40
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH GIA LAI Năm học: 2011 – 2012 ---------------- --------------------------- Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 29/3/2012 ---------------------------------------------------------------- -------------------------------- Câu 1 : (8 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau: “ Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ vàng thau xen với màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.” (Trích Bến quê – Nguyễn Minh Châu) Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong đoạn trích trên. Câu 2 : (12 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: a) Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ĐỀ CHÍNH THỨC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH GIA LAI Năm học: 2011 – 2012 ---------------- --------------------------- Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 29/3/2012

------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 1: (8 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau: “ Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ vàng thau xen với màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.” (Trích Bến quê – Nguyễn Minh Châu) Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong đoạn trích trên.Câu 2: (12 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:a) Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này.(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

b) Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)------------------------Hết------------------------

Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh................Phòng.....

* Giám thị không giải thích gì thêm.

ĐỀ CHÍNH THỨC

Page 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH GIA LAI Năm học: 2011 – 2012 ---------------- --------------------------- ĐỀ DỰ BỊ Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 29/3/2012

---------------------------------------------------------------------------Câu 1: (8điểm) Suy nghĩ của em về vấn đề Tố Hữu nhắn gửi trong đoạn thơ sau:

Một ngôi sao chẳng sáng đêmMột thân lúa chín chẳng nên mùa vàng

Một người đâu phải nhân gianSống chăng như đốm lửa tàn mà thôi

(Trích - Tiếng ru) Câu 2: (12 điểm) Sự khám phá và cách thể hiện hình ảnh ánh trăng trong các tác phẩm: Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, Ánh trăng của Nguyễn Duy.

----------------------------Hết----------------------------

Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh................Phòng.....

* Giám thị không giải thích gì thêm.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH GIA LAI Năm học: 2011 – 2012 ---------------- ---------------------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨCMôn thi: NGỮ VĂN

(Đáp án và hướng dẫn chấm có 04 trang)---------------------------------------------------------------------

Câu 1: (8 điểm)I- Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết huy động kiến thức đã tích lũy hoặc đã trải nghiệm để làm bài và xác định được vấn đề nghị luận thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học.- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội nội dung bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.- Bố cục rõ ràng, lập luận thuyết phục, cảm xúc, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi các loại.II- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có những cách hiểu khác nhau về vấn đề nghị luận được đặt ra trong đoạn trích.

Page 3: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

1. Cách hiểu thứ nhất: Vẻ đẹp bình dị của quê hương.a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của quê hương, xứ sở vốn gần gũi, quen thuộc với mỗi người trong cuộc sống nhưng nhiều khi chìm khuất khiến ta không để ý và chưa nhận ra. b) Thân bài:- Vẻ đẹp của quê hương thật nên thơ nhưng bây giờ Nhĩ mới nhận thấy. Khi phát hiện ra điều đó, Nhĩ tưởng chừng như lần đầu tiên mình phát hiện tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê - bãi bồi bên kia sông Hồng. Từ cảm nhận của Nhĩ, người đọc thức tỉnh nhận ra vẻ đẹp của quê hương mà ngày thường có muôn vàn lí do bị che khuất.- Quê hương là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp; là nơi neo đậu bình yên cho tâm hồn và những gì thuần phác vốn gắn bó, thân thuộc trong cuộc sống của mỗi người. (Dẫn chứng minh họa)- Phê phán, thức tỉnh những ai chưa và không biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương.- Liên hệ bản thân: + Biết yêu quý vẻ đẹp bình dị mà có giá trị bền vững của quê hương.+ Những hành động thiết thực để góp phần giữ gìn và bảo vệ quê hương, đất nước.c) Kết bài: Mỗi người cần có ý thức giữ gìn và trân trọng vẻ đẹp của quê hương.2. Cách hiểu thứ hai: Trong cuộc sống, con người thường thích khám phá thế giới xa lạ mà quên đi những điều quý giá, vẻ đẹp bình dị, gần gũi đang ở quanh ta.a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. b) Thân bài:- Nhĩ nhận ra thời trẻ mình mải mê khám phá chân trời xa lạ mà quên đi những điều quý giá, vẻ đẹp của điều bình dị gần gũi. Sự nhận thức ở Nhĩ về vẻ đẹp của bến quê cũng là sự nhận thức đối với người đời khi đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn những vẻ đẹp của quê hương.- Con người cần phải biết trân trọng những điều bình dị mà có giá trị bền vững của quê hương, gia đình, cuộc sống... Có như vậy mới không ân hận, hối tiếc trong đời. (Dẫn chứng minh họa)- Những người thích khám phá thế giới xa lạ mà không biết quý trọng, quên đi điều quý giá, vẻ đẹp gần gũi sẽ đánh mất cơ hội có được những giá trị đích thực của cuộc sống.- Liên hệ bản thân:+ Biết nhận ra những giá trị bền vững trong gia đình, quê hương, cuộc sống. + Thận trọng trong học tập, hành động, không sa vào những điều vòng vèo, chùng chình để đạt đến ý nghĩa thiết thực trong cuộc đời.c) Kết bài: Con người cần có ước mơ, khám phá nhưng đừng quên thực tại và hãy biết trân trọng những điều quý giá trong cuộc sống hàng ngày.

II- Chuẩn cho điểm:- Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên.- Điểm 6: Bài làm nắm được yêu cầu; phần bình luận, rút ra bài học có thể còn chưa thật đầy đủ nhưng chân thành, thuyết phục.

Page 4: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

- Điểm 4: Bài làm đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên.- Điểm 2: Bài làm còn sơ sài, bố cục chưa rõ, nhiều lỗi các loại.- Điểm 0: Để giấy trắng hoặc viết chuỗi câu vô nghĩa.* Lưu ý: - Học sinh có thể hiểu cách khác nhưng phải hợp lí và trình bày đúng bố cục bài văn nghị luận.- Nếu bài làm đáp ứng tốt yêu cầu về kĩ năng nhưng về kiến thức có những điều khác biệt với đáp án, giám khảo cân nhắc để cho điểm trên tinh thần tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. - Các khung điểm còn lại giám khảo tự cân đối.

Câu 2: I- Yêu cầu về kĩ năng:- Học sinh biết vận dụng các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp; kĩ năng phân tích thơ để làm rõ vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ trữ tình.- Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Viễn Phương và Thanh Hải, hoàn cảnh ra đời, chủ đề hai bài thơ để phân tích những nét đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật của hai đoạn thơ: dụng ý khác nhau trong việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật tương đồng như điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ …- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt…II- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những yêu cầu sau:1. Mở bài: Giới thiệu chung về hai nhà thơ Viễn Phương và Thanh Hải, khái quát về hai tác phẩm và đoạn trích.2. Thân bài:2.1. Sự tương đồng:+ Hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện giản dị, thành kính và khát vọng được hóa thân vào thiên nhiên vĩnh hằng của đất nước; cống hiến phần tốt đẹp- dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung.+ Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết trong sáng; sử dụng những hình ảnh thơ giàu ý nghĩa ...2.2 Điểm khác biệt:a) Đoạn thơ trong Viếng lăng Bác:- Nội dung: + Lần đầu ra lăng viếng Bác, khi phải rời xa người con miền Nam thương trào nước mắt, nhớ Bác khôn nguôi. Nhà thơ ước mong được hóa thân vào thiên nhiên để được ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Người. + Tác giả muốn làm con chim, đóa hoa, cây tre - những sự vật bình thường nhưng gần gũi, thân thương để được ở bên Bác, được sống trong tình yêu thương của Bác.+ Những rung động thành kính, thiêng liêng và ước nguyện chân thành, thiết tha được ở bên Bác của Viễn Phương. Qua đó, người đọc thấy được lòng trung kiên của người dân Việt Nam đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. - Nghệ thuật: + Điệp ngữ “muốn làm” biểu hiện khao khát cháy bỏng của nhà thơ.

Page 5: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

+ Giọng thơ trầm lắng, thiết tha…+ Hình ảnh ẩn dụ thể hiện khát vọng hóa thân vào thiên nhiên vĩnh hằng…b) Đoạn thơ trong Mùa xuân nho nhỏ:- Nội dung: + Trước mùa xuân của đất trời, nhà thơ dù đang nằm trên giường bệnh nhưng đã có những rung động sâu sắc và ước nguyện khiêm nhường rất đáng trân trọng: muốn làm con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm. Đó là “mùa xuân nho nhỏ” của đời mình mà nhà thơ muốn dâng hiến cho đời, cho đất nước. + Mùa xuân còn có ý nghĩa biểu tượng cho những gì tươi đẹp nhất của sự sống và cuộc đời mỗi người. Mùa xuân nho nhỏ mà nhà thơ muốn dâng hiến đã góp phần làm nên mùa xuân của cuộc đời, của đất nước.+ Sự cống hiến ấy lặng thầm nhưng bền bỉ: Dù là tuổi hai mươ - Dù là khi tóc bạc. + Tác giả bộc lộ quan niệm của mình về sự hòa nhập giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.- Nghệ thuật: + Thể thơ năm chữ phù hợp với cảm xúc thiết tha, âm hưởng nhẹ nhàng sâu lắng như làn điệu dân ca xứ Huế. + Hình ảnh thơ đẹp giàu ý nghĩa biểu trưng cành hoa, mùa xuân…+ Điệp ngữ “ta làm” diễn tả khát vọng chân thành của nhà thơ; lời thơ như ngân lên thành lời ca trong sáng. 2.3 Bàn luận đánh giá: Hai đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn giản dị mà cao cả: đẹp ở sự hóa thân kì diệu vào thiên nhiên vĩnh hằng; ở khát vọng được dâng hiến tự nguyện và thành kính và trong mối liên hệ sâu sắc giàu ý nghĩa mà hai nhà thơ hướng tới: lãnh tụ, đất nước, cuộc đời.

3. Kết bài:- Ước nguyện của hai nhà thơ góp phần làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn. Vì thế những dòng thơ đã mang đến cho người đọc niềm xúc động sâu sắc.- Cuộc đời sẽ ý nghĩa hơn khi mỗi chúng ta có được nhận thức đúng đắn và lẽ sống cao cả.III- Biểu điểm:- Điểm 12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu đã nêu; bố cục rõ ràng mạch lạc; lập luận chặt chẽ, cảm xúc; chữ đẹp. - Điểm 10: Bài làm đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt, dùng từ.- Điểm 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp…- Điểm 6: Đảm bảo yêu cầu cơ bản về kỹ năng, kiến thức đạt mức trung bình; còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp…- Điểm 4: Bài làm tỏ ra hiểu đề nhưng chưa thoát ý; còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp…- Điểm 2: Không hiểu đề, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi các loại.- Điểm 0: Lạc đề, để giấy trắng hoặc viết chuỗi câu vô nghĩa.* Lưu ý:

Page 6: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

- Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết giàu chất văn và sáng tạo.- Các khung điểm còn lại giám khảo tự cân đối.

----------------------Hết----------------------

PHÒNG GD& ĐT PHÙ NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015

Môn: Ngữ vănThời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

..................................................................... Câu 1 (3,0 điểm ): Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau (Đồng chí - Chính Hữu)

a)Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ có trong bốn câu thơ trên. Nghĩa của các thành ngữ này được tổ chức theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?

b)Viết một đoạn văn khoảng 8 câu theo cấu trúc diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.Câu 2 (5,0 điểm): Trong một ca khúc của mình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những ca từ như sau:

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.Để làm gì em biết không?Để gió cuốn đi.”

Em hiểu ý nghĩa những ca từ trên như thế nào? Lời ca gợi cho em suy nghĩ gì về lẽ sống của con người?Câu 3 (12,0 điểm ):

Trong bài “Đọc Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên viết:Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộcSắc tài sao mà lắm truân chuyên.

Dựa vào những hiểu biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy giải thích và làm sáng tỏ nội dung ý hai câu thơ.

Page 7: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

Họ và tên thí sinh: ...........................................Lớp:.......Trường:...............................

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9NĂM HỌC 2014-2015

Môn: Ngữ văn

CÂU YÊU CẦU NỘI DUNG ĐẠT DƯỢC ĐIỂM

1

a. H/s nêu được 2 thành ngữ, giải thích nghĩa của 2 thành ngữ:- Nước mặn đồng chua: Thành ngữ chỉ vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, đó là những vùng đất xấu khó trồng trọt.- Đất cày lên sỏi đá: Thành ngữ chỉ vùng đất cằn cỗi khô hạn, đất đai bạc màu khó canh tác.- Nghĩa của các thành ngữ được tổ chức theo phương thức hoán dụ dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật.b. Yêu cầu hình thức: Viết được đoạn văn có kết cấu diễn dịch, độ dài khoảng 8 câu.- Yêu cầu nội dung: Cảm nhận được tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ.Cảm nhận được cái hay về nghệ thuật: Lời thơ mộc mạc giản dị, cách nói bằng thành ngữ, kết cấu câu thơ đối xứng...

0,5

0,5

1,0

1,0

2 Yêu cầu về nội dung: HS trả lời được các ý cơ bản sau:* Giới thiệu: Bài hát cũng như một tác phẩm Văn học- là con đẻ tinh thần của người sáng tác, được người sáng tác gửi gắm trong đó những suy nghĩ, tình cảm, khát vọng, ước mơ... mà chuyển đến với bạn đọc. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vậy, những lời ca sau đây trong một bài hát đã khiến người đọc phải suy ngẫm mãi không thôi về lẽ sống làm người (trích) (0,5 đ).* Giải thích ý nghĩa lời ca:- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng: Sống ở đời cần có tình cảm, lòng yêu thương, sự quan tâm chia sẻ với mọi người niềm vui, nỗi buồn, ước vọng khát khao, đặc biệt là sự đồng cảm biết quan tâm và sẻ chia với khó khăn của người khác.- Để gió cuốn đi có thể hiểu theo hai cách:+ Gió cuốn đi để chia sẻ yêu thương, để tình yêu và sự quan tâm được nhân ở mức độ rộng lớn khắp cả cuộc đời, với cả mọi người, không hạn hẹp chỉ là trong gia đình, trong làng xóm, tập thể nơi mình gắn bó. Đó là sự sẻ chia hào phóng rộng rãi cho tất cả những gì đáng thương, đáng được đồng cảm sẻ chia.+ Để gió cuốn đi còn được hiểu: Thái độ yêu thương quan tâm giúp đỡ người khác một cách vô tư, hào hiệp không cần được vinh danh, lưu danh, không cần người khác biết ơn và trả ơn.Dù hiểu theo cách nào thì lời ca cũng thật đẹp đẽ. Ý nghĩa ca từ của Trịnh Công Sơn thiên về cách hiểu thứ hai.

0,5

2,5

2,0

Page 8: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

* Ý nghĩa của lời ca gợi suy nghĩ về lẽ sống: Ca từ giúp ta hiểu một tấm lòng trong đời sống là vô cùng cần thiết nó là biểu hiện một nhân cách tốt, một lối sống cao đẹp. Từ đó, ta nhận thấy: Sống ở đời cần có lòng yêu thương, đặc biệt là sự đồng cảm biết quan tâm và sẻ chia với khó khăn của người khác, tránh lối sống vị kỷ tàn nhẫn.-Những tấm lòng trong đời sống sẽ góp phần tạo dựng một xã hội nhân ái văn minh, giúp con người vượt qua mọi thử thách.-Tấm lòng bồi đắp tâm hồn tình cảm, xây dựng lối sống lành mạnh đó là điều kiện thiết yếu, là hành trang để con người có thể sống trong cộng đồng giữa cuộc đời.-Rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Nhìn lại mình trong mối quan hệ với mọi người, suy nghĩ về lý tưởng sống và phương hướng hành động trong tương lai.II. Yêu cầu về hình thức: H/s phải viết thành đoạn văn có bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát mới cho điểm tối đa, còn lại tùy mức độ bài viết để cho điểm.

3 A. Yêu cầu chung:1. Về kĩ năng: H/s biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp về một hình tượng văn học được miêu tả trong tác phẩm, bố cục bài viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh, cảm xúc.2. Về kiến thức: Giải thích được ý nghĩa hai câu thơ, dựa vào tác phẩm chứng minh được Kiều là người con gái có tài, có sắc, có phẩm hạnh đáng quí nhưng nàng lại có số phận bất hạnh.B. Yêu cầu cụ thể:I.Mở bài:-Dẫn dắt trích dẫn nhận định-Nêu vấn đềII.Thân bài:1-Giải thích ý nghĩa hai câu thơ:-Đời dân tộc: Hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta: Một đất nước giàu đẹp cả về giá trị tài nguyên cùng những di sản quí báu về tinh thần nhưng trong suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã phải trải qua bao sóng gió, khó khăn trở ngại.-So sánh Kiều như đời dân tộc: Là khái quát số phận và nhân phẩm của người con gái họ Vương: Người con gái có tài có sắc có cả phẩm hạnh đáng quí nhưng người con gái ấy lại có số phận bất hạnh long đong chìm nổi.- Số phận của kiều là điển hình tiêu biểu cho cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ: Tài, sắc, hiếu hạnh nhưng trắc trở khổ đau.-Thái độ của tác giả qua hai câu thơ: Chạnh thương: Cảm thương cho nỗi khổ của người phụ nữ đồng thời trân trọng và khẳng định vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn ở họ.2-Phân tích chứng minh:

2,0

4,0

4,0

Page 9: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

a-Vẻ đẹp tài sắc, đức hạnh của Kiều:- Kiều là cô gái có nhan sắc tuyệt trần (D/c, phân tích)- Kiều là cô gái thông minh tài hoa (D/c, phân tích)- Kiều là cô gái có phẩm chất tâm hồn đáng quí (D/c, phân tích)b- Kiều có cuộc sống khổ cực truân chuyên:- Tình yêu sớm bị dập vùi tan nát (D/c, phân tích)

- Bản thân trở thành món hàng mua đi bán lại (D/c, phân tích)- Bị đánh đập , lừa gạt, chà đạp tàn nhẫn đến mức tuyệt vọng (D/c, phân tích).c. Đánh giá: Số phận của Kiều là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa . Số phận ấy có ý nghĩa tố cáo xã hội bất công, đặc biệt là đối với người phụ nữ.Tác giả thể hiện rõ cái nhìn nhân đạo, tiến bộ đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Cảm thương, trân trọng.III. Kết bài:- Khẳng định hai câu thơ giúp người đọc thêm hiểu, thêm trân trọng nhân vật Thúy Kiều, về giá trị Truyện kiều của Nguyễn Du.- Liên hệ: Người phụ nữ ngày nay có quyền bình đẳng, được tôn trọng, đã và đang phát huy vai trò đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý có tính chất định hướng; Giám khảo căn cứ vào sự sáng tạo của học sinh để vận dụng đánh giá điểm cho phù hợp.

2,0

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 1 NĂM HỌC 2012 - 2013

Môn thi: N Môn thi: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (6.0 điểm): Đọc kỹ truyện dưới đây rồi thực hiện các yêu cầu sau đó:Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi

môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay,

chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của

ông.

ĐỀ CHÍNH THỨC

Page 10: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

( Người ăn xin - Theo Tuốc-ghê-nhép)1. ( 3.0 điểm):a ( 1.0 điểm): Chép ra từ ngữ xưng hô trong những lời thoại trên.b( 1.0 điểm): Dựa vào từ ngữ xưng hô, chỉ rõ vai xã hội của người tham gia

hội thoại. c. ( 1.0 điểm) Cho biết thái độ của các nhân vật được thể hiện qua từ ngữ

xưng hô cùng với cử chỉ của họ.2 ( 3.0 điểm): Với câu chuyện trên, không chỉ có nhân vật trong truyện mà

người đọc ( người nghe) cũng đã " nhận được một cái gì đó". Ý kiến của em. Câu 2 ( 4.0 điểm):

" Khi con tu hú" của Tố Hữu là bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Hãy chứng minh.

......................................... hết ..............................................................

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THANH CHƯƠNG CẤP HUYỆN VÒNG 1 LỚP 9 Năm học 2012 – 2013

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG:- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng

nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức vững chắc, suy nghĩ sâu sắc, cảm thụ tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng …); đặc biệt khuyến khích những bài viết thể hiện được sự sáng tạo và phong cách cá nhân của người làm bài.

- Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, tránh đếm ý cho điểm nhằm đánh giá một cách chính xác kiến thức và kỹ năng của thí sinh.

Page 11: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

- Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý chính và những thang điểm cơ bản; trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.

- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và bảo đảm tính hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khách quan, khoa học.

- Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,25. B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT:Câu 1 ( 6.0 điểm): 1 ( 3.0 điểm): a ( 1.0 điểm): Chép ra được từ ngữ xưng hô trong các lời thoại. Cụ thể:- Lời của nhân vật " tôi": " ông", "cháu" => mỗi từ đúng: 0.25 điểm - Lời của người ăn xin: " cháu", " lão" => mỗi từ đúng: 0.25 điểmb ( 1.0 điểm): Xác định được vai xã hội của người tham gia hội thoại:+ Nhân vật " tôi": Vai dưới => 0.5 điểm.+ Người ăn xin: Vai trên => 0.5 điểm.c ( 1.0 điểm): Thái độ của các nhân vật: Nhân vật " tôi": Quan tâm, tôn trọng

và chân thành đối với người ăn xin => 0.5 điểm.Người ăn xin: Tôn trọng, chân thành trước những gì mà nhân vật " tôi" đã

dành cho mình => 0.5 điểm.Lưu ý: Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, miễn là hợp lý.2 ( 3.0 điểm): I. Đáp án:Đây là một đề bài mang tính chất mở nên có sự đòi hỏi cao về tính sáng tạo

của người làm bài. Thí sinh có thể có rất nhiều cách trình bày khác nhau miễn là giải quyết được yêu cầu mà đề bài đặt ra. Hướng dẫn chấm chỉ định hướng một số yêu cầu cơ bản như sau:

1. Về kiến thức: - Trên cơ sở nắm diễn biến và quan hệ ý nghĩa giữa các sự việc, thí sinh cần

xác định một cách cụ thể vấn đề mà đề bài đặt ra: không chỉ nhân vật trong truyện mà người đọc ( người nghe) cũng đã " nhận được một cái gì đó". Trên cơ sở đó, thí sinh triển khai vấn đề nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:

+ Nhân vật trong truyện dù không nhận được ở nhau giá trị vật chất nhưng đã nhận được tình cảm của mỗi người dành cho nhau( nhân vật " tôi" đã dành cho nhân vật người ăn xin sự quan tâm, thái độ tôn trọng, cử chỉ, lời nói chân thành; còn nhân vật người ăn xin đã cảm kích trước tấm lòng của nhân vật " tôi" và cũng đáp lại tình cảm của " tôi" bằng một thái độ tôn trọng và tình cảm chân thành, sâu sắc).

+ Người đọc ( người nghe) nhận được một bài học có ý nghĩa sâu sắc từ nội dung câu chuyện. Đó là cách ứng xử giữa con người với con người được gợi lên từ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện. Cụ thể:

- Biết quan tâm đến người khác và biết cách thể hiện sự quan tâm đó ( bằng lời nói, cử chỉ...).

Page 12: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

- Cần phải có thái độ tôn trọng người khác ( thái độ đó không bị chi phối bởi địa vị hay sự sang - hèn...). Và tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.

- Cần biết đón nhận và biết trân trọng, nâng niu tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình.

- Khi con người biết dành cho nhau sự quan tâm, tôn trọng và sự chân thành thì sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.

+ Phương châm hành động của bản thân.2. Về kỹ năng:+ Có kỹ năng xác định vấn đề nghị luận.+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự

kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…

+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

II. Biểu điểm: - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kỹ năng = > 2.0

điểm- Nội dung bài viết còn tính sơ sài.=> 1.0 điểm

* Lưu ý: - Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. - Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận khác nhau miễn là hợp lý.

- Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận sắc sảo, mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu.

Câu 2 ( 4.0 điểm): I. Đáp án:Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau:1. Về kiến thức: Thí sinh có thể sử dụng hệ thống luận điểm một cách

phong phú, linh hoạt miễn là làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận mà đề bài đặt ra: " Khi con tu hú" của Tố Hữu là bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Sau đây là một số gợi ý:

+ Bài thơ được Tố Hữu sáng tác trong cảnh lao tù.+ Lòng yêu cuộc sống tha thiết đã giúp cho trí tưởng tượng người tù cách

mạng hướng về cuộc sống tự do bên ngoài. Từ sự tưởng tượng ấy mà một bức tranh mùa hè rộn rã, tươi vui, đầy sức sống được hiện ra (...). Đó là một bức tranh tâm cảnh sống động và đằng sau bức tranh ấy là tình cảm, tấm lòng của người chiến sĩ cách mạng đối với cuộc sống.

+ Khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh ngộ tù đày được thể hiện ở tâm trạng bực bội, muốn phá tung xiềng xích chốn lao tù.

+ Đánh giá về con người nhà thơ Tố Hữu.2. Về kỹ năng :

+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận chứng minh. Biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học.

Page 13: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

II. Biểu điểm: - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kỹ năng = > 3.0

điểm- Bài viết còn có những sai sót về kiến thức và mắc lỗi về kỹ năng => 2.0

điểm- Nội dung bài viết sơ sài.=> 1.0 điểm

* Lưu ý: - Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. - Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý. - Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu.

PHÒNG GD&ĐTANH SƠN

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TỈNH LỚP 9Môn thi: Ngữ văn

(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (4.0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.Câu 2. (8.0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ không tĩnh tại”. (Sách Nâng cao – Ngữ văn 9). Qua văn bản “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Ngữ văn 9 – Tập 1), em hãy làm sáng tỏ.Câu 3 (8.0 điểm). Câu chuyện nhỏ trong bài thơ sau gợi mở cho em những suy nghĩ gì về tình nghĩa con người trong cuộc sống:

Chị ơi …Chi gọi được thế thôiAnh chiến sỹ đưa đường bông thấy nghen lờiKhông làm sao anh còn nói nổi:Chị đặt hoa nhầm rồiMộ anh ấy ơ bên tay tráiChi một vòng hoa chị mang từ quê lạiHoa viếng mộ bên này đa có chúng tôi!- Chị hiểu ý em rồi Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó Cả cánh rừng chi có hai ngôi mộ Viếng mộ anh có chị đến đây rồi. (Viếng chồng – Trần Ninh Hồ)

------------------- HẾT -------------------

Page 14: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN HẬU LỘCĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 CẤP TỈNH

MÔN: NGỮ VĂN 9Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI:Câu 1( 4.0 điểm): Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ có trong bài thơ sau: MẸ VÀ QUẢ Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcKhi mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnNhỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi một thứ quả trên đờiBảy mươi tuổi mẹ mong chờ được háiTôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏiMình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Nguyễn Khoa Điềm)Câu 2 ( 2điểm): Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Em hãy chỉ ra và phân tích ngắn gọn cái hay, cái đặc sắc của chi tiết đó.Câu 3( 4điểm):"Me sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hay can đảm lên, thế giới này là của con,…”

(Theo Lí Lan, Cổng trường mơ ra)Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi,

hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.Câu 4 (10điểm ): “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, Sa Pa mà chi nghe tên, người ta đa nghĩ ngay đến chuyện nghi ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.” (Trích:“Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9 tập I).

Page 15: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

Hãy phân tích truyện ngắn: “ Lặng lẽ Sa Pa” để làm rõ ý nghĩa cao quý của những công việc thầm lặng và vẻ đẹp con người lao động bình thường.

---------------------------------Hết---------------------------------PHÒNG GD & ĐT HUYỆN HẬU LỘC

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 CẤP TỈNH

MÔN: NGỮ VĂN 9

Câu Nội dung Điểm

1(4.0điểm)

HS cần đảm bảo các yêu cầu:- Phát hiện đúng các biện pháp tu từ: so sánh; điệp ngữ; ẩn dụ. 1điểm

- Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ có trong bài thơ: 3điểm

Tựa đề bài thơ “Me và quả” là một hình tượng đầy ý nghĩa về tình mẫu tử. Những đứa con được so sánh với quả lớn lên từ bàn tay mẹ. Đó là cách so sánh thật khéo léo và tinh tế…

0.75điểm

Dùng cách điệp lại hình ảnh “những mùa quả”, nhà thơ vừa diễn tả mùa hoa trái theo thời gian, vừa dựng nên hình ảnh lượm hái của con người. Mùa quả cũng vì thế đồng hiện với hình ảnh người mẹ trong những tháng năm qua…

0.75điểm

Bài thơ có một tứ thơ lạ: “Quả” - một hình ảnh bình dị mà độc đáo mang tính biểu tượng. Lối nói ẩn dụ làm cho bài thơ thật sâu sắc, hàm súc. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm lắng, âm vang tiếng lòng tri âm tha thiết của tác giả. Bàn tay mẹ và sự ra đời của quả là hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong cả 3 khổ thơ. Phải có một tình yêu mẹ da diết lắm mới đau đáu “hoảng sợ ngày bàn tay me mỏi” mà “mình vẫn là một thứ quả non xanh”…

=>Tất cả nhằm tôn vinh sự hy sinh thầm lặng của người mẹ. Bài thơ như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thâm thúy về tình mẹ cao cả…

1.5điểm

2( 2điểm)

HS có thể cảm nhận bằng nhiều cách, song cần đảm bảo các ý sau:( mỗi ý đúng 1đ )- Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Nó là đầu mối của câu chuyện. Lần đầu xuất hiện là bóng của Trương Sinh mà bé Đản gọi là cha nó, để rồi Trương Sinh hiểu ra sự thực “Thì ra ngày thường, ơ nhà một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản”. Giấu chi tiết này xuống phần mở nút, tác giả gây bất ngờ, bàng hoàng cho người đọc. Chiếc bóng ấy là biểu hiện sinh động cho vẻ đẹp tâm hồn Vũ Nương vậy mà cũng chính nó lại là con dao chia

1điểm

Page 16: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

cắt, dẫn đến cái chết oan uổng của nàng.- Nỗi ân hận muộn màng của người chồng thiếu niềm tin và trách nhiệm không thể làm vơi nhẹ nỗi đau. Chỉ vì một chút nhỏ nhen ích kỉ Trương Sinh đã đẩy cuộc sống của cả gia đình mình đến chỗ bi kịch, thảm thương. -> Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch con người. Cảm hứng phê phán và cảm hứng ngợi ca của tác giả tập trung ở cùng một chi tiết này. Nó quả là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của truyện:“Chuyện người con gái Nam Xương.”

1điểm

3( 4điểm)

Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:A. Mở bài:- Trong cuộc sống, ông bà, cha mẹ là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho con cháu. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được điểm tựa vững vàng đó. Và cũng không pải gia đình nào cũng thương yêu con cháu bằng cách bao bọc con cháu suốt cuộc đời. Tác giả Lí Lan đã có một ý kiến rất hay về việc dạy con tính tự lập: ( Trích vấn đề của đề bài). Đó chính là mẹ đang khuyến khích, động viên con vững tin bước vào tương lai. Động viên con bước đi một mình, mẹ đang tạo cho con tính tự lập. Điều đó vô cùng quan trọng...

0.5điểm

B. Thân bài:* Giải thích khái niệm:- Tự lập: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác.- Người có tính tự lập: là người tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại nhờ vả người khác.* Bàn về tính tự lập:- Tính tự lập rất quan trọng đối với mỗi người.+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, bằng phẳng. Nhiều khi ta gặp những khó khăn trong quá trình học tập và công tác, ta thụ động đợi chờ sự giú\p đỡ của người khác. Nếu ta không có tính tự lập, khi ta gặp khó khăn thử thách, ta dễ chán nản.+ Thiếu đi tính tự lập, ta dễ trở nên bi quan. Từ đó ta dễ mất niềm tin vào mọi người, vào cuộc sống.+ Người có tính tự lập sẽ rất chủ động trong mọi hoàn cảnh, dễ đi đến thành công và được mọi người tin tưởng... ( HS lấy dẫn chứng)* Phê phán những người thiếu tính tự lập:- Những người không có tính tự lập nhiều khi gây phiền toái cho người khác, thậm chí, có khi còn trở thành gánh nặng cho người thân. Cuộc sống lúc đó sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy, ta cần phê phán những người thiếu tính tự lập.* Mở rộng vấn đề:

0.75điểm

0.75điểm

0.75điểm

0.75điểm

Page 17: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

- Ta cần hiểu đúng đắn về tính tự lập. Tự lập không có nghĩa là sống cô lập, tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc tự cá nhân ta giải quyết được. Nhưng cũng có những việc phải có sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết ta mới có thể hoàn thành. Vì vậy, phải biết đem sức mạnh của bản thân nhờ có được bởi tính tự lập hòa chung vào sức mạnh của cộng đồng. Lúc đó, cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa.- Mỗi chúng ta cần bền bỉ rèn luyện tính tự lập. Ta không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên trong cuộc sống để khẳng định bản lĩnh, nhân cách của mìnhC.Kết bài:- Chúng ta cần phê phán những người luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.- Chúng ta mạnh dạn bước vào đời với niềm tin tưởng ở tương lai tươi sáng. Dẫu mẹ " buông tay" ta thì ta cũng sẽ đứng vững trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

0.5điểm

4(10điểm)

a/ Về nội dung: Cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:* Giải thích rõ câu văn mang nội dung chủ đề tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa”: Ca ngợi vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lao động; ý nghĩa cao quý của những công việc lao động thầm lặng.* Phân tích một số nhân vật trong truyện như anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét để làm rõ chủ đề tác phẩm.- Chú ý phân tích để làm nổi bật vẻ đep tâm hồn của các nhân vật:+ Yêu công việc đến say mê, sẵn sàng hi sinh cả tuổi trẻ, cả hạnh phúc riêng tư vì công việc.+ Lặng lẽ âm thầm cống hiến cho đời, không một chút đòi hỏi cho riêng mình.+ Vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.+ Khiêm tốn, tự cho rằng những việc làm của mình là nhỏ bé, không đáng kể.+ Quan tâm, chu đáo, tận tình với mọi người.+ Biết sắp xếp tổ chức cuộc sống ngăn nắp, khoa học.+ Yêu đời, yêu sách, có suy nghĩ quan niệm đúng đắn về công việc và ý nghĩa của công viêc. - Phân tích suy nghĩ, hành động, lời nói nhân vật ( chủ yếu là anh thanh niên ) để thấy rõ ý nghĩa cao quý của những công việc lao động thầm lặng:+ Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ đem đến cho con người niềm vui và hạnh phúc.+ Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả đến những người xung quanh.

0.75điểm

0.75điểm

0.75điểm

0.75điểm

0.75điểm

0.75điểm0.75điểm0.75điểm

1điểm

1điểm

Page 18: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

b/ Về hình thức kỹ năng:- Bố cục rõ ràng, lí lẽ giải thích rõ ràng, lập luận chặt chẽ làm rõ thái độ của người viết.- Biết kết hợp phân tích, chứng minh, nhận xét để làm rõ vấn đề nghị luận.- Diễn đạt lưu loát biểu cảm.

2điểm

c/ Biểu điểm:+ Điểm 9- 10: Đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung, thể hiện sự vững vàng về kiến thức, có những luận điểm sâu sắc, bố cục tốt, trình bày đẹp có thể còn một vài sai sót nhỏ.+ Điểm 7- 8: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về nội dung, thể hiện sự khá vững vàng về kiến thức, diễn đạt tương đối tốt, trình bày đẹp có thể còn vài sai sót về lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt.+ Điểm 5- 6: Đảm bảo được 2/3 yêu cầu về nội dung, diễn đạt tương đối tốt, trình bày rõ ràng, có thể còn mắc vài ba lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt hay ngữ pháp.+ Điểm 3- 4: Đảm bảo từ 1/2 yêu cầu nội dung trở lên, diễn đạt còn chưa lưu loát, mắc một số lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt.+ Điểm 1- 2: Đảm bảo từ 1/3 yêu cầu nội dung trở xuống, diễn đạt còn lủng củng, mắc khá nhiều các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt.+ Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng.

Lưu ý: Đáp án khi chấm, giám khảo có thể linh động. Cần khuyến khích những bài viết chân thật, tự nhiên, giàu cảm xúc và sáng tạo.

PHÒNG GD& ĐT PHÙ NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015

Môn: Ngữ vănThời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

..................................................................... Câu 1 (3,0 điểm ): Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau (Đồng chí - Chính Hữu)

a)Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ có trong bốn câu thơ trên. Nghĩa của các thành ngữ này được tổ chức theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?

b)Viết một đoạn văn khoảng 8 câu theo cấu trúc diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.

Page 19: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

Câu 2 (5,0 điểm): Trong một ca khúc của mình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những ca từ như sau:

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.Để làm gì em biết không?Để gió cuốn đi.”

Em hiểu ý nghĩa những ca từ trên như thế nào? Lời ca gợi cho em suy nghĩ gì về lẽ sống của con người?Câu 3 (12,0 điểm ):

Trong bài “Đọc Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên viết:Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộcSắc tài sao mà lắm truân chuyên.

Dựa vào những hiểu biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy giải thích và làm sáng tỏ nội dung ý hai câu thơ.

Họ và tên thí sinh: ...........................................Lớp:.......Trường:...............................

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9NĂM HỌC 2014-2015

Môn: Ngữ văn

CÂU YÊU CẦU NỘI DUNG ĐẠT DƯỢC ĐIỂM

1

a. H/s nêu được 2 thành ngữ, giải thích nghĩa của 2 thành ngữ:- Nước mặn đồng chua: Thành ngữ chỉ vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, đó là những vùng đất xấu khó trồng trọt.- Đất cày lên sỏi đá: Thành ngữ chỉ vùng đất cằn cỗi khô hạn, đất đai bạc màu khó canh tác.- Nghĩa của các thành ngữ được tổ chức theo phương thức hoán dụ dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật.b. Yêu cầu hình thức: Viết được đoạn văn có kết cấu diễn dịch, độ dài khoảng 8 câu.- Yêu cầu nội dung: Cảm nhận được tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ.Cảm nhận được cái hay về nghệ thuật: Lời thơ mộc mạc giản dị, cách nói bằng thành ngữ, kết cấu câu thơ đối xứng...

0,5

0,5

1,0

1,0

Page 20: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

2

Yêu cầu về nội dung: HS trả lời được các ý cơ bản sau:* Giới thiệu: Bài hát cũng như một tác phẩm Văn học- là con đẻ tinh thần của người sáng tác, được người sáng tác gửi gắm trong đó những suy nghĩ, tình cảm, khát vọng, ước mơ... mà chuyển đến với bạn đọc. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vậy, những lời ca sau đây trong một bài hát đã khiến người đọc phải suy ngẫm mãi không thôi về lẽ sống làm người (trích) (0,5 đ).* Giải thích ý nghĩa lời ca:- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng: Sống ở đời cần có tình cảm, lòng yêu thương, sự quan tâm chia sẻ với mọi người niềm vui, nỗi buồn, ước vọng khát khao, đặc biệt là sự đồng cảm biết quan tâm và sẻ chia với khó khăn của người khác.- Để gió cuốn đi có thể hiểu theo hai cách:+ Gió cuốn đi để chia sẻ yêu thương, để tình yêu và sự quan tâm được nhân ở mức độ rộng lớn khắp cả cuộc đời, với cả mọi người, không hạn hẹp chỉ là trong gia đình, trong làng xóm, tập thể nơi mình gắn bó. Đó là sự sẻ chia hào phóng rộng rãi cho tất cả những gì đáng thương, đáng được đồng cảm sẻ chia.+ Để gió cuốn đi còn được hiểu: Thái độ yêu thương quan tâm giúp đỡ người khác một cách vô tư, hào hiệp không cần được vinh danh, lưu danh, không cần người khác biết ơn và trả ơn.Dù hiểu theo cách nào thì lời ca cũng thật đẹp đẽ. Ý nghĩa ca từ của Trịnh Công Sơn thiên về cách hiểu thứ hai.* Ý nghĩa của lời ca gợi suy nghĩ về lẽ sống: Ca từ giúp ta hiểu một tấm lòng trong đời sống là vô cùng cần thiết nó là biểu hiện một nhân cách tốt, một lối sống cao đẹp. Từ đó, ta nhận thấy: Sống ở đời cần có lòng yêu thương, đặc biệt là sự đồng cảm biết quan tâm và sẻ chia với khó khăn của người khác, tránh lối sống vị kỷ tàn nhẫn.-Những tấm lòng trong đời sống sẽ góp phần tạo dựng một xã hội nhân ái văn minh, giúp con người vượt qua mọi thử thách.-Tấm lòng bồi đắp tâm hồn tình cảm, xây dựng lối sống lành mạnh đó là điều kiện thiết yếu, là hành trang để con người có thể sống trong cộng đồng giữa cuộc đời.-Rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Nhìn lại mình trong mối quan hệ với mọi người, suy nghĩ về lý tưởng sống và phương hướng hành động trong tương lai.II. Yêu cầu về hình thức: H/s phải viết thành đoạn văn có bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát mới cho điểm tối đa, còn lại tùy mức độ bài viết để cho điểm.

0,5

2,5

2,0

3 A. Yêu cầu chung:1. Về kĩ năng: H/s biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp về một hình tượng văn học được miêu tả trong tác phẩm, bố cục bài viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh, cảm xúc.2. Về kiến thức: Giải thích được ý nghĩa hai câu thơ, dựa vào tác phẩm chứng minh được Kiều là người con gái có tài, có sắc, có

Page 21: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

phẩm hạnh đáng quí nhưng nàng lại có số phận bất hạnh.B. Yêu cầu cụ thể:I.Mở bài:-Dẫn dắt trích dẫn nhận định-Nêu vấn đềII.Thân bài:1-Giải thích ý nghĩa hai câu thơ:-Đời dân tộc: Hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta: Một đất nước giàu đẹp cả về giá trị tài nguyên cùng những di sản quí báu về tinh thần nhưng trong suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã phải trải qua bao sóng gió, khó khăn trở ngại.-So sánh Kiều như đời dân tộc: Là khái quát số phận và nhân phẩm của người con gái họ Vương: Người con gái có tài có sắc có cả phẩm hạnh đáng quí nhưng người con gái ấy lại có số phận bất hạnh long đong chìm nổi.- Số phận của kiều là điển hình tiêu biểu cho cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ: Tài, sắc, hiếu hạnh nhưng trắc trở khổ đau.-Thái độ của tác giả qua hai câu thơ: Chạnh thương: Cảm thương cho nỗi khổ của người phụ nữ đồng thời trân trọng và khẳng định vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn ở họ.2-Phân tích chứng minh: a-Vẻ đẹp tài sắc, đức hạnh của Kiều:- Kiều là cô gái có nhan sắc tuyệt trần (D/c, phân tích)- Kiều là cô gái thông minh tài hoa (D/c, phân tích)- Kiều là cô gái có phẩm chất tâm hồn đáng quí (D/c, phân tích)b- Kiều có cuộc sống khổ cực truân chuyên:- Tình yêu sớm bị dập vùi tan nát (D/c, phân tích)

- Bản thân trở thành món hàng mua đi bán lại (D/c, phân tích)- Bị đánh đập , lừa gạt, chà đạp tàn nhẫn đến mức tuyệt vọng (D/c, phân tích).c. Đánh giá: Số phận của Kiều là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa . Số phận ấy có ý nghĩa tố cáo xã hội bất công, đặc biệt là đối với người phụ nữ.Tác giả thể hiện rõ cái nhìn nhân đạo, tiến bộ đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Cảm thương, trân trọng.III. Kết bài:- Khẳng định hai câu thơ giúp người đọc thêm hiểu, thêm trân trọng nhân vật Thúy Kiều, về giá trị Truyện kiều của Nguyễn Du.- Liên hệ: Người phụ nữ ngày nay có quyền bình đẳng, được tôn trọng, đã và đang phát huy vai trò đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý có tính chất định hướng; Giám khảo căn cứ vào sự sáng tạo của học sinh để vận dụng đánh giá

2,0

4,0

4,0

2,0

Page 22: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

điểm cho phù hợp.

PHÒNG GD&ĐT QUY NHƠN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS NHƠN BÌNH MÔN : NGỮ VĂN 9 (Năm học : 2014 - 2015) (Thời gian làm bài 120’ –không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (4 điểm) Giới thiệu một tác giả văn học địa phương (Bình Định) (Khoảng 1 trang giấy thi)

Câu 2: (6 điểm) Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.          Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.(Khoảng 1 trang giấy thi)

Câu 3: (10 điểm)  "Anh bộ đội Cụ Hồ, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca"          Từ hiểu biết về hai tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định trên.

………..HẾT……………

Page 23: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

PHÒNG GD&ĐT QUY NHƠN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HS GIỎI TRƯỜNG THCS NHƠN BÌNH MÔN : NGỮ VĂN 9 ( Năm học: 2014 – 2015)-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 1: (4 điểm) Giới thiệu một tác giả văn học địa phương (Bình Định) (Khoảng 1 trang giấy thi)

* Yêu cầu chung:-Viết một bài thuyết minh khoảng 1 trang giấy thi giới thiệu một tác giả văn học địa phương- Bình Định mà em được biết.-Bài viết bộc lộ được hiểu biết của người viết về tác giả mà mình muốn giới thiệu.-Bài viết phải mạch lạc, có bố cục rõ ràng, hành văn lưu loát.

* Yêu cầu cụ thể:-Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu tác giả văn học (Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu,

Chế Lan Viên, Lệ Thu, Quách Tấn,...) -Thân bài: (3 điểm)

Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp+Tên thật, bút danh, năm sinh-năm mất (nếu có), quê quán.+Quá trình sống và sáng tác thơ văn.+Sự nghiệp thơ văn (các tác phẩm tác giả sáng tác)+Nhận xét đánh giá thơ văn của tác giả.

-Kết bài: (0,5 điểm) Vị trí của tác giả trong nền văn học địa phương, nước nhà.

Câu 2: (6 điểm) Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.          Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.(Khoảng 1 trang giấy thi)

*    Yêu cầu chung: - Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí-  Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận

Page 24: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

-  Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hạn chế lỗi chính tả* Yêu cầu cụ thể: Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:

                •   Giới thiệu và giải thích được vấn đề cần bàn luận.             +  Con người trước mỗi thất bại không nên thất vọng mà phải nhận ra được bài học để rồi đi đến thành công . ( Thất bại là mẹ thành công.)           +   Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả , mục đích như dự định           +   Mầm mống nghĩa ở đây là nguyên nhân , là bài học bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó.           +   Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định                •    Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định vấn đề trên là đúng:           +   Trong cuộc sống, con người phải có niềm tin và nó chính là nền tảng để đi đến thành công.           +    Thiếu niềm tin và nghị lực thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa           +    Con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng bằng phẳng, xuôi dòng                                 +     Thất bại là điều khó tránh khỏi vì nhiều trở ngại do chủ quan, khách quan.Dẫn chứng trong lịch sử đấu tranh, trong thời kì xây dựng, thời kì đổi mới.           +    Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút kinh nghiệm và xem đó là cơ hội để ta giàu thêm ý chí, nghị lực để vươn lên ( Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần)            +    Gục ngã ,buông xuôi trước một thất bại là kẻ yếu mềm, thiếu ý chí , không chiến thắng được bản thân thì không thể thành công trong công việc.( Không có viêc gì khó…ắt làm nên.  -   Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi….e sông)          Lưu ý:     HS có thể có những kiến giải khác, quan trọng có sức thuyết phục là được.                  •  Mở rộng, bàn bạc :                     +     Con người cần có những thành công cho mình và cho cộng đồng                     +     Xem sự thất bại là mẹ đẻ của thành công                     +     Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.

BIỂU ĐIỂM:  Điểm 6:  Bài làm đạt được những yêu cầu trên , có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc,cảm xúc ,trong sáng, có sức thuyết phục, bố cục chặt chẽ ,  lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.rất ít.,        Điểm 4-5: Bài viết đạt được những yêu cầu trên , có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, , giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt. Điểm 2-3: Bài viết có hiểu được vấn đề ,bố cục dễ theo dõi, lời văn đôi chỗ thiếu mạch lạc, mắc lỗi diễn đạt tương đối.        Điểm 1: Bài viết chưa hiểu được vấn đề, bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.               Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.

Page 25: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

Câu 3: (10 điểm)  "Anh bộ đội Cụ Hồ, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca"          Từ hiểu biết về hai tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định trên.

* Yêu cầu chung: - Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định. -  Bố cục phải rõ ràng ,chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.

* Yêu cầu cụ thể: Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:-  Dẫn dắt vấn đề một cách trôi chảy, ấn tượng, khái quát được vấn đề (1.0đ)- Làm sáng tỏ được hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca:(8.0 đ)

+Từ cuộc đời thật:.Anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc sống thực là những người xuất thân từ

những làng quê nghèo (Đồng chí), là mọi tầng lớp, giai cấp xung phong ra trận (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).. tất cả đều có thật, gần gũi, quen thuộc của dân tộc ta.

.Họ từ biệt ruộng đồng, làng quê, mái trường, xí nghiệp để bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

.Ở chiến trường họ gặp những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn nhưng người lính lạc quan, yêu đời, và nhờ tình đồng chí, đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn.

.Anh bộ đội Cụ Hồ có tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.+Đi vào thơ ca:

.Chính những hình ảnh giản dị, chân thật ấy của người lính tạo nên cảm hứng cho Chính Hữu và Phạm Tiến Duật.

.Các tác giả đã đưa người lính từ cuộc đời thật đi vào thơ ca.

.Hai bài thơ đã trở thành hai bức tượng đài của anh bộ đội Cụ Hồ trong hai thời kì lịch sử vẻ vang của dân tộc.

3. Biểu điểm:-         Điểm 10-9 :  Bài làm đạt được những yêu cầu trên , có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc,cảm xúc ,trong sáng-         Điểm 7-8: Bài viết phân tích được những đặc điểm riêng nhất của các nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; làm nổi rõ vấn đề; Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, , giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.-         Điểm 5-6: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; văn viết lủng củng; mắc vài lỗi diễn đạt.-         Điểm 3-4: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.-         Điểm 1-2: Bài viết quá sơ sài về nội dung, phương pháp.- Điểm 0: Viết sai nội dung hoặc bỏ giấy trắng.

Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh

Page 26: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC …hanam.edu.vn/data/1573540374643068260/tintuc/files/01... · Web view+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một

sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.