178
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ DIỆU HƢƠNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI: TRƢỜNG HỢP VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Vũ Hùng Cƣờng 2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Thản Hà Nội, năm 2018

VIỆN HÀN LĽM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN … DoDieuHuong.pdfTRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI: TRƢỜNG HỢP VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT

  • Upload
    others

  • View
    31

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

i

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ DIỆU HƢƠNG

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI:

TRƢỜNG HỢP VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Ngành : Quản lý kinh tế

Mã số : 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Vũ Hùng Cƣờng

2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Thản

Hà Nội, năm 2018

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu

trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Đỗ Diệu Hƣơng

i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH .................................................................................................. vi

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4

4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ....................................................................... 4

4.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ........................................................................ 6

5. Đóng góp mới về khoa học ..................................................................................... 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................... 7

7. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 7

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI .............. 8

1.1. Nhóm các công trình bàn về lý thuyết quản lý tài chính công ............................. 8

1.2. Nhóm các công trình bàn về huy động nguồn lực tài chính

cho hoạt động khoa học ...................................................................................... 10

1.3. Nhóm các công trình bàn về quản lý sử dụng nguồn tài chính

cho hoạt động khoa học ...................................................................................... 13

1.4. Nhóm các công trình bàn về đổi mới cơ chế hoạt động,

cơ chế quản lý tài chính trong các tổ chức Khoa học và Công nghệ ................. 15

1.5. Kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................ 17

1.5.1. Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc ...................................................................... 17

1.5.2. Hạn chế và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ...................................... 18

1.5.3. Khung phân tích của luận án ...................................................................... 19

CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI .......................................... 22

2.1. Một số lý luận cơ bản về hoạt động Khoa học xã hội ........................................ 22

2.1.1. Khái niệm về hoạt động Khoa học xã hội................................................... 22

2.1.2. Đặc thù của Khoa học xã hội ...................................................................... 22

2.2. Quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội .......................................... 27

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội . 27

2.2.2. Nội dung quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội .................... 32

2.2.3. Công cụ quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội ..................... 43

2.2.4. Các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội ................................................................ 45

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội ....................................................................... 47

ii

2.3.1. Các nhân tố khách quan .............................................................................. 47

2.3.2. Các nhân tố chủ quan .................................................................................. 49

2.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội .... 50

2.4.1. Kinh nghiệm trong phân bổ NSNN cho hoạt động Khoa học xã hội ......... 50

2.4.2. Kinh nghiệm trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nƣớc

trong hoạt động Khoa học xã hội ................................................................ 59

2.4.3. Một số gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................... 66

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 68

CHƢƠNG III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI ................................................................. 69

3.1. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội ... 69

3.1.1. Thực trạng quản lý phân bổ ngân sách nhà nƣớc

cho hoạt động khoa học xã hội ................................................................... 69

3.1.2. Thực trạng quản lý sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nƣớc

trong hoạt động Khoa học xã hội ................................................................ 75

3.1.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát về quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội ................................................................ 81

3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ...... 82

3.2.1. Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ............................ 82

3.2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam ......................................................................... 85

3.3. Đánh giá chung về quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội thời gian qua ............................................... 101

3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 101

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 104

3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội thời gian qua ............................................... 112

3.4.1. Mô tả mẫu ................................................................................................. 112

3.4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha ...................... 112

3.4.3. Phân tích nhân tố EFA .............................................................................. 116

3.4.4. Kiểm định thang đo bằng phƣơng pháp

phân tích nhân tố khẳng định CFA ........................................................... 117

3.4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ............................................. 118

3.4.6. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội thời gian qua........................................ 120

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 127

CHƢƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI ............................................................... 128

4.1. Bối cảnh và những cơ hội, thách thức đổi mới quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội ..................................................................... 128

4.1.1. Bối cảnh .................................................................................................... 128

4.1.2. Cơ hội, thách thức ..................................................................................... 131

iii

4.2. Quan điểm, định hƣớng đổi mới quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội ..................................................................... 134

4.2.1. Quan điểm ................................................................................................. 134

4.2.2. Định hƣớng và yêu cầu đổi mới ............................................................... 135

4.3. Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội ..................................................................... 137

4.3.1. Nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội của cơ quan quản lý Nhà nƣớc ............ 137

4.3.2. Nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý tài chính tại các tổ chức

Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội ........ 150

4.4. Điều kiện thực hiện .......................................................................................... 153

KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 158

Phụ lục số 01 .......................................................................................................................... 164

PHIẾU KHẢO SÁT NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH .................. 164

Phụ lục số 02 .......................................................................................................................... 167

PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ................................................................... 167

Phụ lục số 03 .......................................................................................................................... 170

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ........................ 170

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTNB Chi tiêu nội bộ

DN Doanh nghiệp

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

KH&CN Khoa học và Công nghệ

KHCN Khoa học công nghệ

KHTN Khoa học tự nhiên

KHXH Khoa học xã hội

KHXH&NV Khoa học xã hội và Nhân văn

NC&PT Nghiên cứu và Phát triển

NCKH Nghiên cứu khoa học

NĐ Nghị định

Nghị định 115 Nghị định 115/2005/NĐ-CP

Nghị định 16 Nghị định 16/2015/NĐ-CP

Nghị định 54 Nghị định 54/2016/NĐ-CP

NLTC Nguồn lực tài chính

NSNN Ngân sách nhà nƣớc

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(Organization for Economic Cooperation and Development)

QLTC Quản lý tài chính

Thông tƣ 27 Thông tƣ liên tịch số 27/2017/TTLT-BTC-BKHCN

Thông tƣ 44 Thông tƣ liên tịch số 44/2007/TTLT-BKHCN-BTC

Thông tƣ 55 Thông tƣ liên tịch số 55/2017/TTLT-BKHCN-BTC

Thông tƣ 93 Thông tƣ liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN

USD Đô la Hoa Kỳ

VNĐ Việt Nam Đồng

WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization)

XH Xã hội

XHCN Xã hội chủ nghĩa

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

3.1 Chi cho NC&PT theo lĩnh vực nghiên cứu năm 2013 70

3.2 Đầu tƣ tài chính cho các Chƣơng trình KH&CN cấp Nhà nƣớc

giai đoạn 2006-2015

72

3.3 Bình quân kinh phí sự nghiệp khoa học từ nguồn NSNN của

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Viện Hàn lâm KHXH Việt

Nam giai đoạn 2006-2018

73

3.4 Quy mô kinh phí bình quân cho một đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Nhà nƣớc theo lĩnh vực nghiên cứu giai đoạn 2011-2015

74

3.5 Tổng hợp nguồn thu của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai

đoạn 2011-2017

89

3.6 Tỷ lệ nguồn thu từ NSNN giữa số kế hoạch và số phân bổ của

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2017

90

3.7 Phân bổ nguồn lực tài chính theo cơ cấu nguồn kinh phí của

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2017

92

3.8 Cơ cấu phân bổ chi thƣờng xuyên của Viện Hàn lâm KHXH

Việt Nam giai đoạn 2011-2017

93

3.9 So sánh giữa số quyết toán và số phân bổ của Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2016

98

3.10 Tỷ lệ kinh phí sai phạm bị xuất toán so với kinh phí quyết toán

của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2016

99

3.11 Hệ số tin cậy Cronbach alpha của các biến trong thang đo CCCS

Cronbach’s Alpha = 0.848

113

3.12 Hệ số tin cậy Cronbach alpha của các biến trong thang đo

HTTTCS Cronbach’s Alpha = 0.89

113

3.13 Hệ số tin cậy Cronbach alpha của các biến trong thang đo

NLCB Cronbach’s Alpha = 0.862

114

3.14 Hệ số tin cậy Cronbach alpha của các biến trong thang đo

CLQLTC Cronbach’s Alpha = 0.873

115

3.15 Hệ số tin cậy Cronbach alpha của các biến trong thang đo

HQQLTC Cronbach’s Alpha = 0.799

115

3.16 Kết quả kiểm định Bartlett’s và tổng phƣơng sai trích 116

3.17 Ma trận xoay của các thang đo 117

3.18 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm

trong mô hình lý thuyết chính thức

119

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ Nội dung Trang

1.1 Khung phân tích của luận án 20

2.1 Mô hình quản lý tài chính của Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam 30

2.2 Nguồn tài chính cho hoạt động Khoa học xã hội 36

3.1 Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam 83

3.2 Mô hình hoạt động tài chính của Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam 85

3.3 Sơ đồ phân bổ theo kế hoạch NSNN hàng năm

của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam 86

Hình

2.1 Cơ cấu tài trợ cho các lĩnh vực khoa học

của Hội Phát triển Khoa học Nhật Bản 58

3.1 Cơ cấu chi cho NC&PT theo lĩnh vực nghiên cứu năm 2013 71

3.2 Kết quả phân tích nhân tố CFA 118

3.3 Kết quả phân tích nhân tố các thang đo 119

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức, sự phát

triển của mọi quốc gia dựa trên thành tựu của khoa học công nghệ là một đòi hỏi tất

yếu. Ở Việt Nam, Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đƣợc xác định là “quốc sách

hàng đầu” trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhƣ trong các văn

bản chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, thành tựu về

KH&CN của Việt Nam vẫn còn một khoảng cách xa so với thế giới và việc sử dụng

kết quả hoạt động KH&CN vào cuộc sống còn nhiều hạn chế. Để đạt đƣợc mục

đích này, đổi mới quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ đang

là một lựa chọn cần thiết.

Việc đổi mới quản lý và hoạt động của các tổ chức KH&CN đƣợc thể hiện ở

4 nội dung cơ bản là: tự chủ về hoạt động KH&CN, tự chủ về tài chính, tự chủ về

quản lý nhân sự và tự chủ về quan hệ hợp tác quốc tế, trong đó tự chủ về tài chính là

nội dung đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc phát huy vai trò, thế

mạnh và hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN. Chủ trƣơng trao quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN đã đƣợc thể chế hoá tại một số các văn

bản nhằm mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tài

chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chủ

trƣơng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm này tại các tổ chức KH&CN vẫn gặp

nhiều vƣớng mắc cả từ sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong các văn bản quản lý nhà

nƣớc, cũng nhƣ sự sẵn sàng chuyển đổi mô hình hoạt động, cơ chế quản lý tài chính

(QLTC) của các tổ chức KH&CN theo hình thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Quá trình phát triển đất nƣớc theo hƣớng bền vững và chủ động hội nhập

quốc tế ngày càng khẳng định vai trò đóng góp của Khoa học xã hội (KHXH) đối

với hoạch định chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của đất nƣớc, trong đó vai trò của

các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH là đặc biệt quan trọng. Thực

tế trên đang tạo ra một sức ép và thách thức rất lớn đối với các tổ chức KH&CN

hoạt động trong lĩnh vực KHXH nói chung và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

(Viện Hàn lâm) nói riêng, nhất là đối với đặc thù nghiên cứu cơ bản của Viện Hàn

lâm KHXH Việt Nam, với các sản phẩm nghiên cứu KHXH ít có yếu tố thị trƣờng

2

nên khó đa dạng đƣợc các nguồn thu - là một trong những điều kiện đảm bảo tính tự

chủ về tài chính của tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH.

Trong thời gian qua, cơ chế quản lý Nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động

KHXH đã có những cải tiến đáng kể, về cả mức độ đầu tƣ của Nhà nƣớc và các cơ

chế, công cụ quản lý tài chính cũng đang đƣợc từng bƣớc hoàn thiện thông qua việc

ban hành các văn bản quy định về quản lý tài chính theo hƣớng tăng thêm quyền tự

chủ cho các tổ chức KH&CN, cho các nhà nghiên cứu, các văn bản ban hành sát với

thực tế hơn, điều này bƣớc đầu đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên,

trên thực tế triển khai còn nhiều hạn chế nhƣ việc triển khai các cơ chế chính sách

còn chậm; Nguồn lực NSNN cấp cho hoạt động KHXH còn hạn chế, cơ chế phân

bổ NSNN cho hoạt động KHXH còn dàn trải, cào bằng, chƣa có trọng tâm, trọng

điểm, chƣa triển khai theo hình thức đấu thầu đề tài mà vẫn dựa vào hình thức giao

theo kế hoạch; Cơ chế giao quản lý tài sản công cho tổ chức KH&CN để hợp tác

liên kết còn nhiều chồng chéo, khó triển khai trong thực tế, khả năng huy động

nguồn lực ngoài NSNN bị hạn chế do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu; Các quy

định về định mức và thủ tục thanh toán còn chƣa sát thực tiễn, còn gây nhiều phiền

hà nhất là trong việc thực hiện chủ trƣơng khoán chi. Đặc biệt, việc hành chính hóa

trong quản lý tài chính của hoạt động khoa học đang là một rào cản lớn ảnh hƣởng

đến tính chủ động của nhà khoa học và tính sáng tạo của hoạt động khoa học. Tất cả

các hạn chế cơ bản trên đang cản trở việc phát huy tính tự chủ về tài chính và nâng

cao hiệu quả quản lý tài chính tại đơn vị.

Xét về tổng thể, để đảm bảo thực sự tự chủ về tài chính của các tổ chức

KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH, cần có đổi mới đồng bộ và toàn diện cả

về nội dung và công cụ quản lý tài chính. Việc đổi mới và hoàn thiện quản lý tài

chính, nếu làm tốt, sẽ là một khâu đột phá trong việc đổi mới quản lý hoạt động

KHXH. Yêu cầu tự chủ về tài chính là một trong những yêu cầu cấp thiết và quan

trọng để nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học, cơ sở hạ tầng, chất lƣợng của

các công trình nghiên cứu khoa học v.v… Giải quyết đƣợc những bất cập trong mô

hình quản lý tài chính sẽ giúp các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH

phá vỡ đƣợc vòng tròn luẩn quẩn về chất lƣợng nghiên cứu chƣa tƣơng xứng với

yêu cầu của thực tế đất nƣớc.

3

Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài: “Đổi mới quản lý tài chính trong

hoạt động khoa học xã hội: Trường hợp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt

Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế có ý nghĩa cả về mặt lý luận

và thực tiễn.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án: Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và

tổng kết thực tiễn quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, đánh giá thực trạng

QLTC trong hoạt động KHXH, đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính

trong hoạt động KHXH ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, nghiên cứu có nhiệm vụ:

- Tổng quan các công nghiên cứu nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã công bố

liên quan đến quản lý tài chính trong hoạt động KHXH để kế thừa các kết quả

nghiên cứu phù hợp, tìm ra khoảng trống nghiên cứu đề tài cần giải quyết xác định

khung phân tích của luận án.

- Hệ thống hóa những lý luận chung về QLTC trong hoạt động KHXH; Xây

dựng khung chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động KHXH.

- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính của một số quốc gia trên thế giới

để rút ra một số gợi mở cho đổi mới QLTC trong hoạt động KHXH ở Việt Nam.

- Phân tích thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, từ góc độ

quản lý Nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động KHXH và quản lý tài chính tại Viện

Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và

nguyên nhân thời gian qua.

- Đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động khoa học

xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học

xã hội, bao gồm quản lý Nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội và

quản lý tài chính tại tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa

học xã hội.

Trong đó:

- Chủ thể quản lý nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động KHXH đƣợc giới

4

hạn ở hai bộ chuyên ngành là Bộ Khoa học& Công nghệ và Bộ Tài chính, là cơ

quan quản lý và ban hành cơ chế chính sách chung cho hoạt động KH&CN.

- Chủ thể là đối tƣợng quản lý tài chính đồng thời là cơ quan ban hành các

văn bản quy định cụ thể hóa cơ chế chính sách của Nhà nƣớc và thực hiện QLTC là

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung:

+ Quản lý nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động KHXH bao gồm quản lý

phân bổ và sử dụng nguồn NSNN cho hoạt động KHXH, trong đó luận án chỉ tập

trung vào chủ thể quản lý nhà nƣớc và công cụ quản lý về mặt cơ chế chính sách;

nguồn tài chính cho hoạt động KHXH trong luận án chỉ giới hạn là nguồn NSNN.

+ Quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam bao gồm quản lý huy

động, phân bổ và sử dụng (quản lý thu, quản lý chi) tài chính tại Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam, do đặc thù của hoạt động KHXH chủ yếu đƣợc đầu tƣ từ NSNN

nên trong quản lý thu luận án chỉ tập trung phân tích hoạt động nguồn thu để xác

định mức độ tự chủ, mà không đi sâu vào phân tích quản lý nguồn thu và trong

nguồn thu cũng không bao gồm chi đầu tƣ phát triển.

- Phạm vi không gian: Để so sánh làm rõ bức tranh thực trạng đầu tƣ cho

KHXH trong mối tƣơng quan với KHCN, Luận án tập trung vào hai Chƣơng trình

trọng điểm cấp nhà nƣớc (KC, KX). Trong phân tích thực trạng quản lý tài chính

trong hoạt động KHXH sẽ tập trung vào phân tích thực trạng cơ chế chính sách quản

lý tài chính trong hoạt động KHXH của cơ quan quản lý Nhà nƣớc và thực trạng quản

lý tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động

KHXH trong khoảng thời gian 2006-2017, là giai đoạn các tổ chức KH&CN thực

hiện triển khai theo Nghị định 115 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đối với

phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, nghiên

cứu chỉ phân tích số liệu trong khoảng thời gian 2011-2017, giai đoạn Viện Hàn lâm

thực hiện việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang thực hiện theo Nghị định 115.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập thông tin

(1) Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa

5

Luân án sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, kế thừa để thu thập các tài liệu, dữ

liệu thứ cấp liên quan tới quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính trong hoạt

động Khoa học xã hội nói riêng nhằm phục vụ cho việc tổng quan vấn đề nghiên cứu

ở Chƣơng 1 và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý lý tài chính trong hoạt

động KHXH ở chƣơng 2, đồng thời sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích nhằm

mục đích phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt

Nam ở chƣơng 3. Các tài liệu, dữ liệu thứ cấp đƣợc tham khảo từ các nguồn nhƣ: các

nghiên cứu đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học, các đề tài khoa học, các luận án,

báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Viện

Hàn lâm KHXH Việt Nam, và các báo cáo chuyên ngành khác.

(2) Phương pháp so sánh:

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để so sánh mức đầu tƣ từ NSNN giữa

KHXH và KHCN, đánh giá mức độ biến động số liệu theo chuỗi thời gian và theo

các yếu tố cấu phần để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu và quản lý chi tài

chính trong hoạt động KHXH ở chƣơng 3.

(3) Phương pháp điều tra xã hội học

Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc sử dụng để xác định các nhóm nhân tố

ảnh hƣởng tới quản lý tài chính tại các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động

trong lĩnh vực Khoa học xã hội ở Việt Nam trong chƣơng 3.

Đối tƣợng khảo sát trong luận án là những nhà quản lý, kế toán trƣởng và cá

nhân một số nhà khoa học là các chủ nhiệm đề tài, dự án nghiên cứu trong các tổ

chức KH&CN trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nhằm tìm hiểu khó khăn

và thuận lợi trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động nghiên cứu

trong thời gian qua; mặt đƣợc và chƣa đƣợc trong quá trình sử dụng ngân sách, tìm

hiểu nguyên nhân của những tồn tại, cũng nhƣ các biện pháp can thiệp, cải thiện tình

hình khi đang đổi mới mạnh mẽ trong quản lý hoạt động KH&CN trong đó đặc biệt

là hƣớng đến quản lý tài chính theo đầu ra và nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách

nhiệm cho các tổ chức KH&CN.

Cỡ mẫu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là 151. Phƣơng pháp chọn mẫu trong

luận án là chọn mẫu thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất.

Mẫu đƣợc gửi và nhận online trên trình duyệt website tới những đối tƣợng có chủ

đích cho từng đơn vị. Theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, đối tƣợng đƣợc chọn

6

những phần tử (đối tƣợng nghiên cứu) có thể tiếp cận đƣợc (Nguyễn Đình Thọ và

Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) [44].

4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

(1) Phân tích thống kê mô tả

Luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả nhằm phân tích, đánh

giá thực trạng quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ở chƣơng 3.

(2) Phân tích nhân tố

Dựa trên tổng quan tài liệu và kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài chính,

thang đo đƣợc sử dụng cho khảo sát đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý tài

chính tại các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã

hội ở Việt Nam gồm: thang đo cơ chế chính sách của nhà nƣớc về quản lý tài chính

(CCCS), thang đo hỗ trợ của các cơ quan thực thi chính sách (HTTTCS), thang đo

năng lực của cán bộ quản lý tài chính (NLCB), thang đo chất lƣợng hoạt động quản

lý tài chính (CLQLTC), và thang đo hiệu quả quản lý tài chính (HQQLTC). Các

thang đo đƣợc đánh giá thông qua 2 công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach Alpha

và phân tích yếu tố khám phá (EFA). Hệ số Cronbach Alpha đƣợc sử dụng trƣớc để

loại các biến không phù hợp trƣớc. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn

0.30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0.60 trở lên

(Nunnallly và Berntein, 1994). Tiếp theo, phƣơng pháp EFA đƣợc sử dụng. Trong

phần này, các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.40 trong EFA sẽ tiếp tục

bị loại. Thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích bàng hoặc lớn hơn 50%

(Gerbing và Anderson, 1988). Kết quả thu đƣợc từ phân tích EFA tiếp tục đƣợc

phân tích sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để xem xét

mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu tế. Sau cùng, phƣơng pháp

phân tích đƣờng dẫn đƣợc sử dụng để đánh giá sự tác động của các thang đo (biến

tiềm ẩn) tới hiệu quả quản lý tài chính. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở chƣơng 3

trong phân tích các nhân tố ảnh hƣởng và là cơ sở khoa học để đƣa ra giải pháp kiến

nghị ở chƣơng 4.

5. Đóng góp mới về khoa học

- Về mặt lý luận, luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về

quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, đƣa ra đƣợc khung phân tích quản lý tài

7

chính trong hoạt động Khoa học xã hội. Xây dựng đƣợc hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí

đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội.

- Về mặt thực tiễn, từ đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về tài chính trong

hoạt động KHXH và quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,

luận án đề xuất một số giải pháp đổi mới QLTC trong hoạt động Khoa học xã hội,

chỉ ra đƣợc một số tồn tại, hạn chế, cùng với tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn làm

căn cứ và cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính trong

hoạt động Khoa học xã hội.

- Về mặt chính sách, từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp

góp phần đổi mới cơ chế chính sách quản lý nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động

Khoa học xã hội ở nƣớc ta thời gian tới.

- Về mặt học thuật, luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan QLNN, tổ

chức KH&CN, cơ sở đào tạo và những ngƣời quan tâm đến chủ đề quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Về lý luận: Cung cấp cơ sở khoa học nhằm đổi mới lý luận về quản lý tài

chính trong hoạt động Khoa học xã hội đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới.

- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng trong đổi mới

quản lý nhà nƣớc về tài chính đối với các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực

Khoa học xã hội nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy đƣợc

tiềm năng thế mạnh của mỗi tổ chức.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận án

gồm 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội

Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính trong

hoạt động Khoa học xã hội

Chƣơng 3: Thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội

Chƣơng 4: Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động Khoa

học xã hội

8

CHƢƠNG I

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI

1.1. Nhóm các công trình bàn về lý thuyết quản lý tài chính công

Tài chính công là lĩnh vực đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tập trung

nghiên cứu. Trong số các công trình bàn về lĩnh vực này, công trình Public Finance

in Theory and Practice của Prest và Barr xuất bản năm 1979 [65] đƣợc nhắc đến

nhiều nhất. Ông đã cho tái bản lần thứ sáu cuốn sách của mình về tài chính công.

Trong công trình này, những nội dung cơ bản nhất về lý thuyết tài chính công đã

đƣợc tác giả giới thiệu; đồng thời, một số vấn đề thực tiễn tài chính công ở Anh đã

đƣợc đƣa ra phân tích và lồng ghép vào các nội dung lý thuyết. Nửa thế kỷ sau, với

cùng tên sách Public Finance in Theory and Practice (2011), tác giả H. H. Ulbrich

[72] đã đƣa ra những vấn đề thực tiễn mới về tài chính công ở Mỹ. Rất nhiều tác giả

cũng đã xuất bản cùng tên sách và những cuốn sách nhƣ vậy (A.R. Prest, 1960; S.

K. Singh, 1982; Richard Musgrave, 2004; A. J. Auerbach, 2009) luôn là những sách

bán chạy và đƣợc tái bản nhiều lần.

Theo học thuyết của Solomon [69], quản lý tài chính không chỉ quản lý thu -

chi mà còn quản lý cho cả giai đoạn lập dự toán và quyết toán, phân tích kế hoạch

triển khai, quản lý các mối quan hệ phát sinh giữa chủ thể trong nền kinh tế, trong

các mối quan hệ tiền tệ. Đây cũng chính là lý thuyết đƣợc sử dụng trong luận án để

phân tích những vấn đề liên quan đến quản lý tài chính.

Cũng về lĩnh vực tài chính công, công trình của nhóm tác giả Rajaram, Le,

Biletska, và Brumby [66] đã cung cấp một cách tiếp cận thực dụng và khách quan

quá trình chẩn đoán để đánh giá hệ thống quản lý đầu tƣ công cho các chính phủ.

Từ những yếu kém trong quản lý đầu tƣ công có thể phủ nhận lập luận cốt lõi là mở

rộng không gian tài khoá bổ sung cho đầu tƣ công có thể nâng cao triển vọng kinh

tế trong tƣơng lai, vì vậy, các quy trình phối hợp lựa chọn và quản lý đầu tƣ công là

rất quan trọng. Bài viết đã chỉ ra 8 đặc trƣng cơ bản của một hệ thống đầu tƣ công

tốt: (1) hƣớng dẫn đầu tƣ, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ; (2) thẩm định dự án

chính thức; (3) đánh giá độc lập thẩm định; (4) lựa chọn và ngân sách của dự án; (5)

thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) hoạt động cơ sở; và (8) đánh giá dự án.

9

Các tác giả nhấn mạnh vai trò của các quá trình lập và điều hành ngân sách (liên kết

ở giai đoạn thích hợp để mở rộng nguồn lực ngân sách) có khả năng mang lại hiệu

quả lớn nhất cho các quyết định đầu tƣ công, là giải pháp cơ bản nhằm cải cách

những thiếu sót trong chi tiêu đầu tƣ công, hƣớng tới hoàn thiện quản lý chi đầu tƣ

từ NSNN. Tuy nhiên các tác giả không đƣa ra một phƣơng pháp cụ thể cho quá

trình đánh giá hay quản lý tổ chức thực hiện, mà chỉ đƣa ra những khung định

hƣớng để đánh giá các giai đoạn chính của quá trình thực hiện đầu tƣ công.

Nghiên cứu của Streeck và Mertens [70], đã đề cập đến cơ cấu chi đầu tƣ

công trong điều kiện ngân sách hạn chế, thông qua khảo sát thực tế đầu tƣ công của

ba nƣớc: Mỹ, Đức và Thụy Điển từ năm 1981 đến năm 2007. Chi đầu tƣ công của

các quốc gia này xu hƣớng tăng cao trong cả giai đoạn 1981-2007 và chủ yếu tăng

đầu tƣ về giáo dục, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ cho gia đình, chính sách thị

trƣờng lao động. Các tác giả đánh giá năng lực của Chính phủ trong điều kiện thắt

lƣng buộc bụng tài chính để chuyển các nguồn lực tài chính vốn đã hạn hẹp sang tài

trợ cho cho các chƣơng trình định hƣớng tƣơng lai nhằm thực hiện mục tiêu xã hội

công bằng và hiệu quả hơn. Những dữ liệu tại Đức, Thụy Điển và Mỹ trong những

năm 1981-2007 là cơ sở để để khám phá những động lực cho chính sách chi tiêu với

sự kỳ vọng rằng những nỗ lực củng cố mục tiêu công bằng và hiệu quả hơn sẽ đƣợc

thực hiện trong thập kỷ tới.

Ở trong nƣớc, việc nghiên cứu về tài chính công mới đƣợc chú ý trong hai

thập niên đầu thế kỷ XXI với hàng loạt các công trình nghiên cứu, điển hình với

những công trình sau:

Tác giả Dƣơng Đăng Chinh [16], đã nêu khái niệm, đặc điểm, nội dung của

quản lý tài chính công, những công cụ quản lý của tài chính công.

Tác giả Phạm Ngọc Hiến [28], đã tập trung nghiên cứu các lý luận cơ bản về

tài chính công và vai trò, chức năng của tài chính công, đồng thời phân tích thực

trạng tài chính công ở nƣớc ta, bao gồm hoạt động đánh thuế, hoạt động, chi tiêu

ngân sách trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở

Việt Nam; Phân tích thực trạng quản lý tài chính công ở Việt Nam những năm đầu

thế kỷ XXI và đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng quản lý tài chính công trong giai

10

đoạn tiếp theo. Các nghiên cứu này mới chỉ đƣa ra những giải pháp chung mang

tính định hƣớng, chƣa có đƣợc những giải pháp cụ thể.

Tác giả Bạch Thị Minh Huyền [30] đã có phân tích khá toàn diện về quản lý

chi tiêu công, về các chính sách quản lý chi tiêu công, những công cụ quản lý của

nhà nƣớc đối với chi tiêu công.

Những công trình nghiên cứu đã đề cập chi tiết đến lý thuyết quản lý tài

chính công nhƣng một công trình đề cập cụ thể đến lý thuyết quản lý tài chính cho

hoạt động KHXH thì hiện chƣa có.

1.2. Nhóm các công trình bàn về huy động nguồn lực tài chính cho hoạt

động khoa học

Tiếp cận khía cạnh huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động khoa học đã

đƣợc các nhà nghiên cứu trong nƣớc quan tâm nghiên cứu.

Nghiên cứu của Mai Ngọc Cƣờng [24], phân tích các số liệu tài chính dành

cho KH&CN, nêu ra các hạn chế trong công tác phân bổ. Trong bài viết, tác giả đã

chỉ ra một số vấn đề về đầu tƣ cho hoạt động KH&CN, đó là: Tỷ lệ đầu tƣ từ ngân

sách nhà nƣớc cho hoạt động KH&CN còn thấp và việc phân bổ nguồn kinh phí này

cho các nhiệm vụ của ngành KH&CN còn chƣa hợp lý; Việc phân bổ kinh phí sự

nghiệp KH&CN còn dàn trải làm cho hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao. Nghiên cứu chỉ

ra những bất cập cả về phƣơng thức đầu tƣ tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa đƣa

ra đƣợc kiến nghị gì mới mà vẫn chỉ là những đề xuất mang tính định hƣớng chung.

Bên cạnh đó, tổ chức khoa học và công nghệ trong trƣờng đại học không phải là mô

hình tổ chức khoa học và công nghệ có tính phổ quát, đại diện cao, có những đặc thù

hạn chế do nhiệm vụ chính của tổ chức là đào tạo chứ không phải nghiên cứu khoa

học.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Văn Đức, Nguyễn Đình Hòa [25], đã chỉ

ra những bất cập trong đầu tƣ cho KHXH so với nguồn đầu tƣ cho KH&CN, nghiên

cứu chỉ ra những đặc thù của KHXH và đề xuất những hạn chế trong đầu tƣ cho

nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong khoa học xã hội thời gian qua.

Nghiên cứu chỉ đƣa ra những định hƣớng căn bản liên quan đến quản lí nhà nƣớc,

chƣa đề cập đến quản lí tài chính.

11

Nghiên cứu của tác giả Đỗ Diệu Hƣơng [31], chỉ rõ thực trạng đầu tƣ tài chính

cho hoạt động Khoa học và công nghệ ở nƣớc ta giai đoạn 2006-2010 còn thấp, đặc

biệt là đầu tƣ tài chính cho hoạt động KHXH do nguồn đầu tƣ còn hạn chế, hầu nhƣ

100% là từ NSNN. Dựa trên so sánh tỷ trọng đầu tƣ tài chính cho hai đơn vị hàng đầu

là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam

nghiên cứu cho thấy việc đánh giá chƣa thỏa đáng và đúng với giá trị về vai trò của

KHXH. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về cơ chế phân bổ ngân sách cho hoạt

động KHXH nhƣ: Đổi mới cơ chế phân bổ, giao dự toán; hƣớng đến giao dự toán

theo đầu ra của sản phẩm khoa học; khuyến khích và tạo điều kiện để nâng cao tính

tự chủ cho tổ chức khoa học và công nghệ cũng nhƣ cá nhân các chủ nhiệm đề tài.

Với luận văn thạc sĩ nên nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào đánh giá cơ chế phân

bổ ngân sách cho KHXH, chƣa có đánh giá sâu và tầm bao quát cao hơn cả về lý luận

và thực tiễn đối với mô hình tổ chức khoa học và công nghệ nên cần tiếp tục mở rộng

nghiên cứu rộng và sâu hơn để có những kiến nghị giải pháp mang tính ứng dụng cao

hơn trong điều kiện mở rộng tính tự chủ cho các tổ chức KH&CN.

Nghiên cứu của Nguyễn Công Nghiệp [33], trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực

tiễn tại Việt Nam (giai đoạn 2005-2010) và kinh nghiệm nƣớc ngoài, đề tài đã chỉ ra 7

điểm hạn chế và 2 nhóm nguyên nhân về cơ chế và chính sách đầu tƣ tài chính cho

hoạt động nghiên cứu KHXH, đồng thời đề xuất 4 nhóm giải pháp mang tính vĩ mô

nhƣ: (1) Đổi mới về quy mô cơ cấu, phƣơng thức để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu

tƣ; (2) Đổi mới định mức chi tiêu tài chính cho Hoạt động KHXH; (2) Đổi mới quy

trình lập dự toán, giải ngân và quyết toán kinh phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa

học; (4) Có cơ chế tài chính riêng nhằm khuyến khích lao động sáng tạo phát huy tài

năng.

Nghiên cứu của Bùi Thiên Sơn [38], [40] nhận định “công tác tài chính có

vai trò quan trọng để tạo đột phá cho phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia”.

Những đánh giá cụ thể về mặt thu và chi ngân sách cho hoạt động KH&CN giai

đoạn 2010 còn nhiều bất cập. Tác giả đã chỉ ra một số thực trạng trong quản lý tài

chính và có dẫn chứng bằng số liệu điều tra “năm 2008, có nhiều nơi các nhà khoa

học mất đến 60% quỹ thời gian nghiên cứu để giải trình thuyết minh và giải ngân

kinh phí đề tài đã đƣợc phê duyệt”. Điều này cho thấy chính sách quản lý tài chính

12

trong hoạt động khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế, cần có các giải pháp phù

hợp hơn cho sự phát triển KH&CN.

Nghiên cứu của Lê Đình Tiến [42], qua nghiên cứu của mình để luận giải về

vai trò quan trọng của KHXH đối với sự nghiệp phát triển đất nƣớc, để nâng cao

hiệu quả hoạt động trong KHXH cần có những đổi mới căn bản, từ đó đƣa ra 8

khuyến nghị trong đó có khuyến nghị về sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan

đến cơ chế tài chính và đầu tƣ cho KHXH. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa đề cập đến

quản lí tài chính trong hoạt động KHXH.

Nghiên cứu của Nguyễn Mậu Trung [50], qua nghiên cứu của mình đã tổng

kết lại các nguồn vốn cơ bản từ NSNN cho KH&CN, thực trạng sử dụng vốn từ

NSNN, một số cơ chế tạo vốn đầu tƣ cho KH&CN trong các doanh nghiệp và nêu

ra một số giải pháp để tăng cƣờng hiệu quả hoạt động KH&CN… Bài viết đã đƣa

một số trƣờng hợp cu thể nhƣ: ngân sách nhà nƣớc bố trí cho KH&CN 2% tổng chi

ngân sách, nhƣng việc phân bổ tồn tại nhiều bất cập, ách tắc dẫn đến tỷ lê thực chi

cho KH&CN thấp, việc giải ngân chậm, thậm chí tồn không tiêu hết; Hoạt động

KH&CN vẫn hình thức và không hiệu quả, với trên 1200 tổ chức KH&CN, nhƣng

các tổ chức KH&CN và các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu KH&CN theo sự chỉ

đạo của nhà nƣớc, dùng kinh phí của nhà nƣớc và nộp sản phẩm cho nhà nƣớc để

hƣởng tiền lƣơng, tiền công; Bên cạnh đó nhà nƣớc cho phép hình thành các quỹ để

hỗ trợ đầu tƣ cho KH&CN, ƣu đãi về thuế đối với hoạt động KH&CN; ra chủ

trƣơng chuyển đổi về tổ chức và hoạt động trong KH&CN (theo Nghị định

115/2005/NĐ-CP). Tác giả đã đề xuất một số giải pháp: (1) Nâng cao nhận thức cho

toàn dân; (2) Có quy chế phân bổ và sử dụng đúng đủ và triệt để kinh phí đƣợc phân

bổ; (3) Có chính sách khuyến khích chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang tự chủ, tự

chịu trách nhiệm; (4) Mở rộng xã hội hóa thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách

cho hoạt động KH&CN; (5) Tổ chức kiểm điểm thực hiện nghi quyết TW 2 và kết

quả thực hiện luật KH&CN cũng nhƣ các văn bản khác liên quan.

Nghiên cứu của Hồ Thị Hải Yến [57], phân tích thực trạng cơ chế tài chính

đối với hoạt động KH&CN trong các trƣờng đại học Việt Nam và chỉ ra những hạn

chế của cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, bao gồm: (1) Nguồn tài chính

đầu tƣ cho KH&CN đầu tƣ từ NSNN còn thấp; (2) Cơ cấu đầu tƣ từ NSNN cho các

lĩnh vực KH&CN còn chƣa toàn diện, thể hiện là chƣa chú ý đến đầu tƣ cho nghiên

13

cứu cơ bản trong lĩnh vực KHXH. Nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân của những hạn

chế và đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng huy động nguồn tài chính đối với hoạt

động KH&CN nhƣ: (1) Tăng tỷ lệ đầu tƣ từ NSNN cho KH&CN; (2) Mở rộng

nguồn tài chính cho KH&CN thông qua mở rộng hình thức đầu tƣ, thành lập quỹ

phát triển hoạt động KHCN và quỹ hỗ trợ phát triển KHCN. Công trình này cũng có

hạn chế tƣơng tự nhƣ công trình của Mai Ngọc Cƣờng về tính đại diện của tổ chức

khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học đối với mô hình các tổ chức khoa

học và công nghệ trong cả nƣớc.

Những nghiên cứu vừa điểm ở trên chủ yếu đƣa ra những định hƣớng về cơ

chế quản lí tài chính nói chung, chƣa đƣa ra giải pháp cụ thể về quản lí tài chính trong

hoạt động KHXH.

1.3. Nhóm các công trình bàn về quản lý sử dụng nguồn tài chính cho

hoạt động khoa học

Nghiên cứu của Mai Ngọc Cƣờng [24], phân tích các số liệu tài chính dành

cho KH&CN, nêu ra các hạn chế trong công tác phân bổ, quản lý sử dụng và thanh

quyết toán NSNN cho KH&CN. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra một số vấn đề thực

trạng của tài chính cho KH&CN gồm: Thứ nhất, việc quản lý, phân bổ sử dụng kinh

phí sự nghiệp KH&CN còn dàn trải làm cho hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao; Thứ

hai, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp KH&CN còn nhiều bất cập. Nghiên cứu

chủ yếu tập trung phân tích thực trạng phân bổ và sử dụng ngân sách cho hoạt động

khoa học trong các trƣờng đại học với nhiều bất cập cả về cơ chế quản lý và thủ tục

hành chính trong quá trình triển khai thực hiện, chƣa đƣa ra đƣợc kiến nghị gì mới

mà vẫn chỉ là những đề xuất mang tính định hƣớng chung. Bên cạnh đó, tổ chức

khoa học và công nghệ trong trƣờng đại học không phải là mô hình tổ chức khoa

học và công nghệ có tính phổ quát, đại diện cao, có những đặc thù hạn chế do

nhiệm vụ chính của tổ chức là đào tạo chứ không phải nghiên cứu.

Nghiên cứu của Nguyễn Trƣờng Giang [26], đã nêu đƣợc thực trạng về cơ

chế quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN ở nƣớc ta hiện nay, chỉ rõ giải pháp

quan trọng nhất là đổi mới đồng bộ cách thức tổ chức quản lý hoạt động KH&CN

trong đó có đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính, từ việc ƣu tiên nguồn lực, nâng

cao hiệu quả đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho KH&CN, có giải pháp huy động các

nguồn lực ngoài ngân sách nhà nƣớc đến việc cải thiện khung hành lang pháp lý, hệ

14

thống chính sách, cơ chế quản lý tài chính v.v… Tuy nhiên, nghiên cứu này mới

dừng ở việc đƣa ra những khuyến nghị mang tính định hƣớng, chƣa chỉ ra các giải

pháp cụ thể, chi tiết cách làm và lộ trình triển khai. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu

để triển khai các ý tƣởng đƣợc nêu trong nghiên cứu này.

Nghiên cứu của Đỗ Diệu Hƣơng [31], nghiên cứu chỉ ra những bất cập về thực

trạng sử dụng nguồn NSNN đầu tƣ cho hoạt động Khoa học và công nghệ về cơ chế

chính sách, thủ tục hành chính, cơ chế quản lý. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp

về cơ chế quản lý sử dụng tài chính cho hoạt động KHXH, trong đó nổi bật là cơ chế

quản lý kinh phí theo kết quả đầu ra của sản phẩm khoa học; tạo điều kiện để nâng

cao tính tự chủ cho tổ chức khoa học và công nghệ cũng nhƣ cá nhân các chủ nhiệm

đề tài. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở đánh giá cơ chế quản lý sử dụng ngân sách cho

KHXH, chƣa có đánh giá sâu và tầm bao quát cao hơn cả về lý luận và thực tiễn đối

với mô hình tổ chức khoa học và công nghệ nên cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu.

Nghiên cứu của Nguyễn Mậu Trung [50] qua nghiên cứu đã tổng kết lại các

nguồn vốn cơ bản từ NSNN cho KH&CN, thực trạng sử dụng vốn từ NSNN và nêu

ra một số giải pháp để tăng cƣờng hiệu quả hoạt động KH&CN… Bài viết đã đƣa

một số trƣờng hợp cu thể nhƣ: ngân sách nhà nƣớc bố trí cho KH&CN 2% tổng chi

ngân sách, nhƣng việc giải ngân chậm, thậm chí tồn không tiêu hết.

Nghiên cứu của Lê Xuân Trƣờng [53], cho rằng khi bàn về đổi mới cơ chế

quản lý tài chính đối với KH&CN không thể không đề cập đến các nội dung cơ bản

của cơ chế quản lý tài chính là: Nguồn tài chính, đối tƣợng sử dụng nguồn tài chính,

cách thức phân bổ và kiểm soát nguồn tài chính cho KH&CN. Từ tìm hiểu kinh

nghiệm những nƣớc tiên tiến nghiên cứu đã đề xuất ở Việt Nam nên chuyển dần việc

phân bổ ngân sách cho nghiên cứu khoa học theo đầu ra, điều này có nghĩa là khi các

nhà khoa học tham gia thực hiện một chƣơng trình, đề án, công trình hay dự án

nghiên cứu đƣợc giao ngân sách theo đầu ra với chỉ tiêu kết quả cụ thể thì cơ quan

quản lý nhà nƣớc không cần kiểm soát chi tiêu đầu vào, chỉ cần quan tâm đến kết quả

nghiên cứu.

Nghiên cứu của Hồ Thị Hải Yến [57], từ đánh giá thực trạng quản lý sử dụng

nguồn tài chính từ NSNN cho hoạt động KH&CN cho thấy những bất cập trong cơ

chế quản lý, nhƣ: cơ chế phân bổ không phù hợp, định mức chi tiêu không sát thực

tế, thủ tục thanh quyết toán còn rƣờm rà phức tạp,…Nghiên cứu đƣa ra đề xuất

15

nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính từ NSNN cho hoạt động KH&CN, trong

đó nhấn mạnh đến: (1) Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn đầu tƣ tài chính từ NSNN;

(2) Xây dựng quỹ phát triển hoạt động KH&CN; (3) Áp dụng cơ chế tài chính nhằm

nâng cao quyền tự chủ tài chính cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển.

1.4. Nhóm các công trình bàn về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế quản

lý tài chính trong các tổ chức Khoa học và Công nghệ

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảo [2], đã nêu ra những vấn đề lý luận về

quản lý tài chính trong ngành giáo dục đào tạo và chính sách đổi mới cơ chế quản lý

tài chính của các tổ chức KH&CN công lập theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm

và phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và từ đó đề xuất một số

nhóm giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và tăng cƣờng tính tự chủ tài

chính.

Nghiên cứu của Nguyễn Trƣờng Giang [26], đã nêu đƣợc thực trạng về cơ chế

quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN ở nƣớc ta hiện nay, tham khảo kinh nghiệm

của các nƣớc để đƣa ra kiến nghị, giải pháp trong cơ chế quản lý tài chính đối với

KH&CN ở Việt Nam, chỉ rõ giải pháp quan trọng nhất là đổi mới đồng bộ cách thức

tổ chức quản lý hoạt động KH&CN trong đó có đổi mới trong cơ chế quản lý tài

chính, từ việc ƣu tiên nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho

KH&CN, có giải pháp huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nƣớc đến việc

cải thiện khung hành lang pháp lý, hệ thống chính sách, cơ chế quản lý tài chính

v.v… Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng ở việc đƣa ra những khuyến nghị mang

tính định hƣớng, chƣa chỉ ra các giải pháp cụ thể, chi tiết cách làm và lộ trình triển

khai. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để triển khai các ý tƣởng đƣợc nêu trong nghiên

cứu này.

Nghiên cứu của Lê Sơn Hải [27], tập trung vào đánh giá chính sách tài chính

cho hoạt động KHXH nằm trong hoạt động KH&CN, đƣa ra đƣợc những kiến nghị

giải pháp mang tính vĩ mô, tuy nhiên chƣa đi sâu vào những kiến nghị cụ thể.

Nghiên cứu của Trần Ngọc Hoa [29], đã đề cập đến cơ chế tự chủ về ngân

sách trong hoạt động nghiên cứu và phát triển tự chủ của tổ chức KH&CN về vấn

đề tài chính chi là một nội dung đó, do vậy nghiên cứu mới chi đề cập đến một khía

cạnh trong công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách của Nhà nƣớc trong các tổ

16

chức R&D. Bài viết chƣa nêu ra đƣợc những vấn đề về nguồn vốn đầu tƣ cho

KH&CN và các thủ tục gây khó khăn cho các nhà khoa học.

Nghiên cứu của Đinh Thị Nga [32], đã nêu lên những bất cập trong quản lý

chi ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động khoa học và công nghệ trong đó có đề cập

đến những hạn chế của công tác lập ngân sách đầu tƣ, phân bổ ngân sách và thanh

quyết toán ngân sách... Trên cơ sở đó, tác giả đã đƣa ra các khuyến nghị đổi mới cơ

chế quản lý chi ngân sách nhằm thúc đẩy phát triển KH&CN cho các nhà trƣờng,

doanh nghiệp, Viện nghiên cứu. Các giải pháp này xoay quanh bài toán thị trƣờng

KH&CN nhìn chung phù hợp với các tổ chức nghiên cứu sản xuất những sản phẩm

có thị trƣờng, còn đối với các Viện nghiên cứu đặc thù nhƣ trong lĩnh vực KHXH

khó có khách hàng trên thị trƣờng KH&CN thì khó áp dụng đƣợc các giải pháp này.

Nghiên cứu của Dƣơng Bá Phƣợng [35], đã chỉ ra những bất cập trong cơ chế

quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN nói chung và trong KHXH nói riêng. Từ

thực tế đó, nhóm nghiên cứu đƣa ra nhóm đề xuất nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài

chính bao gồm: cấp phát, sử dụng, điều chỉnh và quản lý kinh phí; có những kiến nghị

liên quan đến chế độ chính sách của nhà nƣớc, của bộ ngành chủ quản và có kiến

nghị liên quan trực tiếp đến đơn vị sử dụng ngân sách. Tác giả cũng chỉ đƣa ra những

đề xuất mang tính định hƣớng chung liên quan đến quản lí nhà nƣớc, và một số kiến

nghị đã đƣợc điều chỉnh ở các văn bản quản lí nhà nƣớc sau đó.

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn [39], đã chỉ ra một số hạn chế của cơ chế

tài chính hiện hành nhƣ: cơ chế huy động; cơ chế phân bổ và vấn đề sử dụng các

nguồn lực tài chính. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của cơ chế tài chính hiện hành

cho hoạt động KH&CN và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính cho

các hoạt động KH&CN theo 2 hƣớng đó là: Tái cấu trúc lĩnh vực đầu tƣ công, và

duy trì các khuyến khích hiện tại đối với việc nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm cho các tổ chức KH&CN. Bài viết đã phân tích khá rõ nét thực trạng cơ chế

quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN ở nƣớc ta hiện nay, đồng thời cũng đóng

góp một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả trong quản lý cũng nhƣ trong hoạt động

nghiên cứu. Tuy nhiên, đó là những giải pháp mang tính vĩ mô mà tác giả muốn

hƣớng tới một cơ chế chung.

Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Thiều [43], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và

qua đánh giá thực tiễn quá trình đổi mới cơ chế hoạt động các tổ chức KH&CN giai

17

đoạn vừa qua, tác giả đƣa ra 5 khuyến nghị cơ bản nhằm góp phần hoàn thiện cơ

chế hoạt động của các tổ chức KH&CN ở Việt Nam trong giai đoạn từ nay tới năm

2020, trong đó có kiến nghị đổi mới cơ chế tài chính đối với tổ chức KH&CN.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này, do độ lùi thời gian, đã bộc lộ nhiều hạn chế về

tính cập nhật đối với các quy định quản lý nhà nƣớc về quản lý tài chính hiện nay. Mặc

dù vậy, các công trình trên đã có nhiều gợi ý quý báu cho việc triển khai đề tài luận án.

1.5. Kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

1.5.1. Kết quả nghiên cứu đạt được

Trong các công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài, khi nói đến tài chính cho

hoạt động nghiên cứu khoa học thì gắn liền với quản lý công, đầu tƣ cho nghiên cứu

khoa học đƣợc coi là khoản đầu tƣ công, thông thƣờng khoản tài trợ này không có

tính hoàn lại nên mọi khoản đầu tƣ này đƣợc quản lý nhƣ đầu tƣ tài chính công, và

cơ sở lý luận cho quản lý tài chính công xuất hiện rất sớm và có khung cơ sở lý luận

rất rõ. Các nghiên cứu trƣờng hợp tài chính cho KH&CN ở các nƣớc, tựu trung lại,

tập trung vào hai vấn đề cốt lõi: giảm khoán chi theo tổ chức và tăng chi theo khuôn

khổ dự án; Quản lý kinh phí hoạt động khoa học theo kết quả đầu ra; Hài hòa theo

chiều hƣớng tăng nghiên cứu ứng dụng so với nghiên cứu cơ bản.

Ở trong nƣớc, với mục đích nghiên cứu khác nhau, các tác giả tiếp cận vấn

đề quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN theo những cách khác nhau, nhƣng

tựu chung lại cũng dựa trên nền tảng quản lý tài chính công. Các nghiên cứu đã có

nhiều đóng góp có ý nghĩa về mặt khoa học, nêu lên đƣợc thực trạng về quản lý tài

chính hiện nay và khẳng định đổi mới quản lý tài chính là yêu cầu hết sức cần thiết

trong bối cảnh cơ chế quản lý nhà nƣớc có nhiều thay đổi. Trong các công trình

trên, có những nghiên cứu khá tổng quan nhằm đóng góp cho cơ chế hiện hành, có

những nghiên cứu, bài viết với phân tích khá chi tiết và cụ thể về quản lý tài chính

trong hoạt động KH&CN. Một số kiến nghị, giải pháp đến nay đã đƣợc thực thi,

đƣợc cụ thể hóa bằng những văn bản nhà nƣớc.

Các công trình nghiên cứu trong nƣớc cũng đã chỉ ra sự thiếu hụt nguồn thu,

sự chƣa hiệu quả trong cách thức đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học (cụ thể ở tính

thiếu đồng bộ; Ở tính hành chính trong cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng); Ở các

rào cản, thiếu khuyến khích tính tự chủ trong quản lý tài chính công ở các cơ quan

18

nghiên cứu khoa học; Ở tình trạng thiếu hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài sản

công ở các cơ quan nghiên cứu khoa học.

1.5.2. Hạn chế và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả tổng quan nghiên cứu ở trên cho thấy còn những khoảng trống

nghiên cứu sau:

Về cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu lý thuyết đã luận giải rõ lý thuyết quản lý

tài chính công, từ nhiều phƣơng diện (huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài

chính..) và tập trung vào quản lý sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính công. Trên

cơ sở lý thuyết, nhiều nghiên cứu đã tập trung luận giải quản lý tài chính trong hoạt

động Khoa học và Công nghệ nhƣ cách quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy

nhiên, cách luận giải này chƣa phù hợp với hoạt động KHXH. Vì vậy, quản lý tài

chính trong điều kiện đặc thù của hoạt động KHXH là chƣa có.

Liên quan đến chủ đề quản lý tài chính cho KH&CN đã thu hút đƣợc sự chú

ý của giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách, cơ sở lý luận về quản lý tài

chính trong hoạt động KH&CN bƣớc đầu đã đƣợc làm rõ. Mặc dù vậy, những

nghiên cứu liên quan đến quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội còn

hạn chế, đã có một số nghiên cứu đề cập đến chủ đề liên quan đến quản lý tài chính

trong hoạt động KHXH. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới tiếp cận ở một khía

cạnh nào đó của quản lý tài chính trong hoạt động KHXH.

Vì vậy, một công trình tổng hợp, kết hợp cả lý luận học thuật và thực tiễn tác

nghiệp về quản lý tài chính trong hoạt động KHXH (qua thực tiễn triển khai tại một

tổ chức khoa học và công nghệ cụ thể và hàng đầu về nghiên cứu khoa học xã hội)

với nhiều đặc thù riêng trong bối cảnh có rất nhiều thay đổi về cơ chế chính sách

nhƣ hiện nay là chƣa có và hết sức cần thiết. Đây là một khoảng trống trong nghiên

cứu mà luận án hƣớng tới.

Một khoảng trống nghiên cứu nữa sẽ đƣợc giải quyết trong luận án là trong

bối cảnh đổi mới nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức

KH&CN, nhất là tự chủ tài chính thì cơ chế quản lý tài chính của các tổ chức

KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH sẽ thế nào? Việc phân cấp mức độ tự chủ

đến đâu, tự chủ nhƣ thế nào và mô hình triển khai và cơ chế quản lý tài chính nhƣ

thế nào đối với từng tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH thì cũng cần

phải nghiên cứu và làm rõ trong nghiên cứu này.

19

Về vấn đề đổi mới cơ chế quản lý quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN

đã đƣợc bàn đến qua các thời kỳ. Tuy nhiên, đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho

các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH trong bối cảnh và yêu cầu về

nâng cao hiệu quả của các tổ chức KH&CN công lập bằng việc trao thêm quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm, nhất là tự chủ về tài chính cho các tổ chức này cũng chƣa

đƣợc luận bàn sâu trong các nghiên cứu đi trƣớc.

Từ việc chỉ ra khoảng trống nói trên, luận án sẽ tập trung vào việc phân tích

thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, bao gồm quản lý nhà nƣớc về

tài chính trong hoạt động KHXH và quản lý tài chính tại tổ chức KH&CN hoạt

động trong lĩnh vực KHXH, trong nghiên cứu này là Viện Hàn lâm KHXH Việt

Nam; từ đó, đánh giá về những mặt đƣợc và chỉ ra đƣợc những bất cấp trong cả cơ

chế chính sách quản lý của nhà nƣớc, cũng nhƣ nội tại của các tổ chức KH&CN

hoạt động trong lĩnh vực KHXH. Đồng thời, tìm kiếm những giải pháp nhằm góp

phần đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động KHXH ở nƣớc ta trong bối cảnh

mới của nền kinh tế tri thức, của sự phát triển nhanh của KH&CN hiện nay.

1.5.3. Khung phân tích của luận án

Câu hỏi nghiên cứu:

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trong và

ngoài nƣớc có liên quan đến chủ đề của luận án, Luận án tập trung nghiên cứu trả

lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Nội dung quản lý tài chính trong khoa học xã hội gồm những nội dung gì?

Những công cụ nào sử dụng quản lý tài chính trong khoa học xã hội?

- Các chỉ tiêu, tiêu chí nào dùng để đánh giá quản lý tài chính trong hoạt

động KHXH?

- Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính trong hoạt động KHXH?

- Những bài học kinh nghiệm nào phù hợp cho Việt Nam từ nghiên cứu về

quản lý tài chính trong hoạt động KHXH của các nƣớc?

- Thực trạng quản lý nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động KHXH tại Việt

Nam và quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có những tồn tại, hạn

chế gì và nguyên nhân vì sao?

20

- Các giải pháp nào có thể đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động KHXH

theo hƣớng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các tổ chức

KH&CN trong lĩnh vực KHXH trong thời gian tới?

Giả thuyết nghiên cứu

Công tác quản lý tài chính trong hoạt động KHXH thời gian qua đã có nhiều

thay đổi nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, chƣa phát huy hết tính tự chủ, tự chịu trách

nhiệm, nhất là tự chủ về tài chính, điều này chủ yếu do: Cơ chế chính sách quản lý

nhà nƣớc; thực tiễn triển khai thực hiện tại các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt

động trong lĩnh vực Khoa học xã hội,..

Hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động KHXH thời gian qua ảnh hƣởng

bởi các nhân tố: Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nƣớc; Hệ thống hỗ trợ

thực thi chính sách; trình độ và năng lực quản lý tài chính của các tổ chức KH&CN

hoạt động trong lĩnh vực KHXH.

Khung phân tích luận án:

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

KINH NGHIỆM

QUỐC TẾ VỀ QLTC

TRONG HOẠT

ĐỘNG KHXH

CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ QLTC TRONG HOẠT ĐỘNG

KHXH

ĐÁNH GIÁ THỰC

TRẠNG VỀ

QLTC TRONG HOẠT ĐỘNG

KHXH DỮ LIỆU

THỨ CẤP VỀ QLTC

TRONG HOẠT

ĐỘNG KHXH

DỮ LIỆU SƠ CẤP

VỀ QLTC TRONG HOẠT ĐỘNG KHXH

BỐI CẢNH

QUAN ĐIỂM,

ĐỊNH HƢỚNG

ĐỔI MỚI QLTC

TRONG HOẠT

ĐỘNG KHXH

KIẾN NGHỊ,

GIẢI PHÁP ĐỔI

MỚI QLTC

TRONG HOẠT

ĐỘNG KHXH

NHÂN TỐ

ẢNH HƢỞNG ĐẾN

QLTC TRONG HOẠT ĐỘNG

KHXH

TỒN TẠI,

HẠN CHẾ VÀ

NGUYÊN NHÂN

VỀ QLTC TRONG

HOẠT ĐỘNG KHXH

BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH

GIÁ VỀ QLTC

TRONG HOẠT

ĐỘNG KHXH

21

TIỂU KẾT CHƢƠNG I

Chƣơng 1 tập trung tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc và trong

nƣớc liên quan đến chủ đề của luận án, trên cơ sở đó rút ra những nội dung có thể

kế thừa, đồng thời chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu mà luận án sẽ tập trung

giải quyết. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu về chủ đề liên quan đến quản lý

tài chính trong hoạt động KHXH trong chƣơng 1, tác giả đã làm rõ đƣợc một số

vấn đề sau:

- Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong hoạt động KHXH về cơ bản tuân

theo những quy định chung về quản lý tài chính công.

- Với nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau và những thảo luận xung

quanh các quan điểm về quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN, cũng nhƣ quản

lý tài chính trong hoạt động KHXH đã gợi mở cho tác giả lựa chọn cách tiếp cận

đúng đắn trong giải quyết vấn đề của luận án, đó là dựa trên nền tảng quản lý tài

chính công nhƣng phải gắn với đặc thù hoạt động ngiên cứu KHXH, và đó chính là

khoảng trống nghiên cứu mà luận án sẽ phải giải quyết.

- Rút ra đƣợc mục tiêu của luận án cần giải quyết là làm những gì (đổi mới

gì) để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động KHXH trong bối cảnh

đổi mới tổ chức KH&CN theo hƣớng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đặc

biệt là tự chủ về tài chính trong thời gian tới.

Các nội dung đƣợc trình bày trong chƣơng 1 là cơ sở để xây dựng khung

phân tích của luận án.

22

CHƢƠNG II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI

2.1. Một số lý luận cơ bản về hoạt động Khoa học xã hội

2.1.1. Khái niệm về hoạt động Khoa học xã hội

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, khoa học là tri thức nhận đƣợc qua nghiên

cứu và thực nghiệm. Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 [36, tr.1] Khoa

học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện

tƣợng tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Khoa học xã hội là một bộ phận cấu thành của Khoa

học và Công nghệ, mục đích của Khoa học xã hội là nghiên cứu, tìm tòi khám phá để

nhận thức ra quy luật vận động, những mối liên hệ phổ biến, phát triển của những

mối liên hệ con ngƣời trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.

Hoạt động Khoa học xã hội là một dạng của Khoa học và Công nghệ. Theo

Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 [36, tr.1] Hoạt động khoa học và công nghệ

là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển

công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến

và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

Nhƣ vậy, hoạt động KHXH là một phần của hoạt động KH&CN, nó bao

gồm hoạt động nghiên cứu, triển khai thực nghiệm và dịch vụ trong lĩnh vực

KHXH. Hƣớng đích cuối cùng của hoạt động nghiên cứu KHXH là giúp cho con

ngƣời và xã hội đƣợc phát triển một cách toàn diện, thích ứng với mọi thay đổi

trong môi trƣờng tự nhiên, xã hội và tƣ duy.

2.1.2. Đặc thù của Khoa học xã hội

Thứ nhất, Khoa học xã hội gắn với thể chế chính trị

Khoa học và Chính trị có mối quan hệ tƣơng tác với nhau nhƣng không phải lệ

thuộc nhau. Tuy nhiên, khác với KHCN, lợi ích của KHXH gắn liền với lợi ích chính

trị và lợi ích giai cấp thông qua ngƣời sử dụng và mục đích sử dụng. Nội dung nghiên

cứu về KHXH gồm các vấn đề lý luận, lý thuyết, trong đó bao hàm những vấn đề lý

luận chính trị cơ bản trực tiếp phục vụ quan điểm chính trị, đƣờng lối, chính sách của

Đảng và Nhà nƣớc; các nội dung lý thuyết khoa học của từng chuyên ngành khoa học

23

xã hội; các vấn đề gắn với nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội, phục vụ việc thực hiện

chức năng của các ngành và địa phƣơng trong chỉ đạo và quản lý phát triển kinh tế - xã

hội. Nội dung nghiên cứu gì, ứng dụng ra sao… trong KHXH bao giờ cũng cần có định

hƣớng chính trị, bản thân chính trị luôn đặt ra cho KHXH.

Tuy KHXH gắn với thể chế chính trị nhƣng không có nghĩa đồng nhất với

chính trị và không đƣợc trái với quan điểm chính trị. Nếu KHXH luôn đồng nhất

với chính trị sẽ mất vai trò phản biện của nó và suy cho cùng không tạo ra cơ sở

khoa học và thực tiễn khách quan cho phát triển đất nƣớc.

Vì vậy KHXH chỉ có tác động đến hạ tầng cơ sở để trở thành lực lƣợng sản xuất

trực tiếp thông qua những thiết chế xã hội, hay nói cách khác là thông qua kiến trúc

thƣợng tầng, tức là thông qua hệ thống quan điểm, liên quan trực tiếp đến ý thức giai

cấp, ý thức xã hội; những quan điểm khác nhau về cuộc sống, về giá trị, đạo đức cũng

nhƣ nhân cách, lối sống… của con ngƣời [54, tr.40]. Cho nên, không có lĩnh vực nào

của KHXH có thể đứng ngoài chính trị. Ngƣợc lại, chính trị có thể thâm nhập vào các

hoạt động của khoa học xã hội và khó có thể phân biệt đƣợc. Do đó lợi ích của hoạt

động khoa học xã hội gắn liền với lợi ích chính trị và lợi ích giai cấp thông qua ngƣời

sử dụng và mục đích sử dụng. Điều đó chứng tỏ KHXH có vai trò rất quan trọng đối

với việc phát triển của mỗi quốc gia. Nó có nhiệm vụ cung cấp luận cứ khoa học cho

việc hoạch định đƣờng lối, xây dựng và phát triển đất nƣớc, đặc biệt là hình thành

chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, hoạch định hệ thống chính sách phát triển thích

ứng với từng thời kỳ của các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau [54, tr.38].

Thứ hai, đóng góp của KHXH đối với xã hội thƣờng có độ trễ trong ứng dụng

Khác với KHCN sản phẩm nghiên cứu là các phát minh, sáng chế hay

những ứng dụng KH&CN đƣợc áp dụng ngay trong thực tiễn và mang lại lợi ích

trƣớc mắt, còn sản phẩm của KHXH thƣờng mang lại lợi ích lâu dài, với hiệu quả

tổng hợp nhƣng rất khó lƣợng hóa, đo đếm, đặc biệt là hiệu quả chính trị - xã hội.

Trên thực tế, sản phẩm của khoa học xã hội không đem lại tác dụng ngay đối với

đời sống xã hội nhƣ các ngành thuộc lĩnh vực KHCN. Với tƣ cách là lực lƣợng sản

xuất trực tiếp, KHXH chỉ dẫn đến sản xuất thông qua con ngƣời, mà con ngƣời ý

thức đƣợc một cách tự giác những kiến thức xã hội, những lý giải về các phƣơng án

24

của các nhà khoa học xã hội, mà điều đó chỉ có thể có đƣợc khi những kiến thức,

hoặc phƣơng án đƣợc xã hội chấp nhận hoặc ít ra cũng đƣợc kiểm nghiệm trong đời

sống thực tiễn, do đó phải có thời gian, cần một quá trình.

Mặt khác, mục tiêu của KHXH là xây dựng con ngƣời, phát triển toàn diện

mọi khả năng của con ngƣời vì lợi ích của chính con ngƣời và xã hội loài ngƣời.

Nhờ khả năng tác động đến phạm vi ý thức tƣ tƣởng cũng nhƣ tâm hồn, nhân cách

con ngƣời, KHXH có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí, nhất là

văn hóa, văn minh xã hội. Mọi tiến bộ của KHXH đều tác động trực tiếp đến việc

xây dựng nền văn hóa mới và con ngƣời mới, và nên văn hóa phát triển sẽ chắp

cánh cho sự phát triển xã hội cũng nhƣ KHXH. Chính KHXH đã tạo nên sự chuyển

biến từ đời sống thực tiễn đến năng lực văn hóa và từ văn hóa đến yêu cầu tiến bộ

xã hội. Tất cả những biến đổi đó đều phải có quá trình và thông qua quá trình nên

không thể đòi hỏi KHXH đem lại những lợi ích thực tiễn trƣớc mắt cho xã hội.

Hơn nữa, tác động của các kết quả nghiên cứu của KHXH còn rộng lớn và

toàn diện hơn, nhất là khi đƣợc sử dụng các kết quả đó làm căn cứ khoa học cho

việc hoạch định đƣờng lối, chính sách, tạo ra những nguyên lý phát triển xã hội.

Mỗi một kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội đƣợc thể hiện ở các mặt hiệu quả

kinh tế - xã hội, hiệu quả chính trị - tƣ tƣởng, hiệu quả khoa học, trong đó những kết

quả trực tiếp rất khó lƣợng hóa, đo đếm và những tác động gián tiếp lại rất lớn và

quan trọng. Các mặt hiệu quả này khó có thể nhận thấy trong thời gian ngắn, ngay

sau khi kết quả nghiên cứu KHXH đƣợc hoàn thành hay vừa áp dụng vào thực tiễn,

mà nhiều khi phải tới năm, mƣời năm, thậm chí hàng chục năm mới thấy rõ hiệu

quả đem lại. Mặt khác, có những kết quả nghiên cứu của KHXH tuy đƣợc nghiệm

thu đánh giá ở mức xuất sắc, song không dễ đƣợc áp dụng ngay vào thực tiễn, bởi

còn phụ thuộc vào các điều kiện nhƣ cơ chế, chính sách, nguyên tắc tổ chức quản lý

và yêu cầu đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội,… Vì vậy không thể thuần túy nhìn

vào khía cạnh hiệu quả trƣớc mắt hoặc chỉ đơn thuần xét trên bình diện hiệu quả

kinh tế để cân nhắc mức độ đầu tƣ hoặc nhận xét đánh giá kết quả và hiệu quả của

hoạt động KHXH đem lại, mà phải đứng trên quan điểm hiệu quả tổng hợp, lâu dài

và toàn diện, trong đó đặc biệt chú ý tới hiệu quả chính trị - xã hội [35, tr.13].

25

Thứ ba, việc ứng dụng kết quả của KHXH thƣờng mang tính chủ quan

KHXH cơ bản dựa trên tƣ duy sáng tạo và chủ yếu mang lại kết quả có tính

phát hiện và sáng tạo. Khác với các ngành KHCN, KHXH không tiến hành nghiên

cứu dựa trên các thí nghiệm, thực nghiệm ở phòng thí nghiệm, mà dựa trên các tài

liệu đã có, đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát để lấy số liệu, tài liệu, học hỏi kinh

nghiệm, nghiên cứu thực tiễn để tổng kết, khái quát, phát hiện các hiện tƣợng và

quy luật hoặc trên cơ sở đó xác định bản chất, nêu lên những luận điểm và kết luận

khoa học. Vì thế, kết quả nghiên cứu của KHXH ít mang tính phát minh, sáng chế,

mà chủ yếu mang tính phát hiện và sáng tạo. Tƣ duy sáng tạo trong nghiên cứu

KHXH đƣợc thể hiện cả trong quá trình nghiên cứu tƣ liệu, kế thừa các kết quả

nghiên cứu trƣớc đó, khảo sát thực tiễn, tìm phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp

cận thích hợp, trao đổi học thuật, tranh luận khoa học, lập luận trình bày, phân tích

các quan điểm cũng nhƣ trình bày kết quả nghiên cứu [54, tr.10].

Việc sử dụng các ý tƣởng đề xuất xã hội từ kết quả nghiên cứu cũng bị phụ

thuộc vào chính khách, các nhà quản lý mà động cơ sử dụng do nhiều yếu tố quyết

định nhƣ: sự đồng thuận trong xã hội; sự thỏa thuận, thỏa hiệp của các cộng đồng

trong xã hội,…

Thứ tư, sản phẩm KHXH khó thống nhất trong đánh giá

Sản phẩm của KHXH thƣờng là các trang tác giả thể hiện ý tƣởng, sự kiến

giải và các đề xuất về lý luận và thực tiễn của tác giả. Các kết quả nghiên cứu của

KHXH có tính chính xác không cao, một phần là do trong KHXH rất khó, thậm chí

không thể, thực hiện các thí nghiệm có kiểm soát do các chi phí rất lớn. Các thử

nghiệm xã hội nhiều lúc cũng không thể thực hiện. Cũng do tính chính xác không

cao của các kết quả nghiên cứu, trong nghiên cứu KHXH thƣờng phải sử dụng

phƣơng pháp chuyên gia để đánh giá, dự báo tình hình.

Về cơ bản, đánh giá chất lƣợng trong KHXH khác xa với KHCN. Nó đƣợc

giới chuyên môn đánh giá cao, thấp thể hiện ở thang điểm trên cơ sở các tiêu chí: ý

nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, những đề xuất có tính khả thi cho công tác hoạch

định chính sách kinh tế, xã hội… Tuy vậy, đó vẫn chỉ là những đánh giá mang tính

26

chủ quan, tùy thuộc vào nhãn quang của ngƣời đánh giá và thời điểm lịch sử của

những điều kiện chính trị - xã hội quy định.

Thứ năm, hoạt động KHXH đòi hỏi quá trình tự đào tạo, tích lũy kinh

nghiệm kiến thức khá dài

Khoa học xã hội là đòi hỏi ngƣời nghiên cứu phải có quá trình tự đào tạo,

tích lũy kinh nghiệm, kiến thức khoa học liên ngành rộng, chuyên ngành sâu mới đủ

điều kiện làm công tác nghiên cứu và phát triển lâu dài. Đặc trƣng này chính do đối

tƣợng nghiên cứu của khoa học xã hội quy định. Hơn nữa hoạt động nghiên cứu

khoa học xã hội còn mang tính chất tổng kết, đúc rút, phân tích, khái quát lý luận từ

thực tiễn nên vốn tích lũy kiến thức (bao gồm kiến thức sách báo và kiến thức thực

tiễn) cũng nhƣ kinh nghiệm nghiên cứu của khoa học đóng vai trò hết sức quan

trọng. Những ngƣời làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội không thể chỉ sau khi

đạt đƣợc các học vị khoa học là đủ điều kiện làm tốt công tác nghiên cứu khoa học,

mà trái lại, đòi hỏi phải học tập, tự đào tạo liên tục, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức

khoa học suốt đời; đồng thời phải coi đó là tiêu chuẩn và điều kiện quan trọng nhất để

các nhà nghiên cứu khoa học xã hội có thể cống hiến ngày một nhiều hơn sức sáng

tạo vì sự phát triển của khoa học. Thế giới đã rút ra những kết quả nghiên cứu cho

thấy, nếu nhƣ các nhà KHTN, KHCN có thể có các bằng phát minh, sáng chế từ lứa

tuổi 23, thậm chí thấp hơn, và thời kỳ cống hiến rực rỡ nhất là ở tuổi 35-45, thì các

nhà khoa học xã hội có đƣợc những cống hiến sáng tạo có giá trị đòi hỏi ít nhất phải

ở tuổi 30 và thời kỳ cống hiến rực rỡ nhất là ở tuổi từ 45 đến 55, thậm chí có ngƣời

sau khi nghỉ hƣu mới có đóng góp khoa học có giá trị. Vì thế việc áp dụng chế độ

tài chính đối với KHXH nhƣ: tiền lƣơng, định mức khoán chi thƣờng xuyên, khoán

chi theo đề tài nghiên cứu… không thể giống nhƣ KHCN, càng không thể giống

nhƣ các cơ quan hành chính; đồng thời cũng không thể thù lao nhƣ nhau ngay trong

giới KHXH giữa các thế hệ. Tuy rằng, thế hệ trẻ do có điều kiện học hành đầy đủ và

thông minh, có thể táo bạo nêu ý tƣởng, song độ chín về chính trị (rất đặc thù trong

khoa học xã hội) và chiều sâu trong nghiên cứu, tƣ vấn chính sách sẽ còn gặp nhiều

khó khăn. Đây là vấn đề cần lƣu ý khi xây dựng các chính sách phát triển cũng nhƣ

đãi ngộ đối với các nhà nghiên cứu KHXH.

27

Thứ sáu, hoạt động nghiên cứu KHXH mang tính liên ngành cao

Khoa học xã hội nghiên cứu các hiện tƣợng xã hội, các hiện tƣợng xã hội là

một tổng thể. Nhiều vấn đề xã hội không thể giải quyết đƣợc nếu chỉ đóng khung

trong một chuyên ngành khoa học. Các phƣơng pháp sử dụng trong một nghiên cứu

KHXH cũng rất đa dạng, không chỉ bó hẹp trong các phƣơng pháp của KHXH mà

còn có cả các phƣơng pháp thƣờng áp dụng cho KHCN. Đồng thời, cũng có nhiều

vấn đề KHXH khi nêu mục tiêu nghiên cứu nhƣng có thể có nhiều phƣơng pháp

tiếp cận khác nhau, trong điều kiện cụ thể khác nhau thì trong những trƣờng hợp

này cũng cần tổ chức thành nhiều hơn 1 nhiệm vụ về chủ đề đó để rồi có thể tập hợp

các kết quả nghiên cứu so sánh, đối chiếu.

Tóm lại, với các nét đặc thù nhƣ trên, cơ chế quản lý tài chính trong hoạt

động KHXH vừa đáp ứng những yêu cầu chung của quản lý tài chính công, nhƣng

vừa phải bao quát đƣợc tính đặc thù của hoạt động KHXH. Việc áp dụng các công

cụ và phƣơng thức quản lý phù hợp sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo trong nghiên cứu

của nhà khoa học. Ngƣợc lại, nếu cơ chế và chính sách quản lý lạc hậu, chậm thay

đổi, không tính đến đặc thù của KHXH sẽ gây những ách tắc, hạn chế khả năng

sáng tạo của nhà khoa học và cản trở sự phát triển của KHXH, cũng nhƣ những

đóng góp cho xã hội.

2.2. Quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội

2.2.1.1. Khái niệm quản lý tài chính

Có nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau khi đƣa ra khái niệm về quản lý

tài chính trong lĩnh vực công.

Theo cách tiếp cận của Hough, J.R. [62], quản lý tài chính là một phƣơng

thức hỗ trợ để đạt mục tiêu tổng thể của tổ chức thông qua cung cấp tài chính. Với

cách tiếp cận này thì quản lý tài chính liên quan đến câu hỏi là làm thế nào lựa chọn

đƣợc các khoản đầu tƣ hợp lý để có lợi nhuận từ khoản đầu tƣ đó. Theo học thuyết

có thể tóm tắt các chức năng quản lý tài chính và vai trò của ngƣời quản lý tài chính

là ra các quyết định và kiểm soát các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng

nguồn lực tài chính.

28

Theo học thuyết quản lý tài chính của Solomon, E. [69] cho rằng: “Quản lý

tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của

một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch hành

động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công

trong tương lại nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó”.

Hay nói cách khác, Quản lý tài chính là quá trình mà chủ thể quản lý, thông

qua việc sử dụng có chủ đính các phƣơng pháp và các công cụ quản lý, tác động và

điều khiển hoạt động tài chính nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định. Trong quản lý

tài chính, các vấn đề về: chủ thể quản lý, các nguồn tài chính đƣợc quản lý, công cụ

và phƣơng pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải

đƣợc xác định đúng đắn.

Từ những quan điểm trên có thể khẳng định bản chất của quản lý tài chính

trong mọi tổ chức nói chung là giống nhau, tuy nhiên do đặc thù của mỗi ngành nên

nó có những nét cơ bản riêng. Trong lĩnh vực sự nghiệp thì cũng có nhiều loại sự

nghiệp khác nhau nhƣ sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; sự nghiệp y tế; sự

nghiệp văn hóa thông tin; sự nghiệp khoa học và công nghệ; và sự nghiệp khác nên

không thể đánh đồng khái niệm quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp với quản lý tài

chính trong hoạt động KHXH, đặc biệt không thể áp dụng toàn bộ mô hình quản lý

tài chính trong doanh nghiệp cho quản lý tài chính trong hoạt động KHXH đƣợc.

Quản lý tài chính trong hoạt động KHXH có những yêu cầu tƣơng tự nhƣ các tổ

chức kinh doanh nhƣ sử dụng công quỹ và thực hiện kiểm soát. Tuy nhiên, các tổ

chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội chủ yếu

đƣợc ngân sách nhà nƣớc tài trợ nên để có kinh phí chi tiêu cho hoạt động nghiên

cứu khoa học phải lập kế hoạch ngân sách, quản lý chi tiêu ngân sách theo quy định

khá nghiêm ngặt về quản lý nguồn tài chính có sự tài trợ của NSNN. Nhƣ vậy, có

thể đƣa ra khái niệm quản lý tài chính trong hoạt động KHXH nhƣ sau:

Quản lý tài chính trong hoạt động KHXH là quản lý quá trình tạo lập và sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để đạt được các mục tiêu đã định. Hay

nói cách khác, Quản lý tài chính trong hoạt động KHXH là quá trình mà chủ thể

quản lý thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp, công cụ quản lý tác động lên đối

29

tƣợng quản lý bằng việc quản lý việc tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính một

cách chặt chẽ, hợp lý có hiệu quả theo mục đích đã định.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án tác giả tiếp cận Quản lý tài chính

trong hoạt động KHXH, xét về khía cạnh quản lý nhà nước là quá trình tác động

của Nhà nƣớc tới hệ thống quản lý của các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt

động trong lĩnh vực Khoa học xã hội thông qua việc sử dụng các công cụ của Nhà

nƣớc để thực hiện các chức năng cơ bản từ lập kế hoạch tài chính, tổ chức phân bổ

và sử dụng nguồn tài chính đến kiểm tra, giám sát nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã định.

Xét về khía cạnh quản lý tài chính tại các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực

KHXH là quá trình tổ chức KH&CN đƣợc nhà nƣớc giao quản lý nguồn tài chính do

NSNN cấp để thực hiện các nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao, thông qua các công cụ

của Nhà nƣớc và các quy định riêng phù hợp với đặc thù của lĩnh vực về quản lý

thu, quản lý chi, quản lý quá trình sử dụng và giám sát việc quản lý nguồn NSNN

cấp một cách hiệu quả phù hợp với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

Mục tiêu quản lý tài chính có thể thay đổi theo từng thời kỳ và chiến lƣợc

phát triển của từng tổ chức, tuy nhiên khác với quản lý tài chính tại các doanh

nghiệp (chủ yếu nhằm mục tiêu tối ƣu hóa lợi nhuận), mục tiêu của quản lý tài

chính trong hoạt động KHXH không vì mục đích lợi nhuận mà phục vụ cho cộng

đồng xã hội. Vì vậy, quản lý tài chính trong hoạt động KHXH là quản lý sử dụng có

hiệu quả, đúng định hƣớng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu khác

theo quy định của pháp luật.

Quan điểm quản lý tài chính trên cho phép nhìn nhận đầy đủ, toàn diện về tài

chính trong hoạt động KHXH, vừa chỉ ra mặt cụ thể - hình thức biểu hiện bên ngoài

“vật chất” của tài chính (các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ); vừa vạch rõ mặt trừu

tƣợng - bản chất bên trong của tài chính (các quan hệ kinh tế trong phân phối của

cải dƣới hình thức giá trị). Từ đó cho nhận thức rằng, quản lý tài chính trƣớc hết là

quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các

nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách

chặt chẽ, hợp lý có hiệu quả theo mục đích đã định.

30

2.2.1.2. Đặc điểm quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội

Từ khái niệm trên cụ thể hóa về quản lý tài chính trong hoạt động KHXH

bằng mô hình sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý tài chính trong hoạt động KHXH

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Theo mô hình trên, cho thấy:

Chủ thể quản lý tài chính trong hoạt động KHXH mà luận án khảo sát gồm:

a) Cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là hai Bộ chủ quản trực tiếp là Bộ Khoa học

và Công nghệ và Bộ Tài chính, là cơ quan nhà nƣớc ban hành các chính sách quản

lý đối với các tổ chức KH&CN; b) Tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực

KHXH đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động quản lý quá trình tạo

lập, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc theo

chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

Nhƣ vậy, để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của quản lý tài chính trong hoạt động

KHXH cần hiểu rõ đặc thù về quản lý tài chính trong hoạt động KHXH nhƣ sau:

Cơ quan

quản lý

Nhà nƣớc

Tổ chức

KH&CN hoạt

động trong lĩnh

vực KHXH

Lập kế

hoạch tài

chính

Tổ chức

thực hiện

Quản lý

điều hành

Kiểm tra

giám sát tài

chính

- Mục tiêu

quản lý của

Nhà nƣớc

- Mục tiêu kế

hoạch của tổ

chức

KH&CN

31

Thứ nhất, nguồn tài chính cho hoạt động khoa học xã hội chủ yếu từ NSNN

Nghiên cứu KHXH chủ yếu là nghiên cứu cơ bản, ít có tính thị trƣờng, vì

vậy để KHXH phát triển thì rất cần thiết phải có sự đầu tƣ nguồn lực, bao gồm nhân

lực (con ngƣời), cơ sở vật chất từ ngân sách nhà nƣớc (NSNN). Nguồn đầu tƣ từ

NSNN cho hoạt động KHXH cung cấp tiềm lực tài chính không chỉ duy trì, củng cố

các hoạt động nghiên cứu mà còn có tác dụng định hƣớng điều chỉnh các hoạt động

nghiên cứu phát triển theo đƣờng lối chủ trƣơng của Nhà nƣớc và theo nguyên tắc

không hoàn trả trực tiếp.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng thì nguồn tài chính đầu tƣ cho hoạt

động KHXH rất đa dạng. Ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng, nguồn tài chính đầu

tƣ cho nghiên cứu khoa học đƣợc hình thành từ ngân sách nhà nƣớc, từ nội tại của

tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và từ sự tài trợ của các tổ

chức quốc tế. Nhƣng nhìn chung lại đầu tƣ cho hoạt động KHXH vẫn chủ yếu từ

nguồn NSNN.

Thứ hai, cơ chế quản lý phản ánh mối quan hệ tài chính giữa tổ chức KH&CN

hoạt động trong lĩnh vực KHXH với Nhà nƣớc

Hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KHXH là hoạt động trí tuệ, có

tính đặc thù cao và đƣợc tiến hành một cách rất đa dạng do một cá nhân hoặc một

nhóm các nhà khoa học thực hiện. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu phải do một tổ chức

đặt hàng hoặc nhận đặt hàng để tổ chức triển khai nghiên cứu. Với đặc điểm này, ở

nƣớc ta hiện nay, tổ chức đặt hàng thƣờng là Nhà nƣớc, tổ chức nghiên cứu có thể là

một viện nghiên cứu chuyên ngành, một trung tâm nghiên cứu triển khai ứng dụng và

dịch vụ khoa học, hoặc một trƣờng đại học đƣợc giao để tổ chức thực hiện đề tài.

Trong thuật ngữ hiện hành ở nƣớc ta gọi đó là tổ chức chủ trì đề tài. Thông qua tổ

chức chủ trì đề tài, các nhà nghiên cứu nhận công trình nghiên cứu, triển khai thực

hiện và đƣợc nghiệm thu, đánh giá, đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn.

Nhà nƣớc bảo đảm sự phát triển ổn định, liên tục cho nghiên cứu khoa học, nhất

là lĩnh vực khoa học xã hội; Đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động nghiên cứu khoa

học vào thực tiễn, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực; phát huy sáng

kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc

phòng, an ninh và kinh nghiệm thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức

32

KH&CN trong lĩnh vực KHXH thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Tổ chức, động

viên các thành viên tham gia tƣ vấn, phản biện, giám định xã hội và tiến hành các hoạt

động khoa học.

Với nhà khoa học, nhiệm vụ của họ là cung cấp cho xã hội những sản phẩm

nghiên cứu có chất lƣợng. Sản phẩm nghiên cứu của họ đáp ứng nhu cầu của sự

phát triển xã hội, của dân cƣ và của nhà nƣớc thì công trình đó đƣợc ứng dụng trong

thực tiễn, nhiệm vụ của họ hoàn thành, họ đƣợc trả chi phí cho các sản phẩm nghiên

cứu và ngƣợc lại.

2.2.2. Nội dung quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội

2.2.2.1. Quản lý nhà nước về tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội

(1) Quản lý phân bổ ngân sách nhà nước trong hoạt động Khoa học xã hội

Quản lý phân bổ ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động KHXH là phải xác định

đúng, đủ các nguồn tài chính theo quy định của Nhà nƣớc, đảm bảo ngân sách cho hoạt

động KHXH. Phân bổ ngân sách cho hoạt động KHXH dựa trên các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nƣớc,

phù hợp với chiến lƣợc phát triển ngành KH&CN đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê

duyệt. Đây là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến việc ƣu tiên phân bổ kinh phí ngân

sách nhà nƣớc cho hoạt động khoa học.

- Dựa trên kết quả thực hiện dự toán năm trƣớc làm thƣớc đo đánh giá hiệu

quả sử dụng ngân sách nhà nƣớc, theo đó ngân sách nhà nƣớc ƣu tiên bố trí kinh phí

thực hiện các Chƣơng trình trọng điểm có tính chất quan trọng, cấp bách; các

Chƣơng trình theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc; hạn chế thực hiện các Chƣơng

trình, dự án, nhiệm vụ kém hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm.

- Dựa trên số kiểm tra đƣợc giao để đảm bảo cân đối ngân sách cho KH&CN

trong năm kế hoạch. Số kiểm tra hằng năm là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà

nƣớc thực hiện phân bổ chi tiết kinh phí triển khai các nhiệm vụ đƣợc giao.

- Các nội dung chi đƣợc lập trong kế hoạch dự toán ngân sách phải đúng chế

độ tiêu chuẩn, định mức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Các tiêu chuẩn định mức kinh tế-kỹ thuật, tài chính trong lĩnh vực KH&CN do các

Bộ, ngành, cơ quan chuyên môn ban hành.

Nguồn kinh phí NSNN cấp cho hoạt động KHXH bao gồm: (1) Kinh phí

33

thực hiện nhiệm vụ KH&CN đƣợc cấp cho tổ chức KH&CN theo dự toán ngân sách

đƣợc cấp có thẩm quyền giao hàng năm; (2) Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo

chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

(2) Quản lý sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động Khoa học xã hội

Quản lý sử dụng ngân sách trong hoạt động KHXH là quản lý chi ngân sách

nhà nƣớc phân bổ cho hoạt động KHXH. Trong quá trình sử dụng NSNN cần tuân

thủ đầy đủ các quy định chung của Nhà nƣớc về quản lý tài chính đối với các tổ

chức KH&CN công lập. Quản lý sử dụng ngân sách Nhà nƣớc trong hoạt động

KHXH bao gồm:

(i) Quản lý chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN

(ii) Quản lý kinh phí đƣợc ngân sách nhà nƣớc đảm bảo chi hoạt động

thƣờng xuyên theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

Quản lý sử dụng NSNN là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác tổ chức chấp

hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc, bởi lẽ tính hợp lý của các khoản chi sẽ đƣợc

xem xét dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ Nhà nƣớc đang có hiệu lực thi hành.

(3) Kiểm tra, giám sát

Hệ thống kiểm tra giám sát quản lý tài chính NSNN đƣợc giao cho Kho bạc

nhà nƣớc, Kiểm toán nhà nƣớc và một số cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành

nhƣ cơ quan thuế, thanh tra,…

Kho bạc nhà nƣớc là cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán, chi

trả các khoản chi của NSNN, đây là khâu quan trọng trong việc quản lý kiểm soát

hoạt động chi tiêu ngân sách.

Kiểm toán cũng là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ QLTC và

ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Kiểm toán luôn đi liền với hoạt động kế

toán. Nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp những thông

tin, thì kiểm toán chính là sự xác nhận tính chuẩn xác của thông tin. Qua đó hoàn

thiện các quá trình quản lý, hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin phục vụ có hiệu

quả cho các đối tƣợng xử lý thông tin kế toán.

2.2.2.2. Quản lý tài chính tại các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động

trong lĩnh vực Khoa học xã hội

(1) Quản lý nguồn thu

34

Thứ nhất, nguồn NSNN cấp

NSNN đóng vai trò chủ chốt trong phần lớn kinh phí hoạt động nghiên cứu

tại các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực KHXH. Thực tế này xuất phát từ đặc thù

nghiên cứu KHXH chủ yếu là nghiên cứu cơ bản, sản phẩm ít có tính thị trƣờng nên

nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển KHXH chỉ có NSNN mới có khả năng thực hiện.

Nguồn kinh phí do NSNN cấp cho các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực

KHXH đƣợc quản lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc từ khâu lập dự

toán đến chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách. Nguồn kinh phí do NSNN cấp

bao gồm:

(i) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Thông qua tuyển chọn, xét chọn, đặt hàng giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc

thông qua đấu thầu cạnh tranh;

(ii) Kinh phí chi thường xuyên đảm bảo các hoạt động theo chức năng và

nhiệm vụ của đơn vị;

(iii) Kinh phí không thường xuyên.

Nguồn thu từ NSNN đƣợc căn cứ vào quy định mỗi thời kỳ, hiện nay NSNN

cấp cho hoạt động KHXH chủ yếu là cấp bình quân theo đầu biên chế nhƣ các đơn

vị sự nghiệp công lập, không có phân biệt và tính đến đặc thù của KHXH,… Do

nguồn thu này phụ thuộc ngân sách nhà nƣớc và vào mục tiêu quốc gia theo đuổi

trong từng thời kỳ.

Thứ hai, nguồn thu hoạt động sự nghiệp:

Nguồn thu hoạt động sự nghiệp trong hoạt động KHXH bao gồm :

(i) Phần đƣợc để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của

pháp luật;

(ii)Nguồn từ các dự án viện trợ, quà biếu, quà tặng trong và ngoài nƣớc;

(iii) Thu khác: (1) Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên

môn và khả năng của đơn vị nhƣ từ các quỹ tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa

học (Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN cấp ngành, địa

phƣơng, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp); (2) nguồn thu khác, bao gồm:

Vốn khấu hao tài sản cố định; thu thanh lý tài sản đƣợc để lại theo quy định; vốn

35

huy động của các cá nhân, vốn vay các tổ chức tín dụng; các nguồn tài chính hợp

pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Đối với khoản phí và lệ phí là hai nguồn thu thuộc sự quản lý của NSNN, các

nguồn này phải thu theo pháp lệnh phí, lệ phí và theo các định hiện hành. Nhà nƣớc

cho phép đƣợc thu phí, lệ phí theo khung mà nhà nƣớc đã khống chế. Nguồn thu

này đƣợc coi nhƣ NSNN cấp để lại theo quy định bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt

động của các đơn vị nằm trong quyết định giao dự toán thu chi NSNN hàng năm.

Khoản thu phí, lệ phí phải đƣợc thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối

tƣợng thu do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

Ngoài ra, Nhà nƣớc còn khuyến khích các tổ chức KH&CN khai thác nguồn

thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên

môn của tổ chức KH&CN và các nguồn thu hợp pháp khác. Tất cả các khoản thu

của tổ chức KH&CN phải đƣợc thể hiện và hạch toán đầy đủ trong sổ sách kế toán.

Đối với các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, viện trợ, đóng góp của các tố

chức, cá nhân, các nguồn tài trợ của nƣớc ngoài, thu từ hoạt động dịch vụ khác,...

Các nguồn thu này sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt

động trong lĩnh vực Khoa học xã hội nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện đời sống của

CBVC. Nó cũng giúp phát huy tính năng động của các tổ chức Khoa học và Công

nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội trong việc huy động nguồn tài chính

cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Với xu hƣớng nâng cao tính tự chủ về tài chính

cho các tổ chức KH&CN nhƣ hiện nay, việc tăng cƣờng khai thác các nguồn vốn

này đang trở thành một trong những chiến lƣợc đóng vai trò quan trọng trong việc

nâng cao chất lƣợng hoạt động. Bên cạnh đó đây là các nguồn thu NSNN không

giám sát thông qua KBNN do vậy việc huy động đƣợc càng nhiều nguồn thu này

càng mang lại cho các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực

Khoa học xã hội sự chủ động trong chi tiêu đặc biệt là khoản chi tăng thu nhập cho

CBVC. Do vậy mục tiêu khi xác định mức thu của các nguồn này đó là thu bù chi

và có tích lũy trên cơ sở hợp lý, có căn cứ khoa học.

36

Sơ đồ 2.2: Nguồn tài chính cho hoạt động Khoa học xã hội

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(2) Quản lý sử dụng các nguồn tài chính

(i) Nội dung chi

Mọi khoản chi của tổ chức KH&CN trong hoạt động KHXH đảm bảo công

khai, minh bạch, đúng mục đích, có hiệu quả. Cán bộ, viên chức và ngƣời lao động

trong đơn vị đều có quyền và trách nhiệm giám sát việc chi tiêu trong đơn vị theo

quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế dân chủ cơ quan. Tổ chức KH&CN phải chịu sự

kiểm tra và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, giải trình với các cơ quan có thẩm

quyền về hoạt động của đơn vị.

Quản lý chi trong hoạt động KHXH là quản lý việc sử dụng nguồn tài chính

thông qua những nội dung chi sau:

Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Đây là khoản chi có vai trò quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng

và hiệu quả của tổ chức KH&CN. Để chất lƣợng các công trình nghiên cứu KHXH

đáp ứng đƣợc yêu cầu trong thời đại khoa học công nghệ phát triển không ngừng,

thế giới có nhiều biến đổi về mọi mặt thì đòi hỏi KHXH cần có những nghiên cứu

kịp thời và có chiều sâu, điều này đang đòi hỏi một nguồn vốn lớn. Vì vậy việc tăng

tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học là một trong những điều kiện để giúp KHXH

góp khẳng định đƣợc vai trò và vị thế của mình trong việc phát triển đất nƣớc, cũng

Tổng nguồn tài chính đầu

tƣ cho hoạt động KHXH

- Ngân sách Nhà nƣớc

- Thu sự nghiệp

- Thu khác

Chi thực hiện

nhiệm vụ KH&CN

Kinh phí thƣờng

xuyên đảm bảo

theo chức năng

Kinh phí không

thƣờng xuyên (bao

gồm cả chi đầu tƣ)

Các tổ chức

KH&CN

hoạt động

trong lĩnh

vực KHXH

37

nhƣ giúp nền khoa học nƣớc nhà tránh tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu

vực và trên thế giới.

Chi hoạt động nghiên cứu khoa học trong các tổ chức Khoa học và Công nghệ

hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội thƣờng đƣợc đảm bảo bởi NSNN cấp.

Chi thường xuyên

Chi thƣờng xuyên là những khoản chi mang tính liên tục. Các khoản chi

thƣờng xuyên mang tính chất tiêu dùng, nhằm trang trải cho các nhu cầu quản lý

hành chính, chi cho con ngƣời, chi hoạt động thƣờng xuyên khác.

Xét về tính chất kinh tế các khoản chi thƣờng xuyên bao gồm các khoản:

- Chi cho con ngƣời: tiền lƣơng, tiền công, các khoán phụ cấp, tiền thƣởng,

phúc lợi và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội. Đây là khoản chi bù đắp hao phí

lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho CBVC của đơn vị.

Tổ chức KH&CN trong lĩnh vực KHXH phải đảm bảo chi trả tiền lƣơng và

các khoản trích theo lƣơng cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động tối thiểu bằng

mức quy định của Nhà nƣớc về ngạch lƣơng, bậc lƣơng và phụ cấp chức vụ; tuỳ

thuộc vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, mức chi trả tiền lƣơng thực tế có

thể cao hơn mức quy định của Nhà nƣớc.

Khi Nhà nƣớc điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu, ngạch, bậc lƣơng và các

khoản trích theo lƣơng, tổ chức KH&CN phải sử dụng các nguồn kinh phí của đơn

vị để trả lƣơng và các khoản trích theo lƣơng cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao

động của đơn vị theo chính sách của Nhà nƣớc. Đối với các tổ chức nghiên cứu

khoa học hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc chính sách phục vụ

quản lý Nhà nƣớc, sau khi đã sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị để trả lƣơng và

các khoản trích theo lƣơng cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động của đơn vị theo

chính sách của Nhà nƣớc mà thiếu nguồn, thì đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp bổ sung

phần kinh phí còn thiếu.

Chi thu nhập tăng thêm ngoài mức quy định trên. Trên cơ sở số dƣ kinh phí

còn lại sau khi đã trừ các khoản chi phí và trích lập các Quỹ theo quy định, tổ chức

KH&CN tự quyết định việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và ngƣời

lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ.

- Chi hoạt động hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn

phòng, chi hội nghị, chi đoàn ra, đoàn vào... Đây là khoản chi mang tính chất gián

38

tiếp, đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và cần phải quản lý tiết kiệm và có

hiệu quả.

- Chi thƣờng xuyên khác

Chi thƣờng xuyên tại các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong

lĩnh vực Khoa học xã hội đƣợc đảm bảo bởi những khoản thu mang tính chất

thƣờng xuyên nhƣ NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp khác.

Chi không thường xuyên

Là các khoản chi từ nguồn kinh phí NSNN cấp cho các hoạt động không

thƣờng xuyên, khoản chi này không mang tính chất liên tục mà chỉ phát sinh khi

nhà nƣớc tiến hành giao nhiệm vụ. Chi không thƣờng xuyên trong hoạt động

KHXH bao gồm:

- Chi mua sắm sửa chữa: Các khoản chi mua sắm trang thiết bị làm việc, chi

cho việc sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất

phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị, giúp nâng cao chất lƣợng

và hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học. Do đó khoản chi này cần đƣợc quan

tâm và đầu tƣ đúng mức trong khả năng nguồn kinh phí huy động.

- Chi dự án đầu tƣ chiều sâu

Là khoản chi thuộc nguồn vốn sự nghiệp đƣợc NSNN hỗ trợ cho mục tiêu

trang bị, nâng cấp các thiết bị làm việc chuyên sâu để các tổ chức Khoa học và

Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội từng bƣớc hoàn thiện cơ sở

vật chất phục vụ tốt nhất cho công tác chuyên môn. Đây là khoản chi phát sinh khi

có các dự án đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt và nguồn vốn này đƣợc NSNN

cấp thông qua các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(ii) Quy trình quản lý chi

Quy trình quản lý chi trong hoạt động KHXH tuân thủ theo quy trình quản lý

chi ngân sách nhà nƣớc, theo các bƣớc từ lập dự toán, tổ chức thực hiện và quyết toán.

Lập kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch dự toán chi NSNN trong hoạt động KHXH hằng năm đƣợc thể

hiện nhƣ sau:

- Chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ, cấp cơ sở và hoạt

động chung phục vụ quản lý nhiệm vụ KH&CN của cơ quan có thẩm quyền. Việc

lập dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các cấp đƣợc lập dự toán chi tiết

39

theo từng nội dung công việc dự kiến triển khai thực hiện, bao gồm: Dự kiến tiền

công của các thành viên nghiên cứu để thực hiện các công việc chuyên môn; Chi

các hoạt động phục vụ nghiên cứu nhƣ: Mua vật tƣ, nguyên, nhiên, vật liệu; Hội

thảo khoa học, công tác phí trong và ngoài nƣớc phục vụ hoạt động nghiên cứu;

Điều tra, khảo sát thu thập số liệu,… và Chi phí quản lý chung nhiệm vụ KH&CN;

- Chi thƣờng xuyên là các khoản chi về tiền lƣơng, hoạt động bộ máy để đảm

bảo các hoạt động cơ bản của tổ chức, đơn vị KHXH theo phê duyệt của cấp có

thẩm quyền.

- Các nhiệm vụ không thƣờng xuyên khác của tổ chức Khoa học và Công nghệ

hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội: đƣợc lập dự toán căn cứ theo nhiệm vụ cụ

thể phát sinh hằng năm, thuyết minh chi tiết từng nội dung cụ thể trong từng giai

đoạn, phân kỳ tiến độ thực hiện.

Thực hiện dự toán chi

Thực hiện dự toán chi NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp,

công cụ kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu ghi trong dự toán

ngân sách của tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học

xã hội trở thành hiện thực.

Để đạt đƣợc mục tiêu cơ bản của việc tổ chức chấp hành dự toán chi, cần áp

dụng các biện pháp đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn hợp lý, tiết

kiệm nhƣ sau:

Thứ nhất, đối với cơ quan chủ quản, xây dựng hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng cho

các đơn vị thi hành. Việc xây dựng hƣớng dẫn phải dựa trên cơ sở dự toán chi ngân

sách đã đƣợc duyệt và các chế độ, chính sách hiện hành.

Thứ hai, đối với mỗi đơn vị, mỗi loại hình hoạt động và nguồn kinh phí hoạt

động cần tổ chức các hình thức cấp phát vốn thích hợp, trên cơ sở đó cần hƣớng dẫn

trình tự cấp phát thống nhất trong suốt quá trình thực hiện.

Thứ ba, hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng

cho các đơn vị, sao cho sự hình thành nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí phải đƣợc

hạch toán đúng, đủ, chính xác và kịp thời. Trên cơ sở đó đảm bảo việc quyết toán

kinh phí đƣợc nhanh, chính xác, đồng thời cung cấp các tài liệu có tính chuẩn mực

cao cho các cơ quan thẩm quyền xét duyệt.

40

Thứ tư, trong quá trình chấp hành dự toán chi, cơ quan tài chính cần xem xét

khả năng đảm bảo tài chính cho nhu cầu chi NSNN để có biện pháp điều chỉnh kịp

thời nhằm đảm bảo cân đối trong quá trình chấp hành dự toán.

Thứ năm, tuân thủ chặt chẽ quá trình kiểm tra, giám sát việc nhận và sử dụng

kinh phí tại từng tổ chức để đảm bảo đúng dự toán, định mức tiêu chuẩn của Nhà nƣớc,

góp phần nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi ngân sách.

Quyết toán

Quyết toán chi NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý tài chính.

Đó là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã đƣợc phản ánh sau một

kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra

những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo. Do

vậy, trong quá trình quyết toán các khoản chi ngân sách phải đảm bảo các yêu cầu

cơ bản sau:

- Lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và đúng thời gian cho các cơ quan có

thẩm quyền xét duyệt theo chế độ quy định.

- Nội dung, số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực.

Trình tự nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng nội dung trong dự toán đƣợc

duyệt và theo đúng mục lục ngân sách nhà nƣớc quy định.

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị không đƣợc để xảy ra tình trạng quyết

toán chi lớn hơn thu.

Một yêu cầu căn bản đối với quản lý chi là phải có hiệu quả và tiết kiệm. Việc

quy định mức chi cần gắn với mục tiêu cuối cùng là hiệu quả chi, điều này đƣợc đánh

giá thông qua những kết quả của việc chi. Kiểm soát chi là khâu đóng vai trò rất quan

trọng trong quản lý chi, nó cần phải thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và kịp thời để

đƣa ra những biện pháp hiệu chỉnh đạt đƣợc mục đích cuối cùng của việc chi.

Quản lý chênh lệch thu chi

Nguyên tắc sử dụng chênh lệch thu chi

Phân phối chênh lệch thu - chi bao hàm các nội dung nhƣ phƣơng pháp, cách

thức trích lập từ phần chênh lệch thu chi (nếu có), cách thức sử dụng các quỹ, bộ máy

quản lý quá trình phân phối này… và các quy chế tài chính áp dụng trong phân phối.

Chênh lệch thu chi = NSNN cấp hoạt động thường

xuyên và thu hoạt động sự nghiệp -

Chi hoạt động

thường xuyên

41

Hiện nay, các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực

Khoa học xã hội hằng năm đƣợc trích lập các quỹ từ khoản chênh lệch thu lớn hơn

chi (nếu có), sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp

ngân sách nhà nƣớc khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi

còn lại, thủ trƣởng đơn vị đƣợc chủ động sử dụng để trích lập các quỹ theo quy

định. Việc trích lập và sử dụng các quỹ cơ quan tại các đơn vị do thủ trƣởng đơn vị

đƣợc chủ động quyết định mức trích lập cho phù hợp với tình hình của đơn vị

nhƣng phải đảm bảo mức khống chế theo các quy định của Nhà nƣớc tùy theo mức

độ tự chủ các đơn vị. Mức trích các quỹ căn cứ tại Mục 3, Điều 8, 9 của Nghị định

54/2016/NĐ-CP, ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ

của tổ chức KH&CN công lập [22]. Các quỹ này đƣợc sử dụng nhƣ sau:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Đƣợc dùng để bổ sung vốn đầu tƣ xây

dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc, chi áp dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp

vụ, năng lực công tác cho cán bộ, viên chức; đƣợc sử dụng góp vốn liên doanh, liên

kết với các tố chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để tổ chức hoạt động dịch vụ phù

hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và khả năng của đơn vị theo quy định của

pháp luật.

- Quỹ bổ sung thu nhập: Dùng để chi thu nhập tăng thêm và để bù đắp thu

nhập cho cán bộ viên chức trong các trƣờng hợp: khi nguồn thu của đơn vị bị giảm

sút, khi nhà nƣớc thay đổi chính sách tiền lƣơng, hỗ trợ chế độ thôi việc hoặc tìm

việc mới cho ngƣời lao động dôi dƣ. Việc chi bổ sung thu nhập cho cán bộ viên

chức (CBVC) đƣợc thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lƣợng, chất lƣợng và hiệu

quả công tác.

- Quỹ khen thƣởng: Quỹ khen thƣởng dùng để thƣởng định kỳ, đột xuất cho

tập thể, cá nhân theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp cho hoạt động trong

và ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thƣởng theo quy định của Luật Thi đua khen

thƣởng) theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị.

Mức thƣởng do thủ trƣởng đơn vị quyết định đƣợc quy định trong quy chế chi tiêu

nội bộ của đơn vị.

- Quỹ phúc lợi: Dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho

các hoạt động phúc lợi tập thể của ngƣời lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn

42

đột xuất cho ngƣời lao động, kể cả trƣờng hợp nghỉ hƣu, nghỉ mất sức; chi thêm cho

ngƣời lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế.

Việc sử dụng các quỹ do Thủ trƣớng đơn vị quyết định và theo quy chế chi

tiêu nội bộ. Kết quả hoạt động tài chính trong các tổ chức Khoa học và Công nghệ

hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội là kết quả của sự phấn đấu của toàn bộ

CBVC trong cơ quan, do đó yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý quá trình phân

phối kết quá tài chính là: (i) Đảm bảo tính công khai, minh bạch, đồng thuận và

công bằng trong phân chia kết quả hoạt động tài chính; (ii) Đảm bảo nguyên tắc

phân phối theo số lƣợng và chất lƣợng hoạt động của từng đơn vị và cá nhân trong

đơn vị; (iii) Việc phân phối kết quả hoạt động tài chính phải tạo điều kiện hƣớng tới

sự phát triển ổn định và lâu dài của đơn vị, lấy chất lƣợng NCKH làm tiêu chí hàng

đầu trong việc phân phối; (iv) Việc phân phối kết quả hoạt động tài chính phải đảm

bảo đúng các quy định trong các chính sách chế độ của Nhà nƣớc.

(3) Kiểm tra, kiểm soát tài chính

Kiểm soát tài chính là tổng thể các hình thức, phƣơng pháp, công cụ đƣợc sử

dụng trong quá trình kiểm tra, giám sát tài chính của một tổ chức.

Kiểm soát tài chính là một nội dung quan trọng, là khâu thiết yếu trong đó là

kiểm soát nội bộ và thông tin tài chính của đơn vị. Kiểm soát tài chính đƣợc thực hiện

từ cơ quan quản lý cấp trên và từ bộ phận quản lý trong đơn vị.

(i) Yêu cầu đối với công tác kiểm tra, kiểm soát

Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động KHXH góp phần:

- Đánh giá tình hình việc chấp hành dự toán thu chi ngân sách và công tác

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm tại đơn vị.

- Đánh giá tình hình và chất lƣợng hoạt động chấp hành cơ chế chính sách về

quản lý tài chính tại đơn vị nhƣ hoạt động quản lý các nguồn thu, các khoản chi tiêu

tài chính; công tác quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn nhà nƣớc; quản lý sử dụng quỹ

tiền lƣơng, các quỹ của cơ quan và công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản trong đơn vị.

- Phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các sai phạm trong công tác quản lý tài chính,

có biện pháp kịp thời xử lý các sai phạm theo đúng quy định và thẩm quyền. Đồng

thời, tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra

phƣơng hƣớng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài chính.

43

(ii) Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính

Các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã

hội phải thực hiện tự thanh tra và tự kiểm tra theo quy định của pháp luật. Công tác

tự kiểm tra, kiểm soát chế độ tài chính của mình qua các nội dung sau: kiểm tra các

khoản thu, khoản chi, việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích

lập các quỹ, việc quản lý sử dụng tài sản của nhà nƣớc.

Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ tại mỗi tổ chức nếu đƣợc thực hiện

thƣờng xuyên và kịp thời sẽ giúp công tác quản lý tài chính đƣợc minh bạch, tránh

đƣợc những sai phạm liên quan đến công tác quản lý tài chính. đẩy hoàn thành các

kế hoạch tài chính, tổ chức và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn thu, đảm bảo

chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nƣớc và phát triển

kinh tế xã hội. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát tài chính tại các đơn vị bao gồm:

- Kiểm tra, kiểm soát trước khi thực hiện kế hoạch tài chính

Hoạt động này đƣợc tiến hành trƣớc khi xây dựng, xét duyệt và quyết định dự

toán kinh phí (kiểm soát quá trình lập dự toán thu, chi).

- Kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện

Hoạt động này đƣợc tiến hành trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính đã

đƣợc quyết định. Giai đoạn này là kiểm soát trong các hoạt động tài chính, kiểm soát

quá trình thực hiện thu chi tại đơn vị.

- Kiểm tra, kiểm soát sau khi thực hiện kế hoạch tài chính

Hoạt động này đƣợc tiến hành sau khi đã kết thúc các giai đoạn thực hiện kế

hoạch tài chính (kiểm tra, duyệt các khoản đã thu, chi của tổ chức KH&CN). Mục đích

kiểm soát tài chính giai đoạn này là xem xét lại tính đúng đắn, hợp lý, xác thực của các

hoạt động tài chính cũng nhƣ các số liệu, tài liệu tổng hợp đƣợc đƣa ra trong các sổ

sách, báo cáo để từ đó có thể tổng kết, phát hiện sai phạm cũng nhƣ rút ra bài học kinh

nghiệm cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính trong kỳ sau.

Bên cạnh kiểm tra, kiểm soát thì công khai tài chính cũng là công tác quan trọng

giúp công tác quản lý tài chính tại mỗi tổ chức đƣợc minh bạch và hiệu quả.

2.2.3. Công cụ quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội

2.2.3.1. Hệ thống văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước

Bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật; các điều kiện, chuẩn mực pháp lý

liên quan đến các hoạt động của tổ chức KH&CN, công tác quản lý tài chính tại các

44

tổ chức KH&CN trong lĩnh vực KHXH, bao gồm các Luật, văn bản dƣới luật, Nghị

định, Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ chuyên ngành nhƣ: Bộ Tài chính, Bộ

KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, và các Bộ, ngành có liên quan.

2.2.3.2. Công tác kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính, nó bảo

đảm cho các hoạt động của các tổ chức KH&CN đƣợc đảm bảo. Căn cứ vào chức

năng, nhiệm vụ, quy mô hoạt động sự nghiệp và các hoạt động khác trong năm báo

cáo để có cơ sở xây dựng kế hoạch ngân sách năm sau. Thông thƣờng dựa vào số

liệu chi hoạt động nhƣ chi cho con ngƣời, chi quản lý hành chính, chi chuyên môn

nghiệp vụ và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo làm cơ sở

dự kiến năm kế hoạch.

Kế hoạch tài chính là ra quyết định; nó bao gồm việc lựa chọn một đƣờng lối

hành động mà một đơn vị nào đó và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo. Các quyết

định chính trong quá trình xây dựng kế hoạch là:

- Xác định các mục tiêu và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó

- Xây dựng các phƣơng án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra

- Xác định các nguồn lực cần thiết về vật chất, công nghệ, vốn, lao động...

- Xác định các mốc thời gian bắt đầu và hoàn thành các công việc, các nhiệm

vụ cụ thể nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung đã đề ra.

2.2.3.3. Quy chế chi tiêu nội bộ

Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tài chính, đặc biệt

là trong điều kiện hiện nay khi Nhà nƣớc hƣớng đến nâng cao tính tự chủ, tự chịu

trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN. Khi các tổ chức KH&CN đã đƣợc phê duyệt

theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

(QCCTNB) nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính.

Thông qua QCCTNBsẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn

thu, duy trì và khuyến khích mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất

trong tổ chức, thực hiện chi tiêu tiết kiệm và hợp lý.

Quy chế chi tiêu nội bộ cũng giúp bổ sung, cụ thể hóa một số quy định tài

chính đối với một số hoạt động vốn rất đa dạng, phức tạp và cụ thể trong lĩnh vực

KHXH mà các văn bản quản lý nhà nƣớc chƣa bao quát và chi tiết hóa hết đƣợc,

góp phần giúp tổ chức KH&CN thực hiện quản lý tài chính đúng quy định.

45

2.2.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý

Trong quản lý tài chính, bộ máy quản lý và năng lực của cán bộ quản lý đóng

vai trò rất quan trọng. Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo tác động lớn đến cơ chế

quản lý tài chính và hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN, vai trò của bộ máy kế

toán cũng là khâu quan trọng trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị, góp

phần vào hiệu quả của công tác quản lý tài chính trong tổ chức KH&CN.

2.2.3.5. Hệ thống thanh tra, kiểm tra nội bộ

Công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực về tài

chính trong hoạt động thu chi tài chính. Đồng thời phát hiện ngăn chặn những hành

vi sai trái, tiêu cực trong quản lý tài chính cho nên cần thực hiện công tác thanh tra,

kiểm tra một cách thƣờng xuyên nhằm giúp cho các tổ chức KH&CN quản lý và sử

dụng các nguồn tài chính một cách chặt chẽ và hiệu quả, phát hiện và ngăn ngừa kịp

thời những hành động tham ô, lãng phí, xâm phạm tài sản, vi phạm các chế độ chính

sách, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc.

2.2.4. Các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động Khoa

học xã hội

Quản lý tài chính trong hoạt động KHXH là một trong những cách thức để

tăng kết quả thu đƣợc trong quá trình đầu tƣ (chi) cho hoạt động KHXH. Để đánh

giá các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ mà sản phẩm là các hàng hóa, dịch

vụ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân, ngƣời ta có thể sử dụng những

chỉ tiêu phản ánh mối tƣơng quan giữa chi phí và kết quả đạt đƣợc một cách rõ ràng

và lƣợng hóa đƣợc nhƣ so sánh giữa tổng thu với tổng số chi phí; tỷ suất lợi nhuận

so với doanh thu; thời gian thu hồi vốn đầu tƣ; tốc độ vòng quay của vốn,… Sở dĩ

hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ có thể làm đƣợc điều đó là do các chi phí

đầu vào cũng nhƣ kết quả đầu ra của nó đều có thể lƣợng hóa đƣợc thông qua thƣớc

đo chung là tiền tệ. Từ đó, giúp nhà đầu tƣ có thể đƣa ra quyết định lựa chọn

phƣơng án tối ƣu để đầu tƣ cho mình. Tuy nhiên, đối với hoạt động nghiên cứu

khoa học, đặc biệt là KHXH với các yếu tố đầu vào, đầu ra rất quan trọng lại không

dễ dàng lƣợng hóa bằng tiền đƣợc.

Nhƣ đã phân tích đặc thù của KHXH trong mục 2.1.2, ngay các yếu tố đầu

vào của hoạt động KHXH đã không thể lƣợng hóa bằng tiền đƣợc một cách đầy đủ.

Điều này là khó khăn trong việc xây dựng chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính trong

46

hoạt động KHXH. Xét trên khía cạnh lý thuyết tài chính công thì cơ bản, khi đánh

giá kết quả quản lý tài chính trong hoạt động KHXH cần phải dựa vào lợi ích trong

thu - chi (lợi ích đo lƣờng trực tiếp, chênh lệch thu - chi). Lợi ích đo lƣờng trực tiếp

là những thành quả mà hoạt động KHXH đạt đƣợc và mang lại lợi ích cho xã hội.

Vì thế để đƣa ra chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động sẽ rất khó. Tuy

nhiên, để đạt đƣợc mục đích cuối cùng của quản lý tài chính là hiệu quả, minh bạch,

chặt chẽ và tránh lãng phí thì bản thân các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt

động trong lĩnh vực Khoa học xã hội cần đặt ra tiêu chí là hƣớng đến kết quả đầu ra,

để từ đó định hƣớng trong lập kế hoạch tài chính (thu, chi, kiểm soát).

Từ cơ sở trên và trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả đề xuất nhóm

chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính trong hoạt động KHXH gắn với kết quả đầu ra

theo các hệ chỉ tiêu sau:

Hệ chỉ tiêu 1, dùng để đánh giá thực trạng quản lý huy động các nguồn

lực tài chính (quản lý thu), đƣợc thực hiện thông qua:

- Tỷ trọng nguồn thu: So sánh tỷ lệ các nguồn thu, việc phân tích chỉ tiêu này

cho biết khả năng và mức độ huy động các nguồn thu của đơn vị, nếu nguồn thu

ngoài NSNN lớn hơn nguồn thu từ NSNN điều này chứng tỏ khả năng đáp ứng về

tự chủ về tài chính của các đơn vị cao.

Tỷ trọng

từng nguồn thu =

Số thu được từng nguồn thu

Tổng thu

- Tỷ trọng khả năng đáp ứng của NSNN: So sánh khả năng đáp ứng của

NSNN với nhu cầu thực tế, việc phân tích chỉ tiêu này cho biết mức độ đáp ứng của

NSNN với kế hoạch tài chính của các tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện.

Đối với tổ chức KH&CN trong lĩnh vực KHXH thì NSNN vẫn là chủ yếu nên việc

đánh giá tỷ trọng đáp ứng của NSNN là rất quan trọng.

Tỷ trọng khả năng

đáp ứng của NSNN =

Tổng kinh phí theo kế hoạch

Tổng kinh phí được phân bổ

Hệ chỉ tiêu 2, dùng để đánh giá quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính

(quản lý chi), đƣợc thực hiện thông qua:

- Tỷ trọng cơ cấu phân bổ các nguồn lực tài chính theo nguồn chi: chỉ tiêu

này đánh giá đƣợc mức độ ƣu tiên trong cơ cấu phân bổ nguồn lực tài chính của đơn

vị (giữa chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển).

47

Tỷ trọng cơ cấu phân bổ

NLTC theo nguồn chi =

Nguồn chi

Tổng chi

- Tỷ trọng về cơ cấu phân bổ NSNN trong nguồn chi thƣờng xuyên: chỉ tiêu

này đánh giá đƣợc mức độ ƣu tiên trong cơ cấu phân bổ nguồn lực tài chính của đơn

vị (giữa chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN và chi hoạt động bộ máy).

Tỷ trọng cơ cấu phân bổ NLTC

trong nguồn chi thường xuyên =

Nguồn chi

Tổng chi thường xuyên

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chi: thông qua so sánh giữa số đƣợc quyết toán

với số đƣợc phân bổ, điều này giúp đánh giá đƣợc mức độ của công tác lập kế

hoạch tài chính cũng nhƣ triển khai thực hiện kế hoạch tài chính.

Tỷ lệ hoàn thành kế

hoạch chi =

Số quyết toán

Số phân bổ

- Tỷ lệ sai phạm trong quản lý tài chính: trong quản lý tài chính việc thiết lập

quy trình quản lý chuẩn tắc sẽ dẫn đến sự chặt chẽ trong quản lý tài chính, tránh thất

thoát. Thực hiện chỉ tiêu này nhằm đo lƣờng mức độ tuân thủ các quy định về quản lý

tài chính, nếu số vụ vi phạm so với chính sách đề ra tăng qua các năm sẽ thể hiện

một sự yếu kém trong quản lý.

Tỷ trọng sai phạm trong

quản lý tài chính =

Số kinh phí sai phạm

Tổng kinh phí quyết toán

Ngoài ra, từ các nội dung của quản lý tài chính đã nêu ở mục 2.2.2 và lý

thuyết tài chính công, NCS còn sử dụng một số tiêu chí đánh giá đƣợc thiết kế trong

phiếu khảo sát gửi tới các nhà quản lý, cán bộ trực tiếp tham gia quá trình quản lý tài

chính, các nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức KH&CN trực thuộc Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam.

2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính trong hoạt động Khoa

học xã hội

2.3.1. Các nhân tố khách quan

Thứ nhất, cơ chế chính sách và các quy định của nhà nƣớc

Cơ chế chính sách, quy định của nhà nƣớc là một trong những yếu tố rất quan

trọng ảnh hƣởng tới hoạt động của mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Hệ thống

pháp luật tạo nên khuôn khổ pháp lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và tác

48

động đến hoạt động quản lý tài chính trong các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh

vực KHXH nói riêng. Nếu hệ thống cơ chế chính sách đầy đủ, rõ ràng, không chồng

chéo, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học, có tác dụng kiểm soát và hạn

chế tệ tham nhũng lãng phí và tiến tới hội nhập ngày một dễ dàng hơn. Ngƣợc lại nếu

hệ thống cơ chế chính sách bất cập, chồng chéo, hoặc thay đổi liên tục sẽ ảnh hƣởng

lớn đến khả năng áp dụng, thúc đẩy hoạt động khoa học xã hội phát triển. Hệ thống

cơ chế chính sách nếu đƣợc xây dựng hƣớng tới tăng tính tự chủ cho tổ chức

KH&CN, cho các nhà khoa học thì sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong chủ động triển khai

các hoạt động, giảm công sức và thời gian cho các hoạt động hành chính liên quan

đến tài chính. Có thể nói, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật của nhà nƣớc là

công cụ QLTC có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của KHXH.

Thứ hai, mức độ phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực ngân sách

Hoạt động KHXH có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hƣởng của trình độ

phát triển KT-XH. Khi kinh tế ổn định, tăng trƣởng tốt, nguồn lực NSNN dồi dào,

đầu tƣ từ NSNN cho hoạt động KHXH đƣợc đảm bảo. Khi nền kinh tế mất ổn định,

lạm phát cao, nguồn lực NSNN bị hạn hẹp, nhà nƣớc thắt chặt tín dụng đảm bảo an

sinh xã hội, nguồn kinh phí đầu tƣ cho KHXH cũng bị cắt giảm. Vì vậy, có thể nói

các yếu tố về phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng không nhỏ đến quản lý tài

chính trong hoạt động KHXH.

Thứ ba, nhận thức về vai trò của Khoa học xã hội

Những đóng góp của KHXH tuy không đong đo đƣợc nhƣ KHTN, nhƣng vai

trò của KHXH trong việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối,

chính sách xây dựng, phát triển đất nƣớc là rất lớn, nhất là trong giai đoạn tăng

cƣờng hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay. Thông qua kết quả nghiên cứu của mình

KHXH giúp chỉ rõ các quy luật hình thành và phát triển của xã hội, mối quan hệ

giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội, chỉ ra những bài học kinh nghiệm

về chiến lƣợc và sách lƣợc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế của đất

nƣớc, chỉ ra những nguyên nhân đích thực của tăng trƣởng, dự báo các cạm bẫy của

phát triển và đề xuất những giải pháp với sự điều tiết vĩ mô có chủ đích của nhà

nƣớc góp phần phát triển đất nƣớc theo đúng định hƣớng.

49

Thứ tư, mức độ hiểu và triển khai chính sách trong thực tiễn của các cơ quan

quản lý Nhà nƣớc

Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về cấp phát vốn, giám sát chi tiêu nhƣ kho bạc

nhà nƣớc, cơ quan kiểm toán,… Nếu các cơ quan này không hiểu đầy đủ và thống

nhất về chủ trƣơng của nhà nƣớc trong ban hành những văn bản theo hƣớng ngày

càng thông thoáng hơn, tạo cơ chế tự chủ hơn cho các tổ chức KH&CN thì chắc chắn

sẽ gây khó khăn cho các tổ chức KH&CN trong triển khai các nhiệm vụ NCKH.

2.3.2. Các nhân tố chủ quan

Thứ nhất, trình độ và năng lực quản lý tài chính của cán bộ

Trong quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng, con ngƣời luôn đóng

vai trò quan trong trong quá trình quản lý. Nhân tố trình độ và năng lực của cán bộ

quản lý cũng nhƣ cán bộ chuyên trách của bộ máy QLTC là nhân tố quan trọng ảnh

hƣởng đến công tác QLTC. Mặc dù ngày nay khoa học công nghệ đã đƣợc ứng

dụng nhiều vào các hoạt động của các tổ chức KH&CN nhƣng không thể thay thế

hoàn toàn lao động của con ngƣời bằng máy móc. Con ngƣời luôn là yếu tố cốt lõi

của mọi vấn đề, bởi nhận thức của con ngƣời làm phát sinh quyết định hành động.

Khi trình độ và năng lực nhận thức của con ngƣời càng cao thì quyết định cũng nhƣ

hành động càng chính xác. Đặc biệt là trong xu hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ nói

chung và trong quản lý tài chính nói riêng cho tổ chức KH&CN thì yếu tố con

ngƣời càng quan trọng.

- Trình độ quản lý của thủ trƣởng đơn vị có tác động rất lớn tới cơ chế quản

lý tài chính của đơn vị. Nhận thức, quan điểm và trình độ của ngƣời đứng đầu về

quản lý tài chính có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Thủ trƣởng

chính là ngƣời có vai trò quan trọng trong định hƣớng phát triển của đơn vị từ việc

xây dựng kế hoạch dự toán, thực hiện dự toán thu - chi, xây dựng quy chế chi tiêu

nội bộ hay quản lý tài chính nhƣ thế nào sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt

động của đơn vị.

- Đội ngũ CBNV của một bộ máy có trình độ chuyên môn và năng lực phù

hợp với yêu cầu công việc thì bộ máy đó hoạt động rất hiệu quả trong việc xây dựng

chính sách, thực thi đúng chủ trƣơng chính sách đã đề ra, thông tin đƣợc xử lý kịp

thời, linh hoạt, đạt hiệu quả cao và hƣớng hoạt động của đơn vị tuân thủ đầy đủ các

50

chế độ, các quy định của Nhà nƣớc cũng nhƣ hoạt động tài chính của đơn vị đƣợc

quản lý chặt chẽ. Ngƣợc lại, khi đội ngũ CBNV của một bộ máy thiếu kinh nghiệm

quản lý, trình độ chuyên môn và năng lực yếu kém sẽ dẫn đến sự trì trệ trong quá

trình xử lý nhiệm vụ đƣợc giao, kéo theo Ban Lãnh đạo của đơn vị không đƣợc

cung cấp thông tin cố vấn về tài chính kịp thời. Dẫn đến việc ra quyết định không

phù hợp với tình hình tài chính thực tế khiến cho hoạt động của đơn vị bị trì trệ

hoặc không thực hiện đƣợc.

Thứ hai, các quy định về quản lý tài chính của tổ chức Khoa học và Công

nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội

Việc ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các quy định của nhà nƣớc trong

quá trình triển khai thực hiện tại các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực

KHXH là yếu tố góp phần đƣa các văn bản quản lý phù hợp với thực tế triển khai ở

mỗi tổ chức, nếu văn bản ban hành phù hợp với quy định quản lý nhà nƣớc, sát với

thực tế tại đơn vị giúp việc triển khai đƣợc thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả

cao, ngƣợc lại nếu các văn bản quản lý không rõ ràng, không đƣợc cụ thể hóa sát

với đặc thù của đơn vị thì việc triển khai gặp vƣớng mắc khó khăn, gây mất thời

gian, công sức và ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Thứ ba, tổ chức bộ máy nhân sự và quy trình hoạt động quản lý tài chính

Quản lý tài chính trong tổ chức phụ thuộc nhiều vào tổ chức bộ máy nhân sự.

Nếu bộ máy tổ chức không hợp lý, hoạt động kém hiệu quả, quy trình làm việc không

rõ ràng, chức năng chồng chéo thì hoạt động quản lý khó đạt kết quả cao. Bên cạnh

đó, nếu nhân sự kém năng lực hoạt động “nghiệp dƣ”, thiếu trách nhiệm thì hoạt động

quản lý khó tránh khỏi thất thoát, lãng phí. Vì vậy để quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu

tƣ cho hoạt động KHXH cần xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự phù hợp với thực tế

và đặc điểm của tổ chức, phải đề cao tính chuyên nghiệp của bộ máy.

2.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội

2.4.1. Kinh nghiệm trong phân bổ NSNN cho hoạt động Khoa học xã hội

Trong những năm gần đây, các tổ chức nghiên cứu công lập ở các nƣớc đã có

những thay đổi tích cực về mặt cơ cấu tổ chức bắt nguồn từ những thay đổi về mục

tiêu và sứ mệnh hoạt động của các đơn vị, từ xu hƣớng chuyển đổi để gần hơn với

nhu cầu của thị trƣờng và từ những áp lực về ngân sách hoạt động. Việc tái cơ cấu

51

các tổ chức nghiên cứu công lập đƣợc thực hiện thông qua sáp nhập, cơ cấu lại tổ

chức hay thành lập tổ chức mới. Ở nhiều quốc gia, các viện nghiên cứu với mô hình

hoạt động giống doanh nghiệp đã đƣợc thành lập nhằm tăng cƣờng tính độc lập, tự

chủ và linh hoạt. Ở một số nƣớc, mô hình hợp tác công tƣ (PPP) đã bắt đầu xuất hiện.

Về mặt tài chính, xu thế chung là giảm tài trợ (phân bổ) cho các tổ chức, tăng

tài trợ theo đề tài/dự án và tăng cạnh tranh trong cấp vốn đầu tƣ cho hoạt động

nghiên cứu khoa học và công nghệ. Về nguyên tắc, có hai phƣơng thức phân bổ

ngân sách cho nghiên cứu khoa học đƣợc sử dụng đó là phân bổ theo tổ chức

(khoán kinh phí) và phân bổ theo dự án.

2.4.1.1. Tài trợ ngân sách theo các tổ chức

Tài trợ cho tổ chức đƣợc hiểu là Chính phủ hoặc cơ quan thay mặt cho Chính

phủ giao vốn trọn gói (khoán kinh phí) cho tổ chức thực hiện nghiên cứu hàng năm.

Tổ chức thực hiện nghiên cứu có toàn quyền sử dụng số vốn này theo bất kỳ cách

thức nào mà tổ chức nghiên cứu thấy là phù hợp do khoản vốn này không kèm theo

điều kiện nào. Hoạt động nghiên cứu cơ bản thƣờng đƣợc tài trợ theo hình thức này.

Tài trợ ngân sách theo phƣơng thức khoán thƣờng căn cứ vào số lƣợng biên chế của

cơ quan nghiên cứu. Tùy các viện nghiên cứu có toàn quyền sử dụng số kinh phí

đƣợc khoán, nhƣng số kinh phí này đƣợc phân bổ dựa trên chiến lƣợc và mục tiêu

chính sách khoa học tổng thể của Chính phủ nên việc sử dụng kinh phí khoán vẫn

phải bám sát các quy định chung của nhà nƣớc.

Một số quốc gia đã áp dụng các tiêu chuẩn về kết quả hoạt động để khoán

kinh phí. Chẳng hạn:

- Ở một số nƣớc EU, chẳng hạn nhƣ ở Anh [34, tr.44], các viện nghiên cứu

đƣợc khoán kinh phí trên cơ sở chứng minh đƣợc năng lực nghiên cứu của mình thông

qua một quy trình đánh giá năng lực nghiên cứu. Chính phủ Anh cũng đang dần áp

dụng cơ chế phân bổ ngân sách cho các viện nghiên cứu trên cơ sở hợp đồng thay cho

cơ chế khoán nhằm tăng cƣờng tính tự chủ của các viện và khuyến khích họ tìm kiếm

thu nhập từ các nguồn khác. Ở Na Uy [34, tr.52], cũng bắt đầu thực hiện hệ thống phân

bổ ngân sách mới cho các viện nghiên cứu dựa một phần trên kết quả hoạt động, theo

đó ngân sách chi cho các viện bao gồm 2 phần: 1 phần cố định và một phần thay đổi

trong phạm vi 10% dựa theo kết quả hoạt động của viện về các công trình khoa học

52

đƣợc công bố, hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học, thu nhập từ Hội đồng nghiên cứu

Na Uy, thu nhập từ nƣớc ngoài và từ các ủy ban nghiên cứu quốc gia.

- Ở Mỹ [34, tr.53], Chính phủ tài trợ ngân sách cho công tác nghiên cứu và

phát triển đối với các tổ chức nghiên cứu công lập thông qua một hệ thống các tiêu

chí đầu tƣ hết sức chặt chẽ, trong đó để đƣợc sử dụng ngân sách nghiên cứu từ

chính phủ thì các cơ quan nghiên cứu và phát triển có đề án thuyết phục về khả

năng quản lý các chƣơng trình nghiên cứu của mình. Theo đó, có 3 tiêu chí cơ bản

mà mọi chƣơng trình nghiên cứu cần đáp ứng đƣợc đó là: (1) Phù hợp; (2) Chất

lƣợng; (3) Kết quả thực hiện.

- Ở Hàn Quốc [42, tr.34], thực hiện phƣơng thức giao khoán dự toán ngân

sách theo hiệu quả hoạt động, dựa trên kết quả đánh giá tiêu chí, quy trình đánh giá

phụ hợp. Cụ thể là mức độ đầu tƣ chi thƣờng xuyên của đơn vị không chỉ dựa vào

số liệu quá khứ hay số biên chế cứng đƣợc duyệt mà dựa vào kết quả và hiệu quả

hoạt động của đơn vị. Những tiêu chí để có thể đánh giá đƣợc các hoạt động nghiên

cứu của các Viện nghiên cứu Hàn Quốc đƣợc dựa trên tiêu chuẩn sau:

+ Căn cứ vào kết quả hoạt động của từng viện nghiên cứu;

+ Số lƣợng các chƣơng trình nghiên cứu đƣợc ứng dụng;

+ Số lƣợng chuyển giao các chƣơng trình nghiên cứu

+ Số lƣợng các bài báo;

+ Số lƣợng bằng sáng chế;

Ngoài ra, để xây dựng dự toán cho các Viện nghiên cứu cũng đƣợc dựa trên

những loại hình hoạt động của từng viện nghiên cứu:

+ Viện nghiên cứu tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và

kinh phí đầu tƣ phát triển.

+ Viện nghiên cứu tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và

một phần kinh phí đầu tƣ phát triển.

+ Viện nghiên cứu tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thƣờng xuyên,

ngân sách nhà nƣớc bảo đảm kinh phí đầu tƣ phát triển tổ chức.

+ Viện nghiên cứu do nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng

xuyên cũng nhƣ kinh phí đầu tƣ phát triển.

- Ở Trung Quốc [42, tr.48], trong cơ chế cũ, nghiên cứu khoa học đƣợc thực

53

hiện trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch tập trung, các hoạt động nghiên cứu khoa học ở

Trung Quốc xa rời sản xuất. Hầu hết các hoạt động nghiên cứu khoa học trên toàn

quốc đƣợc Chính phủ bao cấp, các tổ chức nghiên cứu và triển khai đa phần là của

nhà nƣớc. Các tổ chức nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc hoặc độc lập, hoặc đƣợc

xây dựng trong các trƣờng đại học với những nguyên tắc hoạt động riêng, không

gắn kết với nhu cầu từ khu vực sản xuất. Do vậy, những thành quả về công nghệ

của các tổ chức này thƣờng cách xa nhu cầu của thị trƣờng.

Nhận thức đƣợc vấn đề này, trong quá trình phát triển Trung Quốc cũng đã

tiến hành một số biện pháp để cải cách hệ thống nghiên cứu và phát triển, năm 1999

đã quyết định cải tổ 380 viện nghiên cứu của Chính phủ. Hiện nay, nhiều viện

nghiên cứu truyền thống bắt buộc phải hoạt động nhƣ một doanh nghiệp. Khá nhiều

các viện nghiên cứu khoa học sau khi chuyển đổi đã thiết lập nguyên tắc hoạt động

KH&CN cho phù hợp với nhu cầu trên thị trƣờng. Các tổ chức này không chỉ thúc

đẩy việc phát triển và ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ do mình thực hiện

vào cuộc sống mà nhiều tổ chức còn đảm nhiệm chức năng nhƣ một tổ chức trung

gian trên thị trƣờng KH&CN (làm chức năng môi giới và tƣ vấn công nghệ). Bên

cạnh đó, Nhà nƣớc cũng đã giành một khoản ngân sách đáng kể để khuyến khích

các viện nghiên cứu tiến hành thƣơng mại hoá kết quả nghiên cứu của mình và đăng

ký bảo hộ bản quyền cho những phát minh sáng chế đó.

Phƣơng thức đầu tƣ tài chính cũng thay đổi từ việc hỗ trợ thông thƣờng cho

các tổ chức nghiên cứu khoa học sang hỗ trợ định hƣớng vào dự án. Nguồn đầu tƣ

cho các cơ quan nghiên cứu gồm:

- Chính phủ cấp một phần xác định cho kinh phí hoạt động;

- Thực hiện dự án KH&CN cho Chính phủ;

- Đăng ký các loại quỹ KH&CN khác nhau (nhƣ quỹ phát triển khoa học).

Tuy nhiên, đối với các nghiên cứu cơ bản thì kinh phí Chính phủ cấp vẫn là

chủ yếu, các viện nghiên cứu vẫn do nhà nƣớc cấp trực tiếp hoặc thông qua các

chƣơng trình nghiên cứu KH&CN do các cơ quan của Nhà nƣớc quản lý. Trong đó,

Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc là cơ quan NCPT quan trọng nhất, chủ yếu

thực hiện nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu công nghệ cao. Xét về các nguồn tài trợ

54

cho NCPT ở khu vực này, 81,4% chi phí là từ Chính phủ, các doanh nghiệp đóng

góp 5,2%, còn lại là từ các nguồn khác [47, tr.304].

Trong khi đó, theo các chuyên gia, các chƣơng trình này thƣờng không hiệu

quả. Nguồn ngân sách nhà nƣớc dành cho các chƣơng trình này bị sử dụng một cách

lãng phí. Tại Trung Quốc mỗi chính quyền địa phƣơng đều có các quỹ nghiên cứu

khoa học riêng và đƣợc sử dụng vào nhiều chƣơng trình nghiên cứu trùng lặp không

cần thiết. Cơ chế lựa chọn ngƣời thực hiện các chƣơng trình này không có sự cạnh

tranh do đó không chọn đƣợc ngƣời thực hiện hiệu quả nhất cũng nhƣ cung cấp cơ

hội dung dƣỡng cho những tổ chức nghiên cứu triển khai không thực sự có năng

lực. Sự chậm trễ và trì trệ trong cải cách hệ thống nghiên cứu và triển khai của

Trung Quốc đƣợc coi là một trong những yếu tố chính, cản trở sự phát triển của thị

trƣờng KH&CN.

- Ở Nhật Bản [42, tr.149], căn cứ để thực hiện phƣơng thức giao dự toán ngân

sách cho nghiên cứu khoa học chủ yếu dựa trên việc đánh giá kết quả đầu ra thông

qua đánh giá các dự án nghiên cứu. Trƣớc đây việc phân bổ kinh phí cho các tổ chức

khoa học thƣờng đƣợc dựa trên số nhân lực, uy tín và vị thế của tổ chức để phân bổ.

Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả sử dụng khoản đầu tƣ, Chính phủ Nhật

Bản đã chuyển các tổ chức này sang cơ chế tự chủ, tức là vẫn đƣợc phân bổ kinh phí

nhƣng không dựa trên số lƣợng nhân lực và tiếng tăm của tổ chức mà dựa vào kết quả

tuyển chọn đƣợc đƣa vào kế hoạch phát triển KH&CN trung hạn của Nhật Bản

(6 năm). Thông thƣờng các dự án nghiên cứu khoa học đƣợc đánh giá theo 3 bƣớc:

- Trƣớc khi dự án bắt đầu.

- Khi dự án đƣợc triển khai một nửa thời gian.

- Khi hoàn thành dự án.

Việc đánh giá không chỉ tiến hành với dự án nghiên cứu khoa học mà còn

đƣợc tiến hành với các nhà nghiên cứu tham gia dự án thông qua các kỳ thi. Các kỳ

thi đƣợc coi là một phần quan trọng của hệ thống đánh giá hoạt động nghiên cứu

khoa học. Các kỳ thi giúp tìm ra các nhà nghiên cứu xuất sắc và giỏi để tham gia

các dự án nghiên cứu khoa học. Các kỳ thi thƣờng đƣợc thực hiện 2 - 3 năm/lần và

các nhà nghiên cứu khoa học có thể tham gia rộng rãi. Phần lớn các kỳ thi nhằm

55

nhận đƣợc các khoản tài trợ cho nghiên cứu khoa học là những kỳ thi mở.

Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học còn dựa trên số

lƣợng các bài báo đăng trên các tạp chí, số lƣợng các bài báo đƣợc trích dẫn, số lƣợng

các thƣ mời thuyết trình trong các hội thảo quốc tế và các giải thƣởng nhận đƣợc.

Ngoài ra, do thực hiện kinh phí theo kết quả đầu ra nên Nhật Bản rất chú

trọng đến hệ thống hỗ trợ đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học. Cụ thể là: các hội

đồng thi, hội đồng thẩm định dự án; những cơ quan quản lý có liên quan; hệ thống

cơ sở dữ liệu...

2.4.1.2. Tài trợ ngân sách theo dự án

Tài trợ theo dự án thƣờng đƣợc thực hiện khi cơ quan nghiên cứu làm đơn

xin tài trợ để thực hiện các chƣơng trình nghiên cứu có cạnh tranh, thƣờng là qua

Hội đồng nghiên cứu. Cơ chế này thƣờng đƣợc thực hiện theo “kiểu có phản hồi”.

Có nghĩa là cần có đơn để xem xét và là căn cứ để cấp vốn cho hoạt động nghiên

cứu. Tài trợ theo hợp đồng giữa các cơ quan nghiên cứu công với các tổ chức doanh

nghiệp hoặc các tổ chức tƣ nhân phi lợi nhuận cũng có thể đƣợc coi là một hình

thức tài trợ theo dự án.

Cơ chế phân bổ ngân sách theo dự án đƣợc thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu

về tính minh bạch và giải trình trong chi cho KH&CN của khu vực công. Chi ngân

sách nhà nƣớc cho nghiên cứu khoa học ngày càng hƣớng tới việc thực hiện nhiệm

vụ trên cơ sở hợp đồng và các tiêu chí về kết quả đầu ra. Về dài hạn, cơ chế khoán

kinh phí sẽ giảm dần, thay vào đó là cơ chế phân bổ theo hợp đồng có xác định thời

hạn và phân bổ theo các chƣơng trình nghiên cứu cụ thể.

Phân bổ ngân sách theo dự án đƣợc áp dụng khi cá nhân hoặc đơn vị nghiên

cứu tham gia các chƣơng trình đấu thầu cạnh tranh do các cơ quan phân bổ ngân

sách tổ chức. Việc tuyển chọn đề tài, dự án nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi một hội

đồng xét thầu với những mục tiêu, thời hạn cụ thể trên cơ sở ký kết hợp đồng. Cơ

chế này ban đầu rất thịnh hành ở Mỹ, sau đó cũng rất phổ biến ở châu Âu và châu

Á. Với việc gắn phân bổ ngân sách với những mục tiêu cụ thể, cơ chế phân bổ theo

dự án khắc phục đƣợc sự cứng nhắc trong hệ thống nghiên cứu ở nhiều nƣớc OECD

56

và đẩy mạnh việc tài trợ cho các lĩnh vực khoa học mới mang tính liên ngành là

những lĩnh vực ƣu tiên của các quốc gia.

Hiện nay, tỷ trọng ngân sách từ nguồn cạnh tranh tăng lên đáng kể ở một số

nƣớc nhƣ:

Ở EU [34, tr.38] cho tới nay, phần lớn các nƣớc trong EU đều tuyên bố tài

trợ theo hình thức cho tổ chức đều giảm xuống và phần lớn nguồn vốn dành cho

công tác nghiên cứu và phát triển đƣợc chuyển sang dƣới dạng học bổng hoặc là tài

trợ theo dự án.

Việc xây dựng và phê duyệt ngân sách cho công tác nghiên cứu của EU cũng

căn cứ chủ yếu vào các ƣu tiên định hƣớng cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

Mọi hoạt động dành cho nghiên cứu để nhận đƣợc tài trợ của EU cần phải nằm

trong khuôn khổ các định hƣớng này. Mức đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu đƣợc

hình thành từng năm, căn cứ vào các chỉ tiêu so sánh kết quả đầu ra và đánh giá tiến

độ thực hiện so với kế hoạch… để đề ra đƣợc các mức đầu tƣ cụ thể [34, tr.29].

Nhằm thay đổi cơ chế cấp vốn cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nhiều

nƣớc trong liên minh EU đã thực hiện đánh giá lại hệ thống các cơ sở nghiên cứu

khoa học của mình nhƣ các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu trƣớc khi đƣa ra

các cơ chế phân bổ vốn mới. Ở nhiều nƣớc, một số cơ sở khoa học hoạt động trong

một số lĩnh vực nghiên cứu đã đƣợc đánh giá. Các cơ chế đánh giá truyền thống nhƣ

đánh giá chi tiết sau khi thực hiện đối với các các khoản tài trợ hoặc dự án đƣợc

thực hiện ở hều hết các nƣớc thành viên. Một số nƣớc còn giới thiệu các biện pháp

đánh giá kết quả thực hiện dựa trên tiến độ hiện tại, trong một số trƣờng hợp là dƣới

dạng đánh giá định kỳ.

Ở Mỹ [34, tr.38] trong quá trình phân bổ ngân sách cho các hoạt động nghiên

cứu và phát triển, Chính phủ công khai các lĩnh vực đƣợc ƣu tiên tiếp nhận nguồn

vốn tài trợ từ ngân sách nhà nƣớc. Theo đó các đơn vị muốn đƣợc tiếp tục tài trợ từ

ngân sách Chính phủ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển cần đánh giá chi

tiết kết quả triển khai của các chƣơng trình hiện tại, nếu có thể, cần cân nhắc sửa

đổi, định hƣớng lại, giảm ngân sách dành cho chƣơng trình. Các đơn vị muốn đƣợc

tiếp nhận ngân sách cũng cần giải thích đƣợc sự cần thiết của các chƣơng trình

57

nghiên cứu mới, đặc biệt là các ƣu điểm, chất lƣợng, tầm quan trọng và mức độ phù

hợp của các chƣơng trình này với ƣu tiên quốc gia. Các đơn vị sử dụng ngân sách

cũng có thể đề xuất các hoạt động ƣu tiên mới, nhƣng những đề xuất mới này cần

nêu đƣợc các lĩnh vực nghiên cứu khác cần loại bỏ, cắt giảm chi tiêu hoặc loại đi

các chƣơng trình không cần thiết hoặc không phù hợp để đƣợc nhận tài trợ ngân

sách của Chính phủ.

Cơ chế cạnh tranh trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ cho nghiên cứu cho

thấy có nhiều tác động tích cực đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, bên

cạnh những ƣu điểm mà cách thức này đạt đƣợc thì nó cũng bộc lộ một số hạn chế

nhất định nhƣ làm tăng cạnh tranh và sự chồng chéo giữa hoạt động của các viện

nghiên cứu công lập và các chủ thể nghiên cứu khác. Cụ thể:

Ở Hàn Quốc [47, tr.55], hệ thống phân bổ ngân sách theo dự án nhằm tăng

cƣờng năng suất trong các hoạt động nghiên cứu thông qua cạnh tranh đã đƣợc áp

dụng từ năm 1986. Tuy cơ chế này đã mang lại những tác động tích cực nhƣ tăng

tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, nó cũng gây ra những tác động không

mong muốn nhƣ quá chú trọng đến các dự án ngắn hạn, gây ra hiện tƣợng manh

mún trong nghiên cứu khoa học và làm giảm sự an toàn về việc làm cho các nhà

nghiên cứu. Để cạnh tranh, các viện nghiên cứu cũng có thể mở rộng phạm vi

nghiên cứu đến những lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình, do đó làm giảm

chất lƣợng nghiên cứu.

Ở Nhật Bản khuyến khích đầu tƣ cho nghiên cứu qua tài trợ, các tổ chức thực

hiện tài trợ là Hội Phát triển Khoa học Nhật Bản (Japan Society for Promotion of

Science - JSPS) và các quỹ khác. Tài trợ đƣợc áp dụng cho nghiên cứu cơ bản do cá

nhân hay tập thể các nhà nghiên cứu thuộc trƣờng đại học hay viện nghiên cứu, đặc

biệt là những nghiên cứu có khả năng tạo ra những thành tựu nghiên cứu góp phần

hình thành các hƣớng nghiên cứu xuất sắc hay tiên phong. Năm 2009 khoản tài trợ

này chiếm 5% kinh phí mà Chính phủ Nhật Bản.

Mục tiêu của việc tài trợ là thúc đẩy nghiên cứu đƣợc đánh giá cao trong khu

vực quốc tế và đòi hỏi phải có một lƣợng lớn các quỹ nghiên cứu. Hàng năm, căn cứ

vào các đề xuất, thông qua quá trình sàng lọc tại các tiểu ban và đánh giá của Ủy ban

58

Tài trợ Nghiên cứu Khoa học thuộc JSPS để lựa chọn ra những dự án xuất sắc và có

tính khả thi để tiến hành tài trợ. Năm 2015, với “những nghiên cứu đƣợc đề xuất đặc

biệt” thì chỉ có 14 dự án nghiên cứu đƣợc lựa chọn trong tổng số 106 đơn đề xuất của

các nhà nghiên cứu tại các trƣờng đại học và các tổ chức nghiên cứu khác [78].

Hội Phát triển Khoa học Nhật Bản phân bổ tài trợ của ngân sách nhà nƣớc

cho các nghiên cứu thông qua tuyển chọn cạnh tranh. Hội tài trợ cho các lĩnh vực

khoa học chia theo 4 nhóm lĩnh vực lớn: Sinh học; Vật lý và kỹ nghệ; Khoa học xã

hội và nhân văn và khác (Hình 2.1)

Hình 2.1: Cơ cấu tài trợ cho các lĩnh vực khoa học của Hội Phát triển Khoa học

Nhật Bản

Nguồn: https://www.jsps.go.jp/j-grantsinaid/25_tokusui/kadai_shinki27.html

https://www.jsps.go.jp/english/ [78], [79]

Một vấn đề đáng quan tâm khác là khung pháp lý trong cơ chế cạnh tranh. Khi

tham gia cơ chế cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ hay cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu

khoa học, các viện nghiên cứu công lập cũng phải tuân thủ các quy định về cạnh tranh

59

tƣơng tự nhƣ các doanh nghiệp, tức là không đƣợc thiên vị, ƣu ái hơn các đối thủ cạnh

tranh. Nói cách khác, các viện nghiên cứu công lập phải hoạt động trong môi trƣờng

cạnh tranh bình đẳng với môi trƣờng pháp lý nhƣ nhau cho viện nghiên cứu công lập

và các chủ thể khác trên thị trƣờng. Trong trƣờng hợp này, việc áp dụng nguyên tắc

tính đủ chi phí là một công cụ hữu hiệu nhằm tăng tính minh bạch trong định giá sản

phẩm do viện nghiên cứu công lập cung cấp. Việc thành lập các viện nghiên cứu theo

mô hình doanh nghiệp cũng là một giải pháp tốt cho vấn đề này.

Ngoài ra, cũng còn một cơ chế tài trợ thứ ba, cũng là dựa trên các tiêu chí cạnh

tranh, đƣợc thực hiện thông qua các chƣơng trình đặc biệt, thƣờng là các chƣơng

trình nghiên cứu rất phức tạp hoặc là để khuyến khích đầu tƣ cho một chƣơng trình

nghiên cứu đặc biệt. Đó là, hình thức tài trợ từ các nguồn khác. Các nguồn tài trợ

khác chủ yếu là thu nhập tự tìm kiếm của các tổ chức (học phí, thu nhập từ các khoản

hiến tặng, phí cấp bằng phát minh sáng chế) cũng có vai trò khá quan trọng ở một số

nƣớc. Ví dụ, khoảng 5% nguồn vốn dành cho nghiên cứu ở các trƣờng đại học đƣợc

lấy từ nguồn tài trợ khác ở các nƣớc Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha.

Các tổ chức nghiên cứu cũng nhận ra đƣợc vai trò của nguồn tài trợ khác này

và ngày càng cố gắng khai thác tối đa nguồn vốn “khác” này. Nhiều đơn vị nghiên

cứu đã xây dựng chƣơng trình tăng thu từ việc cung cấp phí phát minh sáng chế,

nhận hiến tặng, tài trợ tƣ nhân và đóng góp của các cựu sinh viên/nhân viên. Nguồn

thu nhập này giúp cho các tổ chức nghiên cứu có khả năng sử dụng nguồn lực của

mình linh hoạt hơn trong bối cảnh các nguồn vốn không đi kèm theo điều kiện ngày

càng trở nên khan hiếm.

2.4.2. Kinh nghiệm trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt

động Khoa học xã hội

Nhìn chung, các nƣớc đều có xu hƣớng tăng cƣờng quản lý hiệu quả đối với

hoạt động nghiên cứu khoa học. Hệ thống quản lý ở các nƣớc có sự đa dạng, có

nƣớc quản lý theo Bộ chủ quản, có nƣớc đi theo mô hình quản lý tập trung. Kinh

phí đƣợc cấp theo hệ thống các tiêu chí nhất định.

Tại EU [42, tr.29], trong khuôn khổ hợp tác và hội nhập cao, các nƣớc trong

EU cũng đã có đƣợc một hệ thống chuẩn mực riêng, áp dụng cho các đề tài/dự án

60

của khối EU và cũng thƣờng đƣợc các nƣớc trong khối áp dụng.

Để có thể nhận đƣợc tài trợ nghiên cứu cho các đề tài, nhóm chủ nhiệm đề tài

cần phải nộp đề cƣơng tới các cơ quan cấp kinh phí. Đề cƣơng sẽ do hội đồng các

chuyên gia độc lập đánh giá, tiêu chí để chọn các chuyên gia là dựa vào uy tín, kinh

nghiệm làm việc thực tế trong công tác tuyển chọn và đánh giá các đề tài. Trung

bình mỗi chuyên gia sẽ đánh giá khoảng 10-15 đề cƣơng mỗi năm. Các đề tài sẽ

đƣợc đánh giá theo danh mục các tiêu chí của các tổ chức cấp kinh phí. Sau khi các

chuyên gia đã thực hiện các đánh giá độc lập sẽ có một buổi họp thảo luận chung

của Hội đồng đánh giá và đƣa ra báo cáo đánh giá. Tiếp đó sẽ sang bƣớc đánh giá

tiếp theo đƣợc gọi là đánh giá theo nhóm “Panel Review”, trong đó, sẽ thành lập các

nhóm các chuyên gia đánh giá. Các nhóm này sẽ kiểm tra lại mức độ thống nhất kết

quả đánh giá của các chuyên gia độc lập để đƣa ra quyết định cuối cùng. Thông

thƣờng, mức độ cạnh tranh trong thực hiện đề tài của EU là rất cao, tỷ lệ trúng thầu

thƣờng ở mức thấp, trong khoảng 10-20%.

Sau khi kết thúc quá trình đánh giá, các nhóm nghiên cứu sẽ đƣợc nhận báo

cáo đánh giá tổng hợp, bao gồm các lời nhận xét, đánh giá, các ý kiến bình luận

trong cả hai trƣờng hợp trúng thầu hoặc không trúng thầu.

Sau khi đề cƣơng đã đƣợc duyệt và nhận đƣợc thông báo trúng thầu, các

nhóm nghiên cứu sẽ nhận đƣợc tạm ứng và phải nhanh chóng thực hiện giải ngân.

Sau khoảng thời gian thực hiện sẽ phải có báo cáo định kỳ, thông thƣờng là 1 năm

bao gồm các loại chi phí thực hiện đề tài và sẽ nhận đƣợc phần kinh phí còn lại khi

có báo cáo và đƣợc Hội đồng châu Âu thông qua.

Các chi phí thực hiện đề tài phải nằm trong danh mục các chi phí đƣợc phép

và tuân thủ các quy định sau: các chi phí thực tế và phải đƣợc ghi trong tài khoản

của ban chủ nhiệm đề tài, các chi phí của ban chủ nhiệm đề tài phải có hoá đơn

chứng từ chứng minh, chỉ những chi phí phát sinh trong thời gian thực hiện đề tài

mới đƣợc tính còn các chi phí phát sinh ngoài thời gian thực hiện đề tài sẽ không

đƣợc tính (chỉ có chi phí cho báo cáo cuối cùng và báo cáo kiểm toán đƣợc tính là

trƣờng hợp ngoại lệ), các chi phí phải tuân theo các chuẩn mực về kế toán và quản

lý phổ thông.

61

Các loại chi phí đƣợc duyệt phân thành hai loại là chi phí trực tiếp và chi phí

gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm lƣơng của các cá nhân tham gia đề tài (nhân

viên chính thức, nhân viên bán thời gian, hợp đồng), các chi phí đi lại và công tác

phí cho các cá nhân trong thời gian thực hiện đề tài, chi phí mua máy móc trang

thiết bị (theo các quy định về khấu hao), chi phí mua các loại vật liệu, đồ dùng khác,

chi phí thực hiện các hợp đồng thuê khoán lại.

Các chi phí gián tiếp bao gồm: những chi phí không thể xác định và tính trực

tiếp vào từng đề tài ví dụ nhƣ các chi phí liên quan tới cơ sở hạ tầng nhƣ khấu hao

nhà cửa, văn phòng, ga, điện nƣớc... hoặc những chi phí liên quan tới các dịch vụ

nhƣ quản lý hành chính, nguồn nhân lực, đào tạo, tƣ vấn luật, thủ tục giấy tờ...

Quy trình báo báo cáo tài chính: các báo cáo tài chính đƣợc thực hiện định

kỳ, thông thƣờng là một năm/lần tuỳ theo thời hạn thực hiện đề tài theo mẫu quy

chuẩn đi kèm với các hoá đơn giấy tờ khác. Các cá nhân hƣởng lƣơng đề tài cần có

thời gian làm việc.

Tại Mỹ [42, tr.55], việc quản lý công tác nghiên cứu của Mỹ đƣợc quản lý

chặt chẽ trong cả hai hình thức tài trợ: theo các cơ quan nghiên cứu cũng nhƣ quản lý

theo các chƣơng trình nghiên cứu. Các cơ quan đƣợc Chính phủ tài trợ ngân sách cho

công tác nghiên cứu và phát triển còn phải thuyết phục đƣợc tính hiệu quả trong các

chƣơng trình nghiên cứu và phát triển của mình thông qua một hệ thống các tiêu chí

đầu tƣ trong nghiên cứu và phát triển.

Với các chuẩn mực về quản lý tài chính của Mỹ rất rõ ràng và cụ thể, bao gồm:

- Các chuẩn mực về quản lý tài chính, quản lý thực hiện dự án/đề tài.

- Cơ chế chia xẻ chi phí của các tổ chức nhận kinh phí dự án/đề tài.

- Các chính sách thanh toán, các khoản chi phí cụ thể.

- Các chế độ báo cáo tài chính định kỳ theo quý, cuối kỳ phải đƣợc thực

hiện đúng hạn, việc nộp chậm báo cáo có thể đƣa tới hậu quả dừng cấp kinh phí.

- Quy định về các chi phí đƣợc phép trong kinh phí cấp: bao gồm chi phí

trực tiếp và kinh phí gián tiếp.

Tại Hàn Quốc [42, tr.30], để lập dự toán và quyết toán, các viện nghiên cứu

công phải tuân thủ các chế độ kế toán theo năm ngân sách, hay có thể nói rằng, năm

tài chính của các viện nghiên cứu công ở Hàn Quốc phải thực hiện trùng với năm tài

khóa của Chính phủ.

62

Trong các hoạt động tài chính kế toán, các viện nghiên cứu công của Hàn Quốc

cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc quản lý, theo dõi chặt những thay đổi về giá trị

các tài sản của các viện tuân theo nguyên tắc kế toán của Chính phủ.

Đến cuối năm tài khóa, viện nghiên cứu sẽ phải trình cho hội đồng nghiên

cứu có liên quan một bản báo cáo quyết toán năm. Bản báo cáo quyết toán năm của

các viện nghiên cứu phải bao gồm những tài liệu sau:

- Báo cáo tài chính và các hóa đơn chứng từ kèm theo;

- Các tài liệu cần thiết khác.

Hội đồng nghiên cứu của Hàn Quốc có trách nhiệm xem xét và trình bản báo

cáo quyết toán của các viện nghiên cứu mà họ quản lý lên cơ quan giám sát. Cơ

quan cao nhất của hệ thống giám sát ở Hàn Quốc là Quốc hội. Hàng năm, các báo

cáo tài chính của các viện nghiên cứu sẽ phải đƣợc trình lên Quốc hội vào 3 tháng

trƣớc năm tài khóa tới.

Tại Trung Quốc [37, tr.31], phần lớn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa

học xã hội là từ nguồn NSNN. Chủ yếu đƣợc tổ chức theo hai dạng: đề tài nghiên cứu

khoa học do bộ chủ quản giao và đề tài nghiên cứu khoa học do ký kết với bên ngoài.

Đối với phần đề tài nghiên cứu khoa học do bộ chủ quản giao, các Viện trực thuộc

các bộ đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp kinh phí và đƣợc tính gộp vào kinh phí hoạt

động chung, không phân chia riêng thành kinh phí đề tài. Các Viện nghiên cứu khoa

học xã hội và các trƣờng đại học đƣợc coi là những đơn vị hành chính sự nghiệp, do

vậy, mọi khoản thu chi, lập dự toán, xây dựng định mức chi tiêu tài chính, giải ngân,

quyết toán đều đƣợc tính vào NSNN và hoạch toán nhƣ các đơn vị hành chính sự

nghiệp. Hơn nữa, các Viện và trƣờng đại học là những đơn vị nghiên cứu khoa học xã

hội chính đều trực thuộc các Bộ nên phải tuân theo các chu trình về lập dự toán nhƣ

đối với ngân sách ngành. Đối với các đề tài ký kết với bên ngoài thì đƣợc tính toán

theo nhƣ hợp đồng giữa các đơn vị nghiên cứu với các cơ quan, đơn vị ký hợp đồng.

Nhƣ vậy, về cơ bản Trung Quốc có sự khác biệt với Việt Nam trong quản lý

tài chính về hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội. Trên thực tế, nghiên cứu khoa

học xã hội của Trung Quốc gắn liền với nhiệm vụ của các bộ ngành chủ quản và

đƣợc coi nhƣ là nhiệm vụ tất yếu của các đơn vị nghiên cứu. Điều này giúp cho các

Viện nghiên cứu khoa học xã hội, các đơn vị nghiên cứu khoa học xã hội và các

63

trƣờng đại học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu gắn liền với yêu cầu chỉ đạo, điều

hành của các bộ ngành trực thuộc. Nhờ đó, mọi hoạt động nghiên cứu khoa học xã

hội đều gắn chặt với yêu cầu thực tiễn của bộ ngành chủ quản. Chính vì vậy, nghiên

cứu khoa học xã hội ở Trung Quốc mang tính thực tiễn cao, góp phần không nhỏ

vào cung cấp luận cứ cho các bộ ngành trung ƣơng của Trung Quốc trong quá trình

hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội phục vụ cải cách mở cửa. Có thể nói,

nghiên cứu khoa học xã hội của Trung Quốc là một bộ phận cấu thành không thể

thiếu của các bộ ngành của Trung Quốc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về hoạt động

nghiên cứu của các bộ ngành.

Tại Nhật Bản [42, tr.28], các quy định về chi tiêu tài chính, xây dựng dự

toán, giải ngân, quyết toán trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhật Bản chủ

yếu dựa trên việc đánh giá kết quả đầu ra, theo nguyên tắc kinh phí chỉ cấp cho những

đề tài dựa vào các công việc đã và đang đƣợc tiến hành, đã đƣợc triển khai một phần và

kinh phí đƣợc cấp để tiếp tục triển khai. Vì vậy, thay vì xây dựng một hệ thống các chỉ

tiêu, định mức về tài chính, Nhật Bản lại rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống lựa

chọn đề tài, đánh giá kết quả và chất lƣợng đề tài qua các giai đoạn. Đây đƣợc xem là

yếu tố tiên quyết trong việc cấp kinh phí, giải ngân và quyết toán kinh phí. Vì vậy, việc

cấp kinh phí và quyết toán kinh phí của Nhật Bản khá đơn giản và do chất lƣợng các

dự án và đề tài quyết định.

Trong cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động khoa học thì các quy định về

quản lý chi tiêu tài chính cũng rất đƣợc chú trọng, thủ tục lập dự toán, giải ngân,

quyết toán trong quy trình quản lý tài chính đƣợc quy định rõ ràng, bao gồm các

điều khoản cụ thể và luôn tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán, kiểm toán căn bản.

Cụ thể:

Dự toán chi cho đề tài

Cơ cấu chi cho đề tài, không quy định bắt buộc là có những mục nào, mà tùy

theo tính chất công việc, phƣơng pháp tiến hành để chủ nhiệm đề tài xây dựng dự

toán kinh phí cho đề tài.

Việc xây dựng dự toán là một việc quan trọng và cẩn trọng, bởi dự toán sẽ

đƣợc thẩm định của chuyên gia một cách kỹ lƣỡng để xem xét tuyển chọn. Ở Nhật,

không có quy định về mức chi cho từng nội dung hay thù lao tiền công. Dự toán

64

đƣợc thực hiện trên cơ sở giá thị trƣờng và một số quy định khung chi phí của

Trƣờng liên quan đến công tác phí và tỷ lệ phần trăm chi cho cơ quan quản lý đề tài.

Nhà nghiên cứu dựa vào nội dung công việc cụ thể của đề tài và tìm hiểu giá thị

trƣờng để dự toán kinh phí.

Thông thƣờng, các chi phí cho đề tài trong lĩnh vực kinh tế (thuộc KHXH),

thƣờng gồm các mục sau đây: Mua tài liệu; Đi công tác; Phiên dịch, dịch tài liệu;

Hội thảo; In ấn, photocopy; Thuê trợ lý giúp nghiên cứu + cộng tác viên (thuộc đơn

vị khác, không thuộc biên chế của Trƣờng); Văn phòng phẩm và chi khác

Theo quy định, đề tài chi 20% cho cơ quan quản lý đề tài cho công tác quản lý

đề tài, bao gồm tuyển chọn, cấp kinh phí giám sát, đánh giá. Đề tài không phải làm

giải trình, đƣợc quy định và coi nhƣ là đƣơng nhiên đƣợc tính trong chi phí của đề tài.

Đối với công tác phí, có quy định nguyên tắc là xây dựng mức tiêu chuẩn

khách sạn khác nhau đối với các trình độ của cán bộ nghiên cứu và địa phƣơng nơi

đến công tác. Tùy theo thời giá thuê khách sạn của địa phƣơng và tiêu chuẩn khách

sạn của ngƣời đi công tác, chủ nhiệm đề tài lên dự trù kinh phí cho mục công tác

phí. Ví dụ, tại thời điểm đầu năm 2010, dự trù kinh phí cho cán bộ công tác từ Kobe

đến Tokyo nhƣ sau: GS 12000 Yên/ngày (khoảng 135 USD), PGS: 9000 Yên (trên

100 USD)/ngày. Ở nơi rẻ hơn, mức chi sẽ thấp hơn. Việc dự trù theo thời giá và

theo mức tiêu chuẩn khách sạn và sinh hoạt phí trung bình.

Tất cả các khoản chi còn lại, khi dự trù đều dựa vào: (i) nhu cầu công việc, vật

tƣ, tài liệu, thông tin, nhân công (phải thuê khoán hoặc mời từ bên ngoài Trƣờng)... cần

thiết để thực hiện đề tài; (ii) giá cả thị trƣờng của các vật tƣ, tài liệu, thông tin, nhân

công... tại thời điểm chi. Vì vậy, chủ nhiệm đề tài phải giải trình rõ trong đơn xin tài trợ

về nội dung nghiên cứu, phƣơng pháp tiến hành và từ đó thấy đƣợc nhu cầu chi phí cho

việc tiến hành nghiên cứu đề tài. Nếu việc hình dung, mô tả công việc, phƣơng pháp

tiến hành nghiên cứu không tốt, sẽ ảnh hƣởng không tốt đến việc dự toán kinh phí và sẽ

dễ thất bại trong tuyển chọn. Mặt khác, cũng phải tham khảo giá cả thị trƣờng để đƣa ra

mức giá hợp lý đƣợc chấp nhận trong khâu thẩm định.

Đối với chi phí nhân công, chỉ đƣợc tính cho chi phí trợ giúp nghiên cứu

(đánh máy, hoặc các công việc phổ thông khác). Trƣờng hợp đề tài mời thêm cộng

tác viên từ bên ngoài Trƣờng để thực hiện một phần nghiên cứu trong đề tài, ngƣời

65

cộng tác viên cũng phải kê dự trù nghiên cứu viên độc lập, không có lƣơng thì đƣợc

trả một khoản gọi là “tạ lễ” đƣợc đƣa vào phong bì (chi tiền mặt) và ký giấy biên

nhận. Mức “tạ lễ” phụ thuộc vào lƣợng công việc và trình độ của ngƣời cộng tác

viên và do chủ nhiệm đề xuất, tham khảo giá thị trƣờng, thỏa thuận với cộng tác

viên. Điều quan trọng là đƣa ra đề xuất hợp lý để giải trình và đƣợc thẩm định chấp

nhận. Nếu giải trình chi phí không hợp lý, sẽ không đƣợc trúng tuyển.

Công việc xây dựng dự toán kinh phí đòi hỏi công sức và thời gian, đồng

thời phải là ngƣời am hiểu công việc và phƣơng pháp tiến hành. Theo ý kiến của

Giáo sƣ Yoshiaki Ueda, chuyên gia kinh tế, Đại học Kobe, việc lên dự toán cho một

đề tài này mất khá nhiều thời gian.

Thẩm định kinh phí

Các khoản chi trên đây, chủ nhiệm đề tài phải tính toán sát với nhu cầu công

việc nghiên cứu đề tài và giá trên thị trƣờng. Sau khi nộp đơn lên bộ phận quản lý,

bộ phận này sẽ đề xuất những ngƣời phản biện và đánh giá theo phƣơng thức kín.

Sau đó, chủ nhiệm đề tài đƣợc mời giải trình trƣớc hội đồng thẩm định, trong đó có

chuyên gia thẩm định về tài chính. Thƣờng khi xét duyệt đề xuất về tài chính cũng

bị cắt giảm so với đề xuất của chủ nhiệm đề tài (khoảng 10%).

Thay đổi kinh phí

Nếu theo dự toán, thực chi có thể thay đổi đôi chút, đề tài đƣợc phép thay

mục chi nhƣng chỉ ở phạm vi nhỏ. Còn nếu có thay đổi lớn thì phải xin ý kiến

Trƣờng. Hiện không quy định mức bao nhiêu % đƣợc phép thay đổi mà không phải

xin ý kiến.

Giải ngân

Đối với đề tài cho cá nhân nhà nghiên cứu của Trƣờng (do giáo sƣ trực tiếp

đề xuất hay sinh viên là nghiên cứu sinh của giáo sƣ) đƣợc cấp một lần ngay khi đề

tài đƣợc duyệt và có quyết định triển khai. Trong quá trình tiến hành, có thể có thay

đổi 1 số khoản chi tiêu, đƣợc phép chuyển đổi (ví dụ văn phòng phẩm, phô tô). Còn

trƣờng hợp có thay đổi lớn, (vài nghìn đô trở lên) phải giải trình và đƣợc sự đồng ý

của Trƣờng).

66

Đối với các nghiên cứu lớn, việc giải ngân đƣợc tiến hành theo giai đoạn;

ngay sau khi đề tài đƣợc duyệt và sau đánh giá giữa kỳ.

Chứng từ

Tất cả mọi chi tiêu đều phải có hóa đơn, chứng từ. Đối với các khoản mua

sắm có hóa đơn thực mua. Đối với phiên dịch hay thuê nhân công, chỉ cần giấy biên

nhận. Tiền công tác phí đƣợc khoán, không phải hóa đơn.

2.4.3. Một số gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.4.3.1. Về quản lý phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động Khoa học xã hội

Một là, Nhà nƣớc giữ vai trò định hƣớng cho hoạt động nghiên cứu khoa

học, cần chú trọng xây dựng chiến lƣợc quốc gia về Khoa học và công nghệ theo

từng giai đoạn và thời kì. Trong mỗi giai đoạn khác nhau có chiến lƣợc đầu tƣ phù

hợp với điều kiện và mục tiêu phát tiển đất nƣớc.

Nhìn chung, các nƣớc đều rất chú trọng tới chiến lƣợc quốc gia về khoa học

và công nghệ với các mục tiêu cụ thể và các yếu tố quản lý cụ thể hơn, trong đó

chính phủ giữ vai trò định hƣớng. Dựa trên nhu cầu của nền kinh tế và tƣơng quan

về mức độ cạnh tranh về kinh tế tri thức trên trƣờng quốc tế. Cạnh tranh ngày càng

gia tăng khiến các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển phải không ngừng

chú trọng tăng đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

Hai là, Tăng cƣờng phân bổ ngân sách theo phƣơng thức cạnh tranh là một

biện pháp đƣợc nhiều nƣớc áp dụng và đạt hiệu quả tốt. Đồng thời, mô hình tổ chức

các viện nghiên cứu công lập theo hƣớng doanh nghiệp sẽ là một xu thế trong tƣơng

lai, gắn với việc tính đúng, tính đủ các chi phí cho nghiên cứu vào giá thành sản

phẩm, dịch vụ nghiên cứu, gắn sản phẩm nghiên cứu với thị trƣờng.

Ba là, cơ chế đầu tƣ tài chính cho các tổ chức khoa học gắn liền với đánh giá

kết quả thực hiện theo hƣớng xây dựng định mức phản ánh yếu tố thị trƣờng và có

tính linh hoạt, đồng thời giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn nữa cho các

chủ nhiệm trong việc xây dựng dự toán và triển khai thực hiện, nhà nƣớc quản lý

kết quả đầu tƣ bằng kết quả nghiên cứu cụ thể nhƣ xuất bản phẩm, công bố khoa

học, phổ biến, truyền bá kết quả nghiên cứu.

67

Bốn là, Cải cách hệ thống quản lý hoạt động nghiên cứu theo hƣớng thành

lập các cơ quan quản lý tập trung, cơ chế quản lý cải cách theo hƣớng thông

thoángmở rộng quyền tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu, thay đổi cách tiếp cận về

quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động nghiên cứu khoa học.

Cách tiếp cận về quản trị khoa học ngày càng đƣợc vận dụng rộng rãi trong

quản lý khoa học thay vì quản lý hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa

học, mà trƣớc hết là nâng cao hiệu quả nguồn lực nhà nƣớc đầu tƣ cho khoa học và

tạo ra môi trƣờng bình đẳng cho các đối tƣợng khác nhau nhằm tạo môi trƣờng cho

khoa học đóng góp tích cực hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Năm là, Xây dựng chính sách nhằm tăng cƣờng các nguồn tài trợ cho nghiên

cứu theo hƣớng đa dạng hóa hơn nữa. Ngoài nguồn ngân sách nhà nƣớc, thì tỷ trọng

các nguồn từ việc hợp tác với khu vực doanh nghiệp, hợp tác với nƣớc ngoài hay từ

mô hình hợp tác công tƣ ngày càng tăng. Vì vậy cần có chính sách, cơ chế cụ thể

nhằm đa dạng hóa các nguồn lực tài chính đầu tƣ cho KHXH. Khuyến khích hoạt

động nghiên cứu của khu vực tƣ nhân thông qua các công cụ tài chính.

2.4.3.2. Về quản lý sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động Khoa học xã

hội

Một là, xu hƣớng chung là dần thay thế phƣơng thức khoán kinh phí toàn bộ

bằng việc khoán một phần và một phần thay đổi tùy theo dự án hoặc theo kết quả

hoạt động của tổ chức nghiên cứu.

Hai là, quản lý tài chính trong hoạt động khoa học cần xây dựng và xác định

đƣợc cơ chế quản lý hiệu quả nhƣng giảm các thủ tục hành chính cho nhà khoa học.

Xây dựng và quy định những định mức theo hƣớng tăng tính tự chủ, tự chịu trách

nhiệm cho nhà khoa học. Quản lý thông qua sản phẩm đầu ra và kết quả thực hiện

nhiệm vụ thay bằng hình thức quản lý qua thủ tục hành chính.

Ba là, kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy thành công trong cải cách hệ thống

tổ chức KH&CN có tác động đáng kể đến sự phát triển của thị trƣờng KH&CN, trong

đó cần xác định rõ trình tự tiến hành cải cách tổ chức KH&CN. Thay đổi cách thức

Những tổ chức nào nên đƣợc chuyển đổi trƣớc, cơ chế chính sách cần thiết cho sự

chuyển đổi này, mô hình tổ chức cụ thể của các tổ chức sau chuyển đổi nhƣ thế nào.

68

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 tập trung hệ thống những lý luận cơ bản về quản lý tài chính trong

hoạt động KHXH dựa trên đặc thù của hoạt động nghiên cứu KHXH, chỉ rõ những

nội dung quản lý tài chính trong hoạt động KHXH bao gồm: Quản lý nhà nƣớc về

tài chính trong hoạt động KHXH nhƣ: quản lý việc phân bổ, quản lý sử dụng và

kiểm tra giám sát sử dụng NSNN cho hoạt động KHXH; và Quản lý tài chính tại

các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực KHXH nhƣ: quản lý thu; quản lý chi; quản lý

chênh lệch thu chi; kiểm soát và công khai tài chính. Cùng với các công cụ quản lý

tài chính trong hoạt động KHXH bao gồm: hệ thống văn bản, chính sách pháp luật

của nhà nƣớc; công tác kế hoạch - tài chính; quy chế chi tiêu nội bộ; tổ chức bộ

máy; hệ thống thanh tra, kiểm tra nội bộ và kiểm toán, đây chính là khung lý thuyết

để làm cơ sở cho tuyến nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính

ở chƣơng 3. Các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính trong hoạt

động KHXH đƣợc đề ra ở chƣơng 2 sẽ đƣợc áp dụng đầy đủ trong đánh giá thực

trạng ở chƣơng 3. Chƣơng 2 cũng rút ra đƣợc các nhân tố khách quan (cơ chế chính

sách và các quy định của nhà nƣớc; mức độ phát triển KTXH và nguồn lực ngân

sách; nhận thức về vai trò của KHXH; mức độ hiểu và triển khai chính sách trong

thực tiễn của các cơ quan quản lý nhà nƣớc) và các nhân tố chủ quan (trình độ và

năng lực quản lý tài chính của cán bộ; các quy định về quản lý tài chính của tổ chức

KH&CN; tổ chức bộ máy nhân sự và quy trình hoạt động quản lý tài chính) có ảnh

hƣởng chủ yếu đến quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, làm khung phân tích

các nhân tố ảnh hƣởng trong thực tế ở chƣơng 3. Đồng thời, các kinh nghiệm của

các quốc gia trong tạo lập và quản lý nguồn thu cũng nhƣ quản lý chi đối với hoạt

động KHXH đã gợi mở một số kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam nói chung và

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nói riêng, làm cơ sở khoa học để đề xuất một số

định hƣớng, giải pháp góp phần đổi mới công tác quản lý tài chính trong hoạt động

KHXH ở chƣơng 4.

69

CHƢƠNG III

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI

3.1. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động Khoa

học xã hội

3.1.1. Thực trạng quản lý phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa

học xã hội

Trong thời gian qua, NSNN đã luôn đảm bảo tổng mức chi cho KH&CN

bằng 2% tổng chi NSNN hàng năm và năm sau cao hơn năm trƣớc, theo đúng tinh

thần nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng thì mức đầu tƣ này

còn thấp do hạn chế của nguồn NSNN. Trong bối cảnh đó thì đầu tƣ cho hoạt động

KHXH cũng không ngoại lệ và còn thấp hơn nhiều so với KHTN và KHCN. Theo

nghiên cứu của TS. Nguyễn Mạnh Thiều thì tỷ trọng đầu tƣ tài chính cho hoạt động

KHXH trong cơ cấu của các chƣơng trình trọng điểm cấp nhà nƣớc thì các chƣơng

trình về KHXH chỉ chiếm từ 1% đến 6,7% tổng kinh phí đầu tƣ, so với mức từ

12,2% đến 38,9% của chƣơng trình trọng điểm cấp nhà nƣớc về khoa học và công

nghệ (gấp 7,4 lần KHXH) [43].

Do NSNN đầu tƣ cho hoạt động KH&CN đƣợc phân bổ cả cho các Bộ,

ngành, địa phƣơng và các trƣờng đại học nên việc thống kê rạch ròi kinh phí dành

cho từng lĩnh vực KHCN hay KHXH là việc làm không khả thi và không thể thực

hiện đƣợc. Chính vì vậy, để đánh giá thực trạng phân bổ NSNN trong hoạt động

KHXH, nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận so sánh mối tƣơng quan trong đầu tƣ từ

NSNN giữa hai lĩnh vực khoa học, cụ thể trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh sẽ

chọn nguồn kinh phí đầu tƣ các Chƣơng trình trọng điểm cấp nhà nƣớc (KC, KX)

giai đoạn 2006-2015 và giữa hai Viện Hàn lâm khoa học quốc gia giai đoạn 2006-

2017 để làm số liệu phân tích, biết rằng chỉ dựa trên hai chỉ số trên để so sánh về số

đầu tƣ cho KHXH và KHCN là có phần khập khiễng nhƣng ít nhiều cũng cho thấy

tỷ trọng đầu tƣ cho KHXH còn rất thấp so với đầu tƣ cho KHCN và đƣợc thể hiện

qua các chỉ tiêu sau:

70

3.1.1.1. So sánh mức đầu tư giữa lĩnh vực KHXH và KHCN

Theo báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

năm 2014 của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia[11, tr.4-5] về số liệu chi cho

NC&PT năm 2013 để so sánh mức đầu tƣ từ NSNN giữa các lĩnh vực khoa học cho

thấy, tỷ trọng đầu tƣ cho các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm phần

lớn chi phí cho hoạt động NC&PT, với tổng kinh phí là 8784,7 tỷ đồng, tƣơng

đƣơng 71% tổng chi, tiếp theo là lĩnh vực khoa học nông nghiệp với 1.424,6 tỷ

đồng, chiếm 11% tổng chi và khoa học xã hội với tổng kinh phí là 890,2 tỷ đồng chỉ

chiếm 7% tổng chi, nếu cộng thêm cả khoa học nhân văn thì cũng chỉ chiếm khoảng

8% (Bảng 3.1 và Hình 3.1).

Bảng 3.1: Chi cho NC&PT theo lĩnh vực nghiên cứu năm 2013

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

Lĩnh vực

nghiên cứu Tổng số

Khu vực thực hiện

Viện,

trung

tâm

Trƣờng

đại học

Cơ quan

hành

chính

Đơn vị

sự

nghiệp

Doanh

nghiệp

Phi lợi

nhuận

Khoa học tự

nhiên

933,6 709,1 151,4 37,9 28,6 0,0 6,5

Khoa học kỹ

thuật và công

nghệ

8.784,7 1.564,1 229,4 187,3 105,5 6.674,8 23,6

Khoa học y dƣợc 234,1 130,4 36,3 19,6 39,2 0,0 8,6

Khoa học nông

nghiệp

1.424,6 1.115,0 35,1 132,3 64,4 67,3 10,6

Khoa học xã hội 890,2 489,2 121,8 57,1 15,5 185,1 21,5

Khoa học nhân

văn

153,9 90,0 31,3 16,8 6,5 0,0 9,4

Tổng cộng 12.421,10 4.097,80 605,30 451,00 259,70 6.927,20 80,20

Nguồn: [11] và tính toán của tác giả

71

Hình 3.1: Cơ cấu chi cho NC&PT theo lĩnh vực nghiên cứu năm 2013

Nguồn: [11] và tính toán của tác giả

3.1.1.2. So sánh mức đầu tư giữa các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước

(KC, KX)

Xét về kinh phí dành cho các chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc, trong

14 Chƣơng trình giai đoạn 2006-2010 với số lƣợng là 408 đề tài, tổng kinh phí phê

duyệt là 1.096,068 tỷ đồng, thì số lƣợng chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc về

KHXH chỉ có 04 chƣơng trình với mức kinh phí là 156,145 tỷ đồng, chỉ đạt 14,2%

tổng kinh phí, trong khi đầu tƣ cho 10 chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc về

KHCN với mức 939,923 tỷ đồng, chiếm 85,8% tổng kinh phí, gấp 6,02 lần mức đầu

tƣ kinh phí cho các chƣơng trình trọng điểm các Nhà nƣớc về KHXH. Đó là chƣa

nói đến đầu tƣ kinh phí cho nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên chiếm 4,1%

(mỗi năm đạt 3,7 - 5,2%), cao hơn nhiều so với mức đầu tƣ kinh phí thực hiện các

chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc về KHXH. Đồng thời, chƣa tính đến đầu tƣ

cho các nhiệm vụ KHCN khác chiếm tới 55,4% (bình quân mỗi năm chiếm 43,5-

67,5%) tổng kinh phí đầu tƣ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà

nƣớc trong cùng thời kì.

72

Giai đoạn 2011-2015, nếu xét về giá trị tuyệt đối thì kinh phí dành cho các

chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc về khoa học xã hội tăng 1,3 lần so với giai

đoạn trƣớc nhƣng tỷ lệ kinh phí dành cho các chƣơng trình về khoa học xã hội trong

tổng kinh phí đƣợc phê duyệt của chƣơng trình trọng điểm cấp nhà nƣớc thì lại có

sự thụt giảm và đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Đầu tƣ cho 15 chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc giai đoạn này đã tăng

đáng kể, với số lƣợng đề tài là 551 (tăng 143 đề tài), trong đó 10 chƣơng trình thuộc

lĩnh vực khoa học công nghệ (329 đề tài, dự án) và 5 chƣơng trình thuộc lĩnh vực

khoa học xã hội (101 đề tài) và tổng kinh phí phê duyệt là 1.833,35 tỷ đồng (tăng

737 tỷ đồng).

Tuy nhiên, kinh phí dành để triển khai các chƣơng trình thuộc lĩnh vực khoa

học xã hội lại tiếp tục thấp và giảm về cơ cấu tỷ lệ so với kinh phí dành cho các

chƣơng trình thuộc lĩnh vực KHCN, với số tổng kinh phí là 206,099 tỷ đồng, kinh

phí bình quân cho 1 chƣơng trình là 41,22 tỷ đồng và chiếm 11,2% tổng kinh phí

chƣơng trình, tỷ lệ tƣơng ứng dành cho các chƣơng trình thuộc lĩnh vực KHCN là

1.627,251 tỷ đồng, kinh phí bình quân 1 chƣơng trình là 162,72 tỷ đồng, chiếm

88,8%. Nếu đem so sánh kinh phí dành các chƣơng trình thuộc 02 lĩnh vực thì kinh

phí dành cho lĩnh vực KHCN cao gấp 7,9 lần kinh phí dành cho lĩnh vực KHXH, cụ

thể xem bảng 3.2.

Bảng 3.2: Đầu tƣ tài chính cho các Chƣơng trình KH&CN

cấp Nhà nƣớc giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Giai đoạn

2006-2010 2011-2015

1 Tổng số Chƣơng trình 14 15

Chƣơng trình KHCN 10 10

Chƣơng trình KHXH 4 5

2 Tổng kinh phí Chƣơng trình 1.096,068 1.833,350

Chƣơng trình KHCN 939,923 1.627,251

Chƣơng trình KHXH 156,145 206,099

3 Kinh phí bình quân/1 chƣơng trình 78,290 122,223

Chƣơng trình KHCN 93,92 162,73

Chƣơng trình KHXH 39,04 41,22

4 Tỷ lệ % trong tổng kinh phí chƣơng trình 100 100

Chƣơng trình KHCN 85,8 88,8

Chƣơng trình KHXH 14,2 11,2

Nguồn: Văn phòng các Chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc, Bộ KH&CN

và tính toán của tác giả

73

3.1.1.3. So sánh mức đầu tư giữa Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Viện Hàn

lâm KH&CN Việt Nam

Xét về phƣơng diện đầu tƣ tài chính giữa hai Viện Hàn lâm khoa học quốc

gia của nƣớc ta: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam, nơi đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ phân bổ ngân sách

hàng năm cho nghiên cứu khoa học cũng phản ánh rất rõ thực trạng đầu tƣ tài chính

còn thấp đối với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam so với Viện Hàn lâm

Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chẳng hạn, giai đoạn 2006 - 2010, mức đầu tƣ

tài chính cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đạt bình quân 63,8% mức

đầu tƣ tài chính của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đến giai đoạn

2011-2015 tỷ lệ này là 47% và bình quân 2 năm 2016-2017 tỷ lệ này tiếp tục giảm

chỉ còn 39% (Xem bảng 3.3)

Bảng 3.3: Bình quân kinh phí sự nghiệp khoa học từ nguồn NSNN của Viện Hàn lâm

KH&CN Việt Nam và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2006-2017

Năm/giai đoạn

Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam

(tỷ đồng)

Viện Hàn lâm

KH&CN Việt

Nam

(tỷ đồng)

Tỷ trọng đầu tƣ

Viện HL KHXH

VN /Viện HL

KH&CN VN

(%)

2006 140,250 275,871 50,8

2007 231,205 331,885 69,7

2008 201,325 358,980 56,1

2009 279,875 394,403 71,0

2010 299,294 444,125 67,4

Trung bình 2006-2010 1.151,949 1.805,264 63,8

2011 358,125 513,577 69,7

2012 358,290 701,010 51,1

2013 397,330 784,000 50,7

2014 397,560 876,950 45,3

2015 504,500 1.438,910 35,1

Trung bình 2011-2015 2.015,805 4.314,447 46,7

2016 504,510 1.210,370 41,7

2017 615,470 1.661,027 37,1

Trung bình 2016-2017 1.119,980 2.871,397 39,0

Nguồn: Vụ Ngân sách nhà nƣớc, Bộ Tài chính và tính toán của tác giả

74

3.1.1.4. So sánh mức đầu tư cho các đề tài thuộc hai lĩnh vực KHXH và KHCN

Xét về phƣơng diện đầu tƣ từ NSNN cho các đề tài, mức đầu tƣ tài chính cho

các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cũng vào loại thấp so với mức

đầu tƣ cho KHCN. Trong giai đoạn 2011 - 2015, quy mô kinh phí đầu tƣ từ ngân

sách Nhà nƣớc cho một đề tài cấp Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực KHCN là 4,95 tỷ đồng

thì kinh phí dành cho một đề tài thuộc lĩnh vực KHXH khoảng 2 tỷ đồng, chỉ bằng

khoảng 40,4% so với khoa học công nghệ (Xem bảng 3.4).

Bảng 3.4: Quy mô kinh phí bình quân cho một đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Nhà nƣớc theo lĩnh vực nghiên cứu giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Lĩnh vực khoa học Tổng kinh phí

(tỷ đồng)

Số đề

tài

Kinh phí bình

quân

1 đề tài (tỷ đồng)

Khoa học công nghệ 1.627,251 329 4,95

Khoa học xã hội 206,099 101 2,04

Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ và tính toán của tác giả

Từ các con số trên, có thể thấy, đầu tƣ cho hoạt động khoa học xã hội còn

hạn hẹp, dàn trải và quy mô còn ở mức rất thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu

khoa học xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập

và phát triển. Luận giải cho sự khác biệt khá lớn mức đầu tƣ này, một số chuyên

gia, nhà quản lý cho rằng, nghiên cứu KHCN cần mua sắm trang thiết bị, thí

nghiệm, trong khi dƣờng nhƣ mặc định rằng nghiên cứu KHXH chỉ cần máy tính,

bút và giấy. Những nội dung chi quan trọng, đƣợc coi là công cụ để tăng tính thực

tiễn của kết quả nghiên cứu KHXH là điều tra khảo sát, hội thảo, tọa đàm khoa học

đều chƣa đƣợc quan tâm bố trí kinh phí đủ. Vì vậy, đòi hỏi phải tăng cƣờng đầu tƣ

tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội, trên cơ sở đa dạng hoá nguồn

vốn đầu tƣ, tăng mức đầu tƣ và tập trung đầu tƣ cho những công trình nghiên cứu

trọng điểm, những đơn vị nghiên cứu cơ bản quan trọng.

Nếu xem xét trên khía cạnh phân bổ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên cũng

tồn tại nhiều bất cấp. Nếu theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính

phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập

và Thông tƣ liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV hƣớng dẫn thực hiện

75

Nghị định số 115/2005/NĐ-CP thì các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực

KHXH đƣợc nhà nƣớc cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, theo phƣơng thức

khoán theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, mà không cấp kinh phí thƣờng xuyên

theo đầu biên chế nhƣ trƣớc đây. Nhƣng thực tế, khi cân đối, phân bổ kinh phí hoạt

động thƣờng xuyên của các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực

Khoa học xã hội, các Bộ chuyên ngành cơ bản vẫn theo mức đã cân đối của năm

trƣớc liền kề và căn cứ vào khung biên chế đƣợc giao; vì các Bộ chuyên ngành còn

lúng túng trong việc thực hiện phƣơng thức khoán theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc

giao và vƣớng mắc trong việc xây dựng các sản phẩm của việc giao khoán.

3.1.2. Thực trạng quản lý sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước trong hoạt

động Khoa học xã hội

Trong thời gian qua, Nhà nƣớc dành cho hoạt động Khoa học xã hội một sự

quan tâm nhất định, từ việc tăng mức đầu tƣ cho Khoa học xã hội đến việc ban hành

hàng loạt văn bản về chính sách quản lý tài chính và quản lý hoạt động KH&CN

nhằm thúc đẩy khoa học phát triển, nhƣ Thông tƣ 44 Thông tƣ 93, Thông tƣ 55,

Thông tƣ 27 đối với quản lý phân bổ và sử dụng ngân sách cho hoạt động triển khai

đề tài khoa học; Nghị định 115, Nghị định 54 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm của tổ chức KH&CN. Với hàng loạt chính sách trên đã góp phần nâng cao

tính chủ động, trách nhiệm và sáng tạo của tổ chức KH&CN, góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng nguồn NSNN đầu tƣ cho khoa học.

3.1.2.1. Quản lý sử dụng kinh phí thực hiện đề tài, nhiệm vụ KH&CN:

Từ giữa năm 2015 trở về trƣớc, việc quản lý xây dựng dự toán, sử dụng và

quyết toán kinh phí NSNN thực hiện đề tài, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu đƣợc thực

hiện theo các quy định của Thông tƣ 44 về hƣớng dẫn định mức xây dựng, phân bổ

dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng

ngân sách nhà nƣớc và Thông tƣ 93 về hƣớng dẫn quản lý sử dụng kinh phí đối với

các đề tài, nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN, đồng thời một số văn bản khác

liên quan. Theo hƣớng dẫn tại các thông tƣ này đã có sự phân định rõ những khoản

kinh phí đƣợc khoán chi, những khoản không đƣợc khoán chi, quy định rõ quy trình

từ xây dựng dự toán đến thực hiện triển khai và thanh quyết toán kinh phí thực hiện

đề tài, nhiệm vụ KH&CN, cụ thể:

- Về định mức chi: Thông tƣ 44 đã quy định hệ thống định mức chi có phân

76

biệt theo mức độ quan trọng, mức độ phức tạp, trình độ chuyên môn để thực hiện

các loại công việc, đề tài, đề án, chƣơng trình nên đảm bảo tính công bằng, khuyến

khích những đóng góp có chất lƣợng cao nhƣ chuyên đề loại 1, chuyên đề loại 2,

báo cáo tổng thuật tài liệu, báo cáo tổng hợp. Tuy nhiên, quy định mức chi cho

chuyên đề, cho báo cáo khoa học tổng hợp của đề tài còn thấp chƣa phù hợp với

điều kiện thực tế nên dẫn đến tình trạng nhiều đề tài phải nghĩ ra tên rất nhiều

chuyên đề nhƣng không phù hợp với thực tiễn nghiên cứu của đề tài nhằm hợp thức

hóa số kinh phí thực tế phải chi.

- Về phương thức khoán chi và sử dụng kinh phí khoán: Thông tƣ 93 bƣớc

đầu đã đƣa khoán chi và sử dụng kinh phí khoán trong triển khai thực hiện đề tài.

Tuy nhiên, quy định chỉ đƣợc thực hiện khoán chi một phần đối với một số các nội

dung chi, nên tính chủ động, tính linh hoạt của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì

trong việc điều chỉnh giữa các nội dung chi bị hạn chế.

- Về quy định và hướng dẫn cụ thể việc sử dụng kinh phí tiết kiệm: Thông tƣ

93 mới hƣớng dẫn sử dụng kinh phí tiết kiệm từ nguồn NSNN, chƣa hƣớng dẫn sử

dụng kinh phí tiết kiệm từ các nguồn khác nên nội dung hƣớng dẫn chƣa bao quát

hết các nguồn vốn trong và ngoài NSNN. Trong khi trên thực tế thì có nhiều đề tài

mà có nhiều nguồn khác nhau.

- Về thanh toán, tạm ứng kinh phí: Thông tƣ 93 vẫn yêu cầu các nhà khoa

học thực hiện kiểm soát chứng từ chi tiêu của đề tài phải đem ra Kho bạc Nhà nƣớc

để kiểm soát chi, cách làm này phát sinh nhiều thủ tục và lãng phí nhiều thời gian

đối với các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học., gây chán nản cho nhà khoa học.

- Về quyết toán kinh phí: Thông tƣ 93 quy định nhiệm vụ khoa học và công

nghệ đƣợc quyết toán một lần sau khi đƣợc hoàn thành và các bên đã tiến hành

thanh lý hợp đồng, theo phƣơng thức quyết toán tổng hợp các nội dung đƣợc khoán

chi và các nội dung không khoán chi. Tuy vậy, trên thực tế có nhiều đề tài, dự án

KH&CN kéo dài qua nhiều năm, quy định trên dẫn đến số dƣ kinh phí chuyển năm

sau, chuyển từ năm này sang năm khác rất lớn, gây khó khăn cho cơ quan quản lý

trong việc tổng hợp quyết toán kinh phí NSNN.

Trƣớc những bất cập của việc áp dụng Thông tƣ 44 và Thông tƣ 93 vào thực

tiễn, vào cuối năm 2015 liên bộ Bộ Tài chính và Bộ KH&CN đã ban hành các văn

bản thay thế là Thông tƣ 55 và Thông tƣ 27 để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý nhằm

77

nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức KH&CN. Thông tƣ 55 và

Thông tƣ 27 đã có những thay đổi đáng kể trong quy định định mức xây dựng dự

toán, phƣơng thức giao và quản lý kinh phí thực hiện đề tài, đặc biệt lần đầu

phƣơng thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng đã đƣợc đƣa vào áp dụng.

Những điểm mới nổi bật của Thông tƣ 55 và Thông tƣ 27 là:

- Về định mức chi: Thông tƣ 55 có thay đổi căn bản khi tính công lao động

của các nhà khoa học theo số ngày công thay vì theo chuyên đề nhƣ Thông tƣ 44,

một số định mức chi phục vụ hoạt động khoa học đã đƣợc thay đổi theo hƣớng sát

với thực tế hơn.

- Về phương thức khoán chi: Các nhiệm vụ KH&CN đƣợc thực hiện theo hai

hình thức khoán: khoán chi từng phần, hoặc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng.

Nếu nhƣ tại Thông tƣ 93, các nhiệm vụ KH&CN chỉ đƣợc khoán chi một phần (thuê

khoán chuyên môn, chi khác, chi nguyên nhiên vật liệu có định mức kinh tế - kỹ

thuật) thì tại Thông tƣ 27, các nhiệm vụ KH&CN có thể đƣợc khoán chi tới sản

phẩm cuối cùng, nghĩa là thực hiện khoán chi toàn bộ kinh phí thực hiện nhiệm vụ

(cả các nội dung mua sắm trang thiết bị khoa học, nguyên, nhiên, vật liệu dành cho

nghiên cứu, đoàn ra).

Phƣơng thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng đƣợc áp dụng đối với các

nhiệm vụ đƣợc xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lƣợng chủ yếu của sản

phẩm, đơn vị đo, chất lƣợng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt đƣợc; số lƣợng quy mô

sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng; có tổng dự toán các khoản chi sửa chữa, mua

sắm tài sản, đoàn ra không quá 1 tỷ đồng.

Phƣơng thức khoán chi từng phần đƣợc áp dụng đối với các nhiệm vụ không

đủ điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Trong khoán chi từng phần, cơ bản

các nội dung kinh phí đƣợc thực hiện khoán chi (tiền công, hội thảo, công tác trong

nƣớc...). Chỉ không khoán chi đối với các nội dung mua nguyên nhiên vật liệu, phụ

tùng chƣa đƣợc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật; sửa chữa, mua sắm tài sản cố

định, đoàn ra.

- Về sử dụng kinh phí khoán: Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ,

chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì đƣợc chủ động thực hiện các khoản chi theo

thực tế phát sinh để đáp ứng yêu cầu khoa học của nhiệm vụ, không phụ thuộc vào

định mức chi trong dự toán của từng nội dung chi đƣợc duyệt trong tổng số các nội

78

dung chi đƣợc giao khoán, với điều kiện là phải đƣợc quy định rõ trong Quy chế chi

tiêu nội bộ của đơn vị. Kinh phí giao khoán tiết kiệm do không chi hết đƣợc để lại

cho tổ chức chủ trì quyết định phƣơng án sử dụng.

- Sử dụng kinh phí tiết kiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: Kinh phí tiết

kiệm đƣợc từ kinh phí đƣợc giao khoán đƣợc hạch toán là nguồn thu khác của tổ

chức chủ trì và thủ trƣởng tổ chức chủ trì quyết định phƣơng án sử dụng kinh phí

tiết kiệm theo Quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức chủ trì.

Kinh phí tiết kiệm đƣợc từ kinh phí không đƣợc giao khoán thực hiện sẽ

đƣợc trích nộp các Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của tổ chức chủ trì, Quỹ phát

triển KH&CN của cơ quan phê duyệt nhiệm vụ để tiếp tục phát triển công tác

nghiên cứu khoa học của các đơn vị.

- Về thanh toán, tạm ứng kinh phí: Tạm ứng kinh phí thực hiện nhiệm vụ

khoa học công nghệ đƣợc thực hiện theo tiến độ hợp đồng nghiên cứu và phát triển

KH&CN; thanh toán tạm ứng đƣợc căn cứ vào bảng kê khối lƣợng công việc đã

thực hiện; kho bạc nhà nƣớc không kiểm soát chứng từ chi tiết.

- Quyết toán kinh phí: Thông tƣ 27 quy định kinh phí thực hiện nhiệm vụ

đƣợc quyết toán một lần sau khi hoàn thành và các bên đã tiến hành thanh lý hợp

đồng. Đối với nhiệm vụ thực hiện trong nhiều năm, hàng năm chủ nhiệm nhiệm vụ

và tổ chức chủ trì chỉ cần gửi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về số kinh phí thực

nhận, thực chi.

3.1.2.2. Quản lý kinh phí hoạt động thường xuyên

Năm 2016 trở về trƣớc, các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực KHXH hầu nhƣ

là các tổ chức thuộc đối tƣợng đƣợc NSNN đảm bảo kinh phí hoạt động theo tinh

thần Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định về

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và Thông tƣ

liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số

115/2005/NĐ-CP đƣợc khoán giao kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, các tổ chức

Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội đƣợc điều chỉnh

nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị bằng quy chế chi tiêu nội

bộ, đồng thời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nƣớc nơi đơn vị mở tài khoản

79

giao dịch để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán. Cuối năm ngân sách dự

toán chi hoạt động thƣờng xuyên chƣa sử dụng hết đƣợc trích lập các quỹ hoặc

chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

Nhƣng thực tế, khi cân đối, phân bổ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên của

các tổ chức KH&CN, các Bộ chuyên ngành cơ bản vẫn theo mức đã cân đối của

năm trƣớc liền kề và căn cứ vào khung biên chế đƣợc giao, vì các Bộ chuyên ngành

còn lúng túng trong việc thực hiện phƣơng thức khoán theo chức năng, nhiệm vụ

đƣợc giao và vƣớng mắc trong việc xây dựng các sản phẩm của việc giao khoán.

Tiếp đến tiếp tục đổi mới quản lý chi ngân sách và cơ chế tài chính đối với các tổ

chức KH&CN, Nhà nƣớc ban hành Thông tƣ 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày

25/8/2014 về hƣớng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí

thực hiện nhiệm vụ thƣờng xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập

nhƣng thực tế cũng không triển khai đƣợc. Bởi lẽ để triển khai đƣợc việc khoán

kinh phí theo chức năng nhiệm vụ của tổ chức thì cần phải xây dựng đƣợc đề án vị

trí việc làm tại các tổ chức KH&CN thì mới có cơ sở để giao kinh phí. Tuy nhiên,

việc xây dựng đề án vị trí việc làm tại các Bộ ngành nói chung, các tổ chức

KH&CN nói riêng đến nay vẫn chƣa phê duyệt bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó

lý do quan trọng nhất là xác định đƣợc tiêu chí xác định đƣợc định mức công việc

của từng cá nhân và bộ phận.

Tiếp tục chủ trƣơng nhằm nâng cao tính tự chủ cho các tổ chức KH&CN và

khắc phục những hạn chế, vƣớng mắc về vấn đề tự chủ tài chính đƣợc quy định tại

Nghị định 115. Tháng 6 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định 54/2016/NĐ-CP

quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập thay thế Nghị định số

115/2005/NĐ-CP. Theo quy định tại Nghị định này thì các tổ chức KH&CN đƣợc

nhà nƣớc cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, theo phƣơng thức khoán theo chức

năng, nhiệm vụ đƣợc giao, mà không cấp kinh phí thƣờng xuyên theo đầu biên chế

nhƣ trƣớc đây.

Về chủ trƣơng là đúng đắn và tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN, các tổ

chức KH&CN đƣợc quyền tự chủ trong chi lƣơng, chi hoạt động bộ máy và sử dụng

các nguồn thu khác từ hợp đồng; đƣợc áp dụng phƣơng thức khoán chi. Tuy nhiên,

80

do chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể để chuyển đổi cấp kinh phí hoạt động thƣờng

xuyên trên đầu biên chế sang cấp theo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đối với các tổ

chức KH&CN công lập nên đến nay cách phân bổ và quản lý kinh phí hoạt động

thƣờng xuyên vẫn triển khai nhƣ cũ. Đồng thời, quyền tự chủ về tài chính bị hạn

chế hoặc phải tuân thủ theo các ràng buộc khác của pháp luật nhƣ quyền tự chủ về

tài chính của tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã

hội bị hạn chế trong khuôn khổ các định mức chi, nội dung chi và thủ tục thanh,

quyết quyết toán theo quy định của pháp luật hiện hành. Định mức chi quá thấp và

lạc hậu, nhiều nội dung chi hợp lý phát sinh nhƣng chƣa đƣợc kịp thời bổ sung, đặc

biệt là thủ tục thanh quyết toán chặt chẽ chƣa phù hợp với đặc thù của hoạt động

nghiên cứu sáng tạo nhƣ lĩnh vực KHXH.

Nghị định 54 cũng đƣợc xem là có điểm mới căn bản về cơ chế giao quyền tự

chủ trong quản lý tài sản cho các tổ chức KH&CN. Theo quy định tại Nghị định này

thì tổ chức KH&CN đƣợc góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để

tiến hành hoạt động KH&CN và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của

pháp luật. Quy định này đã tạo hành lang pháp lý, khuyến khích các tổ chức

KH&CN huy động các tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ để đƣa các giá trị KHCN vào

thực tiễn hay Thông tƣ 23 ngày 16 tháng 02 năm 2016 hƣớng dẫn một số nội dung

về quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại các đơn vị sự nghiệp công lập [58] cũng đã

đề cập đến các nội dung trên. Tuy nhiên, quyền tự chủ này còn bị hạn chế trong việc

dùng quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng và liên doanh, liên kết trong

hoạt động sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại hóa các kết quả KH&CN vẫn chƣa

đƣợc pháp luật cho phép. Với các qui định quản lý hiện hành, các tổ chức KH&CN

trong lĩnh vực KHXH khó có thể áp dụng do không thuộc đối tƣợng đƣợc giao tài

sản. Điều này hạn chế việc phát huy tối ƣu hiệu quả sử dụng tài sản hiện có của các

tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội do các

quy định của Nhà nƣớc. Chính vì vƣớng trong việc triển khai do cơ chế chƣa rõ

ràng và triển khai còn nhiều vƣớng mắc, nên một số đơn vị đã tận dụng tài sản nhà

nƣớc (chủ yếu là nhà đất) để hợp tác kinh doanh nhƣng không phản ánh đƣợc trên

nguồn thu do không đúng quy định.

81

3.1.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát về quản lý tài chính trong hoạt

động Khoa học xã hội

Kho bạc nhà nƣớc kiểm soát chi với tất cả các khoản chi cho hoạt động

KHXH có nguồn đầu tƣ từ NSNN, công tác kiểm soát chi giúp đảm bảo quản lý

chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán đƣợc giao, công khai minh bạch và

quản lý có hiệu quả nguồn đầu tƣ từ NSNN cho hoạt động KHXH. Tuy nhiên, bên

cạnh những mặt tích cực thì hiện nay cơ chế kiểm soát chi của Kho bạc nhà nƣớc

cũng gây ra nhiều bất cập trong quản lý điều hành ngân sách của các tổ chức

KH&CN trong lĩnh vực KHXH. Với việc Kho bạc nhà nƣớc can thiệp quá sâu trong

việc lập dự toán, giải ngân và thanh quyết toán đối với nhiều khoản kinh phí khoán

chi, nhất là kinh phí thực hiện đề tài khoa học của đơn vị, việc can thiệp quá sâu

cũng nhƣ không hiểu hết văn bản (Thông tƣ 27 hiện nay, Thông tƣ 93 trƣớc đây)

gây khó khăn cho đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, giảm tính tự chủ và

hiệu quả trong quản lý ngân sách.

Kiểm toán nhà nƣớc với mục đích chủ yếu là kiểm tra, xác nhận tính hợp

pháp, hợp lệ của số liệu báo cáo kế toán, xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy

định có liên quan. Qua các cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và

hiệu quả của việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà nƣớc đầu tƣ

cho hoạt động KHXH. Kết quả kiểm toán không chỉ phát hiện số chi tiêu sai chế độ,

mà còn giúp các đơn vị nhận biết thực trạng tình hình tài chính, những yếu kém và

sơ hở trong quản lý tài chính để kịp thời chấn chỉnh và từng bƣớc hoàn thiện công

tác quản lý. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ Kho bạc nhà nƣớc, việc hiểu và áp dụng các

văn bản quản lý nhà nƣớc về tài chính trên thực tế có sự khác nhau giữa các cơ quan

quản lý nhƣ Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc, Kiểm toán Nhà nƣớc,

hay giữa các cán bộ chuyên quản tại từng cơ quan quản lý. Điều này dẫn đến khó

khăn cho các tổ chức KH&CN trong quản lý, sử dụng kinh phí, luôn tiềm ẩn rủi ro

xuất toán, do vậy nhiều chủ nhiệm đề tài, tổ chức chủ trì đã chọn giải pháp chi đúng

nhƣ dự toán, đồng nghĩa với việc không tận dụng hết không gian tự chủ đối với

những nội dung khoán chi mà Nhà nƣớc cho phép hay gây khó khăn cho các chủ

nhiệm đề tài trong quá trình triển khai thực hiện.

82

3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

3.2.1. Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực

hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận

cứ khoa học cho Đảng và Nhà nƣớc trong việc hoạch định đƣờng lối, chiến lƣợc,

quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nƣớc phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; tƣ vấn về chính sách

phát triển trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo nhân lực có trình độ cao về khoa

học xã hội theo quy định của pháp luật [22]. Trong các nhiệm vụ chính liên quan

đến nhiệm vụ về quản lý tài chính, tài sản bao gồm: (1) Xây dựng dự toán ngân sách

hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm

quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nƣớc; (2) Quản lý tài

chính, tài sản đƣợc giao của Viện theo quy định của pháp luật.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là tổ chức KH&CN lớn nhất cả nƣớc và là

cơ quan duy nhất ngang Bộ nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH. Với cơ cấu tổ chức

gồm 33 viện nghiên cứu trực thuộc bao quát tất cả các lĩnh vực nghiên cứu về

KHXH&NV, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vừa thực hiện chức năng

quản lý nhà nƣớc đối với các viện chuyên ngành, vừa trực tiếp tổ chức hoạt động

nghiên cứu khoa học và chịu sự điều tiết của các văn bản quản lý nhà nƣớc. Đây là

điều mà các tổ chức KH&CN thuộc các Trƣờng đại học, các Bộ chuyên ngành

không có đƣợc. Do đó, khi nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có thể phản ánh đƣợc bức tranh cơ bản về thực

trạng quản lý tài chính trong hoạt động KHXH tại Việt Nam.

3.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có 42 đơn vị thuộc và trực thuộc bao gồm:

05 đơn vị chức năng giúp việc Chủ tịch Viện; 33 tổ chức KH&CN công lập; 04 đơn

vị sự nghiệp khác

Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay đƣợc khái quát

theo sơ đồ dƣới đây (Sơ đồ 3.1).

83

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

PHÓ CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

CƠ QUAN GIÚP

VIỆC

* Văn phòng

* Ban Quản lý Khoa học

* Ban Hợp tác quốc tế

* Ban Kế hoạch - Tài

chính

* Ban Tổ chức - Cán bộ

* Viện Nghiên cứu Con ngƣời

* Viện Triết học

* Viện Kinh tế Việt Nam

* Viện Nhà nƣớc và Pháp Luật

* Viện Xã hội học

* Viện Địa lý nhân văn

* Viện NC Gia đình và Giới

* Viện NC Phát triển bền vững

Vùng

* Viện Từ điển học & Bách khoa

thƣ VN

* Viện Thông tin KHXH

* Trung tâm Phân tích & Dự báo

* Trung tâm Ứng dụng CNTT

* Bảo tàng Dân tộc

học Việt Nam

* Tạp chí Khoa học

xã hội Việt Nam

* Nhà xuất bản Khoa

học xã hội

* Học viện Khoa học

xã hội

PHÓ CHỦ TỊCH

CÁC VIỆN NGHIÊN

CỨU KHỐI KHOA

HỌC XÃ HỘI

CÁC VIỆN NGHIÊN

CỨU KHỐI KHOA

HỌC NHÂN VĂN

CÁC VIỆN NGHIÊN

CỨU KHỐI QUỐC TẾ -

VÙNG

ĐƠN VỊ

SỰ NGHIỆP

* Viện Sử học

* Viện Văn học

* Viện Ngôn ngữ học

* Viện Khảo cổ học

* Viện Nghiên cứu Hán Nôm

* Viện Dân tộc học

* Viện Nghiên cứu Tôn giáo

* Viện Nghiên cứu Văn hóa

* Viện NC Kinh thành

* Viện Tâm lý học

* Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

* Viện NC Trung Quốc

* Viện NC Đông Bắc Á

* Viện NC Đông Nam Á

* Viện NC Ấn Độ & Tây Nam Á

* Viện NC Châu Âu

* Viện NC Châu Mỹ

* Viện NC Châu Phi & Trung Đông

* Viện KHXH vùng Nam Bộ

* Viện KHXH vùng Trung Bộ

* Viện KHXH vùng Tây Nguyên

84

3.2.1.2. Mô hình quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

(1) Phân cấp quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Quản lý tài chính ở Viện Hàn lâm đƣợc phân theo 3 cấp:

Cấp I: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là nơi lập kế hoạch về chiến lƣợc

phát triển chung cho toàn Viện, ban hành các văn bản hƣớng dẫn và tổ chức thực

hiện công tác quản lý ở tầm vĩ mô, quyết định các kế hoạch về nghiên cứu khoa

học, về nhân lực, đào tạo, hợp tác quốc tế, về phân bổ tài chính, thực hiện những

nhiệm vụ chung, những nhiệm vụ đặc biệt mà cần sự phối hợp của nhiều Viện

chuyên ngành cùng thực hiện.

Cấp III: Các đơn vị trực thuộc, gồm: Các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các

đơn vị sự nghiệp, là đơn vị dự toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng, nơi xây

dựng và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc phạm vi và chức năng của đơn vị mình.

Cấp IV: Là các đơn vị trực thuộc cấp III, gồm: Các trung tâm dịch vụ, các

đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các đơn vị sự

nghiệp… là nơi thi hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là đơn vị dự toán cấp I, là đầu mối để làm

việc trực tiếp với ngành nhƣ Bộ KH&CN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ,…

trong các hoạt động giao dịch. Cơ chế quản lý tài chính của Viện Hàn lâm hoạt

động theo phƣơng thức sau:

- Nhà nƣớc điều hành hoạt động quản lý tài chính thông qua các văn bản quy

phạm pháp luật; chế độ, chính sách về quản lý tài chính và kiểm tra giám sát thông

qua các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán và Kho bạc Nhà nƣớc;

- Viện Hàn lâm quản lý điều hành trực tiếp bằng cách giao dự toán và cấp phát

kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc; công khai tài chính kiểm

tra, giám sát hoạt động quản lý tài chính các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định

hiện hành của Nhà nƣớc và của Viện Hàn lâm; quản lý, điều hành gián tiếp thông qua

hệ thống các văn bản quản lý tài chính ban hành trong nội bộ Viện Hàn lâm.

(2) Mô hình hoạt động tài chính tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Hoạt động tài chính của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam về cơ bản dựa theo

mô hình hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập của Việt Nam và

đƣợc vận hành theo mô hình sau:

85

Sơ đồ 3.2: Mô hình hoạt động tài chính của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam

3.2.2.1. Thực trạng quản lý nguồn thu

(1) Lập kế hoạch nguồn thu

Có thể nói lập kế hoạch là một trong những công cụ quan trọng trong QLTC.

Công tác lập kế hoạch dự toán NSNN hàng năm là công tác rất quan trọng, ảnh hƣởng

trực tiếp đến hoạt động của mỗi tổ chức. Kế hoạch dự toán NSNN đƣợc dựa trên cơ sở

đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu - chi của các năm trƣớc. Đánh giá tình hình

thực hiện dự toán NSNN đã xây dựng có hiệu quả không và phải chỉ rõ nguyên nhân

để rút kinh nghiệm cho lập kế hoạch ngân sách trong năm kế hoạch. Lập kế hoạch

nguồn thu tại Viện Hàn lâm theo 2 điểm chính sau:

Thứ nhất, đối với nguồn NSNN, đánh giá khả năng đáp ứng của NSNN cho

nhu cầu chi hoạt động của đơn vị, bao gồm: Chi sự nghiệp KH&CN; Chi hoạt động

thƣờng xuyên; Chi không thƣờng xuyên.

Thứ hai, đối với nguồn thu sự nghiệp, đánh giá tình hình thực hiện các nguồn

thu hợp pháp khác, việc đánh giá nguồn thu và khả năng đáp ứng của nguồn thu sự

nghiệp cho hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng chi

cho NSNN và tăng nguồn thu, tạo quyền tự chủ cho đơn vị.

Định mức và nguyên tắc xây dựng dự toán NSNN cho các tổ chức KH&CN

về cơ bản đƣợc thực hiện theo: (1) Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14 tháng 02

năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL, (2) Nghị định

54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ

- Nghiên cứu khoa học

- Đào tạo

- Hoạt động dịch vụ

khoa học

- Hoạt động dịch vụ

khác…

- Ngân sách nhà

nƣớc

- Thu hoạt động sự

nghiệp

- Thu khác…

VIỆN HÀN LÂM

KHXH VIỆT NAM Đầu ra Đầu vào

Nguồn lực

Tài chính

Mục tiêu

Kế hoạch

- Công trình NCKH

- Nguồn nhân lực chất

lƣợng cao về KHXH

(ThS, TS)

- Sản phẩm khoa học

và dịch vụ

86

của tổ chức KH&CN công lập; Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ hàng năm về

định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên NSNN; (3) Thông tƣ số 01/2017/TT-

BKHCN ngày 12/01/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ hƣớng dẫn một số điều

Nghị định số 54/2016/NĐ-CP; (4) Thông tƣ số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017 của

Bộ Tài chính Quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa

học và công nghệ công lập và một số văn bản khác liên quan.

Sơ đồ 3.3. Sơ đồ phân bổ theo kế hoạch NSNN hàng năm của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Về cơ bản, hằng năm các đơn vị đã xây dựng và gửi kế hoạch dự toán thu chi

NSNN cho Viện Hàn lâm theo đúng thời gian và mẫu biểu quy định tại các văn bản

hƣớng dẫn. Căn cứ vào Nghị định số 60/2003/NĐCP ngày 6/6/2003 của Chính phủ

quy định chi tiết và hƣớng dẫn Luật NSNN; Dự toán đƣợc đảm bảo xây dựng trên

cơ sở các nguồn thu đƣợc để lại theo quy định, nguồn bổ sung cân đối từ NSNN

đƣợc Bộ Tài chính giao cho tổ chức KH&CN công lập trong thời kỳ ổn định ngân

sách và nguồn bổ sung cho các chƣơng trình mục tiêu, chế độ chính sách mới. Đối

với các khoản chi thƣờng xuyên, việc lập dự toán đƣợc dựa trên cơ sở các chính

sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành. Đối với các khoản chi

đầu tƣ phát triển trên cơ sở bố trí kế hoạch cho các dự án có đủ điều kiện, bố trí vốn

Chính phủ

Đơn vị sự nghiệp

(Đơn vị dự toán cấp III)

Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam

(Đơn vị dự toán cấp I)

Tổ chức KH&CN

(Đơn vị dự toán cấp III)

Bộ Tài chính Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

và các cơ quan Bộ,

ngành khác

Bộ Khoa học và

Công nghệ

87

phù hợp khả năng ngân sách đồng thời ƣu tiên bố trí vốn để trả nợ và đầu tƣ cho các

dự án đang thực hiện.

Công tác lập kế hoạch dự toán NSNN theo quy trình sau:

Khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm theo các văn bản hƣớng dẫn của

các bộ chuyên ngành nhƣ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch

và Đầu tƣ và một số Bộ, ngành liên quan khác, Viện Hàn lâm có văn bản hƣớng dẫn

các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách cho năm tài chính tiếp

theo. Bản kế hoạch này là dự kiến kế hoạch thu chi ngân sách của các đơn vị trực

thuộc trong năm tài chính sắp tới. Cơ sở để xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách là

dựa vào dữ liệu của năm ngân sách năm trƣớc, tình hình thực tế phát sinh tại đơn vị

trong năm và dự kiến công việc triển khai trong năm kế hoạch và có tính đến yếu tố

tình hình kinh tế - xã hội thực tế.

Phƣơng pháp lập kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm là phƣơng pháp

truyền thống xây dựng trên 3 khía cạnh: nội dung thuyết minh của bản kế hoạch,

tính toán các chỉ tiêu và dự báo nhu cầu nguồn lực và dự toán nguồn tài chính cần

thiết trong năm kế hoạch.

Kế hoạch dự toán ngân sách bao gồm số liệu về tài chính của 3 năm liên tiếp:

Số thực hiện năm trƣớc, số ƣớc thực hiện năm hiện hành và số dự kiến năm kế

hoạch. Kế hoạch ngân sách đƣợc lập chi tiết của từng nội dung và nhóm mục thu,

chi ngân sách theo mục lục NSNN.

Căn cứ trên bản kế hoạch dự toán NSNN của các đơn vị, Ban Kế hoạch - Tài

chính thay mặt Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (đơn vị dự toán cấp I) chủ trì, phối

hợp với các cơ quan giúp việc Chủ tịch Viện làm đầu mối tổng hợp dự toán ngân

sách của các đơn vị trực thuộc để làm việc với Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Công

nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và một số Bộ ngành liên quan theo từng lĩnh vực hoạt

động để bảo vệ kế hoạch ngân sách.

- Trên cơ sở kế hoạch NSNN của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đề xuất,

Bộ Tài chính thẩm định và giao số kiểm tra. Trên cơ sở số kiểm tra đƣợc giao, các

cơ quan giúp việc rà soát lại toàn bộ các nhiệm vụ chi của từng đơn vị để cân đối số

kiểm tra đƣợc giao và làm việc trực tiếp với các đơn vị để khẳng định ƣu tiên chi

cho các nhiệm vụ đặc biệt và một số nhiệm vụ có tính cấp bách để làm việc lại với

Bộ Tài chính, khẳng định lại về số kiểm tra. Đây đƣợc xem là khâu hạn chế trong

88

việc xây dựng và bảo vệ kế hoạch cũng nhƣ là giao chỉ tiêu kế hoạch của các Bộ,

ngành. Cơ chế phân bổ theo nhiệm vụ hay kết quả đầu ra chƣa đƣợc chú trọng, “cơ

chế xin cho” và căn cứ vào yếu tố đầu vào đƣợc chú trọng dẫn đến làm giảm hiệu

quả trong quản lý cũng nhƣ xây dự kế hoạch NSNN.

- Khi có quyết định chính thức về chỉ tiêu NSNN đã đƣợc Bộ chuyên ngành

thẩm định và phê duyệt. Đơn vị dự toán cấp I tiến hành giao dự toán cho các đơn vị

theo các nội dung đã đƣợc thể hiện trong quá trình lập kế hoạch NSNN, đồng thời

hƣớng dẫn các đơn vị lập kế hoạch chi tiêu cho sát với tình hình thực tế để tránh tình

trạng phải hủy bỏ hoặc điều chỉnh ngân sách vào cuối năm ngân sách. Việc giao dự

toán đƣợc tiến hành công khai, thể hiện đƣợc tính công khai, minh bạch trong quản lý

và điều hành dự toán ngân sách, công khai tài chính.

Nhìn chung quy trình lập kế hoạch dự toán ngân sách của Viện Hàn lâm là

hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Luật NSNN. Song còn một số tồn tại cần khắc

phục đó là:

- Chƣa chú trọng phát triển nguồn thu ngoài NSNN, Viện Hàn lâm KHXH

Việt Nam chƣa sát sao trong việc giao số thu, các đơn vị trực thuộc chƣa chủ động

trong việc mở rộng hợp tác tăng nguồn thu, còn tƣ tƣởng ỷ lại vào NSNN. Công tác

giao số thu chƣa bám sát với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng số giao thu luôn thấp

hơn thực tế, nên làm ảnh hƣởng đến kế hoạch giao thu và bổ sung nguồn chi kịp thời,

làm giảm hiệu quả trong công tác quản lý điều hành ngân sách.

- Công tác báo cáo và quản lý các nguồn thu từ viện trợ, hỗ trợ của các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc chƣa đƣợc chú trọng;

- Khi lập kế hoạch còn quá chú trọng đến yếu tố đầu vào để xác định kinh

phí, mà chƣa tính đến kết quả đầu ra (chất lƣợng và hiệu quả nguồn kinh phí).

(2) Thực hiện kế hoạch thu

Nguồn thu của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay chủ yếu từ NSNN,

thu từ hoạt động sự nghiệp không đáng kể. Nguồn thu từ NSNN thì vẫn chủ yếu

theo hình thức cấp phát, không chỉ kinh phí hoạt động mà kinh phí chi thực hiện đề

tài vẫn thông qua cấp phát theo tổ chức là chính, kinh phí thông qua đấu thầu cạnh

tranh rất nhỏ.

Theo kết quả khảo sát của tác giả tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, hiện

nay phân bổ kinh phí chi thực hiện đề tài khoa học vẫn theo hình thức giao trực tiếp,

89

trên cơ sở đề xuất của viện nghiên cứu chuyên ngành, Viện Hàn lâm KHXH Việt

Nam tổ chức hội đồng xét duyệt nội dung thuyết minh, đề cƣơng để góp ý hoàn thiện

và có đồng ý hay không đồng ý cho đề tài triển khai. Việc phân bổ kinh phí thƣờng

vẫn theo đầu các đơn vị và chủ yếu dựa trên số lƣợng cán bộ nghiên cứu và các

nhiệm vụ nghiên cứu theo đề xuất của đơn vị, chƣa áp dụng hình thức đấu thầu, cạnh

tranh. Với cách thức phân bổ kinh phí nhƣ hiện nay thì còn mang tính cào bằng, chƣa

mang tính đầu tƣ theo tính chất đặc thù chuyên ngành dẫn đến kết quả nghiên cứu

một số chuyên ngành chƣa đáp ứng tốt yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu do nguồn đầu

tƣ hạn chế. Đánh giá huy động các nguồn thu theo các nội dung sau:

(i) Nguồn thu từ NSNN:

So sánh về cơ cấu các nguồn thu

Khi so sánh về tỷ lệ giữa nguồn thu từ NSNN và nguồn thu ngoài NSNN (thu

hoạt động sự nghiệp) trong giai đoạn 2011-2017 tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

cho thấy, NSNN chiếm gần 90% trong tổng nguồn thu và ổn định tăng theo các năm,

thậm chí nhƣ năm 2011 nguồn thu này chiếm đến 95% tổng các nguồn thu. Trong khi

các nguồn thu khác về cơ bản không nhiều và cũng không ổn định (bảng 3.5)

Bảng 3.5: Tổng hợp nguồn thu của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

giai đoạn 2011-2017

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Từ NSNN 358.125 358.290 397.330 397.560 504.500 504.510 615.470

Tỷ trọng so với

tổng thu (%) 95,0% 86,2% 90,4% 78,8% 85,3% 90,7% 87,5%

Từ hoạt động SN 18.576 24.673 31.174 68.278 59.262 44.166 81.265

Tỷ trọng so với

tổng thu (%) 4,9% 5,9% 7,1% 13,5% 10% 7,9% 11,6%

Từ tài trợ, viện trợ 413 32.750 11.028 38.700 28.019 7.282 6.648

Tỷ trọng so với

tổng thu (%) 0,1% 7,9% 2,5% 7,7% 4,7% 1% 0,9%

Tổng thu 377.114 415.713 439.532 504.538 591.781 555.958 703.383

Nguồn: Ban Kế hoạch - Tài chính, Viện Hàn lâm KHXH VN và tính toán của tác giả

90

So sánh khả năng đáp ứng của NSNN giữa số phân bổ so với kế hoạch

Một yếu tố nữa không thể thiếu khi đánh giá quản lý nguồn thu của Viện

Hàn lâm đó là so sánh khả năng đáp ứng của NSNN so với nhu cầu thực tế.

Bảng 3.6: Tỷ lệ nguồn thu từ NSNN giữa số kế hoạch và số phân bổ của

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2017

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Trung

bình giai

đoạn

2011-

2017

Tổng kinh

phí theo kế

hoạch

532.475

638.080

634.285

555.093

615.886

753.686

802.270 647.396

Tổng kinh

phí đƣợc

phân bổ

358.125

358.290

397.330

397.560

504.500

504.510

615.470 447.969

Tỷ lệ tổng

kinh phí phân

bổ trên tổng

kinh phí kế

hoạch (%)

67% 56% 63% 72% 82% 67% 77% 69%

Nguồn: Ban Kế hoạch - Tài chính, Viện Hàn lâm KHXH VN và tính toán của tác giả

Qua bảng 3.6, so sánh tỷ lệ nguồn thu giữa số phân bổ so với số kế hoạch về

NSNN của Viện Hàn lâm giai đoạn 2011-2017 cho thấy, hàng năm nhu cầu NSNN

chỉ đáp ứng trung bình khoảng dƣới 70% so với nhu cầu kế hoạch, năm cao nhất đạt

82% (năm 2015), trong khi năm 2011 tỷ lệ này chỉ đạt 56%. Điều này cho thấy mặc

dù NSNN đầu tƣ cho KHXH đã đƣợc tăng lên đáng kể qua các năm nhƣng vẫn chƣa

đáp ứng đƣợc nhu cầu cho hoạt động nghiên cứu, điều này cũng phần nào ảnh

hƣởng đến khả năng và chất lƣợng hoạt động nghiên cứu KHXH, đặc biệt do ngân

sách hạn chế nên chỉ đủ cho những nghiên cứu mang tính thƣờng xuyên, với những

nghiên cứu mang tính đột xuất, liên ngành và chiều sâu cần số kinh phí lớn thì hiện

nay hầu nhƣ chƣa đáp ứng đƣợc.

(ii) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp:

Nguồn thu sự nghiệp của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chiếm phần rất nhỏ,

nguồn thu này chủ yếu từ thu các khoản phí, lệ phí đƣợc để lại (tiền bán vé vào Bảo

tàng Dân tộc học, thu học phí của Học viện KHXH). Một phần là nguồn thu bán sách,

tạp chí; thu dịch vụ khoa học và thu sự nghiệp khác. So sánh tỷ lệ nguồn thu từ hoạt

động sự nghiệp với tổng nguồn thu của Viện Hàn lâm giai đoạn 2011-2017 cho thấy,

91

nguồn thu từ hoạt động sự thƣờng rất thấp, thƣờng trên dƣới 10%, thậm chí có năm

đạt 5% nhƣ năm 2011 (bảng 3.5).

Nguồn thu hoạt động sự nghiệp đƣợc để lại theo quy định

+ Đối với 4 đơn vị sự nghiệp gồm: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Học

viện Khoa học xã hội; Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Tạp chí Khoa học xã hội

Việt Nam đƣợc áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-

CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công

lập. Trong đó, ba đơn vị đầu là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh

phí chi thƣờng xuyên, Tạp chí KHXH Việt Nam là đơn vị sự nghiệp đƣợc nhà nƣớc

đảm bảo toàn bộ kinh phí. Đối với phí bảo tàng hiện nay thu theo Thông tƣ

160/2016/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp,

quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Học phí của

Học viện KHXH thu theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm

2015 Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống

giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm

học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Đối với hai nguồn thu chính này đƣợc

sử dụng trong việc cải tạo cơ sở vật chất, đầu tƣ trang thiết bị, chi tiền lƣơng, tiền

công cho ngƣời lao động.

+ Đối với các đơn vị còn lại là các tổ chức KH&CN công lập hoạt động theo

Nghị định 54/2017/NĐ-CP (trƣớc là NĐ 115), các đơn vị này hàng năm cũng có

nguồn thu từ bán tạp chí, thu các hoạt động sự nghiệp xuất xuất phát từ việc cung

cấp các dịch vụ khoa học và công nghệ theo chức năng nhiệm vụ. Đối với thu từ

bán sách, tạp chí chiếm tỷ trọng không đáng kể so với mức đầu tƣ, tất cả các nguồn

thu này sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc (nộp thuế giá trị gia tăng) đều bổ

sung nguồn kinh phí, thực hiện trích 40% bổ sung quỹ cải cách tiền lƣơng theo quy

định, phần còn lại chi hoạt động thƣờng xuyên và trích lập vào các quỹ. Trong khi

nguồn thu sự nghiệp từ các hoạt động dịch vụ KH&CN theo chức năng nhiệm vụ

cũng chƣa đƣợc các đơn vị khai thác triệt để.

Nguồn thu từ tài trợ, viện trợ: Nguồn thu từ tài trợ đang có xu hƣớng giảm

dần những năm gần đây, điều này phù hợp với tiêu chí và chính sách chung của các

tổ chức quốc tế khi mà Việt Nam đƣợc đƣa ra khỏi nhóm các nƣớc nghèo, nguồn

thu từ Viện trợ góp phần đào tạo, nâng cao kĩ năng cho cán bộ trong quá trình tham

92

gia các dự án viện trợ. Nguồn thu này phụ thuộc rất nhiều vào sự năng động và trình

độ, năng lực của cán bộ khi đi kêu gọi dự án cũng nhƣ triển khai dự án.

Ngoài các nguồn thu trên, thì một nguồn kinh phí khác cũng vô cùng quan

trọng đối với hoạt động nghiên cứu KHXH trong thời gian qua đó là kinh phí đƣợc

đầu tƣ thông qua các quỹ phát triển KH&CN bằng hình thức hình thức đấu thầu cạnh

tranh. Nguồn kinh phí cho các đề tài nghiên cứu này thƣờng có số kinh phí và quy

mô lớn, điều này giúp cho các chủ nhiệm đề tài có thể triển khai đƣợc các hƣớng

nghiên cứu chuyên sâu, đa ngành, giải quyết đƣợc các vấn đề lớn, trọng điểm, trọng

tâm mang tính đa ngành nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng bền vững.

3.2.2.2. Thực trạng quản lý sử dụng nguồn thu

(1) Lập kế hoạch chi

Tổng kinh phí đầu tƣ cho các đơn vị đã đƣợc tăng lên trong những năm qua,

tuy nhiên cơ cấu phân bổ kinh phí tại Viện Hàn lâm còn chƣa thực sự hợp lý. Qua

phân tích cơ cấu phân bổ giữa các nguồn chi cho thấy hiện nay cơ cấu chi cho

thƣờng xuyên (chi cho con ngƣời) còn quá lớn, trong khi chi cho đầu tƣ cơ sở vật

chất phục vụ hoạt động nghiên cứu lại chƣa đƣợc chú trọng, cụ thể:

+ So sánh cơ cấu phân bổ nguồn lực tài chính giữa chi thường xuyên và chi đầu tư

Cơ cấu phân bổ các nguồn lực tài chính giai đoạn 2011-2017 giữa chi thƣờng

xuyên và chi đầu tƣ cũng cho thấy sự không tích cực trong cơ cấu phân bổ này.

Trong khi đầu tƣ cho chi thƣờng xuyên luôn cao hơn nhiều so với chi đầu tƣ cho

phát triển, nếu năm 2011, 2012 tỷ lệ chi đầu tƣ phát triển so với tổng đầu tƣ chiếm

khoảng 30% thì từ năm 2013 trở lại đây tỷ lệ này thƣờng chỉ khoảng 20%, thậm chí

năm 2017 chỉ đạt xấp xỉ 8% (bảng 3.7).

Bảng 3.7: Phân bổ nguồn lực tài chính theo cơ cấu nguồn kinh phí

của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2017

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Chi thƣờng xuyên 243.125 254.790 321.330 314.560 407.500 386.510 568.060

Chi đầu tƣ phát triển 115.000 103.500 76.000 83.000 97.000 118.000 47.410

Tỷ lệ đầu tƣ phát

triển trên tổng chi 32% 29% 19% 21% 19% 23% 8%

Tổng chi 358.125 358.290 397.330 397.560 504.500 504.510 615.470

Nguồn: Ban Kế hoạch - Tài chính, Viện Hàn lâm KHXH VN và tính toán của tác giả

93

Điều này cho thấy, Viện Hàn lâm chƣa thực sự quan tâm việc đầu tƣ cơ sở

vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu. Theo ý kiến của

GS.TSKH.Vũ Hy Chƣơng, nguyên Vụ trƣởng Vụ KHXH&TN của Bộ KH&CN,

cần tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động KHXH&NV. Hoạt

động KHXH&NV trong xã hội hiện đại cần đƣợc trang bị những thiết bị khoa học

theo yêu cầu của hoạt động chuyên môn nhƣ: Máy tính cá nhân kết nối mạng

internet, máy ảnh, máy ghi âm, camera, thiết bị nghiên cứu trắc nghiệm về tâm lý,

về lƣu trữ và bảo quản các kho sách và tƣ liệu quý, về đánh giá và phục chế các tài

liệu và hiện vật khảo cổ,... Đáp ứng nhu cầu kinh phí cho hoạt động nghiên cứu

KHXH&NV không chỉ có tăng cƣờng điều tra khảo sát thực tiễn, hội thảo khoa học,

mà còn phải giao lƣu trao đổi với quốc tế, có những vấn đề nghiên cứu cần đƣợc tổ

chức đồng thời nhiều nơi cùng nghiên cứu độc lập với nhau [77].

+ Đi sâu vào cơ cấu chi thường xuyên của Viện Hàn lâm (Bảng 3.8) cho thấy,

chi cho lƣơng và hoạt động bộ máy chiếm phần lớn kinh phí chi thƣờng xuyên của

Viện, trong khi nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ chính của Viện thì kinh phí chi cho

hoạt động nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng cơ cấu chi thƣờng xuyên.

Điều này cho thấy cơ cấu đầu tƣ của Viện Hàn lâm chƣa phù hợp, chƣa quan tâm đầu

tƣ thỏa đáng cho nghiên cứu, tập trung quá nhiều khoản chi cho con ngƣời và chi hành

chính, phần nào làm giảm hiệu quả hoạt động nghiên cứu.

Bảng 3.8: Cơ cấu phân bổ chi thƣờng xuyên

của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2017

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Kinh phí thực hiện

nhiệm vụ KH&CN 72.753 75.034 93.087 88.957 117.596 98.928 194.813

Tỷ lệ chi nhiệm vụ

KH&CN trên tổng chi

thƣờng xuyên

30% 29% 29% 28% 29% 26% 34%

Kinh phí thƣờng xuyên 159.558 169.186 195.374 199.166 224.766 226.499 250.688

Tỷ lệ kinh phí thƣờng

xuyên trên tổng chi

thƣờng xuyên

66% 66% 61% 63% 55% 59% 44%

Kinh phí không thƣờng

xuyên 10.814 10.570 32.869 26.437 65.138 61.083 122.559

Tỷ lệ kinh phí không

thƣờng xuyên trên tổng

chi thƣờng xuyên

4% 4% 10% 8% 16% 16% 22%

Tổng chi thƣờng xuyên 243.125 254.790 321.330 314.560 407.500 386.510 568.060

Nguồn: Ban Kế hoạch - Tài chính, Viện Hàn lâm KHXH VN và tính toán của tác giả

94

(2) Thực hiện kế hoạch chi

Quản lý sử dụng nguồn lực tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

đƣợc phản ánh qua các nội dung sau:

Đối với nguồn kinh phí từ NSNN cấp

(i) Chi thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KH&CN

Quản lý sử dụng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHXH

Việt Nam tuân thủ theo các quy định quản lý tài chính hiện hành chung cho tất cả các

tổ chức KH&CN công lập. Việc quản lý kinh phí thực hiện đề tài, nhiệm vụ KH&CN

đƣợc thực hiện theo quy trình quản lý từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết

toán kinh phí. Thông thƣờng quản lý sử dụng kinh phí đề tài, nhiệm vụ KH&CN

đƣợc căn cứ vào các điều kiện sau: Quyết định phê duyệt nhiệm vụ triển khai của cơ

quan có thẩm quyền; Tiến độ thực hiện nội dung và giải ngân kinh phí của các nhiệm

vụ đã đƣợc phê duyệt và đƣợc xét theo loại hình quản lý của đề tài, bao gồm:

- Kinh phí dành cho đề tài, nhiệm vụ cấp nhà nước: Đây là nguồn kinh

phí thực hiện đề tài, nhiệm vụ KH&CN do cá nhân, tập thể nhà khoa học và tổ chức

chủ trì có đƣợc thông qua hình thức cạnh tranh, đấu thầu. Hàng năm, trên cơ sở các

vấn đề KHXH cần đƣợc nghiên cứu, giải quyết bằng những đề tài quy mô cấp Nhà

nƣớc, Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng KH&CN đƣa ra các danh

mục nhiệm vụ KHXH cần nghiên cứu; công khai và cạnh tranh để lựa chọn cơ quan

chủ trì, chủ nhiệm đề tài theo cơ chế đấu thầu, tuyển chọn đề tài phân bổ kinh phí

thực hiện đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo danh mục đề tài và dự

toán kinh phí đề tài, cơ quan chủ trì và cá nhân chủ nhiệm đề tài đƣợc Bộ Khoa học

và Công nghệ phê duyệt. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện

đề tài này theo các văn bản quy định dành riêng cho các chƣơng trình cấp nhà nƣớc

và do Văn phòng các chƣơng trình quản lý.

- Kinh phí dành cho đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ, cấp cơ sở đƣợc Viện Hàn

lâm giao trực tiếp đối với các cá nhân, tổ chức trực thuộc thực hiện. Nguồn kinh phí

này thƣờng ổn định hàng năm nhằm giải quyết, nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh

vực chuyên môn của nhà nghiên cứu, viện chuyên ngành. Việc lập dự toán, thực

hiện và quyết toán kinh phí thực hiện đƣợc tuân thủ theo các quy định hiện hành

của nhà nƣớc và những văn bản hƣớng dẫn của Viện Hàn lâm. Ở đây chủ yếu theo

95

đúng các quy định tại Thông tƣ 55 (Thông tƣ 44 trƣớc đây), Thông tƣ 27 (Thông tƣ

93 trƣớc đây) và các văn bản có liên quan.

Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, các chủ nhiệm đề tài và tổ chức

chủ trì cũng đã bám sát với văn bản Nhà nƣớc và đã tận dụng những quy định về

khoán chi trong sử dụng kinh phí thực hiện đề tài bằng việc ban hành quy chế chi tiêu

của đề tài, để chủ động trong quá trình sử dụng kinh phí và nâng cao hiệu quả sử

dụng kinh phí trong triển khai đề tài. Tuy nhiên, cũng còn không ít tổ chức chủ trì và

cá nhân chƣa ý thức hết quyền tự chủ của mình, mà quen theo hình thức cũ là chi theo

dự toán đƣợc duyệt, điều này một phần do ngại thay đổi, sợ sai không dám thay đổi,

một phần nữa do thủ tục còn rƣờm rà nên ngại thay đổi, những hạn chế, bất cập trong

quá trình quản lý sử dụng kinh phí triển khai thực hiện đề tài tại Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam cũng giống những điểm chung nhƣ đã phân tích ở mục 3.1.2.1.

- Kinh phí cho đề tài, nhiệm vụ KH&CN khác: Nguồn kinh phí cho các

loại đề tài này thƣờng do cá nhân tự khai thác thông qua các hợp đồng dịch vụ khoa

học, tƣ vấn, hợp tác khoa học,... Nguồn kinh phí này là khoản thu sự nghiệp của đơn

vị và thƣờng không ổn định. Kinh phí thực hiện các loại đề tài này tuân thủ theo các

quy định và thỏa thuận với bên đặt hàng.

(ii) Chi thƣờng xuyên

Từ năm 2009, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã phê duyệt quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định

số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và Thông tƣ liên tịch số

12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số

115/2005/NĐ-CP. Theo đó, căn cứ dự toán chi thƣờng xuyên đƣợc cấp có thẩm

quyền giao, các đơn vị đƣợc điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực

tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nƣớc nơi đơn vị mở

tài khoản giao dịch để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán. Cuối năm ngân

sách dự toán chi hoạt động thƣờng xuyên chƣa sử dụng hết đƣợc trích lập các quỹ

hoặc chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, trong thực tế việc triển khai

thực hiện Nghị định và trao quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc còn chƣa đƣợc

triệt để, cụ thể:

96

- Kinh phí tiền lƣơng, tiền công: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chƣa thực

hiện giao quyền tự chủ về biên chế và quỹ tiền lƣơng cho các đơn vị trực thuộc mà

vẫn thực hiện việc đảm bảo quỹ tiền lƣơng theo số biên chế thực tế, trong năm điều

chỉnh tăng hoặc giảm quỹ tiền lƣơng. Điều này làm giảm tính tự chủ của các đơn vị

về tổ chức bộ máy và tài chính, giảm hiệu quả của chính sách cũng nhƣ trong quản

lý chi tiêu tài chính và chƣa thực hiện triệt để theo tinh thần Nghị định nêu trên.

- Kinh phí chi hoạt động bộ máy và thƣờng xuyên khác: Viện Hàn lâm phân

bổ theo đầu biên chế, có tính đến yếu tố đặc thù khi phân bổ. Các đơn vị đƣợc tự

chủ về định mức chi và hình thức quản lý nhƣng đảm bảo phù hợp với quy định của

Nhà nƣớc, điều kiện thực tế của đơn vị và đã quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ

của đơn vị trên tinh thần tiết kiệm và hiệu quả.

Theo kết quả khảo sát của tác giả, mặc dù đã đƣợc Viện Hàn lâm phê duyệt

cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 và Nghị định 43 từ năm 2009.

Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2012 không có đơn vị nào trong số các đơn vị

đƣợc phê duyệt tự chủ theo Nghị định 115 tiết kiệm đƣợc chi thƣờng xuyên để chi

thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ, tỷ lệ các năm tiếp theo tƣơng ứng là năm

2013 có 4/33, năm 2015 là 15/33 đơn vị, năm 2016 là 22/35 đơn vị và năm 2017 tỷ

lệ là 34/36 đơn vị.

Những năm gần đây cũng đã có những thay đổi căn bản trong tƣ duy nhận

thức của thủ trƣởng các đơn vị về quyền tự chủ, bằng chứng là thủ trƣởng đơn vị

quan tâm hơn đến quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình, quy chế chi tiêu nội bộ

đƣợc quy định đầy đủ và cụ thể hóa các định mức chi gắn sát với đặc thù của từng

đơn vị. Điều này, giúp việc quản lý chi đƣợc hiệu quả và minh bạch, trách tình trạng

cuối năm phải tìm mọi cách chi bằng hết số kinh phí chi hoạt động đƣợc cấp trong

năm (từ năm 2013 trở về trƣớc), mà thay bằng tăng cƣờng hình thức khoán chi với

những nội dung chi có thể khoán, quản lý chặt chẽ những nội dung chi khác. Đồng

thời, quản lý chi tiêu tiết kiệm để cuối kinh phí tiết kiệm sử dụng để chi thu nhập

tăng thêm cho cán bộ, đồng thời trích lập các quỹ.

Một thực tế nữa trong phân bổ kinh phí chi thƣờng xuyên tại Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam đó là không dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức

KH&CN mà chủ yếu vẫn thực hiện phân bổ trên cơ sở biên chế (x) định mức. Việc

phân bổ theo cơ chế hiện hành dẫn đến khoản cấp chi tiền lƣơng, hoạt động bộ máy

97

không gắn với kết quả, sản phẩm đầu ra. Theo đó nhà khoa học dù làm nhiều, dù

làm ít, hoặc không làm gì, nếu thuộc danh sách biên chế, trả lƣơng của tổ chức

KH&CN thì vẫn đƣợc NSNN cấp lƣơng, ngoài ra khi nghiên cứu đề tài, dự án lại

đƣợc hƣởng thêm kinh phí cấp cho đề tài, dự án. Theo đó, thực tiễn hiện nay là

trong các tổ chức KH&CN có hai nguồn chi tiền lƣơng, tiền công: (1) Nguồn bộ

máy, do nhà nƣớc cấp; (2) Nguồn gắn với các sản phẩm nghiên cứu KH&CN.

(iii) Chi không thƣờng xuyên

Kinh phí không thƣờng xuyên của các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm chủ

yếu đƣợc NSNN đầu tƣ để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tài sản

phục vụ hoạt động sự nghiệp theo kế hoạch hàng năm, mua sắm trang thiết bị, tài

sản để triển khai các đề tài, nhiệm vụ KH&CN và có thể cả vốn đối ứng cho các dự

án, hay nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị đƣợc để lại.

Nguồn kinh phí không thƣờng xuyên đƣợc sử dụng theo đúng dự toán đƣợc

phê duyệt và hết năm ngân sách nếu kinh phí không dùng hết sẽ phải nộp lại NSNN

theo quy định.

Trong quản lý công tác mua sắm tài sản trang thiết bị của các đơn vị đã có

những cải tiến nhƣng còn một số đơn vị chƣa thực hiện nghiêm túc quy định đấu

thầu trong mua sắm tài sản, công tác mua sắm tập trung còn hình thức và cũng còn

nhiều bất cập.

Đối với nguồn thu hoạt động sự nghiệp

Quản lý sử dụng nguồn thu sự nghiệp thực hiện theo các quy định hiện hành về

quản lý NSNN, các nguồn thu đƣợc quản lý, hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp

thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc khác (nếu có) theo quy định và trích 40% để

tạo nguồn chi cải cách lƣơng, số còn lại đƣợc sử dụng cho các nội dung chính:

- Chi hỗ trợ công tác chuyên môn nghiệp vụ, hành chính, quản lý cho bộ phận

trực tiếp.

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất: mua sắm, sửa chữa, cải tạo, thuê cơ sở vật chất,

văn phòng phẩm, trang thiết bị.

- Trích nộp các quỹ.

Cũng chính từ việc đƣợc NSNN đảm bảo nên các tổ chức Khoa học và Công

nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội còn tƣ tƣởng ỷ lại, chƣa chủ động

trong việc tìm kiếm đa dạng hóa và huy động các nguồn lực ngoài NSNN thông qua

98

liên kết, hợp tác cung ứng dịch vụ khoa học và giúp tạo sự chủ động cho cả tổ chức

và giảm gánh nặng cho NSNN. Tƣ tƣởng chung của nhiều lãnh đạo các đơn vị trực

thuộc ngại tìm kiếm, mở rộng các nguồn thu khác. Điều này một mặt do tƣ tƣởng

của đơn vị, nhƣng một yếu tố rất quan trọng đó là văn bản nhà nƣớc còn chồng

chéo, mâu thuẫn lẫn nhau, không sát với điều kiện thực tế và khó áp dụng khi triển

khai, dẫn đến làm nản chí những lãnh đạo đơn vị muốn đổi mới, thu hút các nguồn

thu ngoài ngân sách, nhƣ: Nguồn thu từ hoạt động quảng cáo trên các tạp chí, nguồn

thu từ các hoạt động liên kết sử dụng cơ sở vật chất là tài sản nhà nƣớc và một số

nguồn thu từ các hình thức hợp tác khác.

(3) Quyết toán

Thứ nhất, các khoản chi đã đƣợc quản lý chặt chẽ theo đúng quy định, kế

hoạch chi đƣợc quản lý, sử dụng theo kế hoạch dự toán đƣợc phê duyệt, thể hiện

qua tỷ lệ so sánh giữa số quyết toán với số đƣợc giao qua các năm (Bảng 3.9).

Bảng 3.9: So sánh giữa số quyết toán và số phân bổ

của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2016

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Kinh phí đƣợc phân bổ

358.125

358.290

397.330

397.560

504.500

504.510

Kinh phí quyết toán 259.576 342.620 366.333 420.790 428.833 440.318

Tỷ lệ kinh phí quyết toán

trên tổng kinh phí phân

bổ (%)

72% 96% 92% 106% 85% 87%

Nguồn: Ban Kế hoạch - Tài chính, Viện Hàn lâm KHXH VN và tính toán của tác giả

Nếu nhƣ giai đoạn 2008 trở về trƣớc, chi triển khai thực hiện đề tài, nhiệm

vụ KH&CN, nội dung chi chính trong hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện

Hàn lâm thƣờng xuyên xảy ra tình trạng số dƣ kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa

học chƣa quyết toán hàng năm chiếm tỷ trọng lớn, tình trạng nợ đọng kéo dài hợp

đồng xảy ra. Thì từ năm 2008 đến nay, cùng với việc cải tiến về việc phân bổ, giao

dự toán chi KH&CN của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, việc chuyển

kinh phí khoa học công nghệ chƣa quyết toán sang năm sau có xu hƣớng ngày càng

giảm và gần nhƣ không còn xảy ra. Kinh phí quyết toán hàng năm thƣờng sát với kế

kinh phí đƣợc cấp theo kế hoạch. Điều này thể hiện sự cố gắng trong quản lý chi

ngân sách của Viện Hàn lâm, cũng nhƣ bản thân các đơn vị trực thuộc.

99

Thứ hai, công tác quản lý chi đƣợc quản lý chặt chẽ và tuân thủ các quy định

của nhà nƣớc, giúp tăng hiệu quả trong quản lý sử dụng NSNN.

Quản lý chi tài chính tại Viện Hàn lâm thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, về cơ

bản không để xảy ra những sai phạm lớn, điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo

các đơn vị trong công tác quản lý tài chính, đồng thời thể hiện cơ chế quản lý giám

sát tại các đơn vị và Viện Hàn lâm đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhằm phát hiện điều

chỉnh, kịp thời tránh xảy ra những vi phạm đáng tiếc trong quản lý tài chính.

Theo kết quả điều tra của tác giả, trong giai đoạn 2011-2016, công tác quyết

toán của Viện Hàn lâm đã đi vào nề nếp, trong quá trình kiểm tra quyết toán của

Viện Hàn lâm cũng nhƣ các cơ quan tài chính nhà nƣớc thì không phát hiện ra lỗi vi

phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý chi ngân sách, chỉ còn tồn tại những lỗi

nghiệp vụ do sử dụng nguồn khi đƣa vào quyết toán chƣa phù hợp, thống kê các

khoản thuế chƣa đầy đủ,.. nên phải điều chỉnh nguồn trên sổ sách, tỷ lệ số phải thu

hồi, nộp NSNN là một phần nhỏ (Bảng 3.10).

Bảng 3.10: Tỷ lệ kinh phí sai phạm bị xuất toán so với kinh phí quyết toán

của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2011-2016

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Kinh phí quyết toán 259.576 342.620 366.333 420.790 428.833 440.318

Kinh phí loại khỏi quyết

toán, thu hồi nộp NSNN

theo kiến nghị của cơ quan

tài chính (BTC, KTNN) 191 284

Tỷ lệ kinh phí thu hồi nộp

NSNN trên kinh phí quyết

toán 0,05% 0% 0,07% 0% 0% 0%

Nguồn: Ban Kế hoạch - Tài chính, Viện Hàn lâm KHXH VN và tính toán của tác giả

(4) Quản lý chênh lệch thu chi

Hằng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động số chênh lệch giữa

phần thu - chi, các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm đã thực hiện việc trích lập các quỹ

theo quy định.

Các khoản chênh lệch thu lớn hơn chi, là kinh phí tiết kiệm từ chi thƣờng

xuyên đƣợc giao khoán; nguồn thu sự nghiệp khác và đƣợc sử dụng cho các mục

đích sau:

- Nộp NSNN, nộp cấp trên và các đơn vị có liên quan, thực hiện đầy đủ nghĩa

100

vụ tài chính với NSNN nhƣ: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Bổ sung nguồn kinh phí, trích lập các quỹ: Kinh phí hàng năm sau khi thực

hiện hoàn thành công việc, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đƣợc trích lập

vào các quỹ nhƣ: Quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng, quỹ phát triển hoạt động sự

nghiệp. Các quỹ này đƣợc tạo lập và sử dụng nhằm ổn định và nâng cao đời sống

cán bộ, nhân viên, đồng thời tạo đà phát triển cho các năm tiếp theo. Công tác trích

lập và sử dụng các quỹ đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc nhất định, tuân thủ các

quy định của Quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định của Nhà nƣớc. Số kinh phí

còn lại chƣa sử dụng đƣợc kết chuyển sang năm sau.

Theo kết quả khảo sát của tác giả tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai

đoạn vừa qua cho thấy, các đơn vị đƣợc phê duyệt theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP (hay NĐ 115/2005/NĐ-CP trƣớc đây) và

Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Nghị định 43 đa phần đã thực hiện đúng các quy định

về việc tự chủ trong quản lý sử dụng các nguồn thu, khoản chênh lệch thu chi từ

kinh phí tiết kiệm đƣợc sử dụng trích nộp các qũy và chi thu nhập tăng thêm cho

ngƣời lao động trong đơn vị. Tuy nhiên, còn một số đơn vị chƣa hiểu đúng và đầy

đủ về quyền tự chủ của mình nên còn tình trạng chƣa có kế hoạch tiết kiệm triệt để

các khoản chi trong phần kinh phí đƣợc giao khoán, còn tìm cách hợp thức hóa một

số khoản chi để chi hết số kinh phí đƣợc giao, dẫn đến không có nguồn trích lập quỹ

và thu nhập tăng thêm.

Ngoài ra, cũng còn một số cán bộ chuyên trách kho bạc cũng chƣa thực sự

hiểu hết bản chất của văn bản nên kinh phí tiết kiệm của đơn vị không cho trích lập

quỹ mà yêu cầu để lại tại tài khoản dự toán chuyển năm sau chi tiếp gây khó khăn và

không khuyến khích các đơn vị tiết kiệm trong chi hoạt động.

3.2.2.3. Thực trạng kiểm tra, kiểm soát

Kiểm tra, kiểm soát là nội dung tất yếu của QLTC, là công cụ quan trọng

trong quá trình QLTC, bởi quá trình thực hiện kế hoạch thu chi, do các lý do khách

quan và chủ quan, không phải lúc nào cũng đúng nhƣ dự kiến. Việc kiểm tra giúp

đơn vị nắm đƣợc tình hình QLTC nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tƣ. Ngoài việc kiểm

soát chi của KBNN, kiểm tra quyết toán định kỳ của Viện Hàn lâm KHXH Việt

Nam, Kiểm toán Nhà nƣớc, và các cơ quan kiểm tra tài chính khác. Những năm gần

đây nhiều thủ trƣởng các các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm đã nhận thức đƣợc vai

101

trò của công tác kiểm tra, giám sát nội bộ (tự kiểm tra tài chính) trong quản lý và

điều hành đơn vị. Hàng năm các đơn vị trực thuộc phải thành lập tổ kiểm tra nội bộ

bao gồm các thành phần: ban thanh tra nhân dân, công đoàn, cán bộ có chuyên môn

về tài chính để kiểm tra công tác tài chính và kế toán tại đơn vị nhằm kiểm tra tất cả

các hoạt động liên quan cho tới kiểm tra việc thực hiện quy chế, quy định của nhà

nƣớc, thực hiện quy chế CTNB, việc hạch toán kế toán và số sách kế toán... Báo cáo

kiểm tra tài chính nội bộ theo đúng hƣớng dẫn và phải thực hiện trƣớc khi thẩm tra

quyết toán tài chính năm.

Tuy nhiên, bên cạnh một số ít thủ trƣởng đơn vị chú ý đến công tác kiểm tra,

kiểm soát nội bộ đơn vị thì nhiều đơn vị còn coi nhẹ công tác này, việc thực hiện

công tác kiểm tra nội bộ còn đƣợc thực hiện chiếu lệ, mang tính hình thức cho đủ

thủ tục trƣớc khi thẩm tra quyết toán tài chính của Viện Hàn lâm. Thông thƣờng,

hoạt động kiểm soát nội bộ chỉ đƣợc thực hiện nghiêm túc ở một số đơn vị có nguồn

kinh phí lớn nhƣ Văn phòng Viện Hàn lâm, Viện Khảo cổ học, Học viện KHXH.

Điều này bên cạnh yếu tố chủ quan của các đơn vị do nguồn kinh phí của các đơn vị

ít, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều, còn một điều chƣa hợp lý xuất phát

từ chính văn bản nhà nƣớc. Tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC

quy định về ngƣời đƣợc giao kiểm tra tài chính phải đảm bảo: “Người được giao

nhiệm vụ thực hiện công việc tự kiểm tra tài chính, kế toán phải là người trung

thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, chưa vi phạm khuyết

điểm đến mức phải xử lý và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung

kiểm tra”, trong khi các tổ chức KH&CN nhƣ ở Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

thƣờng chỉ có bộ phận kế toán (mà thƣờng chỉ có 1 kế toán/đơn vị) mới có nghiệp

vụ chuyên môn, thêm vào nữa đối tƣợng đƣợc kiểm tra lại là kế toán nên tính hiệu

quả của công tác kiểm tra nội bộ chƣa cao.

3.3. Đánh giá chung về quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội

thời gian qua

3.3.1. Những kết quả đạt được

3.3.1.1. Về cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về tài chính trong hoạt động

Khoa học xã hội

Thứ nhất, đầu tƣ từ NSNN cho KHXH ngày càng đƣợc quan tâm, đã có

những thay đổi tích cực theo hƣớng tăng dần đầu tƣ xét trên khía cạnh giá trị tuyệt

102

đối, cụ thể tại bảng số liệu 3.2. Điều này tạo điều kiện để đầu tƣ những nhiệm vụ

trọng điểm với nguồn lực thỏa đáng đáp ứng đƣợc yêu cầu đầu ra của sản phẩm cả

về chất lƣợng và số lƣợng, thể hiện ở chỗ có nhiều công trình nghiên cứu đƣợc công

bố, phổ biến và áp dụng rộng rãi hơn kết quả nghiên cứu góp phần vào quá trình

phát triển kinh tế xã hội, có nhiều công trình hơn đƣợc công bố trên các tạp chí quốc

tế có uy tín.

Thứ hai, chính sách trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức

KH&CN một mặt đã giúp cho các tổ chức KH&CN chủ động và tích cực trong việc

khai thác nguồn thu, mặt khác giúp các đơn vị chủ động hơn trong quả lý sử dụng

hiệu quả nguồn kinh phí đƣợc NSNN cấp. Cơ chế khoán chi không chỉ với thực hiện

nhiệm vụ KH&CN, nhất là khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, mà còn khoán chi sử

dụng nguồn kinh phí hoạt động với các tổ chức KH&CN.

Đƣa tiếp cận khoán chi cho thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và khoán chi

thƣờng xuyên cho tổ chức KH&CN là những điểm rất tiến bộ và phù hợp với xu thế

quản trị khoa học của thế giới. Đặc biệt, khoán chi đến sản phẩm cuối cùng đƣợc quy

định lần đầu tại Thông tƣ 27 đã thể hiện rõ hơn về tƣ tƣởng đổi mới cơ chế quản lý

trong hoạt đông khoa học. Tƣ tƣởng khoán chi trên cơ sở công việc và nội dung đƣợc

phê duyệt vừa đảm bảo sự tƣơng thích giữa công việc, sản phẩm và chi phí là cách tiếp

cận khoa học và hợp với quy luật thị trƣờng. Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng giúp

nhà khoa học giảm bớt các thủ tục trung gian trong quá trình triển khai đề tài.

Thứ ba, các văn bản quy định mới ban hành bám sát hơn với thực tế cả về

định mức chi và nội dung chi, một số định mức chi đã đƣợc nâng theo hƣớng gần

hơn với thực tế, việc tăng định mức chi nhất là chi công lao động khoa học tuy chƣa

rõ căn cứ thực tế nhƣng ít nhất cũng đủ bù đắp trƣợt giá và các chủ nhiệm có thể

trang trải các chi phí trực tiếp cho nghiên cứu, một số định mức chi đã bổ sung thêm

nhƣ chi thuê chuyên gia trong nƣớc, thuê chuyên gia nƣớc ngoài,... (Thông tƣ 55).

Thứ tư, triển khai việc quản lý chi thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KH&CN sử

dụng NSNN trong lĩnh vực KHXH thời gian vừa qua đã có nhiều cải tiến, thông

thoáng hơn theo phƣơng thức khoán chi. Theo đó, hầu hết các khoản chi gắn với các

nội dung công việc khi xây dựng dự toán có điều kiện lƣợng hóa đƣợc căn cứ vào

các định mức kinh tế - kỹ thuật đều đƣợc quản lý theo phƣơng thức khoán chi; chủ

nhiệm đề tài, dự án KH&CN và cơ quan quản lý đƣợc chủ động sử dụng kinh phí

103

đƣợc giao khoán, đƣợc quyền điều chỉnh giữa các nội dung chi đƣợc giao khoán,

đƣợc chi theo nhu cầu thực tế có thể cao hơn chế độ quy định với điều kiện không

vƣợt dự toán đã đƣợc khoán; kinh phí khoán tiết kiệm đƣợc sử dụng hài hòa giữa

các lợi ích nhà nƣớc, tập thể, cá nhân, dùng để khen thƣởng tập thể, các nhân có

thành tích và bổ sung vào quỹ của tổ chức chủ trì. Các khoản không thực hiện

khoán chi bao gồm mua nguyên, nhiên vật liệu chƣa có định mức kinh tế kỹ thuật,

chi đoàn ra, chi mua tài sản cố định, việc quản lý những nội dung chi này sẽ thực

hiện theo quy định hiện hành.

Thứ năm, với việc hình thành các quỹ phát triển KH&CN cả ở cấp quốc gia,

bộ ngành thì cách thức đầu tƣ tài chính đã có bƣớc thay đổi đáng kể, đa dạng hơn về

cách thức đầu tƣ tài chính thay vì chỉ có một kênh duy nhất là kế hoạch dự toán

NSNN hàng năm. Hoạt động tài trợ từ các quỹ phát triển KH&CN đã tạo điều kiện,

cơ hội cho các tổ chức, nhóm nghiên cứu hay các cá nhân trong lĩnh vực KHXH có

điều kiện tiếp cận đƣợc nguồn tài trợ của Nhà nƣớc và chủ động, sáng tạo đề xuất

các ý tƣởng nghiên cứu của mình cho những nghiên cứu mang tính chuyên sâu.

3.3.1.2. Về quản lý tài chính và triển khai thực hiện của các tổ chức Khoa học

và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội

Thứ nhất, giao quyền tự chủ cho các đơn vị theo Nghị định 54 tạo điều kiện

cho các đơn vị chủ động bố trí sắp xếp công việc, phù hợp với khả năng ngân sách

trên cơ sở chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, nâng cao tính chủ động và nâng cao

hiệu quả trong quản lý hoạt động của đơn vị. Quy chế CTNB đƣợc xem là công cụ

hữu hiệu trong QLTC của các đơn vị trong điều kiện đƣợc giao quyền tự chủ. Nhiều

đơn vị đã biết tận dụng khả năng sẵn có về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và

chủ động trong việc tìm kiếm nguồn lực tài chính ngoài NSNN. Đồng thời, sử dụng

quy chế CTNB nhƣ văn bản pháp lý làm căn cứ, cơ sở để quản lý các hoạt động thu

chi của đơn vị, là cơ sở để các cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan tài chính cấp

trên sử dụng để thanh kiểm tra tài chính của đơn vị.

Thứ hai, quy định về định mức chi và phân bổ dự toán NSNN các khoản chi

thƣờng xuyên cho các tổ chức KH&CN đƣợc rõ ràng và bám gần hơn với thực tế

hơn, cơ chế sử dụng nguồn tài chính theo theo hƣớng tăng cƣờng quyền hạn và

trách nhiệm của các tổ chức KH&CN, đã tạo động lực thúc đẩy các đơn vị tự chủ

động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong phạm vi nguồn tài chính đƣợc phân bổ

104

phù hợp với đặc thù của đơn vị để làm căn cứ pháp lý cho việc điều hành, quyết

toán kinh phí và KBNN kiểm soát chi. Đồng thời, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng

nguồn tài chính do NSNN đầu tƣ.

Thứ ba, công tác quản lý kinh phí các đơn vị đã từng bƣớc đi vào nền nếp, từ

khâu lập dự toán, thực hiện dự toán đến quyết toán

Thứ tư, công tác kiểm tra, kiểm soát đƣợc thực hiện thƣờng xuyên đã giúp

phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót trong quá trình quản lý tài chính, tránh

đƣợc những vi phạm trong công tác quản lý tài chính, giúp hoạt động tài chính của

các tổ chức KH&CN đƣợc minh bạch và hiệu quả.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

(1) Về cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về tài chính trong hoạt động Khoa

học xã hội

Tuy đã có một số cải tiến trong cơ chế quản lý tài chính đối với tổ chức

KH&CN nói chung, KHXH nói riêng nhƣ: Quy định khoán với tổ chức KH&CN,

định mức chi tiêu cho hoạt động KH&CN và bƣớc đầu đã thu đƣợc những kết quả

nhất định, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì cơ chế chính sách cũng còn bộc lộ

nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả của cơ chế chính sách, đồng thời chƣa thực sự tạo

điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện các nhiệm vụ

KH&CN. Quy định của Nhà nƣớc về cơ chế phân bổ giao dự toán và thanh quyết

toán các hoạt động khoa học về cơ bản vẫn dựa trên nguyên tắc quản lý tài chính

công, mang nặng tính hành chính. Nhiều tổ chức khoa học và công nghệ công lập,

thậm chí có cả các doanh nghiệp không muốn nhận nhiệm vụ khoa học và công

nghệ sử dụng ngân sách nhà nƣớc vì sợ các thủ tục hành chính rƣờm rà, phức tạp.

Điều này do các hạn chế sau:

Thứ nhất, hệ thống văn bản, chính sách của Nhà nƣớc về quản lý tài chính đã

đƣợc ban hành nhƣng còn có sự chƣa đồng bộ giữa các văn bản, chƣa sát với thực

tế, thiếu nhất quán trong hƣớng dẫn triển khai hoặc việc tổ chức triển khai thực hiện

một số cơ chế chính sách còn chậm và chƣa đạt mục tiêu đề ra.

Thứ hai, cơ cấu phân bổ NSNN cho hoạt động KHXH chƣa hợp lý, còn

mang tính cào bằng, đặc biệt chƣa tính đến các đặc thù của hoạt động KHXH, chƣa

105

đánh giá đúng vai trò của KHXH cũng nhƣ hiểu thấu đáo về những đặc thù của hoạt

động KHXH.

Thứ ba, với việc phân bổ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học tính

theo niên độ ngân sách và phân bổ một lần ngay đầu năm là chƣa phù hợp với lĩnh

vực nghiên cứu KHXH, vẫn coi khoa học nhƣ lĩnh vực hành chính khác, không đáp

ứng đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu đột xuất.

Thứ tư, cơ chế khoán đối với thực hiện triển khai đề tài chƣa đạt đƣợc hiệu

quả do thủ tục thanh quyết toán còn quá nhiều phiền hà và tinh thần khoán chi, giao

quyền chủ động cho cá nhân chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì còn chƣa đƣợc áp

dụng một cách đúng đắn theo tinh thần các văn bản nhà nƣớc.

Thứ năm, một số nội dung chi và định mức chi cho đề tài nghiên cứu thuộc

lĩnh vực KHXH đã đƣợc đổi mới nhƣng chƣa thực sự phù hợp với thực tiễn, nhiều

định mức chi đã rất lạc hậu nhƣng chậm thay đổi và nhiều định mức chi đặc thù của

lĩnh vực KHXH nhƣng không đƣợc quy định.

Thứ sáu, các chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động KHXH của Nhà nƣớc

còn thiếu và chƣa đủ mạnh, chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức Khoa học

và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội huy động các nguồn lực tài

chính ngoài ngân sách nhà nƣớc để phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ.

Thứ bảy, chƣa chú ý đầu tƣ cơ sở vật chất cho nghiên cứu trong lĩnh vực

KHXH, nhiều thiết bị thiết yếu nhƣ hệ thống thông tin, tƣ liệu, nơi làm việc chƣa

tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu, các phƣơng tiện thiết bị sử dụng

trao đổi khoa học chƣa đƣợc hiện đại hóa.

(2) Về quản lý tài chính và triển khai thực hiện của các tổ chức Khoa học và

Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội

Thứ nhất, cơ cấu phân bổ nguồn lực tài chính chƣa hợp lý, chi lƣơng và hoạt

động bộ máy còn lớn, trong khi chi cho đầu tƣ cơ sở vật chất và chi hoạt động

nghiên cứu khoa học còn thấp.

Thứ hai, Cơ chế khoán chi chƣa đƣợc các tổ chức KH&CN hoạt động trong

lĩnh vực KHXH khai thác triệt để, nhất là việc ban hành và sử dụng quy chế CTNB

nhƣ một công cụ QLTC nhằm góp phần nâng cao tính tự chủ cho các tổ chức

KH&CN. Cơ chế khoán chi triển khai đề tài đã đƣợc ban hành song bản thân phía

cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài chƣa chủ động trong việc xây dựng quy chế

106

CTNB của đề tài, để tối đa hóa quyền tự chủ trong khuôn khổ pháp luật, hầu nhƣ

các đơn vị, chủ nhiệm đề tài xây dựng quy chế chi tiêu theo định mức quy định hiện

hành của Nhà nƣớc, điều này làm giảm tính tự chủ mà Nhà nƣớc đã trao quyền cho

tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài.

Thứ ba, việc giao các tổ chức KH&CN đƣợc tự chủ về quản lý, sử dụng tài

sản trong việc giao quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp đƣợc xem là

điểm mới. Tuy nhiên, đối tƣợng đƣợc phép sử dụng tài sản công vào mục đích có

tính kinh doanh còn hẹp (nhóm tổ chức KH&CN tự đảm bảo chi thƣờng xuyên và

chi đầu tƣ). Điều này làm cho các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực KHXH ở nhóm

tự chủ thấp hoặc không có cơ hội khai thác nguồn tài sản hiện có để nâng cao mức

độ tự chủ, tạo nguồn thu, giảm gánh nặng ngân sách hoặc tự khai thác tài sản vào

mục đích kinh doanh không đúng pháp luật, gây lãng phí, thất thoát, giảm hiệu quả

quản lý ngân sách.

Thứ tư, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và công khai tài chính tại các

đơn vị vẫn chƣa phát huy hết vai trò. Công tác kiểm tra chỉ đƣợc thực hiện định kì

nhƣng không thực chất, làm cho đủ dẫn đến hiệu quả không cao, chƣa phát huy

đƣợc vai trò của một công cụ QLTC quan trọng tại đơn vị.

Thứ năm, năng lực cán bộ làm công tác tài chính còn hạn chế, chƣa tham

mƣu và tƣ vấn kịp thời cho thủ trƣởng đơn vị về công tác tài chính kế toán; Chƣa áp

dụng triệt để công nghệ thông tin trong quản lý tài chính; Hệ thống văn bản quản lý

tài chính còn mang tính đơn lẻ, chƣa đƣợc chuẩn hóa và hoàn thiện nhằm tạo hành

lang pháp lý cho hoạt động quản lý tài chính của đơn vị.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế:

(1) Về cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về tài chính trong hoạt động Khoa

học xã hội

Thứ nhất, các quy định về cơ chế chính sách còn chƣa đồng bộ, chƣa sát với

thực tế, văn bản hƣớng dẫn thì chậm trễ, khó triển khai do chồng chéo giữa các văn

bản, điều này dẫn đến:

- Khi triển khai Nghị định 115 trƣớc đây và Nghị định 54 hiện nay của Chính

phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập

thì một số tổ chức KH&CN đã tìm cách xây dựng phƣơng án để nằm trong nhóm

nghiên cứu cơ bản để tiếp tục đƣợc NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên.

107

- Chƣa hƣớng dẫn cụ thể về việc chuyển đổi cấp kinh phí hoạt động thƣờng

xuyên của tổ chức KH&CN theo đầu biên chế nhƣ hiện nay sang cấp theo thực hiện

nhiệm vụ thƣờng xuyên theo chức năng nhƣ tinh thần Thông tƣ liên tịch số

121/2014/TTLT-BTC-BKHCN.

- Cơ chế chính sách hiện hành chƣa khuyến khích các tổ chức KH&CN trong

lĩnh vực KHXH phát triển nguồn thu, sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có giúp chủ

động tăng thu, giảm gánh nặng ngân sách, nhất là những quy định về quản lý, sử

dụng tài sản công trong góp vốn kinh doanh.

Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công cho đơn vị sự

nghiệp công lập đã ban hành nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nên khó đƣa vào thực

tiễn do sự chồng chéo và thiếu nhất quán giữa các quy định của Luật quản lý, sử dụng

tài sản nhà nƣớc, Luật đất đai,... hay nhƣ cách phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

theo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc với cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp

công lập không có sự nhất quán, dẫn đến thực tiễn triển khai còn có cách hiểu và cách

áp dụng khác nhau.

Theo kết quả khảo sát của tác giả về những khó khăn trong việc quản lý tài sản tại

tổ chức KH&CN, kết quả thu đƣợc với 68,2% ý kiến đƣợc hỏi cho biết do sự thiếu đồng

bộ, cơ chế quản lý chồng chéo, trong khi có 24,5% cho rằng do thiếu chế tài xử phạt.

Thứ hai, với cơ chế phân bổ còn mang tính bình quân theo đầu ngƣời nhƣ

hiện nay mà không căn cứ vào nhu cầu kế hoạch của từng tổ chức dẫn đến công tác

xây dựng kế hoạch còn mang tính hình thức, chƣa đƣợc chú trọng và đầu tƣ thỏa

đáng từ chính các tổ chức KH&CN dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn đầu tƣ bị hạn

chế. Đầu tƣ nguồn tài chính từ ngân sách nhà nƣớc cho các tổ chức Khoa học và

Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội còn dàn trải, mang tính cào

bằng do có quá nhiều cơ quan, tổ chức cùng thực hiện nghiên cứu với mục tiêu,

nhiệm vụ, lĩnh vực còn trùng lặp, chồng chéo nhau. Điều này dẫn đến trong số kinh

phí sự nghiệp khoa học đầu tƣ cho các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động

trong lĩnh vực Khoa học xã hội thì đến 70% là để chi lƣơng và chi hoạt động bộ

máy, phần kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học rất hạn chế (xem phân

tích ở Bảng 3.8).

Thứ ba, với việc phân bổ kinh phí cho các tổ chức KH&CN đƣợc giao một lần

ngay từ đầu năm và dựa trên kế hoạch đƣợc xây dựng và phê duyệt từ tháng 4, tháng

108

5 của năm trƣớc nhƣ hiện nay là phù hợp với Luật NSNN nhƣng chƣa phù hợp với

thực tiễn của lĩnh vực KHXH. Bởi ngoài những nghiên cứu thuộc kế hoạch và chiến

lƣợc khoa học của tổ chức và lĩnh vực, thì với đặc thù nghiên cứu đề xuất các chính

sách, giải pháp mang tính cấp bách và thời sự thì không thể có những đề xuất từ trƣớc

ít nhất 06 tháng để phù hợp với Luật ngân sách. Vì vậy, cần thay đổi cơ chế phân bổ

ngân sách cho tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã

hội, để ngoài kinh phí thực hiện các nghiên cứu thƣờng xuyên thì các tổ chức Khoa

học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội có một khoản kinh phí

dự phòng để có thể chủ động triển khai các nghiên cứu đột xuất mà không phải chờ

các thủ tục xin phép, gây phiền hà và giảm hiệu quả của các nghiên cứu.

Thứ tư, thủ tục quản lý bị hành chính hóa, gây khó khăn và phức tạp cho cả

nhà khoa học lẫn tổ chức KH&CN. Đây vẫn là vấn đề đƣợc thảo luận rất nhiều

trong các hội nghị nâng cao chất lƣợng công tác quản lý tài chính trong hoạt động

KH&CN và các nhà khoa học phải tốn rất nhiều thời gian để hoàn tất các thủ tục

hành chính. Điều này không thực sự phù hợp với bối cảnh mới là tăng cƣờng tính tự

chủ của tổ chức KH&CN, giao quyền tự chủ cho nhà khoa học, hƣớng đến giao

kinh phí theo kết quả đầu ra của sản phẩm.

Khoán chi và giao quyền tự chủ cho các tổ chức KH&CN và các chủ nhiệm

đề tài là chủ trƣơng rất rõ đã đƣợc nêu trong Thông tƣ 27 về phân cấp quản lý và

tăng quyền tự chủ cho cả tổ chức KH&CN lẫn chủ nhiệm đề tài trong việc khoán

kinh phí thực hiện đề tài khoa học. Kinh phí thực hiện đề tài khoa học sẽ đƣợc

chuyển từ tài khoản dự toán sang tài khoản tiền gửi để chi tiêu, giao việc quản lý và

chịu trách nhiệm về hồ sơ chứng từ thanh toán cho tổ chức chủ trì. Tuy nhiên, thực

tiễn triển khai thì thủ tục thanh quyết toán còn quá nhiều phiền hà và tinh thần

khoán chi và giao quyền chủ động còn chƣa đƣợc áp dụng một cách đúng đắn theo

tinh thần các văn bản, một phần do cách hiểu của một bộ phận cán bộ kho bạc nhà

nƣớc địa phƣơng về văn bản chƣa thấu đáo, một phần do sự không thống nhất giữa

các văn bản quản lý nhà nƣớc, dẫn đến vẫn việc KBNN vẫn yêu cầu đƣợc kiểm soát

chi, và thủ tục kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nƣớc còn có phần chặt chẽ và nhiều

hơn trƣớc.

109

Thứ năm, định mức chi cho hoạt động KHXH chƣa phù hợp với thực tiễn là

nguyên nhân gây nên khó khăn trong triển khai nghiên cứu cho nhà khoa học, và

hiệu quả quản lý tài chính của các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực

KHXH, cụ thể:

- Theo quy định hiện hành (Thông tƣ 55), việc phân bổ dự toán kinh phí cho

các đề tài, dự án KH&CN đƣợc căn cứ vào ngày công lao động, trong khi việc xác

định ngày công lao động lại không rõ ràng, không có cơ sở. Hay nói cách khác, cho

đến nay Bộ KH&CN vẫn chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống khung định mức kinh tế

kỹ thuật, định mức nhân công, vật tƣ, thiết bị áp dụng cho đề tài, đề án để trên cơ sở

đó Bộ Tài chính có căn cứ ban hành các định mức tài chính. Vì vậy, vẫn thiếu một hệ

thống định mức kinh tế - kỹ thuật - tài chính phục vụ cho việc xây dựng dự toán,

phân bổ dự toán kinh phí và nghiệm thu, đánh giá sản phẩm KH&CN dựa trên các

tiêu chí đầu ra theo thông lệ quốc tế, giảm bớt thủ tục, tránh tình trạng không đủ căn

cứ cần thiết khi giao dự toán, phải hợp lý hoá các thủ tục khi nghiệm thu đề tài, dự án

KH&CN.

Đồng thời, do thiếu hệ thống khung định mức này nên việc xây dựng dự toán

và sử dụng kinh phí NSNN cho KH&CN chƣa tiếp cận theo hƣớng tính đủ chi phí.

Điều này dẫn đến tình trạng bình quân chủ nghĩa, đồng thời không khuyến khích các

tổ chức, cá nhân, giảm yếu tố tích cực và tăng yếu tố thiếu công bằng, dẫn đến đến tƣ

tƣởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào NSNN và chạy theo số lƣợng (nội dung nghiên

cứu) mà không thực sự gắn với kết quả sản phẩm cuối cùng của đề tài.

- Xác định định mức chi công lao động của các thành viên đề tài không căn cứ

theo chức danh khoa học mà chỉ căn cứ theo chức danh tham gia trong đề tài (chỉ tính

lƣơng theo thành viên chính, thành viên tham gia), điều này gây bất cập cho các nhà

khoa học có trình độ học hàm học vị, có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong

nghiên cứu, thời gian tiêu hao cho các nội dung nghiên cứu của giáo sƣ bằng với thời

gian của cử nhân mới ra trƣờng, điều này rất vô lý nhất là đối với ngành có nhiều đặc

thù nhƣ KHXH. Muốn trả thù lao cao thì chỉ có cách tăng số ngày công, điều này

không phản ánh hết giá trị khoa học đóng góp.

110

Với việc quy định định mức ngày công nhƣ hiện nay sẽ làm cho số ngày

công của các nhà khoa học có trình độ, kinh nghiệm và uy tín khi đƣợc mời tham

gia nhiều đề tài sẽ bị vƣớng về số ngày công làm việc theo tính toán với thực tế

(vƣợt 365 ngày). Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ: “ngày công, giờ công” ở đây

cũng đƣợc hiểu khác nhau, chính xác là “ngày công, giờ công quy đổi”, chỉ là một

thông số làm căn cứ tính toán ra mức thù lao, chứ không phải là ngày công, giờ

công thực tế. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý tài chính nhà nƣớc nhƣ kho bạc nhà

nƣớc, kiểm toán nhà nƣớc còn coi việc thực hiện đề tài là việc làm thêm của nhà

khoa học ngoài công việc đƣợc trả lƣơng thƣờng xuyên, nên phải áp dụng quản lý

ngày công lao động theo quy định về số ngày công làm thêm giờ và hạn mức không

đƣợc quá 200 giờ/năm. Đây thực sự là cách hiểu và áp dụng không hợp lý.

- Ngoài ra, một số nội dung chi và định mức chi cho đề tài KHXH chƣa đƣợc

quy định nhƣ: Thù lao phỏng vấn sâu; thảo luận nhóm chuyên gia; chi mua số liệu;

một số khoản chi mang tính đặc thù của KHXH nhƣ hoạt động làm tƣ liệu cổ trong

lĩnh vực Hán Nôm, chi cho xuất bản kết quả nghiên cứu,...; hoặc đã đƣợc quy định

thì còn thấp và chậm đƣợc điều chỉnh so với sự thay đổi của giá cả thị trƣờng và

điều kiện thực tế nhƣ: Tiền dịch, thuê ngƣời dẫn đƣờng, thuê nhân công, thù lao trả

lời phiếu, dịch tài liệu; một số khoản chi cần thiết cho triển khai.

Thêm vào đó, trong một số lĩnh vực KHXH hiện nay đang sử dụng nhiều

phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại nhƣ khảo cổ

học, nhƣng trong quy định hiện hành không có mức chi cho khoản này. Ngoài ra, còn

một số khoản chi mà đa phần các đề tài đều phải chi (nhất là các đề tài có tiến hành

điều tra, khảo sát tại các địa phƣơng nhƣ nhân công hỗ trợ văn bản thủ tục hành chính,

chi đối ngoại, điện, nƣớc cho phòng họp tại địa phƣơng,...) nhƣng không có nội dung

chi, do đó khâu quyết toán phải “lẩn” trong các chứng từ khác. Đây là nguyên nhân làm

khó và gây phản ứng của các nhà khoa học và gây ra bệnh nói dối.

Thứ sáu, nguồn lực ngoài ngân sách nhà nƣớc chƣa đƣợc khai thác hiệu quả

để đầu tƣ phát triển KHXH, nhất là trong việc phát huy vai trò của Quỹ phát triển

KH&CN quốc gia. Thời gian vừa qua, nguồn lực của các quỹ này chủ yếu là từ

NSNN, chƣa trở thành nguồn lực làm vốn mồi để thu hút đƣợc sự đầu tƣ từ khu vực

111

xã hội cho hoạt động KHXH. Mặc dù đƣợc giao nhiệm vụ là tài trợ, cho vay và bảo

lãnh vốn vay, nhƣng trên thực tế Quỹ mới chỉ thực hiện đƣợc nhiệm vụ tài trợ, nguồn

vốn tài trợ lại chủ yếu từ NSNN. Nhƣ vậy, thực chất là Quỹ đang làm thay nhiệm vụ

của NSNN. Nếu nhƣ việc thành lập Quỹ, thành lập thêm một tổ chức mới, nhƣng tổ

chức này vẫn sử dụng vốn từ NSNN, vẫn thực hiện tài trợ nhƣ NSNN thì cần phải

xem xét, đánh giá hiệu quả của mô hình các quỹ trƣớc khi đề xuất thành lập thêm các

quỹ mới.

(2) Về quản lý tài chính và triển khai thực hiện của các tổ chức Khoa học và

Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội

Thứ nhất, các cấp chủ quản, các Bộ, ngành và bản thân các tổ chức KH&CN

hoạt động trong lĩnh vực KHXH chƣa quan tâm đúng mức đến việc chuyển đổi sang

cơ chế tự chủ, khuyến khích xã hội hoá, đa dạng hoá nguồn lực đầu tƣ cho KHXH.

Thứ hai, xác định mục tiêu quản lý tài chính chƣa rõ ràng, đa số các tổ chức

KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH chƣa xác định chiến lƣợc phát triển dài

hạn, ở hầu hết các đơn vị, do chƣa gắn quản lý tài chính với chất lƣợng đầu ra nên

dễ rơi vào vòng luẩn quẩn, chỉ chú trọng công tác quản lý thu chi, chƣa xây dựng hệ

thống chỉ tiêu chuẩn mực đánh giá quản lý tài chính gắn với kết quả đầu ra trong

hoạt động nghiên cứu khoa học

Thứ ba, hạn chế trong xây dựng và triển khai quy chế chi tiêu nội bộ

Nhiều đơn vị còn rất lúng túng trong khi triển khai xây dựng quy chế chi tiêu

nội bộ bởi sợ sai so với quy định của nhà nƣớc, không có khả năng cân đối thu chi

(nguồn thu thì hạn chế mà nhu cầu chi quá lớn). Một số đơn vị xây dựng quy chế thi

tiêu nội bộ rất chi tiết, nhƣng có một số nội dung chi và mức chi không phù hợp.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, tập huấn, quán triệt và hƣớng dẫn triển khai các

văn bản Nhà nƣớc của các cấp chủ quản, các Bộ, ngành tới các đơn vị cấp dƣới chƣa

thực sự kịp thời và hiệu quả. Điều này, dẫn đến thủ trƣởng các tổ chức Khoa học và

Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội, các chủ nhiệm đề tài, nhiệm

vụ, các cơ quan chủ trì chƣa hiểu rõ và triển khai đúng hoặc hết các quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm trong quá trình điều hành ngân sách và triển khai thực hiện đề tài.

Thứ năm, chƣa chú trọng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động quản lý tài chính, nhất là việc liên thông thông tin giữa Bộ chủ quản với các

112

đơn vị trực thuộc, cũng nhƣ giữa các Bộ quản lý chuyên ngành.

3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính trong hoạt động Khoa

học xã hội thời gian qua

3.4.1. Mô tả mẫu

Để xác định các nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính trong hoạt

động Khoa học xã hội, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 151 cán

bộ quản lý tại các cơ quan trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

trong năm 2018. Kết quả thu đƣợc từ mẫu nghiên cứu gồm 151 quan sát đã đƣợc mã

hóa và phân tích định lƣợng bằng cách sử dụng phần mềm thống kê SPSS và

AMOS, thông qua các bƣớc: kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố

khẳng định (EFA), phân tích nhân tố khám phá (CFA) và kiểm định bằng mô hình

cấu trcú tuyến tính (SEM).

3.4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha

Đây là phƣơng pháp dùng để loại bỏ các câu hỏi không phù hợp và hạn chế

các câu nhiễu trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy thang đo của từng

nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Nunnall (1978),

Peterson (1994), Slater (1995) nhận định rằng, Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến

gần 1 thì thang đo tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc. Hoàng Trọng và Chu

Nguyễn Mộng Ngọc (2008) nhận định, Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,6 trở lên là

có thể sử dụng đƣợc đối với khái niệm đo lƣờng là mới hoặc đối với ngƣời trả lời

trong bối cảnh nghiên cứu. Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo

lƣờng có liên kết với nhau hay không, nhƣng không cho biết biến quan sát nào cần

bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, hệ số tƣơng quan biến - tổng

(Corrected Item - Total Correlation) sẽ cung cấp cơ sở loại bỏ ra khỏi mô hình

những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả cần đo. Lê Văn Huy

(2014), Nunnally và Bernstein (1994) cho rằng, những biến quan sát có hệ số tƣơng

quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Kết quả chạy Cronbach’s Alpha nhƣ sau:

(1) Thang đo cơ chế chính sách của nhà nước về quản lý tài chính (CCCS)

Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy cho các biến quan sát của thang đo

CCCS, kết quả thu đƣợc hệ số Cronbach alpha của thang đo CCCS là 0,848 > 0,6

113

và các hệ số khác thỏa mãn yêu cầu đặt ra (Bảng 3.11). Do đó, các biến trong thang

đo CCCS tiếp tục đƣợc giữ lại cho các phân tích tiếp theo.

Bảng 3.11. Hệ số tin cậy Cronbach alpha của các biến trong thang đo CCCS

Cronbach’s Alpha = 0,848

Biến quan

sát

Giá trị

trung bình

của biến

TB thang đo

nếu loại biến

Phƣơng sai

nếu loại biến

Hệ số tƣơng

quan biến tổng

Cronbach's

Alpha nếu loại

biến

CCCS1 3,8675 20,2450 10,306 ,694 ,810

CCCS2 3,9735 20,1391 10,547 ,682 ,812

CCCS3 3,9272 20,1854 10,779 ,598 ,829

CCCS4 4,1921 19,9205 10,900 ,688 ,812

CCCS5 4,0728 20,0397 11,665 ,548 ,837

CCCS6 4,0795 20,0331 11,326 ,574 ,833

(2) Thang đo hỗ trợ của các cơ quan thực thi chính sách (HTTTCS)

Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy cho biến trong thang đo HTTTCS, kết

quả thu đƣợc hệ số CA của thang đo HTTTCS là 0,826 > 0,6. Tiếp tục kiểm tra

bảng hệ số tƣơng quan biến tổng cho thấy biến quan sát HTTTCS7 không thỏa mãn

yêu cầu lớn hơn 0,3 đặt ra, do đó cần loại biến này ra. Tiếp tục chạy lại có kết quả

nhƣ Bảng 3.12 và các biến trong thang đo HTTTCS thỏa mãn các yêu cầu đặt ra.

Bảng 3.12. Hệ số tin cậy Cronbach alpha của các biến trong thang đo HTTTCS

Cronbach’s Alpha = 0,89

Biến quan

sát

Giá trị trung

bình của

biến

TB thang đo

nếu loại biến

Phƣơng sai

nếu loại biến

Hệ số tƣơng

quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu

loại biến

HTTTCS1 4,1325 19,4040 12,002 ,454 ,835

HTTTCS2 3,9801 19,5563 10,368 ,694 ,792

HTTTCS3 3,9868 19,5497 11,063 ,590 ,813

HTTTCS4 3,9073 19,6291 10,635 ,592 ,811

HTTTCS5 3,6424 19,8940 9,215 ,720 ,783

HTTTCS6 3,8874 19,6490 9,376 ,635 ,806

114

(3) Thang đo năng lực của cán bộ quản lý tài chính (NLCB)

Thực hiện kiểm định độ tin cậy cho biến trong thang đo NLCB, kết quả thu

đƣợc hệ số Cronbach alpha của thang đo NLCB là 0,847 > 0,6. Tiếp tục kiểm tra

bảng hệ số tƣơng quan biến tổng cho thấy biến quan sát NLCB7 không thỏa mãn

yêu cầu lớn hơn 0,3 đặt ra (Bảng 3.13). Bảng 3.13 trình bày kết quả phân tích sau

khi NLCB7 cho thấy các biến còn lại trong thang đo NLCB thỏa mãn các yêu cầu

đặt ra.

Bảng 3.13. Hệ số tin cậy Cronbach alpha của các biến trong thang đo NLCB

Cronbach’s Alpha = 0,862

Biến

quan sát

Giá trị trung

bình của biến

TB thang đo

nếu loại biến

Phƣơng sai nếu

loại biến

Hệ số tƣơng

quan biến tổng

Cronbach's

Alpha nếu loại

biến

NLCB1 4,0265 27,6159 16,331 ,770 ,828

NLCB2 4,0662 27,5762 16,846 ,627 ,844

NLCB3 4,0265 27,6159 16,865 ,630 ,843

NLCB4 3,9205 27,7219 16,789 ,664 ,840

NLCB5 3,9536 27,6887 16,709 ,670 ,839

NLCB6 3,9603 27,6821 16,725 ,629 ,843

NLCB8 3,9139 27,7285 17,959 ,452 ,863

NLCB9 3,7748 27,8675 17,622 ,465 ,863

(4) Thang đo chất lượng hoạt động quản lý tài chính (CLQLTC)

Thực hiện kiểm định độ tin cậy cho biến trong thang đo CLQLTC, kết quả

thu đƣợc hệ số Cronbach alpha của thang đo CLQLTC là 0,832 > 0,6. Tiếp tục kiểm

tra bảng hệ số tƣơng quan biến tổng cho thấy biến quan sát CLQLTC2 không thỏa

mãn yêu cầu lớn hơn 0,3 đặt ra. Kết quả chạy Cronbach alpha của thang đo

CLQLTC sau khi loại biến CLQLTC2 là 0,866 > 0,6, tuy nhiên nếu loại biến

CLQLTC1 sẽ làm cho hệ số Cronbach alpha tăng lên 0,873. Do đó, biến CLQLTC1

tiếp tục bị loại khỏi mô hình. Kết quả thu đƣợc sau khi loại biến CLQLTC1 đƣợc

115

trình bày trong Bảng 3.14. Kết quả Bảng 3.14 cho thấy, các biến còn lại trong thang

đo CLQLTC thỏa mãn các yêu cầu đặt ra.

Bảng 3.14. Hệ số tin cậy Cronbach alpha của các biến trong thang đo CLQLTC

Cronbach’s Alpha = 0,873

Biến quan

sát

Giá trị trung

bình của biến

TB thang đo

nếu loại biến

Phƣơng sai

nếu loại biến

Hệ số tƣơng

quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu

loại biến

CLQLTC3 3,6026 15,4238 7,566 ,687 ,849

CLQLTC4 3,7351 15,2914 7,301 ,767 ,828

CLQLTC5 3,8874 15,1391 7,761 ,793 ,826

CLQLTC6 3,7947 15,2318 7,886 ,666 ,854

CLQLTC7 4,0066 15,0199 8,140 ,600 ,869

(5) Thang đo hiệu quả quản lý tài chính (HQQLTC)

Kết quả kiểm định thang đo HQQLTC Bảng 3.15 cho thấy các biến trong

thang đo thỏa mãn các yêu cầu đặt ra.

Bảng 3.15. Hệ số tin cậy Cronbach alpha của các biến trong thang đo HQQLTC

Cronbach’s Alpha = 0,799

Biến quan

sát

Giá trị trung

bình của

biến

TB thang đo

nếu loại biến

Phƣơng sai

nếu loại biến

Hệ số tƣơng

quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu

loại biến

HQQLTC1 3,9073 23,0464 10,938 ,419 ,799

HQQLTC2 3,8543 23,0993 11,250 ,632 ,759

HQQLTC3 3,8278 23,1258 11,351 ,602 ,764

HQQLTC4 3,8675 23,0861 11,839 ,439 ,788

HQQLTC5 3,7616 23,1921 10,610 ,558 ,768

HQQLTC6 3,8742 23,0795 10,580 ,545 ,771

HQQLTC7 3,8609 23,0927 10,631 ,589 ,762

Nhƣ vậy, qua phân tích kiểm định hệ số Cronbach Alpha, mô hình còn lại 6

thang đo với 38 quan sát.

116

3.4.3. Phân tích nhân tố EFA

Sau khi thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha, nghiên cứu tiến hành phân

tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định độ hội tụ và phân biệt của các thang đo.

EFA sử dụng phƣơng pháp “Principle Axis Factoring” với phép quay “Promax” và

điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 vì phƣơng pháp này sẽ phản ánh

cấu trúc dữ liệu chính xác hơn dùng “Principles Component” với phép quay

“Varimax” (Thọ& Trang, 2007, Anderson& Gerbing, 1988).

Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phƣơng pháp Principle

Axis Factoring và phép quay Promax với yêu cầu: Hệ số tải nhân tố lớn nhất của

mỗi Item >=0,4; tại mỗi Item, chênh lệch hệ số tải nhân tố lớn nhất và hệ số tải nhân

tố ở nhân tố bất kỳ phải >=0,5 (mức có ý nghĩa thực tiễn); tổng phƣơng sai trích

>=50% (Anderson& Gerbing, 1988); KMO>=0,5, Kiểm định Bartlett có ý nghĩa

thống kê (Sig<0,05).

Tiến hành phân tích EFA cho các nhóm nhân tố, kết quả cho thấy hệ số

KMO, kiểm định Bartlett’s và tổng phƣơng sai trích đều thỏa mãn yêu cầu đặt ra.

Tuy nhiên, các biến quan sát NLCB9, NLCB8, HTTCS1, HTTCS2, HTTCS3,

HTTCS4 không thỏa mãn yêu cầu về hệ số tải nhân tố nên cần đƣợc loại bỏ khỏi

mô hình. Bảng 3.16 trình bày kết quả kiểm định Bartlett’s và tổng phƣơng sai trích

sau khi loại các biến quan sát trên.

Bảng 3.16. Kết quả kiểm định Bartlett’s và tổng phƣơng sai trích

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,859

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 2432,029

Df 325

Sig. ,000

Tổng phƣơng sai trích (%) 62,755

Kết quả ma trận xoay của các nhân tố trong Bảng 3.17 cho thấy hầu hết các

nhóm nhân tố đƣợc rút trích ra không có sự xáo trộn về các biến quan sát thành

phần, chỉ riêng nhóm nhân tố hiệu quả quản lý tài chính tách thành 02 nhóm nhân tố

117

với tên gọi mới: nhóm nhân tố về hiệu quả quản lý phân bổ tài chính (HQQLPBTC

- với các nhân tố HQQLTC5, 6, 7) và nhóm nhân tố về hiệu quả quản lý chi tiêu tài

chính (HQQLCTTC - với các nhân tố HQQLTC2, 3, 4).

Bảng 3.17. Ma trận xoay của các thang đo

Nhân tố

1 2 3 4 5 6

CLQLTC4 ,875

CLQLTC5 ,866

CLQLTC3 ,764

HQQLTC1 ,733

CLQLTC6 ,666

CLQLTC7 ,661

NLCB1 ,899

NLCB5 ,821

NLCB3 ,691

NLCB2 ,666

NLCB6 ,663

NLCB4 ,601

CCCS2 ,858

CCCS4 ,802

CCCS1 ,630

CCCS5 ,570

CCCS3 ,546

CCCS6 ,526

HQQLTC6 ,853

HQQLTC5 ,849

HQQLTC7 ,779

HQQLTC3 ,971

HQQLTC2 ,850

HQQLTC4 ,678

HTTTCS6 ,853

HTTTCS5 ,843

3.4.4. Kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định

CFA

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu tiến hành phân

tích nhân tố khẳng định CFA, thu đƣợc kết quả về mô hình nhƣ sau (hình 1):

CMIN/df = 1,666 <5 (mức chấp nhận đƣợc); các hệ số CFI, TLI đều lớn hơn 0,9,

GFI = 0,814 > 0,8; RMSEA = 0,067 <0,08. Nhƣ vậy mô hình hoàn toàn thích hợp

với bộ dữ liệu.

118

Hình 3.2. Kết quả phân tích nhân tố CFA

3.4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Kết quả hình 3.2 cho thấy mô hình hoàn toàn phù hợp vì hệ số CMIN/df <5,

hệ số TLI, CFI > 0,9, GFI >0,8, và RMSEA < 0,08. Các chỉ số Model fit hoàn toàn

đủ căn cứ để kết luận mô hình phù hợp.

119

Hình 3.3. Kết quả phân tích nhân tố các thang đo

Từ kết quả ƣớc lƣợng ở bảng 3.18 cho thấy các khái niệm CCCS (gồm

CCCS1-6) có ảnh hƣởng tới HQQLCTTC (gồm HQQLTC 2-4) và HQQLPBTC

(gồm HQQLTC 5-7), trong khi đó nhóm nhân tố HTTTCS (gồm HTTTCS5 và 6)

và CLQLTC (gồm CLQLTC1, 3-7) có ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý tài chính

(HQQLCTTC) và có ý nghĩa thống kê ( p< 0.05). Trong số các nhóm nhân tố này

thì nhóm nhân tố CCCS có ảnh hƣởng lớn nhất tới HQQLCTTC và HQQLPBTC.

Bảng 3.18. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý

thuyết chính thức

Estimate S.E. C.R. P

HQQLPBTC <--- CLQLTC ,150 ,135 1,110 ,267

HQQLPBTC <--- NLCB -,221 ,138 -1,602 ,109

HQQLCTTC <--- CCCS ,333 ,091 3,651 ***

HQQLCTTC <--- HTTTCS ,222 ,063 3,524 ***

HQQLPBTC <--- CCCS ,589 ,133 4,425 ***

HQQLPBTC <--- HTTTCS ,093 ,085 1,090 ,276

HQQLCTTC <--- CLQLTC ,214 ,097 2,202 ,028

HQQLCTTC <--- NLCB -,063 ,098 -,640 ,522

120

3.4.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong hoạt

động Khoa học xã hội thời gian qua

3.4.6.1. Các nhân tố khách quan

Thứ nhất, cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước.

Để thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc về nâng cao tính tự chủ cho các tổ chức

KH&CN, nhất là tự chủ về tài chính, trong thời gian qua các cơ quan Nhà nƣớc đã xây

dựng và ban hành nhiều văn bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KH&CN

nhƣ đã phân tích ở mục 3.1.2 và đánh giá chung mục 3.3, các văn bản này đã từng

bƣớc cởi trói cho các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH, bƣớc đầu đã

đạt đƣợc những thành công nhất định trong việc phát huy tính năng động, tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH. Tuy

nhiên, trên thực tế việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn còn chậm trễ hoặc không

có sự thống nhất giữa các Bộ, ngành gây nên sự chồng chéo và khó triển khai thực

hiện, cụ thể:

- Nghị định 115 đƣợc ban hành và có hiệu lực thi hành từ tháng 9 năm 2005,

tuy nhiên việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện lại bị chậm từ một cho tới

bốn năm so với yêu cầu, nhƣ Nghị định 96 (bổ sung Nghị định 115) đƣợc ban hành

năm 2010 nhƣng đến năm 2011 mới có hƣớng dẫn tại Thông tƣ

36/2011/TTLT/BKHCN-BTC-BNV và phải bốn năm sau là 2014 mới có Thông tƣ số

121/2014/TTLT/BTC-BKHCN hƣớng dẫn xây dựng, quản lý, sử dụng và quyết toán

kinh phí thực hiện nhiệm vụ thƣờng xuyên đối với các tổ chức KH&CN công lập.

- Nghị định 54 (cũng nhƣ Nghị định 115 trƣớc đây) cho phép tổ chức

KH&CN công lập đƣợc dùng quyền sử dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết,

sản xuất kinh doanh, thế chấp vay vốn ngân hàng. Nhƣng trên thực tế không thực

hiện đƣợc, bởi vì theo quy định của Luật Đất đai, các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao

đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền thế chấp, góp vốn bằng quyền sử

dụng đất.

- Các tổ chức KH&CN, kể cả tổ chức KH&CN chƣa tự trang trải kinh phí

hoạt động thƣờng xuyên trên thực tế không đƣợc quyền tự chủ về nhân lực theo

Nghị định 54 (cũng nhƣ Nghị định 115 trƣớc đây). Bởi vì, theo Luật Viên chức thì

đơn vị sự nghiệp công lập không đƣợc giao quyền tự chủ về số ngƣời làm việc trong

đơn vị, mà do Bộ Nội vụ phê duyệt vị trí việc làm. Điều này cản trở tính linh hoạt

121

và quyền tự quyết của ngƣời đứng đầu tổ chức KH&CN trong việc xác định quy mô

và bổ nhiệm nhân sự.

- Nghị định 54 cho phép tổ chức KH&CN đƣợc quyền thành lập, sáp nhập,

giải thể các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, các tổ chức mới chỉ đƣợc tự chủ trong

việc thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc không có tƣ cách pháp nhân, đối với

các đơn vị có tƣ cách pháp nhân, việc thành lập, giải thể vẫn thuộc thẩm quyền quyết

định của cơ quan chủ quản là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Luật KH&CN năm 2013 đã cho phép bổ nhiệm, thuê đảm nhiệm chức danh

lãnh đạo tổ chức KH&CN là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài.

Nhƣng theo quy định tại Luật Cán bộ, Công chức thì ngƣời đứng đầu và cấp phó của

ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là công chức và phải là công dân Việt Nam.

Điều này dẫn đến vƣớng mắc việc thu hút chuyên gia trình độ cao là ngƣời Việt Nam ở

nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý của tổ chức

KH&CN công lập.

- Tƣơng tự nhƣ Nghị định 115, khi Nghị định 54 ra đời thì việc chậm ban

hành các văn bản hƣớng dẫn cũng lại tiếp diễn, theo quy định tại Điều 15 Nghị định

54 thì đến 01/7/2017 các tổ chức KH&CN phải hoàn thành việc phê duyệt phƣơng

án tự chủ. Nhƣng thực tế, để phê duyệt đƣợc phƣơng án này cần phải có văn bản

hƣớng dẫn của Bộ KH&CN và Bộ Tài chính, trong khi ngày 12/01/2017 Bộ

KH&CN ban hành Thông tƣ 01/2017/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của

Nghị định 54 thì đến ngày 30/8/2017 Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số

90/2017/TT-BTC quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức

khoa học và công nghệ công lập. Hoặc trƣớc đó, liên bộ Bộ Tài chính và Bộ

KH&CN ban hành Thông tƣ số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014

hƣớng dẫn việc xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân

sách nhà nƣớc hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thực hiện

nhiệm vụ thƣờng xuyên theo chức năng, đây là chủ trƣơng rất tốt tuy nhiên để thực

hiện đƣợc theo tinh thần thông tƣ này thì các tổ chức KH&CN phải đƣợc phê duyệt

đề án vị trí việc làm, mà đề án này về cơ bản rất khó hoàn thành và vẫn chƣa đƣợc

Bộ Nội vụ phê duyệt.

Kết quả phân tích định lƣợng ở mục 3.4.5 khẳng định, cơ chế chính sách và

các quy định của nhà nƣớc có ảnh hƣởng lớn nhất và ý nghĩa thống kê đến hiệu quả

122

quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, bao gồm cả hiệu quả trong huy động phân

bổ nguồn lực tài chính và trong quản lý chi tiêu tài chính. Xem xét giá trị trung bình

của các biến quan sát về nhân tố cơ chế chính sách (bảng 3.11) cũng cho thấy, Tính

cập nhật của văn bản; Tính thực tiễn của văn bản; và Tính hỗ trợ của văn bản đối với

đơn vị trong tự chủ tài chính đƣợc các nhà quản lý đánh giá khá cao.

Còn theo kết quả khảo sát của tác giả về thực trạng triển khai áp dụng cơ chế

khoán chi trong hoạt động khoa học theo tinh thần Thông tƣ 27 cho thấy 72,1% ý kiến

đƣợc hỏi cho rằng ý tƣởng của văn bản tốt nhƣng chƣa phù hợp với thực tiễn, trong khi

có 21,2% ý kiến cho rằng Thông tƣ ra đời không có sự thay đổi nào. Lý giải về điều

này đa phần ý kiến cho rằng còn quá nhiều thủ tục hành chính phiền hà trong khâu

kiểm soát chi của kho bạc nhà nƣớc không đúng tin thần thông tƣ, Thông tƣ theo

hƣớng khoán và giao quyền chủ động và chịu trách nhiệm cho chủ nhiệm đề tài và tổ

chức chủ trì nhƣng thực tế thủ tục hành chính nhiều hơn trƣớc.

Tiếp tục với câu hỏi về những bất cập trong cơ chế quản lý hiện hành thì 59,6%

ý kiến cho rằng do thủ tục thanh quyết toán rƣờm rà, chƣa tạo điều kiện cho nhà khoa

học và 51,9% cho rằng do quy định chƣa bám sát thực tế dẫn đến nguyên nhân trên.

Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực ngân sách.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia càng cao thì càng thấy sự cần

thiết phải đầu tƣ cho KH&CN để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh bƣớc

vào nền kinh tế tri thức. Thực tế gần đây KHXH đã đƣợc nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ

ngày càng nhiều. Tuy nhiên, do nguồn lực ngân sách còn hạn hẹp, nhà nƣớc còn phải

quan tâm đến nhiều nguồn chi, vì vậy mức đầu tƣ từ NSNN cho KHXH còn hạn chế so

với nhu cầu, trong khi khả năng thu hút, huy động từ nguồn lực khác ngoài nhà nƣớc

còn hạn chế. Mức độ đầu tƣ cho KHXH còn hạn chế nhƣ đã phân tích ở trên ít nhiều

cũng làm ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu, nhất là những nghiên cứu cần chuyên sâu

và mở rộng quy mô.

Thứ ba, quan niệm về vai trò của KHXH đối với phát triển đất nước.

Mặc dù vai trò của KHXH trong việc đóng góp vào chiến lƣợc phát triển và xử

lý các vấn đề xã hội là không thể phủ nhận, nhƣng trong thực tế, ở nhiều bộ ngành vẫn

chƣa đặt KHXH đúng tầm, còn có quan niệm chƣa đúng về KHXH, không hiểu hết

đƣợc những đặc thù của KHXH dẫn đến có sự khác biệt về các định mức chi tiêu cho

các đề tài KHXH thấp hơn so với KHCN, điều này thể hiện rõ cả ở trong định mức chi

123

tiêu quy định trong các văn bản nhà nƣớc, kinh phí cho đề tài thuộc lĩnh vực KHXH

cũng thấp hơn đề tài thuộc lĩnh vực KHCN, cụ thể:

- Theo quy định tại Thông tƣ 44 [7] thì mức chi cho chuyên đề thuộc KHXH

thấp hơn chuyên đề của KHCN, sự phân biệt này không đƣợc giải thích thuyết phục,

bởi không có căn cứ để cho rằng 1 chuyên đề thuộc lĩnh vực KHXH tốn ít chất xám

hơn 1 chuyên đề thuộc lĩnh vực KHCN.

- Về tiêu chí đánh giá và nghiệm thu sản phẩm KHXH liên quan đến ứng dụng:

Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu KHXH, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến

chiến lƣợc, chính sách vĩ mô thƣờng có độ trễ trong ứng dụng, phụ thuộc vào ý chí của

chính khách, vào nhận thức của cơ quan hoạch định chính sách, đồng thời đánh giá

hiệu quả càng cần độ trễ hơn. Đây là điểm khác biệt của KHXH đối với KHCN.

- Ngoài ra, còn điểm khác biệt nữa cũng không đƣợc tính đến liên quan đến

đặc thù của KHXH là sản phẩm nghiên cứu KHXH thƣờng là sản phẩm không

thƣơng mại hóa nhƣ sản phẩm KHCN, chính vì thế ngƣời nghiên cứu ra sản phẩm

KHXH sẽ không có lợi ích tài chính sau khi nghiên cứu kết thúc và kết quả đƣợc

chuyển giao. Nhƣ vậy ngay từ trong quy định về cơ chế chính sách thì nguồn động

lực đối với hoạt động KHXH đã yếu thế hơn KHCN.

Bởi chƣa nhận thức đúng về đặc thù của KHXH cho nên những quy định của

nhà nƣớc liên quan đến hoạt động KHXH còn chƣa sát thực tế và chƣa tạo động lực

khuyến khích hoạt động nghiên cứu KHXH phát triển.

Theo kết quả khảo sát của tác giả về những định mức chi cho hoạt động triển

khai đề tài khoa học thì 56,7% ý kiến cho rằng định mức chi chƣa phù hợp với thực tế,

với 76% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng định mức chi các hoạt động phục vụ nghiên cứu

chƣa phù hợp với thức tế nhƣ: định mức công tác điều tra, khảo sát thực địa thấp và

khác xa với chi thực tế; chi thù lao cho các hội đồng xét duyệt, nghiệm thu, đọc tài liệu

của hội đồng còn thấp, chƣa tƣơng xứng với chất xám mà các nhà khoa học có trình độ

phải bỏ ra để nhận xét và góp ý; Định mức chi chƣa tính đến các hoat động đặc thù của

các chuyên ngành (ví dụ: từ điển, hán nôm, khảo cổ) hoặc có những quy định định mức

chi quá cứng nhắc, chậm thay đổi, quá thấp không đúng với thực tế chi trả…

Tiếp tục khảo sát về những bất cập trong quá trình triển khai đề tài thì có đến

83,4% ý kiến đƣợc hỏi cho biết một trong những bất cập đó là mức chi trong quá

124

trình triển khai đề tài, một số đơn giá thấp hoặc quá lạc hậu nhƣng không đƣợc thay

đổi gây khó khăn trong quá trình lập dự toán và thanh quyết toán đề tài.

Thứ tư, mức độ thống nhất trong hiểu và triển khai chính sách trong thực

tiễn của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về cấp phát vốn, giám sát chi tiêu nhƣ kho

bạc nhà nƣớc, cơ quan kiểm toán,… nếu không hiểu đầy đủ và thống nhất về chủ

trƣơng của nhà nƣớc trong ban hành những văn bản theo hƣớng ngày càng thông

thoáng hơn, tạo cơ chế tự chủ hơn cho các tổ chức KH&CN thì chắc chắn sẽ gây

khó khăn cho các tổ chức KH&CN trong triển khai các nhiệm vụ NCKH. Thực tế

là, Thông tƣ 27 ra đời thay thế Thông tƣ 93 nhằm cởi trói hơn cho nhà khoa học

trong chi tiêu tài chính bằng việc giao việc quản lý chi tiêu tài chính cho cho tổ

chức chủ trì quản lý kinh phí chịu trách nhiệm, khi làm các thủ tục thanh quyết toán

với kho bạc chỉ cần bảng kê, nhƣng trên thực tế cán bộ tại các kho bạc nhà nƣớc địa

phƣơng vẫn kiểm soát chi nhƣ trƣớc đây, đồng thời yêu cầu thêm thủ tục kê chi tiết

chứng từ, nhƣ vậy không những giảm mà còn tăng thêm thủ tục, làm mất nhiều thời

gian hơn cho công tác hành chính đối với nhà khoa học. Một ví dụ khác là việc hiểu

về thuật ngữ thời gian lao động quy đổi rất khác nhau giữa các cán bộ trong cùng cơ

quan quản lý nhà nƣớc hay giữa các cơ quan với nhau, dẫn đến các nhà khoa học và

các tổ chức chủ trì luôn lo lắng khi xây dựng dự toán bởi những cảnh báo về vƣợt

quá ngày công của một năm. Đồng thời, cách hiểu sai lầm về việc trúng thầu đề tài

nhƣ là làm thêm ngoài giờ khiến cho số ngày công của nhà khoa học cũng bị khống

chế số lƣợng trong thực hiện đề tài, làm hạn chế khả năng cống hiến cho khoa học

nếu nhà khoa học đƣợc nhiều đề tài mời tham gia thực hiện.

Kết quả phân tích định lƣợng ở mục 3.4.5 cũng đã khẳng định mức độ thống

nhất trong hiểu và triển khai chính sách vào thực tiễn của các cơ quan quản lý Nhà

nƣớc có ảnh hƣởng quan trọng đến quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, nhất

là hiệu quả quản lý tài chính.

Theo kết quả khảo sát từ 151 phiếu trả lời về đánh giá trong việc thực hiện

cơ chế khoán chi trong hoạt động khoa học theo tinh thần Thông tƣ 27, với kết quả

thu đƣợc 67,5% ý kiến cho rằng ý tƣởng của văn bản là tốt nhƣng thực tiễn triển khai

không phù hợp, để đi tìm thêm câu trả lời cho những vƣớng mắc này, với câu hỏi về

những bất cập trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành thì 71,5% ý kiến đƣợc hỏi cho

125

biết vƣớng mắc do thủ tục thanh quyết toán phiền hà, trong đó 49,7% cho biết thủ tục

kiểm soát chi tại kho bạc còn sách nhiễu, chƣa tạo điều kiện cho nhà khoa học.

3.4.6.2. Các nhân tố chủ quan

Thứ nhất, trình độ và năng lực quản lý tài chính của cán bộ

Năng lực chuyên môn về cơ chế chính sách của nhà nƣớc nói chung và cơ chế

quản lý tài chính nói riêng còn hạn chế, nhất là nhận thức chƣa đúng và đầy đủ về cơ

chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính đối với tổ chức KH&CN.

- Chủ tài khoản: Còn nhiều chủ tài khoản chƣa nhận thức đúng đắn và đầy đủ

quy định của Nghị định 115 trƣớc đây, Nghị định 54, Nghị định 16 hiện nay và các văn

bản hƣớng dẫn thực hiện, chƣa hiểu đầy đủ và thấu đáo về cơ chế chính sách, thậm chí

chƣa nắm rõ tổ chức mình thuộc đối tƣợng phải thực hiện Nghị định nào nên trong quá

trình điều hành thực hiện còn lúng túng, không phát huy hiệu quả hoạt động của tổ

chức KH&CN.

- Cán bộ làm công tác quản lý tài chính, kế toán: Do năng lực chuyên môn hạn

chế và chƣa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu kịp thời văn bản quy định cơ chế

chính sách, dẫn đến tƣ vấn chƣa đúng và đầy đủ cho chủ tài khoản, cũng nhƣ cán bộ

thực hiện đề tài trong việc triển khai và thực hiện chính sách, làm hạn chế quyền tự chủ

và giảm hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị.

- Chủ nhiệm đề tài: Còn tƣ tƣởng ngại thay đổi theo cái mới, làm theo cái lối cũ,

không cập nhật các văn bản chính sách mới dẫn đến hạn chế quyền tự chủ của chủ

nhiệm đề tài, làm không đúng nên mất thời gian không cần thiết cho việc chỉnh sửa

hoàn thiện thủ tục hành chính.

Thứ hai, việc cụ thể hóa bằng việc ban hành các văn bản thực hiện các chủ

trương, chính sách của nhà nước về quản lý tài chính tại các tổ chức KH&CN.

Có thể thấy, nhiều tổ chức KH&CN đã rất chủ động trong việc ban hành các

văn bản cụ thể hóa quy định của nhà nƣớc để làm cơ sở triển khai và quản lý tài chính

đề tài. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nhƣ sự thiếu đồng bộ và thống nhất trong các

văn bản, mức độ hiểu văn bản của những ngƣời có trách nhiệm nên vẫn còn tình trạng

văn bản còn thiếu chủ động ban hành, chƣa đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với tình hình

thực tế của mỗi đơn vị.

Việc ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các quy định của nhà nƣớc trong

quá trình triển khai thực hiện tại các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH

là yếu tố góp phần đƣa các văn bản quản lý phù hợp với thực tế triển khai ở mỗi tổ

126

chức. Việc triển khai Nghị định 115 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập thời gian qua còn chậm, chƣa phát huy

hết vai trò của chủ trƣơng của văn bản một phần cũng do nội tại các tổ chức KH&CN.

Một số tổ chức tìm cách xây dựng phƣơng án để nằm trong nhóm nghiên cứu cơ bản

để tiếp tục đƣợc NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, sợ thay đổi và không

dám thoát ly khỏi NSNN. Một số tổ chức KH&CN triển khai nhƣng chƣa thực hiện

đầy đủ các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chƣa thực sự sử dụng công

cụ quản lý tài chính là “Quy chế chi tiêu nội bộ” để tối đa hóa quyền tự chủ trong

khuôn khổ pháp luật.

Nghị định 54 đã ban hành nhƣng việc xác định và xây dựng đề án tự chủ của

các tổ chức KH&CN còn chậm và chƣa quyết liệt, thậm chí khi xây dựng đề án các tổ

chức KH&CN rất sợ mình sẽ rơi vào nhóm tự chủ một phần kinh phí chi thƣờng xuyên

nên đã ẩn các khoản thu sự nghiệp để căn cứ theo tỷ lệ đơn vị mình vẫn đƣợc NSNN

đảm bảo 100% kinh phí, trong khi nếu đơn vị tự chủ một phần kinh phí chi thƣờng

xuyên đồng nghĩa với cơ chế quản lý tài chính sẽ đƣợc tự chủ nhiều hơn.

Kết quả phân tích định lƣợng đã khẳng định nhân tố: Ban hành các văn bản

thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước về quản lý tài chính tại các tổ chức

KH&CN” là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý tài chính tại các tổ

chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH, trong đó bao gồm: Tuân thủ quy chế

chi tiêu nội bộ trong quản lý tài chính; Sự thuận tiện trong quá trình sử dụng; Tính bao

quát và chi tiết của quy chế chi tiêu nội bộ đối với đặc thù hoạt động của đơn vị; Quy

chế chi tiêu nội bộ của đơn vị có phát huy hết tính tự chủ về tài chính; Quy chế chi tiêu

nội bộ đƣợc cập nhật định kỳ để phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đơn vị, trong đó

tính tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị là quan trọng nhất (Bảng 3.15)

Thứ ba, tổ chức bộ máy nhân sự và quy trình hoạt động quản lý tài chính.

Tổ chức bộ máy nhân sự và quy trình hoạt động quản lý tài chính ngày càng

đƣợc quan tâm theo hƣớng chuyên nghiệp hóa nên đã góp phần nâng cao hiệu quả

quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Việc ứng

dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài

chính nhƣng vẫn còn hạn chế trong sử dụng phần mềm quản lý có tính liên thông, đồng

bộ. Một số cán bộ làm trực tiếp chƣa thực sự tinh thông nghiệp vụ, hiểu rõ và đúng bản

chất các quy định trong các văn bản nhà nƣớc nên việc vận dụng cũng khác nhau, điều

này ảnh hƣởng đến chất lƣợng triển khai công việc.

127

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Bằng việc so sánh mức đầu tƣ giữa các lĩnh vực KHXH và KHCN, so sánh

mức đầu tƣ giữa các chƣơng trình trọng điểm cấp nhà nƣớc KX và KC, so sánh mức

đầu tƣ cho Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

trong thời gian qua, Chƣơng 3 đã phân tích để nhận diện những bất cập trong đầu tƣ

từ NSNN cho lĩnh vực KHXH trong tƣơng quan so sánh với lĩnh vực KHCN. Dựa

trên khung lý thuyết ở chƣơng 2, chƣơng 3 tập trung phân tích, đánh giá thực trạng

quản lý tài chính trong hoạt động KHXH thời gian qua. Từ đánh giá, phân tích thực

trạng quản lý Nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động KHXH giai đoạn 2006-2017,

cũng qua phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

giai đoạn 2011-2017, từ đó chỉ rõ những bất cập, hạn chế, tồn tại về công tác quản lý

tài chính trong hoạt động KHXH thời gian qua, trong đó nhấn mạnh những hạn chế

cơ bản là: nguồn thu chủ yếu trong hoạt động KHXH vẫn là ngân sách Nhà nƣớc cấp,

khả năng khai thác các nguồn ngoài ngân sách của các tổ chức KH&CN hoạt động

trong lĩnh vực KHXH còn hạn chế; việc phân bổ, xây dựng định mức chi cho hoạt

động KHXH còn thiếu cơ sở thực tiễn; trong quản lý chi ngân sách cho hoạt động

KHXH còn nhiều phiền hà và bất cập. Trên cơ sở đó, chƣơng 3 đã đƣa ra những nhận

định, đánh giá chung về những thành công đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân

của công tác quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, phân tích những nhân tố ảnh

hƣởng đến công tác quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, từ đó cho thấy những

nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho KH&CN nói chung, trong

đó có KHXH, thời gian qua đã tạo ra những thay đổi căn bản theo hƣớng từng bƣớc

nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cả tổ chức KH&CN lẫn nhà khoa học,

kinh phí bình quân từ NSNN cấp cho nghiên cứu KHXH tăng (nhất là đề tài cấp nhà

nƣớc), các định mức chi sát với thực tiễn hơn và các thủ tục thanh toán cũng tinh

giảm nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng còn tồn tại nhiều trói

buộc vô hình kéo dài trong nhiều năm chƣa đƣợc giải quyết triệt để trong cơ chế

chính sách gây cản trở sáng tạo khoa học trong lĩnh vực KHXH, giảm hiệu quả của

quản lý tài chính và đầu tƣ cho hoạt động KHXH. Các hạn chế, bất cập và nguyên

nhân chỉ ra trong chƣơng 3 là cơ sở khoa học và thực tiễn để luận án đề xuất các giải

pháp trong chƣơng 4.

128

CHƢƠNG IV

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI

4.1. Bối cảnh và những cơ hội, thách thức đổi mới quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội

4.1.1. Bối cảnh

Bối cảnh quốc tế mới đang đặt ra những thách thức đối với nghiên cứu

KH&CN nói chung, KHXH nói riêng. Nghiên cứu KHXH trong quá trình toàn cầu

hoá và hội nhập quốc tế nhằm tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn góp

phần xây dựng hệ thống quan điểm phát triển đất nƣớc, khẳng định sự hình thành và

phát triển dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ các giá trị văn

hóa và bản sắc dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 20-NQ/TW

ngày 01/11/2012 hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XI Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng

về "Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập

quốc tế” đã thể hiện rõ định hƣớng phát triển KH&CN đến năm 2020 và tầm nhìn

2030 [1] trên năm quan điểm chính là:

Thứ nhất, phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một

trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ

quốc; là một nội dung cần đƣợc ƣu tiên tập trung đầu tƣ trƣớc một bƣớc trong hoạt

động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nƣớc

và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ KH&CN đóng vai trò quyết định thành

công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ

chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển KH&CN; phƣơng

thức đầu tƣ, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức

KH&CN phù hợp với kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, đầu tƣ cho nhân lực KH&CN là đầu tƣ cho phát triển bền vững, trực

tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nƣớc có chính sách

phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN.

129

Thứ tư, ƣu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển KH&CN.

Nhà nƣớc có trách nhiệm đầu tƣ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát

triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự

nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi

doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và

chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trƣờng KH&CN. Quan

tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của

thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thứ năm, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức KH&CN

tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, ngƣời Việt Nam định cƣ ở

nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài tham gia các dự án KH&CN của Việt Nam.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh

sau khi đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài về nƣớc làm việc.

Thời gian qua, trong bối cảnh quốc tế biến đổi nhanh chóng và khó đoán

định, Khoa học xã hội ở nƣớc ta đã có những đóng góp ngày càng to lớn vào công

cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc, là

nguồn lực cơ bản tạo nên sự tăng trƣởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,

không chỉ nghiên cứu những vấn đề trong nƣớc mà những nghiên cứu quốc tế đã

góp phần đánh giá, dự báo tình hình khu vực và quốc tế để từ đó đƣa ra những kiến

nghị gợi mở cho Đảng và Nhà nƣớc có chính sách chủ động trong hội nhập quốc tế

và bƣớc đầu có tác động thiết thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.

Vai trò của Khoa học xã hội đang ngày càng đƣợc khẳng định tạo tiền đề cho đổi

mới và phát triển các năm tiếp theo. Tuy nhiên, xét về hiệu quả thì vẫn còn nhiều

hạn chế cả trong nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Khoa học xã hội vẫn

chƣa phát huy thật hiệu quả thế mạnh của mình, tiếng nói của giới khoa học xã hội

vẫn còn khiêm tốn, tính phản biện xã hội chƣa cao, xã hội vẫn chƣa đƣợc biết và

hiểu nhiều về các thành tựu của khoa học xã hội.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế tất yếu

đối với sự phát triển của thế giới ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra

thì càng thấy rõ vai trò của kinh tế tri thức. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của

130

nhiều nƣớc trên thế giới trong nhiều năm qua cho thấy, Khoa học xã hội đóng vai

trò ngày càng quan trọng không chỉ trong việc xây dựng chiến lƣợc, chính sách phát

triển, giải quyết các vấn đề nảy sinh hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, đáp

ứng các nhu cầu về đời sống tinh thần của ngƣời dân, mà còn thúc đẩy sự giao lƣu

kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia … Những nƣớc có

nền khoa học xã hội phát triển đồng thời cũng là những nƣớc có trình độ phát triển

kinh tế cao. Một nền khoa học xã hội phát triển sẽ giúp phát triển nhân cách, năng

lực của con ngƣời, có đƣợc các cơ chế khuyến khích nhân tài, tìm ra những cơ chế

đảm bảo sự hòa hợp giữa các tầng lớp nhân dân.

Trong điều kiện hội nhập toàn cầu và phát triển kinh tế thị trƣờng, nhu cầu

nguồn lực cho phát triển lớn trong khi nguồn lực có hạn đòi hỏi các nƣớc phải thay

đổi cách thức quản lý tài chính công nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Theo

kinh nghiệm của các nƣớc, cách quản lý tài chính truyền thống, quản lý ngân sách

Nhà nƣớc theo đầu vào đƣợc nhiều nƣớc áp dụng là cách rất khó đánh giá kết quả

và hiệu quả sử dụng Ngân sách, không tạo động lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và

phát huy tính sáng tạo của ngƣời sử dụng ngân sách, làm lãng phí nguồn lực tài

chính, tài sản cũng nhƣ nguồn lực con ngƣời. Xu hƣớng chuyển đổi sang quản lý

theo đầu ra và kết quả hoạt động đang diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế. Để hội

nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và theo kịp xu hƣớng phát triển thì Việt Nam cũng

không là ngoại lệ. Những cơ hội và thách thức hội nhập đòi hỏi cơ chế và phƣơng

thức quản lý Nhà nƣớc phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Để hoạt động

KHXH tại Việt Nam phát huy hết vai trò và thế mạnh của mình trong bối cảnh mới

thì tất yếu phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động KHXH, nhằm giải

phóng năng lực sáng tạo của nhà khoa học, đƣa nhanh kết quả, ứng dụng nghiên cứu

khoa học vào đời sống, cũng nhƣ tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các tổ chức

Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội. Để làm đƣợc điều

này cần xây dựng lộ trình phát triển KHXH thực sự bài bản và phù hợp với xu thế của

thế giới, cần phải nhận diện và xác định đúng vấn đề và xây dựng đổi mới cơ chế

quản lý phù hợp với hoạt động KHXH, trong đó có cơ chế quản lý tài chính.

131

Nghị định số 115 /NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

đƣợc coi là một bƣớc đột phá trong việc chuyển đổi quản lý Ngân sách theo đầu vào

sang quản lý theo đầu ra. Tuy nhiên sau hơn 10 năm đƣa vào thực hiện thì cơ chế

quản lý tài chính này cũng còn có một số bất cập, chƣa đạt đƣợc nhƣ mong đợi.

Trƣớc hết là việc quản lý đầu ra chưa thực sự hiệu quả do chƣa xây dựng đƣợc các

tiêu chí cụ thể đánh giá chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động khoa học và công

nghệ nói chung và Khoa học xã hội nói riêng. Việc thiếu các tiêu chuẩn thống nhất

đánh giá sản phẩm KH&CN khiến cho việc quản lý hoạt động khoa học gặp nhiều

khó khăn và gây nên những mâu thuẫn không đáng có giữa nhà khoa học với cơ

quan quản lý và ngƣời sử dụng..

Để khắc phục những tồn tại, Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2016/NĐ-

CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập thay thế Nghị định 115.

Điểm nhấn căn bản của Nghị định này là xác định rõ cơ chế tự chủ cho các đơn vị

KH&CN, các quy định về trích lập quỹ và các chính sách ƣu đãi nhằm thúc đẩy tổ

chức KH&CN công lập phát triển; Quy định rõ tự chủ về tài chính của các tổ chức

KH&CN công lập và cơ chế quản lý tài chính theo hƣớng gắn với kết quả đầu ra và

kết quả hoạt động và hàng loạt các văn bản quản lý khác tạo điều kiện hoàn thiện

khung hành lang pháp lý, thể chế chính sách về đổi mới quản lý trong hoạt động

KH&CN theo hƣớng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức

KH&CN, trong đó đổi mới quản lý tài chính là điều quan trọng nhất.

4.1.2. Cơ hội, thách thức

4.1.2.1. Những cơ hội

Từ yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, nâng cao chất lƣợng tăng

trƣởng, trong đó có vai trò của KHXH, của nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong

nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tạo cơ hội lớn trong gia tăng đầu tƣ

cho khoa học.

Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về phê

duyệt Chiến lƣợc phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020 có những

tác động tích cực đến các tổ chức KH&CN. Những chiến lƣợc đó đã định hƣớng

132

cho sự phát triển của KH&CN trong thời gian tới. Căn cứ vào đó, các tổ chức

KH&CN đã có những kế hoạch cho đơn vị mình bằng cách bám sát các yêu cầu

nhiệm vụ định kỳ để có những đầu tƣ nhất định trong ngắn hạn và dài hạn [19].

Cùng với sự phát triển của KHCN và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn cầu hóa

diễn ra trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng và

hội nhập quốc tế. Với vai trò cung cấp các luận cứ khoa học trong việc hoạch định

chính sách phát triển của đất nƣớc, nhất là trong trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ

hiện nay thì KHXH không thể đứng ngoài cuộc. Với những vấn đề liên quan đến

chủ thể chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và toàn cầu hóa nhƣ hiện nay

đặt cho KHXH những vấn đề tổng hợp hết sức phức tạp cần nghiên cứu, đồng thời

cũng đang tạo cho KHXH những cơ hội lớn để thu hút các nguồn lực tài chính từ

NSNN và ngoài NSNN, ở cả trong và ngoài nƣớc, từ đó có thể phát huy sáng tạo và

đem lại những đóng góp cho công cuộc phát triển đất nƣớc. Để khuyến khích tăng

cƣờng thu hút các nguồn lực tài chính đầu tƣ cho hoạt động Khoa học xã hội thì tất

yếu cần phải thay đổi một cách căn bản cơ chế quản lý tài chính của các tổ chức

KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH, dần hƣớng đến hình thức công ty hóa

các tổ chức nghiên cứu khoa học của nhà nƣớc theo hƣớng tăng quyền tự chủ cho

các tổ chức đó.

Để KHXH phát triển và đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới của đất nƣớc thì đổi

mới cơ chế quản lý đối với tổ chức KH&CN, nhất là quản lý tài chính theo hƣớng

nâng cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm, giao thêm quyền đồng thời gắn với trách

nhiệm là điều tất yếu. Để làm đƣợc điều này, thì công tác quản lý tài chính sẽ đƣợc

tổ chức một cách chuyên nghiệp hơn, hiệu quả trong công tác quản lý sẽ đƣợc tăng

lên phù hợp với yêu cầu đổi mới.

4.1.2.2. Những thách thức

Thứ nhất, thách thức từ sự phát triển của nền kinh tế

Sự suy thoái và chững lại của kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam đã

khiến cho GDP giảm. Điều này tác động trực tiếp đến nguồn ngân sách nhà nƣớc,

cùng các nguồn vốn đầu tƣ khác cho hoạt động KHXH. Với đặc thù nguồn vốn đầu

tƣ cho hoạt động KHXH chủ yếu từ NSNN thì đây là một thách thức lớn khi chuyển

133

sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm nếu không có sự đầu tƣ của nhà nƣớc. Với

lĩnh vực KHXH mà sản phẩm nghiên cứu mang tính đặc thù cao, không gắn với thị

trƣờng thì việc tự chủ về tài chính cũng là thách thức không nhỏ. Chính vì vậy, mức

độ chững lại trong tăng trƣởng và phát triển kinh tế là thách thức lớn trong việc cân

đối ngân sách, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ tài chính ngày càng cao cho nghiên cứu

Khoa học xã hội.

Thứ hai, thách thức từ tư duy và hành động của các cơ quan quản lý Nhà nước

Nếu lãnh đạo và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có tầm nhìn và đánh giá đúng

về tầm quan trọng của phát triển KHXH, đồng thời quyết tâm thực hiện các chủ

trƣơng chính sách phát triển cho KHXH một cách triệt để thì sẽ giúp nâng cao nhận

thức về tầm quan trọng của KHXH, tạo điều kiện cho KHXH phát huy đƣợc thế

mạnh góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc. Và ngƣợc lại, nếu

KHXH không đƣợc quan tâm đúng mức, không tính đến đặc thù ngành mà chỉ coi

KHXH nhƣ các lĩnh vực công khác, quản lý nhƣ những lĩnh vực công thì hoạt động

KHXH không phát huy đƣợc khả năng sáng tạo và tiềm lực của mình.

Thứ ba, thách thức từ tư duy hành động của lãnh đạo các tổ chức KH&CN

Tƣ duy từ chính lãnh đạo của các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động

trong lĩnh vực Khoa học xã hội là không muốn chuyển sang cơ chế tự chủ vì e ngại

việc chuyển sang cơ chế mới đồng nghĩa với việc mất đi nhiều quyền lợi của Nhà

nƣớc có từ cơ chế cũ. Trong khi tất cả các yếu tố về con ngƣời cũng nhƣ cơ sơ vật

chất ban đầu không thay đổi, việc thay đổi sang một cơ chế mới, giai đoạn ban đầu

gặp một số khó khăn là điều không tránh khỏi.

Với đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu KHXH mà sản phẩm tạo ra không đong

đo đƣợc và tính thƣơng mại hóa rất thấp. Vì vậy, khi tự chủ tự chịu trách nhiệm,

nhất là tự chủ về tài chính đồng nghĩa với việc sản phẩm KHXH tạo ra cần tiến gần

hơn với thị trƣờng, đƣợc xã hội chấp nhận, đây sẽ là khó khăn thách thức với tổ

chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH cũng nhƣ bản thân những nhà

nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH.

134

4.2. Quan điểm, định hƣớng đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động

Khoa học xã hội

4.2.1. Quan điểm

Thứ nhất, đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động khoa học xã hội theo

hƣớng đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện cho các đơn vị,

trên cơ sở khả năng tự chủ về tài chính của đơn vị để phát huy tối đa tính chủ động,

sáng tạo của đơn vị. Quan điểm quản lý tài chính gắn với mở rộng quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN đƣợc thể hiện rõ trong các văn bản quy

định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập cũng nhƣ

tổ chức KH&CN nhƣ Nghị định 54. Theo đó, các tổ chức Khoa học và Công nghệ

hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và

các quy trình nhằm quản lý tài chính hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật hiện hành

để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao theo chức năng, chủ động huy

động các nguồn lực tài chính, kiểm soát các khoản chi, tự chủ về các hoạt động của

đơn vị trên cơ sở đó tự chủ tài chính. Đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động

KHXH phải gắn với việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của đơn vị, cải

thiện đời sống của cán bộ viên chức làm việc trong đơn vị.

Thứ hai, đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đối với

hoạt động KHXH phải phù hợp với chiến lƣợc và đặc thù của lĩnh vực và nhu cầu

phát triển của đất nƣớc; bảo đảm đồng bộ, gắn kết giữa định hƣớng phát triển dài

hạn, chƣơng trình phát triển trung hạn với kế hoạch nghiên cứu hằng năm. Phân bổ

ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động KHXH phải theo hƣớng căn cứ vào kết quả, hiệu

quả sử dụng kinh phí khoa học, hƣớng đến phân bổ gắn với kết quả đầu ra, khắc

phục tình trạng đầu tƣ dàn trải, kém hiệu quả.

Thứ ba, phải xây dựng cơ chế đặc thù trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà

nƣớc để thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo hƣớng giao quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, giảm khâu

quản lý trung gian: Mở rộng áp dụng cơ chế tài chính của quỹ phát triển khoa học

và công nghệ; Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát; hình thành cơ chế đánh giá

độc lập, tƣ vấn, phản biện, giám định xã hội đối với các hoạt động khoa học; Đẩy

135

mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công

nghệ ở tất cả các cấp và cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm cuối cùng theo kết quả

đầu ra.

Thứ tư, phải thực hiện cơ chế đầu tƣ đặc biệt để triển khai một số nhiệm vụ

khoa học quy mô lớn và có chiều sâu phục vụ quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế

hoặc có tác động mạnh mẽ đến năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản

phẩm quốc gia.

Thứ năm, phải huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nƣớc

ngoài đầu tƣ cho phát triển KHXH.

4.2.2. Định hướng và yêu cầu đổi mới

Đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động KHXH phải đáp ứng đƣợc những

yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc phân cấp, phân quyền về tự chủ tài chính và quyền quyết định

chi tiêu phải triệt để

Việc phân cấp triệt quyền hạn và trách nhiệm phải rõ ràng sẽ giúp nâng cao

tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN. Việc có nhiều cấp cùng

có quyền quyết định, sẽ dẫn đến các xung đột về quyền hạn, trách nhiệm. Điều này

sẽ cản trở việc đƣa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời, cản trở tiến độ thực

hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, gây lãng phí.

Thứ hai, các quy định về quản lý tài chính trong hoạt động KHXH phải đồng

bộ, phù hợp, không mâu thuẫn với các quy định pháp luật khác, làm tăng tính hiệu

quả trong quá trình thực thi

Các quy định về quản lý tài chính trong hoạt động KHXH cần tuân theo các

quy định pháp luật hiện hành về quản lý tài chính bao gồm Luật Ngân sách Nhà

nƣớc, Luật kế toán, kiểm toán và các văn bản khác, đồng thời phải đồng bộ với

nhau. Đây là một yêu cầu bắt buộc, bởi sự mâu thuẫn giữa các quy định pháp lý sẽ

gây nên những tranh cãi, cản trở việc đảm bảo các quy định trong quá trình thực thi,

làm giảm hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, gia tăng vi phạm và dẫn đến thất

thoát, lãng phí.

Thứ ba, các quy định về cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KHXH

136

phải rõ ràng, cụ thể, đơn giản, dễ dàng áp dụng, hạn chế nhầm lẫn

Các quy định càng rõ ràng, cụ thể nhƣng bám sát đƣợc điều kiện thực tế thì

sẽ thuận lợi trong quá trình thực thi của cả cơ quan quản lý và ngƣời thực hiện. Nếu

quy định rõ ràng thì ranh giới giữa sự vi phạm và không vi phạm sẽ đƣợc xác định

rõ ràng, tạo thuận tiện cho việc thực hiện cũng nhƣ giám sát và kiểm soát chi tiêu.

Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, các cơ quan quản lý sẽ rơi vào tình trạng “trắng đen

lẫn lộn”, rất khó khăn cho việc đảm bảo các quy định đƣợc thực thi, khó phát huy

hiệu quả đầu tƣ cho khoa học nói chung và cho khoa học xã hội nói riêng.

Thứ tư, các định mức chi phải được xây dựng dựa trên các đặc thù của hoạt

động KHXH

Mỗi ngành khoa học đều có những đặc thù về đối tƣợng nghiên cứu, phƣơng

pháp và quy trình nghiên cứu, công cụ nghiên cứu… Các định mức chi tiêu phải

phản ánh đƣợc sự khác nhau này. Nếu các định mức chi tiêu không phản ánh đƣợc

các đặc thù của các hoạt động khoa học khác nhau, chúng sẽ trở thành vật cản cho

việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học. Để có thể đáp ứng yêu cầu này,

cần có sự phân cấp tới các hội đồng chuyên ngành trong việc xây dựng các định

mức chi tiêu cho các chuyên ngành khoa học khác nhau, trong đó có các chuyên

ngành thuộc khoa học xã hội.

Thứ năm, các định mức chi phải thường xuyên được điều chỉnh theo sát với

thị trường và điều kiện về kinh tế - xã hội

Việc xây dựng các định mức chi tiêu cho các lĩnh vực khoa học nói chung và

KHXH nói riêng cần bám sát theo thị trƣờng sẽ tạo điều kiện cho việc lập dự toán

kinh phí và quản lý chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu khoa học đƣợc dễ dàng và

minh bạch, làm tăng hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ cho KHXH. Có thể thấy rằng,

có mối quan hệ chặt chẽ giữa chi phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và

những biến động về kinh tế, xã hội hay những tiến bộ về khoa học, công nghệ. Khi

những biến động về kinh tế xảy ra nhƣ sự thay đổi của tỷ giá hối đoái hay lạm phát,

giá cả của các thiết bị, máy móc cũng thay đổi theo. Khi một công nghệ mới ra đời,

giá cả, chủng loại thiết bị máy móc cũng thay đổi. Khi mức sống của ngƣời dân gia

tăng, các chi phí về tiền lƣơng cho cán bộ nghiên cứu cũng cần đƣợc thay đổi tƣơng

137

ứng. Chính vì vậy, tốc độ thay đổi các điều kiện về kinh tế - xã hội cũng nhƣ công

nghệ càng lớn, yêu cầu điều chỉnh các định mức chi càng trở nên cấp thiết.

4.3. Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động Khoa

học xã hội

4.3.1. Nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội của cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, đồng bộ hóa hệ thống văn bản, chính sách của Nhà nước về quản lý

tài chính trong hoạt động KHXH

Các kết quả phân tích định lƣợng từ mô hình SEM ở mục 3.4.5 chỉ ra rằng, cơ

chế chính sách và các quy định của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng lớn nhất và ý nghĩa

thống kê đến đồng thời cả hiệu quả quản lý chi tiêu tài chính và cả hiệu quả quản lý

phân bổ nguồn lực tài chính trong hoạt động KHXH. Điều này khẳng định rằng, để

đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động KHXH nhất thiết phải thực hiện các giải

pháp đổi mới cơ chế chính sách của cơ quan quản lý nhà nƣớc một cách đồng bộ, cụ

thể nhƣ sau:

- Cần sớm ban hành các văn bản liên quan nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc

đã đƣợc quy định tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Tại Nghị định số

16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công

lập; và Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về

Đầu tƣ và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, hƣớng dẫn việc chuyển kinh

phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN vào quỹ phát triển KH&CN.

- Khẩn trƣơng xây dựng và ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, nhân

công và tài chính làm căn cứ cho phân bổ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp

KH&CN, đề tài KH&CN, làm cơ sở thực hiện phƣơng thức lập dự toán ngân sách

và phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị theo kết quả đầu ra. Trên cơ sở xác

định rõ yếu tố đầu vào và tiêu chí xác định kết quả đầu ra, sẽ thực hiện việc khoán

kinh phí đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN gắn với kết quả

nghiên cứu cuối cùng. Đặc biệt, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định đã ban

hành nhƣng chƣa phù hợp với thực tiễn tại Thông tƣ 55, Thông tƣ 27,...

138

- Cần nghiên cứu sửa đổi, mở rộng hơn đối tƣợng đƣợc giao tài sản nhà nƣớc

và ban hành quy định quản lý liên quan đến sử dụng quản lý tài sản công, của các tổ

chức KH&CN để góp vốn liên doanh, liên kết quy định tại NĐ 54 theo hƣớng đem

góp vốn nhằm sử dụng quản lý tài sản công một cách hiệu quả. Đẩy nhanh việc ban

hành văn bản hƣớng dẫn Nghị định 167/2017/NĐ-CP về quy định sắp xếp, xử lý tài

sản công.

- Cần có sự thống nhất khi ban hành và triển khai thực hiện các văn bản có

tính liên thông giữa các Bộ, ngành. Để nâng cao hiệu lực của văn bản thì rất cần

việc hiểu thấu đáo và đầy đủ văn bản, thống nhất trong triển khai thực hiện của các

Bộ, ngành quản lý liên quan, tránh tình trạng hiểu và áp dụng khác nhau dẫn đến

tình trạng tùy tiện, gây khó khăn cho ngƣời thực hiện. Đặc biệt, cần đồng bộ về cơ

chế giữa các cơ quan tài chính (nhƣ quy định của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà

nƣớc) nhằm giảm bớt các khó khăn về mặt văn bản và giấy tờ cho đơn vị khi làm

việc với kho bạc.

- Khi xây dựng và triển khai văn bản cần tính đến yếu tố đặc thù của ngành

KHXH, không thể coi hoạt động nghiên cứu nhƣ các hoạt động hành chính khác

trong quản lý, cũng nhƣ phải xem xét tính đặc thù của KHXH trong quá trình xây

dựng các văn bản quản lý nhà nƣớc để đảm bảo bao phủ đƣợc những đặc thù của hoạt

động nghiên cứu KHXH, nhất là những nội dung liên quan đến chi tiêu tài chính.

Thứ hai, đổi mới phương thức phân bổ NSNN cho hoạt động KHXH

Đổi mới phƣơng thức cấp kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc cho tổ chức Khoa

học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội từ việc cấp theo số

lƣợng biên chế sang hình thức tài trợ kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc cho tổ chức

KH&CN theo hƣớng gắn với kết quả sản phẩm và hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Đây là xu hƣớng phổ biến của các nƣớc trên thế giới đang thực hiện, việc tài

trợ kinh phí từ NSNN đƣợc gắn với kết quả sản phẩm và hiệu quả hoạt động của tổ

chức giúp các tổ chức KH&CN phải nỗ lực hơn trong hoạt động và hiệu quả sử

dụng nguồn kinh phí từ NSNN.

Theo kết quả khảo sát đa số ngƣời đƣợc hỏi (chiếm 67,3%) chọn hình thức

phân bổ ngân sách theo tổ chức KH&CN gắn với kết quả hoạt động, trong khi chỉ

139

có 8,7% chọn hình thức phân bổ theo biên chế và 38,5% chọn phân bổ theo hình

thức cạnh tranh, đấu thầu. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế đặc thù hoạt

động của lĩnh vực khoa học và cũng là xu hƣớng chung của các nƣớc.

Để thực hiện giải pháp này thì phƣơng án phân bổ kinh phí trong hoạt động

KHXH đƣợc đề xuất nhƣ sau:

(1) Đối với kinh phí thực hiện đề tài, nhiệm vụ:

Cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế phân bổ kinh phí các đề tài KH&CN

có sử dụng NSNN và cơ chế khoán chi các đề tài KH&CN. Để giao khoán đối với

tổ chức KH&CN thì phải xây dựng đƣợc định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở

cho phân bổ kinh phí đối với đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu (bao gồm cả chi phí gián

tiếp và chi phí trực tiếp). Theo đó, trong quá trình thực hiện đơn vị nghiên cứu đƣợc

tự quyết định mức tiền lƣơng và thu nhập trên cơ sở kết qủa và chất lƣợng nghiên

cứu khoa học, Nhà nƣớc không khống chế thu nhập của các nhà khoa học; trƣờng

hợp nếu đơn vị thực hiện không hiệu quả, chi phí cao hơn định mức kinh tế kỹ thuật

mà nhà nƣớc phân bổ thì thu nhập sẽ thấp và ngƣợc lại, qua đó, sẽ khuyến khích các

đơn vị nghiên cứu, gắn thu nhập với hiệu quả, chất lƣợng sản phẩm nghiên cứu

khoa học.

(i) Đối với đề tài cấp Nhà nước:

+ Tăng tỷ lệ kinh phí dành cho đề tài nghiên cứu KHXH cấp Nhà nƣớc. Bộ

Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng các yêu

cầu nhiệm vụ KHXH cấp Nhà nƣớc theo các mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc phát

triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nƣớc

gắn với hoạch định chính sách, chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội.

+ Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế đấu thầu, tuyển chọn thực hiện nhiệm

vụ KHXH; hoàn thiện đồng bộ các cơ chế tài chính liên quan đến đấu thầu, đặt hàng

theo hƣớng tính đầy đủ chi phí liên quan (bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí

gián tiếp) đến sản phẩm KHXH đƣợc đặt hàng, gắn liền với việc đẩy mạnh giao

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị nghiên cứu.

(ii) Đối với đề tài cấp Bộ:

Tiến tới thực hiện đấu thầu, đặt hàng đối với đề tài cấp Bộ. Theo đó, các Bộ,

140

ngành đƣợc giao kinh phí thực hiện các đề tài KH&CN cấp Bộ căn cứ vào chiến

lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chiến lƣợc phát triển ngành và các vấn đề chiến

lƣợc, các chính sách trọng tâm của ngành để xây dựng danh mục các đề tài cần

nghiên cứu. Tổ chức đấu thầu, đặt hàng các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện

các nhiệm vụ. Việc chủ động xây dựng danh mục các nội dung cần nghiên cứu gắn

với chính sách, chiến lƣợc phát triển ngành, đảm bảo công tác nghiên cứu KHXH

đƣợc chủ động và sản phẩm KHXH có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp của

ngành; khắc phục một phần tình trạnh nghiên cứu trùng lắp, hiệu quả sử dụng thấp

nhƣ hiện nay.

Tuy nhiên, với đặc thù của hoạt động nghiên cứu KHXH là ngoài những vấn

đề liên quan đến nghiên cứu lý luận thì những nghiên cứu đột xuất là rất phổ biến và

cần thiết, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng KHCN 4.0 diễn ra và quốc tế liên

tục có sự biến động, thì những nghiên cứu mang tính ứng phó là rất cần thiết và

không lƣờng trƣớc đƣợc. Vì vậy, việc cấp kinh phí theo danh mục đƣợc phê duyệt

trƣớc (ít nhất 6 tháng) nhƣ hiện nay chƣa phù hợp. Nên thành lập quỹ dành cho

khoa học và cấp thành nhiều hơn 1 đợt trong năm hoặc giao quyền tự chủ cho các

Bộ, ngành theo tỷ lệ 80% cho những nội dung đã đƣợc phê duyệt trƣớc và 20% dự

phòng cho những nghiên cứu phát sinh trong năm.

(2) Đối với kinh phí hoạt động thƣờng xuyên của tổ chức Khoa học và

Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội

Nếu coi nhiệm vụ nghiên cứu KHXH là một sản phẩm dịch vụ; các Viện

nghiên cứu sẽ là các tổ chức cung cấp dịch vụ. Nhà nƣớc cần xây dựng quy định hệ

thống định mức kinh tế, kỹ thuật để có thể tính toán giá của từng gói dịch vụ làm

căn cứ phân bổ, đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. Giá của gói dịch vụ bao gồm

đầy đủ các chi phí trực tiếp, gián tiếp liên quan đến việc thực hiện sản phẩm và là

nguồn thu sự nghiệp của tổ chức KH&CN. Tổ chức KH&CN sử dụng nguồn thu

này để chi lƣơng, hoạt động bộ máy theo quy chế chi tiêu nội bộ; Nhà nƣớc không

trực tiếp cấp kinh phí thƣờng xuyên mà cấp qua giá đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm

vụ thực hiện sản phẩm KH&CN. Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ một khoảng kinh phí chi

thƣờng xuyên giao cho đơn vị nghiên cứu KHXH (khoảng 30% mức chi thƣờng

141

xuyên NSNN cấp hiện nay).

Cần xác định định mức kinh tế kĩ thuật để giao khoán cho các tổ chức

KH&CN theo đúng tinh thần Nghị định 54 nhằm nâng cao tính chủ động cho các tổ

chức KH&CN. Cơ sở để giao khoán kinh phí cho các tổ chức KH&CN hàng năm

đƣợc xem xét, tính toán và phân bổ dựa vào chức năng nhiệm vụ và kết quả hoạt

động của tổ chức KH&CN.

Thứ ba, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lập dự toán, giải ngân và thanh

quyết toán, cần hướng tới quản lý theo kết quả đầu ra

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lập dự toán, giải ngân và thanh quyết

toán là yêu cầu cấp thiết đối với đổi mới cơ chế chính sách của cơ quan quản lý Nhà

nƣớc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý phân bổ và chi tiêu tài chính trong hoạt

động KHXH. Kết quả điều tra về những bất cập trong cơ chế quản lý hiện hành cho

thấy, có đến 59,6% ý kiến cho rằng thủ tục thanh quyết toán rƣờm rà, chƣa tạo điều

kiện cho nhà khoa học và 51,9% cho rằng các quy định chƣa bám sát thực tế dẫn đến

nguyên nhân trên. Đặc biệt, có đến 49,7% ý kiến đồng ý rằng thủ tục kiểm soát chi tại

kho bạc còn sách nhiễu, chƣa tạo điều kiện cho nhà khoa học.

Kết quả phân tích định lƣợng ở mục 3.4 cũng đã khẳng định rằng, mức độ

thống nhất trong hiểu và triển khai chính sách vào thực tiễn của các cơ quan quản lý

Nhà nƣớc có ảnh hƣởng quan trọng đến quản lý tài chính trong hoạt động KHXH.

Nhƣ vậy, minh bạch hóa các thủ tục lập dự toán, giải ngân và thanh quyết toán đƣợc

xem là cơ sở quan trọng tạo nên sự thống nhất trong hiểu, nắm vững chính sách gắn

với triển khai thành công cơ chế chính sách vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý tài chính đối với hoạt động KHXH. Đặc biệt, cần chú trọng hỗ trợ năng lực

thực thi chính sách nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động quản lý tài chính

và nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu tài chính trong hoạt động KHXH.

Nhƣ vậy, các thủ tục lập dự toán, giải ngân quyết toán phải đƣợc quy định rõ

ràng, thuận tiện trong việc áp dụng, hƣớng tới lập dự toán, giải ngân, quyết toán

theo kết quả đầu ra đối với những nghiên cứu phù hợp và áp dụng khoán chi một

phần và phần còn lại phụ thuộc vào kết quả triển khai nhiệm vụ nghiên cứu.

142

Kinh nghiệm của các nƣớc phát triển cho thấy, quản lý theo kết quả đầu ra là

một phƣơng thức có hiệu quả cao. Việt Nam đã bƣớc đầu thực hiện giao kinh phí đề

tài theo hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, từ văn bản đến

thực tiễn còn có khoảng cách khá xa. Bởi lẽ, việc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng

đòi hỏi phải xây dựng đƣợc định mức và tiêu chí đánh giá rất rõ ràng, trong khi theo

quy định tại Thông tƣ 55 thì việc quy định tiêu chí đánh giá sản phẩm cuối cùng còn

mơ hồ và chỉ phù hợp với hoạt động nghiên cứu Khoa học tự nhiên và công nghệ,

rất khó áp dụng cho KHXH, thêm vào đó cơ chế tài chính thông qua việc kiểm soát

chi tại các kho bạc lại quá chặt chẽ và quá phức tạp về mặt hành chính, trong khi

khâu quan trọng nhất trong việc quyết định việc có giao khoán đến sản phẩm cuối

cùng không là khâu đánh giá, lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học vẫn còn những

bất cập.

Đồng thời, định mức tài chính theo quy định có quá nhiều điểm không phù

hợp với thực tế trong khâu lập dự toán, giải ngân quyết toán dẫn tới một thực tế làm

các nhà khoa học một mặt vừa phải thực hiện tìm tòi nghiên cứu các công trình

nghiên cứu khoa học của mình, một mặt khác lại mất khá nhiều thời gian để

“nghiên cứu“ cơ chế lách qua khe cửa hẹp về quy định quản lý tài chính của nhà

nƣớc để đối phó và giải ngân đƣợc nguồn vốn đƣợc cấp. Có thế nói, cơ chế quản lý

tài chính hiện hành của Việt Nam mặc dù đã có nhiều đổi mới nhƣng vẫn còn trói

tay các nhà nghiên cứu, không khuyến khích làm nghiên cứu.

Để có thể áp dụng kinh nghiệm quản lý kinh phí đề tài theo kết quả đầu ra

của các nƣớc thì cần thiết phải tiếp tục sửa đổi các quy định quản lý kinh phí đề tài

hiện hành của Việt Nam, và cần thực hiện các giải pháp sau:

- Xây dựng hệ thống tiêu chí lựa chọn đề tài minh bạch, rõ ràng, trong đó

chú trọng đến đề xuất của các nhà khoa học, đề xuất của các cơ sở.

- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm

đối với các đề tài dựa trên số lƣợng các bài báo, bài viết, các ấn phẩm đƣợc công bố

trên các tạp chí tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

- Xây dựng hệ thống thẩm định, xét duyệt chặt chẽ ngay từ khâu lựa chọn

ngƣời thẩm định xét duyệt đến ngƣời làm đề tài, đến tiêu đề, nội dung và từng bƣớc

triển khai của đề tài. Trên cơ sở đó, thực hiện tiếp tục cấp kinh phí cho các đề tài có

143

kết quả nghiên cứu khả thi và chấm dứt, thanh lý đối với các đề tài không đạt kết

quả. Trong đó, những ngƣời thẩm định, xét duyệt và tuyển chọn đề tài phải là những

nhà khoa học đầu ngành. Cần hƣớng tới sửa đổi Thông tƣ 55 và Thông tƣ 27 của

liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ theo hƣớng chuyển từ xây dựng các

định mức quản lý tài chính chi tiết sang quản lý tài chính đề tài theo kết quả đầu ra

thông qua hệ thống thẩm định, xét duyệt nghiêm ngặt.

Thứ tư, đồng bộ hóa cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường tính tự chủ, tăng

cường tính cạnh tranh trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Để tăng cƣờng năng lực nghiên cứu của các tổ chức Khoa học và Công nghệ

hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội, cần triển khai thực hiện mạnh mẽ chính

sách đầu thầu, đặt hàng của cấp có thẩm quyền thông qua đấu thầu, đặt hàng, các tổ

chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội bắt buộc

phải tự vận động, tăng cƣờng năng lực nghiên cứu, khai thác các mặt mạnh để đƣa

ra các phƣơng án nghiên cứu tốt nhất để đƣợc lựa chọn để giao thầu.

Hiện nay, cơ chế đấu thầu, đặt hàng trong lĩnh vực KH&CN đã đƣợc ban

hành tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số

105/2008/TT-BTC hƣớng dẫn triển khai thực hiện; tuy nhiên thực tế hoạt động đấu

thầu chƣa đƣợc thực hiện rộng rãi, chỉ mới áp dụng đối với một số đề tài KH&CN

trọng điểm cấp Nhà nƣớc.

Ngoài kinh phí đề tài trọng điểm cấp Nhà nƣớc, hoạt động đầu thầu cần đƣợc

triển khai đối với các đề tài cấp Bộ. Theo đó, các Bộ, ngành trong phạm vi dự toán

đƣợc giao, dành một khoản kinh phí và đƣa ra các vấn đề nghiên cứu cấp thiết của

Bộ để các tổ chức KH&CN trong ngành, các cá nhân nhà khoa học trong ngành

đƣợc cạnh tranh đấu thầu.

Thực hiện hoạt động đấu thầu sẽ tránh cơ chế xin - cho trong hoạt động

KH&CN; bên cạnh đó, các sản phẩm nghiên cứu có khả năng áp dụng trong thực tế

quản lý nhiều hơn vì xuất phát từ yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên (cơ quan đặt

đề tài đấu thầu). Mặt khác, kết quả nghiên cứu khoa học thông qua đấu thầu sẽ đảm

bảo chất lƣợng hơn nhờ sự sàng lọc tự nhiên của cơ chế cạnh tranh.

144

Quản lý các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực KHXH có một hệ thống

xuyên suốt, thống nhất từ khâu xác định nhiệm vụ, tuyển chọn xét chọn, phê duyệt

nhiệm vụ và quản lý thực hiện, trong đó quản lý tài chính chỉ là một khâu cuối cùng

trong hệ thống các khâu quản lý các nhiệm vụ KH&CN. Vì vậy, quản lý tài chính

phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các khâu quản lý khác trong quản lý nhiệm

vụ KH&CN. Để đảm bảo đồng bộ trong quá trình quản lý nhiệm vụ KH&CN đòi

hỏi cần tăng cƣờng phân cấp, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính tự chủ của các Bộ

chủ quản, lĩnh vực, địa phƣơng trong quản lý, sử dụng kinh phí KH&CN.

Việc xác định đúng, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ KH&CN và áp dụng kết

quả vào thực tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xã hội hóa đầu tƣ cho

KH&CN từ đó giải quyết các vấn đề KH&CN trọng yếu của đất nƣớc. Vì vậy, cần

thay đổi cơ bản về cơ chế xác định nhiệm vụ KH&CN hiện nay sang cơ chế đặt

hàng thực hiện nhiệm vụ, theo đó cơ quan, tổ chức và đơn vị đặt hàng có trách

nhiệm bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện đặt hàng và nghiệm thu, áp dụng kết quả

đặt hàng vào thực tiễn. Tiến tới thực hiện cơ chế đấu thầu đối với tất cả các loại

hình nhiệm vụ KH&CN (mà không chỉ có cấp nhà nƣớc nhƣ hiện nay) dựa trên kết

quả đầu ra thông qua quy trình lựa chọn khách quan. Thực hiện các hình thức mua,

khoán sản phẩm phù hợp với từng loại hình nhiệm vụ KH&CN. Đồng thời, cần xây

dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ gắn với việc sử dụng

kinh phí NSNN trên cơ sở gắn với các tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập.

Thứ năm, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho KHXH

Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tƣ cho khoa học là xu hƣớng phổ biến trên

thế giới nhằm tạo sự bình đẳng cho cộng đồng nghiên cứu và các cộng đồng khác

trong xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính.

Hiện nay ở Việt Nam, phần lớn nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu

là nguồn NSNN. Kinh nghiệm các nƣớc cho thấy khi đã đạt đến trình độ phát triển

cao chính phủ với tƣ cách là nhà tài trợ và thực hiện cho các công trình nghiên cứu

và phát triển có một vai trò ngày càng giảm dần, khu vực doanh nghiệp chiếm ƣu

thế. Đây là xu thế Việt Nam cần đi theo về mặt dài hạn. Việc đa dạng hóa các nguồn

vốn đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học cũng nhƣ việc xác định vốn đầu tƣ nhà nƣớc

145

chiếm vai trò chủ đạo và dẫn dắt trong hoạt động nghiên cứu khoa học một hƣớng

đi đúng đắn và phù hợp mà Việt Nam cần quan tâm thực hiện có kết quả.

Theo kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới, thông thƣờng, Nhà nƣớc sẽ

đầu tƣ cho những lĩnh vực thuộc nghiên cứu cơ bản, còn khu vực tƣ nhân sẽ tài trợ

cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, bởi các kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu cơ

bản cũng tƣơng tự nhƣ hàng hóa công cộng: giá trị của nó không bị suy giảm khi

nhiều ngƣời sử dụng nó, đồng thời cũng rất khó ngăn cản việc nhiều ngƣời cùng sử

dụng nó một lúc. Tuy nhiên, chính vì thế khu vực tƣ nhân không có động cơ để tài

trợ cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản. Trong khi đó, nếu đầu tƣ cho các nghiên

cứu ứng dụng, khu vực tƣ nhân có thể thu đƣợc những lợi ích cụ thể.

Trên thực tế, một số nghiên cứu ứng dụng nhƣ các nghiên cứu phục vụ công tác

hoạch định các chính sách về chính trị, kinh tế và xã hội sẽ khó có thể thu hút đủ các

nguồn lực từ khu vực tƣ nhân. Trong lĩnh vực nghiên cứu này thƣờng chỉ có các tổ

chức quốc tế, một số chính phủ nƣớc ngoài đứng ra tài trợ, nhƣng họ có những mục

đính và yêu cầu riêng. Hơn nữa, ngƣời thụ hƣởng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh

vực này là tất cả các thành viên trong xã hội. Do đó, Nhà nƣớc vẫn phải đóng vai trò

chủ đạo trong cả việc đầu tƣ cho công tác nghiên cứu phục vụ hoạch định chính sách.

Để nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN cho KHXH đạt hiệu quả thì cần xây dựng cơ

cấu hợp lý giữa NSNN với nguồn huy động ngoài NSNN, có hƣớng ƣu tiên trong

đầu tƣ và tăng cƣờng việc đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ, thay vì đầu tƣ dàn trải

thì Nhà nƣớc cần có chiến lƣợc phát triển KHXH trong những giai đoạn nhất định

theo hƣớng ƣu tiên. Việc hình thành và vận hành hệ thống các Quỹ phát triển

KH&CN quốc gia, Quỹ hoạt động KHXH, vừa là nhu cầu thực tế trong quá trình

đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, vừa là biện pháp khắc phục tình

trạng tập trung và đơn tuyến trong cơ chế đầu tƣ tài chính hiện nay, một mặt tăng

cƣờng tính dân chủ, minh bạch, bình đẳng trong đầu tƣ tài chính nhƣ khả năng tiếp

cận với nguồn tài chính đối với mọi tổ chức và cá nhân trong hoạt động nghiên cứu

khoa học. Ngoài ra, thông qua hệ thống Quỹ phát triển KH&CN sẽ tạo khả năng

huy động các nguồn vốn tài chính ngoài ngân sách nhà nƣớc dƣới nhiều hình thức.

146

(1) Cần cơ chế khai thác triệt để các nguồn lực hiện có của các tổ chức

KH&CN, trong đó đặc biệt là cơ sở vật chất tài sản sẵn có. Nguồn vốn này nếu có

cơ chế khai thác phù hợp sẽ phát huy đƣợc hiệu quả sử dụng nguồn lực này. Vì vậy,

để khai thác nguồn lực này cần mở rộng việc giao quyền sử dụng tài sản công vào

mục đích có tính chất kinh doanh hay tham gia góp vốn liên doanh, liên kết không

chỉ với các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã

hội tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ nhƣ quy định hiện hành, mà xem xét

với các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội

đƣợc nhà nƣớc bảo đảm kinh phí hoàn toàn hay một phần kinh phí chi thƣờng

xuyên đã đƣợc phê duyệt tự chủ theo Nghị định 54 hay Nghị định 16 nếu các tài sản

đó sử dụng không hết công suất. Để làm đƣợc điều này cần ban hành các quy định

quản lý rõ ràng về cách thức quản lý tài sản, có nhƣ vậy vừa tạo nguồn thu cho ngân

sách, vừa tránh đƣợc việc sử dụng lãng phí nguồn lực nhà nƣớc, cũng nhƣ tình trạng

sử dụng sai quy định nhƣ đã nêu ở mục 3.3.2.1.

(2) Đẩy nhanh việc phê duyệt sắp xếp lại, xử lý tài sản công, trong đó

khuyến khích hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao trong việc sử dụng nhà,

đất công để thanh toán cho nhà đầu tƣ khi thực hiện dự án đầu tƣ theo hình thức

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao. Thực hiện hình thức này tránh tình trạng nhiều

trụ sở công đang bị sử dụng lãng phí, trong khi hàng năm NSNN phải đầu tƣ cho

việc xây dựng mới các trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nƣớc.

(3) Khuyến khích và mở rộng các hình thức hợp tác trong nghiên cứu khoa học

- Khuyến khích hoạt động nghiên cứu của khu vực tƣ nhân thông qua các công

cụ tài chính. Nhìn chung, các công cụ tài chính trong khuyến khích hoạt động nghiên

cứu ở các nƣớc là khá đa dạng, nhƣ các chƣơng trình tín dụng thuế cho các hoạt động

R&D, các chế độ ƣu đãi thuế đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số nƣớc

không có các chƣơng trình tín dụng thuế, áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tƣ

cho hoạt động nghiên cứu phát triển hoặc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào hoạt động

nghiên cứu thông qua các khung tài khoá, hỗ trợ các quỹ mạo hiểm.

Hiện nay xu thế khuyến khích hoạt động nghiên cứu của khối tƣ nhân đã

đƣợc chuyển sang việc áp dụng các chính sách tài trợ gián tiếp là sử dụng các công

147

cụ tài chính. Việc tài trợ thông qua hình thức trực tiếp đã đƣợc giảm đi đáng kể.

Từ những năm 70, 80 của thế kỷ trƣớc, nhiều nƣớc trên thế giới đã sử dụng

công cụ ƣu đãi thuế để khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của doanh

nghiệp. Trên thực tế, có một số phƣơng án hỗ trợ tín dụng thuế khác nhau tuỳ theo

quan niệm của mỗi nƣớc và phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế. Các doanh

nghiệp vừa và nhỏ có xu hƣớng đƣợc ƣu tiên hơn trong chính sách tín dụng thuế. Việc

áp dụng chính sách ƣu đãi thuế thực tế đã mang lại hiệu quả trong việc khuyến khích

các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu và phát triển. Đây cũng là chính sách chúng ta

có thể áp dụng trong chiến lƣợc dài hạn về phát triển khoa học công nghệ.

- Tăng cƣờng hợp tác công tƣ trong các hoạt động nghiên cứu

Các hình thức hợp tác công tƣ của các nƣớc rất đa dạng nhƣ thành lập trung

tâm trọng điểm tập trung cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Kêu gọi các chính

quyền địa phƣơng, các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu tập hợp với nhau thành

các tổ hợp nghiên cứu, thành lập các phòng nghiên cứu liên doanh giữa các trƣờng

đại học hoặc các viện nghiên cứu nhà nƣớc với các doanh nghiệp, thành lập các khu

công nghệ với các ƣu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ thông qua tạo quan hệ với các

công ty công nghệ cao, tăng tài trợ trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu và công

nghệ cho các dự án có hợp tác công tƣ (PPP).

Nhƣ vậy có thể thế thấy hợp tác công tƣ ngày càng trở nên phổ biến trong

nhiều lĩnh vực của hoạt động kinh tế xã hội, hoạt động nghiên cứu hiện nay cũng

không nằm ngoài xu hƣớng này. Chính phủ các nƣớc đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng

cƣờng hợp tác giữa các nhà nghiên cứu của khối nhà nƣớc và khối tƣ nhân, tăng

cƣờng hợp tác giữa các viện nghiên cứu nhà nƣớc với các doanh nghiệp, với các

ngành sản xuất, tăng cƣờng hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu của các trƣờng

đại học với các doanh nghiệp... nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu trên quy mô

quốc gia. Hiện nay, hoạt động nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu chỉ do các Viện

nhà nƣớc thực hiện, việc khuyến khích hợp tác công tƣ trong lĩnh vực nghiên cứu là

một bài học kinh nghiệm phù hợp có thể áp dụng cho Việt Nam trong dài hạn. Về

lâu dài, chúng ta cần phải có chính sách khuyến khích khu vực tƣ nhân thực hiện

công tác nghiên cứu, trong giai đoạn đầu, hợp tác công tƣ thông qua việc khuyến

148

khích các dự án có sự tham gia của tƣ nhân là có thể thực hiện. Ngoài ra kinh

nghiệm khuyến khích các viện nghiên cứu nhà nƣớc tăng cƣờng hợp tác, thực hiện

các nghiên cứu theo đơn đặt hàng của khu vực tƣ nhân cũng là một kinh nghiệm có

thể áp dụng. Thực hiện nhƣ vậy sẽ góp phần nâng cao tính thực tế và tính ứng dụng

cho các công trình nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu. Yếu tố hợp tác với khu

vực tƣ nhân cũng nên đƣợc cân nhắc trong quá trình xét duyệt các dự án/đề tài

nghiên cứu.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu, Kết nối các doanh

nghiệp trong nƣớc với các nguồn nghiên cứu nƣớc ngoài, thu hút hoạt động nghiên

cứu của các doanh nghiệp nƣớc ngoài, thành lập khu công nghệ tri thức hiện đại:

Cùng với quá trình toàn cầu hoá, xu thế quốc tế hoá các hoạt động nghiên

cứu cũng đƣợc chính phủ các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc phát triển quan tâm và chú

trọng. Các nƣớc đã có các chính sách nhƣ liên kết nghiên cứu và trụ sở các cơ quan

nghiên cứu tại nhiều nƣớc khác trên thế giới, đặc biệt là mở rộng quan hệ với các

nƣớc phát triển; tăng cƣờng tiếp cận với các nguồn tri thức nƣớc ngoài; chƣơng

trình nghiên cứu trong khối liên minh kinh tế (điển hình là EU), chƣơng trình trợ

giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hệ

thông nghiên cứu định hƣớng thị trƣờng châu Âu; cho phép các doanh nghiệp nƣớc

ngoài đƣợc đăng ký và tham gia đấu thầu tuyển chọn các đề tài nghiên cứu của nhà

nƣớc trong lĩnh vực nghiên cứu đổi mới với điều kiện kết quả nghiên cứu đƣợc phổ

cập và mang lại lợi ích cho xã hội; chƣơng trình hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu và

các nhà khoa học khi họ chuẩn bị tham gia đấu thầu các đề tài/dự án nghiên cứu của

nƣớc ngoài...

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chƣa có nền tảng công nghệ hiện đại,

việc tìm kiếm các nguồn công nghệ nƣớc ngoài là rất cần thiết và có vai trò quan

trọng cho tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Do đó, cần phải

coi tăng cƣờng sự hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học với nƣớc ngoài để

tăng cƣờng năng lực nghiên cứu cũng nhƣ trình độ khoa học công nghệ trong nƣớc

là một trong những mục tiêu chính của chiến lƣợc khoa học công nghệ của Việt

Nam. Do đó, kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc tham gia vào hoạt động nghiên

149

cứu khoa học của các tổ chức đa quốc gia, khu vực, đặc biệt là OECD và APEC rất

đáng để tham khảo. Kinh nghiệm hợp tác nội khối của EU trong đẩy mạnh hoạt

động nghiên cứu và các sáng kiến đổi mới cũng rất đáng để Việt Nam học tập trong

đẩy mạnh hợp tác, trong đó có hợp tác nghiên cứu trong khối ASEAN.

Thứ sáu, cần chú trọng đầu tư cho những hoạt động KHXH mang tính đặc thù

Cần tách bạch và phân định rõ những hoạt động nghiên cứu cơ bản đƣợc nhà

nƣớc tài trợ - bao cấp với các hoạt động nghiên cứu đặt hàng trong cơ chế hoạt động

của tổ chức KH&CN. Việc thiết kế các cơ chế trách nhiệm và cung cấp tài chính

phù hợp với mỗi loại hoạt động nêu trên căn cứ vào đặc tính rủi ro, mạo hiểm, do

bản chất “hàng hóa công”, do nhu cầu đặt hàng….

Thứ bảy, tiếp tục quan điểm, định hướng của Nghị định 54, đ y nhanh thực hiện

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực

KHXH

Nhƣ đã phân tích, đánh giá ở Chƣơng 3, sau 10 năm triển khai thực hiện

Nghị định 115 và gần 2 năm thực hiện Nghị định 54 bƣớc đầu đã đánh dấu đƣợc

những thành công nhất định về cả tƣ duy và kết quả thực hiện cơ chế tự chủ cho các

tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH. Tuy nhiên, để nâng cao quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN đƣợc đúng nhƣ tinh thần của

Nghị định này thì các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH cần tiếp

tục đẩy mạnh tự chủ về tài chính cũng nhƣ về tổ chức, biên chế. Trong tổng mức

biên chế tƣơng ứng với chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt,

thủ trƣởng các đơn vị đƣợc chủ động trong việc tuyển chọn nhân sự, chủ động trong

các hình thức sử dụng nhân sự (hợp đồng dài hạn, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng vụ

việc...), để đảm bảo lựa chọn nhân sự phù hợp với công việc và khai thác, sử dụng

có hiệu quả chất xám của bộ máy. Tƣơng tự, về tài chính thủ trƣởng các đơn vị

đƣợc quyền chủ động trong việc sắp xếp, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ sao cho

có hiệu quả; chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và công khai trong đơn vị,

đảm bảo việc chi tiêu gắn với hiệu quả công việc; tự chủ về tài chính còn khuyến

khích các tổ chức KH&CN khai thác nguồn thu hợp pháp khác để tăng thu nhập,

phát triển sự nghiệp. Đồng thời, cũng cần rà soát, đánh giá và phân loại lại đối với

150

các tổ chức KH&CN đã đƣợc phê duyệt theo Nghị định 54; dần hƣớng đến giảm số

lƣợng các tổ chức KH&CN đƣợc nhận kinh phí hoạt động thƣờng xuyên từ NSNN;

Từng bƣớc chuyển việc NSNN bố trí kinh phí hoạt động thƣờng xuyên sang việc

thực hiện phƣơng thức Nhà nƣớc đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu và kinh phí

thực hiện nhiệm vụ đối với hoạt động KH&CN. Xây dựng và áp dụng phƣơng thức

giao kinh phí đề tài KH&CN theo kết quả đầu ra, giao quyền tự chủ cao cho tổ chức

KH&CN, nhà khoa học trong sử dụng dự toán kinh phí đề tài KH&CN gắn với kết

quả cuối cùng. Trƣớc mắt lựa chọn một số cơ sở KH&CN có đủ điều kiện để triển

khai thí điểm.

4.3.2. Nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý tài chính tại các tổ chức

Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội

Thứ nhất, tăng cường tính tự chủ trong quản lý hoạt động

Cũng nhƣ các đơn vị sự nghiệp công lập khác, tổ chức KH&CN nghiên cứu

trong lĩnh vực KHXH cần tiếp tục đẩy mạnh tự chủ về tài chính cũng nhƣ về tổ

chức, biên chế. Trong tổng mức biên chế tƣơng ứng với chức năng, nhiệm vụ đƣợc

cấp có thẩm quyền phê duyệt, thủ trƣởng các đơn vị chủ động trong việc tuyển chọn

nhân sự, chủ động trong các hình thức sử dụng nhân sự (hợp đồng dài hạn, hợp

đồng ngắn hạn, hợp đồng vụ việc...), để đảm bảo lựa chọn nhân sự phù hợp với

công việc và khai thác, sử dụng có hiệu quả chất xám của bộ máy. Tƣơng tự, về tài

chính thủ trƣởng các đơn vị đƣợc quyền chủ động trong việc sắp xếp, bố trí kinh phí

thực hiện nhiệm vụ sao cho có hiệu quả.

Đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động KHXH gắn với cơ chế tự chủ, tự

chịu trách nhiệm, đối với các tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh

vực Khoa học xã hội cần thực hiện những nội dung sau:

- Cần triệt để trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị theo quy

định tại Nghị định 54, Nghị định 16. Định kỳ rà soát, đánh giá kết quả hoạt động,

năng lực nghiên cứu, nguồn nhân lực khoa học, khả năng huy động nguồn lực tài

chính của các đơn vị để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy định cho phù hợp thực

tế, tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện đầy đủ quyền tự chủ gắn với trách nhiệm; có

lộ trình giảm số lƣợng các tổ chức KH&CN đƣợc nhận kinh phí hoạt động thƣờng

151

xuyên từ NSNN; từng bƣớc chuyển việc NSNN bố trí kinh phí hoạt động thƣờng

xuyên sang việc thực hiện phƣơng thức Nhà nƣớc đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên

cứu và kinh phí thực hiện nhiệm vụ đối với hoạt động KH&CN.

- Cần nghiên cứu, ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ phân

bổ NSNN cho các tổ chức trực thuộc theo hình thức khoán kinh phí gắn với kết quả

hoạt động.

- Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hƣớng tăng đầu tƣ cho hoạt động nghiên

cứu, đầu tƣ trang thiết bị nâng cao năng lực nghiên cứu, giảm dần chi cho bộ máy

và con ngƣời.

- Sớm thực hiện cơ chế đấu thầu trong việc triển khai đối với các đề tài cấp

Bộ nhằm tạo sự cạnh tranh, nâng cao tính hiệu quả và minh bạch trong hoạt động

khoa học.

- Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn văn bản, chính sách mới của Nhà nƣớc, tạo

sự thống nhất trong cách hiểu và triển khai của các đơn vị trong toàn Viện Hàn lâm,

đồng thời có những hƣớng dẫn, tháo gỡ kịp thời những vƣớng mắc trong quá trình

thực hiện.

- Tạo điều kiện và khuyến khích các đơn vị trực thuộc chủ động và nâng cao

vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong triển khai hoạt động, ban hành các quy định

quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn NSNN cấp, mở rộng việc khai thác các nguồn thu

ngoài NSNN.

- Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ cho các bộ phận làm công tác quản lý tài chính và các bộ phận có liên quan; đầu tƣ,

trang bị các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác quản lý tài chính.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị trên nguyên tắc công khai, dân

chỉ đảm bảo chi tiêu gắn với hiệu quả công việc, nâng cao ý thức tiết kiệm, quản lý

và sử dụng tài sản, thiết bị có hiệu quả và tạo động lực cho cán bộ viên chức và

ngƣời lao động.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, tổ chức Khoa học và

Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội cần nỗ lực hơn nữa để hoàn

thiện công tác lập dự toán thu chi hằng năm; Chi đúng quy định, sử dụng đúng mục

152

đích; Chi tiết kiệm và có hiệu quả. Quản lý chặt chẽ tài chính nội bộ, thực hiện chi

tiêu, lập và sử dụng các quỹ theo đúng quy định của Nhà nƣớc.

- Bộ máy quản lý cần đƣợc xây dựng gọn nhẹ, đơn giản nhƣng vẫn đảm bảo

khoa học, chất lƣợng cao trong quản lý tài chính.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát và công khai tài chính

Để cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhất là tự chủ về tài chính đƣợc phát

huy, không lạm dụng quyền tự chủ, cần có cơ chế giám sát nội bộ và từ bên ngoài

(giám sát chứ không phải kiểm soát). Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát thu -

chi tài chính, tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính. Đây là cơ

sở, để đảm bảo cho công tác QLTC đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch.

Đối với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp và các nguồn thu ngoài ngân

sách, tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội cần

nghiêm túc thực hiện tốt từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán. Phối hợp với

Kho bạc Nhà nƣớc, ngân hàng và các tổ chức có liên quan theo dõi sát sao các khoản

thu, chi, tránh xảy ra tình trạng số liệu hay nội dung kinh tế không trùng khớp.

Tăng cƣờng công tác tự kiểm tra tài chính; Tập trung phân tích kết quả công

tác kiểm toán nội bộ tại đơn vị. Qua việc tăng cƣờng cơ chế kiểm tra, giám sát và

công khai QLTC sẽ làm cho cơ chế QLTC của các tổ chức Khoa học và Công nghệ

hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội có hiệu lực, minh bạch hơn góp phần

nâng cao hiệu quả của cơ chế QLTC trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khu

vực và trên thế giới.

Thứ ba, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ng cán bộ và ứng

dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý tài chính

Thủ trƣởng đơn vị có vai trò quan trọng trong việc điều hành, quyết định

phƣơng hƣớng hoạt động và phát triển của mỗi tổ chức, đồng thời cũng là ngƣời

chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị. Để đáp ứng đƣợc các yêu cầu

trong quản lý, đòi hỏi ngƣời đứng đầu đơn vị phải có nắm bắt đƣợc chuyên môn về

lĩnh vực quản lý; thƣờng xuyên tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng cập nhật

những chế độ chính sách mới của Nhà nƣớc về quản lý tài chính, để giúp công tác

quản lý tài chính đƣợc hiệu quả và phù hợp.

153

Đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính cũng đóng vai trò quan trọng trong

công tác quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính vừa làm công tác

chuyên môn sâu, vừa làm công tác tham mƣa, quản lý, giám sát cho thủ trƣởng đơn

vị về các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính. Vì vậy, năng lực, trình độ chuyên

môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ tài chính kế toán là hết sức quan

trọng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của mỗi tổ chức.

Bên cạnh đó, công tác tin học hóa trong quản lý tài chính cũng cần đƣợc chú

trọng, tùy theo khả năng và nhu cầu sử dụng của đơn vị để đƣa ra hình thức tin học

hóa phù hợp, từ đó góp phần hiệu quả trong quản lý tài chính.

4.4. Điều kiện thực hiện

Các giải pháp ở trên của luận án để có thể hiện thực hóa đƣợc thì cần có các

điều kiện thực hiện quan trọng và có tính hệ thống sau:

- Cần có sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện từ tƣ duy của lãnh đạo cấp cao của

Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cho đến nhận

thức của xã hội về vai trò đặc biệt quan trọng của nghiên cứu KHXH đối với phát

triển nhanh và bền vững của đất nƣớc. Sự thay đổi tƣ duy cần đƣợc thể hiện qua ban

hành các Nghị quyết của Đảng, Nghị định của Chính phủ, các chính sách đồng bộ,

thống nhất, đột phá của các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm giải quyết các bất cập

cơ bản của quản lý tài chính trong KHXH.

- Các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH cần tích cực, chủ

động khẳng định vị thế thông qua các đóng góp giá trị cao vào xây dựng văn kiện,

đƣờng lối chiến lƣợc, chính sách phát triển của đất nƣớc, đề xuất các giải pháp giải

quyết hiệu quả các vấn đề phát triển của địa phƣơng, xã hội; tích cực tìm kiếm các

nguồn lực trong và ngoài NSNN, mở rộng hợp tác liên kết với trong và ngoài nƣớc

để đa dạng hóa nguồn thu tài chính; tích cực tự đổi mới toàn diện để nâng cao hiệu

quả hoạt động xứng với tiềm năng.

- Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu KHXH cần nâng cao chất lƣợng nghiên

cứu, có các công trình tầm cỡ để đóng góp cho lý luận, xác định mô hình và lối đi

cho phát triển đất nƣớc, đồng thời có nhiều nghiên cứu gắn sát hơn với nhu cầu thực

tiễn của đất nƣớc, địa phƣơng, xã hội để các nhà chính trị, nhà quản lý, xã hội thấy

rõ hơn vai trò của nghiên cứu KHXH, từ đó đa dạng hóa nguồn thu.

154

KẾT LUẬN

Mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nƣớc trong bối cảnh phát triển

nhanh của nhiều cuộc cách mạng công nghệ đang đặt ra yêu cầu phải giải quyết bài

toán về chiến lƣợc, chính sách phát triển một cách đồng bộ các trụ cột phát triển bền

vững, trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nền kinh tế tri thức.

Đóng góp vào sự phát triển của đất nƣớc, KHXH thực hiện sứ mệnh quan

trọng của mình trong việc tƣ vấn cung cấp luận cứ khoa học cho chính sách phát

triển đất nƣớc nói chung, góp phần định hƣớng giải quyết các vấn đề cụ thể nói

riêng. Chính vì vậy, việc đầu tƣ cho nghiên cứu KH&CN nói chung và KHXH nói

riêng thời gian gần đây đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ngày càng quan tâm, một mặt,

mức đầu tƣ cho KHXH ngày càng tăng lên trong điều kiện ngân sách còn hết sức

khó khăn trong sự cân đối với nhiều nhu cầu đầu tƣ phát triển khác; mặt khác, cơ

chế chính sách quản lý tài chính cho nghiên cứu KH&CN, trong đó có KHXH, liên

tục đƣợc đổi mới nhằm tạo điều kiện cho KHXH phát huy hết khả năng của mình để

đóng góp cho phát triển đất nƣớc.

Đặt vấn đề nghiên cứu đổi mới cơ chế tài chính trong KHXH, nghiên cứu

trƣờng hợp Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, luận án tập trung giải quyết đƣợc

những vấn đề chính sau:

Thứ nhất, thông qua việc luận giải nội hàm và cơ sở lý luận về quản lý tài

chính trong hoạt động KHXH, luận án đi đến kết luận là: việc đổi mới cơ chế tài

chính cần dựa trên nền tảng quản lý tài chính công nhƣng phải gắn với đặc thù hoạt

động nghiên cứu KHXH. Đây là những vấn đề có tính chất lý luận và phƣơng pháp

luận làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp

đổi mới quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong các tổ

chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH.

Thứ hai, bằng việc sử dụng khung lý thuyết về nội dung quản lý tài chính,

các công cụ quản lý tài chính, dựa trên đặc thù của hoạt động nghiên cứu KHXH để

xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý tài chính cho hoạt động

KHXH, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính trong hoạt

động KHXH. Kết quả phân tích của luận án cho thấy, nhân tố cơ chế chính sách và

155

các quy định của nhà nước là một trong bốn nhân tố khách quan có ảnh hƣởng lớn

nhất đến hiệu quả quản lý tài chính trong hoạt động KHXH; nhân tố ban hành các

văn bản thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước về quản lý tài chính tại

các tổ chức KH&CN” là một trong ba nhân tố chủ quan quan trọng ảnh hƣởng đến

hiệu quả quản lý tài chính tại các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH.

Thứ ba, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý

tài chính của KHXH nói chung, phân tích số liệu của Viện Hàn lâm KHXH Việt

Nam và một số cơ quan khác để so sánh; từ đó, luận án đã chỉ ra đƣợc những bất

cập, hạn chế, tồn tại về quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, bao gồm từ quản

lý Nhà nƣớc về tài chính trong hoạt động KHXH và quản lý tài chính tại tổ chức

KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH. Để phân tích thực trạng, ngoài các minh

chứng từ số liệu thứ cấp, tác giả luận án đã thực hiện điều tra phiếu tại các đơn vị

nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Việc phân tích số liệu thứ

cấp và số liệu điều tra của luận án đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong huy động

và quản lý nguồn thu, quản lý chi, quản lý chênh lệch thu - chi, và công tác kiểm

tra, kiểm soát và công khai tài chính. Các nguyên nhân chủ yếu đƣợc chỉ rõ liên

quan đến cơ chế chính sách và việc triển khai thực hiện chính sách của các cơ quan

quản lý nhà nƣớc. Các cơ sở khoa học đƣợc củng cố thêm nhờ phân tích các nhân tố

ảnh hƣởng đến QLTC trong hoạt động KHXH.

Thứ tư, trên cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong hoạt động KHXH và các

phát hiện về thực trạng quản lý tài chính trong hoạt động KHXH, kết hợp với bối

cảnh và những cơ hội, thách thức đổi mới quản lý đối với các tổ chức KH&CN hoạt

động trong lĩnh vực KHXH, luận án đã đề xuất 5 quan điểm đổi mới, 5 định hƣớng

và yêu cầu đổi mới và đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới

quản lý tài chính cho KHXH. Các nhóm giải pháp đƣợc đề xuất theo các tuyến

nghiên cứu logic và xuyên suốt của luận án bao gồm 2 nhóm giải pháp chính: (1)

Nhóm thứ nhất là nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách của cơ quan

quản lý Nhà nƣớc gồm các giải pháp sau: i) Đồng bộ hóa hệ thống văn bản, chính

sách của Nhà nƣớc về quản lý tài chính trong hoạt động KHXH; ii)Đổi mới phƣơng

thức phân bổ NSNN cho hoạt động KHXH; iii) Đơn giản hóa thủ tục hành chính

156

trong lập dự toán, giải ngân và thanh quyết toán, cần hƣớng tới quản lý theo kết quả

đầu ra; iv) Đồng bộ cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KHXH; v) Đa dạng

hóa các nguồn lực đầu tƣ cho KHXH; vi) Cần chú trọng đầu tƣ cho hoạt động

KHXH; vii) Tiếp tục quan điểm, định hƣớng của Nghị định 54, đẩy nhanh cơ chế tự

chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH.

(2) Nhóm thứ hai là nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý tài chính tại các tổ

chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội gồm các

giải pháp sau: i) Tăng cƣờng tính tự chủ trong quản lý hoạt động; ii) Hoàn thiện cơ

chế kiểm tra, kiểm soát và công khai tài chính; iii) Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng

cao năng lực đội ngũ cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản

lý tài chính. Luận án cũng đề xuất một số điều kiện thực hiện có tính đồng bộ và

thống nhất để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp đề xuất của luận án.

Kết quả thu đƣợc của luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp

phần vào việc đổi mới cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc, cũng nhƣ của các tổ chức

KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH trong quản lý tài chính hƣớng tới nâng

cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, trong khuôn

khổ của một luận án, vấn đề nghiên cứu vừa rộng, vừa phức tạp, bị giới hạn về tƣ

liệu và thời gian. Cùng với điều kiện phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho

các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KHXH chƣa đƣợc triệt để; chƣa xây

dựng đƣợc các định mức phân bổ nguồn lực tài chính và hệ thống tiêu chí đánh giá

hiệu quả quản lý tài chính đối với các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực

KHXH. Vì thế, việc bàn luận và lý giải chƣa thể sâu và rộng về đổi mới quản lý tài

chính và tác động của nó tới phát triển hoạt động khoa học xã hội là điều không

tránh khỏi. Để đi sâu và mở rộng phạm vi nghiên cứu chắc chắn cần những nghiên

cứu tiếp theo.

157

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

TT Tên công trình khoa học

Tên tạp chí hoặc

nơi phê duyệt và

đăng

Số tạp chí, số

QĐ phê duyệt

Thời gian

xuất bản,

nghiệm

thu

1

Bài báo khoa học "Đổi mới cơ

chế đầu tƣ tài chính cho Khoa

học xã hội hƣớng tới nâng cao

tính tự chủ, tự chịu trách

nhiệm".

Tạp chí nghiên cứu

Kinh tế, Viện Kinh

tế Việt Nam - Viện

Hàn lâm KHXH

Việt Nam

ISSN-0866-

7489; Số 5,

tháng 5/2018

(480)

5/2018

2

Bài báo khoa học "Đổi mới cơ

chế quản lý tài chính trong hoạt

động Khoa học xã hội ở Việt

Nam"

Tạp chí Tài chính -

Cơ quan thông tin

Bộ tài chính

ISSN-2615-

8973; kỳ 2,

tháng 5/2018

(681)

5/2018

3

Bài báo khoa học "Một số chính

sách trong quản lý tài chính cho

hoạt động Khoa học xã hội của

Nhật Bản"

Tạp chí Kinh tế

Châu Á - Thái Bình

Dƣơng

ISSN 0868-

3808; tháng

5/2018

(516)

5/2018

4

Chủ nhiệm Nhiệm vụ cấp bộ

"Một số giải pháp nhằm nâng

cao tự chủ tài chính cho các Tạp

chí trực thuộc Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam"

Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam

1104/QĐ-

KHXH 28/5/2015

158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng (2012), Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày

1/11/2012 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về phát

triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong

điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

2. Nguyễn Văn Bảo (2012), Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo

hướng tự chủ các tổ chức khoa học công nghệ trong các trường đại học khối kỹ

thuật trực thuộc Bộ GD &ĐT, Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng, số 14.

3. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004

của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các

cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN.

4. Bộ Tài chính (2005), Thông tƣ 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ

Tài chính hƣớng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự

toán ngân sách và các tổ chức đƣợc NSNN hỗ trợ

5. Bộ Tài chính (2006), Thông tƣ của Bộ Tài chính số 71/2006/TT-BTC

ngày 09 tháng 8 năm 2006 hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày

25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện,

nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập,

Hà Nội.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài chính (2006), Thông tƣ liên tịch số

93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và

Công nghệ hƣớng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công

nghệ.

7. Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài chính (2007), Thông tƣ liên tịch số

44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và

công nghệ hƣớng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các

đề tài, dự án KH&CN có sử dụng NSNN.

8. Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài chính (2014), Thông tƣ liên tịch số

121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và

công nghệ quy định xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết đoán kinh phí thực

hiện nhiệm vụ thƣờng xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ

công lập.

9. Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài chính (2015), Thông tƣ liên tịch số

55/2015/TTLT/BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và

Công nghệ hƣớng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí

đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nƣớc.

159

10. Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài chính (2015), Thông tƣ liên tịch số

27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ -

Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử

dụng ngân sách nhà nƣớc.

11. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu khoa

học và phát triển công nghệ năm 2014 của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, tr.8-9.

12. Bộ Tài chính (3-2015), Tài liệu Hội nghị toàn quốc về cơ chế tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập, Hà Nội.

13. Bộ Tài chính (6-2015), Tài liệu báo cáo giám sát của Quốc hội về chính

sách pháp luật của nhà nước đối với khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015,

Hà Nội.

14. Bộ Tài chính - Vụ Ngân sách nhà nƣớc (2015), Hội thảo Đổi mới cơ chế

tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

15. Bộ Tài chính (2016), Thông tƣ 23/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của

Bộ Tài chính hƣớng dẫn một số nội dung quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại đơn

vị sự nghiệp công lập.

16. Dƣơng Đăng Chinh (2006), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nxb Tài

chính, Hà Nội.

17. Dƣơng Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình Quản lý Tài

chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

18. Chính phủ (2005), Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính

phủ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị

định 96/2010/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định

115/2005/NĐ-CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP.

19. Chính phủ (2012), Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của

Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn

2011- 2020.

20. Chính phủ (2014), Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của

Chính phủ quy đinh về cơ chế đầu tƣ và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học

và công nghệ.

21. Chính phủ (2016), Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính

phủ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

22. Chính phủ (2017), Nghị định số 99/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính

phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm

KHXH Việt Nam.

23. Chính phủ (2017), Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của

Chính phủ quy định về việc sắp xếp lại, xử lý các loại tài sản công.

160

24. Mai Ngọc Cƣờng (2004), Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế chính sách tài

chính cho KH&CN trong các trường Đại học Việt Nam.

25. Phạm Văn Đức, Nguyễn Đình Hòa (2007), Vấn đề đầu tư cho nghiên cứu

cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Nguyễn Trƣờng Giang (2016), Đề tài: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính

hiện hành đối với KH&CN ở Việt Nam đến năm 2020.

27. Lê Sơn Hải (2008), đề tài: Đổi mới cơ chế và chính sách tài chính đối với

khoa học xã hội trong phạm vi cả nước.

28. Phạm Ngọc Hiến (2003), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Đề tài khoa

học mã số 2000-98-083, Học viện Hành chính chủ trì, Hà Nội.

29. Trần Ngọc Hoa (2012), Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức

KH&CN, Tạp chí Chính sách và quản lý khoa học và công nghệ, số 3.

30. Bạch Thị Minh Huyền (2003), “Một số vấn đề cơ bản về tài chính công

và cải cách tài chính công”, Tài chính, (3), tr.35-36; 48.

31. Đỗ Diệu Hƣơng (2012), Đổi mới cơ chế phân bổ và sử dụng ngân sách

Nhà nước cho hoạt động khoa học xã hội, Luận văn Thạc sĩ.

32. Đinh Thị Nga (2013), “Đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước

cho khoa học và công nghệ”, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, số 14, tr.30.

33. Nguyễn Công Nghiệp (2011), đề tài cấp Nhà nƣớc: Đổi mới cơ chế và

chính sách đầu tư tài chính đối với Khoa học xã hội, khuyến khích lao động sáng

tạo, phát huy tài năng phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước.

34. Trịnh Thị Kim Ngọc (2008), Thực trạng và xu hướng đầu tư cho khoa

học và công nghệ của một số quốc gia trên thế giới, Hà Nội.

35. Dƣơng Bá Phƣợng (2004), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu xây

dựng Đề án: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học xã hội và nhân văn,

Hà Nội.

36. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Khoa

học và Công nghệ số 29/2013/QH13, Hà Nội.

37. Vĩnh Sang (2005), “Mở rộng quyền chủ động tài chính cho các đơn vị sử

dụng ngân sách”, Tài chính, (8), tr.34-36.

38. Bùi Thiên Sơn (2010), Tổng quan về định hƣớng chi tiêu nguồn tài chính

cho quá trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020 và một số

khuyến nghị, Tạp chí nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ, số 17.

39. Nguyễn Hồng Sơn (2012), Cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN ở

Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế

& Chính trị thế giới, số 6.

161

40. Bùi Thiên Sơn (2013) Tổng quan về định hướng chi tiêu nguồn tài chính cho

quá trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020 và một số khuyến

nghị, tạp chí nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ, số 17, tr.17.

41. Tài liệu Hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát

triển giai đoạn 2015-2035”.

42. Lê Đình Tiến (2011), Đề tài cấp nhà nƣớc: Đổi mới cơ chế quản lý nhà

nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KHXH trong giai đoạn đẩy mạnh

CNH, HĐH đất nước.

43. Nguyễn Mạnh Thiều (2014), Đổi mới cơ chế hoạt động đối với tổ chức

nghiên cứu khoa học và công nghệ, Tạp chí Tài chính, số 6.

44. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học

trong quản trị kinh doanh, Nxb Thống kê.

45. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2002), Khoa học và Công nghệ

thế giới - Kinh nghiệm và định hƣớng chiến lƣợc, Hà Nội.

46. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2004), Khoa học và công nghệ

thế giới Xu thế và chính sách những năm đầu thế kỷ XXI, Hà Nội.

47. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2006), Khoa học và Công nghệ

thế giới những năm đầu thế kỷ XXI, Hà Nội.

48. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2015), Khoa học và Công nghệ

Việt Nam năm 2014, Hà Nội.

49. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2016), Khoa học và Công nghệ

Việt Nam năm 2015, Hà Nội.

50. Nguyễn Mậu Trung (2011), Vấn đề đầu tư và vốn cho KH&CN ở nước ta

tại hội nghị đánh giá thực hiện Nghị định 115 do Bộ KH&CN tổ chức.

51. Nguyễn Duy Trung (2015), Cơ chế tài chính cho KH&CN: những đổi

mới căn bản, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, số 4.

52. Nguyễn Văn Truy “Chức năng quản lý khoa học và mấy vấn đề đặt ra

đối với khoa học xã hội” trong kỷ yếu: Một số vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả

công tác quản lý khoa học xã hội - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Vụ Kế hoạch-

Tài vụ, H.1991, tr.38.

53. Lê Xuân Trƣờng (2014), Cơ chế quản lý tài chính đối với KH&CN: Từ

thông lệ quốc tế đến thực tiễn Việt Nam, Tạp chí tài chính, số 2.

54. Phạm Văn Vang (2010), Nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân

văn ở nước ta hiện nay - Thực trạng, vấn đề và giải pháp, Nxb KHXH, Hà Nội.

55. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Báo cáo về công tác quyết toán của

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam các năm 2010 đến 2016.

162

56. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác và phƣơng

hƣớng hoạt động các năm 2010-2017 của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

57. Hồ Thị Hải Yến (2008), luận án tiến sĩ: Hoàn thiện cơ chế tài chính đối

với hoạt động KH&CN trong các trường đại học Việt Nam.

B. Tài liệu tiếng Anh

58. Australian Government (2015), “Japan’s Science and Technology

Budget and Policy: Science and technology budget”, Working Paper, Department of

Education and Training, https://internationaleducation.gov.au/International-

network/japan/countryoverview/Documents/Japan%20%20-

%20Science%20and%20Technology%20Budget%20and%20Policy.pd

59. Cervantes, M. (2002), “Public/Private Partnerships in Science and

Technology: An Overview Background”, OECD STI Review, No. 23,

OECD Publishing Paris.

60. Government of Korea (2008), National Project Towards Building World

Class Universities 2008-2012, Ministry for Education, Science and Technology,

Seoul: Korean MEST.

61. Hall, B. H. (2004), “University-Industry Research Partnerships in the

United States. Department of Economics”, EUI Working Paper ECO, No.2004/14,

Department of Economics, European University Institute.

62. J.G.Hough (1994), Finance Managemnet in Education, Loughborough

University, U.K.

63. National R&D Program in Republic of Korea, MOST, Republic of

Korea, 2002.

64. OECD (2010), Performance-Based Funding for Public Research in

Tertiary Education Institutions: Workshop Proceedings, Paris: OECD Publishing,

http://dx.doi.org/10.1787/9789264094611-en.

65. Prest, A. R., and Barr, N. A. (1979), Public Finance in Theory and

Practice, 6th

edition, London: Weidenfeld & Nicolson.

66. Rajaram, A., Le, T. M., Biletska, N., and Brumby, J. (2010), “A

Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management”, World Bank

Policy Research Working Paper No.5397, Washington, DC: World Bank.

67. Rosen, H. S. (2000), Financial management, 5th

edition, Irwin McGraw-

Hill.

68. Second Science and Technology Policy,

http://www8.cao.go.jp/cstp/english/s&tmain-e.html

69. Solomon, E. (1963), The theory of financial management, New York and

London Columbia University Press.

163

70. Streeck, W., and Mertens, D. (2011), Fiscal Austerity and Public

Investment: Is the Possible the Enemy of the Necessary?, MPIfG Discussion Paper

11/12, Cologne: Max Planck Institute for the Study of Societies.

71. Taylor, Frederick Winslow (1911), Principles of scientific management

72. Ulbrich, H.H. (2011), Public Finance in Theory and Practice, 2nd

edition, Abingdon: Routledge.

73. World Development Indicators, World Bank, 2003.

C. Trang web

74. http://www.vista.gov.vn/

75. http://dantri.com.vn/chinh-tri/pho-thu-tuong-phan-dinh-cong-tu-nhung-

khong-phan-biet-doi-xu-2017060116101215.htm

76. http://tiasang.com.vn/-tin-tuc/Thuc-hien-tu-chu-trong-cac-to-chuc-

KHCN-cong-lap-Con-nhieu-dac-thu-khac-nhau-10703

77. http://www.tchdkh.org.vn/tcchitiet.asp? code=363/

78. https://www.jsps.go.jp/english/

79. https://www.jsps.go.jp/j-grantsinaid/25_tokusui/kadai_shinki27.html

80. https://www.jsps.go.jp/j-grantsinaid/27_kdata/data/3-1-2/iii-1-2.pdf

81. http://www.mext.go.jp/b_menu/shingi/gijyutu/gijyutu4/034/shiryo/__icsF

iles/afieldfile/2014/07/04/1349151_02.pdf

82. https://stats.oecd.org/Index.aspx?DataSetCode=MSTI_PUB

164

Phụ lục số 01

PHIẾU KHẢO SÁT NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý tài chính

trong hoạt động Khoa học xã hội

Kính gửi Quý Ông/Bà!

Mục tiêu của phiếu khảo sát là “nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

quả quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học xã hội”. Kết quả thu đƣợc từ phiếu

khảo sát là một trong những dữ liệu quan trọng để phục vụ cho việc nghiên cứu. Tôi

cam kết rằng thông tin mà quý Ông/Bà cung cấp chỉ dành cho mục đích nghiên cứu,

các thông tin cá nhân của Ông/Bà sẽ đƣợc giữ kín.

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

Tên đơn vị: …………………………………………………………………….

Vị trí công tác:……………………………………………………………….

PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT

Xin vui lòng cho biết mức độ đánh giá của Ông/Bà về các nhân tố ảnh hƣởng

(với các thang đo tƣơng ứng) đến hiệu quả quản lý tài chính tại các tổ chức Khoa

học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội ở Việt Nam, bằng cách

đánh dấu x vào phƣơng án lựa chọn mà Ông/Bà cho đó là sự lựa chọn tốt nhất theo

qui ƣớc:

1: Rất không đồng ý

2: Không đồng ý

3: Bình thường

4: Đồng ý

5: Rất đồng ý

STT NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý

I Cơ chế chính sách của nhà nƣớc về quản lý tài chính 1 2 3 4 5

1. Văn bản, chính sách nhà nƣớc về quản lý tài chính là chặt

chẽ

2. Văn bản, chính sách nhà nƣớc về quản lý tài chính là có

tính hệ thống với các văn bản quản lý liên quan

165

3. Văn bản, chính sách nhà nƣớc về quản lý tài chính là nhất

quán

4. Văn bản, chính sách nhà nƣớc về quản lý tài chính đƣợc

cập nhật thƣờng xuyên và kịp thời

5. Văn bản, chính sách nhà nƣớc về quản lý tài chính sát với

thực tiễn hoạt động của đơn vị (nội dung chi, định mức

chi)

6. Văn bản, chính sách nhà nƣớc về quản lý tài chính giúp

đơn vị tự chủ tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động

II

Hỗ trợ của các cơ quan thực thi chính sách (Bộ Tài

chính, Kho bạc nhà nƣớc, Kiểm toán nhà nƣớc, cơ quan

quản lý tài chính khác,..)

1. Cán bộ tham gia triển khai chính sách nhà nƣớc về quản

lý tài chính am hiểu đúng, đầy đủ chế độ chính sách

2. Khuyến khích, tạo điều kiện tự chủ tài chính cho đơn vị

3. Có hƣớng dẫn chi tiết về thực thi các chính sách quản lý

tài chính

4. Cán bộ thực thi tạo điều kiện, hỗ trợ tốt cho đơn vị

5. Có sự nhất quán trong triển khai các chính sách quản lý

tài chính

6. Tổ chức tập huấn về quản lý tài chính cho các đơn vị khi

có các văn bản, chính sách mới

7. Hƣớng dẫn, hỗ trợ đơn vị kịp thời cho các đơn vị trong

quá trình thực hiện quản lý tài chính theo quy định

III Năng lực của cán bộ quản lý tài chính (của đơn vị)

1. Cán bộ quản lý bao quát và hiểu nguyên tắc, chính sách

quản lý tài chính

2. Cán bộ quản lý biết vận dụng các nguồn thu chi hợp lý

3. Cán bộ quản lý có khả năng kiểm soát các hoạt động tài

chính của đơn vị

4. Cán bộ quản lý nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản

lý tài chính

5. Cán bộ quản lý đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về

quản lý tài chính

6. Cán bộ quản lý xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác

166

7. Cán bộ quản lý đƣợc tập huấn định kỳ về kĩ năng quản lý

tài chính

8. Cán bộ quản lý có tƣ vấn tốt cho lãnh đạo về công tác

quản lý tài chính

9. Cán bộ quản lý luôn có tinh thần, trách nhiệm cao trong

công việc

IV Chất lƣợng hoạt động quản lý tài chính

1. Đơn vị có ban hành chi tiết quy trình về quản lý tài chính

2. Quy trình quản lý tài chính của đơn vị là công khai

3. Quy trình quản lý tài chính là thuận tiện trong quá trình sử

dụng

4. Tính bao quát và chi tiết của quy chế chi tiêu nội bộ đối

với đặc thù hoạt động của đơn vị

5. Tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ trong quản lý tài chính

6. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị có phát huy hết tính tự

chủ về tài chính

7. Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc cập nhật định kỳ để phù hợp

với yêu cầu thực tiễn của đơn vị

V Hiệu quả quản lý tài chính

1. Đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị

2. Phân bổ tài chính của đơn vị là đúng đối tƣợng

3. Phân bổ tài chính của đơn vị là kịp thời

4. Phân bổ tài chính của đơn vị là công bằng

5. Phân bổ tài chính của đơn vị đƣợc thực hiện công khai

minh bạch

6. Tài chính của đơn vị đƣợc sử dụng tiết kiệm

7. Tài chính trong đơn vị đƣợc sử dụng đúng mục đích

167

Phụ lục số 02

PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC KHOA

HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI

Kính gửi Quý Ông/Bà!

Mục tiêu của phiếu khảo sát là “đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại các

tổ chức Khoa học và Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội tại Việt Nam”.

Kết quả thu đƣợc từ phiếu khảo sát là một trong những dữ liệu quan trọng để phục vụ cho

việc nghiên cứu. Tôi cam kết rằng thông tin mà quý Ông/Bà cung cấp chỉ dành cho mục

đích nghiên cứu, các thông tin cá nhân của Ông/Bà sẽ đƣợc giữ kín.

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

Tên đơn vị: ………………………………………………………………

Vị trí công tác:………………………………………………………………

PHẦN II: NỘI DUNG KHẢO SÁT

I. Về cơ chế huy động nguồn tài chính của các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực

KHXH

1. Ông/Bà cho biết hình thức phân bổ kinh phí thực hiện đề tài, nhiệm vụ Khoa

học và Công nghệ hiện nay đã phù hợp chƣa?

1. Phù hợp

2. Chƣa phù hợp

Lý do………………………………………………………………………

3. Khác…………………………………………………………………………

……………………………………………..………………………………

2. Nên sử dụng cơ chế cạnh tranh, đấu thầu trong việc giao kinh phí thực hiện đề

tài, nhiệm vụ khoa học cấp Bộ không?

1. Đồng ý

Lý do:……………………………………………………….………………

2. Không đồng ý

Lý do:……………………………………………………………………….

3. Ý kiến khác:

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

3. Ông/Bà cho biết hình thức phân bổ kinh phí nào phù hợp với hoạt động

KHXH?

1. Phân bổ theo số biên chế

2. Phân bổ theo tổ chức KH&CN gắn với kết quả hoạt động

3. Phân bổ theo phƣơng thức cạnh tranh (đấu thầu)

4. Ý kiến khác …………………………..………………………………………

………………………………………………………………………………

168

4. Ông/Bà cho biết ý kiến về cơ chế giao tự chủ trong việc quản lý, sử dụng tài

sản theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp tại các tổ chức KH&CN theo tinh thần

Nghị định 54?

1. Tạo điều kiện tốt cho tổ chức KH&CN

2. Ý tƣởng tốt nhƣng thực tiễn còn nhiều vƣớng mắc

3. Không có gì thay đổi

4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………………………………………………..

II. Về cơ chế quản lý, sử dụng nguồn tài chính trong hoạt động KHXH

5. Ông/Bà đánh giá các định mức chi cho hoạt động triển khai đề tài, nhiệm vụ

khoa học có phù hợp với thực tế không?

1. Rất phù hợp

2. Phù hợp

3. Chƣa phù hợp

4. Ý kiến khác (ghi rõ)…………………….…..................................................

6. Theo Ông/ bà những định mức chi nào là chƣa phù hợp và tại sao?

1. Chi tiền công lao động

2. Chi hoạt động phục vụ nghiên cứu

3. Ý kiến khác (ghi rõ)………………….…........................................................

…………………………………………………………………………….……

………………………………………………………………………………….

4. Lý do vì sao…………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

7. Ông/Bà cho biết những bất cập trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành?

1. Quy định không bám sát thực tế

(ví dụ) …………………………………..

2. Thủ tục thanh quyết toán rƣờm rà.

3. Kiểm soát chi tại kho bạc còn sách nhiễu, chƣa tạo điều kiện cho nhà khoa học

4. Khác………………………………………………………………………….

Theo Ông/Bà cần làm gì để khắc phục những bất cập này:

……………………….…............................................................…………………

8. Đánh giá của Ông/bà về cơ chế lập dự toán, giải ngân, quyết toán ngân sách

theo kết quả đầu ra?

1. Tạo điều kiện tốt cho chủ nhiệm đề tài

2. Ý tƣởng tốt nhƣng thực tiễn chƣa phù hợp

3. Không có gì thay đổi

4. Ý kiến khác(ghi rõ)………………………………………………………….

9. Đánh giá của của ông/bà về cơ chế khoán chi trong hoạt động khoa học (theo

Thông tƣ liên tịch số 27/2016/TTLT-BTC-BKHCN)?

1. Rất tốt và phù hợp với thực tiễn

169

2. Ý tƣởng tốt nhƣng thực tiễn chƣa phù hợp

3. Không có gì thay đổi

4. Ý kiến khác(ghi rõ)………………………………………………………….

10. Đánh giá của của ông/bà về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc hiện nay

1. Đáp ứng tốt yêu cầu công việc

2. Đủ đáp ứng yêu cầu công việc

3. Chƣa đáp ứng yêu cầu công việc

4. Ý kiến khác…………………………………………………………….

11. Đánh giá của ông/bà về công tác quản lý, sử dụng tài sản công theo tại đơn vị

1. Đầy đủ và đúng quy định

2. Còn hình thức

3. Chƣa thực hiện

4. Ý kiến khác…………………………………………………………….

12. Với các quy định quản lý hiện hành về quản lý tài sản công liệu các tổ chức

KH&CN trong lĩnh vực KHXH có phát huy tối ƣu hiệu quả sử dụng tài sản

hiện có hay không?

1. Phát huy tốt

2. Không phát huy

3. Lãng phí

4. Ý kiến khác…………………………………………………………….

13. Ông /bà cho biết những khó khăn thƣờng gặp trong việc quản lý tài sản tại

các tổ chức KH&CN hiện nay?

1. Thiếu đồng bộ, cơ chế quản lý chồng chéo

2. Ý thức của ngƣời sử dụng chƣa cao

3. Thiếu các chế tài xử phạt

4. Khó khăn khác:……………………………………………………………

III. Đổi mới quản lý tài chính trong hoạt động KHXH

14. Ông/Bà đánh giá thế nào về cơ chế tự chủ về tài chính đối với tổ chức

KH&CN công lập ( Nghị định 54/2017/NĐ-CP)?

1. Thay đổi theo hƣớng tích cực

2. Đã có những thay đổi căn bản nhƣng không nhiều

3. Không có gì thay đổi

4. Ý kiến khác (ghi rõ)……………….…............................................................

15. Theo Ông/Bà cần làm gì để đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động

KHXH trong thời gian tới?

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã dành thời gian cho chương trình khảo sát!

170

Phụ lục số 03

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH