65
TRƢỜNG ĐẠI HC LÂM NGHIP KHOA LÂM HC ----------o0o---------- KHÓA LUN TT NGHIP NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHU KKINH DOANH HIU QURNG TRỒNG KEO TAI TƢỢNG (Acacia mangium Willd.) TẠI CÔNG TY XUÂN SƠN, THCH THÀNH, THANH HÓA NGÀNH: LÂM SINH MÃ NGÀNH: 7620205 Giáo viên hướng dn : ThS. Trn ThMai Sen ThS. Lê Hng Liên Sinh viên thc hin : Võ ThTho Mã sinh viên : 1553010106 Lp : K60 - LS Khóa : 2015 - 2019 Hà Ni - Năm 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA LÂM HỌC

----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHU KỲ KINH DOANH HIỆU QUẢ

RỪNG TRỒNG KEO TAI TƢỢNG (Acacia mangium Willd.)

TẠI CÔNG TY XUÂN SƠN, THẠCH THÀNH, THANH HÓA

NGÀNH: LÂM SINH

MÃ NGÀNH: 7620205

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Mai Sen

ThS. Lê Hồng Liên

Sinh viên thực hiện : Võ Thị Thảo

Mã sinh viên : 1553010106

Lớp : K60 - LS

Khóa : 2015 - 2019

Hà Nội - Năm 2019

Page 2: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn
Page 3: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Đƣợc sự nhất trí của Ban giám Hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa

Lâm học, dƣới sự hƣớng dẫn của cô Trần Thị Mai Sen và cô Lê Hồng Liên đã

giúp tôi tiến hành và thực hiện khóa luận “Nghiên cứu xác định chu kỳ kinh

doanh hiệu quả rừng trồng Keo tai tƣợng (Acacia mangium Willd.) tại

công ty Xuân Sơn, Thạch Thành, Thanh Hóa” để hoàn thành chƣơng trình

đào tạo hệ chính quy của trƣờng Đại học Lâm Nghiệp khóa học 2015 – 2019.

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận

đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô giáo và các bạn học trƣờng Đại học

Lâm Nghiệp trong suốt quá trình thực hiện. Nhân cơ hội này, tôi xin gửi lời

cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã

truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản nhất về chuyên môn, cũng nhƣ tạo

điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt những năm học tập và

nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Trần

Thị Mai Sen và cô giáo ThS. Lê Hồng Liên đã tận tình trực tiếp hƣớng dẫn và

theo dõi tôi trong suốt quá trình làm đề tài khóa luận.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng với trình độ chuyên môn của tôi và thời

gian tiến hành còn hạn chế nên bài luận văn khó có thể tránh khỏi những sai

sót, rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, đóng góp, bổ sung ý kiến của các thầy,

cô giáo và các bạn để bài luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 18 tháng 5 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Võ Thị Thảo

Page 4: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 2

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................ 2

1.1.1 Sự phát hiện loài Keo tai tƣợng .............................................................. 2

1.1.2 Các nghiên cứu về Keo tai tƣợng ............................................................. 2

1.1.3 Nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh ........................................................... 4

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................. 6

1.2.1 Sự phát hiện loài Keo tai tƣợng ............................................................... 6

1.2.2 Nghiên cứu xác định chu kỳ kinh doanh.................................................. 6

1.3. Thành thục sản lƣợng và thành thục kinh tế ............................................ 10

CHƢƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 12

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 12

2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12

2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 13

CHƢƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH

SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY XUÂN SƠN, THẠCH THÀNH, THANH HÓA

......................................................................................................................... 20

3.1 Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 20

3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 20

3.1.2 Địa hình, địa mạo ................................................................................... 20

3.1.3 Điều kiện về khí hậu, thủy văn .............................................................. 21

3.2. Mô hình sản xuất kinh doanh của công ty Xuân Sơn .............................. 21

Page 5: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

3.2.1 Đất đai, thổ nhƣỡng ................................................................................ 21

3.2.2 Quy trình trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng ............................................. 22

3.2.3 Hiện trạng và tài nguyên rừng trồng tại công ty Xuân Sơn ................... 24

3.3. Điều kiện kinh tế – xã hội ........................................................................ 26

3.3.1 Kinh tế ................................................................................................... 26

3.3.2 Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực ............................................. 26

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 28

4.1. Đánh giá sinh trƣởng và sản lƣợng rừng trồng Keo tai tƣợng ở các tuổi

khác nhau ......................................................................................................... 28

4.2. Tỷ lệ thể tích và sản lƣợng của các loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng ở các

tuổi khác nhau ................................................................................................. 30

4.2.1 Tỷ lệ thể tích các loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng ................................. 30

4.2.2 Sản lƣợng các loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng...................................... 31

4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế (NPV, IRR, BCR) của rừng trồng Keo tai

tƣợng ở các tuổi khác nhau ............................................................................. 32

4.3.1 Giá bán các loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng ......................................... 32

4.3.2 Tính chi phí và thu nhập cho 1 ha rừng Keo tai tƣợng ở các tuổi khác nhau . 32

4.4 Đề xuất lựa chọn chu kỳ kinh doanh hợp lý theo hƣớng ổn định và tối ƣu

hoá lợi nhuận của rừng trồng Keo tai tƣợng ................................................... 42

CHƢƠNG V KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ .................................... 46

5.1. Kết luận .................................................................................................... 46

5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 47

5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 50

Page 6: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

BCR Tỷ suất thu nhập trên chi phí

NPV Giá trị hiện tại thuần

IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

LN Lợi nhuận

Cx Chi phí sản xuất

OTC Ô tiêu chuẩn

BNN Bộ nông nghiệp

PTNT Phát triển nông thôn

TCLN Tiêu chuẩn lâm nghiệp

GTSX Giá trị sản xuất

Page 7: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng .................................................. 13

Bảng 2.2: Điều tra giá bán các loại gỗ Keo tai tượng tại công ty Xuân Sơn . 15

Bảng 2.3: Bảng xử lý số liệu các chỉ tiêu lâm học .......................................... 15

Bảng 2.4: Bảng xử lý số liệu phân loại sản phẩm gỗ tròn và tính trữ lượng

cho từng loại .................................................................................................... 16

Bảng 3.1: Diện tích rừng tại công ty Xuân Sơn .............................................. 25

Bảng 3.2: Loài cây trồng chính....................................................................... 26

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng Keo tai tượng ở các tuổi

khác nhau ........................................................................................................ 28

Bảng 4.2: Tỷ lệ thể tích các loại sản phẫm gỗ keo tai tượng (1 - 4) ở các tuổi

khác nhau ........................................................................................................ 30

Bảng 4.3: Sản lượng các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng ( 1 - 4) ở các tuổi

khác nhau tính cho 1 ha .................................................................................. 31

Bảng 4.4: Giá bán các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng tại công ty Xuân Sơn

......................................................................................................................... 32

Bảng 4.5: Thu nhập từ bán các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng ở các tuổi

khác nhau ........................................................................................................ 33

Bảng 4.6: Tỷ lệ thu nhập của từng loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng ( 1- 4)34ở

các tuổi khác nhau tính cho 1 ha .................................................................... 34

Bảng 4.7: Tổng hợp chi phí trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ 01 ha rừng Keo

tai tượng ở các tuổi khác nhau (Phụ lục 1)..................................................... 36

Bảng 4.8: Giá trị thu nhập hiện tại (BPV), giá trị chi phí hiện tại (CPV) và lợi

nhuận thuần hiện tại (NPV) cho 1 ha Keo tai tượng cho các phương án

khai thác ở các tuổi 4,5,6,7,8 và 10 ............................................................... 38

Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu tài chính tính cho 01 ha Keo tai tượng ở các

phương án khai thác ở các tuổi khác nhau ..................................................... 40

Bảng 4.10: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận tính cho 1 ha rừng keo tai tượng

ở các mô hình kinh doanh khác nhau .............................................................. 41

Page 8: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

Bảng 4.11: NPV trong kinh doanh 1 ha rừng Keo tai tượng ở các chu kỳ kinh

doanh khác nhau với các mức lãi suất vay khác nhau .................................... 43

Bảng 4.12: NPV từ 1 chu kỳ kinh doanh và 1 chu kỳ giao đất (nhiều chu kỳ

kinh doanh) ...................................................................................................... 44

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Tăng trưởng về trữ lượng (M) của lâm phần Keo tai tượng ở các

tuổi khác nhau ................................................................................................. 29

Page 9: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, tài nguyên rừng tự nhiên của nƣớc ta ngày càng cạn kiệt, nhà

nƣớc đã có chủ trƣơng đóng cửa rừng tự nhiên nhằm: duy trì tính đa dạng sinh

học, bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng chống lũ lụt… làm cho sức ép về kinh tế

đối với rừng trồng ngày càng cao. Đặc biệt đối với vùng trung du miền núi,

đời sống của ngƣời dân phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Bên cạnh đó, nhu cầu

sử dụng sản phẩm lâm nghiệp ngày càng lớn, vì vậy rừng trồng cung cấp sản

phẩm gỗ chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và kinh doanh

lâm nghiệp nói riêng.

Công ty Xuân Sơn là doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Thạch

Thành, tỉnh Thanh Hóa, có ngành nghề kinh doanh chính là: trồng, chăm sóc,

quản lý bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác… Từ năm 2016, với sự hỗ

trợ của chính quyền địa phƣơng, công ty Xuân Sơn đã thực hiện thí điểm mô

hình trồng rừng FSC cho các nhóm hộ trồng Keo tại huyện Thạch Thành, với

mục tiêu tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho chế biến xuất khẩu, sản phẩm

chế biến từ gỗ có chứng chỉ FSC sẽ đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện tại

công ty đã phát triển đƣợc trên 1700 ha trồng rừng FSC với 1.351 hộ tham

gia, tổ chức sản xuất theo 157 nhóm thuộc 8 xã trên địa bàn huyện Thạch

Thành. Dự kiến năm 2019, diện tích sẽ đƣợc mở rộng 3.000 ha.

Keo tai tƣợng có rất nhiều ƣu điểm so với các loài cây mọc nhanh rừng

trồng nguyên liệu khác. Hiện nay, rừng trồng Keo tai tƣợng thuộc công ty

Xuân Sơn nói riêng và ở hầu hết các Lâm trƣờng - Công ty lâm nghiệp trên cả

nƣớc ta, chu kỳ kinh doanh thƣờng đƣợc xác định khoảng 6 - 7 năm theo kinh

nghiệm chủ quan của chủ rừng, chƣa có bất cứ nghiên cứu nào nhằm xác định

chu kỳ kinh doanh Keo tai tƣợng hiệu quả nhất về mặt kinh tế. Nhƣ vậy, để

kinh doanh rừng trồng Keo tai tƣợng tại Thạch Thành, Thanh Hóa đạt hiệu

quả kinh tế cao nhất thì việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định chu kỳ

kinh doanh hiệu quả rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)

tại công ty Xuân Sơn, Thạch Thành, Thanh Hóa” là rất cần thiết. Kết quả

nghiên cứu sẽ góp phần xác định đƣợc tuổi thành thục tài chính của Keo tai

tƣợng và đề xuất lựa chọn chu kỳ kinh doanh hợp lý theo hƣớng ổn định và

tối đa hóa lợi nhuận cho loài cây trồng đa tác dụng này tại địa phƣơng.

Page 10: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

2

CHƢƠNG I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Sự phát hiện loài Keo tai tượng

Theo Gunn và Midgley (1991) [8], Keo tai tƣợng (Acacia mangium Willd.)

là loài cây mọc nhanh có biên độ sinh thái khá rộng. Keo tai tƣợng phân bố tự

nhiên ở phía Bắc Australia, Papua New Guinea, Đông Indonesia. Vùng phân bố

chính rộng nhƣng không liên tục từ vĩ tuyến 8º – 19º vĩ Nam. Thƣờng phân bố

ở những nơi có độ cao rất thấp từ 10 – 400 m và không vƣợt quá 800 m. Loài

này đã đƣợc đem trồng thành công ở Sabah (Malaysia), Philippines, Hawai,

Costa Rica và nhiều nơi khác. Ở Indonesia, Keo tai tƣợng cũng đƣợc trồng từ

những năm 1940. Ở Thái Lan, Keo tai tƣợng đã đƣợc đƣa vào trồng từ năm

1935, nhƣng đến năm 1964 trở lại đây mới đƣợc phát triển mạnh. Năm 1961,

Trung Quốc đã nhập khoảng 50 loài từ Australia vào trồng thử nghiệm, song

chỉ một số loài có triển vọng và đƣợc gây trồng trên diện rộng, trong đó có

Keo tai tƣợng. Ở nhiều nƣớc, Keo tai tƣợng đƣợc trồng với mục đích kinh tế.

Ngày nay, loài cây này đang đƣợc mở rộng ở nhiều nƣớc điển hình nhƣ:

Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Ấn Độ, Nigieria, Tanzania, Băng-

la-đét, Trung Quốc, Mỹ,…

1.1.2 Các nghiên cứu về Keo tai tượng

- Về giá trị sử dụng

Haruni Krisnawati và cộng sự (2008 – 2010) [9] đã đƣa ra kết luận, gỗ

Keo tai tƣợng thích hợp cho bột giấy, ván dăm, dăm gỗ, có tiềm năng cho gỗ

xẻ, gỗ công nghiệp, đồ nội thất,… Gỗ Keo tai tƣợng cho nhiệt lƣợng 4800 đến

4900 Kcal/kg có thể đƣợc sử dụng làm củi than. Rơi cành và lá khô có thể

đƣợc sử dụng làm nhiên liệu,… Mùn cƣa là nguồn cung cấp chất dinh dƣỡng

cho nấm ăn đƣợc. Cây Keo tai tƣợng là cây rất hữu ích cho bóng mát, sàng

lọc, chắn gió, ranh giới,… Cây cũng đƣợc sử dụng trong nông lâm kết hợp và

kiểm soát xói mòn. Nhiều quốc gia chọn trồng loài Keo tai tƣợng trên các

Page 11: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

3

cánh đồng hoang hoặc nơi đất trống đồi trọc để cải thiện độ phì nhiêu của đất,

bảo vệ đất. Cây Keo tai tƣợng có khả năng sinh trƣởng mạnh mẽ, vƣợt qua

cạnh tranh từ cỏ dại, có khả năng cố định đạm (Nito) làm tăng hoạt động của

sinh vật đất, phục hồi thể chất và tính chất lý hóa của đất. Cây Keo tai tƣợng

cũng có thể đƣợc sử dụng làm hàng rào cản lửa, thông thƣờng là những cây

có đƣờng kính từ 7 cm trở lên. Keo tai tƣợng còn là loài cây có nốt sần chứa

cả Rhizobium và Bradyrhibium, có khả năng tổng hợp Nitơ tự do trong không

khí rất cao

- Về sinh trƣởng

Haruni Krisnawati và cộng sự (2008 – 2010) [9] đã đƣa kết luận: Keo tai

tƣợng là loài cây ƣa sáng mạnh và đã đƣợc nhập trồng thành công ở nhiều

nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Lào,… Sinh trƣởng

mạnh nhất ở nơi có độ cao dƣới 300 m so với mực nƣớc biển. Chiều cao biến

động từ 7 đến 30 m, đƣờng kính từ 25 – 35 cm, đôi khi trên 50 cm. Rừng

trồng Keo tai tƣợng 10 tuổi ở nơi đất trung bình có thể cho 12 đến 15

m3/ha/năm, nơi đất tốt với xuất xứ phù hợp và trồng thâm canh có thể cho từ

18 đến 20 m3/ha/năm, thậm chí đạt 25 m

3/ha/năm. Tăng trƣởng bình quân ở

giai đoạn 10 – 13 tuổi đạt tới 24 m3/ha/năm, ở Nam Phi rừng trồng Keo tai

tƣợng bằng cây con từ hạt đạt 21,9 m3/ha/năm và từ các dòng vô tính đạt 30

m3/ha/năm. Keo tai tƣợng thích nghi tốt với nhiều loại đất và điều kiện môi

trƣờng, phát triển nhanh chóng ở những nơi có hàm lƣợng dinh dƣỡng trong

đất thấp, thậm chí là có tính axit, đất bị suy thoái. Keo tai tƣợng sinh trƣởng

tốt trên đất đá ong (đất có một lƣợng lớn oxit sắt và nhôm), tuy nhiên cây

không phát triển đƣợc trong điều kiện nhiễm mặn và bóng râm.

Gunn và Midgley (1991) [8] đã báo cáo rằng: Keo tai tƣợng là loài xuất

hiện rất nhiều sau khi xáo trộn rừng, dọc theo những con đƣờng và vùng nông

nghiệp ở Indonesia, Papua New Guinea. Loài Keo tai tƣợng thƣờng đƣợc tìm

thấy ở vùng đất thấp nhiệt đới, vùng khí hậu đặc trƣng bởi thời kỳ khô hạn

ngắn trong 4 tháng. Độ cao giới hạn của loài ngay trên mực nƣớc biển (đến

Page 12: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

4

khoảng 480 m so với mực nƣớc biển). Tuy nhiên, loài có thể phát triển ở độ

cao tới 800 m. Tổng lƣợng mƣa hàng năm ở các khu vực nơi Keo tai tƣợng

phát triển từ 1000 mm đến hơn 4500 mm, với trung bình hàng năm lƣợng

mƣa từ 1446 mm đến 2970 mm. Keo tai tƣợng thích hợp ở nhiệt độ trung bình

tối thiểu khoảng 12°C đến 16°C và tối đa trung bình nhiệt độ xấp xỉ 31°C đến

34°C. Keo tai tƣợng là loài không phát triển liên tục trong suốt cả năm, tăng

trƣởng thƣờng chậm nếu không thuận lợi về điều kiện lƣợng mƣa thấp và

nhiệt độ mát mẻ, dễ bị chết nếu sống trong vùng hạn hán hoặc sƣơng giá kéo

dài.

1.1.3 Nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh

Mc Connell và các cộng sự (1983) [10] đã khảo sát ảnh hƣởng của thay

đổi giá gỗ và chi phí trồng rừng đến chu kỳ khai thác bằng phƣơng pháp giải

bài toán tối ƣu động, trong đó đặt tình huống trong tƣơng lai, đất trồng rừng

có thể dịch chuyển khỏi khu vực lâm nghiệp và khi đó, chi phí trồng rừng có

thể rất cao. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, nếu giá gỗ tăng với tỷ lệ tăng

không đổi, và chi phí trồng rừng tăng nhanh, thì chu kỳ khai thác sẽ tăng theo

thời gian, còn ngƣợc lại, nếu giá gỗ tăng với tốc độ tăng cao hơn tỷ lệ tăng

của chi phí, thì chu kỳ khai thác sẽ giảm theo thời gian. Ngoài ra, tỷ lệ tăng

giá thuần của gỗ phải nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu, bởi nếu ngƣợc lại, thì việc

khai thác rừng sẽ bị trì hoãn do giá trị hiện tại của thu nhập từ trồng rừng sẽ

liên tục tăng theo thời gian.

- Các nghiên cứu trên thế giới khi xác định tuổi khai thác rừng trồng thƣờng

sử dụng các tiêu chí sau:

+ Tối đa hóa sản lƣợng rừng trồng (MGY): Theo Thomson (1942) [13],

tiêu chí này đƣợc sử dụng ở Đức và nhiều nƣớc cho đến những năm 30 của

thế kỷ 20. Tiêu chí này hiện không còn giá trị thực tiễn bởi nó bỏ qua các yếu

tố quan trọng nhƣ chi phí trồng rừng, lãi suất chiết khấu và giá trị của đất

trồng rừng, tiêu chí này cũng không cho phép đạt mục tiêu tối đa hóa về sản

lƣợng rừng và tổng sản lƣợng gỗ xét về dài hạn.

Page 13: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

5

+ Tối đa hóa tăng trƣởng rừng bình quân năm (CMAI)/tối đa hóa sản

lƣợng rừng bền vững về mặt sinh học (MSY): Tiêu chí này hƣớng tới tối đa

hóa tổng sản lƣợng gỗ từ một diện tích đất trồng rừng xét trong dài hạn

(Goundry, 1960) [7], có ƣu điểm là tƣơng đối đơn giản, thuận lợi cho việc lập

kế hoạch và quản lý, nhƣợc điểm là bỏ qua khía cạnh kinh tế trong xác định

chu kỳ kinh doanh rừng trồng nhƣ: chi phí trồng rừng, giá gỗ, lãi suất.

+ Tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ một luân kỳ trồng rừng

(PNW): Các nhà kinh tế lớn nhƣ Fisher, Jevons và Wicksell đã sử dụng mô

hình này để xác định chu kỳ khai thác, một số nhà kinh tế khác (Duerr, 1956)

[3], gọi mô hình này là mô hình thành thục tài chính. Nhƣ vậy, mô hình này

giả thiết chủ rừng trồng theo mục tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ

đầu tƣ vào rừng trồng trong 1 chu kỳ, không quan tâm đến các chu kỳ tiếp

theo, nghĩa là không tính đến chi phí cơ hội của sử dụng đất.

+ Tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ vô số các chu kỳ trồng

rừng: Mô hình này đƣợc xây dựng đầu tiên bởi Faustmann năm 1894 [6] và

sau đó bởi Pressler và Ohlin, nên còn đƣợc gọi là mô hình FPO. Điểm khác

biệt giữa mô hình này với mô hình PNW nêu trên là giả định rừng đƣợc tiếp

tục trồng ở các chu kỳ tiếp theo, nghĩa là quyết định về chu kỳ khai thác rừng

hiện tại chịu ảnh hƣởng của các khả năng sinh lợi trong tƣơng lai. Đây đƣợc

coi là mô hình xác định chu kỳ khai thác rừng trồng ƣu việt nhất, bởi nó tính

đến hầu hết các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định của chủ rừng nhƣ: chi phí

trồng rừng, thu nhập từ gỗ (sản lƣợng, giá gỗ), lãi suất và chi phí cơ hội của

đất trồng rừng sau khai thác.

Trong 4 tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng nói trên, mô

hình Faustmann (hay các tên gọi khác là FPO, SEV, LEV) đƣợc coi là quan

điểm, tiêu chí chuẩn, tân cổ điển, bởi nó phù hợp với các lý luận phổ biến

trong phân tích kinh tế, bao hàm đƣợc nhiều nhất các nhân tố ảnh hƣởng đến

hành vi của ngƣời chủ rừng.

Page 14: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

6

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc

1.2.1 Sự phát hiện loài Keo tai tượng

Sự phát hiện loài Keo tai tƣợng theo Nguyễn Hoàng Nghĩa và Lê Đình

Khả (1993) [11]; ở Việt Nam cùng với một số loài Keo khác, Keo tai tƣợng

đƣợc đƣa vào trồng thử nghiệm ở miền Nam nƣớc ta từ những năm 1960.

Năm 1970 – 1971, Keo tai tƣợng đƣợc đƣa ra Huế trồng trang trí đƣờng phố

và làm cây phong cảnh dọc hai bên bờ sông Hƣơng. Năm 1976, Keo tai tƣợng

đƣợc trồng thử nghiệm mở rộng trên một số dạng lập địa nhƣ đất phèn ở Tân

Tạo (TP Hồ Chí Minh), đất xám miền Đông Nam Bộ, đất bazan Tây Nguyên

(Lâm Đồng và Pleiku). Năm 1977 – 1980, Keo tai tƣợng đƣợc trồng mở rộng

từ vĩ tuyến 17 trở ra nhƣ: Đông Hà – Quảng Trị, Đại Lải – Vĩnh Phúc,

Hữu Lũng – Lạng Sơn, Đồng Hỷ – Thái Nguyên,… Keo tai tƣợng đƣợc đƣa

vào miền Bắc nƣớc ta từ năm 1981, là một trong những loài cây chủ yếu đƣợc

giới thiệu để trồng rừng thâm canh ở các vùng đất thấp của khu vực nhiệt đới

ẩm. Ở Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Nam, Keo tai tƣợng chiếm một tỷ lệ

khá lớn và có rất nhiều những nghiên cứu cụ thể về loài này. Theo nghiên cứu

của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam [5], hiện nay Keo tai tƣợng đƣợc

trồng rất phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ: Phú Thọ, Thái Nguyên,

Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá … với quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh

tế. Đây là loài cây đƣợc đánh giá có tiềm năng, thế mạnh để phát triển và mở

rộng, đem lại hiệu quả thu nhập cho ngƣời trồng rừng, một trong những loài

cây chiến lƣợc trong phƣơng án tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả sản xuất

lâm nghiệp trong giai đoạn tới. Từ 1988 đến 1995, chƣơng trình hợp tác lâm

nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển đã nhập hạt từ Australia đƣa vào nƣớc ta để

trồng rừng.

1.2.2 Nghiên cứu xác định chu kỳ kinh doanh

Xác định tuổi khai thác rừng trồng, hay chu kỳ khai thác rừng (forest

rotation) là vấn đề quan trọng trong kinh tế và quản lý lâm nghiệp. Do vậy,

các nghiên cứu về vấn đề này đã đƣợc thực hiện từ rất sớm – từ cuối thế kỷ

Page 15: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

7

19, đƣợc bổ sung hoàn thiện theo thời gian cho đến nay. Các kết quả nghiên

cứu, mà vấn đề trọng tâm là tiêu chí xác định tuổi khai thác rừng dựa trên các

quan điểm về vật lý, sinh thái, kinh tế đã đƣợc đƣa vào các sách giáo khoa về

kinh tế, quản lý tài nguyên, và các văn bản pháp quy lâm nghiệp ở nhiều

nƣớc. Tuy nhiên, cho đến nay tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng

vẫn tiếp tục là vấn đề đang đƣợc đặt ra cả về lý luận trong kinh tế, quản lý

lâm nghiệp và ứng dụng trong thực tiễn.

* Cơ sở thực tiễn về kinh doanh rừng trồng

Tình hình trồng rừng nguyên liệu tại các tỉnh Theo quyết định số

911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19 tháng 03 năm 2019 về việc công bố hiện trạng

rừng toàn quốc năm 2018 [1], hiện nay tổng diện tích rừng của nƣớc ta là

14.491.295 ha trong đó có 2.155.178 ha rừng đặc dụng, 4.588.059 ha rừng

phòng hộ và 7.748.058 ha rừng sản xuất. Diện tích rừng trồng của nƣớc ta

tính đến năm 2018 là 4.235.770 ha, diện tích rừng mới trồng trong vòng 5

năm tăng 769.466 ha so với năm 2013, bình quân tăng 153.893 ha/năm. Sản

lƣợng gỗ khai thác năm 2018 đạt 27,5 triệu m3, trong đó từ rừng trồng tập

trung là 18,5 triệu m3 tăng 3% so với năm 2017. Cây trồng phân tán và cây

cao su tái canh khoảng 9 triệu m3, đáp ứng đƣợc khoảng 80% nguồn nguyên

liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Theo thống kê của Tổng cục lâm

nghiệp, diện tích rừng trồng lớn nhất nƣớc ta hiện nay là vùng Đông Bắc với

1.549.658 ha (36,58%), vùng Bắc Trung Bộ với 881.146 ha (11,37%), Duyên

hải Nam Trung Bộ với 846.601 ha (10,93%), Tây Nguyên với 350.347 ha

(4,5%), các vùng còn lại có diện tích rừng trồng trên dƣới 200.000 ha. Tuy

diện tích và sản lƣợng gỗ rừng trồng đã tăng nhƣng chủ yếu là cung cấp gỗ

nhỏ làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ… giá trị kinh tế thấp chƣa có các giải pháp

về kỹ thuật và chính sách phát triển rừng nâng cao giá trị sử dụng phục vụ cho

sản xuất đồ mộc, gỗ xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Nhằm khắc phục những

hạn chế đó, Tổng cục lâm nghiệp đang triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu

ngành Lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hƣớng chuyển

Page 16: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

8

đổi cơ cấu cây trồng và sản phẩm gỗ chế biến từ rừng trồng, tạo vùng nguyên

liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất

khẩu đạt chứng chỉ FSC, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Mặc dù, trong

quy hoạch bảo vệ phát triển rừng đến năm 2020 của các tỉnh đã có quy hoạch

trồng rừng đạt chứng chỉ FSC để xuất khẩu, song những năm qua hầu hết các

tỉnh chủ yếu tập trung cho phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ phục vụ

chế biến bột giấy, băm dăm, gỗ bóc, trụ mỏ, số mô hình trồng rừng theo mô

hình FSC ở một số tỉnh còn rất ít, diện tích nhỏ. Các đơn vị, chủ rừng chủ yếu

áp dụng phƣơng thức trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ, nguyên liệu giấy, băm

dăm với mật độ trồng rừng bình quân 1.666 cây/ha, tùy từng điều kiện cụ thể

có thể kéo dài thời gian nuôi dƣỡng rừng (trên 10 năm đối với cây Keo, trên

14 năm đối với cây Mỡ,…)

* Sản lƣợng và giá trị rừng trồng

Sản lƣợng và giá trị rừng trồng theo Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN

về việc Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao sản lượng, chất lượng và giá

trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 – 2020 [15]. Tại các tỉnh vùng Đông

Bắc Bộ: Tuổi khai thác chủ yếu từ 5 – 7 năm, nên sản lƣợng khai thác bình

quân chỉ từ 65 – 70 m3/ha, sản lƣợng bình quân khoảng 10 m

3/ha/năm. Rừng

trồng khai thác ở tuổi 5, bán gỗ cây đứng đƣợc khoảng 35 triệu đồng/ha; trong

khi chi phí đầu tƣ trồng rừng khoảng 20 triệu đồng/ha bình quân chỉ thu 3

triệu đồng/ha/năm. Khi khai thác rừng trồng ở tuổi 8, đã có một tỷ lệ lợi dụng

để bán chế biến đồ mộc (20% số cây có đƣờng kính từ 15 cm trở lên); còn lại

bán nguyên liệu giấy thì giá trị rừng trồng cao hơn (bán khoảng 80 triệu

đồng/ha, với chi phí trồng rừng khoảng 30 triệu đồng/ha thì bình quân thu

khoảng 6 triệu đồng/ha/năm). Tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải

Nam Trung Bộ: Tuổi khai thác chủ yếu từ 5 – 8 năm, sản lƣợng khai thác bình

quân dao động từ 70 – 180 m3/ha, sản lƣợng bình quân đạt 15 – 25 m

3/ha/năm

(Công ty lâm nghiệp Sông Hiếu – Nghệ An, Công ty Lâm Nghiệp Quy Nhơn

– Bình Định) và giá bán cây đứng đạt đƣợc từ 70 – 100 triệu đồng/ha. Giá trị

Page 17: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

9

gỗ rừng trồng tăng lên theo cấp đƣờng kính: Nếu bán gỗ dăm hoặc gỗ nguyên

liệu giấy thì chỉ đạt khoảng 700.000 – 800.000 đồng/tấn, nhƣng nếu gỗ sản

phẩm có đƣờng kính càng cao thì giá trị càng lớn (đƣờng kính 15 cm giá

1.100.000 – 1.200.000 đồng/m3, đƣờng kính 25 – 30 cm khoảng 1.800.000 –

2.000.000 đồng/m3, đƣờng kính trên 35 cm khoảng 3.000.000 đồng/m

3).

* Các nghiên cứu có liên quan

Trong thực tiễn nghiên cứu chu kỳ kinh doanh rừng trồng, có thể kể đến

một vài nghiên cứu của các tác giả: Dƣơng Thị Thanh Tân (2015) [2]: Nghiên

cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và xác định chu kỳ kinh doanh tối ƣu của rừng

trồng cây gỗ lớn tại Công ty TNHH Vĩnh Hƣng; Đỗ Anh Tuấn (2013) [4]:

Xác định chu kỳ kinh doanh tối ƣu rừng trồng Keo lai theo quan điểm kinh tế

tại Lâm trƣờng Lƣơng Sơn – Hòa Bình; Nguyễn Quang Hà (2001) [12]: Ứng

dụng mô hình FPO để xác định chu kỳ kinh doanh tối ƣu cho hai loài cây

rừng trồng nguyên liệu (Bồ đề và Mỡ)… Các nghiên cứu trên sử dụng các chỉ

tiêu NPV, IRR, BCR để đánh giá tài chính, đánh giá kinh tế (trƣớc và sau) dự

án, sử dụng phƣơng pháp so sánh các chỉ tiêu tổng NPV, NPV/năm theo các

chu kỳ kinh doanh khác nhau để đề xuất tính toán chu kỳ kinh doanh,...

Trên thực tế, độ tuổi khai thác của rừng trồng đang đƣợc xác định theo

kinh nghiệm – thói quen của chủ rừng, và tiêu chí phổ biến mà các chủ rừng

lựa chọn thƣờng là sớm nhất có thể khi sản phẩm khai thác đáp ứng đƣợc tiêu

chuẩn nguyên liệu của ngƣời mua. Các tính toán, cân nhắc về lợi ích thu nhập

để đƣa ra quyết định giữa khai thác hay để lại chƣa khai thác rất ít khi đƣợc

các chủ rừng, kể cả các chủ rừng lớn nhƣ Công ty lâm nghiệp thực hiện.

Do vậy, có thể khái quát các vấn đề đặt ra đối với các nghiên cứu xác

định chu kỳ kinh doanh đối với rừng trồng ở Việt nam là: Chu kỳ kinh doanh

(hay tuổi/luân kỳ khai thác) rừng trồng không đƣợc xác định trên quan điểm

kinh tế, mà chủ yếu là trên quan điểm kỹ thuật hoặc kinh nghiệm của chủ

rừng. Hiệu quả kinh tế không đƣợc sử dụng để xác định chu kỳ kinh doanh,

mà ngƣợc lại chu kỳ kinh doanh nào đó đƣợc xác định trƣớc, đƣợc sử dụng để

Page 18: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

10

tính toán hiệu quả kinh tế. Trong thực tế kinh doanh lâm nghiệp, các chủ rừng

cũng không quan tâm (hoặc không có điều kiện để thực hiện) đến việc lựa

chọn tuổi khai thác rừng theo tiêu chí định trƣớc nào đó, thay vào đó là

thƣờng khai thác ở năm sớm nhất mà sản phẩm gỗ có thể bán. Với những hạn

chế đó, có thể nói trên thực tế ở Việt nam các nghiên cứu xác định chu kỳ

kinh doanh rừng trồng chƣa có cơ sở khoa học, chƣa đƣợc tính toán, thực hiện

bài bản. Nhƣ vậy, từ nghiên cứu tổng quan nói trên đối với xác định chu kỳ

kinh doanh có thể kết luận: Về lý thuyết, tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh

có sức thuyết phục đƣợc thừa nhận rộng rãi, chính thống là: Tối đa hóa lợi ích

của ngƣời trồng rừng (cụ thể là tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập ròng

của ngƣời trồng rừng, từ tất cả các chu kỳ trồng rừng trên đất đƣợc giao).

1.3. Thành thục sản lƣợng và thành thục kinh tế

Theo Giáo trình quy hoạch Lâm nghiệp (Trần Thị Thu Hà, Phạm Văn

Điển – 2014) [17], thành thục cây rừng thể hiện trạng thái cây rừng trong

quần thể sinh trƣởng và phát triển đạt đến mức độ phù hợp nhất với yêu cầu

kinh doanh, tuổi ở trạng thái thành thục gọi là tuổi thành thục.

+Thành thục sản lượng: Là tuổi ở đó sự tăng trƣởng về sản lƣợng rừng

đạt cực đại và không tăng thêm nữa, nhƣ vậy về mặt sản lƣợng cây rừng đã

đạt tuổi thành thục. Trong khoa học về sản lƣợng rừng, ngƣời ta thƣờng quan

tâm đến tuổi thành thục sản lƣợng của một chỉ tiêu điều tra nào đó của lâm

phần (ví dụ: D1.3, Hvn, V) và tuổi này thƣờng đƣợc xác định ở thời điểm khi

đƣờng cong tăng trƣởng xuyên hàng năm cắt đƣờng cong tăng trƣởng bình

quân năm của chỉ tiêu điều tra đó.

+Thành thục kinh tế: Khác với khác niệm thành thục sản lƣợng (quyết

định bởi yếu tố sinh học của cây rừng và điều kiện lập địa), thành thục kinh tế

(thành thục tài chính) lại là khái niệm liên quan nhiều đến mối liên hệ giữa

tuổi khai thác và chỉ tiêu tài chính, là tuổi mà ở đó lâm phần cho giá trị lợi

nhuận thuần cao nhất. Trên thực tế chỉ tiêu thành thục này là chỉ tiêu quan

trọng nhất đối với các đơn vị kinh doanh rừng trồng, vì nó quyết định khả

Page 19: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

11

năng tối ƣu hóa lợi nhuận từ việc khai thác rừng trồng. Ngƣời ta hay sử dụng

chỉ tiêu lợi nhuận thuần hiện tại (NPV) để xác định tuổi thành thục tài chính,

tuổi thành thục tài chính là tuổi mà lâm phần cho giá trị NPV trên một đơn vị

diện tích cao nhất. Mặc dù tuổi thành thục tài chính có liên quan đến tuổi

thành thục sản lƣợng, nhƣng nó còn liên quan chặt chẽ tới chi phí và thu nhập

của đơn vị sản phẩm (liên quan nhiều đến yếu tố giá bán và giá thành). Trong

khi đó, yếu tố giá là yếu biến động nhanh, mạnh và phức tạp hơn yếu tố sản

lƣợng. Do vậy, trong thực tế tuổi thành thục tài chính khá linh hoạt theo yếu

tố thị trƣờng.

Trong lâm nghiệp, thành thục tài chính là chỉ tiêu quan trọng và thƣờng

đƣợc tính toán kỹ trong kinh doanh rừng trồng sản xuất ở các nƣớc phát triển.

Tuy nhiên ở nƣớc ta, chỉ tiêu quan trọng này chƣa thực sự đƣợc quan tâm ở

các công ty Lâm nghiệp hay Lâm trƣờng. Ở nƣớc ta, các đơn vị kinh doanh

rừng trồng thƣờng xác định tuổi khai thác chính một cách cứng nhắc, định sẵn

chứ không hoặc rất ít khi dựa vào phân tích tài chính để xác định. Do vậy, nội

dung nghiên cứu chính của đề tài này là: Xác định hiệu quả kinh tế của kinh

doanh rừng trồng Keo tai tƣợng theo hƣớng tiếp cận thành thục tài chính để từ

đó xác định chu kỳ kinh doanh hiệu quả, ổn định và tối đa hóa lợi nhuận.

Page 20: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

12

CHƢƠNG II

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định đƣợc trữ lƣợng sản phẩm của rừng trồng Keo tai tƣợng ở tuổi

4, 5, 6, 7, 8 và 10;

- Xác định đƣợc hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo tai tƣợng ở tuổi 4,

5, 6, 7, 8 và 10.

2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: Rừng trồng Keo tai tƣợng (Acacia mangium

Willd.) tuổi 4, 5, 6, 7, 8 và 10.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Đánh giá sinh trƣởng, sản lƣợng, tỷ lệ thể tích và

sản lƣợng các loại sản phẩm gỗ Keo tại tƣợng, hiệu quả kinh tế của rừng và

đề xuất chu kỳ kinh doanh hợp lý cho rừng trồng Keo tai tƣợng ở tuổi 4, 5, 6,

7, 8 và 10;

+ Về địa điểm nghiên cƣú: Các diện tích rừng trồng Keo tai

tƣợng thuộc công ty Xuân Sơn – huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hóa;

+ Về thời gian nghiên cứu: Từ ngày 07/01/2019 đến ngày

11/05/2019.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá sinh trƣởng và sản lƣợng rừng trồng Keo tai tƣợng ở tuổi 4,

5, 6, 7, 8 và 10;

- Tỷ lệ thể tích và sản lƣợng của các loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng ở

tuổi 4, 5, 6, 7, 8 và 10;

- Đánh giá hiệu quả kinh tế (NPV, IRR, BCR) của rừng trồng Keo tai

tƣợng ở tuổi 4, 5, 6, 7, 8 và 10;

- Đề xuất lựa chọn chu kỳ kinh doanh hợp lý theo hƣớng ổn định và tối

ƣu hoá lợi nhuận của rừng trồng Keo tai tƣợng.

Page 21: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

13

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Đề tài tiến hành lập bổ sung 3 ô tiêu chuẩn (OTC) ở các tuổi rừng (tuổi

4 và tuổi 5). Diện tích OTC: 500 m2 (20 m*25 m). Phƣơng pháp lập OTC áp

dụng theo phƣơng pháp: Ngẫu nhiên hệ thống, theo đó OTC đƣợc lập ngẫu

nhiên tại 3 vị trí: chân - sƣờn - đỉnh. Tổng số OTC lập bổ sung: 6 OTC. Kết hợp

với kế thừa số liệu về điều tra OTC trƣớc đây ở các tuổi 6,7,8 và 10. Tổng số

OTC kế thừa: 12 OTC.

Điều tra các chỉ tiêu trong OTC (D1.3, Hvn, Phẩm chất) :

- Đƣờng kính ngang ngực (D1.3): Đo đƣờng kính cây tại vị trí chiều cao

1,3 m của tất những cây có đƣờng kính ≥ 6 cm trong OTC, bằng thƣớc kẹp

kính hoặc thƣớc đo vanh có độ chính xác đến 0,1 cm.

- Chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng thƣớc Blumeleiss có độ chính xác lên

đến 0,1m.

- Phẩm chất cây (Thông tư 38/2007/TT-BTT Khái niệm điều tra danh

mục rừng)[14]:

+ Cây có phẩm chất A: là cây sinh trƣởng tốt, thân thẳng đẹp, đoạn thân

dƣới cành dài, không có khuyết tật ở trên thân;

+ Cây có phẩm chất B: là cây sinh trƣởng trung bình, có khuyết tật hoặc

sâu bệnh nhƣng không đáng kể có thể sử dụng đƣợc từ 50 – 70% thể tích của

thân cây;

+ Cây có phẩm chất C: là cây sinh trƣởng, phát triển kém, cong queo sâu

bệnh hoặc cụt ngọn, rỗng ruột, chỉ có thể sử dụng < 50 % thể tích của thân cây.

Số liệu điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng của rừng trồng Keo tai tƣợng

đƣợc ghi vào mẫu dƣới đây:

Bảng 2.1: Điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng

Địa điểm điều tra: Ngày điều tra:

OTC: Tuổi:

Phẩm chât

Page 22: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

14

STT Loài cây D1.3 (cm) Hvn (m) A B C

b. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về giá bán các loại sản phẩm gỗ năm 2018 từ các tài

liệu kế toán của công ty Xuân Sơn.

- Thu thập số liệu về các chi phí bỏ ra trong cả chu kỳ kinh doanh nhƣ:

chi phí vận chuyển, chi phí khai thác, chi phí chăm sóc hàng năm, chi phí tạo

rừng, lãi suất từ công ty Xuân Sơn.

- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, hiện trạng rừng

Keo tai tƣợng tại công ty Xuân Sơn.

- Kế thừa một số số liệu về điều tra OTC đã đo đếm, thu thập trƣớc đây

tại công ty Xuân Sơn của đề tài: “Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công

nghệ và thành thục kinh tế của các mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai

tượng trên một số vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và

Đông Nam Bộ)”, do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì.

- Kế thừa một số kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sản phẩm gỗ của đề tài:

“Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công nghệ và thành thục kinh tế của

các mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng trên một số vùng sinh thái

trọng điểm (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ)”, do Viện Khoa học

Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì.

- Điều tra các loại sản phẩm rừng trồng Keo tai tƣợng ở tuổi 4, 5, 6, 7, 8 và

10. Quy cách sản phẩm đƣợc quy định căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng, đƣờng

kính khúc gỗ, công ty Xuân Sơn chia sản phẫm gỗ Keo tai tƣợng làm 4 loại:

+ Gỗ loại 1: Gỗ đồ mộc (đƣờng kính đầu nhỏ D > 15 cm)

+ Gỗ loại 2: Gỗ bóc, ghép thanh (đƣờng kính đầu nhỏ D từ 10 –15 cm)

+ Gỗ loại 3: Gỗ dăm (đƣờng kính đầu nhỏ D từ 5 –10 cm)

+ Gỗ loại 4: Gỗ củi (đƣờng kính đầu nhỏ D < 5 cm)

Page 23: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

15

Bảng 2.2: Điều tra giá bán các loại gỗ Keo tai tƣợng tại công ty Xuân Sơn

Loại gỗ

Giá bán

(đồng/m3)

Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4

- Chi phí trồng rừng: Chi phí sản xuất tính cho 1 ha của 1 mô hình

trồng rừng trong 1 chu kỳ kinh doanh đƣợc tính theo công thức sau:

CSx1= Cc + CNc + CCs + Cvc + CKt

Trong đó

CSx1: Tổng tất cả các chi phí công ty bỏ ra từ khi bắt đầu đến khi kết

thúc 1 chu kỳ trồng rừng (đồng/ha).

Cc: Chi phí cây con trồng vào năm đầu tiên và trồng dặm (đồng/ha).

CNc: Chi phí thuê nhân công trồng cây (đồng/ha).

CCs: Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng (làm cỏ, vun gốc, bón phân,

phòng sâu bệnh…) ở các năm (đồng/ha).

CVc: Chi phí vận chuyển khi thực hiện khai thác gỗ để bán (đồng/ha)

CKt: Chi phí khai thác gỗ để bán (đồng/ha)

c. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Xác định chỉ tiêu sinh trƣởng và trữ lƣợng rừng Keo tai tƣợng: Tổng hợp

các số liệu về đƣờng kính, chiều cao của cây kết hợp với sử dụng lý thuyết về

điều tra rừng để xử lý số liệu xác định đƣợc trữ lƣợng cây đứng và lƣợng tăng

trƣởng bình quân chung bằng phần mềm Excel.

Bảng 2.3: Bảng xử lý số liệu các chỉ tiêu lâm học

Chỉ tiêu

Tuổi lâm phần (năm)

4 5 6 7 8 10

D1.3 (cm)

Hvn (m)

G (m2/ha)

M (m3/ha)

∆m (m3/ha)

Page 24: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

16

Trong đó

D1.3 là đƣờng kính trung bình của mỗi tuổi lâm phần;

Hvn là chiều cao vút ngọn trung bình của mỗi tuổi lâm phần;

G (m2/ha) là tiết diện ngang tính cho 1 ha;

4.10i

OTC

GG

S

(m2/ha), với

2 4

1.3. .104

iG D (m

2)

M (m3/ha) là trữ lƣợng lâm phần, đối với rừng trồng: f = 0,5.

M= G.H.f

∆m (m3/ha) là lƣợng tăng trƣởng bình quân chung, với Mt là trữ lƣợng

lâm phần tại tuổi t.

∆m = Mt/t

- Phân loại sản phẩm gỗ theo cấp kính và xác định sản lượng cho từng loại

sản phẩm

Bảng 2.4: Bảng xử lý số liệu phân loại sản phẩm gỗ tròn và

tính trữ lƣợng cho từng loại

Tuổi

(năm)

M

(m3/ha)

Loại sản phẫm

1 2 3 4

gỗ

(m3)

% gỗ

(m3)

% gỗ

(m3)

% gỗ

(m3)

%

4

5

6

7

8

10

- Xác định một số chỉ tiêu về kinh tế: NPV, BCR, IRR

Xác định một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chủ yếu cho rừng trồng

Keo tai tƣợng nhƣ sau:

+ Giá trị hiện tại ròng NPV: Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng giá trị hiện tại của

tất cả thu nhập trừ đi giá trị hiện tại của tất cả chi phí trong chu kỳ sản xuất kinh

doanh rừng.

Page 25: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

17

1 1

Ni i

ii

B CNPV

R

Trong đó

NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận đạt đƣợc;

Bi: Giá trị thu nhập năm thứ i;

Ci: Giá trị chi phí năm thứ i;

R: Tỷ lệ chiết khấu/ lãi suất;

N: Tổng số năm của chu kỳ đầu tƣ.

Nếu

NPV > 0: Kinh doanh đảm bảo có lãi, phƣơng án đƣợc chấp nhận.

NPV < 0: Kinh doanh bị thua lỗ, phƣơng án không đƣợc chấp nhận.

NPV = 0: Kinh doanh hòa vốn.

Chỉ tiêu này cho biết quy mô của lợi nhuận về mặt số lƣợng, nó cho phép

lựa chọn các phƣơng án có quy mô và kết cấu đầu tƣ nhƣ nhau, phƣơng án

nào có NPV lớn nhất thì đƣợc chọn.

+ Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR: là thƣơng số giữa toàn bộ thu nhập so

với toàn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đƣa về giá trị hiện tại.

1

1

1R

1

ni

ii

ni

ii

B

RBC

C

R

Nếu

BCR > 1: Đầu tƣ có lãi.

BCR = 1: Đầu tƣ hoà vốn.

BCR < 1: Đầu tƣ bị thua lỗ.

Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng đầu tƣ, tức là cho biết mức độ thu nhập

trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nó cho phép so sánh và lựa chọn các phƣơng

án có quy mô và kết cấu đầu tƣ khác nhau, phƣơng án nào có BCR cao hơn

thì đƣợc lựa chọn.

Page 26: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

18

+ Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi

vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV=0

1

( )0

(1 )

ni i

ii

B CNPV

IRR

Nếu

IRR > r: Chƣơng trình đầu tƣ có lãi.

IRR < r: Chƣơng trình đầu tƣ bị lỗ.

IRR = r: Chƣơng trình đầu tƣ hoà vốn.

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn đầu tƣ, nó phản ánh mức độ

quay vòng vốn và xác định thời điểm hoàn trả vốn đầu tƣ. Nó cho phép so

sánh và lựa chọn các phƣơng án có quy mô và kết cấu đầu tƣ khác nhau,

phƣơng án nào có IRR lớn hơn thì đƣợc lựa chọn.

- Xác định chu kỳ kinh doanh, và đề xuất lựa chọn tuổi khai thác nhằm

tối đa hóa lợi nhuận

+ Xác định NPV cho rừng trồng Keo tai tƣợng trong trƣờng hợp có sự biến

động về lãi suất vay vốn, từ đó lựa chọn đƣợc chu kỳ kinh doanh rừng cho lợi

nhuận tối ƣu nhất.

+ Đề xuất lựa chọn tuổi khai thác dựa theo NPV từ 1 chu kỳ giao đất và

tuổi rừng để nhằm ổn định sản lƣợng và tối đa hóa lợi nhuận khai thác.

Tính NPV cho 1 chu kỳ giao đất trồng rừng ta tính toán theo công thức sau:

Trong đó

N: Số chu kỳ khai thác trong 50 năm;

NPVt: Giá trị hiện tại thuần 1 chu kỳ;

t: Số năm trong 1 chu kỳ kinh doanh rừng;

r: Lãi suất vay vốn.

Với 1 chu kỳ giao đất là 50 năm thì số chu kỳ của các mô hình kinh

doanh rừng trồng nhƣ sau: Mô hình kinh doanh 4 năm sẽ tiến hành kinh

1 (1 )

Nt

N tt

NPVNPV

r

Page 27: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

19

doanh đƣợc 12 chu kỳ/50 năm. Mô hình 5 năm sẽ kinh doanh đƣợc 10 chu

kỳ/50 năm. Mô hình 6 năm sẽ tiến hành kinh doanh đƣợc 8 chu kỳ/50 năm.

Mô hình 7 năm sẽ tiến hành kinh doanh đƣợc 7 chu kỳ/50 năm. Mô hình 8

năm sẽ tiến hành kinh doanh đƣợc 6 chu kỳ/50 năm, tƣơng ứng với mô hình

10 sẽ tiến hành kinh doanh đƣợc 5 chu kỳ/50 năm.

Page 28: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

20

CHƢƠNG III

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN

XUẤT TẠI CÔNG TY XUÂN SƠN, THẠCH THÀNH, THANH HÓA

3.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

Công ty Xuân Sơn là doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Thạch

Thành, phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Huyện Thạch Thành cách thành phố Thanh

Hoá 60 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 45, cách thị xã công nghiệp Bỉm

Sơn 32 km về phía Tây, cách khu công nghiệp Vân Du 7 km về phía Tây

Nam.

Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phƣơng sau: Phía Bắc giáp

tỉnh Hoà Bình và tỉnh Ninh Bình; Phía Nam giáp huyện Cẩm Thuỷ, huyện

Vĩnh Lộc; phía Đông giáp huyện Hà Trung; phía Tây giáp huyện Bá Thƣớc

và huyện Cẩm Thuỷ.

3.1.2 Địa hình, địa mạo

Là một doanh nghiệp đóng tại một huyện miền núi, huyện Thạch Thành

có địa hình tƣơng đối phức tạp, bị chia cắt nhiều, đất đai chủ yếu đƣợc hình

thành tại chỗ. Tổng quan địa hình có hƣớng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống

Đông Nam. Độ cao trung bình từ 200 m đến 400 m (cao nhất: 825 m, thấp

nhất: 15 m).

Thổ nhƣỡng: Theo số liệu và bản đồ thổ nhƣỡng của tỉnh, huyện Thạch

Thành với diện tích điều tra 49.508,78 ha bao gồm các loại đất đang sử dụng

vào nông nghiệp, lâm nghiệp và nông lâm kết hợp đƣợc phân cấp độ dốc nhƣ

sau:

Diện tích đất có độ dốc dƣới 150: 27.184,08 ha, chiếm 48,61% diện tích,

là đất để phát triển nông, lâm, thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông,

thuỷ lợi, khu dân cƣ,...

Page 29: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

21

Diện tích đất có độ dốc từ 150 – 25

0: 10.371,64 ha, chiếm 18,54% diện

tích, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày cây ăn

quả, thực hiện nông lâm kết hợp,...

Diện tích đất có độ dốc trên 250: 11.952,46 ha, chiếm 21,37% diện tích,

đƣợc sử dụng trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phòng hộ).

3.1.3 Điều kiện về khí hậu, thủy văn

Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh

Hoá có các đặc trƣng chủ yếu sau (Theo số liệu của trung tâm khí tƣợng thuỷ

văn Thanh Hoá):

Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.1000C – 8.500

0C. Biên độ

năm từ 10 – 120C. Biên độ ngày từ 7 – 9

0C. Mùa đông nhiệt độ tƣơng đối

thấp, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15,50C – 16,5

0C, có nơi xuống dƣới 15

0C.

Mùa hè nhiệt độ không cao lắm, nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng nóng nhất)

là 270C – 28

0C.

Mƣa: Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.600 mm – 1.900 mm. Tháng 8 và

tháng 9 có lƣợng mƣa lớn nhất (khoảng 300 mm). Tháng 1, tháng 2 có lƣợng

mƣa thấp nhất (10 mm – 12 mm).

Tốc độ gió : Trung bình 10 m/s – 15 m/s. Hƣớng gió chủ yếu là Đông

Nam và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra, còn có gió Tây Nam khô nóng ở mức

độ yếu.

Thủy văn và nguồn nƣớc: Thạch Thành nằm trong tiểu vùng thủy văn

sông Bƣởi có các đặc trƣng, thời gian lũ từ tháng 7 – 10: hai tháng có dòng

chảy lớn là tháng 8, 9. Nguồn nƣớc ngầm ít, chỉ ở mức 0,02 l/s – 2,01 l/s, về

mùa khô mực nƣớc ngầm xuống thấp nên đất đai thƣờng khô hạn.

3.2. Mô hình sản xuất kinh doanh của công ty Xuân Sơn

3.2.1 Đất đai, thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra bổ sung ban hành kèm theo Quyết định số

756/QĐ-UBND ngày 07/3/2013 về phê duyệt kết quả thực hiện Dự án điều

chỉnh, bổ sung hoàn thiện bản đồ đất phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi

Page 30: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

22

trƣờng tỉnh Thanh Hoá, tỷ lệ 1/50.000, trên địa bàn huyện có các nhóm và

đơn vị phụ đất sau:

- Đất xám (Acrisol), ký hiệu AC:

+ Đất xám Feralit điển hình (AC fa - h) diện tích 9.754,03 ha, chiếm

17,44% diện tích tự nhiên, thƣờng có ở độ dốc từ 80 trở lên, tầng dày trên 100

cm. Độ dốc 80 - 15

0 nên trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trên 15

0 nên trồng

cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp, lâm nghiệp.

+ Đất xám Feralit đá lẫn nông (AC fa - L1) diện tích 23.924,76 ha,

chiếm 42,78% diện tích đất tự nhiên, phân bổ ở độ dốc trên 80. Thích hợp cho

trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở nơi có độ dốc dƣới 150 và trồng cây công

nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp và trồng cây lâm nghiệp ở độ

dốc trên 150..

+ Đất xám Feralit đá lẫn sâu (AC fa - L2 ) diện tích 1.673,37 ha, chiếm

3,00% diên tích tự nhiên. Thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở

độ dốc dƣới 150 và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết

hợp và trồng cây công nghiệp ở độ dốc trên 150.

3.2.2 Quy trình trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng

- Xử lý thực bì: Rừng sau khai thác hay đất mới đƣa vào trồng rừng, tiến

hành phát dọn và gom đốt toàn diện vào cuối mùa khô. Gốc phát không cao

quá 10 cm.

- Đào hố: Với mật độ trồng 1666 cây/ha, hàng cách hàng 3 m, cây cách

cây 2 m, kích thƣớc hố đào: 20 x 20 x 20 cm.

- Tiêu chuẩn cây giống: Cây con đem trồng phải đạt từ 03 tháng tuổi trở

lên, chiều cao cây đạt 20 – 30 cm, đƣờng kính cổ rễ 2 – 3 cm, kích thƣớc túi

bầu 7 x 14 cm. Cây khỏe, không cụt ngọn, không sâu bệnh, bộ rễ phát triển

đầy đủ và có nốt sần cố định đạm, bầu còn nguyên vẹn.

* Kỹ thuật trồng

- Vận chuyển cây con: trƣớc khi tiến hành trồng, cây con phải đƣợc tập

kết đến đầu lô trƣớc 1 ngày. Trong quá trình vận chuyển không đƣợc làm vỡ

bầu.

Page 31: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

23

- Trồng cây: dùng dao bén rạch nhẹ túi bầu theo chiều thẳng đứng rồi lột

nhẹ túi bầu. Đặt cây thẳng đứng giữa hố, lấp đất tới đâu thì dùng tay ém chặt

tới đó. Vun đất hình mô rùa để tránh cây bị úng.

- Trồng dặm: sau khi trồng 5 – 7 ngày.

- Chăm sóc Keo tai tƣợng sau khi trồng, tiếp tục theo dõi và chăm sóc

trong 3 năm đầu; từ năm thứ tƣ trở đi chỉ thực hiện công tác bảo vệ và phòng

chống cháy rừng.

* Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng năm thứ nhất

- Chăm sóc lần một ngay sau khi trồng 1 tháng, làm cỏ theo hàng cây

rộng 1 m, xới đất xung quanh gốc rộng 0,4 m, vun gốc cao 2 – 3 cm.

- Chăm sóc lần hai thực hiện từ tháng 11 – 12, làm cỏ theo hàng cây rộng

1 m, xới đất xung quanh gốc rộng 0,4 m, gom và xử lý vật liệu cháy trong lô.

- Thƣờng xuyên tuần tra bảo vệ nhằm tránh sự phá hoại của ngƣời, súc

vật,…

* Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng năm thứ hai

- Chăm sóc lần một thực hiện vào tháng 2 – 3, làm cỏ theo hàng cây rộng

1 m, cuốc cỏ xới đất xung quanh gốc rộng 0,4 m.

- Chăm sóc lần hai thực hiện vào tháng 7 – 8, làm cỏ theo hàng cây rộng 1 m,

cuốc cỏ xới đất xung quanh gốc rộng 0,4 m, gom và xử lý vật liệu cháy trong lô.

- Chăm sóc lần ba thực hiện từ tháng 11 – 12, làm cỏ theo hàng cây rộng

1 m, gom và xử lý vật liệu cháy trong lô. Làm đƣờng băng cản lửa rộng 5 m

xung quanh lô nhằm hạn chế cháy lan.

- Thƣờng xuyên tuần tra bảo vệ nhằm tránh sự phá hoại của ngƣời, súc

vật và phòng chống cháy rừng.

* Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng năm thứ ba

- Chăm sóc 1 lần (thời gian chăm sóc từ tháng 11 – 12) làm cỏ theo hàng

cây rộng 1 m, gom và xử lý vật liệu cháy trong lô. Làm đƣờng băng cản lửa

rộng 5 m xung quanh lô.

Page 32: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

24

- Thƣờng xuyên tuần tra bảo vệ nhằm tránh sự phá hoại của ngƣời, súc

vật và phòng chống cháy rừng.

* Bảo vệ và phòng chống cháy rừng năm thứ 4 trở đi

- Thƣờng xuyên tuần tra bảo vệ nhằm tránh sự phá hoại của ngƣời, súc

vật và phòng chống cháy rừng

3.2.3 Hiện trạng và tài nguyên rừng trồng tại công ty Xuân Sơn

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại huyện Thạch Thành là 28.250,89 ha,

trong đó rừng đặc dụng 4.669,60 ha, rừng phòng hộ 6.526,14 ha, rừng sản xuất

17.055,15 ha.

Diện tích rừng trồng 11.244,74 ha (chiếm 39,8%), đây là nguồn thu nhập

đáng kể của huyện và ngƣời dân trên địa bàn, trong đó đáng kể nhất là rừng

trồng của các chƣơng trình, dự án trồng nhƣ: 327, 661, kfw4, dự án trồng cao su

trên đất lâm nghiệp,… và diện tích rừng Thông thuộc Ban quản lý rừng phòng

hộ Thạch Thành, nhất là rừng trồng vay vốn ngân hàng thế giới thuộc dự án

phát triển ngành lâm nghiệp (WB3) sẽ là rừng mang lại giá trị cao trong thời

gian tới của huyện.

Page 33: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

25

* Hiện trạng tài nguyên rừng

Bảng 3.1: Diện tích rừng tại công ty Xuân Sơn

X

∑ Diện tích

(Ha)

Diện tích loại

trừ Ha

Diện tích

tham gia FSC

(Ha)

Ngọc Trạo 113,77 113,77

Thạch Bình 200,3 200,3

Thạch Cẩm 235,35 0,32 235,03

Thạch Đồng 70,55 70,55

Thạch Long 125,59 125,59

Thạch Sơn 143,32 0,78 142,54

Thành An 144,81 144,81

Thành Long 683,04 0,36 682,68

Tổng 1716,73 1,46 1715,27

Tổng diện tích tham gia chứng chỉ rừng là 1.715,27 ha, diện tích trên đã

bao gồm diện tích cấp chứng chỉ năm 2017 và diện tích bổ sung cấp chứng

chỉ năm 2018. Thành Long là xã có diện tích tham gia chứng chỉ rừng lớn

nhất 682,68 ha, tiếp đến là Thạch Cẩm 235,03 ha và Thạch Bình 200,3 ha.

Thạch Đồng là xã có diện tích rừng tham gia chứng chỉ FSC ít nhất với 70,55

ha.

Trong giai đoạn 2001 - 2013 ngành lâm nghiệp có những bƣớc phát triển

rõ rệt. Tốc độ tăng trƣởng ngành từ 10,9% giai đoạn 2001 – 2005 lên 13,1%

giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2015 đạt 15,2%. Ngành lâm

nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổng GTSX toàn huyện, tỷ trọng ngành

lâm nghiệp năm 2001 chiếm 1,24% tổng GTSX toàn huyện, năm 2005 là

1,67%, năm 2010 là 1,11% và năm 2013 là 0,97%. Lao động trong ngành lâm

nghiệp cũng có sự chuyển biến từ 20.970 ngƣời năm 2001 lên 60.450 ngƣời

năm 2013. Thu nhập ngƣời lao động trong ngành lâm nghiệp cũng đƣợc nâng

Page 34: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

26

lên từng ngày, năm 2013 thu nhập bình quân ngƣời lao động từ lâm nghiệp

đạt 22,3 triệu đồng/ngƣời/năm.

Diện tích đất Lâm nghiệp: bình quân mỗi hộ 0,5 ha trồng lúa và hoa màu và

0,3 – 30 ha đất trồng cây lâm nghiệp đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng. Diện tích rừng trồng toàn huyện khoảng 6.000 ha, trong đó diện tích Keo

chiếm 80%. Diện tích rừng FSC đƣợc trồng mới: bình quân hàng năm khoảng

100 – 200 ha rừng Keo

* Diện tích các loại cây trồng

Bảng 3.2: Loài cây trồng chính

Loài cây Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Keo 1.724,0 93,5

Keo xen cây bản địa 130,0 4,5

Tổng 1854,0 100

Xuân Sơn có nhà máy chế biến gỗ tại xã Thành Tâm với công suất chế

biến 30.000 tấn nguyên liệu/năm, nhà máy đã xây dựng và hoạt động từ năm

2010. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy là tất cả các hộ trồng rừng gỗ

Keo, Doanh nghiệp – Lâm nghiệp trong toàn huyện.

3.3. Điều kiện kinh tế – xã hội

3.3.1 Kinh tế

Tăng trƣởng kinh tế: Tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 2.591,7 tỉ đồng,

tăng 16,6% so với cùng kỳ, đạt 100,1% kế hoạch năm, cao hơn bình quân

chung toàn tỉnh 1,5 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng: Tỷ trọng

ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 29%, công nghiệp – xây dựng chiếm

45%, thƣơng mại – dịch vụ chiếm 26%. Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt

khoảng 420 kg/ngƣời. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 18,7 triệu

đồng, vƣợt 3,8% kế hoạch, tăng 2,9 triệu đồng/ngƣời so với năm 2012.

3.3.2 Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

Thực trạng phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn

Page 35: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

27

định và tƣơng đối toàn diện: giá trị Nông – Lâm – Thủy sản ƣớc đạt 340,6 tỉ

đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ, đạt 100,2% kế hoạch.

a) Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của huyện trong những năm qua phát triển khá

đồng đều trên nhiều lĩnh vực, diện tích – năng suất các loại cây trồng đều

tăng. Toàn huyện gieo trồng đƣợc 20.714 ha cây hàng năm, đạt 98,5% so với

kế hoạch, đạt 97,5% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích vụ Đông 848,5 ha,

đạt 50,1% kế hoạch; diện tích vụ Chiêm xuân 13.286,8 ha, tăng 2,1% so với

cùng kỳ, đạt 106,4% kế hoạch; vụ Thu mùa 6.578,7 ha, đạt 95,3% so với cùng

kỳ, đạt 96% kế hoạch. Năng suất, sản lƣợng cây lƣơng thực đạt cao nhất từ

trƣớc tới nay. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 58.537,2 tấn, tăng 1,9% so với

cùng kỳ, đạt 106,4% kế hoạch.

Diện tích mía nguyên liệu đã trồng 5.942 ha, trong đó: trồng mới 2.216

ha, lƣu gốc 3.726 ha (Thực hiện chuyển đổi 84,5 ha trồng lúa kém hiệu quả

sang trồng mía). Năng suất ƣớc đạt 57 tấn/ha, sản lƣợng ƣớc đạt 338.694 tấn,

tăng 4% so với năm trƣớc.

b) Lâm nghiệp

Công tác trồng rừng để phủ xanh đồi trọc và rừng đầu nguồn đạt kết quả

và đem lại hiệu quả thiết thực. Trồng đƣợc 139,9 ha rừng tập trung, đạt

111,5% kế hoạch; trồng 30.000 cây mây dƣới tán rừng tại xã Thạch Cẩm theo

dự án KFW4. Khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ 22.000 ha rừng. Tổ chức diễn

tập phòng cháy chữa cháy rừng và đốt trƣớc vật liệu cháy tại thôn Ngọc Long,

xã Thành Long, trong năm không để xảy ra cháy rừng. Trồng mới đƣợc 358,3

ha cao su, trong đó: trồng đƣợc 241,5 ha cao su tiểu điền, đạt 241,5% kế

hoạch. Sản lƣợng khai thác mủ đạt khoảng 1.167 tấn, trị giá 54,8 tỉ đồng.

Page 36: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

28

CHƢƠNG IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá sinh trƣởng và sản lƣợng rừng trồng Keo tai tƣợng ở các

tuổi khác nhau

Kết quả tổng hợp một số chỉ tiêu sinh trƣởng (D1.3 , Hvn và G ), trữ lƣợng

(M) và lƣợng tăng trƣởng bình quân chung (∆m ) của lâm phần Keo tai tƣợng ở

tuổi 4, 5, 6, 7, 8 và 10 ghi ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh trƣởng và trữ lƣợng Keo tai tƣợng

ở các tuổi khác nhau

Chỉ tiêu

Tuổi lâm phần năm

4 5 6 7 8 10

D1.3 (cm) 9,30 10,53 12,18 13,56 15,86 22,81

Hvn (m) 11,75 12,88 14,38 15,73 17,82 22,12

G (m2/ha) 11,82 14,12 15,72 19,13 19,40 23,19

M (m3/ha) 76,87 101,01 122,14 157,96 182,82 265,23

∆m (m3/ha) 19,22 20,20 20,36 22,57 22,85 26,52

Từ số liệu bảng 4.1, ta nhận thấy đƣờng kính bình quân của rừng trồng Keo

tai tƣợng các tuổi năm sau cao hơn năm trƣớc, tuy nhiên đƣờng kính bình quân

giữa các tuổi (từ tuổi 4 đến tuổi 7) chênh lệch không nhiều, giữa tuổi 5 và tuổi 4

chênh lệch 1,23 cm, giữa tuổi 6 và tuổi 5 chênh lệch 1,66 cm, giữa tuổi 7 và tuổi

6 chênh lệch 1,37 cm. Trong khi lƣợng tăng về đƣờng kính giữa tuổi 10 và tuổi 8

khá lớn đạt đến 6,95 cm (bình quân chênh lệch 3,48 cm), và chênh lệch đƣờng

kính giữa tuổi 8 và tuổi 7 là 2,3 cm.

Chiều cao bình quân ở tuổi 4 đạt 11,75 m, đến tuổi 7 là 15,73 m và tăng

dần đến tuổi 10 đạt giá trị lớn nhất là 22,12 m. Nhƣ vậy, có thể thấy chênh lệch

về chiều cao vút ngọn giữa tuổi 10 và tuổi 4 là 10,37 m. Tuy nhiên, nếu nhìn

lƣợng tăng trƣởng thƣờng xuyên hàng năm về Hvn thì các giá trị này không lớn

lắm chỉ từ 1,13 m (giữa tuổi 6 và tuổi 5) đến 2,1 m (giữa tuổi 8 và tuổi 7). Và

Page 37: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

29

lƣợng tăng bình quân về chiều cao vút ngọn giữa tuổi 10 và tuổi 8 cũng chỉ đạt

2,15 m, trong khi lƣợng tăng bình quân về đƣờng kính xấp xỉ 3,5 cm

Từ đó, ta nhận thấy rừng trồng Keo tai tƣợng từ tuổi 4 đến tuổi 10 sinh

trƣởng về chiều cao biến động không nhiều, nhƣng biến động về sinh trƣởng

đƣờng kính là rất lớn dẫn đến trữ lƣợng rừng trồng Keo tai tƣợng cũng chênh

lệch rất nhiều theo tuổi.

Hình 4.1: Tăng trưởng về trữ lượng (M) của lâm phần Keo tai tượng

ở các tuổi khác nhau

Qua bảng 4.1, ta thấy trữ lƣợng của lâm phần Keo tai tƣợng ở tuổi 4 đạt

bình quân 76,87 m3/ha, đến tuổi 5 đạt 101,01 m

3/ha và tăng dần lên theo tuổi,

đến tuổi 10 trữ lƣợng lâm phần đạt 265,23 m3/ha.

Qua bảng và hình 4.1, ta nhận thấy đƣờng cong về trữ lƣợng lâm phần

Keo tai tƣợng từ tuổi 4 đến tuổi 10 có chiều hƣớng lên trên cho thấy rừng

trồng vẫn tiếp tục tăng trƣởng. Đặc biệt trữ lƣợng tăng mạnh từ tuổi 8 (182,82

m3/ha ) lên tuổi 10 (265,23 m

3/ha), tăng đến 82,41 m

3/ha đƣờng biểu diễn dốc

hẳn. Trong khi lƣợng tăng trữ lƣợng từ tuổi 4 đến tuổi 6 chỉ đạt 45,27 m3/ha,

và từ tuổi 6 đến tuổi 8 tăng 60,68 m3/ha. Xét về tăng trƣởng bình quân chung,

có thể thấy lƣợng tăng trƣởng về trữ lƣợng của lâm phần vẫn tiếp tục tăng khi

đến tuổi 10. Chứng tỏ, lâm phần Keo tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu vẫn

chƣa đạt thành thục về trữ lƣợng, nếu muốn kinh doanh gỗ lớn rừng trồng

Keo tai tƣợng cần phải đƣợc nuôi dƣỡng thêm.

Page 38: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

30

4.2. Tỷ lệ thể tích và sản lƣợng của các loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng ở

các tuổi khác nhau

4.2.1 Tỷ lệ thể tích các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng

Tỷ lệ thể tích các loại sản phẩm gỗ: Phụ thuộc vào quy cách sản phẩm (kích

thƣớc đoạn nguyên liệu, đƣờng kính đầu nhỏ) và tỷ lệ vỏ cây, khi đƣờng kính

sản phẩm lấy đƣợc càng lớn và tỷ lệ vỏ cây càng thấp thì sản lƣợng gỗ càng lớn

và ngƣợc lại.

Bảng 4.2: Tỷ lệ thể tích các loại sản phẫm gỗ keo tai tƣợng (1 - 4)

ở các tuổi khác nhau

Tuổi

(năm)

% Vgỗ (%)

%V Gỗ loại 1

(D>15 cm)

%V Gỗ loại 2

(15>D>10 cm)

%V Gỗ loại 3

(10>D>5 cm)

%VGỗ loại 4

(D<5 cm)

4 0,7 18,9 43,7 36,7

5 2,7 28,5 40,2 28,6

6 16,3 65,9 68,8 37,0

7 26,0 79,4 60,8 23,8

8 39,3 56,9 29,8 11,9

10 67,04 23,53 6,24 3,19

Qua số liệu từ bảng 4.2 ở trên, sự biến động về tỷ lệ thể tích các loại sản

phẩm gỗ thể hiện rất rõ. Tỷ lệ thể tích gỗ loại 1 (D>15 cm) của rừng trồng Keo tai

tƣợng tăng dần qua các tuổi, thấp nhất ở tuổi 4 với 0,7% và có giá trị lớn nhất ở

tuổi 10 là 67,04%. Tỷ lệ thể tích gỗ loại 4 (D<5 cm) có xu hƣớng giảm dần qua

các tuổi, thấp nhất ở tuổi 10 với 3,19% và lớn nhất ở tuổi 6 với 37%. Gỗ loại 3

(10>D>5 cm) có tỷ lệ thể tích gỗ lớn nhất ở tuổi 6 là 68,8%, với gỗ loại 2

(15>D>10 cm) có tỷ lệ thể tích gỗ lớn nhất ở tuổi 7 là 79,4%. Nhƣ vậy, qua số liệu

trong bảng ta nhận thấy tỷ lệ thể tích các loại gỗ sản phẩm ở các tuổi rừng khác

nhau có sự chênh lệch rõ rệt, rừng trồng ở các tuổi lớn hơn thì tỷ lệ thể tích sản

phẩm gỗ có giá trị cao về kinh tế cũng tăng theo, đồng thời các loại sản phẩm gỗ

có giá trị kinh tế thấp cũng giảm đi và ngƣợc lại. Tại tuổi 10, tỷ lệ thể tích gỗ có

Page 39: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

31

đƣờng kính đầu nhỏ ≥ 15 cm là 67,04%. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam quy định về

rừng trồng gỗ lớn (TCVN 11567-1:2016 và TCVN 11567-2:2016 rừng trồng gỗ

lớn)[16], rừng trồng với mục đích cung cấp gỗ lớn với tỷ lệ gỗ lớn đạt ≥ 70%.

Nhƣ vậy, tại tuổi 10 lƣợng gỗ cung cấp chƣa đạt so với tiêu chuẩn, nếu muốn đạt

tiêu chuẩn rừng trồng gỗ lớn thì có thể phải nuôi dƣỡng ít nhất 1 – 2 năm nữa.

Ảnh 4.1. Hình ảnh về sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng tại công ty Xuân sơn

4.2.2 Sản lượng các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng

Bảng 4.3: Sản lƣợng các loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng ( 1 - 4)

ở các tuổi khác nhau tính cho 1 ha

Tuổi

(năm)

∑M gỗ

(m3/ha)

Sản lƣợng gỗ

Gỗ loại 1

(m3)

Gỗ loại 2

(m3)

Gỗ loại 3

(m3)

Gỗ loại 4

(m3)

4 76,87 2,21 31,29 30,19 13,19

5 101,01 10,00 47,38 30,76 12,87

6 122,14 25,49 55,95 28,95 11,76

7 157,96 42,43 70,65 32,44 12,44

8 182,82 87,47 63,47 22,48 9,40

10 265,23 204,31 44,69 9,75 6,46

Qua bảng 4.3, ta thấy sự chênh lệch rất rõ về sản lƣợng sản phẩm gỗ loại 1

(D>15 cm) và gỗ loại 4 (D<5 cm) của rừng trồng Keo tai tƣợng ở các tuổi khác

nhau. Ở tuổi 4 sản lƣợng gỗ loại 1 chỉ có 2,21 m3, đến tuổi 10 thì sản lƣợng sản

phẩm gỗ loại 1 là 204,31 m3 với gỗ loại 4 sản lƣợng sản phẩm gỗ ở tuổi 4 là

13,19 m3 thì đến tuổi 10 giảm còn 6,46 m

3.

Page 40: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

32

Nhƣ vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy sản lƣợng các loại sản phẩm gỗ có

giá trị tăng theo tuổi, tuổi càng cao sản lƣợng gỗ có kích thƣớc lớn càng tăng và

ngƣợc lại. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến giá trị kinh tế của lô rừng đồng thời

cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuận thu đƣợc của lô rừng cuối chu kỳ kinh doanh.

4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế (NPV, IRR, BCR) của rừng trồng Keo tai

tƣợng ở các tuổi khác nhau

4.3.1 Giá bán các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng

Giá bán các loại sản phẩm gỗ đƣợc tính theo giá thị trƣờng tại khu vực

Thanh Hóa năm 2018, và đƣợc tổng hợp vào bảng 4.4.

Bảng 4.4: Giá bán các loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng tại

công ty Xuân Sơn

Giá bán

(đồng/m3)

Gỗ loại 1

(D>15cm)

Gỗ loại 2

(15>D>10cm)

Gỗ loại 3

(10>D>5cm)

Gỗ loại 4

(D<5cm)

1.550.000 1.250.000 1.000.000 250.000

( Nguồn: Công ty Xuân Sơn, năm 2018)

Qua bảng giá bán có thể thấy rằng, sản phẩm gỗ có đƣờng kính càng lớn thì

giá bán càng cao và ngƣợc lại. Giá gỗ củi – gỗ loại 4 (D < 5cm) có giá bán thấp

nhất, chỉ 250.000 đồng/m3. Tiếp đến là gỗ dăm – gỗ loại 3 (10>D>5cm) có giá

bán là 1.000.000 đồng/m3 (cao hơn gấp 4 lần so với giá gỗ củi). Các loại gỗ lớn

là gỗ bóc – ghép thanh – gỗ loại 2 (15>D>10cm) có giá bán là 1.250.000

đồng/m3 và gỗ đồ mộc – gỗ loại 1 (D>15cm) có giá bán là 1.550.000 đồng/m

3.

Nhƣ vậy, có thể thấy giá gỗ có kích thƣớc lớn cao hơn rất nhiều so với gỗ củi (gỗ

có kích thƣớc nhỏ) từ 4 đến 6 lần.

4.3.2 Tính chi phí và thu nhập cho 1 ha rừng Keo tai tượng ở các tuổi khác nhau

4.3.2.1 Thu nhập, chi phí

* Thu nhập

Page 41: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

33

Kết quả tính thu nhập từ bán các loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng ở các tuổi khác nhau, với giá bán ở năm 2018 tại công ty

Xuân Sơn (theo bảng 4.4) đƣợc trình bày ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Thu nhập từ bán các loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng ở các tuổi khác nhau

Tuổi

(năm)

Gỗ loại 1 (D>15cm) Gỗ loại 2

(15>D>10cm)

Gỗ loại 3

(10>D>5cm) Gỗ loại 4 (D<5cm) Tổng

Sản

lƣợng

(m3/ha)

Thành tiền

(đồng)

Sản

lƣợng

(m3/ha)

Thành tiền

(đồng)

Sản

lƣợng

(m3/ha)

Thành tiền

(đồng)

Sản

lƣợng

(m3/ha)

Thành tiền

(đồng)

Sản

lƣợng

(m3/ha)

Thành tiền (đồng)

4 2,21 3.432.709 31,29 39.106.805 30,19 30.188.324 13,19 3.296.615 76,87 76.024.454

5 10,00 15.505.316 47,38 59.228.512 30,76 30.756.368 12,87 3.217.547 101,01 108.707.742

6 25,49 39.505.024 55,95 69.935.146 28,95 28.953.087 11,76 2.938.823 122,14 141.332.080

7 42,43 65.761.341 70,65 88.311.431 32,44 32.442.230 12,44 3.111.093 157,96 189.626.094

8 87,47 135.583.903 63,47 79.333.512 22,48 22.480.596 9,40 2.349.400 182,82 239.747.412

10 204,31 316.686.794 44,69 55.868.683 9,75 9.754.847 6,46 1.615.405 265,23 383.925.728

Page 42: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

34

Qua số liệu ở bảng 4.5, thu nhập cây đứng của rừng trồng Keo tai tƣợng ở

các tuổi có độ chênh lệch rất lớn và tăng dần theo tuổi, từ 76.024.454 đồng/ha ở

tuổi 4, lên 108.707.742 đồng/ha ở tuổi 5, 141.332.080 đồng/ha ở tuổi 6,

189.626.094 đồng/ha ở tuổi 7, 239.747.412 đồng/ha ở tuổi 8, và đạt đƣợc

383.925.728 đồng/ha ở tuổi 10.

Bảng 4.6: Tỷ lệ thu nhập của từng loại sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng 1- 4)

ở các tuổi khác nhau tính cho 1 ha

Tuổi

(năm) Gỗ loại 1 (%) Gỗ loại 2 (%) Gỗ loại 3 (%) Gỗ loại 4 (%)

4 4,52 51,44 39,71 4,34

5 14,26 54,48 28,29 2,96

6 27,95 49,48 20,49 2,08

7 34,68 46,57 17,11 1,64

8 56,55 33,09 9,38 0,98

10 82,49 14,55 2,54 0,42

Qua bảng 4.6, có thể thấy rõ cơ cấu thu nhập và ảnh hƣởng của giá bán từ

các loại gỗ sản phẫm đến thu nhập từ rừng Keo tai tƣợng ở các tuổi khác nhau.

Ở tuổi non 4 và 5, tỉ trọng thu nhập từ loại gỗ nguyên liệu (gỗ bóc – ghép

thanh, gỗ dăm ) và gỗ củi chiếm trên 85%.

Ở tuổi 6 và tuổi 7, tỷ trọng thu nhập từ gỗ loại 2, loại 3, loại 4 chiếm từ

60% đến 65%, còn lại là gỗ loại 1. Nhìn chung cơ cấu thu nhập ở cả 2 tuổi này

không có sự khác biệt lớn.

Tuy nhiên ở tuổi 8, mặc dù tỷ lệ sản phẫm gỗ loại 2, loại 3, loại 4 chiếm

đến 60,7% về trữ lƣợng sản phẩm (xem bảng 4.2), nhƣng về thu nhập chỉ chiếm

44,45% (xem bảng 4.6), trong khi gỗ có kích thƣớc lớn chỉ chiếm 39,3% (xem

bảng 4.2) nhƣng tổng giá trị mang lại lên đến 56,55% (xem bảng 4.6). Ở tuổi 10,

trữ lƣợng sản phẫm gỗ loại 1 khoảng 67% (xem bảng 4.2) nhƣng tỉ trọng thu

nhập lên đến 82,49% (xem bảng 4.6).

Page 43: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

35

Nhƣ vậy qua số liệu từ biểu và biểu đồ, thu nhập ở các tuổi rừng có sự

chênh lệch rõ rệt. Rừng trồng ở các tuổi lớn có thu nhập cao, đồng thời chi phí

cho cả chu kỳ kinh doanh cũng cao và ngƣợc lại. Điều này cho thấy, ảnh hƣởng

rất lớn của tuổi khai thác đến tổng thu nhập của ngƣời trồng rừng. Do vậy, ngƣời

kinh doanh rừng cần quan tâm đến tuổi khai thác một cách hợp lí để có đƣợc thu

nhập tối đa và cung cấp các loại sản phẫm gỗ đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

* Chi phí

Hiện nay công ty Xuân Sơn đang chi trả các loại chi phí trên theo định

mức nhƣ sau (Phụ lục 3)

- Chi phí cây con và phân bón là: Cc = 4.497.900 đồng/ha

- Chi phí nhân công trồng rừng là: CNc = 8.137.500 đồng/ha.

- Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng rừng bắt đầu phát sinh đều đặn từ

năm thứ 1 cho đến năm khai thác. Năm thứ nhất và năm thứ 2 do có nhiều

công đoạn chăm sóc nên chi phí chăm sóc và bảo vệ năm 1 là: 5.670.000

đồng/ha, chi phí chăm sóc và bảo vệ năm 2 là: 7.297.500 đồng/ha, các năm

còn lại là: 1.575.000 đồng/ha.

- Chi phí vận chuyển đƣợc tính theo định mức: 200.000 đồng/1,4m3 và

đƣợc tính theo ha dựa trên trữ lƣợng gỗ khai thác.

- Chi phí khai thác đƣợc tính theo định mức chi trả: 200.000

đồng/1,4m3 và đƣợc tính theo ha dựa trên trữ lƣợng gỗ khai thác.

Page 44: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

36

Bảng 4.7: Tổng hợp chi phí trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ 01 ha rừng

Keo tai tƣợng ở các tuổi khác nhau (Phụ lục 1)

Đơn vị tính: Đồng

Mô hình kinh

doanh (năm) 4 5 6 7 8 10

Tổng chi phí

sản xuất KD 50.715.757 59.187.900 66.800.043 78.609.329 87.287.186 11.398.2900

Chi phí tạo

rừng năm đầu 18.305.400

Tỷ lệ chi phí

năm đầu/ tổng

chi phí (%)

36 31 27 23 21 16

Chi phí khai

thác ở các mô

hình KD

23.537.857 30.435.000 36.472.143 46.706.429 53.809.286 77.355.000

Tỷ lệ chi phí

khai thác/ tổng

chi phí (%)

46 51 55 59 62 68

Bảng 4.7 thể hiện chi phí trực tiếp tạo rừng, bao gồm: chi phí trồng và

chăm sóc – bảo vệ năm đầu; chi phí chăm sóc – bảo vệ năm 2,3; chi phí bảo vệ

rừng trồng các năm tiếp theo (7 năm đối với rừng 10 tuổi, 5 năm đối với rừng 8

tuổi, 4 năm đối với rừng 7 tuổi, 3 năm đối với rừng 6 tuổi, 2 năm đối với rừng 5

tuổi, 1 năm đối với rừng 4 tuổi). Đơn giá trong bảng trên cho các mục chi cho 1

ha, là đơn giá thực tế do công ty Xuân Sơn đã thực hiện, không hoàn toàn giống

nhau, mặc dù cùng áp dụng một đơn giá trồng rừng, chăm sóc rừng (tức là ƣớc

lƣợng trồng rừng cùng 1 thời điểm với chi phí trồng rừng tƣơng đƣơng),

nhƣng chi phí bảo vệ và khai thác ở các mô hình kinh doanh sau lại tăng do

thời gian chăm sóc – bảo vệ dài hơn cùng với trữ lƣợng gỗ tăng dần theo tuổi,

cụ thể trữ lƣợng gỗ tăng dần từ tuổi 4 đến tuổi 10 (xem bảng 4.1)

Qua bảng 4.7 ta thấy, tổng giá thành năm đầu tạo rừng ở tất cả các mô hình

kinh doanh là: 18.305.400 đồng/ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất là 36% trong tổng chi

phí tạo rừng đối với rừng trồng 4 tuổi, nhỏ nhất là 16% đối với rừng trồng 10

tuổi.

Page 45: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

37

Qua bảng 4.7 ta thấy, chi phí khai thác ở các mô hình kinh doanh tăng dần,

tỉ lệ chi phí khai thác trên tổng chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ nhất ở rừng trồng 4 tuổi

(46%) và lớn nhất ở rừng trồng 10 tuổi là 68% (do trữ lƣợng gỗ tăng dần qua các

năm).

4.3.2.2 Tính toán các chỉ tiêu tài chính

Kết quả tính giá trị thu nhập hiện tại (BPV), giá trị hiện tại (CPV), và lợi

nhuận thuần hiện tại (NPV) tính cho 01 ha Keo tai tƣợng với các phƣơng án khai

thác ở các tuổi khác nhau đƣợc tổng hợp ở bảng 4.8 và các chỉ tiêu tài chính

NPV, IRR và BCR của các phƣơng án đƣợc tổng hợp ở bảng 4.9.

Page 46: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

38

Bảng 4.8: Giá trị thu nhập hiện tại BPV , giá trị chi phí hiện tại CPV và lợi nhuận thuần hiện tại NPV cho 1 ha

Keo tai tƣợng cho các phƣơng án khai thác ở các tuổi 4,5,6,7,8 và 10

Với R=0,07 (7%/năm), Đơn vị tính: Đồng

Năm

KT

Năm thứ Tổng (đồng)

t (năm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1/(1+r)^t 0,935 0,873 0,816 0,763 0,713 0,666 0,623 0,582 0,544 0,508

4

BVP 0 0 0 57.998.692 57.998.692

CPV 17.107.850 6.373.919 1.285.669 17.956.919 42.724.357

NPV -17.107.850 -6.373.919 -1.285.669 40.041.773 15.274.335

5

BVP 0 0 0 0 77.507.118 77.507.118

CPV 17.107.850 6.373.919 1.285.669 1.201.560 21.699.734 47.668.733

NPV -17.107.850 -6.373.919 -1.285.669 -1.201.560 55.807.383 29.838.385

6

BVP 0 0 0 0 0 94.175.532 94.175.532

CPV 17.107.850 6.373.919 1.285.669 1.201.560 1.122.953 24.302.929 51.394.881

NPV -17.107.850 -6.373.919 -1.285.669 -1.201.560 -1.122.953 69.872.604 42.780.652

7

BVP 0 0 0 0 0 0 118.089.601 118.089.601

CPV 17.107.850 6.373.919 1.285.669 1.201.560 1.122.953 1.049.489 29.086.416 57.227.857

NPV -17.107.850 -6.373.919 -1.285.669 -1.201.560 -1.122.953 -1.049.489 89.003.185 60.861.744

8

BVP 0 0 0 0 0 0 0 139.535.177 139.535.177

CPV 17.107.850 6.373.919 1.285.669 1.201.560 1.122.953 1.049.489 980.831 31.317.494 60.439.766

NPV -17.107.850 -6.373.919 -1.285.669 -1.201.560 -1.122.953 -1.049.489 -980.831 108.217.682 79.095.411

10 BVP 0 0 0 0 0 0 0 0 0 195.168.372 195.168.372

CPV 17.107.850 6.373.919 1.285.669 1.201.560 1.122.953 1.049.489 980.831 916.664 856.696 39.323.359 70.218.991

Page 47: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

39

NPV -17.107.850 -6.373.919 -1.285.669 -1.201.560 -1.122.953 -1.049.489 -980.831 -916.664 - 856.696 155.845.013 124.949.381

Page 48: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

40

Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu tài chính tính cho 01 ha Keo tai tƣợng ở các

phƣơng án khai thác ở các tuổi khác nhau

Chỉ

tiêu

Phƣơng án khai thác năm

4 5 6 7 8 10

NPV

(đồng) 15.274.335 29.838.385 42.780.652 60.861.744 79.095.411 124.949.381

IRR

(%) 19,73% 23,84% 23,60% 23,94% 23,36% 22,33%

BCR

(đồng) 1,36 1,63 1,83 2,06 2,31 2,78

Từ bảng 4.8 và bảng 4.9, ta thấy kinh doanh rừng trồng Keo tai tƣợng

với chu kỳ khai thác từ 4 năm trở lên đều có lãi và mang tính khả thi, vì các

trị số NPV đều lớn hơn 0. Tuy nhiên xét về hiệu quả kinh tế của rừng trồng ở

các tuổi khác nhau mang lại thì NPV tăng dần theo tuổi khai thác. Ở tuổi 4,

giá trị NPV đạt thấp nhất chỉ là 15.274.335 đồng/ha; ở các tuổi 5, tuổi 6, tuổi

7 và tuổi 8 giá trị NPV lần lƣợt là 29.838.385 đồng/ha, 42.780.652 đồng/ha,

60.861.744 đồng/ha và 79.095.411 đồng/ha. Ở tuổi 10 đạt 124.949.381

đồng/ha (gần gấp 8 lần so với tuổi 4, gấp hơn gần 4 lần so với tuổi 5, hơn gần

3 lần so với tuổi 6, hơn gần 2 lần so với tuổi 7 và hơn gần 1,5 lần so với tuổi 8).

Giá trị NPV này có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh rừng trồng tại

công ty Xuân Sơn. Từ kết quả phân tích trên, đề xuất tuổi khai thác tối thiểu của

rừng trồng Keo tai tƣợng tại công ty Xuân Sơn nên bắt đầu từ tuổi 7 trở lên, tốt

nhất là ở tuổi 10.

Nếu xét về chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) của rừng trồng Keo

tai tƣợng ở các tuổi khác nhau đều lớn hơn 0 và tƣơng đối cao. Rừng trồng Keo

tai tƣợng ở tuổi 4 có tỷ lệ thấp nhất (1,36) và chỉ tiêu này tăng lên ở các tuổi rừng

lớn hơn, rừng trồng tuổi 10 có tỷ lệ thu nhập trên chi phí là cao nhất (2,78).

Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR đều lớn hơn 0, tỷ lệ thấp nhất ở rừng trồng

tuổi 4 (19,73%) và cao nhất ở rừng trồng tuổi 7 (23,94%). Tỷ lệ thu hồi vốn nội

bộ rừng trồng Keo tai tƣợng ở các tuổi khác nhau đều lớn hơn lãi suất vay vốn

Page 49: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

41

nên việc đầu tƣ trồng rừng Keo tai tƣợng từ tuổi 4 đến tuổi 10 tại khu vực nghiên

cứu đều có lãi. Tối ƣu nhất ở tuổi 10.

* Lợi nhuận trồng rừng

Lợi nhuận của 1 ha rừng Keo tai tƣợng trong 1 chu kỳ trồng rừng đƣợc

xác định theo công thức sau:

LN = DT – CSx

Trong đó

DT: Doanh thu của 1 ha rừng Keo tai tƣợng trong 1 chu kỳ trồng rừng.

Csx: Các chi phí bỏ ra cho 1 ha rừng Keo tai tƣợng tƣơng ứng trong 1

chu kỳ trồng rừng.

Ở mô hình kinh doanh 4 năm ta có chi phí cho 1 ha rừng là: 50.715.757

đồng/ha, doanh thu đạt đƣợc là: 76.024.454 đồng/ha. Áp dụng vào công thức

trên ta có lợi nhuận của mô hình kinh doanh rừng trồng là: LN = 76.024.454 -

50.715.757 = 25.308.697 đồng/ha. Các mô hình trồng rừng còn lại ta sẽ tiến

hành tính tƣơng tự, sau khi tính toán ta có bảng 4.11 về lợi nhuận của các mô

hình kinh doanh rừng trồng.

Bảng 4.10: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận tính cho 1 ha rừng keo tai

tƣợng ở các mô hình kinh doanh khác nhau

Đơn vị tính: Đồng

Mô hình kinh

doanh (năm) 4 5 6 7 8 10

Tổng chi phí

sản xuất KD

50.715.757

59.187.900

66.800.043

78.609.329

87.287.186

113.982.900

Tổng doanh

thu

76.024.454

108.707.742

141.332.080

189.626.094

239.747.412

383.925.728

Tổng lợi

nhuận

25.308.697

49.519.842

74.532.037

111.016.765

152.460.226

269.942.828

Lợi

nhuận/ha/năm

6.327.174

9.903.968

12.422.006

15.859.538

19.057.528

26.994.283

Qua bảng 4.10, ta có thể so sánh mức độ tăng của doanh thu và chi phí

qua các chu kỳ kinh doanh. Ta thấy chu kỳ kinh doanh càng dài thì các khoản

chi phí phát sinh càng lớn và doanh thu cũng càng lớn. Tuy nhiên mức độ gia

tăng của tổng doanh thu nhanh hơn và lớn hơn nhiều so với mức gia tăng của

tổng chi phí (doanh thu tăng từ 76.024.454 đồng/ha lên 383.925.728 đồng/ha).

Page 50: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

42

Nếu so sánh ta thấy tổng chi phí cho chu kỳ kinh doanh 10 năm tăng gấp 2,25

lần so với chu kỳ 4 năm thì tổng doanh thu tăng gấp 5,05 lần. Do đó mà tổng

lợi nhuận của 1 ha Keo tai tƣợng cũng gia tăng rõ rệt, cụ thể tổng lợi nhuận ở

năm thứ 4 là 25.308.697 đồng/ha và chu kỳ 10 năm là 269.942.828 đồng/ha

tăng gấp 10,6 lần. Qua đó ta có thể thấy, lợi nhuận của 1 ha rừng trồng Keo

tai tƣợng tăng dần theo độ dài của chu kỳ kinh doanh và đến chu kỳ 10 năm

thì lợi nhuận trung bình là cao nhất (26.994.283 đồng/ha/năm).

4.4 Đề xuất lựa chọn chu kỳ kinh doanh hợp lý theo hƣớng ổn định và tối

ƣu hoá lợi nhuận của rừng trồng Keo tai tƣợng

- Xác định NPV rừng trồng Keo tai tƣợng trong trƣờng hợp có sự biến động

về lãi suất vay vốn, từ đó lựa chọn đƣợc chu kỳ kinh doanh hiệu quả.

Lãi suất vay là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến

lợi nhuận của việc kinh doanh rừng trồng. Trong xác định chu kỳ kinh doanh

dựa trên kết quả phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, bất kỳ một phƣơng pháp

nào cũng không loại trừ khả năng rủi ro, bất trắc có thể xảy ra. Hiện tại, lãi

suất vay vốn của công ty Xuân Sơn đang là 7%/năm; trong khi đó lãi suất vay

vốn luôn chịu tác động của toàn bộ nền kinh tế, luôn biến động và thƣờng có

xu hƣớng tăng lên, ảnh hƣởng mạnh đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng.

Trong trƣờng hợp lãi suất vay vốn có ảnh hƣởng đến chu kỳ kinh doanh rừng

trồng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài dự kiến lãi suất vay vốn tăng lên ở

các mức là 10%, 12% và 14%. Bảng 4.11 trình bày kết quả phân tích chỉ số

NPV cho cả chu kỳ và NPV/ha/năm ở các mức lãi suất 10,0%, 12,0% và

14%/năm. Điều này làm cơ sở cho ngƣời chủ rừng xác định chu kỳ kinh

doanh hợp lý nhất là trong trƣờng hợp có sự biến động lãi suất vay với giả

thiết là các yếu tố sản xuất khác (ví dụ: giá nhân công, giá bán gỗ,...) không

có sự biến đổi.

Page 51: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

43

Bảng 4.11: NPV trong kinh doanh 1 ha rừng Keo tai tƣợng ở các chu kỳ

kinh doanh khác nhau với các mức l i suất vay khác nhau

Đơn vị tính: Đồng

Lãi

suất Chỉ tiêu

Chu kỳ kinh doanh (năm)

4 5 6 7 8 10

10%

NPV

11.993.467

22.758.030

32.243.751

45.359.388

57.791.843

88.339.266

NPV/ha/năm

2.998.367

4.551.606

5.373.959

6.479.913

7.223.980

8.833.927

12%

NPV

10.073.498

18.645.676

26.262.612

36.759.703

46.243.400

68.949.182

NPV/ha/năm

2.518.374

3.729.135

4.377.102

5.251.386

5.780.425

6.894.918

14%

NPV

8.340.641

14.952.444

20.985.772

29.306.532

36.411.424

53.021.154

NPV/ha/năm

2.085.160

2.990.489

3.497.629

4.186.647

4.551.428

5.302.115

Kết quả phân tích ở bảng 4.11 cho thấy, khi phân tích hiệu quả kinh tế ở

các mức lãi suất 10,0,%, 12,0%, và 14,0% thì NPV ở tất cả các chu kỳ kinh

doanh đều giảm dần, nhƣng vẫn lớn hơn 0. Tuy giá trị tổng NPV vẫn tăng khi

tăng chu kỳ kinh doanh, nhƣng lại có sự thay đổi khác biệt về giá trị

NPV/ha/năm ở các chu kỳ kinh doanh khác nhau.

Ở mức lãi suất 10,0%/năm, giá trị NPV/ha/năm ở các chu kỳ kinh doanh

4 năm, 5 năm và 6 năm đạt 2.998.367 đồng/ha/năm, 4.551.606 đồng/ha/năm

và 5.373.959 đồng/ha/năm. Trong khi đó giá trị này ở chu kỳ kinh doanh 7

năm đạt 6.479.913 đồng/ha/năm so với chu kỳ kinh doanh 10 năm đạt

8.833.927 đồng/ha/năm thì chỉ thấp hơn 2.354.014 đồng/ha/năm.

Ở mức lãi suất 12,0%/năm, thì NPV/ha/năm ở chu kỳ kinh doanh 7 năm

đạt 5.251.386 đồng/ha/năm so với chu kỳ kinh doanh 10 năm đạt 6.894.918

đồng/ha/năm thì chỉ thấp hơn 1.643.532 đồng/ha/năm. Khi mức lãi suất tăng

lên đến 14,0%/năm, thì giá trị NPV/ha/năm đạt cao nhất vẫn ở chu kỳ kinh

doanh 10 năm là 5.302.115 đồng/ha/năm, sau đó đến chu kỳ kinh doanh 8

năm và 7 năm.

Page 52: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

44

Từ các phân tích về tuổi thành thục tài chính ở trên cho thấy chu kỳ

kinh doanh (hay tuổi khai thác) là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả

kinh tế của hoạt động kinh doanh rừng trồng Keo tai tƣợng. Nhìn chung

không nên kinh doanh Keo tai tƣợng với chu kỳ kinh doanh ngắn 4, 5 hay 6

năm, mà nên kéo dài để gia tăng lợi nhuận. Trong trƣờng hợp lãi suất vay

thấp (dƣới 10%/năm) chu kỳ kinh doanh nên để đến 10 năm, hoặc ít nhất là 7

năm. Trong trƣờng hợp lãi suất cao hơn (12,0%/năm trở lên), chu kỳ kinh

doanh từ 7 năm trở lên đáp ứng tối đa hóa lợi nhuận.

- Đề xuất lựa chọn tuổi khai thác dựa theo NPV từ 1 chu kỳ giao đất và

tuổi rừng để nhằm ổn định sản lƣợng và tối đa hóa lợi nhuận khai thác

Trƣờng hợp công ty đƣợc thuê đất trồng kinh doanh Keo tai tƣợng với thời

gian là 50 năm thì NPV của 1 chu kỳ giao đất đƣợc thể hiện qua bảng 4.12.

Bảng 4.12: NPV từ 1 chu kỳ kinh doanh và 1 chu kỳ giao đất

nhiều chu kỳ kinh doanh)

Chu

kỳ

(Năm)

NPV 1 chu

kỳ KD

(đồng)

NPV 1 chu

kỳ giao đất

(đồng)

NPV của 1 chu

kỳ trong 1 chu

kỳ giao đất

(đồng)

Số chu kỳ

trong 50

năm (chu

kỳ)

NPV tăng hàng

năm trong 1 chu

kỳ giao đất

(đồng)

4 15.274.335 139.832.602 11.652.717 12 -

5 29.838.385 212.743.558 21.274.356 10 9.621.639

6 42.780.652 228.052.437 28.506.555 8 7.232.199

7 60.861.744 265.311.447 37.901.635 7 9.395.081

8 79.095.411 276.205.495 46.034.249 6 8.132.614

10 125.806.076 319.767.150 63.953.430 5 8.959.590

Qua bảng 4.12 ta thấy, giá trị NPV từ tất cả các chu kỳ kinh doanh rừng

trong 1 chu kỳ giao đất (50 năm), đối với chu kỳ kinh doanh 4 năm đạt khoảng

139,8 triệu đồng/ha; chu kỳ kinh doanh 5 năm đạt khoảng 212,7 triệu đồng/ha;

chu kỳ kinh doanh 6 năm đạt khoảng 228,05 triệu đồng/ha; chu kỳ kinh doanh 7

Page 53: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

45

năm đạt khoảng 265,3 triệu đồng/ha; chu kỳ kinh doanh 8 năm đạt khoảng 276,2

triệu đồng/ha; chu kỳ kinh doanh 10 naăm đạt khoảng 319,7 triệu đồng/ha .

Dựa vào NPV của 1 chu kỳ trên tổng số chu kỳ kinh doanh rừng trong

1 chu kỳ giao đất ta thấy, trong 1 chu kỳ giao đất kinh doanh rừng với chu kỳ 10

năm có 5 chu kỳ kinh doanh với lợi nhuận đạt khoảng 63,9 triệu đồng/1 chu kỳ

10 năm. Chu kỳ 8 năm có 6 chu kỳ kinh doanh với lợi nhuận đạt khoảng 46 triệu

đồng/1 chu kỳ 8 năm. Chu kỳ 7 năm có 7 chu kỳ kinh doanh với lợi nhuận đạt

khoảng 37,9 triệu đồng/1 chu kỳ 7 năm. Và tiếp theo là khoảng 28,5 triệu đồng/1

chu kỳ 6 năm (với 8 chu kỳ kinh doanh rừng/ 1 chu kỳ giao đất), khoảng 21,2

triệu đồng/1 chu kỳ 5 năm (với 10 chu kỳ kinh doanh rừng/1 chu kỳ giao đất),

khoảng 11,6 triệu đồng/1 chu kỳ 4 năm (với 12 chu kỳ kinh doanh rừng/1 chu kỳ

giao đất).

Nhƣ vậy, với các thông số kinh tế kỹ thuật kinh doanh rừng hiện tại của

công ty Xuân Sơn, tỷ lệ chiết khấu là 7% theo phân tích của chúng tôi, đứng

trên góc độ của chủ rừng thì chu kỳ kinh doanh tối thiểu là 7 năm (tốt nhất là

10 năm) đều thu đƣợc lợi nhuận ổn định với mục đích cung cấp gỗ nguyên

liệu (bột giấy, dăm gỗ, gỗ bóc,… ). Nếu kinh doanh gỗ lớn thì rừng trồng Keo

tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu cần nuôi dƣỡng thêm 1 – 2 năm, tức là khai

thác ở chu kỳ 12 hoặc 13 năm sẽ đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận rừng trồng

cung cấp sản phẩm gỗ lớn.

Page 54: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

46

CHƢƠNG V

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

5.1.1. Đánh giá sinh trưởng và sản lượng rừng trồng Keo tai tượng ở các

tuổi khác nhau

- D1.3: Tăng từ 9,3 cm ở tuổi 4 đến 22,81 cm ở tuổi 10.

- Hvn: Tăng từ 11,75m ở tuổi 4 đến 22,12m ở tuổi 10.

- G (m2/ha): Tăng từ 11,82 m

2/ha ở tuổi 4 đến 23,19 m

2/ha ở tuổi 10.

5.1.2. Tỷ lệ thể tích và sản lượng của các loại sản phẩm gỗ Keo tai tượng ở

các tuổi khác nhau

- Sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng tại công ty Xuân Sơn đƣợc chia làm 4 loại

chính, theo kích thƣớc đƣờng kính giảm dần.

- Sản lƣợng các loại sản phẩm gỗ có giá trị tăng theo tuổi, tuổi càng cao sản

lƣợng gỗ có kích thƣớc lớn càng tăng và ngƣợc lại.

5.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế (NPV, IRR, BCR) của rừng trồng Keo tai

tượng ở các tuổi khác nhau

- Thu nhập từ giá bán cây đứng của rừng trồng Keo tai tƣợng ở các tuổi

chênh lệch rất lớn, tăng dần theo tuổi, thu nhập nhỏ nhất ở tuổi 4 với 76.024.454

đồng/ha và lớn nhất ở tuổi 10 với 383.925.728 đồng/ha.

- Ở các tuổi rừng khác nhau, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (NPV,

IRR, BCR) đều cao (đều lớn hơn 0), kinh doanh rừng trồng Keo tai tƣợng thuần

loài từ tuổi 4 đến tuổi 10 tại khu vực nghiên cứu đều có lãi . Đặc biệt là kinh

doanh với chu kỳ kéo dài từ 7 năm đến 10 năm

5.1.4. Đề xuất lựa chọn chu kỳ kinh doanh hợp lý theo hướng ổn định và tối

ưu hoá lợi nhuận của rừng trồng Keo tai tượng

- Từ kết quả phân tích NPV, trong trƣờng hợp lãi suất vay thấp (khoảng

dƣới 10%/năm) chu kỳ kinh doanh gỗ nguyên liệu nên để đến 10 năm, hoặc ít

nhất cũng là 7 năm (trùng với mô hình kinh doanh mà hầu hết các chủ rừng

Page 55: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

47

đang kinh doanh hiện nay. Kinh doanh gỗ lớn nên khai thác rừng trồng Keo

tai tƣợng với chu kỳ 12 năm hoặc 13 năm đều cho lợi nhuận ổn định

5.2. Tồn tại

Để đánh giá chính xác và toàn diện một vấn đề cần phải có sự nghiên

cứu, đánh giá tổng hợp các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đối

tƣợng nghiên cứu. Với yêu cầu đó, xét trong phạm vị nghiên cứu và kết quả

đạt đƣợc tôi nhận thấy đề tài còn một số tồn tại chƣa làm đƣợc nhƣ sau:

- Do thời gian và năng lực có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở mức nghiên

cứu đánh giá đối tƣợng ở tuổi 4, 5, 6, 7, 8 và 10 ở các tuổi khác chƣa thực

hiện đƣợc.

- Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá về trữ lƣợng, sản lƣợng, sản phẩm

gỗ Keo tai tƣợng, và các chỉ tiêu kinh tế với giả định các nhân tố rủi ro về tự

nhiên nhƣ gió bão, cháy rừng... chƣa đƣợc đề cập.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ áp dụng cách tối đa hóa lợi

nhuận trên cơ sở phân tích NPV và tỷ lệ gỗ sản phẩm đề xuất lựa chọn kỳ

khai thác sao cho ổn định và tối ƣu hoá lợi nhuận của rừng trồng Keo tai

tƣợng, mà chƣa áp dụng đƣợc đầy đủ theo phƣơng pháp tối ƣu hóa kinh tế

(economical optimization) do thiếu một số dữ liệu đầu vào.

5.3. Kiến nghị

- Với kết quả đạt đƣợc, đồng thời nhận rõ những tồn tại mà đề tài chƣa

làm đƣợc với đối tƣợng (rừng trồng Keo tai tƣợng) tại khu vực nghiên cứu,

chúng tôi xin có một số kiến nghị nhƣ sau:

- Đối với rừng trồng Keo tai tƣợng tại công ty Xuân Sơn, Thạch Thành,

Thanh Hóa, tuổi khai thác tối thiểu nên là tuổi 7, tốt hơn nên chọn tuổi 10 để

tối ƣu hóa lợi nhuận thuần của rừng trồng.

- Hƣớng nghiên cứu tới cần đi sâu hơn nữa việc áp dụng tối ƣu hóa

(optimization) về kinh doanh rừng trồng Keo tai tƣợng, trong đó cần xem xét

thêm cả các yếu tố tác động nhƣ lập địa, rủi ro tự nhiên,...

Page 56: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ nông nghiệp và PTNT (2019), Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN,

ngày 19/03/2019 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018, Hà Nội.

2. Dƣơng Thị Thanh Tân (2015), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh

tế và xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu của rừng trồng cây gỗ lớn tại Công ty

TNHH Vĩnh Hưng, Tạp chí KHLN, Viện KHLN Việt nam, Hà Nội.

3. Duerr, W.A et al (1956), Financial maturity: a guid to profitable

timber growing, US Department of Agriculture.

4. Đỗ Anh Tuân (2013), Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu rừng trồng

keo lai theo quan điểm kinh tế tại công ty Lâm nghiệp Lương Sơn, Hòa Bình,

Tạp chí KHLN, Viện KHLN Việt nam, Hà Nội.

5. Đỗ Văn Bản (2018),“Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công

nghệ và thành thục kinh tế của các mô hình rừng trồng Keo lai và Keo tai

tượng trên một số vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và

Đông Nam Bộ)”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Faustmann (1849), On the determination of the value which forest

land anf immature stands pose for forestry, Oxford Institute.

7. Goundry, G.K (1960), Forest management and the theory of

capital, Canadian Journal of political Economics.

8. Gunn and Midgley (1991), Planted Acacia species in the world,

Csiro Forestry and Forest Product Australia.

9. Haruni Krisnawati, Maarit Kallio and Markku Kanninen (2008 –

2010), Acacia mangium Willd. Ecology,silviculture and productivity, CIFOR.

10. Mc Connell et al. (1983), The comperative statics of the Faustmann

model of forest management, Staff Paper, Department of Agriculture and

Applied Economics, University of Minnesota

11. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả (1993), Khảo nghiệm loài và

xuất xứ Keo Acacia, Báo cáo khoa học, Viện KHLN Việt nam, Hà Nội.

Page 57: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

12. Nguyễn Quang Hà (2001), Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu trong

trồng rừng nguyên liệu phía Bắc Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển

nông thôn.

13. Thomson, R.B (1942), An examination of basic principle of forest

valuation, Duke University School of Forestry.

14. Thông tƣ 38/2007/TT-BTT – Khái niệm Điều tra Danh mục

Rừng (12/2008), Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

15. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN

ngày 18/4/2014 về việc Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao sản lượng,

chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 – 2020, Hà Nội.

16. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11567-2:2016 Rừng trồng-Rừng gỗ lớn

chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ-Phần 2: Keo tai tượng, Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam

17. Trần Thị Thu Hà, Phạm Văn Điển (2014), Giáo trình quy hoạch

Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 58: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

PHỤ LỤC

Page 59: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

Phụ lục 1: Chi phí sản xuất kinh doanh rừng Keo tai tƣợng

Phụ lục 1a. Chi phí sản xuất kinh doanh1 ha

rừng Keo tai tƣợng của mô hình 4 năm

Phụ lục 1b. Chi phí sản xuất kinh doanh1 ha

rừng Keo tai tƣợng của mô hình 5 năm

Năm chi phí sản xuất kinh

doanh số tiền (vnđ) Năm

chi phí sản xuất kinh

doanh

số tiền

(vnđ)

1

Cây con và phân bón 4.497.900

1

Cây con và phân bón 4.497.900

Nhân công 8.137.500 Nhân công 8.137.500

Chăm sóc, bảo vệ 5.670.000 Chăm sóc, bảo vệ 5.670.000

2 Chăm sóc, bảo vệ 7.297.500 2 Chăm sóc, bảo vệ 7.297.500

3 Chăm sóc, bảo vệ 1.575.000 3,4 Chăm sóc, bảo vệ 3.150.000

4

Chăm sóc, bảo vệ 1.575.000

5

Chăm sóc, bảo vệ 1.575.000

Chi phí vận chuyển

10.981.429 Chi phí vận chuyển

14.430.000

Chi phí khai thác

10.981.429 Chi phí khai thác

14.430.000

Tổng 50.715.757 Tổng 59.187.900

Phụ lục 1c. Chi phí sản xuất kinh doanh1 ha

rừng Keo tai tƣợng của mô hình 6 năm

Phụ lục 1d. Chi phí sản xuất kinh doanh1 ha rừng

Keo tai tƣợng của mô hình 7 năm

Năm chi phí sản xuất kinh

doanh số tiền (vnđ) Năm

chi phí sản xuất kinh

doanh số tiền (vnđ)

1

Cây con và phân bón 4.497.900

1

Cây con và phân bón 4.497.900

Nhân công 8.137.500 Nhân công 8.137.500

Chăm sóc, bảo vệ 5.670.000 Chăm sóc, bảo vệ 5.670.000

2 Chăm sóc, bảo vệ 7.297.500 2 Chăm sóc, bảo vệ 7.297.500

3,4,5 Chăm sóc, bảo vệ 4.725.000

3,4,5,6 Chăm sóc, bảo vệ 6.300.000

6

Chăm sóc, bảo vệ 1.575.000

7

Chăm sóc, bảo vệ 1.575.000

Chi phí vận chuyển

17.448.571 Chi phí vận chuyển

22.565.714

Chi phí khai thác

17.448.571 Chi phí khai thác

22.565.714

Tổng 66.800.043 Tổng 78.609.329

Page 60: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

Phụ lục 1d. Chi phí sản xuất kinh doanh1 ha

rừng Keo tai tƣợng của mô hình 8 năm

Phụ lục 1e. Chi phí sản xuất kinh doanh1 ha rừng

Keo tai tƣợng của mô hình 10 năm

Năm chi phí sản xuất

kinh doanh số tiền (vnđ) Năm

chi phí sản xuất

kinh doanh số tiền (vnđ)

1

Cây con và phân

bón 4.497.900

1

Cây con và phân

bón 4.497.900

Nhân công 8.137.500 Nhân công 8.137.500

Chăm sóc, bảo vệ 5.670.000 Chăm sóc, bảo

vệ 5.670.000

2 Chăm sóc, bảo vệ 7.297.500 2 Chăm sóc, bảo

vệ 7.297.500

3,4,5,6,7 Chăm sóc, bảo vệ 7.875.000 3,4,5,6,7,8,9

Chăm sóc, bảo

vệ 11.025.000

8

Chăm sóc, bảo vệ 1.575.000

10

Chăm sóc, bảo

vệ 1.575.000

Chi phí vận

chuyển

26.117.143

Chi phí vận

chuyển

37.890.000

Chi phí khai thác

26.117.143

Chi phí khai

thác

37.890.000

Tổng 87.287.186 Tổng 113.982.900

Phụ lục 2: Chi phí khai thác vận chuyển

Thiết kế khai thác cho 1 ha

Đơn vị tính: Đồng VND

STT Hạng mục ĐVT Định mức

vật tƣ/1 ha Đơn giá Thành tiền

1 Thiết kế khai thác ha 5 200.000 1.000.000

3 Vận chuyển Km 10 200.000 2.000.000

Page 61: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

Phụ lục 3: Thuyết minh thiết kế trồng rừng

Loài cây: Keo tai tƣợng

Địa điểm trồng: Xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Phụ lục 3a. Bảng tính chi phí công lao động cho cả chu kỳ kinh doanh

Đơn vị tính: Đồng (VND)

TT Hạng mục ĐVT

Định

mức/ha Đơn giá Thành tiền

Cho 1 ha

I Trồng rừng công/ha 77,5 105.000 8.137.500

1 Xử lý thực bì công/ha 25 105.000 2.625.000

2 Cuốc hố công/ha 22 105.000 2.310.000

3 Vận chuyển phân và bón lót công/ha 8,5 105.000 892.500

4 Lấp hố công/ha 8 105.000 840.000

5 Vận chuyển, trồng cây công/ha 12 105.000 1.260.000

6 Nghiệm thu công/ha 2 105.000 210.000

II Chăm sóc 106,5 315.000 11.392.500

1 Chăm sóc rừng năm 1 công/ha 39 105.000 4.095.000

a Phát, dẫy cỏ, vun gốc lần 1 công/ha 17,5 105.000 1.837.500

b Trồng dặm công/ha 2 105.000 210.000

c Phát, dẫy cỏ, vun gốc lần 2 công/ha 17,5 105.000 1.837.500

d Nghiệm thu công/ha 2 105.000 210.000

1 Chăm sóc rừng năm 2 công/ha 52,5 105.000 5.722.500

a Phát, dẫy cỏ, vun gốc lần 1 công/ha 17,5 105.000 1.837.500

b Phát, dẫy cỏ, vun gốc lần 2 công/ha 17,5 105.000 1.837.500

c Phát, dẫy cỏ, vun gốc lần 3 công/ha 17,5 105.000 1.837.500

e Nghiệm thu công/ha 2 105.000 210.000

1 Chăm sóc rừng năm 3 công/ha 15 105.000 1.575.000

a Phát, dẫy cỏ, vun gốc lần 1 công/ha 15 105.000 1.575.000

III Bảo vệ rừng 135 945.000 14.175.000

1 Năm 1 công/ha 15 105.000 1.575.000

2 Năm 2 công/ha 15 105.000 1.575.000

3 Năm 3 công/ha 15 105.000 1.575.000

4 Năm 4 công/ha 15 105.000 1.575.000

5 Năm 5 công/ha 15 105.000 1.575.000

6 Năm 6 công/ha 15 105.000 1.575.000

7 Năm 7 công/ha 15 105.000 1.575.000

8 Năm 8 công/ha 15 105.000 1.575.000

10 Năm 10 công/ha 15 105.000 1.575.000

Tổng số công cả chu kỳ

Công/ha 319 1.260.000 33.705.000

Page 62: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

Phụ lục 3b. Bảng tính chi phí vật tƣ, thiết bị cho cả chu kỳ kinh doanh

Đơn vị tính: Đồng VND

STT Loại vật tư ĐVT Định mức

vật tư/1 ha Đơn giá

Thành tiền

Cho 1 ha

I Cây giống 1.832 916.000

1 Trồng lần đầu cây 1.666 500 833.000

2 Trồng dặm (10%) cây 166 500 83.000

II Phân bón 3.581.900

1 Năm thứ 1 2.082.500

- NPK kg 166,60 6.000 999.600

- Phân đạm kg 83,30 10.000 833.000

- Phân Kali kg 49,98 5.000 249.900

2 Năm thứ 2 999.600

- NPK kg 83,30 6.000 499.800

- Phân đạm kg 49.98 10.000 499.800

3 Năm thứ 3 499.800

- NPK kg 83,30 6.000 499.800

Page 63: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

Phụ lục 4: Bảng tra tỷ lệ gỗ Keo tai tƣợng

Loài cây D1,3 (cm) %V (D>15 cm)

%V (15>D>10

cm)

%V (10>D>5

cm) %V (D<5 cm)

Keo tai tƣợng 4 0,0 0,0 0,0 100,0

Keo tai tƣợng 5 0,0 0,0 0,0 100,0

Keo tai tƣợng 6 0,0 0,0 55,4 44,6

Keo tai tƣợng 7 0,0 0,0 59,9 40,1

Keo tai tƣợng 8 0,0 0,0 68,3 31,7

Keo tai tƣợng 9 0,0 0,0 74,2 25,8

Keo tai tƣợng 10 0,0 36,8 44,9 18,2

Keo tai tƣợng 11 0,0 44,1 42,5 13,3

Keo tai tƣợng 12 0,0 54,6 34,0 11,4

Keo tai tƣợng 13 0,0 63,6 25,7 10,7

Keo tai tƣợng 14 0,0 71,5 20,6 7,9

Keo tai tƣợng 15 26,0 50,1 17,1 6,8

Keo tai tƣợng 16 30,3 48,6 15,0 6,1

Keo tai tƣợng 17 50,5 33,2 11,7 4,6

Keo tai tƣợng 18 53,3 33,0 9,5 4,2

Keo tai tƣợng 19 55,9 31,6 8,4 4,0

Keo tai tƣợng 20 60,2 31,0 5,7 3,2

Keo tai tƣợng 21 63,0 29,0 5,0 3,0

Keo tai tƣợng 22 76,0 17,0 5,0 2,0

Keo tai tƣợng 23 80,0 15,0 3,0 2,0

Keo tai tƣợng 24 83,0 13,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 25 84,0 12,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 26 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 27 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 28 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 29 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 30 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 31 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 32 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 33 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 34 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 35 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 36 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 37 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 38 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 39 85,0 11,0 2,0 2,0

Keo tai tƣợng 40 85,0 11,0 2,0 2,0

Page 64: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

Phụ lục 5: Một số hình ảnh rừng trồng và sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng

Phụ lục 5a. Ảnh rừng trồng Keo tai tƣợng 5 năm

Phụ lục 5b. Ảnh rừng trồng Keo tai tƣợng 6 năm

Page 65: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - elib.vnuf.edu.vn

Phụ lục 5c. Ảnh rừng trồng Keo tai tƣợng 8 năm

Phụ lục 5d. Ảnh sản phẩm gỗ Keo tai tƣợng