trong lĩnh vực này, nhu cầu chuyên môn hoá các cơ quan quản lý nhà nước cũng ngày càng trở nên cấp thiết và nhiệm vụ nâng cao ý thức cộng đồng ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành và địa phương ưu tiên đầu tư, tổ chức thực hiện nhiều chương trình, dự án trọng điểm tạo dựng, bổ sung cơ sở vật chất, kỹ thuật, khoa học công nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Việc xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, hàng ngàn hồ chứa nước lớn nhỏ phục vụ cắt giảm lũ, điều tiết nước, phát điện trên những lưu vực sông, các công trình tưới, tiêu thủy lợi, kiểm soát lũ, công trình chống sạt lở, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão và hệ thống rừng phòng hộ đã góp phần quan trọng nâng cao khả năng bảo vệ người dân trước thiên tai.

4

Tuy nhiên, công tác quản lý về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vẫn còn những thách thức.

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức của các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai còn chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương, cơ chế phối hợp cần hoàn thiện hơn nữa để nâng cao tính hiệu quả. Đặc biệt, cán bộ làm công tác này còn hoạt động kiêm nhiệm theo thời vụ nên khả năng ứng phó với thiên tai chưa cao.

Thứ hai, công tác tìm kiếm cứu nạn còn thiếu trang thiết bị chuyên dùng và lực lượng chuyên nghiệp.

Thứ ba, cần huy động được những nguồn tài chính cụ thể hơn nữa từ ngân sách nhà nước, kết hợp với các nguồn đóng góp đa dạng của cộng đồng.

Thứ tư, ý thức cộng đồng trong quản lý thiên tai đã được chú trọng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

Thứ năm, công tác cảnh báo, dự báo còn có những khiếm khuyết, đặc biệt ở những khu vực địa lý khó khăn khiến công tác dự báo cảnh báo đôi khi còn chưa chính xác và kịp thời.

Thứ sáu, công tác phòng tránh còn nhiều hạn chế do thiếu những thông tin cụ thể về hiện trạng khu vực.

Những hạn chế trên sẽ khiến công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt trong bối cảnh thiên tai ngày càng gia tăng kết hợp với những yếu tố bất thường như hiện nay.

Đặc biệt khu vực miền trung nước ta, có thể nói là nơi phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất của những thiên tai, rủi ro, trong khi những hệ thống cảnh báo còn nhiều hạn chế.

Từ những phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng, việc xây dựng bản đồ atlas về tưới tiêu và phòng chống lụt bão tại 4 tỉnh miền trung là rất cần thiết, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên trong công tác quản lý rủi ro thiên tai.2. Giới thiệu về dự án

Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt khoản vay (Cr.4114-VN) để hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện Dự án Quản lý Rủi ro Thiên tai (NDRMP). Khoản vay này

5

đang được Chính phủ Nhật Bản thông qua Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản (JSDF) và Phát triển Nguồn Nhân lực chính sách (PHRD) và Đại Sứ quán Hà Lan (RNE)1 tài trợ. NDRMP hỗ trợ các hợp phần sau: (1) đầu tư phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; (2) quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng; (3) hỗ trợ tái thiết sau thiên tai; và (4) tăng cường năng lực thể chế và quản lý dự án.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), cơ quan thực hiện của NDRMP đã phân công cho Ban Quản lý dự án Trung ương (CPO) là cơ quan thuộc Bộ quản lý thực hiện dự án. Văn phòng Quản lý dự án Trung ương (CPMO) đã được thành lập là một bộ phận thuộc CPO để thực hiện và điều phối NDRMP.

Hợp phần 4 của NDRMP hỗ trợ các tiểu hợp phần quản lý dự án, tăng cường thể chế và nâng cao năng lực quản lý rủi ro. Dựa vào quyết định của MARD, Thứ trưởng Đào Xuân Học đã cử Cục Quản lý Đê và Phòng chống lụt bão (DDMFSC) chịu trách nhiệm về tăng cường thể chế và nâng cao năng lực trong hợp phần 4, đồng thời xác nhận vai trò của CPO là cơ quan quản lý chung dự án NDRMP. DDMFSC đã thành lập một nhóm công tác NDRMP (WG) vào tháng 1/2008 để đảm nhiệm các hoạt động trong hợp phần 4 theo trách nhiệm tại các cấp tỉnh và thành phố.

Theo các ý kiến của DDMFSC và Trung tâm Quản lý Thiên tai (DMC) và dàn xếp giữa WB, CPO và DDMFSC, một trong những hoạt động chính trong giai đoạn kéo dài của khoản vay là Xây dựng bản đồ giấy, atlat bản đồ số tại 04 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, công tác phòng, chống lụt, bão; là cơ sở cho việc triển khai quản lý rủi ro thiên tai và các dự án phát triển kinh tế, xã hội. 2.1. Căn cứ lập bản đồ atlas 4 tỉnh miền trung

Việc xây dựng bản đồ atlas về tưới tiêu và phòng chống lụt bão tại 4 tỉnh miền trung dựa trên những căn cứ sau:

- Quyết định số 115/ QĐ-CPO-TĐ của Ban quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi ngày 29 tháng 03 năm 2012 về việc phê duyệt dự toán gói thầu số 13: Xây dựng bản đồ Atlas về tưới tiêu và phòng chống bão lụt với tỷ lệ 1:50000 tại 4 tỉnh miền Trung thuộc Dự án: Quản lý rủi ro thiên tai (WB4).

6

- Hợp đồng dịch vụ tư vấn gói thầu số 13: Xây dựng bản đồ Atlas về tưới tiêu và phòng chống bão lụt với tỷ lệ 1:50000 tại 4 tỉnh miền Trung thuộc Dự án: Quản lý rủi ro thiên tai (WB4) ngày 03 tháng 04 năm 2012 giữa Ban quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi (CPO) và Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn hạ tầng Miền Bắc – Trung tâm Tin học Trắc địa và Bản đồ- Ý kiến đồng thuận của Chính phủ (Văn bản của Ngân hàng Nhà nước ngày 04/4/2011) và ý kiến không phản đối của Ngân hàng Thế giới (ngày 10/6/2011) cho phép gia hạn Hiệp định Tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản (PHRD) đến 29/6/2012;- Quyết định số 2647/QĐ-BNN-TCTL ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v Phê duyệt kế hoạch đấu thầu khoản hỗ trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản (PHRD) (các hoạt động sau khi gia hạn dự án) Hợp phần 4 - Dự án Quản lý rủi ro thiên tai WB4 (Cr.4114-VN);- Ý kiến không phản đối của Ngân hàng Thế giới (thư ngày 19/01/2012) về đề cương gói của gói thầu 13- Xây dựng bản đồ atlat về tưới tiêu và phòng chống lụt bão với tỉ lệ 1:50000 tại 04 tỉnh miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), Dự án Quản lý rủi ro thiên tai WB4 (Cr.4114-VN);- Các Quyết định của Trưởng ban Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi số 40/QĐ-CPO-TĐ ngày 23/02/2012 V/v Phê duyệt Đề cương và Hồ sơ mời quan tâm; số 03/QĐ-CPO-WB4 ngày 09/01/2012 V/v Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; số 100/QĐ-CPO-TĐ ngày 23/03/2012 V/v Phê duyệt Danh sách ngắn; số 101/QĐ-CPO-TĐ ngày 23/03/2012 V/v Phê duyệt Hồ sơ yêu cầu gói thầu 13- Xây dựng bản đồ atlat về tưới tiêu và phòng chống lụt bão với tỉ lệ 1:50000 tại 04 tỉnh miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Dự án Quản lý rủi ro thiên tai WB4 (Cr.4114-VN);- Hướng dẫn Tuyển chọn và Thuê tư vấn do bên vay của Ngân hàng Thế giới thực hiện tháng 5/2004 sửa đổi tháng 1/10/2006;- Hồ sơ dự thầu ngày 30 tháng 03 năm 2012 của Liên danh công ty cổ phần tư vấn hạ tầng Miền Bắc – Trung tâm tin học và Trắc Địa Bản Đồ và Quyết định số 2241/QĐ-BNN-TC ngày 10/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v Ban hành Quy định một số

7

định mức chi tiêu áp dụng cho các hoạt động sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại đồng tài trợ cho Dự án Quản lý rủi ro thiên tai- WB4;- Quyết định số 957/ QĐ- BXD ngày 29/ 09/ 2009 Công bố định mức chi phí quản lý Dự án và tư vấn xây dựng công trình.- Thông tư số 110/2008/TC-BTC ngày 21/11/2008 của Bộ Tài chính V/v Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tư liệu đo đạc – bản đồ.- Quyết định số: 15/2005/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000; 1:25000 và 1:50000 bằng công nghệ ảnh số.- Quyết định số 3964/QĐ-BNN-KHCN ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ NN&PTNT ban hành tiêu chuẩn ngành 14TCN 186:2006 thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án thiết kế các công trình thuỷ lợi.- Quyết định số 374/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng bộ NN&PTNT ban hành tiêu chuẩn ngành 14TCN 141-2005 quy phạm đo vẽ mặt cắt, địa hình công trình thuỷ lợi.

2.2.Mục tiêu và phạm vi của dịch vụ tư vấn

2.2.1 Mục tiêu

Các mục tiêu của dịch vụ tư vấn là xây dựng bản đồ giấy, atlat bản đồ, số tại 04 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, công tác phòng, chống lụt, bão; là cơ sở cho việc triển khai quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội.

2.2.2. Phạm vi của dịch vụ tư vấn- Xây dựng bản đồ Atlas theo hệ cao, tọa độ quốc gia VN-2000, trên

nền bản đồ gốc là bản đồ hành chính số cấp tỉnh tỷ lệ 1/50.000 mới nhất hiện nay.

- Cập nhật chính xác thực tế bản đồ trong đó hệ thống các công trình thủy lợi và phòng, chống lụt, bão, hệ thống các trạm khí tượng, trạm thủy văn, các khu neo đậu tàu thuyền, công trình giao thông,… cập nhật đến

8

thời điểm đi thực địa; địa giới hành chính các cấp, thông tin còn lại (địa hình, dân cư...) cập nhật theo bản đồ nền và niên giám thống kê mới nhất.

- Bản đồ số được biên tập, phân lớp và cấu trúc dữ liệu theo chuẩn quốc gia và theo tiêu chuẩn ngành.

- Thống nhất các biểu tượng, ký hiệu, đối tượng trên bản đồ. Đồng thời các biểu tượng, ký hiệu cũng thay đổi kích thước theo tỷ lệ hiển thị.

- Tất cả các công trình thuộc nhóm thủy lợi và phòng, chống lụt, bão, khí tượng, thủy văn và một số đối tượng thuộc nhóm đường giao thông, địa giới hành chính, được gắn mã hiệu phục vụ cập nhật, quản lý, tra cứu theo mã hiệu thống nhất của cục đê điều.

- In được ra giấy, in được thành tập atlat bản đồ khổ a4 và bản đồ treo tường.

- Các thông tin quản lý phải thống nhất, đồng bộ. Việc cập nhật thông tin cho mỗi đối tượng chỉ qua một giao diện duy nhất. Các thông tin thống kê liên quan cũng phải được cập nhật tương ứng.

- Cho phép bổ sung mới, xóa, di chuyển hoặc điều chỉnh đối tượng bản đồ các công trình bằng nhiều cách, cụ thể:

- Tìm kiếm các thông tin hoặc chọn công trình bằng nhiều cách: Tìm theo mã công trình; tìm theo tọa độ x, y; tìm theo kinh độ, vĩ độ hoặc tìm theo tên công trình - dạng Google.

- Các thông tin của công trình được hiển thị theo 2 dạng: thông tin ngắn và thông tin đầy đủ trên bản đồ khi lựa chọn.

- Việc tra cứu trên bản đồ phải bao gồm các chức năng: + Dịch chuyển, phóng to, thu nhỏ. Phóng to theo công trình hoặc đối

tượng trên bản đồ.+ Hiển thị bản đồ theo một huyện hoặc toàn tỉnh.- Tình trạng hiển thị của bản đồ đang tra cứu (độ zoom, loại tọa độ,

số lớp ẩn/hiện, số tỉnh/huyện/xã...) cho phép lưu được vào những file riêng và được mở ra khi cần thiết.

- Hệ thống truy cập các chức năng phải bố trí thống nhất, hợp lý để cho người sử dụng dễ dàng định hướng.

- Hiển thị tọa độ x, y hoặc kinh độ, vĩ độ các đối tượng trên bản đồ khi di con trỏ; cho phép đo và chuyển đổi sang khoảng cách thực giữa hai điểm hoặc chuỗi điểm trên bản đồ với đơn vị tùy chọn (m, km); hiển thị cao độ, các điểm địa hình có trên bản đồ gốc khi di chuột đến.

9

- Ngôn ngữ: tiếng Việt theo quy định hiện hành.- Phần xây dựng bản đồ: Sử dụng đơn giản, dễ dàng cập nhật, bổ

sung được tính năng.- Có hướng dẫn sử dụng chi tiết.- Sản phẩm cần có là bản đồ thủy lợi và phòng, chống lụt, bão số;

bản đồ thủy lợi và phòng, chống lụt bão, giấy; tập attlat bản đồ khổ A4 (theo phạm vi từng tỉnh đã nêu trên).

- Bản đồ các tỉnh ghép nối được với nhau và với bản đồ Bắc Bộ - Trung Bộ - Nam Bộ đảm bảo đồng bộ, thống nhất.

2.3. Vùng dự án

Phạm vi xây dựng bản đồ hệ thống thủy lợi, phòng chống lụt bão trong toàn bộ địa giới hành chính của 04 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

3. Yêu cầu kỹ thuật

Thu thập số liệu và phân tích Do hạn chế về thời gian thực hiện dự án, tư vấn sẽ có trách nhiệm thu thập các số liệu sau:

Số liệu về là bản đồ hành chính số cấp tỉnh tỷ lệ 1/50.000 mới nhất hiện nay.

Số liệu về bản đồ trong đó hệ thống các công trình thủy lợi và phòng, chống lụt, bão, hệ thống các trạm khí tượng, trạm thủy văn, các khu neo đậu tàu thuyền, công trình giao thông,…; địa giới hành chính các cấp, thông tin.

Số liệu về tất cả các công trình thuộc nhóm thủy lợi và phòng, chống lụt, bão, khí tượng, thủy văn và một số đối tượng thuộc nhóm đường giao thông, địa giới hành chính, được gắn mã hiệu phục vụ cập nhật, quản lý, tra cứu theo mã hiệu thống nhất của cục đê điều.

Lưu lượng sông và thông tin mực nước sông có sẵn tại các trạm đo trong vùng dự án. Nếu có thể nên bao gồm cả các số liệu liên tiếp về mực nước và đánh giá lưu lượng thu thập được từ thực đo hoặc phân tích đường cong tỷ lệ.

Số liệu lưu lượng và mực nước sông nhỏ nhất cho tất cả các trận hạn hán điển hình trong lịch sử. Số liệu này sẽ được dùng cho cả phân

10

tích trung bình hàng năm hoặc tần suất chuỗi theo các mục tiêu khác nhau.

Thông tin xâm nhập mặn ghi chép được dọc theo các sông và kênh chính. Tư vấn sẽ thảo luận với chính quyền tỉnh (ví dụ DARD) và HMS để xác định mức độ sẵn tại vùng dự án.

Thông tin mực triều tại các cửa sông trong vùng dự án. Nếu số liệu quan trắc không có sẵn thì mực nước triều nên được ước tính chuyển đổi từ vị trí thích hợp nhất trong vùng lân cận. Số liệu mực triều nên tương ứng với các trận hạn cũng như thông tin lưu lượng/mực nước của các trạm thủy văn.

Thông tin triều được xử lý tại từng cửa sông cho đối với các mức triều chuẩn (mực nước trung bình thấp nhất, mực nước thấp nhất v.v.v)

Nhu cầu sử dụng nước chi tiết/quản lý/các kịch bản trong các tỉnh dự án và biến đổi khí hậu/thông tin nước biển dâng.

4. Sản phẩm của dịch vụ tư vấn4.1. Yêu cầu sản phẩmBản đồ Thủy lợi và Phòng, chống lụt, bão giấy Kích thước, tỷ lệ bản đồ in: Thiết kế với hình thức treo tường, tỷ lệ in theo từng tỉnh: tỷ lệ 1/50.000 hoặc 04 tờ khổ A0, in màu, trình bày thống nhất theo quy định chung, thiết kế với hình thức atlat bản đồ, đóng thành khổ A4 (theo từng tỉnh: TT. Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tỷ lệ in là 1/75.000 bố trí lần lượt theo dọc tỉnh. In màu, trình bày thống nhất theo quy định chung.Đào tạo và chuyển giao công nghệ

Tính bền vững là vấn đề chủ chốt của dự án này. Các kết quả của dịch vụ tư vấn cần phải chuyển giao cho tỉnh các cơ quan chuyên ngành thuộc 04 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và các bên tham gia trung ương liên quan.Báo cáo tổng kết

Một bản báo cáo mô hình chi tiết cuối cùng sẽ được chuẩn bị cùng với tất cả các công việc tiến hành trong dự án. Báo cáo sẽ mô tả bao gồm như sau:

11

+ Bản đồ thiết kế với hình thức treo tường, tỷ lệ in theo từng tỉnh: tỷ lệ 1/50.000 hoặc 04 tờ khổ A0. In màu, trình bày thống nhất theo quy định chung.

+ Bản đồ thiết kế với hình thức atlat bản đồ, đóng thành khổ A4 (theo từng tỉnh: TT. Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tỷ lệ in là 1/75.000 bố trí lần lượt theo dọc tỉnh. In màu, trình bày thống nhất theo quy định chung.

Tất cả các thông tin đầy đủ được lập thành bảng phụ lục theo thứ tự danh mục, chủ đề đóng cuối tập atlat bản đồ và có ghi chú số trang để tra cứu.

+ Số lượng in ( theo từng tỉnh đã nêu trên): In 100 bộ bản đồ từng tỉnh, tỷ lệ 1/50.000 hoặc 04 tờ khổ A0/tỉnh ( Tùy theo tỷ lệ), in một mặt trên giấy Couche 120g/m2, khổ A0.

In 100 bộ atlat bản đồ khổ A4 tỷ lệ 1/75.000, in hai mặt trên giấy Couche 120g/m2, kèm theo phụ lục, chú giải, bảng tra cứu danh mục đóng thành quyển.

+ Sao ghi 04 đĩa CD-ROM.4.2. Sản phẩm giao nộp Tư vấn sẽ cung cấp các kết quả chuyển giao gồm báo cáo tổng kết và các bản đồ với khối lượng sản phẩm ( theo từng tỉnh đã nêu trên):

In 100 bộ bản đồ từng tỉnh, tỷ lệ 1/50.000 hoặc 04 tờ khổ A0/tỉnh (Tùy theo tỷ lệ), in offset một mặt trên giấy Couche 120g/m2, khổ A0 cán bóng mặt.

In 100 bộ atlat bản đồ khổ A4 tỷ lệ 1/75.000, in offset hai mặt trên giấy Couche 120g/m2, kèm theo phụ lục, chú giải, bảng tra cứu danh mục đóng thành quyển.

Sao ghi 04 đĩa CD-ROM.

12

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

1. Kế hoạch thực hiện

1.1. Kế hoạch thực hiện

1.1.1 Kế hoạch thu thập tài liệu

Các tài liệu sẵn có: Bản đồ nền thuỷ lợi, đê điều, thủy văn...; Số liệu về bản đồ hành chính số cấp tỉnh tỷ lệ 1/50.000 mới nhất hiện

nay.Các tài liệu cần thu thập: Số liệu về bản đồ trong đó hệ thống các công trình thủy lợi và phòng,

chống lụt, bão, hệ thống các trạm khí tượng, trạm thủy văn, các khu neo đậu tàu thuyền, công trình giao thông,…; địa giới hành chính các cấp, thông tin.

Số liệu về tất cả các công trình thuộc nhóm thủy lợi và phòng, chống lụt, bão, khí tượng, thủy văn và một số đối tượng thuộc nhóm đường giao thông, địa giới hành chính, được gắn mã hiệu phục vụ cập nhật, quản lý, tra cứu theo mã hiệu thống nhất của cục đê điều.

Lưu lượng sông và thông tin mực nước sông có sẵn tại các trạm đo trong vùng dự án.

Số liệu lưu lượng và mực nước sông nhỏ nhất cho tất cả các trận hạn hán điển hình trong lịch sử.

Thông tin xâm nhập mặn ghi chép được dọc theo các sông và kênh chính.

Thông tin mực triều tại các cửa sông trong vùng dự án. Thông tin triều được xử lý tại từng cửa sông cho đối với các mức triều

chuẩn (mực nước trung bình thấp nhất, mực nước thấp nhất v.v.v) Nhu cầu sử dụng nước chi tiết/quản lý/các kịch bản trong các tỉnh dự

án và biến đổi khí hậu/thông tin nước biển dâng. 1.1.2. Kế hoạch và tiến độ thực hiện của đội tư vấn

13

Ngay sau khi có quyết định trúng thầu nhà thầu Tư vấn đã tiến hành hoàn tất các thủ tục ký hợp đồng, sau đó điều động nhân lực phù hợp với tình hình công việc: Công tác ngoại nghiệp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu được kết hợp chặt chẽ với công tác nội nghiệp kịp thời đánh giá chất lượng và số lượng của số liệu đầu vào, bổ xung số liệu và xây dựng bản đồ. Cụ thể:

- Đội ngoại nghiệp khảo sát, thu thập, điều tra số liệu được chia thành 4 tổ, mỗi tổ gồm 4 cán bộ. Mỗi tổ sẽ thu thập số liệu của một tỉnh, kết hợp chặt chẽ với đội nội nghiệp để cập nhật dữ liệu đồng thời bổ sung những thông tin còn thiếu.

- Đội nội nghiệp bám sát, thường xuyên liên lạc, kết hợp với các cán bộ ngoại nghiệp để hoàn thiện dữ liệu bản đồ.

- Với mỗi tỉnh sẽ bố trí một chuyên gia kỹ thuật chính để quản lý tình hình chung.

- Kế hoạch tiến độ công việc cụ thể (phần phụ lục)1.2. Tổ chức nhân sự đội tư vấn

Công tác Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu và phân tích được tiến hành song song giữa công tác trong phòng và công tác ngoại nghiệp dưới sự giám sát chỉ đạo của Đội trưởng đội tư vấn đảm bảo đúng tiến độ công việc. Bộ phận thực hiện công tác Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu tại hiện trường sẽ được tổ chức thành một đơn vị trực thuộc Liên danh Công ty cổ phần tư vấn hạ tầng Miền Bắc - Trung tâm Tin học Trắc địa và Bản đồ, được biên chế đầy đủ nhân lực, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin liên lạc, chỗ ăn chỗ ở, làm việc, đảm bảo các nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt và làm việc tại địa phương.

14

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

a. Đội trưởng đội tư vấn: Tiến sỹ Nguyễn Mai Đăng.Trình độ học vấn:

+ Kỹ sư thủy lợi, tốt nghiệp đại học thủy lợi năm 1992;+ Thạc sỹ kỹ thuật ngành thủy văn và môi trường năm 1997;

15

BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI

LIÊN DANH: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN HẠ TẦNG MIỀN BẮC – TRUNG TÂM TIN HỌC TRẮC ĐỊA VÀ BẢN ĐỒ

ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI TƯ VẤN

CHUYÊN GIAKỸ THUẬT CHÍNH

N

BỘ

H

TR

ỢĐIỀU TRA VIÊN

CHUYÊN GIA KỸ THUẬT

BẢN ĐỒ

CHUYÊN GIA KỸ THUẬT DỰ BÁO

ĐẠI DIỆN LIÊN DANH: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤNHẠ TẦNG MIỀN BẮC

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

+ Tiến sỹ kỹ thuật ngành kỹ thuật & Quản lý nước tại Viện công nghệ Châu Á (AIT), Bangkok, Thailand, năm 2010.Kinh nghiệm làm việc:+ Từ năm 1992 ÷ 1996: Cán bộ kỹ thuật tại Trung tâm thủy văn ứng

dụng và Kỹ thuật môi trường (CAHENEN) – Trường ĐHTL;+ Từ năm 1996 ÷ 2010: Giảng viên, bộ môn tính toán thủy văn –

Trường ĐHTL;

+ Từ năm 2010 đến nay: Giảng viên, bộ môn thủy văn và tài nguyên nước; chuyên gia tư vấn về lĩnh vực thủy văn cho Công ty Cổ phần tư vấn hạ tầng Miền Bắc

Những năng lực chính:+ Đã tham gia công tác tư vấn nhiều công trình, dự án;+ Đã làm chủ nhiệm, chủ trì công tác tính toán thủy văn của nhiều

dự án;+ Sử sụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng.

Nhiệm vụ:Giữ nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác Tư vấn có văn phòng đặt tại:

Thôn Tân Nhuệ, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Giữ nhiệm vụ quản lý chung, tổ chức, phối hợp, điều hành các bộ phận nội nghiệp và ngoại nghiệp. Phụ trách chính việc đề ra các kế hoạch, trình tự công việc và các chế độ có liên quan, đưa ra chủ trương đối với các vấn đề kỹ thuật quan trọng. Đồng thời là đại diện của Công Ty cổ phần tư vấn hạ tầng Miền Bắc thực hiện các công việc của dự án.

b. Chuyên gia kỹ thuật chính:Gồm 2 cán bộ:

Thạc sỹ Phạm Thị HạnhTrình độ học vấn:+ Kỹ sư trắc địa trường Đại học Mỏ địa chất năm 2001;+ Thạc sỹ kỹ thuật trắc địa năm 2010;Kinh nghiệm và trình độ công tác:+ Thu thập tính toán số liệu, thành lập bản đồ địa hình, địa chính,

atlas, bản đồ chuyên đề…+ Viết báo cáo chuyên ngành.

Kỹ sư Nguyễn Xuân ThuỷTrình độ học vấn:

+ Kỹ sư trắc địa tốt nghiệp trường Đại học Mỏ - Địa chất;16

Kinh nghiệm và trình độ công tác:

- Khảo sát và tổ chức khảo sát địa hình (Chủ nhiệm địa hình) các

công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, xây dựng, địa chính

vv... - Sử dụng thành thạo các máy trắc địa như máy toàn đạc điện tử,

máy kinh vĩ, máy đo thuỷ chuẩn vv.. phục vụ chuyên môn khảo sát

địa hình.

- Sử dụng thành thạo máy vi tính với các phần mềm chuyên dụng.

Nhiệm vụ:Chấp hành công việc cụ thể do đội trưởng đội tư vấn giao. Kết hợp

chặt chẽ với chuyên gia kỹ thuật bản đồ và chuyên gia kỹ thuật dự báo.Chuyên gia kỹ thuật chính có tác dụng làm cầu nối: Một là, nhận việc từ đội trưởng đội tư vấn, thường xuyên báo cáo tình hình. Hai là, chỉ đạo công tác điều tra thu thập số liệu. Đánh giá chất lượng và số lượng của số liệu đầu vào.

c. Chuyên gia kỹ thuật bản đồ:Gồm 4 cán bộ:

Thạc sỹ Lưu Hải ÂuTrình độ học vấn:

+ Tốt nghiệp trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội năm 2001;

+ Thạc sỹ kỹ thuật( Bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý).

Những năng lực chính:

+ Chủ nhiệm dự án, khảo sát địa hình, địa chất và giám sát xây dựng

công trình thủy lợi, giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng: Word, Excel,

AutoCad, Mapinfo...

Kỹ sư Nguyễn Tiến Tài, Kỹ sư Đoàn Hữu Thanh, Kỹ sư Lê Đình DươngTrình độ học vấn:+ Kỹ sư trắc địa, bản đồ tốt nghiệp trường Đại học Mỏ - Địa chất;

Những năng lực chính:

17

+ Khảo sát địa hình, địa chất và giám sát xây dựng công trình thủy

lợi, giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo Word, Excel, AutoCad, Mapinfo… ;

Nhiệm vụ:Chấp hành công việc cụ thể do đội trưởng đội tư vấn giao đồng thời

kết hợp chặt chẽ với chuyên gia kỹ thuật chính, chuyên gia kỹ thuật dự báo, các cán bộ điều tra, cán bộ hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ công việc, kịp thời bổ xung số liệu và xây dựng bản đồ.

d. Chuyên gia kỹ thuật dự báoGồm 2 cán bộ:

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng HàTrình độ học vấn:

- Kỹ sư thủy lợi trường Đại học Thủy lợi(1975-1979)- Tiến sỹ thuộc lĩnh vực Cải tạo đất Trường Đại học Thủy

lợi(1993-1997)- Phó giáo sư ngành kỹ thuật tài nguyên nước.

Những năng lực chính:- Giảng dạy, thiết kế các công trình thuỷ lợi.- Quy hoạch thủy lợi, lập dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật, đánh giá

chất lượng công trình, thẩm định dự án và thiết kế kỹ thuật của công trình thuỷ lợi.

- Cảnh báo, dự báo. Thạc sỹ Đào Văn Thìn

Trình độ học vấn:Thạc sỹ kỹ thuật công trình thuỷ lợi.

Những năng lực chính:- Thiết kế các công trình Thuỷ lợi, Thuỷ điện.- Tham gia các dự án cảnh báo dự báo.- Chủ nhiệm đồ án thiết kế các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trong

và ngoài nước. - Sử dụng thành thạo Word, Excel, AutoCad, Mapinfo… (Có chứng

chỉ);Nhiệm vụ:Chấp hành công việc cụ thể do giám sát trưởng giao đồng thời thu

thập, thống kê các số liệu từ các cán bộ điều tra và cán bộ hỗ trợ đưa ra

18

các kết luận, từ đó kết hợp chặt chẽ và cung cấp số liệu cho chuyên gia kỹ thuật bản đồ.

e. Điều tra viên:Gồm 4 cán bộ: Trần Viết Ổn, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Quang Minh, Đoàn Thị Ngân.

Thạc sỹ Nguyễn Thế TrungTrình độ học vấn:

+ Tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Tự nhiên.+ Thạc sỹ địa lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên 2006.

Kinh nghiệm và trình độ công tác: - Điều tra thu thập dữ liệu, khảo sát và tổ chức khảo sát địa hình các

công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, xây dựng, địa chính vv... - Sử dụng thành thạo máy vi tính với các phần mềm chuyên dụng.

Tiến sỹ Trần Viết ỔnTrình độ học vấn:

+ Năm 1984 tốt nghiệp kỹ sư Thuỷ lợi nghành Thuỷ nông tại trường Đại học Thuỷ Lợi+ Năm 2002 bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ kỹ thuật chuyên ngành thủy nông tại Đại học Thủy lợi - Hà Nội.

Những năng lực chính:- Giảng dạy, thiết kế các công trình thuỷ lợi.- Quy hoạch thủy lợi, lập dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật, đánh giá

chất lượng công trình, thẩm định dự án và thiết kế kỹ thuật của công trình thuỷ lợi.

Kỹ sư Nguyễn Quang MinhTrình độ học vấn:

+ Kỹ sư trắc địa tốt nghiệp trường Đại học Mỏ - Địa chất năm 2000;

Những năng lực chính:

+ Khảo sát địa hình, địa chất, điều tra thu thập số liệu và giám sát

xây dựng công trình thủy lợi, giao thông, xây dựng dân dụng và

công nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo Word, Excel, AutoCad… ;

Thạc sỹ Đoàn Thị NgânTrình độ học vấn:

19

+ Thạc sỹ Địa lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2011.Những năng lực chính:

+ Khảo sát địa hình, địa chất, thu thập số liệu, tham gia các công tác giải phóng mặt bằng, biên tập bản đồ bằng các phầm mềm chuyên dụng...;

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng: Word, Excel, AutoCad, Mapinfo...

Nhiệm vụ:Làm nhiệm vụ thu thập, thống kê các số liệu từ đó cung cấp cho

các chuyên gia.f. Cán bộ hỗ trợ:Bao gồm 16 thành viên: Dương Văn Viện, Hoàng Minh Tuấn, Nguyễn

Hữu Thiện, Phạm Văn Anh, sssPhạm Tiến Dũng, Lê Tài Ngọc, Vũ Văn Phước, Ngô Đàm Linh, Bùi Quý Toản, Phạm Anh Đức, Đặng Xuân Tình, Phạm Anh Dũng.

Trình độ học vấn: Là những kỹ sư trắc địa công trình hoặc kỹ sư thủy lợi tốt nghiệp trường Đại học mỏ địa chất hoặc trường Đại học thuỷ lợi.

Năng lực chính: + Khảo sát địa hình, địa chất và giám sát xây dựng công trình thủy lợi, giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo Word, Excel, AutoCad… ;+ Một số cán bộ có chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng

chuyên ngành: Thiết kế công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng nông thôn.

Nhiệm vụ:Bộ phận hỗ trợ dưới sự điều hành của Đội trưởng đội tư vấn và các chuyên gia, từng thành viên cán bộ hỗ trợ có nhiệm vụ hỗ trợ cho các chuyên gia về mọi lĩnh vực liên quan đến công tác tư vấn, thu thập dữ liệu… do đội trưởng đội tư vấn và các chuyên gia điều phối.Các tổ công tác được bố trí theo bảng nhân sự đội tư vấn và kế hoạch thực hiện công việc cho từng người thể hiện trong phần phụ lục.

20

2. Kết quả thực hiện

2.1. Công tác ngoại nghiệp

Để hoàn thành khối lượng công việc, tổ ngoại nghiệp đã làm việc tại các sở ban ngành thuộc 4 tỉnh trpng phạm vi dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục thủy lợi và phòng chống lụt bão, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, Trung tâm cảnh báo sớm và phòng chống lụt bão, Các công ty khai thác công trình thủy lợi thuộc địa bàn các tỉnh…. tiến hành khảo sát và thu thập số liệu trên cơ sở các tài liệu thông tin cần thu thập. Sau khi tổng kết kiểm tra, phân tích, đánh giá số liệu thu thập, các cán bộ điều tra tiếp tục thu thập, bổ sung các số liệu còn thiếu và kết hợp với các đơn vị quản lý địa phương tiến hành xác minh thực địa một số đối tượng mới, chưa có trên bản đồ kịp thời bổ sung thông tin cho tổ nội nghiệp.

Kết quả đạt được: các số liệu thu thập được bao gồm hiện trạng các công trình thủy lợi và phòng, chống lụt, bão, hệ thống các trạm khí tượng, trạm thủy văn, các khu neo đậu tàu thuyền, công trình giao thông, địa giới hành chính các cấp, hiện trạng các công trình đập dâng, số liệu về lưu lượng nước và mực nước sông nhỏ nhất, tình trạng xâm nhập mặn dọc theo các con sông, vị trí các công trình công cộng như trường học, bệnh viện… trên địa bàn 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Toàn bộ các tài liệu thu thập được có danh sánh đóng quyển kèm theo.

Nhìn chung số liệu thu thập tương đối đầy đủ, thông tin chính xác phản ánh được hiện trạng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn 4 tỉnh, làm cơ sở phục vụ cho việc triển khai quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội.

2.2. Công tác nội nghiệp

Xử lý số liệu về thuỷ lợi và phòng chống lụt bão:

Từ các số liệu thu thập được cung cấp bởi các điều tra viên, các chuyên gia kỹ thuật

kết hợp với các cán bộ hỗ trợ đã tiến hành kiểm tra, phân tích và đánh giá chất lượng

thông tin, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các chi cục thủy lợi, chi cục đê điều, Ủy ban

phòng chống lụt bão, công ty khai thác các công trình thuỷ lợi ... tại các tỉnh để làm rõ

hiện trạng các công trình cần xác minh thực địa đảm bảo độ chính xác các tài liệu thu

21

thập. Toàn bộ các số liệu, tài liệu thu thập đã được xử lý một cách đồng bộ đảm bảo

độ chính xác để xây dựng các mô hình cảnh báo, dự báo.

Công tác xây dựng bộ bản đồ thực hiện đúng theo chương trình đã đề ra cụ thể như sau:

1. Bộ bản đồ tỷ lệ 1:50.00: Bộ bản đồ được trình bày, quản lý trong phần mềm MAPINFO 9.5. Trên bộ bản đồ các yếu tố nền được cập nhật theo các tài liệu mới nhất như: nhóm đường giao thông, địa giới hành chính các cấp, vị trí các hồ ao, trạm bơm, trạm khí tượng, trạm thuỷ văn, các khu neo đậu, UBND hành chính các cấp, các Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, trường học, bệnh viện, trạm xá và các công trình công cộng khác.

Ngoài ra trên bản đồ hiện các công trình đập dâng, hệ thống đê, kè, sông suối, lưu lượng sông và mực nước sông có sẵn tại các trạm đo, mực nước sông nhỏ nhất, thông tin xâm nhập mặn dọc theo các con sông chính….cũng được cập nhật theo hiện trạng.

Bản đồ được biên tập, phân lớp và cấu trúc dữ liệu theo chuẩn quốc gia và theo

tiêu chuẩn ngành và thống nhất các biểu tượng, ký hiệu, đối tượng đảm bảo phục vụ

việc tra cứu, quản lý, cập nhật thông tin dễ dàng, thuận tiện.

Việc tra cứu trên bản đồ đảm bảo đầy đủ các chức năng: dịch chuyển, phóng to,

thu nhỏ, hiển thị toạ độ, hiển thị tình trạng bản đồ tra cứu, cho phép đo khoảng cách,

hiển thị độ cao khi di chuột....

Bản đồ các tỉnh ghép nối được với nhau và với bản đồ Bắc Bộ - Trung Bộ - Nam Bộ

đảm bảo đồng bộ, thống nhất.

Có hướng dẫn sử dụng phần mềm kèm theo (phần phụ lục)

2. Bộ bản đồ treo tường: Từ bộ bản đồ nền tỷ lệ 1:50.000 đơn vị thi công đã thiết

kế, biên tập lại cho từng tỉnh bộ bản đồ treo tường theo đúng qui định của bộ bản đồ

in treo tường cụ thể như sau:

+ Tỉnh Thừa Thiên Huế bộ bản đồ treo tường được xây dựng ở tỷ lệ 1:60.000 nằm trong 4 khổ A0.

+ Thành phố Đà Nẵng bộ bản đồ treo tường được xây dựng ở tỷ lệ 1:50.000 nằm trong 2 khổ A0.

22

+ Tỉnh Quảng Nam bộ bản đồ treo tường được xây dựng ở tỷ lệ 1:85.000 nằm trong 4 khổ A0.

+ Tỉnh Quảng Ngãi bộ bản đồ treo tường được xây dựng ở tỷ lệ 1:65.000 nằm trong 4 khổ A0.

Nhìn chung bộ bản đồ treo tường được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi trường qui định và đúng theo yêu cầu của dự án đề ra.

3. Bộ bản đồ Atlas. Bộ bản đồ Atlas xây dựng trên nền bản đồ tỷ lệ 1:50.000 thu về tỷ lệ 1:75.000. Bộ bản đồ được thiết kế và biên tập theo đúng quy định dễ dàng tra cứu.

Công tác in ấn : thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra bao gồm:

* In ấn bộ bản đồ Atlas treo tường tỷ lệ 1/50.000 (khổ Ao): In 100 bộ bản đồ từng

tỉnh, in offset một mặt trên giấy Couche 120g/m2, khổ A0 cán bóng mặt.

* In ấn bộ bản đồ Atlas khổ A4 tỷ lệ 1/75.000: in 400 bộ, mỗi tỉnh 100 bộ in offset

hai mặt trên giấy Couche 120g/m2, kèm theo phụ lục, chú giải, bảng tra cứu danh

mục đóng thành quyển.

* Sao ghi 4 đĩa CD-ROOM

Công tác chuyển giao công nghệ:

Sản phẩm hoàn thành bao gồm: báo cáo tổng kết, bản đồ Atlas treo tường tỷ lệ

1/50.000 (khổ Ao), bản đồ Atlas khổ A4 tỷ lệ 1/75.000, đĩa CD-ROOM đã được

chuyển giao đến các tỉnh, các cơ quan chuyên ngành tỉnh về thuỷ lợi và phòng chống

lũ bão, Ban Quản lý Trung ương các dự án thuỷ lợi.

Nhìn chung công tác nội nghiệp đã hoàn thành khối lượng công việc theo tiến

độ đặt ra, sản phẩm đảm bảo đạt các yêu cầu kỹ thuật theo hợp đồng.

Tổng hợp giá trị khối lượng công việc thực hiện thể hiện trong phụ biểu.

23

3. Hồ sơ giao nộp

STT Nội dung Đơn

vị

Số

lượng

Ghi chú

1 Báo cáo tổng kết Bộ 4 Mỗi tỉnh 1 bộ

2 Bộ bản đồ Atlas treo tường tỷ lệ 1/50.000 (khổ A0)

Bộ 400 Mỗi tỉnh 100 bộ, in một mặt trên giấy Couche 120g/m2, khổ A0.

3 Bộ bản đồ Atlas khổ A4 tỷ lệ 1/75.000

Bộ 400 Mỗi tỉnh 100 bộ, in hai mặt trên giấy Couche 120g/m2, kèm theo phụ lục, chú giải, bảng tra cứu danh mục đóng thành quyển.

4 Đĩa CD-ROOM Đĩa 4

24

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Hạ tầng Miền Bắc – Trung tâm Tin học Trắc địa Bản đồ đã hoàn thành các nội dung công việc đặt ra bao gồm:

Điều tra thu thập số liệu tại 4 tỉnh Miền trung: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Các tài liệu thu thập được đã phản ánh một cách đầy đủ nhất về hiện trạng của 4 tỉnh nhằm phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, công tác phòng, chống lụt, bão; là cơ sở cho việc triển khai quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội.

Từ các tài liệu sẵn có kết hợp với số liệu thu thập, các cán bộ chuyên gia đã tiến hành kiểm tra đánh giá mức độ thông tin, tiến hành xử lý số liệu, xây dựng các mô hình cảnh báo dự báo....và hoàn thiện bộ bản đồ của 4 tỉnh đảm bảo gói thầu hoàn thành đúng thời gian quy định.

Nhìn chung số liệu đảm bảo chính xác, tin cậy và sử dụng lâu dài.

25

PHỤ LỤC

26

BẢNG NHÂN SỰ ĐỘI TƯ VẤN

1. Chuyên gia/Quản lýHọ và Tên Vị trí Nhiệm vụ

Nguyễn Mai Đăng Đội trưởng đội tư vấn

Điều hành, quản lý chungViết báo cáoXây dựng các đề cương tham chiếu cho các hạng mục công việc

Phạm Thị Hạnh Chuyên gia kỹ thuật chính

Chỉ đạo công tác điều tra thu thập số liệu. Đánh giá chất lượng và số lượng của số liệu đầu vào(Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng)

Nguyễn Xuân Thủy Chuyên gia kỹ thuật chính

Chỉ đạo công tác điều tra thu thập số liệu. Đánh giá chất lượng và số lượng của số liệu đầu vào(Quảng Nam, Quảng Ngãi)

Lưu Hải Âu Chuyên gia kỹ thuật Bản đồ

Xây dựng bản đồ (Thừa Thiên Huế)

Đoàn Hữu Thanh Chuyên gia kỹ thuật Bản đồ

Xây dựng bản đồ (Đà Nẵng)

Nguyễn Tiến Tài Chuyên gia kỹ thuật Bản đồ

Xây dựng bản đồ (Quảng Nam)

Lê Đình Dương Chuyên gia kỹ thuật Bản đồ Xây dựng bản đồ (Quảng Ngãi)

Nguyễn Trọng Hà Chuyên gia kỹ thuật dự báo

Thống kê, phân tích các số liệu, xây dựng mô hình cảnh báo, dự báo

Đào Văn Thìn Chuyên gia kỹ thuật dự báo

Thống kê, phân tích các số liệu, xây dựng mô hình cảnh báo, dự báo

Trần Viết Ổn Điều tra viênChỉ đạo công tác điều tra thu thập số liệu. Đánh giá chất lượng và số lượng của số liệu đầu vào(Thừa Thiên Huế)

Nguyễn Thế Trung Điều tra viên Chỉ đạo công tác điều tra thu thập số liệu. Đánh giá chất lượng và số lượng của số liệu đầu vào(Quảng Ngãi)

Nguyễn Quang Minh

Điều tra viên Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Đà Nẵng)

27

Đoàn Thị Ngân Điều tra viên Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu,hoàn thiện bản đồ (Quảng Nam)

2. Nhân viên hỗ trợHọ và Tên Vị trí Nhiệm vụDương Văn Viện Cán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Thừa Thiên Huế)

Hoàng Minh TuấnCán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Thừa Thiên Huế)

Hoàng Văn NgoạnCán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Thừa Thiên Huế)

Dương Văn MạnhCán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Đà Nẵng)Nhữ Văn Kiên Cán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Đà Nẵng)Trần Văn Hào Cán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Đà Nẵng)Nguyễn Hữu Thiện Cán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Quảng Ngãi)Phạm Văn Anh Cán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Quảng Ngãi)Phạm Tiến Dũng Cán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Quảng Ngãi)Lê Tài Ngọc Cán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu

(Quảng Nam)Vũ Văn Phước Cán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Quảng Nam)Ngô Đàm Linh Cán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn

thiện bản đồ (Quảng Nam)Bùi Quý Toản Cán bộ hỗ trợ In ấn bản đồ (Thừa Thiên Huế)Phạm Anh Đức Cán bộ hỗ trợ In ấn bản đồ (Đà Nẵng)Đặng Xuân Tình Cán bộ hỗ trợ In ấn bản đồ (Quảng Nam)

28

Phạm Anh Dũng Cán bộ hỗ trợ In ấn bản đồ (Quảng Ngãi)

29

BẢNG KẾ HOẠCH CHI TIẾT CHO TỪNG CÁN BỘ

Tên Chức vụ Công việcThời gian huy độngTháng 4 Tháng 5 Tổng

(tuần)1 2 3 4 1 2 3 4

1. Nguyễn Mai ĐăngĐội trưởng đội tư vấn

Điều hành, quản lý chungViết báo cáoXây dựng các đề cương tham chiếu cho các hạng mục công việc

8

2. Phạm Thị HạnhChuyên gia kỹ thuật chính

Chỉ đạo công tác điều tra thu thập số liệu. Đánh giá chất lượng và số lượng của số liệu đầu vào(Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng)

8

30

3. Nguyễn Xuân ThủyChuyên gia kỹ thuật chính

Chỉ đạo công tác điều tra thu thập số liệu. Đánh giá chất lượng và số lượng của số liệu đầu vào(Quảng Nam, Quảng Ngãi)

8

4. Lưu Hải ÂuChuyên gia kỹ thuật bản đồ

Xây dựng bản đồ (Thừa Thiên Huế) 8

5. Đoàn Hữu ThanhChuyên gia kỹ thuật bản đồ

Xây dựng bản đồ (Đà Nẵng) 8

6. Nguyễn Tiến TàiChuyên gia kỹ thuật bản đồ

Xây dựng bản đồ (Quảng Nam) 8

7. Lê Đình DươngChuyên gia kỹ thuật bản đồ

Xây dựng bản đồ (Quảng Ngãi) 8

8. Nguyễn Trọng Hà

Chuyên gia kỹ thuật dự báo

Thống kê, phân tích các số liệu, xây dựng mô hình cảnh báo, dự báo

8

31

9. Đào Văn ThìnChuyên gia kỹ thuật dự báo

Thống kê, phân tích các số liệu, xây dựng mô hình cảnh báo, dự báo

8

10. Trần Viết ỔnĐiều tra viên

Chỉ đạo công tác điều tra thu thập số liệu. Đánh giá chất lượng và số lượng của số liệu đầu vào(Thừa Thiên Huế)

6

11.Nguyễn Thế Trung Điều tra viên

Chỉ đạo công tác điều tra thu thập số liệu. Đánh giá chất lượng và số lượng của số liệu đầu vào(Quảng Ngãi)

6

12.Nguyễn Quang Minh Điều tra viênKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Đà Nẵng)

6

32

13. Đoàn Thị Ngân Điều tra viênKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu,hoàn thiện bản đồ (Quảng Nam)

6

14. Dương Văn ViệnCán bộ hỗ trợ

Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Thừa Thiên Huế)

4

15. Hoàng Minh TuấnCán bộ hỗ trợ

Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Thừa Thiên Huế)

4

16.Hoàng Văn NgoạnCán bộ hỗ trợ

Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Thừa Thiên Huế)

4

17. Dương Văn Mạnh Cán bộ hỗ trợKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Đà Nẵng)

4

18. Nhữ Văn Kiên Cán bộ hỗ trợKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Đà Nẵng)

4

33

13. Đoàn Thị Ngân Điều tra viênKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu,hoàn thiện bản đồ (Quảng Nam)

6

19. Trần Văn Hào Cán bộ hỗ trợKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Đà Nẵng)

4

20.Nguyễn Hữu Thiện Cán bộ hỗ trợKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Quảng Ngãi)

4

21. Phạm Văn Anh

Cán bộ hỗ trợKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Quảng Ngãi)

4

22.Phạm Tiến Dũng Cán bộ hỗ trợKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Quảng Ngãi)

4

23.Lê Tài Ngọc Cán bộ hỗ trợKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu (Quảng Nam)

4

24.Vũ Văn Phước Cán bộ hỗ trợKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Quảng Nam)

4

34

13. Đoàn Thị Ngân Điều tra viênKhảo sát, điều tra, thu thập số liệu,hoàn thiện bản đồ (Quảng Nam)

6

25.Ngô Đàm LinhCán bộ hỗ trợ Khảo sát, điều tra, thu

thập số liệu, hoàn thiện bản đồ (Quảng Nam)

4

26.Bùi Quý ToảnCán bộ hỗ trợ In ấn bản đồ (Thừa

Thiên Huế)

4

27.Phạm Anh ĐứcCán bộ hỗ trợ In ấn bản đồ (Đà

Nẵng)

4

28.Đặng Xuân TìnhCán bộ hỗ trợ In ấn bản đồ (Quảng

Nam)4

29.Phạm Anh DũngCán bộ hỗ trợ In ấn bản đồ (Quảng

Ngãi)4

35

BẢNG KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC

STT Công việc

Thời gian huy độngGhi chúTháng 4 Tháng 5

1 2 3 4 1 2 3 41 Thu thập số liệu 5 tuần Điều tra viên, cán bộ hỗ trợ

36

2 Kiểm tra và đánh giá chất lượng số liệu 3 tuần Chuyên gia chính, chuyên gia kỹ thuật bản đồ

3 Xây dựng bản đồ nền tỷ lệ 1/50.000 1,5tuần Chuyên gia kỹ thuật bản đồ

37

4Xử lý số liệu về thủy lợi và phòng chống lụt bão

3 tuần Chuyên gia kỹ thuật chính, chuyên gia kỹ thuật dự báo

38

5 Chuẩn hóa số liệu, kiểm tra hoàn thiện hồ sơ bản vẽ

2 tuần Điều tra viên, cán bộ hỗ trợ, Chuyên gia kỹ thuật bản đồ

39

6 Chế bản và in bản đồ 1,5tuần Cán bộ hỗ trợ

7 Chuyển giao sản phẩm 1tuần Chuyên gia kỹ thuật bản đồ

8 1tuần Đội trưởng đội tư vấn,

40

chuyên gia kỹ thuật chínhDự kiến khối lượng công việc hoàn thành

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

STT

Công việc

Tiến độ công việcGhi chúTháng 4 Tháng 5

1 2 3 4 1 2 3 4

1 Thu thập số liệu tại 4 tỉnh 6 tuần Có danh sách tài liệu thu thập 4 tỉnh kèm theo

2 Kiểm tra và đánh giá chất lượng số liệu

3 tuần Các cán bộ chuyên gia tiến hành kiểm tra đánh giá mức độ thông tin đã thu thập được

3 Xây dựng bản đồ nền tỷ lệ 1/50.000

1,5tuần

Bao gồm mua bản đồ và biên tập hoàn thiện bản đồ

4 Xử lý số liệu về thủy lợi và phòng chống lụt bão

4 tuần Các chuyên gia tiến hành xử lý số liệu, xây dựng các mô hình cảnh báo dự báo.

41

5 Chuẩn hóa số liệu, kiểm tra hoàn thiện hồ sơ bản vẽ

3 tuần

6 In ấn bộ bản đồ Atlas treo tường tỷ lệ 1/50.000 (khổ A0)

2 tuần In 100 bộ bản đồ từng tỉnh, in một mặt trên giấy Couche 120g/m2, khổ A0.

7 In ấn bộ bản đồ Atlas khổ A4 tỷ lệ 1/75.000

2 tuần In 100 bộ bản đồ từng tỉnh, in hai mặt trên giấy Couche 120g/m2, kèm theo phụ lục, chú giải, bảng tra cứu danh mục đóng thành quyển.

8Đào tạo và chuyển giao công nghệ tại 4 tỉnh

1tuần

9 Nghiệm thu thanh lý hợp đồng ½tuần

42

Khối lượng công việc đã hoàn thành

43

Hướng dẫn sử dụng phần mềm MapInfo 9.5I Giới thiệu phần mềm MAPINFO.1. Các dữ liệu trong MAPINFO.Khi người dùng tạo ra các table trong Mapinfo, lưu cất các WORKSPACE, nhập hoặc xuất dữ liệu. MAPINFO sẽ tạo ra rất nhiều các file với các phần mở rộng khác nhau. Các file dữ liệu trong MAPINFO bao gồm:- Tên file *.DAT File dữ liệu dạng bảng tính cho một table format của MAPINFO.- Tên file *.MAP Chứa thông tin địa l. mô tả các đối tượng trên bản đồ.- Tên file *.TAB Đây là các file chính cho các table của MAPINFO nó được kết hợp với các file khác như .DAT, DBF…- Tên file *.ID File index cho các đối tượng đồ hoạ của MAPINFO (file *.DAT).- Tên file *.DBF File dữ liệu bảng tính format dBASE.- Tên file *.MID Format nhập/xuất dữ liệu dạng bảng của MAPINFO, file *.MID kết hợp với file .MIF.- Tên file .MIF Format nhập/xuất cho các đối tượng đồ hoạ của MAPINFO, file *.MIF kết hợp với file .MID.Tên file *.TXT File bảng thuộc tính format ASCII.Tên file *.WKS File thuộc tính format Lotus 1, 2, 3.Tên file *.WOR File lưu Workspace trong Mapinfo.2. Các khái niệm của hệ thông tin địa lý GIS trong MAPINFO.Các đối tượng trên bản đồ được chia ra thành các lớp (LAYER). Một lớp chứa các đối tượng có chung các thuộc tính cần quản l. và cách lưu các thuộc tính này trong máy tính là dưới cùng một dạng (FORMAT).Các đối tượng không gian được chia thành 4 loại sau:+ Điểm (POINT).+ Đường (LINE).+ Vùng (POLYGON).+ Chữ (TEXT)Cách thể hiện 4 loại đối tượng không gian trên trong MAPINFO:

44

+ Điểm : Xác định bằng một vị trí trong không gian (X, Y). Điểm được thể hiện bằng các ký hiệu (SYMBOL), màu sắc (COLOR), kích kỡ (SIZE).+ Vùng : xác định bằng chuỗi các cặp toạ độ của các đường bao khép kín trong không gian (Xi, Yi). Vùng được thể hiện bằng các loại tô màu (PATTERN), màu sắc (COLOR).+ Chữ : Xác định bằng một cặp toạ độ trong không gian (X, Y) và một dạng chữ. Chữ được thể hiện bằng các kiểu chữ (FONT), màu sắc (COLOR), kích cỡ (SIZE), góc nghiêng chữ (ENGLE).Dữ liệu mỗi lớp chia thành 2 loại:- Dữ liệu phi không gian (Attribute Data) lưu dưới dạng một bảng hàng cột (Brown).- Dữ liệu không gian (Spatial Data) lưu dưới dạng bản đồ đã được số hoá (Map).3. Cách tổ chức thông tin trong MAPINFO.Như đã đề cập ở trên dữ liệu trong MAPINFO được chia thành 2 loại dữ liệu không gian và phi không gian. Trong MAPINFO mỗi loại dữ liệu trên có phương thức tổ chức thông tin khác nhau.a. TABLE (Bảng).

Trong MAPINFO dữ liệu không gian cũng được phân ra thành các lớp thông tin khác nhau (layer), mỗi lớp thông tin không gian được đặt trong một TABLE.

Người dùng có thể thực hiện các thao tác đóng, mở, sửa đổi, lưu cất … các TABLE này.

Để tạo thành một TABLE cần có ít nhất là 2 file, file thứ nhất .TAB chứa toàn bộ các cấu trúc của dữ liệu, file thứ hai .DAT chứa dữ liệu thô (gốc). Nếu trong một TABLE có chứa các đối tượng đồ hoạ sẽ có 2 file nữa đi kèm, file .MAP mô tả các đối tượng đồ hoạ và file .ID chứa các tham số chiếu liên kết giữa dữ liệu với các đối tượng đồ hoạ. Một số các TABLE còn có thể thêm file .IND file này cho phép người sử dụng tìm kiếm đối tượng trên bản đồ bằng lệnh Find.b. WORKSPACE (Vùng làm việc).

Khái niệm thứ 2 cần quan tâm trong MAPINFO là các WORKSPACE. Mỗi TABLE trong MAPINFO chỉ chứa chứa 1 lớp thông tin, trong khi đó trên 1 không gian làm việc có rất nhiều lớp thông tin khác nhau. WORKSPACE

45

chính là phương tiện để gộp toàn bộ lớp thông tin khác nhau lại tạo thành 1 tờ bản đồ hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố nội dung, hơn thế nữa 1 WORKSPACE còn có thể chứa các bảng tính, các biểu đồ, layout.c. BROWSER (bảng hiển thị dữ liệu thuộc tính).

Dữ liệu thuộc tính mô tả cho các đối tượng không gian trong MAPINFO được chứa trong các d mỗi d là một bảng tính có các hàng và cột (với hàng là các bảng ghi và cột là các trường dữ liệu). Các d thường đi kèm với các TABLE.d. MAP (cửa sổ hiển thị dữ liệu bản đồ)

Dữ liệu bản đồ (địa lý) của các đối tượng không gian nhằm mô tả vị trí, hình dáng trong một hệ thống toạ độ nhất định. Một cửa sổ MAP cho phép hiển thị cùng một lúc nhiều lớp thông tin (Layer) khác nhau hoặc bật tắt hiển thị một lớp thông tin nào đó.e. LAYOUT (trình bày in ấn)

Cho phép người sử dụng kết hợp các browser, các cửa sổ bản đồ, biểu đồ và các đối tượng đồ hoạ khác vào một trang in từ đó có thể gửi kết quả ra máy in hoặc máy vẽ.4. Công cụ làm việc trong MAPINFO

MAPINFO cung cấp cho người dùng 3 thanh công cụ để làm việc với các đối tượng bản đồ. Việc sử dụng chúng rất đơn giản, người dùng chỉ việc bấm lên công cụ cần thiết để chọn lệnh. Người dùng có thể định lại kích thước các thanh công cụ bằng cách bấm và kéo khung của mỗi thanh, di chuyển chúng trên màn hình bằng cách bấm và kéo trên thanh tiêu đề. Người dùng có thể dùng lệch Toolbars trong menu Options để tắt hoặc hiển thị các thanh công cụ.a. Thanh công cụ chính (Main toolbar).

Thanh công cụ chính bao gồm các công cụ để chọn đối tượng thay đổi tỷ lệ hiển thị của bản đồ trong cửa sổ, tra cứu thông tin về đối tượng trên bản đồ, xác định khoảng cách giữa các đối tượng. Trong thanh này còn có các nút lệnh cho phép người dùng thay đổi thuộc tính của layer (Editable, Visible... ), mở bảng chú giải hoặc cửa sổ có số liệu thống kê.- Nút < thay đổi tỷ lệ hiển thị> (Change View button): Truy nhập vào hội thoại Change View, ở đây người dùng có thể đặt các xác lập như độ rộng cửa sổ, tỷ lệ bản đồ ... để điều khiển việc hiển thị các đối tượng trên màn hình. (Tương đương với tự chọn lệnh Change View trong Menu MAP).

46

- Nút <Điều khiển layer> (Layer contron button). Truy nhập vào hộp thoại Layer contron để chỉ định và kiểm soát toàn bộ các table trong cửa sổ bản đồ đang được hiển thị. Trong hộp thoại này người sử dụng có thể đặt các tuỳ chọn như hiển thị hoặc không hiển thị các đối tượng đồ học trong một layer (Visible), chọn layer để sửa chữa (Editable) cho phép chọn hay không các đối tượng đồ hoạ trên bản đồ, đặt các xác lập hiển thị cho từng kiểu đối tượng có trong layer (đường, điểm, vùng, text), sắp xếp lại thứ tự các layer đang hiển thị trong cửa sổ bản đồ, thêm vào hoặc bớt đi (Add, remove) trong cửa sổ đang hiển thị một hay nhiều layer...- Nút <Chú giải> (Legend button): Chọn nút này để mở một cửa sổ hiển thị nội dung bảng chú giải cho các bản đồ hoặc biểu đồ.- Nút <Chọn theo đường bao> (Boundary Select button): Giống như nút chọn trên nhưng khu vực chọn và tìm kiếm ở đây được xác định bằng vùng có hình dạng bất kỳ do người dùng xác định.- Nút <bán kính> (Radius Select button): Công cụ (chọn theo bán kính cho phép thực hiện việc chọn và tìm kiếm đối tượng bản đồ nằm trong một vùng hình tròn mà người dùng chỉ định.- Nút <Chọn> (Select button): được dùng dể chọn các đối tượng (object) hay bản ghi (Record) trong cửa sổ bản đồ layout hoặc Browser- Nút <Thước> (Ruler button): Sử dụng công cụ này để xác định khoảng các giữa hai điểmb. Thanh công cụ vẽ (DRAWING)Thanh này chứa các công cụ và các lệnh sử dụng khi tạo và sửa chữa các đối tượng bản đồ.Nút <Thêm Node> (Add Node button): Công cụ này cho phép người sử dụng thêm một node vào đối tượng dạng vùng, đường khi đang làm việc trong chế độ định lại hình dáng đối tượng (Reshape mode).Nút <Cung> (Arc button): Sử dụng công cụ <cung> để vẽ một cung theo kích thước và hình dạng cung một phần tư đường tròn hay elip.

47

Nút <Elip> (Elipse button): Công cụ tạo các đối tượng hình elip hoặc hình tròn. (Muốn tạo thành hình tròn nhấn và giữ phím Shift trong khi vẽ).Nút <Khung> (Frame button): Công cụ cho phép người sử dụng tạo ra các khung trong cửa sổ layout để hiển thị các cửa sổ bản đồ, biểu đồ, bảng tính, chú giải, công cụ hiển thị, số liệu thống kê, các thông báo.Nút <Vùng> (Polygon button): Công cụ được sử dụng vẽ các vùng khép kín, được tạo bởi các đường nối lại với nhau.Chọn nút <Kiểu đường> để truy nhập vào hộp thoại Line Style trong đó người dùng có thể thay đổi kiểu (Style), màu (Color) và lực nét (Width) của các đối tượng dạng đường.Nút <Đa đường> (Polyline button): Sử dụng để vẽ các polyline có thể hở hoặc đóng kín khi nối với các đường khác.Nút <Vẽ hình chữ nhật> (Rectangle button): tạo các đối tượng có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông trên bản đồ (Muốn tạo ra các hình vuông nhấn và giữ phím Shift khi vẽ hình).Nút <Kiểu vùng> (Region Style button): Chọn nút để truy nhập vào hộp thoại Region Style, trong đó người sử dụng có thể thay đổi pattern tô đối tượng vùng (Fill Pattern), màu và nền (Color and blackground). Kiểu (Border Style), màu (Color) và độ rộng (Width), đường bao ngoài của đối tượng vùng.Nút <Định lại h.nh dạng> (Reshape button): Cho phép người sử dụng bật hoặc tắt chế độ định dạng lại đối tượng khi cần sửa các đối tượng vùng, đường, polyline, cung và điểm bằng cách thêm vào xoá đi hoặc di chuyển các node dùng để xác định các đối tượng đó.Nút <Vẽ hình chữ nhật có góc cong> (Rounded Rectangle button): Sử dụng khi cần tạo ra các đối tượng có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông với các góc được vuốt cong.Nút <Ký hiệu> (Symbol button): Sử dụng để tạo ra các đói tượng có dạng điểm thể hiện trên bản đồ bằng các ký hiệu.Nút <Kiểu ký hiệu> (Symbol Style>: Truy nhập vào hộp thoại Symbol Style, trong đó người sử dụng có thể thay đổi kiểu (Style, màu (Color), kích thước (Size) của các ký hiệu.

48

Nút <Text> (Text button): Sử dụng để tạo ra các tiêu đề, các nhãn, các ghi chú khác có trên bản đồ. Truy nhập vào hộp thoại Text Style, trong đó người sử dụng có thể thay đổi kiểu chữ (Font), kích thước (Size), màu (color)... của các đối tượng dạng Text.Nút <Chạy chương trình MAPBASIC> (Run Mapbasic Program button): Truy nhập hộp thoại Run Mapbasic Program, trong đó người sử dụng có thể chọn ứng dụng để chạy trong MAPINFONút <Hiển thị cửa sổ Mapbasic> (Show Mapbasic Window button): Cho phép hiển thị hoặc không hiển thị cửa MapBasic.Nút <Chọn Marquee> (Marquee select button): Công cụ cho phép người sử dụng có thể thực hiện việc chọn và tìm kiếm các đối tượng bản đồ trong một khu vực được chỉ giao bằng một hình chữ nhật (Marquee box).III. Các chức năng chính của MAPINFO.Các chức năng của MAPINFO được phân theo các nhóm như sau:1. Vào dữ liệu (INPUT).2. Cập nhật sửa chữa dữ liệu (UPDATE).3. Hiển thị dữ liệu (VIEW).4. Tra cứu (QUERY).5. In ấn (PRINT).6. Nhập, Xuất (IMPORT, EXPORT).A Vào mới dữ liệu (Input).Dữ liệu trong MAPINFO được phân làm hai loại:- Cơ sở dữ liệu không gian (là các bản đồ).- Cơ sở dữ liệu thuộc tính (là các thông tin mô tả cho các đối tượng có trong cơ sở dữ liệu không gian).Cách vào dữ liệu không gian:- Vào trực tiếp qua MAPINFO: cài đặt thiết bị qua bản vẽ (Digitizer) vào môi trường windows và dùng các lệnh tạo mới các đối tượng của MAPINFO để vào bản đồ.- Vào qua các chương trình số hoá khác như Microstation, AUTOCAD, DesignCAD... Sau khi số hoá xong phải chuyển dữ liệu sang format trực tiếp của MAPINFO hoặc chuyển sang dạng DXF của ACAD, sau đó dùng lệnh IMPORT của MAPINFO để chuyển sang dạng dữ liệu của MAPINFO.Cách vào dữ liệu phi không gian.

49

- Vào trực tiếp trong MAPINFO. Hiển thị bảng dữ liệu lên trên màn hình (như lệnh Browser trong FOXPRO).- IMPORT từ file dạng DBF của FOXPRO hoặc DBF của ACCESS, EXCEL.B. Hiển thị dữ liệuToàn bộ dữ liệu được lưu trong một khoảng không gian làm việc (WORKSPACE). WORKSPACE bao gồm các bảng dữ liệu thuộc tính, các lớp dữ liệu không gian hiển thị trên cùng một cửa sổ (WINDOWS) chồng (OVERLAY) lên nhau hay mỗi lớp ở một cửa sổ khác nhau.Với sự trợ giúp của môi trường WINDOWS nên cùng một lúc người dùng có khả năng quan sát nhiều cửa sổ khác nhau trên màn hình.Các thao tác với các cửa sổ hiển thị (như thu, phóng, di chuyển…) cũng giống như với bất kỳ ứng dụng nào chạy trên hệ điều hành Windows.Mở một cửa sổ mới:Thông thường trên máy khi trao sản phẩm cho người dùng, mọi thông tin được lưu trong một WORKSPACE. Vì vậy khi muốn xem toàn bộ thông tin hiện có chỉ cần mở một WORKSPACE.Thao tác mở cửa sổ WORKSPACE- Chọn menu FILE (bằng con trỏ hoặc ấn ALT+F)- Chọn Open Workspace (bằng con trỏ hoặc ấn W)Trên màn hình hiện ra một cửa sổ hội thoại, người dùng xác định đường dẫn tới vùng chứa thông tin và tên file WORKSPACE cần mở. Chọn xong, trên màn hình xuất hiện cửa sổ hiển thị dữ liệu không gian cho một WORKSPACE và các cửa sổ bằng (TABLE BROWSE) chứa các dữ liệu phi không gian cần thiết tương ứng trên WORKSPACE (có thể có hoặc không).A. Các thao tác hiển thị dữ liệu phi không gian (Browser)Dữ liệu phi không gian hiển thị trên một cửa sổ dưới dạng một bảng. Thao tác với bảng này người dùng thao tác như với một số cửa sổ điển hình của WINDOWS: thu phóng, di chuyển, scroll.v.v…B. Các thao tác hiển thị dữ liệu không giana. Mở một lớp thông tin (Open Table):Muốn làm việc với MAPINFO việc đầu tiên cần tiến hành là mở một file hoặc table, có chứa các thông tin bạn sẽ làm viêc, để mở một table:Trong menu file chọn Open Table (hoặc bấm phím nóng <Ctrl + O>) để mở hộp thoại Open Table

50

(Chú ý: Nếu đang ở hộp thoại Quick Start (hộp thoại hiển thị đầu tiên ngay sau khi khởi động MAPINFO).Chọn nút Open và Table (mở table), bấm OK để hiển thị hộp thoại Open Table.Nhưng chỉ định trong hộp thoại Open Table phụ thuộc vào:- Người sử dụng sẽ mở một table để tồn tại?- Sẽ nhập dữ liệu vào MAPINFO lần đầu tiên?Sau đó chỉ định đường dẫn và tên table muốn mở.b. Thay đổi tỷ lệ xemThay đổi qua bảng công cụ (Tool Palette)* Phóng to (Zoom in): Chọn con trỏ phóng (Zoom in cursor)Cách một: Tự động phóng to gấp đôi hai lần. Chọn biểu tượng và đặt con trỏ phóng vào trung tâm vùng cần phóng và ấn phím. Lặp lại cho đến khi đạt tới tỷ lệ mong muốn.Cách hai: Xác định vùng cần phóng trên màn hình. Giữ phím con trỏ và di chuyển để xác định một vùng hình chữ nhật trên màn hình. Sau khi nhả phím con trỏ, vùng đã được xác định phóng ra đầy cửa sổ. Lặp lại cho đến khi đạt tới tỷ lệ mong muốn.* Thu nhỏ (Zoom out): Chọn con trỏ thu (Zoom out cursor).Cách một: Tự động thu nhỏ một nửa. Chọn biểu tượng và đặt con trỏ thu vào trung tâm vùng cần thu và ấn phím. Lặp lại cho đến khi đạt tới tỷ lệ mong muốn.Cách hai: Xác định vùng cần thu trên màn hình. Giữ phím con trỏ và di chuyển để xác định một vùng hình chữ nhật trên màn hình. Sau khi nhả phím con trỏ, toàn bộ vùng xem hiện thời được thu về trong hình chữ nhật vừa định nghĩa và thu lại các phần xem bên ngoài cho đầy màn hình. Lặp lại cho đến khi đạt tới tỷ lệ mong muốn.* Di chuyển bản đồ: Hai cáchCách một: Chọn Move tool trên bảng công cụ (Tool Palette). ấn phím contor và di chuyển con trỏ trên màn hình. Toàn bộ bản đồ sẽ di chuyển theo. Khi bản đồ trên màn hình đạt tới vị trí mong muốn, nhả phím con trỏ.Cách hai: Qua điều khiển các thanh di chuyển (Scroll bar) dọc, ngang của cửa sổ hiện thời.* Thay đổi tỷ lệ xem (Chage View):Chọn menu MAP (Alt + M)

51

Chọn menu item Change View (V)* Thay đổi tỷ lệ xem theo:- Chiều ngang bản đồ: Chọn Zoom (window width)- Tỷ lệ bản đồ: Chọn MAP Scale* Di chuyển bản đồ:Xác định lại trung tâm hiển thị bản đồ trên màn hình. Thay đổi lại tâm bản đồ qua chọn Center of Window.* Thay đổi hiển thị các lớp thông tin, điều khiển các lớp thông tin(Control Lavers)- Chọn menu MAP (Alt + M)- Chọn item menu (layer control) hoặc Ctrl + LTrên màn hình xuất hiện bảng điều khiển các layer (Layer Control). Toàn bộ các lớp thông tin của WORKSPACE được phản ánh trên bảng này. Các thông tin về lớp layer trên bảng này là:TênKiểu hiển thị trên màn hình (Display)Kiểu hiển thị bình thường như khi vào (Default)Kiểu hiển thị theo kiểu người dùng tự định nghĩa (Universal)Kiểu hiện thị theo bảng chú giải (Shading)Người dùng có thể sửa (về mặt dữ liệu không gian) hay không (Editable)Có cho phép được tham gia vào trong các câu hỏi đáp hay không (Seletable)Có đặt một phạm vị giới hạn tỷ lệ cho hiển thị hay không (Zoom Layered)* Các chức năng có thể thực hiện cho các lớp trong bảng:Thay đổi hiển thị cho lớp hiện tại đang được chọn trên bảng. Chọn phím Settings (được mô tả cụ thể ở dưới). Thêm bớt đi các lớp thông tin hiện có trong WORKSPACE.Remove: Xóa đi lớp thông tin hiện tại đang được chọn trên bảngAdd: Thêm lớp thông tin mớiThay đổi thứ tự hiển thị các lớp thông tin (Rcorder)Các lớp thông tin được hiển thị dưới lên theo thứ tự trong bảng. Để thay đổi thứ tự các lớp hiện tại từ dưới lên theo thứ tự trong bảng. Để thay đổi thứ tự của lớp hiện tại, chọn Up: đưa lớp lên trên các lớp khác, chọn Down đưa lớp xuống dưới các lớp khác. Chọn Cancel: Huỷ bỏ mọi thay đổi mà người dùng vừa làm trên bảng điều khiển lớp thông tin.

52

Chọn OK: Để chương trình hiển thị dữ liệu theo cách người dùng vừa định nghĩa lại.* Đặt tham số hiển thị cho một lớp (Laver Settings)Chon Display trong bảng điều khiển lớp thông tin (Layer Control). Trên màn hình xuất hiện các tham số có thể thay đổi được cho lớp hiện tại.* Thay đổi chế độ hiển thị: (Display Mode)Chế độ hiển thị:Tắt: (Off) không hiển thị lớp thông tin trên màn hình.Bình thường: (Default) hiển thị lớp thông tin theo chuẩn khi vào.Tự định nghĩa: (Universal) hiển thị lớp thông tin theo cách người dùng định nghĩa. Thay đổi qua cách chọn trên Universal Display. Kích vào ô tương ứng bên dưới Style Oversal để:- Thay đổi cho các đối tượng kiểu đường trong lớp có thể thay đổi kiểu style, màu (color) và kích cỡ (size)- Thay đổi cho các đối tượng kiểu điểm trong lớp có thể thay đổi kiểu tô vùng (pattem mặt trên và nền), màu color.- Thay đổi cho các đối tượng kiểu chữ (font), màu (color), kích thước (size) và góc nghiêng (angle) (tính theo độ từ 0 đến 360)Theo bảng chú giải: (Thematic map) hiển thị theo một hệ thống màu, kiểu cho trước nào đó được thể hiển dưới dạng bảng chú giải.* Đặt cho phép người dùng có quyền sửa dữ liệu hay không (Edit Control)Đánh dấu Editable: cho phép sửaĐánh dấu Selectable: Có cho phép được tham gia vào trong các câu hỏi đáp hay không.* Giới hạn tỷ lệ hiện thị: (Zoom Lavering)Đánh dấu chỉ cho phép được hiển thị trong một khoảng nhất định (Display when in range).Nếu đã đánh dấu chỉ cho phép được hiển thị trong một khoảng nhất định vào khoảng giới hạn tỷ lệ. Cận trên (Min Zoom) cận dưới (Max Zoom)* Đặt cách thể hiển nhãn của các đối tượng trong lớp (LABLE)Mỗi một đối tượng có hai dữ liệu: dữ liệu không gian đang hiển thị trên màn hình và dữ liệu phi không gian lưu dưới dạng bảng thuộc tính hàng cột. Trên màn hình hiển thị dữ liệu không gian, gắn với mỗi một đối tượng, có một nhãn thể hiện một số liệu nào đó về thuộc tính của đối tượng đó.

53

Cách tạo ra xin xem phần 4.1 tra cứu thông tin theo vị trí địa l.:* Quyết định thuộc tính nào sẽ được làm nhãn của các đối tượngChọn một cột trong bảng thuộc tính của lớp "Lable with columns" hoặc một biểu thức Expression do người dùng tự định nghĩa.Nhãn được thể hiện bằng một d.ng chữ gắn đối tượng được đánh nhãn.Nhãn có thể liên hệ với đối tượng tương ứng qua một đường thẳng (có/không có mũi tên) chỉ tới đối tượng.4. Tra cứu thông tin4.1. Tra cứu thông tin theo vị trí địa l.Trả lời cho câu hỏi "cái gì tại vị trí (vùng) không gian này".Phương pháp: chọn các đối tượng không gian tại một vị trí hay một vùng không gian nào đó và xem các thông tin của đối tượng này.a. Công cụ lấy thông tin không gian của một đối tượng được chỉ ra trên màn hình (Selact Tool)Chọn công cụ hình mũi tên trong bảng các công cụ (Tools). Người dùng muốn tra cứu thông tin về một đối tượng nào đó, dùng con trỏ kích hai lần vào đối tượng (double click).Các thông tin người dùng có thể có được:Đối tượng kiểu điểm (POINT): toạ độ điểmĐối tượng kiểu đường (LINE): vùng khống chế (bounds), chiều dài (length), điểm trung tâm (Center) số đoạn (Line segments).Đối tượng kiểu vùng (POLYGON): vùng khống chế (bounds), chu vi (primeter) (Line segments), diện tích (Area), điểm trung tâm (Center) số đoạn (Line segements) số vùng (Polygon).Đối tượng kiểu chứ (TEXT): nội dung chữ, kiểu (font), điểm bắt đầu (start), góc quay (Rotation angle).b. Công cụ lấy thông tin phi không gian tương ứng với đối tượng cần tra cứu (info Tool):Chọn công cụ có chữ I (Info) trong bảng các công cụ (Tools). Người dùng muốn tra cứu thông tin phi không gian về một đối tượng nào đó, dùng con trỏ kích hai lần vào đối tượng (double click). Trên màn hình xuất hiện cửa sổ thông tin (info window) để hiển thị thông tin phi không gian tương ứng với đối tượng được kích.Thay đổi đối tượng, số liệu trên cửa số thông tin thay đổi theo.

54

c. Công cụ tìm thông tin của một hay một nhóm các đối tượng theo một vùng nào đó (Search by region)* Tìm theo một bán kính (Radius search selector tool): Chọn công cụ có hình mũi tên chỉ vào một vòng tròn trong bảng các công cụ (Tools)Đưa con trỏ vào tầm vùng cần tìm. Giữ phím con trỏ và xác định bán kính vùng cần xem (được mô tả bằng một vòng tròn trên màn hình). Tất cả các đối tượng nằm trong vùng này được xác định như là các đối tượng được chọn. Trên cửa sổ bản đồ (map) các đối tượng thoả mãn đổi màu và khí người dùng mở bảng dữ liệu phi không gian (browse) thì các bản ghi chữa các dữ liệu tương ứng cùng đổi màu.* Tìm các đối tượng không gian trong một vùng do người dùng từ định nghĩa (polygon Search Seletor Tool):Chọn công cụ có hình mũi tên chỉ vào một hình vẽ tượng trưng vùng trong bảng các công cụ (Tools).Người dùng con trỏ vẽ vùng cần tìm kiếm theo một hình dạng bất kỳ.Kết thúc vùng ấn phím con trỏ hai lần. MAPINFO tự đóng kín và chọn tất các đối tượng nằm trong vùng. Tất cả các đối tượng nằm trong vùng này được xác định như là các đối tượng được chọn. Trên cửa sổ bản đồ (map) các đối tượng thoả mãn đổi màu và khi người dùng mở bằng dữ liệu phi không gian (browse) thì các bản ghi chứa các dữ liệu tương ứng cùng đổi màu.4.2. Tra cứu thông tin theo thuộc tínhTrả lời câu hỏi "những đối tượng nào, ở đâu thoả m.n điều kiện này".Phương pháp chỉ ra các đối tượng không gian trên bản đồ thoả mãn một hay nhiều điều kiện nào đó theo dữ liệu phi không gian.Có hai cách hỏi đáp cho dạng này.Hỏi theo biểu thức thông thường (Select)Hỏi theo dạng ngôn ngữ hỏi đáp cấu trúc cho mô h.nh cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL Structure Query Language) (SQL Select)

a. Hỏi theo biểu thức thông thường (Select)Chọn item menu "SELECT" trong menu "ANALYSE": Cho phép người dùng chọn các bản ghi và các đối tượng từ một bảng theo các thuộc tính của các đối tượng. Các bản ghi trong bảng dữ liệu phi không gian và các đối tượng trên bản

55

đồ mà thoả mãn điều kiện lựa chọn sẽ được chỉ ra. Người dùng có thể tạo ra một bảng kết quả và rồi có thể xem dữ liệu phi không gian (browse) và hiển thị dữ liệu không gian (map) như các bảng khác.Khi chọn select trên màn hình xuất hiện cửa sổ đối thoại "Select Window".Chọn bảng đối tượng mà người dùng muốn tìm kiếm: "Select records from table" xây dựng biểu thức tìm kiếm: "That satisfy"Kết quả được ghi ra bảng mới với tên khai trong "Store result in table". Nếu không các kết quả tìm kiếm được ghi lại dưới bảng có tên lần lượt là "Query1", "Query2",…Kết quả được xắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần theo giá trị trường khai trong "Sort result by column".Để kết quả được hiển thị ra dưới dạng bảng trên màn hình, đánh dấu trong "Browse results". Chọn "OK" để thực hiện tìm kiếm.Khi người dùng cần có sự trợ giúp trong quá trình xây dựng biểu thức tìm kiếm, chọn "assist…"b. Hỏi đáp theo SQL (SQL Select)Chọn menu item "SQL Select" trong menu "Analyse"SQL Select cho phép người dùng tạo hỏi đáp tổng hợp trên một hay nhiều bảng. SQL Select là một trong các câu lệnh mạnh nhất của MAPINFO.SQL select cho phép người thực hiện các công việc sau:Tạo các thông tin dẫn suất (Derived Information)Kết nối các bảng dữ liệu (Joining)Thu thập dữ liệu (Assembly)Thông tin dẫn suất (Derived Information) là các thông tin có thể tính được từ các bảng dữ liệu mà không được thể hiện tường minh trong các bảng này.SQL select cho phép người dùng lấy từ ra từ thông tin từ một hay nhiều bảng dữ liệu tạo ra một bangr mới chứa các thông tin dẫn xuất.Kết nối: (Joining)Cơ bản, thông tin được lưu trong nhiều bảng dữ liệu riêng biệt nhau. SQL select cho phép người dùng tạo các quan hệ kết nối để người dùng có thể đưa các thông tin từ các bảng dữ liệu khác nhau vào bản đồ của người dùng.Thu thập: (Assembly): thu thập có nghĩa là người dùng tạo ra một bảng mới qua thu thập dữ liệu rõ ràng hay các dữ liệu dẫn xuất từ các bảng đã tồn tại.

56

Cụ thể hơn về cách tạo ra câu hỏi đáp kiểu SQL (ngữ pháp) xin xem thêm các sách giới thiệu về cơ sở dữ liệu quan hệ và ngôn ngữ hỏi đáp SQL.Cú pháp tổng quát của SQL select trong MAPINFO như sau:Select <một hoặc nhiều cột> from <một hoặc nhiều bảng> Where <điều kiện cần thoả mãn>MAPINFO cung cấp một số hàm cho SQL như sau:Count(*) đếm số bản ghi trong bảng thoả m.n điều kiện.Sum(<biểu thức>) : tính tổngAverage (<biểu thức>): tính trung bìnhMax(<biểu thức>) : tính giá trị lớn nhấtMax(<biểu thức>) : tính giá trị nhỏ nhấtSau đây là một số toán tử không gian của SQL cho dạng dữ liệu không gian:Các toán tử không gian cho phép người dùng chọn ra các đối tượng dựa trên các mối quan hệ về không gian với các đối tượng khác. MAPINFO dùng từ khoá (keyword) dùng với các toán tử không gian là "ojb" hoặc "oject". Từ khoá này thông báo cho MAPINFO biết lấy giá trị từ các đối tượng không gian chứ không lấy từ các bảng dữ liệu.Sau đây là các toán tử không gian của MAPINFO dùng trong SQL Seclect: "Contains" chứa: đối tượng A chứa đối tượng B nếu điểm trọng tâm của B ở bất cứ nơi nào trong A."Contain Entire" chứa toàn bộ: đối tượng A chứa toàn bộ đối tượng B nếu toàn bộ đường bao của đối tượng B nằm trong đối tượng A."Within" trong: A trong B nếu trọng tâm A là trong đường bao của A"Entirely Within" trong toàn bộ: A trong toàn bộ B nếu toàn bộ đường bao của A đều trong đường bao của B."Itersects" cắt: A cắt B nếu chúng có ít nhất một điểm chung hoặc nếu một trong hai đối tượng trong toàn bộ đối tượng khác.

4.3. Tạo biểu đồ (GRAPH)Chọn menu item "Graph" trong menu "Window"Cho phép người dùng chọn số liệu trong một bảng tạo ra một biểu đồ hai chiều XY.Chiều X: là một cột bào đó trong bảng. Kiểu số liệu của cột này có thể là số, chữ vv...

57

Chiều Y: tối đa là 4 cột. Kiểu số liệu của các cột này phải là số.Trên màn hình xuất hiện cửa sổ đối thoại để tạo bảng biểu đồ (Graph Table)Graph Table: Chọn bảng để vẽ biểu đồUsing columns: chọn các cột vẽ biểu đồ. Tối đa là 4 cột.Lable with column: chọn cột làm giá trị cho chiều XĐể vẽ biểu đồ chọn menu Item Graph type trong menu GRAPHGraph Title: tiêu đề của biểu đồ. Người dùng có thể thay đổi nội dung, kiểu, kích thước tiêu đề.* Chọn kiểu biểu đồ Graph TypeArea: biểu đồ dưới dạng theo diện tíchBar: biểu đồ dưới dạng thanh hộpLine: biểu dồ dưới dạng đườngPie: biểu đồ dưới dạng h.nh tr.n phần trămXY: biểu đồ dưới dạng điểm.* Option các lựa chọn khácStacked: chồng lên nhauOverlaped: phủ lên nhauDrop Lines: có vẽ thêm các đoạn thẳng từ đỉnh cao nhất tới trục XRotated: quay ngang biểu đồShow 3D: hiển thị dưới mô h.nh 3 chiềuOverlap %: tỷ lệ phần trăm các thanh phủ lên nhau. 0% không phủ lên nhau. 100% phủ nhau hoàn toàn.Bar Gutter %: tỷ lệ khoảng cách giữa các thanh so với độ đầy các thanh.Start Pie Angle: góc bắt đầu vẽ cho loại biểu đồ Pie. Chuẩn là góc = 0.

4.4. Tạo các bản đồ chuyên đề (THEMATIC MAP) từ trường dữ liệu (Create Thematic map)a. Kiểu bản đồ phân bậc độ giải (Range Map)Kiểu chung nhất của các bản đồ chuyên đề (thematic map) là bản đồ được phân loại theo một số các khoảng giá trị khác nhau. Tất cả các đối tượng rơi vào cùng một khoảng được phản ánh trên bản đồ theo cùng một kiểu. Ví dụ như cùng loại ký hiệu (symbol), cùng kiểu đường, cùng màu vv..

58

Ví dụ bản đồ đề dân số theo xã của một huyện, người dùng có thể chia các vùng trên bản đồ theo mật độ dân số như:Ví dụ bản đồ chủ đề dân số theo xã của một huyện, người dùng có thể chia các vùng trên bản đồ theo mật độ dân số như:Khoảng 1: nhỏ hơn 100 người/1km2Khoảng 2: từ 100 đến 500 người/1 km2Khoảng 3: từ 501 đến 2000 người/km2b. Kiểu bản đồ theo các giá trị đơn (Individual Values)Các đối tượng trên bản đồ được tự động chia khoảng theo từng gía trị đơn của các đối tượng.c. Kiểu bản đồ theo mật độ điểm (Dots densitv):Trong kiểu bản đồ theo mật độ điểm, các điểm được dùng để phản ánh một số lượng các gía trị. Ví dụ tạo bản đồ dân số theo kiểu mật độ điểm, một điểm tương ứng với 10 người. Vùng có 300 người được thể hiện bằng 30 điểm, vùng 2000 thể hiện bằng 200 điểm.Các điểm được phân bố ngẫu nhiên trong một vùng. Số lượng điểm trong vùng phản ánh giá trị tương ứng của vùng đó.d. Biểu đồ bản đồ (Graduated Symbol)Biểu diễn theo kiểu này, kích thước của symbol được tạo ra tương ứng với giá trị mà nó thể hiện. Các giá trị không được chia thành nhóm theo khoảng, chỉ có kích thước ký hiệu thay đổi liên tục theo giá trị. Một symbol lớn thể hiện một giá trị cao, symbol nhỏ thể hiện giá trị bé. Biểu đồ ở đây có thể phân chia cấu trúc hoặc không.e. Cách tạo một bản đồ chủ đề trong MAPINFOĐối tượng mà người dùng định thể hiện trên bản đồ chuyên đề được gọi là biến chủ đề (thematic variable). Để tạo một bản đồ chủ đề, người dùng cần biết:Biến chủ đề nào.Dữ liệu dùng để tạo chủ đề lấy từ bảng nào, cột nào trong bảng.Thể hiện bản đồ bằng phương pháp nào.Vào tạo bản đồ chủ đề từ menu Map chọn Create Thematic MapXác định phương pháp biểu thị yếu tố nội dung (biểu đồ, đồ giải, điểm hay vùng...), nhấn phím Next để đến bước tiếp theo.Chỉ định tên table bào sẽ sử dụng để thành lập bản đồ.

59

Chọn cột dữ liệu (Field) để MAPINFO lấy các giá trị trong browser xây dựng bản đồ. Nhấn phím Next để chuyển đến bước tiếp theo.Chọn OK: MAPINFO tạo bản đồ chuyên đề theo phương pháp bản đồ mà người dùng đã ấn định, màu sắc do MAPINFO tự xác định.MAPINFO cho phép người dùng có thể can thiệp khá sâu vào quá trình thành lập bản đồ cũng như đặt lại kiểu hiển thị các yếu tố nội dung trên bản đồ chuyên đề. Với phương pháp đồ giải người dùng có thể định lại số lượng bậc trên bản đồ (2,4,6,8...bậc), có thể lựa chọn các kiểu biểu đồ khác nhau khi dùng phương pháp biểu đồ, đặt lại màu sắc hiển thị yếu tố nội dung sau khi tạo bản đồ cho phù hợp với quy phạm thành lập bản đồ...5. Cập nhật dữ liệu và sửa đổi dữ liệu (UPDATE)5.1. Cập nhật và sửa đổi dữ liệu thuộc tínhCách sửa chữa dữ liệu thuộc tính dễ dàng nhất và trực quan nhất là sửa trên cửa sổ BROWSER.Để có thể tự động sửa chữa một hoặc nhiều các đối tượng cùng một lúc, dùng lệnh UPDATE COLUMN trong menu TABLE. Lệnh cho phép sửa một thuộc tính nào đó của toàn bộ các đối tượng trong bảng hoặc một số các đối tượng đã được chỉ ra trước.5.2. Sửa chữa phần dữ liệu không gianDữ liệu không gian được lưu trong cửa sổ MAP. Một MAP có thể chứa một hoặc nhiều các layer khác nhau. Để sửa chữa một lớp nào đó, dùng lệnh LAYER CONTROL trong menu MAP chọn layer cần sửa, bật chọn lựa EDITTABLE, tiếp theo chọn OK.Layer có lựa chọn EDITTABLE có khả năng sửa chữa bằng các công cụ vẽ (xem phần trên). Trong trường hợp trong một cửa sổ MAP có nhiều layer khác nhau, để xác định đối tượng cần sửa thuộc layer nào, dùng công cụ info (phím có chữ I) trong bảng công cụ chính.6. In ấn6.1. Giai đoạn chuẩn bị bản đồ để in ra (LAYOUT)Dữ liệu được in ra dưới dạng các cửa sổCó 3 loại cửa sổ:Cửa sổ dữ liệu không gian: cửa sổ cho WORKSPACE hay các cửa sổ chữa các kết quả hỏi đáp, tìm kiếm.

60

Cửa sổ cho dữ liệu phi không gian: cửa sổ BROWSE cho các lớp dữ liệu hay các cửa sổ chứa các kết quả hỏi đáp, tìm kiếm. (Cửa sổ QUERY).Cửa sổ chứa các đồ thị, biểu đồ được vẽ lên từ dữ liệu (Cửa sổ GRAPH).Cùng một lúc, người dùng có thể in một hay nhiều các cửa sổ trong ba loại cửa sổ trên.LAYOUT là công việc bố trí các cửa sổ sẽ được in ra trên giấy như thế nào. Sau khi người dùng ưng với LAYOUT hiện tại thì mới đưa bản đồ cần in trên LAYOUT ra máy in.6.2. Tạo LAYOUTChọn menu LAYOUT từ menu WINDOWS. Nếu không có cửa sổ nào được mở, xuất hiện một cửa sổ trống cho layout. Nếu tồn tại một hay nhiều cửa sổ xuất hiện cửa sổ hội thoại tạo ra một layout mới (New Layout Window).Chọn "One Frame for Window": Khi người dùng muốn đưa vào Layout chỉ một cửa sổ mà thôi.Chọn "Frame for all currently windows": Khi cửa sổ muốn đưa toàn bộ các cửa sổ đang mở (bản đồ, bảng số liệu, đồ thị, kết quả hỏi đáp.v.v.) vào layout.Chọn "No Frames": Khi người dùng tạo ra một layout trống.Khi tạo raoio cửa sổ layout, kích thước cửa sổ layout phụ thuộc vào kích thước (Sizze) và hướng (orientation) giấy của thiết bị in ra hiện tại. Cách để thay đổi kích thước layout, xin xem tiếp dưới.Thao tác xem cửa sổ layout như thao tác với một cửa sổ bản đồ thông thường co dãn, thay đổi tỷ lệ xem, thay đổi vùng xem v.v.6.3. Thay đổi kích thước LAYOUTThay đổi kích thước vật lý và hướng của thiết bị máy in. Ví dụ như HP Deskjet sang HP Paintjet chọn PRINTERSETUP và chuyển máy in hiện tại (current printer) từ HP Deskjet sang HP Paintjet. Khi kích thước này thay đổi th. kích thướccửa sổ layout cũng thay đổi theo.Thay đổi số lượng trang và độ rộng lề giấy:Chọn menu item "Layout size" trong menu "layout"Thay đổi số lượng giấy theo chiều ngang: đặt lại widthThay đổi số lượng giấy theo chiều dọc: đặt lại heightThay đổi lại kích thước lề giấy: đặt lại "Margin"6.4. Thay đổi kích thước các cửa sổ được in ra trong layout

61

Các cửa sổ bản đồ và các bảng chú giải đi kèm với nó (nếu có)Bằng tay: dùng con trỏ kéo dãn vùng cần inQua tỷ lệ: Kích phím con trỏ kéo dãn vùng cần in ra như toạ độ tâm, tỷ lệ (km/cm). Các tham số này được người dùng chọn sao cho đạt hiệu quả mong muốn.Các cửa sổ khác thao tác chủ yếu bằng tay.6.5. In nội dung layout ra thiết bịChọn đúng thiết bị in máy in hoặc máy vẽ.Bật thiết bị inKiểm tra cáp truyền dữ liệu đ. được nối thích hợp giữa máy tính và thiết bị in.Kiểm tra giấy in, một số thiết bị in, khi in sẽ tự động nạp giấy ví dụ như máy in. Còn một số thiết bị ví dụ như máy vẽ có thể chúng ta phải nạp giấy bằng tay trước khi in bản đồ ra.Để in nội dung LAYOUT, lựa chọn PRINT trong menu FILE. Trong một số trường hợp nếu bộ nhớ trong (RAM) của thiết bị ra không chứa đủ dữ liệu đưa từ máy tính, bản in có thể không hoàn thành được. Cách khắc phục tôt nhất là tăng thêm bộ nhớ trong cho thiết bị ra.I. Các lệnh trên menuI.1 File menu.1.1. New table (bảng mới) : cho phép tạo một bảng mới.1.2. Open Table (mở bảng): cho phép mở một bảng của Mapinfo. Dữ liệu file DBF của dBASE. File dữ liệu ASCII, dữ liệu của lotus 1-2-3, dữ liệu của bảng tính Micicrrosoft Excel.Open Workspace (mở Workspace): cho phép mở Workspace.1.3. Close table (đóng bảng 0 cho phép đóng bảng, kể cả các bảng hỏi đáp (Query).1.4. Close all (đóng tất các bảng). Cho phép đóng tất cả các bảng đ. được mở.1.5. Save table (ghi bảng): cho phép ghi lại bảng cùng những sự thay đổi trước đó.1.6. Save copy as (ghi bảng sang tên khác 0 cho phép ghi bảng sang tên khác.1.7. Revert table (lấy lại bảng trước khi đã thay đổi): Cho phép trở lại đến bảng trước đó khi thực hiện thay đổi đến đó.1.8. Save Workspace (ghi Workspace) cho phép ghi lại thông tin xung quanh những bảng và những cửa sổ đã được sử dụng trong đoạn hiện thời của bảng.

62

1.9. Run Mapbasic program (chạy chương trình Mapbasic) cho phép chạy các chương trình viết bằng Mapbasic cho Mapinfo.1.10. Print (in): Cho phép bạn in nội dung của cửa sổ Layout, Browser, Graph.... ra máy in và đảm bảo các chế độ như đã đặt như trong Print setup.1.11. Print setup (đặt máy in): Cho phép chọn máy in và các thông số cho máy in chọn kích cỡ giấy kiểu đặt giấy (ngang / dọc).1.12. Save window as (ghi cửa sổ bản đồ sang dạng khác). Cho phép bạn để lưu giữ cửa sổ làm việc và ghi nó như file ảnh bitmap (BMP) hoặc như một cửa sổ.1.13. Exit (thoát): Cho phép thoát khỏi chương tr.nh Mapinfo.I.2. Edit menu.2.1. Undo (trở lại): Cho phép bạn loại bỏ hành động vừa được biên tập.2.2. Cut (cắt): Cho phép loại bỏ các Text và các đối tượng đã được lựa chọn và chuyển chúng vào Clipboard.2.3. Copy (sao chép) : Cho phép sao chép Text hoặc các thông tin đồ hoạ vào Clipboard.2.4. Paste (dán) : Cho phép sao chép nội dung của Clipboard vào bảng hoặc cửa sổ đang biên tập.2.5. Clear (xoá): Cho phép xoá Text hoặc các đối tượng đã được chọn.2.6. Clear map Objects (xoá đối tượng bản đồ): Cho phép bạn bỏ những đối tượng đồ hoạ từ bảng.2.7. Reshape (định dạng lại): Cho phép chốt dữ liệu vào hoặc ra của kiểu định dạng. Sử dụng để biên tập vùng (Region), đường khép kín (polylines), đường (lines) và những điểm bởi sự dịch chuyển thêm, xoá những nút tại định nghĩa đoạn dường. Bạn có thể cũng sao chép và dán.2.8. New Row (hàng mới): cho phép thêm một bản ghi trống tại chỗ cuối của Browser hoạt động. New Row hoạt động khi : Một Browser đang hoạt động và cho phép biên tập bảng là mở. Bạn không thể biên tập bảng có thuộc tính chỉ đọc như bảng ASCI Excel và Lotus.2.9. Get Info (nhận thông tin): Cho phép bạn hiển thị hộp hội thoại thuộc tính đối tượng (Object Attribute dialog) biên tập hoặc chỉ đọc cho đối tượng đã được chọn trong Map hoặc Layout để thay thế thuộc hai lần bấm trên đối tượng. Sử dụng hộp thoại này để chỉ rõ thuộc tính bản đồ cho một đối tượng. Get Info hoạt dộng khi một cửa sổ bản đồ (Map Window) hoặc là một Layout đang hoạt động và một đối tượng

63

đã được chọn.I.3. Object menu.3.1. Set Target (đặt mục tiêu): Cho phép bạn cho chuẩn bị một đối tượng được chọn để chấp thuận thủ tục biên tập tiếp theo (Combine, Erase, Erase Outside, Split and Overlay Nodes). Set Target được hoạt động khi một cửa sổ bản đồ được hoạt động (Map Windows) và một lớp thông tin trong cửa sổ bản đồ hiện thời là được phép biên tập và ít nhất có một đối tượng trong lớp thông tin đó được chọn.3.2. Clear Target (xoá mục tiêu): Cho phép bạn xoá các đối tượng được sử dụng Set Target. Clear Target hoạt động khi một cửa sổ bản đồ được hoạt động, đã tồn tại một đối tượng đã sử dụng Set Target và Combine, Erase, Erase Outside, Split and Overlay Nodes không có chứa đựng ngoài trên đối tượng.10.3 Series (số hiệu đồ thị) Cho phép bạn tuỳ thuộc vào số hiệu yếu tố trong biểu đồ, đồ thị. Series hoạt động khi có một cửa sổ đồ thị hoạt động.10.4 Value Axis (giá trị trục) bạn có thể thay đổi những nhãn những đường lưới của giá trị trục. Value Axis hoạt động có khi có một cửa sổ đồ thị hoạt động.I.11. Layout11.1. Align Objects (Xếp thẳng hàng đối tượng) cho phép bạn sắp xếp đối tượng cùng đối tượng khác trong Layout, hoặc cùng cửa sổ layout mà nó tự tạo ra. Align objects hoạt động khi: Có một cửa sổ Layout hoạt động cửa sổ và đối tượng đã được chọn trong layout.11.2. Bring To Front (đưa ra trước) Cho phép bạn đưa đối tượng ra từ đối tượng sau biến đổi nó trong layout. Bring to Front hoạt động khi: Có một vàI đối tượng layoutđã được chọn.11.3. Change Zoom (thay đổi độ thu phóng) Cho phép bạn hiển thị hộp hội thoại để bạn thay đổi độ thu phóng của layout hiện thời đang hiển thị. Change Zoom hoạt động khi: có một cửa sổ layout hoạt động.11.4. Create Drop Shadows (tạo bảng) Cho phép bạn tạo phóng đằng sau khung cửa sổ hoặc đối tượng trong layout. Create Drop Shadows hoạt động khi: có một cửa sổ layout hoạt động và một đối tượng layout được chọn.11.5. Options (các lựa chọn) Cho phép bạn chỉ ra khu cửa sổ và nội dung của nó được hiển thị trong cửa sổ layout và cửa sổ layout nào được hiển thị. Nó

64

cũng cho phép bạn chỉ ra giới hạn và số lượng của giấy cho layout hiện thời. Options hoạt động khi: có một cửa sổ layout hoạt động.11.6. Send to Back (chuyển đến phía sau) Cho phép bạn thay đổi thứ tự đối tượng trong layout theo vị trí được chọn hiện thời. Send to Back hoạt động khi: Có một cửa sổ layout hoạt động và một đối tượng được chọn.11.7. Previous View (trở lại lần xem trước) Cho phép bạn trở lại để trực tiếp lần xem trước. Previous View hoạt động khi: có một cửa sổ bản đồ hoặc cửa sổ layout hoạt động. Cửa xem trước đã được thay đổi.11.8. View Actual Size (xem độ lớn thực) Cho phép bạn hiển thị layout cũng ở đấy các đối tượng xuất hiện độ lớn thực của nó. Độ lớn thực của đối tượng là độ lớn của đối tượng đó khi in. View Actual Size hoạt động khi: có một cửa sổ layout hoạt động.11.9. View Entire Layout (xen toàn bộ layout) xem trong menu Map nhưng thay vì Map thì ở đây là layout.I.12. Redistrict (chia lại vùng).12.1. Add District: Sử dụng lệnh này để thêm một vùng mới đến một vùng đã có Redistrict hoạt động khi: có một lần chia lại vùng có kết quả.12.2. Assign Selected Objects (ấn định đối tượng được chọn) Sử dụng lệnh này để cố định tất cả các đối tượng bản đồ được chọn để làm mục tiêu cho chia vùng.Assign Selected Objects hoạt động khi: có một lần chia lại vùng có kết quả và có một hoặc hơn một đối tượng bản đồ được chọn.12.3. Delete Target District (xoá đối tượng mục tiêu để chia vùng): sử dụng lệnh này để xoá đối tượng mục tiêu để chia vùng hiện thời. Delete Target District hoạt động khi: có một lần chia lại vùng có kết quả.12.4. Options (các lựa chọn) Sử dụng lệnh này cho phép bạn vào hộp hội thoại lựa chọn chia lại vùng Redistricter Options. Hộp hội thoại này cho phép bạn chỉ ra thứ tự của hiển thị chia vùng và đường lưới. Options hoạt động khi: Có một lần chia lại vùng có kết quả.12.5. Set Target District from Map (đặt mục tiêu từ bản đồ) Sử dụng lệnh này để những đối tượng được chọn làm mục tiêu cho việc chia vùng mới. Set Target District from Map hoạt động khi: có một lần chia lại vùng có kết quả và một đối tượng bản đồ đã được chọn.I.13. MapBasic

65

13.1. Clear Contents (xoá nội dung) Sử dụng lệnh này để xoá nội dung của sửa sổ biên tập MapBasic hoạt động mà không cho phép nó vào Cliboasd.13.2. Save Contents (ghi nội dung) Sử dụng lệnh này để ghi nội dung của cửa sổ biên tập MapBasic hoạt động tới đĩa.II. Các nút trên thanh công cụ.II.1.Main buttomPad (nút trên thanh công cụ chính).1.1. Assign Selected Objects (ấn định đối tượng được chọn) xem ở mục I.12.2 (hìnhngoằn ngoèo không nền).1.2. Boundary Select (chọn đường bao) Cho phép bạn vào công cụ chọn đường bao. Công cụ chọn đường bao để tìm và chọn tất cả các đối tượng ở phía trong của vùng (vùng có mũi tên).Change View (thay đổi quan sát) xem 9.1 (kính có dấu hỏi)1.4. Grabber (thay đổi vị trí xem)Cho phép bạn thay đổi lại vị trí của bản đồ hoặc layout ở trong cửa sổ của nó (bàn tay).1.5. Info Sử dụng để chọn vị trí trên bản đồ của bạn bao gồm một số đối tượng đè lên nhau và hiển thị một liệt kê của tất cả các đối tượng tại vị trí đó (chữ I)1.6. Label Sử dụng để đặt nhãn đối tượng cùng thông tin từ liên kết đối tượng cơ sở dữ liệu (có nhãn).1.7. Layout Cotrol (điều khiển lớp thông tin) xem ở I.9.6 (xếp lớp)1.8. Show/Hide Legend Window (Hiện / ẩn cửa sổ chú giải) xem ở I.6.7 (có các dạng chữ)1.9. Marquee Select Chọ đối tượng trong một vùng chữ nhật (h.nh chữ nhật có mũi tên)1.10. Radius Select Chọn đối tượng trong một vòng tròn (hình tròn có mũi tên)1.11 Ruler cho phép bạn đo khoảng cách giữa hai điểm (có thước)1.12. Select Sử dụng để chọn một hoặc nhiều đối tượng hoặc bản ghi để phân tích. Bạn có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách giữ phím Shift và bấm vào đối tượng (mũi tên)1.13. Set Target District from map (đặt mục tiêu từ bản đồ) xem I.12.5 (hình ngoằn nghèo có nền).1.14. Statistics (thống kê) Sử dụng để hiển thị cửa sổ thống kê. cửa sổ thống kê kiểm tra tổng và trung bình của tất cả các trường số cho đối tượng / bản ghi hiện thời được chọn (có dấu tổng)

66

1.15. Zoom-in Sử dụng để thu nhỏ một vùng kín của bản đồ hoặc layout (kính có dấu +)1.16. Zoom-out Sử dụng để phóng to một vùng kín của bản đồ hoặc layout (kính có dấu -)II.2. Drawing buttomPad2.1. Add Node (thêm nút) Sử dụng để thêm nút đến các đối tượng như vùng, đường bao, đường cong (dấu + có mô tả nút).2.2. Arc Sử dụng để vẽ đường cong (có cung cong).2.3. Ellipse sử dụng để vẽ hình Ellipse (vẽ hình tròn khi giữ phím Shift)2.4. Frame cho phép bạn tạo khùn trong layout. Mỗi khung càn phải hiển thị một bản đồ, đồ thị, dữ liệu, chú giải bản đồ, cửa sổ thông tin, cửa sổ thống kê, cửa sổ thông báo.(hình vuông màu vàng)2.5. Line: Sử dụng để vẽ đường thẳng nếu bạn giữ phím Shift thì có thể vẽ thẳng theo các hướng nguyên lần của 45 độ.2.6. Line Style (kiểu đường) xem 1.6.4.2.7. Polygon: Sử dụng các đường bao kín.2.8. Polyline: Sử dụng để vẽ nhiều đoạn thẳng liên tiếp.2.9.Rectangle: Sử dụng để vẽ hình chữ nhật nếu giữ phím Shift thì vẽ hình vuông.2.10.Region Style (kiểu vùng) xem ở i.6.52.11. Reshape (thay đổi lại hình dáng) Sử dụng để biên tập vùng, đường bao, đường điểm bằng di chuyển, thêm, xoá những nút tại định nghĩa đoạn đường2.12. Rounded Rectangle: Sử dụng để vẽ hình chữ nhật nhẵn, nếu giữ phím Shift thì vẽ hình vuông nhẵn.2.13. Symbol: Sử dụng để tạo điểm và ghi ký hiệucho điểm đó.2.14. Symbol Style (kiểu ký hiệu) Xem I.6.6.2.15. Text: Sử dụng để ghi chú cho bản đồ và layout.2.16. Text Style (kiểu văn bản) Xem I.6.11.II.3. Tools ButtomPad.3.1. Run Map Basic Program (chạy chương trình Map Basic) Xem I.1.10.3.2. Show/Hide MapBasic Window (hiện/ ẩn cửa sổ MapBasic) Xem I.6.8.III. Thuộc tính của các đối tượng bản đồ trong Mapinfo.III.1. Line (Đường) đường được xác định bởi:+ Kiểu đường

67

+ Toạ độ điểm đầu, điểm cuối, từ đó xác định được độ dài+ Màu+ Độ rộng (nét)Trong Mapinfo để vẽ một đường từ vị trí này đến một vị trí khác giả sử cả hai vị trí này có toạ độ xác định, bạn có thể vẽ một đoạn bất kỳ sau đó sử dụng nút chọn (có hình mũi tên) bấm đôi trên đoạn đó Mapinfo xuất hiện hộp hội thoại Line Object để bạn thay đổi lại vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đó , ngoài ra bạn có thể thay đổi các thuộc tính khác bằng cách bấm vào nút Style trên hộp hội thoại Line Object hoặc vào Option > Line Style.III.2. Point (điểm) : điểm được xác định bởi:+ Toạ độ điểm.+ Ký hiệu điểm (Symbol) gồm : kiểu ký hiệu, màu, độ lớn.Trong Mapinfo để vẽ một diểm ở vị trí xác định giả sử vị trí này có toạ độ xác định, bạn có thể ghi điểm ở vị trí bất kỳ sau đó sử dụng nút chọn (có hình mũi tên) bấm đôi trên điểm đó Mapinfo xuất hiện hộp hội thoại Poin Object để bạn thay đổi lại vị trí điểm đó , ngoài ra bạn có thay đổi các thuộc tính ký hiệu bằng cách bấm vào nút Style trên hộp hội thoại Poin Object hoặcvào Options>Symbol Style.III.3. Region (vùng) : vùng được xác định bởi:+ Toạ độ của hình chữ nhật nhỏ nhất mà có thể bao được vùng đó (nếu vùng là hình chữ nhật thì toạ độ này là toạ độ xác định vùng).+ Toạ độ tâm là toạ độ tâm hình chữ nhật ở trên .+ Diện tích của vùng.+ Chu vi của vùng.+ Số đoạn tạo nên vùng.+ Nền và màu nền của vùng.+ Đường bao của vùng (kiểu đường, màu, độ rộng).Để thay đổi các thuộc tính của vùng bạn sử dụng nút chọn và bấm đôi trên vùng Mapinfo xuất hiện hộp hội thoại Region Style bạn có thể thay đổi các thuộc tính: Toạ độ vùng bao, toạ độ tâm. Bạn thay đổi vùng bao để thay đổi nền, đường bao hoặc vào Options>Region Style.III.4. Polyline: Xác định bởi các đường thẳng tạo nên vùng Polyline.+ Toạ độ của hình chữ nhật nhỏ nhất mà có thể bao được vùng đó (nếu vùng là hình chữ nhật thì toạ độ này là toạ độ xác định vùng)

68

+ Toạ độ tâm là toạ độ của tâm hình chữ nhật ở trên+ Độ dài của toàn bộ các cạnh tạo nên.+ Số lượng cạnh tạo nên.Để thay đổi các thuộc tính của Polyline sử dụng nút chọn và bấm đôi trên một đối tượng đường bất kỳ của Polyline Mapinfo xuất hiện hộp hội thoại Polyline Style bạn có thể thay đổi các thuộc tính : Toạ độ vùng bao, toạ độ tâm, bấm vào nút Style để thay đổi đường bao hoặc vào Options>Line Style.III.5. Text (văn bản): Các thuộc tính của văn bản gồm:+ Vị trí, kích thước, màu, phông chữ, kiểu chữ, góc quay, cách đặt vị trí chữ .Để thay đổi các thuộc tính của văn bản sử dụng nút chọn và bấm đôi trên một đối tượng của văn bản Mapinfo xuất hiện hộp hội thoại Text Style bạn có thể thayđổi các thuộc tính : có thể biên tập lại văn bản, toạ độ của văn bản, hiệu chỉnh vị trí văn bản nếu cần. Bấm vào nút Style để thay đổi Font chữ , kích thước chữ và kiểu chữ (đậm, ghạch chân, nghiêng) hoặc vào Options> Text Style.IV. Hệ thống toạ độ của Mapinfo .IV.1. Accessing The Choose Projection Dialog (vào hộp hội thoại để chọn lưới chiếu) Các bước chọn như sau:+ Chọn Menu Map > Options khi đó hộp hội thoại Options hiển thị.+ Bấm trên phím Projection khi đó hộp hội thoại chọn lưới chiếu xuất hiện và cho phép bạn chọn một lưới chiếu mà bạn muốn. Chú ý : Nếu dữ liệu ảnh đang được hiển thị trong cửa sổ bản đồ thì bạn không thể thay đổi được lưới chiếuIV.2. Exporting A Map In A Different Projection (Xuất bản đồ trong lưới chiếu khác) các bước như sau:+ Chọn File > Save Copy As+ Chọn bảng chứa bản đồ bạn muốn chép (nếu có hơn một bảng đang mở)+ Kiểu tên cho bản chép của bạn+ Chọn Save+ Chọn Map Options khi đó hộp hội thoại Options hiển thị .+ Bấm trên phím Projection khi đó hộp hội thoại chọn lưới chiếu xuất hiện.+ Chọn một lưới chiếu mới cho bản chép của bạn.+ Bấm OK khi ghi.

69

+ Chọn Table > Export. Sau đó theo sự hướng dẫn để xuất ra file kiểu MIF hoặc DXF.IV.3. Saving A Copy Of Your Table In A Different Projection (ghi bản chép của bạn với lưới chiếc khác) các bước như sau:+ chọn file > Save Copy As và ghi bản chép của bảng như hộp hội thoại được hiển thị. Khi bạn có hơn một bảng mở, chọn một bảng từ hộp hội thoại ghi bảng và ghi bản chép của bản như hộp hội thoại được hiển thị.+ Kiểu tên của bảng mới trong hộp tên file của hộp hội thoại.+ Chỉ ra thư mục mà file mới đó sẽ được ghi.+ Bấm phím Projection và chọn lưới chiếu trong hộp hội thoại chọn lưới chiếu.+ Chọn lưới chiếu bạn muốn sử dụng.+ Bấm OK+ Mapinfo tạo ra bảng mới nhưng nó không mở được. Khi bạn muốn làm việc với bảng mới bạn cần phải lần đầu tiên mở nó sử dụng file > Open Table.IV.4. Setting The Projection Of The Map (đặt lưới chiếu của bản đồ) phím Projectiontrong hộp hội thoại cài đặt bàn số hoá cho phép bạn vào hộp hộithoại chọn lưới chiếu ở đó bạn chỉ ra lưới chiếu của bản đồ mà bạn sẽ số hoá.IV.5. Specifying A New Table,s Attributes (chỉ ra thuộc tính của một bảng mới) để chỉ ra bảng mới được hiển thị.+ Chọn file > New Table và hộp hội thoại bảng mới hiển thị.+ Kiểm tra mở bảng dữ liệu hoặc mở bản đồ mới bạn cũng cần chọn thêm đến bản đồ hiện thời khi có một cửa sổ bản đồ đang tồn tại.+ Bấm trên phím Create và hộp hội thoại cấu trúc bảng hiển thị. Khi bạn muốn tạo bảng chứa bản đồ và bắt đầu vẽ mà không chỉ ra trường dữ liệu, bạn cần đơn giản là nhập một trường dữ liệu vào trong cấu trúc của bảng mới khi bạn tạo bảng của bạn, sau đó sử dụng Table> Maintenance > Table Structure để thêm trường dữ liệu bạn muốn.+ Chỉ ra lựa chọn cấu trúc bảng.+ Chỉ ra lưới chiếu.Bấm phím Projection và chọn lưới chiếu ở hộp hội thoại chọn lưới chiếu.+ Chọn loại lưới chiếu từ liệt kê loại lưới chiếu.+ Chọn lưới chiếu của loại lưới chiếu vừa được chọn.+ Bấm OK.+ Chỉ ra toạ độ cho bản đồ phẳng.

70

+ Bấm phím Projection và chọn lưới chiếu ở hộp hội thoại chọn lưới chiếu.+ Chọn loại lưới chiếu Non-earth từliệt kê loại lưới chiếu và chọn đơn vị cho loại đó liệt kê chỉ ra giới hạn toạ độ phẳng được hiển thị. Nó cho phép chỉ ra giới hạn và đơn vị cho hệ thống toạ độ phẳng của bạn.+ Chỉ ra tên cho bảngBấm trên phím Create để hiển thị hộp hội thoại tạo bảng mới.+ Chỉ ra tên và đường dẫn cho bảng mới.V. Vào dữ liệu cho bảng.V.1. Importing DXF file (vào file DXF).1.1. Choosing A Coordinate System For DXF Drawings (cho hệ thống toạ độ cho file DXF). Bạn cần chọn một hệ thống toạ độ (mặt dất hoặc toạđộ phẳng) cho file DXF của bạn. Khi bạn không chọn hệ thống toạ độ thì khi vào dữ liệu file đồ thị Mapinfo tự động để toạ độ phẳng cùng đơn vị feet. Giới hạn của bản đồ là phạm vi của file DXF.+ Chọn hệ thống toạ độ.Chọn Table > ImportChọn File DXF cần đưa vàoBấn phím Import và hộp hội thoại vào dữ liệu cho bảng hiển thị. Đặt tên cho bảng bấm phím Save và hộp hội thoại thông tin vào từ file DXF được hiển thị.+ Colors (màu) bạn có thể màu của kí hiệu cố định hoặc là màu có thể thay đổ khi đặt kí hiệu.+ Cancel Symbol (bỏ qua việc tạo kí hiệu).+ Exit Symbol (thoát khỏi chương trình ứng dụng tạo và biên tập kí hiệu).+ About Symbol (thông tin về chương trình Symbol).VI. Xuất dữ liệu từ bảng (Exporting table).VI.1. Autocad DXF Export (Xuất file DXF).Sau khi bạn chọn được một bảng để xuất ra và chỉ ra kiểu dữ liệu hộp hội thoại thông tin DXF được hiển thị : nó không cần phải đặt chuyển toạ độ khi xuất ra. Tuy thế bạn cần đặt chuyển đổi toạ độ theo:Khi bạn làm việc cùng bản đồ trong hệ thống toạ độ không có trợ giúp theo Mapinfo.Khi bạn đang làm việc cùng bản đồ trong hệ thống của toạ độ phi địa lí.VI.2. Exporting A Map In A Defferent Projection (xuất bản đồ trong hệ thống lưới chiếu khác).

71

Bạn muốn xuất ra một bản đồ trong hệ thống lưới chiếu sự thay đổi theo thứ tự làm việc như trong thay đổi lưới chiếu cho một bảng trong mục III.VI.3 Exporting A Single Table (xuất ra khi một bảng mở).+ Chọn Table > Export và hộp hội thoại xuất bảng tới file xuất hiện.+ Chọn thư mục để chứa file được đưa ra.+ Tên file được xuất ra.+ chọn kiểu file để đưa ra.+ Bấm OK.VI.4. Exporting More Than One Table (xuất ra khi có hơn một bảng mở)Nếu có hơn một bảng đang mở thì bạn phải chọn một bảng nào cần đưa ra. Sau đó bạn làm.

72