38
Aa BỘ TƯ PHÁP CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 4 năm 2016

ĐIỂM BÁO - thutuchanhchinh.vnthutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/937/DB06.4...quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng chủ động

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Aa

BỘ TƯ PHÁP

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁONgày 06 tháng 4 năm 2016

BỘ NGÀNH1. Cần cải cách trong cấp phiếu Lý lịch tư pháp2. Người mẫu thất vọng vì hủy cấp thẻ hành nghề3. Triển khai giao dịch điện tử trợ cấp BHXH ngắn hạn: Doanhnghiệp và người lao động hưởng lợi4. Xây dựng chính phủ điện tử: Làm "nhà" từ "móng"5. Địa phương đầu tiên liên thông hệ thống QLVB điện tử với VPCP6. Hải quan và doanh nghiệp xuất khẩu: Nhìn lại một năm Thông tư387. Ngành Tài chính: Tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp quaứng dụng công nghệ thông tin8. Bộ Tài chính đề xuất tăng phí môn bài gấp 2-3 lần: Doanh nghiệp,tiểu thương nóng ruộtĐỊA PHƯƠNG9. Thực hiện cơ chế xử lý vướng mắc: Cơ quan hải quan và doanhnghiệp gần nhau hơn10. Ách chứng chỉ hành nghề vì… thiếu hướng dẫn11. Minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính12. Quận Nam Từ Liêm: Đi đầu trong xây dựng chính quyền thânthiện và trách nhiệm13. Thành phố Nam Định đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơchế "một cửa”.

1. Cần cải cách trong cấp phiếu Lý lịch tư pháp

(ĐBNDO) – Hiện nay có tới 80 thủ tục hành chính yêu cầu Phiếu Lý lịch tưpháp, vậy làm thế nào để đơn giản được thủ tục cấp phiếu là vấn đề được đặtra trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch Tư pháp.

Ít trường hợp đúng hẹn

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện có hơn 80 thủtục hành chính có yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp(LLTP) như thủ tục về nuôi con nuôi, quốc tịch, luậtsư, quản lý cư trú, tổ chức phi chính phủ, khámchữa bệnh, bảo hiểm… Đó là chưa kể đến nhiều cơquan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nướccũng chủ động yêu cầu Phiếu LLTP phục vụ nhu cầutuyển dụng, quản lý nhân sự, cho phép nhập cư. Từđó cho thấy, Phiếu này có giá trị như “giấy thônghành” về mặt nhân thân để người dân có thể thamgia vào nhiều hoạt động dân sự, kinh tế... của đờisống xã hội. Tuy nhiên, các quy định về cấp Phiếu LLTP hiện hành đã trở thànhnhững điểm ách, nghẽn cho chính các cơ quan cung cấp phiếu và người dân.

Đơn cử, trung bình Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh nhận từ 200 - 300 hồ sơ cấp PhiếuLLTP/ngày, cao điểm lên tới 700 hồ sơ/ngày. Nếu không cải cách thì không chỉ gâykhó cho người dân, mà còn làm khổ chính cán bộ xử lý hồ sơ. Các dạng hồ sơ bị trễhẹn như, người được cấp phiếu LLTP đã cư trú qua nhiều tỉnh, thành; công dân ViệtNam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, người từng đi bộ đội ở cácđơn vị tỉnh, thành khác. Thời gian giải quyết đối với những hồ sơ này là 20 ngày. Tuynhiên, rất ít trường hợp đúng hẹn do phải chờ kết quả xác minh từ các cơ quankhác. Mặc dù, đã có Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP và Quy chế liên ngành đã tạo cơ sở pháp lý để thực hiện việc phối hợptrong cung cấp, tiếp nhận, tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp nhưng tìnhtrạng phổ biến vẫn là thông tin lý lịch tư pháp cung cấp không đúng thời hạn; khôngrõ hiệu lực thi hành; không thống nhất; thông tin cung cấp không đầy đủ... Chính vìthế thời gian theo luật định là 7 ngày hầu như không có Sở Tư pháp nào bảo đảmđược.

Phiếu lý lịch tư pháp gồm 2loại. Cụ thể, PLLTP số 1: cấpcho cá nhân, cơ quan, tổchức có yêu cầu. PLLTP số2: cấp cho cơ quan tiến hànhtố tụng để phục vụ công tácđiều tra, truy tố, xét xử và cấptheo yêu cầu của cá nhân đểngười đó biết được nội dungvề lý lịch tư pháp của mình.

Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cấp Phiếu LLTP- nguồn ITN

Đa dạng hóa phương thức nộp hồ sơ

Người dân có quyền lựa chọn phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp, quabưu điện hoặc trực tuyến. Đó là cải cách cơ bản liên quan đến thủ tục cấp phiếuLLTP mà việc sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp lần này phải đạt được. Ngoài ra,cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn nơi để nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP phùhợp, thuận tiện nhất. Điều này, đồng nghĩa với việc tăng đầu mối cấp Phiếu chongười dân kết hợp với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để họ có quyền lựa chọncơ quan cấp Phiếu thuận tiện nhất và không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Đốivới người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam thì có thêm sự lựa chọn trong việcsử dụng các loại giấy tờ xác định thời gian cư trú của người nước ngoài tại ViệtNam.

Để khắc phục tình trạng bị lạm dụng trong việc yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2, nhất làviệc Cơ quan đại diện nước ngoài đã yêu cầu công dân Việt Nam, người nước ngoàicó thời gian cư trú tại Việt Nam phải nộp Phiếu LLTP số 2 để làm một số thủ tục nhưxin định cư, đăng ký kết hôn... Bộ Tư pháp đề xuất sửa đổi việc cấp Phiếu LLTP số 2theo hướng quy định chặt chẽ hơn về hình thức của Phiếu, đối tượng được quyềnyêu cầu cấp Phiếu. Để những sửa đổi, bổ sung này có tính khả tinh, cần xác định rõphương thức phối hợp trong công tác tra cứu, xác minh thông tin để cấp PhiếuLLTP. Cụ thể, cần mở rộng đối tượng tra cứu, cơ quan tra cứu; đồng thời phải xácđịnh việc cung cấp thông tin, tra cứu thông tin phải bằng dữ liệu điện tử; đồng thời cóchế tài cụ thể đối với từng khâu, từng cá nhân trong việc chậm trễ cung cấp, hoặcxác minh thông tin.

Theo quy định của Luật LLTP, cá nhân phải nộp hồ sơ yêu cầu cấp

Phiếu LLTP và nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyềncấp Phiếu. Chính phương thức cấp Phiếu này đã làm tăng chi phívà không thuận lợi cho người yêu cầu cấp Phiếu đang học tập, laođộng, cư trú ở nước ngoài hoặc cư trú ở xa nơi đăng ký hộ khẩuthường trú. Ngoài ra, đa số các trường hợp công dân Việt Nam cóthời gian thường trú tại nhiều tỉnh, thành phố, có thời gian cư trú ởnước ngoài thì kết quả tra cứu, xác minh của Công an cấp tỉnhthường chậm so với quy định.

Khang Bình

Theo daibieunhandan.vn

2. Người mẫu thất vọng vì hủy cấp thẻ hành nghềViệc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch hủy bỏ cấp thẻ hành nghề gây ra phảnứng trong giới người mẫu

Sau nhiều lần tổ chức lấy ý kiến từ giới chuyên môn và công chúng góp ý cho dựthảo thông tư quy định chi tiết về việc cấp thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật, trìnhdiễn thời trang cho các nghệ sĩ, người mẫu ở Việt Nam, mới đây, ông Vương DuyBiên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), xác nhận bộ đã hủybỏ dự thảo này.

Tiếp tục nhiễu nhương?

Lý do khiến Bộ VH-TT-DL quyết định bãi bỏ việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ,người mẫu là vì trong Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định79/2012/NĐ-CP ngày 5-10-2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật,trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành kinh doanh bản ghi âm,ghi hình ca múa nhạc sân khấu không đề cập nội dung cấp thẻ hành nghề biểu diễncho các đối tượng điều chỉnh.

Người mẫu trình diễn thời trang tại chương trình “Việt Nam International fashionweek 2015” Ảnh: KHÔI NGUYÊN

Ông Trương Thanh Long, thành viên Hội Người mẫu Việt Nam, nhìn nhận: “Ở lĩnhvực người mẫu, việc cấp thẻ hành nghề vô cùng quan trọng vì thẻ hành nghề sẽphần nào xóa bỏ những nhiễu nhương đang tồn tại trong giới làm nghề khá nhạycảm này (ít nhất xóa bỏ nạn người mẫu tự xưng). Không còn hy vọng gì về một thịtrường người mẫu hoạt động chuyên nghiệp và trong sạch nếu việc cấp thẻ hànhnghề bị hủy bỏ”.

Khi dự thảo cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ, trong đó có người mẫu, còn trong quátrình lấy ý kiến, hoa khôi - người mẫu Lan Khuê khá hào hứng về việc này vì khi cho

cô theo nghề người mẫu, gia đình cũng e ngại bởi những thông tin tiêu cực. “Bảnthân tôi và nhiều người mẫu khác thấy bức xúc vì những thông tin không hay khichúng tôi theo nghề bằng cái tâm và đam mê đích thực. Chính vì vậy, tôi cho rằngthẻ hành nghề sẽ giúp loại bỏ những điều tiếng không hay, đã trở thành ấn tượngxấu trong tâm trí công chúng. Tôi đã hy vọng rất nhiều về việc cấp thẻ hành nghềcho người mẫu bao nhiêu thì nay lại thất vọng bấy nhiêu khi dự thảo này bị hủy bỏ” -Lan Khuê bày tỏ.

Người mẫu Huyền Trang (nghệ danh Trang Khiếu) cho biết cô thấy hụt hẫng nếuviệc cấp thẻ hành nghề không được thực hiện. Theo Trang Khiếu, thẻ hành nghề sẽmang lại sự công bằng cho những người mẫu đến với nghề bằng nỗ lực tự thân vàcả quá trình làm nghề nghiêm túc của họ; loại bỏ những suy nghĩ không tích cựctrong nhiều người chỉ muốn có danh xưng người mẫu mà không cần làm nghề đangphổ biến hiện nay.

“Không thể gọi là người mẫu khi người đó không có thẻ hành nghề chuyên nghiệp.Cách này sẽ loại được những trường hợp mạo danh người mẫu để làm chuyện phipháp, như đã thấy trong thời gian qua” - một người mẫu khẳng định.

Ý thức là chính

Dù vậy, nhiều người trong giới cũng hiểu rằng việc tổ chức cấp thẻ hành nghề chongười mẫu sẽ khiến cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn vì phải bắt đầu từ đâu vàlàm như thế nào cho đúng?

“Khi đã cố tình đối phó để có được danh xưng người mẫu thì nhiều người vẫn sẽ cócách để họ được thừa nhận. Ý thức làm nghề chân chính được hình thành từ tư duy,nhận thức của mỗi người chứ không phải từ chiếc thẻ hành nghề” - bà Quỳnh Trang,Giám đốc Công ty Người mẫu BeU, nhật xét.

Nhiều người trong giới cho rằng không ai dám bảo đảm một người mẫu được cấpthẻ hành nghề lại không tham gia bán dâm hay ngược lại. Hoa khôi Lan Khuê cũngcó những e ngại rằng liệu thẻ hành nghề (nếu được cấp) có tạo nên hiệu quả nhưmong đợi hay chỉ là cách để người mẫu tự mãn với danh xưng, vị trí của mình thôngqua thẻ hành nghề.

“Khi chưa thực sự sẵn sàng, tức chưa xây dựng được những quy định thực sự chặtchẽ, việc cấp thẻ hành nghề giống như tạo điều kiện hơn cho những ai toan tính bấtchính đạt được mục đích mà thôi” - Lan Khuê băn khoăn.

Bà Nguyễn Thế Thanh, Phó Chủ tịch Hội Người mẫu Việt Nam, khẳng định việc cấpthẻ hành nghề cho người mẫu chính là cách siết chặt quản lý hệ thống người mẫu,người đẹp ở Việt Nam. Thế nhưng, rõ ràng hoạt động nghề chân chính hay chỉmượn danh nghề để làm bậy thuộc về quan điểm của mỗi người chứ không phụthuộc vào thẻ hành nghề.

Không tạo cách biệt

Theo người mẫu Lệ Hằng, biện pháp xử phạt hiệu quả khi quản lý bằng thẻ hànhnghề là người mẫu sẽ bị thu hồi thẻ hành nghề biểu diễn từ 1 tháng đến 24 thángnếu vi phạm những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cách xử phạt này chỉ có tácdụng đối với người mẫu thực sự làm nghề, còn nhiều người mẫu tự phong và khônghoạt động nghề thì biện pháp xử phạt cấm hành nghề chẳng có ý nghĩa gì. Vậy nên,có cấp thẻ hành nghề hay không cũng không tạo những cách biệt đáng kể giữangười sống bằng nghề và người chỉ cần có danh xưng người mẫu.

Thùy Trang

Theo nld.com.vn

3. Triển khai giao dịch điện tử trợ cấp BHXH ngắn hạnDoanh nghiệp và người lao động hưởng lợi

Theo Luật BHXH (sửa đổi) năm 2014, số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH ngắnhạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) sẽ ngày càng tăng.Trong khi đó, quy trình giải quyết và chi trả trợ cấp vẫn theo phương thức thủcông. Điều này đang đặt ra áp lực cải cách thủ tục hành chính (TTHC) chongành BHXH.

Áp lực từ TTHC

Lâu nay, việc giải quyết cũng như chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn vẫn được thựchiện theo quy định của Luật BHXH 2006. Theo đó, để giải quyết trợ cấp ngắn hạncho người lao động, đơn vị sử dụng lao động phải căn cứ hồ sơ, chứng từ là cácgiấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (Mẫu C65-HD), phiếu hội chẩnđể lập danh sách đề nghị, tính toán mức trợ cấp và chi trả kịp thời cho người laođộng. Sau đó, hằng quý, đơn vị tập hợp các chứng từ trên chuyển cho cơ quanBHXH để quyết toán. Trường hợp kinh phí 2% giữ lại không đủ chi trả thì đề nghị cơquan BHXH cấp bù phần chênh lệch cho đơn vị để bảo đảm chi trả kịp thời chongười lao động.

Nguồn: ITN

Phản ánh từ một số địa phương cho thấy, việc triển khai theo quy định trên đã bộc lộnhiều bất cập, như: Các đơn vị sử dụng lao động mất nhiều thời gian chi trả trực tiếpcho từng người lao động, thậm chí nhiều đơn vị cố tình chây ỳ không chi trả đúnghạn. Quy định phải chuyển cho cơ quan BHXH danh sách ký nhận của người laođộng cũng làm phát sinh thêm thời gian, công sức cho cả cơ quan BHXH và đơn vịsử dụng lao động. Đặc biệt, cơ quan BHXH chưa tận dụng được ưu thế của giaodịch điện tử và chữ ký số trong việc nhận và trả kết quả xét duyệt trợ cấp ngắn hạn;chưa tận dụng được dữ liệu người lao động do đơn vị sử dụng lao động lập (họ tên,số sổ BHXH, số thẻ BHYT…) mà phải tự nhập lại; tốn chi phí thuê Bưu điện chuyểntrả hồ sơ…

Đánh giá về quy trình giải quyết trên, BHXH Việt Nam cũng thừa nhận, thực hiện quytrình trên không những gây phiền hà về mặt thủ tục cho doanh nghiệp, người laođộng mà còn tạo gánh nặng về khối lượng công việc cho các cơ quan BHXH. Nhất làtrong bối cảnh hiện nay áp dụng theo Luật BHXH (sửa đổi) năm 2014, số đối tượnghưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe)tăng hơn rất nhiều so với Luật BHXH 2006. Thống kê cho thấy, trong năm 2015, cảnước có trên 7,52 triệu lượt người hưởng trợ cấp ngắn hạn với tổng số tiền hơn14.800 tỷ đồng (tăng 1,97% so với năm 2014). Trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh cótrên 1,18 triệu lượt người hưởng, tỉnh Đồng Nai có khoảng 1,14 triệu lượt ngườihưởng...

Cải cách để giảm phiền hà

Trước thực trạng trên, nhiều địa phương cho rằng, việc thực hiện giao dịch điện tửtrong lĩnh vực giải quyết và chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn đang trở nên cấp thiếthơn bao giờ hết. Đây cũng được xem là khâu đột phá nhằm cắt giảm TTHC, giảmgánh nặng về mặt thủ tục cho doanh nghiệp.

Trước đó, tuy chưa có quy định phải thực hiện giao dịch điện tử trong chi trả trợ cấpBHXH ngắn hạn nhưng nhằm bảo đảm người lao động nhận được tiền trợ cấp trongthời hạn theo quy định của Luật và giúp các đơn vị không phải mất thời gian tổ chứcchi trả trợ cấp cho người lao động, cơ quan BHXH TP Hồ Chí Minh đã triển khai chitrả trợ cấp ngắn hạn bằng giao dịch điện tử tại một số đơn vị có số lượng lao độnglớn. Kết quả cho thấy, đã giảm được phiền hà cho doanh nghiệp và người lao động.Từ kết quả thực hiện thí điểm thành công này, cơ quan BHXH TP Hồ Chí Minh vừaquyết định mở rộng hình thức chi trả các khoản trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sứcqua tài khoản ATM của người lao động. Theo đó, các đơn vị chi trả lương qua tàikhoản cá nhân người lao động có trách nhiệm cung cấp số tài khoản, tên (cả chinhánh) của ngân hàng cho cơ quan BHXH nơi đang thu BHXH. Trường hợp chưa cósố tài khoản hoặc cá nhân đề nghị được hỗ trợ mở tài khoản thì đơn vị liên hệ vớingân hàng nơi đang mở tài khoản thu BHXH để đề nghị. Cơ quan BHXH thanh toántoàn bộ chi phí mở tài khoản. Nếu đơn vị không hỗ trợ mở tài khoản cho người laođộng thì thông báo cho cơ quan BHXH (bằng văn bản), cơ quan BHXH sẽ chỉ địnhngân hàng mở thẻ và thanh toán chi phí mở tài khoản. Tài khoản người lao độngđược cơ quan BHXH sử dụng để chi trả trợ cấp ngắn hạn và các loại trợ cấp BHXHkhác.

Cách làm trên của cơ quan BHXH TP. Hồ Chí Minh nhận được ý kiến phản hồi tốt từngười lao động và doanh nghiệp. Thực tế phản ánh từ nhiều địa phương cũng chorằng, cải cách TTHC và giao dịch điện tử trong lĩnh vực này đang trở nên cấp thiết.Làm tốt việc này sẽ giúp ngành BHXH chi trả trực tiếp và kịp thời cho người lao độngqua tài khoản cá nhân của họ chứ không cần thông qua đơn vị sử dụng lao độngnhư hiện nay, tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho cơ quan BHXH, đơn vị SDLĐvà người lao động.

Giai đoạn 2016 - 2020, BHXH Việt Nam tiếp tục hiện đại hóa hệthống công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụvà tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Đồng thời, thông tinBHXH phải được tiếp cận dễ dàng nhằm cải thiện và phục vụ hệthống an sinh xã hội toàn dân. Đặc biệt, sau khi Luật BHXH có hiệulực thi hành từ ngày 1.1.2016 và các quy định về giải quyết chế độốm đau, thai sản, quản lý sổ BHXH được thực hiện, dự kiến giảmthêm 36 giờ, từ 81 giờ xuống còn 45 giờ. BHXH Việt Nam sẽ hoànthành chỉ tiêu Chính phủ giao, giảm được 290 giờ, từ 335 giờ/nămxuống 45 giờ/năm vào năm 2016.

Thái Yến

Theo daibieunhandan.vn

4. Xây dựng chính phủ điện tử: Làm "nhà" từ "móng"(HNM) - Đẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngàycàng tốt hơn là mục tiêu đã được Chính phủ đề ra và đang tập trung thực hiện.Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng chính phủ điện tử ở nước ta đang đặt ra nhiềuvấn đề cần được giải quyết tận gốc. Những ý kiến tại hội thảo do UBND TP HàNội và Viện Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam vừa tổ chức đã làm rõ điềunày.

Ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận “một cửa” của UBNDhuyện Chương Mỹ. Ảnh:

Không thể bỏ qua các nền tảng

Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) Nguyễn Phú Tiến cho rằng, hiện nay,100% bộ, ngành, địa phương có trang hoặc cổng thông tin điện tử cung cấp dịch vụcông trực tuyến mức độ 2. Người dân có thể tải về các mẫu văn bản, giấy tờ thủ tụchành chính. Nhưng số dịch vụ công trực tuyến ở mức 3-4 (nộp hồ sơ qua mạng) cảnước mới đạt 1-2%.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Hệ thống thông tin FPT Phạm Minh Tuấn, nước tađứng thứ 5 trong các nước Đông Nam Á và đứng thứ 93 trên thế giới về chính phủđiện tử (e-Gov), tụt 16 bậc so với năm 2012. Nguyên nhân chính khiến vị trí thấp, lạibị tụt hạng là vì ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này còn thấp. Tiếp theo là do thờigian triển khai dự án ứng dụng CNTT ở nước ta còn quá dài. Có những dự án ở ViệtNam phải mất 8 năm mới triển khai được thì dự án tương tự ở Campuchia chỉ mất18 tháng. "Các cơ quan, đơn vị có xu hướng quá cầu toàn, đòi hỏi phải có kiến trúchoàn hảo mới thực hiện. Nhưng mặt khác lại hay bỏ qua các nền tảng giống như xây

nhà mà bỏ qua phần móng như liên thông, tích hợp dữ liệu, an ninh thông tin…" -ông Phạm Minh Tuấn nhấn mạnh.

Hạn chế được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà nêu ra trong xâydựng chính phủ điện tử là chúng ta đã triển khai nhiều việc nhưng rất phân tán. Cácbộ có triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu nhưng quá sơ sài, không liên thông được vớicác tỉnh, thành phố. Ví dụ như hệ thống đăng ký doanh nghiệp của TP Hồ Chí Minhrất tốt nhưng lại chưa liên thông được với Bộ KH-ĐT. Ông Lê Mạnh Hà cảnh báo,nếu tiếp tục tái diễn tình trạng "lệch pha" như hiện nay, sẽ có những "đề án 112"khác trong tương lai. Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Phú Tiến cho biếtthêm: "Qua khảo sát, chúng tôi thấy đa số các cơ quan nhà nước được trang bị tracứu văn bản điều hành, nhưng không kết nối được với nhau. Nhiều nơi trang bị phầnmềm điều hành xử lý qua mạng, nhưng chủ yếu phục vụ công tác văn thư…".

Người đứng đầu quyết định hiệu quả

Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) Nguyễn Phú Tiến khẳng định, rất nhiềuchủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước về xây dựng chính phủ điện tử đãđược thể hiện rõ. Cơ hội, điều kiện xây dựng chính phủ điện tử đang rất thuận lợi.Mục tiêu cũng đã rõ ràng: Trong giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đạt 30% hồ sơ thủtục hành chính được xử lý trực tuyến ở mức độ 4; xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹthuật các cấp, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử đồng bộ, kết nối, bảo đảman toàn, an ninh thông tin; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốcgia; triển khai đô thị thông minh ít nhất tại 3 điểm; 100% văn bản không mật trìnhUBND tỉnh, bộ, Thủ tướng Chính phủ dưới dạng điện tử…

Tại Hà Nội, hướng xây dựng chính phủ điện tử bắt đầu đổi mới theo hướng "làm nhàtừ móng". Phó Giám đốc Sở TT-TT Đặng Vũ Tuấn cho biết, theo chỉ đạo của Chủtịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016-2020của thành phố là xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu then chốt dân cư, đất đai vàxây dựng. Đây là cơ sở nền tảng để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3-4 cho các tổ chức và công dân trên phạm vi toàn thành phố.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phú Tiến, có tình trạng là người dân chưa mặn mà vớiviệc nộp hồ sơ qua mạng nên khi triển khai xây dựng chính phủ điện tử, phải quantâm tạo thói quen mới cho người dân. Còn Tổng Giám đốc Công ty Hệ thống thôngtin FPT Phạm Minh Tuấn chia sẻ, kinh nghiệm của Đà Nẵng là phải đổi mới truyềnthông như làm video clip, hoạt hình để thu hút sự quan tâm của người dân. Ông nói:"Ứng dụng CNTT xây dựng chính phủ điện tử sẽ thay đổi quy trình làm việc hiệnnay; các cơ quan, đơn vị, địa phương phải làm tốt việc "quản lý thay đổi truyềnthống" ngay khi bắt tay vào thực hiện".

Đại diện Bộ KH-CN cho rằng, khó có thể khắc phục được tình trạng "lệch pha" khôngliên thông được các cơ quan, địa phương, nếu không có các chuẩn mở dùng chung.

Trả lời về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà khẳngđịnh, thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đangtriển khai theo hướng chuẩn mở. Việc chuyển giao đang được thực hiện. Phó Chủnhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cũng cho rằng, thời gian qua, thủ trưởngnhiều bộ, ngành, địa phương chưa đánh giá đúng vai trò của ứng dụng CNTT. Ôngnói: "Nếu quan tâm thì tình hình đã khác. Phải là các bộ trưởng quan tâm, chủ tịch(UBND tỉnh, thành phố) quan tâm mới thuận được. Còn nếu chỉ cấp phó quan tâmthì cũng không thể nhanh, cấp sở có tâm huyết, trách nhiệm đến mấy cũng khôngchuyển biến được". Đồng tình với quan điểm này, Tổng Giám đốc Công ty Hệ thốngthông tin FPT Phạm Minh Tuấn cho biết, ở nhiều tỉnh, thành phố, nếu lãnh đạo giaocho sở, ngành phụ trách thì gần như việc ứng dụng CNTT xây dựng chính phủ điệntử giậm chân tại chỗ. Kinh nghiệm làm việc với Quảng Ninh cho thấy, tất cả phải xuấtphát từ mệnh lệnh của người đứng đầu mới chuyển biến được.

Võ Lâm

Theo hanoimoi.com.vn

5. Địa phương đầu tiên liên thông hệ thống QLVB điệntử với VPCP

(Chinhphu.vn) - Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, Văn phòng Chính phủ (VPCP) phối hợp với UBNDThành phố Hồ Chí Minh liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép gửi,nhận văn bản điện tử giữa 2 cơ quan qua hệ thống Trục liên thông.

Đây là địa phương đầu tiên chính thức liên thônghệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP.

Sau thời gian triển khai thí điểm liên thông hệthống quản lý văn bản điện tử giữa VPCP vàUBND Thành phố Hồ Chí Minh, việc gửi, nhận vănbản điện tử giữa 2 cơ quan đã được thực hiệnthông suốt.

Cụ thể, Văn thư tại Văn phòng Chính phủ thựchiện thao tác phát hành văn bản điện tử trên phần mềm đang sử dụng. Văn bảnđược Trục liên thông tại Văn phòng Chính phủ tiếp nhận và chuyển tới UBND Thànhphố Hồ Chí Minh.

Phòng hành chính tại Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận văn bảnđến từ Trục liên thông qua Mạng truyền số liệu chuyên dùng và chuyển đến cán bộxử lý.

Ảnh minh họa

Sau quá trình xử lý của các đơn vị, cán bộ, chuyên viên thuộc UBND Thành phố HồChí Minh, văn thư cơ quan thực hiện phát hành văn bản điện tử đến Văn phòngChính phủ qua Trục liên thông.

Thông qua hệ thống, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ có thểtheo dõi tình trạng xử lý văn bản của UBND thành phố Hồ Chí Minh qua các bước:Tiếp nhận văn bản, trình lãnh đạo; phân công thực hiện; đang xử lý; hoàn thành.

Việc liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử giữa 2 cơ quan sẽ góp phần giảm tỷlệ sử dụng giấy tờ, giảm thời gian xử lý công việc, cung cấp công cụ để kiểm tra,giám sát quá trình thực thi công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác,góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quanquản lý nhà nước.

Tuy nhiên, quá trình triển khai đã phát hiện một số khó khăn cần được tháo gỡ như:Cán bộ được giao xử lý hồ sơ công việc chờ khi nhận được văn bản giấy mới xử lývăn bản điện tử nên dẫn đến tiến độ xử lý hồ sơ công việc chậm so với yêu cầu.

Bên cạnh đó, mặc dù văn bản điện tử đã được chuyển nhận qua Trục tới đơn vị,nhưng văn thư phải chờ có bản giấy để xin ý kiến Lãnh đạo Văn phòng để chuyểntới đơn vị, chuyên viên được giao. Do vậy, việc chuyển nhận văn bản điện tử trên hệthống mạng tới chuyên viên có độ trễ nhất định. Các bên cần nghiên cứu, thống nhấtquy trình tiếp nhận, xử lý văn bản để văn bản điện tử có thể chuyển tới đơn vị xử lýtrong thời gian ngắn nhất.

Liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử giữa Thành phố Hồ Chí Minh với VPCPcó ý nghĩa rất quan trọng. Đây là bước mở đầu để VPCP tiếp tục mở rộng liên thôngvăn bản điện tử với các bộ, ngành, địa phương khác.

Hoàng Diên

Theo chinhphu.vn

6. Hải quan và doanh nghiệp xuất khẩu: Nhìn lại một nămThông tư 38

Giúp giảm nhẹ thủ tục hành chính, nhưng lại khiến không ít doanh nghiệp cònđau đầu...

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam.

Đã tròn một năm kể từ khi Thông tư số 38/2015/TT-BTC - văn bản có tính cảicách mạnh mẽ và toàn diện về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan vàthuế xuất nhập khẩu - có hiệu lực, vào ngày 1/4/2015.

Trong nhiều điểm tiến bộ mới, cơ chế quản lý thay đổi cho loại hình doanh nghiệpchế xuất, sản xuất xuất khẩu được đánh giá đã mang đến những chuyển biến tíchcực, giúp giảm nhẹ thủ tục hành chính, nhưng lại khiến không ít doanh nghiệp cònđau đầu với nút thắt hoàn thuế, không thu thuế.

Ngoài ra, vấn đề báo cáo quyết toán và cách thức kiểm tra theo quy định mới cũngđặt ra nhiều thách thức cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc DeloitteViệt Nam, về tính thực thi của những quy định mới này trong một năm qua, cũng nhưxu hướng trong thời gian tới.

Không tránh khỏi lúng túng

Với kinh nghiệm tư vấn hải quan và thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệpnhiều năm qua, ông có chia sẻ gì về trong việc chuyển đổi cách thức quản lý mới nàycủa cơ quan hải quan đối với việc hoàn thuế, không thu thuế nguyên vật liệu nhậpkhẩu để sản xuất hàng xuất khẩu?

Theo quy định trước đây, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư để sảnxuất hàng xuất khẩu được hưởng ân hạn thuế 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khaihải quan.

Riêng đối với doanh nghiệp chế xuất thì nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thuộc đốitượng không chịu thuế. Cơ quan hải quan cũng áp dụng các thủ tục khác nhau nhằm

kiểm soát việc sử dụng nguyên liệu của doanh nghiệp theo đúng mục đích nhậpkhẩu như thủ tục đăng ký định mức sản phẩm, thanh khoản tờ khai trên hệ thống E-CUS, lập và nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế sau khi xuất khẩu sản phẩm.

Theo đó, định mức sản phẩm do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan và báocáo thanh khoản luôn là căn cứ chính để cơ quan hải quan phê duyệt hồ sơ hoànthuế, không thu thuế.

Tuy nhiên, do quá trình thực hiện phát sinh nhiều bất cập, hầu hết doanh nghiệpkhông thể đăng ký chính xác định mức sản phẩm trong các giai đoạn sản xuất khácnhau, dẫn đến báo cáo thanh khoản theo số liệu trên E-CUS không phản ánh đúngthực tế tiêu hao sản xuất.

Bên cạnh đó, với thời gian hạn chế để xử lý một bộ hồ sơ hoàn thuế - không thuthuế, việc cơ quan hải quan kiểm tra, xác minh định mức do doanh nghiệp khai báocũng là khó khả thi.

Nhằm tháo gỡ những bất cập nêu trên và giảm nhẹ thủ tục hành chính cho doanhnghiệp, tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, Bộ Tài chính đã bỏ thủ tụcđăng ký định mức và thanh khoản trên hệ thống hải quan.

Xét về bản chất, hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế là việc đối chiếu tờ khai xuất khẩusản phẩm đầu ra với tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệpđể xác định các nguyên liệu nào đã thực đi vào hàng xuất khẩu ra nước ngoài.Trêncơ sở đó, cơ quan hải quan sẽ tiến hành hoàn thuế nhập khẩu đã nộp hoặc khôngthu thuế nhập khẩu, đối với tờ khai còn trong thời gian ân hạn 275 ngày.

Như vậy, việc bỏ thủ tục đăng ký định mức tiêu hao và thanh khoản theo Thông tư38 cũng đồng nghĩa: cơ quan hải quan không còn công cụ để đối chiếu tờ khai nhập- xuất, mà quá trình hoàn thuế, không thu thuế thuần túy dựa trên thông tin do doanhnghiệp tự kê khai.

Vậy doanh nghiệp và cơ quan hải quan đã gặp khó khăn gì trong quá trình thực thichính sách mới này? Có cách gì để tháo gỡ khó khăn đó không?

Nhiều ý kiến nhận định rằng, với việc đơn giản hóa thủ tục, trao quyền cho doanhnghiệp tự quản lý định mức sản xuất và chỉ phải báo cáo nhập-xuất-tồn hàng năm,thì về cơ bản loại hình sản xuất xuất khẩu đã được đối xử bình đẳng với loại hình giacông, là đối tượng được miễn thuế nhập khẩu. Nói cách khác, việc áp dụng ân hạnthuế 275 ngày là không còn phù hợp do cơ quan hải quan không thể theo dõi thờihạn nộp thuế theo từng tờ khai như quy định trước đây.

Với cải cách mạnh mẽ khác biệt như trên, các cơ quan hải quan địa phương trongquá trình thực hiện đã không tránh khỏi lúng túng khi vẫn phải đảm bảo tránh thấtthu ngân sách do doanh nghiệp kê khai sai, kê khai không đầy đủ.

Thực tế, đến thời điểm đầu năm 2016, nhiều đơn vị hải quan vẫn yêu cầu doanhnghiệp nộp kèm báo cáo thanh khoản để được làm thủ tục hoàn thuế, không thuthuế theo cơ chế cũ.

Một số trường hợp, doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế theo quyđịnh mới nhưng chưa được cơ quan hải quan xử lý dẫn đến tồn đọng hồ sơ, số thuếphải tạm nộp lớn và phát sinh trong thời gian dài gây ảnh hưởng đáng kể đến luồngtiền cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thời điểm chính sách về thuế xuấtnhập khẩu chưa có sự thay đổi, giải pháp khả thi là cần có sự chỉ đạo thống nhất từcơ quan đầu ngành là Tổng cục Hải quan tới các cục, chi cục hải quan địa phươngđể giải quyết dứt điểm hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế còn tồn đọng trên cơ sởdoanh nghiệp kê khai, đúng theo tinh thần tại Thông tư 38.

Đồng thời, trên nguyên tắc quản lý rủi ro, cơ quan hải quan các cấp có thể tiến hànhkiểm tra hoàn thuế song song với kiểm tra sau thông quan để đánh giá dữ liệu khaibáo và khả năng tuân thủ của doanh nghiệp, tránh hoàn thừa, hoàn sai gây thất thungân sách Nhà nước.

Sẽ thay đổi căn bản cách tiếp cận hiện nay

Vậy doanh nghiệp có gặp rủi ro gì khi cơ quan hải quan vào kiểm tra sau thông quankhông, theo ông?

Đối với các hồ sơ hải quan đăng ký trước thời điểm Thông tư 38 có hiệu lực, việckiểm tra sau thông quan về nguyên vật liệu hầu hết dựa trên kết quả đối chiếu giữatồn kho thực tế tại doanh nghiệp và số tồn trên hệ thống thanh khoản hải quan E-CUS.

Đối với phát sinh chênh lệch (định mức đăng ký khác thực tế - PV), doanh nghiệp cóquyền giải trình và cơ quan hải quan sẽ tiến hành xem xét, nếu chưa đủ cơ sở chấpnhận giải trình của doanh nghiệp, cơ quan hải quan sẽ tiến hành ấn định thuế nhậpkhẩu, thuế giá trị gia tăng trên lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch.

Trong quá trình kiểm tra sau thông quan thời gian vừa qua, doanh nghiệpđã đưa rarất nhiều nguyên nhân giải trình cho chênh lệch tồn kho như đăng ký sai định mứcthiết kế, tỷ lệ phế liệu phế phẩm, nhầm lẫn mã vật tư hoặc sai sót về số liệu xuấtnhập khẩu…, tuy nhiên chưa có tiêu chí chung nào để cơ quan hải quan chấp nhậnhoặc không chấp nhận ý kiến giải trình.

Do thời hạn kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan đăng ký trước khi Thông tư 38 cóhiệu lực còn rất dài, đến tháng 3/2020, việc đưa ra một ba-rem hoặc tiêu chí chungkhi xem xét giải trình của doanh nghiệp là cần thiết nhằm tránh kết luận mang tínhchủ quan và bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Với những hồ sơ hải quan đăng ký sau ngày Thông tư 38 có hiệu lực, doanh nghiệpđã được trao quyền chủ động hơn khi tự quản lý, xây dựng định mức theo thực tếsản xuất và chỉ phải xuất trình khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra tại trụ sởdoanh nghiệp.

Điều này cũng đồng nghĩa, cơ quan hải quan sẽ không còn công cụ để tính toánchênh lệch tồn kho một cách trực tiếp như giai đoạn trước đây. Quá trình kiểm tra sựtuân thủ của doanh nghiệp về sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu, do đó, sẽ tậptrung làm rõ tính hợp lý của định mức sản xuất do doanh nghiệp tự xây dựng.

Ông đánh giá thế nào về xu hướng thanh tra, kiểm tra sau thông quan thời gian tớicủa cơ quan hải quan, với những thay đổi về phương thức quản lý theo Thông tư 38?

Có thể nói, dù việc áp dụng Thông tư 38 chưa tạo ra nhiều ảnh hưởng trong hoạtđộng kiểm tra sau thông quan năm 2015 do thời gian hiệu lực chưa dài, tuy nhiên vềdài hạn, sẽ thay đổi căn bản cách tiếp cận hiện nay khi kiểm tra tồn kho nguyên vậtliệu và đánh giá định mức tiêu hao nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự xây dựng vàtheo dõi.

Theo đó, trong trường hợp định mức do doanh nghiệp xây dựng phù hợp với thực tếtồn kho, tức không phát sinh chênh lệch, cơ quan hải quan cần căn cứ vào thực tếsản xuất, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp để đánh giá tính hợp lý của sốliệu khai báo và chỉ ra sai sót, vi phạm, nếu có.

Với thực tế hệ thống nội bộ của mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng và nhiều thôngtin, dữ liệu có thể không sẵn có, việc kiểm tra sau thông quan theo cơ chế mới sẽ đặtra yêu cầu rất cao về kỹ năng, nghiệp vụ kế toán và kiểm tra đối với cán bộ hảiquan.

Về phía doanh nghiệp, việc lưu trữ đầy đủ dữ liệu, chứng từ, đặc biệt là dữ liệu kho,dữ liệu sản xuất và phế phẩm, phế liệu là vô cùng quan trọng để chứng minh địnhmức sử dụng thực tế và giải đáp những câu hỏi từ cơ quan hải quan.

Để những đổi mới tích cực theo tinh thần của Thông tư 38 thực sự mang lại lợi íchcho doanh nghiệp, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơ quan hải quan cầnđổi mới công tác đào tạo, trang bị thêm các kiến thức cần thiết cho đội ngũ cán bộ,sắp xếp lại quy trình kiểm tra theo hướng sâu sát hơn vào thực tế quản lý hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo thu đúng, thu đủ, mà vẫn góp phầngiúp doanh nghiệp tự nâng cao tính tuân thủ về thủ tục hải quan.

Huy Minh

Theo vneconomy.vn

7. Ngành Tài chính: Tiếp tục hỗ trợ người dân, doanhnghiệp qua ứng dụng công nghệ thông tin

(HQ Online)- Mặc dù triển khai ứng dụng CNTT đã được 26 năm nhưng đến năm2011, Bộ Tài chính mới lần đầu tiên đưa ra một Kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTTcho toàn Ngành. Cho đến nay, ngành Tài chính cơ bản đã hoàn thành những mụctiêu đề ra trong Kế hoạch này, đặc biệt là phát triển thành công nhiều ứng dụng lớnphục vụ lợi ích của người dân, DN.

Cục Thuế Hà Nội hỗ trợ cho DN nộp quyết toán thuế qua mạng. (Ảnh: Hữu Linh)

Thành quả từ hiện đại hóa

Nhắc đến những ứng dụng CNTT phục vụ người dân, DN, trước hết phải nhắc đếnnhững thành quả trong lĩnh vực Thuế và Hải quan.

Thống kê đến hết năm 2015, số DN sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử đã lên tới511.801, đạt 99% tổng số DN đang hoạt động trong cả nước với tổng số trên 28 triệutờ khai nhận vào của hệ thống khai thuế qua mạng. Bên cạnh đó, 90,7% tổng số DNđang hoạt động cũng đã đăng ký tham gia nộp thuế điện tử qua cổng của Tổng cụcThuế, vượt gấp đôi mục tiêu Bộ Tài chính đặt ra 5 năm trước. Ngành Thuế cũngđồng hành cùng các ngân hàng thương mại để mở rộng triển khai dịch vụ nộp thuếđiện tử. Đến nay, 43 ngân hàng thương mại đã ký kết thoả thuận hợp tác đồng hànhcùng ngành Thuế để cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử. Chỉ tính riêng trong năm2015, ngành Thuế đã thu 104.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước qua cổng thuếđiện tử.

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế gắn với quá trìnhcải cách, rà soát, cắt giảm bớt các thủ tục hành chính thuế đã góp phần giảm thời

gian nộp thuế của DN từ 537 giờ/năm xuống còn 121,5 giờ/năm. Qua đó nâng caohiệu lực, hiệu quả hoạt động cho hệ thống thuế; thực hiện minh bạch hoá TTHCthuế.

Trong lĩnh vực Hải quan, cho đến nay, 100% cơ quan Hải quan các tỉnh, thành phốđã thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua Hệ thống thông quan tự độngVNACCS/VCIS. Song song với việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, năm 2014Tổng cục Hải quan đã nâng cấp các hệ thống vệ tinh của VNACCS/VCIS từ mô hìnhphân tán sang mô hình tập trung cấp Tổng cục. Kết quả là 100% các quy trình thủtục hải quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc tới cấp Chi cục.Hơn 99,65% DN tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử.

Sau 1 năm triển khai chính thức, tổng kim ngạch XNK thực hiện qua Hệ thống nàyđạt 451,71 tỷ USD với số lượng tờ khai là 11,4 triệu tờ khai, số lượng DN tham gia là66.000 DN. Việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian làm thủ tụchải quan cho DN, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan. Hiện nay, thờigian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng Xanh chỉ từ 3-5 giây, đối với hàngluồng Vàng, thời gian xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 2 giờ làm việc.

Triển khai hiệu quả Hệ thống VNACCS/VCIS cũng tạo tiền đề cho việc kết nối hệthống Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) với các bộ, ngành liên quan. Tới thời điểmhiện tại đã có 9/14 bộ, ngành kết nối. Thông qua NSW, DN, tổ chức, người dânkhông còn phải trực tiếp làm việc với từng cơ quan Nhà nước để hoàn thành cácTTHC trước khi hàng hóa, phương tiện được thông quan nên giảm bớt phiền hà, tiêucực; giảm chi phí cũng như thời gian chuẩn bị hồ sơ. Đến nay, về mặt số lượng,30% tổng số các TTHC cấp phép cho hàng hóa XNK và phương tiện vận tải xuấtnhập cảnh, quá cảnh đã được kết nối NSW.

Những kết quả nói trên đã nhận được sự ghi nhận tích cực từ phía người dân, DNvà các tổ chức liên quan.

Cung cấp 31 dịch vụ công cấp 3

Một trong những kết quả đáng chú ý nhất chính là 100% đơn vị của Bộ Tài chính từcấp tỉnh trở lên đều đã có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử đápứng được yêu cầu về tính chính xác và kịp thời phục vụ người dân, DN, các tổ chứctrong và ngoài nước. Theo thống kê đến hết năm 2015, ngoài Cổng Thông tin điện tửBộ Tài chính, ngành Tài chính còn có 110 Cổng/Trang Thông tin điện tử, trong đó tấtcả các cơ quan ở Trung ương như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy banchứng khoán Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; 63/63 đơnvị Thuế; 31/34 đơn vị Hải quan có; 1/2 đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán;10/10 tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.

Theo đánh giá, toàn bộ Cổng/Trang Thông tin điện tử nói trên đều bảo đảm cho tổchức, cá nhân truy nhập thuận tiện; bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội

dung; cập nhật thường xuyên và kịp thời với hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtchuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan; quy trình, TTHC được thực hiệnbởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiệnquy trình, TTHC, thời hạn giải quyết các TTHC; thông tin tuyên truyền, phổ biến,hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyênngành,…

Cũng sau 5 năm nỗ lực, đến nay, Bộ Tài chính đã cung cấp 31 dịch vụ công mức độ3 thực hiện 439 thủ tục hành chính. Trong đó, tại cơ quan Bộ có 57 thủ tục hànhchính ứng với 9 dịch vụ công, Thuế có 169 thủ tục hành chính ứng với 6 dịch vụcông, Hải quan có 102 thủ tục hành chính ứng với 5 dịch vụ công, Kho bạc có 20 thủtục hành chính ứng với 3 dịch vụ công, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có 91 thủtục hành chính ứng với 8 dịch vụ công. Đặc biệt, các dịch vụ công của Tổng cụcThuế và 5 dịch vụ công của Tổng cục Hải quan đạt mức độ 4, tương đương 35%trên tổng số TTHC.

3 mục tiêu cốt lõi

Bước sang năm 2016, Bộ Tài chính đã sớm chuẩn bị và chính thức ban hành Kếhoạch ứng dụng CNTT 5 năm 2016-2020 những nội dung kĩ lưỡng, mang tính chấtkhả thi cao với những dự án, công việc, đề cương chi tiết, cụ thể.

Chia sẻ kế hoạch này, ông Đặng Đức Mai - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tàichính cho biết, Bộ Tài chính đặt ra 3 mục tiêu cốt lõi cần phải đạt được. Trước hết làsẽ tập trung xây dựng các dịch vụ công tài chính (mức 3 và mức 4- mức độ dịch vụcông cao nhất) phục vụ người dân, DN và các tổ chức; gắn kết giữa ứng dụng CNTTvới cải cách hành chính, hiện đại hóa trong các lĩnh vực quản lý tài chính; tăngcường chia sẻ thông tin,... Thứ hai là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chínhvà các cơ sở dữ liệu chuyên ngành Tài chính theo công nghệ hiện đại; áp dụng cáccông cụ khai thác dữ liệu hiện đại hỗ trợ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý vàđiều hành. Hay nói cách khác là biến những dữ liệu, những con số thành thông tin vàmang lại giá trị cho người dùng. Thứ ba là hoàn thiện hạ tầng công nghệ, trong đónổi bật là hạ tầng truyền thông thống nhất toàn ngành phải được duy trì ổn định, antoàn, đảm bảo tất cả các ứng dụng cốt lõi có hệ thống dự phòng.

Thực hiện các mục tiêu này, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính sẽ triển khaitổng số 124 dự án và 256 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tiếp tục quan tâm phát triểncác ứng dụng CNTT phục vụ người dân, DN với các chỉ tiêu như 100% các dịch vụcông được cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 thông qua Cổng Thông tin điệntử Bộ Tài chính; 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4;tối thiểu 90% số người nộp thuế được tiếp cận đầy đủ, kịp thời các thông tin về thayđổi chính sách, TTHC thuế; 95% DN thường xuyên sử dụng các dịch vụ thuế điện tử;95% DN nộp thuế điện tử; 95% hồ sơ hoàn thuế được nộp và trả kết quả qua mạng;

80% cá nhân kinh doanh nộp thuế qua dịch vụ thuế điện tử hoặc qua hình thức xãhội hóa dịch vụ thu hộ,…

Ông Mai nhấn mạnh thêm: Đối với Bộ Tài chính, ngoài Kế hoạch ứng dụng CNTTchung của Ngành còn có 6 kế hoạch riêng của các đơn vị hệ thống sẽ được triểnkhai trong 5 năm tới. Vì thế, để thực hiện thành công kế hoạch của toàn Ngành, điềuquan trọng là phải phân khai kế hoạch cho tốt và luôn nắm vững mục tiêu để điềuchỉnh cho phù hợp. Bất cứ dự án hoặc một kế hoạch nào để triển khai đều cần phảicó sự phối hợp. Tới đây, Cục Tin học và Thống kê tài chính- đơn vị chủ trì cấp Bộ-sẽ tiếp tục duy trì sự phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị hệ thống thông qua việcthường xuyên giao ban định kỳ để cùng nhau thúc đẩy công việc và có những điềuchỉnh kịp thời khi có vướng mắc, khó khăn. Điều này sẽ là một trong giải pháp tíchcực để việc ứng dụng CNTT được suôn sẻ, đạt được những mục tiêu đã đặt ra hàngnăm và cả giai đoạn.

Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính sẽ triển khai tổng số124 dự án và 256 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tiếp tục quantâm phát triển các ứng dụng CNTT phục vụ người dân, DNvới các chỉ tiêu như 100% các dịch vụ công được cung cấptrực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 thông qua Cổng Thông tin điệntử Bộ Tài chính; 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lýtrực tuyến tại mức độ 4; tối thiểu 90% số người nộp thuếđược tiếp cận đầy đủ, kịp thời các thông tin về thay đổi chínhsách, TTHC thuế; 95% DN thường xuyên sử dụng các dịch vụthuế điện tử; 95% DN nộp thuế điện tử; 95% hồ sơ hoàn thuếđược nộp và trả kết quả qua mạng; 80% cá nhân kinh doanhnộp thuế qua dịch vụ thuế điện tử hoặc qua hình thức xã hộihóa dịch vụ thu hộ,…

Hồng Vân

Theo baohaiquan.vn

8. Bộ Tài chính đề xuất tăng phí môn bài gấp 2-3 lần:Doanh nghiệp, tiểu thương nóng ruột

ANTĐ - Theo dự thảo Nghị định về lệ phí môn bài do Bộ Tài chính đề xuất, sovới quy định hiện hành (từ năm 2002), lệ phí môn bài với doanh nghiệp sẽ tănggấp 2-3 lần, tùy theo quy mô vốn. Đối với hộ gia đình và hộ kinh doanh, mứcthu cao nhất là 1 triệu đồng/năm nếu doanh thu trên 300 triệu đồng.

Việc tăng thu lệ phí môn bài chưa nhận được sự đồng tình từphía doanh nghiệp và người dân

Tăng gấp 2-3 lần vì quy định cũ đã lạc hậu?!

Theo dự kiến của Bộ Tài chính, từ năm 2017, mức thu 2 triệu đồng sẽ áp dụng vớicác chi nhánh, các cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có vốnđăng ký từ 10 tỷ đến 100 tỷ đồng (doanh nghiệp vừa và nhỏ) nộp mức 5 triệuđồng/năm, vốn trên 100 tỷ đồng (doanh nghiệp lớn) nộp mức 10 triệu đồng/năm.Trong khi đó, theo quy định hiện hành, thuế môn bài được phân theo 3 mức, từ 1triệu đến 3 triệu đồng/năm.

Với các hộ kinh doanh, lệ phí môn bài cũng thay đổi so với trước đây khi không chiathành 6 mức. Thay vào đó, hộ gia đình, nhóm cá nhân có doanh thu từ 100 đến 300triệu đồng nộp phí 300.000 đồng/năm. Mức phí là 1 triệu đồng với hộ gia đình códoanh thu trên 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, hộ kinh doanh có doanh thu 1 nămdưới 100 triệu đồng không phải nộp lệ phí môn bài.

Lý giải về những thay đổi này, ngày 1-4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chobiết: “Mức thu hiện đang áp dụng theo Nghị định số 75/2002/NĐ-CP được ban hànhtừ năm 2002. Mức thu nhập của các đối tượng kinh doanh hiện nay đã khác nhiều sovới năm 2002 nên quy định này đã rất lạc hậu”.

Theo Bộ Tài chính, các mức thu trên được xây dựng theo mức lương tối thiểu thờiđiểm năm 2002 - chỉ là 290.000 đồng/tháng. Trong khi, mức lương tối thiểu hiện nayđã là 1,15 triệu đồng/tháng và sắp tới là 1,21 triệu đồng/tháng.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng khẳng định: “Đề xuất này không xuất phát từ sự khókhăn của ngân sách, việc điều chỉnh là để phù hợp với tình hình kinh doanh. Toàn bộlệ phí môn bài dùng để cân đối ngân sách địa phương nên không phải vì ngân sách

căng thẳng mà đề xuất tăng. Hiện nay, dự thảo đang trong giai đoạn lấy ý kiến và BộTài chính vẫn lắng nghe các ý kiến tham gia góp ý”.

Đâu chỉ có phí môn bài tăng

Trước khả năng lệ phí môn bài sẽ tăng mạnh, một số doanh nghiệp cho rằng, đềxuất như vậy là chưa hợp lý. Giám đốc 1 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựcquảng cáo chia sẻ: “Việc tăng phí môn bài như dự kiến sẽ khiến các doanh nghiệpthêm khó khăn. Hiện nay, doanh nghiệp đã phải “cõng” quá nhiều loại thuế, phí.Đáng chú ý là các loại thuế, phí này luôn có xu hướng tăng. Chi phí đối với thuế mônbài có thể không quá lớn nhưng với hàng loạt các loại thuế phí khác nữa thì việctăng phí môn bài sẽ chất tải thêm gánh nặng lên vai doanh nghiệp”.

“Bên cạnh đó, khoản thu này có tính chất ấn định, không căn cứ trên tình hình sảnxuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Tôi cho rằng, cần xem xét lại kiến nghịcủa Bộ Tài chính cho phù hợp hơn với thực tế”, vị giám đốc doanh nghiệp này nhậnxét.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thu Tâm, chủ hộ kinh doanh trên địa bàn quận Đống Đa(Hà Nội) cho biết: “Trước đây, đã có ý kiến từ các đại biểu Quốc hội cho rằng nên bỏthuế môn bài và không nên chuyển thành lệ phí, vậy mà cuối cùng Bộ Tài chính vẫnđề xuất thu theo hướng tăng lên như vậy. Nếu tăng thuế, những hộ kinh doanh đượcxem là “nhặt tiền lẻ” như chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng, thu nhập sẽ giảm bớt”.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty LuậtBasico, việc tăng phí môn bài lên mức trung bình 300% là không phù hợp. “Thứnhất, khoản thu này đã được thay đổi về bản chất từ thuế sang lệ phí. Đã là lệ phí,dùng đến đâu thì thu đến đấy, chứ không phải để tăng thu. Thứ hai, trong bất kỳtrường hợp nào, các khoản đóng góp ngân sách nếu phải tăng thì chỉ nên tăng từ1% đến tối đa 50%, chứ không thể nào tăng vọt lên 300% một lúc. Tăng sốc như thế,doanh nghiệp, người dân sẽ dễ bị sốc và dư luận sẽ khó chấp nhận”, ông Đức phântích.

Kinh doanh khó khăn nên phải tiết kiệm

“Hiện nay, mức thuế môn bài mà tôi đang nộp cho cơ quan thuế là 1 triệu đồng/năm.Đây là mức thu cố định nhiều năm nay, tôi cũng chưa thấy cán bộ thuế phổ biếnchính sách mới. Trường hợp nếu xác định thuế môn bài theo doanh thu như báo chíđưa tin, tính toán sơ bộ tôi thấy khoản tiền phải nộp có khả năng còn được giảmxuống.

Bởi nếu doanh thu mỗi năm trên 300 triệu mới phải đóng mức tương đương nhưhiện nay là 1 triệu đồng. Nếu doanh thu thấp hơn thì mức đóng chỉ là 300.000đồng/năm. Kinh doanh khó khăn nên tiết kiệm được khoản nào tốt khoản ấy”.

Anh Nguyễn Văn Hiệp - chủ phòng khám răng tại quận Đống Đa

Tăng lên gấp ba thì mệt mỏi quá

“Doanh số trung bình của cửa hàng khoảng 65 triệu đồng/tháng tuy nhiên trừ đi chiphí thuê nhà là 15 triệu đồng, tiền lương cho 3 nhân viên là 12 triệu đồng, tiền điệnvà một số chi phí khác thì doanh thu chỉ vào khoảng 35 triệu đồng/tháng. Như vậy,doanh thu cả năm rơi vào khoảng hơn 400 triệu đồng. Với doanh thu này nếu quyđịnh về lệ phí môn bài được thông qua thì tôi cũng chỉ phải đóng 1 triệu đồng/năm,tức là bằng mức cũ. Nếu được vậy thì dễ chấp nhận chứ nếu tăng lên gấp 3 thì mệtmỏi quá”.

Chị Hà Thu Thủy - chủ cửa hàng kinh doanh quần áo tại quận Hai Bà Trưng

Hùng Anh

Theo anninhthudo.vn

9. Thực hiện cơ chế xử lý vướng mắcCơ quan hải quan và doanh nghiệp gần nhau hơn

Cục Hải quan Hải Phòng là đơn vị đầu tiên vừa thực hiện ký kết cơ chế xử lývướng mắc với gần 20 Hiệp hội doanh nghiệp của cả nước. Đây được coi làmột động thái tích cực nhằm tăng cường hơn nữa công cuộc cải cách hànhchính, tạo sự thông thoáng, hiểu biết lẫn nhau giữa hải quan và doanh nghiệp,đáp ứng yêu cầu thông quan nhanh chóng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệpxuất nhập khẩu.

Tiếp tục thực hiện 3 giảm

Theo ông Nguyễn Tiến Lộc, Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng, thời gian qua,ngành Hải quan nói chung, Cục Hải quan Hải Phòng nói riêng đã rất nỗ lực triển khaicác giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Trongđó, Cục Hải quan Hải Phòng luôn là đơn vị tiên phong, thực hiện thành công nhiềuchương trình thí điểm về CCHC, hiện đại hóa của ngành Hải quan để từ đó triển khairộng trên địa bàn toàn quốc. Điển hình là việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ trongquản lý; áp dụng hệ thống máy soi công- ten- nơ; thực hiện hệ thống thông quanđiện tử tự động; triển khai thí điểm về kiểm tra chuyên ngành; thực hiện cơ chế mộtcửa quốc gia; áp dụng hệ thống máy quét mã vạch… Tất cả những việc làm đó đãgóp phần quan trọng giảm đáng kể nhiều thủ tục cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu,tạo được nhiều thiện cảm tốt đẹp và thúc đẩy việc tăng sản lượng hàng hóa làm thủtục hải quan qua cửa khẩu Hải Phòng.

Các đơn vị, doanh nghiệp làm thủ tục tại Chi cục Hải quancửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực 3. Ảnh: Duy Lân

Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng, doanh nghiệp vẫn than phiền về nhiều vướng mắcthực tế phát sinh khi làm thủ tục hải quan tại các chi cục hải quan cửa khẩu chưađược giải quyết kịp thời. Nguyên nhân từ cả hai phía và vấn đề đặt ra là phải cùngbàn bạc, cùng phối hợp mới giải quyết và giảm thiểu được. Hướng tới mục tiêu giảmnhiều hơn nữa cả về thời gian, chi phí và thủ tục cho doanh nghiệp, Cục Hải quanquán triệt tới từng cán bộ, công chức (CBCC) tinh thần cải cách- kỷ cương vàchuyên nghiệp, xây dựng đội ngũ hải quan tinh thông nghiệp vụ, chuyên nghiệp, cótinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, không vụ lợi. Để làmđược như vậy, cần có sự hợp tác chặt chẽ của các doanh nghiệp, phản ánh thôngtin kịp thời những vướng mắc, kể cả hiện tượng sách nhiễu của CBCC tới cơ quanhải quan, trong đó các hiệp hội doanh nghiệp có vai trò không nhỏ.

Với tinh thần thực sự cầu thị, Cục Hải quan Hải Phòng đã thành lập các tổ công táctrực tiếp kết nối, làm việc với khoảng 60 Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng của cảnước để thảo luận cơ chế tiếp nhận, xử lý vướng mắc một cách hiệu quả. Từ đó, tậphợp thành các nhóm vướng mắc và bàn bạc với các hiệp hội đề ra hướng xử lý, giảiquyết, là cơ sở cho nội dung ký kết. Các hiệp hội đều đánh giá rất cao thiện chí từngành Hải quan và nhiệt tình hưởng ứng, tham gia.

Thống nhất đầu mối tiếp nhận, xử lý

Qua làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp, Cục Hải quan đã xác nhận được 4nhóm vướng mắc chủ yếu khi làm thủ tục hải quan. Đó là vướng mắc phát sinh từcác văn bản quy phạm pháp luật; từ nhận thức về văn bản quy phạm pháp luật củacông chức hải quan và doanh nghiệp không thống nhất; việc thực hiện văn bản củacông chức hải quan và doanh nghiệp; về ý thức, thái độ của công chức hải quan khi

thực thi nhiệm vụ. Trên thực tế là còn một bộ phận công chức có ý thức, thái độ tácphong chưa chuẩn mực khi tiếp xúc, làm việc, gây bức xúc cho cộng đồng doanhnghiệp. Vì vậy, rất cần sự cộng tác của doanh nghiệp, trực tiếp phản ánh, cung cấpthông tin để xử lý nghiêm khắc và tức thời.

Đặt bút ký vào cơ chế xử lý vướng mắc, các hiệp hội doanh nghiệp và Hải quan HảiPhòng cùng thống nhất 2 cơ quan này là đầu mối tiếp nhận thông tin chính với nhiềuphương thức khác nhau như qua điện thoại, văn bản, email, tin nhắn hoặc trựctiếp… Trong trường hợp vướng mắc liên quan tới việc thông quan hàng hóa cần xửlý nhanh, doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp đối với đơn vị hải quan đang làmthủ tục cho lô hàng để được xử lý, giải quyết ngay, đồng thời tập hợp các vướngmắc về đầu mối hiệp hội doanh nghiệp hoặc Cục Hải quan Hải Phòng để phối hợpgiải quyết.

Các đơn vị, doanh nghiệp làm thủ tục tại Chi cục Hải quancửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực 3.

Đại diện các Hiệp hội đều bày tỏ sự đồng tình với quan điểm, ý tưởng của lãnh đạoCục Hải quan Hải Phòng trong việc thiết lập một cơ chế linh hoạt để tiếp nhận, xử lývướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục đối với hàng hóa XNK. Tuynhiên, điều cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng là việc tổ chức thực hiện phải đi vàothực chất và vấn đề đặt ra là làm sao để doanh nghiệp dám nói, dám phản ánh, đồngnghĩa với việc phải thực hiện nghiêm túc cơ chế đã ký kết. Trong đó, nội bộ ngànhHải quan vẫn cần tiếp tục có bước chuyển lớn hơn về nhận thức, về tinh thần phụcvụ doanh nghiệp, về yêu cầu bắt buộc cải cách mới mang lại kết quả như ý muốn.Cùng với đó là sự cộng tác của doanh nghiệp, nắm vững và hiểu rõ, hiểu đúng cácvăn bản quy phạm pháp luật, phối hợp chặt chẽ với ngành hải quan cùng giải quyết.

Theo Cục Hải quan Hải Phòng, định kỳ hàng năm, Cục và các hiệp hội sẽ đánh giákết quả thực hiện cơ chế xử lý vướng mắc, cần thiết có thể họp bất thường vớimong muốn doanh nghiệp làm thủ tục XNK hàng hóa sẽ được tạo điều kiện tốt nhấtcó thể.

Theo Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn TiếnLộc: những vướng mắc ở cấp chi cục có thể xử lý ngaytrong thẩm quyền của họ để giúp doanh nghiệp thôngquan hàng hóa nhanh, nếu mà đơn vị chần chừ, đẩytrách nhiệm lên cấp trên, lãnh đạo Cục Hải quan HảiPhòng sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứngđầu chi cục. Các vướng mắc thuộc thẩm quyền của CụcHải quan Hải Phòng sẽ được xử lý và trả lời ngay trongthời hạn không quá 5 ngày làm việc. Đối với các phảnánh về chấp hành kỷ cương, kỷ luật, phiền hà, sáchnhiễu của CBCC hải quan, Cục Hải quan Hải Phòng đềnghị nêu cụ thể, chính xác về cá nhân, đơn vị và nộidung vi phạm, Cục sẽ lập tức xác minh và xử lý ngaynếu có đủ căn cứ và thông báo tới hiệp hội doanhnghiệp trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc.

Hồng Thanh

Theo baohaiphong.com.vn

10. Ách chứng chỉ hành nghề vì… thiếu hướng dẫn(PL)- Từ ngày 1-3, kỹ sư, kiến trúc sư phải thi sát hạch khi cấp chứng chỉ hànhnghề nhưng không có hướng dẫn thi thế nào.

“Từ ngày 1-3, tạm ngưng tiếp nhận và không giải quyết cấp chứng chỉ hành nghềtrong lĩnh vực hoạt động xây dựng cho đến khi có quy định mới”. Phó phòng Quản lýchất lượng thuộc Sở Xây dựng TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Xuyên, cho biết. ÔngXuyên cho hay để tránh phiền hà, mất thời gian cho người dân, Sở đã thông báochính thức thông tin trên website của Sở.

Về lý do ngưng nhận, ngưng giải quyết cấp chứng chỉ hành nghề cho kỹ sư xâydựng, kiến trúc sư, ông Nguyễn Thanh Xuyên cho hay do vướng mắc quy định phápluật. Theo đó, Nghị định 59/2015 quy định sau ngày 1-3, các cá nhân có nhu cầu sửdụng chứng chỉ hành nghề thì phải thực hiện các thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ theo

quy định tại nghị định này. Thủ tục này hoàn toàn khác trước. Theo đó, người đềnghị cấp chứng chỉ không phải chỉ nộp hồ sơ với các văn bằng theo yêu cầu là đượcxét cấp mà bắt buộc phải qua một kỳ thi sát hạch. Điều 56 Nghị định 59 quy định nộidung kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề gồm hai nội dung: Kiến thứcchuyên môn, kiến thức pháp luật. Cơ quan cấp chứng chỉ, tức Sở Xây dựng là nơi tổchức kỳ thi. Bộ Xây dựng sẽ có trách nhiệm hướng dẫn về hội đồng sát hạch cấpchứng chỉ, nội dung thi, hình thức, thời gian để cấp mới, cấp lại chứng chỉ hành nghềcho kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư.

Sở Xây dựng cho hay Nghị định 59 có hiệu lực từ 5-8-2015 thế nhưng đến nay vẫnchưa có hướng dẫn về tổ chức kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề trong khiNghị định 12 cũ đã hết hiệu lực. Do đó, Sở phải tạm ngừng việc nhận, giải quyết việccấp chứng chỉ cho các kỹ sư, kiến trúc sư có yêu cầu. Các loại chứng chỉ hành nghềtrong hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân bao gồm khảo sát xây dựng, thiếtkế quy hoạch, thiết kế xây dựng và thẩm tra thiết kế xây dựng, giám sát thi công,kiểm định xây dựng, an toàn lao động xây dựng, định giá xây dựng, chỉ huy trưởngcông trình, giám đốc quản lý dự án. Theo Nghị định 59, chứng chỉ hành nghề có hiệulực trong thời hạn năm năm. Những chứng chỉ đã được cấp trước ngày 1-3 đượctiếp tục sử dụng đến khi hết hạn phải xin cấp lại theo quy định mới, tức phải tham giathi sát hạch.

Theo thống kê của Sở Xây dựng, trong năm 2015, sở này đã cấp 14.123 chứng chỉhành nghề trong hoạt động xây dựng cho các cá nhân, tổ chức. Việc ách cấp chứngchỉ hành nghề đang gây nhiều khó khăn cho đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư đang hoạtđộng trong lĩnh vực xây dựng lẫn các đơn vị liên quan.

Cẩm Tú

Theo plo.vn

11. Minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chínhQĐND - Thời gian qua, mặc dù công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính(TTHC) của Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tình trạngmột số người dân, doanh nghiệp phàn nàn về TTHC cùng những phiền hà,sách nhiễu do một số cán bộ, công chức gây ra.

Để khắc phục những hạn chế này, UBND TP Hà Nội mới đây đã ban hành Quyếtđịnh số 07/2016/QĐ-UBND, quy định rõ quy trình giải quyết TTHC cũng như tráchnhiệm của cán bộ, cơ quan thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giảiquyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc TPHà Nội.

Điểm đáng lưu ý về giải quyết hồ sơ trong quy trình thực hiện cơ chế một cửa liênthông là: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chủ trì tổ chức lấy ý kiến của các cơ quanphối hợp bằng văn bản. Cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời trong thời gian quyđịnh. Trên cơ sở giải quyết hồ sơ của các cơ quan phối hợp, cơ quan chủ trì thẩmđịnh, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ đến bộphận tiếp nhận và trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết, cơquan có trách nhiệm gửi lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do, nộidung cần bổ sung. Thời gian các cơ quan đã giải quyết lần đầu được tính trong thờigian giải quyết hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả liên hệ với cá nhân, tổ chứcđể chuyển văn bản xin lỗi của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (nếu là lỗi của côngchức khi tiếp nhận hồ sơ) và đề nghị bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan cótrách nhiệm. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết, cơ quan có tráchnhiệm thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo đượcnhập vào mục trả kết quả trong sổ theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo phải trongthời hạn giải quyết theo quy định. Trường hợp hồ sơ quá hạn giải quyết, cơ quan cótrách nhiệm (cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp) phải có văn bản gửi bộ phận tiếpnhận và trả kết quả cùng văn bản xin lỗi của cơ quan nêu rõ lý do quá hạn và thờihạn trả kết quả. Công chức của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhập sổ theo dõi hồsơ và phần mềm điện tử, thông báo thời hạn trả kết quả, chuyển văn bản xin lỗi củacơ quan làm quá hạn giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức…

Hà Nội đang nỗ lực cải cách hành chính, tạo sự hài lòng của người dân và doanhnghiệp khi đến làm việc tại các cơ quan hành chính của Thủ đô. Hy vọng rằng, vớinhững quy định chi tiết các bước thực hiện giải quyết TTHC nêu trên, Hà Nội sẽ tạobước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ của độingũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, để hình thành nềnhành chính phục vụ, thực sự vì dân.

Nam Trực

Theo qdnd.vn

12. Quận Nam Từ Liêm: Đi đầu trong xây dựng chínhquyền thân thiện và trách nhiệm

(Xây dựng) - Dù là quận mới thành lập, song Nam Từ Liêm đang được xem làmột trong những điểm sáng về cải cách hành chính trên địa bàn TP Hà Nội.Năm 2015 vừa qua, quận được Sở Nội vụ TP xếp hạng 2/30 quận, huyện, thị xãthực hiện tốt công tác cải cách hành chính. Kết quả này có được từ việc UBNDquận đã đẩy mạnh cơ chế 1 cửa, đơn giản hóa thủ tục, nâng cao ý thức tráchnhiệm và trình độ chuyên môn của cán bộ, viên chức, tạo bước đột phá về giải

quyết thủ tục hành chính hướng tới xây dựng một chính quyền thân thiện đểphục vụ người dân tốt hơn.

Đột phá trong cải cách hành chính

Đại hội Đảng bộ quận Nam Từ Liêm lần thứ I, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định mộttrong những nội dung trọng tâm là tạo bước đột phá trong cải cách hành chính, nângcao hiệu lực, hiệu quả của các tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chínhnhằm xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thông suốt, trong sạch,hiện đại và hiệu quả.

Với định hướng đó, ngay từ ngày đầu của năm nay (2016), UBND quận đã ban hànhquy chế phối hợp thực hiện dịch vụ công trực tuyến một số thủ tục hành chính.Người dân chỉ cần đăng ký khai báo về đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng kýthường trú, xóa đăng ký thường trú qua mạng gửi đến UBND các phường trongquận, sau 3 ngày làm việc kết quả được cán bộ trả tại nhà, người dân không phải bỏchi phí cho việc thực hiện.

Quận Nam Từ Liêm là đơn vị đầu tiên trong số 30 quận, huyện trên toàn thành phốđã đẩy mạnh cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông 3 trong 1 thủ tục hành chính.

UBND quận cũng đang chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thực hiện phối hợp liên thônggiải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Tài nguyên môi trường, Quản lý đôthị, Tài chính - Kế hoạch, Thuế…

Tăng cường giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến

Để công tác này mang lại hiệu quả, UBND quận Nam Từ Liêm thường xuyên chỉ đạocác đơn vị chủ động phối hợp với các sở, ngành TP rà soát TTHC thuộc các lĩnh vực

nhằm kịp thời sửa đổi, thay thế, bãi bỏ hoặc kiến nghị TP bãi bỏ những quy định,TTHC không cần thiết.

Đặc biệt, để tiếp tục rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, giảm số lần đilại của người dân và tổ chức đến cơ quan nhà nước, tháng 8 năm ngoái, Nam TừLiêm là quận tiên phong thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3 về đăng ký kinhdoanh, được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao. Về thực hiện giải quyết thủtục hành chính trực tuyến mức độ 3 đối với thủ tục hành chính liên thông 3 trong 1, 2trong 1, quận cũng là đơn vị đi đầu TP trong cấp đăng ký khai sinh - đăng ký hộ khẩuthường trú - thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi. Thủ tục này hiện được rút ngắn xuốngcòn 3 ngày thay vì 7 ngày như trước đây. Một số dịch vụ khác như đăng ký khai sinh- đăng ký thường trú rút xuống còn 2 ngày thay vì 11 ngày; đăng ký khai sinh - cấpthủ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi rút xuongs 2 ngày so với 16 ngày trước đây; đăng kýkhai tử - xóa đăng ký thường trú rút xuống 2 ngày thay vì 6 ngày như trước đây…

Cùng với thực hiện thủ tục hành chính 3 trong 1, quận còn thực hiện thủ tục hànhchính 4 trong 1 trong một số lĩnh vực, thực hiện giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 đốivới một số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp; liên thông thủ tục hành chínhtrong lĩnh vực cấp đăng ký kinh doanh và mã số thuế, đặc biệt là thực hiện liên thôngtrong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, đẩy nhanh tiến độ cấp giấyphép xây dựng…

Những cải tiến trong cấp phép xây dựng

Trong lĩnh vực cấp phép xây dựng, từ năm 2015, UBND quận Nam Từ Liêm chỉ đạoáp dụng giảm 15 ngày theo quy định xuống còn 10 ngày. Năm 2016, quận chỉ đạo cốgắng giảm thêm 2 ngày nữa. Giờ đây, việc cấp phép xây dựng công trình trên địabàn quận đã được rút xuống còn 7 ngày làm việc, người dân cũng chỉ phải đi lại 1lần, thay vì 2 lần như trước. Đây là điều không hề đơn giản nhưng lãnh đạo quậnyêu cầu cán bộ phải hết sức cố gắng.

Việc cấp phép xây dựng cho hộ bà Nguyễn Thị Dục - phường Đại Mỗ chỉ mất 7 ngàylàm việc, với 50.000 đồng lệ phí và 25.000 đồng chi phí hồ sơ.

Để thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng, liên thông cấp giấy chứng nhận số nhà vàmột số thủ tục khác, công dân chỉ cần đến nộp hồ sơ 1 lần, sau đó sẽ được gửi kếtquả tới nhà qua bưu điện.

Việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lần đầu, theo ông Nguyễn Trung Nghĩa -Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường - người dân có thể nộp hồ sơ tại bộ phận 1cửa của quận hoặc phường. Giờ đây, việc nâng cao trách nhiệm cấp phường tronggiải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này đã góp phần giảm tải cho cấpquận rất nhiều. Sau khi giải quyết xong, phường chuyển hồ sơ lên Phòng Tài nguyênMôi trường. Phòng sẽ dành 7 ngày để thẩm định, sau đó chuyển thông tin tới Chi cụcThuế và Văn phòng đăng ký đất đai, trước khi đồng chí Phó Chủ tịch phục trách lĩnhvực xem xét, ký Quyết định và Giấy chứng nhận, rồi trả kết quả cho công dân.

Việc thực hiện liên thông trong cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu, thông báo nộpthuế và lệ phí trước bạ tại quận Nam Từ Liêm rút ngắn xuống còn 45 ngày, thay vì 55

ngày như trước đây.

Lấy mức độ hài lòng của người dân làm thước đo

Việc rút gọn thời gian trả kết quả, người dân rút ngắn thời gian đi lại được người dânvà doanh nghiệp trên địa bàn đánh giá cao.

Cùng với đơn giản hóa TTHC, để ngày càng phục vụ tốt người dân, UBND quận đầutư cài đặt phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân khi đến giải quyết TTHC.Mục tiêu của phần mềm này nhằm thể hiện sự minh bạch, người dân tự kiểm soátđược cán bộ. Quận cũng sẽ tăng cường thanh tra thường xuyên và đột xuất để kịpthời xử lý nghiêm những vụ việc liên quan đến giải quyết TTHC gây bức xúc trongnhân dân.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, năm 2016 này, quận Nam Từ Liêm tiếp tục xác địnhCCHC là điểm đột phá với mục đích là xây dựng chính quyền điện tử, gần dân. Đểcó thể làm tốt việc này, quận đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của quận rà soátlại từng thủ tục hành chính để xây dựng lại quy trình; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin cho 100% các phường, các phòng, ban chuyên môn. Đặc biệt,để người dân gần với chính quyền, quận Nam Từ Liêm tiếp tục tập trung xây dựngđội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, trong đó, đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việccủa cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính nhà nước.

Ông Nguyễn Minh Giảng, Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (ngoàicùng bên trái) chia sẻ, những cải tiến trong công tác giải quyết thủ tục hành chính đã

giúp tạo thuận lợi rất nhiều cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Giờ đây, quận Nam Từ Liêm được biến đến không chỉ là một trong những quận năngđộng của Thủ đô, hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, mà còn là điểm sáng của Thủ đôvới những những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính. Năm2015, UBND quận Nam Từ Liêm được Sở Nội vụ Hà Nội đánh giá đứng thứ 2/30quận, huyện, thị xã trên toàn TP Hà Nội về công tác CCHC chính là sự ghi nhận chonhững nỗ lực của cán bộ, viên chức của quận trẻ nhất của Hà Nội.

Tuấn Đông

Theo baoxaydung.com.vn

13. Thành phố Nam Định đẩy mạnh cải cách hành chínhtheo cơ chế "một cửa"

Xác định cải cách hành chính (CCHC) theo cơ chế “một cửa” là khâu then chốt tronglộ trình CCHC, thời gian qua, Thành phố Nam Định đã tập trung nâng cao chất lượnghoạt động của bộ phận “một cửa”, đảm bảo cho việc thực hiện cơ chế “một cửa” ởcấp thành phố và phường, xã đi vào hoạt động nền nếp và đạt hiệu quả cao, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thành phố hiện có một Trung tâm giao dịch hành chính “một cửa” và 25 bộ phận tiếpnhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính ở 25 phường, xã. Để nâng cao chấtlượng hiệu quả hoạt động của bộ phận “một cửa” theo mục tiêu “3 giảm”: giảm thủtục, giảm thời gian và giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp

và công dân khi đến giao dịch, UBND Thành phố Nam Định đã chỉ đạo các phòngchuyên môn, UBND các phường, xã tổng rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hànhchính, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành, tổ chức tiếp nhận, xử lý kiến nghị của cánhân, tổ chức theo quy định tại Nghị định 20/2008 của Chính phủ. Đồng thời yêu cầuVăn phòng UBND thành phố và UBND các phường, xã công khai, minh bạch các thủtục hành chính, quy trình giải quyết công việc, mức phí, lệ phí tại bộ phận tiếp nhậnvà trả kết quả theo cơ chế “một cửa”; niêm yết đường dây nóng để các tổ chức, cánhân đến làm việc phản ánh, kiến nghị khi có nhu cầu. Đồng thời thường xuyên đầutư cơ sở vật chất, trang thiết bị; kiện toàn, phân công cán bộ phụ trách kiểm soát thủtục hành chính ở địa phương. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại bộphận một cửa từ thành phố đến các phường, xã được bố trí đủ về số lượng và từngbước được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, hỗ trợ,phục vụ trực tiếp cho nhân dân. Để nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, xử lýthủ tục hành chính của công dân, đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận một cửa đượclựa chọn theo đúng trình độ chuyên môn, có năng lực, phẩm chất đạo đức. Trongcác ngày làm việc luôn có 6 đến 8 cán bộ kiêm nhiệm trực sẵn sàng giải quyết yêucầu của nhân dân. Mọi thủ tục, quy định về mức lệ phí được niêm yết công khai,minh bạch. UBND thành phố thường xuyên quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống thiếtbị điện tử phục vụ việc xếp hàng và hướng dẫn thủ tục hành chính ở các lĩnh vựcqua màn hình cảm ứng điện tử, đồng thời đầu tư phần mềm theo dõi, cập nhật kếtquả trên mạng đã tạo điều kiện cho khách đến giao dịch chủ động tra cứu các thôngtin hướng dẫn, tra cứu kết quả thụ lý hồ sơ, thủ tục hành chính để thực hiện chứcnăng giám sát của mình. Hiện nay, Trung tâm giao dịch hành chính “một cửa” thànhphố đang thực hiện 15 thủ tục của 7 phòng, ban; thực hiện việc nhận, trả kết quả vàocả ngày nghỉ trên các lĩnh vực tư pháp, đất đai, xây dựng. Từ đầu năm 2016 đếnnay, Trung tâm giao dịch hành chính “một cửa” thành phố tiếp nhận 1.900 thủ tụchành chính, đã giải quyết 1.836 thủ tục. Các hồ sơ tiếp nhận và giải quyết được tổnghợp đầy đủ vào sổ ghi chép; giải quyết theo đúng quy định, có giấy hẹn đến nhận kếtquả.

Cán bộ phường Vị Hoàng giải quyết thủ tục hành chính phục vụnhân dân.

Cùng với hoạt động của Trung tâm giao dịch hành chính “một cửa”, UBND thành phốcòn thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tạicơ sở tại các phường, xã. Hằng năm, UBND thành phố chỉ đạo Phòng Nội vụ kiểmtra, hướng dẫn việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại các phường, xã. Qua kiểm tra đãkịp thời phát hiện những tồn tại, đồng thời kiến nghị khắc phục, giúp UBND cácphường, xã nâng cao chất lượng hoạt động tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theocơ chế “một cửa”, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân đến giao dịch mộtcách thuận lợi… Đến nay, cả 25 phường, xã đều đã bố trí được phòng làm việc củabộ phận tiếp nhận và trả kết quả cơ bản bảo đảm theo quy định; 100% đơn vị trangbị được máy in, tủ đựng tài liệu, máy vi tính có máy tính kết nối mạng internet và cóphần mềm chuyên dụng phục vụ hoạt động. Bên cạnh đó, các phường, xã còn thựchiện việc công khai hóa thông tin, niêm yết các thủ tục hành chính đã tạo điều kiệncho tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin được thuận tiện. Duy trì nghiêm túc chế độlàm việc sáng thứ bảy hằng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính phục vụnhân dân. Nhiều đơn vị phường, xã đã vận hành tốt hoạt động tại bộ phận “mộtcửa”, khắc phục được sự nhũng nhiễu, hiện tượng tiêu cực, gây phiền hà cho ngườidân và doanh nghiệp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí,thời gian, công sức của nhân dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.Phường Vị Hoàng nằm ở trung tâm Thành phố Nam Định, có nhiều cơ quan hànhchính đóng trên địa bàn. Hằng ngày, số lượng tổ chức và cá nhân đến giao dịchcông việc, thực hiện các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa đông. Nhằm thựchiện tốt nhiệm vụ, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội trên địa bàn, Đảng ủy, UBND phường đã quan tâm đầu tư xây dựng bộ phận tiếpnhận và trả kết quả một cửa đúng quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân.Đồng chí Ngô Đức Thanh, Chủ tịch UBND phường cho biết: Để nâng cao hiệu quảcông tác của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ

chế “một cửa”, phường đã giành 1/3 diện tích tầng một để làm phòng giao dịch vàđầu tư các trang thiết bị theo yêu cầu. Đồng thời bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩmchất đạo đức để giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ nhân dân. Từ khi triểnkhai hoạt động theo cơ chế “một cửa” đến nay, các hồ sơ đều được trả đúng hẹn,không có đơn thư khiếu kiện của người dân đối với bộ phận “một cửa”.

Việc đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” ở Thànhphố Nam Định đã tạo sự chuyển biến rõ nét về hiệu quả xử lý các thủ tục hànhchính; tạo môi trường thông thoáng, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của thành phố phát triển. Thời gian tới, Thành phố Nam Định tiếp tục đầu tư,nâng cấp cơ sở vật chất cho Trung tâm giao dịch hành chính “một cửa” thành phố và25 phường, xã; có cơ chế hỗ trợ kinh phí trách nhiệm cho cán bộ trực giải quyết thủtục theo cơ chế “một cửa”. Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục theo cơ chế “mộtcửa” từ thành phố đến phường, xã. Thực hiện tốt cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản ánh,kiến nghị của nhân dân theo Nghị định 20/2008/NĐ-CP ngày 14-2-2008 của Chínhphủ trên trang điện tử và trực tiếp tại Trung tâm giao dịch hành chính “một cửa”. Xâydựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của công dân, tổ chức với Trung tâm giaodịch hành chính “một cửa” thành phố. Xác định gắn cải cách thủ tục hành chính vớiquy chế dân chủ trên cơ sở công khai minh bạch, dân chủ trong mọi hoạt động củacơ quan Nhà nước hướng tới phục vụ tốt các yêu cầu của nhân dân./.

Văn Trọng

Theo baonamdinh.com.vn