43
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giảng viên : TS. NGUYỄN THANH PHONG Lớp : NH ĐÊM 1- K21 Nhóm thực hiện : NHM 12

Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Giảng viên : TS. NGUYỄN THANH PHONG

Lớp : NH ĐÊM 1- K21

Nhóm thực hiện : NHOM 12

Page 2: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Đ tài 7: Nguyên t c đ nh giá Tài s n đ m t i các ngân hàng th ng m i VNề ắ ị ả ả ạ ươ ạ

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Stt Họ Tên Ngày sinh Nơi sinh Ghi chú

1 Nguyễn Thị Dung 15/06/1988 Nghệ An

2 Trần Thị Hồng Gấm 10/07/1984 TP.HCM Nhóm trưởng

3 Vũ Thị Bích Hiếu 09/08/1988 Vũng Tàu

4 Võ Thị Khen 02/12/1988 Phú Yên

5 Trương Thị Liễu 03/07/1988 Lâm Đồng

6 Nguyễn Thị Ánh Ngọc 20/12/1983 An Giang

7 Nguyễn Phương Ngọc 13/04/1988 Quảng Ngãi

8 Nguyễn Toàn Xuân Nhã 22/01/1984 TP.HCM

Nhóm 12 – NH Đêm 1 – Khoá 21 1

Page 3: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

MỤC LỤC

Trang

I. TÀI SẢN ĐẢM BẢO NỢ VAY.....................................................................................4

1. Giới thiệu khái quát về tài sản đảm bảo nợ vay...............................................................4

1.1 Khái niệm.......................................................................................................................4

1.2. Phân loại tài sản............................................................................................................4

1.2.1 Phân loại theo hình thái vật chất.................................................................................4

1.2.2. Phân loại tài sản theo nguồn hình thành....................................................................5

1.2.3 Phân loại tài sản đảm bảo theo quyền sở hữu.............................................................5

1.3 Các nguyên tắc đối với tài sản đảm bảo.........................................................................5

2. Vai trò của tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay của ngân hàng.............................7

II. Nguyên tắc định giá tài sản đảm bảo nợ vay ...........................................................10

1. Khái niệm và vai trò của định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay................10

1.1. Khái niệm định giá tài sản ( thẩm định giá)................................................................10

1.2 Vai trò của định giá tài sản đảm bảo nợ vay................................................................12

2. Cơ sở Pháp lý và cơ sở Kinh tế để định giá tài sản bảo đảm ........................................13

2.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................................13

2.2. Cơ sở kinh tế ..............................................................................................................13

3. Các phương pháp và nguyên tắc định giá tài sản đảm bảo............................................15

3.1. Các phương pháp thẩm định giá được ban hành.........................................................15

1. Phương pháp so sánh.....................................................................................................15

2. Phương pháp chi phí......................................................................................................15

3. Phương pháp thu nhập...................................................................................................16

4. Phương pháp thặng dư...................................................................................................16

5. Phương pháp lợi nhuận..................................................................................................16

6. Các phương pháp thẩm định giá khác ...........................................................................16

3.2 Các nguyên tắc định giá tài sản bảo đảm tiền vay.......................................................17

1) Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất......................................................................17

a) Khái niệm.......................................................................................................................17

b) Đánh giá việc sử dụng cao nhất và tốt nhất của tài sản.................................................18

c) Yêu cầu của nguyên tắc.................................................................................................18

Page 4: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

2) Nguyên tắc thay thế......................................................................................................18

3) Nguyên tắc dự báo.........................................................................................................19

4) Nguyên tắc cung - cầu..................................................................................................19

5) Nguyên tắc dự kiến lợi ích tương lai............................................................................19

6) Nguyên tắc đóng góp.....................................................................................................19

7) Nguyên tắc phù hợp.......................................................................................................20

III. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ TSĐB TẠI NGÂN HÀNG X...........................21

KẾT LUẬN........................................................................................................................31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................32

Page 5: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

I. TÀI SẢN ĐẢM BẢO NỢ VAY:

1. Giới thiệu khái quát về tài sản đảm bảo nợ vay.

1.1 Khái niệm:

Theo khoản 7, điều 3 của NĐ 163/2006/NĐ-CP thì: Tài sản bảo đảm là tài sản mà

bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

Như vậy, Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, tài sản đảm bảo nợ vay là tài sản

mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nợ của khách hàng vay đối với

ngân hàng. Bên bảo đảm có thể là chính khách hàng vay hoặc người thứ ba cam kết bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ nợ cho khách hàng vay, Tài sản đảm bảo có thể là vật, tiền, giấy

tờ có giá và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

1.2. Phân loại tài sản

1.2.1 Phân loại theo hình thái vật chất.

Bất động sản: là những tài sản không thể di dời được như: Đất đai, nhà ở, công

trình xây dựng gắn liền trên đất…Cỏc công trình xây dựng trên đất gồm: Nhà ở, cửa

hàng, nhà xưởng, khách sạn, văn phòng…

Động sản bao gồm:

- Chứng từ có giá như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu dài hạn,

chứng khoán của các tổ chức tài chính lớn, công ty lớn.

- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản cố định.

- Hàng hoá trong kho: Nguyên vật liệu, sản phẩm,…

- Các tài sản khác như: Vàng, ngoại tệ mạnh, các hợp đồng chi trả của bên

thứ ba như các khoản phải thu, hợp đồng bán hàng hoỏ…và một số quyền như quyền tác

giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, quyền

đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên …

1.2.2. Phân loại tài sản theo nguồn hình thành.

Tài sản hiện có: Là những tài sản đã có sẵn, đã hình thành từ trước khi vay.

Page 6: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Tài sản hình thành từ vốn vay: là những tài sản chưa có ở hiện tại, sẽ được hình

thành trong tương lai và từ chính nguồn vốn vay được .

1.2.3 Phân loại tài sản đảm bảo theo quyền sở hữu.

Tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của khách hàng vay: Đây là những tài sản thuộc

quyền sở hữu và sử dụng lâu dài của khách hàng vay. Những tài sản này được hình thành

từ nguồn vốn của chính khách hàng và có từ trước khi khách hàng đề nghị vay vốn.

Tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của bên bảo lãnh: Đây là tài sản thuộc quyền sở

hữu, sử dụng của bên bảo lãnh đem làm tài sản đảm bảo cho khách hàng vay. Đây là hình

thức bảo đảm kép nhằm đề phòng khi người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì

Ngân hàng có thể xử lý tài sản kèm theo của bên thứ ba.

1.3 Các nguyên tắc đối với tài sản đảm bảo:

Tài sản mà khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh

vay vốn phải có đủ các điều kiện:

Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách

hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định:

- Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng vay,

bên bảo lãnh và được thế chấp, theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Đối với các tài sản của doanh nghiệp Nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước

giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy

định của pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước.

- Đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo

lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì khách

hàng vay, bên bảo lãnh phải co giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Tài sản được phép giao dịch: tài sản phải được pháp luật cho phép hoặc

không cấm mua, bán, cho, biếu, tặng, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp và

các giao dịch khác.

Page 7: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Tài sản không có tranh chấp.

Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay, bên bảo

lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.

Tài sản đương nhiên trở thành tài sản bảo đảm mà không cần được mô tả trong hợp đồng

bảo đảm (HĐBĐ), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác:

Quyền được nhận số tiền bảo hiểm trong trường hợp thế chấp tài sản. Bên nhận

thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 346 Bộ Luật

dân sự;

Các vật phụ của TSBĐ trong trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản đó – áp dụng đối

với đống sản. Trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà, công

trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền

với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có sự thỏa thuận;

Tiền, quyền yêu cầu thanh toán, vật hoặc các lợi ích khác thu được từ việc bán

TSBĐ là hàng hóa luân chuyển trong quá trình SXKD.

Tài sản có được từ việc bán tài sản thế chấp theo khoản 1 Điều 20 của Nghị định

163/2006/NĐ-CP;

Tài sản được ghi trong vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá.

Việc lựa chọn tài sản nào để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là theo thỏa thuận của

các bên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Một tài sản có thể được dùng để đảm bảo cho nhiều khoản vay tại một hay nhiều

ngân hàng khác nhau. (Theo Điều 324 BLDS 2005; Điều 5 NĐ 163/2006/NĐ-CP):

Luật dân sự khẳng định quyền được thỏa thuận về việc một TSBĐ thực hiện nhiều

nghĩa vụ (trừ một số trường hợp khác, như Luật nhà ở). Giá trị của TSBĐ lớn hơn, bằng

hoặc thấp hơn tổng giá trị của các nghĩa vụ được bảo đảm là do các bên thỏa thuận;

Page 8: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Bên cạnh nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên về việc một TSBĐ thực hiện

nhiều nghĩa vụ: Các GDBĐ và các giao dịch có liên quan được qui định phải được công

khai hóa nhằm tránh rủi ro cho các bên nhận bảo đảm trong tương lai, đồng thời xác định

được vị trí trong thứ tự ưu tiên thanh toán; Các bên nhận bảo đảm có thể biết và buộc

phải biết việc tài sản đã được dùng vào việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Nhiều tài sản cũng có thể được sử dụng để bảo đảm thực hiện một khoản vay

(Theo Điều 334, Điều 347 BLDS 2005; Điều 7 NĐ 163/2006/NĐ-CP).

Nếu các bên không có thỏa thuận, trường hợp nhiều TSBĐ thực hiện một nghĩa vụ

dân sự, thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ; Do vậy, có thể

thỏa thuận là mỗi TSBĐ chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ, nhưng phải được ghi rõ trong

hợp đồng phần nghĩa vụ được bảo đảm đối với tài sản tương ứng;

Các bên có thể lập một HĐBĐ hoặc nhiều HĐBĐ khác nhau để thỏa thuận về việc

nhiều TSBĐ thực hiện một nghĩa vụ nợ.

2. Vai trò của tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Khi không thể nhìn vào những cái vô hình và khó phân tích như giá trị vô hình của

doanh nghiệp, giá trị của vốn chủ sở hữu, giá trị thực của các khoản phải thu, các khoản

tồn kho... Nhất là lần đầu tiên thiết lập quan hệ tín dụng thì việc này càng khó khăn hơn.

Các tổ chức tín dụng Việt Nam chọn việc làm đơn giản nhất là xem xét những cái gì hiện

hữu nhất. Đó chính là các tài sản hữu hình mà chủ yếu là tài sản cố định dùng để đảm bảo

cho các khoản vay.

Các tài sản hữu hình là thứ dễ xác định giá trị nhất. Việc cấp tín dụng sẽ cảm thấy

yên tâm hơn rất nhiều nếu nó được đảm bảo bằng tài sản, nhất là các loại tài sản có tính

thanh khoản và giá trị cao. Việc quản lý các loại tài sản cũng sẽ dễ dàng hơn khi các tổ

chức tín dụng nắm giữ tài sản hoặc giữ những giấy tờ sở hữu chúng và được nhà nước

xác nhận. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao các tổ chức tín dụng coi tài sản

đảm bảo là yếu tố quan trọng rất quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của mình. Đây

cũng là trở ngại chính đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng khi không có tài sản đảm bảo hoặc các

tài sản chưa đủ các giấy tờ hợp lệ. Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản

Page 9: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

đang được xem là tiêu chuẩn quan trọng của các tổ chức tín dụng. Trong khi về mặt

nguyên lý, tài sản đảm bảo chỉ là một yếu có giá trị tham chiếu trong các quyết định cấp

tín dụng.

Tài sản đảm bảo có vai trò rất lớn trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức

tín dụng Việt Nam hiện nay không đơn giản vì nó là chỗ dựa tin cậy trong việc đưa ra

quyết định cấp tín dụng mà hơn thế nữa, tài sản đảm bảo có tác dụng rất tốt trong việc

ngăn ngừa sự xuất hiện của tâm lý ỷ lại sau khi cho vay.

Vai trò của tài sản đảm bảo trong việc ngăn ngừa tâm lý ỷ lại: Lý thuyết hành vi

(behaviour theory) và lý thuyết trò chơi (game theory) đã chỉ rõ, khi thực hiện bất cứ một

hành vi nào, mỗi cá nhân luôn xem xét họ sẽ được gì và mất gì. Nếu hành vi luôn mang

lại lợi ích mà không bị tổn thất gì thì họ sẽ thực hiện, ngược lại nếu hành vi luôn tạo ra

tổn thất mà không có lợi ích gì cho bản thân thì họ sẽ không thực hiện. Đối với loại còn

lại, hành vi được thực hiện khi lợi ích lớn hơn chi phí và ngược lại hành vi sẽ không được

thực hiện. Tác dụng của tài sản đảm bảo nằm ở điểm này. Khi những khoản tín dụng

được cấp mà không có tài sản đảm bảo, phần vốn của bên vay tham gia rất ít hoặc không

tham gia vào dự án đầu tư, thì xu hướng tất yếu là bên vay sẽ thực hiện các dự án có mức

độ rủi ro cao để đem lại lợi nhuận cao vì nếu dự án thất bại thì cái mà họ mất là không

đáng kể, ngược lại nếu dự án thành công thì lợi ích của họ là rất lớn. Hành vi của bên vay

sẽ hoàn toàn ngược lại khi họ phải đem thế chấp các tài sản hiện có của mình để được cấp

tín dụng. Khi tài sản được thế chấp, cấm cố tại các tổ chức tín dụng thì người vay sẽ bị

mất nó nếu khoản vay của họ được đầu tư không cẩn thận và xảy ra rủi ro. Chính vì vậy

mà họ phải thận trọng hơn khi thực hiện quyết định đầu tư của mình. Điều này cũng xảy

ra đối với các doanh nghiệp có giá trị thực của vốn chủ sở hữu lớn, hoạt động trong môi

trường tương đối tốt với luật phát sản được thực thi hiệu quả. Trong trường hợp này, mặc

dù được vay vốn không cần đảm bảo, nhưng người vay vẫn rất thận trọng trong quyết

định đầu tư của mình vì nếu xảy ra rủi ro, dẫn đến tình trạng phá sản thì họ sẽ bị mất

nhiều nhất vì họ là đối tượng cuối cùng được nhận những gì còn lại sau khi thực hiện tất

cả các nghĩa vụ nợ cho các đối tượng khác trong quá trình thực hiện phá sản doanh

nghiệp. Đây cũng chính là cơ sở khoa học hết sức đúng đắn cho việc đưa ra điều 11 Nghị

Page 10: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

định 59/NĐ-CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ là " ...tổng mức dư nợ vốn huy động

không được vượt quá vốn điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm công bố gần nhất....".

Quy định này có mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất

lợi của các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng do yêu cầu khơi thông tín dụng phục vụ cho

các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, điều kiện này sau đó đã bị bãi bỏ và hiện nay, rất

nhiều doanh nghiệp có dư nợ vay chiếm tỷ lệ chính trong bảng cân đối (trên 80%). Chính

điều này, cộng với cơ chế phận định quyền hạn và trách nhiệm không rõ ràng đã tạo ra

tâm lý ỷ lại trong nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Do lợi ích từ

việc thực hiện các dự án đầu tư là rất lớn trong khi trách nhiệm không rõ ràng nên các cấp

điều hành doanh nghiệp chỉ muốn thực hiện đầu tư mà không muốn trả nợ. Điều này đã

gây rất nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc giải quyết các khoản nợ xấu.

Chính điều này đã đặt các tổ chức tín dụng vào lựa chọn coi tài sản đảm bảo là một trong

những tiêu chuẩn quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng của mình. Vì trong điều

kiện thị trường tài chính chưa đạt được độ hoàn hảo cần thiết, tài sản đảm bảo là cơ chế

tốt nhất để giảm thiểu lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại do thông tin bất cân xứng gây ra,

nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Ngoài ra, trong trường hợp uy tín của khách hàng và hiệu quả dự án chưa đủ cơ sở

chắc chắn cho việc thu hồi nợ thì tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ 2 ngân hàng

chắc chắn sẽ có khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động của khách hàng không

đủ bảo đảm chi trả. Tài sản bảo đảm được nói đến ở đây chính là các tài sản hữu hình

thuộc quyền sở hữu của khách hàng hoặc bên bảo lãnh cho khách hàng. Ngân hàng sẽ yên

tâm hơn về khoản cho vay của mình khi được nhận thế chấp hoặc cầm cố các tài sản hữu

hình đã được pháp luật xác nhận này; đặc biệt khi nó có tính thanh khoản và giá trị cao.

Tài sản hữu hình, chắc chắn sẽ xác định giá dễ hơn, nó cũng thực tế hơn bởi nó là những

cái có thực ở hiện tại không giống những cái vô hình là uy tín hay cái tương lai khó xác

định là hiệu quả dự án.

Những phân tích và những lập luận trên đây không nằm ngoài mục đích muốn giải

thích rằng: các Ngân hàng, nhất là các NHTM ở Việt Nam coi tài sản đảm bảo là yếu tố

Page 11: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

hàng đầu trong việc ra quyết định cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của

mình.

II.  Nguyên tắc định giá tài sản đảm bảo nợ vay  

1. Khái niệm và vai trò của định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay .

1.1. Khái niệm định giá tài sản ( thẩm định giá).

Trên thế giới “Định giá tài sản” trở thành một môn khoa học mang tính nghệ thuật

được nhiều giáo sư, nhà kinh tế, sinh viên nghiên cứu và đã được áp dụng trong nền kinh

tế rất thành công. Ở Việt Nam, môn khoa học này mới đang được nghiên cứu ở những

bước khởi đầu, ngay ở một số TCTD thì một sự hiểu biết sâu về vấn đề này cũng chưa

thật sự được quan tâm.

Ở các nước, người ta thường sử dụng hai từ tiếng Anh là Appraisal và Valuation

để nói đến thẩm định giá. Nguồn gốc từ ngữ của cả hai thuật ngữ này là từ tiếng Pháp.

Valuation xuất hiện vào năm 1529 còn Appraisal từ năm 1817. Hai thuật ngữ đều có

chung ý nghĩa, đó là sự ước tính, đánh giá và có hàm ý là cho ý kiến của một nhà chuyên

môn về giá trị của một vật phẩm nhất định.

Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đã đưa ra

nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo tự điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của

một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh

doanh”.

Theo giáo sư W.Seabrooke - Viện đại học Portsmouth, Vương quốc Anh:

“Thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình

thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định”.

Theo Ông Fred Peter Marrone - Giám đốc Marketing của AVO, Úc “Thẩm

định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản

chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp

dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được và phân

Page 12: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị

của chúng”.

Theo Gs. Lim Lan Yuan - Singapore: Thẩm định giá là một nghệ thuật hay

khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một

thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả

các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.

Theo Khoản 2, Điều 4, Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 năm 2002 của

Việt Nam, trong thẩm định giá được định nghĩa như sau:

“Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với

thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông

lệ quốc tế”

Nhìn chung, các khái niệm trên đây khi đề cập đến định giá tài sản đều có chung

một số yếu tố là:

+ Sự ước tính giá trị hiện tại.

+ Tính bằng tiền tệ

+ Về tài sản, bất động sản hoặc các quyền sở hữu đối với tài sản, bất động sản.

+ Theo yêu cầu, mục đích nhất định.

+ Ở địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể.

+ Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trường.

Do vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về định giá tài sản như sau:

“Định giá tài sản là một nghệ thuật hay một khoa học về ước tính giá trị của tài

sản (quyền tài sản ) phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, cho một

mục đích nhất định theo những tiêu chuẩn được công nhận như những thông lệ quốc tế

hoặc quốc gia”.

Page 13: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Như vậy, theo cách hiểu này thì Định giá tài sản đảm bảo chính là sự ước tính về

giá trị thị trường của tài sản được đem làm tài sản bảo đảm tiền vay tại một thời điểm

nhất định phục vụ cho mục đích bảo đảm nợ vay.

1.2 Vai trò của định giá tài sản đảm bảo nợ vay.

Ở bất kì một NHTM nào thì nghiệp vụ cho vay cũng ít nhiều liên quan đến việc

thế chấp, cầm cố tài sản. Trong cho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp như

vậy thì phần lớn Ngân hàng quyết định mức cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo tiền

vay với tỷ lệ giới hạn theo quy định của Nhà nước và của riêng Ngân hàng. Trong số

những tài sản đảm bảo này có những loại đã dễ dàng xác định về giá trị như vàng, bạc, đá

quý, giấy tờ có giá… nhưng đa phần sẽ là những tài sản cố định khó xác định giá như: bất

động sản, nhà xưởng, dây chuyền máy móc thiết bị,… ngoài ra còn một số động sản như:

Nguyên vật liệu, hàng tồn kho… Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, môi trường pháp lý về

chế độ kế toán, kiểm toán tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế tính minh

bạch, trung thực của báo cáo tài chính, các thông tin của khách hàng cung cấp nhiều khi

chưa đủ tin cậy theo đúng qui chế cho vay. Do vậy các điều kiện cần như thẩm định năng

lực tài chính, năng lực trả nợ, việc kiểm soát dòng tiền, … đối với nhiều khách hàng vay

hiện nay là các doanh nghiệp dân doanh (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp

tư nhân, hộ kinh doanh cá thể,…) rất khó xác định đúng nhu cầu để thuyết phục khách

hàng chấp nhận. Thực tế đã có trường hợp khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, Ngân hàng

tiếp cận cho vay, thẩm định số liệu báo cáo tài chính, xác định mức cho vay vốn theo nhu

cầu thực tế thấp hơn so với mức cho vay tối đa tính trên giá trị nghĩa vụ được bảo đảm

của tài sản thế chấp thì khách hàng bỏ đi vay ngân hàng khác. Đó là một thách thức giữa

việc tuân thủ quy chế nghiệp vụ và yêu cầu phát triển thị phần tín dụng mà nguyên nhân

là do môi trường pháp lý về kế toán, kiểm toán chưa hoàn thiện, sự cạnh tranh gay gắt

của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc tìm kiếm khách hàng tốt.

Chính vì sự đa dạng và tính phức tạp của hàng loạt những tài sản mà khách hàng

đưa ra làm tài sản đảm bảo đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải có những phương pháp, cách

thức định giá hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và của chính Ngân hàng.

Page 14: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Có như vậy Ngân hàng mới giữ được những khách hàng thường xuyên, đồng thời thu hút

thêm được ngày càng nhiều khách hàng hơn khi mà uy tín của khách hàng ngày càng

được nâng cao.

Với nhiều loại tài sản đảm bảo như vậy mà mỗi loại tài sản thì có những đặc trưng

khác nhau về độ hao mòn, khả năng bán và mức độ chịu ảnh hưởng bởi các biến động về

giá trên thị trường. Vì vậy, việc xác định chính xác giá trị, phù hợp với thời điểm cho một

tài sản đảm bảo là rất quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.

2. Cơ sở Pháp lý và cơ sở Kinh tế để định giá tài sản bảo đảm

2.1. Cơ sở pháp lý

Chính là những văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến tài sản đảm bảo, định

giá tài sản đảm bảo, thẩm định giá…của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng

Nhà Nước, các bộ, ban, ngành có thẩm quyền liên quan như : NGHỊ ĐỊNH Của chính

phủ Số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 Về thẩm định giá ; PHÁP LỆNH

GIÁ số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/04/2002 của Ủy Ban thường vụ Quốc Hội…

và các văn bản quy chế, quy định nội bộ của chính các Ngân hàng.

2.2. Cơ sở kinh tế

Giá trị còn lại của tài sản đảm bảo (thường áp dụng đối với các tài sản cố định):

giá trị còn lại của tài sản cố định chính là bằng Nguyên giá trừ đi (-) những hao mòn

trong quá trình sử dụng nó. Trong đó:

- Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có tài sản đó tính

đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng, nguyên giá được tính dựa trên giá trị trên sổ

sách của tài sản này tại đơn vị vay vốn.

- Hao mòn: bao gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn lúc này được

tính bằng tổng cộng số tiền được phân bổ từ nguyên giá của tài sản vào chi phí sản xuất,

kinh doanh qua các kỳ hoạt động tính đến thời điểm định giá. Việc xác định hao mòn sẽ

Page 15: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

cho thấy sự giảm dần giá trị của tài sản khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh.

Ngân hàng cần chú ý đến thực trạng các đặc tính của từng loại tài sản do những

hao mòn tự nhiên và những hao mòn do tiến bộ của khoa học làm cho những tài sản này

bị mất giá.

Giá trị của tài sản đảm bảo tại thời điểm định giá phụ thuộc vào khả năng phát

mại và quan hệ cung cầu về tài sản đó trên thị trường:

Mức giá xác định phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phát mại của tài sản có nghĩa

là việc định giá lúc này chịu ảnh hưởng theo mức giá chung của thị trường. Nếu định giá

cho tài sản đảm bảo quá cao thì sẽ vượt quá khả năng của các chủ thể muốn mua khi đó

khả năng phát mại thấp. Còn nếu định giá thấp thì Ngân hàng phải tính đến các chi phí

mà mình bỏ ra.

Giá trị thị trường của tài sản đảm bảo: Việc định giá tài sản đảm bảo phải căn cứ

vào giá trị của nó tại thời điểm hiện tại trên thị trường mà cơ sở chính là tài sản cùng loại.

“ Giá trị thị trường là khoản tiền ước tính mà một tài sản có thể trao đổi được vào thời

điểm định giá, giữa một bên tình nguyện mua và một bên tự nguyện bán trong một giao

dịch phù hợp với khả năng mỗi bên sau khi đã được tiếp thị một cách hợp lý, trong đó cả

bên mua và bên bán đều đã hành động một cách có hiểu biết, khôn ngoan và không có

một sự ép buộc nào”. Ngoài ra, cũng có một khái niệm thông dụng nữa của giá trị thị

trường: “Giá trị thị trường là giá bán có thể thực hiện được của một tài sản, phù hợp với

khả năng của người bán và người mua trong một thị trường mở và cạnh tranh; Là mức giá

thịnh hành dưới các điều kiện thị trường xác định, trong đó việc mua bán diễn ra sòng

phẳng, bên mua và bên bán đều tự nguyện, được thông tin đầy đủ về thị trường và về tài

sản, không phải chịu bất kỳ một sự kích động quá mức nào”. Việc định giá phù hợp với

giá trị thị trường rất quan trọng. Nếu tài sản đảm bảo được định giá quá cao Ngân hàng sẽ

gặp rủi ro trong xử lý khi khách hàng không trả được nợ. Nếu định giá quá thấp ảnh

hưởng đến quy mô vay vốn của khách hàng, khách hàng sẽ có xu hướng tìm đến những tổ

chức tín dụng khác mà với tài sản đảm bảo đó mà họ vẫn vay được lương vốn lớn hơn.

Page 16: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

3. Các phương pháp và nguyên tắc định giá tài sản đảm bảo.

3.1. Các phương pháp thẩm định giá được ban hành.

Thông tư số 17/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 101/2005 tháng

8/2005 về thẩm định giá nêu rõ về các phương pháp thẩm định giá, có 5 phương pháp

được đề cập là:

1. Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức

giá của các tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc

đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần với thời điểm thẩm

định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.

Phương pháp so sánh chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản có

giao dịch, mua, bán phổ biến trên thị trường.

2. Phương pháp chi phí:

Phương pháp chi phí là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra

một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần

thẩm định giá.

  Phương pháp chi phí chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản chuyên

dùng, ít hoặc không có mua, bán phổ biến trên thị trường; tài sản đã qua sử dụng; tài sản

không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh.

3. Phương pháp thu nhập:

  Phương pháp thu nhập (hay còn gọi là phương pháp  đầu tư) là phương pháp thẩm

định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận

được từ việc khai thác tài sản cần thẩm định giá thành giá trị vốn hiện tại của tài sản (quá

trình chuyển đổi này còn được gọi là quá trình vốn hoá thu nhập) để ước tính giá trị thị

trường của tài sản cần thẩm định giá.

Page 17: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Phương pháp thu nhập chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá tài sản đầu tư

(bất động sản, động sản, doanh nghiệp, tài chính) mà tài sản đó có khả năng tạo ra thu

nhập trong tương lai và đã xác định tỷ lệ vốn hoá thu nhập.

4. Phương pháp thặng dư:

  Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá mà giá trị thị trường của tài

sản cần thẩm định giá được xác định giá trị vốn hiện có trên cơ sở ước tính bằng cách lấy

giá trị ước tính của sự phát triển giả định của tài sản trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để

tạo ra sự phát triển đó.

    Phương pháp thặng dư chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá bất động sản có

tiềm năng phát triển.

5. Phương pháp lợi nhuận:

  Phương pháp lợi nhuận là phương pháp thẩm định giá  dựa trên khả năng sinh lợi

của việc sử dụng tài sản để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.

  Phương pháp lợi nhuận chủ yếu được áp dụng trong  thẩm định giá các tài sản mà

việc so sánh với những tài sản tương tự gặp khó khăn do giá trị của tài sản chủ yếu phụ

thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản như khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu bóng,…

6. Các phương pháp thẩm định giá khác theo thông lệ quốc tế (nếu có) phải được Bộ

Tài chính chấp thuận trước khi áp dụng.

3.2 Các nguyên tắc định giá tài sản bảo đảm tiền vay.

Giá trị của một tài sản bất kỳ luôn chịu ảnh hưởng của quy luật giá trị và những

quy luật kinh tế khác. Bởi vậy, khi định giá tài sản đảm bảo cần tuân theo những nguyên

tắc kinh tế nhất định. Những nguyên tắc này có quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ sung cho

nhau nên khi đặt nó trong việc định giá tài sản cần xem xét trên phương diện của cả tổng

thể. Có 7 nguyên tắc căn bản như sau:

Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất

Page 18: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Nguyên tắc thay thế

Nguyên tắc dự báo

Nguyên tắc cung - cầu

Nguyên tắc dự kiến lợi ích tương lai

Nguyên tắc phù hợp

Nguyên tắc đóng góp

1) Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất:

a) Khái niệm:

Sử dụng cao nhất và tốt nhất là cách sử dụng tốt nhất một tài sản có thể thực hiện

được về mặt vật chất, được pháp luật chấp nhận, khả thi về tài chính và mang lại giá trị

cao nhất cho tài sản.

Nói cách khác, việc sử dụng cao nhất và tốt nhất của tài sản là đạt được mức hữu

dụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về

mặt kỹ thuật, pháp lý, tài chính và đem lại giá trị cao nhất cho tài sản.

Khái niệm sử dụng cao nhất và tốt nhất là một phần cơ bản không thể thiếu được

của sự ước tính giá trị thị trường.

b) Đánh giá việc sử dụng cao nhất và tốt nhất của tài sản:

- Việc sử dụng không được pháp luật chấp nhận hay không thể thực hiện được về

mặt vật chất không được xem là sử dụng cao nhất và tốt nhất. Tuy nhiên, ngay cả việc sử

dụng có thể thực hiện về mặt vật chất và luật pháp cho phép cũng cần phải có sự đánh giá

thích đáng cuả thẩm định viên về tính hợp lý của việc sử dụng hiện tại.

- Đặc điểm cuả thị trường là luôn biến động và mất cân bằng giữa cung và cầu nên

việc sử dụng cao nhất và tốt nhất của một tài sản có thể phục vụ cho mục đích sử dụng

trong tương lai; vì khi việc sử dụng tài sản đang trong tình trạng có sự thay đổi thì việc sử

dụng trước mắt cao nhất và tốt nhất có thể chỉ là việc sử dụng tạm thời.

Page 19: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Trong một số trường hợp, khi có nhiều loại sử dụng cao nhất và tốt nhất tiềm

năng, thì thẩm định viên phải trình bày các cách sử dụng thay thế nhau và ước tính các

khoản chi phí và thu nhập tương lai từ đó xác định việc sử dụng cao nhất và tốt nhất của

tài sản .

c) Yêu cầu của nguyên tắc:

Nguyên tắc này đòi hỏi khi thẩm định giá tài sản phải đặt tài sản trong tình huống

sử dụng cao nhất và tốt nhất, chứ không phải dựa trên sự sử dụng hiện tại nếu như sự sử

dụng hiện tại chưa phải là cao nhất và tốt nhất, đặc biệt là đối với bất động sản. Bởi vì

việc sử dụng cao nhất và tốt nhất quyết định giá trị thị trường của tài sản

2) Nguyên tắc thay thế:

Khi hai tài sản có tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán ở mức giá thấp nhất

thì tài sản đó sẽ bán được trước.

Giới hạn trên của giá trị tài sản có xu hướng được thiết lập bởi chi phí tạo ra hoặc

mua một tài sản thay thế cần thiết tương đương, với điều kiện không có sự chậm trễ quá

mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế.

Một người thận trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí tạo ra hoặc mua một tài sản

thay thế trong cùng một thị trường và cùng một thời điểm.

Hệ quả của nguyên tắc : giá trị của một tài sản có thể được đo bằng chi phí tạo ra

hoặc mua một tài sản có tính hữu ích tương tự

3) Nguyên tắc dự báo:

Với nguyên tắc này, trong thẩm định giá tài sản cần dự báo trước các tình huống

về kinh tế, chính trị, môi trường,… có thể xảy ra trong tương lai có tác động đến giá trị

của tài sản thẩm định giá. Bởi vì khác với kế toán, thẩm định giá luôn luôn dựa trên triển

vọng tương lai hơn là sự thực hiện trong quá khứ, nhất là đối với bất động sản

4) Nguyên tắc cung - cầu:

Page 20: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu của tài sản đó

trên thị trường. Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung và cầu của tài

sản. Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung của tài sản.

Do vậy khi thẩm định giá phải phân tích và đánh giá cản thận về sự tác động của

các lực lượng thị trường đến cung cầu.

Khi phân tích các thông tin thị trường cần thiết phải cân nhác đến tình trạng cung

cầu trên thị trường trước khi thực hiện các điều chỉnh.

5) Nguyên tắc dự kiến lợi ích tương lai:

Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong

tương lai. Do đó, việc ước tính giá trị của tài sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương

lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng tài sản của người mua.

6) Nguyên tắc đóng góp:

Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản

có tác động đến tổng giá trị của tài sản đó.

Nguyên tắc này dùng để xem xét tính khả thi của việc đầu tư bổ sung vào tài sản

khi xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và hiệu quả nhất.

7) Nguyên tắc phù hợp:

Tài sản cần phải phù hợp với môi trường của nó nhằm đạt được mức sinh lời tối đa

hoặc mức hữu dụng cao nhất; do đó phải phân tích xem liệu tài sản đó có phù hợp với

môi trường hay không khi xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.

III. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG X.

Trong những năm qua, có khá nhiều quy chế về bảo đảm an toàn trong cho vay

của NHTM, cùng các văn bản pháp lý khác có liên quan đã được ban hành. Các quy chế

đó đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm cho hoạt động cho vay của các NHTM có

Page 21: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

được độ an toàn cao hơn. Tuy nhiên, do những biến đổi về kinh tế, cũng như sự thay đổi

các điều kiện pháp luật có liên quan đã tác động đến tình hình an toàn trong cho vay của

các NHTM. Nhiều khoản nợ khó đòi không thu hồi được đã và đang tác động tiêu cực

đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Do đó, để vừa nâng cao tốc độ tăng trưởng, vừa

đảm bảo chất lượng các khoản vay, mỗi ngân hàng đều phải tự xây dựng và luôn cải tiến

các quy trình, quy chế về đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng, trong đó không thể thiếu

các quy định về việc định giá tài sản đảm bảo.

Tham khảo các quy định về thẩm định bất động sản, động sản của Ngân hàng X

cho thấy quá trình định giá tài sản đảm bảo không đơn giản, đó là cả một quá trình trải

qua nhiều bước với rất nhiều nguyên tắc, quy định chặt chẽ. Bàiviết xin giới thiệu một số

quy định chính liên quan đến việc định giá tài sản đảm bảo tại ngân hàng X.

Page 22: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8
Page 23: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8
Page 24: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Ví dụ: Trường hợp đơn giá các BĐS so sánh tương đồng

Giá trị BĐS = Giá trị quyền sử dụng đất + giá trị tài sản gắn liền với đất

Cty Bình Minh đề nghị NH X xin vay 2,000 tr , TSĐB là căn nhà mặt tiền số

F38/K300 Cộng Hòa, P.12, Q. Tân Bình, diện tích đất là 100m2 , diện tích xây dựng là

154m2 . Giá trị tài sản thế chấp được xác định như sau:

Bước 1: Khảo sát và thu thập thông tin.

Lấy giá tham khảo của ít nhất 3 căn nhà tại các trung tâm địa ốc, hoặc trên các

thông tin đại chúng và báo chí:

+ Nhà số 232/23 Khu K200 Cộng Hòa, P.12, Q. Tân Bình: diện tích đất 92 m2 ,

dtích xây dựng 271 m2 . Giá bán 5,600 tr đồng.

+ Nhà số 20 Lê Quy Nhuận, P.12, Q. Tân Bình: diện tích đất 112 m 2 , dtích xây

dựng 220 m2 . Giá bán 6,440 tr đồng.

+ Nhà số 103/ 215 Khu K300 Cộng Hòa, P.12, Q. Tân Bình: diện tích đất 74 m2 ,

dtích xây dựng 186 m2 . Giá bán 4,200 tr đồng.

Page 25: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

+ Nhà số 4/13 Lê Trung Nghĩa, P.12, Q. Tân Bình: diện tích đất 145 m2 , dtích xây

dựng 145 m2 . Giá bán 5,800 tr đồng.

BẢNG TÍNH GIÁ TRỊ ĐỊNH GIÁ NHÀ ĐẤT LÀM TÀI SẢN ĐẢM BẢO

ĐVT : triệu đồng/ m2

S

TT Nhà đất tham khảo

Giá

trị DTXD

Đơn

giá XD

giá trị

XD

Giá trị

đất

DT

đất

Đơn

giá đất

1 232/23 Khu K200 5,600 271 3 813 4,787 92 52.03

2 20 Lê Quy Nhuận 6,440 220 3 660 5,780 112 51.61

3 103/ 215 Khu K300 4,200 186 3 558 3,642 74 49.22

4 4/13 Lê Trung Nghĩa 5,800 145 2 290 5,510 145 38.00

  Tổng cộng 190.86

  Giá thị trường bình quân (190.86 / 4) 47.72

Bước 2: So sánh, phân tích thông tin

- Các căn nhà rao bán đều đã qua sử dụng, có tính giá tị hao mòn;

- Các điều kiện về hạn tầng cơ sở, an ninh, lợi thế thương mại ngang nhau, do đó

không tính hệ số điều chỉnh.

Bước 3: xác định giá của BĐS cần định giá.

- Bình quân giá đất của 4 BĐS cầ so sánh : 47,72 tr/ m2

- Giá trị XD sau khi trừ giá trị hao mòn: 2 tr/ m2

- Giá trị BĐS cần định giá :

+ Diện tích đất : 100m2 x 47,72 = 4,772 tr

+ Giá trị nhà ở: 154m2 x 2 = 380 tr

Page 26: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Giá trị thị trường của BĐS = 4,772 + 380 = 5,080 tr

Giá trị định giá tối đa của BĐS là 80% so với giá trị thị trường:

5,080 tr x 80% = 4,064 tr

( Nguồn : Tài liệu nội bộ ngân hàng X )

Page 27: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8
Page 28: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8
Page 29: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

KẾT LUẬN:

Page 30: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao

so với khu vực. Với mức độ tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là hết

sức lớn. Từ đó khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay sẽ còn tiếp tục là

một kênh cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế

nước ta hiện nay, môi trường pháp lý về chế độ kế toán, kiểm toán tài chính đang trong

quá trình hoàn thiện, vì thế tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, các thông tin

của khách hàng cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy theo đúng qui chế cho vay. Do vậy

các điều kiện cần như thẩm định năng lực tài chính, năng lực trả nợ, việc kiểm soát dòng

tiền, … đối với nhiều khách hàng vay hiện nay là các doanh nghiệp dân doanh (Công ty

cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể,…) rất khó xác

định đúng nhu cầu để thuyết phục khách hàng chấp nhận.

Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay khi các căn cứ thẩm định món vay như đã nói trên

chưa thật sự yên tâm đối với các ngân hàng thì việc sử dụng và đánh giá cẩn thận TSBĐ

cho món vay (bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của

người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,…) là cần thiết trong

tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý tài sản bảo đảm

tiền vay là khách quan và bức xúc đối với hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng và đối

với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung, nhằm góp phần đẩy nhanh

công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I/ Văn bản pháp luật

1. Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

Page 31: Nh Dem 1-k21-Nhom 12-De Tai 8

2. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.

3. Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 07 năm 2010 Về đăng ký giao dịch bảo đảm.

4. Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 Về thẩm định giá.

5. Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 03 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện nghị định số 101/2005/NĐ-CP của Chính Phủ về thẩm định giá.

6. BỘ LUẬT DÂN SỰ năm 2005.

II/ Tài liệu trên Internet

1. http://giaothongvantai.com.vn/thi-truong/bds/201211/Khi-tai-san-bao-dam-khong- dam-bao-137516

2. http://laisuat.vn/5287/-Xu-ly-no-xau--vuong-tu-khau-dinh-gia-tai-san.aspx

3. http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kho-nhu-xu-ly-tai-san-bao-dam-647112.htm

4. http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/12/ban-ve-danh-gia-tai-san-bao- dam-tien-vay-hien-nay.html

III/ Tài liệu khác

1. Bài viết “TẠI SAO TÀI SẢN ĐẢM BẢO LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUYẾT ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM ?” – tác giả Huỳnh Thế Du - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

2. Chuyên đề “định giá tài sản đảm bảo tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long” - Tạ Phương Điệp - đăng trên website www.doko.vn.

3. “ Quy định về thẩm định bất động sản, động sản. Trình tự, thủ tục thế chấp, cầm cố, đăng ký tài sản bảo đảm” của Ngân hàng X.