207
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN VỀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA, XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN VẬT LÍ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Tài liệu lưu hành nội bộ) 1

MA TRẬN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ĐỀ ĐÁNH GIÁ KQHT HS · Web viewCác câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kỹ thuật, có chất lượng. Đây là khâu công

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂNGIÁO DỤC TRUNG HỌC

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN VỀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,

XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN VẬT LÍ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Hà Nội, tháng 12 năm 2010

1

Người biên soạn:

1. TS. VŨ ĐÌNH CHUẨN (Phần thứ nhất và phần thứ ba)

2. ThS. NGUYỄN TRỌNG SỬU (Các phần còn lại)

2

Danh mục các chữ viết tắt

PPDH: phương pháp dạy học

KT-ĐG: kiểm tra đánh giá

KT-KN: kiến thức, kĩ năng

THPT: trung học phổ thông

THCS: trung học cơ sở

CT - SGK: chương trình - sách giáo khoa

SGK: sách giáo khoa

HV: học viên

HS: học sinh

GV: giáo viên

3

LỜI NÓI ĐẦU

Để nắm vững và vận dụng được chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí cấp THPT trong quá trình dạy học và đặc biệt là việc biên soạn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo, chúng tôi biên soạn Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Tài liệu gồm các phần chính sau đây:

Phần thứ nhất : Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá

Phần thứ hai : Biên soạn đề kiểm traPhần thứ ba : Thư viện câu hỏi

Phần thứ tư : Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại địa phương

Tài liệu này làm cơ sở định hướng cho cán bộ quản lí và giáo viên thực hiện quy trình biên soạn đề kiểm tra thường xuyên và định kì để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các trường THPT. Điều quan trọng là các cán bộ quản lí và giáo viên phải hiểu được các chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học đã quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, biết vận dụng quy trình biên soạn đề kiểm tra một cách linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và các tổ chuyên môn biên soạn và sử dụng có hiệu quả Thư viện câu hỏi của môn học.

Đây là tài liệu biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến góp ý của bạn đọc và các đồng nghiệp.

Các tác giả

Phần thứ nhất4

ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁKiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập

của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.

Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.

Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh: - “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.- “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”- “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập” (mô hình ARC).

5

- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo  các tiêu chí  đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và giá trị”.

Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng thời cũng lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo.

Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này.

Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm.Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây

1. Đảm bảo tính khách quan, chính xácPhản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra,

không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá.2. Đảm bảo tính toàn diện

Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.3. Đảm bảo tính hệ thống

Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện.

4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triểnĐánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực

để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu.

5. Đảm bảo tính công bằngĐảm bảo rằng những học sinhthực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ

và thể hiện cùng một nỗ lực se nhận được kết quả đánh giá như nhau.

1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá1) Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD

Đổi mới KT-ĐG là một yêu cầu cần thiết phải tiến hành khi thực hiện đổi mới PPDH cũng như đổi mới giáo dục. Đổi mới GD cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy

6

ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Các cấp quản lý GD cần chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng việc hướng dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới, các trường học, các tổ chuyên môn và từng GV trong việc tổ chức thực hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả cuối cùng. Thước đo thành công của các giải pháp chỉ đạo là sự đổi mới cách nghĩ, cách làm của từng CBQLGD, của mỗi GV và đưa ra được các chỉ số nâng cao chất lượng dạy học.

2) Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ mônĐơn vị tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG là trường học, môn học

với một điều kiện tổ chức dạy học cụ thể. Do việc đổi mới KT-ĐG phải gắn với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc. Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc. Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG: ra đề kiểm tra bảo đảm chất lượng, kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn.

3) Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐGĐổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai trò tích

cực, chủ động, sáng tạo, biết tự tìm cho mình PP học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện, việc thu thập ý kiến xây dựng của HS để giúp GV đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục các hạn chế, thiếu sót, hoàn thiện PPDH, đổi mới KT-ĐG là hết sức cần thiết và là cách làm mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối quan hệ thúc đẩy tương hỗ giữa người dạy và người học.

4) Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học

Đổi mới KT-ĐG gắn liền với đổi mới PPDH của GV và đổi mới PPHT của HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Ở cấp độ thấp, GV có thể dùng đề kiểm tra của người khác (của đồng nghiệp, do nhà trường cung cấp, từ nguồn dữ liệu trên các Website chuyên ngành) để KT-ĐG kết quả học tập của HS lớp mình. Ở cấp độ cao hơn, nhà trường có thể trưng cầu một trường khác, cơ quan chuyên môn bên ngoài tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của HS trường mình.

Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. Sau mỗi kỳ kiểm tra, GV cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn HS tự đánh giá kết

7

quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ chính xác trong chấm bài của GV. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành KT-ĐG, GV phải biết “khai thác lỗi” để giúp HS tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện PPHT, PP tư duy.

Chỉ đạo đổi mới KT-ĐG phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV, đầu tư nâng cấp CSVC, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả.

5) Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDHTrong mối quan hệ hai chiều giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH, khi đổi mới

mạnh mẽ PPDH sẽ đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm đồng bộ cho quá trình hướng tới nâng cao chất lượng dạy học. Khi đổi mới KT-ĐG bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới PPDH và đổi mới công tác quản lý. Từ đó, sẽ giúp GV và các cơ quan quản lý xác định đúng đắn hiệu quả giảng dạy, tạo cơ sở để GV đổi mới PPDH và các cấp quản lý đề ra giải pháp quản lý phù hợp.

6) Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH nói chung và đổi mới KT-ĐG nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cũng trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng GD toàn diện.

2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá2.1. Các công việc cần tổ chức thực hiệna) Các cấp quản lý GD và các trường PT cần có kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH,

trong đó có đổi mới KT-ĐG trong từng năm học và trong 5 năm tới. Kế hoạch cần quy định rõ nội dung các bước, quy trình tiến hành, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn và biện pháp đánh giá chặt chẽ, hiệu quả cuối cùng thể hiện thông qua kết quả áp dụng của GV.

8

b) Để làm rõ căn cứ khoa học của việc KT-ĐG, cần tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm vững CTGDPT của cấp học, từ mục tiêu cấp học, cấu trúc chương trình, chương trình các môn học, các hoạt động GD và đặc biệt là chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với người học.

Phải khắc phục tình trạng GV chỉ dựa vào sách giáo khoa để làm căn cứ soạn bài, giảng dạy và KT-ĐG đã thành thói quen, tình trạng này dẫn đến việc kiến thức của HS không được mở rộng, không được liên hệ nhiều với thực tiễn, làm cho giờ học trở nên khô khan, gò bó, dẫn đến kiểm tra đánh giá đơn điệu, không kích thích được sự sáng tạo của HS.

c) Để vừa coi trọng việc nâng cao nhận thức vừa coi trọng đổi mới trong hoạt động KT-ĐG của từng GV, phải lấy đơn vị trường học và tổ chuyên môn làm đơn vị cơ bản triển khai thực hiện.

Từ năm học 2010-2011, các Sở GDĐT cần chỉ đạo các trường PT triển khai một số chuyên đề sinh hoạt chuyên môn sau đây (tổ chức theo cấp: cấp tổ chuyên môn, cấp trường, theo các cụm và toàn tỉnh, thành phố).

- Về nghiên cứu Chương trình GDPT: Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học của các môn học và các hoạt động GD; khai thác chuẩn để soạn bài, dạy học trên lớp và KT-ĐG.

- Về PPDH tích cực: Nhận diện PPDH tích cực và cách áp dụng trong hoạt động dạy học, nghệ thuật bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS; phát huy quan hệ thúc đẩy giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH.

- Về đổi mới KT-ĐG: các phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của HS và cách áp dụng; cách kết hợp đánh giá của GV với đánh giá của HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài.

- Về kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi: Kỹ thuật ra đề kiểm tra tự luận, đề trắc nghiệm và cách kết hợp hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học; xây dựng ma trận đề kiểm tra; biết cách khai thác nguồn dữ liệu mở: Thư viện câu hỏi và bài tập, trên các Website chuyên môn.

- Về sử dụng SGK: GV sử dụng SGK và sử dụng chuẩn KT-KN của chương trình môn học thế nào cho khoa học, sử dụng SGK trên lớp thế nào cho hợp lý, sử dụng SGK trong KT-ĐG;

- Về ứng dụng CNTT: Ứng dụng CNTT để sưu tầm tư liệu, ứng dụng trong dạy học trên lớp, trong KT-ĐG và quản lý chuyên môn thế nào cho khoa học, tránh lạm dụng CNTT;

9

- Về hướng dẫn HS đổi mới PPHT, biết tự đánh giá và thu thập ý kiến của HS đối với PPDH và KT-ĐG của GV;

Ngoài ra, căn cứ tình hình cụ thể của mình, các trường có thể bổ sung một số chuyên đề phù hợp, thiết thực đáp ứng nhu cầu của GV.

d) Về chỉ đạo của các cơ quan quản lý GD và các trường Về PP tiến hành của nhà trường, mỗi chuyên đề cần chỉ đạo áp dụng thí điểm, xây

dựng báo cáo kinh nghiệm và thảo luận, kết luận rồi nhân rộng kinh nghiệm thành công, đánh giá hiệu quả mỗi chuyên đề thông qua dự giờ thăm lớp, thanh tra, kiểm tra chuyên môn.

Trên cơ sở tiến hành của các trường, các Sở GDĐT có thể tổ chức hội thảo khu vực hoặc toàn tỉnh, thành phố, nhân rộng vững chắc kinh nghiệm tốt đã đúc kết được. Sau đó, tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên môn theo từng chuyên đề để thúc đẩy GV áp dụng và đánh giá hiệu quả.

2.2. Phương pháp tổ chức thực hiện a) Công tác đổi mới KT-ĐG là nhiệm vụ quan trọng lâu dài nhưng phải có biện pháp

chỉ đạo cụ thể có chiều sâu cho mỗi năm học, tránh chung chung theo kiểu phát động phong trào thi đua sôi nổi chỉ nhằm thực hiện một “chiến dịch” trong một thời gian nhất định. Đổi mới KT-ĐG là một hoạt động thực tiễn chuyên môn có tính khoa học cao trong nhà trường, cho nên phải đồng thời nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức, trang bị kỹ năng cho đội ngũ GV, đông đảo HS và phải tổ chức thực hiện đổi mới trong hành động, đổi mới cách nghĩ, cách làm, đồng bộ với đổi mới PPDH, coi trọng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kiểm chứng kết quả để củng cố niềm tin để tiếp tục đổi mới.

Trong kế hoạch chỉ đạo, phải đề ra mục tiêu, bước đi cụ thể chỉ đạo đổi mới KT-ĐG để thu được kết quả cuối cùng, phát động, xây dựng, củng cố thành nền nếp chuyên môn vững chắc trong hoạt động dạy học:

- Trước hết, phải yêu cầu và tạo điều kiện cho từng GV nắm vững chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học đã được quy định tại chương trình môn học vì đây là căn cứ pháp lý khách quan để tiến hành KT-ĐG;

- Phải nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của KT-ĐG, sự cần thiết khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng để nâng cao chất lượng dạy học;

- Phải trang bị các kiến thức và kỹ năng tối cần thiết có tính kỹ thuật về KT-ĐG nói chung và các hình thức KT-ĐG nói riêng, trong đó đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các đề kiểm tra. Cần sử dụng đa dạng các loại câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kỹ thuật, có chất lượng.

10

Đây là khâu công tác có tầm quan trọng đặc biệt vì trong thực tế, phần đông GV chưa được trang bị kỹ thuật này khi được đào tạo ở trường sư phạm, nhưng chưa phải địa phương nào, trường PT nào cũng đã giải quyết tốt. Vẫn còn một bộ phận không ít GV phải tự mày mò trong việc tiếp cận hình thức trắc nghiệm, dẫn đến chất lượng đề trắc nghiệm chưa cao, chưa phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng bộ môn, không ít trường hợp có tình trạng lạm dụng trắc nghiệm.

- Phải chỉ đạo đổi mới KT-ĐG theo chuyên đề có chiều sâu cần thiết, coi trọng phổ biến kinh nghiệm tốt và tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giữa các GV cùng bộ môn.

b) Các cấp quản lý phải coi trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nhân điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong đổi mới KT-ĐG.

c) Trong mỗi năm học, các cấp quản lý tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên đề để đánh giá hiệu quả đổi mới KT-ĐG ở các trường PT, các tổ chuyên môn và từng GV. Thông qua đó, rút ra kinh nghiệm chỉ đạo, biểu dương khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt, uốn nắn các biểu hiện bảo thủ ngại đổi mới hoặc thiếu trách nhiệm, bàng quan thờ ơ.

2.3. Trách nhiệm tổ chức thực hiệna) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:- Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GDĐT về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG,

đưa công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG làm trọng tâm của cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, với mục tiêu xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và phát huy vai trò tích cực, tinh thần hứng thú, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS;

- Lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG dài hạn, trung hạn và năm học, cụ thể hóa các trong tâm công tác cho từng năm học:

+ Xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nội dung, đối tượng, phương pháp tổ chức bồi dưỡng, hình thức đánh giá, kiểm định kết quả bồi dưỡng; lồng ghép việc đánh giá kết quả bồi dưỡng với việc phân loại GV, cán bộ quản lý cơ sở GD hằng năm theo chuẩn đã ban hành.

+ Xây dựng đội ngũ GV cốt cán vững vàng cho từng bộ môn và tập huấn nghiệp vụ về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG cho những người làm công tác thanh tra chuyên môn.

+ Tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị dạy học để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG.

11

+ Giới thiệu các điển hình, tổ chức trao đổi, phổ biến và phát huy tác dụng của các gương điển hình về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG.

+ Tổ chức tốt việc bồi dưỡng GV:Cần tổ chức sử dụng tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN của Chương trình

giáo dục phổ thông” do Bộ GDĐT ban hành, sớm chấm dứt tình trạng GV chỉ dựa vào SGK như một căn cứ duy nhất để dạy học và KT-ĐG, không có điều kiện và thói quen tiếp cận nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của chương trình môn học.

- Tăng cường khai thác CNTT trong công tác chỉ đạo và thông tin về đổi mới PPDH, KT-ĐG:

+ Lập chuyên mục trên Website của Sở GDĐT về PPDH và KT-ĐG, lập nguồn dữ liệu về thư viện câu hỏi và bài tập, đề kiểm tra, giáo án, kinh nghiệm, các văn bản hướng dẫn đổi mới PPDH, KT-ĐG, các video bài giảng minh họa…;

+ Thí điểm hình thức dạy học qua mạng (learning online) để hỗ trợ GV, HS trong giảng dạy, học tập, ôn thi;

- Chỉ đạo phong trào đổi mới PPHT để phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện đạo đức của HS, gắn với chống bạo lực trong trường học và các hành vi vi phạm quy định của Điều lệ nhà trường.

b) Trách nhiệm của nhà trường, tổ chuyên môn và GV:- Trách nhiệm của nhà trường+ Cụ thể hóa chủ trương của Bộ và Sở GDĐT về chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới

KT-ĐG đưa vào nội dung các kế hoạch dài hạn và năm học của nhà trường với các yêu cầu đã nêu. Phải đề ra mục tiêu phấn đấu tạo cho được bước chuyển biến trong đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG; kiên trì hướng dẫn GV thực hiện, kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến và chăm lo đầu tư xây dựng CSVC, TBDH phục vụ đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG;

+ Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của GV và HS về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng GV; đánh giá sát đúng trình độ, năng lực đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG của từng GV trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả;

+ Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng GV: (i) Trước hết, phải tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của chương

trình, tích cực chuẩn bị TBDH, tự làm đồ dùng DH để triệt để chống “dạy chay”, khai thác hồ sơ chuyên môn, chọn lọc tư liệu liên hệ thực tế nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS.

12

(ii) Nghiên cứu áp dụng PPDHTC vào điều kiện cụ thể của lớp; nghiên cứu tâm lý lứa tuổi để vận dụng vào hoạt động giáo dục và giảng dạy. Nghiên cứu các KN, kỹ thuật dạy học và kỹ năng tổ chức các hoạt động cho HS. Tổ chức cho GV học ngoại ngữ, tin học để làm chủ các phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT, khai thác Internet phục vụ việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

(iii) Hướng dẫn GV lập hồ sơ chuyên môn và khai thác hồ sơ để chủ động liên hệ thực tế dạy học, bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS.

+ Tổ chức diễn đàn về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG của GV, diễn đàn đổi mới PPHT cho HS; hỗ trợ GV về kỹ thuật ra đề tự luận, trắc nghiệm, cách kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng của môn học.

+ Kiểm tra các tổ chuyên môn và đánh giá hoạt động sư phạm của GV:(i) Kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV, kịp thời động viên mọi cố

gắng sáng tạo, uốn nắn các biểu hiện chủ quan tự mãn, bảo thủ và xử lý mọi hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm;

(ii) Tiến hành đánh giá phân loại GV theo chuẩn đã ban hành một cách khách quan, chính xác, công bằng và sử dụng làm căn cứ để thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng;

+ Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS để quản lý học tập HS ở nhà, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS học lực yếu kém, giảm lưu ban, bỏ học:

(i) Duy trì kỷ cương, nền nếp và kỷ luật tích cực trong nhà trường, kiên quyết chống bạo lực trong trường học và mọi vi phạm quy định của Điều lệ nhà trường, củng cố văn hóa học đường tạo thuận lợi để tiếp tục đổi mới PPDH, KT-ĐG;

(ii) Tổ chức phong trào đổi mới PPHT để thúc đẩy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và lấy ý kiến phản hồi của HS về PPDH, KT-ĐG của GV.

+ Khai thác CNTT trong công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, KT-ĐG:+ Lập chuyên mục trên Website của trường về PPDH và KT-ĐG, lập nguồn dữ liệu

về câu hỏi và bài tập, đề kiểm tra, giáo án, kinh nghiệm, các văn bản hướng dẫn đổi mới PPDH, KT-ĐG, các video bài giảng minh họa…;

+ Thí điểm hình thức dạy học qua mạng LAN của trường (learning online) để GV giỏi, chuyên gia hỗ trợ GV, HS trong giảng dạy, học tập, ôn thi.

- Trách nhiệm của Tổ chuyên môn:+ Đơn vị tổ chức bồi dưỡng thường xuyên quan trọng nhất là các tổ chuyên môn.

Cần coi trọng hình thức tổ chức cho GV tự học, tự nghiên cứu, sau đó GV có kinh nghiệm hoặc GV cốt cán chủ trì thảo luận, giải đáp thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm. Sau

13

khi nghiên cứu mỗi chuyên đề, cần tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm để hỗ trợ GV thực hiện đổi mới PPDH và KT-ĐG;

+ Tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của CT môn học và hoạt động GD mình phụ trách và tổ chức đều đặn việc dự giờ và rút kinh nghiệm, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm; thảo luận cách giải quyết những vấn đề mới, vấn đề khó, phát huy các hoạt động tương tác và hợp tác trong chuyên môn;

+ Yêu cầu GV thực hiện đổi mới hình thức KT – ĐG học sinh. Cần đa dạng hóa các dạng bài tập đánh giá như: các dạng bài tập nghiên cứu; đánh giá trên sản phẩm hoạt động học tập của học sinh (tập các bài làm tốt nhất của học sinh; tập tranh ảnh học sinh sưu tầm, các bài văn, bài thơ, bài báo sưu tầm theo chủ đề; sổ tay ghi chép của học sinh…); đánh giá thông qua chứng minh khả năng của học sinh (sử dụng nhạc cụ, máy móc...); đánh giá thông qua thuyết trình; đánh giá thông qua hợp tác theo nhóm; đánh giá thông qua kết quả hoạt động chung của nhóm…

+ Đề xuất với Ban giám hiệu về đánh giá phân loại chuyên môn GV một cách khách quan, công bằng, phát huy vai trò GV giỏi trong việc giúp đỡ GV năng lực yếu, GV mới ra trường;

+ Phản ánh, đề xuất với nhà trường về công tác chuyên môn và công tác bồi dưỡng GV, phát hiện và đề nghị nhân điển hình tiên tiến về chuyên môn, cung cấp các giáo án tốt, đề kiểm tra tốt để các đồng nghiệp tham khảo;

+ Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG có hiệu quả.

- Trách nhiệm của GV:+ Mỗi GV cần xác định thái độ cầu thị, tinh thần học suốt đời, không chủ quan thỏa

mãn; tự giác tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng thường xuyên và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ GV cốt cán chuyên môn khi được lựa chọn; kiên trì vận dụng những điều đã học để nâng cao chất lượng dạy học;

+ Phấn đấu thực sự nắm vững nội dung chương trình, đổi mới PPDH và KT-ĐG, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật dạy học (trong đó có kỹ năng ứng dụng CNTT, khai thác internet…), tích lũy hồ sơ chuyên môn, tạo được uy tín chuyên môn trong tập thể GV và HS, không ngừng nâng cao trình độ các lĩnh vực hỗ trợ chuyên môn như ngoại ngữ, tin học;

+ Thực hiện đổi mới PPDH của GV phải đi đôi với hướng dẫn HS lựa chọn PPHT hợp lý, biết tự học, tự đánh giá, tự chủ, khiêm tốn tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và của HS về PPDH, KT-ĐG của mình để điều chỉnh;

14

+ Tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; dự giờ của đồng nghiệp, tiếp nhận đồng nghiệp dự giờ của mình, thẳng thắn góp ý kiến cho đồng nghiệp và khiêm tốn tiếp thu góp ý của đồng nghiệp; tự giác tham gia hội giảng, thao giảng, thi GV giỏi, báo cáo kinh nghiệm để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm nhằm trau dồi năng lực chuyên môn.

Trong quá trình đổi mới sự nghiệp GD, việc đổi mới PPDH và KT-ĐG là giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng GD toàn diện nói chung. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi phải chỉ đạo chặt chẽ, liên tục và phải động viên mọi sự kiên trì nỗ lực sáng tạo của đội ngũ GV, lôi cuốn sự hưởng ứng của đông đảo HS. Để tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới PPDH và KT-ĐG, phải từng bước nâng cao trình độ đội ngũ GV, đồng thời tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, nhất là TBDH. Các cơ quan quản lý GD phải lồng ghép chặt chẽ công tác chỉ đạo đổi mới PPDH và KT-ĐG với việc tổ chức thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để từng bước nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Phần thứ hai BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

I. KỸ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

15

Để biên soạn một đề kiểm tra, người ra đề cần thực hiện theo quy trình sau:Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học, nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra có các hình thức sau:1) Đề kiểm tra tự luận;2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi

dạng trắc nghiệm khách quan. Trong trường hợp này nên ra đề riêng cho phần tự luận và phần trắc nghiệm khách quan độc lập với nhau. Như vậy, xét cho cùng đề kiểm tra có hai hình thức cơ bản tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.

Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh

giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.

Dưới đây là một số dạng tổng quát của khung ma trận đề kiểm tra:

Dạng 1.KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

(Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)16

Môn: ....................Lớp:...............(Thời gian kiểm tra: .......phút )

Tên Chủ đề

(nội dung, chương)

Nhận biết

(cấp độ 1)

Thông hiểu

(cấp độ 2)

Vận dụng

CộngCấp độ thấp

(cấp độ 3)

Cấp độ cao

(cấp độ 4)

Chủ đề 1 Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

Chủ đề 2 Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

.............

...............

Chủ đề n Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

... điểm=...%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

Dạng 2:KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)17

Môn: ....................Lớp:...............(Thời gian kiểm tra: .......phút )

Tên Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết(cấp độ 1)

Thông hiểu(cấp độ 2)

Vận dụng

CộngCấp độ thấp

(cấp độ 3)Cấp độ cao(cấp độ 4)

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TLChủ đề 1 Chuẩn

KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câu

... điểm=...%

Chủ đề 2 Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câu

... điểm=...%

.............

...............

Chủ đề n Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Chuẩn KT, KNcần kiểm tra

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câuSố điểm

Số câu

... điểm=...%

TS câu TS điểmTỉ lệ %

Số câuSố điểm%

Số câuSố điểm%

Số câuSố điểm%

Số câu

Số điểm

Thiết lập ma trận đề kiểm tra gồm các thao tác sau :

B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;

18

B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);

B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;

B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;

B6. Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;

B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;

B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Cần lưu ý:

- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:

+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.

+ Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) đều phải có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá.

+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.

- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...):

Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.

- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng

Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh.

+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.

19

+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.

Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.

Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra).

a. Các yêu cầu đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn

1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;

3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;

4) Hạn chế trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;

5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;

6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;

7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;

8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;

9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

10) Mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất một đáp án đúng;

11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.

b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

1) Câu hỏi phải đánh giá được nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;

20

3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;

4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;

5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;

6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;

7) Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;

8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;

9) Câu hỏi nên nêu rõ các vấn đề: Độ dài của bài luận; Mục đích bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.

10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.

Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm, thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:

- Nội dung: khoa học và chính xác;

- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;

- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Cách tính điểm

a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.

Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.

Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.

Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:

, trong đó+ X là số điểm đạt được của HS;

+ Xmax là tổng số điểm của đề.

21

Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học

sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: điểm.

b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan

Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.

Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả

lời đúng sẽ được điểm.

Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.

Khi đó, cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:

, trong đó

+ XTN là điểm của phần TNKQ;

+ XTL là điểm của phần TL;

+ TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.

+ TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ.

Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:

, trong đó+ X là số điểm đạt được của HS;

+ Xmax là tổng số điểm của đề.

Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là:

. Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học sinh đạt được 27 điểm

thì qui về thang điểm 10 là: điểm.

c. Đề kiểm tra tự luận

22

Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh).

Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

Mối quan hệ giữaThư viện Câu hỏi – Ma trận đề kiểm tra – Đề kiểm tra

MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY23

Cấp độ tư duy Mô tả

Nhận biết(cấp độ 1)

Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của chủ đề và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu.

Thông hiểu(cấp độ 2)

Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp.

Vận dụng ở cấp độ thấp(cấp độ 3)

Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp.

Vận dụng ở cấp độ cao(cấp độ 4)

Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.

(Xem thêm Phụ lục II)

II. VÍ DỤ MINH HỌA THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ CẤP THPT

1. Tóm tắt các bước kỹ thuật biên soạn một đề kiểm traBước 1: Xác định mục tiêu đề kiểm tra, các chủ đề cần kiểm tra trong chương trình.Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra (kiểm tra 1 tiết hay học kì, dạng đề trắc nghiệm hay tự luận, số lượng câu hỏi), từ đó: - Tính trọng số các nội dung kiểm tra (tỉ lệ % các chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các cấp độ cần kiểm tra trong phạm vi kiểm tra).

- Tính số câu hỏi (hoặc chuẩn kiến thức, kỹ năng) ở các cấp độ cho các chủ đề.Bước 3: Thiết lập khung ma trận: Mô tả yêu cầu cần kiểm tra và xây dựng nội dung ma trận.Bước 4: Sử dụng Thư viện câu hỏi, biên soạn câu hỏi theo ma trận.Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểmBước 6: Thẩm định, hoàn thiện, bảo quản đề kiểm tra2. Những điều cần lưu ý:

24

Vấn đề khó khăn nhất của người ra đề kiểm tra (GV, tổ chuyên môn, hội đồng ra đề,...) là xác định trọng số nội dung các kiến thức, kỹ năng trong các chủ đề cần kiểm tra và biên soạn các câu hỏi, bài tập kiểm tra trong đề kiểm tra.

Để xác định trọng số của mỗi chủ đề trong đề kiểm tra, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu cần đạt của các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông, tầm quan trọng của chuẩn kiến thức, kỹ năng và thời lượng của nó được qui định trong chương trình giảng dạy.

Đối với giáo viên có nhiều kinh nghiệm trước đây, khi ra một đề kiểm tra thì việc đầu tiên là nghĩ đến trọng số giữa nội dung kiểm tra phần lí thuyết và nội dung kiểm tra phần vận dụng, từ đó ước lượng trọng số giữa phần câu hỏi lí thuyết và câu hỏi bài tập trong đề kiểm tra.

Để ra đề kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì I lớp 12 theo chương trình chuẩn, điều đầu tiên người ra đề phải hiểu rõ những qui định về thời lượng và nội dung trong kế hoạch giảng dạy của môn học Vật lí lớp 12 theo chương trình Chuẩn. Cụ thể như sau:

a) Thời lượng phân bổ giữa các loại tiết học cấp THPT - Số tiết học lí thuyết chiếm khoảng từ 60% đến 70%, trong đó có 30% số tiết học lí

thuyết kết hợp với thí nghiệm.- Số tiết bài tập chiếm khoảng từ 15% đến 20%.- Số tiết thực hành chiếm khoảng từ 5% đến 10%.- Số tiết ôn tập, tổng kết chiếm khoảng 5% đến 10%.- Số tiết kiểm tra chiếm khoảng 5% đến 10%.

b) Số tiết dạy cho HS theo chương trình Vật lí Chuẩn lớp 12.

Nội dung (Chủ đề)Tổng số

tiếtLí

thuyếtThực hành

Bài tập

Kiểm tra

I. Dao động cơ 11 6 2 3 0II. Sóng cơ 9 6 0 2 1III. Dòng điện xoay chiều 15 8 2 4 1HKIV. Dao động và sóng điện từ 5 4 0 1 0V. Sóng ánh sáng 10 5 2 2 1VI. Lượng tử ánh sáng 7 5 0 2 0VII. Hạt nhân 9 7 0 2 0VIII. Từ vi mô đến vĩ mô 4 2 0 1 1HKCộng 70 43 6 17 4Tỉ lệ % 100 61,43 8,57 24,29 5,71

25

c) Khung phân phối chương trình Vật lí lớp 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạoLỚP 12

Cả năm: 37 tuần = 70 tiếtHọc kì I: 19 tuần = 35 tiếtHọc kì II: 18 tuần = 35 tiết

HỌC KÌ I

Nội dungTổng số

tiếtLí

thuyếtThực hành

Bài tập

Chương I. Dao động cơ 11 6 2 3

Chương II. Sóng cơ và sóng âm 8 6 2

Chương III. Dòng điện xoay chiều 14 8 2 4

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương II) 1

Kiểm tra học kì I 1

Tổng số tiết trong học kì 35

HỌC KÌ II

Nội dungTổng số

tiếtLí

thuyếtThực hành

Bài tập

Chương IV. Dao động và sóng điện từ 5 4 1

Chương V. Sóng ánh sáng 9 5 2 2

Chương VI. Lượng tử ánh sáng 7 5 2

Chương VII. Hạt nhân nguyên tử 9 7 2

Chương VIII. Từ vi mô đến vĩ mô 3 2 1

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương V) 1

26

Kiểm tra học kì II 1

Tổng số tiết trong học kì 35

Ví dụ 1. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Đề số 1)(Đề kiểm tra 1 tiết theo chương trình Vật lí 12 Chuẩn, dạng trắc nghiệm, 45 phút, 30 câu)

1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề)Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương I, II môn Vật lí lớp 12 trong

Chương trình giáo dục phổ thông. (Xem tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 12. NXBGDVN).

Nội dung cụ thể như sau:Chủ đề I: Chương I. Dao động cơKiến thức - Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà. - Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì. - Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà. - Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. - Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do. - Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen. - Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động. - Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì. - Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra. - Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.Kĩ năng - Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn. - Biểu diễn được một dao động điều hoà bằng vectơ quay. - Xác định chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.Chú ý: Dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn khi bỏ qua các ma sát và lực cản là các dao động riêng. Trong các bài toán đơn giản, chỉ xét dao động điều hoà của riêng

27

một con lắc, trong đó : con lắc lò xo gồm một lò xo, được đặt nằm ngang hoặc treo thẳng đứng: con lắc đơn chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực căng của dây treo.Chủ đề II: Dao động cơ và sóng âmKiến thức - Nêu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang là gì và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang. - Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng. - Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì. - Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm là gì và đơn vị đo mức cường độ âm. - Nêu được ví dụ để minh hoạ cho khái niệm âm sắc. Trình bày được sơ lược về âm cơ bản, các hoạ âm. - Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) và các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các hoạ âm) của âm. - Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng. - Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để khi đó có sóng dừng khi đó. - Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm.Kĩ năng - Viết được phương trình sóng. - Giải được các bài toán đơn giản về giao thoa và sóng dừng. - Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây. - Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền âm bằng phương pháp sóng dừng.

Chú ý: Mức cường độ âm là : L (dB) = 10lg

Không yêu cầu học sinh dùng phương trình sóng để giải thích hiện tượng sóng dừng.

2. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra 1 tiết, trắc nghiệm khách quan, 30 câu. a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình

Nội dung Tổng số tiết

Lí thuyết

Số tiết thực Trọng số

28

LT VD LT VD

Chương I. Dao động cơ 11 6 4,2 6,8 22 36

Chương II. Sóng cơ và sóng âm

8 6 4,2 3,8 22 20

Tổng 19 8,4 10,6 44 56

- Chỉ số LT (Lí thuyết: cấp độ 1,2) được tính bằng cách: lấy số tiết lí thuyết nhân với 70%.

- Chỉ số VD (Vận dụng: cấp độ 3,4) được tính bằng cách: tổng số tiết trừ đi giá trị LT tương ứng.

- Trọng số các ô tương ứng với số tiết thực dạy được tính bằng cách lấy giá trị ô tương ứng của số tiết thực dạy nhân với 100 chia cho tổng số tiết.

Như vậy, tổng tất cả các trọng số của của một đề kiểm tra luôn bằng 100. b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ

Cấp độ Nội dung (chủ đề)Trọng

sốSố lượng câu (chuẩn

cần kiểm tra)Điểm số

Cấp độ 1,2

Chương I. Dao động cơ

22 6,6 6 2,2

Chương II. Sóng cơ và sóng âm

22 6,6 6 2,2

Cấp độ 3, 4

Chương I. Dao động cơ

36 11,4 12 3,6

Chương II. Sóng cơ và sóng âm

20 6,0 6 2,0

Tổng 100 30 10

3. Thiết lập khung ma trận

29

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA(Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra)

Môn: Vật lí lớp 12 THPT(Thời gian: 45 phút, 30 câu trắc nghiệm)

Phạm vi kiểm tra: I. Dao động cơ và II. Sóng cơ và sóng âm.

Tên Chủ đề Nhận biết(Cấp độ 1)

Thông hiểu(Cấp độ 2)

Vận dụngCộngCấp độ thấp

(Cấp độ 3)Cấp độ cao(Cấp độ 4)

Chủ đề 1: Dao động cơ (11 tiết)1. Dao động điều hòa(1 tiết) =5,3%

Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì.

Phát biểu được định nghĩa dao động điều hòa.

[1 câu]2. Con lắc lò xo(2 tiết) =10,5%

Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa.

- Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo.- Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc lò xo.

- Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật.- Vận dụng tính được chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc lò xo.

[2 câu]

Giải được những bài toán về dao động của con lắc lò xo nằm ngang và treo thẳng đứng:- Biết cách lập phương trình dao động chứng minh dao động của con lắc lò xo là một dao động điều hòa.- Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của con lắc lò xo.- Liên hệ bài toán với thực tiễn. [2 câu][1 câu]

3. Con lắc đơn(2 tiết) =10,5%

- Viết được phương trình động lực học và phương trình

- Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác

Giải được những bài toán về dao động của

30

dao động điều hòa của con lắc đơn.- Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc đơn.- Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

[1 câu]

dụng lên vật.- Vận dụng tính chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc đơn.

[1 câu]

con lắc đơn:- Biết cách lập phương trình dao động chứng minh dao động của con lắc đơn là một dao động điều hòa.- Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của con lắc đơn.- Liên hệ bài toán với thực tiễn.[1 câu]

4. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức(1 tiết) =5,3%

Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.

[1 câu]

- Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.- Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.[1 câu]

5. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen.(3 tiết) =15,9%

Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen.

[1 câu]

- Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương dao động. - Biểu diễn được dao động điều hòa bằng vectơ quay.- Vận dụng tính được các đại lượng trong các công thức và phương trình của dao động tổng hợp và hai dao động thành phần.

[2 câu]

Giải được các bài toán về tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương dao động:- Viết được phương trình của dao động tổng hợp.- Xét các trường hợp dao động cùng pha, ngược pha và vuông pha.- Liên hệ bài toán với thực tiễn.[3 câu]

31

6. Xác định được chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.(2 tiết) =10,5%

- Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí thí nghiệm.- Biết cách tiến hành thí nghiệm.

Biết tính toán các số liệu thu được để đưa ra kết quả thí nghiệm.

[1 câu]

Số câu (điểm) Tỉ lệ %

6 (2,2 đ)22 %

12 (3,6 đ)36 %

18 (5,8 đ)58 %

Chủ đề 2: Sóng cơ và sóng âm (8 tiết)1. Sóng cơ(1 tiết) =5,3%

Nêu được được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang là gì.

[1 câu]

- Nêu được ví dụ về sóng dọc và sóng ngang.- Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.- Viết được phương trình sóng.[1 câu]

2. Sự giao thoa(2,5 tiết) =13,05%

Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng.

[1 câu]

- Giải thích sơ lược hiện tượng giao thoa sóng mặt nước.- Biết dựa vào công thức để tính bước sóng, số lượng các cực đại giao thoa, cực tiểu giao thoa.

[2 câu]

Giải được các bài toán về giao thoa:- Biết cách tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ để tính vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa, năng lượng sóng.- Liên hệ bài toán với thực tiễn.[2 câu]

3. Sóng dừng(2,5 tiết) =13,05%

Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để có sóng dừng khi đó.

- Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây. - Vận dụng tính được bước

Giải được các bài toán về sóng dừng.- Bài toán xác định số nút, bụng sóng,

32

[1 câu]

sóng hoặc tốc độ truyền sóng bằng phương pháp sóng dừng.

[1 câu]

tính chu kì, tần số, năng lượng sóng - Liên hệ bài toán với thực tiễn.[1 câu]

4. Đặc trưng vật lí của âm(1 tiết) =5,3%

Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì.

- Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm.- Nêu được các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các họa âm).- Trình bày được sơ lược về âm cơ bản và các họa âm.

[1 câu]5. Đặc trưng sinh lí của âm(1 tiết) =5,3%

- Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) của âm.- Nêu được ví dụ để minh họa cho khái niệm âm sắc.- Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng.[1 câu]

Số câu(số điểm) Tỉ lệ ( %)

6 (2,2 đ)22%

6 (2,0 đ)20%

12 (4,2 đ)42 %

TS số câu (điểm)Tỉ lệ %

12 (4,4 đ)44 %

18 (5,6 đ)56 %

30 (10đ)100 %

33

4. Sử dụng thư viện câu hỏi và biên soạn câu hỏi theo ma trận

4.1. Thư viện câu hỏi và biên soạn câu hỏi.GV phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kỹ năng được mô tả trong ma

trận đề kiểm tra để biên soạn câu hỏi và bài tập theo các cấp độ của tư duy từ dễ đến khó. Đó là các kiến thức khoa học và cả phương pháp nhận thức chúng, các kỹ năng và khả năng vận dụng vào thực tế, những thái độ, tình cảm đối với khoa học và xã hội. Dưới đây ta tìm hiểu kỹ hơn về những cấp độ này trong môn Vật lí.

- Cấp độ 1: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt ở mức độ bắt chước làm được một việc đã học, có thái độ tiếp nhận.

Nội dung thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề nội dung.

Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 1 có thể quy về nhóm động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được, liệt kê được, thuật lại được, nhận dạng được, chỉ ra được, ...

- Cấp độ 2: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt được ở mức độ làm được chính xác một việc đã học, có thái độ đúng mực.

Nội dung thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy diễn các nguyên nhân, dự đoán các hệ quả.

Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 2 có thể quy về nhóm động từ: hiểu được, trình bày được, mô tả được, diễn giải được,...

- Cấp độ 3: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cấp độ thấp, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng.

Nội dung thể hiện ở việc sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và lý thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức đã học.

Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 3 có thể quy về nhóm động từ: vận dụng được, giải thích được, giải được bài tập, làm được...

- Cấp độ 4: Đó là những câu hỏi về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cấp độ cao, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học và vốn hiểu biết của bản thân HS đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin tưởng.

Nội dung thể hiện ở việc phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu thành, thể hiện ở việc sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái

34

quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận, thể hiện ở việc so sánh và phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm, đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ, nhận ra tính chủ quan, có dấu hiệu của sự sáng tạo.

Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 4 có thể quy về nhóm động từ: phân tích được, so sánh được, giải thích được, giải được bài tập, suy luận được, thiết kế được...

Sự phân loại các cấp độ là tương đối, phụ thuộc vào đặc trưng của từng môn học và đối tượng HS. Đó là các mức độ yêu cầu về kiến thưc, kỹ năng cần đạt của chương trình GDPT.

Chú ý: Những câu hỏi liên quan đến các kiến thức về lý thuyết thường ở cấp độ 1, cấp độ 2. Những câu hỏi liên quan đến bài tập, thực hành thường ở cấp độ 3, cấp độ 4. Những câu hỏi, bài tập ở cấp độ 4 thường liên quan đến sự vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng tổng hợp trong phạm vi kiểm tra chẳng hạn như những câu hỏi cần vận dụng các mức cao của tư duy để xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, những câu hỏi vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn như các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành, kỹ năng giải thích các sự vật hiện tượng cũng như ứng dụng trong thế giới tự nhiên, những câu hỏi liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với sự biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai … (tùy theo môn học).

Số lượng câu hỏi và bài tập cho các chuẩn kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra biên soạn được càng nhiều, càng chất lượng thì càng tốt.

Dưới đây là hệ thống các câu hỏi và bài tập (Thư viện câu hỏi và bài tập) của chương I và chương II môn Vật lí lớp 12 theo chương trình chuẩn. Hàng năm, GV có thể biên soạn mới bổ sung. Để dễ biên soạn và theo dõi, ta bố trí sắp xếp theo Chủ đề.

(Xem Phụ lục I. Thư viện câu hỏi và bài tập phần Chủ đề I, Chủ đề II)4.2. Biên soạn đề kiểm tra - Căn cứ vào ma trận đề kiểm tra và số lượng các dạng câu hỏi ở các cấp độ khác

nhau trong mỗi chủ đề, người ra đề (hoặc cho máy tính bốc ngẫu nhiên) tuyển lựa câu hỏi trong Thư viện câu hỏi để có nội dung cụ thể của một đề kiểm tra.

- Ứng với mỗi phương án và mỗi cách tuyển lựa ta có một đề kiểm tra. Nếu Thư viện càng nhiều câu hỏi thì ta thu được nhiều bài kiểm tra có chất lượng tương đương. Khi ra đề cần tránh kiểm tra quá nhiều nội dung trong một thời lượng quá ít.

- Biên soạn và hoàn thiện đề kiểm tra về thể thức cũng như nội dung. Dưới đây là minh họa đề kiểm tra 1 tiết lớp 12 môn Vật lí theo chương trình chuẩn sau khi học hết chương I và chương II.

Dưới đây là nội dung đề kiểm tra:

35

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÍ LỚP 12 (Đề số 1)(Thời gian làm bài: 45 phút, 30 câu TNKQ)

1. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề I (6 câu)Câu 1. Phương trình tổng quát của dao động điều hoà có dạng là

A. x = Acotg(ωt + φ). B. x = Atg(ωt + φ).C. x = Acos(ωt + φ). D. x = Acos(ωt2 + φ).

Câu 2. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4cos(5pt ) cm. Biên độ dao

động và pha ban đầu của vật tương ứng là

A. 4cm và rad. B. 4cm và rad . C. 4cm và rad D. 4cm và rad.

Câu 3. Một con lắc đơn gồm một vật nặng được treo bằng một sợi dây. Chu kì dao động của con lắc sẽ tăng lên khi

A. tăng khối lượng của vật nặng. B. giảm chiều dài của sợi dây.C. giảm khối lượng của vật nặng. D. tăng chiều dài của sợi dây.

Câu 4. Vectơ quay biểu diễn một dao động điều hòa không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có gốc tại gốc của trục Ox.

B. Có độ dài bằng biên độ dao động (OM = A).

C. Hợp với trục Ox một góc bằng pha ban đầu của dao động.

D. Quay quanh O ngược chiều kim đồng hồ.

Câu 5. Một nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí làA. do trọng lực tác dụng lên vật. B. do lực căng dây treo.

C. do lực cản môi trường. D. do dây treo có khối lượng đáng kể.Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.B. Nguyên nhân của dao động tắt dần là do ma sát.C. Trong dầu, thời gian dao động của vật kéo dài hơn so với khi vật dao động trong

không khí.D. Dao động tắt dần có chu kì không đổi theo thời gian.

2. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề II (6 câu)Câu 7. Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là sai?

A. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục.

36

B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền

sóng.D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi trong một chu kì.

Câu 8. Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức

A. λ = vf. B. λ = v/f. C. λ = 2vf. D. λ = 2v/f.Câu 9. Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là

A. cường độ âm. B. độ to của âm.

C. mức cường độ âm. D. năng lượng âm.

Câu 10. Âm sắc làA. màu sắc của âm thanh.B. một tính chất của âm giúp ta phân biệt các nguồn âm.C. đặc trưng của âm dựa vào tần số và dạng đồ thị của âmD. một tính chất vật lí của âm.

Câu 11. Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải cóA. cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha.B. cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian.C. cùng tần số và cùng pha.D. cùng tần số và hiệu pha không đổi theo thời gian.

Câu 12. Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa 2 nút (hoặc 2 bụng) liên tiếp bằng

A. bước sóng. B. phần tư bước sóng. C. nửa bước sóng. D. hai bước sóng.

3. Cấp độ 3, 4 của Chủ đề I (12 câu)Câu 13. Một con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 100N/m. Đưa vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn x0 = 2cm rồi truyền cho vật vận tốc ban đầu v0 = 20.π cm/s theo chiều dương trục toạ độ (lấy π2 = 10). Phương trình dao động của con lắc là

A. x = 2 .cos(10πωt π/4) cm. B. x = 2 cos(10πωt + π/4) cmC. x = cos(10πωt + π/4) cm. D. x = cos(10πωt π/4) cm.

37

Câu 14. Khi treo vật m vào lò xo thì lò xo giãn ra . Từ VTCB O kéo vật xuống theo phương thẳng đứng một đoạn 20cm rồi buông nhẹ để vật dao động điều hòa. Chọn gốc tọa độ thời gian là lúc vật qua VTCB theo chiều dương hướng xuống. Lấy . Phương trình chuyển động của vật là

A. . B. .

C. . D. .

Câu 15. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật nặng có khối lượng m = 250g. Chọn trục tọa độ Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại VTCB, kéo vật xuống dưới vị trí lò xo dãn 6,5cm thả nhẹ vật dao động điều hòa với năng lượng là 80mJ. Lấy gốc thời gian lúc thả, . Phương trình dao động của vật có biểu thức nào sau đây?

A. . B. .C. . D. .

Câu 16. Một con lắc đơn chiều dài 20cm dao động với biên độ góc 60 tại nơi có g = 9,8m/s2. Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí có li độ góc 30 theo chiều dương thì phương trình li giác của vật là

A. = cos(7pt+ ) rad. B. = cos(7t ) rad.

C. = cos(7t ) rad. D. = sin(7t+ ) rad.

Câu 17. Một con lắc đơn có = 61,25cm treo tại nơi có g = 9,8m/s2. Kéo con lắc khỏi phương thẳng đứng đoạn 3cm, về phía phải, rồi truyền cho nó vận tốc 16cm/s theo phương vuông góc với sợi dây về vị trí cân bằng. Coi đoạn trên là đoạn thẳng. Vận tốc của con lắc khi vật qua VTCB là

A. 20cm/s. B. 30cm/s. C. 40cm/s. D. 50cm/s.Câu 18. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình:

x1=4cos(100pt+ )cm, x2 = 4cos(100pt+ )cm. Phương trình dao động tổng hợp và tốc

độ khi vật đi qua vị trí cân bằng là

A. x = 4cos(100pt + 2 ) cm ; 2p (m/s). B. x = 4cos(100pt 2 ) cm ; 2p (m/s).

C. x = 4cos(100pt + 2 ) cm ; p (m/s). D. x = 4cos(100pt 2 ) cm ; p (m/s).

38

Câu 19. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình:x1 =

A1cos(20t+ )cm, x2 = 3cos(20t+ )cm, Biết vận tốc cực đại của vật là 140cm/s. Biên

độ A1 của dao động thứ nhất làA. 5 cm. B. 6 cm. C. 7 cm. D. 8 cm.

Câu 20. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình:x1 =

A1cos(20t+ )cm, x2 = 3cos(20t+ )cm, Biết vận tốc cực đại của vật là 140cm/s. Pha

ban đầu của vật làA. 420. B. 320. C. 520. D. 620.

Câu 21. Hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình lần lượt là x1 =

5cos( cm; x2 = 5cos( cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ

A. 5 cm. B. 5 cm. C. 10cm. D. 5 cm.

Câu 22. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số

50Hz, biên độ và pha ban đầu lần lượt là:A1 = 6cm, A2 = 6cm, 1 = 0, 2 = rad.

Phương trình dao động tổng hợp là

A. x = 6 cos(50pt + )cm. B. x = 6cos(100pt + )cm.

C. x = 6 cos(100pt )cm. D. x = 6 cos(50pt )cm.

Câu 23. Trong thí nghiệm với con lắc đơn để xác định gia tốc trọng trường, người ta tính

g theo công thức . Trong đó đại lượng a là

A. hệ số góc của đường biểu diễn T = F(l).B. gia tốc của vật nặng.C. khoảng cách của vật nặng đến mặt sàn.D. hệ số góc của đường biểu diễn T2 = F(l).

Câu 24. Khi gắn quả nặng m1 vào một lò xo, nó dao động với chu kì T1 = 1,2s. Khi gắn quả nặng m2 vào một lò xo, nó dao động với chu kì T2 = 1,6s. Khi gắn đồng thời m1 và m2

vào lò xo đó thì chu kì dao động T của chúng sẽ là A. 1s. B. 2s. C. 3 s. D. 4s.

4. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề II (6 câu)

39

Câu 25. Một sóng ngang truyền từ M đến O rồi đến N cùng trên một phương truyền sóng

với tốc độ 18m/s, MN = 3m, MO = NO. Phương trình sóng tại O là uO = 5cos(4 t )cm

thì phương trình sóng tại M và N là

A. uM = 5cos(4 t )cm và uN = 5cos(4 t + )cm.

B. uM = 5cos(4 t + )cm và uN = 5cos(4 t )cm.

C. uM = 5cos(4 t + )cm và uN = 5cos(4 t )cm.

D. uM = 5cos(4 t )cm và uN = 5cos(4 t+ )cm.

Câu 26. Một sợi dây đầu A cố định, đầu B dao động với tần số 100Hz, = 130cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 40m/s. Trên dây có bao nhiêu nút sóng và bụng sóng?

A. 6 nút sóng và 6 bụng sóng. B. 7 nút sóng và 6 bụng sóng. C. 7 nút sóng và 7 bụng sóng. D. 6 nút sóng và 7 bụng sóng.

Câu 27. Một sợi dây đàn hồi dài 2 m có hai đầu cố định. Khi kích thích cho 1 điểm trên sợi dây dao động với tần số 100Hz thì trên dây có sóng dừng, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 100 m/s. B. 60 m/s. C. 80 m/s. D. 40 m/s.Câu 28. Hai điểm A, B trên mặt nước dao động cùng tần số 15Hz, cùng biên độ và ngược pha nhau, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 22,5cm/s, AB = 9cm. Trên mặt nước số gợn lồi quan sát được trừ A, B là

A. có 13 gợn lồi. B. có 12 gợn lồi. C. có 10 gợn lồi. D. có 11 gợn lồi.Câu 29. Tại hai điểm A và B (AB = 16cm) trên mặt nước dao động cùng tần số 50Hz, cùng pha nhau, tốc độ truyền sóng trên mặt nước 100cm/s . Số vân cực đại trên mặt chất lỏng có thể quan sát được là

A. 13. B. 10. C. 12. D. 11.Câu 30. Hai điểm M và N (MN = 20cm) trên mặt chất lỏng dao động cùng tần số 50Hz, cùng pha, tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. Trên MN số điểm không dao động là

A. 18 điểm. B. 19 điểm. C. 21 điểm. D. 20 điểm.5. Đáp án và hướng dẫn chấm (Đề số 1)a) Hướng dẫn giải (Đáp án).

Câu 1. Chọn C. Dao động điều hòa là dao động có li độ x biến đổi theo thời gian tuân theo định luật hình cos (hay cosin).

40

Câu 2. Chọn B. Ta có x = 4cos(5pt )cm = 4cos(5pt+2 )cm

Biên độ dao động: A = 4cm ; Pha ban đầu: = rad .

Câu 3. Chọn D.Câu 4. Chọn D.

Câu 5. Chọn C. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do lực cản của môi trường.Câu 6. Chọn C. Trong dầu lực ma sát lớn thì dao động tắt dần nhanh.Câu 7. Chọn B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.Câu 8. Chọn B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì nên công thức tính bước sóng là λ = v.T = v/f với v là vận tốc sóng, T là chu kì sóng, f là tần số sóng.Câu 9. Chọn A. Cường độ âm là lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âmCâu 10. Chọn C. Âm sắc là một đặc trưng sinh lý của âm dựa vào tần số và đạng đồ thị dao động âm.Câu 11. Chọn D. Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải có cùng tần số và có hiệu pha không đổi theo thời gian.Câu 12. Chọn C. Câu 13. Chọn A. Phương trình dao động điều hoà theo phương trình x = A.cos(ωt + φ).

Ta có = 10.π (rad/s)

Áp dụng công thức = 2 cm.

Áp dụng điều kiện ban đầu ta có hệ phương trình:

Khi t = 0 thì ↔

=> φ = π/4.Vậy phương trình dao động của con lắc là x = 2 .cos(10πωt π/4) cm. Câu 14. Chọn B. Phương trình dao động có dạng: (cm)

41

Phương trình vận tốc: (cm/s)

Ta có rad/s

vì buông nhẹ nên A = x = 20cm

khi t = 0 thì rad

Vậy

Câu 15. Chọn D.Phương trình dao động có dạng: (cm)Phương trình vận tốc: (cm/s)

ta có (1)

khi kéo vật xuống dưới lò xo giãn 6,5cm rồi thả nhẹ nên ta có

thay (1) vào (2) ta được rad/s

(1) A = 0,04m = 4cmkhi t = 0 thì x = AVậy .

Câu 16. Chọn C. Ta có phương trình li độ góc: cos( ) rad

phương trình vận tốc: v = A sin( )

Ta có = 7rad/s

= 60 = rad

Khi t = 0 thì rad

vậy = cos(7t ) rad.

42

Câu 17. Chọn A. Ta có = 4rad/s

Biên độ dao động =

Vận tốc khi vật đi qua VTCB: |v0| = A. = 5.4 = 20cm/sCâu 18. Chọn A. Ta có A2 = A1

2 + A22 + 2A1A2 cos (2 1)

A2 = 42 + 42 + 24.4cos (180 -60) A = 4cm

Pha ban đầu: =

Vậy x = 4cos(100pt + 2 ) cm.

Tốc độ khi vật đi qua VTCB .

Câu 19. Chọn D. Ta có = 20rad/s

|Vmax| = A. Biên độ dao động tổng hợp cm

A2 = A12 + A2

2 + 2A1A2 cos (2 1) 72 = A12 + 32 + 2A1.3.cos (150-30)

A12 3A1+(3272) = 0

Vậy A1 = 8cm. Câu 20. Chọn C. Ta có pha ban đầu:

= vì

= 520.Câu 21. Chọn B. Ta có A2 = A1

2 + A22 + 2A1A2 cos (2 - 1)

A2 = 52 +52 + 2.5.5.cos (-90+30) A = 5 cm.

Câu 22. Chọn C. Ta có A2 = A12 + A2

2 + 2A1A2 cos (2 1)

43

A2 = 62 + 62 + 2.6.6cos (900) A = 6 cm

Pha ban đầu: =

Vậy x = 6 cos(100pt )cm.

Câu 23. Chọn D.Câu 24. Chọn B. Khi con lắc có khối lượng m1 nó dao động với chu kì

(1).

Khi con lắc có khối lượng m2 nó dao động với chu kì (2).

Khi gắn đồng thời m1 và m2 vào lò xo đó thì chu kì dao động của chúng là .

(3).

Từ (1); (2) và (3) = 2s.

Câu 25. Chọn C.

Ta có

MO = NO nên rad

Sóng truyền từ M đến O đến N nên

uM = 5cos(4 t - + ) = 5cos(4 t + ) = 5cos(4 t + )cm

uN = 5cos(4 t ) = 5cos(4 t ) = 5cos(4 t )cm

Câu 26. Chọn C. Bước sóng

44

Một đầu cố định một đầu dao động

Câu 27. Chọn A.

Hai đầu cố định

Tốc độ của sóng truyền trên sợi dây: = 100cm/s

Câu 28. Chọn B. Bước sóng:

Gọi M AB là điểm dao động với biên độ cực đại:

Vì hai nguồn dao động ngược pha nhau ta có: d2 =

mà 0 < d2 < L 0 < < L

có 12 giá trị k vậy có 12 cực đại trên AB.

Câu 29. Chọn B. Bước sóng:

Gọi M AB là điểm dao động với biên độ cực đại:

Vì hai nguồn dao động cùng pha nhau ta có: d2 =

mà 0 < d2 < L 0 < < L

có 11 giá trị k vậy có 11 cực đại trên AB => có 11 đường cực đại trên mặt chất lỏngVì hai nguồn cùng pha nên trung trực của AB là đường cực đại. Vậy có 10 đường Hyperbol dao động với biên độ cực đại trên mặt chất lỏng.

45

Câu 30. Chọn D. Bước sóng:

Gọi A MN là điểm không dao động trên MN:

Vì hai nguồn dao động cùng pha nhau ta có: d2

= 10,5+k

mà 0 < d2 < 20 0 < 10,5+k < 20

có 20 giá trị vậy có 20 điểm không dao động trên MNb) Hướng dẫn chấm: Sử dụng thang điểm 30, mỗi câu trắc nghiệm làm đúng cho 1 điểm. Tính điểm cả bài

kiểm tra sau đó qui đổi ra thang điểm 10 và làm tròn số theo qui tắc.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

ĐA C B D D C C B B A C D C A B D

Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

ĐA C A A D C B C D B C C A B B D

Ví dụ 2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ (Đề số 2)(Đề kiểm tra HK I theo chương trình Vật lí 12 Chuẩn, dạng trắc nghiệm, 60 phút, 40 câu)1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề)

Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Học kì I môn Vật lí lớp 12 trong Chương trình giáo dục phổ thông. (Xem tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 12. NXBGDVN). 2. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra học kì I, trắc nghiệm khách quan, 40 câu.a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:

Nội dungTổng số

tiếtLí

thuyết

Số tiết thực Trọng số

LT VD LT VD

Chương I. Dao động cơ 11 6 4,2 6,8 13 20

Chương II. Sóng cơ và sóng 8 6 4,2 3,8 13 12

46

âm

Chương III. Dòng điện xoay chiều

14 8 5,6 8,4 17 25

Tổng 33 14,0 19,0 43 57

b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ đề kiểm tra trắc nghiệm (40 câu).

Cấp độ Nội dung (chủ đề)Trọng

sốSố lượng câu (chuẩn

cần kiểm tra)Điểm số

Cấp độ 1,2

Chương I. Dao động cơ

13 5.2 5 1,25

Chương II. Sóng cơ và sóng âm

13 5.2 5 1,25

Chương III. Dòng điện xoay chiều

17 6.8 7 1,75

Cấp độ 3, 4

Chương I. Dao động cơ

20 8 8 2,0

Chương II. Sóng cơ và sóng âm

12 4,8 5 1,25

Chương III. Dòng điện xoay chiều

25 10 10 2,5

Tổng 100 40 10

47

3. Thiết lập khung ma trậnKHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Môn: Vật lí lớp 12(Thời gian kiểm tra: 60 phút )

Phạm vi kiểm tra: Học kì I theo chương trình Chuẩn.Phương án kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan.

Tên Chủ đề Nhận biết(Cấp độ 1)

Thông hiểu(Cấp độ 2)

Vận dụngCộngCấp độ thấp

(Cấp độ 3)Cấp độ cao(Cấp độ 4)

Chủ đề 1: Dao động cơ (11 tiết)1. Dao động điều hòa(1 tiết) =3,0%

Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì.

Phát biểu được định nghĩa dao động điều hòa.

[1 câu]2. Con lắc lò xo(2 tiết)=5,9%

Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa.

- Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo.- Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc lò xo.

- Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật.- Vận dụng tính được chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc lò xo.

Giải được những bài toán về dao động của con lắc lò xo nằm ngang và treo thẳng đứng:- Biết cách lập phương trình dao động chứng minh dao động của con lắc lò xo là một dao động điều hòa.- Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của con lắc lò xo.

48

[1 câu]

- Liên hệ bài toán với thực tiễn.[1 câu]

[1 câu]

3. Con lắc đơn(2 tiết)=5,9%

- Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc đơn.- Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc đơn.- Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

[1 câu]

- Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật.- Vận dụng tính chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc đơn.

[1 câu]

Giải được những bài toán về dao động của con lắc đơn:- Biết cách lập phương trình dao động chứng minh dao động của con lắc đơn là một dao động điều hòa.- Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của con lắc đơn.- Liên hệ bài toán với thực tiễn.[1 câu]

4. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức(1 tiết)=3,0%

Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.

- Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.- Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

[1 câu]5. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương,

Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen.

- Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động

Giải được các bài toán về tổng hợp hai dao động điều hòa

49

cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen.(3 tiết)=8,8%

[1 câu]

điều hòa cùng tần số, cùng phương dao động. - Biểu diễn được dao động điều hòa bằng vectơ quay.- Vận dụng tính được các đại lượng trong các công thức và phương trình của dao động tổng hợp và hai dao động thành phần.

[1 câu]

cùng tần số, cùng phương dao động:- Viết được phương trình của dao động tổng hợp.- Xét các trường hợp dao động cùng pha, ngược pha và vuông pha.- Liên hệ bài toán với thực tiễn. [2 câu]

6. Xác định được chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.(2 tiết)=5,9%

- Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí thí nghiệm.- Biết cách tiến hành thí nghiệm.

Biết tính toán các số liệu thu được để đưa ra kết quả thí nghiệm.

[1 câu]

Số câu (điểm) Tỉ lệ %

5 (1,25 đ)12,5 %

8 (2,0 đ)20 %

13 (3,25 đ)32,5 %

Chủ đề 2: Sóng cơ và sóng âm (8 tiết)1. Sóng cơ(1 tiết)=3,1%

Nêu được được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang là gì.

- Nêu được ví dụ về sóng dọc và sóng ngang.- Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.- Viết được phương trình sóng.

[1 câu]2. Sự giao thoa(2,5 tiết)=7,85%

Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để

- Giải thích sơ lược hiện tượng giao thoa sóng mặt nước.

Giải được các bài toán về giao thoa:- Biết cách tổng hợp

50

có sự giao thoa của hai sóng.

[1 câu]

- Biết dựa vào công thức để tính bước sóng, số lượng các cực đại giao thoa, cực tiểu giao thoa.

[2 câu]

hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ để tính vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa, năng lượng sóng.- Liên hệ bài toán với thực tiễn.[1 câu]

3. Sóng dừng(2,5 tiết)=7,85%

Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để có sóng dừng khi đó.

[1 câu]

- Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây. - Vận dụng tính được bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng bằng phương pháp sóng dừng. [1 câu]

Giải được các bài toán về sóng dừng.- Bài toán xác định số nút, bụng sóng, tính chu kì, tần số, năng lượng sóng. - Liên hệ bài toán với thực tiễn.[1 câu]

4. Đặc trưng vật lí của âm(1 tiết)=3,1%

Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì.

- Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm.- Nêu được các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các họa âm).- Trình bày được sơ lược về âm cơ bản và các họa âm.

[1 câu]5. Đặc trưng sinh lí của âm(1 tiết)=3,1%

- Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) của âm.- Nêu được ví dụ để minh họa cho khái niệm âm sắc.- Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng.[1 câu]

Số câu(số điểm) 5 (1,25 đ) 5 (1,25 đ) 10 (2,5 đ)51

Tỉ lệ ( %) 12,5 % 12,5 % 25 %Chủ đề III: Dòng điện xoay chiều (14 tiết)1. Đại cương về dòng điện xoay chiều(1 tiết)=3,0%

- Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời.- Phát biểu được định nghĩa và viết công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện, của điện áp.[2 câu]

2. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp(4 tiết)=12,3%

- Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với giá trị hiệu dụng và độ lệch pha).- Nêu được những đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

[1 câu]

- Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.- Viết các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này. - Biết cách tính các đại lượng trong công thức của định luật Ôm cho mạch điện RLC nối tiếp và trường hợp trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện. [3 câu]

Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp:- Biết cách lập biểu thức của cường độ dòng điện tức thời hoặc điện áp tức thời cho mạch RLC nối tiếp.- Bài toán về cộng hưởng điện.- Bài toán liên hệ thực tiễn.[3 câu]

3. Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất(3 tiết)=9,1%

- Viết được công thức tính công suất điện và công thức tính hệ số công suất của mạch RLC nối tiếp.- Nêu lí do tại sao cần phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện.[1 câu]

Biết cách tính các đại lượng trong công thức tính công suất điện.

[1 câu]

Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp:- Bài toán công suất.- Bài toán liên hệ thực tiễn.

[1 câu]4. Máy biến áp(2 tiết)=6,0%

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.

- Biết cách tính các đại lượng trong các công thức của máy biến áp.

52

[1 câu]

- Bài toán truyền tải điện năng đi xa. Liên hệ thực tiễn.[1 câu]

5. Máy phát điện xoay chiều(1 tiết)=3,0%

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.[1 câu]

6. Động cơ không đồng bộ ba pha(1 tiết)=3,0%

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.[1 câu]

7. Khảo sát mạch RLC nối tiếp(2 tiết)=6,1%

Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí thí nghiệm.

- Biết cách tiến hành thí nghiệm.- Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả.

[1 câu]Số câu(số điểm) Tỉ lệ ( %)

7 (1,75 đ)17,5 %

10 (2,5 đ)25 %

17 (4,25 đ)42,5 %

TS số câu (điểm)Tỉ lệ %

17 (4,25 đ)42,5 %

23 (5,75 đ)57,5 %

40 (10 đ)100 %

53

4. Xây dựng thư viện câu hỏi và biên soạn đề kiểm tra

4.1. Viết câu hỏi và bài tập, xây dựng thư viện câu hỏi(Xem Phụ lục I. Thư viện câu hỏi và bài tập phần Chủ đề I, Chủ đề II, Chủ đề III)4.2. Biên soạn đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 (Đề số 2)(Thời gian làm bài: 60 phút, 40 câu TNKQ)

1. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề I (5 câu)

Câu 1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4cos(5pt )cm. Biên độ dao

động và pha ban đầu của vật là

A. 4cm và rad. B. 4cm và rad . C. 4cm và rad D. 4cm và rad.

Câu 2. Nghiệm nào sau đây không phải là nghiệm của phương trình x” + ω2x = 0?A. x = Asin(ωt + φ). B. x = Acos(ωt + φ).C. x = A1sinωt + A2cosωt. D. x = Atsin(ωt + φ).

Câu 3. Cho hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình:, . Biên độ dao động tổng hợp có giá trị cực đại khi độ

lệch của hai dao động thành phần có giá trị là

A. . B. .

C. . D. hoặc .

Câu 4. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là doA. trọng lực tác dụng lên vật. B. lực căng dây treo.

C. lực cản môi trường. D. dây treo có khối lượng đáng kể.Câu 5. Vectơ quay biểu diễn một dao động điều hòa không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có gốc tại gốc của trục Ox.

B. Có độ dài bằng biên độ dao động (OM = A).

C. Quay quanh O ngược chiều kim đồng hồ.

D. Hợp với trục Ox một góc bằng pha ban đầu của dao động.

2. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề II (5 câu)Câu 6. Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức

A. λ = vf. B. λ = v/f. C. λ = 2vf. D. λ = 2v/f.

54

Câu 7. Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là

A. cường độ âm. B. độ to của âm.

C. mức cường độ âm. D. năng lượng âm.

Câu 8. Khi có sóng dừng trên dây khoảng cách giữa 2 nút (hoặc 2 bụng) liên tiếp bằngA. bước sóng. B. phần tư bước sóng. C. nửa bước sóng. D. hai bước sóng.

Câu 9. Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải cóA. cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha.B. cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian.C. cùng tần số và cùng pha.D. cùng tần số và hiệu pha không đổi theo thời gian.

Câu 10. Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụngA. làm tăng độ cao và độ to của âm.B. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.C. vừa khuếch đại âm vừa tạo ra âm sắc riêng của nhạc cụ.D. tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo.

3. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề III (7 câu)Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện áp biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.B. Dòng điện có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.C. Suất điện động biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.D. Dòng điện và điện áp xoay chiều luôn biến thiên điều hoà cùng pha với nhau.

Câu 12. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có tính chất nào sau đây?A. Chiều dòng điện thay đổi tuần hoàn theo thời gian.B. Cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian.C. Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.

D. Chiều và cường độ thay đổi đều đặn theo thời gian.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng ? Động cơ không đồng bộ ba phaA. tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha.

55

B. biến điện năng thành cơ năng.C. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.D. có tốc độ góc của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay.

Câu 14. Chọn phát biểu đúng.A. Dòng điện xoay chiều ba pha được tạo ra từ ba máy phát điện xoay chiều một pha riêng lẻ.B. Dòng điện do máy phát điện xoay chiều tạo ra luôn có tần số góc bằng số vòng quay của rôto trong một giây.C. Suất điện động hiệu dụng của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.D. Chỉ có dòng điện xoay ba pha mới tạo ra từ trường quay.

Câu 15. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC, nếu tăng tần số của điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì

A. dung kháng tăng. B. cảm kháng tăng.C. điện trở tăng. D. dung kháng giảm và cảm kháng tăng.

Câu 16. Máy biến áp hoạt động dựa trên nguyên tắcA. hiện tượng cảm ứng điện từ. B. hiện tượng nhiễm từ.C. hiện tượng nhiễm điện tích. C. hiện tượng hưởng ứng tĩnh điện.

Câu 17. Chọn phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa của hệ số công suất?A. Để tăng hiệu quả sử dụng điện năng, chúng ta phải tìm cách nâng cao hệ số công suất.B. Hệ số công suất càng lớn thì khi U,I không đổi công suất tiêu thụ của mạch điện càng lớn.C. Trong các thiết bị điện người ta nâng cao hệ số công suất để giảm cường độ chạy trong mạch.D. Hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí của mạch điện càng lớn.

4. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề I (8 câu)Câu 18. Một con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 100N/m. Đưa vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn x0 = 2cm rồi truyền cho vật vận tốc ban đầu v0 = 20.π cm/s theo chiều dương trục toạ độ (lấy π2 = 10). Phương trình dao động của con lắc là

A. x = 2 .cos(10πωt - π/4) cm. B. x = 2 .cos(10πωt + π/4) cmC. x = .cos(10πωt + π/4) cm. D. x = .cos(10πωt - π/4) cm.

Câu 19. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật nặng có khối lượng m = 250g. Chọn trục tọa độ Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại VTCB, kéo vật xuống dưới vị trí lò xo dãn 6,5cm thả nhẹ vật dao động điều hòa với năng lượng là 80mJ. Lấy

56

gốc thời gian lúc thả, . Phương trình dao động của vật có biểu thức nào sau đây?

A. . B. .

C. . D. .

Câu 20. Một con lắc đơn có = 61,25cm treo tại nơi có g = 9,8m/s2. Kéo con lắc khỏi phương thẳng đứng đoạn 3cm, về phía phải, rồi truyền cho nó vận tốc 16cm/s theo phương vuông góc với sợi dây về vị trí cân bằng. Coi đoạn trên là đoạn thẳng. Vận tốc của con lắc khi vật qua VTCB là

A. 20cm/s. B. 30cm/s. C. 40cm/s. D. 50cm/s.Câu 21. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình: x1 =

A1cos(20t+ )cm, x2 = 3cos(20t+ )cm. Biết vận tốc cực đại của vật là 140cm/s. Biên

độ A1 của dao động thứ nhất làA. 5 cm. B. 6 cm. C. 7 cm. D. 8 cm.

Câu 22. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình: x1 =

A1cos(20t+ )cm, x2 = 3cos(20t+ )cm, Biết vận tốc cực đại của vật là 140cm/s. Pha

ban đầu của vật làA. 420.. B. 320. C. 520. D. 620.

Câu 23. Hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình lần lượt là x1 =

5cos( cm; x2 = 5cos( cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ

A. 5 cm. B. 5 cm. C. 10cm. D. 5 cm.

Câu 24. Một con lắc đơn chiều dài 20cm dao động với biên độ góc 60 tại nơi có g = 9,8m/s2. Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí có li độ góc 30 theo chiều dương thì phương trình li giác của vật là

A. = cos(7pt+ ) rad. B. = cos(7t ) rad.

C. = cos(7t ) rad. D. = sin(7t+ ) rad.

Câu 25. Trong thí nghiệm với con lắc đơn để xác định gia tốc trọng trường, người ta tính

g theo công thức . Trong đó đại lượng a là

A. hệ số góc của đường biểu diễn T = F(l).B. hệ số góc của đường biểu diễn T2 = F(l).

57

C. gia tốc của vật nặng.D. khoảng cách của vật nặng đến mặt sàn..

5. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề II (5 câu)Câu 26. Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, người ta dùng hai nguồn kết hợp có tần số 25 Hz và đo được khoảng cách giữa 2 cực đại liên tiếp nằm trên đường nối liền hai nguồn sóng là 4 mm. Tốc độ truyền sóng nước là

A. 0,1 m/s. B. 0,3 m/s. C. 0,2 m/s. D. 0,4 m/s.Câu 27. Một sợi dây đầu A cố định, đầu B dao động với tần số 100Hz, = 130cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 40m/s. Trên dây có bao nhiêu nút sóng và bụng sóng:

A. 6 nút sóng và 6 bụng sóng. B. 7 nút sóng và 6 bụng sóng. C. 7 nút sóng và 7 bụng sóng. D. 6 nút sóng và 7 bụng sóng.

Câu 28. Một sợi dây đàn hồi dài 2 m có hai đầu cố định. Khi kích thích cho 1 điểm trên sợi dây dao động với tần số 100Hz thì trên dây có sóng dừng, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 100 m/s. B. 60 m/s. C. 80 m/s. D. 40 m/s.Câu 29. Hai điểm A, B trên mặt nước dao động cùng tần số 15Hz, cùng biên độ và ngược pha nhau, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 22,5cm/s, AB = 9cm. Trên mặt nước số gợn lồi quan sát được trừ A, B là

A. có 13 gợn lồi. B. có 12 gợn lồi. C. có 10 gợn lồi. D. có 11 gợn lồi.Câu 30. Hai điểm M và N (MN = 20cm) trên mặt chất lỏng dao động cùng tần số 50Hz, cùng pha, tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. Trên MN số điểm không dao động là

A. 18 điểm. B. 19 điểm. C. 21 điểm. D. 20 điểm.6. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề III (10 câu)

Câu 31. Cho mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với C= (F) , đặt vào hai đầu mạch điện một hiệu điện thế u = 220 cos100 t (V). Biểu thức của dòng điện i trong mạch là

A. i = 22 cos(100 t + ) . B. i = 22 cos(100 t ) .

C. i = 2,2 cos(100 t + ) . D. i = 2,2 cos(100 t ) .

Câu 32. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số f = 60 Hz vào hai đầu một cuộn cảm thuần. Người ta thay đổi tần số của điện áp tới giá trị f' thì thấy cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm giảm đi 3 lần. Tần số f' bằng

58

A. 20 Hz. B. 180 Hz. C. 15 Hz. D. 240 Hz.Câu 33. Khi đặt điện áp một chiều 12 V vào hai đầu của một cuộn dây thì có dòng điện cường độ 0,24 A chạy qua cuộn dây. Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 130 V vào hai đầu cuộn dây này thì dòng điện qua cuộn dây có cường độ hiệu dụng 1 A. Khi đó, cảm kháng cuộn dây có giá trị bằng

A. 130 . B. 120 . C. 80 . D. 180 .Câu 34. Đặt một điện áp xoay chiều cố định vào hai đầu đoạn mạch có biến trở R nối tiếp với L và C. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại, khi đó hệ số công suất của mạch bằng

A. 1. B. 0,5. C. 0,85. D. .

Câu 35. Cho một đoạn mạch xoay chiều gồm một tụ điện và một điện trở thuần mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và giữa hai đầu tụ điện lần lượt là 34 V và 30 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là

A. 4 V. B. 16 V. C. 32 V. D. 64 V.Câu 36. Một đoạn mạch xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 50 mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần và một tụ điện. Biết cường độ dòng điện trên đoạn mạch cùng pha với điện áp u giữa hai đầu đoạn mạch. Nếu dùng dây dẫn nối tắt hai bản tụ điện thì cường

độ dòng điện trong mạch lệch pha so với điện áp u. Tụ điện có dung kháng bằng

A. . B. . C. . D. .Câu 37. Cho mạch xoay chiều gồm điện trở thuần nối tiếp cuộn thuần cảm và tụ điện có điện dung thay đổi. Điện áp giữa hai đầu đọan mạch là

. Thay đổi điện dung C thì công suất của mạch điện qua một giá trị cực đại bằng

A. 200 W. B. 800 W. C. 400 W. D. 240 W.Câu 38. Một đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các phần tử trên lần lượt là 30 V ; 90 V ; 50 V. Hệ số công suất của đoạn mạch là

A. 0,6. B. 0,5. C. 0,8. D. 0,71.Câu 39. Mắc cuộn sơ cấp của một máy biến áp vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220 V, giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện trên cuộn thứ cấp lần lượt là 12 V và 1,65 A. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng trong biến áp. Dòng điện qua cuộn sơ cấp có cường độ hiệu dụng là

A. 0,18 A. B. 0,09 A. C. 0,165 A. D. 30,25 A.

Câu 40. Trong thí nghiệm thực hành với mạch điện RLC nối tiếp, người ta dùng đồng hồ đa năng để đo các giá trị của điện áp trên từng đoạn phần tử, sau đó biểu diễn chúng bằng các vectơ quay tương ứng trên giấy là nhằm tính các giá trị nào sau đây?

A. L, C, R, r, cos. B. L, C, r, cos. C. L, C, R, r. D. L, C, cos.

59

5. Đáp án và hướng dẫn chấm (đề số 2)Sử dụng thang điểm 40, mỗi câu trắc nghiệm làm đúng cho 1 điểm. Tính điểm cả bài

kiểm tra, sau đó qui ra thang điểm 10 và làm tròn số theo qui tắc.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

ĐA B D D C C B A C D C C C A C D

Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

ĐA A D A D A D C B C B C C A B D

Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

ĐA A B B D B D C A B B

Ví dụ 3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ (Đề số 3)(Đề kiểm tra HK I, dạng tự luận, 60 phút)

1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề)Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Học kì I môn Vật lí lớp 12 trong Chương

trình giáo dục phổ thông. (Xem tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 12. NXBGDVN). 2. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra học kì I, tự luận.a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:

Nội dungTổng số

tiếtLí

thuyết

Số tiết thực Trọng số

LT VD LT VD

Chương I. Dao động cơ 11 6 4,2 6,8 13 20

Chương II. Sóng cơ và sóng âm

8 6 4,2 3,8 13 12

Chương III. Dòng điện xoay chiều

14 8 5,6 8,4 17 25

Tổng 33 14,0 19,0 43 57

b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ của đề kiểm tra tự luận.60

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số

Cấp độ 1,2

(Lí thuyết)

Chương I. Dao động cơ

13 1,3 1 1,25

Chương II. Sóng cơ và sóng âm

13 1,3 1 1,25

Chương III. Dòng điện xoay chiều

17 1,7 1 1,75

Cấp độ 3, 4

(vận dụng)

Chương I. Dao động cơ

20 2,0 1 2,0

Chương II. Sóng cơ và sóng âm

12 1,2 1 1,25

Chương III. Dòng điện xoay chiều

25 2,5 1 2,5

Tổng 100 6 10

3. Thiết lập khung ma trận

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Đề số 3)Môn: Vật lí lớp 12

(Thời gian kiểm tra: 60 phút )Phạm vi kiểm tra: Học kì I theo chương trình Chuẩn.

Phương án kiểm tra: Tự luận.

61

Tên Chủ đề Nhận biết(Cấp độ 1)

Thông hiểu(Cấp độ 2)

Vận dụngCộngCấp độ thấp

(Cấp độ 3)Cấp độ cao(Cấp độ 4)

Chủ đề 1: Dao động cơ (11 tiết)1. Dao động điều hòa(1 tiết) =3,0%

Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì.

Phát biểu được định nghĩa dao động điều hòa.

2. Con lắc lò xo(2 tiết)=5,9%

Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa.

- Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo.- Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc lò xo.

- Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật.- Vận dụng tính được chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc lò xo.

Giải được những bài toán về dao động của con lắc lò xo nằm ngang và treo thẳng đứng:- Biết cách lập phương trình dao động chứng minh dao động của con lắc lò xo là một dao động điều hòa.- Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của con lắc lò xo.- Liên hệ bài toán với thực tiễn.

3. Con lắc đơn(2 tiết)=5,9%

- Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc đơn.- Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc đơn.

- Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật.- Vận dụng tính chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc đơn.

Giải được những bài toán về dao động của con lắc đơn:- Biết cách lập phương trình dao động chứng minh dao động của con lắc đơn

62

- Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

là một dao động điều hòa.- Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của con lắc đơn.- Liên hệ bài toán với thực tiễn.

4. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức(1 tiết)=3,0%

Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.

- Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.- Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

5. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen.(3 tiết)=8,8%

Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen..

- Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương dao động. - Biểu diễn được dao động điều hòa bằng vectơ quay.- Vận dụng tính được các đại lượng trong các công thức và phương trình của dao động tổng hợp và hai dao động thành phần.

Giải được các bài toán về tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương dao động:- Viết được phương trình của dao động tổng hợp.- Xét các trường hợp dao động cùng pha, ngược pha và vuông pha.- Liên hệ bài toán với thực tiễn.

6. Xác định được chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.(2 tiết)=5,9%

- Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí thí nghiệm.- Biết cách tiến hành thí nghiệm.

Biết tính toán các số liệu thu được để đưa ra kết quả thí nghiệm.

Số câu (điểm) Tỉ lệ %

1 (1,25 đ)12,5 %

1 (2,0 đ)20,0 %

2 (3,25 đ)32,5 %

63

Chủ đề 2: Sóng cơ và sóng âm (8 tiết)1. Sóng cơ(1 tiết)=3,1%

Nêu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang là gì.

- Nêu được ví dụ về sóng dọc và sóng ngang.- Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.- Viết được phương trình sóng.

2. Sự giao thoa(2,5 tiết)=7,85%

Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng.

- Giải thích sơ lược hiện tượng giao thoa sóng mặt nước.- Biết dựa vào công thức để tính bước sóng, số lượng các cực đại giao thoa, cực tiểu giao thoa.

Giải được các bài toán về giao thoa:- Biết cách tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ để tính vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa, năng lượng sóng.- Liên hệ bài toán với thực tiễn.

3. Sóng dừng(2,5 tiết)=7,85%

Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để có sóng dừng khi đó.

- Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây. - Vận dụng tính được bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng bằng phương pháp sóng dừng.

Giải được các bài toán về sóng dừng.- Bài toán xác định số nút, bụng sóng, tính chu kì, tần số, năng lượng sóng. - Liên hệ bài toán với thực tiễn.

4. Đặc trưng vật lí của âm(1 tiết)=3,1%

Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì.

- Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm.- Nêu được các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các họa âm).- Trình bày được sơ lược về âm cơ bản và các họa âm.

64

5. Đặc trưng sinh lí của âm(1 tiết)=3,1%

- Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) của âm.- Nêu được ví dụ để minh họa cho khái niệm âm sắc.- Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng.

Số câu(số điểm) Tỉ lệ ( %)

1 (1,25 đ)12,5 %

1 (1,25 đ)12,5 %

10 (2,5 đ)25 %

Chủ đề III: Dòng điện xoay chiều (14 tiết)1. Đại cương về dòng điện xoay chiều(1 tiết)=3,0%

- Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời.- Phát biểu được định nghĩa và viết công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện, của điện áp.

2. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp(4 tiết)=12,3%

- Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với giá trị hiệu dụng và độ lệch pha).- Nêu được những đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

- Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.- Viết các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này. - Biết cách tính các đại lượng trong công thức của định luật Ôm cho mạch điện RLC nối tiếp và trường hợp trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp:- Biết cách lập biểu thức của cường độ dòng điện tức thời hoặc điện áp tức thời cho mạch RLC nối tiếp.- Bài toán về cộng hưởng điện.- Bài toán liên hệ thực tiễn.

3. Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất

Viết được công thức tính công suất điện và công thức tính hệ số công suất của mạch RLC nối tiếp.

Biết cách tính các đại lượng trong công thức công suất điện.

Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp:- Bài toán công suất.

65

(3 tiết)=9,1% - Nêu lí do tại sao cần phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện.

- Bài toán liên hệ thực tiễn.

4. Máy biến áp(2 tiết)=6,0%

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.

- Biết cách tính các đại lượng trong các công thức của máy biến áp.- Bài toán truyền tải điện năng đi xa. Liên hệ thực tiễn.

5. Máy phát điện xoay chiều(1 tiết)=3,0%

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.

6. Động cơ không đồng bộ ba pha(1 tiết)=3,0%

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.

7. Khảo sát mạch RLC nối tiếp(2 tiết)=6,1%

- Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí thí nghiệm.- Biết cách tiến hành thí nghiệm.

Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả.

Số câu(số điểm) Tỉ lệ ( %)

1 (1,75 đ)17,5 %

1 (2,5 đ)25 %

2 (4,25 đ)42,5 %

TS số câu (điểm)Tỉ lệ %

3 (4,25đ)42,5 %

3 (5,75 đ)57,5 %

6 (10 đ)100 %

66

4. Xây dựng thư viện câu hỏi và ra đề kiểm tra4.1. Viết câu hỏi, xây dựng thư viện câu hỏi (Xem Phụ lục I)4.2. Biên soạn đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 MÔN VẬT LÍ (Đề số 3)(Thời gian làm bài: 60 phút, tự luận)

Câu 1. (1,25 điểm)a) Phát biểu định nghĩa dao động điều hòa. Cho một ví dụ.b) Viết phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc

lò xo.Câu 2. (1,25 điểm)

Hãy mô tả hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có được giao thoa của hai sóng.Câu 3. (1,75 điểm)

Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.Câu 4. (2,0 điểm)

Một lò xo có độ cứng k = 20N/m, có chiều dài tự nhiên 20cm treo thẳng đứng. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m = 100g. Từ VTCB nâng vật lên một đoạn 5cm rồi buông nhẹ, chọn chiều dương hướng xuống, lấy g = .

a) Viết phương trình dao động điều hòa của vật?b) Tính chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất khi vật dao động?

c) Tính lực cực đại và cực tiểu tác dụng lên điểm treo lò xo?Câu 5. (1,25 điểm)

Một sợi dây đàn hồi dài 2 m có hai đầu cố định. Khi kích thích cho 1 điểm trên sợi dây dao động với tần số 100Hz thì trên dây có sóng dừng, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là bao nhiêu?

Câu 6. (2,5 điểm)

Cho đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết , . Đặt vào hai đầu đoạn

mạch một điện áp . Công suất trên toàn đoạn mạch là P = 45W. Điện trở R có giá trị bằng bao nhiêu?5. Đáp án và hướng dẫn chấma) Đáp án của đề kiểm tra.

Câu hỏi Nội dung kiến thức Điểm

67

1a - Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của một vật là một hàm côsin (hay hàm sin) của thời gian.- Phương trình của dao động điều hoà có dạng:

x = Acos(t + )

trong đó, x là li độ, A là biên độ của dao động (là một số dương), là pha ban đầu, là tần số góc của dao động, (t + ) là pha của dao động tại thời điểm t.

- Lấy ví dụ: Dao động của quả lắc đồng hồ là một dao động điều hòa hoặc Một vật chuyển động tròn đều thì hình chiếu của nó trên đường kính là một dao động điều

hòa.

0,3

0,3

0,3

Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,25

1b - Phương trình động lực học của dao động điều hoà là

F = ma = kx hay a =

trong đó F là lực tác dụng lên vật m, x là li độ của vật m.Phương trình có thể được viết dưới dạng :

x" = 2x- Phương trình dao động của dao động điều hoà là

với

0,3

0,3

Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,25

2 - Mô tả thí nghiệm: Cho cần rung có hai mũi S1 và S2 chạm nhẹ vào mặt nước. Gõ nhẹ cần rung. Ta quan sát thấy trên mặt nước xuất hiện một loạt gợn sóng ổn định có hình các đường hypebol với tiêu điểm là S1 và S2.- Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng khi gặp nhau thì có những điểm chúng luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm chúng luôn luôn triệt tiêu lẫn nhau.- Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa là trong môi trường truyền sóng có hai sóng kết hợp và các phần tử sóng có cùng phương dao động.- Hiện tượng giao thoa là một hiện tượng đặc trưng của sóng. Quá trình vật lí nào gây ra được hiện tượng giao thoa cũng là một quá trình sóng.

0,2

0,2

0,2

0,2

Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,45

68

3 - Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện không đồng bộ ba pha dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và tác dụng của từ trường quay.- Một khung dây dẫn đặt trong từ trường quay, thì khung sẽ quay theo từ trường đó với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường. Động cơ hoạt động theo nguyên tắc này gọi là động cơ không đồng bộ.- Khi khung dây dẫn đặt trong từ trường quay thì từ thông qua khung dây biến thiên, trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Từ trường tác dụng một ngẫu lực lên khung dây làm khung dây quay. Theo định luật Len-xơ, chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung phải có tác dụng làm quay khung theo chiều từ trường quay để chống lại sự biến thiên từ thông của từ trường qua khung dây. Kết quả là khung quay nhanh dần đuổi theo tốc độ quay của từ trường. Tuy nhiên khi tốc độ góc của khung dây tăng lên thì tốc độ biến thiên từ thông qua khung sẽ giảm đi, do đó cường độ của dòng điện cảm ứng, đồng thời momen lực từ cũng sẽ giảm đi. Cho đến khi momen lực từ vừa đủ cân bằng với momen lực cản của các lực cản và ma sát thì khung sẽ quay đều. Tốc độ góc của khung nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay.

- Trong động cơ không đồng bộ ba pha, từ trường quay được tạo nên bởi dòng điện ba pha chạy trong các cuộn dây stato.

0,3

0,3

0,3

0,3

Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0.55

4a- Tần số góc: (rad/s)

- Độ giãn của lò xo khi treo vật vào: =

- Vì buông nhẹ nên A = x = = 5cm;

Khi t = 0 thì x = - -5 = 5cos cos = -1 = (rad)

- Phương trình dao động: x = Acos( )cm => Vậy x = 5cos(10)cm

0,2

0,2

0,2

0,2

Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày phần a) 0,2

4b Chiều dài lò xo khi vật dao động: l = l0+ +x

- Chiều dài lớn nhất khi vật dao động: lmax = l0+ +A = 20+5+5 = 30cm

- Chiều dài nhỏ nhất khi vật dao động: lmim = l0+ -A = 20+5-5 = 20cm

0,2

0,2

4c Lực tác dụng lên điểm treo lò xo: F = k| +x|

- Lực cực đại tác dụng lên điểm treo: Fmax = k( +A) = 20(0,05+0,05) = 2(N)

- Lực cực tiểu tác dụng lên điểm treo lò xo: vì A = nên Fmin = 0

0,2

0,2

Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày phần b,c 0,2

69

5- Hai đầu cố định

- Suy ra

- Tốc độ của sóng truyền trên sợi dây: = 100cm/s

0,25

0,25

0,25

Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,5

6 - Cảm kháng:

- Dung kháng:

- Công suất trên mạch điện:

0,5

0,5

0,5

Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,5

b) Hướng dẫn chấm.Để chấm bài tự luận, không giống như bài kiểm tra trắc nghiệm, người chấm cần

phải thống nhất các ý cho điểm của từng câu về kiến thức, kỹ năng và phương pháp tư duy của HS. Thông thường chấm chung 5 đến 10 bài làm căn cứ để thống nhất cho điểm.

70

RUBRIC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Đề số 3)(Hướng dẫn cho điểm)

Môn Vật lí Lớp 12

Nội dung Mức độ

Tiêu chí(10-9 điểm) (8-7 điểm) (6-5 điểm) (4-3 điểm) (2-1 điểm)

Câu 1(1,25 điểm)

Kiến thức

- Nêu được đầy đủ nội dung như đáp án 4 ý.- Lấy được 1 ví dụ điển hình. (0,75đ)

- Bộc lộ được nội dung 4 ý.- Lấy được 1 ví dụ đúng. (0,5đ)

- Bộc lộ được nội dung 3 ý.- Lấy được 1 ví dụ (0,35đ)

- Bộc lộ được nội dung 2 ý(0,25đ)

- Bộc lộ nội dung 1 ý(0,15đ)

Tư duy

Có phương pháp trả lời hệ thống, khoa học. Ví dụ cụ thể, điển hình. (0,25đ)

Có phương pháp trả lời khoa học. Ví dụ cụ thể. (0,2)

Có phương pháp trả khoa học. Ví dụ chưa được điển hình. (0,15)

Phương pháp trả lời chưa khoa học. Ví dụ chưa đúng.(0,1)

Chưa có phương pháp Ví dụ chưa có. (0,đ)

Kỹ năngLập luận lô gíc. Trình bày đẹp, khoa học(0,25đ)

Lập luận lô gíc. Trình bày được.(0,2đ)

Lập luận lô gíc. Trình bày chưa khoa học. (0,15đ)

Lập luận chưa tốt. Trình bày vụng. (0,1đ)

Lập luận và trình bày chưa được. (0đ)

Câu 2(1,25 điểm)

Kiến thức- Nêu được đầy đủ nội dung như đáp án 4 ý.(0,75đ)

- Bộc lộ được nội dung 4 ý.(0,5đ)

- Bộc lộ được nội dung 3 ý.(0,35đ)

- Bộc lộ được nội dung 2 ý(0,25đ)

- Bộc lộ nội dung 1 ý(0,15đ)

Tư duyCó phương pháp trả lời hệ thống, khoa học. (0,25đ)

Có phương pháp trả lời khoa học. (0,20đ)

Có phương pháp trả khoa học.(0,15đ)

Phương pháp trả lời chưa khoa học. (0,10đ)

Chưa có phương pháp. (0,đ)

Kỹ năngLập luận lô gíc. Trình bày đẹp, khoa học.(0,25đ)

Lập luận lô gíc. Trình bày được. (0,20đ)

Lập luận lô gíc. Trình bày chưa khoa học. (0,15đ)

Lập luận chưa tốt. Trình bày vụng.(0,10đ)

Lập luận và trình bày chưa được.(0đ)

Câu 3(1,75 điểm)

Kiến thức- Nêu được đầy đủ nội dung như đáp án 4 ý.(1,25đ)

- Bộc lộ được nội dung 4 ý.(1,0đ)

- Bộc lộ được nội dung 3 ý.(0,75đ)

- Bộc lộ được nội dung 2 ý(0,5đ)

- Bộc lộ nội dung 1 ý(0,25đ)

Tư duyCó phương pháp trả lời hệ thống, khoa học. (0,25đ)

Có phương pháp trả lời khoa học. (0,2đ)

Có phương pháp trả khoa học. (0,15)

Phương pháp trả lời chưa khoa học. (0,10)

Chưa có phương pháp. (0,đ)

Kỹ năng Lập luận lô gíc. Trình bày đẹp, khoa học

Lập luận lô gíc. Trình bày được

Lập luận lô gíc. Trình bày chưa khoa

Lập luận chưa tốt. Trình bày vụng

Lập luận và trình bày chưa được.

71

(0,25đ) (0,2đ) học. (0,15đ) (0,10đ) (0đ)Câu 4(2,0

điểm)

Kiến thức Xác định được đúng các bước.Giải đúng đáp số 8 ý. (1,6đ)

Giải đúng đáp số 6 hoặc 7 ý.(1,35đ)

Giải đúng được 3 hoặc 5 ý. (1,0đ)

Giải đúng được 1 hoặc 2 ý.(0,75đ)

Giải sai(0đ)

Tư duy Phương pháp đúng, hay.(0,2đ)

Phương pháp đúng(0,15đ)

Phương pháp hình thành chưa đầy đủ(0,10đ)

Chưa có phương pháp đúng(0,05đ)

Sai lệch phương pháp(0đ)

Kỹ năng Lập luận logíc. Trình bày sạch đẹp, khoa học.(0,2đ)

Lập luận logíc. trình bày chưa khoa học.(0,15đ)

Lập luận vụng về. Trình bày chưa khoa học(0,10đ)

Lập luận vụng về. không biết cách trình bày(0,05đ)

Lập luận sai. hoặc trình bày chưa được(0đ)

Câu 5(1,25 điểm)

Kiến thức Xác định được đúng các bước.Giải đúng đáp số 3 ý. (0,75đ)

Giải đúng đáp số 3 ý(0,65đ)

Giải đúng được 2 ý(0,5đ)

Giải đúng được 1 ý. (0,25đ)

Giải sai(0đ)

Tư duy Phương pháp đúng, hay.(0,25đ)

Phương pháp đúng(0,2đ)

Phương pháp hình thành chưa đầy đủ(0,15đ)

Chưa có phương pháp đúng(0,10đ)

Sai lệch phương pháp(0đ)

Kỹ năng Lập luận logíc. Trình bày sạch đẹp, khoa học.(0,25đ)

Lập luận logíc. trình bày chưa khoa học.(0,2đ)

Lập luận vụng về. Trình bày chưa khoa học. (0,15đ)

Lập luận vụng về. không biết cách trình bày.(0,10đ)

Lập luận sai. hoặc trình bày chưa được.(0đ)

Câu 6(2,5

điểm)

Kiến thức Xác định được đúng các bước.Giải đúng đáp số 3 ý. (0,75đ)

Giải đúng đáp số 3 ý(0,65đ)

Giải đúng được 2 ý(0,5đ)

Giải đúng được 1 ý. (0,25đ)

Giải sai(0đ)

Tư duy Phương pháp đúng, hay.(0,25đ)

Phương pháp đúng(0,2đ)

Phương pháp hình thành chưa đầy đủ(0,15đ)

Chưa có phương pháp đúng(0,10đ)

Sai lệch phương pháp(0đ)

Kỹ năng Lập luận logíc. Trình bày sạch đẹp, khoa học.(0,25đ)

Lập luận logíc. trình bày chưa khoa học.(0,2đ)

Lập luận vụng về. Trình bày chưa khoa học(0,15đ)

Lập luận vụng về. không biết cách trình bày(0,10đ)

Lập luận sai. hoặc trình bày chưa được(0đ)

72

Phần thứ baHƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Thư viện câu hỏi, bài tập là tiền đề để xây dựng Ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc dạy và học của các thày cô giáo và học sinh, đặc biệt là để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong khuôn khổ phần viết này chúng tôi nêu một số vấn đề về Xây dựng Thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet.

Mục đích của việc xây dựng Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet là nhằm cung cấp hệ thống các câu hỏi, bài tập có chất lượng để giáo viên tham khảo trong việc xây dựng đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Các câu hỏi của thư viện chủ yếu để sử dụng cho các loại hình kiểm tra: kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì; dùng cho hình thức luyện tập và ôn tập. Học sinh có thể tham khảo Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet để tự kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và năng lực học; các đối tượng khác như phụ huynh học sinh và bạn đọc quan tâm đến giáo dục phổ thông tham khảo.

Trong những năm qua một số Sở GDĐT, phòng GDĐT và các trường đã chủ động xây dựng trong website của mình về đề kiểm tra, câu hỏi và bài tập để giáo viên và học sinh tham khảo. Để Thư viện câu hỏi, bài tập của các trường học, của các sở GDĐT, Bộ GDĐT ngày càng phong phú cần tiếp tục tổ chức biên soạn, chọn lọc câu hỏi, đề kiểm tra có phần gợi ý trả lời; qui định số lượng câu hỏi và bài tập, font chữ, cỡ chữ; cách tạo file của mỗi đơn vị.

Trên cơ sở nguồn câu hỏi, bài tập từ các Sở và các nguồn tư liệu khác Bộ GDĐT đã và đang tổ chức biên tập, thẩm định, đăng tải trên website của Bộ GDĐT và hướng dẫn để giáo viên và học sinh tham khảo sử dụng.

Để xây dựng và sử dụng thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet đạt hiệu quả tốt nên lưu ý một số vấn đề sau:

1. Về dạng câu hỏi Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách

quan (nhiều lựa chọn, điền khuyết, đúng sai, ghép đôi..). Ngoài các câu hỏi đóng (chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận), có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm.

2. Về số lượng câu hỏi Số câu hỏi của một chủ đề của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tương

ứng với một chương trong SGK, bằng số tiết của chương đó theo khung phân phối

73

chương trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết. Hàng năm tiếp tục bổ sung để số lượng câu hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn.

Đối với từng môn tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận.

Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) thì tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ, nhưng cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế.

Việc xác định chủ đề, số lượng và loại hình câu hỏi nên được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với khung phân phối chương trình, các chương, mục trong sách giáo khoa, quy định về kiểm tra định kì và thường xuyên.

Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn KT, KN của mỗi chủ đề trong chương trình GDPT.

Mỗi môn cần thảo luận để đi đến thống nhất về số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề.

3. Yêu cầu về câu hỏi Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT do

Bộ GDĐT ban hành, đáp ứng được yêu cầu về: lí thuyết, thực hành, kĩ năng của một môn học hoặc tích hợp nhiều môn học. Các câu hỏi đảm bảo được các tiêu chí đã nêu ở Phần thứ nhất (trang 20).

Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học. Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu. Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

4. Định dạng văn bản Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ. Về

font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu:

BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi : ______MÔN HỌC: _____________

Thông tin chung* Lớp: ___ Học kỳ: ______* Chủ đề: _____________________________

74

* Chuẩn cần đánh giá: _____________

KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ

5. Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ

thông đối với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và phù hợp với sách giáo khoa.

Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước I.Ví dụ minh họa:

SỐ LƯỢNG TỐI THIỂU CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (Học kì I lớp 12 môn Vật lí theo chương trình chuẩn)

Chủ đề Nội dung kiểm tra(theo Chuẩn KT, KN)

Nhận biết(cấp độ 1)

Thông hiểu(cấp độ 2)

Vận dụng cấp độ thấp(cấp độ 3)

Vận dụng cấp độ cao(cấp độ 4)

Cộng

TN TL TN TL TN TL TN TLChủ đề I: Sóng cơ1. Dao động điều hòa

Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì

6 6 12

Phát biểu được định nghĩa dao động điều hòa.

1 1 2

2. Con lắc lò xo

Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa.

1 1 2

Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo.

2 2 4

Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc lò xo.

2 2 4

Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật.

4 4 8

Biết cách lập phương trình dao 4 4 8

75

động, tính chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc lò xo.Giải được những bài toán về dao động của con lắc lò xo.

4 4 2 2 12

3. Con lắc đơn

Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc đơn.

2 2 4

Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc đơn.

2 2 4

Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

2 2 4

Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật.

4 4 8

Biết cách lập phương trình dao động, tính chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc đơn.

4 4 8

Giải được những bài toán về dao động của con lắc đơn.

4 4 2 2 12

4. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức

Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.

3 3 6

Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.

3 3 6

Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

1 1 2

5. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen.

Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen

2 2 4

Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương dao động.

4 4 8

Biểu diễn được dao động điều hòa bằng vectơ quay

2 2 4

Giải được các bài toán về tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương dao động.

4 4 4 4 16

6. Xác định được chu kì

Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí thí nghiệm.

1 1 2

76

dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.

Biết cách tiến hành thí nghiệm. 2 2 4

Biết tính toán các số liệu thu được để đưa ra kết quả thí nghiệm.

1 1 1 1 4

Cộng Chủ đề I 10 10 18 18 37 37 9 9 148

Chủ đề II: Sóng cơ và sóng âm1. Sóng cơ

Nêu được sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang là gì.

3 3 6

Nêu được ví dụ về sóng dọc và sóng ngang.

2 2 4

Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.

5 5 10

Viết được phương trình sóng. 1 1 22. Sự giao thoa

Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng.

2 2 4

Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây.

1 1 2

Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng bằng phương pháp sóng dùng.

2 2 4

Giải được các bài toán về giao thoa.

4 4 2 2 12

3. Sóng dừng

Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để có sóng dừng khi đó.

2 2 4

Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây.

1 1 2

Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng bằng phương pháp sóng dùng.

2 2 4

Giải được các bài toán về sóng dừng.

4 4 2 2 12

4. Đặc Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ 4 4 8

77

trưng vật lí của âm

âm, siêu âm là gì.Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm.

2 2 4

Nêu được các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các họa âm).

3 3 6

Trình bày được sơ lược về âm cơ bản và các họa âm.

2 2 4

5. Đặc trưng sinh lí của âm

Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) của âm

3 3 6

Nêu được ví dụ để minh họa cho khái niệm âm sắc.

2 2 4

Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng.

1 1 2

Cộng Chủ đề II 7 7 28 28 11 11 4 4 100

Chủ đề III: Dòng điện xoay chiều1. Đại cương về dòng điện xoay chiề

Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời.

2 2 4

Phát biểu được định nghĩa và viết công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện, của điện áp.

3 3 6

2. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp

Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với giá trị hiệu dụng và độ lệch pha).

4 4 8

Nêu được những đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện

2 2 4

Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.

2 2 4

Viết các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này.

2 2 4

Biết cách tính các đại lượng trong công thức của định luật Ôm cho mạch điện RLC nối tiếp và trường hợp trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

2 2 4

Biết cách lập biểu thức của cường độ dòng điện tức thời hoặc điện áp tức thời cho mạch RLC nối tiếp

2 2 4

78

Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp

4 4 2 2 12

3. Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất

Viết được công thức tính công suất điện và công thức tính hệ số công suất của mạch RLC nối tiếp

2 2 4

Nêu lí do tại sao cần phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện.

1 1 2

Biết cách tính các đại lượng trong công thức công suất điện.

2 2 4

Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.(Bài toán công suất).

2 2 1 1 6

4. Máy biến áp

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.

1 1 2

Biết cách tính các đại lượng trong các công thức của máy biến áp.

2 2 4

5. Máy phát điện xoay chiều

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.

1 1 2

6. Động cơ không đồng bộ ba pha

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.

1 1 2

7. Khảo sát mạch RLC nối

tiếp

Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí thí nghiệm.

1 1 2

Biết cách tiến hành thí nghiệm 2 2 4Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả.

1 1 1 1 4

Cộng Chủ đề III 0 0 20 20 19 19 4 4 86

Cộng Học kì I 34 132 134 34 334

Tỉ lệ % Học kì I 10,2 % 39,5 % 40,1 % 10,2 % 100%

Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi ? Cách thức đảm bảo câu hỏi được bảo mật ?

Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.

Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi.

79

- Thiết kế một hệ thống thư viện câu hỏi trên máy tính - Cách thức bảo mật thư viện câu hỏi - Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi - Cách thức xây dựng đề kiểm tra - Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng- Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏi

6. Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi Đối với giáo viên: tham khảo các câu hỏi, xem xét mức độ của câu hỏi so với

chuẩn cần kiểm tra để xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập, hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với học sinh: truy xuất các câu hỏi, tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân.

Đối với phụ huynh học sinh: truy xuất các câu hỏi sao cho phù hợp với chương trình các em đang học và mục tiêu các em đang vươn tới, giao cho các em làm và tự đánh giá khả năng của các em đối với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó có thể chỉ ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho các em.

80

Phần thứ tưHƯỚNG DẪN TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

I. Những hướng dẫn triển khai tập huấn

- Nội dung và hình thức tập huấn ở các địa phương cần tiến hành như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn cho giáo viên cốt cán.

- Cần nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu)

- Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)…

- Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV, giảng viên nói ít, tạo điều kiện cho tất cả GV đều được suy nghĩ và trình bày ý kiến thảo luận.

- Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn.

- Phát huy tính chủ động sáng tạo của GV trong đợt tập huấn.

- Trên cơ sở của chuẩn kiến thức, kĩ năng và quá trình dạy học, GV biết cách xây dựng ma trận và ra đề kiểm tra đánh giá theo chuẩn của chương trình.

Toàn bộ tài liệu của Bộ đã trang bị cho HV là những tài liệu để tập huấn. Căn cứ vào tài liệu này, HV vận dụng cho phù hợp với từng địa phương của mình. Cụ thể:

1. Đối với cán bộ quản lí.

- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành trong chương trình SGK. PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.

- Nắm vững yêu cầu dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.

- Có biện pháp quản lí và thực hiện đổi mới PPDH và KT-ĐG có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra đánh giá, thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Động viên khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả việc xây dựng Thư viện câu hỏi và biên soạn đề kiểm tra, đồng thời phê bình những GV chưa tích cực.

81

2. Đối với giáo viên

- Dựa theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng; chú trọng rèn luyện kỹ năng cho HS ngay từ trong giờ dạy ở trên lớp. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK. Đồng thời tích cực tham gia xây dựng Thư viện câu hỏi, biết cách biên soạn đề kiểm tra thường xuyên và định kì.

- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, mô tả chi tiết các yêu cầu cần kiểm tra để xây dựng ma trận và biên soạn đề kiểm tra một cách tự giác, có hiệu quả.

- Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần biên soạn các câu hỏi từ dễ đến khó phù hợp với đối tượng học sinh của mình, củng cố và vận dụng ngay trong giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời hướng dẫn cho HS tự học và rèn luyện ở nhà.

- Trong việc dạy học và KT-ĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, GV cần chú trọng không những đổi mới PPDH mà còn chú trọng đến việc biên soạn đề kiểm tra có sự hỗ trợ tích cực các ứng dụng của công nghệ thông tin một cách hợp lí.

II. Kế hoạch tập huấn tại địa phương (Bản tham khảo)

KẾ HOẠCHBỒI DƯỠNG GV VỀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

VÀ XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI MÔN VẬT LÍ CẤP THPT

(Thời gian 3 ngày)Ngày thứ nhất:

Thời gian

Nội dung Phương pháp

Người thực hiện

Điều kiện vật chất

Sáng - Tìm hiểu thực trạng DH và KT-ĐG, ra đề kiểm tra môn VL ở trường THPT. Thảo luận.- Lí do phải hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN.- Mục tiêu, KH và nội dung của

Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.

Giảng viênCác nhómHọc viên

ProjectorCác slide Giấy A4, A0 Bút dạ

82

đợt tập huấn- Tìm hiểu cấu trúc của tài liệu tập huấn (Sử dụng các kỹ thuật học tập tích cực)

Chiều

Giới thiệu các Quy trình biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN của môn học.Thảo luận.(Sử dụng các kỹ thuật học tập tích cực)

Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.

Giảng viênCác nhómHọc viên

ProjectorCác slide Giấy A4Phô tô tài liệuSGK VL 12CT VL 12

Ngày thứ hai

Thời gian

Nội dung phương pháp

Người thực hiện

Điều kiện vật chất

Sáng

Tìm hiểu Khung ma trận đề kiểm tra. Các kỹ thuật xây dựng khung ma trận đề kiểm tra 1 tiết và KT học kì.Thảo luận.(Sử dụng các kỹ thuật học tập tích cực)

Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.

Giảng viênCác nhómHọc viên

ProjectorCác slide Giấy A4, A0 Bút dạPhô tô tài liệuSGK VL 12CT VL 12

Chiều

Thực hành: Biên soạn đề kiểm tra 1 tiết và Học kì II lớp 12 THPT.(Các nhóm làm việc riêng)(Sử dụng các kỹ thuật học tập tích cực)

Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.

Giảng viênCác nhómHọc viên

ProjectorCác slide Giấy A4, A0 Bút dạPhô tô tài liệuSGK VL 12CT VL 12

Ngày thứ ba

83

Thời gian

Nội dung phương pháp

Người thực hiện

Điều kiện vật chất

Sáng

- Hướng dẫn xây dựng Thư viện câu hỏi, cách sử dụng và bảo quản. - Thảo luận qui trình ra đề và đề kiểm tra của các nhóm.( Thảo luận toàn lớp)(Sử dụng các kỹ thuật học tập tích cực)

Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.

Giảng viênCác nhómHọc viên

ProjectorCác slide Giấy A4, A0 Bút dạPhô tô tài liệuSGK VL 12CT VL 12

Chiều

- Thảo luận qui trình ra đề và đề kiểm tra của các nhóm.( Thảo luận toàn lớp) (Sử dụng các kỹ thuật học tập tích cực)- Triển khai KH tập huấn tại địa phương- Tổng kết lớp học

Nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi.Chia nhóm thảo luận, vấn đáp.

Giảng viênCác nhómHọc viên

ProjectorCác slide Giấy A4, A0 Bút dạPhô tô tài liệuSGK VL 12CT VL 12

CÂU HỎI THU HOẠCH1. Đ/c hãy nêu mục đích, những yêu cầu và ý nghĩa của việc biên soạn đề kiểm tra và

xây dựng Thư viện câu hỏi đối với môn học?2. Trình bày tóm tắt quy trình biên soạn một đề kiểm tra của môn học? Trong đó việc

thực hiện bước nào là khâu quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng bài kiểm tra?3. Trình bày các biện pháp để xây dựng và sử dụng Thư viện câu hỏi trong các trường

THPT?4. Thực hành: Xây dựng Thư viện câu hỏi và biên soạn các đề kiểm tra 1 tiết, đề kiểm

tra học kì được quy định trong Chương trình môn học.5. Hằng năm, Tổ chuyên môn và GV phải làm gì để nâng cao chất lượng đề kiểm tra

và chất lượng câu hỏi và bài tập của Thư viện câu hỏi?

84

PHỤ LỤCPhụ lục I. THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPChủ đề I: DAO ĐỘNG CƠ

A. CÂU HỎI CẤP ĐỘ 1, 2 (Ở môn Vật lí nên gộp 2 cấp độ này cho dễ thực hiện)

1.1. Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà.

1.1.1. Phát biểu định nghĩa dao động điều hòa. Viết phương trình, giải thich các đại lượng có trong phương trình.1.1.2. Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa dao động điều hòa và dao động tuần hoàn.

1.1.3. Phương trình tổng quát của dao động điều hoà có dạng làA. x = Acotg(ωt + φ). B. x = Atg(ωt + φ).C. x = Acos(ωt + φ). D. x = Acos(ωt2 + φ).

1.1.4. Dao động thẳng điều hòa có A. quỹ đạo là một đoạn thẳng.B. tốc độ thay đổi đều theo thời gian. C. gia tốc tỉ lệ với thời gian.D. quỹ đạo là một đường hình sin.

1.2. Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì.

1.2.1. Trình bày về li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì.

1.2.2. Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổiA. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ.

C. lệch pha so với li độ. D. lệch pha π/4 so với li độ.

1.2.3. Vận tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổiA. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ.C. lệch pha vuông góc so với li độ. D. lệch pha π/4 so với li độ.

1.3. Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà.

1.3.1. Nêu quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa.1.3.2. Nếu khối lượng tăng 4 lần và biên độ giảm 2 lần thì cơ năng con lắc lò xo thay đổi như thế nào?1.3.3. Khảo sát định tính sự biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa của con lắc lò xo?1.3.4. Cơ năng của một con lắc lò xo tỉ lệ thuận với

85

A. li độ dao động. B. biên độ dao động.C. bình phương biên độ dao động. D. tần số dao động.

1.3.5. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

1.4. Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn.

1.4.1. Thiết lập phương trình dao động của con lắc lò xo dao động theo phương ngang.

1.4.2. Thiết lập phương trình dao động của con lắc đơn.

1.4.3. Nghiệm nào sau đây không phải là nghiệm của phương trình x” + ω2x = 0?A. x = Asin(ωt + φ). B. x = Acos(ωt + φ).C. x = A1sinωt + A2cosωt. D. x = Atsin(ωt + φ).

1.4.4. Một vật dao động điều hoà có phương trình: x = Acos(t + )cm thì gốc thời gian

chọn làA. Lúc vật có li độ x = A. B. Lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương.C. Lúc vật có li độ x = A. D. Lúc vật đi qua VTCB theo chiều âm.

1.4.5. Chọn câu phát biểu sai. A. Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng.B. Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo không phụ thuộc vào biên độ dao

động.C. Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài dây

treo.D. Con lắc đơn dao động điều hòa nếu bỏ qua ma sát và lực cản môi trường.

1.4.6. Con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T. Khi nhiệt độ môi trường tăng thì chu kỳ dao động của con lắc sẽ

A. tăng vì chiều dài dây treo tăng.B. giảm vì chiều dài dây treo giảm.C. không xác định được vì thiếu dữ kiện.D. không đổi vì chu kỳ con lắc không phụ thuộc nhiệt độ.

1.4.7. Chu kỳ dao động con lắc lò xo tăng 2 lần khi A. biên độ tăng 2 lần.

86

B. độ cứng lò xo giảm 2 lần.C. khối lượng vật nặng tăng 4 lần.D. khối lượng vật nặng giảm 2 lần.

1.5. Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.1.5.1. Viết công thức tính chu kì và tần số dao động của cơn lắc đơn.1.5.2. Viết công thức tính chu kì và tần số dao động của cơn lắc lò xo.1.5.3. Nêu ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.1.5.4. Chọn câu phát biểu sai.

A. Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo tỉ lệ với căn bậc hai của khối lượng.B. Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo không phụ thuộc vào biên độ dao

động.C. Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài dây

treo.D. Con lắc đơn dao động điều hòa nếu bỏ qua ma sát và lực cản môi trường.

1.5.5. Con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T. Khi nhiệt độ môi trường tăng thì chu kỳ dao động của con lắc sẽ

A. tăng vì chiều dài dây treo tăng.B. giảm vì chiều dài dây treo giảm.C. không xác định được vì thiếu dữ kiện.D. không đổi vì chu kỳ con lắc không phụ thuộc nhiệt độ.

1.5.6. Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vàoA. khối lượng của con lắcB. điều kiện kích thích ban đầu cho con lắc dao độngC. biên độ dao động của con lắcD. chiều dài dây treo con lắc

1.5.7. Tại một nơi xác định, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ T, khi chiều dài con lắc tăng 4 lần thì chu kỳ con lắc

A. không đổi. B. tăng 16 lần. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần.1.6. Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen.

1.6.1. Trình bày phương pháp giản đồ Fre-nen.

1.6.2. Lấy một ví dụ và biểu diễn dao động điều hoà bằng vectơ quay.

1.7. Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động.

87

1.7.1. Tổng hợp hai dao dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số bằng phương pháp vectơ quay.1.7.2. Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, cùng pha có biên độ là A1 và A2 với A2 = 3A1. Tính biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên.1.7.3. Cho hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình:

, . Biên độ dao động tổng hợp có giá trị cực đại khi độ lệch của hai dao động thành phần có giá trị là

A. . B. .

C. . D. hoặc .

1.8. Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.

1.8.1. Phát biểu các định nghĩa: dao động riêng, dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức.1.8.2. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là

A. do trọng lực tác dụng lên vật. B. do lực căng dây treo. C. do lực cản môi trường. D. do dây treo có khối lượng đáng kể.1.8.3. Chọn phát sai?

A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực ma sát của môi trường ngoài là nhỏD. Khi hệ dao động cưỡng bức sẽ dao động với tần số riêng của hệ.

1.8.4. Tìm phát biểu sai. Ở dao động duy trì A. năng lượng cung cấp được điều khiển bởi chính hệ tắt dần.B. lực ngoài tác dụng lên hệ là lực không đổi.C. chu kỳ dao động bằng chu kỳ riêng.D. biên độ dao động không đổi.

1.8.5. Dụng cụ (dưới đây) có ứng dụng dao động duy trì làA. hộp cộng hưởng. B. bộ giảm xóc.C. tần số kế. D. đồng hồ quả lắc.

1.8.6. Con lắc đơn dao động tắt dần trong không khí là do A. lực cản không khí.B. thành phần tiếp tuyến quỹ đạo của trọng lực.C. nhiệt độ môi trường.D. lực căng dây.

88

1.9. Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

1.9.1. Hiện tượng cộng hưởng là gì? Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Lấy một vài ví dụ về hiện tượng cộng hưởng có lợi và có hại.1.9.2. Dao động cưỡng bức là dao động của một vật được duy trì với biên độ không đổi nhờ tác dụng của ngoại lực tuần hoàn

A. điều hoà. B. tự do. C. tắt dần D. cưỡng bức.

1.9.3. Phát biểu nào dưới đây về dao động cưỡng bức là sai?A. Nếu ngoại lực cưỡng bức là tuần hoàn thì trong thời kì đầu dao động của con lắc là tổng hợp dao động riêng của nó với dao động của ngoại lực tuần hoàn.B. Sau một thời gian dao động còn lại chỉ là dao động của ngoại lực tuần hoànC. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.D. Để trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng lên con lắc dao động một ngoại lực không đổi.

1.9.4. Các dụng cụ sau đây ký hiệu là : I-Bộ giảm xóc ; II-Tần số kế ; III-Hộp cộng hưởng. Các dụng cụ đồng thời ứng dụng hiện tượng cộng hưởng là

A. I và III. B. II và III.C. I và II. D. I , II và III.

1.9.5. Ở dao động cưỡng bức tần số dao độngA. bằng tần số ngoại lực, biên độ phụ thuộc biên độ ngoại lực.B. phụ thuộc tần số ngoại lực, biên độ bằng biên độ ngoại lực.C. bằng tần số ngoại lực, biên độ bằng biên độ ngoại lực.D. phụ thuộc tần số ngoại lực, biên độ phụ thuộc biên độ ngoại lực.

1.10. Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.1.10.1 Nêu đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và dao động duy trì.1.10.2 Phân biệt dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và dao động duy trì.1.10.3. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.B. Nguyên nhân của dao động tắt dần là do ma sát.C. Trong dầu, thời gian dao động của vật kéo dài hơn so với khi vật dao động trong không khí.D. Dao động tắt dần có chu kỳ không đổi theo thời gian.

1.10.4. Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi?A. Quả lắc đồng hồ.

89

B. Khung xe ô tô sau khi qua chỗ đường giồng.C. Con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm. D. Con lắc đơn trong phòng thí nghiệm.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Ở CẤP ĐỘ 3, 4 (Ở môn Vật lí nên gộp 2 cấp độ này cho dễ thực hiện)1.11. Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn.1.11.1. Một lò xo có độ cứng k = 20N/m, có chiều dài tự nhiên 20cm treo thẳng đứng. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m = 100g. Từ VTCB nâng vật lên một đoạn 5cm rồi buông nhẹ, chọn chiều dương hướng xuống, lấy g = .

a) Viết phương trình dao động điều hòa của vật.b) Tính lực hướng về cực đại.c) Tính chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất khi vật dao động.

d) Tính lực cực đại và cực tiểu tác dụng lên điểm treo lò xo.1.11.2. Một vật khối lượng m = 100g được gắn vào đầu 1 lò xo nằm ngang. Kéo vật cho lò xo dãn ra 10cm rồi buông nhẹ cho dao động, vật dao động với chu kỳ T = 1(s), lấy

, chọn chiều dương ngược chiều lệch vật, gốc thời gian lúc vật bắt đều dao động.a) Viết biểu thức dao động điều hòa.b) Tính cơ năng của con lắc.c) Tính động năng của vật khi có ly độ x = 5cm.

1.11.3. Một con lắc đơn dài 20cm vật nặng 100g dao động tại nơi có g = 9,8m/s2. Ban đầu người ta lệch vật khỏi phương thẳng đứng một góc 0,1rad rồi truyền cho vật một vận tốc 14cm/s về vị trí cân bằng(VTCB). Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua VTCB lần thứ hai, chiều dương là chiều lệch vật.

a) Tính chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn.

b) Viết phương trình dao động của vật lúc đó.

c) Tính cơ năng của con lắc.1.11.4. Một con lắc đơn có dây dài l = 20cm, vật nặng có khối lượng 50g. Kéo con lắc khỏi phương thẳng đứng một góc 0 = 60 rồi thả nhẹ. Coi con lắc dao động điều hoà, Lấy g = 9,8m/s2.

a) Viết phương trình li độ góc của con lắc đơn chọn gốc thời gian lúc vật bắt đầu dao động, chiều dương là chiều lệch vật, gốc tọa độ tại VTCB.

A

O

0

P

τ

90

b) Tính cơ năng của con lắc. c) Tính vận tốc và lực căng của dây treo khi con lắc qua vị trí cân bằng.1.11.5. Một con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 100N/m. Đưa vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn x0 = 2cm rồi truyền cho vật vận tốc ban đầu v0 = 20.π cm/s theo chiều dương trục toạ độ (lấy π2 = 10). Phương trình dao động của con lắc là

A. x = 2 cos(10πωt - π/4) cm. B. x = 2 cos(10πωt + π/4) cmC. x = cos(10πωt + π/4) cm. D. x = cos(10πωt - π/4) cm.

1.11.6. Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo được giữ chuyển động đầu dưới theo vật nặng có khối lượng m, lò xo có độ cứng K, khi vật ở vị trí cân bằng thì lò xo giản 4cm. Kéo vật rời khỏi VTCB theo phương thẳng đứng hướng xuống một đoạn 2cm, truyền cho nó vận tốc p (cm/s) theo phương thẳng đứng hướng lên. Chọn gốc thời gian là lúc thả vật, gốc toạ độ là VTCB, chiều dương hướng lên, lấy . Phương trình dao động của vật là

A. x = 4cos(5πt - 2 ) cm. B. x = 4cos(5πt +2 ) cm.

C. x = 2cos(5πt +2 ) cm. D. x = 2cos(5πt +2 ) cm.

1.11.7. Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo được giữ chuyển động đầu dưới theo vật nặng có khối lượng m, lò xo có độ cứng K, khi vật ở vị trí cân bằng thì lò xo giản 4cm. Kéo vật rời khỏi VTCB theo phương thẳng đứng hướng xuống một đoạn 2cm, truyền cho nó vận tốc p (cm/s) theo phương thẳng đứng hướng lên. Chọn gốc thời gian là lúc thả vật, gốc toạ độ là VTCB, chiều dương hướng lên, lấy . Khi đi qua vị trí mà lò xo giãn 1 cm thì vận tốc của vật là

A. cm/s. B. m/s. C. cm/s. D. cm/s.

1.11.8. Khi treo vật m vào lò xo thì lò xo giãn ra . Từ VTCB O kéo vật xuống theo phương thẳng đứng một đoạn 20cm rồi buông nhẹ để vật dao động điều hòa. Chọn gốc tọa độ thời gian là lúc vật qua VTCB theo chiều dương hướng xuống. Lấy . Phương trình chuyển động của vật là

A. . B. .

C. . D. .

1.11.9. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật nặng có khối lượng m = 250g. Chọn trục tọa độ Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại VTCB, kéo vật xuống dưới vị trí lò xo dãn 6,5cm thả nhẹ vật dao động điều hòa với năng lượng là 80mJ. Lấy gốc thời gian lúc thả, . Phương trình dao động của vật là

91

A. . B. .

C. . D. .

1.11.10. Một con lắc đơn chiều dài 20cm dao động với biên độ góc 60 tại nơi có g = 9,8m/s2. Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí có li độ góc 30 theo chiều dương thì phương trình li giác của vật là

A. = cos(7pt+ ) rad. B. = cos(7t ) rad.

C. = cos(7t ) rad. D. = sin(7t+ ) rad.

1.11.11. Một con lắc đơn có = 61,25cm treo tại nơi có g = 9,8m/s2. Kéo con lắc khỏi phương thẳng đứng đoạn 3cm, về phía phải, rồi truyền cho nó vận tốc 16cm/s theo phương vuông góc với sợi dây về vị trí cân bằng. Coi đoạn trên là đoạn thẳng. Vận tốc của con lắc khi vật qua VTCB là

A. 20cm/s. B. 30cm/s. C. 40cm/s. D. 50cm/s.1.11.12. Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2πt)cm, chu kì dao động T của chất điểm là

A. 1s. B. 2s. C. 0,5s. D. 10s.

1.11.13. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4cos(5pt )cm. Biên độ dao

động và pha ban đầu của vật là

A. 4cm và rad. B. 4cm và rad .

C. 4cm và rad D. 4cm và rad.

1.11.14.Hai dao động đồng pha có độ lệch pha bằng bội số A. lẻ của . B. nguyên của π.C. chẵn của π. D. lẻ của π.

1.11.15. Cho hai dao động điều hoà : x1 = A1cos , x2 = A2cos . Hai dao

động trên A. ngược pha. B. cùng pha.C. lệch pha nhau . D. lệch pha nhau .

1.11.16. Cho hai dao động cùng phương x1 = A1cosωt , x2 = A2cos và x = x1 + x2

thì biên độ của x là A. A = . B. A = A1 + A2.

92

C. A = . D. A = .1.11.17. Cho hai dao động điều hoà cùng phương : x1 = A1cosωt, x2 = – A2cosωt, nếu A1 ≠ A2 thì dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là

A. A = . B. A = A1 + A2.C. A = 0. D. A = .

1.11.18. Hai dao động điều hòa cùng phương và đồng pha có biên độ A1 = 3 cm và A2 = 4 cm. Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ bằng

A. 1 cm. B. 12 cm. C. 5 cm. D. 7 cm.1.11.19. Hai dao động điều hoà x1 và x2, cùng phương có biên độ A1 = 3 cm và A2 = 4 cm . Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ A = 5 cm , với k Z , thì độ lệch pha của x1 và x2 là

A. . B. 2kπ. C. (2k + 1)π. D. .1.11.20. Cho hai dao động cùng phương : x1 = A1cosωt và x2 = – A2cosωt, với A1 < A2, dao động tổng hợp của hai dao động trên có pha ban đầu là

A. π rad. B. 0. C. rad. D. – rad.

1.11.21. Cho x1 = 6cos cm , x2 = 2 cos cm và x = x1 + x2 thì

A. x = 2 cos cm . B. x = 2 cos cm .

C. x = 2cos cm . D. x = 2cos cm .

1.11.22. Cho hai dao động cùng phương : x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2), dao động tổng hợp của hai dao động là x = x1 + x2 = Acos(ωt + φ). Biểu thức nào dưới đây sai?

A. Asinφ = A1sinφ1 + A2sinφ2 . B. Acosφ = A1cosφ1 + A2cosφ2 .C. Atanφ = A1tanφ1 + A2tanφ2 . D. A2 = A1

2 + A22 + 2A1A2cos(φ1 – φ2) .

1.11.23. Cho giản đồ vec tơ như hình vẽ, trong đó các vec tơ lần lượt biểu diễn các dao động x1, x2 và x = x1 + x2. Cho

biết x2 = 4cosωt(cm), α = 300 và vuông góc thì

A. x = 4 cos cm. B. x = 4 cos cm.

C. x = 8cos cm. D. x = 8cos cm.

1.11.24. Cho dao động điều hòa có phương trình li độ x = 3cost(cm), tại thời điểm t = 0 vectơ Fre-nen biểu diễn dao động trên, hợp với trục chuẩn Ox một góc bằng

A. 0 rad. B. rad. C. rad. D. – rad.

α

1A2A

A

93

1.11.25. Cho biết x1 = 4cos cm, x2 = A2cos(ωt + φ2) và x = x1 + x2 = 6cos

cm thì

A. x2 = 10cos cm. B. x2 = 2cos cm.

C. x2 = 10cos cm. D. x2 = 2cos cm.

1.12. Biểu diễn được một dao động điều hoà bằng vectơ quay.

1.12.1. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình:

x1=4cos(100pt+ )cm, x2 = 4cos(100pt+ )cm. Hãy biểu diển dao động tổng hợp bằng

phương pháp véctơ quay.1.12.2. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình:x1 =

A1cos(20t+ )cm, x2 = 3cos(20t+ )cm.

a) Biết vận tốc cực đại của vật là 140cm/s. Tính biên độ A1 của dao động thứ nhất.b) Hãy biểu diễn dao động tổng hợp bằng phương pháp vectơ quay.

1.12.3. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình: x1 =

A1cos(20t+ )cm, x2 = 3cos(20t+ )cm, Biết vận tốc cực đại của vật là 140cm/s. Pha

ban đầu của vật làA. 420. B. 320. C. 520. D. 620.

1.12.4. Hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình lần lượt là x1 =

5cos( cm; x2 = 5cos( cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ

A. 5 cm. B. 5 cm. C. 10cm. D. 5 cm.1.12.5. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số

50Hz, biên độ và pha ban đầu lần lượt là:A1 = 6cm, A2 = 6cm, 1 = 0, 2 = rad.

Phương trình dao động tổng hợp là

A. x = 6 cos(50pt + )cm. B. x = 6cos(100pt + )cm.

C. x = 6 cos(100pt )cm. D. x = 6 cos(50pt )cm.

1.12.6. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số f,

biên độ và pha ban đầu lần lượt là:A1 = 5cm, A2 = 5 cm, 1 = rad, 2 = . Phương

trình dao động tổng hợp là

94

A. x = 15cos(2pft + )cm. B. x = 10cos(2pft )cm.

C. x = 10cos(2pft )cm. D. x = 5cos(2pft +5 )cm.

1.13. Xác định chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.

1.13.1. Nêu cách xác định chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng phương pháp thí nghiệm.

1.13.2. Dùng con lắc dài hay ngắn sẽ cho kết qủa chính xác hơn khi xác định gia tốc rơi tự do g tại nơi làm thí nghiệm.1.13.3. Khi gắn quả nặng m1 vào một lò xo, nó dao động với chu kì T1 = 1,2s. Khi gắn quả nặng m2 vào một lò xo, nó dao động với chu kì T2 = 1,6s. Khi gắn đồng thời m1 và m2

vào lò xo đó thì chu kì dao động T của chúng sẽ là A. 1s. B. 2s. C. 3 s. D. 4s.

1.13.4. Người ta tiến hành thí nghiệm đo chu kì con lắc đơn có chiều dài 1m tại một nới trên Trái Đất. Khi cho con lắc thực hiện 10 dao động mất 20s (lấy = 3,14). Chu kì dao động của con lắc và gia tốc trọng trường của Trái Đất tại nơi làm thí nghiệm là A. 4 s; 9,86m/s2. B. 2 s; 9,86m/s2. C. 2 s; 9,96m/s2. D. 4s; 9,96m/s2.

Chủ đề II. SÓNG CƠA. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CẤP ĐỘ 1, 2.2.1. Phát biểu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang.

2.1.1. Sóng cơ học là gì? Giải thích sự tạo thành sóng trên mặt nước.

2.1.2. Sóng ngang là gì? Sóng dọc là gì? Lấy ví dụ.2.1.3. Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là sai?

A. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục.B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.

2.2. Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.

95

2.2.1. Nêu các định nghĩa về: biên độ, chu kì, tốc độ truyền sóng, bước sóng. Viết hệ thức liên hệ giữa chu kì, tần số, tốc độ và bước sóng.2.2.2. Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức

A. λ = vf. B. λ = v/f. C. λ = 2vf. D. λ = 2v/f.2.2.3. Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ là không đúng?

A. Chu kì của sóng chính bằng chu kì dao động của các phần tử dao động.B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.

2.3. Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì.

2.3.1. Trình bày các khái niệm về sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm. Môi trường truyền âm, môi trường cách âm là gì.

2.3.2. Chọn phát biểu đúng. Âm thanhA. chỉ truyền trong chất khí.B. truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí.C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không.D. không truyền được trong chất rắn.

2.3.3. Siêu âm là âm thanhA. tần số lớn hơn tần số âm thanh thông thường.B. cường độ rất lớn có thể gây điếc vĩnh viễn.C. tần số trên 20.000HzD. truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm thanh thông thường.

2.3.4. Chọn phát biểu sai?A. Sóng âm là những sóng cơ học dọc lan truyền trong môi trường vật chất, có tần số

từ 16Hz đến 20.000Hz và gây ra cảm giác âm trong tai con người.B. Sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm, về phương diện vật lí có cùng bản chất.C. Sóng âm truyền được trong mọi môi trường vật chất đàn hồi kể cả chân không.

D. Tốc độ truyền âm trong chất rắn thường lớn hơn trong chất lỏng và trong chất khí.2.4. Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm là gì và đơn vị đo mức cường độ âm.

2.4.1. Thế nào là cường độ âm, mức cường độ âm?

96

2.4.2. Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là

A. cường độ âm. B. độ to của âm.

C. mức cường độ âm. D. năng lượng âm.

2.4.3. Cường độ âm được xác định bởi A. áp suất tại một điểm trong môi trường khi có sóng âm truyền qua B. năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương

truyền âm trong một đơn vị thời gian. C. bình phương biên độ âm tại một điểm trong môi trường khi có sóng âm truyền

qua.D. năng lượng sóng âm truyền qua trong một giây.

2.5. Nêu được ví dụ để minh hoạ cho khái niệm âm sắc. Trình bày được sơ lược về âm cơ bản, các hoạ âm.

2.5.1. Nêu ví dụ để minh hoạ cho khái niệm âm sắc. Trình bày sơ lược về âm cơ bản, họa âm.

2.5.2. Hai nhạc cụ phát ra hai âm cơ bản có cùng tần số và cùng cường độ âm. Người ta phân biệt được âm thanh do hai nhạc cụ đó phát ra là nhờ vào đặc tính sính lí của âm đó là

A. mức cường độ âm. B. âm sắc.C. độ to của âm. D. độ cao và độ to của âm.

2.6. Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) và các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các hoạ âm) của âm.

2.6.1. Trình bày các đặc trưng sinh lý và các đặc trưng vật lí của âm.

2.6.2. Trình bày đồ thị dao động âm là gì.

2.6.3. Âm sắc làA. màu sắc của âm thanh.B. một tính chất của âm giúp ta phân biệt các nguồn âm.C. đặc trưng của âm dựa vào tần số và dạng đồ thị của âmD. một tính chất vật lí của âm.2.7. Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng.

2.7.1. Mô tả và giải thích thí nghiệm hiện tượng giao thoa của hai sóng kết hợp.

97

2.7.2. Mô tả hình dạng các vân giao thoa đối với sóng trên mặt chất lỏng.

2.7.3. Nêu điều kiện để có giao thoa sóng nước.

2.7.4. Hai sóng kết hợp là hai sóngA. có chu kì bằng nhau.B. có tần số gần bằng nhau.C. có tần số bằng nhau và độ lệch pha không đổi theo thời gian.D. có bước sóng bằng nhau.

2.7.5. Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phảiA. có cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha.B. có cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian.C. có cùng tần số và cùng pha.D. Cùng tần số và hiệu pha không đổi theo thời gian.

2.8. Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để khi đó có sóng dừng.

2.8.1. Mô tả hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây.

2.8.2. Nêu điều kiện để có sóng dừng trên dây.

2.8.3. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng

A. hai lần bước sóng. B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng.

2.8.4. Trong hiện tượng giao thoa sóng, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực tiểu giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp tới là: (với k )

A. . B. .

C. . D. .

2.8.5. Một sợi dây đàn hồi có đầu A được gắn cố định. Cho đầu dây B dao động với tần số f thì thấy có sóng truyền trên sợi dây trên dây với tốc độ v. Khi hình ảnh sóng ổn đinh thì xuất hiện những điểm luôn dao động với biên độ cực đại và có những điểm không dao động. Nếu coi B dao động với biên độ rất nhỏ thì chiều dài sợi dây là l luôn bằng

A. k . B. kvf. C. k với k N*. D. (2k + 1) với k N

2.9. Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm.98

2.9.1.Nêu vai trò của bầu đàn và các dây đàn của chiếc đàn ghi – ta.

2.9.2. Nêu tác dụng của hộp cộng hưởng âm.

2.9.3. Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụngA. làm tăng độ cao và độ to của âm.B. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.C. vừa khuếch đại âm vừa tạo ra âm sắc riêng của nhạc cụ.D. tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo.

B. CÂU HỎI CẤP ĐỘ 3, 4.

2.10. Viết được phương trình sóng.

2.10.1. Một sóng cơ học lan truyền với tốc độ 1m/s. Phương trình sóng của một điểm O trên phương truyền đó là: . Viết phương trình sóng tại điểm M nằm sau O và cách O một đoạn 25cm.

2.10.2. Sóng truyền trên mặt nước với tốc độ 80cm/s. Hai điểm A và B trên phương truyền sóng cách nhau 10cm, sóng truyền từ A đến M rồi đến B. Điểm M cách A một

đoạn 2cm có phương trình sóng là uM = 2cos(40 t +3 )cm. Viết phương trình sóng tại

A và B.2.10.3. Hai điểm A và B (AB = 10cm) trên mặt chất lỏng dao động theo cùng phương trình. uA = uB = 2cos(100 t)cm, với tốc độ truyền sóng trên mặt nước 100cm/s. Viết phương trình sóng của điểm M ở trên đường trung trực của AB.

2.10.4. Một sóng ngang truyền từ M đến O rồi đến N cùng trên một phương truyền sóng

với tốc độ 18m/s, MN = 3m, MO = NO. Phương trình sóng tại O là uO = 5cos(4 t )cm

thì phương trình sóng tại M và N là

A. uM = 5cos(4 t )cm và uN = 5cos(4 t + )cm.

B. uM = 5cos(4 t + )cm và uN = 5cos(4 t )cm.

C. uM = 5cos(4 t + )cm và uN = 5cos(4 t )cm.

D. uM = 5cos(4 t )cm và uN = 5cos(4 t + )cm.

2.10.5. Trong hiện tượng giao thoa sóng nước hai nguồn sóng A, B giống nhau dao động với phương trình u = 2cos20 t (cm). Tốc độ truyền sóng trên sợi dây v = 60cm/s.

99

Khoảng cách hai nguồn là 15cm. Phương trình sóng tại một điểm M nằm trên đoạn thẳng nối hai nguồn cách hai nguồn những đoạn d1 và d2 là

A. 4cos cos(20 t–2,5 )cm. B. 2cos sin(20 t– 3,75 )cm.

C. 4cos cos(20 t–2,5 )cm. D. 4cos sin(20 t–3,75 )cm.

2.11. Giải được các bài toán đơn giản về giao thoa và sóng dừng.

2.11.1. Một sợi dây đàn hồi dài 2 m có hai đầu cố định. Khi kích thích cho 1 điểm trên sợi dây dao động với tần số 100Hz thì trên dây có sóng dừng, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là bao nhiêu?

2.11.2. Trên mặt nước có hai nguồn sóng cơ học dao động với phương trình u1 =

5sin(1000 t+ )cm và u2 = 5sin(1000 t5 )cm. Biết tốc độ truyền sóng bằng 20m/s.

Gọi O là trung điểm khoảng cách giữa hai nguồn. Điểm M nằm trên đường thẳng nối hai nguồn cách O đoạn 12cm sẽ dao động thế nào?2.11.3. Tại hai điểm S1, S2 cách nhau 10cm trên mặt nước dao động cùng tần số 50Hz,cùng pha cùng biên độ, tốc độ truyền sóng trên mặt nước 1m/s. Trên S1S2 có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại và không dao động?2.11.4. Một sợi dây đầu A cố định, đầu B dao động với tần số 100Hz, = 130cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 40m/s. Trên dây có bao nhiêu nút sóng và bụng sóng:

A. 6 nút sóng và 6 bụng sóng. B. 7 nút sóng và 6 bụng sóng. C. 7 nút sóng và 7 bụng sóng. D. 6 nút sóng và 7 bụng sóng.

2.11.5. Một sợi dây đàn hồi dài 2 m có hai đầu cố định. Khi kích thích cho 1 điểm trên sợi dây dao động với tần số 100Hz thì trên dây có sóng dừng, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 100 m/s. B. 60 m/s. C. 80 m/s. D. 40 m/s.2.11.6. Hai điểm A, B trên mặt nước dao động cùng tần số 15Hz, cùng biên độ và ngược pha nhau, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 22,5cm/s, AB = 9cm. Trên mặt nước số gợn lồi quan sát được trừ A, B là:

A. có 13 gợn lồi. B. có 12 gợn lồi. C. có 10 gợn lồi. D. có 11 gợn lồi.2.11.7. Tại hai điểm A và B (AB = 16cm) trên mặt nước dao động cùng tần số 50Hz, cùng pha nhau, tốc độ truyền sóng trên mặt nước 100cm/s . Số vân cực đại trên mặt chất lỏng có thể quan sát được là

A. 13. B. 10. C. 12 . D. 11.

100

2.11.8. Hai điểm M và N (MN = 20cm) trên mặt chất lỏng dao động cùng tần số 50Hz, cùng pha, tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. Trên MN số điểm không dao động là:

A. 18 điểm. B. 19 điểm. C. 21 điểm. D. 20 điểm.2.11.9Một dây đàn hồi hai đầu cố định có xuất hiện sóng dừng với một bụng sóng. Biết tần số sóng là 440 Hz và tốc độ truyền sóng trên dây là 264 m/s. Chiều dài sợi dây bằng

A. 0,6 m. B. 0,3 m. C. 0,15 m. D. 0,9 m.2.11.10. Trong thí nghiệm sóng dừng trên một sợi dây mềm, người ta đo được khoảng cách giữa 4 nút sóng liên tiếp là 0,6 m khi tần số dao động của dây là 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây có giá trị

A. 32 m/s. B. 16 m/s. C. 12 m/s. D. 36 m/s.2.11.11. Trên sợi dây mềm dài 0,8 m có một hệ sóng dừng với 3 nút sóng kể cả hai đầu dây. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 60 m/s. Tần số dao động của dây là

A. 50 Hz. B. 112,5 Hz. C. 75 Hz. D. 150 Hz.2.11.12. Trong thí nghiệm sóng dừng trên dây mềm có hai đầu cố định, người ta thấy có 5 bụng sóng xuất hiện khi tần số dao động của dây là 50 Hz. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 16 m/s. Chiều dài sợi dây có giá trị

A. 0,40 m. B. 0,64 m. C. 0,60 m. D. 0,80 m.2.11.13. Một dây mềm dài 72 cm có một đầu cố định và một đầu tự do. Khi dây dao động với tần số 25 Hz thì xuất hiện sóng dừng. Biết tốc độ truyền sóng là 8 m/s. Nếu không kể

bụng ở đầu tự do thì số bụng sóng xuất hiện trên dây là

A. 8. B. 6. C. 3. D. 4.2.11.14. Một dây đàn hồi dài 40 cm có hai đầu cố định có sóng dừng với hai bụng sóng. Bước sóng có giá trị

A. 0,4 m. B. 0,8 m. C. 0,2 m. D. 0,6 m.2.12. Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây.

2.12.1. Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây.

2.12.2. Sóng dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng là vìA. sóng dừng xuất hiện do sự chồng chất của các sóng có cùng phương truyền sóngB. sóng dừng xuất hiện do gặp nhau của các sóng phản xạC. sóng dừng là sự giao thoa một sóng tới và một sóng phản xạ trên cùng phương truyền sóng.D. sóng dừng là giao thoa của hai sóng có cùng tần số.

2.12.3. Khi có sóng dừng trên dây khoảng cách giữa 2 nút (hoặc 2 bụng) liên tiếp bằngA. bước sóng.B. nửa bước sóng.

101

C. phần tư bước sóng.D. hai bước sóng.

2.12.4. Khi có sóng dừng trên dây khoảng cách giữa một nút và một bụng sóng liên tiếp bằng

A. phần tư bước sóng.B. nửa bước sóng.C. bước sóng.D. ba phần tư bước sóng.

2.13. Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền âm bằng phương pháp sóng dừng.

2.13.1. Trình bày cách xác định vận tốc truyền sóng bằng hiện tượng sóng dừng.

2.13.2. Nêu cách xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng bằng phương pháp sóng dừng.2.13.3. Trong thí nghiệm với con lắc đơn để xác định gia tốc trọng trường, người ta tính g

theo công thức . Trong đó đại lượng a là

A. hệ số góc của đường biểu diễn T = F(l).B. gia tốc của vật nặng.C. khoảng cách của vật nặng đến mặt sàn.D. hệ số góc của đường biểu diễn T2 = F(l).

Chủ đề III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀUA. CÂU HỎI CẤP ĐỘ 1,2.

3.1. Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời.

3.1.1. Dòng điện xoay chiều là gì? Viết biểu thức dòng điện và điện áp xoay chiều? Nêu ý nghĩa các đại lượng.

3.1.2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Điện áp biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.B. Dòng điện có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.C. Suất điện động biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.D. Dòng điện và điện áp xoay chiều luôn biến thiên điều hoà cùng pha với nhau.

102

3.1.3. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có tính chất nào sau đây?A. Chiều dòng điện thay đổi tuần hoàn theo thời gian.B. Cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian.C. Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.

D. Chiều và cường độ thay đổi đều đặn theo thời gian.

3.2. Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện, của điện áp.

3.2.1. Nêu định nghĩa cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều? Biểu thức điện áp và suất điện động hiệu dụng?

3.2.2. Vì sao người ta thường sử dụng các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều và hiệu điện thế xoay chiều?

3.2.3. Chọn một trong các cụm từ sau để điền vào chỗ trống sao cho đúng nghĩa: Cường độ dòng điện............. của dòng điện xoay chiều là cường độ dòng điện không đổi khi qua cùng vật dẫn trong cùng thời gian làm toả ra cùng nhiệt lượng như nhau.

A. hiệu dụng. B. tức thời. C. không đổi. D. tại thời điểm bất kỳ.3.2.4. Chọn phát biểu đúng khi nói về cường độ dòng điện hiệu dụng

A. Giá trị của cường độ hiệu dụng được tính bởi công thức I = I0

B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ dòng điện không đổi.C. Cường độ hiệu dụng không đo được bằng ampe kế.D. Giá trị của cường độ hiệu dụng đo được bằng ampe kế.

3.3. Viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này.

3.3.1. Trình bày mối quan hệ của điện áp và dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trỏ thuần. Viết biểu thức định luật ôm cho trường hợp này.

3.3.2. Trình bày mối quan hệ của điện áp và dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện. Viết biểu thức định luật ôm cho trường hợp này.

3.3.3. Trình bày mối quan hệ của điện áp và dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm. Viết biểu thức định luật ôm cho trường hợp này.

3.3.4. Chọn phát biểu đúng khi nói về mạch điện xoay chiều có điện trở.

103

A. Nếu điện áp ở hai đầu điện trở có biểu thức thì biểu thức dòng điện qua điện trở là .

B. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp hiệu dụng được biểu diễn theo

công thức U = .

C. Dòng điện qua điện trở và điện áp hai đầu điện trở cùng pha.D. Pha của dòng điện qua điện trở luôn bằng không.

3.3.5. Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch sẽ

A. sớm pha so với dòng điện. B. trễ pha so với dòng điện.

C. trễ pha so với cường độ dòng điện. D. sớm pha so với dòng điện.

3.3.6. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC thì

A. độ lệch pha của và u là .

B. nhanh hơn pha của i một góc .

C. nhanh hơn pha của i một góc .

D. nhanh hơn pha của i một góc .

3.3.7. Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50 Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 thì

A. phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.B. phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.C. phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện.D. phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm.

3.4. Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với giá trị hiệu dụng và độ lệch pha).

3.4.1. Viết các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng.

3.4.2. Trình bày mối quan hệ của điện áp và dòng điện trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Viết biểu thức định luật ôm cho trường hợp này.

104

3.4.3. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC. Nếu tăng tần số của điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì

A. dung kháng tăng. B. cảm kháng tăng.C. điện trở tăng. D. dung kháng giảm và cảm kháng tăng.

3.4.4. Trong mạch RLC nối tiếp thì tổng trở Z phụ thuộcA. L, C và . B. R, L, C. C. R, L, C và . D. , R.

3.4.5. Đặt điện áp xoay chiều u = U0cost vào hai đầu đoạn mạch không phân nhánh gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L mà ZL = 2R và một tụ điện có

điện dung ` . Khi đó

A. cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch có độ lớn bằng .

B. điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm có trị số bằng U.C. điện áp tức thời hai đầu điện trở thuần luôn bằng điện áp tức thời hai đầu đoạn

mạch.D. điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện có trị số bằng U.

3.4.6. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RC mà RC = 1. Dòng điện qua mạch

A. nhanh pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch góc .

B. nhanh pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch góc .

C. trễ pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch góc .

D. trễ pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch góc .

3.5. Viết được công thức tính công suất điện và tính hệ số công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp.

3.5.1. Viết công thức tính công suất điện và tính hệ số công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp.

3.5.2. Viết công thức tính hệ số công suất của đoạn mạch RLC không phân nhánh. Nêu ý nghĩa của hệ số công suất.

3.5.3. Công suất toả nhiệt trong một mạch điện xoay chiều phụ thuộc vàoA. dung kháng. B. cảm kháng. C. điện trở. D. tổng trở.

105

3.5.4. Công thức nào sau đây dùng để tính hệ số công suất k của đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp nhau ?

A. B.

C. D.

3.5.5. Chọn câu trả lời sai. Công suất tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều gồm RLC không phân nhánh là

A. công suất tức thời. B. P = UIcos.C. P = RI2. D. công suất trung bình trong một chu kì.

3.5.6. Phát biểu nào là sai khi nói về ý nghĩa của hệ số công suất?A. Để tăng hiệu quả sử dụng điện năng, chúng ta phải tìm cách nâng cao hệ số công suất.B. Hệ số công suất càng lớn thì khi U,I không đổi công suất tiêu thụ của mạch điện càng lớn.C. Trong các thiết bị điện người ta nâng cao hệ số công suất để giảm cường độ chạy trong mạch.D. Hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí của mạch điện càng lớn.

3.6. Nêu được lí do tại sao cần phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện.

3.6.1. Vì sao người ta phải tăng hệ số công suất của mạch điện?

3.6.2. Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos( t+ ) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C Cho biến thiên sao cho

. Ta kết luận rằngA. tổng trở của mạch cực đại và bằng điện trở thuần.

B. công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại và bằng .

C. cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch dạt cực đại và bằng .

D. công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại và bằng .

3.6.3. Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm một biến trở và tụ điện có điện dung C điện áp xoay chiều u = U0cos( t+ ). Điều chỉnh biến trở có giá trị R sao cho RC = 1. Khi đó

106

A. công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị cực đại và bằng .

B. dòng điện biến thiên nhanh pha hơn điện áp góc .

C. điện áp hai đầu tụ điện bằng điện áp hai đầu điện trở thuần.D. công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị cực đại vì khi đó hệ số công suất đạt cực

đại.3.7. Nêu được những đặc điểm của đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

3.7.1. Nêu đặc điểm của đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

3.7.2. Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều có biểu thức . Điều kiện để có cộng hưởng điện trong mạch là

A. LC = R B. C. D.

3.7.3. Chọn câu trả lời sai. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC với cos = 1 khi và chỉ khi:

A. B. P = U.I . C. Z = R. D.

B. CÂU HỎI CẤP ĐỘ 3, 4.

3.8. Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.

3.8.1. Vẽ giản đồ vevcto Fre-xnen của mạch RLC mắc nối tiếp? Từ đó viết công thức độ lệch pha của điện áp so với dòng điện và công thức tính điện áp hai đầu mạch?

3.8.2. Cho mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với C= (F), đặt vào hai đầu mạch điện một hiệu điện thế u = 220 cos100 t (V). Biểu thức của dòng điện i trong mạch là

A. i = 22 cos(100 t + ) . B. i = 22 cos(100 t ) .

C. i = 2,2 cos(100 t + ) . D. i = 2,2 cos(100 t ) .

3.9. Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.

107

3.9.1. Cho mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. R = 40 ; L = H; C =

F. Đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế có biểu thức u = 120 cos100 t (V). Viết

biểu thức dòng điện i chạy trong mạch.

3.9.2. Cho mạch điện không phân nhánh RLC: R = 100, cuộn dây thuần cảm có L =

0,318H, tụ điện có C = mF. Biểu thức biểu thức cường độ dòng điện chạy qua mạch

là:i = cos(100pt+ ) A. Viết biểu thức điện áp hai đầu mạch.

3.9.3. Cuộn dây có điện trở trong 40 có độ tự cảm H. Hai đầu cuộn dây có một

điện áp xoay chiều u = 120 cos(100pt )V. Viết biểu thức dòng điện chạy qua cuộn

dây.

3.9.4. Cho mạch điện không phân nhánh RLC. Biết R = 80, cuộn dây có điện trở 20, có độ tự cảm L = 0,636H, tụ điện có điện dung C = 31,8mF. Điện áp hai đầu mạch là u

= 200cos(100pt ) V.

a) Tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của mạch.

b) Viết biểu thức cường độ dòng điện chạy qua mạch điện.

3.9.5. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều

có tần số 50 Hz. Biết điện trở thuần R = 25Ω, cuộn dây thuần cảm có L = H.

a) Tính cảm kháng của đoạn mạch.

b) Để điện áp ở hai đầu đoạn mạch trễ pha so với cường độ dòng điện thì điện dung

của tụ điện là bao nhiêu?

3.9.6. Cho cuộn dây có điện trở trong 30 độ tự cảm H mắc nối tiếp với tụ điện có C

= F. Khi điện áp hai đầu mạch là: 60 cos100ptV.

a) Tính tổng trở của mạch.b) Tính điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện và cuộn dây.

108

R L,rC

A BN MHình 4

3.9.7. Đặt một điện áp vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh

với R,C không đổi và . Khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử R, L, C

bằng nhau.

a) Tính cảm kháng của đoạn mạch.

b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.

3.9.8. Một bóng đèn nóng sáng có điện trở R được nối vào một mạng điện xoay chiều

220V-50Hz nối tiếp với một cuộn dây có độ tự cảm và điện trở r = 5 . Biết

cường độ dòng điện qua mạch là 4,4A.

a) Tính điện trở R.

b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.

3.9.9. Mạch điện xoay chiều AB gồm điện trở thuần R = 80Ω nối tiếp với hộp X. Trong hộp X chỉ chứa một phần tử là điện trở thuần R’ hoặc cuộn thuần cảm L, hoặc tụ C.

Điện áp hai đầu mạch là 100 2 s(120 )4

u co t Vpp . Dòng điện qua R có cường độ hiệu

dụng 1 A và trễ pha hơn uAB. Xác định phần tử trong hộp X. Tính giá trị của nó.

3.9.10. Cho mạch điện không phânh nhánh RLC. Biết , . Đặt vào hai

đầu đoạn mạch một điện áp . Công suất trên toàn đoạn mạch là P = 45W. Điện trở R có giá trị bằng bao nhiêu?3.9.11. Cho mạch như hình vẽ. Điện áp hai đầu mạch là

uAB = 100 cos100πt (V); cuộn dây có điện trở trong r = 30Ω;

C = 31,8 μF; L = H. Khi R thay đổi, công suất của mạch đạt giá trị cực đại.

a) Tìm R.b) Tính giá trị cực đại của công suất.3.9.12. Cường độ dòng điện chạy qua một tụ điện có biểu thức

i = 1,5 sin(100pt + ) (A). Biết tụ điện có điện dung C = (F). Điện áp tức thời giữa

hai bản tụ có biểu thức là:

A. u =150sin(100pt ) (V). B. u =125sin(100pt + ) (V).

109

oR

M

LA B

Hình 5.7

o C

C. u =180sin(100pt ) (V). D. u =125sin(100pt ) (V).

3.9.13. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số f = 60 Hz vào hai đầu một cuộn cảm thuần. Người ta thay đổi tần số của điện áp tới giá trị f' thì thấy cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm giảm đi 3 lần. Tần số f' bằng

A. 20 Hz. B. 180 Hz. C. 15 Hz. D. 240 Hz.3.9.14. Khi đặt điện áp một chiều 12 V vào hai đầu của một cuộn dây thì có dòng điện cường độ 0,24 A chạy qua cuộn dây. Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 130V vào hai đầu cuộn dây này thì dòng điện qua cuộn dây có cường độ hiệu dụng 1 A. Khi đó, cảm kháng cuộn dây có giá trị bằng

A. 130 . B. 120 . C. 80 . D. 180 .3.9.15. Một đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng một nửa điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch thì phải điều chỉnh cho L có giá trị là

A. B. C. D.

3.9.16. Cho một đoạn mạch xoay chiều gồm một tụ điện và một điện trở thuần mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và giữa hai đầu tụ điện lần lượt là 34V và 30 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là

A. 4 V. B. 16 V. C. 32 V. D. 64 V.3.9.17. Một đèn sợi đốt ghi 24 V 12 W được mắc vào mạch xoay chiều có điện áp hiệu dụng U = 26 V qua cuộn cảm thuần sao cho đèn sáng bình thường. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm và cảm kháng của nó lần lượt là

A. 2 V ; 4 . B. 24 V ; 48 .C. 5 V ; 10 . D. 10 V; 20 .

3.9.17. Đặt điện áp xoay chiều u = U0cost (U0 và là các hằng số) vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. Người ta điều chỉnh điện trở R cho công suất trên điện trở này đạt cực đại. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị bằng

A. 0. B. . C. . D. 1.

3.9.18. Trong mạch điện như Hình 5.7, L là cuộn cảm thuần. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 110 V vào hai đầu đoạn mạch AB. Biết điện áp giữa các điểm AM, MB lần lượt là U1 = 110 V, U2 = 176 V. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm và điện áp giữa hai đầu điện trở lần lượt là 

A. UR = 66 V ; UL = 88 V.B. UR = 88 V ; UL = 66 V.C. UR = 44 V ; UL = 66 V.D. UR = 66 V ; UL = 44 V.

110

3.9.19. Một đoạn mạch xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 50 mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần và một tụ điện. Biết cường độ dòng điện trên đoạn mạch cùng pha với điện áp u giữa hai đầu đoạn mạch. Nếu dùng dây dẫn nối tắt hai bản tụ điện thì cường

độ dòng điện trong mạch lệch pha so với điện áp u. Tụ điện có dung kháng bằng

A. . B. . C. . D. .3.9.20. Một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp đang có dung kháng lớn hơn cảm kháng. Nếu giảm dần điện trở của đoạn mạch đến 0 thì độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện tiến tới giá trị

A. . B. . C. 0. D. p.

3.9.21. Trong đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp, tần số dòng điện bằng 50 Hz, độ tự cảm của cuộn cảm thuần là Muốn có hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra trong đoạn mạch thì điện dung của tụ điện phải có giá trị là

A. F. B. F. C. F. D. F.

3.9.22. Một đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các phần tử trên lần lượt là 30 V ; 90 V ; 50 V. Hệ số công suất của đoạn mạch là

A. 0,6. B. 0,5. C. 0,8. D. 0,71.3.10. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay chiều ba pha và máy biến áp.

3.10.1. Biến áp có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 100 vòng; điện áp và cường độ ở mạch sơ cấp là 120V, 0,8A. Tính điện áp và công suất ở cuộn thứ cấp.

3.10.2. Cho một máy biến áp có cuộn sơ cấp có 150 vòng, cuộn thứ cấp có 300 vòng. Hai đầu cuộn thứ cấp nối với một cuộn dây có điện trở hoạt động 100Ω, độ tự cảm 1/π H. Hai đầu cuộn sơ cấp được đặt ở điện áp xoay chiều có U1 = 100V có tần số 50Hz. Tính công suất ở mạch thứ cấp.

3.10.3. Một đường dây có điện trở 4Ω dẫn một dòng điện xoay chiều một pha từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Điện áp hiệu dụng ở nguồn điện lúc phát ra là U = 5000V, công suất điện là 500kW. Hệ số công suất của mạch điện là cosφ = 0,8. Có bao nhiêu phần trăm công suất bị mất mát trên đường dây do tỏa nhiệt?3.10.4. Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 1100 vòng dây, mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220 V. ở mạch thứ cấp mắc với bóng đèn có điện áp định mức 12 V. Bỏ qua hao phí của biến áp. Để đèn sáng bình thường thì ở cuộn thứ cấp, số vòng dây phải bằng

A. 100 vòng. B. 50 vòng. C. 60 vòng. D. 120 vòng.3.10.5. Mắc cuộn sơ cấp của một máy biến áp vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220 V, giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện trên cuộn thứ cấp lần

111

lượt là 12 V và 1,65 A. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng trong biến áp. Dòng điện qua cuộn sơ cấp có cường độ hiệu dụng là

A. 0,18 A. B. 0,09 A. C. 0,165 A. D. 30,25 A.3.10.6. Một đường dây có điện trở 4 dẫn một dòng điện xoay chiều một pha từ nguồn điện đến nơi tiêu thụ. Điện áp hiệu dụng giữa hai cực của nguồn là U = 6 kV, công suất nguồn cung cấp là 510 kW. Hệ số công suất của mạnh truyền tải điện là 0,85. Công suất hao phí trên đường dây tải điện là

A. 40 kW. B. 4 kW. C. 16 kW. D. 1,6 kW.3.11. Tiến hành được thí nghiệm để khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp.

3.11.1. Trong ảnh chụp đồng hồ đa năng hiện số có núm xoay để chọn các đại lượng cần đo, các ổ cắm dây đo và các chữ số chỉ phạm vi đo (H.19.3. trang 101 SGKVL 12 chuẩn). Để đo điện trở cở 2200 k ta cần thực hiện những thao tác nào?

3.11.2. Trong ảnh chụp đồng hồ đa năng hiện số có núm xoay để chọn các đại lượng cần đo, các ổ cắm dây đo và các chữ số chỉ phạm vi đo (H.19.3. trang 101 SGKVL 12 chuẩn). Để đo được điện áp xoay chiều cỡ 12,5 V ta cần thực hiện những thao tác nào?

3.11.3. Trong ảnh chụp đồng hồ đa năng hiện số có núm xoay để chọn các đại lượng cần đo, các ổ cắm dây đo và các chữ số chỉ phạm vi đo (H.19.3. trang 101 SGKVL 12 chuẩn). Để đo cường độ dòng điện cỡ 50 mA ta cần thực hiện những thao tác nào?

3.11.4. Đề xuất phương án tiến hành đo các giá trị R, r, L, C của mạch RLC mắc nối tiếp? Và cách tính R, r, L, C?3.11.5. Trong thí nghiệm thực hành với mạch điện RLC nối tiếp, người ta dùng đồng hồ đa năng để đo các giá trị của điện áp trên từng đoạn phần tử, sau đó biểu diễn chúng bằng các vectơ quay tương ứng trên giấy là nhằm tính các giá trị nào sau đây?

A. L, C, R, r, cos. B. L, C, r, cos. C. L, C, R, r. D. L, C, cos.

Phụ lục II. CÁC HOẠT ĐỘNG TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ CỦA TƯ DUY

Phần lớn chúng ta đều cảm nhận được rằng có nhiều cấp độ tư duy khác nhau, từ hời hợt cho đến phức tạp, sâu sắc. Trên cơ sở thang phân loại của Bloom và thang phân loại của Nikko, căn cứ vào các mục tiêu giáo dục, các mục đích học tập khác nhau và cấu trúc của quá trình tiếp thu, ta có thể phân loại thành tư duy thành 4 cấp độ sau đây: cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4.

112

Ý nghĩa quan trọng nhất của thang phân loại tư duy là nó giúp chúng ta hiểu được cấu trúc của quá trình học hỏi, tiếp thu nhận thức của HS. GV cần nắm vững các cấp độ tư duy khác nhau này để kiểm tra, đánh giá tư duy (kiến thức, kỹ năng và thái độ) của HS và mở ra cơ hội để HS biết được khả năng của mình từ đó tự phát triển các kỹ năng tư duy ở cấp độ cao hơn. Chúng ta càng thúc đẩy HS vươn tới tư duy ở cấp độ cao hơn, HS càng tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập và họ sẽ lĩnh hội tốt hơn nội dung học tập, và hiệu quả đào tạo cũng cao hơn. Bảng dưới đây đưa ra một số gợi ý về những yêu cầu kiểm tra đánh giá cho từng cấp độ.

Cấp độ Sự thể hiện Các hoạt động tương ứng

Cấp độ 1

Quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề nội dung.

Liệt kê, định nghĩa, thuật lại, mô tả, nhận dạng, chỉ ra, đặt tên, sưu tầm, tìm hiểu, lập bảng kê, trích dẫn, kể tên, ai, khi nào, ở đâu v.v...

Cấp độ 2

Thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy diễn các

Tóm tắt, mô tả, diễn giải, so sánh tương phản, dự đoán, liên hệ, phân biệt, ước đoán, chỉ ra khác biệt đặc thù, trình bày suy nghĩ, mở rộng, v.v...

113

nguyên nhân, dự đoán các hệ quả.

Cấp độ 3

Sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và lý thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức đã học

Vận dụng, thuyết minh, tính toán, hoàn tất, minh họa, chứng minh, tìm lời giải, nghiên cứu, sửa đổi, liên hệ, thay đổi, phân loại, thử nghiệm, khám phá v.v...

Cấp độ 4

Phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu thành. Sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận.So sánh và phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm, đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ, nhận ra tính chủ quan.Có dấu hiệu của sự sáng tạo.

Phân tích, phân tách, xếp thứ tự, giải thích, kết nối, phân loại, sắp xếp, chia nhỏ, so sánh, lựa chọn, giải thích, suy diễnKết hợp, hợp nhất, sửa đổi, sắp xếp lại, thay thế, đặt kế hoạch, sáng tạo, thiết kế, chế tạo, điều gì sẽ xảy ra nếu?, sáng tác, xây dựng, soạn lập, khái quát hóa, viết lại theo cách khácĐánh giá, quyết định, xếp hạng, xếp loại, kiểm tra, đo lường, khuyến nghị, thuyết phục, lựa chọn, phán xét, giải thích, phân biệt, ủng hộ, kết luận, so sánh, tóm tắt v.v...

Phụ lục 3. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGMÔN VẬT LÍ

A. Khung phân phối chương trìnhLỚP 10

Cả năm: 37 tuần = 70 tiếtHọc kì I: 19 tuần = 36 tiếtHọc kì II: 18 tuần = 34 tiết

HỌC KÌ I

Nội dungTổng

số tiết

Lí thuyết

Thực hành

Bài tập

Chương I. Động học chất điểm 14 10 2 2

114

Chương II. Động lực học chất điểm 11 8 2 1

Chương III. Cân bằng và chuyển động của vật rắn 9 8 1

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương I) 1

Kiểm tra học kì I 1

Tổng số tiết trong học kì 36

HỌC KÌ II

Nội dungTổng

số tiết

Lí thuyết

Thực hành

Bài tập

Chương IV. Các định luật bảo toàn 10 8 2

Chương V. Chất khí 6 5 1

Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học 4 3 1

Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể 12 8 2 2

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương V) 1

Kiểm tra học kì II 1

Tổng số tiết trong học kì 34

LỚP 10 (Nâng cao)Cả năm: 37 tuần = 87 tiếtHọc kì I: 19 tuần = 36 tiếtHọc kì II: 18 tuần = 51 tiết

HỌC KÌ I

Nội dungTổng

số tiết

Lí thuyết

Thực hành

Bài tập

Chương I. Động học chất điểm 17 11 2 4

Chương II. Động lực học chất điểm. Các lực trong cơ học

17 11 2 4

115

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương I) 1

Kiểm tra học kì I 1

Tổng số tiết trong học kì 36

HỌC KÌ II

Nội dungTổng

số tiết

Lí thuyết

Thực hành

Bài tập

Chương III. Tĩnh học vật rắn 8 4 2 2

Chương IV. Các định luật bảo toàn 13 10 3

Chương V. Cơ học chất lưu 3 3

Chương VI. Chất khí 7 5 2

ChươngVII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể 11 8 2 1

Chương VIII. Cơ sở của nhiệt động lực học 6 5 1

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương IV) 1

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương VI) 1

Kiểm tra học kì II 1

Tổng số tiết trong học kì 51

LỚP 11Cả năm: 37 tuần = 87 tiếtHọc kì I: 19 tuần = 35 tiếtHọc kì II: 18 tuần = 35 tiết

HỌC KÌ I

Nội dungTổng

số tiết

Lí thuyết

Thực hành

Bài tập

Chương I. Điện tích. Điện trường 10 7 3

Chương II. Dòng điện không đổi 13 7 2 4116

Chương III. Dòng điện trong các môi trường 10 8 2

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương II) 1

Kiểm tra học kì I 1

Tổng số tiết trong học kì 35

HỌC KÌ II

Nội dungTổng

số tiết

Lí thuyết

Thực hành

Bài tập

Chương III. Dòng điện trong các môi trường (tiếp theo) 2 2

Chương IV. Từ trường 6 4 2

Chương V. Cảm ứng điện từ 6 4 2

Chương VI. Khúc xạ ánh sáng 4 2 2

Chương VII. Mắt. Các dụng cụ quang 15 8 2 5

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương V) 1

Kiểm tra học kì II 1

Tổng số tiết trong học kì 35

LỚP 11 (Nâng cao)Cả năm: 37 tuần = 87 tiếtHọc kì I: 19 tuần = 36 tiếtHọc kì II: 18 tuần = 51 tiết

HỌC KÌ I

Nội dungTổng

số tiết

Lí thuyết

Thực hành

Bài tập

Chương I. Điện tích điện trường 12 8 4

Chương II. Dòng điện không đổi 13 7 2 4117

Chương III. Dòng điện trong các môi trường 9 7 2

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương II) 1

Kiểm tra học kì I 1

Tổng số tiết trong học kì 36

HỌC KÌ II

Nội dungTổng

số tiết

Lí thuyết

Thực hành

Bài tập

Chương III. Dòng điện trong các môi trường (tiếp theo) 7 4 2 1

Chương IV. Từ trường 13 9 2 2

Chương V. Cảm ứng điện từ 8 6 2

Chương VI. Khúc xạ ánh sáng 5 2 3

Chương VII. Mắt. Các dụng cụ quang 15 8 2 5

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương IV) 1

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương VI) 1

Kiểm tra học kì II 1

Tổng số tiết trong học kì 51

LỚP 12Cả năm: 37 tuần = 70 tiếtHọc kì I: 19 tuần = 35 tiếtHọc kì II: 18 tuần = 35 tiết

HỌC KÌ I

Nội dungTổng

số tiết

Lí thuyết

Thực hành

Bài tập

Chương I. Dao động cơ 11 6 2 3118

Chương II. Sóng cơ và sóng âm 8 6 2

Chương III. Dòng điện xoay chiều 14 8 2 4

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương II) 1

Kiểm tra học kì I 1

Tổng số tiết trong học kì 35

HỌC KÌ II

Nội dungTổng

số tiết

Lí thuyết

Thực hành

Bài tập

Chương IV. Dao động và sóng điện từ 5 4 1

Chương V. Sóng ánh sáng 9 5 2 2

Chương VI. Lượng tử ánh sáng 7 5 2

Chương VII. Hạt nhân nguyên tử 9 7 2

Chương VIII. Từ vi mô đến vĩ mô 3 2 1

Kiểm tra 1 tiết (học xong chương V) 1

Kiểm tra học kì II 1

Tổng số tiết trong học kì 35

119

Phụ lục 4: PHIẾU HỌC TẬP

PHIẾU SỐ 1Tính trọng số, phân bổ điểm số cho các chủ đề, cấp độ trong đề kiểm tra 1 tiết, đề

kiểm tra học kì của các lớp theo Khung phân phối chương trình của môn học theo mẫu sau:

Đề kiểm tra:............................ Lớp:..........................Hình thức: .........................................................................................

Chủ đề (chương)

Tổng số tiết

Lí thuyết

Số tiết thực

Trọng số Số câu Điểm số

LT VD LT LT VD VD LT VD

Tổng

PHIẾU SỐ 2Đ/c hãy xây dựng Nội dung ma trận đề kiểm tra 1 tiết hoặc học kì của môn học

(theo phân công của GV).PHIẾU SỐ 3

Đ/c hãy lập bảng mô tả Thư viện câu hỏi và biên soạn câu hỏi theo yêu cầu cần kiểm tra (theo phân công của GV).

PHIẾU SỐ 4Đ/c hãy dựa vào Thư viện câu hỏi biên soạn đề kiểm tra theo khung ma trận (theo

phân công của GV).

120

Phụ lục 5: CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨNMÔN VẬT LÍ LỚP 10 THPT

Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Nêu được chuyển động cơ là gì.

Nêu được chất điểm là gì.Nêu được hệ quy chiếu là gì.Nêu được mốc thời gian là gì.

[Thông hiểu]

2 Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong hệ quy chiếu đã cho.

[Vận dụng]

2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀUStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ 1 Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động

thẳng đều.Nêu được vận tốc là gì.

[Thông hiểu]

2 Lập được phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

3 Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều

[Vận dụng]

3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀUStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Nêu được vận tốc tức thời là gì.

Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều).

[Thông hiểu]

2 Nªu ®îc ®Æc ®iÓm cña vect¬ gia tèc trong chuyÓn ®éng th¼ng nhanh dÇn ®Òu, trong chuyÓn ®éng th¼ng chËm dÇn ®Òu.Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi.

[Thông hiểu]

3 Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at và vËn dông ®îc c¸c c«ng thøc này.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

121

4 Viết được phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều

x = x0 + v0t + at2. Từ đó suy ra công thức tính quãng

đường đi được.

Vận dụng được các công thức : s = v0t + at2,

 = 2as.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

5 Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều. [Vận dụng]4. SỰ RƠI TỰ DO

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Nêu được sự rơi tự do là gì.

Viết được các công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do.

[Thông hiểu]

2 Nªu ®îc ®Æc ®iÓm vÒ gia tèc r¬i tù do. [Thông hiểu]5. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều.

Nêu được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.[Thông hiểu]

2 Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.

[Thông hiểu]

3 Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều.

[Thông hiểu]

4 Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc. [Thông hiểu]5 Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn

đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm.Giải được bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều.

[Thông hiểu]

[Vận dụng]6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Viết được công thức cộng vận tốc . [Thông hiểu]2 Giải được bài tập đơn giản về cộng vận tốc cùng phương

(cùng chiều, ngược chiều).[Vận dụng]

7. SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật

lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối[Thông hiểu]

122

2 Xác định được sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo.

[Thông hiểu]

8. Thực hành: KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO. XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO

Stt Chuẩn KT,KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Xác định được gia tốc của chuyển động thẳng nhanh

dần đều bằng thí nghiệm[Thông hiểu] [Vận dụng]

Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM1. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT

ĐIỂMStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại

lượng vectơ.[Thông hiểu]

2 Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực. [Thông hiểu]3 Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới

tác dụng của nhiều lực.[Thông hiểu]

2. BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠNStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định luật I Niu-tơn [Thông hiểu]2 Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ

về quán tính.Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

3 Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

4 Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức = .

[Thông hiểu]

5 Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

6 Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví

[Thông hiểu] [Vận dụng]

123

dụ cụ thể.7 Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được

các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động. [Vận dụng]

3. LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪNStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ

thức của định luật này.Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản

[Thông hiểu][Vận dụng]

4. LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚCStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực

đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng).[Thông hiểu]

2 Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo.Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập đơn giản về sự biến dạng của lò xo.

[Thông hiểu]

[Vận dụng]

5. LỰC MA SÁTStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Viết được công thức xác định lực ma sát trượt.

Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản.

[Vận dụng]

6. LỰC HƯỚNG TÂMStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là

hợp lực tác dụng lên vật và viết được công thức F =

= m2r

[Thông hiểu]

2 Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.

[Vận dụng]

7. CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANGStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang [Vận dụng]

124

8. Thực hành: ĐO HỆ SỐ MA SÁTStt Chuẩn KT,KN quy định trong chương trình Cấp độ

1 Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm. [Thông hiểu] [Vận dụng]

Chương III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN1. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA

LỰC KHÔNG SONG SONGStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu

tác dụng của hai hoặc ba lực không song song.Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

2 Nêu được trọng tâm của một vật là gì.Xác định được trọng tâm của các vật phẳng, đồng chất bằng thí nghiệm.

[Thông hiểu]

2. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰCStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính

momen của lực và nêu được đơn vị đo momen của lực.[Thông hiểu]

2 Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.

[Thông hiểu]

[Vận dụng]

3. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀUStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được quy tắc xác định hợp lực của hai lực song

song cùng chiều.VËn dông ®îc quy t¾c x¸c ®Þnh hîp lùc song song ®Ó gi¶i c¸c bµi tËp ®èi víi vËt chÞu t¸c dông cña hai lùc

[Thông hiểu]

[Vận dụng]

4. CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ

125

1 Nhận biết được các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của vật rắn.

[Nhận biết] [Vận dụng]

2 Nêu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.

[Nhận biết]

5. CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN.CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH.Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Mức độ 1 Nêu được đặc điểm để nhận biết chuyển động tịnh tiến

của một vật rắn[Thông hiểu]

2 Nªu ®îc, khi vËt r¾n chÞu t¸c dông cña mét momen lùc kh¸c kh«ng, th× chuyÓn ®éng quay quanh mét trôc cè ®Þnh cña nã bÞ biÕn ®æi (quay nhanh dÇn hoÆc chËm dÇn).Nªu ®îc vÝ dô vÒ sù biÕn ®æi chuyÓn ®éng quay cña vËt r¾n phô thuéc vµo sù ph©n bè khèi lîng cña vËt ®èi víi trôc quay.

[Thông hiểu]

6. NGẪU LỰCStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng

của ngẫu lực. Viết được công thức tính momen ngẫu lực.

[Thông hiểu]

Chương IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN1. ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ1 Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị

đo động lượng[Thông hiểu]

2 Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.

[Thông hiểu]

3 Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm.

[Vận dụng]

4 Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. [Thông hiểu]2. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính [Thông hiểu]

126

công.

Vận dụng được các công thức và P = .

[Vận dụng]

3. ĐỘNG NĂNG Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính

động năng. Nêu được đơn vị đo động năng. [Thông hiểu]

4. THẾ NĂNGStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một

vật và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng.

[Thông hiểu]

2 Viết được công thức tính thế năng đàn hồi. [Thông hiểu]5. CƠ NĂNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được biểu thức

của cơ năng.[Thông hiểu]

2 Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiểu]

3 Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật.

[Vận dụng]

Chương V. CHẤT KHÍ1. CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân

tử chất khí.[Thông hiểu]

2 Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng. [Thông hiểu]2. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt [Thông hiểu]2 Vẽ được đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (p, V). [Vận dụng]

3. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được định luật Sác-lơ [Thông hiểu]

127

2 VÏ ®îc ®êng ®¼ng tÝch trong hÖ to¹ ®é (p, T).

[Vận dụng]

4. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một

lượng khí.[Nhận biết]

2 Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng =

hằng số.Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

[Vận dụng]

3 VÏ ®îc ®êng ®¼ng ¸p trong hÖ to¹ ®é (V, T). [Vận dụng]4 Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì. [Thông hiểu]

Chương VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC1. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử

cấu tạo nên vật.[Thông hiểu]

2 Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.

[Nhận biết]

3 Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

2. CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được

hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học U = A + Q. Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.

[Thông hiểu]

2 Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học. [Thông hiểu]

Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ1. CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình [Thông hiểu]

128

về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.2. BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN

Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Phân biệt được biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo. [Thông hiểu]2 Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Húc đối với

biến dạng của vật rắn.[Thông hiểu]

3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Viết được các công thức nở dài và nở khối.

Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

2 Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật

[Thông hiểu]

4. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt. [Thông hiểu]2 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không

dính ướt[Thông hiểu]

3 Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt

[Thông hiểu]

4 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn [Thông hiểu]5 KÓ ®îc mét sè øng dông vÒ hiÖn tîng mao

dÉn trong ®êi sèng vµ kÜ thuËt[Thông hiểu]

5. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤTStt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn Q

= m. Vận dụng được công thức Q = m, để giải các bài tập đơn giản

[Thông hiểu] [Vận dụng]

2 Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà. [Thông hiểu]3 Viết được công thức tính nhiệt hoá hơi Q = Lm.

Vận dụng được công thức Q = Lm để giải các bài tập đơn giản.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

4 Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên [Thông hiểu]129

chuyển động nhiệt của phân tử.5 Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân

bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.[Vận dụng]

6. ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình Cấp độ 1 Nêu được định nghĩa độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm

cực đại của không khí.[Thông hiểu]

2 Nêu được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khoẻ con người, đời sống động, thực vật và chất lượng hàng hoá.

[Thông hiểu]

7. Thực hành: ĐO HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNGStt Chuẩn KT,KN quy định trong chương trình Cấp độ

1 Xác định được hệ số căng bề mặt bằng thí nghiệm [Thông hiểu] [Vận dụng]

CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨNMÔN VẬT LÍ LỚP 11 THPT

Chương I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ1 Nêu được các cách nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và

hưởng ứng).[Thông hiểu]

2 Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.Vận dụng được định luật Cu-lông giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

2. THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron. [Thông hiểu]2 Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích. [Thông hiểu]3 Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng

nhiễm điện.[Vận dụng]

130

3. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì. [Thông hiểu]2 Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường. [Thông hiểu]

4. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN. HIỆU ĐIỆN THẾ

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Nêu được trường tĩnh điện là trường thế. [Thông hiểu]

2 Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.

[Thông hiểu]

3 Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.

[Thông hiểu]

4 Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc theo đường sức của một điện trường đều.

[Vận dụng]

5. TỤ ĐIỆN

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các

tụ điện thường dùng. [Thông hiểu]

2 Phát biểu định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.

[Thông hiểu]

3 Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng.

[Thông hiểu]

Chương II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

1. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Nêu được dòng điện không đổi là gì. [Thông hiểu]2 Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì. [Thông hiểu]3 Nêu được cấu tạo chung của các nguồn điện hoá học (pin,

acquy).[Thông hiểu]

131

2. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN CỦA NGUỒN ĐIỆN

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Viết được công thức tính công của nguồn điện : Ang = Eq =

EItVận dụng được công thức Ang = EIt trong các bài tập.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

2 Viết được công thức tính công suất của nguồn điện : Png = EIVận dụng được công thức Png = EI trong các bài tập.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

3. ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch.

Vận dụng được hệ thức hoặc U = E – Ir để giải

các bài tập đối với toàn mạch, trong đó mạch ngoài gồm nhiều nhất là ba điện trở.

[Thông hiểu]

[Vận dụng]

2 Tính được hiệu suất của nguồn điện. [Vận dụng]

4. GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của

bộ nguồn mắc (ghép) nối tiếp, mắc (ghép) song song.Nhận biết được trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.

[Th«ng hiÓu]

[VËn dông]

5. Thực hành: XÁC ĐỊNH SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA MỘT PIN ĐIỆN HÓA

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ1 Nhận biết được, trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc

nối tiếp hoặc mắc song song đơn giản.[Thông hiểu] [Vận dụng]

Chương III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

1. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ1 Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ. [Thông hiểu]2 Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì. [Thông hiểu]

132

3 Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì. [Thông hiểu]

2. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân. [Thông hiểu]2 Mô tả được hiện tượng dương cực tan. [Thông hiểu]3 Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết được

hệ thức của định luật này.Vận dụng định luật Fa-ra-đây để giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng điện phân.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

4 Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng điện phân. [Thông hiểu]

3. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Nêu được bản chất của dòng điện trong chất khí. [Thông hiểu]2 Nêu được điều kiện tạo ra tia lửa điện. [Thông hiểu]3 Nêu được điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng của hồ

quang điện.[Thông hiểu]

4. DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ1 Nêu được điều kiện để có dòng điện trong chân không và đặc

điểm về chiều của dòng điện này.[Thông hiểu]

2 Nêu được dòng điện trong chân không được ứng dụng trong các ống phóng điện tử.

[Thông hiểu]

5. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Nêu được bản chất của dòng điện trong bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.

[Thông hiểu]

2 Nêu được cấu tạo của lớp chuyển tiếp p – n và tính chất chỉnh lưu của nó.

[Thông hiểu]

3 Nêu được cấu tạo, công dụng của điôt bán dẫn và của tranzito.

[Thông hiểu]

133

6. Thực hành: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA ĐIÔT BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUYẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Tiến hành thí nghiệm để xác định được tính chất chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

Chương IV. TỪ TRƯỜNG

1. TỪ TRƯỜNG

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ1 Nêu được từ trường tồn tại ở đâu và có tính chất gì. [Thông hiểu]

2 Nêu được các đặc điểm của đường sức từ của thanh nam châm thẳng, của nam châm chữ U.

[Thông hiểu]

3 Vẽ được các đường sức từ biểu diễn và nêu các đặc điểm của đường sức từ của dòng điện thẳng dài, của ống dây có dòng điện chạy qua và của từ trường đều.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

2. LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Phát biểu được định nghĩa và nêu được phương, chiều của

cảm ứng từ tại một điểm của từ trường. Nêu được đơn vị đo cảm ứng từ.

[Thông hiểu]

2 Viết được công thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.Xác định được vectơ lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường đều.

Thông hiểu] [Vận dụng]

3. TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Viết được công thức tính cảm ứng từ tại một điểm trong từ

trường gây bởi dòng điện thẳng dài vô hạn.Xác định được độ lớn, phương, chiều của vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường gây bởi dòng điện thẳng dài.

Thông hiểu] [Vận dụng]

2 Viết được công thức tính cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

134

Xác định được độ lớn, phương, chiều của vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

4. LỰC LO-REN-XƠ

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ1 Nêu được lực Lo-ren-xơ là gì và viết được công thức tính lực

này.[Thông hiểu]

2 Xác định được cường độ, phương, chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động với vận tốc trong mặt phẳng vuông góc với các đường sức của từ trường đều.

[Thông hiểu]

Chương V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

1. TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Viết được công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu được đơn vị đo từ thông. Nêu được các cách làm biến đổi từ thông.

[Thông hiểu]

2 Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.Làm được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

3 Xác định được chiều của dòng điện cảm ứng theo định luật Len-xơ.

[Thông hiểu]

4 Nêu được dòng điện Fu-cô là gì. [Thông hiểu]

2. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ.

Tính được suất điện động cảm ứng trong trường hợp từ thông qua một mạch biến đổi đều theo thời gian trong các bài toán.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

3. TỰ CẢM

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ1 Nêu được độ tự cảm là gì và đơn vị đo độ tự cảm. [Thông hiểu]2 Nêu được hiện tượng tự cảm là gì.

Tính được suất điện động tự cảm trong ống dây khi dòng điện chạy qua nó có cường độ biến đổi đều theo thời gian.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

3 Nêu được từ trường trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua [Thông hiểu]135

và mọi từ trường đều mang năng lượng.

Ch¬ng VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG1. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này. Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

2 Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì. [Thông hiểu]3 Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và

chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.[Thông hiểu]

2. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều

kiện xảy ra hiện tượng này.Vận dụng được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần trong bài toán.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

2 Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về ứng dụng của cáp quang.

[Thông hiểu]

Chương VII. MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

1. LĂNG KÍNH

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Nêu được tính chất của lăng kính làm lệch tia sáng truyền qua

nó.[Thông hiểu]

2. THẤU KÍNH MỎNG

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Nêu được tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện, tiêu cự của thấu kính là gì.

[Thông hiểu]

2 Phát biểu được định nghĩa độ tụ của thấu kính và nêu được đơn vị đo độ tụ.

[Nhận biết]

3 Nêu được số phóng đại của ảnh tạo bởi thấu kính là gì.Vận dụng các công thức về thấu kính để giải được các bài

[Thông hiểu] [Vận dụng]

136

tập đơn giản.4 Vẽ được tia ló khỏi thấu kính hội tụ, phân kì và hệ hai thấu

kính đồng trục.[Thông hiểu] [Vận dụng]

5 Dựng được ảnh của một vật thật tạo bởi thấu kính. [Vận dụng]

3. MẮT

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ 1 Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và

ở điểm cực viễn.[Thông hiểu]

2 Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì. [Thông hiểu] 3 Trình bày các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt

quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này.

[Thông hiểu]

4 Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và nêu được ví dụ thực tế ứng dụng hiện tượng này.

[Thông hiểu]

4. KÍNH LÚP

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ1 Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp. [Thông hiểu]2 Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính lúp. [Thông hiểu]3 Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính lúp và giải thích tác

dụng tăng góc trông ảnh của kính.[Vận dụng]

5. KÍNH HIỂN VI

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính hiển vi.

[Thông hiểu]

2 Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính hiển vi. [Thông hiểu]3 Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính hiển vi và giải thích

tác dụng tăng góc trông ảnh của kính.[Vận dụng]

6. KÍNH THIÊN VĂN

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính thiên văn.

[Thông hiểu]

2 Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính thiên văn là [Thông hiểu]

137

gì.3 Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính thiên văn và giải

thích tác dụng tăng góc trông ảnh của kính.[Vận dụng]

7. Thực hành: XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ

STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐỘ

1 Xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thí nghiệm.

[Thông hiểu] [Vận dụng]

138

Tài liệu tham khảo[1] Chương trình Giáo dục phổ thông môn Vật lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006.[2] Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2009-2010 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

[3] Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 10, lớp 11, lớp 12. Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.[4]Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu bồi dưỡng thay sách môn Vật lí cấp trung

học. Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[5] Các tài liệu về Đổi mới Phương pháp dạy học và Kiểm tra đánh giá của một số tác giả và dự án trong và ngoài nước.

139

MỤC LỤCTrang

Lời nói đầu 4

Phần thứ nhất: Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá

5

Phần thứ hai: Biên soạn đề kiểm tra 16

I. Kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra 16

II. Ví dụ minh họa thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra môn Vật lí cấp THPT

24

Phần thứ ba: Thư viện câu hỏi 73

Phần thứ tư: Hướng dẫn tập huấn tại địa phương 81

Phụ lục 84

Phụ lục 1 84

Phụ lục 2 112

Phụ lục 3 114

Phụ lục 4 120

Phụ lục 5 121

Tài liệu tham khảo 139

Mục lục 140

140