30
1 NGHIÊN CU CP NHT VÀ HOÀN THIN NGUN THÔNG TIN, PHƢƠNG PHÁP BIÊN SOẠN CHTIÊU GDP THEO PHƢƠNG PHÁP THU NHP CHO CÁC KHU VC THCHCấp đề tài: Thi gian nghiên cu: Đơn vị thc hin: Chnhim: B2012-2013 VHthng tài khon quc gia CN. Hà Quang Tuyến LỜI NÓI ĐẦU Tng sn phẩm trong nƣớc (GDP) là giá trsn phm vt cht và dch vcui cùng đƣợc to ra ca nn kinh tế trong mt khong thi gian nhất định. Các sn phm vt cht và dch vcuối cùng đến tay ngƣời tiêu dùng thƣờng phi tri qua nhiều công đoạn, nhiều đơn vị sn xut. Mỗi công đoạn, mỗi đơn vị sn xut chto ra mt loi giá trsn phm vt cht và dch vcui cùng ca nn kinh tế. Biên son chtiêu GDP theo phƣơng pháp thu nhập nói riêng, theo cba phƣơng pháp nói chung, gắn vi vic lp các tài khon ca tài khon quc gia (SNA) theo khu vc thchế đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế gii thc hiện. Cho đến nay, Vit Nam chtiêu GDP mới đƣợc biên son và công btheo phƣơng pháp sản xut và phƣơng pháp sử dụng. Điều đáng nói là các phƣơng pháp biên soạn này chƣa gn vi việc (chính xác hơn là chƣa phù hợp với phƣơng pháp) lập các tài khon theo các khu vc thchế. Đã 20 năm áp dụng SNA Việt Nam mà chƣa thực hin đƣợc công vic này là mt tn ti ln của ngƣời làm công tác thng kê tài khon quốc gia. Đề tài “Nghiên cứu cp nht và hoàn thin nguồn thông tin, phƣơng pháp biên son chtiêu GDP theo phƣơng pháp thu nhập cho (gn vi vic lp các tài khon) các khu vc thchế” tuy muộn, song rt cn thiết. Vì theo khung đánh giá ca Uban Thng kê Liên hp quốc năm 2008, mức độ thc hin SNA ca Thng kê Vit Nam mi chmức 2/6. Để đảm bảo tính đúng đắn và thng nht vchuyên môn nghip vthng kê; tính chính xác và tin cy ca thông tin, sliệu đầu vào, sliu trung gian và sliệu đầu ra, chtiêu GDP phải đƣợc biên son gn vi vic lp các tài khon ca SNA theo các khu vc thchế. Nhƣ vậy vic trin khai nghiên cứu và đƣa đề tài vào áp dng trong thc tế hết sc cp thiết. Trong khuôn khnghiên cứu, trƣớc tiên đề tài sđề cp khái quát cơ sở phƣơng pháp biên soạn GDP đồng thi theo cba phƣơng pháp trên cơ sở lp MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.10-B12-13

NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

1

NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN,

PHƢƠNG PHÁP BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU GDP THEO PHƢƠNG PHÁP

THU NHẬP CHO CÁC KHU VỰC THỂ CHẾ

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Bộ

2012-2013

Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia

CN. Hà Quang Tuyến

LỜI NÓI ĐẦU

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối

cùng đƣợc tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Các sản

phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng đến tay ngƣời tiêu dùng thƣờng phải trải qua

nhiều công đoạn, nhiều đơn vị sản xuất. Mỗi công đoạn, mỗi đơn vị sản xuất chỉ tạo

ra một loại giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế.

Biên soạn chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp thu nhập nói riêng, theo cả ba

phƣơng pháp nói chung, gắn với việc lập các tài khoản của tài khoản quốc gia

(SNA) theo khu vực thể chế đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới thực hiện. Cho đến

nay, ở Việt Nam chỉ tiêu GDP mới đƣợc biên soạn và công bố theo phƣơng pháp sản

xuất và phƣơng pháp sử dụng. Điều đáng nói là các phƣơng pháp biên soạn này chƣa

gắn với việc (chính xác hơn là chƣa phù hợp với phƣơng pháp) lập các tài khoản

theo các khu vực thể chế. Đã 20 năm áp dụng SNA ở Việt Nam mà chƣa thực hiện

đƣợc công việc này là một tồn tại lớn của ngƣời làm công tác thống kê tài khoản

quốc gia. Đề tài “Nghiên cứu cập nhật và hoàn thiện nguồn thông tin, phƣơng pháp

biên soạn chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp thu nhập cho (gắn với việc lập các tài

khoản) các khu vực thể chế” tuy muộn, song rất cần thiết. Vì theo khung đánh giá

của Uỷ ban Thống kê Liên hợp quốc năm 2008, mức độ thực hiện SNA của Thống

kê Việt Nam mới chỉ ở mức 2/6. Để đảm bảo tính đúng đắn và thống nhất về chuyên

môn nghiệp vụ thống kê; tính chính xác và tin cậy của thông tin, số liệu đầu vào, số

liệu trung gian và số liệu đầu ra, chỉ tiêu GDP phải đƣợc biên soạn gắn với việc lập

các tài khoản của SNA theo các khu vực thể chế.

Nhƣ vậy việc triển khai nghiên cứu và đƣa đề tài vào áp dụng trong thực tế là

hết sức cấp thiết. Trong khuôn khổ nghiên cứu, trƣớc tiên đề tài sẽ đề cấp khái quát

cơ sở phƣơng pháp biên soạn GDP đồng thời theo cả ba phƣơng pháp trên cơ sở lập

MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.10-B12-13

Page 2: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

2

bảng nguồn và sử dụng (SUT), sau đó trình bày tổng quan về cơ sở phƣơng pháp

luận tính chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp thu nhập gắn với việc lập các tài khoản

theo khu vực thể chế. Đề tài cũng giành một phần đánh giá thực trạng về tình hình

tính chỉ tiêu GDP và biên soạn tài khoản quốc gia theo khu vực thể chế ở Việt Nam

trong 20 năm qua. Cuối cùng đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất qui trình biên soạn

chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp thu nhập gắn với việc lập các tài khoản theo các khu

vực thể chế ở Việt Nam.

CHƢƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU

GDP THEO PHƢƠNG PHÁP THU NHẬP GẮN VỚI LẬP BẢNG NGUỒN

VÀ SỬ DỤNG VÀ LẬP CÁC TÀI KHOẢN THEO KHU VỰC THỂ CHẾ

1.1. KHÁI QUÁT CÁC PHƢƠNG PHÁP BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU GDP

1.1.1. Phƣơng pháp sản xuất

Tổng sản

phẩm trong

nƣớc (GDP)

=

Tổng giá trị

tăng thêm theo

giá cơ bản

+

Thuế sản

phẩm trừ trợ

cấp sản phẩm

+

Thuế nhập

khẩu hàng hóa

và dịch vụ

1.1.2. Phƣơng pháp sử dụng cuối cùng

GDP =

Tiêu dùng

cuối cùng

HGĐ+NN)

+ Tích lũy tài sản

(TSCĐ+TSLĐ) +

Chênh lệch xuất,

nhập khẩu hàng

hóa và dịch vụ

1.1.3. Phƣơng pháp thu nhập

GDP =

Thu nhập

ngƣời lao

động

+

Thu

nhập

hỗn

hợp

+ (

Thuế

sản

xuất

-

Trợ

cấp

sản

xuất

) +

Khấu

hao

TSCĐ

+

Giá trị

thặng dƣ

thuần

Nội dung và những đặc trƣng thực tế của các yếu tố thu nhập trong cấu thành

GDP (xem chi tiết trong Báo cáo tổng hợp).

1.1.4. Tính thống nhất và sự khác nhau của ba phƣơng pháp biên soạn GDP

1.1.4.1. Tính thống nhất của ba phương pháp biên soạn GDP

a. Cả 3 phƣơng pháp tính GDP (phƣơng pháp sản xuất, phƣơng pháp sử dụng

cuối cùng, phƣơng pháp thu nhập) đều đánh giá kết quả sản xuất của nền kinh tế

trong một thời gian nhất định thƣờng là theo quý và năm;

Page 3: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

3

b. Đƣợc dựa trên sự phân tích luồng chu chuyển sản xuất, thu nhập và chi tiêu

trong nền kinh tế.

c. Cả 3 phƣơng pháp tính đều cho kết quả nhƣ nhau.

1.1.4.2. Sự khác nhau giữa ba phương pháp biên soạn GDP

a. Phƣơng pháp tính GDP theo phƣơng pháp thu nhập và phƣơng pháp sản xuất

đều nhằm mục đích đánh giá giá trị tăng thêm nhƣng giữa chúng có sự khác nhau ở

hai điểm cơ bản sau:

- Thứ nhất, GDP theo phƣơng pháp thu nhập là sự tính toán (hay đánh giá)

GDP bằng cách tổng hợp tất cả các yếu tố cấu thành giá trị tăng thêm, còn GDP theo

phƣơng pháp sản xuất là tính toán (đánh giá) giá trị tăng thêm bằng cách lấy tổng giá

trị sản xuất trừ đi tiêu dùng trung gian.

- Thứ hai, đơn vị thống kê đối với phƣơng pháp thu nhập là doanh nghiệp

(enterprise unit), còn đơn vị thống kê đối với phƣơng pháp sản xuất là đơn vị kinh tế

cơ sở (establishment unit).

b. Giữa phƣơng pháp thu nhập và phƣơng pháp sản xuất với phƣơng pháp sử

dụng cũng có sự khác nhau cơ bản sau:

- Điểm khác nhau thứ nhất là nếu GDP tính theo phƣơng pháp sản xuất và

phƣơng pháp thu nhập dựa trên các yếu tố cấu thành giá trị tăng thêm và phần còn

lại của tổng giá trị sản xuất từ phía sản xuất và phân phối thu nhập từ kết quả sản

xuất thì GDP theo phƣơng pháp sử dụng lại dựa trên tổng hợp các yếu tố sử dụng

cuối cùng từ phía sử dụng của nền kinh tế.

- Điểm khác nhau thứ hai là đơn vị thống kế đối với phƣơng pháp sử dụng là

dựa trên đơn vị thể chế thƣờng trú và không thƣờng trú theo lãnh thổ kinh tế; đặc

biệt phải xác định rõ mối quan hệ về trao đổi và giao dịch về hàng hóa và dịch vụ

giữa đơn vị thể chế thƣờng trú và không thƣờng trú hay nói cách khác phải xác định

lƣợng hàng hóa và dịch vụ trong ra, ngoài vào trên phạm vi lãnh thổ kinh tế.

- Từ đặc điểm trên, GDP theo phƣơng pháp sử dụng thƣờng chỉ áp dụng tính

trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ nền kinh tế, ít khi tính trên phạm vi vùng lãnh thổ của

nền kinh tế.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ BẢNG NGUỒN & SỬ DỤNG, KHU VỰC THỂ CHẾ

VÀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN CỦA THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA

2.1.1. Giới thiệu về Bảng nguồn & sử dụng (SUT)

Bảng nguồn, theo dòng mô tả chi tiết nguồn sản phẩm do sản xuất trong nƣớc

và nhập khẩu tạo nên, theo cột mô tả các sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong mỗi

ngành. Do đó tổng giá trị các loại sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong một ngành cho

Page 4: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

4

biết sản lƣợng sản xuất ra của ngành đó, giá trị sản xuất này có thể là một hoặc nhiều

nhóm sản phẩm.

Bảng sử dụng, theo dòng mô tả chi tiết luồng sản phẩm đƣợc sử dụng trong

quá trình sản xuất theo ngành kinh tế nhƣ cho tiêu dùng trung gian, cho tích lũy tài

sản, cho tiêu dùng cuối cùng và cho xuất khẩu. Bảng sử dụng cũng mô tả tài khoản

sản xuất và tài khoản tạo thu nhập (theo cột).

2.1.2. Tổng quan về lập các tài khoản theo khu vực thể chế

2.1.2.1. Khu vực thể chế và đơn vị thể chế

a) Khu vực thể chế (KVTC) là một loại phân tổ đặc trƣng của thống kê tài

khoản quốc gia (TKQG), bao gồm một tập hợp các đơn vị thể chế (ĐVTC) có cùng

chức năng, mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), cùng một phƣơng

thức huy động vốn để sản xuất. Có hai loại đơn vị thể chế, đó là ĐVTC hộ gia đình

và ĐVTC là các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề

nghiệp và xã hội. Hai loại ĐVTC này đƣợc sắp xếp vào các KVTC khác nhau.

b) Một ĐVTC chỉ đƣợc xếp vào một KVTC nhất định. Nhƣ vậy ĐVTC là gì?

“ĐVTC là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực

hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác”.

c) Các khu vực thể chế.

Nền kinh tế trong nƣớc đƣợc chia thành 5 KVTC:

- Khu vực thể chế phi tài chính là tập hợp các ĐVTC cùng sản xuất ra các sản

phẩm vật chất và dịch vụ không phải các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, không phải các

dịch vụ công dùng chung cho xã hội hoặc không phải dịch vụ phục vụ hộ gia đình

(HGĐ).

- Khu vực thể chế tài chính là tập hợp các ĐVTC kinh doanh trong lĩnh vực

dịch vụ tài chính ngân hàng (kể cả lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của ngân hàng trung

ƣơng), dịch vụ bảo hiểm (bảo hiểm thƣơng mại), bảo hiểm xã hội (trừ bảo hiểm xã

hội bắt buộc), chứng khoán và hoạt động tài chính khác.

- Khu vực thể chế nhà nước là tập hợp các ĐVTC sản xuất ra các dịch vụ công

cộng (dịch vụ quản lý nhà nƣớc, an ninh quốc phòng, dịch vụ của các tổ chức

chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp…). Nguồn tài chính để ĐVTC

tồn tại, duy trì hoạt động chủ yếu do Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) cấp.

- Khu vực thể chế không vị lợi phục vụ trực tiếp hộ gia đình (NPISHs) là tập

hợp các ĐVTC không vị lợi phi thị trƣờng.

- Khu vực thể chế hộ gia đình (KVTCHGĐ) là tập hợp các hộ gia đình. Hộ gia

đình có thể là hộ thuần túy tiêu dùng cuối cùng (TDCC) cũng có thể là hộ vừa tự

SXKD vừa TDCC; gồm các loại hộ làm công ăn lƣơng, hộ chủ sở hữu đất đai tài

Page 5: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

5

nguyên, tài sản, phƣơng tiện sản xuất, góp cổ phần vào SXKD để lấy lời hoặc là các

hộ chủ sở hữu công ty, doanh nghiệp, cơ sở SXKD, hộ có thu nhập từ tiền lãi gửi tiết

kiệm; hộ tự doanh (tự SXKD)…

- Khu vực thể chế nước ngoài (phần còn lại của thế giới) là tập hợp các đơn vị

thể chế không thƣờng trú, bao gồm các đại sứ quán, lãnh sự quán, căn cứ quân sự

của nƣớc ngoài đóng trên lãnh thổ nƣớc sở tại; các thành viên hộ gia đình rời khỏi

lãnh thổ kinh tế của nƣớc sở tại trên một năm.

2.1.2.2. Hệ thống các tài khoản trong SNA

Hệ thống các tài khoản theo KVTC phản ánh mối quan hệ trong quá trình sản

xuất, phân phối thu nhập, sử dụng thu nhập và tích lũy của cả nền kinh tế (xem Sơ

đồ 2, 3, 4 trong Báo cáo tổng hợp).

2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ BIÊN

SOẠN GDP THEO PHƢƠNG PHÁP THU NHẬP

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

2.3.1.1. Singapore: Tiến hành 3 phƣơng pháp

a. GDP theo phƣơng pháp sản xuất từ 1960 đã đƣợc biên soạn hàng năm và

đến quý I năm 1975 biên soạn theo hàng quý.

b. GDP theo phƣơng pháp sử dụng từ năm 1960 đƣợc biên soạn cho hàng năm

theo hai loại giá và đến năm 1975 cũng đƣợc biên soạn theo hàng quý.

c. GDP theo phƣơng pháp thu nhập:

- Bắt đầu từ năm 1980 cơ quan thống kê Singapore đã nghiên cứu và biên soạn

GDP hàng năm theo phƣơng pháp thu nhập, nhƣng mãi đến năm 1989 mới đƣợc

công bố;

- Phƣơng pháp luận hiện nay đƣợc dựa trên hệ thống SNA 1993 và 2008 của

Liên hợp quốc;

- Nguồn số liệu: Để biên soạn GDP theo phƣơng pháp thu nhập Cơ quan

Thống kê Singapore dựa vào hai nguồn số liệu chính yếu, đó là Bảng hỏi (hay phiếu

điều tra thống kê) về doanh nghiệp và số liệu từ báo cáo hồ sơ hành chính.

2.3.1.2. Thái Lan: Tiến hành 3 phƣơng pháp

Cho đến nay NESDB của Thái Lan cũng đã áp dụng cả 3 phƣơng pháp biên soạn

GDP:

a. GDP theo phƣơng pháp sản xuất đƣợc biên soạn theo hàng năm và hàng quý

ở phạm vi quốc gia và phạm vi vùng, tỉnh/thành phố cho cả 2 loại giá: Giá so sánh

và giá hiện hành;

Page 6: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

6

b. GDP theo phƣơng pháp sử dụng cũng đƣợc biên soạn trên phạm vi toàn

quốc hàng năm và theo quý cho cả 2 loại giá;

c. Từ năm 1980, GDP theo phƣơng pháp thu nhập đƣợc biên soạn hàng năm

theo giá hiện hành.

Nguồn tài liệu:

+ Đối với các yếu tố Thù lao của ngƣời lao động; Giá trị thặng dƣ gộp, đƣợc

tính trực tiếp từ kết quả điều tra (hay bảng hỏi từ các doanh nghiệp và công ty);

+ Các khoản thuế, trợ cấp sản xuất dựa vào tài liệu báo cáo tài chính về tổng

nguồn thu ngân sách của chính phủ;

+ Thu nhập hỗn hợp dựa vào số liệu ƣớc tính từ phƣơng pháp sản xuất….

2.3.1.3. Malaysia: Tiến hành 3 phƣơng pháp

a. Vào những năm đầu của thập niên 60, GDP theo phƣơng pháp sản xuất và

phƣơng pháp sử dụng đƣợc biên soạn và công bố hàng năm, đến thập niên 70 đƣợc

biên soạn và công bố theo hàng.

b. Từ thập niên 80, GDP theo phƣơng pháp thu nhập cũng đƣợc cơ quan Thống

kê Malaysia biên soạn và công bố hàng năm theo giá hiện hành.

Công tác biên soạn GDP theo phƣơng pháp thu nhập đƣợc biên soạn theo các

khu vực thể chế trên cơ sở thông qua việc lập các tài khoản sử dụng, phân phối thu

nhập và tài khoản vốn theo giá hiện hành; ngoài ra Malaysia còn biên soạn GDP

theo phƣơng pháp thu nhập theo nhóm ngành hoạt động kinh tế để hoàn chỉnh và bổ

sung cho phƣơng pháp sản xuất và phƣơng pháp sử dụng, để xem xét việc phân bổ

giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế.

Nguồn thông tin: Để biên soạn GDP theo phƣơng pháp thu nhập cho các khu

vực thể chế, Cơ quan Thống kê Malaysia dựa trên các nguồn thông tin cơ bản sau:

- Từ các cuộc điều tra nhƣ: Điều tra kinh tế, điều tra (bảng hỏi) doanh nghiệp

và điều tra chuyên ngành, v.v… hàng năm của Cơ quan Thống kê;

- Các báo cáo thống kê của Ngân hàng Trung ƣơng;

- Báo cáo bảo hiểm của Ngân hàng Trung ƣơng;

- Các báo cáo thƣờng xuyên hàng năm của các cơ quan Chính phủ;

- Báo cáo thống kê về xuất, nhập khẩu theo giá FOP của cơ quan Hải quan;

- Các báo cáo hàng năm của các công ty và doanh nghiệp tƣ.

2.3.1.4. Mông Cổ: Tiến hành 3 phƣơng pháp

a. GDP theo phƣơng pháp sản xuất đƣợc biên soạn hàng năm cho các khu vực

thể chế theo giá hiện hành và giá so sánh, đến năm 1995 biên soạn theo hàng quý;

Page 7: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

7

b. GDP theo phƣơng pháp sử dụng từ năm 1995 đƣợc biên soạn hàng năm theo

giá hiện hành;

c. GDP theo phƣơng pháp thu nhập cũng đã đƣợc biên soạn hàng năm từ năm

1995 theo giá hiện hành.

Phƣơng pháp và nguồn số liệu biên soạn GDP theo phƣơng pháp thu nhập:

- GDP theo thu nhập bẳng tổng Thù lao của ngƣời lao động + Khấu hao TSCĐ

+ Thuế - Trợ cấp sản xuất + Giá trị thặng dƣ hoặc Thu nhập hỗn hợp.

2.3.1.5. Mỹ: Tiến hành 3 phƣơng pháp

Ở nƣớc Mỹ Hệ thống SNA do Bộ Thƣơng Mại Mỹ thực hiện, trong đó chỉ tiêu

GDP đã đƣợc biên soạn hàng năm và hàng quý theo cả ba phƣơng pháp (Phƣơng

pháp sản xuất, phƣơng pháp sử dụng và phƣơng pháp thu nhập) cho cả giá hiện hành

và giá so sánh.

Qua thực tế biên soạn GDP theo phƣơng pháp thu nhập ở Mỹ có thể sơ lƣợc

một số lƣu ý sau:

Thứ nhất: Về phƣơng pháp hiện nay dựa trên SNA 1993 và 2008 của Liên hợp

quốc và đƣợc biểu hiện trên 3 yếu tố thu nhập chính sau:

GDP theo

phƣơng pháp

thu nhập

=

Thu nhập

của lao

động

+

Giá trị

thặng dƣ

gộp

+ Thuế - Trợ cấp

sản xuất

Trong đó:

- Thu nhập của ngƣời lao động (hay thù lao của lao động) bao gồm:

+ Tiền lƣơng và tiền công;

+ Các khoản đóng góp của chủ sử dụng lao động vào quỹ bảo hiểm, quỹ lƣơng

hƣu và trợ cấp.

- Giá trị thặng dƣ gộp, bao gồm:

+ Lãi hay lợi nhuận của doanh nghiệp, thu nhập của chủ sở hữu...

+ Khấu hao tài sản cố định.

- Thuế sản xuất và nhập khẩu trừ đi trợ cấp sản xuất, bao gồm:

+ Thuế môn bài và thuế hàng hóa liên bang, thuế doanh thu của các bang và

địa phƣơng;

+ Các khoản trợ cấp: Tiền trợ cấp của Chính phủ cho hoạt động kinh doanh và

các doanh nghiệp Chính phủ.

Page 8: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

8

Thứ hai: GDP theo phƣơng pháp thu nhập chỉ áp dụng tính đối với doanh

nghiệp và các đơn vị sản xuất có tƣ cách pháp nhân khác.

2.3.2. Bài học cho Việt Nam

Đề tài lựa chọn nghiên cứu 5 quốc gia đã biên soạn chỉ tiêu GDP theo phƣơng

pháp thu nhập, đó là:

- 3 nƣớc trong khối Asean: Singapore, Thailand và Malaysia.

- Mông Cổ, nƣớc chuyển đổi hạch toán quốc gia từ MPS sang SNA nhƣ Việt

Nam.

- Nƣớc Mỹ là nƣớc có nền kinh tế và thống kê phát triển nhất thế giới.

Từ việc làm và kinh nghiệm của các nƣớc, bài học rút ra cho Việt Nam là:

(1) Cả 5 nƣớc đều biên soạn chỉ tiêu GDP đồng thời theo cả 3 phƣơng pháp:

PPSX, PPSD và PPTN.

(2) Biên soạn GDP theo phƣơng pháp thu nhập triển khai sau khi đã biên soạn

GDP theo PPSX và PPSD (riêng Singapore, Thailand, Malaysia chỉ triển khai sau 20

năm biên soạn theo PPSX, PPSD).

(3) Chỉ biên soạn GDP theo PPTN, khi đã biên soạn tƣơng đối đầy đủ các tài

khoản và bảng, biểu của SNA (nhất là Thailand và Malaysia).

(4) Chỉ biên soạn GDP theo PPTN cho báo cáo năm và theo giá hiện hành

(Singapore, Thailand, Malaysia, và Mogolia).

(5) Biên soạn chỉ tiêu GDP theo PPTN gắn với lập các tài khoản theo các Khu

vực thể chế (Malaysia).

(6) Biên soạn GDP theo cả 3 phƣơng pháp phải cho cùng một kết quả vì vậy

phải kết hợp các nguồn thông tin (chủ yếu) khác nhau của từng phƣơng pháp và phải

khai thác cả nguồn thông tin từ điều tra, từ báo cáo của các ĐVTC và từ khai thác hồ

sơ đăng ký hành chính. Phải có phƣơng pháp điều chỉnh kết quả tính toán theo từng

phƣơng pháp phù hợp với từng nguồn thông tin mà không ảnh hƣởng đến thời gian

biên soạn, thời gian công bố số liệu. Riêng Malaysia còn tính VA theo PPTN đối với

từng nhóm ngành để có căn cứ bổ sung, hoàn thiện kết quả tính theo PPSX và

PPSDCC, Mỹ điều chỉnh số liệu tích lũy tài sản lƣu động, khấu hao TSCĐ, sai số

tăng giảm giá tài sản, do phân ngành… để đảm bảo sự thống nhất cả về phạm vi, khái

niệm và kết quả tính toán.

Dƣới đây là một số nguồn thông tin cụ thể để tính các yếu tố của VA/GDP:

- Thu của ngƣời lao động: Căn cứ vào điều tra doanh nghiệp và báo cáo tài

chính năm của các ĐVTC. Riêng các khoản do ngƣời chủ sử dụng lao động nộp thay

cho ngƣời lao động căn cứ vào báo cáo của các cơ quan quản lý các quĩ (thí dụ quĩ

Page 9: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

9

BHXH). Thu nhập hỗn hợp “qui cho” các cơ sở SXKD nhỏ, cá thể, hộ gia đình hoặc

dựa vào kết quả tính toán từ PPSX.

- Thuế và trợ cấp sản xuất khai thác (tính toán) từ thống kê chi tiêu của Chính

phủ (thu chi NSNN).

- Khấu hao TSCĐ lấy từ kết quả báo cáo tài chính doanh nghiệp (Mongolia) từ

tài khoản vốn tài sản (Thailand, Malaysia) hoặc không tách ra mà nằm trong giá trị

thặng dƣ gộp (Mỹ).

- Chỉ tiêu giá trị thặng dƣ căn cứ vào điều tra, tính ngƣợc từ cơ quan thuế hoặc

tính theo công thức sau: OS = ∑ VA – COE – CFC – TP

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU GDP THEO

PHƢƠNG PHÁP THU NHẬP VÀ BIÊN SOẠN CÁC TÀI KHOẢN THEO

KHU VỰC THỂ CHẾ Ở VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU GDP THEO PHƢƠNG PHÁP

THU NHẬP VÀ LẬP CÁC TÀI KHOẢN THEO KHU VỰC THỂ CHẾ

Hiện tại thống kê Việt Nam chỉ biên soạn chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp thu

nhập khi lập bảng I/O (hiện đã lập đƣợc bảng I/O 1989, 1996, 2000 và 2007), chƣa

biên soạn theo phƣơng pháp này thƣờng xuyên hàng năm. Các yếu tố của VA hoặc

GDP đƣợc chia ra căn cứ vào kết quả điều tra về thống kê sản xuất (điều tra doanh

nghiệp, điều tra cơ sở SXKD cá thể, điều tra chuyên đề của tài khoản quốc gia). Hệ

số để “tách” VA hoặc GDP ra các yếu tố cấu thành theo góc độ “ngƣời chi trả thu

nhập” đƣợc tổng hợp từ báo cáo VA/GDP tính theo phƣơng pháp sản xuất của các

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng.

Các yếu tố cấu thành của VA/GDP qua thông tin của thống kê sản xuất đƣợc

tính qua các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Tính chỉ tiêu VA bằng phƣơng pháp sản xuất, tức là:

VA= GO – IC

Bƣớc 2: Tính các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu VA bằng cách nhân VA với

từng hệ số của yếu tố cấu thành trong VA có đƣợc từ các cuộc điều tra tính VA theo

phƣơng pháp sản xuất.

Bƣớc 3: Tính chỉ tiêu GDP bằng tổng cộng chỉ tiêu VA của các ngành kinh tế

với thuế nhập khẩu.

Đây không phải tính VA/GDP theo phƣơng pháp thu nhập, mà chỉ là “chia” chỉ

tiêu VA tính đƣợc từ phƣơng pháp sản xuất ra các yếu tố cấu thành. Cho đến nay

Thống kê Việt Nam mới chỉ lập các tài khoản theo 4 khu vực thể chế:

Page 10: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

10

2.1.1. Khu vực thể chế phi tài chính (KVTCPTC)

KVTCPTC bao gồm các đơn vị có chức năng chủ yếu là SXKD sản phẩm vật

chất và dịch vụ (không có dịch vụ kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm, chứng khoán, dịch

vụ công và dịch vụ phục vụ hộ gia đình) nhằm thu đƣợc lợi nhuận. Những đơn vị

đƣợc xếp vào KVTCPTC là:

a. Các doanh nghiệp hạch toán độc lập của thành phần kinh tế nhà nƣớc, tập

thể, tƣ nhân, có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc các ngành kinh tế, trừ các ngành có mã

ngành kinh tế cấp 1 là J, K, M, Q, U, V của VSIC1993.

b. Các đơn vị thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân hoạt động không theo luật

doanh nghiệp nhƣ bệnh viện tƣ; giáo dục, đào tạo ngoài công lập; các trung tâm

TDTT, các đoàn văn hóa nghệ thuật tƣ nhân thuộc các ngành N, O, P của

VSIC1993.

2.1.2. Khu vực thể chế tài chính (KVTCTC)

KVTCTC bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức có chức năng kinh doanh tiền tệ,

dịch vụ trung gian tài chính và bảo hiểm, chứng khoán. KVTCTC ở Việt Nam gồm các

đơn vị sau:

a. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

b. Các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, ngoài nhà nƣớc,

có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

c. Các quỹ tín dụng nhân dân.

d. Các doanh nghiệp bảo hiểm.

e. Các đơn vị hỗ trợ trung gian tài chính: các công ty tài chính và cho thuê tài

chính.

f. Các doanh nghiệp cầm đồ do NHNN quản lý.

g. Các công ty, quỹ… chứng khoán.

h. Các công ty xổ số kiến thiết do nhà nƣớc quản lý.

Hoạt động của NHNN thuộc ngành kinh tế J của VSIC1993, song trong thực tế

hoạt động này đã tính toàn bộ vào khu vực thể chế nhà nƣớc.

2.1.3. Khu vực thể chế nhà nƣớc (KVTCNN)

KVTCNN bao gồm các đơn vị có chức năng chủ yếu hoạt động QLNN,

ANQP, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo đảm xã hội bắt buộc, sản xuất và cung cấp

dịch vụ công cộng phi thị trƣờng phục vụ cho nhu cầu TDCC của chung xã hội và

của các hộ gia đình. Nguồn kinh phí cho hoạt động chủ yếu từ NSNN.

Page 11: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

11

2.1.4. Khu vực thể chế không vị lợi và hộ gia đình

2.1.4.1. Khu vực thể chế không vị lợi phục vụ hộ gia đình (NPISHs)

NPISHs bao gồm các đơn vị không vị lợi phi thị trƣờng phục vụ hội viên và

làm các công tác từ thiện, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, sản phẩm sản

xuất ra cung cấp cho không tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Nguồn kinh phí

hoạt động chủ yếu từ đóng góp của hội viên, biếu, tặng… từ các cá nhân, tổ chức

trong và ngoài nƣớc. Các ĐVTC sau thuộc NPISHs gồm:

a) Các tổ chức tôn giáo, tín ngƣỡng đƣợc pháp luật, xã hội thừa nhận: phật

giáo, thiên chúa giáo, tin lành, hồi giáo, cao đài, hòa hảo.

b) Các hiệp hội từ thiện; Hội ngƣời cao tuổi, Hội cây, chim, cá cảnh…

c) Các câu lạc bộ dƣỡng sinh, văn nghệ…

d) Các tổ chức nhân đạo khác: tổ chức tấm lòng vàng, làng trẻ em SOS...

Trong thực tế, các đơn vị là các hiệp hội nghề nghiệp có tƣ cách pháp nhân

mang tính thị trƣờng do các doanh nghiệp phi tài chính và tài chính thành lập nhƣ

các hiệp hội mía đƣờng, hiệp hội thủy sản, hiệp hội đúc&luyện kim, hiệp hội xây

dựng… hoặc hiệp hội kinh tế, hội thống kê… (toàn bộ ngành Q của VSIC1993) theo

qui định phải xếp vào KVTCPTC, KVTCTC hoặc KVTCNN, song vẫn xếp cả vào

NPISHs.

2.1.4.2. Khu vực thể chế hộ gia đình (KVTCHGĐ)

KVTCHGĐ bao gồm cá hộ gia đình thuần TDCC, hộ gia đình vừa tự sản xuất,

vừa là hộ tiêu dùng cuối cùng, trong đó gồm cả hoạt động dịch vụ nhà ở tự có tự ở

và các đơn vị hoạt động thuộc ngành U của VSIC1993.

2.1.5. Về chuyển đổi ngành kinh tế, thành phần kinh tế sang khu vực thể chế

- Tổ chức thu thập thông tin kinh tế - xã hội ở nƣớc ta tập trung vào hai kênh:

Hệ thống thống kê tập trung và thống kê bộ, ngành. Đối với hệ thống thống kê tập

trung, các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (các tỉnh) là nơi thu

thập, xử lý và tổng hợp các cuộc điều tra định kỳ thƣờng xuyên hoặc đột xuất. Các

đơn vị SXKD, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các ngành, thành phần

kinh tế hoạt động trên lãnh thổ, kể cả đơn vị kinh tế do trung ƣơng, tỉnh bạn, các đơn

vị có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài… đều do Cục Thống kê tổ chức thu thập, xử lý, tổng

hợp và báo cáo về các Vụ Thống kê chuyên ngành. Các hình thức thu thập thông tin

đƣợc tiến hành theo hƣớng ngày càng phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Song công

tác thu thập thông tin trong thời gian qua vừa thiếu, vừa trùng chéo, trong một số trƣờng

hợp còn chƣa thống nhất về số liệu.

- Đơn vị thống kê chủ yếu vẫn là đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hạch toán độc

lập, tuy phù hợp với đơn vị thống kê để tính GDP theo phƣơng pháp thu nhập, song

Page 12: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

12

không phù hợp và kết nối với việc tính GDP theo phƣơng pháp sản xuất. Các chỉ

tiêu thống kê chƣa đƣợc phân tổ, phân loại thống nhất cả về nội dung và phạm vi.

- Phân ngành kinh tế áp dụng trong tài khoản quốc gia của Việt Nam cho đến

trƣớc năm 2008 là VSIC1993. Trong mỗi ngành đều đƣợc chia theo các thành phần

kinh tế. Do nguồn thông tin không đầy đủ nên việc phân chia nền kinh tế theo các

khu vực thể chế không căn cứ vào nguyên tắc phân loại đơn vị thể chế của thống kê

LHQ mà chuyển đổi từ thành phần kinh tế trong từng ngành kinh tế sang khu vực

thể chế.

2.2. THỰC TRẠNG THÔNG TIN PHỤC VỤ BIÊN SOẠN GDP THEO

PHƢƠNG PHÁP THU NHẬP GẮN VỚI LẬP CÁC TÀI KHOẢN THEO KHU

VỰC THỂ CHẾ

2.2.1. Thông tin từ báo cáo quyết toán năm của các đơn vị SXKD

- Đối với khối doanh nghiệp:

“Chế độ kế toán doanh nghiệp” ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC

ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp

thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính dùng để

cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền của

một doanh nghiệp.

Cho đến nay chỉ có khoảng 70% doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài và khoảng 20% doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc nộp báo cáo quyết

toán tài chính năm cho ngành Thống kê theo qui định. Hầu hết các doanh nghiệp nộp

báo cáo tài chính năm chậm 90 ngày (3 tháng) so với thời hạn quy định. Chất lƣợng

thông tin trong báo cáo tài chính không đúng với thực tế phát sinh, do tình trạng báo

cáo gian lận đã thành phổ biến.

- Đối với khối cơ sở SXKD cá thể, hộ gia đình kinh doanh cá thể:

“Chế độ kế toán hộ gia đình” do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số

169-2000/QĐ-BTC ngày 25/01/2000 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, áp dụng cho tất

cả các cơ sở, hộ SXKD chƣa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động

trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, khai thác tài nguyên, nuôi

trồng thủy sản, kinh doanh thƣơng nghiệp, ăn uống, phục vụ, sửa chữa và các dịch

vụ khác.

Cho đến nay Tổng cục Thống kê chƣa khai thông tin từ chế độ này, nên phải

thông qua điều tra hộ gia đình về kết quả sản xuất kinh doanh, thu nhập, chi tiêu,…

- Đối với khối các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng kinh phí

NSNN:

Page 13: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

13

“Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp” ban hành theo Quyết định số

19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính áp dụng cho cơ quan

nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN. Trong chế độ này

có Hệ thống báo cáo tài chính, bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán áp

dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở, cấp I, II, III và phải gửi cho cơ quan Thống

kê, theo thời hạn quy định. Hiện tại chỉ có 30% số cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự

nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN nộp cho cơ quan Thống kê; hầu hết các

đơn vị dự toán của cấp ngân sách trung ƣơng không nộp báo cáo quyết toán năm.

2.2.2. Thông tin từ điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở SXKD cá thể

phi nông, lâm nghiệp, thủy sản

- Điều tra doanh nghiệp đƣợc tiến hành vào thời điểm 01/04 hàng năm, đơn vị

điều tra là các doanh nghiệp có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch

toán kinh tế độc lập, chịu sự điều tiết của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã và các

Luật chuyên ngành khác.

- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (phi nông, lâm nghiệp và thủy sản)

đƣợc tổ chức vào 01/10 hàng năm.

Thông tin từ điều tra sản xuất kinh doanh cá thể có hạn chế là nhiều chỉ tiêu,

trong đó có chỉ tiêu thu của ngƣời lao động là thông tin theo tháng, để suy rộng cho

năm sai số thống kê sẽ lớn. Nếu khắc phục đƣợc nhƣợc điểm này thì điều tra cơ sở

sản xuất kinh doanh cá thể có thể đáp ứng yêu cầu thông tin để tính giá trị tăng thêm

theo phƣơng pháp thu nhập, nhìn từ phía “ngƣời chi trả thu nhập”.

2.2.3. Các cuộc điều tra chuyên đề về biên soạn tài khoản quốc gia

Do tính chất đặc thù chuyên ngành của thống kê Tài khoản quốc gia, do thiếu

nhiều thông tin để phục vụ tính các chỉ tiêu của TKQG hàng năm nhƣ tài sản, nguồn

vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, chi phí cho SXKD của các hộ sản xuất nông, lâm,

thủy sản; thông tin về các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc, của các tổ

chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ ở các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục (không thuộc

loại hình doanh nghiệp, cơ sở SXKD cá thể) không sử dụng NSNN; các tổ chức

không vị lợi phục vụ hộ gia đình; giá trị nhà ở tự có để ở; hoạt động tự sản xuất tự

tiêu dùng của các hộ gia đình; hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế…. Nên

định kỳ 5 năm/ lần đều tổ chức các cuộc điều tra chuyên đề về biên soạn TKQG.Các

cuộc điều tra này nhằm lập bảng I/O, xây dựng các bộ hệ số để tính GDP cho cả

nƣớc và tỉnh. Cho đến nay các cuộc điều tra chuyên đề TKQG tập trung vào thu thập

thông tin, để tính GDP theo cả 3 phƣơng pháp song chƣa chú trọng đến các thông tin

để tính GDP theo phƣơng pháp thu nhập từ phía “ngƣời nhận thu nhập” và lập các

tài khoản theo khu vực thể chế.

Page 14: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

14

2.2.4. Điều tra “Khảo sát mức sống dân cƣ”

Điều tra Khảo sát mức sống dân cƣ đƣợc TCTK tổ chức 2 năm/ lần. Đối với hộ

gia đình, cuộc điều tra này thu thập một số thông tin quan trọng về thu nhập và chi

tiêu phục vụ tính GDP theo phƣơng pháp sử dụng cuối cùng (chi tiêu dùng cuối

cùng của hộ gia đình) và theo phƣơng pháp thu nhập nhìn từ góc độ “ngƣời nhận thu

nhập” (thu nhập từ hoạt động SXKD, từ tiền lƣơng, tiền công…) hoặc dùng để kiểm

tra chéo các kết quả tính đƣợc từ góc độ “ngƣời chi trả thu nhập” theo phƣơng pháp

sản xuất. Song do thời điểm điều tra, do phạm vi, nội dung chỉ tiêu thu nhập, do đơn

vị điều tra, phƣơng pháp phỏng vấn điều tra khác nhau, nên thông tin từ cuộc điều

tra này chƣa thể trực tiếp tính GDP theo phƣơng pháp thu nhập hay để kiểm tra chéo

yếu tố “thu của ngƣời lao động” từ phƣơng pháp sản xuất.

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT VỀ NGUỒN THÔNG TIN VÀ

PHƢƠNG PHÁP BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU GDP THEO PHƢƠNG PHÁP

THU NHẬP GẮN VỚI LẬP CÁC TÀI KHOẢN THEO KHU VỰC THỂ CHẾ

3.1. NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN GDP THEO PHƢƠNG PHÁP THU NHẬP

GẮN VỚI LẬP TÀI KHOẢN THEO KHU VỰC THỂ CHẾ

3.1.1. Nguyên tắc 1

Từng yếu tố cấu thành của VA/GDP phải đƣợc tính toán một cách độc lập;

tổng cộng các yếu tố cấu thành là VA/GDP

Các yếu tố cấu thành VA/GDP theo phƣơng pháp thu nhập phải đƣợc tính toán

độc lập từ những nguồn thông tin khác nhau (thông tin từ phía ngƣời/đơn vị tạo ra

thu nhập, còn gọi là từ phía ngƣời chi trả thu nhập; thông tin do phân bổ thu nhập,

còn gọi là từ phía ngƣời nhận thu nhập); từ các ƣớc lƣợng khác nhau (ƣớc lƣợng từ

điều tra chọn mẫu suy rộng, từ số liệu toàn bộ nhƣ thuế sản xuất trừ đi trợ cấp sản

xuất, ƣớc lƣợng từ số thu NSNN hàng năm…). GDP tính theo phƣơng pháp sản xuất

hoặc phƣơng pháp sử dụng cuối cùng đƣợc coi là số liệu tham chiếu cho GDP tính

theo phƣơng pháp thu nhập.

3.1.2. Nguyên tắc 2

Biên soạn VA/GDP theo phƣơng pháp thu nhập chỉ thực hiện cho phạm vi toàn

bộ nền kinh tế đồng thời với tổ chức thực hiện biên soạn GDP theo phƣơng pháp sản

xuất và phƣơng pháp sử dụng cuối cùng

Căn cứ vào điều kiện thực tế của hoạt động Thống kê Việt Nam, chỉ tiêu GDP

theo phƣơng pháp thu nhập chỉ tính cho phạm vi cả nƣớc. Trong quá trình tính toán,

thông tin để tính GDP theo các phƣơng pháp cần đƣợc liên kết, thƣờng xuyên đánh

giá và xác nhận tính tin cậy và phù hợp, tức là thƣờng xuyên so sánh nguồn số liệu

Page 15: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

15

để biên soạn SNA nói chung, tính chỉ tiêu GDP theo các phƣơng pháp nói riêng với

nguồn số liệu khác nhƣ: thông tin từ điều tra để lập bảng cân đối liên ngành (bảng

I/O) và xây dựng bộ hệ số biên soạn SNA với các cuộc điều tra doanh nghiệp, điều

tra khảo sát mức sống hộ dân cƣ… Đánh giá và xác nhận tính hợp lý, hợp lệ của các

số liệu trung gian nhƣ: Số liệu thu của ngƣời lao động suy rộng từ điều tra chọn mẫu

lập bảng I/O với số liệu từ điều tra khảo sát mức sống hộ dân cƣ, số liệu thuế sản

xuất phải nộp suy rộng từ điều tra chọn mẫu lập bảng I/O với số liệu thuế sản xuất

trong thu - chi NSNN…

3.1.3. Nguyên tắc 3

Các chỉ tiêu thu nhập của ngƣời lao động; thuế sản xuất trừ trợ cấp sản xuất;

khấu hao tài sản cố định; giá trị thặng dƣ/thu nhập hỗn hợp đƣợc thu thập thông tin

và tính toán theo giá hiện hành cho báo cáo chính thức năm, gắn việc biên soạn các

tài khoản theo khu vực thể chế

Mỗi nguồn số liệu đã có các định nghĩa, phạm vi phân loại, thời gian thu thập

khác nhau, thí dụ khi tính VA/GDP theo phƣơng pháp sản xuất đơn vị thống kê là

đơn vị cơ sở (ĐVCS), song khi tính GDP theo phƣơng pháp thu nhập lại thƣờng

dùng đơn vị doanh nghiệp… Vì vậy cần sử dụng các kỹ thuật tính toán thích hợp để

làm hài hòa các nguồn số liệu và giải quyết từng vấn đề cụ thể phù hợp với điều kiện

thực tế về tình hình hoạt động thống kê, chuẩn mực hạch toán thống kê, kế toán của

quốc tế và của Việt Nam. Tính chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp thu nhập theo giá so

sánh hoặc cho báo cáo ƣớc tính chƣa nên triển khai hoặc triển khai “chậm” sau một

bƣớc, khi đã hội tụ đầy đủ các điều kiện về nguồn nhân lực, nguồn thông tin, nhất là

thông tin về hệ thống chỉ số giá.

3.1.4. Nguyên tắc 4

Phân chia nền kinh tế theo 6 khu vực thể chế trên cơ sở lập bảng danh mục các

đơn vị thể chế

Căn cứ vào các cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản; Tổng

điều tra cơ sở kinh tế, hành chính và sự nghiệp; điều tra cập nhật cơ sở dữ liệu doanh

nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp & hộ sản xuất kinh doanh cá thể,… và các cuộc điều

tra khác để lập danh mục và cập nhật thƣờng xuyên hàng năm danh mục các đơn vị

thể chế ở Việt Nam.

3.2. QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI, NỘI DUNG CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH

CỦA GDP VÀ KHU VỰC THỂ CHẾ

3.2.1. Nội dung các yếu tố cấu thành của VA/GDP

3.2.1.1. Thu nhập của người lao động

Page 16: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

16

Thu nhập của ngƣời lao động đƣợc tính vào GDP bao gồm tiền lƣơng, tiền

công thực nhận (bằng tiền và hiện vật), phần bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH,

BHYT, BHTN) và các khoản đóng khác ngƣời sử dụng lao động, chủ cơ sở sản xuất

nộp thay cho ngƣời lao động (kinh phí công đoàn, bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm tính

mạng, sức khỏe,…). Tiền lƣơng còn bao gồm cả thuế thu nhập phải nộp do đơn vị

sản xuất nộp thay. Lƣơng bằng tiền trả đều đặn theo kỳ, theo kết quả lao động, tiền

làm thêm giờ, tiền hỗ trợ thƣờng xuyên định kỳ về nhà ở, tiền đi lại từ nhà đến nơi

làm việc, tiền nghỉ việc tạm thời do cơ sở sản xuất gây ra, tiền thƣởng, tiền hoa

hồng…

SNA2008 khuyến nghị nên coi cổ tức của ngƣời lao động là một phần thu nhập

thuộc GDP. Để tính phần thu nhập này, cần bổ sung vào điều tra doanh nghiệp giá

trị cổ tức ngƣời lao động đƣợc hƣởng trong năm hoặc tỷ lệ giá trị cổ tức so với tiền

công, tiền lƣơng của doanh nghiệp. Khi tính cổ tức vào thu nhập của ngƣời lao động

thì chỉ tiêu giá trị thặng dƣ phải giảm đi một lƣợng tƣơng đƣơng.

3.2.1.2. Thuế sản xuất và trợ cấp sản xuất

a. Thuế sản xuất

Thuế sản xuất bao gồm thuế sản phẩm (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc

biệt, thuế xuất khẩu và nhập khẩu,…) và thuế sản xuất khác.

Trong đó, thuế giá trị gia tăng (VAT) là một trƣờng hợp đặc biệt của thuế sản

phẩm. Thuế này đƣợc thu theo từng giai đoạn của đơn vị sản xuất, nhƣng cuối cùng

toàn bộ thuế VAT đánh vào ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Đơn vị sản xuất phải nộp

bằng phần ghi trong hóa đơn bán hàng cho khách, trừ đi thuế VAT đơn vị đã trả khi

mua nguyên vật liệu dùng cho chi phí trung gian hay mua TSCĐ của đơn vị. Vì vậy

thuế VAT có loại đƣợc khấu trừ, loại không đƣợc khấu trừ.

b. Trợ cấp sản xuất

Trợ cấp sản xuất là chuyển nhƣợng một chiều từ nhà nƣớc cho các đơn vị

SXKD. Trợ cấp sản xuất thƣờng phụ thuộc vào giá trị sản xuất, vào giá trị xuất

khẩu, nhập khẩu, vào sử dụng lao động, sử dụng đất đai. Nhà nƣớc trợ cấp cho các

đơn vị SXKD với mục đích để các đơn vị này bán sản phẩm dƣới giá thành (trƣờng

hợp đặc biệt đơn vị đƣợc nhận trợ cấp sản xuất để mua sản phẩm cao hơn so với giá

thị trƣờng song lại bán theo giá thị trƣờng, khoản lỗ này đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ), hoặc

để trang trải khoản lỗ của đơn vị. Trợ cấp sản xuất là một khoản thu thêm của đơn vị

nghĩa là một yếu tố trong cấu thành chi phí sản xuất.

3.2.1.3. Khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí của sản xuất, đƣợc định nghĩa nhƣ là

một khoản chi phí trong khoảng thời gian quyết toán về sự giảm giá trị hiện tại của

Page 17: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

17

TSCĐ do xuống cấp về hao mòn, hỏng hóc (không phải do chiến tranh hoặc thiên

tai, hỏa hoạn).

Phƣơng pháp tính khấu hao TSCĐ đơn giản nhất bằng cách chia giá trị TSCĐ

theo giá khôi phục cho số năm hoạt động của TSCĐ (điều này có nghĩa phải có

thông tin về giá trị và thời gian hoạt động của từng loại TSCĐ).

SNA2008 khuyến nghị khấu hao TSCĐ đƣợc tính theo giá bình quân thời kỳ

qua chỉ số giá của tài sản không có sự thay đổi về chất lƣợng.

3.2.1.4. Giá trị thặng dư

Thông tin để tính giá trị thặng dƣ (lợi nhuận) theo đơn vị SXKD của từng

ngành, thành phần kinh tế, cũng gồm hai bƣớc, bƣớc một là điều tra của năm cơ bản

để xây dựng bộ hệ số về “giá trị thặng dƣ”, bƣớc hai là căn cứ vào hệ số của năm cơ

bản, những thông tin cập nhật hàng năm về số lao động, tỷ suất lợi nhuận theo doanh

thu, theo đồng vốn… để ƣớc lƣợng cho năm báo cáo.

SNA2008 khuyến nghị bổ sung phần hoàn vốn (chi phí cơ hội sử dụng vốn)

khi tính GO sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở SXKD mang tính thị trƣờng

tự sản xuất để sử dụng. Hoàn vốn hay chi phí cơ hội khi sử dụng vốn đƣợc coi là

phần lợi nhuận của các cơ sở SXKD có thể nhận đƣợc nếu dùng số tiền đó đầu tƣ

vào SXKD hay đơn giản nhất là gửi vào ngân hàng. Phần giá trị hoàn vốn này đƣợc

tính vào thặng dƣ sản xuất gộp (SNA2008 cũng kiến nghị có thể tính phần giá trị

này vào tích lũy TSCĐ gộp, tức là tích lũy TSCĐ bao gồm cả phần khấu hao TSCĐ

và phần hoàn vốn. Chúng tôi đề nghị tính giá trị hoàn vốn vào giá trị thặng dƣ gộp).

Khi tính thêm phần giá trị hoàn vốn, sẽ làm tăng GDP. Đối với Việt Nam có thể sử

dụng lãi suất tiền gửi bình quân năm của ngân hàng để ƣớc lƣợng giá trị hoàn vốn.

3.2.2. Khu vực thể chế

Thống kê TKQG của Việt Nam nên chia nền kinh tế thành 6 KVTC:

1) Khu vực thể chế phi tài chính:

- Các loại hình doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, đƣợc thành lập và chịu

sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, thuộc các ngành kinh tế; không kể các doanh

nghiệp, tổ chức đơn vị hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thuộc ngành K

(Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hợp tác xã (HTX) đƣợc thành lập và

chịu sự điều chỉnh của Luật Hợp tác xã; không kể HTX tín dụng, quỹ tín dụng nhân

dân) của VSIC2007.

- Các hiệp hội nghề nghiệp có tƣ cách pháp nhân, hỗ trợ cho các doanh nghiệp,

HTX, cơ sở SXKD dịch vụ phi tiền tệ nhƣ: Hiệp hội mía đƣờng, hiệp hội nuôi trồng,

chế biến thủy hải sản, hiệp hội chè; hiệp hội cà phê, ca cao… (các đơn vị không vị

lợi (ĐVKVL) mang tính thị trƣờng hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính). Các công

Page 18: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

18

ty nắm giữ (holding company) đƣợc xếp vào KVTCPTC nếu chúng chủ yếu sở hữu

các ĐVTCPTC (theo SNA2008).

2) Khu vực thể chế tài chính:

- Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (với chức năng kinh doanh tiền tệ).

- Các tổ chức tín dụng.

- Các doanh nghiệp cho thuê tài chính.

- Các doanh nghiệp bảo hiểm .

- Các doanh nghiệp chứng khoán.

- Các trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Các HTX tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân.

- Các công ty quản lý quĩ.

- Các hiệp hội nghề nghiệp có tƣ cách pháp nhân hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nhƣ các hội sở ngân hàng, hiệp hội chứng

khoán… (Các ĐVKVL mang tính thị trƣờng hoạt động trong lĩnh vực tài chính).

3) Khu vực thể chế nhà nƣớc:

- Các cơ quan, tổ chức, viện, trung tâm… có tƣ cách pháp nhân, hạch toán kinh

tế độc lập thuộc ngành M72 (Nghiên cứu khoa học và phát triển) của VSIC2007.

- Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc ngành O (Hoạt động của

Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, QLNN, ANQP; bảo đảm xã hội bắt buộc)

của VSIC2007.

- Các đơn vị trƣờng học, trung tâm đào tạo, bệnh viện, đoàn nghệ thuật…

thuộc hoạt động của các ngành: giáo dục và đào tạo (ngành P); y tế và hoạt động trợ

giúp xã hội (ngành Q); nghệ thuật, vui chơi và giải trí (ngành R) của VSIC2007.

- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội… là các ĐVKVL phi thị

trƣờng nhƣ: Hội nhà văn, hội văn hóa - nghệ thuật, hội chữ thập đỏ…

4) Khu vực thể chế không vị lợi phục vụ hộ gia đình:

- Các ĐVKVL phục vụ hội viên, tức là đơn vị đƣợc thành lập nhằm cung cấp

các sản phẩm miễn phí gắn với lợi ích của đơn vị thành viên, hội viên nhƣ: Câu lạc

bộ dƣỡng sinh, thể dục thể thao ngoài trời; văn nghệ; chim, cá cảnh; các tổ chức tôn

giáo, tín ngƣỡng (hội phật giáo, thiên chúa giáo, hồi giáo…).

- Các ĐVKVL làm từ thiện, là những đơn vị đƣợc thành lập với mục đích nhân

đạo, không phải để phục vụ lợi ích cho những ngƣời đơn vị tham gia tổ chức, những

ngƣời điều hành… mà để cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho không TDCC những hộ

gia đình, dân cƣ gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, bệnh tật,

Page 19: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

19

nghèo đói, lang thang, cơ nhỡ nhƣ: các trung tâm, làng nuôi dạy trẻ mồ côi, ngƣời

già cô đơn, khuyết tật,…

Đƣa vào đây cả các cơ quan tổ chức quốc tế (ngành U: Hoạt động của các tổ

chức và cơ quan quốc tế của VSIC2007).

5) Khu vực thể chế hộ gia đình:

- Hộ làm công, ăn lƣơng ở khu vực thành thị, nông thôn.

- Hộ sống bằng nguồn thu nhập từ lợi tức sở hữu đất, tài nguyên, vốn (vốn góp

cổ phần vào các đơn vị SXKD, tiền lãi từ gửi ngân hàng…).

- Các hộ hoạt động SXKD trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, gồm

cả trang trại (ngành A: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) của VSIC2007.

- Các cơ sở SXKD cá thể phi nông, lâm và thủy sản.

- Các hộ hoạt động tự sản xuất, tự tiêu dùng (ngành T98: Hoạt động sản xuất

sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình) của VSIC2007.

6) Khu vực thể chế nƣớc ngoài bao gồm các đơn vị thể chế không thƣờng trú,

còn đƣợc gọi là phần còn lại của thế giới (Lƣu ý khu vực thể chế nƣớc ngoài đƣợc

biên soạn thông qua lập Tài khoản quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài).

SNA2008 mở rộng đáng kể khái niệm và phạm vi đơn vị thể chế và khu vực

thể chế. Tùy vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để dần từng bƣớc áp dụng vào biên

soạn TKQG, những nội dung cần đƣợc bổ sung là:

- Đơn vị phụ trợ đƣợc coi là đơn vị thể chế của nƣớc sở tại khác với thƣờng trú

của công ty mẹ .

- Công ty nắm giữ đƣợc coi là đơn vị thể chế tài chính vì chỉ sản xuất ra dịch

vụ tài chính và đƣợc phân vào khu vực thể chế tài chính, nếu nó sở hữu cổ phần ở

mức độ kiểm soát, song không tham gia quản lý, điều hành các công ty mà nó đang

nắm giữ cổ phần.

7) Kinh tế không chính thức là một vấn đề quan trọng, ngày càng thu hút sự

quan tâm của các nhà phân tích kinh tế. SNA2008 đã dành một chƣơng để trình bày

khái niệm, định nghĩa, nội dung và cách xác định các chỉ tiêu thuộc khu vực kinh tế

không chính thức để tích hợp vào Hệ thống TKQG. Theo chúng tôi, khu vực kinh tế

không chính thức rất quan trọng, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển, có giá trị

trong xóa đói giảm nghèo, trong giải quyết công ăn việc làm…song không ổn định

và rất khó thống kê. Vì vậy không nên tính thêm (thƣờng xuyên) vào GDP, mà chỉ

dùng để phân tích kinh tế.

Page 20: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

20

3.3. NGUỒN THÔNG TIN VÀ PHƢƠNG PHÁP BIÊN SOẠN GDP THEO

PHƢƠNG PHÁP THU NHẬP GẮN VỚI LẬP CÁC TÀI KHOẢN THEO KHU

VỰC THỂ CHẾ

3.3.1. Nguồn thông tin

- Đối với điều tra doanh nghiệp: Đơn vị thống kê doanh nghiệp và tƣơng tự

doanh nghiệp (gọi tắt là đơn vị thống kê doanh nghiệp) là đơn vị thu thập thông tin

để tính GDP theo phƣơng pháp thu nhập. Song trong thực tế, để có thông tin để tính

từng yếu tố cấu thành của VA/GDP theo từng ngành, thành phần, loại hình kinh tế,

cần phải kết hợp, lựa chọn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu tiếp cận thông

tin từ thống kê sản xuất, thì có các điều tra thu thập thông tin theo đơn vị cơ sở

(establishment); nếu cần thông tin từ thống kê thu nhập, chi tiêu, thống kê tài sản, tài

chính, thì có các cuộc điều tra thu thập thông tin theo đơn vị doanh nghiệp

(enterprise) hoặc từ báo cáo quyết toán tài chính doanh nghiệp.

- Đối với cuộc điều tra cá thể: Mục đích của điều tra cơ sở SXKD cá thể phi

nông lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng để thu thập thông tin về kết quả, chi phí và

đầu tƣ cho SXKD, nhằm tính toán, suy rộng các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành và

các chỉ tiêu thống kê tổng hợp nhƣ GO, IC, VA của khu vực kinh tế cá thể.

- Điều tra Khảo sát mức sống hộ dân cƣ: Cuộc điều tra này ở Việt Nam cung

cấp những thông tin từ phía “ngƣời nhận thu nhập”, loại thông tin để tính chỉ tiêu

“thu nhập của ngƣời lao động” từ phía “ngƣời nhận thu nhập” và là thông tin tham

chiếu quan trọng từ phía “ngƣời chi trả thu nhập” trong các cuộc điều tra doanh

nghiệp và cơ sở SXKD cá thể.

- Cuộc điều tra trong lĩnh vực TKQG: Các cuộc điều tra thu thập thông tin lập

bảng Cân đối liên ngành (I/O) và tính hệ số chi phí trung gian và điều tra thu thập

thông tin tính các chỉ tiêu GO, IC và VA của các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập

cũng cung cấp nhiều thông tin quan trọng để biên soạn GDP đồng thời theo cả ba

phƣơng pháp. Cấu trúc của bảng I/O gồm 3 ô, ô III phản ánh các yếu tố của VA, đó

là thu của ngƣời lao động, thuế sản xuất trừ trợ cấp sản xuất, khấu hao TSCĐ, giá trị

thặng dƣ/ thu nhập hỗn hợp. Từ cuộc điều tra thu thập thông tin lập bảng I/O, có thể

lập và cập nhật hàng năm bảng SUT. Từ cuộc điều tra I/O có thể biên soạn bộ hệ số

các chỉ tiêu cấu thành của VA/GDP của năm điều tra cơ bản, phục vụ cho biên soạn

VA/GDP theo phƣơng pháp thu nhập.

- Tổng điều tra: Đối với các cuộc điều tra, cần phân biệt các cuộc điều tra của

năm cơ bản, vì các cuộc điều tra này là các cuộc điều tra toàn bộ nhƣ Tổng điều tra

dân số và nhà ở; Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản; Tổng điều tra

kinh tế có những thông tin cơ bản về dân số, lao động, nhà ở; về nông thôn, nông

nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, về cơ sở kinh tế;…, những thông tin quan trọng để

Page 21: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

21

lập dàn mẫu cho điều tra mẫu, thông tin tổng thể để suy rộng cho các thông tin

điều tra mẫu.

- Thông tin từ chế độ báo cáo Bộ, ngành: Báo cáo Tổng quyết toán NSNN

hoặc báo cáo quyết toán thu - chi NSNN hàng năm là nguồn thông tin quan trọng để

tính trực tiếp chỉ tiêu thu của ngƣời lao động của khối cán bộ công chức nhà nƣớc;

chỉ tiêu thuế sản xuất các ĐVTC, KVTC nộp vào NSNN và trợ cấp sản xuất của nhà

nƣớc trợ cấp cho các ĐVTC thuộc KVTCPTC, KVTCHGĐ.

Bên cạnh các nguồn thông tin trên khi biên soạn VA/GDP theo phƣơng pháp

thu nhập còn có các thông tin nhƣ: đối với các ĐVTCTC còn có các báo cáo thống

kê về ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; đối với ĐVTCHGĐ còn có các cuộc điều

tra chuyên đề thƣờng xuyên hàng năm về thống kê nông, lâm và thủy sản; đối với

các ĐVTC là các doanh nghiệp còn có báo cáo quyết toán tài chính năm của các

doanh nghiệp. Riêng các ĐVTC thuộc ngành xây dựng còn có các cuộc điều tra về

hoạt động xây dựng hàng năm.

Việc tạo lập và xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê nói chung, thống kê thu nhập,

lao động, việc làm nói riêng khai thác từ hồ sơ đăng ký hành chính chƣa đƣợc ngành

Thống kê quan tâm, vì vậy chƣa tận dụng đƣợc nguồn thông tin phong phú, đa dạng

của các hồ sơ đăng ký hành chính hiện có để phục vụ biên soạn chỉ tiêu GDP gắn

với lập các tài khoản theo khu vực thể chế, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí điều

tra thu thập thông tin đầu vào. Hồ sơ về đăng ký việc làm, đăng ký thất nghiệp, kê

khai thu nhập và thuế thu nhập cá nhân, sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT… là những

nguồn thông tin đáng tin cậy dùng để so sánh, tham chiếu đối với kết quả đã tính toán.

3.3.2. Phƣơng pháp biên soạn các yếu tố cấu thành của VA/GDP

Các yếu tố cấu thành của VA/GDP đƣợc tính toán căn cứ vào từng nguồn

thông tin cụ thể; có nguồn thông tin dùng để tính trực tiếp các yếu tố cấu thành; có

nguồn thông tin dùng để tham chiếu, kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của phƣơng

pháp tính.

Tính GDP theo phƣơng pháp thu nhập bằng cách tổng cộng các yếu tố cấu

thành của VA của từng đơn vị thể chế; theo ngành, thành phần, loại hình, lĩnh vực

kinh tế của từng khu vực thể chế. Cách tính phụ thuộc vào từng nguồn thông tin tiếp

cận hoặc lựa chọn.

- Đối với khối doanh nghiệp phi tài chính

Căn cứ vào biểu “chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” (từ báo cáo quyết

toán tài chính năm của doanh nghiệp hoặc từ điều tra của doanh nghiệp; chọn các

đơn vị điều tra mẫu theo từng ngành kinh tế thấp nhất có thể, sau đó suy rộng cho

toàn ngành kinh tế cấp tƣơng ứng; tổng hợp cho ngành kinh tế cấp trên liền kề và

tiếp tục xử lý cho đến ngành kinh tế cấp 1).

Page 22: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

22

- Đối với khối đơn vị dự toán NSNN (hạch toán theo chế độ kế toán hành

chính sự nghiệp).

Bƣớc 1: Tính từng yếu tố của VA theo các yếu tố “Chi hoạt động” của mục lục

NSNN (theo ngành cấp 1)

Bƣớc 2: Tính chỉ tiêu GO theo từ các yếu tố sản xuất (GO theo ngành cấp 1).

Bƣớc 3: Tính chi phí trung gian theo ngành cấp 1, bằng hiệu số của kết quả đã

tính ở bƣớc 2 và bƣớc 1: IC = GO – VA

Bƣớc 4: Lập các tài khoản sản xuất, tài khoản tạo thu nhập và tài khoản phân

phối thu nhập lần đầu cho khối các đơn vị dự toán ngân sách.

3.3.3. Hiệu chỉnh kết quả VA/GDP đã tính toán theo các phƣơng pháp

Khi đã lập bảng SUT, chỉ tiêu GDP đƣợc tính đồng thời theo cả ba phƣơng

pháp (phƣơng pháp thu nhập, phƣơng pháp sản xuất và phƣơng pháp sử dụng cuối

cùng) và cho cùng một kết quả, bởi vì nguồn thông tin để tính các chỉ tiêu GO, VA

(theo từng yếu tố cấu thành) theo từng ngành kinh tế là giống nhau, hơn nữa khi đã

lập đƣợc bảng SUT thì các chỉ tiêu Tiêu dùng cuối cùng; tích lũy tài sản; xuất, nhập

khẩu hàng hóa và dịch vụ đã đƣợc biên soạn và cân đối.

Hiệu chỉnh kết quả VA/GDP đã tính toán theo các phƣơng pháp chỉ đặt ra khi

chƣa lập đƣợc bảng SUT. Thông thƣờng chỉ tiêu VA/GDP khi tính riêng biệt theo

từng phƣơng pháp sẽ cho kết quả khác nhau và sai số thống kê cho phép khi so sánh

“từng cặp phƣơng pháp” không vƣợt quá ± 5%. Nếu kết quả tính toán giữa các

phƣơng pháp (PPSX với PPSD; PPSX với PPTN hoặc PPTN với PPSD) vƣợt quá ±

5% thì phải xem xét lại từng phƣơng pháp biên soạn (tập trung chủ yếu vào nguồn

thông tin của từng phƣơng pháp), theo nguyên tắc “sai ở phƣơng pháp nào, sửa kết

quả của phƣơng pháp đó”. Kết quả biên soạn GDP “độc lập” theo từng phƣơng pháp

là “bình đẳng” nhƣ nhau. Song mục đích nghiên cứu của Đề tài là “biên soạn GDP

theo phƣơng pháp thu nhập” nên trong khuôn khổ của Đề tài “lấy kết quả” biên soạn

GDP theo phƣơng pháp thu nhập để điều chỉnh kết quả biên soạn theo phƣơng pháp

sản xuất và phƣơng pháp sử dụng cuối cùng.

3.4. TÍNH THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP PHI TÀI

CHÍNH VÀ TÀI CHÍNH NĂM 2011

3.4.1. Tính các yếu tố của chỉ tiêu VA và lập TKSX, TKTTN

Căn cứ vào nguồn thông tin từ điều tra doanh nghiệp năm 2011 để tính VA và

lập các tài khoản cho khối doanh nghiệp phi tài chính.

3.4.1.1. Cách xử lý (tính) từ các yếu tố cấu thành (con goi là cách 1)

a. Tính thu nhập của người lao động

Page 23: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

23

Thu nhập của ngƣời lao động đối với khu vực doanh nghiệp phi tài chính đƣợc

tính từ điều tra doanh nghiệp năm 2011, bao gồm các yếu tố sau:

- Tổng số tiền phải trả cho ngƣời lao động (Mục 12, mã 01)

- Đóng góp BHXH, BHYT, BHTT, kinh phí công đoàn (Mục 12, mã 05)

- Thu nhập khác ngoài lƣơng (thƣờng tính bằng 50% khoản chi khác bằng tiền

hoặc theo tỷ lệ của năm điều tra cơ bản).

b. Thuế sản xuất

- Thuế VAT hàng bán nội địa (Mục 15, mã 02)

- Thuế VAT hàng nhập khẩu (Mục 15, mã 03)

- Thuế tiêu thụ đặc biệt (Mục 15, mã 04)

- Thuế XK (Mục 15, mã 05)

- Thuế nhập khẩu (Mục 15, mã 06)

- Thuế sản xuất khác (theo tỷ lệ so với tổng thuế sản xuất của năm điều tra cơ

bản)

c. Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định (Mục 13 (mã 28+31+34+37))

d. Thặng dƣ sản xuất

Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD (Mục 14, mã 16)

3.4.1.2. Cách xử lý (tính) từ trên xuống, từ ngoài vào

Đối với các chỉ tiêu GO, IC, VA (tính tổng số sau đó chia ra các yếu tố cấu

thành) theo tuần tự sau (còn gọi là cách 2, để tham chiếu kết quả tính cách 1)

- Bƣớc 1: Tính chỉ tiêu GO theo từng ngành kinh tế cấp 1

GO của các đơn vị điều tra = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Trợ cấp sản xuất (nếu có) ± chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ thành phẩm tồn kho,

hàng gửi bán, sản phẩm dở dang + Thuế đánh vào sản phẩm phát sinh phải nộp

GO bình quân một lao động của các đơn vị điều tra

GO bình quân một lao động

của các đơn vị điều tra = GO của các đơn vị điều tra

Lao động của các đơn vị điều tra

GO theo từng ngành kinh tế cấp 1

Page 24: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

24

GO theo từng ngành

kinh tế cấp 1 =

GO bình quân một

lao động của các

đơn vị điều tra

x

Tổng số lao động

theo từng ngành

kinh tế cấp 1

Lƣu ý: Chọn đơn vị điều tra theo từng ngành kinh tế thấp nhất có thể, sau đó

suy rộng cho các ngành kinh tế cấp tƣơng ứng, tổng hợp cho ngành kinh tế cấp trên

liền kề và tiếp tục xử lý cho đến ngành kinh tế cấp 1.

- Bƣớc 2: Tính chỉ tiêu IC theo từng ngành kinh tế cấp 1

IC của các đơn vị điều tra = Nguyên, vật liệu, nhiên liệu, công cụ và phụ tùng

+ chi phí dịch vụ mua ngoài + chi tiếp khách hội nghị (không kể tiền báo cáo viên) +

Công tác phí (không kể tiền lƣu trú và phụ cấp đi đƣờng)+ 50% giá trị các khoản chi

khác bằng tiền còn lại.

Tính tỷ lệ chi phí trung gian so với GO

Tỷ lệ IC/GO = IC của các đơn vị điều tra

GO của các đơn vị điều tra

IC theo từng ngành kinh tế cấp 1

IC theo từng ngành

kinh tế cấp 1 =

Tỷ lệ IC của các

đơn vị điều tra x

GO theo ngành

kinh tế cấp 1

Lƣu ý: Khi tính IC/GO của các đơn vị điều tra theo từng ngành kinh tế thấp

nhất có thể, tiếp tục xử lý đƣợc tỷ lệ IC/GO cho đến ngành kinh tế cấp 1. Tỷ lệ IC

này đƣợc tham chiếu với tỷ lệ đã điều tra IO và tính IC của năm điều tra cơ bản.

- Bƣớc 3: Tính chỉ tiêu VA theo từng ngành cấp 1, căn cứ vào kết quả ở bƣớc 1

và bƣớc 2: VA = GO - IC

Bƣớc 4: Tính các yếu tố cấu thành của VA ở bƣớc 3

VA theo từng yếu tố

cấu thành = VA x

Tỷ lệ từng yếu tố cấu thành trong

VA của năm điều tra cơ bản

Bƣớc 5: Lập các tài khoản của khối doanh nghiệp phi tài chính

3.4.2. Tính các yếu tố của chỉ tiêu VA và lập tài khoản sản xuất, tài khoản

tạo thu nhập cho khối doanh nghiệp tài chính

Căn cứ vào nguồn thông tin từ báo cáo tài chính quyết toán năm là chủ yếu, có

sử dụng một phần thông tin từ điều tra doanh nghiệp năm 2011 để tính VA và lập

các tài khoản cho khối doanh nghiệp tài chính

3.4.2.1. Các tổ chức trung gian tài chính

Căn cứ vào báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của các ngân hàng. (Các tổ chức trung gian tài chính)

Page 25: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

25

- Bƣớc 1: Tính chỉ tiêu VA bằng (=) Tổng cộng các yếu tố sau:

Thu của ngƣời lao động = Chi phí cho nhân viên (mã 56) + Trợ cấp lƣu trú đi

đƣờng (thuộc mã 56 công tác phí) + Bồi dƣỡng báo cáo viên (thuộc mã 76, hội nghị)

+ Thu nhập khác ngoài chi phí cho nhân viên (dùng tỷ lệ của năm điều tra cơ bản)

Khao TSCĐ = Khấu hao TSCĐ (mã 83)

Thuế sản xuất phải nộp = Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí (mã 49) + Chi

bảo hiểm tài sản (mã 86)

Giá trị thặng dƣ = Chênh lệch thu và chi (mã 96)

- Bƣớc 2: Tính chỉ tiêu GO

GO = Mã 02 + mã 08 + mã 19 + mã 23 + mã 27+mã 28-mã 31-mã 33-mã 34-

mã 35

Lưu ý: Vì thu bất thƣờng và chi bất thƣờng không tính vào GO, nên phải trừ

các khoản này ra khỏi mã 28 (thu nhập khác).

- Bƣớc 3: Tính chỉ tiêu chi phí trung gian, trên cơ sở bƣớc 1 và 2

IC = GO – VA

3.4.2.2. Hoạt động bảo hiểm

- Bƣớc 1: Tính chỉ tiêu VA bằng tổng cộng các yếu tố sau (căn cứ vào biểu chi

tiết chi phí quản lý doanh nghiệp):

Thu của ngƣời lao động = Chi phí tiền lƣơng và các khoản phụ cấp + BHXH +

BHYT+BH thất nghiệp + Kinh phí công đoàn+ tiền lƣu trú và trợ cấp đi đƣờng

trong công tác phí + tiền ăn giữa ca + chi cho ngƣời lao động trong chi phí dịch vụ

mua ngoài (tiền ăn, phong bì báo cáo, tiếp khách, hội nghị, giao dịch,…) + chi cho

ngƣời lao động trong chi phí bằng tiền khác + chi cho ngƣời lao động trong chi phí

đoàn ra + trang phục làm việc + chi tài trợ giáo dục, y tế + thƣởng sáng kiến, tăng

năng suất lao động, tiết kiệm + chi cho ngƣơi lao động trong các khoản chi khác.

Khấu hao TSCĐ = chi phí khấu hao TSCĐ.

Thuế sản xuất phát sinh phải nộp = thuế và lệ phí (thuế môn bài, thuế sử dụng

đất, tiền thuê đất, thuế khác và lệ phí, thuế VAT không đƣợc khấu trừ).

Giá trị thặng dƣ = Lợi tức từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm + Lợi tức hoạt

động tài chính + chi lãi thuê tài chính.

- Bƣớc 2: tính chỉ tiêu GO (Căn cứ biểu kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh)

Page 26: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

26

GO = chi khác hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo hiểm + chi phí quản lý

doanh nghiệp + Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bảo hiểm + lợi tức hoạt

động tài chính + thuế phát sinh phải nộp.

- Bƣớc 3: Tính chỉ tiêu IC từ kết quả bƣớc 1 và 2: IC = GO - VA

3.4.2.3. Hoạt động chứng khoán

- Bƣớc 1: Tính chỉ tiêu VA bằng tổng các yếu tố sau (căn cứ vào biểu chi tiết

chi phí quản lý và chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh):

Thu của ngƣời lao động = Chi phí nhân công (trong đó bao gồm tiền lƣơng,

tiền công, BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, Kinh phí công đoàn) + tiền lƣu trú và trợ

cấp đi đƣờng trong công tác phí+ tiền báo cáo viên trong trong chi phí tiếp khách,

hội nghị, giao dịch + thu nhập khác ngoài chi phí nhân công của ngƣời lao động.

Khấu hao TSCĐ = Mục khấu hao TSCĐ trong biểu chi tiết chi phí quản lý và

chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh.

Thuế sản xuất phát sinh phải nộp = thuế và lệ phí (thuế môn bài, thuế sử dụng

đất, thuế tài nguyên, thuế và lệ phí khác) + chi mua bảo hiểm phƣơng tiện + chi nộp

cấp trên.

Giá trị thặng dƣ = Lợi tức từ hoạt động kinh doanh chứng khoán + Lãi do đầu

tƣ tài chính .

Thông tin từ biểu tổng hợp kết quả kinh doanh.

- Bƣớc 2: Tính chỉ tiêu GO (Căn cứ biểu kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh)

GO = doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán (doanh thu: Môi giới

chứng khoán cho ngƣời đầu tƣ, hoạt động tự doanh chứng khoán, quản lý danh mục

đầu tƣ cho ngƣời ủy thác, bảo lãnh phát hành đại lý, phát hành chứng khoán, tƣ vấn

đầu tƣ chứng khoán cho ngƣời đầu tƣ, lƣu ký chứng khoán cho ngƣời đầu tƣ, hoàn

nhập dự phòng các khoản trích trƣớc; doanh thu về vốn kinh doanh; cho thuê tài sản,

thiết bị thông tin).

Bƣớc 3: Tính chỉ tiêu IC từ kết quả bƣớc 1 và 2: IC = GO – VA

Bƣớc 4: Lập các tài khoản sản xuất và tạo thu nhập cho khối doanh nghiệp tài

chính

3.4.3. Kết quả tính toán thử nghiệm

Qua thử nghiệm có thể khẳng định rằng, các yếu tố cấu thành VA và lập các tài

khoản theo khu vực thể chế là hoàn toàn thực hiện đƣợc nhƣ Đề tài đã đề xuất. Tuy

nhiên cần cài đặt các chỉ tiêu hợp lý vào các cuộc điều tra nhƣ điều tra doanh

nghiệp, điều tra hộ cá thể…(xem chi tiết phụ lục trong Báo cáo tổng hợp).

Page 27: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

27

3.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.5.1. Phân công trách nhiệm

- Vụ Thống kê Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản chịu trách nhiệm thu

thập thông tin và tính toán chỉ tiêu GO của ngành kinh tế A; theo ngành kinh tế cấp

2, theo các thành phần kinh tế cho báo cáo chính thức năm, theo giá hiện hành.

- Vụ Thống kê Công nghiệp chịu trách nhiệm thông tin và tính toán chỉ tiêu

GO của các ngành kinh tế B, C, D, E; theo ngành kinh tế cấp 2, theo các thành phần

kinh tế cho báo cáo chính thức năm, theo giá hiện hành.

- Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tƣ chịu trách nhiệm thu thập thông tin và

tính toán chỉ tiêu GO của ngành kinh tế F; theo ngành kinh tế cấp 2, theo các thành

phần kinh tế cho báo cáo chính thức năm, theo giá hiện hành. Thu thập thông tin về

tổng giá trị TSCĐ của nền kinh tế chia ra 21 ngành kinh tế cấp 1.

- Vụ Thống kê Thƣơng mại và Dịch vụ chịu trách nhiệm thu thập thông tin và

tính toán chỉ tiêu GO của các ngành kinh tế G, H, I, J, L, N, S; theo ngành kinh tế

cấp 2, theo các thành phần kinh tế cho báo cáo chính thức năm, theo giá hiện hành.

- Vụ Thống kê Xã hội và Môi trƣờng chịu trách nhiệm thu thập thông tin và

tính toán chỉ tiêu GO của các ngành kinh tế M, P, Q, R; theo ngành kinh tế cấp 2,

theo các thành phần kinh tế cho báo cáo chính thức năm, theo giá hiện hành. Căn cứ

vào thông tin thu thập từ điều tra khảo sát mức sống dân cƣ, tính chỉ tiêu thu nhập

của ngƣời lao động của các loại hộ gia đình theo 21 ngành kinh tế cấp 1.

- Vụ Thống kê Dân số và Lao động chịu trách nhiệm thu thập thông tin về số

lƣợng lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân, chia theo 21 ngành kinh tế cấp

1; tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động trong các khu vực nhà nƣớc, ngoài nhà

nƣớc, có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chia ra 21 ngành kinh tế cấp 1.

- Vụ Hệ thống TKQG chịu trách nhiệm thu thập thông tin và tính toán chỉ tiêu

GO cho các ngành K, O, T, U; theo ngành kinh tế cấp 2; tính các yếu tố cấu thành

của VA/GDP theo phƣơng pháp thu nhập gắn với việc lập các tài khoản theo các

khu vực thể chế, cho báo cáo báo cáo chính thức năm, theo giá hiện hành.

3.5.2. Lộ trình và kế hoạch thực hiện biên soạn chỉ tiêu GDP theo phƣơng

pháp thu nhập cho các khu vực thể chế

Theo kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam, lộ trình lập

các Tài khoản theo KVTC do Vụ Hệ thống TKQG chủ trì, trong đó có tài khoản sản

xuất, tài khoản tạo thu nhập, tài khoản phân phối thu nhập lần đầu. Lộ trình này

cũng phù hợp với kế hoạch thực hiện áp dụng SNA2008 vào Việt Nam. Nhƣ vậy,

ngay từ tháng đầu năm 2015 phải triển khai các công việc biên soạn chỉ tiêu GDP

Page 28: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

28

theo phƣơng pháp thu nhập, gắn với việc lập các tài khoản của SNA theo các

KVTC.

Vụ Hệ thống TKQG là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị triển khai thực

hiện qui trình biên soạn chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp thu nhập gắn với lập các tài

khoản SNA theo các KVTC.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chỉ tiêu GDP và các yếu tố cấu thành GDP ở Việt Nam đã đƣợc ƣớc lƣợng qua

phƣơng pháp sản xuất và đƣa vào lập thử nghiệm các tài khoản theo khu vực thể chế

chủ yếu dựa vào kênh thông tin từ các cuộc điều tra do các Cục Thống kê thực hiện.

Các Cục Thống kê xử lý thông tin và tổng hợp thông tin từ chế độ báo cáo và điều

tra, gửi Vụ Hệ thống TKQG theo chế độ báo cáo đã qui định. Nguồn thông tin này

chƣa đƣợc liên kết, đối chiếu với các nguồn thông tin về thống kê lao động việc làm,

thống kê thu nhập và chi tiêu, bản thân nguồn thông tin thống kê sản xuất cũng chƣa

đƣợc rà soát, đánh giá thƣờng xuyên; số liệu trung gian và đầu ra từ nguồn thông tin

này cũng chƣa đƣợc tham chiếu với kết quả của các nguồn thông tin khác và chƣa

kiểm chứng độc lập… nên chất lƣợng số liệu biên soạn thấp, giá trị sử dụng rất

khiêm tốn.

Việc phân tổ các khu vực thể chế không căn cứ vào danh mục các ĐVTC mà

tiệm cận theo thành phần, ngành kinh tế của các đơn vị SXKD là chƣa đúng với

chuẩn mực và thông lệ quốc tế, vì vậy tuy đã lập thử nghiệm một số tài khoản trong

một số năm, nhƣng vẫn chƣa đƣa ra đƣợc “qui trình” biên soạn phù hợp với điều

kiện thực tế của Việt Nam và đúng với chuẩn mực quốc tế.

Đề tài “Nghiên cứu cập nhật và hoàn thiện nguồn thông tin, phƣơng pháp biên

soạn chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp thu nhập cho các khu vực thể chế” thực chất là

nghiên cứu để xây dựng một qui trình biên soạn chỉ tiêu GDP theo phƣơng pháp thu

nhập gắn với việc lập một số tài khoản của SNA theo các khu vực thể chế. Kết quả

nghiên cứu của Đề tài cũng không chỉ dừng ở việc biên soạn chỉ tiêu GDP theo

phƣơng pháp thu nhập mà là tiền đề để biên soạn GDP đồng thời theo cả ba phƣơng

pháp gắn với việc lập đầy đủ các tài khoản của SNA theo các khu vực thể chế.

Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài cũng hƣớng tới hiểu biết đúng đắn hơn, sâu sắc

hơn phƣơng pháp luận biên soạn SNA của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc, về các

đơn vị không vị lợi, NPIs và NPISHs…, Qua nghiên cứu để thấy rõ hơn nguồn

thông tin hiện có phục vụ biên soạn SNA, từ đó đề xuất, bổ sung và hoàn thiện

nguồn thông tin, đề xuất cơ chế hợp tác cung cấp, chia sẻ thông tin trong biên soạn

SNA. Phƣơng pháp tính các chỉ tiêu, phƣơng pháp lập các tài khoản, bảng biểu của

SNA là những công việc mang tính “nghệ thuật”, điều này có nghĩa tuân thủ chuẩn

Page 29: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

29

mực phƣơng pháp luận (theo thông lệ quốc tế), nhƣng không cứng nhắc, không giáo

điều hoặc cầu toàn trong công tác (hoạt động) thống kê SNA.

Để kết quả nghiên cứu “đi vào đời sống thống kê” kiến nghị:

1. Tiếp tục tăng cƣờng hoàn thiện nguồn thông tin thống kê sản xuất; thống kê

lao động việc làm; thống kê thu nhập và chi tiêu; trên cơ sở bổ sung, cải tiến các

cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản; Tổng điều tra kinh tế; điều

tra lao động và việc làm; điều tra thu thập thông tin lập bảng I/O và tính hệ số chi

phí trung gian; điều tra cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp

và hộ kinh doanh; điều tra doanh nghiệp; điều tra hoạt động xây dựng; điều tra cơ sở

SXKD cá thể; điều tra khảo sát mức sống dân cƣ Việt Nam… phục vụ biên soạn chỉ

tiêu GDP đồng thời theo cả ba phƣơng pháp gắn với việc lập đầy đủ các tài khoản

của SNA, theo các khu vực thể chế.

2. Xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các Bộ Tài

chính, NHNN Việt Nam, Cơ quan BHXH Việt Nam… với Tổng cục Thống kê trên

cơ sở thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê bộ,

ngành… phục vụ công tác biên soạn TKQG.

3. Tăng cƣờng khai thác thông tin từ hệ thống báo cáo quyết toán tài chính năm

của các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và từ đăng ký hồ sơ

hành chính… nhằm nâng cao chất lƣợng biên soạn TKQG.

4. Từ kinh nghiệm biên soạn SNA của các nƣớc trên thế giới, đề nghị tính các

yếu tố cấu thành của chỉ tiêu GDP theo giá hiện hành cho báo cáo chính thức năm;

lập các tài khoản của SNA theo các khu vực thể chế. Theo kinh nghiệm của Mỹ

“nguồn số liệu luôn tỷ lệ nghịch với thời gian báo cáo, yêu cầu báo cáo càng sớm

(và càng nhiều) thì nguồn số liệu càng thiếu”.

5. Biên soạn GDP theo phƣơng pháp thu nhập (và theo phƣơng pháp sử dụng cuối

cùng) chỉ thực hiện cho phạm vi cả nƣớc, không thực hiện cho từng tỉnh, thành phố.

6. Lộ trình biên soạn GDP theo phƣơng pháp thu nhập (và theo phƣơng pháp

sản xuất, phƣơng pháp sử dụng cuối cùng) gắn với lập các tài khoản theo khu vực

thể chế phải tuân thủ triệt để lộ trình thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt

Nam, lộ trình biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia và hài hòa với lộ trình áp

dụng SNA2008 vào Việt Nam.

7. Tăng cƣờng nhân lực cho Vụ Hệ thống TKQG và tổ chức lại bộ phận công

tác trong Vụ để đáp ứng yêu cầu của qui trình biên soạn chỉ tiêu GDP theo phạm vi

lãnh thổ hành chính nói riêng, biên soạn GDP đồng thời theo cả 3 phƣơng pháp gắn

với lập đầy đủ các tài khoản theo khu vực thể chế cho phạm vi cả nƣớc nói chung.

8. Đề nghị Lãnh đạo TCTK đƣa kết quả nghiên cứu của Đề tài vào chƣơng

trình công tác của ngành Thống kê ngay từ năm 2015.

Page 30: NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THIỆN NGUỒN THÔNG TIN, …vienthongke.vn/attachments/article/3001/05. 2.1.10-B12-13.pdfNGHIÊN CỨU CẬP NHẬT VÀ HOÀN THI ... của

30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ trƣởng Bộ Tài chính (2008), Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước,

Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008;

2. Dƣơng Mạnh Hùng (2012) Chuyên đề Tổng quan về Tài khoản quốc gia và

các phương pháp tính GDP, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học Đề án

đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thuộc Hệ thống thống kê tập

trung giai đoạn 2012-2015;

3. NXB Thống kê (1993, 1998, 2003), Phương pháp biên soạn Hệ thống tài

khoản quốc gia ở Việt Nam;

4. NXB Thống kê (2003), Phương pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu của

TKQG theo Khu vực thể chế ở Việt Nam;

5. NXB Thống kê (2000), Kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới qua các

chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của Hệ thống TKQG;

6. NXB Thống kê (2003), Số liệu Thống kê TKQG thời kỳ 1995 - 2002;

7. Thủ tƣớng Chính phủ (2007), Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam, Quyết

định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007;

8. Viện KHTK (2006), Nghiên cứu đổi năm gốc so sánh 1994 sang 2005 của

một số chỉ tiêu trong thống kê TKQG, Báo cáo tổng hợp Kết quả nghiên cứu khoa

học đề tài cấp Tổng cục;

9. Viện KHTK (2006), Nghiên cứu nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu GO,

IC, VA của các đơn vị, tổ chức hoạt động không vị lợi ở Việt Nam, Báo cáo tổng hợp

đề tài khoa học cấp cơ sở;

10. Viện KHTK (2011), Nghiên cứu nội dung sửa đổi của SNA2008 và đề xuất

áp dụng ở Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp cơ sở;

11. Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (1993), Sổ tay hướng dẫn Tài khoản quốc

gia;

12. Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc; System of National Accounts 1993,

2008.