34
BUSINESS | ENTERPRISE | BOOKS | TRAVELLING | LIFE STYLE 2014 doanh nghiệp làm gì để thích nghi và tồn tại? Hạn chế in ra giấy – giấy được làm từ gỗ – khai thác từ rừng SỐ 03 20/12/2013

Khue radar news letter no 3

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bản tin cá nhân hàng tháng của Đoàn Trắc Khuê về kinh tế và phong cách sống.

Citation preview

Page 1: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 0

BUSINESS | ENTERPRISE | BOOKS | TRAVELLING | LIFE STYLE

2014 doanh nghiệp

làm gì để thích nghi và tồn tại?

Hạn chế in ra giấy – giấy được làm từ gỗ – khai thác từ rừng

SỐ 03 20/12/2013

Page 2: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 1

6 Để duy trình sức mạnh…………….... 18 Ồ ạt bán nhà đất dự án …………………

8 Tăng trưởng GDP 2014 sẽ tăng ….… 20 Quân Vương và Giám đốc…………………..

10 Báo cáo dự báo kinh tế Việt Nam ………. 21 Hãy đến Angkor rồi chết………..……….

15 Lịch ra đời như thế nào………………. 29 Những nhà hàng ấn tượng tại Hà Nội …

16 Tái cơ cấu doanhnghiệp………… 31 Điều hoàn mỹ nhất ………………………..…

nội dung SỐ 03 | 20 – 12 – 2013

RADAR | 03

ENTERPRISE | 06

BUSINESS | 07

BOOKS | 20

TRAVELLING |21

LIFE STYLE | 25

2014 doanh nghiệp làm gì để thích nghi

và tồn tại? 3

Page 3: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 2

THƯ CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2014

Kính gửi Quý anh chị,

Tháng 12 là thời gian cuối của một năm. Tháng 12 cũng là thời điểm chúng ta ôn lại

một năm đã qua và chuẩn bị cho một năm sắp tới. Nếu trong năm qua bạn đã gặt hái được

nhiều thành công, điều đó thật tuyệt! Hoặc, cũng như nhiều người trong chúng ta, có thể bạn

đã trải qua một năm mà mọi việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ như mong đợi. Khuê luôn

mong chúng ta cùng khép lại điều đó để hướng về 2014 với thật nhiều niềm lạc quan.

Trong những ngày cận kề Giáng sinh và Năm mới, Khuê muốn chia sẻ cùng anh chị một

vài thông tin dự báo cho tình hình năm tới và để chuẩn bị cho mình những kế hoạch riêng. Năm

mới cũng là thời khắc để bắt tay vào thực hiện những dự định, mục tiêu. Chắc chắn bạn có một

danh sách dài những việc muốn làm.

Năm mới, Khuê xin gửi lời chúc sức khỏe, năm mới luôn luôn tràn đầy nhiệt huyết, hy

vọng, và thành công.

Kính chúc,

Đoàn Trắc Khuê

Page 4: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 3

RADAR

2014

doanh nghiệp làm gì để thích nghi và tồn tại?

► Năm 2013 đầy khó khăn

chuẩn bị kết thúc. Tuy nhiên,

phía trước của kinh tế thế

giới và Việt Nam vẫn còn rất

nhiều thách thức. Để tồn tại,

doanh nghiệp phải có những

thay đổi trong tư duy, cách

làm để thích ứng với những

điều kiện mới. Chia sẻ của

nhiều chuyên gia và doanh

nhân tại Hội thảo "CEO và

bài học trong tiến trình phát

triển doanh nghiệp" do Tạp

chí Kinh tế và Dự báo phối

hợp với VCCI tổ chức đã mở

ra nhiều bài học cho doanh

nghiệp.

Khó khăn lớn, nhưng cơ hội cũng không nhỏ

Theo Cục Quản l{ đăng k{ kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 11 tháng đầu năm 2013, cả nước có 71.018 doanh nghiệp đăng k{ thành lập mới với số vốn đăng k{ 359.470 tỷ đồng, tăng 9,5% về số doanh nghiệp và giảm 15,4% về số vốn đăng k{ so với cùng kz năm trước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong 11 tháng đầu năm là 12.709 doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong 11 tháng đầu năm cũng chứng kiến cả nước có đến 54.932 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động (trong đó, số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể là 8.857 doanh nghiệp, số doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 46.075 doanh nghiệp) tăng 8,4% so với cùng kz năm trước.

Nhìn vào bức tranh trên, có thể thấy tình hình kinh tế vẫn đang còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động của doanh nghiệp, điều này cũng phù hợp với đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế tại Hội thảo.

Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản l{ kinh tế Trung ương (CIEM), kinh tế thế giới mặc dù đang dần hồi phục, nhưng chậm chạp. Nền kinh tế thế giới đang trong quá trình chuyển đổi với rủi ro cao và những bất ổn: Khủng hoảng khu vực đồng Euro chưa kết thúc; Áp lực tài khóa và trần nợ công ở Mỹ; Các cú sốc về giá dầu, lương thực; Sự bất ổn tài chính còn rất lớn...

Đối với nền kinh tế trong nước, dẫn chứng từ đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, kinh tế Việt Nam vẫn đang trì trệ và tăng trưởng ở mức thấp. Đặc biệt, niềm tin của khu vực tư nhân được cảnh báo đang bị giảm sút. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2012 (PCI) cho thấy, các doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh đầu tư, không mở rộng sản xuất. Đầu tư của tư nhân giảm mạnh từ 15% GDP (giai đoạn 2007-2010) xuống khoảng 11,5% (năm 2013). Chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) phần lớn thời gian của năm 2013 nằm dưới ngưỡng 50, hàm { sản xuất của ngành chế tạo có chiều hướng thu hẹp. Chi tiêu của hộ gia đình giảm mạnh, chỉ tăng 5,1% trong giai đoạn 2009-2012 so với 8,9% của 4 năm trước đó, điều này phản ánh sức mua đã giảm rất lớn.

► Năm 2013 đầy khó khăn chuẩn bị kết thúc. Tuy nhiên, phía trước của

kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn rất nhiều thách thức. Để tồn tại,

doanh nghiệp phải có những thay đổi trong tư duy, cách làm để thích

ứng với những điều kiện mới. Chia sẻ của nhiều chuyên gia và doanh

nhân tại Hội thảo "CEO và bài học trong tiến trình phát triển doanh

nghiệp" do Tạp chí Kinh tế và Dự báo phối hợp với VCCI tổ chức đã mở

ra nhiều bài học cho doanh nghiệp.

Page 5: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 4

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị LienVietPostBank đánh giá, kinh tế trong năm 2014 không hẳn đã sáng sủa hơn, thị trường bất động sản cũng không thể phục hồi ngay được như nhiều dự báo. Theo ông Hưởng, kinh tế năm 2014 cố gắng giữ không "đổ bể" đã là thành công rồi, đến năm 2015 tiếp tục giữ ổn định, thì tới năm 2016-2017 mới có cơ hội phát triển.

Tuy những khó khăn, thách thức còn rất lớn, songcơ hội đối với doanh nghiệp không phải là không có. Theo ông Võ Trí Thành, cả thế giới đang quá độ với nhiều rủi ro không lường, tính bất định rất cao. Nhưng, cơ hội của thời kz quá độ nằm ở chữ "méo mó". Những doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội, điều chỉnh mình sẽ thành công. Đồng quan điểm với ông Thành, ông Hưởng cho biết, bất định, rủi ro, bất ngờ đôi khi trở thành cơ hội. Đó là cơ hội để doanh nghiệp rút ra từng bài học cho mình và có chiến lược phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Thế giới hiện nay đang chuyển dịch với tốc độ nhanh hơn rất nhiều bởi quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng. Tốc độ không chỉ là thông tin được xử l{ nhanh hơn, mà còn bao gồm cả sự thay đổi của người tiêu dùng đối với mẫu mã hàng hóa, chất lượng dịch vụ diễn ra nhanh chóng. "Do đó, doanh nghiệp phải nhạy bén bắt kịp nhu cầu, thị hiếu thì sẽ thành công", ông Võ Trí Thành nhìn nhận.

Một trong những cơ hội lớn nhất được nhấn mạnh tới đó là sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU sắp được k{ kết, hay sự tham gia vào TPP của Việt Nam sẽ mở ra rất nhiều cơ hội, quy mô thị trường ngày càng lớn. Giờ đây, doanh nghiệp không nên tư duy thị trường chỉ nhỏ hẹp trong nước, mà phải mở rộng vươn ra tầm thế giới. Bởi, khi một hiệp định FTA được k{ kết, một thị trường dù nhỏ cũng sẽ trở thành thị trường lớn, rào cản thương mại cơ bản được xóa bỏ khiến cho giao thương với các nước dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng giúp doanh nghiệp được cả thế giới biết đến nhanh chóng hơn. Quy mô tăng cũng khiến phân khúc thị trường mở rộng và chi tiết hơn. Đó là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm thêm thị phần cho mình.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, quyết tâm thực hiện 3 đột phá chiến lược của Đảng và Nhà nước, đặc biệt

về thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng sẽ giúp nền kinh tế dần ổn định và tăng trưởng theo hướng bền vững. Tái cơ cấu nền kinh tế cũng hứa hẹn sẽ cải thiện môi trường kinh doanh, nguồn lực được phân bổ hiệu quả hơn và là cơ hội lớn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải làm gì?

Thứ nhất, cần phải nghiên cứu kỹ thị trường. Một trong những thất bại của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là hoạt động không dựa trên điều tra, nghiên cứu thị trường. Do đó, doanh nghiệp không nắm được các đối thủ cạnh tranh của mình sản xuất ra số lượng sản phẩm như thế nào? Sản phẩm của đơn vị sản xuất ra có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không. Theo ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Dream House, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường theo chu kz 6 tháng một lần để biết đối thủ của mình làm gì, khách hàng cần gì, mình có lợi thế gì?

Thứ hai, có kế hoạch sử dụng vốn hợp l{. Những sai lầm trong sử dụng vốn mà doanh nghiệp hay gặp phải đó là: (1) Dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn; (2) Sử dụng vốn vượt quá sức mình; (3) Không quan tâm đến dòng tiền mặt; (4) Không có nguồn tiền dự phòng. Tư duy “kinh doanh mà không biết vay vốn ngân hàng là không biết kinh doanh” cần phải thay đổi, nguồn vốn ngân hàng chỉ là phụ, nguồn vốn chính của doanh nghiệp phải là vốn vay từ các quỹ đầu tư dài hạn, từ phát hành cổ phiếu… Từ đó, buộc các doanh nghiệp tiến hành xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, hiệu quả và quan trọng là cần nhanh chóng khắc phục và có những biện pháp cần thiết thích nghi tái cấu trúc lại doanh nghiệp.

Page 6: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 5

Thứ ba, phải xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, dựa trên những căn cứ xác đáng. Ông Đặng Đức Thành cũng chỉ ra thất bại của doanh nghiệp Việt Nam là thường xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh một chiều theo cảm tính, nóng vội, dàn trải, không xây dựng lộ trình từ thấp lên cao. Việc xây dựng kế hoạch không chi tiết, không cụ thể, không căn cứ nguồn nhân lực của công ty, không có quá trình tích lũy vốn, quá trình xây dựng thương hiệu, không có tư vấn phản biện... chính là yếu tố khiến doanh nghiệp tự hại mình.

Đề ra chiến lược chưa đủ mà cần phải kiên trì theo đuổi chiến lược, có sự quyết liệt trong việc theo đuổi mục tiêu kinh doanh mình đã chọn. Đó chính là kinh nghiệm được ông Nguyễn Đức Hưởng chia sẻ trong điều hành doanh nghiệp của mình.

Thứ tư, phải xây dựng lợi thế cạnh tranh cho đơn vị, việc này diễn ra trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh cần của doanh nghiệp, phải biết tạo nét khác biệt để có thể thắng đối thủ cạnh tranh.

Thứ năm, cần phải đổi mới. Đổi mới từ tư duy về thị trường, về cách hoạt động, về con người. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải mạnh dạn "đổi", thì cái "mới" mới xuất hiện.

Thứ sáu, phải xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ, đi cùng với đó là có chế độ đãi ngộ tốt. Ông Đặng Đức Thành cho biết, nếu đơn thuần chỉ quan tâm đến trả lương cho cán bộ, công nhân viên, thì doanh nghiệp sẽ không giữ chân được người giỏi, mà phải quan tâm đến đời sống người lao động, tâm tư, nguyện vọng của họ. "Phải biết lo cho họ, thì họ mới lo cho mình", ông Đặng Đức Thành chia sẻ. Doanh nghiệp cũng cần phải mạnh tay thay đổi những người không phù hợp với nhiệm vụ. Với LienVietBank, ông Hưởng cho hay là không giảm biên chế, nhưng luôn thay đổi nhân sự để tìm ra người phù hợp nhất với vị trí công việc./.

-Anh Đức-

Giáng sinh ra đời như thế nào?

Nguồn gốc lễ Giáng Sinh:

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Em-

ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6.

Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Tuy nhiên, những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Juliêng để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.

Nguyên thủy, lễ giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già No-el, cây Giáng sinh và cây thông no-el.

Ý nghĩa:

Ngoài { nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noël là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi

người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ : chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây sa pin Noël… Với địa vị ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noël trở thành một buổi lễ của trẻ em: một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.

Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình : ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế ” . Đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noël cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu…. ./. Internet.

Page 7: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 6

ENTERPRISE

► Trước xu hướng phát triển

mạnh mẽ của các hình thức

tiếp thị hướng nội (inbound

marketing) như tiếp thị bằng

nội dung, tiếp thị bằng truyền

thông xã hội, tiếp thị qua các

trang web tìm kiếm thông tin,

nhiều người cho rằng tiếp thị

hướng ngoại (outbound

marketing) sẽ chết.

Để duy trì sức mạnh của Outbound Marketing

Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của các hình thức tiếp thị hướng nội

(inbound marketing) như tiếp thị bằng nội dung, tiếp thị bằng truyền thông xã hội, tiếp thị qua các trang web tìm kiếm thông tin, nhiều người cho rằng tiếp thị hướng ngoại (outbound marketing) sẽ chết.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Thế nhưng, gần đây DiscoverOrg đã thực hiện với 1.000 giám đốc công nghệ thông tin (IT) ở nhiều công ty khác nhau, từ những công ty hàng đầu cho đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đưa ra kết luận rằng nhận định trên có thể đã bị cường điệu quá mức. Theo DiscoverOrg, trên thực tế tiếp thị hướng ngoại (outbound marketing), tức tiếp thị truyền thống, vẫn là hình thức hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh thu.

Theo kết quả khảo sát, 75% số người tham gia cho biết họ sẵn sàng tham gia một sự kiện hay cuộc hẹn sau khi nhận được điện thoại hay thư điện tử từ một người bán hàng chưa quen biết (cold call). Với kết quả khảo sát nói trên, DiscoverOrg cho rằng các doanh nghiệp không nên xem nhẹ tầm quan trọng của các kỹ thuật tiếp thị hướng ngoại truyền thống như gọi điện cho khách hàng chưa quen biết trước, gửi thư điện tử, quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên ấn phẩm.

Một cuộc điện thoại theo hình thức truyền thống nếu được thực hiện tốt vẫn thể hiện tính nhân bản hơn, giúp doanh nghiệp gần gũi với khách hàng triển vọng hơn và thuyết phục họ cao hơn, cho dù doanh nghiệp đang ở quy mô nào hay hoạt động trong lĩnh vực nào. Đối với nhiều công ty, việc kết hợp giữa các kỹ thuật tiếp thị hướng nội và hướng ngoại có thể là cách tốt nhất.

Page 8: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 7

Và doanh nghiệp cũng

không nhất thiết phải chọn các hình thức quảng cáo đắt tiền như quảng cáo qua truyền hình hay quảng cáo trên ấn phẩm thì mới có thể thu được nhiều lợi ích. Theo các chuyên gia, dưới đây là một số cách để khai thác hiệu quả các kỹ thuật tiếp thị hướng ngoại song song với tiếp thị qua các kênh xã hội.

1.Soạn thảo kỹ các kịch bản trước khi tiếp xúc khách hàng

Khi thực hiện một cuộc gọi điện thoại hay gửi thư điện tử cho một khách hàng chưa quen biết, điều quan trọng nhất là không làm cho khách hàng có cảm giác doanh nghiệp đang quảng cáo cho họ. Những gì nghe có vẻ quá hoa mỹ hay sáo rỗng sẽ không có tác dụng. Hãy soạn ra một kịch bản và thực hành đọc qua kịch bản đó như đang thực hiện một cuộc hội thoại theo một cách tự nhiên. Trong trường hợp gửi thư điện tử, cách hành văn cần thể hiện được bản sắc và nhãn hiệu của doanh nghiệp.

2.Chú trọng vấn đề thời gian

Gọi điện cho một khách hàng chưa quen biết là một việc làm khá rủi ro, vì người gọi có thể bị xem là một kẻ gây phiền toái nếu khách hàng đang bận rộn. Vì vậy, cần để { đến các chi tiết, nhất là thời điểm gọi khách hàng. Những cuộc gọi vào giờ nghỉ trưa chắc chắn sẽ không được khách hàng chào đón. Những cuộc gọi vào khoảng thời gian 8-9 giờ sáng sẽ có thể phù hợp với những khách hàng chưa phải đến công sở vào lúc này. Một lựa chọn khác là từ 4-5 giờ chiều, khi

đa số khách hàng đã giải quyết xong những công việc quan trọng trong ngày.

3.Quan tâm đến khách hàng như một cá nhân nhưng không nên có thành kiến với họ.

Trước khi gọi điện, nên tìm hiểu càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt. Hãy sử dụng những thông tin này để lựa chọn hình thức tiếp thị thích hợp và tạo uy tín cho bạn cũng như doanh nghiệp của mình.

4.Có thể sáng tạo trong cách tiếp cận khách hàng

Cách gửi thư viết tay cho khách hàng trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay biết đâu lại có tác dụng hơn cách gửi thư điện tử. Tuy nhiên, không nên có thành kiến, tỏ ra bực tức, không quan tâm và không muốn gọi lại cho khách hàng khi cuộc gọi đầu tiên chưa thành công. L{ do đơn giản là không phải khách hàng nào cũng đang ở trong một tình huống có thể sẵn sàng lắng nghe bạn nói về cách giúp họ kiếm tiền hay tiết kiệm tiền.

5.Đưa ra các khuyến mãi

Hãy sử dụng các chiến lược tiếp thị hướng ngoại để hướng những khách hàng có quan tâm tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp hay sản phẩm trên mạng internet. Có thể thông qua các cuộc gọi hoặc thư điện tử gửi cho những khách hàng chưa quen biết để nhắc họ về các chương trình khuyến mãi, các giải thưởng mà doanh nghiệp đang dành cho khách hàng.

6.Tăng cường kết hợp quảng bá trên mạng internet

Có thể làm việc này bằng cách đưa vào các ấn phẩm quảng cáo, thư điện tử, danh thiếp, bao bì sản phẩm… các đường dẫn kết nối đến trang web. Ngoài ra, có thể yêu cầu nhân viên đưa thông tin này vào chữ k{ trong thư điện tử cũng như chia sẻ trên các trang hồ sơ cá nhân của họ trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn.

6.Tạo một trang đích đến (landing page)

Trang web này sẽ giúp cho khách hàng có những thông tin cơ bản về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như các chương trình khuyến mãi đang áp dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Cũng có thể tạo ra một trang đích đến trên trang Facebook của doanh nghiệp. Trang này nên giới thiệu sơ qua về công ty, sản phẩm và thúc đẩy khách hàng đi đến hành động, tức liên hệ với doanh nghiệp để hỏi thêm thông tin hay để mua hàng.

7.Theo dõi kết quả

Doanh nghiệp có thể đầu tư vào một chương trình quản l{ quan hệ khách hàng (CRM) để theo dõi kết quả thu được từ các hoạt động tiếp thị hướng nội và hướng ngoại. Những thông tin từ chương trình này sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thay đổi chiến lược tiếp thị và chọn lựa kỹ thuật tiếp thị thích hợp.

Theo doanhnhansaigon.vn

Page 9: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 8

BUSINESS

► Tài chính: Tăng trưởng GDP năm 2014…………….…

Trang 8……………………………

► Kinh tế vĩ mô: Dự báo kinh tế Việt Nam 2014……

Trang 10………..………………..

Tăng trưởng GDP năm 2014 sẽ cao hơn 2013, đạt khoảng 5,5% – 5,6%

► Tăng trưởng GDP năm 2014 sẽ cao hơn 2013, đạt khoản 5,5% – 5,6%. Song nền kinh tế chưa thể lấy lại được đà tăng trưởng nhanh. Trung tâm Nghiên cứu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV vừa ra báo cáo “Dự báo tình hình Kinh tế Vĩ mô năm 2014 và một số đề xuất, kiến nghị”.

Trung tâm Nghiên cứu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

BIDV vừa ra báo cáo “Dự báo tình hình Kinh tế Vĩ mô năm 2014 và một số đề xuất, kiến nghị”. Theo đó, BIDV cho rằng triển vọng tăng trưởng của năm 2014 có phần khả quan hơn năm 2013 song nền kinh tế chưa thể lấy lại được đà tăng trưởng nhanh. Tăng trưởng GDP dự kiến chỉ cao hơn khoảng 0,3 điểm % so với năm 2013 và đạt khoảng 5,5-5,6%.

BIDV cho biết nhận định trên dựa trên 4 điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp (DN) tiếp tục phục hồi song với tốc độ chậm và còn nhiều khó khăn: (i) số DN giải thể, ngừng hoạt động trong 10 tháng 2013 vẫn tăng 3,7% so với cùng kz năm 2012; (ii) giá trị hàng tồn kho vẫn chiếm tới 74% giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo. Chỉ số IIP 11 tháng chỉ tăng 5,6%, tuy cao hơn cùng kz năm 2012 song với cơ cấu trên 38% trong GDP, mức tăng này của khu vực công nghiệp chưa đủ bù với mức giảm của 2 khu vực còn lại của nền kinh tế là nông lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ để kéo mức tăng của GDP lên trên 5,6%;

TÀI CHÍNH

► Câu chuyện kinh doanh:

Tái cơ cấu doanh nghiệp: Nên bắt đầu từ đâu…..……

Trang 16………..………………..

► Thị trường: Ồ ạt bán nhà đất dự án…………….........…

Trang 18………..………………..

Page 10: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 9

Thứ hai, sức cầu của nền kinh tế yếu và hồi phục chậm, thể hiện rõ cả ở phía cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Đối với cầu tiêu dùng: số liệu thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy có tăng song vẫn ở mức thấp nhất so với cùng kz 4 năm gần đây (12,6% yoy). Tiêu dùng nội địa nền kinh tế so với GDP đạt 78,2% năm 2012 và xấp xỉ 80% GDP 9 tháng 2013, sức cầu trong nước còn yếu sẽ làm hạn chế mức tăng trưởng kinh tế 2014. Đối với cầu đầu tư: trong khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI, FII) dự kiến ổn định và có chiều hướng gia tăng, nguồn vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước (chiếm tỷ trọng 76,4% tổng vốn đầu tư toàn XH) có chiều hướng giảm: vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước thực hiện 9 tháng 2013 chỉ tăng lần lượt là 4,2% và 8,5%, thấp hơn mức tăng của năm 2012. Tổng mức đầu tư toàn XH năm 2014 cũng được định hướng ở mức ~30% GDP, tương tự mức năm 2013 và tiếp tục ở mức thấp nhất từ năm 2000 tới nay.

Thứ ba, ưu tiên chính sách điều hành năm 2014 tiếp tục đặt trọng tâm vào ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì tăng trưởng hợp l{ và tái cơ cấu nền kinh tế.

Việc đặt ưu tiên chính sách điều hành vào tăng trưởng ổn định thay vì theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao cũng là xu hướng chung của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong bối cảnh hiện nay.

Tái cơ cấu kinh tế là quá trình cắt gọt, bố trí lại các nguồn lực do vậy sẽ tạo ra một số xáo trộn có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng trong ngắn hạn.

Một số nguồn lực sẽ phải được sử dụng cho việc khắc phục, hạn chế các xáo trộn này nhằm đảm bảo an sinh xã hội thay vì phục vụ cho tăng trưởng (ví dụ tăng chi trợ cấp cho đào tạo lại nghề, ghi nhận lỗ khi thoái vốn đầu tư, tăng chi hành chính quản l{ tái cơ cấu…).

Thứ tư, tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước dự toán năm 2014 chỉ tăng ở mức 2,9% so (thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,3% năm 2013 và 24,5% năm 2012), đây là hệ lụy tất yếu trong bối cảnh các nguồn thu đều giảm sút. Chi ngân sách giảm sẽ là yếu tố giảm hỗ trợ tăng trưởng của năm 2014.

Q. Nguyễn

Page 11: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 10

KINH TẾ VĨ MÔ

Tại Kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội năm 2014 được Quốc hội XIII khóa VI thông qua ngày 11/11/2013, Quốc hội vẫn đặt ra mục tiêu tiếp tục điều hành nền kinh tế theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược và đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm đến năm 2015 tạo được chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản, có hiệu quả rõ rệt.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8% trong năm 2014, cùng với quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược, Chính phủ sẽ vẫn cần phải duy trì kích thích đầu tư xã hội. Sức cầu (bao gồm cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng) theo đó dự kiến có cải thiện hơn năm 2013.

Tuy nhiên, sự cải thiện chỉ ở mức độ nhẹ do Chính phủ dự kiến sẽ không thực hiện biện pháp kích cầu mạnh mà tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu. Lạm phát năm 2014 sẽ vẫn được kiểm soát ở mức tương tự năm 2013 để duy trì sự ổn định vĩ mô. Triển vọng xuất khẩu năm 2014 của Việt Nam vẫn rất khả quan, mục tiêu tăng trưởng 10% là khả thi. Theo đó, nhìn chung trong bối cảnh năm 2014, mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 5,8% là một

mục tiêu đầy khó khăn và thách thức, đòi hỏi Chính phủ cùng các ban ngành phải có các biện pháp sâu sát, đồng bộ ngay từ đầu năm.

DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2014

Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước năm 2014

Về tăng trưởng GDP: Theo quan điểm của Trung tâm nghiên cứu triển vọng tăng trưởng của năm 2014 có phần khả quan hơn năm 2013 song nền kinh tế chưa thể lấy lại được đà tăng trưởng nhanh và tăng trưởng GDP dự kiến chỉ cao hơn khoảng 0,3 điểm % so với năm 2013 và đạt khoảng 5,5-5,6%. Nhận định của chúng tôi dựa trên 4 điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tiếp tục phục hồi song với tốc độ chậm và còn nhiều

khó khăn: số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong 10 tháng 2013 vẫn tăng 3,7% so với cùng kz năm 2012, giá trị hàng tồn kho vẫn chiếm tới 74% giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo. Chỉ số IIP 11 tháng chỉ tăng 5,6%, tuy cao hơn cùng kz năm 2012 song với cơ cấu trên 38% trong GDP, mức tăng này của khu vực công nghiệp chưa đủ bù với mức giảm của 2 khu vực còn lại của nền kinh tế là nông lâm nghiệp, thủy sản (chỉ tăng 2,38%, thấp nhất trong 4 năm gần đây) và dịch vụ (tăng 6,25% giảm nhẹ so với mức 6,42% năm 2012) để kéo mức tăng của GDP lên trên 5,6%;

Thứ hai, sức cầu của nền kinh tế yếu và hồi phục chậm, thể hiện rõ cả ở phía cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Đối với cầu tiêu dùng: số liệu thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy có tăng song vẫn ở mức thấp nhất so với cùng kz 4 năm gần

Báo cáo dự báo kinh tế Việt Nam năm 2014

► Năm 2014, Quốc hội đặt ra mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế năm 2014 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát (~7%); tăng trưởng hợp lý (5,8%) và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh trạnh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Page 12: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 11

đây (12,6% yoy). Tiêu dùng nội địa nền kinh tế so với GDP đạt 78,2% năm 2012 và xấp xỉ 80% GDP 9 tháng 2013, sức cầu trong nước còn yếu sẽ làm hạn chế mức tăng trưởng kinh tế 2014.

Đối với cầu đầu tư: trong khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI, FII) dự kiến ổn định và có chiều hướng gia tăng, nguồn vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước (chiếm tỷ trọng 76,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) có chiều hướng giảm: vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước thực hiện 9 tháng 2013 chỉ tăng lần lượt là 4,2% và 8,5%, thấp hơn mức tăng của năm 2012 (9,6% và 8,1%). Tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2014 cũng được định hướng ở mức ~30% GDP, tương tự mức năm 2013 và tiếp tục ở mức thấp nhất từ năm 2000 tới nay.

Thứ ba, ưu tiên chính sách điều hành năm 2014 tiếp tục đặt trọng tâm vào ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì tăng trưởng hợp l{ và tái cơ cấu nền kinh tế. Việc đặt ưu tiên chính sách điều hành vào tăng trưởng ổn định thay vì theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao cũng là xu hướng chung của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong bối cảnh hiện nay. Tái cơ cấu kinh tế là quá trình cắt gọt, bố trí lại các nguồn lực do vậy sẽ tạo ra một số xáo trộn có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng trong ngắn hạn. Một số nguồn lực sẽ phải được sử dụng cho việc khắc phục, hạn chế các xáo trộn này nhằm đảm bảo an sinh xã hội thay vì phục vụ cho tăng trưởng (ví dụ tăng chi trợ cấp cho đào tạo lại nghề, ghi nhận lỗ khi thoái vốn đầu tư, tăng chi hành chính quản l{ tái cơ cấu…).

Thứ tư, tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước dự toán năm 2014 chỉ tăng ở mức 2,9% so (thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,3% năm

2013 và 24,5% năm 2012), đây là hệ lụy tất yếu trong bối cảnh các nguồn thu đều giảm sút. Chi ngân sách giảm sẽ là yếu tố giảm hỗ trợ tăng trưởng của năm 2014.

Về lạm phát: Dự báo năm 2014, tính đến khả năng hưởng lợi bởi các yếu tố đầu vào thế giới như giá dầu sẽ mức cân bằng dài hạn (khoảng 90 USD/thùng, cung mở rộng trong khi cầu hạn chế), giá lương thực tiếp tục xu hướng giảm trong điều kiện thời tiết thuận lợi, giá năng lượng giảm 0,8-1%, giá hàng hóa phi năng lượng giảm 0,3%-0,9% (dự báo của WB), mặt bằng giá cả trong nước năm 2014

sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: (1) Sức ép đối với mặt bằng giá cả do tăng tổng phương tiện thanh toán và sự cải thiện của tổng cầu; (2) Khả năng điều chỉnh các mặt hàng do nhà nước quản l{ như điện, than, dịch vụ công theo lộ trình đưa các giá mặt hàng này theo thị trường.

Tuy nhiên, theo định hướng chính sách ưu tiên mục tiêu ổn định vĩ mô giai đoạn 2013-2015, Trung tâm nghiên cứu cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp chủ động, linh hoạt trong điều tiết cung tiền, tỷ giá, lãi suất, cùng với đó, các chương trình bình ổn giá cả, cân bằng cung cầu hàng hóa sẽ là những yếu tố góp phần giảm kz

vọng lạm phát. Trên cơ sở CPI năm 2013 được kiềm chế tốt ở mức 6,0-6,3%, Trung tâm nghiên cứu cho rằng kz vọng lạm phát năm 2014 cũng sẽ dao động ở mức ~ 7,0%, theo mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ, đây là mức hợp l{, cân đối với mục tiêu tăng trưởng, hướng đến mục tiêu lạm phát tăng khoảng 5% - 7% năm 2015 theo Nghị quyết của Quốc hội.

Về xuất nhập khẩu: Triển vọng xuất khẩu năm 2014 vẫn rất khả quan do sự tác động của 4 yếu tố sau: (i) Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu ngày càng được hoàn thiện; (ii) Phần lớn các mặt hàng

xuất khẩu của Việt Nam vẫn thuộc hàng tiêu dùng, nguyên phụ liệu thiết yếu do vậy ít thuộc diện cắt giảm tại các thị trường chủ chốt (Mỹ, EU...) khi người tiêu dùng tại các thị trường này cắt giảm chi tiêu; (iii) 2 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là điện tử - máy tính - linh kiện và dệt may - dày dép (chiếm tổng tỷ trọng gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn có triển vọng tăng trưởng rất khả quan: hầu hết các doanh nghiệp dệt may, dày dép đã nhận được đơn hàng qu{ I và qu{ II/2014; (iv) Nhiều cơ hội mới mở ra cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam với Hiệp định hợp tác TTP, Cộng đồng kinh tế Asean AEC và hiệp định song phương FTA với nhiều nước trên thế giới. Trung tâm

Page 13: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 12

nghiên cứu dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2014 sẽ tăng trưởng 13-14% và đạt mức 148-150 tỷ USD.

Về nhập khẩu, dự kiến nhập khẩu trong năm 2014 chưa thể lấy lại đà tăng trưởng như năm 2010-2011, kim ngạch nhập khẩu sẽ trong khoảng 150-153 tỷ USD và cán cân thương mại sẽ chỉ thâm hụt nhẹ trong khoảng 2-3 tỷ USD (tương đương ~2% giá trị xuất khẩu, thấp hơn mục tiêu 6% giá trị xuất khẩu

Quốc Hội giao).

Về thu hút FDI, ODA: Trong tháng 9/2013, Chính phủ đã ra Nghị quyết về tăng cường thu hút và cải thiện chất lượng dòng vốn FDI, thông qua việc thay đổi một loạt các quy định, điều này sẽ giúp môi trường đầu tư của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, niềm tin của nhà đầu tư tăng trở lại dự báo năm 2014, FDI đăng k{ sẽ tăng với mức trên 18 tỷ USD và vốn giải ngân đạt 10,5-11 tỷ USD. Về ODA, Với những cam kết của EU về nâng cao mức ODA cho Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020 và Thụy Sỹ tăng 50% vốn ODA của Việt nam giai đoạn 2013-2016, dự báo từ 2014 lượng vốn ODA vào Việt nam sẽ tăng ở mức khoảng 10-15% so với năm 2013.

Cùng với đó, ước tính lượng kiều hối sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD 2013, tăng khoảng 10% năm 2014 đồng thời có sự chuyển dịch tích cực vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì đổ vào thị trường bất động sản. Với các nguồn FDI, ODA, kiều hối tăng trưởng tốt, đóng góp nguồn ngoại tệ lớn cho tăng trưởng kinh tế, góp phần đưa cán cân tổng thể thặng dư đồng thời bổ sung nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia.

Về thị trường chứng khoán: Mặc

dù xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi chưa sớm dừng lại khi các khó khăn của thế giới, đặc biệt là vấn đề Mỹ, Châu Âu và suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc còn diễn biến phức tạp, tuy nhiên đà khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt nam tiếp tục được kz vọng nhờ: (i) Sự phục hồi sản xuất, chuyển biến sức cầu, tăng PMI trong bối cảnh ổn định lạm phát, tỷ giá, lãi suất, rủi ro giảm, CDS giảm...góp phần tăng niềm tin của nhà đầu tư; (ii) Tiến triển tích cực của đàm phán TPP và việc xem xét tăng tỷ lệ sở hữu cho khối ngoại, tiến độ xử l{ nợ xấu được VAMC thúc đẩy, kết quả kinh doanh qu{ IV cải thiện là động lực kích thích thanh khoản tăng dần; (iii) Mức P/E hấp dẫn so với khu vực góp phần giữ chân dòng vốn cũng như khích

lệ dòng vốn nội. Nhờ những động lực đó, thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng duy trì vị trí là một trong thị trường tốt nhất khu vực Châu Á trong năm 2014 với dự báo VNIndex có thể đạt 510-530 điểm.

Dự báo điều hành chính sách tiền tệ năm 2014

Để đạt mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 Quốc hội đặt ra, dự báo năm 2014 Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ theo định hướng linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng hợp l{. Cụ thể:

Về kênh tín dụng: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xác định đây là kênh chủ đạo của chính sách tiền tệ, tiếp tục các biện pháp tháo gỡ “nút thắt” tăng trưởng tín dụng như tập trung xử l{ nợ xấu, hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên. Dự báo Ngân hàng Nhà nước có thể đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 13-15% trong năm 2014.

Về lãi suất: sẽ giữ lãi suất ở mức thấp phù hợp với mục tiêu lạm phát để hỗ trợ tăng trưởng.

Về tỷ giá và điều hành thị trường vàng: Trung tâm nghiên cứu duy trì dự báo triển vọng ổn định của tỷ giá trong biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước với khả năng tăng trưởng nguồn cung ngoại tệ từ FDI, ODA, kiều hối trong khi sức cầu nội địa và hoạt động nhập khẩu sẽ không thay đổi nhiều trong thời gian còn lại của năm. Cùng với đó, nền tảng vĩ mô ổn định, dự trữ ngoại hối quốc gia vững mạnh (dự kiến đạt hơn 30 tỷ USD, đảm bảo 12,5 tuần nhập khẩu cuối năm 2013 và khoảng 14 tuần nhập khẩu năm 2014) sẽ là những cơ sở quan trọng

Page 14: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 13

cho sự ổn định vững chắc của tỷ giá. Dự báo, với mức điều chỉnh 2% - 4% và biên độ dao động 1% được giữ đến cuối năm 2014, tỷ giá USD/VND sẽ khoảng 21.400-22.000 hướng đến hỗ trợ xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại, cán cân tổng thể. Cùng với đó, sự linh hoạt hơn nữa của chính sách tỷ giá, giảm dần can thiệp hành chính, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sẽ giúp bình ổn tâm l{ của các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối. Về thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định chính sách đã đề ra; tăng cường truyền thông và tính đến giải pháp lâu dài như thành lập Sàn giao dịch vàng quốc gia.

Về các giải pháp đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng theo đề án 254: theo đánh giá của các tổ chức quốc tế (IMF, WB), triển vọng ổn định và tăng trưởng kinh tế thời gian tới phụ thuộc vào kết quả tái cơ cấu nền kinh tế mà trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng. Do vậy dự báo sang 2014, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai mạnh nội dung theo lộ trình trong đề án tái cấu trúc, trong đó: (i) đẩy mạnh mua bán xử l{ nợ xấu thông qua hoạt động của công ty VAMC; (ii) đưa vào triển khai một số văn bản về quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động như Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Thông tư thay thế Thông tư 13 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động...; (iii) tăng cường năng lực tài chính (năng lực về vốn) của các tổ chức tín dụng hướng tới đảm bảo thực hiện hệ số CAR theo Basell II.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH KINH TẾ NĂM 2014

Năm 2014, để đạt được mục tiêu Quốc Hội đề ra, Trung tâm nghiên cứu đề xuất Chính phủ cần thực hiện quyết liệt nhiệm vụ trọng tâm là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược. Một số giải pháp điều hành kinh tế năm 2014 cần tập trung triển khai như sau:

Về tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên

Về tái cơ cấu đầu tư công, Chính phủ cần tích cực triển khai 5 giải pháp của tái cơ cầu đầu tư công theo Chỉ thị 1792/CT-TTg:

(1) Nhất quán xây dựng và thực hiện phân bổ đầu tư công theo kế hoạch trung hạn 3-5 năm, bám sát các theo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, phân khai theo từng năm, đảm bảo sự bền vững của đầu tư ngân sách;

(2) Chuyển bớt vốn đầu tư từ khu vực hiệu quả thấp sang các khu vực khác như giáo dục, y tế, nông nghiệp, hỗ trợ các đối tượng khó khăn, thúc đẩy tổng cầu;

(3) Giảm dần chức năng “nhà nước kinh doanh”, tăng cường chức năng “nhà nước phúc lợi”, dành nhiều ngân sách cho đầu tư giáo dục, xã hội;

(4) Đối với lĩnh vực kinh tế: (i) Xã hội hóa việc đầu tư kinh doanh, tăng cường các mô hình hợp tác công tư (BT, BOT, PPP); (ii) Tập trung vào một số ít trọng điểm, có tính đột phá, tính lan tỏa và nhanh chóng đưa vào sử dụng.

Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ cần xem xét ban hành quy định riêng hướng dẫn về thoái vốn đầu tư ngoài ngành của

doanh nghiệp nhà nước trong đó làm rõ về phương thức thoái vốn, điều kiện và giới hạn với người mua, thẩm quyền và quy trình ra quyết định thoái vốn, cơ chế định giá, …đảm bảo phù hợp với nguyên tắc thị trường làm cơ sở để các doanh nghiệp chủ động thực hiện kế hoạch thoái vốn. Có thể xem xét thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các Tập đoàn và Tổng công ty qua biện pháp chuyển giao theo sổ sách toàn bộ vốn đầu tư về cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để công ty này xây dựng kế hoạch thoái vốn tiếp hoặc tiếp tục kinh doanh.

Về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, đề nghị Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp l{ về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các quy định an toàn hoạt động ngân hàng để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; các cơ chế, chính sách, khuyến khích miễn giảm thuế, phí để hỗ trợ tổ chức tín dụng trong xử l{ nợ xấu và các tài sản đảm bảo tiền vay, giảm thuế, phí liên quan đến các giao dịch sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước nâng cao vai trò hỗ trợ thiết thực đối với tổ chức tín dụng trong quá trình tái cấu trúc.

Về thực hiện 3 đột phá chiến lược

Rà soát kết quả thực hiện 3 đột phá chiến lược, tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan, khắc phục tồn tại, khó khăn, chú trọng hoàn thiện và tạo sự đột phá về thể chế, hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân và nước ngoài; tập trung nguồn lực ưu tiên các dự án hạ tầng kiến thiết cốt yếu, tăng cường đầu tư vào giáo dục, đào tạo hướng nghiệp và công nghệ, tạo đủ việc làm cho lao động và nâng cao hiệu suất lao động để tận dụng cơ hội dân số “vàng”. Đồng thời, tăng cường kỷ luật ngân

Page 15: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 14

sách, mở rộng diện khoán chi hành chính nhằm thực hiện tiết kiệm chi tiêu công.

Về Chính sách tiền tệ

Về chính sách tín dụng: tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ, do vậy để giữ vững kết quả ổn định vĩ mô năm vừa qua và hỗ trợ tăng trưởng năm sắp tới, xem xét xác định tỷ lệ tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế căn cứ kết quả thực hiện năm 2013 và nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo chất lượng, an toàn tránh hệ quả đặt mục tiêu tăng trưởng cao (ảnh hưởng lạm phát) và tiềm ẩn phát sinh nợ xấu mới, mức tăng trưởng có thể từ 13% - 15%. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì việc giao tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng.

Về chính sách lãi suất: tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất thấp (tương đương mức cuối 2013) để đảm bảo đồng thời ổn định vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp. Do vậy cần tiếp tục phát huy hoạt động của thị trường mở hỗ trợ thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng, kết hợp công tác thanh tra giám sát để đảm bảo tính lành mạnh trong hoạt động huy động vốn. Khi thanh khoản toàn ngành và lạm phát đã đi vào ổn định, chỉ số CPI giảm về mức <7%, cần đưa ra lộ trình cụ thể nhằm tự do hóa lãi suất, đảm bảo lãi suất cho vay và huy động được xác định trên cơ sở cung cầu vốn của thị trường. Cùng với quá trình tự do hóa lãi suất, các công cụ lãi suất chính sách cũng cần từng bước được đổi mới, dần phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo hình thành được các mức lãi suất chỉ đạo theo tín hiệu thị trường, nâng cao tính hiệu quả của cơ chế chuyển tải chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất. Theo đó, cần thiết lập đường cong lãi suất chuẩn của thị trường đối với tất cả các dải kz hạn để các ngân hàng thương mại có cơ sở xác định lãi suất phù hợp.

Về chính sách tỷ giá: Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng các kịch bản điều hành tỷ giá và biên độ giảm giá đồng Việt Nam phù hợp với diễn biến của cán cân thương mại, tác động có thể gặp phải của việc kết thúc gói kích thích kinh tế QE3 của Chính phủ Mỹ trong mối tương quan với lãi suất thị trường thế giới và tỷ lệ lạm phát kz vọng.

Về triển khai đề án tái cơ cấu theo Quyết định 254: theo lộ trình năm 2014, hệ thống tổ chức tín dụng cần giải quyết căn bản vấn đề nợ xấu và bắt tay vào tái cơ cấu quản trị hoạt động (quản trị rủi ro hướng tới thông lệ), do vậy Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động xử l{ nợ xấu và ban hành các văn bản về quản trị rủi ro theo lộ trình đặt ra tại Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/04/2012 về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu theo Quyết định 254; đến năm 2014 hoàn thành căn bản tái cơ cấu tài chính (xử l{ nợ xấu) và 2015 hoàn thành căn bản tái cơ cấu hoạt động và quản trị.

Do đó, trong năm 2014, đề xuất Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để xử l{ nợ xấu và hạn chế nợ xấu mới phát sinh:

(i) phối hợp bộ ngành liên về vấn đề xử l{ tài sản đảm bảo của các khoản nợ được bán cho VAMC;

(ii) yêu cầu và giám sát thực hiện phân loại nợ đầy đủ, chính xác, ưu tiên nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro;

(iii) tăng cường công tác thanh tra giám sát đảm bảo công khai minh bạch trong hoạt động của các tổ chức tín dụng,

(iv) bám sát hỗ trợ phát huy vai trò của VAMC, phấn đấu đến 2015 xử l{ xong số nợ xấu hiện nay và (v) triển khai áp dụng một số văn bản quan

trọng về quản l{ rủi ro như Thông tư 02, dự thảo thay thế Thông tư 13 về tỷ lệ đảm bảo an toàn.

Về điểu tiết thu chi ngân sách

Cùng với kế hoạch tăng bội chi trên 5%, duy trì tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho đầu tư phát triển ở mức 30-32%/GDP năm 2014 để kích thích tăng tổng cầu, trong đó, chi ngân sách cần tập trung đầu tư cho các khu vực:

(i) nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra tác động lan tỏa thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực này, từ đó kích thích tăng tổng cầu ;

(ii) đẩy nhanh việc ứng trước một phần ngân sách cho địa phương giải quyết nhu cầu nhà ở tái định cư;

(iii) đảm bảo nguồn lực giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là những dự án quan trọng, cấp bách, những dự án có thể hoàn thành sớm và đưa vào sử dụng ;

(iv) tăng phát hành trái phiếu Chính phủ, ngoài định mức 45 nghìn tỷ đồng/năm như Quốc hội đã cho phép nhằm thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và các công trình xây dựng dang dở. Về dài hạn, tăng cường kỷ luật ngân sách, mở rộng diện khoán chi hành chính nhằm thực hiện tiết kiệm chi tiêu công.

Về xử lý nợ xấu

(i) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh việc ban hành và sửa đổi các quy định nhằm tạo khung pháp l{ hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ; hoàn thiện các quy định tài chính về hoạt động sáp nhập, cổ phần hóa, cơ cấu lại nợ, hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu;

(ii) Bộ Tư pháp khẩn trương phối hợp với các Bộ ban ngành ban hành

Page 16: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 15

Thông tư liên tịch về xử l{ tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chỉ đạo bố trí đủ vốn, giải ngân nhanh vốn đầu tư công để xử l{ dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản; làm rõ trách nhiệm về trả nợ xây dựng cơ bản ở địa phương, đây là giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, giảm nợ xấu cũng như củng cố niềm tin, đảm bảo kỷ luật tài khóa.

Về hỗ trợ thị trường bất động sản

Tiếp tục triển khai các biện pháp biện pháp hỗ trợ, điều tiết thị trường bất động sản theo Nghị quyết 01, 02 năm 2013 của Chính phủ. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét triển khai các biện pháp hỗ trợ thị trường khác như: xây dựng và phát triển thị trường tài chính nhà ở, thị trường cho vay thế chấp với nguồn vốn trung dài hạn có lãi suất thấp hơn lãi suất trên thị trường, hướng tới các đối tượng thực sự có nhu cầu về nhà ở thông qua việc hình thành các tổ chức tài chính trung gian, điển hình là Công

ty tái cho vay thế chấp nhà ở; Cho phép các tổ chức tín dụng triển khai các sản phẩm tiết kiệm nhà ở,…

Mặc dù dự thảo sửa đổi Luật đất đai hiện nay đã có những điểm thay đổi, phù hợp hơn với thực tiễn, tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vấn đề nhận được sự quan tâm của dư luận như: cơ chế Nhà nước thu hồi đất, thực hiện hỗ trợ, bồi thường, tái định cư; vấn đề định giá đất theo giá thị trường; vấn đề bảo đảm công bằng về quyền đối với đất đai cho nhóm yếu thế trong xã hội; … vẫn chưa có sự thay đổi rõ rệt so với quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, một số nội dung đổi mới quan trọng tại Nghị quyết Trung ương số 19 còn thiếu vắng trong dự thảo Luật, điển hình là các vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. Do vậy, cần tiếp tục tiếp thu, chỉnh l{, hoàn thiện để ban hành Luật đất đai trong thời gian tới, đồng thời nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai nhằm sớm đưa Luật đi vào thực tế.

Về thu hút FDI

(i) Khẩn trương xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác quản l{ Nhà nước về đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

(ii) Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư;

(iii) Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ./.

BIDV

LỊCH RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

Có rất nhiều loại lịch, lịch Mặt

trời, lịch Mặt trăng… Mỗi loại lịch

đều có một lịch sử, đặc trưng riêng.

Lịch thông dụng nhất trên thế giới

ngày nay là lịch La Mã, mà người ta

quen gọi là Dương lịch. Cách tính

của lịch dựa trên cơ sở Mặt trời,

được điều chỉnh nhiều lần nay

tương đối đồng nhất.

Lịch được lập ra năm 753 trước

công nguyên, từ chu kz mặt trăng, nên có nhiều sai lệch so với chu kz mặt trời,

phải trải qua nhiều sửa đổi mới có được quyển lịch chính xác như ngày nay.

Năm 532, cha đạo Denys le Petit, hiệu chỉnh bản tính ngày lễ Giáng Sinh kể từ

khi chúa Giê-su ra đời, mà ông định ngày 25/12 năm 753 Rome. Năm theo lịch

La Mã thứ 754 trở thành năm 1 (không có năm 0). Kiểu tính toán này được

nước Pháp dùng kể từ thế kỷ thứ 8. Sau đó người ta nhận thấy rằng Denys đã

tính lầm ít nhất 4 năm. Năm 2000 đáng l{ ra phải là năm 2005.

>> tiếp trang 17…

Page 17: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 16

CÂU CHUYỆN KINH DOANH

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế như

hiện nay, mở bất cứ tờ báo nào, trang thông tin Internet nào cũng thấy người ta nói đến “tái cơ cấu”, “tái cấu trúc”. Tuy nhiên, bản chất là làm gì thì không phải ai cũng nêu bật lên được, chưa kể tới sự khác biệt quá nhiều trong quan niệm về chữ “tái cấu trúc” hay “tái cơ cấu” này khiến cho những hiến kế về giải pháp bị mất trọng tâm và mờ nhạt.

Chưa có nhiều { kiến nêu một cách rõ ràng rằng doanh nghiệp cần cấu tái cơ cấu theo mục tiêu cụ thể nào và căn cứ vào yếu tố gì?

Bài viết này đề cập đến việc tái cơ cấu lĩnh vực kinh doanh và tổ chức của doanh nghiệp. Để xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nội dung trên, ít nhất có 2 yếu tố căn bản cần cân nhắc: ngành nghề kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp.

Ngành nghề kinh doanh là yếu tố định hình nên chuỗi giá trị cơ bản của doanh nghiệp, hay nói cách khác là mô hình thể hiện cách thức doanh nghiệp vận hành các chức năng để tạo ra giá trị tổng thể cho khách hàng, từ đó thu được lợi nhuận. Tuy ít doanh nghiệp có sẵn hình vẽ mô tả khái quát chuỗi giá trị của mình, nhưng cũng không khó để có thể xây dựng lên một mô hình như vậy để làm căn cứ cho các hoạt động quản trị doanh nghiệp cũng như tái cơ cấu. Thông tin giúp cho nhà quản l{ mường tượng ra chuỗi giá trị của doanh nghiệp mình là những chuỗi hoạt động đáp ứng nhu cầu bên ngoài và bên trong khi vận hành doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề kinh doanh có thể có chuỗi giá trị cơ bản giống nhau. Điều làm cho các doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của mình chính là chiến lược phát triển.

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhằm đạt được tầm nhìn, thực hiện sứ mệnh và giá trị cốt lõi sẽ xác định các mục tiêu dài hạn cũng như cách thức doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn đó một cách bền vững thông qua

việc xây dựng nguồn lực chiến lược để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Chiến lược khác nhau của doanh nghiệp tạo nên các chuỗi giá trị khác nhau ở chi tiết các chức năng.

Ví dụ, cùng là 2 doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp A lựa chọn mục tiêu trở thành nhà tổng thầu lớn nhất sẽ tập trung phát triển năng lực đấu thầu, quản l{ nhà thầu phụ… Trong khi đó, doanh nghiệp B muốn trở thành công ty hàng đầu về tiến độ thi công sẽ tập trung phát triển năng lực công nghệ, kỹ thuật, quản l{ thi công. Từ đó, chuỗi giá trị của doanh nghiệp A sẽ có chức năng đấu thầu, quản l{ nhà thầu phụ rất phát triển; còn doanh nghiệp B sẽ phát triển mạnh chức năng kỹ thuật và quản l{ thi công. Ví dụ trên cho thấy bản thân chiến lược là sự lựa chọn để theo

Tái cơ cấu doanh nghiệp: Nên bắt đầu từ đâu?

► Các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề kinh doanh có thể có chuỗi giá trị cơ bản giống nhau. Điều làm cho các doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của mình chính là chiến lược phát triển

Page 18: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 17

đuổi mục tiêu này mà không phải là mục tiêu kia, là sự đánh đổi nỗ lực và thời gian để xây dựng năng lực hay phát triển mạnh chức năng này mà giảm nhẹ chức năng khác.

Khi đã xác định được chuỗi giá trị của doanh nghiệp dựa trên lĩnh vực kinh doanh và chiến lược, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá hiện trạng cơ cấu tổ chức để xem xét tính phù hợp với chuỗi giá trị (nói cách khác là phù hợp với ngành nghề kinh doanh và chiến lược). Việc rà soát chuỗi giá trị sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp với mục tiêu chiến lược, không tạo nên năng lực cốt lõi hoặc chức năng trọng yếu. Có thể doanh nghiệp sẽ phát hiện ra rằng chức năng (đáng lẽ là) quan trọng nhưng hoạt động quá yếu hoặc còn thiếu, hoặc chức năng ít quan trọng nhưng quá cồng kềnh, vận hành không hiệu quả. Những thay đổi bằng cách bỏ bớt những lĩnh vực kinh doanh không phù hợp mục tiêu chiến lược và năng lực cốt lõi, tăng cường các chức năng yếu và thiếu, giảm thiểu các chức năng không phù hợp với chuỗi giá trị… chính là bản chất của tái cơ cấu doanh nghiệp.

Tóm lại, việc tái cơ cấu lĩnh vực kinh doanh hay tổ chức của doanh nghiệp, phải có chiến lược phát triển hay ít nhất là bản tóm tắt các { tưởng và lựa chọn chiến lược. Đó là căn cứ quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực kinh doanh và tổ chức của doanh nghiệp.

PGS. TS Nguyễn Thanh Bình

Lịch ra đời như thế nào…. …

Năm 1582 Gregory III mời các nhà

thiên văn Lilio, Clavius và Chacon

thành lập một cuốn lịch mới và

nhận thấy rằng theo mặt trời thì

César tính trễ mất 10 ngày nên giáo

hoàng cho nhảy lên 10 ngày cho

Rome và các nước Tây Ban Nha và

Bồ Đào Nha: sau ngày 4/10/1582 là

ngày 15/10/1582.

Nước Pháp theo trễ hơn, tới

9/12/1582 mới đổi, còn Anh Quốc

thì đợi đến 2/8 năm 1752 mới

thêm 11 ngày (sau ngày 2/9 là

14/9/1752).Cuối thế kỷ thứ 16

những người có học biết họ hiện

đang ở ngày, tháng, năm nào nhờ

quyển lịch và từ đó họ có thể ghi lại

những biến cố xảy ra. Không có lịch,

sẽ không có lịch sử. Từ thế kỷ thứ

16 đến thế kỷ 19, Âu châu bành

trướng, làm cả thế giới biết tới lịch

Grégorien: các dân tộc thuộc địa

Mỹ châu, Á châu và Phi châu phải

dùng lịch của chính quốc và sau khi

đuợc độc lập, họ vẫn tiếp tục dùng

lịch này.

Thế kỷ thứ 17, lịch được dùng để tổ chức tương lai. Từ năm 1679, Hàn lâm viện

khoa học mỗi năm in môt quyển lịch chính thức và từ đó sẽ in lại trong hầu hết

các sách lịch (almanach).

Thế kỷ 19 sổ nhật k{ (agenda) và lịch được phổ biến từ từ. Hình thức quyển lịch

giống như lịch hiện nay chúng ta dùng : những ngày trong tuần và số ngày trong

tháng.

Năm 1834, cha đạo Marc Mastrofini đề nghị ngày cuối năm đó sẽ là “ngày

trắng” tức là không tính, để cho mọi ngày khác gom lại đúng 52 tuần lễ

(52×7=364 ngày).

Năm 1849, Auguste Compte làm lịch gồm 13 tháng đồng đều, tiếp theo 1 “ngày

trắng”.

Năm 1884 người ta chia ra các múi giờ: trái đất được chia thành 24 múi xẻ dọc

từ Bắc xuống Nam với kinh tuyến Greenwich làm chuẩn. Từ năm 1922, Hội các

quốc gia thành lập một ủy ban nghiên cứu về sự sửa đổi lịch và kết luận là

không thay đổi lịch nữa nhưng phải có một ngày ổn định cho ngày lễ Pâques.

Loại Âm lịch ta đang dùng thực ra là kết hợp cả âm - dương lịch, cả mặt trăng và

mặt trời, tháng theo Mặt trăng nhưng Tiết lại theo Mặt trời hay vị trí của Trái

đất trên quỹ đạo. Trong cả hai loại lịch chính, đều thấy xuất hiện một cơ số đặc

biệt: Cơ số 12. Trong Dương lịch, được coi là lấy từ năm đầu tiên - năm Chúa

Jesus ra đời. Tuy nhiên, nó hình thành từ rất lâu trước khi Jesus giáng sinh, và

chỉ được tính lại là năm thứ nhất từ sau khi Ki-tô giáo thống trị La Mã.

>> tiếp trang 19…

Page 19: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 18

THỊ TRƯỜNG

Từ đầu tháng 11 đến nay, cơn lốc chào bán nhà đất dự án với giá rẻ dồn dập tiến công vào các con hẻm và đến từng hộ gia đình ở Tp.HCM. Tuy nhiên, càng vào dịp giáp Tết, người mua nhà đất càng gặp nhiều rủi ro hơn, rủi ro lớn nhất là mất sạch tiền.

Những ngày đầu tháng 12,

mới ngủ dậy, rất nhiều gia đình ở Tp.HCM đã thấy tờ in 4 màu, có nhiều ảnh rất đẹp cài trước cửa, khác hẳn với những tờ rơi in xấu xí mời mua trả góp hàng điện máy, đồ dùng gia đình, chào mời cho vay tiêu dùng tin chấp, dạy học thêm... Chào bán gây sốc về giá cả Mở ra mới biết là tờ rơi giới thiệu và chào bán căn hộ, nền đất dự án nhà đất với giá rẻ cực sốc chưa từng có từ trước đến nay. Hiện nay, có thể nói nhà đất đang là loại hàng ế ẩm nhất trong tất cả các loại hàng có thời gian sử dụng lâu dài, giá cũng giảm thê thảm nhất, tới 50-60% trong 2 năm qua và chưa có chuyên gia nào dám khẳng định là giá đã xuống gần tới đáy vực. Quá ế ẩm nên các chủ dự án đã thuê cả một đội quân hùng hậu chuyên môi giới chào bán hàng. Ngoài những kênh quảng cáo, bán hàng thông thường qua báo đài, qua sàn giao dịch, mở tiệc giới

thiệu và mở bán dự án, đưa đón khách hàng đến thăm dự án... họ đã sử dụng thêm 3 phương tiện mới là phát tờ rơi đến tận hộ gia đình, nhắn tin hàng ngày đến hàng vạn điện thoại di động và treo băng rôn tràn ngập trên các cột điện ngoài đường và ở các chợ truyền thống. Cuối tháng 11/2013, nhiều dự án chào bán gây sốc mạnh về giá, căn hộ và nền đất có giá rẻ hơn nhiều một cái ôtô hạng trung bình. Dự án cao ốc 12 tầng, ngay ngã tư Bình Triệu, ven sông Sài Gòn, mặt tiền đường vành đai Tân Sơn Nhất-Bình Lợi, cách quận 1, Tp.HCM chỉ có 10 km, giao ngay sổ hồng cho khách hàng, nhận nhà ngay sau khi trả tiền, giá 659 triệu đồng/căn diện tích 40m2. Dự án tại khu vực sầm uất gần kề Phú Mỹ Hưng được giao bán với giá rất hấp dẫn, chỉ bằng một nửa cách đây 2 năm là Khu đô thị cảng Quốc tế, hạ tầng hoàn chỉnh 100%, sổ đỏ, đã có giấy phép xây dựng, thanh toán trong vòng 13 tháng, ngân hàng cho vay 70% thời hạn vay 15 năm, giá nền đất 68m2 chỉ có 4,5 triệu đồng/m2. Khu vực xa hơn trung tâm Tp.HCM có giá còn rẻ hơn rất nhiều. Dự án đất nền mặt tiền Quốc lộ 13 (cách 30m), gần sát Đại học Quốc tế tại Thủ Dầu Một Bình Dương, cách quận 1, Tp.HCM 30 km, sổ đỏ, đường nội bộ dự án rộng 25m và 36m, giá chỉ có 179 triệu đồng/nền.

Ào ạt bán nhà đất dự án ► Những ngày đầu tháng 12, mới ngủ dậy, rất nhiều gia đình ở Tp.HCM đã thấy tờ in 4 màu, có nhiều ảnh rất đẹp cài trước cửa...

Cuối tháng 11/2013, nhiều dự án chào bán gây sốc mạnh về giá, căn hộ và nền đất có

giá rẻ hơn nhiều một cái ôtô hạng trung bình.

Page 20: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 19

Rủi ro không biết đâu mà lường Đối với những giao dịch mua bán nhà chung cư, căn hộ dự án không nhận nhà ngay mà trả tiền theo tiến độ hoàn thành của dự án, thường gọi là góp vốn vào dự án hay giao dịch “mua bán nhà trên giấy”, tức là mua bán tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai, chưa có nhà, căn hộ ở thời điểm xác lập hợp đồng. Do vậy, hình thức mua bán này có nhiều rủi nhất ro so với các phương thức khác do khách hàng luôn là người bị động và thời gian “chịu đựng” rủi ro kéo dài tới vài năm. Rủi ro lớn nhất là khách hàng có thể mất trắng toàn bộ số tiền đã nộp cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư lợi dụng hình thức huy động vốn, góp vốn vào dự án

không có thật (lừa đảo) để chiếm đoạt tiền của khách hàng hoặc dự án chưa đủ điều kiện pháp l{ cho phép được huy động vốn từ khách hàng. Rủi ro thứ hai, dự án là có thật nhưng chủ đầu tư không sử dụng nguồn tiền góp vốn của khách hàng vào triển khai dự án mà sử dụng vào mục đích khác, bị thất thoát mất khả năng thu hồi thì khách hàng cũng mất cơ hội được hoàn lại khoản tiền đã góp vào dự án. Trường hợp chủ đầu tư sử dụng nguồn tiền huy động vốn của khách hàng không hiệu quả, hoặc đầu tư nhỏ giọt vào xây dựng dự án, khách hàng không được nhận bàn giao nhà đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn, tiền vốn đầu tư bị “nằm chết” tại chỗ, có thể kéo dài tới vài năm mà không có đồng lãi nào. Rủi ro thứ ba là khách hàng có thể không bao giờ nhận được bàn giao nhà khi chủ đầu tư dự án có thật vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, về quản l{ dự án dẫn đến hậu quả bị cơ quan quản l{ Nhà nước có thẩm quyền thu hồi dự án. Khi bị thu hồi và giao dự án cho chủ đầu tư mới, nếu chủ đầu tư cũ không còn nguồn tiền thì khách hàng muốn được nhận nhà lại phải đóng góp tài chính cho chủ đầu tư mới và rủi ro là mất toàn bộ khoản tiền đã góp vốn ban đầu cho chủ

đầu tư cũ.

Lịch ra đời như thế nào…. …

Theo sử sách, Chúa Jesus không

sinh vào năm thứ nhất Công

nguyên, mà vào khoảng năm 8 - 4

trước Công nguyên tại Betlehem, bị

đóng đinh trên thánh giá. Do vậy,

mốc năm đầu Công nguyên hoàn

toàn mang tính tương đối. Theo

cách tính lịch, không có năm 0.

Nghĩa là sau năm thứ nhất trước

Công nguyên là đến năm thứ nhất

sau Công nguyên.

Dương lịch được tính sao cho một

năm trên lịch gần nhất so với một

vòng Trái đất quay quanh Mặt trời

bằng 365,24220 ngày. Một ngày là

24 giờ. Một vòng của Trái đất trên

quỹ đạo không bằng một số chẵn

của ngày. Vì vậy, một năm cần có 365 ngày, nhưng số lẻ cần được bổ sung bằng

cách nào đó. Số lẻ 0,2422 có thể miêu tả bằng phân số đơn giản gần đúng là

1/4; 7/29; 8/33; 31/128; 132/545;… nghĩa là để lắp gần đúng thì 4 năm cần

thêm một ngày, chính xác hơn nữa thì 29 năm cần thêm 7 ngày, hơn nữa là 33

năm thêm 8 ngày… Có phân số được dùng tiện lợi là 97/400. Lịch chúng ta hiện

dùng có quy luật tương đối rắc rối. Tức là: Cứ 4 năm thì thêm một ngày: các

năm chia hết cho 4 nhuận 1 ngày.

Nhưng cứ một trăm năm thì phải bớt một ngày: năm chia hết cho 100 không

nhuận. Cứ 400 năm lại cần thêm một ngày: năm chia hết cho 400 lại nhuận. Cứ

4000 năm thì bớt một ngày: năm chia hết cho 4000 sẽ không nhuận. Vì vậy năm

1800, 1900 không nhuận, nhưng năm 2000 lại nhuận.

Thực ra, phân số trên vẫn chưa phải là chính xác tuyệt đối. Nếu đúng thì phải

thêm: năm chia hết cho 20.000 sẽ nhuận hai ngày, khi đó ta có phân số (969×5-

1)/20.000 = 4844/20.000 = 0,2422, sát hơn so với thực tế. Tuy nhiên, chờ đến

20.000 năm thì chắc là lúc đó có quá nhiều thay đổi, tính trước là không cần

thiết./. Tổng hợp từ Wikipedia

Page 21: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 20

BOOKS

Một cuốn sách đặc biệt mặt trước in nội dung cuốn sách "Giám đốc -

Thuật quản trị", mặt sau in nội dung cuốn sách "Quân vương- Thuật cai trị"

(hoặc ngược lại tùy theo cách độc giả cầm sách).

Nguyên tác của Nicolo Machiavelli, Quân vương - Thuật cai trị, có thể ví như

cẩm nang dành cho kẻ thừa tự còn non trẻ của một Italia suy tàn, trước khi kẻ

ấy bước lên ngai vàng bị lãng quên. Thực chất, đó là tâm thư của ông dành

riêng cho vị quân chủ, chứ không nhằm truyền bá rộng rãi cho dân chúng. Bản

dịch "Quân vương - Thuật cai trị" lần này là bản dịch của dịch giả Vũ Thái Hà,

hứa hẹn truyền tải sát thực nhất các nội dung trong nguyên tác của Nicolo

Machiavelli.

Được phóng tác từ tác phẩm kinh điển Quân vương, Giám đốc - Thuật quản

trị, là chỉ dẫn dành cho những nhà điều hành trẻ, những người đang không tiếc

công sức hòng lưu lại dấu ấn trong kỷ nguyên thông tin của thiên niên kỷ mới.

Sau khi đúc kết lại thành một bản diễn giải, tác giả vẫn giữ lại được phần lớn

phong thái khắt khe từ nguyên tác của Machiavelli, giúp toát lên cái thần của

nhà tư tưởng.

Tên hiệu của các đế chế cổ đại được thay thế bằng danh tính của các tập đoàn

đương thời, và các giai thoại cũng sẽ được thay đổi cho phù hợp. Môn sinh của

Machiavelli sẽ nhanh chóng nhận ra điểm tương đồng giữa những giai thoại

này với nguyên bản trong Quân Vương, mặt khác sinh viên thuộc ngành kinh tế

hiện đại cũng sẽ phát hiện ra điểm quen thuộc khi gắn kết các câu chuyện với

những trang báo viết về giới doanh nhân Hoa Kz. Xa hơn nữa, các thế hệ sau

cũng sẽ dễ dàng đúc kết những bài học từ các giai thoại này trong thời đại của

họ./.

Quân Vương và Giám đốc Tác giả: Nicolo Machiavelli Người dịch: Vũ Thái Hà Định dạng: Bìa mềm Giá bìa: 109.000 VND

Page 22: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 21

TRAVELLING

Cùng sếp lại những bộ đồ mùa

đông ấm áp vào một góc tủ, khoác

lên mình những chiếc áo phông –

quần ngố(lửng) khỏe khoắn và đi

những đôi giày mùa hè hoặc những

đôi xỏ ngón thoải mái. Hãy lên

đường đến với Siem Reap,

Cambodia để tận hưởng nắng ấm

phương nam trong mùa giáng sinh

này. Đến với Siem Reap, đến với

Cambodia đất nước của những ngôi

đến khổng lồ và những điều huyền

bí. Đến với đất nước mà đến cả nhà

làm phim nổi tiếng của Hollywood

phải thốt lên “See Angkor and die”.

Giáng sinh là mùa của sum họp. Bạn có thể chọn cho mình một không gian ấp áp để cùng gia đình thưởng thức một bữa tối đêm giáng sinh hay ngày tết trong một nhà hàng nào đó hoặc đơn giản chuẩn bị bữa cơm gia đình cùng anh em họ hàng và con cháu. Giáng sinh cũng là mùa của những chuyến du hành sau một năm làm việc vất vả. Để lại sau bao lo loan công việc và gia đình. Bạn có thể đóng gói đồ đạc rồi cùng những người bạn, những người thương yêu đến một điểm đến thú vị. Có thể là nắng ấm phương nam Cambodia nơi của những ngôi đền khổng lồ hoặc một chút lạnh ngọt ngào của Mùa đông Sapa- biết đâu bạn may mắn thấy được những cơn mua tuyết hiếm hoi hoặc tận hưởng một cảnh tượng thú vị của tuyết, của mùa đông trên bức tường “vĩ đại” Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc…

Khuê Đoàn

Page 23: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 22

Hãy đến Angkor rồi… chết

SIEM REAP | CAMBODIA

Angkor là một quần thể kiến trúc Khmer có

độ tuổi trên 1000 năm nằm ở Siem Reap, Cambodia. Nơi đây là thủ đô của các Vương triều Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer Ngày nay, nếu bạn đến với Cambodia mà bỏ qua Siem Reap, coi như bạn chưa bao giờ đến Cambodia. Nếu bỏ qua những ngôi đền khổng lồ gây kinh ngạc tại đây, coi như bạn chưa bao giờ biết đến những điều vĩ đại nhất của kiến trúc Khmer. Đến Siem Reap, bạn có thể chiêm nghiệm một thời hoàng kim của một đế chế hùng vĩ, Angkor giờ chỉ còn là phế tích. Tượng tượng bạn đang bước đi trên hành lang thênh thang dẫn vào đại sảnh Angkor Wat, đặt tay lên bức phù điêu tinh xảo của Banteay Srei, để trái tim vọng tiếng đập vang vọng cả khu đền Ta prohm, và tự xám hối trong Ma trận Địa ngục của Angkor Thom,…

ANGKOR WAT

Angkor Wat trong những tia nắng đầu tiên của ngày. Nếu đã đến Siem Reap, đừng bỏ qua cơ hội thưởng ngoạn bình minh tại đây, vì Angkor là một trong hai nơi có thể ngắm bình minh đẹp nhất tại thành phố này.

Bài viết: Khuê Đoàn

Có một khẩu hiệu được nhắc đi nhắc lại mỗi khi du khách đến với đất nước của chùa chiền và những hoài niệm cổ xưa Cambodia (Campuchia), đó là: “See Angkor and die" - (Hãy đến Angkor rồi hãy chết). Nếu đã một lần được ngắm bình minh trên Angkor và đứng trên đồi Baekeng chờ hoàng hôn đổ bóng xuống một khoảng mênh mông phía trước, gặp gỡ người dân và thưởng thức những món ăn đặc trưng nơi này, bạn sẽ thấy câu nói kia là hoàn toàn dễ hiểu.

Page 24: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 23

Angkor là quần thể di tích, lịch

sử, văn hóa và tôn giáo của Campuchia ở phía tây bắc Biển Hồ, thuộc tỉnh Siem Reap (Xiêm Riệp), là kinh đô cổ của các triều vua Khmer từ thế kỉ 9 đến thế kỉ 15. Với rất nhiều những điểm đặc biệt, nơi đây được đánh giá là một kì quan thế giới. Toàn bộ Angkor là một vùng đất rộng lớn (13 km × 25 km) gồm hơn 80 di tích được xây dựng trong khoảng thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 8. Đó là những công trình kiến trúc bằng đá thuộc loại hình đền - núi của đạo Hinđu và đạo Phật. Nổi tiếng nhất là Angkor Wat và Angkor Thom.

Page 25: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 24

ANGKOR THOM

Nằm không xa Angkor Wat là thành cổ Angkor Thom, nơi đã từng là thủ đô của đế quốc Khmer trong một thời gian dài. Với diện tích 10km2, thành phố với hàng loạt các ngôi đền cổ kính này ước tính có sức chứa 1 triệu dân vào thời đó. Để vào thành cổ Angkor Thom có tuổi đời đã 800 năm này, người ta có thể đi qua năm cánh cổng khác nhau cao ít nhất 20m.

Sự vĩ đại của ngôi đền còn thể hiện qua những chi tiết rất nhỏ như những bức phù điêu hay chi tiết được chạm khắc trên các bức tường. Có đến 3.000 hình chạm khắc đá về tiên nữ Apsaras, và tất cả chúng đều độc nhất vô nhị. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy để xây ngôi đền này, người Khmer đã phải dùng đến 300.000 công nhân cùng với 6.000 con voi.

ANGKOR WAT

Nếu bạn chỉ có đủ thời gian để viếng thăm một nơi duy nhất tại Cambodia thì Angkor Wat chắc chắn phải nằm trong hành trình ấy. Không có gì phải nghi ngờ khi xếp hạng đây là kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới hiện nay. Có đi khắp các ngôi đền ở Siem Reap mới thấy, Angkor Wat gần như là nơi được bảo tồn tốt nhất.

Page 26: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 25

BAYON NỤ CƯỜI 800 NĂM

Bao nhiêu thời gian đã trôi qua trên nền trời xanh thẳm, phía trên những khuôn mặt tạc vào đá Bayon, nhưng nụ cười ấy vẫn bí ẩn như thế. Vậy là đã mấy trăm năm trôi qua, hàng ngàn vô số những đám mây trắng muốt như thế ngang qua nơi này, hàng triệu con người đã đến đây, chiêm ngưỡng, đối mặt và ra về với câu hỏi bất tận về ý nghĩa của nụ cười ấy. Bayon không vĩ đại bằng Angkor Wat, nhưng cũng có thể cho du khách phương xa một hốc nhỏ, ngồi yên lặng và ngắm nhìn thời gian, tựa hồ như những đám mây nhẹ nhàng trôi qua các đỉnh tháp. Dù bên cạnh tôi là không khí yên ả của một trưa hè, hay ồn ào của hàng trăm du khách, cảm giác tĩnh lặng vẫn ngự trị trong tôi, như nụ cười bất tận đã khắc vào mây trời hơn 800 năm tuổi kia.

Page 27: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 26

TA PROHM Ta Prohm là nơi mà bạn có thể hình dung về sự sinh sôi mãnh liệt của cây rừng. Ngay trên những phiến đá phủ đầy địa y và rêu phong, rất nhiều cây cổ thụ đã hàng trăm năm tuổi như đang thả những chiếc rễ khổng lồ bao trùm lấy ngôi đền. Được xây dựng như một tu viện Phật giáo, Ta Prohm từng là nhà của 80.000 người, trong đó có 2.700 người phục vụ và 615 vũ công. Chính cảnh tượng này là điều gây tò mò nhất cho du khách khi đến Ta Prohm, tuy nhiên cũng chính những chiếc rễ khổng lồ này cũng trở thành nguy cơ cho sự tồn tại của các mái ngói và bức tường tại đền. Nhiều cây cổ thụ mục nát đã tốn rất nhiều công sức bảo vệ của ban quản lý đền. Một vài cây bị buộc phải chặt bỏ khi mục nát và nghiêng đổ.

PHNOM BAKHANG Nổi tiếng là nơi có thể chiêm ngưỡng hoàng hôn đẹp nhất tại Siem Reap, dù đã đổ nát khá nhiều, ngôi đền Bakheng đến nay vẫn là địa điểm không thể bỏ qua khi đến Siem Reap. Được xây dựng trên một ngọn đồi cao, ngôi đền có chiều cao 31m này từng có 44 ngọn tháp bao bọc. Hiện lối đi lên đã được xây dựng thang gỗ thuận tiện, tuy nhiên khách sẽ phải xếp hàng chờ đến lượt leo lên đền. Do quá đông du khách kéo đến đây, khung cảnh Bakheng vào lúc hoàng hôn trở nên chộn rộn và ồn ào.

Page 28: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 27

Sự đối xứng chính xác một cách giản đơn

là điều gây ngạc nhiên lớn nhất trong kiến trúc của mỗi ngôi đền. Mỗi năm, hàng triệu du khách lặn lội từ khắp nơi trên thế giới đến đây để chiêm ngưỡng quần thể khổng lồ có diện tích 200 ha này. Toàn bộ kiến trúc được xây với nhiều tầng lớp khác nhau, với năm tháp hình đóa sen đang nở, cao từ 40 đến 65m.

Đừng chỉ nhìn vào ảnh, mà hãy đến tận

nơi đi, đến để thấy Siem Reap đẹp đến thế nào :). Tôi không muốn những tấm ảnh chụp từng góc nhỏ xíu của Angkor của mình làm mọi người không có hứng đến Siem Reap đâu. Vì đây là một nơi vô cùng đáng đến!!!

Page 29: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 28

DI CHUYỂN Ở SIEM REAP Di chuyển giữa các ngôi đền: Khoảng cách giữa các ngôi đền không giống nhau, tuy nhiên, lựa chọn di chuyển bằng đi bộ không quá phổ biến. Bạn có thể thuê xe máy ($10-15), tuk tuk ($5-15) hoặc xe đạp ($1-3) để đi lại trong ngày. Giá vé: Giá vé tham quan phụ thuộc vào thời gian bạn muốn dành để viếng thăm các ngôi đền: Vé một ngày: $20, Vé 2-3 ngày : $40, Vé 7 ngày: $60. Một ngày là đủ cho bạn thăm viếng những nơi nổi bật nhất nhưng tốc độ di chuyển nhanh, ba ngày đủ cho việc dành thêm thời gian tại các ngôi đền bạn yêu thích, bảy ngày sẽ cho bạn cơ hội khám phá các kiến trúc nhỏ hơn. Bạn có quyền viếng thăm tất các điểm tham quan tại Siem Reap bằng chiếc vé này.

ĐẾN SIEM REAP| CAMBODIA Đến Siem Reap bằng đường bộ: Từ TP.HCM, có rất nhiều hãng xe đến Sieam Reap, tuy nhiên phần lớn đều có trạm dừng tại Phnom Penh. Bạn có thể đi xe TP.HCM – Phnom Penh (10-12 USD/lượt), sau đó bắt xe bus của Campuchia thì sẽ rẻ hơn (5-6 USD/lượt). Chuyến đi kéo dài 6 tiếng mỗi chặng. Các hãng xe nên chọn: Sapaco, Kumho, Mekong Express, Sorya, Capitol Tours.

Đến Siem Reap bằng đường hàng không: Bạn có thể đặt vé của Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Thaiairway từ Hài Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đến Siem Reap. Giá vé giao động từng thời điểm.

Thời điểm lý tưởng nhất đế Siem Reap: Bạn nên đến vào mùa khô, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Và cách đơn giản nhất, bạn thế xem một vòng tour của các hãnh lữ hành như Saigontourist, Vietravel, Vietranstour, Sinhcaffe, Fiditour,…

Page 30: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 29

LIFE STYLE

Những nhà hàng ấn tượng tại Hà Nội cho Giáng sinh

Đối với tôi, mỗi mùa Giáng sinh là một mùa của sum họp. Anh em bạn

bè hoặc gia đình có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Tôi hay chọn những nhà hàng uy tín và sang trọng là điểm đến trong những ngày này. Bạn sẽ không sợ bị “thét” giá hoặc đồ ăn kém chất lượng, càng không lo về chất lượng phục vụ. Một điểm khác nữa, khi ăn bạn không chỉ thưởng thức đồ ăn mà còn có thể tận hưởng cả một không gian, nét kiến trúc và văn hóa của nhà hàng. Hãy lựa chọn cho mình một không gian lý tưởng cho mình và gia đình trong dịp Giáng sinh và Năm mới này nhé.

Giáng sinh là mùa của sum họp. Bạn có thể chọn cho mình một không gian ấp áp để cùng gia đình thưởng thức một bữa tối đêm giáng sinh hay ngày tết trong một nhà hàng nào đó hoặc đơn giản chuẩn bị bữa cơm gia đình cùng anh em họ hàng và con cháu. Giáng sinh cũng là mùa của những chuyến du hành sau một năm làm việc vất vả. Để lại sau bao lo loan công việc và gia đình. Bạn có thể đóng gói đồ đạc rồi cùng những người bạn, những người thương yêu đến một điểm đến thú vị. Có thể là nắng ấm phương nam Cambodia nơi của những ngôi đền khổng lồ hoặc một chút lạnh ngọt ngào của Mùa đông Sapa- biết đâu bạn may mắn thấy được những cơn mua tuyết hiếm hoi hoặc tận hưởng một cảnh tượng thú vị của tuyết, của mùa đông trên bức tường “vĩ đại” Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc…

Khuê Đoàn

Lý Club

Đặc trưng: Bữa ăn kiểu cung đình tại Lý Club

4 Lê Phụng Hiếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 04.3936 3069

Website: www.lyclub.vn

Phong cách: Cổ điển

Cảm nhận: Bạn có thể tận hưởng những món ăn ngon trong giai điệu

nhạc cổ truyền biểu diễn tại sân khấu riêng mà còn bởi nét cổ kính gắn

liền với những giá trị văn hóa của Việt Nam

Page 31: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 30

Don’s Tay Ho

Đặc trưng: Don’s Tay Ho - Nét quyến rũ Hồ Tây

16/27 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội

Tel: 04. 3719 3719

Website: www.dons-bistro.com

Phong cách: Hiện đại

Cảm nhận: Don’s Tay Ho cao 4 tầng với toàn bộ mặt

tiền là một khung kính trong vắt giúp thực khách có

thể nhìn thấy toàn cảnh hồ Tây quyến rũ, bình yên.

Mỗi tầng của nhà hàng là một phòng ăn độc đáo để

thưởng thức, giải trí và trải nghiệm những món ăn

đặc sắc trong thực đơn.

Hệ thống Nhà hàng Sen

Đặc trưng: Thế giới ẩm thực thu nhỏ

Sen Tây Hồ: Khuôn viên công viên nước Hồ Tây: 614

Lạc Long Quân, Hà Nội - Tel: 04. 3719 9242 - 04.

3719 9857

Sen Nam Thanh: 84B Nguyễn Du, Hà Nội - Tel: 04.

2219 9968 - 04. 3822 3750 - 04. 3941 0307

Sen Hà Thành: 177 Bùi Thị Xuân, Hà Nội - Tel: 04.

3974 4192 - 04. 3974 4193

Phong cách: Á đông kết hợp

Cảm nhận: Điểm thưởng thức ẩm thực lý thú với

hơn 200 món ăn Việt Nam truyền thống và quốc tế.

Một điểm nữa, nhà hàng này có không gian rộng rãi

để cho các em nhỏ vui chơi.

Nhà hàng Brasserie Westlake

Đặc trưng: Một không gian Pháp tại Hà Nội

1 Thanh Niên, Quận Ba Đình , Hà Nội

Khách sạn Sofitel Plaza - (04) 3823 8888.

Phong cách: Pháp

Cảm nhận: Với thiết kế sang trọng và tinh tế trong

việc kết hợp giữa nét tao nhã của kiến trúc Pháp và

một chút duyên dáng của Việt nam, Brasserie

Westlake là địa điểm l{ tưởng để thực khách dành

thời gian bên gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp.

Ngoài ra, bạn có thể lên café & bar trên tầng thượng

để chọn cho mình một chỗ nhắm Hà Nội. Tôi chắc

rằng đây là một trong những điểm nhắm thành phố

của chúng ta đẹp nhất khi màn đêm buông xuống.

Page 32: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 31

nhiêu?

Trên đời này đã xảy ra

không ít chuyện đáng

tiếc, đó cũng do một số

người xa rời thực tế đi

tìm “chiếc lá hoàn mỹ

nhất”, coi thường cuộc

sống đạm bạc. Nhưng

chính trong cuộc sống

đạm bạc, vô vị đó mới

chất chứa những điều kz

diệu và to lớn.

Điều quan trọng

là thái độ của bạn như

thế nào khi đối diện với

nó. Trong cuộc sống

chúng ta, không nhất

thiết cứ phải theo đuổi

những thứ hoàn mỹ mà

chỉ cần bình tâm lại, từng

bước từng bước tìm thấy

chiếc lá mà bạn cho rằng

là hoàn mỹ nhất.

Internet

Ngày xưa, có một

vị đại sư muốn chọn một

đệ tử làm người nối dõi.

Một hôm, ông bảo hai đệ

tử rằng: “Các con hãy ra

ngoài và chọn về đây cho

ta một chiếc lá đẹp nhất,

hoàn mỹ nhất.”

Hai đệ tử vâng lời thầy đi

tìm lá.

Thoáng chốc, người anh

quay về và trình cho đại sư

một chiếc lá không được

đẹp lắm:

“Thưa thầy, tuy chiếc lá

này không phải là hoàn mỹ

nhất nhưng nó là chiếc lá

hoàn mỹ nhất mà con

thấy”.

Người em đi cả ngày trời

và quay về với hai bàn tay

trắng, người em nói với vị

đại sư:

“Thưa thầy, con đã tìm và

thấy rất nhiều lá đẹp,

nhưng con không thể nào

chọn được chiếc lá hoàn

mỹ nhất.”

Cuối cùng, vị đại sư đã

chọn người anh.

“Tìm một chiếc lá

hoàn mỹ nhất”, chúng ta

vẫn cứ luôn nghĩ đến việc

“hoàn mỹ nhất” nhưng nếu

bạn cứ một mực đi tìm mà

không nhìn vào thực tế,

không so sánh với thực tế

thì bạn cứ phải vất vả để

rồi… trắng tay. Cho đến

một ngày nào đó, bạn mới

phát hiện rằng: Chỉ vì mãi

đi tìm một chiếc lá hoàn

mỹ nhất mà bạn đã bỏ qua

biết bao cơ hội lớn một

cách đáng tiếc!

Hơn nữa, thứ hoàn

mỹ nhất của con người

cuối cùng có được bao

ĐIỀU HOÀN MỸ NHẤT

Hãy để tình yêu chỉ đường cho bạn

Bí mật hạnh phúc DANH

NGÔN

VỀ SỰ HOÀN HẢO

Hạnh phúc không có

nghĩa là mọi việc đều

hoàn hảo. Nó có nghĩa

là bạn đã quyết định

nhìn xa hơn những

khiếm khuyết.

Being happy doesn't

mean that everything

is perfect. It means

that you've decided to

look beyond the

imperfections.

Khuyết danh

Page 33: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 32

Stay hungry, stay foolish

- STEVEN JOBS -

CHỈ LÀM VIỆC LỚN

Một gã đàn ông cứ mỗi lần sang hàng xóm chơi là vỗ ngực tự hào khoe:

- Ở nhà tôi chỉ làm việc lớn,

việc đại sự thôi, còn các việc

lặt vặt cỏn con thì để vợ làm.

Ông hàng xóm hỏi:

- Thế việc nào là việc lớn, việc

nào là việc nhỏ?

- Thì vợ tôi quyết.

- !?

MẤT NGỦ VÌ CÔ GIÁO

Trả bài kiểm tra, thấy Tèo bị điểm thấp, cô giáo ân cần khuyên bảo.

- Tèo ạ, em lười học thì chỉ làm khổ bố mẹ thôi.

- Bố em lại bảo rằng, chính cô mới làm bố khổ, phải suy tư nhiều và thỉnh thoảng còn mất ngủ.

- Em không đùa đấy chứ, nói rõ hơn đi? - Cô giáo bối rối hỏi lại.

- Vâng ạ, vì cô cho nhiều bài tập về nhà quá, bố em làm không xuể.

AI NÓI NHIỀU HƠN

Hai ông hói nói chuyện với nhau về chủ đề tóc:

Một ông nói:

- Suy đi tính lại, tôi thấy anh

hói nhiều hơn tôi.

- Không có cơ sở. Chúng ta

đều hói trọc cả, lấy gì mà so

sánh? - Ông kia phản bác lại.

- Đầu anh to hơn đầu tôi đấy

thôi.

BỨC TRANH TẢ THỰC

Hai vợ chồng đi xem triển lãm:

Bà vợ bị cận thị nặng đứng trước

một hình rồi bảo chồng:

- Anh xem, cả đời em chưa bao

giờ thấy một bức chân dung xấu

như thế này.

Ông chồng vội kéo vợ đi chỗ khác,

khẽ bảo:

- Không phải tranh đâu, cái gương

đấy.

- !?

Page 34: Khue radar news letter no 3

KHUE’S RADAR NEWS LETTER NO. 03| 20-12-2013 | 33

Đoàn Trắc Khuê

(+84) 936 689 388

[email protected]

Tạp chí cá nhân về kinh tế và phong cách sống. Phát hành ngày 5 – 20 hàng tháng

BUSINESS | ENTERPRISE | BOOKS | TRAVELLING | LIFE STYLE