67
KỶ YẾU HỘI NGHỊ TỔNG KẾT SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2010-2011 TP. HỒ CHÍ MINH - 11/2011

Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

KỶ YẾUHỘI NGHỊ TỔNG KẾT

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM HỌC 2010-2011

TP. HỒ CHÍ MINH - 11/2011

Page 2: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

1

LỜI MỞ ĐẦU

Liên tục trong nhiều năm qua, hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học (SVNCKH)

của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN) luôn được xem là trọng tâm và nhận

được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ Đảng ủy – Ban giám hiệu nhà trường, BCN các khoa và

đông đảo các bạn sinh viên. Chương trình SVNCKH năm 2011 được tổ chức nhằm tạo sân

chơi học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Đây thực sự là sân chơi bổ ích,

lý thú nhưng cũng đầy khó khăn, thử thách, yêu cầu phải có sự lao động nghiêm túc và sáng

tạo của cả sinh viên lẫn các thầy cô hướng dẫn.

Chương trình sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011 của Trường ĐH KHTN tiếp tục

đẩy mạnh 3 hoạt động chính phục vụ cho các mục tiêu khác nhau trong việc đưa sinh viên

đến với nghiên cứu khoa học: Giải thƣởng Sinh viên NCKH, cuộc thi Vƣờn ƣơm Sinh

viên NCKH và cuộc thi Ý tƣởng sáng tạo sinh viên S – Ideas. Bên cạnh đó, BTC chương

trình cũng tổ chức các lớp kỹ năng nhằm trang bị cho các bạn sinh viên vốn kiến thức cần

thiết trong việc học tập – nghiên cứu khoa học, như kỹ năng phát triển ý tưởng khoa học, kỹ

năng làm việc nhóm,… Từ đó chất lượng của các công trình dự thi đã tăng lên đáng kể.

Nối tiếp thành công của chương trình SVNCKH năm 2011, BTC rất mong trong những

năm tiếp theo sẽ có thêm nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng lý thuyết

học được trên giảng đường vào nghiên cứu và thực tế, nhằm tích lũy kiến thức làm hành trang

trên con đường trở thành những nhà khoa học chân chính.

Xin chúc mừng các tác giả đã có đề tài đạt giải trong chương trình SV NCKH năm

2011.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn sinh viên để các bạn có thể

biết, có thể hiểu như thế nào là NCKH và tìm thấy niềm say mê trong sự nghiệp vinh quang

ấy.

Trân trọng.

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH NĂM 2011

Page 3: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

2

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH 2011

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2011

BÁO CÁO TỔNG KẾT Chƣơng trình “Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2011

Là trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, bên cạnh việc đầu tư phát triển các đề tài

nghiên cứu trọng điểm, trường ĐH Khoa học Tự nhiên luôn quan tâm phát triển phong trào

nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Với sự đầu tư nghiêm túc, chương trình Sinh viên

nghiên cứu khoa học năm 2011 được xây dựng với ba nội dung lớn nhằm tạo ra nhiều sân

chơi hướng tới những đối tượng khác nhau. Đó là cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên” tạo

cơ hội cho sinh viên năm nhất, năm hai và năm ba tự do phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện

kỹ năng phát triển một ý tưởng khoa học. Đó là cuộc thi “Vườn ươm Sinh viên nghiên cứu

khoa học”, nơi các bạn sinh viên bước đầu đến với con đường nghiên cứu khoa học.Và cao

nhất là Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học dành cho những sinh viên có công trình

nghiên cứu hoàn chỉnh. Năm 2011 là năm BTC chương trình có nhiều đổi mới trong cách tổ

chức, đưa chương trình đến gần hơn với các bạn sinh viên, đồng thời nâng cao vai trò hỗ trợ

của cán bộ trẻ, vì vậy đã đạt được những kết quả khả quan.

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

1. Cuộc thi “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên S-Ideas”

Qua bốn lần tổ chức, cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-Ideas” đã trở thành sân

chơi quen thuộc của sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên.Cuộc thi năm nay tiếp tục nhận

được sự tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên. Đã có 40 ý tưởng của 53 sinh viên đăng ký

và dự thi trên 07 lĩnh vực: Sinh học, Điện tử viễn thông, Môi trường, Công nghệ thông tin,

Địa chất, Vật lý, Kinh tế - xã hội. Kết quả có 07 ý tưởng vào vòng chung kết.

STT Khoa Đăng ký tham gia Vào chung kết

1 Sinh học 19 3

2 Môi trường 6 1

3 Điện tử viễn thông 5 3

4 Công nghệ thông tin 4

5 Khoa học vật liệu 4

Page 4: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

3

6 Địa chất 1

7 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 1

Tổng 40 07

Các ý tưởng tham gia cuộc thi ngày càng thể hiện tính chuyên môn cao, các tác giả đã

có những giải pháp và lộ trình phát triển cụ thể cho ý tưởng của mình. Ngoài ra, BTC đã tổ

chức hoạt động bình chọn ý tưởng được yêu thích nhằm thu hút sự quan tâm nhiều hơn của

các bạn sinh viên. Qua hoạt động này, BTC đã đưa các ý tưởng đến gần hơn với các bạn sinh

viên, ngoài việc thể hiện sự quý mến của mình với các ý tưởng bằng phiếu bình chọn, các bạn

sinh viên còn được đưa ra ý kiến phản biện trực tiếp cho các tác giả nhằm giúp các tác giả có

thêm nhiều chất liệu để hoàn thiện ý tưởng.

Kết quả đã có 02 giải Nhất đồng hạng dành cho 02 ý tưởng “Hệ thống tiết kiệm điện

trong gia đình” và “Thu nhận dịch tinh chiết từ băng vệ sinh sau khi sử dụng nhằm nuôi

muỗi”.

2. Cuộc thi “Vườm ươm Sinh viên nghiên cứu khoa học”

Cuộc thi “Vườn ươm Sinh viên nghiên cứu khoa học – Năm 2011” tuy có sự giảm sút

về số lượng nhưng chất lượng các đề tài được hội đồng khoa học đánh giá rất cao. Tuy chỉ

mới là sinh viên năm 3 nhưng các tác giả đã thể hiện được niềm say mê nghiên cứu khoa học,

có sự đầu tư tìm hiểu, sáng tạo để thực hiện đề tài với những kết quả ban đầu rất khả quan và

đều có nhiều triển vọng phát triển. Kết quả cả 03 đề tài đều được cấp vốn để tiếp tục hoàn

thiện đề tài.

3. Giải thƣởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”

Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học – Năm 2011” phát triển với những khởi

sắc với số lượng đề tài tăng đột biến, đồng thời chất lượng các công trình cũng tăng lên rõ rệt.

Có 73 đề tài tham dự đến từ các khoa:

STT Khoa/Bộ môn Số lƣợng đề tài

1 Công nghệ thông tin 19

2 Sinh học 15

3 Môi trường 12

4 Hóa học 11

5 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 7

6 Toán – Tin học 6

Page 5: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

4

7 Khoa học vật liệu 2

8 Điện tử viễn thông 1

73 đề tài được chia làm 06 lĩnh vực: Sinh học – Công nghệ Sinh học, Tin học – Công

nghệ thông tin, Hóa học, Vật lý ứng dụng, Tài nguyên – Môi trường, Toán học. Vòng loại

được tiến hành với hình thức gửi 02 người phản biện cho mỗi đề tài. Dựa vào kết quả phản

biện, BTC lựa chọn ra các đề tài được đánh giá cao nhất để vào vòng chung kết. Vòng chung

kết diễn ra với 04 buổi báo cáo của các tác giả trước hội đồng khoa học thuộc lĩnh vực: Sinh

học – Công nghệ Sinh học, Tin học – Công nghệ thông tin, Hóa học và Tài nguyên – Môi

trường. Riêng các đề tài thuộc lĩnh vực Vật lý ứng dụng và Toán học sẽ được gửi thêm 01

người phản biện, sau đó BTC sẽ dựa vào kết quả của 3 phản biện để xét giải.

Kết quả: 06 giải Nhất, 04 giải Nhì, 03 giải Ba và 22 giải Khuyến khích

Ngoài ra, chất lượng của các công trình còn thể hiện ở việc có 10 đề tài được vào vòng

chung kết Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka – Năm 2011 do Thành Đoàn tổ

chức (đề cử 35 đề tài Euréka và 08 luận văn xuất sắc). Với 10/86 đề tài vào vòng chung kết,

trường ĐH Khoa học Tự nhiên là đơn vị có số lượng đề tài vào vòng chung kết nhiều nhất

Euréka 2011.

Bên cạnh đó, BTC chương trình SVNCKH cấp trường cũng tổ chức xét chọn các đề tài

có chất lượng cao từ 30 đề tài xuất sắc do khoa đề cử để giới thiệu tham gia cuộc thi “Tài

năng khoa học trẻ Việt Nam” do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Page 6: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

5

II. NHẬN ĐỊNH - ĐÁNH GIÁ

Dựa trên nền tảng đã được xây dựng từ năm 2010, chương trình Sinh viên nghiên cứu

khoa học năm 2011 tiếp tục có nhiều đổi mới trong khâu tổ chức như đẩy mạnh công tác

tuyên truyền thông qua các kênh thông tin của Đoàn – Hội, kênh thông tin từ chi Đoàn cán bộ

trẻ, và sự giúp đỡ từ phía BCN các khoa.Ngoài ra, việc nâng cao vai trò của cán bộ trẻ trong

hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho sinh viên cũng đem lại nhiều kết quả khả quan… Cuộc thi

“Ý tưởng sáng tạo Sinh viên” và Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” ngày càng

nhận được nhiều sự quan tâm từ phía sinh viên. Các cuộc thi, giải thưởng gia tăng về chất

lượng và chiều sâu khi các đề tài, ý tưởng được chọn lọc qua nhiều vòng nhận xét, đánh giá

khoa học.

Điểm đặc biệt của chương trình năm nay là sự gia tăng vượt trội về số lượng các đề tài

tham gia Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học (tăng 82.5% so với năm trước), điều

này cho thấy BTC đã đi đúng hướng trong công tác tuyên truyền là tiếp cận sinh viên thông

qua nhiều kênh thông tin đa dạng, ngoài ra, sinh viên ngày càng thể hiện niềm đam mê

nghiên cứu khoa học và được tạo nhiều điều kiện thuận lợi nên số lượng cũng như chất lượng

các đề tài tham gia Giải thưởng tăng lên nhanh chóng. Niềm đam mê khoa học của các bạn

sinh viên có thể thấy được qua nhiều gương mặt quen thuộc đã từng gắn bó với phong trào ở

những năm trước khi mới chỉ là sinh viên năm ba, hay những tác giả từ cuộc thi “Vườn ươm

sinh viên nghiên cứu khoa học – Năm 2010” nay đã đủ sức để tranh tài trong Giải thưởng

Sinh viên nghiên cứu khoa học; đó là cậu sinh viên năm nhất mê toán học đã mạnh dạn thử

tài cùng các anh chị năm trên trong cuộc thi mang tính chuyên môn cao.

Tuy nhiên, sự tham gia chưa đồng đều giữa các khoa cho thấy sự thiếu quan tâm tại một

số cơ sở. Các cơ sở Đoàn – cơ sở Hội, CLB Học thuật các khoa cần chủ động nắm bắt thông

tin, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích sinh viên tham gia phong trào nghiên cứu

khoa học nhiều hơn nữa. Đồng thời, tổ chức các buổi giao lưu truyền đạt kinh nghiệm nghiên

cứu khoa học, các lớp rèn luyện kỹ năng phát triển ý tưởng, kỹ năng báo cáo,…

Nhìn chung, chương trình Sinh viên nghiên cứu khoa học – Năm 2011 đã đạt được

nhiều kết quả khả quan. Đó sẽ là nền tảng để hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên

phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH 2011

Page 7: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

6

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chƣơng trình SVNCKH 2011

***

KẾT QUẢ

CUỘC THI “Ý TƢỞNG SÁNG TẠO SINH VIÊN S-IDEAS”

LẦN IV, NĂM 2011

STT TÊN Ý TƢỞNG TÁC GIẢ KHOA KẾT QUẢ

1

Thu nhận dịch tinh

chiết từ băng vệ sinh

sau khi sử dụng nhằm

nuôi muỗi

Lê Thị Thiên Kiều

Nguyễn Thanh Thảo

Nguyễn Thị Nguyên Tố

Sinh học

GIẢI NHẤT

+

Khán giả yêu

thích nhất

2 Hệ thống tiết kiệm

điện trong gia đình

Hoàng Đình Thái

Trần Vi Thủy

Vũ Trần Kiên

ĐTVT GIẢI

NHẤT

3 Công viên danh nhân Lâm Thái Thành Sinh học GIẢI

NHÌ

4 Bánh mì ATM Trịnh Túy An

Nguyễn Hữu Thảo Nguyên Sinh học

GIẢI

BA

5 Thiết bị thông báo kẹt

xe Nguyễn Văn Quảng ĐTVT

Vào vòng

chung kết

6 Thiết bị trợ giúp cảnh

báo nhanh Phạm Tiến Quảng

Môi

trường

Vào vòng

chung kết

7

Bộ thiết bị "Quản lý

điện - nước thông

minh"

Lưu Minh Tiến

Trần Minh Triết ĐTVT

Vào vòng

chung kết

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH 2011

Page 8: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

7

Ý tƣờng: Bộ thiết bị "Quản lý điện - nƣớc

thông minh"

Lƣu Minh Tiến MSSV:0820171

Trần Minh Triết MSSV:0820176

Khoa: ĐTVT

Email: [email protected]

Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, chúng ta luôn

được vận động tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt hằng ngày.

Đặc biệt là trong mùa khô, việc tiết kiệm điện, nước là góp phần

giúp nhà nước giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng đồng

thời mang lại hiệu quả kinh tế cho mỗi gia đình.Tuy nhiên, mỗi hộ gia đình đều đang gặp

phải làm thế nào để quản lý việc sử dụng điện, nước một cách có hiệu quả.Với mong muốn

đưa công nghệ vào cuộc sống thường ngày, ý tưởng “Bộ thiết bị quản lý điện, nước thông

minh” được hình thành. Bộ thiết bị bao gồm 3 mạch điện tử và 1 màn hình hiển thị, trong đó

2 mạch có nhiệm vụ đo lưu lượng nước và mức tiêu thụ điện, mạch còn lại là mạch trung tâm

dữ liệu thu nhỏ sẽ nhận thông tin từ 2 mạch kia bằng công nghệ không dây. Thông qua giao

diện, người sử dụng có thể dễ dàng truy cập và nắm thông tin về lượng điện, nước sử

dụng.Chúng ta có thể biết được lượng điện nước trong ngày sử dụng là bao nhiêu, thời điểm

nào sử dụng nhiều nhất, từ đó đưa ra biện pháp tiết kiệm hiệu quả hơn trong sinh hoạt hằng

ngày.

Ý tƣởng: Thiết bị trợ giúp cảnh báo cấp cứu nhanh

Phạm Tiến Quảng MSSV:1017229

Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Bệnh tật là điều khó tránh khỏi đối với con người. Với

những ai không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo và có

nguy cơ đột tử cao thì việc có sự cấp cứu kịp thời trong những

tình huống hiểm nghèo là cực kỳ quan trọng. Ý tưởng hình thành

với mong muốn góp phần bảo vệ cuộc sống cho những người

không may mắc phải trọng bệnh.

Page 9: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

8

Thiết bị gồm một đồng hồ gắn cảm biến nhịp tim đi kèm một máy phát tín hiệu nhỏ, một

phần mềm quản lý thiết bị trên điện thoại di động, một điện thoại di động có thể sử dụng kết

nối ngoại vi như kết nối hồng ngoại, bluetooth. Khi có trường hợp khẩn cấp về sức khỏe

(biểu hiện thông qua nhịp tim), thiết bị sẽ hoạt động, điện thoại di động của người bệnh sẽ

được kết nối tin nhắn hoặc cuộc gọi với người thân (đã được cài đặt sẵn).

Ý tƣởng: Thiết bị thông báo kẹt xe

Nguyễn Văn Quảng MSSV:0820130

Khoa: ĐTVT

Email: [email protected]

Ý tưởng dựa trên công nghệ truyền tin không dây bluetooth và

kết nối cộng đồng kiểu mạng tinh thể, người dùng sẽ tạo nên một

mạng lưới trao đổi thông tin mà chính các người dùng là các nút,

giúp phát hiện tình trạng giao thông, đồng thời cũng đóng vai trò trung gian truyền tin đến

các người dùng khác.

Cụ thể là khi người thứ nhất đi tới ngã tư đông người thiết bị sẽ ghi nhận lại, trong khi

tiếp tục di chuyển thiết bị sẽ dò tìm và liên lạc với người dùng gần nhất và gửi cho người đó

tình trạng giao thông ở ngã tư. Cứ như thế, sau khi người thứ hai nhận được sẽ thông báo với

người thứ ba, người thứ ba lại kết nối với người thứ tư,… thông tin sẽ nhanh chóng được lan

rộng đến những người tham gia giao thông mà không cần phải nhờ tới bất kỳ nhà cung cấp

dịch vụ nào và hoàn toàn miễn phí. Các thiết bị sẽ tự động cập nhật thông tin, người dùng

không cần can thiệp bất kỳ thao tác nào, để tập trung lái xe.

GIẢI III

Ý tƣởng: Bánh mì ATM

Trịnh Túy An

MSSV:0915029

Nguyễn Hữu Thảo Nguyên

MSSV:0915344

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Page 10: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

9

Ý tưởng máy bán bánh mì tự động B-ATM xuất phát từ nhu cầu về một bữa sáng

ngon, bổ, rẻ của các bạn sinh viên. Từ lâu những xe bán bánh mì đã trở thành hình ảnh quen

thuộc trước cổng trường mỗi sáng. Tuy nhiên, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn

luôn thường trực. Hơn nữa, nạn buôn bán lấn chiếm lòng lề được gây cản trở giao thông

không ít.

Trước những điều bất cập đó, B-ATM ra đời, một thiết bị chế biến bánh mì kẹp với

quy trình vận hành khép kín đảm bảo tối ưu mức độ an toàn thực phẩm. Không chỉ vậy, mức

giá của bánh luôn được duy trì ổn định phù hợp túi tiền sinh viên.Với kích thước tương tự

một máy bán nước ngọt tự động, có thể bố trí máy ngay trong khuôn viên bên trong, giải

phóng cảnh quan và tình trạng buôn bán trước cổng trường.

Khi máy được đưa vào hoạt động thí điểm thành công, có thể triển khai trên diện rộng.

Khi đó, kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng máy sẽ được chuyển giao lại cho chính những người

bán xe bánh mì giúp họ phần nào ổn định nghề nghiệp mưu sinh.

Để B-ATM bước ra khỏi trang giấy đi vào cuộc sống, chắc chắn sẽ gặp phải vô số khó khăn

và cần sự hỗ trợ từ nhiều phía.Ý tưởng này với những lợi ích nêu trên hoàn toàn có thể trở

thành hiện thực trong một tương lai không xa.

GIẢI II:

Ý tƣởng: Công viên danh nhân

Lâm Thái Thành MSSV:0818295

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Công viên danh nhân là một công trình văn hóa phục vụ nhu

cầu về sân chơi lành mạnh cho các bạn học sinh viên tại khu vực

Linh Trung-Thủ Đức, là không gian để các bạn học tập, giao lưu và trao đổi tài liệu. Đây còn

là nơi giúp các bạn tìm hiểu thêm về các danh nhân Việt Nam và thế giới, giúp khơi dậy trong

các bạn niềm tự hào, tạo động lực phấn đấu học tập, nghiên cứu.

Tượng sẽ được chia làm 3 khu vực: Khu vực danh nhân lịch sử, khu vực danh nhân

thiên niên kỉ mới, và khu vực “Con rồng cháu tiên”. Công viên là điểm lý tưởng tổ chức các

sự kiện văn hóa, kỉ niệm các ngày lễ lớn cũng như ngày tưởng niệm các danh nhân.

Công viên còn tạo không gian để tổ chức các buổi tham quan sinh hoạt cho các bạn

sinh viên, học sinh trong khu vực.

Công viên danh nhân là một công trình lớn có ý nghĩa thực tế về nhiều mặt, cần có sự đầu tư

của nhà nước cũng như sự ủng hộ giúp đỡ của xã hội.

Page 11: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

10

GIẢI I:

Ý tƣởng: Hệ thống tiết kiệm điện trong

gia đình

Hoàng Đình Thái MSSV:0920221

Trần Vi Thủy MSSV:0920232

Vũ Trần Kiên MSSV:0920184

Khoa: ĐTVT

Email: [email protected]

Hệ thống điện là một bộ phận không thể thiếu trong

ngôi nhà, và việc quản lý các thiết bị điện sao cho tiện lợi

và tiết kiệm là rất quan trọng.Ngày nay có nhiều công nghệ hỗ trợ cho việc đó thế nhưng còn

rất hạn chế.Ý tưởng “Hệ thống tiết kiệm điện trong gia đình” là sử dụng những linh kiện rẻ

tiền, hỗ trợ cho việc tự động đóng ngắt hay giảm công suất các thiết bị điện khi không cần

thiết, góp phần tiết kiệm điện năng, chống lãng phí.

Mạch sử dụng VĐK AT89S52 – là VĐK rẻ nhất trên thị trường hiện nay – kết hợp với

một cảm biến thu phát hồng ngoại để đếm số người trong phòng. Thông tin số người trong

phòng có thể dùng để điều khiển đèn hay tốc độ quạt cho thích hợp (tùy người sử dụng mong

muốn). Và khi không còn người trong phòng, mạch điện tự động ngắt điện các thiết bị đang

mở (đèn, quạt,…). Với những ưu điểm của nó, chúng tôi hi vọng hệ thống sẽ được áp dụng

rộng rãi, góp phần tiết kiệm điện năng.

GIẢI I + GIẢI KHÁN GIẢ YÊU THÍCH

Ý tƣởng: Thu nhận dịch tinh chiết từ

băng vệ sinh sau khi sử dụng nhằm

nuôi muỗi

Lê Thị Thiên Kiều MSSV: 0818155

Nguyễn Thanh Thảo MSSV: 0818306

Nguyễn Thị Nguyên Tố MSSV: 0818347

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Hiện nay, việc nuôi muỗi tưởng chừng như lạ lẫm lại trở nên phổ biến ở nhiều nơi.

Một số trại cá nuôi muỗi để thu lăng quăng làm thức ăn cho cá, các viện nghiên cứu cũng

Page 12: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

11

thường xuyên nhân muỗi để cung cấp cho các đợt tập huấn, thử nghiệm. Một trong những

nguồn thức ăn không thể thiếu để nuôi muỗi là máu và ở nhiều nơi người ta sử dụng máu từ

chuột bạch. Trong khi đó, hằng ngày lại có một lượng lớn máu kinh nguyệt được thải ra có

trong băng vệ sinh (BVS) đã qua sử dụng.Và hàng tấn rác thải BVS này lại cần thêm một

khoản chi phí không nhỏ để xử lý, trong khi nguồn máu kinh nguyệt ấy lại bị bỏ phí. Ngoài

ra, theo nhiều nghiên cứu cho thấy máu kinh nguyệt có một tiềm năng nghiên cứu to lớn

trong y học và công nghệ sinh học. Như vậy, theo ý tưởng trên thì chúng ta vừa tận dụng

được nguồn thức ăn khác để nuôi muỗi, đồng thời làm giảm chi phí xử lý BVS. Những công

việc cần thực hiện cho ý tưởng này bao gồm: thu gom và tách chiết nguồn máu kinh nguyệt

từ BVS, khử trùng dịch chiết thu được và xử lý BVS sau khi tách chiết.

Page 13: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

12

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chƣơng trình SVNCKH 2011

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI

VƢỜN ƢƠM SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2011

STT Mã

đề tài Tên công trình Tác giả

1 VU-

CNTT01

Ứng dụng thực tại ảo vào luyện tập thể

thao trong nhà

Bùi Quốc Minh

Lê Trung Nghĩa

2 VU-

CNTT02

Tìm hiểu phương pháp ước lượng độ sâu

từ tập ảnh và các ứng dụng

Lê Đỗ Hoàng Nam

Dương Thiên Ân

3 VU-HH01

Tổng hợp các dẫn xuất 5-arylidene-3-

metylrhodamine xúc tác bởi [BMIM]Cl

trong môi trường nước chiếu xạ vi sóng

Thạch Út Đồng

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH – NĂM 2011

Page 14: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

13

Đề tài Vƣờn ƣơm: ỨNG DỤNG THỰC TẠI ẢO VÀO LUYỆN TẬP THỂ THAO

TRONG NHÀ

Lê Trung Nghĩa MSSV: 0812332

Email: [email protected]

Bùi Quốc Minh MSSV: 0812303

Email: [email protected]

Lớp: Cử nhân tài năng 2008

Khoa: Công nghệ thông tin

Thành tích:

Giải thưởng “Vườn ươm sinh viên nghiên cứu

khoa học 2010”

Top 5 sinh viên có điểm trung bình cao nhất khóa 2008 năm học 2010-2011.

Sự kết hợp giữa thực tại ảo và các thiết bị công nghệ (như là vô tuyến truyền hình hay

các thiết bị chơi game) đang dần trở thành một chủ đề phổ biến và hấp dẫn mọi người.Trong

đề tài này, nhóm nghiên cứu tiến hành ứng dụng thực tại ảo vào việc xây dựng hệ thống “Du

lịch ảo tại chỗ” (“In-place Virtual Tour” - IVT). Với hệ thống này, người dùng sẽ được tận

hưởng một tour du lịch ảo thú vị đến các khu rừng rậm, các đồng cỏ, bãi biển, hoặc các hành

tinh huyền bí… Hệ thống IVT có thể cung cấp thông tin tương tác đa phương tiện tương ứng

với chuyển động của người dùng nhưng không đòi hỏi những thiết bị đặc biệt như trong các

thiết bị chơi game tương tác hiện nay mà được phát triển với những thiết bị thông thường

(một webcam với chi phí thấp và một máy tính cá nhân).

Hệ thống IVT có thể áp dụng để phát triển các trò chơi tương tác để tạo sự hứng thú cho

người dùng khi tập luyện thể dục trong nhà, và trong tương lai hệ thống này có thể kết hợp

với công nghệ thực tại tăng cường tạo nên không gian 3D, gọi là phòng thực tại ảo, tạo nên

một môi trường ảo cho phép người dùng tương tác với cảnh vật ảo, để triển khai trong các

phòng triễn lãm hay các bảo tàng. Người dùng chỉ cần di chuyển trong phạm vi phòng thực

tại ảo là có thể quan sát, thám hiểm được nhiều cảnh vật ở nhiều nơi khác nhau như thám

hiểm đáy đại dương, rừng nguyên sinh hay du hành vào không gian….

Page 15: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

14

Đề tài Vƣờn ƣơm: TÌM HIỂU PHƢƠNG

PHÁP ƢỚC LƢỢNG ĐỘ SÂU TỪ TẬP ẢNH

VÀ CÁC ỨNG DỤNG

Lê Đỗ Hoàng Nam MSSV: 0812323

Email: [email protected]

Dƣơng Thiên Ân MSSV: 0912019

Email: [email protected]

Khoa: Công nghệ thông tin

Các thiết bị tái tạo ba chiều ngày càng được sử

dụng nhiều trong cuộc sống, tuy nhiên giá thành lại rất

cao. Do đó, nhóm tác giả tìm hiểu về phương pháp

tính toán độ sâu từ ảnh, từ đó xây dựng ứng dụng tái

tạo cấu trúc ba chiều vật thể. Ngoài ra, nhóm còn tìm

hiểu cách kết hợp phương pháp tính toán độ sâu từ ảnh trong các lĩnh vực khác.Tiêu biểu là

trong lĩnh vực nhận dạng mặt người và tương tác người-máy.

Mục tiêu trong đề tài của nhóm là tìm hiểu phương pháp ước lượng độ sâu từ tập ảnh.

Từ đó ứng dụng trên 3 lĩnh vực sau:

- Kết hợp với kiến thức xử lý ảnh để xây dựng ứng dụng tương tác không cần chuột.

- Áp dụng mô hình thống kê trên ảnh để tái tạo khung khuôn mặt trên không gian ba chiều.

- Tái tạo cấu trúc vật thể bằng thông tin tăng cường bằng hệ thống ánh sáng.

Về mặt học thuật, nhóm đã tìm hiểu được phương pháp ước lượng độ sâu từ tập ảnh,

mô hình thống kê khuôn mặt và các phương pháp tái tạo cấu trúc vật thể. Ngoài ra, các ứng

dụng xây dựng có các ý nghĩ thực tiễn sau:

- Ứng dụng tương tác không dùng chuột giúp người dùng tương tác với máy tính theo cách

mới, không thông qua thiết bị, tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Có thể được ứng dụng

để tạo nên các thiết bị cảm ứng.

- Việc xây dựng bộ khung khuôn mặt giúp xác định vị trí và khung của khuôn, là tiền đề để

xây dựng các ứng dụng nhận dạng ba chiều hay theo dõi biến đổi khuôn mặt.

- Ứng dụng tái tạo cấu trúc ba chiều sử dụng hệ thống ánh sáng cho phép quét ba chiều mà

không cần các thiết bị đắt tiền, phức tạp. Tuy vậy, độ chính xác của ứng dụng ở mức cao, và

dễ sử dụng.

Page 16: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

15

Đề tài Vƣờn ƣơm: TỔNG HỢP CÁC DẪN XUẤT 5-ARYLIDENE-3-

METYLRHODANINE XÖC TÁC BỞI [BMIM]CL TRONG MÔI TRƢỜNG

NƢỚC DƢỚI CHIẾU XẠ VI SÓNG.

Họ và tên: Thạch Öt Đồng MSSV: 0814051

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Khoa: Hóa Học

Email: [email protected]

Sở thích, ước mơ, câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất:

Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống

trong quá khứ hay tương lai. Bằng cách sống cuộc sống của

mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi

ngày trong cuộc đời.

Rhodanine và các dẫn xuất từ hợp chất này đã được báo cáo là có những hoạt tính sinh học

rất đáng quan tâm.Trong những năm gần đây, các bài báo, công trình nghiên cứu về những

hợp chất này liên tục được công bố và cho thấy tầm quan trọng của hợp chất này trong nghiên

cứu và cũng như các ứng dụng trong lĩnh vực y dược. Trong đề tài này chúng tôi tìm hiểu

phương pháp tổng hợp mới hiệu quả, an toàn, thân thiện với môi trường và dễ thực hiện để

tổng hợp các dẫn xuất 5-arylidene-3-metylrhodanine. Ứng dụng những thành quả của hóa học

xanh trong nghiên cứu, sử dụng vi sóng, xúc tác chuyển pha, và dung môi nước, đã tổng hợp

được ba hoạt chất là 5-benzylidene-3-metylrhodanine, 5-(4-metoxybenzylidene)-3-

metylrhodanine và 5-(4-clorobenzylidene)-3-metylrhodanine, phản ứng tổng hợp chỉ được

thực hiện trong 10 phút với hiệu suất từ 59-74%.

Page 17: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

16

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chƣơng trình SVNCKH 2011

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÕNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2011

LĨNH VỰC SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC

STT Mã

đề tài Tên công trình Họ và tên sinh viên

1 A01

Khảo sát điều kiện biểu hiện và bước đầu

lên men thu nhận protein FGF-2 (Basic

Fibroblast Growth Factor) tái tổ hợp từ

Escherichia coli

Tăng Tuyết Huệ

2 A02

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố

trong nhân giống in vitro và một số hoạt

tính sinh học của loài luân thảo đỏ Rotala

wallichii Hook. F.

Hồng Vũ Thúy Uyên

3 A03

Tạo dòng và biểu hiện protein p16INK4a

của người trong hệ thống tế bào vi khuẩn

E. coli và trong tế bào động vật hữu nhũ

CHO-K1

Dương Hoàng Phúc

Vũ Thị Thu Thảo

4 A09

Tạo mô hình ruồi giấm chuyển gen SNCA

biểu hiện protein α-synuclein nhằm ứng

dụng trong nghiên cứu cơ chế phát sinh

bệnh Parkinson

Nguyễn Thị Mai

5 A11

Xây dựng quy trình thử nghiệm hoạt tính

hG-CSF (Human Granulocyte Colony

Stimulating Factor) tái tổ hợp in vitro

Đỗ Vân Khanh

6 A14

Tạo dòng biểu hiện và tinh sạch protein

E7 của Human papillomavirus type 16

bằng vector pGAT trong tế bào

Escherichia coli

Hà Thị Thanh Hương

7 A15

Biểu hiện vượt mức protein dUCH

(Drosophila Ubiquitin Carboxyl

Hydrolase) trong não ruồi và khảo sát ảnh

hưởng của protein dUCH lên khả năng

vận động của ruồi giấm

Đặng Ngọc Ánh Sương

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH – NĂM 2011

Page 18: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

17

Đề tài: Khảo sát điều kiện biểu hiện và bƣớc đầu lên men thu nhận protein FGF-2

(Basic Fibroblast Growth Factor) tái tổ hợp từ Escherichia coli

Họ và tên: TĂNG TUYẾT HUỆ

MSSV: 0718051

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Y Dược

Khoa: Sinh

Email: [email protected]

Ước mơ: cống hiến hết mình cho công việc đúng ngành nghề và sở

thích

Mình tham gia giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”

với mong muốn học hỏi thêm về cách thức nghiên cứu khoa học cũng

như giải quyết vấn đề, xử lý kết quả và cách thức tư duy logic trong

nghiên cứu khoa học. Đồng thời, mình cũng muốn nhân cơ hội này

rèn luyện về khả năng trình bày vấn đề nghiên cứu một cách rõ ràng

và ngắn gọn. Do đó, mình hi vọng cuộc thi có phần đánh giá, nhận xét cụ thể để tác giả có

thể rút kinh nghiệm và học hỏi thêm.

Protein FGF-2 là nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi có nhiều ứng dụng quan trọng

trong các lĩnh vực khác nhau như y học, dược phẩm, mỹ phẩm… Trước đây, việc sản xuất

nhân tố này được thực hiện bằng cách tách chiết từ các dòng tế bào động vật.Tuy nhiên,

phương pháp sản xuất này có sản lượng và độ tinh sạch không cao. Bên cạnh đó, việc thu

nhận FGF-2 tự nhiên từ nguồn gốc động vật lại đòi hỏi thiết bị công nghệ cao và chi phí sản

xuất lớn. Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta hướng đến việc sử dụng các kỹ

thuật gen để tạo ra chủng Escherichia coli có khả năng biểu hiện vượt mức protein FGF-2.

Công trình này tiến hành các khảo sát nhằm xác định các điều kiện tối ưu trong quá trình nuôi

cấy và cảm ứng biểu hiện đối với sự sinh tổng hợp FGF-2 dạng tan trong chủng Escherichia

coli tái tổ hợp. Từ đó, các điều kiện tối ưu cho sự biểu hiện FGF-2 của chủng sẽ được ứng

dụng vào lên men nhằm sản xuất FGF-2 tái tổ hợp với lượng lớn.Công trình nhằm bước đầu

nghiên cứu ứng dụng công nghệ lên men trong sản xuất FGF-2 ở quy mô công nghiệp với hi

vọng tạo ra nguồn cung cấp FGF-2 chất lượng cao, giá thành thấp tại Việt Nam. Kết quả nổi

bật của công trình này là đã rút ra được các điều kiện tối ưu cho quá trình nuôi cấy và cảm

ứng biểu hiện FGF-2 tái tổ hợp trong chủng E. coliBL21(DE3)/pET-FGF và đồng thời quy

trình lên men mà công trình đã tiến hành cũng chứng minh được FGF-2 tái tổ hợp có thể thu

nhận được ở dạng tan khi áp dụng vào lên men.

Page 19: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

18

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TRONG NHÂN GIỐNG

IN VITRO VÀ MỘT SỐ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI LUÂN THẢO ĐỎ

ROTALA WALLICHII HOOK. F.

Họ và tên: Hồng Vũ Thúy Uyên

MSSV: 0718151

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Nông nghiệp

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Ước mơ: làm 1 người có ích cho gia đình và xã hội.

Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” là 1 giải

thưởng mang tính khích lệ đáng trân trọng cho các sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học

như chúng tôi. Tuy nhiên, nếu giải thưởng làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đến với

đông đảo các bạn sinh viên trong trường, giải thưởng sẽ hoàn thiện hơn mục đích đề ra ban

đầu của giải thưởng là khuyến khích sinh viên tìm tòi học hỏi và nghiên cứu khoa học. Bên

cạnh đó, nếu có thể làm được công tác liên hệ với các doanh nghiệp, và những ai quan tâm

đến đề tài, sẽ là một điều rất tuyệt vời để các đề tài đạt giải không chìm vào lãng quên và

không được ứng dụng trong cuộc sống.

Luân thảo đỏ hay Luân thảo Wallich (Rotala wallichii Hook. F.) là một loài thực vật

thủy sinh thuộc họ Lythraceae, hiện diện tại Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát, Tây Ninh, Việt

Nam. Chúng được sử dụng như một loài thủy sinh trang trí, được nuôi trồng trực tiếp từ

nguồn khai thác trong tự nhiên.Với tình trạng khai thác phục vụ mục đích trên, quần thể

Rotala wallichii trong tự nhiên đang có nguy cơ giảm số lượng một cách nhanh chóng.Bên

cạnh đó, một vài nghiên cứu trên thế giới ở một số loài cùng chi Rotala đã cho thấy các giá trị

ứng dụng tiềm năng trong công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm từ các hợp chất có hoạt tính

sinh học mà chúng sản xuất ra. Từ đó, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài với 2 mục tiêu:

bảo tồn loài Rotala wallichii trong tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cây giống, cây con cho thị

trường thủy sinh trang trí, hạn chế việc tổn hại đến môi trường sinh thái và xác định hoạt tính

sinh học của dịch chiết từ Rotala wallichii được nuôi trong điều kiện in vitro nhằm mở rộng

khả năng ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm. Kết quả đạt được là sự thành

công trong việc bảo tồn loài Rotala wallichii trong điều kiện in vitro và xác định được hoạt

tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của chúng, mở ra tiềm năng ứng dụng to lớn của loài

trong các ngành dược mỹ phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người.

Page 20: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

19

Đề tài: TẠO DÕNG VÀ BIỂU HIỆN PROTEIN p16INK4a

CỦA NGƢỜI TRONG HỆ

THỐNG TẾ BÀO VI KHUẨN E.coli VÀ TRONG TẾ BÀO ĐỘNG VẬT HỮU NHŨ

CHO-K1

Dƣơng Hoàng Phúc MSSV: 0715261

Chuyên ngành: Di truyền

Email: [email protected]

Sở thích: café, phim, sách, âm nhạc, ăn, ngủ.

Vũ Thị Thu Thảo MSSV: 0718122

Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học Y Dược

Email: [email protected]

Khoa: Sinh Học

Sở thích, ước mơ: Thích du lịch, đọc thơ. Uớc mơ trở thành nhà nghiên cứu làm được điều gì

đó để đời.

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là dạng ung thư phổ biến thứ hai chỉ sau ung thư vú về

số ca mắc bệnh ở những phụ nữ trong độ tuổi 15 đến 44. Human papillomavirus được cho là

nguyên nhân chính gây UTCTC.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh rằng protein p16INK4a

biểu hiện

vượt mức trong tế bào và có sự gia tăng biểu hiện theo giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử

cung. Bằng cách áp dụng các phương pháp lai miễn dịch trên tế bào hoặc trên mô bệnh với

các kháng thể đặc hiệu kháng protein p16INK4a

, có thể cho phép phát hiện và đánh giá được

mức độ tiến triển của ung thư cổ tử cung. Các công bố này hứa hẹn sẽ mở ra những khả năng

tầm soát mới hiệu quả và có thể ứng dụng rộng rãi trên thế giới.

Nhằm sản xuất một lượng lớn protein p16INK4a

để phục vụ cho việc xây dựng các

phương pháp miễn dịch dựa trên protein này, chúng tôi tạo dòng và biểu hiện protein

p16INK4a

. Protein p16INK4a

dung hợp đuôi 6xHis được biểu hiện trong E.coli sẽ được sử dụng

làm kháng nguyên trong nghiên cứu tạo kháng thể đơn dòng kháng p16INK4a

. Tế bào CHO-K1

biểu hiện protein p16INK4a

dung hợp với đuôi GFP sẽ là công cụ giúp kiểm tra tính đặc hiệu

của kháng thể kháng p16INK4a

được sản xuất ra.

Page 21: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

20

Đề tài: TẠO MÔ HÌNH RUỒI GIẤM CHUYỂN GEN SNCA BIỂU HIỆN PROTEIN

ALPHA-SYNUCLEIN NHẰM ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ PHÁT

SINH BỆNH PARKINSON.

Tác giả: Nguyễn Thị Mai MSSV: 0718074

Chuyên ngành: CNSH Y- Dược Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Mơ ước: tạo ra được bộ Kit chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng

và rẻ tiền.

Câu châm ngôn tâm đắc: “Hãy làm những gì bạn muốn làm, mơ

những gì bạn muốn mơ, tới đâu bạn muốn tới, trở thành những gì

bạn muốn, bởi bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả

những gì bạn muốn.”

Parkinson là một trong những bệnh về rối loạn thần kinh khá phổ biến. Hiện nay, có

nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có tác động không nhỏ tới sự tiến triển của bệnh

vẫn được xem là nan y này. Về mặt di truyền, nhiều nghiên cứu cho thấy sự biểu hiện vượt

mức cũng như các đột biến liên quan đến gen SNCA mã hóa cho protein α-synuclein đã dẫn

tới việc tích tụ các phân tử protein gấp cuộn sai và từ đó hình thành nên các thể vùi Lewy bên

trong tế bào thần kinh. Sự hiện diện của thể Lewy làm thoái hóa dần các tế bào thần kinh sản

xuất chất truyền tín hiệu dopamine, đây được coi là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson

thường thấy ở người già.Trong nhiều năm qua, các nghiên cứu nhằm tìm ra mối liên hệ giữa

α-synuclein với bệnh Parkinson được tiến hành khá nhiều nhưng vẫn chưa xác định được cơ

chế gây bệnh. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình nghiên cứu sự tác động của gen SNCA

lên hệ thần kinh có vai trò then chốt trong việc tìm ra cơ chế phân tử phát sinh bệnh

Parkinson và xa hơn nữa đó là thử nghiệm các liệu pháp gen nhằm ức chế con đường tiến

triển bệnh.

Trong số các mô hình động vật chuyển gen, với những ưu điểm vượt trội, ruồi giấm

Drosophilamelanogaster là mô hình được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu y – sinh

học hiện nay. Do đó, tác giả đã sử dụng mô hình này để chuyển cDNA SNCA người nhằm

nghiên cứu sự tác động của protein α-synuclein cũng như các dạng đột biến của nó để đánh

giá và tìm hiểu sâu hơn cơ chế phân tử gây bệnh Parkinson.

Page 22: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

21

Đề tài: XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH G-CSF

(GRANULOCYTE – COLONY STIMULATING FACTOR) TÁI TỔ HỢP IN

VIVO

Họ và tên: ĐỖ VÂN KHANH MSSV: 0718062

Chuyên ngành: CNSH Y Dược Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Sở thích: Nghiên cứu khoa học

Ước mơ: Tham gia tổ chức Qũy nhi đồng Liên hợp quốc

UNICEF.

Câu châm ngôn sống: “Je pense donc je suis" (René Descartes)

(Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại)

- Mục đích: Đề tài là một phần của quy trình sản xuất hG-CSF tái tổ hợp giá thành thấp

bằng hệ thống biểu hiện vượt mức Escherichia coli của Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh

học phân tử A, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, nhằm điều trị bệnh suy giảm lượng bạch cầu

hạt – bệnh Neutropenia (rất hay gặp phải đối với bệnh nhân điều trị ung thư bằng dụng

phương pháp hóa trị và xạ trị). Sản phẩm hG-CSF tái tổ hợp là thuốc, nên phải được thử

nghiệm hoạt tính trong điều kiện in vivo, đây được xem là bước thử nghiệm tiền lâm sàng,

trước khi thử nghiệm lâm sàng trên người, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi

phân phối sử dụng trên thị trường.

- Kết quả:

+ Xây dựng thành công mô hình bệnh suy giảm lượng bạch cầu hạt trên chuột nhắt

trắng Mus musculus var. Albino nhằm phục vụ cho các nghiên cứu hoạt tính G-CSF.

+ Khảo sát được liều tiêm G-CSF hiệu quả nhất cho việc điều trị bệnh suy giảm lượng

bạch cầu hạt.

+ Đánh giá hoạt tính của G-CSF tái tổ hợp do PTN CNSH Phân tử A sản xuất.

- Ý nghĩa: Đề tài được xem là một bước chuyển quan trọng trong quá trình sản xuất

hG-CSF giá thành thấp, nhằm đảm bảo chất lượng của thuốc trong từng khâu sản xuất cũng

như tác dụng điều trị bệnh của thuốc trước khi được sản xuất với quy mô lớn và phân phối

cho các bệnh nhân ung thư tại Việt Nam. Quy trình này cũng có thể được ứng dụng trong

việc đánh giá hoạt tính các loại G-CSF tái tổ hợp khác nhau, từ đó để chọn ra loại G-CSF có

tác dụng điều trị bệnh Neutropenia hiệu quả nhất.

Page 23: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

22

Tên đề tài: TẠO DÕNG BIỂU HIỆN VÀ TINH SẠCH PROTEIN E7 CỦA

HUMAN PAPILLOMAVIRUS TYPE 16 BẰNG PLASMID PGAT TRONG TẾ

BÀO ESCHERICHIA COLI.

Họ và tên: HÀ THỊ THANH HƢƠNG MSSV: 0718037

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y DƯỢC Khoa: SINH HỌC

Thành tích: điểm học tập 8.88/10, TOEFL Ibt 104/120, SInh viên 3 tốt tiêu biểu ĐHQG

Email: [email protected]

Sở thích, ước mơ, câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất: “Better die in the middle of

pathway to your dream than those died never know what they dreamed about.”

Theo thống kê năm 2008 của tổ chức y tế thế giới, ung thư cổ

tử cung (UTCTC) là căn bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao thứ

hai đối với phụ nữ Việt Nam. Rất nhiều công trình khoa học

đã chứng minh sự biểu hiện vượt mức của gene E7 từ các

chủng Human papillomavirus (HPV) nguy cơ cao, đặc biệt là

HPV16 sẽ dẫn đến UTCTC, đồng thời mức độ biểu hiện của

gene E7 có sự tương quan chặt chẽ với quá trình diễn tiến

bệnh. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu

chính là tạo ra protein E7 của HPV16 ở dạng tinh sạch để

dùng làm nguyên liệu xây dựng các quy trình chẩn đoán sớm

UTCTC tại Việt Nam. Qua quá trình thực hiện, chúng tôi đã tạo dòng thành công và biểu

hiện vượt mức protein E7, độ tinh sạch đạt trên 96% cho tất cả các phân đoạn. Sản phẩm này

có thể được sử dụng trực tiếp để tạo ra kháng thể đơn dòng, thiết lập bộ kit chẩn đoán ung thư

cổ cung.

Page 24: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

23

TÊN ĐỀ TÀI: BIỂU HIỆN VƢỢT MỨC PROTEIN DUCH (DROSOPHILA

UBIQUITIN CARBOXYL HYDROLASE) TRONG NÃO RUỒI VÀ KHẢO SÁT ẢNH

HƢỞNG CỦA PROTEIN DUCH LÊN KHẢ NĂNG VẬN

ĐỘNG CỦA RUỒI GIẤM

Họ và tên: Đặng Ngọc Ánh Sƣơng MSSV: 0718112

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Y – Dược

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất: Knowing is not enough;

we must apply. Willing is not enough; we must do (Goethe)

Các bệnh thoái hóa thần kinh trung ương đang được rất nhiều các nhà khoa học quan

tâm vì hiện nay cơ chế phân tử của bệnh vẫn chưa rõ ràng gây khó khăn cho việc trị liệu.

Trong đó bệnh Parkinson là một bệnh rất phổ biến, với số lượng người mắc bệnh đứng thứ

hai, chỉ sau bệnh Alzheimer. Protein UCH-L1 được coi là có liên quan đến căn bệnh này

nhưng vai trò và chức năng của nó vẫn còn nhiều tranh cãi. Đề tài sử dụng mô hình ruồi giấm

chuyển gen nhằm bước đầu nghiên cứu tác động của protein UCH-L1 đối với bệnh

Parkinson.

Chọn ruồi giấm Drosophila melanogaster đã được chuyển gen làm mô hình thí

nghiệm, chúng tôi tiến hành biểu hiện vượt mức protein dUCH (Drosophila Ubiquitin

Carboxyl Hydrolase) trong tế bào thần kinh thuộc mô não ruồi nhờ hệ thống UAS-GAL4. Hệ

thống này cho phép hoạt hóa có chọn lọc bất cứ gen nào được dòng hóa vào nhiều loại tế bào

và mô đặc hiệu. Sau đó, tiến hành thu nhận mô, cơ quan của ruồi để kiểm tra mức độ biểu

hiện vượt mức này giữa các dòng lai bằng điện di SDS-PAGE, lai Western và nhuộm miễn

dịch huỳnh quang. Sau khi đã biểu hiện vượt mức thành công protein dUCH trong mô não

ruồi, chúng tôi tiến hành đánh giá tác động của sự biểu hiện vượt mức này lên hệ thần kinh

của ruồi bằng các thí nghiệm khảo sát khả năng vận động của ruồi (từ giai đọan ấu trùng bậc

ba đến giai đọan ruồi truởng thành) cũng như các thí nghiệm khảo sát trực tiếp lên các tế bào

sinh dopamine trong não ruồi. Kết quả thu được là một khởi đầu rất thuận lợi trên con đường

tìm ra vai trò của protein dUCH (hay UCH-L1) đối với bệnh Parkinson. Từ kết quả này

chúng tôi sẽ tiếp tục thêm nhiều thí nghiệm khác để từng bước tiếp cận cơ chế phân tử của

bệnh Parkinson và từ đó đưa ra phương pháp trị liệu thích hợp.

Page 25: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

24

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chƣơng trình SVNCKH 2011

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÕNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2011

LĨNH VỰC TIN HỌC – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

STT Mã

đề tài Tên công trình Họ và tên sinh viên

1 B01 Hệ thống tương tác với bề mặt cảm ứng

dựa trên tín hiệu hồng ngoại

Lê Khánh Duy

Nguyễn Đức Trung

2 B03 Phát triển hệ thống tiện ích hỗ trợ phát triển

ứng dụng Web3D bằng công nghệ WebGL

Trần Xuân Tiến

Nguyễn Bá Huy

3 B05 Hệ thống thiết kế giao diện cho ứng dụng

RIA

Phạm Cao Hoàng Đạt

Nguyễn Trang Hồng Bảo

4 B09 Mô hình hóa, thiết kế và trình diễn vật thể 3

chiều từ thế giới thật

Trương Ngọc Tuấn

Nguyễn Hoàng Minh

5 B10 Phát triển hệ thống thiết kế và trình diễn

ứng dụng thực tại tăng cường

Nguyễn Tiến Hưng

Nguyễn Thị Hồng Thuận

6 B11 Mô hình vật lý trong bài toán mô phỏng

chất lưu Nguyễn Quang Anh

7 B18 Phân đoạn ảnh tương tác dùng lát cắt đồ thị Nguyễn Tiến Vũ

8 B19 Bảng vẽ thông minh với bề mặt cảm ứng sử

dụng tín hiệu hồng ngoại

Lê Anh Dũng

Đàm Quỳnh Giang

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH – NĂM 2011

Page 26: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

25

ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG TƢƠNG TÁC VỚI BỀ MẶT CẢM ỨNG DỰ TRÊN TÍN HIỆU

HỒNG NGOẠI

Họ và tên: Lê Khánh Duy MSSV: 0712122

Họ và tên: Nguyễn Đức Trung MSSV: 0712475

Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected] , [email protected]

Sở thích: yêu thích đồ họa, các ứng dụng giải trí tương tác.

Trong những năm gần đây, sự phát triển trong lĩnh vực tương

tác người - máy ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự sáng tạo cao.

Trong lĩnh vực thị giác máy tính, trong những năm gần đây, những hệ

thống bề mặt tương tác cỡ lớn giá rẻ, hỗ trợ nhiều người dùng làm

việc cộng tác là một trong những sản phẩm được chú ý nhiều nhất. Sự

ứng dụng của các hệ thống bề mặt này có thể được nhìn thấy ở rất

nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như y khoa, giáo dục, địa lý, lịch sử

v.v… Bên cạnh đó, các hệ thống bề mặt tương tác cảm ứng cỡ lớn

mang lại cho người dùng những trải nghiệm mới trong việc tương tác,

điều khiển hệ thống máy tính để truy xuất thông tin: trực tiếp dùng

tay tương tác lên đối tượng thay vì thông qua chuột và bàn phím như

trước đây.

Chính vì những lợi ích mà hệ thống bề mặt tương tác cảm

ứng mang lại cho cuộc sống cũng như khả năng ứng dụng sâu rộng

của nó, nhóm quyết định thực hiện đề tài xây dựng thử nghiệm hệ

thống bàn tương tác cảm ứng dựa trên tín hiệu hồng ngoại và thị giác

máy tính. Đồng thời trên hệ thống này, nhóm đã bước đầu xây dựng

thành công ứng dụng bản đồ hướng dẫn du lich tích hợp thông tin media nhằm hỗ trợ du

khách có được các thông tin cần thiết về một địa điểm nào đó.

Nhóm đã xây dựng thành công hệ thống bàn cảm ứng dựa trên kỹ thuật FTIR

(Frustrated Totally Internal Reflection). Hệ thống xây dựng có kích thước bề mặt khoảng 40”

nhưng chi phí chỉ ngang với các bề mặt cảm ứng điện dung kích thước khoảng 10” đang bán

trên thị trường. Kết quả này rất đáng lưu ý vì với giá thành hợp lý, hệ thống sẽ có nhiều khả

năng được sử dụng trong nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.

Page 27: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

26

ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIỆN ÍCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG

WEB3D BẰNG CÔNG NGHỆ WEBGL

Họ và tên: TRẦN XUÂN TIẾN MSSV: 0712036

Họ và tên: NGUYỄN BÁ HUY MSSV: 0712200

Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm Khoa: CNTT

Thành tích: giải 3 cuộc thi Hackathon

Email:[email protected] ; [email protected]

Sở thích: Thích giao lưu bạn bè, nghe nhạc, xem phim, truyện tranh.

Ngày nay, sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ 3D đã đem lại

cho con người những trải nghiệm mới chân thật hơn trong nhiều

lĩnh vực như truyền hình, phim ảnh, trò chơi. Cùng với đó với sự

mở rộng của Internet, sự phát triển công nghệ Web đã đem lại cho

con người nhiều tiện ích. Rất nhiều dịch vụ mới đang được phát

triển trên nền công nghệ Web như thư điện tử, thương mai điện tử,

mạng xã hội, các dịch vụ về y tế giáo dục như chữa bệnh từ xa, e-

learning...đã đi vào trong mọi mặt đời sống của con người. Và hiển

thị các nội dung 3D trên môi trường Web có lẽ sẽ là mắt xích còn

thiếu để công nghệ Web có thể tiến đến Web3.0. Một nhu cầu đặt ra

là cần phải phát triển những cơ chế cho phép thể hiện nội dung 3D

trên môi trường Web. Tuy nhiên, công nghệ Web truyền thống lại

không hỗ trợ trình bày các nội dung 3D, những công nghệ mới đang

phát triển lại không tuân theo một chuẩn chung gây nhiều khó khăn

cho nhà phát triển cũng như người dùng. Chính vì thế, mục tiêu của

đề tài tập trung vào việc nghiên cứu và khảo sát các công nghệ 3D trên Web hiện tại và

xây dựng một hệ thống tiện ích để hỗ trợ phát triển Web3D trên nền công nghệ phù

hợp. Đi kèm với đó, nhóm sẽ xây dựng một số ứng dụng để minh họa cho hệ thống thư viện

này, các ứng dụng sẽ cho phép nhiều người dùng có thể trải nghiệm đươc không gian 3D trên

môi trường Web, cũng như tương tác giao tiếp được với nhau.

Page 28: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

27

ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG THIẾT KẾ GIAO DIỆN CHO ỨNG DỤNG RIA

Họ và tên: Phạm Cao Hoàng Đạt MSSV: 0712057

Email: [email protected]

Họ và tên: Nguyễn Trang Hồng Bảo MSSV: 0712082

Email: [email protected]

Chuyên ngành: Công nghê phân mêm

Khoa: Công nghê thông tin

Với sự phổ biến của Internet trên toàn thế giới hiện nay, mọi

người liên lạc với nhau, làm việc cùng nhau, tìm kiếm thông tin,…

được thực hiện rất nhiều trên môi trường mạng. Các ứng dụng Web

đã thay thế cho các ứng dụng trên desktop, giao diện của các ứng

dụng Web thường rất gần gũi với người dùng và gần giống như một

ứng dụng thông thường trên desktop. Các giao diện Web ngày càng

bóng bẩy, có nhiều hiệu ứng bắt mắt thu hút người dùng nhờ các

công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện được xây dựng trên các công nghệ

Rich Internet Application (RIA). Với sự phát triển đa dạng của các

công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện Web, người dùng có nhu cầu chọn

lựa giải pháp xây dựng ứng dụng trên một công nghê phát triển cụ

thể.Và người dùng cũng cần có nhu cầu chuyển đổi một ứng dụng

trên nhiêu công nghê nên đã xuất hiện những ứng dụng hỗ trợ việc

này, tuy nhiên các công cụ trên còn nhiều mặt hạn chế. Xuất phát từ

nhu cầu trên, cải thiện những hạn chế của các công cụ hiện có, nhóm

đã thực hiện ứng dụng theo công nghệ RIA giúp hỗ trợ người dùng thực hiện thiết kế, chuyển

đổi giao diện ứng dụng Web trên nhiều công nghệ.

Nội dung đề tài tập trung vào tìm hiểu các công nghệ hỗ trợ thiết kế giao diện Web ,

đánh giá các ứng dụng hỗ trợ thiết kế , chuyển đổi giao diện ứng dụng Web để xây dựng nên

hệ thống Website giúp người dùng có thể thiết kế giao diện cho một ứng dụng RIA một cách

dê dang , nhanh chóng và có khả năng lưu kết quả dưới nhiều dạng công nghệ khác nhau ,

cũng như thực hiện chuyển đổi giao diện của các công nghệ sang dạng khác . Với công cụ

này, người dùng có thể thiết kế giao diện cac ưng dung Web như : Web tin tức, Web giải trí,

Web bán hàng, Blog cá nhân… một cách trực quan với các control hỗ trợ đa dạng. Quá trình

thiết kế có thể lưu lại dưới dạng các tập tin trên nhiều công nghệ khác nhau.

Page 29: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

28

Đề tài:MÔ HÌNH HÓA, THIẾT KẾ VÀ TRÌNH DIỄN VẬT THỂ 3 CHIỀU TỪ THẾ

GIỚI THẬT

Họ và tên: Trƣơng Ngọc Tuấn MSSV: 0712494

Email: [email protected]

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Minh MSSV: 0712281

Email: [email protected]

Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm Khoa: CNTT

Thành tích: Giải khuyến khích Hackathon 2011

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

- Xây dựng bảo tàng ảo, phòng triễn lãm với vật thể như thật,

sinh động, hỗ trợ nhiều tương tác, với chi phí thấp. Tạo trang

web trình diễn vật thể ba chiều để quảng bá sản phẩm doanh nghiệp hiệu quả hơn.

- Thay thế những biển hiệu cổ động, tuyên truyền với hình ảnh 2 chiều thông thường bằng

các mô hình 3D sống động

Mục đích của đề tài: Xây dựng chương trình cho phép mô hình hóa các vật thể thực; Thiết

kế, trình diễn và tương tác các vật thể trong không gian, trên môi trường web.

Nội dung thực hiện:

- Xây dựng chương trình cho phép mô hình hóa các vật thể thực dưới sự hỗ trợ của kinect.

- Thiết kế mô hình trong không gian: di chuyển, xoay, áp dụng hiệu ứng tăng cường lên mô

hình trên môi trường Silverlight 5.

- Trình diễn và tương tác các mô hình trong không gian trên môi trường Silverlight 5.

Kết quả đạt đƣợc:

- Xây dựng chương trình ứng dụng cho phép tạo, tương tác và trình diễn mô hình 3D trong

không gian trên nền web, bao gồm các chức năng cơ bản như sau:

Tự động lọc nhiễu các dữ liệu thu được từ Kinect.

Tự động ghép nối các đám mây điểm thu được từ Kinect và hiển thị một cách trực quan trên môi trường

Silverlight 5.

Xây dựng giao diện hỗ trợ người dùng điều chỉnh kết quả ghép nối các đám mây.

Xây dựng module thiết kế và trình diễn cảnh và mô hình trong ba chiều không gian rộng, cho phép di

chuyển trong không gian để xem các mô hình một cách trực quan nhất.

Tùy chọn các hiệu ứng tăng cường trong việc trình diễn mô hình ba chiều.

Page 30: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

29

ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THIẾT KẾ VÀ TRÌNH DIỄN ỨNG DỤNG THỰC

TẠI TĂNG CƢỜNG.

Họ và tên: Nguyên Tiên Hƣng MSSV: 0841081

Email: [email protected]

Họ và tên: Nguyên Thị Hồng Thuận MSSV: 0841178

Email: [email protected]

Châm ngôn sông : “Khi bạn được sinh ra , bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy

sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”.

Chuyên ngành: CNPM Khoa: CNTT

Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” là một giải thưởng với những tiêu chí đầy ý

nghia. Ban tô chưc cung như hôi đông khoa hoc se la môt kênh đinh hương cho cac đê tai

tiêm năng co thê vư ợt qua được ngương của cuộc thi và tiếp tục được hoàn thiện để có thể

ứng dụng vào thưc tiên.

Thực tại tăng cƣờng (Augmented Reality) là sự kết hợp

giữa các đối tượng ảo và thế giới thực. Các đối tượng ảo này

được sử dụng để tăng cường thêm thông tin liên quan cho cảnh

được ghi nhận từ trong thực tế. Những gì người dùng có thể thấy

được đó là thông tin ảo được hiển thị phủ lên đối tượng hoặc kết

hợp với không gian thực mà họ đang quan sát. Và người dùng sẽ

không cảm thấy được sự tách biệt rạch ròi giữa các thành phần

ảo thực. Đó cũng chính là mục đích của thực tại tăng cường là

làm mờ đi ranh giới và sự khác biệt giữa thực và ảo nhằm tăng nhận thức và sự tương tác của

con người với thế giới thực.

Thực tại tăng cường không đơn thuần là hiển thị thông tin khớp với thực tế mà nó còn

cung cấp cho người dùng các thông tin cần thiết, chính xác đúng thời điểm.

Thực tại tăng cường đang ngày càng đóng vai trò cần thiết, hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực: y

tế, giáo dục, giải trí, truyền hình, sản xuất, quân đội… giúp cho con người làm việc hiệu quả,

chính xác hơn.

Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu các vấn đề về lý thuyết và công nghệ để xây dựng

được hệ thống thiết kế trực quan và trình diễn các ứng dụng thực tại tăng cường . Đặc biệt , đề

tài hướng đến việc áp dụng vào thực tế như hỗ trợ việc giảng dạy , học tập giúp bài giảng

thêm sinh đông , trưc quan băng viêc tao ra cac ưng dung khac nhau như trinh diên mô hinh 3

chiêu, sách, …

Page 31: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

30

ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH VẬT LÝ TRONG BÀI TOÁN MÔ PHỎNG CHẤT LƢU

Họ và tên: Nguyễn Quang Anh MSSV: 0712003

Chuyên ngành: KHMT Khoa: CNTT

Email: [email protected]

Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” là một sân chơi rất bổ

ích giúp cho các bạn sinh viên bước đầu làm quen với việc nghiên

cứu khoa học. Mong rằng cuộc thi sẽ được tiếp tục tổ chức và phát

huy những thành công trong các năm sau để mọi thế hệ sinh viên

đều có cơ hội tranh tài tại cuộc thi này!

Đề tài giới thiệu bài toán mô phỏng chất lưu theo hướng tiếp tiếp

cận dựa trên lưới theo quan điểm Euler. Bằng cách kết hợp mô hình

vật lý để tổng hợp nhiễu động với thuật toán semi - Lagrangian, đề

tài đã giải quyết được bài toán mô phỏng trên các lưới có độ phân giải cao với chi phí hợp lý

chỉ từ một lưới có độ phân giải thấp. Kết quả thực nghiệm của đề tài cũng chứng tỏ rằng

phương pháp kết hợp sử dụng mô hình vật lý sẽ làm tăng tính thực và giảm được chi phí tính

toán cho quá trình mô phỏng.

ĐỀ TÀI: PHÂN ĐOẠN ẢNH TƢƠNG TÁC DÙNG LÁT CẮT ĐỒ THỊ

Họ và tên: Nguyễn Tiến Vũ MSSV: 0712042

Chuyên ngành: Cử Nhân Tài Năng – Khoa Học Máy Tính

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Thành tích:

Giải thưởng và học bổng Quang Trung, Bình Định, 2008

Giải thưởng và học bổng Lawrence Sting, 2010

Bảng vàng thành tích khoa Công Nghệ Thông Tin 2010-

2011

Học bổng Machine Learning Summer School, Đại Học Quốc Gia Singapore (NUS) 2011

Học bổng nghiên cứu sinh Đại Học Concordia, Canada 2012

Email: [email protected] - [email protected]

Từ mô hình phân đoạn ảnh graphcut, công trình đã tìm hiểu, phát triển và cải tiến dùng thông

tin vân ảnh và thông tin vị trí kết hợp khéo léo với thông tin màu sắc cho ra phương pháp tốt

hơn giúp người dùng có thể đạt được mục đích phân đoạn chính xác nhất, trong thời gian

ngắn và ít tương tác nhất có thể. Với kết quả thực nghiệm vượt trội so với mô hình ban đầu,

Page 32: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

31

phương pháp mới của công trình được chấp nhận và đánh giá cao tại hội nghị ICIE,Hồng

Kông 2011

ĐỀ TÀI:BẢNG VẼ THÔNG MINH VỚI BỀ MẶT CẢM

ỨNG SỬ DỤNG TÍN HIỆU HỒNG NGOẠI.

Họ và tên: Lê Anh Dũng MSSV: 0712009

Họ và tên: Đàm Quỳnh Giang MSSV: 0712011

Chuyên ngành: Cử nhân tài năng Khoa: CNTT

Thành tích: Giải nhì Thách thức 2010 (đội iFive); Giải nhất

Hackathon 2011 (đội SMG); Sinh viên 5 tốt cấp Thành phố

(Dũng) và cấp ĐHQG (Giang) năm học 2009-2010.

Email: [email protected]@yahoo.com;

Châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất: "Tôi luôn nghĩ tới làm việc chăm chỉ, nhưng hình

như tôi chỉ dành hết thời gian và sức lực để chuẩn bị làm việc chăm chỉ, nên chẳng mấy chốc

mà đã hết ngày." – Obata Takeshi. Câu nói này nhắc nhở chúng tôi luôn hành động để đạt

được mục tiêu chứ không chỉ mải lo “lên kế hoạch” và “chuẩn bị”.

Đề tài nhằm xây dựng hệ thống bảng vẽ cảm ứng với chi phí vừa phải, có khả năng

ghi nhận nét vẽ của người sử dụng thành các đối tượng tương ứng với từng chủ đề cụ thể.Từ

đó, người sử dụng có thể thực hiện các tương tác lên các đối tượng này dựa trên bộ tương tác

được quy định sẵn riêng biệt ở mỗi chủ đề.

Do kiến trúc xây dựng dựa trên các chủ đề (profile) có tính chất lắp ghép nên hệ thống

có khả năng mở rộng cao và dễ dàng cải tiến. Người dùng có thể bổ sung thêm các chủ đề

mới hoặc thêm đối tượng mới vào chủ đề đã có, cũng như bổ sung thêm các thông tin về đối

tượng, ngay cả việc bổ sung các tương tác mới với các đối tượng. Những điều này được thực

hiện một cách đơn giản.

Nhóm tác giả mong muốn khi hoàn thiện, bảng vẽ thông minh có thể được đưa vào sử

dụng rộng rãi trong các lớp học.Tại đó, bảng vẽ thông minh sẽ giúp cho các tiết học sinh

động, trực quan và hấp dẫn hơn. Bởi tính dễ sử dụng, dễ mở rộng,người dùng có thể cập nhật

nội dung thông tin cho bảng vẽ dễ dàng, giúp các bài giảng luôn đầy đủ thông tin giáo viên

muốn truyển đạt và hơn hết, đó là những kiến thức cập nhật nhất. Không chỉ vậy, bảng vẽ

thông minh còn có thể được dùng trong thư viên vì khả năng thu hút học sinh đến tra cứu

thông tin với phương pháp tương tác trực quan và hấp dẫn đặc thù của bảng vẽ.

Page 33: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

32

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chƣơng trình SVNCKH 2011

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÕNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2011

LĨNH VỰC HÓA HỌC

STT Mã

đề tài Tên công trình Họ và tên sinh viên

1 C01

Tổng hợp chất lỏng ion trifluoroacetat 1-

metilimidazolium ứng dụng xúc tác phản ứng

biginelli

Hứa Mạnh Khan

2 C03 Cô lập hai xanthon mới từ vỏ cây bứa lá tròn

dài Garcinia Oblongifolia Champ Bùi Ngọc Dũng

3 C04 Khảo sát thành phần hóa học cao acetate etyl

của vỏ cây rỏi mật (Garcinia ferrea) Bùi Quốc Thái

4 C09 Khảo sát chế tạo anod trong pin mặt trời chất

nhạy quang (DSC) Chu Minh Hân

5 C10

Khảo sát tổng hợp vật liệu MOF từ

Azobenzene-3,3'-dicarboxylic acid và kẽm

nitrate

Nguyễn Thị Kiều

Phương

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH – NĂM 2011

Page 34: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

33

ĐỀ TÀI: TỔNG HỢP CHẤT LỎNG TRIFLUOROACETAT 1-

METILIMIDAZOLIUM ỨNG DỤNG XÖC TÁC PHẢN ỨNG BIGINELLI.

Họ và tên: Hứa Mạnh Khan MSSV: 0714093

Chuyên ngành: Hóa Học Hữu Cơ

Khoa: Hóa Học

Email: [email protected]

Sở thích: nghe nhac, đọc sách, chơi thể thao, xem bóng đá.

Ước mơ: thành đạt và sống có ích.

Châm ngôn sống tâm đắc nhất: “Đừng bao giờ đánh giá con

người qua bề ngoài”.

Phần 1: Tổng hợp chất lỏng ion trifluoroacetat 1-

metilimidazolium [HMI]TFA

Hiện nay chất lỏng ion (ionic liquid) nói chung và chất

lỏng ion proton (protic ionic liquid) nói riêng ngày càng được chú

ý về phương diện sử dụng làm xúc tác và dung môi trong tổng hợp hữu cơ, hóa dược. Nên

chất lỏng ion bằng nhiều phương pháp khác nhau ngày càng được nghiên cứu và tổng hợp để

có thể tạo ra nhiều chất lỏng ion mới, ứng dụng được nhiều hơn trong các phản ứng tổng hợp

hữu cơ.

Do đó chúng tôi tiến hành tổng hợp chất lỏng ion [HMI]TFA theo phương pháp mới

để ứng dụng làm dung môi và xúc tác “xanh” trong tổng hợp hữu cơ, cụ thể trong công trình

này chúng tôi ứng dụng vào phản ứng Biginelli. Chất lỏng ion [HMI]TFA được tổng hợp

bằng hai phương pháp khuấy từ và chiếu xạ siêu âm, trong đó chiếu xạ siêu âm lần đầu tiên

được chúng tôi thưc hiện để điều chế chất lỏng ion này cho hiệu suất cao. Đồng thời qua hai

phương pháp tổng hợp [HMI]TFA để có thể rút ra ưu và nhược điểm của hai phương pháp

khuấy từ và chiếu xạ siêu âm.

Phần 2: Ứng dụng [HMI]TFA làm xúc tác phản ứng Biginelli

Sau khi tổng hợp thành công chất lỏng ion [HMI]TFA, chúng tôi tiếp tục sử dụng

[HMI]TFA làmdung môi và xúc tác phản ứng Biginelii để tổng hợp hai sản phẩm có hoạt tính

sinh học như kháng vi khuẩn, kháng sự phát triển của tế bào ung thư đã được công bố trước

đó.

Page 35: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

34

Đề tài: Cô lập hai xanthon mới từ vỏ cây bứa lá tròn dài (Garcinia Oblongifolia Champ.)

Họ và tên: Bùi Ngọc Dũng MSSV: 0714002.

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Khoa: Hóa học.

Email: [email protected].

Sở thích: Đọc sách, chơi thể thao.

Rất nhiều cây cỏ ở Việt Nam chứa nhiều vị thuốc quý, và

đã được dùng ứng dụng trị bệnh. Trong đề tài này chúng tôi đã

khảo sát thành phần hóa học của vỏ cây bứa lá tròn dài (Garcinia

oblongifolia Champ.) và đã cô lập được ba hợp chất tinh khiết.

Bằng các phương pháp hóa lý hiện đại, chúng tôi đã xác định

được cấu trúc của ba hợp chất trên là Cowanol, Oblogixanthon D

và Oblogixanthon E. Trong đó, Oblogixanthon D và Oblogixanthon E là hai hợp chất mới

chưa được công bố trên thế giới. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về các hoạt

tính sinh học của hai hợp chất này.

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO ACETAT ETYL CỦA VỎ

CÂY RỎI MẬT (GARCINIA FERREA).

Họ và tên: Bùi Quốc Thái MSSV: 0714014

Chuyên ngành: Hữu cơ Khoa: Hóa học

Thành tích:

-Giải ba Hội thi Olympic Hóa học SV toàn quốc 2010

-Thanh niên tiêu biểu làm theo lời Bác 2009

-Tham gia và đạt giải cá nhân, đồng đội các cuộc thi

học thuật của khoa, trường như: Thế giới Hóa học,

Hóa học và tôi, Erlen vàng…

Email:[email protected]

Đề tài tìm hiểu thành phần hóa học vỏ cây rỏi mật (Garcinia ferrea Pierre). Bên cạnh đó,

việc tìm ra hợp chất mới không chỉ làm phong phú thêm kho tàng hợp chất tự nhiên trên thế

giới mà còn cung cấp mẫu chất cho các thử nghiệm hoạt tính sinh học (kháng HIV, kháng

ung thư, kháng khuẩn…) hoặc làm chất nền để điều chế các dẫn xuất, để thực hiện bán tổng

hợp… Cây rỏi mật thuộc chi Garcinia, họ Măng cụt (Bứa, Guttiferae) là một họ thực vật

được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian để trị dị ứng, lở loét, sốt rét, tiêu chảy, sán lãi.

Sử dụng phương pháp sắc ký cột trên silica gel, RP-18 và sắc ký lọc gel trên

Sephadex LH-20, chúng tôi đã cô lập được 4 hợp chất. Dựa vào kết quả phân tích phổ cộng

Page 36: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

35

hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều (1H và

13C NMR, DEPT, HSQC, HMBC, NOESY),

khối phổ phân giải cao (HRESIMS) và phổ tử ngoại (UV), chúng tôi đã xác định được cấu

trúc của bốn hợp chất này gồm một triterpen là acid (22Z,24E)-9α-hydroxy-3-oxo-17,14-

friedolanosta-14,22,24-trien-26-oic (88A), hai xanthon là nigrolineaxanthon E (88B) và

macluraxanthon (88C) và một depsidon là garciferreasidon (88D).

Các tra cứu trên SciFinder ngày 15/07/2011 cho thấy garciferreasidon (88D) là một hợp

chất mới chưa được công bố trên thế giới.

88B

O

O OH

OMe

OH

HO

88A

O

COOHH

OH

O

O OH

O

OH

HO

O

O

OH

OMe

HO OH

O

88C 88D

TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT CHẾ TẠO ANOD TRONG PIN MẶT TRỜI CHẤT NHẠY

QUANG (DSC)

Họ và tên: Chu Minh Hân MSSV: 0714003

Chuyên ngành: Hóa Lý Khoa: Hóa học

Thành tích: Sinh viên 5 tốt cấp trường năm học

2009 – 2010.

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Pin mặt trời chất nhạy quang (tên tiếng Anh:

Dye-sensitized Solar Cell, viết tắt: DSC) được chế

tạo vào năm 1990 bởi Michael Grätzel đã tạo ra một tiền đề về kĩ thuật và kinh tế để thay thế

cho loại pin mặt trời bán dẫn tiếp xúc thông thường. Trái với các hệ thống pin mặt trời thông

thường khi mà bán dẫn thực hiện cả hai quá trình hấp phụ ánh sáng và vận chuyển điện tích

giữa hai lớp thì trong pin DSC các quá trình này được xảy ra nhờ màng mỏng oxid (Titan

dioxid) ở dạng tinh thể nano được hấp phụ chất nền nhạy quang có vùng hấp thu rộng cho

phép hấp thu được phần lớn ánh sáng mặt trời. Quá trình chuyển hóa photon tới vào dòng

Page 37: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

36

điện được ghi nhận là xảy ra được trong một khoảng quang phổ rộng từ vùng tử ngoại (UV)

đến cận hồng ngoại (IR) và hiệu suất chuyển quang năng thành dòng điện (hiệu suất lượng tử

- IPCE) có thể đạt tới trên 10%. Mặc dù có khuyết điểm về tuổi thọ và hiệu suất thấp, nhưng

loại pin này hiện đang có triển vọng tốt vì chúng ta có thể sản xuất nó với một quy trình đơn

giản và giá thành rẻ, hứa hẹn sẽ thay thế các loại pin mặt trời bán dẫn tiếp xúc truyền thống.

Mục tiêu của đề tài là tập trung khảo sát màng TiO2 trên anod trong pin DSC bằng

những hệ keo TiO2 tự chế tạo dựa trên những quy trình đã được công bố và đánh giá khả

năng chế tạo pin của tấm nền thủy tinh phủ màng dẫn GZO được chế tạo trong nước so với

tấm nền thủy tinh phủ màng dẫn FTO thương mại. Từ đó đưa ra quy trình tối ưu để chế tạo

màng TiO2 sử dụng trong DSC.

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả nổi bật như đánh giá được

khả năng chế tạo DSC của tấm nền phủ màng dẫn GZO, chế tạo được các hệ keo TiO2 có

chất lượng tương đương so với hệ keo thương mại, và bước đầu chế tạo được các DSC có

hiệu suất trên 1%.

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT TỔNG HỢP VẬT LIỆU MOF TỪ AZOBENZENE-3,3’-

DICARBOXYLIC ACID VÀ KẼM NITRATE.

Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Phƣơng MSSV: 0714010

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Khoa: Hóa học

Email: [email protected]

Sở thích: sưu tầm sách

Ước mơ: nhà khoa học

Châm ngôn sống: You are what you think. You feel what you

want.

Cần có sư tham gia đánh giá, góp ý của các doanh nghiệp sản xuất, các công ty có liên quan

đến linh vưc, chuyên ngành của các đề tài dư thi nhằm đánh giá chất lượng kết quả nghiên

cứu trên qui mô công nghiệp, tìm đầu ra cho các công trình nghiên cứu khoa học của sinh

viên, góp phần hình thành mối liên hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhà khoa học.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho sinh viên mới vừa tốt nghiệp thể hiện năng lưc bản thân

trước các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp.

Hiện nay, nguồn nhiên liệu sử dụng trong các động cơ chủ yếu vẫn là nguồn nhiên

liệu từ các hydrocarbon thiên nhiên như dầu mỏ, khí thiên nhiên,… Lợi ích của nó đi đôi với

Page 38: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

37

việc gây tác hại đến môi trường sống của các sinh vật trên trái đất: ô nhiễm môi trường, thiên

tai, hiệu ứng nhà kính,…Những năm gần đây, nguồn năng lượng hydrogen được chứng minh

là có khả năng thay thế nguồn năng lượng dầu hỏa bởi ưu điểm giảm thiểu được ô nhiễm môi

trường và tạo ra nguồn năng lượng rất lớn. Việc phát triển nền công nghiệp hydrogen đi đôi

với việc tìm một vật liệu có khả năng lưu trữ khí hydrogen tốt và đảm bảo tính an toàn khi

dùng trong các thiết bị, động cơ. Thông thường, vật liệu hấp phụ khí tốt phải có cấu trúc xốp

như: carbon, silica, zeolite, MOF,… trong đó vật liệu MOF (Metal organic framework) có

cấu trúc xốp và diện tích bề mặt đặc biệt lớn hơn hẳn so với những vật liệu khác, có khả năng

hấp phụ lưu trữ khí nên thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới, không

chỉ riêng mục đích ứng dụng trong việc lưu trữ khí hydrogen mà cho cả khí CO2, nhằm giảm

thiểu lượng khí CO2 thoát ra từ các động cơ, nhà máy,…

Vật liệu MOF được cấu tạo bởi hai thành phần chính là hữu cơ (ligand) và vô cơ (ion

kim loại) đã được chứng minh là một loại vật liệu mới rất tốt để lưu trữ khí, làm sạch và phân

loại khí, làm xúc tác cho các quá trình hóa học cũng như ứng dụng trong y học. Đề tài thực

hiện với mục tiêu khảo sát tổng hợp vật liệu MOF từ Azobenzene-3,3‟-dicarboxylic acid và

kẽm nitrate hướng đến việc tổng hợp một vật liệu MOF hoàn toàn mới. Bước đầu đã thu được

các đơn tinh thể vật liệu MOF và các kết quả phân tích cấu trúc của tinh thể này. Hướng tiếp

theo của đề tài sẽ tiến hành xác định diện tích bề mặt của vật liệu và tìm hướng ứng dụng cho

vật liệu MOF này như lưu trữ hấp phụ khí, xúc tác,…

Page 39: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

38

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chƣơng trình SVNCKH 2011

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÕNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2011

LĨNH VỰC VẬT LÝ ỨNG DỤNG

STT Mã

đề tài Tên công trình Họ và tên sinh viên

1 E02 Nghiên cứu và chế tạo màng nhạy khí ZnO:Sn bằng

phương pháp phún xạ Magnetron DC Phan Thị Cẩm Huệ

2 E03

Chế tạo màng silicon đa tinh thể bằng phương pháp

nhôm thúc đẩy tinh thể hóa và mô hình khuếch tán

rút ra từ thực nghiệm

Phan Tú Linh

3 E05 Thiết kế và chế tạo hệ thống chuông gameshow số

truyền thông không dây và kết nối máy tính

Trần Nhất Linh

Tăng Huệ Hưng

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH – NĂM 2011

Page 40: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

39

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO MÀNG NHẠY KHÍ ZNO:SN BẰNG PHƢƠNG

PHÁP PHÖN XẠ MAGNETRON DC

Họ và tên: Phan Thị Cẩm Huệ MSSV: 0713054

Chuyên ngành: Vật lý ứng dụng

Khoa: Vật lý - vật lý kỹ thuật

Email: [email protected]

Sở thích: Đọc sách, nghiên cứu, đi học.

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất: Hãy sống như chính bạn

được sống lần thứ hai!

Màng ZnO và ZnO pha tạp có thể ứng dụng làm các điện cực trong suốt trong các màn

hình tinh thể lỏng, pin mặt trời, quang xúc tác…Đặc biệt là màng mỏng cảm biến khí, dùng

để kiểm tra nồng độ của các loại khí độc, các loại khí dễ cháy nổ… Trong đề tài này, tác giả

đã nghiên cứu và chế tạo màng mỏng nhạy khí ethanol với vật liệu là ZnO pha tạp Sn bằng

phương pháp phún xạ magnetron DC, sau đó đã tìm ra các điều kiện tối ưu cho tính nhạy khí

của màng.

Màng mỏng ZnO:Sn (SZO) được chế tạo bằng phương pháp phún xạ magnetron DC

trên đế thủy tinh với các thông số phún xạ khác nhau. Cấu trúc và hình thái bề mặt được xác

định bởi phép phân tích X-ray, SEM, và AFM. Độ nhạy khí của màng SZO được đánh giá

qua nhiều thông số: nồng độ khí dò ethanol, nhiệt độ hoạt động, nồng độ pha tạp Sn, công

suất phún xạ, thời gian đáp ứng và thời gian hồi phục, và tính lọc lựa khí. Kết quả khảo sát

thực nghiệm cho thấy rằng độ nhạy khí cao nhất của màng ở nồng độ khí dò 600 ppm tại

nhiệt độ hoạt động 200oC, với nồng độ pha tạp Sn là 2%, công suất phún xạ 50 W, nhiệt độ

đế 200oC và trong điều kiện đế được đặt vuông góc với bia, tương ứng với độ nhạy khí là

84.46%, thời gian đáp ứng là 43 giây, thời gian hồi phục là 150 giây. Màng ZnO:Sn được chế

tạo bằng phương pháp phún xạ magnetron DC có độ nhạy khí cao, thời gian đáp ứng và thời

gian hồi phục tốt có thể được dùng làm cảm biến với khí dò là ethanol.

Page 41: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

40

ĐỀ TÀI: CHẾ TẠO MÀNG MỎNG SILICON ĐA TINH THỂ BẰNG PHƢƠNG

PHÁP NHÔM THÖC ĐẨY TINH THỂ HÓA VÀ MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN RÖT RA

TỪ THỰC NGHIỆM.

Họ và tên: Phan Tú Linh MSSV: 0719035

Chuyên ngành: Vật Liệu Màng Mỏng

Khoa: Khoa Học Vật Liệu.

Email: [email protected]

- Mục đích: chế tạo màng mỏng Silicon đa tinh thể ứng

dụng trong pin mặt trời.

- Những vấn đề mới:

Sử dụng phương pháp Nhôm thúc đẩy tinh thể hóa giúp giảm thời gian và nhiệt độ

chế tạo màng, giảm giá thành sản phẩm.

Tìm được tỉ lệ bề dày ban đầu của hệ màng Al/Si giúp loại bỏ Si dư bằng phương

pháp hóa học rẻ tiền, không cần dùng phương pháp đánh bóng cơ hóa (CMP) tốn

kém.

Đề tài: Thiết kế và chế tạo hệ thống chuông gameshow số truyền thông

không dây và kết nối máy tính

Họ và tên: TĂNG HUỆ HƢNG MSSV: 0713048

Email: [email protected]

Họ và tên: TRẦN NHẤT LINH MSSV: 0713067

Chuyên ngành: Vật lý điện tử

Khoa: Vật Lý- Vật Lý Kỹ Thuật

Email : [email protected]

Thành tích: đạt giải “Vườn ươm sinh viên NCKH

2010”, thành viên đội tuyển SolarCar KHTN tham

dự cuộc thi Đua xe năng lượng mặt trời 2011

Tóm tắt đề tài :

Trong xu thế phát triển xã hội, nhu cầu vừa học vừa chơi của đối tựợng sinh viên học

sinh nói riêng và của thanh thiếu niên nói chung ngày càng cao. Bên cạnh đó sự bùng nổ của

Page 42: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

41

các kênh thông tin, các website thiếu lành mạnh gây tác động xấu đối với tâm lý tư tưởng

nhân cách trong một bộ phận giới trẻ. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải tạo nhiều sân chơi lành

mạnh và bổ ích cho các đối tượng trên với nhiều hình thức phong phú sinh động hơn. Các

cuộc thi học thuật, các trào lưu Gameshow thuộc nhiều lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm

nhiều đối tượng. Đó cũng là lí do mà nhóm chọn đề tài này để nghiên cứu.

Nhóm đã chế tạo thành công hệ thống chuông với các tính năng mới như :

- Hiển thị số thứ tự đội nhấn bằng LED 7 đoạn

- Hệ thống có chức năng hiển thị điểm số các đội, mỗi bảng hiển thị có thể cài đặt địa chỉ

riêng.

- Kết nối, điều khiển truyền thông không dây Wireless giữa máy tính và hệ thống.

- Xây dựng phần mềm hỗ trợ các cuộc thi học thuật, Gameshow.

Ngoài ra, hệ thống chuông còn được thiết kế thẫm mỹ, an toàn, hệ thống dây dẫn

được tinh giản đến mức tối thiểu. Với một hệ thống chuông hoàn thiện chúng ta có thể chủ

động tổ chức nhiều chương trình hơn với hình thức phong phú hơn , nâng cao hiệu quả cũng

như tính chất quy mô chương trình.

Page 43: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

42

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chƣơng trình SVNCKH 2011

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÕNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2011

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG

STT Mã

đề tài Tên công trình Họ và tên sinh viên

1 F02 Tái chế bã bưởi sau trích ly tinh dầu để xử lý

Cadimi trong nước thải Diệp Chí Hải

2 F14

Tính toán và đánh giá tác động của trường

sóng tại vùng cửa sông Đồng Tranh (Cần

Giờ, TP.HCM)

Ngô Thị Mai Hân

3 F11 Nghiên cứu khả năng hấp phụ Pb

2+ của bã trà

tự nhiên trong việc xử lý nước Đinh Trần Kim Ngân

4 F05 Nghiên cứu tổng quan tác động của biến đổi

khí hậu đến vùng đất thấp mũi Cà Mau Nguyễn Minh Nga

5 F01

Nhiễm fluor trong nước ngầm và đánh giá

phơi nhiễm fluor cho người dân huyện Tây

Sơn tỉnh Bình Định

Phan Như Nguyệt

6 F03

Đánh giá nồng độ PAHs trong bụi thải lò đốt

chất thải y tế điển hình tại Bến Tre và thành

phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Ngọc Thạch

7 F16

Nghiên cứu, đánh giá khả năng xử lý hơi

phenol trong khí thải bằng phương pháp lọc

sinh học, lọc sinh học nhỏ giọt và phương

pháp quang xúc tác TiO2/UV

Nguyễn Thị Kim Anh

Nguyễn Hữu Đạt

Trần Thanh Lương

8 F13

Khảo sát khả năng lan truyền triều và ảnh

hưởng của dòng triều đối với sự phát tán trái

giống cây ngập mặn

Trần Xuân Dũng

Quách Ngọc Mai

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH – NĂM 2011

Page 44: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

43

Đề tài:Ô nhiễm Fluor trong nƣớc ngầm và đánh giá phơi nhiễm Fluor cho ngƣời dân

huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định.

Họ và tên: PHAN NHƢ NGUYỆT MSSV: 0717071

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Khoa:Môi trường

Thành tích: Học bổng Sumitomo năm 2010, Học bổng HACH

2011...

Email: [email protected]

Nghiên cứu khoa học là sân chơi bổ ích giúp sinh viên tiếp cận,

học hỏi, khám phá và đào sâu hơn kiến thức khoa học trong linh

vưc nghiên cứu của mình. Một công trình nghiên cứu hay bắt

nguồn từ ý tưởng tốt. Ý tưởng không ở đâu xa mà chính từ những điều bình dị, gần gũi quanh

ta. Từ ý tưởng ban đầu đi đến thành quả khoa học là cả một chặng đường dài đầy gian nan.

Vì vậy, muốn bước vững vàng trên con đường ấy, bạn cần phải có niềm đam mê thưc sư và

khát khao khám phá mới có thể vượt qua được khó khăn, thử thách để chinh phục mục tiêu và

linh hội tri thức. Nhìn lại quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học của mình, tôi

nhận thấy rằng sẽ là điều đáng tiếc nhất của thời sinh viên nếu không đến với nghiên cứu

khoa học.

Tình trạng răng bị nổ đốm vàng, nâu, đen, thậm chí răng bị ăn mòn và vỡ dần đã và

đang tiếp diễn tại các một số vùng của huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định. Vấn đề Fluorosis răng

và xương là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe con người nhưng việc nghiên

cứu về Fluor trong nước ngầm ở huyện Tây Sơn chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt,

chưa có nghiên cứu nào xác định mức độ tác động của Fluor đối với sức khỏe người dân vùng

này.Vì vậy, việc đánh giá thực trạng ô nhiễm Fluor trong nước ngầm, mức độ Fluorosis răng

và đánh giá phơi nhiễm với Fluor cho cộng đồng là vấn đề thiết thực đối với người sử dụng

nguồn nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng ô nhiễm Fluor trong nước ngầm tại vùng nghiên

cứu là ở mức cao, trên diện rộng và đáng báo động. Cộng đồng bị nhiễm Fluor một cách trầm

trọng. Vì vậy, rủi ro sức khỏe do phơi nhiễm với Fluor đối với người dân huyện Tây Sơn là

tất yếu xảy ra. Từ kết quả đó, đề tài đã đưa ra những khuyến cáo và xây dựng các biện pháp

nhằm hạn chế, khắc phục tác hại của Fluor đến sức khỏe người dân trong cộng đồng. Đồng

thời, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần tạo một nguồn dữ liệu về Fluor trong nước ngầm

của vùng nghiên cứu và làm tiền đề cho những bước đánh giá rủi ro sức khỏe trong các

nghiên cứu khoa học tiếp theo.

Page 45: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

44

Đề tài: TÁI CHẾ BÃ BƢỞI SAU TRÍCH LY TINH DẦU ĐỂ XỬ LÝ CADIMI TRONG

NƢỚC THẢI

Họ và tên: DIỆP CHÍ HẢI MSSV: 0722023

Chuyên ngành: Không khí – chất thải rắn

Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Sở thích: Du lịch, tán gẫu với bạn bè

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất: Có công mài sắt

có ngày nên kim.

Bưởi là loại trái cây quen thuộc, được trồng phổ biến ở

nhiều nơi tại Việt Nam.Từ xưa dân gian sử dụng bưởi làm thuốc, thực phẩm, và tinh dầu trích

từ vỏ bưởi là thương phẩm có giá trị kinh tế cao.Tuy nhiên, bã bưởi sau trích ly của ngành

công nghiệp tinh dầu nếu không được tận dụng hoặc xử lý triệt để sẽ là nguồn chất thải rắn

gây ảnh hưởng đến môi trường.

Bên cạnh chất thải rắn, ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải cũng đang được nước ta và thế

giới quan tâm, đặc biệt là cadimi. Tồn tại trong nước thải của các ngành công nghiệp như

khai thác quặng, luyện kim, dệt nhuộm, chế tạo pin – ắc quy, nước rỉ rác… cadimi hiện gây ô

nhiễm nghiêm trọng đến một số khu vực làng nghề tại Hưng Yên, Thái Nguyên, ngoại ô

thành phố Hồ Chí Minh. Rau, thực phẩm, lúa gạo… trồng trong khu vực bị nhiễm cadimi dễ

dàng tích lũy độc chất và gây nguy hại nặng nề đến sức khỏe con người.

Chính từ hai vấn đề đã nêu trên, đề tài được tiến hành nghiên cứu để sử dụng khả năng hấp

phụ của bã bưởi sau trích ly tinh dầu để xử lý cadimi trong nước thải. Mục đích chính của đề

tài là sử dụng chất thải rắn để xử lý nước thải, qua đó giảm thiểu các ảnh hưởng nghiêm trọng

đến môi trường do chất thải gây ra.

Thí nghiệm khảo sát khả năng hấp phụ đồng thời của bã bưởi thô và bã bưởi hoạt hóa với

natri hydroxide và acid citric. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu là 22,07mg

Cd/g đối với bã bưởi thô và 39,8mg Cd/g đối với bã bưởi hoạt hóa. Sau khi thực hiện giải

hấp, vật liệu vẫn còn có khả năng hấp phụ tương đối cao (59,83% đối với bã bưởi thô,

87,15% đối với bã bưởi hoạt hóa). Từ các kết quả khảo sát khả năng hấp phụ, cũng như sử

dụng hóa chất thông dụng, rẻ tiền để hoạt hóa vật liệu cho thấy khả năng ứng dụng thực tế

cao của đề tài.

Page 46: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

45

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ PAHS TRONG BỤI THẢI LÕ ĐỐT CHẤT THẢI Y

TẾ ĐIỂN HÌNH TẠI BẾN TRE VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thạch MSSV: 0722072

Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Ước mơ: trao dồi kinh nghiệm nghề nghiệp để sau này có thể mở

một công ty Môi trường cho mình.

Châm ngôn sống: “Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho bạn sức

mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi”

Trong tương lai, lượng chất thải y tế ngày càng gia tăng cùng

với sự phát triển kinh tế và sự tăng dân số làm cho vấn đề ô nhiễm

môi trường trở nên trầm trọng hơn.Để khắc phục tình trạng này

phải có biện pháp thích hợp để xử lý rác thải y tế.Xử lý chất thải y tế bằng phương pháp đốt

là biện pháp hiệu quả và đang dần được phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình đốt

rác y tế lại phát sinh các ô nhiễm khác như NOx , SO2 , VOCs… và một thành phần ô nhiễm

rất quan trọng đó là PAHs cũng được phát sinh trong quá trình đốt.

Rất nhiều PAHs là những chất gây ung thư và gây đột biến gen. Con người có thể bị

nhiễm PAHs thông qua thức ăn, nước uống, khí thở hoặc trực tiếp tiếp xúc với chất liệu có

chứa PAHs. Do vậy, các PAHs đã và đang được nghiên cứu sâu rộng ở nhiều nước trên thế

giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, quá trình đánh giá mức độ phát thải PAHs lại chưa được quan

tâm do nhiều yếu tố. Do đó nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá một cách tổng quan

mức độ phát thải PAHs tại một số lò đốt chất thải y tế điển hình khu vực phía nam như Bến

tre và Tp HCM để thấy được mức độ phát thải và khả năng phơi nhiễm PAHs của các công

nhân vận hành lò đốt trong một thời gian dài. Đồng thời tạo tiền đề cho những bước nghiên

cứu tiếp theo sau này.

Page 47: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

46

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN

VÙNG ĐẤT THẤP MŨI CÀ MAU

Họ và tên: Nguyễn Minh Nga MSSV: 0717066

Chuyên ngành: Môi trường và Tài nguyên Biển

Khoa: Môi trường

Thành tích:

+ Lọt vào vòng chung kết cuộc thi “Môi trường xanh” 2010

+ Đạt học bổng khuyến khích loại giỏi của CEFALT trong 2

khóa liên tiếp

Email: [email protected] / [email protected]

Câu nói tâm đắc nhất: Sứ mệnh của chúng tôi là gìn giữ và bảo vệ môi trường. Chính vì thế,

cần những con người có kiến thức và tình yêu với môi trường để làm nên sự thay đổi. (TS.

Trần Tuấn Tú – Phó Khoa Môi trường Đại học KHTN TP HCM)

Biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, tác động đến đời sống kinh tế và xã

hội của người dân vùng ven biển.Đây là cộng đồng dễ bị tổn thương và chịu trực tiếp ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu.Tỉnh Cà Mau là một ví dụ điển hình. Nơi đây là một vùng đất

thấp, hình thành do sự bồi tụ trầm tích hỗn hợp sông và biển. Người dân ven biển ở đây sống

phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.Vì thế, việc

đánh giá những tác động đã nhận thấy được của biến đổi khí hậu đến vùng đất này là một

điều cần thiết.

Đề tài ứng dụng Viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý để nghiên cứu biến động đường

bờ, kết hợp với công cụ Digital Shoreline Analysis System (DSAS) để tính toán mức độ thay

đổi và đưa ra những nhận xét cho vấn đề này. Dựa trên việc sử dụng phiếu phỏng vấn để

tham vấn cộng đồng và khảo sát thực địa, tác giả còn đánh giá được mức độ hiểu biết của

người dân về biến đổi khí hậu và xu hướng di dân của họ trong tương lai.

Sau khi có được kết quả nghiên cứu và tham khảo tài liệu, tác giả rút ra một số nhận xét

và đề xuất giải pháp cụ thể cho khu vực này, điển hình là giải pháp đồng quản lý.

Page 48: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

47

Đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Pb2+

BẰNG BÃ TRÀ TỰ NHIÊN

TRONG VIỆC XỬ LÝ NƢỚC THẢI

Họ và tên: ĐINH TRẦN KIM NGÂN MSSV: 0722048

Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Có nhiều bạn đã từng nghi rằng NCKH là một điều gì đó

rất xa vời và cao siêu, bản thân mình ban đầu cũng như vậy. Tuy

nhiên, khi bắt tay vào quá trình tìm hiểu về NCKH, tìm tòi hướng

đề tài mà mình theo thì bắt đầu cảm thấy thích thú khi thưc hiện

thành công một bước nào đó hoặc đôi lúc buồn vì kết quả làm hoài

vẫn không ra. Quá trình đó đã đem đến cho mình rất nhiều cảm xúc, làm cho mình phải càng

cố gắng hơn nữa khi gặp thất bại, và khi mình vượt qua những khó khăn đó, mình đã cảm

thấy vui hơn rất nhiều.Vì vậy đối với mình, đây là một cuộc thi rất ý nghia và là một môi

trường rất tốt để sinh viên chúng ta tham gia. Và cuối cùng, nếu bạn đã bắt đầu muốn NCKH

khi chỉ là sinh viên năm 2, năm 3; hãy tham gia những cuộc thi NCKH do Đoàn trường tổ

chức, vì đó là nơi bạn làm mà không sợ sai, bạn sai sẽ được sửa, và sửa rồi sẽ thành công!

Gần đây, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới quan tâm đến chất thải sinh khối thực vật

được sử dụng như nguồn vật liệu hấp phụ rẻ tiền nhằm loại bỏ ion kim loại nặng trong nước

thải. Trong đó, trà là một loại thực vật phù hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam và rất đa

dạng.Tuy nhiên trên thực tế, bã trà sau khi sử dụng chủ yếu để thải bỏ và chưa có nhiều người

quan tâm đến tiềm năng của nó.Vì thế, đề tài này được thực hiện nhằm nghiên cứu về các đặc

tính và đánh giá hiệu quả hấp phụ của bã trà tự nhiên đối với ion Pb2+

trong nước thải.

Các thí nghiệm đều được thực hiện tại nhiệt độ 30oC và khảo sát các giá trị: kích thước

vật liệu, giá trị pH, thời gian tiếp xúc, tốc độ hấp phụ và khả năng hấp phụ cực đại. Kết quả

cho thấy hiệu suất hấp phụ đạt cao nhất khi sử dụng bã trà có kích thước dạng hạt từ 0,1 –

0,5mm; pH = 5, thời gian tiếp xúc 100 phút, khối lượng bã trà được sử dụng là 1g. Đường

đẳng nhiệt hấp phụ và khả năng hấp phụ cực đại được tính toán theo thuyết hấp phụ

Langmuir và Freunlich. Kết quả thu được hệ số Qo của bã trà là 19,61mg/g, hệ số n là 2,65> 1

nên bã trà hấp phụ theo cơ chế hóa học là chủ yếu.Nghiên cứu động học hấp phụ cho thấy

rằng tốc độ hấp phụ của bã trà tăng nhanh trong 20 phút đầu và bắt đầu đạt trạng thái cân

bằng tại thời điểm 100 phút. Nghiên cứu cũng được kiểm tra hiệu quả xử lý qua thí nghiệm

hấp phụ động trên mô hình cột lọc và thí nghiệm tái sử dụng vật liệu hấp phụ trong mô hình

tĩnh.

Page 49: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

48

Đề tài: Tính toán và đánh giá tác động của trƣờng sóng tại vùng cửa sông Đồng Tranh,

Cần Giờ (Tp.HCM)

Họ và tên: Ngô Thị Mai Hân MSSV: 0721052

Chuyên ngành: Hải dương, Khí tượng và Thủy Văn

Khoa: Vật lý – Vật lý kỹ thuật

Email: [email protected]

Châm ngôn sống: Những khi một cánh cửa đóng lại, một cánh

cửa khác lại mở ra. Ðiều bạn cần làm là thôi không chờ đợi nơi

cánh cửa đã đóng, hãy tìm một cánh cửa khác đang mở ra cho

mình.

Rừng ngập mặn Cần Giờ là thành quả của 23 năm phục

hồi và phát triển của chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã được UNESCO

công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đem lại ngày càng nhiều lợi ích về kinh tế và

môi trường. Tuy nhiên hiện nay, khu vực cửa sông Đồng Tranh nói riêng và rừng ngập mặn

Cần Giờ nói chung đang đối mặt với hiện tượng xói lở nghiêm trọng. Điều này đặt ra vấn đề

cần phải xem xét ảnh hưởng của trường sóng đối với quá trình xói lở tại cửa sông Đồng

Tranh.Tuy nhiên hiện nay, các nghiên cứu về mô hình tính động lực sóng trong khu vực này

còn chưa nhiều.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trường sóng tại khu vực cửa sông Đồng Tranh với

mục tiêu xây dựng một bức tranh tổng quát về sự biến đổi của trường sóng khi địa hình đáy

có sự thay đổi cũng như ảnh hưởng của nó đến bờ vùng rừng ngập mặn tại khu vực cửa sông

Đồng Tranh bằng cách áp dụng mô hình khúc xạ sóng dựa vào số liệu địa hình đáy thực đo

năm 2010 và các đặc trưng sóng trung bình.

Số liệu từ mô hình đã đưa ra một kết quả khá phù hợp với thực tế về sự thay đổi mức

độ ảnh hưởng của trường sóng so với sự thay đổi địa hình đáy tại cửa sông Đồng Tranh trong

hai năm 2008 và 2010.Kết quả tính chỉ ra rằng hiện trạng xói lở đang xảy ra ở khu vực Nàng

Hai (nằm trong vùng cửa sông Đồng Tranh) vẫn tiếp tục nhưng có xu hướng chậm lại.Sự tập

trung năng lượng sóng cũng như sự bể vỡ sóng là nguyên nhân trực tiếp gây xói lở đường bờ

và vùng rừng ngập mặn cửa sông Đồng Tranh. Vì năng lượng sóng phụ thuộc vào độ dốc địa

hình, dạng địa hình, độ cao sóng ban đầu và độ cao của mực nước nên trường sóng có thể là

một trong những nguy cơ chính đe dọa sự phát triển của cây ngập mặn ven bờ ở cửa sông

Đồng Tranh khi mực nước biển dâng cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Page 50: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

49

Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá khả năng xử lý hơi phenol trong khí thải bằng

phƣơng pháp quang xúc tác TiO2/UV, lọc sinh học, lọc sinh học nhỏ giọt”.

Nhóm tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Anh MSSV: 0722008

Họ và tên: Nguyễn Hữu Đạt MSSV: 0722004

Họ và tên: Trần Thanh Lƣơng MSSV: 0722035

Chuyên ngành: Công nghệ môi trường Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

- Sở thích: Đọc sách, xem phim, café tán gẫu cùng bạn bè

và tham gia các hoạt động xã hội về môi trường (Ngày hội tái chế,

Mạng lưới bảo vệ động vật hoang dã…)

Với ứng dụng ngày một rộng rãi của phenol trong công

nghiệp, việc phát thải hơi phenol vào môi trường là không thể

tránh khỏi.Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng đến môi trường cũng

như sức khỏe của người dân, do đó việc xử lý hơi phenol trong

khí thải là vấn đề cần thiết.Có nhiều phương pháp dùng để xử lý

hơi phenol, tuy nhiên tại Việt Nam các phương pháp xử lý sinh

học và hóa lý chưa được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến. Vì

vậy đề tài tập trung nghiên cứu khả năng xử lý hơi phenol bằng

các phương pháp khác nhau thông qua việc khảo sát tìm các thông

số vận hành tối ưu nhằm nâng cao hiệu xuất xử lý của mô hình ở

các tải trọng cao. Kết quả cho thấy phương pháp quang xúc tác

TiO2 có khả năng xử lý hơi phenol hiệu quả ở tải trọng thấp

3,68g.m-3

.h-1

, phương pháp sinh học là 78,39 g.m-3

.h-1

còn

phương pháp sinh học nhỏ giọt có khả năng xử lý với tải trọng lên đến 137,52 g.m-3

.h-1

đầu ra vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn xả thải (QCVN : 20, BTNMT). Ngoài ra đề tài cũng đã

khảo sát và thấy được tính ổn định về hiệu suất xử lý hơi phenol của hệ thống theo thời gian

cũng như đáp ứng được sự thay đổi đột ngột của nồng độ khí đầu vào, từ đó mở ra khả năng

ứng dụng những phương pháp này vào việc xử lý khí thải trong thực tế. Vì vậy việc nghiên

cứu mô hình xử lý phenol bằng phương pháp lọc sinh học, lọc sinh học nhỏ giọt và phương

pháp quang xúc tác TiO2/UV mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

Page 51: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

50

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chƣơng trình SVNCKH 2011

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÕNG CHUNG KẾT

GIẢI THƢỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2011

LĨNH VỰC TOÁN HỌC

STT Mã

đề tài Tên công trình Họ và tên sinh viên

1 G01 Thuật toán tìm cơ sở của module tự do hữu hạn sinh

trên PID Nguyễn Mạnh Tiến

2 G03 Xây dựng mô hình mô phỏng nhân dạng ứng dụng

trong điều tra tội phạm

Tô Đức Khánh

Nguyễn Thị Ngọc Linh

Ung Trần Xuân Thịnh

3 G04 Thiết kế thí nghiệm trong sinh học Nguyễn Lâm Ngọc Thư

4 G06 Nhận dạng chữ Việt Nam viết tay trực tuyến Lê Văn Chánh

Trần Bính Đường

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH – NĂM 2011

Page 52: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

51

Đề tài:THUẬT TOÁN TÌM CƠ SỞ CỦA MODULE TỰ DO HỮU HẠN SINH TRÊN

PID

Họ và tên: Nguyễn Mạnh Tiến MSSV: 1011214

Khoa: Toán – Tin học

Email: [email protected]

Sở thích, ước mơ :Được sống và làm toán trong một môi trường yên

tĩnh.

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất:

“Trái tim là một kẻ ngốc, nó sẽ bị đánh lừa bởi một lời nói dối đơn

giản” – trích „3 Idiots‟

PID là một dạng cấu trúc đại số có nhiều tính chất đặc biệt

được giữ lại từ miền các số nguyên và cơ sở của module trên PID cũng là một đối tượng

giành được nhiều sự quan tâm.Với một module trên PID, ta đã kết quả kinh điển sau: Nếu

một module hữu hạn sinh, không xoắn trên PID thì tự do.

Với cách tiếp cận như trên, ta chỉ khẳng định được sự tồn tại của cơ sở một module

không xoắn hữu hạn sinh trên PID mà không thể chỉ ra được nó. Đề tài đã đưa ra một thuật

toán khá tổng quát để biến đổi và thu gọn một tập sinh trở thành cơ sở của module trên PID

khi biết tập sinh này phụ thuộc tuyến tính. Thuật toán đã được áp dụng thành công trên các

nhóm abel tự do và module trên vành số nguyên Gauss.

Đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG NHÂN DẠNG TRONG ĐIỀU TRA TỘI

PHẠM

Họ và tên: Tô Đức Khánh MSSV: 0811260

Chuyên ngành: Giải Tích Khoa: Toán – Tin học.

Email: [email protected]

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Linh MSSV: 0718067

Chuyên ngành: CNSH – Y dược Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Họ và tên: Ung Trần Xuân Thịnh MSSV: 0718134

Chuyên ngành: CNSH – Công nghiệp Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Tình hình tội phạm ở Việt Nam những năm gần đây diễn biến phức tạp. Tuy nhiên,

Page 53: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

52

trong công tác giám định hình sự, Việt Nam chỉ mới bước đầu xây dựng thư viện DNA. Phần

lớn các điều tra vẫn tập trung vào các dấu vết khác như vân tay, dấu giày, dấu chân, máu…

Do đó, việc thiết lập phƣơng trình mô phỏng nghi phạm là rất cần thiết và là bƣớc cơ

bản đầu tiên cần thực hiện khi tiến hành điều tra một vụ án, góp phần hoàn thiện pháp

luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đề tài này đã được thực hiện

nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc thiết lập phương trình mô phỏng áp dụng trong giám

định pháp y.

Với mục tiêu nghiên cứu khảo sát một số thông số trên cơ thể người, xây dựng biểu đồ

tương quan giữa các thông số, thiết lập mô hình ứng dụng trong pháp y, chúng tôi chọn đối

tượng nghiên cứu là các sinh viên trong trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, thành phố Hồ

Chí Minh.

Sử dụng chương trình R và dựa vào đặc điểm sinh học, chúng tôi thiết lập một số mô hình

có thể ứng dụng trong công tác giám định pháp y. Thông qua phương pháp hồi quy, bao gồm

mô hình hồi quy tuyến tính và phân tích hồi quy logistic, ANOVA, chúng tôi làm sáng tỏ một

số câu hỏi về sự tương tác giữa các thông số trong các mô hình đã thiết lập sau: (1) Mối quan

hệ giữa cỡ giày và chiều dài bàn chân; (2) Dự đoán giới tính dựa vào cỡ giày và chiều dài bàn

chân; (3) Dự đoán chiều cao, cân nặng, chiều rộng vai từ chiều dài bàn chân. Kết quả nghiên

cứu cho thấy, dấu giày hay dấu chân là yếu tố quan trọng trong việc xác định giới tính hay

chiều cao của cơ thể người.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc thiết lập các phương trình ứng dụng trong giám định

pháp y. Ngoài mô phỏng nghi phạm, những yếu tố này đôi khi trở thành yếu tố quan trọng

trong việc xác định thông tin của nạn nhận (khi không xác định được danh tính).

Page 54: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

53

Đề tài: THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM TRONG SINH HỌC

Họ và tên: Nguyễn Lâm Ngọc Thƣ MSSV: 0711197

Chuyên ngành: Giải tích Khoa: Toán – Tin học

Email: [email protected]

Sở thích: ăn kem, đọc sách, du lịch và online.

Ước mơ: Nhà lập trình tính toán mô hình.

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất:

“There are no secrets to success. It is the result of preparation, hard work, and learning from

failure" -- Colin Powell

Thông thường, khi nhắc đến cụm từ thí nghiệm, ắt hẳn là

chúng ta thường liên tưởng đến các hoạt động trong phòng thí nghiệm

hay trong các phòng nghiên cứu khoa học. Đó cũng chính là một

“hình thức” thí nghiệm mà ta biết. Ngoài ra, thí nghiệm cũng có thể

bao gồm ở quy mô lớn như việc điều tra dân số, hay việc bố trí các ô

mẫu trong nông nghiệp… Tuy nhiên, để một thí nghiệm đạt một tiêu

chuẩn khoa học thì cần phải tổ chức một cách quy mô và hệ thống.

Thông thường thì một thí nghiệm như thế phải hội tụ đủ 4 điều kiện:

ngẫu nhiên hóa, lặp lại, nhân rộng và phân khối. Khi tiến hành thí nghiệm, chúng ta thường

tiến hành lấy mẫu, với số mẫu quá lớn thì tốn nhiều thời gian và tài lực, còn nếu số mẫu quá

nhỏ thì kết quả chúng ta có được không chính xác và có thể phi thực tế. Do đó, việc thiết kế

thí nghiệm ở đây không chỉ là tổ chức một thí nghiệm, mà còn cả bao gồm việc tối ưu trong

việc khai thác thông tin một cách tối đa với chi phí vật chất tối thiểu.

Trong đề tài này, tôi sẽ trình bày một số khái niệm về thiết kế thí nghiệm, tìm hiểu

một số phương pháp xác định số mẫu thông thường và nghiên cứu, phân tích đối với một số

mô hình thiết kế. Để cho đơn giản trong việc phân tích, tôi chỉ xét những thí dụ có một hoặc

hai nhân tố can thiệp. Khi số nhân tố can thiệp này tăng lên, thì cùng lúc đó độ phức tạp tính

toán và ước lượng cũng tăng. Sau đó, dùng các thiết kế có sẵn để áp dụng vào bài toán thí

nghiệm thực tế trong Sinh học để chứng minh rằng các cách thí nghiệm theo cách cổ điển

thông thường không đảm bảo được tính khoa học cũng như đạt chính xác cao cho số liệu đo

đạc, đồng thời tôi cũng đưa ra cách thiết kế tương ứng để khắc phục nhược điểm trên.

Page 55: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

54

Đề tài: NHẬN DẠNG CHỮ VIỆT NAM VIẾT TAY TRỰC TUYẾN

Họ và tên: Lê Văn Chánh MSSV: 0711052

Chuyên ngành: PP Toán Trong Tin Học Khoa: Toán Tin Học

Thành tích: Gương sáng SV 2008, thành viên đội Komodo ( giải KK

Phương Pháp học tập bậc đại học cấp thành), …

Email: [email protected]

Họ và tên: Trần Bính Đƣờng MSSV: 0711036

Chuyên ngành: PP toán trong tin học. Khoa: Toán – Tin học

Email:[email protected]

Ước mơ: trở thành nhà nghiên cứu về khoa học máy tính.

Bài toán:Những năm gần đây,các thiết bị di động ngày càng trở

nên nhỏ gọn, tiện ích để đáp ứng những tham vọng có được các thiết

bị tiện ích, thân thiện. Do đó, các ứng dụng trên các thiết bị này ngày

càng nhiều. Một trong những ứng dụng cơ bản nhất là nhập liệu. Cách

nhập liệu đơn giản và quen thuộc nhất là dung bút hoặc dung tay viết trực tiếp lên màn hình

cảm ứng. Với cách nhập liệu thế này giúp cho người dùng có được cảm giác thân thiện. Tuy

nhiên khi đó, chúng ta phải đối mặt với bài toán nhận dạng chữ viết tay trực tuyến, nghĩa là

chuyển từ các đường nét trên màn hình thành các từ, các ký tự.

Mục tiêu:Tiến hành tìm hiểu cơ sở toán học cho bài toán nhận dạng (bao gồm: Biến

đổi Cosin rời rạc, lý thuyết tối ưu, thuật toán SVM (Support VectorMachine), đưa một số cải

tiến cho mô hình nhận dạng cũ (bao gồm: cách phân rã, tậndụng các đặc trưng của ký tự tiếng

Việt), đồng thời tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng các kết quả nhận định trong lý thuyết.

Những vấn đề khó khăn: Do hệ thống ký tự tiếng Việt khá đa dạng (89 ký tự cơ bản

trong bảng chữ cái, không tính các ký tự đặc biệt), đồng thời,kích thước các dấu khá bé đã

gây ra những khó khăn cho quá trình nhận dạng. Ngoài ra, để hệ thống nhận dạng tốt thì

người dùng phảiviết theo đúng chuẩn.

Giải pháp: dùng vài hệ số của biến đổi Cosin rời rạc làm bộ đặc trưng có số chiều khá

bé và dùng thuật toán SVM để phân loại các bộ đặctrưng.

Kết quả đạt được: Thông qua thực nghiệm trên công cụ Matlab, chúng tôi đã kiểm

nghiệm bộ đặctrưng tương ứng với biến đổi cosin rời rạc kết hợp với thuật toán phân loại

SVM đã cho kết quả tốt. Cũng như các kết quả đạt được cho chúng ta thấy được hiệu quả của

các đặc điểm bất biến của các ký tự có dấu.

Page 56: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

55

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH 2012

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2011

CHƢƠNG TRÌNH

“Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2012

I. Mục đích

- Nhằm phát hiện, kích thích bồi dưỡng những ý tưởng sáng tạo của sinh viên về khoa

học công nghệ qua đó công nhận các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn

của sinh viên trong quá trình học tập tại Trường.

- Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khích lệ sinh viên phát huy tiềm năng của mình

trong lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo và góp phần tạo cầu nối quan trọng giữa giảng đường và

thực tiễn đời sống.

- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham dự các hội thi, giải thưởng cấp thành phố và cấp

Quốc gia.

II. Nội dung – Hình thức thực hiện

1. Cuộc thi “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên S-Ideas” năm 2012

- Đối tượng tham dự: Sinh viên năm 1, 2, 3 đang học tại Trường ĐH KHTN và học sinh

trường PTNK có quyền tham gia theo 02 hình thức cá nhân hoặc tập thể (một tập thể

không quá 03 sinh viên)

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có ý tưởng khoa học hay một kế

hoạch kinh doanh có liên quan đến các ngành học được đào tạo trong trường. Đặng ký

tham gia vòng loại theo một trong hai hình thức: nộp bản trình bày ý tưởng (không quá

10 trang A4) hoặc trình bày trực tiếp tại sàn ý tưởng. Ý tưởng được chọn vào vòng

chung kết sẽ tiếp tục phát triển và trình bày trước hội đồng khoa học.

- Tiêu chí đánh giá:Vòng loại: Tính mới và sáng tạo (40%); tính thực tiễn, khả thi

(30%), có cơ sở khoa học (30%). Vòng chung kết:Tính mới và sáng tạo (40%);Tính

thực tiễn, khả thi (30%); Có đề xuất phương pháp thực hiện khoa học (20%);Hình thức

trình bày (10%).

- Tiến độ thực hiện:

Đăng ký vòng loại theo hình thức trình bày tại sàn ý tưởng: Hạn chót 10/3/2012.

Trình bày trực tiếp tại sàn ý tưởng: 15/3/2012 – 31/3/2012

Đăng ký và nộp bài viết ý tưởng: 20/3/2012 – 31/3/2012

Page 57: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

56

Thành lập các hội đồng chấm vòng loại theo từng lĩnh vực: 01/4/2012 – 10/4/2012

Báo cáo trước Hội đồng và trao giải: 20/4/2012 – 29/4/2012

- Giải thưởng:

Giải “Ý tưởng sáng tạo sinh viên”: 8.000.000đ và giấy khen Đoàn trường

Giải nhất: 2.000.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

Giải nhì: 1.500.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

Giải ba: 1.000.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

2. Giải thƣởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2012

- Đối tượng tham dự: Sinh viên trường ĐH KHTN đang theo học các hệ đào tạo chính

quy (ĐH, CĐ), hoàn chỉnh đại học có quyền tham gia theo 02 hình thức: cá nhân hoặc

tập thể (mỗi tập thể không quá 03 sinh viên)

- Lĩnh vực nghiên cứu: đăng ký tham gia một trong 07 lĩnh vực: Sinh học – Công nghệ

Sinh học, Tin học – Công nghệ thông tin, Hóa học, Vật lý ứng dụng – Điện tử viễn

thông, Tài nguyên – Môi trường, Toán học.

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có công trình nghiên cứu có kết

quả hoàn chỉnh và được trình bày theo mẫu quy định (xem chi tiết trong “Thể lệ Giải

thưởng SV NCKH 2012”). Các công trình được đánh giá cao sẽ tiếp tục tham gia vào

vòng chung kết và báo cáo trước Hội đồng khoa học.

- Thời hạn tham gia:

Đăng ký và nộp đề tài hoàn chỉnh: Hạn chót 15/8/2012

Chấm vòng loại: 01/9/2012 – 20/9/2012

Báo cáo vòng chung kết: 01 - 20/10/2012

Thời gian công bố kết quả: dự kiến đầu tháng 11/2012

- Cơ cấu giải thưởng: gồm giải nhất, nhì, ba, khuyến khích với giấy khen của Hiệu

trưởng Nhà trường và các mức thưởng lần lượt: 3.000.000 đ, 2.000.000 đ, 1.500.000 đ,

800.000 đ. Số lượng giải tùy thuộc vào số lượng và chất lượng đề tài theo từng lĩnh

vực.

- BTC xét chọn và trao 01 suất học bổng khuyến khích “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu

khoa học” trị giá 5.000.000 đồng.

III. Biện pháp thực hiện

- Tổ chức lễ phát động và triển khai chương trình, thể lệ giải thưởng đến sinh viên

thông qua các khoa, Đoàn cơ sở; tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Tổ chức cuộc thi “Ý

Page 58: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

57

tưởng sáng tạo sinh viên – Năm 2012” và Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa

học – Năm 2012”.

- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham gia giải thưởng SVNCKH các cấp.

- Hỗ trợ sinh viên thông qua thư viện đề tài nghiên cứu khoa học và ý tưởng sáng tạo

sinh viên những năm trước; thành lập góc trao đổi kinh nghiệm trên website Đoàn

trường.

- Hỗ trợ các Đoàn cơ sở chủ động tổ chức các lớp kỹ năng về phương pháp nghiên cứu

khoa học.

- Thường xuyên triển lãm, giới thiệu các đề tài, ý tưởng đạt giải cao trong chương trình

đến các bạn sinh viên; chủ động tìm nguồn học bổng hỗ trợ, khuyến khích niềm say

mê nghiên cứu khoa học của sinh viên.

IV. Tiến độ thực hiện

- 31/10/2011: trình và xin ý kiến Đảng ủy – BGH Nhà trường

- 12/11/2011: triển khai trong Hội nghị tổng kết chương trình SVNCKH năm 2011

- 20/2 – 30/4/2012: tổ chức cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên năm 2012

- 15/7/2012 – 10/2012: tổ chức giải thưởng Sinh viên NCKH năm 2012

- 01 - 15/11/2012: tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình SVNCKH năm 2012

- 18/11/2012: họp rút kinh nghiệm.

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH 2012

Page 59: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

58

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH 2012

***

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2011

THỂ LỆ

Cuộc thi “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên S – IDEAS” – Năm 2012

Điều 1: Đối tƣợng tham gia

Sinh viên năm 1, 2, 3 đang học tại Trường ĐH KHTN và học sinh trường PTNK có

quyền tham gia theo 2 hình thức cá nhân hoặc tập thể (một tập thể không quá 03 sinh viên).

Điều 2: Nội dung – Hình thức tham gia

Sinh viên – học sinh mong muốn thực hiện một ý tưởng khoa học, một kế hoạch kinh

doanh liên quan đến ngành học của mình tiến hành đăng ký theo mẫu tại Văn phòng Đoàn.

Cuộc thi tiến hành theo 2 vòng:

- Vòng sơ khảo: thí sinh có thể tham gia theo một trong hai hình thức: nộp bài về ý tưởng

(tối đa 10 trang A4) được trình bày theo đúng quy định (điều 4); hoặc tham gia trình bày trực

tiếp trên các sàn ý tưởng.

- Vòng chung kết: (Nhóm) tác giả vào vòng chung kết sẽ chỉnh sửa, hoàn chỉnh ý tưởng

từ những góp ý nhận được từ vòng loại và báo cáo trước hội đồng khoa học.

Điều 3: Tiêu chí đánh giá

Vòng loại: Tính mới và sáng tạo (40%); tính thực tiễn, khả thi (30%), có cơ sở khoa học

(30%).

Vòng chung kết: Tính mới và sáng tạo (40%);Tính thực tiễn, khả thi (30%);Có đề xuất

phương pháp thực hiện khoa học (20%);Hình thức trình bày (10%).

Điều 4: Quy định trình bày (đối với ý tưởng nộp văn bản giấy và các ý tưởng vào chung

kết)

1. Các công trình phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4 (210 x 297), sử dụng

font Times New Roman, cỡ chữ 13, đánh số thứ tự ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu

mỗi trang. Các công trình chỉ được phép dài tối đa 10 trang (không kể phần phụ lục) đối với ý

tưởng tham gia vòng loại và 50 trang đối với ý tưởng vào chung kết.

2. Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất:

1.; 1.1; 1.1.1;…

3. Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường. Các ký hiệu phải có

chú thích rõ ràng. Các bảng vẽ, biểu đồ, sơ dồ minh hoạ… phải được đánh số thứ tự kèm theo

chú thích.

Page 60: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

59

4. Tên tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết đúng tiếng nước đó (không

được phiên dịch).

5. Công trình không được viết lời cảm ơn, không được dùng các ký hiệu riêng, gạch

chân các câu trong công trình và không được ký tên.

6. Trang trí trang bìa, trang 1 theo mẫu. Trang bìa đóng bìa cứng (không dùng gáy lò

xo), trang 1 để rời và không được phép ghi bất cứ thông tin nào khác thông tin theo mẫu.

7. Phần nội dung đề tài:

- Trang thứ 1: tóm tắt ý tưởng.

- Trang thứ 2 trở đi: trình bày theo nội dung quy định:

+ Đặt vấn đề: tình hình thực tế, những mô hình hay giải pháp đã được thực hiện và

những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân giúp hình thành ý tưởng, sự cần thiết và tính khả thi

của ý tưởng.

+ Mục tiêu: nêu lên được sản phẩm cụ thể mà tác giả muốn hướng đến trong ý tưởng

(VD: thiết bị, máy móc, sản phẩm, quy trình, cửa hàng,... với các tính năng mới, sáng tạo do

tác giả đề xuất)

+ Phương pháp và nội dung thưc hiện: phương pháp sử dụng, lộ trình và nội dung thực

hiện, các mô hình đề xuất để thể hiện tính sáng tạo của ý tưởng.

+ Ý nghia - đề nghị: ý nghĩa khoa học và thực tiễn (tính khả thi), hiệu quả kinh tế - xã

hội, quy mô và phạm vi áp dụng. Đề nghị để ý tưởng được thực hiện.

+ Tài liệu tham khảo và phụ lục

Điều 5: Hồ sơ dự giải, bao gồm:

- Phiếu đăng ký (theo mẫu)

- Bản trình bày ý tưởng (không quá 10 trang A4) nếu tham gia với hình thức nộp bài;

Hoặc Bản tóm tắt ý tưởng (không quá 01 trang A4) nếu tham gia trực tiếp trên sàn ý tưởng.

- Đối với ý tưởng vào chung kết: bản báo cáo chi tiết và có chỉnh sửa sau vòng loại (tối

đa 50 trang A4).

Điều 6: Giải thƣởng và quyền lợi ngƣời tham gia

Tất cả các ý tưởng tham gia sẽ được hỗ trợ 50.000đ / ý tưởng.

Các ý tưởng vào vòng chung kết sẽ được Ban tổ chức tặng giấy Chứng nhận đã vào

vòng chung kết cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên – Năm 2012”.

Cơ cấu giải thưởng:

- Giải “Ý tưởng sáng tạo sinh viên”: 8.000.000đ và giấy khen Đoàn trường

Page 61: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

60

- Giải nhất: 2.000.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

- Giải nhì: 1.500.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

- Giải ba: 1.000.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

Điều 7: Thời gian đăng ký và tham gia

Thời hạn đăng ký:

Tham gia vòng loại với hình thức sàn ý tưởng: Hạn chót đăng ký 10/3/2012.

Tham gia vòng loại với hình thức bài viết: Hạn chót đăng ký và nộp bài viết ý tưởng

31/3/2012.

Địa điểm: Toàn bộ hồ sơ dự thi gửi về văn phòng Đoàn trường tại 2 cơ sở.

Thời gian tổ chức các sàn ý tưởng: 15/3/2012 – 31/3/2012.

Báo cáo chung kết và trao giải dự kiến: 20/4/2012 – 29/4/2012.

BTC CHƢƠNG TRÌNH SVNCKH 2012

Page 62: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

61

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH 2012

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2011

THỂ LỆ

Giải thƣởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2012

I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA

- Là sân chơi bổ ích nhằm phát hiện, bồi dưỡng niềm đam mê của sinh viên về khoa học

công nghệ, qua đó công nhận các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn của

sinh viên trong quá trình học tập tại Trường.

- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham dự các hội thi, giải thưởng cấp thành phố và cấp

Quốc gia.

II. ĐỐI TƢỢNG DỰ GIẢI

Sinh viên trường ĐH KHTN đang theo học các hệ đào tạo: chính quy (ĐH, CĐ) và

hoàn chỉnh đại học có quyền tham gia theo 02 hình thức cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể

không quá 03 SV).

III. CÁC LĨNH VỰC THAM GIA:

Đề tài dự thi phải ghi rõ lĩnh vực đăng ký, là một trong 07 lĩnh vực do BTC quy định

(BTC sẽ không chấp nhận những đề tài đăng ký lĩnh vực khác với 07 lĩnh vực sau):

1. Sinh học – Công nghệ Sinh học;

2. Tin học – Công nghệ thông tin;

3. Hóa học;

4. Vật lý lý thuyết;

5. Vật lý ứng dụng – Điện tử viễn thông;

6. Tài nguyên – Môi trường;

7. Toán học.

IV. QUY TRÌNH XÉT CHỌN

Bƣớc 1: Đoàn Trường tổ chức tuyên truyền thông tin, hướng dẫn sinh viên đăng ký tham dự

giải. Sinh viên phải đăng ký theo mẫu và nộp hồ sơ theo thời gian quy định.

Bƣớc 2: Sinh viên nộp cho BTC các bài báo cáo hoàn chỉnh đúng thời gian quy định.

Bƣớc 3: Chấm vòng loại.

Bƣớc 4: Các đề tài vào chung kết sẽ được báo cáo trước hội đồng khoa học của từng lĩnh

vực. Hội đồng khoa học theo từng lĩnh vực chỉ được thành lập khi có từ 04 công trình đạt tiêu

chuẩn vào vòng chung kết trở lên.

Page 63: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

62

Cơ cấu giải thưởng tùy thuộc vào số lượng đề tài ở mỗi hội đồng. Nếu số đề tài tham dự của

Hội đồng:

Từ 1 đến 3: 1 giải.

Từ 4 đến 6: 2 giải.

Từ 7 đến 10: 3 giải.

Hội đồng khoa học có toàn quyền quyết định thứ hạng của các giải thưởng theo từng

lĩnh vực, dựa vào chất lượng của các công trình dự thi.

V. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI

- Hình thức: cách trình bày công trình (bố cục, sơ đồ, diễn đạt, hình thức…).

- Ý nghĩa: có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.

- Phƣơng pháp nghiên cứu: công trình thực hiện đúng phương pháp nghiên cứu khoa học

tương ứng với mục tiêu mà công trình xác định, có tính sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề.

- Kết quả nghiên cứu: có tính mới về đối tượng nghiên cứu, các kết quả ứng dụng cụ thể của

công trình.

VI. QUY ĐINH VỀ NỘI DUNG TRONG ĐỀ TÀI

- Đặt vấn đề: nêu lên sự cần thiết của đề tài, lý do chọn đề tài, những giải pháp khoa học đã

được giải quyết trong và ngoài nước, những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu.

- Mục tiêu - phƣơng pháp: mục tiêu của đề tài, phương pháp nghiên cứu.

- Giải quyết vấn đề: nội dung, kết quả nghiên cứu đạt được.

- Kết luận - đề nghị: ý nghĩa khoa học, hiệu quả kinh tế - xã hội, quy mô và phạm vi áp

dụng.

- Tài liệu tham khảo và phụ lục

VII. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

1. Các công trình phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4 (210 x 297), sử dụng

font Times New Roman, size 13, đánh số thứ tự ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu mỗi

trang. Các công trình chỉ được phép dài tối đa 50 trang (không kể phần phụ lục).

2. Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất:

1.; 1.1; 1.1.1;…

3. Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường. Các ký hiệu phải có

chú thích rõ ràng. Các bảng vẽ, biểu đồ, sơ dồ minh hoạ… phải được đánh số thứ tự kèm theo

chú thích.

4. Tên tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết đúng tiếng nước đó (không

được phiên dịch).

Page 64: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

63

5. Công trình không được viết lời cảm ơn, không được dùng các ký hiệu riêng, gạch

chân các câu trong công trình và không được ký tên. Không được ghi tên tác giả và cán bộ

hướng dẫn trong phần định dạng header hoặc footer.

6. Trang trí trang bìa, trang 1 theo mẫu. Trang bìa đóng bìa cứng (không dùng gáy lò

xo), bìa lót giống trang bìa. Trang 1 (theo mẫu) để rời và không được phép ghi bất cứ thông

tin nào khác thông tin theo mẫu.

7. Phần nội dung đề tài:

- Trang thứ 1: tóm tắt công trình.

- Trang thứ 2 trở đi: trình bày theo nội dung của đề tài.

VIII. HỒ SƠ DỰ GIẢI

Các công trình nộp về văn phòng Đoàn Trường, bao gồm:

1. Phiếu đăng ký đề tài tham dự giải thưởng của tác giả hay nhóm tác giả (01 bản theo

Mẫu 1, có dán hình 3x4).

2. Bản nhận xét, đánh giá, cho điểm của giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện

(nếu có).

3. Mỗi đề tài dự giải nộp về cho BTC:

- 1 bản báo cáo đề tài hoàn chỉnh trình bày theo đúng quy định.

- 1 CD gồm các file phiếu đăng ký (theo mẫu), tóm tắt Tiếng Việt (tối đa 01 trang

A4), báo cáo hoàn chỉnh và chương trình (đối với đề tài có xây dựng chương trình).

IX. THỜI GIAN THAM GIA:

Đăng ký và nộp đề tài hoàn chỉnh: Hạn chót 15/8/2012

Chấm vòng loại: 01/9/2012 – 20/9/2012

Báo cáo vòng chung kết: 01 - 20/10/2012

Thời gian công bố kết quả: dự kiến đầu tháng 11/2012

** Địa điểm phát và nhận hồ sơ: Văn phòng Đoàn trườngTel: 083.8.354.008 (gặp C. Uyên)

X. GIẢI THƢỞNG VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI THAM GIA:

Mỗi đề tài tham dự sẽ được hỗ trợ 100.000 đ cho chi phí in ấn, soạn thảo.

Các cá nhân hoặc tập thể có công trình đăng ký tham gia đều được cộng điểm rèn

luyện.

Các công trình dự thi cấp trường sẽ được xét chọn và đề cử tham gia các cuộc thi sinh

viên nghiên cứu khoa học cấp thành và cấp bộ.

Các công trình đoạt giải sẽ được giới thiệu lên các phương tiện thông tin của Đoàn

trường.

Page 65: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

64

Tặng giấy khen của BGH cho những cán bộ trực tiếp hướng dẫn những công trình đoạt

giải nhất và những đơn vị tích cực hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

Giá trị giải thưởng:

Giải nhất gồm: 01 quả táo vàng Newton, Giấy khen của BGH, tiền thưởng 3.000.000đ

Giải nhì, ba, khuyến khích: Giấy khen của BGH, Các mức thưởng lần lượt:

2.000.000đ, 1.500.000đ, 800.000đ.

Học bổng khuyến khích “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu khoa học”: 5.000.000đ.

BTC CHƢƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2012

Page 66: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

M "Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không

ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ

hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó" (Karl Marx) KỈ YẾU

SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2011

65

MỤC LỤC

Lời mở đầu ..................................................................................................................... 1

Tổng kết chương trình Sinh viên NCKH năm 2011 ......................................................... 2

Kết quả cuộc thi Ý tưởng sang tạo sinh viên năm 2011 ................................................... 6

Các ý tưởng vào chung kết Ý tưởng sang tạo sinh viên năm 2011 ................................... 7

Các đề tài Vườn ươm SVNCKH năm 2011 .................................................................. 12

Các đề tài vào chung kết SVNCKH năm 2011 .............................................................. 16

Lĩnh vực Sinh học – Công nghệ sinh học ............................................................... 16

Lĩnh vực Tin học – Công nghệ thông tin ............................................................... 24

Lĩnh vực Hóa học .................................................................................................. 32

Lĩnh vực Vật lý ứng dụng ...................................................................................... 38

Lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường ........................................................................ 42

Lĩnh vực Toán học ................................................................................................ 50

Chương trình Sinh viên NCKH năm 2012 ..................................................................... 55

Thể lệ cuộc thi Ý tưởng sang tạo sinh viên năm 2012 ................................................... 58

Thể lệ giải thưởng Sinh viên NCKH năm 2012 ............................................................. 61

Page 67: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2011

"Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có

những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con

đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh

cao xán lạn của nó"

(Karl Marx)