195
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC ĐẠI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2017

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGỌC ĐẠI

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2017

Page 2: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGỌC ĐẠI

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 62 22 03 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. TRẦN THỊ THU HƯƠNG

2. TS. NGUYỄN THẮNG LỢI

HÀ NỘI - 2017

Page 3: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả luận án

Phạm Ngọc Đại

Page 4: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 7

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan và những nội

dung luận án tập trung nghiên cứu 20

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2010 22

2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách dân tộc

ở tỉnh Đắk Lắk 22

2.2. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc

trong điều kiện lịch sử mới (2003-2010) 38

Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC

HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 76

3.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về thực

hiện chính sách dân tộc 76

3.2. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc trên

các lĩnh vực cụ thể 88

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 112

4.1. Một số nhận xét 112

4.2. Một số kinh nghiệm 134

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 171

Page 5: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCH Ban Chấp hành

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CSDT Chính sách dân tộc

DCTD Di cư tự do

DTTS Dân tộc thiểu số

HĐND Hội đồng Nhân dân

HTCT Hệ thống chính trị

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

UBND Ủy ban Nhân dân

XĐGN Xóa đói, giảm nghèo

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 6: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các nhóm dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2005 25

Biểu số 3.1: Tốc độ gia tăng dân số tỉnh Đắk Lắk 79

Biểu số 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk 81

Biểu số 4.1: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tỉnh

Đắk Lắk 122

Biểu số 4.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Đắk Lắk 127

Biểu số 4.3: Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại chỗ so với tỷ lệ hộ

nghèo chung tỉnh Đắk Lắk 129

Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất và nhà ở tỉnh Đắk Lắk 130

Page 7: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (tộc người). Dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các

dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại cư trú trên diện tích rộng lớn tới ¾ lãnh thổ, thường ở

khu vực miền núi, biên giới. Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các dân tộc

đã luôn đoàn kết, sát cánh bên nhau với truyền thống: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy

rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Thấy rõ đặc điểm ấy, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối

với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân.

Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân

tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và không ngừng phát triển, hoàn

thiện chính sách dân tộc (CSDT). Chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành chính sách

chung của Đảng và Nhà nước, vạch ra những nguyên tắc, biện pháp đối xử và giải

quyết vấn đề dân tộc. CSDT thể hiện quan điểm chính trị của Đảng trong việc giải

quyết mối quan hệ dân tộc, bao gồm những chính sách tác động trực tiếp đến các dân

tộc và quan hệ giữa các dân tộc, nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính

trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số; xây dựng khối

đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc.

Chính sách dân tộc của Đảng luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất

quán trong mọi thời kỳ. Qua các giai đoạn lịch sử cụ thể, CSDT của Đảng luôn được

bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước. Khi

bước vào thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, CSDT của Đảng được triển

khai ngày càng hiệu quả ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều đồng bào các dân tộc

sinh sống. Trong đó tỉnh Đắk Lắk là một trong những vùng có tính đặc thù.

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược đặc biệt

quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái của vùng Tây

Nguyên và cả nước. Ngay sau ngày giải phóng (3-1975), xác định công tác dân tộc là

nhiệm vụ chiến lược, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng và quan tâm đến CSDT:

Vấn đề kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên luôn gắn chặt với vấn đề dân tộc, nếu không

Page 8: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

2

nói là vấn đề dân tộc có tính chất quyết định đối với các nội dung kinh tế - xã hội trên

địa bàn này... Có thể trong xu thế phát triển chung, tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số

giảm đi trong tổng số dân, nhưng tầm vóc của việc thực hiện CSDT không hề giảm

nhẹ, ngược lại ngày càng phải được đề cao [146, tr.50-51].

Để thực hiện mục tiêu “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát

triển" giữa các dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, CSDT, đặc biệt là

được thể hiện tập trung toàn diện tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành

(BCH) Trung ương Đảng (khóa IX, năm 2003) về công tác dân tộc. Triển khai nghị

quyết, nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và

của tỉnh Đắk Lắk đã được thực hiện nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các

dân tộc, giữa các khu vực dân cư. Thực hiện hệ thống CSDT khá toàn diện, với

nguồn lực thực hiện lớn, đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội; cơ sở hạ

tầng từng bước tăng cường; giảm tỉ lệ hộ nghèo; đời sống vật chất và tinh thần của

người dân được nâng lên. Diện mạo vùng DTTS, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt

khó khăn đã có những thay đổi căn bản.

Tuy nhiên, cho đến năm 2015, vùng DTTS tỉnh Đắk Lắk vẫn là một trong

những nơi khó khăn nhất. Nhiều vấn đề quan hệ dân tộc bức xúc ở Đắk Lắk chưa

được giải quyết tốt, như mức sống, trình độ phát triển giữa vùng đồng bào DTTS so

với vùng đồng bào Kinh ngày càng cách xa; tác động tiêu cực của di cư tự do

(DCTD) và mâu thuẫn về quyền sở hữu - sử dụng đất, rừng diễn biến phức tạp; lĩnh

vực an ninh chính trị luôn tiềm ẩn những yếu tố bạo loạn; hệ thống chính trị (HTCT)

ở cơ sở hiệu quả hoạt động còn thấp. Các chính sách được ban hành nhiều, nhưng

hiệu lực, hiệu quả chưa cao, nhiều đầu mối quản lý. Phương thức hỗ trợ của một số

chính sách còn chưa phù hợp. Nguồn lực đầu tư chính sách chưa bảo đảm thực hiện

các mục tiêu; cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện chính sách có mặt chưa đáp ứng yêu

cầu, nhiệm vụ.

Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá quá trình lãnh đạo thực hiện CSDT trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 BCH Trung ương

Đảng (khóa IX) và cũng là hơn 10 năm đầu chia tách tỉnh (2003-2015) là việc làm

cần thiết, để từ đó rút ra những kinh nghiệm thành công và chưa thành công, góp

phần thực hiện tốt hơn CSDT của Đảng.

Page 9: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

3

Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh

đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015 làm đề tài luận án tiến

sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ quá trình lãnh đạo thực hiện CSDT của Đảng bộ tỉnh Đắk

Lắk trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015, từ đó rút ra một số kinh nghiệm chủ

yếu để thực hiện CSDT ở tỉnh nói riêng, cả nước nói chung, trong thời gian tới đạt

hiệu quả cao hơn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận án hệ thống hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng

sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về chính sách dân tộc từ năm 2003 đến

năm 2015.

- Luận án đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của quá trình chỉ đạo thực

hiện các chính sách dân tộc, từ đó chỉ ra nguyên nhân của sự lãnh đạo và kết quả

lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.

- Luận án rút ra 5 kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk thực

hiện chính sách dân tộc sau hơn 10 năm chia tách tỉnh (2003 - 2015).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng về CSDT và quá trình

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện CSDT từ năm 2003 đến năm 2015.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2003 đến năm

2015 với hai lý do: Một là, nhằm tổng kết Chương trình số 18/TU, ngày 14 tháng 05

năm 2003 của Tỉnh ủy Đắk Lắk, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7

của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc. Hai là, ngày 26-11-2003,

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đã thông qua Nghị

quyết số 22/2003/QH11 về việc chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và

Đắk Nông. Thực hiện Nghị quyết trên, ngày 01-01-2004, tỉnh Đắk Lắk (mới) được

chính thức thành lập.

Page 10: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

4

Không gian nghiên cứu: Đề tài luận án chủ yếu khảo sát tại địa bàn tỉnh Đắk

Lắk sau khi chia tách tỉnh (năm 2004 có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, năm 2015

có 15 đơn vị hành chính cấp huyện).

Nội dung nghiên cứu:

- Chính sách là cách thức tác động có chủ đích của một nhóm, tập đoàn xã hội

này vào những nhóm, tập đoàn xã hội khác thông qua các thiết chế khác nhau của

HTCT nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định trước.

- Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tổng hợp các quan

điểm, nguyên tắc, chủ trương, giải pháp tác động đến các dân tộc, vùng dân tộc, nhằm

phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa các dân tộc theo hướng bảo đảm khối đại đoàn kết

thống nhất giữa các dân tộc và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam [14, tr.8].

CSDT là toàn bộ những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước tác động vào

tất cả các lĩnh vực đời sống của các DTTS, các vùng dân tộc và có thể đối với từng

dân tộc riêng biệt, nhằm thay đổi tình trạng lạc hậu, biệt lập, phân biệt, bất bình đẳng

giữa các dân tộc, hướng tới sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau cùng phát

triển [90, tr.52-53].

Biểu hiện của CSDT là ở nhiều cấp độ khác nhau, trong nhiều loại hình văn

bản khác nhau: Như các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị do Đảng Cộng sản ban hành

ban hành; Hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh, các loại văn bản quy phạm pháp luật

khác do Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp ban hành

theo thẩm quyền.

- Chính sách dân tộc có nội dung rất rộng, thể hiện trên tất cả các mặt chính

trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,... Tuy nhiên, luận án giới hạn ở

năm nhóm chính sách chủ yếu: Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS; Bảo tồn và

phát huy giá trị văn hóa các DTTS; Xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS và nâng

cao chất lượng HTCT cơ sở; Chính sách quốc phòng - an ninh và một số chính

sách đặc thù khác.

- Thực hiện CSDT là quá trình đưa chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc

sống, đến với người dân. Các ý tưởng của Đảng, mong muốn của người dân đã được

thể hiện trong các văn bản tài liệu, nghị quyết sẽ phải cụ thể hóa thành lợi ích vật chất

xã hội. Công tác tổ chức thực hiện chính sách không chỉ có tác dụng một chiều là đưa

Page 11: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

5

chính sách vào cuộc sống mà còn thông qua thực tiễn cuộc sống để điều chỉnh và hoàn

thiện chính sách. Tổ chức thực hiện CSDT của Đảng ở tỉnh Đắk Lắk có sự tham gia

của nhiều lực lượng, cấp quản lý gồm cả cấp trung ương, địa phương (tỉnh, huyện, xã),

cộng đồng (buôn/làng), doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.

4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử; lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và CSDT, đặc biệt là chủ

trương của Đảng về CSDT trong thời kỳ đổi mới.

4.2. Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu của luận án chủ yếu dựa vào số liệu khảo sát ở một số địa phương

thuộc tỉnh Đắk Lắk, đồng thời luận án tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên

cứu của các công trình có liên quan đã được công bố; các văn kiện của BCH Trung ương

Đảng, Bộ Chính trị, các văn bản pháp luật của Quốc hội, các văn bản điều hành của

Chính phủ, các báo cáo của Uỷ ban Dân tộc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên; những văn kiện

của tỉnh Đắk Lắk.

4.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic.

Ngoài ra, tác giả đã vận dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tiếp cận

liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn; phân tích, tổng hợp, so sánh đối

chiếu, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn các đối

tượng như nhà quản lý, cán bộ thực hiện CSDT, phỏng vấn người dân - đối tượng thụ

hưởng chính sách.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa tín ngưỡng;

luận án làm sáng rõ tính đặc thù, sự khó khăn phức tạp của điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội, dân cư, tộc người, các nhân tố bên ngoài tác động đến quá trình thực hiện

CSDT ở tỉnh Đắk Lắk.

- Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về CSDT

từ năm 2003 đến năm 2015.

Page 12: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

6

- Đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế; lý giải nguyên

nhân của những thành tựu, hạn chế; rút ra một số nhận xét về ưu, khuyết điểm, những

kinh nghiệm chủ yếu về thực hiện CSDT của Đảng ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 2003 đến

năm 2015.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc

tiếp tục đổi mới, hoàn thiện CSDT và thực hiện CSDT của Đảng ở Đắk Lắk, các tỉnh

Tây Nguyên và cả nước.

- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh

Đắk Lắk và các tỉnh khu vực Tây Nguyên trong việc thực hiện CSDT. Ở một mức độ

nhất định, kết quả đạt được trong luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong

nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề có liên quan đến CSDT và thực hiện CSDT của

Đảng và Nhà nước.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác giả

liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4

chương, 8 tiết.

Page 13: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong quá trình khảo sát tư liệu, tác giả luận án nhận thấy vấn đề “Đảng bộ tỉnh

Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015” được đề

cập đến nhiều trong các công trình, bài viết, có thể chia theo 3 nhóm như sau:

1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về vấn đề dân tộc và chính sách

dân tộc ở Việt Nam

Cuốn sách 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-1995) của Bế Viết

Đẳng [38] đã tập trung nghiên cứu khá đầy đủ về các DTTS Việt Nam trong sự

nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng

cuộc sống mới trên các lĩnh vực: xây dựng và phát triển kinh tế; thực hiện định

canh, định cư; xây dựng quan hệ xã hội mới; xây dựng văn hóa và phát triển y tế.

Cuốn sách cung cấp những luận cứ thực tiễn nhằm đổi mới CSDT phù hợp với yêu

cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, nhất là khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,

HĐH đất nước. Cuốn sách Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội

ở miền núi của Bế Viết Đẳng [39] đã đánh giá vấn đề dân tộc và việc thực hiện

CSDT ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội và những vấn

đề cấp bách đối với CSDT, tác giả đã đưa ra những nhận định và nêu một số nhận

xét về CSDT trong thời kỳ mới. Trong đó khẳng định: Phát triển kinh tế - xã hội là

cơ sở để thực hiện CSDT.

Công trình Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ

dân tộc hiện nay của Phan Hữu Dật [23] và Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam

của Đặng Nghiêm Vạn [192] đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quan

hệ tộc người ở Việt Nam, trong đó dành một phần đáng kể đề cập đến quan hệ tộc

người ở Tây Nguyên.

Viện nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi có báo cáo Vấn đề dân tộc và

định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

[193]. Công trình nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về CSDT của Đảng và những

Page 14: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

8

định hướng cơ bản trong quy hoạch dân cư, đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế hàng

hoá phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp nông thôn. Kiến nghị những giải pháp nhằm sớm ổn định và cải thiện

đời sống đồng bào dân tộc.

Cuốn Miền núi Việt Nam thành tựu và phát triển những năm đổi mới của Trần

Văn Thuật và các cộng sự [100], trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về sự đa dạng của

điều kiện tự nhiên - môi trường, văn hóa và kinh tế miền núi Việt Nam, các tác giả đã

nêu định hướng và nguyên tắc phát triển miền núi và vùng DTTS của Đảng. Đánh giá

thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và đặt ra những vấn đề về phát triển miền núi

trong giai đoạn mới. Nhóm tác giả đã dành một chương bàn về xóa đói, giảm nghèo

(XĐGN), đề ra những giải pháp thực hiện mục tiêu XĐGN. Về vấn đề bảo tồn và

phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, vấn đề môi trường tự nhiên - quá trình khai thác,

bảo vệ và biến đổi cũng được nghiên cứu khá đầy đủ.

Cuốn Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay của

Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng [90] đã nêu rõ những vấn đề cơ bản về dân tộc

và CSDT của Đảng qua các thời kỳ cách mạng; phân tích những vấn đề đang đặt

ra trong việc thực hiện CSDT và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện

tốt CSDT ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách trình bày những nhận thức cơ bản về

dân tộc và CSDT của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ từ 1930 đến 2006. Cuốn

sách có những đánh giá tổng kết và phân tích sâu sắc đối với những vấn đề đang

đặt ra cho việc thực hiện CSDT ở Việt Nam, như sự tranh chấp nguồn lợi và sự

xung đột dân tộc, vấn đề nghèo đói, hoạt động của các thế lực thù địch. Đồng thời

tác giả bước đầu đưa ra những quan điểm, giải pháp góp phần thực hiện tốt CSDT

hiện nay ở Việt Nam.

Cuốn sách Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong

phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay của Hoàng Chí Bảo [12] đã đánh giá

thực trạng công bằng bình đẳng và hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế

- xã hội tại vùng đa dân tộc, cũng như quá trình thực hiện CSDT hướng tới mục tiêu

phát triển bền vững. Tác giả đã đưa ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm công

bằng, bình đẳng trong phát triển kinh tế, xã hội giữa các dân tộc ở miền núi. Cùng

Page 15: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

9

với đổi mới nhận thức về dân tộc, xây dựng HTCT và đào tạo nguồn nhân lực thì

thực hiện tốt CSDT trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội được xem là giải pháp

cơ bản để thực hiện công bằng, bình đẳng trong phát triển vùng đa tộc người ở Việt

Nam hiện nay.

Cuốn sách Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc sau 5 năm thực hiện Nghị quyết

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Ủy ban Dân tộc - Viện

Dân tộc [140] đã cung cấp những thông tin đa chiều nhằm làm rõ kết quả, hạn chế,

yếu kém, đề xuất các giải pháp, góp phần đổi mới và thực hiện có hiệu quả Nghị

quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) về công tác dân tộc của Đảng.

Cuốn sách Một số vấn đề về đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc

của Hoàng Hữu Bình, Phan Văn Hùng [14] đã tổng kết, đánh giá về công tác dân tộc

và xây dựng, thực hiện CSDT, nhất là vấn đề đổi mới xây dựng và thực hiện CSDT.

Cuốn sách Một số vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc ở

nước ta hiện nay của Phan Văn Hùng [75] đã làm rõ những vấn đề về CSDT ở Việt

Nam hiện nay trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài "Những vấn đề mới trong

quan hệ dân tộc và định hướng hoàn thiện chính sách dân tộc ở nước ta", mã số KX

04.18/2011-2015 do Ủy ban Dân tộc chủ trì. Đó là những vấn đề cơ bản về quan hệ

dân tộc, các yếu tố chủ yếu tác động đến quan hệ dân tộc, nguồn gốc bất bình đẳng và

xung đột dân tộc; chủ trương, CSDT của Đảng và Nhà nước Việt Nam và một số

định hướng CSDT trong thời gian tới; vấn đề nghèo, khoảng cách giàu nghèo giữa

các dân tộc, các vùng dân tộc; vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở và tranh chấp đất đai

trong vùng đồng bào DTTS. Cuốn sách có những đánh giá, luận chứng có giá trị tham

khảo tốt cho đề tài luận án.

Bên cạnh đó, còn có những công trình nghiên cứu về thực hiện CSDT ở các địa

phương trong cả nước:

Cuốn sách Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân

tộc ở các tỉnh miền núi trong những năm gần đây. Hiện trạng, vấn đề các bài học

kinh nghiệm trong xử lý tình huống của Lưu Văn Sùng [91] đã khảo sát đánh giá

về điểm nóng chính trị - xã hội và xử lý điểm nóng trên địa bàn Tây Bắc, Tây

Page 16: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

10

Nguyên, Tây Nam Bộ từ đó đề ra một số giải pháp và bài học kinh nghiệm trong

xử lý điểm nóng nhằm giải quyết quan hệ dân tộc trong một quốc gia đa tộc người.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở một số

tỉnh Tây Bắc từ năm 1996 đến năm 2006 của Trần Thị Mỹ Hường [77] đã đánh giá

thành tựu và hạn chế của quá trình đổi mới, lãnh đạo của Đảng thực hiện CSDT ở

Tây Bắc từ năm 1996 đến 2006, đúc kết 4 kinh nghiệm lãnh đạo của các đảng bộ

tỉnh khu vực Tây Bắc: Một là, phát triển toàn diện, đồng bộ về chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; Hai là, lựa chọn đầu tư có trọng điểm. Đồng

thời, phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh cũng như tính chủ động sáng tạo của

địa phương; Ba là, thực hiện tốt định canh, định cư, bảo đảm ổn định đời sống

Nhân dân; Bốn là, chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ người DTTS.

Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi

Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010 của Hoàng Thu Thủy [101] đã

làm sáng tỏ nhận thức khoa học về chính sách dân tộc của Đảng và quá trình tổ

chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc của

Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010; đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá

trình tổ chức thực hiện CSDT của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam từ

năm 1996 đến năm 2010; tổng kết 5 kinh nghiệm chủ yếu về tổ chức thực hiện

chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc từ năm 1996 đến năm

2010: Một là, bám sát đặc điểm cấu trúc xã hội tộc người ở vùng miền núi Đông

Bắc để cụ thể hoá, vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng cho phù hợp với

thực tiễn; Hai là, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm để đầu tư các nguồn lực, tạo

ra các bước phát triển đột phá; Ba là, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm

an ninh, quốc phòng vùng đồng bào DTTS là chủ trương nhất quán, xuyên suốt

trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSDT; Bốn là, coi trọng nâng cao vai trò của

HTCT địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện CSDT; Năm là, phải tạo mọi

điều kiện để thu hút sự tham gia của đồng bào DTTS tại chỗ trong quá trình hoạch

định và thực thi CSDT.

Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với

đồng bào Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Thanh Thủy [103], đã

Page 17: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

11

tập trung nghiên cứu CSDT của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khơ-

me cũng như quá trình thực hiện chính sách. Từ những kết quả về kinh tế, chính trị,

văn hóa, xã hội đạt được trong quá trình thực hiện CSDT, tác giả đã mạnh dạn đưa

ra một số kiến nghị và giải pháp để thực hiện có hiệu quả CSDT vùng đồng bào dân

tộc Khơ-me...

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về khu vực Tây Nguyên

1.1.2.1. Công trình của các tác giả nước ngoài

Do vị trí và tầm quan trọng về địa lý - dân tộc học nên Tây Nguyên đã thu hút

được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội trong và ngoài nước.

Đầu thế kỷ XX, H. Bernard với công trình Les populations Moi du Darlac

(Những cư dân Mọi ở Đắk Lắk) [13] đã mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng

thể về cư dân các DTTS ở Đắk Lắk nói chung và tộc người Ê-đê nói riêng.

Henri Maitre, Les jung les Moi - Rừng người Mọi [80] đã phân chia vùng đất

Tây Nguyên và Nam Trường Sơn theo địa lý vùng, chia cư dân thành những nhóm

theo ngôn ngữ - dân tộc một cách khoa học. Đây là công trình lịch sử tộc người đầu

tiên viết về cao nguyên nằm giữa Việt Nam, Campuchia và Lào.

Công trình Monographie de province du Darlac, Extrême-Orient (Chuyên khảo

về tỉnh Đắk Lắk, vùng Viễn Đông) của Mus P. [81]; “Bài ca Đam San” do Sabatier L.

sưu tầm, công bố năm 1934; công trình “L’habitation Rhade” (Nhà ở của người Ra-

đê) của M. Ner [82] nghiên cứu về nhà ở, kiến trúc của người Ê-đê.

Jacques Dournes là một trong những nhà Tây Nguyên học say mê nhất. Ông

sống ở Tây Nguyên gần ba mươi năm, am hiểu sâu sắc các DTTS ở đây, nói thành

thạo ngôn ngữ của họ và đã viết hàng chục công trình có thể coi là những nghiên

cứu cơ bản nhất về Tây Nguyên.

Dam Bo (Jacques Dournes), Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi Nam

Đông Dương) [22], đã mô tả một hệ thống thần linh khá giàu có, người dân tộc Tây

Nguyên được hít thở trong một môi trường tâm linh phong phú, định hướng cho

những gì tốt đẹp trong tâm hồn. Những giá trị tâm hồn ấy toả sáng, nhưng mong

manh và đang đương đầu với những thử thách trước cái văn minh và hiện đại đầy

thực dụng đang tràn vào.

Page 18: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

12

Tác giả đã phác thảo các cộng đồng với những chuyện kể thú vị: người Ra-glai

ở Đông - Nam Tây Nguyên sống hiếu khách và thuận hoà, thích giao lưu; người Srê ở

cao nguyên Kon Tum hướng ngoại và dễ bị nền văn minh tác động, người Cil ở cao

nguyên Lang Biang nghèo đói cam phận, người Ê-đê ở vùng Ðồng Nai Thượng và

cao nguyên Đắk Lắk thì đầy ý chí học hỏi, v.v. Nó như những đoạn phim tài liệu quý

đầy tính gợi tả trên nền khảo cứu khoa học tinh tế, nhạy cảm được khảo sát trên các

bình diện nhân chủng, văn hoá, đời sống…

Dam Bo viết: Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể

hiểu. Bài toán về sự phát triển của các dân tộc Tây Nguyên không hề là một bài toán

đơn giản, dễ dàng. Cần phải yêu, một tình yêu đầy kính trọng và cả ưu tư như Dam

Bo đã yêu đối với đất nước và con người Tây Nguyên để có thể hiểu nó một cách

thấu đáo, từ đó có thể xử lý những câu hỏi không hề dễ dàng đặt ra vừa bức bách vừa

lâu dài, cơ bản.

Georges Condominas, Chúng tôi ăn rừng [20] đã khắc họa lại một bức tranh

chân thực về cuộc sống của người Mnông Gar. Cuộc sống của người Mnông Gar luôn

tuân thủ chặt chẽ theo vô số nghi lễ từ nhỏ đến lớn: lễ kết nghĩa, hội cúng đất, lễ buộc

thóc, v.v.. Cuốn sách trình bày những tư liệu thu thập được trong diễn biến của một

chu kỳ nông nghiệp trọn vẹn trong một năm, là cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp

phát triển, trên nhiều lĩnh vực đối với đồng bào Mnông Gar cũng như các nhóm dân

tộc thiểu số tại chỗ khác ở Đắk Lắk.

Anne de Hautecloque Howe, Người Ê Đê, một xã hội mẫu quyền [1] đi sâu

nghiên cứu và giới thiệu về cơ cấu tổ chức, các quan hệ xã hội của dân tộc Ê-đê, đặc

biệt xã hội Ê-đê là xã hội mẫu quyền điển hình nhất ở Tây Nguyên. Những hiểu biết

sâu sắc về dân tộc Ê-đê giúp cho các nhà nghiên cứu dân tộc học, xã hội học, văn

hóa học, là tài liệu tham khảo tốt cho những người làm công tác thực tiễn và quản lý

địa phương hiện nay. Tác giả đã gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: đó là

vị trí của người đàn ông trong xã hội Ê-đê; vấn đề đất đai và tái định cư người Việt

tác động đến mọi mặt cấu trúc xã hội truyền thống, đặc biệt là phạm trù sở hữu mới.

Công trình của G. Hickey, Tự do trong rừng thẳm (Lịch sử các sắc tộc vùng Tây

Nguyên Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1976) [79], cuốn sách phản ánh chính sách

Page 19: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

13

đồng hóa người Tây Nguyên của Ngô Đình Diệm, như: bãi bỏ chế độ Hoàng triều

cương thổ, di cư người Việt từ các tỉnh ven biển lên Tây Nguyên, thành lập Bộ Sắc

tộc, xây dựng lại nền hành chính, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất tại cao

nguyên miền Nam… gây ra làn sóng bất mãn, dẫn đến sự ra đời của tổ chức bí mật

Mặt trận giải phóng Tây Nguyên (Le Front pour la Libération des Montagnards) năm

1955 và sau đó đổi tên thành Bajaraka năm 1958…

Nhìn chung, tuy mỗi công trình không giống nhau về chính kiến và mục đích

nghiên cứu cũng như cách tiếp cận, nhưng đây là những công trình đi sâu nghiên cứu

tộc người, đóng góp những giá trị khoa học nhất định khi tìm hiểu tất cả các vấn đề

văn hóa, kinh tế, xã hội của các tộc người ở Tây Nguyên. Đặc biệt, nhiều vấn đề có

ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị ở Tây Nguyên vẫn còn

mang tính thời sự nóng hổi.

1.1.2.2. Công trình của các tác giả trong nước

Thời kỳ thuộc Pháp, có công trình Mọi Kon Tum của Nguyễn Kinh Chi,

Nguyễn Đổng Chi [17]. Cuốn sách Mọi Kontum đã cho người đọc những hiểu biết

tương đối cụ thể về Kon Tum nói riêng, Bắc Tây Nguyên nói chung. Cuốn sách đã

bước đầu nghiên cứu đặc điểm dân tộc, đời sống vật chất và văn hoá của các DTTS

ở Kon Tum.

Trong thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975, ở miền Nam có một số công trình

nghiên cứu về các tộc người Tây Nguyên. Đáng chú ý là cuốn sách Đường lên xứ

Thượng của Bùi Đình [59]; các công trình: Tìm hiểu phong trào tranh đấu FULRO

(1958-1969) của Bộ Phát triển sắc tộc [15]; Đồng bào các sắc tộc thiểu số ở Việt

Nam, nguồn gốc và phong tục của Nguyễn Trắc Dĩ [24]; Cao nguyên miền Thượng

của Cửu Long Giang, Toan Ánh [61]. Các công trình này chủ yếu đi sâu khảo sát và

mô tả địa bàn cư trú, nguồn gốc, nếp sống cá nhân, đời sống xã hội, tinh thần của các

tộc người ở Tây Nguyên nói riêng và miền Nam nói chung.

Ở miền Bắc có một số công trình của Y Điêng, Ngọc Anh, Lê Bá Thảo... giới

thiệu về vùng đất, văn hóa và con người Tây Nguyên, trong đó có các tộc người ở

Đắk Lắk.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc nghiên cứu về Tây Nguyên

nhằm đưa ra những luận cứ khoa học để khai thác tiềm năng thế mạnh về điều kiện

Page 20: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

14

tự nhiên, những đặc điểm về văn hóa - xã hội của quá trình xây dựng cuộc sống mới

ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các DTTS, thực hiện mục tiêu bình đẳng, đoàn kết

dân tộc được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm. Trong đó thành tựu

nổi bật nhất là việc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa

học xã hội Việt Nam) thực hiện thành công hai chương trình nghiên cứu khoa học

cấp nhà nước: Chương trình Tây Nguyên 1 (1978-1983) và Chương trình Tây

Nguyên 2 (1984-1988). Hai Chương trình này đã điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên,

đặc điểm con người và xã hội các dân tộc, cung cấp những cơ sở khoa học cho việc

hoạch định các chủ trương, chính sách của nhà nước. Kết quả phần khoa học xã hội

được tập hợp và xuất bản trong hai cuốn sách Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã

hội Tây Nguyên [145] và Tây Nguyên trên đường phát triển [146], trong đó đã làm

sáng tỏ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai, khai thác

tài nguyên rừng, DCTD, quan hệ tộc người. Cùng với đó còn có những thành tựu

khác về dân tộc học, văn hóa học, xã hội học đã điều tra, xác định thành phần dân

tộc, giới thiệu đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa các dân tộc, góp phần thực hiện

CSDT của Đảng.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng quan tâm chỉ đạo quá trình đưa Tây Nguyên

quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), trong đó chú ý đặc điểm dân tộc, dân cư và có

chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phù hợp với

đặc điểm địa lý, dân tộc, dân cư ở vùng này. Lê Duẩn trong bài Tây Nguyên đoàn kết

tiến lên [30]; Trường Chinh trong bài Đưa đồng bào các dân tộc Đắk Lắk lên chủ

nghĩa xã hội [18] đã phân tích những đặc thù về tộc người, dân cư và chỉ đạo các

đảng bộ tỉnh khu vực Tây Nguyên phải nghiên cứu, vận dụng để đề ra chủ trương,

giải pháp cho phù hợp.

Trong điều kiện khó khăn về kinh tế, tình hình an ninh chưa ổn định do hoạt

động của lực lượng phản động FULRO (Front unifine pour la liberation des races

opprimees (Mặt trận thống nhất giải phóng các dân tộc bị áp bức), đặc biệt là thiếu

tư liệu, nhưng nhiều nhà khoa học quan tâm đến nghiên cứu lịch sử, văn hoá tộc

người, đặc biệt tham gia tích cực vào công tác xác định thành phần dân tộc ở các tỉnh

vùng Tây Nguyên. Một số công trình chuyên khảo về lịch sử, văn hoá và dân tộc học

Page 21: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

15

đã giúp người đọc hiểu rõ nguồn gốc tộc người, lịch sử, văn hoá và đặc điểm kinh tế,

văn hoá, xã hội của các DTTS ở Tây Nguyên.

Sau hơn 20 năm kể từ chương trình Tây Nguyên 2, Chương trình khoa học và

công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước TN3/11-15 (gọi tắt là Chương trình Tây Nguyên

3) được triển khai. Chương trình tập trung đánh giá tổng thể các mặt kinh tế, văn hóa,

xã hội, tài nguyên, môi trường, địa lý, quốc phòng và an ninh mang tính đặc thù để có

cơ sở xây dựng định hướng phát triển bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010-

2020 và tầm nhìn 2030. Trong Chương trình Tây Nguyên 3, lĩnh vực khoa học xã hội

và nhân văn được phân thành 21 đề tài theo hướng chuyên môn sâu từng lĩnh vực,

như vấn đề quyền sử dụng đất, quan hệ tộc người, tình hình tôn giáo, tiềm năng du

lịch,… ở Tây Nguyên.

Đáng chú ý là Quan hệ tộc người và chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết dân

tộc trong phát triển bền vững Tây Nguyên của Phạm Quang Hoan [69]. Trên cơ sở

phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ dân tộc và các yếu tố tác động đến quan hệ dân

tộc và đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, đề tài đúc rút những bài học kinh nghiệm,

đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp đối với CSDT nhằm xây dựng khối

đại đoàn kết dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Kết quả của đề tài

là cơ sở khoa học để đổi mới quan điểm trong xây dựng và thực hiện CSDT, đẩy

mạnh sự phát triển các dân tộc và quản lý các mối quan hệ dân tộc, củng cố khối đại

đoàn kết các dân tộc trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, có các công trình, đề tài nghiên cứu các cấp khác đề cập đến

CSDT ở Tây Nguyên:

Cuốn sách Sở hữu và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên của Vũ Đình Lợi, Bùi Minh

Đạo và Vũ Thị Hồng [78], sau khi đã trình bày các dữ liệu, phân tích toàn diện, tỉ mỉ

tình hình đất và rừng ở Tây Nguyên từ sau năm 1975, chỉ ra những thành công, đồng

thời đã vạch ra những thiếu sót, đưa ra những giải pháp có tính nguyên tắc. Các tác

giả đã nghiêm túc đưa ra lời cảnh báo rằng, nếu không kịp thời có giải pháp khắc

phục những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì “vấn đề dân

tộc” sẽ rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít là mất ổn định,

nghiêm trọng là máu lại đổ, với sự can thiệp vừa kín đáo, vừa trắng trợn của kẻ thù

dưới chiêu bài bảo vệ người dân tộc, bảo vệ quyền tự do tôn giáo.

Page 22: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

16

Các công trình chuyên khảo: Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế -

xã hội ở miền núi của Bế Viết Đẳng [39]; Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp

xoá đói giảm nghèo đối với các các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên của Bùi

Minh Đạo [52]; Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền

vững của Bùi Minh Đạo [56]… đã đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của các tộc

người Tây Nguyên dưới tác động của các chính sách kinh tế - xã hội; đánh giá những

thành công và hạn chế của chính sách, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện CSDT

của Đảng và Nhà nước.

Đề tài Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện người

các dân tộc ở Tây Nguyên của Lê Hữu Nghĩa [83]; Một số vấn đề về xây dựng hệ

thống chính trị ở Tây Nguyên của Phạm Hảo, Trương Minh Dục [62]... Các công

trình này đã trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng HTCT và

việc hình thành đội ngũ cán bộ các DTTS; đánh giá thực trạng HTCT, đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, quản lý người các DTTS trong HTCT ở Tây Nguyên; đề xuất các giải

pháp để xây dựng HTCT, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong

giai đoạn hiện nay.

Khía cạnh quan hệ tộc người, công trình Xu hướng phát triển và những giải

pháp giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền ở Tây Nguyên của Nguyễn

Quốc Phẩm [85], đã đánh giá thực trạng quá trình nhận thức và thực hiện CSDT, tôn

giáo và nhân quyền của Đảng, Nhà nước ở Tây Nguyên thời gian qua, từ đó đề xuất

các giải pháp giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền phù hợp với điều kiện

lịch sử ở Tây Nguyên.

Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở

Tây Nguyên của Trương Minh Dục [31], trình bày đặc điểm kinh tế - xã hội của các

DTTS ở Tây Nguyên và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế -

xã hội vùng DTTS; những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình thực hiện

CSDT của Đảng ở Tây Nguyên như: vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai và phát triển

các hình thức kinh tế; phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo đội ngũ trí thức các

DTTS; vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; vấn đề xây dựng HTCT và đào tạo đội ngũ cán

bộ các DTTS; vấn đề xây dựng khối đoàn kết dân tộc.

Page 23: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

17

Trương Minh Dục có chuyên khảo Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân

tộc ở Tây Nguyên [32]. Nội dung cuốn sách trình bày truyền thống đoàn kết của các

tộc người qua các thời kỳ lịch sử; quá trình xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết

dân tộc ở Tây Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng, đặc

biệt là trong thời kỳ đổi mới.

Tổng kết thực tiễn đổi mới ở Tây Nguyên cũng được đề cập trong các cuốn

sách như Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong

thời kỳ đổi mới [33], Miền Trung và Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới của Trương

Minh Dục [34] đã khái quát quá trình nhận thức của Đảng về vấn đề dân tộc và

quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này. Tuy

nhiên, tác giả chưa phân tích sâu vào thực trạng quan hệ dân tộc ở Đắk Lắk, những

hạn chế của chính sách và thực hiện các chính sách ở khu vực người DTTS.

Nguyễn Văn Tiệp đã công bố cuốn Chính sách dân tộc của chính quyền Việt

Nam Cộng hòa và vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1954-1975)

[107], đã bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu tổng kết về CSDT của chính

quyền Việt Nam Cộng hòa đối với Tây Nguyên. Trong lịch sử Việt Nam thời kỳ

1954-1975 là một giai đoạn hết sức phức tạp trong bối cảnh đất nước bị chia làm hai

miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Ở miền Nam, do tầm quan trọng

của vấn đề dân tộc, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã ban hành CSDT, trong đó

có chính sách Thượng vụ dành riêng cho các dân tộc ở Tây Nguyên.

Cuốn sách trình bày những nội dung cơ bản của chính sách Thượng vụ và đánh

giá những tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của

các DTTS Tây Nguyên. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng rút ra những bài học

kinh nghiệm lịch sử cho việc xây dựng và thực thi CSDT của Đảng và Nhà nước Việt

Nam hiện nay.

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu về đồng bào các DTTS Tây Nguyên,

bởi nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau:

Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp

phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 1996 đến

năm 2006 của Lê Nhị Hoà [65], Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính

sách xã hội ở Tây Nguyên từ năm 1996 đến năm 2006 của Phạm Văn Hồ [64]...

Page 24: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

18

Chuyên khảo của Nguyễn Duy Thụy, Di cư của người dân tộc thiểu số đến Tây

Nguyên từ năm 1975 đến năm 2015 [105] đã làm rõ thực trạng di dân, các nguồn di

dân, nguyên nhân, mục đích của việc di dân; vai trò của Nhà nước và chính quyền địa

phương; quan hệ giữa dân di cư với các DTTS tại chỗ; tác động của bộ phận dân di

cư đối với sự phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên.

Dưới góc độ xây dựng Đảng có Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh

trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay của Phan Sỹ Thanh [95], phân tích những điểm đặc

thù về HTCT cơ sở và tổng kết một số kinh nghiệm xây dựng HTCT cơ sở ở Tây

Nguyên, đồng thời đề xuất các giải pháp xây dựng trong thời gian tới.

Các công trình khoa học trên đây đã đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau như

kinh tế, chính trị, văn hoá, tôn giáo, quan hệ tộc người... ở Tây Nguyên trong quá

trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an

ninh vùng Tây Nguyên nói chung và CSDT của Đảng ở Tây Nguyên nói riêng.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách dân tộc ở tỉnh

Đắk Lắk

Bên cạnh những công trình, đề tài nghiên cứu về CSDT bao quát toàn vùng Tây

Nguyên và phụ cận, đã có những công trình nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Đắk Lắk

với những cách tiếp cận khác nhau.

Bế Viết Đẳng và các cộng sự có cuốn Đại cương về các dân tộc Ê-đê, Mnông

ở Đắk Lắk [37]. Cuốn sách là kết quả của hoạt động điền dã trong tất cả các

huyện, trong hầu hết các nhóm người của hai dân tộc Ê-đê và Mnông ở Đắk Lắk.

Đây là kết quả quá trình làm việc nghiêm túc của tập thể nhà khoa học của Viện

Dân tộc học trong những năm 1976-1979, ngay sau ngày miền Nam được giải

phóng, trong những điều kiện khó khăn. Nội dung của cuốn sách là những tư liệu

quý giới thiệu về đặc điểm tự nhiên và dân cư, kinh tế và xã hội, văn hóa, đặc biệt

là những biến đổi về kinh tế - xã hội và văn hóa của các DTTS ở Đắk Lắk, phục

vụ cho công tác lý luận và thực tiễn về dân tộc và CSDT.

Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk đã xuất bản

cuốn Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk [147]. Cuốn

sách là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam với Tỉnh

Page 25: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

19

ủy Đắk Lắk. Trong 2 năm 1987-1988, đề tài đã tổ chức nhiều đợt điều tra nghiên cứu

ở các buôn làng Ê-đê, Mnông; trao đổi với lãnh đạo các cấp huyện, xã; đã tổ chức

nhiều hội thảo khoa học theo từng đề tài, nhiều vấn đề khoa học và thực tiễn được

đưa ra thảo luận, tranh luận rộng rãi và dân chủ.

Cuốn sách tập trung làm sáng tỏ thực trạng các dân tộc sau 15 năm giải phóng

(1975-1990) góp phần cung cấp cơ sở khoa học để tìm ra phương hướng phát triển

hợp quy luật trong giai đoạn đầu thời kỳ quá độ lên CNXH; đề xuất những nhiệm vụ

và giải pháp cấp bách, đồng bộ với cơ quan Đảng, chính quyền về những vấn đề kinh

tế, xã hội đang đặt ra ở Đắk Lắk. Mặc dù là những nghiên cứu ban đầu, nhưng những

kết luận trong cuốn sách là những gợi ý quý báu cho những nhà quản lý, lãnh đạo ở

địa phương; đồng thời là những chỉ dẫn tiếp tục nghiên cứu làm sáng rõ và cụ thể hơn

về vấn đề dân tộc và CSDT.

Tác giả Nguyễn Văn Tiệp và các cộng sự công bố cuốn sách Một số vấn đề về

kinh tế - xã hội và quan hệ dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk [106]. Nội dung cuốn sách gồm 6

chương, chuyển tải nội dung khoa học về hiện trạng, dự báo xu hướng phát triển kinh

tế - xã hội, đánh giá chính sách phát triển kinh tế - xã hội và CSDT được thực hiện tại

địa phương trong thời gian từ sau năm 1986 đến năm 2006, từ đó đề xuất một số kiến

nghị và giải pháp giúp cho các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương phát

triển kinh tế - xã hội, giải quyết mối quan hệ trong vùng.

Ngoài ra, có nhiều luận án tiến sỹ đã nghiên cứu về Đắk Lắk dưới nhiều góc độ:

Nguyễn Bá Thủy, Di dân tự do của các dân tộc Tày, Nùng, Hmông, Dao từ Cao

Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk giai đoạn 1986-2000 [102] đã đánh giá thực trạng,

nguyên nhân di dân tự do và tác động của quá trình di dân tự do của người Tày,

Nùng, Hmông, Dao, từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk. Đề xuất một số biện pháp

và khuyến nghị nhằm góp phần hoạch định chính sách di dân, điều tiết việc di dân tự

do; Các luận án tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Duy Thụy, Chuyển biến kinh tế - xã hội

Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2003 [104], Lương Thy Cân, Chuyển biến kinh tế - xã

hội thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 1975 đến 2010 [16] và Nguyễn Khắc Trinh,

Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến năm 2013

[137] đã đề cập đến một số khía cạnh của quan hệ dân tộc và CSDT ở Đắk Lắk, với

Page 26: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

20

tư cách vừa là nhân tố tác động đến hoạch định chủ trương, chính sách, vừa là kết quả

thực hiện chủ trương, chính sách.

Có thể nói, nội dung của các công trình trên đã giúp tác giả luận án có được cái

nhìn bao quát để đối chiếu, so sánh quá trình thực hiện CSDT của Đảng trên phạm vi

cả nước, để thấy được tính thống nhất và đặc thù mỗi vùng miền trong quá trình thực

hiện CSDT của Đảng Cộng sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN VÀ

NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Kết quả nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài luận án

Những công trình nghiên cứu trên đây đã ít nhiều đề cập các vấn đề liên quan

đến nội dung của Luận án:

Thứ nhất, hệ thống lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân

tộc và thực hiện CSDT, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

Thứ hai, tính đặc thù về tự nhiên, dân cư, phương thức sản xuất, văn hóa, tôn

giáo - tín ngưỡng, thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên nói

chung và Đắk Lắk nói riêng;

Thứ ba, quá trình lịch sử hình thành vùng đất, lịch sử cai trị của các thế lực

ngoại xâm và lịch sử đấu tranh cách mạng của các dân tộc Tây Nguyên trước

năm 1975;

Thứ tư, quá trình nhận thức của Đảng về vấn đề dân tộc và thực hiện CSDT ở

Việt Nam từ năm 1930, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay;

Thứ năm, một số vấn đề mới về quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và

Đắk Lắk nói riêng;

Thứ sáu, một số kết quả thực hiện các CSDT trên địa bàn Tây Nguyên, trong đó

có tỉnh Đắk Lắk.

Thứ bảy, những thách thức, rào cản trong thực hiện CSDT ở Đắk Lắk.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã cung cấp những tư liệu, những

luận cứ quan trọng để luận án kế thừa giải quyết những nhiệm vụ đặt ra. Như vậy, đã

có nhiều công trình khoa học thuộc nhiều thể loại khác nhau: Sách chuyên khảo, đề

tài, bài viết tạp chí, luận văn, luận án, ngoài ra còn có hệ thống văn bản, chỉ thị, nghị

Page 27: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

21

quyết của Đảng về vấn đề dân tộc và CSDT. Một số công trình nghiên cứu về quá

trình thực hiện CSDT ở các địa phương, vùng và cả nước, được tiếp cận dưới nhiều

góc độ khoa học khác nhau.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống

quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện CSDT theo tinh thần và nội dung

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc,

từ năm 2003 đến năm 2015.

1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung nghiên cứu giải quyết một số

vấn đề sau:

- Trình bày một cách có hệ thống quá trình nhận thức, hoàn thiện quan điểm,

đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc.

- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk vận dụng chủ trương của Trung

ương Đảng về CSDT vào thực tiễn địa phương từ năm 2003 đến năm 2015.

- Nêu lên những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong nhận thức và thực

hiện CSDT ở Đắk Lắk giai đoạn 2003-2015.

- Đúc kết một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong quá trình lãnh

đạo thực hiện CSDT giai đoạn 2003-2015.

Page 28: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

22

Chương 2

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK

TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2010

2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH ĐẮK LẮK

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk tác động đến

việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Ngày 26-11-2003, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua

Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk

và Đắk Nông.

Đắk Lắk sau khi chia tách tỉnh có diện tích tự nhiên 1.302.620 ha, với dân số là

1.666.854 người, mật độ dân số 124,61 người/km2, có 42 dân tộc cùng sinh sống.

Người Kinh chiếm 70,5%; các DTTS chiếm 29,5% [10, tr.176]. Có đường biên giới

dài 73 km giáp tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp

huyện, gồm thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Krông Búk, Ea Kar, Krông Ana, Ea

Súp, Buôn Đôn, Lắk, M'Đrắk, Krông Pắk, Ea H'Leo, Krông Bông, Cư M'Gar, Krông

Năng (sau đó chia tách thêm 2 đơn vị: Huyện Cư Kuin thành lập theo Nghị định

137/2007/NĐ-CP và Thị xã Buôn Hồ thành lập theo Nghị định 07/2008/NĐ-CP của Chính

phủ), với 165 đơn vị hành chính cấp xã, 2.129 thôn, buôn, tổ dân phố [4, tr.358-359],

[Phụ lục 1].

Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc

phòng không chỉ đối với Tây Nguyên mà đối với cả nước. Đắk Lắk có hệ thống giao

thông tương đối phát triển, gồm nhiều tuyến đường bộ quan trọng. Từ Đắk Lắk có thể

kiểm soát và khống chế toàn bộ Tây Nguyên, án ngữ các tuyến đường xuyên Việt từ

Kon Tum - Plei Ku qua Đắk Lắk xuống miền Tây Nam Bộ (Quốc lộ 14), từ cao

nguyên Đắk Lắk xuống dải đất ven biển Nam Trung Bộ, từ ven biển Trung Bộ qua

Đắk Lắk sang các nước Lào và Campuchia (Quốc lộ 26, 27). Với vị trí và hệ thống

đường giao thông trên, Đắk Lắk không quá cách xa các thành phố lớn và cảng biển để

phát triển kinh tế - xã hội.

Page 29: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

23

Đắk Lắk có địa hình đa dạng, tài nguyên đất, rừng phong phú. Độ cao trung bình từ

500-800 m so với mặt biển, địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần từ Đông

Nam sang Tây Bắc. Ở giữa tỉnh có cao nguyên Buôn Ma Thuột trải dài từ Bắc xuống

Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây khoảng 70 km, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, nhưng

khá bằng phẳng, độ dốc từ 3-15o. Bề mặt cao nguyên Buôn Ma Thuột là kết quả của

phun trào núi lửa phủ lên bề mặt lớp phiến thạch mi-ca và sa phiến thạch bị phong hóa,

tạo nên một lớp đất màu mỡ, rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp. Phía Nam

có nhiều đồng trũng và đầm hồ dọc theo các con sông chính như Krông Ana, Krông Nô.

Phía Đông Bắc và Đông Nam bao gồm các dãy núi cao trên 1.000m, tạo nên biên giới

khí hậu giữa duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó lớn nhất là vùng núi Chư

Yang Sin nằm ở phía Đông Nam, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với cao

nguyên Lâm Viên, có đỉnh Chư Yang Sin cao 2.445 m.

Địa hình phức tạp cùng với khác biệt về khí hậu tạo ra nhiều vùng sinh thái

khác nhau ở Đắk Lắk, có điều kiện để đa dạng hóa nông nghiệp và lâm nghiệp; song

cũng có nhiều hiện tượng bất lợi như xói mòn đất, rửa trôi, sụt lở đất đá…

Đất đai tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk, được chia thành 11 nhóm chính và 84 đơn vị

đất đai, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, chi phí đầu tư cải tạo

thấp, độ an toàn sinh thái cao). Đặc biệt, Đắk Lắk có nhóm đất đỏ bazan với diện tích

324.679 ha, chiếm 24,81% diện tích tự nhiên, phần lớn nằm trên địa hình tương đối

bằng phẳng phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao

như cà phê, ca cao, cao su, tiêu… Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác thích hợp với

các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, một số cây lâu năm và lúa nước.

Tỉnh Đắk Lắk gồm nhiều tiểu vùng khí hậu, vừa mang tính chất cao nguyên

nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu chia

thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu

mát và lạnh, độ ẩm thấp, thường có gió cao nguyên từ cấp 4 đến cấp 6; Mùa mưa từ

tháng 5 đến tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hằng năm, khí hậu ẩm và dịu mát,

hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đối với các cây trồng lâu năm và

hoa màu ngắn ngày.

Khí hậu Đắk Lắk có nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời và tổng nhiệt độ cao, là

điều kiện hình thành và phát triển một nền nông nghiệp với năng suất và chất lượng

cao với các sản phẩm đặc trưng như cà phê, cao su, hồ tiêu, bông và nhiều cây lương

Page 30: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

24

thực, thực phẩm có giá trị khác. Tuy nhiên, do phân hóa hai mùa khắc nghiệt nên

luôn phải chú ý đến việc giữ nước chống hạn vào mùa khô. Đặc biệt, trong những

năm gần đây, do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là

hiện tượng El Nino, mùa khô ở Đắk Lắk có xu hướng kéo dài, mùa mưa kết thúc

sớm, lượng mưa giảm nên xảy ra khô hạn, số giờ nắng và nhiệt độ trung bình trong

năm cũng có xu hướng tăng; thiên tai do lũ, ngập úng, sạt lở đất, hạn hán, giông lốc

diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.

Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp của Đắk Lắk

có khoảng 618,2 nghìn ha. Tổng trữ lượng rừng khoảng 59 - 60 triệu m3 [149,

tr.11]. Rừng Đắk Lắk có nhiều loại gỗ, cây dược liệu, trong đó có một số loại gỗ

quý như cẩm lai, trắc, lim, sến, táu… và nhiều loại lâm thổ sản khác; nhiều loài

động vật quý hiếm, phân bố chủ yếu ở vườn quốc gia Yok Đôn, khu bảo tồn Nam

Kar, Chư Yang Sin. Rừng Đắk Lắk nằm ở thượng lưu các sông suối lớn nên có vai

trò quan trọng phòng hộ và bảo vệ nguồn sinh thủy không những cho tỉnh mà còn

cho cả khu vực.

Đắk Lắk là địa phương có diện tích rừng rộng lớn và phong phú nhất cả nước

với thảm thực vật đa dạng, chất đất màu mỡ, có nguồn lợi kinh tế cao.

Diện tích rừng ở Đắk Lắk có xu hướng giảm mạnh cả về số lượng và chất

lượng. Trong vòng 9 năm (1995-2004), diện tích rừng giảm 77,9 nghìn ha, trung bình

mỗi năm giảm 8,7 nghìn ha. Nguyên nhân chủ yếu là sự gia tăng dân số tự nhiên và

đặc biệt là tình trạng di dân ngoài kế hoạch vào Đắk Lắk hằng năm rất lớn, dẫn đến

nhu cầu về đất sản xuất tăng cao.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Đắk Lắk là địa bàn có sự đa dạng về thành phần dân cư và dân tộc nhất cả nước

Sau năm 1975, Đắk Lắk là một trong những vùng trọng điểm phân bổ lực

lượng lao động và dân cư trong cả nước. Ngoài việc tiếp nhận hàng chục nghìn hộ

dân đến xây dựng kinh tế theo kế hoạch, Đắk Lắk là nơi thu hút mạnh mẽ luồng

DCTD đến, chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc. Từ năm 1976 đến 2004, có 57.995 hộ,

282.230 khẩu đã DCTD đến Đắk Lắk [60, tr.1-2], [Phụ lục 6].

Năm 2005, dân số Đắk Lắk là 1.710.000 người (chiếm 36,3% dân số vùng Tây

Nguyên), với 44 dân tộc, tăng gần gấp 5 lần so với năm 1975, bao gồm ba bộ phận

dân cư: Dân tộc Kinh, DTTS tại chỗ và DTTS khác.

Page 31: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

25

72

11,2

16,6

Dân tộc Kinh

DTTS khác

DTTS tại chỗ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các nhóm dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2005

Nguồn: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk [60]

Ba khối dân cư có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tự thân khác nhau. Dân tộc

Kinh chiếm đông nhất, 72% dân số (năm 2005). Người Kinh có truyền thống thâm

canh, định canh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội cao, đời sống từ ổn định đến khá

giả, tỉ lệ hộ nghèo đói thấp, khoảng 5%, là lực lượng quyết định sự phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh.

Khối DTTS khác từ các tỉnh phía Bắc đến có 180.644 người, chiếm khoảng

11,2% dân số, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Hmông… di cư đến từ sau năm 1980.

Do có trình độ phát triển kinh tế xã hội tự thân tương đối cao, lại có truyền thống

thâm canh lâu đời nên phần lớn người dân đã có cuộc sống ổn định từ đủ ăn đến khá

giả, một bộ phận nhỏ do di cư vào sau, không có đất canh tác nên cuộc sống còn khó

khăn, tỉ lệ hộ nghèo đói khoảng 20%. Tuy nhiên, họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất

nông nghiệp, có tư duy kinh tế hàng hóa khá phát triển.

Tỉnh Đắk Lắk có 10 DTTS tại chỗ thuộc 2 hệ ngôn ngữ Môn - Khơ-me (Nam

Á) và Malayo - Polinesien (Nam Đảo). Người DTTS tại chỗ, chiếm khoảng 18,9%

dân số, cư trú ở hầu khắp các huyện và thành phố Buôn Ma Thuột.

Các dân tộc tại chỗ có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tự thân thấp, sản xuất

mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, dựa trên một nền sản xuất nông nghiệp nương

rẫy. Trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật, tiếp thu cái mới

còn nhiều hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến. Các tập tục cổ hủ

mang yếu tố tự ti, biệt lập, khép kín của các công xã thị tộc và có giá trị như luật

pháp của từng buôn làng… đã kìm hãm trí tuệ con người, không thích thay đổi,

chậm tiếp thu cái mới.

Page 32: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

26

Đắk Lắk - Tây Nguyên là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa với nhiều nét văn

hóa đặc trưng, mang sắc thái của nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước. Các

DTTS ở Đắk Lắk có bản sắc văn hóa phong phú và độc đáo, là nơi lưu giữ được

nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, có giá trị lịch sử và thẩm mỹ độc đáo như

nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội văn hóa và một kho tàng văn học

dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một trong những di sản nổi tiếng là

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO (2005), công nhận

là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Một số dân tộc như Ê-đê,

Mnông, Gia-rai có bộ chữ viết khá sớm.

Cộng đồng các dân tộc ở Đắk Lắk cũng như cộng đồng các dân tộc Việt Nam,

có truyền thống đoàn kết đấu tranh chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống. Số

dân và trình độ phát triển kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc có sự chênh lệch nhau.

Các dân tộc ở Đắk Lắk cũng có những quan hệ thân tộc, thích tộc và những quan hệ

xuyên biên giới khác. Những đặc điểm nói trên phản ánh tính chất quan trọng và

phức tạp của vấn đề dân tộc ở Đắk Lắk.

Những tác động của di cư tự do

Một trong những vấn đề lớn của Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng là

tăng dân số tự nhiên và cơ học rất cao. Do có điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu

nên Đắk Lắk đã thu hút một lượng lớn dân di cư đến làm ăn, sinh sống. Số dân

DCTD đến một cách ồ ạt không thể kiểm soát, nhiều nhất là giai đoạn từ 1990-2002.

Dân DCTD chủ yếu là đồng bào DTTS như Tày, Nùng, Mường, Dao... thuộc các tỉnh

trung du và miền núi phía Bắc. Theo thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk, từ năm 1976

đến 2014, số dân di cư ngoài kế hoạch đến là 59.524 hộ, với 289.915 khẩu của 63

tỉnh thành trong cả nước đến cư trú [60, tr.1].

Trong đó, từ năm 2004 đến năm 2014, có 1.529 hộ, với 7.685 khẩu của 38

tỉnh, thành di cư đến Đắk Lắk; trong đó người DTTS có 1.463 hộ, 7.484 khẩu

(riêng dân tộc Hmông chiếm 81%, với 1.230 hộ, 6.408 khẩu) [60, tr.2-3].

Về tác động tích cực: DCTD đã bổ sung cho tỉnh lực lượng lao động đáng kể

nhằm khai thác tiềm năng đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp; tạo thuận lợi cho

các DTTS tại chỗ trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa;

tạo thuận lợi cho nhiệm vụ phân bố lại dân cư vùng biên giới, góp phần củng cố

HTCT cơ sở, bảo vệ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Page 33: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

27

Về tác động tiêu cực: DCTD làm phá vỡ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội chung của tỉnh và địa phương; nảy sinh nạn phá rừng, lấn chiếm, sang

nhượng đất đai trái pháp luật. Tình trạng mất an ninh trật tự thường xuyên xảy ra; do

thiếu đất sản xuất nên tỉ lệ hộ nghèo không giảm mà có xu hướng tăng; số trẻ trong

độ tuổi không được đến trường tăng; các chỉ tiêu đầu tư phát triển hằng năm của tỉnh

và các địa phương có dân DCTD đến không đạt kế hoạch. Áp lực gánh nặng về ngân

sách đối với tỉnh nghèo như Đắk Lắk để bố trí đầu tư hạ tầng cơ sở, cũng như xây

dựng HTCT ở cơ sở [170, tr.7].

Dân DCTD đến Đắk Lắk tập trung sinh sống tại địa bàn vùng sâu, vùng xa,

vùng đặc biệt khó khăn, đã làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và gây khó khăn cho

công tác quản lý, sắp xếp dân cư tại địa phương.

Dân số tăng nhanh đã làm cho diện tích canh tác bị thu hẹp, sản lượng trên một

đơn vị diện tích lúa rẫy bị suy giảm dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Ở Đắk Lắk,

các DTTS tại chỗ có truyền thống canh tác nương rẫy. Chu trình luân chuyển đất

canh tác kéo dài từ 20-25 năm. Hiện nay, do di dân đến quá lớn, thiếu đất sản xuất,

thời gian hưu canh bị rút ngắn chỉ còn khoảng 3-5 năm. Vì vậy, năng suất lúa nương

giảm từ 2,5 tấn/ha (năm 1976) xuống còn khoảng 1,5 tấn/ha năm 2003. Do đó, để duy

trì sản lượng lương thực, bảo đảm cuộc sống (cho cả việc duy trì năng suất và bù vào

diện tích canh tác giảm đi), đồng bào phải phát đốt rừng một diện tích gieo trồng gấp

10 lần so với trước [86, tr. 71].

Phân hóa xã hội diễn ra sâu sắc

Trong 3 bộ phận dân cư, người Kinh và các DTTS miền núi phía Bắc tuy đến

Tây Nguyên muộn hơn nhưng đời sống đã ổn định và khá giả, trong khi đó đời sống

của các dân tộc tại chỗ vẫn khó khăn.

Năm 2004, toàn tỉnh Đắk Lắk có 1.428 thôn, 525 buôn, 43.646 hộ đồng bào

DTTS tại chỗ, với hơn 322 nghìn khẩu, chiếm 19% dân số toàn tỉnh. Diện tích đất sản

xuất ổn định là 72.395 ha, bằng 16% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh, bình quân

đất sản xuất một khẩu là 0,22 ha. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2 triệu

đồng; tỉ lệ hộ đói nghèo chiếm 30% so với tổng số hộ DTTS tại chỗ. Hệ thống thủy

lợi mới chỉ đáp ứng 40% diện tích cây trồng được tưới nước; giao thông đi lại khó

khăn; có 365 buôn thuộc 72 xã chưa có điện; tỉ lệ hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh mới

đạt 70%. Số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất là 24.161 hộ (chiếm 55,3% số hộ DTTS tại

Page 34: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

28

chỗ); có 17% hộ chưa có nhà ở. Tỉ lệ hộ dùng điện mới đạt 48%; mạng lưới y tế thôn,

buôn còn nhiều khó khăn [121, tr.1].

Theo tiêu chí nghèo mới năm 2005 (Hộ nghèo nông thôn có mức thu nhập từ

200.000 VND/tháng trở xuống (theo Chuẩn nghèo giai đoạn 2005-2010), toàn tỉnh có

90.247 hộ nghèo, chiếm 27,5% tổng số hộ, trong đó, hộ nghèo DTTS 47.300 hộ,

chiếm 53% tổng số hộ nghèo và 56% tổng số hộ DTTS tại chỗ. Các huyện có tỉ lệ hộ

nghèo cao là Ea Súp 50%, Lắk 49,5%, Buôn Đôn 47%. Năm 2005, toàn tỉnh có

51.500 hộ thiếu lượng thực, chủ yếu là hộ đồng bào DTTS tại chỗ.

Tuy tốc độ phát triển kinh tế và kết quả giảm nghèo nhanh, nhưng Đắk Lắk vẫn là

tỉnh nghèo. Nghèo đói tập trung chủ yếu ở các hộ DTTS, nhất là DTTS tại chỗ, trong

mọi thời điểm, tỉ lệ hộ nghèo DTTS đều cao gấp hơn hai lần so với tỉ lệ hộ nghèo

chung toàn vùng và cao hơn 3 lần so với tỉ lệ hộ nghèo chung cả nước [69, tr.50].

Những số liệu thống kê của tỉnh Đắk Lắk cho thấy tình hình đói nghèo vẫn

ở mức cao, tốc độ giảm không có sự đồng đều giữa các huyện trên địa bàn. Câu

hỏi đặt ra ở đây: Ai là người nghèo của tỉnh Đắk Lắk? Nghiên cứu của Nguyễn

Đình Hòa, Đặng Hoàng Giang (2013) tính toán từ các số liệu Điều tra mức sống

dân cư năm 2010 cho thấy thu nhập của nhóm dân tộc Kinh là 1324,98 nghìn

đồng/tháng; nhóm dân tộc mới đến là 794,17 nghìn đồng. Thu nhập trung bình

của nhóm dân tộc mới đến và nhóm dân tộc tại chỗ chỉ bằng 73% và 48% so với

dân tộc Kinh. Do thu nhập thấp và có sự chênh lệch giữa các nhóm dân tộc nên

dẫn đến sự chênh lệch trong mức chi tiêu. Chi tiêu của nhóm dân tộc Kinh đạt

1.193,4 nghìn đồng/người/tháng, cao hơn 1,6 lần so với nhóm dân tộc mới đến

(721,9 nghìn đồng) và gần 3 lần so với nhóm dân tộc tại chỗ (425,5 nghìn đồng).

Như vậy, dựa trên tiêu chí thu nhập cho thấy, nhóm DTTS, nhất là nhóm dân

tộc tại chỗ, dường như là những đối tượng nghèo của Đắk Lắk nói riêng, vùng Tây

Nguyên nói chung. Theo Bùi Quang Tuấn (2015), tỉ lệ hộ nghèo của dân tộc Kinh,

nhóm các dân tộc mới đến, nhóm các dân tộc tại chỗ lần lượt là 7,51%; 24,58% và

37,02%; theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, tỉ lệ nghèo của các nhóm tương ứng

như sau: 11,5%; 32,44% và 52,08%. Độ sâu nghèo đói biểu thị tổng thể các nguồn

lực cần thiết để nâng các hộ nghèo lên mức chuẩn nghèo; nhóm dân tộc tại chỗ có độ

sâu nghèo đói (theo chuẩn nghèo năm 2010) với 0,078; tiếp theo là nhóm dân tộc mới

đến (0,06) và thấp nhất là dân tộc Kinh (0,015).

Page 35: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

29

Rõ ràng, đói nghèo đã và đang là một trong những thách thức đối với quá trình

phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên. Để giải quyết đói nghèo

cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ và sự tham gia của nhiều chủ thể, tuy nhiên, vấn

đề này vẫn còn nhiều hạn chế.

Vấn đề đất đai

Việc chưa thận thức đầy đủ khác biệt giữa sở hữu, quản lý đất đai toàn dân với sở

hữu, quản lý đất đai tập thể của buôn làng dân tộc tại chỗ đã dẫn đến một số bất cập,

mâu thuẫn về quản lý, sở hữu đất đai ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng.

Thứ nhất, phổ biến tình trạng nông - lâm trường dựa vào quyền sở hữu toàn

dân, trưng dụng đất sản xuất hưu canh thuộc quyền quản lý của các DTTS tại chỗ.

Chính sách di dân và phát triển nông - lâm trường với tốc độ nhanh và trên quy mô

lớn, một mặt thúc đẩy kinh tế Đắk Lắk phát triển, nhưng mặt khác nảy sinh mâu

thuẫn với truyền thống sở hữu, quản lý và sử dụng của các DTTS tại chỗ, làm phát

sinh tình trạng mất đất, mất rừng, mất không gian sinh tồn, mất không gian xã hội

buôn làng, thiếu đất sản xuất nảy sinh tình trạng mua bán, tranh chấp, khiếu kiện đất

đai, đoàn kết Kinh - Thượng rạn nứt, niềm tin với chế độ suy giảm, là nguyên nhân

chính yếu làm cho các mối quan hệ dân tộc ở Đắk Lắk phức tạp và xấu đi.

Thứ hai, quá trình công nhân hóa, rồi lại đưa đồng bào ra khỏi nông lâm trường,

cũng như quá trình hợp tác hóa nông nghiệp rồi lại giải thể hợp tác xã nông nghiệp

(người vào - đất vào, người ra - đất ở lại) đã dẫn đến người dân mất đi phần đất rẫy

hưu canh hoặc đất ruộng nước quan trọng vốn có của mình;

Thứ ba, trong khi người DTTS tại chỗ thiếu đất sản xuất, các nông trường lại

giao đất cho hộ công nhân người Kinh trồng cây công nghiệp lâu năm để thu sản

phẩm nông nghiệp khiến người dân tại chỗ bất bình;

Thứ tư, do thiếu hiểu biết về phương cách sử dụng đất rừng truyền thống, lại do

lợi dụng tính cách chân thật và chưa biết tính toán của người dân Đắk Lắk, một bộ

phận người Kinh đã tìm cách mua rẻ, hoặc lừa gạt lấn chiếm đất đai của người dân

tộc tại chỗ; tình trạng cán bộ người Kinh lợi dụng chức quyền, mượn danh luật đất

đai, mượn danh dự án để hợp thức hóa cho mình quyền sử dụng đất canh tác của

người DTTS tại chỗ;

Thứ năm, sự phát triển của hàng chục dự án thủy điện, dự án nông - lâm nghiệp

trên khắp Đắk Lắk (Đến tháng 4-2012, tỉnh Đắk Lắk đã thu hồi 28 dự án, với gần

Page 36: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

30

20.000 ha đất rừng) do quy hoạch không hợp lý, mượn danh nhà nước, mượn danh

luật đất đai khiến hàng nghìn hộ dân tộc tại chỗ mất đất, mất sinh kế và mai một nền

văn hóa. Đầu năm 2004, tổng số hộ người DTTS ở tỉnh Đắk Lắk thiếu đất ở và đất

sản xuất là 28.523, với nhu cầu là 13.770,89 ha [Phụ lục 5].

Tất cả những mâu thuẫn, bất cập nói trên đã dẫn đến tình trạng tranh chấp và

khiếu kiện đất đai ngày càng nhiều và kéo dài, lên đến hàng nghìn vụ giữa các cộng

đồng tại chỗ với nông - lâm trường, với chính quyền địa phương, giữa cá nhân người

DTTS với cá nhân người dân tộc Kinh.

Sự mai một, đứt gãy và khủng hoảng văn hóa truyền thống

Văn hóa các tộc người thiểu số ở Đắk Lắk và văn hóa của người Kinh có sự

giao thoa mạnh mẽ trên nhiều bình diện: ngôn ngữ, trang phục, kiến trúc, lối sống…

Đồng thời, đó cũng là quá trình các tộc người Tây Nguyên và người Kinh có sự hiểu

biết lẫn nhau ngày càng sâu sắc hơn. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề bảo tồn, phát huy

bản sắc văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã và đang

đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu. Sự tiếp xúc với văn hóa của người Kinh và

văn hóa quốc tế thông qua người Kinh hoặc trực tiếp, trong nhiều thập kỷ qua đã

làm cho nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của các DTTS tại chỗ ở Đắk Lắk đứng trước

những thách thức lớn, bị mai một và có nguy cơ mất đi bản sắc của mình. Nhà dài

truyền thống bị mất dần, thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố; lễ hội truyền

thống không được tổ chức như trước, do phương thức canh tác thay đổi (từ làm lúa

nương rẫy luân khoảnh, hưu canh chuyển sang trồng cây công nghiệp tập trung).

Không gian buôn làng bị thu hẹp dần làm ảnh hưởng đến không gian lễ hội và

không gian văn hóa cồng chiêng. Nhiều hộ đã bán đi những bộ chiêng quý, ché cổ,

kpan… để mua công cụ sản xuất và phương tiện sinh hoạt; lớp trẻ lớn lên chưa thực

sự yêu thích nền văn hóa truyền thống của ông cha, đua đòi chạy theo văn hóa của

nước ngoài mới du nhập; nghệ nhân - trí thức dân gian ngày càng ít trong khi chưa

kịp truyền dạy vốn văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Một số nghề thủ công

truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, gốm, tạc tượng không còn phù hợp với xã hội

hiện đại, và ít được quan tâm đầu tư để bảo tồn. Văn hóa kể (sử thi, truyện kể dân

gian, dân vũ…) ngày càng thưa vắng trong các buôn làng. Bến nước cộng đồng bị

bỏ quên; vai trò già làng, chủ bến nước, luật tục bị phai mờ trong đời sống văn hóa

buôn làng ở Đắk Lắk.

Page 37: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

31

Mất rừng, mất nương rẫy, cơ cấu dân cư bị đảo lộn do DCTD làm cho người

DTTS "ngơ ngác" giữa quê hương mình, và hệ quả tất yếu là văn hóa “đứt gãy” và đổ

vỡ. Hiện nay, văn hóa truyền thống đích thực Tây Nguyên hầu như không còn tồn tại.

Văn hóa cũ mất đi, nhưng văn hóa mới chưa phù hợp hoặc chưa đủ mạnh để

thay thế, dẫn đến hai hệ quả đáng báo động: Một là, hình thành trong thanh thiếu niên

những biểu hiện văn hóa lai căng phản cảm; Hai là, sự du nhập và phát triển ngày

càng mạnh mẽ, phổ biến của các tôn giáo mới, đặc biệt là đạo Tin lành, trong đó có

"Tin lành Đề Ga".

Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng

Tác động của hội nhập và toàn cầu hóa làm cho mối quan hệ dân tộc trong

những quốc gia đa dân tộc tiếp tục phức tạp và căng thẳng. Hiện tượng “hồi sinh ý

thức tộc người” xuất hiện từ những thập niên cuối thế kỷ XX tiếp tục gia tăng mà

khẩu hiệu là đòi quyền tự quyết dân tộc, quyền tự do tôn giáo và quyền làm chủ với

lãnh thổ cư trú. Xung đột dân tộc và tôn giáo tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia

đa dân tộc trên thế giới và trong khu vực, điển hình là ở Cộng hòa Liên bang Nga,

Nam Tư, Ấn Độ, Pakistan, Myanma, Anbani, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan… [69].

Tỉnh Đắk Lắk có 4 tôn giáo là Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài; với

273 cơ sở thờ tự, 567 chức sắc, 332 tu sỹ phục vụ khoảng 530.000 tín đồ (Công giáo:

210.628; Phật giáo: 155.000; Tin lành: 159.000; Cao đài: 5.200), chiếm 26% dân số

toàn tỉnh. Riêng tín đồ là đồng bào DTTS có khoảng 217.500 người [149, tr.3]. Hoạt

động lợi dụng tôn giáo của thế lực thù địch đã ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định và

phát triển của tỉnh Đắk Lắk - Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung, làm

suy giảm lòng tin và niềm tin của người dân tại chỗ với Đảng và Nhà nước, gây tâm

lý bất an, thụ động trong xây dựng cuộc sống mới của người dân.

Tại Đắk Lắk - Tây Nguyên, lực lượng FULRO Thượng là tổ chức chính trị phản

động đã bị xóa bỏ, nhưng trong thực tế, tàn dư và ảnh hưởng của tổ chức này vẫn

còn. Từ sau năm 1990, một số tàn quân FULRO tiếp tục sống lưu vong trên đất

Campuchia và Mỹ. Được sự cổ vũ của phong trào đòi ly khai dân tộc đang diễn ra

trên thế giới, lực lượng FULRO lưu vong ráo riết hoạt động tích cực trở lại. Đặc biệt

từ năm 2000, một số tàn quân FULRO tại Mỹ là người DTTS tại chỗ Tây Nguyên đã

thành lập cái gọi là "Nhà nước Đề Ga" và hệ phái "Tin lành Đề Ga", tiếp tục giương

Page 38: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

32

chiêu bài "Tây Nguyên độc lập" và "Tây Nguyên tự trị" để thực hiện âm mưu diễn

biến hòa bình, chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ Kinh - Thượng.

Hoạt động của thiết chế tổ chức Tin lành cùng các sinh hoạt của các giáo đoàn

thanh niên, phụ nữ, người già và thiếu niên đã tác động đến hoạt động của các đoàn

thể chính trị tương ứng, vô hình chung dẫn đến tình trạng "hai chính quyền" ở các

buôn làng có đạo. Có tình trạng các giáo đoàn ngấm ngầm tranh giành ảnh hưởng với

các đoàn thể chính trị - xã hội. Sinh hoạt của các giáo đoàn thu hút Nhân dân hơn so

với sinh hoạt của các đoàn thể chính trị - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động

của HTCT tại địa phương. Nếu không có những biện pháp phù hợp kịp thời, dù tự

giác hay tự phát, tổ chức và sinh hoạt của đạo Tin lành sẽ cản trở hoạt động của các

đoàn thể chính trị - xã hội, là môi trường thuận lợi để "Tin lành Đề Ga" được củng cố,

tiếp tục chia rẽ đoàn kết dân tộc.

Trong những năm 2001-2005, trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk

Lắk nói tiêng, tình hình an ninh chính trị diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch và

bọn phản động đẩy mạnh các hoạt động chống phá trên nhiều lĩnh vực. Ngay từ cuối

năm 2000, được các thế lực phản động, thù địch bên ngoài trợ giúp, hậu thuẫn, các

phần tử cầm đầu FULRO lưu vong tăng cường hoạt động móc nối, lôi kéo, tập hợp

lực lượng, phục hồi tổ chức FULRO với ý đồ thành lập “Nhà nước Đề Ga tự trị” ở

Tây Nguyên do Ksor Kơk cầm đầu. Chúng liên tục kích động Nhân dân, tổ chức lôi

kéo quần chúng theo Tin lành Đề Ga, chúng đã mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa và kích

động một số đồng bào DTTS gây ra cuộc bạo loạn chính trị vào đầu tháng 2-2001 và

tháng 4-2004 tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Khai thác những mâu thuẫn trong quan hệ dân tộc, tổ chức phản động FULRO

trong và ngoài nước có sự hỗ trợ từ bên ngoài đã lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc,

vấn đề nhân quyền, ra sức tuyên truyền lôi kéo quần chúng các DTTS tại chỗ đòi ly

khai khỏi Việt Nam, đòi thành lập cái gọi là "Nhà nước Đề Ga" của người Tây

Nguyên", làm cho an ninh chính trị ở Đắk Lắk - Tây Nguyên diễn biến phức tạp.

Hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều hạn chế, yếu kém

Hệ thống chính trị nhiều nơi ở cơ sở còn yếu, không làm tròn chức năng nhiệm vụ,

không nắm được tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, không quản lý và xử lý được các

hoạt động trái luật, nhất là hoạt động tôn giáo trái phép ở các buôn. Việc giải quyết các

vấn đề có liên quan đến đồng bào DTTS ở một số ngành, một số địa phương chưa sâu

sắc, do đó trong phương pháp giải quyết có vấn đề chưa thỏa đáng, nhất là các vụ tranh

Page 39: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

33

chấp, khiếu kiện có liên quan đến đồng bào DTTS, gây nên tâm lý không tốt trong đồng

bào, đó cũng là kẽ hở để các phần tử phản động lợi dụng kích động [4, tr.341].

Công tác dân vận trong một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức, tác

phong làm việc và cả trong lối sống của một bộ phận cán bộ còn quan liêu, xa dân,

không nắm được tâm tư nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Công tác giáo dục

chính trị tư tưởng trong Nhân dân còn yếu, ít được quan tâm, nhất là vận động xây

dựng khối đoàn kết dân tộc, tương trợ cùng phát triển kinh tế gia đình và xã hội;

nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với dân, người dân thiếu

kiến thức, lại thiếu thông tin, thiếu sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, hướng dẫn

của chính quyền… Việc kiểm tra, giám sát, chưa thường xuyên, thiếu liên tục nên

hiệu quả chính sách không cao.

…việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể

Nhân dân các cấp từ Trung ương đến cơ sở đã có một thời gian dài chủ quan,

mất cảnh giác, quan liêu, xa dân; chưa thấy hết những mâu thuẫn nảy sinh

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này, nhất là những vấn đề

liên quan đến đất đai; chưa quan tâm giải quyết kịp thời chính sách đối với

đồng bào các dân tộc thiểu số [44, tr.2].

2.1.2. Thực trạng tỉnh Đắk Lắk thực hiện chính sách dân tộc trước khi

tách tỉnh

2.1.2.1. Chủ trương và quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk từ

năm 1986 đến năm 2003

Phát huy truyền thống đoàn kết của Nhân dân các DTTS qua hai cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi

mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng

khối đại đoàn kết dân tộc.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đề ra đường lối chuyển đổi từ

nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận

hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN. Đảng xác định, CSDT luôn là

một bộ phận trọng yếu trong chính sách xã hội của Đảng và chỉ rõ con đường phát

triển các dân tộc cùng với mối quan hệ giữa các dân tộc.

Việc thực hiện CSDT phải gắn với sự phát triển tổng thể nền kinh tế - xã hội của

đất nước, với kế hoạch 5 năm cũng như kế hoạch hàng năm là một cách nhìn nhận mới,

Page 40: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

34

một tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội VI của Đảng chỉ rõ, việc phát

triển kinh tế, xã hội ở những nơi có đông đồng bào các DTTS, cần thể hiện đầy đủ

CSDT, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết,

bình đẳng, giúp đỡ nhau, cùng làm chủ tập thể. Về chính sách, phải "kết hợp phát triển

kinh tế và phát triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống con người, kể cả

những người từ nơi khác đến và người dân tại chỗ" và "Thực hành những hình thức,

biện pháp thích hợp thu hút đồng bào các dân tộc tại chỗ tham gia vào quá trình phát

triển kinh tế với tư cách là người làm chủ thực sự bình đẳng" [40, tr.97-98].

Đại hội VI đã mở ra bước ngoặt lịch sử phát triển đất nước nói chung, vùng

DTTS nói riêng. Trong đó, việc đổi mới và thực hiện CSDT đáp ứng với tình hình lúc

bấy giờ là vô cùng cấp bách đối với vùng DTTS, trong đó có đồng bào các dân tộc tại

tỉnh Đắk Lắk.

Nghị quyết số 10/NQ-TW, ngày 05-04-1988 của Trung ương Đảng đã thừa

nhận kinh tế hộ gia đình và chính sách khoán trong sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết

10 đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển năng động, chuyển đổi dần cơ cấu sản

xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng dần chất lượng

và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi phương thức

hoạt động của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất lại vấp phải những khó khăn, cản trở do

cơ chế kinh tế chưa đồng bộ. Do đó, phần lớn hợp tác xã tan rã và ở tình trạng yếu

kém, để lại nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội, trong đó tranh chấp đất đai ngày càng

phức tạp, là vấn đề nổi cộm của CSDT.

Việc định canh, định cư được tiến hành bằng phương thức đưa đồng bào tại chỗ

tham gia vào lao động sản xuất trong các nông lâm trường. Năm 1988, tại Đắk Lắk đã

có 43 buôn được chuyển vào tham gia lao động sản xuất trong các nông - lâm trường

quốc doanh.

Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi với

những kết quả và hạn chế, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 27-11-

1989, Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

Đắk Lắk cho đến trước khi chia tỉnh (2003) là một tỉnh có diện tích lớn nhất

Việt Nam, thuộc khu vực miền núi Tây Nam vùng Tây Nguyên với diện tích 19.599

km2. Khi bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và

chính sách nhằm nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên nói chung, Đắk

Page 41: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

35

Lắk nói riêng, đặc biệt các chính sách, chương trình Mục tiêu Quốc gia về xoá đói

giảm nghèo.

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Đắk Lắk lấy việc phát triển kinh

tế vườn làm cơ sở cho công cuộc định canh, định cư ở vùng dân tộc. Nhằm phát huy

những kinh nghiệm sản xuất truyền thống nương rẫy, tỉnh đã chủ trương giúp đỡ về

mọi mặt cho các dân tộc tại chỗ phát triển kinh tế vườn, khuyến khích và hướng dẫn

trồng các cây công nghiệp như cao su, rừng, cà phê, hồ tiêu…, cây thực phẩm và cây

dược liệu quý. Nhiều chính sách tập trung giải quyết các vấn đề xác định quyền làm

chủ đất đai gắn liền với môi trường sống của người DTTS thông qua giao đất giao

rừng, khắc phục tranh chấp đất đai, định canh, định cư…, từng bước chuyển đổi cơ

cấu kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy trao đổi hàng

hoá giữa các vùng…

Đặc biệt, từ năm 1996, với hàng loạt các chính sách quan tâm của Đảng và Nhà

nước, vùng DTTS ở Đắk Lắk đã có những bước chuyển mạnh mẽ và toàn diện. Từ

năm 1999, UBND tỉnh Đắk Lắk đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chương trình

135. Các dự án cụ thể thuộc Chương trình này như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các

xã đặc biệt khó khăn, Dự án xây dựng trung tâm cụm xã, Dự án quy hoạch dân cư ở

những nơi cần thiết, Dự án phát triển nông, lâm nghiệp, Dự án đào tạo cán bộ xã,

thôn/buôn, Dự án hỗ trợ DTTS đặc biệt khó khăn, Dự án tăng cường cán bộ về cơ

sở... Với tổng số 38 xã thuộc 12 huyện được đầu tư nguồn vốn của các dự án thuộc

chương trình 135 của tỉnh (Đắk Lắk cũ) đã thực sự tác động lớn đến đời sống kinh tế

- xã hội của đồng bào DTTS tại chỗ.

Quyết định 168/QĐ-TTg, ngày 30-10-2001, về định hướng dài hạn, kế hoạch 5

năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây

Nguyên. Trong đó thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS như: cấp sách vở

miễn phí cho học sinh, hỗ trợ học bổng, cấp thuốc chữa bệnh và miễn tiền viện phí,

cấp muối và dầu hoả, kéo điện thắp sáng,…

Quyết định 132/2002/QĐ-TTg, ngày 08-10-2002, về việc giải quyết đất sản

xuất và đất ở cho đồng bào DTTS tại chỗ khó khăn ở Tây Nguyên; Quyết định

139/QĐ-TTg, ngày 15-10-2002, về việc khám chữa bệnh cho người nghèo và đồng

bào DTTS, nâng cao hệ thống y tế cơ sở. Quyết định 1637/QĐ-TTg, ngày 31-12-

Page 42: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

36

2001, về việc cấp miễn phí các loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc và miền núi, đáp

ứng nhu cầu thông tin báo chí đến vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, nhiều dự án, chương trình của địa phương trong gần 10 năm

(1996-2003) nhằm phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ trực tiếp xoá đói giảm nghèo

tại các cộng đồng nghèo, cộng đồng DTTS đã được triển khai, như: Dự án khuyến

lâm, khuyến nông; Dự án phát triển các ngành nghề; Dự án tín dụng cho hộ nghèo

vay; Dự án định canh, định cư ở các xã nghèo; Dự án đào tạo cán bộ cơ sở; Chương

trình phát triển kinh tế - xã hội thôn/buôn,…

2.1.2.2. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc

Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-2003), nhất là từ

khi có Nghị quyết 22/NQ-TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị về một số chủ

trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định số 72-

HĐBT, ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ

trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi; Đảng bộ và Nhân dân

các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk đã phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết

các dân tộc, tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm, tháo gỡ những khó khăn

vướng mắc, cố gắng vươn lên giành nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực kinh tế, chính

trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng HTCT, đã tạo ra bước chuyển

biến quan trọng về nhận thức và hành động trong vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết

giữa các dân tộc. Sự bình đẳng cơ bản giữa các dân tộc được thể hiện và phát huy trên

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các dân tộc trong tỉnh đoàn kết gắn bó xây dựng

cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nền kinh tế nhiều thành phần từng bước hình

thành và phát triển đã xoá bỏ dần cung cách làm ăn tự cung, tự cấp, chuyển dần sang

sản xuất hàng hoá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ

cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, quy mô sản xuất ngày càng

lớn, các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu

tư xây dựng nhiều hơn trong vùng DTTS đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của

đồng bào các dân tộc được cải thiện và nâng cao hơn trước.

Công tác xoá đói giảm nghèo và thực hiện, chính sách đối với DTTS tại chỗ

được quan tâm thường xuyên. Số con em đồng bào các dân tộc đi học ngày càng

nhiều, mặt bằng dân trí, chất lượng giáo dục - đào tạo trong đồng bào các dân tộc

được nâng lên. Điều kiện, chất lượng khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ, các xã vùng

Page 43: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

37

sâu, vùng xa đã có bác sĩ và bảo đảm số thuốc để chữa các bệnh thông thường, các

loại dịch bệnh được đẩy lùi. Đời sống văn hoá được cải thiện đáng kể, các phương

tiện thông tin đại chúng, sóng phát thanh, truyền hình đã phủ sóng hầu hết vùng sâu,

vùng xa, vùng lõm.

Hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước được củng cố và tăng cường, năng lực cán

bộ, đảng viên được nâng cao, phát huy được vai trò đảng viên, cựu chiến binh, già

làng, trưởng buôn, người có uy tín ở vùng dân tộc. Tình hình chính trị, trật tự an toàn

xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững [120, tr.5].

Bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế, yếu kém chưa được khắc phục: Nền

kinh tế của tỉnh vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế chậm, còn phụ thuộc vào nông nghiệp; tập quán canh tác của đồng bào vùng

sâu, vùng xa còn lạc hậu, gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc chọn cây

trồng, vật nuôi; chậm triển khai việc giao đất, giao rừng cho đồng bào các dân tộc.

Dân DCTD đến tỉnh ngày càng tăng dẫn đến tình trạng một bộ phận DTTS

tại chỗ thiếu đất ở và đất sản xuất. Tỉ lệ nghèo đói lên tới 23,49% so với tổng số

dân của tỉnh, trong đó đồng bào các DTTS tại chỗ chiếm tới 56% so với tổng số

hộ đói nghèo toàn tỉnh. Sự phân hoá giàu nghèo và chênh lệch về mức sống giữa

các vùng và tầng lớp dân cư ngày càng rộng; giáo dục đào tạo, dạy nghề, giải

quyết việc làm cho đồng bào DTTS chưa được quan tâm đúng mức; công tác

chăm sóc sức khoẻ chưa thật chu đáo, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao, cuối năm

2002 chiếm 39,5%; mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn

thấp. Hoạt động của HTCT ở cơ sở còn yếu, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ

ở cơ sở còn hạn chế, công tác phát triển đảng viên chậm; cấp uỷ, chính quyền và

các đoàn thể Nhân dân ở một số nơi hoạt động chưa hiệu quả, không sát cơ sở,

không tập hợp được quần chúng.

Những hạn chế đó có nguyên nhân cơ bản là:

Về khách quan, do địa bàn sinh sống của các DTTS phân bố trên diện rộng, phần

lớn ở vùng sâu, vùng xa, rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn; khó khăn trong

tiếp cận với các dịch vụ thông tin, y tế, giáo dục, tiến bộ khoa học kỹ thuật...

Điểm xuất phát kinh tế - văn hoá - xã hội rất thấp, kết cấu hạ tầng còn yếu kém,

kinh tế chưa phát triển, còn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp. Các thế lực thù địch

luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, dân trí thấp và những thiếu sót

Page 44: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

38

trong thực hiện CSDT để kích động, lôi kéo, chia rẽ phá hoại sự đoàn kết dân tộc, gây

mất ổn định về an ninh chính trị [120, tr.7].

Về chủ quan, nhận thức của nhiều cấp uỷ, chính quyền về vai trò, vị trí của công

tác dân tộc, về vấn đề dân tộc chưa đầy đủ và hạn chế; Việc tổ chức thực hiện các chủ

trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng DTTS còn nhiều hạn chế; Việc

cụ thể hoá và tổ chức thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết

định 72-HĐBT chưa tốt; kết quả còn hạn chế. Một số chương trình, dự án hiệu quả

chưa cao, chưa thật sự đáp ứng nguyện vọng của đồng bào.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào

cấp trên và Nhà nước; một số địa phương chưa phát huy được ý chí tự lực, tự cường,

tự vươn lên của đồng bào, chưa khơi dậy, huy động tối đa mọi nguồn lực hiện có để

đầu tư cho phát triển.

Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ làm công tác dân tộc

còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo và bồi dưỡng kịp thời; công tác đào tạo, bồi

dưỡng nhân lực người DTTS chưa nhiều; giải quyết việc làm cho con em DTTS có

trình độ còn chậm; bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể một số nơi còn quan liêu

chưa sâu sát, chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của dân, có nơi vi phạm

CSDT của Đảng, Nhà nước làm giảm lòng tin của Nhân dân các dân tộc. Cơ quan

làm công tác tham mưu và thực hiện CSDT từ tỉnh đến huyện chưa thật sự ngang tầm

nhiệm vụ.

2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

DÂN TỘC TRONG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ MỚI (2003-2010)

2.2.1. Chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh đổi mới và hội nhập

quốc tế

Đại hội IX của Đảng (2001) tiếp tục khẳng định sự nhất quán trong CSDT; chỉ ra

phương hướng, mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các

DTTS. Đảng chỉ rõ vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến

lược trong sự nghiệp cách mạng. Đại hội IX xác định nhiệm vụ "Thực hiện tốt chính

sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” [43, tr.128].

Sau sự kiện bạo loạn chính trị tháng 02 năm 2001, để khắc phục những mâu

thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những vấn đề liên

quan đến đất đai, chính sách với đồng bào DTTS, ngày 18-1-2002, Bộ Chính trị ban

Page 45: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

39

hành Nghị quyết số 10/NQ-TƯ về Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc

phòng an ninh ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010. Nghị quyết đã nêu quan

điểm phát triển: Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Tây

Nguyên trong 10 năm tới cũng như lâu dài phải quán triệt sâu sắc CSDT của Đảng

và Nhà nước; kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh

và xây dựng hệ thống chính trị.

Nghị quyết số 10 xác định các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2010. Trong đó, về phát triển kinh tế: thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành và lĩnh vực gắn với chuyên

môn hóa sản xuất, từng bước đưa nông thôn Tây Nguyên ra khỏi tình trạng lạc hậu,

đi dần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội các

vùng sâu, vùng xa; Về phát triển văn hóa - xã hội: Tạo bước chuyển căn bản về các

mặt văn hóa - xã hội: xóa xong đói, cơ bản xóa nghèo, bảo đảm đất sản xuất và việc

làm ổn định cho đồng bào, cơ bản đồng bào đều có nhà ở chắc chắn; phần lớn được

sử dụng nước sạch; nâng cao chất lượng dạy học vùng DTTS; học sinh DTTS được

học tiếng phổ thông và tiếng của dân tộc mình…

Cụ thể hóa công tác dân tộc của Đại hội IX, Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung

ương khóa IX (2003) ra Nghị quyết về công tác dân tộc, đề ra các chủ trương, CSDT

với những nội dung cơ bản là: Bình đẳng, đoàn kết, tượng trợ giúp nhau cùng phát

triển [45, tr.29-30].

Hội nghị Trung ương 7 đã chỉ rõ những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của

yếu kém, tồn tại trong việc thực hiện CSDT. Trên cơ sở đó đề ra những quan điểm cơ

bản, xác định những nhiệm vụ chủ yếu và những giải pháp về công tác dân tộc trong

tình hình mới.

Phát triển những quan điểm về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc, Đại hội X

của Đảng (2006) khẳng định: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến

lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt

Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ" [47, tr.121].

Một số quan điểm chỉ đạo công tác dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị

lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa IX) là:

Thứ nhất, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu

dài đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.

Page 46: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

40

Thứ hai, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương

yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh,

dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ ba, chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu chia rẽ, phá hoại khối

đại đoàn kết dân tộc.

Thứ tư, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc

phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các

vấn đề xã hội, thực hiện tốt CSDT; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm

lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền

thống các DTTS trong sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

Thứ năm, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi,

trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, XĐGN; khai thác có

hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường

sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng

thời tăng cường sự quan tâm, hỗ trợ của trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương

trong cả nước.

Thứ sáu, công tác dân tộc và thực hiện CSDT là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn

dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ HTCT [45, tr.30-35].

Nghị quyết cũng đề ra những mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế, XĐGN,

nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc; nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức

khỏe, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào; Xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS tại

chỗ có phẩm chất và năng lực; củng cố HTCT cơ sở trong sạch, vững mạnh; giữ

vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi; kết hợp phát triển kinh tế -

xã hội với bảo đảm an ninh quốc phòng, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn

giáo [45, tr.35-37].

Thực hiện mục tiêu trên, Trung ương Đảng xác định những nhiệm vụ chủ yếu

và cấp bách:

- Đẩy mạnh công tác XĐGN, nâng cao mức sống của đồng bào DTTS, trọng

tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất

sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới.

Làm tốt công tác định cạnh, định cư và di dân xây dựng vùng kinh tế mới; công tác

Page 47: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

41

quy hoạch, sắp xếp, phân bố lại hợp lý dân cư, nguồn nhân lực theo hướng CNH,

HĐH và phát triển bền vững, gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng.

- Tiếp tục thực hiện chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình; tăng cường

các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở; làm tốt công tác

nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc.

Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS) và các

chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo

nhất là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp; đẩy mạnh việc tổ chức các

trường mẫu giáo công lập; mở rộng việc dạy chữ dân tộc. Đa dạng hóa, phát triển

nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc; đưa chương trình

dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử

tuyển dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học và cao đẳng; mở

thêm trường dự bị đại học dân tộc ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Tăng cường cơ sở khám, chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp; nâng

cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS; khuyến

khích trồng và sử dụng các loại thuốc dân gian.

Củng cố và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở ở các vùng DTTS. Thực hiện tốt

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

cơ sở; kiên quyết khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của một số cán bộ, thực hiện

tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ.

Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng

cơ sở không có tổ chức đảng và đảng viên.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh Nhân dân, phát huy

sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch,

tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy

ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội ở vùng dân tộc và miền núi.

Tiếp tục xây dựng, phát triển nhanh các khu kinh tế kết hợp quốc phòng ở vùng

sâu, vùng xa, biên giới. Thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo ở vùng dân

tộc và miền núi; kiên quyết ngăn chặn việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do

tín ngưỡng để hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự

nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Page 48: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

42

Đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ

trong tình hình mới. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để Nhân dân tích

cực, chủ động tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện các chương trình,

chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.

Thông qua các chính sách, biện pháp cụ thể, động viên đồng bào các dân tộc phát

huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần vươn lên trong sự nghiệp phát triển kinh tế

- xã hội, XĐGN, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc [45, tr.37-40].

Như vậy, nhận thức của Đảng về công tác dân tộc ngày càng được hoàn thiện,

phản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn. Đảng luôn khẳng định công tác dân tộc là quan

trọng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Chủ trương của Đảng là thực hiện tốt

nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển trong cộng đồng

các dân tộc Việt Nam; chống kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc. Tập trung phát triển

kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, XĐGN, nâng cao trình độ dân trí, giữ

gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các

dân tộc. Nêu cao ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS, đồng thời tăng

cường sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng. Thực hiện chính sách ưu tiên

trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân sĩ, trí thức các DTTS. Ðộng viên, phát huy vai

trò của mọi tầng lớp Nhân dân trong việc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương (khóa IX)

về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo, Bộ Chính trị đưa ra Kết

luận số 57-KL/TW, ngày 3-11-2009. Về công tác dân tộc, Bộ Chính trị đã tổng kết

những thành tựu, đánh giá khuyết điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân; đồng thời

xác định 8 nhiệm vụ, giải pháp lớn về công tác dân tộc trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao các nội dung

Nghị quyết; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách đã triển khai; nghiên cứu xây dựng

chính sách mới, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng

đồng bào DTTS.

Thứ hai, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội vùng DTTS, trước hết là hoàn thành việc xây dựng các tuyến đường

giao thông đến trung tâm các xã, đường điện, trường học, trạm y tế, chợ, các công

Page 49: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

43

trình nước sạch… Đẩy mạnh công tác XĐGN, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

cho đồng bào, nhất là đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn trong các huyện nghèo

nhất hiện nay. Tập trung giải quyết tốt nhu cầu về đất sản xuất, đất ở, nhà ở; giải

quyết cơ bản tình trạng du canh, du cư, DCTD, nhà ở dột nát, thiếu lương thực, thiếu

nước sinh hoạt…

Thứ ba, phát huy tiềm năng và lợi thế của từng vùng, phát triển đa dạng các mô

hình kinh tế hộ gia đình theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với chế

biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển hàng hóa xuất khẩu; có chính sách ưu đãi các

doanh nghiệp đầu tư vào vùng DTTS; hỗ trợ đồng bào phát triển chăn nuôi, phát triển

kinh tế rừng v.v.

Thứ tư, chú trọng những chính sách phát triển nguồn nhân lực đối với

vùng DTTS.

Thứ năm, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào DTTS,

thực hiện chủ trương Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS sinh sống ở

những vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn. Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế

tại chỗ và cán bộ y tế thôn, bản người DTTS; thực hiện có hiệu quả các hoạt động văn

hóa, thông tin, tuyên truyền ở cơ sở; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các

chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng DTTS; thực hiện tốt việc sưu tầm, giữ

gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Thứ sáu, tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức quốc phòng, an

ninh cho cán bộ và Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc

phòng, an ninh. Chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc,

tôn giáo, dân chủ, nhân quyền nhằm gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

ở vùng DTTS.

Thứ bảy, tập trung củng cố HTCT cơ sở. Xây dựng cơ sở đảng và chính quyền cơ

sở vững mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc

(MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong

vùng DTTS. Bảo đảm các DTTS có tỉ lệ cán bộ hợp lý tham gia các cơ quan, tổ chức

trong HTCT.

Thứ tám, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình

và kết quả thực hiện nghị quyết và các chủ trương.

Page 50: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

44

Các văn kiện trên là cơ sở lý luận để Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk vận dụng vào quá

trình lãnh đạo thực hiện CSDT trên địa bàn.

2.2.2. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk quán triệt và thực hiện chính sách dân tộc giai

đoạn 2003-2010

Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIII đánh giá kết quả thực hiện Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ khóa XII (nhiệm kỳ 1996-2000). Trong đó, nêu khái quát kết

quả thực hiện CSDT trong 5 năm:

Chính sách dân tộc của Đảng được thực hiện tương đối tốt. Trong những

năm gần đây, tỉnh đã tổ chức triển khai nhiều chương trình, dự án với

nguồn vốn lớn nhằm phát triển kết cấu hạ tầng như: điện, đường, trường,

trạm, trung tâm cụm xã, nước sạch…; các hoạt động khuyến nông, khuyến

lâm có kết quả đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất và cải thiện đời

sống ở vùng đồng bào dân tộc [2, tr.24].

Chương trình định canh, định cư, XĐGN cho DTTS tại chỗ được triển khai

đồng bộ, rộng khắp nên đã có 77% số hộ được định canh, định cư và giảm được

51,5% số hộ đói nghèo (20.240 hộ); trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn hóa và công

tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào có nhiều tiến bộ [2, tr.24].

Nhận thức rõ vấn đề dân tộc gắn với vấn đề tôn giáo, Đảng bộ đã, động viên

đồng bào có đạo các dân tộc đoàn kết hăng hái tham gia công cuộc đổi mới, chung

sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời đấu tranh với những âm

mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để chống phá sự

nghiệp cách mạng của Nhân dân [2, tr.25].

Bên cạnh đó, Đảng bộ cũng thẳng thắn chỉ rõ CSDT còn một số hạn chế cần

tập trung khắc phục:

Trình độ dân trí trong dân tộc thiểu số còn thấp so với mặt bằng chung;

tình trạng mua bán đất đai tràn lan dẫn đến một số hộ thiếu đất sản xuất;

đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, số hộ đói nghèo tập trung chủ

yếu ở các xã, buôn vùng III… là những vấn đề phải được Đảng bộ quan

tâm giải quyết tích cực hơn nữa [2, tr.25].

Quán triệt tinh thần Đại hội IX của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ

XIII nêu phương hướng nhiệm vụ (2001-2005):

Page 51: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

45

Về quan điểm, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tiếp tục khẳng định: "Chính sách dân tộc

là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội của đồng bào các dân tộc thiểu số, xây dựng khối đoàn kết toàn dân" [2, tr.25].

Đại hội xác định những nhiệm vụ trọng tâm về CSDT nhiệm kỳ 2001-2005 là:

Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống, XĐGN;

Thứ hai, mở mang dân trí, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của

từng dân tộc;

Thứ ba, đối với các thôn buôn vùng III, hằng năm tỉnh cần dành một khoản

ngân sách nhất định để đầu tư nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng;

Thứ tư, tiến hành rà soát hiện trạng đất đai hiện nay, kể cả quỹ đất của các nông,

lâm trường hiện đang quản lý, để bố trí đất sản xuất ổn định cho DTTS tại chỗ;

Thứ năm, thực hiện tốt việc cung ứng các mặt hàng chính sách, tăng cường các

hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao công nghệ sản xuất để từng bước

nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cũng như phát hiện sớm và giải quyết kịp

thời những vấn đề mới nảy sinh ở vùng đồng bào dân tộc;

Thứ sáu, quan tâm việc đào tạo và bố trí công tác cho cán bộ là người DTTS;

trước mắt giải quyết việc làm cho những học sinh đã tốt nghiệp các trường đại học,

cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh

dân tộc tại các trường nội trú và các trường dạy nghề.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng

(khoá IX) Về công tác dân tộc, trên cơ sở đánh giá đúng yêu cầu, nhiệm vụ công tác

dân tộc trong thời kỳ mới, Tỉnh uỷ Đắk Lắk đã xây dựng Chương trình số 18-

CTr/TU, ngày 14-5-2003, về Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH

Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc [112] như sau:

Về quan điểm chỉ đạo: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc đối với tỉnh Đắk Lắk

vừa là vấn đề chiến lược cơ bản lâu dài vừa là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của tỉnh;

Các dân tộc trong tỉnh cùng với đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,

tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam

XHCN; kiên quyết đấu tranh chống âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc của các thế lực

thù địch; Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh

Page 52: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

46

trên địa bàn vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Gắn tăng trưởng kinh tế

với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt CSDT; quan tâm phát triển, bồi dưỡng

nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, giải quyết việc làm; giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống các DTTS trong sự nghiệp chung của cộng

đồng các dân tộc trong tỉnh; Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các

buôn, thôn, xã vùng đồng bào DTTS.

Trước hết tỉnh Đắk Lắk tập trung phát triển thuỷ lợi, giao thông và cơ sở hạ tầng

xã, thôn, buôn, xoá đói giảm nghèo, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh tại

chỗ đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự

cường không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và

sự giúp đỡ hỗ trợ của các ngành, các cấp trong HTCT, để tạo ra sự chuyển biến mạnh

mẽ trong công tác dân tộc và thực hiện CSDT; Công tác dân tộc và thực hiện CSDT

là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn

bộ HTCT trong tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2010: Phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức

sống cho đồng bào DTTS, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt

khó khăn. Giải quyết tháo gỡ những vấn đề bức xúc như: thiếu việc làm, thiếu lương

thực, nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, thiếu tư liệu sản xuất và dụng cụ sinh hoạt tối

thiểu; phấn đấu hết năm 2004 không còn hộ DTTS tại chỗ thiếu đất sản xuất, đất ở;

năm 2005 giải quyết cơ bản nhà ở cho các đối tượng chính sách và đồng bào DTTS

tại chỗ. Đến năm 2010, cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo trong đồng bào

DTTS xuống dưới 10%; giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân

tộc, các vùng trong tỉnh; tập trung đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đến

2010 có 100% hộ dân ở trong vùng qui hoạch định canh, định cư được sử dụng điện;

90% hộ dân được dùng nước sạch; hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư,

không còn xã đặc biệt khó khăn; chấm dứt tình trạng DCTD, ngăn chặn tình trạng suy

thoái môi trường sinh thái.

Nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức hưởng thụ văn

hoá cho đồng bào; thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trong con em

đồng bào DTTS tại chỗ, tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010;

nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh việc dạy song ngữ

Page 53: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

47

tiếng Việt - Ê-đê và Việt - Mnông. Phát triển mạng lưới y tế cơ sở, làm tốt công tác

chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; đẩy lùi các dịch

bệnh, nhất là bệnh sốt rét, sốt xuất huyết trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng

xa. Bảo đảm 100% hộ nghe đài phát thanh và xem truyền hình; các giá trị, bản sắc

văn hoá truyền thống tốt đẹp của các DTTS được bảo tồn và phát triển.

Xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình

hình mới; củng cố, kiện toàn HTCT cơ sở trong sạch, vững mạnh; nâng cao vị trí, vai

trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các đoàn thể Nhân dân trong việc

tham gia thực hiện tốt CSDT.

Giữ vững an ninh - quốc phòng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,

vùng đồng bào theo đạo; gắn chặt nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội với

bảo đảm quốc phòng - an ninh, chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn

biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, ngăn chặn việc lợi dụng vấn

đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đoàn kết giữa các dân tộc, làm mất ổn định

trên địa bàn.

Những nhiệm vụ chủ yếu:

Tập trung giải quyết nhà ở, đất sản xuất; giải quyết việc làm và đẩy mạnh công

tác xoá đói, giảm nghèo; nâng cao mức sống của đồng bào DTTS, trọng tâm là đồng

bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng cũ, thôn, buôn, xã đặc

biệt khó khăn:

Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ

Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS, gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt

đẹp của các dân tộc trong cộng đồng.

Củng cố và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở, ở thôn buôn, nhất là công tác cán

bộ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và các cơ quan làm công tác quần chúng.

Đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc cho phù hợp với nhiệm vụ

trong tình hình mới.

Để thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách đến năm 2010, công tác

dân tộc của Tỉnh có những bước tiến vững chắc, ổn định trong thời kỳ mới, cần tập

trung một số giải pháp chủ yếu như sau:

Tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HTCT, các cấp, các

ngành, các đơn vị và đoàn thể xã hội trong toàn tỉnh về vị trí, nhiệm vụ của công tác

Page 54: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

48

dân tộc trong tình hình mới. Xem việc quán triệt và thực hiện tốt CSDT của Đảng là

nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể

Nhân dân; đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ

trương, CSDT của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh;

đặc biệt là tổ chức cho Nhân dân học tập, nghiên cứu Nghị quyết Trung ương 7 về

vấn đề dân tộc và công tác dân tộc để mọi người hiểu và thực hiện tốt Nghị quyết và

CSDT; phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng

dân tộc của Đảng và Nhà nước cho đồng bào DTTS. Thường xuyên tìm hiểu, nắm

được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào, kịp thời giải quyết những khó

khăn, vướng mắc ở cơ sở.

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, thực hiện tốt các chính sách phát

triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc, trên cơ sở đó rà soát, đánh giá điều

chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào DTTS

bằng nguồn ngân sách của địa phương. Tranh thủ nguồn lực đầu tư của Nhà nước,

các ngành, các cấp cho vùng đồng bào dân tộc, nâng cao vai trò trách nhiệm của

UBND xã, các thôn, buôn và Nhân dân trong việc huy động nguồn lực tại chỗ để đầu

tư cho phát triển. Ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện

và các công trình văn hoá, giáo dục, y tế; đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp, xoá đói

giảm nghèo, giải quyết việc làm; giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc cho

đồng bào; thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai hoá các công trình, dự án, vốn

đầu tư... để cho đồng bào biết và tham gia tổ chức sản xuất, quản lý, giám sát trong

quá trình thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất,

nâng cao đời sống trong vùng đồng bào DTTS. Tập trung đầu tư để nâng cao trình độ

dân trí trong vùng đồng bào DTTS, đào tạo giáo viên dạy song ngữ Việt - Ê-đê, Việt -

Mnông cho giáo viên tiểu học để dạy chữ cho con em đồng bào DTTS tại chỗ.

Tiếp tục kiện toàn, củng cố HTCT các cấp, nhất là HTCT ở cơ sở; kiện toàn và

củng cố cơ quan làm công tác quần chúng và tăng cường sự lãnh đạo ở thôn, buôn,

tổ dân phố. Củng cố HTCT các cấp, cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở,

thông qua phong trào quần chúng lựa chọn cốt cán, đào tạo cán bộ lâu dài cho cơ

sở. Bảo đảm cán bộ có trình độ, năng lực trong việc vận dụng cụ thể hoá các chủ

trương, CSDT của Đảng vào cuộc sống. Mỗi cán bộ, đảng viên phải có kế hoạch,

chương trình học tiếng dân tộc nơi công tác, tích cực bám sát cơ sở, tiếp cận các hộ

Page 55: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

49

nghèo, thôn buôn gặp khó khăn, nơi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện để tháo gỡ, giải

quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, không để xảy ra “điểm nóng”, phức tạp gây

mất an ninh trật tự ở địa phương. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,

sử dụng cán bộ là người DTTS, trước mắt phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 19-

CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán

bộ DTTS, ưu tiên đào tạo cho con em là người dân tộc tại chỗ, nhất là ưu tiên đào

tạo, bồi dưỡng số thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự để làm nguồn cán

bộ cho cơ sở.

Kiện toàn và chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức

làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở để làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ,

chính quyền địa phương trong việc thực hiện CSDT; sớm quy định chức năng, nhiệm

vụ, quy chế làm việc của cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh; quan tâm đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc bảo đảm thực hiện tốt

CSDT trong giai đoạn cách mạng hiện nay; Trên cơ sở phối kết hợp giữa Ban Dân

tộc với các đoàn thể Nhân dân; tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật,

tuyên truyền đường lối, CSDT của Đảng có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của

đồng bào dân tộc. Tranh thủ vận động các già làng, chức sắc tôn giáo, người có uy tín

trong đồng bào DTTS để làm nòng cốt trong việc thực hiện CSDT.

Đổi mới nội dung và phương pháp công tác vận động quần chúng vùng dân tộc

theo phương châm, phương pháp đó là: Thiết thực, dễ hiểu, kiên trì, thận trọng, tỉ mỉ.

Xây dựng tác phong công tác luôn sát dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, hướng dẫn cặn

kẽ những vấn đề mà dân chưa hiểu; giáo dục, cảm hoá những người bị dụ dỗ, lôi kéo,

mắc mưu theo các thế lực thù địch. Cùng với dân tháo gỡ những khó khăn, vướng

mắc, khiếu kiện của dân thông qua đó mà củng cố lòng tin của đồng bào đối với

CSDT của Đảng.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và 2 năm sau

ngày chia tách tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV (01-2006) đánh giá

kết quả thực hiện CSDT giai đoạn 2001-2005, đã đề ra chủ trương đẩy mạnh thực

hiện các chính sách phát triển vùng DTTS như sau:

Về phương hướng lãnh đạo thực hiện CSDT giai đoạn 2006-2010: Thực hiện

tốt CSDT và các chính sách xã hội khác, bảo đảm công bằng xã hội. Tăng cường

Page 56: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

50

công tác chỉ đạo và tập trung triển khai kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các chương

trình kinh tế - xã hội, ưu tiên thực hiện tại các vùng khó khăn và vùng đồng bào dân

tộc thiểu số [3, tr.71].

Về nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện CSDT:

Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình 132, 134 của Thủ tướng

Chính phủ nhằm giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước

sạch cho DTTS tại chỗ, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, phấn đấu hoàn

thành trong năm 2006.

Thứ hai, tiếp tục có những chính sách hỗ trợ thỏa đáng qua chương trình xóa đói

giảm nghèo, cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ giống sản xuất, chăn nuôi,

phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ

đa dạng đến tận thôn, buôn.

Thứ ba, tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao công

nghệ sản xuất để từng bước nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho đồng bào.

Thứ tư, quan tâm đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ người DTTS, phấn đấu tăng tỉ

lệ cán bộ người DTTS đạt 15% trong tổng biên chế.

Thứ năm, tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh DTTS tại các trường

nội trú, trường dạy nghề.

Thứ sáu, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng đối với DTTS tại chỗ bằng nhiều

hình thức thích hợp để có những điều kiện sống thiết yếu, nâng cao dần mức hưởng

thụ văn hóa tinh thần và vật chất cho đồng bào ở các vùng khó khăn [3, tr.72].

Để tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp trên, Tỉnh uỷ đã nhận rõ yếu tố

có tính quyết định và chỉ đạo các cấp ủy đảng tỉnh Đắk Lắk tập trung chỉ đạo khâu

đầu tiên, then chốt: đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT ở cơ sở.

Trong nhiệm kỳ 2005-2010, các cấp ủy đảng cơ sở đã thực hiện có hiệu quả Kế

hoạch số 11a-KH/TU, ngày 17-7-2006 của Tỉnh ủy Về xây dựng HTCT xã, phường,

thị trấn năm 2006-2007 và định hướng đến năm 2010; Kế hoạch 12-KH/TU, ngày

21-7-2006, Về phát triển đảng viên ở những thôn, buôn chưa có đảng viên là người

tại chỗ từ nay đến năm 2007; Kế hoạch 14- KH/TU, ngày 16-10-2006 của Tỉnh ủy Về

nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên và công tác

phát triển đảng viên trong trường học từ nay đến năm 2009.

Page 57: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

51

Thực hiện các kế hoạch đã đề ra, hoạt động đổi mới và nâng cao chất lượng

hoạt động của HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn đã đạt những kết quả nhất địn. Trên

cơ sở đó, Tỉnh uỷ Đắk Lắk ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 5-5-2008, Về

tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng của HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa

bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.

Nghị quyết đề ra những quan điểm về xây dựng HTCT cơ sở trong tình hình

mới và xác định các mục tiêu chính đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015:

Một là, tập trung củng cố các tổ chức cơ sở đảng, hạn chế thấp nhất số tổ chức

cơ sở đảng yếu kém; 100% thôn, buôn, tổ dân phố có chi bộ đảng; trên 75% số tổ

chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh; có từ 90% trở lên đảng viên

đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thường xuyên chăm lo phát triển đảng viên

mới, coi trọng chất lượng, gắn việc phát triển đảng viên với xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức xã, phường, thị trấn; đặc biệt chú trọng phát triển đảng viên vùng

đồng bào DTTS.

Hai là, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND, thực

hiện tốt cải cách hành chính. Phấn đấu từ 70-80% chính quyền cấp xã vững mạnh,

hạn chế thấp nhất chính quyền cấp xã yếu kém.

Ba là, xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung và phương

thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể Nhân dân ở cơ sở.

Bốn là, thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở để đáp ứng yêu

cầu của giai đoạn phát triển mới.

Để đạt được những mục tiêu trên, Tỉnh ủy đã nêu ra một số nhóm giải pháp về

công tác xây dựng Đảng, công tác xây dựng chính quyền và xây dựng khối dân vận,

Mặt trận và các đoàn thể. Các huyện ủy, thành ủy chỉ đạo tổ chức xây dựng chương

trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, nâng

cao chất lượng hoạt động của HTCT ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định

hướng tới năm 2015.

2.2.3. Quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính

sách dân tộc (2003-2010)

Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng về vấn đề dân tộc và thực hiện

CSDT, bám sát tình hình dân tộc, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường chỉ đạo thực

hiện CSDT trên những lĩnh vực cơ bản.

Page 58: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

52

2.2.3.1. Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện nâng cao

đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn,

miền núi và vùng sâu, vùng xa. Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 và

Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 -01-2006 phê duyệt Chương trình Phát triển

kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi (Chương trình 135

giai đoạn I và Chương trình 135 giai đoạn II) đạt được kết quả:

Giai đoạn I (1999-2005): số kinh phí đầu tư là gần 123,8 tỷ đồng cho 38 xã

diện đặc biệt khó khăn thuộc 12 huyện; xây dựng 267 công trình hạ tầng thiết yếu ở

các xã và 77 công trình hạ tầng thuộc 13 trung tâm cụm xã... Kết thúc giai đoạn I,

toàn tỉnh Đắk Lắk có 15/38 xã thuộc 8 huyện hoàn thành cơ bản các mục tiêu của

chương trình và ra khỏi diện đầu tư Chương trình 135 [162, tr.6].

Giai đoạn II (2006-2010): toàn tỉnh có 35 xã và 85 buôn, thôn đặc biệt khó khăn

ở 36 xã khu vực II thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Tổng số kinh phí Trung ương

đã đầu tư trong 5 năm 2006-2010 hơn 508,209 tỷ cho 4 nội dung gồm: Dự án hỗ trợ

phát triển sản xuất, số kinh phí thực hiện hơn 45,017 tỷ, cho 11.884 hộ, trong đó đầu

tư giống bò cái sinh sản, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ máy móc phục

vụ sản xuất, chế biến nông sản; Dự án phát triển hạ tầng thiết yếu: tổng kinh phí được

đầu tư hơn 183.674 tỷ, xây dựng được 440 công trình hạ tầng thiết yếu (đường giao

thông, trường học, cầu, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, điện và nước sinh hoạt);

Dự án đào tạo cán bộ xã, buôn thôn và cộng đồng, tổng số kinh phí 13,164 tỷ đồng.

Đã hoàn thành 08 lớp đào tạo kiến thức cho 417 cán bộ các xã, buôn thôn đặc biệt

khó khăn; 161 lớp đào tạo nhóm cộng đồng cho 9.345 lượt người; 13 lớp tham quan

mô hình XĐGN cho 536 người; 02 lớp học tập, trao đổi kinh nghiệm Chương trình

135 tại một số tỉnh cho 30 người; Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao

đời sống Nhân dân: số kinh phí hơn 199,415 tỷ đồng. Trong đó hỗ trợ con hộ nghèo

đi học từ tháng 1 đến tháng 5 là 19.520 học sinh, hỗ trợ từ tháng 9 đến tháng 12 là

28.885 học sinh; hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường, hỗ trợ hộ nghèo làm

mới chuồng trại chăn nuôi, và xây dựng công trình vệ sinh; hỗ trợ hoạt động văn hóa

thông tin và trợ giúp pháp lý.

Bên cạnh đó, Chương trình 135 giai đoạn II còn đầu tư bổ sung 30,6 tỷ đồng

cho 7 trung tâm cụm xã; duy tu bảo dưỡng các công trình gần 5,09 tỷ đồng. Tỉnh đã

Page 59: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

53

đầu tư duy tu bảo dưỡng 28 công trình (05 trường học, 18 đường giao thông, 01 chợ

nông thôn, 04 thủy lợi).

Đã có 5 xã hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010), gồm xã Cư

Pơng, huyện Krông Búk; xã Ea Tam, huyện Krông Năng; xã Ea Bung, huyện Ea Súp,

Cư Yang và Ea Sar huyện Ea Kar [158, tr.2].

Bố trí, sắp xếp ổn định đời sống dân di cư tự do

Thực hiện nghiêm túc quyền cư trú của người dân theo quy định của pháp luật,

tỉnh Đắk Lắk coi việc ổn định dân DCTD là vấn đề cấp bách trong chiến lược ổn định

và phát triển bền vững, đã tham gia hỗ trợ kinh phí kịp thời.

Hầu hết các hộ dân DCTD đến tỉnh Đắk Lắk đều có cuộc sống khó khăn, đa số

là hộ nghèo. UBND tỉnh đã tích cực bố trí, sắp xếp dân DCTD trên địa bàn tỉnh, với

những văn bản như: Công văn số 2199/CV-UBND, ngày 8-9-2004, về việc lập Dự án

quy hoạch bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004-2010; Quyết định

số 2541/QĐ-UBND, ngày 28-12-2006, về Phê duyệt dự án quy hoạch, bố trí dân cư

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015; Chỉ thị

số 09/2008/CT-UBND, ngày 4-7-2008, về Tiếp tục ổn định đồng bào di cư từ các

tỉnh đến cư trú tại tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh Đắk Lắk căn cứ vào vốn phân bổ hằng năm

thuộc Chương trình bố trí dân cư để đưa vào kế hoạch bố trí, sắp xếp trong vùng dự

án; đồng thời huy động các nguồn lực khác để xây dựng, hoàn thiện dự án, bảo đảm

cho các hộ sớm ổn định đời sống, tập trung sản xuất.

Tuy nhiên, từ khi triển khai Chương trình 134/2004, tỉnh Đắk Lắk đã không còn

quỹ đất sản xuất để bố trí cho các hộ di cư đến, nhất là những hộ đến sau khi lập dự án

sắp xếp, bố trí dân cư (tức là ngoài kế hoạch). Đối với số dân DCTD, UBND tỉnh đã

chủ động làm việc với các tỉnh có dân đi để phối hợp giải quyết, vận động các hộ dân

trở về quê cũ; đồng thời đề nghị chính quyền địa phương các tỉnh tăng cường tuyên

truyền đến thôn bản, vận động bà con không nên di cư vào Đắk Lắk, Tây Nguyên. Trên

cơ sở rà soát, địa phương nào có dân tự nguyện di cư, phải lập phương án báo cáo bộ,

ngành Trung ương và Chính phủ để bố trí, sắp xếp theo kế hoạch hằng năm.

Mặt khác, tỉnh Đắk Lắk chú trọng công tác xây dựng, củng cố HTCT cơ sở, tập

trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của

Nhà nước đến với Nhân dân, nhất là vùng người DTTS, vùng sâu vùng xa, vùng kinh

tế đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều dân DCTD.

Page 60: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

54

Thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg, ngày 05-3-2007, về Chính sách hỗ

trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn

2007-2010, trong năm 2009, tỉnh Đắk Lắk được Trung ương giao vốn đầu tư là 2 tỷ

đồng, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ di dân cho 66 hộ (kinh phí là 1,116 tỷ đồng) và lập 03

dự án định canh, định cư theo hình thức tập trung tại huyện Lắk và huyện Krông Pắk.

Kế hoạch vốn đầu tư năm 2010 là 6 tỷ đồng. Kết quả đã thực hiện hỗ trợ di dân cho 6

hộ, 96 triệu đồng và hoàn thành 0,45 km đường giao thông nội vùng buôn Dang Kang

(thuộc Dự án định canh, định cư xen ghép xã Dang Kang, huyện Krông Bông).

Công tác sắp xếp, ổn định dân DCTD: Tổng số vốn được đầu tư từ năm 2006-

2010 là 35,8 tỷ đồng. Có 10 dự án hoàn thành mục tiêu, 7 dự án tiếp tục đầu tư. Tỉnh

đã tổ chức sắp xếp, ổn định dân cư cho 450/2.054 hộ, bằng 21,9% tổng số hộ có nhu

cầu sắp xếp [162, tr.7]. Số hộ trên đã được nhập khẩu, được giải quyết đất sản xuất và

đất ở. Số dự án ổn định dân DCTD đã và đang thực hiện là 17 dự án. Nhìn chung tại

các vùng dự án đã thực hiện, các hộ người DTTS đã ổn định đời sống.

Công tác sắp xếp, ổn định dân cư chưa đạt mục tiêu đề ra do nguồn vốn từ

Trung ương bố trí thiếu kịp thời. Trong khi dân di cư của các tỉnh tiếp tục đến Đắk

Lắk với số lượng lớn, diễn biến phức tạp, các dự án lại thường kéo dài.

Chính sách hỗ trợ trực tiếp

Thực hiện các Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg, ngày 08-10-2002 và Quyết

định số 134/2004/QĐ-TTg, ngày 20-7-2004 của Thủ tướng Chính phủ Về một số

chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS

nghèo, đời sống khó khăn, tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành cả 4 mục tiêu. Cụ thể, về nhà

ở, đã xây dựng được 15.535 căn; về đất ở, đã giải quyết cho 5.531 hộ, diện tích

144,51 ha, bình quân 260m2/hộ; về đất sản xuất, đã giải quyết cho 7.737 hộ; về nước

sinh hoạt, đã hỗ trợ cho 16.059 hộ. Tổng kinh phí thực hiện là 222 tỷ đồng [162, tr.3].

Thực hiện Quyết định số 1592/QĐ-TTg, ngày 12-10-2009 của Thủ tướng Chính

phủ Về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và

nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó

khăn, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng đề á. Theo đó, số hộ cần được giải quyết đất sản xuất

là 8.994 hộ (hỗ trợ đất sản xuất; hỗ trợ về nông cụ, máy móc làm dịch vụ; hỗ trợ học

nghề, chuyển đổi ngành nghề; xuất khẩu lao động); số hộ cần được giải quyết nước

sinh hoạt là 12.488 hộ.

Page 61: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

55

Thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg, về định

hướng dài hạn kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh

tế - xã hội vùng Tây Nguyên: tổng số kinh phí được Trung ương hỗ trợ từ năm 2003-

2010 là 1.422,3 tỷ đồng. Tỉnh Đắk Lắk đã dành để hỗ trợ cấp sách giáo khoa, vở học

sinh, vải mặc, muối iốt, cấp dầu lửa và kéo lưới điện, hỗ trợ tiền điện, cấp thuốc chữa

bệnh, viện phí cho đồng bào DTTS; hỗ trợ nhà cho giáo viên, cán bộ, học bổng cho học

sinh DTTS; cấp thiết bị, đồ dùng dạy học và hỗ trợ đóng góp tiền xây dựng trường…

Chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ, kết quả thực hiện năm 2009, đã hỗ trợ xây dựng 3.410 căn, năm 2010 đã

hỗ trợ cho 9.141 căn, đạt 97,4% kế hoạch của cả Chương trình.

Chính sách trợ giá, trợ cước: Trước năm 2006, tỉnh Đắk Lắk thực hiện trợ giá

trợ cước thông qua các doanh nghiệp. Từ năm 2006, tỉnh chủ trương dùng kinh phí

trợ cước, trợ giá đầu tư trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ DTTS nghèo tại

các xã, buôn thôn đặc biệt khó khăn. Tính đến năm 2010, số hộ nghèo được đầu tư là

35.010 hộ, 129.4976 khẩu, với số kinh phí là 61,911 tỷ đồng.

Cuối năm 2010, căn cứ số khẩu của các hộ diện nghèo trên địa bàn các xã khu

vực II và khu vực III, tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 15,473 tỷ đồng, Trung ương

đã hỗ trợ 12,115 tỷ đồng.

Thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, từ năm

2001-2006, đã hỗ trợ cho 2.704 hộ thuộc 59 buôn, thôn đặc biệt khó khăn của 13

huyện, thành phố; tổng số vốn là 4,18 tỷ đồng,.

Thực hiện Chương trình cho vay vốn sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc

thiểu số đặc biệt khó khăn, từ năm 2007 đến 2010, toàn tỉnh có 8.228 hộ được vay

33,955 tỷ đồng. Các hộ được vay đều đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục

đích, chủ yếu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, trong đó đầu tư chăn nuôi gia súc,

gia cầm chiếm hơn 57%. Chính sách này đã giúp các hộ DTTS nghèo có vốn để

phát triển sản xuất, tăng thu nhập [162, tr.8]; [158, tr.4].

Chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người DTTS theo Quyết

định số 231/2005/QĐ-TTg, ngày 22-9-2005 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm

2010, có 02 doanh nghiệp nhà nước đã được hỗ trợ để thực hiện chính sách cho lao

động, đó là: Công ty cà phê Ea Pốk và Công ty cao su Đắk Lắk. Cụ thể như sau:

Page 62: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

56

Kinh phí đã hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là 4,432 tỷ đồng, trong đó: Số

lao động được hỗ trợ bảo hiểm y tế đến năm 2010 là 2.931 người, với tổng kinh phí

được hỗ trợ 521 triệu đồng; số lao động được hưởng trợ cấp BHXH là 2.931 người

với kinh phí 3,9 tỷ đồng [171, tr.18-19].

Từ năm 2003 đến cuối năm 2010, tỉnh đã giao cho Sở Công thương chủ trì, từ

nguồn vốn đầu tư của Chương trình 168/2001/QĐ-TTg của Chính phủ để kéo điện

vào nhà cho các hộ đồng bào DTTS tại chỗ. UBND các huyện, thị xã và thành phố

Buôn Ma Thuột đã triển khai thực hiện cấp điện cho 78 thôn, buôn căn cứ cách mạng,

315 thôn, buôn chưa có điện và kéo điện sinh hoạt cho 62.288 hộ đồng bào DTTS.

Năm 2010, có 100% số xã có lưới điện quốc gia và 95% số hộ được dùng điện [168,

tr.2]. Từ nguồn điện được đầu tư, nhiều hộ dân đã biết đưa điện vào phục vụ sản xuất

như: chăn nuôi, tưới tiêu, xay sát, đời sống kinh tế của các hộ đồng bào từng bước

được cải thiện.

Chương trình nước sinh hoạt, toàn tỉnh có 102 công trình cấp nước sinh hoạt tập

trung, 204.560 giếng đào, 182.000 giếng khơi, 9.322 giếng khoan, 18.846 bể chứa,

2.300 bể lu; cấp nước đô thị đạt định mức 80 lít/người/ngày cho 54% người dân; cấp

nước hợp vệ sinh ở nông thôn được 72,4% dân số.

Hạ tầng bưu chính viễn thông từng bước được hiện đại hoá, bảo đảm thông tin

liên lạc nhanh chóng, thuận tiện. Đến năm 2010, 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh

Đắk Lắk có hệ thống điện thoại và mạng internet. Mật độ thuê bao điện thoại đạt 94,8

máy/100 người dân, 5,31 thuê bao internet/100 người dân [162, tr.8]. Trong đó, nhiều

hộ đồng bào DTTS đã có điện thoại và thuê bao sử dụng internet. Hệ thống bưu chính

bảo đảm chuyển, phát thư, báo trong ngày đến tất cả các xã.

Từ sau khi tách tỉnh đến năm 2010, toàn tỉnh có 8.348 phòng học được xây

dựng mới và kiên cố hóa, nâng tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 58,4% và 22% trường học

được xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; 142 trạm y tế xã được xây dựng đủ

tiêu chuẩn quốc gia, nâng tỉ lệ trạm y tế được xây dựng chuẩn quốc gia đạt 90%; đã

đầu tư được 533 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng; có 100% xã được đầu tư hệ thống

truyền thanh…

Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho đồng bào DTTS được chú

trọng, vệ sinh phòng dịch được triển khai kịp thời; công tác truyên truyền, hướng dẫn

Page 63: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

57

đồng bào thực hiện dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện đồng bộ, thường

xuyên. Toàn tỉnh có 180 trạm y tế kiên cố trên tổng 184 xã, có 75,5% số xã đạt chuẩn

quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế thôn, buôn được củng cố và tăng cường, đến 2010 có

2.300 thôn, buôn có nhân viên y tế. Số lượng cán bộ y tế người DTTS là 593 người.

Thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, ngày 15-10-2002 của Thủ tướng

Chính phủ Về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, đến năm 2010 toàn tỉnh đã cấp

2.854.061 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người DTTS, với kinh phí hơn 513 tỷ đồng; số

lượt người là DTTS được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế là 1.614.837 lượt

người, kinh phí thực hiện hơn 97 tỷ đồng.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện chính sách giáo dục

vùng DTTS có hiệu quả, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Bằng nhiều

nguồn kinh phí, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; Năm 2010, ở các vùng DTTS

không còn tình trạng học ca 3, số lớp học tạm bợ còn rất ít. Toàn tỉnh có 01 trường

dân tộc nội trú cấp tỉnh, 13 trường dân tộc nội trú cấp huyện và thành phố Buôn Ma

Thuột với tổng số học sinh học hằng năm từ 2.100 đến 2.500 học sinh, tỉ lệ học sinh

tốt nghiệp hằng năm đạt trên 90%. Công tác dạy và học từng bước được cải tiến,

ngoài giảng dạy bằng tiếng phổ thông, từ năm học 2004-2005 tỉnh đã đưa vào dạy

song ngữ Việt - Ê-đê cho học sinh tiểu học và dạy thực nghiệm cho học sinh THCS ở

các trường dân tộc nội trú. Đến năm 2010, số học sinh học song ngữ Việt - Ê-đê bậc

tiểu học là 10.914 học sinh, bậc THCS mỗi năm từ 800 đến 1.000 học sinh.

Công tác xét và cử tuyển học sinh đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung

học chuyên nghiệp theo chỉ tiêu được giao được thực hiện hiệu quả, khoa học, đủ số

lượng, tiêu chuẩn, đúng đối tượng. Riêng trong 3 năm (2006-2008), có 491 học sinh

được cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

Thực hiện tốt các chế độ hỗ trợ cho học sinh các trường dân tộc nội trú: cấp

không thu tiền sách giáo khoa, vở viết, học bổng; hỗ trợ 50% cho học sinh bán trú, hỗ

trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm thân thể cho học sinh v.v..

Công tác đào tạo nghề cho lao động DTTS được chú trọng. Từ năm 2006-2010,

toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 56.682 học sinh, sinh viên (trong đó có 19.653 người

DTTS), đạt 156,36% kế hoạch [159, tr.1].

Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, học sinh học nghề có nhiều cơ hội

tìm việc làm và làm việc có hiệu quả hơn. Dạy nghề đã giải quyết việc làm, tự tạo

Page 64: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

58

việc làm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho khoảng 85,7% số học sinh tốt

nghiệp (học sinh DTTS khoảng 50%). Làm tốt công tác dạy nghề đã góp phần nâng

cao mặt bằng dân trí, thúc đẩy sự phát triển đa dạng các ngành nghề ở nông thôn,

vùng đồng bào DTTS, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; khơi dậy tính chủ

động tích cực vươn lên trong xoá đói giảm nghèo và phát huy được thế mạnh sẵn có

của địa phương.

Nhìn chung, kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc còn nhiều

hạn chế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm. Chất lượng sản

phẩm thấp nên gặp khó khăn trong tiêu thụ. Kết cấu hạ tầng ở một số vùng sâu, vùng

căn cứ cách mạng còn yếu kém. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn cao so với

bình quân chung, công tác xoá đói giảm nghèo còn thiếu bền vững; khoảng cách

chênh lệch về mức sống giữa người DTTS so với người Kinh trên cùng địa bàn cư trú

có chiều hướng tăng. Năm 2004, tỉ lệ đói nghèo chiếm 30% số hộ người DTTS tại

chỗ theo tiêu chí cũ (với 43.646 hộ, hơn 322.000 khẩu). Giai đoạn 2006-2010, đã tập

trung ưu tiên nhiều nguồn lực cho các vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao, nhiều chính sách

ưu tiên đối với người DTTS, từ đó tỉ lệ hộ nghèo ở các vùng này đã giảm; nhưng đến

cuối năm 2010, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 vẫn còn 2 huyện có tỉ lệ hộ

nghèo trên 25%; 9 xã có tỉ lệ trên 40%. Tỉ lệ hộ nghèo là người DTTS giảm nhanh từ

48,26% năm 2005 xuống còn 14,98% năm 2010, nhưng tốc độ giảm nghèo của người

DTTS còn chậm hơn so với hộ người Kinh, nên tỷ trọng hộ nghèo DTTS trong tổng

số hộ nghèo ngày càng tăng lên (từ 52,35% đầu năm 2006 lên khoảng 61,75% cuối

năm 2010) [160, tr.13].

Số hộ nghèo phát sinh mới, tái nghèo vẫn còn cao (bình quân hằng năm trên

6.000 hộ), tập trung ở các vùng khó khăn, hộ DTTS. Nguyên nhân chủ yếu là chưa

biết cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa

phát huy tính tự giác, thế mạnh, các nguồn lực sẵn có, chưa quyết tâm làm ăn thoát

nghèo; một số hộ nghèo chưa được tiếp cận các chính sách của Nhà nước hoặc được

tiếp cận chưa kịp thời.

Thực hiện Chương trình 135 còn thiếu sót, chưa thực hiện đầy đủ nguyên tắc

“Xã có công trình dân có việc làm. Tăng thêm thu nhập từ việc tham gia lao động

công trình tại xã”. Một số địa phương thực hiện quy trình xây dựng và tổng hợp kế

hoạch vẫn còn tư tưởng bao cấp phân bổ từ trên xuống, chưa tạo điều kiện thuận lợi

Page 65: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

59

cho người dân tham gia từ khâu quy hoạch, lựa chọn danh mục công trình đầu tư…

Đa số các công trình xây dựng: Giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học các địa phương

giao cho các doanh nghiệp làm, rất ít nơi huy động Nhân dân tham gia. Việc lựa chọn

công trình đầu tư còn mang tính hình thức, chưa được sự bàn bạc thống nhất trong

Nhân dân, thiếu khảo sát thực tế nên nhiều công trình đầu tư không hợp lý, kém hiệu

quả thể hiện như công trình chợ trung tâm cụm xã Quảng Khê, huyện Krông Ana,

chợ Krông Nô huyện Lắk [139, tr.5]. Nhiều huyện, xã chưa thực hiện kịp thời hỗ trợ

cho học sinh con hộ nghèo đi học. Với Chương trình 134, Đắk Lắk thiếu quỹ đất để

bố trí cho hộ dân thiếu đất.

Về nhà ở, trước khi có Chương trình 134, tỉnh Đắk Lắk đã tập trung thực hiện

xoá nhà tạm, nhà dột nát, cấp tôn chống dột cho trên 11.000 hộ. Thực hiện Chương

trình 134, tỉnh Đắk Lắk đã chủ động hoàn thiện phương án, quy định rõ mức đóng

góp của tỉnh, huyện, đồng thời tuyên truyền, vận động Nhân dân cùng đầu tư vật tư,

nhân công. Một số huyện như Ea Kar đã hỗ trợ 4 triệu đồng cho một căn nhà, (quy

định là 1 triệu đồng), nâng mức hỗ trợ lên 12 triệu đồng/ căn nhà (trung ương: 5 triệu,

tỉnh: 3 triệu, huyện: 4 triệu); Krông Búk hỗ trợ 1.6 triệu, nâng giá trị một căn nhà lên

9,6 triệu đồng [171, tr.7].

Thực hiện Chương trình hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số

102/2009/QĐ-TTg dàn trải, chưa tạo được đủ nguồn lực để thoát nghèo. Theo quy

định đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, vùng khó khăn

là 150.000 đồng/người/năm; hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là 200.000

đồng/người/năm là quá thấp.

2.2.3.2. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Đắk Lắk là tỉnh đa dân tộc, đa văn hóa. Trong quá trình tồn tại và phát

triển, các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã tạo dựng nên những nét văn hóa hóa đa dạng,

phong phú, với những nét đặc trưng, tiêu biểu, vừa thể hiện bản sắc tộc người

vừa để phân biệt với các tộc người, các nhóm người khác. Tỉnh Đắk Lắk hiện

nay đã hội tụ 3 ba bộ phận văn hóa vùng miền: văn hóa các DTTS tại chỗ (các

dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên), văn hóa các DTTS phía Bắc và văn hóa của

dân tộc Kinh (gồm 3 ba miền Bắc - Trung - Nam). Các DTTS tại chỗ là một bộ

phận của dân tộc Việt Nam. Lịch sử phát triển văn hóa của các DTTS tại chỗ đã

Page 66: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

60

góp phần làm phong phú hơn kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung,

tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Tháng 11-2005, Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc

(UNESCO) công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác

truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Ngày 13-7-2007, HĐND tỉnh thông qua

Nghị quyết số 10/NQ-HĐND, về Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tỉnh

Đắk Lắk, giai đoạn 2007-2010. Từ năm 2007 đến năm 2010, UBND tỉnh chỉ đạo giao

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai

thực hiện, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống liên quan đến

không gian văn hóa cồng chiêng, góp phần tích cực trong việc gìn giữ, phát huy

những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Đắk Lắk.

Tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 8 lớp truyền dạy cách đánh cồng chiêng cho 200

người các dân tộc tại chỗ từ độ tuổi 7 đến 16. Các huyện, thị xã, thành phố như thành

phố Buôn Ma Thuột mỗi năm tổ chức được 12 lớp, huyện Krông Pắk 5 lớp, huyện

Cư Kuin 5 lớp, huyện Krông Năng 5 lớp, huyện Buôn Đôn 3 lớp v.v. đưa số đội cồng

chiêng trẻ tăng từ 250 đội lên 330 đội, góp phần giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa

truyền cho người đồng bào các dân tộc.

Với sự quan tâm đầu tư, quản lý, năm 2011, toàn tỉnh có 2.307 bộ chiêng đủ. Số

nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng có 3.855 người; biết chỉnh chiêng có 393 người;

biết dạy đánh cồng chiêng có 635 người; biết sử dụng nhạc cụ tre nứa có 1.270 người;

có 2.608 nhà dài truyền thống; có 220 bến nước truyền thống; có 155 nghi lễ - lễ hội

truyền thống; thầy cúng các nghi lễ liên quan đến cồng chiêng có 734 người; số nghệ

nhân biết chế tác nhạc cụ tre nứa, gỗ, đá có 568 người… [166, tr.3].

Ngành văn hóa đã phục dựng một số lễ hội truyền thống, như: lễ cúng bến nước,

lễ kết nghĩa anh em, lễ cúng sức khỏe, lễ cúng vào nhà mới, lễ cúng lúa mới, lễ

cưới… Tỉnh tổ chức 2 cuộc liên hoan văn hóa cồng chiêng cấp tỉnh, 3 cuộc liên hoan

văn hóa cồng chiêng, nhạc cụ dân gian cấp cơ sở, góp phần tôn vinh văn hóa cồng

chiêng, tôn vinh các nghệ nhân diễn xướng cồng chiêng.

Tỉnh đã trang bị 128 bộ cồng chiêng cho các nhà sinh hoạt cộng đồng.

Những bộ chiêng này đã phát huy hiệu quả trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở

các buôn, làng.

Page 67: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

61

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

cồng chiêng Đắk Lắk, giai đoạn 2007-2010 đã bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

cồng chiêng của đồng bào các dân tộc tại chỗ Đắk Lắk trong không gian văn hóa

cồng chiêng Tây Nguyên; góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm cho các thành viên

trong cộng đồng và toàn xã hội về việc gìn giữ có hiệu quả không gian văn hóa cồng

chiêng Đắk Lắk - Tây Nguyên [166, tr.4].

Đến năm 2010, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống loa truyền thanh

không dây tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và đài phát thanh tỉnh, đài truyền thanh

huyện… Triển khai thực hiện Quyết định 975/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cấp không thu tiền 12 loại báo, tạp chí cho vùng

DTTS với tổng số 24.936 số báo mỗi kỳ phát hành; Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi

được dịch ra tiếng Ê-đê với số lượng 4.000 cuốn/số/tháng. Ngoài ra, tỉnh đã phát hành

17 số báo Thông tin Đắk Lắk bằng song ngữ Kinh - Ê-đê với 42.500 bản đến tận các

thôn, buôn trong toàn tỉnh. Việc phát hành báo, tạp chí cho vùng DTTS đã thực hiện

đúng quy định.

Tuy vậy, công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa cồng chiêng nhằm

ngăn chặn tình trạng chảy máu cồng chiêng còn nhiều hạn chế. So với số liệu thống

kê năm 1993, năm 2011, ở Đắk Lắk đã thất thoát khoảng 2.000 bộ cồng chiêng. Việc

chỉ đạo công tác bảo tồn phát huy di sản Không gian văn hóa cồng chiêng, việc ban

hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện ở các địa phương

chưa được chú trọng. Việc thực hiện đề án Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng

chiêng Đắk Lắk, giai đoạn 2007-2010 mới thực hiện được 50% nội dung [166, tr.5].

2.2.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở tỉnh Đắk Lắk, đội ngũ cán bộ

người DTTS cùng với cán bộ người Kinh trong tỉnh có những đóng góp to lớn. Tuy

nhiên, đội ngũ cán bộ DTTS còn ít về số lượng, chất lượng còn nhiều hạn chế so với

yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 26-7-1999, về việc đào tạo và sử

dụng cán bộ dân tộc, tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm đào tạo học sinh dân tộc ở các trường

dân tộc nội trú, các trường trung học chuyên nghiệp; thực hiện tốt chế độ đối với giáo

viên dạy các trường nội trú và học sinh, sinh viên dân tộc; tiếp nhận và phân công

công tác đối với số học sinh tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp và đại

Page 68: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

62

học, đồng thời quan tâm bồi dưỡng những người có triển vọng, ưu tiên bố trí vào các

chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với năng lực và sở trường công tác.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII tiếp tục xác định, công tác cán bộ

DTTS là một nhiệm vụ quan trọng:

Quan tâm việc đào tạo và bố trí công tác cho cán bộ là người dân tộc thiểu số;

trước mắt giải quyết việc làm cho những học sinh đã tốt nghiệp các trường đại học,

cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dưỡng học

sinh dân tộc tại các trường nội trú và các trường dạy nghề [2, tr.74].

Thực hiện các chủ trương trên, công tác cán bộ DTTS đã có những chuyển biến

tích cực, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết tốt, lúng túng khi triển khai

cụ thể. Trước yêu cầu mới về đội ngũ cán bộ DTTS, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ra Nghị quyết

chuyên đề số 05-NQ/TU, ngày 14-01-2005, Về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân

tộc thiểu số từ nay đến năm 2010. Nghị quyết đã đưa ra 4 quan điểm chỉ đạo và phấn

đấu đến năm 2010 nâng tỉ lệ cán bộ DTTS trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức

đạt 15% trở lên, trong đó, chú trọng cán bộ DTTS tại chỗ. Tỉ lệ cán bộ DTTS tham gia

các chức danh chủ chốt: cấp tỉnh, huyện từ 20% trở lên, cấp ủy cơ sở đạt 15% trở lên,

cấp ủy xã, phường, thị trấn đạt 23% trở lên; HĐND cấp tỉnh đạt 35% trở lên, cấp

huyện, thành phố đạt 27% trở lên, cấp xã, phường, thị trấn đạt 30% trở lên; Trong đội

ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở phải có cán bộ DTTS, lãnh đạo sở, ban, ngành,

Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh phải có tỉ lệ cán bộ DTTS thích hợp, đặc biệt là cán bộ

DTTS tại chỗ. Cán bộ cấp phòng của tỉnh, huyện phải ưu tiên bố trí cán bộ DTTS.

Nghị quyết cũng xác định 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Một là, tập trung nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, các tổ chức và cán

bộ, đảng viên trong HTCT từ tỉnh đến cơ sở về ý nghĩa và tầm quan trọng của công

tác cán bộ DTTS;

Hai là, tiến hành đồng bộ việc khảo sát đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào

tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ DTTS đương chức;

Ba là, tiếp tục tăng cường đào tạo nguồn cán bộ DTTS;

Bốn là, làm tốt hơn nữa việc bố trí, sử dụng số học sinh, sinh viên DTTS đã tốt

nghiệp PTTH trở lên;

Năm là, nghiên cứu ban hành các chế độ, chính sách đối với học sinh và cán

bộ DTTS.

Page 69: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

63

Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng Quy

định về tiêu chuẩn, chức danh cho cán bộ, trong đó có cán bộ DTTS, nhằm từng bước

bảo đảm được tỉ lệ cán bộ DTTS hợp lý trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các

ngành, các cấp. Cùng với việc xây dựng tiêu chuẩn, chức danh riêng cho cán bộ

DTTS, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để động viên đội ngũ cán bộ DTTS

nâng cao trình độ về chuyên môn và lý luận chính trị.

Để thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị Về

công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,

Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 34/2006/QĐ-TTg ngày 8-2-2006, Phê duyệt đề

án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số

giai đoạn 2006-2010. Quán triệt quan điểm của Đảng và cụ thể hóa Đề án của Chính

phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Kế hoạch số 21-KH/TU, ngày 02-7-2007,

Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh và cán bộ xã, phường,

thị trấn giai đoạn 2007-2010. Trong đó, xác định mục tiêu, đối tượng cán bộ xã,

phường, thị trấn người DTTS theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức.

Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên

quan xây dựng đề án nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ của tỉnh; sửa đổi bổ sung, ban

hành và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh và

cán bộ cấp xã, phường, thị trấn người DTTS khi tham gia các khóa đào tạo, bồi

dưỡng trong và ngoài tỉnh.

Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, thực hiện nhiều chương trình, giải

pháp công tác, đội ngũ cán bộ DTTS (từ tỉnh đến cơ sở), đã đạt những kết quả quan

trọng, tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ DTTS đã từng

bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước;

cơ bản đạt được tỉ lệ cán bộ dân tộc tại chỗ hợp lý ở các cấp, các ngành trong tỉnh.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh năm 2010 là 39.799

người (khối đảng, đoàn thể có 1.523 người; khối hành chính, sự nghiệp có 38.276

người). Trong đó, cán bộ DTTS có 4.635 người, chiếm 11,62%, tăng 0,39% so với

năm 2005 (cấp tỉnh: các ban Đảng và đoàn thể của tỉnh có tỉ lệ cán bộ dân tộc đạt

9,12%, khối sở, ban, ngành của tỉnh đạt 9,47%, cấp huyện, thị xã, thành phố đạt

9,56%) [121, tr.2].

Page 70: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

64

Tuy vậy, so với yêu cầu thực tế, số cán bộ DTTS được tuyển dụng vào công tác

ở các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có tăng nhưng không nhiều so với tỉ lệ

chung (năm 2000 tỉ lệ cán bộ DTTS là 10,8% thì năm 2005 là 11,23%, đến 2010 đạt

11,62%). Sự phân bố cán bộ không đều, cán bộ DTTS ở các cơ quan nhà nước, doanh

nghiệp có tỉ lệ thấp hơn so với cơ quan đảng, đoàn thể. Một số cấp uỷ, cơ quan, đơn

vị đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí, tiếp nhận, sử dụng, bổ nhiệm, nên đội

ngũ cán bộ DTTS đã đạt tỉ lệ cao như: Ban Dân tộc 40%, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

27,27%, huyện Lắk 25,96%, Ủy ban MTTQ tỉnh 19,23%, Đoàn đại biểu Quốc hội và

HĐND tỉnh 18%, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ 17%... Tuy nhiên, tỉ lệ cán bộ DTTS tham gia

vào công tác quản lý kinh tế, quản lý nhà nước còn ít [121, tr.3].

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS, nhất là cán bộ nguồn được Tỉnh uỷ,

HĐND, UBND các cấp tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm. Số lượng học sinh DTTS

được cử tuyển đi học văn hoá, chuyên môn ngày càng tăng. Tỉnh đã gửi nhiều con em

của cán bộ, gia đình cách mạng là người DTTS đi đào tạo tại các trường, các ngành

kinh tế, quân đội, công an...

Trình độ của cán bộ DTTS đã được nâng lên rõ rệt. Năm 2010, ở cấp tỉnh cán

bộ có trình độ đại học trở lên là 69% tăng 25,5% so với năm 2005; Cấp huyện có

61% tăng 18% so với năm 2005; Ở cấp xã đã có 60% cán bộ có trình độ học vấn tốt

nghiệp trung học phổ thông (THPT). Trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân

chính trị, cấp tỉnh có 13,17% tăng 4,4% so năm 2005, cấp huyện có 15,38% tăng

11,4% so với năm 2005; cấp xã là 3,5% tăng 1,5% so với năm 2005. Năng lực công

tác của đội ngũ cán bộ DTTS, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng so với mặt bằng chung

của tỉnh, có mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Giai đoạn 2005-2010, có hơn 4.000 học sinh DTTS theo học tại các trường dân

tộc nội trú, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học. Tỉ lệ học sinh

trúng tuyển các trường cao đẳng, đại học ngày càng tăng. Trong số 769 học sinh của

trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tốt nghiệp, có 186 học sinh trúng tuyển đại học,

đạt 24,16%; 27 học sinh trúng tuyển cao đẳng đạt 3,1%; trung cấp 25 học sinh, đạt

3,0% [121, tr.3].

Trong 5 năm, Trường Công nhân kỹ thuật Cơ điện đã đào tạo 750 học sinh là

DTTS, đã có 419 học sinh có việc làm. Trường Trung học Y tế đào tạo được hơn 300

học sinh, hầu hết đã bố trí công tác tại các trạm, trung tâm y tế tuyến cơ sở.

Page 71: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

65

Trường Đại học Tây Nguyên đã tiếp nhận 803 học sinh DTTS vào học; Trường

Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk tiếp nhận 250 học sinh; Trường Đại học dự bị Nha Trang

tiếp nhận 75 học sinh; Trường Văn hóa 3 Bộ Công an tiếp nhận 241 học sinh; các

trường đại học khác ngoài tỉnh đào tạo khoảng hơn 200 học sinh.

Các cấp uỷ quan tâm giáo dục lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý

hành chính và nghiệp vụ của các đoàn thể, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ

cán bộ DTTS và bảo đảm tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định.

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đã phối hợp với Sở nội vụ, Trường Đại học Tây Nguyên

tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tuyển sinh hình thức cử tuyển 01 lớp đại học

chuyên ngành Kinh tế nông lâm cho 50 sinh viên người DTTS và đã tốt nghiệp ra

trường năm 2008; đồng thời, tuyển chọn và cử 28 học sinh là người DTTS gửi đi học

các trường đại học tại Hà Nội. Phối hợp với trường Quân sự địa phương tuyển sinh 2

lớp Trung cấp quân sự cho 232 học viên, sau khi tốt nghiệp ra trường, bố trí làm công

tác quân sự tại các xã, phường, thị trấn.

Năm 2005, Công an tỉnh đã phối hợp với các sở, ban ngành tham mưu cho Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ, Bộ Công an mở 01 lớp sơ cấp công an, đối tượng là con em

người DTTS đã tốt nghiệp từ THCS trở lên.

Để động viên cho học sinh, sinh viên con em người DTTS, tỉnh đã bổ sung mức

sinh hoạt phí cho học sinh DTTS học ở các trường dân tộc nội trú 50.000 đồng/học

sinh/tháng, đưa mức sinh hoạt phí từ 120.000 đồng lên 170.000 đồng/tháng; đồng

thời hằng năm tổ chức gặp mặt, tặng quà, khen thưởng cho học sinh có thành tích cao

trong học tập.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS còn

một số hạn chế: Tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao; tỉ lệ học sinh DTTS, không tốt nghiệp

THPT còn lớn. Tỉ lệ cán bộ là người DTTS đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa

phương còn thấp, mới đạt 11,6% (mục tiêu đến năm 2010 là 15% trở lên). Ở một số

địa phương, đơn vị còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý là người DTTS; tính kế thừa

giữa các thế hệ cán bộ DTTS chưa bảo đảm, còn có tình trạng hụt hẫng. Một số cấp

uỷ, địa phương chưa mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ là người DTTS trẻ, có trình độ

về chuyên môn. Cá biệt có một số đơn vị chưa bố trí được cán bộ người DTTS như:

Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Báo Đắk Lắk, Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh, Sở Thông tin -

Truyền thông… [121, tr.6].

Page 72: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

66

Việc quản lý, sử dụng học sinh DTTS sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học,

cao đẳng, trung học chuyên nghiệp còn khó khăn và lúng túng. Số học sinh, sinh viên

DTTS hiện chưa được bố trí sử dụng còn nhiều, nhất là học sinh tốt nghiệp THPT.

Việc nắm bắt thông tin về số học sinh, sinh viên theo học ở từng ngành nghề, từng

trường chưa được thực hiện một cách có hệ thống, vì vậy chưa có kế hoạch để bố trí

sử dụng.

2.2.3.4. Công tác quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiểu số

Tình hình an ninh chính trị tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng, địa bàn Tây Nguyên nói

chung diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch và phản động tiếp tục gia tăng các

hoạt động chống phá trên nhiều lĩnh vực. Các phần tử FULRO lưu vong tăng cường

hoạt động móc nối, lôi kéo, tập hợp lực lượng, phục hồi tổ chức với ý đồ thành lập

"Nhà nước Đề Ga tự trị” ở vùng Tây Nguyên do Ksor Kơk cầm đầu. Chúng liên tục

kích động người thân và số đối tượng cầm đầu, tổ chức lôi kéo, mua chuộc, tụ tập

một số quần chúng theo "Tin lành Đề Ga", chỉ đạo tiến hành các hoạt động tuyên

truyền, phát tán các tài liệu phản động dưới nhiều hình thức. Đặc biệt, chúng đã

mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa và kích động lôi kéo một số đồng bào DTTS gây ra cuộc

bạo loạn chính trị vào tháng 2-2001 và tháng 4-2004 tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Sau đó, chúng kích động lôi kéo người DTTS vượt biên trái phép sang Campuchia

nhằm thực hiện chiêu bài tị nạn chính trị, tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn

áp tôn giáo, chiếm đất của người DTTS, đồng thời xây dựng lực lượng để tiếp tục

chống phá cách mạng.

Tỉnh Đắk Lắk có 04 xã biên giới, thuộc 02 huyện Buôn Đôn (xã Krông Na), và

huyện Ea Súp (xã Ea Bung, Ia Lốp và Ia R’Vê), tiếp giáp với tỉnh Mônđunkiri, Vương

quốc Campuchia. Các xã này đều nằm ở vùng sâu, diện xung yếu về an ninh, quốc

phòng với tổng chiều dài đường biên là 73 km. 4 xã có 51 thôn, buôn. Trong đó có 36

thôn người Kinh và 15 thôn, buôn người DTTS; tổng số 5.677 hộ, 21.275 người thuộc

26 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 59,98%; người DTTS chiếm 40,02%, trong

đó người DTTS tại chỗ (Ê-đê; Mnông; Gia-rai) chiếm 16,61% [131, tr.1].

Nhận thức rõ mối quan hệ dân tộc, tôn giáo và quốc phòng - an ninh, nhằm lãnh

đạo, chỉ đạo đồng bộ công tác quốc phòng - an ninh, phát động quần chúng, giải quyết

triệt để vấn đề FULRO, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản

chỉ đạo: Chỉ thị 05-CT/TU, ngày 16-5-2001 của Thường vụ Tỉnh ủy, Về tăng cường

Page 73: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

67

công tác vận động quần chúng và nhiệm vụ bảo vệ biên giới trong tình hình mới; Chỉ

thị số 12-CT/TU ngày 26-3-2001 của Thường vụ Tỉnh ủy Về việc đẩy mạnh công tác

phát động quần chúng và đấu tranh ngăn chặn, chống biểu tình, bạo loạn, vượt biên,

Nghị quyết 12-NQ/TU, ngày 28-6-2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về thực hiện chủ

trương của Trung ương đối với đạo Tin lành; Kế hoạch 01-KH/TU, ngày 22-6-2011

của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về đấu tranh xóa bỏ "Tin lành Đề Ga"…

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, các Ban

cán sự Đảng, Đảng đoàn, các cơ quan ban ngành quan tâm tổ chức thực hiện các

nhiệm vụ công tác trọng tâm [110, tr.2-3]:

Công tác phát động quần chúng, giữ vững ổn định an ninh trật tự ở cơ sở:

Đảng bộ tập trung tuyên truyền, giáo dục quần chúng hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn

của các thế lực thù địch và phản động; khơi dậy truyền thống cách mạng, tinh thần

đoàn kết của Nhân dân các dân tộc; khẳng định những chủ trương, chính sách đúng

đắn của Đảng và Nhà nước đồng thời quan tâm giải quyết những đề nghị chính đáng,

bức xúc của đồng bào DTTS theo đúng chính sách và phù hợp với điều kiện kinh tế

của địa phương.

Đảng bộ đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công tác vận động quần

chúng, xác định rõ trách nhiệm của cấp huyện và cơ sở trong việc chủ động thực

hiện, tăng cường cán bộ xuống các thôn, buôn vùng DTTS trọng điểm; huyện cử cán

bộ xuống tăng cường cho cơ sở, số cán bộ này sẽ tham gia vào bộ máy cấp ủy, chính

quyền và các đoàn thể ở xã thôn buôn. Cùng với làm tốt công tác vận động quần

chúng, củng cố kiện toàn HTCT bảo đảm chất lượng. Các cấp ủy nắm chắc tình hình

và chủ động ứng phó khi tình hình xảy ra, chú trọng xây dựng cốt cán ở thôn, buôn;

giác ngộ cho quần chúng, không để địch kích động lôi kéo trốn ra rừng; đẩy mạnh sản

xuất, nâng cao đời sống; xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh.

Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể các cấp, lực lượng công an,

quân sự, biên phòng làm tốt công tác vận động quần chúng, chủ động nắm tình hình,

thực hiện các biện pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu lôi kéo người trốn vượt biên

ra nước ngoài. Triển khai các phương án chốt chặn biên giới, nhằm ngăn chặn có hiệu

quả tình hình vượt biên trái phép.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tăng cường chế độ đi công tác ở

cơ sở, xây dựng phong cách làm việc sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng; thực hiện

Page 74: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

68

phương châm "trực tiếp nghe dân nói, nói cho dân nghe và làm cho dân thấy"; thật sự

chuyển mạnh về cơ sở để giúp cho cơ sở tháo gỡ những khó khăn, khắc phục yếu

kém vươn lên hoạt động có hiệu quả thiết thực.

Các cơ quan hành chính - sự nghiệp, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và các

doanh nghiệp nhà nước nhận kết nghĩa với các xã vùng sâu, vùng xa, các xã DTTS

còn nhiều khó khăn, để tạo điều kiện cho các xã này phát triển toàn diện.

Thực hiện đường lối đổi mới, đời sống vùng đồng bào DTTS khu vực biên giới

từng bước được cải thiện một bước. Tuy vậy, kinh tế chủ yếu vẫn thuần nông, khí hậu

khắc nghiệt, dân cư biến động phức tạp, trình độ dân trí thấp, chủ yếu là dân tộc ít

người và di dân từ nhiều vùng đến, mặt khác một số dự án đầu tư kém hiệu quả dẫn

đến đời sống của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo bình quân của 4

xã biên giới vẫn là 50,5%, riêng đồng bào DTTS chiếm hơn 65% [131, tr.3].

Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn các xã biên giới

cơ bản ổn định; an ninh - quốc phòng được giữ vững; HTCT tiếp tục được củng cố,

kiện toàn; hiệu lực điều hành của chính quyền các cấp ngày càng được nâng lên. Tuy

nhiên, tình trạng khiếu kiện vẫn kéo dài, nổi cộm là vấn đề đòi đất sản xuất ở một số

địa phương thuộc huyện Ea Súp. Tư tưởng, tâm trạng của đồng bào DTTS khu vực

biên giới ổn định. Đồng bào tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành

của chính quyền và hoạt động của HTCT.

Trên địa bàn 4 xã biên giới có 3 tôn giáo đang hoạt động, trong đó Công giáo có

451 tín đồ; Tin lành có 331 tín đồ; Phật giáo có 185 tín đồ. Nhà nước mới công nhận

1 điểm nhóm Tin lành tại xã Ia R'vê, số còn lại chủ yếu sinh hoạt tại nhà. Đồng bào

các tôn giáo chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và

những quy định của địa phương [131, tr.9].

Các ngành, các cấp tổ chức tuyên truyền cho Nhân dân hai bên biên giới về

quan điểm đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nắm vững và chấp hành

Luật biên giới quốc gia, các hiệp định, hiệp nghị, quy chế quản lý biên giới..., góp

phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, láng giềng thân thiện, hợp tác

cùng phát triển.

Công tác phối hợp của bộ đội biên phòng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa

phương về xây dựng HTCT, phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh quốc

phòng các xã biên giới thường xuyên được quan tâm.

Page 75: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

69

Tỉnh ủy lãnh đạo Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thực hiện tốt công

tác đối ngoại Nhân dân. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã ký cam kết “Xây

dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị” với Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc

tỉnh Mônđulkiri (Campuchia). Trong quá trình triển khai thực hiện cam kết, Ban

Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên

phòng tỉnh và các đơn vị vũ trang đóng trên địa bàn tham mưu cho cấp ủy, chính

quyền địa phương triển khai kế hoạch, cụ thể hóa nội dung cam kết đã ký trên địa bàn

04 xã của hai huyện biên giới, gắn nội dung thực hiện phong trào “Quần chúng bảo

vệ an ninh biên giới” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa". Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Nhân dân hiểu về truyền thống

đoàn kết, gắn bó, mối quan hệ hữu nghị giữa Nhân dân hai nước Việt Nam -

Campuchia; tầm quan trọng việc “Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị”

giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) với Mặt trận đoàn kết phát

triển Tổ quốc tỉnh Mônđulkiri (Campuchia), tạo sự ổn định cho quan hệ lâu dài láng

giềng, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Mặt trận huyện, xã biên giới đã thực hiện tốt quy chế biên giới; phối hợp với

chính quyền, các đồn biên phòng đóng trên địa bàn tổ chức các hoạt động giao lưu,

tặng quà cho các tổ chức đoàn thể, và các đồn biên phòng tỉnh bạn; hai bên phối hợp

cùng tuần tra, kiểm soát vùng biên giới; phối hợp phòng chống các loại tội phạm;

thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp hành động trong việc tạo lập vùng biên

giới bình yên, góp phần tăng cường, củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa Nhân dân

hai nước Việt Nam - Campuchia.

Mặc dù đã được quan tâm và đạt nhiều kết quả, nhưng so với yêu cầu công tác

vận động đồng bào DTTS, còn một số hạn chế, đó là: Công tác dân vận vùng đồng

bào DTTS chưa thường xuyên liên tục; chưa xây dựng nghị quyết chuyên đề về công

tác dân vận vùng đồng bào DTTS; công tác tổng kết chưa được quan tâm đúng mức,

thường gắn với các nội dung tổng kết công tác dân vận.

2.2.3.5. Thực hiện các chính sách đặc thù khác

- Phát triển kinh tế - xã hội thôn, buôn đồng bào DTTS tại chỗ

Tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội buôn,

thôn, trọng tâm ưu tiên là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi

cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và cuộc sống của Nhân dân. Năm 2004, toàn tỉnh có

Page 76: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

70

164/165 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã có điện sinh hoạt. Cuộc sống

của người DTTS tại chỗ được cải thiện, số hộ nghèo giảm, số hộ khá và giàu chiếm

13,36%. Công tác định canh, định cư cơ bản hoàn thành, 86% số hộ ổn định về đất ở,

đất sản xuất [123, tr.2].

Tuy vậy, trong năm đầu chia tách, nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk vẫn trong tình

trạng có điểm xuất phát thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém. Việc áp dụng tiến bộ

khoa học - kỹ thuật chưa được đẩy mạnh; đầu tư phát triển kinh tế - xã hội còn dàn

trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, nhiều khâu trung gian; đầu tư trực tiếp đến người

dân còn ít.

Từ thực tế trên, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày

17-11-2004, về phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ đến năm

2010, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ

gắn với định canh, định cư, XĐGN, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng

bào DTTS tại chỗ. Tỉnh ủy xác định mục tiêu đến năm 2010: Số hộ nghèo DTTS tại

chỗ còn dưới 10%; đào tạo, bồi dưỡng nghề cho 30-40% lao động; trên 95% số hộ

dùng điện. Trước mắt đến năm 2005, 100% đồng bào DTTS tại chỗ không còn du

canh du cư.

Đến năm 2010, giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên khu vực đồng bào DTTS tại chỗ

xuống còn 1,27% (năm 2004 là 1,61%); thu hút 100% số trẻ em trong độ tuổi mầm

non và tiểu học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục THCS vào năm 2009. Đến

năm 2010, tất cả các buôn có nhà giữ trẻ, lớp mẫu giáo, 100% buôn có nhà sinh hoạt

văn hóa cộng đồng, 100% số buôn có cán bộ y tế, có tủ thuốc sơ cấp cứu ban đầu.

Tập trung thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoàn

thành vào năm 2006. Xây dựng các khu giãn dân, tách hộ; lập các khu dân cư mới nội

vùng đối với đồng bào DTTS tại chỗ.

Nhiệm vụ và giải pháp về kinh tế: Thực hiện nhanh tiến độ giải quyết đất ở, đất

sản xuất cho đồng bào DTTS tại chỗ, phấn đấu hoàn thành vào năm 2006. Đưa tiến

bộ khoa học - kỹ thuật, giống mới vào sản xuất, chăn nuôi. Hằng năm hỗ trợ đầu tư

sản xuất mô hình tiên tiến (tối thiểu từ 1-2 mô hình/xã, quy mô từ 3 - 5 ha đối với mô

hình trồng trọt). Đối với hộ khó khăn buôn vùng III: Năm đầu tiên không thu tiền,

năm thứ 2 hỗ trợ 70%, năm thứ 3 hỗ trợ 50%. Đối với các hộ buôn vùng II: Đầu tư 2

năm, mỗi năm hỗ trợ 50%. Riêng về chăn nuôi trâu bò, đầu tư cho vay 1 con bò đối

Page 77: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

71

với các hộ khó khăn. Sau 3 năm hộ được vay phải trả lại 1 con bò để tiếp tục cho hộ

khác vay, ngân sách tỉnh hỗ trợ phần lãi suất.

Có chủ trương và chính sách cụ thể để xây dựng đội ngũ khuyến nông,

khuyến lâm, khuyến công ở các buôn. Phấn đấu mỗi buôn đồng bào DTTS tại chỗ

có 1 cán bộ.

Có phương án giao đất, giao rừng cho hộ, nhóm hộ hoặc từng buôn để quản lý

bảo vệ và hưởng lợi từ rừng. Mỗi hộ ít nhất được nhận 10 ha trở lên; nhóm hộ, hoặc

từng buôn, thôn giao theo khả năng quản lý và số lượng diện tích rừng ở từng vùng

với mức khoán hợp lý. Đối với rừng sản xuất, được giao khoán ổn định lâu dài. Tỉnh

bố trí một phần ngân sách để hỗ trợ cây giống trồng phân tán trong vườn, rẫy. Đối với

đất trống lâm nghiệp, cần xác định rõ nguồn gốc, giao cho các lâm trường liên kết

giao khoán trồng rừng với đồng bào.

Phấn đấu thực hiện mục tiêu nhựa hóa, bê tông hóa đường liên buôn, đường

nội bộ buôn. Đầu tư mới và nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi thiết yếu

phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào. Số hộ đồng bào DTTS tại chỗ năm

2004 chưa có điện ở 365 buôn, thuộc 72 xã phải đầu tư đường dây trung áp 702 km,

đường hạ áp 962 km và trạm biến áp để kéo điện vào hộ đồng bào. Từng bước xây

dựng một số làng nghề để thu hút lao động, góp phần giải quyết đời sống cho đồng

bào DTTS tại chỗ.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, các điểm đại lý mua bán theo quy hoạch của

ngành thương mại để thu mua, cung ứng các loại hàng hóa nhu yếu phẩm tiêu dùng

đến Nhân dân ở các buôn, thôn; khắc phục tình trạng để tư thương ép cấp, ép giá đối

với đồng bào. Các ngân hàng kinh doanh, nhất là ngân hàng chính sách xã hội, có kế

hoạch giúp dân vay đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm…

Nhiệm vụ và giải pháp về xã hội: Tỉnh ủy xác định nhiệm vụ trọng tâm là nâng

cao dân trí, chú ý lực lượng thanh thiếu niên. Đào tạo xây dựng đội ngũ giáo viên là

người DTTS tại chỗ, nâng cao chất lượng dạy và học trong vùng đồng bào DTTS.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phấn đấu đến 2010, có

thêm 417 nhà. Động viên các đơn vị kết nghĩa, các đơn vị kinh tế để giúp các buôn

trang bị các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt của đồng bào trong nhà sinh hoạt văn

hóa cộng đồng.

Page 78: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

72

Ưu tiên đầu tư những công trình phục vụ sản xuất trước, các công trình phúc lợi

xã hội sau; ưu tiên đầu tư trực tiếp cho từng hộ, kết hợp với đầu tư gián tiếp. Đầu tư

phát triển phải thực hiện lồng ghép các dự án với các chương trình mục tiêu; các

chương trình dự án đầu tư có liên quan trực tiếp đến người dân phải được sự giám sát,

quản lý của Nhân dân.

Huy động các nguồn lực phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội buôn,

thôn; tranh thủ tối đa nguồn ngoại lực, huy động tốt nội lực và sự đóng góp của toàn

xã hội theo phương châm: Nhà nước hỗ trợ, các thành phần kinh tế và Nhân dân các

dân tộc cùng chia sẻ, giúp đỡ đối với đồng bào DTTS tại chỗ. Động viên tinh thần tự

chủ, tự lực tự cường của từng hộ, từng buôn, thôn để phát triển kinh tế hộ, coi kinh tế

hộ là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển kinh tế hộ trong đồng bào DTTS tại chỗ để làm

cơ sở phát triển toàn diện kinh tế buôn, thôn.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn là một chương trình tổng

thể bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã hội và

quốc phòng - an ninh. Ưu tiên đầu tư các dự án có trọng tâm, trọng điểm và nhu cầu

bức thiết.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk

Lắk đã ban hành Quyết định số 1769/QĐ-UBND, ngày 23-9-2005 về bố trí vốn đầu

tư trực tiếp cho 13 buôn tại 13 huyện, thành phố để thí điểm các mô hình đầu tư nhằm

thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn. Sau đó, ngày 27-6-

2008, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình số 2463/CT-UBND, về phát triển kinh

tế - xã hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ. Chương trình 2463/CT-UBND đã đạt

nhiều kết quả quan trọng:

Về kinh tế, để huy động vốn đầu tư, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành

tập trung khai thác mọi nguồn lực trong xã hội, lồng ghép các Chương trình đầu tư

phát triển kinh tế - xã hội thôn, buôn đồng bào DTTS tại chỗ. Trong đó chủ yếu là

vốn ngân sách địa phương, vốn các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, Chương trình

hỗ trợ có mục tiêu (như Chương trình 135, 132, 134, 139, 661, 168, 304, 33…) với

tổng số vốn trên 1.400 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,89 triệu

đồng/người/năm (năm 2005) lên 5,9 triệu đồng/người/năm (năm 2010). Giá trị sản

xuất đất nông nghiệp tăng từ 7,2 triệu đồng/ha (năm 2005) lên 29,5 triệu đồng/ha

(năm 2010). Tỉ lệ đồng bào dùng điện tăng từ 48% lên 91,4%.

Page 79: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

73

Về xã hội, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 48,26% năm 2005 xuống còn 14,98% năm

2010 (theo chuẩn nghèo 2005). Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật,

nghiệp vụ ngành nghề cho lao động phổ thông trong khu vực đồng bào DTTS tăng từ

15% năm 2008 lên 41,1% năm 2010. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trong khu vực đồng

bào DTTS giảm từ 2,14% năm 2005 xuống còn 1,61% năm 2010. Tỉ lệ trẻ đi mẫu

giáo trong độ tuổi đạt 64,21%. Năm 2009, toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập THCS. Tỉ

lệ thôn, buôn có điểm trường hoặc lớp mẫu giáo tăng từ 35% (năm 2008) lên 79,13%

(năm 2010). Tỉnh Đắk Lắk cơ bản hoàn thành việc xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa

cộng đồng tại các buôn; có 100% buôn, thôn đồng bào DTTS có cán bộ y tế, được

trang bị túi thuốc, tủ thuốc sơ cấp cứu [160, tr.2].

- Tăng cường kết nghĩa với các buôn dân tộc thiểu số tại chỗ

Thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 3-3-2003 của Tỉnh ủy về tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng ở thôn, buôn, tổ dân phố, các huyện, thành phố trong tỉnh đã triển

khai nhiều biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, xây

dựng, củng cố HTCT ở cơ sở, nhất là đối với vùng đồng bào DTTS. Trong đó, một số

huyện và thành phố Buôn Ma Thuột đã phân công các cơ quan, đơn vị hành chính sự

nghiệp; các xã, phường, thị trấn không có buôn đồng bào DTTS, kết nghĩa với các

buôn đồng bào DTTS tại chỗ.

Đầu năm 2004, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Công văn số 75-CV/TU,

ngày 22-03-2004, chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Thường vụ các huyện

ủy, Thành ủy, Ban Dân vận tỉnh ủy đẩy nhanh hơn nữa công tác tổ chức các cơ quan,

đơn vị kết nghĩa với các buôn, thôn đồng bào DTTS nhằm giúp cho các buôn, thôn

đồng bào DTTS sớm ổn định tình hình và phát triển toàn diện về mọi mặt.

Thực hiện Công văn số 75-CV/TU, ngày 26-09-2006, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã

xây dựng Hướng dẫn số 07- HD/DVTU, về việc triển khai kết nghĩa giữa các thôn

người Kinh với các buôn đồng bào DTTS, giữa các tổ chức đoàn thể vùng người

Kinh với các tổ chức đoàn thể vùng đồng bào DTTS trên toàn tỉnh.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, các huyện, thị, thành ủy đã tổ chức hội nghị

quán triệt triển khai đến tất cả các tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên và Nhân

dân. Đến năm 2010, Tỉnh ủy đã phân công 1.001 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,

trường học do huyện, thị, thành phố quản lý kết nghĩa với 598 buôn trên tổng số 598

buôn; có 663 thôn, tổ dân phố vùng người Kinh kết nghĩa với 430 buôn đồng bào

Page 80: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

74

DTTS; có 43 xã, đoàn thể cấp xã kết nghĩa với buôn, 686 chi hội phụ nữ người Kinh

kết nghĩa với 472/557 chi hội phụ nữ buôn đồng bào DTTS (đạt 84,74%); có 488 chi

hội nông dân người Kinh kết nghĩa với 536 buôn đồng bào DTTS (đạt 91%); có 449

Hội, chi hội Cựu chiến binh người kinh các cấp kết nghĩa với 391/516 hội, chi hội

đồng bào DTTS (đạt 75,8%); có 523 tổ chức đoàn các cấp kết nghĩa với 319/532 chi

đoàn buôn đồng bào DTTS (đạt 60%). Có 11.323 hộ gia đình phụ nữ người kinh kết

nghĩa với 8.009 hộ gia đình phụ nữ DTTS [119, tr.3].

Trong 6 năm (2004-2010), các cơ quan đơn vị cử hơn 30 nghìn lượt cán bộ về

buôn công tác và hàng chục nghìn ngày công lao động; tổ chức hàng nghìn buổi

tuyên truyền, sinh hoạt, với hàng trăm nghìn lượt người tham dự. Công tác kết nghĩa

đã khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo góp

phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương; tạo sự chuyển

biến tích cực cho công tác lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ

quan, đơn vị, củng cố sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ tổ quốc; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở, hơn 81,4%

buôn có chi bộ, hơn 99,8% buôn có đảng viên; Ban tự quản, Mặt trận, các tổ chức

đoàn thể được củng cố, kiện toàn và hoạt động hiệu quả cao hơn.

Đây là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo, hợp lòng dân của Tỉnh ủy Đắk Lắk,

mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc; được các cấp ủy, chính quyền,

MTTQ và các đoàn thể Nhân dân, cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang, các

ngành, các cấp và đồng bào các dân tộc tích cực hưởng ứng thực hiện.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, từ sau khi tách tỉnh và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7

BCH Trung ương Đảng (khóa IX, 2003), với những đặc điểm tự nhiên và kinh tế -

xã hội tiêu biểu, trong hoàn cảnh có nhiều những thuận lợi và khó khăn đan xen,

Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức thực hiện đồng bộ các chính

sách phát triển vùng DTTS và miền núi trên địa bàn, đã chủ động ban hành và tổ

chức thực hiện nhiều chủ trương sáng tạo trên cơ sở bám sát tính đặc thù của tỉnh,

như: về công tác vận động quần chúng và nhiệm vụ bảo vệ biên giới, chống biểu

Page 81: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

75

tình bạo loạn; xây dựng HTCT cơ sở; chương trình phát triển kinh tế - xã hội thôn,

buôn người DTTS tại chỗ; công tác cán bộ người DTTS; công tác kết nghĩa với

buôn người DTTS tại chỗ,…

Kết quả thực hiện CSDT đã tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách

nhiệm của cả HTCT và sự đồng thuận của xã hội về công tác dân tộc. Kinh tế - xã hội

vùng người DTTS đã có sự phát triển; đời sống vật chất, tinh thần vùng người DTTS

được cải thiện; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng; nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước

sinh hoạt được quan tâm giải quyết; sự nghiệp giáo dục, văn hóa và chăm sóc sức

khỏe Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; HTCT ở cơ sở được củng cố, đội ngũ

cán bộ người DTTS được quan tâm đào tạo bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả

công tác dân tộc.

Tuy nhiên, trong vùng người DTTS, tình trạng thiếu đất sản xuất chưa có giải

pháp hiệu quả; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm, sức cạnh tranh

kém, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỉ

lệ hộ nghèo người DTTS tại chỗ ngày càng cao; trình độ dân trí còn thấp, trình độ

phát triển giữa các dân tộc chưa đồng đều; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo và

chăm sóc sức khỏe còn hạn chế; một số bản sắc văn hóa của các DTTS đang bị mai

một; mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào nhìn chung còn thấp, hạ tầng chưa đồng

bộ; tỉ lệ cán bộ người DTTS trong HTCT chưa tương xứng; một số nơi tình hình an

ninh chính trị, an ninh nông thôn và trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

Page 82: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

76

Chương 3

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

3.1. YÊU CẦU MỚI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK VỀ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

3.1.1. Những yêu cầu mới đặt ra đối với việc thực hiện chính sách dân tộc

3.1.1.1. Những tác động của tình hình thế giới và trong nước

Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, tình hình thế giới biến đổi nhanh,

phức tạp và khó lường. Trong đó, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn,

nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố

và tội phạm gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh,

biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên [50, tr.97]. Vấn đề dân tộc vẫn là "điểm

nóng" ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia có đặc

điểm đa tộc người, đa tôn giáo, có vấn đề phức tạp, nhạy cảm về lịch sử, quan hệ tộc

người… Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc và tôn giáo vẫn còn tiếp diễn ở

một số nơi, dưới nhiều hình thức.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á nói riêng đứng trước những

vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, như tranh chấp chủ quyền về biên giới, lãnh thổ, lãnh

hải; tư tưởng tự trị, ly khai, mâu thuẫn, xung đột dân tộc và tôn giáo đã nổ ra và vẫn tiềm

ẩn những nhân tố bất ổn như ở Tây Tạng, Tân Cương (Trung Quốc), miền Nam Thái

Lan, Philippin, Inđônêxia…, có ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định và phát triển của mỗi

quốc gia và sự hợp tác giữa các quốc gia. Đặc điểm chung của các phong trào ly khai là

đòi quy chế tự trị, đòi quyền tự trị hoặc đòi tách ra thành lập một quốc gia riêng.

Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và tôn giáo trên thế giới ngày càng chặt chẽ, gia

tăng mối quan hệ cố kết giữa yếu tố dân tộc và yếu tố tôn giáo trong phạm vi một quốc

gia và giữa các quốc gia, dẫn đến việc hình thành các cộng đồng tộc người - tôn giáo

liên/xuyên quốc gia, có thể là một trong những nguyên nhân tạo ra tranh chấp, xung đột

giữa các tộc người, giữa các quốc gia.

Trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, những vấn đề

nguồn gốc, lịch sử tộc người, lịch sử vùng đất được chúng triệt để lợi dụng gắn với vấn

Page 83: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

77

đề nhân quyền để kích động các tộc người đòi lại quyền về lãnh thổ, quyền tự trị. Các

thế lực thù địch thường lợi dụng các Điều 10, 25, 26, 28, 29, 30 trong "Tuyên ngôn về

quyền của các dân tộc bản địa" đã được Liên Hợp quốc thông qua (Nghị quyết số

61/295, ngày 13-9-2007) [88], nhằm phục vụ cho các toan tính riêng của chúng.

Trong bối cảnh đó, vấn đề dân tộc ở Việt Nam nói chung, tại các địa bàn chiến

lược có đặc điểm đa tộc người, nhiều tôn giáo, có những vấn đề phức tạp, nhạy cảm về

lịch sử vùng đất và quan hệ tộc người nói riêng, đã và đang bị tác động bởi những yếu

tố nêu trên với các mức độ khác nhau, xuất hiện những vấn đề mới, diễn biến theo xu

hướng mới hoặc tiềm ẩn, khó lường, có tác động trực tiếp đến công tác dân tộc, nhất là

trong lĩnh vực ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc

phòng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

3.1.1.2. Tình hình Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng

Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với cả nước, Tây Nguyên cũng

đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, diện mạo kinh tế - xã hội có

những thay đổi căn bản, đặc biệt đối với đời sống của đồng bào DTTS. Tuy nhiên, so

với các khu vực khác trong cả nước Tây Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp

tục giải quyết:

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất vùng nông thôn miền núi

vẫn còn nhiều yếu kém, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất

và đời sống của người dân. Hạ tầng xã hội chưa đáp ứng nhu cầu học tập, khám

chữa bệnh, vui chơi giải trí của nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên

giới. Việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục cũng như cơ hội việc làm cho lao động

nông thôn còn thấp, nhất là đồng bào DTTS.

Thứ hai, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ: kết quả tuyển

sinh dạy nghề cho lao động nông thôn chất lượng còn hạn chế, ít phát huy tác dụng,

chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, quy hoạch nông thôn mới, nhất

là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thị trường.

Thứ ba, công tác xóa đói giảm nghèo tuy đã đạt được những kết quả nhất định,

song tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đến nay vẫn còn cao, đến cuối

năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng là 13,64%, trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS

chiếm 27,26%. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm DTTS với người kinh còn

chênh lệch khá cao. Đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết [141, tr.32].

Page 84: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

78

Thứ tư, tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở vẫn chưa được giải quyết:

năm 2013, cả vùng Tây Nguyên còn khoảng 31.069 hộ đồng bào DTTS thiếu

17.516 ha đất sản xuất. Đây cũng là một trong những khó khăn gây nên tình trạng

tranh chấp đất đai, phá rừng làm nương rẫy.

Thứ năm, việc ổn định dân DCTD tuy đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo

quyết liệt trong những năm qua. Song, đến nay vẫn còn nhiều bất cập chưa được

giải quyết: tình trạng di dân ngoài kế hoạch đã gây không ít khó khăn cho việc triển

khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây

Nguyên, nhất là ở hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông. Dân di cư tự do đã làm gia tăng tình

trạng phá rừng làm rẫy, sang nhượng đất đai trái phép, gây sức ép và khó khăn cho

các địa phương trong việc quản lý nhân hộ khẩu (Tỉnh Đắk Lắk hiện còn 3.845

hộ/19.682 khẩu chưa được đăng ký thường trú; Đăk Nông còn khoảng 3.000 hộ

chưa được đăng ký thường trú, đa số là người Hmông), giải quyết nhu cầu giáo dục,

y tế… Tây Nguyên hiện nay còn khoảng hơn 23.566 hộ chưa đưa vào dự án sắp xếp

ổn định, do nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương không đáp ứng được nhu cầu của dự

án, bên cạnh đó thì tình trạng dân DCTD từ các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn tiếp tục

diễn ra, gây khó khăn cho các địa phương trong công tác quy hoạch, kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Thứ sáu, HTCT cơ sở còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế: Nhiều buôn làng có

chi bộ, tổ đảng nhưng chất lượng sinh hoạt thấp, nặng về hình thức, vai trò nòng cốt

của đảng viên chưa cao. Trình độ, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, đảng

viên còn hạn chế và chưa đồng đều. Cán bộ chuyên trách cấp xã chưa qua các

chương trình đào tạo còn nhiều (khoảng 62,1%). Công tác quy hoạch, tạo nguồn, sử

dụng đội ngũ cán bộ người DTTS nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trước

mắt và xây dựng đội ngũ kế cận lâu dài.

Thứ bảy, Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung vẫn là địa bàn trọng điểm

chống phá của các thế lực thù địch. Được sự chỉ đạo, hỗ trợ từ bên ngoài, bọn phản

động FULRO tiếp tục tìm mọi cách hoạt động để phát triển lực lượng, phục hồi tổ

chức nhằm thực hiện mục tiêu lâu dài là chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động ly khai,

lập "Nhà nước Đề Ga". Chúng chưa từ bỏ âm mưu thành lập "Nhà nước Đề Ga"; tiếp

tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền xuyên tạc sự thống nhất, toàn vẹn

Page 85: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

79

lãnh thổ của đất nước; kích thích tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan, kích động

những vấn đề liên quan đất đai, đời sống, tự do tôn giáo để lôi kéo quần chúng, phục

hồi lực lượng, tổ chức biểu tình bạo loạn gây mất ổn định chính trị. Bên trong vẫn

còn tồn tại tư tưởng ly khai và ý thức về “Nhà nước Đề Ga”; hoạt động của các tôn

giáo, nhất là đạo Tin lành tiếp tục bị bọn phản động lợi dụng, lôi kéo, đẩy mạnh phát

triển "Tin lành Đề Ga". Vấn đề đất đai, không gian sinh sống của các buôn làng và

nhiều vấn đề khác nếu không giải quyết tốt sẽ tác động đến khối đoàn kết dân tộc và

ổn định xã hội.

Đối với tỉnh Đắk Lắk, tình hình chung ít thay đổi so với giai đoạn trước. Toàn

tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (13 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã); 184 xã,

phường, thị trấn; 2.463 buôn, thôn, tổ dân phố; trong đó có 608 buôn người DTTS tại

chỗ. Dân số tỉnh Đắk Lắk năm 2010 là 1.754.390 người [133, tr.20]; đến năm 2015

tăng lên hơn 1,876 triệu người, có 47 dân tộc cùng sinh sống (tăng 3 dân tộc so với

năm 2004), trong đó các DTTS có 133.091 hộ, chiếm khoảng 33% dân số của tỉnh,

phân bố trên 184 xã, phường, thị trấn trong tỉnh [179, tr.1].

1550000

1600000

1650000

1700000

1750000

1800000

1850000

1900000

2004 2010 2015

người

Biểu số 3.1: Tốc độ gia tăng dân số tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk [3; 5; 6]

Ở tỉnh Đắk Lắk, ngoài đồng bào các DTTS tại chỗ như Ê-đê, Mnông, Gia-rai

còn có đông các DTTS khác di cư đến lập nghiệp. Giai đoạn 2011-2015, cả tỉnh Đắk

Lắk có 272 hộ với 1.199 khẩu di cư đến. Dân di cư đến Đắk Lắk giai đoạn này chủ

Page 86: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

80

yếu là dân tộc Hmông, với 206 hộ, 974 khẩu, còn lại là các dân tộc thiểu số khác như

Sán Chỉ, Tày, Nùng, Mường, Mán. Nhìn chung, tình hình dân DCTD đi và đến trên

địa bàn tỉnh trong giai đoạn này còn diễn biến khá phức tạp. Dân DCTD chủ yếu tập

trung vào địa bàn một số huyện vùng sâu, vùng xa như huyện M'Đrắk, Ea Súp, Krông

Bông, Cư M'gar... [179, tr.1].

Dân DCTD đã tác động nhiều mặt tới kinh tế - xã hội Đắk Lắk (năm 2014, toàn

vùng Tây Nguyên còn 23.566 hộ, trong đó: Đắk Nông 10.947 hộ, Đắk Lắk 5.541

hộ, Lâm Đồng 3.695 hộ, Gia Lai 2.300 hộ; Kon Tum 1.083 hộ) [141, tr.14], làm phá

vỡ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; các vấn đề quan hệ

dân tộc tiếp tục nảy sinh mới và gay gắt như phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm, buôn

bán sang nhượng đất trái phép, khó kiểm soát làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi

trường sinh thái; tình trạng tranh chấp đất đai, mất an ninh trật tự trên những địa bàn;

Tình trạng thiếu đất sản xuất, tỉ lệ hộ nghèo tiếp tục gia tăng, số trẻ em trong độ tuổi

không có điều kiện đến trường tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thực hiện các chỉ

tiêu kinh tế - xã hội hằng năm. Dân DCTD gây áp lực về ngân sách đối với một tỉnh

nghèo cho bộ máy hành chính, HTCT cơ sở, đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ các dự

án sắp xếp, ổn định dân DCTD.

Điều đặc biệt ở người Hmông di cư đến là 100% theo đạo Tin lành hoặc có xu

hướng theo đạo Tin lành. Cộng đồng người Hmông sống khá tách biệt với các dân tộc

khác, có hiện tượng hồi sinh ý thức tộc người, về "Vương quốc Mông" xa xưa; một

số nhóm hộ có tư tưởng vượt biên sang Lào, Thái Lan hay về huyện Mường Nhé, tỉnh

Điện Biên. Người Hmông ở Đắk Lắk không ổn định về nơi cư trú, dễ dao động, dễ bị

lợi dụng theo kẻ xấu [163, tr.2-3]. Tại xã Ea Dăh, huyện Krông Năng, năm 2011 có 7

hộ bỏ về Mường Nhé; các hộ DCTD người Hmông sống rải rác tại các tiểu khu gây

khó khăn cho việc quản lý, và tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng, tệ nạn

ma túy… Theo kết quả khảo sát của tác giả (2015), tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông,

cộng đồng người Hmông ở đây ít có mối liên hệ với chính quyền. Các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai phải thông qua các mục sư Tin

lành. Vai trò của tôn giáo đã có phần lấn át và làm thay vai trò của Đảng, chính

quyền, đoàn thể.

Page 87: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

81

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2011-2015 đạt

8,2%; tổng giá trị sản phẩm tăng bình quân 8%/năm, quy mô nền kinh tế tăng 1,5 lần,

thu nhập bình quân hằng năm đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với đầu nhiệm kỳ năm

2006 và tăng gấp 2,62 lần so với năm 2000. Nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ lực và

luôn chiếm tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh. Năm 2000, ngành này chiếm trên 77,5%,

trong khi đó công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm lần lượt là 7,27% và 15,18%. Giai đoạn

2011-2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đến năm

2015, kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ còn chiếm khoảng 47%, công

nghiệp - xây dựng chiếm 16,2%, tăng 0,5%; dịch vụ đã tăng lên 36,7%, tăng 2,7% so

với năm 2010 [6, tr.13].

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

2000 2006 2010 2015

Nông, Lâm, thủy sản

Công nghiệp - xâydựng Dịch vụ

Biểu số 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk [3; 5; 6]

Như vậy, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015 có xu hướng

chậm dần [134, tr.34], thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và thấp hơn

so với giai đoạn 2005-2010. Chất lượng tăng trưởng chung chậm được cải thiện,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa nhanh [6, tr.35]. Trong bối cảnh tình hình kinh tế

trong nước vẫn tiếp tục khó khăn, hoạt động của nhiều doanh nghiệp kém hiệu quả, sản

xuất, kinh doanh bị đình trệ. Nền kinh tế còn phụ thuộc lớn vào khu vực nông nghiệp

với điều kiện thời tiết không thuận lợi..., do đó tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, đời

Page 88: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

82

sống của người DTTS cũng gặp không ít khó khăn, ngân sách tỉnh phụ thuộc chủ yếu

vào ngân sách Trung ương.

Sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk có nhiều yếu tố không bền vững, đặc biệt là tỉ lệ

đói nghèo trong số hộ người DTTS tại chỗ. Trong 5 năm (2005-2010), tỉ lệ hộ nghèo

giảm từ 27,55% xuống còn 7,45%, bình quân mỗi năm giảm 4,02% (kế hoạch là

2,5%/năm). Nhưng tỉ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 48,26% năm 2005 xuống còn 14,98%

năm 2010 so với tổng số hộ DTTS, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; nhưng đối với

DTTS tại chỗ lại tăng từ 52,35% năm 2005 lên 61,75% năm 2010 so với tổng số hộ

nghèo [160, tr.11]. Điều này đặt ra bài toán về quản lý phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk

trong giai đoạn mới.

Thực trạng trên sẽ tạo ra những thời cơ và thách thức đan xen, tác động trực tiếp

đến quá trình tổ chức thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk, Tây Nguyên trong giai đoạn 2011-2015 và các năm tiếp theo.

Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, ngày 24-10-2011, về tiếp tục thực hiện

Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ

2011-2020, tiếp tục khẳng định Đắk Lắk, Tây Nguyên là địa bàn giữ vị trí chiến lược

đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của

đất nước. Phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã

hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng HTCT vững mạnh; vừa phát huy ý chí tự lực tự

cường, khai thác nội lực tại chỗ, vừa phải có sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và đầu tư

tương xứng của Nhà nước về chính sách, nguồn lực và sự liên kết, hỗ trợ kịp thời của

các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước.

3.1.1.3. Đảng tiếp tục hoàn thiện chủ trương về công tác dân tộc và chính sách

dân tộc giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015

Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 57-KL/TW, ngày 3-11-2009 của Bộ

Chính trị, hệ thống CSDT từ năm 2011 đến 2015 được thể chế hóa bằng các nghị

định, nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ với

181 chính sách được thể hiện qua 264 văn bản [142, tr.2]. Hệ thống chính sách được

phân chia thành 3 nhóm:

- Nhóm chính sách theo dân tộc và nhóm dân tộc mang tính đặc thù từng dân

tộc và nhóm dân tộc. Được thể hiện qua các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ưong

Page 89: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

83

Đảng và Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo

đảm an ninh trật tự đối với vùng đồng bào Chăm, Hoa, Khơ-me, Hmông và Quyết

định số 1672/QĐ-TTg về Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng,

La Hủ, Cống, Cờ Lao". Nhóm chính sách này mang tính đặc thù từng dân tộc và

nhóm dân tộc; giúp giải quyết những khó khăn bức xúc về kinh tế - xã hội của các

nhóm DTTS rất ít người và một số dân tộc có khó khăn do tính lịch sử hoặc ảnh

hưởng của các vấn đề nóng qua từng thời điểm cụ thể.

- Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, theo địa bàn (35 chính

sách): Nhóm chính sách này đã có nội dung sát với tình hình thực tế của địa

phương; góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất chung của vùng; giải

quyết điểm nóng và bức xúc đặt ra theo yêu cầu thực tế (ảnh hưởng thiên tai, biến

đổi khí hậu, khai thác khoáng sản...).

- Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo lĩnh vực, theo ngành (145

chính sách). Nhóm chính sách này được phân thành 8 lĩnh vực về: hỗ trợ phát triển

sản xuất; giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm; nước sạch, bảo vệ môi

trường sinh thái; phát triển giáo dục và đào tạo; bảo tồn và phát triển văn hóa, du

lịch, thông tin tuyên truyền; y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe; củng cố hệ thống

chính trị vùng DTTS và phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý.

So với giai đoạn 2003-2010, số lượng CSDT giai đoạn 2011-2015 nhiều hơn,

tập trung hơn vào 3 khâu đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất

nước. Các vấn đề về bảo vệ môi trường, đào tạo - phát triển cán bộ DTTS và giáo

dục pháp luật đã được quan tâm lớn hơn. Điều này chứng tỏ hệ thống chính sách đã

có sự đổi mới để theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội tại vùng DTTS, cũng như

nhu cầu, nguyện vọng của người dân.

Các chính sách và văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách do Chính phủ ban

hành gồm 58 nghị định, nghị quyết, chỉ thị, trong đó có những chính sách (văn bản)

nổi bật như: Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-01-2011, Về công tác dân tộc;

Nghị định 84/2012/NĐ-CP ngày 12-10-2012, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc; Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19-05-2011,

Về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Nghị

quyết 70/NQ-CP ngày 01-11-2012 ban hành Chương trình hành động của Chính

Page 90: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

84

phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01-06-2012, Về một số vấn đề về

chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020... Đây là những chính sách quan trọng tạo

nền tảng cho việc thực thi công tác dân tộc cũng như giải quyết những vấn đề khó

khăn bức xúc của người dân và vùng DTTS.

3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách dân

tộc đáp ứng tình hình mới

Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, các cấp ủy Đảng, chính

quyền, đoàn thể trong tỉnh Đắk Lắk tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện,

đạt nhiều kết quả quan trọng. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV đánh

giá về công tác dân tộc, trong đó nêu rõ kết quả thực hiện CSDT giai đoạn 2005-2010:

“Lao động, việc làm, CSDT và một số vấn đề xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

Bằng các biện pháp phát triển sản xuất, cho vay vốn, đưa lao động làm việc ngoài tỉnh

và xuất khẩu đạt kết quả khá" [5, tr.15]. Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho hơn 12

vạn lao động; tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 7,5% (mục tiêu là

8%); tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 2,98%; tỉ lệ hộ nghèo còn 10% [5, tr.15]. Các

chính sách về kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào DTTS được thực hiện đồng bộ và

phát huy hiệu quả, đặc biệt đã hoàn thành chương trình 132, 134.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV nhiệm kỳ từ 2011 đến 2015 xác định

các giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt CSDT:

Một là, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

đối với đồng bào DTTS, đi đôi triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã

hội nhằm nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào;

Hai là, quan tâm đào tạo đội ngũ trí thức người DTTS; tạo việc làm cho sinh viên

là người DTTS đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;

Ba là, mở rộng quy mô trường dân tộc nội trú tỉnh và huyện, tăng chế độ đối với

học sinh dân tộc nội trú.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, huy động cao nhất mọi nguồn

lực toàn xã hội nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh, bền vững

và ổn định, nâng cao mức sống của đồng bào DTTS thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập,

UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 31-12-2010, về tăng cường công

Page 91: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

85

tác dân tộc thời kỳ CNH, HĐH đất nước, chỉ thị các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND

các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nội dung sau:

Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7

của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc thể hiện trong Kết luận số

57-KL/TW, ngày 3-11-2009 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc.

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở các

vùng dân tộc; tổng kết các chính sách, chương trình, dự án kết thúc năm 2010, trên cơ

sở đó nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cho

vùng DTTS và đối tượng là người DTTS phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; đồng thời tăng cường công tác

kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án; chủ động huy

động lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là

các vùng đặc biệt khó khăn.

Thứ ba, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống. Phát

triển sản xuất, chế biến gắn với quy hoạch dân cư và quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ

thuật; đồng thời đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào

sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất (hợp

tác xã, tổ hợp tác…) cho phù hợp với từng địa bàn vùng đồng bào DTTS; xây dựng các

giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và kinh tế

tập thể vùng đồng bào DTTS phát triển.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong HTCT cơ

sở, cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học cho các chức danh chủ chốt cấp xã vùng

DTTS. Tạo điều kiện về nhà ở, điều kiện làm việc cho cán bộ và sinh viên, học sinh tốt

nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đến công tác tại vùng

DTTS và các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là đối với con em là người DTTS tốt nghiệp

và cán bộ có trình độ cao về chuyên môn; nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực cho vùng đồng bào DTTS.

Cùng với việc hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, chủ động huy động các nguồn

lực hợp pháp và tổ chức lồng ghép các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, các

Page 92: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

86

chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn để thực hiện đầu tư hiệu quả, nâng cao đời

sống Nhân dân; tăng cường chỉ đạo phối hợp giữa các ngành, các cấp, bám sát thực

tiễn, giải quyết những vấn đề bức xúc của đồng bào ngay từ cơ sở, bảo đảm quốc

phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là các địa bàn xung yếu, vùng

sâu, vùng biên giới.

Thứ tư, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và các cơ quan

chức năng của tỉnh tham mưu và vận dụng triển khai các mảng công tác để thực hiện

tốt CSDT.

Thứ năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và

các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác vận động đồng bào các

dân tộc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nêu cao ý thức tự lực tự cường,

củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; chăm lo, bồi

dưỡng và phát huy vai trò của những người tiêu biểu, người có uy tín trong vùng

đồng bào DTTS.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10/2002/NQ-BCT, của Bộ Chính trị về phát

triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-

2010, BCH Trung ương ra Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24-10-2011, Về tiếp tục thực

hiện nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) về phát triển vùng Tây

Nguyên giai đoạn 2011-2020. Trong đó, mục tiêu của giai đoạn 2011-2015 và thời kỳ

2015-2020 là xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản

xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế vững chắc. Nâng cao đời sống văn hóa, trình độ dân trí của đồng bào các

dân tộc; bảo đảm an sinh xã hội; sớm đưa nông thôn Đắk Lắk, Tây Nguyên thoát khỏi

tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển bền vững [49, tr.4].

Trung ương Đảng đã yêu cầu thực hiện một số mục tiêu nhiệm vụ cụ thể trong

vùng đồng bào DTTS như: Tổ chức lại sản xuất, đời sống ở vùng đồng bào DTTS

theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa trên nền tảng kinh tế nông hộ. Tập trung giải

quyết căn bản vấn đề đất đai, tiếp tục ưu tiên giải quyết đủ đất sản xuất cho các hộ

đồng bào DTTS thiếu đất, bảo đảm cho đồng bào sống được và làm chủ được trên

mảnh đất của mình, từng bước giải quyết sự bất bình đẳng về sử dụng đất nông

nghiệp giữa các bộ phận dân cư và giải quyết hài hoà giữa nhu cầu phát triển kinh tế

Page 93: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

87

của địa phương với bảo đảm đất đai, ổn định sản xuất của dân cư tại chỗ. Nâng cao

chất lượng công tác định canh định cư cho đồng bào DTTS tại chỗ và ổn định dân

DCTD, thúc đẩy phát triển kinh tế, XĐGN, giảm áp lực của di dịch cư tự do đối với

tài nguyên rừng và đất đai. Giải quyết đủ vốn cho các dự án tái định cư để đến năm

2015 ổn định các thôn làng, cụm dân cư, đưa các vùng dân DCTD hòa nhập với sự

phát triển của Tây Nguyên.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Trung ương Đảng chỉ đạo các Đảng bộ tỉnh ở Tây

Nguyên cần tập trung vào các giải pháp mang tính đột phá về kinh tế; nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực; tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường; tiếp tục

thực hiện các chính sách đặc thù ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS đến

2020, đồng thời huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng xã hội đầu tư cho vùng

DTTS; Phát triển văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định

chính trị; Thực hiện đúng đắn, nhất quán chính sách tôn giáo; Xây dựng HTCT cơ sở,

từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức.

Ngay sau đó, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Chương trình số 10-CTr/TU, ngày 11-

01-2012, về việc thực hiện Kết luận số 12-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số

10-NQ/TW của Bộ Chính trị Về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020.

Trong đó, mục tiêu đến năm 2020 là xây dựng Đắk Lắk trở thành tỉnh có lực lượng

sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc độ tăng trưởng và chuyển

dịch cơ cấu kinh tế vững chắc. Nâng cao đời sống văn hoá, trình độ dân trí của đồng

bào các dân tộc, bảo đảm an sinh xã hội, sớm đưa nông thôn Đắk Lắk thoát khỏi tình

trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển bền vững. Tăng cường củng cố quốc phòng, an

ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; ngăn chặn, chủ động, kịp thời làm thất bại

âm mưu phục hồi tổ chức, phát triển lực lượng FULRO, “Tin lành Đề Ga” và thành

lập “Nhà nước Đề Ga” [126, tr.2].

Đảng bộ tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục quán triệt và tổ chức thực

hiện tốt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, trong đó tập trung vào

các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh,

xây dựng Đảng, chính quyền.

Ngoài những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CSDT, Đảng bộ

tỉnh Đắk Lắk đã căn cứ vào đặc thù dân tộc của tỉnh, ban hành một số chính sách phù

Page 94: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

88

hợp với tình hình thực tế để thực hiện CSDT có hiệu quả. Đó là: Chương trình phát

triển kinh tế thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; Công tác kết nghĩa với các

buôn đồng bào DTTS; Triển khai dạy tiếng Ê-đê trong trường tiểu học và trung học cơ

sở, thí điểm dạy tiếng Mnông trong trường tiểu học; Đẩy mạnh phát động quần chúng

vùng đồng bào dân tộc Hmông; Tăng cường công tác đối với người Hoa trong tình

hình mới…

3.2. ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN

TỘC TRÊN CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ

Quán triệt và thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về vấn đề dân tộc và

thực hiện CSDT tại Kết luận số 57/2009/KL-TW, triển khai Nghị định số 05/2011/NĐ-

CP về công tác dân tộc, Chương trình số 10-CTr/TU, ngày 11-01-2012, về việc thực

hiện Kết luận số 12-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính

trị giai đoạn 2011-2020; đồng thời bám sát tình hình đặc điểm quan hệ dân tộc và yêu

cầu nhiệm vụ mới về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh, Đảng

bộ tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2011-2015 đã chỉ đạo thực hiện các chính sách

cụ thể:

3.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

- Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc

biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu,các thôn bản đặc biệt khó khăn (Chương

trình 135)

Triển khai thực hiện Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10-01-2006, Quyết

định số 551/QĐ-TTg, ngày 04-4-2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình đầu

tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn; toàn tỉnh Đắk Lắk có 44 xã khu

vực III, 128 thôn, buôn đặc biệt khó khăn của 52 xã khu vực II và 01 buôn đặc biệt khó

khăn của xã khu vực I. Từ 2011 đến năm 2015 tổng kinh phí được đầu tư là 344,552 tỷ

đồng, xây dựng được 640 công trình hạ tầng thiết yếu; duy tu, bảo dưỡng được 72 công

trình hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất cho 13.259 hộ nghèo [179, tr.2]. Ngoài ra, từ

nguồn vốn hỗ trợ của EU, tỉnh đã đầu tư xây dựng 3 km đường giao thông nông thôn

tại 3 xã đặc biệt khó khăn.

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm

thay đổi đời sống của người dân vùng nông thôn nói chung và vùng DTTS nói riêng;

Page 95: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

89

giúp cho các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn xây dựng, sửa chữa nhiều công trình hạ

tầng thiết yếu, cải thiện điều kiện sinh hoạt và sức khoẻ cho người dân. Các phòng học

xây mới đã cơ bản bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập, thu hút học

sinh đến trường; công trình nhà sinh hoạt cộng đồng vừa là nơi người dân hội họp, sinh

hoạt văn hóa, văn nghệ và cũng là địa điểm để tuyên truyền các chủ trương, chính sách

của Đảng, pháp luật của nhà nước; công tác tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức,

năng lực công tác của cán bộ cơ sở và cộng đồng người dân.

Chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, được

Nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực hưởng ứng. Hiện nay trên địa bàn các xã, buôn

thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh cơ bản không còn tình trạng đói giáp hạt, tỉ lệ hộ nghèo

giảm đáng kể.

- Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS theo

Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Căn cứ Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25-8-2009 của Thủ tướng Chính phủ,

tỉnh Đắk Lắk thực hiện 03 dự án định canh, định cư tập trung và 03 dự án định canh,

định cư xen ghép để định canh, định cư cho 492 hộ. Trong 5 năm (2011-2015), tổng số

kinh phí được trung ương đầu tư là 42,830 tỷ đồng; số công trình hạ tầng được đầu tư

là 04 công trình; Số hộ được tổ chức định canh, định cư là 270 hộ, chủ yếu định canh,

định cư bằng hình thức phân tán [179, tr.4].

Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk đã lập 2 dự án định canh, định cư tập trung tại xã Cư

Klông, huyện Krông Năng và xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk nhằm định canh, định cư

cho 483 hộ, nhưng đến hết năm 2015, chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và

đầu tư kinh phí.

Triển khai đầu tư các dự án định canh, định cư đã góp phần ổn định tình hình sản

xuất và đời sống của đồng bào DTTS; giải quyết được một phần tình hình thiếu đất ở,

đất sản xuất của Nhân dân địa phương trong vùng hưởng lợi; góp phần ổn định tình

hình an ninh chính trị, trật tự xã hội các địa phương.

Tuy nhiên, quá trình lập một số dự án định canh, định cư, chủ đầu tư và các đơn

vị tư vấn không điều tra đầy đủ, chính xác, do đó đã gây trở ngại trong quá trình thực

hiện dự án; toàn bộ các dự án định canh, định cư tập trung của huyện Lắk và huyện

Krông Pắk đều vướng thủ tục, thiếu kinh phí đền bù nên phải điều chỉnh, bổ sung dự án

Page 96: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

90

nhiều lần; Việc chuyển đổi, thu hồi đất rừng triển khai rất chậm làm ảnh hưởng đến

công tác cấp đất cho dân. Một số huyện thiếu quan tâm, không tập trung chỉ đạo kiên

quyết, do vậy đến nay các dự án định canh, định cư vẫn chưa hoàn thành, làm chậm trễ

tiến độ thực hiện dự án, nguồn vốn sự nghiệp không thể giải ngân đến dân...

- Quy hoạch bố trí ổn định dân di cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày

24-8-2006 và Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ

Trong giai đoạn 2011-2015, kế hoạch giao để bố trí, ổn định dân cư là 232,538 tỷ

đồng. UBND tỉnh đã triển khai thực hiện 22 dự án (14 dự án ổn định dân DCTD, 05 dự

án bố trí ổn định dân di cư vùng ngập lụt, 03 dự án bố trí ổn định dân di cư vùng biên

giới) bố trí, sắp xếp, ổn định cho 836 hộ. Do nguồn kinh phí được đầu tư quá thấp so

với nhu cầu nên đến hết năm 2015, chưa có dự án nào hoàn thành. Hầu hết các dự án

chỉ mới đầu tư được một số công trình thiết yếu tại các điểm nóng.

- Chính sách cho vay vốn theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg, ngày 04-12-2012

của Thủ tướng Chính phủ: Sau 03 năm (2012-2015), toàn tỉnh có 2.153 hộ DTTS đặc

biệt khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất. Việc bình xét cho vay đã được thực

hiện công khai, minh bạch. Tuy mức cho vay thấp nhưng đã giúp các hộ dân có ý thức

đầu tư vốn, sức lao động vào sản xuất, tăng nguồn sinh kế. Nhiều hộ vay đã thoát được

đói, giảm được nghèo. Hộ vay đã biết tích lũy, tiết kiệm để trả nợ ngân hàng khi đến

hạn. Tuy nhiên, do số vốn được phân bổ hằng năm thấp, không đáp ứng được nhu cầu

vay vốn. Mức cho vay thấp nên không thể làm thay đổi năng suất cây trồng, vật nuôi.

- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định số

1592/QĐ-TTg và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã rà

soát đối tượng thực hiện là 6.222 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là 138 công trình,

phục vụ cho 9.421 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 10.930 hộ; nhu cầu kinh phí thực

hiện là 200 tỷ đồng. Đến năm 2012 mới được phân bổ được 31 tỷ đồng, đầu tư xây

dựng 36 công trình nước tập trung và cho 8.500 hộ nước phân tán.

Triển khai Quyết định số 755/QĐ-TTg, ngày 20-5-2013 của Thủ tướng Chính

phủ; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2371/QĐ-UBND, ngày 09-10-2014, Về

phê duyệt Đề án thực hiện Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho

hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó

Page 97: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

91

khăn trên địa bàn tỉnh. Tổng nhu cầu vốn để thực hiện của Đề án là 743,687 tỷ đồng.

Trong 2 năm 2014-2015, ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh để thực hiện Chương

trình này là là 60 tỷ đồng. Kết quả thực hiện như sau:

Năm 2014, thanh toán trả nợ cho 18 công trình nước sinh hoạt tập trung thuộc

Quyết định 1592/QĐ-TTg còn thiếu vốn để thanh toán, với tổng kinh phí thanh toán trả

nợ là 7,023 tỷ đồng; đầu tư xây dựng mới 01 công trình nước sinh hoạt tập trung tại

huyện Lắk, với tổng kinh phí là 977 triệu đồng.

Năm 2015, vốn được cấp là 17 tỷ đồng, tỉnh Đắk Lắk ưu tiên tập trung chủ yếu

đầu tư khai hoang đất sản xuất để cấp cho 1.058 hộ thiếu đất sản xuất; hỗ trợ đầu tư

nước sinh hoạt phân tán cho 769 hộ; hỗ trợ nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất

nông nghiệp cho 27 hộ.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện việc cấp đất sản xuất cho các hộ

thuộc đối tượng thụ hưởng Quyết định 755/QĐ-TTg gặp nhiều khó khăn. Quỹ đất sản

xuất để thực hiện hỗ trợ cấp đất sản xuất không còn; mua, bán sang nhượng giữa các hộ

dân không thực hiện được do định mức hỗ trợ thấp (15 triệu đồng/hộ); thời gian thực

hiện ngắn (đến 31-12-2015). Nên một số địa phương trong tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh

cho chuyển sang nội dung hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán.

Đến hết năm 2015, các huyện đã hoàn thành 100% nội dung hỗ trợ nước sinh

hoạt phân tán. Về khai hoang, cấp đất sản xuất: huyện Krông Pắk đã thực hiện xong

khai hoang, cấp đất sản xuất lúa nước 01 vụ cho 281 hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tại

xã Vụ Bổn, hoàn thành 100% khối lượng và kế hoạch vốn được giao; Huyện Buôn

Đôn, do vùng đất dự kiến khai hoang, cấp đất sản xuất cho 283 hộ đã bị xâm chiếm,

canh tác trái phép tại Tiểu khu 439 thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ

Buôn Đôn. Huyện đã thành lập Ban Vận động, tích cực triển khai công tác tuyên

truyền, vận động đối với 85 hộ dân trả lại đất để thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg.

Dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch trong Quý IV/2016.

- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Quyết định số 102/2009/QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ: Kế hoạch vốn đầu tư từ năm 2011-2015 là 113,487

tỷ đồng. Đã hỗ trợ cho 240.256 hộ, 1.059.487 khẩu, tổng kinh phí thực hiện là

95,950 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch về kinh phí và đạt 100% về số khẩu cần hỗ trợ.

Trong đó, hỗ trợ bằng hiện vật cho 812.544 khẩu; hỗ trợ bằng tiền mặt cho 386.087

Page 98: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

92

khẩu. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo đã giúp các hộ nghèo chủ động một

phần về giống để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, do mức hỗ trợ thấp, được thực hiện

hằng năm nên hiệu quả không cao, tạo tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước

trong một bộ phận dân cư.

- Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số

18/2011/QĐ-TTg, ngày 18-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Vai trò của người có uy

tín là cầu nối giữa các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể với Nhân dân. Công tác rà

soát, lập danh sách người có uy tín được tiến hành công khai tại các thôn buôn, tổ dân

phố, hằng năm được UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận (đến năm 2015, Lâm

Đồng đã tổ chức 9 lớp bồi dưỡng, 5 lớp quán triệt và tuyên truyền chính sách).

Trong 5 năm đã tổ chức được 36 hội nghị bàn về các chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, các CSDT đang thực hiện và tình hình phát triển kinh tế - xã

hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tại địa phương cho 1.983 lượt người có

uy tín; tổ chức 25 lớp bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, công tác tôn giáo, thông tin

tình hình kinh tế - xã hội, an ninh cho 1.278 người có uy tín; cấp cho người có uy tín

được 321.854 tờ báo Đắk Lắk và 219.965 tờ báo Dân tộc và phát triển; tổ chức 01 đoàn

20 người có uy tín tiêu biểu đi gặp mặt, báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng, Nhà

nước, tham quan học tập kinh nghiệm các địa phương [179, tr.6].

Công tác hỗ trợ về vật chất và tinh thần đối với người có uy tín được chú trọng

thực hiện. Trong 5 năm, tổng kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với người có uy

tín trên địa bàn tỉnh gần 6,3 tỷ đồng. Nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các DTTS tỉnh

đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 3.947 người có uy tín; hỗ trợ vật chất khi ốm đau cho

298 người; biểu dương, khen thưởng cho 298 người có thành tích xuất sắc.

- Chính sách về nước sạch và bảo vệ môi trường sinh thái

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường

nông thôn, song song với công tác tuyên truyền vận động Nhân dân chủ động đầu tư

xây dựng các công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho gia đình, tỉnh Đắk Lắk đã huy

động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho Nhân

dân. Đến hết năm 2015, số người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là

1.137.282 người, chiếm 85,33%, (trong đó đồng bào DTTS có 420.682 người, chiếm

75,9%), tăng 16% so với cuối năm 2010.

Page 99: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

93

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào DTTS: tính đến

ngày 30-7-2013, diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận cho đồng bào DTTS trên địa bàn

tỉnh 78.825 ha, đạt tỉ lệ 66.46%. Các đơn vị có tỉ lệ cấp giấy chứng nhận cho đồng bào

DTTS cao như: Huyện Cư Kuin, huyện Cư M’gar, thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn

Ma Thuột [179, tr.10].

- Xây dựng mô hình giảm nghèo (Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo):

Triển khai Thông tư liên tịch số 68/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 21-5-2013 của

Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức xây

dựng các mô hình giảm nghèo cho khoảng 350 hộ nghèo, kinh phí thực hiện là 3 tỷ

đồng; tổ chức dự án nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá bằng nhiều

hình thức như tuyên truyền thông qua báo, đài phát thanh - truyền hình, pa-nô, áp

phích... tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp

huyện, cấp xã, lãnh đạo UBND các xã có tỉ lệ hộ nghèo cao; tổ chức các cuộc đối thoại

trực tiếp với người nghèo; khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện một số chính sách, dự

án giảm nghèo tại các địa bàn trong tỉnh [186].

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định số 28/QĐ-TTg, ngày 07-4-

2014 của Thủ tướng Chính phủ: Toàn tỉnh đã hỗ trợ cho khoảng 420.000 lượt hộ

nghèo [179, tr.7].

Thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số

67/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Đã hỗ trợ cho 367 hộ nghèo, với kinh

phí là 11,9 tỷ đồng. So với đề án được phê duyệt, tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành 100%

kế hoạch.

Công tác dạy nghề và giải quyết việc làm: Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao

động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27-11-2009

của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 15.655 người lao động,

trong đó DTTS có 11.542 người, chiếm 73,72%. Kinh phí thực hiện 33,825 tỷ đồng.

Sau đào tạo nghề có 8.714 người có việc làm, đạt 75,5% số người tham gia học nghề

được hỗ trợ từ Đề án.

Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 130,3 nghìn người (tăng thêm 69,5

nghìn người) trong đó, nữ 62,9 nghìn người, người DTTS 41,8 nghìn người. Kết quả

giải quyết việc làm đã góp phần giảm tỉ lệ thấp nghiệp khu vực thành thị giảm từ

Page 100: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

94

2,97% năm 2011 xuống còn 2,94% năm 2015; khu vực nông thôn từ 7% năm 2011

xuống 5,5% năm 2015 (công nghiệp, xây dựng 35,1 nghìn người (DTTS: 8,7 nghìn

người); nông, lâm, ngư nghiệp 51,8 nghìn người (DTTS: 19,8 nghìn người); thương

mại và dịch vụ 43,4 nghìn người (DTTS: 13,3 nghìn người). Số lao động tham gia

xuất khẩu lao động 2.450 lao động) [179, tr.8].

Hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động DTTS tại khu vực miền núi, vùng khó

khăn theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08-10-2012: đã hỗ trợ cho 2.017

người, kinh phí thực hiện là 8,200 tỷ đồng.

Những chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người DTTS nghèo trên đây mang

ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp cho đồng bào nghèo trong cả nước nói chung và

người DTTS tỉnh Đắk Lắk nói riêng có sinh kế ổn định, yên tâm lao động sản xuất,

phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần

thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

- Chính sách về y tế, dân số và chăm sóc sức khoẻ

Đến năm 2015, toàn tỉnh có 01 bệnh viện đa khoa, 04 bệnh viện chuyên khoa, 01

bệnh viện đa khoa khu vực, 15 trung tâm y tế huyện/thị xã/thành phố, có 184/184 xã có

trạm y tế kiên cố. Có 184/184 trạm y tế xã/phường/trị trấn có bác sỹ, đạt tỉ lệ 100%; có

2.463/2.463 thôn, buôn, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động, đạt tỉ lệ 100%. Đã cấp

thẻ bảo hiểm y tế cho 2.448.000 lượt người nghèo, cận nghèo và người DTTS. Xây

dựng được 695 nhà tiêu hợp vệ sinh với kinh phí 1,520 tỷ đồng. Kinh phí mua thẻ bảo

hiểm y tế là 1,285 tỷ đồng [179, tr.9]. Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh,

tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình… cho đồng bào DTTS được chú trọng,

công tác vệ sinh phòng dịch vùng DTTS đã được triển khai kịp thời, có hiệu quả.

Trong lĩnh vực y tế, chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nhất là ở

vùng sâu, vùng xa còn thấp, trang thiết bị cho các trung tâm, trạm y tế xã chưa đồng bộ.

Ðội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là người dân tộc tại chỗ còn thiếu. Chất lượng dịch vụ y tế

vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của đồng bào.

- Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

Triển khai thực hiện có hiệu quả việc các chính sách pháp luật đến vùng đồng bào

DTTS bằng nhiều hình thức thông qua công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin

đại chúng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, biên soạn, phát hành tài liệu tuyên

Page 101: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

95

truyền pháp luật cấp phát đến tận cơ sở nhằm tuyên truyền đến Nhân dân, đồng bào

DTTS những quy định mới của pháp luật; quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; tổ chức

cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí tại chỗ và lưu động cho vùng đồng bào DTTS.

Về kinh tế, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng DTTS của tỉnh Đắk Lắk còn

chậm và không ổn định. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn cao so với bình

quân chung, công tác XĐGN còn thiếu bền vững; khoảng cách chênh lệch về mức

sống giữa người DTTS so với người Kinh trên cùng địa bàn cư trú có chiều hướng

tăng. Kết quả giảm nghèo chung toàn tỉnh tương đối nhanh, tỉ lệ hộ nghèo giảm bình

quân khoảng 2,76%/năm; tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm bình quân

khoảng 4,7%/năm. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo chưa đạt chỉ tiêu của HĐND và

UBND tỉnh đề ra (chỉ tiêu giảm 3%/năm). Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc,

chênh lệch giàu, nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp; tốc độ giảm

nghèo của người DTTS còn chậm hơn người Kinh nên đến cuối năm 2015 số hộ

nghèo người DTTS vẫn còn chiếm 62,88% trong tổng số hộ nghèo, chiếm 19,65% so

tổng số hộ là DTTS. Hộ cận nghèo có 31.724 hộ, chiếm 7,64%; trong đó hộ cận

nghèo là DTTS có 14.896 hộ, chiếm 74,57% tổng số hộ cận nghèo, chiếm 11,19%

tổng số hộ là DTTS [179, tr.1].

3.2.2. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

- Chính sách bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk đã hội tụ 3 bộ phận văn

hóa vùng miền: Văn hóa các DTTS tại chỗ (các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên),

văn hóa các DTTS phía Bắc và văn hóa của dân tộc Kinh (gồm 3 miền Bắc - Trung -

Nam). Lịch sử phát triển văn hóa của các DTTS tại chỗ đã góp phần làm phong phú

hơn kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Các DTTS tại chỗ hình thành từ lâu đời và có đời sống văn hóa phong phú với

những hình tượng cao đẹp đã hình thành nên nền văn hóa mang giá trị nhân văn sâu

sắc. Trước sự vận động và biến đổi không ngừng của thế giới, sự phát triển của nền

kinh tế thị trường, xu thế hội nhập hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa của các dân

tộc nói chung và ảnh hưởng tới giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS tại chỗ nói

riêng. Do sự tác động của nền kinh tế thị trường, do ảnh hưởng mạnh mẽ của các giá trị

văn hóa từ các cộng đồng dân cư khác mang tới; ảnh hưởng của tôn giáo mới và âm

Page 102: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

96

mưu lợi dụng vấn đề dân tộc của các thế lực thù địch …, những giá trị văn hóa truyền

thống của các DTTS tại chỗ có nguy cơ mai một, thậm chí bị xóa sổ, một sự "đứt gãy"

trong quá trình hòa nhập từ xã hội "huyền ảo" sang thế giới "văn minh".

Văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; ngược lại sự phát

triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay đã tác động mạnh đến sự phát

triển văn hóa, trong đó có sự tác động ngược chiều, phản giá trị văn hóa. Thực trạng đó,

đòi hỏi xác định lại phương hướng và giải pháp nhằm sưu tầm, bảo tồn và phát huy,

phát triển một cách bền vững những giá trị trong điều kiện mới hiện nay.

Triển khai thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg, ngày 27-7-2011 của Thủ

tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Việt Nam; Nghị quyết số 63/2012/NQ-HĐND, ngày 06-7-2012 của HĐND tỉnh, về

Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk, giai đoạn 2012-

2015; Chỉ thị số 06/2012/CT-UBND, ngày 28-12-2012 của UBND về việc Bảo tồn,

phát huy Di sản văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện

đại hoá và hội nhập quốc tế… Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án

Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn

2012-2015.

Đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng chuyên mục Bảo tồn phát huy bản sắc

văn hóa; phát hành Thông tin Đắk Lắk song ngữ Ê-đê - Việt; 500 cuốn sách Lời nói vần

của dân tộc Ê-đê; 500 cuốn sách ảnh Nghi lễ cưới truyền thống của dân tộc Mnông

Gar; cấp phát 680 cuốn Sử thi các dân tộc Tây Nguyên cho các xã, thôn, buôn... Tổ

chức các hoạt động như liên hoan văn hóa cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc,

hội diễn văn nghệ quần chúng... Triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn phát huy di sản

văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk giai đoạn 2007-2010 và giai đoạn 2011-2015; ngành văn

hóa đã sưu tầm truyện cổ người Ê-đê, tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng cho thanh

niên đồng bào DTTS... Định kỳ hằng năm, tỉnh tổ chức Hội thi thể thao các DTTS; tổ

chức đoàn tham gia Hội thi Thể thao các dân tộc toàn quốc. Tổ chức các giải thể thao

truyền thống của đồng bào DTTS vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, nhằm tạo điều

kiện phát triển và duy trì lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn

tỉnh. Có 585/608 buôn được đầu tư xây dựng nhà văn hóa cộng đồng; có 295/585 nhà

văn hóa cộng đồng được cấp trang thiết bị, phương tiện để hoạt động. Việc bảo tồn,

Page 103: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

97

phát huy di sản văn hóa dân tộc đã góp phần tích cực trong giữ gìn và làm giàu những

nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,

đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh - trật tự trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, việc xây dựng các quy ước văn hóa ở thôn, bản còn mang tính khuôn

mẫu. Hệ thống các nhà sinh hoạt cộng đồng còn đơn điệu cả về kiểu dáng và nội dung

hoạt động. Các đội văn hóa, văn nghệ địa phương được thành lập, tổ chức còn nặng về

trình diễn hơn là để nâng cao trình độ và mức hưởng thụ các giá trị truyền thống của

người dân các dân tộc.

- Chính sách thông tin truyền thông

Hạ tầng viễn thông được đầu tư và phát triển rộng khắp các buôn, thôn của tỉnh,

giúp cho đồng bào vùng DTTS được trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, góp phần

nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Các ấn phẩm báo chí phong phú, phản ánh

nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, đã thực sự trở thành kênh thông tin hữu ích đối

với đồng bào. Hệ thống in ấn, phát hành, xuất bản của tỉnh đã tham gia tích cực vào

hoạt động phát hành sách - văn hóa phẩm đến địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên

giới, vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Số xã có báo đọc trong ngày là 154/154 xã. Hệ

thống phát thanh truyền hình trong toàn tỉnh có sự phát triển nhanh cả về nội dung, chất

lượng chương trình, hạ tầng, kỹ thuật và phương thức truyền dẫn, phát sóng. Ngoài

phương thức truyền hình cơ bản là truyền hình tương tự mặt đất, các loại hình dịch vụ

phát thanh, truyền hình công nghệ hiện đại ngày càng phong phú đa dạng. Đến năm

2015, toàn tỉnh có tỷ lệ phủ sóng phát thanh tương tự mặt đất đạt 100% và phủ sóng

truyền hình tương tự mặt đất đạt 98% hộ dân [183, tr.5].

- Chính sách cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc

biệt khó khăn theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg, ngày 28-12-2011 của Thủ tướng

Chính phủ: Hệ thống bưu điện toàn tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cấp phát 3.132.851 tờ

báo, tạp chí thuộc 24 đầu báo, tạp chí đến đối tượng thụ hưởng trên địa bàn 15 huyện,

thị xã, thành phố. Việc cấp miễn phí các loại báo, tạp chí cơ bản được cấp phát đến

các đối tượng, bảo đảm đúng đối tượng, số lượng, địa chỉ và kịp thời gian quy định.

Kết quả thực hiện cho thấy các báo, tạp chí phong phú, đa dạng, dễ hiểu, phù hợp với

đối tượng, đã góp phần hỗ trợ về thông tin cho các đối tượng thụ hưởng.

Page 104: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

98

- Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

Năm học 2010-2011, toàn tỉnh Đắk Lắk có 912 trường, 15.287 lớp với 461.457 học

sinh (trong đó có 145.437 học sinh DTTS, chiếm 31.52%). Năm học 2014-2015, có 987

trường, 16.613 lớp với 447.028 học sinh (trong đó có 156.254 học sinh DTTS, chiếm

34.98%), so với năm học 2010-2011, tăng 75 trường, 1.326 lớp, 10.917 học sinh DTTS.

Về việc học song ngữ Việt - Ê-đê, đến năm 2015, toàn tỉnh có 92 trường tiểu học,

với 13.225 học sinh và 14 trường phổ thông dân tộc nội trú, có 36 lớp và 1.386 học

sinh THCS, có 144 giáo viên dạy tiếng Ê-đê.

Tỉnh quan tâm thực hiện các chế độ cho học sinh DTTS. Học sinh DTTS được

khám bệnh và lập sổ sức khỏe; hưởng mức học bổng là 920.000 đồng/tháng, được cấp

01 bộ chăn chiếu màn/cấp học, 01 bộ áo quần/năm học; nghỉ hè, nghỉ tết được thanh

toán tiền xe, có thêm chế độ tiền tết cho học sinh ở lại trường ăn tết; cấp phát gạo cho

có 9.885 học sinh, với hơn 939 tấn cho học sinh vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn. Ngoài ra, học sinh các DTTS đều được cấp phát sách giáo khoa, học sinh học

tiếng Ê-đê được cung cấp thêm sách tham khảo và vở viết.

Tỉnh thực hiện tốt chế độ cử tuyển học sinh DTTS, trong 5 năm đã tuyển 940 học

sinh vào lớp 10 và 2.770 học sinh vào lớp 6; có 1.838 học sinh trúng tuyển vào Trường

dự bị Đại học Dân tộc trung ương Nha Trang, bình quân hằng năm có trên 360 học

sinh trúng tuyển, chiếm hơn 40% chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của Trường. Đã cử 200

học sinh DTTS học tại các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp trong cả nước theo

Nghị định số 134/NĐ-CP, ngày 14-11-2006 của Chính phủ; phối hợp với Học viện

Hành chính Phân viện khu vực Tây Nguyên đào tạo 02 lớp Đại học Hành chính cho

172 sinh viên chuyên ngành quản lý hành chính công.

Song nhìn chung, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển, trình độ

học vấn của người dân đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn thấp. Tình

trạng mù chữ hoặc tái mù chữ ở một số dân tộc còn chiếm tỉ lệ khá cao. Công tác đào

tạo, phát triển nguồn nhân lực nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và phát triển

bền vững ở vùng DTTS.

3.2.3. Tiếp tục lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Sau khi đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05- NQ/TU, ngày 14-01-

2005, Về xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số [121, tr.1-8], Tỉnh ủy Đắk

Page 105: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

99

Lắk chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ DTTS giai đoạn 2011-2015 như sau [121, tr.8-12]:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, các tổ chức và cán bộ,

đảng viên trong HTCT từ tỉnh đến cơ sở về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cán

bộ DTTS cho cả trước mắt và lâu dài.

Hai là, tiến hành đồng bộ việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi

dưỡng và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ DTTS đương chức.

Ba là, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch, đào tạo, bổ sung

nguồn cán bộ người DTTS.

Bốn là, các cấp uỷ, các địa phương, cơ quan đơn vị cần làm tốt hơn nữa việc bố

trí, sử dụng số học sinh, sinh viên DTTS đã tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên.

Năm là, nghiên cứu ban hành, bổ sung các chế độ, chính sách đối với học sinh và

cán bộ DTTS.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đề nghị các đảng đoàn, ban cán sự đảng, Ban Thường vụ

các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần

tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 14-01-2005 của Tỉnh uỷ về

lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Sau 5 năm thực hiện, chính sách cán bộ người DTTS đạt một số kết quả khả

quan. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện trở lên trên địa bàn tỉnh tính đến

ngày 31-12-2013 là 44.769 người, trong đó cán bộ công chức là 3.321 người (DTTS có

375 người), viên chức là 41.448 người (DTTS có 4.852 người). Số lượng cán bộ, công

chức cấp xã là người DTTS trong biên chế nhà nước là 848/4.254 người, chiếm tỉ lệ

19,93%. Trong đó, cán bộ 531/2.178 người, chiếm tỉ lệ 24.38%; Thường trực HĐND

và thành viên UBND cấp xã có 236/854 người, chiếm 27,63%; công chức cấp xã có

317/2.076 người, chiếm tỉ lệ 15,27% [179, tr.10].

Về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ người DTTS: Từ năm 2010 đến năm

2015, tỉnh đã cử 19 trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức người DTTS đi học sau

đại học (02 tiến sỹ, 14 thạc sỹ, 02 chuyên khoa cấp 1, 01 chuyên khoa cấp 2). Tỉnh đã

bố trí việc làm cho 30 sinh viên người DTTS tốt nghiệp lớp cử tuyển ngành kinh tế -

Page 106: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

100

nông lâm, 18 sinh viên tốt nghiệp ngành bác sỹ hệ cử tuyển, 37 sinh viên cử tuyển và

ký hợp đồng cho 02 trường hợp khác [179, tr.10].

Thực hiện theo Quyết định số 1951/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và

Quyết định số 985/QĐ-UBND, ngày 18-4-2011 của UBND tỉnh về việc nâng mức hỗ

trợ sinh hoạt phí cho học sinh sinh viên trường Cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây

Nguyên từ mức 70.000 đồng /người /tháng lên 200.000 đồng /người /tháng. Sau 5 năm

số lượng học sinh sinh viên được hưởng các chính sách trên là 17.190 người với tổng

kinh phí 2,922 tỷ đồng.

Thực hiện Chương trình việc làm và dạy nghề theo Nghị quyết 81/2012/NQ-

HĐND của HĐND tỉnh, đã cho 6.000 lao động vay vốn để giải quyết việc làm, trong

đó có trên 80% là lao động DTTS và lao động thuộc hộ nghèo, kinh phí thực hiện là

16,800 tỷ đồng.

Trong hơn 10 năm từ khi chia tách tỉnh, nhất là nhiệm kỳ 2011-2015, việc tham

chính của người DTTS luôn được Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chú trọng. Bầu cử HĐND 3

cấp (2004-2011) và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2011-2015 tỉ lệ cán bộ DTTS

đều tăng hơn trước. Tỉ lệ Tỉnh ủy viên nhiệm kỳ 2011-2015 là người DTTS chiếm

32,7% tăng 13,2% so với nhiệm kỳ 2005-2010; Huyện ủy viên và tương đương nhiệm

kỳ 2011-2015 là 16,4%, giảm so nhiệm kỳ 2005-2010 là 0,71%; Cấp ủy cơ sở nhiệm

kỳ 2011-2015 là 13,91%, tăng so nhiệm kỳ 2005-2010 là 2,26%. Tỉ lệ đại biểu HĐND

người DTTS ở cấp tỉnh chiếm 34,7%; huyện, thị xã, thành phố là 25,8%; xã, phường,

thị trấn 31,2% [121, tr.5]. Tỉ lệ cán bộ DTTS đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa

phương đạt tỉ lệ 11,6% năm 2010 và 13% năm 2015. Tổng số cán bộ, công chức, viên

chức cấp huyện trở lên trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 31-11-2015 là 41.209 người,

trong đó: cán bộ công chức là 4.031 người (DTTS có 390 người), viên chức là 37.178

người (DTTS có 4.548 người). Số lượng cán bộ công chức cấp xã là người DTTS là

851/4.143 người [182, tr.11].

Đến năm 2015, tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS vẫn thấp hơn

nhiều so với tỉ lệ dân số là người DTTS. Sau nhiều năm thực hiện công tác xây dựng

đội ngũ cán bộ DTTS, trong đó có những biện pháp quyết liệt của Tỉnh ủy, nhưng tỉ lệ

cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chỉ đạt 13%

Page 107: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

101

(trong khi tỉ lệ dân số là người DTTS chiếm 33%). Tỷ lệ này ở tỉnh Đắk Nông là 9%,

Lâm Đồng là 5,63%, Gia Lai là 13,46%.

3.2.4. Chính sách quốc phòng - an ninh

Từ năm 2011 đến năm 2015, tình hình trật tự an ninh tiếp tục được giữ vững,

khối đại đoàn kết được củng cố và nâng cao; các tệ nạn xã hội ngày càng được đẩy lùi

tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy

nhiên, vẫn phát hiện những âm mưu, thủ đoạn hoạt động gây mất trật tự an ninh, chính

trị. Phát hiện đấu tranh xử lý 1.294 lượt đối tượng liên quan đến các hoạt động cơ sở

ngầm bên trong, liên lạc nhận chỉ đạo của FULRO lưu vong, vượt biên trái phép, hoạt

động Tinh lành Đề Ga… Công an tỉnh Đắk Lắk đã tập trung chỉ đạo đồng bộ các biện

pháp nghiệp vụ, nắm bắt tình hình an ninh vùng đồng bào DTTS, đồng thời tổ chức

phát động đấu tranh tội phạm ở xã và buôn, thôn. Tổng số lượt đã phát động ở buôn,

thôn là 271 lượt buôn; ở xã là 134 lượt, của 15/15 huyện, thị xã, thành phố; tổng số có

34.768 lượt người tham gia. Đã đưa ra kiểm điểm trước quần chúng hàng trăm đối

tượng FULRO, góp phần nâng cao chất lượng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an

ninh Tổ quốc tại cơ sở.

Tình hình người dân đi khỏi địa phương, vượt biên trái phép ra nước ngoài vẫn

xảy ra, cụ thể trong 05 năm (2011- 2015) có 446 người, nhiều nhất là đi Trung Quốc

(227 người), trong các nước thứ 3 nhiều nhất là đi Thái Lan, sau đó có một phần quay

lại sang Campuchia. Trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, các đối tượng vượt

biên sang Campuchia là 26 đợt, có 55 hộ, 125 khẩu (48 nữ, 35 trẻ em) của 20 buôn

thuộc 09 xã, thuộc 03 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, trong đó: huyện Ea H’Leo

(72 người), Krông Búk (38 người), Krông Năng (03 người), thị xã Buôn Hồ (08

người) và thành phố Buôn Ma Thuột (04 người) [131, tr.9-10].

Công tác tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh: tổ chức đào

tạo được 52 cán bộ chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn là người DTTS; xây dựng, củng

cố nâng chất lượng sinh hoạt 45 chi bộ thôn (buôn), bồi dưỡng, giới thiệu 52 cán bộ

nòng cốt vào ban tự quản thôn (buôn), cùng địa phương tham gia củng cố, nâng cao

chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở các buôn đồng bào

DTTS; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho 743 các già làng, trưởng buôn,

Page 108: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

102

người có uy tín trong đồng bào DTTS. Trong thời gian cao điểm và các ngày lễ tết tổ

chức hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ về các buôn trên địa bàn các xã biên giới thăm,

tặng quà cho các già làng, trưởng buôn, các gia đình chính sách, gia đình nghèo người

DTTS trị giá trên 500 triệu đồng; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí trên 5.750 lượt người,

trị giá 155 triệu đồng [179, tr.12].

Từ năm 2011 đến 2015, các đồn biên phòng đã tham mưu và tham gia củng cố

72 chi bộ, phát triển 174 đảng viên mới; cán bộ Đảng viên là người dân tộc công tác

tại 4 xã biên giới là 230 đồng chí; trong đó có 01 đảng viên là người dân tộc Dao theo

đạo Tin lành tại xã Ia R'vê. Bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã lựa chọn, giới thiệu

07 đồng chí cán bộ tham gia bầu cử và được bầu làm đại biểu HĐND các cấp nhiệm

kỳ 2011-2016 (01 đồng chí cấp tỉnh; 02 đồng chí cấp huyện và 04 đồng chí cấp xã);

cử 04 đồng chí cán bộ tăng cường cho 04 xã biên giới; giới thiệu đảng viên các đội

công tác địa bàn về tham gia sinh hoạt đảng tạm thời ở tất cả các chi bộ thôn, buôn

trên địa bàn các xã biên giới để góp phần xây dựng HTCT ở cơ sở.

Công tác an ninh biên giới: tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm

soát, mật phục, ngăn chặn trên biên giới không để xảy ra các hoạt động vi phạm chủ

quyền an ninh biên giới, xâm nhập, vượt biên trái phép. Thực hiện tốt công tác tuyên

truyền vận động nên phần lớn những người nghe theo kẻ xấu xúi giục vượt biên trái pháp

đã quay trở về làm ăn sinh sống. Công tác phân giới cắm mốc được triển khai theo đúng

kế hoạch, đã cắm 5/7 mốc quốc giới với 39,5/73 km. Tình hình đồng bào DTTS vùng

biên giới cơ bản ổn định, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền và các

tổ chức đoàn thể tiến hành công tác tuyên truyền vận động đồng bào DTTS nâng cao

nhận thức về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Các lực lượng quản lý địa bàn biên giới đã phối hợp với phía Campuchia vận

động 05 đối tượng về Việt Nam theo 02 đợt; còn lại 48 đối tượng ở nước thứ 3 - Thái

Lan, 72 đối tượng ở Campuchia. Trong số các đối tượng trên có 05 đối tượng là Fulro

mãn hạn tù, 03 đối tượng là cốt cán Fulro, 02 đối tượng tham gia tung tin bịa đặt và

chống chế độ trên mạng facebook, 04 đối tượng tham gia chặt phá rừng tại xã Ea

Dah, huyện Krông Năng và một đối tượng cầm đầu khiếu kiện đất đai. Các đối tượng

được các cơ quan liên quan điều tra, theo dõi và vận động trở về nước.

Page 109: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

103

3.2.5. Một số chính sách đặc thù khác

- Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kinh tế thôn, buôn đồng bào dân tộc

thiểu số tại chỗ

Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17-11-2004 của Tỉnh ủy

khóa XIII về phát triển kinh tế thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, Tỉnh ủy đã

có Kết luận số 19-KL/TU, ngày 27-2-2011 chỉ đạo tiếp tục thực hiện chương trình phát

triển kinh tế thôn, buôn đồng bào DTTS tại chỗ trong giai đoạn 2011-2015 và định

hướng đến năm 2020, trong đó có mục tiêu đầu tư cho vùng đồng bào DTTS để đẩy

nhanh sự phát triển toàn diện cả kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh

và xây dựng HTCT đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

của đồng bào DTTS.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Chương trình

số 655/CTr-UBND, ngày 16-02-2012, về phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn vùng

đồng bào DTTS tại chỗ của tỉnh đến năm 2015. Mục tiêu của Chương trình 655 là tiếp

tục tập trung phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ bền vững,

thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương, giữa các dân tộc; bảo đảm phát

triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng gia đình, buôn, thôn văn

hóa gắn với gữ gìn bản sắc dân tộc; không ngừng củng cố quốc phòng, an ninh và trật

tự an toàn xã hội.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2015, về kinh tế: tỉ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào

DTTS tại chỗ từ 39% năm 2011 (theo chuẩn nghèo mới) giảm xuống dưới 27% vào

năm 2015; Tỉ lệ hộ đồng bào DTTS đã được kéo điện phục vụ sinh hoạt đạt từ 95% trở

lên. Về xã hội, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trong khu vực đồng bào DTTS tại chỗ dưới

1,3%; Năm học 2014-2015, tỉ lệ trẻ em đi mẫu giáo trong độ tuổi vùng đồng bào DTTS

đạt 100%, trẻ em 6 tuổi vùng đồng bào DTTS vào lớp 1 đạt 100%; dạy song ngữ Ê-đê -

Việt cho học sinh DTTS bậc tiểu học đạt 100%; tỉ lệ thôn, buôn có điểm trường hoặc

lớp mẫu giáo đạt 100% [177, tr. 3].

Để thực hiện Chương trình 655, UBND tỉnh phân công trách nhiệm cụ thể cho

từng sở ngành theo lĩnh vực quản lý nhà nước. Trong đó giao Ban Dân tộc chịu trách

nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ, tham mưu UBND tỉnh sớm thành lập ban Chỉ đạo của

tỉnh giai đoạn đến năm 2015.

Page 110: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

104

Kết quả, kế hoạch vốn đầu tư 91,892 tỷ đồng, trong đó Chương trình 655 là

89 tỷ đồng, lồng ghép vốn là 2,892 tỷ đồng. Đã đầu tư xây dựng 45 công trình hạ

tầng và hỗ trợ phân bón, giống cây trồng, vật nuôi cho 80 hộ nghèo đồng bào

DTTS tại chỗ.

- Tỉnh ủy Đắk Lắk chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác kết nghĩa với thôn, buôn

đồng bào dân tộc thiểu số

Sau 6 năm triển khai công tác kết nghĩa với các buôn đồng bào DTTS theo tinh

thần Công văn số 75-CV/TU, ngày 22-3-2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc

phân công các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh kết nghĩa với các buôn đồng

bào DTTS, ngày 17-2-2011, tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện công tác kết nghĩa

với các buôn đồng bào DTTS, Thường vụ Tỉnh ủy đã khẳng định những thành tựu và

hạn chế, đồng thời đề ra nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện tốt chính sách này trong

giai đoạn 2011-2015. Sau đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 07-

KL/TU, ngày 22-02-2011, về việc tiếp tục triển khai, thực hiện công tác kết nghĩa với

các buôn đồng bào DTTS. Trong đó chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và thủ trưởng các cơ

quan, đơn vị đối với công tác kết nghĩa. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, quán

triệt nâng cao nhận thức trong cơ quan, đơn vị về việc thực hiện công tác kết nghĩa, xác

định đây là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cơ quan, đơn vị, các

cấp, các ngành, các địa phương.

Hai là, đổi mới việc tổ chức các hoạt động kết nghĩa theo hướng thiết thực, hiệu

quả. Trên cơ sở các văn bản của Tỉnh ủy về công tác kết nghĩa, các cấp ủy đảng, chính

quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát công tác kết nghĩa của cơ quan

đơn vị mình để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu

quả công tác kết nghĩa; thường xuyên cử cán bộ xuống buôn phối hợp với cấp ủy,

chính quyền, các đoàn thể, ban tự quản buôn theo dõi, chủ động nắm chắc tình hình

đơn vị kêt nghĩa.

Ba là, đẩy mạnh các biện pháp giúp đỡ buôn kết nghĩa phát triển kinh tế - xã hội,

bảo đảm quốc phòng - an ninh. Tiến hành khảo sát năm tình hình đời sống, đói nghèo

của từng gia đình trong buôn để có kế hoạch hằng năm triển khai lồng ghép các biện

Page 111: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

105

pháp giúp đỡ đồng bào tích cực tham gia sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng cho

bản thân và gia đình...

Bốn là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị được phân công kết

nghĩa với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của xã, với cấp ủy, ban tự quản và các đoàn

thể trong buôn, các lực lượng làm công tác phát động quần chúng tại địa phương, giữa

các đơn vị cùng kết nghĩa với một buôn nhằm nâng cao hiệu quả công tác kết nghĩa.

Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, phương pháp công tác với các ban tự quản, ban

công tác Mặt trận, tổ chức đoàn thể buôn và thường trực đảng ủy các xã, phường (nơi

có buôn kết nghĩa). Hằng năm tổ chức giao ước thi đua giữa các cơ quan, đơn vị với

các buôn, cùng nhau phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Năm là, các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

việc thực hiện công tác kết nghĩa; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng

chương trình phối hợp triển khai công tác kết nghĩa với buôn theo nội dung mà các bên

đã cam kết, thường xuyên đôn đốc các đơn vị được phân công kết nghĩa thực hiện

những nhiệm vụ đã đề ra.

Sáu là, Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ động tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy

tiếp tục chỉ đạo công tác kết nghĩa trên địa bàn tỉnh, tăng cường kiểm tra đôn đốc,

hướng dẫn và tiếp tục rà soát, điều chỉnh và phân công những đơn vị chưa được phân

công kết nghĩa.

Thực hiện công tác kết nghĩa theo Kết luận số 07-KL/TU của Tỉnh ủy Đắk Lắk,

HTCT từ tỉnh đến thôn, buôn đã khắc phục khó khăn, chấp hành nghiêm túc và chủ

động triển khai thực hiện đạt kết quả thiết thực, được cán bộ, đảng viên, công chức,

viên chức, người lao động và đồng bào các dân tộc nhiệt tình hưởng ứng. Tính đến

ngày 15-7-2014 đã có 1.438/1.443 cơ quan, đơn vị của tỉnh và huyện đã phân công tổ

chức kết nghĩa đạt 99,65% [129, tr.6].

Chủ trương kết nghĩa đã góp phần tăng cường đoàn kết giúp thôn buôn phát triển

kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân từng bước nâng

cao; Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện, tăng cường khối đại đoàn kết,

giữ vững kỷ cương, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, theo hương ước,

quy ước của cộng đồng; làm tốt công tác hoà giải, phòng chống tệ nạn xã hội…

Page 112: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

106

Công tác kết nghĩa góp phần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân

đoàn kết, phát huy dân chủ, nâng cao tư tưởng, nhận thức, trách nhiệm, tinh thần đoàn

kết gắn bó, tương thân, tương ái giữa cán bộ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn

vi, doanh nghiệp với đồng bào các buôn, giữa đồng bào Kinh với đồng bào DTTS. Các

đơn vị kết nghĩa đã giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần để đồng bào vươn lên xoá đói

giảm nghèo, xây dựng gia đình, buôn làng văn hoá, tạo động lực mới, quyết tâm mới,

cùng phấn đấu xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Việc triển khai công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với

buôn đồng bào DTTS góp phần quan trọng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã

hội ở từng buôn làng. Từ đó, củng cố lòng tự hào và biết ơn đối với Đảng và chế độ;

kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn

giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc của các lực

lượng phản động.

- Thực hiện dạy tiếng Ê-đê trong trường tiểu học và trung học cơ sở, thí điểm dạy

tiếng Mnông trong trường tiểu học

Trong điều kiện một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, Đảng và Nhà nước Việt

Nam luôn coi trọng vấn đề ngôn ngữ và mối quan hệ dân tộc trong quá trình phát

triển. Nghị định 05/2011/NĐ-CP đã nhấn mạnh: Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ

viết của các dân tộc có chữ viết. Các DTTS có trách nhiệm giữ gìn văn hóa truyền

thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với qui định của pháp

luật. Hiến pháp năm 2013 sửa đổi, Điều 5 ghi rõ: Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt.

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy

phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình; Nhà nước thực hiện

chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng

phát triển với đất nước.

Tiếng nói và chữ viết của các DTTS đang suy giảm cùng với quá trình phát

triển và du nhập văn hóa mới. Các DTTS tại chỗ ở Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn,

trong đó khó khăn trước hết là tư duy và ngôn ngữ. Bên cạnh việc tổ chức tốt chính

sách giáo dục ngôn ngữ vùng DTTS của ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Văn

hóa - Thông tin, các cấp quản lý ở tỉnh Đắk Lắk rất chú trọng đào tạo, bồi dưỡng

Page 113: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

107

tiếng DTTS cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng có đông

đồng bào DTTS.

Thực hiện Nghị định 82/2010/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc

dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ

thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; HĐND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Nghị

quyết số 03/2010/NQ-HĐND, ngày 9-7-2010 về việc dạy tiếng Ê-đê trong trường

Tiểu học và THCS, giai đoạn 2010-2015; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số

1803/QĐ-UBND, ngày 21-7-2010 để triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh. Trên cơ

sở nhu cầu, nguyện vọng và quyền của người dân về việc học tiếng mẹ đẻ; căn cứ

điều kiện tỉnh Đắk Lắk, người Ê-đê là dân tộc tại chỗ có dân số đông nhất, UBND

tỉnh đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình sách giáo khoa tiếng

Ê-đê cấp tiểu học; triển khai dạy tiếng Ê-đê theo chương trình, nội dung sách giáo

khoa do Bộ ban hành năm 2007.

Từ nguồn ngân sách của tỉnh, đã hỗ trợ cho giáo viên dạy tiếng Ê-đê ở khu vực I,

II, cán bộ quản lý ở trường, cán bộ nghiên cứu giáo dục dân tộc được phân công chỉ đạo

dạy tiếng Ê-đê với mức hỗ trợ 0,3 hệ số lương tối thiểu; học sinh học tiếng Ê-đê được

cấp phát đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, vở viết, cấp gạo, được xem xét khen

thưởng. Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú theo Quyết

định 82/2006/QĐ-TTg ngày 14-4-2006, mỗi học sinh nhận mức học bổng 920 nghìn

đồng/ tháng, được cấp một bộ quần áo/năm học, một bộ chăn, chiếu, màn… Thực hiện

Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg, ngày 24-01-2013 và Quyết định 36/2013/QĐ-TTg,

ngày 18-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ học sinh THPT ở vùng có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, năm học 2014-2015, tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ định mức

15kg gạo/ 01 học sinh/ 01 tháng (tổng số học sinh được hỗ trợ là 3.689 học sinh, với

498.015 kg gạo). Đối với các học sinh DTTS học bán trú dân nuôi, học trung cấp, cao

đẳng, đại học, ngoài chế độ của Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk có nhiều hình thức hỗ trợ, động

viên khác như: khen thưởng học tập, trao học bổng, đào tạo theo địa chỉ.

Về công tác quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo coi công tác dạy học tiếng Ê-đê là

nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục dân tộc. Sở thành lập ban chỉ đạo giáo dục dân tộc để

tham mưu cho UBND và Tỉnh ủy. Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho Ban Nghiên cứu

giáo dục học sinh dân tộc trực tiếp tham mưu, chỉ đạo thực hiện công tác dạy và học

Page 114: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

108

tiếng Ê-đê. Các phòng Giáo dục và Đào tạo cử một lãnh đạo và một chuyên viên phụ

trách dạy học tiếng Ê-đê. Cấp trường cử một thành viên ban giám hiệu chỉ đạo trực

tiếp, một tổ trưởng chuyên môn dạy tiếng Ê-đê.

Việc thực hiện đề án dạy tiếng Ê-đê trong nhà trường phổ thông giai đoạn 2010-

2015 và thực hiện chương trình thí điểm dạy tiếng Mnông bậc tiểu học ở 3 trường tiểu

học (huyện Lắk) giai đoạn 2010-2015, làm cho chất lượng học sinh DTTS tỉnh Đắk

Lắk có nhiều chuyển biến tích cực. Chủ trương đưa môn Tiếng Ê-đê vào trường học đã

khẳng định vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục vùng dân tộc (cụ thể là vùng

có đông đồng bào Ê-đê).

- Chính sách đối với từng tộc người

Đối với người Hmông:

Trước tình hình người Hmông di cư vào Đắk Lắk chiếm tỉ lệ cao, tính từ năm

2008 đến 2011, có hơn 28 nghìn người, chủ yếu sinh sống tại các xã vùng sâu, vùng

xa, đời sống kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Một số đối tượng phản động tuyên

truyền, lôi kéo đồng bào Hmông ở Tây Nguyên về lại Mường Nhé (tỉnh Điện Biên)

để tham gia thành lập cái gọi là "Vương quốc Mông". Do nhẹ dạ, một số người

Hmông tại tỉnh Đắk Lắk đã bán nhà, tài sản, đất đai để về lại Điện Biên, Lào Cai. Sau

khi quay lại Đắk Lắk, số này gặp rất nhiều khó khăn, thiếu đất ở, đất sản xuất, tư

tưởng hoang mang, có nơi bị phân biệt đối xử. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng

Kế hoạch số 16-KH/TU, ngày 29-9-2011, Kế hoạch công tác phát động quần chúng

vùng đồng bào dân tộc Hmông. Mục đích của Kế hoạch là nhằm nâng cao nhận thức

của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân những nơi có đồng bào dân tộc Hmông rời khỏi

địa phương trở về, tạo điều kiện, giúp đỡ họ nhận thức rõ âm mưu của bọn phản

động, không làm những điều sai trái, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế,

nâng cao đời sống; xây dựng và củng cố HTCT ở vùng người Hmông đủ mạnh đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính

trị, trật tự an toàn xã hội.

Đối với người Hoa:

Người Hoa ở Đắk Lắk có gần 600 hộ, với trên 3.470 khẩu (số liệu năm 2011).

Trong đó, một bộ phận người Hoa chưa nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ công

Page 115: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

109

dân, một số ít gặp khó khăn về đời sống; việc xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín

tộc người Hoa chưa được chú trọng; một số địa phương lúng túng khi xử lý tình huống

cụ thể liên quan đến công tác người Hoa. Thực hiện Kết luận 07-KL/TW, ngày 20-6-

2011 của Ban Bí thư Trung ương, về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW, ngày 8-

11-1995 của Ban Bí thư Trung ưởng Đảng (khóa VII) về tăng cường công tác đối với

người Hoa trong tình hình mới, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 10-CT/TU, ngày 24-10-

2011, Về việc tiếp tục tăng cường công tác đối với người Hoa trong tình hình mới.

Tỉnh ủy Đắk Lắk yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể coi vấn đề người Hoa

là nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị, địa phương; tăng cường đoàn kết trong cộng

đồng các dân tộc Việt Nam, nâng cao ý thức công dân Việt Nam cho người Hoa, cảnh

giác với những âm mưu lợi dụng người Hoa; tạo điều kiện thuận lợi để người Hoa đẩy

mạnh sản xuất, kinh doanh bình đẳng trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện tổ chức các hoạt

động văn hóa, văn nghệ truyền thống trên địa bàn có đông người Hoa sinh sống; công

tác người Hoa nằm trong công tác dân tộc, không tổ chức bộ máy công tác người Hoa

riêng, cần bồi dưỡng cán bộ làm công tác người Hoa; vận động người Hoa tham gia

vào MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời quản lý tốt việc lập và tổ chức

hoạt động của các hội quần chúng người Hoa.

Trong công tác người Hoa, một số cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và tổ chức

chính trị - xã hội có nhận thức và thể hiện sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng, xây

dựng cốt cán và phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng người Hoa chưa đúng

mức, chưa đầy đủ và thống nhất; công tác phát triển đảng viên, đào tạo, bố trí cán bộ,

bồi dưỡng cốt cán và người có uy tín trong cộng đồng người Hoa còn nhiều hạn chế;

việc thực hiện chính sách đối với cốt cán và người có uy tín trong cộng đồng người

Hoa chưa được thực hiện một cách thỏa đáng, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tỉnh ủy

Đắk Lắk đã xây dựng Kế hoạch số 77-KH/TU, ngày 26-11-2013, Thực hiện Kết luận

số 68-KL/TW, ngày 10-9-2013 của Ban Bí thư về xây dựng lực lượng cốt cán và phát

huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng người Hoa. Nội dung Kế hoạch số 77-

KH/TU, Tỉnh ủy đã nêu rõ những quan điểm, định hướng, mục đích, yêu cầu, nội dung

và phương thức triển khai nhằm bồi dưỡng, xây dựng cốt cán và phát huy vai trò người

có uy tín trong cộng đồng người Hoa trong thời gian tới.

Page 116: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

110

Tiểu kết chương 3

Trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù có nhiều điều kiện bất lợi của tình hình thế

giới và trong nước làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nhưng với sự

chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các

cấp, các ngành trong tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, cộng đồng

doanh nghiệp và cả HTCT, trong đó có phần quan trọng của cộng đồng các DTTS tỉnh

Đắk Lắk, nên kinh tế - xã hội trong tỉnh tiếp tục phát triển ổn định, an ninh chính trị và

trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt so với

kế hoạch đề ra, như: Tổng sản phẩm xã hội tăng hơn 50%, ước đạt 37.700 tỷ đồng; thu

nhập bình quân đầu người tăng gấp hai lần đạt 31,4 triệu đồng; huy động vốn đầu tư

toàn xã hội tăng trên 30%; thu ngân sách nhà nước tăng 12%...

Giai đoạn 2011-2015, công tác dân tộc và việc thực hiện CSDT trên địa bàn tỉnh

được triển khai khá đồng bộ, có hiệu quả và đạt được nhiều kết quả quan trọng. 13

nhóm chính sách trong Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân

tộc đều được triển khai đồng bộ. Trong đó, nổi bật là nhóm chính sách đầu tư xây dựng

hạ tầng cơ sở thiết yếu, chính sách hỗ trợ giải quyết đất sản xuất, dạy nghề và tạo việc

làm, nhóm chính sách thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia XĐGN, chính sách sắp

xếp, ổn định dân DCTD và các chính sách về văn hóa, y tế, giáo dục khác.

Các chính sách riêng của tỉnh Đắk Lắk đã hướng vào những đối tượng khó khăn

nhất trong cộng đồng, đó là nhóm các DTTS tại chỗ, như chính sách đầu tư phát triển

kinh tế - xã hội buôn thôn, chính sách cán bộ, chính sách kết nghĩa thôn buôn, chính

sách hỗ trợ dạy nghề, chính sách dạy tiếng dân tộc… là những cỗ gắng rất lớn của tỉnh

Đắk Lắk trong điều kiện nguồn ngân sách eo hẹp, huy động toàn bộ nguồn lực từ

HTCT trong tỉnh chung tay thực hiện CSDT. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy đã có những chỉ

đạo nhằm ổn định đời sống, ổn định tư tưởng, phát huy vai trò của một số cộng đồng

tộc người cụ thể, như người Hmông, người Hoa.

Việc thực hiện các chính sách đã có nhiều tác động tích cực làm thay đổi diện

mạo vùng DTTS; sản xuất và đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện và nâng

lên đáng kể.

Page 117: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

111

Thông qua các chương trình, CSDT triển khai thực hiện, đến nay cơ sở hạ tầng

thiết yếu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn đã được đầu tư tương đối đồng bộ.

Người dân được hỗ trợ để phát triển sản xuất, được phổ biến, chuyển giao khoa học kỹ

thuật trong sản xuất. Kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, 100% xã có đường ô tô

đến trung tâm, 100% xã có điện lưới quốc gia,… Các CSDT, an sinh xã hội được triển

khai đồng bộ đã mang lại hiệu quả cao. Kết quả, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh

trong hơn 10 năm gần đây giảm trung bình gần 3%/năm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các CSDT thời gian qua vẫn

còn nhiều tồn tại, hạn chế như: có quá nhiều chính sách được ban hành bởi nhiều bộ

ngành, nhiều chính sách manh mún gây lãng phí, các chính sách đầu tư thiếu nguồn lực

tập trung, do đó có tình trạng chồng chéo trong nội dung và đối tượng thụ hưởng; có

nhiều chính sách được ban hành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều cơ quan và cấp

quản lý nên khó thực hiện sự liên kết, hỗ trợ (lồng nghép) giữa các chính sách.

Page 118: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

112

Chương 4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT

4.1.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk thực hiện chính

sách dân tộc

4.1.1.1. Về ưu điểm

- Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã quán triệt đúng đắn, kịp thời và vận dụng sáng tạo

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ban hành nhiều chính sách phù hợp

với đặc thù của một tỉnh đa dân tộc.

Vào những năm đầu thế kỷ XXI, khu vực Tây Nguyên (đặc biệt là tỉnh Đắk

Lắk) tình hình an ninh chính trị có những diễn biến vô cùng phức tạp. Đây là địa bàn

trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch, chúng luôn tìm cách lợi dụng vấn đề

dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện

mưu đồ kích động ly khai, thành lập “nhà nước Đề Ga” ở Tây Nguyên. Trước bối

cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các

CSDT nói chung và CSDT vùng Tây Nguyên nói riêng thông qua việc ban hành

những chính sách, quyết sách hợp lý trong từng thời kỳ.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cụ thể hóa các chương trình, nghị quyết

của Đảng, Nhà nước bằng các nghị định, quyết định, chỉ thị, chỉ đạo toàn diện vùng

Tây Nguyên với cơ chế, chính sách đặc thù, huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ

tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của đồng bào

các dân tộc, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn Tây Nguyên.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đã tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc các bộ,

ngành, địa phương triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị và các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Tây Nguyên; phối hợp với các bộ,

ban, ngành nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Đảng, Chính phủ nhiều chủ trương

quan trọng liên quan đến CSDT, giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai, nhà ở,

việc làm, giao đất rừng cho các hộ đồng bào DTTS. Các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên

đã kịp thời xây dựng chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp

hành Trung ương, Bộ Chính trị, các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và

Nhà nước; ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện theo chức

Page 119: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

113

năng nhiệm vụ của ngành; tăng cường lực lượng, cán bộ cho Đắk Lắk - Tây Nguyên,

giải quyết kịp thời những vấn đề bức thiết của đồng bào các DTTS. Các địa phương

trong khu vực và cả nước đã quan tâm liên kết, hỗ trợ về phát triển kinh tế, xã hội,

nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đã tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc các

bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị và các

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Tây Nguyên; phối hợp với các

bộ, ban, ngành nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Đảng, Chính phủ nhiều chủ trương

quan trọng liên quan đến CSDT, giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai, nhà ở,

việc làm, giao đất rừng cho các hộ đồng bào DTTS.

Từ năm 2003 đến năm 2015, cùng với các chương trình, chính sách dân tộc của

Đảng và Nhà nước đầu tư trong vùng đồng bào DTTS cả nước nói chung, Tỉnh ủy và

UBND tỉnh Đắk Lắk căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương đã xây dựng những

chính sách đặc thù nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại vùng DTTS. Chẳng hạn,

ngay sau khi chia tách tỉnh, với đặc thù của tỉnh có nhiều đồng bào DTTS tại chỗ, sự

chênh lệch về mức sống và trình độ dân trí... giữa các nhóm dân tộc còn quá chênh

lệch, Đảng bộ tỉnh đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17-11-2004,

về phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ đến năm 2010. Tỉnh

đã thực hiện đầu tư cho 13 buôn trên địa bàn 13 huyện (mỗi buôn 500 triệu đồng) để

xây dựng mô hình chăn nuôi bò theo hộ hoặc nhóm hộ, nuôi cá, trồng cỏ chăn nuôi,

trồng cây công nghiệp, cây ăn quả giống mới, ngô lai, cải tạo vườn tạp...; đầu tư kết

cấu hạ tầng cho các buôn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn chung,

tình hình kinh tế - xã hội thôn, buôn trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện đã

mang lại những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân dần được nâng cao.

Ngày 16-02-2012, UBND tỉnh ban hành Chương trình 655/CTr-UBND, về phát

triển kinh tế - xã hội buôn đồng bào DTTS tại chỗ của tỉnh đến năm 2015. Trong 02

năm 2013, 2014, ngân sách tỉnh đã bổ sung 30 tỷ đồng (bình quân mỗi huyện 1 tỷ

đồng/năm) cho các huyện, thị xã, thành phố để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội buôn

đồng bào DTTS tại chỗ. Kết quả thực hiện năm 2013, đã xây dựng được 02 nhà sinh

hoạt cộng đồng, 01 trường tiểu học, 18 công trình đường giao thông nông thôn, 02

công trình thủy lợi. Mua và cấp phân bón, giống cây trồng, vật nuôi cho 80 hộ nghèo.

Page 120: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

114

Công tác kết nghĩa với các buôn đồng bào DTTS theo Công văn số 75-CV/TU,

ngày 22-3-2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, về việc phân công các cơ quan, đơn vị

kết nghĩa với các buôn đồng bào DTTS. Đây là chủ trương quan trọng, đúng đắn,

hợp lòng dân của Tỉnh ủy, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc; được

các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, cán bộ, đảng

viên, các lực lượng vũ trang, các ngành, các cấp và đồng bào các dân tộc hết sức

phấn khởi, tin tưởng và tích cực hưởng ứng.

Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, tính đến nay, đã có 176 cơ quan, đơn vị,

doanh nghiệp cấp tỉnh và các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột kết nghĩa với 150 buôn đồng bào DTTS, trong đó có 65 buôn trọng điểm

về an ninh chính trị được phân công các đơn vị kết nghĩa. Các huyện, thị, thành uỷ

đã phân công 1.262 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học do huyện, thị, thành

phố quản lý kết nghĩa với 607 buôn đồng bào DTTS. Hàng năm, các cơ quan đơn vị

đều đã trích một phần kinh phí và vận động cán bộ, công chức, viên chức và người

lao động đóng góp để giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào các buôn kết nghĩa về vật chất lẫn

tinh thần v.v.

- Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk luôn bám sát thực tiễn, chỉ đạo triển khai các chủ

trương, chính sách thành các chương trình, kế hoạch, đề án và kiểm tra, giám sát, đôn

đốc quá trình thực hiện.

Trên cơ sở các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ban

hành; sự chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ, ngành về thực hiện các chính sách dân tộc.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk không chỉ đã kịp thời ban hành nhiều nghị

quyết, quyết định, chỉ thị, chương trình hành động, mà đã xây dựng nhiều kế hoạch

thực hiện công tác dân tộc tại địa phương; Thành lập ban chỉ đạo, cơ quan thường

trực, cơ quan chuyên môn để tuyên truyền hướng dẫn triển khai thực hiện công tác

quản lý, cũng như kiểm tra, giám sát và đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện các

chương trình, chính sách từ tỉnh đến cơ sở (huyện, xã).

Đối với cấp tỉnh, thực hiện Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 4-02-2008 của

Chính phủ "Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương", vẫn giữ nguyên Ban Dân tộc trực thuộc UBND tỉnh. Ban Dân

tộc tỉnh Đắk Lắk đã thể hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực tham mưu cho UBND

tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc ở địa phương.

Page 121: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

115

Đối với cấp huyện, thực hiện Nghị định 14/2008/NĐ-CP, ngày 4-02-2008 của

Chính phủ "Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh", giải thể phòng Dân tộc - Tôn giáo và đồng thời chuyển

chức năng, nhiệm vụ công tác dân tộc về cho phòng Nội vụ và Văn phòng HĐND và

UBND cấp huyện. Bộ phận công tác dân tộc trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND

huyện, được bố trí từ 2-3 cán bộ trong đó có 01 phó chánh văn phòng phụ trách về

công tác dân tộc theo chế độ kiêm nhiệm, cá biệt có nơi bố trí 01 cán bộ; một số

huyện chuyển cán bộ từ phòng Dân tộc - Tôn giáo sang nhưng cũng có huyện bố trí

cán bộ hoàn toàn mới. Đối với cấp huyện, không thống nhất trong việc giao thực hiện

CSDT nên cùng một chính sách nhưng mỗi huyện lại giao cho các phòng ban khác

nhau thực hiện; biên chế ít, số cán bộ mới lại chưa cập nhật CSDT kịp thời nên chưa

thực hiện tốt được chức năng tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương trong

công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện CSDT. Đặc biệt là công tác tổng hợp

thông tin báo cáo hết sức chậm trễ, nhiều huyện không thực hiện chế độ báo cáo kịp

thời, Ban Dân tộc tỉnh rất khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo theo định kỳ.

Ngày 26-02-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2010/NĐ-CP, "Sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 4-02-2008 của

Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh". Đối với các tỉnh có đông đồng bào DTTS, thực hiện phân

cấp quản lý, nâng cao vai trò của cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện. Sau khi rà

soát thực tế các địa phương và đối chiếu các tiêu chí quy định tại Nghị định số

53/2004/NĐ-CP, ngày 18-02-2004 của Chính phủ Về kiện toàn tổ chức bộ máy làm

công tác dân tộc thuộc UBND các cấp, tỉnh Đắk Lắk có 15/15 đơn vị hành chính cấp

huyện đủ điều kiện để thành lập phòng dân tộc.

Đến tháng 12-2010, HĐND và UBND tỉnh Đắk Lắk đã thông qua và phê duyệt

Đề án thành lập 15 phòng dân tộc thuộc UBND cấp huyện, thành phố, thị xã thuộc

tỉnh. Đến nay có 15 phòng đã đi vào hoạt động (Đắk Nông, 8/8 phòng thuộc huyện

đã hoạt động, biên chế bố trí 4-6 người/phòng; Kon Tum, có 9/9 phòng, biên chế

được bố trí từ 5-7 người/phòng; Gia Lai, 16/17 phòng thuộc huyện đã hoạt động,

biên chế bố trí 4-6 người; Lâm Đồng, có 11/12 phòng đã hoạt động, biên chế 4-6

người) [141, tr.9].

Page 122: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

116

Nhìn chung, các cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm chỉ

đạo việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh, cấp

huyện trên địa bàn quản lý bảo đảm đúng quy trình, quy định và kịp thời đưa vào hoạt

động theo quy định của pháp luật; việc bố trí biên chế mỗi phòng từ 4-6 cán bộ, công

chức cơ bản phù hợp với tình hình và công tác dân tộc. Việc kiện toàn tổ chức bộ

máy làm công tác dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện là cần thiết và có ý nghĩa

quan trọng trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương

trình, chính sách kinh tế - xã hội trong vùng nói chung và chương trình, CSDT của

Đảng và Nhà nước nói riêng, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, quản lý và

tổ chức thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tốt hơn.

Ví dụ, việc tổ chức thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015: Trong quá

trình triển khai thực hiện, UBND tỉnh đã bám sát các văn bản hướng dẫn của Trung

ương, như Quyết định số 551/QĐ-TTg, ngày 4-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho

các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó

khăn; Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD, ngày

18-11-2013 của Liên Bộ về việc Hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ

đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên

giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Thông tư số 46/2014/TT-BNN-

PTNT ngày 05-12-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công văn số

1550/KBNN-KSC, ngày 27/6/2014 của Kho bạc Nhà nước; Quyết định 2405/QĐ-

TTg ngày 10-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó

khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135; Quyết định

582/QĐ-UBDT ngày 18-12-2013 của Uỷ ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc

biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư của Chương trình 135...

Về phía tỉnh có các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể. Để phân bổ vốn hỗ trợ

hằng năm cho các xã theo mức độ khó khăn, chỉ đạo thực hiện vốn hỗ trợ phát triển

sản xuất mang lại hiệu quả cao, đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chương

trình 135, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản. Cụ thể như: Quyết định

21/2014/QĐ-UBND, ngày 10-7-2014 về quy định tiêu chí phân bổ vốn Chương trình

135; Công văn số 4237/UBND-VHXH, ngày 20-6-2014 về Quy định, định mức hỗ

trợ cho từng nội dung của dự án và hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản

Page 123: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

117

xuất thuộc Chương trình 135; Công văn số 9350/UBND-VHXH, ngày 25-12-2013 về

thực hiện đầu tư Chương trình 135; Công văn số 3778/UBND-VHXH về điều chỉnh

một số nội dung của Công văn số 4237/UBND-VHXH; Quyết định số 1263/QĐ-

UBND, ngày 25-5-2015 về công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, phòng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là bộ phận hướng dẫn cơ sở xây dựng và thẩm

định dự án, tham mưu UBND huyện phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc

Chương trình 135. Ngoài ra, Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành liên quan ban

hành nhiều văn bản hướng dẫn và chỉ đạo đến UBND các huyện, thị xã triển khai

thực hiện như sau: Công văn số 181a/2014/BDT-KHĐT-TC-XD-KBNN, ngày 16-4-

2015 của Liên sở: Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, Sở Xây dựng;

Kho bạc Nhà nước về hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng Chương trình 135; Công

văn số 401/BDT-KH, ngày 25-8-2014, hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai thực hiện

chuẩn bị đầu tư kế hoạch vốn phát triển cơ sở hạ tầng Chương trình 135 năm 2015, và

Công văn số 102/BDT-KH, ngày 17-3-2015, hướng dẫn triển khai nguồn vốn hỗ trợ

đầu tư cơ sở hạ tầng Chương trình 135 gửi các sở, ban, ngành và UBND các huyện,

thị xã để các địa phương làm căn cứ tổ chức triển khai thực hiện. Từ quý III hằng

năm Ban Dân tộc ban hành công văn hướng dẫn các huyện, thị xã triển khai thực hiện

công tác chuẩn bị đầu tư kế hoạch năm sau.

Về cơ cấu bộ máy quản lý, chỉ đạo điều hành: Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh giao cho

Ban Dân tộc làm cơ quan thường trực, phối hợp với các sở, ngành liên quan và

UBND các huyện tham mưu cho UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Chương trình. Ở cấp huyện, UBND huyện giao phòng Dân tộc là cơ quan thường trực

giúp UBND huyện chỉ đạo, triển khai theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Chương

trình 135 trên địa bàn huyện. Phân cấp quản lý thực hiện: UBND huyện giao cho các

phòng chức năng tham mưu cho UBND giao kế hoạch vốn đầu tư, quyết định đầu tư,

phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật, hồ sơ mời

thầu, kết quả đấu thầu, quyết định chỉ định thầu và phê duyệt quyết toán.

Về phân bổ vốn: Trên cơ sở tổng kinh phí được Trung ương đầu tư, Ban Dân

tộc phối hợp các sở, ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư

cho từng xã theo tiêu chí đã ban hành tại Quyết định 21/2014/QĐ-UBND, ngày 10-7-

2014 của UBND tỉnh, không bình quân chia đều.

Page 124: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

118

Thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai trong xây dựng kế hoạch tổng thể và

kế hoạch hằng năm thực hiện Chương trình 135 được UBND các xã đưa ra dân bàn

bạc. Các công trình hạ tầng được lựa chọn thứ tự ưu tiên cấp thiết. Việc bình chọn tên

hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất được thực hiện công khai, dân chủ từ các

thôn, buôn. Sau khi tổng hợp, UBND xã đề nghị thường trực HĐND xã thông qua,

lập tờ trình đề nghị UBND huyện quyết định phân bổ kế hoạch vốn và triển khai thực

hiện. Sau khi được UBND huyện phê duyệt, UBND các xã thông báo công khai trên

hệ thống đài FM cơ sở và niêm yết tai trụ sở làm việc của UBND xã, nhà sinh hoạt

thôn, buôn.

Ở các xã được thụ hưởng Chương trình đều thành lập Ban Giám sát cộng đồng.

Việc hoạt động có hiệu quả của các Ban Giám sát đã góp phần nâng cao chất lượng

và hiệu quả đầu tư các công. Tuy nhiên còn một số xã ở huyện Lắk và huyện M’Đrắk

chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, giám sát còn mang tính hình thức,

chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Thực hiện nguyên tắc xã có công trình, dân có việc làm tăng thêm thu nhập:

Trên địa bàn toàn tỉnh việc thi công các công trình hạ tầng đều do các nhà thầu đảm

nhiệm, một số công việc nhà thầu hợp đồng với nhiều lao động là người dân tại chỗ,

từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên số lao động này còn ít vì

phần lớn là thủ công, năng suất lao động thấp, lại không chuyên nghiệp nên các nhà

thầu ít sử dụng lao động tại chỗ.

Cơ chế quản lý, khai thác sau khi hoàn thành: Tất cả các công trình thuộc

Chương trình 135 trên địa bàn các xã đến nay đã được bàn giao đưa vào sử dụng, đều

có sự quản lý của huyện, sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng người dân, nên đến nay

các công trình đều phát huy hiệu quả sử dụng.

Cùng với các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước dành riêng cho

vùng Tây Nguyên và các chương trình, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ giao cho các bộ, ngành quản lý theo từng lĩnh vực. Trong hơn 10 năm sau khi

chia tách, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã kịp thời ban hành các

Nghị quyết, Quyết định, triển khai thực hiện nhiều chương trình, chính sách dân tộc

của Đảng và Nhà nước và chính sách đặc thù của tỉnh đối với đồng bào DTTS trên

địa bàn. Trên cơ sở điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đời sống kinh tế - xã hội

của đồng bào DTTS, các chính sách đặc thù của địa phương đã được các ngành, các

Page 125: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

119

cấp từ tỉnh đến cơ sở tham mưu tổ chức triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả

quan trọng và được đồng bào các DTTS đồng tình ủng hộ: như chính sách cán bộ

DTTS, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thôn buôn đồng bào DTTS tại chỗ, chính

sách kết nghĩa, chính sách hỗ trợ học sinh DTTS, chính sách ngôn ngữ dân tộc v.v.

Việc triển khai thực hiện tốt các chính sách đặc thù ở từng địa phương góp phần nâng

cao đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng được giữ vững.

Tuy nhiên, do những khó khăn về nguồn lực tài chính nên công tác triển khai các

chương trình, chính sách của các địa phương còn những hạn chế, chưa kịp thời và

chưa đáp ứng được yêu cầu đối tượng thụ hưởng chính sách.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các

chương trình, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh Đắk Lắk luôn

được các cấp, các ngành quan tâm. Định kỳ 6 tháng và hằng năm, Hội đồng dân tộc

Quốc hội, Thanh tra liên bộ, Thanh tra Uỷ Ban Dân tộc, các Bộ ngành trung ương và

địa phương đều tổ chức các chương trình giám sát, thanh tra, kiểm tra chuyên đề,

kiểm tra việc thực hiện các chính sách trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, kịp thời giúp các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế

chính sách, khắc phục những khiếm khuyết, tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện.

Qua các đợt thanh tra, kiểm tra đã kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị, khắc

phục những sai phạm để thực hiện tốt hơn các chương trình, CSDT. Xử lý, thu hồi

nguồn vốn chi không đúng theo quy định nộp vào ngân sách nhà nước. Trong đó

Chương trình 134, Chương trình 135 giai đoạn II, định canh, định cư, chính sách hỗ trợ

cho học sinh các địa phương... Từ năm 2007 đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk không phải

xử lý sai phạm nào; trong khi đó các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên đã xử lý

nhiều sai phạm và thu hồi hơn 598 triệu đồng (tỉnh Kon Tum thu hồi 190,666 triệu

đồng; Gia Lai 199,624 triệu đồng; Đắk Nông 192,8 triệu đồng; Lâm Đồng 15,73 triệu

đồng) [141, tr.10].

Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương

trình, CSDT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa được thường xuyên; vai trò, trách nhiệm

và năng lực giám sát của một số ban giám sát ở các địa phương, nhất là ở cơ sở còn

yếu, công tác quản lý, giám sát xây dựng của một số chủ đầu tư thiếu sâu sát; việc

quản lý, khai thác sử dụng và bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư xây dựng tại

các địa phương còn hạn chế, yếu kém nên hiệu quả các chương trình, chính sách

mang lại chưa cao, gây lãng phí.

Page 126: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

120

Như vậy, nhìn lại từ năm 2003 đến 2015, với hai giai đoạn lãnh đạo thực hiện

CSDT của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk: 2003-2010 và 2011-2015, qua các nhiệm kỳ Đại

hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2001-2005), XIV (nhiệm kỳ 2006-2010),

XV (nhiệm kỳ 2010-2015), đã thể hiện sự phát triển về nhận thức trong hoạch định

chủ trương cũng như trong chỉ đạo thực hiện CSDT.

Tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tất cả các chính sách do Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ ban hành: Chính sách hỗ trợ phát triến sản xuất; Chính sách giảm nghèo,

đào tạo nghề và giải quyết việc làm; Chính sách nước sạch, bảo vệ môi trường sinh

thái; Chính sách giáo dục đào tạo; Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch,

thông tin tuyên truyền vùng DTTS&Mnông; Chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe;

Chính sách củng cố hệ thống chính trị vùng DTTS&MN (Chính sách cán bộ, Chính

sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; Phổ biến giáo dục pháp luật và

trợ giúp pháp lý tại vùng DTTS&MN.

Bên cạnh kết quả đạt được từ thực hiện chính sách do Chính phủ và các Bộ,

ngành ban hành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng xây dựng, triển khai thực hiện

các chính sách đặc thù theo yêu cầu thực tế của địa phương [xem thêm Phụ lục 8].

Giai đoạn 2003-2010, trong bối cảnh bất ổn về an ninh chính trị, chủ trương

của Tỉnh Đắk Lắk tập trung giữ vững ổn định chính trị, từng bước cải thiện đời

sống người dân các DTTS. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX)

về công tác dân tộc, với phương châm công tác dân tộc là nhiệm vụ của cả HTCT,

tỉnh Đắk Lắk đã ban hành một số chính sách cấp bách về công tác cán bộ DTTS,

công tác vận động quần chúng, bảo vệ biên giới, công tác kết nghĩa với 65 buôn

có điểm nóng về an ninh chính trị, công tác phát triển kinh tế - xã hội thôn buôn

DTTS tại chỗ…

Giai đoạn 2011-2015, với tình hình kinh tế - xã hội tương đối ổn định, tỉnh

Đắk Lắk tiếp tục thực hiện những chính sách của giai đoạn trước, đồng thời tập

trung nguồn lực giải quyết dứt điểm các vấn đề bức xúc trong giai đoạn mới (như

đất sản xuất, cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, xóa đói

giảm nghèo bền vững…). Bên cạnh đó, giai đoạn này, tỉnh có những chủ trương

thiết thực để củng cố quyền bình đẳng của người DTTS tại chỗ về kinh tế, văn hóa

và chính trị với các nhóm dân tộc còn lại bằng việc ban hành và thực thi chính sách

về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; thực hiện tốt

Page 127: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

121

chính sách giáo dục dân tộc, trong đó chú trọng chính sách ngôn ngữ dân tộc, hỗ trợ

thêm tiền ăn, học phí từ ngân sách địa phương cho học sinh nghèo, học sinh người

DTTS; chính sách cán bộ DTTS nhằm tăng tỷ lệ cán bộ người DTTS trong bộ máy

công quyền, tạo điều kiện cho họ tham gia trực tiếp vào việc hoạch định chủ trương,

chính sách và quản lý xã hội.

Trong giai đoạn 2011-2015, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã bước đầu có những chủ

trương, chính sách đối với từng tộc người (người Hmông, người Hoa trên địa bàn)

nhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm

quốc phòng - an ninh.

4.1.1.2. Về hạn chế, khiếm khuyết

Nhìn lại quá trình lãnh đạo thực hiện CSDT của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk giai

đoạn 2003-2015, hệ thống chính sách trong vùng đồng bào DTTS đã có nhiều ưu

điểm so với giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Trước

hết cần phải chỉ ra rằng: Nhiều chính sách còn mang tính nhiệm kỳ, thời gian thực

hiện ngắn, thiếu tính chiến lược lâu dài. Trình tự thủ tục xây dựng và phê duyệt một

số đề án chương trình, chính sách mất nhiều thời gian nên khi chính sách được ban

hành thì thời gian thực hiện còn lại rất ngắn, không đảm bảo cho việc triển khai thực

hiện. Một số chính sách còn chồng chéo về đối tượng, địa bàn thụ hưởng. Hầu hết các

chính sách đều mang tính hỗ trợ, chính sách đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu cơ

bản, do vậy hiệu quả của chính sách chưa thật sự bền vững.

Nhiều chính sách khi hết hiệu lực nhưng các mục tiêu không đạt do nguồn vốn

Trung ương cấp không đủ, không bảo đảm cho việc thực hiện như: chính sách theo

Quyết định 33, 1592… các chính sách đã phải kéo dài thời gian thực hiện dẫn đến

định mức không còn phù hợp với thực tế.

Việc xây dựng một số chính sách chưa thật sự dựa trên cơ sở khoa học, thiếu

điều tra thực tế, không phù hợp với địa bàn vùng dân tộc và miền núi. Có chính sách

định mức hỗ trợ thấp không thực hiện được hoặc kém hiệu quả nhưng chậm được sửa

đổi bổ sung như: chính sách theo Quyết định 102, 1592, 33…

Việc tổ chức thực hiện các chính sách còn nhiều yếu kém, có chính sách chậm

ban hành văn bản hướng dẫn; việc phân công chủ trì, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một

số chính sách chưa hợp lý; công tác phối hợp giữa các bộ ngành về lĩnh vực liên quan

chưa chặt chẽ. Việc lồng ghép các chương trình, chính sách trên địa bàn vùng dân tộc

Page 128: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

122

còn bất cập. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách ở một số địa phương còn

lúng túng. Việc lập kế hoạch, rà soát đối tượng thụ hưởng chưa sát với thực tế dẫn

đến việc rà soát lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến thời gian thực hiện và hiệu quả

chính sách không cao. Công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo và hướng dẫn của các Bộ,

ngành Trung ương chưa được thường xuyên.

Hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế: Nhiều buôn làng có

chi bộ, tổ đảng nhưng chất lượng sinh hoạt thấp, nặng về hình thức, vai trò nồng cốt

của đảng viên chưa cao. Trình độ, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, đảng

viên còn hạn chế và chưa đồng đều. Cán bộ chuyên trách cấp xã chưa qua các chương

trình đào tạo còn nhiều (khoảng 62%). Công tác quy hoạch, tạo nguồn, sử dụng đội

ngũ cán bộ người DTTS nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và xây

dựng đội ngũ kế cận lâu dài.

Công tác quy hoạch, tạo nguồn, bố trí và sử dụng cán bộ cơ sở của tỉnh Đắk

Lắk hơn 10 năm qua đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ và công chức

xã, từng bước dần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức xã, phát huy được năng lực,

sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, tạo

nguồn và bố trí sử dụng cán bộ cơ sở vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn

xã hội của địa phương; đặc biệt vấn đề tạo nguồn cán bộ, công chức là người DTTS

vẫn còn nhiều khó khăn.

0

2

4

6

8

10

12

14

2000 2005 2010 2015

%

Biểu số 4.1: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk [3; 5; 6]

Page 129: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

123

Việc kiện toàn bộ máy thực hiện công tác dân tộc của một số địa phương vẫn

còn chậm; cán bộ, công chức được bố trí làm công tác dân tộc còn hạn chế về

chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và tâm lý trong công tác. Việc Nghị định

14/2008/NĐ-CP ra đời đã làm cho bộ máy làm công tác dân tộc cấp huyện bị xáo

trộn, ảnh hưởng nhiều đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác dân tộc trên

địa bàn.

4.1.2. Nhận xét về kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên các lĩnh vực

cụ thể

4.1.2.1. Thành quả đạt được trên các lĩnh vực chủ yếu

Trong hơn 10 năm, kể từ khi có Nghị quyết chuyên đề của Đảng về công tác

dân tộc (từ năm 2003 đến năm 2015), với nhiều chủ trương, chính sách, chương trình,

dự án của Đảng và Nhà nước đầu tư cho đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk, nhất là vùng

sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội từ đó đời

sống kinh tế - xã hội ở vùng DTTS đã được thay đổi rõ rệt. Đoàn kết giữa các dân tộc

tiếp tục được củng cố, nền kinh tế nhiều thành phần bắt đầu được hình thành và phát

triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Công tác xoá đói

giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn.

Công tác tổ chức thực hiện CSDT của cơ sở, ban, ngành các địa phương đã có

nhiều chuyển biến tích cực và có hiệu quả, nhiều địa phương đã năng động sáng tạo

trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, tạo nên sự thay

đổi rõ rệt về cơ sở hạ tầng, phát triển văn hoá - xã hội vùng DTTS.

Việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã làm

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân ở vùng đồng bào DTTS được

cải thiện rõ rệt. Đến năm 2015, có 100% số xã của tỉnh Đắk Lắk có đường ô tô đến

trung tâm xã, đa số xã đã có điện lưới quốc gia, 90% xã và 70% số hộ được dùng điện

sinh hoạt, hơn 95% số xã có điện thoại 100% số xã có trạm y tế. Thể hiện trên các

lĩnh vực như sau:

Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: CSDT đã góp phần quan trọng trong việc từng

bước tháo gỡ những khó khăn, thách thức, ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa

lạm phát và đã đạt được những kết quả tích cực; thực hiện khá toàn diện các mục tiêu,

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều phong trào thi đua yêu nước đã

được phát động và được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Cơ cấu

Page 130: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

124

kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực; năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội tiếp tục được nâng cao. Những nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, học

hành, phương tiện sinh hoạt được cải thiện rõ rệt, dịch vụ phát triển, hàng hóa dồi

dào, phong phú. Đời sống tinh thần, trình độ dân trí được nâng lên đáng kể. Giáo dục,

đào tạo đạt được nhiều kết quả quan trọng; chất lượng giáo dục được nâng lên. Công

tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho Nhân dân đạt một số kết qủa

tích cực; hệ thống y tế được củng cố.

Trên lĩnh vực văn hóa: Giá trị văn hóa các dân tộc được tỉnh Đắk Lắk tiếp

tục quan tâm bảo tồn và phát triển như: các lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa

các dân tộc..., phát huy văn hoá truyền thống, kế thừa có chọn lọc những giá trị tiêu

biểu, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu, hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn

hoá, buôn, làng văn hóa. Các đài phát thanh, truyền hình địa phương đã phát ổn

định với thời lượng khá lớn nhiều thứ tiếng DTTS (Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng,

Cơ-ho, Mnông); Tỉnh thực hiện chủ trương cấp không thu tiền các loại ấn phẩm báo,

tạp chí, tặng máy thu hình, thu thanh cho các buôn làng. Nhà nước đã đầu tư hàng

chục tỷ đồng nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian; phục hồi di sản văn hoá cồng

chiêng, tổ chức biên soạn luật tục của các dân tộc; khuyến khích bảo tồn các buôn

làng cổ truyền, phát triển nghề thủ công và khôi phục các lễ hội văn hoá.

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Công tác vận động quần chúng và nhiều

phong trào thi đua đã thu hút đông đảo cán bộ, chiến sỹ và các tầng lớp Nhân dân tham

gia. Qua đó, tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của HTCT trong nhiệm vụ xây dựng,

củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân; góp phần tích cực trong

việc đấu tranh xoá bỏ tổ chức FULRO và hoạt động thành lập "Vương quốc Mông";

phòng, chống bạo loạn; giải quyết những mâu thuẫn, bức xúc trong dân, bảo đảm an

ninh chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế, chăm lo đời sống Nhân dân; củng cố,

xây dựng HTCT cơ sở; tăng cường bảo vệ an ninh biên giới, chống xâm nhập, móc nối

của địch, làm thất bại hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; kiềm chế sự gia

tăng của các loại tội phạm, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh

nông thôn, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Từ năm 2004 đến 2015, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tập trung chỉ đạo các lực

lượng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nắm bắt tình hình an ninh vùng

đồng bào DTTS. Trật tự an ninh tiếp tục được giữ vững, khối đại đoàn kết được củng

Page 131: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

125

cố và nâng cao, hoạt động của các đối tượng, các tai nạn, tệ nạn xã hội ngày càng

được đẩy lùi tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội. Thực hiện tốt công tác đấu tranh, phát hiện và xử lý các trường hợp gây

mất trật tự an ninh, chính trị trên địa bàn.

Công tác quốc phòng: Tỉnh đã tổ chức đào tạo được 52 cán bộ chỉ huy

trưởng xã, phường, thị trấn là người DTTS; xây dựng, củng cố nâng chất lượng

sinh hoạt 45 chi bộ thôn (buôn), bồi dưỡng, giới thiệu 52 nòng cốt vào ban tự quản

thôn (buôn), tích cực cùng địa phương tham gia củng cố, nâng cao chất lượng hoạt

động của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở các buôn đồng bào DTTS. Tổ

chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho 743 các già làng, trưởng buôn, người có

uy tín trong đồng bào DTTS; biểu dương, khen thưởng những già làng, trưởng

buôn, người có uy tín có thành tích tiêu biểu trong lao động sản xuất và vận động

đồng bào dân tộc, tôn giáo thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, tham gia phòng

chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương. Năm 2009 đã lựa chọn 66

già làng, trưởng buôn tiêu biểu dự gặp mặt do Bộ Quốc phòng và Quân khu V tổ

chức. Từ năm 2004 đến năm 2015, có 99 quân nhân là người DTTS được tuyển

sinh vào các trường cao đẳng, đại học trong quân đội, tạo nguồn cán bộ phục vụ

trong quân đội lâu dài; kết nạp đảng cho 270 quân nhân là người DTTS trong thời

gian tại ngũ tạo nguồn cho cơ sở. Lực lượng vũ trang đã tổ chức hơn 2.200 lượt

cán bộ, chiến sĩ về các buôn kết nghĩa trong thời gian cao điểm và các ngày lễ tết,

thăm, tặng quà 504 già làng, trưởng buôn, trị giá hơn 166 triệu đồng, tặng 4.720

suất quà đến các gia đình chính sách, gia đình nghèo DTTS với tổng trị giá hơn

1,540 tỷ đồng; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí trên 3.950 lượt người, kinh phí 141

triệu đồng [182, tr.10].

Công tác an ninh biên giới: Lực lượng vũ trang của tỉnh thực hiện tốt công tác

tuần tra, kiểm soát, mật phục, ngăn chặn trên biên giới không để xảy ra các hoạt động

vi phạm chủ quyền an ninh biên giới, xâm nhập, vượt biên trái phép xảy ra. Công tác

phân giới cắm mốc được triển khai theo đúng kế hoạch đã đề ra. Tình hình đồng bào

DTTS vùng biên giới cơ bản ổn định, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ,

chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tiến hành công tác tuyên truyền

Page 132: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

126

vận động đồng bào DTTS, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc trong tình hình mới.

Trên lĩnh vực xây dựng HTCT, các cấp ủy Đảng đã coi trọng gắn công tác

dân tộc với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Việc đổi mới, xây dựng chỉnh đốn

Đảng thu được kết quả quan trọng. Số tổ chức cơ sở đảng đạt “Trong sạch vững

mạnh” tăng, số cơ sở yếu kém giảm. Tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan

làm công tác Dân tộc từ tỉnh xuống cơ sở từng bước được củng cố, kiện toàn; hiệu

lực, hiệu quả quản lý, có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động của MTTQ và các

đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng hiệu quả, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

được tăng cường.

Tóm lại, từ việc thực hiện CSDT đã có tác động lớn đến đời sống xã hội của

tỉnh Đắk Lắk. Nhờ thực hiện chính sách đổi mới và CSDT đúng đắn của Đảng và

Nhà nước ta trong những năm qua vùng DTTS tỉnh Đắk Lắk đã có sự thay đổi sâu

sắc trong đời sống xã hội. Trước hết, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong tỉnh đã

được thực hiện đầy đủ trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Đoàn kết giữa các dân

tộc tiếp tục được củng cố. Hai là, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích

cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; ngành công nghiệp - xây dựng và

dịch vụ ngày càng tăng. Năm 2015, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh

Đắk Lắk chiếm 47,1%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16,2%; dịch vụ đã tăng lên

36,7%; tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm giai đoạn 2003-2015 của tỉnh đạt khá;

thu nhập bình quân đầu người từ 23-25 triệu đồng/người/năm. Ba là, kết cấu hạ tầng

vùng DTTS được cải thiện rõ rệt, góp phần đắc lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển

kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc nói chung và đồng

bào DTTS của tỉnh nói riêng. Bốn là, công tác XĐGN đạt được kết quả khá; hàng

năm tỉ lệ đói nghèo giảm từ 3-4%; đời sống của đồng bào được cải thiện đáng kể.

Năm là, mặt bằng dân trí được nâng cao. Vùng DTTS đã hoàn thành phổ cập giáo

dục tiểu học và xoá mù chữ. Hệ thống trường PTDTNT được hình thành và phát triển

từ tỉnh đến huyện có đồng bào DTTS sinh sống, tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ

DTTS trên địa bàn. Sáu là, đời sống văn hoá của đồng bào DTTS được nâng lên một

bước, văn hoá truyền thống của các DTTS được tôn trọng, bảo tồn và phát huy. Hệ

thống phát thanh truyền hình ở vùng DTTS không ngừng phát triển. Bảy là, các loại

dịch bệnh cơ bản được ngăn chặn. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu,

Page 133: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

127

vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được quan tâm. Tám là, HTCT được tăng

cường và củng cố, nhất là ở cấp cơ sở. Công tác phát triển Đảng trong vùng đồng bào

dân tộc được chú trọng. Chín là, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở

vùng DTTS cơ bản ổn định; Quốc phòng - an ninh được giữ vững.

8,20% 8,20%

12,10%

0,00%

2,00%

4,00%

6,00%

8,00%

10,00%

12,00%

14,00%

2001-2005 2006-2010 2011-2015

Biểu số 4.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk [3; 5; 6]

4.1.2.2. Những hạn chế, yếu kém

Quá trình thực hiện CSDT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2003-2015, mặc

dù đạt được những tiến bộ so với giai đoạn trước, song sản xuất và đời sống vùng

đồng bào DTTS và DTTS tại chỗ vẫn còn nhiều khó khăn.

Việc triển khai các chương trình, dự án trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn

những thiếu sót chậm được khắc phục. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm,

chất lượng thụ hưởng các dịch vụ văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục… trong vùng đồng

bào DTTS còn nhiều hạn chế.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất vùng nông thôn miền núi vẫn còn

nhiều yếu kém, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống

của người dân. Hạ tầng xã hội chưa đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh, vui

chơi giải trí của Nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Việc tiếp

cận các dịch vụ y tế, giáo dục cũng như cơ hội việc làm cho lao động nông thôn còn

thấp, nhất là đồng bào DTTS.

Page 134: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

128

Công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trong vùng đồng bào

DTTS vẫn còn nhiều bất cập: Về giáo dục, mạng lưới trường, lớp học mầm non

chưa đáp ứng yêu cầu, toàn vùng còn nhiều xã chưa có trường mầm non độc lập,

còn tình trạng học ghép, học nhờ, thiếu khu vệ sinh, nguồn nước sạch; tỷ lệ trường

đạt chuẩn quốc gia còn thấp (mục tiêu về tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc

gia đến năm 2015 của tỉnh: nhà trẻ, trường mầm non đạt 24%; trường tiểu học đạt

53%; trường THCS đạt 25%; trường trung học phổ thông đạt 20%). Năng lực và

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên

còn hạn chế so với yêu cầu; tỷ lệ học sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú

và phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh còn thấp; quy mô các trường phổ thông dân

tộc nội trú tỉnh, huyện còn nhỏ. Tỉ lệ học sinh DTTS học THPT còn hạn chế, chưa

đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn cán bộ người DTTS tại chỗ. Chưa gắn đào tạo nghề

với tạo việc làm để thu hút người DTTS tham gia học nghề. Giáo viên dạy tiếng dân

tộc chưa được đào tạo một cách chính quy, chưa được bồi dưỡng thường xuyên;

giáo viên người DTTS tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là giáo viên mầm

non và tiểu học.

Về y tế, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại một

số xã còn thiếu, năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ y

tế chưa đáp ứng yêu cầu; chưa chú trọng công tác tuyên truyền, vận động bà con

đồng bào DTTS chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhiều cô

đỡ thôn buôn được đào tạo nhưng chưa phát huy được hiệu quả do thiếu chế độ phụ

cấp; tình trạng sinh đẻ tại nhà, không đưa trẻ đi tiêm chủng vẫn còn phổ biến ở

nhiều nơi.

Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ: kết quả tuyển sinh dạy

nghề cho lao động nông thôn chất lượng còn hạn chế, ít phát huy tác dụng, chưa gắn

với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy

hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thị trường. Tình trạng

một số cơ sở dạy nghề còn chạy theo số lượng, chất lượng thấp, chưa phù hợp với

nhu cầu của người học và người sử dụng lao động; mạng lưới cơ sở dạy nghề còn bất

cập, cơ sở vật chất, thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu; đội ngũ quản lý nhà nước về dạy

nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn…

Page 135: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

129

Công tác XĐGN tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song tỉ lệ hộ nghèo

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến cuối năm 2015 là 10,02%, trong đó, hộ nghèo đồng

bào DTTS chiếm 62,88%. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm DTTS với người

kinh còn chênh lệch khá cao. Đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết.

0

10

20

30

40

50

60

70

2003 2005 2010 2015

DTTS tại chỗ

Nghèo chung

Biểu số 4.3: Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại chỗ

so với tỷ lệ hộ nghèo chung tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Tổng hợp từ [116; 148; 160; 188]

Tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở vẫn chưa được giải quyết: đến năm

2015, tỉnh Đắk Lắk còn 9.142 hộ DTTS thiếu đất sản xuất với nhu cầu diện tích 6.072

ha (cả Tây Nguyên là 31.069 hộ đồng bào DTTS thiếu 17.516 ha đất sản xuất). Đây

cũng là một trong những khó khăn gây nên tình trạng tranh chấp đất đai, phá rừng

làm nương rẫy. Nguyên nhân của tình trạng thiếu đất là do khi lập đề án các địa

phương rà soát chưa kỹ, kê khai thiếu sót, một số do tách hộ…; riêng về chính sách

tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 giai đoạn 2 đối với tỉnh Đắk

Lắk là 20.637 hộ.

Page 136: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

130

15.450

28.523

16.516

5.5317.737

15.535

4.979

15.896

20.637

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

2004 2010 2015

Đất ở

Đất sản xuất

Nhà ở

Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất và nhà ở tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Tổng hợp từ [116; 148; 160; 188]

Công tác đền bù, tái định cư tại một số công trình thủy điện trên địa bàn còn

nhiều thiếu sót, tồn tại chưa được chủ đầu tư quan tâm giải quyết. Quỹ đất của các địa

phương hạn chế; tại một số dự án, người dân tái định cư được đền bù với diện tích

hẹp hơn và chất lượng đất xấu hơn so với nơi sản xuất cũ; tại một số dự án do khó

khăn trong việc tìm quỹ đất sản xuất nên chủ đầu tư đã đền bù chủ yếu bằng tiền mặt,

sau khi tiêu xài hết tiền người dân lại tiếp tục phá rừng làm nương rẫy. Mặc khác,

công tác quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư tại các dự án thủy điện trên

địa bàn thường chậm và thiếu đồng bộ, gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của

người dân, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan cần giải quyết.

Việc ổn định dân DCTD tuy đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh chỉ

đạo quyết liệt trong những năm qua. Song, đến năm 2015 vẫn còn nhiều bất cập chưa

được giải quyết: tình trạng di dân ngoài kế hoạch đã gây không ít khó khăn cho việc

triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk

Lắk. Dân DCTD đã làm gia tăng tình trạng phá rừng làm rẫy, sang nhượng đất đai

trái phép, gây sức ép và khó khăn cho các địa phương trong việc quản lý nhân hộ

khẩu, giải quyết nhu cầu giáo dục, y tế… Đắk Lắk hiện nay còn khoảng 3.845

hộ/19.682 khẩu chưa đưa vào dự án sắp xếp ổn định, do nguồn vốn hỗ trợ của Trung

ương không đáp ứng được nhu cầu của dự án, bên cạnh đó, tình trạng dân DCTD từ

Page 137: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

131

các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn tiếp tục diễn ra, gây khó khăn cho các địa phương

trong công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc phòng - an ninh cơ bản giữ vững, ổn định. Tuy nhiên, các thế lực thù địch

vẫn chưa từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, biểu tình. Một số thôn, buôn

ở tỉnh Đắk Lắk còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây mất ổn định. Ở một số nơi vùng

DTTS, tình hình tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật. Có nơi đồng

bào bị kẻ xấu lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; xâm nhập, vượt biên

trái pháp luật...

4.1.3. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế, khiếm khuyết

4.1.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm

Đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình lãnh đạo thực hiện

CSDTcủa Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2003 đến 2015 xuất phát từ nhiều

nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ yếu là:

Về khách quan, các quyết sách lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Trung ương

Đảng và sự điều hành kiên quyết, linh hoạt của Chính phủ đã đưa đất nước nói chung,

vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk nói riêng từng bước vượt qua khó khăn, phục hồi

tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn

xã hội và bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ.

Chủ trương, chính sách của Đảng về công tác dân tộc nói chung và CSDT nói

riêng ngày càng đúng đắn, các chính sách ngày càng cụ thể và thiết thực đối với từng

khu vực, từng nhóm tộc người, thậm chí đến từng tộc người cụ thể.

Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk luôn nhận được sự quan

tâm, hỗ trợ của Trung ương trên nhiều lĩnh vực, nguồn lực đầu tư ngày càng lớn;

cùng với tình hình an ninh chính trị tiếp tục ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá

trình phát triển nói chung và thực hiện CSDT nói riêng tại địa phương.

Về chủ quan, đối với một tỉnh miền núi, biên giới, có tới 47 tộc người từ nhiều

tỉnh thành của cả nước cùng chung sống như Đắk Lắk, thực hiện CSDT có vị trí hết

sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong hơn 40 năm kể từ sau ngày

giải phóng, hơn 30 năm kể từ khi có đường lối đổi mới, và nhất là hơn 10 năm sau

khi chia tách tỉnh (2003-2015), Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội

của tỉnh đã hết sức coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSDT, đã đạt được những

thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo

Page 138: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

132

đảm quốc phòng, an ninh cũng như thực hiện mục tiêu đoàn kết, bình đẳng, cùng phát

triển giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh và cả nước.

Đắk Lắk là một tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo, luôn luôn bị các thế lực thù địch

triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, khai thác những sơ hở, thiếu sót trong

quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, thực hiện CSDT, chính sách tôn giáo, trong thực

hiện các quyền tự do, dân chủ của HTCT để chống phá, xuyên tạc, chống phá sự

nghiệp cách mạng. Do đó, mọi chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của Đảng bộ và

chính quyền, nhất là trong tổ chức thực hiện ở các cấp đã biết xuất phát từ lợi ích của

Nhân dân, thực sự coi trọng quyền bình đẳng, quyền tự do, dân chủ chính đáng của

Nhân dân, chống thái độ phân biệt, định kiến dân tộc. Đảng bộ và chính quyền tỉnh

Đắk Lắk luôn khai thác, phát huy những mặt tích cực, những điểm tương đồng để tập

hợp đoàn kết đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, kiên quyết chống lại âm mưu, thủ

đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk vốn có truyền thống đoàn kết một lòng theo

Đảng, theo cách mạng. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các dân tộc đã

phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng tiến công, đoàn kết, tương

thân, tương ái vượt qua những khó khăn thử thách, XĐGN, xây dựng cuộc sống mới.

Bước sang thời kỳ cách mạng mới, nhất là giai đoạn đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp

CNH, HĐH đất nước, phát huy truyền thống cách mạng của Nhân dân các dân tộc,

trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh luôn kiên định quan điểm "cách mạng là sự

nghiệp của quần chúng", coi trọng kết hợp mục tiêu chính trị với chăm lo lợi ích cụ

thể của đồng bào DTTS, kết hợp giáo dục nâng cao nhận thức giác ngộ chủ trương,

chính sách với hướng dẫn, tổ chức Nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách. Đảng

bộ tỉnh đã quan tâm đầy đủ mọi mặt, giải quyết thiết thực yêu cầu sản xuất và đời

sống, động viên sức dân và bồi dưỡng sức dân. Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã tập

trung lãnh đạo 4 trụ cột chính là phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị

văn hóa, xây dựng và củng cố HTCT và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng DTTS.

Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh đã nắm vững và thực hiện đúng CSDT

của Đảng, từ chủ trương đến phương thức, hình thức vận động phù hợp với lòng dân.

Đồng thời kiên quyết chống lại tư tưởng bảo thủ, cục bộ địa phương, tự ti dân tộc,

phấn đấu cho sự bình đẳng và tiến bộ của từng tộc người, nhóm tộc người.

Page 139: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

133

Đạt được thắng lợi trên đây cũng là nhờ đội ngũ cán bộ, đảng viên đã đồng cam

cộng khổ với Nhân dân các tộc người thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc

biệt khó khăn, biên giới để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của dân, triển khai thực hiện

CSDT của Đảng và Nhà nước đến người dân, đến đúng đối tượng thụ hưởng các

chính sách, đồng thời cũng là người bổ sung, hoàn thiện chính sách.

4.1.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, khiếm khuyết

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình

lãnh đạo thực hiện CSDT của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk.

Về nguyên nhân khách quan: Xuất phát điểm của vùng DTTS, nhất là chất

lượng giáo dục và nguồn nhân lực thấp, biến đổi khí hậu gia tăng, khả năng thích ứng

của đồng bào với xu thế phát triển, hội nhập của đất nước còn chậm; các thế lực thù

địch vẫn còn tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là những khó khăn về kinh tế của đất

nước, an ninh chính trị vùng biên giới. Vùng DTTS của tỉnh Đắk Lắk phát triển

chậm, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng xu thế phát triển; một số nơi vẫn còn tiềm ẩn nguy

cơ bất ổn về an ninh chính trị.

Về nguyên nhân chủ quan:

Năng lực xây dựng và ban hành chính sách của các cấp, các ngành còn yếu,

định mức kinh phí để xây dựng chính sách thấp, việc điều tra, khảo sát một số

chính sách của sở, ngành địa phương chưa bảo đảm, dẫn đến chất lượng chính

sách ban hành chưa cao.

Các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào

DTTS, vùng đặc biệt khó khăn hầu hết đều mang tính hỗ trợ, chưa có chính sách

đầu tư trọng điểm, nên hiệu quả chưa cao, chưa bền vững.

Nhiều chính sách mục tiêu kỳ vọng cao, song nguồn vốn không đáp ứng nên

kéo dài thời gian thực hiện, hiệu quả thấp, gây lãng phí.

Đội ngũ cán bộ cơ sở vùng dân tộc và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm

công tác dân tộc nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong xây dựng và phân bổ nguồn lực,

kiểm tra đánh giá của một số chính sách chưa chặt chẽ.

Tính ưu tiên cho địa bàn vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn chưa được thể

hiện rõ trong từng chương trình, chính sách.

Page 140: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

134

Văn bản hướng dẫn của một số cấp, ngành về địa bàn thực hiện chính sách có

điểm chưa thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Có nhiều đầu mối ban hành chính sách, vai trò và trách nhiệm cơ quan thẩm

định về mặt nội dung chưa rõ ràng. Chưa có cơ chế để bảo đảm chủ động nguồn lực

thực hiện chính sách. Tính chủ động của cấp ủy, chính quyền một số địa phương

trong xây dựng và tổ chức thực hiện CSDT trên địa bàn chưa được đề cao.

Một số chính sách riêng của tỉnh thực hiện trong vùng DTTS tại chỗ có ý nghĩa,

nhưng nguồn lực đầu tư thấp, bị gián đoạn, hiệu quả thấp (chính sách phát triển kinh

tế - xã hội thôn buôn đồng bào DTTS tại chỗ, chính sách cử tuyển dự bị đại học v.v.).

Một nguyên nhân nữa phải đề cập đến đối tượng thụ hưởng các chính sách là

đồng bào DTTS. Trên thực tế, một bộ phận đồng bào DTTS chưa thực sự được tham

gia sâu trong quá trình tham vấn, xây dựng, giám sát chương trình, chính sách. Tại

nhiều địa phương, người dân không hề biết tới chính sách, "cho bao nhiêu thì hưởng

bấy nhiêu thôi".

Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá chính sách của các cấp ủy Đảng và

chính quyền nhiều nơi chưa được chú trọng đúng mức, chưa thật sự giải quyết kịp

thời, dứt điểm những vấn đề nổi cộm, những bức xúc trong xã hội, trong dư luận, đặc

biệt là vấn đề chênh lệch mức sống, vấn đề nhu cầu đất sản xuất, nhu cầu phát triển

văn hóa v.v.

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Từ thành công và hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo thực hiện

CSDT của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

4.2.1. Luôn coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức

cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của công tác dân tộc

và thực hiện chính sách dân tộc

Đắk Lắk là tỉnh đa dạng về thành phần dân cư, dân tộc và tôn giáo. Giữa các

nhóm dân tộc có những lợi ích khác nhau. Bảo đảm lợi ích riêng của từng nhóm dân

tộc là rất khó khăn trong khi phải bảo đảm sự phát triển chung giữa các dân tộc và

toàn xã hội. Giải quyết vấn đề dân tộc là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa lâu dài,

phức tạp, cần phải nhận thức đúng, không chủ quan, nóng vội, phải mềm dẻo, đặc

biệt coi trọng giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc

phòng - an ninh ở vùng DTTS, vùng căn cứ, biên giới, đồng thời kiên quyết sử dụng

Page 141: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

135

sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân để nghiêm trị những hoạt động lợi

dụng vấn đề dân tộc.

Trước hết, các cấp, các ngành trong tỉnh nhận thức đầy đủ tính đặc thù của từng

địa phương, từ đó cần tạo sự nhận thức đúng đắn trong Đảng, chính quyền về tầm

quan trọng của vấn đề dân tộc và CSDT trong hoạch định chủ trương cũng như tổ

chức chỉ đạo thực hiện. Đồng thời không được chủ quan trong xử lý các tình huống

cụ thể do thực tiễn đặt ra; phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân gắn

với giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, bảo đảm xử lý tình hình đúng theo chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tổ chức đảng và chính quyền các cấp phải cụ thể hóa chủ

trương thành những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, đồng bộ và thống nhất.

Trong quá trình tổ chức thực hiện cần có sự phân công, phân cấp, làm rõ trách nhiệm

của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Nơi nào mà cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhận thức đúng vị trí, tầm

quan trọng về công tác dân tộc và thực hiện CSDT, xác định là một trong những

nhiệm vụ trọng tâm của địa phương và có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, phân công

trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, từng ngành; có chương trình kế hoạch cụ thể, biết

sử dụng nguồn lực hỗ trợ của cấp trên cộng với sự tự thân vận động và huy động sức

dân thể hiện rõ tinh thần tự lực, tự cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động,

thuyết phục đồng bào thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước, khắc phục được tư

tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước của một bộ phận đồng bào dân tộc; đội ngũ cán

bộ làm công tác dân tộc có tâm huyết, có trình độ năng lực, am hiểu thực tiễn thì ở đó

công tác dân tộc và thực hiện CSDT ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả, đời

sống của Nhân dân sớm được ổn định và phát triển.

Là một địa bàn có tầm chiến lược về kinh tế, quốc phòng, an ninh của khu vực

Tây Nguyên, các thế lực thù địch luôn luôn tìm cách xuyên tạc CSDT của Đảng, do

vậy, để nâng cao nhận thức về CSDT đối với đồng bào các DTTS, các cấp ủy Đảng

luôn coi trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc hiểu đúng CSDT

và nhận rõ âm mưu, sự xuyên tạc, chia rẽ đoàn kết dân tộc của các thế lực phản động.

Công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn có vai trò quan trọng đối với đồng

bào DTTS, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Giúp đồng bào hiểu biết, từ đó thực hiện

Page 142: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

136

tốt các chính sách, các quy định và áp dụng các kiến thức tiên tiến cho gia đình. Phát

huy cao độ dân chủ, tham gia chủ động của người dân trong tất cả chính sách của

Đảng và Nhà nước, sáng tạo, tích cực sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, thực hành

tiết kiệm, thực hiện thật hiệu quả các nguồn vốn được nhà nước hỗ trợ, quyết tâm cao

độ nội lực để xây dựng cuộc sống cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Phải coi người dân là chủ thể của phát triển. Quan điểm này đòi hỏi coi người

dân, chủ thể văn hoá, như là điểm xuất phát cho việc hoạch định các chương trình

phát triển xã hội, cũng như cho việc đề xuất các chủ trương, chính sách, coi người

dân là đối tượng hưởng lợi từ các chính sách, các chương trình phát triển. Chỉ khi

người dân được tôn trọng và được hưởng lợi thì mới tạo ra động lực phát triển và phát

triển bền vững. Người dân cũng cần được coi là đối tượng tham gia vào quá trình xây

dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá các chính sách và đề xuất các

nhu cầu cũng như các giải pháp phát triển. Đề xuất các chính sách phát triển xã hội

nói chung và các kiến nghị, giải pháp phát triển xã hội nói riêng đều cần trên cơ sở

thảo luận và tham vấn ý kiến của cộng đồng người dân, khắc phục cách nhìn từ trên

xuống, từ ngoài vào, tránh cách làm áp đặt, duy ý chí.

Mặc dù đang có những mâu thuẫn trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng trong

những năm qua, thực hiện CSDT, Nhà nước đã chú ý đầu tư lớn cho Đắk Lắk - Tây

Nguyên, đời sống mọi mặt của các DTTS được cải thiện. Tuy vậy, do sự tuyên truyền

xuyên tạc của các thế lực phản động, một bộ phận người dân vẫn chưa hiểu đúng và

hiểu hết CSDT và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, niềm tin và lòng tin của người

dân với chế độ, với Nhà nước bị suy giảm. Đó là nguy cơ cho an ninh chính trị và là

mầm mống dẫn đến biểu tình bạo loạn. Ở đây có vấn đề HTCT chưa làm tốt công tác

tuyên truyền, vận động quần chúng. Vì thế, để góp phần thực hiện tốt CSDT, trong

những năm tới, bằng những hình thức và cách thức phù hợp và hiệu quả, các cơ quan

Đảng và Nhà nước, trước hết là hai ngành tuyên giáo và văn hoá cần đẩy mạnh công

tác tuyên truyền, vận động để các dân tộc hiểu đúng CSDT và sự quan tâm đầu tư của

chế độ, của Nhà nước, hiểu rõ những thay đổi đi lên về kinh tế - xã hội trong vùng,

nhất là làm cho các dân tộc nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn và sự xuyên tạc, lợi

dụng, kích động nhằm chống phá chế độ, chia rẽ đoàn kết dân tộc của các thế lực

phản động. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, giáo dục để người Kinh hiểu về vùng đất

Page 143: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

137

và con người các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, quán triệt và thực hiện tốt CSDT của

Đảng, Nhà nước với các DTTS.

4.2.2. Quán triệt, vận dụng đúng đắn quan điểm, chủ trương của Trung

ương Đảng vào đặc điểm thực tiễn địa phương để đề ra chủ trương chỉ đạo thực

hiện chính sách dân tộc sát hợp

Đắk Lắk là tỉnh có những đặc thù riêng về lịch sử và văn hóa, với ý thức quốc

gia - dân tộc còn mờ nhạt, với sự can thiệp của các thế lực thù địch và một số hạn chế

của quá trình thực hiện các chính sách bị kẻ thù lợi dụng. Thực tế những năm qua cho

thấy, ở Đắk Lắk, biểu tình, bạo loạn mang tính chất chính trị chứ không đơn thuần

mang tính chất xã hội. Tham gia biểu tình, bạo loạn thường là những người có đời

sống đủ ăn đến khá giả, giàu có chứ không phải là người nghèo khổ. Vì thế, nên

chăng, khác với ở các vùng dân tộc và miền núi khác trong cả nước - những nơi quan

điểm phù hợp thường là phát triển kinh tế - xã hội để củng cố an ninh chính trị; ở Đắk

Lắk (nói rộng ra, ở cả khu vực Tây Nguyên), do tính phức tạp của mối quan hệ dân

tộc, trong một số năm trước mắt, quan điểm phù hợp là củng cố an ninh chính trị để

phát triển kinh tế - xã hội.

Phải thường xuyên quan tâm nắm chắc diễn biến tâm tư, nguyện vọng của đồng

bào các dân tộc; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào

chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và

Nhà nước; phát huy dân chủ cơ sở, giải quyết tốt và kịp thời những vấn đề bức xúc

của người dân, nêu cao ý thức tự lực tự cường và tạo niềm tin, sự đồng thuận của

người dân. Thường xuyên tổ chức các chương trình truyền thông với hình thức và nội

dung đa dạng, phù hợp để góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đối

tượng thụ hưởng chương trình nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

Các bộ, ngành cần phối kết hợp chặt chẽ trong việc lồng ghép các chương trình,

chính sách trên địa bàn vùng dân tộc; cần bổ sung, sửa đổi kịp thời một số chính sách

không phù hợp, tích cực rà soát loại bỏ các chính sách kém hiệu quả hoặc có các

chính sách trùng lặp giữa các bộ, ngành.

Các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư, thực hiện

các giải pháp phát triển sản xuất bền vững; lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn để đầu

tư có trọng điểm, xây dựng các mô hình về phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường.

Page 144: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

138

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và hiệu quả của các

chương trình, dự án đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, chính sách cần

được tổ chức thường xuyên ở các cấp, các ngành, nhất là ở cấp cơ sở, từ việc xác định

đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách; thông qua đó để hạn chế

tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến

nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Xuất phát từ tính đặc thù của tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh đa dân tộc, tỉnh biên giới,

trung tâm vùng Tây Nguyên, có nhân tố chống phá của các thế lực phản động trong

và ngoài nước… đã gây ra nhiều cuộc bạo loạn những năm 2001, 2004, tỉnh Đắk Lắk

đã ban hành và thực hiện một số chính sách sáng tạo và phù hợp với điều kiện của

tỉnh như:

Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17-11-2004, về phát triển kinh tế - xã hội buôn,

thôn đồng bào DTTS tại chỗ đến năm 2010, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã

hội buôn, thôn đồng bào DTTS tại chỗ gắn với định canh, định cư, XĐGN, nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS tại chỗ; Nghị quyết 07-NQ/TU,

ngày 3-3-2003 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở thôn, buôn, tổ dân

phố, các huyện, thành phố trong tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phát triển

kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, xây dựng, củng cố HTCT ở cơ sở, nhất là

đối với vùng đồng bào DTTS;

Công văn số 75-CV/TU, ngày 22-03-2004, chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND

tỉnh, Ban Thường vụ các huyện ủy, Thành ủy, Ban Dân vận tỉnh ủy đẩy nhanh hơn

nữa công tác tổ chức các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các buôn, thôn đồng bào

DTTS nhằm giúp cho các buôn, thôn đồng bào DTTS sớm ổn định tình hình và phát

triển toàn diện về mọi mặt.

Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 26-7-1999, về việc đào tạo và sử dụng

cán bộ dân tộc, tỉnh đã quan tâm đào tạo học sinh dân tộc ở các trường dân tộc nội

trú, các trường trung học chuyên nghiệp; thực hiện tốt chế độ đối với giáo viên dạy

các trường nội trú và học sinh, sinh viên dân tộc; tiếp nhận và phân công công tác đối

với số học sinh tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp và đại học, đồng thời

quan tâm bồi dưỡng những người có triển vọng, ưu tiên bố trí vào các chức danh lãnh

đạo, quản lý phù hợp với năng lực và sở trường công tác.

Page 145: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

139

Đến năm 2005, trước yêu cầu mới về đội ngũ cán bộ DTTS trong HTCT, Tỉnh

ủy Đắk Lắk đã ra Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/TU, về lãnh đạo xây dựng đội ngũ

cán bộ DTTS từ nay đến năm 2010. Nghị quyết đã đưa ra 4 quan điểm chỉ đạo và

phấn đấu đến năm 2010 nâng tỉ lệ cán bộ DTTS trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên

chức đạt 15% trở lên, trong đó chú trọng cán bộ người DTTS tại chỗ.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) “Về xây dựng và phát triển nền

văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xây dựng

Chương trình hành động số 70-CTr/TU, ngày 12-12-1998 cụ thể hóa thực hiện Nghị

quyết. Ngày 13-7-2007, HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 10/NQ-HĐND, về Bảo

tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2007-2010…

Ngay khi bạo loạn diễn ra, Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị 05-CT/TU, ngày

16-5-2001, về tăng cường công tác vận động quần chúng và nhiệm vụ bảo vệ biên

giới trong tình hình mới; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 26-3-2001 của Thường vụ Tỉnh

ủy về việc đẩy mạnh công tác phát động quần chúng và đấu tranh ngăn chặn, chống

biểu tình, bạo loạn, vượt biên. Tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU,

ngày 28-6-2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện chủ trương của Trung ương

đối với đạo Tin lành; thực hiện Kế hoạch 01-KH/TU, ngày 22-6-2011 của Ban

Thường vụ Tỉnh ủy về đấu tranh xóa bỏ "Tin lành Đề Ga".

Bên cạnh đó còn một số chính sách khác như chính sách giáo dục ngôn ngữ

DTTS, chính sách với tộc người Hmông, người Hoa v.v.

4.2.3. Triển khai thực hiện chính sách dân tộc đồng bộ, nhưng có trọng

tâm, trọng điểm, giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề gây bức xúc trong

đồng bào các dân tộc

Trước thực tế trong vùng DTTS, việc tổ chức lại sản xuất, bảo đảm không gian

sinh sống cho các thôn, buôn, nhất là giải quyết đất đai và nâng cao dân trí còn nhiều

vấn đề bất cập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội và ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc

[9, tr.17], Đảng và Nhà nước đã quan tâm, có chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất

cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn, nhưng kết quả đạt được chưa cao. Ở

Đắk Lắk, sau khi tỉnh được tái lập, trên thực tế vẫn còn nhiều hộ (nhất là hộ DTTS tại

chỗ) thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất. Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh

Đắk Lắk, nhu cầu đất ở, đất ản xuất của người DTTS rất gay gắt. Năm 2004, có

15.450 hộ thiếu đất ở, nhu cầu là 521,14 ha; 28.523 hộ thiếu đất sản xuất với nhu cầu

Page 146: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

140

là 13.770,89 ha; Năm 2010, con số tương ứng là 5.531 hộ (nhu cầu 144,51 ha đất ở)

và 7.737 hộ với nguồn kinh phí dự kiến tạo việc làm là 407,2 tỷ đồng; Năm 2015, có

4.979 hộ có nhu cầu 291 ha đất ở, 15.896 hộ có nhu cầu 6.072 ha đất sản xuất, nhu

cầu vốn là trên 485 tỷ đồng [Phụ lục 5].

Do vậy, trong chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk từ năm 2003 đến 2015, qua

các nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh đã xác định trước hết là ưu tiên đầu tư kết cấu hạ

tầng, từng bước giải quyết những vấn đề bức xúc như đất ở, đất sản xuất, nước sinh

hoạt cho các địa bàn khó khăn; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí gắn với

đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào DTTS.

Tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung, cần tiếp tục tập trung giải

quyết dứt điểm vấn đề đất đai, bảo đảm để người dân các dân tộc tại chỗ có đủ đất

sản xuất, nơi nào không thể giải quyết nhu cầu đất sản xuất thì bảo đảm để người dân

có việc làm, đồng thời cố gắng khôi phục (ở những nơi có thể) không gian sinh tồn tự

nhiên của buôn làng, thực hiện khẩu hiệu của cách mạng dân tộc, dân chủ “người cày

có ruộng”. Thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,

giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong điều kiện cụ

thể của Đắk Lắk. Tập trung hoàn thành việc cấp đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước

sinh hoạt theo quyết định 132, 134, 159, 1592, 755; đào tạo ngành nghề mới và phù

hợp cho người dân, đồng thời có những hình thức, bước đi và mô hình phù hợp để

giao rừng cho người dân, gắn cuộc sống người dân Đắk Lắk với rừng.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn khoa học kỹ thuật

cho Nhân dân, xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với điều kiện

của địa phương và khả năng tiếp thu của người dân, để đồng bào tận mắt nhìn thấy từ

đó chủ động áp dụng cho gia đình.

Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều giải pháp, nhiều mô hình

phát triển sản xuất có hiệu quả, như: phát triển cao su tiểu điền, tăng cường khuyến

nông - lâm, đưa giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất tại các buôn,

làng; thực hiện giao đất, giao rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng; đào tạo nghề,

giải quyết việc làm ở nông thôn... Từ đó góp phần làm cho đời sống của đồng bào

DTTS từng buớc được cải thiện, trình độ dân trí từng bước được nâng lên, người dân

biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đưa năng suất, chất lượng cây trồng, vật

Page 147: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

141

nuôi trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao (cà phê, hồ tiêu, điều, cao su,

bơ, sầu riêng, khoai lang...), tạo thu nhập ổn định cho gia đình và cộng đồng.

Đảng bộ tỉnh phải quan tâm công tác bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp

vụ cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nhất là ở địa bàn đặc biệt khó khăn, giúp họ đủ năng

lực quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an

ninh. Thực tế, cán bộ ở các xã vùng sâu, vùng xa mặc dù trình độ đã được nâng lên

rất nhiều, nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu của công tác nên việc thường

xuyên bồi dưỡng, đào tạo giúp cán bộ cấp xã nâng cao trình độ, tiếp cận kịp thời với

các kiến thức mới, các quy định mới sẽ giúp họ tự tin, chủ động trong việc lãnh đạo,

thực hiện nhiệm vụ của địa phương theo đúng quy định của pháp luật.

Huy động mọi nguồn lực, ưu tiên vốn ngân sách, lồng ghép các nguồn vốn của

các chương trình, dự án để tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu

phục sản xuất và văn hoá xã hội, hỗ trợ các hộ nghèo và cận nghèo về giống cây

trồng, giống vật nuôi để phát triển sản xuất. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí

sắp xếp dân cư, thực hiện phát triển sản xuất bền vững; đầu tư có trọng điểm, xây

dựng các mô hình sinh kế bền vững cho hộ dân và cộng đồng buôn thôn người DTTS

tại chỗ gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Cần tăng cường phối hợp, triển khai quy hoạch một cách hiệu quả, gắn kết các

tiềm năng, lợi thế, tạo tiếng nói chung để thu hút đầu tư, phát triển; chú trọng đào tạo

phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; có chính sách thích

hợp để khuyến khích ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh cải

cách hành chính tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển. Khẩn trương

chọn, đề xuất một số dự án đầu tư trọng điểm, có tính lan tỏa vào lĩnh vực nông

nghiệp, lâm nghiệp và đề xuất các ưu đãi đặc biệt để tập trung đầu tư và thu hút đầu

tư bằng nhiều hình thức, nguồn vốn khác nhau.

4.2.4. Xác định nhóm các dân tộc thiểu số tại chỗ là đối tượng ưu tiên của

công tác dân tộc nói chung và chính sách dân tộc nói riêng

Tỉnh Đắk Lắk có 10 DTTS tại chỗ thuộc 2 hệ ngôn ngữ Môn - Khơ-me (Nam

Á) và Malayo - Polinesien (Nam Đảo). Các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khơ-me là:

Ba-na, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng, Mnông, Mạ, Cơ-ho; và các dân tộc thuộc ngữ hệ

Malayo - Polinesien là: Gia-rai, Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai; Theo kết quả điều tra dân số

2009, tổng số có 322.031 người, chiếm khoảng 18,9% dân số trong tỉnh, đông nhất là

Page 148: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

142

ba dân tộc Ê-đê (hơn 270.000 người), Mnông (35.000 người), Gia-rai (12.500

người)… cư trú ở hầu khắp các huyện và thành phố Buôn Ma Thuột.

Các dân tộc tại chỗ có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tự thân thấp, kinh tế

nông nghiệp nương rẫy lạc hậu, sản xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, dựa trên

một nền sản xuất nông nghiệp nương rẫy, hái lượm, săn bắn; lực lượng sản xuất thấp,

công cụ sản xuất thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lao động chân tay là chủ yếu. Năng

suất và hiệu quả lao động thấp và bấp bênh. Phân công lao động chưa phát triển,

mang tính chất tự nhiên theo giới tính. Chăn nuôi, thủ công nghiệp chưa trở thành

một nghề độc lập tách khỏi trồng trọt. Sản xuất hàng hóa nhỏ chưa xuất hiện. Quan

hệ hàng hóa - tiền tệ chưa phát triển. Trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp thu khoa

học, kỹ thuật, tiếp thu cái mới còn nhiều hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu còn phổ

biến. Các tập tục cổ hủ mang yếu tố tự ti, biệt lập, khép kín của các công xã thị tộc và

có giá trị như luật pháp của từng buôn làng. Các DTTS tại chỗ thường sống tập trung

ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện sống khó khăn có trình độ phát triển kinh tế -

xã hội tự thân đặc thù thấp, có truyền thống với bản sắc văn hóa riêng, có sức sống

lâu bền và có vai trò quan trọng trong cộng đồng các DTTS.

Các DTTS tại chỗ ở Đắk Lắk có xuất phát điểm xã hội rất thấp. Thiết chế xã hội

buôn làng ứng với thời kỳ nguyên thủy kéo dài (mạt kỳ nguyên thủy). Vì thế, trong

nhận thức và trong hành động thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Đắk Lắk, cũng

như Tây Nguyên hiện nay, cần tôn trọng người dân như là chủ thể của sự nghiệp ổn

định và phát triển vùng Tây Nguyên. Trong đó đặc biệt chú ý nhóm 10 DTTS tại chỗ.

Thái độ tôn trọng người dân thể hiện trên hai chiều cạnh: Một là, tôn trọng tâm tư,

nguyện vọng của người dân, coi người dân là chủ thể của sự phát triển, mọi chủ

trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đều cần có sự trưng cầu, tham vấn ý kiến

của người dân; Hai là, tôn trọng và kế thừa các truyền thống tốt đẹp của các dân tộc,

trong đó, chú ý tôn trọng, kế thừa luật tục, các tri thức bản địa, các truyền thống kinh

tế, xã hội, văn hoá, các thể chế, thiết chế xã hội, tôn trọng và kế thừa vai trò tích cực

của những người có uy tín trong cộng đồng, cụ thể là các già làng, phụ nữ và trí thức

các DTTS, chức sắc tôn giáo vùng DTTS, những người có vai trò cầu nối giữa quá

khứ và hiện tại trong xã hội buôn làng.

Trong hơn 10 năm từ khi tách tỉnh Đắk Lắk (2003-2015), ngoài các chương

trình phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chính sách

Page 149: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

143

để phát triển vùng đồng bào DTTS tại chỗ: Chính phát triển kinh tế - xã hội thôn

buôn, chính sách kết nghĩa thôn buôn, chính sách cán bộ người DTTS tại chỗ, chính

sách giáo dục ngôn ngữ chữ viết… Nhưng những chính sách đó chưa tạo sức bật đối

với khu vực này. Cần tiếp tục nghiên cứu hướng và các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, giải quyết thỏa đáng và hiệu quả vấn đề đất đai, bao gồm đất sản xuất

và đất ở, trên cơ sở xem xét truyền thống quản lý và sử dụng đất đai của các dân tộc

theo hai hướng: Một là, tiếp tục thu hồi đất sử dụng không hợp lý và không hiệu quả

của các nông lâm trường giao lại cho dân. Hai là mở rộng ngành nghề mới và đào tạo

ngành nghề mới phù hợp với trình độ và kỹ năng lao động của người dân. Giải quyết

dứt điểm các vụ tranh chấp đất đai còn tồn đọng theo nguyên tắc xem xét và chiếu cố

truyền thống quản lý và sử dụng đất rừng truyền thống của người dân, tránh máy móc

dập khuôn theo Luật đất đai của Nhà nước.

Thứ hai, đầu tư cho phát triển sản xuất nhiều hơn là đầu tư cho xây dựng kết cấu

hạ tầng, bao gồm khai hoang đồng ruộng, xây dựng công trình thuỷ lợi, khuyến nông

khuyến lâm, nâng cao năng lực sản xuất và xoá đói giảm nghèo nội tại của chính

người dân.

Thứ ba, ở những huyện còn rừng, cố gắng gắn sinh kế người dân với rừng bằng

các hình thức giao rừng khác nhau (giao cho hộ hoặc cộng đồng) nhằm phát triển

kinh tế và nhằm duy trì tâm thức và văn hoá rừng truyền thống, cũng là giảm áp lực

thiếu đất sản xuất hiện nay.

4.2.5. Chú trọng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, kết hợp chặt chẽ thực

hiện chính sách dân tộc với thực hiện chính sách tôn giáo

Thực tiễn đã chứng minh, mâu thuẫn dân tộc thường nổ ra thành “điểm nóng”

chính trị - xã hội ở những nơi mà HTCT yếu kém, đảng viên, cán bộ, tổ chức Đảng,

chính quyền, đoàn thể mất sức chiến đấu. Nhận thức rõ việc xây dựng HTCT cơ sở

vững mạnh ở vùng đồng bào DTTS là tiền đề để kiểm soát, quản lý và giải tỏa các

mâu thuẫn dân tộc, xung đột xã hội, là điều kiện cơ bản của sự ổn định chính trị bền

vững. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã từng bước triển khai các giải pháp xây dựng lực

lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS như

già làng, trưởng thôn, bản, trưởng dòng họ.

Đồng thời, Đảng bộ tỉnh cần nghiên cứu, ban hành các chính sách mở rộng đối

tượng cử tuyển và tiếp tục có chính sách ưu tiên đối với đồng bào DTTS trong việc

Page 150: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

144

học tập, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm. Chú trọng đào tạo lao động là người DTTS tại

chỗ. Hỗ trợ đào tạo nghề, hướng nghiệp, ngoại ngữ bồi dưỡng văn hoá để cung cấp

nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và tham gia

xuất khẩu lao động.

Xây dựng, ban hành các chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán

bộ cơ sở; tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ thôn bản,

xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế, xã hội, xây dựng và quản lý chương trình, dự

án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

Nghiên cứu ban hành chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật từ nơi khác

về công tác lâu dài ở Đắk Lắk, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Tạo điều kiện về đất ở, nhà ở (đất sản xuất nếu người nhà đi theo làm nghề nông, lâm

nghiệp), chế độ tuyển dụng vào biên chế nhà nước; chính sách khuyến khích trí thức

trẻ về công tác ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đẩy mạnh công tác giáo dục và dào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc theo cả

ba hướng: Xây dựng và cũng cố hệ thống trường nội trú và bán trú dân tộc, tổ chức

các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc bằng những khoá học và chương trình phù

hợp và tiến tới thành lập một trường đại học dành riêng cho người DTTS của cả nước

đặt tại Hà Nội, hoặc cho riêng người DTTS Tây Nguyên đặt tại Tây Nguyên, trong đó

có chương trình học tập và đào tạo riêng thích hợp với đối tượng con em và cán bộ

người DTTS.

Tình hình an ninh chính trị ở Đắk Lắk còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn. Đội

ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở thôn, buôn vùng DTTS vẫn còn thiếu và yếu, do

đó, những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước chưa thực sự tác động tích

cực đến đời sống của người dân. Các cấp ủy Đảng cần quan tâm xây dựng HTCT cơ

sở vững mạnh, thích hợp, thực sự của dân, do dân và vì dân. Trong xây dựng

HTCT, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS có vai trò quan

trọng then chốt.

Giữ vững an ninh chính trị bằng chính an ninh Nhân dân và bằng cách giữ

lòng dân, thông qua xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, chủ động xây để chống

chứ không để phải chống khi đã vỡ. Muốn thế, trước hết phải trong sạch hoá đội

ngũ cán bộ, phải xây dựng cho được HTCT cơ sở vững mạnh, khắc phục tình trạng

trắng đảng viên, trắng cơ sở đảng ở các buôn thôn, đặc biệt tránh tình trạng mất dân

Page 151: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

145

ở các buôn thôn. Tôn trọng truyên thống của người dân, tôn trọng tâm thức rừng,

văn hoá rừng và thiết chế tự quản buôn làng truyền thống. Kế thừa phong tục tập

quán và luật tục trong ổn định xã hội và ổn định an ninh chính trị. Tranh thủ sự hợp

tác và vai trò của tầng lớp già làng và những người có uy tín trong cộng đồng. Phát

huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng DTTS như già làng, trưởng bản,

thôn, buôn, trưởng dòng họ. Nâng cao vai trò tham mưu của hệ thống cơ quan làm

công tác dân tộc; coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống cơ

quan làm công tác dân tộc... là những giải pháp hữu hiệu thực hiện CSDT trong thời

gian tới ở Đắk Lắk.

Để thực hiện CSDT có hiệu quả, các cấp ủy Đảng đã triển khai các giải pháp

nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương. Đối với một tỉnh có đa

tôn giáo như tỉnh Đắk Lắk, thực hiện chính sách tôn giáo đúng theo phương châm tốt

đạo, đẹp đời, kính Chúa yêu nước là giải pháp quan trọng góp phần ổn định quan hệ

dân tộc ở Đắk Lắk. Sự phát triển của tôn giáo, nhất là của đạo Tin lành với sự tồn tại

của hệ phái “Tin lành Đề Ga”, xuất hiện nhiều đạo lạ, đang là vấn đề nóng ở Đắk Lắk

- Tây Nguyên. Giải quyết tốt vấn đề tôn giáo sẽ góp phần đáng kể vào việc thực hiện

tốt CSDT, góp phần ổn định an ninh chính trị.

Trong xu thế đổi mới và hội nhập hiện nay, thực tế ở Đắk Lắk - Tây Nguyên

cho thấy các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá,

tuyên truyền những khó khăn, thiếu sót của chính quyền các cấp trong việc thực hiện

chính sách ở cơ sở liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự, sinh hoạt của tín đồ để xuyên

tạc, vu cáo chính quyền vi phạm tự do tôn giáo.

Hoạt động truyền đạo trái pháp luật diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia

tăng ở khu vực Tây Nguyên. Đối tượng trực tiếp được truyền đạo chủ yếu là người

DTTS, thông qua các chức sắc, nhà tu hành tại địa phương và một số người từ các nơi

khác đến (có cả người nước ngoài) hoặc thông qua du lịch, hoạt động từ thiện... Một

số tổ chức tôn giáo nước ngoài đến các tỉnh Tây Nguyên với danh nghĩa thăm viếng

và tổ chức một số hoạt động tôn giáo nhưng mục đích là muốn quảng bá và từng

bước truyền đạo.

Phần lớn các hoạt động truyền đạo trái pháp luật diễn ra nhưng chính quyền cơ

sở không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, cũng có những vụ việc được

phát hiện, nhắc nhở nhưng chức sắc, tín đồ không chấp hành, cho rằng chính quyền

Page 152: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

146

địa phương “chưa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, đưa lên mạng Internet

phản ánh những thông tin sai sự thật về sinh hoạt tôn giáo tại địa phương, vu cáo

chính quyền vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo, xuyên tạc chủ trương, chính sách

tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Tình trạng các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sửa chữa, cơi nới, xây dựng cơ

sở tôn giáo liên tục xảy ra, phần lớn là ở các điểm sinh hoạt tôn giáo chưa được

công nhận. Lợi dụng nhu cầu có nơi sinh hoạt tôn giáo đã xây dựng vào thời điểm

nhạy cảm như ngày lễ, cuối tuần; công khai hoặc lén lút (xây vào ban đêm)… sau

đó biến tướng thành nơi thờ tự, nơi sinh hoạt đạo tập trung. Đối với đạo Tin lành,

phần lớn các điểm nhóm đã cấp đăng ký sinh hoạt đều cơi nới nhà riêng (mượn

tạm để sinh hoạt) hoặc tự ý xây thêm, xây mới để phục vụ sinh hoạt tôn giáo (Kon

Tum 86 cơ sở, Đắk Lắk 20 cơ sở, Lâm Đồng 15 cơ sở). Hiện tượng chức sắc, tu sỹ

Phật giáo từ nơi khác đến mua đất, xây dựng nhà ở với danh nghĩa tu tại gia nhưng

thực chất là “cải gia vi tự” để sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật diễn ra rất phức tạp.

Cùng với các hoạt động truyền giáo, hình thành các tổ chức, điểm nhóm, xây

dựng cơ sở thờ tự là việc chuyển nhượng, hiến tặng đất đai trái pháp luật được

thực hiện chủ yếu thông qua các hộ gia đình tín đồ hoặc nhận tiền hỗ trợ của tổ

chức tôn giáo để mua nhưng dưới danh nghĩa của công dân (không phải tu sỹ, tổ

chức tôn giáo) nên rất khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý nhà nước

về đất đai và xây dựng. Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên

(2013), tỉnh Đắk Lắk có 20 trường hợp mua bán, chuyển nhượng, hiến tặng đất đai

liên quan đến tôn giáo (Kon Tum 22, Gia Lai 05, Đắk Lắk 20, Đắk Nông 106, Lâm

Đồng 133, trong đó 167 trường hợp đã được chính quyền giải quyết, công nhận).

Việc thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg, Về một số công tác đối với đạo Tin

lành của Thủ tướng Chính phủ, trong 10 năm qua đã góp phần ổn định tình hình tôn

giáo Tây Nguyên. Tuy vậy, quá trình thực hiện Chỉ thị 01 còn bộc lộ những bất cập.

Hiện còn khoảng 30% giáo dân Tin lành ở Đắk Lắk vẫn phải hành đạo lén lút do

chưa được cấp phép công nhận hoạt động bình thường. Việc quản lý các điểm nhóm

Tin lành đã được cấp phép hoạt động ở nhiều nơi vẫn còn nặng về hành chính và bị

hành chính hoá, gây tâm lý không yên tâm trong giáo dân. Công tác xoá bỏ “Tin lành

Đề Ga” vẫn chủ yếu do lực lượng công an đảm nhiệm, vẫn nặng về theo dõi, trấn áp,

chưa gắn với vận động quần chúng, chưa trên cơ sở tuyên truyền hướng dẫn để người

Page 153: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

147

dân quay về với tín ngưỡng truyền thống hay chuyển sang Tin lành hợp pháp. Vì vậy,

tiếp tục giải quyết vấn đề tôn giáo, nhất là tôn giáo Tin lành theo đúng tinh thần của

Chỉ thị 01 để giáo dân yên tâm hành đạo đúng pháp luật, theo phương châm tốt đạo,

đẹp đời, kính Chúa yêu nước là giải pháp quan trọng góp phần ổn định mối quan hệ

dân tộc ở Đắk Lắk.

Tiểu kết chương 4

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tổng hợp các chính sách

về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trong vùng có đông đồng bào DTTS

cư trú, nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng

phát triển. Đánh giá về chủ trương và kết quả trong quá trình thực hiện CSDT tại tỉnh

Đắk Lắk giai đoạn 2003-2015 của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tác giả luận án nhận

thấy: Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã có những chủ trương đúng đắn, sáng tạo trong việc thực

hiện CSDT tại vùng đồng bào DTTS, coi đây là vấn đề mang tính “chiến lược, cơ bản,

lâu dài”, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng. Đảng

bộ tỉnh và UBND tỉnh Đắk Lắk đã có những chủ trương, chính sách, chương trình, đề

án công tác cụ thể nhằm tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội thôn buôn, xây dựng HTCT,

đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực người DTTS, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa

các DTTS, giữ gìn an ninh, quốc phòng, phòng chống âm mưu diễn biến hòa bình của

các thế lực thù địch. Qua số liệu phân tích và chứng minh, quyền bình đẳng về kinh tế,

chính trị và văn hóa của các DTTS ở Đắk Lắk ngày càng được nâng lên rõ rệt, những

điểm nóng về an ninh chính trị giảm đi rõ rệt so với giai đoạn trước.

Đạt được thành quả trên là nhờ sự lãnh đạo sát sao, kiên quyết của Đảng bộ

tỉnh, UBND tỉnh, sự đồng lòng nhất trí của Nhân dân các dân tộc, trên cơ sở đường

lối dân tộc đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, từ quá trình thực

hiện CSDT giai đoạn 2003-2015, đã tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề mới trong quan hệ

dân tộc, đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đắk Lắk tiếp tục làm tốt công tác tổng

kết thực tiễn để hoàn thiện quá trình hoạch định và thực hiện chính sách vùng DTTS.

Trong khuôn khổ những luận cứ đã phân tích, luận án đúc kết 5 kinh nghiệm từ quá

trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSDT của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, có giá trị tham

khảo trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách trong thời gian tới.

Page 154: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

148

KẾT LUẬN

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, vấn đề dân tộc có ý nghĩa chiến lược đối với

sự tồn vong và hưng thịnh của đất nước trong mọi thời kỳ lịch sử. Có chính sách

đúng đắn giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc sẽ đóng góp thiết thực vào việc mở rộng

và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm

sự phát triển bền vững của đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng

hòa XHCN Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các

dân tộc có vị trí chiến lược của cách mạng; đề ra các chủ trương, CSDT, với nguyên

tắc cơ bản là “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”; xác định rõ

những vấn đề cần ưu tiên để đảm bảo phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi.

Để thực hiện chủ trương này, nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã

hội đã được ban hành nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền. Nội

dung, hệ thống chính sách thực hiện khá toàn diện, tác động đến mọi mặt của đời

sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đối tượng, hệ

thống chính sách bao phủ cả địa bàn, khu vực đến hộ gia đình và một số dân tộc cụ

thể. Nguồn lực thực hiện chính sách đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã

hội; cơ sở hạ tầng từng bước được tăng cường; giảm tỷ lệ hộ nghèo; đời sống vật chất

và tinh thần của người dân được nâng lên. Nhờ vậy, diện mạo vùng DTTS và miền

núi đã có những thay đổi căn bản, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đắk Lắk là tỉnh đa thành phần dân tộc, chịu tác động mạnh mẽ bởi DCTD chủ

yếu từ các tỉnh miền núi phía Bắc; các DTTS lại có đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

khác nhau, đa số họ có xuất phát điểm về kinh tế, xã hội thấp, nhất là nhóm các DTTS

tại chỗ và nhóm DCTD; hàng loạt những xung đột về quan hệ dân tộc, như sở hữu và

sử dụng đất đai, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, suy giảm nền văn hóa truyền thống

của người dân tại chỗ đã xảy ra... Tại tỉnh Đắk Lắk, từ sau khi chia tách tỉnh, đội ngũ

cán bộ Đảng, chính quyền bị giảm sút về số lượng do điều chuyển sang tỉnh mới Đắk

Nông; trong khi đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức

tạp. Các thế lực thù địch ráo riết hoạt động chống phá, thành lập tổ chức "Tin Lành Đề

Ga" để lôi kéo quần chúng, thành lập bộ khung "Nhà nước Đề Ga Tây Nguyên", tiến

hành bạo loạn chính trị dưới chiêu bài tự trị cho các dân tộc Tây Nguyên.

Ngay sau khi có Nghị quyết số 24 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng

(khóa IX, năm 2003) Về công tác dân tộc, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã quán triệt quan

Page 155: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

149

điểm của Đảng về CSDT, bám sát đặc thù của địa phương, đề ra các nghị quyết, chỉ

thị, kế hoạch, chương trình hành động để lãnh đạo thực hiện CSDT. Giai đoạn 2003-

2010: Tập trung lãnh đạo ổn định tình hình an ninh chính trị tại 65 thôn buôn là điểm

nóng về an ninh chính trị; tập trung phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa - xã hội

thôn buôn địa bàn vùng DTTS (xây dựng kết cấu hạ tầng, XĐGN); đẩy mạnh công

tác vận động quần chúng; bố trí, sắp xếp ổn định đời sống dân di cư tự do; củng cố

và xây dựng HTCT ở cơ sở (xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS); giữ vững an

ninh quốc phòng, kiểm soát biên giới, chống vượt biên trái phép, chủ động đấu

tranh làm thất bại âm mưu "Diễn biến hòa bình", ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề

dân tộc, tôn giáo phá hoại khối đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh. Giai đoạn

2011-2015: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chủ trương của giai đoạn trước (đẩy

nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án vùng DTTS, phát triển

nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong HTCT cơ sở); Giao nhiệm vụ cụ

thể cho các sở, ban, ngành và các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện CSDT; Chỉ

đạo lồng ghép các nguồn lực, các chương trình, dự án, chính sách để đầu tư hiệu

quả, tăng cường phối hợp giữa các ngành các cấp, bám sát thực tiễn, giải quyết

những vấn đề bức xúc của đồng bào DTTS ngay từ cơ sở; triển khai việc dạy ngôn

ngữ, chữ viết cho người DTTS tại chỗ; ổn định và phát triển vùng đồng bào Hmông,

phát huy vai trò của cộng đồng người Hoa v.v.

Qua hai giai đoạn lịch sử, có thể khẳng định: Một là, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã

quán triệt đúng đắn, kịp thời và vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước, ban hành nhiều chính sách phù hợp với đặc thù của một tỉnh đa dân tộc.

Hai là, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk luôn bám sát thực tiễn, chỉ đạo triển khai các chủ

trương, chính sách thành các chương trình, kế hoạch, đề án và kiểm tra, giám sát, đôn

đốc quá trình thực hiện. Ba là, việc triển khai thực hiện các CSDT trên địa bàn tỉnh

qua hơn 10 năm (2003-2015), nhìn chung đã thực hiện đúng định hướng, quan điểm

đường lối của Đảng, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các DTTS. Thực hiện

các chính sách vùng đồng bào DTTS đã góp phần quan trọng trong việc phát triển

kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh, hệ thống cơ sở hạng

tầng được củng cố, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc, vùng khó khăn thay đổi rõ nét,

đời sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm dần theo từng

năm, an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững.

Page 156: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

150

Tuy nhiên, cho đến nay vùng DTTS vẫn là vùng khó khăn nhất của tỉnh Đắk Lắk,

đặc biệt là vùng các DTTS tại chỗ. Tỷ lệ đói nghèo bộ phận DTTS tại chỗ cao hơn mức

bình quân chung. Tỷ lệ đói nghèo chung giảm mạnh, nhưng khoảng cách giàu nghèo

giữa người Kinh với các DTTS tại chỗ có xu hướng tăng; một bộ phận dân cư vùng sâu,

vùng xa có dân trí thấp; văn hóa truyền thống của một số dân tộc bị mai một dần; có nơi

tình trạng tội phạm và các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa ổn

định xã hội. Các chính sách được ban hành nhiều, nhưng hiệu lực, hiệu quả chưa cao,

còn tản mạn, nhiều đầu mối quản lý. Phương thức hỗ trợ của một số chính sách còn chưa

phù hợp. Nguồn lực thực hiện chính sách chưa đảm bảo thực hiện các mục tiêu, cơ chế

thực hiện tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng xu thế phát triển. Việc phối

hợp tổ chức thực hiện có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Các chính sách

xây dựng và thực hiện giai đoạn 2003-2015 còn mang tính nhiệm kỳ, nhiều chính sách

kết thúc khi chưa đạt mục tiêu, nhu cầu còn lớn nhưng đã hết hiệu lực thực hiện (Chương

trình 132, 134), và khó có khả năng thực hiện do nguồn lực đầu tư thấp (Quyết định

193/2006 về bố trí dân cư, Quyết định 33/2007 về hỗ trợ di dân, chính sách kết nghĩa,

chính sách phát triển kinh tế - xã hội thôn buôn đồng bào DTTS)…

Từ quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện CSDT giai đoạn 2003-

2015, luận án đúc kết 5 kinh nghiệm chủ yếu, có giá trị tổng kết về lý luận và thực tiễn,

góp cơ sở lịch sử quan trọng cho việc thực hiện CSDT trong giai đoạn tới có hiệu quả

hơn. Một, luôn coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán

bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của công tác dân tộc và thực hiện

CSDT. Hai, quán triệt, vận dụng đúng đắn quan điểm, chủ trương của Trung ương

Đảng vào đặc điểm thực tiễn địa phương để đề ra chủ trương chỉ đạo thực hiện CSDT

sát hợp. Ba, triển khai thực hiện CSDT đồng bộ, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, giải

quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề gây bức xúc trong đồng bào các dân tộc. Bốn,

xác định nhóm các dân tộc thiểu số tại chỗ là đối tượng ưu tiên của công tác dân tộc nói

chung và CSDT nói riêng. Năm, chú trọng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, kết hợp

chặt chẽ thực hiện CSDT với thực hiện chính sách tôn giáo.

Những kinh nghiệm trên có giá trị tổng kết thực tiễn về thực hiện CSDT trên

một địa bàn vừa có nhiều điểm riêng biệt, vừa có những điểm tương đồng với các

vùng, miền có nhiều đồng bào DTTS, là những gợi mở quan trọng để bổ sung, hoàn

thiện CSDT của các cấp bộ đảng trong điều kiện lịch sử mới.

Page 157: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phạm Ngọc Đại (2008), "Các mô hình kết nghĩa với các buôn đồng bào dân tộc

thiểu số ở Đắk Lắk", Tạp chí Lịch sử Đảng, (9), tr.59-62.

2. Phạm Ngọc Đại (2014), "Phong trào kết nghĩa, phụ trách giữa các cơ quan với các

buôn đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột", Tạp chí Mặt

trận, (128), tr.53-57.

3. Phạm Ngọc Đại (2015), "Một số vấn đề đặt ra đối với công tác nghiên cứu, đề xuất

chính sách dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, (9),

tr.71-75.

4. Phạm Ngọc Đại (2015), "Chính sách kết nghĩa dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay",

Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, (2), tr.70-80.

5. Phạm Ngọc Đại (2015), "Chủ trương và quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh

Đắk Lắk (2001-2014)", Tạp chí Lịch sử Đảng, (300), tr.89-94.

6. Phạm Ngọc Đại (2016), "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại

chỗ ở Đắk Lắk và một số vấn đề nảy sinh", Tạp chí Khoa học xã hội Tây

Nguyên, (2), tr.38-46.

Page 158: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anne de Hautecloque Howe (2004), Người Ê Đê, một xã hội mẫu quyền, Nguyên

Ngọc và Phùng Ngọc Cửu dịch, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk

Lắk lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2001-2005, Đắk Lắk.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2006), Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh Đắk

Lắk lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006-2010, Đắk Lắk.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk

(1975-2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ

tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015, Đắk Lắk.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk

Lắk lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, Đắk Lắk.

7. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 10-

NQ/TW, ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và

bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Đắk Lắk.

8. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2011), Báo cáo số 07-BC/BCĐTN, ngày 20-4-2011

Tổng kết Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị về phát

triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời

kỳ 2001-2010, Đắk Lắk.

10. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2012), Ban Chỉ đạo Tây Nguyên - 10 năm hình thành và

phát triển (2002-2012), Đắk Lắk.

11. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung uơng (2010), Tổng điều tra dân

số và nhà ở năm 2009: Các kết quả chủ yếu, Hà Nội.

12. Hoàng Chí Bảo (2009), Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân

tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, NXB Lý luận Chính

trị, Hà Nội.

Page 159: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

153

13. H. Bernard (1907), Les populations Moi du Darlac (Những cư dân Mọi ở Đắk

Lắk), Bullentin d’Ecole Francaises d`Extrème Orient, Hà Nội.

14. Hoàng Hữu Bình, Phan Văn Hùng (2013), Một số vấn đề về đổi mới xây dựng và

thực hiện chính sách dân tộc, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

15. Bộ Phát triển sắc tộc (1966), Tìm hiểu phong trào tranh đấu FULRO (1958-

1969), Sài Gòn.

16. Lương Thy Cân (2014), Chuyển biến kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột từ

năm 1975 đến 2010, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi (1937), Mọi Kon Tum, Nhà in Mirador, Huế.

18. Trường Chinh (1983), "Đưa đồng bào các dân tộc Đắk Lắk lên chủ nghĩa xã

hội", Tạp chí Cộng sản, (10), tr.3-7.

19. Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14-01-2011, Về công tác

dân tộc, Hà Nội.

20. Georges Condominas (2003), Chúng tôi ăn rừng, Trần Thị Lan Anh dịch từ

nguyên bản Nous avons mangé la forêt - FLAMMARION, Paris, 1982; NXB

Thế giới, Hà Nội.

21. Trọng Cúc, Đào Trọng Hưng và Chu Hữu Quý (2002), Một vài vấn đề phát triển

kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội.

22. Dam Bo (Jacques Dournes) (2003), Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi

Nam Đông Dương), Nguyên Ngọc dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

23. Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến

mối quan hệ dân tộc hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Trắc Dĩ (1970), Đồng bào các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam, nguồn gốc

và phong tục, Sài Gòn.

25. Khổng Diễn (2002), Những vấn đề cấp bách về dân tộc ở nước ta hiện nay, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Khổng Diễn (2005), Những vấn đề bức xúc về dân tộc ở nước ta hiện nay, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Khổng Diễn, Bùi Văn Đạo và Nguyễn Văn Minh (2005), Thực trạng sử dụng

đất đai ở Tây Nguyên hiện nay và kiến nghị, giải pháp, NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội.

Page 160: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

154

28. Khổng Diễn (2012), "Tìm hiểu một số đặc điểm con người Tây Nguyên phục vụ cho

phát triển bền vững", Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, số 4 (8), tr.3-11.

29. Jacques Dousners (2002), Rừng, Đàn bà, Điên loạn (Nguyên Ngọc dịch), NXB

Hội nhà văn, Hà Nội.

30. Lê Duẩn (1978), "Tây Nguyên đoàn kết tiến lên", NXB Sự thật, Hà Nội.

31. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan

hệ dân tộc ở Tây Nguyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Trương Minh Dục (2008), Xây dựng khối đại đoàn kết các các tộc người thiểu số

ở Tây Nguyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Trương Minh Dục (2009), Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền

Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị - Hành chính

quốc gia, Hà Nội.

34. Trương Minh Dục (2010), Miền Trung và Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới,

NXB Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội.

35. Trương Minh Dục (2011), "Phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên trong những

năm 2001-2010: Từ chính sách đến thực tiễn", Tạp chí Khoa học Xã hội Tây

Nguyên, số 3 (3), tr.15-21.

36. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa, xã hội, con người Tây Nguyên, NXB Khoa

học xã hội, Hà Nội.

37. Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng và Vũ Đình Lợi (1982), Đại cương về

các dân tộc Ê-đê, Mnông ở Đắk Lắk, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

38. Bế Viết Đẳng (chủ biên, 1995), 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-

1995), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,

39. Bế Viết Đẳng (chủ biên, 1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế -

xã hội ở miền núi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,

NXB Sự thật, Hà Nội.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VII, NXB Sự thật, Hà Nội.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 161: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

155

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 10-NQ/TW, Nghị quyết của Bộ

Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng

Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành

Trung ương khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Thông báo Kết luận số 148-TB/TW, ngày 16-7-

2004, của Bộ Chính trị “Về tình hình, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục phát

triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững”.

47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Kết luận số 57-KL/TW, ngày 3-11-2009 của Bộ

Chính trị, Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân

tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công

tác dân tộc, về công tác tôn giáo, Hà Nội.

49. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, Về

tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát

triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020, Hà Nội.

50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

52. Bùi Minh Đạo (2001), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát

triển bền vững, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

53. Bùi Minh Đạo (chủ biên, 2002), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá

đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

Page 162: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

156

54. Bùi Minh Đạo (chủ biên, 2005), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá

đói, giảm nghèo đối với các các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

55. Bùi Minh Đạo (2009), Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững

vùng Tây Nguyên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

56. Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát

triển bền vững, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

57. Bùi Minh Đạo (2012), Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát

triển bền vững, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

58. Bùi Văn Đạo (2009), Một số vấn đề về quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

59. Bùi Đình (1967), Đường lên xứ Thượng, Tủ sách Thanh niên Cộng hòa, Sài Gòn.

60. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 18/BC-ĐĐBQH, Báo

cáo kết quả khảo sát “Tình hình dân di cư ngoài kế hoạch trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk”, Đắk Lắk.

61. Cửu Long Giang, Toan Ánh (1970), Cao nguyên miền Thượng, Sài Gòn.

62. Phạm Hảo, Trương Minh Dục (Đồng chủ biên) (2003), Một số vấn đề xây dựng

hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Phạm Hảo (Chủ biên) (2007), Một số giải pháp góp phần ổn định chính trị ở Tây

Nguyên hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64. Phạm Văn Hồ (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã

hội ở Tây Nguyên từ năm 1996 đến năm 2006, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

65. Lê Nhị Hòa (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp phát triển kinh

tế với bảo đảm quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 1996 đến năm

2006, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

66. Phạm Quang Hoan và cộng sự (2010), Những vấn đề cơ bản của các dân tộc ở

Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

67. Phạm Quang Hoan (2010), Quan hệ dân tộc ở nước ta thời kỳ đổi mới, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 163: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

157

68. Phạm Quang Hoan (2014), Các mối quan hệ tộc người cơ bản ở Tây Nguyên trong

bối cảnh hiện nay, in trong kỷ yếu Hội thảo Phát triển kinh tế - xã hội đặc thù

vùng Tây Nguyên: Những vấn đề cốt yếu và giải pháp, Buôn Ma Thuột.

69. Phạm Quang Hoan (2015), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Quan hệ

tộc người và chiến lược xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong phát triển

bền vững Tây Nguyên, Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp

Nhà nước TN3/11-15, mã số nhánh TN3/X05.

70. Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa X (2000), Chính sách và pháp luật của

Đảng, Nhà nước về dân tộc, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

71. Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2010), Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND, Về

việc dạy tiếng Ê-đê trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở, giai đoạn

2010-2015, Đắk Lắk.

72. Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Nghị quyết số 81/2012/NQ-HĐND Về

Chương trình Việc làm và Dạy nghề tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015,

Đắk Lắk.

73. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2007), Từ điển

bách khoa Việt Nam, Quyển 1, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

74. Lưu Hùng (1996), Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

75. Phan Văn Hùng (2015), Một số vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và chính sách

dân tộc ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

76. Dương Thị Hướng (2010) (Chủ nhiệm), Những yếu tố văn hoá - xã hội tác động

đến sự ổn định và phát triển ở Tây Nguyên (Quan điểm và giải pháp), Đề tài

cấp nhà nước, mã số KX 03.01/06-10.

77. Trần Thị Mỹ Hường (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính

sách dân tộc ở một số tỉnh Tây Bắc từ năm 1996 đến năm 2006, Luận án tiến

sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

78. Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo và Vũ Thị Hồng (2000), Sở hữu và sử dụng đất đai

ở các tỉnh Tây Nguyên. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

79. Gerald Lormon Hickey, Tự do trong rừng thẳm (Lịch sử các sắc tộc vùng Tây

Nguyên Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1976), Bản dịch tư liệu Thư viện -

Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Ký hiệu TL0010 - TL0011.

Page 164: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

158

80. Henri Maitre (1912), Les jung les Moi (1912) in bằng tiếng Pháp, Hà Nội. Lưu

Đình Tuấn dịch (2008), Rừng người Mọi, NXB Tri thức, Hà Nội.

81. Mus P. (1931), Monographie de province du Darlac, Extrême-Orient (Chuyên

khảo về tỉnh Đắk Lắk, vùng Viễn Đông), Hanoi.

82. M. Ner (1942), L’habitation Rhade (Nhà ở của người Ra-đê), Cahiers de l’Ecole

Francaise d’Etrême- Orient, Supplément 2, Hanoi.

83. Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

84. Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về

dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85. Nguyễn Quốc Phẩm (Chủ nhiệm) (2007), Xu hướng phát triển và những giải

pháp giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền ở Tây Nguyên, Đề

tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

86. Hoàng Ngọc Phong, Nguyễn Văn Phú (2006), Các giải pháp tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường vùng Tây Nguyên trong tình hình mới,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

87. Giàng Seo Phử (2013), Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh về

vấn đề dân tộc, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

88. Quỹ Phát triển phụ nữ Liên Hợp Quốc (UNIFEM) (2007), Quyền của người thiểu

số và các dân tộc bản địa, Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA).

89. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk (2011), Báo cáo công tác bảo tồn,

phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk.

90. Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (Đồng chủ biên, 2006), Những vấn đề cơ bản về

chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

91. Lưu Văn Sùng (2010), trong cuốn sách Một số điểm nóng chính trị - xã hội

điển hình tại các vùng đa dân tộc ở các tỉnh miền núi trong những năm

gần đây. Hiện trạng, vấn đề các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình

huống, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92. Linh Tâm, Linh Nga Niê Kđăm (1996), Một số nét đặc trưng của phong tục các

dân tộc Tây Nguyên, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Page 165: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

159

93. Tạp chí Xưa và Nay (2007), Đất và người Tây Nguyên, NXB Văn hóa Sài Gòn.

94. Lê Ngọc Thắng (2005), Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam,

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

95. Phan Sỹ Thanh (2014), Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa

bàn Tây Nguyên hiện nay, Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính

trị Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

96. Ngô Đức Thịnh (2007), Những mảng màu văn hoá Tây Nguyên, NXB Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

97. Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị định 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010, Quy

định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở

giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Hà Nội.

98. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 276/QĐ-TTg, ngày 18-02-2014 Về việc

triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24-10-2011 của Bộ Chính

trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX)

phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020, Hà Nội.

99. Niê Thuật (2010), "Đắk Lắk nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị

cơ sở", Tạp chí Cộng sản, (12), tr.21-25.

100. Trần Văn Thuật, Nguyễn Lâm Thành và Nguyễn Hữu Hải (chủ biên, 2002), Miền

núi Việt Nam thành tựu và phát triển những năm đổi mới, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

101. Hoàng Thu Thủy (2014), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một

số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010, Luận án

tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

102. Nguyễn Bá Thủy (2003), Di dân tự do của các dân tộc Tày, Nùng, Hmông, Dao

từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk giai đoạn 1986-2000, Luận án tiến sĩ

Dân tộc học, Viện Dân tộc học, Hà Nội.

103. Nguyễn Thanh Thủy (2011), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng

Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu

Long, Luận án tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

104. Nguyễn Duy Thụy (2011), Chuyển biến kinh tế - xã hội Đắk Lắk từ năm 1975 đến

năm 2003, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 166: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

160

105. Nguyễn Duy Thụy (2016), Di cư của người dân tộc thiểu số đến Tây Nguyên từ

năm 1975 đến năm 2015, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

106. Nguyễn Văn Tiệp (2011), Một số vấn đề về kinh tế - xã hội và quan hệ dân tộc ở

tỉnh Đắk Lắk, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

107. Nguyễn Văn Tiệp (2015), Chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng

hòa và vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1954-1975), NXB

Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

108. Vương Xuân Tình (2014), Nghiên cứu về quan hệ dân tộc ở Việt Nam (từ năm

1980 đến nay), Website của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

109. Tỉnh ủy Đắk Lắk (1999), Chỉ thị 19-CT/TU, ngày 26-7-1999, Chỉ thị về việc đào

tạo và sử dụng cán bộ dân tộc, Đắk Lắk.

110. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2001), Chỉ thị số 05-CT/TU (Mật), ngày 16-05-2001 Về tăng

cường công tác vận động quần chúng và nhiệm vụ bảo vệ biên giới trong

tình hình mới, Đắk Lắk.

111. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2002), Chương trình số 07-CTr/TU, ngày 2-5-2002 Thực hiện

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của BCT (khóa IX), về phát triển

kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh thời kỳ 2001-2010, Đắk Lắk.

112. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2003), Chương trình số 18-CTr/TU, ngày 14-5-2003 Về thực

hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khóa IX) về công tác dân tộc, Đắk Lắk.

113. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2004), Công văn số 75-CV/TU, ngày 22-03-2004 Về việc phân

công các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số,

Đắk Lắk.

114. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2004), Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17-11-2004 Về phát triển

kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào Đắk Lắk tại chỗ đến năm 2010, Đắk Lắk.

115. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2005), Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 14-01-2005 Nghị quyết

về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ nay đến năm 2010,

Đắk Lắk.

116. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2007), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 18/CTr-

TU, ngày 14/5/2003, Đắk Lắk.

Page 167: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

161

117. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2007), Kế hoạch số 21-KH/TU, ngày 02-7-2007 Kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh và cán bộ xã, phường,

thị trấn giai đoạn 2007-2010, Đắk Lắk.

118. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2008), Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 5-5-2008 Về tiếp tục đổi

mới, nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị

trấn trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, Đắk Lắk.

119. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2010), Báo cáo công tác kết nghĩa với các buôn đồng bào dân

tộc thiểu số 2004-2010, Đắk Lắk.

120. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2010), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 18-CTr/TU,

ngày 14-5-2003 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc, Đắk Lắk.

121. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2010), Báo cáo số 16-BC/TU, ngày 24-12-2010 Báo cáo sơ kết

5 năm thực hiện công tác lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu

số, Đắk Lắk.

122. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2010), Các nghị quyết, chương trình, chỉ thị và kế hoạch của

Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XIV (2006-2010), (Lưu hành nội bộ), Tập 1 (2006-

2008), Tập 2 (2008-2010), Đắk Lắk.

123. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2011), Kết luận số 07-KL/TU, ngày 22-2-2011 Kết luận của

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện công tác kết

nghĩa với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số, Đắk Lắk.

124. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2011), Báo cáo số 72-BC/TU, ngày 27-07-2011 Tổng kết hơn 6

năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của tỉnh ủy (khóa VIII), về phát

triển kinh tế - xã hội buôn, thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, Đắk Lắk.

125. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2011), Kết luận số 19-KL/TU, ngày 27-07-2011 Về việc tiếp

tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của tỉnh ủy (khóa XIII) về phát triển

kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, Đắk Lắk.

126. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2012), Chương trình số 10-CTr/TU, ngày 11-01-2012 Về việc

thực hiện Kết luận số 12-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-

NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-

2020, Đắk Lắk.

Page 168: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

162

127. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2013), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung

ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đắk Lắk.

128. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2014), Báo cáo công tác lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác

dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (từ năm 1986 đến nay), Đắk Lắk.

129. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2014), Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện công tác kết nghĩa

với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số (2004-2014), Đắk Lắk.

130. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 11-BC/TU, ngày 23-11-2015 Tổng kết 10

năm hoạt động của Đội công tác phát động quần chúng chuyên trách các

cấp (2004-2015), Đắk Lắk.

131. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2015), Báo cáo công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo ở vùng

đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới, Đắk Lắk.

132. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2015), Các nghị quyết, chương trình, chỉ thị và kế hoạch của

Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XV (2010-2015), (Lưu hành nội bộ), Tập 1 (2010-

2012), Tập 2 (2012-2013), Tập 3 (2014-2015), Đắk Lắk.

133. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2010, Đắk Lắk.

134. Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2015, Đắk Lắk.

135. Nguyễn Tuấn Triết (2000), Lịch sử phát triển các tộc người Mã Lai - Đa Đảo,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

136. Nguyễn Tuấn Triết (2007), Tây Nguyên - những chặng đường lịch sử văn hóa,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

137. Nguyễn Khắc Trinh (2016), Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo kinh tế nông nghiệp

từ năm 2004 đến năm 2013, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Đại học quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

138. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Một số vấn đề phát

triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội.

139. Ủy ban Dân tộc (2006), Báo cáo tình hình thực hiện một số chính sách lớn vùng

đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên, Hà Nội.

140. Ủy ban Dân tộc - Viện Dân tộc (2009), Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc sau 5

năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương

khóa IX, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

Page 169: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

163

141. Ủy ban Dân tộc (2014), Báo cáo chuyên đề số 119/BC-UBDT, ngày 17-11-2014

Đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc vùng Tây Nguyên sau

hơn 25 năm đổi mới, Hà Nội.

142. Ủy ban Dân tộc (2015), Báo cáo số 136/BC-UBDT, ngày 5-11-2015 Báo cáo kết

quả rà soát chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 và đề xuất chính sách

trung hạn giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

143. Ủy ban Dân tộc (2015), Báo cáo số 149/BC-UBDT, ngày 19-11-2015 Báo cáo kết

quả tình hình triển khai nhiệm vụ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia

xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

144. Ủy ban Dân tộc (2016), Báo cáo số 143/BC-UBDT, ngày 24-2-2016 Báo cáo kết

quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 và đề xuất khung

chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

145. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1986), Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã

hội Tây Nguyên. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

146. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1989), Tây Nguyên trên đường phát triển,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

147. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk

(1990), Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

148. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Ban Dân tộc (2005), Báo cáo 363/BDT-KH của

UBND tỉnh, ngày 9-12-2005, Tổng kết công tác dân tộc năm 2005 và

phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2006, Đắk Lắk.

149. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2005), Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, Đắk Lắk.

150. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2005), Đề án giải quyết đất sản xuất, đất ở, hỗ

trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó

khăn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

Đắk Lắk.

151. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2008), Chương trình số 2463/CT-UBND, ngày

27-06-2008 Về phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu

số tại chỗ của tỉnh đến năm 2015, Đắk Lắk.

Page 170: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

164

152. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2008), Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND, ngày

04-02-2008 Ban hành quy định về việc thực hiện chính sách kéo điện vào

nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo Quyết định số

168/2001/QĐ-TTg, Đắk Lắk.

153. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2010), Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 31-12-2010,

Về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Đắk Lắk.

154. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2010), Đề án dạy tiếng Ê-đê trong nhà trường

phổ thông giai đoạn 2010-2015, Đắk Lắk.

155. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2010), Phương án triển khai chương trình dạy

thí điểm tiếng Mnông bậc tiểu học cho học sinh người Mnông ở huyện Lắk

giai đoạn 2010-2015, Đắk Lắk.

156. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2010), Quyết định số 1803/QĐ-UBND, ngày 21-

7-2010 Về việc triển khai Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh về dạy

tiếng Ê-đê trong trường tiểu học và trung học cơ sở, giai đoạn 2010-2015,

Đắk Lắk.

157. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Ban Dân tộc (2010), Báo cáo kết quả thực hiện

các chương trình, dự án trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010,

Đắk Lắk.

158. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Ban Dân tộc (2011), Báo cáo công tác dân tộc

năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011, Đắk Lắk.

159. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011), Báo cáo số 162/BC-LĐTBXH, ngày 22-

02-2011 Về công tác dạy nghề giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch, phương

hướng giai đoạn 2011-2015, Đắk Lắk.

160. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011), Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện

Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk theo Chương trình 09-

CTr/TU ngày 07-11-2006 của tỉnh ủy và Nghị quyết số 57/2006/NQ-HĐND,

ngày 14-12-2006 của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Đắk Lắk.

161. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011), Quyết định số 985/QĐ-UBND, ngày 18-

4-2011 Về việc nâng mức hỗ trợ sinh hoạt phí cho học sinh, sinh viên

Trường cao đẳng nghề Thanh niên dân tộc Tây Nguyên, Đắk Lắk.

Page 171: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

165

162. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011), Tài liệu quán triệt và triển khai Đại hội

đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam và Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu

số tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk.

163. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Báo cáo số 147/BC-UBND, ngày 17-08-

2012 Đánh giá tình hình di cư và thực hiện các chủ trương, chính sách ổn

định kinh tế - xã hội đối với đồng bào Mông, Đắk Lắk.

164. Ủy ban Nhân dân Tinh Đắk Lắk (2012), Báo cáo số 288/BC-UBND, ngày 20-12-

2012 Báo cáo về việc “Rà soát thực trạng hạ tầng nông thôn, đánh giá tình

hình sử dụng đất, rừng; tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào dân tộc

thiểu số tại chỗ và dân di cư tự do, Đắk Lắk.

165. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Chương trình 655/CTr-UBND, ngày 16-

02-2012 Phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại

chỗ của tỉnh đến năm 2015, Đắk Lắk.

166. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Đề án bảo tồn, phát huy di sản Không

gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015, Đắk Lắk.

167. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Quyết định số 1053/QĐ-UBND, ngày 14-

5-2012 Về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Chương trình

số 10-CTr/TU, Đắk Lắk.

168. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Sở Công thương (2012), Báo cáo công tác kéo

điện vào cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk, Đắk Lắk.

169. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo xây dựng phương án sắp xếp bố

trí dân cư vào vùng dự án để ổn định sản xuất, đời sống của đồng bào, ngăn

ngừa, hạn chế dân chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, Đắk Lắk.

170. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo số 88/BC-UBND, ngày 3-6-2014

Rà soát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn

tỉnh sau hơn 25 năm đổi mới, Đắk Lắk.

171. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo số 131/BC-SNNNT, ngày 13-6-

2014 Đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc vùng Tây Nguyên

sau 25 năm đổi mới.

Page 172: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

166

172. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo số 377/BC-SNN, ngày 12-12-

2014 Kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015,

Đắk Lắk.

173. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Tài liệu Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu

số tỉnh Đắk Lắk lần thứ II - năm 2014, Đắk Lắk.

174. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Ban Dân tộc (2014), Báo cáo công tác dân tộc

năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014, Đắk Lắk.

175. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quy

hoạch phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm

2030, Đắk Lắk.

176. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 40/BC-SGDĐT-GDDT, ngày

10-2-2015 Báo cáo kết quả thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ vùng

dân tộc thiểu số, Đắk Lắk.

177. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 128/BC-SGDĐT-GDDT, ngày

12-6-2015 Báo cáo và tự chấm điểm thi đua thuộc lĩnh vực giáo dục dân tộc

năm học 2014-2015, Đắk Lắk.

178. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 129/BC-SGDĐT-GDDT, ngày

12-6-2015 Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối với giáo dục

dân tộc, Đắk Lắk.

179. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 250-BC/UBND, ngày 28-10-

2015 Tổng kết các chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk, Đắk Lắk.

180. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 321/BC-SNN, ngày 28-12-

2015 Kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016,

Đắk Lắk.

181. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 322/BC-UBND, ngày 28-12-

2015 Tổng kết Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015, Đắk Lắk.

182. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Ban Dân tộc (2015), Báo cáo công tác dân tộc

năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016, Đắk Lắk.

183. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Báo

cáo chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015, Đắk Lắk.

Page 173: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

167

184. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Báo

cáo 2513/BC-SVHTTDL, ngày 17-12-2015 Về việc Bảo tồn, phát huy di sản

Không gian văn hoá cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015,

Đắk Lắk.

185. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Báo cáo công tác đào tạo nghề trên địa

bàn tỉnh năm 2015 và 5 năm (2011-2015) và kế hoạch năm 2016, Đắk Lắk.

186. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Báo cáo số 10/BC-SLĐTBXH, ngày 05-

01-2016 Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu giảm

nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015, Đắk Lắk.

187. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Báo cáo số 21/BC-UBND, ngày 2-2-2016

Tổng kết thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2010-2015, Đắk Lắk.

188. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Ban Dân tộc (2016), Báo cáo số 224/BC-BDT,

ngày 23-5-2016 Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg trên

địa bàn tỉnh, Đắk Lắk.

189. Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2009), Số liệu kinh tế - xã hội và xóa đói

giảm nghèo Tây Nguyên, Đắk Lắk.

190. Đặng Nghiêm Vạn (1985), "Một số vấn đề cơ bản và cấp bách về kinh tế - xã hội

Tây Nguyên trên chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội". In trong: Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây Nguyên, NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội.

191. Đặng Nghiêm Vạn (1986), Một số vấn đề cơ bản và cấp bách về kinh tế xã hội

Tây Nguyên trên chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

192. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, NXB Đại học

quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

193. Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định

hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện

đại hoá của, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 174: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

168

NGUỒN CUNG CẤP TƯ LIỆU

(QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN)

Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, tác giả đã trực tiếp làm việc với các

ban của Tỉnh ủy Đắk Lắk như: Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Ban Dân vận; Làm việc

với Văn phòng HĐND tỉnh Đắk Lắk; Làm việc với các sở, ban ngành của UBND tỉnh

Đắk Lắk như: Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo

dục và Đào tạo, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ.

Tác giả cũng đã làm việc với Vụ Văn phòng, Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Vụ Văn hóa -

Xã hội thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; làm việc với Phòng Tổng hợp và Phòng Địa bàn

thuộc Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc.

Đồng thời tác giả tiến hành khảo sát các chương trình, dự án của Chính phủ và

Tỉnh Đắk Lắk đã và đang thực hiện trong vùng DTTS tại một số địa phương như:

- Khảo sát thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm ở huyện

Cư Kuin.

- Khảo sát thực trạng phát huy truyền thống tốt đẹp của các DTTS, đoàn kết xây

dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc ở Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ea Kar.

- Khảo sát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ.

- Khảo sát kết quả tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân tích cực phát triển

kinh tế - xã hội gắn liền với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

vùng đồng bào DTTS ở xã Pơng Drang, huyện Krông Búk.

- Khảo sát phát triển kinh tế - xã hội ở xã đặc biệt khó khăn Cư Pơng, huyện

Krông Búk.

- Khảo sát công tác XĐGN gắn với xây dựng nông thôn mới ở thôn Lộc Thái, xã

Phú Lộc, huyện Krông Năng.

- Khảo sát kết quả công tác lãnh đạo của chi bộ trong bảo vệ an ninh nông thôn, an

ninh quốc phòng tại chi bộ Buôn Kuốp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana.

- Phỏng vấn ông Y Min Niê KDăm, Phó Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội

trú huyện M'Đrắk, về chất lượng giáo dục phổ thông dân tộc nội trú huyện.

- Phỏng vấn bà Trương Thị Hải Yến, người Sán Dìu, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng

Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Bùi Thị Xuân, xã Pơng

Drang, huyện Krông Búk, về chất lượng giáo dục học sinh DTTS.

Page 175: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

169

- Phỏng vấn ông Y Bhới Niê, là người có uy tín, người Ê-đê, buôn Ea Yông A, xã

Ea Yông, huyện Krông Pắk về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS.

- Phỏng vấn bà H'Hương Byă (tên thường gọi là Ami Dzoan), người Ê-đê, theo

Công giáo, buôn Cuôr Dăng B, xã Cuôr Dăng, huyện Cư M'Gar về thực hiện các chính

sách phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư.

- Phỏng vấn bà H'Nhăm Êban, người Ê-đê, buôn Niêng 1, xã Ea Nuôl, huyện Buôn

Đôn, về tinh thần vượt khó khăn, xây dựng gia đình văn hóa, nuôi dạy con thành đạt.

- Phỏng vấn ông Y Smuel Byă, người có uy tín, buôn Cư Ko Emông, xã Dang

Kang, huyện Krông Bông, về vai trò của buôn trưởng với công tác bảo tồn, phát huy

không gian văn hóa cồng chiêng.

- Phỏng vấn ông Y Thi Mlô, người Ê-đê, ở buôn Choăh, xã Dliê Yang, huyện Ea

H'Leo, về tiếp cận các chính sách XĐGN và phát triển kinh tế hộ.

- Phỏng vấn bà H'Mai Niê (tên khác là Amí Út), người Ê-đê, ở buôn Cư Drăm, xã

Cư Drăm, huyện Krông Bông, về phát triển kinh tế hộ gia đình và tham gia xây dựng đời

sống văn hóa tại khu dân cư.

- Phỏng vấn ông Y Nem Mlô, người Ê-đê ở buôn Ea Ga, xã Cư Ni, huyện Ea Kar

về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới.

- Phỏng vấn ông Quách Bình, người Mường, quê ở tỉnh Hòa Bình, trú tại thôn 2, xã

Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, là Bí thư Chi bộ buôn Kom Leo, về vai trò của

chi bộ Đảng trong vận động Nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách và thực hiện

phong trào xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, tác giả khảo sát thực tế tại các xã biên giới, như xã Krông Na, huyện

Buôn Đôn; xã Ea R'vê và xã Ia Lốp, huyện Ea Súp; khảo sát xã có tình hình nóng về di

cư ngoài kế hoạch, tranh chấp đất đai, như xã Cư Prông, huyện Ea Kar; xã Cư San,

huyện M'Đrắk; xã Ea Dăh, Krông Năng; xã Dliê Yang, huyện Ea H'Leo; thực trạng đói

nghèo ở xã Bông Krang, huyện Lắk; xã Cư Pui, huyện Krông Bông; xã Vụ Bổn, huyện

Krông Pắk.

Tác giả đã gặp gỡ và phỏng vấn, trao đổi, lấy ý kiến đánh giá của một số cán bộ,

công chức trực tiếp quản lý, thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk như:

- Ông Nguyễn An Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk giai đoạn 1999-2001.

- Ông Y Luyện Niê K'Dăm, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk giai đoạn 2001-2005.

- Ông Niê Thuật, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2015.

Page 176: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

170

- Ông Lê Xuân Hảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk giai đoạn 2005-2010.

- Ông Đinh Duy Linh, Phó Trưởng phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban

Tuyên Giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk.

- Ông Y Lia Tơr, Phó Trưởng Ban, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk.

- Ông Vũ Hồng Nhật, Chánh Văn phòng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk.

- Ông Ama Phong, nguyên Trưởng ban, ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk.

- Bà H’Ngoắt H'Mok, Phó Trưởng ban, ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk.

- Ông Bùi Hồng Quý, Chánh Văn phòng, UBND tỉnh Đắk Lắk.

- Ông Nguyễn Như Quyền, Phó trưởng Ban, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

- Bà Lê Thị Nhật Thanh, Phó Chánh Văn phòng, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

- Ông Lê Ngọc Vinh, Trưởng phòng Chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

- Ông Nguyễn Văn Đàn, Phó Giám đốc, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh

Đắk Lắk.

- Ông Vũ Văn Đông, Phó Giám đốc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh

Đắk Lắk.

- Ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk.

- Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk.

- Ông Phạm Quốc Toản, Chánh Thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Đắk Lắk.

- Ông Thái Văn Tài, Phó Giám đốc, sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk.

- Bà Lê Thị Ngọc Thơm, Phó Ban nghiên cứu học sinh dân tộc, sở Giáo dục và

Đào tạo tỉnh Đắk Lắk.

- Bà Lương Thanh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.

- Bà H'Ngăm Niê K'Dăm, Phó Trưởng Ban, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

- Ông Trịnh Dũng, Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

- Ông Trương Văn Tỵ, Vụ trưởng Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

- Ông Điểu Mưu, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

- Ông Nguyễn Xuân Đức, Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc.

- Ông Y Der Ajun, Trưởng phòng Địa bàn, Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc.

- Ông Y Khúc HWing, chuyên viên phòng Tổng hợp, Vụ Địa phương II, Ủy ban

Dân tộc.

Page 177: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

171

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐẮKLẮK NĂM 2004

Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Page 178: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

172

Phụ lục 2

HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

TT Loại

văn bản Số hiệu văn bản

Thời gian

ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung văn bản

Hiệu lực

thi hành

I Các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước dành riêng cho vùng Tây Nguyên

1 Nghị định 20/NĐ-CP 31-3-1998 Chính phủ Về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng

đồng bào dân tộc. Hết hiệu lực

2 Quyết định 135/QĐ-TTg 31-7-1998 Chính phủ Về việc phê duyệt phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc

biệt khó khăn, vùng núi và vùng sâu, vùng xa. Hết hiệu lực

3 Quyết định 168/QĐ-TTg 30-10-2001 Chính phủ

Về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 -

2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã

hội vùng Tây Nguyên

Hết hiệu lực

4 Nghị định 02/NĐ-CP 03-01-2002 Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

20/1998/NĐ-CP,ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính

phủ về phát triển thương mại miền núi,hải đảo và vùng

đồng bào dân tộc

Hết hiệu lực

5 Nghị quyết 10-NQ/TW 18-01-2002 Bộ Chính trị Về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010. Còn hiệu lực

6 Quyết định 154/QĐ-TTg 11-12-2002 Chính phủ

Về chính sách cho các hộ đồng bào DTTS tại chỗ và hộ

dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh Tây Nguyên mua

trả chậm nhà ở

Hết hiệu lực

7 Quyết định 798/QĐ-NHNN 29-7-2002 Ngân hàng

Nhà nước

Về việc giảm 30% lãi suất cho vay của Ngân hàng

thương mại nhà nước đối với khách hàng vay thuộc

phạm vi Chương trình các xã đặc biệt khó khăn ở các

tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Hết hiệu lực

Page 179: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

173

TT Loại

văn bản Số hiệu văn bản

Thời gian

ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung văn bản

Hiệu lực

thi hành

8 Quyết định 132/QĐ-TTg 8-10-2002 Chính phủ Về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào

DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên Hết hiệu lực

9 Quyết định 131/QĐ-TTg 07-01-2003 Chính phủ

Về việc điều chỉnh khoản 3 điều 4 Quyết định số

168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 về định

hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những

giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây

Nguyên

Còn hiệu lực

10 Quyết định 226/QĐ-TTg 11-06-2003 Chính phủ

Về việc thay hình thức hỗ trợ hộ nghèo, đói, già làng

trưởng bản có khó khăn, hộ gia đình có công với nước

ở Tây Nguyên quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định

số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001

Còn hiệu lực

11 Quyết định 253/QĐ-TTg 05-3-2003 Chính phủ

Về việc phê duyệt Đề án "Một số giải pháp củng cố,

kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên" giai

đoạn 2002-2010.

Hết hiệu lực

12 Quyết định 245/QĐ-TTg 18-11-2003 Chính phủ

Về việc ghi nợ lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở đối với hộ

gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình 135 và

hộ gia đình, cá nhân đồng bào DTTS ở Tây Nguyên

Hết hiệu lực

13 Quyết định 174/QĐ-TTg 10-01-2004 Chính phủ

Về việc hỗ trợ đầu tư trong kế hoạch năm 2005 cho

một số huyện miền núi thuộc các tỉnh giáp Tây

Nguyên, phía Tây Khu 4 cũ và miền núi phía Bắc

Còn hiệu lực

14 Quyết định 134/QĐ-TTg 20-7-2004 Chính phủ

Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở

và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời

sống khó khăn.

Hết hiệu lực

Page 180: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

174

TT Loại

văn bản Số hiệu văn bản

Thời gian

ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung văn bản

Hiệu lực

thi hành

15 Quyết định 25/QĐ-TTg 27-2-2004 Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án "Phát triển hoạt động văn hóa

- thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010" Còn hiệu lực

16 Quyết định 231/QĐ-TTg 22-9-2005 Chính phủ

Về việc hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm nghiệp nhà

nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng

phòng hộ sử dụng lao động là người đồng bào DTTS

cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên.

Hết hiệu lực

17 Quyết định 304/QĐ-TTg 23-11-2005 Chính phủ

Về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia

đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào DTTS

tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.

Còn hiệu lực

18 Quyết định 25/QĐ-TTg 02-05-2008 Chính phủ

Về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát

triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên

đến năm 2010.

Hết hiệu lực

19 Quyết định 813/QĐ-TTg 07-06-2006 Chính phủ

Về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án

phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây

Nguyên.

Còn hiệu lực

20 Quyết định 164/QĐ-TTg 11-07-2006 Chính phủ

Về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên

giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư chương trình phát triển

kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào

dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.

Hết hiệu lực

21 Quyết định 193/QĐ-TTg 24-08-2006 Chính phủ

Về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng:

thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự

do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ,

khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn

2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015.

Hết hiệu lực

Page 181: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

175

TT Loại

văn bản Số hiệu văn bản

Thời gian

ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung văn bản

Hiệu lực

thi hành

22 Quyết định 33/QĐ-TTg 03-05-2007 Chính phủ Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư

cho đồng bào DTTS giai đoạn 2007-2010. Còn hiệu lực

23 Quyết định 166/QĐ-TTg 30-10-2007 Chính phủ

Về việc ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi

đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và các tổ

chức tham gia dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện

đời sống vùng Tây Nguyên.

Còn hiệu lực

24 Quyết định 1544/QĐ-TTg 02-05-2008 Chính phủ

Về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát

triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên

đến năm 2010.

Hết hiệu lực

25 Quyết định 78/QĐ-TTg 07-10-2008 Chính phủ

Về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí

dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg, ngày

24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Hết hiệu lực

26 Quyết định 167/QĐ-TTg 12-12-2008 Chính phủ Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Còn hiệu lực

27 Quyết định 102/QĐ-TTg 07-08-2009 Chính phủ Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ

nghèo vùng khó khăn. Còn hiệu lực

28 Quyết định 1592/QĐ-TTg 12-10-2009 Chính phủ

Về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất

sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010

cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn.

Hết hiệu lực

29 Kết luận 57-KL/TW 3-11-2009 Bộ Chính trị Về công tác dân tộc Còn hiệu lực

30 Nghị định 49-NĐ-CP 14-05-2010 Chính phủ

Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -

2011 đến năm học 2014-2015.

Còn hiệu lực

Page 182: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

176

TT Loại

văn bản Số hiệu văn bản

Thời gian

ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung văn bản

Hiệu lực

thi hành

31 Quyết định 1504-QĐ-TTg 18-08-2010 Chính phủ

Về việc sửa đổi một số nội dung tại Điều 3 Quyết định

số 166-2007-QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2007 của

Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ đầu

tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư

thôn và các tổ chức tham gia Dự án Phát triển lâm

nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên.

Còn hiệu lực

32 Quyết định 67-QĐ-TTg 29-10-2010 Chính phủ

Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định

167-2008-QĐ-TTg ngày 12-12-2008 của Thủ tướng

Chính phủ, Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

Còn hiệu lực

33 Quyết định 85-QĐ-TTg 21-12-2010 Chính phủ Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và

trường phổ thông dân tộc bán trú. Còn hiệu lực

34 Quyết định 75-QĐ-TTg 29-11-2010 Chính phủ

Về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là

người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây

Nguyên.

Hết hiệu lực

35 Quyết định 45-QĐ-TTg 07-01-2011 Chính phủ Về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng Vùng

Tây Nguyên đến năm 2030. Còn hiệu lực

36 Quyết định 1270-QĐ-TTg 27-07-2011 Chính phủ Phê duyệt đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân

tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020" Còn hiệu lực

37 Kết luận 12-KL-TW 24-10-2011 Bộ Chính trị

Về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 10-NQ-TW của Bộ

chính trị (khóa IX) về phát triển vùng Tây Nguyên giai

đoạn 2011-2020.

Còn hiệu lực

38 Quyết định 1951-QĐ-TTg 02-11-2011 Chính phủ

Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh

Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp

Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015.

Còn hiệu lực

Page 183: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

177

TT Loại

văn bản Số hiệu văn bản

Thời gian

ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung văn bản

Hiệu lực

thi hành

39 Quyết định 1640-QĐ-TTg 21-9-2011 Chính phủ Về phê duyệt Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống

trường PTDTNT giai đoạn 2011-2015”. Còn hiệu lực

40 Quyết định 936-QĐ-TTg 18-07-2012 Chính phủ Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020. Còn hiệu lực

41 Quyết định 54-QĐ-TTg 04-12-2012 Chính phủ Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân

tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015. Còn hiệu lực

42 Quyết định 1776-QĐ-TTg 21-11-2012 Chính phủ

Về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng:

thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự

do, khu đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng

đến năm 2020

Còn hiệu lực

43 Quyết định 449-QĐ-TTg 12-03-2013 Chính phủ Phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. Còn hiệu lực

44 Quyết định 755-QĐ-TTg 20-05-2013 Chính phủ

Về phê duyệt chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất,

nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và

hộ nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

Còn hiệu lực

45 Quyết định 33-QĐ-TTg 04-06-2013 Chính phủ

Về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực

hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số

đến năm 2015.

Còn hiệu lực

46 Quyết định 36-QĐ-TTg 18-06-2013 Chính phủ Về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh các trường ở khu

vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Còn hiệu lực

47 Nghị định 74-NĐ-CP 15-07-2013 Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49-

2010-NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ

quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -

2011 đến năm học 2014 - 2015.

Còn hiệu lực

Page 184: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

178

TT Loại

văn bản Số hiệu văn bản

Thời gian

ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung văn bản

Hiệu lực

thi hành

48 Quyết định 2356-QĐ-TTg 04-12-2013 Chính phủ Ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược

công tác dân tộc đến năm 2020. Còn hiệu lực

49 Nghị định 210-NĐ-CP 19-12-2013 Chính phủ Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào

nông nghiệp, nông thôn. Còn hiệu lực

50 Nghị định 134-NĐ-CP 14-11-2006 Chính phủ

Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ

đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc

dân” và Thông tư liên tịch số 13-2008-TTLT-BGDĐT-

BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 7-4-2008, Về việc

hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 134.

Còn hiệu lực

51 Nghi định 36-QĐ-TTg 18-6-2013 Chính phủ Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở

khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Còn hiệu lực

52 Nghi định 74-NĐ-CP 15-7-2013 Chính phủ

Quy định về Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị

định số 49-2010-NĐ-CP ngày 14-05-2010 của Chính

phủ, “Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí

học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở

giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học

2010-2011 đến năm học 2014-2015”.

Còn hiệu lực

53 Quyết định 12-QĐ-TTg 24-01-2013 Chính phủ

Quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ

thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn.

Còn hiệu lực

Page 185: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

179

TT Loại

văn bản Số hiệu văn bản

Thời gian

ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung văn bản

Hiệu lực

thi hành

II Các chương trình, chính sách do tỉnh Đắk Lắk ban hành và thực hiện

1 Chương

trình 07-CTr-TU 05-02-2002 Tỉnh uỷ

Về việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ-TW của Bộ

Chính trị và Quyết định số 168-2001-QĐ-TTg. Hết hiệu lực

2 Nghị quyết 04-NQ-TU 17-11-2004 Tỉnh uỷ Về Phát triển kinh tế- xã hội buôn, thôn đồng bào dân

tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2010. Hết hiệu lực

3 Nghị quyết 05-NQ-TU 14-01-2005 Tỉnh uỷ Nghị quyết về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân

tộc thiểu số từ nay đến năm 2010. Còn hiệu lực

4 Công văn 75-CV-TU 22-03-2004 Tỉnh uỷ Về việc phân công các cơ quan, đơn vị kết nghĩa

với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Còn hiệu lực

5 Quyết định 15-QĐ-UBND 04-02-2008 UBND tỉnh

Ban hành quy định về việc thực hiện chính sách kéo

điện vào nhà cho các hộ đồng bào DTTS tại chỗ theo

Quyết định số 168-2001-QĐ-TTg.

Hết hiệu lực

6 Chương trình 2463-CT-UBND 27-06-2008 UBND tỉnh Phát triển kinh tế - xã hội buôn, thôn đồng bào dân tộc

thiểu số tại chỗ của tỉnh đến năm 2015. Còn hiệu lực

7 Quyết định 1803-QĐ-UBND 21-7-2010 UBND tỉnh

Về việc triển khai nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh

Về việc dạy tiếng Êđê trong trường Tiểu học và Trung

học cơ sở, giai đoạn 2010-2015.

Còn hiệu lực

8 Nghị quyết 03-NQ-HĐND 07-09-2010 HĐND tỉnh Về việc dạy tiếng Ê-đê trong trường Tiểu học và Trung

học cơ sở, giai đoạn 2010-2015. Hết hiệu lực

9 Chỉ thị 07-CT-UBND 31-12-2010 UBND tỉnh Về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ CNH,

HĐH đất nước. Còn hiệu lực

10 Kế hoạch 16-KH-TU 29-9-2011 Tỉnh ủy Công tác phát động quần chúng vùng đồng bào dân tộc

Mông. Còn hiệu lực

Page 186: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

180

TT Loại

văn bản Số hiệu văn bản

Thời gian

ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung văn bản

Hiệu lực

thi hành

11 Chỉ thị 10-CT-TU 24-10-2011 Tỉnh ủy Về việc tiếp tục tăng cường công tác đối với người

Hoa trong tình hình mới. Còn hiệu lực

12 Chương

trình 10-CTr-TU 11-01-2012 Tỉnh ủy

Về việc thực hiện Kết luận số 12-KL-TW tiếp tục thực

hiện Nghị quyết số 10-NQ-TW của Bộ Chính trị về

phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020.

Còn hiệu lực

13 Chương

trình 655-CTr-UBND 16-02-2012 UBND tỉnh

Về Phát triển kinh tế- xã hội buôn, thôn đồng bào dân

tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2015. Còn hiệu lực

14 Quyết định 1053-QĐ-UBND 14-5-2012 UBND tỉnh Về việc ban hành chương trình hành động thực hiện

Chương trình số 10-CTr-TU. Còn hiệu lực

15 Quyết định 1355-QĐ-UBND 26-06-2012 UBND tỉnh

Về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án

“Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT tỉnh

Đắk Lắk, giai đoạn 2011-2015".

Còn hiệu lực

16 Kế hoạch 77-KH-TU 26-11-2013 Tỉnh ủy

Thực hiện Kết luận số 68-KL-TW, ngày 10-9-2013 của

Ban Bí thư về xây dựng lực lượng cốt cán và phát huy

vai trò người có uy tín trong cộng đồng người Hoa.

Còn hiệu lực

Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk [170]

Page 187: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

181

Phụ lục 3

TỔNG HỢP CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Vốn thực hiện các chính sách TT Ngành-Lĩnh vực

Tổng

cộng NSTW NSDDP Vay NH Huy động

Tổng số 4.040.299 1.827.959 2.007.467 105.720 99.153

1 Hỗ trợ nhà hộ nghèo 167 345.040 90.636 56.897 105.720 91.787

2 Đầu tư theo Quyết định 168 506.725 506.725

3

Quyết định số 25-2008-QĐ-TTg ngày 05-02-2008; số 60-

2010-QĐ-TTg ngày 30-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển

kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên:

632.280 166.480 465.800

4 Chương trình 134 190.521 132.900 53.897 3.724

5 Chương trình 135 656.497 652.855 3.642

6 Quyết định số 33-2007-QĐ-TTg hỗ trợ di dân thực hiện

định canh, định cư cho đồng bào DTTS 24.033 23.360 673

7 Chương trình 193 224.203 224.003 200

8 Quyết định số 1592 31.000 31.000

9 Nghị quyết số 04-NQ-TU, ngày 17-11-2004 của Tỉnh ủy 1.400.000 1.400.000

10 Chương trình 655-CTr-UBND, ngày 16-02-2012 của UBND tỉnh 30.000 30.000

Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk [170]

Page 188: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

182

Phụ lục 4

TỔNG HỢP CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỈNH ĐẮK LẮK (2003-2015)

2003 2004 2005 2007 2010 2013 2015 Năm

Nội dung Số hộ

Tỉ lệ

% Số hộ Tỉ lệ % Số hộ

Tỉ lệ

% Số hộ

Tỉ lệ

% Số hộ

Tỉ lệ

% Số hộ

Tỉ lệ

% Số hộ

Tỉ lệ

%

Hộ nghèo chung -

tổng số hộ

53.798 14,6 36.213 11,07 90.247 27,55 79.716 23,28 28.922 7,45 50.334 12,26 41.593 10,02

Hộ nghèo DTTS -

hộ nghèo chung

30.181 56,1 19.499 53,84 47.243 52,35 42.569 53,40 17.905 61,90 30.716 61,02 26.155 62,88

Hộ cận nghèo 33.449 8,59 32.168 7,83 31.724 7,64

Hộ cận nghèo

DTTS

3.823 11,43 13.742 42,72 3.550 11,19

Nguồn: Tổng hợp từ [116; 148; 160; 188]

Page 189: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

183

Phụ lục 5

SỐ HỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ THIẾU ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT

2004 2010 2015 Năm

Nhu cầu

Số hộ Diện tích

(ha) Số hộ

Diện

tích

(ha)

Kinh phí

(triệu đồng) Số hộ

Diện

tích

(ha)

Kinh phí

(triệu đồng)

Đất ở 15.450 521,14 5.531 144,51 4.979 291 81.873,3

Đất sản xuất 28.523 13.770,89 7.737 407.206 15.896 6.072 403.184

Nhà ở 16.516 15.535 20.637

Nước sinh

hoạt 15.283 16.059 222.069,44 26894

Nguồn: Tổng hợp từ [116; 148; 160; 188]

Phụ lục 6

THỐNG KÊ SỐ DÂN DI CƯ TỚI ĐẮK LẮK

1976-2004 2005-2015

Kinh DTTS Kinh DTTS Tổng

số hộ

Tổng số

khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu

Tổng

số hộ

Tổng

số

khẩu Số

hộ

Số

khẩu

Số

hộ

Số

khẩu

57.995 282.230 40.667 190.481 17.328 91.749 1.529 7.685 66 201 1.463 7.484

Nguồn: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk [60]

Page 190: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

184

Phụ lục 7

DÂN SỐ CHIA THEO DÂN TỘC, GIỚI TÍNH TỈNH ĐẮK LẮK

Tính đến ngày 01-4-2009

Đơn vị tính: Người

Tổng số Thành thị Nông thôn TT Dân tộc

Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ (A) (B) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

Tổng số 1.733.624 875.226 858.398 415.881 206.657 209.224 1.317.743 668.569 649.174 1 Kinh 1.161.532 590.553 570.979 365.405 182.330 183.075 796.127 408.223 387.904 2 Tày 51.285 25.845 25.440 2.825 1.281 1.544 48.460 24.564 23.896 3 Thái 17.135 8.578 8.557 693 288 405 16.442 8.290 8.152 4 Mường 15.510 7.893 7.617 2.178 1.085 1.093 13.332 6.808 6.524 5 Khơ-me 543 300 243 242 132 110 301 168 133 6 Hoa (Hán) 3.476 1.977 1.499 2.238 1.211 1.027 1.238 766 472 7 Nùng 71.461 36.153 35.308 2.274 1.080 1.194 69.187 35.073 34.114 8 Hmông 22.760 11.403 11.357 34 14 20 22.726 11.389 11.337 9 Dao 15.303 7.851 7.452 233 117 116 15.070 7.734 7.336

10 Gia-rai 16.129 8.053 8.076 3.713 1.871 1.842 12.416 6.182 6.234 11 Ê-đê 298.534 146.993 151.541 33.275 15.900 17.375 265.259 131.093 134.166 12 Ba Na 301 171 130 70 49 21 231 122 109 13 Sán Chay 5.220 2.681 2.539 102 49 53 5.118 2.632 2.486 14 Chăm 271 169 102 114 68 46 157 101 56 15 Cơ-ho 151 89 62 84 42 42 67 47 20 16 Xơ Đăng 8.041 4.015 4.026 158 72 86 7.883 3.943 3.940 17 Sán Dìu 236 118 118 55 27 28 181 91 90 18 Hrê 341 228 113 104 63 41 237 165 72 19 Ra-Glai 98 54 44 42 19 23 56 35 21 20 Mnông 40.344 19.523 20.821 1.709 793 916 38.635 18.730 19.905 21 Thổ 541 290 251 120 68 52 421 222 199 22 Xtiêng 15 8 7 2 1 1 13 7 6

Page 191: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

185

Tổng số Thành thị Nông thôn TT Dân tộc

Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ 23 Khơ-mú 3 3 - - - - 3 3 - 24 Bru Vân Kiều 3.348 1.739 1.609 43 23 20 3.305 1.716 1.589 25 Cơ Tu 17 11 6 11 6 5 6 5 1 26 Giáy 11 5 6 5 4 1 6 1 5 27 Tà Ôi 5 4 1 5 4 1 - - - 28 Mạ 31 17 14 19 9 10 12 8 4 29 Gié Triêng 78 32 46 22 7 15 56 25 31 30 Co 19 11 8 7 4 3 12 7 5 31 Chơ Ro 25 15 10 1 1 - 24 14 10 32 Xinh Mun 1 - 1 - - - 1 - 1 33 Hà Nhì 4 2 2 4 2 2 - - - 34 Chu-ru 11 5 6 7 2 5 4 3 1 35 Lào 275 138 137 15 5 10 260 133 127 36 La Chí 22 14 8 1 - 1 21 14 7 37 Kháng 2 1 1 - - - 2 1 1 38 La Hủ 1 1 - 1 1 - - - - 39 La Ha 1 - 1 1 - 1 - - - 40 Pà Thẻn 4 1 3 - - - 4 1 3 41 Ngái 37 26 11 - - - 37 26 11 42 Chứt 435 224 211 38 17 21 397 207 190 43 Lô Lô 13 6 7 4 2 2 9 4 5 44 Mảng 15 7 8 5 1 4 10 6 4 45 Cơ Lao 14 8 6 4 3 1 10 5 5 46 Cống 1 - 1 1 - 1 - - - 47 Si La 1 - 1 1 - 1 - - - 48 Người nước ngoài 22 11 11 16 6 10 6 5 1 49 56. KXĐ 1 - 1 - - - 1 - 1

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk [133].

Page 192: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

186

Phụ lục 8

THỐNG KÊ CHÍNH SÁCH DO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN

1. Kon Tum

1.1. Quyết định số 1469-QĐ-UBND, ngày 18-12-2006 phê duyệt kế hoạch hỗ trợ

đầu tư, phát triển cửa hàng thương mại xã khu vực III từ năm 2007-2010 (hết hiệu lực);

1.2. Nghị quyết 02-NQ-TU, ngày 20-4-2007 của Tỉnh ủy về phát triển Ba

Vùng kinh tế động lực (còn hiệu lực);

1.3. Quyết định số 906-QĐ-UBND, ngày 10-08-2009 của UBND tỉnh về Đề

án Phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Kon

Plông, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2009-2020 (còn hiệu lực);

1.4. Quyết định số 907-QĐ-UBND, ngày 10-08-2009 của UBND tỉnh về Đề

án Phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tu Mơ

Rông, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2009-2020 (còn hiệu lực);

1.5. Nghị quyết số 38-2011-NQ-HĐND, ngày 5-12-2011 của HĐND tỉnh;

Quyết định số 01-2012-QĐ-UBND, ngày 6-01-2012 của UBND tỉnh về chính sách

đặc thù xã trọng điểm đặc biệt khó khăn;

1.6. Quyết định số 376-QĐ-UBND, ngày 14-8-2012 của UBND tỉnh về Đề

án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm

2015 (còn hiệu lực);

1.7. Quyết định số 07-2012-QĐ-UBND, ngày 01-02-2012 của UBND tỉnh Kon

Tum về Chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Kon Tum (còn

hiệu lực);

1.8. Quyết định 136-QĐ-UBND, ngày 6-3-2013 của UBND tỉnh Kon Tum

về Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum (còn hiệu lực).

2. Gia Lai

2.1. Chỉ thị số 47-CT-TU, ngày 04-6-1998 của Tỉnh ủy Gia Lai về việc cơ cấu

cán bộ, công chức người dân tộc Bahnar, Jrai trong các cơ quan đợn vị thuộc tỉnh.

2.2. Nghị quyết số 08-NQ-TU, ngày 08-03-2007 của Tỉnh ủy Gia Lai về việc

tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, định canh định cư giai đoạn

2007-2010 và định hướng đến năm 2020.

2.3. Quyết định số 805-QĐ-UBND, ngày 04-7-2008 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Gia Lai về việc thành lập Hội đồng tuyển sinh theo chế độ cử tuyển vào học

viện Quân y thuộc Dự án đào tạo Bác sĩ cho khu vực Tây nguyên, năm 2008.

Page 193: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

187

2.4. Quyết định số 96-QĐ-UBND, ngày 31-12-2008 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Đề án nâng cao đời sống của vùng căn cứ cách mạng

Kbang, Kông Chro, Krông Pa giai đoạn 2009-2011.

2.5. Đề án 03-ĐA-TU, ngày 12-6-2009 của Tỉnh ủy Gia Lai Đề án tuyển

chọn sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí về cơ sở công tác.

2.6. Quyết định số 25-2010-QĐ-UBND, ngày 5-11-2010 của Ủy ban nhân

dân tỉnh Gia Lai về việc bổ sung đối tượng chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học và

thu hút người có trình độ cao theo Quyết định số 93-2005-QĐ-UB ngày 4-8-2005

của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.7. Quyết định số 837-QĐ-UBND, ngày 16-12-2011 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Gia Lai về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh

Gia Lai giai đoạn 2011-2015

2.8. Quyết định số 79-QĐ-UBND, ngày 14-02-2014 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Gia Lai về việc Phê duyệt phương án trợ cước trợ giá và cấp không các mặt

hàng chính sách năm 2007.

3. Đăk Nông

4.1. Chỉ thị số 04-CT-TU, ngày 7-5-2004 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về kết

nghĩa giữa các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực

lượng vũ trang đối với buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;

4.2. Nghị Quyết số 155-2004-NQ-HĐND, ngày 12-8-2004 của HĐND tỉnh

Đăk Nông về việc phát triển bền vững 12 bon-buôn đồng bào dân tộc thiểu số khó

khăn, ngày 24-8-2004;

4.3. Nghị Quyết số 152-2004-NQ-HĐND, ngày 12-8-2004 của HĐND tỉnh

Đắk Nông, UBND tỉnh Đắk Nông về việc hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là

người dân tộc thiểu số tại chỗ từ năm 2004-2009;

4.4. Quyết định số 484-QĐ-UB, ngày 24-5-2004, về việc tổ chức kết nghĩa với các

bon, buôn đồng bào DTTS tại chỗ và Quyết định số: 67-2004-QĐ-UB, ngày 7-9-2004 của

UBND tỉnh, về việc ban hành quy chế kết nghĩa bon, buôn đồng bào DTTS;

4.5. Nghị quyết số 07-NQ-TU, ngày 27-4-2006 về công tác cán bộ dân tộc

thiểu số giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020;

4.6. Nghị Quyết số 16-2009-NQ-HĐND, ngày 25-12-2009 của HĐND tỉnh

Đắk Nông về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu

số tỉnh Đắk Nông từ 2010-2015;

4.7. Thông báo số 1463-TB-TU, ngày 22-01-2010 của Ban Thường vụ Tỉnh

uỷ Đắk Nông về việc xây dựng, phát triển bon, buôn, thôn đồng bào dân tộc thiểu số;

Page 194: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

188

4.8. Quyết định số 526-QĐ-UBND, ngày 27-4-2010 về việc ban hành kế hoạch

tiếp tục xây dựng, phát triển bon, buôn, bản và thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số;

4.9. Chỉ thị số 26-CT-UBND, ngày 13-12-2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về tuyển

dụng, bố trí sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số và nâng cao hiệu quả sử dụng biên chế;

4.10. Quyết định 168-QĐ-UBND, ngày 08-02-2011 và Quyết định 1141-

QĐ-UBND ngày 24-7-2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về chính sách hỗ

trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-

2016;

4.11. Quyết định số 943-QĐ-UBND, ngày 08-7-2011 của UBND tỉnh Đắk

Nông về việc ban hành Kế hoạch tăng cường công tác dân tộc giai đoạn 2011-2016;

4.12. Chỉ thị số 08-CT-TU, ngày 17-12-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về

việc đẩy mạng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh vùng dân tộc Mông

trên địa bàn tỉnh;

4.13. Chương trình hành động số 04-CT-TU, ngày 18-4-2011 của Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Nông về công tác dân tộc giai đoạn 2011-2016.

4.14. Nghị quyết số 37-2011-NQ-HĐND, ngày 09-12-2011 của HĐND tỉnh

Đắk Nông về chính sách hỗ trợ lãi xuất vay vốn sản xuất, kinh doanh đối với hộ

đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2012-2013;

4.15. Nghị quyết số 38-2011-NQ-HĐND, ngày 09-12-2011 của HĐND tỉnh

Đắk Nông về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học

2011-2012 đến năm học 2015-2016;

4.16. Nghị quyết 41-2012-NQ-HĐND ngày 20-12-2012 của HĐND tỉnh Đắk

Nông về việc thông qua Đề án nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số tỉnh

Đắk Nông từ năm học 2012-2013 đến năm học 2015-2016;

4.17. Quyết định số 10-2012-QĐ-UBND, ngày 01-6-2012 của UBND tỉnh

Đăk Nông về quy định chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn sản xuất, kinh doanh đối

với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2012-2013.

4. Lâm Đồng

5.1. Chỉ thị số 25-CT-TU, ngày 5-9-1994 của Tỉnh uỷ, Về tiếp tục đầu tư

phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc;

5.2. Nghị quyết số 02-NQ-TU, ngày 20-11-2001 của Tỉnh uỷ, Hội nghị tỉnh

ủy lần V (khóa VII) về tiếp tục đầu tư phát triển vùng ĐBDT thời kỳ 2001 - 2005;

5.3. Kế hoạch số 552-KH-UB, ngày 5-3-2002 của UBND tỉnh về thực hiện

Nghị quyết 10 ngày 18-01-2002 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và

Page 195: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC … - LA _nop QD_.pdf · Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất

189

bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây nguyên thời kỳ 2001-2010 và Nghị quyết số

02-NQ-TU, ngày 20-11-2001 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về tiếp tục đầu tư phát triển

vùng ĐBDT thời kỳ 2001-2005;

5.4. Quyết định số 163-2002-QĐ-UBND, ngày 29-11-2003 của UBND tỉnh về

việc phê duyệt phương án giải quyết đất đai cho ĐBDTTS tại chỗ ở tỉnh Lâm Đồng;

5.5. Quyết định số 180-2004-QĐ-UBND, ngày 4-10-2004 của UBND tỉnh về

việc phê duyệt đề án hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn;

5.6. Quyết định số 179-2004-QĐ-UBND, ngày 4-10-2004 của UBND tỉnh về

việc phê duyệt đề án giải quyết nước sinh hoạt cho hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống

khó khăn tỉnh Lâm Đồng giai đọan 2005-2006;

5.7. Quyết định số 178-2004-QĐ-UBND, ngày 4-10-2004 của UBND tỉnh về

Giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn trên địa

bàn tỉnh Lâm Đồng;

5.8. Quyết định số 184-2005-QĐ-UBND, ngày 12-10-2005 của UBND tỉnh

Quy định mức trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên của tỉnh Lâm Đồng

đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp (THCN) và

dạy nghề;

5.9. Nghị quyết 09-NQ-TU, ngày 31-10-2006 của Tỉnh ủy Tập trung nguồn

lực tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh vùng dân

tộc thiểu số giai đọan 2006-2010;

5.10. Quyết định số 510-QĐ-UBND, ngày 30-01-2007 của UBND tỉnh Ban

hành Chương trình thực hiện Nghị quyết 09-NQ-TU, ngày 31-10-2006 của Tỉnh ủy

Lâm Đồng về việc tập trung nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đảm

bảo quốc phòng an ninh vùng dân tộc thiểu số giai đọan 2006 - 2010;

5.11. Quyết định số 1066-QĐ-UBND, ngày 5-4-2007 của UBND tỉnh về

việc phê duyệt đề án xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn buôn vùng đông bào

DTTS tỉnh Lâm Đồng 2007-2010;

5.12. Quyết định số 70-2001-QĐ-UB, ngày 4-8-2011 của UBND tỉnh về việc

hỗ trợ kinh phí làm nhà cho đồng bào DTTS tại chỗ thuộc khu vực đặc biệt khó khăn;

5.13. Quyết định 62-2012-QĐ-UBND, ngày 27-12-2012 UBND tỉnh Về trợ

cấp xã hội cho học sinh, sinh viên dân tộc đang học tại các trường cao đẳng, đại

học, THCN và dạy nghề.

Nguồn: Ủy ban Dân tộc [141]