19
SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 07/2015 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

  • Upload
    lemien

  • View
    223

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

SỐ 28

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 07/2015

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

CROSS DOCKING – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hoạt động kho hàng mà không có hàng tồn kho

Trong 4 chức năng chính của hoạt động kho hàng (Tiếp nhận, lưu trữ, thu gom đơn hàng, gửi hàng đi) hai chức năng tốn kém nhất là lưu trữ (do các chi phí lưu trữ hàng tồn kho) và thu gom đơn hàng (do các chi phí lao động).

Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng. Ý tưởng chính của kĩ thuật này là chuyển các lô hàng trực tiếp từ các trailer đến cho các trailer đi – bỏ qua quá trình lưu trữ trung gian.Các lô hàng thông thường chỉ mất khoảng một ngày ở Cross dock và đôi khi chưa tới 1 giờ.

Các Cross dock là các cơ sở trung chuyển chủ yếu tiếp nhận các xe chở hàng đã được phân loại và gom nhóm với các sản phẩm khác và xếp chúng sang các xe tải đầu ra (outbound trucks). Các xe này sẽ rời khỏi Cross dock đến một khu vực sản xuất, một cửa hàng bán lẻ hay cross dock khác.

Điều gì làm cho Cross Docking khác với kho hàng truyền thống?

Trong mô hình truyền thống, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định. Trong mô hình Cross Docking, khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ.

Vậy điều đó có nghĩa rằng trong mô hình Cross Docking, khách hàng (một cửa hàng bán lẻ chẳng hạn) phải đợi thêm thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa đến kho? Đúng, nhưng việc vận chuyển này phải tuân theo một lịch trình giao hàng chắc chắn và nghiêm ngặt để bù đắp bất cứ sự không chắc chắn nào liên quan việc đến kéo dài lead time (trong trường hợp này lead time là thời gian từ lúc khách đặt hàng/ hoặc từ lúc doanh nghiệp triển khai đơn hàng cho đến khi giao hàng đến tay khách hàng). Trái lại, nếu Cross Docking khi được thực hiện đúng sẽ cho phép các công ty loại bỏ chi phí tồn kho và giảm chi phí vận chuyển đồng thời cùng một lúc.

Lợi ích của Cross Docking:

Thứ nhất: Trong một vài trường hợp, hao phí được các nhà bán lẻ xác định gắn liền với việc giữ hàng trong kho đối với các loại hàng có nhu cầu cao và ổn định. Trong trường hợp này Cross Docking được xem như là một cách để giảm chi phí giữ hàng tồn kho.

Thứ hai: Đối với một số nhà bán lẻ khác hay các nhà vận tải chuyên chở hàng nhỏ, lẻ thì Cross Docking được xem như một cách làm giảm các chi phí vận tải. Ví dụ, các cửa hàng bán lẻ có thể nhận lô hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp sử dụng dịch vụ vận tải không đầy xe (LTL) hay theo từng lô hàng lẻ. Tuy nhiên, điều này làm cho chi phí vận tải hàng hóa đầu vào gia tăng quá mức (do số lượng phương tiện cao kéo theo sự gia tăng của các chi phí như xăng dầu, chi phí sửa chữa và nâng cấp phương tiện, chi phí nhân công…). Cross Docking là cách để gom các lô hàng này lại với nhau nhằm đạt một số lượng phương tiện nhất định nhằm làm giảm chi phí vận tải đầu vào và đơn giản hóa việc nhận hàng tại các cửa hàng bán lẻ.

Các loại Cross Docking

Thuật ngữ “Cross Docking” đã được sử dụng để mô tả các loại hoạt động khác nhau, tất cả đều liên quan đến việc thu gom và vận chuyển sản phẩm một cách nhanh chóng. Napolitano (2000) đã đề xuất phương án phân loại Cross Docking sau đây:

Cross Docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking): Hỗ trợ và thu gom các nguồn cung đầu vào để hỗ trợ Just-in-time trong sản xuất. Ví dụ, một nhà sản xuất có thể thuê một nhà kho gần nhà máy của họ, và sử dụng nó để chuẩn bị cho việc lắp ráp hay thu gom các thành phần cần thiết của từng bộ phận lại với nhau. Bởi vì nhu cầu của từng bộ phận được biết trước, dựa trên đầu ra của một hệ

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

thống MRP ( hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất) nên không cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho nhất định.

Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Thu gom các sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp. Pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận.Ví dụ, các bộ phận máy tính của các nhà phân phối có thể tìm nguồn linh kiện từ các nhà cung cấp khác nhau và kết hợp chúng thành một lô hàng duy nhất cho khách hàng.

Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking): Hoạt động này kết hợp các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ nhằm lợi thế kinh tế về quy mô (Economies of scale).

Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking): Quá trình này liên quan đến việc tiếp nhận các sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp và phân loại chúng vào các xe tải đầu ra cho một số cửa hàng bán lẻ.

Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Có thể sử dụng ở bất kì kho hàng nào, chuyển một sản phẩm trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu biết trước ví dụ như một đơn đặt hàng của khách hàng.

Lựa chọn sản phẩm cho Cross Docking

Nói chung, một sản phẩm là được xem phù hợp cho Cross Docking nếu nhu cầu của nó đáp ứng hai tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Nếu nhu cầu là không chắc chắn Cross Docking rất khó để thực hiện vì khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu.

Bên cạnh có biến động thấp, nhu cầu cho sản phẩm phải đủ để đảm bảo các lô hàng được giao thường xuyên vì nếu nhu cầu là quá thấp, việc giao hàng thường xuyên sẽ dẫn đến gia tăng chi phí vận tải đầu vào, và các kho hàng sẽ phải lưu trữ tốt hơn.

Dưới đây là danh sách một số loại sản phẩm phù hợp với Cross Docking:

o Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi việc vận chuyển ngay lập tức. o Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá

trình nhận hàng. o Sản phẩm đã được gắn thẻ (bar coded, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho khách

hàng. o Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được tung ra thị trường. o Các loại sản phẩm bán lẻ chủ chủ lực với một nhu cầu ổn định và biến động thấp. o Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất

hoặc kho hàng.

Mối quan hệ giữa Cross docking và chuỗi cung ứng

Từ góc độ quản lý, Cross Docking là một hoạt động kinh doanh phức tạp, liên quan đến sự phối hợp rộng rãi giữa các nhà phân phối và nhà cung cấp và khách hàng của mình.

Thực hiện một hoạt động Cross Docking có nghĩa là các đối tác trong kênh sẽ trải qua việc tăng chi phí, hoặc một vài trở ngại trong suốt quá trình thực hiện.

Về phía cung, các nhà cung cấp có thể được yêu cầu việc cung cấp các lô hàng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, bên cạnh đó còn phải dán nhãn giá hoặc mã vạch (nếu cần thiết).Về phía cầu, khách hàng có thể được yêu cầu đặt hàng vào một số ngày nhất định, hoặc cho phép lead time giao hàng nhiều hơn một vài ngày. Tất cả các yêu cầu này dẫn đến việc gia tăng thêm một số chi phí và gia tăng sự phối hợp giữa các đối tác kênh.

Ngoài ra còn có một số yêu cầu khác phát sinh như: Yêu cầu về gia tăng chất lượng trong việc tiếp nhận (Bởi vì mục đích của Cross Docking là ngay lập tức chuyển sản phẩm cho xe đầu ra nên không có thời gian để kiểm tra chất lượng). Yêu cầu về giao tiếp ngày càng tăng giữa các đối tác trong kênh cũng là một trở ngại lớn. Cách phổ biến nhất để giải quyết các cầu này là thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). Back

Page 4: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

CỬA HÀNG TIỆN LỢI: NHỮNG ĐỐI THỦ ĐÁNG GỜM CỦA 7-ELEVEN

Sau nhiều năm lần lữa, cuối cùng, 7-Eleven, thương hiệu cửa hàng tiện lợi (CHTL) có số lượng lớn nhất toàn cầu đã công bố chính thức bước vào thị trường đông dân thứ 13 trên thế giới - Việt Nam.

Thực tế không phải tới bây giờ, đã có rất nhiều "ông lớn" trong lĩnh vực CHTL có mặt tại Việt Nam. Theo đó tính theo số liệu mới nhất, các đối thủ của 7-Eleven đã đạt được con số cửa hàng ấn tượng: chuỗi Shop & Go (Singapore) đạt 128 cửa hàng, Circle K (Mỹ) đạt 113 cửa hàng, B's Mart (Thái Lan) 75 cửa hàng, Ministop 17 cửa hàng.

Shop & Go

Sau gần 9 năm đầu tư với chiến lược đầu tư Shop & Go là ký hợp đồng hợp tác với các hộ cá thể nâng cấp tiệm tạp hóa của họ hoặc tự kiếm mặt bằng và đầu tư từ A-Z.

Các CHTL của Shop & Go thường có diện tích nhỏ, từ 60 đến 150m2 nhưng được đặt tại các vị trí trung tâm bắt mắt dễ nhìn thấy và phục vụ 24/24h mỗi ngày. Một ưu điểm cạnh tranh nữa của chuỗi CHTL Singapore đó là ngoài các mặt hàng tiêu dùng, đồ ăn, Shop & Go cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiện ích, phù hợp với nhu cầu của từng khu vực dân cư xung quanh mỗi cửa hàng, bao gồm: máy rút tiền tự động ATM, thẻ nạp điện thoại, thẻ gọi điện thoại đường dài IDD card. Hiện tại Shop & Go đã có 125 cửa hàng tính đến tháng 06 năm 2015.

Ministop

Năm 2014, Ministop - công ty con của Aeon đã chia tay với đối tác G7 của Trung Nguyên sau 3 năm hợp tác. Thay vào đó, chuỗi CHTL này sẽ hợp tác với Sojitz của Nhật Bản.

Không đạt được mục tiêu 500 cửa hàng với G7 nhưng Ministop và Aeon chưa từ bỏ tham vọng trong lĩnh vực CHTL được đánh giá cực kỳ tiềm năng tại Việt Nam. Khi bắt tay với "đồng hương" Sojitz, Ministop và đối tác tiếp tục đẩy mục tiêu lên 800 cửa hàng trong vòng 10 năm.

Circle K

Thâm nhập thị trường Việt Nam, chuỗi CHTL đến từ Mỹ chinh phục khách hàng với phong cách cũng rất Mỹ: trẻ trung, hợp mốt và năng động. Các cửa hàng tiện lợi của Circle K đều trẻ trung, thiết kế hợp mốt.

Circle K tại Việt Nam hoạt động với mô hình kinh doanh mở cửa 24/7, cam kết phục vụ với tiêu chí 4F (Fresh - tươi; Friendly - thân thiện, Fast - nhanh và Full - đầy đủ). Năm 2015, Circle K đặt mục tiêu mở chuỗi 150 cửa hàng tại Việt Nam.

B's Mart

Năm 2013, sau khi mua lại toàn bộ cổ phần của FamilyMart trong liên doanh mang tên Công ty TNHH Việt Nam FamilyMart, tập đoàn Phú Thái đã thành lập B's Mart và hoạt động theo mô hình CHTL của Thái Lan.

Mở cửa liên tục 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần, các cửa hàng B’s mart bày bán khoảng 2.500 mặt hàng và sẽ có những mặt hàng mang phong cách Thái. Hiện tại B's Mart đang có khoảng 75 CHTL tập trung tại TP.HCM.

Ngoài những mô hình CHTL nước ngoài, hai chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi của Việt Nam là Hapro Và Saigon Co.op cũng đang tăng tốc gia tăng chuỗi cửa hàng lên con số ấn tượng. Hiện tại, Co.op Food đã đạt 117 cửa hàng và Hapro có tới gần 700 cửa hàng tập trung tại TP.HCM và Hà Nội và dự kiến sẽ còn gia tăng hàng năm.

Gia nhập thị trường Việt Nam vào thời điểm năm 2017 khi không còn lợi thế của người đi đầu, chắc chắn 7-Eleven sẽ cần rất nhiều sự khác biệt nếu muốn chiếm lĩnh vị trí thị phần số một. Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 5: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

TỪ 15-8 THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN MỚI

Tổng cục Hải quan vừa có Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nhiều điểm mới, đặc biệt là quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa tạm nhập-tái xuất; quy trình giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan; phương tiện vận tải neo đậu, dừng đỗ trong địa bàn hoạt động hải quan…

Trong mỗi quy trình, Tổng cục Hải quan quy định rõ việc lựa chọn hàng hóa kiểm tra; việc kiểm tra hàng hóa; xử lý kết quả kiểm tra khi người khai hải quan thực hiện đăng ký tờ khai; kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí; khai bổ sung tờ khai, hủy tờ khai hải quan, xử lý các tờ khai lỗi trên hệ thống…

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-8-2015.

ĐƠN GIẢN TỐI ĐA THỦ TỤC TÀU THUYỀN CHẠY ĐƢỜNG BIỂN NỘI ĐỊA

Chiều 5/8, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công chủ trì việc xây dựng Thông tư quy định thủ tục điện tử cho tàu thuyền tuyến nội địa vào và rời cảng biển.

Thông tư áp dụng đối với tổ chức cá nhân Việt Nam và tổ chức nước ngoài liên quan đến thực hiện thủ tục điện tử cho tàu/thuyền Viêt Nam hoạt động tuyến nội địa vào/rời cảng biển Việt Nam.Thông tư quy định các thủ tục điện tử, gồm: Thủ tục đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào/rời cảng biển, Thủ tục đối với phương tiện thủy nội địa Việt Nam vào/rời cảng biển. Quy trình làm thủ tục như sau: Người làm thủ tục thực hiện khai báo các mẫu tờ khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia đối với tàu biển, trên cổng thông tin điện tử Bộ GTVT đối với phương tiện thủy nội địa. Các mẫu tờ khai đã được đơn giản hóa tối đa, đã bỏ các thông tin về tàu thuyền, thuyền viên, tên tàu thuyền, tên thuyền trưởng do đã có trên cơ sở dữ liệu.

Bên cạnh đó đề xuất thêm việc xây dựng tổng đài tin nhắn, để chủ tàu có thể soạn tin nhắn theo cú pháp, nhắn tin cho tổng đài tên tàu, danh sách thuyền viên, khối lượng hàng hóa. Tổng đài sau đó gửi thông tin cho Cảng vụ hàng hải xử lý.Đến nay Cục đã có dữ liệu về thuyền viên và phương tiện của 5 tỉnh thành.

Sau khi Thông tư ban hành, có hiệu lực, từ 1/11/2015 sẽ chính thức áp dụng với các tàu biển, cảng biển; từ 1/1/2016 sẽ áp dụng với phương tiện thủy nội địa.

GỠ VƢỚNG THỦ TỤC ĐÓNG GHÉP CHUNG CONTAINER

Bộ Tài chính vừa ban hành văn bản 10169/BTC-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan đối với trường hợp chia tách, đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu; trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi địa điểm dự kiến dỡ hàng.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa quá cảnh đóng ghép chung container phải thỏa mãn các điều kiện như: Được đóng gói riêng biệt; hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; phải có cùng điểm đích vận chuyển; chỉ được đóng ghép chung trong một container hoặc một xe chuyên dụng hoặc một toa xe lửa.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi địa điểm dự kiến dỡ hàng, xếp hàng ghi trên vận đơn, phải thỏa mãn điều kiện: Nhằm giải quyết các ùn tắc do lượng hàng hóa quá lớn tại cảng đích ghi trên vận đơn hoặc cảng dự kiến XK ghi trên vận đơn; phải được sự chấp thuận của chủ hàng, hãng tàu, đại lý hãng tàu đối với việc chuyển hàng hóa sang cảng khác; hàng hóa xin chuyển cảng trong quá trình vận chuyển sang cảng khác phải đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong và đúng thời gian cam kết với chủ hàng; doanh nghiệp kinh doanh cảng thực hiện vận chuyển phải chịu trách nhiệm trả các chi phí phát sinh; hàng hóa nhập khẩu xin chuyển cảng phải được vận chuyển về cảng đích ghi trên vận đơn để làm thủ tục hải quan.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng hướng dẫn khai báo tờ khai vận chuyển độc lập như: Những giấy tờ trong hồ sơ hải quan; nguyên tắc khai hải quan và các bước thực hiện thủ tục hải quan.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 6: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

TỪ NĂM 2016, CƢỚC VẬN TẢI GIẢM NHỜ SÀN GIAO DịCH

Sàn giao dịch vận tải hứa hẹn sẽ tạo bước đột phá trong lĩnh vực vận tải, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, bởi khi đó chủ hàng và doanh nghiệp sẽ được kết nối, minh bạch hóa chi phí, hạn chế tối đa việc xe tải chạy "rỗng" chiều về...

Kết nối trực tuyến các phƣơng thức vận tải

Sàn giao dịch vận tải (GDVT) là sàn giao dịch thương mại điện tử dành cho các đơn vị vận tải hàng hóa. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics (đơn vị vận tải) và các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa (chủ hàng) đăng thông tin về khả năng cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, hàng hóa cần chuyên chở và tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

Các đơn vị vận tải tham gia sàn GDVT được kiểm chứng về năng lực, uy tín và các cam kết về vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng. Đây là nơi kết nối các phương thức vận tải với nhau, giúp cho các đơn vị vận tải sử dụng năng lực vận tải hai chiều, giảm chi phí vận tải. Các đơn vị kinh doanh sàn GDVT được nhận một khoản thu nhập nhất định từ các đơn vị vận tải.

Để thực hiện, các bên tham gia sàn đều phải đăng ký thông tin và đóng phí thành viên (member ship) với nhà cung cấp dịch vụ. Khi đó, với các thông tin của nhà cung cấp dịch vụ vận tải về các chuyến hàng đi - về, chủ hàng có thể biết được hành trình, số lượng hàng hoá trên một chuyến xe để có những đàm phán nhằm tối ưu hiệu quả của một chuyến đi. Nếu một chuyến xe không phải chạy “rỗng” chiều về, giá cước vận tải chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều, đem lại lợi ích cho cả chủ hàng lẫn doanh nghiệp vận tải.

Sẽ thực hiện vào năm 2016

Hiện nay, chủ doanh nghiệp vận tải không muốn công khai minh bạch về khối lượng hàng hóa, giá cước, khả năng vận chuyển vì sợ lộ bí mật kinh doanh, bị cướp mối hàng.Để khắc phục tình trạng này, việc tổ chức sàn GDVT là rất cần thiết.Hiệp hội Vận tải ô tô VN đã kiến nghị Bộ GTVT nhanh chóng triển khai sàn GDVT không để tình trạng như hiện nay gây bức xúc và cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Hiệp hội đề xuất Bộ GTVT nghiên cứu, biên soạn giáo trình về sàn GDVT để giảng dạy trong các trường CĐ-ĐH về GTVT đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý vận tải về nội dung này. Ở cấp Chính phủ cần có Nghị định về sàn GDVT để tăng mức độ điều chỉnh. Sau đó, các Bộ GTVT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính có thông tư hướng dẫn để đảm bảo hoạt động của sàn theo đúng các cơ chế của thị trường.

Tổng cục đã trình Bộ GTVT đề án về việc thí điểm thành lập sàn GDVT và đã được Bộ phê duyệt. Cùng với đó tiến hành phối hợp với đơn vị tư vấn để xây dựng phần mềm quản lý. Theo lộ trình, đến đầu năm 2016, sàn GDVT sẽ chính thức đi vào hoạt động.

TP.HCM QUY HOẠCH TỔ HỢP CẢNG BIỂN 200 HA

Ngày 6-8, UBND TP.HCM đã giao Sở QH-KT chủ trì rà soát quy hoạch tổng thể, hình thành một tổ hợp cảng liên hoàn với hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật được kết nối đồng bộ, thông suốt nhằm nâng cao hiệu quả khai thác khu cảng biển phía đông TP với quy mô 200 ha, 2 km cầu cảng và xuất - nhập từ 120 - 150 triệu tấn hàng hóa từ năm 2018 - 2020, trở thành một cụm cảng trọng yếu của TP.

Giao Sở GTVT phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn khẩn trương thực hiện các dự án xây dựng tuyến đường giao thông (kể cả cầu Bà Cua) kết nối hai khu vực cảng Cát Lái với cảng Tân Cảng - Phú Hữu và dự án xây dựng kho bãi container tại khu đất (19,12 ha) liền kề; chỉ đạo chủ đầu tư và các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cầu Rạch Chiếc 2 trên đường Vành đai phía đông, phấn đấu thông xe kỹ thuật công trình chậm nhất trong quý 3 và đưa vào sử dụng trong quý 4/2015; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng hoàn thành công trình đường vào cảng Tân Cảng - Phú Hữu... Back

Page 7: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản qua đƣờng hàng không

Vừa qua tại TP HCM, Cục Hàng không Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không.

Tại Hội nghị, đại diện các công ty xuất khẩu hàng nông sản đều cho rằng, thị trường nước ngoài là thị trường rất tiềm năng cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, để các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu được đến các thị trường “khó tính” như châu Âu, Mỹ, Úc… thì ngoài vấn đề chất lượng sản phẩm đảm bảo thì giá thành phải cạnh tranh được với các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan… cũng đang khai thác ở những thị trường này.

Ngoài ra, các công ty xuất khẩu hàng nông sản cũng cho biết, việc đặt chỗ để xuất khẩu đúng theo nhu cầu thời gian của họ là các hãng hàng không Việt Nam chưa đáp ứng được. Vì vậy, việc bảo quản hàng hóa cũng như đáp ứng đúng thời gian theo yêu cầu của thị trường nước ngoài của các công ty xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam không đảm bảo.

Ghi nhận ý kiến từ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, đại diện các hãng hàng không cũng đã đưa ra một số nguyên nhân như: Mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa có thị trường đủ lớn nên số lượng vận chuyển chưa nhiều và không đều, chỉ theo mùa vụ khiến giá cước và thời gian cố định đặt chỗ là rất khó khăn.

Sau khi nghe báo cáo, Cục Hàng không Việt Nam sẽ có báo cáo gửi Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan về vấn đề này để có thể đưa ra chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không trong thời gian tới.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Gợi ý làm đƣờng sắt nối Cái Mép -Thị Vải với cảng Da Wey

Tại hội thảo “Bước ngoặt kinh tế năm 2016 nhìn từ các FTA, AEC và TPP - Vai trò của Nhà nước và áp lực cạnh tranh doanh nghiệp” được tổ chức tại Cần Thơ hôm 29-7 vừa qua, PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra gợi ý nếu có được tuyến đường sắt kết nối đến cảng Da Wey (Myanmar), thì cảng Cái Mép- Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế tân tiến nhất, đưa kinh tế Việt Nam nói riêng và của cộng đồng kinh tế ASEAN nói chung bứt phá trong thời gian tới.

Khu cảng Da Wey đã kết nối được với các cảng lớn của Ấn Độ - một nền kinh tế đang bùng nổ - và khi chở hàng bằng đường sắt từ Da Wey qua bên này (giả định khi dự án được triển khai), nghĩa là không phải chở vòng bằng đường biển, giúp rút ngắn khoảng cách được khoảng 2.500 km, tiết kiệm chi phí rất lớn.

Dọc tuyến đường từ cảng Cái Mép - Thị Vải sang cảng Da Wey sẽ xuyên qua các quốc gia như Lào, Thái Lan, Campuchia, cho nên dự báo lượng hàng hóa lưu thông qua lại giữa những quốc gia này sẽ rất lớn. Và khi đó, logistic của chúng ta là logistic trên cả tuyến ASEAN.

Nhìn ở góc độ rộng hơn, nếu tuyến đường này được xây dựng, sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực ASEAN nói chung và nhất là 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam- những quốc gia kém phát triển trong khối ASEAN- bùng nổ trong tương lai.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Vinalines: 6 tháng lỗ hợp nhất 197 tỷ đồng, dự kiến IPO trong quý 3/2015

Tông doanh thu c ủa toàn Tổng công ty 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 9.356 tỷ đồng, băng 51% kế hoạch năm 2015 và băng 99% so với cung ky năm 2014. Công ty me lai 124 tỷ đồng . Toàn Tổng công ty dư kiên lỗ 197 tỷ đồng (hợp nhất theo ty lê vôn gop cua Tông công ty tai cac doanh nghiêp va không bao gôm cac đơn vi đang thưc hiên thu tuc pha san).

Trong 6 tháng đầu năm 2015, Tổng công ty đã hoàn thành cổ phần hóa đối với 05 doanh nghiệp thành viên, đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với 3 doanh nghiệp (Vinashinlines, Falcon,

TIÊU ĐIỂM THÁNG 07/2015 4

Page 8: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Công ty CNTT Cà Mau) và đã hoàn tất công tác giải thể đối với Công ty cổ phần Phát triển Cảng Bến Đình Sao Mai và đang hoàn tất các thủ tục giải thể đối với Trường Cao đẳng nghề Hàng hải Vinalines và Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines Đông Đô.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ, Tổng công ty thực hiện việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong Quý 3/2015; chuẩn bị công tác để chuyển Công ty mẹ sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Viconship (VSC) đạt gần 167 tỷ đồng lợi nhuận trƣớc thuế trong 6 tháng đầu năm

CTCP Container Việt Nam (Viconship, mã: VSC) vừa công bố Nghị quyết HĐQT thông qua kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015. Theo đó, công ty đạt 452,5 tỷ đồng doanh thu, đạt 166,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2015 với tỷ lệ 10% cho cổ đông trong quý 3/2015.

Trong quý 1 vừa qua, doanh thu thuần hợp nhất của VSC đạt 226,8 tỷ đồng tăng trưởng hơn 14% so với cùng kỳ, lãi trước thuế 71,2 tỷ đồng, lãi ròng 57,4 tỷ đồng - lần lượt tăng 21,03% và tăng 20,34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nghị quyết cũng thông qua chủ trương đóng cửa Công ty TNHH Tuyến T.S và chi nhánh CTCP Container Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh để tái cơ cấu hệ thống tổ chức công ty. Viconship chủ trương chuyển đổi các công ty con và đơn vị phụ thuộc trong hệ thống công ty thành Công ty cổ phần mà VSC nắm cổ phần chi phối.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Tiếp tục thí điểm thực hiện bình ổn giá xếp dỡ container cảng Cái Mép-Thị Vải

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tiếp tục thí điểm thực hiện bình ổn giá dịch vụ xếp dỡ container khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trước đó, năm 2013, Chính phủ đã quyết định thực hiện thí điểm bình ổn giá dịch vụ xếp dỡ container khu vực cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bằng biện pháp định giá tối thiểu trong thời gian đến hết ngày 30/6/2015.

Sau thời gian thí điểm, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, việc thực hiện thí điểm biện pháp bình ổn giá dịch vụ xếp dỡ container khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã góp phần bù đắp được giá thành dịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cảng.

Trước kết quả đạt được, ngày 13/7/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản số 920/UBTVQH13-TCNS nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc tiếp tục thí điểm thực hiện bình ổn giá dịch vụ xếp dỡ container khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải đến ngày 30/6/2017.

Tập trung giải pháp gia tăng hàng hóa qua cảng biển Hiệp Phƣớc

Để tạo thuận lợi cho hàng hóa ra vào cảng Hiệp Phước (Nhà Bè TP.HCM), UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các sở, ngành tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển Hiệp Phước theo hướng gia tăng cả về sản lượng và giá trị hàng hóa.

Theo đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, kết nối thuận lợi các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ với Khu cảng biển này; khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy tại các Khu đô thị phía Nam TP.HCM, gắn kết với các Khu công nghiệp Tân Thuận, Long Hậu…

Đồng thời, phối hợp với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn thống nhất phương án thành lập liên doanh đầu tư, khai thác khu công nghiệp, dịch vụ logistics giai đoạn 3 (khoảng 392ha) và khu bến cảng hạ lưu Hiệp Phước (khoảng 385ha); phát triển liên hoàn các dịch vụ duy tu, sửa chữa phương tiện tàu thuyền, các khu kho bãi hàng hóa, các khu vui chơi, giải trí, dịch vụ hậu cần kỹ thuật hàng hải, khu vực thương mại tự do… từng bước hình thành cụm thương mại - dịch vụ - sản xuất công nghiệp tại Khu đô thị cảng Hiệp Phước.

Page 9: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Cảng Đồng Nai (PDN): 6 tháng EPS đạt 2.118 đồng

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2015, cảng Đồng Nai (PDN) báo lãi trước thuế 27,54 tỷ đồng hoàn thành được 53% kế hoạch cả năm 2015.

Theo đó, riêng quý 2/2015 doanh thu thuần của công ty đạt hơn 81 tỷ đồng tăng 21,44% so với cùng kỳ; sau khi trừ đi giá vốn lợi nhuận gộp đạt gần 29 tỷ đồng tăng 8,3% so với quý 2/2014.Lũy kế 6 tháng đầu năm 2015, PDN đạt 154,6 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 27,77% so với cùng kỳ; LNST đạt 26,15 tỷ đồng tăng nhẹ 1,75% so với cùng kỳ năm ngoái tương đương EPS đạt 2.118 đồng.

Trong năm 2015, công ty tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng so với thực hiện năm 2014 với các chỉ tiêu tổng doanh thu 290 tỷ, LNTT 52 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến chi trả tương đương năm trước là 17%.Như vậy với kế hoạch này kết thúc nửa đầu năm 2015, PDN đã hoàn thành được 53% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2015.

Cảng Đoạn Xá lãi trƣớc thuế 6 tháng 30 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch năm

Năm 2015, Cảng Đoạn Xá (DXP) đặt kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu 160 tỷ đồng, LNTT 40 tỷ đồng. Với kết quả đạt được trong quý 2, DXP đã hoàn thành 59% doanh thu và 75% kế hoạch LNTT năm.

Cụ thể, doanh thu thuần quý 2 của DXP đạt 47,93 tỷ đồng, giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ 2014. Trừ đi các chi phí trong kỳ, DXP ghi nhận 11,56 tỷ đồng LNST, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm, DXP vẫn ghi nhận kết quả tương đối tích cực với doanh thu 94,39 tỷ đồng, LNTT 30,25 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 10% và 14% so với 6 tháng đầu năm 2014. EPS tương ứng 3.066đ/cp.

Hiện tại, DXP đang có khoản đầu tư dài hạn hơn 35 tỷ đồng, trong đó có 3 tỷ đồng đầu tư vào CTCP Đầu tư và Thương mại Hải Phòng. Trước đó, ĐHCĐ DXP đã thống nhất phương án thoái vốn khoản đầu tư này trong năm 2015.

Giảm 50% phí nâng, hạ container tại Tân Cảng - Hiệp Phƣớc

Từ đầu tháng 7 đến hết tháng 12 năm nay, Tổng Công ty Tân Cảng sẽ tiếp tục thực hiện giảm một nửa phí nâng hạ các loại container hàng hóa đối với khách hàng, kể cả container lạnh, container quá khổ quá tải tại Tân Cảng - Hiệp Phước.

Để hỗ trợ hãng tàu, khách hàng có nhu cầu đóng hàng tại Tân Cảng - Hiệp Phước, Tổng Công ty Tân Cảng cũng đã có chính sách miễn phí vận chuyển vỏ container từ Cát Lái về Tân Cảng - Hiệp Phước đóng hàng. Sau đó, nếu khách có nhu cầu vận chuyển hàng hóa về cảng Cát Lái hoặc các cảng khác thuộc Tổng Công ty Tân Cảng để xuất tàu sẽ được áp dụng mức phí thấp.

Từ ngày 1/8 đến 30/9 sắp tới, mức phí vận chuyển này sẽ được tính cố định là 660 ngàn đồng/container, gồm cả phí nâng hạ ở 2 đầu bến.

Cảng Ancona muốn liên minh với Việt Nam

Ngày 6/7, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công làm việc với đoàn xúc tiến thương mại Italia về việc hợp tác trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-EU qua tuyến vận tải được gọi là “Hành lang xanh”.

Theo ông Nicola Paradise, Chủ tịch Cảng Ancona, đây là một dự án mà Cảng Ancona, Sở Ngoại thương vùng Marche thiết lập, nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của Bộ GTVT Italia. Hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam - EU sử dụng “Hành lang xanh” này sẽ đi từ Việt Nam tới toàn bộ các khu vực của EU và ngược lại qua Cảng Ancona của Italia. Việc này sẽ có ưu thế hơn hẳn việc cập bất cứ cảng biển nào khác của EU, giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển tới 6 ngày đêm/hành trình và tiết kiệm 250 USD/container.

Việt Nam có cảng Cái Mép - Thị Vải là cảng trung chuyển nước sâu mà Bộ GTVT đang có chính sách thu hút hàng hóa Việt Nam và khu vực trung chuyển đi châu Âu, Mỹ. Bộ GTVT sẽ tạo mọi điều kiện để DN hàng hải Việt Nam tham gia vào “Hành lang xanh”.

Page 10: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

Một số cảng cho thuê chỉ hoạt động 10% công suất

Trong 6 tháng đầu năm 2015, lượng hàng thông qua các cảng được tư nhân thuê lại của nhà nước như ODA Cái Mép và An Thới dù tăng hơn so với cùng kỳ năm trước cũng chỉ đạt khoảng 10% so với công suất thiết kế.

Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2015, lượng hàng hóa thông qua cảng quốc tế ODA Cái Mép tại Bà Rịa -Vũng Tàu đạt 47.240 container tiêu chuẩn (TEUs) và 80.000 tấn hàng tổng hợp, doanh thu đạt trên 41 tỉ đồng. Lượng hàng thông qua cảng mới chỉ đạt khoảng 10% so với công suất thiết kế.Còn cảng An Thới (Phú Quốc), lượng hàng hóa thông qua đạt 26.488 tấn, tương đương 8% công suất thiết kế, doanh thu đạt 636 triệu đồng.

Trong số ba cảng được cho thuê năm 2014, chỉ có cảng tổng hợp Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu) đạt hiệu quả cao hơn, với lượng hàng hóa thông qua là 948.000 tấn, đạt khoảng 50% so với công suất thiết kế, và doanh thu trên 38 tỉ đồng. Tuy nhiên, doanh thu của cả ba cảng đều thấp hơn rất nhiều so với giá cho thuê bình quân hàng năm.

Tình hình khai thác của các cảng cho thuê vẫn còn gặp nhiều khó khănnguyên nhân do: tình hình kinh tế trong nước và khu vực chưa hồi phục; giá dịch vụ giảm sâu do cạnh tranh không lành mạnh trong khi các chi phí lại tăng cao; hệ thống giao thông kết nối chưa đồng bộ, không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, nhiều chỗ còn ngập nước, sụt lún...

Các đơn vị đang thuê cảng kiến nghị cần ban hành quy định giá sàn dịch vụ trong khu vực để tránh cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời cần thường xuyên duy tu, nạo vét các tuyến luồng hàng hải đảm bảo cho các tàu lớn cập cảng.

NGÀNH LOGISTICS

Động thổ gói thầu thuộc dự án đƣờng cao tốc Bến Lức-Long Thành

Ngày 18-7, tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức Lễ động thổ gói thầu xây lắp J3- gói thầu thứ ba thuộc phần vốn do JICA tài trợ được triển khai thi công, và là một trong ba gói thầu xây lắp cầu đã được thực hiện thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành.

Gói thầu J3 có lý trình bắt đầu từ Km 29+264 (tiếp giáp Gói thầu J2) đến Km32+450 (tiếp giáp Gói thầu A5) với tổng chiều dài 3,186km gồm cầu Phước Khánh và cầu cạn qua huyện Cần Giờ của TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Nhà thầu trúng thầu là Liên danh Sumitomo Mitsui Construction Co., Ltd - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Liên danh Sumitomo - Cienco4). Với giá trúng thầu hơn 3,92 tỷ yen và 2.844,7 tỷ đồng, thực hiện hợp đồng trong 42 tháng.

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h. Tổng mức đầu tư (giai đoạn I) là 31.320 tỷ đồng (tương đương 1.607 triệu USD); trong đó vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 636 triệu USD, vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 635 triệu USD và vốn đối ứng ngân sách Nhà nước.

Đầu tƣ 17.740 tỉ đồng cho Dự án cao tốc Ninh Bình-Thanh Hóa

Dự án được đầu tư theo hình thức PPP dài hơn 107km, chia thành 2 đoạn từ Ninh Bình - Nghi Sơn (Thanh Hóa) và từ Nghi Sơn - Bãi Vọt (Hà Tĩnh).

Cao tốc Ninh Bình –Thanh Hóa là tuyến đường huyết mạnh quan trọng đang được nghiên cứu đầu tư xây dựng. Dự án nằm trong Quy hoạch phát triển đường cao tốc Bắc - Nam đã được Thủ tướng

Page 11: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo nghiên cứu của Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTGT (TEDI), Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa có chiều dài 107,28 km, đi qua các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa. Điểm đầu nối từ giữa cao tốc Cầu Giẽ -Ninh Bình với Quốc lộ 1 tại nút giao với Đường tỉnh 477 và đường cao tốc thuộc địa phận xã Mai Sơn, huyện Yên Mô (Ninh Bình); Điểm cuối tuyến đường nối với cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa).Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh là đường cao tốc gồm 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h. Giai đoạn 1, đầu tư 4 làn xe hạn chế, vận tốc thiết kế 80km/h, tổng mức đầu tư 17.740 tỷ đồng.

Dự kiến Dự án được trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 8/2015. Hoàn thiện hồ sơ để chậm nhất tháng 12/2015 phải khởi công.

Thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ tại Hải Phòng

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định 1848/QĐ-TCHQ cho phép Công ty TNHH Yusen Logistics thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa (CFS)để lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, với diện tích hơn 2.400 m2 kho, bãi, văn phòng làm việc của hải quan quản lý kho 25 m2 tại Khu công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải, quận Quảng An, TP. Hải Phòng.

Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung container.Trường hợp doanh nghiệp có nhiều lô hàng lẻ, muốn bán cho nhiều khách hàng tại cùng một nước đến thì CFS là nơi giúp các doanh nghiệp thu gom hàng lẻ thành một lô lớn đóng đầy container để làm thủ tục xuất khẩu, sẽ tiết kiệm được chi phí.Đồng thời, CFS là nơi nhiều chủ hàng nhập khẩu cùng khai thác chung một vận đơn vận tải hàng nhập khẩu sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuận tiện làm thủ tục nhập khẩu...

Cục Hải quan TP. Hải Phòng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện quyết định.Sau 6 tháng kể từ ngày 3/7/2015, nếu CFS không hoạt động mà không có lý do chính đáng, Cục Hải quan TP. Hải Phòng kiểm tra, báo cáo đề nghị Tổng cục Hải quan chấm dứt hiệu lực của quyết định.

Back

Page 12: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

FEDEX NHẬN ĐƢỢC GIẢI THƢỞNG DANH GIÁ TRONG NGÀNH

FedEx Express, công ty con của Tập đoàn FedEx Corp. và là công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, vừa được vinh danh là Nhà Khai Thác Chuyển Phát Nhanh Tốt Nhất tại Lễ Trao Giải Các Dịch vụ Chuỗi cung ứng, Hậu cần và Vận chuyển châu Á tại Hồng Kông.

Được tổ chức hàng năm, những giải thưởng đầu ngành này vinh danh những tổ chức thể hiện vai trò lãnh đạo và sự nhất quán về chất lượng dịch vụ, sự cải tiến, quản lý quan hệ khách hàng và uy tín trong các lĩnh vực của mình. FedEx đã phải vượt qua sự cạnh tranh từ hai đối thủ nặng ký khác, và đã giành được nhiều phiếu bình chọn trực tuyến hơn để cuối cùng nhận được giải thưởng này.

Dr. Karen Reddington, chủ tịch, châu Á/TBD, FedEx Express chia sẻ: “Tôi tin rằng điều này giúp khẳng định những giá trị mang tính cạnh tranh cao và đầy thuyết phục mà chúng tôi mang lại trong khu vực châu Á/TBD, cũng như thành quả của 18.000 nhân viên tại khu vực châu Á/TBD của chúng tôi trong việc đem lại những trải nghiệm xuất sắc nhất cho khách hàng”.

TẬP ĐOÀN SEMBCORP KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM KHO VẬN SEMBCORP HẢI PHÒNG

Ngày 30/7, Tập đoàn Sembcorp (Singapore) đã tổ chức lễ khánh thành Trung tâm kho vận Sembcorp Hải Phòng tại KCN VSIP Hải Phòng, với tổng vốn đầu tư trên 7,9 triệu USD. Mục tiêu thực hiện dự án này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc cung cấp các dịch vụ kho vận cho các doanh nghiệp hoạt động tại KCN VSIP Hải Phòng và các khách hàng khác tại miền Bắc Việt Nam.

Với tổng diện tích đất sử dụng rộng gần 26.000m2, Trung tâm kho vận được xây dựng với các khu nhà kho tiêu chuẩn xây sẵn phù hợp cho việc lưu kho các hàng hóa tổng hợp và hàng hóa ngoại quan, cũng như phù hợp với yêu cầu cụ thể của các khách hàng. Tổng dung lượng hàng hóa có thể lưu kho lên tới 15.000m3, tương đương 1.520 TEU. Trung tâm này còn là nơi hỗ trợ các khách hàng trong việc tập trung các nhà cung cấp nước ngoài tại một địa điểm, tối ưu hóa hệ thống chuỗi cung ứng trong hoạt động dịch vụ hiện đại.

Hiện 05 nhà kho tiêu chuẩn xây sẵn với tổng diện tích cho thuê là 15.000m2 đã được hoàn thành và nhận được sự quan tâm tích cực từ nhiều đối tác. Công ty TNHH Konoike Vinatrans Logistics của Nhật Bản và Công ty International Press Softcom của Singapore là hai khách hàng đầu tiên đã xác nhận thuê kho.

Thành công trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh hạ tầng các Khu đô thị, Dịch vụ, KCN tại Việt Nam, Tập đoàn Sembcorp hiện còn đang tham gia đầu tư, vận hành các dự án điện lớn tại Việt Nam. Sembcorp được biết đến là một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, nước và hàng hải hoạt động ở nhiều châu lục.

VNF THOÁI TOÀN BỘ VỐN KHỎI CÔNG TY TNHH ARAB SHIPPING AGENCY

CTCP Vinafreight (mã chứng khoán VNF) vừa công bố thông tin về việc hoàn tất thoái vốn tại Công ty TNHH Arab Shipping Agency vào ngày 14/7/2015.

Arab Shipping Agency là 1 trong 8 công ty liên kết của VNF, vốn điều lệ 5,22 tỷ đồng, trong đó VNF góp 49% tương đương 2,56 tỷ đồng.

Trước đó, cuối tháng 12/2014, VNF cũng đã thoái toàn bộ vốn tại Công ty TNHH Nissin Logistics.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 13: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

GEMADEPT LOGISTICS

Gemadept Dung Quất: Đạt nhiều thành tích trong phong trào thi đua

Tổng kết phong trào thi đua khen thưởng của tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất 6 tháng đầu năm, Gemadept Dung Quất đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi trao tặng bằng khen cho tập thể và 01 cá nhân xuất sắc thuộc doanh nghiệp Khu kinh tế Dung Quất đã có thành tích đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2014. Bên cạnh đó, Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất cũng đã trao giấy khen cho tập thể Gemadept Dung Quất và 05 nhân viên Gemadept Dung Quất đã đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh 2014.

Những kết quả trên đã khẳng định sự nỗ lực và đóng góp của tập thể Gemadept Dung Quất với sự phát triển chung của kinh tế khu vực.

Thành lập Chi Nhánh Miền Bắc

Sau một thời gian chuẩn bị, đầu tháng 7/2015, Gemadept logistics đã hoàn tất thủ thục và khai trương Chi Nhánh Miền Bắc. Việc chính thức đi vào hoạt động của Chi Nhánh Miền Bắc của GEMADEPT LOGISTICS sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở phía Bắc đang tăng cao. Chi nhánh Miền Bắc sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Tập đoàn Gemadept ở khối phía Bắc và các đối tác vendor nhà cung cấp nhằm cung cấp kịp thời giải pháp logistics tổng thể tới khách hàng . Chiếm gần 1/3 lưu lượng hàng hóa lưu thông trên cả nước và trong bối cảnh đầu tư đang ngày càng tăng, miền Bắc đang hứa hẹn sự bùng nổ về nhu cầu trong tương lai gần.

Triển khai dịch vụ vận chuyển cho hai nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam

Tháng 8/2015, Gemadept Logistics chính thức triển khai dịch vụ vận chuyển cho BigC tại khu vực miền Nam. Với năng lực vững mạnh trong lĩnh vực vận tải phân phối, Gemadept Logistics đáp ứng đa dạng mô hình vận chuyển của BigC cho các siêu thị với nhiều hình thức vận chuyển khác nhau: giao xá, giao pallet, giao ghép điểm... Với mạng lưới khách hàng lớn, kinh nghiệm vận hành trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, bán lẻ cùng đội xe mới, Gemadept Logistics đang khai thác mạng lưới một cách tối ưu, tận dụng tốt các lượt xe quay đầu để nâng cao hiệu quả vận tải, đem lại mức giá dịch vụ hợp lý cho khách hàng.

Song song với phía Nam, chi nhánh Miền Bắc của Gemadept Logistics đã chính thức cung cấp trọn gói dịch vụ kho phân phối và X-docking cho hệ thống Vinmart (hệ thống siêu thị khu vực phía Bắc với hơn 15000 mặt hàng) và Vinmart+ (hệ thống cửa hàng tiện lợi với hơn 4000 mặt hàng) khu vực miền Bắc với tổng sản lượng lên đến 2400 pallet/ngày. Không những vậy, kho phân phối cũng đáp ứng các chức năng khác như điểm trung chuyển hàng đông lạnh hàng ngày và lưu trữ quầy, kệ siêu thị. Với vị trí thuận lợi của Trung tâm phân phối đặt tại huyện Gia Lâm, Gemadept Logistics đã đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kho nhằm đáp ứng những yêu cầu phức tạp của các siêu thị: hệ thống quản lý kho (WMS), hệ thống quản lý thông tin giao hàng từ nhà cung cấp, khu vực phân loại hàng đông lạnh, khu vực cho hàng nhạy cảm với nhiệt độ, hư hỏng cao (e-goods, chocolate,..), khu vực đóng gói hàng khuyến mãi, hệ thống quầy kệ đặc biệt cho cửa hàng tiện ích Vinmart+ (xuất hàng theo đơn vị lẻ).. Toàn bộ quá trình triển khai được thực hiện nhanh chóng với nỗ lực cao của nhân sự hai bên. Với tốc độ mỗi tháng có ít nhất một siêu thị Vinmart được khai trương, Gemadept Logistics cam kết nguồn lực và chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Back

Đội hình triển khai dự án Kho trung tâm Gemadept

Logistics Miền Bắc cho hệ thống Vinmart và Vinmart+

Page 14: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

5 CƠ HỘI CẢI TIẾN CHUỖI CUNG ỨNG

Trong những năm qua, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm các hiểm họa thiên tai, sự kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng và thị trường toàn cầu ngày càng mở rộng.

Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định những lỗ hổng trong bộ máy vận hành nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh và khả năng thích ứng với những thay đổi trên thị trường. Dưới đây, dưới đây là đề xuất 5 cơ hội cải tiến hàng đầu về chuỗi cung ứng:

1. Chinh phục sự phức tạp của chuỗi cung ứng

Nói đến sự phức tạp của bất kỳ hệ thống nào là nói đến số lượng, sự đa dạng và mối quan hệ giữa các thành tố bên trong nó.Các yếu tố của chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm/dịch vụ, nhà cung cấp, khách hàng và mạng lưới các nút vận hành (như các điểm lưu kho trước khi vận chuyển hàng tới khách hàng) của công ty.Số lượng và mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ phức tạp của cả chuỗi cung ứng. Khách hàng khó tính, thị trường cạnh tranh, chính sách và quy định của chính phủ là nhân tố tác động đến quyết định điều chỉnh số lượng sản phẩm và các kênh tiếp cận thị trường của mỗi công ty, từ đó tạo nên sự phức tạp trong mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của chuỗi cung ứng. Mức độ phức tạp tăng lên như một kết quả tất yếu, và điều đó khiến cho việc vận hành chuỗi cung ứng tốn kém hơn, mà thường thì các công ty cũng khó định lượng chính xác khi đưa ra những quyết định trên (điều chỉnh số lượng sản phẩm và lựa chọn kênh tiếp cận thị trường). Chúng ta có thể giảm thiểu sự phức tạp này bằng nhiều cách.

Trong đó có một cách là thực hiện phân tích Long tail* cho các dòng sản phẩm.Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định cụ thể các sản phẩm có khối lượng sản phẩm ít, biến động cao, lợi nhuận thấp và từ đó thay đổi chính sách giá tương ứng cũng như cắt giảm các sản phẩm tiêu tốn nhiều chi phí trong chuỗi cung ứng.

(*) Long tail là hình thức kinh doanh tập trung vào những sản phẩm không thuộc sản phẩm "đinh"

hoặc không còn là sản phẩm chủ chốt nữa

Một cách khác là tối ưu hóa mạng lưới, được hiểu là việc mô hình hóa tổng thể chuỗi cung ứng nhằm phân tích cả mạng lưới và tổng chi phí. Đo lường chi phí cập bến (landed cost*) và khả năng tối ưu hóa hàng tồn kho trên toàn bộ chuỗi cung có thể nâng cao hiệu quả đáng kể và cải thiện dịch vụ khách hàng.

(*)Landed cost: là tổng chi phí của một sản phẩm khi sản phẩm đã đặt dưới sự định đoạt của người mua. Landed cost bao gồm giá gốc của sản phẩm, tất cả chi phí vận chuyển (cả nội địa và quốc tế), hải quan, thuế, thuế, bảo hiểm, chuyển đổi tiền tệ, đóng thùng, xử lý và thanh toán phí.

Thông qua việc thiết kế sản phẩm, các phương thức giao hàng và sự phân đoạn chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp có thể tìm ra phương pháp tối giản sự phức tạp của chuỗi cung ứng.Nhưng vấn đề quan trọng nhất ở đây là doanh nghiệp phải nắm bắt được giá trị mà khách hàng đang tìm kiếm và năng lực đáp ứng điều đó của bản thân.Điều này đòi hỏi phải có những điều chỉnh thường xuyên trong việc sắp xếp, phân bổ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp cũng như điều chỉnh mạng lưới của doanh nghiệp với mạng lưới khách hàng.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 15: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

2. Đối mặt với sự hỗn độn thông tin

Sự phát triển gần đây của công nghệ thông tin đã tạo thuận lợi cho các công ty nắm trong tay một lượng lớn dữ liệu. Mỗi một tương tác, hay giao dịch hay sự kiện mới diễn ra trong chu trình của chuỗi cung ứng đều tạo thành dữ liệu mới. Nhiệm vụ khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt là tập hợp, quản lý và tận dụng được các dữ liệu đó, đặc biệt là khi các chuỗi cung ứng tạo ra thông tin một cách thường xuyên và trải dài trên toàn bộ hệ thống. Quản lý hiệu quả dữ liệu và nắm bắt được thông tin bên ngoài giúp doanh nghiệp tăng năng suất và giảm thiểu sự thiếu hiệu quả. Một thách thức mà doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt là truy cập được đúng dữ liệu khi họ cần nó nhất.

Nhiều công ty không có sự thông nhất trong phương pháp thu thâp dữ liệu và không đồng nhất trong việc đặt tên các dữ liệu trên tất cả các điểm nút hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng là có một số dữ liệu được thu thập bị trùng, do đó dễ dàng dẫn đến sự nhầm lẫn khi tiến hành phân tích. Thêm nữa, luôn tồn tại sự bất cân xứng giữa những dữ liệu bạn muốn thu thập và những dữ liệu bạn thực sự có. Sự thừa thãi của dữ liệu khiến cho việc tư duy và thấu hiểu chuỗi cung ứng càng ngày càng khó khăn, đặc biết nếu thiếu sự đóng góp của tất cả các điểm mấu chốt của công ty.

Những doanh nghiệp có khả năng sử dụng nguồn dữ liệu một cách hiệu quả sẽ có lợi thế trong việc định hướng thông tin trên thị trường và sẽ có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Để được như vậy, các doanh nghiệp phải thực sự kỷ luật trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu để ra quyết định.

3. Triển khai phân tích chuỗi cung ứng

Một trong những chủ đề phổ biến nhất trong những năm gần đây là “Big Data” .Phân tích dữ liệu là việc làm cần thiết để chuyển tải “Big Data” thành những thông tin đáng giá.Phân tích dữ liệu là một ngành khoa học kiểm tra dữ liệu thô để từ đó giúp doanh nghiệp rút ra được những kết luận có giá trị.Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành.đặc biệt là trong ngành tài chính – ngành mà dữ liệu được xem là một lợi thế cạnh tranh để làm nổi bật công ty này với công ty khác.

Phương pháp này cũng có thể được áp dụng trong việc quản lý chuỗi cung ứng, nhưng vấn đề là ở trong ngành này nó vẫn đang nằm ở giai đoạn sơ khai.Các công ty sẽ tiêu tốn rất nhiều năm có thể sử dụng thành thục. Họ có thể sử dụng kỹ thuật phân tích và thuật toán nâng cao, chẳng hạn như sử dụng dữ liệu trực quan (data visualization), mô phỏng (simulation), tối ưu hóa (optimization) và phân tích thống kê (statistical analysis) để cải thiện hiệu suất và lợi nhuận của công ty.

Nếu chúng ta cùng soi xét vấn đề quản lý hàng tồn kho – một điểm mấu chốt trong chuỗi cung ứng - thì có thể thấy hầu hết các công ty đều sử dụng phương trình đơn giản để thiết lập các mục tiêu hàng tồn kho. Sử dụng các kỹ thuật phân tích nâng cao, chẳng hạn như hệ thống quản lý dự trữ đa cấp (multi – echelon inventory optimization), các công ty có thể giảm hàng tồn kho của họ đến mức 20-30% bằng cách tiếp cận đường cong hiệu quả (efficient frontier). Tại Hoa Kỳ, chỉ có khoảng tầm 12 công ty có được lợi thế cạnh tranh này. Đây không phải là vấn đề mà có thể giải quyết được bằng việc mua một phần mềm phân tích.Để tạo dựng được năng lực này, các công ty sẽ phải đầu tư một lượng đáng kể nguồn lực, tiền bạc, và cam kết.

Một cơ hội nữa nằm ở rủi ro chuỗi cung ứng, hãy tưởng tượng xem nếu bạn có năng lực biết trước và lập kế hoach cho sự cố khi một nhà cung cấp thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ thậm chí của mình thậm chí ngay cả khi bạn không có bất kì thông tin gì về nơi hoặc thời gian xảy ra vấn đề đó? Đây là cách thức đằng sâu phương pháp làm rõ chỉ số rủi ro (Risk Exposure Index method) của David Simchi-Levi. Bằng cách ước lượng thời gian phục hồi từ một lỗ hổng trong hệ thống và ước tính tác động tài chính của nó, bạn có thể tìm ra các điểm dễ sai sót và giảm bớt mất mát. Quá trình này đòi hỏi một lượng đáng kể dữ liệu về các nhà cung cấp, các thành phần và cơ sở vật chất dùng để phân tích để đưa ra những nhận định chính xác đối với những rủi ro nghiêm trọng nhất.

4. Cải thiện những thang đo trong chuỗi cung ứng

Một trong những thách thức phổ biến nhất mà các chuyên gia trong chuỗi cung ứng phải đối mặt ngày nay đó là xác định đúng Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) và Dự báo về khả năng thực hiện công việc (KPP) để giám sát hoạt động của chuỗi cung ứng, xác định nguy cơ và giảm thiểu chi

Page 16: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

phí. Vấn đề khó nhằn nằm ở việc xác định sự giao thoa của KPIs và KPPs giữa các dòng sản phẩm và giữa các phòng ban trong công ty. Thậm chí việc để tất cả các bên liên quan thống nhất về định nghĩa và tính KPIs và KPPs còn khó khăn hơn.Tuy nhiên, nhiệm vụ khó khăn nhất là xác định chính xác bộ KPIs và KPPs mà thực sự tác động đến doanh nghiệp của bạn.

Các doanh nghiệp có thể xác định các KPIs và KPPs đúng để có thể thấy rõ được sự minh bạch trong chuỗi cung ứng của họ và có khả năng ngăn chặn các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng, và giảm chi phí cập bến.

5. Phát triển nhân tài trong chuỗi cung ứng

Ai cũng biết là khi mà những công ty thành thục trong việc quản lý chuỗi cung ứng thì tạo thì có thể thu về những nhiều lợi nhuận tài chính hơn. Ví dụ, các công ty thuộc Top 25 trên Gartner Supply Chain liên tục đánh bật đối thủ cạnh tranh đặc biệt là về tài chính.Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều nhận ra rằng chuỗi cung ứng có thể tạo ra nhiều giá trị lớn và lợi thế cạnh tranh và để có được lợi thế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhân tài trong quản trị chuỗi cung ứng.

Quản lý chuỗi cung ứng không còn là một lĩnh vực học tập mới, nhưng quả thực rất khó để tìm thấy những chuyên gia trong lĩnh vực này. Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng tìm một người để đảm nhận một vai trò trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như một nhân viên vật tư, thì ngược lại chúng ta gặp rất nhiều khó khăn để tìm một chuyên gia hiểu chuỗi cung ứng một cách tổng thể đặt trong bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp. Những người giỏi trong việc quản lý chuỗi cung ứng phải mất nhiều năm để phát triển vì có vô vàn kiến thức cần phải học và nghiên cứu.Các công ty cần phải tuyển được đúng người, đào tạo liên tục và thay đổi vị trí của họ trong chuỗi cung ứng để những người đó có thể hiểu sâu hơn các vấn đề.Điều này đòi hỏi các công ty đầu tư một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kiên nhẫn để phát triển những người tài trong chuỗi cung ứng của mình.

Back

Page 17: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

LOGISTICS ĐƢỜNG TỚI ASEAN+6 SAU KHI THÀNH LẬP AEC

Thái Lan là một trong những trung tâm vận tải và logistics quan trọng của ASEAN và là quốc gia hàng đầu về lĩnh vực logistics tại Đông Nam Á. Do logistics là một trong những chìa khóa thành công của thương mại quốc tế, Thái Lan đã và đang tích cực thực hiện những chính sách mới nhằm thay đổi hoàn toàn diện mạo của cơ sở hạ tầng vận tải đáp ứng tính cạnh tranh toàn cầu và đẩy mạnh kết nối vận tải với các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Với sự ra mắt đường bay nối Cần Thơ – Bangkok ngày 21/7, Đà Nẵng – Bangkok ngày 28/7 của Thai Vietjet Air và các cảng biển được mở rộng sẽ đón chào lượng lớn hàng hóa, đặc biệt là giữa cảng Laem Chabang và cảng Cát Lái của Việt Nam. Hơn nữa, với mục đích đảm bảo tình hữu nghị, hợp tác và phát triển khu vực, Chính phủ Hoàng gia Thái Lan hàng năm vẫn tạo điều kiện hỗ trợ cho các phái đoàn, các chuyến tham quan thực tế, hội thảo, hội nghị chuyên đề, tọa đàm về ngành công nghiệp logistics nhằm trao đổi quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp kịp thời các giải pháp cho những vấn đề đang nổi lên.

Chia sẻ về chìa khóa thành công cho việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh của ngành Logistics trong ASEAN+6, trong những năm tới ASEAN sẽ trở thành khu vực phát triển trọng điểm về vận tải và logistics, và khi được quản lý hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa qua khu vực này, dẫn đến hình thành các tuyến đường vẫn chuyển nhanh hơn và hiệu quả hơn, góp phần rất lớn vào việc phát triển toàn bộ nền kinh tế của ASEAN.

Thị trường Logistics tại Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới ghi nhận rằng hệ thống vận tải và logistics thương mại ngày càng cạnh tranh của Việt Nam có thể trở thành nhân tố mới thúc đẩy nền kinh tế quốc gia tăng trưởng bền vững, nâng cao năng suất lao động cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiện nay, các công ty nước ngoài vẫn đang chiếm lĩnh thị trường logistics Việt Nam, đặc biệt là trong phân khúc vận tải quốc tế. Có khoảng 40 công ty vận tải biển nước ngoài tại Việt Nam, xử lý hơn 80% lượng hàng nhập khẩu và xuất khẩu của cả nước, chủ yếu trao đổi thương mại với thị trường Mỹ và châu Âu. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), có hơn 1300 công ty logistics đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp nội địa chiếm 80% tổng số doanh nghiệp logistics, song họ chỉ chiếm lĩnh khoảng 25% tổng thị phần.

Sự hợp tác giữa các quốc gia sẽ mang lại lợi ích cho thị trường logistics của Việt Nam trong việc chia sẻ kiến thức về thị trường, thiết lập mạng lưới kinh doanh cũng như giúp các nhà cung ứng dịch vụ nội địa phát triển nhằm quản lý những hoạt động logistics chuyên ngành, ví dụ như thủ tục hải quan. Đây là những kiến thức hết sức quan trọng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình xuất nhập khẩu và duy trì khả năng cạnh tranh kinh doanh tại Việt Nam.

Mối quan tâm về logistics không chỉ dừng lại ở việc vận chuyển hàng hóa, mà còn bao gồm tìm kiếm nhà cung cấp, quản lý kho bãi, phân phối hàng hóa, điều này đồng nghĩa với sự vận chuyển hàng hóa thông qua toàn bộ chuỗi giá trị từ nguồn nguyên liệu để sản xuất cho đến khách hàng cuối cùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) phải có hiểu biết rất tốt về truyền thông và công nghệ thông tin xuyên suốt chuỗi giá trị này để có thể mang đến cho khách hàng những dịch vụ hiệu quả nhất. Kết nối cộng đồng Logistics ASEAN+6 sẽ thúc đẩy cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt nam thông qua mạng lưới rộng hơn và những chuỗi cung ứng tốt hơn.

Back

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Page 18: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

CHƢƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

CUỘC THI “ GLOBAL STUDENT CHALLENGE 2015 – 2016”

Đơn vị tổ chức: CEL Consulting hợp tác cùng Inchainge và Cộng đồng Tài chính Cung ứng giới thiệu cuộc thi tranh tài mang tên “Global Student Challenge 2015 - 2016” cho sinh viên toàn cầu để kết nối sinh viên, tài năng trẻ với các công ty toàn cầu trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và tài chính.

Mục đích: Tổ chức cuộc tranh tài toàn cầu này là nhằm kết nối các tổ chức giáo dục và các tập đoàn kinh tế, ngân hàng để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức học thuật và thực tiễn nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý cung ứng và tài chính.

Giá trị giải thƣởng: Giải thưởng cuộc thi chính có tổng trị giá tiền mặt 20,000 Euros và các cơ hội thực tập quốc tế tại các tập đoàn toàn cầu cho các đội tranh tài thắng cuộc như: Heineken, Philips, Unilever.

Hình thức cuộc thi: Cuộc thi được chia thành 03 vòng dựa theo kết quả của nhóm qua trải nghiệm mô phỏng hoá một chuỗi cung ứng trên máy tính và trực tuyến, cụ thể như sau:

o Từ tháng 6 - tháng 10/2015: Vòng loại quốc gia. Mỗi đội phải hoàn thành 03 vòng chơi. Mỗi trường chỉ có 03 đội đại diện tối đa và chỉ có 03 đội có số điểm chơi cao nhất để đi tiếp vào Vòng tiếp theo;

o Từ tháng 11 - tháng 12/2015: Vòng loại toàn cầu. Từ 02/11 - 11/12/2015 sẽ có 03 trận thi đấu quan trọng để quyết định đội nào được lọt vào Vòng chung kết. Tháng 12/2015, danh sách các đội vào Vòng chung kết sẽ được thông báo;

o Từ 12/04 - 15/04/2016: Vòng chung kết toàn cầu diễn ra trực tiếp tại Hà Lan. Toàn bộ thành viên các đội vào chung kết cùng với giảng viên hướng dẫn sẽ được mời tới Hà Lan 01 tuần để thi đấu vòng chung kết.

Cách thức tham dự: Các đội cần có 04 thành viên là sinh viên chính qui năm cuối và được xác nhận hướng dẫn bởi một giảng viên đại học. Sinh viên toàn thời gian các chương trình Thạc sĩ cũng có quyền tham gia, tuy nhiên, số lượng đội giới hạn là mỗi chương trình Thạc sĩ chỉ được tối đa 02 đội tham gia.

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

Page 19: SỐ 28 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 08- 2015

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

KHÓA ĐÀO TẠO VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ - INTERNATIONAL TRANSPORTATION - DIPLOMA IN LOGISTICS MANAGEMENT

Đơn vị tổ chức:Nhằm giúp các cá nhân/doanh nghiệp hiểu rõ tất cả các vấn đề trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, cách kết hợp các hình thức vận chuyển một cách hiệu quả nhất giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, Viện Logistics Úc tổ chức mở khóa đào tạo “International Transportation”. Đây là khóa học nằm trong chương trình Diploma in Logistics Management đang được chiêu sinh và giảng dạy tại Viện Logistics VIL.

Lợi ích khóa học:

o Hiểu rõ các vấn đề về vận chuyển hàng hóa quốc tế.

o Hiểu hơn về các thủ tục, quy trình, và luật pháp quốc tế về vận chuyển quốc tế.

o Hiểu về các hình thức vận chuyển, và cách kết hợp các hình thức vận chuyển hiệu quả.

o Học hỏi kinh nghiệm từ giảng viên là chuyên gia trong lĩnh vực.

o Sau khóa học học viên sẽ được cấp Certificate của Viện Logistics Úc có giá trị quốc tế. Học viên học tiếp đủ các module khác sẽ nhận được Diploma có giá trị cao trong ngành.

Thời gian khai giảng: Thứ 7 ngày 29/08/2015 (9h-17h)

Thời lƣợng khóa học: Học tập trung 2 buổi trực tiếp với giảng viên, học từ xa trong 8 tuần

Địa điểm: Tại VIL, lầu 8, toàn nhà Thiên Sơn, 5 Nguyễn Gia Thiều , P6, Q3, TP.HCM

Giảng viên: Giáo sư/Tiến sĩ từ Viện Logistics Úc

Học phí tham dự: 495 AUD (~8.000.00 VND/học viên)

Thời hạn đăng ký: 20/08/2015

TRIỂN LÃM QUỐC TẾ THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG VIỆT NAM LẦN THỨ 19 (VIETFOOD & BEVERAGE – PROPACK VIETNAM 2015)

Thời gian: từ ngày 09 đến ngày 12/09/2015

Địa điểm: Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình, 446 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

Đơn vị tổ chức: Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad, Hiệp hội Bia Rượu Nước Giải Khát Việt Nam

Đơn vi tham gia: Với sự tham gia của 298 công ty trong và ngoài nước, với tổng diện tích trưng bày là 346 gian hàng, trưng bày các sản phẩm Thực phẩm chế biến, đồ uống, dịch vụ cung ứng khách sạn, nhà hàng, công nghệ thiết bị chế biến, bao bì đóng gói…. Triển lãm năm nay còn thu hút sự tham gia của nhiều công ty trưng bày và giới thiệu các thiết bị công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực chế biến, bao bì đóng gói, nhãn mác thực phẩm và đồ uống.

Back

" A bend in the road is not the end of the road…unless you fail to make the turn.”

- Helen Keller (1880 – 1968) -