15
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------------------- PHẠM THỊ NGA QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI ILLIT-SMECTIT: LẤY VÍ DỤ SÉT KINNEKULLE - THỤY ĐIỂN VÀ SÉT DI LINH - VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2015

QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI ILLIT-SMECTITrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5087/1/01050002650.pdf · đổi illit-smectit: lấy ví dụ sét Kinnekulle – Thụy Điển và

  • Upload
    others

  • View
    17

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-------------------------------------

PHẠM THỊ NGA

QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI ILLIT-SMECTIT:

LẤY VÍ DỤ SÉT KINNEKULLE - THỤY ĐIỂN

VÀ SÉT DI LINH - VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-------------------------------------

PHẠM THỊ NGA

QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI ILLIT-SMECTIT:

LẤY VÍ DỤ SÉT KINNEKULLE - THỤY ĐIỂN

VÀ SÉT DI LINH - VIỆT NAM

Chuyên ngành: Địa chất học

Mã số: 60440201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH THẢO

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Hoàng Thị Minh Thảo

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ khoa học

PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng

Hà Nội - 2015

Phạm Thị Nga - 1 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

MỞ ĐẦU

Sét, đặc biệt là bentonit, đƣợc biết đến là một nguồn khoáng sản có nhiều ứng

dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Bentonit đƣợc sử dụng trong nhiều

lĩnh vực khác nhau nhƣ dùng làm dung dịch khoan, làm chất phụ gia trong sản xuất

thức ăn cho gia cầm, làm vật liệu hấp phụ và vật liệu độn trong ngành sản xuất sơn…

Hơn thế nữa, bentonit là một vật liệu đã đƣợc công nhận có khả năng cô lập chất thải

phóng xạ với những tính năng ƣu việt nhƣ có độ trƣơng nở cao, độ thấm thấp, và độ tự

hàn gắn (self-sealing) cao... rất có tiềm năng sử dụng trong bồn chứa rác thải hạt nhân.

Có đƣợc các đặc tính đặc biệt này là do sự có mặt của pha smectit chiếm chủ yếu trong

thành phần của bentonit. Tuy nhiên, để lựa chọn đƣợc nguồn vật liệu phù hợp cần phải

có những nghiên cứu chi tiết để đánh giá khả năng sử dụng và tính bền vững của

bentonit trong bồn chứa rác thải hạt nhân.

Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến tới xây dựng nhà máy điện hạt nhân để giải

quyết nhu cầu năng lƣợng, những nghiên cứu về xử lý chất thải phóng xạ là rất cấp

thiết và đáng đƣợc quan tâm. Bentonit là một vật liệu đƣợc công nhận là có khả năng

cô lập chất thải phóng xạ. Tuy nhiên, những nghiên cứu các nguồn sét Việt Nam và

đánh giá khả năng sử dụng chúng trong bồn chứa rác thải hạt nhân vẫn còn khá mới

mẻ. Do đó, nghiên cứu quan tâm đến các nguồn sét của Việt Nam, trong sự nghiên

cứu, so sánh với các nguồn sét trên thế giới nhằm có thêm những thông tin cho việc

đánh giá tổng quan về khả năng sử dụng sét bentonit để cô lập chất thải phóng xạ.

Để đánh giá khả năng sử dụng của sét bentonit trong bồn chứa rác thải hạt nhân,

các nhà khoa học phải dựa trên rất nhiều những tiêu chí khác nhau. Trong đó sự biến

đổi của các khoáng vật sét là một trong những tiêu chí để đánh giá khả năng ứng dụng

của khoáng sét, mức độ bền vững của bồn chứa rác thải hạt nhân. Sự bền vững của

bentonit liên quan đến sự biến đổi các thông số kỹ thuật, thành phần hóa học và cấu

trúc của khoáng vật sét. Quá trình biến đổi của khoáng vật sét trong những điều kiện

môi trƣờng khác nhau diễn ra theo những chiều hƣớng khác nhau. Mỗi loại bentonit có

khả năng biến đổi riêng biệt phụ thuộc vào thành phần hóa học chủ yếu của lớp bát

diện và lớp xen giữa của smectit (Nguyen-Thanh et al., 2014). Có hai chiều hƣớng

biến đổi điển hình của khoáng vật sét đƣợc quan tâm hơn cả là quá trình biến đổi trong

Phạm Thị Nga - 2 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

điều kiện môi trƣờng có bổ sung độ ẩm và nhiệt độ thấp (tƣơng tự với quá trình phong

hóa) và quá trình biến đổi trong điều kiện mất nƣớc và nhiệt độ cao (tƣơng tự với quá

trình biến chất). Biến đổi chính của khoáng vật sét trong 2 quá trình này là biến đổi

giữa 2 pha smectit và illit. Nếu nhƣ quá trình biến đổi smectit sang illit làm giảm độ

trƣơng nở, độ tự hàn gắn. Ngƣợc lại, quá trình biến đổi ngƣợc lại, illit sang smectit, lại

làm tăng độ trƣơng nở, độ tự hàn gắn, và do đó làm tăng chất lƣợng và khả năng làm

chất cô lập chất thải phóng xạ. Để làm sáng tỏ quá trình biến đổi của khoáng vật sét

trong điều kiện môi trƣờng khác nhau, học viên lựa chọn hai đối tƣợng sét có điều kiện

thành tạo và tồn tại khác nhau để tiến hành nghiên cứu là sét Di Linh (Việt Nam) và

sét Kinnekulle (Thụy Điển) để nghiên cứu trong luận văn với tiêu đề: “Quá trình biến

đổi illit-smectit: lấy ví dụ sét Kinnekulle – Thụy Điển và sét Di Linh – Việt Nam”.

Sét Di Linh là sản phẩm của quá trình phong hóa các đá núi lửa có thành phần axit

và trung tính trong điều kiện đầm hồ Neogen hình thành mỏ bentonit với hàm lƣợng

nhóm smectit tƣơng đối cao. Quá trình phong hóa tiếp tục diễn ra đối với sét Di Linh

trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm, mƣa nhiều. Sét Kinnekulle có tuổi Ordovic đƣợc

hình thành từ sự phong hóa các vật liệu trầm tích núi lửa trong môi trƣờng nƣớc biển.

Các hoạt động magma xảy ra sau đó có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự biến đổi thành

phần bentonit hình thành trƣớc dƣới tác động của nhiệt độ. Sự khác nhau trong điều

kiện hình thành và biến đổi của sét Di Linh và sét Kinnekulle sẽ dẫn đến những đặc

điểm khác nhau và những xu hƣớng biển đổi khác nhau giữa các khoáng vật sét trong

hai loại bentonit này.

Các mẫu sét Di Linh và Kinnekulle thu thập đƣợc đƣợc tiến hành phân tích bằng

những phƣơng pháp hiện đại nhƣ: phƣơng pháp huỳnh quang tia X (XRF), nhiễu xạ

Roentgen (XRD) và kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) để làm sáng tỏ đặc điểm về

thành phần hóa học, thành phần khoáng vật quá trình biến đổi giữa illit và smectit và

những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình biến đổi đó.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc trình bày qua 5 chƣơng:

Chƣơng 1: Đặc điểm địa chất vùng Di Linh – Lâm Đồng và Kinnekulle – Thụy

Điển

Chƣơng 2: Mẫu và phƣơng pháp nghiên cứu

Phạm Thị Nga - 3 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Chƣơng 3: Tổng quan về khoáng vật sét và quá trình biến đổi illit-smectit

Chƣơng 4: Đặc điểm của mẫu sét Di Linh và sét Kinnekulle

Chƣơng 5: Quá trình biến đổi illit-smectit

Luận văn đã làm rõ thành phần hóa học, thành phần khoáng vật và đặc điểm của

các pha khoáng vật trong bentonit Di Linh (Việt Nam) cũng nhƣ bentonit Kinnekulle

(Thụy Điển), sự hình thành và biến đổi của các loại sét này cũng nhƣ đánh giá đƣợc

tác động của các nhân tố môi trƣờng đến quá trình biến đổi của chúng. Kết quả của

luận văn cho phép định hƣớng và đánh giá tiềm năng sử dụng của các loại bentonit

này, dự đoán chiều hƣớng biến đổi của chúng trong những điều kiện sử dụng khác

nhau. Kết quả của luận văn cung cấp những thông tin ban đầu nhằm tiến tới nghiên

cứu quá trình biến đổi này trong các thí nghiệm mô phỏng điều kiện bồn chứa rác thải

hạt nhân.

Phạm Thị Nga - 4 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG DI LINH – LÂM ĐỒNG

VÀ KINNEKULLE – THỤY ĐIỂN

1.1. Đặc điểm địa chất vùng Di Linh – Lâm Đồng

Mỏ sét Tam Bố nằm trên cao nguyên Di Linh, tại ranh giới hai xã Tam Bố và Gia

Hiệp thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (Hình 1). Khu vực có toạ độ địa lý:

Từ 11o37’7’’ đến 11

o37’40’’ độ vĩ bắc

Từ 108o11’41’’ đến 108

o12’15’’ độ kinh đông.

Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu bao gồm các thành tạo trầm tích và phun trào có tuổi từ Jura

đến Đệ Tứ. Theo khảo sát của Đoàn Sinh Huy (1982), vùng mỏ bentonit Tam Bố gồm

các thuộc hệ tầng Bản Đôn (J1-2 bđ), Di Linh (N2 dl) và các thành tạo phun trào hệ tầng

Bảo Lộc, Hệ tầng Đơn Dƣơng (K đd), xâm nhập phức hệ Định Quán (γK đq). Nghiên

cứu mới hơn của Kiều Quý Nam (2005) mô tả lại trật tự địa tầng của khu vực mỏ

bentonit Di Linh gồm các hệ tầng La Ngà (J2 ln), Dak Rium (K2 đr), Di Linh (N13

Phạm Thị Nga - 5 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

N21 dl); các phun trào của hệ tầng Đơn Dƣơng (K2 đd), thành tạo bazan hệ tầng Túc

Trƣng (βN2 – QI tt), Xuân Lộc ( βQII xl) và các trầm tích Đệ Tứ (hình 2).

Hệ tầng La Ngà (J2 ln) là hệ tầng có tuổi cổ nhất trong vùng; chứa cát kết, bột kết,

phiến sét lộ ra ở phía tây bắc vùng nghiên cứu, gần khu vực sông Đa Dâng. Các thành

tạo tuổi Creta bao gồm các đá cuội kết, cát kết, bột kết màu nâu, nâu đỏ thuộc hệ tầng

Đak Rium (K2 đr) và các phun trào ryolit, dacit, ryođacit, andezito đacit của hệ tầng

Đơn Dƣơng (K2 đd). Hệ tầng Di Linh (N13 – N2

1 dl) có tuổi Neogen bao gồm các trầm

tích đầm hồ xen kẽ các vật liệu thô cuội kết, cát kết, sét kết và các thấu kính bazan,

phân bố rộng rãi trên cao nguyên Di Linh và bao phủ phần lớn khu vực nghiên cứu. Hệ

tầng Di Linh chứa các lớp sét kết, sét than, bentonitm diatomit là đối tƣợng nghiên cứu

chính của luận văn. Các vật liệu trầm tích này phủ bất chỉnh hợp lên các thành tạo đá

cổ hơn của hệ tầng La Ngà và Đơn Dƣơng. Tất cả chúng lại bị bao phủ bởi các phun

trào bazan thuộc hệ tầng Túc Tƣng (βN2 – QI tt) và hệ tầng Xuân Lộc ( βQII xl) bao

gồm bazan olivine kiềm và hyalobazan. Các thành hệ tuổi Đệ Tứ còn bao gồm các

trầm tích sông thành phần chủ yếu là sét, cát, sỏi phủ lên trên mặt các lớp bazan ở một

vài nơi.

Hình 2: Sơ đồ địa chất mỏ bentonit Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

(Đoàn Sinh Huy & nnk, 1982)

Phạm Thị Nga - 6 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Thành phần magma chủ yếu và có ý nghĩa nhất trong khu vực nghiên cứu là

magma của hệ tầng Đơn Dƣơng bao gồm các phun trào ryolit, dacit, ryođacit, andezito

dacit tuổi Creta. Theo tài liệu của Lê Đặng Bình (1987) thì phun trào ryolit tuổi Kreta

hệ tầng Đơn Dƣơng có màu tím, xám lục, cấu tạo ban trạng với ban tinh là thạch anh,

feldspar kali, plagioclas, ngoài ra còn có khoáng vật màu nhƣ biotit và các khoáng vật

quặng. Các phun trào này phân bố thành những bức thành đồ sộ ở ven cao nguyên Di

Linh. Tại khu vực nghiên cứu, các phun trào này phân bố ở phía đông bắc khu mỏ, tại

dãy núi Lantra. Nghiên cứu quá trình hình thành mỏ sét Tam Bố - Di Linh, Kiều Quý

Nam cho biết các sản phẩm phong hóa từ thành tạo phun trào axit, ryolit của hệ tầng

Đơn Dƣơng ở núi Lantra là nguồn vật liệu trực tiếp mang tính địa phƣơng, là yếu tố

quyết định cho sự hình thành sét bentonit Di Linh (Kiều Quý Nam, 1996).

Các hoạt động kiến tạo đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành mỏ sét Di

Linh. Vào cuối Jura, đầu Kreta (J3 –K1) các hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ lục địa

bị nâng lên, các trầm tích lục nguyên bị uốn nếp thành một nếp lõm (Đoàn Sinh Huy &

nnk, 1982). Trong thời kì này, phát triển các hoạt dộng phun trào trung tính và axít yếu

(dacit, ryolit) điển hình là phun trào ryolit của hệ tầng Đơn Dƣơng (K2 đd), đến cuối

Kreta vùng hoàn toàn trở thành lục địa bị bóc mòn. Sang kỉ Neogen xảy ra sụt lún cục

bộ tạo thành đầm hồ (trầm tích sét, sét than, than nâu, diatomit). Sự sụt lún diễn ra rất

từ từ và có giai đoạn ngƣng nghỉ tạo nên các tập trầm tích mỏng, sau mỗi giai đoạn

đều có những đợt phun trào bazan. Quá trình sụt lún này là yếu tố kiến tạo quan trọng

hình thành mỏ sét bentonit Tam Bố. Sự lắng đọng của các trầm tích đầm hồ xảy ra

song song với phun trào bazan. Đến Đệ Tứ toàn vùng biến thành lục địa xảy ra quá

trình xâm thực bóc mòn, hoạt động kiến tạo bình ổn.

1.2. Đặc điểm địa chất vùng Kinnekulle – Thụy Điển

Kinnekulle là khu vực đồi núi thuộc tỉnh Västergötland, phía tây nam Thụy Điển

cách Gothenburg khoảng 150km về phía Bắc. Đặc điểm địa chất vùng Kinnekulle

đƣợc nghiên cứu dựa trên các lõi khoan sâu, trình tự địa tầng vùng nghiên cứu đƣợc

thể hiện trong hình 3 (Pusch & Madsen, 1995).

Vùng đồi Kinnekulle lộ ra lớp đá diabas tuổi Permi ở trên cùng. Tại lõi khoan sâu

thu đƣợc tại vùng đồi cho thấy độ dày của lớp diabas hiện tại là khoảng 30m. Bên dƣới

Phạm Thị Nga - 7 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

lớp diabas là các lớp cát kết và đá phiến sét tuổi Silur dày khoảng 90m. Bên dƣới các

lớp đá tuổi Silur là các thành tạo đá vôi tuổi Ordorvic. Trong thành tạo đá vôi này phát

hiện lớp bentonit dày 2m, ở độ sâu khoảng 95m bên dƣới lớp diabas. Lớp bentonit này

là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Bên dƣới các thành tạo đá vôi tuổi Ordorvic là

đá phiến sét và cát kết tuổi Cambri. Dƣới cùng là đá móng gneiss.

Hình 3: Đặc điểm địa tầng vùng Kinnekulle

(Pusch & Madsen,1995)

Các hoạt động núi lửa và phun trào magma tại khu vực Kinnekulle có ý nghĩa

quan trọng trong quá trình hình thành và biến đổi của lớp bentonit. Lớp bentonit

Kinnekulle đƣợc hình thành từ tro núi lửa có nguồn gốc từ các dòng dung nham có

thành phần ryolit hoặc dacit (Pusch & Madsen,1995). Hoạt động phun trào này xảy ra

cách đây khoảng 450 triệu năm, thành phần tro núi lửa lắng đọng trong nƣớc biển bao

phủ lên các trầm tích đá vôi và bùn dày 120m. Tro núi lửa lắng đọng và biến đổi thành

các lớp bentonit giàu smectit, gắn kết dƣới áp suất chôn lấp khoảng 5-10 Mpa. Tiếp

sau đó các trầm tích cùng loại và bùn, cát lắng đọng phía trên lớp tro, tạo thành lớp

trầm tích biển với độ dày hàng trăm mét. Khoảng 300 triệu năm trƣớc đây, magma đi

Phạm Thị Nga - 8 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

lên xuyên cắt ngang qua các loạt trầm tích với chiều cao khoảng 250m trên đá móng

kết tinh, hình thành lớp diabas với độ sâu vài chục m, các trầm tích bị tác động bởi

nhiệt độ cao của hoạt động magma. Lớp diabas lộ ra trên bề mặt đồi Kinnekulle do quá

trình bào mòn tiền Đệ Tứ và băng hà Đệ Tứ đã bào mòn lớp diabas và lớp trầm tích

bao phủ phía trên nó.

Phạm Thị Nga - 62 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đoàn Sinh Huy, 1982. Báo cáo nghiên cứu tỉ mỉ sét Bentonit Tam Bố - Di Linh –

Lâm Đồng. Trung tâm Thông tin Lƣu trữ - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt

Nam.

2. Kiều Quý Nam, 1996. Bản chất nguồn cung cấp vật liệu trong quá trình hình thành

mỏ sét bentonit Tam Bố. Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 18(4), 314-318.

3. Kiều Quý Nam, 2004. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng sử dụng bentonit Lâm

Đồng trong xử lý các nguồn nƣớc ô nhiễm. Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 26(4),

486-492.

4. Lê Công Hải (Chủ biên), 1979. Đặc điểm thành phần vật chất sét Bentonit vùng Di

linh. Báo cáo địa chất. Lƣu trữ Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội.

5. Lê Đỗ Bình, Kiều Công Đức, 1998. Đặc điểm chất lƣợng và định hƣớng sử dụng

Bentonit Việt Nam. Tạp chí Kinh tế địa chất & nguyên liệu khoáng, Hà Nội, số 6 –

1998 (14), 1- 7.

Tiếng Anh

6. Ahn J. H. & Peacor D. R., 1986. Transmission and analytical electronmicroscopy of

the smectite-to-illite transition. Clays & Clay Minerals 34, 165-179.

7. Altane S.P., Bethke C.M., 1988. Interlayer order in illite/smectite. American

Mineralogist, 73, 766-774.

8. Bergmann J., Friedel P., Kleeberg R., 1998. BGMN - a new fundamental parameters

based Rietveld program for laboratory X-ray sources, it's use in quantitative analysis

and structure investigations. Commission of Powder Diffraction, International Union

of Crystallography. CPD Newslett, 20, 5-8.

9. Bethke C.M., Vergo N., Altaner S.P., 1986. Pathways of smectite illitization. Clays

and Clay Minerals, 34, 125-135.

10. Boles J.R., Franks S.G., 1979. Clay diagenesis in Wilcox sandstones of southwest

Texas: implications of smectite diagenesis on sandstone cementation. J Sediment

Petrol 49:55–70.

11. Borchardt G., 1989. Smectites, in: Minerals in Soil Environments. Soil Science

Society of America. Madison, Wisconsin, 675-727.

12. Brusewitz, A. M., 1986. Chemical and physical properties of Paleozoic potassium

bentonites from Kinnekulle, Sweden. Clays and clay minerals, 34(4), 442-454.

Phạm Thị Nga - 63 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

13. Buey C.S., Barrios M.S., Romero E.G., Dominguez Diza M.C., Montoya M.D.,

1998. Electron microscopic study of the illite-smectite transformation in the

bentonites from Cerro del Aguila (Toledo, Spain). Clay Minerals, 33, 501-510.

14. Christidis G.E., 2008. Do bentonites have contradictory characteristics? An attempt

to answer unanswered questions. Clay Minerals, 43, 515-529.

15. Christidis, G. E., 2009. Application of Electron Microscopy to the study of smectites

and zeolites.

16. Eberl D. & Środoń J., 1988. Ostwald ripening and interparticle-diffraction effects for

illite crystals. American Mineralogist, 73, 1335–1345.

17. Eberl D.,1978. The reaction of montmorillonite to mixed-layer clay: the effect of

interlayer alkali and alkaline earth cations. Geochimica et Cosmochimica Acta, 42,

1-7.

18. Eberl D. D., 1980. Akali cation selectivity and fixation by clay minerals. Clays and

Clay Minerals. 28, 161-172.

19. Eberl D. D., 1984. Clay mineral formation and transformation in rock and soils. Phil.

Trans. R. Soc. Lond. A 311, 241-257.

20. Eberl D., Środoń J., Kralik M., Taylor B., and Peterman Z., 1990. Ostwald ripening

of clays and metamorphic minerals. Science, 248,474–477.

21. Fanning D. S., Keramidas V. Z. & El-Desoky M. A., 1989. Micas: In: Minerals in

Soil Environments, 2nd edn (eds J. B.Dixon & B. S. Weed), pp. 551-634. Book

Series No 1, Soil Science Society of America, Madison, WI.

22. Güven N., 1988. Smectites, in: Bailey S.W. (Ed.), Hydrous Phyllosilicates.

Mineralogical Society of America, Washington DC, 497-560.

23. Harvey C. & Browne P., 1991. Mixed-layer clay geothermometry in the Wairakei

geothermal field, New Zealand. Clays and Clay Minerals, 39, 614–621.

24. Henning K.H. & Störr M., 1986. Electron micrographs TEM, SEM of clays and clay

minerals. Schriftenreihe für Geologische Wissenschaften, 25. Akademie-Verlag,

Berlin. p. 325.

25. Hoang-Minh T., 2006: Characterization of Clays and Clay Minerals for Industrial

Applications: Substitution Non-natural Additives by Clays in UV Protection.

Dissertation - Ernst-Moritz-Arndt University Greifswald.

26. Hoang-Minh T., Nguyen-Thanh L., Nguyen T.-D., Nguyen D.-T., Lai L.T., Thuyet

N.T.T, Kasbohm J., Pusch R., Knutsson S., 2014. Mineralogical characterization of

Di Linh bentonite, Vietnam: A methodological approach of X-ray diffraction and

transmission electron microscopy. 13th International Symposium on Mineral

Exploration, 22-24/9/2014, Hanoi, Vietnam. Proceedings, 143-148.

Phạm Thị Nga - 64 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

27. Hower J, Eslinger E.V, Hower M.E, Perry E.A.,1976. Mechanism of burial and

metamorphism of argillaceous sediments: 1. Mineralogical and chemical evidence.

Geol Soc Am Bull, 87:725–737.

28. Inoue A. and Kitagawa R., 1994. Morphological characteristics of illitic clay

minerals from a hydrothermal system. American Mineralogist, 79, 700–711.

29. Inoue A., Watanabe T., Kohyama N., and Brusewitz A., 1990. Characterization of

illitization of smectite in bentonite beds at Kinnekulle, Sweden. Clays and Clay

Minerals, 38, 241–249

30. Kasbohm J., Tarrah J., Henning K. H., 2002. Transmissionselektronen-

mikroskopische Untersuchungen an Feinfraktionen der Ringversuchsprobe “Ton

Stoob”, in F. Ottner & S. Gier (Hrsg.), Beiträge zur Jahrestagung Wien, 18.9-20.9.

2002. Berichte der DTTG e.V., Band 9, 71-84. Deutsche Ton- und

Tonmineralgruppe.

31. Köster H.M., 1977. Die Berechnung kristallchemischer Strukturformeln von 2:1 -

Schichtsilikaten unter Berücksichtigung der gemessenen Zwischenschichtladungen

und Kationenaustausch-kapazitäten, sowie die Darstellung der Ladungsverteilung in

der Struktur mittels Dreiecks-koordinaten. Clay Minerals, 12, 45-54.

32. Meunier A., & Velde B., 1989. Solid solutions in I/S mixed layer minerals and illite.

American Mineralogist, 74, 1106-1112.

33. Meunier A. & Velde B., 2004. Illite: Origin, Evolution and Metamorphism. Springer,

New York.

34. Moore, D.E., & Reynolds, R.C. 1997. X-Ray Diffraction and the Identification and

Analysis of Clay Minerals (2nd Ed). Oxford University Press, 400 p..

35. Murray H.H. & Leininger R.K., 1956. Effect of weathering on clay minerals. Clays

and Clay Minerals, 4, 340-347.

36. Nadeau P. H. & Reynolds R.C.,1981. Burial and contact metamorphism in the

Mancos shale. Clays & Clay Minerals 29, 249-259.

37. Newman, A.C.D., & Brown, G., 1987. The chemical constitution of clays. In A.C.D.

Newman (Ed.), Chemistry of Clays and Clay Minerals. Mineralogical Society

Monograph, 6. (pp. 1-128). Longman Technical and Scientific, Harlow, Essex.

38. Newman A.C.D., 1987. Chemistry of clays and clay minerals. John Wiley & Sons.

39. Nguyen-Thanh L., Herbert H.J., Kasbohm J., Hoang-Minh T., Ferreiro-Mählmann

R., 2014. Effects of chemical structure on stability of smectites in short-term

alteration experiments. Clays and Clay Minerals, 62, 425-446.

40. Parham W. E., 1996. Lateral variations of clay mineral assemblages in modern and

ancient sediments. Proc. Int. Clay Conf. (Jerusalem) 1, 135-145.

Phạm Thị Nga - 65 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

41. Pollastro R.M., 1993. Considerations and applications of the illite/smectite

geothermometer in hydrocarbon-bearing rocks of Miocen to Mississppian age. Clays

and Clay Minerals, 41(2), 119-133.

42. Pusch R., 2001. The buffer and backfill handbook Part1: Definitions, basic

relationships, and laboratory methods, SKB Technical Report SKB TR-02 20,

Swedish Nuclear Fuel and Waste Management Company, Stockholm, Sweden.

43. Pusch R. & Kasbohm J., 2002. Alteration of MX-80 by hydrothermal treatment

under high salt content conditions. Technical Report Swedish Nuclear Fuel and

Waste Management Co, No. TR 02-06, Stockholm, Sweden, 39 pp.

44. Pusch R. & Madsen F.T., 1995. Aspects on the illitization of the Kinnekulle

bentonites. Clays and clay minerals, 43(3), 261-270.

45. Pusch R., & Yong, R.N., 2006. Microstructure of smectite clays and engineering

performance. Francis & Taylor, 352 p.

46. Pusch R., Knutsson S., Al-Taie L., Mohammed M.H., 2012. Optimal ways of

disposal of highly radioactive waste. Natural Science, 4, Special issue, 906-918.

47. Rieder M., Cavazzini G., Dýakonov Y.S., Frank-Kamenetskii V.A., Gottardi G.,

Guggenheim S., Koval P.V., Muller G., Neiva A.M.R., Radoslovich E.W., Robert,

J.L., Sassi F.P., Takeda H., Weiss Z., Wones D.R., 1998. Nomenclature of the micas.

The Canadian Mineralogist, 36, 905-912.

48. Rimmer S.M. and Eberl D.D., 1982. Origin of an underclay as revealed by vertical

variations in mineralogy and chemistry. Clays & Clay Minerals, 30, 422-430.

49. Roberson H. and Lahann R., 1981. Smectite to illite conversion rates: Effects of

solution chemistry. Clays and Clay Minerals, 29, 129–135.

50. Robert M., Elsass F., Andreoli C., and Środoń J., 1991. The cycle of 2:1 clay

minerals transformation in sediments and soils. New applications of high resolution

transmission microscopy. Proceedings of the 7th Euroclay Conference, Dresden,

875–879.

51. Romero R., Robert M., Elsass F. and Garcia C., 1992. Evidence by transmission

microscopy of weathering microsystems in soils developed from crystalline rocks.

Clay Minerals, 27, 21-33.

52. Shutov V., Drits V., and Sakharov B.,1969. On the mechanism of a postsedimentary

transformation of montmorillonite into hydromica. Proceedings of the International

Clay Conference, Tokyo. Israel University Press, 523–531.

53. Środoń J., Elsass F., McHardy W.J. & Morgan D.J., 1992. Chemistry of illite-

smectite inferred from TEM measurements of fundamental particles. Clay Minerals,

27, 137-158.

Phạm Thị Nga - 66 - Luận văn Thạc sĩ Khoa học

54. Sucha V., Kraus I., Gerthofferova H., Petes J., and Serekova M., 1993. Smectite to

illite conversion in bentonites and shales of the East Slovak basin. Clay Minerals, 28,

243–253.

55. Velde B., 1992. Introduction to clay minerals: chemistry, origins, uses, and

environmental significance. London: Chapman and Hall. 198p.

56. Velde B., 1985a. Possible chemical controls of illite/smectite composition during

diagenesis: Mineral Mag. 49, 387- 391.

57. Velde B., 1985b. Clay Minerals: A Physico-chemical Explanation of Their

Occurrence: Elsevier, Amsterdam, 427pp.

58. Velde B., Suzuki T., and Nicot E., 1986. Pressure – temperature – composition of

illite/smectite mixed-layer minerals: Niger delta mudstones and other samples. Clays

and Clay Minerals, 34 (4), 435-441.

59. Vicente M.A., Elsass F., Molina E. & Robert M., 1997. Palaeoweathering in slates

from the Iberian Hercynian Massif (Spain), investigation by TEM of clay mineral

signatures. Clay Minerals, 32, 435-451.

60. Wilson M.J., 1999. The origin and formation of clay minerals in soils: past,

present and future perspectives. Clay Minerals, 34, 7-25.

61. Yau Y., Peacor D., and McDowell S., 1987. Smectite-to-illite reactions in Salton Sea

shales: A transmission and analytical electron microscopy study. Journal of

Sedimentary Petrology, 57, 335–342.