4
Cái này mình sưu tầm được từ internet! Lại Dược Nhi xin gửi tới các bạn! HIỂU ĐÚNG HƠN VỀ CHẤT LƯỠNG TÍNH Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Đáp án mà Bộ GD-ĐT đưa ra là: 4 (trừ ZnSO4 và NH4Cl) Đây là một đáp án hoàn toàn hợp lý, phù hợp với các kiến thức SGK hiện hành và logic về mặt kiến thức. 1, Acid là phân tử hay ion có thể nhường proton 2, Base là phân tử hay ion có thể nhận proton 3, Phân tử hay ion vừa có thể cho proton, vừa có thể nhận proton là phân tử hay ion lưỡng tính. 4, Phản ứng acid – base là phản ứng trao đổi proton 5, Phản ứng oxh – kh là phản ứng trao đổi electron Trong hóa học, khi nói một chất là lưỡng tính, hàm ý là ám chỉ đến phản ứng acid – bazơ của nó, trong đó nó vừa có thể là acid, vừa có thể là bazơ, cũng có nghĩa là nó vừa có thể là chất cho proton, vừa có thể là chất nhận proton hoặc hiểu đơn giản hơn nữa là nó vừa có thể tác dụng với acid, vừa tác dụng với bazơ. Al, Zn, Cr, …. và các kim loại “có oxit và hidroxit lưỡng tính” khác vừa có thể phản ứng với acid, vừa có thể phản ứng với base. Nhưng phản ứng của kim loại với acid là phản ứng oxh – kh, không phải là phản ứng acid – base và hoàn toàn không có sự trao đổi proton ở đây. Do đó, trong phản ứng này, không bao giờ ta được xem acid là chất cho proton và kim loại đóng vai trò là bazơ. Điều đó là hoàn toàn sai. Nhắc lại: Al, Zn, Cr, …. là các “kim loại có oxit và hidroxit lưỡng tính”, không phải là kim loại lưỡng tính, cũng không hề có cái gọi là “tính lưỡng tính“. Nên nhớ rằng: tính chất hóa học của một chất là do các bộ phận cấu tạo nên nó gây ra. Nếu cứ hiểu một cách máy móc rằng tính lưỡng tính của (NH4)2CO3 là do các ion của nó gây ra chứ không phải của bản thân nó thì quá sức sai lầm. Thông thường, ta vẫn nói NaOH, KOH, .... là một bazơ mặc dù thực ra chỉ có ion OH- của nó khi phân ly trong nước mới có khả năng nhận proton. Tương tự như vậy các acid HCl, HNO3, H2SO4 có tính acid là nhờ khả năng cho proton của ion H+ sinh ra khi phân ly trong nước. Nếu coi rằng ion OH- mới có tính base và ion H+ mới có tính acid chứ không phải là tính chất của cả phân tử ấy thì lẽ nào NaOH, KOH, .... không phải là bazơ, HCl, HNO3, .... không phải là acid. Nhắc lại: Tính chất hóa học của một chất là do các bộ phận cấu tạo nên nó tạo nên. Điều này luôn luôn đúng, cả với các chất hữu cơ. Ví dụ: Styren vừa có tính chất của hợp chất không no kiểu anken, vừa có tính chất của nhân thơm. Anilin vừa có tính chất của một amin, vừa có tính chất của hợp chất thơm. Các bạn nên nhớ rằng: theo tâm lý thông thường, khi đọc một bài viết phản biện, bao giờ ta cũng thấy nó mới, nó lạ và nó cuốn hút hơn bình thường, chưa kể thông thường tác giả phản biện thường viện dẫn những lý do, những trích dẫn, tài liệu to tát để thu hút sự ủng hộ của mọi người (kể cả bài viết này). Do đó khi tiếp nhận những bài viết như vậy, người đọc phải có một thái độ hết sức bình tĩnh và có quan điểm, lập trường rõ ràng, phân biệt được những lý lẽ đúng và sai để tự rút ra cho mình kết luận chuẩn xác nhất. Không thể phủ nhận việc đề thi ĐH hiện nay vẫn còn một vài hạt sạn và cung cách tổ chức ra đề thi còn quá nhiều

Hieu dung hon ve chat luong tinh suu tam.doc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

đgf

Citation preview

Page 1: Hieu dung hon ve chat luong tinh suu tam.doc

Cái này mình sưu tầm được từ internet! Lại Dược Nhi xin gửi tới các bạn!HIỂU ĐÚNG HƠN VỀ CHẤT LƯỠNG TÍNH

Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Đáp án mà Bộ GD-ĐT đưa ra là: 4 (trừ ZnSO4 và NH4Cl)Đây là một đáp án hoàn toàn hợp lý, phù hợp với các kiến thức SGK hiện hành và logic về mặt kiến thức. 1, Acid là phân tử hay ion có thể nhường proton2, Base là phân tử hay ion có thể nhận proton3, Phân tử hay ion vừa có thể cho proton, vừa có thể nhận proton là phân tử hay ion lưỡng tính.4, Phản ứng acid – base là phản ứng trao đổi proton5, Phản ứng oxh – kh là phản ứng trao đổi electronTrong hóa học, khi nói một chất là lưỡng tính, hàm ý là ám chỉ đến phản ứng acid – bazơ của nó, trong đó nó vừa có thể là acid, vừa có thể là bazơ, cũng có nghĩa là nó vừa có thể là chất cho proton, vừa có thể là chất nhận proton hoặc hiểu đơn giản hơn nữa là nó vừa có thể tác dụng với acid, vừa tác dụng với bazơ.Al, Zn, Cr, …. và các kim loại “có oxit và hidroxit lưỡng tính” khác vừa có thể phản ứng với acid, vừa có thể phản ứng với base.Nhưng phản ứng của kim loại với acid là phản ứng oxh – kh, không phải là phản ứng acid – base và hoàn toàn không có sự trao đổi proton ở đây. Do đó, trong phản ứng này, không bao giờ ta được xem acid là chất cho proton và kim loại đóng vai trò là bazơ. Điều đó là hoàn toàn sai. Nhắc lại: Al, Zn, Cr, …. là các “kim loại có oxit và hidroxit lưỡng tính”, không phải là kim loại lưỡng tính, cũng không hề có cái gọi là “tính lưỡng tính“.Nên nhớ rằng: tính chất hóa học của một chất là do các bộ phận cấu tạo nên nó gây ra.Nếu cứ hiểu một cách máy móc rằng tính lưỡng tính của (NH4)2CO3 là do các ion của nó gây ra chứ không phải của bản thân nó thì quá sức sai lầm.Thông thường, ta vẫn nói NaOH, KOH, .... là một bazơ mặc dù thực ra chỉ có ion OH- của nó khi phân ly trong nước mới có khả năng nhận proton.Tương tự như vậy các acid HCl, HNO3, H2SO4 có tính acid là nhờ khả năng cho proton của ion H+ sinh ra khi phân ly trong nước.Nếu coi rằng ion OH- mới có tính base và ion H+ mới có tính acid chứ không phải là tính chất của cả phân tử ấy thì lẽ nào NaOH, KOH, .... không phải là bazơ, HCl, HNO3, .... không phải là acid.Nhắc lại: Tính chất hóa học của một chất là do các bộ phận cấu tạo nên nó tạo nên.Điều này luôn luôn đúng, cả với các chất hữu cơ. Ví dụ: Styren vừa có tính chất của hợp chất không no kiểu anken, vừa có tính chất của nhân thơm. Anilin vừa có tính chất của một amin, vừa có tính chất của hợp chất thơm.Các bạn nên nhớ rằng: theo tâm lý thông thường, khi đọc một bài viết phản biện, bao giờ ta cũng thấy nó mới, nó lạ và nó cuốn hút hơn bình thường, chưa kể thông thường tác giả phản biện thường viện dẫn những lý do, những trích dẫn, tài liệu to tát để thu hút sự ủng hộ của mọi người (kể cả bài viết này). Do đó khi tiếp nhận những bài viết như vậy, người đọc phải có một thái độ hết sức bình tĩnh và có quan điểm, lập trường rõ ràng, phân biệt được những lý lẽ đúng và sai để tự rút ra cho mình kết luận chuẩn xác nhất. Không thể phủ nhận việc đề thi ĐH hiện nay vẫn còn một vài hạt sạn và cung cách tổ chức ra đề thi còn quá nhiều bất cập, nhưng đấy là một trong những tài liệu chuẩn quốc gia, được thẩm định kỹ càng và chịu trách nhiệm trước công luận. Đề thi tốt nghiệp môn Lý năm nay có sai sót, lập tức được thừa nhận ngay. Điều đó cho thấy là các cán bộ của Bộ không quá bảo thủ như ta tưởng. Rõ ràng là trong câu hỏi về các chất lưỡng tính này, những người trong ban ra đề đã “có cái lý” của họ. amino acid vừa phản ứng được với acid, vừa phản ứng được với bazơ. Cũng là vì trong phân tử của nó có nhóm chức -COOH có tính acid và nhóm chức -NH2 có tính bazơ..Đây cũng chính là sự minh họa cho ý “tính chất của một chất là do các bộ phận cấu tạo của nó tạo nên“Vì amino acid là chất lưỡng tính, nên nó có khả năng đệm acid-bazơ khá tốt. Trong các dịch cơ thể, các amino acid tự do có thể tham gia đáng kể vào việc giữ ổn định pH, để đảm bảo

Page 2: Hieu dung hon ve chat luong tinh suu tam.doc

cho các phản ứng Hóa sinh, các enzyme hoạt động ổn địnhNhìn chung thì có thể thấy là các ion mang điện tích âm có tính bazơ, các ion mang điện tích dương mang tính acid.Tuy nhiên, mức độ mạnh yếu của tính acid - bazơ thì ko đều nhau.Chúng ta biết cân bằng:Acid1 + Bazơ1 <=====> acid2 +bazơ2Với acid1 - base2 và Base1 - acid2 là các cặp acid - base liên hợp.Trong một cặp acid - base liên hợp, acid càng mạnh thì base càng yếu và ngược lại, tương tự như trong cặp oxh - khử vậy.Ta sẽ ví dụ cụ thể:NaOH là một bazơ quá mạnh ---> ion Na+ của nó là acid quá yếu ---> được xem là ion trung tínhNa là một kim loại có tính khử quá mạnh ---> ion Na+ của nó có tính oxh quá yếu ---> phải điều chế Na bằng điện phân.Trong trường hợp câu hỏi của em về ion HSO4- cũng vậy.H2SO4 là một acid quá mạnh ---> ion SO42- có tính base quá yếu ---> xem là ion trung tính.Vì H2SO4 quá mạnh, nên nấc phân ly thứ 1 của nó là ion HSO4- vẫn còn mang nặng tính acid, ưu tiên phân ly ra H+ chứ không tạo ra OH-.

(trong khi đó H2CO3 là acid rất yếu ---> base liên hợp là CO3(2-) có tính base rất mạnh, và nấc phân ly thứ 2 là ion lưỡng tính HCO3-)NH3 có tính base, vì trên nguyên tử N còn 1 đôi e chưa liên kết có khả năng nhận proton theo liên kết cho - nhận (hay liên kết phối trí).Nhưng tính base của NH3 là khá yếu ---> acid liên hợp với nó là NH4+ có tính acid mạnh đáng kể.Điều em thắc mắc ở chỗ,khi mà theo thuyết của Arrhenius hidroxit lưỡng tính“là những chất vừa phản ứng với axit vừa phản ứng với base“ ---> vậy Al có phải là hidroxit không?Nếu là Al(OH)3 thì đồng ý là nó có tính lưỡng tính.Anh nghĩ là em đã hiểu chưa đúng và chưa đủ về thuyết Arrhenius. Em có thể đọc lại SGK Hóa học Nâng cao 11 trang 11, 12. Theo Arrhenius:- Acid là chất khi tan trong nước phân ly ra cation H+- Base là chất khi tan trong nước phân ly ra anion OH-- Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân ly theo kiểu acid vừa có thể phân ly như base.Pt ion của phản ứng acid - base là H+ + OH- ---> H2O

Bây giờ anh đặt ra cho em mấy câu hỏi:1, Al có tan trong nước không (thuyết Arrhenius chỉ xét các chất tan có thể phân ly trong nước)2, Al có thể phân ly ra H+ hay OH- trong nước không? Vì nếu không xác định được điều đó thì làm sao  có thể nói rằng trong phản ứng: Al + HCl ---> AlCl3 + H2Al là base ? (ion OH- đâu)trong phản ứng:  Al + NaOH + H2 ----> NaAlO2 + H2Al là acid???? (ion H+ đâu)3, Phản ứng acid - base của Al có dạng H+ + OH- ---> H2O không???Hay nó là phản ứng oxh – khử?Al - 3e ---> Al3+2H+ + 2e ----> H24, Xét 2 phản ứng vừa nêu của Al:Al + HCl ---> AlCl3 + H2Al + NaOH + H2 ----> NaAlO2 +3/2 H2đều có bản chất là quá trình oxh - khửAl - 3e ---> Al3+2H+ + 2e ----> H2tức là trong 2 phản ứng Al đều cho e, H+ đều nhận e, vậy thì cơ sở gì để nói trong 2 phản ứng đó Al có vai trò khác nhau, 1 là acid, 1 là base.

Page 3: Hieu dung hon ve chat luong tinh suu tam.doc

Anh xin nhắc lại 1 lần nữa là: phản ứng acid - base không phải là phản ứng oxh - khử của H+, cho dù em xét theo thuyết Bronsted hay thuyết Arrhenius.

Anh cũng biết là em có thể phân vân, do em còn bị ảnh hưởng của một số giáo viên rất bảo thủ trong vấn đề này. Nếu em cảm thấy chưa yên tâm, hoặc ko chắc chắn về vấn đề này, em có thể mời thầy (cô) đó vào trả lời 4 câu hỏi anh vừa nêu cho em ý.

^^ chúc em học tốt và tìm được nhiều điều bổ ích trong Blog của anh.Hạn chế của Arrhenius là chỉ đưa ra được khái niệm “hidroxit lưỡng tính“ chứ ko đưa ra được “chất lưỡng tính“, nói cách khác là theo thuyết Arrhenius thì các chất lưỡng tính chỉ có hidroxit của Al, Zn, ... thôi!Tại saoFe2(SO4)3/Fe(OH)3 lại có tính axit hơn so với FeSO4/Fe(OH)2, nếu muối sắt sunphát viết thuỷ phân thì Fe(3+) có tính acid hơn(cho nhiều H+)hơn,nhưng sắt 3 hidroxit thì không thủy phân được! ?

Tính chất acid của 1 ion chủ yếu phụ thuộc vào số điện tích dương và bán kính của ion đó.Fe3+ có độ bền cao hơn Fe2+ (hãy thử giải thích) và có điện tích lớn hơn Fe2+, bán kính nhỏ hơn Fe3+.Tất cả các yếu tố đó làm cho Fe3+ có tính acid mạnh hơn Fe2+ nhiều.Ngoài Fe3+, một số cation khác cũng có tính acid khá mạnh là : Al3+, Hg2+, Pb2+, ... thậm chí Fe3+ và Al3+ còn mạnh hơn cả acid acetic CH3COOH. Chính vì Al3+ và Fe3+ có tính acid rất mạnh như vậy nên muối của chúng với các base mạnh như CO3(2-) và S2- đều không bền và bị thủy phân ngay trong dung dịch (phản ứng acid - base).Về mức độ mạnh yếu của tính acid của các ion dương kim loại, em có thể tham khảo tài liệu dưới đây:

“Kim loại lưỡng tính là từ gọi tắt của kim loại có hidroxit lưỡng tính, đó là những hidroxit vừa tan trong axit, vừa tan trong kiềm. “Kim loại lưỡng tính“ là ngôn ngữ nói, người nghe cần hiểu bản chất của nó“

“Xét 2 phản ứng vừa nêu của Al:Al + HCl ---> AlCl3 + H2Al + NaOH + H2 ----> NaAlO2 +3/2 H2đều có bản chất là quá trình oxh – khửAl - 3e ---> Al3+2H+ + 2e ----> H2tức là trong 2 phản ứng Al đều cho e, H+ đều nhận e, vậy thì cơ sở gì để nói trong 2 phản ứng đó Al có vai trò khác nhau, 1 là acid, 1 là base“Bản chất vấn đề là ở chỗ đó, quá trình oxh - kh ở cả 2 trường hợp là hoàn toàn như nhau.Nhưng môi trường của phản ứng oxh - kh khác nhau và ion Al3+ sinh ra có tính lưỡng tính.Trong môi trường acid, nó tạo thành muối AlCl3Còn trong môi trường base, nó kết hợp với ion OH- tạo thành phức hidroso [Al(OH)4]-Nên nhớ rằng cách viết NaAlO2 chỉ là cách viết tắt, viết đơn giản thôi, còn chính xác phải là Na[Al(OH)4]““Như vậy là khi hiểu một thuật ngữ thì chúng ta phải tìm hiểu, giải thích đến tận cùng của vấn đề mới biết được bản chất của khái niệm đó“ Đối với kiến thức, nếu chỉ nghe nói, chỉ đọc và ghi nhận từ trong sách vở thì mới chỉ là “biết“, chỉ khi nào hiểu tường tận cặn kẽ gốc rễ bản chất của vấn đề và có thể vận dụng, lý giải nó để giải thích các vấn đề có liên quan, thì ta mới thực sự là “hiểu“. Người ta vẫn thường hay dùng từ “hiểu biết“ nhưng quá trình nhận thức lại đi ngược lại, từ “biết“ đến “hiểu“. Từ “biết“ đến “hiểu“ là một chặng đường rất dài, và các em cần cố gắng đạt được chữ “hiểu“ ấy nhé, “hiểu biết“ hình thành nên tri thức.(CH3COO)2Pb và NH4NO2 là chất lưỡng tính? Đúng Sưu tầm từ internet