22
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Khóa học Tiếp cận sinh thái học trong Quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững-K15 Chuyên đề Biến đổi khí hậu Tiểu luận TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Người hướng dẫn: TS. Võ Thanh Sơn Nhóm 4 (Nhóm Trợ lý Bộ trưởng Bộ TN&MT): 1. Đặng Thị Thanh Thủy 2. Cái Anh Tú 3. Phạm Đình Tuyên 4. Vũ Văn Tuyên 5. Nguyễn Duy Hòa 6. Phan Vương Thành

PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Khóa học Tiếp cận sinh thái học trong Quản lý tài nguyên

thiên nhiên và phát triển bền vững-K15

Chuyên đề Biến đổi khí hậu

Tiểu luậnTÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Người hướng dẫn: TS. Võ Thanh Sơn

Nhóm 4 (Nhóm Trợ lý Bộ trưởng Bộ TN&MT):1. Đặng Thị Thanh Thủy2. Cái Anh Tú3. Phạm Đình Tuyên4. Vũ Văn Tuyên5. Nguyễn Duy Hòa6. Phan Vương Thành

Hà Nội, 5/2011

Page 2: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

Giả định: Vai trò/vị trí của nhóm tác giả: là Tổ công tác tham mưu liên ngành cho chính

quyền địa phương (tỉnh, huyện hoặc xã) ở đồng bằng, ven biển để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo của chính phủ được thể hiện trong "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu".

Đối tượng cần được báo cáo: Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế Vấn đề: thực trạng của địa phương, những khó khăn thách thức cũng như những

cơ hội, ưu thế và đề xuất những nhóm giải pháp giảm nhẹ với biến đổi khí hậu trên địa bàn địa phương.

2

Page 3: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 5PHẦN II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

6

1. Tác động của nước biển dâng 62. Tác động của nóng lên toàn cầu 63. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan 64. Tác động của BĐKH đối với Thừa Thiên Huế 7PHẦN III. CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THỪA THIÊN- HUẾ

10

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131. Kết luận 132. Kiến nghị 13TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

3

Page 4: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

LỜI NÓI ĐẦU

Thế giới hiện đang phải đối mặt các vấn đề môi trường toàn cầu như suy thoái

đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên rừng, tài nguyên đất, vấn đề biến đổi khí

hậu…, trong đó những tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những hậu quả

nghiêm trọng cho con người. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam thể

hiện trong tất cả các lĩnh vực, ở tất cả các địa phương, đặc biệt là các địa phương ven

biển, trong đó Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền trung chịu tác động mạnh mẽ và rõ

nét nhất của biến đổi khí hậu.

Thông qua việc phân tích thực trạng của địa phương, những khó khăn thách

thức cũng như những cơ hội, ưu thế và những nhóm giải pháp giảm nhẹ với biến đổi

khí hậu trên địa bàn địa phương, Tổ công tác tham mưu liên ngành xin báo cáo Lãnh

đạo tỉnh nhà các nội dung liên quan đến “Tác động của biến đổi khí hậu và các giải

pháp ứng phó của tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, tác động tỉnh Thừa Thiên Huế,

trong từng lĩnh vực cụ thể. Báo cáo cũng đề cập đến những công việc hiện tỉnh nhà

đang triển khai nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu những tác động xấu của biến đổi khí

hậu và một số kiến nghị để việc ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả.

Trong phạm vi một bản báo cáo nhanh, chắc chắn còn những vấn đề chưa được

phân tích sâu hoặc còn thiếu các thông tin cập nhật, rất mong được sự tư vấn và chỉ

đạo của lãnh đạo tỉnh và các chuyên gia.

Tổ công tác tham mưu liên ngành

4

Page 5: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu,

trong đó vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) được xem là nóng bỏng nhất và đang tác

động tới tiến trình phát triển bền vững trên toàn thế giới hiện nay. Đặc biệt là trong

thời gian gần đây, các hiện tượng thiên tai ngày càng diễn biến bất thường và phức tạp

tại các nước như tại Trung Quốc, Nhật Bản, In-đô-nê-xia, Mỹ, Thái Lan, Việt Nam…

BĐKH có nguyên nhân do các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông,

nông – lâm nghiệp và sinh hoạt làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O,

CH4, H2S và nhất là CO2) trong khí quyển làm trái đất nóng lên, BĐKH và ảnh hưởng

tới môi trường toàn cầu. Nhiều thành phố ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước

biển nhấn chìm do mực nước biển dâng – hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và

Nam cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu người vào năm 2015, ít

nhất có 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần

và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển, đất trũng sẽ bị mất nhà cữa vì ngập

lụt. Nước biển dâng còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa và

sự nhiễm mặn của nước ngầm tác động xấu đến nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt.

Việt Nam nằm trong tốp 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất và tổn

thương trực tiếp do quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH): nếu mực nước biển tăng 1m

thì Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, khoảng 11% dân số mất nhà cửa, giảm 7%

sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội, gần 50% đất nông nghiệp vùng

đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm không còn khả năng canh tác. Theo Bộ Tài

nguyên và Môi trường tổng kết: khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã phải gánh

chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, bằng chứng là các hiện tượng thời tiết cực

đoan: thiên tai liên tục xảy ra, gia tăng về cường độ, quy mô và mức độ, gây thiệt hại

lớn về người và tài sản.

Nhận thức rõ tác động của BĐKH đến sự phát triển bền vững của tất cả các

quốc gia trên toàn thế giới mà Việt Nam là một trong số các quốc gia bị tác động nặng

nề nhất, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực xây dựng Chiến lược quốc gia về BĐKH

nhằm đảm bảo và tăng cường khả năng thích ứng của quốc gia và cộng đồng với

BĐKH. Là một tỉnh ven biển miền Trung, Thừa Thiên Huế cũng đã xác định ứng phó

BĐKH là việc làm cần thiết và luôn nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong

các hoạt động vì môi trường.

5

Page 6: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

PHẦN II

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI VIỆT NAM

VÀ THỪA THIÊN HUẾ

1. Tác động của nước biển dâng

Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000

hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó có trên

80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng

– Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển. Những vùng này hàng năm phải

chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô.

BĐKH và nước biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng

diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn

nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn

đến các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các

nhà máy, các đô thị và khu vực dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và nhiệt độ

nước biển tăng làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối

với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các

hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven biển.

2. Tác động của sự nóng lên toàn cầu

Nhiệt độ tăng lên làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục

địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một

số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy

giảm tính đa dạng sinh học.

Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể con

người, bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát

triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ

sinh môi trường suy giảm.

3. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan

Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về tần số và

cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả

các lĩnh vực, các vùng và cộng đồng. Thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả

nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. BĐKH sẽ làm cho các thiên tai trở nên

khốc liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã

hội. Những khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu

6

Page 7: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

cực đoan nói trên là dải ven biển Trung bộ, vùng núi Bắc và Bắc Trung bộ, vùng đồng

bằng Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

4. Tác động của BĐKH đối với tỉnh Thừa Thiên Huế

Khái quát điều kiện tự nhiên

Thừa Thiên - Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung, năm ở toạ độ địa lý 16 - 16,80 độ vĩ bắc và 107,8 - 108,20 độ kinh đông, cách

thủ đô Hà Nội 688 km. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Ðà

Nẵng với ranh giới là đèo Hải Vân, phía tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân

Lào, phía đông được giới hạn bởi biển Ðông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5054km2.

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên trục đường giao thông quan trọng xuyên suốt Bắc -

Nam trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, trục hành lang

Ðông-Tây nối Thái Lan – Lào - Việt Nam theo đường 9. Có cảng Thuận An và vịnh

Chân Mây với độ sâu 18 - 20m, đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất

lớn. Ðường không có sân bay Phú Bài nằm trên trục quốc lộ 1. Hệ thống sông ngòi

gồm các sông chính như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sồn Truồi.

Thừa Thiên Huế nằm trên dải đất hẹp có chiều rộng trung bình 60km, chiều dài

127km, với địa hình đa dạng gồm vùng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải và đầm phá

ven biển. Đây là địa bàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa và cường

độ mưa vào loại cao nhất Việt Nam, tập trung vào một số tháng mùa mưa nên thường

bị lũ lụt và xói lở nghiêm trọng. Ngoài ra, với 127km bờ biển tiếp giáp với ổ bão Tây

Bắc Thái Bình Dương, là ổ bão lớn nhất hành tinh, nên hằng năm Thừa Thiên Huế

thường chịu ảnh hưởng của bão, lũ.

7

Page 8: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

Những khó khăn, thách thức của BĐKH tác động đến Thừa Thiên Huế

Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng

lên; lượng mưa thay đổi; băng tan làm nước biển dâng; các thiên tai và hiện tượng

thời tiết cực đoan... Tất cả đều là biểu hiện của BĐKH toàn cầu. Thời gian qua, Thừa

Thiên Huế là một trong những khu vực chịu nhiều tác động do BĐKH gây ra, làm tổn

thất rất lớn về người và của cải vật chất, làm xáo trộn mạnh các hoạt động của con

người trên phạm vi tương đối lớn. Dựa trên mức độ thiệt hại và tần suất xuất hiện,

những sự cố thiên tai ở tỉnh ta gồm lũ lụt, bão và áp thấp nhiệt đới, nước dâng, lốc, tố,

trượt lở đất, xói lở sông, bờ biển, hạn, xâm nhập mặn, sóng thần, sự cố tràn dầu.

Những hiện tượng trên gây ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên; các hệ sinh thái,

sinh cảnh tự nhiên; tác động lên một số ngành kinh tế; lên sức khỏe cộng đồng... Tình

trạng BĐKH sẽ còn tác động xấu trong nhiều năm tiếp theo với mức độ càng lớn hơn.

Trong đó, tác động lớn nhất đe dọa sự phát triển bền vững của tỉnh là nước biển dâng

do BĐKH

Xói lở bờ biển là một mối nguy hại cho ven biển Thừa Thiên - Huế. Khoảng

hơn mười năm trở lại đây, hiện tượng xói lở bờ biển đã "nuốt" đi nhiều đất đai ven

biển của tỉnh. Xói lở biển làm hỏng hệ thống kè, chân kè, gây nguy hiểm cho đê.

Theo PGS. TS. Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và

Môi trường, xói lở bờ biển ở Thừa Thiên - Huế diễn ra chủ yếu trong thời kỳ bão, lũ,

áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc. Có 33 đoạn bờ biển của tỉnh bị xói lở với chiều

8

Page 9: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

dài gần 30 km, đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực phá Tam Giang - Cầu Hai. Mỗi năm

trung bình xói lở lấn sâu vào trên 15m.

Có thể ghi nhận một số trận xói lở lịch sử ở bờ biển Thừa Thiên - Huế, như

năm 1999, sóng biển sạt lở vào bờ 150m ở xã Hải Dương (huyện Hương Trà) đã

"đẩy" 54 ngôi nhà dân xuống biển. Bờ biển cửa Tư Hiền cũng bị biến động mạnh do

sóng biển.

Theo Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Việt Nam, kịch bản

nước biển dâng do BĐKH tại Thừa Thiên Huế đến năm 2020, nhiệt độ trung bình năm

tăng 0,30C, mực nước biển dâng cao thêm 2,6cm, tổng lượng mưa năm tăng 0,9%,

diện tích ngập lụt hạ lưu sông Hương khoảng 400km2. Đến năm 2020, cường độ và

tần suất bão, lũ và các loại thiên tai như lốc tố, trượt đất, sạt lở bờ sông, bờ biển tăng

mạnh gây thiệt hại hằng năm khoảng 10% GDP của tỉnh. Tuy nhiên, từ nay đến năm

2020, nhiều hồ đập đa mục tiêu ở thượng nguồn như Hương Điền, Bình Điền, Tả

Trạch... phát huy tác dụng cắt giảm lũ nên tình hình ngập lụt sẽ thấp hơn dự báo. Tình

trạng xâm nhập mặn được giảm thiểu đáng kể nhờ có đập Thảo Long.

9

Page 10: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

PHẦN III

CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THỪA THIÊN- HUẾ

Thừa Thiên Huế là địa phương có kinh nghiệm mà nhiều nơi có thể tham khảo

trong phối hợp giữa các ngành triển khai Chương trình mục tiêu BĐKH. Với sự hỗ trợ

của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường, một Nhóm công tác về BĐKH

của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được thành lập, bao gồm một số chuyên gia, các nhà

khoa học, nhà quản lý TN&MT, quản lý thiên tai…

Nhóm công tác này là nòng cốt cùng các chuyên gia Viện triển khai các hoạt

động của Dự án nghiên cứu BĐKH và thích ứng với BĐKH ở lưu vực sông Hương và

huyện Phú Vang. Nhóm nghiên cứu đã rút ra kết luận: Ở Thừa Thiên Huế, các hoạt

động phòng chống thiên tai chủ yếu là giải quyết hậu quả, ít đầu tư vào các hoạt động

phòng ngừa lâu dài. Vì vậy, để giảm khả năng bị tổn thương và thiệt hại do bão lụt,

hạn hán cũng như các tác động của BĐKH đồng thời cải thiện sinh kế người dân và

nâng chất lượng môi trường tự nhiên ở lưu vực sông Hương, tỉnh cần có một hệ thống

quản lý bền vững có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành TN&MT, nông nghiệp, du

lịch... "Nhóm công tác luôn có ý thức ưu tiên lồng ghép liên ngành trong các hoạt

động ứng phó sẽ giúp ích rất nhiều cho Thừa Thiên - Huế xây dựng các kế hoạch,

chương trình phát triển tới đây".

10

Page 11: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

Khi có sự lồng ghép liên ngành thì tầm nhìn trong xây dựng các chính sách sẽ

có tính dài hơi. Có thể lấy Bangladesh làm bài học về thiếu tầm nhìn trong chính sách.

"Bangladesh là một quốc gia chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp khá thành công. Đối với

những vùng đất thấp, có nguy cơ ngập do nước biển, họ chuyển từ trồng lúa sang nuôi

trồng thủy sản. Mô hình này đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân trong vài năm

đầu. Tuy nhiên, hiện nay việc chuyển đổi đó lại mang đến thách thức lớn về an ninh

lương thực. Để hạn chế mức độ ảnh hưởng do BĐKH, trước hết đòi hòi mỗi người

dân cần ý thức hơn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm khí gây

hiệu ứng nhà kính, tăng cường công tác bảo vệ môi trường để hạn chế sự suy thoái

của trái đất. Bên cạnh đó, trước những biểu hiện của BĐKH gây ảnh hưởng đến sự

phát triển kinh tế - xã hội, việc ứng phó với BĐKH là vấn đề cấp thiết cần triển khai

nhằm hạn chế đến mức thấp các thiệt hại do BĐKH gây ra. Vừa qua, tỉnh đã xây dựng

chương trình hành động thực hiện chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ

thiên tai đến năm 2020. Theo đó, từ việc huy động mọi nguồn lực, lãnh đạo địa

phương đã đưa ra các giải pháp công trình và phi công trình để phòng, chống và giảm

nhẹ thiên tai có hiệu quả.

Về giải pháp công trình, từ nay đến năm 2020, tỉnh huy động đầu tư xây dựng,

củng cố, nâng cấp đê điều, tận dụng và bảo tồn các cồn cát tự nhiên để ngăn sóng

thần, ngăn mặn, xây dựng các hồ chứa, trồng rừng, tăng cường các công trình thủy lợi

để chống hạn, chống úng; xây dựng các công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển, nạo

vét luồng lạch; xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền; nâng cấp và phát triển các trạm

thông tin ven biển phục vụ cảnh báo bão, nước dâng và sóng thần.

  Các giải pháp phi công trình được tập trung thực hiện đó là hoàn thiện hệ thống

cảnh báo, dự báo thiên tai, lập bản đồ xác định nguy cơ xảy ra bão, lũ, ngập lụt, lũ

quét, sóng thần, nước dâng, hạn hán, sạt lở bờ sông, bờ biển. Bên cạnh đó, tăng cường

nghiên cứu đề xuất các giải pháp chống bồi lấp cửa sông, nạo vét lòng dẫn, tăng

cường khả năng thoát lũ, kết hợp giao thông thủy. Công tác tập huấn nâng cao nhận

thức cộng đồng về mức độ nguy hiểm của thiên tai, các giải pháp phòng, chống, ứng

phó và nâng cao nhận thức cho người dân về ảnh hưởng của BĐKH cũng được tăng

cường thực hiện.

  Ngoài các giải pháp trên, thời gian qua, tỉnh đã quy hoạch các khu dân cư, khu

công nghiệp, khu du lịch đảm bảo phù hợp giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

11

Page 12: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

của tỉnh với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai để phát

triển bền vững.

  BĐKH là điều không thể quản lý được và tác động của BĐKH là không tránh

khỏi. Theo nhiều chuyên gia, chúng ta nên học cách thích ứng với BĐKH hơn là

chống lại sự BĐKH. Xuất phát từ quan điểm trên, đã có nhiều mô hình, dự án hỗ trợ,

hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên

tai của địa phương; đồng thời, tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đất liền, trên

biển để phát triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngoài ứng dụng khoa học, công

nghệ, mỗi người dân cũng cần áp dụng những kinh nghiệm truyền thống của địa

phương để sống chung khi có thiên tai xảy ra. Việc hướng dẫn cho người dân xây

dựng các công trình công cộng, nhà ở kiên cố để vượt lũ, chống bão; đầu tư xây dựng

các trung tâm ứng cứu tại các vùng thấp trũng, dễ bị chia cắt cũng là việc làm cần

thiết giúp người dân chủ động ứng phó khi xảy ra thiên tai.

Từ nay đến năm 2020, nhiều hồ đập đa mục tiêu ở thượng nguồn như Hương

Điền, Bình Điền, Tả Trạch... phát huy tác dụng cắt giảm lũ nên tình hình ngập lụt sẽ

thấp hơn dự báo. Tình trạng xâm nhập mặn được giảm thiểu đáng kể nhờ có đập Thảo

Long.

Thừa Thiên – Huế cũng đã ra quyết định về bảo tồn và phát triển rừng rú chá ở

ven phá Tam Giang, trong đó trọng tâm là diện tích rừng rú chá ở Hương Phong. Mô

hình “cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu” từ bảo vệ rừng rú chá ở xã Hương

Phong cũng đã được nhân rộng ra các địa phương có điều kiện tương tự như xã Hải

Dương (Hương Trà), Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cồn Chim (Phú Vang).

BĐKH là điều không thể quản lý được và tác động của BĐKH là không tránh

khỏi. Theo nhiều chuyên gia, chúng ta nên học cách thích ứng với BĐKH hơn là

chống lại sự BĐKH. Xuất phát từ quan điểm trên, đã có nhiều mô hình, dự án hỗ trợ,

hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên

tai của địa phương; đồng thời, tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đất liền, trên

biển để phát triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngoài ứng dụng khoa học, công

nghệ, mỗi người dân cũng cần áp dụng những kinh nghiệm truyền thống của địa

phương để sống chung khi có thiên tai xảy ra. Việc hướng dẫn cho người dân xây

dựng các công trình công cộng, nhà ở kiên cố để vượt lũ, chống bão; đầu tư xây dựng

các trung tâm ứng cứu tại các vùng thấp trũng, dễ bị chia cắt cũng là việc làm cần

thiết giúp người dân chủ động ứng phó khi xảy ra thiên tai.

12

Page 13: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

BĐKH do chính con người gây ra và vì vậy, chỉ có con người mới có thể thích

ứng và giảm nhẹ được các tác động tiêu cực của BĐKH. Muốn vậy, phải có sự đồng

thuận và quyết tâm cao của toàn thế giới, của quốc gia và của cộng đồng địa phương.

Chúng ta cần nỗ lực ngăn chặn các khí thải nhà kính, hạn chế khai thác các nguồn tài

nguyên không tái tạo được, sử dụng những nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường,

lãnh đạo của nhiều nước đã cùng bàn bạc về vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đây

không chỉ là vấn đề của một cá nhân hay của một quốc gia riêng lẻ, không chỉ là trách

nhiệm của các nhà lãnh đạo cấp cao mà ngay đến một công dân bình thường cũng có

thể góp phần vào việc bảo vệ Trái đất bằng những hành động đơn giản dễ làm như tiết

kiệm điện, tiết kiệm sử dụng nước, tích cực tham gia trồng cây xanh, tự tìm hiểu và

nâng cao nhận thức của mình trong bối cảnh của biến đổi khí hậu toàn cầu.

2. Kiến nghị

Để thích nghi với BĐKH, tỉnh Thừa Thiên Huế cần tăng cường tuyên truyền

giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc “toàn diện, tích cực và hiệu quả”: lồng

ghép các thông điệp chính và các thông tin phù hợp liên quan đến biến đổi khí hậu

vào kế hoạch bài giảng phòng ngừa thảm hoạ dành cho cấp xã, đồng thời qua đó giới

thiệu hậu quả của BĐKH. Việc phát triển kinh tế xã hội phải được dựa trên các

nguyên tắc bền vững, với các ưu tiên xây dựng Chiến lược phát triển xanh (Cacbon

thấp).

Việc tranh thủ hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật từ các nguồn kinh phí của Chính

phủ, của quốc tế sẽ giúp chúng ta chủ động đối phó với biến đổi khí hậu, trong đó

quan tâm phát triển nền công nghiệp xanh, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo,

năng lượng sạch như gió, năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, thúc đẩy thực hiện các dự

án trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế, phát triển

kinh doanh tín chỉ Cacbon trên thị trường thế giới cũng góp phần đầu tư, bảo vệ và

phát triển rừng hiệu quả. Việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về ứng phó với

BĐKH.cũng cần được khẩn trương hoàn thiện và đảm bảo tính thực tiễn của các chính

sách khi triển khai thực hiện.

13

Page 14: PHẦN I - Webs · Web viewHiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường toàn cầu, trong đó vấn đề biến đổi khí hậu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Thương, 2010. Tác động của Biến đổi khí hậu. Báo Thừa Thiên Huế

2. Nghị định Chính Phủ số 25/NĐ-CP ngày 04-3-2008 về Biến đổi khí hậu.

3. Nguyễn Đức Ngữ và cộng sự, 2008. Biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Phan Văn Tân và cộng sự, 2011. Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó. Đề tài KC08.29/06-10, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Sở TN&MT Thừa Thiên Huế, 2010. Ba mô hình giảm nhẹ BĐKH. Huế.

6. Trần Hiếu Nhuệ, 2010. Cấp thoát nước đô thị, công nghiệp, nông thôn với biến đổi khí hậu. Báo cáo trình bày tại Hội thảo khoa học toàn quốc 'Tác động của Biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực xây dựng - Các giải pháp ứng phó', ngày 25/11/2010. Bộ Xây dựng và Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hà Nội.

7. Trương Quang Học, 2011. Biến đổi khí hậu. Tài liệu giảng dạy dùng cho khóa học Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Võ Thanh Sơn, 2011. Phát triển bền vững với những vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam. Tài liệu giảng dạy dùng cho khóa học Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Đại học Quốc gia Hà Nội.

14