15
1

NEWS - hcmussh.edu.vn · GS.TS Võ Văn Sen đã lý giải về lịch sử hình thành và tầm quan trọng của triết lý Khai phóng. Giáo sư cho rằng: “Đặc trưng

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

2

NEWS

“Triết lý giáo dục khai phóng của Trường ĐH KHXH&NV có thể làm nền cho cả ĐHQG-HCM”

GS.TS Võ Văn Sen trình bày triết lý Khai phóng trong giáo dục đại học - Ảnh: HIẾU TIÊN

Theo GS.TS Võ Văn Sen, ở bất kỳ lĩnh vực nào trong mô hình đại học nghiên cứu của ĐHQG-HCM hiện nay cũng cần lấy tinh thần khai phóng và những triết lý nhân văn làm nền tảng.

Tọa đàm “Triết lý giáo dục Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM và đề xuất chuẩn đầu ra từ triết lý giáo dục của Trường” đã diễn ra vào chiều 18-9. Tham dự chương trình có lãnh đạo Nhà trường và giảng viên các khoa/bộ môn.

Diễn giả của tọa đàm là TS. Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng ĐHQG-HCM; GS.TS Võ Văn Sen - nguyên Hiệu trưởng Nhà trường - và TS. Nguyễn Duy Mộng Hà - Trưởng Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Nhà trường.

GS.TS Võ Văn Sen đã lý giải về lịch sử hình thành và tầm quan trọng của triết lý Khai phóng. Giáo sư cho rằng: “Đặc trưng của giáo dục khai phóng thể hiện ở tinh thần tranh luận,

40 năm Khoa Ngữ văn Nga - Những tháng ngày tươi đẹpChiều 22-9, tại Hội trường D (cơ sở Đinh Tiên Hoàng), Khoa Ngữ văn Nga đã tổ chức chương trình Lễ hội chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập.

Chương trình giao lưu giữa các thế hệ sinh viên - Ảnh: HỒ HIỀN

Buổi lễ có sự góp mặt của đại diện Tổng Lãnh sự quán Nga tại TP.HCM - ông Papov và bà Natalia - đại diện Trung tâm Nga tại TP.HCM thuộc Quỹ thế giới Nga.

Về phía Nhà trường có TS. Lê Hữu Phước và TS. Phan Thanh Định - Phó Hiệu trưởng - cùng các thầy cô nguyên là lãnh đạo, lãnh đạo Khoa Ngữ văn Nga qua các thời kỳ, các thế hệ cựu sinh viên và sinh viên Khoa Ngữ văn Nga.

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Lê Hữu Phước ghi nhận những đóng góp của Khoa Ngữ văn Nga đối với sự phát triển chung của Nhà trường trên các phương diện đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, phục vụ cộng đồng.

Phó Hiệu trưởng chia sẻ: Nhà trường sẽ luôn quan tâm ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để Khoa tiếp tục gặt hái thêm những thành quả mới.

Cũng tại buổi lễ, 11 suất học bổng (mỗi suất trị giá 2 triệu đồng) đã được trao cho các bạn sinh viên hoàn cảnh khó khăn và có thành tích học tập tốt của Khoa.

TS. Nguyễn Vũ Hương Chi - Trưởng Khoa Ngữ văn Nga - chia sẻ: “Thời gian tới, với sự giúp đỡ của Trung tâm văn hóa Nga, Khoa Ngữ văn Nga sẽ tổ chức những buổi học chuyên

đề với giáo viên người Nga, các chuyến thực tập cho sinh viên tới trường Việt Xô Petro, Vũng Tàu, các công ty du lịch đang sử dụng hướng dẫn viên người Nga để các em được làm quen với môi trường sử dụng tiếng Nga trong đời sống hàng ngày”.

THANH THANH - H.HIỀN

đối thoại trong lớp học và không học một chiều. Cần có sự đánh giá, phản biện giữa sinh viên với nhau và giữa giảng viên với sinh viên để tìm ra chân lý”.

Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Quốc Chính đã trình bày sơ bộ những nghiên cứu của ông về triết lý giáo dục đại học và những thành tố tạo nên nó. Theo ông, triết lý giáo dục cần phải linh động, nhất là về phương thức triển khai. Đối với từng ngành, nghề, lứa sinh viên… cần có những điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp.

Toàn cảnh tọa đàm được tổ chức tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng - Ảnh: HIẾU TIÊN

Phần chia sẻ về triết lý giáo dục Đa văn hóa của TS. Nguyễn Duy Mộng Hà gồm các nội dung về ý nghĩa của giáo dục đa văn hóa, những đề xuất về chuẩn đầu ra dựa vào triết lý này và lồng ghép vào chương trình đào tạo từng đơn vị…

Lãnh đạo các khoa/bộ môn cũng đã có những bàn luận và đề xuất liên quan đến triết lý giáo dục từng ngành và việc áp dụng vào chuẩn đầu đầu ra.

HIẾU TIÊN – N.DIỄM

3

Nhiều học bổng được trao tại Lễ Khai giảng năm học 2018-2019Lễ Khai giảng năm học 2018-2019 của Trường ĐH KHXH&NV được tổ chức vào sáng 6-9 tại hội trường D, cơ sở Đinh Tiên Hoàng.

Buổi lễ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các địa phương và các đối tác tại TP.HCM, các cơ quan ngoại giao, lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cùng các đơn vị thành viên và trực thuộc, lãnh đạo Trường và các đơn vị trực thuộc trường, các thầy cô giáo, đại diện phụ huynh, đông đảo các sinh viên và cựu sinh viên.

Trong diễn văn khai giảng mở đầu buổi lễ, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường - khẳng định: “Trường ĐH KHXH&NV là trung tâm đào tạo lĩnh vực KHXH&NV lớn nhất khu vực phía Nam, là điểm đến tin cậy của nhiều chính trị gia trong và ngoài nước, của người học từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là nơi quy tụ nhiều nhà khoa học, thầy cô giáo danh tiếng giảng dạy, nghiên cứu, cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị học thuật và ứng dụng cao”.

Tiết mục văn nghệ do CLB Văn nghệ Xung kích CKT biểu diễn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Tại buổi lễ, Nhà trường và Quỹ phát triển Đại học Quốc gia TP.HCM đã trao những học bổng cho các thủ khoa tuyển sinh đại học và sau đại học, thủ khoa tốt nghiệp cử nhân, thủ khoa tốt nghiệp sau đại học nhằm ghi nhận và khích lệ tinh thần học tập của sinh viên.

Bên cạnh đó, hai tân thủ khoa đại học năm 2018 là sinh viên Nguyễn Thị Hằng và Võ Thị Hồng Đào nhận được 2 suất học bổng của Quỹ phát triển Đại học Quốc gia TP.HCM, trị giá 29 triệu đồng/suất do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương (Vietcombank) chi nhánh Hồ Chí Minh và công ty Nutifood tài trợ. Cũng nhân dịp này, Quỹ Phát triển châu Á - ADF (Hàn Quốc) đã quyết định trao học bổng cho 6 sinh viên có thành tích học tập xuất sắc của Nhà trường.

Buổi lễ còn có các phát biểu chúc mừng năm học mới của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, của Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Tổng lãnh sự Vương quốc Thái Lan tại TP.HCM; đại diện cựu sinh viên, đại diện tân sinh viên và nghi thức trao cờ truyền thống.

LÂM NHƯ

Đêm nhạc “Những ngày tháng tươi đẹp” - chủ đề “Thương”Đêm nhạc “Những ngày tháng tươi đẹp” số thứ 2 có chủ đề “Thương” được tổ chức lúc 18g30 ngày 6-9 tại hội trường D (cơ sở Đinh Tiên Hoàng) với hơn 300 người tham dự.

Chương trình do Phòng Truyền thông và Tổ chức Sự kiện, Đoàn khối Cán bộ trẻ và CLB Guitar Nhân văn của Trường đồng tổ chức.

Đêm nhạc có sự tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên trong và ngoài trường. Không gian âm nhạc “Những ngày tháng tươi đẹp” số 2 tạo ấn tượng với những màn trình diễn đậm chất acoustic và bắt kịp xu hướng âm nhạc hiện nay

của nhóm nhạc STAYtheSAME, CLB Guitar Nhân văn, CLB MIR (Khoa Quan hệ Quốc tế)…

Đặc biệt, nhóm nhạc STAYtheSAME với 4 nghệ sĩ chuyên nghiệp đã mang đến một phong cách trình diễn độc đáo qua việc hòa âm, phối khí các bản hit đình đám của Việt Nam và thế giới.

Đêm nhạc là hoạt động được nhiều cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường mong chờ, thường được tổ chức vào tối cùng ngày với Lễ Khai giảng năm học mới.

KIM PHƯỢNG – L.NHƯ

Tập huấn kỹ năng giao tiếp chocông nhân viên TrườngChiều 30-8, Trường ĐH KHXH&NV đã tổ chức buổi tập huấn về kỹ năng trong giao tiếp công sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cho công nhân viên Trường.

Diễn giả của buổi tập huấn là TS. Lê Thị Ngọc Điệp - Trưởng khoa Văn hóa học. Buổi tập huấn có sự tham gia của hơn 20 công nhân viên của Nhà trường thuộc các tổ: bảo vệ, vệ sinh, giữ xe và sửa chữa.

TS. Lê Thị Ngọc Điệp đã giới thiệu đến công nhân viên những biểu hiện trong giao tiếp, gồm có: thái độ, cử chỉ, lời nói và trang phục. Trong đó, TS. Lê Thị Ngọc Điệp nhấn mạnh: ngôn ngữ nói sẽ là cách biểu hiện mang lại hiệu quả bậc nhất cho con người trong giao tiếp.

Trong suốt buổi tập huấn, TS. Lê Thị Ngọc Điệp đã trình bày lý thuyết cùng với những ví dụ trong thực tế. Qua đó, các công nhân viên rút ra được những kinh nghiệm để hoạt động giao tiếp trong công việc ngày càng hiệu quả.

Sau cùng, các công nhân viên được chia thành các nhóm nhỏ, tiến hành vẽ một bức tranh thể hiện những kỹ năng giao tiếp mà bản thân còn thiếu, đồng thời đưa ra biện pháp cải thiện kỹ năng đó.

YẾN THI - N.DIỄM

“Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược”Đây là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII diễn ra vào sáng 23-8 tại Hội trường D (cơ sở Đinh Tiên Hoàng).

Báo cáo viên của Hội nghị là GS.TS Võ Văn Sen - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Nhà trường.

Tham dự hội nghị có TS. Hoàng Hà - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Trường; TS. Nguyễn Khắc Cảnh - nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Hiệu trưởng - và đông đảo đảng viên thuộc Đảng bộ Trường.

Phần báo cáo của GS.TS Võ Văn Sen bao gồm 3 nội dung quan trọng: Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

K.PHƯỢNG - Y.THI - N.DIỄM

44

Đồng chí Trương Tấn Sang phát biểu chúc mừng năm học mớiTại Lễ Khai giảng năm học 2018-2019 của Trường ĐH KHXH&NV, đồng chí Trương Tấn Sang đã có những chia sẻ mừng năm học mới.

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan tặng hoa cảm ơn đồng chí Trương Tấn Sang - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đồng chí Trương Tấn Sang - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - là cựu sinh viên Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM.

Phát biểu chúc mừng năm học mới, đồng chí Trương Tấn Sang chia sẻ: “Tôi thật sự xúc động khi về dự Lễ Khai giảng của Trường ĐH KHXH&NV cùng với rất nhiều vị khách quốc tế và trong nước.

Là một cựu sinh viên Trường, tôi rất vui mừng trước sự phát triển và những đóng góp của Nhà Trường cho đất nước. Trường là nơi đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực KHXH&NV và là điểm đến uy tín đối với người nước ngoài muốn tìm hiểu về Việt Nam. Trong những năm qua, Nhà trường đã đóng góp cho xã hội rất nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chất lượng và hiểu văn hóa, hội nhập dễ dàng vào môi trường quốc tế. Những thành tựu đó đã đóng góp to lớn vào chính sách ngoại giao của Đảng.”

LÂM NHƯ

Chỉ đạo của Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM trong Lễ Khai giảng năm học mớiPGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Uỷ viên Ban Chấp hành Tung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Đại học Quốc gia

TP.HCM - ghi nhận những thành tích đã đạt được của Trường ĐH KHXH&NV và đã có chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới:

Thứ nhất: Đẩy mạnh hoạt động đào tạo gắn với nhu cầu xã hội; tích cực tham gia đào tạo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh, thành khu vực phía Nam và các vùng kinh tế trọng điểm;

Thứ hai: Tiếp tục tập trung xây dựng, đẩy mạnh các chương trình liên kết với các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế;

Thứ ba: Triển khai công nghệ đào tạo theo chuẩn mực quốc tế, tập trung vào đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra và triết lý giáo dục của Nhà trường;

Thứ tư: Tiếp tục đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng, đi từ cấp chương trình đào tạo đến cơ sở đào tạo, từ các chuẩn mực quốc gia, khu vực đến các chuẩn mực nghề nghiệp quốc tế.

Bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự TrườngBan Chỉ huy Quân sự Trường ĐH KHXH&NV đã tổ chức Lễ trao quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự Trường.

Tham dự buổi lễ có Đại tá Nguyễn Văn Hội - Thường trực Ban Chỉ huy Quân sự ĐHQG-HCM - cùng nguyên lãnh đạo và lãnh đạo Nhà trường, các đồng chí trong lực lượng dân quân tự vệ.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Nhà trường - khẳng định: “Tôi nguyện sẽ tiếp tục phát huy nền tảng vững chắc mà đồng chí Võ Văn Sen đã đặt nền móng, thực hiện tốt vai trò của người Chỉ huy trưởng. Rất mong Ban Chỉ huy Quân sự các cấp, các đồng chí trong lực lượng dân quân tự vệ của Trường sẽ cùng với tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình”.

Cũng tại buổi lễ, đồng chí Võ Văn Sen - nguyên Chỉ huy trưởng, nguyên Hiệu trưởng Nhà trường - đã nhắn nhủ đến các đồng chí trong lực lượng dân quân tự vệ của trường phải tích cực rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.

YẾN THI – H.NHI

Đồng chí Ngô Thị Phương Lan - Chỉ huy trưởng - tặng quà cảm ơn đồng chí Võ Văn Sen - nguyên Chỉ huy trưởng - Ảnh: YẾN THI

Ký kết hợp tác với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây NinhSáng 29-9, tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng đã diễn ra chương trình ký kết hợp tác giữa Trường ĐH KHXH&NV và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Tây Ninh.

Buổi làm việc có Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV; ông Nguyễn Hồng Thanh - Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Tây Ninh.

Ông Nguyễn Hoàng Nam – Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Tây Ninh - và TS. Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Nhà trường - trao đổi thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị - ẢNH: HOÀNG HUY

TS.Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Nhà trường - đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và Sở VH-TT&DL tỉnh Tây Ninh. Phó Hiệu trưởng mong rằng bằng nguồn nhân lực của Nhà trường cũng như của Bộ môn Du lịch, các chương trình đào tạo sẽ hỗ trợ đắc lực cho tỉnh Tây Ninh trong việc nâng cao được chất lượng cán bộ hướng dẫn du lịch, phát huy được thế mạnh du lịch tại địa phương.

HOÀNG HUY - H.HIỀN

5

Tập huấn về Bộ tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng theo AUN-QASáng 4-9, tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng đã diễn ra buổi tập huấn với chuyên gia của ĐHQG-HCM về Bộ tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng cấp cơ sở giáo dục theo AUN-QA.

Tham dự buổi tập huấn, về phía ĐHQG-HCM có TS. Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục.

Về phía Trường ĐH KHXH&NV có PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng; TS. Lê Hữu Phước, TS. Phạm Tấn Hạ và TS. Phan Thanh Định - Phó Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Duy Mộng Hà - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng - và gần 100 thầy cô là đại diện các phòng ban, khoa/bộ môn, trung tâm của Trường.

Tại buổi tập huấn, trong phần triển khai về mô hình Đảm bảo chất lượng cấp trường, TS. Nguyễn Quốc Chính nhấn mạnh: “Một cơ sở giáo dục chỉ hoạt động tốt và đạt chất lượng cao nếu xác định rõ được sứ mạng, mục tiêu và tầm nhìn.

Tuy nhiên, sứ mạng, mục tiêu và tầm nhìn phải được xây dựng một cách khoa học và phù hợp với bối cảnh, đáp ứng được sự hài lòng của các bên liên quan”.

Theo kế hoạch, đến năm 2019, Trường ĐH KHXH&NV sẽ tiến hành kiểm định chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA cấp cơ sở giáo dục.

HOÀI NHI

HỘI NHẬPNhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật BảnNhiều chương trình do các đơn vị phối hợp với Khoa Nhật Bản học tổ chức tại Trường ĐH KHXH&NV, cơ sở Đinh Tiên Hoàng hướng đến kỷ niệm 45 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Nhật Bản (21-9-1973 - 21-9-2018).

Tiết mục Múa Yosakoi Nhật Bản tại Ngày hội Việt - Nhật 12-9 - Ảnh: LÂM NHƯ

Tại Ngày hội Việt - Nhật được tổ chức vào ngày 12-9, nhiều tiết mục văn nghệ truyền thống của hai nước Việt Nam - Nhật Bản được trình diễn như: múa Yosakoi, biểu diễn Kiếm đạo, biểu diễn võ Aikido, trình diễn Áo dài Việt Nam, múa dân

gian Việt Nam… Ngoài ra, Ban Tổ chức Ngày hội còn trao học bổng của CLB Cựu sinh viên du học Nhật Bản TP.HCM cho 3 sinh viên Khoa Nhật Bản học với giá trị mỗi suất học bổng là 2 triệu đồng.

Bên cạnh phần lễ diễn ra tại Hội trường D, phần hội của chương trình cũng diễn ra cùng ngày với các hoạt động giao lưu văn hóa của hai nước.

* Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản cũng được diễn ra vào ngày 24-9 với các phần trình diễn đặc sắc như: biểu diễn Kawashima Bayashi - loại hình nghệ thuật mang đậm chất văn hóa truyền thống Nhật Bản có lịch sử 250 năm, trình diễn ca kịch theo thể loại nghệ thuật Fabulous Revue Boys…

* Vào ngày 19-10, Hiệp hội Hòa bình và Hữu nghị Hiroshima Việt Nam (HVPF) sẽ kết hợp với Khoa Nhật Bản học tổ chức Ngày hội Việt - Nhật nhằm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Ngày hội được tổ chức tại Trường ĐH KHXH&NV, cơ sở Đinh Tiên Hoàng với nhiều hoạt động như biểu diễn nhạc cụ truyền thống, trải nghiệm ẩm thực và trang phục truyền thống của Nhật Bản. Chương trình sẽ mở cửa tự do.

LÂM NHƯ – H.NHI

Giao lưu với Đoàn đại sứ thanh thiếu niên, tổ chức Virtue Foundation (Thái Lan)Chiều 31-8, sinh viên Bộ môn Thái Lan học (Khoa Đông Phương học, Trường ĐH KHXH&NV) đã có buổi giao lưu, gặp gỡ với các em học sinh thuộc Đoàn Đại sứ thanh thiếu niên, tổ chức Virtue Foundation (Thái Lan).

Chương trình có sự tham dự của bà Chantipha Phutrakul - Giám đốc đoàn Đại sứ thanh thiếu niên của tổ chức Virtue Foundation đồng thời là Cựu Đại sứ Vương quốc Thái Lan; Bà Ureerat Rattanaphruk - Tổng lãnh sự - và Bà Somrudee Poopornanake - Phó tổng lãnh sự Vương quốc Thái Lan tại TP.HCM - cùng 27 em học sinh tiểu học thuộc đoàn Đại sứ thanh thiếu niên.

Phát biểu tại chương trình, TS. Phan Thanh Định - Phó Hiệu trưởng - bày tỏ: “Chương trình là cơ hội cho những đại sứ trẻ của Thái Lan được tìm hiểu nhiều hơn về đất nước Việt Nam thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa do sinh viên Trường ĐH KHXH&NV và sinh viên Bộ môn Thái Lan học tổ chức. Qua đó, tăng cường sự kết nối giữa nhân dân hai nước, phát triển mối quan hệ song phương hữu nghị Việt – Thái”.

Trong chương trình, các em học sinh đã cùng các bạn sinh viên vẽ nên những bức tranh sinh động với chủ đề “Việt nam trong tôi”. Bên cạnh đó, các em đã gửi tặng sinh viên Trường liên khúc bài hát do Công chúa Thái Lan sáng tác. Ca khúc “Chiếc đèn ông sao” được các em thể hiện nhuần nhuyễn bằng tiếng Việt gây nhiều bất ngờ, hào hứng cho các bạn sinh viên.

THANH THANH

TS. Phan Thanh Định phát biểu tại buổi giao lưu - Ảnh: YẾN THI

6

Các hoạt động giao lưu, làm việc với các đối tác quốc tế khácT

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Nhà trường vào sáng 5-9, GS.TS Võ Hữu Đức - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Vân Nam (Trung Quốc) - bày tỏ mong muốn có những cơ hội trao đổi giảng viên và hợp tác nghiên cứu về các lĩnh vực xã hội, năng lượng mặt trời… giữa hai Trường.

Đồng tình với GS.TS Võ Hữu Đức, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Nhà trường - cho rằng hai bên có thế cùng cải tiến hiệu quả giảng dạy và năng lực ngoại ngữ của sinh viên thông qua việc hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Lãnh đạo hai trường sẽ tiếp tục bàn bạc và thỏa thuận nhằm tiến đến những hợp tác mới bên cạnh chương trình 3+1 đang triển khai cho sinh viên Học viện Ngoại ngữ và Học viện Hoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Vân Nam.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo ĐHQG-HCM sáng 24-9 tại Trường ĐH KHXH&NV, ông Aoyagi Yoichiro - thành viên Hạ viện Nhật Bản - bày tỏ mong muốn thúc đẩy việc thu hút nguồn lực chất lượng cao từ ĐHQG-HCM sang Nhật.

Với số lượng sinh viên Việt Nam đến Nhật tăng 15% mỗi năm. Các đại biểu Nhật Bản tin rằng đây đã, đang và sẽ là nguồn nhân lực quan trọng của nền công nghiệp nước này.

PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM - đồng tình với những nhận định từ phía Nhật, ông cũng cho rằng đề xuất công nhận tín chỉ các chương trình học giữa hai nước là rất phù hợp.

Đại diện ĐHQG-HCM hy vọng nhận được sự hỗ trợ

Đại diện Trường ĐH Á Châu (Đài Loan) - Tiến sĩ O. Jenho Peter và Tiến sĩ S. Mein Woei - vừa có chuyến thăm và làm việc tại Trường vào ngày 30-9.

Tại buổi làm việc với ThS. Nguyễn Thu Hương -Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế và Phát triển Dự án Quốc tế, Tiến sĩ O. Jenho Peter bày tỏ mong muốn giữa hai trường sẽ có những hợp tác trong thời gian tới. Phía Trường ĐH Á Châu cho rằng việc hợp tác trong đào tạo, trao đổi sinh viên cũng như các suất học bổng là rất phù hợp để tiến hành.

SỐNG TRẺKỸ NĂNG CHO NGƯỜI TRẺ - Kỳ 1:5 năm tới, những kỹ năng nào sẽ được đánh giá cao?

Theo báo cáo “Tương lai nghề nghiệp” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa công bố, những kỹ năng sẽ ngày càng quan trọng hơn trong 5 năm tới đối với thị trường lao động bao gồm:

1. Tư duy phân tích và sáng tạo (Analytical and Creative Thinking)

2. Học chủ động và có chiến lược (Active Learning and Learning Strategies)

3. Sáng tạo, tự xây dựng ý tưởng phát kiến (Creativity, Originality and Initiative)

4. Thiết kế công nghệ và lập trình (Technology Design and Programming)

5. Tư duy phản biện và phân tích (Critical Thinking and Analysis)

6. Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp (Complex Problem Solving Skill)

7. Kỹ năng lãnh đạo và tầm ảnh hưởng xã hội (Leadership and Social Influence)

8. Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence)

9. Lập luận, giải quyết vấn đề và tạo ra ý tưởng mới dựa trên việc thấu hiểu vấn đề (Reasoning, Problem Solving and Ideation)

10. Phân tích và đánh giá hệ thống (Systems Analysis and Evaluation)

Theo một nghiên cứu thị trường lao động khác của Báo Economist dành cho các cấp lãnh đạo, 52% không hài lòng với kỹ năng của người trẻ khi tham gia vào thị trường lao động và cho rằng đó chính là yếu tố gây thiếu hiệu quả đối với việc vận hành doanh nghiệp.

Điều này cho thấy hệ thống giáo dục chính thống đang chưa đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động và không thay đổi kịp so với sự thay đổi quá nhanh của thế kỷ công nghệ. Kiến thức và kỹ năng số, kỹ năng về kỹ thuật, công nghệ cần được đưa thêm vào giáo trình cùng với các kỹ năng mềm. Trong đó, quan trọng là 4 kỹ năng làm cho người-khác-máy (the 4C’s):

1. Tư duy phản biện (Critical thinking)

2. Khả năng sáng tạo (Creativity)

3. Kỹ năng hợp tác (Collaboraiton)

4. Kỹ năng giao tiếp (Communication)

NGUYỄN PHI VÂN

nhằm nâng cao năng lực tiếng Nhật của sinh viên và khắc phục những hạn chế trong đào tạo ngôn ngữ này tại ĐHQG-HCM hiện nay.

Sáng 3-10, Phó Hiệu trưởng Lê Hữu Phước đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Seven-Eleven, Nhật Bản bàn về các vấn đề liên quan đến chương trình thực tập dành cho sinh viên.

Tại buổi làm việc, ông Lu Wang - Giám đốc Bộ phận Phát triển Nhân lực toàn cầu, Công ty Seven-Eleven, Nhật Bản - đã trình bày tổng quan về chương trình thực tập dành cho sinh viên. Theo đó, chương trình có tên gọi đầy đủ là “Japan Internship Program” chính thức ra đời từ năm 2016 dành riêng cho người nước ngoài đang sống trong hoặc ngoài nước Nhật.

TS. Lê Hữu Phước hoan nghênh việc hợp tác giữa Nhà trường và phía công ty. Các thông tin chi tiết và điều khoản cụ thể liên quan, Phòng Hợp tác Quốc tế và Phát triển Dự án Quốc tế sẽ trực tiếp làm việc để sớm ký kết hợp tác và triển khai thực hiện.

HIẾU TIÊN tổng hợp

Ảnh: agileleanlife.com

7

“Vút bay” cùng ngày hội chào đón tân sinh viên 2018Từ sáng 15-9, cơ sở Linh Trung - Thủ Đức đã rộn ràng với chuỗi các hoạt động của ngày hội chào đón tân sinh viên năm 2018.

Tân sinh viên hào hứng tham gia hoạt động của ngày hội đón tân sinh viên 2018 - Ảnh: TRẦN BÌNH

Ngày hội bao gồm các hoạt động chính như: Đường chạy “Chắp cánh”, cuộc thi “Vươn cánh”, chương trình tìm hiểu bản sắc các khoa/bộ môn “Hòa sắc”, gian hàng ẩm thực “Tiếp lửa”, trò chơi tập thể “Sức trẻ Nhân văn” và kết thúc bằng đêm hội văn nghệ chủ đề “Vút bay”.

Đêm hội văn nghệ chủ đề “Vút bay” diễn ra vào tối 15-9, tại Nhà thi đấu thể thao đa năng thuộc cơ sở Linh Trung - Thủ Đức được xem là điểm nhấn của ngày hội chào đón tân sinh viên 2018.

Trong đêm hội, TS. Lê Hữu Phước - Phó Hiệu trưởng Nhà trường - đã trao ngọn lửa truyền thống cho các tân sinh viên khóa 2018.

Hai thủ khoa tuyển sinh năm 2018 (theo phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia và kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM) đã đại diện cho hơn 2.600 tân sinh viên tiếp nhận ngọn lửa truyền thống từ TS. Lê Hữu Phước. Nghi thức này như một lời hứa của tân sinh viên sẽ không ngừng rèn luyện để xứng đáng với những kỳ vọng thầy cô và anh chị sinh viên, cựu sinh viên.

Nhằm giúp đỡ các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, mạnh thường quân, Quỹ học bổng đồng hành với tân sinh viên đã trao 10 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1,5 triệu đồng).

Dịp này, Nhà trường cũng tuyên dương 8 sinh viên đạt danh hiệu Gương sáng Sinh viên Nhân văn năm 2018 trong 5 lĩnh vực: học tập và nghiên cứu khoa học; hoạt động cộng đồng; hoạt động văn - thể - mỹ; giao lưu quốc tế và vượt khó học tập.

Ban Tổ chức Ngày hội đã trao giải cho 5 tiết mục xuất sắc ở Liên hoan Tiếng hát Tân Sinh viên diễn ra trước đó một tuần; tuyên dương 3 cụm hoạt động năng nổ trong các hoạt động của ngày hội. Chương trình còn có nhiều tiết mục văn nghệ của CLB Văn nghệ Xung kích CKT, Đội nhảy BigBoom, CLB Guitar Nhân văn, đặc biệt là sự góp mặt của ca sĩ Thanh Duy.

Trong đêm hội văn nghệ “Vút bay”, Ban Tổ chức đã công bố kết quả chung cuộc của Liên hoan Tiếng hát Tân Sinh viên năm 2018 - chủ đề “Đan sắc”.

Theo đó, giải nhất thuộc về tiết mục “Hương lạc” - Khoa Xã hội học. Giải nhì thuộc về tiết mục “Gấm” - Khoa Văn hóa học. Tiết mục “Trắng đen” - Khoa Ngữ văn Anh đạt giải ba.

Giải khuyến khích thuộc về tiết mục “Sắt son” - Khoa Báo chí và Truyền thông và tiết mục “Thỏ và rùa” - Khoa Tâm lý học. Tiết mục Ấn tượng nhất: “Thỏ và Rùa” - khoa Tâm lý học. Giải Tiết mục được yêu thích nhất: “Cùng nhau ta thắp sáng” - Khoa Địa lý.

CLB MIR Khoa Quan hệ Quốc tế đại diện Trường tham gia cuộc thi HipFest Uni 2018Với phần trình diễn cuốn hút và nhận được sự đánh giá cao từ Ban Giám khảo, CLB MIR - Khoa Quan hệ Quốc tế giành chiến thắng tại cuộc thi HipFest Uni 2018 Trường ĐH KHXH&NV diễn ra vào tối 29-9.

HipFest Uni 2018 tại Trường ĐH KHXH&NV thu hút 5 đội tham gia đến từ các khoa: Ngữ văn Anh, Quan hệ Quốc tế, Xã hội học, Hàn Quốc học.

Sau phần thi của mình, CLB MIR - Khoa Quan hệ Quốc tế nhận được nhiều lời khen từ Ban Giám khảo về cách chọn nhạc, động tác thực hiện, cách xử lý đội hình và giành giải Quán quân của cuộc thi.

MIR sẽ đại diện Trường tham gia thi đấu, tranh cúp HipFest Uni 2018 với các trường đại học khác vào ngày 8-12 tới tại Nhà văn hóa Thanh niên. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao giải Á quân cho CLB JDC - Khoa Ngữ văn Anh và 3 giải khuyến khích cho các đội nhảy còn lại: So.Art (Khoa Xã hội học), K-Art (Khoa Hàn Quốc học), BB Unit (nhóm nhảy tự do).

HipFest được viết tắt từ Hiphop và Festival, HipFest Uni

TS. Lê Hữu Phước cùng hai thủ khoa tuyển sinh năm 2018 thắp sáng ngọn đuốc truyền thống - Ảnh: ANH QUÂN

MINH THỪA

là chương trình biểu diễn giao lưu được tổ chức tại 6 trường đại học: ĐH KHXH&NV, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH FPT, ĐH Hoa Sen, ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Tài chính - Marketing nhằm làm nóng không khí HipFest International diễn ra vào tháng 12 với sự tham gia của các vũ công đến từ 12 quốc gia trên thế giới.

HUỲNH NHI

CLB MIR - Khoa Quan hệ Quốc tế tại đêm thi - Ảnh: HUỲNH NHI

8

Tỏa sáng với cuộc thi “The Greatest Show – Tài năng sinh viên TP.HCM”“The Greatest Show – Tài năng sinh viên TP.HCM” là cuộc thi do Hội Sinh viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM tổ chức, nhằm tạo sân chơi thể hiện tài năng cho sinh viên chính quy các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM với tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.

Thí sinh tham gia có thể đăng ký theo nhóm hoặc cá nhân để trình diễn tài năng trên sân khấu: hát, múa, nhảy, diễn kịch, xiếc… Ban Tổ chức không giới hạn thể loại dự thi dành cho thí sinh. Thí sinh không được thay đổi thể loại dự thi đã đăng ký trong suốt cuộc thi.

“The Greatest Show – Tài năng sinh viên TP.HCM” gồm 4 vòng thi: vòng casting, vòng audition, vòng bán kết và vòng chung kết.

Vòng casting có 2 hình thức dự thi cho thí sinh lựa chọn: dự thi trực tiếp và dự thi trực tuyến. Thí sinh dự thi trực tiếp có thể đăng ký và nộp hồ sơ trực tiếp tại buổi casting. Thí sinh dự thi trực tuyến sẽ đăng ký thông qua đường dẫn www.bit.ly/TGSHCMC2018, sau đó gửi hồ sơ dự thi (bản scan) và video clip dự thi vào email [email protected].

Vòng casting diễn ra vào 2 ngày: 8g00 - 17g00 ngày 28-10 tại Hội trường C, Trường ĐH KHXH&NV (cơ sở Linh Trung) và 08g00 - 17g00 ngày 4-11 tại Hội trường D, Trường ĐH KHXH&NV (cơ sở Đinh Tiên Hoàng).

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:Email: [email protected]

Facebook: www.facebook.com/thegreatestshowhcmc

SĐT: 0911 582 528 (Văn An) – 01647 077 033 (Thương Nguyễn)

HUỲNH NHI

Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội nghị tổng kết Công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường năm học 2017-2018 và triển khai chương trình năm học 2018-2019 diễn ra vào sáng 30-9.

Sẽ có nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 15 năm “Xuân tình nguyện”Trong hội nghị, đồng chí Trương Văn An - Phó Bí thư Đoàn

trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường - đã thông qua chương trình Công tác Đoàn và Phong trào thanh niên, Chương trình công tác Hội và Phong trào sinh viên Trường năm học 2018-2019.

Theo đó, nhiều hoạt động trọng tâm sẽ được thực hiện như tổ chức các cuộc thi Người trẻ - Ý tưởng trẻ, Đấu trường pháp luật, Liên hoan “Dạy tốt - Học tốt” lần V...

Đặc biệt, năm học 2018-2019 là năm kỷ niệm 15 năm chiến dịch “Xuân tình nguyện” - một hoạt động tình nguyện ý nghĩa khởi nguồn từ phong trào sinh viên Trường ĐH KHXH&NV, nay đã lan tỏa ra toàn quốc.

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Phan Thanh Định - Phó Hiệu trưởng Nhà trường - nhắn nhủ: “Các bạn đoàn viên, thanh niên cần phát huy tính tiên phong của mình, phải là hạt nhân cho phong trào thanh niên của thành phố, lan tỏa phong trào thanh niên ngày càng phát triển hơn”.

Hội nghị cũng đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích hoạt động tích cực trong năm học 2017-2018.

YẾN THIChiến sĩ Xuân tình nguyện phát quà cho các em nhỏ - Ảnh: Sắc xuân Báo chí

Tổ chức chuyên đề Thanh niên và Luật An ninh mạngNgày 16-9, Ban Chấp hành Đoàn – Hội các cấp đã tham dự buổi báo cáo chuyên đề Thanh niên và Luật An ninh mạng tại hội trường Nhà Điều hành Trường ĐH KHXH&NV.

Báo cáo viên Huỳnh Ngô Tịnh - Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng - đã có những phân tích về tầm quan trọng của Luật An ninh mạng đối với thanh niên, đặc biệt là các cán bộ Đoàn - Hội.

Báo cáo viên cho rằng, việc ban hành Luật An ninh mạng

là thật sự cần thiết. Thanh niên cần có cách hiểu đúng về các điều khoản trong Luật để chuẩn bị tốt nhất cho việc đối mặt các thách thức và cơ hội trong các hoạt động rèn luyện, phát triển của bản thân.

Chương trình nằm trong hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn trường năm học 2018-2019, do Ban Tuyên giáo Đoàn trường tổ chức.

KIM PHƯỢNG

9

Nữ sinh Nhân văn đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Quốc tế 2018Ngày 3-10, công ty Sen Vàng Entertainment - đơn vị nắm giữ bản quyền cuộc thi Miss International 2018 tại Việt Nam - đã ra thông báo chính thức về việc cử Người đẹp Nhân ái cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018 Nguyễn Thúc Thùy Tiên tham gia Miss International 2018.

Miss International (Hoa hậu Quốc tế) là một trong 3 cuộc thi sắc đẹp uy tín toàn cầu được tổ chức tại Nhật Bản. Thùy Tiên hiện là sinh viên năm 3, Khoa Ngữ văn Pháp, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

Tiên đã bắt đầu hành trình nhan sắc của mình từ cuộc thi Hoa khôi Nam bộ năm 2017 và đạt danh hiệu Á khôi 1. Sau cuộc thi, Tiên trở lại lớp học như những sinh viên bình thường.

Đến khi cuộc thi Hoa hậu Việt Nam khởi xướng, Tiên quyết định thử sức thêm một lần nữa theo lời khuyên của nhiều người quen. Thùy Tiên kể: “Đối với mình, thời gian ý nghĩa nhất trong cuộc thi là khi tham gia làm dự án nhân ái “Ngày hạnh phúc”. Dự án mang ý nghĩa giúp đỡ các cặp đôi khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn được tổ chức đám cưới. Mình có cơ hội trải nghiệm và có thêm động lực để cố gắng nhiều hơn nữa, giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn khác”.

Người đẹp Nhân ái Thùy Tiên cho biết: Cuộc thi đã giúp Tiên trưởng thành rất nhiều và học thêm nhiều kỹ năng như kỹ năng biểu diễn, kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng trang điểm hay lựa chọn trang phục, kỹ năng giao tiếp…

Trở thành đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Quốc tế 2018, Thùy Tiên hy vọng sẽ dành được danh hiệu cao nhất. Tiên cho biết: “Một trong những điều khiến mình tự tin đó chính là khả năng ngoại ngữ”.

Chú ý hơn tới việc dùng mạng xã hộiTrước đây, mình rất ít dùng facebook. Tuy nhiên, sau khi đạt danh hiệu Người đẹp

Nhân ái và đặc biệt là đại diện Việt Nam tham dự Miss International 2018, mình tự ý thức được sự quan tâm mà công chúng dành cho mình, những hình ảnh hay những dòng chia sẻ trên facebook được mình chú ý hơn và cập nhật thường xuyên hơn để mang tới những giá trị tốt đẹp.

YẾN NHI

KHOA HỌCHơn 150 đại biểu tham dự hội thảo về môi trường đô thị tại PhilippinesNgày 11-9, Hiệu trưởng Nhà trường và các giảng viên Khoa Đô thị học đã tham dự Hội thảo quốc tế lần thứ 9 trong chuỗi chương trình của Mạng lưới học thuật quốc tế về các thành phố bền vững (IACSC).

Hội thảo năm nay có chủ đề “Equity and Health in Urban Environments in the Era of Sustainable Development” (Tạm dịch: Tính công bằng và sức khỏe trong môi trường đô thị ở kỷ nguyên phát triển bền vững) do Khoa Sức khỏe Cộng đồng (ĐH Philippines Manila) tổ chức.

Chương trình có sự tham dự của hơn 150 đại biểu là những chuyên gia, giáo sư đến từ các nước thành viên của mạng lưới IACSC và trên thế giới.

Sau phiên toàn thể, hội thảo được chia thành 4 tiểu ban. ThS. Nguyễn Hải Nguyên và ThS. Đặng Nguyễn Thiên Hương

- giảng viên Khoa Đô thị học - đã có bài trình bày ở tiểu ban 1 của hội thảo.

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng - đã có cam kết vào năm 2020, Trường ĐH KHXH&NV sẽ đăng cai tổ chức hội thảo lần thứ 11 tại Việt Nam do Khoa Đô thị học đảm nhiệm trong buổi họp tối cùng ngày với các thành viên chủ chốt của mạng lưới .

Mạng lưới học thuật quốc tế về các thành phố bền vững (International Academic Consortium for Sustainable Cities, gọi tắt là IACSC) là mạng lưới học thuật quốc tế có uy tín về phát triển đô thị, đồng thời có lịch sử liên kết nghiên cứu lâu dài giữa các quốc gia Châu Á.

KIM PHƯỢNG

Hội thảo khoa học Phật giáo tỉnh Bình ĐịnhTrong ba ngày 3, 4, 5-8 vừa qua, Trường ĐH KHXH&NV đã phối hợp với Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo khoa học “Phật giáo và Văn học Bình Định - thành tựu và giá trị” tại Trường Trung cấp Phật học Bình Định.

Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng Nhà trường; GS.TS Võ Văn Sen - nguyên Hiệu trưởng; PGS.TS Nguyễn Công Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - và PGS.TS Lê Giang - Trưởng Khoa Việt Nam học.

Hội thảo khoa học lần này xoay quanh bốn nội dung: Phật giáo và Danh tăng Bình Định, Danh lam cổ tự và di sản Hán

Nôm Bình Định, Văn học Phật giáo Bình Định, Văn học Bình Định.

Thay mặt Ban Tổ chức hội thảo khoa học, Đại đức Thích Đồng Thành cho biết mục đích của Hội thảo khoa học lần này là tiền đề để Trường Trung cấp Phật học Bình Định cùng Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV tiến hành biên soạn “Bộ Phật giáo Bình Định: quá trình truyền thừa và phát triển”.

Đây là bộ lịch sử Phật giáo của tỉnh Bình Định, tìm hiểu cội nguồn của Phật giáo tại vùng đất này khi còn là vương quốc của Champa.

HUỲNH NHI

10

Tọa đàm “Việt Nam - Thái Lan: Đối thoại văn hóa vùng”Hơn 100 học giả, chuyên gia, giảng viên và sinh viên đã tham dự tọa đàm “Việt Nam - Thái Lan: Đối thoại văn hóa vùng” tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng vào sáng 14-9.

Tọa đàm gồm 4 phiên thảo luận với các chủ đề: Giá trị cốt lõi của Phật giáo Theravada Việt Nam - Thái Lan và vấn đề bình đẳng giới; Phật giáo và những vấn đề văn hóa - xã hội. Theo PGS.TS Hoàng Văn Việt - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thái Lan, Trường ĐH KHXH&NV - phần nhiều bài viết tham luận gửi về tọa đàm xoay quanh những giá trị của Phật giáo Theravada với dân cư Thái Lan, Việt Nam. Cùng với đó là xu hướng phát triển của Phật giáo trong mối quan hệ văn hóa - xã hội. Chủ đề bình đẳng giới trong việc tu hành được đánh giá là khía cạnh gai góc nhưng hấp dẫn tại buổi tọa đàm.

Tham dự tọa đàm, TS. Lê Hữu Phước nhấn mạnh vai trò của chương trình trong việc phát triển mối quan hệ hai nước và chia sẻ tin tức, việc ứng dụng triết lý Phật giáo vào đời sống sản xuất, văn hóa. Tọa đàm còn có sự tham gia của bà Somrudee Poopornanake - Phó Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TP.HCM, TS. Lampong Klomkul - Quyền Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Phật giáo Mahachulalong-kornrajavidyalaya, Thái Lan và GS.TS Hugh Pei-Hsiu Chen - Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Đại học Quốc lập Chinan, Đài Loan.

THANH THANH

Cần xây dựng thương hiệu cho thành phốĐó là một trong những vấn đề được nhấn mạnh tại Hội thảo quốc tế “Khát vọng về một thành phố thông minh và thành phố xã hội cho Việt Nam” vào sáng 28-9.

Chương trình có sự tham dự của: Ông Lê Văn Thu - Trưởng ban đối ngoại, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện các Ban của Hội đồng Nhân dân TP.HCM; PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV - cùng đại diện các trường đại học trong và ngoài nước.

Tại hội thảo, TS. Bahtiar Bin Mohamad - giảng viên Trường ĐH Utara (Malaysia) nêu lên những cách thức xây dựng thương hiệu cho thành phố hiện nay. Bà cho biết, chúng ta phải nhận ra đâu là lợi thế, điểm nổi bật, nét văn hóa độc đáo của thành phố. Từ đó, tạo ra nhận thức, niềm tự hào cho người dân thành phố.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, thành phố cần phát triển hơn nữa các logo, các khẩu hiệu mang nét đặc trưng, độc đáo; Xây dựng những công trình kiến trúc mang tính biểu trưng của thành phố.

“Những khác biệt sẽ tạo nên sự ghi nhớ của du khách khi đến với thành phố và thu hút các nhà đầu tư” - TS. Bahtiar Bin Mohamad cho biết.

Bên cạnh đó, hội thảo cũng thảo luận nhiều nội dung liên quan đến xây dựng thành phố thông minh, như: các vấn đề lý luận và thực tiễn; những thách thức; các vấn đề xã hội trong phát triển đô thị, giai đoạn cách mạng 4.0...

YẾN THI - H.HIỀN

Giới thiệu công cụ tập huấn online cho nhà nghiên cứuCông cụ tập huấn online đã được ra mắt và hướng dẫn sử dụng tại buổi Tổng kết Dự án ENHANCE, diễn ra vào ngày 19 và 20-9, tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

Buổi tổng kết có sự tham dự của đại diện ĐH Alicante (Tây Ban Nha) và 6 trường đại học của Việt Nam có tham gia dự án: ĐH Thái Nguyên, ĐH KHXH&NV (ĐHQG-HN), ĐH Nông Lâm (Huế), ĐH KHXH&NV (ĐHQG-HCM), ĐH An Giang và ĐH Cần Thơ.

Chương trình Tổng kết nhằm tập hợp các nhà quản lý, học giả và nhà nghiên cứu từ tổ chức giáo dục đại học (HEIs) và viện nghiên cứu, các bên liên quan, đại diện từ khu vực tư nhân để thảo luận về công tác quản lý và thực hiện nghiên cứu đổi mới (R&I) ở Việt Nam.

Bộ công cụ được giới thiệu và minh họa bởi bà Rose Cawood - Giám đốc Dự án (Trường ĐH Glasgow Caledonian), đại diện các thành viên của dự án. Bộ công cụ gồm 7 học phần: (1) Giới thiệu công cụ số cho nhà nghiên cứu, (2) Tác động học thuật, (3) Quy trình thẩm định cơ hội thương mại Warwick - COAP, (4) Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, (5) Thỏa thuận liên doanh, (6) Chiến lược gắn kết, (7) Công cụ quản lý nghiên cứu.

Bà Rose Cawood cho biết, bộ công cụ được xây dựng hoàn toàn miễn phí, nhằm hỗ trợ đồng thời các nhà nghiên cứu và đơn vị quản lý trong việc theo dõi và gắn kết dự án nghiên cứu hiệu quả với các đơn vị chủ chốt, đặc biệt là khối doanh nghiệp, ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế.

YẾN NHI

Tọa đàm thu hút đông đảo học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tới tham dự - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cách mạng 4.0 có thể làm nhiều lao động nữ mất việcĐây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhìn từ quan điểm giới” diễn ra vào sáng 7-9.

Chương trình do Trường ĐH KHXH&NV phối hợp cùng Hội Nữ trí thức TP.HCM tổ chức.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Trương Thị Hiền - Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP.HCM, nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM - cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (gọi tắt là cách mạng 4.0) sẽ mang đến nhiều điều hay, nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra vô vàn thách thức cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực nữ hiện nay.

Cách mạng 4.0 làm một số nghề như sơ chế thủy hải sản, dệt may, da giày… có thể bị thay thế bằng thiết bị tự động hóa. Điều này dẫn tới nguy cơ mất việc làm của đội ngũ lao động phổ thông, đặc biệt là lao động nữ.

Hội thảo đã trao đổi nhiều nội dung, trong đó có các giải pháp đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực. Theo các nhà khoa học, quan trọng hơn hết, phụ nữ phải chủ động tìm tòi học hỏi, giỏi về công nghệ để đáp ứng tốt nhất những thay đổi hàng ngày, hàng giờ mà cách mạng 4.0 mang lại.

HỒ HIỀN – N.DIỄM

11

KẾT NỐIHội Cựu chiến binh hành hương Về nguồn 2018Từ ngày 28-7 đến ngày 1-8, Hội Cựu chiến binh (CCB) của Trường đã tổ chức chuyến hành hương về thăm các di tích lịch sử cấp quốc gia phía Bắc.

Đoàn Cựu chiến binh đã tới thăm Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Ðịnh Hóa (Thái Nguyên), Di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, Đồn biên phòng Lũng Cú và Cột cờ Lũng Cú, viếng Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên (Hà Giang) và một số di tích lịch sử vùng biên cương phía Bắc Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 29-7, đoàn đã đến thăm đồn biên phòng Lũng Cú. Đồng chí Phan Thanh Định - Phó hiệu trưởng - và đồng chí Nguyễn Khắc Cảnh - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh - đã trao quà hỗ trợ cho đơn vị chăm sóc các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Cùng ngày, các thành viên trong đoàn đã leo lên đỉnh Lũng Cú và hát vang Quốc ca bên lá cờ tổ quốc thiêng liêng.

THANH THANH

Các thành viên trong đoàn chụp ảnh lưu niệm tại cột cờ Lũng Cú - Ảnh: CCB

Giao lưu với giảng viên, sinh viênĐài LoanBuổi giao lưu giữa sinh viên Khoa Quan hệ Quốc tế (Trường ĐH KHXH&NV) với giảng viên, sinh viên Đài Loan diễn ra tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng vào chiều 22-8.

Về phía Trường ĐH Văn Tảo (Đài Loan) có sự tham dự của GS Samuel C.Y.Ku - Phó Hiệu trưởng, Giám đốc Hiệp hội Công nghiệp và Trao đổi học thuật Đông Nam Á Cao Hùng (KAOSEAS); GS Hsu Kuei-Ying - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đài Loan; PGS.TS Wang, Li-Hsun - Bộ môn Quản trị kinh doanh quốc tế; cô Peng Yi-Ting - Chuyên viên Hiệp hội KAOSEAS. Cùng 23 sinh viên, nghiên cứu sinh thuộc các trường đại học: ĐH Ngoại ngữ Văn Tảo, ĐH Shih Chien, ĐH Quốc lập Trung Sơn.

Về phía Trường ĐH KHXH&NV có sự tham dự của TS. Phan Thanh Định - Phó Hiệu trưởng - và đông đảo sinh viên Khoa Quan hệ Quốc tế của Trường.

Phát biểu tại buổi giao lưu, TS. Phan Thanh Định mong muốn thông qua buổi giao lưu mối quan hệ hữu nghị giữa Nhà trường với Trường ĐH Ngoại ngữ Văn Tảo và các trường đại học khác tại Đài Loan sẽ ngày càng phát triển hơn, đồng thời hy vọng đây là cơ hội để các bạn được học hỏi nhiều hơn.

Tại chương trình TS. Nguyễn Thành Trung đã trình bày chủ đề “Đổi mới về kinh tế - chính trị Việt Nam kể từ năm 1986”, mang đến cho sinh viên Đài Loan những hiểu biết về sự thay đổi, phát triển của đất nước Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới.

YẾN THI - H.HIỀN

Tuyển sinh 100 chỉ tiêu đào tạo từ xa ngành Việt Nam họcChương trình dành cho các đối tượng là người Việt Nam, Việt kiều và người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam

Thời gian học đối với năm đầu tiên 50% tập trung tại cơ sở đào tạo và 50% đào tạo online. Từ năm thứ 2 trở đi, thời lượng môn học online sẽ tăng lên 70-80%. Với hình thức này, sinh viên có thể lưu trữ và tìm kiếm nội dung bài học và học đi học lại nhiều lần một nội dung cho đến khi nắm bắt hoàn toàn.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng cử nhân hệ đào tạo từ xa qua mạng của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Với bằng cử nhân hệ đào tạo từ xa qua mạng, sinh viên có thể học lên thạc sĩ Việt Nam học tại Khoa Việt Nam học của Trường nếu có nhu cầu.

KHOA VIỆT NAM HỌC

Cần tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo (AI) để chuẩn bị cho tương laiSáng 31-8, buổi nói chuyện “Hiểu và vận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cùng Google” đã diễn ra tại Hội trường D, cơ sở Đinh Tiên Hoàng. Các chuyên gia của Google đem đến cho hơn 300 sinh viên những kiến thức căn bản và những trải nghiệm qua các ứng dụng trên nền tảng AI.

Chương trình do Google châu Á - Thái Bình Dương phối hợp với Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM tổ chức. Buổi nói chuyện mở đầu bằng chia sẻ của diễn giả Phạm Xuân Hoàng Ân, tác giả trẻ Đinh Hằng và hai chuyên gia phân tích cấp cao của Google là TS. Lê Duy Khánh và Nguyễn Quang Duy.

Bà Hà Lâm Tú Quỳnh - Giám đốc truyền thông Google Châu Á - Thái Bình Dương - cho biết, Google muốn cho sinh viên thấy tiềm năng phát triển của trí tuệ nhân tạo để có sự chuẩn bị cho tương lai. Bà Tú Quỳnh nhấn mạnh: “AI là hướng mở để con người sáng tạo và con người phải luôn chuẩn bị cho sự cạnh tranh với công nghệ trong tương lai”.

Hiện nay, các ứng dụng của AI rất đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, giao thông, môi trường… Theo TS. Lê Duy Khánh, AI đã được sử dụng cách đây 50 năm nhưng

hiện nay đã được cải tiến để tăng trải nghiệm của người dùng.

TS. Duy Khánh cho biết: “Sinh viên ở thời đại công nghệ cần có kiến thức về trí tuệ nhân tạo để vận dụng vào việc học tập, chuẩn bị cho sự biến đổi của thế giới trong tương lai.”

Đến với buổi nói chuyện, sinh viên có cơ hội được trải nghiệm những ứng dụng mới của Google trên nền tảng AI. Bạn Phạm Thị Phương Uyên (sinh viên năm 1, Khoa Nhật Bản học) chia sẻ: “Trải nghiệm giúp mình mở mang hiểu biết về AI. Theo mình đây là chương trình mà tất cả mọi người nên được nghe, không riêng sinh viên chuyên ngành công nghệ mà những chuyên ngành khác như ngôn ngữ, xã hội...”.

YẾN NHI

Khách mời Đinh Hằng cùng sinh viên trải nghiệm ứng dụng AI - Ảnh: YẾN NHI

12

HỌC BỔNG

Kết quả đề cử dự tuyển học bổng Mitsubishi UFJ năm học 2018-2019

Nhằm hỗ trợ học tập cho sinh viên, từ năm 1995 đến nay, Quỹ học bổng Mitsubishi UFJ thuộc Ngân hàng Tokyo – Mit-subishi UFJ, Nhật Bản đã dành nhiều suất học bổng cho các sinh viên xuất sắc, tích cực tham gia các chương trình rèn luyện phát triển bản thân, kết quả học tập đạt loại giỏi trở lên.

Dựa trên các tiêu chí đề ra, sau khi xem xét hồ sơ dự tuyển Học bổng của các ứng viên, Nhà trường đã chọn và đề cử mỗi khoa/bộ môn 1 sinh viên, ưu tiên cho các sinh viên đã được nhận học bổng Mitsubishi và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tích cực phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện trong năm học 2017-2018, tham gia dự tuyển Học bổng Mitsubishi UFJ năm học 2018-2019.

Kết quả đề cử xem tại website Phòng Công tác Sinh viên. Kết quả xét tuyển sẽ được công bố ngay khi Nhà trường nhận được thông báo chính thức từ đơn vị tài trợ.

AN BIÊN

Kết quả đề cử sinh viên nhận Học bổng LOTTE

Với mục đích khuyến học và phát triển nguồn nhân lực, năm học 2018-2019 Tập đoàn Lotte, Hàn Quốc sẽ trao một số suất học bổng dành cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tích cực tham gia các chương trình rèn luyện phát triển bản thân, kết quả học tập đạt loại giỏi trở lên.

Sinh viên nhận được học bổng sẽ nhận được sự trợ cấp hằng năm cho đến khi kết thúc chương trình học tại trường đại học.

Kết quả đề cử được đăng tải trên website Phòng Công tác Sinh viên. Kết quả xét tuyển sẽ được công bố ngay khi Nhà trường nhận được thông báo chính thức từ đơn vị tài trợ. Thông tin chi tiết về Học bổng sinh viên vui lòng liên hệ trực tiếp tại phòng Công tác sinh viên.

AN BIÊN

5.000 vé xe miễn phí nguyên năm cho sinh viên khó khănMừng kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, công ty Cổ phần VeXeRe trao 5.000 vé xe miễn phí nguyên năm, tạo cơ hội cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được về nhà thường xuyên hơn mà không phải lo lắng về chi phí vé.

Để nhận vé xe, sinh viên đăng kí tại http://bit.ly/2Oglw4O.

Ban Tổ chức sẽ xét duyệt hồ sơ của các bạn sinh viên nộp học bổng, ưu tiên các bạn ở vùng sâu vùng xa, con em ở hải đảo, đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, nếu có giấy xác nhận (từ chính quyền địa phương) sinh viên cần tải hình ảnh lên để xác thực.

Học bổng sẽ được cấp theo dạng mã giảm giá. Mỗi lần có nhu cầu sử dụng, các bạn email đến địa chỉ [email protected] để xin mã (ghi rõ họ tên, trường, tuyến đường, ngày đặt vé).

Thời hạn nhận hồ sơ học bổng đến hết 31-10. Thông tin chi tiết tham khảo tại http://bit.ly/2R5sEj5

NGỌC TRANG

Học bổng thạc sĩ toàn phần tại AnhChevening là chương trình học bổng danh giá của Chính phủ Anh, cấp học bổng toàn phần cho khóa học thạc sỹ tại Anh với chi phí khóa học là 18.000 bảng Anh, chi phí sinh hoạt và các chi phí cần thiết khác.

Để ứng tuyển, bạn phải là công dân Việt Nam, tốt nghiệp đại học với thành tích học tập tốt, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc, đáp ứng được yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh của Chevening và nhận được ít nhất một thư chấp nhận học thạc sĩ tại trường đại học ở Anh (hai điều kiện này chưa cần ngay tại thời điểm nộp hồ sơ).

Đồng thời bạn cần cam kết trở lại Việt Nam làm việc ít nhất 2 năm sau khi hoàn thành khóa học.

Hạn chót nộp hồ sơ học bổng đến hết ngày 6-11. Thông tin chi tiết về học bổng tham khảo tại http://bit.ly/2NJ409T.

NGỌC TRANG

6 tân sinh viên nhận học bổng của Quỹ Phát triển Châu ÁSáng 22-8, Ban Giám hiệu Nhà trường và lãnh đạo Quỹ Phát triển Châu Á (ADF) đã tiến hành phỏng vấn xét chọn 6 tân sinh viên nhận học bổng của Quỹ tại phòng D102, cơ sở Đinh Tiên Hoàng.

6 tân sinh viên được nhận học bổng từ Quỹ Phát triển Châu Á gồm: Lâm Tấn Phát (Khoa Quan hệ Quốc tế), Nguyễn Thị Thiên Ngân (Khoa Báo chí và Truyền thông), Phan Huỳnh Anh Thư và Trần Quốc Việt (Khoa Nhật Bản học), Cao Ngọc Hân Uyên (Khoa Ngữ văn Anh), Lê Minh Hiếu (Khoa Tâm lý học).

Mỗi học bổng của Quỹ ADF cho tân sinh viên trị giá 2.000 đô la Mỹ. Sinh viên nhận học bổng ADF hằng năm và được tạo cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Học bổng được trao trong buổi Lễ Khai giảng năm học 2018-2019 vào ngày 6-9.

KIM PHƯỢNG

Trao học bổng 22,5 triệu cho tân sinh viên Khoa Văn họcSau khi biết được hoàn cảnh khó khăn của bạn Nguyễn Bảo Trang trên Báo Tuổi Trẻ, một mạnh thường quân tại TP. HCM đã trao tặng suất học bổng trị giá 22,5 triệu đồng.

Vị mạnh thường quân này cũng cho biết sẽ sẵn sàng hỗ trợ Trang về các hoạt động học tập, giáo dục khác tại trường như học phí tin học, học phí ngoại ngữ.

TS. Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Nhà trường - cho biết sẽ liên hệ với các đơn vị liên quan để hỗ trợ thêm về phần chi phí sinh hoạt cho Trang.

Bên cạnh đó, Trường cũng giới thiệu đến bạn một số câu lạc bộ, đội nhóm hoạt động báo chí, truyền thông nhằm tạo môi trường rèn luyện đam mê trở thành nhà báo của Trang.

Bảo Trang mất cả cha lẫn mẹ và sống với cô ruột của mình tại Quảng Ngãi. Ngay từ lớp 10, Trang đã xa gia đình, tự mưu sinh, kiếm sống để có tiền đến lớp. Kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi, cô bạn đạt số điểm 23,5 khối C, trở thành sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HCM.

NGỌC TRANG

TÔI VIẾTDòng chảy cuộc đời:

Từ nhu cầu hiện sinh đến những thực hành khoa họcDòng chảy cuộc đời, câu chuyện cuộc đời hay tiểu sử là

những thuật ngữ quen thuộc được sử dụng để chỉ những hình thức kể về cuộc đời cá nhân gắn với yếu tố thời gian. Thực vậy, kể là một hoạt động lâu đời của con người, từ truyền thống các huyền thoại, qua lịch sử của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, đến các câu chuyện cá nhân. Hiện nay người ta còn kể trên không gian mạng xã hội.

Mỗi thực thể đều có câu chuyện để kể. Chúng ta đã chứng kiến những câu chuyện của các vĩ nhân trong lịch sử, là những tác phẩm kinh điển có giá trị phổ quát về mặt đạo đức, triết học, văn học. Ví dụ, Những lời trần tình của Saint Augustin, của Jean-Jacques Rousseau, hay Tiểu luận của Michel de Montaigne. Đến thời kỳ đương đại, khi mà Jean-François Ly-otard tuyên bố về cái chết của “đại tự sự” thì mọi câu chuyện cá nhân đều có giá trị riêng của nó; mọi người đều có quyền và có khả năng kể câu chuyện cuộc đời mình, với những mục đích khác nhau.

Người ta kể để trở về cội nguồn với ý thức về sự kế thừa và chuyển tiếp giữa các thế hệ, hoặc kể chỉ để tạo lập một bản tổng kết về cuộc đời đã trải qua. Người ta cũng kể với mục đích tìm kiếm một ý nghĩa hay tạo ra một ý nghĩa mới cho cuộc đời. Có những người kể để chuyển tải lịch sử cá nhân cho gia đình, để lại những dấu tích cá nhân và gia đình. Ngoài ra, có những câu chuyện ra đời với chức năng làm chứng về các biến cố đã sống trải trong lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng... Như thế, kể là một nhu cầu và trước hết là nhu cầu hiện sinh.

Từ nhu cầu hiện sinh, nhu cầu đạo đức hay nghệ thuật, dòng chảy cuộc đời trở thành một cách thức thực hành khoa học, đặc biệt kể từ khi Trường phái Chicago ra đời vào những năm 1920. Nghĩa là những câu chuyện cuộc đời “đã len lỏi vào thế giới hàn lâm”, nói theo kiểu Bourdieu, như một lối tiếp

cận khoa học, một phương pháp nghiên cứu thuộc giao lộ của những chuyên ngành khác nhau: Nhân học, Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học, Sử học... đã sử dụng các dữ kiện cuộc đời cá nhân để nghiên cứu về các hiện tượng cá nhân và xã hội, các loại hình sống, sự phát triển của cá nhân trong thời gian và môi trường…

Dòng chảy cuộc đời đã thực sự là một phần quan trọng trong tiếp cận định tính, được vận dụng một cách mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX, sau thời kỳ thống trị của các phương pháp cấu trúc luận và thực chứng luận.

Ý nghĩa của việc tiếp cận dòng chảy cuộc đời tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Dĩ nhiên, dòng chảy cuộc đời là những dữ kiện cá nhân, nhưng nó là cơ sở để khai mở những lộ trình nghiên cứu cộng đồng. Trên bình diện phương pháp luận, chúng ta có thể nghiên cứu thế giới đại thể bằng việc khởi đi từ yếu tố cá thể. Về phương diện thực tiễn, thế giới sống hiện nay mang đặc tính chuyển di, các hiện tượng diễn ra phức tạp, vấn đề quan tâm không phải là đời sống riêng của mỗi nhóm cộng đồng và mỗi cá nhân mà là mối tương quan mâu thuẫn hay thích nghi của các cộng đồng mới hình thành với những cộng đồng đã tồn tại. Vấn đề không phải là nghiên cứu các cấu trúc hình thành bên trong các nhóm xã hội mà là quan tâm đến chính sự chuyển dịch của các tác nhân với những hành động thể hiện sự khó khăn để hội nhập vào sự vận hành chung của xã hội hiện hữu.

Nghiên cứu dòng chảy cuộc đời giúp ta ý thức về sự chuyển tiếp ký ức cộng đồng, cho phép dễ dàng hoạch định các chính sách liên quan đến cá nhân và điều tiết cộng đồng và cho phép dự báo viễn tượng phát triển xã hội.

PHẠM VĂN QUANG

VẪN CHƯAAnh về ủ ấm bàn tay

Cho em mượn nhé những ngày vẫn chưaĐường em về ríu ran mưa

Đường anh trăng ướt trời vừa gió giôngTan tầm mây hớt hải trông

Mong cho phía ấy chiều không bão bùngNhá nhem chớp bể mưa nguồn

Mắt môi cười với ngại ngùng mà thươngTình đâu mà dậy nồng hương

Ngọc lan quyện cả sân trường đêm mưa

LA MAI THI GIA

“…Phàm đã sinh ra làm phụ nữ thì đương nhiên phải là… xinh đẹp (nếu không đúng thì mắc mớ gì người ta lấy danh xưng phái đẹp mà gắn vô cho chị em?). Ngoài việc phải xinh đẹp như bao nhiêu người nữ ở tất cả các châu lục trên trái đất này thì người phụ nữ Việt Nam còn được gọi tên bằng hàng tỉ tính từ danh giá khác. Nào là đảm đang, hy sinh, chịu thương chịu khó hay thậm chí là “anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang”. Những danh hiệu vàng ngọc ấy xưa nay đã khiến chị em chìm chìm đắm đắm trong nỗi hãnh diện tự hào rồi lại... chìm chìm đắm đắm mãi trong đức hy sinh vĩ đại của mẹ, của bà từ thời bà Trưng bà Triệu. Hễ cứ quyết định làm gì là phải nghĩ đến thể diện nước non, mặt mũi chồng con trước, rồi sau mới tính tới mình…

...Sao mình không viết cái gì đó về sự không “anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang” đi, viết gì đó về sự không công dung ngôn hạnh đi, về cái sự vụng về, hư hỏng, lẳng lơ, mất nết… của chị em phụ nữ đi. Mà cái chủ đề đó cứ chịu khó tìm trong kho tàng ca dao truyền thống của dân tộc Việt Nam thì sẽ thấy có mà đầy, đầy ú nụ… Lẽ nào đây chỉ là những câu nói khơi khơi cho sướng miệng của những người mẹ, người chị bị gò bó trong khuôn khổ lễ giáo phong kiến lâu quá nên khát khao được tháo củi sổ lồng?...” - LA MAI THI GIA

Vì giới hạn diện tích, bài viết chi tiết sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Nhà trường www.hcmussh.edu.vn. Mời quý vị đón xem!

13

Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ

Ngọc Phượng - thành viên thực hiện chùm ảnh - chia sẻ: “Ngày hội đặc biệt dành riêng cho các bạn tân sinh viên nên ai nấy đều rất vui vẻ và cười rất tươi. Khi nhìn những nụ cười đó, mình như cảm nhận được các bạn đã dần thích nghi với môi trường mới. Niềm vui và những nụ cười của các bạn làm cho những người bạn xung quanh có thêm nhiều năng lượng hơn”.

CHÙM ẢNH

Nụ cười tân sinh viên

Ngày 15-9, Ngày hội Chào đón Tân sinh viên đã diễn ra tại cơ sở Linh Trung - Thủ Đức. Trong không khí sôi động, vui tươi và hào hứng, các thành viên CLB Truyền thông Info Plus (trực thuộc Phòng Truyền thông và Tổ chức Sự kiện của Trường) đã ghi lại nhiều khoảnh khắc nụ cười rạng rỡ của các bạn tân sinh viên.

14

Chùm ảnh đầy đủ sẽ được đăng tải trên Fanpage Trường ĐH KHXH&NV: https://www.facebook.com/ussh.vnuhcm/. Mời quý vị đón xem!

HẠ TỨ

Đối mặt với tin giả - Kỳ 1

Hiện nay, “tin giả” (hay còn gọi “fake news”) tràn ngập mạng xã hội khiến người đọc mất phương hướng và bị dắt mũi bởi các thông tin sai sự thật. Do đó, người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo và tìm hiểu về tin giả để tránh ảnh hưởng đến cá nhân và cộng đồng.

Tin giả có 4 dạng: tin lừa đảo, tin thiên vị, tin câu “view” và tin vu khống. Đặc trưng chung nhất của những tin tức giả là chúng thường xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng nóng, gây tranh cãi trong đời sống thực. Đối tượng mà tin giả nhắm tới thường liên quan đến tài chính, làm ảnh hưởng danh dự, uy tín của các đơn vị có liên quan.

Để người đọc trang bị kĩ năng căn bản đối mặt với tin giả, khóa học “Thẩm định thông tin - News Literacy” (do Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức kết thúc vào tháng 9-2018) đã đưa ra 8 mẹo sau: Kiểm chứng nguồn tin - Hãy đọc kĩ nội dung - Kiểm tra tác giả - Đọc và suy ngẫm - Kiểm tra ngày tháng - Tự thẩm định thông tin thật hay đùa cợt - Tìm kiếm sự vô lý nếu có - Tham vấn các chuyên gia.

“Fake news” đã được hãng từ điển Collins chọn là từ của năm 2017. Từ này đã được sử dụng với tần suất nhiều chưa từng thấy, tăng 365% kể từ năm 2016. Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng của loại tin tức này đến đời sống con người.

YẾN NHI

Bản tin Xã hội Nhân văn - số tháng 10/2018Ban Biên tập: TS. Lê Hữu Phước (Trưởng ban), ThS. Trần Nam (Phó Trưởng ban), TS. Đào Bích Hà, CN. Nguyễn Thị Ngọc Khánh, CN. Nguyễn Hồ Mạnh Khang.

Nội dung: Phạm Văn Quang, La Mai Thi Gia, Nguyễn Phi Vân, Hồ Hiền, Ngọc Diễm, Lâm Như, Hiếu Tiên, Huỳnh Nhi, Minh Thừa, Kim Phượng, Yến Thi, Hoài Nhi, Thanh Thanh, Ngọc Trang, An Biên, Phương Hoa, Yến Nhi, Hạ Tứ, Phương Thanh, Mạnh Khang.

Quý bạn đọc có thể gửi tin bài hoặc các tác phẩm văn thơ cộng tác với Bản tin Xã hội Nhân văn theo địa chỉ mail: [email protected]. Trân trọng!

15

BÍ KÍP BỎ TÚI