13
113 LỒNG GHÉP CÁCH TIẾP CẬN THÍCH ỨNG DỰA VÀO HỆ SINH THÁI TRONG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Kim Thị Thúy Ngọc Nghiên cứu sinh, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến một cộng đồng lớn dân cư, đe dọa việc đạt được các mục tiêu phát triển. Nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về BĐKH, chiến lược quốc gia về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Đồng thời, các giải pháp ứng phó với BĐKH đã được xác định trong các ngành/lĩnh vực như lâm nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên nước, thiên tai, v.v... Bên cạnh đó, thể chế liên quan đến BĐKH đã đang từng bước được hoàn thiện với việc thành lập Ủy ban Quốc gia về BĐKH, Ban Chỉ đạo Quốc gia về BĐKH. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem-based Approaches to Adaptation EbA) là sử dụng ĐDSH và các dịch vụ hệ sinh thái như một hợp phần quan trọng trong chiến lược tổng thể để giúp con người thích ứng được với các tác động bất lợi từ BĐKH. Mục đích của EbA là để tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cư cũng như các hệ sinh thái thông qua các hoạt động cụ thể, như: quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn, v.v... để duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các hệ sinh thái và các dịch vụ/lợi ích mà hệ sinh thái mang lại. Bài viết sẽ xem xét cách tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái, từ đó đưa ra các khuyến nghị và đề xuất về lồng ghép EbA vào các chính sách và chiến lược về BĐKH ở Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo các kịch bản BĐKH, vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2-3 o C, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so với thời kỳ 1980-1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng

LỒNG GHÉP CÁCH TIẾP CẬN THÍCH ỨNG DỰA VÀO HỆ SINH …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10204/1/Kim Thị Thúy Ngọc... · Bài viết sẽ xem xét cách tiếp

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

113

LỒNG GHÉP CÁCH TIẾP CẬN THÍCH ỨNG DỰA VÀO

HỆ SINH THÁI TRONG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ

CHIẾN LƯỢC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Kim Thị Thúy Ngọc

Nghiên cứu sinh, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,

Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến

đổi khí hậu (BĐKH). Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến một cộng

đồng lớn dân cư, đe dọa việc đạt được các mục tiêu phát triển.

Nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn

bản pháp luật như Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc

gia về BĐKH, chiến lược quốc gia về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm

2020. Đồng thời, các giải pháp ứng phó với BĐKH đã được xác định trong các ngành/lĩnh

vực như lâm nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên nước, thiên tai, v.v... Bên cạnh đó, thể chế

liên quan đến BĐKH đã đang từng bước được hoàn thiện với việc thành lập Ủy ban Quốc

gia về BĐKH, Ban Chỉ đạo Quốc gia về BĐKH.

Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái

(Ecosystem-based Approaches to Adaptation – EbA) là sử dụng ĐDSH và các dịch vụ hệ

sinh thái như một hợp phần quan trọng trong chiến lược tổng thể để giúp con người thích

ứng được với các tác động bất lợi từ BĐKH. Mục đích của EbA là để tăng cường sức

chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cư cũng như các hệ sinh thái

thông qua các hoạt động cụ thể, như: quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý

tổng hợp vùng đầu nguồn, v.v... để duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các hệ sinh thái và

các dịch vụ/lợi ích mà hệ sinh thái mang lại.

Bài viết sẽ xem xét cách tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái, từ đó

đưa ra các khuyến nghị và đề xuất về lồng ghép EbA vào các chính sách và chiến lược về

BĐKH ở Việt Nam.

1. MỞ ĐẦU

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi

khí hậu (BĐKH). Theo các kịch bản BĐKH, vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm ở

nước ta tăng khoảng 2-3oC, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó

lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1 m so với thời

kỳ 1980-1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông

Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng

114

ven biển sẽ bị ngập, trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10-

12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.

Nhận thức được các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), Chính phủ Việt Nam đã ban hành

nhiều văn bản pháp luật nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH như Chương trình Mục tiêu

quốc gia Ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về Phòng

chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Đồng thời, các giải pháp ứng phó với

BĐKH đã được xác định trong các ngành/lĩnh vực như lâm nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên

nước, thiên tai, v.v... Bên cạnh đó, thể chế liên quan đến BĐKH đã đang từng bước được hoàn

thiện với việc thành lập Ủy ban Quốc gia về BĐKH, Ban Chỉ đạo Quốc gia về BĐKH.

Bên cạnh những biện pháp về giảm nhẹ BĐKH, thích ứng với BĐKH đã được đề cập đến trong

một số văn bản chính sách và pháp luật về BĐKH, bao gồm Chương trình Mục tiêu quốc gia

Ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-RCC) giai đoạn 2012-2015, Chương trình hỗ trợ Ứng phó

với biến đổi khí hậu (SP-RCC), các chính sách và lĩnh vực của ngành lâm nghiệp, thiên tai. Bảo

vệ hệ sinh thái (HST) rừng, bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) đã được đề

cập cụ thể trong các chiến lược liên quan đến lâm nghiệp, thiên tai, ĐDSH.

Tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem-based Approaches to Adaptation – EbA) đề

cập đến việc sử dụng ĐDSH và các dịch vụ HST như là một phần của chiến lược tổng thể để

giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của BĐKH. EbA hiện đã được áp dụng ở nhiều

nước trên thế giới để thích ứng với BĐKH.

Bài viết sẽ xem xét cách tiếp cận thích ứng với BĐKH dựa trên HST, rà soát lại các chính sách

hiện hành liên quan đến BĐKH tại Việt Nam, từ đó xác định các cơ hội lồng ghép cách tiếp cận

EbA trong khung chính sách/pháp luật hiện hành.

Nghiên cứu chủ yếu dựa trên việc rà soát các tài liệu thứ cấp liên quan đến EbA, phân tích các

văn bản liên quan đến BĐKH của Việt Nam, từ đó đánh giá những thách thức và cơ hội cho việc

lồng ghép EbA vào khung pháp luật hiện hành.

2. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA TRÊN HỆ SINH THÁI

2.1. Khái niệm và cách tiếp cận

Cách tiếp cận thích ứng dựa vào HST đề cập đến việc sử dụng ĐDSH và các dịch vụ HST (ví dụ

như điều tiết nguồn nước, chống bão) như là một phần của chiến lược tổng thể để giúp con người

thích ứng với các tác động bất lợi của BĐKH. Theo đó, EbA bao gồm quản lý bền vững, bảo tồn

và khôi phục các HST và tài nguyên thiên nhiên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ con người thích ứng

với biến động khí hậu hiện tại và BĐKH. EbA là khái niệm mới dựa trên nguyên tắc: (i) các HST

khỏe mạnh có thể chống chịu nhiều hơn với các tác động và giảm tính dễ tổn thương của cộng

đồng sống và phụ thuộc vào HST; và (ii) HST cung cấp các dịch vụ có thể trợ giúp thích ứng với

các cú sốc, biến thiên và thay đổi của khí hậu.

Tăng cường quản lý HST sẽ góp phần tăng khả năng phục hồi trước BĐKH, bảo vệ bể chứa

cacbon và đóng góp vào các chiến lược thích ứng. BĐKH đã, đang ảnh hưởng đến HST và cuộc

sống, nhưng việc bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên sinh học có thể giảm nhẹ những tác động

này và đóng góp vào các giải pháp ở quốc gia và cộng đồng trong cuộc chiến thích ứng với

115

BĐKH. Những chiến lược dựa vào HST có

thể đưa ra các giải pháp hiệu quả về mặt

chi phí và bền vững, đóng góp và bổ trợ

các chiến lược thích ứng của quốc gia và

khu vực.

Bảo vệ rừng, đất ngập nước và nơi cư trú

ven biển và các HST tự nhiên khác có thể

cung cấp các lợi ích về mặt xã hội, kinh tế

và môi trường, trực tiếp thông qua quản lý

bền vững hơn tài nguyên sinh học và gián

tiếp thông qua bảo vệ các HST. Các khu

bảo tồn, nơi cư trú tự nhiên trong đó, có

thể bảo vệ rừng đầu nguồn và điều tiết

dòng chảy và chất lượng nước; chống xói

mòn; ảnh hưởng đến chế độ mưa và thời

tiết; bảo vệ các nguồn tài nguyên tái tạo và

các bể chứa gen; bảo vệ nòi giống, thụ

phấn và phân tán hạt tự nhiên, từ đó duy trì

sức khỏe của HST. Các cánh rừng ngập

mặn ven biển có vai trò trong việc bảo vệ

khỏi bão và như một rào cản an toàn chống

lại các mối nguy tự nhiên như lũ, bão, sóng

thần. Các khu đất ngập nước tự nhiên lọc

chất ô nhiễm và cung cấp nơi sinh trưởng cho cá. Việc bảo vệ và quản lý tốt hơn các sinh cảnh tự

nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể mang lại lợi ích cho người nghèo và các cộng động

bản địa thông qua việc duy trì các dịch vụ sinh thái và việc tiếp cận với các nguồn tài nguyên

trong các thời gian khác nhau, bao gồm cả khi có thiên tai và hạn hán.

2.2. Một số kinh nghiệm áp dụng EbA

2.2.1. Khôi phục rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở Việt Nam

Để giảm các rủi ro đối với cộng đồng ven biển từ các mối nguy hại của bão và tăng cường năng

lực thích ứng thông qua đa dạng hóa nguồn sinh kế, cách tiếp cận thích ứng dựa vào HST được

áp dụng ở Việt Nam là khôi phục và quản lý bền vững những cánh rừng ngập mặn. Việc áp dụng

cách tiếp cận EbA này đã mang lại các kết quả tích cực như tăng diện tích và tăng trưởng của

rừng ngập mặn, tạo ra các hành lang cho việc bảo vệ bờ biển, đồng thời cũng góp phần cải thiện

sinh kế từ việc khai thác bền vững các sản phẩm từ lâm sản và lâm sản ngoài gỗ từ rừng (Powell

và nnk., 2011).

2.2.2. Quản lý toàn diện rừng đầu nguồn cho thủy điện và nông nghiệp ở Rwanda

Ở phía Bắc của Rwanda, việc phụ thuộc nhiều vào các hoạt động nông nghiệp và rừng cho sinh

kế đã góp phần làm suy thoái đất trong khu vực rừng đầu nguồn bao quanh các khu vực đất ngập

nước ở Rugezi và phía hạ lưu của hồ Bulera và Ruhondo. Năm 2003-2004, Rwanda đã trải qua

giai đoạn giảm đáng kể lượng điện phát sinh do khủng khoản kinh tế. Việc suy giảm này đã đóng

Một số ví dụ về EbA

Bảo vệ đới bờ thông qua việc duy trì, khôi phục

rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển.

Rừng ngập mặn sẽ giảm sức mạnh của sóng

trước khi vào bờ, từ đó giảm lũ lụt và xói mòn

ven biển.

Quản lý bền vững đất ngập nước để duy trì dòng

chảy và chất lượng nguồn nước, tạo ra các hồ

chứa nước lũ và cung cấp chức năng dự trữ

nước quan trọng trong mùa khô

Bảo tồn và khôi phục rừng để giữ ổn định vùng

đất dốc, điều hòa dòng chảy, chống lũ quét và

sạt lở đất khi tần suất và lượng mưa tăng

Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp đa dạng để

đối phó với các rủi ro trong điều kiện thời tiết

thay đổi.

Bảo tồn ĐDSH trong nông nghiệp để cung ứng

nguồn gen quan trọng giúp cho cây trồng và vật

nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu...

Nguồn: Robert Munroe và nnk., 2011.

116

góp vào việc khan hiếm nước do thủy điện, một phần dẫn đến việc suy giảm và quản lý kém các

khu rừng đầu nguồn xung quanh và giảm lượng mưa. Để xây dựng khả năng chống chịu với hệ

thống thủy điện và giải quyết các tác động bất định của BĐKH, các hoạt động như khôi phục lại

rừng ngập mặn Rugezi-Bulera-Ruhondo đã bị suy giảm bắt đầu được triển khai. Các biện pháp

được Chính phủ Rwanda thực hiện bao gồm cấm các hoạt động nông nghiệp, chăn thả và thủy

lợi trong khu vực đất ngập nước. Để bù đắp các ảnh hưởng bất lợi đối với các hoạt động tạo thu

nhập này của các hộ dân ở địa phương, hỗ trợ cho nông dân thực hiện các giải pháp nông nghiệp

bền vững và đa dạng hóa sinh kế của họ như nuôi ong. Các biện pháp quản lý nông nghiệp và

rừng đầu nguồn đã được thực hiện, bao gồm trồng tre và đai cỏ trong khu đất ngập ngước, cải

thiện bếp đun nấu (có tác dụng giảm củi đun lấy từ rừng). Các giải pháp chính sách kết hợp và

khôi phục lại khu đất ngập nước đã góp phần cho việc hoạt động lại của nhà máy thủy điện với

công suất thiết kế và tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng địa phương (Hove Hilary

và nnk., 2011).

2.2.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua trồng rừng ở đô thị

Năm 2008, thành phố Edmonton bắt đầu xây dựng kế hoạch quản lý rừng đô thị như biện pháp

ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng và nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết, bao gồm

tăng nhiệt độ, lượng mưa lớn, hạn hạn, bệnh tật do BĐKH. Điều này đã dẫn đến việc tăng tỷ lệ

chết của các cây trồng cao gấp 5 lần so với trung bình, do điều kiện hạn hán và dịch bệnh. Kế

hoạch trồng rừng đô thị được thực hiện, nhằm tạo ra rừng đô thị bền vững và đa dạng, hỗ trợ

người dân trong môi trường đô thị để thích ứng với các tác động của BĐKH. Kiểm kê rừng địa

phương đã được tiến hành năm 2009, nhằm giúp những người lập kế hoạch ở thành phố xem xét

và xác định các hoạt động quản lý trong tương lai để tăng cường sự phục hồi của các cánh rừng

đô thị đối với bệnh tật và các thời tiết khí hậu cực đoan, thông qua cung cấp các dịch vụ của HST

để hỗ trợ làm mát thành phố, cải thiện chất lượng không khí, điều tiết lượng nước mưa và chống

xói mòn. Kế hoạch quản lý rừng đô thị đã giúp thành phố xây dựng cách tiếp cận tổng hợp và

toàn diện để quản lý các khu rừng đô thị (Robert Munroe và nnk., 2011).

3. KHUNG CHÍNH SÁCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

3.1. Các chương trình/chiến lược quốc gia

3.1.1. Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu

Chương trình được ban hành theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2008

của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác

động của BĐKH với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được

kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn

và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển

nền kinh tế theo hướng cacbon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ

BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.

Một trong những đặc điểm quan trọng của NTP-RCC là khuyến khích lồng ghép mối quan tâm

về BĐKH vào trong Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội (SEDS 2011-2020) và Chương trình

Phát triển kinh tế xã hội (SEDP 2011-2015) và Chính sách Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT),

quản lý vùng biển, cung cấp và sử dụng năng lượng. Chương trình Hành động BĐKH sẽ được

117

các bộ và các tỉnh xây dựng. NTP-RCC chỉ ra tính cấp thiết của nghiên cứu và hoạch định ngắn

hạn và xây dựng, thực hiện các chương trình đầu tư trong giai đoạn sau, do đó đòi hỏi sự hỗ trợ

về tài chính và kỹ thuật.

3.1.2. Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu

Chiến lược quốc gia về BĐKH được phê duyệt theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng

12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Chiến lược đã xác định mục tiêu chung là phát huy năng

lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH và

giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu

phát triển bền vững; tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của con người và các hệ thống tự

nhiên, phát triển nền kinh tế cacbon thấp, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo

đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh BĐKH toàn cầu và tích cực cùng

cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.

Chiến lược xác định 10 nhiệm vụ chính:

+ Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu;

+ Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước;

+ Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương;

+ Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn ĐDSH;

+ Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất;

+ Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH;

+ Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH;

+ Phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với BĐKH;

+ Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề về BĐKH;

+ Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả.

3.1.3. Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015

Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 được phê duyệt theo

Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo

Chương trình, 22 danh mục dự án đã được phê duyệt để thực hiện Chương trình này, chia làm 3

nhóm: Đánh giá mức độ BĐKH và nước biển dâng; Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành

động ứng phó với BĐKH; Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện

Chương trình.

Chương trình do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quản lý, nhằm từng bước hiện thực

hóa Chiến lược quốc gia về BĐKH, tăng cường nhận thức và năng lực thích ứng với BĐKH,

định hướng giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền kinh tế cacbon thấp, tích cực cùng cộng

đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.

118

Chương trình mục tiêu giai đoạn 2012-2015 đề ra 9 nhiệm vụ chủ yếu:

+ Xây dựng, ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia Ứng phó với BĐKH, kế hoạch hành động

ứng phó với BĐKH của các bộ, ngành và địa phương;

+ Xây dựng hệ thống giám sát BĐKH, nước biển dâng gắn với mô hình số độ cao có độ chính

xác cao, phục vụ công tác nghiên cứu, rà soát và xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội

trong điều kiện BĐKH, nước biển dâng ở Việt Nam;

+ Xây dựng các bản đồ ngập lụt, rủi ro thiên tai, khí hậu theo kịch bản BĐKH và nước biển

dâng, gắn với hệ thống thông tin địa lý, trước mắt tập trung tại các vùng trọng điểm thường

xuyên bị tác động của thiên tai, vùng có nguy cơ ảnh hưởng mạnh của nước biển dâng;

+ Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng chi tiết đến từng

địa phương. Đánh giá mức độ tác động của BĐKH, nhất là nước biển dâng đối với các lĩnh vực,

ngành, địa phương; xác định giải pháp ứng phó với BĐKH;

+ Hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách được xác định trong Kế hoạch Hành

động Ứng phó với BĐKH;

+ Triển khai các mô hình thí điểm thích ứng với BĐKH, nước biển dâng ở hai tỉnh thí điểm

Quảng Nam, Bến Tre và đề xuất phương án nhân rộng;

+ Ban hành các chính sách thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các

lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông

vận tải, xây dựng, giảm nghèo và an sinh xã hội;

+ Xây dựng thể chế, thiết chế tài chính khuyến khích, huy động các nhà tài trợ quốc tế song

phương và đa phương cung cấp, đầu tư nguồn lực và công nghệ cho ứng phó với BĐKH;

+ Phổ biển, tuyên truyền nâng cao kiến thức cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH cho đại đa

số công chức, viên chức Nhà nước, 75% học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cư.

Tổng kinh phí Chương trình giai đoạn 2012-2015 là 1.771 tỷ đồng, huy đồng từ ngân sách trung

ương, ngân sách địa phương, kinh phí nước ngoài…

3.1.4. Chiến lược quốc gia về Phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến 2020

Chiến lược đã xác định công tác phòng, chống thiên tai, bao gồm: phòng ngừa, ứng phó và khắc

phục hậu quả, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo phát triển bền vững, góp

phần ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Kế hoạch hành động của Chiến lược bao gồm 2 nhóm kế hoạch: các biện pháp phi công trình và

các biện pháp công trình. Chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn là một trong những

nội dung được xác định trong nhóm biện pháp phi công trình. Đồng thời, Chiến lược cũng xác

định nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phải được lồng ghép trong quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, từng lĩnh vực, quốc gia1.

1 Nội dung 4 trong phần quan điểm của Chiến lược.

119

3.1.5. Chương trình hỗ trợ Ứng phó với biến đổi khí hậu

Chương trình hỗ trợ Ứng phó với BĐKH nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động ứng phó với

các tác động do BĐKH gây ra, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Phạm vi và nội dung hoạt động

của Chương trình bao gồm các lĩnh vực và các ma trận chính sách, bao gồm 3 nhóm: (i) Nhóm

A: giảm phát thải khí nhà kính; (ii) Nhóm B: nhóm thích ứng với BĐKH; và (iii) Nhóm C: các

vấn đề liên ngành.

Theo cơ chế thực hiện, hàng năm các bộ, ngành và địa phương lập danh sách các chính sách ưu

tiên về BĐKH do bộ, ngành và địa phương mình phụ trách gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường

tổng hợp và phân tích, đánh giá, lập khung ma trận chính sách. Kinh phí thực hiện của Chương

trình do Chính phủ Pháp và Chính phủ Nhật Bản tài trợ trong giai đoạn đầu.

Đồng thời, Chương trình cũng xác định các tiêu chí đánh giá các dự án ưu tiên có thể nhận nguồn

kinh phí của Chương trình1. Theo đó, yêu cầu đối với các dự án ưu tiên theo SP-RCC bao gồm:

+ Phù hợp Chiến lược quốc gia về BĐKH, Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của bộ,

ngành, địa phương, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH;

+ Gắn kết với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của bộ,

ngành và địa phương;

+ Sử dụng công nghệ, kỹ thuật phù hợp, đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường

và nâng cao khả năng chống chịu với BĐKH;

+ Đảm bảo tính khả thi về tài chính, năng lực thực hiện, chú trọng đến tính đa mục tiêu, liên

vùng, liên ngành, liên lĩnh vực, có sự tham gia của cộng đồng.

Việc lựa chọn các dự án nhận nguồn kinh phí của SP-RCC sẽ phụ thuộc vào mức độ ưu tiên theo

lĩnh vực, theo khu vực, theo lĩnh vực dễ bị tổn thương của từng khu vực, theo nội dung đề xuất

dự án.

3.2. Các chính sách của ngành/lĩnh vực

3.2.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định 8

nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2011-2015, bao gồm:

+ Đánh giá diễn biến khí hậu, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và các kịch bản BĐKH;

+ Triển khai nghiên cứu về BĐKH;

+ Xây dựng thể chế, chính sách về BĐKH;

+ Nâng cao nhận thức cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực về BĐKH;

+ Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đến các lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

+ Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH và nước biển dâng đối với các lĩnh vực về tài

nguyên và môi trường;

1 Ban hành theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

120

+ Tích hợp các vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch của ngành

tài nguyên và môi trường;

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

3.2.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được

ban hành theo Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn, tập trung vào 7 nhóm nhiệm vụ:

+ Đánh giá tác động của BĐKH, nước biển dâng đối với từng lĩnh vực của ngành nông nghiệp

và phát triển nông thôn;

+ Xây dựng các chương trình/dự án đối với từng lĩnh vực của ngành, phù hợp với các địa

phương cụ thể để ứng phó (giảm thiểu và thích ứng) với BĐKH và tạo cơ hội phát triển ngành;

+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của các cấp của ngành, lĩnh vực, địa phương và

cộng đồng;

+ Đào tạo và phát triển nhân lực của ngành, các lĩnh vực và địa phương đáp ứng thách thức

BĐKH và tạo cơ hội phát triển;

+ Lồng ghép các vấn đề BĐKH và nước biển dâng vào kế hoạch hành động, chính sách, chiến

lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương;

+ Hợp tác quốc tế với các chính phủ, các tổ chức quốc tế, nhằm huy động nguồn lực, tri thức,

kinh nghiệm và kinh phí để thực hiện Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của ngành;

+ Hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch

Hành động.

Kế hoạch cũng xác định 54 nhiệm vụ ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát

triển nông thôn giai đoạn 2011-2015, trong đó có một số nhiệm vụ liên quan đến thích ứng với

BĐKH, bao gồm:

+ Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của BĐKH đối với ĐDSH, các HST rừng, đất ngập nước và đề

xuất các giải pháp thích ứng;

+ Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, nhằm tăng cường

thích ứng với BĐKH và nước biển dâng.

3.2.3. Bộ Công Thương

Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH của Bộ Công Thương được chia làm 3 giai đoạn: Giai

đoạn chuẩn bị (2010), Giai đoạn triển khai (2011-2015) và Giai đoạn phát triển (sau 2015).

Kế hoạch gồm 4 nhóm nhiệm vụ:

+ Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực;

+ Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đến các lĩnh vực của ngành công thương;

+ Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách

hỗ trợ các hoạt động ứng phó với BĐKH;

121

+ Triển khai thực hiện một số dự án thí điểm ứng phó với BĐKH và nước biển dâng, tập trung

theo hướng cải tiến, áp dụng các công nghệ mới thân thiện với khí hậu, sử dụng hiệu quả tiết

kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm: năng lượng, nguyên liệu, vật liệu.

3.3. Nhận xét và đánh giá

BĐKH đã được xác định là một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Nhận thức được

những tác động của BĐKH, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tại cấp quốc gia, các

ngành/lĩnh vực. Đây có thể được xem là những nỗ lực tích cực của Việt Nam trong việc ứng phó

với BĐKH.

Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 và Chương trình hỗ

trợ Ứng phó với BĐKH đã xác định rõ những hành động và nhiệm vụ cụ thể trước mắt cần phải

thực hiện. Đồng thời, BĐKH đã được xem xét đến trong các kế hoạch hành động của một số bộ

và được đề cập đến trong một số văn bản pháp lý của các lĩnh vực như lâm nghiệp, tài nguyên

nước, năng lượng, thiên tai.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng hầu hết các chiến lược và kế hoạch đều tập trung vào các hành

động giảm nhẹ BĐKH và các hành động tập trung vào thích ứng với BĐKH vẫn còn rất hạn chế,

chủ yếu tập trung vào các hoạt động như bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, bảo vệ và phát triển

rừng phòng hộ ven biển trong các lĩnh vực như lâm nghiệp và thiên tai.

Một điểm đáng lưu ý là nội dung lồng ghép/tích hợp các BĐKH vào các chiến lược, chương

trình, quy hoạch, kế hoạch đều được đề cập tại hầu hết các văn bản như Chương trình Mục tiêu

quốc gia Ứng phó với BĐKH, các kế hoạch hành động về BĐKH của các bộ (TN&MT, NN và

PTNN, Công Thương). Đây có thể xem là cơ hội lồng ghép EbA vào trong các chương trình, quy

hoạch và kế hoạch.

4. ĐỀ XUẤT LỒNG GHÉP THÍCH ỨNG DỰA VÀO EbA TRONG CÁC CHIẾN LƯỢC, KẾ

HOẠCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI

4.1. Tại cấp quốc gia

Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 đã xác định 2 nhiệm

vụ chủ yếu liên quan đến thích ứng với BĐKH: (i) Triển khai các mô hình thí điểm thích ứng với

BĐKH, nước biển dâng ở hai tỉnh thí điểm Quảng Nam, Bến Tre và đề xuất phương án nhân

rộng; và (ii) Ban hành các chính sách thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

trong các lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất, tài nguyên nước, năng lượng,

giao thông vận tải, xây dựng, giảm nghèo và an sinh xã hội. EbA có thể được xem xét như một

cách tiếp cận mới để thực hiện 2 nhiệm vụ được xác định trong NTP-RCC 2012-2015 này.

Hoàn thiện Khung ưu tiên thích ứng với BĐKH được xác định là hành động bắt buộc trong

Khung ma trận chính sách năm 2012 thuộc SP-RCC. EbA có thể được giới thiệu như một cách

tiếp cận trong hoạt động ưu tiên thích ứng trong hành động này.

Đồng thời, thích ứng với BĐKH cần được lồng ghép vào kế hoạch cấp quốc gia và địa phương

cũng như các kế hoạch và chiến lược ngành/lĩnh vực dễ bị tổn thương do BĐKH. Chính phủ cần

122

xem xét đến việc cần thiết để xây dựng Kế hoạch hành động về Thích ứng quốc gia (NAPAs)

theo khuyến nghị của Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCC).

4.2. Các kế hoạch ngành

4.2.1. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các ngành

Hiện nay, 3 bộ (Tài nguyên và Môi trường, NN&PTNN, Công Thương) đã xây dựng kế hoạch

hành động ứng phó với BĐKH. Các kế hoạch này đều xác định rõ sự cần thiết của việc tích hợp

các vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế hoạch. Đây có thể coi là cơ

sở pháp lý cho việc lồng ghép BĐKH nói chung và EbA nói riêng trong quá trình lập kế hoạch.

Kế hoạch hành động của Bộ TN&MT đã xác định cụ thể các nhiệm vụ liên quan đến tích hợp

BĐKH. EbA có thể được đề xuất như một cách tiếp cận có thể áp dụng trong các nhiệm vụ này.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, EbA có thể được tích hợp vào 2 nhiệm vụ

cụ thể được xác định trong giai đoạn 2011-2015, bao gồm: (i) nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của

BĐKH đối với ĐDSH, các HST rừng, đất ngập nước và đề xuất các giải pháp thích ứng; và (ii)

rà sát, điều chỉnh quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, nhằm tăng cường

thích ứng với BĐKH và nước biển dâng.

4.2.2. Lâm nghiệp

Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Chiến lược phát triển Lâm nghiệp của Việt Nam đã đưa ra

khuôn khổ pháp lý cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Bảo vệ và phát triển HST rừng sẽ

đóng góp đáng kể trong việc thích ứng với BĐKH của các cộng đồng, đặc biệt các cộng đồng

ven biển. EbA có thể xem là cách tiếp cận thích hợp trong việc đạt được các mục tiêu và nhiệm

vụ cụ thể đã được xác định trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Ngoài ra, EbA có thể được xem là một hợp phần có thể được đưa vào Chương trình Hành động

quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng,

quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011-

2020, đặc biệt trong các chương trình hành động thực hiện REDD+ (giảm phát thải từ mất rừng

và suy thoái rừng (Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation (REDD), kết

hợp bảo tồn, quản lý bền vững và tăng dự trữ cacbon) ở cấp tỉnh, kế hoạch bảo vệ và phát triển

rừng, sử dụng đất và các chương trình, dự án giảm phát thải trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, việc triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp như phát triển rừng phòng

hộ đầu nguồn và rừng ngập mặn, rừng phòng hộ chắn sóng, chắn gió và cát di động ven biển có

thể được xem là các hoạt động hỗ trợ áp dụng EbA trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Việc ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 quy định về chính sách chi trả

dịch vụ HST rừng cũng có thể được xem là cơ sở pháp lý hỗ trợ công tác bảo vệ HST rừng và

các dịch vụ HST liên quan.

4.3. Thiên tai

Bảo vệ HST như rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn đã được xác định là một trong những quy

định trong Luật Đê điều và Kế hoạch hành động của Chiến lược quốc gia Phòng, chống và giảm

nhẹ thiên tai đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng cho việc lồng ghép EbA trong các chính

123

sách về thiên tai, đặc biệt tập trung vào việc bảo vệ và phát triển HST như các biện pháp phi

công trình trong phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai.

Các phương pháp đánh giá rủi ro có thể được coi là công cụ thích hợp trong việc lồng ghép thích

ứng với BĐKH nói chung và EbA nói riêng trong các kế hoạch hành động về BĐKH và kế

hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cấp địa phương, nhấn mạnh vai trò của HST trong việc bảo vệ

cộng đồng thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ thiên tai.

5. KẾT LUẬN

Với HST đa dạng phân bố khắp trên cả nước, việc áp dụng EbA trong thích ứng với BĐKH có

thể được xem là cách tiếp cận thích hợp đối với Việt Nam trong điều kiện các tác động của

BĐKH ngày càng tăng.

Việt Nam đã ban hành khuôn khổ pháp lý về ứng phó với BĐKH, bao gồm Chương trình Mục

tiêu quốc gia Ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về

Phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Đồng thời, các giải pháp ứng phó

với BĐKH đã được xác định trong các ngành/lĩnh vực như lâm nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên

nước, thiên tai, v.v... Tuy nhiên, có thể nhận thấy các văn bản pháp luật này tập trung chủ yếu

vào các biện pháp giảm nhẹ BĐKH. Các giải pháp thích ứng với BĐKH mặc dù đã được đề cập,

nhưng còn ở mức độ rất hạn chế. Lồng ghép thích ứng với BĐKH nói chung và thích ứng với

BĐKH dựa vào HST do đó rất cần thiết để tăng cường hơn nữa khả năng chống chịu trước các

tác động bất lợi của BĐKH.

EbA có thể coi là cách tiếp cận thích hợp để lồng ghép/tích hợp vào các chiến lược, chương

trình, quy hoạch, kế hoạch ở cấp trung ương và địa phương cũng như của các ngành (lâm nghiệp,

nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, thiên tai), góp phần hỗ trợ trong việc thích ứng với các

tác động ngày càng tăng của BĐKH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho

Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt

Nam.

1. Chiến lược quốc gia về Phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến 2020.

2. Hove Hilary, Jo-Ellen Parry and Nelson Lujara, 2011. Maintenance of Hydropower

Potential in Rwanda Through Ecosystem Restoration. IISD Publications Centre, World

Resources Report, Washington D.C. Http://www.worldresourcesreport.org.

3. Powell N., O. Maria, Sinh Bach Tan and Vu Canh Toan, 2011. World Resource Report Case

Study: Climate Change Adaptation and the Role of Mangrove Restoration and

Rehabilitation in Vietnam. World Resource Insititute. Washington, D.C.

Http://www.worldresourcesreport.org.

4. Robert Munroe, Nathalie Doswald, Dilys Roe, Hannah Reid, Alessandra Giuliani, Ivan

Castelli and Iris Moller, 2011. Does EbA Work? A Review of the Evidence on the

124

Effectiveness of Ecosystem-based Approaches to Adaptation. IIED, Birdlife International,

UNEP-WCMC, ELAN, University of Cambridge.

5. Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương

trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015.

6. Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu.

7. Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 04/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiêu chí

đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ Ứng phó với biến đổi khí hậu.

8. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến

lược Phát triển lâm nghiệp.

9. Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến

lược quốc gia về BĐKH.

10. Quyết định số 2418/QĐ-BTNMT ngày 20/12/201 ban hành Kế hoạch Hành động Ứng phó

với BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2015.

11. Quyết định số 403/QĐ-BCT ngày 03/08/2010 ban hành Kế hoạch Ứng phó với BĐKH của

Bộ Công Thương.

12. Quyết định số 43/TTg ngày 09/01/2012 về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Biến đổi Khí

hậu.

13. Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/02/2011 ban hành Kế hoạch Ứng phó với

BĐKH của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

14. Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch

quốc gia Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

15. Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình Mục tiêu quốc gia về Sử dụng tiết

kiệm năng lượng và hiệu quả.

16. Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương

trình Hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất

rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng

cacbon rừng” giai đoạn 2011-2020.

125

Summary

INTERGRATING ECOSYSTEM-BASED APPROACH INTO CLIMATE CHANGE

POLICIES AND STRATEGIES

Kim Thi Thuy Ngoc

Ph.D. Student, Centre for Natural Resources and Environmental Studies, VNU, Hanoi

Viet Nam is considered to be strongly affected by climate change. Climate change has been

having influence on a large of communities and threatening the achievement of sustainable

development goals.

In order to respond to climate change impacts, the government of Viet Nam has promulgated

many official text laws, such as the National Programme to Climate Change Response, the

National Strategy on Climate Change and the National Strategy for Calamity Prevention,

Response and Mitigation up to 2020. At the same time, solutions to cope with climate change

have been determined by forestry, agriculture, water resource, disaster fields/sectors, etc.

Besides, institutions related to climate change are being completed, such as establishing National

Committee on Climate Change, National Steering Committee on Climate Change.

Ecosystem-based Approach to Adaptation (EbA) is the use of biodiversity and ecosystem sevices

as an important part in the overal strategy to help people adapt to negative impacts from climate

change. Using EbA aims to enhance the tolerance and recovery of communities and ecosystems

through concrete activities, such as natural resources conservation and management, integrated

watershed management, etc. in order to maintain and recover the whole ecosystem, services and

benefits that ecosystems provide.

This article will examine EbA, from which it will give recommendations and proposals to

integrating EbA into climate change policies and strategies in Vietnam.