67
Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com 1

Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

1

Page 2: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

2

MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGUỒN CỘI TỔ PHÁI ............. 4

THỜI KỲ I: HỒNG HOANG ................................................. 5

THỜI KỲ II: VĂN LANG DỊ SỬ .......................................... 7

A. TRUYỀN TÍCH TRẦU CAU: ....................................... 7

B. TRUYỀN TÍCH THÁNH GIÓNG: ................................ 9

I. Bảo vệ Long Hổ: ........................................................... 9

II. Nằm trên Chõng Đá: .................................................. 10

III. Con Ngựa Sắt hay Hổ Bộ Long Hành:..................... 12

IV. Chẳng nói chẳng cười hay hơi thở của Long Hổ Võ

Công:............................................................................... 12

V. Bảy Nong Cơm, Ba Nong Cá hay Tuyệt Kỹ Võ

Công: .............................................................................. 15

VI. Cây tre hay Võ Công Sơ Khoáng và Thủy Trị

Liệu Dưỡng Sinh: ........................................................... 21

VII. Vụt lớn lên như thổi hay thời gian tu luyện: ........... 27

VIII. Âm vang chẽ tre hay “tiếng quát” Bùng Nổ

Năng Lực Sấm sét: ......................................................... 29

IX. Cây tre hay dưỡng sinh: ........................................... 31

X. Giao cảm: .................................................................. 32

C. TRUYỀN TÍCH THẠCH SANH: ................................ 34

THỜI KỲ III: LONG MẠCH HOA LƯ ............................... 36

Page 3: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

3

A. VÕ CÔNG CỜ LAU: ................................................... 36

B. HÀNG LONG PHỤC HỔ: ........................................... 37

C. LONG HỔ KHÍ CÔNG: ............................................... 37

THỜI KỲ IV: LONG MẠCH HOA LƯ (THĂNG

LONG) .................................................................................. 38

A. MÙA ĐÔNG THẾ KỶ 20: ........................................... 39

B. MÙA XUÂN THẾ KỶ 21: ........................................... 41

XUẤT THỦ (KIM BÁO LONG TRẢO) ............................. 44

VẠN THẮNG CÔNG VÀ OM AH HÙM ........................... 57

Chiêu 1- Xuất Thủ: ............................................................ 60

Chiêu 2 – Phi Lâu Diệu Thủ: ............................................. 62

Chiêu 3 – Vỗ Tay Thoát Khỏi Hồng Trần: ........................ 63

Page 4: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

4

LONG HỔ VÕ CÔNG

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGUỒN CỘI

TỔ PHÁI

Tìm hiểu cội nguồn Tổ Phái tức là đi tìm sự sinh hóa

của Việt Nam qua truyền tích và lịch sử.

Cây có cội nước có nguồn, cội nguồn võ công Việt

Nam được manh nha từ những người đầu tiên lập làng, lập

nước của dân Giao Chỉ và theo sự biến dịch của thời gian qua

đã phát triển thêm vững chắc có thực chất đa diện, đa kiện –

Sự nhuận sắc đến nay của Võ Công đã trải qua 4 thời kỳ kéo

dài suốt 4859 năm (từ 2897 trước kỷ nguyên đến năm 1962

sau Tây lịch) và cho đến nay (1983) đã có 4880 tuổi võ.

Bốn thời kỳ đó là:

Thời kỳ Hồng Hoang khai sinh tên võ.

Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng

Phù Đổng Thần Công.

Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng

Vương phát triển “Long Hổ Võ Công”.

Thời kỳ Long Mạch Thăng Long – Tu chỉnh thế

“Long Cuộn Hổ Ngồi và Hiệp Long”.

Page 5: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

5

THỜI KỲ I: HỒNG HOANG

Hồng Hoang là thời kỳ khai sinh tên tuổi của Long Hổ

Võ Công được thừa nhận do truyền tích Sơn Tinh Thủy Tinh.

Theo truyền thuyết dân gian, lúc Quốc gia trong dạng mới

thành lập Tổ Phái đã trải qua cuộc Long Hổ Tranh Hùng hay

Sơn Tinh Thủy Tinh giao chiến.

Buổi chớm bình minh của Vũ Trụ, trời sinh nước

trước, nước và đất tranh chấp để dành vị trí thích hợp. Sự

cách biệt giữa Long là Sông và Hổ là Núi chưa rõ rệt. Long

Hổ không kết tụ trên mặt đất là cõi chết như hậu quả tranh

chấp của Sơn Tinh và Thủy Tinh – Khi Long Hổ phân ngôi,

có mạng mạch, có ích lợi lẫn nhau thì mặt đất có sinh khí, có

mầm móng, huyền thoại trên đã khẳng định:

-Vùng đất chết là vùng đất Sơn Thủy Long Hổ mạch

chưa kết tụ ổn định.

-Giang sơn được gấm vóc là do kết quả của Long Hổ

mạch hay là: Sự suy thịnh của Đất nước phải gắn liền với sự

Hưng vong của Long Hổ mạch.

Chính vì sự quan trọng của địa lý Long Hổ cho nên

tiền nhân đã không dùng chữ lãnh thổ mà dùng chữ Sơn Hà,

Giang Sơn, Sơn Thủy, Tổ Quốc, Quốc Gia….

Mạch sống đất nước là Long Hổ. Mạch sống của cơ

thể cũng là Long Hổ. Đường Long và Đường Hổ trong cơ thể

là hai (2) mạch Nhâm Đốc. Trên phương diện Địa lý, mở

Page 6: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

6

mang Long Hổ là làm cho đất nước thêm giàu mạnh văn

minh. Trên phương diện tu thân, đả thông Nhâm Đốc là biết thấu

Tử Sanh.

Người dân là một thành viên trong một nước, tất nhiên

phải vinh hạnh chấp nhận mạch sống của mình và của Đất

nước là Một Dòng Luân Lưu Gắn Bó. Như vậy môn võ tu

thân của dân tộc được gọi là Long Hổ Võ Công nhằm nhắc

nhở Tổ Quốc và Ta là mối tương quan không thể tách rời. Đó

là danh xưng võ phái hàm súc ý nghĩa cao cả là vậy.

Page 7: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

7

THỜI KỲ II: VĂN LANG DỊ SỬ

Thời dị sử 2897 năm trước kỷ nguyên có 3 truyền tích

về Long Hổ Võ Công:

Truyền tích Trầu Cau.

Truyền tích Thánh Gióng.

Truyền tích Thạch Sanh.

A. TRUYỀN TÍCH TRẦU CAU:

Dân tộc Lạc Việt định cư theo sơn thủy của quê hương

được tạo hóa ban phát, sống quần hợp, hài hòa như chung

một dòng huyết sử theo sự tích trầu cau. Tích này nêu tính

hòa hợp thành một móc nối của người v.v.... Xuất phát từ đó

Long Hổ Võ Công mang tính thượng võ là phải hòa hợp thành

mối duy nhất như dòng máu Trầu Cau.

Vì vậy Long Hổ Võ Công chỉ có nhất thế và chú trọng

đến sự tuần hoàn huyết dịch – dù trải qua bao thế kỷ, hình

dạng mới của Long Hổ Võ Công mãi mãi cũng chỉ gồm một

thế có tác dụng làm cho máu lưu thông hoàn hảo.

Dòng máu duy nhất này là thiên thời của Việt Nam. Đã

phù hợp thiên thời thì không nên làm mất – Hòa thành một là

lẽ sống – Võ công muốn sống còn phải Quy Về Một (1) Thế

Giản Dị nhất và phải chọn sự lưu thông huyết khí hoàn chỉnh

làm gốc thiên thời.

Phù hợp thiên thời bởi vì: Vũ trụ lấy càn và khôn

Page 8: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

8

làm gốc, cung càn có ba (3) khí chơn dương .Vào

buổi tiên thiên Càn Khôn phân định hay lúc bào thai còn

trong bụng mẹ cũng thế, khi thai quay đầu xuống, đứt rún lìa

khỏi tiên thiên. Tứ tướng nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt mở ra, rớt xuống

bốn (4) biển khổ ải của Hậu Thiên – khóc khổ A một tiếng thì

càn khôn nghiêng ngửa – lúc này cung càn mất một khí

dương ở giữa: => , huyết được sinh ra, thành cung

Ly , (càn thành ra ly) cung Ly lìa khỏi Tiên Thiên gồm:

Một khí Chân Âm của cung Khôn xen vào giữa khí chơn

Dương của Càn như một nữ xen giữa hai (2) nam – huyết

được sinh ra thành cung Ly là dòng máu nhiệt tình của sự tích Trầu

Cau.

Trở về 1 dòng máu là trở về cung càn (Ly trở về Càn)

quay lại cội nguồn tiên thiên hay Phản Bổn Hoàn Nguyên.

Trong Long Hổ Võ Công đó là trình độ Phi Lâu Diệu Thủ, Vỗ

Tay Thoát Khỏi Hồng Trần hay Phù Đổng Thần Công. Sự

tích Trầu Cau xác định tính hướng thượng cấp cao của trình

tự dân tộc Việt Nam là hãy trở về dòng sinh hóa duy nhất.

Trầu, Cau, Đá, Vôi là những cơn xoáy nhỏ, dù tồn tại

lâu dài hay ngắn ngủi rồi sau cùng cũng sẽ tan ra và chuyển

hóa thành một dòng máu.

Các võ phái, các quyền thức trong dân gian cũng là

những xoáy nước nhỏ có cơn xoáy lâu dài, cũng có những

xoáy nước thời gian xuất hiện ngắn ngủi nhưng chung cuộc

Page 9: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

9

tất cả cũng biến mình vào một dòng sông sinh hóa rất mênh

mông của cội nguồn dân tộc.

Trở về một dòng hay nhất thế là mừng vì đã đẩy lùi tất

cả sự phát triển hỗn tạp của tri thức - quay về nguồn, về tâm

thể thuần nhất là đi vào Quang Minh Đại Lộ và hào quang võ

học của dân tộc Việt Nam chỉ rực sáng trong một Dòng Sông

Sinh Hóa duy nhất mà thôi.

Nếu tìm hiểu để thấy thì tâm linh con người mãi mãi sẽ

đắm chìm trong Vũ trụ sai biệt, trong khi con người siêu thoát

là phải vượt qua những sai biệt khôn cùng đó để trở về cội

nguồn tuyệt đối.

Tóm lại truyền tích Trầu Cau đã xác minh: Long Hổ

Võ Công gồm một thế Duy Nhất nhằm chú trọng: sự vận

chuyển huyết dịch hay là Dịch Cân. Yếu tố này là Thiên

Thời nên trở thành Bất Di Bất Dịch là khuôn vàng thước ngọc.

B. TRUYỀN TÍCH THÁNH GIÓNG:

Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương quê ở Hà

Bắc là Thánh Tổ Long Hổ Võ Công.

I. Bảo vệ Long Hổ:

Giặc Ân xâm chiếm nước ta, Đức Phù Đổng Thiên

Vương đã bảo vệ hữu hiệu giang sơn gấm vóc bằng cách hiển

công thần uy Long Hổ Võ Công, thần uy này thế hệ sau gọi

là Phù Đổng Thần Công.

Page 10: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

10

II. Nằm trên Chõng Đá:

Đây là nguồn phát sinh tư thế duy nhất của Long Hổ

Võ Công trong cơ thân hay là cái gốc nhân hòa của võ học,

đề cập khía cạnh cơ thân là phải lưu ý hội đủ ba (3) yếu tố

Thiên - Địa - Nhân hòa hợp mới cô đọng thành tư thế duy

nhất toàn diện của Long Hổ Võ Công. Cơ thân vừa là một

phần chiết mẻ… vì nó chưa phải là tương quan tồn tại (Độc

lập tồn tại là NGÃ, tương quan tồn tại là VÔ NGÃ).

1- Nằm là giai đoạn im ngủ cần thiết trước khi tỉnh để hành

động, tiếp theo nằm là giai đoạn Đi (từ hiện tại đã dự đoán được

cái chưa có là đặc điểm Tiên Tri của Long Hổ Võ Công).

2- Muốn hành động phải vùng dậy bước đi.

3- Hai tay không luyện tập, trẻ thơ cũng biết sử dụng, nhưng

nếu không tập đi thì không biết đi, loài người có đặc điểm

trong sinh hoạt là phải tập đi từ lúc nhỏ khoảng một tuổi -

Sống với loài thú thì trẻ thơ sẽ bò, nhưng sống với loài người

thì phải biết đi, sự khác biệt này sẽ nâng loài người lên tầm

cao.

4- Giữa tay và chân, chân cần được uốn nắn hơn tay.

5- Trong bụng mẹ, bào thai vào tháng 4 thì tứ chi đã định,

trước sinh chân sau sinh tay.

6- Trong Hà Đồ số Âm chỉ chân nhiều hơn số dương chỉ tay

là 5 số, vậy chân chiếm phần quan trọng hơn tay.

7- Trong dịch học, khi luận về sự ích lợi thì phải: Bớt trên

Page 11: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

11

thêm dưới – Dưới đầy trên yên – Dưới là hào Sơ chỉ dân

chúng làm gốc với cơ thân là chân – chân vững thì toàn thân

an bình.

8- Đối với người tàn phế một (1) chân phải dùng nạng để đi,

tuy 2 tay còn nguyên nhưng phải lo cầm chặt hai (2) cây nạn

nên tuy có tay mà như bị bó tay. Mất một chân thì ảnh hưởng

luôn hai tay bị khiếm dụng, nếu tàn phế một cánh tay, hai

chân vẫn hữu dụng, tay còn lại không bị ảnh hưởng, do đó

chân cần thiết hơn tay.

9- Tánh mạng được ví như đất, nhờ đất mới có cây, đất chỉ

chân nên võ công lấy bộ đi làm gốc để dưỡng sinh tính mạng

“đi cho chân cứng đá mềm” khởi thủy và chung cuộc Long

Hổ Võ Công có một thế đó là:

Bước đi của bàn chân Giao Chỉ.

Hòa nhập vào địa khí của lũy tre quê hương.

Tạo thành một động tác có khả năng kích thích

tuyệt hảo sự tuần hoàn huyết dịch, như vậy

bước đi là nhân hòa, cây tre là địa lợi, tuần hoàn

huyết dịch thiên thời, cả ba (3) Đã Quy Về Một

Thế.

Thế này đắc dụng trên không (dưỡng sinh bảo vệ tính

mạng) và hữu dụng dưới nước (đó là thế bơi ếch, bơi sải để

cứu mạng).

Dụng cho tay không và dụng cho tay có vũ khí đều

Page 12: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

12

Đắc ý (đây là đặc điểm của Long Hổ Võ Công là không cần

học sử dụng vũ khí – chỉ cần học sử dụng tay chân – nhưng

khi có vũ khí trong tay thì vẫn thi thố đúng cách.

III. Con Ngựa Sắt hay Hổ Bộ Long Hành:

Không ai ra trận mà “cởi rồng cởi cọp” để điều hành

binh tướng, xông pha trận mạc phải ngồi trên chiến mã nhưng

con ngựa không đủ diễn tả kích thước ngang dọc của bước

chân giao chỉ kể trên, đó là bước dài và đi không động thân.

Gặp việc thì mãnh hổ xông xáo rừng sâu, khi đứng ngang

nhiên như núi cao riêng biệt – khi ngồi không chuyển như

“chõng đá” gọi tắt là Hổ Bộ Long Hành.

Cho nên ngựa sắt thần kỳ được dùng để mô tả: Hổ Bộ

Long Hành Tiến Thoái Vô Cương, Đức Thánh Gióng đã

“luyện thành đồng sắt” mấy xuân thu. Đã trở thành một Kim

cương THẲNG NHẤT cho nên dùng hình ảnh “ngựa sắt há

miệng, phun lửa (chân hỏa) là hàm ý “cưỡi rồng cưỡi cọp ra

trận” - Bộ Mã không hoàn toàn chỉ bộ chân mà phải biết kết

hợp với cơ thể để trở thành Di Thân. Di thân tuyệt hảo là Hổ

Bộ Long Hành thân và cước thành “mình đồng chân sắt” gân

cốt như kim thạch – Hơi thở tựa sấm sét, tung hoành ngang

dọc KIM siêu bản mã huyết cân nên được ví là “ngựa sắt” –

Hổ Bộ Long Hành gồm 5 bước đi của loài người trên địa cầu

nhưng theo những quy luật và phương của Vũ trụ ghi trong Hà Đồ.

IV. Chẳng nói chẳng cười hay hơi thở của Long Hổ Võ Công:

1- Ý nghĩa đích thực của tụ khí và tán khí “chẳng nói chẳng

Page 13: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

13

cười” là Bất Ngữ chớ không phải tịnh khẩu. Bất ngữ = Không

niệm = Mật niệm. “Không niệm mà tự chuyển mới là chân

truyền” hay không cần sự cố gắng của ý thức mà vẫn “tự

chuyển” mới không sợ hậu họa – Long Hổ Võ Công có chân

truyền một phương pháp chuyển dịch khí lực do tự nhiên mà

chuyển chớ chẳng phải do mở miệng niệm mà ra tiếng hay do

sự cố gắng của ý thức.

Mở miệng mà không chuyển dịch được khí lực thì

uổng công phu, làm cho hao tổn hiện hữu của thần khí ngày

càng hao tán. Không niệm mà tự chuyển thì dù có thở Vang

Động thì cũng không hề hấn gì bởi lẽ: “luyện được khí công

ví như bên mình có nhiều của báu dùng không hết - ăn cơm

thánh, mặc áo hiền - không sợ nóng - khoái lạc trường xuân -

lại còn: tu hành đến bậc thượng thừa thì mật niệm kinh vô tự

- chẳng nên mở miệng hơi ra thì thần khí tán “không chữ lấy

gì mà niệm”. Bậc thượng thừa học chân truyền “không niệm

mà tự chuyển” khi trình độ tu chứng đạt được tầng cao thì

mật niệm và không bao giờ trở lại trình độ sơ cả, mở miệng

hơi ra hao tổn mà không hiểu Khí Vận là gì” như vậy lần

phân định hai (2) điều:

Chữ không niệm hay mật niệm là không cần sự

cố gắng của ý thức mà vẫn tự chuyển khí lực

được. Âm thanh lớn nhỏ do sự phóng khí không

tổn hại gì đến công phu tự CHUYỂN.

Người không được chân truyền tưởng rằng mở

Page 14: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

14

miệng ra tiếng thì luôn được “tự chuyển” nhưng

thực tế là chuyển thính âm bên ngoài chứ không

phải bên trong cho nên kết quả sẽ hao tổn.

2- Hơi thở sấm sét: Vũ trụ có sấm sét, con người có hơi thở,

hơi thở của Long Hổ Võ Công là hơi thở của vũ trụ cho nên

phải vang động như sấm sét.

a- Sự chứa: khi đi bộ, 2 tay sẽ đánh nhịp đằng xa, Bàn

Tay Xòe Ra trong dạng tự nhiên thoải mái mềm dịu, Bàn Tay

Của Long Hổ Võ Công là bàn tay Trống Không. Bàn tay của

cây tre Ngoài Đặc Trong Rỗng hàm súc đặc tính. Nắm chặt

lại là gom về mình là vị kỷ, là sợ hãi, là phòng giữ, là thường

tục, xòe ra là phóng rọi, ban phát hết, là vì mọi người, là

không có gì để sợ, không có gì để giữ, không có gì để mất, là

rộng mở, là Hư Không. Bàn tay của người tu hành là Tay

Không Bụng Trống: Trống thì còn chỗ chứa, Đầy thì không

nhận được gì nữa. Với tinh thần đó, Long Hổ Võ Công chọn

sự phóng khí ra làm nhịp cần thiết. Phóng xuất của kho vô

tận, làm cho lòng mình trống rỗng là lẽ trung chính. Bụng

Trống thì chứa được hơi thở khác, hơi thở mới. Bụng càng

trống thì dung lượng hô hấp càng được chứa lớn, càng phóng

khí ra thì càng nhận nhiều hơi hít vào, ở trong khoảng không

thì chọn sự thở làm chính, ở dưới nước hay cơ thể được bao

bọc bởi nước thì bế khí không hại.

b- Sự tổn: nếu chọn sự chứa làm chính thì khí hít vào

bụng đã đầy làm sao chứa được cái khác. Từ đó số lần hô hấp

Page 15: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

15

bị giảm xuống (mỗi ngày có 1440 phút nhưng thở không đủ

15.840 lần) Do tình trạng bế khí, hiện tượng oxit hóa biến

máu đen thành đỏ ít hoạt động hơn và sự tuần hoàn huyết dịch

là yếu tố căn bản của dưỡng sinh sẽ giảm hiệu lực, lâu ngày

sẽ tiến đến thảm trạng hao tổn.

c- Ích Lợi: Muốn tránh Tổn thì phải Ích. Phong Lôi Ích

hóa giải được sự Tổn:

Phong là gió, gió dữ thì sấm mạnh.

Lôi là Sấm, sấm động thì gió nổi.

Mũi là cửa đón nhận gió vào. Miệng là cửa phóng khí

ra như Sấm sét của hai ích lợi lẫn nhau. Hít và Thở phải vang

động như sấm sét mới là Kỳ Ích Vô Phương ( Ích lớn không

có phương vị hạn chế).

Hô Hấp Giao Thông Trong một (1) Khiếu Ra Vào Hai

Cửa Tận Huyền Ranh.

Bậc hành giả lấy đó mà cầu Ích, mình thịnh thì “Tiểu

nhân phải suy”. Vượt qua trình độ “thăng bằng thể chất” cách

thở của Long Hổ Võ Công sẽ là: không cần vận dụng của ý

thức để phóng khí ra. Cách thở này để luyện thăng bằng vể

tinh thần.

V. Bảy Nong Cơm, Ba Nong Cá hay Tuyệt Kỹ Võ Công:

Ở trình độ thăng bằng thể chất hay là: Nhất Âm

Nhất Dương Thế.

Ở trình độ thăng bằng tình thần hay là thế: Âm

Page 16: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

16

Dương Hiệp Nhất.

1. Nhất Âm Nhất Dương:

Võ công của Long Hổ chỉ có duy nhất một đòn tên là

Nhất âm nhất dương, phân tích ra gồm có:

Nhất âm

nhất dương:

Nhất Âm (Cước) Thái cực

Lưỡng Nghi

Nhất Dương (Quyền) Tứ Tượng

Nhất dương (đòn tay) căn cứ theo tượng Phong Lôi

Ích. Nhất Âm (đòn chân) căn cứ theo tượng Sơn Lôi Di. Tỷ lệ

sử dụng và tỷ lệ tập luyện là:

Thượng tam, hạ thất hay tay 3, chân 7 (bảy nong cơm,

ba nong cá), tỷ lệ này tiên khởi xuất phát từ Thánh Gióng,

đây là số của trời đất tức là Thượng thanh Hạ trược, “nhưng

đủ hòa nhập tự nhiên vào sắc thái dân tộc, làm nổi bật được

bề sâu tâm lý của hành động, có nghĩa là: Động mà Nhún

(phong lôi) và trên tịnh dưới động (sơn lôi). Tinh thần đó là:

lời độc thoại nội tâm của con người Việt Nam đối diện với

chính mình, bộc bạch những suy nghĩ về cuộc sống, về tình

yêu mà cái gốc là nhóm TỐN và từ TỐN là nhu như thể câu

ca dao “anh về học lấy chữ NHU” nhất âm nhất dương là giai

điệu trường tồn, đạt được sự nhất quán không có sự chiết mẻ

từng phần luôn hiện ở dạng toàn diện. Tuyệt Nhu nhưng phải

là cái mềm dịu của Cây tre sắc thái vậy đủ “dệt” đậm đà vào

bức tranh Sơn Thủy Việt Nam Cẩm Tú.

Page 17: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

17

a. Đứa thì sứt mũi, sứt tai hay là Đòn Tay Phong Lôi Ích.

Trong bộ tay Phong Vân Lưu Thủy của thế Nhất Âm

Nhất Dương.

1

Bộ Tay

Phong Vân

Lưu Thủy:

2 Phong Lôi Ích

3 Nhất Âm Nhất Dương

4 Sơn Lôi Di

5

Đây là bộ võ công của nhân loại, là nền giản dị của tạo

hóa. Bộ tay của Long Hổ Võ Công được gọi là Phong Vân

Lưu Thủy căn cứ vào số của Lạc Thư: tay biến động theo ngũ

hành và theo qui tắc “Thượng thanh hay Thượng tam” nên bộ

tay cần mềm dịu nhẹ nhàng như mây bay nước chảy. Ngoài

ra còn qui tắc tròn là hình động, vuông là hình tỉnh “khi động

thì tâm pháp bắt đầu từ giữa, vạn vật muôn hoa đều tự trong

đó trồi ra – năm dạng tay cô đọng thành một bí quyết nhất

dương, tức là theo tinh thần và phương vị của Phong Lôi Ích như:

Động Mà Nhún:

Phương vị: Từ

Càn (1) xuống Khôn (8)

nhưng phải qua Tốn (5) cho

nên hướng đi 1-5-8 – qua

Tốn (5) phải tạo cho gió đủ

Page 18: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

18

đế tới Chấn (4) thì có sấm mạnh (1,5,8,4) và khi sấm động thì

cuồng phong (5) sẽ nổi lên làm cho những đứa thì sứt mũi, sứt

tai – Sứt mũi là cuồng phong đủ đánh sập trung ương, sứt tai

là cuồng phong đủ xô nát Đông Tây Kim Mộc. Thế nhất âm

nhất dương được kết thúc bằng sự bùng nổ của Sấm sét

( Lôi).

Đó là lấy động làm tan công dụng – cho nên động mà

không động – tỉnh mà không tỉnh, hay chính là Động Mà

Nhún – Khí chưa động thế đứng của Long Hổ Võ Công thoát

ra một sự Im Lặng rất rỗng, rất tỉnh như thân tre mà bên trong

rất rỗng, như bàn tay mở rộng, như Đạo Tính Hư Không – Sự

im lặng đó không báo trước rằng bão tố sẽ đến – nhưng khi

bão tố đến dù có đánh sập xô nát cũng không vì ĐẶC và

mạnh mẽ hơn Sự Im Lặng Vô Ngã – Bão tố phóng xuất như

một năng lượng nổ bùng thoải mái để thích ứng hai trường

hợp Động và Tĩnh chứ không quan tâm về chiêu thức. Thực

chất uy lực cơn bão là không đánh sập, xô nát hiệu điểm (mục

tiêu) mà quyết định ở điểm chưa có – Quyết định trước cái

hiện tại. Trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của trận

thế, bậc hành giả sẽ nhận thấy trước được hướng đi tới của

thế trận, đó là Vạn thắng ở Vô cực điểm và ở Siêu thời gian.

Với phương thức chiến đấu tiên tri này, đối tượng sẽ

được dìu vô trung tâm cơn lốc. Sự chuyển động của nhất

dương là vòng quay Phong vân Lưu thủy. Đó là cuộc vận

hành một năm 365 ngày quanh mặt trời làm cho trẻ em một

Page 19: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

19

(1) tuổi biết đi hay 129.600 năm của cổ kim chỉ là cái vòng

ấy mà nhỏ lại là 12 giờ trong 1 ngày. Lớn thì Thiên địa bao

hàm, biển dâu xưa và nay, nhỏ là lẽ tử sinh của người, của

vật. Tất cả đều không ra vòng ấy đó là Vòng Âm Dương

Khép Mở. Một khép một mở gọi là biến, khi biến thì lành dữ

đã được quyết định, bậc hành giả Quán Không để được thích

Ứng. “Ích lợi” là cái người người đều muốn, chuyên cầu ích

lợi cho mình thì hại lớn lắm, mọi người càng ghét mà còn có

kẻ đánh nữa.

Đinh Tiên Hoàng bị đầu độc vì cầu ích cùng cực (Hòa

Thượng) vì đã siết chặt bàn tay lại. Đó là đạo phái nên mau

mau đổi đi. Long Hổ Võ Công là môn võ Cầu ích cho nhân

loại không tranh danh đạt lợi, phù hợp với tâm người có tâm

đạo vì người tu hành là người tay không bụng trống, chính vì

thế mà Đức Phù Đổng sau khi hoàn thành thiên tước đã biến

dạng vào Miền Hư Không Vĩnh Cửu.

b. Đứa thì Chết chóc vì gai Tre ngà.

Câu này chỉ đòn chân Sơn Lôi Di của thế nhất

âm là cô đọng duy nhất về bước chân Long Hổ Bộ ứng dụng

trong mọi trường hợp động tĩnh Công Thủ Phản Kích cách

vận dụng đòn chân căn cứ theo tinh thần và phương vị của

tượng Sơn Lôi Di, nghĩa là Sơn hạ hữu lôi, dưới núi có Sấm

hay trên tịnh dưới động, dưới động thì trên đều rung chuyển,

phương vị sẽ tỏa địa từ Cấn (7) qua Chấn (4) tức là Sơn Lôi.

Page 20: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

20

Vũ khí là chân cứng như

gốc cây tre ngà có gai. Đặc điểm

của đòn này là dùng Chân gốc

tre vững chắc, quét như sấm sét

bứng gốc hất bổng đối tượng lìa

khỏi sức hút của quả đất, còn phần rơi xuống thì tỉ lệ thuận

với trọng lượng và tốc lực rơi. Đây là đòn tấn công bằng

Thăng Bằng, đòn đốn gốc trong lịch sử là đòn nung nấu trong

lòng khí quật cường của dân tộc chống giặc Ân. Khi đối

tượng đã bị tách rời khỏi lực hút của quả đất thì kể như đã

phân thắng bại. (Đòn quét chân, để đốn giò đó mà!) Đòn đó

tuy độc đáo nhưng các bậc hành giả của Long Hổ Võ Công

đều sử dụng được thoải mái mà không cần sự cố gắng của ý

thức – DI chỉ cái miệng là đạo nuôi sống, dưỡng sinh

– miệng gồm có hàm trên cứng chắc hay tỉnh, hàm dưới

chuyển động hay Động , họp lại là DI – 4 hào ở

giữa là Âm (rỗng), 2 hào trên dưới là dương (Đặc). Đó là

ngoài đặc trong rỗng, hình ảnh tre ngà hay tấm lòng của bậc

hành giả.

Thế Sơn Lôi phải là thế Chủ Động Điên Đảo Cầu Sinh,

bậc đại thần cầu sinh người hiền là cái gốc tre cứng chắc ở

dưới – Dưới cùng là dân chúng, là anh hùng ẩn trong dân

gian như cậu bé làng Gióng, trong võ học phần dưới cứng là

chân. Nét phù hợp của Sơn lôi là dùng vũ khí dưới thấp và sử

4 7

8

Page 21: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

21

dụng ở tầm thấp nhất nhưng đạt kết quả cao nhất – Dùng

miệng để ăn uống chỉ sự sống, dùng miệng để thở cũng chỉ sự

sống, dùng miệng để khấu xỉ, yết tân, giác khẩu là luyện

dưỡng sinh. Trong võ công muốn bảo vệ sự sống cũng phải

sử dụng đến cây tre Sơn Lôi Di. Tiến trình của Sơn Lôi Di là

Đại Súc – Di – Đại Quá, muốn cho Di hữu thực thì trước hết

phải có Đại Súc là có sự tích lũy công lực lớn – Sau Di là Đại

Quá: Ta thịnh – tiểu nhân suy.

2. Âm dương hiệp nhất: Âm dương hiệp nhất là Phù Đổng

Thần Công (xem phần Phi Lâu Diệu Thủ, Vỗ Tay Thoát Khỏi

Hồng Trần).

VI. Cây tre hay Võ Công Sơ Khoáng và Thủy Trị Liệu

Dưỡng Sinh:

Long Hổ sơn thủy tinh sinh ra làng mạc thôn xóm,

làng mạc Việt Nam luôn luôn có ao hồ và lũy tre. Cây tre

ngoài đặc trong rỗng thuộc Nhu. Sức lợi thế của cây tre là sức

bật hay sức Quật. Sức quật thì rất mạnh, đó là chí quật cường

của dân tộc là võ khí gốc của dân tộc.

Roi sắt là võ khí không phù hợp với Thánh Gióng, roi

sắt bị gãy ám chỉ cứng thì gãy, xử lý cương thì bất lợi, võ

công cương mãnh sẽ thất bại ở tầm vóc chiến thuật, chiến

lược. Trí lược, tinh thần nếu dùng cương thì lưỡng cương

trương dịch. Danh lợi là cương, tranh danh đoạt lợi là thế

không trường tồn – Thánh Gióng đã chọn vũ khí là cây tre

mọc lên từ lòng đất và tâm tình dân tộc. Tre tượng trưng cho

Page 22: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

22

người quân tử và tượng trưng cái gốc địa lợi của võ công.

Cây tre trên vặt, Vặt thì quật, quật thì phải cường, gốc và rễ sẽ

rất cứng chắc. Đó là hình ảnh “thượng thiên hạ địa”, “thượng

thanh hạ trược”, “thượng tam hạ thất”.

Long Hổ Võ Công lấy đặc tính và hình tượng của cây

tre để phổ vào võ công làm thế DI, thế sinh tồn, thế võ duy

nhất và chung cuộc của Việt Nam. Truyền thuyết dân gian đã

ghi lại phương thức tập luyện như sau: “Cậu bé làng Gióng ăn

một hơi hết 7 nong cơm, 3 nong cá – uống một hơi nước cạn

đà khúc sông. Uống ở đây tức là tưới mát bên trong lẫn bên

ngoài là phương pháp thủy trị liệu dưỡng sinh của Long Hổ

Võ Công làm cho nước lửa điều hòa (kỷ tế) trong ngoài thân

thể nhẹ dưỡng phao “cạn đà khúc sông “ có nghĩa là phải luôn

luôn áp dụng Thủy trị liệu ví như tưới đến mức độ phải cạn

nước một khúc sông.

Phù Đổng Thần Công:

Bậc hành giả đạt được trình độ thăng bằng thể chất là

trình độ không bị đánh ngã, sau cùng là trình độ tinh thần là

bên trong đạt được sự trầm tĩnh, tinh thần không bị dao động,

không bị đánh ngã, tâm phẳng lặng.

Ở mức thăng bằng Thể Chất, tuyệt kỹ võ công

là thế nhất âm nhất dương và hơi thở sấm sét

của khí công.

Ở mức cân bằng Tinh Thần, tuyệt kỹ võ công là

Âm Dương hợp nhất và không cần vận dụng sự

Page 23: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

23

cố gắng của ý thức để phóng khí ra.

Phương pháp thanh luyện là: Phi Lau Diệu

Thủ/Vỗ Tay Thoát Khỏi Hồng Trần. Đó chính

là: Hoán Thai Đoạt Cốt/Phi Thăng Lạc

Cảnh/Phù Đổng Thần Công – Công phu này

vượt qua Long Hổ - rời khỏi trú xứ Vạn Thắng

để phi thăng lạc cảnh, Trình độ thể chất là

luyện Long Hổ Khí Công, Trình độ tinh thần là

luyện Kim Đơn thành Thần Công.

Thần công là cảnh giới:

Thường thanh, thường tịnh.

Trở về: Quy luật kỷ cương.

Lẻ chân, giả, biết, thấu tử sanh, rữa

sạch lòng trần.

Trở về nơi cùng cốc thâm sơn tiện cho luyện đường

cốc là luyện Tinh. Luyện Dưỡng sinh Hàng Long Phục Hổ -

Thánh nhân ngày xưa ngụ trong cái cốc là ý nói Luyện Cốc

Đạo hàng long phục hổ. “Ba cái trở về này đã vượt khỏi chữ

“Duy Nhất” của Long Hổ.

Trình Độ Long Hổ Khí Công là trình độ tu chứng Hỏa

Thủy Vị Tế thành Thủy Hỏa Ký tế . Trình độ thần

công là đưa Hỏa thủy vị tế của hậu thiên trở lại tiên thiên là

càn khôn (Thượng Thiên Hạ Địa) bằng cách đem khí chơn

Page 24: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

24

dương bị hãm nơi đan điền ( ) trở lên cung ly và đem

chân âm từ cung ly trở xuống cung khảm => ,

quay về cội nguồn tức Phản Bổn Hoàn Nguyên là “buông ra

thân lại trở về nguyên”.

Pho tượng Đức Thế Tôn trong tuổi thơ Ấu một tay chỉ

Trời (thượng thiên) một tay chỉ Đất (hạ địa) cũng nhằm nhắc

nhở bậc hành giả tu luyện đến mức thượng thừa thì phải tỉnh

ngộ, quay về nguồn gốc ban đầu tu tập sao cho: Hỏa Thủy vị

tế của Hậu thiên phải Phản bổn hoàn nguyên trở lại Tiên

thiên thành Thượng Thiên Hạ Địa là trở về tuổi thơ trong

bụng Mẹ là trở về với mùa xuân Trường Cửu của Vũ Trụ Bất

Sinh Bất Diệt.

Tu Tỉnh hay Tỉnh Ngộ là Bỏ Đục Lấy Trong:

Đục là lục hay 6 (do 2+4), Trong là cửu hay 9 (1+3+5) người

được điểm đạo là được điểm 1- 3-5 (cộng là 9). Số 1-2-3-4-5 (cộng

lại là 15=4+9) là số sinh của tiên thiên.

Vũ trụ ban đầu là 1 khối

2

3 5 4

1

Page 25: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

25

Số lẻ là dương: 1-3-5 tượng Trời: Trong – nhẹ - nổi lên.

Số chẵn là Âm: 2-4 Tượng Đất: Đục, nặng, chìm xuống.

Ý nghĩa của lấy Trong

NHẤT: trong Hà Đồ, Đạo trời (Thiên nhất sinh thủy) [đó

là Long Hổ tranh hùng sơn tinh thủy tinh] nước thuộc cung

khảm (tý – Hướng Bắc) 1 khí chơn dương bị hãm vào

giữa hậu thiên nơi đan điền. Làm cho nước lên trên tức là đốt

nóng bằng cách điều tức để cho Nước lạnh bốc ra hay là làm

cho Tuyết đổ ngang lưng và hỏa xuống tích tụ ở Đan điền, nước

lửa điều hòa nguyên khí được gom thành một tính. Hai hướng

được phát sinh thành Nam Bắc, hai giờ được thấy rõ Tý Ngọ.

Khi sanh thì ở Nam cực đến – còn khi chết đi về hướng Bắc, do

đó Nam Bắc là phương hướng Tử Sanh. Các bậc hành giả khi tu

tập thường luyện vào giờ Tý Ngọ và đứng theo hướng Nam Bắc

hoặc là chỉ ăn vô giờ Ngọ và công phu vào giờ Tý, điều quan

trọng là phải học được công phu chơn truyền để tự chuyển, giờ

giấc và phương hướng kể trên chỉ là nhằm gợi ý nhắc nhở mà

thôi, ngoài ra không có đóng góp công phu gì cả.

Người không có phương pháp làm cho Tuyết đổ ngang

Sau sinh ra 2 Nghi

Sinh ra 3 (tam) tai

Sinh ra 4 Tượng

Và Sinh ra 5 Hành

Page 26: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

26

lưng, dù án theo phương vị Nam Bắc và tụng niệm vào giờ

tý, ngọ hay ăn ngọ… cũng không đạt được thành quả cấp cao.

TAM: đạo trời, thiên tam sinh mộc thuộc cung Chấn

(đông) [Khí + ẩn ở dưới] Dương thuộc kim hay Động,

Âm thuộc Mộc hay Tịnh, là cho Đông Tây (Mão Dậu),

Dương hội nghĩa là Kim Mộc hiệp thì 3 báu Tinh Khí Thần

sẽ về một tính như Rồng mây giao hiệp. Các bậc hành giả

cũng thường tu tập hôm sớm tức vào giờ Mão và giờ Dậu,

nhưng cũng phải có chơn truyền để hiệp được 3 báu vào giờ

thượng sinh khí và giờ hạ sinh khí thì mới tốt. Nếu không

được chân truyền thì có luyện theo hướng Đông Tây và giờ

Mão – Dậu chẳng qua chỉ là hình tướng bên ngoài mà thôi.

NGŨ: Đạo trời, thiên ngũ sinh Thổ là trung ương

Mậu Kỷ. Nếu điều vận hô hấp đem cung Mậu Kỷ họp lại thì

Tinh hoa ngũ tạng sẽ về 1 tính.

Ý nghĩa Bỏ Đục NHỊ: là Tâm Ý.

TỨ: là 4 tướng Nhản – Nhỉ - Tỷ - Thiệt, 2 và 4 cộng lại

là 6 là lục căn sinh ra lục Tặc rồi hóa ra Trần gian. Đó là

thuộc tên ăn trộm, người tu hành phải dứt tuyệt 6 tên ăn trộm

này kẻo nó lẻn vào nhà ăn trộm ở rương báu. Đoạn được lục

tặc thì tâm bình, lúc đó bụng vận chơn sinh – Tuệ Kiếm Chiếu

Sáng – Tỉnh ngộ - Vỗ tay thoát khỏi hồng trần, tiến đến lạc

cảnh hay trở lại nguồn xưa hay Phản Bổn Hoàn Nguyên.

“Đạo cao Long Hổ phục

Page 27: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

27

Đức trọng Quỷ Thần Khâm. ”

Vượt qua tranh chấp triền miên, vượt qua Long Hổ, rời

trú xứ Vạn Thắng để tới lạc cảnh

Nơi không tới được

Ai được tới nơi

Chỉ người tu luyện

Là tới đó thôi

Bỉ bất năng thích

Nhân sở bất chi

Duy tự điều giả

Năng Đáo điều phương

Ngoài Phù Đổng Thiên Vương đã tới, trong lịch sử

nhân loại chúng ta cũng đã kính phục Đức Đạt Ma cũng đã

tới nơi.

“Tự cổ người trần ai giám tới

Một mình Đạt Ma đạp lau qua”.

VII. Vụt lớn lên như thổi hay thời gian tu luyện:

Phù Đổng Thiên Vương và Đạt Ma Tổ Sư đều đánh

thối lui Ma Vương trận. Thời gian thành tựu giữa hai bên có

lẽ không có sự khác biệt. Có thể Đức Đạt Ma đã thành tựu rất

sớm nhưng khi ngài vân du hồ hải thì đã là trung niên. Ở Việt

Nam Đức Phù Đổng được gọi là cậu bé làng Gióng, Đinh Bộ

Lĩnh được gọi là Chú Bé Mục Đồng Cờ Lau tập trận, như vậy

đặc điểm của Long Hổ Võ Công là: lúc chưa phát hiện hết

toàn bộ tri thức và thời gian thành tựu cũng vẫn còn trong

giai đoạn trẻ thơ. Nếu không cần sự cố gắng của ý thức mà

vẫn thành tựu được chứng tỏ Long Hổ Võ Công là phương

pháp không niệm mà chuyển.

Page 28: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

28

“Chín Năm Diện Bích – Nhất Kỷ Phi Thăng” của Đạt

Ma Tổ Sư có ý nghĩa: Chín Năm không hoàn toàn ám chỉ

thời gian mà chính là khẳng định bỏ đục lấy trong tức là tu

luyện số 1-3-5 cộng lại là 9.

Diện Bích: là nhìn vào vách đá. Đức Phù Đổng cũng

nằm trên chõng đá ám chỉ dốc lòng theo kỷ luật tu tập không

xao lãng. Tu tập theo lối không niệm bất ngữ chớ không phải

tịnh khẩu tham thiền bất động nhìn vào vách đá. Đối diện

vách đá là vật vô tri vô giác có nghĩa thường thanh thường

tịnh không nghe, không thấy, không nói, không cười. Vách đá

là gương soi để chính mình đối diện trung thực với chính

mình là nhìn lại bản lai diện mục.

“Ba năm nằm trên chõng đá”

Ba năm: đây cũng hoàn toàn không ám chỉ thời gian

mà hàm ý thường thanh, thường tịnh luyện 3 báu Tinh Khí

Thần và luyện 3 cái trở về chốn cũ.

Chõng đá: cũng cùng ý nghĩa như Diện Bích – Truyền

tích có nói: Vụt lớn lên như thổi, như vậy Long Hổ Võ Công

đã tận hiến một kết quả mau lẹ nhất. Trong gian lao cần phải

trưởng thành nhanh chóng để thích ứng với hiện thực đòi hỏi

cấp bách. Tóm lại Long Hổ Võ Công là môn võ của Trẻ thơ

Việt Nam và thời gian đạt cao điểm thành tựu cũng vẫn

nằm trong quãng đường tuổi thơ.

Page 29: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

29

VIII. Âm vang chẽ tre hay “tiếng quát” Bùng Nổ Năng

Lực Sấm sét:

Võ công Trung hoa có môn Sư Tử Hống được liệt vào

tuyệt kỹ võ công, đó là tiếng thét vang dội, tần số rung động

đột ngột của nó có khả năng chận đứng hay làm rối loạn nhịp

tim đập của đối phương.

Võ công của Nhật Bản có tiếng hét “KIAI” là tiếng

thét hiệp khí có khả năng đả tử ( Âm trầm) và có khả năng

cứu tử (Âm Cao) đó là võ công thượng thừa.

Ở Việt Nam hơi thở của Vạn Thắng là hơi thở sấm sét,

phóng xuất tiếng nổ sấm sét ở tầm tối cao vi diệu chính là Sư

tử hống hay Kiai.

“Tiếng nổ” của Việt Nam mang rất nhiều sắc thái dân

tộc quật cường.

-Tiếng la hét thông thường xuất phát do Sợ hãi.

-Tiếng thét thông thường xuất phát do Giận dữ.

Đạo Tính trong Võ Học ở mức thăng bằng tinh thần

phải luyện đức Tự Chủ nên Long Hổ Võ Công không dùng

tiếng thét hay tiếng hét là tiếng xuất phát do bị sai khiến, là

tiếng thét sau đuôi sự việc để đối phó sau, là tiếng thét thụ

động – Do đó tình trạng mất tính đối lập phóng khoáng của

Tự Chủ.

Long Hổ Võ Công dùng tiếng “Quát”.

Tiếng quát ám chỉ sự chủ động quyền uy hay đức Tự Chủ.

Page 30: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

30

Người Trung Hoa hét bằng âm

Nhật

Đại Hàn

“ÂY”

“A” ”YA”

“I” “Ư” “IA”

Những âm đó có âm hưởng trầm – Long Hổ Khí Công

khi nói có âm trầm, ấm, gọn và nhấn mạnh nhưng khi quát thì

có Âm hưởng bỗng.

Tiếng quát là tiếng chủ động xuất phát của Âm lực để

thể hiện Sinh lực nội tại. Tiếng nổ sấm sét đó mang đặc tính

của tre ngà, tính ưu việt đó là OẶT hay sức quật (quật cường)

– Người Việt Nam dùng chữ “Quát tháo” có nghĩa là Quát

lên một tiếng nhằm cho đối tượng kinh sợ phải Tháo lui.

Quát là âm đọc trại đi của âm OẶT hay QUẬT - Trong Long

Hổ Võ Công, tiếng nổ sấm sét nơi âm QUÁT và được xuất

phát từ trung tâm năng lực là Đan Điền.

Quát là âm thanh của rựa, búa chẻ tre.

Tiếng Quát được tống xuất đột ngột cực ngắn gọn và

sắc – cường độ âm thanh có tần số chấn động cao. Thời điểm

sử dụng tiếng Quát là:

Khi đối phương chuyển từ thế Tịnh sang Động tức là

lúc đối phương xé bỏ hàng rào phòng thủ của mình.

Nếu đối phương ở thế Tịnh thì ta tấn công khi đối

phương vừa chấm dứt một (1) hơi thở - hay lúc con

ngươi ngay mắt nở lớn.

Khoảng cách tối đa 150 cm.

Page 31: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

31

Tiếng nổ sấm sét làm cho đối phương rối loạn sinh lý

với những hậu quả nặng nhẹ do khí công xuất phát của bậc

hành giả. Thông thường có hai (2) hậu quả: Bất tỉnh và bị đưa

vào cảm giác ngầy ngật của người mất sự tỉnh.

IX. Cây tre hay dưỡng sinh:

Sự sống phải lấy tánh mạng làm gốc – muốn giữ tánh

mạng phải có cái cội cái nguồn của sự sống là Dưỡng sinh.

Hình ảnh cây tre là hình ảnh dưỡng sinh – cây tre ngoài đặc

trong rỗng là tượng Sơn Lôi Di , Di là miệng nên dưỡng

sinh là: ăn uống thực phẩm đúng cách, thở hít không khí đúng

cách (Khí công), chuyển động Sơn Lôi, đi đứng đúng cách

(Võ công) gom lại căn bản là:

Tuần hoàn huyết dịch tối hão: máu được đổi mới

luôn và vận chuyển đạt yêu cầu đến tận các nơi đầu mút xa

xôi nhất gọi là Dịch Cân. 30 giọt máu sẽ sinh được 1 giọt tinh.

Tinh nhiều thì thành Tủy, Tủy được lưu vào xương. Tủy sống

và ở Nảo là phần tôn quý nhất, phần ở trên cao nhất của con

người. Tủy nhiều thì tủy cũ được tẩy tủy và gọi là Tẩy Tủy.

Cái gốc Dưỡng Sinh Dịch Cân Tẩy Tủy là vậy. Nếu không có

Tinh thì không có vốn tích lũy để sinh Khí, nếu không có khí

thì lấy uy lực gì mà sinh Thần. Vậy trong dưỡng sinh điều

kiện tiên quyết là sanh Tinh.

Có sanh thì có diệt, người thường tục thì sẽ bị diệt,

người tu luyện khác người thường là lưu được tinh đó vô

Page 32: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

32

xương sống - Tủy sống - Não bằng hai phương pháp là cùng

cốc thâm sơn Hàng Long Phục Hổ + Thủy Trị Liệu, muốn có

tinh thì phải tìm một phương pháp làm cho huyết dịch được

tuần hoàn tuyệt hảo, đó là phương pháp gốc, là chìa khóa

năng lực để từ đó thăng hoa nhiều mặt khác. Chìa khóa năng

lực này cần phải giản dị, cô đọng và hợp lý, có kết quả nhanh

chóng và tự nhiên thành. Tự nó phải không có mâu thuẫn – tự

nó phải gần đủ và tự nó phải có tính Độc lập.

Những yếu tố đó đã quy về đầy đủ trong Long Hổ Võ

Công đó là: Thế tre ngà (thời tiền sử) chuyển hóa thành thế

Cờ Lau (thế kỷ thứ 9) chuyển hóa thành Phi Lau (thế kỷ 20)

Long Hổ Võ Công chính là Long Hổ dưỡng sinh, gia cường

sức khỏe, và khai mở trí tuệ.

X. Giao cảm:

Cây tre ngoài đặc trong rỗng là tấm lòng giao cảm giữa

Võ Sĩ Đạo và Bậc Thiền Sư. Các vị tu sĩ chọn đạo sáng làm

gốc, trên đường luyện sự tỉnh ngộ và trí tuệ cần phải giữ

nguồn gốc là tánh mạng nên phải luyện Dưỡng sinh tức là

luyện thêm Võ công – võ công trở thành 1 cứu cánh mật thiết

không thể tách rời của Đạo để gia cường sức khỏe và khai mở

trí huệ.

Người võ sĩ Đạo chọn đức tự chủ làm gốc trên đường

luyện võ cần phải gia tăng sức khỏe và đạt thăng bằng Trí

Não nên phải trọng dưỡng sinh, luyện Dưỡng sinh và bỏ đục

– lấy trong. Nhờ vậy Đạo tính thể hiện trong Võ - Võ và Đạo

Page 33: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

33

hợp nhất gọi là Võ Đạo. Sau cùng hai (2) giới đã đồng quy

trong một (1) tương quan giao cảm ở tầm cao của nhân loại.

Tương tự một người trí thức chất xám tốt, hoặc một người

bình dân luyện Dưỡng sinh tìm Hạnh phúc đều chung một (1)

dòng giao cảm là trở về nguồn. Như vậy tầm ứng dụng của

Long Hổ Dưỡng Sinh vô cùng rộng lớn.

Chính vì tầm cao này mà Long Hổ hổ võ công không

dùng các hình ảnh thú vật là phản ảnh gương soi cho con

người. Loài người ở tầm cao, không thể chọn sự thanh luyện

có Đạo tính mà phải trở xuống các loài thú. Tỷ như gọi một

thế võ là Mãnh Hổ Ly Sơn mượn hình ảnh chúa Sơn Lâm

dũng mãnh rời núi để ám chỉ một dạng tấn công. Học như vậy

là bắt chước loài thú, Long Hổ Võ Công mang đầy đạo tính

và chủ trương thăng hoa con người nên không chấp nhận sự

cải thiện giật lùi là bắt chước loài thú. Long Hổ Võ Công

mượn thiên nhiên tạo vật làm ấn chứng, giáo dục, uốn nắn

nhưng thực tế là phổ cập Địa lý Sơn Thủy vào võ học gồm

các quy luật biến dịch không trở xuống loài thú mà phi thăng

theo quy luật Vũ trụ ghi trong Hà Lạc. Từ đó kiên định lập

trường là:

Long Hổ Võ Công là môn võ của Sơn Thủy Việt Nam

căn cứ theo Long Hổ mạng mạch chứ không phải

tượng con rồng con cọp.

Hổ Bộ Long Hành là bước đi chân cứng đá mềm của

dân Giao Chỉ trên tiến trình chuyển dịch theo tinh hoa

Page 34: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

34

Địa lý.

Long Hổ Khí Công là khí lực của hai đường kinh

nhâm đốc.

Hàng long phục hổ là Tiêu trừ lục tặc.

Người Á Đông có tuổi mang hình ảnh 12 con thú nhằm

nhắc nhở cái thú tính luôn luôn tìm phục trong ta.

Nếu tâm ta nhược thì thú tính sẽ cường. Nếu tâm ta

thịnh thì thú tính sẽ suy.

Biết thế thì loài người phải Tu tập để thăng hoa đẩy lùi

Thú tính bỏ cái Ma kiếp để Phi thăng lạc cảnh.

C. TRUYỀN TÍCH THẠCH SANH:

Thạch Sanh là đứa con đầu lòng của núi song Long

Hổ. Thạch Sanh đã từ trong núi Kim thạch chui ra chào đời.

Đó là vị anh hùng Vạn thắng đầu tiên vô địch Hải lục không

quân: Thắng chằn tinh dưới nước, thắng khủng long dưới

nước, thắng chim dữ trên không. Thạch Sanh là anh hùng của

tuổi thơ xuất phát từ trong hàng ngũ dân gian. Thắng cả bên

ngoài và thắng cả bên trong. Tấm lòng Thạch Sanh là tấm

lòng hồn nhiên bất vụ lợi, tấm lòng hư không của Tre ngà.

Thạch Sanh là tấm gương sáng của Vạn Thắng, trong

lịch sử dân tộc hình ảnh Thạch Sanh được nhìn thấy một (1)

lần nữa nơi vị anh hùng tuổi thơ Trần Quốc Toản. Truyền tích

trẻ em Việt Nam không bao giờ quên là Trần Quốc Toản đã

bị cho là con nít nên không được tham gia Hội Nghị Diên

Page 35: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

35

Hồng. Chí quật cường của cậu con nít sôi sục đến độ bàn tay

siết chặt làm nát quả cam lúc nào không hay. Đó là sức quật

cường tương lai của cây tre.

Page 36: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

36

THỜI KỲ III: LONG MẠCH HOA LƯ

Đây là thời kỳ thống nhất đầu tiên của Dân tộc vào thế

kỷ thứ 9 thuộc nhà Đinh hay Vạn Thắng Vương Đinh Tiên

Hoàng Đế kế tục sự nghiệp vạn thắng của tiền nhân. Nước ta

lập quốc vào năm 2897 trước Kỷ nguyên, tức năm 968 sau

Tây lịch, Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế, Long Hổ Võ

Công được 3865 tuổi võ.

A. VÕ CÔNG CỜ LAU:

Từ tre ngà chuyển sang cờ lau là vì: lúc tiên khởi lập

quốc, dân Giao Chỉ sống tập trung theo làng mạc thì lũy tre là

hình ảnh gắn bó nhất. Dần dà xã hội lớn được thành hình,

được tổ chức quy củ nơi phồn thịnh là do Long Hổ mạch tụ

hội linh khí nên được chọn làm kinh đô, long mạch đầu tiên

là Hoa Lư đời nhà Đinh. Hoa Lư là vùng núi non hiểm trở,

thuận tiện cho việc binh bị ở miền cao hùng vĩ nên hình ảnh

Tre làng, bờ ao phải nhường chỗ cho thiên nhiên hoang dã

đầy Lau Sậy. Lau sậy cũng có đặc tính như cây tre nhưng

khiêm tốn hơn. Lau sậy và con người đều nhỏ nhoi, mềm yếu

trước vũ trụ hùng tráng – Long mạch Hoa Lư với núi non

hùng vĩ đã chuyển hóa võ công cây tre thành võ công cờ lau.

Sử sách đã ghi lại truyền tích cờ lau tập trận của Đinh Bộ

Lĩnh (sinh năm 924 Nhâm Thân tại Ninh Bình) lúc ngài còn trong

tuổi thơ ấu. Võ công cờ lau đã thích ứng được với vóc dáng nhỏ bé

của mục đồng Việt Nam, so với thời của thánh tổ thì tư thế Cờ lau

được phổ cập rộng rãi hơn trong lứa tuổi trẻ thơ. Số lượng mục đồng

được đủ để tạo thành một cuộc tập trận chứng tỏ là khá đông đúc.

Page 37: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

37

B. HÀNG LONG PHỤC HỔ:

Gọi là thời kỳ thống nhất đầu tiên vì xã hội nước ta lúc

đó có 12 sứ quân phân chia lãnh thổ hùng cứ. Vạn Thắng

Vương đã hàng long phục hổ, dẹp tan 12 sứ quân thống nhất

bờ cõi – Hàng long phục hổ được vang danh thời này, đó là

phép Thánh tẩy (cạn đà khúc sông) để đạt thường thanh

thường tịnh – Sanh tinh – cô tinh – và lưu tinh. Tự thắng bên

trong mới thấy bên ngoài. Đó là trình độ tiêu trừ lục tặc

“trong ngoài thân thể nhẹ đường phao”.

C. LONG HỔ KHÍ CÔNG:

Lưu tinh đầy đủ sẽ sinh ra khí, luyện võ công cờ lau là

luyện tinh lực nhưng nếu được hàng long phục hổ phụ trợ thì

tinh lực sẽ dồi dào. Võ công cờ lau gồm có:

Hổ bộ long hành.

Phong vân lưu thủy.

Nhất âm nhất dương.

Tiếng nổ sấm sét.

Tất cả phải phối hợp với hàng long phục hổ sẽ đạt thành tựu

Long Hổ Khí Công tuệ kiếm.

Page 38: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

38

THỜI KỲ IV: LONG MẠCH HOA LƯ

(THĂNG LONG)

Long mạch Hoa Lư của nhà Đinh do Khuông Việt đại

sư làm quốc sư đã chấm dứt vào cuối thời Tiền Lê.

Năm 1010, Long mạch đã chuyển dịch đến Thăng

Long tức Hà Nội ngày nay do Lý Thái Tổ dời đô, Quốc sư

lúc đó là Sư Vạn Hạnh. Long mạch đã đổi ngôi theo thế Long

Cuộn Hổ Ngồi, nhưng dư vang khí công Vạn Thắng vẫn tồn

tại không thay đổi theo Long Mạch mà còn kéo dài suốt 10

thế kỷ, từ thế kỷ tứ 10 đến thế kỷ 20 qua các đời Lý, Trần,

Hậu Lê, Trịnh Nguyễn và cho đến nay. Đời Trịnh Nguyễn

phân tranh, nhà tiên tri Bách Vân cư sĩ đã dành cho đất nước

Việt Nam thêm một địa khí mới, đầy đủ lúa gạo, kể từ khi nhà

Nguyễn vượt dãy Hoành Sơn Nam tiến. Từ đó có thêm đô ở

Phú Xuân, và sau này có thêm Sài Gòn, nhưng hiện nay Hà

Nội vẫn là thủ đô chính thức. Như vậy dù có trải qua biến

động thế “Long Cuộn Hổ Ngồi” vẫn còn tụ khí tinh anh xây

dựng được sự nghiệp cho con cháu muôn đời.

Vùng đất tiên tri của Bạch Vân cư sĩ có Cát Khí nhưng

mạng mạch Long Hổ hội tụ chưa đủ tinh anh thành thế Hiệp long

cho nên Phú Xuân một thời gian ngắn ngủi được gọi là Đế đô đã

phải tàn lụi. Thiên thời và địa lợi đã định cho nên sự trường tồn của

long cuộn hổ ngồi kéo dài suốt 10 thế kỷ và mãi mãi đến mùa đông

thế kỷ 20 mới được hòa nhập vào Long Hổ Võ Công.

Page 39: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

39

A. MÙA ĐÔNG THẾ KỶ 20:

Long Hổ Võ Công là môn võ của tuổi thơ để tự vệ hiệu

quả đa diện hay đó là những giọt nước mắt cần thiết và nước

mắt cũng là một (1) phản ứng tự vệ hữu hiệu.

Tuổi thơ nào mà không nhiều nước mắt.

Con người có tiếng khóc trước tiên – khi rời bụng mẹ bèn

khóc khổ A một tiếng ra nước mắt, nước mắt là đặc điểm của loài

người. Đó là phản ứng tự nhiên, là cách bộc lộ tình cảm đặc biệt.

Nếu không biết khóc có lẽ loài người đã bị hủy diệt từ lâu – con

có khóc mẹ mới cho bú, con nít khóc sẽ kháng được bệnh do mũi

ướt, nước mắt có một chất kháng trùng là Lysozyme bảo vệ mắt

mũi. Cứ 20 phút cơ thể tiết ra một (1) giọt nước mắt, nếu không

khóc hay khóc không bộc lộ, đè nén hay thổn thức ở nội tâm thì

chất Lysozyme ứ đọng sẽ sinh ra chất độc làm nổi mề đay, sinh

ra ngứa ngáy dưới da, làm hại bao tử, suyễn. Nói tóm lại tuổi ấu

thơ là tuổi nước mắt. Long Hổ Võ Công đã truyền cho cậu bé

Thánh Gióng, cho chú bé mục đồng Đinh Bộ Lĩnh, là hai (2) thời

kỳ võ công được bừng sáng trong lịch sử. Khi Đinh Bộ Lĩnh bị

đầu độc năm Đinh Mão 979 cho đến năm 1945 là 966 năm sau,

môn Long Hổ Võ Công được trao lại cho thằng bé 5 tuổi tại cao

nguyên Lâm Viên thuộc vùng đất tiên tri.

Thằng bé đã không có những giọt nước mắt kể trên để

tự vệ, nghĩa là có rất nhiều bệnh trầm kha và từ lúc 5 tuổi (Ất

Dậu) năm 1945 đã bị xô vào hoàn cảnh bất trắc phải tự túc lo

sinh kế trong lúc bệnh ngặt nghèo ở một vùng cao Lam sơn

Page 40: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

40

chướng khí lạnh lẽo đầy lau sậy, không cha mẹ thân thuộc,

hàng xóm. Thằng bé đánh mất vầng trăng tuổi thơ và bị cướp

cạn dòng nước mắt nên mãi mãi ưu tư một ước mơ trong

trắng của vầng trăng tuổi ngọc quê hương với lũy tre làng và

bờ lau sậy của cao nguyên hùng vĩ.

Do những cơ duyên thực tại, thằng bé sau 6 tháng đã

dần ổn định và đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng. Từ đó võ công

cờ lau đã được chuyển hóa thành Vạn thắng phi lau xuất thủ

để rút ngắn hơn nữa thời gian thành tựu nhanh chóng, và

cũng từ đó hiện thực đã trở thành dấu ấn trường tồn sâu lắng

trong tâm não đậm đà màu sắc dân tộc – Cây Phi Lau đã được

trồng vững chắc, lung linh màu sắc huyền ảo dưới bầu trời

rực rỡ trong buổi chớm đông của thế kỷ 20. Từ thế cờ lau,

năm 1787 trước kỷ nguyên Đinh Bộ Lĩnh đã chuyển hóa dần

thành thế Phi Lau vào năm 966 Bính Thìn và đến 1962 Nhâm

Dần sau 966 năm nghiền ngẫm biện chứng thế cờ lau được

chuyển hóa lần hai (2) thành thế Vạn Thắng Phi Lau Xuất

Thủ.

Long Cuộn Hổ Ngồi đã hòa nhập vào Long Hổ Võ

Công là thu cả bầu trời võ học vào một giọt nước mắt cho

tuổi trẻ. Vì ở đó những người có trách nhiệm không còn làm

khổ những ước mơ của trẻ con nữa.

“Dệt” thế Long Cuộn Hổ Ngồi vào bức tranh phi lau

nhằm mục đích:

Phù hợp với sự chuyển dịch của sơn thủy long

Page 41: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

41

mạch Thăng Long

Nhằm chấp cánh cho thành quả nhanh hơn để

thích ứng với thời gian và không gian mới.

Với thế Vạn Thắng Phi Lau Xuất Thủ “Bộ tay: Phong

Vân Lưu Thủy, Bộ chân: Hổ Bộ Long Hành được nhấn mạnh

hơn. Ngoài ra còn gia cường cho thanh tuệ kiếm được thêm

vững chắc ở chỗ “bản lề” (huyệt mệnh môn) để dễ tiến tới

trình độ “Phi Tức” là trong ngoài thân thể nhẹ đường phao.

Phi Lau Xuất Thủ có hiệu quả tối đa và nhanh chóng về:

Dưỡng sinh trị liệu.

Long Hổ Khí Công.

Võ công nhất âm nhất dương.

Tiếng nổ sấm sét.

Riêng với Phù Đổng Thần Công thì Phi Lau Xuất Thủ chỉ là

bước đầu đóng góp 7 phần 10 uy lực làm đòn bẩy có sức bật thần kỳ

mà thôi. Phi Lau Xuất Thủ là thế gốc như “7 nong cơm”.

B. MÙA XUÂN THẾ KỶ 21:

Năm 1984 là năm đầu tiên của hạ ngươn, hạ ngươn sẽ

chấm dứt vào năm 2043.

Hạ ngươn kéo dài được 17 năm thì bắt đầu bước vào

mùa xuân thế kỷ 21.

Thực tế chuẩn bị cho những bước đi mới trong mùa

xuân của thế kỷ 21 đã được manh nha, đã được chọn đường

trước 39 năm tức là năm 1962. Đó là thế chuẩn bị cho mạng

Page 42: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

42

mạch Hiệp Long cho thời kỳ hòa hợp vào thành một dòng

sinh hóa duy nhất. Long Hổ Võ Công đã dự bị trở thành: Âm

Dương Hiệp Nhất – Buông ra thân lại trở về nguyên. Tuổi trẻ

luôn luôn mong muốn vươn tới tốt đẹp, nét đẹp tuyệt mỹ cao

thượng nhất, cho nên đã sẵn sàng tiến công thổi thế Vạn

Thắng Phi Lau Xuất Thủ để bốc hơi đổi dạng thành thế Phi

Lau Diệu Thủ, Vỗ Tay Thoát Khỏi Hồng Trần.

Đó là trở về với Phù Đổng Thần Công của tiên đế hay

đó là bước đi trong mùa xuân thế kỷ 21, ở trình độ thần công

có 3 sự chuyển hóa:

Không cần vận dụng sự cố gắng của ý thức trước khi

phóng khí ra.

Xuất thủ thành diệu thủ là làm cho: Âm dương hiệp

nhất, buông ra thân lại trở về nguyên. Trở về nguyên

thủy hòa nhịp cùng tiến xào xạc của bụi phi lau hay

tiếng kẽo kẹt của tre ngà. Thoảng trong gió thụy mùa

xuân của quê nhà là mùa xuân trường cửu của vũ trụ.

Dệt ca quyết vào bức tranh phi lau diệu thủ thành một

(1) giấc mơ vàng trong vũ trụ.

Tuổi trẻ luôn luôn là mùa xuân của xã hội. Trong

siêu thời gian, cuộc sống với muôn vàn hạnh phúc cũng như

không thiếu những khổ đau, tuổi trẻ tiếp nối vẫn mãi mãi

trung thành với chỗ đứng phía sau “cái trống không” để tìm

hiểu những điều ở phía trước và sau cùng để trao tặng môn

Long Hổ Võ Công này cho các vị:

Page 43: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

43

Đạo cao Long Hổ phục

Đức trọng quỷ thần khâm.

Xuân Quý Hợi 1983.

HL.

HSTD ghi chú:

-Bờm và nhabinh đánh máy lại từ tập viết tay

-Ánh sáng làm hình bìa Edited 11/2014.

-Re-edited 8/2015: Bản A5, lề 1.7cm, thêm ảnh Vạn

Thắng Công.

Page 44: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

44

XUẤT THỦ (KIM BÁO LONG TRẢO)

Các vị Lạt Ma Tây Tạng thường nói: "Lha-Dre-Mig-

Cho-Nang- Chig” nghĩa là quỷ thần và nhân gian cũng bị chi

phối như nhau bởi những định luật huyền bí của vũ trụ và

những định luật thiên nhiên.

Thay vì phủ nhận sự hiện hữu của những sức mạnh

huyền bí đó: Bởi lý do người ta không thể cân lường hay

quan sát phản ứng của chúng dưới ảnh hưởng các hóa chất

trong phòng thí nghiệm, những bậc danh sư bên Đông

Phương đã cố gắng tăng gia khả năng kiểm soát của họ đối

với những mãnh lực thần bí vô hình.

Bản chất thật sự của vũ trụ là “khí” từ đó ta có động và

tĩnh, hợp và tan, co và dãn và nhiều tác động hỗ tương khác.

Vũ trụ tuyệt đối trong trạng thái của nó và được

biểu lộ trong tính cách nhị nguyên là Vô Song Nguyên Lý

hay Thuyết Âm Dương.

Người xưa dựa vô quy luật của vũ trụ hay nói cách

khác là tìm sự biến đổi của hai hoạt động âm dương và

những thăng trầm của nó mà tìm ra phương pháp thể dục để

trị bịnh hữu hiệu: Vừa phát triển đời sống tâm linh bên

trong, và vừa là một môn võ đạo tự vệ vô địch và bồi bổ cơ

thể đẹp đẽ và cường tráng.

Người Tây Tạng đã khám phá ra những bí quyết của

những hiện tượng thần nhãn, thần giao cách cảm và những

Page 45: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

45

hiện tượng siêu hình khác. Nhiều vị có thể ngồi trầm mình

trong tuyết lạnh và làm tan rã băng tuyết chỉ qua quyền năng

ý chí. Các vị ấy cũng có thể khinh thân nhẹ bổng lên không

trung. Hai thầy trò có thể mang đôi guốc đánh võ trên mặt

nước. Những quyền năng đó không có gì là nhiệm mầu cả,

mà chỉ là kết quả của sự áp dụng một vài điều luật thiên nhiên.

Các vị trung y cổ, các võ gia cũng đã dựa vào các định

luật thiên nhiên mà khám phá ra những tư thế (động tác)

dùng để trị bịnh hay những thế võ cao siêu bí ẩn.

Ngày nay chúng ta không tìm học cái gốc, trái lại

thường đeo đuổi cái ngọn tức là tập luyện những trước tác

võ thuật của các vị ấy, học như thế, chúng ta không đủ tuổi

thọ để học.

Hãy phản bổn hoàn nguyên, quay về học cái gốc, tìm

hiểu các vị đó dựa vô những định luật nào để sáng lập ra

những quyền thức. Chúng ta hãy học cái định luật đó rồi

những đòn thế sẽ phát vô tận.

Cũng như chỉ bảy màu sắc mà Picasso đã để lại bao

nhiêu là tuyệt tác. Với bảy nốt nhạc mà Mozart, Beethoven

đã làm cho lòng người xao xuyến cảm hứng.

Các bậc tiền bối đã dựa vô vài định luật của vũ trụ

rồi áp dụng trên cơ thể (là tiểu vũ trụ) để phát huy các chiến

vũ và được xây dựng trên hai ý thức: Dưỡng sinh và chiến đấu.

Mỗi duỗi tay, chân của các chiến vũ, trọng tâm duy

Page 46: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

46

nhất đều tập trung vô thế “Xuất Thủ”, đó là chiến vũ khởi đầu.

Thế này, nói về võ đạo là tất cả các tinh hoa của

các võ phái cương nhu, nội ngoại công phu vì xuất thủ là

một định luật quan trọng nhất của vũ trụ về dưỡng sinh và võ đạo.

Trước khi trình tấu một bản nhạc, người nhạc công dạo đoạn

mở đầu: Người sành nhạc đã hiểu nội dung bài nhạc. Tương tự như

vậy chỉ cần học duy nhất một thế xuất thủ là đủ, vì đến mức tột

cùng chính là niềm giản dị lớn của tạo hóa.

Các tên gọi khác nhau:

1. Xuất thủ liệu pháp dịch cân kinh

2. Kim Báo Công Trảo

3. Thôi Sơn Thủ

4. Thế chèo đò và quay tay

5. Thế đánh đường xa

6. Quả lắc đồng hồ

7. Nội Giản Thần Công

8. Hổn Nguyên Nhất Khí Công.

Ca quyết: Xuất thủ liệu pháp gồm 16 câu:

1. Thượng nghi hư (Phần trên nhẹ thả lỏng)

2. Hạ nghi thực (Phần dưới trụ chắc)

3. Đầu nghi huyễn (Đầu nên lơ lửng như treo)

4. Khẩu nghi độc (Mồm để mặc tự nhiên)

5. Hung nghi nhu (Ngực hít thở đều đặn)

Page 47: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

47

6. Bối nghi bạt (Lưng nên thẳng đứng)

7. Yêu nghi trục (Eo như trục)

8. Tỳ nghi giao (Cánh tay nên đong đưa)

9. Trừu nghi trầm (Khuỷu tay nên để trầm xuống)

10. Uyển nghi trọng (Cổ tay nên nặng)

11. Thủ nghi hoạch (Bàn tay nên nắm và đưa)

12. Phúc nghi thục (Bụng nên đầy)

13. Khỏa nghi tùng (Toàn thân để lỏng tự nhiên)

14. Công nghi đề (Hậu môn thót lên)

15. Cân nghi thạch (Gót chân chắc như đá)

16. Chi nghi trắc (Ngón chân bám chặt mặt đất)

“Thực tế, vì tất cả đều đông đưa cho nên khó có thể

làm được những chi tiết này lắm.

Khi tập VTC, tibu cứ để tự nhiên mà không tác ý gì cả.

Vậy mà thần công cũng phát ra như điên!

Như là phá mây để đưa Chư Thiên xuống đây chơi

trò chơi lớn. hihihi

Lúc đó tibu nhớ là thời tiết bỗng nhiên lạnh ghê gớm luôn!”

*****

“Bất cứ bệnh gì đều không phải cố định và bất biến,

điều quan trọng là: Tranh đấu và đấu tranh đến cùng để

dành được thắng lợi.” MD.

HL: Đây là lời nói của Anh Minh Đen, anh bị ung thư

Page 48: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

48

gan và chỉ dùng chiêu này và anh đã xuất thủ trong vòng

24 giờ là hết bệnh.

Xuất Thủ Trị Liệu:

Có thể trị được bệnh tật? Theo quan niệm y học Trung

Hoa: Khí huyết khó chuyển sẽ phát sinh hàng trăm bệnh

tật. Nếu khí huyết thông suốt thì trăm bệnh cũng hết, tự nó

biến đi.

Xuất thủ làm thông suốt khí huyết do đó có thể cãi

tạo thể chất xem như khoa trị liệu.

Phản ứng:

Khi tập Xuất Thủ, ta thấy có phản ứng rõ rệt. Phản

ứng ở chỗ khí huyết thay đổi: Vùng ngực, vùng bụng nhẹ

nhàng, chân thấy nóng lên. Những chỗ máu chưa chảy tới

đủ nay đả thông dễ dàng. Tam Tiêu (Ba vùng chính yếu ở

thân thể: đầu, ngực, và bụng) cũng được thông suốt. Có

người phản ứng thấy nấc cụt, ợ hơi, đánh rắm, nhức mỏi, tê

đau, nóng lạnh, ngứa ngáy, cảm giác như sâu bò, rung động.

HL: Cảm nhận mát mát từng điểm tròn tròn trên

thân thể đã được ghi nhận từ xa xưa nên Xuất Thủ còn có

tên là “Kim Báo Long Trảo”

Xuất Thủ làm thay đổi mạch.

Từ sự biến hóa của mạch, có thể hiểu được sự biến hóa

của lục phủ ngũ tạng, sự mạnh yếu của thể chất.

Mạch bình thường: 60 đến 80 lần trong một phút,

Page 49: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

49

mạch đập kéo dài, có sức mà sâu.

Bệnh tim, huyết áp cao: Mạch nổi, mạnh. Bệnh tim,

già yếu: Mạch dưới 60 và đập cạn.

Bệnh thận, thần kinh, điên: Mạch đập nhanh và trơn

nổi. Các chứng về máu: Mạch chậm yếu, có khi không thấy

đập, cũng có khi 2 bên đập khác nhau (do bị té …).

Bán thân bất toại: Hai bên mạch khác nhau, chênh lệch

ở chỗ xương một bên thông suốt, một bên tăng áp lực.

Tại sao Xuất Thủ là cải tạo?

Mạch đập nhanh vì máu không chế được khí, khí mất

đi, thành phần máu sẽ không đầy đủ ( thiếu dưỡng khí), Xuất

Thủ làm cho máu có tác dụng chế được khí, hấp thụ được

dinh dưỡng. Mạch đập chậm vì máu lưu thông trở ngại và

thiếu về lượng (áp huyết hạ), Xuất Thủ làm khai thông máu

huyết, máu tụ sẽ tản mát rồi mạch sẽ bình thường trở lại.

Sự thay đổi mạch là sự thay đổi Kinh Lạc.

Mạch bắt đầu từ ngón chân. Trọng tâm của Xuất

Thủ là ở hai chân, chân mà dùng sức như cây mộc rể, như

đóng được cọc.

Người ta thường nói “Xem chân, xem cẳng” xét ra

cũng không ngoài ý trên.

Người già cả hai chân run rẩy, tập võ cũng cần nhất

“Mã Bộ” (Một thế tấn để chiến đấu với sự phân bố trọng

lượng là 30% ở chân trước và 70% ở chân sau). Máu ở

Page 50: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

50

chân (tốt) lưu thông sẽ gây ảnh hưởng tốt đẹp cho toàn thân.

Quyền thuật phải tập “Mã Bộ” cho thần khí xuống

đan điền đó là cứu vãn lại mọi tệ hại. Ngoài ra dưới lòng

bàn chân có huyệt “Dũng Tuyền” (Nguồn Suối của Sức

Mạnh) rất quan trọng, là nơi thông khí huyết lên thận con người.

Đối với Nhu Đạo: Động tác nhảy ếch là một động tác

rất quan trọng để luyện tập phần dưới cho cứng chắc.

Trong môn Không Thủ Đạo, các lực sĩ thường mang

guốc sắt nặng 10 ký để tập.

Xuất Thủ là một động tác bao gồm sự vận động của

tay chân, thân hình, hô hấp, mắt, di động của tinh thần. Nếu

động tác yếu đuối quá thì không đủ lực chuyển, nếu mạnh

quá ta sẽ không đủ sức đeo đuổi. Xuất Thủ nơi đây là một

động tác nhu nhuyễn phô diễn “luật tuần hoàn của vũ trụ”.

Đặc điểm của Xuất Thủ.

Thượng hư, hạ thực hay thượng tam, hạ thất (trên ba,

dưới bảy). Động tác dịu dàng, tinh thần tập trung ở đan điền.

Làm như vậy có thể thay đổi trạng thái “thượng thực hạ

hư” của những thể chất yếu kém, dần dần trở thành “thượng

hư hạ thực”: Bệnh tật tự biến mất.

Thượng tam, hạ thất là nguyên tắc bất di bất dịch,

là bí quyết của phương pháp Xuất Thủ đã quy định rõ

rệt mức độ dùng sức của sự hư thực.

Page 51: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

51

Khi đứng trong thế Xuất Thủ phần trên của thân

hình để tự nhiên, lưng thẳng đứng, eo chắc. Chân phải cứng

chắc, gót chân bám chặt vào đất chắc như hòn đá. Nói về

động tác tay, khi phóng ra đằng trước thì nhẹ nhàng tự

nhiên đó là “thượng hư” hay “thượng tam”.

Khi quật tay ra đằng sau thì phải dùng sức rồi theo

trọng tâm của một vật, đó là “hạ thực” hay “hạ thất”. Khi

quay tay, khớp ngón tay lúc hơi co, lúc thì hơi duỗi, nhất là

sự co duỗi ở cổ tay lại càng lớn.

* Không dùng sức không có nghĩa là hoàn toàn để

lỏng, vì không gây được tác dụng.

* Dùng sức không có nghĩa là toàn bộ đều dùng

sức. Nếu tay dùng sức, chân không có sức thì sẽ mất động

lực (thượng thực, hạ hư). Bán thân bất toại cũng là mất động

lực. Sự công hiệu của Xuất Thủ là điều chỉnh được sự mất

động lực, lấy lại được quân bình.

Tầm quan trọng của sự dùng sức ở chân.

Ở chân có nhiều huyệt vị của ngũ tạng và lục phủ.

Huyệt “Dũng Tuyền” ở lòng bàn chân chạy tới thận tạng.

Mỗi khi tim đập mạnh, mất ngủ: Xoa bóp huyệt này là ngủ

được. Say rượu bôi vôi cũng nơi này là giải rượu. Dựa vào

những huyệt đạo ở chân, người ta có thể chữa được những

căn bệnh về lục phủ, ngũ tạng. Xuất Thủ có thể chữa được

trăm bệnh không phải là điều phóng đại. Bản thân Xuất Thủ

đã là một phép lạ rồi.

Page 52: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

52

Nguyên lý.

Lý dưỡng sinh và võ đạo của Xuất Thủ đặt căn bản

trên lý tiến hóa của Trời Đất, tức là Thái Cực. Hổn nguyên

khí ( Koilon, Ojas…) của vũ trụ có sức ép khoảng một trăm

triệu tấn trên một phân vuông. Xuất Thủ là lợi dụng sức

mạnh của Thiên Nhiên làm sức mạnh của mình.

Tổ sư Yeshiba suốt đời không có đối thủ nào quật

ngã được là nhờ luyện thành “Hổn Nguyên Khí Công”. Với

cách nói tràn đầy tính Đạo ông phát biểu:

“Vì tôi là tiểu vũ trụ hòa đồng với đại vũ trụ, nên

ai đụng tới tôi tức đụng tới đại vũ trụ mà vũ trụ thì

không ai lay chuyển nổi. ”

Trên hai vai, phía sau lưng có huyệt “Cao Hoan”,

kích thích huyệt này sẽ tiêu trừ mọi chứng bệnh. (HL:

Huyệt này khi hơ nóng thì có khả năng tăng hồng huyết cầu,

mà nhiều hồng huyết cầu thì máu đem nhiều dưỡng khí

nuôi cơ thể. Tập Xuất Thủ một thời gian thì môi son và

móng tay thì hồng là do huyệt này làm ra)

Hai tay đưa lên trời là hạ hỏa ở Tam Tiêu (bộ tiêu hóa).

HL bàn: Khi tập Xuất Thủ thì con người lúc lắc và

đong đưa nên Khí và Huyết bị lực ly tâm đưa lên não bộ rất

là nhiều: Để ý là sau vài phút tập thì gân máu ở chân biến

đi đâu mất. Và khi tập từ từ lại thì máu lại dồn trở xuống

(do lực ly tâm bớt mạnh đi) và nhất là nhờ vào cách uốn éo

Page 53: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

53

mà có thể làm cho các bế tắc ở ba vùng quan trọng trong

thân thể (Tam tiêu: đầu, ngực, và bụng) được súc sạch sẽ và

khai thông.

Các pháp tấn rất cần yếu vì nó dẫn khí xuống tận đan

điền, trừ được hỏa Tam Tiêu. (lời bàn dựa theo kinh nghiệm

thực chứng của HL ở trên)

Các Đạo Gia thường nói: "Con người cũng như là Trời

Đất: “Trời thanh mà nhẹ, Đất nặng và trọc”.

Nếu không hiểu thâm lý này mà để cho “trên nặng

dưới nhẹ” là trăm bệnh dễ sinh ra, tánh mạng phải ngặt nghèo.

Quyền thuật phải luyện tập mã bộ cho thần khí xuống

đan điền đó là cứu vãn lại mọi tệ hại.

Đan điền là gốc rễ của thảo mộc, bồi dưỡng đan

điền là bồi dưỡng cái gốc rễ khiến cho nó được ấm nhuần.

Đan điền mỏng từng lớp như cánh sen. Khi mới sanh

ra rất dễ thấy nhờ nó thoi thóp và rất quan hệ đến tính mạng.

Vận dụng đan điền làm cho tinh khí vận chuyển

mạnh mẽ. Người tập Xuất Thủ: bụng thì to ở phần dưới

chỗ đan điền. Bụng dưới tròn nhẵn láng, không có người

thành tựu Xuất Thủ nào mà bụng teo như con ve đực. Nếu

người ấy cởi trần ta sẽ phần bụng dưới thoi thóp nhẹ

nhàng đó là họ thở bằng bụng, người thường thở bằng

ngực. Trong Võ Đạo, đan điền là trọng tâm của tinh thần.

Thể chất và tinh thần cùng quy chú về đan điền gọi là “thể

Page 54: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

54

xác và tinh thần hợp nhất”.

Đó là sức mạnh đích thực của vũ trụ mà các bậc

hành giả cố gắng tu luyện.

Ngày nay môn Aikido cũng như những võ phái khác

cùng tôn trọng chân lý:

Tinh thần điều chỉnh thể xác.

Tư tưởng là những âm ba rung động của tinh lực.

Vật chất chỉ là tinh lực đông đặc lại.

Một tư tưởng nếu biết đúng cách và kết tinh lại có thể

di chuyển một đồ vật. Nếu biết điều khiển nó theo phương

pháp thần giao cách cảm, người ta có thể làm cho một

người khác ở cách xa cảm nhận được ý nghĩ của mình và

có thể hành động một cách thích nghi theo ý mình muốn.

Trong phép Xuất Thủ, chúng ta quay hai tay theo lực

ly tâm hay là lúc phóng tay ra theo vòng tròn quỹ đạo từ

dưới lên trên và khi thu tay về cũng theo vòng tròn quỹ đạo

ngược lại. Tác dụng làm cho khí lưu thông từ đan điền ra các

đầu ngón tay hay là đả thông kinh mạch ( Phế Kinh, Tâm

Kinh, Tam Tiêu Kinh, Tâm Bào Lạc và Đại Trường Kinh).

Cử động quay tay dẫn khí và huyết lưu thông qua các vùng

vai, toàn thân hai tay, ngực, lưng, bụng…

Động tác này làm cho máu huyết lưu thông đến tận

các mao quản nhỏ nhất.

Page 55: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

55

HL: Đây là một điều quan trọng trong các chiến vũ. Khi

mạch máu bị dồn một cách tự nhiên ra cái mao quản nhỏ nhất thì

trên não bộ cũng diễn ra hiện tượng y chang như vậy: Thế là khi

suy nghĩ điều gì, thay vì ngồi một chỗ thì nên thử vừa Xuất Thủ

và vừa suy nghĩ xem có gì khác lạ hơn không? Đối với HL thì khả

năng “đau lưng do ngồi suy nghĩ nhiều quá” biến đi đâu mất, và

kết quả hiện ra nhanh hơn.

Máu huyết sẽ sinh ra nhiều tinh (30 giọt máu sinh ra một

giọt tinh). Nếu tinh mất thì hai thứ còn lại cũng rời khỏi thân

thể. Vì “Tinh” chế thành “Khí” mà “Khí” lại hóa thành “Thần”.

Đến đây là hết phần kỹ thuật của Thế Xuất Thủ.

Tuy nhiên, khi HL gặp anh Minh Đen thì cũng có trao

đổi và có ghi nhận thêm vài khẩu quyết quan trọng khi tập

Xuất Thủ tới chiêu thức thứ ba.

Đại khái là:

Chiêu đầu tiên là: Xuất Thủ (sáng tác vào thời Phù

Đổng Thiên Vương)

Chiêu thứ hai là: Phi Lau Diệu Thủ (sáng tác vào thời

Đinh Bộ Lĩnh qua truyền thuyết là “Lấy Cờ Lau mà tập trận”)

Chiêu thứ ba sáng tác tại Đà Lạt với tên là: Vỗ Tay

Thoát Khỏi Hồng Trần.

Tuy rằng là được anh Minh Đen dặn là đừng có phổ

biến những khẩu quyết sau đây một cách đại trà, nhưng vì

xét thấy… theo năm tháng, những khẩu quyết này, nếu áp

Page 56: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

56

dụng đúng cách, cũng chỉ có tác dụng là phát triển thể lực,

linh tính và một vài khả năng thần bí thuộc loại thường thường.

Nên sau khi suy nghĩ kỹ càng thì HL sẽ ghi ra đây

thêm ba khẩu quyết nữa.

Chỉ là ghi ra mà thôi, không có bình luận và giải thích:

1. Khẩu quyết thứ nhất là: Khi ôm là ôm vào cả Vũ Trụ.

2. Khẩu quyết thứ hai là: Khi kéo là kéo cả Vũ Trụ.

3. Khẩu quyết thứ ba là: Nên Xuất Thủ lần lượt theo

từng hướng một, trong tám hướng chính. Hay là cả tám

hướng trong một lần tập thì cũng được.

Hết.

Page 57: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

57

VẠN THẮNG CÔNG VÀ OM AH HÙM

Trigia: Anh Hai hỏi B tập tành VTC ra sao rồi.

Bt: Dạ, đang tính email cho chú nhưng chưa kịp. Ngày

xưa, khi Chú Tibu chỉ, con tập hăng lắm. Con tập liên tục

chừng 5 phút thì chịu không nổi, lúc đó chỉ cảm thấy khỏe

thôi. Sau này, chú Tibu nói tập đừng nên nhanh quá, tập vừa

vừa sức của mình như chạy Marathon vậy, có thể chạy lâu

chạy dài được.

Với một bí quyết nữa của chú Tibu, con tập vài

ngày thì có những triệu chứng rất lạ. Đầu tiên, con cảm

giác rất vui. Cái vui của sự thanh tịnh. Cái vui nằm bên

trong và âm ỉ vui làm mình cảm giác mạnh mẽ và vui vui,

chứ không phải cái vui vẻ bình thường. Vài ngày sau, khi

đi cầu, dầu phun ra rất nhiều. Lúc đó, con nghi ngờ đó là

kết quả của Vạn Thắng Công, nên hỏi chú Tibu, và được

cho biết là Vạn Thắng Công đẩy chất độc hay những chất dư

thừa trong cơ thể ra. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 ngày.

Và đây là bí quyết mà Chú Tibu chỉ con. Bí quyết là

áp dụng 3 chữ OM, AH, HÙM khi tập:

1- OM: Khi đánh tay xuống lần thứ nhất, thì đọc trong

tâm: OM.

2- AH: Khi đánh tay xuống lần thứ hai, đọc trong tâm: AH

3- HÙM: Khi đưa tay lên trời (thế 1) hay chặp 2 tay vào

nhau ( thế 2 và 3), thì đọc: HÙM.

Page 58: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

58

Chỉ có nhiêu đó thôi. Trạm 1 đã kiểm tra mẹ nó khi

tập VTC với ba chữ này thì thấy hào quang phóng ra rất

mạnh và xa, đồng thời nó nói, ba chữ này có nhiều công

dụng khác nữa như trị bệnh, v.v....... Có gì chưa rõ, nhớ cho

con biết nha.

QT: Chú Tibu cũng có chỉ con tập chiêu thứ 3 với

OM AH HUM, mục đích lúc đó để chữa bệnh cột sống cho

Chị của con và con nhớ không lầm là chỉ có 2 hoặc 3 ngày

là chị hết đau... vừa tập VTC vừa nghĩ đến người mình

muốn chữa bệnh, và khi tập xong thì massage ngay vùng bị

đau, người bệnh sẽ thấy rất dễ chịu. Trong ngày mình nên

dành nhiều thời gian để nghĩ đến người đó nữa. thật là hay

vậy đó…..

HL: ….. Qua chuyện QT đã đưa ra kết quả cùng với

chuyện ị ra dầu và vui lâng lâng, là mình có quyền đưa ra

cho bà con tập là ngon lành rồi. Sở dĩ, mình dùng Om Ah

Hùm khi niệm trong tâm mà không có để ý tới là phải

dùng lực ra làm sao (Như là phóng ra đằng trước mặt như

thường làm), nên tự nó chấn động đến cả ba hệ thống của

Chư Phật và Bồ Tát trong ba thời: Quá khứ (Om), Hiện tại

(Ah) và Vị lai (Hùm). Vì là động công nên nó là cái nền rất

là vững chắc để những người mới tu tập (tâm lực chưa

mạnh) có thể phát huy được phần nào sự cầu nguyện của

mình cho một người nào đó. Đồng thời do VTC nó có tác

dụng là... tự tạo ra những dây chằng trong não bộ nên người

Page 59: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

59

tập, sau một thời gian, sẽ thấy rằng mình tự nhiên rất là

thằng bằng: Ít khi nào mà bị trợt chân mà... té lắm.

Trigia: Như vậy thì ngoài tác dụng trên thân khác

nhau ở từng người, công năng thuộc tâm linh của VTC phát

triển cũng khác. Thanh tịnh thì bớt sân hận.... Chú thì lại hay

vỡ lẽ nhiều thứ linh tinh trong khi tập VTC. Sự phát triển

thuộc dạng Linh Tính, đôi lúc lại là Trí Tuệ. Chỉ biết kết

luận VTC thật là lạ. Khó có thể hiểu cho hết được sự vận

hành của nó. Chỉ duy vừa tập vừa kiểm tra lại với bài viết

Xuất Thủ thì y chang như vậy. Đó là chỉ mới tập trong 20 -

30 phút thôi. Nếu tập cỡ 2,3 tiếng mỗi ngày thì cái gì nữa

phát sinh chưa hiểu được. Anh Bt có thể nói lại cho rõ hơn không.

Bt: Đọc OM, AH là khi đánh tay qua một bên.

Thánh Gióng cầm gậy tre đập qua trái (OM), đập qua phải

(AH), và bay lên trời là lúc đứng đinh tấn hay tay đưa lên

trời (hay chặp tay lại với nhau), thì mình đọc HÙM. Con

trình bày lại 3 chiêu này với phần OM, AH, HÙM:

Page 60: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

60

Chiêu 1- Xuất Thủ:

a. Khởi thế với Trảo Mã Tấn. Hai tay nắm nhẹ, và làm

đồng thời những việc này cùng một lúc:

-- Đánh tay qua một bên

-- Hít vào bằng mũi.

-- Nhìn vào phần lỗ rún (Đan Điền)

-- Đọc trong tâm: OM

b. Quay người và rơi lại trong tư thế Khởi Thế hướng

đối nghịch, và đồng thời làm những việc này cùng một lúc:

Page 61: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

61

-- Đánh hai tay qua một bên

-- Hít vào bằng mũi.

-- Nhìn vào phần lỗ rún (Đan Điền)

-- Đọc trong tâm: AH

c. Tất cả những việc này đồng làm cùng lúc:

-- Chân chuyển thành Đinh Tấn

-- Thở ra bằng miệng

-- Đánh hai tay lên trời,

-- Đọc trong tâm: HÙM.

Page 62: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

62

Đến đây là kết thúc chiêu đầu tiên. Và tiếp tục đánh 2

tay xuống qua 1 bên, chân chuyển thành Trảo Mã Tấn, hít

vào bằng Mũi, nhìn vào phần lỗ rún, và đọc trong tâm: OM để

trở về chu kỳ đầu của chiêu 1, và cứ tiếp tục như thế.

Chiêu 2 – Phi Lâu Diệu Thủ:

Giống như chiêu thứ nhất, chỉ khác là hai tay ôm vòng

từ dưới lên trời sao cho các ngón của hai bàn tay chặp vào

nhau thay vì đánh 2 tay lên trời.

Page 63: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

63

Chiêu 3 – Vỗ Tay Thoát Khỏi Hồng Trần:

a. Khởi thế với Trảo Mã Tấn. Hai tay nắm nhẹ, và làm

đồng thời những việc này cùng một lúc:

-- Đánh tay qua một bên

-- Hít vào bằng mũi.

-- Nhìn vào phần lỗ rún (Đan Điền)

-- Đọc trong tâm: OM

b. Quay người và rơi lại trong tư thế Khởi Thế hướng

đối nghịch, và đồng thời làm những việc này cùng một lúc:

Page 64: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

64

-- Đánh tay qua một bên

-- Hít vào bằng mũi.

-- Nhìn vào phần lỗ rún (Đan Điền)

-- Đọc trong tâm: AH

c. Tất cả những việc này đồng làm cùng lúc:

-- Chân chuyển thành Đinh Tấn

-- Thở ra bằng miệng

-- Hai tay ôm vòng từ dưới lên trời sao cho các ngón

của hai bàn tay chặp vào nhau.

-- Đọc trong tâm: HHÙÙMMM

-- Hơi thở ra và âm thanh: HHÙÙMMM sẽ kéo dài

tiếp cho hết chiêu này lúc vỗ tay:

-- Kế tiếp chuyển từ Đinh Tấn lùi người ra sau thành

Trảo Mã Tấn,

-- Hai tay cũng đồng chuyển đánh từ sau ra phía trước song

song với chuyển từ Trảo Mã Tấn sang Đinh Tấn …. v.v…

Page 65: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

65

Đúc kết lại thì 1 người bình thường mới tập có thể tập

chiêu 1 trong 3 tháng.

Làm thêm chiêu 2 trong 3 tháng kế tiếp.

Tập chiêu thứ 3 và chỉ tập chiêu này cho đến khi nhuần

nhuyễn. Nhuần nhuyễn là khi các động tác từ tay, chân đến bộ

tấn được múa nhịp nhàng và kết hợp hòa điệu với hơi thở.

Và sau rốt là áp dụng Om Ah Hùm vào VTC như đã

trình bày ở trên.

Hy vọng là nhóm sẽ làm được 1 clip video mới rõ hơn

cái cái trước.

Như vậy là xong 3 chiêu của Vạn Thắng Công.

***Om Ah Hùm

OM là nguyên ngôn của Vũ Trụ.

Ah là nguyên ngôn (âm thanh căn bản) của các loài

hữu tình. Hùm là chấn động hướng về tương lai.

Giải thích tí xíu về âm thanh Hùm:

Sở dĩ có chuyện này là khi hành giả đánh nhau với Hộ

Pháp ( Đây là một phần quy trình để tiến tới cách vào Chơn

Như bằng con đường "Có"). Vào lúc gần xong trận đánh thì

tới lúc cả hai ( Hành Giả và Hộ Pháp) tung ra những tuyệt

chiêu như là quăng chày Kim Cang lên và chày này sẽ bay

theo ý tưởng của Hành Giả. Lúc chày của Hộ Pháp đụng vào

cơ thể của hành giả thì nó phát ra một âm thanh to khủng

Page 66: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

66

khiếp. Nhưng nếu hành giả đủ bình tĩnh để nghe cho được thì

nó có âm thanh là Hùm. Do hiện tượng này mà nói là chữ

Hùm hướng về tương lai.

Cũng vậy, chữ về quá khứ là Phát do chày đụng vào

đằng sau lưng).

Trong các câu chú, lại có những câu tận cùng bằng:

Hùm Hùm Hùm, Phát Phát Phát là có ý này đây.

Hết phần giải thích.

Nay bàn tiếp về Om Ah Hùm, Vận hành của Om AH Hùm:

Trong chấn động vũ trụ (ý nói về nguyên ngôn OM):

Chấn động hay nhất là sự trao truyền lại kinh nghiệm Tâm Linh.

Trong chấn động của các chúng hữu tình (nguyên ngôn

Ah): chấn động hay nhất là... thuyết pháp Giải Thoát.

Trong chấn động hướng về tương lai (Hùm): vốn là

một chuyển biến có tính cách nối liền ba thời:

Quá Khứ (mình đã từng làm chuyện này).

Hiện Tại (hiện này mình đang làm: Do đưa ra câu hỏi,

nhận xét về kinh nghiệm, phương pháp...).

Tương lai (là mình sẽ còn làm dài dài những chuyện

này trong tương lai).

Do mình làm như vậy trong thực tế đời sống hằng

ngày: nên khi mình tụng trong tâm:

Om Ah Hùm thì mình đụng đến một thứ ngôn ngữ tâm

Linh của Chư Phật và Chư Bồ Tát trong ba thời quá khứ, hiện

Page 67: Long Hổ Võ Công  · Thời kỳ Văn Lang Dị Sử thánh Tổ khai sáng Phù Đổng Thần Công. Thời kỳ Long Mạch Hoa Lư – Vạn Thắng Vương phát triển “Long

Long Hổ Võ Công http://hoasentrenda.com

67

tại, và tương lai.

Ngoài ra Vạn Thắng Công (VTC) là một động công có

tính cách tạo nên một cái nền vững chắc qua những chuyển

động tự nhiên của khí huyết. Nên khi mình tập VTC và tác

ý Om Ah Hùm, cộng với tính cách trao truyền kinh

nghiệm tâm linh thực sự trong sinh hoạt hằng ngày. Thì sự

chấn động đến cả ba hệ thống của Chư Phật và Bồ Tát trong

ba thời: Quá Khứ, Hiện Tại và Vị Lai là chuyện tự nhiên.

Mà người ta ghi gọn lại thành Om (quá khứ) Ah (hiện

tại) Hùm ( vị lai) là vậy.

Hết