14
MỤC LỤC A. KHOAN KHẢO SÁT. 1. Mục đích của việc khoan khảo sát địa chất công trình. 2 2. Các thiết bị khoan địa chất công trình. 2 2.1 Dung dịch bentonite. 2 2.2 Máy khoan. 3 2.3 Các dụng cụ nâng đỡ giàn khoan. 3 2.4 Bộ lấy thí nghiệm. 4 B. TRÌNH TỰ THÍ NGHIÊM 5 C. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM. 6 1. Sơ đồ khu thí nghiệm 6 2. Mặt cắt địa chất khu thí nghiệm. 6 D. ĐÁNH GIÁ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ NÊU KIẾN NGHỊ 7 1. Đánh giá công trình. 7 2.Kiến nghị. 7 1

Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

bài khảo sát địachất công trình do sinh viên Bách Khoa thực hiện

Citation preview

Page 1: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

MỤC LỤC

A. KHOAN KHẢO SÁT.1. Mục đích của việc khoan khảo sát địa chất công trình. 22. Các thiết bị khoan địa chất công trình. 2

2.1 Dung dịch bentonite. 22.2 Máy khoan. 32.3 Các dụng cụ nâng đỡ giàn khoan. 32.4 Bộ lấy thí nghiệm. 4

B. TRÌNH TỰ THÍ NGHIÊM 5

C. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM. 61. Sơ đồ khu thí nghiệm 62. Mặt cắt địa chất khu thí nghiệm. 6

D. ĐÁNH GIÁ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ NÊU KIẾN NGHỊ 7

1. Đánh giá công trình. 7

2. Kiến nghị. 7

1

Page 2: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

A. KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH.

1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH.

Công tác khoan thăm dò dùng để nghiên cứu trực tiếp đất đá và tình hình địa

chất ở dưới mặt đất cũng như lấy mẫu nguyên dang phục vụ cho công tác thí

nghiệm trong phòng.

Công tác thăm khoan dò là các hố khoan. Chúng có thể khắc phục được các

nhược điểm của công tác khai đào: độ sau khảo sát lớn hơn, khoan qua lớp

đất đá cứng, thực hiện được ở những khu vực ngập nước hay có mực nước

ngầm gần mặt đất, do đường kính hố khoan bé nên tốc độ nhanh hơn đào,....

thành phần, tính chất của đất đá ở dưới sâu được nghiên cứu qua các mẫu lấy

lên từ hố khoan. Đường kính hố khoan thăm dò thường khoảng 100-200mm,

đủ cho việc lấy mẫu đất có kích thước phù hợp dùng cho thí nghiệm trong

phòng. Những hố khoan thăm dò không lấy mẫu có thể có đường kính bé

hơn. Chiều sâu khảo sát đối với hầu hết các công trình từ 100m trở lại và

còn tùy thuộc vào cấu tạo địa chất khu vực.

2. CÁC THIẾT BỊ KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH.

2.1 Dung dịch bentonite.

Để tránh sụp lở thành hố khoan người ta thường sử dụng ống chống vách

kết hợp dung dịch bentonite. Dung dịch Bentonite (dung dịch giữ thành vách

hố đào): Loại dung dịch làm nhiệm vụ thay thế chỗ cho đất được lấy ra khỏi

hố đào, chúng phải có khả năng tạo màng keo (tỉ lệ keo > 95%) phủ lên bề

mặt thành đất hố đào nhằm tăng tính ổn định của thành vách hố đào.

Trong thi công, thường dùng dung dịch bentonite, là dung dịch của một loại

bột khoáng sét pha với dung môi là nước, để làm dung dịch giữ thành vì

dung dịch bentonite có đầy đủ tính chất yêu cầu trên, đảm bảo ngăn chặn

được nước từ các khe nước ngầm và giữ được ổn định cho thành hố khoan.

2

Page 3: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

Dung dịch này thường được thu lại sau khi làm sạch hố khoan, hố đào và

được sử dụng cho các lần khoan tiếp theo.

2.2 Máy khoan.

Máy khoan khoan xoay đập kết hợp tuần hoàn dung dịch Bentonite. Gồm

những bộ phận sau:

- Giàn khoan - Cần khoan

- Ròng rọc - Lưỡi khoan

- Dây thừng - Máng chứa dung dịch bentonite

- Máy nổ - Ông dẫn

- Ổng chống - Máy bơm

- Khóa cần (mỏ lết răng).

Dàn khoan xoay đập kết hợp tuần hoàn dung dịch Bentonite.

Sơ đồ máy khoan đập có thổi rửa tuần hoàn bằng dung dịch bentonite. Cần

khoan: dùng để nối vào lưỡi khoan, tăng chiều dài và truyền sức nặng xuống

lưỡi khoan để xuống sâu trong đất. Cần khoan là những ống thép rỗng( hoặc

đặc). Hai đầu có ren răng dể nối vào nhau khi nối váo nhau khi tháo lắp.

2.3Các dụng cụ để tháo lắp và nâng hạ lưỡi khoan, cần khoan. 3

Page 4: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

Gồm có: kềm đuôi cá, kẹp quay cần,cán ô, kềm bản lề, mỏ lết răng. Ông chống

vách: công dụng bảo vệ thành hố khoan, định hướng cho khoan đi thẳng.

2.4 Bộ phận lấy mẫu.

Đường kính hố khoan phải trong khoản 55mm đến 163mm

Cần khoan thích hợp nhất cho thí nghiệm là cần có đường kính ngoài 42mm,

trọng lượng 5,7kg/m.

Đầu xuyên là một ống thép có tổng chiều dài đến 810mm, gồm có ba phần:

phần mũi, phần thân, phần đầu nối và được nối với nhau bằng ren. Quy cách cụ

thể:

Đường kính ngoài: (51,0-1,5)mm;

Đường kính trong: (38,0- 1,5)mm.

Hình 2: Ông lấy mẫu nguyện dạng.

Ông lấy mẫu SPT: đường kính ngoài 51mm, đường kính trong 35mm, chiều dài

ống chẻ 610mm, chiều dài mũi đóng 45mm.

4

Page 5: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

Hình 3 : Ông lấy mẫu SPT

Công dụng: lấy mẫu nguyên dạng đại diện cho tầng đất, mẫu nguyên dạng được

lấy bằng cách ép ( vào đất mềm ) hoặc đóng ( vào đất cứng ) ống mẫu thành mỏng

xuống đấy hố khoan đẫ thổi rửa sạch. Mẫu lấy khỏi hố khoan được bọc kín

paraffin, dán nhãn và đặt vào nơi thoáng mát.

Búa có trọng lượng 63,5 kg, rơi tự do trên đế nện. Đế nện. Cần trượt định hướng.

Hình2 : Búa trọng lượng 63.5 kg và cần định hướng.

B. TRÌNH TỰ THÍCH NGHIỆM.

- Bước 1: Khoan tạo lỗ đến độ sâu dự định thí nghiệm, vét sạch đáy, hạ ống mẫu

SPT và lắp đặt búa.

- Bước 2: vạch lên cần đóng 3 khoảng, mỗi khoảng 15cm (tổng chiều sâu đóng

45cm).

- Bước 3: Cho búa rơi tự do ở độ cao 76cm, đếm và ghi số tạ đóng cho từng

khoảng 15cm.

- Bước 4: lấy chỉ số búa đóng của 30cm cuối cùng làm chỉ số SPT.

5

Page 6: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

Khoảng cách thí nghiệm SPT thông thường từ 1 – 3m, tùy theo độ đồng nhất của

đất nền.

C. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM.

Đia điểm thí nghiệm: KHU THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ CĂN HỘ 76 TÔN

THẤT THUYẾT- QUẬN 4.

1. Sơ đồ khu tiến hành thí nghiệm.

2. Mặt cắt địa chất.

6

Page 7: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

7

Page 8: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

8

Page 9: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

9

Page 10: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

D. ĐÁNH GIÁ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ NÊU KIẾN NGHỊ

1. Đánh giá địa chất công trình

Căn cứ vào các dữ liệu thu thập được trong việc khảo sát ở hiện trường trong phạm vi 4 hố khoan 80m và 1 hố khoan tới độ sâu lớn nhất 100m ngoài lớp đất thỗ nhưỡng ở trên không đóng vai trò quan trọng, có thể nhận thấy rằng:

Lớp 0: lớp đất san lấp, có bền dày nhỏ (-2m), đây là lớp đất không quan trong không đặt nền móng và công trình.

Lớp 1: bùn sét xám xanh chảy nhão, có bề dày khoảng 13-16m, có sức kháng xuyên không cao, nên không thuận lợi cho việc đặt nền móng và công trình.

Lớp 2: sét khoang lỗ xám xanh, vàng nâu, có bề dày 19- 22.5m, đây là lớp đất phù hợp cho đặt nền móng.

Lớp 3: cát hạt thô, min loang vàng, xám trắng cứng chặt, rất chặt, có bề dày 5.3-9m, Đây là lớp đất phù hợp cho việc đặt nền móng và thực hiện các công trình xây dựng.

Lớp 4: sét loang lỗ vàng, nâu đỏ, cứng, nửa cứng, có bề dày 14,2-14,5m, đây là lớp đất phù hợp cho việc đặt nền móng và thực hiện xây dựng các công trình.

Lớp 5: cát loang lỗ vàng nâu đỏ, xám trắng, chặt, cứng, rất chặt, có bề dày lớn hơn 22,5m, đây là lớp đất phù hợp cho việc đặt nền móng và thực hiện xây dựng các công trình.

Hố khoan 2 ở độ xâu 100m , thu được kết quả từ lớp cát vàng nâu đỏ, có sức kháng xuyên khá lớp, rất chặt và cứng.

2. Kiến nghị:

Đối với công trình có kích thước và trọng lượng lớn như các trung tâm hay căn hộ thì cần phải đặt móng ở những độ sâu thích hợp, cần phải khỏa sát hố móng để đảm bảo công trình được an toàn.

10

Page 11: Khoan-khảo-sát-địa-chất-công-trình (1)

11