9
PHƯƠNG THỨC PHÁT TRIỂN MỚI VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM 1. Phương châm phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới – như được một số vị lãnh đạo quốc nhấn mạnh trong thời gian gần đây – là “tiến kịp các nước đi trước, tiến cùng thời đại”. Đây là sự diễn đạt cụ thể định hướng chiến lược phát triển nhằm vượt qua nguy cơ lớn nhất mà Việt Nam đang đối mặt là “tình trạng tụt hậu phát triển” (mà trên nhiều khía cạnh, đang là tụt hậu xa hơn). Đây là hai luận đề phản ánh cách tiếp cận mới về phát triển: “tiến kịp” và “tiến cùng”. Chúng định hình tương quan giữa vị thế và trình độ phát triển hiện tại của Việt Nam với trình độ phát triển và xu thế thời đại (công nghệ cao, kinh tế tri thức, xã hội học tập). Tương quan đó hàm ý cả cơ hội (thời cơ) lẫn thách thức (nguy cơ) mang tính lịch sử đối với Việt Nam. 2. Tại thời điểm hiện nay, sau hơn ¼ thế kỷ tiến hành đổi mới – một biến cố lớn được đánh giá là mang tính cách mạng lớn nhất trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước (về kinh tế //kinh tế - xã hội), Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới về chất: phát triển trong không gian hội nhập quốc tế - toàn cầu sâu rộng. Tại điểm ngoặt phát triển hiện nay, nền kinh tế và xã hội 1

Phương thức phát triển mới và vai trò của CNTT: Những vấn đề đặt ra

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 17 sẽ diễn ra tại khách sạn Xanh thành phố Huế từ ngày 29 đến 31/8/2013. Hội thảo do Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Tin học Việt Nam và Hội Phương thức phát triển mới và vai trò của CNTT: Những vấn đề đặt ra Tin học thành phố Hồ Chí Minh đồng tổ chức với chủ đề “Xây dựng hạ tầng CNTT-TT đồng bộ từ Trung ương đến địa phương tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội” http://ict2013.thuathienhue.gov.vn/

Citation preview

Page 1: Phương thức phát triển mới và vai trò của CNTT: Những vấn đề đặt ra

PHƯƠNG THỨC PHÁT TRIỂN MỚI VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THIÊNVIỆN KINH TẾ VIỆT NAM

1. Phương châm phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới – như được một số vị lãnh đạo quốc nhấn mạnh trong thời gian gần đây – là “tiến kịp các nước đi trước, tiến cùng thời đại”. Đây là sự diễn đạt cụ thể định hướng chiến lược phát triển nhằm vượt qua nguy cơ lớn nhất mà Việt Nam đang đối mặt là “tình trạng tụt hậu phát triển” (mà trên nhiều khía cạnh, đang là tụt hậu xa hơn).Đây là hai luận đề phản ánh cách tiếp cận mới về phát triển: “tiến kịp” và “tiến cùng”. Chúng định hình tương quan giữa vị thế và trình độ phát triển hiện tại của Việt Nam với trình độ phát triển và xu thế thời đại (công nghệ cao, kinh tế tri thức, xã hội học tập). Tương quan đó hàm ý cả cơ hội (thời cơ) lẫn thách thức (nguy cơ) mang tính lịch sử đối với Việt Nam.

2. Tại thời điểm hiện nay, sau hơn ¼ thế kỷ tiến hành đổi mới – một biến cố lớn được đánh giá là mang tính cách mạng lớn nhất trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước (về kinh tế //kinh tế - xã hội), Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới về chất: phát triển trong không gian hội nhập quốc tế - toàn cầu sâu rộng. Tại điểm ngoặt phát triển hiện nay, nền kinh tế và xã hội Việt Nam đứng trước một đòi hỏi gay gắt: đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Về thực chất, đòi hỏi này hàm nghĩa Việt Nam phải thực hiện cuộc đổi mới lần hai (hay “nhẹ” hơn: thực hiện “pha” 2 của công cuộc đổi mới). Gắn với với yêu cầu này, xuất hiện hàng loạt khái niệm – quan niệm phát triển mới – mới về bản chất, nội hàm khái niệm, phản ánh sự khác biệt về đẳng cấp phát triển chứ không chỉ mới về ngôn từ. Trong số khái niệm, quan niệm mới này, trước hết cần kể đến:i) Coi công nghệ thông tin (IT) là hạ tầng của hạ tầng. IT không còn bị

coi chỉ là một ngành sản xuất cụ thể, hay một loại sản phẩm thông thường”.

1

Page 2: Phương thức phát triển mới và vai trò của CNTT: Những vấn đề đặt ra

ii) Tiến thêm một bước, gần đây xuất hiện quan niệm “công nghệ thông tin là nền tảng của phương thức phát triển mới” – được Thủ tướng nêu tại Diễn đàn Cấp cao Thường niên về Công nghệ Thông tin 2013.

Việc xuất hiện hai khái niệm – quan niệm mới về vai trò – chức năng của IT tại thời điểm nóng bỏng về tái cơ cấu kinh tế phản ánh một sự cởi “trói” vô cùng quan trọng trong tư duy phát triển hiện đại, là cơ sở mang tính đột phá dẫn tới quan niệm mới về chiến lược phát triển quốc gia.

iii) Gần đây hơn, nhóm “Think-tank” phát triển quan niệm về cấu trúc và lộ trình phát triển kinh tế Việt Nam với ba khái niệm: tiến kịp, tiến cùng và tiến vượt trong nỗ lực chung là thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới để Việt Nam nhanh chóng vươn lên “sánh vai với các cường quốc 5 châu”. Như vậy, phương châm phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ không chỉ là tiến kịp, tiến cùng như đã nêu ở trên mà có thêm nội hàm mới: tiến vượt.

3. Thực chất của “ba tiến” này được diễn đạt một cách đơn giản (vì thế, sẽ khó có thể đầy đủ) là:

- Tiến kịp: trong đa số các lĩnh vực, Việt Nam đi sau nhưng phải tiến nhanh hơn để thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới;

- Tiến cùng: có một số lĩnh vực thuộc quỹ đạo phát triển hiện đại (công nghệ cao), do đặc trưng đứt đoạn logic phát triển của quá trình chuyển đổi thời đại phát triển, Việt Nam có thể bắt nhịp vào một số lĩnh vực công nghệ cao ngay từ đầu để “sánh vai cùng thế giới” ngay. Đây là một loại cơ hội phát triển lớn dành cho các nước đi sau bắt nhịp sớm vào quỹ đạo phát triển hiện đại. IT chính là lĩnh vực đặc trưng nhất của cách phát triển theo kiểu nhảy vọt – tiến cùng này.

- Tiến vượt: Nhờ tiến kịp theo cách tiến cùng nên Việt Nam có thể tiến vượt – nhờ ứng dụng ngay các công nghệ tiên tiến nhất với sự “hỗ trợ” của quá trình toàn cầu hóa. Nông nghiệp - lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam – có thể “tiến vượt” bằng cách áp dụng nhanh các thành tựu công nghệ cao của thế giới (trong không gian hay môi trường công nghệ thông tin), với các thể chế phát triển phù hợp để đạt đỉnh cao của thế giới ở một số ngành sản phẩm cụ thể sau một quãng thời gian không quá dài.

2

Page 3: Phương thức phát triển mới và vai trò của CNTT: Những vấn đề đặt ra

Ba yếu tố trên phản ánh rõ tính đột phá mạnh mẽ trong cách tiếp cận phát triển hiện đại của Việt Nam. Dĩ nhiên, cần thảo luận rộng rãi, thẳng thắn về cách tiếp cận phát triển này, bổ sung nội hàm, định hình cấu trúc và cơ chế vận hành của nó. Song, vị thế, tiềm năng phát triển của Việt Nam cùng các điều kiện thời đại cung cấp các căn cứ vững chắc để tin tưởng vào sự đúng đắn của một cách tiếp cận phát triển như vậy.

4. Việc xây dựng một Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về Công nghệ Thông tin trong bối cảnh nêu trên là một công việc đúng tầm và đúng lúc. Nghị quyết này cần phản ánh được tính đột phá chiến lược (tầm vóc và phương thức, tính kịp thời của một hành động) trong tổng thể chiến lược phát triển quốc gia trong giai đoạn mới (phương thức phát triển mới).Theo đó, Công nghệ Thông tin cần được coi là trụ xoay chuyển chiến lược, đồng thời là trục xuyên suốt toàn bộ chiến lược. Quan niệm này không đơn giản chỉ là dành sự ưu tiên cao cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin mà quan trọng hơn, là định hình tư duy chiến lược, trong đó, việc thiết kế các quá trình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể phải dựa trên nền tảng IT, lấy IT làm trục và trong không gian IT. Đó là cách tư duy định hướng quá trình phát triển tổng thể: kiến tạo một nền kinh tế sáng tạo, một xã hội học tập, bao hàm trong đó nhà nước thông minh, chính phủ điện tử, giao thông thông minh, giáo dục, y tế thông minh, v.v.

5. Từ đó, sẽ nảy sinh hai vấn đề - hai nhiệm vụ phải giải quyết. Một là bản thân IT và việc ứng dụng IT phải trở thành một chuẩn mực phát triển quan trọng bậc nhất của mọi quá trình phát triển, của các chương trình hành động và dự án đầu tư trong nền kinh tế. Thể chế hóa được yêu cầu này cùng với các ràng buộc tuân thủ nó chặt chẽ và mang tính hiệu lực cao sẽ tạo một động lực mạnh chưa từng thấy cho sự phát triển của IT, đồng thời đặt đất nước vào đúng quỹ đạo phát triển (được chọn) nêu trên.Hai là dành sự ưu tiên đúng tầm, đúng lúc cho sự phát triển của ngành công nghiệp IT và các doanh nghiệp IT. Đây không thuần túy là sự ưu tiên theo kiểu ưu đãi nhà nước mà quan trọng hơn, nó phải là sự ưu tiên mang tính xã hội, của toàn xã hội dành cho IT. Về thực chất, đó là sự ưu tiên tạo ra quan tâm xã hội đến định hướng phát triển và phương thức ứng dụng IT trong đời sống kinh tế xã hội. Trong trường hợp này, tạo ra nhận

3

Page 4: Phương thức phát triển mới và vai trò của CNTT: Những vấn đề đặt ra

thức xã hội đúng đắn về vai trò và chức năng của IT là yếu tố có tính nền tảng. Đây chính là cơ sở xã hội rộng lớn và vững chắc cho sự phát triển thị trường công nghệ thông tin.Đương nhiên, trước hết cần có sự quan tâm nhà nước đối với lĩnh vực phát triển này. Sự quan tâm đó thể hiện trên hai phương diện. Một là quan tâm xây dựng khung thể thể chế (trục lõi là hệ thống pháp lý) hỗ trợ sự phát triển và ứng dụng CNTT. Hai là dành một phần ngân sách ưu tiên thỏa đáng cho việc thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin. Phần này cụ thể là bao nhiêu phần trăm chi ngân sách còn phải được tính toán cụ thể, song nó phải bảo đảm tính ưu tiên cho một lĩnh vực trụ cột phát triển – cả trên phương diện một lĩnh vực khoa học mũi nhọn lẫn một ngành kinh tế trọng điểm.

6. Một khía cạnh rất quan trọng trong việc phát triển IT theo cách tiếp cận nêu trên ở nước ta trong giai đoạn tới là tận dụng lợi thế của nước đi sau – là lợi thế phát triển tuyệt đối lớn nhất của Việt Nam hiện nay – để tiến vượt lên. Học tập kinh nghiệm các nước đi trước, chuyển hóa các bài học đó thành các chính sách và giải pháp áp dụng cho Việt Nam là cách hiện thực hóa lợi thế đó một cách hiệu quả nhất.

Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra nhiều bài học quan trọng về khả năng phát triển tiến vượt và đuổi kịp các nước đi trước của các nước đi sau.

Trong suốt hàng thế kỷ và trong số hàng trăm quốc gia, đa số nước không thể vượt được “bẫy thu nhập trung bình”. Chỉ có rất ít nền kinh tế tiến vượt lên, đuổi kịp các nước đi trước và trở thành nước phát triển. Nổi bật trong số này là các con rồng châu Á – Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Ai xơ Ien ở châu Âu.

Sự khác biệt giữa quốc gia “mắc bẫy” và “vượt bẫy” chính là năng lực tiếp thu, làm chủ và sáng tạo tri thức trong mọi lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội – khoa học công nghệ, là ở năng lực lựa chọn và thực thi những cách thức và chiến lược phát triển khác nhau. Xin lưu ý rằng tất cả các nước tiến vượt này, theo quy luật chung, đều chọn công nghệ thông tin làm nền tảng để thực hiện công cuộc hiện đại hóa. Thậm chí, một số nền kinh tế – như Hàn Quốc, Đài Loan, Ai xơ len – đã lấy công nghệ thông tin làm trụ cột, làm mũi nhọn đột phá, nhờ đó,

4

Page 5: Phương thức phát triển mới và vai trò của CNTT: Những vấn đề đặt ra

nhanh chóng vượt lên. Hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ đang triệt để vận dụng kinh nghiệm này và tạo ra những kỳ tích phát triển mới.Bài học quan trọng nhất rút ra từ những kinh nghiệm này là: trong thời đại ngày nay, lực lượng sản xuất quyết định nhất là trí tuệ con người, được hóa thân cụ thể vào công nghệ và kỹ năng lao động. Trong nền kinh tế hiện đại, hàm lượng tri thức có vai trò quyết định vượt trội so với vốn, lao động, tài nguyên trong các sản phẩm và dịch vụ, tạo ra tăng trưởng bền vững. Đất nước nào có nhiều năng lực sáng tạo công nghệ, làm chủ được nhiều công nghệ cao và có nguồn nhân lực chất lượng cao, nước đó sẽ tiến vượt và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh phát triển. Vì thế, muốn thoát khỏi tụt hậu, tránh được “bẫy thu nhập trung bình”, chỉ có một lựa chọn duy nhất là tiến lên kinh tế tri thức, xây dựng xã hội thông tin thông qua tin học hóa, tri thức hóa toàn diện đất nước. Tất nhiên, bài học đó chỉ có thể vận dụng thành công ở quốc gia nào có khát vọng và quyết tâm phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đang hội đủ những yếu tố thời đại: nhu cầu, áp lực, quyết tâm phát triển và điều kiện thực thi – để vận dụng thành công bài học đó, đưa Việt Nam tiến vượt lên, đạt được thành công trong nỗ lực hiện đại hóa đất nước.

7. Để đáp ứng được yêu cầu nói trên, với vai trò của người tổ chức, dẫn dắt quá trình đổi mới và tái cơ cấu nền kinh tế, Đảng và Nhà nước phải thực hiện những đột phá mạnh trong tư duy chiến lược và định hướng chính sách. Đồng thời, sự hỗ trợ theo kiểu “bà đỡ” của Đảng và Nhà nước luôn luôn là điều kiện để quá trình phát triển thực tế không bị lỡ nhịp, đánh mất thời cơ.Đó là những luận cứ cơ bản để đề xuất một số giải pháp lớn nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình tái cơ cấu kinh tế theo tinh thần đột phá, tạo bước chuyển biến lớn và cơ bản theo hướng đẩy nhanh công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế, lấy phát triển công nghệ thông tin là một trong những nội dung ưu tiên hàng đầu.Thứ nhất, lấy mục tiêu “chuyển sang phương thức phát triển mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin” làm định hướng chủ đạo xuyên suốt của nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

5

Page 6: Phương thức phát triển mới và vai trò của CNTT: Những vấn đề đặt ra

Thứ hai, trong khuôn khổ định hướng chiến lược đó, việc phát triển nhanh và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin phải được coi là một mục tiêu đột phá ưu tiên hàng đầu để xây dựng bằng được “hạ tầng của hạ tầng” của toàn bộ công cuộc phát triển hiện đại. Tinh thần này phải được quán triệt nhất quán, xuyên suốt trong các nghị quyết của Trung ương Đảng và Kế hoạch, Chương trình hành động của Chính phủ, đặc biệt là trong các Nghị quyết và Chương trình Quốc gia về xây dựng kết cấu hạ tầng và nghị quyết về đổi mới phát triển khoa học công nghệ.

Thứ ba, trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn đến năm 2020, để thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin theo tư duy chiến lược mới, cần chú trọng xây dựng môi trường thể chế phù hợp, có tác dụng giải tỏa mọi cản trở, tạo sự thông thoáng, khuyến khích phát huy tinh thần sáng tạo và liên kết phát triển, để tạo nền tảng hạ tầng quốc gia hiện đại, bảo đảm cho công cuộc bứt phá và cất cánh thành công.

Thứ tư, triển khai thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực cụ thể, khả thi, theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Trong chiến lược này, phải coi đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin là một nội dung quan trọng, là một thế mạnh lớn của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh quốc tế hiện đại. Việc phát huy tốt thế mạnh này là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trong chuỗi phát triển hiện đại của thế giới.

Trên đây là một số ý tưởng và đề xuất góp vào quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế nước ta theo hướng đột phá từ trục cốt lõi và nền tảng của quá trình hiện đại hóa quốc gia trong không gian hội nhập.

Có nhiều cơ sở bảo đảm Việt Nam sẽ thành công trong nỗ lực tiến vượt lên để tiến cùng thời đại, để Việt Nam vươn lên sánh vai cùng thế giới trong công cuộc phát triển hiện đại. Cơ sở quan trọng nhất trong số đó chính là niềm tin và khát vọng vươn lên của chúng ta.

6