78
BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Phạm Thị Huế NGHIÊN CỨU TINH CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA PEPTIDE MASTOPARAN TỪ NỌC ONG Vespa velutina THU Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Hà Nội- 2021

NGHIÊN CỨU TINH CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG …

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Phạm Thị Huế

NGHIÊN CỨU TINH CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG

KHUẨN CỦA PEPTIDE MASTOPARAN TỪ NỌC ONG Vespa

velutina THU Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội- 2021

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Phạm Thị Huế

NGHIÊN CỨU TINH CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH KHÁNG

KHUẨN CỦA PEPTIDE MASTOPARAN TỪ NỌC ONG Vespa

velutina THU Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm

Mã số: 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Hướng dẫn

TS. Lê Thị Bích Thảo

Hà Nội-2021

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu trong luận văn này là công trình nghiên

cứu của tôi dựa trên những tài liệu, số liệu do chính tôi tự tìm hiểu và nghiên

cứu. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu đảm bảo trung thực và khách quan

nhất. Đồng thời, kết quả này chưa từng xuất hiện trong bất cứ một nghiên cứu

nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn chịu

trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Huế

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Lê

Thị Bích Thảo, người cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tới GS.TS. Phan Văn Chi, TS. Bùi

Thị Huyền, TS. Phạm Đình Minh cùng toàn thể các anh chị làm việc tại phòng

Hóa sinh Protein, Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Gen, Viện Công

nghệ Sinh học;

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên, Viện Sinh

thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

TS. Phạm Thị Hằng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương;

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai; và ban Lãnh đạo, phòng Đào

tạo, các phòng chức năng của Học viện Khoa học và Công nghệ đã hết lòng

giúp đỡ tôi thực hiện thành công luận văn này.

Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, những người thân đã

luôn khích lệ, động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong quãng

thời gian qua.

Xin chân thành cảm ơn!

Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ACN Acetonitrile Acetonitrile

AMP Ampicillin Ampicillin

CFU Colony-forming unit Đơn vị hình thành khuẩn lạc

CHCA α-Cyano-4-

hydroxycinnamic acid

α-Cyano-4-hydroxycinnamic

acid

CIP Ciprofloxacin Ciprofloxacin

Da Dalton Dalton

F7 Fraction 7 Phân đoạn 7

F9 Fraction 9 Phân đoạn 9

FA Formic acid Acid formic

IMP Imipenem Imipenem

KAN Kanamycin Kanamycin

LEV Levofloxacin Levofloxacin

LPS Lipopolysaccharid Lipopolysaccharid

MALDI Matrix-assisted laser

desorption/ionization

Kỹ thuật ion hóa theo cơ chế

giải hấp phụ sử dụng nguồn

laser với sự trợ giúp của chất

nền

MDRAB Multidrug-resistant

Acinetobacter baumannii

Acinetobacter baumannii kháng

đa thuốc

mAu Milli Absorbance unit Mili đơn vị hấp thụ

MCD Mast cell degranulating Phân hủy tế bào Mast

MP Mastoparan Mastoparan tổng hợp

MRSE Methicillin-resistant

Staphylococcus

epidermidis

Methicillin-resistant

Staphylococcus epidermidis

MS Mass Spectrometry Khối phổ

OXA Oxacilin Oxacilin

PLA2 Phospholipase A-2 Phospholipase A-2

RP-HPLC Reverse Phase High-

Performance Liquid

Chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao pha

đảo

SAM Ampicillin/sulbactam Ampicillin/sulbactam

SXT Trimethoprim/Sulfameth

oxazole

Trimethoprim/Sulfamethoxazol

e

TFA Trifluoroacetic acid Acid trifluoroacetic

TFE Tetrafluoroethylene Tetrafluoroethylene

TOF Time of Flight Thời gian bay

Danh mục bảng

Bảng 1.1 Một số protein và peptide chính được tìm thấy trong nọc ong . ..... 13

Bảng 1.2 Trình tự amino acid của một số peptide mastoparan từ nọc của một

số loài ong ....................................................................................................... 18

Bảng 2.1 Các hóa chất chính được sử dụng trong nghiên cứu ....................... 29

Bảng 2.2 Các thiết bị được sử dụng chính trong nghiên cứu ......................... 30

Bảng 3.1 Kết quả nhận diện phân đoạn 7 bằng phần mềm PEAK. ............... 40

Bảng 3.2 Kết quả nhận diện phân đoạn 9 bằng phần mềm PEAK. ................ 41

Bảng 3.3 Hiệu quả ức chế sinh trưởng của F9 trên các chủng vi khuẩn ........ 46

Bảng 3.4 Hiệu quả ức chế sinh trưởng của các phân đoạn F7 trên các chủng vi

khuẩn. .............................................................................................................. 49

Bảng 3.5 Kết quả thử nghiệm xác định nồng độ ức chế tối thiểu của MP trên

các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh ............................................................ 52

Bảng 3.6 Mức độ nhạy cảm của các vi khuẩn đối với các MP và các loại thuốc

kháng sinh ....................................................................................................... 56

Danh mục hình

Hinh 1.1 Ong Vespa velutina (Lepeletier) ....................................................... 5

Hinh 1.2 Ong Vespa velutina nigrithorax cái mặt lưng (phía trên) và bụng (phía

dưới) .................................................................................................................. 7

Hinh 1.3 Ong Vespa velutina nigrithorax cái (bên trái) và đực (bên phải) ..... 8

Hinh 1.4 Nọc ong săn mồi như một nguồn của các hợp chất có hoạt tính sinh

học và các ứng dụng của chúng. ....................................................................... 9

Hinh 1.5 Một số hợp chất trong thành phần trong nọc ong ........................... 10

Hinh 1.6 Cấu trúc 3D của Mastoparan X được xác định bằng NMR. ........... 16

Hinh 1.7 Sự so sánh trình tự của các gốc amino acid của các polypeptide tiền

thân của mastoparan. ....................................................................................... 17

Hinh 1.8 Các mô hình để giải thích các cơ chế của sự thấm qua màng ......... 24

Hinh 2.1 Sơ đồ quy trình các bước tiến hành ................................................. 31

Hinh 3.1 Ong Vespa velutina cái .................................................................... 35

Hinh 3.2 Cơ quan nọc độc của ong Vespa velutina sau khi được giải phẫu. 36

Hinh 3.3 Sắc ký đồ của các phân đoạn của dịch chiết nọc ong Vespa velutina

......................................................................................................................... 37

Hinh 3.4 Phổ MALDI-TOF của phân đoạn 7 (A) và phân đoạn 9 (B) ......... 39

Hinh 3.5 Giải trình tự peptide các phân đoạn F7 (A) và F9 (B) có chứa

mastoparan sử dụng De novo .......................................................................... 42

Hinh 3.6 Sự so sánh trình tự của F7 và F9 với mastoparan từ các loài ong trong

chi Vespa ......................................................................................................... 43

Hinh 3.7 Phổ MALDI -TOF của MP trong hỗn hợp peptide sau khi tổng hợp

......................................................................................................................... 44

Hinh 3.8 Hiệu quả ức chế sự sinh trưởng của mastoparan phân đoạn số 9 trên

các chủng vi khuẩn .......................................................................................... 45

Hinh 3.9 Hiệu quả ức chế sự sinh trưởng của mastoparan phân đoạn số 7 trên

các chủng vi khuẩn .......................................................................................... 48

Hinh 3.10 Kết quả Thử hoạt tính kháng khuẩn của MP trên các chủng vi khuẩn

kháng kháng sinh theo các nồng độ ................................................................ 53

Hinh 3.11 Kết quả xác định mức độ nhạy cảm của MP và các kháng sinh đối

với các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh ...................................................... 55

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------- 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ----------------------------------------- 5

1.1 GIỚI THIỆU VỀ ONG Vespa velutina -------------------------------------- 5

1.1.1 Phân loại khoa học -------------------------------------------------------- 6

1.1.2 Phân bố của ong Vespa velutina ---------------------------------------- 6

1.1.3 Hình thái của ong Vespa velutina -------------------------------------- 6

1.2 GIỚI THIỆU VỀ NỌC ONG ------------------------------------------------- 8

1.2.1 Các thành phần của nọc ong -------------------------------------------- 9

1.2.1.1 Các enzyme ----------------------------------------------------------- 11

1.2.1.2 Các peptide ----------------------------------------------------------- 11

1.2.1.3 Các phân tử nhỏ khác ----------------------------------------------- 12

1.2.2 Ứng dụng của nọc ong ------------------------------------------------- 14

1.3 MASTOPARAN -------------------------------------------------------------- 15

1.3.1 Cấu tạo -------------------------------------------------------------------- 15

1.3.2. Hoạt tính của mastoparan -------------------------------------------- 20

1.3.2.1 Hoạt tính chung của mastoparan ---------------------------------- 20

1.3.2.2 Hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan -------------------------- 21

1.3.2.3 Cơ chế hoạt động của các mastoparan chung trên màng của vi

sinh vật ------------------------------------------------------------------------- 23

1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM --------------------------- 25

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -- 28

2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU ------------------------------------------------------- 28

2.1.1 Vật liệu sinh học --------------------------------------------------------- 28

2.1.2 Các hóa chất ------------------------------------------------------------- 29

2.1.3 Trang thiết bị ------------------------------------------------------------ 30

2.2 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU CHUNG ------------------------------------------- 31

2

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------------------------ 31

2.3.1. Thu thập và tách chiết nọc ong -------------------------------------- 31

2.3.2. Phân đoạn nọc ong và tinh sạch mastoparan --------------------- 32

2.3.3. Phân tích MALDI-TOF ----------------------------------------------- 32

2.3.4 Tổng hợp hóa học mastoparan bằng phương pháp tổng hợp

peptide pha rắn ---------------------------------------------------------------- 33

2.3.5 Phương pháp khoanh giấy khuếch tán trên đĩa thạch ---------- 34

2.3.6 Xử lý số liệu -------------------------------------------------------------- 34

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ---------------------------------- 35

3.1 THU THẬP VÀ TÁCH CHIẾT NỌC ONG Vespa velutina ----------- 35

3.1.1 Thu thập ong Vespa velutina ------------------------------------------ 35

3.1.2 Tách chiết nọc ong Vespa velutina ----------------------------------- 36

3.2 PHÂN ĐOẠN NỌC ONG VÀ TINH SẠCH MASTOPARAN -------- 36

3.3 NHẬN DIỆN VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ AMINO ACID CỦA

MASTOPARAN ------------------------------------------------------------------ 38

3.4 TỔNG HỢP NHÂN TẠO MASTOPARAN ------------------------------ 44

3.5 THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA MASTOPARAN

--------------------------------------------------------------------------------------- 45

3.5.1 Hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan tự nhiên --------------- 45

3.5.2 Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan được tổng

hợp nhân tạo (MP).------------------------------------------------------------ 51

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ---------------------------------- 58

4.1 KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------- 58

4.2 KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------------- 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------- 59

3

MỞ ĐẦU

Thuốc kháng sinh là một trong những phát minh quan trọng nhất trong

nghiên cứu y sinh. Với sự phát hiện ra penicillin của Alexander Fleming vào

năm 1928, “kỷ nguyên kháng sinh” và nghiên cứu về thuốc kháng sinh đã được

bắt đầu. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc chống nhiễm trùng

trong bệnh viện và công nghiệp đã làm phát sinh và gia tăng số lượng các chủng

vi khuẩn đa kháng thuốc. Các thuốc kháng sinh đang mất dần hiệu lực, vì vậy

hướng nghiên cứu tìm kiếm các chất có tính kháng khuẩn, đặc biệt là kháng lại

một số dòng vi khuẩn kháng kháng sinh là một nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Các peptide kháng khuẩn đã được nghiên cứu và cho thấy tiềm năng trong việc

điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm. Hiện nay, các peptide trong

nọc độc của các loài động vật/côn trùng đang được quan tâm nghiên cứu ngày

càng nhiều cho những ứng dụng phát triển chất kháng sinh mới. Trong số đó,

mastoparan là ứng cử viên được quan tâm nhiều nhất.

Vespa velutina là một trong những loài ong vò vẽ nguy hiểm có xuất xứ

từ các nước Đông Nam Á. Đây là loài côn trùng có nọc độc cực mạnh, có thể

tái tạo nọc độc nhiều lần. Nọc ong là một hỗn hợp phức tạp trong thành phần

có chứa các enzyme có bản chất là protein (hyaluronidase, phospholipase A và

B, phosphatase acid, các protease, esterase và glucidase); các peptide nhỏ

(apamin là chất độc thần kinh, melittin là chất độc gây tan máu, MCD peptide

- Mast cell degranulating peptide, kinin, bradykinin, kháng nguyên 5,

mastoparan); và cuối cùng là các phân tử nhỏ khác như các amin gây viêm

(histamin, noradrenalin, dopamin, serotonin, acetylcholine). Chúng đã được

phát hiện có tiềm năng trong việc điều trị nhiều loại bệnh như một số bệnh rối

loạn thần kinh, bảo vệ phóng xạ, chống đột biến, chống viêm, chống kích hoạt

đau, và còn có khả năng sử dụng cho mục đích khác như kháng ung thư, kháng

khuẩn,..vv.

Từ những cơ sở dữ liệu đầu tiên về thành phần các protein/peptide có

trong nọc ong Vespa velutina thu thập ở Việt Nam, mastoparan đã được nhận

diện trong tổng số hơn 80 protein và peptide từ cơ sở dữ liệu này. Trên cơ sở

đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tinh chế và xác định hoạt tính

4

kháng khuẩn của peptide mastoparan từ nọc ong Vespa velutina thu ở Việt

Nam” với mong muốn phát hiện một loại mastoparan mới từ loài ong này và

đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của peptide này trên một số chủng vi khuẩn

nhằm tìm kiếm khả năng ứng dụng của trong y dược của chúng, phục vụ đời

sống con người như một chất kháng sinh mới.

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 GIỚI THIỆU VỀ ONG Vespa velutina

Ong bắt mồi chân vàng, Vespa velutina (Hình 1.1) là một loài ong có

nguồn gốc từ các nước khu vực Châu Á [1] và đã xâm nhập vào một số khu

vực của Châu Âu, lần đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 2004 [1]. Như một kẻ

săn mồi nói chung, chúng là một loài gây hại cho ong mật và là mối quan tâm

chính của nhiều người nuôi ong.

Hinh 1.1 Ong Vespa velutina (Lepeletier) [1]

6

1.1.1 Phân loại khoa học

Giới (regnum) : Animalia

Ngành (phylum) : Arthropoda

Lớp (class) : Insecta

Bộ (ordo) : Hymenoptera

Họ (familia) : Vespidae

Phân họ (subfamilia) : Vespinae

Chi (genus) : Vespa

Loài (species) : V. velutina

1.1.2 Phân bố của ong Vespa velutina

Vespa velutina có nguồn gốc từ Châu Á, là loài bản địa ở Đông Nam Á,

xuất hiện ở Hàn Quốc [1], Trung Quốc [2] và Nhật Bản [3] và mốt số quốc gia

Châu Á khác. Nó được du nhập vào Pháp vào năm 2004, rất có thể thông qua

việc nhập khẩu các chậu cây cảnh [2]. Loài này có khả năng xâm lấn rất cao và

dễ dàng lây lan sang các khu vực châu Âu khác như Ý [4], Anh [5], Quần đảo

Balearic [6] và miền bắc nước Đức [7]

Phân bố của loài ong Vespa velutina ở Việt Nam

Loài ong Vespa velutina có thể được tìm thấy ở các tỉnh của Việt Nam như: Hà

Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nghệ An, Hà

Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, v.v. [8]

1.1.3 Hình thái của ong Vespa velutina

V. velutina rất đa dạng về màu sắc và 10 phân loài đã được xác định [8],

[9], [10].

C. Villemant (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia, Paris, thông tin cá nhân của

Pháp, 2013) mô tả Vespa velutina nigrithorax (Hình 1.2 và Hình 1.3) như sau:

7

Ong cái: Đầu và ngực nhọn, có lông tơ mịn mọc rải rác, bụng có rãnh.

Cơ thể màu nâu sẫm, mặt và miệng có màu cam (trừ răng sẫm màu); râu màu

nâu ở mặt lưng, màu cam ở bụng. Mặt lưng của các đoạn bụng màu nâu với các

rìa đỉnh rõ ràng hơn: một dải mỏng màu vàng ở đoạn thứ nhất và dải mỏng màu

cam ở đoạn thứ hai và thứ ba; đoạn bụng thứ tư gần như hoàn toàn màu cam

với một vạch đen hình tam giác ở giữa, thường không nhìn thấy khi ong bắp

cày còn sống; đoạn bụng thứ năm và thứ sáu có màu nâu cam nhiều hơn hoặc

ít hơn. Phần bụng màu nâu, đỉnh hình tam giác thường nhạt hơn; phân đoạn thứ

hai và thứ ba màu vàng toàn thân với một vạch đen ở giữa. Chân màu nâu trừ

tarsi vàng; cánh màu nâu xám. Không có sự khác biệt rõ rệt về hình thái giữa

con cái (ong thợ) hữu tính và bất dục. Một số ong thợ nhỏ hơn (đặc biệt là vào

mùa xuân) nhưng vào mùa thu, nhiều ong thợ lớn như những ong chúa tương

lai. Bên trong đàn, có thể nhận ra ong chúa đẻ trứng bằng phần bụng căng phồng

và vào cuối mùa, đôi cánh bị hư hại.

Hinh 1.2 Ong Vespa velutina nigrithorax cái mặt lưng (phía trên) và bụng

(phía dưới) [11]

8

Con đực: rất giống con cái về kích thước và màu sắc, râu dài hơn. Mặt

bụng của bụng màu nâu, đỉnh cụt có một đôi đốm vàng.

Ong đực và ong cái có thể phân biệt với nhau bằng các râu của chúng,

với các râu ong cái có vẻ mỏng hơn và chiều dài ngắn hơn so với râu của ong

đực. Như với tất cả các Bộ cánh màng, con cái có ngòi độc còn con đực thì

không.

Hinh 1.3 Ong Vespa velutina nigrithorax cái (bên trái) và đực (bên phải) [12]

1.2 GIỚI THIỆU VỀ NỌC ONG

Các sinh vật sử dụng nọc độc như một thứ vũ khí hoá học hiệu quả để tự

vệ và săn bắt con mồi, vì vậy nọc của chúng được tiến hoá theo hướng đặc

trưng cho loài và độc tính cao. Bên cạnh đó, nọc độc cũng là nguồn dự trữ các

hợp chất có hoạt tính sinh học quý, mang lại nhiều hứa hẹn trong việc tìm tòi

và phát triển các loại thuốc chữa bệnh (Hình 1.4).

9

Hinh 1.4 Nọc ong săn mồi như một nguồn của các hợp chất có hoạt tính sinh

học và các ứng dụng của chúng [13].

1.2.1 Các thành phần của nọc ong

Nọc ong là một hỗn hợp phức tạp chứa 3 nhóm chất chính: gồm các

enzyme có bản chất là protein (hyaluronidase, phospholipase A và B,

phosphatase acid, các protease, esterase và glucidase); các peptide nhỏ (apamin

là chất độc thần kinh, melittin là chất độc gây tan máu, MCD peptide - Mast

cell degranulating peptide, kinin, bradykinin, kháng nguyên 5, mastoparan); và

cuối cùng gồm các phân tử nhỏ khác như các amin gây viêm (histamin,

noradrenalin, dopamin, serotonin, acetylcholine) (Bảng 1.1) [14].

10

Hinh 1.5 Một số hợp chất trong thành phần trong nọc ong

Hyaluronidase Phospholipase A2

Melittin Mastoparan

11

1.2.1.1 Các enzyme

Hyaluronidase và Phospholipase là hai enzyme chính có trong nọc độc

của các loài ong. Hai enzyme này có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, bằng

cách cảm ứng IgE gây ra các phản ứng quá mẫn dẫn đến phá huỷ lớp lipid kép

trong màng tế bào, gây độc tế bào hoặc kích thích miễn dịch đối với các loại tế

bào khác [15], [16].

Hyaluronidase thuỷ phân và cắt đặc hiệu acid hyaluronic, có thể được sử

dụng như các tác nhân gây mê, giảm đau, chống ung thư và cũng hỗ trợ sự phân

tán thuốc trong mô [17].

Phospholipase A-2 (PLA2) là thành phần chủ yếu thứ 2 của nọc ong,

chiếm 10-12% trọng lượng khô của nọc. PLA2 là một enzyme phụ thuộc vào

canxi mà thủy phân sn-2 este của glycerophospholipids để tạo ra một acid béo

và một lysophospholipid. Nó có thể phá hủy phospholipids, phá vỡ tính toàn

vẹn của lớp lipid kép, do đó làm cho các tế bào dễ bị suy thoái hơn. Trên thực

tế, các sản phẩm phản ứng PLA2, chẳng hạn như lysophosphatidylcholine, acid

lysophosphatidic và sphingosine 1- phosphate, có thể có tác dụng gây độc tế

bào hoặc kích thích miễn dịch trên các loại tế bào khác nhau, gây viêm và phản

ứng miễn dịch [16]

1.2.1.2 Các peptide

MCD peptide (Mast cell degranulating peptide) là một peptide tích điện

dương gồm 22 amino acid chứa 2 cầu disulfide giữa Cys3 và Cys15, Cys5 và

Cys19, có cấu trúc giống như apamin, [18]. Peptide này có tiềm năng kháng

viêm, tuy nhiên khi ở nồng độ thấp MCD peptide lại là chất trung gian mạnh

của quá trình phân rã tế bào mast và giải phóng chủ động histamine từ các tế

bào mast, mà được hiện diện trong việc truyền máu và trong tất cả các cô được

truyền dịch bằng máu [19].

Bradykinin là peptide thuộc nhóm protein kinin, tác động vào hai thụ thể

được ký hiệu là B1 và B2 gây đau và làm giảm huyết áp [19]. Đối với thụ thể

B1 chỉ được biểu hiện do tổn thương mô và nó được cho là có vai trò gây đau

mãn tính. Ngược lại, thụ thể B2 được biểu hiện chủ yếu, tham gia vào quá trình

12

giãn mạch thông qua việc giải phóng prostacyclin, oxit nitric, và yếu tố tăng

phân cực có nguồn gốc nội mô, do đó góp phần làm giảm huyết áp [19], [20].

Adolapin là peptide đầu tiên được tinh sạch từ nọc ong trong thập kỷ 80,

ức chế hoạt động của protstaglandin gây ra hiệu quả giảm đau và kháng viêm

mạnh khi thử nghiệm trên chuột [21], [22].

Melittin là peptide độc hoà tan trong nước chiếm 50% trọng lượng khô

của nọc. Đây là peptide xoắn lưỡng phần ( một phân tử có cả tính chất ưa nước

và kỵ nước ) bao gồm 26 gốc amino acid và trong đó cùng đầu N chủ yếu kỵ

nước và vùng đầu C là ưa nước. Melittin là thành phần hoạt động chính của nọc

ong (apitoxin) và chịu trách nhiệm phá vỡ và giết các tế vào. Khi một số peptide

melittin tích tụ trong màng tế bào, quá trình đóng gói phospholipid bị phá vỡ

nghiêm trọng, do đó dẫn đến ly giải tế bào [23]. Melittin và phospholipase A-2

ức chế sự tăng sinh tế bào khối u và do đó có giá trị tiềm năng cho chữa trị ung

thư và giảm khả năng nhiễm HIV-1 [24].

Apamin là độc tố thần kinh trong nọc ong gồm có 18 gốc amino acid với

hai cầu nối disulfide mà liên kết vị trí 1 với 11 và vị trí 3 với 15 [25]. Apamin

được biết từ rất lâu như là chất ức chế chọn lọc cao của các kênh K+ đã kích

hoạt Ca2+ (kênh SK) được biểu hiện trong hệ thống thần kinh trung ương. Loại

kênh này đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động lặp đi lặp lại trong

các tế bào thần kinh, ngăn chặn nhiều hiệu ứng ức chế siêu phân cực [26].

Mastoparan là một peptide lưỡng phần hoạt động trên màng với 14

amino acid, cảm ứng sự vận chuyển tính thấm của màng nên ảnh hưởng đến

khả năng sống sót của tế bào [27].

1.2.1.3 Các phân tử nhỏ khác

Ngoài 2 thành phần cơ bản ở trên, trong nọc ong còn chứa một số phân

tử nhỏ khác như các chất khoáng, các amino acid và các chất có hoạt tính giống

như amin.

Trong nhóm này kể đến histamine là một chất chính điển hình, tham gia

vào quá trình gây viêm thông qua việc làm tăng tính thấm của thành mao mạch

[22].

13

Tương tự như vậy noradrenalin và dopamine làm tăng nhịp đập của tim

và gây ra tăng tuần hoàn máu. Tuy nhiên giống như histamin, tác dụng của hai

catecholamine này phần lớn bị lu mờ bởi những thành phần khác của nọc độc

[22].

Serotonin hoạt động như một chất kích thích và góp phần gây ra những

cơn đau.

Cuối cùng, acetylcholine có thể làm tăng cảm giác đau của một vết chích

bằng cách kích thích thụ thể đau đồng thời với tác dụng của histamine [22].

Bảng 1.1 Một số protein và peptide chính được tìm thấy trong nọc ong [22].

Nọc ong mật

(bee)

Nọc ong vò vẽ

(wasp) Kiểu và MW (Da)

% Tỉ lệ trong

nọc khô

Phospholipase A2 Phospholipase A2 Enzyme (~18 kDa) 10-12

Phospholipase B Phospholipase B Enzyme (~26 kDa) 1

Hyaluronidase Hyaluronidase Enzyme (~54 kDa) 1.5-2

Phosphatase Phosphatase Enzyme (~60 kDa) 1

- Gluosidase - Gluosidase Enzyme (~170 kDa) 0.6

Melittin - Peptide (2847 Da) 40-50

Apamin - Peptide (2027 Da) 2-3

MCD peptide - Peptide (2593 Da) 2-3

- Mastoparan Peptide (1422 Da) -

- Bradykinin Peptide (1060 Da) -

14

1.2.2 Ứng dụng của nọc ong

Nọc ong là một chất độc với con người, vì vậy hiểu biết cặn kẽ đặc tính

về thành phần phân tử, tác dụng phụ và độc học của chúng đóng vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc bảo vệ con người cũng như tìm kiếm các thuốc mới một

cách an toàn, hiệu quả. Nọc ong mật đã được nghiên cứu rất nhiều trong thế kỷ

trước [18], [28]. Trình tự của hệ gen ong mật đã được công bố vào năm 2006

[29] và dữ liệu tổng thể nọc ong mật đã có được từ năm 2005 trên Peptide Atlas.

Tổng số có 2288 protein ong mật đã được xác định với ít nhất 2 peptide với

FDR (false discovery rate) là 1,2 % [30].

Các thành phần peptide trong nọc độc của ong rất khác nhau về cấu trúc

hóa học và có nhiều tác dụng dược lý trên các đích đặc hiệu. Chúng được tạo

ra từ quá trình tiến hóa hàng triệu năm để đối phó với sự cạnh tranh khắc nghiệt

của môi trường sống. Các hợp chất này đặc biệt hữu dụng và triển vọng trong

các nghiên cứu sinh y học nhằm tìm cơ chế tác động ở trạng thái bệnh lý và

bình thường trên cơ thể người cũng như trong việc thiết kế tạo các dược phẩm

mới.

Trong lịch sử y dược thế giới, nọc ong đã được sử dụng trong y học

phương Đông (Trung Quốc và Hàn quốc) và trong cả thời kỳ Ai cập và Hy Lạp

cổ đại để kiểm soát một số bệnh rối loạn thần kinh [31], [32]. Trong những năm

trước, các nghiên cứu chú trọng đến lợi ích của nọc ong như bảo vệ phóng xạ

[33], chống đột biến [34], chống viêm [35], chống kích hoạt đau [36].

Gần đây, nọc ong không chỉ được phát hiện có tiềm năng điều trị bệnh

trên mà nó còn có khả năng sử dụng cho một số mục đích khác như kháng ung

thư [36], kháng khuẩn [22] làm suy giảm sự nhiễm HIV-1 [24], v.v.

Dược phẩm chứa melittin có tác dụng kháng viêm giảm đau mạnh gấp

nhiều lần hydrocortison, dùng trong bệnh thấp khớp, dùng trong phẫu thuật

chỉnh hình và thẩm mỹ. Một vài loại thuốc sử dụng nọc ong mật thô đã được

đăng ký và xuât hiện trên thị trường Châu Âu và toàn cầu như Forapin (Đức),

Virapin (Slovakia), Apiven (Pháp), Melivenon (Bulgaria), và Apifor (Nga).

Trong những năm gần đây, nọc ong và các thành phần của nó đã cho thấy

15

hoạt tính kháng khuẩn tiềm năng. Jalaei và cộng sự (2014) đã thực hiện sàng

lọc tác dụng kháng khuẩn của nọc độc thô Vespa Orientalis trên hai vi khuẩn

gram dương (Staphylococcus aureus và Bacillus subtillis) và hai gram âm

(Escherichia coli và Klesiella pneumonia). Kết quả cho thấy nọc độc của Vespa

Orientalis có tác dụng đáng kể đối với các chủng vi khuẩn được thử nghiệm (ở

nồng độ nọc độc 30 µg/ khoanh giấy, vùng ức chế là 12,6; 22,7; 22,4 và 10,2

mm đối với S.aureus, B.subtilis, E. coli, và K.pneumonia tương ứng) [37].

Các peptide được nghiên cứu đặc tính và được tách chiết gần đây cho

thấy hoạt tính kháng khuẩn, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự

lây nhiễm tiềm ẩn bởi vi sinh vật trong quá trình tiêu thụ con mồi của ấu trùng

côn trùng. Melittin đã thể hiện đặc tính kháng khuẩn mạnh và nó cũng có hoạt

tính tan máu và đặc tính gây dị ứng rõ rệt [38]. Các peptide kháng khuẩn này

không chỉ được áp dụng để điều trị ở người mà còn để chống lại các mầm bệnh

cây trồng quan trọng về mặt kinh tế mà hiện nay đang là một trong những yếu

tố hạn chế chính trong việc sản xuất cây trồng trên toàn thế giới [39]. Các

peptide ly giải như mastoparan và anoplin cũng thể hiện khả năng ức chế tăng

trưởng mạnh đối với vi khuẩn gram dương và gram âm, vì chúng có thể chèn

vào lớp lipid kép của vi khuẩn và hình thành lỗ.

Như vậy có thể nói rằng nọc ong là nguồn cung cấp dồi dào nhiều loại

thuốc khác nhau phục vụ sức khỏe con người nếu ta nghiên cứu phát hiện được

ra chúng. Ong có thể giết hại hàng nghìn người mỗi năm nhưng nọc độc chết

người của nó tiềm tàng khả năng cứu chữa cho hàng nghìn người khác.

1.3 MASTOPARAN

1.3.1 Cấu tạo

Mastoparan là một peptide lưỡng phần, cation, ngắn, hoạt động màng,

gồm 10 tới 14 gốc amino acid, giàu các gốc kỵ nước như leucine, isoleucine,

valine or alanine, 2-4 gốc lysine, trong môi trường TFE tạo thành dạng cấu trúc

xoắn lưỡng phần, đặc biệt cấu trúc amin hoá đầu C đã tạo nên những hoạt tính

quý của mastoparan.

Mastoparan đại diện cho lớp thành phần phong phú nhất của các peptide

16

trong nọc độc của các các loài ong săn mồi riêng lẻ và bày đàn [40], [41]. Chúng

được tìm thấy trong các chi như Vespa, Parapolybia, Protonectarina, Polistes,

và Protopolybia [22].

Hinh 1.6 Cấu trúc 3D của Mastoparan X được xác định bằng NMR [42].

Mastoparan đầu tiên được nhận dạng, tách chiết và nghiên cứu đặc tính

hóa học bởi Harai và cộng sự [43] từ ong săn mồi bầy đàn Vespula lewisii. Hirai

và cộng sự [44] cũng là những người đầu tiên tinh chế và nghiên cứu đặc tính

của mastoparan từ Vespa xanthoptera. Từ đó, các peptide mastoparan tương tự

đã được nhận diện và nghiên cứu đặc tính từ nọc của nhiều loài ong đất và ong

săn mồi bầy đàn.

Kể từ năm 1979, các nghiên cứu về cấu trúc đã đề xuất một cấu trúc xoắn

ốc, dưới dạng một bánh xe lưỡng phần (vừa có tính ưa nước vừa có tính kỵ

nước). Todokoro và cộng sự (2006) đã sử dụng kỹ thuật cộng hưởng từ hạt nhân

(NMR) để xác nhận cấu trúc này của mastoparan được tách chiết từ nọc độc

của ong Vespa xanthoptera (Hình 1.6) [45]. Trong cấu trúc xoắn của nó,

mastoparan thường tạo thành một bánh xe lưỡng phần, trong đó tất cả các gốc

lysine nằm ở một phía của vòng xoắn và tất cả các gốc acid amin kỵ nước được

đặt ở phía đối diện [45].

Lin và cộng sự (2011) đã so sánh các đặc tính sinh học và cấu trúc của

các mastoparan trong nọc độc của sáu loài Vespa: V. affinis, V. analis, V.

basalis, V. ducalis, V. mandarinia, và V. velutina flavitarsus ở Đài Loan. Tiền

thân của các mastoparan này được bao gồm một trình tự tín hiệu đầu N, một

prosequence, mastoparan trưởng thành và một glycine bổ sung ở đầu C. Trình

tự tín hiệu bao gồm 23 gốc amino acid, là giống nhau ở tất cả sáu mastoparan

17

tiền thân [46]. Các mastoparan trưởng thành, sau khi cải biến sau dịch mã, có

các đặc tính đặc trưng của các peptide điện tích dương mạch thẳng (giàu các

amino acid cơ bản và kỵ nước, không có liên kết disulfua). Chúng được mong

đợi như một cấu trúc bậc hai xoắn α lưỡng phần.

Quá trình tổng hợp mastoparan bắt đầu với các polypeptide tiền thân bao

gồm một trình tự tín hiệu vùng đầu N, một prosequence anion, một peptide

mastoparan trưởng thành và một glycine thêm vào ở đầu C. Từ dạng này, quá

trình cải biến sau dịch mã bao gồm việc phân tách của trình tự tín hiệu, loại bỏ

prosequence và amin hóa đầu C, mastoparan trưởng thành được tạo ra [47].

Signal sequence Prosequence Mature peptide

MP-AF MKNTILILFTAFIALLGFFGMSA EADPIADPIADPISGPNAEADPEA INLKAIAALAKKLFG 62

MP-A MKNTILILFTAFIALLGFFGMSA E--ALADPIADPLAGPNAEADPEA IKWKAILDAVKKVIG 60

MP-B MKSTILILFTAFIALLGFFGMSA E--ALADPLAEPLADPNAEADPEA LKLKSIVSWAKKVLG 60

MP-D MKNTILILFTAFIALLGFFGMSA E--ALADPIADPVAGPNPEADPEA INLKAIAAFAKKLLG 60

MP-M MKNTILILFTAFIALLGFFGMSA E--ALADPKADPLAGPNPDADPEA INLKAIAALAKKLLG 60

MP-V MKNTILILFTAFIALLGFFGMSA E--ALADPVADPLAGPNAEADPEA INWKGIAAMAKKLLG 60

**.******************** * :*** *:*::.** :***** :: *.* .**::*

Hinh 1.7 Sự so sánh trình tự của các gốc amino acid của các polypeptide tiền

thân của mastoparan.

Sự amin hóa đầu C của các mastoparan là một đặc tính chung của các

loài thuộc chi Vespa [43-44], [48], [49]. Nó làm bền cấu trúc xoắn α bằng cách

cung cấp thêm một liên kết hydro [46]. Hơn thế nữa, hoạt tính kháng khuẩn của

các mastoparan được amin hóa được tăng cường so với các peptide được khử

amin trong các loài ong săn mồi Polistinae [50].

Mastoparan có một điện tích dương toàn phần (cation) và một cấu trúc

xoắn α lưỡng phần (một phân tử có cả tính chất ưa nước và kỵ nước), trong đó

tất cả các chuỗi bên của các amino acid kỵ nước là nằm một phía của trục và

bazo của các amin acid này hoặc các gốc amino acid ưa nước là nằm ở vị trí

phía đối diện. Các peptide này là các phân tử polycation có hoạt tính sinh học

mà có thể đính với các màng sinh học và hình thành các lỗ thông qua các chuỗi

18

bên được tích điện dương của các cấu trúc xoắn α lưỡng phần, dẫn tới tính thấm

màng tế bào được tăng lên [51].

Hầu hết các mastoparan là các tetradecapeptide có chứa hai tới bốn gốc

Lysine (Lys, K) ở các vị trí 4/5 và hoặc 11/12 [52]. Một ngoại lệ thú vị là

peptide EMP-AF, trong đó các gốc Lys ở vị trí 5, 9 và 12. Sự định vị các gốc

lysine ở các vị trí này góp phần duy trì cấu trúc lưỡng phần và xoắn bền vững

và có thể góp phần vào hoạt tính ly giải của các peptide này [53], [54].

Bảng 1.2 Trình tự amino acid của một số peptide mastoparan từ nọc của một

số loài ong

Tên (Số truy cập) Trình tự amino acid Khối

lượng

(Da)

Loài

Agelaia-mastoparan

(P69436)

INWLKLGKAI IDAL 1568 Agelaia pallipes

pallipes

Eumenine mastoparan-

AF (P0C022)

INLLKIAKGI IKSL 1524 Anterhynchium

flavomarginatum

micado

Eumenine mastoparan-

ER

(P0CJ38)

FDIMGLIKKV AGAL 1476 Eumenes

rubrofemoratus

(Solitary wasp)

Mastoparan

(P42716)

INWKKMAATALKMI 1619 Parapolybia indica

Mastoparan-J

(P01517)

VDWKKIGQHILSVL 1636 Polistes jokahamae

Mastoparan-like

peptide PMM2

INWKKIASIG

KEVLKAL

1911 Polistes major

19

(P85874)

Mastoparan- 1

(P0C1Q4)

IDWKKLLDAA KQIL 1655 Polybia paulista

Mastopran

(P0C1Q5)

INWKALLDAA KKVL 1583 Protonectarina

sylveirae

Mastoparan-1

(P69034)

INWLKLGKKVSAIL 1583 Protopolybia exigua

Mastoparan-2

(P69035)

INWKAIIEAAKQAL 1569 Protopolybia exigua

Mastoparan-3

(P69036)

INWLKLGKAVIDAL 1554 Protopolybia exigua

Mastoparan-A

(P0C1Q6)

IKWKAILDAVKKVL 1625 Vespa analis

Mastoparan-B

(P21654)

LKLKSIVSWAKKVL 1613 Vespa basalis

Mastoparan-C

(P01516)

LNLKALLAVAKKIL 1508 Vespa crabro

Mastoparan-like

peptide 12a (P0C1M4)

INWKGIAAMA KKLL 1557 Vespa magnifica

Mastoparan-like

peptide 12b (P0C1M5)

INWKGIAAMK KLL 1486 Vespa magnifica

Mastoparan-like

peptide 12d (P0C5G7)

INLKAIAAMA KKLL 1498 Vespa magnifica

Mastoparan-M INLKAIAALAKKLL 1480 Vespa mandarinia

20

(P04205)

Mastoparan (P17238) INLKAIAALV KKVL 1494 Vespa orientalis

Mastoparan-X

(P01515)

INWKGIAAMAKKLL 1557 Vespa simillima

xanthoptera

Mastoparan-T

(P0C1Q7)

INLKAIAAFAKKLL 1514 Vespa tropica

Mastoparan-L

(P01514)

INLKALAALAKKIL 1480 Vespula lewisii

Mastoparan-V1

(P0C1Q8)

INWKKIKSIIKAAMN 1758 Vespula vulgaris

Mastoparan-V2

(P0C1Q9)

INWKKIKSLIKAAMS 1731 Vespula vulgaris

1.3.2. Hoạt tính của mastoparan

1.3.2.1 Hoạt tính chung của mastoparan

Trong hỗn hợp các loại protein/peptide được phát hiện từ nọc ong vò vẽ

đơn lẻ và bầy đàn, mastoparan được quan tâm nhiều nhất vì hoạt tính sinh học

của nó có thể được ứng dụng chữa đa dạng bệnh. Đây là những peptide đa chức

năng, đã được phát hiện và tách chiết từ năm 1979 do nhóm tác giả Hirai Y và

cộng sự [43-44]. Các peptide này bộc lộ vô số dược tính quý đáng kể như kháng

vi sinh vật, kháng khối u, làm tăng insulin và nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Kiểu tác động của mastoparan phụ thuộc vào loại tế bào. Mastoparan gây ra

quá trình giải phóng chủ động histamine ở tế bào mast, tiết serotonin từ tiểu

cầu, tiết catecholamine từ tế bào sáng ở tuỷ và tiết prolactin từ tuyến yên trước

[27]. Mastoparan biểu hiện nhiều hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm việc

chèn vào lớp màng lipid kép dẫn đến sự mất ổn định màng và phân huỷ tế bào,

hoặc tương tác trực tiếp với các protein G trên bề mặt tế bào chất, gây nhiễu tín

21

hiệu màng tế bào [55], [56] hoặc kích thích phospholipase, tăng nồng độ Ca 2+

từ ty thể và mạng lưới nội bào, gây hoại tử tế bào hoặc quá trình apoptosis [57],

[58]. Hiện nay, mastoparan đang được nghiên cứu khả năng kháng khuẩn, phân

huỷ tế bào máu và tiêu diệt các tế bào ung thư [46], [59-62].

1.3.2.2 Hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan

Trong 30 năm qua, người ta đã quan sát thấy sự gia tăng đáng kể của các

siêu vi khuẩn phân lập trong môi trường lâm sàng, đặc biệt là các vi khuẩn từ

nhóm được gọi là ESKAPE (Enterococcusfoecium, Staphylococcus aureus,

Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa,

Enterobacter spp.) cho thấy khả năng đề kháng cao đối với tất cả các chất kháng

khuẩn hiện có. Sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng kháng sinh là một mối đe

dọa tới loài người trên toàn thế giới và do đó đã có một sự quan tâm đáng kể

trong sự phát triển của một lớp chất kháng khuẩn mới như một phương pháp trị

liệu để điều trị các bệnh truyền nhiễm.

Việc tìm kiếm các chất kháng sinh mới đã tìm thấy một nguồn gần như

vô tận của các chất điều trị tiềm năng trong số các peptide kháng khuẩn, với

các nguồn bao gồm cả nọc côn trùng. Các peptide kháng khuẩn là một nhóm

peptide đa dạng và độc đáo có chức năng thiết yếu trong đáp ứng miễn dịch

bẩm sinh của vật chủ khi bị xâm nhập với các sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, sự

hứa hẹn tiềm ẩn đã trở thành những trở ngại đầy thách thức, chẳng hạn như các

khó khăn và chi phí tổng hợp các chuỗi peptide dài hơn, phạm vi hoạt động hẹp

hơn, độ nhạy của chuỗi peptide ngắn, độc tính thấp đối với vật chủ và tính phù

hợp của dược động học thuộc tính. Trong số nhiều peptide kháng khuẩn đã biết,

mastoparan và các peptide tương tự mastoparan là những ứng cử viên có đặc

điểm tốt nhất. Các mastoparan được tìm thấy trong nọc ong săn mồi, chúng đại

diện cho các ví dụ điển hình về peptide kháng khuẩn đã được nghiên cứu [63-

68]. Mastoparan là các peptide kháng khuẩn với 14 gốc amino acid được amin

hóa đầu C, có tác dụng rộng rãi chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm và

các loài nấm [59].

Mastoparan từ nọc của các loài ong đất khác các loài Vespa cũng như V.

basalis [69], [70] và V. magnifica đã được báo cáo có hoạt tính kháng khuẩn.

22

Chen và cộng sự (2008) đã tinh sạch và nghiên cứu đặc tính của

mastoparan từ nọc của ong Vespa bicolor [71]. Peptide này cho thấy hoạt tính

kháng khuẩn chống lại các chủng nấm, vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương

chuẩn được thử nghiệm. Hơn thế nữa, nó có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống

lại các chủng vi khuẩn kháng thuốc được phân lập lâm sàng, nhưng hầu như

không thể hiện hoạt tính tan huyết chống lại các tế bào hồng cầu.

Yang và cộng sự (2013) đã tinh sạch hai mastoparan (VT1 và VT2) và

đã nhận diện năm peptide giống mastoparan bổ sung thuộc các peptide kháng

khuẩn tự nhiên từ tuyến độc của ong đất Vespa tropica [72]. Một điều thú vị,

trình tự amino acid của mastoparan VT1 (NLKAIAALAKKLL-NH2) là giống

hoàn toàn với mastoparan M từ Vespa mandarinia [49]. Mastoparan VT2 có

một isoleucine đầu N ngắn hơn so với mastoparan VT1. Hoạt tính kháng khuẩn

của các peptide này được thử nghiểm chống lại các chủng vi khuẩn, nấm chuẩn

và các chủng vi khuẩn kháng thuốc được phân lập từ lâm sàng. Chúng đã chứng

minh hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng chống lại tất các các chủng thử nghiệm

bao gồm nấm, cả vi khuẩn gram âm và gram dương và có thể cung cấp các mẫu

cho phát triển các kháng sinh peptide mới [72].

Nghiên cứu đã được thảo luận trước đây của mastoparan trong nọc độc

của sáu loài ong Vespa của Lin và cộng sự (2011) [46] chứng minh rằng tất cả

sáu mastoparan cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống lại cả vi khuẩn gram âm

và gram dương được thử nghiệm, và sự thẩm thấu màng của các tế bào E.coli.

Các nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan từ V. affinis,

mastoparan AF cũng đã được thực hiện bởi nhóm tác giả này [59], [73]. Họ đã

chứng minh rằng mastoparan AF có hoạt tính kháng khuẩn chống lại chủng

E.coli đa kháng thuốc được phân lập từ các động vật [59] và các chủng

Acinetobacter baumannii lâm sàng đa kháng thuốc được phân lập từ máu của

các bệnh nhân [73]. Ngoài ra, các kết quả đã cho thấy rằng mastoparan AF thể

hiện sự tan huyết không đáng kể hồng cầu người ở nồng độ kháng khuẩn hiệu

quả của nó [46], và kết hợp với các thuốc kháng sinh nhất định chống lại một

số vi sinh vật kháng đa kháng sinh, điều này gợi ý rằng mastoparan AF đơn lẻ

hoặc kết hợp với các thuốc kháng sinh khác có thể được phát triển như một loại

23

thuốc hứa hẹn chống lại các vi khuẩn cho các ứng dụng lâm sàng [59], [73].

Tầm quan trọng của các gốc Lys tới hoạt tính kháng khuẩn của

mastoparan cũng đã được điều tra. Yoon và cộng sự (2015) cho thấy

mastoparan của V. analis với bốn gốc Lys cho thấy hoạt tính kháng khuẩn và

kháng khối u tốt hơn so với mastoparan từ V. crabro với ba gốc Lys [74]. Họ

đã làm sáng tỏ điều này có thể là do gốc Lys bổ sung trong peptide mastoparan

trưởng thành của V. analis. Li và cộng sự (2000) cho thấy rằng hoạt tính kháng

khuẩn của D-mastoparan là tốt hơn so với mastoparan tự nhiên. Họ sử dụng D-

mastoparan được tổng hợp hóa học, chứa D-amino acid thay vì các dạng L tự

nhiên, cái mà có thể giết vi khuẩn bằng việc phá vỡ các tế bào [75]. Tiềm năng

các mastoparan tổng hợp tương tự như các chất kháng khuẩn được điều tra sâu

hơn bởi Chen và cộng sự (2018) [76]. Họ đã thiết kế hai mô hình của

mastoparan C (V. crabro) với mục đích cải thiện hoạt tính sinh học của chúng

và khả năng thẩm thấu màng. Nghiên cứu tiết lộ rằng mastoparan C là một ứng

cử viên tốt cho việc phát triển các chất kháng khuẩn.

1.3.2.3 Cơ chế hoạt động của các mastoparan chung trên màng của vi

sinh vật

Các mastoparan có chung một đặc tính sinh lý về hoạt tính kháng vi sinh

vật của chúng, peptide này có tổng điện tích dương, có lực hút tĩnh điện đối với

các bề mặt vi sinh vật tích điện âm, và tạo thành một chuỗi xoắn α lưỡng phần,

kết quả của sự phơi bày các gốc kỵ nước trên bề mặt cho việc cài vào phần kỵ

nước của bề mặt màng vi sinh vật [77], [78]. Trong quá trình tương tác của

chúng với màng, các mastoparan đã được biết là gây ra sự phá vỡ màng thông

qua một cơ chế như mô hình thảm (carpet model), mô hình có hình xuyến

(toroidal model) hoặc mô hình thùng (barrel-stave model), tuy nhiên, không có

sự mô tả rõ ràng nào thu được cho đến nay.

24

Hinh 1.8 Các mô hình để giải thích các cơ chế của sự thấm qua màng [79]

Trong mô hình “toroidal pore” (A), lipid được chèn vào giữa các vòng xoắn để

tạo thành lỗ hỗn hợp. Trong mô hình “barrel-stave” (B), các peptide chèn theo

hướng vuông góc với mặt phẳng của lớp lipid kép, và sau đó màng được hình

thành thanh trong một cụm có dạng hình thùng, với các vùng ưa nước của

peptide đối diện với lòng của lỗ. Trong mô hình “carpet” (C), peptide hoạt động

như một chất tẩy rửa, phá vỡ màng vi khuẩn bằng các hình thành các lỗ tạm

thời

Gần đây, một nghiên cứu về khối phổ đã ủng hộ mạnh mẽ giả thiết rằng

mastoparan gây ra sự phá vỡ màng thông qua mô hình thảm [80]. Trong mô

hình này, một mastoparan tương tác song song với bề mặt màng mà không hoàn

toàn thâm nhập hoàn toàn vào bên trong lớp lipid và cả hai đầu C và N của nó

vẫn ở bên ngoài màng [80]. Đặc biệt là trong quá trình tương tác của nó với

25

màng, mastoparan tạo thành chuỗi xoắn α để tối ưu hóa tính chất lưỡng phần,

thay đổi cấu trúc ở giữa peptide để làm cho cấu trúc của nó thuận lợi hơn về

mặt năng lượng và dẫn đến sự mất ổn định của màng kép, trong khi dưới các

điều kiện nước, nó hình thành chuỗi cuộn ngẫu nhiên [80]. Đáng chú ý, đầu C

của mastoparan có gắn nhóm amide kích hoạt sự ổn định của các cấu trúc xoắn

ốc của chúng, cho phép cài vào màng tế bào của vi khuẩn và động vật [80]. Do

đó, tổng điện tích dương, tính kỵ nước và sự ổn định của cấu trúc xoắn nên

được xem xét để cải thiện hoạt tính kháng khuẩn của các mastoparan.

1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

Theo đông y, có thể sử dụng nọc ong trong điều trị một số chứng bệnh

khá hiệu quả, như u bã đậu (mà không cần phẫu thuật), cai nghiện ma túy, viêm

khớp, v.v.. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng chữa bệnh của nọc ong

như dùng làm các dạng cao xoa giảm đau, chống viêm, cho ong đốt trực tiếp

vào các huyệt tương ứng trên cơ thể. Việc ứng dụng cách chữa bệnh bằng nọc

ong này từng được tiến hành ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có cả

Việt Nam. Song ở Việt Nam, phương pháp này hiện vẫn chưa được phổ biến

rộng rãi.

Những nghiên cứu về khảo sát, đặc tính hóa sinh của các protein nọc ong

ở Việt Nam còn khá hạn chế. Từ thế kỷ trước, trong khoảng thời gian từ năm

1966-1970, GS. Nguyễn Năng An cùng nhóm cộng sự của ông đã thực hiện đề

tài "Nghiên cứu nọc ong trên thực nghiệm". Trong nghiên cứu này, các ong thợ

thuộc giống Apisarthron của Ðức được chọn lọc có độ tuổi từ 15-40 ngày tuổi,

khỏe mạnh cho việc lấy nọc độc. Sau đó, nọc ong cùng chế phẩm nọc ong để

tiêm tĩnh mạch chó, thỏ, chuột lang, chuột nhắt, chuột cống trắng, ếch. Tiếp

theo đó GS. Nguyễn Năng An đã hợp tác cùng GS. Nguyễn Tài Thu tại Trạm

E, Sở Y tế Hà Nội thực hiện đề tài đề tài "Thủy châm chữa một số bệnh bằng

sản phẩm ong" [81].

Năm 2016, PGS.TS. Cấn Văn Mão và cộng sự đã thực hiện xây dựng

quy trình chiết xuất nọc ong (Apis mellifera) và đánh giá tác dụng dược lý theo

hướng sử dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp” [82]. Kết quả cho thấy các thành

phần chính của nọc ong như apamin, phospholipase A2 và melittin được xác

26

định bằng phương pháp RP-HPLC/Q-TOF [83]. Độc tính cấp tính, bán trường

diễn của nọc ong trên động vật thực nghiệm cũng đã được xác định [82]. Cụ

thể LD50 được xác định là 20,5 mg/kg, nọc ong ở liều 2 mg/kg/ngày và liều

6mg/kg/ngày không gây độc tính bán trường diễn trên chuột. Các thí nghiệm

nghiên cứu trên động vật còn cho thấy nọc ong óc khả năng giảm đau, kháng

viêm. Nhóm tác giả đã định hướng nghiên cứu ứng dụng nọc ong trong điều trị

viêm khớp ở người.

Trong giai đoạn 2017-2020, nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Bá

Quang và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng chống viêm giảm

đau của thủy châm chế phẩm chứa nọc ong trên bệnh nhân thoái hóa cột sống,

thoái hóa khớp gối, viêm quanh khớp vai”. Kết quả cho thấy, chế phẩm nọc ong

có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện vận động trên động vật thực

nghiệm được thuỷ châm. Chế phẩm nọc ong có thể được ứng dụng trong điều

trị các bệnh lý xương khớp mạn tính [84].

Tại Viện Công nghệ Sinh học có nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn

Thị Ngọc Dao đã nghiên cứu tạo phân tử hai chức năng Carrier-melittin và đã

tạo được phân tử protein tái tổ hợp có khả năng gắn kết và làm tan các tế bào

lympho tách từ máu ngoại vi của bệnh nhân mắc bệnh Hodgkin [85]. Trong

giai đoạn 2015-2016, TS. Lê Thị Bích Thảo và cộng sự đã thực hiện đề tài

“Nghiên cứu khảo sát các protein/peptide có hoạt tính kháng tế bào ung thư

trong nọc ong mặt quỷ Vespa velutina của Việt Nam”, kết quả đã có được cơ

sở dữ liệu đầu tiên về thành phần các protein/peptide có trong nọc ong Vespa

velutina thu thập ở Việt Nam [86]. Mastoparan đã được nhận diện trong tổng

số hơn 80 protein và peptide trong thành phần nọc ong Vespa velutina [86].

Mastoparan ngoài khả năng kháng ung thư cũng cho thấy tiềm năng

kháng khuẩn một mình hay khi điều trị phối hợp với các kháng sinh khác. Tuy

nhiên, Việt Nam có rất ít nghiên cứu về mastoparan. Đi theo hướng nghiên cứu

này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tinh sạch và xác định hoạt tính

kháng khuẩn của peptide mastoparan từ nọc ong Vespa velutina thu thập ở Việt

Nam” với mong muốn phát hiện một loại mastoparan mới từ loài ong này và

27

tìm kiếm khả năng ứng dụng trong y dược của chúng phục vụ đời sống con

người như một chất kháng sinh mới.

28

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU

2.1.1 Vật liệu sinh học

Ong Vespa velutina thu thập ở Việt Nam

Các chủng vi sinh vật

Các chủng vi sinh vật không kháng kháng sinh được cung cấp từ Viện

Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương bao gồm:

+ Các chủng vi khuẩn gram âm:

- Escherichia coli (E. coli ATCC 25922),

- Shigella flexneri (S. flexneri ATCC 12022),

- Salmonella typhimurium (S. typhimurium ATCC 14028),

+ Chủng vi khuẩn gram dương:

- Staphylococus aureus (S. aureus ATCC 26923).

Các chủng vi sinh vật kháng kháng sinh bao gồm

+ Các chủng vi khuẩn gram âm được phân lập từ Việt Nam được cung

cấp từ Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh Viện Bạch Mai:

- Salmonella spp kháng ampicillin

- Klebsiella pneumonia (K. pneumonia) đa kháng kháng sinh

- Acinetobacter baumannii (A. baumannii) đa kháng kháng sinh

+ Chủng vi khuẩn gram dương được cung cấp từ Viện Công nghệ sinh

học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam:

- Methicillin-resistant Staphylococcus epidermidis (MRSE ATCC

35984) kháng methicillin

29

2.1.2 Các hóa chất

Bảng 2.1 Các hóa chất chính được sử dụng trong nghiên cứu

Tên hóa chất Nhà sản xuất

Acetonitrile Merck (Đức)

Acid trifluoroacetic Sigma-aldrich

Acid formic Prolabo (VWR) (Mỹ)

Acid α-Cyano-4-hydroxycinnamic Thermo fisher scientific (Mỹ)

N-α F-moc amino acid Intavis Bioanalytical

Instruments AG (Đức)

Môi trường Mueller- Hinton lỏng, agar

(Beef extract, casein hydrolysate, starch,

agar)

Merck (Đức)

Môi trường BHI ( beef heart, calf brain,

disodium hydrogen phosphate, glucose,

peptone, sodium chloride

BD ( Mỹ)

Các thuốc kháng sinh: Imipenem (IMP –

10 µg), Levofloxacin (LEV – 5 µg),

Trimethoprim/Sulfamethoxazole (SXT-25

µg ), Ciprofloxacin (CIP- 5 µg), Ampicillin

(AMP- 10 µg, AMP-20 µg),

Ampicillin/sulbactam (SAM-20 µg),

Oxacilin (OXA)-20 µg, Kanamycin

(KAN)-30 µg, Gentamicin (GEN)- 20 µg

Oxoid (Anh)

30

2.1.3 Trang thiết bị

Bảng 2.2 Các thiết bị được sử dụng chính trong nghiên cứu

Thiết bị Nhà sản xuất

Máy vortex OSI (Mỹ)

Máy khấy từ IKA (Đức)

Máy ly tâm Thermo fisher Scientific (Mỹ)

Hệ thống SpeedVac Thermo fisher scientific (Mỹ)

Tủ lạnh -20oC, -80 oC Sanyo (Nhật Bản)

Cột sắc ký Luna C18 Phenomenex (Mỹ)

Hệ thống HPLC Shimadzu, (Nhật Bản)

Hệ thống máy khối phổ MALDI-TOF Bruker (Mỹ)

Hệ thống máy tổng hợp peptide Intavis Bioanalytical

Instruments AG (Đức)

Tủ cấy vi sinh (tủ an toàn sinh học) Sanyo (Nhật Bản)

Tủ ấm vi sinh Amerex Instruments (Mỹ)

Lò vi sóng Sharp (Nhật Bản)

Nồi hấp tiệt trùng Hirayama (Nhật Bản)

31

2.2 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU CHUNG

Sơ đồ các bước thí nghiệm trong luận văn được tiến hành như trong Hình 2.1

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thu thập và tách chiết nọc ong

Ong Vespa velutina cái được thu thập và phân loại dựa vào các đặc điểm

hình thái học bởi PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Viện Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Sau khi

thu thập, ong được làm đông lạnh ngay lập tức và bảo quản ở -20 oC để tránh

protein trong nọc ong bị phân huỷ. Vì nọc ong có rất ít nên để lấy được cơ quan

nọc độc của ong phải lựa chọn các con ong cái to và tiến hành giải phẫu để thu

nhận ngòi độc và túi chứa nọc độc của ong.

Thu thập, tách chiết nọc ong

Vespa velutina

Phân đoạn nọc ong và tinh sạch mastoparan

Nhận diện và xác định trình tự amino acid

của mastoparan

Tổng hợp hóa học mastoparan

Xác định hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan

Hinh 2.1 Sơ đồ quy trình các bước tiến hành

32

Cơ quan nọc ong bao gồm phần ngòi (sting) và túi chứa nọc (reservoir)

được tách ra sau khi giải phẫu phần bụng cuối của ong. Tiến hành cắt nhỏ cơ

quan nọc ong và chiết xuất protein/peptide bằng dung dịch đệm ACN 50%

trong 3 h ở 4oC. Sau khi ly tâm 13000 vòng/phút trong 30 phút, thu dịch nổi và

làm khô không nhiệt bằng Speedvac để bảo đảm các protein không bị biến tính.

Sau khi làm khô, nọc ong được bảo quản -20oC cho các thí nghiệm tiếp theo.

2.3.2. Phân đoạn nọc ong và tinh sạch mastoparan

Hỗn hợp protein nọc ong sau khi được tách chiết và làm khô được hòa

trong dung dịch ACN 5% (v/v) và cho qua hệ sắc ký đảo pha HPLC với cột

Luna C18 (250 x 4,6 mm; 5µm) cho việc tinh sạch mastoparan [42]

Chuẩn bị dung môi

- Dung dịch A: Nước cất deion vô trùng

- Dung dịch B: Dung dịch ACN chứa 0,1% TFA.

Tất cả các dung dịch đều được lọc qua màng lọc 0,22 µm, khử khí bằng

siêu âm trước khi sử dụng. Việc này nhằm loại bỏ các hạt mà có thể ngăn cản

các dòng dung môi hoặc cột và cũng như các bộ khử khí trong dung môi.

Phân tích mẫu

100 μL mẫu được tiêm qua hệ thống tiêm mẫu tự động. Mẫu được đưa

lên cột Luna C18 column (250 x 4,6mm; 5µm) pha đảo và được rửa giải theo

một gradient nồng độ 5-60% acetonitrile có chứa 0,1% trifluoracetic acid ở tốc

độ dòng 2 mL/phút, trong 45 phút ở nhiệt độ phòng. Protein/peptide được đo ở

bước sóng 215 nm bằng PDA detector. Các phân đoạn được thu bằng tay trong

các ống Eppendorf 2 mL sạch, sau đó các phân đoạn được mang đi nhận diện

và phân tích MALDI-TOF.

2.3.3. Phân tích MALDI-TOF

Các phân đoạn thu được sau khi thực hiện sắc ký RP-HPLC sẽ được nhận

diện và giải trình tự bằng phân tích MALDI-TOF. Mẫu được hòa trong

0,1%FA/50%ACN. Chuẩn bị một lượng dung dịch matrix (chất nền) có chứa

25 mg CHCA trong 70% ACN/0,1% FA. 1 μl của dung dịch matrix được thêm

33

vào và trộn kỹ với 1 μl mẫu trước khi được đưa vào tấm thép không gỉ của máy

khối phổ. Phân tích MALDI-TOF được thực hiện. Các mẫu được phân tích trên

máy reflectron TOF mass spectrometer. Máy được vận hành ở chế độ ion dương

và tuyến tính ở một điện áp gia tốc 20 kV. Công suất laser được điều chỉnh đến

một giá trị cao hơn ngưỡng hấp phụ / ngưỡng ion hóa, và phổ khối lượng được

thu lại bằng cách lấy trung bình 100 phát bắn xung laser. Phổ được ghi lại sau

đó được xử lý bằng phần mềm FlexAnalysis (Bruker Daltonics). Phổ MS/MS

thu được được phân tích bằng phần mềm PEAK (Bioinformatics Solution Inc.,

Canada) cho việc nhận diện và xác định trình từ peptide.

2.3.4 Tổng hợp hóa học mastoparan bằng phương pháp tổng hợp

peptide pha rắn

Mastoparan được tổng hợp hóa học bằng phương pháp tổng hợp peptide

pha rắn trên máy tổng hợp tự động (Intavis Bioanalytical Instruments AG, Đức)

từ nguyên liệu là N-α F-moc amino acid theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các

α amino acid đã được khóa nhóm amin bằng nhóm F-moc (9-

fluorenylmethoxycarbonyl) còn khóa chuỗi bên bởi các dẫn xuất este, ether và

urethane của tert.-butanol. Amino acid cuối cùng của chuỗi peptide được gắn

vào một giá thể rắn bởi đầu cacboxyl liên kết hóa học với nhóm chức trên giá

thể đó, sau đó được tháo khóa nhóm amin bằng piperidine (loại bỏ nhóm khóa

Fmoc). Các amino acid liền kề tiếp theo đã được hoạt hóa phần cacboxyl và

khóa nhóm amin được bổ sung tiếp vào amino acid đã gắn trên giá thể và liên

kết peptide đã được hình thành. Sau mỗi bước liên kết với một amino acid của

chuỗi peptide, oligopeptide được lọc vả rửa để có được phân tử sạch trước khi

quá trình tổng hợp được tiếp tục. Các amino acid được liên kết với nhau theo

một chương trình đã được cài đặt trên máy tổng hợp tự động cho đến khi

mastoparan đã được tổng hợp. Cuối cùng, các peptide tổng hợp được loại bỏ

giá thể bằng acid flohydric. Hỗn hợp peptide thu được được phân tích bằng

khối phổ để đánh giá kết quả tổng hợp nhân tạo. Các mastoparan sau đó được

tinh sạch bằng sắc kí RP- HPLC sử dụng Cột C18 (250 x 4,6 mm; 5µm) nhằm

loại bỏ những peptide không mong muốn cũng như các amino acid còn dư trong

phản ứng.

34

2.3.5 Phương pháp khoanh giấy khuếch tán trên đĩa thạch

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của

mastoparan được tách chiết từ nọc ong Vespa velutina trên bốn chủng vi khuẩn

bao gồm: Escherichia coli (E. coli ATCC 25922), Shigella flexneri (S. flexneri

ATCC 12022), Salmonella typhimurium (S. typhimurium ATCC 14028) và

Staphylococus aureus (S. aureus ATCC 26923).

Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan tổng hợp nhân tạo

trên bốn chủng vi khuẩn kháng kháng sinh bao gồm: Salmonella spp,

Klebsiella pneumonia (K. pneumonia), Acinetobacter baumannii (A.

baumannii), Methicillin-resistant Staphylococcus epidermidis (MRSE ATCC

35984)

Xác định hoạt tính kháng khuẩn của các peptide mastoparan được thực

hiện bằng phương pháp khoanh giấy khuếch tán trên đĩa thạch sử dụng môi

trường Muller- Hinton agar. Các chủng vi khuẩn được hoạt hóa qua đêm ở 37

ºC. Sau đó, chúng được cấy chuyển sang môi trường Muller-Hinton lỏng, nuôi

lắc ở 37 ºC cho đến khi mật độ tế bào đạt xấp xỉ 106 CFU/mL. Sử dụng các

mảnh giấy Whatman vô trùng (đường kính 6 mm) cho việc bổ sung mastoparan

với các nồng độ khác nhau hoặc các chất kháng sinh dùng làm đối chứng. Quan

sát sự phát triển của vi khuẩn sau thời gian 24 giờ nuôi ủ ở 36 ºC ± 1 ºC, trong

điều kiện hiếu khí. Xác định đường kính vùng ức chế (mm) của mẫu nghiên

cứu và đối chứng, từ đó đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các petide

mastoparan. Các thí nghiệm được thực hiện lặp lại 3 lần.

2.3.6 Xử lý số liệu

Các số liệu được xử lí bằng Excel và được trình bày dưới dạng giá trị

trung bình ± sai số chuẩn

35

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 THU THẬP VÀ TÁCH CHIẾT NỌC ONG Vespa velutina

3.1.1 Thu thập ong Vespa velutina

Các cá thể ong Vespa velutina đã được thu thập và phân loại dựa vào đặc

điểm hình thái học. Ong sau khi được thu thập được đông lạnh và bảo quản ở

tủ - 20 oC cho các thí nghiệm tiếp theo. Các ong Vespa velutina cái có phần

ngòi độc được lộ rõ ở phần cuối bụng (Hình 3.1) và chỉ có những con ong cái

mới có ngòi độc bởi vì ngòi độc có liên quan đến cơ quan sinh sản của ong cái.

Do đó chỉ những con ong Vespa velutina cái được thu nhận để tách chiết nọc

ong.

Hinh 3.1 Ong Vespa velutina cái

36

3.1.2 Tách chiết nọc ong Vespa velutina

Các ong Vespa velutina cái được giải phẫu để thu nhận cơ quan nọc ong bao

gồm: ngòi độc và bầu độc (túi độc) (Hình 3.2)

Các cơ quan nọc ong sau khi được giải phẫu, được cắt nhỏ và chiết xuất

protein/peptide bằng dung dịch đệm ACN 50% trong 3 giờ ở 4 ºC. Sau đó ly

tâm 13000/phút trong 30 phút, thu dịch nổi và làm khô.

3.2 PHÂN ĐOẠN NỌC ONG VÀ TINH SẠCH MASTOPARAN

Mastoparan được tinh sạch bằng sắc ký HPLC đảo pha và mẫu được thôi

bằng gradient nồng độ tuyến tính từ 5-60% (v/v) ACN có chứa 0.1 % (v/v) TFA

với tốc độ dòng 2 mL/phút trong 45 phút và thu các phân đoạn. Cường độ mẫu

được đo ở UV 215 nm. Thông tin rửa giải được hiển thị trên sắc ký đồ (Hình

3.3).

Từ hình ảnh sắc ký đồ (Hình 3.3) cho thấy các tính hiệu tạo thành các

peak (đỉnh) khác nhau, mỗi peak đại diện cho một protein/peptide trong mẫu đi

qua cột hấp phụ và hấp phụ tia UV 215 nm. Chúng tôi đã tiến hành thu 11 phân

đoạn rửa giải tương ứng với các peak được đánh số lần lượt theo thứ tự từ 1 tới

11 như trong Hình 3.3.

Hinh 3.2 Cơ quan nọc độc của ong Vespa velutina

sau khi được giải phẫu.

37

Như trong hình 3.3, trục tung thể hiện mAu (milli Absorbance unit) cho

biết độ hấp thụ của các chất phân tích. Trong đó các đỉnh số 6 và 9 có giá trị độ

hấp thụ cao hơn so với các đỉnh còn lại (tương ứng khoảng 1700 và 2000 mAu).

Bên cạnh đó, đỉnh số 9 có diện tích đỉnh lớn nhất (diện tích đỉnh ứng với số

lượng chất phân tích đi qua bộ phát hiện detector) cho thấy số lượng lớn của

chất phân tích trong mẫu. Các đỉnh số 1, 2, 3 và 11 thấp và diện tích đỉnh nhỏ

và chúng có thể không có đủ nồng độ để phân tích thêm. Các peak ở giữa và

cuối quá trình chạy sắc ký được phân tách tương đối rõ ràng, đặc biệt là các

đỉnh số 4, 6, 7, 9. Đỉnh 3 xuất hiện thêm một đỉnh hợp nhất với đỉnh ban đầu

do đó phần này cần phân tích thêm để phân tách các đỉnh này.

Trục hoành thể hiện thời gian lưu (thời gian giữa khi tiêm chất phân tích

Hinh 3.3 Sắc ký đồ của các phân đoạn của dịch chiết nọc ong Vespa velutina

trên hệ thống HPLC đảo pha với 1 cột Luna C18 (250x4,6 mm; 5µm) và mẫu

được thôi ra khỏi cột bằng gradient nồng độ 5-60% (v/v) ACN có chứa 0,1%

TFA với với tốc độ dòng chảy 2 mL/phút trong 45 phút ở 30º C và được đo ở

UV 215 nm.

38

tới khi phát hiện chất phân tích). Người ta cũng biết rằng các đỉnh có thời gian

lưu lâu hơn có tính kỵ nước cao hơn các đỉnh có thời gian lưu ngắn hơn bởi vì

khi "đầu” kỵ nước của polypeptite hấp phụ vào bề mặt kỵ nước của vật liệu pha

đảo, nơi nó vẫn duy trì cho đến khi nồng độ dung môi hữu cơ tăng đến nồng độ

tới hạn và khử polypeptide. Mastoparan là các peptide giàu các gốc kỵ nước, vì

vậy nó có thể mất thời gian lâu hơn để khử hấp phụ. Do đó, các phân đoạn có

thời gian lưu lâu hơn có thể được kỳ vọng là peptide được quan tâm.

3.3 NHẬN DIỆN VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ AMINO ACID CỦA

MASTOPARAN

Mười một phân đoạn peptide đã được tinh sạch bằng sắc ký RP-HPLC

đã được phân tích, nhận diện bằng MALDI-TOF/MS. Các kết quả phổ MALDI-

TOF/MS được phân tích bằng phần mềm PEAK (Bioinformatics Solutions Inc.,

Canada) (Bảng 3.1 và Bảng 3.2).

Hai phân đoạn số 7 và phân đoạn số 9 với khối lượng phân tử xấp xỉ

1444.93 và 1557.03 Da (Hình 3.4) được nhận dạng là Mastoparan-X

(mastoparan được tách chiết từ loài ong Vespa simillima xanthoptera) hoặc

Mastoparan-like peptide 12a (mastoparan được tách chiết từ loài ong Vespa

magnifica).

39

Hinh 3.4 Phổ MALDI-TOF của phân đoạn 7 (A) và phân đoạn 9 (B)

(A)

(B)

40

Bảng 3.1 Kết quả nhận diện phân đoạn 7 bằng phần mềm PEAK.

Accession -10lgP Coverage

(%)

Coverage

(%)

Sample 1

Intensity

Sample 1 #Peptides #Unique

#Spec

Sample

1

PTM Avg.

Mass Description

P0C1M4|MASTA_VESMG 112.92 100 100 6.98E6 6 6 24 Y 1557

Mastoparan-like

peptide 12a

OS=Vespa magn

ifica PE=1 SV=1

P01515|MAST_VESXA 112.92 100 100 6.98E6 6 6 24 Y 1557

Mastoparan-X O

S=Vespa xantho

ptera PE=1

SV=1

41

Bảng 3.2 Kết quả nhận diện phân đoạn 9 bằng phần mềm PEAK.

Accession -10lgP Coverage

(%)

Coverage

(%)

Sample 1

Intensity

Sample 1 #Peptides #Unique

#Spec

Sample

1

PTM Avg.

Mass Description

P0C1M4|MASTA_VESMG 195.78 100 100 1.43E7 10 10 39 Y 1557

Mastoparan-like

peptide 12a OS

=Vespa magnifi

ca PE=1 SV=1

P01515|MAST_VESXA 195.78 100 100 1.43E7 10 10 39 Y 1557

Mastoparan-X

OS=Vespa xant

hoptera PE=1 S

V=1

Q61702|ITIH1_MOUSE 23.91 1 1 1.4E5 1 1 1 N 101067

Inter-alpha-tryp

sin inhibitor hea

vy chain H1 OS

=Mus musculus

GN=Itih1 PE=1

SV=2

Q03463|POLG_HCVJ1 22.06 0 0 0E0 1 1 1 N 327116

Genome polypr

otein OS=Hepat

itis C virus geno

type 1b (isolate

HC-J1) PE=1 S

V=1

42

Trình tự amino acid của cả hai peptide được xác định bằng giải trình tự De novo

(Hình 3.5) như sau

Hinh 3.5 Giải trình tự peptide các phân đoạn F7 (A) và F9 (B) có chứa

mastoparan sử dụng De novo

Phân đoạn 7: INWKGIAAMAKKL (1444.93 Da)

Phân đoạn 9: INWKGIAAMAKKLL (1557.03 Da)

(A)

(B)

43

Một điều có thể dễ dàng nhận thấy rằng, phân đoạn số 7 có cấu tạo gồm

13 amino acid, phân đoạn số 9 có cấu tạo gồm 14 amino acid. Đặc biệt, phân

đoạn số 7 và phân đoạn số 9 có trình tự amino acid giống hệt nhau chỉ khác

nhau ở điểm phân đoạn số 9 có thêm một gốc L ở vị trí số 14. Có thể nói hai

phân đoạn số 7 và số 9 là các đồng phân của mastoparan (isoforms).

Dựa vào sự so sánh trình tự của F7 và F9 với các trình tự của mastoparan khác

từ các loài ong thuộc chi Vespa (Hình 3.6) cho thấy sự có mặt của các gốc

Lysine ở vị trí thứ 4, 11 và 12 ở cả hai trình tự của các peptide (F7 và F9) cũng

là một cấu trúc thường gặp đối với hầu hết tất cả các mastoparan được tách

chiết từ các loài ong thuộc chi Vespa đã được biết như Mastoparan-A,

Mastoparan-B, Mastoparan-C, Mastoparan-L, Mastoparan-M, Mastoparan-T,

Mastoparan-X, Mastoparan-like peptide 12a, Mastoparan-like peptide 12b,

Mastoparan-like peptide 12d, Mastoparan. Các gốc Lys này đã được chứng

minh là có liên quan tới quyết định hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan.

Ngoài ra, các amino acid bao gồm Ile1, Asn2, Ile6, Leu13, Leu14 của mastoparan

từ F7 và F9 cũng có vị trí tương đồng với nhiều mastoparan thành viên từ các

loài ong thuộc chi Vespa.

Cả hai peptide từ phân đoạn số 7 và 9 đều giàu các amino acid kỵ nước

như Leucine, Isoleucine, Alanine, Methionine. Phân đoạn số 7 chứa 9 gốc trên

13 gốc amino acid trong cấu tạo phân tử còn phân đoạn số 9 chứa 10 gốc trên

Hinh 3.6 Sự so sánh trình tự của F7 và F9 với mastoparan từ các loài ong

trong chi Vespa

44

14 gốc amino acid trong cấu tạo phân tử.

3.4 TỔNG HỢP NHÂN TẠO MASTOPARAN

Sau khi mastoparan từ nọc ong Vespa velutina được nhận diện và trình

tự amino acid của mastoparan từ loài này đã được xác định. Chúng tôi đã tổng

hợp nhân tạo được peptide này được tiến hành tổng hợp cấu tạo gồm 14 amino

acid (INWKGIAAMAKKLL) và được amin hóa đầu C với khối lượng phân tử

xấp xỉ 1556 Da. Dựa vào phổ MALDI -TOF của mastoparan sau khi tổng hợp

nhân tạo (Hình 3.7), hỗn hợp thu được sau tổng hợp hóa học có chứa nhiều

peptide với các kích thước khác nhau, tuy nhiên các peptide mastoparan mong

muốn có khối lượng phân tử trung bình xấp xỉ là 1556 Da chiếm chủ yếu. Sau

đó, chúng tôi đã tiến hành tinh sạch mastoparan này bằng sắc ký RP- HPLC sử

dụng cột C18, và thu được mastoparan tổng hợp (MP) mong muốn có độ tinh

sạch đến 99 %. Với kết quả sau khi tinh sạch, chúng tôi đã tổng hợp được 10

Hinh 3.7 Phổ MALDI -TOF của MP trong hỗn hợp peptide sau khi tổng hợp

45

mg peptide đạt chuẩn cho các thử nghiệm tiếp theo.

3.5 THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA MASTOPARAN

3.5.1 Hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan tự nhiên

Sau khi tinh sạch, chúng tôi đã thu được mastoparan tự nhiên (F7, F9)

với hàm lượng 2 mg có độ tinh khiết 99 %.

Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan tự nhiên từ dịch

chiết nọc ong phân đoạn số 9 được thể hiện trong Hình 3.8 và Bảng 3.3

Hinh 3.8 Hiệu quả ức chế sự sinh trưởng của mastoparan phân đoạn số 9

trên các chủng vi khuẩn S. typhimurium (A), S. flexneri (B), E. coli (C), và

S.aureus (D). Hình (A), (B), (C), 1: Kháng sinh AMP (ampicillin 10 µg); 2;

3; 4 lần lượt là mastoparan 5 µg, 7 µg; 10 µg. Hình (D) 1: Kháng sinh OXA

(oxacillin 20 µg); 2; 3; 4 lần lượt là mastoparan 10 µg, 15 µg; 20µg

1

1 1

1

4

2

4

3

2

3 4

2

4 3

2

3

(A)

(D) (C)

(B)

46

Bảng 3.3 Hiệu quả ức chế sinh trưởng của F9 trên các chủng vi khuẩn

Đường kính vòng ức chế sinh trưởng (mm)

F9 AMP OXA

5 µg 7 µg 10 µg 15 µg 20 µg 10 µg 20 µg

S. flexneri 7,30

±

0,58

8,00

±

0,50

8,50

±

0,00

- - 21,00

±

1,00

-

S. typhimurium 7,50

±

0,87

7,80

±

1,04

9,30

±

0,76

- - 21,70

±

1,15

-

E. coli 0 6,70

±

0,29

8,70

±

2,89

- - 10,00

±

0,00

-

S. aureus 0 0 0 6,80

±

0,29

7,70

±

0,58

- 17,70

±

0,58

- : Không thử nghiệm; F9: phân đoạn số 9; AMP: ampicillin; OXA: oxacillin

47

Theo kết quả Hình 3.8 và bảng 3.3, cho thấy mastoparan từ F9 có hoạt

tính chống lại cả bốn chủng vi sinh vật thử nghiệm bao gồm S. typhimurium, S.

flexneri, E. coli và S. aureus.

F9 cho thấy khả năng kháng khuẩn phổ rộng khi chống lại cả vi khuẩn

gram âm (S. typhimurium, S. flexneri, E. coli ) và vi khuẩn gram dương (S.

aureus )

Và nó thể hiện hoạt lực kháng khuẩn mạnh nhất trên chủng S.

typhimurium với đường kính kháng khuẩn 9,3 mm ở nồng độ thử nghiệm 10

µg tiếp sau đó là S. flexneri, E. coli và hoạt lực yếu nhất trên chủng S. aureus.

Nồng độ ức chế thấp nhất đối với các chủng S. typhimurium, S. flexneri, E. coli

và S. aureus của mastoparan từ F9 được xác định lần lượt là 5; 5; 7; 15µg với

vòng ức chế sinh trưởng có đường kính tương ứng/; 7,50; 7,30; 6,70 và 6,80

mm.

So sánh hoạt tính kháng khuẩn của F9 với kháng sinh đối chứng

(ampicillin và oxacillin) cho thấy F9 tạo ta vòng kháng khuẩn nhỏ hơn.

48

Hinh 3.9 Hiệu quả ức chế sự sinh trưởng của mastoparan phân đoạn số 7 trên

các chủng vi khuẩn S. typhimurium (A), S. flexneri (B), E. coli (C), và S.aureus

(D). Hình (A), (B), (C), 1: Kháng sinh AMP (ampicillin 10 µg); 2; 3; 4 lần lượt

là mastoparan 5 µg, 7 µg; 10 µg. Hình (D) 1: Kháng sinh OXA (oxacillin 20

µg); 2; 3; 4 lần lượt là mastoparan 10 µg, 15 µg; 20 µg

1

1

1

1

2

2

2

2

3

3

3

3 4 4

4

4

(A) (B)

(C) (D)

49

Bảng 3.4 Hiệu quả ức chế sinh trưởng của các phân đoạn F7 trên các chủng vi khuẩn.

Đường kính vòng ức chế sinh trưởng (mm)

F7 AMP OXA

5 µg 7 µg 10 µg 15 µg 20 µg 10 µg 20 µg

S. flexneri 0 8,20

±

0,58

9,00

±

1,00

- - 21,00

±

1,00

-

S. typhimurium 6,70

±

0,29

7,00

±

0,50

10,3

±

3,18

- - 22,00

±

1,73

-

E. coli 0 0 7,30

±

1,04

- - 9,50

±

0,50

-

S. aureus 0 0 0 8,30

±

0,58

9,30

±

3,21

- 18,3

±

1,15

-: không thử nghiệm; F7: phân đoạn số 7; AMP: ampicillin; OXA: oxacillin

50

Tính nhạy cảm của bốn chủng vi khuẩn: S. aureus (ATCC 25923), E.

coli (ATCC 25922), S. typhimurium (ATCC 14028) và S. flexneri (ATCC

12022) đối với mastoparan của phân đoạn 7 được thể hiện trong Hình 3.9 và

Bảng 3.4. Kết quả cho thấy rằng tất cả các vi khuẩn được thử nghiệm đều nhạy

cảm với F7

Theo kết quả Hình 3.9, và Bảng 3.4, mastoparan của F7 có khả năng ức

chế sinh trưởng tốt nhất đối với chủng S. typhimurium, sau đó là chủng

S.flexneri, tiếp đến là E. coli và cuối cùng là S. aureus. Nồng độ ức chế tối

thiểu của F7 khi thử nghiệm trên các chủng S. typhimurium, S. flexneri, E. coli

và S. aureus được xác định lần lượt là 5; 7; 10 và 15 µg /khoanh giấy với vòng

ức chế sinh trưởng có đường kính tương ứng là 6,7; 8,2; 7,3; và 8,3 mm.

Một điều có thể dễ dàng nhận thấy rằng, cả hai phân đoạn F7 và F9 đều

cho thấy hiệu quả ức chế sinh trưởng tốt nhất đối với chủng S. typhimurium và

kém hiệu quả nhất trên chủng S. aureus.

Kết quả thử nghiệm trên bốn chủng vi khuẩn chuẩn cho thấy mastoparan

từ nọc ong Vespa velutina có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng, chống lại cả vi

khuẩn gram âm (E. coli, S. flexneri, S. typhimurium) và vi khuẩn gram dương

(S. aureus) điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây của Lin và

cộng sự (2011) [46]. F7 và F9 ở nồng độ 10 µg/khoanh giấy có thể gây ức chế

sinh trưởng của tất cả các vi khuẩn gram âm chuẩn được thử nghiệm bao gồm

E. coli, S. typhimurium và S. flexneri, tuy nhiên, sự phát triển của chủng vi

khuẩn gram dương S. aureus chỉ bị ức chế khi sử dụng cả hai phân đoạn ở nồng

độ thử nghiệm cao hơn - 15 µg/khoanh giấy.

Tính nhạy cảm với mastoparan của các chủng vi sinh vật thử nghiệm

khác nhau do sự khác biệt về cấu trúc màng ngoài và tính chất giữa các loài vi

khuẩn. Các mastoparan có thể thay đổi tính thấm của màng vi khuẩn theo cách

phụ thuộc vào liều lượng. Các kết quả thử nghiệm trước đây cho thấy rằng các

mastoparan có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho màng tế bào vi khuẩn ở

nồng độ cao và sau đó dẫn đến chết tế bào. Có nhiều mô hình được đề xuất để

giải thích sự thấm qua màng, chẳng hạn như mô hình thùng [87], thảm [88], và

mô hình hình xuyến [87]. Tuy nhiên, cơ chế của các mastoparan tương tác với

51

màng và gây ra tính thấm qua màng vẫn chưa thực sự rõ ràng và cần được

nghiên cứu thêm. Theo kết quả của phép đo các vùng ức chế, chúng ta có thể

kết luận rằng đường kính của các vùng ức chế sinh trưởng được tạo ra tỷ lệ

thuận với sự gia tăng nồng độ thử nghiệm của cả hai phân đoạn.

Bên cạnh việc xác định tính nhạy cảm của các chủng vi khuẩn đối với

các mastoparan, chúng tôi cũng so sánh hiệu quả kháng khuẩn của mastoparan

với các thuốc kháng sinh đối chứng. Dựa vào kết quả đường kính vòng kháng

khuẩn tạo ra bởi các mastoparan và các kháng sinh đối chứng (Bảng 3.3 và

Bảng 3.4) cho thấy hiệu quả ức chế sinh trưởng của mastoparan trên các chủng

vi sinh vật thử nghiệm kém hơn so với các thuốc kháng sinh đối chứng được

sử dụng.

3.5.2 Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan được

tổng hợp nhân tạo (MP).

Khi thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan tự nhiên trên bốn

chủng vi khuẩn không kháng kháng sinh chỉ ra rằng mastoparan có hoạt tính

kháng khuẩn phổ rộng, chống lại cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Vì vậy

trong nghiên cứu này, để đánh giá khả năng kháng khuẩn của mastoparan từ

nọc ong Vespa velutina trên các chủng vi sinh vật kháng kháng sinh chúng tôi

đã sử dụng mastoparan tổng hợp nhân tạo cho việc thử nghiệm hoạt tính trên

các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh bao gồm K. pneumonia, A. baumannii,

Salmonella spp., MRSE.

Kết quả cho thấy MP có khả năng chống lại các chủng vi khuẩn kháng

kháng sinh, đồng thời cũng đã thể hiện hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng, chống

lại cả vi khuẩn gram âm (K. pneumonia, A. baumannii) và vi khuẩn gram dương

(MRSE) (Bảng 3.5, Hình 3.10) tương đồng kết quả các nghiên cứu trước đây

của Lin và cộng sự (2011) [42]. Tuy nhiên MP cho thấy không có hoạt lực

kháng vi khuẩn mạnh, thể hiện ở vòng kháng khuẩn nhỏ (7,07-12,00 mm) với

nồng độ ở mức 15-90 µg/khoanh giấy.

Nồng độ ức chế tối thiểu của MP đối với các chủng K. pneumonia, A.

baumannii, MRSE đã được xác định lần lượt là 90; 90; 15 µg /khoanh giấy với

các vòng kháng khuẩn có kích thước tương ứng là 10,00; 10,00 và 7,07 mm.

52

Với nồng độ thử nghiệm ≤ 90 µg /khoanh giấy, MP chưa thể hiện hoạt tính

chống lại chủng Salmonella spp. Điều đó cho thấy, chủng MRSE là vi khuẩn

chỉ kháng methicillin thể nhạy cảm với MP hơn các chủng vi khuẩn kháng

kháng sinh được phân lập từ lâm sàng.

Đối với chủng A. baumanii, một chủng siêu vi khuẩn kháng đa thuốc

đáng lo ngại nhất hiện nay, theo nghiên cứu của Lin và cộng sự (2017) [73]

cũng cho thấy kết quả mastoparan từ chi Vespa (Mastoparan-AF từ nọc ong

Vespa affinis) thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh ở mức 2-16 μg / mL đối

với chủng tham chiếu A. baumannii ATCC 15151 và bảy chủng MDRAB phân

lập lâm sàng, đặc biệt là MDRAB kháng colistin, E0158. Và trong nghiên cứu

này của chúng tôi, MP từ Vespa velutina cũng cho thấy hiệu quả ức chế sinh

trưởng đối với chủng A. baumannii. Điều đó càng khẳng định mastoparan có

hoạt tính kháng khuẩn đối với chủng A. baumanii kháng đa thuốc.

Bảng 3.5 Kết quả thử nghiệm xác định nồng độ ức chế tối thiểu của MP

trên các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh

Chủng vi khuẩn Đường kính vòng kháng khuẩn theo nồng độ (mm)

22,5

µg/khoanh giấy

45

µg/khoanh giấy

90

µg/khoanh giấy

K. pneumonia 0 0 10,00±0.00

A. baumannii 0 0 10,00±0.00

Salmonella spp. 0 0 0

15

µg/khoanh giấy

30

µg/khoanh giấy

60

µg/khoanh giấy

MRSE 7,07±1,68 9,10±0,79 10,90±0.75

53

(A) (B)

(C) (D)

(A): K. pneumonia; (B): A. baumannii; (C): Salmonella spp.; (D): MRSE.

Trong đó, NC: kháng sinh cả 4 chủng vi khuẩn kháng (AMP-20µg); 15; 30;

60 lần lượt là các nồng độ MP thử nghiệm 22,5; 45; 90 µg; 1, 2, 3 tương ứng

với nồng độ 15; 30; 60 µg MP; 4: kháng sinh Kanamycin.

Hinh 3.10 Kết quả Thử hoạt tính kháng khuẩn của MP trên các chủng vi khuẩn

kháng kháng sinh theo các nồng độ

54

Như một số nghiên cứu của Katsu và cộng sự (1990) [55] và Nakahata

và cộng sự (1990) [56] đã đề cập, mastoparan có thể chèn vào lớp màng lipid

kép dẫn đến sự mất ổn định màng và phân huỷ tế bào, hoặc tương tác trực tiếp

với các protein G trên bề mặt tế bào chất, gây nhiễu tín hiệu màng tế bào [55-

56]. Đối với khả năng kháng khuẩn của mastoparan, kết quả thử nghiệm MP

của chúng tôi trên các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh là khác nhau với mỗi

chủng có thể liên quan đến sự khác biệt về cấu trúc màng ngoài và tính chất

giữa các loài vi khuẩn.

Ngoài việc xác định nồng độ ức chế tối thiểu của MP trên các chủng vi

khuẩn, chúng tôi cũng đã tiến hành xác định mức độ nhạy cảm của MP và các

kháng sinh đối với các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh (Hình 3.11, Bảng 3.6)

Chủng A. baumanii là chủng vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như

Ampicillin, Pipercillin/tazobactam, Cefazoline, Gentamycin, Ciprofloxacin,

Levofloxacin. K. pneumoniae kháng với kháng sinh: Trimethoprim/

Sulfamethoxazone, Ampicillin, Ceftazidime. Còn Salmonella spp. chỉ kháng

với Ampicillin và MRSE kháng Methicillin. Do đó các kháng sinh được lựa

chọn làm đối chứng dương là kháng sinh mà vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm và vẫn

đang được sử dụng chính trong điều trị, các kháng sinh làm đối chứng âm là

kháng sinh mà các vi khuẩn đó đã kháng.

Khi tiến hành thử nghiệm mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với MP và

các kháng sinh, nồng độ MP 180 µg/khoanh giấy được sử dụng đối với các

chủng K. pneumonia, A. baumannii, Salmonella spp., cho thấy các vòng kháng

khuẩn với đường kính lần lượt là 12,00; 12,00 và 10,00 mm; tuy nhiên, đối với

chủng MRSE, MP với nồng độ là 60 µg/khoanh giấy đã cho thấy vòng kháng

khuẩn có đường kính 10,09 mm.

55

Hinh 3.11 Kết quả xác định mức độ nhạy cảm của MP và các kháng sinh đối

với các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh

(A): chủng vi khuẩn A. baumannii. (B)chủng vi khuẩn K. pneumonia; (C):

Salmonella spp; (D): MRSE. 1, 2, 3 là nồng độ của MP tương ứng với 15;

30; 60 µg, 4: kháng sinh KAN-30 µg. NC: không có kháng sinh; MP 180 µg;

AMP: AMP-20 µg; CIP: CIP-5 µg; IPM: IPM-10 µg; SAM: SAM-20 µg;

SXT: SXT-25 µg; LEV: LEV-5 µg

(A) (B)

(C) (D)

NC 1 NC

NC

IPM SXT

LEV MP

MP

MP

CIP

IPM

SAM

CIP

AMP

SXT

56

Bảng 3.6 Mức độ nhạy cảm của các vi khuẩn đối với các MP và các loại thuốc kháng sinh

Kích thước vòng kháng khuẩn (mm)

AMP

20 µg

IPM

10 µg

SXT

25 µg

CIP

5 µg

SAM

20 µg

LEV

5 µg

KAN

30 µg

MP

180 µg

MP

60 µg

K. pneumonia - 19,33

±0,58

0 - - 21,00

±0,00

- 12,00

±0,00

A. baumannii - 10,00

±0,00

- 0 14,00

±0,00

- - 12,00

±0,00

Salmonella spp 0 - 21,00

±0,00

30,00

±0,00

- - - 10,00

±0,00

MRSE - - - - - - 26,32

±0,68

10,90

±0.75

-: không thử nghiệm; AMP: ampicillin; IPM: Imipenem; SAM: Ampicillin/sulbactam; SXT:

Trimethoprim/Sulfamethoxazole; KAN: Kanamycin; LEV: Levofloxacin; CIP: Ciprofloxacin; MP: mastoparan tổng hợp

57

So sánh giữa MP và các kháng sinh thử nghiệm thì MP mặc dù có độ

nhạy thấp hơn các kháng sinh đã thử, tuy nhiên MP có một khối lượng phân tử

lớn (xấp xỉ 1556 Da), nên có thể cần tối ưu hàm lượng MP dùng cho thử

nghiệm.

58

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

- Tách chiết được mastoparan từ nọc ong Vespa velutina có 2 đồng phân với

các trình tự amino acid cơ bản lần lượt là: INWKGIAAMAKKL (1444,93 Da)

và INWKGIAAMAKKLL (1557,03 Da).

- Mastoparan tự nhiên được tách chiết từ nọc ong Vespa velutina có hàm lượng

2 mg với độ tinh khiết 99 %. Chúng đã cho thấy hiệu quả kháng khuẩn trên các

chủng vi khuẩn bao gồm E. coli, S. flexneri, S. typhimurium, S. aureus.

- Mastoparan được tổng hợp nhân tạo với trình tự INWKGIAAMAKKLL có

hàm lượng 10 mg với độ tinh khiết 99 %. MP cho thấy hoạt tính kháng vi khuẩn

trên các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh bao gồm: Salmonella spp, K.

pneumonia, A. baumannii, MRSE.

4.2 KIẾN NGHỊ

- Tiến hành thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật của mastopraran từ nọc ong

Vespa velutina thêm trên các chủng vi sinh vật khác như nấm

- Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của mastoparan khi kết hợp với kháng sinh

khác.

- Thử nghiệm các hoạt tính khác của mastoparan từ nọc ong Vespa velutina

như hoạt tính chống ung thư.

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Monceau K., Bonnard O. and Thiéry D., 2014, Vespa velutina: a new

invasive predator of honeybees in Europe, Journal of Pest Science, 87(1), pp.1-

16.

2. Robinet C., Suppo C. and Darrouzet E., 2017, Rapid spread of the invasive

yellow‐legged hornet in F rance: the role of human‐mediated dispersal and the

effects of control measures, Journal of Applied Ecology, 54(1), pp.205-215.

3. Kishi S. and Goka K., 2017, Review of the invasive yellow-legged hornet,

Vespa velutina nigrithorax (Hymenoptera: Vespidae), in Japan and its possible

chemical control, Applied Entomology and Zoology, 52(3), pp.361-368.

4. Bertolino S., Lioy S., Laurino D., Manino A. and Porporato M., 2016, Spread

of the invasive yellow-legged hornet Vespa velutina (Hymenoptera: Vespidae)

in Italy, Applied entomology and zoology, 51(4), pp.589-597.

5. Budge G.E., Hodgetts J., Jones E.P., Ostojá-Starzewski,J.C., Hall J.,

Tomkies V., Semmence N., Brown M., Wakefield M. and Stainton K., 2017,

The invasion, provenance and diversity of Vespa velutina Lepeletier

(Hymenoptera: Vespidae) in Great Britain, PLoS One, 12(9), p.e0185172.

6. Leza M., Miranda M.Á. and Colomar V., 2018, First detection of Vespa

velutina nigrithorax (Hymenoptera: Vespidae) in the Balearic Islands (Western

Mediterranean): a challenging study case, Biological Invasions, 20(7),

pp.1643-1649.

7. Husemann M., Sterr A., Maack S. and Abraham R., 2020, The northernmost

record of the Asian hornet Vespa velutina nigrithorax (Hymenoptera,

Vespidae), Evolutionary Systematics, 4, p.1.

8. Nguyen L.T., Saito F., Kojima J.I. and Carpenter J.M., 2006, Vespidae of

Viet Nam (Insecta: Hymenoptera) 2. Taxonomic Notes on

Vespinae, Zoological science, 23(1), pp.95-104.

60

9. Carpenter J.M. and Kojima J.I., 1997, Checklist of the species in the

subfamily Vespinae (Insecta: Hymenoptera: Vespidae), Natural history

bulletin of Ibaraki University, 1, pp.51-92.

10. van der Vecht J., 1957, The Vespinae of the Indo-Malayan and Papuan areas

(Hymenoptera, Vespinae), Zoologische Verhandelingen, 34, pp 1-83.

11 www.cabi.org

12 Ueno T., 2014, Establishment of the invasive hornet Vespa velutina

(Hymenoptera: Vespidae) in Japan, Int J Chem Environ Biol Sci, 2(4), pp.220-

222.

13. El-Wahed A., Yosri N., Sakr H.H., Du M., Algethami A.F., Zhao C.,

Abdelazeem A.H., Tahir H.E., Masry S.H., Abdel-Daim M.M. and Musharraf

S.G., 2021, Wasp Venom Biochemical Components and Their Potential in

Biological Applications and Nanotechnological Interventions, Toxins, 13(3),

p.206.

14. De Lima P.R. and Brochetto-Braga M.R., 2003, Hymenoptera venom

review focusing on Apis mellifera, Journal of Venomous Animals and Toxins

including Tropical Diseases, 9(2), pp.149-162.

15. Cichocka-Jarosz E., 2012, Hymenoptera venom allergy in humans, Folia

medica Cracoviensia, 52(3-4), pp. 43-60.

16. Gräler M.H. and Goetzl E.J., 2002, Lysophospholipids and their G protein-

coupled receptors in inflammation and immunity, Biochimica et Biophysica

Acta (BBA)-Molecular and Cell Biology of Lipids, 1582(1-3), pp.168-174.

17. Girish K.S. and Kemparaju K., 2007, The magic glue hyaluronan and its

eraser hyaluronidase: a biological overview, Life sciences, 80(21), pp.1921-

1943.

18. Dotimas E.M., Hamid K.R., Hider R.C. and Ragnarsson U., 1987, Isolation

and structure analysis of bee venom mast cell degranulating

peptide, Biochimica et Biophysica Acta (BBA)-Protein Structure and

Molecular Enzymology, 911(3), pp.285-293.

61

19. Ziai M.R., RUSSEK S., WANG H.C., BEER B. and BLUME A.J., 1990,

Mast cell degranulating peptide: a multi‐functional neurotoxin, Journal of

pharmacy and pharmacology, 42(7), pp.457-461.

20. Sharma J.N., 2014, Basic and clinical aspects of bradykinin receptor

antagonists, Recent Developments in the Regulation of Kinins, pp.1-14.

21. Shkenderov S. and Koburova K., 1982, Adolapin-a newly isolated analgetic

and anti-inflammatory polypeptide from bee venom, Toxicon, 20(1), pp.317-

321.

22. Moreno M. and Giralt E., 2015, Three valuable peptides from bee and wasp

venoms for therapeutic and biotechnological use: melittin, apamin and

mastoparan, Toxins, 7(4), pp.1126-1150.

23. Raghuraman H. and Chattopadhyay A., 2007, Melittin: a membrane-active

peptide with diverse functions, Bioscience reports, 27(4-5), pp.189-223.

24. Hood J.L., Jallouk A.P., Campbell N., Ratner L. and Wickline S.A., 2013,

Cytolytic nanoparticles attenuate HIV-1 infectivity, Antivir Ther, 18(1), pp.95-

103.

25. Pease J.H. and Wemmer D.E., 1988, Solution structure of apamin

determined by nuclear magnetic resonance and distance

geometry, Biochemistry, 27(22), pp.8491-8498.

26. Banks B.E.C., Brown C., Burgess G.M., Burnstock G., Claret M., Cocks

T.M. and Jenkinson D.H., 1979, Apamin blocks certain neurotransmitter-

induced increases in potassium permeability, Nature, 282(5737), pp.415-417.

27. Higashijima T., Uzu S., Nakajima T. and Ross E.M., 1988, Mastoparan, a

peptide toxin from wasp venom, mimics receptors by activating GTP-binding

regulatory proteins (G proteins), Journal of Biological Chemistry, 263(14),

pp.6491-6494.

28. Wood C.L. and Hoffman D.R., 1983, Two-dimensional polyacrylamide gel

electrophoresis of hymenoptera venom and venom sac extracts, Toxicon, 21(2),

pp.291-299.

62

29. Weinstock G.M., Robinson G.E., Gibbs R.A., Worley K.C., Evans J.D.,

Maleszka R., Robertson H.M., Weaver D.B., Beye M., Bork P. and Elsik C.G.,

2006, Insights into social insects from the genome of the honeybee Apis

mellifera, Nature, 443(7114), pp.931-949.

30. Chan Q.W., Chan M.Y., Logan M., Fang Y., Higo H. and Foster L.J., 2013,

Honey bee protein atlas at organ-level resolution, Genome research, 23(11),

pp.1951-1960.

31. Kwon Y.B., Lee J.D., Lee H.J., Han H.J., Mar W.C., Kang S.K., Beitz A.J.

and Lee J.H., 2001, Bee venom injection into an acupuncture point reduces

arthritis associated edema and nociceptive responses, Pain, 90(3), pp.271-280.

32. Park H.J., Lee S.H., Son D.J., Oh K.W., Kim K.H., Song H.S., Kim G.J.,

Oh G.T., Yoon D.Y. and Hong J.T., 2004, Antiarthritic effect of bee venom:

Inhibition of inflammation mediator generation by suppression of NF‐κB

through interaction with the p50 subunit, Arthritis & rheumatism, 50(11),

pp.3504-3515.

33. Varanda E.A. and Tavares D.C., 1998, Radioprotection: mechanisms and

radioprotective agents including honeybee venom, Journal of Venomous

Animals and Toxins, 4(1), pp.5-21.

34. Varanda E.A., Monti R. and Tavares D.C., 1999, Inhibitory effect of

propolis and bee venom on the mutagenicity of some direct‐and indirect‐acting

mutagens, Teratogenesis, carcinogenesis, and mutagenesis, 19(6), pp.403-413.

35. Nam K.W., Je K.H., Lee J.H., Han H.J., Lee H.J., Kang S.K. and Mar W.,

2003, Inhibition of COX-2 activity and proinflammatory cytokines (TNF-α and

IL-1β) production by water-soluble sub-fractionated parts from bee (Apis

mellifera) venom, Archives of pharmacal research, 26(5), pp.383-388.

36. Son D.J., Lee J.W., Lee Y.H., Song H.S., Lee C.K. and Hong J.T., 2007,

Therapeutic application of anti-arthritis, pain-releasing, and anti-cancer effects

of bee venom and its constituent compounds, Pharmacology &

therapeutics, 115(2), pp.246-270.

63

37. Jalaei J., Fazeli M., Rajaian H. and Shekarforoush S.S., 2014, In vitro

antibacterial effect of wasp (Vespa orientalis) venom, Journal of Venomous

Animals and Toxins including Tropical Diseases, 20(1), pp.1-6.

38. Blondelle S.E. and Houghten R.A., 1991, Hemolytic and antimicrobial

activities of the twenty-four individual omission analogs of

melittin, Biochemistry, 30(19), pp.4671-4678.

39. Stockwell V.O. and Duffy B., 2012, Use of antibiotics in plant

agriculture, Revue Scientifique Et Technique-Office International Des

Epizooties, 31(1).

40. dos Santos-Pinto J.R.A., Perez-Riverol A., Lasa A.M. and Palma M.S.,

2018, Diversity of peptidic and proteinaceous toxins from social Hymenoptera

venoms, Toxicon, 148, pp.172-196.

41. Lee S.H., Baek J.H. and Yoon K.A., 2016, Differential properties of venom

peptides and proteins in solitary vs. social hunting wasps, Toxins, 8(2), p.32.

42. Todokoro Y., Yumen I., Fukushima K., Kang S.W., Park J.S., Kohno T.,

Wakamatsu K., Akutsu H. and Fujiwara T., 2006, Structure of tightly

membrane-bound mastoparan-X, a G-protein-activating peptide, determined

by solid-state NMR, Biophysical journal, 91(4), pp.1368-1379.

43. Hirai Y., Yasuhara, T., Yoshida H., Nakajima T., Fujino M. and Kitada C.,

1979a, A new mast cell degranulating peptide" mastoparan" in the venom of

Vespula lewisii, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 27(8), pp.1942-1944.

44. Hirai Y., Kuwada M., Yasuhara T., Yoshida H. and Nakajima T., 1979b, A

new mast cell degranulating peptide homologous to mastoparan in the venom

of Japanese hornet (Vespa xanthoptera), Chemical and Pharmaceutical

Bulletin, 27(8), pp.1945-1946.

45. Todokoro Y., Yumen I., Fukushima K., Kang S.W., Park J.S., Kohno T.,

Wakamatsu K., Akutsu H. and Fujiwara T., 2006, Structure of tightly

membrane-bound mastoparan-X, a G-protein-activating peptide, determined

by solid-state NMR, Biophysical journal, 91(4), pp.1368-1379.

64

46. Lin C.H., Tzen J.T., Shyu C.L., Yang M.J. and Tu W.C., 2011, Structural

and biological characterization of mastoparans in the venom of Vespa species

in Taiwan, Peptides, 32(10), pp.2027-2036.

47. Lee V.S.Y., Tu W.C., Jinn T.R., Peng C.C., Lin L.J. and Tzen J.T.C., 2007,

Molecular cloning of the precursor polypeptide of mastoparan B and its

putative processing enzyme, dipeptidyl peptidase IV, from the black‐bellied

hornet, Vespa basalis, Insect molecular biology, 16(2), pp.231-237.

48. Argiolas A. and Pisano J.J., 1984, Isolation and characterization of two new

peptides, mastoparan C and crabrolin, from the venom of the European hornet,

Vespa crabro, Journal of Biological Chemistry, 259(16), pp.10106-10111.

49. Hirai Y., Yasuhara T., Yoshida H. and Nakajima T., 1981, A new mast cell

degranulating peptide, mastoparan-M, in the venom of the hornet Vespa

mandarinia, Biomedical Research, 2(4), pp.447-449.

50. Čeřovský V., Slaninová J., Fučík V., Hulačová H., Borovičková L., Ježek

R. and Bednárová L., 2008, New potent antimicrobial peptides from the venom

of Polistinae wasps and their analogs, Peptides, 29(6), pp.992-1003.

51. Brogden K.A., 2005, Antimicrobial peptides: pore formers or metabolic

inhibitors in bacteria?, Nature reviews microbiology, 3(3), pp.238-250.

52. dos Santos Cabrera M.P., Arcisio-Miranda M., da Costa L.C., de Souza,

B.M., Costa S.T.B., Palma M.S., Neto J.R. and Procopio J., 2009, Interactions

of mast cell degranulating peptides with model membranes: a comparative

biophysical study, Archives of biochemistry and biophysics, 486(1), pp.1-11.

53. de Souza B.M., dos Santos Cabrera M.P., Neto J.R. and Palma M.S., 2011,

Investigating the effect of different positioning of lysine residues along the

peptide chain of mastoparans for their secondary structures and biological

activities, Amino Acids, 40(1), pp.77-90.

54. de Souza B.M. and Palma M.S., 2008, Monitoring the positioning of short

polycationic peptides in model lipid bilayers by combining

hydrogen/deuterium exchange and electrospray ionization mass

65

spectrometry, Biochimica et Biophysica Acta (BBA)-Biomembranes, 1778(12),

pp.2797-2805.

55. Katsu T., Kuroko M., Morikawa T., Sanchika K., Yamanaka H., Shinoda

S. and Fujita Y., 1990, Interaction of wasp venom mastoparan with

biomembranes, Biochimica et Biophysica Acta (BBA)-Biomembranes, 1027(2),

pp.185-190.

56. Nakahata N., Abe M.T., Matsuoka I. and Nakanishi H., 1990, Mastoparan

inhibits phosphoinositide hydrolysis via pertussis toxin-intensive G-protein in

human astrocytoma cells, FEBS letters, 260(1), pp.91-94.

57. Rocha T., de Souza B.M., Palma M.S. and da Cruz-Höfling M.A., 2007,

Myotoxic effects of mastoparan from Polybia paulista (Hymenoptera,

Epiponini) wasp venom in mice skeletal muscle, Toxicon, 50(5), pp.589-599.

58. Dongol Y., L Dhananjaya B., K Shrestha R. and Aryal G., 2016, Wasp

venom toxins as a potential therapeutic agent, Protein and peptide

letters, 23(8), pp.688-698.

59. Lin C.H., Hou R.F., Shyu C.L., Shia W.Y., Lin C.F. and Tu W.C., 2012, In

vitro activity of mastoparan-AF alone and in combination with clinically used

antibiotics against multiple-antibiotic-resistant Escherichia coli isolates from

animals, Peptides, 36(1), pp.114-120.

60. dos Santos Cabrera M.P., Alvares D.S., Leite N.B., Monson de Souza B.,

Palma M.S., Riske K.A. and Ruggiero Neto J., 2011, New insight into the

mechanism of action of wasp mastoparan peptides: lytic activity and clustering

observed with giant vesicles, Langmuir, 27(17), pp.10805-10813.

61. Leite N.B., Da Costa L.C., dos Santos Alvares D., dos Santos Cabrera M.P.,

de Souza B.M., Palma M.S. and Neto J.R., 2011, The effect of acidic residues

and amphipathicity on the lytic activities of mastoparan peptides studied by

fluorescence and CD spectroscopy, Amino Acids, 40(1), pp.91-100.

62. Yamamoto T., Ito M., Kageyama K., Kuwahara K., Yamashita K.,

Takiguchi Y., Kitamura S., Terada H. and Shinohara Y., 2014, Mastoparan

peptide causes mitochondrial permeability transition not by interacting with

66

specific membrane proteins but by interacting with the phospholipid phase, The

FEBS journal, 281(17), pp.3933-3944.

63. De Souza B.M., da Silva A.V.R., Resende V.M.F., Arcuri H.A., dos Santos

Cabrera M.P., Neto J.R. and Palma M.S., 2009, Characterization of two novel

polyfunctional mastoparan peptides from the venom of the social wasp Polybia

paulista, Peptides, 30(8), pp.1387-1395.

64. Dos Santos Cabrera M.P., Arcisio-Miranda M., Gorjao R., Leite N.B., de

Souza B.M., Curi R., Procopio J., Ruggiero Neto J. and Palma M.S., 2012,

Influence of the bilayer composition on the binding and membrane disrupting

effect of Polybia-MP1, an antimicrobial mastoparan peptide with leukemic T-

lymphocyte cell selectivity, Biochemistry, 51(24), pp.4898-4908.

65. Henriksen J.R. and Andresen T.L., 2011, Thermodynamic profiling of

peptide membrane interactions by isothermal titration calorimetry: a search for

pores and micelles, Biophysical journal, 101(1), pp.100-109.

66. Xu X., Li J., Lu Q., Yang H., Zhang Y. and Lai R., 2006, Two families of

antimicrobial peptides from wasp (Vespa magnifica) venom, Toxicon, 47(2),

pp.249-253.

67. Xu X., Yang H., Yu H., Li J. and Lai R., 2006, The mastoparanogen from

wasp, Peptides, 27(12), pp.3053-3057.

68. Yandek L.E., Pokorny A. and Almeida P.F., 2009, Wasp mastoparans

follow the same mechanism as the cell-penetrating peptide transportan 10,

Biochemistry, 48(30), pp.7342-7351.

69. Park N.G., Yamato Y., Lee S. and Sugihara G., 1995, Interaction of

mastoparan‐B from venom of a hornet in Taiwan with phospholipid bilayers

and its antimicrobial activity, Biopolymers: Original Research on

Biomolecules, 36(6), pp.793-801.

70. Yu H.M., Wu T.M., Chen S.T., Ho C.L., Her G.R. and Wang K.T., 1993,

Mastoparan B, synthesis and its physical and biological

properties, Biochemistry and molecular biology international, 29(2), pp.241-

246.

67

71. Chen W., Yang X., Yang X., Zhai L., Lu Z., Liu J. and Yu H., 2008,

Antimicrobial peptides from the venoms of Vespa bicolor

Fabricius, Peptides, 29(11), pp.1887-1892.

72. Yang X., Wang Y., Lee W.H. and Zhang Y., 2013, Antimicrobial peptides

from the venom gland of the social wasp Vespa tropica, Toxicon, 74, pp.151-

157.

73. Lin C.H., Lee M.C., Tzen J.T., Lee H.M., Chang S.M., Tu W.C. and Lin,

C.F., 2017, Efficacy of Mastoparan-AF alone and in combination with

clinically used antibiotics on nosocomial multidrug-resistant Acinetobacter

baumannii, Saudi journal of biological sciences, 24(5), pp.1023-1029.

74. Yoon K.A., Kim K., Nguyen, P., Seo J.B., Park Y.H., Kim K.G., Seo H.Y.,

Koh Y.H. and Lee S.H., 2015, Comparative bioactivities of mastoparans from

social hornets Vespa crabro and Vespa analis, Journal of Asia-Pacific

Entomology, 18(4), pp.825-829.

75. Li M.L., Liao R.W., Qiu J.W., Wang Z.J. and Wu T.M., 2000,

Antimicrobial activity of synthetic all-D mastoparan M, International journal

of antimicrobial agents, 13(3), pp.203-208.

76. Chen X., Zhang L., Wu Y., Wang L., Ma C., Xi X., Bininda-Emonds O.R.,

Shaw C., Chen T. and Zhou M., 2018, Evaluation of the bioactivity of a

mastoparan peptide from wasp venom and of its analogues designed through

targeted engineering, International journal of biological sciences, 14(6), p.599.

77. Etzerodt T., Henriksen J.R., Rasmussen P., Clausen M.H. and Andresen

T.L., 2011, Selective acylation enhances membrane charge sensitivity of the

antimicrobial peptide mastoparan-x, Biophysical journal, 100(2), pp.399-409.

78. Hancock R.E., 1997, The bacterial outer membrane as a drug barrier,

Trends in microbiology, 5(1), pp.37-42.

79. Meng S., Xu H. and Wang F., 2010, Research advances of antimicrobial

peptides and applications in food industry and agriculture, Current Protein and

Peptide Science, 11(4), pp.264-273.

68

80. Da Silva A.V., De Souza B.M., dos Santos Cabrera M.P., Dias N.B., Gomes

P.C., Neto J.R., Stabeli R.G. and Palma M.S., 2014, The effects of the C-

terminal amidation of mastoparans on their biological actions and interactions

with membrane-mimetic systems, Biochimica Et Biophysica Acta (BBA)-

Biomembranes, 1838(10), pp.2357-2368.

81. N. N. An, L.V. Khang, D.H. Lợi, H.N. Oanh, 1970, Một số kết quả

bước đầu nghiên cứu nọc ong trên thực nghiệm, Dược học, 3, pp15-18.

82. Cấn Văn Mão, Nguyễn Minh Núi, 2016, Nghiên cứu độc tính cấp tính bán

trường diễn của nọc ong trên động vật thực nghiệm, 2, pp 162-165.

83. Lê Hữu Thọ, Nguyễn Huy Du, Nguyễn Xuân Hải, Đỗ Văn Nhật Trường,

Nguyễn Trung Nhân, Nguyễn Thị Thanh Mai, 2015, Estabishment on

procedure for determination of apamin, phospholipaza a2 and melittin in bee

venom from Apis melifera by HPLC/UV, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh

học, 20 (4), tr 13-19.

84.

85. https://www.ibt.ac.vn/index.php/12-cong-trinh-khoa-hoc

86. Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Minh Phương, Bùi Thị

Huyền, Phạm Đình Minh, Đỗ Hữu Chí, Nguyễn Thị Phương Liên, Phan Văn

Chi, Lê Thị Bích Thảo, 2017, Phân tích hệ protein/peptide nọc độc ong Vespa

velutina phân lập ở Việt Nam bằng kỹ thuật proteomics, Tạp chí Công nghệ

Sinh học, 15(2), pp 1-7 .

87. Yang L., Harroun T.A., Weiss T.M., Ding L. and Huang H.W., 2001,

Barrel-stave model or toroidal model? A case study on melittin

pores, Biophysical journal, 81(3), pp.1475-1485.

88. Naito A., Nagao T., Norisada K., Mizuno T., Tuzi S. and Saitô H., 2000,

Conformation and dynamics of melittin bound to magnetically oriented lipid

bilayers by solid-state 31P and 13C NMR spectroscopy, Biophysical

Journal, 78(5), pp.2405-2417.