62
Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010 1 LỜI MỞ ĐẦU Liên tục trong nhiều năm qua, hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học (SVNCKH) của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN) luôn được duy trì nhằm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, giúp cho sinh viên làm quen dần với công tác NCKH, tập nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề trong lý thuyết và thực tiễn dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo. Đây thực sự là sân chơi bổ ích, lý thú nhưng cũng đầy khó khăn, vất vả, yêu cầu phải có sự lao động nghiêm túc và sáng tạo của cả sinh viên lẫn các thầy cô hướng dẫn. Chương trình sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009 – 2010 của Trường ĐH KHTN tiếp tục đẩy mạnh 3 hoạt động chính phục vụ cho các mục tiêu khác nhau trong việc đưa sinh viên đến với nghiên cứu khoa học: Giải thưởng Sinh viên NCKH, cuộc thi Vườn ươm Sinh viên NCKH cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên S – Ideas. Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-Ideas” đã thu hút được 40 ý tưởng tham gia, trong đó nhiều ý tưởng cho thấy có tính sáng tạo và khả thi cao. Cuộc thi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía thầy cô và sinh viên. Bên cạnh đó cuộc thi “Vườn ươm Sinh viên NCKH” đã thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên năm 2, năm 3 với 14 đề tài tham gia. Tuy chỉ mới bước đầu NCKH, nhiều sinh viên được hội đồng đánh giá rất cao về khả năng sáng tạo và nhiệt tình trong nghiên cứu. Mặt khác giải thưởng “Sinh viên NCKH” năm 2010 đánh dấu sự phát triển mới khi lần đầu tiên giải thưởng tổ chức vòng báo cáo chung kết dành cho 21 đề tài trong tổng số 36 đề tài tham gia sau khi qua vòng loại. Với nhiều sự đổi mới, BTC chương trình SVNCKH trường ĐH KHTN rất mong trong năm 2011 sẽ có thêm nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng lý thuyết học được trên giảng đường vào nghiên cứu và thực tế, không chỉ để đạt được những giải thưởng các cấp, mà chính là tích lũy kiến thức làm hành trang trên con đường trở thành những nhà khoa học chân chính. Xin chúc mừng các tác giả đã có đề tài đạt giải trong chương trình SVNCKH năm 2010. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn sinh viên để các bạn có thể biết, có thể hiểu như thế nào là NCKH và tìm thấy niềm say mê trong sự nghiệp vinh quang ấy. Trân trọng. BTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH NĂM 2010

Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

1

LỜI MỞ ĐẦU

Liên tục trong nhiều năm qua, hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học (SVNCKH) của trường Đại học

Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN) luôn được duy trì nhằm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, giúp cho sinh viên

làm quen dần với công tác NCKH, tập nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề trong lý thuyết và thực tiễn

dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo. Đây thực sự là sân chơi bổ ích, lý thú nhưng cũng đầy khó

khăn, vất vả, yêu cầu phải có sự lao động nghiêm túc và sáng tạo của cả sinh viên lẫn các thầy cô hướng dẫn.

Chương trình sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009 – 2010 của Trường ĐH KHTN tiếp tục đẩy

mạnh 3 hoạt động chính phục vụ cho các mục tiêu khác nhau trong việc đưa sinh viên đến với nghiên cứu

khoa học: Giải thưởng Sinh viên NCKH, cuộc thi Vườn ươm Sinh viên NCKH và cuộc thi Ý tưởng

sáng tạo sinh viên S – Ideas.

Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-Ideas” đã thu hút được 40 ý tưởng tham gia, trong đó nhiều ý

tưởng cho thấy có tính sáng tạo và khả thi cao. Cuộc thi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía thầy

cô và sinh viên. Bên cạnh đó cuộc thi “Vườn ươm Sinh viên NCKH” đã thu hút sự quan tâm của nhiều

sinh viên năm 2, năm 3 với 14 đề tài tham gia. Tuy chỉ mới bước đầu NCKH, nhiều sinh viên được hội đồng

đánh giá rất cao về khả năng sáng tạo và nhiệt tình trong nghiên cứu. Mặt khác giải thưởng “Sinh viên

NCKH” năm 2010 đánh dấu sự phát triển mới khi lần đầu tiên giải thưởng tổ chức vòng báo cáo chung kết

dành cho 21 đề tài trong tổng số 36 đề tài tham gia sau khi qua vòng loại.

Với nhiều sự đổi mới, BTC chương trình SVNCKH trường ĐH KHTN rất mong trong năm 2011 sẽ có

thêm nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng lý thuyết học được trên giảng đường vào

nghiên cứu và thực tế, không chỉ để đạt được những giải thưởng các cấp, mà chính là tích lũy kiến thức làm

hành trang trên con đường trở thành những nhà khoa học chân chính.

Xin chúc mừng các tác giả đã có đề tài đạt giải trong chương trình SVNCKH năm 2010.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn sinh viên để các bạn có thể biết, có thể hiểu

như thế nào là NCKH và tìm thấy niềm say mê trong sự nghiệp vinh quang ấy.

Trân trọng.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH NĂM 2010

Page 2: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

2

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2010

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2010

BÁO CÁO TỔNG KẾT Chương trình “Sinh viên nghiên cứu khoa học”

Năm học 2009-2010

I. NHẬN ĐỊNH CHUNG

Ngay từ đầu năm học, các hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên đã được xác định là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Được sự quan tâm của BGH Nhà

trường và sự hỗ trợ của BCN các khoa, chương trình SVNCKH đã được tăng cường đầu tư để nâng cả về

chất và lượng. Bên cạnh đó, Đoàn trường ĐH KHTN còn tổ chức những lớp kỹ năng nhằm trang bị cho các

bạn sinh viên những kỹ năng cần thiết trong quá trình nghiên cứu khoa học như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ

năng phát triển ý tưởng khoa học, trình bày đề tài nghiên cứu khoa học hiệu quả... Từ đó, phong trào nghiên

cứu khoa học trong sinh viên có sức lan tỏa cao và đã thu được nhiều kết quả khả quan.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

1. Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”

Có 36 đề tài tham dự đến từ các khoa:

STT Khoa/Bộ môn Số lượng đề tài tham gia

1 Công nghệ thông tin 16

2 Môi trường 6

3 Sinh học 6

4 Toán – Tin 3

5 Địa chất 2

6 Hoá học 1

7 Điện tử viễn thông 1

8 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 1

Kết quả: 04 giải Nhất, 04 giải Nhì và 04 giải Ba

07 công trình được gửi dự thi giải thưởng SVNCKH cấp Bộ và giải thưởng VIFOTECH; 17 công

trình được gửi tham dự giải thưởng SVNCKH – Euréka của Thành Đoàn.

2. Cuộc thi “Vườm ươm Sinh viên nghiên cứu khoa học”

Có 14 đề tài dự thi đến từ các khoa/bộ môn:

Page 3: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

3

STT Khoa/Bộ môn Số lượng đề tài tham gia

1 Hóa học 6

2 CNTT 5

3 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 2

4 Sinh học 1

Kết quả: 07 đề tài được xét đủ tiêu chuẩn và được cấp kinh phí tiếp tục hoàn thiện đề tài

3. Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-Ideas”

Cuộc thi đã thu hút 40 ý tưởng của 53 sinh viên đăng ký và dự thi trên 7 lĩnh vực: Sinh học, Điện tử

viễn thông, Vật lý - Khoa học vật liệu, Môi trường, Hóa học, Công nghệ thông tin, Kinh tế - xã hội. Kết

quả có 08 ý tưởng vào vòng chung kết.

STT Khoa Đăng ký tham gia Vào CK

1 Sinh học 15 3

2 Hóa học 6 0

3 Điện tử viễn thông 4 1

4 Công nghệ thông tin 3 1

5 Môi trường 7 0

6 Khoa học vật liệu 2 2

7 Địa chất 2 1

8 Toán – Tin học 1 0

Tổng 40 08

Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-Ideas lần III được tổ chức đánh dấu sự phát triển cả về số lượng và chất

lượng. Cuộc thi đã thật sự gây được sự chú ý, quan tâm và tham gia đông đảo của sinh viên các khoa. Các ý

tưởng vào chung kết được sự đánh giá rất cao từ BGK vòng loại và vòng chung kết. Kết quả, giải “Ý tưởng

sang tạo” đã được trao cho sinh viên Đoàn Thiên Phúc (khoa CNTT) với ý tưởng “Hệ thống định vị xe máy

bằng sóng điện thoại di động”. Bên cạnh đó, Đoàn trường cũng khuyến khích và hỗ trợ các bạn sinh viên

hoàn thiện ý tưởng và gửi tham gia cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên ĐHQG – chủ đề “Vì văn minh đô

thị”. Hiện nay, đã có 09 ý tưởng được chọn vào vòng tiếp theo của cuộc thi.

III. NHẬN ĐỊNH - ĐÁNH GIÁ

Với mong muốn tạo điều kiện để sinh viên học hỏi và thể hiện khả năng NCKH, chương trình SV NCKH

năm 2010 tiếp tục có nhiều đổi mới: lần đầu tiên tổ chức vòng báo cáo chung kết cho các đề tài SV NCKH,

tăng cường các buổi trình bày ý tưởng… Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo Sinh viên” và “Vườm ươm SV NCKH”

Page 4: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

4

ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía sinh viên. Các cuộc thi, giải thưởng gia tăng về chất lượng

và chiều sâu khi các đề tài, ý tưởng được chọn lọc qua nhiều vòng nhận xét, đánh giá khoa học.

Tuy nhiên, sự tham gia chưa đồng đều giữa các khoa và số lượng đề tài cũng như độ đa dạng về nội dung

khoa học chưa phản ảnh đúng tiềm năng thật sự có. Do đây là hoạt động có thời gian thực hiện kéo dài nên

công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn.

Rút ra từ những hạn chế, BTC chương trình xác định tầm quan trọng và sẽ tiếp tục đầu tư về nội dung và

cách thức trong công tác tuyên truyền. Đồng thời các Đoàn khoa – CLB Học thuật cần chủ động hơn nữa

trong việc nắm bắt thông tin và có những bước triển khai, khích lệ và hỗ trợ kịp thời đến các bạn sinh viên

có khả năng tham gia. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ và thúc đẩy từ phía cán bộ trẻ và ban chủ nhiệm của các khoa

là rất cần thiết.

Nhìn chung, chương trình SV NCKH đã có những đổi mới tích cực theo chiều hướng mở rộng đối tượng

tham gia và gia tăng chiều sâu, chất lượng của từng giải thưởng.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH 2010

Page 5: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

***

BTC Chương trình SV NCKH 2010

KẾT QUẢ

CUỘC THI “Ý TƯỞNG SÁNG TẠO SINH VIÊN” NĂM 2010

STT Tên ý tưởng Lĩnh vực Tác giả Giải thưởng

1 Định vị, quản lý xe máy thông qua

điện thoại di động CNTT Đoàn Thiên Phúc Ý tưởng sáng tạo

2 Phương pháp nâng cao sản lượng

rau cho quần đảo Trường Sa Sinh học Hoàng Hiểu Phú Giải I

3 Vật liệu của thế kỷ mới KHVL

Trần Minh Hải

Nguyễn Thành Tâm Giải II

4

Thiết bị giúp quản lý trẻ nhỏ nơi

đông người dành cho phụ huynh ĐTVT

Lê Phú Đông

Lưu Vĩnh Phúc

Phạm Thái Hoa Đăng

Giải III

5 Trà lá trứng cá Sinh học Lê Thị Ngọc Quý Giải III

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2010

Page 6: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

6

ĐỊNH VỊ, QUẢN LÝ XE MÁY THÔNG QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Họ và tên: Đoàn Thiên Phúc

MSSV: 0712338

Lớp: 07AUF

Ngành: Công nghệ phần mềm

Khoa: CNTT

Địa chỉ thường trú: 114 Chu Văn An, Tân Thành, Tân Phú

Điện thoại: 0979772101

Email: [email protected]

Mục tiêu khi tham gia cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo Sinh

viên":

- Chia sẻ những ý tưởng mới của bản thân cũng như

học hỏi những ý tưởng hay từ các bạn sinh viên khác.

- Qua cuộc thi, tôi mong muốn định hình sản phẩm thực tế từ ý tưởng của mình.

Mong muốn có thêm nhiều sân chơi bổ ích cũng như có những phương pháp hỗ trợ thực tế cho các bạn sinh

viên cùng thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học.

Tóm tắt ý tưởng:

Mục tiêu

- Định vị xe máy mọi lúc mọi nơi thông qua điện thoại di động, tìm ra con đường ngắn nhất đến vị trí

của xe, qua đó, giúp bảo vệ xe và chống trộm hiệu quả nhất.

- Thiết bị có giá thành rẻ hơn nhiều lần so với các loại công nghệ đắt tiền hiện nay.

- Ngoài chức năng cơ bản là định vị, thiết bị còn có nhiều chức năng bổ sung như:

1. Khóa im lặng (Khi khóa ai đụng vào xe sẽ chớp đèn xi-nhan nhưng ai mở khóa xe thì còi sẽ hú và

không thể khởi động được xe).

2. Khóa có còi (Khi khóa ai đụng vào xe sẽ hú còi, ai mở khóa sẽ báo động và không khởi động

được xe).

3. Đề máy từ xa (Dùng trong những trường hợp khẩn cấp hoặc mất chìa khóa).

4. Tắt máy từ xa (Dùng tắt máy khi xe đang chạy).

5. Tự động khóa trong khi xe tắt máy (Xe sẽ tự khóa im lặng/có còi sau một khoảng thời gian cố

định).

6. Tìm xe trong bãi (Tìm xe bằng cách nhá đèn xi-nhan hoặc hú còi hai tiếng).

7. Đèn còi ưu tiên (Dùng trong trường hợp khẩn cấp như chở người đi cấp cứu).

8. Mở yên, cốp xe từ xa (Mở yên không cần dùng chìa khóa xe).

- Khi thiết bị được phổ biến rộng rãi thì có thể dùng để báo lưu lượng xe, giảm tình trạng kẹt xe như

hiện nay.

Hướng thực hiện

- Thiết bị gắn vào xe là dòng điện thoại có hỗ trợ GPRS, EDGE hoặc 3G, chỉ cần sử dụng phần mạch

điện tử bên trong, bỏ đi các thành phần không cần thiết như camera, loa, bàn phím, vỏ… Điện thoại

Page 7: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

7

này được trang bị một phần mềm chạy nền, phần mềm này có nhiệm vụ nhận và gửi tin nhắn theo cú

pháp đã quy định trước. Khi nhận được một tin nhắn, phần mềm sẽ lọc và xử lí các yêu cầu được mô

tả trong tin nhắn và nhắn tin trả về kết quả. VD: điện thoại nhận được tin nhắn có nội dung

[SốĐTNgườiGửi][Password][VITRI] thì nó sẽ xử lí và nhắn tin lại cho “SốĐTNgườiGửi” một tin

nhắn với nội dung là tọa độ hiện tại của điện thoại.

- Điện thoại của người sử dụng cũng được cài một phần mềm chạy nền có nhiệm vụ gửi và nhận các

yêu cầu theo cú pháp đã quy định trước. Khi nhận được kết quả, phần mềm sẽ đưa ra cho người dùng

thông tin mà mình đã yêu cầu. VD: khi nhận được tin nhắn báo vị trí của điện thoại được gắn trên xe,

phần mềm sẽ load bản đồ google map và cho người dùng biết vị trí của xe trên bản đồ.

Ý nghĩa

- Giảm tối đa chi phí cho việc định vị xe máy so với các thiết bị hiện nay.

- Tất cả chức năng đều được xây dựng trong phần mềm được cài trong điện thoại cá nhân giúp cho

việc điểu khiển, quản lí xe được dễ dàng và tiện lợi so với việc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau.

- Ngoài xe máy, thiết bị còn có thể sử dụng trên nhiều vật dụng khác như ôtô, laptop, hay bất kì vật gì

có khả năng cung cấp nguồn điện cho thiết bị.

Tính khả thi

- Tất cả thiết bị phần cứng đều có sẵn, dễ dàng đưa vào sử dụng.

- Giá thành của phần cứng rẻ, dễ tìm mua, giá một chiếc điện thoại đạt yêu cầu để gắn vào xe là

khoảng 300.000đ + Sim hỗ trợ GPRS giá 50.000đ (So với thiết bị GPS hiện nay có giá trung bình

khoảng 4.000.000đ).

- Bản đồ và các phương thức để tìm vị trí đều được hỗ trợ sẵn trong google map API.

PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO SẢN LƯỢNG RAU

CHO QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Họ và tên: Hoàng Hiểu Phú

Chi Đoàn 07SH, Ngành: Sinh học

Khoa: Sinh học

Địa chỉ thường trú: 298/11. Khuông Việt. Phú Trung. Tân Phú

Email: [email protected]

Mục tiêu khi tham gia cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo Sinh viên":

Tôi tham gia cuộc thi này đơn giản bởi vì muốn làm điều gì đó, dù là

thật nhỏ nhoi cho những chiến sĩ Trường Sa thân yêu.

Mong muốn đối với phong trào Sinh viên NCKH:

Page 8: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

8

Cần một sự tuyên truyền thật sâu rộng để thu hút các bạn sinh viên tham gia. Mặc dù tôi không hiểu

hết quy mô cuộc thi. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta nên làm cho cuộc thi ở vòng trong mang một xu

hướng “sang trọng” để các bạn có cảm giác thật sự đề tài của mình đang được xem trọng. Đó đơn giản chỉ là

điều kiện phòng thuyết trình, nước uống,…

Tóm tắt ý tưởng

Mục tiêu: Nhằm nâng cao năng suất rau trồng cho Trường Sa.

Ý nghĩa: Vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa mang tính xã hội cao.

Thực hiện: Dựa vào phương pháp khí canh và nhà kính có sẵn ở Trường Sa.

Tính khả thi: Do tính tiết kiệm các nguồn vật liệu, phù hợp với điều kiện Trường Sa và dựa vào các nguồn

nguyên liệu có sẵn nên hoàn toàn có thể áp dụng được.

VẬT LIỆU CỦA THẾ KỶ MỚI

Họ và tên: Trân Minh Hai MSSV:0719121

Email: [email protected]

Họ và tên: Nguyên Thanh Tâm MSSV:0719057

Email: [email protected]

Sinh viên Lớp: 07MM Ngành: Vât Liêu Mang Mong

Khoa: Khoa Hoc vât Liêu

Mục tiêu khi tham gia cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo Sinh viên":

- Hoc hoi kinh nghiêm cho qua trinh theo đuôi con đương khoa

hoc cua ban thân.

- Co thê hoan thiên thêm y tương va ưng dung kiên thưc đa hoc vao cuôc sông.

- Cam thây vui trong sư cô găng bao vê quan điêm va kiêm tra kiên thưc cua minh.

Đây la phong trao đăc trưng nôi bât cua trương la sân chơi thiêt thưc cho sinh viên. Tao đông lưc va

thuc đây qua trinh tư duy sang tao cua sinh viên, ưng dung nhưng điêu đa hoc vao nghiên cưu khoa hoc va

trong cuôc sông.

Tóm tắt ý tưởng:

Muc tiêu:

Tao ra vât liêu mơi co nhưng tinh năng tư lam sach, có kha năng khang khuân nhằm ưng dung đa dang

vao cuôc sông.

Page 9: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

9

Y nghia:

Tiết kiệm kinh phi va tiện ich cho qua trinh lam sach cung như han chê sư phat triên cua vi khuân trên

cac vật liêu trong cuôc sông con ngươi.

Tân dung lơi thê năng lương anh sang nhiêu ơ khi hâu nhiêt đới ơ nươc ta.

Vật liêu co kha năng tư làm sach va thân thiện vơi môi trương phu hơp vơi xu hương hiện nay.

Hương thưc hiên: Phu mang TiO2 trên 2 hướng vât liêu:

Gôm, gach men: Ưng dụng vào gach men ôp tương vao xây dưng nha bảo sanh, bênh viên, nha bêp, nha

vê sinh… cac vật dung vệ sinh như lavabo, bôn vê sinh.

Polime, composit ưng dung rông rai trong cac vât dung đơi sông như vât dung văn phong, thiêt bi điên

tư, gia dung…

Tinh kha thi:

Có hê phún màng magnetron DC ở phong thi nghiêm chân không va co thê tao ra mang co diên tich

1m2, có tiêm năng phat triên vơi quy mô công nghiêp.

Dựa trên cơ sở là đã co nghiên cưu cụ thê vê khả năng khang khuẩn tư lam sach và siêu thâm nươc

cua TiO2

Nhân thây co sư tương thích va kha năng phu màng trên cac vât liêu đa trình bay

Vât liêu TiO2 tương đôi re tính quang xuc tác biêu hiên tôt va lơi thê năng lương anh sang nhiêu ơ

khi hâu nhiêt đơi ở nươc ta

Có thể pha tap thêm N đê mở rông hiệu suât quang xuc tac đôi vơi anh sang kha kiên đôi vơi vung

lam viêc cua TiO2

Vât liệu nay không gây đôc hai vơi con người co hương ứng dung thưc tê cao phu hơp vơi xu thê

thời tiết thay đổi bất thương thương năng nong keo dai dễ phat sinh nguôn bênh ơ Viêt Nam

THIẾT BỊ GIÚP QUẢN LÝ TRẺ NHỎ NƠI ĐÔNG NGƯỜI DÀNH CHO

PHỤ HUYNH

Họ và tên: Lê Phú Đông – 0820041

Lưu Vĩnh Phúc – 0820120

Phạm Thái Hoa Đăng - 0820040

Lớp: 08ĐVT1

Khoa: Điện tử Viễn thông

Điện thoại: 0168 991 7039

Email: [email protected]

Page 10: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

10

Mục tiêu khi tham gia cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo Sinh viên":

Mong muốn đề tài được áp dụng vào thực tế để phục vụ cuộc sống của mọi người tốt hơn.

Được tiếp thu những sự quan tâm, đóng góp ý kiếp, phản biện để đề tài được hoàn thiện hơn.

Đóng góp sức mình vào phong trào nghiên cứu khoa học của khoa, của trường ĐH Khoa học Tự

nhiên Tp.HCM

Tham gia còn vì niềm tự hào khẳng định Người Việt Nam, đặt biệt là thế hệ trẻ luôn học hỏi, phát

minh ra nhiều ý tưởng sáng tạo không thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới.

Mong Đoàn – Hội và BGH nhà trường luôn quan tâm, tổ chức thường xuyên các cuộc thi học thuật,

nghiêm cứu khoa học bổ ích như thế này để thúc đẩy phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học.

Những ý tưởng, công trình được đánh giá cao có thể đến tay doanh nghiệp đang cần ý tưởng hoặc sinh

viên được cấp vốn để phát triển ra sản phẩm thực tế.

Tóm tắt ý tưởng:

Thực trạng xã hội và mục tiêu đề tài:

Sự phát triển của các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí kéo theo nhu cầu dắt trẻ nhỏ đến những

nơi đông người. Vì thế, nhu cầu sử dụng thiết bị giúp quản lý trẻ nhỏ nơi đông người dành cho phụ huynh

dự báo sẽ thiết thực và nhu cầu sử dụng cũng sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu dắt trẻ nhỏ đi vui chơi, mua sắm ở những trung tâm,

hội chợ, khu vui chơi của phụ huynh ngày càng cao. Kèm theo đó là tình trạng trẻ bị thất lạc do một phút

lơ là của phụ huynh ở một quầy hàng hấp dẫn nào đó rất thường xuyên xảy ra. Chưa kể tình trạng nhiều

kẻ xấu lợi dụng dụ dỗ, bắt cóc trẻ em, uy hiếp phụ huynh và nhiều hệ lụy không may khác.

Từ những vấn đề trên, đề tài này được ra đời với mục tiêu giúp phụ huynh an tâm và thoải mái hơn

khi dắt trẻ nhỏ đi mua sắm, vui chơi ở những nơi đông người.

Những mô hình, giải pháp đã thực hiện và những hạn chế còn tồn tại:

Thông thường ở những nơi mua sắm, vui chơi đông người, khi bị thất lạc trẻ, phụ huynh thường nhờ

bảo vệ thông báo qua loa. Tuy nhiên, biện pháp trên cũng có những hạn chế. Phụ huynh thường nhờ đến

bảo vệ thông báo khi trẻ đã đi lạc một thời gian khá lâu, lúc này khả năng tìm trẻ khó hơn và tâm lý phụ

huynh sẽ căng thẳng thêm theo thời gian, không giữ được bình tĩnh. Không biết được chính xác vị trí trẻ,

trẻ còn nhỏ không biết tự tìm đến chỗ bảo vệ, tâm lý trẻ hoảng loạn khi không thấy phụ huynh và không

hiểu những nội dung thông báo. Ngoài ra khi thông báo trên loa về những đặc điểm của trẻ, những kẻ xấu

sẽ dễ dàng phát hiện và tìm cách dụ dỗ bắt cóc trẻ.

Ý nghĩa khoa học và phương pháp thực hiện:

Sử dụng phương pháp định vị bằng sóng vô tuyến, máy đeo trên người trẻ là máy phát sóng, máy trên

người phụ huynh là thiết bị thu.

Page 11: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

11

Sóng được thu sẽ được phân tích để biết được khoảng cách giữa máy phát và máy thu, đưa ra âm

thanh cảnh báo nếu khoảng cách đó lớn hơn hoặc bằng khoảng cách ấn định (5m, 10m… tùy lựa chọn).

Đồng thời, để giúp phụ huynh tìm ra vị trí trẻ, máy trên người phụ huynh sẽ phát ra 1 tín hiệu âm thanh,

càng gần trẻ (máy phát), tín hiệu báo động trên máy thu (phụ huynh) sẽ phát ra âm thanh càng lớn.

Như vậy phụ huynh sẽ dễ dàng tìm được vị trí trẻ một cách nhanh chóng, không lo trẻ bị lạc.

Tính thực tiễn:

Sự phát triển rầm rộ của các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí kéo theo nhu cầu dắt trẻ nhỏ đi vui

chơi mua sắm của phụ huynh ngày càng tăng theo. Sự bất ổn an ninh trật tự của xã hội cũng ngày một

tăng dần.

Vì thế, nhu cầu sử dụng thiết bị giúp quản lý trẻ nhỏ nơi đông người dành cho phụ huynh này dự báo

sẽ ngày càng thiết thực và nhu cầu sử dụng cũng sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Những kĩ thuật này, hiện nay được sử dụng rất rộng rãi, không quá phức tạp và hoàn toàn có thể thực

hiện được.

Tính đơn giản, tiện dụng và giá thành rẻ sẽ là thế mạnh của sản phẩm này.

TRÀ LÁ TRỨNG CÁ

Họ và tên: Lê Thị Ngọc Quý MSSV: 0715280

Lớp: 07SH Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Mục tiêu khi tham gia cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo Sinh

viên": Học tập phương pháp luận, trình bày một ý

tưởng khoa học.

Em mong muốn phong trào sẽ góp phần kích thích

sự ham muốn tìm tòi đam mê các vấn đề trong lĩnh vực

khoa học lẫn kinh tế…

Tóm tắt ý tưởng:

Làm ra một loại trà mới-trà lá trứng cá có tác dụng góp phần giảm huyết áp và chống oxy hóa, đồng

thời góp phần làm đa dạng thị trường trà.

Ý nghĩa:

Góp phần làm giảm các bệnh tăng huyết áp, ung thư..vv, đồng thời góp phần làm đa dạng thị trường trà.

Trà lá trứng cá là một loại trà mới. Với một nguồn nguyên liệu chưa ai làm- lá trứng cá, cộng với tác

dụng góp phần giảm huyết áp, phòng ngừa ung thư, trị thống, làm dịu đau..v,v

Page 12: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

12

Hướng thực hiện:

Làm trà:

- Nhánh lá non lá trưởng thành(không quá già, không vàng, không sâu…) loại quả non (nếu có)

đem rửa, thái nhỏ sấy trên chảo nhỏ(sao lá bằng phương pháp thủ công vì số lượng nhỏ) lấy 300g

- Lá trà đọt: luộc trà ép trà vo trà cho lá trà xoăn lại sấy trà lần 1

- Ướp trà với tỉ lệ: 300g lá trứng cá: 100 lá trà + 50ml nước cam thảo.

- Trộn đều để trong 12h, đem hổn hợp trên sấy lần 2 cho tới khi lá trà trứng cá giòn. Sau đó đem hổn

hợp đi cán trà thành vụn nhỏ sản phẩm.

Định tính thành phần Flavonoid

Cảm quan (mùi, vị, màu sắc).

Tính khả thi:

Lá trứng cá và lá trà có thành phần gần giống nhau( polyphenol, flavonoid..) ý tưởng trà lá trứng cá

thực hiện được.

Các chất trong trà có khả năng giảm huyết áp, chống oxy hóa, góp phần ngăn ngừa các nguy cơ ung thư,

lão hóa...

Cảm quan củabạn trong nhóm thực phẩm chức năng, các bạn cùng lớp, và các bạn nhà trọ (Mùi của lá

trứng cá lẩn lá trà. Vị: chấp nhận được(như vị trà). Màu sắc: màu đẹp: vàng cam(do hợp chất Flavonoid).

Tỉ lệ uống được nhất:lá trứng cá: trà(1: 3).

Page 13: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

***

BTC Chương trình SV NCKH 2010

DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI THAM GIA CUỘC THI

“VƯỜN ƯƠM SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2010

STT Mã Đề Tài Tên công trình Họ và tên sinh viên

1 VU-SH01

Nghiên cứu quá trình vi nhân giống cây thủy nữ

Ấn Nymphoides indica (L.) Kuntze bằng phương

pháp nuôi cấy lát mỏng tế bào

Nguyễn Bình Anh Thư

2 VU-HD01 Biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng đến nông

nghiệp đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Thị Thanh Mỹ

Trần Thúy An

Phan Thị Nhân Duyên

3 VU-HH01 Khảo sát ly trích tinh dầu lá cây trắc bá diệp

Nguyễn Diễm Phương Thảo

Nguyễn Thị Phượng

Phạm Thị Thùy Dung

4 VU-HH02 Bán tổng hợp α-terpineol từ limonen trong điều

kiện siêu âm Huỳnh Minh Châu

5 VU-HH03

Khảo sát sơ bộ khả năng ức chế và tiêu diệt vi

khuẩn Vibrio parahaemoloyticus gây bệnh phát

sáng ở tôm của một số loại cao chiết của vài loài

cây

Hà Thế An

6 VU-HH04

Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học cây bần

trắng Sonneratia alba J.E.Smith, họ Bần

(Sonneraticeae)

Lâm Phục Khánh

Hoàng Anh

7 VU-HH05

Khảo sát tinh dầu và định lượng hoạt chất rutin

trong cây Nam Sâm Đứng Boerhavia erecta L., họ

Bông Phấn (Nyctaginaceae)

Đỗ Minh Huy

Thạch Út Đồng

Hoàng Trọng Tiến Đức

8 VU-HH06 Nghiên cứu lý thuyết cấu trúc SinSc bằng phương

pháp hóa tính toán Phạm Tuấn Hùng

9 VU-CNTT01 Sửa lỗi chính tả tiếng Việt Nguyễn Quang Anh

10 VU-CNTT02 Nghiên cứu các thuật toán mã hóa và phát triển

ứng dụng mã hóa email trên pocketPC

Lê Đỗ Hoàng Nam

Lê Trung Nghĩa

11 VU-CNTT03 Tương tác với máy tính sử dụng thị giác máy tính

và các marker màu

Phạm Trường An

Lê Hoàng Ân

Mạc Cự Khôi Nguyên

Page 14: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

14

12 VU-CNTT04

Nghiên cứu và phát triển thử nghiệm ứng dụng

điều khiển trình diễn powerpoint bằng thị giác

máy tính

Lê Anh Dũng

Đàm Quỳnh Giang

Lê Khánh Duy

13 VU-CNTT05

Nghiên cứu và phát triển hệ thống kiosk quảng bá

văn hóa và du lịch sử dụng màn hình cảm ứng đa

điểm giả lập

Lê Quang Thảo

Nguyễn Đức Trung

Huỳnh Thảo Hạnh Duy

14 VU-VL01 Mạch chuông gameshow số Tăng Huệ Hưng

Trần Nhất Linh

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2010

Page 15: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

15

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH VI NHÂN GIỐNG CÂY THỦY NỮ ẤN

NYMPHOIDES INDICA (L.) KUNTZE BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI

CẤY LÁT MỎNG TẾ BÀO

Tóm tắt đề tài: mục đích của đề tài là nhằm xây dựng quy trình vi nhân giống Nymphoides indica bằng hệ

thống nuôi cấy lớp mỏng tế bào để gia tăng hiệu quả tái sinh cây in vitro.

Ý nghĩa của đề tài: nhân nhanh giống cây thủy sinh làm cảnh đồng thời thực hiện những nghiên cứu nền

tảng cho những hướng nghiên cứu về dược tính của loài cây này. Hướng nghiên cứu trên mở ra những

hướng tiếp cận mới về thế giới thực vật thủy sinh mà xu hướng chung trên thế giới hiện nay đang quan tâm

và khai thác.

Cơ sở khoa học: Nuôi cấy lớp mỏng tế bào có ưu điểm là tế bào đồng nhất nên dễ cảm ứng một cách đồng

nhất với môi trường, không có hiện tượng phân cực, các mô dễ hấp thu dinh dưỡng, khả năng tạo nhiều mô

mới và đáp ứng nhanh trước môi trường nuôi cấy. Do đó, ứng dụng phương pháp này để gia tăng hiệu quả

tái sinh chồi của mẫu cấy đồng thời có thể cảm ứng tạo các mô sẹo.

Phương pháp thực hiện: Quy trình vi nhân giống được đề nghị thực hiện như sau:

Họ và tên: Nguyễn Bình Anh Thư

MSSV: 0718116

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Sở thích: Du lịch và khám phá các vùng miền,

cây cỏ thực vật và thiên nhiên quanh ta.

Uớc mơ: Có thể làm giàu cho bản thân và mọi

người bằng những nghiên cứu khoa học của mình.

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất: Nếu ước mơ của bạn đủ lớn thì hiện thực sẽ trở nên nhỏ bé.

Tôi tâm niệm điều này và luôn cố gắng nỗ lực hết sức để thực hiện những điều bản thân tâm đắc. Không

quan trọng ước mơ của bạn nhỏ bé hay lớn lao mà quan trọng là cách mà bạn cố gắng để thực hiện nó.

Tôi hy vọng cuộc thi ở những năm sau sẽ thu hút được nhiều sinh viên hơn đặc biệt là những

sinh viên năm 2 thậm chí là sinh viên năm 1, điều đó chứng tỏ các bạn là những người trẻ rất ham học

hỏi và đam mê nghiên cứu khoa học cũng như trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã tạo những điều kiện

thuận lợi nhất ngay từ những ngày đầu cho các bạn thỏa sức những đam mê nghiên cứu khoa học của

mình.

Page 16: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

16

o Tạo nguồn vật liệu in vitro thông qua sự khử hạt được thu nhận từ trong tự nhiên

o Nuôi cấy lớp mỏng tế bào cuống lá in vitro trên môi trường cảm ứng tạo chồi

o Các chồi hình thành được cảm ứng tạo rễ trên môi trường cảm ứng tạo rễ

o Hình thành cây con in vitro

o Giai đoạn thuần hóa ex vitro để đưa cây ra vườn ươm

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Mỹ, MSSV:0721008

Chuyên ngành: khí tượng, Khoa: vật lý

Email: [email protected]

Sở thích: Nghiên cứu, TDTT, ca hát, du lịch…

Ước mơ: Trở thành 1 nhà chính trị, 1 nhà kinh

doanh thành đạt, 1 nhà nghiên cứu.

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất:

Có công mài sắt có ngày nên kim.

Họ và tên: Trần Thuý An, MSSV:0721048

Chuyên ngành: khí tượng, Khoa: vật lý

Email: [email protected]

Sở thích,

Nghe nhạc , xem phim, play game, đi du lịch …..

Ước mơ: Thành công trong cuộc sống

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất:

Sống là cho không chỉ nhận riêng mình.

Họ và tên: Phan Thị Nhân Duyên, MSSV:0721040

Chuyên ngành: khí tượng, Khoa: vật lý

Email: [email protected]

Sở thích: nghe nhac, du lich.

Ước mơ: trở thành 1 nhà khoa học.

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất:

không có gì là không thể.

Page 17: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

17

Tóm tắt đề tài: Trong thời đại đang ngày càng chịu ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH ngày hôm nay, cuộc

sống con người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề nhất chính là nguy cơ về an ninh lương thực.

ĐBSCL là một trong những vựa lúa lớn nhất trong cả nước lại cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất hệ

quả của BĐKH toàn cầu. Vì vậy việc cập nhật các kịch bản BĐKH để đưa ra những cảnh báo, ứng phó tốt

nhằm hạn chế thấp nhất mức thiệt hại có thể có do BĐKH gây ra, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, duy

trì chất lượng cuộc sống con người là một điều cấp thiết.

- Bằng việc cập nhật các số liệu tính toán của tổ chức IPCC và các kịch bản cập nhật của Bộ Tài

nguyên và Môi trường mới nhất, chúng tôi đã đưa ra được những bằng chứng chứng minh chúng ta

hôm nay đang sống trong thời kỳ biến đổi khí hậu toàn cầu, và ảnh hưởng rõ ràng của nó đến nền

nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu long trong những năm vừa qua (về diện tích bị thu hẹp do nước

biển dâng, sản lượng sụt giảm, chất lượng thấp dẫn đến xuất khẩu bị ảnh hưởng).

- Cập nhất các tính toán thiệt hại của nền nông nghiệp từ Cục Trồng trọt trong trong 20 năm tới (về

diện tích, sản lượng, sản lượng xuất khẩu) kết hợp với các dự báo từ IPCC chúng tôi đã đưa ra ước

tính các thiệt hại về diện tích, sản lượng, sản lượng xuất khẩu từ nay đến năm 2100.

- Với những thiệt hại càng ngày càng nghiêm trọng thì việc cấp bách là phải tìm ra được 1 hướng thích

ứng phù hợp-xây dựng 1 trung tâm nghiên cứu mô phỏng các điều kiện thực tại đang diễn ra đối với

cây lúa (nhiệt độ, sâu bệnh, khả năng thích ứng…) trong phòng thí nghiệm, từ đó có thể dự báo trước

được những khả năng ảnh hưởng đến cây lúa trong giai đoạn tiếp theo và có được những chuẩn bị

ứng phó kịp thời. Ngoài ra cần thành lập 1 nhóm nghiên cứu chuyên trách, cập nhật và dự báo liên

tục những thay đổi của BĐKH toàn cầu và kịp thời xây dưng các kịch bản ứng phó phù hợp.

Page 18: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

18

KHẢO SÁT LY TRÍCH TINH DẦU LÁ CÂY TRẮC BÁ DIỆP

Tóm Tắt Đề Tài:

Mục đích :làm rõ thông tin về sự ly trích tinh dầu lá cây Trắc Bá Diệp tại Việt Nam, về:

Thành phần hoá học

Đặc điểm tinh dầu lá cây trắc bá diệp

Khảo sát ly trích:

Tỉ lệ nguyên liệu/ nước: 200 gram nguyên liệu/500 ml

Tinh dầu lá cây Trắc Bá Diệp được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi

nước (đun nóng cổ điển và chiếu xạ vi sóng).

Khảo sát thời gian ly trích tối ưu cho hai phương pháp đun nóng cổ điển và chiếu xạ vi sóng.

Xác định tính chất vật lý – tính chất hoá học của tinh dầu:

Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp thông tin về tinh dầu lá cây trắc bá diệp cho nhà sản xuất tinh dầu bước đầu

nghiên cứu.

Họ và tên: Phạm Thị Thùy Dung

MSSV: 0814033

Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng

MSSV: 0814165

Họ và tên: Nguyễn Diễm Phương Thảo

MSSV: 0814201

Khoa: Hóa

Email: [email protected]

Sở thích: đọc sách, xem phim hoạt hình,

tám chuyện với bạn bè, du lịch, ….

Ước mơ: trở thành nhà hóa học nổi tiếng.

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất:

“mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

Page 19: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

19

BÁN TỔNG HỢP -TERPINEOL TỪ LIMONEN TRONG ĐIỀU KIỆN

SIÊU ÂM

Tóm tắt đề tài:

Ngành nước ép trái cây – đặc biệt là các loại trái cây thuộc họ Citrus như cam, chanh, bưởi, tắc –

đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm gần đây.Bên cạnh mặt tích cực thì ngành công nghiệp

này cũng thải ra rất nhiều phế phẩm như vỏ trái, dịch dầu sau khi ép.Những phế thải này gây ô nhiễm môi

trường, lãng phí tiền bạc để xử lý. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tận dụng nguồn phế thải từ

quy trình sản xuất nước tắc ép của công ty TNHH Hưng Hợp để đưa ra hướng xử lý những phế phẩm này,

hạn chế ô nhiễm môi trường đồng thời tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Chúng tôi đã tiến hành ly trích tinh dầu

từ vỏ trái sau khi ép và dịch dầu gạn từ dịch nước ép.Sau đó cô lập lấy d-limonen và tiến hành bán tổng hợp

-terpineol từ d-limonen trong điều kiện siêu âm.

-Terpineol là một hương liệu quan trọng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp xà phòng, mỹ

phẩm, hương liệu và trong một số ngành khác. Có nhiều phương pháp tổng hợp -terpineol từ nhiều nguồn

nguyên liệu khác nhau.Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về phản ứng tổng hợp -

terpineol trong điều kiện Hóa học xanh.

Trong việc tìm kiếm những điều kiện mới phù hợp với tiêu chí Hóa học xanh, đề tài này nghiên cứu và

ứng dụng điều kiện siêu âm vào trong phản ứng hidrat hóa d-limonen nhằm điều chế -terpineol phục vụ

cho công nghiệp.

Họ và tên: Huỳnh Minh Châu

MSSV: 0814019

Khoa: Hóa học

Email: [email protected]

Sở thích: Hóa học, toán học, thơ, thể thao và game.

Ước mơ: Trở thành nhà hóa học vĩ đại, cống hiến

cho nền hóa học nước nhà và đào tạo thế hệ tương lai

Châm ngôn sống: Lao động là vinh quang.

Cuộc thi có ý tưởng hay, cách thực hiện khá tốt, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên bước đầu

làm quen với việc nghiên cứu khoa học để tạo bước đệm cho sự phát triển sau này.Tuy nhiên, cuộc

thi nên vận động thêm tài trợ, tăng khinh phí cho mỗi đề tài nhằm nâng cao chất lượng đề tài

nghiên cứu và mở ra cơ hội cho những sinh viên không đủ tiềm lực tài chính để tham gia.Ngoài ra,

cuộc thi nên liên kết với các công ty nhằm đưa ý tưởng ra thực tế, tạo đầu ra cho sinh viên.

Page 20: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

20

Sơ đồ bán tổng hợp -terpineol từ limonene

Trong quá trình thực hiện đề tài, tuy có nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, thiết lập quy trình, phân

tích và xử lý sản phẩm nhưng dưới sự góp ý và tận tình chỉ bảo của cô Nguyễn Thị Thảo Trân, sự giúp đỡ

của các anh chị và các bạn phòng tinh dầu và tổng hợp hữu cơ, tôi đã dần khắc phục được khó khăn và có

được thành công bước đầu trên con đường nghiên cứu khoa học.

Hướng nhiên cứu tiếp theo là xanh hóa phản ứng bán tổng hợp-terpineol từ limonene bằng các xúc

tác xanh, dung môi xanh nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng và an toàn cho nhà nghiên cứu và

môi trường.

KHẢO SÁT SƠ BỘ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VÀ TIÊU DIỆT VI KHUẨN

VIBRIO PARAHAEMOLOYTICUS GÂY BỆNH PHÁT SÁNG Ở TÔM CỦA

MỘT SỐ LOẠI CAO CHIẾT CỦA VÀI LOÀI CÂY

Tóm tắt đề tài:

Công trình nghiên cứu sơ bộ về khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Vibrio parahaemoloyticus của

bốn loại cao metanol của các cây như nhọ nồi, sài đất, cúc tần và tỏi.Chúng tôi điều chế thực hiện điều chế

Họ và tên: Hà Thế An

MSSV: 0814008

Khoa: Hóa Học

Email: [email protected] / [email protected]

Thích đọc sách khoa học và tiểu thuyết trinh thám, nghe nhạc pop ..

Uớc mơ : được làm những gì mình thích

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất:

Everything ends at its beginning

Tôi mong cuộc thi sẽ phát triển hơn cả về chất và lượng, góp phần thúc đẩy tinh thần đam mê khoa học

ở các bạn sinh viên.

Page 21: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

21

các loại cao và tiến hành thử hoạt tính vi khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch và đo đường

kính vòng ức chế.

Kết quả thu được cả bốn loại cao đều có năng ức chế và tiêu diêt vi khuẩn trên và nhận thấy cúc tần

và sài đất có hoạt tính kháng vi khuẩn Vibrio parahaemoloyticus cao. Đồng thời, chúng tôi nhận thấy được

khả năng áp dụng đề tài sâu rộng cũng như tiếp tục nghiên cứu các cây trên và một số cây khác, đặc biệt họ

cúc, tiếp hành phân lập các chất có hoạt tính sinh học.Tiếp tục tiến hành thử hoạt các vi khuẩn thuộc họ

Vibrio để mở ra hường nghiên cứu các cây thuốc ở Việt Nam và ứng dụng chúng trong thực tiễn và đời

sống.

GÓP PHẦN TÌM HIỂU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY BẦN TRẮNG

SONNERATIA ALBAJ.E.SMITH, HỌ BẦN (SONNERATICEAE)

Tóm tắt đề tài

Mục đích của đề tài:

Cô lập 1 hợp chất hữu cơ từ cao eter dầu hỏa của cây bần trắng.

Họ và tên: Lâm Phục Khánh

MSSV: 0714091

Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ

Khoa: Hóa

Email:[email protected]

Sở thích: Ăn, xem film, nghiên cứu về khoa học

Ước mơ: Nhà kinh doanh hoặc giáo viên

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất: Miệng luôn tươi cười may mắn tự nhiên đến

Họ và tên: Hoàng Anh

MSSV: 0714039

Email: [email protected]

Sở thích: game, bóng đá,

Ước mơ: nhà hóa học, luôn mim cười & luôn vui vẻ

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất: Ngày lãng

phí nhất trong đời là ngày chúng ta không cười.

(Sebastien R. N. Chamfort)

Page 22: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

22

Dựa vào các phương pháp phổ nghiệm để xác định cấu trúc hóa học của hợp chất cô lập được,

Nột dung thực hiện:

Thu hái mẫu cây.

Điều chế cao metanol bằng phương pháp ngâm dầm.

Trích lỏng-lỏng cao metanol với eter dầu hỏa thu được cao eter dầu hỏa.

Sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng cao eter dầu hỏa thu được hợp chất tinh khiết.

Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất cô lập được bằng các phương pháp hóa lí hiện đại: NMR, IR,

MS…

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Ý nghĩa khoa học: góp phần tìm hiểu thành phần hóc học của cây bần trắng, lần đầu tiên được nghiên cứu

ở Việt Nam nhằm cô lập những hợp chất có hoạt tính sinh học cao.

Ý nghĩa thực tiễn: Rèn luyện, bồi dưỡng cho sinh viên nghiên cứu, sáng tạo trong khoa học.

KHẢO SÁT TINH DẦU VÀ ĐỊNH LƯỢNG HOẠT CHẤT RUTIN TRONG CÂY

NAM SÂM ĐỨNG BOERHAVIA ERECTA L., HỌ BÔNG PHẤN (NYCTAGINACEAE)

Họ và tên: Thạch Út Đồng, MSSV: 0814051

Địa chỉ email: [email protected]

Điểm trung bình cho đến hiện nay: 8.12

Ước mơ: là một người có ích cho xã hội.

Họ và tên: Hoàng Trọng Tiến Đức, MSSV: 0814053

Địa chỉ email: [email protected]

Điểm trung bình cho đến hiện nay: 7.82

Ước mơ: sống vui vẻ và thoải mái.

Họ và tên: Đỗ Minh Huy, MSSV: 0814088

Địa chỉ email: [email protected]

Điểm trung bình cho đến hiện nay: 7.93

Ước mơ: có thể làm những gì mình thích.

Sinh viên lớp: 08HOHA. Khoa: Hóa Học

Page 23: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

23

Tóm tắt đề tài

Các loài cây cùng chi của cây Nam Sâm Đứng như Nam Sâm Bò đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và

ứng dụng rất nhiều trong chữa bệnh. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiếp trên cây Nam Sâm Đứng với

hi vọng loài c ây này sẽ có những hoạt chất và dược tính có thể ứng dụng được trong việc chữa bệnh cho

con người. Nhóm đã thưc hiên lôi cuốn hơi nước để thu lấy tinh dầu trong lá cây và khảo sát thành phần hóa

học bằng phổ GC-MS, xác định được hiệu xuất thu tinh dầu là 0.078% so với mẫu lá cây tươi và thành phần

chính của tinh dầu là phytol. Sử dụng phương pháp ngâm dầm bằng dung môi metanol ở nhiệt độ phòng để

thu cao thô. Sau đó, định lượng hoạt chất rutin trong thân và lá của cây bằng phổ HPLC với hàm lượng rutin

xác định được là 0.07% so với mẫu cây thô. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy trong cây có nhiều flavon.

Cây dễ sinh phát triển, sinh trưởng nên sẽ là một nguồn dược liệu quý cho con người nếu được nghiên cứu

và ứng dụng đại trà cây loài cây này trong y học. Trong tương lai sẽ triển khai sắc ký cột cao chiết metanol

thu được, cô lập các flavon để khảo sát cấu trúc và thử nghiệm hoạt tính sinh học.

NGHIÊN LÝ THUYẾT CÁC CẤU TRÚC SINSC BẰNG PHƯƠNG PHÁP

HÓA TÍNH TOÁN

Tóm tắt đề tài:

Hiện nay vật liệu bán dẫn ngày càng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong công nghệ cao trong đó

nổi bậc nhất là bán dẫn silic. Không những có vai trò quan trong việc chế tạo vi mạch, chip điện tử,… mà

còn là vật liệu cốt lõi để chế tạo pin mặt trời, thế nhưng vật liệu silic tinh kiết quá đắc. chúng tôi nghiên cứu

tính chất của cấu trúc Si bị làm nhiễm bới các kim loại để tìm cấu trúc tối ưu phục vụ cho các mục đích ứng

dụng trên thay cho silic tinh kiết. Phương pháp hóa tính toán cho phép chúng tôi dự đoán gần đúng các tính

Họ và tên: Phạm Tấn Hùng

MSSV:0814095

Khoa: Hóa Học

Email: [email protected]

Mình thích đọc sách, suy tư về những điều

mới lạ. Mình mong muốn trở thành một

người có kiến thức sâu rộng, công việc

làm không ngớt tay. Hy vọng, sau này, mỗi ngày thức dậy lại nghe tiếng nói cười an lành của hàng

xóm bạn bè.

Châm ngôn sống của mình là: “xưa nay nhân định thắng thiên”

Page 24: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

24

chất của cấu trúc SinSc. Chúng tôi thực hiện tính toán bằng phương pháp DFT (density functional theory) là

phương pháp mô phỏng có độ chính xác cao, cấp độ lý thuyết là B3LYP và tập cơ sở là LANL2DZ. Các cấu

trúc được xây đựng bằng chương trình Gaussview 05, sau đó tính toán bằng chương trình Gaussian 03.

SỬA LỖI CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

Tóm tắt đề tài:

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đều phải tiếp xúc với rất nhiều loại văn bản. Do đó việc các văn

bản này phải viết đúng chính tả luôn luôn rất cần thiết. Một văn bản có quá nhiều lỗi chính tả sẽ gây cho

người đọc sự khó chịu, qua đó làm cho họ không còn tin tưởng vào nội dung văn bản. Hay thậm chí việc sai

chính tả có thể làm người đọc hiểu sai ý nghĩa của nội dung văn bản cần truyền đạt. Tuy vậy, vì nhiều

nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, hay cả những nguyên nhân do văn hóa vùng miền thì việc sai

chính tả vẫn diễn ra rất phổ biến.

Trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, bài toán sửa lỗi chính tả tiếng Việt luôn là một thách thức lớn

và được nhiều quan tâm giải quyết.Tuy đã có nhiều phương pháp được đề xuất, một số sản phẩm thương mại

cũng đã xuất hiện trên thị trường nhưng chưa có giải pháp hay sản phẩm nào tỏ ra vượt trội và giải quyết

được trọn vẹn bài toán. Một trong những nguyên nhân chính làm giảm độ chính xác là do sự phong phú về

từ vựng của tiếng Việt và ranh giới giữa các từ tiếng Việt cũng không rõ ràng.

Kế thừa các phương pháp đi trước, em xin đề xuất một phương pháp tiếp cận mới để giải quyết bài

toán.Đó là việc sửa lỗi chính tả tiếng Việt dựa vào Từ Điển, Thống Kê và Heuristic lân cận.

Họ và tên: Nguyễn Quang Anh

MSSV: 0712003

Chuyên ngành: KHMT

Khoa: CNTT

Email: [email protected]

Page 25: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

25

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG MÃ HÓA EMAIL TRÊN POCKETPC

Tóm tắt đề tài:

Đề tài “Xây dựng ứng dụng mã hóa email trên pocketPC” tìm hiểu một số phương pháp mã hóa đối xứng,

mà cụ thể là phương pháp mã hóa Rijndael, một phương pháp hiện đại với độ an toàn cao; ứng dụng lý

thuyết đường cong Elliptic vào mã hóa, mà điển hình là phương pháp ECC và phương pháp trao đổi khóa

Diffie Hellman, một phương pháp đang được sự chú ý nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới do khả

năng ứng dụng vào các thiết bị di động, thiết bị nhúng. Từ đó xây dựng ứng dụng “Pocket Secure Email”,

cung cấp thông tin về việc bảo mật email trên pocketPC như mã hóa, giải mã email bằng nhiều phương pháp

khác nhau.

Họ và tên: Lê Đỗ Hoàng Nam

MSSV: 0812323

Email: [email protected]

Sở thích: truyện tranh, phim hoạt hình

Nhật, bóng đá.

Họ và tên: Lê Trung Nghĩa

MSSV: 0812332

Email: [email protected]

Châm ngôn sống: Nothing is impossible.

Page 26: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

26

TƯƠNG TÁC VỚI MÁY TÍNH SỬ DỤNG THỊ GIÁC MÁY TÍNH VÀ

CÁC MARKERS MÀU

Tóm tắt đề tài:

Hệ thống được xây dựng trên lĩnh vực thị giác máy tính, một lĩnh vực tuy đã khá quen thuộc nhưng

vẫn còn nhiều hướng phát triển hứa hẹn. Việc nghiên cứu trên lĩnh vực này, sẽ giúp nhóm nghiên cứu hiểu

thêm về sự tiếp nhận thông tin hình ảnh của máy tính đặc biệt là màu sắc, sự phối hợp của các điểm, sự

chuyển động…

Hệ thống được đề xuất nhằm tạo ra một cách điều khiển máy tính thật tự nhiên qua các cử động bình

thường của cơ thể (đặt biệt là bàn tay). Tận dụng sự thông dụng của camera trên các hệ thống máy tính, đặc

Họ và tên: Phạm Trường An

MSSV: 0812018

Email: [email protected]

Sở thích: riding my bike, listening music, playing games.

Ước mơ: travelling around the world.

Họ và tên: Lê Hoàng Ân

MSSV: 0812020

Email: [email protected]

Sở thích: studying, reading book, talking with best friends.

Ước mơ: “The blind receive sight, the lame walk, those who

have leprosy are cured, the deaf hear, the dead are raised,

and the good news is preached to the poor” (Mathew 11:5)

Họ và tên: Mạc Cự Khôi Nguyên

MSSV: 0812346

Email: [email protected]

Sở thích: Music, Reading, Painting and Learning New Things

Ước mơ: Peace on Earth; Be the one that I’m proud of

Chuyên ngành: Advanced Program in Computer Science

Khoa: Faculty of Information Technology

Page 27: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

27

biệt là laptop, đây dường như là một phương pháp điều khiển máy tính tự nhiên mà ít tốn kém nhất. Ngoài

ra, hệ thống còn được xây dựng nhằm hướng tới sự kết hợp với các thiết bị di động, nhằm giải phóng sự phụ

thuộc của con người trong việc điều khiển máy tính.

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG ĐIỀU

KHIỂN SLIDE POWERPOINT DỰA TRÊN THỊ GIÁC MÁY TÍNH

Tóm tắt đề tài :

Xuất phát từ nhu cầu thực tế khi thuyết trình bằng slide powerpoint người thuyết trình muốn điều

khiển slide từ xa mà không cần phải chạy đến gần máy tính xách tay chỉ để nhấn các phím chuyển slide hay

sử dụng các thiết bị phụ trợ như thiết bị điều khiển tự xa bằng tia hồng ngoại, nhóm nảy sinh ý tưởng tại sao

không viết một ứng dụng cho phép người thuyết trình chỉ đứng trước webcam của máy tính xách tay và dùng

các cử động của tay để điều khiển slide một cách dễ dàng, tự nhiên.

Để giải quyết bài toán đặt ra, nhóm sử dụng đến các thuật toán phát hiện màu da tay kết hợp optical

flow để phát hiện các cử động của cánh tay, sau đó dựa theo các cử động phân tích được mà truyền thông

điệp xử lý thích hợp cho slide powerpoint đang trình chiếu.

Nhóm hi vọng từ đề tài này sẽ có nhiều đề tài khác ra đời để làm phong phú thêm kho ứng dụng điều

khiển các ứng dụng trên máy tính thông qua thị giác máy tính.

Họ và tên: Lê Khánh Duy

MSSV: 0712122

Họ và tên: Lê Anh Dũng

MSSV: 0712009

Họ và tên: Đàm Quỳnh Giang

MSSV: 0712011

Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected], [email protected], [email protected]

Câu châm ngôn sống tâm đắc nhất:

“Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc

sống của mình có ý nghĩa” - Ngô Bảo Châu

Page 28: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

28

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRỂN HỆ THỐNG KIOSK QUẢNG BÁ VĂN HÓA VÀ DU

LỊCH SỬ DỤNG MÀN HÌNH CẢM ỨNG ĐA ĐIỂM GIẢ LẬP

Tóm tắt đề tài:

Nhóm nghiên cứu và phát triển một hệ thống kiosk với giá thành chập nhận được, có thể triển khai lắp đặt

trên diện rộng mà tổng chi phí bỏ ra là không quá lớn. Có hai vấn đề được xem xét:

Các tiện ích sẽ được cung cấp ở các kiosk đó:

Các kiosk sẽ trong hệ thống đều được kết nối đến máy chủ thông qua Internet. Tại mỗi kiosk, người dùng

có thể tra cứu các thông tin bao gồm phim ảnh, sách báo, tư liệu liên quan đến văn hóa và du lịch Việt

Nam. Ngoài ra, ta có thể cung cấp thêm các tiện ích khác như bình chọn điểm đến du lịch lý tưởng, các sự

văn hóa nổi bật theo từng thời điểm khác nhau trong năm. Du khách có thể dùng những thông tin đó để tìm

cho mình điểm dừng chân phù hợp. Hơn nữa, du khách có thể để lại những dòng cảm nhận của mình trên

hệ thông sau khi viếng thăm một địa danh hay tham dự một sự kiện văn hóa nào đó. Những lời cảm nhận

đó sẽ được chia sẽ trong cộng động những người sử dụng kiosk của chúng ta.

Giải pháp giảm thiểu chi phí:

Nhóm chúng tôi nghiên cứu phát triển các phương pháp trong lĩnh vực thị giác máy tính cho phép giả lập

màn hình cảm ứng đa điểm. Để tạo ra được một màn hình giả lập như vậy, ta chỉ cần một màn hình thông

thường 32 inch (giá khoảng 350$ - tham khảo từ website bán hang nước ngoài) và 2 chiếc camera nhỏ

2.0Mp (giá từ 5-10$/cái). Các thiết bị này đều có giá thành chấp nhận được, và tổng chi phí sẽ nhỏ hơn

nhiều so với giá của một màn hình cảm ứng đa điểm hiện nay trên thị trường.

Họ và tên: Lê Quang Thảo

MSSV: 0712032

Họ và tên: Nguyễn Đức Trung

MSSV: 0712475

Họ và tên: Huỳnh Thảo Hạnh Duy

MSSV: 0712010

Chuyên ngành: CNPM

Khoa: CNTT

Email: [email protected]

Sở thích, ước mơ, câu châm ngôn sống mà

bạn tâm đắc nhất: Trung dung – Khổng Tử

Page 29: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

29

Giả lập màn hình cảm ứng đa điểm là công việc mà nhóm chúng tôi tập trung nhiều nhất để tạo ra được

một hệ thống kiosk như mong muốn – chi phí thấp. Đây cũng là điểm mấu chốt quyết định tính khả thi cho

ý tưởng của nhóm. Trong đề tài, chúng tôi nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp thị giác máy tính để

phát triển màn hình cảm ứng đa điểm giả lập.

MẠCH CHUÔNG GAMESHOW SỐ

Tóm tắt đề tài :

Thiết kế bộ Chuông Gameshow Số có thể khắc phục các nhược điểm của hệ thống cũ với các tính

năng cải tiến, với giá thành rẻ (chỉ bằng một nửa so với hệ thống chuông cũ cùng chức năng), dễ sử dụng, an

toàn …để có thể trang bị cho các trường học, các tổ chức Đoàn Hội,…có thể sử dụng trong các cuộc thi học

thuật, các cuộc thi nhằm tuyên truyền pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống HIV-AIDS….

Họ và tên: TĂNG HUỆ HƯNG

MSSV: 0713048

Họ và tên: TRẦN NHẤT LINH

MSSV: 0713067

Chuyên ngành: Vật Lý Điện Tử

Khoa: Vật Lý- Vật Lý Kỹ Thuật

Email: [email protected]

[email protected]

Sở thích, ước mơ, câu châm ngôn sống tâm đắc nhất:

Nếu lấy giàu và nổi tiếng làm mục đích thì có thể thất vọng hai lần.Thứ nhất là thất vọng vì

không đạt được mục đích.Thứ hai là trong trường hợp đã đạt được mục đích, bạn lại thất vọng vì hóa

ra đó không phải cái bạn muốn (Ngô Bảo Châu).

Page 30: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

30

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NCKH 2010 ***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 2010

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” - NĂM 2010

Danh sách gồm 21 đề tài:

STT Mã số TÊN ĐỀ TÀI TÁC GIẢ

1 ĐTVT01 Xây dựng máy đo đa năng tích hợp thẻ nhớ Đặng Tường Diệp

Phạm Thanh hải

2 VL01 Nghiên cứu chế tạo màng Silic Micro tinh

thể bằng phương pháp phún xạ Magnetron RF Nguyễn Hữu Kế

3 ĐC01

Đặc điểm địa chất và chất lượng

Corindon vùng đá bàn huyện Hàm Thuận

Bắc, tỉnh Bình Thuận Lê Nguyễn Minh Thoa

4 ĐC02 Sự phát triển kiến tạo của bồn trũng Nam Côn Sơn

và tìm năng dầu khí Đinh Quốc Tuấn

5 SH02 Biểu hiện protein dUCH định hướng mô trong ruồi

giấm chuyển gen Trần Thị Hải Yến

6 SH03

Xây dựng quy trình thu nhận Insulin tái tổ

hợp có hoạt tính từ thể vùi Mini-proinsulin

biểu hiện ở Escherichia coli

Hoàng Thị Phượng

Nguyễn Minh Tấn

7 SH04 Nghiên cứu mô hình tiết Mini-Proinsulin

dạng tiết bằng Bacillus subtilis Nguyễn Thị Minh Phượng

8 SH05 Khảo sát và xây dựng quy trình tinh chế

hG-CSF tái tổ hợp Nguyễn Bích Thảo

9 SH06

Tạo dòng và biểu hiện protein E7 human

papillomavirus type 16 trong plasmid Pe-SUMO3

ở tế bào Escherichia coli

Phạm Trần Đăng Thức

10 MT02 Xây dựng webgis quản lý thu gom chất

thải rắn Nguyễn Quang Long

11 MT04 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ Radon

ở thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Hà Như Biếc

Page 31: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

31

12 MT05 Khảo sát mức độ ô nhiễm Ozone tại một số

cơ sở Photocopy và biện pháp xử lý Lại Thùy Hạnh

13 HH01

Phân lập và nhận danh hợp chất phenol và

triterpen từ cây thành ngạnh nam (Cratoxylum

cochinchinense)

Nguyễn Khoa Nam

14 CNTT01 Phát triển hệ thống web based quản lý đội xe thông

qua thiết bị GPS đặt tại xe

Nguyễn Quỳnh Mai

Nguyễn Trần Vũ

15 CNTT02 Tìm hiểu kỹ thuật phát hiện người trong

video giám sát lớp học

Nguyễn Xuân Tường Huy

Nguyễn Hoàng Vũ

16 CNTT04 Xác định và gom nhóm tin tức liên quan đến dịch

bệnh

Đào Xuân Thành

Ngô Hoàng Tâm

17 CNTT05 Nghiên cứu và phát triển hệ thống rút trích

Ontology từ Web

Nguyễn Hoàn

Hoàng Xuân Thảo

18 CNTT10 Hệ thống hỗ trợ tìm đường cho xe buýt ở

Thành Phố Hồ Chí Minh

Trần Việt Xuân Phương

Lê Thành Trung

19 CNTT14

Nghiên cứu và phát triển thử nghiệm một số

phương pháp tương tác với máy tính sử

dụng thị giác máy tính

Vũ Tuấn Hưng

Nguyễn Vinh Tiệp

Huỳnh Quốc Trí

20 TT01 Moddule dẹt tương đối và module đối xoắn tương

đối Nguyễn Khánh Tùng

21 TT03 Truy vấn video sử dụng histogram và sift

kết hợp cây khung tối thiểu

Trần Quang Ánh

Trần Thượng Khanh

Bùi Ngô Dạ Thảo

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH 2010

Page 32: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

32

MÁY ĐO ĐA NĂNG TÍCH HỢP THẺ NHỚ

Tóm tắt đề tài:

Mục tiêu của đề tài này là có thể xây dựng một thiết bị có khả năng tích hợp nhiều đại lượng đo. Song

song với đó là tích hợp khả năng lưu trữ các đại lượng vào thẻ nhớ để có thể lưu trữ và xử lý. Điều này cũng

là mong muốn của nhóm muốn tạo ra một sản phẩm có tính thực tế cao. Đồng thời, cũng phù hợp với các

quy luật khách quan hiện nay, khi các ứng dụng công nghệ thông tin đang đi vào mọi ngõ ngách của cuộc

sống.

Với mục tiêu đó, nhóm đã tiến hành tìm hiều và sau hơn 4 tháng chiêc máy đo đa năng đã đời. Sản

phẩm với khả năng đo các đại lượng nhiệt độ, độ ẩm và lưu vào thẻ nhớ với tên file lưu có thể tùy chỉnh

bằng nút bấm. So với các sản phẩm cùng chức năng trên thị trường, sản phẩm có giá chỉ bằng 1/4. Ngoài ra,

còn có 1 số tính năng được thêm vào như xem lịch, máy tính bỏ túi giúp máy hữu dụng hơn vói người dùng.

Sản phẩm có thể ứng dụng trong các phòng thí nghiệm sinh học, hóa học, các công việc liên quan đến địa

chất, khí tượng, các ngành công nhiệp thực phẩm, các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nơi mà yêu cầu

đo đạc và lưu trữ cao. Tính năng lưu thẻ nhớ rất hữu dụng tại các trạm khí tượng thủy văn.

Họ và tên: Đặng Tường Điệp

MSSV: 0720141

Họ và tên: Phạm Thanh Hải

MSSV: 0720152

Chuyên ngành: Máy tính và hệ thống nhúng

Khoa: Điện Tử-Viễn Thông

Email: [email protected]

Mình rất mong muốn đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

Bản thân mìnhluôn quan niệm phải phấn đấu học tập thật tốt,

trở thành kỹ sư thiết kế vi mạch có năng lực và phẩm chất đạo

đức tốt. Mình biết không dễ dàng để thực hiện điều đó nhưng,

mình luôn tin vào lời dặn của Bác:

“Không có việc gì khó

Chi sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí sẽ làm nên”

Page 33: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

33

Sản phẩm vẫn còn khả năng mở rộng bằng việc tăng cường các sensor như đo độ PH, áp suất… Có thể

tích hợp thêm modul GPS để tăng khả năng ứng dụng của sản phẩm vào các ngành như địa chất, khí tượng,

nơi công việc đòi hỏi phải thường xuyên đi công tác xa.

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÀNG SILIC MICRO TINH THỂ BẰNG

PHƯƠNG PHÁP PHÚN XẠ MAGNETRON RF.

Tóm tắt đề tài:

Màng silic micro tinh thể đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà

khoa học trên thế giới bởi vì tính ứng dụng cao của nó, đặt biệt là trong lĩnh vực linh kiện điện tử và pin mặt

trời. Trong đề tài này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chế tạo màng silic micro tinh thể để ứng dụng vào

pin mặt trời nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Màng silic micro tinh thể chủ yếu được tạo bằng phương pháp PECVD, nhưng trong đề tài này

chúng tôi đã lựa chọn phương pháp phún xạ magnetron RF để tạo màng vì phương pháp này có thể triển

khai trên diện rộng, chi phí sản xuất thấp cũng như dễ tạo màng có tính chất mong muốn.

Chúng tôi đã chế tạo thành công màng silic micro tinh thể tại phòng thí nghiệm Vật Liệu Kĩ Thuật

Cao.Màng có tính tinh thể và tính chất điện khá tốt so với kết quả của các nhà khoa hoc trên thế giới. Sự

Họ và tên : Nguyễn Hữu Kế

MSSV: 0613047

Chuyên ngành: Vật Lý ứng dụng

Khoa: Vật lý

Thành tích : học bổng L.S.Ting, học bổng Toyota,

học bổng Mitsuba…

Gương sáng ĐH khoa học tự nhiên 2009-2010.

Email: [email protected]

Sở thích: đọc sách, chơi guitar, ca nhạc, đá bóng, đá cầu, du lịch…

Ước mơ : được khám phá nhiều điều mới lạ, trở thành một nhà

khoa học và một doanh nhân thành đạt…

Câu danh ngôn sống:

“ Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh”

Thomas Edison.

Page 34: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

34

thành công này là bước đầu thuận lợi cho các công trình nghiên cứu tiếp theo trong tương lai cũng như mở ra

một hứa hẹn lớn để triển khai ứng dụng vào thực tế.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CORINDON VÙNG ĐÁ BÀN,

HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN.

Tóm tắt đề tài

Công trình nghiên cứu về đặc điểm địa chất, chất lượng corindon vùng Đá Bàn, huyện Hàm Thuận

Bắc, tỉnh Bình Thuận.Như chúng ta đã biết, khai thác đá quý là một trong những vấn đề rất được các nhà địa

chất và quốc gia quan tâm vì giá trị nó đem lại vô cùng lớn.Vì thế, công trình này sẽ nghiên cứu đặc điểm

thành tạo trầm tích có khả năng chứa corindon (chỉ có sapphire); sau đó, tập trung phân tích chất lượng ngọc

sapphire đạt giá trị thương phẩm và chưa đạt giá trị thương phẩm.Trên cơ sở đó, tiến hành xử lý nhiệt loại

ngọc sapphire chưa đạt giá trị thương phẩm để nâng cấp chất lượng. Chính công tác đánh giá chất lượng

ngọc sapphire sau khi xử lý sẽ làm tăng đáng kể tài nguyên (trữ lượng) ngọc sapphire dự báo cho vùng Đá

Bàn. Đây cũng là điểm mới trong công trình nghiên cứu này, giúp ích cho việc định lại triển vọng ngọc

sapphire trong vùng Đá Bàn.

Họ và tên: Lê Nguyễn Minh Thoa MSSV: 0616041

Chuyên ngành: Điều tra khoáng sản

Khoa: Địa chất

Email: [email protected]

Sở thích: đi du lịch khắp nơi trên thế giới.

Ước mơ: Trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính, nằm trong Ban lãnh

đạo Công ty về Địa chất.

Thành tích: Giấy khen của Thành Đoàn đạt thành tích xuất sắc trong công

tác Đoàn và phong trào thanh niên 3 năm liền 2007-2008-2009,

Giấy khen “Bí thư chi Đoàn tiêu biểu”, đạt danh hiệu “Sinh viên 3 tốt” năm học 2008-2009, Giải nhất đề

tài “Vườn ươm nghiên cứu khoa học” năm học 2009-2010. Điểm trung bình học tập: 7.35

Câu châm ngôn sống tâm đắc nhất: “Trong cuộc sống có 3 thứ qua đi không thể quay lại được, đó là mũi

tên bắn đi, lời đã nói và thời gian” (ngạn ngữ Hi Lạp)

Page 35: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

35

Mục tiêu đề tài: Làm rõ đặc điểm đặc điểm địa chất vùng. Làm rõ chất lượng corindon và khoáng vật có ích

đi kèm (zircon) vùng Đá Bàn trước và sau khi xử lý. Triển vọng ngọc corindon vùng Đá Bàn sau nhiều năm

khai thác tự phát của dân.

Ý nghĩa đề tài:

Góp phần làm rõ đặc điểm địa chất, kiểu mỏ và chất lượng corindon loại sapphire sa khoáng có liên

quan với hoạt động bazan ở miền Nam Việt Nam. Đánh giá triển vọng ngọc corindon trước và sau khi xử lý.

Góp phần định hướng cho công tác tìm kiếm và đánh giá trữ lượng, tài nguyên dự báo corindon đạt giá trị

ngọc và triển vọng còn lại của mỏ hiện nay tại vùng Đá Bàn.

BIỂU HIỆN PROTEIN dUCH ĐỊNH HƯỚNG MÔ TRONG RUỒI GIẤM

CHUYỂN GEN

Tóm tắt đề tài:

Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về rối loạn thần kinh phổ biến nhất, đứng sau bệnh

Alzheimer.Đồng thời, protein UCH-L1, co vai tro quan trong trong hê thông ubiquitin – proteasome, được

cho là có liên quan tới bệnh Parkinson.Trong nhiều năm qua, các nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa

UCH-L1 và bệnh Parkinson cũng như các bệnh thoái hóa thần kinh khác được tiến hành rất nhiều.Cho đến

nay, vai trò, chức năng cũng như tương quan của protein này đối với bệnh Parkinson vẫn còn nhiều tranh

cãi.

Do những hậu quả khá nghiêm trọng của bệnh Parkinson, việc tìm ra nguyên nhân để từ đó biết cách

phòng và trị bệnh một cách hiệu quả là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tiến hành các nghiên cứu trực tiếp trên

người gặp nhiều khó khăn.Vì vậy, các mô hình động vật biểu hiện các triệu chứng giống bệnh Parkinson

được sử dụng để nghiên cứu.Drosophila melanogaster là một trong những loài sinh vật được các nhà khoa

học sử dụng làm mô hình nghiên cứu các bệnh.

Họ và tên: TRẦN THỊ HẢI YẾN MSSV: 0618138

Chuyên ngành: CNSH Y dược

Khoa: Sinh học

Thành tích: SV 3 tốt cấp trường, cấp ĐHQG 2008-2009

Email: [email protected]

[email protected]

Sở thích: nhiếp ảnh, la cà phố xá

Châm ngôn: Mọi thứ đều có mặt tốt đẹp của nó.

Page 36: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

36

Xuất phát từ nhu cầu đó, việc tạo ra mô hình ruồi giấm chuyển gen mang gen mục tiêu duch-l1 và

khảo sát sự ảnh hưởng, mức độ tác động của protein UCH-L1 đối với bệnh Parkinson, bước đầu phục vụ cho

nghiên cứu cơ chế gây bệnh Parkinson.

Với những mục tiêu ban đầu đặt ra, cùng với nhưng kêt qua thi nghiêm đat đươc, tác giả thu được kết

quả nổi bật như sau:

Tao dong thanh công gen duch-l1 vào plasmid pUAST nhằm chuyển vao cơ thê ruôi giâm, tao mô hinh

ruôi giâm chuyên gen mang gen duch-l1.

Thu được cac dong ruôi chuyên gen mang phưc hơp UAS – GAL4 phuc vụ cho cac thi nghiêm vê sau.

Đanh gia đươc sư biểu hiên protein UCH-L1 tai mô măt trên cac dong ruôi chuyên gen.

Đánh gia đươc tác động của sư biêu hiện vượt mức protein UCH-L1 tai cánh trên cac dong ruôi chuyên

gen.

XÂY DỰNG QUy TRINH THU NHẬN INSULIN TAI TỔ HỢP CÓ HOẠT

TÍNH TỪ THỂ VUI MINI-PROINSULIN BIỂU HIỆN Ở ESCHERICHIA

COLI

Tóm tắt đề tài :

ĐTĐ hiện nay chiếm khoảng 60-70% trường hợp các bệnh về nội tiết và là nguyên nhân gây tử vong

đứng hàng thứ năm ở các nước phát triển. Cùng với sự tăng nhanh tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ, nhu cầu sử

dụng insulin trên thế giới và tại Việt Nam ngày càng cao dẫn đến nguồn cung cấp insulin truyền thống từ

tuyến tụy động vật không còn đáp ứng đủ. Sự ra đời và ứng dụng của kỹ thuật di truyền vào công nghệ sản

xuất protein tái tổ hợp từ các chủng vi sinh vật biến đổi gene đã khắc phục được tình trạng này.

Nhằm hướng tới việc nghiên cứu sản xuất insulin tái tổ hợp ở quy mô lớn phục vụ cho việc điều trị

bệnh ĐTĐ, trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi đã thực hiện một số bước đầu để thu nhận insulin tái tổ

hợp có hoạt tính từ mô hình 10xHis-MPI (10xHis-miniproinsulin) được biểu hiện dưới dạng thể vùi trong tế

Họ và tên: Hoàng Thị Phượng

MSSV: 0618075

Họ và tên: Nguyễn Minh Tấn

MSSV: 0618127

Chuyên ngành: CNSH Y dược

Khoa: Sinh học

Email: [email protected], [email protected]

Page 37: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

37

bào E.coli BL21(DE3)/pHTI . Kết quả ban đầu cho thấy hiệu suất của quy trình thu nhận insulin tái tổ hợp từ

thể vùi 10xHis-MPI là 11%. Insulin tái tổ hợp thu nhận được có độ tinh sạch khá cao và có hoạt tính làm

suy giảm lượng đường huyết trên mô hình chuột ĐTĐ. Các kết quả khả quan này có thể được xem là bước

đầu cho việc nghiên cứu sản xuất insulin tái tổ hợp trên quy mô công nghiệp.

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TIẾT MINI-PROINSULIN DẠNG TIẾT BẰNG

BACILLUS SUBTILIS

Tóm tắt đề tài:

Cùng với sự phát triển kinh tế và lối sống công nghiệp hóa, các căn bệnh nội tiết và rối loạn chuyển

hóa ngày một gia tăng, điển hình là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Đi kèm với sự gia tăng bệnh ĐTĐ trên toàn

thế giới, nhu cầu insulin để điều trị ĐTĐ ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu insulin giá rẻ. Với chỉ tiêu về

mức độ an toàn và nhu cầu thị trường ngày càng lớn, insulin đang được sản xuất chủ yếu bằng công nghệ di

truyền thông qua phương pháp một chuỗi xuất phát từ gene tiền thân trực tiếp của insulin mã hóa cho

proinsulin. Tuy nhiên, trong hệ thống biểu hiện E. coli, proinsulin thường tồn tại ở dạng thể vùi và cần được

hòa tan, tái gấp cuộn hình thành các cầu nối disulfide trước khi cắt loại peptide C. Để tăng hiệu quả tái gấp

cuộn, mô hình miniproinsulin (MPI) được thiết kế bằng cách thay thế peptide C dài 31 amino acid của

proinsulin bằng trình tự minipeptide dài 5 amino acid. Bên cạnh đó, để hạn chế những khó khăn do việc hình

thành thể vùi trong hệ thống E. coli, một số chủng vi sinh vật khác được sử dụng cho việc biểu hiện

proinsulin tái tổ hợp dạng tiết ra môi trường. Một hệ thống biểu hiện đang được quan tâm cho mục đích đó là

hệ thống biểu hiện của Bacillus subtilis với khả năng tiết protein trực tiếp ra môi trường ngoại bào. Nắm

được nhu cầu insulin giá rẻ tại Việt Nam và xu hướng phát triển của công nghệ sản xuất insulin trên thế giới,

Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học phân tử, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH quốc gia TP. HCM đã

Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Phượng

MSSV : 0618077

Chuyên ngành : CNSH Y dược

Khoa: Sinh học

Thành tích: Tốt nghiệp loại giỏi

Email: [email protected]

Sở thích: bơi lội, yoga, đọc sách, xem phim, du lịch, gặp gỡ nhiều người

Ước mơ: có một cuộc sống hạnh phúc về cả vật chất và tinh thần

Châm ngôn: Đừng sống với một kế hoạch cuộc đời bị trì hoãn

Page 38: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

38

kết hợp giữa việc sử dụng mô hình miniproinsulin và hệ thống tiết B. subtilis nhằm cung cấp nguồn insulin

giá rẻ phục vụ thị trường trong nước với đề tài : “Nghiên cứu mô hình tiết miniproinsulin dạng tiết bằng

Bacillus subtilis”. Với mục tiêu ban đầu của khóa luận là tạo dòng B. subtilis có khả năng biểu hiện MPI

dạng tiết ra môi trường, chúng tôi đã đạt được những kết quả nổi bật sau:

- Dòng hóa thành công các chủng B. subtilis WB800N, DB104 và B1012 mang plasmid tái tổ hợp

pHAI chứa gen mpi

- Bước đầu biểu hiện và tiết thành công mini-proinsulin (MPI) vào môi trường ngoại bào.

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH TINH CHẾ hG-CSF (Human

Granulocyte Colony Stimulating Factor) TÁI TỔ HỢP

Tóm tắt đề tài

hG-CSF là một trong những protein tái tổ hợp có giá trị

thương mại hàng năm cao và có nhiều ứng dụng quan trọng, đặc biệt là ứng dụng trong điều trị neutropenia

cho các bệnh nhân ung thư đang phải trải qua hóa trị liệu. Trước tình hình bệnh nhân ung thư ngày càng gia

tăng trên phạm vi cả nước, nhu cầu sử dụng hG-CSF ngày càng cao. Tuy nhiên, nguồn hG-CSF hiện nay ở

nước ta đều là nhập từ các công ty nước ngoài với giá thành khá cao, không phù hợp với thu nhập của đại bộ

phận bệnh nhân. Do đó, việc tìm ra một qui trình có thể ứng dụng để sản xuất hG-CSF trong nước với giá

thành thấp hơn có một ý nghĩa rất to lớn và cấp thiết.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học phân tử A, trường ĐH Khoa

học tự nhiên đã triển khai hướng nghiên cứu nhằm sản xuất hG-CSF tái tổ hợp từ vi khuẩn E.coli. Nằm trong

hướng nghiên cứu trên, đề tài này được thực hiện với mục đích khảo sát qui trình tinh chế hG-CSF sau khi

đã biểu hiện và thu nhận thành công hG-CSF tái tổ hợp từ E.coli dưới dạng thể vùi.

Vì là một protein ứng dụng trong trị liệu nên hG-CSF sau tinh chế đòi hỏi độ tinh sạch rất cao. Do đó

việc tìm ra một qui trình tinh chế phù hợp để có thể thu nhận hG-CSF với độ tinh sạch cao đồng thời trải qua

Họ và tên: Nguyễn Bích Thảo

MSSV: 0618097

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học y dược Khoa: Sinh học

Thành tích: đạt danh hiệu “Sinh viên 3 tốt” ĐHQG TP HCM 2009

Email: [email protected]

Sở thích: Nghe nhạc, chạy bộ

Page 39: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

39

ít bước, sử dụng ít hóa chất để có thể giảm giá thành sản phẩm có một ý nghĩa rất quan trọng. Trong bước

đầu khảo sát và xây dựng qui trình tinh chế, sắc kí trao đổi cation được lựa chọn sử dụng. Để tìm ra điều

kiện phù hợp nhất cho quá trình tinh chế, một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tinh chế gồm pH của dung

dịch cân bằng, dung dịch ly giải và phương pháp ly giải được tiến hành khảo sát. hG-CSF sau tinh chế được

đánh giá một số đặc tính. Kết quả cho thấy, hG-CSF sau tinh chế có cấu hình và hoạt tính tương tự sản phẩm

thương mại Neupogen. Độ tinh sạch và hiệu suất cũng được đánh giá sơ bộ và cho kết quả lần lượt là 98,6%

và 94,12%.

Với những kết quả trên, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện qui trình tinh chế và đánh giá độ tinh sạch

của protein hG-CSF thu được, đồng thời cũng tiến hành khảo sát quá trình tinh chế hG-CSF trên qui mô pilot

và các điều kiện bảo quản mẫu protein sau tinh chế.

XÂY DỰNG WEBGIS QUẢN LÝ XE THU GOM CHẤT THẢI RẮN

Tóm tắt đề tài:

Hiện nay, việc quản lý xe thu gom chất thải đang là vấn đề mà mọi người đang quan tâm, đặc biệt là quản lý

xe hút hầm cầu. Yêu cầu đặt ra là làm sao người quản lý có thể biết được vị trí xe đang ở đâu? Tuyến đường

xe đi như thế nào? Biết được xe đi đúng lộ trình vạch sẵn hay không? Liệu có thể lấy thông tin, chỉnh sửa

thông tin ngay tức thì mà không cần phải tới cơ quan?

Họ và tên: Nguyễn Quang Long

MSSV: 0617035

Chuyên ngành: Tin học môi trường

Khoa: Khoa học môi trường

Thành tích:

+ Chiến sĩ giỏi mùa hè xanh 2009

+ Giải khuyến khích cuộc thi môi trường xanh 2008-2009

+ Học bổng khuyến khích loại giỏi 2009-2010

Email: [email protected]

Sở thích: chơi game, thể thao, uống cà phê bệt và nghe nhạc (^^)

Ước mơ: bước chân ra thế giới bên ngoài để mở mang trí óc của mình.

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất: “ Muốn thay đổi thế giới, trước tiên phải thay đổi chính

mình”

Page 40: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

40

Với sự phát triển của WebGis trong những năm gần đây, cùng với khả năng ứng dụng trong lĩnh vực

môi trường, đặc biệt là quản lý nên tác giả đã quyết định đưa việc quản lý lên web dưới dạng WebGis bằng

mã nguồn mở.

Với webgis này, người quản lý sẽ có thể thực hiện tất cả các yêu cầu đặt ra, mà vẫn đảm bảo hiệu quả công

việc mà còn tiết kiệm về thời gian, chi phí.Ngoài ra, khả năng mở rộng của mô hình này qua các ứng dụng

khác rất cao.

Kết quả:

Sau khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Xây dựng webgis để quản lý xe thu gom chất thải

rắn”, đề tài đã thực hiện được những yêu cầu ban đầu đề ra là xây dựng được webgis để quản lý xe thu gom

chất thải rắn dựa vào các công cụ nguồn mở đồng thời ứng dụng các công nghệ mới hiện nay trong việc xây

dựng webgis thân thiện với người sử dụng và tất cả được thực hiện trên phần mềm nguồn mở.

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỒNG ĐỘ RADON

TRONG NHÀ Ở THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Tóm tắt đề tài:

Nghiên cứu này trình bày xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ Radon trong nhà ở thị xã Thủ Dầu

Một, Bình Dương, nhằm cung cấp cơ sở khoa học về xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ Radon

trong nhà, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý môi trường đưa ra các chính sách thích hợp

trong việc giảm thiểu rủi ro khí Radon trong nhà, đồng thời cũng khuyến cáo cho người dân để giảm ảnh

hưởng của khí Radon đến sức khỏe họ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tương quan hai biến số

và tương quan bội để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ Radon trong nhà. Những yếu tố ảnh hưởng

đến nồng độ Radon có ý nghĩa về mặt thống kê khi tiến hành phân tích hai biến số là: điều kiện nhà ở, loại

Họ và tên: Hà Như Biếc

MSSV: 0617003

Chuyên nghành: Quản lý môi trường

Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Sở thích: nghe nhạc (nhạc đồng quê của Taylor Swift), nấu ăn, xem phim.

Ước mơ: trở thành đại sứ môi trường

Câu châm ngôn sống mà tôi tâm đắc nhất: “Ngày lãng phí nhất trong

đời là ngày chúng ta không cười”

Page 41: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

41

bếp sử dụng, loại phòng đặt mẫu, vật liệu lót nền nhà, vật liệu trần nhà, vật liệu tường nhà; mức độ thông

thoáng. Những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê khi tiến hành phân tích mô hình hồi quy tương quan

bội là: mức độ thông thoáng (p<0,01), vật liệu lót nền nhà (p<0,05), vật liệu trần nhà (p<0,05). Hệ số tương

quan của mô hình hồi quy bội bằng 49,76%.

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ Ô NHIỄM OZONE TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ

PHOTOCOPY VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

Tóm tắt đề tài:

Nghiên cứu này tính toán mức độ ô nhiễm ozone tại bốn cơ sở photocopy trong hai tháng liên tiếp

(tháng 3 và tháng 4 năm 2010), qua đó đánh giá mức độ phơi nhiễm ozone của các nhân viên làm việc tại

các cơ sở này. Ozone được quan trắc bằng máy đo khí độc (MX2100 - OLDHAM) tại hai vị trí. Kết quả chỉ

ra rằng nồng độ ozone liên tục tăng khi các cơ sở bắt đầu hoạt động, tăng cao nhất vào khoảng 11h30 đến

16h30 mỗi ngày và nồng độ ở vị trí trong khu vực làm việc luôn cao hơn vị trí cửa ra vào.

Ngoài ra nghiên cứu này còn đánh giá khả năng hấp thụ ozone của cây Hoàng Tâm Diệp.Sử dụng

một mô hình buồng kính để đánh giá khả năng này qua những thời gian tiếp xúc khác nhau. Kết quả nhận

thấy rằng khả năng hấp thụ của cây Hoàng Tâm Diệp tăng theo thời gian và đạt hiệu suất 78.9% sau ba ngày

với nồng độ ozone ban đầu là 4.63 mg/m3. Vì vậy, có thể sử dụng loại cây này như một biện pháp nhằm

giảm thiểu nồng độ ozone tại các cơ sở photocopy.

Họ và tên: LẠI THÙY HẠNH MSSV: 0617025

Chuyên ngành: Khoa Học Môi Trường

Khoa: Môi Trường

Email: [email protected]

Sở thích: Đọc sách

Ước mơ: Làm việc cho UNEP

Câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất: Không có gì là không thể

Page 42: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

42

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DANH HỢP CHẤT PHENOL VÀ TRITERPEN TỪ

CÂY THÀNH NGẠNH NAM (CRATOXYLUM COCHINCHINENSE)

Tóm tắt đề tài:

Mục đích đề tài: ly trích, cô lập, xác định cấu trúc và thử hoạt tính sinh học các hợp chất tự nhiên nhằm

khám phá ra hợp chất tự nhiên mới.

Ý nghĩa: cung cấp các hợp chất mới và công dụng cũng như hoạt tính các hợp chất này để tìm ra các loại

thuốc mới nhằm chăm sóc sức khỏe con người tốt hơn.

Kết quả: đã cô lập được 4 hợp chất trong đó có một hợp chất chưa tìm thấy trên thế giới

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG WEB BASED QUẢN LÝ ĐỘI XE THÔNG

QUA THIẾT BỊ GPS ĐẶT TẠI XE

Họ và tên: Nguyễn Khoa Nam

MSSV: 0614112

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ

Khoa: Hóa

Email: [email protected]

Sở thích, ước mơ, câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất:

Nothing is impossible

Họ và tên: Nguyễn Quỳnh Mai MSSV: 06122655

Email: [email protected]

Sở thích: Làm những điều mình thích.

Ước mơ: Thành công trên con đường mình đã chọn.

Châm ngôn: Nothing is impossible.

Họ và tên: Nguyễn Trần Vũ MSSV: 0612576

Email: [email protected]

Sở thích: Nhiếp ảnh, công nghệ thông tin, kinh doanh.

Ước mơ: Kinh doanh trên chính lĩnh vực mà mình yêu

thích đó là ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống

Châm ngôn: “Trên bước đường thành công không có dấu chân

của kẻ lười biếng” – Lỗ Tấn

Là sinh viên Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm

Khoa: CNTT

Page 43: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

43

Tóm tắt đề tài:

Ngày nay dịch vụ vận chuyển đang phát triển một cách mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu về quản lý và

theo dõi phương tiện trong quá trình vận chuyển. Ở các khâu liên quan đến vận tải của các doanh nghiệp

luôn đòi hỏi phải tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý thấp và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời tránh hoặc hạn

chế các tình trạng thất thoát nhiên liệu, trộm cắp, phá hoại xe… Không chỉ những doanh nghiệp mà các

khách hàng cá nhân sử dụng xe ôtô cũng có nhu cầu tương tự.

Chỉ với một thiết bị định vị định vị GPS (Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu) nhỏ

gọn đặt trên phương tiện, các thông tin của phương tiện như vị trí, vận tốc, hướng di chuyển, nhiên liệu,

nhiệt độ trong xe… được xác định và được truyền về hệ thống máy chủ nhờ vào tín hiệu GPRS. Từ đó, các

nhà quản lý có thể giám sát và theo dõi trực tuyến phương tiện của mình trên giao diện một cách trực quan

thông qua công cụ bản đồ số, họ có thể biết được lộ trình xe đang đi, tốc độ, vị trí xe đang dừng…. Dữ liệu

về lộ trình được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu cho phép đưa ra các thống kê tại các thời điểm trong quá khứ.

Ngoài ra, thiết bị còn có thể ứng dụng trong các nhu cầu khác như quản lý trẻ em, người già, vật nuôi hay

theo dấu tội phạm…

Do nhu cầu đó, nên chúng tôi đã quyết định xây dựng hệ thống phần mềm dạng web based với chức

năng quản lý hệ thống xe thông qua thiết bị GPS đặt tại xe. Hệ thống là một giải pháp hữu dụng giúp các

doanh nghiệp giải quyết những vấn đề khó khăn trong việc quản lý xe và có các biện pháp kịp thời để khắc

phục.

TÌM HIỂU KỸ THUẬT PHÁT HIỆN NGƯỜI TRONG VIDEO GIÁM

SÁT LỚP HỌC

Họ và tên: Nguyễn Xuân Tường Huy

MSSV: 0612128

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Vũ

MSSV: 0612573

Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm

Khoa: CNTT

Email: [email protected]

Sở thích, câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất:

- Âm nhạc và điện ảnh

- Bóng đá, cầu lông...

- Thất bại là mẹ thành công.

Page 44: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

44

Tóm tắt đề tài:

Nhận dạng học sinh trong lớp học là bài toán có nhiều ứng dụng trong thực tế. Việc phát hiện tốt,

chính xác các học sinh trong lớp học sẽ tạo tiền đề cho rất nhiều hướng phát triển như:

Theo vết các học sinh trong lớp.

Phát hiện ra những hành vi, cử chỉ trong lớp như: phát biểu trong giờ học, nói chuyện riêng,

ngủ gật…

Quản lý lớp học như điểm danh, đếm số lượng sinh viên có trong lớp.

Đánh giá trạng thái của lớp học như: mật độ lớp học là đông hay thưa? Độ dao động của các học sinh trong

lớp như thế nào…

XÁC ĐỊNH VÀ GOM NHÓM TIN TỨC LIÊN QUAN DỊCH BỆNH

Tóm tắt đề tài: Theo cảnh báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với 6 loại bệnh

dịch vô cùng nguy hiểm và diễn biến khó lường. Đứng đầu trong danh sách này là: dịch SARS, dịch cúm

(H1N1, H5N1), sốt xuất huyết, sốt rét, dịch tả, bệnh lao. Ngoài ra sẽ còn nhiều dịch bệnh khác đã và sẽ tiếp

tục xuất hiện.Việc kịp thời cung cấp thông tin sẽ giúp cho cộng đồng có được cái nhìn tổng quan về tình

hình dịch bệnh đang diễn ra cũng như có được sự bảo vệ kịp thời.

Đề tài hướng đến việc xây dựng một ứng dụng có khả năng cập nhật các tin tức liên quan đến tình hình

dịch bệnh xảy ra tại Việt Nam từ thông tin thu thập trên các trang báo điện tử. Thông qua các môđun, thông

Họ và tên: Đào Xuân Thành MSSV: 0612415

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Phần mềm Khoa: CNTT

Email: [email protected]

Sở thích, ước mơ, câu châm ngôn sống mà bạn tâm đắc nhất

Họ và tên: Ngô Hoàng Tâm MSSV: 0612517

Chuyên ngành: Khoa Học Máy Tính Khoa: CNTT

Email: [email protected]

Sở thích: chơi bóng đá, nghe nhạc, ăn nhiều món ngon, du lịch.

Ước mơ: Cố gắng sống tốt, càng ít người không thích mình càng

tốt.

Câu châm ngôn sống tâm đắc nhất: “Không có sự thất bại nếu chúng ta đã cố gắng hết sức”

Page 45: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

45

tin dịch bệnh sẽ được gom nhóm và hiển thị trực quan lên bản đồ Việt Nam. Ngoài ra, người dùng còn có thể

tra cứu thông tin dịch bệnh và xác định các dịch bệnh đang bùng phát tại Việt Nam.

Ưng dụng cung cấp các chức năng sau đây:

- Thu thập tin tức từ các trang tin điện tử (Theo một chu kỳ nhất định).

- Hiển thị thông tin liên quan đến dịch bệnh (Loại dịch bệnh và địa điểm bùng phát).

- Hỗ trợ tra cứu thông tin dịch bệnh theo nhiều tiêu chí.

- Phát hiện những tin tức lien quan đến dịch bệnh mới và thông báo đến cho người quản trị và người

dùng.

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG RÚT TRÍCH ONTOLOGY

TỪ WEB

Tóm tắt đề tài:

Với sự xuất hiện mạnh mẽ của web ngữ nghĩa, khái niệm ontology ngày càng được đề cập đến nhiều

hơn. Nhu cầu sử dụng ontology tăng cao không chỉ trong lĩnh vực web ngữ nghĩa mà còn trong nhiều lĩnh

vực khác cần có nguồn thông tin giàu ngữ nghĩa do ontology đem lại phục vụ cho nhu cầu thực hiện các suy

diễn và các thuật toán một cách tốt hơn. Do nhu cầu cao như vậy nên các nghiên cứu về phương pháp xây

dựng ontology nhận được nhiều sự quan tâm trong giới nghiên cứu. Những thực tế này cho thấy nhu cầu xây

dựng nên các hệ thống rút trích ontology một cách bán tự động hoặc tự động trở nên rất cấp thiết. Do đó,

Họ và tên: Nguyễn Hoàn MSSV: 0612109

Họ và tên: Hoàng Xuân Thảo MSSV: 0612416

Chuyên ngành: Công Nghệ Phần Mềm

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Email: [email protected],

[email protected]

Sở thích, ước mơ, câu châm ngôn sống tâm đắc nhất:

- Âm nhạc và điện ảnh

- Bóng đá, bơi lội

- Luôn hướng đến tương lai và nỗ lực vươn lên

- Cuộc sống là chuỗi những thử nghiệm và thất bại, cái cốt lõi chính là học tập từ những sai lầm đó

để tự hoàn thiện mình.

Page 46: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

46

mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ontology và các phương pháp rút trích,

nhằm xây dựng một framework để hiện thực hóa một quy trình rút trích ontology.

Nội dung của đề tài này tập trung vào việc Nghiên cứu và phát triển hệ thống rút trích ontology từ

web. Ngoài việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ontology, đề tài còn tập trung vào phân tích quy trình

rút trích ontology từ web để từ đó xây dựng framework để hiện thực hóa quy trình rút trích đó.Bên cạnh đó,

đề tài còn xây dựng các plugin cụ thế để sử dụng trên framework này.

HỆ THỐNG HỖ TRỢ TÌM ĐƯỜNG CHO XE BUÝT Ở THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH

Tóm tắt đề tài:

Mục đích đề tài:

Xây dựng hệ thống tìm đường đi xe buýt trên web nhằm hỗ trợ người dùng có thể tra cứu thông tin

về các dịch vụ địa điểm, tuyến, trạm, lộ trình và đường đi xe buýt dễ dàng và tiện dụng.

Họ và tên: Trần Việt Xuân Phương MSSV: 0612343

Chuyên ngành: Công Nghệ Phần Mềm

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Thành tích: Tốt nghiệp đại học 2010 loại giỏi

Email: [email protected]

Sở thích: nghe nhạc, xem phim, đọc sách khoa học

Ước mơ: nhà nghiên cứu khoa học

Châm ngôn: Đừng đếm những lần bạn thành công,

mà hãy đếm những lần bạn đứng lên từ trong thất bại

Họ và tên: Lê Thành Trung MSSV: 0612462

Chuyên ngành: Công Nghệ Phần Mềm

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Email: [email protected]

Sở thích:

- Thể thao (bóng đá, bóng bàn, cầu lông).

- Ca nhạc: karaoke (thích ca hát nhưng không muốn làm ca sĩ)

- Ham vui (thích được đi chơi nhiều nơi có phong cảnh đẹp).

- Chơi game: playstation (hiện tại, thích chơi nhất pes2010)

- Ăn uống

Ước mơ:

- Trở thành một người thành đạt trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin

- Trở thành một người có ích cho gia đình, xã hội và đất nước.

Châm ngôn:

- Thất bại là mẹ thành công.

- Hành động cao quý hơn lời nói.

- Uy tính là number one.

Page 47: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

47

Ý nghĩa đề tài:

- Giúp người sử dụng có thêm một phương pháp tìm kiếm thông tin xe buýt nhanh chóng và hiệu quả.

- Tiền đề cho các ứng dụng khác có liên quan đến vấn đề hệ thống thông tin địa lý (Geography

Information System – GIS) cho xe buýt sau này.

Kết quả:

Hệ thống website hỗ trợ người dùng đa dạng cách thức tình kiếm thông tin xe buýt:

Tuyến xe buýt: tìm theo từ khóa bất kỳ (số hiệu tuyến, tên tuyến, địa danh, địa chỉ, tên đường)

Trạm xe buýt: tìm theo từ khóa bất kỳ (tên trạm, địa danh, địa chỉ trạm, tên con đường, tìm trong bán

kính)

Tìm đường đi: tìm kiếm theo 2 tiêu chí: chi phí thấp nhất (về khía cạnh: tiền) và đường đi xe buýt ngắn

nhất.

Tìm kiếm dịch vụ, địa điểm: cho phép người dùng có thể tìm kiếm các thông tin: trạm ATM, nhà hàng,

khách sạn, rạp chiếu phim,....

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG

PHÁP TƯƠNG TÁC VỚI MÁY TÍNH SỬ DỤNG THỊ GIÁC MÁY TÍNH.

Tóm tắt đề tài:

- Mục đích: Nghiên cứu và phát triển thử nghiệm các phương pháp tương tác với máy tính sử dụng thông

tin từ 1 camera và từ 2 camera.

Họ và tên: Huỳnh Quốc Trí

MSSV: 0612483

Họ và tên: Vũ Tuấn Hưng

MSSV: 0612151

Họ và tên: Nguyễn Vinh Tiệp

MSSV: 0612450

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Thành tích: Tốt nghiệp hạng 1, 2, 3 lớp

Cử Nhân Tài Năng khoa Công Nghệ Thông Tin.

Email: [email protected]

Câu châm ngôn sống tâm đắc nhất: có chí thì nên.

Page 48: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

48

- Ý nghĩa: Giúp người dùng tương tác với máy tính linh động, tiện dụng. Phát triển một thế hệ tương tác

mới với máy tính thay thế các phương thức truyển thống bằng chuột và bàn phím.

- Kết quả: Giải quyết được bài toán xác định thông tin vị trí trong không gian 3 chiều của 1 vật phẳng đã

được đăng ký trước với hệ thống sử dụng 1 camera. Bằng việc áp dụng nhiều phương pháp cải tiến, bài toán

được xử lý trong thời gian thực với độ chính xác rất cao (95%). Từ đó xây dựng minh họa ứng dụng thực tại

tăng cường (augmented reality), xây dựng đối tượng 3 chiều ảo hiển thị trên bề mặt của các đối tượng phẳng

với vị trí trong không gian 3 chiều tương ứng với vị trí 3 chiều của các đối tượng phẳng.

Giải quyết bài toán xác định vị trí trong không gian 3 chiều của các đầu ngón tay với hệ thống sử dụng 2

camera. Sử dụng thông tin hình ảnh bàn tay ghi nhận từ 2 camera, hệ thống xác định được vị trí 3 chiều của

các đầu ngón tay. Từ đó, nhóm đã xây dựng một framework linh hoạt, có tính tùy biến cao cho phép xác

định ngữ nghĩa hành động của người dùng và phát sinh sự kiện tương tác với máy tính.Với framework này,

người dùng có thể tùy biến để tao ra rất nhiều ứng dụng cụ thể phục vụ cho các nhu cầu khác nhau. Nhóm đã

sử dụng framework này đẻ xây dựng minh họa 2 ứng dụng thiết thực và mang tính sáng tạo cao:

Chuột tàng hình: điều khiển và click chuột bằng các cử động trực tiếp của bàn tay được quan sát từ 2 camera,

không cần sử dụng chuột thông thường.

CSurface: xuất phát từ ý tưởng hệ thống Surface của Microsoft, người dùng sử dụng tay di chuyển và chạm

vào màn hình máy tính thông thường để điều khiển và tương tác với máy tính.

MODULE DẸT TƯƠNG ĐỐI VÀ MODULE ĐỐI XOẮN TƯƠNG ĐỐI

Họ và tên: Nguyễn Khánh Tùng MSSV: 0611268.

Chuyên ngành: Đại số - Lý thuyết số Khoa: Toán Tin- Học.

Thành tích: Đạt giải ba môn giải tích kỳ thi olympic toán

sinh viên toàn quốc năm 2008. Đạt giải khuyến khích môn

đại số kỳ thi Olympic toán sinh viên toàn quốc năm 2008.

Đạt danh hiệu “Sinh viên 3 tốt tiêu biểu” năm 2009.

Đạt danh hiệu “Sinh viên 3 tốt” ĐHQG năm 2009.

Tốt nghiệp loại giỏi.

Email: [email protected]

Sở thích của tôi là đọc sách toán và nghiên cứu toán, nghe nhạc, đọc truyện

trinh thám.

Ước mơ của tôi là sau này có thể ứng dụng những kiến thức toán mà tôi

đã được học để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ta thành một đất nước giàu và mạnh.

Câu châm ngôn mà tôi tâm đắc nhất: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Page 49: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

49

Tóm tắt đề tài

Công trình trình bày những khái niệm mới, chứng minh đầy đủ các kết quả mới và ứng dụng các khái niệm

mới, kết quả mới vào việc chứng minh các tính chất của module n-dẹt (còn gọi là module dẹt tương đối) và

module n-đối xoắn (còn gọi là module đối xoắn tương đối).

Nội dung của công trình bao gồm:

1. Đưa ra các khái niệm hoàn toàn mới về lớp các module di truyền trái, lớp các module di truyền phải,

lớp các module n-trực giao trái, lớp các module n-trực giao phải.

2. Chứng minh được một loạt các kết quả mới về các tính chất của lớp các module di truyền trái, lớp

các module di truyền phải, lớp các module n-trực giao trái, lớp các module n-trực giao phải (Chương

2 của công trình).

3. Sử dụng các kết quả mới ở chương 2 của công trình để chứng minh các tính chất của module dẹt

tương đối, module đối xoắn tương đối ở chương 3 của công trình và chứng minh các mô tả cho

những vành mà mọi module trên nó đều là n-đối xoắn, n-dẹt và có -chiều hữu hạn cũng như chứng

minh các kết quả khác ở chương 4 của công trình.

TRUY VẤN VIDEO SỬ DỤNG HISTOGRAM VÀ SIFT KẾT HỢP CÂY

KHUNG TỐI TIỂU

Trần Quang Ánh - 0611304

Email: [email protected]

Sở thích: học toán, chơi cờ vua, nghe nhạc.

Ước mơ: trở thành giáo sư

Châm ngôn sống: “Việc học giống như đi trên dòng nước ngược,

không tiến ắt sẽ lùi”

Trần Thượng Khanh - 0611082

Email: [email protected]

Sở thích: nghiên cứu ứng dụng toán trong tin học, phân tích thiết kế

giải thuật, tìm kiếm thông tin.

Ước mơ: CEO của một công ty phần mềm tính toán.

Châm ngôn sống: “Không bao giờ đi sẽ không bao giờ đến đích”

Bùi Ngô Dạ Thảo - 0611203

Email: [email protected]

Sở thích: đọc sách, nghe nhạc.

Ước mơ: du học nước ngoài, trở thành giảng viên đại học, nhà quản trị cơ sở dữ liệu.

Châm ngôn sống: “Cái quý nhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống

có một lần, hãy sống sao cho khỏi sống hoài, sống phí…”

Thành tích chung của nhóm: tốt nghiệp loại khá – giỏi lớp cử nhân tài năng,

khoa Toán – Tin học

Page 50: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

50

Tóm tắt đề tài

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng video trong mọi lĩnh vực, vấn đề quản lý và tìm kiếm

hiệu quả trên cơ sở dữ liệu khổng lồ này ngày càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên phần lớn các hệ thống quản

lý, truy vấn video và ảnh hiện nay đều chỉ cung cấp công cụ tìm kiếm dựa vào từ khoá. Vì vậy, nhóm chúng

tôi thực hiện đề tài “Truy vấn video sử dụng histogram và SIFT kết hợp cây khung tối tiểu” nhằm đóng góp

một phương pháp giải quyết bài toán này theo một hướng tiếp cận “gần” với thị giác của con người hơn:

thông tin dùng truy vấn là hình ảnh.

Chương trình của chúng tôi cho phép người dùng truy vấn video bằng ảnh đầu vào hoặc bằng một đối

tượng trong ảnh đầu vào trên một bộ dữ liệu tổng quát. Đồng thời, các kết quả thực nghiệm cho thấy chương

trình này cho kết quả khá chính xác.

TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN PROTEIN E7 CỦA HUMAN

PAPILLOMAVIRUS TYPE 16 TRONG PLASMID pE-SUMO3 Ở TẾ BÀO

E. COLI

Tóm tắt đề tài:

Trên thế giới, ung thư cổ tử cung là dạng ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ chỉ đứng sau ung thư vú

về số ca mắc bệnh. Việt Nam nằm trong số những nước có tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh cao (26 ca trong 100.000

phụ nữ). Việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh đóng vai trò quyết định trong quá trình chữa trị bệnh.

Phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là nghiệm pháp PAP. Tuy nhiên, phương pháp này

gặp khó khăn về thu thập mẫu bệnh và kĩ thuật quan sát tế bào dẫn tới tỉ lệ dương tính giả cao. Do đó, việc

phát triển một công cụ chẩn đoán hỗ trợ nghiệm pháp PAP là cần thiết. Hiện nay, một trong những chiến

lược được quan tâm là tìm kiếm sự hiện diện của protein E7 của các type nguy cơ cao trong các mẫu bệnh

phẩm. Nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu phát triển một công cụ chẩn đoán ung thư cổ tử cung dựa trên

protein E7 trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành tạo dòng biểu hiện protein E7 của HPV16 trong tế bào

E.coli thông qua vector pE-SUMO3. Trong đề tài này chúng tôi tiến hành các công việc như sau:

- Thu nhận gene E7 của HPV16

- Tạo dòng tế bào E. coli DH5α mang vector tái tổ hợp pE-SUMO3-E7.

- Biểu hiện protein E7 dạng dung hợp với protein SUMO trong tế bào E. coli BL21 (DE3).

Họ và tên: Phạm Trần Đăng Thức MSSV: 0615138

Chuyên ngành: Di truyền Khoa: Sinh Học

Email: [email protected]

Page 51: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

51

- Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến sự biểu hiện của protein E7 dạng dung hợp với protein

SUMO.

Kết quả đạt được:

- Thu nhận thành công gene E7 của HPV 16 bằng phương pháp PCR.

- Tạo dòng, và thu nhận thành công dòng tế bào E. coli DH5α chứa vector pE-SUMO3 mang gene E7

của HPV16.

- Biểu hiện thành công protein E7 ở trạng thái dung hợp với đuôi SUMO trong tế bào E. coli

BL21(DE3), đồng thời khẳng định kết quả biểu hiện bằng phương pháp lai Western blot với kháng

thể thương mại kháng protein E7 của HPV16.

- Đã khảo sát một vài yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện của protein E7 ở trạng thái dung hợp với đuôi

SUMO.

Kết quả của đề tài có thể được ứng dụng vào 3 mục đích sau: 1) Nghiên cứu sâu hơn về vai trò của E7 trong

việc gây rối loạn chu trình tế bào. 2) Tạo kháng thể đơn dòng kháng E7 của HPV 16 hướng tới xây dựng bộ

kit chẩn đoán ung thư cổ tử cung, góp phần tầm soát ung thư cổ tử cung. 3) Xây dựng các quy trình kiểm tra

sự hiện diện của kháng thể kháng E7 HPV16 nhằm phục vụ cho việc kiểm tra sự đáp ứng miễn dịch của

người bệnh đối với vaccine.

Page 52: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

52

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH 2011

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2010

CHƯƠNG TRÌNH

“Sinh viên nghiên cứu khoa học” - Năm 2011

I. Mục đích

- Nhằm phát hiện, kích thích bồi dưỡng những ý tưởng sáng tạo của sinh viên về khoa học công nghệ

qua đó công nhận các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn của sinh viên trong quá trình

học tập tại Trường.

- Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khích lệ sinh viên phát huy tiềm năng của mình trong lĩnh

vực nghiên cứu sáng tạo và góp phần tạo cầu nối quan trọng giữa giảng đường và thực tiễn đời sống.

- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham dự các hội thi, giải thưởng cấp thành phố và cấp Quốc gia.

- Giới thiệu các đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn với các đơn vị sử dụng nhằm đẩy nhanh các tiến

bộ khoa học-công nghệ phục vụ xã hội.

II. Nội dung – Hình thức thực hiện

1. Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2011

- Đối tượng tham dự: Sinh viên trường ĐH KHTN đang theo học các hệ đào tạo chính quy (ĐH, CĐ),

hoàn chỉnh đại học có quyền tham gia theo 2 hình thức: cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 03 sinh

viên)

- Lĩnh vực nghiên cứu: Tất cả các ngành đào tạo của Trường

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có công trình nghiên cứu có kết quả hoàn chỉnh

và được trình bày theo mẫu quy định (xem chi tiết trong “Thể lệ Giải thưởng SV NCKH 2011”). Các công

trình được đánh giá cao sẽ tiếp tục tham gia vào vòng chung kết và báo cáo trước Hội đồng khoa học.

- Tiêu chuẩn đánh giá: Hình thức trình bày, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu

khoa học và sáng tạo, kết quả thực hiện đáng tin cậy và có tính ứng dụng.

- Thời hạn tham gia:

Đăng ký và nộp đề tài hoàn chỉnh: 15/7/2011 – 15/8/2011

Chấm vòng loại: 01/9/2011 – 20/9/2011

Báo cáo vòng chung kết: 01 - 15/10/2011

Thời gian công bố kết quả: dự kiến tháng 10/2011

- Giải thưởng

Giải nhất gồm: 01 quả táo vàng Newton, Giấy khen của BGH, Tiền thưởng 2.000.000đ

Page 53: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

53

Giải nhì, ba, khuyến khích: Giấy khen của BGH, Các mức thưởng lần lượt: 1.500.000 đ, 1.000.000 đ,

500.000 đ.

2. Cuộc thi “Vườn ươm Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2011

- Đối tượng tham dự: Sinh viên năm 1, 2, 3 đang học tại Trường ĐH KHTN có quyền tham gia theo 2

hình thức cá nhân hoặc tập thể (một tập thể không quá 03 sinh viên)

- Lĩnh vực nghiên cứu: Tất cả các ngành đào tạo của Trường

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có đề tài nghiên cứu có một số kết quả chứng

minh được triển vọng phát triển hoặc tính ứng dụng của đề tài và được trình bày theo mẫu quy định (xem chi

tiết trong “Thể lệ Cuộc thi Vườn ươm Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011”). Các đề tài sẽ báo cáo

trước Hội đồng khoa học

- Tiêu chuẩn đánh giá: Hình thức trình bày, phương pháp nghiên cứu khoa học và sáng tạo, kết quả

thực hiện và khả năng phát triển, ứng dụng của đề tài

- Thời hạn tham gia:

Đăng ký và nộp đề tài hoàn chỉnh: 15/9/2011 – 30/9/2011

Báo cáo trước Hội đồng: 01/10/2011 – 15/10/2011

Trao giải: 10/2011

- Giải thưởng: Mỗi đề tài được chọn sẽ được tài trợ 1.000.000đ để tiếp tục thực hiện và phát triển đề

tài.

3. Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-Ideas” 2010

- Đối tượng tham dự: Sinh viên năm 1, 2, 3 đang học tại Trường ĐH KHTN và học sinh trường PTNK

có quyền tham gia theo 2 hình thức cá nhân hoặc tập thể (một tập thể không quá 03 sinh viên / học sinh)

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có ý tưởng khoa học hay một kế hoạch kinh

doanh có liên quan đến các ngành học được đào tạo trong trường, tiến hành đăng ký và nộp bản trình bày ý

tưởng. Ý tưởng được chọn vào vòng chung kết sẽ tiếp tục phát triển và trình bày trước hội đồng.

- Tiêu chuẩn đánh giá: tính sáng tạo (40%); ý nghĩa khoa học (30%), tính thực tiễn (20%) và hình thức

trình bày (10%)

- Thời hạn tham gia:

Đăng ký và nộp bài viết ý tưởng: 20/3/2011 – 30/3/2011

Báo cáo trước Hội đồng và trao giải: 15/4/2011 – 30/4/2011

- Giải thưởng:

Giải “Ý tưởng sáng tạo sinh viên”: 5.000.000đ và giấy khen Đoàn trường

Giải nhất: 500.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

Giải nhì: 300.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

Giải ba: 200.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

Page 54: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

54

III. Biện pháp thực hiện

Thành lập BTC gồm:

PGS.TS. Trần Linh Thước Phó Hiệu trưởng nhà trường Trưởng ban

TS. Lâm Quang Vinh Phó phòng KHCN&HTQT Phó ban

Đ/c Phan Thị Thanh Phương Bí thư Đoàn trường Phó ban

Đ/c Nguyễn Thị Phương Hiếu UVTV Đoàn trường Thành viên

Đ/c Lê Mai Hương Xuân Phó ban học tập Đoàn trường Thành viên

Đ/c Huỳnh Thị Phượng Uyên Cán bộ văn phòng Đoàn Thành viên

IV. Tiến độ thực hiện

- 02/11/2010: trình và xin ý kiến Đảng ủy – BGH Nhà trường

- 11/11/2010: triển khai trong Hội nghị tổng kết chương trình SV NCKH năm 2010

- 20/02 – 30/4/2011: tổ chức cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên 2011

- 15/7 - 10/2011: tổ chức giải thưởng Sinh viên NCKH 2011

- 15/9 – 10/2011: tổ chức cuộc thi Vườn ươm Sinh viên NCKH 2011

- 15-30/10/2011: tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình SVNCKH 2011

- 31/10/2011: họp rút kinh nghiệm.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2011

Page 55: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

55

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC Chương trình SV NCKH 2011

***

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2010

THỂ LỆ

Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S – Ideas” - Năm 2011

I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA

- Tạo một sân chơi nhằm khơi gợi, phát huy tính sáng tạo của sinh viên trong công tác học tập –

nghiên cứu khoa học.

- Tạo điều kiện cho sinh viên năm 1, 2, 3 trường ĐH KHTN và học sinh trường PTNK thực hiện ý

tưởng sáng tạo có tính chất ứng dụng mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên ngành.

II. NỘI DUNG

1. Đối tượng tham gia

Sinh viên năm 1, 2, 3 đang học tại Trường ĐH KHTN và học sinh trường PTNK có quyền tham gia

theo 2 hình thức cá nhân hoặc tập thể (một tập thể không quá 03 sinh viên).

2. Nội dung – Hình thức

Sinh viên mong muốn thực hiện một ý tưởng khoa học, một kế hoạch kinh doanh liên quan đến ngành

học của mình tiến hành đăng ký theo mẫu tại Văn phòng Đoàn.

Cuộc thi tiến hành theo 2 vòng: Vòng loại thí sinh nộp bài về ý tưởng (tối đa 10 trang A4). (Nhóm) tác

giả vào vòng chung kết sẽ tiếp tục phát triển ý tưởng và báo cáo trước hội đồng toàn trường.

Tiêu chí để đánh giá: tính sáng tạo (40%); ý nghĩa khoa học (30%), tính thực tiễn (20%) và hình thức

trình bày (10%).

3. Quy định trình bày

1. Các ý tưởng phải được trình bày trên giấy A4, một mặt, sử dụng font Times New Roman, size 13,

đánh số thứ tự ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu mỗi trang. Trình bày tối đa 10 trang (không kể phần

phụ lục).

2. Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất: 1.; 1.1; 1.1.1;…

3. Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường. Các ký hiệu phải có chú thích rõ

ràng. Các hình vẽ, biểu đồ, sơ dồ minh hoạ… phải được đánh số thứ tự kèm theo chú thích.

4. Tên tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết đúng tiếng nước đó (không được phiên dịch).

5. Không viết lời cảm ơn, không dùng các ký hiệu riêng, gạch chân các câu trong công trình và không

được ký tên. Không ghi tên (nhóm) tác giả trong phần định dạng header hoặc footer.

6. Trang trí trang bìa, trang 1 theo mẫu. Trang bìa đóng bìa cứng (không dùng gáy lò xo), trang 1 để rời

và không được phép ghi bất cứ thông tin nào khác thông tin theo mẫu.

Page 56: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

56

7. Phần nội dung trình bày ý tưởng:

- Trang thứ 1: tóm tắt ý tưởng.

- Trang thứ 2 trở đi: trình bày theo nội dung quy định:

+ Đặt vấn đề: tình hình thực tế, những mô hình hay giải pháp đã được thực hiện và những hạn chế còn

tồn tại, nguyên nhân giúp hình thành ý tưởng, sự cần thiết và tính khả thi của ý tưởng.

+ Mục tiêu: mục tiêu của ý tưởng nhằm giải quyết các vấn đề gì?

+ Phương pháp và nội dung thực hiện: phương pháp sử dụng, nội dung thực hiện, các mô hình đề xuất

để thể hiện tính sáng tạo của ý tưởng.

+ Ý nghĩa - đề nghị: ý nghĩa khoa học và thực tiễn (tính khả thi), hiệu quả kinh tế - xã hội, quy mô và

phạm vi áp dụng. Đề nghị để ý tưởng được thực hiện.

+ Tài liệu tham khảo và phụ lục

4. Hồ sơ dự giải:

- Phiếu đăng ký theo mẫu

- Bản trình bày ý tưởng (không quá 10 trang A4)

- Đối với ý tưởng vào chung kết: bản báo cáo chi tiết và có chỉnh sửa sau vòng loại (tối đa 20 trang

A4), 1 CD gồm báo cáo file word và dạng powerpoint sẽ báo cáo trước hội đồng, 1 file hình 10x15.

5. Giải thưởng

- Giải “Ý tưởng sáng tạo sinh viên”: 5.000.000đ và giấy khen Đoàn trường

- Giải nhất: 500.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

- Giải nhì: 300.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

- Giải ba: 200.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

- 11/11/2010 – 20/3/2011: Đăng ký dự thi và suy nghĩ về ý tưởng

- 20/3/2011 – 30/3/2011: Nộp bài viết về ý tưởng

- 01/4/2011 – 15/4/2011: Chấm vòng loại.

- 15/4/2011 – 30/4/2011: (Nhóm) tác giả vào vòng trong viết chi tiết về ý tưởng (theo mẫu) và nộp bài,

báo cáo trước hội đồng.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH 2011

Page 57: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

57

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC Chương trình SV NCKH 2011

***

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2010

THỂ LỆ Cuộc thi “Vườn ươm Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2011

I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA

- Phát huy truyền thống nghiên cứu khoa học trong sinh viên Trường.

- Tạo điều kiện cho sinh viên năm 1, 2, 3 làm quen với nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài nhỏ có tính

chất ứng dụng mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên ngành.

- Giúp sinh viên ý thức tầm quan trọng của ngành học, khả năng ứng dụng các môn học trong thực tế, tạo

động lực thúc đẩy tinh thần học tập.

II. NỘI DUNG

1 . Đối tượng tham gia

Sinh viên năm 1, 2, 3 đang học tại Trường ĐH KHTN có quyền tham gia theo 2 hình thức cá nhân hoặc

tập thể (một tập thể không quá 03 sinh viên) .

2 . Cách thức đăng ký

Sinh viên có ý tưởng về vấn đề nào đó liên quan đến ngành học thì đăng ký hồ sơ tham gia cuộc thi theo

mẫu, nộp về Văn phòng Đoàn. Sau đó sinh viên tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu và phải có một số kết

quả chứng minh được khả năng phát triển và triển vọng ứng dụng của đề tài.

3 . Các bước thực hiện

Bước 1 : Đăng ký đề tài tham dự của tác giả hay nhóm tác giả (01 bản theo Mẫu 1 có dán hình 3 x4).

Bước 2 : Thực hiện đề tại trong thời gian qui định.

Bước 3 : Nộp bản nhận xét, đánh giá, của giáo viên hướng dẫn (nếu có) và 01 bản báo cáo cùng với file báo

cáo dạng word.

Báo cáo trước Tiểu ban khoa học các Khoa bằng power point trong thời gian 10 phút.

Bước 4 : Căn cứ vào nhận xét của Tiểu ban khoa học các Khoa, BTC sẽ chọn những đề tài có chất lượng để

trao tài trợ.

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Đăng ký và nộp đề tài hoàn chỉnh: 15/9/2011 – 30/9/2011

Báo cáo trước Hội đồng: 01/10/2011 – 15/10/2011

Trao giải: 10/2011

IV. MỨC TÀI TRỢ

1.000.000đ / 01 đề tài

Page 58: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

58

V. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THAM GIA

Mỗi đề tài đăng ký tham gia cuộc thi sẽ được hỗ trợ 100.000đ để thực hiện.

Các cá nhân hoặc tập thể có đề tài đăng ký tham gia cuộc thi đều được cộng điểm rèn luyện.

Sau khi hoàn thành xong các đề tài được trao tài trợ sẽ được giới thiệu lên phương tiện thông tin của

Đoàn và được tham dự Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của năm sau.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH NĂM 2011

Page 59: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

59

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH 2011

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2010

THỂ LỆ

Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2011

I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA

- Là một sân chơi bổ ích nhằm phát hiện, bồi dưỡng những ý tưởng sáng tạo của sinh viên về khoa học

công nghệ qua đó công nhận các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn của sinh viên trong

quá trình học tập tại Trường.

- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham dự các hội thi, giải thưởng cấp thành phố và cấp Quốc gia.

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ GIẢI

Sinh viên trường ĐH KHTN đang theo học các hệ đào tạo: chính quy (ĐH, CĐ) và hoàn chỉnh đại học

có quyền tham gia theo 2 hình thức cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 03 sinh viên).

III. CÁC NGÀNH XÉT CHỌN

Tất cả các ngành đào tạo của Trường.

IV. QUY TRÌNH XÉT CHỌN

Bước 1: Đoàn Trường tổ chức tuyên truyền thông tin, hướng dẫn sinh viên đăng ký tham dự giải. Sinh viên

phải đăng ký theo mẫu và nộp hồ sơ theo đúng thời gian quy định.

Bước 2: Sinh viên nộp cho BTC các bài báo cáo hoàn chỉnh đúng thời gian quy định.

Bước 3: Chấm vòng loại.

Bước 4: Các đề tài vào chung kết sẽ được xếp vào các lĩnh vực phù hợp và báo cáo trước hội đồng khoa học

của từng lĩnh vực. Việc phân chia lĩnh vực và thành lập hội đồng do hội đồng khoa học cấp trường quyết

định.

Cơ cấu giải thưởng tùy thuộc vào số lượng đề tài ở mỗi hội đồng.

Nếu số đề tài tham dự của hội đồng:

Từ 1 đến 3: 1 giải.

Từ 4 đến 6: 2 giải.

Từ 7 đến 10: 3 giải.

V. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI

- Hình thức: cách trình bày công trình (bố cục, sơ đồ, diễn đạt, hình thức…).

- Ý nghĩa: có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.

- Phương pháp nghiên cứu: công trình thực hiện đúng phương pháp nghiên cứu khoa học tương ứng với

mục tiêu mà công trình xác định, có tính sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề.

Page 60: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

60

- Kết quả nghiên cứu: có tính mới về đối tượng nghiên cứu, các kết quả ứng dụng cụ thể của công trình.

VI. QUY ĐINH VỀ NỘI DUNG TRONG ĐỀ TÀI

- Đặt vấn đề: nêu lên sự cần thiết của đề tài, lý do chọn đề tài, những giải pháp khoa học đã được giải quyết

trong và ngoài nước, những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu.

- Mục tiêu - phương pháp: mục tiêu của đề tài, phương pháp nghiên cứu.

- Giải quyết vấn đề: nội dung, kết quả nghiên cứu đạt được.

- Kết luận - đề nghị: ý nghĩa khoa học, hiệu quả kinh tế - xã hội, quy mô và phạm vi áp dụng.

- Tài liệu tham khảo và phụ lục

VII. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

1. Các công trình phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4 (210 x 297), sử dụng font Times New

Roman, size 13, đánh số thứ tự ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu mỗi trang. Các công trình chỉ được

phép dài tối đa 50 trang (không kể phần phụ lục).

2. Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất: 1.; 1.1; 1.1.1;…

3. Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường. Các ký hiệu phải có chú thích rõ ràng.

Các bảng vẽ, biểu đồ, sơ dồ minh hoạ… phải được đánh số thứ tự kèm theo chú thích.

4. Tên tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết đúng tiếng nước đó (không được phiên dịch).

5. Công trình không được viết lời cảm ơn, không được dùng các ký hiệu riêng, gạch chân các câu trong công

trình và không được ký tên. Không được ghi tên tác giả và cán bộ hướng dẫn trong phần định dạng header

hoặc footer.

6. Trang trí trang bìa, trang 1 theo mẫu. Trang bìa đóng bìa cứng (không dùng gáy lò xo), bìa lót giống trang

bìa. Trang 1 (theo mẫu) để rời và không được phép ghi bất cứ thông tin nào khác thông tin theo mẫu.

7. Phần nội dung đề tài:

- Trang thứ 1: tóm tắt công trình.

- Trang thứ 2 trở đi: trình bày theo nội dung của đề tài.

VIII. HỒ SƠ DỰ GIẢI

Các công trình nộp về văn phòng Đoàn Trường, bao gồm :

1. Phiếu đăng ký đề tài tham dự giải thưởng của tác giả hay nhóm tác giả (01 bản theo Mẫu 1 có dán hình

3x4).

2. Bản nhận xét, đánh giá, cho điểm của giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện (nếu có).

3. Mỗi đề tài dự giải nộp về cho BTC:

- 1 bản báo cáo đề tài hoàn chỉnh trình bày theo đúng quy định.

- 1 CD gồm các file phiếu đăng ký (theo mẫu), tóm tắt Tiếng Việt (tối đa 01 trang A4), báo cáo hoàn

chỉnh và chương trình (đối với đề tài có xây dựng chương trình).

Page 61: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

61

IX. THỜI GIAN THAM GIA:

Đăng ký và nộp đề tài hoàn chỉnh: 15/7/2011 – 15/8/2011

Chấm vòng loại: 01/9/2011 – 20/9/2011

Báo cáo vòng chung kết: 01 - 15/10/2011

Thời gian công bố kết quả: dự kiến tháng 10/2011

** Địa điểm phát và nhận hồ sơ: Văn phòng Đoàn trường Tel: 083.8.354.008 (gặp C. Uyên)

X. GIẢI THƯỞNG VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THAM GIA:

Mỗi đề tài tham dự sẽ được hỗ trợ 100.000 đ cho chi phí in ấn, soạn thảo.

Các cá nhân hoặc tập thể có công trình đăng ký tham gia đều được cộng điểm rèn luyện.

Các công trình dự thi cấp trường sẽ được xét chọn và đề cử tham gia các cuộc thi sinh viên nghiên cứu

khoa học cấp thành và cấp bộ.

Các công trình đoạt giải sẽ được giới thiệu lên các phương tiện thông tin của Đoàn trường.

Tặng giấy khen của BGH cho những cán bộ trực tiếp hướng dẫn những công trình đoạt giải nhất và

những đơn vị tích cực hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

Giá trị giải thưởng:

Giải nhất gồm: 01 quả táo vàng Newton, Giấy khen của BGH, Tiền thưởng 2.000.000 đ

Giải nhì, ba, khuyến khích: Giấy khen của BGH, Các mức thưởng lần lượt: 1.500.000 đ, 1.000.000đ,

500.000 đ.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2011

Page 62: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2010

Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2009-2010

62

MỤC LỤC

Lời mở đầu ....................................................................................................................................... trang 1

Báo cáo tổng kết chương trình SV NCKH năm học 2009 – 2010 ................................................... trang 2

Kết quả cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-Ideas”, năm 2010 ................................................. trang 5

Giới thiệu các tác giả và tóm tắt ý tưởng đạt giải S-Ideas, năm 2010 .............................................. trang 6

Danh sách các đề tài tham gia cuộc thi “Vườn ươm SV NCKH”, năm 2010 .................................. trang 13

Giới thiệu các tác giả và tóm tắt đề tài tham gia cuộc thi “Vườn ươm SV NCKH”, năm 2010 ...... trang 15

Danh sách các đề tài vào vòng chung kết giải thưởng “SV NCKH”, năm 2010 ............................. trang 30

Giới thiệu các tác giả và tóm tắt đề tài vào vòng chung kết giải thưởng “SV NCKH” ................... trang 32

Chương trình SVNCKH năm học 2010 – 2011 ............................................................................... trang 52

Thể lệ cuộc thi S-Idea năm 2011 ...................................................................................................... trang 55

Thể lệ cuộc thi Vườn ươm SV NCKH năm 2011 ............................................................................ trang 57

Thể lệ giải thưởng SV NCKH năm 2011 ......................................................................................... trang 59

Mục lục ............................................................................................................................................. trang 62