25
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƢỜNG THPT TÂN PHÚ TỔ CHUYÊN MÔN: THIẾT BI,THƯ VIỆN, QUẢN LÝ **** Mã số: ……………….…… Sáng kiến kinh nghiệm QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CNTT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TRƢỜNG THPT TÂN PHÚ Người thực hiện : Nguyễn Đăng Tình Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục………………… Phương pháp dạy học……………. Phương pháp giáo dục…………… Lĩnh vực khác ....................……… Có đính kèm : Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác NĂM HỌC : 2011-2012

Mã số: ……………….…… Sáng kiến kinh nghiệm · đề tài: “Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong công tác hành chính-

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƢỜNG THPT TÂN PHÚ TỔ CHUYÊN MÔN: THIẾT BI,THƯ VIỆN, QUẢN LÝ

****

Mã số: ……………….……

Sáng kiến kinh nghiệm

QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CNTT

CÔNG TÁC VĂN PHÒNG Ở

TRƢỜNG THPT TÂN PHÚ

Người thực hiện : Nguyễn Đăng Tình

Lĩnh vực nghiên cứu:

Quản lý giáo dục…………………

Phương pháp dạy học…………….

Phương pháp giáo dục……………

Lĩnh vực khác ....................………

Có đính kèm :

Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác

NĂM HỌC : 2011-2012

2

BM 02-LLKHSKKN

SÔ LÖÔÏC LYÙ LÒCH KHOA HOÏC

I.THOÂNG TIN CHUNG VEÀ CAÙ NHAÂN:

1.Hoï vaø teân : Nguyễn Đăng Tình

2.Ngaøy thaùng naêm sinh : 01-01-1954

3.Nam, nöõ : Nam

4.Ñòa chæ : Trường THPT TÂN PHÚ Huyện Ñònh Quaùn

5.Ñieän thoaïi : 0613. 851195

6.Fax : E-mail :

[email protected]

7.Chöùc vuï : Hiệu Trưởng

8.Ñôn vò coâng taùc : Trường THPT TÂN PHÚ

II.TRÌNH ÑOÄ ÑAØO TAÏO

-Hoïc vò (hoaëc trình ñoä chuyeân moân nghieäp vuï) cao nhaát: Ñaïi Hoïc Sö

Phaïm

-Naêm nhaän baèng: 1977

-Chuyeân nghaønh ñaøo taïo: Ñaïi Hoïc Sö Phaïm Khoa Söû-Ñòa.

III.KINH NGHIEÄM KHOA HOÏC

- Lónh vöïc chuyeân moân coù kinh nghieäm : Quaûn lyù daïy-hoïc

- Soá naêm coù kinh nghieäm : 9

- Caùc saùng kieán kinh nghieäm ñaõ coù trong 5 naêm gaàn ñaây :

Quaûn lyù “ daïy toát, hoïc toát” xaây döïng tröôøng ñaït chuaån quoác gia.

Xaây döng ñoäi nguõ GV thöïc hieän chöông trình phaân ban thí ñieåm.

Hieäu Tröôûng vôùi coâng taùc giaùo duïc höôùng nghieäp trong nhaø tröôøng.

Hieäu Tröôûng quaûn lyù thieát bò, ñoà duøng daïy hoïc naâng cao chaát löôïng.

Phaùt huy vai troø giaùo vieân ñoåi môùi phöông phaùp giaûng daïy.

Quản lý chỉ đạo dạy học theo phương pháp họat động nhóm, nhằm

năng cao chất lượng giáo dục.

Quản lý, tổ chức bồi dưỡng HSG ở trường phổ thông. (2009).

Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh THPT gắn với cuộc

vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Hiệu trưởng phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp học bằng

các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

3

UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN

Ñôn vò : Trƣờng THPT Tân Phú

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------

Định Quán, ngày 20 tháng 03 năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học : 2011-2012

Tên sáng kiến kinh nghiệm

QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CÔNG TÁC VĂN PHÒNG Ở TRƢỜNG THPT TÂN PHÚ

Họ, tên tác giả: Nguyễn Đăng Tình Đơn vị (tổ): THIẾT BI-THƯ VIỆN-QUẢN LÝ

Lĩnh vực :

Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn ..............

Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác............................................

1.Tính mới :

-Có giải pháp hoàn toàn mới

-Có giải pháp cải tiến đổi mới từ giải pháp đã có

2.Hiệu quả :

-Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

-Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng

trong toàn ngành có hiệu quả cao

-Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao

-Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng

tại đơn vị có hiệu quả

3.Khả năng áp dụng

-Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính

sách : Tốt Khá Đạt

-Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực

hiện và dễ đi vào cuộc sống Tốt Khá Đạt

-Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu

quả trong phạm vi rộng Tốt Khá Đạt

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên và ghi rõ họ tên và đóng dấu)

4

Sáng kiến kinh nghiệm

HIỆU TRƢỞNG QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CNTT CÔNG TÁC

VĂN PHÒNG Ở TRƢỜNG THPT TÂN PHÚ

A. Phần thứ nhất

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thời đại công nghệ thông tin(CNTT) hiện nay chi phối trong hầu hết các

công việc từ công chức, doanh nghiệp đến nhà nông. Trong nhà trường mọi

họat động của người quản lí, giáo viên và nhân viên cũng không ngòai trừ sự

chi phối đó, thậm chí còn đòi hỏi nhiều hơn vì phải kết hợp nhiều phần mềm

phức tạp hơn nữa: ngòai Word, Excel, powerpoint còn có: Misa, School net,

Pmis, Emis, Vmis, mindmanager, internet, mail,…. Hỗ trợ cho mọi họat động

chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi thông tin…nhằm nâng cao hiệu quả họat động

của các tổ chức, bộ phận trong nhà trường. Trong những năm qua, những thành

tựu mới của khoa học công nghệ, đặc biệt là của công nghệ thông tin đã tạo nên

những biến đổi to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của các quốc

gia, trong tất cả các lĩnh vực và trong cuộc sống của mỗi con người. Ý nghĩa và

tầm quan trọng của tin học và CNTT cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng

dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, hướng tới

nền kinh tế tri thức ở nước ta đó được thể hiện qua nhiều văn bản của Đảng và

Nhà nước. .

Đối với ngành giáo dục và đào tạo, năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục &

Đào tạo xác định là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”.

CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học.

CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Bộ Giáo dục và Đào tạo

cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục - đào tạo ở tất cả các

cấp học, bậc học, ngành học. Coi CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất

cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.

Ý thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, nhà trường đã chỉ đạo

việc ứng dụng CNTT vào quản lí và giảng dạy. Từ đó đến nay việc ứng dụng

CNTT trong nhà trường đều có kế họach phát triển hàng năm. Tuy nhiên so với

mức độ phát triển của ngành CNTT và yêu cầu công việc của cơ quan luôn đặt

trường THPT Tân Phú trong tình trạng luôn phải đổi mới và phát triển một cách

hiệu quả mới đáp ứng được.

Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2009 của Thủ Tướng

Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến

năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh việc ứng dụng

CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo

hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin

học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm

(mã nguồn mở) để giảng dạy, ứng dụng CNTT trong quản lý”.

Vì thế, việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học, quản lý đã được

Bộ GD&ĐT quan tâm nhiều mặt: từ tổ chức đào tạo kiến thức CNTT cho đội

5

ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, dạy tin học cho học sinh đến các ứng dụng trong

từng lĩnh vực của GD&ĐT như ứng dụng CNTT trong quản lí hồ sơ giáo viên,

trong các loại hình báo cáo, xây dựng hệ thống thông tin giữa các nhà trường .

Một mâu thuẩn luôn tồn tại trong quá trình phát triển đó là thực lực của ngành

nói chung, của nhà trường nói riêng và yêu cầu cần đạt của ngành trước sự phát

triển như vũ bão của CNTT. Để có thể giải quyết một phần mâu thuẩn trên

chúng ta phải biết được nội lực và quá trình phát triển của việc ứng dụng CNTT

trong nhà trường thế nào, mức độ ra sao, những giải pháp tối ưu để phát triển

bền vững. Điều đó, cần phải nghiên cứu một cách khoa học. Vì thế , tôi chọn

đề tài: “Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong công tác

hành chính-văn phòng” nhằm góp nhặt lại những thành công cũng như hạn

chế làm tiền đề cho những năm về sau.

II. Tính cấp thiết của đề tài ( thực trạng, nhu cầu đổi mới về mặt lý luận và

thực tiễn).

Hầu hết các nước trên thế giới có nhiều chương trình quốc gia về tin

học hoá cũng như ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng

vào khoa học công nghệ và giáo dục, quản lý hành chánh. Đây là vấn đề then

chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khoá để xây dựng và phát

triển nền kinh tế tri thức, hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế

giới.

Nước ta cũng đã có Chương trình quốc gia về CNTT (1996-2000) và Đề án

thực hiện về CNTT tại các cơ quan Đảng(2003-2005) ban hành kèm theo Quyết

định 47 của Ban Bí thư TƯ Đảng. Mặt khác, tại các cơ quan quản lý nhà nước

đã có Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước (2001-2005) số:

112/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục...

Bộ giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâm đến ứng dụng CNTT trong các

nhà trường thông qua Chỉ thị nhiệm vụ các năm học đặc biệt từ năm học 2008-

2009 được chọn là năm học với chủ đề: “Năm học ứng dụng công nghệ thông

tin và đổi mới quản lý tài chính”... những năm học sau đó Bộ giáo dục và Đào

tạo vẫn tiếp tục chỉ đạo: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý giáo dục, thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong Giáo dục -

Đào tạo...”

Trong nhà trường công tác văn phòng có nhiều loại công việc cần phải

được giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đảm bảo chức năng tham

mưu giúp cho HT quản lý hành chánh, chuyên môn một cách hiệu quả nhất.

Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòng là một đòi

hỏi cấp thiết của công cuộc cải cách hành chính hiện nay.

Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2006 qui định

về việc “Giảm văn bản giấy tờ hành chính trong hoạt động của cơ quan hành

chính nhà nước”. Thật vậy những yếu kém, bất cập phổ biến hiện nay của văn

thư-lưu trử như: tình trạng lạm dụng nhiều văn bản, giấy tờ hành chính trong

quan hệ giải quyết công việc, in ấn, sao chụp và gửi văn bản, tài liệu tùy tiện,

lãng phí, lưu giữ gây nhiều khó khăn, phức tạp, phiền hà về thủ tục hành chính

giữa các cấp.

Nhiều trường chậm ứng dụng và sử dụng chưa hiệu quả công nghệ thông tin

vào công tác quản lí; chậm cập nhật sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp

6

luật về công tác văn thư, về quản lí văn bản, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực

chế độ chính sách, đánh giá xếp loại dạy học trong trường”.

Yêu cầu hiện nay “Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để giảm văn

bản, giấy tờ hành chính: Thực hiện việc gửi, trao đổi và xử lí văn bản, giấy tờ

hành chính thông qua mạng tin học. Phát huy vai trò công nghệ thông tin, gửi

nhận và xử lí văn bản giữa các cơ quan hành chính các cấp, không gửi văn bản

qua bưu điện hoặc bằng fax như hiện nay.

Thường xuyên sử dụng mạng, mở hộp thư điện tử để cập nhật đầy đủ các

văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên giúp cho Hiệu trưởng

quản lý công tác văn phòng của nhà trường hiệu quả, kịp thời.

Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòng cũng

như trong các hoạt động của cơ quan nhà nước là nhằm mục tiêu nhanh chóng,

chính xác, hiệu quả và tiết kiệm. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác

văn phòng, hoạt động quản lý của Hiệu trưởng là sự cần thiết tất yếu trong cải

cách hành chính, thực hiện nền hành chính công khai, minh bạch hướng tới điều

hành bằng chính phủ điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường

nói chung và trong quản trị-hành chánh, văn phòng là một chủ trương lớn của

Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin công tác

quản lý hành chánh văn phòng nhiều trường THPT ở tỉnh Đồng Nai nói chung,

trường THPT Tân Phú nói riêng còn hạn chế và chưa nghiên cứu thành hệ

thống vì thế đây là đề tài mang tính mới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này trong đó có những nguyên

nhân thuộc về công tác quản lý: CBQL nhận thức còn chưa đầy đủ về việc ứng

dụng CNTT trong nhà trường hoặc do trình độ tin học còn hạn chế nên chưa có

khả năng định hướng, nhận thức đúng về bản chất của việc ứng dụng CNTT,

chưa quan tâm đến việc sử dụng phòng máy, mạng máy tính, các phần mềm

quản lý để tạo môi trường làm việc giúp cho thông tin hai chiều, quản lý công

việc hành chính-văn phòng hiệu quả, khoa học.

Vì vậỵ Việc tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào công tác văn phòng

trong nhà trường của Hiệu trưởng trường THPT ở Đông Nai là việc làm hết sức

cần thiết và quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã mạnh dạn tìm tòi, thử

nghiệm trong thực tiễn và rút ra được một số biện pháp tổ chức triển khai ứng

dụng CNTT vào quản trị công việc văn phòng nhằm đổi mới công việc hành

chính góp phần hỗ trợ nhà trường hoàn thành nhiệm vụ.

1. Mục đích nghiên cứu:

Nhằm giúp đỡ cán bộ, nhân viên nhà trường làm việc nhanh, hiệu quả, kịp

thời trong công tác văn thư lưu-trử, kế toán thống kê, đánh giá, khấu hao tài

sản, sắp xếp thời khóa biểu, lịch tuần… Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên có

cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác, cũng như kinh nghiệm

trong cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho cán bộ nhaa6n viên giáo viên có kỹ

năng truy cập Internet để tìm kiếm thông tin, cũng như tìm kiếm các tư liệu

phục vụ nhiệm vụ công tác hành chánh văn phòng. Rèn luyện cho bản thân

không ngừng học tập nâng cao trình độ, kinh nghiệm trong công tác khai thác,

ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin.

Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về CNTT, từ

7

đó quản lý vận dụng vào công tác văn phòng hiệu quả hơn. Xác định ý nghĩa

và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào quản lý. Đề xuất một số giải

pháp nhằm đáp ứng tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý hành chánh đạt kết

quả cao.

2. Đối tƣợng nghiên cứu:

Từ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong tổ văn phòng nhà trường.

Nghiên cứu hệ thống Email điện tử được cấp từ hệ thống Email có tên miền của

Bộ Giáo dục Đào tạo, của Sở . Các phần mềm giúp HT quản lý các khâu, phần

việc trong công tác văn phòng nhà trường. Nghiên cứu sử dụng hệ thống

website Tư liệu của Sở giáo dục, của Bộ Giáo dục Đào tạo.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Tại trường PTTH Tân Phú, Huyện Định Quán và một số đơn vị trường

PTTH thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai.

4. Kế hoạch nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu áp dụng trong vòng 02 năm. Bắt đầu từ năm học

2010-2011 tại trường PTTH Tân Phú, Huyện Định Quán. Bắt đầu nghiên cứu

khai thác là từ hệ thống dịch vụ Internet miễn phí 2G (không dây) của viễn

thông Viettel. Tiếp đó lắp đặt hệ thống Internet dịch vụ viễn thông (có dây) của

VNPT Đồng Nai, Chương trinh School net của TT Tin học Bưu Điện Đồng

Nai. Hệ thống mạng máy tính, các phần mềm phục vụ công tác quản lý hành

chính.

B- Phần thứ hai giải quyết vấn đề:

I. THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA

ĐỀ TÀI.

1. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ.

1. Thực trạng:

1.1. Về đội ngũ:

Trường PTTH Tân Phú có tổng số 90 cán bộ giáo viên, công nhân viên.

Trong đó: CBQL: 04; Giáo viên: 78; Công nhân viên: 8 kể cả hợp đồng.

Tổ chuyên môn chia thành 9 tổ trong đó Tổ văn phòng phụ trách mảng

hành chính- kế toán, thống kê, CSVC, gồm có 8 nhân viên:1 kế toán thống kê

làm tổ trưởng, 1 phụ trách văn phòng phụ trách văn thư- lưu trử, hồ sơ HS, 2

bào vệ. 1 tạp vụ. (kiêm nhiệm thêm 1 số việc: - Tổng hợp; - Vi tính; - Một cửa;

- Tài vụ…. Hiệu phó chuyên môn quản lý thực hiện phần mềm quản lý HS, xếp

thời khóa biểu.

Về công tác ứng dụng CNTT trong quản lý:

+ CSVC có 5 máy vi tinh nối mạng + các thiết bị ngoai vi phục vụ cho

công tác quản lý: chuyên môn, tài chánh CSVC, Văn thư- lưu trử,

+ Ứng dụng CNTT trong quản lý: Công tác ứng dụng công nghệ thông tin

đã được nhà trường triển khai từ nhiều năm trước đây và đã mang lại những

hiệu quả. Như ứng dụng CNTT trong việc điều hành các hoạt động của nhà

trường, trong việc quản lí tài chính, quản lí chất lượng học sinh, quản lí công

tác phổ cập... Tuy nhiên công tác ứng dụng CNTT chỉ mới dừng lại chủ yếu ở

một số nội dung nhỏ trong công tác quản lí, chưa thực sự đi vào nề nếp, còn làm

8

thủ công, tị nạnh với nhau, đùn đẩy công việc. Thiếu trách nhiệm trong công

tác. Nhân viên chưa biết và cũng chưa thể khai thác các thông tin trên mạng

internet để phục vụ cho công tác của mình, thiếu tinh thần nâng cao tay nghề tự

học, tự bồi dưỡng của mình.

1.3. Đánh giá chung:

1.3.1-Thuận lợi :

- Đã có sự chỉ đạo mạnh mẽ trong việc ứng dụng CNTT của các cấp.

- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo và Tổ CNTT VP Sở GD&ĐT

Đồng Nai

- CSVC, thiết bị kỉ thuật bước đầu cơ bản đáp ứng;Trường đã kết nối

mạng internet, tất cả các máy và phòng máy được kết nối mạng nội bộ (mạng

LAN).

- CB-NV thực hiện và quản lý dần nhận thấy CNTT phần mềm ứng dụng

trong công tác đáp ứng được yêu cầu công việc, hiệu quả .

- Các phần mềm đang triển khai thực hiện được tập huấn; NV sử dụng

khai thác được hầu hết các tính năng.

- Trang thiết bị phục vụ công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng

dạy cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế trong thời điểm hiện tại.

- Ứng dụng CNTT rất tiện lợi trong công tác quản lý (lưu trữ khoa học,

số liệu chính xác, dễ tìm…).

1.3.2- Khó khăn :

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu : Thiếu thiết bị…(một số máy

cũ không đáp ứng được yêu cầu cài đặt do cấu hình không phù hợp với phần

mềm). Một số phần mềm quản lý đang vận hành vẫn còn bị lỗi;

- Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý các phần mềm còn thiếu;

- Tinh thần tự học, tự rèn của CB-GV chưa cao, sự hiểu biết và sử dụng

vi tính chỉ đảm bảo được yêu cầu tối thiểu đặt ra, chưa nâng cao theo yêu cầu;

- Tập thể CB-GV chưa tích cực hưởng ứng việc thực hiện ứng dụng

CNTT trong các hoạt động chuyên môn, văn phòng.

- Do nhận thức về tầm quan trọng của CNTT trong giảng dạy và học tập

còn khác nhau, nhất là việc sử dụng máy tính, nên trình độ và khả năng ứng

dụng CNTT của đội ngũ CB-GV-NV chưa cao, việc ứng dụng các phần mềm

trong quản lý và dạy học chưa đồng bộ, do GV tuổi đã cao;

- Thời gian tập huấn ngắn, sự hiểu biết về CNTT có hạn, việc tổ chức

thực hiện khá gấp nên việc triển khai thực hiện công việc còn chậm so với yêu

cầu vì có một số nội dung chưa hiểu phải tự tìm hiểu thêm mới thực hiện được;

- Một vài thông tin 2 chiều, báo cáo về sở còn chậm; do cơ cấu độ tuổi

của nhân viên cao lại chủ quan nên việc nhận thức, tiếp cận với cái mới, với các

ứng dụng CNTT có nhiều hạn chế.

- Về kinh phí: Đầu tư cho CNTT chưa có nguồn kinh phí nhất định, tu

dưỡng, bảo trì sửa chữa còn gặp nhiều khó khăn. .

II/ Giải quyết vấn đề

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Cơ sở khoa học

9

Một số khái niệm cơ bản ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động văn

phòng- hành chính.

1.1.1Văn phòng:

Theo nghĩa rộng, văn phòng là bộ máy giúp việc của nhà trường, thủ

trưởng cơ quan. Những cơ quan lớn thì có văn phòng, những cơ quan nhỏ có tổ

văn phòng-hành chính. Theo nghĩa hẹp là địa điểm giao tiếp đối nội, đối ngoại

và các hoạt động khác của cơ quan, thủ trưởng cơ quan. Văn phòng là bộ phận

thực hiện chức năng giúp việc, phục vụ cho cơ quan, cho HT, thủ trưởng cơ

quan đảm bảo cho công tác lãnh đạo và quản lí nhà trường được tập trung

thống nhất, hoạt động được thường xuyên, liên tục, có hiệu quả.

1.1.2. Công tác văn phòng: là các công việc cần thực hiện để hoàn thành

chức năng, nhiệm vụ được giao. Hai chức năng chính của văn phòng là: Tham

mưu, tổng hợp, là công việc nghiên cứu, phát hiện, đề xuất (sưu tầm chính sách,

biện pháp) để giúp lãnh đạo đề ra các quyết định chỉ đạo, điều hành công việc;

Bảo đảm các điều kiện vật chất kỹ thuật cho mọi hoạt động của lãnh đạo và cán

bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường để dạy-học thuận lợi, hiệu quả được

nâng cao.

Nhiệm vụ của tổ văn phòng thể hiện tập trung vào ba nhóm công việc sau:

Công tác tham mưu, tổng hợp. Công tác hành chính tổ chức. Công tác quản

trị, tài vụ như:

- Xây dựng chương trình công tác của cơ quan bao gồm: chương trình

năm, quý, tháng; sắp xếp lịch làm việc tuần cho lãnh đạo cơ quan

- Biên tập các đề án, báo cáo của cơ quan., phân công soạn thảo để trình

lãnh đạo cơ quan quyết định;

- Bảo đảm thu thập, xử lí thông tin, cung cấp thông tin cho lãnh đạo được

thường xuyên, kịp thời, chính xác và giúp lãnh đạo thực hiện chế độ thông tin

báo cáo lên cơ quan cấp trên theo quy định;

- Biên tập và quản lí hồ sơ, tài liệu các phiên họp của cơ quan; nghiên cứu

đề xuất xử lí các vấn đề thuộc cơ quan, tiếp nhận những đề nghị của cấp dưới

để trình lãnh đạo cơ quan xem xét, giải quyết.

- Tổ chức quản lí công tác văn thư và lưu trữ hồ sơ của cơ quan theo quy

định của Nhà nước;

- Tổ chức giao tiếp đối nội, đối ngoại, giữ vai trò là chiếc cầu nối cơ

quan, tổ chức mình với nhân dân, với các cơ quan, tổ chức khác. Tiếp dân

- Ứng dụng công nghệ thông tin và các công việc hành chính khác.

- Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc cho lãnh

đạo và cán bộ, công chức, viên chức trong nội bộ cơ quan làm việc thuận lợi

và có hiệu quả;

- Quản lí tài sản công, ngân sách của cơ quan theo chế độ tài chính của Nhà

nước.

1.1.3. Khái niệm CNTT.

CNTT là một lĩnh vực khoa học rộng lớn nghiên cứu các khả năng và các

phương pháp thu thập, lưu trữ, truyền và xử lý thông tin một cách tự động dựa

trên các phương tiện kỹ thuật (máy tính điện tử và các thiết bị thông tin khác).

1.2.3.1. Khái niệm tin học.

“Tin học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu cấu trúc và tính chất của

10

thông tin khoa học, cùng với việc thu thập, xử lý, lưu trữ, biến đổi và truyền

gửi chúng”. CNTT và tin học đều là lĩnh vực khoa học rộng lớn nhưng có nhiều

chuyên ngành hẹp. Khi nói đến ứng dụng CNTT vào công tác hành chính-văn

phòng nhà trường nghĩa là:

- Tăng cường đầu tư cho việc CSVC, thiết bị phương tiện cho cán bộ, nhân

viên như phần cứng, phần mền thiết thực xử lý công việc hàng chánh-văn

phòng .

- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của nhà trường về các mặt: quản

lý nhân sự (cả giáo viên và học sinh), quản lý tài chính nói riêng, quản lý tài sản

nói chung, quản chuyên môn…....

1.1.3.2. Khái niệm mạng, mạng máy tính.

Mạng máy tính là thuật ngữ để chỉ nhiều máy tính được kết nối với nhau

qua cáp truyền tin và làm việc với nhau.

Một số mạng được gọi là Local Area Network (LAN) kết nối những máy

tính ở những khoảng cách ngắn, sử dụng cáp và phần cứng đã cài đặt trên máy.

Mạng LAN thường dùng phổ biến trong các trường học, nội bộ cơ quan.

Internet là một liên mạng của vô số máy tính trên toàn thế giới. Mạng WAN

còn gọi là internet có khả năng đóng vai trò của một phương tiện hiệu quả và

cực kỳ thuận lợi cho công tác sưu tập, thông tin hai chiều, hội thảo, họp hành.

2. TIN HỌC - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:

2.1. Tin học hóa: Giải pháp nhằm đạt tới mục tiêu "tối ưu hoá" công việc

văn phòng từ phương pháp, thủ tục cho đến việc trang bị, sử dụng và khai thác

mọi nguồn lực có khả năng làm gia tăng không ngừng giá trị vật chất và tinh

thần, hiệu quả trong nhà trường dựa trên nền tảng khoa học là Tin học.

2.2. Ứng dụng Công nghệ thông tin: là công việc sử dụng máy tính và

phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí, truyền và thu thập

thông tin. Thành tựu của công nghệ trong việc liên kết máy tính điện tử và

thông tin viễn thông đã làm cho hoạt động của các cơ quan, nhà trường thay

đổi. Công nghệ thông tin đã có tác động mạnh đến cơ cấu cũng như hoạt động

quản lí trong nhà trường .

2.3. Hệ thống thông tin quản lí:

Hệ thống thông tin quản lí được hiểu như là một hệ thống dùng để tiến

hành quản lí cùng với những thông tin cần thiết được cung cấp thường xuyên để

hỗ trợ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định của các cấp quản lí.

thông tin quản lí có thể hiểu như là một tập hợp của nhiều hệ thống thông tin

con trong tổ chức như:

- Các hệ thống thông tin văn phòng: bao gồm thư điện tử, bộ phận xử lí dữ

liệu, mạng máy tính… như thảo các văn bản…

- Hệ thống xử lí dữ liệu: bao gồm hệ thống xử lí dữ liệu kế toán, lương bổng,

kiểm soát tài sản, khấu hao, tồn kho, ghi chép, xử lí và lập báo cáo. Hỗ trợ

ngành thuế thu thuế thu nhập.

Trong thời đại ngày nay, xây dựng hệ thống thông tin quản lí được xem

như đồng nghĩa với việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ

quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong các hoạt động nội bộ

của cơ quan và giữa cơ quan nhà nước, trong giao dịch, phối kết hợp giửa nhà

11

trường và gia đình. Tuy nhiên, về mặt bản chất, hệ thống thông tin quản lí vẫn

chỉ là một hệ thống các công cụ hỗ trợ, chúng không thể thay thế cái đầu người

ra quyết định.

3. SỰ CẦN THIẾT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG CÔNG TÁC VĂN PHÒNG-HÀNH CHÁNH.

Trong nhà trường công tác văn phòng có nhiều loại công việc cần phải

được giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đảm bảo chức năng tham

mưu giúp việc quản lý của BGH hiệu quả nhất, đồng thời tổng hợp báo cáo lên

cấp trên thống nhất, chính xác. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào

công tác văn phòng là một đòi hỏi cấp thiết của công cuộc cải cách hành chính

hiện nay.

Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2006 qui định

về việc “Giảm văn bản giấy tờ hành chính trong hoạt động của cơ quan hành

chính nhà nước”. Một trong những yếu kém, bất cập phổ biến hiện nay của văn

thư-lưu trử như: tình trạng lạm dụng quá nhiều văn bản, giấy tờ hành chính

trong quan hệ giải quyết công việc, in ấn, sao chụp và gửi văn bản, tài liệu tùy

tiện, lãng phí gây nhiều khó khăn, phức tạp, phiền hà về thủ tục hành chính.

Nhiều trường chậm ứng dụng và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin

vào công tác quản lí; chậm cập nhật sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp

luật về công tác văn thư, về quản lí văn bản, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực

chế độ chính sách, đánh giá xếp loại dạy học trong trường”.

Yêu cầu “Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để giảm văn bản, giấy tờ

hành chính: Thực hiện việc gửi, trao đổi và xử lí văn bản, giấy tờ hành chính

trong cơ quan và với các cơ quan, tổ chức khác thông qua mạng tin học, tiến tới

chủ yếu thực hiện qua mạng tin học. Phát huy vai trò mạng tin học trong công

tác thông tin, gửi nhận và xử lí văn bản giữa các cơ quan hành chính các cấp,

không gửi văn bản qua bưu điện hoặc bằng fax như hiện nay.

Thường xuyên sử dụng mạng tin học nội bộ để cập nhật đầy đủ các văn bản

quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên phục vụ cho nhà trường.

Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòng cũng

như trong các hoạt động của cơ quan nhà nước là nhằm mục tiêu nhanh chóng,

chính xác, hiệu quả và tiết kiệm. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác

văn phòng, trong hoạt động quản lý của nhà trường là sự cần thiết tất yếu trong

cải cách hành chính, thực hiện nền hành chính công khai, minh bạch hướng tới

điều hành bằng chính phủ điện tử.

2 Cơ sở thực tiễn.

Thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của

Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà

nước. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông

tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Công văn số: 4937/BGDĐT-

CNTT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011. Trong đó có đề

cập đến vấn đề triển khai tạo lập địa chỉ e-mail @moet.edu.vn và cung cấp cho

các phòng GDĐT để giao dịch điện tử, tiếp nhận thông báo văn bản từ Bộ đến

12

cấp phòng. Cán bộ văn phòng sử dụng hàng ngày các địa chỉ e-mail này trong

công tác trao đổi thông tin, liên lạc với Bộ GDĐT. Mỗi cán bộ và giáo viên có ít

nhất một địa chỉ e-mail của ngành, có tên dưới dạng @tên-cơ-sở-giáo-

dục.edu.vn.

Đối với công tác quản lý giáo dục tại nhà trường, việc vận dụng CNTT

đã tạo ra một phương thức nhẹ nhàng trong việc thực hiện lập hồ sơ sổ sách và

báo cáo. Trong quá trình đổi mới đã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và bồi

dưỡng cho đội ngũ CBQL và giáo viên những kỹ năng cơ bản để vận dụng

CNTT vào quản lý và giảng dạy. Qua các lớp tập huấn này, trình độ tin học,

phương pháp quản lý và giảng dạy của đội ngũ CBQL, giáo viên đã từng bước

được nâng lên rõ rệt. Tất cả đội ngũ đều nhận thấy việc áp dụng những thành

tựu CNTT vào qúa trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục là một việc làm vô cùng

cần thiết và hợp lý.

Hiện nay không chỉ ngành giáo dục mà ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn

hóa, khoa học kỹ thuật đều triển khai, áp dụng rộng rãi mô hình quản lý và triển

khai hiệu quả công việc bằng Email điện tử và đăng tải công khai thông tin trên

website. Đối với đơn vị nhà trường rất cần thiết áp dụng hệ thống Email để triển

khai nhiệm vụ công tác hàng tuần đến tổ trưởng chuyên môn (ban liên tịch nhà

trường), và tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường. Đối với

cán bộ giáo viên rất cần thiết sử dụng Email, website để cập nhật thông tin từ

các cấp ngành quản lý; Cập nhật kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác

từ phía lãnh đạo nhà trường.

B. Phần thứ hai

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG

CNTT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG

Để đưa tin học vào ứng dụng trong công tác- Ứng dụng CNTT trong công

tác quản lý. hành chính văn phòng, đã đạt được những hiệu quả trong công tác

quản lý, tôi đã vận dụng một số biện pháp sau:

I- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động

Để mọi người hiểu tầm quan trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý hơn ai hết Người cán bộ quản lý phải thông suốt về nhận thức sự cần

thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường. Chỉ

có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở trường mới có thể đưa nhà

trường phát triển một cách toàn diện, nâng cao được chất lượng giáo dục một

cách vững chắc, đáp ứng đuợc yêu cầu hiện nay. Không thể nói đến chất lượng

khi năng suất lao động thấp, không có phương tiện và điều kiện kỹ thuật hỗ

trợ...

Chính vì vậy mà bản thân người CBQL phải nhận thức đúng đắn và có thái

độ học tập, tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm nghiêm túc mới có thể tổ chức thực

hiện thành công việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

trong nhà trương. Tránh tư tưởng ngại khó khi thấy yêu cầu quá cao. Khi nhận

thức đúng và có quyết tâm thì mọi khó khăn có thể từng bước tháo gở và đi đến

13

thành công.

Mặt khác, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi người cùng

nhận thức đúng và thực hiện. Bất cứ công việc gì nếu không có sự đồng lòng

đồng sức của mọi người liên quan sẽ khó thành công. Bởi vậy, cần làm tốt công

tác vận động, tuyên truyền về sự cần thiết việc ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý và dạy học ở trường THPT không những trong cán bộ giáo viên

mà trong cả các tổ chức, các ban ngành, cán bộ, nhân dân, các em học sinh.

II- Đầu tƣ và xây dựng những điều kiện để ứng dụng công nghệ

thông tin trong quản lý hành chánh văn phòng.

Điều hành một hoạt động dù đơn giản đến đâu cũng không thể thiếu kế

hoạch. Xây dựng kế hoạch là bước quan trọng có tính quyết định sự thành công

hoặc thất bại của mọi công việc.

1- Để xây dựng kế hoạch khoa học, người Hiệu trưởng cần:

a) Nghiên cứu các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, văn bản hướng dẫn thực

hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên, quy định và yêu cầu việc ứng dụng công

nghệ thông tin trong công tác quản lý .

b) Điều tra nắm rõ tình hình, các điều kiện liên quan đến việc ứng dụng

công nghệ thông tin; chất lượng đội ngũ CBNV; Điều kiện về CSVC, thiết bị

của Nhà trường; Công tác xã hội hoá Giáo dục ở địa phương...

c) Hiệu trưởng cần dự báo được khả năng thực hiện, các nguồn đầu tư về tài

chính, tranh thủ ý kiến của tập thể để chọn những giải pháp tối ưu để đạt được

kết quả cao và nhanh nhất. Phân công người phụ trách từng công việc cụ thể,

tránh hình thức, chung chung. Định rõ thời gian, phải thực hiện và hoàn thành

từng nội dung trong kế hoạch, cụ thể hoá các công việc đó trong kế hoạch hàng

tuần, tháng, học kỳ hoặc năm. Chọn những giải pháp khả thi, cụ thể; Không nên

làm kế hoạch với những giải pháp chung chung.

2- Các giải pháp đầu tư xây dựng các điều kiện:

a- Tìm nguồn đầu tư:

+ Từ các chương trình quốc gia:

+ Đầu tư từ nguồn quỹ học phí và xây dựng: Đây là nguồn thu do trường

chủ động chi, cần dành phần chi thích đáng cho việc mua sắm máy móc, thiết bị

phục vụ công việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở

trường.

+ Sử đụng định mức cho phép của ngân sách đựơc bố trí hàng năm.

+ Vận động CBGV tự mua thêm máy tính ở nhà để học tập, nghiên cứu.

nhận mail thông tin, kế hoạch từ nhà trường, từ các nguồn khác.

b-Những gì chưa biết cần tham quan, học hỏi và rút kinh nghiệm thêm

các đơn vị khác trước khi tổ chức thực hiện.

c-Vấn đề quan trọng hơn thế, đó là làm thế nào để phát huy hiệu quả sử

dụng, bảo quản tốt CSVC-Thiết bị:

Đây là vấn đề quan trọng và không dễ thực hiện, bởi đầu tư nhiều nhưng

không sữ dụng được hoặc thiếu sự bảo quản thì không đem lại kết quả và mất

lòng tin. Là người cán bộ quản lý phải biết tự học hỏi thêm để quản lý được các

vấn đề nầy. Mặt khác, cần tính toán thật kỹ vấn đề duy trì, tạo nguồn sống các

hoạt động nầy và phục vụ đắc lực cho việc thực hiện mục tiêu nhà trường.

14

Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ tin học đủ để ứng

dụng CNTT vào các lĩnh vực công tác của mình, hoặc phần việc được giao

thêm. Sử dụng vi tính tắt mở phải đúng quy trình.

Đối với đội ngũ nhân viên cần có kiến thức và kĩ năng cơ bản về CNTT:

nắm được các kiến thức cơ bản về cấu tạo máy tính, hệ điều hành thông dụng,

biết sử dụng Internet để tìm kiếm và khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động

văn phòng, hành chính.

III Ứng dụng một số phần mềm trong công tác quản lí trƣờng học:

- Ứng dụng trong việc điều hành các hoạt động quản lí: như triển khai cải

cách hành chính, quản lí công tác hồ sơ sổ sách, lịch công tác, công văn đi đến,

trong việc điều hành các hoạt thông qua hệ thống thư điện tử và website của

trường.

- Phần mềm Quản lí nhân sự của Sở GD&ĐT đồng Nai trường học : Được

sự hỗ trợ của Phòng TCCB Sở tổ CNTT Sở GD&ĐT, nhà trường đưa vào sử

dụng. Kết quả bước đầu cho thấy việc ứng dụng phần mềm này đã mang lại

những hiệu quả thiết thực.

15

-

Phần mềm Hỗ trợ khai thuế do Phòng Tài Chánh Huyện cung cấp, nhà

trường đã tiến hành đưa phần mềm quản lí tính thuế thu nhập hàng năm. Kết

quả bước đầu cho thấy việc ứng dụng phần mềm này đã mang lại những hiệu

quả thiết thực. Các số liệu thu nhập của CB-GV-CNV nhà trường được cập nhật

một cách đầy đủ, chính xác và dễ sử dụng, giao diện thân thiện.

16

- Phần mềm quản lí tài chính Misa Đây là phần mềm quản lí tài chính được Bộ

Tài chính đặt hàng với Công ty Misa đã được triển khai 3 năm nay. Đây cũng là một

phần mềm có nhiều tiện ích nó giúp cho công tác quản lí tài chính của nhà trường từ

việc quản lí thu - chi, kiểm tra, đối chiếu, kết nối số liệu tài chính giữa chứng từ - sổ

sách - các mẫu biểu quyết toán một cách cụ thể, nhanh chóng, chính xác và thuận tiện.

17

- Phần mềm Quản lí Tài sản của Sở GD&ĐT Nồng Nai : Được sự hỗ trợ

của Phòng Kế hoạch-Tài chính Sở, tổ CNTT Sở GD&ĐT, nhà trường đưa vào

sử dụng. Kết quả bước đầu cho thấy việc ứng dụng phần mềm này đã mang lại

những hiệu quả thiết thực.

18

- Phần mềm Quản lí trường học (School Net): Được sự hỗ trợ của Phòng

CNTT Sở GD&ĐT và chương trình quản lý điểm với VNPT Đồng Nai nhà trường

đã tiến hành đưa phần mềm Quản lí trường học (School Net) vào quản lí. Kết quả

bước đầu cho thấy việc ứng dụng phần mềm này đã mang lại những hiệu quả thiết

thực. Các số liệu của nhà trường về đội ngũ, học sinh, chất lượng dạy học giáo dục

được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác và dễ sử dụng, giao diện thân thiện.

19

Phần mềm Sắp xếp thời khóa biểu (School Net): của công ty School Net Co. nhà

trường đã tiến hành đưa phần mềm (School Net) Sắp xếp thời khóa biểu vào quản lí

trong 7 năm liền. Việc ứng dụng phần mềm này đã mang lại những hiệu quả thiết

thực. Phần mềm được cập nhật đầy đủ, chính xác và dễ sử dụng. Sắp xếp được theo

yêu cầu GV, sắp xếp môn học khoa học, chính xác, và có thể điều chỉnh thủ công.

20

Phần mềm Quản lí công văn đi đến: Được sự hỗ trợ của công ty Vạn Luật trình

quản lí công văn đi đến trong nhà trường, Văn phòng đưa phần mềm Quản lí trường

học này vào sử dụng. Kết quả bước đầu cho thấy việc ứng dụng phần mềm này đã

mang lại những hiệu quả thiết thực. Được cập nhật công văn đi đến hằng ngày một

cách đầy đủ, chính xác và dễ sử dụng, giúp lưu trử, tìm kiếm nhanh các văn bản.

21

IV. Sử dụng sổ liên lạc điện tử cho PHHS:

Việc học tập của con em ngày càng được phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên

do điều kiện về công việc, nên phụ huynh cũng ít có thời gian gần gủi thầy, cô giáo

để nắm bắt về tình hình học tập của con em mình. Khai thác những lợi thế của

CNTT, vừa qua nhà trường đã phối hợp, xử dụng chương trình quản lý điểm với

VNPT Đồng Nai tiến hành:

+ Thông báo tin nhắn trên máy di động cho CMHS khi học sinh của trường

như vắng buổi học, vi phạm nội qui hằng ngày.

+ Báo cáo điểm số các môn học tập, rèn luyện của HS cho phụ huynh

hằng tháng.

+ Phụ huynh Truy cập vào trang web Phối hợp các biện pháp giáo dục

học sinh, xem điểm số con em mình …

V. Hỗ trợ kỹ năng truy cập và khai thác Internet để phục vụ cho công

việc.

Động viên cho cán bộ nhân viên văn phòng có kỹ năng trong công tác truy

cập Internet để tìm kiếm thông tin, cũng như tìm kiếm các tư liệu phục vụ

nhiệm vụ công tác hành chánh-văn phòng. Biết sử dụng các toán tử +, -, and,

or trong tìm kiếm trên internet các văn bản liên quan công việc vì qua nhiều đời

hiệu trưởng lưu giữ chưa đầy đủ …… .

Trong các biện pháp mà chúng tôi đưa ra có quan hệ biện chứng lẫn

nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc

đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của trường học.

22

. 2- Kết quả việc ứng dụng:

a. Về công tác tổ chức: Đã hoàn thành tốt việc xây dựng kế hoạch cũng

như cơ cấu tổ chức thực hiện việc ứng dụng CNTT trong toàn trường trong đó

tập trung cho tổ hành chính-văn phòng.

b. Công tác ứng dụng nhân viên văn phòng-hành chính đã sử dụng thành

thạo như soạn văn bản hành chính theo thông tư của Bộ Nội Vụ, phần mềm

quản lý công văn đi đến, quản lí nhân sự, học sinh, tài chính, tài sản qua phần

mềm ứng dụng thường xuyên nhận, gởi mail và duyệt web, v.v…

c. Nhân viên: Tất cả nhân viên(ngoại trừ bảo vệ tạp vụ) đều ứng dụng tốt

CNTT trong công tác, nâng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ ngày càng cao. Trong

đó, việc nhận gởi mail qua hộp thư điện tử, in ấn, lưu trử hằng ngày kịp thời,

khoa học cũng tiết kiệm đáng kể công tác phí cho nhà trường.

d. Nhiều CB-GV có máy tính và nối mạng tại nhà thuận tiện cho việc tư

học cũng như khai thác thông tin mạng phục vụ chuyên môn nhập điểm trên

mạng kịp thời tiết kiệm thời gian, trang bị phòng máy.

e. Tinh thần tự học, tự rèn của CB-GNV khá tốt, đến thời điểm hiện tại

sự hiểu biết và sử dụng vi tính đảm bảo được yêu cầu tối thiểu đặt ra;

C. PHẦN THỨ BA

KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Với sự thay đổi căn bản về mô hình giáo dục trong trường học, vai trò

của CNTT trở nên đặc biệt quan trọng. CNTT là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu

quả các quy trình quản lý trong trường học. Đặc điểm nổi trội nhất là thông qua

dữ liệu, thông tin được lưu trữ, xử lý, các tiêu chí trong quản lý nhà trường đang

dịch chuyển từ xử lý thủ công sang xử lý công nghệ vi tính. Bên cạnh đó, với

bản chất của CNTT, sự minh bạch hóa, công bằng, chính xác và chia sẻ thông

tin, dữ liệu giữa các thành viên cũng như tốc độ xử lý thông tin của máy tính sẽ

làm tăng hiệu quả vận hành, quản lý nhà trường. Vì vậy, cần khẳng định rằng

việc ứng dụng CNTT vào trường học là cần thiết, cấp bách, đúng hướng.

2. Bài học kinh nghiệm

Để có được những kết quả tốt trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào

quản lý công tác văn phòng, người Hiệu trưởng cần:

- Triển khai tinh thần ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động đến toàn thể

cán bộ, giáo viên và là người tiên phong đi đầu trong công tác này. Chứng minh

cụ thể những hiệu quả mà ứng dụng CNTT mang lại trong quá trình công tác.

- Tạo điều kiện CSVC tối thiểu để đội ngũ cán bộ, nhân viên hoàn thành

nhiệm vụ, được giao với hiệu quả cao nhất (phần mềm, các phương tiện CNTT,

thiết bị ngoai vi…)

- Có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng để đội ngũ CBGV tự tin, mạnh dạn vận

dụng ứng dụng CNTT trong công việc. (Cử GV cốt cán tham gia các lớp bồi

dưỡng, tập huấn khi các cấp quản lý, lãnh đạo tổ chức…)

23

- Nhân rộng các gương điển hình ứng CNTT trong giảng dạy, công tác, để

đội ngũ, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các tiết chuyên đề, hội thảo… -

- Luôn là người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ, học hỏi tất cả những

thành viên trong nhà trường.

2. Những đề xuất, kiến nghị.

Việc ứng dụng CNTT vào công tác giáo dục, đòi hỏi rất nhiều điều kiện

về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy

mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục có

hiệu quả: .

- Cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp.

- Sự chỉ đạo đồng bộ, thống nhất sử dụng phần mềm trong toàn ngành của

ngành, của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của

bản thân mỗi cán bộ giáo viên trong công tác này. .

- Đặc biệt khi đã ứng dụng phần mềm cần cho phép sử dụng kết quả của

nó. Cụ thể ứng dụng phần mềm quản lý học sinh thì cho sử dụng việc in sổ

điểm luôn, không dùng sổ điểm ghi bằng tay.

Định Quán, ngày 02 tháng 03 năm 2012

Người thực hiện

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

24

VI. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Để hoàn thành đề tài trên, các phần cơ sở lý luận và hướng dẫn nội dung

bản thân tôi đã tham khảo các tài liệu sau:

1- Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý Giáo dục năm 2002 của Bộ GD&ĐT.

2- Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) về đổi mới sự nghiệp GD-ĐT của BCH TW Đảng.

3- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 - Nhà xuất bản Giáo dục

4- Các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2000-2001; 2001-2002; 2002-2003, 2003-

2004 và 2004-2005 của Ngành GD các cấp.

5- Định hướng phát triển GD-ĐT giai đoạn 2001-2010 của Bộ GD-ĐT.

6- Khoa học quản lý Nhà trường phổ thông của tác giả Trần Kiểm - Nhà Xuất bản Đại

Học Quốc gia Hà Nội - Xuất bản năm 2002

7 Tạp chí GD và các tài liệu khác

25

MỤC LỤC

Trang

Phần A

I – Lý do chọn đề tài 4

II – Tính cấp thiết của đề tài 5

Phần B

NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I – THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 7

1/ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT TẠI TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ 8

2/ Thuận lợi, khó khăn 8

II – Giải Quyết vấn đề .

1/ Cơ sở khoa học 9

2/ Các biện pháp chỉ đạo thực hiện 12

Phần C 22

1/ Kết quả 18

2/ Bài học kinh nghiệm 21

3/ Kết luận 22