27
Hu ích ca máy to nhp hai bung T.s. Trn Thng Khoa kthut đin và đin toán, Khoa kthut y-sinh Oregon Health & Science University Beaverton, OR 97006 USA [email protected] TÓM TT Năm 2008 slà knim 50 năm to nhp tkhi Bs Senning và Ts Elmquist chế máy đầu tiên. Trong na thế kqua chúng ta hiu được là to nhp nhtheo phương cách AAIR là ti ưu, nếu bnh tình ca bnh nhân cho phép, và to nhp tht theo phương cách VVI là ti thiu. gia hai thái cc này chúng ta có các phương thc hai bung như DDD(R) và VDD(R). Vào thp niên 1990, các bác sĩ tin tưởng là to nhp DDD(R) là ti ưu, mãi đến khi nghiên cu DAVID (2002), vi máy phá rung hai bung, báo cáo là to nhp hai bung khi so vi to nhp dphòng mt bung có nhng hu qutai hi đối vi bnh nhân không cn to nhp! Gn đây kết quca nghiên cu MOST (2002, 2006) cho thy là to nhp hai bung có nhng hu ích nhvphương din sc khe và nhng hu ích khá vphương din cht lượng cuc sng. Nghiên cu INTRINSIC RV (2007) cho thy là nếu chúng ta cgng dùng nhp ni ti tht ti đa, thì to nhp hai bung hu ích hơn là mt bung. Trong bài náy chúng tôi stóm tt các kết quca hai chương trình nghiên cu MOST và INTRINSIC RV vcách đạt được hu ích ti đa vi máy to nhp hai bung. Bài sđược trình trong hi tho nhân ngày lkhai mc Trung Tâm Tim Mch Min Trung, ti BV TW Huế ngày 6 tháng 3, 2007.

Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồng T.s. Trần Thống

Khoa kỹ thuật điện và điện toán, Khoa kỹ thuật y-sinh Oregon Health & Science University

Beaverton, OR 97006 USA [email protected]

TÓM TẮT

Năm 2008 sẽ là kỷ niệm 50 năm tạo nhịp từ khi Bs Senning và Ts Elmquist chế máy đầu tiên. Trong nữa thế kỷ qua chúng ta hiểu được là tạo nhịp ở nhỉ theo phương cách AAIR là tối ưu, nếu bệnh tình của bệnh nhân cho phép, và tạo nhịp ở thất theo phương cách VVI là tối thiểu. Ở giữa hai thái cực này chúng ta có các phương thức hai buồng như DDD(R) và VDD(R). Vào thập niên 1990, các bác sĩ tin tưởng là tạo nhịp DDD(R) là tối ưu, mãi đến khi nghiên cứu DAVID (2002), với máy phá rung hai buồng, báo cáo là tạo nhịp hai buồng khi so với tạo nhịp dự phòng một buồng có những hậu quả tai hại đối với bệnh nhân không cần tạo nhịp! Gần đây kết quả của nghiên cứu MOST (2002, 2006) cho thấy là tạo nhịp hai buồng có những hữu ích nhỏ về phương diện sức khỏe và những hữu ích khá về phương diện chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu INTRINSIC RV (2007) cho thấy là nếu chúng ta cố gắng dùng nhịp nội tại ở thất tối đa, thì tạo nhịp hai buồng hữu ích hơn là một buồng. Trong bài náy chúng tôi sẽ tóm tắt các kết quả của hai chương trình nghiên cứu MOST và INTRINSIC RV về cách đạt được hữu ích tối đa với máy tạo nhịp hai buồng.

Bài sẽ được trình trong hội thảo nhân ngày lể khai mạc Trung Tâm Tim Mạch Miền Trung, tại BV TW Huế ngày 6 tháng 3, 2007.

Page 2: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồng Ts Trần Thống

Trong bài kèm đây các chương trình nghiên cứu DAVID, INTRINSIC RV, MOST sẽ được duyệt lại. Đối với tạo nhịp ở thất, kết luận của INTRINSIC RV là quan trọng nhất. Nói chung là đối với bệnh nhân có dẫn truyền nhĩ-thất tốt, nên giử tạo nhịp ở thất dưới 10% bằng cách dùng hiện tượng trễ với thời gian nhĩ-thất (AV hysteresis) và với chương trình kiếm nhịp nội tại. Chương trình nghiên cứu INTRINSIC RV dùng máy của công ty Guidant với chương trình AV SH (AV Search Hysteresis), nên chỉ những máy nào có chương trình kiếm nhịp nội tại như AV SH, thì mới có thể tuyên bố là INTRINSIC RV áp dụng cho máy mình. Theo sự hiểu biết của tác giả thì các loại máy sau đây hội đủ điều kiện để hưởng kết quả của nghiên cứu INTRINSIC RV • Các máy tạo nhịp hay phá rung của Guidant với chức năng AVSH, • Các máy tạo nhịp hay phá rung của Biotronik với chức năng scan hysteresis – tất cả các máy

hiện bán vì chức năng này đã có từ trước năm 2000. Các máy sau đây không đủ điều kiện • Các máy Medtronic với chức năng Managed Ventricular Pacing. MVP không có dùng hysteresis

mà thay đổi phương thức tạo nhịp giữa AAIR và DDDR. Vấn đề là mỗi khi thay đổi từ AAIR sang DDDR, máy sẽ tạo ra 2 chu kỳ dài gần gấp đôi chu kỳ thất trước và sau đó. Hiện tượng này được coi là pro-arrhythmic (khuyến khích loạn nhịp). Cũng có thể là MVP hữu hiệu như AV SH, nhưng điều này cần một nghiên cứu lâm sàng để chứng minh.

• Các máy StJude với chức năng AutoIntrinsic Conduction Search. Có bài tường trình là dùng chức năng này có thể đưa đến hội chứng nhịp nhanh do máy (Pacemaker Meditated Tachycardia). Lý do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh nhận cảm sóng truyền ngược từ xung ở thất. Không thể lập trình thời gian này dài được vì như vậy sẽ làm nhĩ trơ quá lâu, không còn phát hiện các cơn loạn nhịp ở nhĩ. Với máy Biotronik, thì có thể lập trình thời gian V-A (thất-nhĩ) để máy có thể phát hiện cơn nhanh do máy và phá các cơn nhanh này.

Đối với bệnh nhân còn dẫn truyền nhĩ-thất tốt, máy tạo nhịp hai buồng với chức năng tìm kiếm nhịp nội tại ở thất như AVSH và hữu hiệu giảm tạo nhịp ở thất xuống dưới 10%, hữu hiệu hơn máy một buồng về những phương diện sau • Tữ vong: máy 2 buồng chỉ tốt hơn máy 1 buồng một chút – tỷ lệ nguy cơ 0.94. • Đột quỵ: tỷ lệ nguy cơ là 0,74. • Rung nhĩ: tỷ lệ sau 5 năm là 30% (2 buồng) và 38% (1 buồng) và tỷ lệ nguy cơ là 0,72, • Suy tim: tỷ lệ sau 5 năm là 15% và 18%, và tỷ lệ nguy cơ là 0,72 • Hội chứng máy tạo nhịp: tỷ lệ 16,5% với máy 1 buồng. Máy 2 buồng 0%. • Chất lượng cuộc sống: máy 2 buồng hữu hiệu hơn khi bệnh nhân cố gắng làm những việc ngoài

bình thường. Đối với cuộc sống tối thiểu (đi đứng) thì hai loại máy tương tự như nhau. Hiện nay chưa có chương trình nghiên cứu lâm sàng lớn nào về bệnh nhân với nút xoang tốt mà bị suy dẫn truyền nhĩ-thất. Tuy nhiên từ kinh nghiệm với máy VDD thì nên tạo nhịp ở nhĩ ở mức tối thiểu (0% như với VDD) bằng cách dùng nhịp hysteresis và các chương trình tìm kiếm nhịp nội tại, và dùng nhịp đêm. Tuy nhiên vì bệnh nhân nhiều khi nút xoang không tăng nhịp được cao khi hoạt động, nên người đứng tuổi, nếu có phương tiện, nên dùng DDDR thay vì VDDR. Về phương diện phòng rung nhĩ, thì chương trình phòng rung nhĩ DDD+ không công hiệu bằng chương trình DDDR thông thường. Và trong các chương trình DDDR, CLS là phương thức tạo nhịp với nhịp thích ứng sinh lý có thể hạ gánh nặng rung nhĩ xuống 1/3 so với DDD+ và DDDR thông thường.

Page 3: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

Tài liệu tham khảo 1. The DAVID Trial Investigators. Dual chamber pacing or ventricular backup pacing in patients with

an implantable defibrillator. The Dual Chamber and VVI Implantable Defibrillator (DAVID) Trial. JAMA 2002; 288: 3115-3123.

2. Thong T. Phương cách tạo nhịp tối ưu với blốc nhĩ-thất. ĐHTM 2006. 3. Olshansky B, Day JD, Koore S, Gering L, Rosenabaum M, et al. Is dual-chamber programming

inferior to single-chamber programming in an implantable cardioverter-defibrillator? Results of the INTRINSIC RV (Inhibition of unnecessary RV pacing with AVSH in ICDs) studỵ. Circulation 2007; 115: 9-16.

4. Melzer C, Boehm M, Bondlek HJ, Combs W, Baumann G, et al. Chronotropic imcompetence in patients with an implantable cardioverter defibrillator: prevalence and predicting factors. PACE 2005; 28: 1025-1031.

5. Lamas GA, Lee KL, Sweeney MO, Silverman R, Leon A, et al. Ventricular pacing or dual-chamber pacing for sinus-node dysfunction. N Engl J Med 2002; 346:1854-1962.

6. Hellkamp AS, Lee KL, Sweeney MO, Link MS, Lamas GẠ Treatment crossovers did not accect randomized treatment comparisons in the Mode Selection Trial (MOST). JACC 2006; 47: 2260-2266.

7. Toff WD, Camm AJ, Skehan JD. Single-chamber versus dual-chamber pacing for high-grade atrioventricular block. N Engl J Med 2005; 353: 145-155.

8. AF Folino, G Buja, LD Corso, A Nava. Incidence of atrial fibrillation in patients with different mode of pacing. Long-term follow-up. PACE 1998; 21: 260-263.

9. Dennis MJ, Sparks PB. Pacemaker međiate tachycardia as a a complication of the AutoIntrinsic Conduction Search function. PACE 2004; 27 [Pt I]: 824-826.

10. Carlson MD, Ip J, Messenger J, Beau S, Kalbfleisch, et al. A new pacemaker algorithm for the treatment of atrial fibrillation. JACC 2003; 42: 627-633.

11. Puglisi A, Altamura G, Capestro F, Castaldi B, Critelli, et al. Impact of closed-loop stimulation, overdrive pacing, DDDR pacing mode on atrial tachyarrhythmia burden in brady-tachy syndrome. Europ Heart J 2003; 24: 1952-1961.

Page 4: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

1

Hữu ích của máy tạo nhịphai buồng

T.s. Trần ThốngKhoa kỹ thuật điện và điện toán, Khoa kỹ thuật y-sinh

Oregon Health & Science UniversityBeaverton, OR 97006 USA

[email protected]

Hue 2007/03/06 TT2

Nửa thế kỷ tạo nhịp

• Máy tạo nhịp cấy vào cơ thể đầu tiên đượcTs Elmquist chế tạo và được Bs Senning cấynăm 1958.

• Trong nửa thế kỷ này chúng ta được chứngkiến những bước tiến lớn từ máy tạo nhịpvới nhịp cố định ở thất (V00) của Ts Elmquistđến máy tạo nhịp ba buồng (DDDRV) vớinhịp thích ứng, và máy phá rung (ICD).

Page 5: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

2

Hue 2007/03/06 TT3

Nửa thế kỷ tạo nhịp• The first successful human cardiac pacemaker is implanted under

the skin of Swedish engineer Arne H. W. Larsson, 43, at Stockholm. Scarring from a viral infection has disrupted the normal electrical circuit that links the heart chambers, his fainting spells (Stokes-Adams attacks) are potentially fatal (he has had to be resuscitated 20 to 30 times per day), heart surgeon AkeSenning opens his chest wall October 8 to implant a battery-powered silicon-transistor device weighing less than three ounces that electrically stimulates Larsson's heart rhythms. Devised byinventor Rune Elmqvist, now 52, and powered by rechargeable zinc-mercury batteries, the pacemaker provides regular, mild, electric shocks that stimulate contractions that restore heartbeat normality, and although it fails 8 hours later and has to be recharged every 3 to 4 hours, it will work on and off for 3 years; Larsson will undergo 25 operations and procedures over the next 40 years to replace pacemakers that have failed for one reason or another but he will live to age 86, and pacemakers will have been much improved and made safer.

Hue 2007/03/06 TT4

Nửa thế kỷ tạo nhịp

• Trong 4 thập niên đầu, suy nghỉ chung là tạonhịp đồng bộ nhĩ-thất, DDD(R), là tối ưu đốivới bệnh nhân bị nhịp tim chậm vì bất cứ lýdo nào.

• Tuy nhiên cũng có một thiểu số bác sĩ nhất làbên Âu Châu, cho là tạo nhịp nhĩ, AAI(R), làtối ưu - trừ blốc nhĩ-thất

• Đến nay tạo nhịp AAIR vẫn không thôngdụng vì Bs lo hiểm họa blốc nhĩ-thất, nhất làđối với người lớn tuổi.

Page 6: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

3

Hue 2007/03/06 TT5

Nửa thế kỷ tạo nhịp

• Đầu thiên niên kỷ này, nghiên cứuDAVID, với 506 BN, làm đảo lộn cáchnhìn ưu đãi đối với tạo nhịp hai buồng!– Nghiên cứu DAVID là nghiên cứu so sánh

TN hai buồng với TN một buồng với máyphá rung (ICD).

– Có nhiều BS từ nghiên cứu DAVID kếtluận là TN 2 buồng không tốt!

Hue 2007/03/06 TT6

Nghiên cứu DAVID

• Dual chamber And VVI Implantable Defibrillator (2002) là nghiên cứu về tạonhịp với ICD chớ không phải về máytạo nhịp!

Page 7: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

4

Hue 2007/03/06 TT7

Nghiên cứu DAVID

• Tỷ lệ BN ICD có nhịp chậm (tiêu chuẩnđể đặt máy tạo nhịp) chỉ có khoảng 10% (chỉ định tối thiểu năm 1995 vì BN phảimang 2 máy cùng lúc !) đến 30% (chỉđịnh rộng rải năm 2004).

• Như vậy là có khoảng 70% - 90% BN ICD không cần tạo nhịp!

Hue 2007/03/06 TT8

Nghiên cứu DAVID• Các Bs vào cuối thập niên 1990 tinh

tưởng là tạo nhịp hai buồng ở mức 70 ckp là tốt cho BN, nên lập trình các máyICD hai buồng theo phương cáchDDD70.– Máy ICD hai buồng, ngoài tạo nhịp 2

buồng, còn có chức năng phân biệt cácnhịp trên thất và các nhịp nhanh thất đểtránh điều trị lầm … có thể tạo những cơnloạn nhịp thất.

Page 8: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

5

Hue 2007/03/06 TT9

Nghiên cứu DAVID

• Có một số Bs có nhận xét là BN ICD vớiDDD70 có tỷ lệ suy tim cao hơn BN ICD với VVI40.

• Từ nhận xét đó chương trình nghiêncứu DAVID được đề nghị.

Hue 2007/03/06 TT10

Nghiên cứu DAVID

Page 9: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

6

Hue 2007/03/06 TT11

Nghiên cứu DAVID

• Suy ngẫm lại, kết quả nghiên cứuDAVID không nên hiểu là tạo nhịp haibuồng không tốt mà nên hiểu là tạo nhịpở thất không cần thiết không tốt và cóthể tăng tỷ lệ suy tim– Hiện tượng này cũng giống kết quả về tạo

nhịp không cần thiết ở nhĩ đưa đến tỷ lệrung nhĩ cao khi so sánh DDD(R) vàVDD(R) (xem bài của tác giả trình ở DHTM 2006).

Hue 2007/03/06 TT12

Nghiên cứu INTRINSIC RV

• Tiếp nghiên cứu DAVID là nghiên cứuINTRINSIC RV (Inhibition of Unnecessary RV Pacing with AVSH in ICDs) .– Tuyển 1536 BN, và dùng 988 BN– Tỷ lệ BN cần tạo nhịp ở thất >20% thời gian với

chương trình DDDR 60-130 ckp và AVSH là473/1461= 32%.

– Trong một nghiên cứu khác, Melzer (2005) báocáo là 38% bị suy nút xoang (chronotropicallyincompetent)

Page 10: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

7

Hue 2007/03/06 TT13

Nghiên cứu INTRINSIC RV

• Kết quả mới đây (2007) là nếu các BN ICD thường cần tạo nhịp dưới 20% thờigian (có nghĩa là hầu như không cầntạo nhịp!) dùng máy ICD với phươngtrình đưa đến tỷ lệ tạo nhịp dưới 10%, thì DDD tốt hơn VVI.

Hue 2007/03/06 TT14

Nghiên cứu INTRINSIC RV

Page 11: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

8

Hue 2007/03/06 TT15

Nghiên cứu MOST

• Nghiên cứu MOST (MOde Selection Trial), với kết quả được công bố năm2002 và tái công bố năm 2006, so sánhBN suy nút xoang được cấy máy tạonhịp DDD(R) và VVI(R).– 2010 BN tham gia nghiên cứu MOST 6

năm.– MOST khác DAVID và INTRINSIC RV ở

chổ là các BN cần tạo nhịp.

Hue 2007/03/06 TT16

Nghiên cứu MOST

Page 12: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

9

Hue 2007/03/06 TT17

Nghiên cứu MOST

• Về phương diện tử vong thì máy haibuồng chỉ tốt hơn máy một buồng thấtđôi chút với tỷ lệ nguy cơ 0,95.

Hue 2007/03/06 TT18

Nghiên cứu MOST

Page 13: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

10

Hue 2007/03/06 TT19

Nghiên cứu MOST

• Về các mặt khác (nhồi máu cơ tim, suytim, rung nhĩ) thì sự khác biệt khá lớnvới tỷ lệ nguy cơ <0,85.

Hue 2007/03/06 TT20

Nghiên cứu MOST

Page 14: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

11

Hue 2007/03/06 TT21

Nghiên cứu MOST

Hue 2007/03/06 TT22

Nghiên cứu MOST• Về phương diện rung nhĩ, kết quả MOST tệ

hơn kết quả của Toff (2005) và Folino (1998) và sự khác biệt giữa DDD va VVI lớn hơn– Toff: sau 3 năm rung nhĩ là 2,8% (DDD) và 3%

(VVI).– Folino: sau 5,5 năm là 25% (DDD), 27% (VVI) – MOST: 3 năm 20% và 27%, sau 5 năm 30% và

38%.• MOST dùng hồ sơ mode switching (đổi

phương cách) ghi lại trong máy thay vì dùngHolter 24 tiếng. Như vậy là tỷ lệ rung nhĩ trên30% sau 5 năm!

Page 15: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

12

Hue 2007/03/06 TT23

Nghiên cứu MOST

• Hội chứng máy tạo nhịp xảy ra trong16,5% các BN được lập trình VVI.– Hiện tượng thường xảy ra trong vòng 6

tháng đầu.

Hue 2007/03/06 TT24

Nghiên cứu MOST

• Về phương diện chất lượng cuộc sốngthì máy hai buồng tỏ ra hữu hiệu khibệnh nhân cố gắng làm những việcngoài bình thường.– Đối với các hoạt động bình thường như điđứng, lên cầu thang ngắn, thì hai loại máycông hiệu như nhau.

Page 16: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

13

Hue 2007/03/06 TT25

Bài học

• Bài học hai nghiên cứu DAVID vàINTRINSIC RV là

– Chỉ nên tạo nhịp ở thất (hay nhĩ) khi cầnthiết mà thôi.

– Dùng hiện tượng trễ cùng với chươngtrình tìm kiếm nhịp nội tại để hạ tỷ lệ tạonhịp xuống dưới 10%.

Hue 2007/03/06 TT26

Bài học• Trong nghiên cứu INTRINSIC RV máy

ICD dùng chương trình AV SH (atrio-ventricular search hysteresis) củaGuidant, cũng tương tự như IRS củabiotroniks.– Cả hai đều khác chương trình Managed

Ventricular Pacing của Medtronic– AutoIntrinsic Conduction Search của

StJude có thể đưa đến nhịp nhanh do máy(PMT)!

Page 17: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

14

Hue 2007/03/06 TT27

IRS• Intrinsic Rhythm Support (IRS) dựa trên

ba hiện tượng trễ (hysteresis) ở cácmáy biotroniks– Dùng dynamic hysteresis với thời gian nhĩ

thất khi tạo nhịp là 300 ms • Bảo đảm là mỗi chu kỳ nhịp tim (nhĩ là chủ) sẽ

có nhịp thất … do xung của máy hoặc do nhịpnội tại.

• Lập trình Vp-A dài để tránh nhịp nhanh do máy!– Dùng repetitive hysteresis và scan

hysteresis để cố gắng tìm kiếm nhịp nội tại.

Hue 2007/03/06 TT28

IRS

Page 18: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

15

Hue 2007/03/06 TT29

IRS

Hysteresis AV delay

AV delay

Pace Intrinisic

Repetitive hysteresis

180th pace

Window

Scan hysteresis

Hue 2007/03/06 TT30

IRS

• Lý do nghiên cứu INTRINSIC RV khôngáp dụng đối với chương trình Managed Ventricular Pacing (MVP) của Medtronic vì với MVP máy sẽ mất đi hai chu kỳ tạonhịp ở thất theo hình sau đây mỗi khichuyển từ AAIR sang DDDR … trích từtài liệu của Medtronic

Page 19: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

16

Hue 2007/03/06 TT31

IRS

Chu kỳ không có nhịp thất!

Hue 2007/03/06 TT32

Bàn luận

• Tóm lại, đối với BN không bị blốc nhĩ-thấthoàn toàn, chúng ta nên tránh tạo nhịp khôngcần thiết ở thất bằng cách dùng AV hysteresis và những chường trình tìm kiếmnhịp nội tại với AV hysteresis.

• Đối với BN bị blốc nhĩ-thất hoàn toàn, thìdùng AV hysteresis không có hại vì đâu cóđược áp dụng đâu! – Tuy nhiên cài chương trình AV hysteresis lâu lâu

cũng đưa đến những nhịp nội tại!

Page 20: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

17

Hue 2007/03/06 TT33

Bàn luận

• Còn tạo nhịp ở nhĩ thì sao?• Khi so sánh nghiên cứu INTRINSIC RV

và nghiên cứu của Melzer, chúng tathấy là tỷ lệ BN bị blốc nhĩ-thất và tỷ lệBN bị suy nút xoang cũng gần bằngnhau (32% và 38%).

• Như vậy số bệnh nhân có những lúccần tạo nhịp ở nhĩ cũng rất cao!

Hue 2007/03/06 TT34

Bàn luận

• Theo kinh nghiện với các máy VDD(R) thì trong các máy DDD (R) cũng nênhạn chế tạo nhịp không cân thiết ở nhĩđể hạ hiểm họa rung nhĩ bằng cáchdùng nhịp hysteresis và những chươngtrình tìm kiếm nhịp nội tại ở nhĩ, thí dụnhư các chương trình repetitive hysteresis rate và scan hysteresis rate của biotroniks.

Page 21: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

18

Hue 2007/03/06 TT35

Rung nhĩ

• Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây chothấy là có thể hạ gánh nặng rung nhĩbằng cách tạo nhịp DDD+ hơi cao hơnnhịp nội tại hầu tránh ngoại tâm thu nhĩ(thường được nhận thấy trước các cơnrung nhĩ).

Hue 2007/03/06 TT36 DDD+

Page 22: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

19

Hue 2007/03/06 TT37

Rung nhĩ

• Nghiên cứu ADOPT (Atrial Dynamic Overdrive Pacing Trial) năm 2003 báocáo là số cơn rung nhĩ có triệu chứngđược giảm 25% (2.5% -> 1.87%). – Tuy nhiên số trung bình các cơn rung nhĩ

không thay đổi!– Đây là dùng chương trình DAO của

StJude, một hình thức DDD+.

Hue 2007/03/06 TT38

Rung nhĩ

• Puglisi (2003) báo cáo là để hạ gánhnặng rung nhĩ (phòng rung nhĩ) thì nêntăng nhịp nhĩ theo phương cách– DDD+ :hữu hiệu thấp nhất– DDDR :hữu hiệu sớm hơn và hơi cao hơn– CLS (biotroniksClosed Loop

Stimulation): hữu hiệu sớm và cao hơn, ~3X, hai phương cách trên!

Page 23: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

20

Hue 2007/03/06 TT39

Rung nhĩ

Hue 2007/03/06 TT40

Rung nhĩ• Theo kinh nghiệm với máy VDDR

chúng ta đã kết luận là nên hạn chế tạonhịp ở nhĩ khi không cần thiết hầu tránhrung nhĩ.

• Vậy mà Puglisi lại có kết quả là tạo nhịpvới nhịp cao (DDD+, DDDR, CLS) hữuhiệu trong việc phòng rung nhĩ.

• Mâu thuẫn????

Page 24: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

21

Hue 2007/03/06 TT41

Rung nhĩ

• Xét lại rõ ràng thì không có mâu thuẫn.– DDDR và CLS đều tăng nhịp nhĩ khi bệnh

nhân hoạt động, nghĩa là khi nhu cầu huyếtlưu tăng, mà nhịp nội tại không cung ứngđủ! Những lúc này tạo nhịp ở nhĩ với mụcđích tăng nhịp là cần thiết!

– DDD+ thì tạo nhịp ở một mức độ hơi caohơn nhịp nội tại để tránh ngoại tâm thu nhĩ.

Hue 2007/03/06 TT42

Kết luận

• Trước thềm 50 năm tạo nhịp chúng ta mớiđạt được những sự hiểu biết quan trọng vềtạo nhịp hai buồng là– Tạo nhịp hai buồng hữu hiệu hơn tạo nhịp một

buồng khi chúng ta chỉ tạo nhịp ở nhĩ và thấtnhững lúc cần thiết mà thôi.

– Cần thiết ở đây bao gồm những lúc đừng có tạonhịp (DAVID, INTRINSIC RV, MOST) và nhữnglúc cần tạo nhịp (MOST, Puglisi)!

• Sự hiểu biết này khác với sự hiểu biết trướcđây là tạo nhịp là tốt!

Page 25: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

22

Hue 2007/03/06 TT43

Kết luận• Đối với BN cấy máy lần đầu, để cho BN một

cuộc sống với chất lượng cao, BS nên phânbiệt– Suy nút xoang; cần tạo nhịp AAIR (nếu còn trẻ và

không có blốc) hay DDDR.– Blốc: cần máy hai buồng VDDR, DDD, DDDR. R

không cần với người trẻ. R cần nếu có rung nhĩ.– VVI và VVIR là chỉ định tối thiểu

• Đối với BN bị nhịp chậm trầm trọng thì sẽ giải quyết vấnđề nghiêm trọng nhất

• Nhưng có ảnh hưởng không tốt lâu dài: hội chứng máytạo nhịp, rung nhĩ, suy tim.

Hue 2007/03/06 TT44

Kết luận

• Khi BN thay máy, đây là một cơ hội đểnâng cao chất lượng cuộc sống nêncần tìm hiểu về– Rung nhĩ:, >20% sau 5 năm. Cần điều trị

bằng tạo nhịp DDDR.– Hội chứng máy tạo nhịp: 16.5%. Cần điều

trị bằng tạo nhịp DDD(R ).

Page 26: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

23

Hue 2007/03/06 TT45

Kết luận

• Để điều trị tối ưu BN nhịp chậm nên dùngmáy hai buồng theo phương cách DDDR và– tận dụng các chương trình hysteresis

• Nhịp (nhĩ)• và thời gian nhĩ-thất (thất),

– và các chương trình tìm kiếm nhịp nội tại qua hysteresis,

– và dùng nhịp đêm,– và nếu có thể … dùng nhịp thích ứng sinh lý

Hue 2007/03/06 TT46

• MáybiotroniksCylos DR làmáy hai buồngvới đầy đủ cácchức năng vàvới nhịp thíchứng sinh lýCLS.

Page 27: Hữu ích của máy tạo nhịp hai buồngtamthuvn.com/pdfFiles/Hue070306.pdf · do là thời gian trơ nhĩ sau thất (PVARP) cố định, có thể không đủ để tránh

24

Hue 2007/03/06 TT47

Disclosure

• The author has a financial interest in a biotroniks distributorship for Vietnam.

Hue 2007/03/06 TT48

Xin cám ơn quý vị đã quan tâmtheo dõi.