13
KYU HI THO KHU VC LIÊN NGÀNH VNGÔN NGHC VÀ GING DY NGÔN NGProceedings of Regional Conference on Interdisciplinary Research in Linguistics and Language Education Huế, ngày 06 tháng 11 năm 2015

HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

KỶ YẾU

HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ

NGÔN NGỮ HỌC VÀ GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ

Proceedings of Regional Conference on

Interdisciplinary Research in Linguistics and Language Education

Huế, ngày 06 tháng 11 năm 2015

Page 2: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động
Page 3: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

LỜI DẪN

Xu hướng nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ học

và Giảng dạy Ngôn ngữ

TS. Bảo Khâm

Hiệu trưởng

Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế

Nghiên cứu liên ngành là xu hướng tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa. Dưới tác động

chung của toàn cầu hóa, các bình diện tác động đa dạng và phức hợp, nhưng nhìn chung, có thể

phân thành hai loại, ngoại vi và nội tại. Bình diện ngoại vi bao gồm các nhân tố bối cảnh về

kinh tế, xã hội, chính trị trong khi các nhân tố nội tại bao gồm những thay đổi của một lĩnh vực

cụ thể dưới tác động của các nhân tố ngoại vi.

Nổi bật nhất trong xu hướng tác động ngoại vi là bình diện hậu hiện đại (postmodern)

(Kumaravadivelu, 2012; Larsen-Freeman, 2012). Bình diện hậu hiện đại có khuynh hướng

chấp nhận sự phức hợp thay cho sự thống nhất, tôn trọng sự đa dạng thay cho sự đơn nhất

trong phạm vi kiến thức cũng như bản sắc (identity). Vì thế, sự đa chiều là một trong những nét

đặc trưng cơ bản của xu hướng hậu hiện đại. Tuy nhiên, khái niệm đa chiều không chỉ đơn giản

là kết hợp các yếu tố đặc trưng từ nhiều bình diện khác nhau mà còn bao gồm cả sự chọn lọc

(Nicholas & Stark, 2014). Như vậy, trên cơ sở chọn lọc và kết hợp, đa chiều là khái niệm

không chỉ mang tính giới hạn mà còn mang tính phát triển, khác biệt và tính sáng tạo.

Đặc trưng của nhân tố nội tại là sự thay đổi bên trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, vốn

đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động của các thay đổi ngoại vi. Larsen-Freeman (2012) đề

xuất xem xét lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ thông qua một tam giác với ba đỉnh biểu trưng cho

ba yếu tố khác biệt: (1) ngôn ngữ/văn hóa (language/culture), (2) quá trình học/người học

(learning/learner), và (3) quá trình dạy/người dạy (teaching/teacher) Dưới tác động các xu

hướng ngoại vi như chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, và kỹ thuật, các yếu tố trên đây biến đổi

và sự thay đổi các yếu tố này dẫn đến sự thay đổi nội tại trong phạm vi lĩnh vực. Nghiên cứu

dự báo của Rogers (2003) cho thấy hai trong 10 khuynh hướng tiêu biểu về sự biến đổi trong

bình diện ngoại vi tác động đến sự thay đổi các yếu tố nội tại. Tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là máy

tính và kỹ thuật số, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển các nghiên cứu khối ngữ liệu.

Đây chính là động lực cho sự phát triển khuynh hướng dạy tập chú vào từ và cụm từ. Tương tự,

lý thuyết đa trí tuệ trong lĩnh vực tâm lý dẫn đến khuynh hướng giảng dạy chú trọng vào sự

phát triển các dạng trí khôn (multi-intelligencia).

Page 4: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

Nói chung, sự đa chiều như là kết quả của xu hướng hậu hiện đại và sự tương tác giữa ba

nhóm yếu tố trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, có thể được xem là những động lực chủ yếu

thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ trên thế giới

cũng như tại Việt Nam.

Các báo cáo nghiên cứu trong Hội thảo khu vực liên ngành về ngôn ngữ và giảng dạy

ngôn ngữ tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế được đăng trong tập kỷ yếu này đã phản

ánh được các xu hướng phát triển chung trên thế giới, nhưng đồng thời cũng phản ánh các

khuynh hướng cụ thể trong bối cảnh cụ thể ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Các nghiên

cứu có liên quan đến Khung năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR) là một minh chứng cụ

thể cho tác động toàn cầu hóa. Các nghiên cứu này không chỉ cho thấy ảnh hưởng của việc ứng

dụng khung trong các lĩnh vực như chương trình đào tạo, giảng dạy kỹ năng và đánh giá năng

lực của người học, mà còn nêu rõ những nét đặc trưng cụ thể trong thực tế ứng dụng chuẩn

châu Âu vào bối cảnh giảng dạy ngôn ngữ tại châu Á, cụ thể là Việt Nam. Các nghiên cứu

trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin là một minh chứng khác. Các báo cáo về ứng

dụng mạng xã hội như facebook, hay internet nói chung, hay hệ thống dịch tự động, nêu bật

các khuynh hướng chung và đặc thù trong việc đưa các công cụ công nghệ hay công nghệ

thông tin này vào trong phạm vi lớp học tại Việt Nam. Trong chủ đề về giảng dạy các kỹ năng

ngôn ngữ hoặc bộ môn lý thuyết, các nghiên cứu thể hiện rõ tính liên ngành khi công bố các

kết quả có liên quan đến việc ứng dụng trí khôn nhiều dạng vào giảng dạy kỹ năng nói hoặc

giảng dạy ngữ âm học.

Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, các báo cáo chỉ rõ tình hình nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt

nam đã bắt kịp xu hướng chung của thế giới và mang đậm tác động của các xu hướng chung đó.

Các báo cáo về ứng dụng ngữ liệu khối trong việc biên soạn ngữ liệu và ứng dụng vào việc dạy

học cũng như các báo cáo ứng dụng ngôn ngữ học chức năng hệ thống, hoặc các thành tựu

trong phân tích diễn ngôn trong giảng dạy và trong dịch thuật càng khẳng định giảng dạy ngôn

ngữ chưa bao giờ là lĩnh vực độc lập tự thân và vì vậy biên giới của các lĩnh vực này ngày càng

được mở rộng. Bên cạnh sự đa dạng chủ đề nghiên cứu, các nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn

bảo đảm yếu tố thống nhất và ổn định vốn có trong truyền thống nghiên cứu ngữ học đối chiếu.

Các báo cáo theo chủ đề này tập trung phân tích đối chiếu các nét tương đồng và dị biệt trong

các ngôn ngữ Anh -Việt, Lào -Việt, Pháp -Việt, Hán –-Việt.

Một chủ đề biểu hiện rõ nét nhất khuynh hướng đa chiều là giao tiếp liên văn hóa. Bản

chất của khuynh hướng đa chiều trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực này là sự gắn kết chặc

chẽ không chỉ với các nền văn hóa khác nhau thông qua so sánh đối chiếu mà còn với các lĩnh

vực khác nhau như lịch sử, địa lý, xã hội, dân tộc. Bên cạnh đó, với các tương tác trong phạm

Page 5: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

vi tam giác mà Larsen-Freeman đề xuất, khuynh hướng kết nối văn hóa/ngôn ngữ và giảng dạy

là một tất yếu như được thể hiện qua các báo cáo về dạy học tiếng Pháp và tiếng Nhật và các

nền văn hóa Pháp ngữ và văn hóa Nhật.

Tóm lại, trong thời đại toàn cầu hóa hậu hiện đại, đặc trưng đa chiều và tương tác trong

nội bộ lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ là những điều kiện cần thiết để hình thành và thúc đẩy

khuynh hướng nghiên cứu liên ngành. Tuy nhiên, khuynh hướng này không hoàn toàn phá vỡ

tính thống nhất vốn có trong nội tại lĩnh vực ngôn ngữ hay giảng dạy ngôn ngữ. Đa dạng hay

thống nhất không loại trừ mà bổ sung cho nhau như Larsen-Freeman (2012) khẳng định trong

thống nhất có đa dạng.

Tài liệu tham khảo

1. Kumaravadivelu, B. (2012). Language Teacher Education for a Global Society: A Modular

Model for Knowing, Analyzing, Recognizing, Doing and Seeing, Abingdon: Routledge

2. Larsen-Freeman, D. (2012). From Unity to Diversity … to Diversity within Unity. English

Teaching Forum 2: 22-27.

3. Nicholas, H. & Stark, D. (2014). Language Education and Applied Linguistics: Bridging the

Two Fields. Abingdon: Routledge.

4. Rogers, T. (2003). Methodology in the New Millennium. English Teaching Forum 2-13.

Page 6: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

MỤC LỤC

Kỷ yếu Hội thảo Khu vực

“Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ học và Giảng dạy Ngôn ngữ”

Lời dẫn

Mục lục

1. GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm Tiếp cận liên ngành nghiên cứu ngôn ngữ

“Ngồi” và “Đi” của người Việt 1

2. PGS. TS. Trần Văn Phước Cơ sở lý luận của việc giảng dạy liên môn,

liên ngành ngoại ngữ hiện nay 8

Áp dụng khung CEFR vào giảng dạy ngoại ngữ

3. Ths. Trần Minh Đức Áp dụng chuẩn đầu ra C1 cho sinh viên

tiếng Pháp liệu có khả thi? Xem xét vấn đề

trong tương quan về mặt thời lượng giữa

hai khung chương trình đào tạo tiếng Anh

và tiếng Pháp, Đại học Ngoại ngữ - Đại

học Huế 29

4. Ths. Lê Thị Thanh Hải Implementing CEFR at tertiary level: A

preliminary study on investigating general

English teachers’ perceptions of its

assessment practice 35

5. Ths. Lưu Ngọc Ly Role-plays as a realization of CEFR CAN-

DOS for speaking skills 45

6. TS. Phạm Thị Hồng Nhung Setting the CEFR-B1 level as learning

outcomes: Non-English major students’

voices 53

7. Ths. Phạm Thị Tuyết Nhung Thử nghiệm sử dụng đặc tả năng lực ở kỹ

năng Viết của Khung tham chiếu châu Âu

về ngôn ngữ (CECR) để hỗ trợ sinh viên

chuyên ngành tiếng Pháp tự đánh giá năng

lực viết 63

8. NCS. Hồ Thị Quỳnh Như Developing an ESP curriculum with 70

Page 7: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

reference to the CEFR – A research design

9. Ths. Trần Thị Thu Sương

Ths. Nguyễn Vũ Quỳnh Như

What do assessment samples say about

primary EFL teachers’ practice of

assessing young language learners?

Implications for promoting learners’

achievement of the CEFR A1 level as

learning outcome. 80

Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

10. TS. Võ Trung Định Khiêm ngữ và Kính ngữ gốc Hán trong

tiếng Việt 93

11. Ths. Nguyễn Thị Hồng Hoa Đặc trưng phong cách, ngữ nghĩa của

những lời mở đầu thư có yếu tố thời gian,

không gian trong các bức thư Nhật – Việt 102

12. CN. Phan Gia Nhật Đối chiếu đặc điểm cấu trúc của hành vi từ

chối gián tiếp trong tiếng Nhật và tiếng

Việt 110

13. PGS. TS. Hồ Thị Kiều Oanh Hoán dụ về mùa đông trong những tình

khúc tiếng và tiếng Việt 118

14. TS. Sayasane Soukhanthakhaty Hiện tượng trùng âm một số từ trong tiếng

Việt và tiếng Lào 126

15. Ths. Phan Phương Thanh

TS. Liêu Linh Chuyên

Tìm hiểu nét khác biệt giữa thành ngữ có

yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng

Việt dưới góc nhìn tri nhận 140

16. Ths. Lê Lâm Thi Bước đầu tìm hiểu ẩn dụ ý niệm lửa trong

tiếng Việt và tiếng Pháp 149

17. TS. Nguyễn Tình Xác định các tương đương trong tiếng Việt

của nhóm động từ tiếng Nga chỉ hành động

thiết lập tư thế người 162

18. CN. Trần Thị Xuân Đối chiếu một số biện pháp tu từ sử dụng

trong tiêu đề các bài báo về du lịch bằng

tiếng Việt và tiếng Anh 169

Ngôn ngữ xã hội học và CNTT trong giảng dạy ngôn ngữ

19. Ths. Hồ Thủy An Ứng dụng mạng xã hội vào giảng dạy tiếng

Pháp cho sinh viên Việt Nam 179

Page 8: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

20. TS. Phạm Trần Thùy Anh Implications of the spread of English

today in vietnam: education, IT, and

media 189

21. Ths. Nguyễn Tuấn Anh Word meaning defined by users: the case

of “like” button on facebook 198

22. TS. Hoàng Thị Thu Hạnh Phương pháp “Flipped classroom – Lớp

học đảo ngược” trong việc dạy và học tiếng

Pháp: thuận lợi và khó khăn 204

23. TS. Hồ Thị Mỹ Hậu School English vs Real life English:

Voices from teachers and learners 210

24. Ths. Lê Nguyễn Hạnh Phước

Ths. Phạm Thị Liễu Trang

Nghiên cứu trào lưu sử dụng ngôn ngữ trên

trang mạng xã hội Facebook của giới trẻ

Việt Nam hiện nay từ góc nhìn văn hóa –

xã hội 225

Biên phiên dịch và Giảng dạy ngoại ngữ

25. TS. Liêu Linh Chuyên Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai

hệ thống dấu câu được thể hiện trong tác

phẩm tiếng Hán “Bạch Miên Hoa” với bản

dịch tiếng Việt 235

26. Ths. Nguyễn Phước Vĩnh Cố Ngôn ngữ Y học và dịch thuật 244

27. Ths. Đỗ Thị Xuân Dung Ứng dụng phân tích diễn ngôn vào công

tác dịch thuật văn bản chính trị-xã hội và

đào tạo dịch thuật 251

28. Ths. Liêu Vĩnh Dũng Kỹ thuật chuyển dịch “câu đặc biệt tiếng

Hán hiện đại” sang tiếng Việt 260

29. TS. Lê Đức Quang Con người dịch thuật chuyên nghiệp : từ

những hoạt động thực tế đến những chuẩn

mực về tuyển sinh và đào tạo 268

30. TS. Phan Thị Thanh Thảo

Lợi ích và thách thức của việc sinh viên sử

dụng các hệ thống dịch tự động trong lớp

học biên dịch 277

31. PGS.TS. Lê Hùng Tiến Mô hình đánh giá dịch thuật tác phẩm văn

học Anh-Việt 285

Page 9: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

Ngôn ngữ học ứng dụng

32. TS. Y Tru Alio Một số đặc điểm của âm nối trong âm vị

tiếng cần quan tâm vì mục đích học thuật 299

33. TS. Hoàng Tịnh Bảo Ảnh hưởng của công việc làm thêm lên kết

quả học tập của sinh viên và cơ hội tìm

kiếm việc làm sau tốt nghiệp 307

34. CN. Triệu Thu Hằng Some linguistic features of English

advertising slogans 318

35. TS. Phạm Hòa Hiệp The research culture in applied linguistics

and teacher education in Vietnam and

Australia: Reflections and implications 335

36. Ths. Phan Thanh Hùng Thành ngữ Việt Nam dưới góc độ ẩn dụ tri

nhận 348

37. Ths. Tống Thị Mỹ Liên Văn phong học thuật: từ nhận thức đến

thực tiễn 357

38. Ths. Ngô Thị Khai Nguyên Khảo sát cấu trúc của các tiêu đề bài hát

tiếng Anh có chứa từ chỉ màu sắc 369

39. TS. Trần Quang Ngọc Thúy Strategies of refusing invitations used by

Vietnamese graduate students 376

40. TS. Nguyễn Hồ Hoàng Thủy The Metaphor of Pain in Vietnamese 393

41. Ths. Lê Thị Thanh Xuân Một số vấn đề về ẩn dụ từ vựng phạm trù

chỉ động vật trong tiếng Việt 408

Giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ

42. Ths. Châu Văn Đôn Multiple intelligences classroom activities

enhance motivation and develop English

speaking skills for EFL students 415

43. TS. Trương Hoàng Lê Năng lực diễn ngôn và kỹ năng diễn đạt

Nói/ Viết 428

44. Ths. Hoàng Thị Khánh Tâm Applying Multiple Intelligences Theory to

promote the Phonetics and Phonology

students’ motivation: A musical task 438

45. Ths. Chung Tiểu Thúy Challenges facing students in paragraph

writing 451

Page 10: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

46. Ths. Trương Thị Như Thủy Teaching writing from perspectives of

functional grammar 458

Lý luận giảng dạy ngôn ngữ

47. Ths. Nguyễn Thị Hồng Duyên Primary EFL teachers’ perceptions of

assessing young language learners 467

48. Ths. Đặng Diễm Đông Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học

Huế - Một vài vấn đề cần bàn luận 474

49. TS. Nguyễn Tư Sơn Góp phân nâng cao hiệu quả dạy – học

ngoại ngữ trong xu thế hội nhập từ góc

nhìn phương pháp giảng dạy 486

50. CN. Nguyễn Thị Thương Đáp ứng yêu cầu đào tạo con người trong

bối cảnh toàn cầu hóa tại Trường Đại học

Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội: một

nghiên cứu trường hợp với dự án công dân

toàn cầu 493

51. TS. Trần Thị Kim Trâm Giảng dạy ngoại ngữ hai theo hướng tích

hợp 503

52. TS. Nguyễn Văn Tụ Bàn thêm về các thành tố: Ngôn ngữ, giao

tiếp, văn hóa và mối quan hệ biện chứng

giữa chúng trong dạy - học ngoại ngữ. 508

53. PGS. TS. Trương Viên Distance education in TESOL that works:

A case at University of Wollongong,

Australia, and Implications for EFL

Environments 515

Giảng dạy ngôn ngữ

54. TS. Akkarapon Nuemaihom Development of practical sets for solving

Thai English majors’ problematic

pronunciation of English consonant

phonemes 529

55. CN. Mai Thị Thùy Dung Nhận thức của sinh viên về hoạt động sửa

lỗi phát âm đối với cách phát âm nguyên

âm 535

56. TS. Trần Thị Mai Đào Ngôn ngữ học khối liệu và việc dạy học 547

Page 11: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay, một số

đề xuất

57. PGS. TS. Đinh Điền

Ứng dụng ngữ liệu song ngữ-Việt trong

giảng dạy ngôn ngữ 559

58. TS. Trương Bạch Lê Identifying cultural affordances in film for

teaching language and culture: A discourse

analytic approach

568

59. Ths. Phan Thị Anh Nga Bước đầu khai thác khối liệu ngôn ngữ vào

giảng dạy tiếng chuyên ngành 581

60. Ths. Liêu Thanh Nhàn Một số ứng dụng của ngôn ngữ học chức

năng hệ thống trong lĩnh vực giáo dục

ngôn ngữ 591

61. PGS. TS. Tôn Nữ Mỹ Nhật The place of linguistics in English-major

programs in Vietnam 602

Giao tiếp liên văn hóa

62. TS. Cao Lê Thanh Hải Ethnocentrism and the development of

cross-cultural competence in students of

foreign languages 611

63. Ths. Hồ Viết Hoàng Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu

Khu vực học và Việt Nam học (Dẫn liệu từ

trường hợp nghiên cứu cụ thể) 620

64. TS. Nguyễn Thị Hương Huế Dạy/học tiếng Pháp và văn hóa qua các

hoạt động Trường hè Pháp ngữ. Cho sinh

viên các trường học Tiếng pháp tại Châu Á

Thái Bình Dương 630

65. Ths. Maureen McInroy Mentoring young English language

teachers: teaching as a learning experience 636

66. TS. Nawamin Prachanant Speech act of apology realizations in three

different cultures: A cross-cultural study 644

67. TS. Preeyaporn Charoenbutra Cultural representations of ASEAN

countries in children’s picture books 659

68. TS. Nguyễn Thị Hương Trà Học ngoại ngữ và văn hóa qua các hoạt

động động ngoại khóa: Chương trình Mini 665

Page 12: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động

Huế tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật

Bản

69. Ths. Nguyễn Thị Linh Tú Quan niệm luân lí, đẳng cấp tôn ti trong từ

vựng tiếng Hán 672

Page 13: HỘI THẢO KHU VỰC LIÊN NGÀNH VỀ - Trang chủhucfl.edu.vn/vi/data/2017/10/Muc_luc_Danh_muc_Ky_yeu_Lien_nganh_2015.pdf · đã bao gồm nhiều yếu tố, dưới tác động