20
Phương pháp nuôi dạy con sớm (0-6 tuổi) của người Nhật. Nếu tương lai bạn sẽ làm Bố hoặc làm Mẹ thì hãy bỏ chút thời gian vàng để đọc lấy những kinh nghiệm quý hơn vàng này nhé ^^ Xin chia sẻ với các bạn phần lược dịch của Facebooker Nguyen Thi Thu về phương pháp nuôi dạy con của người Nhật do những nhà giáo dục nổi tiếng: SHICHIDA Makoto, IBUKA Masaru, KIMURA Kyuichi đã dày công nghiên cứu và viết ra những cuốn sách tuyệt vời làm thay đổi số phận của rất nhiều con người, giúp ích cho sự tiến bộ của giáo dục Nhật Bản. Bài viết khá dài, nhưng rất hữu ích cho các bạn đó. Lời nói đầu Người dịch (không trích dẫn hoàn toàn 100% vì sợ bản quyền) những cuốn sách này chỉ có một mong ước duy nhất là chia sẻ những kiến thức về nuôi dạy trẻ đến tất cả những ai quan tâm, những ai chưa biết về phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 tuổi, với ước mong thông qua những kiến thức này các bậc cha mẹ sẽ tìm ra phương pháp nuôi dạy tốt nhất dành cho những thiên thần nhỏ của mình. Trẻ em chính là tương lai của Việt Nam. Người dịch không phải là chuyên gia dịch thuật nên có thể có những lỗi văn phạm hay từ ngữ chuyên môn không được chuẩn xác thì xin người đọc hãy lượng thứ vì mình chỉ dịch voluunter thôi.

Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

Citation preview

Page 1: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

Phương pháp nuôi dạy con sớm (0-6 tuổi) của người Nhật.

Nếu tương lai bạn sẽ làm Bố hoặc làm Mẹ thì hãy bỏ chút thời gian vàng để đọc lấy

những kinh nghiệm quý hơn vàng này nhé ^^

Xin chia sẻ với các bạn phần lược dịch của Facebooker Nguyen Thi Thu về phương pháp

nuôi dạy con của người Nhật do những nhà giáo dục nổi tiếng: SHICHIDA Makoto,

IBUKA Masaru, KIMURA Kyuichi đã dày công nghiên cứu và viết ra những cuốn sách

tuyệt vời làm thay đổi số phận của rất nhiều con người, giúp ích cho sự tiến bộ của giáo

dục Nhật Bản. Bài viết khá dài, nhưng rất hữu ích cho các bạn đó.

Lời nói đầu

Người dịch (không trích dẫn hoàn toàn 100% vì sợ bản quyền) những cuốn sách này

chỉ có một mong ước duy nhất là chia sẻ những kiến thức về nuôi dạy trẻ đến tất cả

những ai quan tâm, những ai chưa biết về phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 tuổi, với ước

mong thông qua những kiến thức này các bậc cha mẹ sẽ tìm ra phương pháp nuôi dạy

tốt nhất dành cho những thiên thần nhỏ của mình. Trẻ em chính là tương lai của Việt

Nam. Người dịch không phải là chuyên gia dịch thuật nên có thể có những lỗi văn phạm

hay từ ngữ chuyên môn không được chuẩn xác thì xin người đọc hãy lượng thứ vì mình

chỉ dịch voluunter thôi.

Page 2: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

Khi muốn chia sẻ thông tin trong bài viết này thì mọi người hãy luôn ghi nhớ những tác

giả SHICHIDA Makoto, IBUKA Masaru, KIMURA Kyuichi và nên cảm ơn họ vì họ là một

trong số rất nhiều nhà giáo dục đã viết ra những cuốn sách tuyệt vời làm thay đổi số

phận của rất nhiều con người, giúp ích cho sự tiến bộ của giáo dục Nhật Bản.

Dù tựa đề ghi là từ 0-6 tuổi nhưng những cách cha mẹ dạy con cái giúp trẻ hình thành

nhân cách hay phương pháp giúp trẻ thích học tập thì vẫn có thể áp dụng với những trẻ

lớn hơn 6 tuổi.

Các cuốn sách tham khảo:

1. Cuốn sách chủ đạo là

Nuôi dưỡng con để phát triển toàn diện về trí tuệ và tài năng, tác giả SHICHIDA Makoto

赤ちゃん*幼児の知力と才能を伸ばす本, 七田 眞

2. Tham khảo thêm từ các cuốn sách sau:

2.1 Nuôi con từ 0 tuổi những điều người mẹ cần làm, tác giả IBUKA Masaru

0歳からの母親の作戦、井深 大

2.2 Bắt đầu dạy trẻ từ mẫu giáo là quá trễ, tác giả IBUKAI Masaru

幼稚園では遅すぎる、井深 大

2.3 Thiên tài và sự giáo dục sớm, tác giả KIMURA Kyuichi

早教育と天才、木村久一

Lời khuyên của các tác giả dành cho các bậc cha mẹ trước khi áp dụng những điều

được viết trong sách:

Điều đầu tiên mà tất cả các tác giả của những cuốn sách này, đều là những nhà giáo

dục nổi tiếng của Nhật, muốn khẳng định rằng những ai áp dụng phương pháp nuôi

dạy trẻ được viết trong những cuốn sách này với mong muốn biến con mình trở thành

những thần đồng hay thiên tài thì đừng đọc nó, vì mục đích của tác giả viết ra những

phương phải đó không phải là để biến những đứa trẻ trở thành thiên tài hay thần đồng.

Page 3: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

Mục đích là để các bậc cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con từ sớm,

từ đó biết cách nuôi dạy con để phát huy tối đa những khả năng và tố chất mà con cái

của mình có, giúp con cái mình có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ, và nhân

cách và sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

Điều thứ hai là lật lại lịch sử của tất cả thiên tài hay thần đồng trên thế giới này đều

có chung một điểm là họ đều không phải là do thiên bẩm hay do trời phú cho họ tài

năng đó, mà 99% những người đó đều được áp dụng phương pháp nuôi dạy từ sớm,

tức là được cha mẹ họ nuôi dạy từ khi mới lọt lòng (Kimura Kyuichi). Yếu tố gen chỉ

chiếm một phần rất nhỏ, còn lại tất cả những tài năng phi thường mà họ có được đều

được hình thành nhờ giai đoạn nuôi dưỡng đúng đắn từ 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn

từ 0-3 tuổi.

Điều thứ ba là vì sao phải nuôi dạy trẻ từ sớm? Bởi vì bộ não của trẻ chỉ phát triển

đến năm 6 tuổi, còn sau 6 tuổi thì hầu như không phát triển nữa. Và giai đoạn từ 0-3

tuổi (bộ não hoàn thiện 80%) là giai đoạn trẻ có khả năng học tập tốt nhất, khả năng

nhớ, liên tưởng,...là vô hạn, nó cũng quyết định sự hình thành về tính cách và năng lực

của trẻ. Nếu ví khả năng mà bộ não của trẻ tiếp nhận thông tin và tri thức như một

chiếc computer thì giai đoạn 0-3 tuổi giống như là hardware còn sau giai đoạn đó chỉ

như là software mà thôi. Chúng ta thường hay cho rằng trẻ con thì không biết gì, mặc

nhiên coi việc giáo dục trẻ là bắt đầu khi trẻ đi mẫu giáo, hay vào lớp 1 trở đi mới chú

trọng. Thực tế nghiên cứu lại cho thấy phát triển trí tuệ của trẻ sau 4 tuổi là đã quá trễ,

đợi đến khi vào lớp 1 thì lại càng không thay đổi nhiều được trí tuệ hay khả năng của

trẻ nữa.

Điều thứ tư là thời kì 0-3 tuổi là thời kì không một ai có thể thay thế được vị trí và vai

trò của người mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Sợi dây gắn kết được hình thành giữa mẹ và

trẻ đã có từ khi trẻ trong bụng mẹ, rồi khi trẻ được sinh ra thì mẹ chính là người gần

gũi nhất. Tình thương của người mẹ được trẻ cảm nhận vô cùng đặc biệt so với những

người khác, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Nếu giai đoạn này mà trẻ phải xa mẹ và được

người khác chăm sóc thì trẻ sẽ không bao giờ cảm nhận đầy đủ được tình yêu của mẹ,

dù sau này người mẹ có muốn bù đắp bao nhiêu đi nữa. Hơn nữa, giai đoạn này sự

hình thành tính cách, năng lực, trí tuệ của trẻ là phát triển mạnh mẽ nhất, nếu người

Page 4: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

mẹ không ở bên mỗi ngày thì trẻ sẽ không được phát huy hết khả năng của mình, và

tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của người xung quanh nhiều hơn

là của mẹ. Vì thế đừng bao giờ giao việc chăm con, chơi với con cho người khác ở giai

đoạn này.

Điều thứ năm là phương pháp áp dụng nuôi con từ sớm có thể dành cho mọi gia đình

dù giàu có hay khó khăn về tiền bạc. Bởi vì sao ? Để có thể nuôi dạy con tốt thì dù có

phương pháp tốt, có nhiều tiền thế nào đi nữa mà các bậc cha mẹ thiếu đi bốn yếu tố

sau thì không thể nào thành công được đó là: Yêu Thương, Kiên Nhẫn, Trò Chuyện và

Khen Ngợi. Những điều đó cha mẹ nào cũng có thể cho con cái mình, nó chỉ phụ thuộc

vào cách mà cha mẹ làm mà thôi.

Chương 1:Nuôi dưỡng con bằng cảm nhận của cha mẹ

Point 1 : tất cả các bé sơ sinh đều là thiên tài

· Trẻ càng nhỏ tuổi thì não càng linh hoạt và tốc độ tiếp thu càng nhanh và lượng

thông tin tiếp thu càng nhiều

0-3 tuổi là giai đoạn mà tất cả những gì trẻ được tiếp nhận, được dạy sẽ được lưu giữ

và hấp thụ hoàn toàn trong ý thức tiềm tại 潜在意識 (深い意) của não.

· Giai đoạn 6 tháng đầu đời của trẻ là giai đoạn cơ bản nhưng quan trọng nhất để giúp

trẻ phát huy khả năng ngôn ngữ. Trẻ không tiếp nhận ngôn ngữ theo cách giống như

người lớn là lí giải nó rồi lưu vào bộ não, mà là tiếp thu một cách tự nhiên như là thuộc

lòng vào trong ý thức tiềm tại 潜在意識(深い意) của não. Sau đó khi sự lí giải của trẻ

tăng dần thì những ngôn ngữ đó cũng được tích lũy trong não cũng sẽ được trẻ dần lí

giải, và rồi sẽ tự động được trẻ phát ra thành tiếng nói. Chính vì thế ngôn ngữ dù khó

đến mấy thì trẻ cũng đều có thể lí giải được. Bất kì ngôn ngữ nào trẻ cũng có thể tiếp

nhận được. Nếu giai đoạn này mà cứ để trẻ nằm im, không kích thích về âm thanh hay

ngôn ngữ là làm mất khả năng tiếp nhận và lí giải ngôn ngữ của trẻ.

· 「刻印づけの方法」にみるテレビの意外な害悪: Khi đứa trẻ vừa ra đời thì mỗi một sự

tiếp nhận từ thế giới bên ngoài đều được trẻ lí giải rằng nó là một ấn tượng mang một

Page 5: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

ý nghĩa nhất định nào đó. Sau khi sinh 1 tháng rưỡi là trẻ có thể nghe được âm thanh,

nhìn được xung quanh. Từ thời khắc đó nếu cho trẻ coi tivi thì trẻ sẽ không còn phản

ứng với những lời nói chuyện của mẹ nữa. Kết quả là trẻ sẽ không nói được, không

chăm chú nhìn mẹ, không tập trung nhìn vào một cái gì, thích tivi hơn là thích nghe

giọng nói của mẹ, chậm tự lập, không phân biệt được đâu là nguy hiểm, thích những

thao tác về máy móc...

· 赤ちゃんに知的な刺激を与える: Ở giai đoạn 0 tuổi hay 1 tuổi nếu ta cho trẻ tiếp xúc

với môi trường giáo dục tốt và đa dạng thì trẻ sẽ càng có khả năng thích ứng cao và

phát triển nhanh. Chính vì thế giai đoạn này nếu ta cho trẻ tiếp xúc với nhiều môi

trường để phát triển 5 giác quan thì nó sẽ là nguồn nội lực tiềm tàng giúp tri giác của

trẻ sẽ tiến bộ vượt bậc so với nếu ta dạy trẻ từ 2 hay 3 tuổi trở đi.

Point 2:赤ちゃんの学習は大人の学習と異なる Cách trẻ con học tập khác với cách của

người lớn

そのまま覚えるパターン学習: pattern poriod (Thời kì lặp đi lặp lại)

Thời kì con từ 0-2 tuổi gọi là pattern poriod, giai đoạn nên cho trẻ tiếp xúc với các sự

vật được đặc trưng bởi tính không gian hay trừu tượng như là hình họa, màu sắc, âm

thanh ví dụ như là tranh ảnh để phân biệt màu sắc; dạy trẻ nhận biết mặt chữ, logo,

cho xem các hình khối để nhận biết các loại hình tròn, vuông, chữ nhật...; nghe nhạc

để cảm nhận âm thanh.

Đây là thời kì mà trẻ chưa thể tiếp thu ngay những điều được dạy bảo nên cha mẹ phải

thường xuyên lặp đi lặp lại để cho trẻ nhớ. Đây là thời kì cần sự chuyên tâm của người

mẹ, sự kiên nhẫn, tinh ý để phát hiện ra những thay đổi dù là nhỏ nhất của trẻ. Giai

đoạn 0-2 tuổi này cũng không đòi hỏi trẻ phải hiểu hay có thể lí giải mọi thông tin

chúng được tiếp nhận.

Thời kì này mọi thông tin hay thế giới quan sẽ được trẻ tiếp thu một cách vô thức và

như là học thuộc lòng và được kí ức lại trong bộ não thông qua khả năng học tập đặc

biệt mà chỉ thời kì này mới có. Mỗi thứ tiếng nước ngoài có đặc trưng phát âm riêng, vì

thế khi trẻ nghe tiếng nước ngoài, trẻ ghi nhớ nó bằng cách tự bản thân trẻ sẽ tạo cho

mình một bộ phận tiếp thu đúng ngôn ngữ đó, và ghi nhớ một cách như học thuộc

lòng, lưu giữ nó vào bộ não. Rồi một lúc nào đó bản thân trẻ sẽ tự nhiên nói được

những từ đó bởi vì nó đã được trẻ lưu giữ vào não và giờ chỉ là phát âm ra theo bản

năng.

· 一つひとつ覚える個別学習: Giai đoạn học thuộc lòng này việc dạy trẻ phải được lặp

đi lặp lại thì mới giúp trẻ nhớ được. Nếu cho trẻ nghe nhiều rất nhiều từ vừng rất nhiều

ngôn ngữ phong phú thì khả năng tiếp nhận và thích ứng của trẻ cũng sẽ nhanh. Bởi vì

Page 6: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

như thế nó làm cho sự liên kết và truyền tải thông tin giữa tế bào này với tế bào kia

trong não trẻ (tạm gọi là đường truyền thông tin trong não) sẽ bền chặt hơn, gắn kết

mạnh mẽ hơn, có thể tiếp nhận và xử lí nhiều thông tin phức tạp hơn.

Point 3: 赤ちゃんの能力はこんなふうに発達する Năng lực của trẻ phát triển như sau:

· Từ khi sinh đến 6 tuổi chia làm 3 giai đoạn:

-0-6 tháng tuổi: Phát triển năng lực cảm nhận thông qua các giác quan (感覚): thời kì

quan trọng nhất

-6 tháng - 3 tuổi: Phát triển năng lực biểu hiện và sáng tạo

-3-6 tuổi: Phát triển kĩ năng tư duy

· 0-6 tháng tuổi:

Trẻ sẽ nghe được 2 tai cùng một âm sau khi sinh được 2 tuần. Từ lúc này cho trẻ nghe

các âm thanh, nghe nhạc, nghe tiếng nói càng nhiều càng tốt. Sau khi sinh được 1

tháng trẻ sẽ nhìn được 2 mắt vào một điểm, nhưng mắt hoạt động nhìn xoay quanh

được thì phải sau vài tháng. Vì thế thời kì này là thời kì mẫn cảm nhất của trẻ. Bắt đầu

từ khi trẻ được 4 tháng hãy cho trẻ nhìn tranh, ảnh, màu sắc càng nhiều càng tốt. Hãy

cho trẻ tiếp xúc với những bức tranh nổi tiếng, tuyệt vời nhất chính là ta đã giúp trẻ

một điều tốt là giúp trẻ tiếp xúc với những điều tuyệt vời nhất ngay từ khi chúng mới

làm quen với thế giới này. Giai đoạn này trẻ có thể phân biệt các màu sắc giỏi hơn

những gì người lớn chúng ta tưởng tượng bởi trẻ sẽ cảm nhận những màu sắc thông

qua sự phản xạ của ánh sáng một cách vô thức. Thời kì này nếu đồng thời ta cho trẻ

vừa nghe và vừa nhìn (thị giác và thính giác đồng thời) như vừa cho trẻ nhìn vừa đọc

cho trẻ, vừa hát cho trẻ nghe, lặp đi lặp lại nhiều lần như thế là phương pháp dạy trẻ

vô cùng hiệu quả.

· 6 tháng -3 tuổi:

- Thời kì phát triển tính tự phát, khả năng biểu hiện, tự lập và sáng tạo. Giai đoạn này

nếu ta để trẻ tự do phán đoán thì trẻ sẽ phát huy hết khả năng tự phán đoán của mình.

Ví dụ khi cho trẻ tờ giấy to và bút…để vẽ, thay vì đưa trẻ miếng giấy đã cắt sẵn để trẻ

tha hồ tự do vẽ, tự do phán đoán xem mình muốn vẽ như thế nào. Treo đồ chơi lơ lửng

trên cao rồi cho trẻ với để trẻ nắm lấy được, , và nếu trẻ nắm được thì đó là một bước

tiến bộ của trẻ. Đưa cho trẻ tờ báo nếu trẻ có xé rách thì hãy chấp nhận, đưa đồ chơi

mà trẻ ném đồ chơi, phá hỏng đồ chơi cũng hãy chấp nhận mà đừng la mắng vì đó là

cách trẻ tiếp nhận và tìm hiểu thế giới thông qua những hành vi của chúng. Cho trẻ

Page 7: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

xem thật nhiều tranh về đồ vật, động vật, thực vật, xe cộ…. đồng thời hãy nói tên

những đồ đó khi cho trẻ nhìn. Từ độ tuổi 1-1 tuổi rưỡi thay vì những đồ chơi đơn giản

hãy cho trẻ chơi những đồ chơi có tính sáng tạo như những viên gỗ xếp hình, bút màu

và giấy. Tuy nhiên khi cho trẻ bút màu để vẽ thì ban đầu chỉ nên cho 1-2 màu rồi sau

đó mới cho nhiều màu. Chơi với trẻ bẳng cách chơi trò xếp đồ vào thùng, tìm đồ vật

giữa các đồ vật khác...

- 1 tuổi-1 tuổi rưỡi hãy dẫn trẻ ra bãi cát để chơi, dẫn trẻ đi dạo công viên, vườn hoa,

nhặt đá sỏi, xếp gỗ để trẻ tiếp xúc với những môi trường phát huy khả năng sáng tạo.

- 2-3 tuổi hãy đọc thật nhiều ehon cho trẻ và lặp đi lặp lại những cuốn ehon đó nhiều

lần. Những cuốn truyện là những câu chuyện ngắn có tranh minh họa dành cho thiếu

nhi gọi là ehon. Truyện tranh được xuất bản ở Việt Nam như "7 viên ngọc rồng", "Siêu

quậy Teppi" thì tiếng Nhật gọi là manga, và chưa có cuốn sách nào về giáo dục trẻ em

khuyên phụ huynh đọc manga cho trẻ từ khi còn nhỏ cả). Dẫn trẻ đến công viên, viện

bảo tàng, sở thú. Cho trẻ dùng nhiều lại bút màu, giấy cũng to hơn để trẻ có thể phát

huy hết tính sáng tạo cả mình. Giai đoạn này nếu trẻ làm gì, vẽ gì, có làm bẩn ta cũng

đều nên khuyến khích trẻ làm, khen trẻ chứ không nên ngăn cấm hay chê bai. Cũng

không được can thiệp hay chỉ đạo vào việc trẻ đang làm, không được dạy trẻ phải làm

như này, làm như thế kia mà hãy để tự trẻ làm. Hãy theo dõi sự tiến bộ hàng ngày của

trẻ, đó là việc làm cực kì quan trọng để có thể tìm ra các phương pháp mới dạy cho trẻ

mỗi khi nhận ra sự tiến bộ hay thay đổi ở trẻ.

- 4 tuổi thì trẻ có thể phân biệt được đầu, tóc, chân tay khi vẽ người, nhận biết các sự

vật. 3 tuổi chỉ là vẽ theo cảm tính, vô ý thức nhưng khi 4 tuổi là sự liên tưởng và sáng

tạo.

· 3-6 tuổi: phát huy khả năng tư duy

Đại não sẽ chia làm hai bộ phận là não trước và não sau. Não sau là nơi xử lí thông tin,

thị giác và tri giác, lí giải và phán đoán. Kí ức thì lưu giữ ở não hai bên. Từ tai về phía

trước đầu là não trước, nơi xử lí những điều liên quan đến động lực (意欲), tư duy,

sáng tạo. Và não trước cũng là nơi cư trú của cảm xúc như vui sướng hay đau khổ. Vì

thế 0-3 tuổi là chú trọng phát triển não sau, 3-6 tuổi là phát triển não trước. 3-6 tuổi là

giai đoạn quan trọng kết hợp chơi và huấn luyện bộ não của trẻ thông qua những trò

chơi như là dùng kéo, gấp giấy, xếp hình…nhưng vẫn cần phải lặp đi lặp lại. Giai đoạn

này cho trẻ chơi violin hay piano sẽ rất hiệu quả.

Page 8: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

Chương 2: Nuôi dạy trẻ từ 0-4 tuổi

· Tiếng nói, ngôn ngữ ngay từ khi trẻ được 2 tuần tuổi là bắt đầu cho trẻ nghe, tiếp xúc

càng nhiều, càng phong phú về vốn từ, về thể loại, ngữ điệu thì tâm hồn và tinh thần

của trẻ cũng sẽ càng trưởng thành.

· 0-1 tuổi: chia làm 4 giai đoạn như sau:

- 0-3 tháng: vận động chân và tay, phát triển 5 giác quan

Thị giác: Sau khi trẻ được 1 tháng tuổi thì có thể cho trẻ nhận biết màu sắc đen-trắng,

hãy áp dụng mỗi ngày liên tục trong 1 tuần, mỗi lần chỉ 1-2 phút. Luyện cho trẻ khả

năng tập trung từ 5 giây đến 1 phút. Đến 6 tháng tuổi trẻ nhận biết được màu sắc khác

nhau, các hoa văn khác nhau. Xung quanh tường nơi trẻ ngủ hãy treo hoặc viết các

chữ, từ vựng với màu sắc, kích thước khác nhau, bế trẻ đến trước bảng chữ có thể vừa

là chữ cái, vừa có thể là từ vựng vừa chỉ vào mỗi chữ và vừa đọc cho trẻ nghe, mỗi chữ

chỉ dừng lại 1-2 giây thôi, nhưng ngày nào cũng lặp đi lặp lại.

Thính giác: Mỗi ngày chỉ cho trẻ nghe nhạc 30 phút, mỗi lần 15 phút, những bản nhạc

nhẹ nhàng hay có âm hưởng dịu dàng (cũng không nhất thiết phải là nhạc cổ điển nếu

như cha mẹ không thích loại nhạc đó). Nếu cho nghe lâu trẻ sẽ quên mất không nghe

tiếng của mẹ nữa. Khi nghe nhạc cho trẻ đứng trên đùi rồi nhún nhảy theo tiếng nhạc.

Quan trọng hơn cả vẫn là cho trẻ nghe được nhiều nhất giọng nói của mẹ. Hãy chơi với

trẻ bằng cách là chỉ vào từng bộ phận trên mặt, tay chân, giơ đồ vật lên và nói tên.

Dẫn trẻ ra công viên, chỉ vào bông hoa hay mỗi bộ phận của chúng rồi nói tên. Đọc cho

trẻ nghe những bài thơ nổi tiếng, hát cho trẻ nghe.

Xúc giác: Khi trẻ bú mẹ đó là khoảnh khắc đầu tiên trẻ được dạy về bài học xúc giác,

mới đầu trẻ sẽ vụng về chưa biết điều chỉnh núm vú nhưng rồi sẽ học và điều chỉnh

Page 9: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

núm vú của mẹ vào đúng vị trí miệng mình rất nhanh. Mới đầu hãy cho đầu vú mẹ

chạm vào môi trên, môi dưới, má, cằm trẻ để trẻ học và điều chỉnh vị trí đầu vú chính

xác. Rồi cho trẻ chạm vào các vật dụng khác như là cho đầu ống mút chạm vào môi

trẻ…

Vị giác: Hãy cho trẻ nếm chút một nước ấm, nước lạnh, cay, chua…để trẻ cảm nhận

các vị giác khác nhau.

Cầm, nắm: Cho trẻ nắm lấy ngón tay của mẹ. Luyện cho trẻ dùng lực nâng đỡ cơ thể

thông qua sự cầm, nắm của bàn tay.

Mùi thơm: Cho trẻ ngửi các mùi thơm

- 4-6 tháng: lẫy, lật mình

Trẻ có thể nhìn thấy vật từ cách 3 m, có thể với để cầm nắm những vật ngay trước mắt

mình. Lúc này rất cần cha mẹ ở bên trông trẻ. Khi trẻ còn trong bụng mẹ mà mẹ nói

chuyện nhiều với thai nhi thì sau khi sinh 3 tháng là trẻ có thể e, a phát ra âm thanh và

bắt đầu trò chuyện.

Thị giác: Cho trẻ coi những bức tranh nổi tiếng. Dẫn trẻ đi dạo để trẻ tiếp xúc với nhiều

những hiện tượng và thế giới xung quanh. Khi gặp mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi đồ vật

vừa chỉ cho trẻ vừa không quên nói luôn tên của chúng cho trẻ biết và nhắc đi nhắc lại

tên chúng nhiều lần. Lặp lại việc đó với bảng chữ cái, từ vựng hay kí hiệu. Hãy quan sát

khi bặt điện và nhìn xem phản ứng của trẻ trước sự khác nhau của áng sáng để xem

trẻ có bị bệnh gì về mắt không.

Thính giác: Cho trẻ nghe âm thanh của tự nhiên trong công viên khi bế trẻ đi dạo, hay

tiếng trống, tiếng nước chảy và các âm thanh khác…Khi trẻ bắt đầu biết nói chuyện biết

ê,a thì hãy nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện, và nói chuyện thật rành rọt, khi nói có thể

dùng tay chân để diễn đạt cho trẻ. Thông qua mỗi lời nói của mẹ trẻ sẽ học thuộc lòng

và ghi nhớ vào trong não. 3 tháng trẻ nghe rõ tai phải, đến 4 tháng thì nghe cả 2 tai.

Trẻ càng nhỏ thì cha mẹ khi nói chuyện với trẻ càng phải nói to, rõ ràng.

Xúc giác: Giúp trẻ phát triển khả năng cầm nắm, cho trẻ sờ vào các loại vải và các

nguyên liệu khác nhau. Hãy chơi trò cần câu với trẻ ở thời kì này, khi trẻ gần với tới đồ

gì thì ta dịch ra xa để giúp trẻ rướn người để lấy được đồ nó muốn. Cách làm này sẽ

giúp thúc đẩy hứng thú học tập ở trẻ. Chơi trò nắm bàn tay, mở bàn tay, chạm nước

nóng, chuyển tay qua nước lạnh…

Vận động: Cho trẻ nằm trên bụng và rướn đầu lên

- 7-10 tháng: có thể bò

Thị giác: Cho trẻ nhìn gió thổi, chuông gió, công viên, lá rơi, chim kêu, cảnh tụi trẻ con

chơi trong công viên, hãy bế trẻ khi dẫn trẻ đi dạo hoặc nhìn thì trẻ sẽ cảm nhận nhều

Page 10: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

hơn là cho trẻ ngồi trong xe đẩy.

Thính giác: Cho trẻ nghe những ca khúc melody, nghe nhiều loại âm thanh, thể loại và

ngôn ngữ khác nhau. Cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi thế giới. Ở việt Nam thì có

thể cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca...

Xúc giác: Hãy cho trẻ sờ ngón tay cha, mẹ, cho trẻ xé thử giấy, báo, dùng tay ấn đồ,

quay tròn, đập vào các đồ vật…Hãy cùng chơi trò ném bóng với trẻ, trò đóng mở nắp

hộp…

Vận động: Hãy tập cho trẻ gật đầu hay trả lời. Khi trẻ bò hay lẫy thì hãy dùng tay ấn,

hay đẩy giúp trẻ có động lực cố lên.

- 11-12 tháng: lẫm chẫm bước được

Thị giác: Cho trẻ đọc ehon, sách từ điển, đứng trước bảng chữ, từ vựng để tập đọc,

đứng trước gương rồi cùng nói chuyện với mẹ. Dẫn trẻ đi dạo mỗi ngày. Cho nhìn

những động vật, những cái mà trẻ thích.

Thính giác: Bắt chước tiếng kêu của động vật. Hỏi vị trí mắt, tay, tai, mũi…nằm ở đâu.

Hãy dùng những từ “đưa cho mẹちょうだい”, “không được” ダメ là những từ trẻ có

thể lí giải được. Chơi trò ú tim với trẻ [いないいないばあ]. Đây là giai đoạn trẻ thích

ném những gì có trong tay nên hãy cho trẻ trải nghiệm với nhiều cảm giác mới lạ. Lúc

này cũng là lúc trẻ bắt chước tiếng nói của ba mẹ, của mọi người xung quanh mà trẻ

nghe được. Vẫn tiếp tục cho trẻ nghe nhạc, nghe bài hát như giai đoạn trên.

Xúc giác: Dạy trẻ vo tròn tờ giấy, sai trẻ nhặt đồ lên, đầu tiên là nhặt bằng 5 ngón tay

rồi dần dần là nhặt đồ bằng hai ngón tay là ngón cái và ngón trỏ.

Đạo đức: Dạy trẻ đối xử với các đồ chơi. Chơi cùng trẻ những trò chơi như là di chuyển

hay giấu đồ vật, đố trẻ tìm đồ được giấu. Đặt những đồ chơi cạnh khi trẻ ngủ. Đặt đồ

vật trước mặt trẻ và ra lệnh để trẻ nhặt đồ theo yêu cầu. Dạy trẻ làm theo mình như vỗ

tay, bắt chước…đặt đồ chơi ra xa để trẻ cố gắng vươn tới lấy.

Vận động: Cho trẻ bám thanh sắt, cho trẻ tập đi, leo lên chỗ cao và bò xuống chỗ thấp

như bậc thang…cho trẻ ném đồ vật, chơi ném bóng...

Chữ viết, tập nói: Quan trọng nhất giai đoạn này là trẻ tập nói. Có thể bắt chước theo

lời mẹ nói. Khi trẻ nhớ được một chữ thì hãy đố trẻ tìm đúng chữ đó trong một tập hợp

chữ. Khi trẻ nhớ được chữ nào thì viết chữ đó lên giấy và cho trẻ nhìn. Nếu trẻ không

nhớ thì cũng không nên nóng vội, mà phải luyện hàng ngày.

· 1-2 tuổi: Tập trung vào tập đi, tập nói, kỹ năng xử lí chơi đồ chơi

- Khi trẻ được 1 tuổi hãy cho trẻ vận động thật nhiều.

- Thời điểm thử nghiệm từ 1 tuổi-1 tuổi 8 tháng: cho trẻ làm bất cứ điều gì, dạy trẻ học

Page 11: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

bất cứ điều gì. Mỗi hành động của trẻ không còn vô thức như hồi dưới 1 tuổi mà đều có

mục đích hay bao hàm suy nghĩ của trẻ, từ việc trẻ cầm đồ đạc để ném cũng mang ý

nghĩa nhất định rằng đó là cách trẻ khám phá thế giới. Lúc này cha mẹ không được

ngăn cấm “không được ném”… mà hãy để trẻ tự khám phá thế giới thông qua mỗi

hành động của mình.

- Chọn đồ chơi mà kích thích khả năng trí tuệ mà sự tò mò của trẻ. Các đồ chơi đạt 3

yêu cầu: Trẻ thu được bài học gì từ đồ chơi đó, không gửi quá nhiều bài học trong mỗi

đồ chơi, mẹ có thể tham gia chơi cùng trẻ. Kết hợp những trò chơi như so sánh nặng

nhẹ, nhiều ít, to nhỏ, cho xem các hiện tượng tự nhiên. Kết hợp dạy trẻ làm theo yêu

cầu” đưa cho mẹ”, dạy trẻ nói “cảm ơn”…

- Dạy trẻ tập nói mỗi khi có cơ hội như khi tắm, đi dạo công viên, siêu thị. Dạy trẻ đọc

ehon từ khi 6 tháng tuổi và hãy lặp đi lặp lại suốt việc này. Thời kì này trẻ có tư duy

phát triển rất nhanh và bắt chước cũng rất nhanh nên việc dạy nói cho trẻ hay cho trẻ

biết nhiều từ vựng là một môi trường phong phú để trẻ phát triển.

- Cho trẻ chơi thú nhồi bông, cầu trượt, xếp hình, đếm thời gian, chữ, hoa quả, động

vật thông qua các tấm card có in hình được bán ở hiệu sách.

- Đừng cho trẻ nghe CD, DVD nhiều mà hãy cho nghe tiếng nói thực tế như tiếng nói

của mẹ, của người thân vì tiếng nói của người có sự chủ động chứ không thụ động như

tiếng của máy móc. Đó là lí do hãy trò chuyện thật nhiều với trẻ thì trẻ sẽ nhanh biết

nói.

- Mỗi lần chơi trò đếm chữ nếu như trẻ hứng thú thì ta sẽ kéo dài thời gian ra so với lần

trước 2-3 phút, nhưng mỗi trò chơi không kéo dài quá lâu, ban đầu chỉ 5-10 phút rồi sẽ

kéo dài lâu hơn sau mỗi lần. Thời kì này khả năng tập trung của trẻ còn ngắn nên ta sẽ

chia làm nhiều lần trong ngày để chơi với trẻ. Ví dụ như trò dạy biết mặt chữ mỗi lần

cho trẻ nhìn 1 giây rồi lướt rất nhanh các chữ. Hãy dừng các trò chơi khi nhận thấy trẻ

bắt đầu có dấu hiệu chán. Vì nếu trẻ chán rồi mà ta cứ cố ép trẻ chơi thì sẽ dẫn đến trẻ

sẽ trở nên ghét trò chơi đó và ghét học hành.

· 2-3 tuổi: là thời kì trẻ muốn tự lập và rất ham học hỏi nên hãy chú trọng đến vận

động, tập nói, các kĩ năng đơn giản.

- Hãy lập ra lịch trình đi dạo để cho trẻ vận động, chơi bóng, cầu trượt,…đặt ra khoảng

cách nhất định rồi cho trẻ tập chạy mỗi ngày, leo dốc, leo cầu thang…

- Đây là thời kì mà những từ nào trẻ nhớ được thì sẽ nhớ suốt đời. 2-2 tuổi 6 tháng là

thời kì quan trọng nhất vì trẻ rất nhạy bén và nhạy cảm về ngôn ngữ.

- Khi tắm cho trẻ hãy hỏi trẻ muốn tắm ở đâu trước, nói tên các bộ phận cho trẻ, cho

trẻ tự chọn trang phục để mặc…

- Chơi trò đố vui như nói tên những từ bắt đầu bằng chữ A, B, C…

- Hãy chơi trò tra cứu từ điển, sách tham khảo, một ngày cho trẻ đọc 5-10 cuốn ehon,

Page 12: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

chỉ cho trẻ mọi thứ xung quanh rồi nói tên cho trẻ khi đi bất cứ đâu.

- Dạy cho trẻ về quan hệ nhân quả hay tránh nguy hiểm giai đoạn này rất dễ mà cũng

rất khó. Đừng bao giờ đổ tại đồ vật là xấu, đánh đồ vật khi trẻ bị ngã, bị đau mà hãy

nói cho trẻ nguyên nhân là vì trẻ va vào nó nên mới bị đau…Ví dụ trẻ sờ vào đồ vật

nóng bị bỏng thì không đổ lỗi cho đồ vật hư, đánh chừa đồ vật mà hãy nói rằng vì đồ

vật nóng nên con sờ tay vào và bị bỏng. Hay khi trẻ khóc vì không lấy được đồ vật ở

dưới gầm giường thì hãy đừng la mắng trẻ không được khóc mà hãy hỏi trẻ là con

muốn lấy quả bóng dưới gầm giường đúng không. Khi trẻ được đáp ứng đúng tâm

trạng thì nó sẽ có tác dụng rất lớn là trẻ sẽ nhớ được các từ biểu hiện tâm trạng hay

cảm xúc của mình.

- Đọc truyện cổ tích, đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ

- Dạy trẻ tự làm những việc đơn giản như rửa tay, buộc dây giày, cài cúc áo, rửa mặt,

đánh răng.

- Nếu trẻ có hứng thú với cái gì mà được đáp ứng thì sẽ kích thích sự ham học của trẻ

rất nhiều.

- Hãy luyện cho trẻ giúp việc lặt vặt trong nhà, thường xuyên khen ngợi mỗi khi trẻ

giúp mình làm gì. Đây cũng là một cách giúp trẻ vận động và luyện kĩ năng xử lí đồ vật,

cầm nắm...Ngoài ra có nhiều bà mẹ không để trẻ làm gì vì nghĩ trẻ con nhỏ chưa biết

gì, để trẻ chơi một mình còn mình thì bận rộn làm đủ thứ việc nhà mà không biết rằng

kết hợp dạy trẻ làm việc nhà cùng mình vừa giúp mình giảm gánh nặng, và quan trọng

hơn đó còn có tác dụng là một cách dạy trẻ học tập.

- Sau khi chơi xong hãy dạy trẻ tự cất đồ chơi. Cho trẻ chơi đất sét nặn để phát huy

tính sáng tạo.

- Hãy dạy trẻ cách diễn đạt bằng lời nói đúng tâm trạng hay ý muốn của trẻ. Ví dụ như

muốn đi tiểu, muốn ăn bánh, đau, vui, buồn…

- 2 tuổi là giai đoạn trẻ nhớ giỏi nhất. Vì thế hãy luyện trẻ về chữ cái, từ vựng, về học

thuộc lòng, về tính toán, về đó vui như nhớ cờ các nước, tên các loài vật…chơi trò đoán

đúng đồ vật được giấu. Dạy trẻ nhiều ngôn ngữ vì đây là giai đoạn trẻ có thể nhớ và

phân biệt được những sự khác nhau nhỏ bé nhất của mỗi ngôn ngữ.

· 3-4 tuổi: Trẻ bắt đầu tư duy, hãy bắt trẻ bắt đầu suy nghĩ

- Khi trẻ bắt đầu lên 3 tuổi thì não trước phát triển cao nhất. Hãy để trẻ tập dùng

những dụng cụ như đũa, kéo, vẽ tranh…tức là những trò chơi cần vận dụng trí óc.

- Hãy để 50% để trẻ tự lập và tự mình quyết định sẽ làm gì, hãy cho trẻ nhiều trải

nghiệm mới. Hãy dạy trẻ về sông, núi, nước, thiên nhiên…dẫn trẻ đến viện bảo tàng,

thư viện tra cứu sách….

- Hãy nói chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ chuẩn, chính xác của người lớn thay vì nói với

trẻ bằng ngôn ngữ trẻ con. Năng lực về giỏi tiếng quốc ngữ cũng tỉ lệ thuận với địa vị

Page 13: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

và thu nhập trong xã hội đủ chứng tỏ tiếng nói có vai trò rất quan trọng.

- Hãy dạy trẻ tiếng nước ngoài ở thời điểm này vì đây là thời kì trẻ có năng lực cao

nhất.

- Đừng chỉ cho trẻ vui chơi mà quên mất đây cũng là thời kì quan trọng để trẻ có thể

học tập và thông qua việc học tập đó mà phát huy được hết khả năng về năng lực và

trí tuệ của mình. Mỗi ngày hãy dành ra 30 phút-1 tiếng để dạy cho trẻ về ngôn ngữ như

dạy từ vựng, đọc sách.

- Thời kì này hãy chú trọng đến nuôi dưỡng sự tập trung cho trẻ.

· 4-6 tuổi: Phát triển óc sáng tạo, cá tính riêng

- Hãy tích cực trả lời những câu hỏi của trẻ. Luyện tính tập trung. Cùng chơi với trẻ.

Hãy dạy trẻ ngôn ngữ để diễn đạt chính xác cảm xúc của mình. Hãy để trẻ quyết định

mọi việc liên quan đến bản thân như mặc cái gì, ăn cái gì, đi đâu. Trẻ có làm gì sai hay

thất bại thì cũng không nên la mắng mà nên khuyến khích.

Chương 3: Những khó khăn gặp phải khi dạy trẻ

· 3 điều cơ bản cần nhớ khi dạy cho trẻ: Đứa trẻ cần có một thể lực khỏe mạnh và một

trái tim khỏe mạnh. Cần dạy cho trẻ những tri thức, năng lực tư duy, suy nghĩ. Mối

quan hệ xã hội và đạo đức. Đừng nên đặt quá nhiều kì vọng vào trẻ để biến trẻ thành

những con mọt sách, thành một cái máy thỏa mãn cho những kì vọng của mình. Hãy

để trẻ học bằng sự yêu thích chứ không phải là gượng ép.

· 5 tiêu chuẩn để đánh giá nuôi dạy một đứa trẻ tốt

- Nuôi dưỡng trẻ thành một người biết coi trọng bản thân, tôn trọng người khác và

đồng thời biết suy nghĩ đến lập trường của người khác

- Là người mang một suy nghĩ rằng không chỉ luôn phấn đấu để bản thân mình tốt hơn

mà còn biết giúp đỡ những người khác cũng tốt hơn lên.

- Luôn mang tính sáng tạo.

- Mang năng lực chỉ huy và kéo người khác cùng cố gắng theo mình.

- Biết hiệp lực với mọi người và luôn có tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tính xã hội (

社会性).

· Hãy nắm bắt đúng những tín hiệu mà trẻ muốn truyền đạt ở giai đoạn trẻ chưa biết

nói. Ví dụ khi trẻ khóc vì đói mà ta không cho trẻ ăn thì về sau trẻ sẽ ngầm hiểu rằng

Page 14: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

tín hiệu đó đã không được ta chấp nhận, từ sau trẻ sẽ không còn phát ra tín hiệu nữa

mà sau này có khuynh hướng bất mãn.

· Sau khi sinh đến 8 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần tình thương và sự gắn bó với cha

mẹ nhất nên thời kì này hãy luôn âu yếm, ôm ấp trẻ để trẻ cảm nhận tình thương.

· Khi có thêm em bé cũng đừng quên dành sự quan tâm và những yêu thương cho đứa

lớn. Ví dụ khi đang thay tã cho đứa bé mà đứa lớn mè nheo thì hãy ưu tiên đứa lớn

trước, vỗ về và đáp ứng yêu cầu của đứa lớn. Đó là cách giúp đứa lớn cảm nhận nó

vẫn luôn được yêu thương, từ đó dần dần ta sẽ trò chuyện và nhờ đứa lớn trông

em…nó sẽ yêu em hơn, muốn chơi với em và bảo vệ cho em.

· Khi trẻ từ 1-3 tuổi:

- Khi trẻ 0 tuổi thì vô cùng nghiêm khắc nhưng khi trẻ qua 3 tuổi thì nên nới lỏng

những nghiêm khắc ra.

- Khi nuôi dạy trẻ cần ở cha mẹ những đức tính sau: Nhẫn nại, chấp nhận là dù trẻ

không thông minh như con nhà hàng xóm hay không như mình nghĩ thì hãy vẫn yêu

thương, và đừng cự tuyệt là khi trẻ muốn trò chuyện thì hãy luôn lắng nghe, đừng kì

vọng quá nhiều, đừng giữ và chăm sóc trẻ quá kĩ.

- Muốn trẻ vào nền nếp và biết nghe lời từ khi còn nhỏ thì đừng bao giờ tạo ra ngoại lệ.

Ví dụ quy định mỗi ngày 9 giờ đi ngủ thì dù là ngày Tết hay có đám giỗ có nhiều người

đông vui cũng hãy bắt trẻ tuân thủ đúng giờ đó. Khi đó cha, mẹ hãy nằm bên và đọc

truyện, vỗ về cho trẻ ngủ.

· Những điều cơ bản nuôi và dạy trẻ bao gồm

- Sức khỏe cá nhân: Tự bản thân có thể chăm sóc những vệ sinh cá nhân như: tự ăn, đi

tiểu, mặc quần áo, giữ vệ sinh khi chơi, bảo vệ mình khỏi nguy hiểm. Khi trẻ mặc quần

áo dù nó mặc trái, mặc ngược thì cũng không được can thiệp vào mà hãy để trẻ tự

nhận ra mình mặc trái và tự sửa. Trẻ tự chọn quần áo dù ta không thích thì hãy cứ

chấp nhận vì nếu ta phản đối là làm thui chột khả năng sáng tạo của trẻ.

- Đạo đức và tinh thần: nhẫn nại (gaman), thân thiện, trung thực, nghe lời, cảm ơn

- Tính cộng đồng, giao tiếp xã hội và đạo đức xã hội: tinh thần trách nhiệm, ham muốn

và yêu lao động, đối nhân xử thế, tri thức ngôn ngữ để giao tiếp, đạo đức.

Chương 4: Nuôi dưỡng trí tuệ và tư duy cơ bản của trẻ

· Ngôn ngữ sẽ giúp trẻ đến gần với thế giới rộng lớn hơn. Ngay từ khi lọt lòng mà trẻ

Page 15: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

được chú trọng dạy về ngôn ngữ thì đó là phương pháp tối ưu nhất cho trẻ.

· 2, 3 tuổi là giai đoạn mà trẻ học nhanh hơn đứa trẻ 6 tuổi

· Nếu mà trẻ hiểu được từ nào thì trẻ sẽ nhớ rất nhanh.

· Phương pháp dạy chữ sớm cho trẻ bắt đầu theo thứ tự như sau: chuẩn bị tinh thần

sẵn sàng học hành Readiness cho trẻ, dạy từ vựng, cách đọc thứ tự các chữ, cách đánh

vần, đọc từ ngắn 1 âm rồi chuyển đến từ vựng là từ ghép...tiếp đến là đọc đoạn văn

ngắn, đọc đoạn văn dài. Kết hợp dạy chữ và chữ, từ vựng với việc viết chúng lên các

tấm card. Hãy kết hợp chơi chữ như đoán chữ có nghĩa nghịch nhau, quan hệ nhân

quả, từ đồng nghĩa…

· Các phương pháp để giúp trẻ học tập tốt:

- Hãy luôn nói chuyện với con, khi con mới sinh ra hãy trò chuyện với trẻ

- Bế trẻ và đi dạo bên ngoài

- Đọc truyện cổ tích

- Cho đọc truyện ehon (truyện có hình minh họa)

- Cho xem những bức tranh, nghe những ca khúc hay

- Mỗi ngày dẫn trẻ đi dạo

- Không dùng từ cấm đoán

- Không nói những chuyện rùng rợn

- Đừng nói xấu trẻ trước mặt người khác sẽ làm trẻ mất tự tin và nhút nhát

- Hãy khen những hành động của trẻ một cách cụ thể như: con xúc cơm giỏi quá, con

vẽ đẹp quá…

- Không cho coi tivi

- Lặp đi lặp lại nhiều lần khi dạy cho trẻ

- Dạy trẻ phương pháp nhớ lâu bằng cách dạy trẻ học thuộc lòng những bài hát hay

những bài thơ.

- Khi học hay chơi hãy dùng phương pháp phản ứng nhanh ví dụ như cầm một xấp

flash card về bảng chữ cái rồi giơ ra trước mặt trẻ mỗi tấm card chỉ dừng lại 1 giây nói

cho trẻ biết là chữ gì rồi chuyển qua tấm khác. Mỗi ngày chỉ vài chữ, và sau 5 ngày thì

lại thay lần lượt 5 chữ đầu tiên bằng 5 chữ mới. Phương pháp này giúp não phải của trẻ

phản xạ với tốc độ nhanh và có thể nhớ với khối lượng thông tin cực nhiều. Giai đoạn

0-3 tuổi là thời kì nên tập trung vào rèn luyện khả năng phản xạ của não phải vì não

phải có tốc độ xử lí thông tin nhanh, nhiều hơn não trái rất nhiều, và cái gì được lưu giữ

ở não phải thời kì này thì sẽ nhớ suốt đời.

- Cho trẻ vận động thật nhiều mỗi ngày vì quá trình vận động sẽ giúp não hoạt động

linh hoạt hơn, tiếp thu thông tin sẽ tốt hơn.

- Hãy chuẩn bị vở tập viết cho trẻ

- Hãy ghi memory lại số lượng và tên những quyển sách trẻ đã đọc và thường xuyên

Page 16: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

tra bài lại bằng cách hỏi trẻ về nội dung câu chuyện. Không nên quên việc khen thưởng

mỗi khi trẻ đọc xong một cuốn sách, kể xong một câu chuyện vì nó là động lực giúp trẻ

hứng thú học tập hơn. Mỗi phần thưởng không cần nhiều và không nhất thiết phải giá

trị, quan trọng là để trẻ nhận thấy được giá trị của sự cố gắng và có động lực vươn lên.

- Không quên 4 điều quan trọng: Tình thương, kiên nhẫn khi dạy con, trò chuyện với

con mỗi ngày và hãy cho con biết chúng ta yêu chúng thế nào, khen ngợi con mỗi khi

con làm một việc gì.

Tác Giả IBUKAI Masaru đưa ra những lời khuyên giúp trẻ có hứng thú học tập

1. Thời kì lặp đi lặp lại ta dạy trẻ những gì thì hãy quan sát để xem trẻ có hứng thú với

cái gì, hình khối, hội họa, âm nhạc, sách truyện, ...để từ đó chuyển qua giai đoạn tạo

hứng thú cho trẻ.

2. Khi trẻ đang tập trung hay có hứng thú làm gì thì không nên ngắt giữa chừng mà cứ

để trẻ làm, dù lúc đó chuẩn bị ăn cơm hay có việc gì.

3. Để tạo hứng thú cho trẻ thì nên khen trẻ hơn là chê, vì nếu ba mẹ chê việc gì trẻ làm

thì tự nhiên trẻ sẽ không có tự tin để làm cái đó nữa.

4. Khi khen trẻ thì nên khen là tốt, con đã cố gắng, con giỏi và thể hiện sự hài lòng, vui

mừng của mình hơn là việc đánh giá việc trẻ làm là đẹp hay xấu. Nghĩa là chú ý đến

quá trình trẻ cố gắng hơn là kết quả mà trẻ đã làm được tốt hay xấu.

5. Tránh dùng những từ ra lệnh với trẻ ví dụ mẹ cấm con..., hãy ăn cơm đi, hãy tắm đi,

hãy thu dọn đồ chơi vào...mà thay bằng những từ như sao con không... nếu con

làm...thì mẹ sẽ rất vui...

6. Nếu trẻ không ăn thì hãy nghĩ cách cải thiện món ăn để phù hợp với trẻ thay vì ép

trẻ ăn đến phát khóc.

7. Cha mẹ cùng học với con cái là cách tốt nhất giúp con học hiệu quả. Ví dụ khi cho trẻ

xem ti vi thì nên ngồi bên cạnh coi cùng trẻ rồi giải thích cho trẻ thay vì để trẻ ngồi coi

ti vi một mình, cùng đọc truyện, cùng chơi...

8. Khi để trẻ trong trạng thái đói sẽ là điều kiện kích thích khả năng thích ứng của trẻ.

9. Không phải lúc nào cũng đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, mà hãy đẻ trẻ trải qua cảm

giác không có được điều mình muốn. Và đừng bao giờ đánh mất quyền và uy nghiêm

của một người mẹ đó là con cái phải biết vâng lời và sợ lời mẹ nói. Nếu ta quá nuông

chiều và cung phụng trẻ thì uy quyền của người mẹ sẽ không còn, con cái sẽ không còn

sợ lời mẹ nói nữa.

10. Khi trẻ hỏi vì sao thì không nên giả vờ bỏ qua mà hãy trả lời. Nếu ta không biết câu

trả lời thì hãy thành thực với trẻ và trả lời là để cha mẹ sẽ tìm hiểu sau. Không nhất

Page 17: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

thiết phải giải đáp cặn kẽ, hãy để câu trả lời sẽ là một kích thích để trẻ muốn tìm hiểu

sâu hơn.

11. Học và chơi kết hợp song song chứ không nhất thiết phải phân biệt rõ ràng 2 công

việc này.

12. Đối với những khái niệm trừu tượng thì hãy lấy hình ảnh hay tự mình làm ví dụ để

minh họa.

13. Hãy chọn những đồ chơi kích thích khả năng sáng tạo của trẻ thì trẻ sẽ không bị

mau chán. Ví dụ như chơi ghép hình, lấy cây gỗ để xếp nhà, nặn đất sét, vẽ tranh....

14. Đối với hứng thú của trẻ thì không nên đánh giá cái nào là tốt hơn. Cái nào trẻ tỏ ra

có hứng thú ta cũng đều nên ủng hộ hết. Nó sẽ giúp trẻ tự tin, đồng thời đó là cách

giúp cha mẹ tìm ra được năng khiếu đặc biệt ở trẻ để có thể giúp trẻ phát huy tối đa

khả năng đó.

15. Khi dạy nói cho trẻ thì không nên phân biệt ngôn ngữ trẻ con với ngôn ngữ người

lớn, hãy dạy tiếng chuẩn, ngôn ngữ người lớn luôn cho trẻ để sau này không mất công

đoạn trẻ chuyển từ ngôn ngữ trẻ con sang ngôn ngữ chuẩn. Ví dụ dạy là “con chó” tốt

hơn là dạy từ “con cún”.

16. Đừng bao giờ so sánh trẻ với đứa trẻ khác vì như thế sẽ làm chúng mất tự tin, nhút

nhát và không muốn cố gắng. Khi có hai anh em (chị em) thì cũng không nên so sánh

hai anh em với nhau sẽ làm chúng trở nên không yêu thương nhau.

17. Trong học tập thì hãy ưu tiên dành thời gian dạy đứa lớn thì sẽ hiệu quả hơn. Khi

đang chỉ bài cho đứa lớn mà đứa em cũng sà vào muốn làm theo thì hãy khuyến khích

đứa em, hãy để đứa em học cùng anh. Hãy chuẩn bị hai bộ dụng cụ giấy bút để đứa

em cũng có thể tham gia học hành hay chơi cùng. Đó là phương pháp rất hiệu quả để

kích thích tinh thần ham học của đứa em. Hãy để hai anh em cùng chơi với nhau.

18. Khi hai anh em tranh giành đồ chơi thì hãy công bằng với cả hai. Nếu đứa em muốn

có đồ chơi là đồ chơi của anh thì hãy nói đứa em xin phép anh để chơi, không nên can

thiệp bảo anh hãy nhường cho em.

19. Đừng mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ vì nó sẽ làm trẻ chóng chán và giảm hứng thú

học hành.

Lời khuyên của các tác giả về những điều lo lắng mà cha mẹ thường hay gặp phải:

1. Tôi không đủ thời gian, tôi không đủ tiền bạc

Sẽ có nhiều cha mẹ sau khi đọc những điều viết ở trên sẽ cảm thấy choáng ngợp hay

chán nản vì có quá nhiều thứ phải nuôi dạy cho con mình, hay nghĩ rằng mình quá bận

rộn không có thời gian dạy cho con, kinh tế eo hẹp làm sao mua sách truyện cho con

Page 18: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

đọc, làm sao cho con đi học nhạc hay học vẽ, học tiếng Anh.

Không riêng gì ở Việt Nam, ở Nhật cũng không phải bà mẹ nào cũng ở nhà chăm con,

cũng không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con đi học piano, violin, học tiếng

Anh...

Nhưng mọi người hãy thử nhìn xung quanh mình, có rất nhiều gia đình có điều kiện cho

con mình đi học đàn, học tiếng Anh, học vẽ từ sớm, nhưng có bao nhiêu trẻ trong số

đó thực sự phát huy được tài năng? Không những thế có nhiều trẻ còn bị phát triển

chậm về trí tuệ, ngôn ngữ. Ngược lại, những trẻ sinh ra trong điều kiện khó khăn hơn

thì tất cả đều thua kém những đứa trẻ có điều kiện học nhạc, học tiếng Anh sớm hay

sao? Vấn đề đó ở bất cứ nước nào cũng có.

Vậy thì điều quan trọng ở đây là cha mẹ yêu con mình thật sự, thật sự nỗ lực trong việc

tạo ra môi trường dạy dỗ con theo khả năng mình có hay không.

2. Yêu thương trẻ như thế nào?

Đối với trẻ con không gì quan trọng hơn là tình yêu của cha mẹ mà tình yêu đó là

thông qua sự trò chuyện, âu yếm, ôm ấp, và khen ngợi trẻ hàng ngày. Vòng tay của

người mẹ, giọng nói của người mẹ, thời gian người mẹ chơi cùng con dù chỉ là 5-10

phút chính là sách giáo khoa tốt nhất cho trẻ lúc đầu đời. Tất cả các nhà giáo dục đều

khuyên rằng hãy khi cho trẻ đi ngủ thì hãy nằm bên và ôm trẻ ngủ, trò chuyện lúc đó,

hãy thì thầm và nói rằng bạn yêu trẻ như thế nào. Trẻ sẽ cảm nhận tình thương của

cha mẹ dù lúc đó bắt đầu chìm vào giấc ngủ. Có nhiều người sợ trẻ quen hơi nhưng

mọi tác giả đều khuyên đừng lo lắng về điều đó vì những năm tháng đầu đời trẻ cần

vòng tay của cha, mẹ hơn bao giờ hết.

3. Trò chuyện với trẻ như thế nào? Làm thế nào để dạy trẻ về ngôn ngữ?

Từ khi trẻ mới sinh ra mẹ là người cho trẻ bú, ru trẻ ngủ, tắm cho trẻ, dẫn trẻ đi chơi...

Vậy thì từ lúc sinh ra ấy những lúc cho bú, cho ăn, tắm, dẫn đi dạo ấy hãy nói chuyện

với trẻ thật nhiều. Ví dụ như nói chuyện với trẻ bằng cách chỉ vào các bộ phận mắt,

mũi, miệng...của mình rồi nói tên. Khi ăn hãy giơ các đồ vật như thìa, bát, đĩa rồi nói

tên cho trẻ. Khi di dạo hãy chỉ cho trẻ cái cây, bông hoa, nói tên chúng cho trẻ...là

những ví dụ thiết thực nhất về việc dạy cho trẻ sự phong phú về ngôn ngữ. Từ 0 tháng

tuổi trẻ đều tiếp thu những thông tin đó (đã giới thiệu ở thời kì pattern period) dù chưa

lí giải được, nhưng những gì ta dạy trẻ lúc này chính là nền tảng cơ bản để sau này trẻ

có được lượng ngôn ngữ thật phong phú sẽ giúp trẻ nhanh biết nói, kích thích sự phát

triển của trí não. Đồng thời nó cũng là cách khơi gợi trí tò mò và ham học hỏi ở trẻ.

Đọc truyện cổ tích, chuyện về các nhân vật nổi tiếng, dạy trẻ học thuộc thơ, bài hát

Page 19: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

chính là cách tốt nhất để tạo sự phong phú về vốn từ cho trẻ, đồng thời còn giúp trẻ

nhớ lâu.

4. Nếu không học piano, học nhạc thì còn cách nào khác để phát triển trí tuệ, đặc biệt

là thính giác

Cho trẻ nghe nhiều bài hát, nhạc có âm điệu vui tươi. Nhưng tiếng nói thực tế của che

mẹ vẫn là điều tuyệt vời và quan trọng hơn cả những tiếng nhạc từ trong loa. Nếu cha

mẹ nào là những người thích hát thì không gì tuyệt vời bằng hát cho con bạn nghe

những bài hát thiếu nhi, hay những bài hát bạn yêu thích, hay hát để ru khi con ngủ.

Có nhiều tác giả khuyên rằng bạn có thể thu giọng nói mình vào băng trước khi đi làm

rồi nhờ ai trông trẻ mở lên cho trẻ nghe nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bước sóng của

âm nhạc có tần số khác với tần số bước sóng của giọng nói nên trẻ sẽ dễ tiếp thu bước

sóng của âm nhạc hơn, và những bước sóng ấy sẽ kích thích trí não hoạt động nhiều

hơn. Khi trẻ lớn hơn một chút thì dạy trẻ học hát.

5. Hãy huy động sự giúp đỡ từ những người thân để cùng nuôi dạy trẻ

Đầu tiên là người cha, rồi đến ông bà, người giúp việc, người trông trẻ. Trước tiên hãy

đả thông tư tưởng về phương pháp nuôi dạy trẻ sớm từ 0 tuổi cho những người thân,

giúp họ hiểu tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ từ 0 tuổi. Khi nhờ những người

thân phụ giúp trong việc dạy dỗ trẻ thì nhất thiết phải là người mình tin tưởng, tránh để

ảnh hưởng xấu đến con mình. Nếu đã quyết tâm áp dụng phương pháp nuôi con sớm

thì phải giữ vững lập trường của mình. Vì giai đoạn càng nhỏ thì trẻ càng dễ bị ảnh

hưởng bởi người gần gũi với mình nhất, do đó nếu cha mẹ không để ý thì con cái mình

sẽ dễ bị nhiễm những tật xấu của người xung quanh.

6. Hãy luôn để ý đến cảm xúc và tâm trạng của trẻ

Hãy để con cái học với sự yêu thích chứ không phải là ép buộc. Không phải trẻ nào

cũng thích âm nhạc, không phải trẻ nào cũng thích vẽ...hãy theo dõi con cái mình để

nhận biết sở thích, sự hứng thú và từ đó khích lệ trẻ. Hãy luôn nhớ rằng càng khi còn

nhỏ mà trẻ được dạy dỗ nhiều về cái gì, được tiếp xúc nhiều với cái gì thì lớn lên trẻ có

khuynh hướng có năng khiếu hay yêu thích cái đó. Hãy luôn dừng mỗi bài học trước khi

trẻ bắt đầu thấy chán. Hãy chỉ dạy trẻ khi nào cả trẻ và cả cha, mẹ có tâm trạng vui.

Page 20: Phuong Phap Nuoi Day Con Cua Nguoi Nhat

Lời cuối:

Phương pháp vẫn chỉ là phương pháp và sự thành công còn tùy thuộc vào sự nỗ lực và

nghiêm túc của các bậc cha mẹ, phụ thuộc vào tố chất mỗi đứa trẻ có, vào yếu tố gia

đình và xã hội. Điều quan trọng nhất là chúng ta hãy giúp mỗi đứa trẻ được phát huy

tối đa những khả năng vô hạn mà trẻ có từ khi trẻ mới sinh ra. Giúp trẻ có nền tảng

vững chắc để có thể trở thành một người vừa hiểu biết, tự tin, tự lập và vừa biết yêu

thương người khác. Muốn thể thì chỉ khi từ nhỏ trẻ phải được cảm nhận đầy đủ tình

yêu thương, sự quan tâm và trò chuyện với cha mẹ thì lớn lên trẻ mới biết sống yêu

thương và quan tâm đến người khác. Những kiến thức khác nếu có điều kiện người

dịch sẽ viết vào một note khác để ai có quan tâm đón đọc.

Người dịch: Nguyễn Thị Thu