30
BUSINESS | ENTERPRISE | BOOKS | TRAVELLING | LIFE STYLE Hạn chế in ra giấy – giấy được làm từ gỗ – khai thác từ rừng SỐ 01 20/11/2013 “Bún đậu mắm tôm” và tầm nhìn chiến lược kinh doanh

Khue Radar news letter no 1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bản tin cá nhân hàng tháng của Đoàn Trắc Khuê về kinh tế và phong cách sống.

Citation preview

Page 1: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 0

BUSINESS | ENTERPRISE | BOOKS | TRAVELLING | LIFE STYLE

Hạn chế in ra giấy – giấy được làm từ gỗ – khai thác từ rừng

SỐ 01 20/11/2013

“Bún đậu mắm tôm” và tầm nhìn chiến lược

kinh doanh

Page 2: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 1

4 Sức khỏe doanh nghiệp sau ... 16 Chuyện về “siêu thị bao giá”…

6 Dự trữ ngoại hối “nhảy” 10 tỷ USD … 18 Dẫn dắt cuộc cách mạng …

9 Không thể để người nông dân tự bơi … 20 Hãy đến Lào khi lòng muốn bình yên…

12 Việt Nam đứng trước vận hội lớn … 25 Tái tạo năng lượng cho doanh nhân…

14 Bài học từ vụ Huyền Chíp … 27 Bí quyết giao tiếp hiệp quả …

nội dung SỐ 01 | 20 – 11 – 2013

RADAR | 02

ENTERPRISE | 04

BUSINESS | 07

BOOKS | 18

TRAVELLING |20

LIFE STYLE | 25

“Bún đậu mắm tôm” và tầm nhìn chiến lược kinh

doanh

2

Page 3: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 2

RADAR

“Bún đậu mắm tôm” và tầm nhìn chiến lược kinh doanh

► Khi có tầm nhìn chiến lược tốt, chọn được con đường kinh

doanh hiệu quả, thì không khó mời gọi các nhà đầu tư tham gia.

Dạo gần đây, người dân TP.Hồ Chí Minh được chứng kiến cuộc "đổ bộ”

của bún đậu mắm tôm. Nói là "đổ bộ” vì chỉ trong một thời gian ngắn, món

ăn dân giã của miền Bắc này bỗng dưng gây "sốt", nhưng liệu sẽ được bao

lâu?

Sớm nở chóng tàn

Tôi

dám khẳng định, bún đậu mắm tôm hay trà chanh chém gió hiện đang giúp

nhiều người kiếm bộn tiền rồi sẽ lịm đi rất nhanh, cũng như chuyện kinh

doanh trà sữa trân châu, mô hình câu cá giải trí, phong trào mở khách sạn

cho thuê phòng... nở rộ cách đây vài năm, hay lớn hơn là chứng khoán, bất

động sản... Trên thương trường, người ta gọi đó là kinh doanh thiếu tầm

nhìn.

Khi khởi nghiệp, hầu như ai cũng mong muốn có thể dựng nên một doanh

nghiệp ăn nên làm ra và trụ vững lâu dài. Nhưng muốn làm được điều này

phải có tầm nhìn dài hơi, phải thấy được sau khoảng 5 - 10 hay 20 năm nữa,

lĩnh vực mình chọn có còn phục vụ được nhu cầu của khách hàng hay

không.

Như chuyện mở quán bún đậu mắm tôm, thời điểm này rõ ràng có khách

hàng nhưng nếu hấp tấp chạy theo phong trào, đổ tiền đầu tư thuê mặt

bằng, mua sắm trang thiết bị..., có thể vừa lấy lại được vốn thì thực khách đã

chuyển sang thích một món ăn khác.

“ Khi có tầm nhìn chiến lược

tốt, chọn được con đường

kinh doanh hiệu quả, thì

không khó mời gọi các nhà

đầu tư tham gia.”

Page 4: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 3

Bởi quá nhiều quán phục vụ bún đậu mắm tôm sẽ làm cho món ăn này không còn "lạ và độc" nữa, chủ quán lấy lại được

vốn thì phong trào cũng vừa xẹp, lại phải mất thời gian tìm kiếm hướng đi mới.

Những năm trước, khi phong trào kinh doanh khách sạn nở rộ, không ít người "hưởng ứng" phong trào đã rất phát đạt.

Nhưng hiện nay, kinh doanh ngành này chỉ như lượm bạc cắc vì có quá nhiều khách sạn mini mở ra khiến giá phòng rớt thê

thảm.

TP. Hồ Chí Minh cũng không có mùa du lịch như các địa phương khác nên chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân thành

phố.

Bỏ một số vốn đầu tư khá lớn cho trang thiết bị, giá bất động sản cũng không lên..., rõ ràng, dù chưa đến nỗi thua lỗ nhưng

có thể nói những người kinh doanh ngành này cũng đang "thoi thóp".

Lợi thế tầm nhìn

Có thể thấy người Việt thường hay chạy theo phong trào, đó là một nét đặc thù trong lối sống nên ảnh hưởng cả đến quyết

định kinh doanh. Kinh doanh theo phong trào không hiếm thấy ở bất cứ thị trường nào của Việt Nam. Nếu như vài năm

trước chúng ta thấy cuộc đổi đời mạnh mẽ của những người "trúng đất" thì nay, việc kinh doanh, đầu tư bất động sản đang

làm hàng loạt doanh nghiệp lớn lẫn nhỏ lao đao.

Thương hiệu Phương Trang vì đâu mà phải bán xe trong khi việc kinh doanh đang hết sức thuận lợi?

Đại gia thủy sản Diệu Hiền, nhà làm phim Phước Sang... lâm vào cảnh nợ nần là vì đâu? Cơn thoái trào của thị trường bất

động sản không nương tay với những người thiếu tầm nhìn. Trong khi đó, ở Phú Mỹ Hưng, tầm nhìn chiến lược đúng đắn

đã giúp đơn vị này tạo dựng nên một khu đô thị trù phú. Bất động sản có thoái trào thì khu đô thị này vẫn ngày một phát

triển hơn.

Nhiều bạn trẻ nói với các chuyên gia kinh tế rằng, khởi nghiệp bây giờ khó quá. Không có vốn, ngân hàng lại siết việc cho

vay bằng lãi suất nên đã khó lại càng khó.

Theo tôi, làm gì có chuyện khó khăn về vốn, bởi khi có tầm nhìn chiến lược tốt, chọn được con đường kinh doanh hiệu quả,

thì không khó mời gọi các nhà đầu tư tham gia. Chỉ cần có tầm nhìn, có dự liệu đúng, thì dù có sai sót trong các khâu khác,

như triển khai chẳng hạn, cũng khó thể thất bại, chỉ là lợi nhuận nhiều hay ít mà thôi.

Một câu chuyện minh chứng cho việc có tầm nhìn không đúng, dẫn đến đầu tư sai là Tổng giám đốc Bệnh viện đa khoa

quốc tế Vũ Anh bị bắt tạm giam vì tội danh lừa đảo. Sự kiện này gây sửng sốt cho giới đầu tư nhưng nếu nhìn sâu vào bản

chất sự việc sẽ thấy, nhân vật này rõ ràng thiếu tầm nhìn, đầu tư sai nhưng lại không chịu chấp nhận thất bại.

Tệ hơn, còn dùng uy tín của bản thân để lừa đảo nhằm tìm giải pháp cứu mình. Các bạn trẻ có thể rút ra bài học từ câu

chuyện này: Nếu muốn khởi nghiệp thì cần phải trang bị cho mình khả năng đối mặt với thất bại để còn giữ được bản thân

khi thương trường không mang đến tất cả những gì mình mong muốn.

(Theo DNSG)

Page 5: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 4

Sức khỏe doanh nghiệp sau 5 năm khủng hoảng

ENTERPRISE

► Cơ các doanh nghiệp buộc

phải tái cơ cấu vì không thể

kéo dài tình trạng này lâu hơn

được nữa. Tính từ thời điểm

xảy ra khủng hoảng cho đến

nay đã là 5 năm, trong đó có 2

năm đứng ở ngã ba đường.

Chưa bao giờ Việt Nam đứng trước vận hội lớn như thế” là { kiến của rất

nhiều chuyên gia trước các hiệp định thương mại mà Việt Nam đang đàm

phán để kí kết. TPP đang là tâm điểm của sự chú {. Tương lai của cơ chế

thương mại sẽ quyết định đến các hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam.

Nhưng đó là ở trong tương lai, còn ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ xuất

được 1 đồng sang Trung Quốc thì phải bỏ thêm 3 đồng để mua hàng về.

Nhiều người sẽ giật mình khi thấy rằng sức khỏe doanh nghiệp 5 năm sau

thời điểm gia nhập WTO đã tổn hao đi rất nhiều.

Đó là nội dung từ buổi tọa đàm “Chuyện những người sống sót”, nằm trong

khuôn khổ buổi lễ khởi động TOP "50 lãnh đạo doanh nghiệp - Mark of

Respect" mới được tổ chức bởi Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư.

Doanh nghiệp Việt Nam 5 năm sau hội nhập ngày càng kém đi ở nhiều chỉ

tiêu. Từ hình ảnh một “con hổ” trong khu vực, chỉ sau 5 năm, kinh tế Việt

Nam đang ngày đi xuống và chưa có dấu hiệu phục hồi. Tính đến cuối năm

2012, tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 5.03%. Trong khi năm 2007, còn số này là

8.4%.

Page 6: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 5

Trên thực tế, Việt Nam đã gặp khủng hoảng ngay cả

trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới”, chuyên

gia kinh tế Bùi Văn nói. Năm 2007, Ngân hàng Nhà

nước tung ra 10,5 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối

mà không có bất kì biện pháp nào để trung hòa

lượng tiền Việt đưa ra. Hậu quả sau đó là lạm phát

ở mức cao kỉ lục: 23,1%.

Mặt khác, chỉ trong vòng 5 năm, Việt Nam chịu ảnh

hưởng tới 2 chu kì tăng trưởng tín dụng. Đó là tín

dụng mở rộng vào năm 2007 và mở rộng thêm lần

nữa vào năm 2009 dưới gói kích cầu bằng việc hỗ

trợ lãi suất 4%.

Hệ quả của gói kích cầu được thấy rõ ngay lập tức.

Lạm phát cao trở lại vào năm 2011. Đi kèm theo đó

là hệ thống ngân hàng gặp trục trặc. Tín dụng thắt

chặt, lãi suất rất cao khiến nhiều doanh nghiệp phá

sản. Kéo theo đó là sự đổ vỡ bong bóng bất động

sản, dây chuyền doanh nghiệp – ngân hàng và các

ngành hàng liên quan cũng bị ảnh hưởng theo.

Không chỉ thế, xuất khẩu – tiêu dùng là động lực

chính của nền kinh tế cũng đi xuống bởi nhu cầu bị

thu hẹp, doanh nghiệp tồn đọng hàng hóa.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam đang có vấn đề ngay trong

cấu trúc và cách thức tăng trưởng. Đó là tăng

trưởng nhờ tiền đưa vào chứ không phải vì sáng

tạo. Giai đoạn 2001 – 2009, năng suất lao động

trong các ngành công nghiệp của Việt Nam tăng

trưởng chưa tới 1%. Trong khi Trung Quốc, con số

này là 8%, Thái Lan là 3%.

Đến tháng 9/2013, có 201,472 doanh nghiệp kê

khai lỗ, chiếm 65,8% tổng số doanh nghiệp kê khai

thuế. Tổng giá trị lỗ lên đến 50,400 tỉ đồng. Ngoài

ra, có tới 42,460 doanh nghiệp đã giải thể hoặc

ngừng hoạt động. Xu hướng tăng số lượng doanh

nghiệp ngừng hoạt động có vẻ đã giảm lại, nhưng

con số tuyệt đối thì rõ ràng vẫn còn ở mức rất cao.

Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng

thu hẹp lại về quy mô. Quy mô lao động có xu

hướng ngày càng nhỏ lại rõ rệt. Thời điểm 2002,

trung bình một doanh nghiệp có 74 lao động thì

đến năm 2011 chỉ còn có 34 lao động. Quy mô vốn

có tăng lên (từ mức 23 tỷ đồng/doanh nghiệp năm

2002 lên 47 tỉ đồng/doanh nghiệp năm 2011)

nhưng giá trị thực thì gần như không thay đổi.

Kết quả sau nhiều năm tăng trưởng, hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp nói chung đang giảm. Hệ số

sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) trung bình giảm từ

mức 6,4% (năm 2002) xuống còn 3,6% (năm 2010).

Trong khi các doanh nghiệp trong nước ngày càng

kém hiệu quả thì dường như việc mở cửa thị

trường đang mang lại lợi ích nhiều hơn cho nhóm

doanh nghiệp FDI. Khu vực này luôn có ROA cao

nhất (hơn 10%).

Ngày nay, dưới sức ép của nợ xấu, các doanh

nghiệp đang trong quá trình thoái nợ. Trong tương

lai, Việt Nam sẽ không còn hiện tượng “đồng tiền

dễ dãi” như trong quá khứ là điều các chuyên gia

trong tọa đàm “Chuyện những người sống sót”

đồng tình. Doanh nghiệp ngày nay muốn vay được

vốn, phải thuyết phục được giới chủ ngân hàng mở

hầu bao bằng tính khả thi của dự án.

Chuyên gia kinh tế Bùi Văn nhận xét: “ các doanh

nghiệp buộc phải tái cơ cấu vì không thể kéo dài

tình trạng này lâu hơn được nữa. Tính từ thời điểm

xảy ra khủng hoảng cho đến nay đã là 5 năm, trong

đó có 2 năm đứng ở ngã ba đường”.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội mới, và doanh

nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ kiến

thức, kinh nghiệm, khảo sát thị trường để chuẩn bị

cho làn sóng tăng trưởng mới đến từ các hiệp định

thương mại. Đó có thể là hiệp định thương mại khu

vực Mậu dịch tự do Việt Nam – Châu Âu, TPP,

ASEAN +6, hay Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á

(AEC).

(Theo NCĐT)

Page 7: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 6

Dự trữ ngoại hối “nhảy” 10 tỷ USD sau hai năm?

► Diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối Việt Nam đã từng có những hiện thực tưởng như không thể...

BUSINESS

► Tài chính: Dự trữ ngoại hối “nhảy” 10 tỷ USD sau hai năm?

► Kinh tế vĩ mô: Không thể để người nông dân tự bơi

► Đầu tư: Việt Nam đứng trước vận hội lớn: Lớn cỡ nào?

► Câu chuyện kinh doanh:

Bài học từ Huyền Chíp: Đừng chết vì chủ quan với ‘cộng đồng mạng’

► Thị trường: Chuyện về “siêu thị bao giá” và doanh thu nghìn tỷ

Tại hội thảo đầu tuần này, ông Sumit Dutta, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, đưa ra dự báo lạc quan: dự trữ ngoại hối Việt Nam năm 2013 ở khoảng 30 tỷ USD, 2014 là khoảng 35 tỷ USD và 2015 sẽ đạt 40 tỷ USD.

40 tỷ USD đạt được trong hai năm tới. Một số chuyên gia tại hội thảo

đó có vẻ hoài nghi, hay gián tiếp khó tin khi nhìn nhận ở mức độ mong muốn của dự báo. Nhưng, diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối Việt Nam đã từng có những hiện thực tưởng như không thể.

Nhiều năm về trước, khi tỷ lệ đô la hóa của Việt Nam trên 30%, được xem là trầm trọng theo “thước đo” của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). TS. Tô Kim Ngọc, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng nhớ lại, tại thời điểm đó, giảm được tỷ lệ đô la hóa xuống 15% đã là điều không tưởng. Nhưng nay, kết quả thực tế chỉ còn 12%.

TÀI CHÍNH

Page 8: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 7

Vài năm về trước, khi sống trong những cú sốc của tỷ giá, có lẽ những người lạc

quan cũng không nghĩ hai năm liên tiếp tỷ giá USD/VND chỉ thay đổi quanh +/-

1%. Thực tế, nhiều dự báo của chuyên gia, tổ chức quốc tế đều trượt xa trong

năm 2012 và cả 2013 này.

Trở lại dự báo của ông Sumit Dutta, dĩ nhiên nó có hàm lượng uy tín và cơ sở. Bản tham luận của vị sếp ngoại từng nhiều năm gắn bó với thị trường Việt Nam có

thông điệp khá hấp dẫn: “Nhìn từ bên ngoài, Việt Nam có triển vọng tươi đẹp”. Minh

chứng cho góc nhìn này là tiềm năng của một quốc gia dân số trẻ, chính trị ổn định,

nhiều ngành hàng có triển vọng phát triển nhanh và hấp dẫn đầu tư…

“Nhìn từ bên ngoài”, có thể hiểu đó là góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, ở đây là

Tổng giám đốc HSBC Việt Nam. Là nhà đầu tư nước ngoài, điều họ quan tâm nhất là gì?

Nhiều yếu tố, nhưng nhức nhối nhất những năm trước là biến động tỷ giá.

Các lần phá giá liên tục từ 2008 - 2011 với mức độ lớn đã trở thành nỗi ám ảnh của vốn

ngoại, nhất là các quỹ đầu tư trên sàn chứng khoán. Còn nhớ giữa năm 2011, tại một

buổi gặp gỡ đại diện lãnh đạo các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhận định chung

đưa ra là nỗi sợ tăng tỷ giá. Trao đổi bên lề, một giám đốc quỹ nói rằng tỷ giá ở Việt

Nam giống như viên sỏi trong giày họ, và họ có cảm giác bị “móc túi” qua những lần phá

giá VND liên tục và mạnh.

Một đại diện quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản khi đó chia sẻ rằng, nửa cuối 2011 và cả 2012

họ sẽ cầm chừng và chờ đợi; đến năm 2013 mới có thể kz vọng có cơ hội sinh lời.

Dường như thị trường chứng khoán năm 2013 đúng là đã có chiều hướng tốt hơn, ít

nhất là không quá tệ như vài năm trước.

Ở dự báo của mình, ông Sumit Dutta cũng nhấn mạnh đến yếu tố ổn định tỷ giá

USD/VND trong hai năm qua. Điều này giúp dòng vốn đầu tư nước ngoài trở lại, đặc

biệt tăng rất nhanh và mạnh từ tháng 4/2013 đến nay. Tỷ giá ổn định được xem là lợi

thế thu hút của Việt Nam trong khu vực, dĩ nhiên là bao gồm nhiều yếu tố khác nữa.

Thống kê của chuyên gia HSBC cho thấy, tính từ đầu năm đến tháng 8/2013, Việt Nam

là quốc gia có đồng tiền ổn định thứ ba trong khu vực châu Á (sau Trung Quốc và Hồng

Kông). Sự mất giá mạnh của đồng nội tệ tại nhiều quốc gia và nền kinh tế trong kz so

sánh trên thực sự là “viên sỏi lớn” trong giày khối ngoại, theo như cách nói của vị quản

l{ quỹ trên.

Cụ thể, tại những thị trường được xem là cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Thái

Lan, Philippines, Malaysia…, đồng nội tệ mất giá từ 5,4% - 9%. Hay tại Nhật Bản, mức

mất giá là 11,17%, tại Indonesia là 12,68%, tại Ấn Độ lên tới 15,47%...

Sự ổn định của tỷ giá USD/VND kích thích vốn ngoại trở lại Việt Nam sau cú đảo chiều

2008 - 2009. Và đây là một trong những cơ sở để ông Sumit Dutta lạc quan dự báo dự

trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tăng lên 35 tỷ USD vào năm 2014, đạt 40 tỷ năm 2015.

Với một thị trường ngoại hối vẫn tiềm ẩn những rủi ro, với một nền kinh tế có độ mở

ngày một lớn, dự báo đó là khá xa (về thời gian). Song, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam

cũng đưa ra một dẫn chứng rất tươi mới: “bồ thóc ngoại tệ” trong nhà Việt Nam đã đầy

lên khoảng 200% chỉ trong vòng hai năm qua - điều mà vài năm trước hẳn ít ai “mơ

mộng” đến.

Thông tin cập nhật bên lề, kể từ ngày

10/10 đến nay, Ngân hàng Nhà nước

vẫn mua vào ngoại tệ khá đều; tỷ giá

USD/VND trên liên ngân hàng liên tục

nằm dưới mức mua vào của Sở Giao

dịch Ngân hàng Nhà nước…

Với cung ngoại tệ thuận lợi, ông Sumit

Dutta dự báo, đến cuối năm nay tỷ giá

USD/VND sẽ chỉ nằm ở khoảng 21.250

VND; năm 2014 cũng chỉ giao động

khoảng 21.500 VND, thậm chí năm

2015 vẫn ở khoảng 21.500 VND.

Chỉ còn 40 ngày nữa để kiểm chứng

mốc dự báo khoảng 21.250 VND. Nhiều

khả năng lần thứ ba liên tiếp cam kết

giữ ổn định của Ngân hàng Nhà nước

được đảm bảo. Điều quan tâm hơn là

liệu có một cam kết tương tự cho năm

2014 hay không?

Trao đổi với đại biểu Quốc hội trong

khuôn khổ kz họp đang diễn ra, Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, ổn

định tỷ giá là hướng lựa chọn của chính

sách điều hành, bởi qua đó giúp thực

hiện được nhiều mục tiêu đồng thời.

Thứ nhất, do tỷ giá và lạm phát có mối

quan hệ tác động lẫn nhau, tỷ giá ổn

định góp phần kiểm soát lạm phát và

ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, tỷ giá ổn định tạo điều kiện

cho Ngân hàng Nhà nước chủ động

điều hành chính sách tiền tệ theo

hướng giảm dần mặt bằng lãi suất, hỗ

trợ sản xuất kinh doanh, góp phần tăng

trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, tỷ giá ổn định tạo điều kiện

cho Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ

ngoại hối, nâng cao tiềm lực tài chính

cho quốc gia.

Thứ tư, tỷ giá ổn định cũng tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp chủ động

hơn trong việc lập và thực hiện kế

hoạch kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu

và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu.

Page 9: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 8

“Việc điều chỉnh tỷ giá cần đảm bảo phù hợp với tín hiệu thị trường và cân nhắc thận

trọng các tác động đến lạm phát và tiến trình ổn định kinh tế vĩ mô, đến môi trường

đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, đến nghĩa vụ nợ nước ngoài của Chính phủ cũng

như của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn.

Trong dài hạn, điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát là biện pháp căn

cơ nhất để ổn định và nâng cao giá trị của đồng Việt Nam”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình

nói.

Một cam kết tương tự như cuối 2011, trong 2012 và 2013 cho năm 2014 hiện còn để

ngỏ, cũng có thể do còn khá sớm. Song, nếu có, nên được hiểu thế nào? Nó sẽ tạo lập

niềm tin vào chính sách điều hành, nhưng cũng có thể làm méo mó kz vọng của thị

trường?

Như từng đề cập trước đây, một lãnh đạo cao cấp khác của Ngân hàng Nhà nước,

chuyên trách mảng ngoại hối trả lời VnEconomy rằng, thời gian qua, trước khi đưa ra

một khoảng cam kết, nhà điều hành đã phải tập trung tính toán các mô hình định

lượng, phải vượt qua được các phản biện, chứ không phải là một cam kết theo mong

muốn chủ quan. Và một khi đưa ra cam kết, Ngân hàng Nhà nước bằng mọi cách để

thực hiện - điều đã từng được “thử” ít nhất hai lần từ đầu năm đến nay.

Với năm 2014, điều có thể khẳng định lúc này, tiếp tục gia tăng nguồn lực dự trữ ngoại

hối là một mục tiêu. Nếu đạt được mức 35 tỷ USD, tiến tới 40 tỷ USD như dự báo của

chuyên gia HSBC, vị thế của Việt Nam

nhìn từ bên ngoài hẳn sẽ thêm phần

cải thiện. Và nếu vậy, một giá trị cụ thể

là, khi hình ảnh tốt lên, chi phí tìm vốn

bên ngoài sẽ dễ chịu hơn - con đường

mà ngoài Chính phủ còn có nhiều

doanh nghiệp thử sức.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn

chưa có bất kz một kịch bản ngược nào

được công bố hay đặt ra để suy xét cụ

thể cho năm 2014: tình huống dự trữ

ngoại hối giảm và tỷ giá biến động

mạnh, hay áp lực đối với định hướng

giữ ổn định tỷ giá. Bởi ngoài các cân

đối nội tại, như trên, độ mở hội nhập

rộng hơn đồng nghĩa với nhiều luồng

gió thổi vào mạnh hơn, và không hẳn

luôn là mát mẻ.

(Theo vneconomy.vn)

Page 10: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 9

KINH TẾ VĨ MÔ

Mỗi khi kinh tế lâm vào tình trạng

khó khăn, suy thoái, thì nông

nghiệp lại trở thành phao cứu sinh

cho đất nước. Tuy nhiên, những

người nông dân vẫn luôn là đối

tượng chịu thiệt thòi và nền nông

nghiệp vẫn kém tính cạnh tranh.

Nghịch l{ của nông nghiệp Việt

Nam

Đại biểu Trần Khắc Tâm - Sóc Trăng

cho biết, đến nay Việt Nam vẫn còn

48% lao động làm việc ở lĩnh vực

nông nghiệp, hơn 60% dân số sống

ở nông thôn.

Mỗi khi kinh tế lâm vào tình trạng

khó khăn, suy thoái, thì nông

nghiệp lại trở thành phao cứu sinh

cho đất nước. Và lần này cũng thế!

Khi hàng chục ngàn doanh nghiệp

phá sản, nhiều ngàn lao động mất

việc làm, thất nghiệp, thì họ lại trở

về với nông nghiệp.

“Sự phát triển ổn định của ngành

nông nghiệp trong hơn hai thập kỷ

qua đã giúp chúng ta không bị chới

với trong cơn suy thoái kinh tế khi

đang tập tễnh bước vào kinh tế thị

trường”, đại biểu Tâm nhìn nhận.

Nhưng, mặc dù ngành nông nghiệp

giữ vai trò lớn như vậy, thì những

người nông dân cuốc bẫm, cày sâu

cuộc sống lại khốn khó, chưa thể

giàu lên được và nền nông nghiệp

vẫn kém tính cạnh tranh, có nguy

cơ bị các nước sản xuất nông

nghiệp trong khu vực bỏ xa.

Cụ thể, tăng trưởng nông nghiệp

bắt đầu chững lại trong thời gian

gần đây. Giai đoạn 1995 - 2000

tăng trưởng đạt 4,5% thì đến năm

2012 còn 2,7%.

Vốn ngân sách dành cho đầu tư,

phát triển nông nghiệp, nông thôn

còn thấp, chỉ đáp ứng khoảng 40%

nhu cầu. Trong khi, tại các nước

ASEAN, Chính phủ của các nước

cũng dành những khoản đầu tư rất

lớn cho lĩnh vực nông nghiệp, như

Thái Lan đã sử dụng tới 3,5% GDP

cho riêng chương trình trợ giá gạo;

Philipines năm 2013 tăng 22% ngân

sách cho nông nghiệp nhằm tăng

cường mạng lưới giao thông và hệ

thống tưới tiêu.

“Gỡ khó” cho nông nghiệp: cách

nào?

Trên cơ sở phân tích trên đại biểu

Tâm đề nghị: Chính phủ cần phải

đánh giá và làm rõ câu trả lời chiến

lược phát triển nông nghiệp nước

ta trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đã trở thành quốc gia

xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế

giới, nhưng nông dân không được

hưởng lợi? Để tiến hành tái cơ cấu

ngành nông nghiệp, ông Tâm cho

rằng: “chúng ta không thể để người

nông dân và các doanh nghiệp còn

Không thể để người nông dân tự bơi! ► Mỗi khi kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn, suy thoái, thì nông nghiệp lại trở thành phao cứu

sinh cho đất nước

Page 11: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 10

nhỏ yếu của Việt Nam tự bơi trong

bể kinh tế thị trường thế giới rộng

lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro”.

Vị đại biểu này khẳng định, đã đến

lúc phải chấm dứt tình trạng người

nông dân trồng trọt, chăn nuôi theo

kiểu “hên, xui” và tình trạng

Chính phủ phải áp dụng các chính

sách tạm thời để cứu nông dân như

chương trình mua tạm trữ lúa gạo

mỗi khi thị trường ế ẩm, mà cần các

chính sách căn cơ, dài hơi, mang

tầm chiến lược đã trở thành “bà

đỡ” cho nông dân.

Ông Tâm cũng cho rằng, không thể

hô hào tái cơ cấu nhưng lại để

người nông dân tự loay hoay trên

cánh đồng của mình.

“Muốn chuyển đổi đất trồng lúa

sang trồng bắp, trồng cỏ, nuôi cá

thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn phải cùng các địa

phương quy hoạch cụ thể, cùng các

chính sách hỗ trợ thiết thực để giúp

bà con chuyển đổi mô hình sản

xuất”, ông Tâm nói.

Vị đại biểu này cho rằng, Chính phủ

có vai trò quan trọng trong việc

cung cấp các thông tin phân tích,

dự báo thị trường cho các doanh

nghiệp và bà con nông dân chứ

không phải Chính phủ tự làm.

Ông kiến nghị Quốc hội và Chính

phủ một số vấn đề cụ thể để hỗ trợ

nông nghiệp và nông thôn như sau.

Cần điều chỉnh nguồn vốn đầu tư

từ ngân sách nhà nước và trái

phiếu Chính phủ trong 2 năm 2014

và 2015 một tỷ lệ thích hợp cho

nông nghiệp để xử l{ dứt điểm các

dự án thủy lợi ở vùng trồng lúa,

vùng nuôi thủy sản, tránh tình

trạng hiểu nghị quyết của Đảng về

kết cấu hạ tầng đồng bộ chỉ là hệ

thống đường giao thông như hiện

nay.

Chính phủ chỉ đạo toàn bộ hệ thống

xây dựng quan hệ sản xuất mới ở

lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở các

kinh nghiệm thành công của mô

hình cánh đồng mẫu lớn trong

trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu

Long, mô hình công ty nuôi bò sữa

ở Sóc Trăng, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ

An, Sơn La và coi đây là bước đột

phá quan trọng trong xây dựng

nông thôn mới, không phải là dùng

đồng vốn nhà nước để đầu tư như

hiện hay.

Còn đại biểu Trần Du Lịch - TP. Hồ

Chí Minh lại chỉ ra 3 vấn đề lớn và

cách giải quyết trong phát triển

nông nghiệp, nông thôn.

Vấn đề lớn thứ nhất, theo vị đại

biểu này, Chính phủ cần phải trả lời

được câu hỏi là làm sao để đưa

khoa học công nghệ đi vào sản

xuất, đưa thị trường, quan hệ thị

trường đi vào mô hình tổ chức sản

xuất?

“Tôi nhớ năm 1981 khi dược sĩ Ti-

cô-lốp sang ta nghiên cứu về chăn

nuôi Việt Nam nói một câu rất hài

hước: "Nuôi lợn muốn lấy thịt thì

phải cho ăn ngô, muốn lấy phân thì

cho ăn bèo hoa dâu. Không biết

Việt Nam nuôi lợn để lấy thịt hay

lấy phân?" đây là một vấn đề mà

bây giờ vẫn hiện thực”, đại biểu

Lịch băn khoăn.

Thập niên 50, Ấn Độ nổi tiếng một

cuộc cách mạng xanh thực chất là

đưa phân vô cơ, nhưng không là gì

so với thời đại ngày nay đưa vấn đề

công nghệ sinh học vào giống.

“Chúng ta cứ nhìn giống của Việt

Nam và Thái Lan chúng ta thấy tụt

hậu cỡ nào, trong này có vấn đề

trồng trọt. Về chăn nuôi chúng ta

thấy rằng thức ăn gia súc bây giờ

chúng ta kiểm soát đến đâu hay bỏ

ngỏ thị trường và chúng ta không

tập trung sản xuất để phát triển

nắm chắc về thức ăn gia súc. Đây là

hai vấn đề tôi cho rằng rất trở ngại,

nếu không có chính sách mạnh để

giải quyết hai bài toán này thì

chúng ta không thể tái cơ cấu về

nông nghiệp phát triển bền vững

trong hội nhập”, đại biểu Lịch chỉ

rõ.

Vấn đề thứ hai, phương thức tổ

chức sản xuất. Cụ thể, về quy mô

sản xuất, theo đại biểu Lịch, nên

chọn mô hình mở rộng các trang

trại theo hình thức là chủ trang trại

thuê đất của nông dân nhiều hơn là

tích tụ sở hữu đất.

“Đây là mô hình rất thành công và

tôi biết Bắc Âu 70% các trang trại

lớn đều thuê đất của nông dân với

chính sách khuyến khích nhà

nước”, ông Lịch dẫn chứng.

Vấn đề thứ ba, liên quan đến chế

biến nông sản. Đây là vấn đề rất

quan trọng. Bởi, không thể cải thiện

được giá trị gia tăng của sản phẩm

nông nghiệp, thì đời sống nông dân

không thể nâng lên.

Vì thế, vị đại biểu này kiến nghị:

phải ưu đãi để làm sao các nhà máy

chế biến nông sản trong nước được

hưởng ưu đãi 100% nội địa hóa để

nâng dần, dĩ nhiên ưu đãi này có

thời hạn chứ không vĩnh viễn và tạo

Page 12: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 11

sự đột phá về công nghiệp chế

biến, hình thành những cứ điểm

nông - công nghiệp, đó là con

đường để giải quyết bài toán nông

nghiệp.

Còn đâu là “lối thoát” cho ngành

lúa gạo?

Tại phiên chất vấn sáng ngày

20/11/2013, Bộ trưởng Cao Đức

Phát khẳng định, thời gian tới Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn sẽ triển khai những giải pháp

đồng bộ để xây dựng ngành lúa gạo

Việt Nam phát triển bền vững, hiệu

quả thực sự phát huy lợi thế của

đất nước, trong đó tập trung vào rà

soát quy hoạch, nâng cao năng suất

và giá trị cây lúa.

Bộ trưởng phân tích Việt Nam có

lợi thế về cây lúa nước nhưng

không có nghĩa trồng lúa mọi lúc,

mọi nơi, mọi vụ mà nên tập trung ở

vùng có đất tốt và điều kiện tự

nhiên phù hợp cho cây lúa. Còn ở

những vùng đất cát ở ven biển

miền Trung, trung du miền núi, nên

tạo điều kiện cho nhân dân chuyển

đổi cơ cấu cây trồng.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn đã ban hành

Thông tư 47 hướng dẫn cụ thể cơ

chế hướng dẫn nông dân chuyển

đổi cơ cấu cây trồng; tiếp tục hỗ trợ

nông dân ứng dụng khoa học kỹ

thuật trong sản xuất và ứng dụng

cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ

mới trong trong bảo quản chế biến

nông sản; thúc đẩy hệ thống kinh

doanh lúa gạo bền vững có khả

năng cạnh tranh trên cơ sở xây

dựng thương hiệu.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn tổ chức nhân rộng

mô hình cánh đồng mẫu lớn. Bộ

trưởng nhận định đây được xem là

lối thoát có triển vọng cho ngành

lúa gạo Việt Nam.

Băn khoăn của đại biểu Nguyễn Kim

Bé (Kiên Giang) về thông tin phân

bổ lợi ích trong chuỗi giá trị lúa gạo

chuyển dịch theo hướng bất lợi cho

nông dân, Bộ trưởng Cao Đức Phát

cho biết đã nắm được thông tin và

đặt hàng Viện nghiên cứu thuộc Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn cùng các địa phương điều tra

vấn đề này.

Trên cơ sở đó, Bộ sẽ báo cáo đề

xuất Chính phủ chính sách điều

chỉnh để đảm bào hài hòa lợi ích

giữa các đối tác chuỗi giá trị lúa

gạo. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức

Phát cho rằng mô hình liên kết

nông dân với doanh nghiệp là

phương cách đảm bảo hài hòa lợi

ích giữa nông dân với doanh

nghiệp.

(Theo www.kinhtevadubao.com.vn).

Page 13: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 12

ĐẦU TƯ

Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội lớn như hiện

nay. Nhận định của Tiến sĩ Võ Trí Thành tại Hội

nghị Đầu tư do Nhịp Cầu Đầu tư tổ chức vào

ngày 22.10 vừa qua có thể khiến nhiều người bị

sốc, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế chưa có

nhiều dấu hiệu lạc quan.

Thực ra, giống như câu nói của người

xưa “trong nguy có cơ” hay “thời thế

tạo anh hùng”, thời kz khó khăn hiện

nay lại mang đến nhiều cơ hội nếu

doanh nghiệp chịu khó tìm kiếm, nắm

bắt cơ hội.

Vậy nếu tạm quên đi những áp lực

trước mắt và nhìn xa hơn, Việt Nam sẽ

có những cơ hội nào? Theo ông

Thành, đó là cơ hội từ việc hợp tác

kinh tế với nhiều nền kinh tế lớn cũng

như cơ hội tiếp cận các thị trường

tiềm năng toàn cầu.

Sắp tới, Việt Nam và Nhật sẽ k{ kết

hợp tác trong 6 lĩnh vực phát triển

bao gồm công nghiệp chế biến thực

phẩm, máy móc công nghiệp, điện tử,

đóng tàu, tiết kiệm năng lượng và bảo

vệ môi trường và cuối cùng là ôtô. Hai

nước cũng đã k{ kết một số hiệp định và

thỏa thuận. Trong đó, có Hiệp định Đối

tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) tạo điều kiện

thuận lợi và hành lang pháp l{ cho các hoạt

động hợp tác kinh tế.

Về thương mại, Nhật hiện là đối tác song phương lớn thứ ba của

Việt Nam và Việt Nam đang đứng ở thế “xuất siêu” với giá trị

khoảng 1,5 tỉ USD. Quan trọng hơn, Nhật hiện là nhà đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất với tổng số vốn đã giải ngân tích lũy

tính đến nay là 32,66 tỉ USD.

FDI từ Nhật được dự báo sẽ còn tăng lên trong thời gian tới khi các

công ty Nhật đang tìm cách đa dạng hóa nơi sản xuất và muốn

chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các quốc gia khác có chi phí rẻ

hơn trong khu vực. Và Việt Nam là một trong những quốc gia đó.

Một cơ hội khác đến từ việc Việt Nam có thể sẽ k{ kết 3 hiệp định

thương mại lớn trong các năm tới là Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội lớn như hiện nay. Nhận định của Tiến sĩ Võ Trí

Thành tại Hội nghị Đầu tư do Nhịp Cầu Đầu tư tổ chức vào ngày 22.10 vừa qua có

thể khiến nhiều người bị sốc, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế chưa có nhiều dấu

hiệu lạc quan.

Việt Nam đứng trước vận hội lớn: Lớn cỡ nào? ► “Chúng ta không bao giờ chết. Cái cần nhất là bản lĩnh con người. Càng khó thì bản lĩnh

đó càng phải tỏa sáng”,

Page 14: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 13

Bình Dương (TPP), Đối tác Việt Nam - châu Âu

(FDA) và ASEAN + 6 (hợp tác giữa khối ASEAN

với 6 nước gồm Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc,

New Zealand, Úc và Ấn Độ).

Các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng tốc để

đón đầu cơ hội này. Trong 9 tháng đầu năm

nay, luồng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh,

lên đến 15 tỉ USD vốn đăng k{, vượt mục tiêu cả

năm (13-14 tỉ USD). Nhiều tập đoàn lớn từ Hàn

Quốc, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Singapore đã

đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

“Triển vọng về dài hạn khá khả quan. Với vị trí

vững mạnh của ngành công nghệp giày dép,

may mặc và thị trường trang thiết bị thông tin

và viễn thông, Việt Nam hoàn toàn có thể kz

vọng mức tăng trưởng trong dài hạn là

5%/năm”, báo cáo kết nối giao thương của

Ngân hàng HSBC nhận định.

Không chỉ mang lại cơ hội cho tăng trưởng kinh

tế, sức ép từ xu hướng hội nhập kinh tế còn

buộc Việt Nam phải thực hiện một cuộc cải cách

triệt để về chính trị - xã hội. “Không chỉ là một

hiệp định tự do thương mại, TPP còn tạo ra

những sức ép mới nhằm xây dựng một nền quản trị quốc gia minh

bạch, nhất quán, với những chuẩn mực đáng tin cậy”, báo cáo về

Việt Nam của Trường Quản l{ Nhà nước Kennedy thuộc Đại học

Harvard nhận xét.

Rõ ràng, vận hội mới cho Việt Nam là không hề nhỏ trong những

năm tới. Và giới doanh nhân trong nước, dù đang trải qua giai đoạn

khó khăn nhất trong sự nghiệp, vẫn đặt niềm tin về một tương lai tươi

sáng hơn. “Chưa bao giờ cơ hội lại nhiều như hiện nay nên chúng tôi

không thể bỏ lỡ”, ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch Bitexco, cho biết.

Cơ hội cho Bitexco là những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức

hợp tác công - tư (PPP) mà Tập đoàn đang theo đuổi như dự án đường

cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với tổng giá trị đầu tư lên đến 757 triệu

USD.

“Chúng ta không bao giờ chết. Cái cần nhất là bản lĩnh con người. Càng

khó thì bản lĩnh đó càng phải tỏa sáng”, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch

FPT, nói. Tập đoàn của ông đang đặt ra mục tiêu 2 tỉ USD doanh thu trong

3 năm tới và lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp công nghệ thông tin

hàng đầu thế giới vào năm 2024.

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt cơ hội mới, ông Thành cho

rằng: “Việt Nam phải giữ được ổn định chính trị và kinh tế, đẩy mạnh tái

cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống ngân hàng”.

(Theo NCDT)

Page 15: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 14

CÂU CHUYỆN KINH DOANH

Câu chuyện Huyền Chip thể hiện đầy đủ những sai lầm trong cách xử lý thông

tin. Nội dung nổi bật:

+ Mầm mống khủng hoảng: Câu chuyện bắt đầu từ một nghi vấn xuất phát trên một diễn đàn, với câu hỏi tập trung vào chiếc visa của Huyền Chip và yêu cầu đưa ra lúc đó cũng chỉ là đưa visa ra để chứng minh.

+ Sai lầm: Nhưng với thái độ thách thức cùng cách trả lời lập lờ, việc “bị ghét về thái độ” này càng lôi kéo những sự nghi ngờ, khai thác những chi tiết bất lợi trong cuốn sách và cuối cùng đẩy hình ảnh của Huyền xấu đi rất nhiều.

Xử l{ bài bản hơn: Cần phải làm nổi bật những bài viết tích cực và làm mờ đi những chỉ trích. Cách tốt nhất là có thể mời những nhân vật thứ ba, tránh sự đối đầu, và hướng dư luận vào hành trình cô đã đi.

Những vụ scandal, dù vô tình hay cố { cũng đều là bài toán khó cho đội ngũ

phải xử l{ nó. Nhờ sự lên ngôi của mạng xã hội, tính gắn kết và phản biện của

cộng đồng lên cao khiến một câu chuyện có thể được khai thác theo nhiều tình

tiết khác nhau.

Thông tin hiện giờ có thể xuất phát từ nhiều

phía, một câu hỏi vu vơ từ một người vô

danh cũng có thể gây nguy hại đến danh

tiếng người khác, một thông tin nhỏ cũng có

thể được thổi phồng nếu có sự góp sức của

Facebook. Những đặc điểm của thông tin

hiện nay: Được cập nhật nhanh hơn, khó che

dấu và lan rộng.

Muốn xử l{ tốt, điều kiện tiên quyết là phải

định hướng lại dư luận ngay từ đầu. Dù đa

số mọi người sẽ bị động khi đối mặt thông

tin bất lợi dành cho mình, họ vẫn có thể lấy

lại thế chủ động dựa trên thái độ của dư

luận và phản ứng kịp thời.

Tôi muốn nhắc lại câu chuyện

Huyền Chip, vì nó thể hiện đầy đủ

những sai lầm trong cách xử l{

thông tin.

Tôi cũng không có rằng đội ngũ

marketing của Quảng Văn đủ khả

năng đưa đẩy câu chuyện này như

mọi người đặt vấn đề, họ có lẽ là

đã bị động còn Huyền Chip cũng

đã quá chủ quan.

Phần này không bàn đến chuyện

đúng hay sai, mà phân tích thuần

túy dựa trên khía cạnh xử l{ truyền

thông.

Câu chuyện bắt đầu từ một nghi

Cần phải tránh sự đối đầu, và hướng dư luận vào hành trình đã đi.

Bài học từ Huyền Chip: Đừng chết vì chủ quan với 'cộng đồng mạng'

► Marketing và bài học về ứng phó với khủng hoảng truyền thông…

Page 16: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 15

vấn xuất phát trên một diễn đàn, với câu hỏi tập trung vào chiếc visa và yêu

cầu đưa ra lúc đó cũng chỉ là đưa visa ra để chứng minh. Huyền hoàn toàn có

thể trả lời ngay bằng những lập luận đơn giản, hơn là tỏ thái độ thách thức.

Thời điểm đó, Huyền có hai lợi thế:

+ Thứ nhất lượng người ủng hộ cô tương đối lớn (thể hiện qua thái độ của

mọi người trong buổi giới thiệu sách lần thứ nhất);

+ Thứ hai, lúc đó gần thời điểm giới thiệu sách, có thể thu hút mọi người vào

sự kiện đó hơn là nghi vấn kia.

Nhưng với thái độ thách thức cùng cách trả lời lập lờ, việc “bị ghét về thái độ”

này càng lôi kéo những sự nghi ngờ, khai thác những chi tiết bất lợi trong cuốn

sách và cuối cùng đẩy hình ảnh của Huyền xấu đi rất nhiều.

Trong một cách xử l{ bài bản hơn, cần phải làm nổi bật những bài viết tích

cực và làm mờ đi những chỉ trích.

Đã có rất nhiều bài viết ủng hộ Huyền Chip, nhưng đáng tiếc nó lại nằm ở mục

comment, hay blog cá nhân, trong khi báo chí chỉ tập trung khai thác vào những

nghi vấn của cộng đồng mạng.

Việc làm nổi bật có thể bằng cách lập poll trên một vài trang mạng để thăm dò

thái độ của người đọc (dựa vào đó để xác lập bước đi tiếp theo, nếu Huyền

được đa số ủng hộ cách xử l{ sẽ khác nếu cô là đối tượng bị công kích mạnh).

Nhưng cách tốt nhất là có thể mời những nhân vật thứ ba, những bạn trẻ

nước ngoài, nhưng blogger hay nhà văn trẻ cũng từng đi nhiều, có suy nghĩ cởi

mở hơn chia sẻ về cuốn sách.

Với câu hỏi ban đầu là liệu Huyền có đi đủ 25 nước? Là không quá khó để dùng

lập luận trả lời, việc có thêm sự ủng hộ và tranh luận khách quan sẽ khi làm

tăng thiện cảm với cuốn sách rất nhiều.

Cần phải tránh sự đối đầu, và hướng dư luận vào hành trình cô đã đi.

Sau những thách thức và câu trả lời lập lờ của Huyền Chip, những lời lẽ tôn vinh

của giáo sư Nguyễn Lân Dũng dành cho Huyền sau đó có vẻ gây tác dụng ngược

- chỉ càng làm dư luận 'nóng mắt'.

Cho tới khi khủng hoảng nổ ra, hàng loạt nghi vấn được đẩy lên cao đỉnh điểm,

niềm tin dần bị đánh mất, khi đó cô mới mời đến giáo sư Nguyễn Lân Dũng, là

người đã viết lời giới thiệu cho

cuốn sách và cũng là một người

đáng kính trọng. Tuy nhiên những

lời lẽ tôn vinh của giáo sư dành cho

Huyền sau đó có vẻ càng làm dư

luận 'nóng mắt', và càng kích thích

những sự phân tích nhằm vào khía

cạnh bất lợi dành cho Huyền.

Nếu xử l{ tốt ở câu hỏi đầu tiên và

cô lập sự tranh luận chỉ ở mức độ

đó, Huyền Chip đã tránh được

những rắc rối sau này như chuyện

vượt biên, chuyện làm việc tại

casino hay chuyện chuyến đi có tài

trợ.

Dù sao, không có câu chuyện nào

giữ được độ 'hot' quá một tháng

và cộng đồng rồi cũng sẽ đi tìm

những câu chuyện khác để tranh

luận. Nhưng xử l{ khủng hoảng

truyền thông không khéo có thể

gây tác hại lâu dài với ấn tượng xấu

lên một con người hay một thương

hiệu. Một vài gợi { trên đây có thể

là hữu ích cho các trường hợp sau

này.

(Theo www.vneconomy.vn).

Page 17: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 16

THỊ TRƯỜNG

Bất chấp làn sóng phá sản đang càn quét thị trường bán

lẻ điện máy khiến không ít doanh nghiệp phải đóng cửa,

nhiều siêu thị lớn vẫn bám trụ với doanh thu nghìn tỷ

đồng.

“Siêu thị bao giá”

HC tuy là một trong những siêu thị

điện máy lớn đầu tiên ở Hà Nội,

nhưng do chỉ tập trung kinh doanh,

thương hiệu này chưa đạt được độ

phủ như mong muốn.

Cho dù đã hoạt động trên 20 năm,

có 8 trung tâm ở khu vực miền Bắc,

trong đó có 3 trung tâm lớn ở Hà

Nội, diện tích sàn trung bình lên đến

5.000 m2, nhưng nếu hỏi một người

Hà Nội lớn tuổi có biết siêu thị điện

máy HC không thì phản ứng ban đầu rất có thể là

“không”. Vì người dân Hà Nội lâu năm vẫn gọi siêu thị

điện máy HC theo tên mà họ quen gọi từ xưa, đó là Hà

Nội - Chợ Lớn.

Giá rẻ là một trong những thế mạnh của siêu thị HC,

người Sài Gòn ra Hà Nội vẫn gọi đây là “siêu thị bao giá”.

Ý muốn nói bao luôn giá cả của những nơi khác, chỉ có rẻ

hơn hoặc bằng chứ không có đắt hơn. Thực tế điều này

cũng nằm trong chính sách của HC: cam kết không có sản

phẩm nào giá cao hơn các siêu thị lớn khác.

Để làm được điều đó, siêu thị này đã tạo dựng được mối

quan hệ bền chặt với các đối tác chiến lược như nhà tư

vấn nổi tiếng Ernst&Young/MCG, Ngân hàng HSBC,

Vietinbank, Vietcombank... Đồng thời cam kết chỉ kinh

doanh hàng chính hãng từ các thương hiệu lớn như Sony,

Phillip, Samsung, LG, Panasonic, Sharp, Sanyo, Electrolux,

Fagor, Lenovo, HP, Acer, Asus, HTC, Nokia…

Giá tốt, khuyến mãi sâu là một trong những “át chủ bài”

của HC, nhưng nếu chỉ chạy theo giảm giá, khuyến mại

Chuyện về “siêu thị bao giá” và doanh thu nghìn tỷ ► Giá rẻ là một trong những thế mạnh của siêu thị HC, người Sài Gòn ra Hà Nội vẫn gọi

đây là “siêu thị bao giá”...

Page 18: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 17

mà không có nguồn lực tài chính vững mạnh và chiến

lược khôn ngoan, thì vết xe đổ của WonderBuy,

BestCarings hay HomeOne vẫn là bài học còn tươi mới.

“Đường xa mới biết ngựa hay”

Thương hiệu HC thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương

mại VHC, có trụ sở chính tại VHC Tower 399 Phạm Văn

Đồng, Hà Nội. Thành lập ngay từ những năm 90, chính

thức gây dựng thương hiệu điện máy HC từ năm 2006,

đến nay HC đã có mặt tại các tỉnh thành lớn khu vực miền

Bắc Việt Nam với hơn 3.000 nhân sự, 8 trung tâm điện

máy và 1 website thương mại điện tử tại địa chỉ

www.hc.com.vn.

Hơn 20 năm trên thương trường, HC cũng đã trải qua

nhiều đợt khủng hoảng kinh tế và những làn sóng phá sản

lớn của thị trường. Nhưng nhìn vào doanh thu và số trung

tâm ngày càng mở rộng của HC (thêm 5 trung tâm sắp

mở vào cuối năm 2013, đầu 2014, nâng tổng số trung

tâm lên con số 13), có thể thấy doanh nghiệp này vẫn

vững vàng.

Trong tháng khuyến mãi Hà Nội 2013 này, HC cam kết

giảm giá sâu ít nhất 20% tổng số hơn 10.000 mặt hàng mà

HC đang kinh doanh. Song song với hoạt động khuyến

mại là kế hoạch khai trương 5 siêu thị ở Hà Nội, Hải

Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc.

“Đường xa mới biết ngựa hay”, thị trường đã chứng kiến

nhiều ông lớn, kể cả thuộc Top 500 nhà bán lẻ châu Á

như BestCaring, phải rời bỏ cuộc chơi khi giấc mộng ôm

thị trường điện máy vẫn còn dang dở. Hơn 20 năm chinh

chiến trên thương trường, có lẽ đội ngũ điều hành kz cựu

của siêu thị điện máy HC cũng đã đi đủ xa để hiểu đoạn

nào cần phi nước đại, đoạn nào nên bước chậm rãi.

(Theo www. vneconomy.com.vn)

Page 19: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 18

BOOKS

Nếu như trước đây, chỉ cần những cải tiến trong các sản phẩm và dịch vụ là

đủ, thì bây giờ, với cuốn sách "Dẫn dắt cuộc cách mạng" của tác giả Hamel sẽ

cho bạn đọc thấy sự đổi mới thật sự là khả năng phá hủy cái cũ và tái tạo ra

một khái niệm kinh doanh hoàn toàn mới. Sau khi kiểm chứng chuyên sâu đặc

điểm cốt lõi của việc đổi mới mô thức kinh doanh, Hamel tiếp tục cung cấp

cho các nhà hoạt động một kế hoạch hành động toàn diện, và huấn luyện họ

trở thành một nhà hoạt động thực thụ.

“Dẫn dắt cuộc sách mạng”

Tác giả: Gary Hamel Người dịch: Dương Cầm Định dạng: Bìa mềm Giá bìa: 119.000 VND

Page 20: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 01| 20-11-2013 | 19

Theo Gary Hamel, tác giả, giáo sư cũng là nhà

chiến lược hàng đầu, những gã khổng lồ đã có

vị thế trên thương trường và các công ty khởi

nghiệp có chiến lược đều ở cùng một bên - bên

sai lầm. Sự tự mãn và các kế hoạch kinh doanh

một chiến lược duy nhất khiến các công ty

không coi trọng năng lực đổi mới triệt để và liên

tục, chìa khóa để phát triển mạnh mẽ trong

thương trường hiện đại.

Với giọng văn rõ ràng và hấp dẫn và đầy niềm

đam mê cùng với những các ví dụ chi tiết, bằng

chứng kinh nghiệm cụ thể, cuốn sách đã khai

thác được góc thờ ơ của tâm trí của bạn và ném

lựu đạn vào bất kz sự sáng tạo nào vẫn còn say

ngủ. Thật vậy, vấn đề duy nhất bạn có thể có

với cuốn sách này là mong muốn mau chóng kết

thúc nó để lao vào thế giới hoang dã của các

nhà hoạt động, và bắt đầu cuộc cách mạng.

***

Tác giả: Gary Hamel là một chuyên gia về động

lực học của thị trường toàn cầu và chiến lược

cũng như cấu trúc của những doanh nghiệp

phát triển thịnh vượng trong môi trường

thường xuyên thay đổi ngày nay. Ông đã từng

giành được giải thưởng danh giá McKinsey. Ông

cũng là tác giả của cuốn sách Competing for the

future (Đi sau đến trước)./.

DANH NGÔN HAY VỀ SÁCH

Như một đứa trẻ đọc truyện, điều tồi tệ là khi bạn đọc

đến hồi kết, và thế rồi xong. Ý tôi là thật đau khổ khi

truyện không còn thêm nữa.

The awful thing, as a kid reading, was that you came

to the end of the story, and that was it. I mean, it

would be heartbreaking that there was no more of it.

-Robert Creeley-

Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết

đọc.

A person who won’t read has no advantage over one

who can’t read.

-Mark Twain-

Nghệ thuật đọc là lướt qua một cách khôn ngoan.

The art of reading is to skip judiciously.

-Alexander Hamilton-

Bạn biết rằng bạn đã đọc một cuốn sách hay khi bạn

giở đến trang cuối cùng và cảm thấy như mình vừa

chia tay một người bạn.

You know you've read a good book when you turn the

last page and feel as if you've lost a friend.

-Khuyết danh-

Trong những cuốn sách ẩn chứa linh hồn của suốt

chiều dài quá khứ.

In books lies the soul of the whole past time.

-Thomas Carlyle-

Tất cả những gì con người đã làm, nghĩ hoặc trở

thành: được bảo tồn một cách kz diệu trên những

trang sách.

All that mankind has done, thought or been: it is lying

as in magic preservation in the pages of books.

-Thomas Carlyle-

Page 21: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 20

Lào chẳng có gì cả, những thành phố quá nhỏ bé và không có những tòa nhà cao

tầng, nếu so sánh thì ngay cả Viêng Chăn cũng chỉ như một thành phố tỉnh lẻ của nước mình mà thôi, có lẽ còn vắng vẻ và buồn hơn nhiều.

8h sáng hay 8h tối đường phố cũng đều vắng ngắt, ngay cả trong đêm giao thừa đại lộ lớn và đẹp nhất cũng chẳng có lấy một bóng người, thảng hoặc có vài người khách du lịch đi lại, chợt nghĩ đến quê nhà, vào giờ ấy chắc phải chen lấn trên hồ Gươm để có một chỗ đứng, giá vé gửi xe có lẽ lên đến 50k.

Những Viêng Chăn, Vang Viêng, Luang chả thấy người dân đâu, toàn khách du lịch đi lại trên phố. Chả hiểu người Lào làm gì mà không thấy họ ra đường? :D.

Một hôm dậy sớm ngồi trên ban công nhà nghỉ từ 6h30 mới phát hiện ra người Lào dậy muộn, làm muộn vì mặt trời 7h mới mọc. Người Lào hiền lành, không bon chen, không vội vàng, họ sống cuộc sống giản dị và thong thả.

Cứ tưởng Lào không có gì để nhớ, nhưng hóa ra không phải thế.

Mình nhớ cảm giác mỗi buổi sáng ở Vang Viêng dậy sớm ngắm phố phường và đọc sách chờ mặt trời lên cao và chờ mọi người thức dậy :)

Mình nhớ mùi thơm của xôi mỗi buổi sáng sớm khi rảo bước theo các nhà sư đi khất thực trên đường phố của Luang, mùi xôi lẫn với mùi ngai ngái của sớm mai ấy ám ảnh mình theo một cách mà mình không diễn tả được. Đến Luang mình đã hiểu vì sao có người nhớ Luang nhiều đến thế và có người không ấn tượng gì.

Những ngôi nhà ở Luang giản dị như người dân ở đây vậy. Nhưng mình thích những ngõ nhỏ với các bậc thang cao dần, những tường rào đầy hoa, những bộ bàn ghế trên ban công nhìn thẳng ra dòng sông Mê Kông thơ mộng...

Đặc biệt mỗi lúc đi trên đường phố bụi bặm và đông đúc ở HN, lại ước được bước

TRAVELLING

Hãy đến Lào khi lòng muốn bình yên

► Nếu muốn thấy phong cảnh

thiên nhiên hung vi, đừng đến

Lào.

Nếu muốn thấy những công

trình vi đại, đừng đến Lào.

Nếu muốn đến những chốn ăn

chơi xa hoa và vui nhộn, đừng

đến Lào.

Nếu muốn làm một điều gì đó

thật lãng mạn, có lẽ cũng

không nên đến Lào.

Ảnh: Patuaxay, Viên Chăn, Lào (Khải Hoàn Môn)

Bài viết: Cò Hương Ảnh: Khuê Đoàn

Page 22: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 21

trên đường phố sạch sẽ và vắng vẻ ở mảnh đất này.

Và nhớ cả những giây phút làm hoạt náo viên giúp anh Lắk không có cơ hội nhắm tịt mắt lại trên những con đường đèo dốc quanh co =))

Thực ra, nếu muốn có những giây phút thanh thản trong tâm hồn, nếu muốn sống chậm lại sau những bộn bề của cuộc sống thì hãy đến Lào.

Còn mình, nếu có cơ hội đến Luang một lần nữa, mình sẽ thuê nhà nghỉ trên con đường dọc bờ sông, chỉ để ngồi trên ban công tầng 2 đọc sách hoặc chỉ đơn giản là nhìn ngắm phố phường và dòng sông :).

Lần này, Luang còn ám ảnh mình bởi 3 anh chàng lãng tử đẹp zai cùng ngồi chờ hoàng hôn trên đỉnh núi Phousi. Núi không cao, hoàng hôn không quá đặc săc, cơ mà nơi nào có nhiều zai đẹp, nơi ấy sẽ trở nên đẹp trong mắt những kẻ... như mình!:)))

Cò Hương

Page 23: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 22

Ta Kuang Xi, Luang Prabang, Lào

Wat Xieng Thong, Luang Prabang, Lào

Pha That Luong – Một trong những biểu tượng của Lào

Để đến Lào, bạn có thể đặt vé máy bay hàng ngày của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnamairlines)

Lào miễn thị thực (visa) cho Việt nam trong thời gian 30 ngày cho hộ chiếu phổ thông và chỉ cần hộ chiếu của bạn còn hạn sử dụng > 6 tháng.

Page 24: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 23

Những chiếc kinh

khí cầu chở khách du

lịch du ngoạn Bagan

trên không trong buổi

bình minh sớm mai.

Năm giờ rưỡi một

sáng tháng ba ở vùng

đất phía bắc

Myanmar, con đường

chính lát nhựa dẫn từ

Nyaung U đến Bagan

vẫn chìm trong bóng

tối. Ánh trăng còn lưu

luyến bầu trời chưa

muốn đi.

Bản hòa âm của buổi

chạng vạng trên cánh

đồng này là tiếng gà vẳng lên từ đâu đó, cùng với tiếng một vài chiếc xe máy lướt đi trong màn đêm và tiếng rất khẽ vó ngựa lọc cọc rồi

nhanh chóng mất hút giữa dải đường yên tĩnh.

Những âm thanh chộn rộn mà khẽ khàng ấy không đủ làm náo động thứ bóng tối đặc quánh lưu cữu trên dải đồng hoang khô cằn

Bagan, nhưng đủ để nhắc một kẻ đang hối hả săn tìm bình minh như tôi nhấn chân liên tục trên chiếc pê đan xe đạp.

Chùa Shwesandaw ắt hẳn là một trong những nơi l{ tưởng nhất để nhìn một ngày mới hiện diện giữa hơn 3.000 đỉnh tháp ở Bagan.

Những bậc thang hẹp và dốc đưa bạn lên tầng trên cùng của ngôi chùa, cũng là nơi bình minh sẽ ghé đến đầu tiên với cái nhìn đầy mê

hoặc.

Trên dải chân trời mịn như nhung, những tia nắng đầu tiên của ngày đang mải miết đan quyện vào làn sương sớm.

Mặt trời khi ấy chỉ như hòn lửa đỏ trồi lên khỏi một vùng mênh mông mờ ảo, quệt lên nền trời thứ phớt hồng như đôi má cô thiếu nữ

ngày đông.

Bắt đầu từ thời khắc ấy, khoảng không lớn rộng phía trên Bagan chuyển mình dịu dàng trong một chu trình kz diệu.

Phía trên lớp phấn hồng, bình minh thả xuống những sắc cam ánh mật ngọt ngào, chiếu sáng ngôi đền lớn nhất Bagan Dhammayangyi

trong sắc vàng tỏa rạng.

Giấc mơ hoang đường ở Bagan ► Những điều mộng mị hoang đường nhất đều có thể tìm thấy ở đây, trên cánh

đồng của buổi bình minh vừa trồi lên phía bên kia trời.

Page 25: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 24

Và khi người ta chưa kịp nhận ra sự chuyển mình thầm lặng ấy, màu vàng tinh khôi của buổi sáng nguyên sơ đã kịp trùm lên dải đồng

hoang khô cằn, họa Bagan hệt như xứ sở miền miên viễn.

Những điều khiến Bagan

đặc biệt hơn hết thảy, là

bất chợt trên bức nền

huyễn hoặc ấy, những đỉnh

tháp trùng điệp hiện ra

một cách đầy bí ẩn giữa

cánh đồng ngút ngàn cây

và sương

>>> Giấc mơ hoang

đường ở Bagan…

Ở cái khoảnh khắc Mặt

Trời đẩy sức nóng lên phía

lưng trời, hàng ngàn đỉnh

chóp nhọn hoắt của Bagan

cũng như vươn lên mãi

trong một cuộc hồi sinh từ

đêm đen thăm thẳm.

Không rõ những ngọn tháp ấy thì thầm với nhau điều gì, mà Bagan như tỉnh giấc mộng vàng, rũ hết bóng tối và ánh lên niềm hân hoan

ngày mới.Có hai khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày tại Bagan. Đó là khi cả cánh đồng thức giấc trong ánh lấp lánh của bình minh, và khi

hàng ngàn ngôi đền chùa khép lại trong giấc ngủ sâu cuối ngày.

Đã trót phải lòng với Bagan, thì chẳng ai ngại gì chuyện dậy thật sớm để nhìn Bagan tỉnh giấc, rồi loanh quanh cả ngày trong cơn nóng

hầm hập giữa những đường mòn đầy cát để thăm viếng các ngôi đền.Dù có mệt thế nào, cũng chẳng ai bỏ qua giây phút chào tạm biệt

khi hoàng hôn đến, trước khi Bagan vùi vào lòng đêm. Bagan, cánh đồng nằm bên dòng sông Ayeyarwady là câu chuyện bất tận về

những ngày vàng son của một vùng đất. Dải đất khô cằn này đã từng là kinh đô của nhiều vương triều, và là trung tâm Phật giáo của

đất nước Myanmar.

Vào thời cực thịnh từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, người ta ước tính có đến hơn 10.000 các công trình tôn giáo được xây dựng trên mảnh

đất này. Tiếc rằng thời gian và những trận động đất dữ dội rung chuyển cả một vùng đã phá hủy phần lớn chúng.

Tuy vậy, những gì còn lại ngày nay ở Bagan vẫn đủ khiến người khác choáng ngợp. Thật may mắn khi du khách vẫn còn cơ hội được

chiêm ngưỡng Ananda, kiệt tác mang phong cách kiến trúc Mon, nhìn đỉnh tháp của ngôi đền cao nhất Thatbyinnyu in hằn trên nền trời,

hay bước vào ngôi chùa cổ xưa nhất Bagan có cái tên Shwezigon. Nhưng điều tuyệt vời nhất có thể làm ở đây, là chọn cho mình một góc

nhỏ ở tầng trên cùng ngôi đền nào đó, để ngắm nhìn thứ bình minh hay hoàng hôn đẹp nhất xứ sở.

Khoảnh khắc ấy đôi khi có thể bị làm phiền bởi hàng trăm kẻ lữ hành, song không ai hối tiếc đã bỏ công sức leo lên những “đài quan

sát”. Bởi cánh đồng Bagan trải rộng mênh mông trong ánh vàng huyền hoặc dễ khiến người ta nhầm tưởng mình đang ở trong một

mộng tưởng hoang đường.

Cả khi bạn đã rời Bagan, giấc mơ bất tận về những đỉnh tháp vẫn còn kể những câu chuyện dài không có hồi kết.

- dinhhang.com –

Page 26: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 25

LIFE STYLE

Áp lực cạnh tranh trên thương

trường rất căng thẳng, đòi hỏi một

cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất

lẫn tinh thần để đáp ứng khối

lượng công việc “khổng lồ”. Do đó,

việc bổ sung cũng như tận dụng tối

ưu các dưỡng chất là hết sức cần

thiết.

Ngoài sức khỏe dẻo dai, người

thành đạt cần giữ tinh thần thoải

mái, trí óc minh mẫn để có thể đưa

ra những quyết định sáng suốt,

mang tính chiến lược. Làm thế nào

đẩy lùi tình trạng căng thẳng gây

ảnh hưởng chất lượng công việc và

lấy lại nguồn năng lượng để sống vui

mỗi ngày?

Ai cũng biết việc duy trì sức khỏe

phần lớn dựa trên chế độ ăn uống

hợp l{ và điều độ, trong đó bao gồm

cả các thành phần vi lượng như

vitamin và khoáng chất. Vitamin và

khoáng chất có vai trò quan trọng

đối với cơ thể ví dụ như Vitamin C

kết hợp kẽm giúp tăng cường sức đề

kháng, chống lại bệnh tật; các

Vitamin nhóm B giúp giải phóng

năng lượng từ thức ăn…

Tuy nhiên, nguồn thực phẩm ngày

càng giảm chất lượng theo dòng

chảy phát triển của con người do

điều kiện đất đai kém màu mỡ, sử

dụng quá nhiều chất hóa học. Việc

đảm bảo dưỡng chất đơn thuần từ

nguồn thực phẩm không còn được

như trước.

Theo nghiên cứu của tác giả Caso Marasco

và cộng sự tại đại học National

Autonomous Mexico trên 625 người,

vitamin và khoáng chất khi được kết hợp

với tinh chất nhân sâm sẽ mang lại hiệu

quả cao hơn hẳn vitamin và khoáng chất

đơn thuần trong việc tăng cường trí lực và

thể trạng. Tinh chất nhân sâm có tác dụng

tăng đề kháng cơ thể đối với nhiễm

khuẩn, mệt mỏi và stress nhờ tăng cường

đáp ứng miễn dịch, tối ưu hóa việc sử

dụng năng lượng ở não, cơ đồng thời bảo

vệ tế bào khỏi các tốn thương do gốc tự

do.

Trong nghiên cứu nói trên, khi phối hợp

tinh chất nhân sâm, vitamin và khoáng

chất đã cải thiện rất tốt các chỉ số chất

lượng sống như: giảm tình trạng ức chế

tâm l{, tăng khả năng làm việc, tăng sức

khỏe nói chung để tham gia hoạt động

thông thường, giúp ngủ ngon...

Như vậy, để một ngày làm việc thêm năng

lượng và đặc biệt là chống stress, ngoài

một chế độ dinh dưỡng hợp l{, doanh

nhân có thể lựa chọn cách sử dụng mỗi

ngày một viên tinh chất nhân sâm kết hợp

vitamin, khoáng chất với liều lượng đã

được nghiên cứu và tính toán hợp l{.

Không nên uống quá nhiều loại viên bổ

sung một lúc, vừa khó kiểm soát liều

lượng, vừa đắt tiền, không phải là cách

“kinh tế” vốn có của doanh nhân.

BSCK II. Nguyễn Viết Quznh Thư

Tái tạo năng lượng cho doanh nhân

► Áp lực cạnh tranh trên thương trường rất căng thẳng, đòi hỏi một thể chất lẫn tinh thần để đáp ứng khối lượng công việc “khổng lồ”...

Page 27: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 26

Như là một nét đặc trưng

của đất kinh kz, các con phố Hà Nội

luôn gắn với các nghành hàng mà dân phố kinh

doanh. Ngày trước, 36 phố phường đất Thăng

Long nổi tiếng với những phường hội làm nghề

mà tạo thành ra

phố. Thợ lập ra

phố Hàng Bạc, thợ

nhuộm lập ra phố

Hàng Đào, rồi

Hàng Mắm, Hàng

Lược, Hàng Mã

đến Hàng Muối,

Hàng Điếu,… Ngày

nay, Hà Nội lại có

những con phố

chuyên kinh doanh

một loại mặt hàng,

và nhưng thế lại có

những tên phố ghép

một cách mặc định

như phố điện máy

Hai Bà Trưng, phố hàng thùng Kim Liên, phố

tây balo Tạ Hiện, phố ẩm thực Tống Duy Tân,…

Với dân nghiền cà phê thì khu Triệu Việt

Vương, Tô Hiến Thành, Phan Đình Phùng,

Nguyễn Du, Nguyễn Hữu Huân chính là nơi

quần tụ. Bạn có thẻ thưởng thức café vớ đủ

phong cách, từ café bụi vỉ hè đến những quán

café sang trọng theo phong cách Âu, từ những

quán nằm ngoài mặt phố đến những quán nằm

sâu trong những con hẻm, bên bờ hồ, lề đường

hoặc ẩn mình trong một khu gác xép tầng 2

của một gia đình nào đó. Đối với những ai

thích bụi bặm thì những tên quán như café

Đinh, café Giảng, café vỉ hè Tonkin thì hẳn hiển

nhiên là những địa điểm quen thuộc. Rồi đến

những quán Café đậm tính chất trẻ trung, hiện

đại và phong cách

như Café Oriland ở

ngay góc phố Tô

Hiến Thành, The

Note Coffe nằm

ngay km0 của Hà

Nội – 64 Lương Văn

Can. Nằm ngay

giữa trung tâm

thành phố và vị trí

Hà Nội km0 ấn

tượng làm cho The

Note Coffe là một

quán café bạn

không nỡ bỏ qua.

Toàn bộ không gian

nhuộm một màu đỏ

tươi quyến rũ và

láng mạn cùng gam

mầu gỗ tự nhiên

hẳn sẽ làm bạn nhớ

đến những chiếc xe

bu{t hoặc bốt điện

thoại (post) của xứ sở Sương Mù. Một điều đặc

biệt nữa, khi đến với The Note Coffe, bạn đừng

quên để lại một lời nhắn hay thông điệp cho

bạn bè hoặc chính mình trên những tờ ghi chú

(note) quen thuộc và để một ngày nào đó khi

bạn quay trở lại hãy nhớ tìm trong đó, biết đâu

có một ai đó để lại cho bạn một thông điệp yêu

thương.

Tản mạn sưu tầm.

CAFÉ PHỐ CỔ Hãy khám phá những góc nhỏ tinh tế trong nét ẩm thực Hà Thành

Page 28: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 27

Luôn luôn lắng nghe

Sở dĩ lắng nghe là một công cụ hữu hiệu trong việc phát triển kỹ năng và nghệ thuật giao tiếp vì nó giúp bạn xây dựng lòng tin. Bạn càng lắng nghe người khác chăm chú, người ta càng tin tưởng bạn hơn.

Ngoài ra, lắng nghe cũng góp phần làm người đối diện cảm thấy được tôn trọng hơn.

Cuối cùng, lắng nghe giúp rèn luyện tính kỷ luật của con người. Do trí óc của bạn có thể xử l{ từ ngữ ở tốc độ 500 – 600 từ một phút, và mọi người chỉ có thể nói ở tốc độ 100 - 150 từ một phút nên bạn sẽ phải nỗ lực nhiều mới có thể duy trì sự tập trung khi lắng nghe những lời người khác nói. Nếu bạn không luyện tính kỷ luật trong giao tiếp, trí óc của bạn sẽ nhanh chóng “phiêu du” nơi khác. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe chính là một cách hay để bạn phát triển tính cách và nhân cách của chính bạn.

www.vietnamwork.com.vn

Hãy luôn dừng một chút trứơc khi đưa ra câu trả lời.

Một khoảng dừng ngắn (từ 3 đến 5 giây) sẽ mang lại cho bạn cả ba lợi ích sau:

- Thứ nhất, bạn tránh được hành động khiếm nhã là ngắt lời của người đang trò chuyện khi họ chỉ muốn nghỉ lấy hơi một chút trước khi tiếp tục nói.

- Thứ hai, với việc không chen ngang vào cuộc trò chuyện, bạn thể hiện mình suy nghĩ nghiêm túc trước những lời nói của người đối diện.

- Thứ ba, bạn sẽ lắng nghe người đang trò chuyện tốt hơn. Nhờ vậy, những lời nói của họ sẽ ngấm sâu vào tâm trí bạn và bạn sẽ hiểu rõ điều họ đang nói.

Với một khoảng dừng ngắn trước khi trả lời, bạn thể hiện mình là một người biết cách giao tiếp.

Đặt câu hỏi khi cần

Một cách nữa để trở thành một người giao tiếp tốt là đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề. Đừng bao giờ tự cho mình đã hiểu hết những gì người khác đang nói hay muốn nói.

Hãy hỏi: “Ý bạn muốn nói gì?” nếu bạn chưa hiểu rõ điều họ trình bày.

Người trò chuyện với bạn khó lòng mà từ chối trả lời câu hỏi này. Khi bạn hỏi “Ý bạn muốn nói gì?”, mọi người sẽ giải thích { họ rõ ràng hơn. Dựa vào đó, bạn có thể hỏi tiếp những câu hỏi mở khác và khiến cuộc trò chuyện được tiếp nối một cách liền mạch.

Nhắc lại và ngắn gọn hơn

Bí quyết thứ ba để trở thành một người giao tiếp tốt là nhắc lại lời của người trò chuyện với bạn một cách ngắn gọn hơn và bằng ngôn từ của chính bạn. Sau khi gật đầu và cười, bạn có thể nói: “Để xem tôi có hiểu đúng { bạn không. Bạn muốn nói là …”

Nhắc lại lời người khác nói một cách ngắn gọn hơn thể hiện bạn đang thật sự chú tâm và nỗ lực để hiểu { nghĩ hay cảm xúc của họ.

Điều tuyệt diệu là khi bạn biết cách lắng nghe, mọi người sẽ thấy bạn thật cuốn hút. Họ sẽ muốn tiếp xúc với bạn vì họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi có bạn bên cạnh.

BÍ QUYẾT GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

Một trong những bí quyết để trở thành một người

giao tiếp tốt là “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”.

Bí mật hạnh phúc CHÂM

NGÔN

LỜI DẠY CỦA ĐỨC

PHẬT BÀN VỀ KHỔ

ĐAU VÀ HẠNH PHÚC

“Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham;

Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân;

Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.”

- Kinh pháp cú -

Page 29: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 28

Stay hungry, stay foolish

- STEVEN JOBS -

TÁN GÁI THỜI CÔNG NGHỆ

Trưởng phòng hỏi nhân viên cấp dưới về sự vắng mặt của một nữ nhân viên cùng phòng:

- Anh có biết tại sao hôm nay Ngọc Trinh không đi làm? Cậu có biết số điện thoại hay nhà cô ấy ở đâu hay không?

- Dạ không thưa sếp, nhưng chúng ta có thể hỏi máy tính về thông tin của cô ấy!

SỨC MẠNH ĐỒNG TIỀN

Trong quá trình tiến hành tập sự cho hôn lễ, chú rể bí mật tiếp cận vị mục sư và đưa ra lời đề nghị.

- Tôi sẽ đổi 100 đô la lấy việc bỏ các từ 'yêu thương, tôn trọng, vâng lời và chung thủy với cô ấy mãi mãi' trong lời thề kết hôn.

Vị mục sư đồng { và nhận lấy 100 đô la với vẻ hài lòng.

RUỒI ĐỰC, RUỒI CÁI

Một người phụ nữ đi về nhà và thấy ông chồng đang đi loanh quanh với một cái vỉ đập ruồi trên tay. Cô hỏi: "Anh đang làm gì vậy?".

- Săn ruồi!

- Ồ, thế đã giết được con nào chưa?

- Rồi, ba con đực, hai con cái!

- Sao anh biết con nào đực, cái?

- Ba con bò trên can bia, hai con đậu ở điện thoại.

DIỆT KIẾN

Một người phụ nữ gọi điện đên trung tâm y tế, giọng cô vô cùng lo lắng. Chị nói, đứa con giá của chị đã bắt kiến và bỏ vào miệng.

Nhân viên y tế cho biết kiến không độc hai nên không cần đưa em bé đến bệnh viện.

Người phụ nữ bình tĩnh trở lại và tiếp tục trò chuyện với nhân viên y tế. Trước khi cúp máy chị nói:

- Để diệt lũ kiến trong bụng con bé, tôi đã cho nó uống thuốc diệt kiến rồi !!!

Page 30: Khue Radar news letter no 1

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 29

BUSINESS | ENTERPRISE | BOOKS | TRAVELLING | LIFE STYLE

“I AM ONLY A WIMPY GUY. I DON’T KNOW TO TALK ANY PRETTY WORD. A DONKEY LIKES TRAVELLING. I WORK FOR BRAVO SOFTWARE COMPANY AS SALES MAN AND CONSULTING FOR CUSTOMER. I’M VERY INTERESTED IN JOURNEY BOOKS, COFFE AND FUNITURE. I REALY LIKE IN SUPPORTING CHARITABLE ACTIVITIES. MY HOBBY IS NOT SPECIAL THING, ONLY TRAVELLING, TRAVELLING AND TRAVELLING”.

Đoàn Trắc Khuê

(+84) 936 689 388 [email protected]

Tạp chí cá nhân về kinh tế và phong cách sống. Phát hành

ngày 5 – 20 hàng tháng

Ảnh bìa: Đêm Bangkok, Thái Lan