11
www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vt vát hy vng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Din biến thtrường: Thtrường chng khoán Mtăng điểm trong phiên giao dch đêm qua, chấm dt chui phiên gim liên tiếp trước đó. Chng khoán khu vc Châu Á phiên cui tuần cũng đã đồng loạt tăng điểm ni tiếp đà phục hồi đêm qua của TTCK M. Bên cạnh đó giá dầu cũng ổn định trli sau khi gim mnh trong tun này. TTCKVN cũng có phiên tăng điểm vào cui tun, chm dt chui 3 phiên gim liên tiếp trước đó. Sự trli ca 2 nhóm cphiếu dn dt là du khí và ngân hàng chính là động lc cho thtrường tăng điểm trong phiên hôm nay. Một phiên tăng điểm rt nhvđểm snhưng lại có sc lan ta rt lớn đối vi các nhóm cphiếu trên sàn. Cùng vi sđảo chiu vđiểm s, thanh khoản phiên này cũng tăng nhẹ, giá trkhp lệnh đạt 2.639 tđồng so vi mc 2.500 tđồng phiên hôm qua. Khi ngoi có phiên bán ròng th5 liên tiếp vi tng giá tr124 tđồng. Nếu giá du tiếp tục được đà phục hi kthuật sau khi rơi vào thtrường gu thì thtrường tun sau có thkvng vnhp phc hi, ít nhất cũng tích lũy xung quanh mốc htr900 điểm. Nhìn chung, phiên tăng hôm nay ngoài mặt tâm lý thì chưa có sự thay đổi vkthut, thtrường vẫn dao động xung quanh vùng tích lũy trong trạng thái thanh khon thp. Cp nht thông tin doanh nghip: TNG: Chúng tôi khuyến nghPhù hp thtrường đối vi cphi ếu TNG của CTCP Đầu tư và thương mại TNG, vi giá mc tiêu 20.800 đồng/cp, ti ềm năng tăng giá 7,8% so với ngày 15/11/2018. EPS 2018 ước đạt 3.429 đồng. Kết qukinh doanh quý 3 rt tích cc vi kl ục doanh thu hơn 1.240 tỷ đồng, li nhun công ty mđạt 63,4 tđồng, tăng cao 38% so với cùng k. Lukế 9 tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu và vượt kế hoch l i nhun. Tin tc thế gii: Lý do thc snào phía sau sst gim ca giá du? Câu trli cho câu hi trên sphthuc vào việc ai là người được hi. Nếu chúng ta nghe câu trli tOPEC và các quc gia xut khu du mkhác, thì thphm chính là ngun cung liu có hay không sản lượng cung du tIran và giá cận biên được thiết lp bi liu nguồn cung đang dư thừa hay đang thâm hụt. Một điều mà các quc gia OPEC+ luôn giđịnh đó là nhu cầu du mluôn n định và thường có xu hướng gia tăng. Nhận định thtrường HĐTL: Hợp đồng VN30F1901 đóng cửa ngày giao dịch đầu tiên vi 871 điểm, tăng 0,2% so với giá tham chiếu. VN30F1812 cht phiên đầu tiên với tư cách F2M cũng tăng 0,37% lên mc 870 điểm, hin cao hơn ch0,76 điểm so vi chscơ sở VN30. Tng thanh khon hôm nay ti ếp tc suy gi m, chđạt 121.928 hợp đồng được khp l nh trong phiên, gim 1,4% so vi phiên liền trước. Din biến chsVN-INDEX Diễn biến thị trường Chỉ số Index Change % Chg VNIndex 898.19 1.04 0.12 HNXIndex 103.01 2.00 1.98 VN30 869.24 4.26 0.49 HN30 184.48 3.00 1.65 Thanh khoản thị trường Chỉ số KLGD Giá trị % Chg VNIndex 160.63 3,446.72 -3.29 HNX 33.78 480.93 -7.53 VN30 40.65 1,282.07 -4.08 Upcom 13.14 252.76 59.47 Giá trị giao dịch NĐTNN Chỉ số Mua Bán Ròng VNIndex 358.04 486.02 -127.98 HNX 6.55 4.19 2.36 Upcom 30.07 27.60 2.47 Chỉ số định giá Chỉ số Vốn hóa PE PB VNIndex 2883.69 15.81 2.44 HNXIndex 185.00 8.95 1.01 Upcom 947.94 9.38 0.99 Ngun: MBS tng hp

MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt

MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng

Báo cáo chi tiết 16/11/2018

Diễn biến thị trường:

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch

đêm qua, chấm dứt chuỗi phiên giảm liên tiếp trước đó. Chứng

khoán khu vực Châu Á phiên cuối tuần cũng đã đồng loạt tăng

điểm nối tiếp đà phục hồi đêm qua của TTCK Mỹ. Bên cạnh đó

giá dầu cũng ổn định trở lại sau khi giảm mạnh trong tuần này.

TTCKVN cũng có phiên tăng điểm vào cuối tuần, chấm dứt chuỗi

3 phiên giảm liên tiếp trước đó. Sự trở lại của 2 nhóm cổ phiếu

dẫn dắt là dầu khí và ngân hàng chính là động lực cho thị

trường tăng điểm trong phiên hôm nay. Một phiên tăng điểm rất

nhẹ về đểm số nhưng lại có sức lan tỏa rất lớn đối với các nhóm

cổ phiếu trên sàn. Cùng với sự đảo chiều về điểm số, thanh

khoản phiên này cũng tăng nhẹ, giá trị khớp lệnh đạt 2.639 tỷ

đồng so với mức 2.500 tỷ đồng ở phiên hôm qua. Khối ngoại có

phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp với tổng giá trị 124 tỷ đồng.

Nếu giá dầu tiếp tục được đà phục hồi kỹ thuật sau khi rơi vào

thị trường gấu thì thị trường tuần sau có thể kỳ vọng về nhịp

phục hồi, ít nhất cũng tích lũy xung quanh mốc hỗ trợ 900

điểm. Nhìn chung, phiên tăng hôm nay ngoài mặt tâm lý thì

chưa có sự thay đổi về kỹ thuật, thị trường vẫn dao động xung

quanh vùng tích lũy trong trạng thái thanh khoản thấp.

Cập nhật thông tin doanh nghiệp:

TNG: Chúng tôi khuyến nghị Phù hợp thị trường đối với cổ phiếu

TNG của CTCP Đầu tư và thương mại TNG, với giá mục tiêu

20.800 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 7,8% so với ngày 15/11/2018.

EPS 2018 ước đạt 3.429 đồng. Kết quả kinh doanh quý 3 rất tích

cực với kỷ lục doanh thu hơn 1.240 tỷ đồng, lợi nhuận công ty mẹ

đạt 63,4 tỷ đồng, tăng cao 38% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng

đầu năm, Công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu và vượt kế

hoạch lợi nhuận.

Tin tức thế giới:

Lý do thực sự nào phía sau sự sụt giảm của giá dầu? Câu trả lời

cho câu hỏi trên sẽ phụ thuộc vào việc ai là người được hỏi. Nếu

chúng ta nghe câu trả lời từ OPEC và các quốc gia xuất khẩu dầu

mỏ khác, thì thủ phạm chính là nguồn cung – liệu có hay không

sản lượng cung dầu từ Iran – và giá cận biên được thiết lập bởi

liệu nguồn cung đang dư thừa hay đang thâm hụt. Một điều mà

các quốc gia OPEC+ luôn giả định đó là nhu cầu dầu mỏ luôn ổn

định và thường có xu hướng gia tăng.

Nhận định thị trường HĐTL:

Hợp đồng VN30F1901 đóng cửa ngày giao dịch đầu tiên với 871

điểm, tăng 0,2% so với giá tham chiếu. VN30F1812 chốt phiên

đầu tiên với tư cách F2M cũng tăng 0,37% lên mức 870 điểm, hiện

cao hơn chỉ 0,76 điểm so với chỉ số cơ sở VN30. Tổng thanh khoản

hôm nay tiếp tục suy giảm, chỉ đạt 121.928 hợp đồng được khớp

lệnh trong phiên, giảm 1,4% so với phiên liền trước.

Diễn biến chỉ số VN-INDEX

Diễn biến thị trường

Chỉ số Index Change % Chg

VNIndex 898.19 1.04 0.12

HNXIndex 103.01 2.00 1.98

VN30 869.24 4.26 0.49

HN30 184.48 3.00 1.65

Thanh khoản thị trường

Chỉ số KLGD Giá trị % Chg

VNIndex 160.63 3,446.72 -3.29

HNX 33.78 480.93 -7.53

VN30 40.65 1,282.07 -4.08

Upcom 13.14 252.76 59.47

Giá trị giao dịch NĐTNN

Chỉ số Mua Bán Ròng

VNIndex 358.04 486.02 -127.98

HNX 6.55 4.19 2.36

Upcom 30.07 27.60 2.47

Chỉ số định giá

Chỉ số Vốn hóa PE PB

VNIndex 2883.69 15.81 2.44

HNXIndex 185.00 8.95 1.01

Upcom 947.94 9.38 0.99

Nguồn: MBS tổng hợp

Page 2: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

2 MBS Market Strategy Daily

16.11.2018

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG: Vớt vát hy vọng

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch đêm qua, chấm

dứt chuỗi phiên giảm liên tiếp trước đó khi nhà đầu tư hy vọng về khả năng Mỹ

và Trung Quốc có thể giải quyết được tranh chấp thương mại sau khi có thông

tin nói rằng Washington sẽ dừng việc áp thêm thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ

Trung Quốc. Bên cạnh đó giá dầu cũng ổn định trở lại sau khi giảm mạnh trong

tuần này, vì đà giảm của dự trữ nhiên liệu tại Mỹ góp phần bù đắp cho nỗi lo

ngại về khả năng rơi vào trạng thái dư cung vào năm tới. Bên cạnh đó, giá dầu

cũng được hỗ trợ từ thông tin Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) báo

hiệu có thể cắt giảm sản lượng vào năm 2019.

Chứng khoán khu vực Châu Á phiên cuối tuần cũng đã đồng loạt tăng điểm nối

tiếp đà phục hồi đêm qua của TTCK Mỹ. TTCKVN cũng có phiên tăng điểm vào

cuối tuần, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp trước đó. Sự trở lại của 2

nhóm cổ phiếu dẫn dắt là dầu khí và ngân hàng chính là động lực cho thị

trường tăng điểm trong phiên hôm nay. Trong khi cổ phiếu nhóm dầu khí đồng

loạt tăng điểm do tin giá dầu hồi phục thì nhóm ngân hàng hôm nay tạo ra bất

ngờ lớn cho nhà đầu tư. Nhiều lãnh đạo ngân hàng đăng ký mua vào cổ phiếu

trong bối cảnh thị giá liên tục giảm là động lực tăng giá cho nhóm ngân hàng

hôm nay. Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank –

HoSE: VPB) Ngô Chí Dũng và người thân đăng ký mua 21 triệu cổ phiếu VPB.

Trước đó, ngày 14/11, Sở GDCK TP HCM (HOSE) cũng thông báo Tổng giám

đốc Nguyễn Hữu Đặng của Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HOSE: HDB)

đăng ký mua 500.000 cp HDB từ ngày 19 đến 30/11. Tương tự VPB, cổ phiếu

HDB cũng tăng trần 29.950 đồng/cp trong phiên giao dịch 15/11 với lượng dư

mua hơn 300.000 cp. Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HoSE: TCB,

Techcombank), công đoàn của nhà băng này đã mua vào 1,2 triệu cp trong

thời gian từ 9 đến 17/11. Đồng thời, ông Đỗ Tuấn Anh, Phó chủ tịch HĐQT của

Techcombank, cùng ông Lê Quốc Anh, Tổng Giám đốc và ông Phạm Quang

Thắng, Phó Tổng giám đốc cũng chia đều mua vào tổng cộng 300.000 cp của

ngân hàng.

Một phiên tăng điểm rất nhẹ về đểm số nhưng lại có sức lan tỏa rất lớn đối với

các nhóm cổ phiếu trên sàn. Toàn thị trường phiên này ghi nhận 175 mã

tăng/102 mã giảm. ở rổ VN30 cũng có tới 20 mã tăng/7 mã giảm. Nhóm

midcap và smallcap cũng lần lượt tăng 0,51% và 0,11% với số lượng mã tăng

áp đảo. Sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí thổi một hi vọng

mới vào thị trường ngày cuối tuần. Nếu không có nhóm cổ phiếu Vingroup kiềm

chế, điểm số thị trường sẽ còn tăng hơn nữa. Trong nhóm 10 mã vốn hóa lớn

tăng điểm phiên này đóng góp 5,23 điểm cho thị trường, có sự góp mặt của

các mã: GAS, BID, VPB, CTG, PLX…thì ở chiều ngược lại, nhóm 10 mã vốn hóa

lớn giảm điểm lại lấy đi của thị trường 5,75 điểm, trong đó có sự góp mặt của

các mã: VHM, VIC, VNM, NVL, VRE, VCB…

Cùng với sự đảo chiều về điểm số, thanh khoản phiên này cũng tăng nhẹ, giá

trị khớp lệnh đạt 2.639 tỷ đồng so với mức 2.500 tỷ đồng ở phiên hôm qua.

Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp với tổng giá trị 124 tỷ đồng. Trong

đó, họ bán ròng trên HoSE nhưng mua ròng trên HNX và Upcom. BID là cổ

phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 35 tỷ đồng. Xếp tiếp theo

trong top mua ròng của khối ngoại lần lượt là GMD (18 tỷ đồng), KDC (11,4 tỷ

Top NĐTNN mua ròng

Mã Giá đóng

cửa % thay

đổi Giá trị ròng (Tỷ VNĐ)

BID 25.80 -1.34 26.79

VCB 56.80 -1.22 25.31

DXG 25.05 1.01 21.04

CTG 24.40 -2.01 20.78

DIG 16.40 6.15 10.62

Top NĐTNN bán ròng

Mã Giá đóng

cửa % thay

đổi Giá trị ròng (Tỷ VNĐ)

VJC 140.00 4.09 -44.84

GEX 32.00 0.95 -4.23

D2D 64.80 -1.67 -2.91

PVD 12.70 -2.68 -2.53

QCG 7.90 -2.35 -2.11

Top NĐTNN mua ròng

Mã Giá đóng

cửa % thay đổi

Giá trị ròng (Tỷ VNĐ)

BID 32.20 3.87 35.00

GMD 28.75 0.52 17.98

SBT 21.60 2.13 9.64

CII 26.15 3.77 4.16

HCM 55.10 -1.61 3.65

Top NĐTNN bán ròng

Mã Giá đóng

cửa % thay

đổi Giá trị ròng (Tỷ VNĐ)

VIC 90.10 -1.74 -44.75

VCB 53.20 -0.37 -41.31

HPG 35.20 0.57 -27.13

PJT 12.65 4.98 -23.56

VJC 127.90 0.16 -15.03

Page 3: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

3 MBS Market Strategy Daily

16.11.2018

đồng), SBT (9,76 tỷ đồng), HDB (8,47 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, VIC là cổ

phiếu khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 44,81 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong

top bán ròng lần lượt là VCB (41,41 tỷ đồng), HPG (27,14 tỷ đồng), PJT (23,18

tỷ đồng), VJC (15,03 tỷ đồng), BSR (7,5 tỷ đồng)…

Tóm lại, phiên tăng điểm nhẹ chấm dứt chuỗi giảm điểm 3 phiên liên tiếp trước

đó tuy không đạt được hiệu quả về điểm số nhưng tâm lý đã có sự chuyển biến

tích cực. Lúc này, tình hình bên ngoài đang tạm lắng trong khi bên trong cũng

đã có những động thái trợ giá cổ phiếu từ nhóm ngân hàng, nhóm có tỷ trọng

cao trong Vnindex. Nếu giá dầu tiếp tục được đà phục hồi kỹ thuật sau khi rơi

vào thị trường gấu thì thị trường tuần sau có thể kỳ vọng về nhịp phục hồi, ít

nhất cũng tích lũy xung quanh mốc hỗ trợ 900 điểm. Nhìn chung, phiên tăng

hôm nay ngoài mặt tâm lý thì chưa có sự thay đổi về kỹ thuật, thị trường vẫn

dao động xung quanh vùng tích lũy trong trạng thái thanh khoản thấp. Chừng

nào mức thanh khoản chưa được cải thiện thì xu hướng thị trường vẫn là tích

lũy, sự ra tăng về thanh khoản hoặc có thể đột biến sẽ quyết định xu hướng rõ

ràng của thị trường.

Page 4: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

4 MBS Market Strategy Daily

16.11.2018

Cập nhật thông tin doanh nghiệp - TNG

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018F

Doanh thu (tỷ đồng) 1.924 1.888 2.489 3,596

Tăng trưởng (%) - -2% 32% 44%

LNST (tỷ đồng) 71.3 81,2 115 168.5

Tăng trưởng (%)

14% 42% 47%

Biên lợi nhuận ròng (%) 3,7% 4,3% 4,6% 4.7%

ROE (%) 16,7% 15,6% 18,3% 21.3%

EPS (đồng) 2.418 2.370 2.797 3,429

Nguồn: TNG & MBS Research

Chúng tôi khuyến nghị Phù hợp thị trường đối với cổ phiếu TNG của CTCP

Đầu tư và thương mại TNG, với giá mục tiêu 20.800 đồng/cp, tiềm năng

tăng giá 7,8% so với ngày 15/11/2018. EPS 2018 ước đạt 3.429 đồng.

Kết quả kinh doanh quý 3 rất tích cực với kỷ lục doanh thu hơn 1.240 tỷ đồng,

lợi nhuận công ty mẹ đạt 63,4 tỷ đồng, tăng cao 38% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9

tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu và vượt kế hoạch

lợi nhuận.

Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3/2018: Doanh thu đạt kỷ lục

1.240 tỷ đồng, LNST tăng 38% so với cùng kỳ đạt 63,4 tỷ đồng

BCTC quý III mới được công bố của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG cho thấy

mức doanh thu thuần cao nhất trong lịch sử các quý với hơn 1.240 tỷ đồng,

tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp theo đó cũng tăng hơn

51% đạt 218,6 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp 17,6% xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

Chi phí lãi vay tăng 28,6% lên gần 24,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt mức

gần 63,4 tỷ đồng, tăng trưởng 38% thấp hơn đà tăng trưởng doanh thu do chi

phí phát sinh trong kỳ tăng. Biên lợi nhuận ròng đạt 5,1% thay đổi nhẹ so với

con số 5,4% cùng kỳ.

Doanh thu và lợi nhuận quý 3 tiếp tục tăng trưởng ở mức cao nhờ chính sách

phát huy tối đa năng lực sản xuất của nhà máy theo đúng công suất đầu tư

ban đầu đã được triển khai từ các quý trước. Việc thực hiện cơ cấu lại khách

hàng tập trung vào các khách hàng lớn có thương hiệu và uy tín (Decathlon,

TCP, Handad..) cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Mặt khác năm nay, TNG cũng

gặp nhiều thuận lợi về công tác đơn hàng như tìm kiếm được các đơn hàng số

lượng lớn, dòng sản phẩm phù hợp với thế mạnh công ty.

Diễn biến doanh thu thuần theo quý của TNG từ Q1/2010 –Q3/2018 (tỷ đồng)

Nguồn: TNG

1.240

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

Page 5: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

5 MBS Market Strategy Daily

16.11.2018

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2018, TNG đạt 2.726,6 tỷ đồng doanh thu thuần và

130,47 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng lần lượt 47,5% và 49% so với thực hiện

cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng lần lượt đạt

17,5% và 4,8%. Như vậy, Công ty đã hoàn thành 99% kế hoạch doanh thu và

vượt 2,7% kế hoạch lợi nhuận.

Tính đến 30/09/2018, tổng tài sản của TNG đạt gần 2.701 tỷ đồng tăng 21,4%

so với đầu kỳ. Đáng chú ý là khoản phải thu ngắn hạn tăng 70% đạt 734,2 tỷ

đồng chiếm đến 48,7% tài sản ngắn hạn, kéo khả năng thanh toán xuống thấp

do hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm phần lớn tài sản.

Tình hình vay nợ của TNG cũng là vấn đề cần lưu ý khi nợ phải trả cuối kỳ tăng

22,6% so với đầu kỳ lên 1.956,7 tỷ đồng. Khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn

hạn đạt 1.310,9 tỷ đồng tăng 22% so với đầu kỳ. Khoản vay và nợ thuê tài

chính dài hạn đạt 273,6 tỷ đồng giảm 0,7%. Tỷ trọng nợ trên tổng tài sản và

trên vốn chủ sở hữu ở mức cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, lần lượt

đạt 72% và 263%.

So sánh doanh thu và LNTT các doanh nghiệp xuất

khẩu dệt may Q3/2018

So sánh tỷ lệ Nợ/TTS và Nợ/VCSH các doanh nghiệp

xuất khẩu dệt may Q3/2018

Nguồn: MBS tổng hợp

Có thể thấy, các chỉ số sinh lời của TNG ở mức trung bình so với các doanh nghiệp

cùng ngành nhưng tỷ trọng nợ vay trên tổng tài sản và trên vốn chủ lại ở mức cao.

Hiện tại tổng số nợ vay đã gấp hơn 2,6 lần so với vốn chủ là mức đáng báo động.

25/9/2018, Quỹ Đầu tư ASam (Hàn Quốc) đã chính thức ký hợp đồng mua toàn bộ

trái phiếu của TNG trị giá 200 tỷ đồng. Theo dự kiến, ASam sẽ giải ngân khoản đầu

tư trong tháng 10 tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin cụ thể gì

về việc giải ngân này.

Cơ hội gia tăng đơn hàng từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Xung đột thương mại Mỹ - Trung nếu không trở nên quá gay gắt và dẫn đến khủng

hoảng kinh tế toàn cầu sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành dệt may của Việt Nam.

Hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ hiện đang chịu mức thuế từ 8-10% nhưng

được dự báo là một trong số những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến

tranh thương mại Mỹ - Trung nhờ hai khía cạnh:

Thứ nhất là đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá mạnh so với USD, qua đó NDT cũng

mất giá so với VND giúp các doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu

dệt may, da giày với giá rẻ hơn.

0

5

10

15

20

25

30

35

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

TNG VGT TCM ADS EVE GIL TVT

Doanh thu (tỷ đồng)

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

0.72 0.64 0.62 0.75

0.4 0.62 0.59

2.63

1.78 1.6

2.94

0.67

1.66 1.42

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

TNG VGT TCM ADS EVE GIL TVT

Nợ/TTS (lần) Nợ/VCSH (lần)

Page 6: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

6 MBS Market Strategy Daily

16.11.2018

Thứ hai là các ngành này của Việt Nam có thể lấy thêm được thị phần của Trung

Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn.

Trong các năm qua, Mỹ luôn giữ vững vị trí đầu về nhập khẩu hàng hoá dệt may

của Việt Nam. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 12,8 tỷ USD,

chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành (31 tỷ USD). Theo các

chuyên gia, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong năm nay có thể đạt từ 13,8 -

14 tỷ USD. Số liệu thực tế 10 tháng đầu năm cho thấy giá trị xuất khẩu sản phẩm

dệt may, xơ sợi Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước và

đã vượt qua cả năm 2015, năm 2016, gần bằng năm 2017. Trong đó, thị trường

Hoa Kỳ chiếm gần 50%, tiếp đó là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt hàng dệt may

của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Với kết quả khả quan

trong các tháng đầu năm, dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may

trong năm 2018 có thể đạt 35 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra khoảng 1 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam các năm (tỷ USD)

Nguồn: MBS tổng hợp

Ngoài ra, Ủy ban châu Âu (EC) thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng

châu Âu để chấp thuận ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -

EU (EVFTA) dự kiến vào cuối năm 2018 và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn

đầu năm 2019. EVFTA là một FTA thế hệ mới, có nhiều điểm cải thiện tích cực

so với các FTA Việt Nam từng ký. Cụ thể, EVFTA đề cập tới cả các khía cạnh

khác như phát triển bền vững, doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm của Chính

phủ, quyền sở hữu trí tuệ,… là những điểm khác biệt so với FTA truyền thống.

EVFTA sẽ loại bỏ hầu hết các dòng thuế giữa EU và Việt Nam. Khi Hiệp định có

hiệu lực, thuế quan đối với 65% giá trị hàng hóa xuất khẩu từ EU sẽ được loại

bỏ và phần còn lại sẽ được loại bỏ trong vòng 10 năm. Trong khi đó, 71% giá

trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (84% các dòng thuế) vào EU sẽ được

miễn thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, và tăng lên 99% trong 7 năm tiếp

theo. Thuỷ sản và dệt may, da giày được đánh giá là những ngành được hưởng

lợi nhiều nhất khi EVFTA có hiệu lực.

27.5 28.5 31

35

40

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

2015 2016 2017 2018F 2019F

Page 7: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

7 MBS Market Strategy Daily

16.11.2018

Tin tức thế giới: Lý do thực sự nào phía sau sự sụt

giảm của giá dầu?

Lý do thực sự nào phía sau sự sụt giảm của giá dầu?

Câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ phụ thuộc vào việc ai là người được hỏi.

Nếu chúng ta nghe câu trả lời từ OPEC và các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khác,

thì thủ phạm chính là nguồn cung – liệu có hay không sản lượng cung dầu từ

Iran – và giá cận biên được thiết lập bởi liệu nguồn cung đang dư thừa hay

đang thâm hụt. Một điều mà các quốc gia OPEC+ luôn giả định đó là nhu cầu

dầu mỏ luôn ổn định và thường có xu hướng gia tăng.

Mặt khác, nếu chúng ta tìm kiếm câu trả lời từ các công ty tài chính Phố Wall,

như Goldman Sachs – công ty vẫn luôn khuyến nghị khách hàng của mình mua

dầu thô ngay cả khi giá dầu sụt giảm mạnh mẽ trong thời gian qua, thì nguyên

nhân chính của đợt lao dốc này hầu như không liên quan tới nguồn cung và mọi

thứ đều liên hệ tới các yếu tố kỹ thuật thị trường và cấu trúc thị trường cơ sở.

Trong một báo cáo được công bố ngày hôm qua, Jeffrey Curie - chiến lược gia

hàng đầu của Goldman, viết lý do khiến dầu thô bị báo tháo trong thời gian gần

đây có thể kể đến đầu tiên là các các chiến lược theo đà tăng/giảm và thứ hai

là sự gia tăng bán hợp đồng tương lai dầu thô bởi các nhà giao dịch Swaps

nhằm quản lý rủi ro phát sinh từ những chương trình phòng ngừa rủi ro của các

nhà sản xuất dầu trong điều kiện giá xuống.

Một lý thuyết khác được đưa ra đó là một quỹ “cá voi” đã ồ ạt thực hiện chiến

lược Long dầu và Short khí tự nhiên trước đó, và đà sụt giảm giá dầu hiện nay

là kết quả quá trình thanh lý số hợp đồng Long/Short kéo dài suốt 2 tuần qua,

khi cả hai thị trường dầu và khí tự nhiên đều có dấu hiệu đóng vị thế.

Mặc dù cả 2 lập luận trên đều có lý của nó, nhưng lý do thực sự phía sau đà sụt

giảm của giá dầu – theo Bloomberg Intelligence – không phải cả 2 ý kiến trên.

Có thể thấy, giá dầu Brent đã đánh mất khoảng 21 USD/thùng vào thời điểm

đóng cửa ngày hôm qua, tính từ đỉnh cao nhất trong năm nay vào ngày 03/10,

Ziad Daoud của Bloomberg tính toán rằng nguyên nhân nhu cầu suy yếu chiếm

khoảng 18 USD trong số đó tức tương đương 85%, trong khi nguồn cung chỉ có

tác động tới 15% còn lại.

Page 8: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

8 MBS Market Strategy Daily

16.11.2018

Bên cạnh những tính toán của mình, Daoud còn quan sát được rằng IEA (và

thậm chí là OPEC) gần đây đã hạ thấp mức dự báo của họ về tăng trưởng nhu

cầu dầu mỏ trong năm tới, trên cơ sở tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do

gia tăng căng thẳng thương mại, lãi suất cao hơn và bất ổn tại các thị trường

mới nổi.

Điều đó cho thấy, các yếu tố nguồn cung không phải là hoàn toàn không có tác

động, nhưng như được thể hiện trong đồ thị trên, những yếu tố này chỉ đóng

góp 15% vào đà giảm sâu của giá dầu kể từ đầu tháng 10. Trong số những yếu

tố đó, quyết định miễn trừ 8 quốc gia được tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran của

Mỹ đã xoa dịu một số lo ngại về nguồn cung. Kỳ vọng cung dầu cao hơn từ các

quốc gia ngoài OPEC, đặc biệt là Mỹ, cũng là một yếu tố ảnh hưởng.

Vậy Daoud đã thực hiện phân tích của mình như thế nào?

Để xác định những cú sốc cung và cầu tới giá đầu thô, các chuyên gia phân tích

của Bloomberg đã xây dựng 3 giả định: Thứ nhất, nhu cầu dầu lớn sẽ khiến cả

giá dầu và giá cổ phiếu tăng. Thứ hai, sự gián đoạn nguồn cung khiến giá dầu

tăng, nhưng đẩy giá cổ phiếu phi năng lượng giảm xuống. Và cuối cùng, trong

bất kỳ khoảng 30 phút giao dịch nào, giá dầu bị tác động bởi hoặc yếu tố cầu,

hoặc yếu tố cung, nhưng không phải cả 2 yếu tố đó cùng một lúc.

Page 9: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

9 MBS Market Strategy Daily

16.11.2018

Về mặt phương pháp, ngày giao dịch được chia thành các khoảng 30 phút giao

dịch. Trong mỗi khoảng, nếu giá dầu và giá cổ phiếu phi năng lượng diễn biến

theo cùng xu hướng, sự thay đổi của giá dầu là do yếu tố cầu. Nếu chúng diễn

biến trái xu hướng, đó là do yếu tố cung. Khoảng thời gian từ khi đóng cửa

phiên trước tới mở cửa phiên hôm sau được coi như một khoảng giao dịch dài

và phương pháp trên vẫn được áp dụng như vậy.

Vậy kết luận này có ý nghĩa thế nào tới giá dầu và tăng trưởng toàn cầu? Khá

đơn giản, giá dầu thấp không phải do các thuật toán đang trở nên điên loạn

hay sự bùng nổ của các quỹ đầu cơ, mà là do sự cắt giảm kỳ vọng và nhu cầu

năng lượng toàn cầu. Nói các khác, theo như Daoud viết “Chúng ta đang nhìn

thấy những triệu chứng suy giảm tăng trưởng GDP toàn cầu, chứ không phải

một cú sốc mới cho nền kinh tế thế giới”, một cách tình cờ, điều này là kịch bản

tồi tệ nhất có thể xảy ra cho OPEC bởi nó hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát

của họ, và tồi tệ hơn là sẽ buộc các quốc gia này phải cắt giảm sản lượng để

giữ giá dầu ổn định.

Trong khi đó, sẽ có một vài ảnh hưởng ngoại biên có thể giúp người người tiêu

dùng tại các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ hưởng lợi. Tuy nhiên ích lợi sẽ thấp

hơn so với những thiệt hại gây ra đối với GDP toàn cầu, bởi một lẽ tự nhiên, giá

thấp hơn sẽ khiến kinh tế các quốc gia sản xuất dầu tồi tệ hơn.

Nguồn: Zero Hedge

Page 10: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

10 MBS Market Strategy Daily

16.11.2018

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN

Index Last Change % Adv/Dcl Vol (mil) P/E P/B YTD

VNIndex 898.19 1.04 0.12 122/157 134.16

15.81

2.44

-

8.74

HNXIndex 103.01 2.00 1.98 67/76 37.68

8.95

1.01

-

11.85

VN30 869.24 4.26 0.49 13/15 42.38

13.49

2.53

-

10.89

HN30 184.48 3.00 1.65

-

16.75

Upcom 52.01 0.76 1.49 82/85 10.66

9.38

0.99

-

5.28

Shanghai 2679.11 10.94 0.41 1293/148 20,784.81

12.44

1.39

-

18.99

Nikkei 225 21680.34 -123.28 -0.57 104/114 838.96

14.97

1.67

-

4.76

S&P 500 2730.20 28.62 1.06 379/126 693.61

18.78

3.23

2.12

Vàng 1216.86 3.50 0.29

-

6.60

Dầu WTI 56.99 0.53 0.94

-

5.68

Đồ thị so sánh VNINDEX và thị trường Thái Lan, DowJones, HangSheng

-60.00

-40.00

-20.00

0.00

20.00

40.00

VIC

VCB

HPG

PJT

VJC

STB

VN

M

DXG

NVL

GEX

HD

G

PPC

VSC

GAS

SAB

HCM

CII

SBT

GM

D

BID

Top mua bán NĐTNN (tỷ đồng)

-

10,000.00

20,000.00

30,000.00

40,000.00

50,000.00

26/02/2018

07/05/2018

25/06/2018

06/08/2018

Giá trị mua ròng lũy kế 2 sàn giao dịch

(tỷ đồng)

Page 11: MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng · Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Vớt vát hy vọng Báo cáo chi tiết 16/11/2018 Diễn biến thị

11 MBS Market Strategy Daily

16.11.2018

Liên hệ trung tâm nghiên cứu:

Trần Hoàng Sơn Trưởng bộ phận/Kiểm soát [email protected]

Ngô Quốc Hưng Chuyên Viên Nghiên cứu cao cấp [email protected]

Phạm Văn Quỳnh Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Quỳnh Hoa Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Hòa Hợp Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Thị Hải Hà Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Hệ Thống Khuyến Nghị: Hệ thống khuyến nghị của MBS được xây dựng dựa trên mức chênh lệch của giá mục tiêu 12 tháng và giá cổ

phiếu trên thị trường tại thời điểm đánh giá

Xếp hạng Khi (giá mục tiêu – giá hiện tại)/giá hiện tại

MUA >=20%

KHẢ QUAN Từ 10% đến 20%

PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG Từ -10% đến +10%

KÉM KHẢ QUAN Từ -10% đến - 20%

BÁN <= -20%

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (MBS)

Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty

chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam, Sau nhiều năm không ngừng phát triển, MBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng

đầu Việt Nam cung cấp các dịch vụ bao gồm: môi giới, nghiên cứu và tư vấn đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, và các nghiệp vụ thị

trường vốn.

Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm như Hà

Nội, TP, HCM, Hải Phòng và các vùng chiến lược khác. Khách hàng của MBS bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, các tổ chức tài

chính và doanh nghiệp. Là thành viên Tập đoàn MB bao gồm các công ty thành viên như: Công ty CP Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital),

Công ty CP Địa ốc MB (MB Land), Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản MB (AMC) và Công ty CP Việt R,E,M,A,X (Viet R,E,M). MBS có

nguồn lực lớn về con người, tài chính và công nghệ để có thể cung cấp cho Khách hàng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp mà rất ít các

công ty chứng khoán khác có thể cung cấp.

MBS tự hào được nhìn nhận là:

Công ty môi giới hàng đầu, đứng đầu thị phần môi giới từ năm 2009.

Công ty nghiên cứu có tiếng nói trên thị trường với đội ngũ chuyên gia phân tích có kinh nghiệm, cung cấp các sản phẩm nghiên

cứu về kinh tế và thị trường chứng khoán;

Nhà cung cấp đáng tin cậy các dịch vụ về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư cho các công ty quy mô vừa.

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Bản quyền năm 2014 thuộc về Công ty CP Chứng khoán MB (MBS). Những thông tin sử dụng trong báo

cáo được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và MBS không chịu trách nhiệm về tính chính xác của chúng. Quan điểm thể hiện trong

báo cáo này là của (các) tác giả và không nhất thiết liên hệ với quan điểm chính thức của MBS. Không một thông tin cũng như ý kiến nào

được viết ra nhằm mục đích quảng cáo hay khuyến nghị mua/bán bất kỳ chứng khoán nào. Báo cáo này không được phép sao chép, tái

bản bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi chưa được phép của MBS.

MBS HỘI SỞ

Tòa nhà MB, số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

ĐT: + 84 4 3726 2600 - Fax: +84 3726 2601

Webiste: www.mbs.com.vn