71

Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013
Page 2: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

1

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động học thuật của trƣờng đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN) trong

những năm gần đây không ngừng phát triển. Trong đó, chƣơng trình Sinh viên nghiên

cứu khoa học (SVNCKH) luôn đƣợc xem là hoạt động trọng tâm để thu hút các sinh viên

đam mê sáng tạo, tích cực trong nghiên cứu khoa học trong trƣờng.

Chƣơng trình SVNCKH năm 2013 của Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên tiếp

tục đẩy mạnh 2 hoạt động chính là Giải thƣởng Sinh viên NCKH và cuộc thi Ý tƣởng

sáng tạo sinh viên S-IDEAS dành cho từ đối tƣợng sinh viên khác nhau. Bên cạnh đó,

BTC chƣơng trình cũng tổ chức các hoạt động đồng hành cùng sinh viên học tốt – tích

cực nghiên cứu khoa học nhƣ các lớp kỹ năng hƣớng dẫn phƣơng pháp phát triển ý

tƣởng, đẩy mạnh các hoạt động thi đua sáng tạo của các CLB học thuật, tìm các nguồn

học bổng hỗ trợ hay liên hệ các thầy cô hƣớng dẫn sinh viên thực hiện ý tƣởng.

Nối tiếp thành công của chƣơng trình SV NCKH năm 2013, BTC rất mong những

năm tiếp theo sẽ có thêm nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng lý

thuyết học đƣợc trên giảng đƣờng vào nghiên cứu và thực tế, nhằm tích lũy kiến thức làm

hành trang trên con đƣờng trở thành những nhà khoa học chân chính.

Xin chúc mừng các tác giả đã có đề tài đạt giải trong chƣơng trình SV NCKH năm

2013. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã tận tình hƣớng dẫn sinh viên để các bạn có

thể biết, có thể hiểu thế nào là NCKH và tìm thấy niềm say mê trong sự nghiệp vinh

quang ấy.

Trân trọng.

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2013

Page 3: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

2

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH 2013

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2013

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Chƣơng trình “Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2013

Là trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, bên cạnh việc đầu tƣ phát triển các đề tài

nghiên cứu trọng điểm, trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên luôn quan tâm phát triển phong

trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Tiếp nối thành công từ các năm trƣớc, chƣơng

trình Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2013 đƣợc xây dựng với hai nội dung lớn nhằm

hƣớng tới những đối tƣợng khác nhau. Đó là cuộc thi “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên S-

IDEAS” tạo cơ hội cho sinh viên tự do phát triển tƣ duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng phát

triển một ý tƣởng khoa học. Đó là Giải thƣởng Sinh viên nghiên cứu khoa học dành cho

sinh viên giới thiệu công trình nghiên cứu với kết quả có tính khoa học và ứng dụng cao.

Với nhiều giải pháp hiệu quả và quyết tâm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu sáng tạo

của sinh viên, chƣơng trình sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2013 đã đạt đƣợc những

kết quả tốt, nhƣ sau:

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

1. Cuộc thi “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS” – Lần VI, năm 2013

Qua 6 lần tổ chức, cuộc thi “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS” đã thật sự trở

thành “thƣơng hiệu” của sinh viên trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên. BTC đã đầu tƣ nhiều

giải pháp nhằm khuyến khích sinh viên mạnh dạn thể hiện sự sáng tạo và ham tìm tòi,

khám phá bản thân. Năm 2013, BTC đã tiếp tực thực hiện mô hình “S n t ng , là

một hình thức vòng loại của cuộc thi (bên cạnh hình thức truyền thống là nộp bài viết).

Tại Sàn ý tưởng, ngay từ v ng đầu, các bạn đã có sự tƣơng tác trực tiếp với những thầy

cô có kinh nghiệm. Điều này hỗ trợ tốt cho việc hình thành phƣơng pháp luận để có thể

phát triển ý tƣởng của sinh viên.

Page 4: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

3

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

STT CƠ SỞ SỐ Ý TƢỞNG SỐ SINH

VIÊN

SỐ Ý TƢỞNG

VÀO CK

1 Sinh học 20 24 2

2 Môi trƣờng 12 12 1

3 CNTT 8 9 1

4 VL-VLKT 7 7 1

5 ĐTVT 5 8 2

6 Địa chất 5 4 0

7 CĐTH 3 1 2

8 KHVL 2 3 0

9 Hóa học 2 1 1

10 Toán – Tin học 1 2 0

TỔNG CỘNG 65 71 10

Từ 65 ý tƣởng tham gia cuộc thi. Trải qua vòng loại với 2 hình thức là Sàn ý

tƣởng và nộp bài viết, 10 ý tƣởng xuất sắc nhất đã đƣợc chọn vào vòng chung kết.

Kết quả đề tài “Khóa USB của bạn Nguyễn Xuân Hƣng- khoa Điện Tử Viễn Thông đã

xuất sắc giành giải đặt biệt của cuộc thi.

2. Giải thƣởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2013

Giải thƣởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” tiếp tục là sân chơi học thuật quen

thuộc nhƣng cũng đầy thử thách với các bạn sinh viên. Với 71 đề tài (tăng 73% so với

năm 2012) tham gia giải thƣởng ở 5 lĩnh vực: Sinh học – Công nghệ Sinh học, Tin học

– Công nghệ thông tin, Hóa học, Vật lý ứng dụng – Điện tử viễn thông, Tài nguyên –

Môi trƣờng, hội đồng khoa học của các lĩnh vực đã chọn đƣợc 5 giải nhất, 4 giải nhì, 3

giải ba và 20 giải khuyến khích.

Page 5: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

4

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Số lƣợng đề tài tham gia cụ thể từng khoa nhƣ sau:

STT Khoa Số lƣợng đề tài Số sinh viên

1 Sinh học 23 42

2 Công nghệ thông tin 12 27

3 Môi trƣờng 11 10

4 Hóa học 10 13

5 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 6 8

6 Điện tử viễn thông 5 9

7 Địa chất 2 2

8 Toán tin học 1 2

9 Khoa học vật liệu 1 1

Tổng 71 114

Từ những đánh giá của hội đồng khoa học cấp trƣờng, BTC chƣơng trình cũng đã

giới thiệu 67 đề tài (tăng 59,7% so với năm 2012) tham gia giải thƣởng SV NCKH cấp

thành - Euréka 2013 và kết quả đã có 12 đề tài lọt vào vòng chung kết Euréka, 1 đề tài

đƣợc giải thƣởng luận tốt nghiệp xuất sắc.

Đặc biệt có 06 đề tài vào vòng chung kết giải thƣởng “Tài năng khoa học trẻ

Việt Nam”, trong đó có 01 đề tài đạt giải nhất, 03 đề tài đạt giải nhì và 02 đề tài đạt giải

ba.

Nhằm khuyến khích động viên sinh viên đến với nghiên cứu khoa học, BTC cũng

trao 08 suất học bổng “Thắp sáng ƣớc mơ nghiên cứu khoa học” với tổng trị giá

19.000.000 đồng .

II. NHẬN ĐỊNH - ĐÁNH GIÁ

Với nhiều sự đầu tƣ trong công tác tổ chức và tuyên truyền cho chƣơng trình. Năm

nay tất cả các khoa trong trƣờng đều có đề tài tham gia SVNCKH và cuộc thi ý tƣởng

Page 6: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

5

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

sáng tạo sinh viên S-Ideas. Bên cạnh số lƣợng đề tài không ngừng đƣợc tăng cao, qua

cuộc thi đã có nhiều đề tài đƣợc đánh giá rất cao ở những cuộc thi học thuật cấp cao hơn.

Qua đó phát hiện phát hiện và phát huy đƣợc nhiều nhân tố nổi bật trong học tập sáng tạo

cũng nhƣ nghiên cứu khoa học. Từ những kết quả đã đạt đƣợc ta thấy đƣợc chƣơng trình

sẽ ngày càng phát triển nếu khơi gợi sự năng động, tính sáng tạo của sinh viên, tranh thủ

sự hỗ trợ nhiều đối tƣợng Đoàn cơ sở- Liên chi hội, chi Đoàn cán bộ trẻ, Đoàn khối cán

bộ trẻ và chi ủy- ban chủ nhiệm các khoa.

Tuy nhiên, sự tham gia chƣa đồng đều giữa các khoa cho thấy sự thiếu quan tâm tại

một số cơ sở. Các cơ sở Đoàn – cơ sở Hội, CLB Học thuật các khoa cần chủ động nắm

bắt thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích sinh viên tham gia phong trào

nghiên cứu khoa học nhiều hơn nữa. Đồng thời, tổ chức các buổi giao lƣu truyền đạt kinh

nghiệm nghiên cứu khoa học, các lớp rèn luyện kỹ năng phát triển ý tƣởng, kỹ năng báo

cáo,…

Từ thành công của chƣơng trình Sinh viên nghiên cứu khoa học – năm 2013, BTC

mong đó sẽ là nền tảng để hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên phát triển

mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2013

Page 7: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

6

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH 2012

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2013

KẾT QUẢ

CUỘC THI “Ý TƢỞNG SÁNG TẠO SINH VIÊN S – IDEAS”

LẦN VI, NĂM 2013

STT TÊN Ý TƢỞNG TÊN TÁC GiẢ MSSV

KHOA KẾT QUẢ

1 Khóa USB Nguyễn Xuân Hƣng Điện Tử

Viễn Thông GIẢI

ĐẶC BIỆT

2 Thức ăn cho cá bảo vệ

môi trƣờng

Hứa Hoàng Quốc Huy

Vƣu Mỹ Dung

Nguyễn Thanh Duy

Sinh học GIẢI NHÌ

3 Thiết bị bảo vệ tai Chip

Chip

Phan Phạm Anh Thƣ

Lê Huỳnh Trúc Ly Sinh học GIẢI NHÌ

4

Ứng dụng quản lý học tập

cho sinh viên – HCMUS -

iStudy

Mai Nhật Tân

Mai Thanh Tín

Nguyễn Tiến Trung

Điện Tử

Viễn Thông GIẢI BA

5 Kinh doanh trên mái nhà

Dƣơng Ngọc Thanh

Nguyễn Tấn Lực Môi trƣờng

GIẢI

KHÁN GIẢ

BÌNH

CHỌN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2013

Page 8: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

7

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

GIẢI ĐẶC BIỆT

Ýtƣởng: Khóa USB

Tác giả: Nguyễn Xuân Hƣng MSSV: 1020085

Khoa: Điện tử - Viễn thông

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tƣởng:

Ý tƣởng “KHÓA USB” là một “thiết bị sản phẩm” với

các tính năng nhƣ sau :

o Mở khóa khởi động cho xe gắn máy

o Chống những kẻ trộm tinh vi, ranh ma liều lĩnh

với tính năng bảo mật

o Bảo vệ tất cả các loại xe và phát triển nâng cao

các loại khóa

o Hƣớng ngƣời sử dụng tới một sản phẩm có ích, an toàn, cần thiết .

o Xây dựng xã hội phát triển tiên tiến với các thiế bị mới mẻ

o Kết hợp với các sản phẩm khác xây dựng kiểu ngôi nhà thông minh trong tƣơng

lai

Khóa USB bao gồm 2 bộ phận chính: 1 USB có chƣa mật khẩu bên trong do nhà sản xuất

quy định và 1 ổ khóa có chứa tất cả các tính năng cần thiết để bảo vệ.

Khi và chỉ khi mật khẩu trên USB phù hợp với mật khẩu của ổ khóa thì các tính năng mới

đƣợc sử dụng một cách hoàn hảo, trái lại sẽ gây ra ảnh báo. Do vậy đ i hỏi mật khẩu phải

chính xác từng chi tiết nhỏ.

Page 9: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

8

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

GIẢI NHÌ:

Ý tƣờng: Thức ăn cho cá bảo vệ môi

trƣờng

Tác giả:

Hứa Hoàng Quốc Huy

Vƣu Mỹ Dung

Nguyễn Thanh Duy

Email: [email protected]

Khoa: Sinh học

Tóm tắt ý tƣởng:

Tạo ra một loại cám giàu đạm, đặc biệt là amino acid bằng một bổ sung thú vị.

Cám có tên gọi là HD.Cám ngƣời dân tự làm hiện nay có thành phần và tỉ lệ tùy vào loại

cá nhƣng cơ bản gồm: bột cá, bột đậu nành, cám gạo, vitamin và khoáng chất (cám cá

tra). Nay, loại cám mới sẽ tăng tỉ lệ bột đậu nành, thay thế bột cá bằng dịch chiết dinh

dƣỡng, các thành phần còn lại giữ nguyên. Dịch dinh dƣỡng đƣợc chiết xuất từ phân heo

gồmthành phần chính là các amino acid (kể cả thiết yếu), carbohydrate, nucleoic acid và

chất khoáng.Với hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, đậm đặc,an toàn vệ sinh thực phẩm giúp cá

ăn mau lớn, ngƣời chăn nuôisẽ thu hoạch đƣợc nhiều vụ hơn trong năm, gia đình ngƣời

nông dân thêm đƣợc một nguồn thu nhập khổng lồ, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu

xuất khẩu cá (tra, basa) sang nƣớc ngoài. Chất lƣợng sản phẩm chính là điểm nổi bật nhất

của đề tài.

Nguyên tắc chính để chiết đƣợc dịch dinh dƣỡng ra từ trong phân heo là sử dụng

enzyme protease phân giải protein thành đơn phân amino acid. Sau đó dùng màng lọc để

loại bỏ vật chất khô, vi khuẩn, virut. Dịch thu đƣợc là dịch dinh dƣỡng mong muốn.

Đối tƣợng mà đề tài có thể bƣớc đầu áp dụng ở mức thử nghiệm là các trang trại quy mô

vừa và lớn, đang chăn nuôi theo mô hình kết hợp heo và cá. Sau khi thử nghiệm, cám HD

sẽ đƣợc giới thiệu cho trang trại chăn nuôi nhỏ và trang trại chăn nuôi cá xuất khẩu quy

Page 10: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

9

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

mô cực lớn, với việc điều chỉnh mô hình chăn nuôi ở những đối tƣợng này để có thể sản

xuất cám HD một cách tiện lợi hơn.

Mô hình để tạo ra cám HD là mô hình vƣờn-ao-chuồng (VAC) biến tấu.Phân heo

làm thức ăn cho cá nhƣng phải qua xử lí. Phân sau khi lọc có thể tiếp tục làm phân bón,

khí biogas nếu ngƣời chăn nuôi có nhu cầu. Trong quá trình ủ phân với enzyme, protein

sẽ đƣợc phân giải không tận cùng, không tạo ra khí NH3, CH4, giúp giảm thiểu ô nhiễm

môi trƣờng và hiệu ứng nhà kính. Không sử dụng bột cá, cám HD sẽ giúp bảo vệ nguồn

tài nguyên cá biển. Và với dây chuyền sản xuất cám khép kín, ít phụ thuộc thị trƣờng, sẽ

giúp ngƣời chăn nuôi giảm thiểu những rủi ro do biến động giá cám, giá nguyên liệu, chủ

động điều chỉnh cám để thu đƣợc lợi nhuận nhiều nhất, cải thiện cuộc sống gia đình.

GIẢI NHÌ:

Ý tƣởng: Thiết bị bảo vệ tai

Chip Chip

Tác giả:

Phan Phạm Anh Thƣ

Lê Huỳnh Trúc Ly

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tƣởng:

Con ngƣời cảm nhận cuộc sống chủ yếu qua

sáu giác quan. Trong đó, thính giác đóng một vai trò

quan trọng. Vì vậy, việc bảo vệ khả năng nghe luôn

phải đƣợc chú ý.Hiện nay, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn

diễn tiến ngày càng phức tạp và ảnh hƣởng không ít

đến sức khỏe của con ngƣời. Tiếng ồn xuất nguồn chủ

yếu từ hoạt động của máy móc trong các công xƣởng, tiếng ồn của động cơ nhƣ máy bay,

tàu hỏa, xe máy, … Hậu quả của nó là gây ra các bệnh về thính giác, thần kinh. Việc tiếp

Page 11: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

10

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

xúc với tiếng ồn lâu ngày thông thƣờng gây ra nguy cơ stress cao, ảnh hƣởng chất lƣợng

làm việc của con ngƣời, nghiêm trọng hơn là bệnh lãng tai hay điếc.

Ảnh hƣởng của tiếng ồn đối với đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc lƣu tâm với

sự ra đời của nhiều dòng sản phẩm bảo vệ tai. Tuy nhiên, thiết bị bảo vệ tai “Chip Chip”

với cấu tạo đặc biệt, mới mẻ không chỉ đáp ứng nhu cầu chống tiếng ồn mà còn khắc

phục đƣợc những khuyết điểm khi sử dụng ở các thiết bị hiện hành.

Đối t ợng sử dụng: công nhân tiếp xúc với tiếng ồn thƣờng xuyên, hành khách đi

máy bay hoặc tàu hỏa.

Đặc điểm cấu tạo: sự kết hợp hai loại vật liệu tiêu âm và cách âm giúp nâng cao

khả năng chống tiếng ồn. Đồng thời, vật liệu cấu thành sản phẩm có nguồn gốc đa phần

từ thiên nhiên, nguyên vật liệu rẻ tiền, độ bền cao và khả năng tái tạo lớn. Đặc biệt, thiết

kế của sản phẩm đƣợc nghiên cứu sao cho khả năng cách âm là tốt nhất trong khi bề dày

sản phẩm tối ƣu, tạo cảm giác thoải mái cho ngƣời sử dụng.

Tính thực tiễn: nhu cầu bảo vệ sức khỏe của con ngƣời ngày một nâng cao. Hiện

nay, trên thị trƣờng chƣa có một sản phẩm bảo vệ tai nào đáp ứng đƣợc hoàn toàn nhu

cầu chống tiếng ồn, lẫn việc bảo đảm sức khỏe khi sử dụng nhƣng lại phù hợp với thực

trạng khả năng tài chính ở Việt Nam. Vậy nên, thiết bị bảo vệ tai “Chip Chip” với tiêu chí

chất lƣợng, giá thành đƣợc ƣu tiên hàng đầu sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu

dùng.

GIẢI BA:

Ý tƣởng: Ứng dụng quản lý học tập

cho sinh viên – HCMUS - iStudy

Tác giả:

Mai Nhật Tân

Mai Thanh Tín

Nguyễn Tiến Trung

Email: [email protected]

Khoa: Điện tử - Viễn thông

Page 12: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

11

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tóm tắt ý tƣởng:

Quản lý học tập (Q HT) là chuỗi các kỹ năng, kiến thức và thao tác nhằm đạt đƣợc

mục tiêu học tập. Mục đích của đề tài là thiết kế một công cụ giúp sinh viên quản lý tốt

việc học tập của mình. Bằng các kết hợp những phƣơng thức về quản lý thời gian và quản

lý môn học, ứng dụng trên điện thoại thông minh Android sẽ có thể giúp sinh viên khắc

phục đƣợc tình trạng “dùng 80% thời gian để làm 20% công việc”. Đặc biệt, đề tài này

c n ứng dụng trí tuệ nhân tạo để đánh giá mức độ khả thi của thời gian biểu mà sinh viên

thiết lập. Mỗi sinh viên sẽ có một tài khoản để lƣu dữ liệu của mình. Tất cả dữ liệu đó sẽ

đƣợc đồng bộ với “đám mây” để sinh viên có thể sử dụng trên bất kỳ thiết bị nào, bất cứ

nơi nào có kết nối Internet. Tất cả đều hƣớng đến sự tiện lợi và hiệu quả cho sinh viên.

Ƣớc muốn của nhóm nghiên cứu là làm sao ngày càng có nhiều sinh viên sử dụng thời

gian của mình để làm nhiều việc có ích cho bản thân và xã hội.

GIẢI KHÁN GIẢ YÊU THÍCH:

Ý tƣởng:Kinh doanh trên mái nhà

Nhóm tác giả:

Nguyễn Tấn Lực

Dƣơng Ngọc Thanh

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tƣởng:

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ăn

không rau nhƣ đau không thuốc” ý muốn

nhấn mạnh tầm quan trọng của rau quả trong bữa ăn của con ngƣời. Tuy nhiên, trong

những năm gần đây, sự gia tăng dân số quá nhanh, đi đôi với diện tích đất canh tác nông

nghiệp bị suy giảm theo nghĩa tƣơng đối lẫn tuyệt đối đã dẫn đến sự xuất hiện của những

phƣơng thức canh tác không an toàn, thậm chí “ngƣời trồng rau không dám ăn rau họ

trồng”.

Page 13: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

12

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Để khắc phục tình trạng trên, nhiều phƣơng pháp trồng rau sạch tại nhà đã đƣợc

ngƣời dân thành phố quan tâm và triển khai thực hiện, trong đó có phƣơng pháp trồng rau

thủy canh.

Kế thừa thành quả mà các phƣơng pháp trồng rau sạch tại nhà đã đạt đƣợc, học tập

các mô hình, kinh nghiệm trồng rau sạch tiết kiệm diện tích của các nƣớc tiến bộ trên thế

giới – mô hình thủy canh kết hợp nuôi cá Aquaponics, đề tài “Kinh doanh trên mái

nhà: Giải pháp hiệu quả Tận dụng đất bỏ trống, Sản xuất và Cung ứng thực phẩm

sạch cho các khu chung cƣ ở TP. Hồ Chí Minh” là cách hiệu quả giúp ngƣời dân thành

phố tiếp cận gần hơn với rau sạch và phƣơng pháp sản xuất rau sạch theo hƣớng công

nghiệp và chuyên nghiệp.

Đề tài của chúng tôi bao gồm 02 nội dung chính nhƣ sau:

Áp dụng những tiến bộ của mô hình thủy canh kết hợp nuôi cá – Aquaponics và

những nghiên cứu có liên quan để cải tiến công nghệ nuôi trồng thực phẩm sạch

tại Việt Nam. Cụ thể: Một hệ thống các ống dẫn nƣớc sẽ dẫn nƣớc từ hồ nuôi cá đến

tƣới cho các khay trồng rau xanh; giá thể trồng rau là sỏi sẽ hấp phụ các chất bẩn

trong nƣớc hồ cá, tại đây chúng bị các vi sinh vật và thực vật phân giải trở thành

nguồn dinh dƣỡng cho rau; sau khi đi qua các khay rau, nƣớc trở nên sạch và sẽ trở về

lại hồ nuôi cá.

Xây dựng chiến lƣợc trong kinh doanh rau sạch, cá sạch. Cụ thể: phát triển mô

hình trồng rau sạch kết hợp nuôi cá nêu trên trên quy mô vừa và nhỏ, đa dạng hóa các

loại động thực vật nuôi trồng; đặt điểm sản xuất trên sân thƣợng của các toàn nhà

chung cƣ; quy hoạch dân cƣ tại chung cƣ thành thị trƣờng tiêu thụ chính của sản

phẩm; xây dựng các kế hoạch marketting, quảng cáo bằng tờ rơi, webiste, facebook về

sản phẩm song song với phƣơng pháp sản xuất; xây dựng lòng tin của khách hàng và

tiến tới đảm nhiệm việc cung ứng rau cho cả t a nhà/ khu dân cƣ.

Kết hợp cả khoa học – kỹ thuật lẫn kinh tế – xã hội vào chung một đề tài, vấn đề mà nhóm

chúng tôi muốn trình bày chắc chắn không nằm trọn vẹn trong vốn kiến thức và khả năng

của chúng tôi. Do đó, ý thức đƣợc đây là một đề tài hay nhƣng để triển khai thực hiện thì

cần thêm rất nhiều bƣớc nghiên cứu và thử nghiệm cũng nhƣ sự quan tâm hỗ trợ về

Page 14: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

13

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

chuyên môn và tài lực của nhiều cá nhân, tổ chức, chúng tôi không giữ đề tài này cho

riêng mình nhƣng muốn từ ý tƣởng nhỏ này, sau nhiều góp ý sẽ trở nên hoàn thiện và

đƣợc cả xã hội quan tâm, đón nhận và triển khai trên quy mô mà đề tài muốn hƣớng đến.

Page 15: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

14

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH 2013

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2013

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2013

LĨNH VỰC SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC

STT Tên công trình Cán bộ hƣớng dẫn Họ và tên sinh viên

1

Khảo sát ảnh hƣởng của lƣu huỳnh

(SO42-) lên sự sinh trƣởng của cải xanh

(Brassica juncea L.) bằng phƣơng pháp

phun dinh dƣỡng qua lá

PGS.TS. Võ Thị Bạch

Mai Phan Văn ệ

2

Nghiên cứu tách chiết exo-

polysaccharide từ dịch nuôi cấy nấm

Cordyceps sinensis

TS. Đinh Minh Hiệp Trần Minh Trang

3

Khảo sát hiệu quả nhắm trúng đích tế

bào gốc ung thƣ vú của tác nhân khử

methyl 5-aza-2'Deoxycytidine cho việc

điều trị ung thƣ vú

TS. Phạm Văn Phúc Trịnh Vạn Ngữ

4

Khảo sát sự thay đổi hoạt tính sinh học

của chitosan khi bị oxy hóa với phenolic

dƣới sự xúc tác của laccase

TS. ƣơng Bảo Uyên

CN. Trần Văn Khuê Nguyễn Thị Cử

5

Cải tiến quy trình nuôi Spirulina

platensis và ứng dụng trong sản suất

yaourt có bổ sung tảo Spirulina platensis

ThS. ê Thị Mỹ Phƣớc Nguyễn Văn ong

6

Knockdown gene duch (Drosophila

Ubiquitin Carboxy-terminal Hydrolase)

tác động đến tế bào thần kinh sản sinh

dopamine và làm giảm khả năng vận

động của ruồi giấm Drosophila

melanogaster

PGS.TS. Đặng Thị

Phƣơng Thảo Nguyễn Thị Thanh

Page 16: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

15

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

7

Ảnh hƣởng của chất điều h a tăng

trƣởng thực vật lên sự phát sinh chồi của

cây núc nác Oroxxylum indicum (L.)

Vent

ThS. Phan Ngô Hoang Đinh Thị Thu Hiền

8

Sử dụng gel fibrin nhƣ hệ thống phân

phối kháng sinh tại chỗ nhằm ứng dụng

điều trị nhiễm trùng hậu phẫu

TS. Trần ê Bảo Hà Nguyễn Thị Ngọc

Hòa

9

Khảo sát đáp ứng miễn dịch của chuột

nhắt (Swiss Albino) với tế bào ung thƣ

vú chuột 4T1

ThS. Nguyễn Trƣờng

Sinh

Trần Đỗ Thành

Cƣờng

Page 17: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

16

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Khảo sát ảnh h ng của l u huỳnh (SO42-

) lên sự sinh

tr ng của Cải Xanh (Brassica juncea L.) bằng ph ơng pháp phun

dinh d ỡng qua lá

Họ và tên: PHAN VĂN LỆ

MSSV: 0915249

Chuyên ngành: Sinh lý Thực vật

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Thành tích học tập: Điểm tích lũy toàn khóa: 7.6,

đồng thủ khoa chuyên ngành Sinh lý Thực vật khóa

2009 - 2013.

o Học bổng Nguyễn Thái Bình Báo Thanh Niên

năm 2013.

o Học bổng Lawrence S.Ting năm học 2010 - 2011.

o Học bổng Ajinomoto năm học 2009 - 2010 và 2010 - 2011.

o Học bổng Mai Trần Ngọc Tiếng năm 2013.

Cải Xanh có thời gian sinh trƣởng ngắn, kỹ thuật trồng đơn giản, năng suất thu

hoạch cao, thời gian thu hoạch khoảng từ 30 – 45 ngày và có thể trồng nhiều vụ trong

năm. Cải Xanh có vị cay nồng, do phenylhexyl isothiocyanate – hợp chất chuyển hóa từ

dẫn xuất ban đầu là glucosinolate. Glucosinolate là một trong những sản phẩm chuyển

hóa thứ cấp có liên quan đến con đƣờng đồng hóa và biến dƣỡng lƣu huỳnh ở thực vật.

Đề tài “Khảo sát ảnh h ng của l u huỳnh (SO42-

) lên sự sinh tr ng của Cải

Xanh (Brassica juncea L.) bằng ph ơng pháp phun dinh d ỡng qua lá cho thấy: hàm

lƣợng sulfate (SO42-) trong môi trƣờng dinh dƣỡng Steiner (1984) đã ảnh hƣởng tích cực

lên các chỉ tiêu hàm lƣợng diệp lục tố, cƣờng độ quang hợp, cƣờng độ hô hấp, diện tích lá

Page 18: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

17

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

thứ 3, chiều cao, độ cay nồng trên mẫu Cải Xanh 45 ngày tuổi. Nồng độ sulfate (SO42-

)

mức 217,40 mg/l trong môi tr ờng dinh d ỡng Steiner (1984) l môi tr ờng cho Cải

Xanh sinh tr ng và phát triển tốt nhất.

Tên đề tài: Nghiên cứu tách chiết exo-polysaccharide từ dịch nuôi cấy

nấm Cordyceps sinensis

Họ và tên: TRẦN MINH TRANG

MSSV: 0915717

Chuyên ngành: Sinh hóa

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: ĐTB học kỳ II năm 4: 9.4 - Tốt

nghiệp loại khá.

Hiện nay, nấm Cordyceps sinensis (Đông trùng Hạ thảo) đang đƣợc giới khoa học

quan tâm bởi chúng có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học. Tại Việt Nam, C.

sinensis đƣợc nuôi cấy nhân tạo trên môi trƣờng lỏng, chủ yếu sử dụng nguồn sinh khối

hệ sợi để sản xuất và nghiên cứu, chƣa tận dụng nguồn dịch môi trƣờng sau nuôi cấy có

chứa một lƣợng exo-polysaccharid (EPS) có hoạt tính sinh học cao. Trong nghiên cứu

này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp cô quay chân không ở 50 0C để cô đặc dịch nuôi

cấy và tủa EPS bằng ethanol tuyệt đối theo tỷ lệ 1:3 (v/v). Sau đó, bằng kỹ thuật sắc ký

lọc gel Sephadex G-200 và sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS), chúng tôi thu nhận đƣợc

2 phân đoạn EPS I và EPS II, thành phần monosaccharid trong cả 2 phân đoạn đều chứa

glucose và arabinose theo tỷ lệ mol tƣơng ứng là 26,01 : 0,1 (EPS I) và 28,12 : 0,1 (EPS

II).

Page 19: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

18

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Khảo sát hiệu quả nhắm trúng đích tế bào gốc ung th vú

của tác nhân khử methyl 5-aza-2'Deoxycytidine cho việc điều trị ung

th vú

Họ và tên: TRỊNH VẠN NGỮ

MSSV: 0918652

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học y dƣợc

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Thành tích về học tập, các công trình nghiên cứu khoa

học:

1. Vũ Thanh Bình, ê Thị Hạnh, Phan Lữ Chính Nhân, Trịnh Vạn Ngữ, Phan Kim Ngọc,

Phạm Văn Phúc, 2013, Nghiên cứu nuôi cấy và đánh giá khả năng kháng thuốc tế bào

ung thƣ vú chuyển dạng. Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc 2013.

2. Hanh e Thi, Nhan Phan u Chinh, Binh Vu Thanh, Thuy Dƣơng Thanh, Ngu Van

Trinh, Nam Nguyen Hoang, Trang Nguyen Thi Huyen, Phuc Pham Van, 2013,

Evaluation of drug resistant properties of transformation breast cancer cells from breast

cancer tumor culture. The first gene and immunotherapy conference.

3. Vu Thanh Binh, Phan Lu Chinh Nhan, Le Thi Hanh, Ngu Van Trinh, Nguyen Hoang

Nam, Pham Van Phuc, Phan Kim Ngoc, 2013, Compare the efficiency of primary culture

of breast cancer cells by tissue fragment culture method and single cell culture method.

The first gene and immunotherapy conference.vật khóa 2009 - 2013.

Tổng quan: Tế bào gốc ung thƣ vú là nguồn gốc hình thành nên khối u vú, các tế

bào gốc ung thƣ cho thấy khả năng kháng hoá trị và xạ trị cao. Do đó việc nhắm trúng

đích tế bào gốc ung thƣ vú là một chiến lƣợc tiềm năng cho điều trị ung thƣ vú. Trong

chiến lƣợc này thì việc làm biệt hoá tế bào gốc ung thƣ vú đƣợc đánh giá là có hiệu quả

Page 20: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

19

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

cao. Đề tài này thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả làm biệt hoá tế bào gốc ung thƣ vú

thông qua sự tái biểu hiện các gen ức chế khối u quan trọng trong ung thƣ vú là p53, p15,

p16, pTEN, BRCA1, BRCA2 dƣới tác động của tác nhân khử methyl 5-Aza-2’-

Deoxyxytidine (DAC). Qua đó đánh giá khả năng của tác nhân này trong việc ứng dụng

cho điều trị ung thƣ vú.

Phƣơng pháp: Tế bào gốc ung thƣ vú đƣợc nuôi cấy và xử lý với DAC và ghi nhận

những nồng độ thuốc có tác động hiệu quả trong việc ức chế tăng trƣởng tế bào gốc ung

thƣ vú, tiếp theo sẽ đánh giá khả năng gây biệt hoá tế bào gốc ung thƣ vú của DAC bên

cạnh khảo sát sự biểu hiện các gen ức chế khối u, qua đó đánh giá mối tƣơng quan giữa

sự biểu hiện các gen này và sự biệt hoá tế bào gốc ung thƣ vú. Sau đó chúng tôi thực hiện

thí nghiệm đánh giá sự thay đổi khả năng kháng thuốc của tế bào gốc ung thƣ vú với các

thuốc kháng u: Doxorubicine, Verapamine, Tamoxifen sau khi xử lý với DAC.

Kết quả: DAC có khả năng ức chế sự tăng trƣởng tế bào gốc ung thƣ vú ở các

nồng độ thấp 0.625-10µM. Với các nồng độ thuốc chọn lọc cho thấy tỷ lệ quần thể tế bào

gốc ung thƣ vú giảm một cách rõ rệt sau khi xử lý với thuốc. Tác nhân khử DAC làm tái

biểu hiện hoặc làm tăng biểu hiện các gen ức chế khối u. DAC làm tăng tính nhạy cảm

của BCSC với các thuốc kháng u.

Kết luận: Qua những kết quả khảo sát đƣợc cho thấy việc sử dụng DAC là một tác nhân

hiệu quả cao trong việc nhắm trúng đích tế bào gốc ung thƣ vú bằng việc làm mất tính

gốc của quần thể ung thƣ vú thông qua sự tái biểu hiện và tăng biểu hiện các gen ức chế

khối u quan trọng trong ung thƣ vú sau khi khử tình trạng methyl hoá quá mức của các

gen này. Với khả năng làm biệt hoá tế bào gốc ung thƣ vú, DAC làm tăng hiệu quả điều

trị của các thuốc kháng u vì làm giảm tính kháng thuốc của dòng tế bào này.

Page 21: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

20

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Khảo sát sự thay đổi hoạt tính sinh học của chitosan khi bị

oxy hóa với phenolic d ới sự xúc tác của laccase

Họ và tên: NGUYỄN THỊ CỬ

MSSV: 0915069

Chuyên ngành: Sinh hóa

Khoa: Sinh học

Thành tích học tập: Điểm trung bình: 7.57

Laccase (p-benzenediol: oxygen

oxydoreductase, E.C.1.10.3.2) thuộc nhóm enzyme

oxydase, cụ thể là polyphenol oxydase. Với phổ cơ

chất đa dạng, ngoài khả năng xúc tác oxy hóa nhiều nhóm chức của hợp chất phenolic,

laccase còn xúc tác gắn kết các sản phẩm hay trùng hợp. Các sản phẩm trùng hợp đƣợc

xúc tác bởi laccase nhƣ oligomer hay polymer từ chitosan và các phenolic có hoạt tính

sinh học cao hơn so với các monomer của phenolic và chitosan. Hoạt tính kháng khuẩn

của hỗn hợp chitosan và phenolic dƣới sự xúc tác của laccase cao hơn so với chitosan và

cao hơn rất nhiều so với hợp chất phenolic ở cả các chủng vi khuẩn gram dƣơng Bacillus

cereus (B.cereus), Staphylococcus aureus (S. aureus) và gram âm Pseudomonas

aeruginosa (P. aeruginosa), Salmonella, Shigella spp. Tuy nhiên, hoạt tính kháng khuẩn

của hỗn hợp chitosan và phenolic không có sự xúc tác của laccase lại cao hơn hỗn hợp có

sự xúc tác của laccase nhƣng không đáng kể. Hoạt tính kháng oxy hóa xác định bằng

phƣơng pháp bắt gốc tự do DPPH của hỗn hợp chitosan và phenolic dƣới sự xúc tác của

laccase (C + FA + E và C + Eu + E) cao gấp 2 lần so với hỗn hợp không có sự xúc tác

của laccase (C + FA và C + Eu). Hoạt tính kháng oxy hóa xác định bằng phƣơng pháp bắt

gốc tự do ABTS của hỗn hợp chitosan và ferulic dƣới sự xúc tác của laccase (C + FA +

E) cao gấp 1.9 lần so với hỗn hợp không có sự xúc tác của enzym (C + FA) và hỗn hợp

Page 22: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

21

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

chitosan, eugenol dƣới sự xúc tác của laccase (C + Eu + E) cao gấp 3 lần so với hỗn hợp

không có sự xúc tác của enzym (C + Eu).

Tên đề tài: Cải tiến quy trình nuôi Spirulina platensis và ứng dụng

trong sản suất yaourt có bổ sung tảo Spirulina platensis

Họ và tên: NGUYỄN VĂN LONG

MSSV: 0918261

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Đạt giải đặc biệt “Ý tƣởng sáng

tạo sinh viên S-idea” 2012. Vào v ng trong cuộc thi

“Vƣờn ƣơm mendel”.

Spirulina platensis chứa một hàm lƣợng protein

rất cao (58 – 71%), là nguồn cung cấp các vitamin nhóm B dồi dào (B1, B6, B12), chứa

các hỗn hợp các sắc tố nhƣ β - carotene, phycocyanin, chlorophyll, xanthophylls tự nhiên,

các thành phần khoáng (Fe, Zn, Ca,…) và các loại acid béo có thể đáp ứng cho các nhu

cầu dinh dƣỡng, sức khỏe của con ngƣời. Chính vì thế, đối với con ngƣời, Spirulina

platensis đƣợc xem nhƣ là một nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dƣỡng có tác dụng

tăng cƣờng sức khỏe, làm đẹp và có thể phòng chống một số bệnh…

Ở Việt Nam, đã có nhiều nơi nuôi Spirulina platensis nhƣ Vĩnh Hảo, Bình Thuận,

Trung tâm dinh dƣỡng Tp. Hồ Chí Minh, Viện Sinh học Nhiệt đới,… Cho đến nay

phƣơng pháp duy nhất đƣợc sử dụng là nuôi ngoài trời trong các hồ, bể,…. Ðiều kiện

nuôi hở thƣờng không ổn định và khó kiểm soát, ảnh hƣởng xấu tới chất lƣợng sinh khối

và gây phức tạp cho quá trình chế biến về sau. Với điều kiện khí hậu Việt Nam, cũng nhƣ

Page 23: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

22

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

đối với đặc điểm dễ nuôi của vi khuẩn lam này sẽ hứa hẹn một tiềm năng to lớn của một

loại thực phẩm giàu dinh dƣỡng và có nhiều giá trị dƣợc liệu. Do đó, cần tìm ra một giải

pháp nuôi Spirulina platensis thích hợp, nhằm mở rộng và phát triển tiềm năng sử dụng

sinh khối này ngay trong nƣớc ta.

Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu nhiều trong việc ứng dụng tảo Spirulina

platensis làm nguồn thực phẩm quý giá cho con ngƣời nhƣ bổ sung vào thực phẩm thiết

yếu hằng ngày: yaourt, bánh mì ngọt, sữa,…

Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu phƣơng pháp cải tiến mới trong việc nuôi

Spirulina platensis bằng cách kết hợp hệ thống mƣơng hở với hệ thống ống nuôi tảo

bioreactor (hệ thống kín). Đồng thời thiết lập quy trình sản xuất Yaourt có bổ sung tảo

Spirulina platensis.

Tên đề tài: Knockdown gene duch (Drosophila Ubiquitin Carboxy-

terminal Hydrolase) tác động đến tế bào thần kinh sản sinh dopamine

và làm giảm khả năng vận động của ruồi giấm Drosophila

melanogaster

Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH

MSSV: 0918426

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Thoái hóa thần kinh là bệnh phổ biến, gây giảm

nghiêm trọng chất lƣợng cuộc sống con ngƣời và là

vấn đề đƣợc rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong

đó, bệnh Parkinson đứng thứ hai, chỉ sau Alzheimer,

ảnh hƣởng tới khoảng 1-2% ngƣời ở độ tuổi ngoài 65 trên thế giới. Bệnh Parkinson là

Page 24: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

23

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

tình trạng hệ thống thần kinh bị thoái hóa theo tuổi gây ảnh hƣởng đến khả năng vận

động, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể. Nguyên nhân đƣợc đề cập là do thiếu hụt

dopamine - chất đóng vai tr quan trọng trong việc dẫn truyền các tín hiệu thần kinh.

Thuốc và phƣơng pháp điều trị Parkinson hiện nay hầu hết mang tính tạm thời, trị theo

triệu chứng. Việc tìm ra cơ chế phân tử là niềm hy vọng giúp tìm ra phƣơng thức chữa trị

và ngăn ngừa bệnh Parkinson triệt để hơn. Protein UCH- 1 (đƣợc mã hóa bởi gen uch-l1)

hiện diện nhiều nhất trong hệ thần kinh, lên đến 2%, UCH-L1 có vai trò quan trọng trong

việc điều hòa hoạt động của các tế bào trong cơ thể sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy

UCH-L1 liên quan đến bệnh Parkinson nhƣng hiện nay cơ chế mối liên quan này vẫn

chƣa rõ ràng.

Vì vậy, đề tài ra đời với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu chức năng, mối liên quan

của gen uch-l1 và bệnh Parkinson bằng phƣơng pháp knockdown gen, kết hợp giữa hệ

thống biểu hiện định hƣớng mô GA 4/UAS và phƣơng pháp RNAi, thông qua gen tƣơng

đồng duch tại các tế bào thần kinh sản sinh dopamine trên mô hình ruồi giấm Drosophila

melanogaster. Chúng tôi phát hiện việc knockdown gen duch làm giảm lƣợng Tyrosine

hydroxylase (một enzyme xúc tác quá trình tạo dopamine) theo độ tuổi, đồng thời cũng

gây giảm vận động ở ruồi giấm. Sự giảm vận động là triệu chứng của bệnh Parkinson -

một bệnh tích lũy theo thời gian và tuổi của ngƣời bệnh. Bƣớc đầu chúng tôi đã có đƣợc

những bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối liên quan giữa gen duch và bệnh Parkinson;

gợi ý cơ chế bệnh. Nhƣ vậy, khả năng rất lớn uch-l1 là gen đóng vai trò quan trọng trong

việc hình thành bệnh Parkinson.Từ đây, làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về cơ chế

bệnh Parkinson và mở ra tiềm năng ứng dụng trong việc phát triển các liệu pháp chữa trị,

những phƣơng pháp chẩn đoán sớm, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh nói chung

và bệnh Parkinson nói riêng.

Page 25: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

24

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Ảnh h ng của chất điều hòa tăng tr ng thực vật

lên sự phát sinh chồi của cây núc nác Oroxxylum indicum (L.) Vent

Họ và tên tác giả : ĐINH THỊ THU HIÊN

MSSV: 0915662

Chuyên ngành: Sinh lý thực vật

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Điểm trung bình học tập: 7.6

“Ảnh hƣởng của chất điều hoà tăng trƣởng thực

vật lên sự phát sinh chồi của cây Núc nác Oroxylum

indicum (L.) Vent” đƣợc thực hiện nhằm mục đích

tìm hiểu phát sinh chồi từ các loại vật liệu in vitro trên những môi trƣờng có bổ sung

những chất điều h a tăng trƣởng thực vật khác nhau, tìm hiểu nguồn gốc phát sinh chồi

nhằm tạo cơ sở sinh lý học cho sự vi nhân giống, đồng thời phân tích vài chỉ số sinh lý

học của mẫu trong quá trình phát sinh chồi.

Tên đề tài: Sử dụng gel fibrin nh hệ thống

phân phối kháng sinh tại chỗ nhằm ứng dụng

điều trị nhiễm trùng hậu phẫu

Họ và tên: NGUYỄN THỊ NGỌC HÒA

MSSV: 0915173

Chuyên ngành: Sinh học động vật

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Page 26: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

25

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Thành tích học tập:

- Giải nhì cuộc thi Hùng biện tiếng Anh năm 2013, do BEE Club, ĐH KHTN tổ

chức.

- Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC 870 điểm do ETS cấp.

- Điểm tổng kết đứng thứ 2 chuyên ngành sinh học động vật, khoa Sinh học khóa

2009.

Đề tài nhằm chế tạo gel fibrin nạp kháng sinh vancomycin và bƣớc đầu thử

nghiệm những tính chất của nó nhƣ một vật liệu phân phối thuốc tại chỗ, ứng dụng trong

điều trị nhiễm trùng hậu phẫu, nhƣ khả năng nạp – thải thuốc có kiểm soát, khả năng tác

dụng lên tế bào vi khuẩn, không gây độc với tế bào ngƣời…

Nhiễm trùng bệnh viện là một thách thức đối với ngành y tế, bởi tỉ lệ ngƣời bệnh

do các vấn đề vệ sinh sau phẫu thuật, cũng nhƣ các điều kiện chăm sóc y tế không hợp lí,

dẫn tới những bệnh lý bội nhiễm, nhiễm trùng hậu phẫu hay cấy ghép rất cao. Đa số bệnh

nhân phải chịu những tổn hại về sức khỏe do uống kháng sinh dài ngày hoặc liều cao, tốn

kém thời gian, của cải. Sử dụng gel fibrin nhƣ một vật liệu phân phối kháng sinh tại chỗ

có thể góp phần dự phòng, khắc phục điều này.

Gel fibrin, thành phần quan trọng trong quá trình hình tShành cục máu đông, đƣợc

chế tạo in vitro từ máu ngoại vi ngƣời bằng cách sử dụng các nồng độ CaCl2 khác nhau,

sẽ đƣợc nạp kháng sinh Vancomycin và khảo sát một số tính chất đặc trƣng đƣợc đặt ra

cho một vật liệu mang thuốc tại chỗ, sau đó chọn một nồng độ CaCl2 tối ƣu để thực hiện

nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus – một loại

vi khuẩn điển hình trong các bệnh lý nhiễm trùng bệnh viện. Cuối cùng, đề tài chứng

minh gel fibrin mang kháng sinh không gây độc cấp tính đối với nguyên bào sợi ngƣời.

Những kết quả thu đƣợc cho thấy tính khả thi của đề tài, gel fibrin mang kháng

sinh Vancomycin có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, không độc với tế bào ngƣời, dễ

dàng chế tạo từ máu tự thân. Đây là đề tài tƣơng đối mới về vật liệu sinh học ở Việt Nam,

chƣa có nghiên cứu đƣợc công bố, nhằm tạo cơ sở để thực hiện những nghiên cứu xa

hơn, hứa hẹn ứng dụng hiệu quả trong chăm sóc y tế và phục vụ cộng đồng.

Page 27: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

26

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Khảo sát đáp ứng miễn dịch của chuột nhắt (swiss albino)

với tế bào ung th vú chuột 4t1

Họ và tên: TRẦN ĐỖ THÀNH CƢỜNG

MSSV: 0915067

Chuyên ngành: Sinh học Động vật

Khoa: Sinh học

Ung thƣ vú hiện là một trong những nguyên nhân

hàng đầu dẫn đến tử vong ở phụ nữ thế giới, trong đó có

Việt Nam. Những hiểu biết hạn chế về miễn dịch ung

thƣ là rào cản lớn để tìm ra những liệu pháp điều trị

thích hợp. Nghiên cứu đƣợc tiến hành để khảo sát và

đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của chuột nhắt trắng với dòng tế bào ung thƣ vú

4T1.

Chuột đƣợc gây mô hình ung thƣ bằng cách tiêm tế bào ung thƣ vú 4T1 dƣới da

bụng. Sau khi khối u xuất hiện và bắt đầu suy giảm kích thƣớc, máu ngoại vi chuột đƣợc

thu nhận để phân tích lƣợng bạch cầu tổng, thành phần tế bào B, tế bào T. Kết quả xuất

hiện khối u ở các con chuột đƣợc tiêm tế bào ung thƣ và cơ thể chuột mang khối u xảy ra

đáp ứng miễn dịch.

Nghiên cứu cung cấp cái nhìn cận cảnh về diễn biến phức tạp của miễn dịch ung

thƣ vú, cũng nhƣ những số liệu hữu ích cho việc xây dựng mô hình này trên chuột nhắt

trắng.

Page 28: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

27

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chƣơng trình SVNCKH 2013

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2013

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN – MÔI TRƢỜNG

STT Tên công trình Cán bộ hƣớng dẫn Họ và tên sinh viên

1

Tổng hợp biodiesel từ dầu

shortening phế thải trong các nhà

máy sản xuất mỳ ăn liền

TS. Tô Thị Hiền Nguyễn Sĩ Huy

Hoàng

2

Nâng cao hiệu quả sử dụng nƣớc

và tái sử dụng nƣớc thải bằng giải

pháp 3R (Reduce - Reuse -

Recycle) tại khu công nghiệp ong

Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh ong

An

PGS.TS. Trƣơng Thanh

Cảnh

TS. Trần Tuấn Tú

Nguyễn Thị Quỳnh

Giao

3 Đáp ứng của vi giáp xác dƣới ảnh

hƣởng độc tố vi khuẩn lam TS. Đào Thanh Sơn Võ Thị Mỹ Chi

4

Ứng dụng viễn thám và GIS để lập

bản đồ sinh khối và CO2 hấp thụ

cho rừng ngập mặn Cần Giờ

ThS. Phạm Thị Hồng

Liên

ThS. Phan Văn Trung

Nguyễn Phƣơng

Trinh

5

Mô phỏng và kiểm chứng lại việc

lựa chọn vị trí thích hợp để xây

dựng cảng SPCT ở khu vực huyện

Nhà Bè bằng mô hình dựa trên tác

nhân (Agent Based Model - ABM)

ThS. Trƣơng Minh

Hoàng

ThS. Nguyễn Đình

Thanh

CN. Trƣơng Tiểu Bảo

Trần Đình Toàn

Page 29: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

28

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Tổng hợp biodiesel từ dầu shortening phế thải trong các

nhà máy sản xuất mỳ ăn liền

Họ và tên: NGUYỄN SĨ HUY HOÀNG

MSSV: 0922093

Chuyên ngành: Công nghệ môi trƣờng

Khoa: Khoa học môi trƣờng

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Tốt nghiệp loại khá, điểm

trung bình 7.77. Anh văn: IE TS 6.5. Lọt vào vòng

chung kết “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên S-idea lần V”

năm 2012. Giải khuyến khích” Phần thi ý tƣởng sáng

tạo trẻ - Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi

thành phố lần VII” năm 2012.

Sử dụng năng lƣợng là yêu cầu cơ bản nhất cho sự tồn tại của con ngƣời trong các

lĩnh vực nhƣ công nghiệp, sản xuất thực phẩm, nông nghiệp, bên cạnh đó c n là nhiên

liệu trong giao thông vận tải và cho các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, những vấn đề nhƣ

trữ lƣợng dầu mỏ suy giảm, giá cả tăng và các vấn đề môi trƣờng liên quan tới ô nghiễm

không khí đã thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra những nhiên liệu thay thế. Trong các nguồn

năng lƣợng sạch nhƣ năng lƣợng mặt trời, gió, thủy điện, đặc biệt là diesel sinh học –

biodiesel (viết tắt là BDF) đang đƣợc tập trung nghiên cứu vì khả năng thay thế nhiên

liệu dầu diesel (viết tắt là DO), với những lợi ích về môi trƣờng cũng nhƣ không cần thay

đổi cấu tạo của động cơ diesel. Biodiesel đƣợc tổng hợp từ phản ứng transester hóa dầu

thực vật, mỡ động vật hoặc dầu ăn đã qua sử dụng.

Ở Việt Nam, biodiesel đã đƣợc điều chế từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nhƣ

từ các hạt chứa dầu, mỡ cá basa, dầu ăn phế thải… Tuy nhiên, việc điều chế biodiesel từ

dầu shortening phế thải trong các nhà máy sản xuất mì ăn liền vẫn chƣa đƣợc quan tâm

đúng mức. Do đó, đề tài này tập trung nghiên cứu tổng hợp biodiesel từ dầu shortening

Page 30: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

29

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

phế thải trong các nhà máy sản xuất mì ăn liền, cụ thể là dầu lấy từ Công ty cổ phần

ƣơng thực Thực phẩm Colusa – Miliket tại thành phố Hồ Chí Minh.

Dầu shortening phế thải đƣợc sử dụng để tổng hợp biodiesel bằng phản ứng

transester hóa sử dụng kiềm là xúc tác trong quy mô phòng thí nghiệm. Các thông số ảnh

hƣởng đến quá trình nhƣ: nồng độ KOH, tỷ lệ mol methanol/dầu, nhiệt độ và thời gian

phản ứng đƣợc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất cao nhất của phản ứng

tổng hợp biodiesel thu đƣợc tại nồng độ KOH 1% khối lƣợng dầu, tỷ lệ mol

methanol/dầu 8:1, nhiệt độ 550C và thời gian phản ứng 60 phút. Biodiesel thu đƣợc có

những lợi thế nhƣ: trị số cetane cao, chỉ số acid, hàm lƣợng cặn carbon thấp và có thể sử

dụng nhƣ nhiên liệu thay thế diesel mà không cần thay đổi hệ thống động cơ hay v i

phun.

Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng n ớc và tái sử dụng n ớc thải

bằng giải pháp 3R (Reduce - Reuse - Recycle) tại khu công nghiệp

Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Họ và tên tác giả : NGUYỄN THỊ QUỲNH GIAO

MSSV: 0917064

Chuyên ngành: Quản lý môi trƣờng

Khoa: Môi trƣờng

Email: [email protected]

Thành tích về học tập:

- Sinh viên 5 tốt tiêu biểu của trƣờng trong 3 năm học

2009-2010, 2010-2011, 2011-2012.

- Sinh viên 5 tốt cấp Đại Học Quốc Gia năm học

2011-2012.

Page 31: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

30

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Khu công nghiệp Long Hậu là một trong những khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh

Long An. Với đặc thù là nơi thu hút những ngành nghề ít ô nhiễm, khu công nghiệp Long

Hậu có tiềm năng lớn cho việc triển khai áp dụng các giải pháp để tăng cƣờng hiệu quả

sử dụng nƣớc và tái sử dụng nƣớc thải. Hiện tại, công tác quản lý môi trƣờng trong khu

công nghiệp đã đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, song vẫn tồn tại một số vấn đề trong công

tác quản lý sử dụng nƣớc và tái sử dụng nƣớc thải. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử

dụng nƣớc và tái sử dụng nƣớc thải trong khu công nghiệp, tác giả đã thực hiện đề tài

“Nâng cao hiệu quả sử dụng nƣớc và tái sử dụng nƣớc thải bằng giải pháp 3R (reduce -

reuse – recycle) tại khu công nghiệp Long Hậu”.

Thông qua việc sử dụng bốn phƣơng pháp nghiên cứu, gồm: thu thập và kế thừa

tài liệu, khảo sát thực tế, xử lý số liệu và ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS); đề

tài đã đánh giá đƣợc tiềm năng áp dụng nguyên tắc 3R trong khu công nghiệp. Trong đó,

tiềm năng tiết kiệm nƣớc đƣợc thực hiện bằng giải pháp kĩ thuật nhằm giảm thiểu nƣớc

sạch sử dụng cho sinh hoạt, cho các hoạt động sản xuất. Tái chế và tái sử dụng nƣớc thải

đƣợc thực hiện thông qua hoạt động tái sử dụng tại một số doanh nghiệp có chất lƣợng

nƣớc thải tốt, tái sử dụng nƣớc thải sau xử lý tại trạm xử lý tập trung của khu công

nghiệp.

Ngoài ra, khu công nghiệp còn có tiềm năng thực hiện tuần hoàn nƣớc bằng cách

sử dụng nƣớc thải làm nguồn nƣớc đầu vào cho nhà máy xử lý nƣớc cấp thay vì khai

thác nƣớc gầm tại địa phƣơng. Đề tài cũng đã đề xuất sử dụng hệ thống thông tin địa lý

(GIS) nhƣ công cụ hỗ trợ cho hoạt động quản lý khi nguyên tắc 3R đƣợc áp

dụng tại khu công nghiệp.

Page 32: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

31

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Đáp ứng của vi giáp xác d ới ảnh h ng độc tố vi khuẩn lam

Họ và tên: VÕ THỊ MỸ CHI

MSSV: 0917024

Chuyên ngành: Quản lý môi trƣờng

Khoa: Môi trƣờng

Email: [email protected]

Thành tích học tập:

- Điểm tích lũy 4 năm học: 7.92

- Sinh viên 5 tốt cấp trƣờng năm học 2010-2011

Trên thế giới, sự hiện diện của vi khuẩn lam

đƣợc biết đến nhiều ở những ao hồ ƣu dƣỡng hay ở những hồ chứa nƣớc uống, liên quan

đáng kể đến chất lƣợng nƣớc. Một số loài vi khuẩn lam có khả năng sản sinh độc tố ảnh

hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thủy sinh vật và sức khỏe con ngƣời. Đề tài này nhằm

mục tiêu (i) đánh giá ảnh hƣởng cấp tính của chủng vi khuẩn lam Microcystis aeruginosa

lên ba loài vi giáp xác Daphnia magna, Ceriodaphnia cornuta và Moina sp., (ii), đánh giá

ảnh hƣởng mãn tính của hai chủng vi khuẩn lam Microcystis aeruginosa và

Cylindrospermopsis curvispora (ở nồng độ 10%, 50%, 100%) lên Daphnia magna trong 3

tuần. Các đặc điểm sinh học đƣợc quan sát của thí nghiệm mãn tính bao gồm sự sống

chết, thời gian thành thục, sự sinh sản và trọng lƣợng khô của sinh vật. Kết quả thí

nghiệm cấp tính cho thấy, LC50 24-h của Daphnia magna là 0,64 μgMC/ ; C50 24-h

của Moina sp. là 0,42 μgMC/ ; C50 24-h của Ceriodaphnia cornuta là 0,85 μgMC/ .

Kết quả thí nghiệm mãn tính chứng tỏ độc tính của vi khuẩn lam có ảnh hƣởng

mạnh đến sức sống, sự thành thục, khả năng sinh sản của sinh vật. Hiện tƣợng sẩy thai

cũng đƣợc ghi nhận trong thí nghiệm mãn tính. Kết quả đề tài không chỉ cho thấy ảnh

hƣởng của độc tố vi khuẩn lam lên vi giáp xác trong điều kiện phòng thí nghiệm mà còn

Page 33: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

32

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

cảnh báo tác động tiềm tàng lên sức khỏe con ngƣời, đặc biệt tại những thủy vực có sự

xuất hiện vi khuẩn lam.

Tên đề tài: Ứng dụng viễn thám v GIS để lập bản đồ sinh khối và

CO2 hấp thụ cho rừng ngập mặn Cần Giờ

Họ và tên: NGUYỄN PHƢƠNG TRINH

Chuyên ngành: Quản lý môi trƣờng

Khoa: Khoa học Môi trƣờng

Email: [email protected]

Thành tích học tập:

- Điểm trung bình học tập: 8,13

- Sinh viên 5 tốt cấp Trƣờng năm 2012

- Tham gia viết bài và đƣợc đăng trong kỷ yếu Hội

thảo “Ứng dụng GIS toàn Quốc 2013” của Trƣờng Đại

học Nông Nghiệp Hà Nội

- Tham gia viết bài tham dự Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 13 của Trƣờng

đại học Bách Khoa – TP. Hồ Chí Minh

Thế giới ngày càng quan tâm hơn đến việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Một

trong những cách tiếp cận nhằm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu là giảm phát thải từ mất

rừng và suy thoái rừng (REDD và REDD+). Việc thực hiện REDD và REDD+ cần phải

có thông tin và dữ liệu về carbon lƣu trữ trong các khu vực rừng. Nhờ khả năng thu nhận

phổ phản xạ và phát xạ các đối tƣợng trên mặt đất, viễn thám có thể đƣợc sử dụng nhƣ

một công cụ hiệu quả và tiết kiệm chi phí để ƣớc lƣợng sinh khối (SK) và carbon tích lũy

của rừng. Do đó, nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm (1) khảo sát mức độ tƣơng quan

giữa lƣợng SK và hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên và rừng trồng với các chỉ số thực vật từ

ảnh Landsat 7 ETM+ gồm chỉ số NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) và

Page 34: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

33

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

RVI (Ratio Vegetation Index) (2) xây dựng bản đồ SK và hấp thụ CO2 cho rừng ngập

mặn Cần Giờ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa SK và CO2 hấp thụ ở rừng trồng có độ tƣơng

quan chặt chẽ với NDVI và RVI (sự tƣơng quan với NDVI cao hơn so với RVI), trong

khi sự tƣơng quan chặt chẽ này lại không xảy ra ở rừng tự nhiên. Từ đó, nghiên cứu này

đã chọn phƣơng trình tƣơng quan giữa SK và CO2 hấp thụ với chỉ số NDVI để thành lập

bản đồ SK và bản đồ hấp thụ CO2 cho rừng trồng tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Đối với

rừng tự nhiên ở Cần Giờ, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể lập bản đồ

SK và bản đồ CO2 hấp thụ thông qua sử dụng công cụ viễn thám.

Tên đề tài: Mô phỏng và kiểm chứng lại việc lựa chọn vị trí thích hợp

để xây dựng cảng SPCT khu vực huyện Nhà Bè bằng mô hình dựa

trên tác nhân (Agent Based Model - ABM)

Họ và tên tác giả : TRẦN ĐÌNH TOÀN

MSSV: 0916354

Chuyên ngành: Địa chất công trình – Địa chất thuỷ

văn

Khoa: Địa Chất

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Tốt nghiệp loại khá với điểm

tổng kết 7.66

Đạt giải 1 cuộc thi học thuật Chấn động Pangaea lần IX năm 2012

Page 35: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

34

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Đề tài đã tiến hành phát triển một mô hình dựa trên tác nhân (Agent Based Model

– ABM) để mô phỏng việc lựa chọn vị trí thích hợp xây dựng Cảng SPCT ở khu vực

huyện Nhà Bè. Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập các tài liệu về địa chất,

địa mạo, địa chất công trình khu vực nghiên cứu cũng nhƣ các bản đồ về địa hình địa

mạo, chế độ thủy văn, các hiện tƣợng địa chất công trình động lực, bản đồ quy hoạch sử

dụng đất đai, sơ đồ định hƣớng phát triển không gian; bên cạnh đó, cũng thu thập các ảnh

vệ tinh Landsat ở khu vực huyện Nhà Bè. Từ các dữ liệu trên, tác giả sẽ tiến hành xử lý

trong các phần mềm Envi, MapInfo, ArcGis để có đƣợc các dữ liệu đầu vào cho mô hình.

Mô hình dựa trên tác nhân trong đề tài đƣợc phát triển dựa trên phần mềm

NetLogo (Wilensky 1999). Trong mô hình này, ba thành tố chính đƣợc tạo ra, bao gồm

tác nhân (chủ đầu tƣ), môi trƣờng (nơi chủ đầu tƣ sống; môi trƣờng thể hiện các thông tin

của các dữ liệu đầu vào nhƣ bản đồ thể hiện khu vực thuận lợi và không thuận lợi dựa

vào địa hình – mực triều, bản đồ thể hiện khu vực thuận lợi và không thuận lợi dựa vào

hiện tƣợng sạt lở – bồi tụ bờ sông, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai, sơ đồ định hƣớng

phát triển không gian các KCN – KCX) và sự tƣơng tác (tƣơng tác giữa chủ đầu tƣ và

môi trƣờng; chủ đầu tƣ sẽ tiếp nhận các thông tin do môi trƣờng cung cấp và đƣa ra quyết

định về việc lựa chọn vị trí). Việc lựa chọn vị trí xây dựng trong mô hình của tác nhân

chủ đầu tƣ dựa trên phƣơng trình mô hình hồi qui toán học.

Mô hình đã đƣợc chạy nhiều lần và cho ra kết quả không đổi. Kết quả kiểm chứng,

so sánh vị trí Cảng SPCT đƣợc mô phỏng và vị trí thật của Cảng SPCT cho thấy sự trùng

khớp của hai vị trí này. Điều này cho thấy độ chính xác và ổn định của mô hình trong

việc mô phỏng vị trí xây dựng cảng SPCT ở khu vực Nhà Bè. Do đó, việc sử dụng mô

hình dựa trên tác nhân nhƣ thế này trong tƣơng lai sẽ trợ giúp và hỗ trợ các nhà quy

hoạch cũng nhƣ chính phủ địa phƣơng cho việc lựa chọn những vị trí thích hợp để xây

các công trình xây dựng.

Page 36: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

35

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH 2013

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2013

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2013

LĨNH VỰC VẬT LÝ ỨNG DỤNG – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

STT Tên công trình Cán bộ hƣớng dẫn Họ và tên sinh viên

1

Khảo sát sự xói lở và bồi tụ tại khu vực

rừng ngập mặn rạch cồn Bửng, Thạnh

Phú, Bến Tre

TS. Võ ƣơng Hồng

Phƣớc Đặng Hoàng am

2 Tách phức hợp QRS trong điện tâm đồ TS. Huỳnh Văn Tuấn

Nguyễn Vƣơng Thùy

Ngân

Trần Đức ong

3

Nghiên cứu chế tạo tiếp xúc dị thể

AZO/Si bằng phƣơng pháp phún xạ

Mangetron DC

TS. Vũ Thị Hạnh Thu Nguyễn Chung Dƣơng

4

Áp dụng thuật toán dịch chuyển sai phân

hữu hạn sau cộng vào số liệu ra đa xuyên

đất

ThS. Đặng Hoài Trung Đỗ Thị Thanh Hải

5 Real-time Video Streaming dựa trên nền

tảng Zigbee IEEE 802.15.4 TS. Huỳnh Hữu Thuận Trần Cao Quyền

6

Xây dựng phần cứng cho thuật toán u-

surf để giải bài toán ego-motion nhằm

nhận biết hƣớng di chuyển của ngƣời

quan sát

TS. Bùi Trọng Tú

Nguyễn Chí Tâm

Huỳnh Thái Bảo

Phạm Phi ong

Page 37: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

36

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Khảo sát sự xói l và bồi tụ tại khu vực rừng ngập mặn

rạch cồn Bửng, Thạnh Phú, Bến Tre

Họ và tên: ĐẶNG HOÀNG LAM

MSSV: 0921139

Chuyên ngành: Hải dƣơng học, khí tƣợng và thủy văn

Khoa: Vật lý – vật lý kỹ thuật

Email: [email protected]

Thành tích học tập:

- Tốt nghiệp loại khá (7.64), chuyên ngành Hải dƣơng học.

- Học bổng khuyến khích học kì I năm học 2010 – 2011.

- Tham gia khóa học “The 1st

short course on the Geophysical Fluid Dynamics:

Ocean Circulation and Coastal Process” tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM.

Tham gia và đƣợc cấp chứng nhận của khóa học về AcrGis: “AcrGis Desktop I: Getting

Start With GIS”

Quá trình xói lở và bồi tụ ở rừng ngập mặn dƣới các tác nhân động lực đã đƣợc

nghiên cứu rất nhiều. Đề tài này nhằm khảo sát, phân tích và đánh giá các quá trình động

lực tác động đến sự xói lở và bồi tụ, xem xét sự thay đổi đƣờng bờ ở khu vực rừng ngập

mặn rạch cồn Bửng, Thạnh Phú, Bến Tre theo thời gian. Ba phƣơng pháp đƣợc sử dụng

là phƣơng pháp tracer stick để xem thay đổi động lực học trầm tích bề mặt, phƣơng pháp

định vị bằng GPS xem biến đổi đƣờng bờ trong thời gian ngắn (hàng tháng và theo mùa)

và phƣơng pháp trích rút đƣờng bờ từ ảnh viễn thám để khảo sát xu thế biến đổi đƣờng

bờ trong thời gian dài (từ 1989 đến 2012). Kết quả của đề tài này cho thấy đƣợc khu vực

nghiên cứu có quá trình xói lở mạnh mẽ và chiếm ƣu thế hơn quá trình bồi tụ trong thời

gian khảo sát dƣới những tác nhân động lực nhƣ sóng, d ng triều, dòng chảy ven bờ,

dòng chảy kênh rạch, mƣa. Khu vực bị xói nhiều nhất là khu vực gần rạch cồn Bửng,

càng xa rạch cồn Bửng đi về phía cửa sông Cổ Chiên khu vực ít bị xói lở và thậm chí

đƣợc bồi tụ.

Page 38: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

37

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Tách phức hợp QRS trong điện tâm đồ

Họ và tên tác giả 1: NGUYỄN VƢƠNG THÙY VÂN

MSSV: 1013110

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Giải nhất sinh viên

nghiên cứu khoa học 2012

Họ và tên tác giả 2: TRẦN ĐỨC LONG

MSSV: 1013093

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Giải nhất sinh viên

nghiên cứu khoa học 2012

Chuyên ngành: Vật lý tin học Khoa: Vật lý- Vật lý kỹ thuật

Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu lý thuyết về điện tâm đồ, tách phức hợp

QRS trong điện tâm đồ bằng phƣơng pháp Pan-Tompkins. Dựa trên phƣơng pháp Pan-

Tomkins có sẵn, chúng tôi đƣa ra giải thuật cải tiến nhằm đơn giản hoá phƣơng pháp

Pan-Tomkins trong phân tích điện tâm đồ. Chúng tôi tiến hành mô phỏng tín hiệu ECG

tĩnh và động theo phƣơng pháp Pan-Tomkins và phƣơng pháp chúng tôi đề xuất. Các kết

quả mô phỏng cho thấy mô hình chúng tôi đƣa ra hoạt động hiệu quả. Tiếp theo, chúng

tôi xây dựng mô hình thực nghiệm thời gian thực sử dụng kit DSP TMS320C6713 với

giải thuật chúng tôi đề xuất để tách phức hợp QRS trong điện tâm đồ. Các kết quả thực

nghiệm cho thấy mô hình thực nghiệm hoạt động hiệu quả, phức hợp QRS và khoảng RR

đƣợc tách một cách hiệu quả. Từ các kết quả đạt đƣợc, đề tài hoàn toàn có thể ứng dụng

vào thực tế giúp con ngƣời đƣa ra các chẩn đoán liên quan tới các bệnh về tim.

Page 39: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

38

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Nghiên cứu chế tạo tiếp xúc dị thể AZO/Si bằng ph ơng

pháp phún xạ Mangetron DC

Họ và tên: NGUYỄN CHUNG DƢƠNG

MSSV: 0919011

Khoa: Khoa học Vật liệu

Màng dẫn điện trong suốt AZO (ZnO pha tạp Al) với

giá thành rẻ và không độc hại đƣợc nghiên cứu ứng dụng

tạo màng thủy tinh dẫn và hiệu ứng photovoltaic của tiếp

xúc dị thể AZO/Silic đƣợc nghiên cứu ứng dụng cho pin

mặt trời. Trong công trình này, màng AZO đƣợc chế tạo ở nhiệt độ ph ng trên đế chuyển

động quay tr n 10 v ng/phút và không đặt trực diện với nguồn trong môi trƣờng áp suất

khí argon bằng phƣơng pháp phún xạ magnetron DC từ bia gốm ZnO pha tạp 2% Al.

Công trình đã khảo sát sự ảnh hƣởng theo khoảng cách bia đế, công suất phún xạ và thời

gian phún xạ hay độ dầy màng lên tính chất quang - điện của màng AZO trên đế thủy tinh

và hiệu ứng photovoltaic của tiếp xúc dị thể AZO/p-Si đã đƣợc chế tạo dựa vào các điều

kiện tối ƣu đã khảo sát chế tạo màng AZO trên đế thủy tinh. Kết quả cho thấy, màng

AZO trên đế thủy tinh thu đƣợc có điện trở suất thấp cỡ 10- ồng độ hạt tải đạt cỡ

3.1020 cm-3, độ truyền qua trong vùng ánh sáng khả kiến trên 80% và màng có độ đồng

đều tốt trên đế có đƣờng kính 7.5cm với sự sai khác điện trở mặt tại tâm và biên của mẫu

không lớn. Hiệu ứng photovoltaic của tiếp xúc AZO/p-Si đạt đƣợc tốt nhất đén thờ điểm

này ở thế hở mạch Voc = 462mV, mật độ d ng đoản mạch Jsc = 14.4 mA/cm2, hệ số lấp

đầy FF = 35.61%, hiệu suất chuyển đổi quang điện η = 4.19%, tƣơng ứng với màng AZO

chế tạo ở điều kiện khoảng cách bia đế h = 5.2 cm, công suất phún xạ P = 100W, áp suất

phún xạ p = 1.9x10-3 torr, thời gian phún xạ là 60 phút, đế chuyển động quay với vận tốc

10 vòng/phút.

Page 40: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

39

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Áp dụng thuật toán dịch chuyển sai phân hữu hạn sau

cộng vào số liệu ra đa xuyên đất

Họ và tên: ĐỖ THỊ THANH HẢI

MSSV: 0913191

Chuyên ngành: Vật lý Địa cầu

Khoa: Vật lý

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: nhận học bổng Odon Valet,

Dong Bu, Mitsuba

Ra đa xuyên đất là phƣơng pháp địa vật lý dựa trên sự phát và thu tín hiệu phản xạ

của sóng điện từ. Khảo sát thu đƣợc các mặt cắt GPR thể hiện dƣới dạng biểu đồ thời

khoảng cho biết các đặc tính của môi trƣờng bên dƣới mặt đất. Tuy nhiên, những thông

tin về vị trí và kích thƣớc của dị thƣờng trên các mặt cắt thƣờng bị sai lệch hoặc không

xác định đƣợc do chịu ảnh hƣởng bởi sự phản xạ từ các mặt nghiêng, nhiễu xạ từ các

cạnh, góc, môi trƣờng không đồng nhất và phân tán. Hiện nay, ngƣời ta thƣờng sử dụng

các thuật toán dịch chuyển trong xử lý số liệu địa chấn để khắc phục các hiện tƣợng trên.

Công trình này trình bày sử dụng phƣơng pháp dịch chuyển sai phân hữu hạn thực hiện

trên số liệu GPR mô hình và số liệu CO thực tế dựa vào phƣơng trình sóng vô hƣớng 2-

D. Kết quả của dịch chuyển đã khôi phục lại đúng vị trí và kích thƣớc của dị vật, độ phân

giải đƣợc nâng cao, giúp cho quá trình minh giải đƣợc chính xác.

Page 41: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

40

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Real-time Video Streaming dựa trên nền tảng Zigbee IEEE

802.15.4

Họ và tên: TRẦN CAO QUYỀN

MSSV: 0920103

Khoa: Điện Tử-Viễn Thông

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: tốt nghiệp loại giỏi ngành Điện

Tử - Viễn Thông

Hiện nay, có rất nhiều phƣơng thức streaming

video không dây, tùy theo từng nhƣ cầu thực tế mà các

phƣơng thức khác nhau đƣợc áp dụng. Phổ biến nhất

trong các phƣơng thức streaming, đó chính là streaming video thông qua chuẩn wifi. Tuy

nhiên vấn đề gặp phải khi sử dụng Wifi để streaming video đó chính là: video chỉ có thể

truyền ở khoảng cách ngắn, đồng thời công suất tiêu tốn thƣờng rất lớn.

Zigbee là một giao thức đƣợc xây dựng theo chuẩn IEEE 802.15.4. Giao thức này

đƣợc tạo ra nhằm phục vụ cho những ứng dụng yêu cầu giá thành và công suất thấp

nhƣng phải có khả năng linh động trong phạm vi rộng. Zigbee đƣợc xem là chuẩn giao

tiếp không dây hao phí ít năng lƣợng nhất hiện nay. Ngoài ra, khoảng cách truyền dữ liệu

bằng chuẩn Zigbee xa, tính chính xác cao. Nhƣng cũng chính vì tiêu tốn ít lƣợng cho nên

tốc độ truyền tin rất chậm.

Mục đích của nghiên cứu này chính là phát triển một chuẩn truyền dữ liệu tƣơng

tự Zigbee – công suất hao phí thấp. Đồng thời có thể truyền đƣợc dữ liệu ở tốc độ thích

hợp cho việc streaming video. GStreamer cũng đƣợc nghiên cứu và phát triển để hổ trợ

cho việc streaming video. GStreamer là một nền tảng đa phƣơng tiện đƣợc phát triển

bằng ngôn ngữ lập trình C. GStreamer cho phép ngƣời lập trình tạo ra rất nhiều các ứng

dụng nhƣ: video/audio streaming, audio/video codec, audio/video mixing... Nhờ việc sử

dụng GStreamer, dữ liệu đƣợc nén theo chuẩn H264 tại phía truyền và giải nén tại phía

nhận. Do đó băng thông truyền video đƣợc tận dụng tối đa.

Page 42: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

41

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Chi phí để thiết lập hệ thông streaming cũng đƣợc chú ý đến. Nhờ vào việc sử

dụng các board mạch đƣợc nhúng hệ điều hành Linux mã nguồn mở thay vì sử dụng các

máy tính cá nhân với hệ hành Window đ i hỏi bản quyền mà chi phí của hệ thống đƣợc

giảm đi đáng kể.

Tên đề tài: Xây dựng phần cứng cho thuật toán u-surf để giải bài toán

ego-motion nhằm nhận biết h ớng di chuyển của ng ời quan sát

Họ và tên tác giả 1: NGUYỄN CHÍ TÂM

MSSV: 0920106

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Sinh viên 5 tốt cấp trƣờng

2012

Họ và tên tác giả 2: HUỲNH THÁI BẢO

MSSV: 0920005

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Giải nhì Elabs 2012

Họ và tên tác giả 3: PHẠM PHI LONG

MSSV: 0920062

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Giải nhì Elabs 2012

Chuyên ngành: Máy tính & Hệ thống nhúng Khoa: Điện tử - Viễn thông

Page 43: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

42

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Phƣơng pháp giải phổ biến cho bài toán Ego-motion thƣờng dựa trên việc xây

dựng một trƣờng gồm các véc-tơ, đƣợc gọi là dòng quang (optical flow). Có hai loại dòng

quang: rời rạc và dày đặc. Thông qua trƣờng các véc-tơ này, chúng ta có thể nhận đƣợc

rất nhiều thông tin bao gồm cả hƣớng của ngƣời quan sát hay máy quay.

Để xây dựng đƣợc trƣờng các véc-tơ đạt độ chính xác cao, việc sử dụng những

phƣơng pháp rút trích ra những điểm tiềm năng của những khung hình là cần thiết. Từ

những điểm đặc trƣng này, bƣớc thực hiện ghép điểm (matching), đƣợc hiểu là bƣớc tạo

ra dòng quang rời rạc, sẽ cho ra đƣợc kết quả đáng tin cậy.

Trong số các thuật toán rút trích, thuật toán U-SURF, đƣợc rút gọn từ thuật toán

SURF, là một phƣơng pháp rút trích mạnh mẽ vì phƣơng pháp này tránh đƣợc những

trƣờng hợp nhiễu và thay đổi độ sáng.

Điều lƣu ý trong thuật toán U-SURF là mọi chuyển động vƣợt quá góc + 15 độ

hoặc – 15 độ sẽ không đạt đƣợc độ chính xác nhƣ mong muốn, nên với tính chất của

phƣơng pháp này, đề tài này sẽ sử dụng các đoạn phim mẫu không nằm trong trƣờng hợp

nêu trên.

Hệ thống Ego-motion đƣợc xây dựng trên board Stratix IV với chip FPGA có mã

EP4SGX230KF40C2. Để tiết kiệm thời gian cho việc thực thi thuật toán, hệ thống các

đoạn phim ở ngõ vào sẽ không thực hiện trực tiếp bằng máy quay mà thông qua việc

truyền các đoạn phim có độ phân giải 640x480 xuống cổng giao tiếp PCI express chạy ở

tốc độ 125Mhz và truyền tới bộ nhớ trên board Stratix IV để thực hiện thuật toán. Kết

quả thực hiện cho thấy hệ thống đáp ứng đƣợc quy định về thời gian thực với tốc độ 50

hình/giây (fps) và đúng về chức năng.

Page 44: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

43

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH 2012

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2013

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2013

LĨNH VỰC HÓA HỌC

STT Tên công trình Cán bộ hƣớng dẫn Họ và tên sinh viên

1

Nghiên cứu thành phần hóa học

và hoạt tính kháng ung thƣ tuyến

tụy từ cao hexan của keo ong loài

Trigona minor

ThS. Nguyễn Xuân Hải Đỗ Văn Nhật

Trƣờng

2

Nghiên cứu hoạt tính ức chế

enzyme tyrosinase của lõi cây

mít (Artocarpus heterophyllus

L.)

TS. Nguyễn Thị Thanh

Mai

ê Hữu Thọ

Nguyễn Thị H a

3

Tổng hợp chất lỏng ion

Bis(trifluorometansulfonil)imidur

1-(2,2,2-trifluoroetil)-3-

metilimidazolium sử dụng làm

điện giải trong pin litium

GS.TS. ê Ngọc Thạch

TS. ê Mỹ oan Phụng Trần Ngọc Anh

4

Tổng hợp vật liệu đa cơ chế pha

đảo trao đổi cation mạnh dùng

cho phân tích các hợp chất amine

thơm trong nƣớc

TS. Nguyễn Ánh Mai Hà Tố Nhƣ

5

Xác định đồng thời Paracetamol,

Caffeine và Ibuprofen trong mẫu

dƣợc phẩm bằng phổ đạo hàm tỷ

đối

ThS. Trƣơng âm Sơn

Hải

Huỳnh Nguyễn

Trúc Phƣơng

Page 45: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

44

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng ung

th tuyến tụy từ cao hexan của keo ong loài Trigona minor

Họ và tên: ĐỖ VĂN NHẬT TRƢỜNG

MSSV: 0914276

Chuyên ngành: Hóa Phân Tích

Khoa: Hóa Học

Email: [email protected]

Thành tích học tập: Xếp loại học lực khá, điểm trung

bình học tập 7,69.

Từ phân đoạn cao hexan của keo ong loài ong

không ng i đốt Trigona minor đã phân lập đƣợc 4 hợp chất triterpen thuộc khung

cycloartan, đó là acid mangiferonic (1), acid 27-hydroxymangiferonic (2), trigonon (3) và

acid 23-hydroxymangiferonic (4), trong đó hợp chất 3 là hợp chất mới chƣa đƣợc công

bố trên thế giới, các hợp chất 1, 2 và 4 lần đầu đƣợc tìm thấy trong keo ong của loài ong

không ng i đốt thuộc tông Meliponini.

Hình: Cấu trúc các hợp chất phân lập đƣợc

Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ tuyến tụy của keo ong loài này cho

thấy, cao hexan có hoạt tính rất mạnh trên cả 2 dòng tế bào PANC-1 và PSN-1, với giá trị

Hợp chất R1 R2

1 H H

2 OH H

3 OCOOCH3 H

4 H OH

Page 46: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

45

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

PC50 lần lƣợt là 7,7 µg mL-1

và 57,3 µg mL-1

. Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu cho

thấy các hợp chất 2 và 4 có khả năng gây độc mạnh trên dòng tế bào ung thƣ tuyến tụy

PANC-1 trong môi trƣờng thiếu dinh dƣỡng (NDM), và chúng còn có khả năng gây độc

trên nhiều dòng tế bào ung thƣ khác nhƣ A549, Conlon 26-L5, B16-BL6, LLC, HeLa và

HT-1080, đặc biệt là hợp chất 4 có hoạt tính mạnh nhất.

Đây là một kết quả khoa học rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu thành phần hóa

học của keo ong loài ong không ng i đốt, góp phần làm sáng tỏ khả năng chữa trị một số

căn bệnh nhƣ đau bao tử, tiểu đƣờng, làm đẹp da,… đặc biệt là bệnh ung thƣ. Kết quả còn

là tiền đề cho nhiều nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học cũng nhƣ hoạt tính sinh

học của keo ong loài ong không ng i đốt để tìm ra những hoạt chất mới có khả năng

kháng nhiều dòng tế bào ung thƣ nhằm hƣớng đến mục tiêu ứng dụng keo ong làm thuốc

hỗ trợ điều trị bệnh ung thƣ và nâng cao giá trị sử dụng keo ong cũng nhƣ phát triển

ngành nuôi ong nƣớc ta.

Tên đề tài: Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase của lõi cây

mít (Artocarpus heterophyllus L.)

Họ và tên tác giả 1: LÊ HỮU THỌ

Họ và tên tác giả 2: NGUYỄN THỊ HÒA

Khoa: Hóa học

Từ phân đoạn cao etyl acetat của cao metanol

của lõi thân Mít (Artocarpus heterophyllus L.) đã cô

lập đƣợc 6 hợp chất tinh khiết là artocarmin A (1),

artocarmin B (2), artocarmin C (3), norartocarpetin

(4), artocarmin D (5) và artocarmin E (6). Trong đó,

hợp chất (6) lần đầu tiên đƣợc công bố trên thế giới.

Kết quả thử hoạt tính ức chế enzym tyrosinase của

các hợp chất này cho thấy chúng đều có hoạt tính với giá trị IC50 < 60 µM). Trong đó,

Page 47: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

46

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

hợp chất (2) và (6) có giá trị IC50 lần lƣợt là 8,40 và 6,71 µM. Bên cạnh đó, kết quả khảo

sát động học cho thấy hợp chất artocarmin B có kiểu ức chế không cạnh tranh, Ki= 6,30

µM và hợp chất artocarmin E có kiểu ức chế cạnh tranh, Ki= 6,23 µM.

Tên đề tài: Tổng hợp chất lỏng ion Bis(trifluorometansulfonil)imidur

1-(2,2,2-trifluoroetil)-3-metilimidazolium sử dụng l m điện giải trong

pin litium

Họ và tên: Trần Ngọc Anh

MSSV: 0914012

Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ

Khoa: Hóa học

Email: [email protected]

Thành tích học tập:

- Tốt nghiệp loại giỏi, điểm tích lũy: 8.07

- Giải ba cuộc thi “Hóa học và tôi năm 2012”

R1 R2 Tên

H Prenyl-OH Artocarmin A

H Prenyl-O-p-coumarat Artocarmin B

H Prenyl-O-ferulat Artocarmin C

OH H Norartocarpetin

OH Prenyl-OH Artocarmin D

OH Prenyl-O-p-coumarat Artocarmin E

Page 48: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

47

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

- Giải nhất báo cáo poster trong hội nghị vật liệu tiên tiến AMA 2013-Đại học công

nghiệp Tp. HCM

- Có 1 công trình đƣợc đăng trong “Tạp chí hóa học Việt Nam” số 51 với công trình

là: “Tổng hợp chất lỏng ion tosilat 1-(2,2,2-trifluoroetil)-3-metilimidazolium sử dụng

làm điện giải trong pin litium”.

Pin litium với chất điện giải cổ điển là hệ muối litium hòa tan trong dung môi hữu

cơ. Trong quá trình làm việc, dung môi hữu cơ bay hơi, gây ra áp suất nội là nguyên nhân

cháy nổ của thiết bị điện tử dùng pin litium. Nhiều công trình nghiên cứu thay đổi dung

dịch điện giải cổ điển bằng dung dịch điện giải mới, trong đó có chất lỏng ion với những

đặc tính ƣu việt nhƣ cửa sổ điện hóa rộng, áp suất hơi thấp… Trong đề tài này, chúng tôi

thực hiện tổng hợp chất lỏng ion tosilat 1-(2,2,2-trifluoroetil)-3-metilimidazolium và

bis(trifluorometansulfonil)imidur 1-(2,2,2-trifluoroetil)-3-metilimidazolium bằng các

phƣơng pháp kích hoạt khác nhau. Sản phẩm thu đƣợc có độ tinh khiết và hiệu suất khá

cao. Hai chất lỏng ion trên tiếp tục đƣợc khảo sát sơ bộ tính chất điện hóa nhƣ quét thế

vòng tuần hoàn, đo TGA, DSC. Thông qua kết quả khảo sát và đo đạc, bƣớc đầu cho thấy

các chất lỏng ion này có thể thay thế các hệ điện giải cổ điển để làm chất điện giải mới

trong pin litium.

Tên đề tài: Tổng hợp vật liệu đa cơ chế pha đảo trao đổi cation mạnh

dùng cho phân tích các hợp chất amine thơm trong n ớc

Họ và tên tác giả : HÀ TỐ NHƢ

MSSV: 0914161

Chuyên ngành: Hóa phân tích

Khoa: Hóa

Email: [email protected]

Thành tích về học tập:

Page 49: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

48

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

+ Điểm trung bình cuối khóa: 8.27

+ Điểm TOEIC 840

+ Có đề tài tham dự hội nghị hóa học toàn quốc

Ngày nay, kỹ thuật phân tích sắc ký ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự đa

dạng của các loại pha tĩnh. Có nhiều loại pha tĩnh gồm các tƣơng tác phổ biến nhƣ: tƣơng

tác trao đổi cation, tƣơng tác trao đổi anion, tƣơng tác pha đảo…phục vụ cho nhiều mục

đích phân tích khác nhau. Tuy nhiên vì nhu cầu phân tích các loại hợp chất ngày càng

phức tạp nên các vật liệu đơn cơ chế không đáp ứng đƣợc, từ đó vật liệu đa cơ chế ra đời.

Vật liệu đa cơ chế pha đảo trao đổi cation sulfonate poly(styrene-co-divinylbenzene)

chiếm vị trí quan trọng nhờ khoảng pH làm việc rộng, dễ dàng kháng hóa chất, và dễ tổng

hợp. Tổng hợp vật liệu bằng cách sử dụng tác chất acid sulfuric biến tính bề mặt nền

polystyrene divinylbenzene. Bằng phƣơng pháp quy hoạch thực nghiệm, lập đƣợc mô

hình toán học của quy trình tổng hợp vật liệu sulfonate poly(styrene-co-divinylbenzene),

từ đó đƣa ra đƣợc những điều kiện tổng hợp sao cho có thể khống chế đƣợc mật độ nhóm

sulfonate trên vật liệu nhằm có đƣợc vật liệu đa cơ chế.

Các amine thơm có ảnh hƣởng rất lớn đối với sức khỏe con ngƣời, là tác nhân gây

ra bệnh ung thƣ. Ngày nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rất quan tâm

đến hàm lƣợng amine thơm phát sinh trong công nghiệp may mặc, phẩm nhuộm và đặc

biệt trong nguồn nƣớc… Vì vậy, đề tài “Tổng hợp vật liệu đa cơ chế dựa trên phƣơng

pháp quy hoạch thực nghiệm và ứng dụng vào quy trình phân tích các hợp chất amine

thơm trong nƣớc” sẽ đƣợc nghiên cứu và phát triển nhằm tổng hợp vật liệu đa cơ chế,

ứng dụng làm cột chiết pha rắn làm giàu và làm sạch mẫu nƣớc xác định hàm lƣợng các

hợp chất amine thơm, qua đó tiến tới tự sản xuất các loại cột chiết pha rắn với giá thành

thích hợp phục vụ trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu hay trƣờng học.

Page 50: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

49

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: Xác định đồng thời Paracetamol, Caffeine và Ibuprofen

trong mẫu d ợc phẩm bằng phổ đạo hàm tỷ đối

Họ và tên tác giả : HUỲNH NGUYỄN TRÚC

PHƢƠNG

MSSV: 0914176

Chuyên ngành: Hóa Phân tích

Khoa: Hóa Học

Email: [email protected]

Thành tích về học tập:

• Điểm tích lũy: 7.18

• Đạt bằng A2 tiếng Pháp

Mục tiêu của nghiên cứu là là phát triển phương pháp phổ đạo hàm tỷ đối để

xác định đồng thời paracetamol, caffeine và ibuprofen trong các loại thuốc giảm đau.

Kết quả của công trình nghiên cứu là cơ sở đánh giá khả năng ứng dụng của phương

pháp trong phân tích mẫu dược phẩm nhằm góp phần giải quyết vấn đề đáng quan

tâm trong dược học – kiểm định chất lượng của thuốc. Công trình nghiên cứu đã

thành công trong việc khảo sát và lựa chọn các điều kiện thích hợp để xác định đồng

thời Paracetamol, Caffeine và Ibuprofen bằng phương pháp phổ đạo hàm tỷ đối:

dung môi pha loãng, các thông số thiết bị trong quá trình ghi đo phổ và phép đạo

hàm tỷ đối, lựa chọn được nồng độ chất chia, bước sóng thích hợp và xây dựng

khoảng tuyến tính cũng như đường chuẩn để định lượng 3 chất trên cả 3 đối tượng

mẫu (Ibuacetalvic, Ibuparavic, Vacoidoltalvic). Ngoài ra, chúng tôi cũng so sánh kết

quả phân tích mẫu thuốc của phương pháp đang nghiên cứu với phương pháp sắc ký

lỏng hiệu năng cao ghép nối đầu dò DAD. Kết quả hàm lượng của cả ba thành phần

định lượng theo hai phương pháp là đồng nhất. Với thành công trong việc nghiên

cứu và ứng dụng phương pháp phổ đạo hàm tỷ đối xác định đồng thời Caffeine,

Page 51: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

50

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Ibuprofen và Paracetamol trong thuốc viên nang, chúng tôi hi vọng phương pháp

này có thể được áp dụng trong thực tiễn phân tích và kiểm nghiệm dược nhằm nâng

cao hiệu quả kinh tế và tiết kiệm thời gian phân tích.

Page 52: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

51

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH 2013

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2013

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2013

LĨNH VỰC TIN HỌC – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

STT Tên công trình Cán bộ hƣớng dẫn Họ và tên sinh viên

1

Hệ thống bề mặt tƣơng tác đa chạm

với thông tin 3 chiều và nhận dạng

nét vẽ

TS. Trần Minh Triết

Trƣơng Thái Châu

Nguyễn Huỳnh Duy

Hƣng

2 Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng

tập viết, ghép vần cho bé trên iOS

CN. Nguyễn Đức

Huy

Nguyễn Trần Thu

Hằng

Võ Trọng Hiếu

3

Xây dựng mô hình biểu diễn và nhận

dạng hành động ngƣời trên cơ sở khai

thác kết hợp đặc trƣng màu - độ sâu

(RGB-D)

TS. ý Quốc Ngọc Trần Duy Quang

4

Hệ thống tƣơng tác thông minh với

thông tin hình ảnh bằng phƣơng pháp

so khớp mẫu hình dạng bất kỳ và

phân lớp ảnh

TS. Trần Minh Triết

ThS. Nguyễn Vinh

Tiệp

Trƣơng Đại Dƣơng

Nguyễn Ngọc Châu

Sang

5 Phát triển hệ thống nhật ký cá nhân

và làm việc nhóm TS. Trần Minh Triết

Nguyễn Đức Cang

Nguyễn Thị Hải

6

Xây dựng nhà bếp thông minh trên

cơ sở nhận dạng hành động trong

video dựa trên đặc trƣng hình ảnh và

đặc trƣng chuyển động

TS. Phạm Thế Bảo Nguyễn Tuấn Hùng

7 Thực tại tăng cƣờng và tƣơng tác tự

nhiên trong phát triển bảo tàng ảo TS. Trần Minh Triết

Nguyễn Trọng Khoa

Mã Văn Kim Khánh

Page 53: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

52

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: HỆ THỐNG BỀ MẶT TƢƠNG TÁC ĐA CHẠM VỚI

THÔNG TIN 3 CHIỀU VÀ NHẬN DẠNG NÉT VẼ

Họ và tên:

NGUYỄN HUỲNH DUY HƢNG

MSSV: 0912202

TRƢƠNG THÁI CHÂU

MSSV: 0912034

Email:

[email protected] -

[email protected]

Chuyên ngành: Công Nghệ Phần Mềm Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Tƣơng tác ngƣời – máy là một trong những lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ

trong những năm gần đây. Nhiều thành tựu nổi bật đã góp phần thu hẹp rào cản ngăn

cách giữa con ngƣời và máy tính và mang đến sự thoải mái, trực quan và tiện dụng trong

việc tƣơng tác giữa ngƣời và máy. Một trong số đó là việc nghiên cứu về bàn cảm ứng

hoạt động bằng việc sử dụng thông tin 3D. Nghiên cứu này hƣớng đến việc cho phép

ngƣời dùng sử dụng máy tính thông qua một màn hình cảm ứng rộng với giá thành hợp

lý. Đây là một trong những lĩnh vực có nhiều ứng dụng trong các công việc thuộc các

ngành nhƣ: xây dựng, thiết kế, đồ họa,…

Nhằm đáp ứng nhƣ cầu trên, trong đề tài này, chúng em đề xuất framework cho

phép hỗ trợ tƣơng tác với máy tính bằng cách sử dụng thông tin từ camera 3D.

Framework này cho phép ngƣời dùng có thể thiết kế ứng dụng mới hoặc sử dụng các ứng

dụng có sẵn trên hệ điều hành bằng màn hình cảm ứng. Để thực thi framework trên,

chúng em xây dựng kiến trúc Touch Server gồm có 4 phân hệ. Các phân hệ đƣợc thiết kế

và hoạt động độc lập nhau cho phép ngƣời thiết kế dễ dàng theo dõi, bảo trì cũng nhƣ

nâng cấp trong tƣơng lai. Cùng với việc xây dựng framework trên, chúng em cũng đã bổ

Page 54: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

53

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

sung thêm 2 tính năng xử lý thông minh là tính năng bàn phím ảo tự động gợi ý, sửa lỗi

cho phép hạn chế các lỗi đánh máy gây ra do ngƣời sử dụng hoặc do nhiễu trong việc xử

lý sự kiện chạm của framework và tính năng truy vấn hình ảnh thông qua việc xử lý và

nhận dạng nét vẽ, cho phép ngƣời dùng tự hoàn thiện một bức vẽ thông qua việc phác

thảo các họa tiết và hệ thống sẽ tự hoàn chỉnh thông qua các hình ảnh đã đƣợc gán nhãn

với các bản phác thảo tƣơng ứng trong cơ sở dữ liệu.

Hệ thống mà chúng em tạo ra có thể đƣợc ứng dụng trong các công việc nhƣ: vẽ

tranh nghệ thuật, dạy viết chữ đẹp, quảng cáo và hƣớng dẫn du lịch,... Trong tƣơng lai, hệ

thống có thể đƣợc cải tiến bằng cách làm tăng chất lƣợng của phần cứng (cấu hình máy,

độ chính xác của camera 3D), giảm độ trễ của việc bắt sự kiện cảm ứng và mở rộng phạm

vi mà các ứng dụng có thể chạy đƣợc. Trong phạm vi đề tài, chúng em đã hoàn thành 2

bài báo khoa học tại hội nghị trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên năm 2012 và hội nghị

HCI 2013 với nội dung là kết quả cơ bản của đề tài.

Page 55: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

54

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ XÂY

DỰNG ỨNG DỤNG TẬP VIẾT, GHÉP

VẦN CHO BÉ TRÊN IOS

Họ và tên:

NGUYỄN TRẦN THU HẰNG MSSV:1141034

VÕ TRỌNG HIẾU MSSV:1141041

Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected]

[email protected]

Trong điều kiện hiện nay, khi đất nƣớc đã ổn định, cuộc sống gia đình ngày càng

đƣợc cải thiện thì nhu cầu về mặt giáo dục đƣợc chú trọng hơn bao giờ hết. Vấn đề đƣợc

các bậc cha mẹ quan tâm, lo lắng hiện nay đó là làm thế nào để tạo cho con mình một

môi trƣờng học tập tốt, phù hợp với độ tuổi, nhu cầu và sở thích của trẻ. Xuyên suốt khóa

luận này chúng em sẽ trình bày về các nghiên cứu, khảo sát của tụi em về tình hình giáo

dục ở mầm non và bậc tiểu học, về các sở thích, thói quen, mối quan tâm của trẻ theo

từng độ tuổi, để từ đó phân tích và xây dựng một ứng dụng hỗ trợ trẻ trong việc học chữ

đƣợc thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn nhƣng vẫn hiệu quả. Mục tiêu của chúng em là làm

sao vừa giúp bé gỡ bỏ gánh nặng tâm lý khi phải tập viết những con chữ đầu đời, vừa

giúp bé cảm thấy hứng thú với việc học tập thông qua hình thức chơi tr chơi, hình ảnh,

màu sắc phù hợp với lứa tuổi của bé và giúp bé ghi nhớ những chữ đã đƣợc học một cách

tốt hơn, nhanh hơn và nhớ lâu hơn.

Page 56: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

55

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Để thực hiện đƣợc những mục tiêu đã đề ra ở trên, tụi em đã tiến hành thực hiện

một số cuộc khảo sát, phỏng vấn cha mẹ và bản thân trẻ trƣớc, trong và sau khóa luận để

có cơ sở thiết kế các hình ảnh, chọn lựa màu sắc, âm thanh sao cho gần gũi với bé nhất.

Chúng em cũng tham khảo chƣơng trình giảng dạy hiện tại của Bộ Giáo Dục để theo đó

xây dựng bộ chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt theo đúng chuẩn nhất hiện nay.

Tên đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH BIỂU DIỄN VÀ NHẬN DẠNG

HÀNH ĐỘNG NGƢỜI TRÊN CƠ SỞ KHAI THÁC KẾT HỢP

ĐẶC TRƢNG MÀU - ĐỘ SÂU (RGB-D)

Họ và tên:

TRẦN DUY QUANG MSSV: 0912369

Chuyên ngành: Cử nhân tài năng 09

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected]

Việc nghiên cứu, xây dựng các thuật toán chất lƣợng

cao để giúp máy tính mô hình hóa, giải thích các hoạt

động của con ngƣời là một vấn đề ngày càng đƣợc

quan tâm và đầu tƣ hơn. Về tổng quan, các mô hình tự động nhận dạng hành động ngƣời

có tiềm năng ứng dụng rất cao trong thực tế, nhƣ: truy vấn video, phân tích hành vi của

bệnh nhân trong chẩn đoán bệnh, giám sát an ninh (chống ăn trộm, đánh nhau...), điều

khiển video games thông qua cử chỉ và nhiều hệ thống tƣơng tác ngƣới-máy khác. Có thể

nói, việc đƣa ra một giải pháp tổng quát giúp máy hiểu đƣợc mọi cử chỉ, hành vi của con

ngƣời vẫn đang là một bài toán đầy thách thức đối với cộng đồng nghiên cứu, bất chấp

những nỗ lực rất lớn đã đƣợc thực hiện qua hàng thập kỷ.

Page 57: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

56

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Sự bùng nổ của công nghệ camera 3 chiều giá thành thấp (nhƣ Kinect) trong những năm

gần đây đã mở ra nhiều giải pháp giúp đơn giản hóa các tác vụ nhận dạng hành động

phức tạp, trong khi vẫn có thể đảm bảo đƣợc tiêu chí về tốc độ xử lý thời gian thực. Hòa

nhịp cùng với xu hƣớng nghiên cứu hiện nay, đề tài tập trung vào giải lớp bài toán nhận

dạng hành động ngƣời trên dữ liệu đa phƣơng thức RGB-D(gồm thông tin màu và độ sâu)

thu đƣợc từ Kinect. Trên cơ sở lấy cảm hứng từ các giả thuyết về sự kích thích thị giác ở

ngƣời tại các vùng nổi bật (visual attention), đề tài tiếp cận theo hƣớng khai thác các đặc

trƣng ngữ nghĩa, đặc thù với từng kênh dữ liệu màu-độ sâu, qua đó đề xuất một mô hình

kết hợp hiệu quả các thông tin này để biểu diễn và phân lớp các hành động trên video.

Kết quả sơ bộ mà đề tài đạt đƣợc cho thấy việc rút trích, kết hợp thông tin đặc trƣng từ

nhiều kênh dữ liệu nhƣ màu-độ sâu là rất cần thiết để tăng cƣờng tri thức cho các hệ

thống nhận dạng hành động ngƣời. Qua đó, giải pháp trình bày trong đề tài cũng mở ra

một hƣớng đi hứa hẹn trên con đƣờng giúp máy tính có thể tiến gần hơn tới năng lực

nhận thức và cảm thụ thị giác của con ngƣời.

Page 58: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

57

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: HỆ THỐNG TƢƠNG TÁC THÔNG MINH VỚI

THÔNG TIN HÌNH ẢNH BẰNG PHƢƠNG PHÁP SO KHỚP

MẪU HÌNH DẠNG BẤT KỲ VÀ PHÂN LỚP ẢNH

Họ và tên:

NGUYỄN NGỌC CHÂU SANG MSSV: 0912388

TRƢƠNG ĐẠI DƢƠNG MSSV: 0912095

Chuyên ngành: Khoa Học Máy Tính

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Email: [email protected]

[email protected]

Từ giữa thế kỷ 20, việc phát triển các hệ thống tƣơng tác

thông minh đã thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của giới nghiên

cứu lẫn trong công nghiệp. Các hệ thống tƣơng tác thông minh

với khả năng nhận biết ngữ cảnh để đƣa ra những thông tin bổ

ích, các tƣơng tác tiện ích hay các xử lý phù hợp ngày càng

đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời

sống nhƣ y tế, giáo dục, nghệ thuật…

Một trong những mục tiêu chính của các hệ thống thông minh là cung cấp cho ngƣời

dùng những phƣơng thức tƣơng tác đơn giản và tự nhiên nhất song vẫn thu thập đủ

thông tin đầu vào để đƣa ra những phản hồi chính xác. Để làm đƣợc điều đó, các hệ thống

cần phải đƣợc trang bị khả năng nhận diện môi trƣờng bên ngoài cũng nhƣ thông tin ngữ

cảnh và dựa trên đó để đƣa ra các phản hồi phù hợp. Việc nhận biết thông tin ngữ cảnh

trong các hệ thống tƣơng tác thông minh đƣợc xây dựng và phân loại chủ yếu dựa trên các

giác quan của con ngƣời, tập trung chủ yếu vào xúc giác (màn hình cảm ứng, bút cảm ứng),

Page 59: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

58

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

thị giác (hình ảnh, cử chỉ) và thính giác (âm thanh, giọng nói, giai điệu…). Dữ liệu hình

ảnh (visual data) chính là một trong những nguồn cung cấp dữ liệu đầu vào giàu thông tin

nhất đối với các hệ thống thông minh.

Ba hƣớng tiếp cận chính thƣờng đƣợc sử dụng khi xây dựng các hệ thống tƣơng tác

thông minh dựa trên thông tin hình ảnh đó là: sử dụng marker, so khớp mẫu tự nhiên và

phƣơng pháp phân loại mẫu ảnh. Hƣớng tiếp cận sử dụng marker với các hạn chế nhƣ làm

mất tính tự nhiên, chiếm không gian dần bị thay thể bởi 2 phƣơng pháp c n lại. Hƣớng tiếp

cận sử dụng mẫu tự nhiên bù đắp đƣợc các nhƣợc điểm của hƣớng tiếp cận sử dụng marker

đồng thời thỏa mãn các yêu cầu về tốc độ và độ chính xác với các mẫu đơn giản. Tuy

nhiên, trong các bài toán mà các mẫu trong cùng một lớp có sự biến động lớn đặc biệt về

góc nhìn và hình dạng (nhƣ các trang trong cùng một cuốn tạp chí, các loại xe máy khác

nhau), hƣớng tiếp cận sử dụng mẫu tự nhiên chƣa đạt đƣợc độ bền vững (robustness) cần

thiết. Phƣơng pháp phân loại mẫu đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp này.

Trong đề tài này, nhóm tác giả khởi đầu ở hƣớng tiếp cận sử dụng so khớp mẫu tự

nhiên dựa trên mẫu (template-based template matching) bởi đặc điểm đơn giản, tốc độ

cũng nhƣ độ chính xác cao của hƣớng tiếp cận này trong nhận diện các đối tƣợng phẳng,

ít biến đổi. Mặc dù, phƣơng pháp này đã đƣợc phát triển và ứng dụng thành công trên

nhiều hệ thống thông minh, song đóng góp riêng của nhóm tác giả chính là việc đề xuất

quy trình cải tiến để giải quyết một trong các nhƣợc điểm của hƣớng tiếp cận: không thể

so khớp trên mẫu có hình dạng phức tạp, nhờ đó mở rộng phạm vi áp dụng của lời giải.

Không dừng lại ở đó, nhóm tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu, mở rộng hệ thống với

hƣớng tiếp cận phân loại ảnh mẫu nhằm mục đích cung cấp cho hệ thống khả năng hiểu

và phân biệt đƣợc lớp đối tƣợng mà các mẫu trong cùng một lớp có sự khác biệt lớn. Hệ

thống đƣợc triển khai trên bài toán cụ thể là ứng dụng thực tại tăng cƣờng cho landmark

trên thiết bị di động.

Page 60: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

59

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

NHẬT KÝ CÁ NHÂN VÀ LÀM VIỆC

NHÓM.

Họ và tên:

NGUYỄN ĐỨC CANG MSSV: 0912031

NGUYỄN THỊ HẢI MSSV: 0912133

Chuyên ngành : Kĩ thuật phần mềm

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Nhìn về tất cả các khía cạnh, len lỏi trong từng mảng xã

hội cả về giáo dục, hoạt động kinh doanh và các mảng

khác, chúng ta nhận thấy rằng, dù là hình thức nào, hoạt

động nào đều thƣờng có mô hình làm việc theo nhóm

.Tuy rằng, ở nƣớc ta làm việc theo nhóm đƣợc biết đến nhƣ một quan điểm học tập, làm

việc hiệu quả nhƣng chƣa trở thành phƣơng pháp áp dụng bài bản và nghiêm túc. Nắm

bắt đƣợc thực tế trong tƣơng lai về mô hình làm việc nhóm, cũng nhƣ nhu cầu không thể

thiếu cơ chế quản lý làm việc không những về cá nhân mà còn cả về nhóm. Thêm vào đó,

sự phát triển của công nghệ thông tin trở nên mạnh mẽ, vậy nên mục tiêu của đề tài này

nhằm xây dựng một hệ thống làm việc nhóm và cá nhân áp dụng công nghệ thông tin vào

đó. Cụ thể, nhóm chúng em sẽ xây dựng và phát triển ứng dụng quản lý cá nhân và làm

việc nhóm theo quy trình đơn giản mà hiệu quả, tiện dụng cho ngƣời sử dụng.

Một số kết quả đạt đƣợc:

- Tìm hiểu sơ lƣợc về các ứng dụng có liên quan tới việc quản lý thông tin cá

nhân, công việc cá nhân và quản lý làm việc nhóm, khảo sát để rút ra một

số những chức năng cần có trong đề tài.

Page 61: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

60

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

- Khảo sát một số quy trình và đồng thời đi sâu vào trong quy trình Scrum –

là một trong các quy trình phổ biến có khả năng phù hợp cho phát triển

phần mềm từ đó đề xuất việc cải tiến cho phù hợp với ứng dụng của chúng

em.

- Xây dựng hệ thống quản lý với các tính năng đƣợc đề xuất dựa trên các quy

trình đã đƣợc khảo sát mà cụ thể trọng tâm là quy trình Scrum.

- Xây dựng hệ thống nhật ký cá nhân cho hệ thống.

Tên đề tài: XÂY DỰNG NHÀ BẾP THÔNG MINH TRÊN CƠ SỞ

NHẬN DẠNG HÀNH ĐỘNG TRONG VIDEO DỰA TRÊN ĐẶC

TRƢNG HÌNH ẢNH VÀ ĐẶC TRƢNG

CHUYỂN ĐỘNG

Họ và tên:

NGUYỄN TUẤN HÙNG MSSV: 0911063

Chuyên ngành: Phƣơng pháp Toán trong Tin học

Khoa: Toán - Tin học

Email: [email protected]

Bài toán nhận dạng hành động trong video là một bài toán mới đƣợc đặt ra trong thời

gian gần đây và hiện nay là một trong những bài toán đƣợc quan tâm nghiên cứu trong

lĩnh vực xử lý video. Đây là một bài toán lớn và phức tạp cần đƣợc chia ra thành các bài

toán nhỏ để nghiên cứu. Một trong số những bài toán nhỏ đó là bài toán nhận dạng hành

động trong video.

Trong đề tài này chúng tôi đề xuất phƣơng pháp nhận dạng hành động bằng cách

thức kết hợp đặc trƣng hình ảnh và đặc trƣng chuyển động. Trong đó, chúng tôi đề xuất

Page 62: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

61

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

áp dụng kết hợp nhiều loại đặc trƣng nhƣ đặc trƣng toàn cục với các đặc trƣng Color

Histogram, Edge Oriented Histogram, Local Binary Pattern và Pyramid Histogram of

Oriented Gradient. Đặc trƣng cục bộ là SIFT và PHOG, và đặc trƣng chuyển động với

chiến lƣợc lấy mẫu dày kết hợp mô hình “bag-of-words”. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng

kết hợp hình ảnh chiều sâu và hình ảnh màu thông thƣờng để phân vùng bếp và sàn, cũng

nhƣ phân vùng bề mặt bếp và phát hiện ngƣời trong khung hình. Sau khi biểu diễn

chuyển động bằng đặc trƣng hình ảnh và đặc trƣng chuyển động, chúng tôi sử dụng mạng

Bayes để phân loại hành động

Bài toán này đƣợc đánh giá là có tiềm năng ứng dụng cao. Giải quyết bài toán nhận

dạng hành động trong video sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng, nhất là trong việc phát

triển các hệ thống tự động, hệ thống hỗ trợ con ngƣời,... Đề tài đã tìm hiểu, phân tích và

đƣa ra thuật toán để giải quyết bài toán phân loại hành động trong video. Dựa trên việc

tìm hiểu các nghiên cứu về phân loại hành động đã có, chúng tôi đƣa ra hƣớng tiếp cận

cho bài toán là kết hợp các loại đặc trƣng lại với nhau. Trong khuôn khổ đề tài này,

chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các đặc trƣng hình ảnh và đặc trƣng chuyển động,

những ƣu khuyết điểm của chúng để kết hợp lẫn nhau, đồng thời xây dựng một mô hình

Bayes để phân loại hành động.

Page 63: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

62

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Tên đề tài: THỰC TẠI TĂNG CƢỜNG VÀ TƢƠNG TÁC TỰ

NHIÊN TRONG PHÁT TRIỂN BẢO TÀNG ẢO

Họ và tên:

NGUYỄN TRỌNG KHOA

MSSV: 0912224

MÃ VĂN KIM KHÁNH

MSSV:0912212

Khoa: Công nghệ thông tin

Ngày nay, trong bối cảnh điều

kiện kinh tế và đời sống của cộng đồng ngày càng phát triển, ngày càng nhiều Trung tâm

Giải trí, Triển lãm, khu Sinh thái đƣợc xây dựng để phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng

tăng của ngƣời dân và du khách. Các hoạt động giải trí lành mạnh đó không chỉ giúp con

ngƣời mở rộng trí thức về văn hóa, lịch sử, về thế giới động thực vật, về môi trƣờng sống

xung quanh, mà còn giúp họ nâng cao chất lƣợng đời sống tinh thần.

Cùng lúc đó, sự phát triển của lĩnh vực Công nghệ thông tin đã mang lại nhiều sự

thay đổi lớn và sâu sắc cho cuộc sống con ngƣời. Với sự hỗ trợ đắc lực của những thiết bị

số công nghệ cao, thông qua các ứng dụng tiện ích từ các thiết bị trên đem lại, chất lƣợng

cuộc sống ngƣời dân từng ngày đƣợc nâng lên rõ rệt. Thực tế chỉ ra rằng ngƣời dùng

ngày nay thích đƣợc tƣơng tác và trải nghiệm nhiều hơn với các thiết bị công nghệ, và

cũng từ đó cách thức tƣơng tác giữa ngƣời và máy ngày càng đƣợc cải tiến theo hƣớng

ngày càng tự nhiên hơn - mô phỏng lại những cách giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày

của con ngƣời.

Nội dung đề tài chúng em tập trung vào việc nghiên cứu các công nghệ phục vụ

cho việc phát triển một hệ thống thông minh có sử dụng thực tại tăng cường và tương tác

tự nhiên, phục vụ phát triển bảo tàng ảo. Cụ thể: hệ thống h ớng dẫn bảo tàng cho phép

ngƣời dùng có cái nhìn tổng quan về bản đồ khu vực, tìm đƣờng đi giữa các địa điểm

Page 64: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

63

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

trong viện bảo tàng; Hệ thống trình chiếu multimedia thông minh với các thông tin tăng

cƣờng ở các dạng video, hình ảnh, âm thanh, tài liệu,… cho phép ngƣời dùng thực hiện

tƣơng tác với hệ thống qua Microsoft Kinect, tƣơng tác với những thực thể xuất hiện

trong video và xem những thông tin liên quan tới đối tƣợng đó; Hệ thống g ơng thông

minh cho phép du khách lƣu giữ những khoảnh khắc độc đáo của mình khi tham quan

bảo tàng nhờ vào việc chụp ảnh với thực tại ảo. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng em c n

tìm hiểu cách phát triển hệ thống sao cho có thể thích nghi, phù hợp với nhiều môi trƣờng

triển lãm khác nhau, hệ thống phải có khả năng dễ dàng nâng cấp, thay đổi để trở nên hấp

dẫn và phong phú hơn.

Page 65: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

64

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11 năm 2013

CHƢƠNG TRÌNH

“Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2014

I. Mục đích

- Nhằm phát hiện, kích thích bồi dƣỡng những ý tƣởng sáng tạo của sinh viên về khoa

học công nghệ, qua đó công nhận các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực

tiễn của sinh viên trong quá trình học tập tại Trƣờng.

- Góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, khích lệ sinh viên phát huy tiềm năng của

mình trong lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo và góp phần tạo cầu nối quan trọng giữa giảng

đƣờng và thực tiễn đời sống.

- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham dự các hội thi, giải thƣởng cấp ĐHQG, thành

phố và cấp Quốc gia.

II. Nội dung – Hình thức thực hiện

1. Cuộc thi “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS” năm 2014

- Đối t ợng tham dự: Sinh viên năm 1, 2, 3 đang học tại Trƣờng ĐH KHTN và học

sinh trƣờng PTNK có quyền tham gia theo 02 hình thức cá nhân hoặc tập thể (một

tập thể không quá 03 sinh viên)

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có ý tƣởng khoa học hay một

kế hoạch kinh doanh có liên quan đến các ngành học đƣợc đào tạo trong trƣờng.

Đăng ký tham gia vòng loại theo một trong ba hình thức: nộp bản trình bày ý tƣởng

(không quá 10 trang A4); trình bày trực tiếp tại “Sàn ý tƣởng”; đăng ký ý tƣởng tại

địa chỉ http://tinyurl.com/S-IDEAS, sau đó Ban tổ chức sẽ tiến hành quay videoclip

ý tƣởng để Hội đồng BGK đánh giá và đƣợc các bạn sinh viên đánh giá trực tuyến

Page 66: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

65

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

trên fanpage Ban học tập Đoàn trƣờng. Ý tƣởng đƣợc chọn vào vòng chung kết sẽ

tiếp tục phát triển và trình bày trƣớc hội đồng khoa học.

- Tiêu chí đánh giá: Vòng loại: Tính mới và sáng tạo (40%); tính thực tiễn, khả thi

(30%), có cơ sở khoa học (30%). Vòng chung kết: Tính mới và sáng tạo (40%);

Tính thực tiễn, khả thi (30%); Có đề xuất phƣơng pháp thực hiện khoa học (20%);

Hình thức trình bày (10%).

- Tiến độ thực hiện:

Sàn ý tƣởng đợt I: tháng 12/2013.

Sàn ý tƣởng đợt II: tháng 02/2014.

Sàn ý tƣởng đợt III: tháng 04/2014

Hạn chót nộp bài viết ý tƣởng: 01/4/2014.

Thành lập các hội đồng chấm vòng loại theo từng lĩnh vực: 01/4/2013 – 13/4/2013

Chung kết và trao giải: tháng 05/2014

- Giải th ng:

Giải Đặc biệt: 8.000.000đ và giấy khen của Hiệu trƣởng nhà trƣờng

Giải nhất: 2.000.000 đồng và giấy khen Đoàn trƣờng

Giải nhì: 1.500.000 đồng và giấy khen Đoàn trƣờng

Giải ba: 1.000.000 đồng và giấy khen Đoàn trƣờng

2. Giải thƣởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2014

- Đối t ợng tham dự: Sinh viên trƣờng ĐH KHTN đang theo học các hệ đào tạo

chính quy (ĐH, CĐ), hoàn chỉnh đại học có quyền tham gia theo 02 hình thức: cá

nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 03 sinh viên)

Page 67: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

66

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

- Lĩnh vực nghiên cứu: đăng ký tham gia một trong 09 lĩnh vực: Sinh học – Công

nghệ Sinh học, Tin học – Công nghệ thông tin, Hóa học, Vật lý- Vật lý Kỹ thuật,

Điện tử viễn thông, Môi trƣờng, Toán học, Khoa học vật liệu, Địa chất.

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có công trình nghiên cứu có

kết quả hoàn chỉnh và đƣợc trình bày theo mẫu quy định (xem chi tiết trong “Thể lệ

Giải thƣởng SV NCKH 2014”). Các công trình đƣợc đánh giá cao sẽ tiếp tục tham

gia vào vòng chung kết và báo cáo trƣớc Hội đồng khoa học theo từng lĩnh vực.

- Thời hạn tham gia:

Đăng ký và nộp đề tài hoàn chỉnh: Hạn chót 30/8/2014

Chấm vòng loại: 03/9/2014 – 21/9/2014

Báo cáo vòng chung kết: 07 - 10/10/2014

Thời gian công bố kết quả: tháng 11/2014

- Cơ cấu giải th ng: gồm giải nhất, nhì, ba, khuyến khích với giấy khen của Hiệu

trƣởng Nhà trƣờng và các mức thƣởng lần lƣợt: 3.000.000đ, 2.000.000đ,

1.500.000đ, 1.000.000đ. Số lƣợng giải tùy thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng đề tài

theo từng lĩnh vực.

3. Học bổng “Thắp sáng ƣớc mơ nghiên cứu khoa học”

- Đối với sinh viên đang thực hiện công trình nghiên cứu khoa học:

Số lƣợng: 05 suất, trị giá 2.000.000 đồng / suất.

Thời gian trao học bổng: tháng 5/2014.

Yêu cầu: Có giấy xác nhận đang thực hiện nghiên cứu khoa học. Có hoàn cảnh gia

đình khó khăn. Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, các hoạt động học

thuật của khoa, trƣờng.

- Đối với sinh viên tham gia cuộc thi “Ý t ng sáng tạo sinh viên S-IDEAS :

Số lƣợng: 03 suất, trị giá 3.000.000 đồng / suất.

Page 68: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

67

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

Thời gian trao học bổng: tháng 11/2014.

Yêu cầu: Là thí sinh tham gia cuộc thi “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS”. Có

đề cƣơng chi tiết về việc triển khai thực hiện ý tƣởng. Đề cƣơng chi tiết sẽ do hội

đồng khoa học thẩm định.

4. Chuỗi hoạt động “Đồng hành cùng sinh viên học tốt tích cực NCKH”

- Tổ chức các buổi tập huấn phƣơng pháp học tập hiệu quả bậc đại học, phƣơng pháp

phát triển ý tƣởng khoa học cho sinh viên, các kỹ năng cần thiết trong quá trình học

tập và NCKH của sinh viên.

- Phối hợp với C B ĐHQG-HCM tổ chức khóa đào tạo Kỹ năng làm việc theo

phƣơng pháp Smart earning cho sinh viên.

III. Biện pháp thực hiện

- Tổ chức lễ phát động và triển khai chƣơng trình, thể lệ giải thƣởng đến sinh viên

thông qua các khoa, Đoàn cơ sở; tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Tổ chức cuộc thi

“Ý tƣởng sáng tạo sinh viên – Năm 2014” và Giải thƣởng “Sinh viên nghiên cứu

khoa học – Năm 2014”.

- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham gia giải thƣởng SV NCKH các cấp cao hơn.

- Thành lập thƣ viện đề tài nghiên cứu khoa học và ý tƣởng sáng tạo sinh viên; thành

lập góc trao đổi kinh nghiệm trên website Đoàn trƣờng. Hỗ trợ các Đoàn cơ sở chủ

động tổ chức các lớp kỹ năng về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.

- Thƣờng xuyên triển lãm, giới thiệu các đề tài, ý tƣởng đạt giải cao trong chƣơng

trình đến các bạn sinh viên; chủ động tìm nguồn học bổng hỗ trợ, khuyến khích

niềm say mê nghiên cứu khoa học của sinh viên.

- Liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để giới thiệu, hỗ trợ các tác giả triển khai

thực hiện ý tƣởng, đề tài.

IV. Thành lập Ban tổ chức chƣơng trình:

1. PGS.TS. Châu Văn Tạo Phó Hiệu trƣởng nhà trƣờng Trƣởng ban

Page 69: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

68

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

2. TS. Lâm Quang Vinh Trƣởng phòng KHCN Phó ban

3. ThS. Nguyễn Thái Hà Phó Bí thƣ Đoàn trƣờng Phó ban

4. Nguyễn Vũ inh UVTV Đoàn trƣờng Thành viên TT

5. Lê Ngụy Hoàng Linh UVBTK Hội SV trƣờng Thành viên

6. Đỗ Thị Cẩm Chuyên trách Đoàn Thành viên

V. Tiến độ thực hiện

- 04/11/2013: trình và xin ý kiến Đảng ủy – BGH Nhà trƣờng

- 16/11/2013: triển khai trong Hội nghị tổng kết chƣơng trình SV NCKH năm 2013

- 01/12/2013 – 05/5/2014: tổ chức cuộc thi “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên” năm 2014

- 30/8/2014 – 11/2014: tổ chức Giải thƣởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm

2014

- Tháng 11/2014: tổ chức Hội nghị tổng kết chƣơng trình SV NCKH năm 2014, trao

học bổng “Thắp sáng ƣớc mơ nghiên cứu khoa học” năm 2014.

- 22/11/2014: họp rút kinh nghiệm.

Nơi nhận:

- BGH nhà trƣờng (báo cáo);

- Phòng KHCN (thực hiện);

- Đoàn trƣờng (thực hiện);

- ƣu,

TM. BAN TỔ CHỨC CHƢƠNG TRÌNH

TRƢỞNG BAN

PGS.TS. Châu Văn Tạo

Page 70: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013

69

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2013

MỤC LỤC

Lời mở đầu .......................................................................................................................... 1

Tổng kết chƣơng trình Sinh viên NCKH năm 2012 ........................................................... 2

Kết quả cuộc thi Ý tƣởng sang tạo sinh viên năm 2012 ..................................................... 6

Các ý tƣởng đạt giải tại cuộc thi Ý tƣởng sáng tạo sinh viên năm 2012 ............................ 7

Các đề tài vào chung kết SV NCKH năm 2012 ............................................................... 14

ĩnh vực Sinh học – Công nghệ sinh học .................................................................. 14

ĩnh vực Tài nguyên – Môi trƣờng ............................................................................ 27

ĩnh vực Vật lý ứng dụng – Điện tử viễn thông ........................................................ 35

ĩnh vực Hóa học ....................................................................................................... 43

ĩnh vực Tin học – Công nghệ thông tin.................................................................... 51

Chƣơng trình Sinh viên NCKH năm 2013 ........................................................................ 64

Mục lục ............................................................................................................................. 69

Page 71: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2013