28
Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao? Người phạm tội trong tình trạng say do dựng rượu hoặc chất kích thíc h mạnh khác có thể bị coi là tình tiết tăng nặng tội. Sai. Theo khoản 1 điều 48 bộ luật hình sự thì đây không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội bức tử. Sai. Tội bức tử được nêu ở điều 100 BLHS. Để xác định đúng tội phạm thì về phía người bị hại phải là người lệ thuộc vào người phạm tội, tức là họ phải dựa vào người phạm tội trong cuộc sống về các mặt vật chấ t và tinh thần. Mặt khác, nạn nhân phải là người tự tước đoạt tính m ạng của mình và nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát phải là do hành vi của người phạm tội gây ra. Tuy nhiên, chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành và phải bị truy cứu trách nhiệm hình s ự đối với tội danh này, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt. Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền. Đúng. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi h ay chưa. Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải là những tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm. Sai. Theo Điều 138 về tội trộm cắp tài sản thì trộm cắp tài sản là lén lút lấy tài sản cho dù tài sản có bị cách ly khỏi chủ sở hữu hay ko Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Pluat Dai Cuong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

phap luat dai cuong

Citation preview

Page 1: Pluat Dai Cuong

Những khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao? Người phạm tội trong tình trạng say do dựng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác có thể bị coi là tình tiết tăng nặng tội. Sai. Theo khoản 1 điều 48 bộ luật hình sự thì đây không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.  Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội bức tử. Sai. Tội bức tử được nêu ở điều 100 BLHS. Để xác định đúng tội phạm thì về phía người bị hại phải là người lệ thuộc vào người phạm tội, tức là họ phải dựa vào người phạm tội trong cuộc sống về các mặt vật chất và tinh thần. Mặt khác, nạn nhân phải là người tự tước đoạt tính mạng của mình và nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát phải là do hành vi của người phạm tội gây ra. Tuy nhiên, chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt.  Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền. Đúng. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.  Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải là những tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm. Sai.  Theo Điều 138 về tội trộm cắp tài sản thì trộm cắp tài sản là lén lút lấy tài sản cho dù tài sản có bị cách ly khỏi chủ sở hữu hay ko  Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông  đường bộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chưa gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội. Sai. Theo điều 202 BLHS thì những người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác mới phải chịu trách nhiệm hình sự.  Người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm nhưng sau đó không thực hiện lời hứa hẹn thì không bị coi là hành vi đồng phạm. Sai. Theo khoản 2 điều 20 BLHS thì người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm là người giúp sức. Luật không đòi hỏi sự hứa hẹn của người giúp sức phải được thực hiện khi sự thực hiện lời hứa là những việc làm xảy ra sau khi tội phạm đã thực hiện xong.  Người đưa hối lộ mà tự thú, thật thà khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội 

Page 2: Pluat Dai Cuong

và được trả lại toàn bộ của đã dựng để đưa hối lộ. Sai. Theo khoản 6 điều 289 thì Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được  trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dựng để đưa hối lộ  Một người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn đến 30 năm và có thể thực sự chấp hành hình phạt tự vượt quá 30 năm. Sai. Theo điểm a khoản 1 điều 50 về tổng hợp hình phạt thì phạt tù có thời hạn chỉ với mức cao nhất là 30 năm.  Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm. Đúng. Hành vi nào đó sở dĩ quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội, Điều 8 BLHSVN.  Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn mọi TNHS. Sai. Theo điều 19 BLHS người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thự c tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.  Người chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139) thì không phải chịu TNHS. Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. Theo khoản 3 điều 8 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 và khoản 2 sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, khoản 3, 4 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.  Người già, người tàn tật có thể là chủ thể của tội phạm. Đúng. Theo khoản 2 điều 3 BLHS mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.  Chỉ một số tội phạm cụ thể nhất định mới đòi hỏi chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt. Đúng. Ví dụ chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm phải là nam giới, chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn.  Theo BLHS người gây nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ được coi là không có lỗi. Đúng. Theo Điều 11 BLHSVN thì người gây nguy hại cho XH do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu trách nhiệm HS  Người 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm về tội cướp tài sản (điều 133). Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm  trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng. 

Page 3: Pluat Dai Cuong

Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy khẳng định là sai.  Người chưa thành niên phạm tội thì không bị áp dụng hình phạt tiền. Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.  Người phạm tội nghiêm trọng có thể được hưởng án treo. Sai. Theo khoản 1 điều 60 thì người được hưởng án treo là người phạm tội và bị xử phạt tự không quá ba năm. Tội phạm nghiêm trọng bị phạt tự với mức từ 3 đến 7 năm nên không được hưởng án treo. 

Tội giết người là tội có cấu thành hình thức Đúng. Vì CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả khó xác định thì CTTP được xây dựng  là CTTP hình thức  Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có thể được coi là người giúp sức trong đồng phạm Sai. Theo khoản 1 Điều 250 thì người nào chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì là tội: Tội tiêu thụ tài sản  do người khác phạm tội mà có.  Người có hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản thì không phải chịu TNHS. Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. Theo khoản 3 điều 8 thì tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 và khoản 2 sẽ không phải chịu trách  nhiệm hình sự, khoản 3, 4 sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.  Người lái xe chiếm đoạt tài sản mà mình đang có trách nhiệm vận chuyển thì có thể bị coi là phạm tội tham ô tài sản. (điều 278) Sai. Chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn. Người lái xe không phải là người có chức vụ quyền hạn nên không thể phạm tội tham ô tài sản.  Người vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ chỉ bị truy cứu TNHS khi gây r

Page 4: Pluat Dai Cuong

a thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác. Đúng. Theo khoản 1 điều 202 BLHSVN.  Người không tố giác tội phạm do anh chị em ruột thực hiện thì không bị truy cứu TNHS. Sai. Theo khoản 2 điều 314 người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng.  Trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản được tài sản. Sai.  Theo điểu 18 BLHSVN thì Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.  Phạt tiền không thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.  Án treo là hình phạt không tước đoạt tự do của người bị kết án. Sai. Theo điều 28 BLHS không có loại hình phạt là án treo. Do đó án treo không phải là hình phạt.  Lỗi của người đồng phạm chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp. Đúng. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.  Người gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi đối với việc gây ra hậu quả. Đúng. Vì sự kiện bất ngờ không phải là lỗi. Theo Điều 11 BLHSVN thì người gây nguy hại cho XH do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu trách nhiệm HS  Người đủ 15 tuổi không phải chịu TNHS về tội cướp tài sản điều 133. Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm  trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng. Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy khẳng định là sai.   Tội gián điệp (điều 80) là loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Sai. Theo khoản 3 điều 8 thì tội gián điệp khoản 1 là tội đặc biệt nghiêm trọng còn tại khoản 2 là tội rất nghiêm trọng. 

Page 5: Pluat Dai Cuong

 Người phạm tội trong tình trạng say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Đúng. Theo điều 14 BLHS: Người phạm tội trong tình trạng say do dựng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự  Người tâm thần khi phạm tội thì được miễn TNHS. Đúng. Theo điều khoản 1 điều 13: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.  Người 17 tuổi phạm tội thì không bị áp dụng các hình phạt tử hình, tự chung thân. Sai. Theo khoản 1 điều 12 BLHS: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.  Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ? SAI. Đối tượng điều chỉnh của Luật HS là quan hệ PL hình sự, là quan hệ xã hội phát sinh khi có 1 sự kiện pháp lý xảy ra mà sự kiện đó được kết luận là 1 tội phạm thì sẽ làm xuất hiện 1 quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và ngươì thực hiện hành vi phạm tội.  Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến một quan hệ xã hội cụ thể?  SAI. Tội phạm có thể cùng một lúc xâm hại trực tiếp đến nhiều chủ thể quan hệ xã hội mà Luật Hình sự bảo vệ. Điều 8 BLHS khái niệm về tội phạm. Tội phạm có thể cùng một lúc xâm hại trực tiếp đến nhiều QHXH được luật hình sự bảo vệ. VD tội cướp: xâm hại đến quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân(quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe).  Người bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS? Sai. Theo điểm e: Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra và điểm i: Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; khoản 1 Điều 46 BLHSVN: thì chỉ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm HS  Hành vi của con người không thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết? SAI. Vì nếu hành vi đó trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì hành vi gây thiệt hại đó được xem là nguồn nguy hiểm và người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự, khoản 3 Điều 16 BLHSVN  Người phạm tội và người bị hại có quyền thoả thuận với nhau về mức độ trách nhiệm hình sự của ngươì phạm tội? SAI. Vì nhà nước là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là ngươì bảo vệ luật pháp, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. N hà nước có 

Page 6: Pluat Dai Cuong

quyền truy tố, xét xử ngươì phạm tội buộc ngươì phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra. Mức độ trách nhiệm hình sự không phụ thuộc vào sự thoả thuận của ngươì phạm tội và ngươì bị hại. Điều 8 BLHSVN  Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 8 BLHS là mức hình phạt do toà án áp dụng đối với người phạm tội? SAI. Phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội cụ thể chứ không phải căn cứ vào mức hình phạt cụ thể Tòa án đã tuyên phạt trong bản án. Vì phân loại tội phạm theo Điều 8 BLHS là cụ thể hoá chính sách hình sự trong xử lý tội phạm. Là cơ sở pháp lý cho việc xác định tội phạm, áp dụng hình phạt và các biện pháp xử lý hình sự khác cũng như là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng nhiều quy định của pháp luật tố tụng hình sự  như:  Tạm  giam,  bắt  ngươì  trong  trường  hợp  khẩn  cấp...  chứ không  phải là  mức  hình  phạt  do  toà  án  áp  dụng  đối  với  người  phạm  tội.  Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội? SAI. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài những dấu hiệu định tội còn những dấu hiệu định khung giảm nhẹ. Là dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường). Khoản 3 Điều 46 BLHSVN.  Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội? ĐÚNG. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện ở chỗ gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội  được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính cơ bản của tội phạm và mang tính khách quan cho nên tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng là loại trừ tính chất phạm tội.  Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật HS? SAI. Việc bãi nại của ngươì bị hại chỉ có giá trị dân sự. BLHS có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.Việc bãi nại của người bị hại không làm căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự. Điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS: Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Tuy nhiên cần chú ý đến điều 105 BLTTHS quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Trong những TH quy định tại điều 105, nếu bị hại không có đơn yêu cầu truy cứu TNHS hoặc rút đơn yêu cầu truy cứu TNHS thì quan hệ hình sự giữa Nhà nước với người phạm tội không được đặt ra. 

Page 7: Pluat Dai Cuong

 Tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là phạm tội? SAI. Theo Điều 19 BLHS quy định: “ Ngươì tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành một tội khác thì người đó phái chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.  Dấu hiệu định tội là dấu hiệu chỉ được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản? SAI. Dấu hiệu định tội ngoài quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản còn quy định ở cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội  phạm giảm nhẹ. Điều 46 và Điều 48 BLHSVN  Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm? Đúng, khoản 1 Điều 15 quy định: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.   Qui phạm pháp luật HS tại Khoản 1 Điều 136 BLHS có phần quy định là loại quy định mô tả? SAI. Khoản 1 Điều 136 BLHS có phần quy định là loại quy định giản đơn. Chỉ nêu tên tội phạm chứ không mô tả các dấu hiệu của tội phạm.  Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại VN nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ VN? SAI. Vì tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt nam khi tội phạm ấy có một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt nam. Nghĩa là tội phạm được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 5, 6 BLHSVN  Để xác định tội phạm theo Điều 8 BLHS phải dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt nặng nhất trong điều luật quy định về tội phạm đó? SAI. Xác định tội phạm về mặt biểu hiện pháp lý ở mức cao nhất của khung hình phạt chỉ là kết quả quá trình đánh giá đầy đủ và toàn diện của các nhà làm luật về sự cần thiết khách quan của các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Nhưng khi đã được xác định, khung hình phạt cũng trở thành dấu hiệu có tính độc lập tương đối để phân biệt các nhóm tội phạm với nhau, không phụ thuộc vào mức hình phạt cụ thể đã được áp dụng. 

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của ngươì thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội? ĐÚNG. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người chưa đạt độ tuổi bắt 

Page 8: Pluat Dai Cuong

đầu có năng lực trách nhiệm hình sự được coi là không có lỗi. Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Điều 12 BLHSVN  Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh? SAI. Khách thể của tội phạm là quan hệ của xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khoản 1 Điều 8 BLHSVN  Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm? ĐÚNG. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là tạo ra những điều kiện về tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm, được xem là đồng phạm, tuy vai trò giúp sức ít nguy hiểm hơn những đồng phạm khác. Khoản 6 Điều 20 BLHSVN  Quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 điều 136 BLHS có phần chế tài là loại chế tài “tương đối dứt thoát”? ĐÚNG. Khoản 1 Điều 136 quy định “Ngươì nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tự từ một năm đến năm năm”. Đây là loại chế tài tương đối dứt khoát quy định mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt hay còn gọi là khung hình phạt.   Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản? SAI. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Thiệt hại gây ra cho khách thể thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành QHXH là khách thể của tội phạm. Trong cấu thành tội phạm cơ bản chỉ có dấu hiệu định tội-dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.  Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại khách thể chung? ĐÚNG. Vì khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm (quy định tại Điều 1 và Điều 8 BLHS)  Những tội phạm bị toà tuyên phạt từ 3 năm tự trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng? SAI.  Vì  có những  tội phạm  nghiêm  trọng  nhưng  khi xét  xử toà  án  quyết  định  mức  hình  phạt  nhẹ  hơn  quy  định  của  BLHS  do  đương  sự  có nhiều tình tiết giảm nhẹ (Điều 46 & 47 BLHS) hoặc áp dụng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.  Hậu quả nguy hiểm cho xã hội luôn là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan đối với các tội phạm có cấu thành vật chất? ĐÚNG. Đây là dấu hiệu có tính bắt buộc để kết luận hành vi của ngươì phạm tội gây thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, làm biến đổi tình 

Page 9: Pluat Dai Cuong

trạng bình thường của đối tượng vật chất là tài sản. Đó là những thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản và xác định theo giá trị tài sản quy ra tiền.  Nguồn nguy hiểm trong phòng vệ chính đáng chỉ là hành vi của con ngươì? ĐÚNG. Đó là hành vi của con người tạo ra nguồn nguy hiểm như: Sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật; Sự tấn công xâm phạm lợi ích của nhà nước, xã hội, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngươì khác; Sự tấn công đang hiện hưũ, đang xảy ra hoặc đe doạ xảy ra trong tức khắc. Điều 15 BLHSVN. Nhưng cần chú ý: Giới hạn Nội dung của câu hỏi cần được làm rõ(thế nào là nguồn nguy hiểm) bởi con người có thể trực tiếp hoặc sử dụng công cụ trung gian như máy móc, súc vật, hành động vô thức(không phải hành vi) của người khác để xâm hại đến các QHXH được PLHS bảo vệ. VD: thả chó dữ ra cắn; chuốc rượu say; xúi giục trẻ con. Tuy nhiên, suy cho cùng thì vẫn chỉ là con người tạo ra nguồn nguy hiểm mà thôi. Nhưng vấn đề chính là cần xác định nội hàm của khái niệm nguồn nguy hiểm để trả lời cho chính xác.   Luật hình sự chỉ có nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm? SAI. Điều 1 BLHSVN quy định: Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.  Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện? SAI. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt nam là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.  Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ tính chất có lỗi của hành vi? ĐÚNG. Vì ngoài các yếu tố như: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì sự kiện bất ngờ cũng được xem là tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi. Điều 11 BLHS quy định: “ Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.  Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội phạm có cấu thành hình thức? SAI. Vì một tội phạm mà trên thực tế chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội ngoài cấu thành tội phạm hình thức còn cấu thành tội phạm 

Page 10: Pluat Dai Cuong

cắt xén, trong cấu thành tội phạm cắt xén cũng chỉ có dấu hiệu hành vi mà không có dấu hiệu hậu quả, nhưng khác với cấu thành tội phạm hình thức, dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm cắt xén không phải là phản ánh chính hành vi phạm tội mà là hành vi hoạt động nhằm thực hiện hành vi đó.   Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu hành giảm nhẹ? SAI. Vì mỗi loại tội phạm có một cấu thành tội phạm cơ bản, ngoài ra có thể có một hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ. Không nhất thiết phải có đủ ba loại cấu thành tội phạm. Việc xác định tội danh chính là quá trình xác định xẽm hành vi thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nào trong BLHS.  Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là  thiệt hại cho xã hội? 

SAI. Việc xâm hại các quan hệ xã hội bằng cách tác động đến các đối tượng tác động không có nghĩa là các đối tượng tác động đó luôn luôn bị thiệt hại cùng với các quan hệ xã hội. Có những trường hợp trong đó đối tượng tác động không rơi vào tình trạng xấu hơn trước khi phạm tội xảy ra. Điểm b khoản 1 Điều 46 BLHSVN Ví dụ: Kẻ trộm cắp tài sản thường không gây hư hỏng cho đối tượng tác động mà còn có những biện pháp bảo vệ giá trị vật chất của tài sản đã chiếm đoạt;  Trộm tài sản sau đó tân trang bán giá cao…  Mọi trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm đều là đồng phạm? SAI. Vì tuy chủ thể của đồng phạm phải từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm nhưng phải thoả mãn là những người này phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu 1 người không đủ độ tuổi chịu TNHS. Ví dụ: Anh A 28 tuổi, bảo em B (13 tuổi ) là nếu giết C thì A sẽ cho B tiền đi chơi điện tử. Do vậy, em B đã cầm dao giết anh C. Thì ở đây A được quy định là người thực hành gián tiếp tuy không trực tiếp thực hiện tội phạm nhưng là người lợi dụng sử dụng người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự để thực hiện tội phạm (B 13 tuổi chưa đến tuổi phải chịu TNHS nên không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này).  Tình trạng không có năng lực TNHS là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi? ĐÚNG. Theo quy định tại điều 13 BLHS thì người ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Đây cũng là tình tiết loại trừ tính  có lỗi, tính chất phạm tội của hành vi. Tuy không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với người này nhưng phải áp 

Page 11: Pluat Dai Cuong

dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.  Phần quy định trong pháp luật hình sự tại Khoản 2 Điều 93 BLHS-1999 là loại quy định viện dẫn? SAI, bởi cấu thành tội phạm viện dẫn là cấu thành tội phạm trong đó những đặc trưng của tội phạm không được trực tiếp mô tả mà được chỉ dẫn sang điều luật hoặc văn bản pháp luật khác chứ không phải chỉ dẫn sang điều khoản khác trong cùng điều luật.  Mục đích phạm tội là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm? ĐÚNG. Vì mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà ngươì phạm tội đặt ra phải đạt khi thực hiện hành vi phạm tội. Nên nó là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc để định tội, định khung hình phạt và quyết định hình phạt.  Phạm tội do phòng vệ quá sớm và phòng vệ quá muộn là phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? SAI. Phạm tội do phòng vệ quá sớm là khi chưa có biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc mà đã có hành vi phòng vệ. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là khi sự tấn công đã thực sự chấm sứt mới có hành vi phòng vệ. Cả hai trường hợp này quyền phòng vệ không khởi phát. Đối với vượt quá phòng vệ chính đáng theo Điều 15 khoản 2 BLHS: “Vượt quá giới hạn phìng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.  Những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm do người thực hành thực hiện trên thực tế? SAI. Vì nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm ngoài nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm còn có nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện đồng phạm và nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự của những ngươì đồng phạm. Theo khoản 3, 4 Điều 3 BLHS thể hiện chính sách hình sự của VN là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng. Đó là nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối...khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội.  Trong phần các tội phạm của BLHS, mỗi điều luật chỉ quy định một quy phạm pháp luật hình sự? SAI. Trong phần cá tội phạm của BLHS, mỗi điều luật thường quy định một quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, không ít trường hợp tại một số điều luật lại quy định nhiều tội phạm khác nhau thuộc cùng một loại tội nhất định. Ví dụ: Điều 133 quy định một loại tội phạm (tội cướp tài sản) nhưng tại điều 155 quy định về tội : Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, Điều 164 quy định hai loại tội phạm (tội làm 

Page 12: Pluat Dai Cuong

tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả)…  Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể? SAI. Vì đối tượng tác động của tội phạm ngoài đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội thì đối tượng tác động của tội phạm còn là con người hoặc những hoạt động bình thường của chủ thể.  Động cơ phạm tội là dấu hiệu không có ý nghĩa bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm? SAI. Vì động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi cú quyế t định hình phạt và còn cả trong CTTP cơ bản một số tội.  Ví dụ: Điều 281 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, có động cơ là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; Trong những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được quy định ở điều 46 và điều 48 BLHS có nhiều tình tiết thuộc động cơ phạm tội.  Tình tiết loại trừ tính có lỗi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi? ĐÚNG. Tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi như: Sự kiện bất ngờ; Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; chưa đạt độ tuổi trách nhiệm hình sự. Là một trong hai tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi. Đây chính là cơ sở pháp lý để phân định giữa tội phạm với các hành vi không phải là tội phạm, bảo đảm pháp lý cho ngươì dân tích cực tham gia vào việc tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như lợi ích của xã hội.  Người giết con mới đẻ của mình là phạm tội giết con mới đẻ. Đúng, Đ94 BLHS.  Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác. Sai, vì nếu phòng vệ quá mức cần thiết vô ý làm chết người vẫn phải chịu TNHS về tội giết người Đ96, 97, 98 BLHSVN  Giết người phụ nữ đang có thai thì luôn bị xử theo điểm b, khoản 1, điều 93 BLHS. Sai, nếu vô ý thì chỉ bị xét xử theo Đ98 BLHSVN, Điều 97. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ  Giết nhiều người là trường hợp giết từ 2 người trở lên, ở nhiều thời điểm khác nhau & các nạn nhân đều bị chết. Sai, theo điểm l khoản 1 Điều 93: Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người vẫn chịu TNHS về tội làm chết nhiều người.

TRỌNG TÂM ÔN THI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2013 Chương 1: Lý luận chung về Nhà nước

Page 13: Pluat Dai Cuong

Câu 1: 1)Tại sao nhà nước có tính giai cấp? Tính giai cấp được thực hiện như thế nào? 2)Tại sao nhà nước có tính giai cấp? Biểu hiện như thế nào?Câu 2: Tại sao nhà nước là một hiện tượng lịch sử?_Answer_-Nhà nước là 1 hiện tượng lịch sử vì:+ Định nghĩa: Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi loài người có sự phân hóa thành các giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn bộ hoạt động của toàn bộ xã hội, trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.+Nhà nước không phải là sản phẩm của tư nhiên, không phải là một hiện tượng lịch sử vì nó có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.Phát sinh: Dựa trên 2 điều kiện:*Điều kiện về kinh tế: xuất hiện chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.*Điều kiện về xã hội: xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng và mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể điều hòa được.*Sự phát triển: Trải qua các kiểu nhà nước tương ứng với các hình thái kinh tế xã hội khác nhau :+Nhà nước chủ nô+Nhà nước phong kiến+Nhà nước tư sản +Nhà nước xã hội chủ nghĩa-Sự tiêu vong: Nhà nước không tồn tại vĩnh viễn mà sẽ tiêu vong khi xã hội không còn mâu thuẫn đối kháng cả về kinh tế và chính trị, dự đoán đó là ở hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Câu 3: Nhà nước không tồn tại trong mọi hình thái Kinh Tế- Xã Hội có giai cấp. Đúng or Sai? Vì sao?_Answer_Sai. Vì Nhà nước tồn tại trong mọi hình thái kinh tế xã hội có giai cấp vì khi đó tồn tại các mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa những giai cấp. Là điều kiện để Nhà nước ra đời và tồn tại.

Câu 4: Trình bày hình thức chính thể của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?_Answer_Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang nhiều dấu ấn của chính thể cộng hòa Đại Nghị (Cộng hòa dân chủ). Chính thể cộng hòa là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về 1 cơ quan do nhân dân bầu ra theo một nhiệm kì nhất định. Ở Việt Nam cơ quan đó chính là Quốc Hội.

Câu 5: Trình bày hình thức cấu trúc của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?-Anwer_Hình thức cấu trúc của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất.Nhà nước đơn nhất gồm 6 đặc điểm:Hiến pháp duy nhất, các quan điểm trong hiến pháp có hiệu lực trên toàn lãnh thổ.Có hệ thống pháp luật thống nhất. Các cơ quan Nhà nước địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các VB pháp luật do cơ quan trung ương ban hành, có quyền ban hành các VB pháp luật phù hợp với VB pháp luật của cấp trên.

Page 14: Pluat Dai Cuong

Có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất được phân chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ.Có một quốc tịch, không một lãnh thổ trực thuộc nào có quyền đặt ra quốc tịch riêng.Có 1 hệ thống các cơ quan trung ương:Nguyên thủ quốc gia, Chính Phủ, Nghị Viện có thẩm quyền pháp lí.Hệ thống Tòa Án thực hiện hoạt động xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.Ở Việt Nam : hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.Bộ máy Nhà nước :Cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân các cấp)Cơ quan hành chính Nhà nước (Chính Phủ, Các Bộ, UBND các cấp)Cơ quan kiểm sát, xét xử (Tòa Án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát và các tòa án ở địa phương).

Câu 6: Trình bày các bộ phận và vai trò của từng bộ phận trong hệ thống chính trị ở Việt Nam?_Answer_

Hệ thống chính trị: là một cơ cấu bao gồm Nhà nước, các Đảng phái, các tổ chức chính trị xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, hiện hành được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào các quá trình kinh tế, xã hội với mục đích duy trì và phát triển xã hội đó.Hệ thống chính trị ở Việt Nam: 3 bộ phậnĐảng cộng sản Việt Nam: là bộ phận hạt nhân quan trọng trong hệ thống chính trị, giữ vai trò lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: là trung tâm của hệ thống chính trị và giữ vai trò quyết định trong hệ thống chính trị. Nó quyết định sự ra đời, bản chất của hệ thống chính trị cũng như vai trò của từng bộ phận trong hệ thống chính trị.Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Công Đoàn, Hội Nông Dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản việt nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thông qua đó thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Câu 7: Cơ quan nhà nước HVTC có phải cơ quan nhà nước không?_Anwer_Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, có tính độc lập tương đối về tổ chức-cơ cấu, có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước bằng những hình thức và phương pháp do pháp luật quy định.HVTC không phải cơ quan Nhà nước vì cơ quan Nhà nước phải có các đặc điểm : 4 đặc điểmĐược thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.Các cơ quan Nhà nước đều có thẩm quyền được Pháp luật quy định chặt chẽ, được quyền ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhất định có hiệu lực thi hành đối với cơ quan, tổ chức khác hoặc mọi công dân trong phạm vi lãnh thổ hoặc ngành, lĩnh vực cơ quan đó phụ trách.Không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội nhưng có tác động quan trọng đối với quá trình đó.Các cá nhân đảm nhiệm chức trách trong cơ quan Nhà nước phải là công dân Việt Nam.HVTC không có đặc điểm (2). HVTC là đơn vị sự nghiệp.

Page 15: Pluat Dai Cuong

Câu 8: Chức năng của Nhà nước là sản phẩm thuần túy mang tính chủ quan của giai cấp thống trị. Đúng or Sai? Phân tích?Câu 9: Phân biệt quyền lực xã hội và quyền lực nhà nước?_Answer_Quyền lực Nhà nước được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là các cơ quan, là công cụ của chính trị Nhà nước thể hiện một cách tập trung quyền lực chính trị. Thông qua Nhà nước, quyền lực chính trị vốn thuộc bộ phận dân cư trở thành 1 quyền lực công đối với toàn xã hội, vì Nhà nước là người đại diện chính thức của toàn xã hội, nhân danh xã hội để điều hành, quản lý, sai khiến toàn xã hội. Tại nước ta theo quy định của Hiến Pháp 1992 tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Nội dung thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc Hội,hội đồng nhân dân các cấp và bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp. Quyền lực Nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau:Luôn gắn liền với chính quyền Nhà nước.Được phân thành các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp.Do giai cấp hoặc liên minh các giai cấp thống trị xã hội tổ chức và thực hiện.Được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế Nhà nước. Quyền lực xã hội: khả năng chi phối và điều khiển xã hội được hình thành trên cơ sở các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán, nghi lễ tôn giáo và thừa nhận quyền uy của người đứng đầu. Quyền lực xã hội bao gồm nhiều loại hình (quyền lực nhà nước, quyền lực của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các tập hợp quần chúng, quyền lực của cộng đồng dân cư của các tổ chức tôn giáo, của dư luận xã hội).Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Quyền lực Nhà nước và Quyền lực xã hội luôn luôn thống nhất với nhau.

Câu 10: Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và Pháp luật?

Chương 2: Nguồn gốc, bản chất, chức năng của pháp luật

Câu 1: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước thừa nhận ( hay nhà nước đặt ra ). Đúng or Sai? Giải thích?_Answer_Đúng. Vì có 2 con đường hình thành pháp luật:Nhà nước duy trì những phong tục tập quán sẵn có, bổ sung, sửa đổi nội dung cho phù hợp và nâng chúng lên thành những quy tắc xử sự chung và bảo đảm cho chúng được thực hiện.Nhà nước ban hành các quy tắc xử sự mới và bảo đảm cho chúng được thực hiện.

Câu 2: Tại sao nói pháp luật là một hiện tượng lịch sử?_Answer_Cũng giống như Nhà nước, pháp luật là một hiện tượng lịch sử vì nó cũng có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.+Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân làm pháp luật ra đời vì Nhà nước cần pháp luật để quản lí xã hội. Đó là các điều kiện về kinh tế và xã hội:Về kinh tế: Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.Về xã hội: Xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp đối kháng, xuất hiện các mâu thuẫn đấu tranh giữa các giai cấp.Pháp luật dù được hình thành do sự thừa nhận một số tập quán có sẵn trong xã hội hay do

Page 16: Pluat Dai Cuong

Nhà nước đặt ra thì cũng đều nhằm giúp Nhà nước quản lí xã hội, vì vậy khi Nhà nước tồn tại thì pháp luật còn tồn tại. Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau lại có các kiểu pháp luật khác nhau:Kiểu pháp luật chủ nôKiểu pháp luật phong kiếnKiểu pháp luật tư sảnKiểu pháp luật xã hội chủ nghĩaKhi xã hội không có nhà nước thì pháp luật cũng không còn tồn tại và biến mất, đó là ở hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thủy. Câu 3: Tại sao pháp luật mang tính quy phạm phổ biến. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện như thế nào?_Answer_Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến vì:- Nhà nước là tổ chức quyền lực công đặc biệt quyền lực của Nhà nước bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Pháp luật lại do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện.Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện:+Pháp luật có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của một quốc gia.+Pháp luật điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (các lĩnh vực bao gồm các nhóm lớn như: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đất đai, hôn nhân, gia đình...)+Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, mô hình xử sự cho tất cả các chủ thể trong xã hội, điều chỉnh mọi hành vi của các chủ thể trong xã hội.

Câu 4: Tại sao pháp luật là công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội?Câu 5: Tại sao pháp luật mang tính giai cấp. Tính giai cấp được thể hiện như thế nào?_Answer_*Pháp luật mang tính giai cấp vì:+Pháp luật do nhà nước đặt ra, Nhà nước là bộ máy nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ duy trì quyền thống trị, hướng tới bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.*Biểu hiện của tính giai cấp:Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị ( thông qua VBPL...)Khi điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật bao giờ cũng điều chỉnh theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị nhằm bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp mình.(+giáo trình trang 87)Câu 6: Tại sao pháp luật mang tính xã hội? Tính xã hội được thể hiện như thế nào?_Answer_ Pháp luật mang tính xã hội vì: Pháp luật do Nhà nước đặt ra, Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội.Pháp luật ra đời do nhu cầu của xã hội, giúp Nhà nước quản lí, điều hành xã hội.Biểu hiện của tính xã hội:Là loại công cụ quan trọng nhất mà Nhà nước nào cũng sử dụng để thực hiện các chức năng của mình nhằm duy trì trật tự xã hội.Pháp luật phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị song tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử, dù ít hay nhiều pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội.Ví dụ: Pháp luật tư sản giai đoạn đầu sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của nhiều tầng

Page 17: Pluat Dai Cuong

lớp khác trong xã hội.Pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng vậy, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp công nhân va nhân dân lao động thì trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ lịch sử cũng phải tính đến ý chí và lợi ích của các tầng lớp khác.

Câu 7: Phân tích chức năng của pháp luật?_Anwer_Chức năng của pháp luật là những phương diện, những mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật.*2 chức năng của pháp luật:Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội: là chức năng cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật.+Là sự tác động của pháp luật tới các quan hệ xã hội thông qua việc tác động tới hành vi của các chủ thể nhằm đạt được mục đích xác định.+Các quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh của pháp luật bởi vì xã hội được hình thành do nhiều yếu tố khác nhau trong đó quan trọng nhất là yếu tố con người mà mỗi con người có điều kiện sinh hoạt vật chất tinh thần khác nhau, có nhu cầu lợi ích khác nhau, họ tham gia vào các quan hệ xã hội và có những cách ứng xử khác nhau, do nhiều cách ứng xử nên ranh giới giữa cách ứng xử phù hợp và không phù hợp với đòi hỏi của xã hội là rất mong manh. Để đảm bảo lợi ích của xã hội cần phải có các quy tắc ứng xử để điều chỉnh những hành vi đó.+Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ xã hội theo 2 mặt:một mặt ghi nhận, bảo vệ, định hướng phát triển cho các quan hệ xã hội tích cực, bảo vệ các quyền tự do của con người.mặt khác điều chỉnh nhằm kìm hãm sự phát triển của các quan hệ xã hội lạc hậu ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội, xâm hại tới lợi ích công dân.+Để điều chỉnh các quan hệ xã hội:Trước tiên pháp luật thừa nhận sự tồn tại khách quan của các quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội không phải do pháp luật tạo ra mà chúng tồn tại khách quan, nhưng pháp luật có thể điều chỉnh được. Pháp luật ghi nhận sự tồn tại khách quan của các quan hệ xã hội bằng cách khái quát hóa, đưa các quan hệ xã hội vào những khuôn mẫu nhất định.Pháp luật còn phải bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển theo những chiều hướng nhất định.+Luôn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu phải điều chỉnh và khả năng thực tế điều chỉnh của Pháp luật vì pháp luật có tính ổn định, bền vững hóa trong khi các quan hệ xã hội luôn biến đổi vì vậy pháp luật khái quát hóa sẽ tạo ra lỗ hổng.+Pháp luật cũng có giới hạn điều chỉnh nhất định.Chức năng giáo dục:+Là sự tác động có định hướng của pháp luật lên chủ thể pháp luật để hình thành ở họ ý thức pháp luật đúng đắn và thói quen hoạt động phù hợp với yêu cầu của pháp luật.+Chức năng ấy thể hiện:Thông qua sự tác động của pháp luật lên ý thức con người, hướng con người tới những cách ứng xử sự hợp lí, phù hợp với cách xử sự ghi trong quan hệ pháp luật.Việc giáo dục được thực hiện thông qua việc ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông qua hành vi của chính các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật.+Pháp luật còn có giá trị đăng tải thông tin, đưa đến cho con người những lượng thông tin

Page 18: Pluat Dai Cuong

chính xác về các giá trị và yêu cầu của xãhội.

Câu 8: Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật?

Câu 9: Có phải mọi quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng quan hệ pháp luật không? Vì sao?

Câu 10: Vì sao nói Nhà nước CH XHCN Việt Nam giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị?

Câu 11: Phân biệt pháp luật với đạo đức và các tín điều tôn giáo?

Chương 3: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật

Câu 1: Nêu cấu trúc của 1 quy phạm pháp luật thông thường?Câu 2: Mọi quy phạm pháp luật đều được cấu tạo từ 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài. Đúng or Sai? Giải thích?

Câu 3: Tại sao Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật?_Answer_Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật vì:- Nhà nước nắm trong tay quyền lực cả về kinh tế và chính trị có quyền ban hành pháp luật để quy định quyền và ngĩa vụ pháp lí cho các chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp luật và chịu tác động của pháp luật do mình đề ra.- Tính chất đặc biệt được thể hiện ở chỗ:+ Nhà nước chỉ tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định, khi tham gia quan hệ pháp luật để thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình, Nhà nước thường sử dụng những phương pháp đặc biệt hơn so với các chủ thể khác.+Nhà nước tham gia với tư cách chủ thể vào các quan hệ pháp luật quan trọng như quan hệ pháp luật hiến pháp, quan hệ pháp luật quốc tế, quan hệ pháp luật hình sự nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của xã hội.

Câu 4: Người đại diện của pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật có phải là chủ thể của quan hệ pháp luật đó không?_Answer_Người đại của pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật vì đặc thù của pháp nhân bao giờ cũng tham gia quan hệ pháp luật thông qua người đại diện, có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lí cho pháp nhân chứ không phải cho người đại diện. Do đó, chủ thể trong quan hệ pháp luật bao giờ cũng là pháp nhân.

Câu 5: Tại sao khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải có năng lực hành vi?-Anwer_Khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải có năng lực hành vi vì:Khi tham gia quan hệ pháp luật, chủ thể quan hệ pháp luật được hưởng quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí do quy phạm pháp luật quy định.Việc không thực hiện đúng hay đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lí phát sinh trong quan hệ pháp luật của các chủ thể sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước. Do đó, điều kiện để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật là phải có năng lực hành vi vì chủ thể có năng lực hành vi mới có khả năng nhận thức được và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lí của

Page 19: Pluat Dai Cuong

mình khi tham gia quan hệ pháp luật đồng thời gánh chịu được những hậu quả do hành vi của mình gây ra.

Câu 6: Tại sao khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải có năng lực chủ thể?Câu 7: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng một lúc. Đúng or Sai? Câu 8: Nêu mối quan hệ giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội?_Answer_

Quan hệ xã hội là quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật. Hay nói cách khác quan hệ hệ pháp luật là hình thức pháp lí của các quan hệ xã hội khi được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật.Câu 9: Phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác?_Answer_Quy phạm pháp luật chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phổ biến, quan trọng còn các quy phạm xã hội khác (quy phạm tập quán, tôn giáo, điều lệ, đạo đức) thì điều chỉnh các quan hệ xã hội còn lại.Quy phạm pháp luật có các đặc điểm mà các quy phạm xã hội khác không có:+Tính bắt buộc và tính quy phạm phổ biến.+Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.+Tính được bảo đảm được thực hiện bằng Nhà nước.+Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.

Câu 10: Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lí của quan hệ xã hội. Giải thích?Câu 11: 1 chủ thể không có tư cách pháp nhân có thể trở thành chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ pháp luật ko? Vì sao?Câu 12: Phân biệt bộ phận chế tài của quan hệ pháp luật với trách nhiệm pháp lí?Câu 13: Có phải bao giờ quan hệ pháp luật cũng được xắp xếp theo trình tự giả định, quy định, chế tài?Câu 14: Vì sao quan hệ pháp luật là hình thức pháp lí của quan hệ xã hội?Câu 15: Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với quan hệ xã hội? Câu 16: Để trở thành chủ thể trực tiếp của quan hệ pháp luật, cá nhân cần có điều kiện j? Tại sao?Câu 17: Nếu không có năng lực hành vi cá nhân có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật ko? Vì sao? Câu 18: Ví dụ về một sự kiện pháp lí? Giải thích vì sao nó là sự kiện pháp lí?Chương 4: Hệ thống pháp luật

Câu 1: Trình bày các hình thức pháp luật trong lịch sử? Câu 2: Phân biệt luật hiến pháp và hiến pháp?_Answer_Luật hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Hiến pháp là một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay và là nguồn chủ yếu của Luật Hiến pháp.

Câu 3: Những phương pháp điều chỉnh đặc thù của luật hành chính? Giải thích tại sao đó lại là phương pháp điều chỉnh đặc thù?Câu 4: Những phương pháp điều chỉnh đặc thù của luật dân sự? Giải thích tại sao đó lại là phương pháp điều chỉnh đặc thù? Câu 5: Hoạt động quản lí Nhà nước chỉ được thực hiện bởi cơ quan quản lí Nhà nước. Đúng or Sai? Vì sao?_Answer_

Page 20: Pluat Dai Cuong

Sai vì có những trường hợp cơ quan không phải là cơ quan quản lí hành chính Nhà nước nhưng được trao quyền thực hiện một số hoạt động quản lí hành chính Nhà nước như các tổ chức chính trị xã hội.

Câu 6: Hoạt động mang tính chất chấp hành và điều hành được thể hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước?Câu 7: Nêu ví dụ về 1 quan hệ pháp luật hành chính và chỉ ra chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính đó?_Answer_Ví dụ: Bên A kí kết hợp đồng kinh doanh với bên BChủ thể quan hệ pháp luật: Bên A và Bên B.Câu 8: Nêu ví dụ về 1 quan hệ pháp luật dân sự và chỉ ra chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đó?_Answer_Anh A thỏa thuận vay anh B một khoản tiền là 1 000 000 đồng (Anh A và anh B 21 tuổi không mắc bệnh tâm thần)Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là anh A và anh B.