89
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN NGUYN THOANH ĐỀ TÀI NGHIÊN CƯÚ PHÁT TRIN CÁC MÔ HÌNH SINH THÁI RNG PHÒNG HVEN HHOÀ BÌNH. (THÍ ĐIM TI TIU KHU 54 LÒNG HSÔNG ĐÀ VÀ KHONH 3 XÃ THUNG NAI, HUYN CAO PHONG TNH HOÀ BÌNH) LUN VĂN THC SĨ KHOA HC Hà Ni, 2012

LUẬN VĂN THẠC SỸ NĂM 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

  • Upload
    lebao

  • View
    227

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ OANH

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CƯÚ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH THÁI RỪNG PHÒNG

HỘ VEN HỒ HOÀ BÌNH. (THÍ ĐIỂM TẠI TIỂU KHU 54 LÒNG HỒ SÔNG

ĐÀ VÀ KHOẢNH 3 XÃ THUNG NAI, HUYỆN CAO PHONG

TỈNH HOÀ BÌNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, 2012

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ OANH

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CƯÚ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SINH THÁI RỪNG PHÒNG

HỘ VEN HỒ HOÀ BÌNH. (THÍ ĐIỂM TẠI TIỂU KHU 54 LÒNG HỒ SÔNG

ĐÀ VÀ KHOẢNH 3 XÃ THUNG NAI - HUYỆN CAO PHONG

TỈNH HOÀ BÌNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Chuyên nghành: Sinh thái môi trường

Mã số: 60 85 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN THỤY

Hà Nội, 2012

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thày

hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Thuỵ - Bộ môn Sinh thái môi trường, Trường Đại học

Khoa học Tự Nhiên Hà Nội đã tận tình hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt thời

gian qua. Tôi xin cảm ơn các thày cô trong khoa Môi trường, gia đình, bạn bè và

đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này cũng

như khoá học của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2012

Học Viên

Nguyễn Thị Oanh

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

4

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Danh Mục Bảng................................................................................................... .

Danh Mục hình.....................................................................................................

Các từ viết tắt.......................................................................................................

Mở đầu.................................................................................................................1

Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu........................................................3

Kết quả các nghiên cứu chức năng sinh thái rừng trên thế giới và ở Việt

Nam......................................................................................................................3

1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................3

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................7

Chương 2. Đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên

cứu.......................................................................................................................14

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................14

2.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................14

2.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................15

2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................15

2.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp......................................................15

2.2.2. Phương pháp nội nghiệp..........................................................18

2.2.2.1. Phương pháp kế thừa........................................................18

2.2.2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm...............18

2.2.2.3. Phương pháp xử lý số

liệu.................................................................................................19

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................20

3.1. Khái quát đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên

cứu........................................................................................................................20

3.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................20

3.1.1.1. Vài nét về khu vực phòng hộ sông Đà và

thuỷ điện Hoà Bình..............................................................................................20

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

5

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu........................22

a. Vị trí địa lý...........................................................................22

b. Địa hình...............................................................................22

c. Khí hậu................................................................................23

d. Thuỷ văn..............................................................................24

e. Điều kiện thổ nhưỡng...........................................................25

g. Tài nguyên rừng...................................................................26

h. Tài nguyên động vật.............................................................28

3.1.2. Điều kiện Kinh tế- xã hội.....................................................................29

3.1.2.1. Những tác động của hồ chứa Hoà Bình tới đời sống kinh tế xã hội

và môi trường vùng ven hồ.....................................................................................29

3.1.2.2. Dân số, dân tộc và lao động.....................................................29

a. Dân số...................................................................................30

b. Đặc điểm kinh tế..................................................................31

3.2. Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ xây dựng tại khu vực nghiên

cứu...........................................................................................................................33

3.3. Diễn biến của một số yếu tố khí tượng tại khu vực nghiên cứu.......................35

3.4. Diễn biến thảm thực vật tại các mô hình nghiên cứu.......................................38

3.5. Hiệu quả chống xói mòn của các mô hình nghiên cứu.....................................40

3.6. Hiệu quả điều tiết dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu....................44

3.7. Ảnh hưởng của các mô hình tới tính chất đất...................................................47

3.8. Lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu.....................................................50

3.9. Nghiên cứu lượng dinh dưỡng bị mất theo các dòng chảy bề mặt tại các mô

hình nghiên cứu……………………………………………………………………25

3.10. Nghiên cứu phát triển các mô hình phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ

sông Đà tỉnh Hoà Bình

3.10.1. Các giải pháp kỹ thuật......................................................................57

3.10.2. Các giải pháp kinh tế-xã hội.............................................................60

Kết luận và khuyến nghị..........................................................................................62

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

6

Kết luận.................................................................................................................62

Khuyến nghị..........................................................................................................63

Tài liệu tham khảo..................................................................................................64

Phụ lục........................................................................................................................

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất vùng xung yếu sông Đà tỉnh Hòa Bình.

Bảng 3.2: Đặc trưng các yếu tố khí tượng khu vực nghiên cứu

Bảng 3.3: Dân số và lao động khu vực nghiên cứu

Bảng 3.4: Hiện trạng các mô hình nghiên cứu

Bảng 3.5: Nhiệt độ và lượng mưa quan trắc được tại khu vực nghiên cứu

Bảng 3.6: Diễn biến thảm thực vật tại một số mô hình nghiên cứu

Bảng 3.7: Lượng xói mòn tại các mô hình nghiên cứu qua các năm thu thập

Bảng 3.8: Chi phí nạo vét bùn do xói mòn gây ra tại các mô hình rừng trồng năm

2011

Bảng 3.9: Diễn biến dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu

Bảng 3.10 Kết quả phân tích một số tính chất lý hoá học đất tại các mô hình nghiên

cứu

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các mô hình nghiên cứu đến lượng rơi rụng

Bảng 3.12: Sự rửa trôi các chất dinh dưỡng tại một số mô hình nghiên cứu theo các

dòng chảy bề mặt

Bảng 3.13: Chi phí bị mất từ hàm lượng các chất dinh dưỡng bị rửa trôi tại các mô

h nh rừng trồng năm 2011

Bảng 3.14. Đề xuất bổ sung một số giải pháp kỹ thuật

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

8

DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ 1. Diễn biến về số lượng các loài cây tái sinh của các mô hình nghiên cứu

Biều đồ 2 . Lượng đất mất do xói mòn tại các mô hình nghiên cứu

Biểu đồ 3. Lượng dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu

Biểu đồ 4. Lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

9

CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP : Che phủ

ĐC : Đối chứng không trồng rừng

KL : Khối lượng

MH1 : Mô hình trồng cây bản địa xen cây dược liệu

MH2 : Mô hình trồng Luồng thuần loài

MH3 : Mô hình Nông lâm kết hợp

MH4 : Mô hình Làm giàu rừng

MH5 : Mô hình cây bản địa đa tác dụng

MH6 : Mô hình trồng Keo lai xen cây bản địa

MH7 : Mô hình trồng cây cốt khí xen cây bản địa

MH8 : Mô hình trồng Luồng xen cây bản địa

N : Nitơ

P : Phốt pho

ts : Tổng số

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

MỞ ĐẦU

Vùng đầu nguồn sông Đà là vùng phòng hộ có vai trò quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Trong những năm qua, cùng với việc xây

dựng đập Hoà Bình là việc khai thác rừng bừa bãi, tập quán canh tác trên đất dốc

không đúng kỹ thuật của dân cư địa phương rất phổ biến (như đốt nương làm rẫy và

thức sử dụng đất không hợp lý...). Hậu quả là tài nguyên đất, rừng nơi đây đang

đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Điều này

gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, kinh tế xã hội cũng như đời sống cộng

đồng dân cư trong khu vực. Do vậy, việc phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng phòng

hộ đầu nguồn khu vực xung yếu nói chung và ở khu vực vùng lòng hồ sông Đà nói

riêng đang là vấn đề cấp bách trong những năm gần đây.

Theo Đặng Huy Huỳnh (1990), diện tích lưu vực hồ Hoà Bình là 2.567.000

ha, trong đó diện tích rừng trên lưu vực chỉ còn 266.000 ha. Lượng bùn cát lắng

đọng hàng năm do mưa, bão, trượt lở trung bình khoảng 83,6 triệu tấn. Với tốc độ

đó sau 25 năm lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình sẽ mất 60% dung tích chính. Theo Lưu

Danh Doanh (Trung tâm khảo quản lý và khảo sát môi trường) [38] thì “Lưu vực

sông Đà và hồ chứa Hoà Bình thuộc khu vực có cường độ xói mòn vào loại mạnh

nhất so với các lưu vực sông khác ở nước ta. Trung bình hàng năm trên 1km2 bị mất

đi khoảng 20.000 - 40.000 tấn đất màu. Mức độ bồi lắng của hồ Hoà Bình thuộc

loại nghiêm trọng”.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do rừng phòng hộ trong khu vực đã, đang

bị suy thoái nghiêm trọng, chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường của rừng bị

suy giảm. Hậu quả trực tiếp của việc mất rừng và suy thoái rừng là xói mòn, mất

đất, bồi lắng lòng hồ do các nguyên nhân khác nhau. Do vậy, kiểm soát sự mất đất

do xói mòn đã trở thành vấn đề mang tính cấp thiết. Một trong những biện pháp

quan trọng là trồng rừng hay phục hồi lại rừng đã mất. Trong những năm qua, nhà

nước đã triển khai rất nhiều các chương trình, dự án nhằm khôi phục lại diện tích

1

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

2

rừng đã bị tàn phá tại khu vực ven hồ sông Đà (như chương trình PAM, dự án 661,

dự án RENFODA- JICA...). Các chương trình, dự án đã thiết kế và triển khai nhiều

mô hình trồng rừng và bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định về mặt môi

trường vùng đầu nguồn. Tuy vậy, những nghiên cứu chuyên sâu mang tính quan

trắc theo thời gian của các công trình trên còn hạn chế. Vì vậy để đóng góp các cơ

sở khoa học cho vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu phát triển các

mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hoà Bình. (Thí điểm tại tiểu khu 54

lòng hồ sông Đà và Khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa

Bình)”.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Khái quát các nghiên cứu chức năng sinh thái rừng trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1. Trên thế giới

Việc nghiên cứu về sinh thái rừng và ảnh hưởng của rừng trồng đến môi

trường đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã

khẳng định vai trò to lớn của rừng trong việc phòng hộ đầu nguồn. Các chức năng

phòng hộ của rừng bao gồm cả việc giữ đất và do đó kiểm soát xói mòn và quá trình

lắng đọng bùn cát, điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm

soát chất lượng nước... Việc mất đi lớp thảm phủ rừng do việc khai thác gỗ bừa bãi

hoặc sử dụng đất không hợp lý ở vùng đầu nguồn có thể gây ra những hậu quả

nghiêm trọng đối với vùng hạ lưu (Hamilton và King, 1993)[43].

Ở các nước phát triển trên thế giới, việc nghiên cứu về sinh thái rừng nói

chung và sinh thái rừng trồng nói riêng đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm

nghiên cứu và giới thiệu trong các tài liệu và diễn đàn quốc tế từ đầu thế kỷ 20. Các

nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của rừng trồng tới lập địa. Mấy chục năm gần

đây, đã có nhiều nghiên cứu về rừng đã bước đầu cho thấy sự thoái hóa lập địa do

khai thác rừng Thông Pinus radiata với chu kỳ ngắn ở Úc. Theo các tác giả, có tới

90% chất dinh dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng khi khai thác. Turvey

(1983) [35] cũng cho rằng sự thay thế rừng Bạch đàn tự nhiên bằng rừng Thông

Pinus radiatan với chu kỳ chặt 15- 20 năm cũng làm giảm độ phì của đất do khai

thác gỗ. Mặt khác, tầng thảm mục dày và khó phân giải của Thông cũng làm chậm

sự quay vòng của các nguyên tố khoáng và đạm ở các lập địa này.

Các nghiên cứu của các tác giả cũng quan tâm nhiều tới vai trò của rừng

trong việc phòng hộ môi trường, đề cập tới vấn đề dinh dưỡng đất, chế độ nước, khả

năng ngăn cản xói mòn, dòng chảy. Tác giả Gosh (1978) [35] đã đánh giá ảnh

hưởng của rừng trồng Bạch đàn đến chế độ nước và chất dinh dưỡng trong đất tại

Ấn Độ và nhiều vùng trên thế giới nhưng chưa có những kết luận khẳng định. Theo

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

4

Gósh các mối lợi về kinh tế do Bạch đàn đưa lại còn lớn hơn nhiều so với mặt hại

nếu có.

Những nghiên cứu cho thấy việc trồng rừng có thể đem lại những ảnh hưởng

tích cực khi mà độ phì đất được cải thiện và đem lại ảnh hưởng tiêu cực nếu nó làm

mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất. Nhìn chung, việc trồng rừng

cải thiện các tính chất vật lý đất (xét sau một khoảng thời gian dài sau khi trồng).

Tuy nhiên, việc sử dụng cơ giới hoá trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng cũng

chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất [41].

Trong vùng nhiệt đới, rừng cây mọc nhanh ảnh hưởng đến đất không chỉ ở

việc tiêu thụ dinh dưỡng. Tốc độ tuần hoàn vật chất cũng diễn ra một cách nhanh

chóng hơn. Khi trồng rừng thì có một yếu tố quan trọng là khi đó có sự đảo lộn quá

trình trao đổi vật chất giữa rừng và đất khi thay thế các hệ sinh thái tự nhiên đa dạng

bằng một hệ sinh thái nhân tạo độc canh có sự tác động của con người.

Những nghiên cứu gần đây tập trung tìm hiểu về các chức năng sinh thái

môi trường của rừng. Theo Lee Soo-hwa (Lee-Soo-hwa, 2007.

(http://www.korea.net/news/news) cho rằng đất rừng tốt có thể thấm được

khoảng 250 mm nước mưa trong một giờ. Tuy nhiên, theo ông thì rừng Thông qua

tác động tới cấu trúc sẽ không tốt cho cải thiện nguồn nước thậm chí còn làm tăng

sự thiếu nước do làm cho một lượng nước lớn bị ngăn giữ lại từ các tầng tán và bốc

hơi. Ngược lại, khi rừng được cải thiện tầng tán thì sẽ tạo điều kiện cho nước mưa

thấm vào đất nhiều hơn, đất lưu giữ được nước tốt hơn và sự chiếu sáng sẽ làm cho

các vi sinh vật đất như giun hoạt động tốt hơn. Vì vậy có tác dụng duy trì nguồn

nước và cải thiện nguồn nước tốt hơn.

Theo Farley và cộng sự (2005) [35] đã chỉ ra rằng khi đất trảng cỏ và đất cây

bụi chuyển sang rừng trồng thì lượng dòng chảy năm giảm đi 44% và 31%. Tác

động làm giảm dòng chảy kiệt của rừng trồng còn thể hiện rõ hơn cả lượng dòng

chảy trung bình năm. Theo Nisbet (2001)[35], rừng có thể có tác dụng làm giảm

dòng chảy mặt và chống xói mòn tốt; tuy nhiên các hoạt động trồng rừng và tác

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

5

động vào rừng như: làm đường giao thông, làm đất khi trồng rừng, chăm sóc rừng,

khai thác ...có thể dẫn tới làm tăng dòng chảy mặt và xói mòn cho lưu vực.

Theo Zhang và cộng sự (2007)[35] cho rằng, nếu các chỉ số về trạng thái

thảm thực vật rừng (cấu trúc, loại đất, địa hình...) có ảnh hưởng đến dòng chảy của

lưu vực thì phân bố không gian của rừng cũng ảnh hưởng quan trọng, nhất là khi

rừng được phân bố ở những khu vực tiếp nối trực tiếp với hệ thống tích nước của

thuỷ vực như sông, suối, hồ... Mặt khác, rừng trồng có ảnh hưởng đối với dòng chảy

mặt và dòng chảy ngầm cho nên nó gây ảnh hưởng đối với độ mặn của nước sông

suối trong lưu vực. Ở những nơi lượng muối phân bố nhiều ở tầng lớp đất mặt thì

ảnh hưỏng đó sẽ thể hiện rõ chỉ trong vòng 2 - 5 năm sau khi trồng rừng. Tuy nhiên,

đối với vùng mà sự phân bố nguồn mặn chủ yếu ở tầng nước ngầm thì ảnh hưởng

đó sẽ chậm hơn rất nhiều tuỳ thuộc vào đặc điểm của hệ thống nước ngầm nơi đó.

Ngoài ra, những khoảng trống ở phần trên sườn dốc có thể gây ra ảnh hưởng đối với

sản lượng nước thấp hơn ở phần dưới sườn dốc. Vì vậy, cần ưu tiên lựa chọn vùng

trồng rừng cho hợp lý trên quan điểm quản lý nguồn nước.

Theo M. Guardiola và cộng sự (2010)[35], việc thay thế các rừng cây bản địa

bằng rừng Cao su ở Nam Keng (Trung Quốc) và ở Pang Khum (miền Bắc Thái

Lan) đã làm tăng lượng bốc thoát hơi nước, do đó làm giảm dòng chảy cũng như

lượng nước được tích trữ trong lưu vực. Mặc dù, việc trồng rừng và những biện

pháp bảo tồn đất có những tác dụng nhất định trong việc giảm đỉnh lũ nhưng ít có

trường hợp nào cho thấy các biện pháp đó có tác dụng làm tăng dòng chảy kiệt.

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy việc trồng rừng đã làm giảm sản lượng

nước bình quân và dòng chảy trong mùa khô của lưu vực. Trong không ít trường

hợp, dòng chảy kiệt bị giảm đáng kể sau khi trồng rừng. Tuy nhiên, trong một số

trường hợp nó lại tăng dòng chảy ngầm và dòng chảy kiệt nhờ có việc làm tăng tính

thấm nước của đất. Trung bình sự giảm sản lượng dòng chảy do trồng rừng biến

động trong khoảng từ 50 mm/năm đối với vùng khô cho đến 300 mm/năm đối với

vùng ẩm ướt. Điều đó có thể làm giảm sản lượng nước tương đối năm ở mức 20 -

40% (Ge Sun và cộng sự, 2005).[35].

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

6

Sự ảnh hưởng của rừng trồng tới dòng chảy không chỉ ở diện tích mà còn sự

phân bố của nó và các biện pháp tác động vào rừng. Ảnh hưởng sự phấn bố không

gian của rừng tới nguồn nước đã được nghiên cứu một cách khá hệ thống trong

công trình của Carsten và cộng sự (2007)[35]. Công trình này đã thừa nhận vai trò

của rừng đối với việc cải thiện nguồn nước và chu trình vật chất; đồng thời nghiên

cứu này cũng khẳng định rằng ảnh hưởng của rừng tới nước trên quy mô rộng vẫn

cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa.

Nghiên cứu sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn cũng được quan tâm. Các

mô hình sử dụng đất đã được xây dựng có thể kể tới như: mô hình du canh của

Conklin, 1975; tiếp đó là phương thức Taungya được U.Pankle đề xuất năm 1806.

Phương thức Taungya của Pankle là trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng

Tếch chưa khép tán. Đến năm 1977 King đã đề xuất phương thức nông lâm kết hợp

thay thế cho phương thức Taungya.

Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn cũng được nhiều

tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả chủ yếu quan tâm tới các vấn đề như tái

sinh rừng nhiệt đới, tổ thành cây tái sinh có khác biệt hay giống với tầng cây cao

như các tác giả: Mibbread, 1930; Richards, 1933, 1939,1965; Aubrerrille, 1983; ....

[9].Các phương thức kỹ thuật lâm sinh xử lý nhằm xúc tiến tái sinh rừng nhiệt đới

cũng được nghiên cứu bởi nhiều tác giả như Kennedy, 1935; Lancaster, 1953...

Trong những năm gần đây, Trung tâm Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) đã tiến

hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước

nhiệt đới. CIFOR đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng là Bạch đàn, Thông,

Keo trồng thuần loài tại các dạng lập địa ở các nước Brazil, Công gô, Nam Phi,

Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và nay bắt đầu nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả

nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng

khác nhau đã có ảnh hưởng rất khác nhau đến một số yếu tố độ phì đất, cân bằng

nước, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Tài nguyên

rừng của nước ta khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây

cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu gỗ

của Việt Nam liên tục tăng lên khiến cho rừng luôn phải đối mặt với nguy cơ bị

khai thác quá mức, kèm theo đó là sự suy giảm đáng kể các chức năng sinh thái mà

rừng đã và đang cung cấp trong việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Ở

nước ta, vấn đề về môi trường rừng đã được khởi động nghiên cứu từ rất lâu. Tuy

nhiên, do nhiều lý do các nghiên cứu về sinh thái môi trường rừng chưa được chú ý

xứng đáng với vị trí của nó. Mặt khác, do điều kiện kinh tế của nước ta còn khó

khăn cũng như khó khăn chung của toàn xã hội nên vấn đề nghiên cứu môi trường

nói chung và môi trường rừng nói riêng vẫn còn rất nhiều bất cập và cần thiết phải

có nhiều các công trình nghiên cứu tiếp theo. Một số công trình nghiên cứu trước

đây được tóm tắt như sau:

Nghiên cứu đánh giá tác động của rừng tới môi trường, đặc biệt là rừng tự

nhiên ở nước ta cũng đã được quan tâm chú ý từ đầu những năm 1970 với cơ sở ban

đầu do Liên Xô cũ giúp đỡ, nội dung nghiên cứu tập trung vào khả năng chống xói

mòn và điều tiết nguồn nước của các trạng thái rừng; các nội dung nghiên cứu khác

như vai trò điều tiết tiểu khí hậu, đất đai... cũng được quan tâm nhưng chưa nhiều

và hệ thống.

Từ năm 1973 đến năm 1981 Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp đã xây dựng các

khu nghiên cứu thuỷ văn rừng định vị ở Núi Tiên (Hữu Lũng) và Tứ Quận (Hà

Tuyên). Các công trình nghiên cứu trong thời gian này tập trung chủ yếu vào nghiên

cứu một số các nhân tố khí hậu rừng, khả năng ngăn cản nước mưa của tán rừng,

ảnh hưởng của độ tàn che rừng tới khả năng giữ đất và điều tiết dòng chảy mặt của

rừng như công trình của Bùi Ngạnh và Nguyễn Danh Mô (1984)[26], của Hoàng

Niêm (1994)[25]... Đây là những công trình nghiên cứu khởi điểm rất quan trọng,

tạo lập được một số cơ sở khoa học cho việc xây dựng rừng giữ nước, bảo vệ đất ở

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

8

nước ta đồng thời cũng mở ra một hướng nghiên cứu mới, định lượng về thuỷ văn

rừng.

Trong những năm 1980 các công trình nghiên cứu đã tập trung vào xói mòn

đất và khả năng giữ nước của một số thảm cây trồng nông nghiệp và công nghiệp,

đặc biệt là ở các vùng Tây Nguyên. Trong thời gian này, nhiều khu nghiên cứu quan

trắc định vị đã được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng, gỗ, kim loại,… Hàng

loạt các công trình mang nhiều sắc thái và đi vào định lượng một cách vững chắc

như công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ, Lê Thạc Cán (1983), của

Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984)[23]... Những công

trình nghiên cứu này đã làm rõ ảnh hưởng của nhân tố địa hình tới xói mòn, vai trò

phòng hộ về chống xói mòn của một số thảm thực vật nông nghiệp, đã chú ý tới độ

che phủ gắn liền với các giai đoạn phát triển của cây trồng, định hướng cho việc xây

dựng các giải pháp phòng chống xói mòn trên đất dốc.

Đầu những năm 1990, khi nước ta thực hiện chương trình 327 với đối tượng

chủ yếu là rừng phòng hộ, nghiên cứu thuỷ văn và xói mòn đất rừng cũng được đẩy

mạnh. Nguyễn Ngọc Bình đã nghiên cứu về các biện pháp công trình và cây xanh

che phủ ở Bắc Thái, Sơn La... Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1996) [20] đã nghiên

cứu phân cấp xung yếu cho lưu vực nguồn nước. Kết quả những nghiên cứu này

cho thấy độ dốc tăng từ 10-15o thì xói mòn sẽ tăng lên 21,44%. Khi chiều dài sườn

dốc tăng lên gấp đôi thì xói mòn cũng tăng lên gấp 2 lần. Nghiên cứu của Võ Đại

Hải (1996) [13], Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1996) [20] đã xây dựng 20 khu

nghiên cứu định vị ở Tây Nguyên dưới các dạng thảm thực vật có cấu trúc khác

nhau. Đây là những công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về xói mòn đất rừng

ở nước ta, đặc biệt là đã làm rõ vai trò phòng hộ chống xói mòn và điều tiết nước

của rừng. Các nghiên cứu của Võ Đại Hải cho thấy khi giảm độ tàn che từ 0,7 - 0,8

xuống mức 0,3 - 0,4 thì dòng chảy mặt tăng 30,4% đối với rừng tự nhiên và 33,8%

đối với rừng Le. Khi độ dốc tăng lên thì thì lượng dòng chảy cũng tăng lên. Chẳng

hạn khi độ dốc tăng lên 2 lần thì lượng dòng chảy mặt tăng lên 58,1%.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

9

Các nghiên cứu của Vũ Thanh Te, Trần Quốc Thưởng, Phạm Anh Tuấn

(2005) [33] về tác động của lớp phủ thực vật đến khả năng gây xói mòn đất và vận

chuyển bùn cát trên lưu vực sông chợ Lèn đã nhận thấy lớp phủ thực vật càng dày

thì khả năng làm chậm dòng chảy trên bề mặt sườn dốc càng tăng (từ 7 - 11 lần).

Một số tác giả khác đã tập trung nghiên cứu vai trò điều tiết nước, xói mn

của rừng, ảnh hưởng của thảm thực vật đến dòng chảy của các con sông, suối như

công trình của Nguyễn Viết Phổ (1992), Vũ Văn Tuấn (1982) [35], Thái Phiên và

Trần Đức Toàn (1988) [27].... Những nghiên cứu này đã cho ta thấy vai trò điều tiết

nước hữu hiệu của thảm thực vật rừng, đặc biệt là việc cung cấp nước cho các con

sông, suối vào mùa khô, dòng chảy kiệt ở những vùng có rừng cao hơn những vùng

không có rừng.

Khi so với lượng mưa, dòng chảy mặt biến động rất lớn và thường dao động

trong khoảng từ 3 - 5% đối với rừng Thông (Ngô Đình Quế, 2008) [31] trong đó

cao nhất ở trảng cỏ đến thảm cây bụi, rừng trồng và thấp nhất ở rừng tự nhiên.

Lượng dòng chảy mặt phụ thuộc vào nhân tố lượng mưa, địa hình, tính chất đất, cấu

trúc thảm thực vật và cả phương pháp quan trắc. Hệ số dòng chảy mặt có liên hệ

chặt chẽ với các nhân tố độ dốc mặt đất, hệ số xói mòn đất, độ giao tán hoặc độ tàn

che tầng cây cao, độ che phủ của thảm tươi cây bụi và độ che phủ của rừng (Phạm

Thị Hương Lan, 2005 ) [18].

Theo Nguyễn Quang Mỹ (1990) [23] thì vật rơi rụng ở trạng thái thô có thể

hút được lượng nước bằng 1,38 lần trọng lượng khô của nó, nếu đã bị phân huỷ 30 -

40% thì có thể hút được lượng nước gấp 3,21 lần trọng lượng khô. Về giá trị tuyệt

đối, lớp thảm mục có thể hút được 35,840 lít nước trên 1 ha rừng tự nhiên (tương

đương với một trận mưa 3,6 mm). Tuy nhiên thì tỷ lệ % lượng nước hữu hiệu của

vật rơi rụng thấp hơn tỷ lệ % lượng giữ nước tối đa của nó (chỉ đạt từ 2,5 - 83,2

mm/ha/năm, tương đương với mức 0,1 - 4,6% tổng lượng mưa) [20].

Trong nghiên cứu về vai trò bảo vệ nguồn nước của 4 dạng thảm thực vật

(thảm cây bụi cao, thảm cây bụi thấp, rừng trồng Keo và rừng trồng Bạch đàn),

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

10

Nguyễn Thế Hưng (2008) [35] đã cho thấy khả năng giữ nước của các thảm thực

vật giảm dần từ thảm cây bụi cao đến rừng trồng Keo, rừng trồng Bạch đàn và thấp

nhất là thảm cây bụi thấp, với tổng lượng nước hàng năm giữ được trong các thảm

thực vật tương ứng là 988,97 tấn/ha, 639,07 tấn/ha, 724,58 tấn/ha và 660,62 tấn/ha.

Vai trò của rừng trong việc giữ nước là rất quan trọng. Nghiên cứu của Võ

Minh Châu (1993) [9] cho thấy sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn sông Ngàn

Mọ từ 23,971 ha xuống còn 6.000 ha đã làm cho nước hồ Kẻ Gỗ giảm đi đáng kể,

giảm từ 340 triệu m3 nước xuống còn 60 triệu m3. Do đó không đảm bảo nước cho

sản xuất nông nghiệp trên diện tích 6.000 ha.

Một số công trình nghiên cứu đã được tiến hành về sử dụng đất dốc, hạn chế

xói mòn và tăng độ phì của đất cho một số vùng với những đối tượng cụ thể. Việc

thiết lập băng cây xanh theo đường đồng mức nhằm chia cắt dòng chảy bề mặt có

hiệu quả cao, lượng nước trôi có thể giảm từ 31% - 42%, lượng đất trôi có thể giảm

49% - 52% và năng suất cây trồng tăng 41% - 43% (Đậu Cao Lộc và các cộng tác

viên, 1998). Mặc dù hàng rào cây xanh họ đậu chiếm khoảng 10% diện tích, song

năng suất cây trồng vẫn tăng 15 - 25% so với không làm băng xanh (Nguyễn Tử

Xiêm và Thái Phiên) [27].

Nghiên cứu của Trần Quang Bảo (1999)[2] tại Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh cho

thấy cường độ xói mòn đất dưới tán rừng Bạch đàn trắng phụ thuộc vào mật độ

rừng trồng và độ xốp, độ dốc, độ dày tầng đất. Số liệu nghiên cứu của Nguyễn

Quang Mỹ (1984)[23] ở Tây Nguyên cho thấy độ tàn che của thảm cây trồng có ảnh

hưởng rất lớn tới độ vẩn đục của dòng chảy (hay còn gọi là dòng rắn), thảm cây

trồng có độ che phủ yếu thì nồng độ đậm đặc của dòng chảy chiếm tỉ lệ cao hơn.

Thí nghiệm xói mòn đất dưới các thảm thực vật nông nghiệp khác ở Tây

Nguyên được Nguyễn Quang Mỹ nghiên cứu vào những năm 1980 cho thấy rằng

lượng nước tạo dòng và tổn thất về đất phụ thuộc vào đặc điểm che phủ của các

thảm cây trồng. Trong những điều kiện như nhau về đất, vi khí hậu, địa hình, kỹ

thuật canh tác,… nhưng khác nhau về thảm cây trồng thì lượng nước tạo dòng và

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

11

xói mòn đất ở đó khác nhau. Hay nói cách khác đi, ở đâu có độ che phủ đất kém thì

dòng chảy mặt và đất bị xói mòn lớn hơn. Cụ thể đất khai hoang chiếm 20%; đất

trồng lạc chiếm 19%; đất trồng sắn và ngô chiếm 14%; đất trồng lúa chiếm 13,5%;

đất trồng cỏ 12%; đất trồng khoai lang 5,5%; đất trồng cafe lâu năm tán che kín thì

lượng nước tạo dòng còn lại 2% ) [23].

Nguyễn Xuân Quát (1996)[28] đã nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp và bền

vững”, kết quả đã đưa ra được các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững,

khoanh nuôi và phục hồi rừng Việt Nam, bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích

ứng cho các mô hình này. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003) [26] cũng đã có nghiên cứu

xác định phạm vi phân bố và vùng tiềm năng trồng rừng của một số loài cây dựa

vào nhu cầu khí hậu.

Trong những năm qua, cùng với việc xây dựng các công trình thuỷ điện là

việc phá rừng đầu nguồn làm cho gia tăng các hiện tượng xói mòn, bồi lắng lòng hồ

và đã dẫn đến nhiều hệ luỵ cho vùng và cho những vùng hạ du. Đã có nhiều dự án,

chương trình, đề tài nghiên cứu về hiện tượng này và những tác động của việc trồng

rừng đến môi trường vùng đầu nguồn. Trong đó có những phương pháp nghiên cứu

xói mòn đã được thực hiện. Một trong số đó là phương pháp nghiên cứu xói mòn

theo các mô hình định lượng được phát triển mạnh trong những năm gần đây nhờ

công nghệ tin học và GIS. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, độ chính xác

cao. Ở Việt Nam đã có một số tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu này ở các

mức độ khác nhau như: Phạm Ngọc Dũng - trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội,

Nguyễn Quang Mỹ - Đại học Tổng hợp, Võ Đại Hải - Viện Khoa học Lâm nghiệp

Việt Nam; Lại Huy Phương - Viện Điều tra Quy hoạch Rừng.

Gần đây, ngành lâm nghiệp đã có những nghiên cứu tập trung vào việc tạo

lập cơ sở cho việc gây trồng rừng thông qua việc nghiên cứu trên các đối tượng cây

trồng cụ thể trên những loại lập địa và vùng sinh thái khác nhau. Trong đó có những

nghiên cứu về Bạch đàn, Keo, Thông...và một số loài cây bản địa. Nghiên cứu về

quan hệ rừng Bạch đàn tới môi trường có khá nhiều các công trình của các tác giả

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

12

như: Thái Văn Trừng, Vũ Đình Phương, Hoàng Chương, Hoàng Xuân Tý, Nguyễn

Ngọc Bình, Đỗ Đình Sâm (Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam) [2]. Do trước đây

Bạch đàn được du nhập vào nước ta với những đặc tính được cho là rất tốt với Việt

Nam lúc đó như năng suất cao, ít sâu bệnh, gỗ sử dụng vào nhiều mục đích. Tuy

nhiên, sau một thời gian sử dụng loài cây Bạch đàn gần như cây trồng rừng chính áp

dụng cho mọi vùng, mọi điều kiện lập địa đã nảy sinh ra nhiều vấn đề về loài cây

này. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh mối tương tác giữa loài Bạch đàn

và môi trường. Nhiều nghiên cứu cũng đã được triển khai xung quanh các vấn đề

liệu Bạch đàn có làm tăng dòng chảy bề mặt, tăng xói mòn dất hay không hoặc là có

làm giảm độ phì đất hay không, có làm cho đất chua thêm hay không? Đỗ Đình

Sâm (1984) [2] đã chứng minh rằng việc trồng Bạch đàn không làm chua đất,

lượng nước do Bạch đàn tiêu thụ rất ít và đặc biệt là rừng trồng Bạch đàn luôn

thường xuyên làm cho đất tốt lên, nhất là ở những trạng thái lập địa nghèo.

Theo Bùi Thị Huế (1996) [2], mặc dù Bạch đàn có cường độ thoát hơi nước

mạnh nhưng do tổng diện tích lá nhỏ nên vẫn có lượng thoát hơi nước nhỏ hơn so

với rừng Keo cùng tuổi từ 1,5 đến 3,3 lần. Hiệu suất sử dụng nước của Bạch đàn

cao hơn Keo từ 1,7 đến 2,8 lần. Bên cạnh đó tác giả cũng thấy rằng, nếu trồng Bạch

đàn ở lập địa tốt thì sau 3 năm trồng rừng, lượng mùn trong lớp đất mặt giảm đi

khoảng 12,1 tấn so với trước khi trồng rừng. Đạm cũng bị giảm đi khoảng 123

kg/ha. Nhưng nếu trồng tại lập địa xấu, đất đồi trơ trọc sỏi đá như tại Thanh Vân -

Phú Thọ, sau 3 năm lượng mùn tăng lên được 2,8 tấn/ha, còn đạm tăng lên được 10

kg/ha. Ngoài ra cũng có những ý kiến cho rằng Bạch đàn làm khô và gây độc cho

đất. Nhưng nhìn chung các ý kiến này còn chung chung, chưa dứt khoát.

Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu xây dựng các mô hình trồng rừng sử dụng các

loại cây chủ yếu như Keo (3 loài là Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai). Các loài

Keo này được nhiều nghiên cứu ghi nhận là loài cây có ảnh hưởng tốt với môi

trường, với đất như: Có khả năng cố định đạm, cải thiện độ xốp của đất. Do sinh

khối lớn, sinh trưởng nhanh nên lượng rơi rụng, phân giải chất hữu cơ dưới rừng

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

13

trồng Keo hàng năm là khá lớn đảm bảo cung cấp mùn cho đất, góp phần vào cân

bằng dinh dưỡng trong đất.

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa rừng trồng Keo và môi trường có các công

trình của Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế (2001) [29]. Trong đó, các nghiên cứu của

hai tác giả này tập trung vào diễn biến độ phì đất (với các yếu tố như độ xốp, hàm

lượng mùn, N,P, K; số lượng vi sinh vật đất) dưới ảnh hưởng của rừng trồng Keo ở

các độ tuổi khác nhau.

Các loài cây bản địa cũng được ưu tiên sử dụng vừa đem lại những lợi ích

kinh tế, bảo tồn nguồn gen địa phương vừa phù hợp với lập địa và điều kiện gây

trồng của từng vùng sinh thái khác nhau. Sự kết hợp giữa các loài bản địa với Keo,

các loài cây phù trợ đã được tiến hành trồng thí nghiệm ở nhiều nơi và thu được

những kết quả bước đầu tương đối khả quan.

Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước về môi trường rừng và tác động của

rừng đến môi trường không được tiến hành liên tục và toàn diện cả về nội dung,

không gian, cũng như đối tượng nghiên cứu. Các nghiên cứu về sinh thái rừng trồng

cũng chưa thu được nhiều kết quả. Tại vùng xung yếu ven hồ Hoà Bình cũng đã tiến

hành trồng những mô hình sinh thái rừng trong đó sử dụng các loài cây bản địa với

mục đích phòng hộ môi trường vùng đầu nguồn. Các mô hình này bước đầu đã có

những tác động đáng kể và phát huy hiệu quả của công tác trồng rừng về mặt sinh

thái, môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, các nghiên cứu về

các mô hình sinh thái rừng này chưa được tiến hành một cách sâu, rộng, chưa có thể

áp dụng và nhân rộng vào thực tiễn cho những vùng có điều kiện sinh thái tương

đồng. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven

hồ Hoà Bình đặt ra là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết cho việc xây dựng

vốn rừng phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường vùng đầu nguồn trong bối cảnh

hiện nay. Đề tài nghiên cứu chúng tôi chọn lựa chính là tìm ra cơ sở khoa học giải

quyết tính cấp thiết của vấn đề này.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

14

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là thảm thực vật, môi trường đất,

nước trong các mô hình nghiên cứu sau:

- Mô hình trồng cây bản địa xen cây dược liệu. Ký hiệu là MH1

- Mô hình trồng Luồng thuần loài (MH2)

- Mô hình Nông lâm kết hợp (MH3)

- Mô hình Làm giàu rừng (MH4)

- Mô hình cây bản địa đa tác dụng (MH5)

- Mô hình trồng Keo lai xen cây bản địa (MH6)

- Mô hình trồng cây cốt khí xen cây bản địa (MH7)

- Mô hình trồng Luồng xen cây bản địa (MH8)

- Đối chứng: không trồng rừng (ĐC).

Trong đó các loài cây bản địa được sử dụng để trồng bao gồm: Trám trắng

(Canarium album), Sấu (Dracotomelum duperreanum), Re gừng (Cinnamomum

obtusifolium), Giẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Lim xanh (Erythrophleum fordii),

Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Sao đen (Hopea odorata).

* Phạm vi nghiên cứu:

Các mô hình nghiên cứu được tiến hành tại tiểu khu 54 lòng hồ sông Đà

(MH1, 2, 3, 4, 5) và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình

(MH6, 7, 8, ĐC). Thời gian từ năm 2006 đến năm 2011.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Góp phần xây dựng luận cứ khoa học làm cơ sở để đề xuất giải pháp cải tạo

và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

15

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số mô hình sinh thái rừng đến một số yếu

tố môi trường nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng và cải thiện môi trường;

- Đề xuất một số giải pháp phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ

đầu nguồn khu vực ven hồ Hoà Bình.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng các mô hình rừng trồng phòng hộ

- Nghiên cứu diễn biến thảm thực vật rừng tại các mô hình

- Hiệu quả chống xói mòn của các mô hình

- Hiệu quả điều tiết dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu

- Ảnh hưởng của các mô hình tới tính chất đất

- Nghiên cứu lượng rơi rụng tại các mô hình

- Lượng dinh dưỡng bị mất theo các dòng chảy bề mặt

- Nghiên cứu một số giải pháp để phát triển các mô hình rừng trồng tại khu

vực nghiên cứu

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp:

- Bố trí thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức lặp lại 3 lần,

trong mỗi khối chọn được sự đồng nhất về điều kiện lập địa. Diện tích mỗi ô thí

nghiệm là 0,6 ha, các ô được bố trí theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Trong

đó:

MH1: Trồng cây Bản địa xen cây Dược liệu. Cây bản địa gồm 5 loài: Re

gừng (Cinamomum obtussifolium), Giẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Sao đen (Hopea

odorata), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Lim xẹt (Pentophorum pterocarpum),.

Các loài Dược liệu bao gồm có: Ba kích (Monrinda Officinalis), Sa nhân (Amonum

ovoideum), Gừng (Zinziber officinalis). Phương thức trồng hỗn giao theo hàng dọc

theo đường đồng mức.

MH2: Trồng Luồng thuần loài

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

16

MH3: Trồng cây lâm nghiệp (Lim xanh, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen) kết hợp

với cây nông nghiệp (Na, Xoài, Ngô, Sắn), trồng theo phương thức một hàng cây

lâm nghiệp xen 1 hàng cây nông nghiệp.

MH4: mô hình làm giàu rừng: Khoanh nuôi rừng hiện có và bố trí trồng bổ

sung theo rạch bằng các loài Bản địa.

MH5: trồng cây Bản địa đa tác dụng, với các loài: Trám trắng (Canarium

album), Trám đen (Canarium nigrum), Sấu (Dracotomelum duperreanum).

MH6: trồng Keo lai (Acacia Hybrid) xen cây Bản địa. Keo lai có vai trò là

loài cây phù trợ. Các loài bản địa được trồng trong mô hình có vai trò là những cây

mục đích.

MH7: trồng cây Cốt khí (phù trợ) xen cây Bản địa. Ta tạo các băng Cốt khí

dọc theo đường đồng mức. Giữa các băng Cốt khí trồng cây bản địa hỗn giao theo

hàng.

MH8: trồng Luồng (Dendrocalagamus babatus) xen cây bản địa. Các loài

bản địa được trồng gồm Lim xanh, Giẻ đỏ, Re gừng.

ĐC: không tác động

- Thu thập số liệu ngoài hiện trường:

+ Điều tra trạng thái thực vật bằng phương pháp lập ô định vị với diện tích

1000m2 (40x25m). Các ô dạng bản được lập trong ô tiêu chuẩn điển hình với diện

tích 16m2 (4x4m), số lượng ô dạng bản là 5 ô. Các ô dạng bản được bố trí tại 4 góc

và trung tâm ô tiêu chuẩn điển hình. Sau đó ta tiến hành điều tra các chỉ tiêu như

đếm số loài, độ che phủ, và sự xuất hiện các loài mới.

+ Thu thập lượng xói mòn: tại mỗi mô hình xây dựng một ô định vị để

nghiên cứu về tình trạng xói mòn, dòng chảy bề mặt.

Số liệu xói mòn (thể hiện là lượng đất mất do xói mòn bề mặt) được thu thập

theo đợt mưa và căn cứ vào trạm khí tượng đặt tại Trạm nghiên cứu môi trường và

rừng phòng hộ sông Đà.

Lượng xói mòn thu thập dựa vào ô định vị xây dựng tại mỗi mô hình. Trong

mỗi mô hình ta xây dựng hai ô định vị để theo dõi. Các ô định vị được chọn đặt ở

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

17

những vị trí tương đồng nhau về thảm thực vật và độ dốc. Ô định vị có diện tích là

200m2 (kích thước là10x20m), được xây dựng bằng gạch cao 10cm, có tác dụng

tránh lượng nước chảy từ ngoài vào. Xung quanh thành ô được lát máng chống

thấm nước bằng xi măng. Dưới ô định vị có hai bể hứng lượng mưa chảy từ ô định

vị vào. Trên bể có đặt một đồng hồ đo nước. Đồng hồ này có tác dụng đo lượng

dòng chảy bề mặt trong khu vực ô định vị. Bể 1 có thể tích 2m3 (kích thước là

2mx1mx1m). Xung quanh thành bể được thiết kế đặt 10 ống xả nước có tác dụng

khi bể 1 tràn thì nước sẽ tràn sang bể thứ 2. Bể 2 có kích thước nhỏ hơn bể 1

(0,5x0,5x0,5m).

Khi thu thập số liệu, ta lấy hết lượng đất trên máng và trong bể lọc rồi đem

cân. Ngoài ra, tháo hết nước ở bể, để lắng đọng sau đó đem cân lượng đất lắng đọng

đó. Tổng lượng đất ở hai lần cân sẽ là lượng đất bị mất do xói mòn tại ô định vị.

+ Thu thập số liệu dòng chảy bề mặt

Số liệu dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu được thu thập dựa vào

ô định vị. Trong mỗi ô định vị ta dùng phương pháp ghi chỉ số nước chảy qua đồng

hồ đo nước lắp trên bể hứng. Số liệu dòng chảy bề mặt theo đợt mưa chính là chỉ số

cuối của đồng hồ (chỉ số theo dõi lần trước) trừ đi chỉ số đầu (chỉ số tạm thời tại

điểm theo dõi). Trong trường hợp cả đợt mưa có lượng mưa nhỏ hơn 50mm ta có

thể coi như không có dòng chảy bề mặt và khi đó chưa xảy ra hiện tượng xói mòn

đất.

+ Thu thập số liệu về đất

Điều tra đất cũng được tiến hành trên một số ô tiêu chuẩn điển hình tại mỗi ô

thí nghiệm. Các chỉ tiêu điều tra đất được thực hiện trên phẫu diện đất. Phẫu diện

đất được chọn điển hình cho khu vực về độ dốc, hiện trạng thực bì, độ che phủ…

Kích thước phẫu diện như sau: rộng 0,8m, dài 1,5m, sâu từ 1,0-1,2m tùy vào

độ sâu của tầng đất. Các chỉ tiêu thu thập gồm: mô tả phẫu diện, màu sắc đất ở các

tầng, độ chặt, độ ẩm, độ đá lẫn, tỷ lệ rễ…

Lấy mẫu phân tích: mẫu đất lấy được tại các mô hình được cho vào túi nilon

với trọng lượng là 0,5kg/mẫu. Mẫu đất được lấy tại những vị trí đặc trưng cho mô

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

18

hình theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp. Sau khi lấy, mẫu đất được tiến hành phân

tích tại phòng thí nghiệm đất và môi trường của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và

Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

+ Thu thập số liệu lượng dinh dưỡng bị mất theo dòng chảy bề mặt

Lượng dinh dưỡng bị mất do các dòng chảy bề mặt được xác định như sau:

Trước khi lấy mẫu, tại mỗi ô định vị ta phải khuấy đều nước ở trong bể, sau đó

dùng chai nhựa có thể tích 500ml để lấy nước. Mẫu thu được được đưa về phân tích

trong phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng để

xác định các chỉ tiêu dinh dưỡng.

+ Thu thập số liệu lượng rơi rụng

Số liệu lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu được thu thập dựa vào ô

dạng bản. Mỗi mô hình ta chọn một vị trí thích hợp đặc trưng, đại diện để xây dựng

một ô dạng bản. Diện tích ô dạng bản là 1m2 (1mx1m). Cứ 3 tháng ta lại tiến hành

thu thập số liệu một lần bằng cách vơ toàn bộ vật rơi rụng (cành, lá, hoa, quả…)

trong ô, sau đó đem cân và đem về sấy bằng tủ sấy ở nhiệt độ 70oC trong 6 giờ để

xác định độ ẩm của vật rơi rụng tại các mô hình.

2.4.2. Phương pháp nội nghiệp:

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của

xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có của các dự án nghiên cứu, các số liệu

điều tra trong các đề tài khác nhau…tại khu vực nghiên cứu. Những công trình khoa

học đã công bố có liên quan tới phạm vi và khu vực nghiên cứu.

2.4.2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

* Phân tích một số tính chất hóa lý của đất cụ thể như sau:

- Độ ẩm: sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC đến trọng lượng không đổi

- Mùn tổng số: Theo Walkley Black

- Đạm tổng số: Phương pháp Kjendal

- pH của đất: dùng pH met M25

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

19

- P2O5 dễ tiêu: Kiecxanop

- K2O dễ tiêu: Maslova và đo trên quang kế ngọn lửa

* Phân tích một số chỉ tiêu trong nước như sau:

- pH: xác định bằng máy đo pH

- K2O: xác định bằng phương pháp quang kế ngọn lửa

- P2O và NH4+: xác định bằng phương pháp so màu

2.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: được tiến hành trên máy tính với sự hỗ trợ của

phần mềm excel 5.0.

+ Tính toán lượng đất mất do xói mòn:

Lượng đất mất do xói mòn dựa trên lượng đất thu thập được trên mỗi ô đinh vị quy

đổi ra cho toàn bộ diện tích 1ha

M = (m x 10000)/200

trong đó: M là lượng đất mất do xói mòn (tấn/ha)

m là lượng đất thu thập được tại ô định vị.

+ Tính toán lượng dòng chảy bề mặt:

Số liệu dòng chảy bề mặt tại các mô hình được tính như sau:

Dbm= (CScuối – CSđầu).10000/200

Trong đó: Dbm là Lượng dòng chảy bề mặt tại các mô hình (m3/ha)

CScuối là chỉ số cuối của đồng hồ đo nước tại ô định vị (chỉ số tại thời

điểm thu thập)

CSđầu là chỉ số đầu của đồng hồ (chỉ số theo dõi lần trước).

+ Tính toán lượng vật rơi rụng tại các mô hình: là tổng của các lần thu thập

được trong năm, sử dụng công thức sau:

L = (a1 +a2 +a3 + a4)x 10000

Trong đó: L là tổng lượng rơi rụng tại mô hình (tấn/ha/năm)

a1 là lượng rơi rụng thu thập được lần 1

a2 là lượng rơi rụng thu thập được lần 2

a3 là lượng rơi rụng thu thập được lần 3

a4 là lượng rơi rụng thu thập được lần 4.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

20

CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ

HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vài nét về khu vực phòng hộ sông Đà và thủy điện Hòa Bình

Khu phòng hộ sông Đà đã được thành lập trên phạm vi 3 tỉnh Tây Bắc là Lai

Châu, Sơn La và Hoà Bình, trong đó diện tích lưu vực Sông Đà tại Hòa Bình là

159.860 ha. Vùng phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình gồm 2 dải đất chạy dọc ven

hồ có chiều dài 200 km tính từ đập chính công trình thuỷ điện Hoà Bình đến Tạ Bú

(Sơn La), chiều rộng mỗi dải bình quân 2 km tính từ mép nước hồ lên. Phạm vi đất

đai vùng dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình

nằm trong địa phận các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, thành phố

Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình) và các huyện: Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Mộc Châu,

Phù Yên (tỉnh Sơn La).

Vùng phòng hộ sông Đà tỉnh Hoà Bình bao gồm 20 xã thuộc 4 huyện và

thành phố Hoà Bình với tổng diện tích tự nhiên là 70.619 ha. Diện tích các loại đất

vùng xung yếu sông Đà tình Hoà Bình được trình bày trong bảng 3.1

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

21

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất vùng xung yếu sông Đà tỉnh Hòa Bình

Huyện,

Tổng

Diện

tích

(ha)

Loại đất ( ha)

Đất

nông

nghiệp

Đất ở

vườn

tạp

Đất

chuyên

dùng

Đất

chưa sử

dụng

Đất

lâm

nghiệp

Tổng số 70619,0 2.195,7 1.800,6 11.275,8 2653,1 52693,8

I. Đà Bắc 46899,0 1.193,1 1.215,6 7086,8 1208,1 36195,5

1. Đồng Nghê 3117,0 26,4 66,8 62,2 17,9 2.943,7

2. Suối Nánh 3555,0 23,1 37,2 110,6 117,2 3.266,9

3. Mường

Tuổng

1402,0 23,0 63,6 195,8 12,3 1.107,3

4. Mường

Chiềng

2519,0 97,6 73,9 53,1 97,8 2.196,6

5. Đồng Chum 5515,0 273,2 137,8 183,5 302,1 4.618,4

6. Đồng Ruộng 4220,0 73,6 171,0 350,1 64,0 3.561,3

7. Yên Hoà 3305,0 211,6 120,4 356,6 - 2.616,4

8. Tân Dân 4350,0 71,3 109,9 707,0 93,7 3.368,1

9. Tiền Phong 6244,0 24,0 104,3 2000,8 254,7 3.860,2

10. Vầy Nưa 5980,0 175,0 113,6 1836,6 226,4 3.628,4

11. Hiền Lương 3907,0 98,8 148,1 926,5 6,6 2.727

12. Toàn Sơn 2785,0 95,5 69,0 303,9 15,4 2.301,2

II. Mai Châu 8746,0 540,8 214,0 949,9 382,1 6.659,2

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

22

1. Tân Mai 3562,0 188,4 42,1 737,9 191,0 2.402,6

2. Phúc Sạn 3315,0 264,7 131,4 199,2 171,8 2.547,9

3. Ba Khan 1869,0 87,7 40,5 12,8 19,3 1.708,7

III. Tân Lạc 7182,0 165,3 145,7 1594,8 313,7 4.962,5

Trung Hoà 3432,0 131,3 91,7 219,7 313,7 2.675,6

Ngòi Hoa 3750,0 34,0 54,0 1375,1 - 2.286,9

IV. Cao Phong 6162,0 273,8 197,5 1008,9 682,1 3.999,7

Thung Nai 3554,0 217,2 93,7 743,0 460,3 2.039,8

Bình Thanh 2608,0 56,6 103,8 265,9 221,8 1.959,9

V. TP Hoà Bình 1630,0 22,7 27,8 635,5 67,1 876,9

1. Thái Thịnh 1630,0 22,7 27,8 635,5 67,1 876,9

(Nguồn: Đoàn điều tra quy hoạch rừng Hòa Bình, 2007)

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

a. Vị trí địa lý

Khu vực nghiên cứu thuộc xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.

Thung Nai là xã nằm phía Tây Bắc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cách thành

phố Hòa Bình khoảng 18 km theo quốc lộ 6, có tọa độ địa lý như sau:

- 20047’23’’ vĩ độ Bắc.

- 105016’42’’ kinh độ Đông

Về mặt địa giới: + Phía Bắc giáp xã Bình Thanh và xã Bắc Phong.

+ Phía Nam giáp xã Tây Phong.

+ Phía Đông giáp xã Đông Phong.

+ Phía Tây giáp Tiền Phong và xã Vầy Nưa

b. Địa hình

Khu vực nghiên cứu thuộc kiểu địa hình đồi núi thấp, nằm gọn trong 2 dãy

núi chính theo hướng Đông - Tây, độ cao trung bình khoảng từ 360 m đến 550 m,

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

23

thấp nhất là vùng tiếp giáp với mép nước lòng hồ Hòa Bình (120 m). Độ dốc tương

đối lớn, trung bình từ 16 - 250, có nơi dốc đứng ở vách các núi đá. Địa hình ít bị chia

cắt nhưng do độ dốc lớn nên có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất kinh doanh

trên địa bàn, đặc biệt là canh tác nông nghiệp. Về mùa mưa thường xảy ra xói mòn

và rửa trôi đất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lòng hồ.

c. Khí hậu

Hoà Bình là tỉnh có đặc thù khí hậu bị chia cắt thành nhiều tiểu vùng khác

nhau, nên khí hậu có nhiều kiểu mang tính chất của vùng núi, vùng trung du và

đồng bằng. Diễn biến thời tiết, khí hậu không theo quy luật chung của vùng nào cụ

thể mà tuỳ theo thời gian trong năm có thể biến đổi theo xu thế của vùng Tây Bắc,

Đông Bắc và Trung Du hoặc đồng bằng Bắc Bộ.

Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình nên khí hậu xã Thung Nai mang tính

chất nhiệt đới vùng lòng hồ, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc và gió Tây Nam.

Xã Thung Nai chịu ảnh hưởng của bão không đáng kể.

- Chế độ gió: Có 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam, ngoài

ra còn có gió Tây Nam thường xuất hiện vào các tháng 5 và 6 kéo dài trong vài ba

ngày. Gió Đông Bắc (khô, lạnh) và gió Tây Nam (khô, nóng) là hai loại gió gây tác

hại đến sản xuất nông - lâm nghiệp cho người dân trong vùng.

- Các nhân tố cực đoan: Do lượng mưa phân bố không đều, mưa lớn thường

tập trung vào các tháng 7, 8, 9 cộng với địa hình bị chia cắt, độ dốc cao và việc phát

nương làm rẫy của các hộ dân đã tạo ra nhiều dòng chảy bề mặt gây xói mòn mạnh

và thường xuất hiện lũ quét ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt

của người dân. Nhìn chung, điều kiện khí hậu ở đây rất phù hợp cho sinh trưởng và

phát triển của nhiều loài cây trồng nông, lâm, công nghiệp và cây ăn quả.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

24

Bảng 3.2: Đặc trưng các yếu tố khí tượng khu vực nghiên cứu Tháng

Đặc trưng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB

Lượng mưa TB

(mm) 20,6 15,0 36,2 91,4 243,6 270,8 287,0 324,0 301,6 197,0 57,5 14,6 1859,3

Số ngày

mưaTB 9 9,6 11,5 13,6 17,9 18,1 18,8 18,1 14,1 11,7 7,5 5,2 155,1

Độ ẩm (%) 85 85 85 85 83 84 84 86 86 86 84 84 85

Số giờ

nắng(giờ) 82,6 63,5 72,9 112,9 186,2 164,8 189,2 169,1 172,9 159,0 133,4 129,2

1.635,

7

Số ngày nắng

( ngày) 20 15 18 23 26 27 28 28 27 25 25 22 284

Nhiệt độ cao

nhất TB (0C) 20,2 21,1 24,7 29,1 32,8 33,6 33,7 32,7 31,3 28,9 25,7 22,5 28,0

Nhiệt độ thấp

nhất TB (0C) 13,1 14,8 18,2 21,4 23,5 24,8 25,0 24,8 23,5 20,8 17,5 14,2 20,1

Nhiệt độ TB

(0C) 16,1 17,5 20,6 24,4 27,2 28,2 28,4 27,8 26,7 24,0 20,5 17,5 23,2

Lượng bốc hơi

(mm) 50,0 48,0 57,0 65,6 84,9 81,3 80,9 63,5 59,8 60,9 55,6 55,1 762,6

Tốc độ gió TB

(m/s) 1,1 1,0 1,1 1,1 1,1 0,9 1,0 0,9 0,9 0,9 0,9 1,0 1,0

(Nguồn số liệu: Trung tâm dự báo KTTV tỉnh Hoà Bình)

d. Thủy văn

Xã Thung Nai nằm ở phía tả ngạn Sông Đà, đường thuỷ nối liền xã với lòng

hồ Hòa Bình. Trong phạm vi xã không có sông suối lớn nhưng do tiếp giáp với mép

nước sông Đà nên mực nước ngầm tương đối cao, rất thuận tiện cho sản xuất nông

nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt. Do địa hình dốc lớn nên hệ thống suối nhỏ trên

địa bàn xã không có khả năng giữ nước quanh năm nên canh tác nông, lâm nghiệp

gặp rất nhiều khó khăn. Mùa khô cũng là mùa tích nước của hồ thuỷ điện (từ tháng

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

25

9 đến tháng 4 năm sau) mực nước dâng cao (110- 120 m), rất thuận lợi cho việc vận

chuyển, giao thông đường thuỷ. Mùa mưa cũng là mùa hồ Hoà Bình xả lũ, mực

nước xuống thấp (80- 90 m), giao thông đi lại khó khăn. Mặt khác vào mùa xả lũ

của hồ thuỷ điện một số diện tích lớn của đất bán ngập hoàn toàn trống trải bị phơi

ra, mưa lớn đã gây nên xói mòn, sạt lở nghiêm trọng. Đây là vấn đề bức xúc hiện

nay đối với tất cả các hồ thuỷ điện cần được sự quan tâm của các nhà khoa học và

các ngành, các cấp.

Về thuỷ lợi: hầu hết diện tích đất trong khu vực phải dựa vào nguồn nước tự

nhiên. Chỉ một số diện tích hẹp ở ven các suối là đủ nước tưới để canh tác. Như

vậy, tiềm năng thuỷ lợi của khu vực là rất hạn chế. Đây là một đặc điểm tự nhiên

quan trọng cần được tính đến trong quá trình quy hoạch sử dụng đất ở địa phương.

e. Điều kiện thổ nhưỡng

Đất trong khu vực nghiên cứu được hình thành chủ yếu trên 3 loại đá mẹ: đá

sét, phiến thạch sét và đá vôi. Qua điều tra cho thấy trong khu vực gồm các loại đất

chính sau:

- Đất Feralit vàng nâu phát triển trên đá sét, phân bố ở phần sườn và đỉnh.

Loại này có tầng đất dày thích hợp với trồng cây lâm nghiệp.

- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá phiến thạch sét, phân bố dọc theo

sườn đồi, thung lũng, suối, tầng đất dày, thường bí chặt, khó thoát nước, hàm lượng

mùn thấp.

- Đất Feralit nâu nhạt phát triển trên đá vôi, phân bố chủ yếu ở các thung

lũng chân núi đá vôi, đất thoát nước tốt, hàm lượng mùn cao, tầng đất khá dày thích

hợp cho việc canh tác cây nông nghiệp và công nghiệp ngắn ngày.

Nhìn chung, đất có tầng dày, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét trung

bình, tỉ lệ đá lẫn ít. Ngoài ra, còn có các loại đất feralit trên sản phẩm dốc tụ của đá

vôi, đất trên đá vôi của địa hình karstơ,... chiếm một tỉ lệ ít, phân bố chủ yếu ở độ

cao dưới 170 m, ở chân dốc, ven suối, độ dốc thấp, đất tương đối màu mỡ, phù hợp

cho việc phát triển cây lâm nghiệp, cây lương thực, ăn quả và cây công nghiệp.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

26

g. Tài nguyên rừng

Vùng hồ nằm trong vùng Tây Bắc, là 1 trong 9 vùng địa lý sinh thái có sự đa

dạng cao về thành phần các loài thực vật. Đặc điểm của thực vật vùng hồ phản ánh

hệ thực vật ở đây phần lớn thuộc thành phần khu hệ bản điạ Bắc Việt Nam - Nam

Trung Hoa và khu hệ Ấn Độ - Mianma di cư đến nhưng số loài thuộc thành phần

bản địa tương đối thấp. Vùng hồ có một số loài thực vật cổ nhiệt đới xuất hiện tuy

rất hiếm như Sơn tuế đá vôi (Cyas balance), Dây gắm (Ngetum montanum)…..

Do tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội ở các mức độ và thời gian

khác nhau đã hình thành nên các trạng thái rừng đan xen nhau tại vùng hồ. Mỗi

trạng thái có cấu trúc ngoại hình và tổ thành loài cây khác nhau với các đặc trưng

như sau:

- Trạng thái rừng trên núi đá vôi ít bị tác động: Tập trung trên các đỉnh núi

đá vôi cao, dốc và hiểm trở rừng có hai tầng tán chính, tầng trên thường không liên

tục. Loài ưu thế là Nghiến đỏ (E xcentrodendron Tonkinensis) và một số loài khác

như Trai lý (Garcinia fagacoides), Đinh (Makhamia pierrei), Dâu da xoan

(Allospondias lakonensis), Thung (Tetrameles nudiflora). Tầng dưới gồm các cây

ưu thế như: Ô rô (Circus Japonicus), Mạy tèo (Streblus macrophyllus) Đẻn ba lá

(Vitex trifolia), Đại phong tử (Hydonocarpus hainanensis).

- Trạng thái rừng trên núi đá vôi đã bị tác động mạnh: Trạng thái rừng này

chiếm diện tích khá lớn, thành phần loài tương tự trạng thái rừng trên, nhưng mật độ

cây thưa hơn, chiều cao trung bình từ 10 - 15m, đường kính 20 - 30cm.

- Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá: Xuất hiện ở các thung lũng, khe của núi

đá, thường có diện tích nhỏ nằm rải rác trong toàn khu vực. Thành phần loài chủ

yếu là: Phay (Duabanga sonneratioides), Sấu (Dracotomelum duperreanum), Dâu

(Morus artalit), Sến (Celtis sinensis), Nóng (Saurauja tristyla), Gội nếp (Aglaia

gigantea), ở nơi ít bị tác động, cây cao trên 20m, đường kính 60cm.

- Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt và sau nương rẫy. Trạng thái

rừng này phân bố chủ yếu trên rừng núi đất và một phần nhỏ trên các thung lũng đá

vôi. Thường gặp các loài cây gỗ nhỏ tiên phong, ưa sáng như Thôi ba (Alanggium

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

27

chinensis), Trám trắng (Canarium album), Muối (Rhus chinensis), Bùm bụp

(Malluotus barbatus), Cánh kiến (Mallutus phinippinnensis)… Ngoài ra còn xuất

hiện một số loài tre nứa tập trung thành đám nhỏ như Vầu (Indosasa hispida), Nứa

(Ncohouzeaua dulloa)…

Ngoài ra còn những mảng nhỏ trên núi đất cao, đại diện có một số loài cây

như Thích (Acera tonkinensis), Bạc tán (Beichmiedia sp), Nanh chuột (Coiptocarya

sp), Dẻ lá tre (Quercus bambuifolia), Thị rừng (Diiospirros sp)….

- Trạng thái rừng ven bờ nước (hồ, sông suối): Đây là đặc thù riêng có của

vùng hồ với nhiều loại đặc trưng như: Vối thuốc (Schima superba), Nhội (Bischofia

trifolia), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Cơi (Pterrocarya tonkinensis).

Trong khu vực còn có tổ thành phong phú của các loài cây thuốc. Theo

nghiên cứu phân loại theo nhóm tác dụng chữa bệnh của các loài cây dùng làm

thuốc của Đỗ Tất Lợi thì có gần 240 loài được phân bố theo 19 nhóm công dụng

khác nhau. Tập đoàn cây thuốc cực kỳ phong phú và là một tài sản quý báu không

chỉ có tác dụng đối với bảo vệ sức khoẻ cộng đồng địa phương mà còn mở ra một

triển vọng của nghề khai thác và chế biến dược thảo.

Thung Nai trước đây vốn là một xã có diện tích rừng tương đối lớn so với

tổng diện tích tự nhiên, độ che phủ chiếm tới 85%, trữ lượng lớn, chất lượng chủng

loại tốt và tập trung. Trước năm 1987 nhân dân trong xã chủ yếu tập trung vào việc

khai thác gỗ và các lâm sản khác mà không chú ý đến quản lý, bảo vệ và xây dựng,

phát triển vốn rừng. Chính vì lẽ đó, mà tài nguyên rừng bị phá hoại nghiêm trọng,

quần thể thực vật rừng vốn rất phong phú trước kia như các loại họ Xoan, Giẻ, Bồ

đề, Dầu, Tre, Nứa... nay chỉ còn lại chủ yếu là rừng tre nứa nhỏ và cây ưa sáng mọc

nhanh không có giá trị cao. Trên toàn xã hiện không còn rừng nguyên sinh. Rừng

thưa cây gỗ và rừng non phục hồi còn lại rất ít với tổ thành chủ yếu là các loài cây

ưa sáng, giá trị kinh tế thấp như Nanh chuột, Chấu, Ngát, Cà ổi, Vàng chanh, Sung,

Giẻ các loại, Gội gác, Xoan đào, Lim xẹt,... Rừng núi đá chủ yếu là các lùm cây bụi,

dây leo, rải rác còn sót lại một số cây gỗ quý như Chò chỉ, Trai, Nghiến... với số

lượng không đáng kể. Diện tích rừng trồng một vài năm gần đây cũng đã tăng lên

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

28

nhưng các loài cây trồng cũng chủ yếu là Bạch đàn, Keo tai tượng và gần đây là

Luồng. Các loài cây bản địa như Lát hoa, Giổi, Trám, Sấu,... chưa được gây trồng

trên diện rộng, hiện mới chỉ có các mô hình nghiên cứu thử nghiệm.

h. Tài nguyên động vật.

Cũng theo các tài liệu của Đoàn điều tra quy hoạch rừng tỉnh Hoà Bình, vùng

hồ Hoà Bình là nơi tiếp giáp với các luồng di cư động vật từ Đông Bắc và Tây Bắc

vào phía Nam, nên hệ động vật còn tương đối phong phú. Tổng số loài được khai

thác, sử dụng, hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người là 146 loài,

trong đó có: 34 loài thuộc nhóm chim, 32 loài thuộc nhóm thú, 9 loài thuộc nhóm

rắn, 6 loài thuộc nhóm ếch và ba ba, 31 loài cá và 34 loài côn trùng .

Trong thành phần gia súc, gia cầm của vùng hồ phổ biến nhất là các loài trâu,

bò, lợn, gà, vịt, ngan, chó, mèo, dê và thỏ.

Với diện tích mặt nước khá lớn, cá trở thành một nguồn tài nguyên quan

trọng với đời sống người dân vùng hồ, trong đó có nhiều loài có giá trị đem lại thu

nhập đáng kể cho nhân dân vùng lòng hồ.

Địa hình của khu vực lòng hồ chủ yếu là đồi núi hiểm trở. Vì vậy, hệ động

vật rừng rất phong phú và đa dạng. Số liệu điều tra trong dân cho thấy hiện vẫn còn

một số loài động vật quý như: khỉ, trăn, rắn và nhiều loài chim. Một số loài có trong

sách đỏ Việt Nam như: gà lôi, khỉ, rắn hổ mang chúa….Tuy nhiên, số lượng cá thể

của mỗi loài còn rất ít. Trong tương lai, với hy vọng xây dựng khu hồ thành một

vùng kinh tế sinh thái điển hình.

Những phân tích về tài nguyên sinh vật cho thấy rằng một trong những tiềm

năng to lớn để giải quyết khó khăn trong quá trình phát triển ở vùng hồ là sự tồn tại

một tổ thành thực vật, động vật phong phú. Chúng có thể đáp ứng được những nhu

cầu lương thực, thực phẩm, thuốc men, gỗ củi và nhiều loại sản phẩm thiết yếu

khác. Tuy nhiên, cần có những chính sách để bảo vệ nghiêm ngặt và quản lý chúng

một cách bền vững, hiệu quả cao.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

29

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Những tác động của hồ chứa Hoà Bình tới đời sống kinh tế - xã hội và

môi trường vùng ven hồ

Việc đắp đập ngăn sông Đà, xây dựng hồ chứa Hoà Bình làm ngập những

vùng đất thấp ven sông đã gây nên những tổn thất lớn về tài nguyên trong vùng:

813,1 ha rừng gỗ; 795,71 ha rừng tre nứa và một lượng đáng kể các thảm cỏ, thảm

thực vật khác đều bị ngập chìm dưới nước. Trước hết, hơn 1.608 ha lúa hai vụ,

1.341 ha lúa một vụ và hàng nghìn héc ta hoa màu, cây ăn quả bị vĩnh viễn mất đi

do ngập chìm dưới nước. Đồng thời nhiều động vật quý hiếm bị mất đi do diều kiện

sống tại nơi ở và khu vực xung quanh bị thay đổi. Một số cơ sở hạ tầng cũng bị phá

huỷ như: 107.308 m2 nhà ở, 156 đập nước và hồ thuỷ lợi, 153 km kênh mương, 655

km đường ô tô, 30 km đường dây điện thoại.

Tác động trực tiếp của việc xây dựng hồ chứa là làm thay đổi toàn bộ hệ sinh

thái tự nhiên và nhân văn, ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ các sinh vật trong hệ

sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư trong vùng. Hệ sinh thái trên

cạn bị dần thay thế bởi hệ sinh thái nước, đất ngập nước và hệ sinh thái bán ngập.

Mặt khác, những vùng bị ngập đều là những vùng đất màu mỡ ven sông. Vì vậy,

gần 50.000 dân (8.451 hộ) thuộc 2 tỉnh Hoà Bình và Sơn La phải di chuyển đi xây

dựng nơi ở mới. Điều này đã gây nên một sự xáo trộn rất lớn trong đời sống của

người dân thể hiện không những là chỗ ở thay đổi mà còn kéo theo cả diện tích đất

và phương thức canh tác cũng thay đổi gây ra rất nhiều khó khăn cho nhân dân

trong vùng phải di dời.

3.1.2.2. Dân số, dân tộc và lao động

Cho đến nay Thung Nai có 6 xã. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều sinh

sống ở độ cao trên 120m so với mực nước biển. Phần lớn đất canh tác nông nghiệp,

đặc biệt đất canh tác lúa nước đều đã bị ngập, đời sống người dân gặp rất nhiều khó

khăn, thành phần dân tộc Mường, Dao ở đây chiếm tới 97%.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

30

a. Dân số

Theo số liệu điều tra của xã năm 2010 dân số trong xã thể hiện trong bảng

3.3.

Bảng 3.3: Dân số và lao động khu vực nghiên cứu

TT

Tên xóm Số hộ Số khẩu Số lao động

1 Xóm Nai 52 246 131

2 Xóm Mới 62 271 143

3 Xóm Kinh Tế Mới 23 81 46

4 Xóm Tiện 93 474 245

5 Xóm Chiềng 63 311 163

6 Xóm Mu 56 254 136

Tổng cộng 349 1.637 864

(Nguồn: Báo cáo tình hình dân số - lao động xã Thung Nai, 2009)

Đặc điểm dân tộc: người Mường là dân tộc bản địa có số lượng lớn nhất

(>90%). Tổ chức làng bản của người Mường khá chặt chẽ do Trưởng xóm hoặc Già

làng đứng đầu.

Tình hình lao động của khu vực: hầu hết là lao động trẻ, trình độ văn hoá

thấp, không có chuyên môn kỹ thuật. Lao động ở đây chưa thực sự cần cù, chịu khó

tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Điều này lý giải tại sao đất đai ở khu vực chưa

được sử dụng có hiệu quả như tiềm năng của nó.

Thời gian lao động trong năm được sử dụng khoảng 6 - 8 tháng tuỳ theo hộ

gia đình. Người dân địa phương tiêu tốn nhiều thời gian vào các hoạt động: đánh cá

lòng hồ canh tác nương rẫy và khai thác gỗ, củi cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình.

Hoạt động canh tác nương rẫy rất vất vả, khoảng cách từ nhà đến nương rẫy khá xa,

đường đi lại khó khăn, việc vận chuyển sản phẩm hoàn toàn thủ công (vác, gánh,

gùi), đời sống còn vô vàn khó khăn.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

31

b. Đặc điểm kinh tế

Nền kinh tế chung của khu vực nghiên cứu là sản xuất nông lâm nghiệp;

nhưng sau khi ngăn đập, gần như toàn bộ đất canh tác nông nghiệp đều bị ngập

nước. Để giải quyết nhu cầu thiết yếu và lương thực trong điều kiện không còn

ruộng nước, người dân buộc phải phá rừng làm nương. Trong điều kiện đất dốc và

mưa mùa nhiệt đới, nương rẫy làm cho đất bị thoái hoá nhanh chóng, năng suất

trung bình chỉ đạt 500 - 700 kg thóc/ 1 ha. Qua điều tra cho thấy, vùng hồ Hoà Bình

là một trong những vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước, chỉ

xấp xỉ 50.000 - 90.000đ/ người/ tháng, thu nhập bình quân đầu người qui ra thóc chỉ

khoảng 250kg/người/năm, 30 - 40% hộ dân thuộc diện đói nghèo.

* Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu của xã là cây nông nghiệp ngắn ngày, cây

hàng năm như: Lúa, Ngô, Đậu, Lạc, Sắn. Phương thức canh tác phổ biến là nương

rẫy quảng canh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết nên năng suất rất

thấp. Trong đó cây Ngô là cây lương thực quan trọng hàng đầu và là nguồn thu

nhập chính của các hộ dân trong xã, thường được trồng trên các chân đất cao, các

sườn đồi thoải, trong các bãi bằng hoặc trồng Nông lâm kết hợp, năng suất rất thấp.

Vườn hộ gia đình có diện tích bình quân 1.500 - 1.600m2/hộ nhưng mang lại

lợi ích kinh tế rất thấp vì phần lớn là vườn tạp, các loại cây trồng sử dụng giống địa

phương là chính như: Mít, Bưởi, Hồng bì ... lại không được chăm bón nên chỉ đáp

ứng nhu cầu trong gia đình, chưa thành sản phẩm hàng hoá.

* Chăn nuôi

Hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ... trừ những hộ đặc

biệt khó khăn (quá nghèo) hoặc già nua. Việc chăn nuôi hiện nay vẫn mang tính

chăn thả tự nhiên, thiếu đầu tư, thiếu giống tốt và chưa chú ý phòng dịch bệnh nên

đàn gia súc, gia cầm phát triển còn chậm, hiệu quả chưa cao. Một tiềm năng của xã

là có diện tích mặt nước nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ở vùng hồ sông Đà khá lớn

nhưng chưa được khai thác, sử dụng triệt để.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

32

* Sản xuất lâm nghiệp

Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của xã đã được quy hoạch là rừng phòng

hộ rất xung yếu của hồ Hoà Bình nên trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, nguồn thu

chủ yếu các hộ là tiền công trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ. Trong những

năm qua trên lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, các hộ dân trong khu vực nghiên cứu đã

tham gia trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng phòng hộ theo chương trình 327, dự

án PAM 3352, dự án 747, dự án 661, trồng rừng kinh tế, phòng hộ, trồng cây ăn quả

và cây công nghiệp. Tình đến nay đã trồng được 1.562 ha rừng các loại, trong đó

trồng rừng với mục đích phòng hộ đầu nguồn là chủ yếu.

* Một số nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên

cứu

Thế mạnh tiềm năng:

- Là một xã vùng ven hồ Hoà Bình thuộc quy hoạch rừng phòng hộ rất xung

yếu cấp quốc gia, đã, đang và sẽ tiếp tục được Nhà nước đầu tư xây dựng và bảo vệ

rừng phòng hộ và đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

- Gần thị trường (thành phố Hoà Bình), có hệ thống giao thông thuỷ, bộ

tương đối thuận lợi, có mạng lưới điện đến hầu hết các hộ gia đình.

- Có diện tích đất tự nhiên lớn, là một lợi thế để phát triển nông lâm nghiệp,

trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cho sản phẩm hàng hoá.

- Rừng tự nhiên (tuy đã nghèo kiệt) có thể áp dụng các biện pháp phục hồi

nhằm nâng cao độ che phủ, đảm bảo yêu cầu của khu rừng phòng hộ rất xung yếu

đồng thời có thể khai thác hợp lý về kinh tế.

- Có diện tích mặt nước lớn, nhiều danh lam, thắng cảnh là một lợi thế lớn để

phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển vận chuyển

đường thuỷ.

Khó khăn:

- Nhìn chung đời sống của các hộ dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp,

trình độ dân trí thấp, chưa thoát khỏi kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

33

- Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, đặc biệt diện tích cấy lúa

nước không đáng kể. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, thiếu nước và đất kém mầu mỡ

nên rất khó khăn về lương thực.

- Do đói nghèo, do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản

vẫn xảy ra, rừng tự nhiên hiện còn khó bảo tồn nguyên vẹn.

- Chưa có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, việc sử dụng đất còn tuỳ tiện,

giao khoán đất lâm nghiệp chưa thực hiện triệt để và trái với những quy định của

pháp luật.

- Đầu tư sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, sử dụng lao động và thói

quen chi tiêu lãng phí của người dân vẫn còn xảy ra.

- Đầu tư của Nhà nước cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn

quá thấp không kích thích được người dân làm nghề rừng.

3.2. Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ xây dựng tại khu vực nghiên

cứu

Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu được

trình bày trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Hiện trạng các mô hình nghiên cứu

TT Tên mô

hình

Loài cây trồng Năm

trồng

Mật độ trồng

(cây/ha)

Độ che phủ

(%)

1 MH1 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng, sa

nhân, Ba kích, gừng

2004 600 73

2 MH2 Luồng 2004 240 71

3 MH3 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng,

Xoài, Nhãn, Ngô, sắn

2004 1165 64

4 MH4 Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng 2004 400 79

5 MH5 Trám trắng, Trám đen, Sấu 2004 600 76

6 MH6 Keo lai, Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ

đỏ, Re gừng, Sao đen

2004 830 71

7 MH7 Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ đỏ, Re

gừng, Sao đen, Cốt khí

2004 1000 72

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

34

8 MH8 Lim xanh, Dẻ đỏ, Re gừng,

Luồng

2004 730 60

9 ĐC Cây bụi - - 56

Số liệu Bảng 3.4 cho thấy: các mô hình khác nhau được lựa chọn loài cây

trồng khác nhau với mật độ khác nhau, trong đó mật độ trồng ban đầu từ 240 cây/ha

(MH2) đến 1165 cây/ha (MH3), trồng từ năm 2004. Các loài cây được sử dụng

trồng trong các mô hình là các laòi cây bản địa bao gồm Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ,

Kháo vàng, Sao đen, re gừng. Các mô hình nghiên cứu tiến hành trồng thử nghiệm

kết hợp các loài cây bản địa với một số loài khác nhau, trong đó:

Mô hình 1: tiến hành trồng cây bản địa kết hợp với cây dược liệu. Cây dược

liệu được dùng gồm Sa nhân, Ba kích, xạ đen, gừng; trồng theo phương thức hỗn

giao: hai hàng cây bản địa xen một hàng cây dược liệu. Mật độ trồng là 600cây/ha.

Độ che phủ sau 7 năm đạt 73%.

Mô hình 2: trồng Luồng thuần loài, với mật độ 240 cây/ha, độ che phủ sau 7

năm trồng đạt 71%

Mô hình 3: là mô hình Nông lâm kết hợp. Loài cây Lâm gnhiệp sử dụng gồm

có Giẻ đỏ, Kháo vàng và Re gừng. Các cây nông nghiệp trồng kết hợp trong mô

hình gồm có Xoài, Nhãn, cây nông nghệp hàng năm (khoai, sắn), trồng với mật độ

1165 cây/ha, trồng theo băng theo đường đồng mức. Sau 7 năm dộ che phủ đạt

64%.

Mô hình 4 là mô hình Làm giàu rừng: tiến hành bằng cách khoanh, nuôi có

trồng bổ xung theo đám hoặc lỗ trống một số loài bản địa vào nền rừng hiện có. Các

loài sử dụng trong mô hình này là Giẻ đỏ, Kháo vàng và Re gừng với mật độ trồng

là 400 cây/ha. Sau 7 năm trồng độ che phủ tại mô hình đạt 79%.

Mô hình 5 là mô hình trồng cây bản địa đa tác dụng. Cây bản địa đa tác dụng

là những loài cây bản địa, có nhiều tác dụng. Chúng có thể dùng để trồng với mục

đích lấy gỗ, lấy quả, hạt sử dụng phục vụ cho các mục đích của con người. Ba loài

cây bản địa đa tác dụng đã được sử dụng trong mô hình này là Trám trắng, Trám

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

35

đen, Sấu. Mật độ trồng của mô hình là 600 cây/ha. Độ che phủ cho tới thời điểm

hiện tại đạt 76%.

Mô hình 6 là mô hình trồng Cây bản địa xen với Keo lai, trồng theo phương

thức hai hàng Keo lai xen một hàng cây bản địa. Các loài bản địa sử dụng trong mô

hình bao gồm có: Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen. Mật độ trồng tại

mô hình này là 830 cây/ha. Độ che phủ tại thời điểm hiện tại là 71%.

Mô hình 7 là mô hình Cây bản địa (Lim xanh, Lim xẹt, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao

đen xen cây Cốt khí). Cốt khí được gieo bằng hạt với số lượng 60kg/ha. Phương

thức trồng là tạo các băng Cốt khí dọc theo đường đồng mức, giữa các băng Cốt khí

trồng cây bản địa hỗn giao theo hàng, với mật độ trồng là 1000 cây/ha. Sau 7 năm

độ che phủ tại mô hình đạt 72%.

Mô hình 8 là mô hình trồng Luồng xen cây bản địa.với phương thức trồng 1

hàng Luồng xen một hàng cây bản địa. Cây bản địa trong mô hình là Lim xanh, Giẻ

đỏ và Re hương. Mật độ trồng 730 cây/ha. Độ che phủ tại thời điểm hiện tại đạt

60%.

Mô hình đối chứng là mô hình được dùng để so sánh với các mô hình khác.

Tại ô đối chứng không có sự tác động của công tác trồng rừng. Các lào cây trong ô

đối chứng chủ yếu là cây bụi, độ che phủ tại thời điểm hiện tại là 56%.

Như vậy, hiện trạng các mô hình sau 7 năm đã có sự khác biệt về độ che

phủ, dao động từ 60- 79%, thấp nhất trong các mô hình là mô hình 8 (trồng Luồng

xen cây bản địa), độ che phủ đạt 60%, cao nhất là mô hình 4 (mô hình làm giàu

rừng), đạt 79%. Tại ô đối chứng độ che phủ đạt 56%.

3.3. Diễn biến của một số yếu tố khí tượng tại khu vực nghiên cứu

Thời tiết là một yếu tố rất quan trọng trong đời sống của cây rừng nói riêng

và của hệ sinh thái rừng nói chung. Trong đó hai nhân là nhiệt độ và lượng mưa là

quan trọng nhất. Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc

đến đời sống các sinh vật, có ý nghĩa quyết định khả năng cung cấp và hiệu quả sinh

thái của nước. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất khoáng cho thực

vật, thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng, chu trình khoáng, chu trình nước và nhiều quá

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

36

trình khác diễn ra trong các hệ sinh thái rừng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố

địa lý của các thảm thực vật và hệ động vật và đóng vai trò chủ yếu trong việc ấn

định hình thái, đặc tính sinh lý và tập tính của sinh vật. Do vậy, nhiệt độ là một

trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc nghiên cứu và xây dựng các mô hình

trồng rừng hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải theo dõi để tránh được những rủi ro do

thời tiết gây ra. Bên cạnh nhiệt độ thì lượng mưa cũng là một yếu tố khí tượng quan

trọng quyết định đến sự thành bại của công tác trồng rừng và nó quyết định thời vụ

trồng rừng trong từng khu vực. Lượng mưa còn có thể gây ra những ảnh hưởng tới

sự xói mòn, rửa trôi. Vì vậy, thu thập các số liệu về nhiệt độ và lượng mưa là một

công việc rất cần thiết trong các nghiên cứu về rừng.

Số liệu theo dõi khí tượng được tổng hợp tại trạm quan trắc khí tượng đặt tại

Trạm nghiên cứu môi trường và rừng phòng hộ sông Đà và các trạm khí tượng lân

cận qua 1 số năm được trình bảy trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5: Nhiệt độ và lượng mưa quan trắc được tại khu vực nghiên cứu

Tháng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

nhiệt

độ

(oC)

Lượng

mưa

(mm)

nhiệt

độ

(oC)

Lượng

mưa

(mm)

nhiệt

độ

(oC)

Lượng

mưa

(mm)

nhiệt

độ

(oC)

Lượng

mưa

(mm)

nhiệt

độ

(oC)

Lượng

mưa

(mm)

1 16.1 5.4 15.6 8.0 15.2 9.1 15 10.2 15.9 8.6

2 17.6 18.0 21.6 40.0 20.6 18.9 20.9 19.1 21.3 17.6

3 18.8 20.8 21.3 34.2 21.5 32.5 22.3 31.5 20.1 30.2

4 24.0 35.0 22.3 39.0 23.4 35.2 23.6 30.1 24.0 87.6

5 27.6 204.2 25.3 187.2 26.1 153.4 25.8 159.2 27.3 302.6

6 27.9 483.8 27.5 246.0 28.2 256.8 28.2 250.3 30.5 382.5

7 27.0 295.6 27.7 350.8 30.2 289.2 32.2 300.6 30.1 300.2

8 23.3 300.8 27.0 215.2 29.5 226.1 28.9 220.8 29.5 402.3

9 25.9 457.2 25.1 329.4 26.2 300.6 27.1 283.4 28.6 225.3

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

37

10 23.7 29.4 23.0 445.2 24.6 35.3 24.2 40.3 23.8 37.2

11 17.9 2.0 18.2 21.2 20.8 100.2 20.5 80.5 20.1 38.9

12 20.6 0.0 19.0 11.8 18.3 25.0 17.9 23.6 19.2 24.3

TB 22.53 22.8 23.72 23.88 24.20

Tổng 1852.2 1928.0 1482.3 1449.6 1857.3

Từ Bảng số liệu trên cho thấy:

Về nhiệt độ, các năm từ 2006 tới năm 2011 có nhiệt độ trung bình năm chênh

lệch không lớn nhưng có xu hướng tăng dần lên, dao động trong khoảng từ 22,53oC

(năm 2006) cho tới 24,20oC (năm 2011). Bảng số liệu quan trắc được tại vùng

nghiên cứu cũng cho thấy một xu hướng sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa, các

tháng trong năm ngày càng trở lên lớn hơn. Năm 2006 nhiệt độ trung bình tháng cao

nhất là vào tháng 6 (27,9oC) thấp nhất là tháng 1 (16,1oC). Năm 2007 nhiệt độ cao

nhất là vào tháng 7 (27,7 oC) thấp nhất là vào tháng 1 (15,6oC), trung bình cả năm là

22,53oC. Năm 2009 nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 (30,20C) và thấp nhất

vào tháng 1 (15,20 C), trung bình năm là 22,8oC. Năm 2010, nhiệt độ cao nhất là vào

tháng 7 (32.2oC), thấp nhất là vào tháng 1 (15oC), nhiệt độ trung bình năm là

23,88oC. Năm 2011, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6 (30,5oC) và thấp nhất vào

tháng 1 (15,9oC), nhiệt độ trung bình năm đạt 24,20oC

Về lượng mưa thấy rằng, thời tiết tại khu vực nghiên cứu có sự phân biệt rõ

rệt, một năm thời tiết chia thành 2 mùa khác biệt: mùa mưa nhiều và mùa ít mưa.

Mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 cho tới tháng 10; mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11

cho tới tháng 4 năm sau. Lượng mưa qua các năm thu thập cho thấy có sự chênh

lệch đáng kể, xu hướng giảm dần về tổng lượng mưa bình quân trong năm nhưng

tăng cường độ và lượng mưa trong các tháng mưa. Số liệu qua một số năm thu thập

cho thấy lượng mưa trong khu vực dao động từ 1.449,6 mm (năm 2010) đến 1.928,0

mm (năm 2007). Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 năm 2006 (không có

mưa), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 6 năm 2006, lượng mưa đạt 483,8 mm.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

38

3.4. Diễn biến thảm thực vật rừng tại các mô hình nghiên cứu

Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng đối với quần xã thực vật rừng cũng

như hệ sinh thái rừng. Thảm thực vật có ảnh hưởng rất lớn trong việc điều tiết

nguồn nước và ngăn ngừa xói mòn đất, ngăn chặn hiện tượng rửa trôi. Ngooài ra,

thảm thực vật còn có vai trò cung cấp nguồn vật chất hữu cơ rất lớn, làm tăng độ phì

nhiêu cho đất, tạo nên rừng có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng tán. Thảm thực vật rừng

giúp tạo nên độ che phủ mặt đất. Đồng thời cũng là nhân tố hỗ trợ và cạnh tranh đối

với các loài cây trồng. Vì vậy, việc nghiên cứu thảm thực vật rừng có ý nghĩa quan

trọng trong việc điều chỉnh, bổ sung các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nghiên cứu

diễn biến môi trường, sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu diễn biến thảm thực vật

rừng tại các mô hình rừng trồng được trình bày trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Diễn biến thảm thực vật tại một số mô hình nghiên cứu

hình

năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011

Số

loài

CP

(%)

Số

loài

CP

(%)

Số

loài

CP

(%)

Số

loài

CP

(%)

Số

loài

CP

(%)

Số

loài

CP

(%)

MH1 29 67 30 68 30 70 33 71 34 75 35 73

MH2 27 61 29 64 30 68 31 69 32 70 32 71

MH3 23 55 24 59 25 62 28 62 30 63 31 64

MH4 31 73 32 75 32 77 35 78 36 78 36 79

MH5 24 65 26 67 27 70 29 72 30 74 30 75

MH6 24 62 25 65 27 67 28 67 28 69 31 76

MH7 22 61 24 64 25 66 27 67 27 68 29 72

MH8 17 50 18 54 20 56 22 57 23 58 24 60

ĐC 4 30 7 43 8 52 10 53 13 54 16 56

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số loài và độ che phủ ở tất cả các công thức thí

nghiệm đều tăng dần lên theo các năm và đều cao hơn so với ô đối chứng. Cao nhất

là mô hình 4 (làm giàu rừng) số loài năm 2006 (sau khi trồng 2 năm) có số loài là

31, độ che phủ tương ứng là 73%. Đến độ tuổi 7, số loài tại mô hình đạt 36 loài và

độ che phủ tăng lên là 79%. Tiếp đến là mô hình 6 (bản địa xen Cốt khí), ở độ tuổi 2

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

39

có 24 loài, độ che phủ là 62%, đến tuổi 7 độ che phủ tăng lên 76%, và có nhiều loài

mới xuất hiện đạt tổng số 31 loài. Tiếp đến là mô hình 1 (cây Bản địa xen cây Dược

Liệu), năm 2006 có 29 loài, độ che phủ là 67%, đến năm 2011 số loài đạt 35 loài

ứng với độ che phủ tại mô hình là 73%... Các mô hình khác cũng có sự tăng nhẹ về

số loài và độ che phủ. Thấp nhất là mô hình 8 (mô hình Luồng), ở độ tuổi 2 có 17

loài, độ che phủ là 50%, đến độ tuổi 7, số loài tăng lên 24 loài và độ che phủ đạt

60%. Tại mô hình đối chứng có số loài thấp hơn tất cả các mô hình trồng rừng. Năm

2006, số loài tại mô hình đối chứng là 4 loài, chủ yếu là cây bụi như Bông hôi, Lành

nghạnh, cỏ, lá nến; với độ che phủ là 30%. Đến năm 2011, số loài tại đây cũng diễn

biến theo chiều hướng tăng dần, số loài đạt 16 và độ che phủ cũng tăng lên 56%.

Các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu ở các mô hình nghiên cứu là: Lá nến

(Macaranga denticulata), Mán đỉa (Pithecolobium clypearia), Ba bét (Manllotus

apelta), Thừng mực lông (Wrightia tomentosa), Lành nghạnh (Cratoxylum

maigati), Thẩu tấu (Aprosa villosa)... Và một số ít loài cây mục đích như: Giẻ gai

(Captanopsis indica), Máu chó lá nhỏ (Knema gloularia), Kháo nhậm (Machilus

odoratissima), Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana), Ràng ràng mít (Ormosia

balansae)... Một số loài mới xuất hiện tại các mô hình nghiên cứu như: Bứa

(Garcinia oblongifolia), Thừng mực Trâu (Holarrhena antidisanterica), Mý

(Lysidice rhodostegia), Gạo (Bombax malabarica), Sồi trắng (Lithocarpus

mucronatus), Xoan ta (Melia adedarach), Cà muối (Cipadessa baccifera), Sung

(Ficus racemosa), Vả (Ficus auriculata), Trâm sừng (Syzygium chanlos). Các loài

này chủ yếu là những loài ưa sáng, sinh trưởng nhanh.

Diễn biến về số lượng loài tại các mô hình nghiên cứu được thể hiện rõ hơn

thông qua Hình 3.1.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

40

Diễn biến về số loài tại các mô hình nghiên cứu

0

5

10

15

20

25

30

35

40

MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6 MH7 MH8 ĐC mô hình

số loài

năm 2006năm 2007năm 2008năm 2009năm 2011

Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến về số lượng các loài cây tái sinh của các mô hình

nghiên cứu

Biểu đồ trên cho ta thấy mức độ số loài cây tái sinh trong các mô hình nghiên

cứu tăng dần lên theo năm. Điều này là do quá trình diễn thế thứ sinh xảy ra tại các

mô hình. Khi ta tiến hành trồng các mô hình hầu hết là phát trắng tạo băng để trồng,

mặt khác có sự bổ sung phân bón vào làm cho đất trở nên giàu dinh dưỡng hơn,

điều kiện sống cho các loài cũng trở nên thuận lợi hơn. Theo thời gian sau khi

trồng, quá trình diễn thế thứ sinh diễn ra làm xuất hiện trở lại một số loài cũ mà vốn

dĩ trước đây chúng đã có mặt. Bên cạnh đó, do điều kiện sống thay đổi do tác động

của con người thông qua công tác trồng rừng cũng làm xuất hiện nhiều loài mới phù

hợp với điều kiện sống. Đó là quy luật sinh thái mà mọi hệ sinh thái nói chung và hệ

sinh thái rừng trồng nói riêng sẽ phải trải qua để đạt đến một trạng thái ổn định về

số loài.

3.5. Hiệu quả chống xói mòn của các mô hình nghiên cứu

Xói mòn đất là một quá trình xảy ra do sự tác động tổng hợp của các yếu tố

thời tiết, khí hậu, đất đai, cây trồng và tác động của con người. Hậu quả của xói

mòn đất là một lượng rất lớn đất, các chất dinh dưỡng có trong đất và các vật liệu bề

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

41

mặt bị mất. Xói mòn đất làm cho độ phì của đất giảm do đất bị chua, hàm lượng

chất hữu cơ giảm, khả năng trao đổi hấp phụ cation và khả năng giữ nước của đất.

Hậu quả tiếp theo xói mòn đất có thể gây ra là việc bồi lắng vùng hạ lưu, làm mất

lớp đất màu mỡ vùng thượng lưu dẫn tới mất đất canh tác, giảm sức sản xuất của

đất và kéo theo làm giảm năng suất cây trồng. Một trong những biện pháp kiểm soát

xói mòn, bảo vệ đất là việc trồng rừng trên đất đó.

Kết quả thu thập số liệu về lượng đất mất do xói mòn (lượng xói mòn) được trình

bày trong số liệu tại Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Lượng xói mòn tại các mô hình nghiên cứu qua các năm thu thập

(Đơn vị tính: tấn/ha/năm)

hình

năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011

KL %

ĐC

KL %

ĐC

KL %

ĐC

KL %

ĐC

KL %

ĐC

KL %

ĐC

MH1 3.50 56.45 3.25 64.74 3.00 62.50 2.85 60.00 2.74 59.57 2.65 58.50

MH2 5.1 82.26 4.36 86.85 4.21 87.71 3.90 82.11 3.82 83.04 3.63 80.13

MH3 5.8 98.39 4.87 89.66 4.10 82.99 4.00 84.24 3.86 83.91 3.70 81.68

MH4 2.00 32.25 2.04 36.29 1.93 39.07 2.00 42.11 1.98 43.04 1.90 41.94

MH5 4.1 66.13 3.90 77.69 3.65 76.04 3.20 67.37 3.05 66.30 3.00 66.23

MH6 3.80 61.29 3.60 71.71 3.20 66.67 3.00 63.16 2.85 61.96 2.68 59.16

MH7 3.28 52.90 3.40 60.49 2.60 52.63 2.50 52.63 2.41 52.39 2.34 51.66

MH8 4.52 72.90 4.20 83.67 3.90 78.94 3.50 73.68 3.09 67.17 2.98 65.78

ĐC 6.2 100 5.62 100 4.94 100 4.75 100 4.60 100 4.53 100

Qua Bảng số liệu ta thấy lượng đất bị mất do xói mòn có diễn biến theo

chiều hướng giảm dần. Số liệu thu thập được cho thấy lượng đất mất do xói mòn bề

mặt tại các mô hình nghiên cứu đều cho thấy năm 2011 < 2010 < 2009 < 2008 <

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

42

2007 < 2006 và nhỏ hơn công thức đối chứng. Điều này cho thấy rừng trồng có vai

trò bảo vệ đất khỏi sự xói mòn. Các mô hình cây trồng có tuổi càng cao thì có tác

dụng chống xói mòn càng tốt do cây sinh trưởng phát triển cành lá tầng tán, ngăn

cản được trọng lượng hạt mưa và giảm bớt tốc độ dòng chảy bề mặt. Ở mỗi mô

hình, khả năng này là khác nhau và do đó lượng đất bị mất do xói mòn có sự khác

nhau. Song nhìn chung, sự khác nhau về lượng xói mòn ở các mô hình nghiên cứu

là không lớn. Trong đó, thấy lượng xói mòn lớn nhất tại mô hình 3 (mô hình nông

lâm kết hợp), năm 2006 lượng xói mòn ở mô hình này là 5,1 tấn/ha/năm, chiếm tới

98,39% so với đối chứng (không trồng gì); tới năm 2007 là 4,87 tấn/ha/năm chiếm

89,66% so với đối chứng. Tới năm 2011 (ở độ tuổi 7) lượng xói mòn tại mô hình

này đã giảm còn 3,70% chiếm 81,68% so với đối chứng. Sở dĩ có hiện tượng lượng

xói mòn tại mô hình này lớn nhất là do trong quá trình trồng cây nông nghiệp theo

thói quen của nhân dân thường phát trắng, làm sạch đất, sau đó đốt toàn bộ diện tích

định trồng, đợi mưa xuống rồi trồng cây. Điều này làm cho đất tại các băng trồng

cây nông nghiệp bị mất độ che phủ cần thiết, tạo điều kiện cho quá trình bào mòn bề

mặt khi có mưa lớn xảy ra. Tiếp đến là mô hình 2 (mô hình trồng Luồng thuần loài),

năm 2006 luợng xói mòn là 5,1 tấn/ha/năm chiếm 82,26% so với đối chứng; năm

2007 luợng xói mòn giảm một ít còn 4,36 tấn/ha/năm chiếm 86,85 tấn/ha/năm. Tới

năm 2011 lượng xói mòn tại mô hình này giảm còn 3,63 tấn/ha/năm chiếm 80,83%

so với đối chứng. Tiếp đến là mô hình 5 (Cây Bản địa đa tác dụng), năm 2006

lượng xói mòn đạt 4,1 tấn/ha/năm chiếm 66,13% đối chứng; năm 2007 lượng xói

mòn là 3,65 tấn/ha/năm chiếm 76,04% đối chứng; tới năm 2011 lưọng xói mòn tại

mô hình này là 3,00 tấn/ha/năm chiếm 66,23 so với đối chứng. Tiếp đến lượng xói

mòn giảm dần theo thứ tự các mô hình là: Mô hình 8 > mô hình 6 > mô hình 1 > mô

hình 7. Thấp nhất là tại mô hình 4 (Làm giàu rừng), lượng xói mòn năm 2006 là

2,00 tấn/ha/năm chỉ chiếm 32,25% so với đối chứng; năm 2007 là 2,04 tấn/ha/năm

chiếm 36,29% so với đối chứng; và tính cho tới năm 2011 lượng xói mòn tại mô

hình này là 1,90 tấn/ha/năm chiếm 41,94 % so với đối chứng. Lượng đất mất do xói

mòn tại mô hình này nhỏ nhất trong tất cả các mô hình nghiên cứu là do đây là mô

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

43

hình làm giàu rừng. Các loài cây rừng vốn có của rừng tại khu vực chọn xây dựng

mô hình được giữ lại để nuôi dưỡng và còn trồng bổ sung theo hàng (theo rạch) ở

những nơi mật độ cây vốn có chưa đạt yêu cầu, mục đích là làm giàu thêm các loài

cây trong rừng. Do đó, tại đây có số loài cao nhất, độ che phủ lớn nhất và kết quả là

có khả năng chống lại sự xói mòn đất là lớn nhất so với các mô hình khác xây dựng

cùng một thời điểm, cùng một điều kiện lập địa.

Sự khác nhau về lượng đất mất do xói mòn giữa các mô hình nghiên cứu

được thể hiện rõ hơn thông qua Hình 3.2.

Hình 3.2 thể hiện sự khác nhau về lượng xói mòn tại các mô hình nghiên cứu

qua các năm. Nói chung, lượng đất bị mất do xói mòn tại các mô hình có xu hướng

giảm dần theo thời gian, theo độ tuổi của rừng trồng. Như vậy ta có thể thấy rõ ràng

tác dụng của việc trồng rừng trong việc hạn chế xói mòn đất. Tuổi của rừng càng

lớn thì khả năng này càng cao. Theo nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự

(2001) thì lượng xói mòn đối với 3 dạng thảm thực vật ở Hòa Bình là rừng Luồng,

rừng Keo và trảng cây bụi lần lượt là 4,15; 2,27 và 9,89 tấn/ha/năm.

Lượng xói mòn tại các mô hình nghiên cứu

0

1

2

3

4

5

6

7

MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6 MH7 MH8 ĐC mô hình

tấn/

ha/năm

năm 2006năm 2007năm 2008năm 2009năm 2010năm 2011

Hình 3.2: Biểu đồ lượng đất mất do xói mòn tại các mô hình nghiên cứu

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

44

Xói mòn là một nguyên nhân chính gây ra sự lắng đọng bùn cát cho thuỷ

vực. Tại khu vực nghiên cứu (lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình) xói mòn hàng năm đã

gây ra tổn thất không nhỏ (khi xét về góc độ kinh tế). Kết quả tính toán chí phí nạo

vét bùn do xói mòn gây ra đối với các mô hình rừng trồng nghiên cứu được nêu tại

Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Chi phí nạo vét bùn do xói mòn gây ra tại các mô hình rừng trồng

năm 2011

Tên mô hình Lượng xói mòn

(tấn/ha/năm)

Đơn giá

(đồng/tấn)*

Thành tiền

(đồng/ha/năm)

MH1 2.65 20.000 53.000

MH2 3.63 20.000 72.600

MH3 3.70 20.000 74.000

MH4 1.90 20.000 38.000

MH5 3.00 20.000 60.000

MH6 2.68 20.000 53.600

MH7 2.34 20.000 46.800

MH8 2.98 20.000 59.600

Đối chứng 4.53 20.000 90.600

(* Nguồn: Vũ Tấn Phương, 2009)

Kết quả tại biểu 3.8 cho thấy: chi phí nạo vét do xói mòn gây ra năm 2011

cao nhất tại mô hình 3 (Nông Lâm kết hợp) là 74.000 đ/ha/năm và thấp nhất tại mô

hình 4 (làm giàu rừng) là 38.000 đ/ha/năm, trong khi đó tại ô đối chứng (cây bụi) là

90.600 đ/ha/năm, chi phí cao hơn gần 2,4 lần so với mô hình 4.

3.6. Hiệu quả điều tiết dòng chảy bề mặt của các mô hình

Xói mòn là hiện tượng làm trôi mất lớp đất bề mặt do các tác nhân khác

nhau. Xói mòn có nhiều dạng: do nước, do gió...Trong đó, ở vùng đất dốc như khu

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

45

vực nghiên cứu thì hiện tượng xói mòn do nước (dòng chảy bề mặt) là phổ biến

nhất. Dòng chảy bề mặt là một yếu tố quan trọng gây ra quá trình xói mòn đất.

Dòng chảy bề mặt càng lớn thì hiện tượng xói mòn diễn ra càng mạnh mẽ và lượng

đất bị mất càng nhiều. Kết quả thu thập dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên

cứu từ năm 2006 đến năm 2011 được thể hiện trong Bảng 3.9.

Bảng 3.9: Diễn biến dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu Mô

hình

năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011

m3/

ha

%

ĐC

m3/

ha

%

ĐC

m3/

ha

%

ĐC

m3/

ha

%

ĐC

m3/

ha

%

ĐC

m3/

ha

%

ĐC

MH1 250.50 65.45 220.20 68.75 210.10 72.65 200.24 76.98 198.56 79.97 186.7 76.11

MH2 300.80 78.59 298.12 92.26 257.10 88.90 230.00 88.19 210.5 84.78 201.3 82.06

MH3 329.80 86.17 310.30 96.01 269.30 93.12 248.30 95.21 240.6 96.90 230.01 93.77

MH4 190.50 49.77 167.55 51.84 160.00 55.33 152.00 58.28 152.01 61.22 150.3 61.27

MH5 275.20 71.90 229.43 70.99 215.70 74.59 208.10 76.79 202.9 81.73 200.1 81.57

MH6 170.20 44.47 240.10 74.29 218.20 75.45 200.60 76.92 194.5 78.33 187.6 76.48

MH7 104.50 27.30 224.20 69.37 198.70 68.71 201.00 77.07 199.01 80.15 180.2 73.46

MH8 230.30 60.17 256.10 79.24 242.30 83.78 236.00 90.49 230.5 92.83 220.7 89.97

ĐC 382.75 100 323.20 100 289.20 100 260.80 100 248.3 100 245.3 100

Kết quả tại bảng 3.9 cho thấy dòng chảy mặt của các mô hình nghiên cứu

qua các năm từ 2006 đến năm 2011 đều có xu hướng giảm dần và nhỏ hơn lượng

dòng chảy bề mặt tại ô đối chứng. Cao nhất là tại mô hình 3 và thấp nhất tại mô

hình 4. Năm 2006, với tổng lượng mưa là 1852.2 mm thì dòng chảy bề mặt cao nhất

tại mô hình 3 đạt 839,8 m3/ha/năm chiếm 86,1% so với đối chứng. Năm 2007,

lượng mưa là 1928,0 m3/ha/năm thì lượng dòng chảy tại mô hình 3 là 310,3

m3/ha/năm chiếm 96% so với đối chứng. Tới năm 2011, lượng dòng chảy bề mặt tại

mô hình này cao nhất đạt 230m3/ha/năm chiếm 93,7% so với đối chứng. Tiếp đến là

mô hình 8, lượng xói mòn năm 2006 là 230,3 m3/ha/năm chiếm 60,1% so với đối

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

46

chứng; năm 2007 là 256,1 m3/ha/năm chiếm 79,2% so với đối chứng. Tới năm

2011, lượng dòng chảy bề mặt tại mô hình này đã giảm xuống còn 220,7

m3/ha/năm. Tiếp theo lượng dòng chảy bề mặt giảm theo các năm theo thứ tự như

sau: mô hình 2 > mô hình 5 > mô hình 6 > mô hình 1 > mô hình 7. Thấp nhất là mô

hình 4, năm 2007 lượng dòng chảy bề mặt đạt 190,5 m3/ha/năm chiếm 49,7% so với

đối chứng; năm 2007 giảm còn 167,55 m3/ha/năm chiếm 51,84 so với đối chứng, và

tiếp tục giảm tới 150,3 m3/ha/năm vào năm 2011.

Nguyên nhân dẫn đến sự giảm lượng dòng chảy mặt của các mô hình là do

cây trồng tại các mô hình thí nghiệm sinh trưởng mạnh qua các năm và hình thành

tầng tán, thảm thực vật phát triển tương đối tốt, số lượng cá thể loài, thảm phủ thực

bì cũng dần được tăng lên nên đã điều tiết nguồn nước tốt hơn, góp phần làm hạn

chế dòng chảy mặt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình chăm sóc cây trồng (mô

hình 3 (nông lâm kết hợp) có các quá trình làm đất, xử lý thực bì, trồng các cây

nông nghiệp dẫn đến lượng dòng chảy mặt khá cao. Vì vậy, trong quá trình trồng

rừng phòng hộ cần thiết phải gây trồng hỗn loài các loài cây để tạo nên rừng nhiều

tầng, mặt khác cũng cần phải trồng dày để nhanh chóng che phủ đất. Đối với các

mô hình nông lâm kết hợp nên hạn chế áp dụng ở những nơi có độ dốc từ 20o - 25o

trở lên để hạn chế lượng dòng chảy mặt và xói mòn đất.

Sự khác nhau về dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu qua các năm

được thể hiện rõ hơn trong Hình 3.3.

Biểu đồ cho ta thấy rõ hơn về tác dụng của các mô hình trồng rừng đối với

việc cản trở dòng chảy bề mặt. Tại mô hình đối chứng, chủ yếu là cây bụi thì có tác

dụng ngăn dòng chảy bề mặt là kém nhất. Nhìn chung có sự sai lệch về lượng dòng

chảy bề mặt tại các mô hình nhưng sự sai khác này không lớn lắm. Điều này có thể

là do cây trồng trong các mô hình ở độ tuổi còn non chưa phát huy được hết vai trò

phòng hộ của mỗi loài.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

47

Lượng dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6 MH7 MH8 ĐCmô hình

m3/

ha/năm

năm 2006năm 2007năm 2008năm 2009năm 2010năm 2011

Hình 3.3: Biểu đồ lượng dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu

3.7. Ảnh hưởng của các mô hình tới tính chất đất

Đất là giá đỡ của thực vật, là môi trường cung cấp nước và các hợp chất

khoáng cho cây trồng. Đất là nhân tố cơ bản quan trọng ảnh hưởng đến quá trình

sinh trưởng, phát triển và tích luỹ chất hữu cơ của cây rừng. Mọi tác động vào hệ

thực vật, phá vỡ lớp phủ thực vật đều có ảnh hưởng trực tiếp tới độ phì nhiêu của

đất. Do vậy, đặc điểm của đất đai quyết định rất lớn tới việc chọn loại cây trồng,

sinh trưởng của rừng và cuối cùng là sự thành bại của các công tác trồng rừng.

Chính vì vậy nên việc phân tích lý hoá tính đất của các mô hình trồng rừng là một

vấn đề hết sức cần thiết để giúp cho việc lựa chọn các loài cây trồng phù hợp.

Kết quả phân tích một số tính chất lý hoá học của đất tại các mô hình nghiên

cứu trong một số năm được trình bày trong Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả phân tích một số tính chất lý hoá học đất tại các mô hình

nghiên cứu

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

48

Mô hình Năm pHKCl Mùn

(%)

Nts

(%)

P2O5

(ppm)

K2O

(ppm)

MH1

2006 3.60 3.20 0.33 18.89 25.50

2007 3.73 3.52 0.39 17.52 31.39

2009 3.76 3.54 0.37 16.34 30.36

2011 3.81 3.63 0.42 16.52 32.31

MH2

2006 3.64 2.14 0.20 24.28 31.06

2007 3.71 2.40 0.24 23.87 33.08

2009 3.80 2.42 0.27 21.60 30.56

2011 3.82 2.35 0.25 24.30 32.35

MH3

2006 3.52 3.15 0.21 24.59 25.56

2007 3.76 3.44 0.30 25.45 23.15

2009 3.80 3.56 0.28 24.91 28.01

2011 3.87 3.64 0.29 25.60 29.64

MH4

2006 3.01 3.08 0.31 27.03 20.58

2007 3.84 3.46 0.30 26.44 22.11

2009 3.80 3.26 0.28 26.00 24.98

2011 3.71 3.32 0.32 27.09 25.36

MH5

2006 4.03 3.18 0.25 13.99 21.17

2007 4.18 3.34 0.29 13.07 21.12

2009 4.25 3.32 0.31 14.10 21.36

2011 4.32 3.38 0.37 14.26 21.82

MH6

2006 3.79 3.54 0.21 20.19 27.54

2007 3.75 3.56 0.25 21.85 27.62

2009 3.62 4.11 0.24 24.25 33.21

2011 3.81 4.00 0.29 24.68 33.60

MH7

2006 3.63 3.79 0.24 22.54 30.25

2007 3.59 3.82 0.27 23.67 31.29

2009 3.51 4.43 0.26 28.31 36.24

2011 3.70 4.40 0.29 28.82 36.40

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

49

MH8

2006 3,84 2,92 0,16 17,21 23,67

2007 3.86 3.01 0.15 18.34 26.41

2009 3,88 3,15 0,17 19,11 27,23

2011 3.91 3.20 0.19 19.42 28.36

Từ kết quả trong Bảng 3.10 cho thấy: Tính chất lý hoá học đất tại các mô

hình nghiên cứu đã có sự biến động và được cải thiện theo chiều hướng tốt dần lên

theo các năm. Tuy nhiên, sự biến động này là không lớn nhưng cũng đánh giá được

phần nào ảnh hưởng của quá trình trồng các mô hình tại khu vực nghiên cứu.

* Về độ pHKCl của các mô hình ở các năm đều ở dạng chua dao động từ 3,01

đến 4,32. Nhìn chung, pH ở tất cả các mô hình đều tăng lên theo thời gian ở tất cả

các mô hình. Năm 2011, pHKCl cao nhất là ở mô hình 5 (Mô hình trồng Keo lai xen

cây Bản địa). Thấp nhất là tại mô hình 4 (mô hình Làm giàu rừng) pH đạt 3,71.

* Hàm lượng mùn tại tất cả các mô hình nghiên cứu tăng dần và đều ở mức

trung bình và khá, dao động trong khoảng từ 2,14% đến 4,43%. Hàm lượng mùn

nhìn chung cao nhất là tại mô hình 7 (trồng cây bản địa xen cây Cốt khí) và thấp

nhất tại mô hình 2 (Mô hình trồng Luồng).

* Đạm tổng số tại các mô hình nhìn chung đều ở mức trung bình đến khá,

dao động trong khoảng 0,15% đến 0,37%. Hàm lượng đạm tổng số đạt giá trị cao

nhất tại mô hình 5 (mô hình trồng Keo lai xen cây Bản địa) và thấp nhất là ở mô

hình 8 (mô hình trồng Luồng xen cây Bản địa). Năm 2011, nitơ tổng số tại mô hình

5 đạt 0,37%, còn tại mô hình 8 là 0,15%.

* Hàm lượng Phốt pho dễ tiêu tại các mô hình đều ở mức nghèo đến trung

bình, tăng dần lên theo năm, dao động trong khoảng 13,07ppm đến 27,03ppm. Cao

nhất tại mô hình 4 và thấp nhất là ở mô hình 5.

* Hàm lượng Kali dễ tiêu tại các mô hình nghiên cứu nhìn chung cũng ở mức

nghèo đến trung bình, các giá trị dao động trong khoảng từ 21,12 ppm đến 36,24

ppm. Cao nhất là tại mô hình 7 và thấp nhất là tại mô hình 5.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

50

Như vậy, tại mô hình 5 là mô hình trồng Keo lai xen cây bản địa, kết quả

phân tích đất cho ta thấy rằng tại mô hình này có độ pH và đạm tổng số cao nhất so

với các mô hình khác; nhưng P2O5 dễ tiêu và K2O dễ tiêu lại thấp nhất. Điều này

cho thấy vai trò của Keo lai trong việc cải thiện đạm cho đất, nhưng lại có mặt trái

là tiêu tốn lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu của đất so với các loại cây trồng khác. Tuy

nhiên, đây vẫn chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu về diễn biến tính chất đất

dưới chế độ cây trồng khác nhau cần được tiếp tục nghiên cứu trong những năm tiếp

theo.

3.8. Lượng rơi rụng tại các mô hình

Vật rơi lá rụng là thành phần cơ bản để hình thành nên lớp thảm mục rừng.

Thảm mục rừng là thành phần đặc trưng của hệ sinh thái rừng. Nó giữ vai trò quan

trọng trong chu trình tuần hoàn dinh dưỡng của hệ sinh thái rừng; là môi trường

thuận lợi để vi sinh vật đất tồn tại, phát triển và góp phần tích cực vào các quá trình

phân giải, tổng hợp chất hữu cơ làm tăng độ màu mỡ cho đất. Lượng thảm mục và

vật rơi rụng chính là lượng phân bón tự túc của rừng.

Vì thảm mục không phải là thực vật sống nên không sinh trưởng phát triển.

Do vậy, ảnh hưởng của nó tới việc hạn chế xói mòn đất và dòng chảy bề mặt là trực

tiếp che phủ mặt đất, ngăn cản hạt mưa bắn phá vào cấu tượng đất, ngăn cản dòng

chảy tốc độ cao bào mòn rửa trôi đất. Thảm mục có khả năng hấp thụ một lượng

nước bằng 1-3 lần khối lượng của nó, lưu giữ độ ẩm đó trong một thời gian dài tạo

điều kiện tốt cho giun đất, vi sinh vật đất phát triển. Theo nghiên cứu của Võ Đại

Hải (2004) thì trên 1 ha rừng tự nhiên, lớp thảm mục có thể hút được 35.840 lít

nước, tương đương với một trận mưa 3,6 mm. Cũng theo Nguyễn Ngọc Lung và Võ

Đại Hải (1997) thì loại thảm mục khô, khối lượng 200g hấp thụ được 276,7 g nước;

loại thảm mục đang phân huỷ khối lượng 200g hấp thụ được 642,9 g nước. Với khả

năng này cho thấy thảm mục có thể làm giảm tốc độ dòng chảy trên bề mặt đất nên

làm giảm lượng xói mòn đáng kể cho đất.

Kết quả thu thập lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu qua các năm từ

2006 đến năm 2011 được trình bày trong Bảng 3.11.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

51

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các mô hình nghiên cứu đến lượng rơi rụng Mô

hình

năm 2006

năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm 2011

tấn/

ha

%

ĐC

tấn/

ha

%

ĐC

tấn/

ha

%

ĐC

tấn/

ha

%

ĐC

tấn/

ha

%

ĐC

tấn/

ha

%

ĐC

MH1 4.3 330.7 5.2 371.43 5.4 317.65 5.6 294.74 5.8 252.17 6.3 242.31

MH2 3.1 238.46 3.9 278.57 3.9 229.41 4.3 226.32 4.7 204.35 4.9 188.46

MH3 2.4 184.62 3.4 242.86 3.5 205.88 3.8 200.00 4.1 178.26 4.3 165.38

MH4 5.6 430.77 6.4 457.14 6.8 400.00 7.1 273.68 7.5 326.09 7.9 303.85

MH5 3.5 269.23 4.2 300.00 4.7 276.47 5.0 263.16 5.8 252.17 6.0 230.77

MH6 3.8 292.31 4.3 3.7.14 4.6 270.59 4.8 252.63 5.0 217.39 5.3 203.85

MH7 3.1 238.46 3.5 250.00 3.7 217.65 4.0 210.53 4.2 182.61 4.6 176.92

MH8 2.0 153.46 2.3 164.29 2.5 147.06 2.9 152.63 3.5 152.17 3.8 146.15

ĐC 1.3 100 1.4 100 1.7 100 1.9 100 2.3 100 2.6 100

Số liệu ở biểu 3.11 cho ta thấy, lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu

thu thập được đã có sự khác nhau rõ rệt qua các năm và theo chiều hướng tăng dần

lên và cao hơn nhiều so với lượng rơi rụng tại mô hình đối chứng. Cao nhất là tại

mô hình 4, năm 2006 là 5,6 tấn/ha/năm chiếm 430,77% so với đối chứng; năm

2007 tăng lên đạt 6,4 tấn/ha/năm chiếm 457,14%; năm 2011 đạt 7,9 tấn/ha/năm

chiếm 303,85% . Tiếp đến là mô hình 1, năm 2006 đạt 4,3 tấn/ha/năm (330,7%

ĐC); năm 2007 tăng lên là 5,2 tấn/ha/năm (371,43% ĐC); năm 2011 lượng rơi rụng

tại mô hình này đạt 6,0 tấn/ha/năm (chiếm 230,77% so với đối chứng. Sau đó theo

thứ tự giảm dần như sau: mô hình 5 > mô hình 6 > mô hình 2 > mô hình 7 > mô

hình 3 > mô hình 8. Thấp nhất là tại mô hình 8, năm 2011 lượng rơi rụng tại đây

đạt 3,8 tấn/ha/năm chiếm 146,15% so với đối chứng. Điều này còn được thể hiện rõ

hơn trong Hình 3.4.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

52

Lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6 MH7 MH8 ĐC mô hình

tấn/ha/năm

năm 2006năm 2007năm 2008năm 2009năm 2010năm 2011

Hình 3.4: Biểu đồ lượng rơi rụng tại các mô hình nghiên cứu

Các mô hình có sự khác nhau về lượng rơi rụng là do các loài cây trong các

mô hình có sự khác nhau về sinh trưởng, và đặc điểm của mỗi loài lại khác nhau

dẫn tới vật hậu cũng có những đặc điểm khác nhau và khác nhau về khối lượng. Cao

nhất là mô hình 4 (Làm giàu rừng) và thấp nhất là mô hình 3 (Nông lâm kết hợp).

3.9. Nghiên cứu lượng dinh dưỡng bị mất theo các dòng chảy bề mặt tại các mô

hình nghiên cứu

Hàng năm, các dòng chảy bề mặt ngoài việc cuốn theo lớp đất bề mặt, các

vật liệu bề mặt còn kéo theo làm mất cả một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng.

Trong giới hạn đề tài chỉ nghiên cứu sự mất đi của 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản

nhất là N, P, K. Kết quả nghiên cứu sự rửa trôi các chất dinh dưỡng theo các dòng

chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2011 được thể hiện

trong biểu 3.12.

Bảng 3.12: Sự rửa trôi các chất dinh dưỡng tại các mô hình nghiên cứu theo

các dòng chảy bề mặt

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

53

Công

thức Năm pH

NH4+

(kg/ha/năm)

P2O5ts

(kg/ha/năm)

K2Ots

(kg/ha/năm)

MH1

2006 7.50 4.20 1.78 4.12

2007 7.10 4.07 1.56 4.10

2009 7.13 3.22 1.54 3.68

2011 7.06 3.18 1.49 3.60

MH2

2006 7.64 4.60 2.42 4.88

2007 7.27 4.47 2.12 4.55

2009 7.20 2.89 2.28 4.23

2011 7.15 2.75 2.14 3.80

MH3

2006 7.87 5.44 2.96 4.70

2007 7.30 4.67 1.60 4.40

2009 7.50 3.50 2.24 4.31

2011 7.62 3.46 2.21 3.83

MH4

2006 7.50 2.05 2.43 2.44

2007 7.27 1.60 1.17 1.31

2009 7.00 1.23 0.73 1.14

2011 7.06 1.20 0.70 1.09

MH5

2006 7.92 3.88 2.86 3.34

2007 7.50 3.60 2.21 2.65

2009 7.61 3.33 2.04 2.18

2011 7.53 3.20 1.96 2.43

MH6

2006 7.64 2.55 2.56 3.06

2007 7.29 2.10 2.07 2.22

2009 7.13 1.15 0.87 1.26

2011 7.12 1.20 0.79 1.20

MH7 2006 7.87 4.44 2.75 3.90

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

54

2007 7.20 2.80 2.10 3.52

2009 7.31 1.78 1.96 3.42

2011 7.22 1.75 1.84 3.35

MH8

2006 7.87 3.11 3.29 3.42

2007 7.60 2.42 2.56 3.18

2009 7.35 2.20 1.79 2.87

2011 7.32 2.13 1.65 2.67

ĐC

2006 8.00 5.44 4.56 4.56

2007 7.81 4.21 4.31 4.25

2009 7.67 3.87 4.23 4.97

2011 7.63 3.78 4.96 4.80

Từ kết quả tại bảng 3.12 cho thấy, hàm lượng các chất dinh dưỡng (N, P, K)

trong đất bị rửa trôi theo dòng chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu có sự khác

nhau và giảm dần theo các năm. Nhìn chung, các nguyên tố dinh dưỡng bị mất đi tại

các mô hình theo các dòng chảy bề mặt đều thấp hơn so với mô hình đối chứng.

Năm 2011 hàm lượng các chất dinh dưỡng bị rửa trôi giảm hơn nhiều so với năm

2006. Điều này là do cây trồng tại các mô hình đã lớn hơn, lượng thảm mục cũng

được cải thiện có khả năng cản tốc độ dòng chảy mặt, thông qua đó giữ được chất

dinh dưỡng cho đất, hạn chế sự mất dinh dưỡng theo các dòng chảy mặt.

Về độ pH tại tất cả các mô hình năm 2011 đều giảm hơn so với năm 2006 và

đều nhỏ hơn mô hình đối chứng. Nhìn chung, pH của các mô hình đều ở dạng trung

tính và kiềm nhẹ (dao động từ 7,00 đến 8,00).

Đối với Nitơ thì tại mô hình mô hình mô hình 3 (Nông Lâm kết hợp) có

lượng rửa trôi là lớn nhất, năm 2006 là 5,44 kg/ha; năm 2009 là 3,50 kg/ha; và tới

năm 2011 lượng ni tơ bị mất đi tại mô hình này là 3,46 kg/ha. Tiếp đến là mô hình 1

(cây bản địa xen cây dược liệu) có lượng rửa trôi là lớn nhất (4,20 kg/ha - năm

2006; 3,22 kg/ha - năm 2009, và đạt 3,18 vào năm 2011). Sau đó đến mô hình 2

(trồng Luồng thuần loài) năm 2006 là 4,60 kg/ha và năm 2009 giảm xuống là 2,89

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

55

kg/ha, đến năm 2011 là 2,75kg/ha...Thấp nhất là mô hình 4 (Làm giàu rừng), năm

2006 lượng ni tơ bị mất là 2,05 kg/ha; năm 2009 giảm xuống còn 1,23kg/ha; và tới

năm 2011 lượng nitơ bị mất theo các dòng chảy mặt tại mô hình này là 1,2 kg/ha.

Trong khi đó, năm 2011 tại ô đối chứng lượng Nts bị mất là 3,78 kg/ha.

Lượng P2O5 bị mất hàng năm tại các mô hình nghiên cứu có sự giảm dần

theo năm và đều nhỏ hơn so với mô hình đối chứng, dao động trong khoảng từ

0,70 đến 3,29 kg/ha/năm. Năm 2011, lượng P2O5 bị mất năm cao nhất tại mô hình

3 (Nông Lâm kết hợp) là 2,21 kg/ha/năm. Thấp nhất là mô hình 4 (Làm giàu rừng)

0,70 kg/ha/năm. Trong khi đó lượng P2O5 bị mất năm 2011 tại mô hình đối

chứng là 4,96kg/ha/năm.

Lượng K2O bị mất tại các mô hình nghiên cứu thu thập được từ năm 2006

đến 2011 có sự giảm dần và đều nhỏ hơn tại mô hình đối chứng, dao động từ 1,09

kg/ha/năm đến 4,88 kg/ha/năm. Năm 2011, lượng K2O bị mất thấp nhất là tại mô

hình 4 (1,09 kg/ha/năm). Tiếp đến là mô hình 6 (keo lai xen Cây bản địa). Cao

nhất tại mô hình 3 (3,83 kg/ha/năm). Trong đó, lượng K2O bị mất năm 2011 tại

mô hình đối chứng là 4,80 kg/ha/năm.

Nhìn chung, từ những kết quả thu thập được cho ta thấy lượng chất dinh

dưỡng bị rửa trôi theo dòng chảy mặt tại các mô hình rừng trồng giảm so với trảng

cây bụi (mô hình đối chứng). Khi xét về góc độ kinh tế thông qua tính chi phí phải

dùng để quy đổi ra lượng dinh dưỡng N, P, K tại thời điểm hiện tại ta có thể thấy rõ

hơn về vai trò của việc trồng rừng. Chi phí bị mất do có rừng phòng hộ mang lại

được tính toán và thống kê năm 2011 được trình bày trong Bảng 3.13.

Bảng 3.13: Chi phí bị mất từ hàm lượng các chất dinh dưỡng bị rửa trôi

tại các mô hình rừng trồng năm 2011

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

56

Tên

hình

NTS P2O5TS K2OTS Tổng chi phí bị

mất

(đ/ha)

Số

lượng

(kg/ha)

Thành

tiền

(đ/ha)

Số

lượng

(kg/ha)

Thành

tiền

(đ/ha)

Số

lượng

(kg/ha)

Thành

tiền

(đ/ha)

MH1 3.180 55.300 1.490 26.290 3.600 108.000 189.590

MH2 2.750 47.830 2.140 37.760 3.800 114.000 199.590

MH3 3.460 60.170 2.210 39.000 3.830 114.900 214.070

MH4 1.200 20.870 0.700 12.350 1.090 32.700 65.920

MH5 3.200 55.650 2.180 38.470 2.430 72.900 167.020

MH6 1.100 19.130 0.790 13.940 1.200 36.000 69.070

MH7 1.750 30.430 1.840 32.470 3.350 100.500 163.400

MH8 2.130 37.040 1.650 29.170 2.670 80.100 146.310

ĐC 3.780 65.740 4.960 87.53 4.800 144.000 297.270

Ghi chú: đơn giá Đạm Urê 46%N= 8000 đ/kg (N = 17.391 đ/kg); Super Lân 17%P2O5 =

3000 đ/kg (P2O5 = 17.647 đ/kg); Kali clorua 60%K2O = 18.000 đ/kg (K2O = 30.000 đ/kg)

theo giá thị trường tại thời điểm năm 2011.

Như vậy, khi tính toán thành tiền bị mất đi do sự rửa trôi các chất dinh dưỡng

tại các mô hình nghiên cứu cho thấy chi phí bị mất mát hàng năm dao động từ

65.000 đồng đến 214.000 đồng. Cao nhất là tại mô hình 3 (Nông Lâm kết hợp)

lượng tiền là 214.000 đ/ha/năm. Tiếp đến là mô hình 2 (trồng Luồng thuần loài) là

199.000 đ/ha/năm; và thấp nhất là tại mô hình 4 (65.000 đ/ha/năm). Trong khi đó,

chi phí bị mất mát do sự mất dinh dưỡng theo các dòng chảy bề mặt tại mô hình đối

chứng là 297.000đ/ha/năm. So với trảng cây bụi (đối chứng) thì các mô hình trồng

rừng tại khu vực nghiên cứu đã tiết kiệm được một lượng tiền đáng kể phải chi phí

khi bị mất các chất dinh dưỡng theo các dòng chảy bề mặt hàng năm.

3.10. Nghiên cứu phát triển các mô hình phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven

hồ sông Đà tỉnh Hoà Bình

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

57

3.10.1. Các giải pháp kỹ thuật

Nhìn chung, các mô hình trồng rừng nghiên cứu được tiến hành trồng với

mục đích là phòng hộ môi trường vùng xung yếu ven hồ Hoà Bình - sông Đà. Các

mô hình sau một thời gian đã phát huy hiệu quả phòng hộ của mình một cách tương

đối tốt. Song bên cạnh đó, các mô hình này chưa được áp dụng một cách rộng rãi.

Những nghiên cứu mới chỉ là bước đầu và chưa được chuyển giao nhân rộng cho

những vùng, những nơi có điều kiện tương đồng. Tính tới nay, hầu hết các giải pháp

kỹ thuật trong phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn vùng xung yếu ven hồ sông Đà

tỉnh Hòa Bình chủ yếu được thực hiện theo các quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ

thuật trong xây dựng và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn do Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn ban hành. Các văn bản hướng dẫn kỹ thuật này tuy có giá trị

cao về tính pháp lý nhưng khi áp dụng vào điều kiện thực tế của từng địa phương

thì vẫn nảy sinh nhiều bất cập, tồn tại. Nguyên nhân là do mỗi địa phương có các

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có sự khác biệt. Do vậy, việc chỉ áp dụng dập

khuôn, máy móc các quy trình, quy phạm này thì sẽ dẫn tới việc phục hồi rừng

phòng hộ không thành công như mong muốn, đặc biệt là những vùng có lập địa khó

khăn như vùng phòng hộ xung yếu ven hồ thủy điện Hòa Bình.

Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò rất lớn trong việc điều tiết nguồn nước,

ngăn chặn xói mòn đất và nhiều tác dụng khác. Để phát huy khả năng phòng hộ của

rừng thì việc tạo ra những khu rừng hỗn giao với những loài cây có chu kỳ dài ngày

là rất quan trọng, đặc biệt là đối với rừng phòng hộ đầu nguồn. Vì vậy, sử dụng cây

bản địa cho trồng rừng phòng hộ là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, phần lớn cây bản

địa vốn là những loài cây ưa bóng trong giai đoạn còn nhỏ nên việc gây trồng cây bản

địa (nhất là trên đất trống) là một vấn đề khó khăn trong công tác trồng rừng hiện nay.

Thí nghiệm trồng rừng phòng hộ đầu nguồn trên đất trống bằng cây lá rộng

bản địa được tiến hành theo 3 phương thức (cây bản địa hỗn giao cây phù trợ Keo

lai; cây bản địa xen cây phù trợ Cốt khí và thí nghiệm trồng cây bản địa không có

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

58

cây phù trợ) với 5 loài cây bản địa được lựa chọn là Lim xẹt, Lim xanh, Re gừng,

Dẻ đỏ và Sao đen.

Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được và kế thừa một số phương thức trồng

rừng (trồng hỗn giao cây bản địa + cây phù trợ, phương thức trồng theo rạch, hàng,

đám, lỗ trống), đề tài đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ đầu

nguồn vùng xung yếu ven hồ sông Đà như sau:

Bảng 3.14: Đề xuất bổ sung một số giải pháp kỹ thuật

Nội dung Trồng rừng

phòng hộ trên

đất trống

Trồng cây

Bản địa dưới

tán Keo tai

tượng

Khoanh nuôi

xúc tiến tái

sinh

Khoanh nuôi xúc

tiến tái sinh có

trồng bổ sung (Làm

giàu rừng)

Đối tượng

tác động,

loài cây

trồng

Lim xanh, Lim

xẹt, Re gừng

- Keo tai tượng

- Lim xanh, Re

gừng

- Trạng thái IIA;

IIB; IC.

- Lim xanh

- Rừng tự nhiên nghèo

kiệt.

- Sồi phảng, Re

gừng

Phương

thức trồng

(gieo hạt)

- Hỗn giao theo

hàng có trồng

cây phù trợ (Cốt

khí, Keo lai)

Trồng cây bản

địa theo hàng

hoặc theo đám

- Gieo theo rạch

hoặc đám.

- Hỗn giao theo

hàng.

Trồng bổ sung theo

theo rạch hoặc đám

Mật độ 1.000 cây/ha.

Hàng 560

cây/ha; đám 533

cây/ha

Rạch 500 hố/ha;

đám 600 hố/ha

Rạch 240 cây/ha; đám

444 cây/ha

Kích thước

hố 40x40x40cm. 40x40x40cm. 30x30x30cm 40x40x40cm

- Xử lý thực bì

toàn diện theo

- Tỉa thưa rừng

Keo: 1 hàng

- Xử lý thực bì

theo rạch rộng 4

- Xử lý thực bì theo

rạch rộng 6 m, chừa

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

59

Kỹ thuật

băng.

- Cây trong bầu

PE loại12 x 19

cm, > 20 tháng,

H = 0,6 - 0,75m,

D = 0,5 - 0,7cm.

- Bón lót 0,2 kg

vi sinh, 0,2 kg

NPK, bón thúc

0,15 kg NPK,

chăm sóc 2

lần/năm trong 4

năm.

chừa lại 1 hàng

hoặc khai thác

tạo lỗ trống 400

m2, 12 lỗ/ha.

- Cây trong bầu

PE loại 12 x 19

cm, > 20 tháng.

- Bón lót 0,2 kg

vi sinh, 0,2 kg

NPK (5:10:3) và

bón thúc 0,15

kg NPK, chăm

sóc 1 năm 2 lần

trong 4 năm.

m, chừa 6m

hoặc tạo lỗ

trống từ 200 –

300 m2.

- Bón lót 0,2 kg

NPK, chăm sóc

1 năm 2 lần

trong 4 năm.

8m hoặc tạo lỗ trống

từ 200 - 400 m2

- Cây trong bầu PE

loại 12x19cm, > 20

tháng, bón lót 0,2 kg

VS + 0,2 kg NPK, bón

thúc 0,1 kg NPK,

chăm sóc 2 lần/năm

trong 4 năm.

* Phương thức trồng rừng phòng hộ chủ yếu là hỗn giao giữa cây phòng hộ

với cây phù trợ, loài cây trồng đã được điều chỉnh và ứng dụng phù hợp với thực

tiễn sản xuất. Đáng chú ý là cây Luồng vào cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ vùng

xung yếu ven hồ sông Đà, vừa góp phần mang lại thu nhập thường xuyên cho người

dân địa phương, vừa đảm bảo chức năng phòng hộ môi trường.

* Đối với biện pháp kỹ thuật Làm giàu rừng ta sử dụng biện pháp

khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung. Chủ yếu áp dụng biện pháp

khoanh nuôi tác động thấp (khoanh nuôi không tác động), việc xúc tiến tái sinh

rừng tự nhiên tiến hành rất hạn chế, chủ yếu là phát luỗng dây leo, cây bụi chèn ép,

tạo điều kiện cho cây mục đích sinh trưởng và phát triển nhưng không nhiều. Bên

cạnh đó có sử dụng loài cây Bản địa để trồng bổ sung vào khu vực rừng đã được

chọn để khoanh nuôi.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

60

Ngoài ra còn phải tiến hành bảo vệ, chăm sóc các loài cây trồng trong các mô

hình hạn chế việc phá hoại của trâu bò, con người ảnh hưởng tới khả năng phòng hộ

cũng như sinh trưởng phát triển cuả các loài cây.

3.10.2. Các giải pháp kinh tế - xã hội

Để phát triển các mô hình sinh thái rừng khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến

hành nghiên cứu một số giải pháp về mặt kinh tế xã hội nhằm thúc đẩy quá trình

trồng rừng trong khu vực. Nhìn chung, vùng hồ sông Đà tỉnh Hòa Bình vẫn chưa

được giải quyết thấu đáo những khó khăn, còn rất nhiều vướng mắc và sai sót trong

quá trình giao đất, giao rừng cần được tiếp tục tháo gỡ để tạo động lực cho người

dân đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp. Các giải pháp về mặt kinh tế - xã hội để phát

triển việc trồng rừng bao gồm:

- Trước mắt cần rà soát lại các diện tích đã giao, chưa giao, xem xét lại

những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình giao, tất cả các diện tích rừng và đất lâm

nghiệp cần phải được thể hiện rõ trên bản đồ và ngoài thực địa.

- Xem xét một số khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái vùng hồ để tiến

hành cho thuê rừng thí điểm nhằm tạo thêm nguồn thu, tăng cường sự bảo vệ và

phát triển các mô hinh rừng đã trồng nói riêng và tài nguyên rừng trong khu vực

lòng hồ nói chung.

- Đối với một số cộng đồng các dân tộc thiểu số, có thể xem xét và phát triển

hình thức bảo vệ và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn dựa vào cộng đồng, lấy cộng

đồng là đơn vị quản lý và tổ chức sản xuất.

- Đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp là một quá trình lâu dài mới mang lại hiệu

quả. Do vậy cần có các nguồn đầu tư khác ngoài lâm nghiệp, tạo lập được sinh kế

cho người dân để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, đặc biệt là đối với những người

dân có thu nhập thấp trong vùng ven hồ sông Đà.

- Vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp là vấn đề được quan tâm nhất vì nó

quyết định đến sự thành bại của công tác đầu tư. Thực tế hiện nay nguồn vốn đầu tư

vào bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đều lấy từ kinh phí của Nhà nước 100%

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

61

thông qua các chương trình, dự án đầu tư như Chương trình 327 và Dự án 661.

Ngày 16 tháng 4 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 380/QĐ-TTg về

Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện thí điểm trong thời

gian 2 năm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La. Kết quả thí điểm cho thấy thu nhập của

người dân làm nghề rừng đã tăng lên đáng kể, số hộ nghèo đã giảm trung bình từ 15

- 40%. Nối tiếp sự thành công của Quyết định 380/QĐ-TTg, ngày 24/9/2010 Chính

phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi

trường rừng. Vùng xung yếu ven hồ sông Đà có ý nghĩa rất lớn trong việc điều tiết

nguồn nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình, vì vậy đây sẽ là đối tượng chủ yếu

của tỉnh Hòa Bình thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP.

Mặc dù, hầu hết các diện tích rừng trồng phòng hộ đều trồng trên đất đã được

giao cho dân nhưng ngoài tiền công lao động ra thì cho đến nay người dân vẫn

không được hưởng thêm quyền lợi gì khác. Từ đó dẫn đến ở một số nơi xảy ra hiện

tượng người dân tự ý chặt cây phù trợ, cây trồng đang sinh do không có quá trình

kiểm tra, giám sát và thiết kế kỹ thuật nên đã làm gãy, đổ, chết cây trồng phòng hộ

chính. Tình trạng chăn thả gia suác vào trong các mô hình cũng xảy ra nhiều ảnh

hưởng không nhỏ tới các loài cây trong đó. Đến năm 2006, tỉnh Hòa Bình bắt đầu

triển khai trồng rừng sản xuất và nhận được sự tham gia mạnh mẽ, nhiệt tình của

người dân. Từ đó thấy rằng, để người dân tham gia tốt công tác trồng rừng thì

quyền lợi của dân là rất quan trọng. Vì vậy, để phát triển bền vững các mô hình

rừng trồng cần có sự tham gia trực tiếp và phối hợp chặt chẽ của người dân; cần tạo

điều kiện cho người dân có những thu thập khác để họ đảm bảo được mức sống tối

thiểu giảm bớt áp lực vào rừng và có thể quan tâm hơn tới rừng.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

62

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu đề tài luận văn rút ra một số kết luận sau:

1. Sự phát triển độ che phủ các mô hình nghiên cứu

Hiện trạng các mô hình sau 7 năm đã có sự khác biệt về độ che phủ, dao

động từ 60- 79%, thấp nhất trong các mô hình là mô hình 8 (trồng Luồng xen cây

bản địa), độ che phủ đạt 60%, cao nhất là mô hình 4 (mô hình làm giàu rừng, đạt

79%). Tại mô hình đối chứng (không trồng rừng) độ che phủ đạt 56%.

2. Tác động tới các điều kiện vi khí hậu tại khu vực nghiên cứu

Các số liệu phân tích về trường nhiệt ẩm trong khu vực nghiên cứu cho thấy

các chế độ nhiệt, lượng mưa trung bình năm đang có diễn biến theo hướng ổn định

phù hợp với cấu trúc thảm thực vật ở trạng thái thứ sinh. Nhiệt độ còn ở trạng thái

nóng, nhưng chênh lệch nhiệt độ trong năm không lớn. Lượng mưa còn diễn biến

phức tạp nhưng ổn định về quy luật và cường độ.

3. Phát triển thành phần loài của thảm thực vật tại các mô hình

Thảm thực vật đã có diễn biến theo chiều hướng phong phú về số loài, độ che

phủ mặt đất tăng lên rõ rệt và đều cao hơn mô hình đối chứng. Cao nhất là mô hình

4 (làm giàu rừng), thấp nhất là mô hình 8 (mô hình Luồng). Ở độ tuổi 7, số loài tại

mô hình 4 đạt 36 loài; mô hình 8 có 24 loài. Tại mô hình đối chứng có 16 loài.

4. Hiệu quả chống xói mòn tại các mô hình nghiên cứu

Số liệu lượng đất mất do xói mòn bề mặt tại các mô hình nghiên cứu có diễn

biến theo chiều hướng giảm dần theo thứ tự: năm 2011 < 2010 < 2009 < 2008 <

2007 < 2006 và nhỏ hơn công thức đối chứng. Lượng xói mòn năm 2006 là 2,00

tấn/ha/năm chỉ chiếm 32,25% so với đối chứng; năm 2007 là 2,04 tấn/ha/năm chiếm

36,29% so với đối chứng; và tính cho tới năm 2011 lượng xói mòn tại mô hình này

là 1,90 tấn/ha/năm chiếm 41,94 % so với đối chứng.

5. Tác động tích cực tới lượng dòng chảy bề mặt tại các mô hình

Lượng dòng chảy mặt của các mô hình nghiên cứu qua các năm từ 2006 đến

năm 2011 đều có xu hướng giảm dần và nhỏ hơn lượng dòng chảy bề mặt tại ô đối

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

63

chứng. Cao nhất là tại mô hình 3 và thấp nhất tại mô hình 4. Lượng dòng chảy bề

mặt giảm theo các năm theo thứ tư như sau: mô hình 8 > mô hình 2 > mô hình 5 >

mô hình 6 > mô hình 1 > mô hình 7. Thấp nhất là mô hình 4, đạt 150,3m3/ha/năm

chiếm 61,27% so với đối chứng. Tại mô hình đối chứng là 245,3 m3/ha/năm (Số

liệu năm 2011).

6. Cải thiện chất lượng đất tại các mô hình

Một số tính chất lý hoá của đất tại các mô hình nghiên cứu sau 7 năm trồng

đã có sự biến động và được cải thiện theo chiều hướng tốt dần lên theo các năm.

Tuy nhiên sự biến động này là không đáng kể và rất khác nhau. Trong đó độ pHKCl

của các mô hình đều tăng lên theo thời gian. Hàm lượng mùn, đạm tổng số, mùn

tăng dần và đều ở mức trung bình và khá, trong khi hàm lượng Phốt pho dễ tiêu,

Kali dễ tiêu ở mức trung bình và nghèo.

7. Giảm thiểu lượng dinh dưỡng bị mất do các dòng chảy bề mặt

Hàm lượng các chất dinh dưỡng (N, P, K) trong đất bị rửa trôi theo dòng

chảy bề mặt tại các mô hình nghiên cứu có sự khác nhau và giảm dần theo các năm

và đều nhỏ hơn so với mô hình đối chứng. Cao nhất là tại mô hình 3 và thấp nhất tại

mô hình 4. Năm 2011 hàm lượng các chất dinh dưỡng bị rửa trôi giảm hơn nhiều so

với năm 2006.

4.2. Khuyến nghị.

- Cần tiếp tục nghiên cứu và theo dõi diễn biến của thảm thực vật rừng trong

thời gian tiếp theo làm cơ sở để đánh giá khả năng phòng hộ cùng như khả năng

giảm thiểu xói mòn của các mô hình thí nghiệm.

- Cần tiếp tục nghiên cứu và theo dõi diễn biến của từng trận mưa và lượng mưa

làm cơ sở so sánh và đánh giá lượng xói mòn hàng năm của các mô hình nghiên

cứu.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Cao Lâm Anh (2003). Nghiên cứu đánh giá các mô hình lâm nghiệp cộng đồng

ở Việt Nam. Báo cáo đề tài nghiên cứu. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,

Hà Nội.

2. Bộ Lâm nghiệp (1999). Tài liệu Hội thảo trồng rừng Bạch đàn.

3. Nguyễn Ngọc Bình (1996). Đất rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà

Nội.

4. Nguyễn Ngọc Bình (1980). Nghiên cứu đất trồng Tre luồng. Báo cáo khoa học

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5. Trần Văn Con (2001). Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng rừng

phòng hộ ở Gia Lai. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 4- 2001

6. Lê Mộng Chân, Đoàn Sỹ Hiền (1976). Cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Bá Chất (1995). Xây dựng mô hình Làm giàu rừng ở các vùng Lâm

nghiệp chủ yếu. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội

8. Nguyễn Anh Dũng (2009). Nghiên cứu đánh giá hiệu quả phòng hộ đầu nguồn

của một số mô hình rừng trồng vùng hồ Hoà Bình. Tạp chí nông nghiệp và

PTNT số 6/2009.

9. Nguyễn Anh Dũng (2011). Nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật và

kinh tế - xã hội phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hoà Bình.

Luận án tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp.

10. Đoàn Thuỳ Dương (2008). Kết quả theo dõi khí tượng tại Trạm Nghiên cứu Môi

trường và rừng phòng hộ sông Đà. Báo cáo chuyên đề. Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

11. Ngô Quang Đê, Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Hữu Vinh (1993). Trồng rừng phòng

hộ. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

65

12. Groddzinxki A.M. Sách tra cứu về sinh lý thực vật (Nguyễn Ngọc Tân dịch,

1981). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

13. Hoàng Thị Hà (1996). Dinh dưỡng khoáng ở thực vật. Nhà xuất bản Đại học

Quốc Gia Hà Nội.

14. Võ Đại Hải (1996). Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ

đầu nguồn ở Việt Nam. Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp.

15. Võ Đại Hải (2004). Nghiên cứu các phương pháp xác định lượng đất xói mòn

và kết quả nghiên cứu về xói mòn đất dưới các thảm thực vật khác nhau ở Việt

Nam.Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

16. Phạm Hoàng Hộ (1991). Cây cỏ Việt Nam tập 1. Nhà xuất bản trẻ 1999

17. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh (1993). Cây gỗ kinh tế. Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.

18. Phạm Thị Hương Lan (2003). Đánh giá ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy

dựa vào chuỗi số liệu nhiều năm. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ

8, tập 2- Thuỷ văn và môi trường. Viện Khí tượng Thuỷ văn, Hà Nội.

19. Phạm Thị Hương Lan (2005). Báo cáo chuyên đề “Đánh giá xói mòn đất và

điều tiết nước của rừng ở lưu vực sông Cầu và hồ Thác Bà”. Trung tâm nghiên

cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội

20. Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh (1999). Nghiên cứu tăng sản lượng rừng

trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1996). Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng

phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây

dựng rừng phòng hộ . NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Lung (1991). Phục hồi rừng ở Việt Nam. Thông tin khoa học kỹ

thuật Lâm nghiệp, số 1/1991.

23. Hà Thị Mừng (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh thái một số loài

cây lá rộng bản địa làm cơ sở cho việc gây trồng rừng. Báo cáo tổng kết đề tài.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

66

24. Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984). Nghiên cứu xói

mòn và thử nghiệp một số biệp pháp chống xói mòn đất nông nghiệp Tây

Nguyên. UBKHKTNN – các báo cáo khoa học thuộc chương trình điều tra tổng

hợp vùng Tây Nguyên, Hà Nội 1984.

25. Hoàng Niêm (1994). Ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy. Tạp chí Khí tượng

Thuỷ văn 7- 1994.

26. Bùi Nghạnh, Vũ Văn Mế, Nguyễn Danh Mô (1984). Nghiên cứu về xói mòn

trên một số kiểu thảm thực vật ở phía Bắc Việt Nam.Báo cáo khoa học, Viện

Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

27. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003). Xác định phạm vi phân bố và vùng tiềm năng

trồng rừng của một số loài cây dựa vào nhu cầu khí hậu. Tạp chí Nông nghiệp

và phát triển nông thôn, số 4-2003.

28. Thái Phiên, Trần Đức Toàn (1998). Dòng chảy và xói mòn sườn dốc dưới ảnh

hưởng của các hệ thống canh tác. Tuyển tập báo cáo khoa học. Đánh giá ảnh

hưởng của hồ chứa Hoà Bình đến môi trường.

29. Nguyễn Xuân Quát (2003). Phương pháp điều tra đánh giá rừng trồng sản

xuất. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

30. Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm (2001). Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi

mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam trong kết

quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên. Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.

31. Ngô Đình Quế và nnk (2005). Điều tra, đánh giá tác động của rừng ở khu vực

Miền Trung – Tây Nguyên đến một số yếu tố môi trường nhằm đề xuất cơ sở để

xây dựng tiêu chuẩn môi trường Lâm nghiệp. Báo cáo khoa học Viện Khoa học

Lâm nghiệp Việt Nam.

32. Ngô Đình Quế (2008). Ảnh hưởng của một số loại rừng đến môi trường ở Việt

Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

67

33. Ngô Đình Quế và cộng sự (2006). Báo cáo chuyên đề “Giá trị cải thiện độ phì

đất cung cấp nguồn phân bón của rừng’’. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt

Nam, Hà Nội.

34. Đỗ Đình Sâm (1996). Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp. Báo cáo

khoa học, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

35. Trần Trung Thành (2010). Nghiên cứu diễn biến một số yếu tố môi trường dưới

tác động của các công thức sử dụng đất thuộc dự án RENFODA khu vực xung

yếu vùng lòng hồ Hoà Bình. Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.

36. Thái Văn Trừng (1998). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà

xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

37. Vũ Văn Tuấn (1982). Nhận xét về ảnh hưởng của rừng qua tài liệu thực nghiệm

Thuỷ văn, Tập san Khí tượng Thuỷ văn số 7 /1981.

38. Lê Sỹ Việt (2001). Nghiên cứu thử nghiệm phục hồi rừng rừng trên đất bán

ngập ven hồ Hoà Bình. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

39. Viện Khí tượng thuỷ văn (1998). Tuyển tập báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hồ

chứa Hoà Bình tới môi trường, Hà Nội.

Tiếng Anh

40. Chijoke, EO (1980). Impact on Soil of fast – growing species in low land humid

tropics. FAO forestry parer, Rome.

41. Dent. D and Yong.A (1981). Soil survey and land evalution, London

42. E.K Sadanandan Nambia and Alan G.Brown (1995). Management of Soil,

nutrients and water in tropical plantation forest. ACIAR- CRISRO Autralia-

CIFOR Indonesia.

43. Hamilton L and King P (1993). Tropical forest watershed hydrologic and soil

respones to major uses or Coversion, Boulder: westviewPress

44. Hunt, R. et al...(2002). A Modern tool for classical plant growth analysis-

Ann.Bot- London.

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

68

45. Internation Tropical Timber organization (2003). Guidelines for the restoration,

management, rehabilition of degraded and secondary tropical forests.

46. Inter-government Panel on Cimate Change (IPPC) (2003). Definitions and

Methodological option to inventory Emission from direct Human induced

degradation of forest and devegetation of other vegetation tye.

47. ICAF and IFAD (2004). RUPES. An innovative strategy to reward Asia’s

upland poor for pressrving and improving our environment, ICAF Southeast

Asia Regional Office, Bogor, Indonesia.

48. Lanvender, D.P and R.B Walker (1979). Nitrogen and related element in

nutrition of forest tree. Instituteof Forest Resources, Univ. of Washington, Sealt.

49. Rodin, L.F and Bazilevich, N.I (1967). Production and mineral cycling in

terrestrial vegetation. Oliver and Boyd. London

50. Saly, R and Mihalik, A (1985). In fluence of magnesite plant immisson on

mineral com positon of soil. University of Agriculture Bruno, CSFR.

51. John L. Havlin, Jane D. Beaton, Samuel L.Tisdale, Werner L. Nelson (1999).

Soil fertilyty and fertilizer: An introduction to nutrient management. Pearson

Education.

52. Jeff Arnold (2002). Soil and water assement tool, SWAT, user’s manual.

53. FAO (2005). Global Forest Resource Assessment 2005. Rome

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

69

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh

Hiện trường nghiên cứu

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

70

Bể theo dõi lượng xói mòn tại ô định vị

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

71

Thu thập số liệu tại các mô hình

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

72

Trạm theo dõi Khí tượng tại khu vực nghiên cứu

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

73

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG

RỪNG

PHÒNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội; Tel.: 8388 431; Fax.: 838 9434;

Email: [email protected]; www.rcfee.org.vn

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH LÝ HOÁ ĐẤT NĂM 2006

TT

Tên

mô hình

Chỉ tiêu phân tích

pHKCl Mùn

(%)

Nts

(%)

P2O5

(ppm)

K2O

(ppm)

1 MH1 3.60 3.20 0.33 18.89 25.50

2 MH2 3.64 2.14 0.20 24.28 31.06

3 MH3 3.52 3.15 0.21 24.59 25.56

4 MH4 3.01 3.08 0.31 27.03 20.58

5 MH5 4.03 3.18 0.25 13.99 21.17

6 MH6 3.79 3.54 0.21 20.19 27.54

7 MH7 3.63 3.79 0.24 22.54 30.25

8 MH8 3.84 2.92 0.16 17.21 23.67

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

74

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG

RỪNG

PHÒNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội; Tel.: 8388 431; Fax.: 838 9434;

Email: [email protected]; www.rcfee.org.vn

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH LÝ HOÁ ĐẤT NĂM 2007

TT

Tên mô

hình

Chỉ tiêu phân tích

pHKCl Mùn

(%)

Nts

(%)

P2O5

(ppm)

K2O

(ppm)

1 MH1 3.73 3.52 0.39 17.52 31.39

2 MH2 3.71 2.40 0.24 23.87 33.08

3 MH3 3.76 3.44 0.30 25.45 23.15

4 MH4 3.84 3.46 0.30 26.44 22.11

5 MH5 4.18 3.34 0.29 13.07 21.12

6 MH6 3.75 3.56 0.25 21.85 27.62

7 MH7 3.59 3.82 0.27 23.67 31.29

8 MH8 3.86 3.01 0.15 18.34 26.41

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

75

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG

RỪNG

PHÒNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội; Tel.: 8388 431; Fax.: 838 9434;

Email: [email protected]; www.rcfee.org.vn

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH LÝ HOÁ ĐẤT NĂM 2009

TT

Tên mô hình

Chỉ tiêu phân tích

pHKCl Mùn

(%)

Nts

(%)

P2O5

(ppm)

K2O

(ppm)

1 MH1 3.76 3.54 0.37 16.34 30.36

2 MH2 3.80 2.42 0.27 21.60 30.56

3 MH3 3.80 3.56 0.28 24.91 28.01

4 MH4 3.82 3.26 0.28 26.00 24.98

5 MH5 4.25 3.32 0.31 14.10 21.36

6 MH6 3.62 4.11 0.24 24.25 33.21

7 MH7 3.51 4.43 0.26 28.31 36.24

8 MH8 3.88 3.15 0.17 19.11 27.23

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

76

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG

RỪNG

PHÒNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội; Tel.: 8388 431; Fax.: 838 9434;

Email: [email protected]; www.rcfee.org.vn

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH LÝ HOÁ ĐẤT NĂM 2011

TT

Tên mô

hình

Chỉ tiêu phân tích

pHKCl Mùn

(%)

Nts

(%)

P2O5

(ppm)

K2O

(ppm)

1 MH1 3.81 3.63 0.42 16.52 32.31

2 MH2 3.82 2.35 0.25 24.30 32.35

3 MH3 3.87 3.64 0.29 25.60 29.64

4 MH4 3.71 3.32 0.32 27.09 25.36

5 MH5 4.32 3.38 0.37 14.26 21.82

6 MH6 3.81 4.00 0.29 24.68 33.60

7 MH7 3.70 4.40 0.29 28.82 36.40

8 MH8 3.91 3.20 0.19 19.42 28.36

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

77

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG

RỪNG

PHÒNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội; Tel.: 8388 431; Fax.: 838 9434;

Email: [email protected]; www.rcfee.org.vn

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC NĂM 2006

TT

Tên mô

hình

Chỉ tiêu phân tích

pH NH4+

(ppm)

P2O5

(ppm)

K2O

(ppm)

1 MH1 7.50 0.168 0.071 0.164

2 MH2 7.64 0.153 0.080 0.162

3 MH3 7.87 0.165 0.090 0.143

4 MH4 7.50 0.108 0.128 0.128

5 MH5 7.92 0.141 0.104 0.121

6 MH6 7.64 0.150 0.150 0.180

7 MH7 7.87 0.425 0.263 0.373

8 MH8 7.87 0.135 0.143 0.149

9 ĐC 8.00 0.142 0.119 0.119

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

78

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG

RỪNG

PHÒNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội; Tel.: 8388 431; Fax.: 838 9434;

Email: [email protected]; www.rcfee.org.vn

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC NĂM 2007

TT

Tên mô

hình

Chỉ tiêu phân tích

pH NH4+

(ppm)

P2O5

(ppm)

K2O

(ppm)

1 MH1 7.10 0.185 0.071 0.186

2 MH2 7.27 0.150 0.071 0.153

3 MH3 7.30 0.150 0.052 0.142

4 MH4 7.27 0.095 0.070 0.078

5 MH5 7.50 0.157 0.096 0.116

6 MH6 7.29 0.087 0.086 0.092

7 MH7 7.20 0.125 0.094 0.157

8 MH8 7.60 0.094 0.100 0.124

9 ĐC 7.81 0.130 0.133 0.131

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

79

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG

RỪNG

PHÒNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội; Tel.: 8388 431; Fax.: 838 9434;

Email: [email protected]; www.rcfee.org.vn

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC NĂM 2009

TT

Tên mô

hình

Chỉ tiêu phân tích

pH NH4+

(ppm)

P2O5

(ppm)

K2O

(ppm)

1 MH1 7.13 0.161 0.077 0.184

2 MH2 7.20 0.126 0.099 0.184

3 MH3 7.50 0.141 0.090 0.174

4 MH4 7.00 0.081 0.048 0.075

5 MH5 7.61 0.160 0.098 0.105

6 MH6 7.13 0.057 0.043 0.063

7 MH7 7.31 0.089 0.098 0.170

8 MH8 7.35 0.093 0.076 0.122

9 ĐC 7.67 0.148 0.162 0.191

LUẬNVĂNTHẠCSỸNĂM2012

80

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG

RỪNG

PHÒNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội; Tel.: 8388 431; Fax.: 838 9434;

Email: [email protected]; www.rcfee.org.vn

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC NĂM 2011

TT

Tên mô

hình

Chỉ tiêu phân tích

pH NH4+

(ppm)

P2O5

(ppm)

K2O

(ppm)

1 MH1 7.06 0.173 0.080 0.193

2 MH2 7.15 0.137 0.106 0.189

3 MH3 7.62 0.150 0.096 0.167

4 MH4 7.06 0.080 0.047 0.073

5 MH5 7.53 0.160 0.098 0.121

6 MH6 7.12 0.064 0.042 0.064

7 MH7 7.22 0.097 0.102 0.186

8 MH8 7.32 0.097 0.075 0.121

9 ĐC 7.63 0.154 0.202 0.196