21
SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 10/2016 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

SỐ 41

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 10/2016

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

CHUỖI CUNG ỨNG DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP 4.0

Khái niệm Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0)

Khái niệm Công nghiệp 4.0 (industry 4.0) hay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lần đầu tiên được đề cập trong bản kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012, là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo.

Công nghiệp 4.0 về cơ bản là một kế hoạch chi tiết cho việc số hóa chuỗi giá trị từ nhà máy đến khách hàng. Nó kết hợp các hoạt động logistics, sản xuất, công nghệ thông tin, kỹ thuật… để từ đó số hóa các hoạt động kinh doanh. Công nghệ bao gồm: Internet of Things (IoT) và Internet of Services (IoS), từ đó tạo ra các nhà máy thông minh và các mô hình kinh doanh mới.

Đây được xem là làn sóng mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp. Giống như các cuộc cách mạng trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn đem lại các lợi ích hết sức to lớn. Công nghệ hiện đại giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí hợp lý hơn. Trong tương lai, lĩnh vực cung ứng cũng sẽ có nhiều đổi thay với những lợi ích lâu dài về tính hiệu quả và năng suất dưới tác động của cuộc cách mạng này.

Chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc giảm, hệ thống logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên minh bạch và hiệu quả hơn, từ đó làm cho chi phí kinh doanh được giảm thiểu. Tất cả những yếu tố đó sẽ mở ra những thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

4 cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử: (1) Cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước. (2) Động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt. (3) Kỷ nguyên máy tính và tự động hóa. (4) Các

hệ thống liên kết thế giới thực và ảo.

Những tác động đến chuỗi cung ứng

Tuy nhiên, Công nghiệp 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thay đổi lớn đối với chức năng kinh doanh của mình, bao gồm cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng, mặc dù những tác động này có thể không ngay lập tức như với các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, có thể chỉ ra 4 tác động của Công nghiệp 4.0 đến chuỗi cung ứng như sau:

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

(1) Nhà máy thông minh - Quy trình sản xuất tự động và linh hoạt được tích hợp với khách hàng và các đối tác (xây dựng dựa trên cơ sở tiếp cận mạng lưới và dữ liệu di động) làm thay đổi vòng đời sản phẩm – sẽ tác động đến việc bố trí nhà máy hiện tại, thay đổi phương thức thiết kế sản phẩm, chiến lược marketing và cả hệ thống phân phối của DN.

(2) Internet of Services - Việc quản lý dịch vụ thông qua công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ thông qua mạng Internet sẽ tạo ra các mô hình kinh doanh mới, các kênh phân phối mới và phá vỡ thiết kế chuỗi cung ứng hiện tại.

(3) Dữ liệu lớn (Big data) - Không chỉ là dây chuyền sản xuất hoặc các nhà máy, hệ thống dữ liệu lớn và các phân tích dự báo được sử dụng linh hoạt trong cả quá trình sản xuất kinh doanh – điều này sẽ gây thêm nhiều áp lực lên các tổ chức để có thể sử dụng các dữ liệu này một cách tối đa và hiệu quả.

(4) Nguồn nhân lực chất lượng cao -. Sự gia tăng của các nhà máy thông minh trong tương lai khiến năng lực (chứ không phải nguồn vốn), sẽ trở thành nhân tố cốt lõi của nền sản xuất. Điều này khiến nhu cầu sử dụng lao động có chất lượng tăng cao, đòi hỏi các nhà quản lý chuỗi cung ứng phải cải thiện kỹ năng và năng lực.

Các vấn đề cần quan tâm

Và để đối phó với những thay đổi này, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần phải tập trung:

- Quản lý nhà cung cấp: Sự biến động liên tục của thị trường và cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi sự liên kết và quản lý chặt chẽ hơn nữa các nhà cung cấp trong quá trình phân phối sản phẩm.

- Thực hiện chuỗi cung ứng minh bạch: Để phản ứng nhanh chóng với các thay đổi trên thị trường, chuỗi cung ứng cần phải được thực hiện một cách minh bạch. Điều này sẽ làm tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro.

- Hoạch định nhu cầu: Nhu cầu của người tiêu dùng đang dần thay đổi khi tính minh bạch của chuỗi cung ứng ngày càng cao, điều này đòi hỏi DN phải hoạch định nhu cầu để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh và phân phối đạt hiệu quả.

- Thiết kế mạng lưới cung ứng: Để đối phó với các mô hình kinh doanh và kênh phân phối mới một cách nhanh chóng, mạng lưới cung ứng sẽ cần phải tổ chức lại. Back

Page 4: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

CENTRAL GROUP VÀ BIG C CÔNG BỐ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH MỚI

Ngày 14/11, tại TP. HCM, Tập đoàn Central Group (Thái Lan), nhà đầu tư của chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam công bố các kế hoạch đầu tư và kinh doanh dài hạn tại thị trường Việt Nam trong phân khúc trung tâm thương mại.

Theo đó, chiến lược kinh doanh mới của Central Group Việt Nam và Big C là tiếp tục đầu tư thêm các trung tâm thương mại mới và nâng cấp các siêu thị Big C hiện hữu trở thành các trung tâm thương mại (commercial complex) bán lẻ cao cấp, hiện đại nhằm đem đến một không gian mua sắm tiện nghi và thân thiện hơn cho khách hàng.

Cụ thể, đối với các dự án nâng cấp các siêu thị Big C, từ nay đến năm 2021, Central Group Việt Nam và Big C sẽ đầu tư khoảng 30 triệu USD để nâng cấp 13 trung tâm bán lẻ Big C (trong tổng số 34 đại siêu thị Big C hiện hữu trên toàn quốc), thành các trung tâm thương mại lớn hơn về quy mô và diện tích. Điều này sẽ giúp Tập đoàn tăng diện tích mặt bằng cho thuê lên gấp đôi so với diện tích cho thuê hiện có là 470.000 m2.

Với sự đầu tư có chiều sâu, những trung tâm thương mại mới này sẽ có sự thay đổi lớn, toàn diện với nhiều tiện ích tiên tiến hơn; không chỉ đáp ứng những nhu cầu mua sắm giải trí phổ thông mà còn tạo ra xu hướng mua sắm giải trí mới, đón đầu nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.

NHỮNG CON SỐ ẤN TƢỢNG VỀ SAMSUNG ELECTRONICS

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 5: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

100% THỦ TỤC DỊCH VỤ CÔNG ĐƢỜNG THỦY ĐƢỢC GIẢI QUYẾT TRỰC TUYẾN

Ngày 22/11/2016, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức khai trương 32 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thuộc lĩnh vực Đường thủy nội địa (ĐTNĐ).

Cục ĐTNĐ Việt Nam cho biết, 100% các dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi giải quyết của Cục đã được tiếp nhận, giải quyết qua mạng Internet từ mức độ 3 trở lên (giao dịch và xử lý hồ sơ qua mạng), tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến của Cục trong hơn một năm qua đã góp phần quan trọng trong đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý thủ tục, giảm số lượng và đơn giản hóa hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, tránh được phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

HẢI QUAN LÀM VIỆC 24/7 ĐỂ PHỤC VỤ DOANH NGHIỆP

Cụ thể, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn bị bố trí cán bộ, tổ chức làm việc tất cả ngày trong tuần tại các cảng biển quốc tế quan trọng mà doanh nghiệp hoạt động, không nghỉ trong các ngày thứ Bảy và Chủ nhật từ nay đến hết ngày 31-12-2016, bảo đảm thời gian thông quan thông suốt 24/7.

PHẢI NIÊM YẾT GIÁ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA CONTAINER BẰNG ĐƢỜNG BIỂN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 146/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 quy định việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển. Theo đó, đồng tiền niêm yết đối với giá giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển của:

- Doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam là đồng Việt Nam;

- Doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài là đồng Việt Nam hoặc đồng ngoại tệ chuyển đổi theo quy định của pháp luật;

Đồng tiền niêm yết đối với phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển và giá dịch vụ tại cảng biển của các doanh nghiệp là đồng Việt Nam.

Cùng đó giá niêm yết vận chuyển bằng đường biển, phụ thu gồm: Điểm đi và điểm đến của tuyến vận tải; danh mục và mức giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển, phụ thu tương ứng với tuyến đường vận chuyển và loại hàng hóa được vận chuyển; mức giá niêm yết đã bao gồm giá dịch vụ liên quan phát sinh và các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có); thông tin doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển hoặc đại lý, doanh nghiệp được ủy quyền niêm yết.

Mức giá niêm yết đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có). Trong trường hợp thay đổi theo hướng tăng giá vận chuyển bằng đường biển, tăng phụ thu đã được niêm yết, ngày hiệu lực của giá vận chuyển bằng đường biển hoặc phụ thu do DN quy định nhưng không sớm hơn 15 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết sự thay đổi.

Nghị định 146/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017.

CÔNG BỐ VÙNG NƢỚC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH NGHỆ AN

Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 26/2016/TT-BGTVT công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Nghệ An và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Nghệ An. Cụ thể, công bố vùng nước cảng biển Nghệ An thuộc địa phận tỉnh Nghệ An bao gồm: Vùng nước cảng biển Nghệ An tại khu vực Đông Hồi; vùng nước cảng biển Nghệ An tại khu vực Cửa Lò – Bến Thủy.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01.01.2017.

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NHÓM CẢNG BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 3383/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Nhóm 6 bao gồm các cảng biển thuộc 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long, đảo Phú Quốc và các đảo thuộc vùng biển Tây Nam (riêng cảng biển trên sông Soài Rạp của Long An thuộc phạm

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 6: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

vi quy hoạch của nhóm cảng biển số 5). Trong đó, Cảng biển Cần Thơ là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến chính là Cái Cui, Hoàng Diệu - Bình Thủy, Trà Nóc - Ô Môn - Thốt Nốt. Nhu cầu hàng hóa thông qua các cảng biển dự kiến vào năm 2020 và 2030 như sau:

ĐVT: triệu tấn/năm

Cảng biển Năm 2020 Năm 2030

Cảng biển Cần Thơ 8,07 – 8,95 12,55 – 13,8

Cảng biển Đồng Tháp 0,85 – 1 1,5 – 1,8

Cảng biển Tiền Giang (bao gồm than nhập cho nhiệt điện)

0,5 – 0,65 4,14 – 8,54

Cảng biển Vĩnh Long 0,6 – 0,7 0,9 – 1,1

Cảng biển Bến Tre 0,2 – 0,25 0,35 – 0,5

Cảng biển An Giang 3,2 – 3,3 3,9 – 4,5

Cảng biển Hậu Giang 3,89 – 4,47 13,09 – 14,72

Cảng biển Sóc Trăng (bao gồm than nhập phục vụ Trung tâm nhiệt điện Long Phú)

3,59 – 4,22 12,56 – 14,5

Cảng biển Trà Vinh (bao gồm than nhập phục vụ Trung tâm điện lực Duyên Hải)

9,27 – 10,6 14,6 – 16,9

Cảng biển Cà Mau 1,15 – 1,45 1,8 – 2,5

Cảng biển Bạc Liêu 0,35 – 0,65 1,1 – 5,02

Cảng biển Kiên Giang 4,5 – 4,75 8,75 – 12,7

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1746/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

BỔ SUNG 4 TUYẾN ĐƢỜNG VẬN CHUYỂN QUÁ CẢNH HÀNG HÓA

Bộ GTVT vừa ban hành Quyết định 3578/QĐ-BGTVT công bố bổ sung một số tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể:

- Với cửa khẩu nhập hoặc xuất là cửa khẩu Cha Lo đến cửa khẩu xuất hoặc nhập là cửa biển Hải Phòng, bổ sung tuyến đường QL12A-cảng, bến thủy nội địa khu vực sông Gianh (Quảng Bình).

- Với cửa khẩu nhập hoặc xuất là cửa khẩu Lao Bảo đến cửa khẩu xuất hoặc nhập là cửa biển Chân Mây (Thừa Thiên Huế), có hai tuyến đường được bổ sung gồm: Tuyến đường QL9-QL1A và QL9-Đường Hồ Chí Minh (QL14)-QL49-QL1A.

- Với cửa khẩu nhập hoặc xuất là cửa khẩu La Lay đến cửa khẩu xuất hoặc nhập là cửa biển Chân Mây (Thừa Thiên Huế) bổ sung tuyến đường QL15D-Đường Hồ Chí Minh (QL14)-QL49-QL1A. Back

Page 7: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

THÔNG TIN CHUNG

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2016

Kinh tế Việt Nam quý 3 đã có những cải thiện đáng kể so với nửa đầu năm 2016. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế trong 10 tháng 2016 so với cùng kỳ như sau:

- GDP: tăng 5,93% - CPI: tăng 4,09% - Lạm phát cơ bản: tăng 1,82% - Kim ngạch hàng hóa XK: ước tính đạt 144,1 tỷ USD, tăng 7,2%

- Kim ngạch hàng hóa NK: ước tính đạt 140,6 tỷ USD, tăng 2,1%. - Tổng vốn đầu tƣ FDI: 17,6 tỷ USD

Các chỉ tiêu kinh tế cho năm 2017

- GDP: tăng 6,7% - Tổng kim ngạch xuất khẩu: tăng 6 -7% - CPI: 4%

NGÀNH HÀNG KHÔNG

“Ông lớn” sân bay sắp lên sàn UpCoM

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có quyết định về việc chấp thuận cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo đó, hơn 2,17 tỷ cổ phiếu ACV được chấp thuận giao dịch trên UpCoM.

Hiện AVC có vốn điều lệ là 21.771 tỷ đồng, trong đó Bộ GTVT là cổ đông lớn nhất. Tổng công ty có quy mô khai thác vận chuyển, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hàng không lớn nhất cả nước, trực tiếp khai thác 22 cảng hàng không, trong đó có 7 cảng quốc tế và 15 cảng quốc nội.

Trong năm 2016, ACV đặt kế hoạch phục vụ 73,4 triệu lượt khách, doanh thu 12.095 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.056 tỷ đồng.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Lạng Sơn muốn sớm triển khai đƣờng sắt cao tốc nối Trung Quốc

UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và các đơn vị liên quan sớm triển khai dự án đường sắt tốc độ cao (đường sắt cao tốc) nối Hà Nội - Đồng Đăng, kết nối với đường sắt cao tốc Nam Ninh - Bằng Tường (Trung Quốc).

Tỉnh này cho biết, để đẩy mạnh phát triển hình thức đường sắt liên vận quốc tế, phía Trung Quốc đã đầu tư, vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao Nam Ninh - Bằng Tường, tốc độ đạt trên 100 km/h. Tuy nhiên khi kết nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, tốc độ tàu chỉ chạy đạt trung bình 50 km/h, năng lực vận tải phục vụ kém nên chưa thu hút được khách hàng, đồng thời tạo ra sự mất cân đối lớn trên cùng một cung đường.

Do đó, nhằm khai thác tối đa lợi thế vận chuyển bằng đường sắt, thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt - Trung, giảm tải áp lực cho các tuyến đường bộ , đồng thời khai thác lợi thế của tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn đề nghị: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Đồng Đăng đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt - Trung.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Đội tàu container thế giới vẫn tiếp tục tăng trƣởng

Mặc dù kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và không ổn định, đội tàu container đang dư thừa gần 2% trọng tải (khoảng hơn 400.000 TEU) và 9 tháng năm 2016 hầu hết các hãng tàu đều bị lỗ từ vài trăm triệu đến vài tỷ Đô la Mỹ, nhưng trọng tải đội tàu container của thế giới vẫn tăng và sẽ đạt con số 20 triệu TEU ngay trong quí IV này.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 10/2016 4

Page 8: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Theo thống kê của Lloyd's List Intelligence, tính đến hết tháng 9 năm 2016 đội tàu chuyên dụng container của thế giới có chi tiết như sau:

Loại tàu - TEU Số lƣợng Tổng trọng tải (TEU)

0-499 324 84.856

500-999 684 520.488

1.000-2.999 1.847 3.318.619

3.000-4.999 881 3.638631

5.000-7.499 617 3.722.084

7.500-9.999 441 3.841.080

10.000-12.999 113 1.208.611

13.000-15.999 182 2.477.788

Over 16.000 59 1.075.273

Tổng cộng 5.148 19.888.150

Các hãng tàu mua lại tài sản của Hanjin trên tuyến Á-Mỹ

Theo "Korea Economic Daily", ngày 07/11/2016 là ngày cuối cùng nộp hồ sơ tham gia đấu giá mua toàn bộ tài sản đang sử dụng trên tuyến Châu Á - Châu Mỹ của Hanjin. Số tài sản này bao gồm: 05 tàu container, 07 văn phòng và trung tâm giao nhận - phân phối hàng hóa với khoảng 500 nhân viên. Đến nay đã có các hãng dưới đây nộp hồ sơ tham gia đấu thầu:

+ Hyundai Merchant Marine (HMM)

+ Maersk Line (MSK)

+ Mediterranean Shipping Co. (MSC)

+ Heung-A Shipping, Sinokor Merchant Marine và Korea Marine Transport Corp. (HeungA-Sinokor-KMTC) cũng đã tập hợp thành một nhóm để tham gia đấu thầu.

Hanjin cũng đang thảo luận để bán 54% cổ phần của "Total Terminal International" cho Mediterranean Shipping Co. (MSC). Đây là một Công ty đầu tư và khai thác cảng container, trong đó MSC sở hữu 46% cổ phần còn Hanjin sở hữu 54%. TTI hiện đang khai thác hai khu bến container tại USA, một bến ở Long Beach và một bến ở Seattle.

Sáp nhập 3 hãng tàu lớn nhất Nhật Bản

Ngày 31/10/2016, ba hãng tàu container lớn nhất Nhật Bản là Kawasaki Kisen Kaisha, Ltd. („K‟Line), Mitsui O.S.K. Lines Ltd. (MOL), và Nippon Yusen Kabushiki Kaisha (NYK) đã thông báo sáp nhập hoạt động khai thác container của cả ba hãng, qua đó tạo nên hãng tàu container lớn thứ 6 trên thế giới và lớn thứ hai châu Á.

- Về vốn: hãng NYK đóng góp 38%, „K‟Line và MOL mỗi hãng góp 31%. - Lĩnh vực kinh doanh chính của liên doanh: là các hoạt động khai thác container, bao gồm

cả các hoạt động khai thác cảng container bên ngoài Nhật Bản. - Tổng tài sản: Tổng tài sản mà các bên góp vốn, bao gồm đội tàu có sức chở lên đến 1,4 triệu

TEU, vốn đầu tư tại các cảng và các khoản đầu tư có liên quan khác.

Page 9: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Lộ trình của việc sáp nhập là liên doanh sẽ được thành lập vào ngày 1/7/2017 và bắt đầu hoạt động ngày 1/4/2018.

Như vậy, so với thời điểm tháng 9/2015, đã có đến 9 trong số 20 hãng tàu lớn nhất thế giới (bao gồm CMA-CGM, APL, Hapag-Lloyd, UASC, COSCO, China Shipping, MOL, NYK, „K‟Line) tham gia vào quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ ngành vận tải container. Đây là hoạt động được cho là sẽ giúp cho ngành hàng hải hoạt động hiệu quả hơn và tránh được sự sụp đổ có thể của các hãng tàu trong thời gian tới.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cập nhật KQKD 9 tháng đầu năm 2016 của các cảng biển

ĐVT: Tỷ đồng

Nội dung Viconship Đoạn Xá Hải An Đình Vũ Hải Phòng Cát Lái Đồng Nai

Doanh thu 786 90 343 477 1.764 218 296

% hoàn thành KH 77% 41% 66% 68% 87% 74% 84%

So cùng kỳ Tăng 13% Giảm 43% Giảm 8% Giảm 3% Không đổi Tăng 12% Tăng 29%

LNTT 224 39 97 245 490 82 54

% hoàn thành KH 85% 51% 68% 78% 82% 81% 98%

So cùng kỳ Giảm 19% Giảm 34% Giảm 15% Giảm 3% Giảm 14% Tăng 18% Tăng 24%

LNTT/DT 28% 43% 28% 51% 28% 38% 18%

Đầu tƣ hơn 300 triệu USD phát triển tổ hợp cảng biển và KCN ở Quảng Ninh

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho Liên danh các nhà đầu tư gồm Công ty tập đoàn Quốc tế CDC (Đảo Cayman), Công ty TNHH Tiện ích Trung Đông (Singapore) và Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Á Châu Hồng Kông.

Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc là dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cảng và khu công nghiệp, có tổng mức đầu tư 6.940 tỉ đồng (tương đương 315,47 triệu USD). Dự án được thực hiện theo ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1, từ năm 2017 đến năm 2021 sẽ hoàn thành việc san lấp mặt bằng và xây dựng trên diện tích 318,8 ha của khu đất Dự án.

- Giai đoạn 2, từ năm 2022 đến năm 2031 sẽ hoàn thành việc san lấp mặt bằng và xây dựng trên diện tích 874,1 ha của khu đất dự án.

- Giai đoạn 3, từ năm 2032 đến năm 2036 hoàn thiện toàn bộ cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

Nâng cấp luồng hàng hải vào cảng Đà Nẵng

Bộ GTVT vừa có quyết định công bố đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến luồng hàng hải vào khu bến cảng Thọ Quang, Đà Nẵng. Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng tuyến luồng vào khu bến cảng Thọ Quang, đảm bảo tiếp nhận tàu chuyên chở 10.000 tấn (bao gồm toàn bộ thủy thủ đoàn, hành khách, hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt... trên tàu) vào các cảng, nhà máy quân sự,...

Tổng chiều dài của dự án tuyến luồng này là gần 3km, gồm 3 đoạn: Từ đầu luồng vào cảng Sơn Trà; từ cuối vũng quay cảng Sơn Trà đến khu neo đậu tàu quân sự của Hải quân vùng 3 và đoạn luồng quân sự.

Page 10: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

200 tỷ đồng xây dựng cảng Bến Đình tại đảo Lý Sơn

Sáng ngày 23/11, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với huyện Lý Sơn tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án cảng Bến Đình.

Dự án cảng Bến Đình, huyện Lý Sơn do Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được xây dựng trên diện tích 8 ha. Dự án gồm 1 bến cầu tàu dài 240 mét, kè bảo vệ bờ hơn 500 mét. Bến cầu tàu này cho phép neo đậu cùng lúc 2 tàu có trọng tải từ 1.000 - 2.000 tấn và 1 tàu khách 400 ghế ngồi.

Tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng do Công ty Cổ phần xây dựng công trình thủy Hà Nội thi công, dự kiến thời gian thực hiện 18 tháng.

Việc đầu tư xây dựng cảng Bến Đình nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa tại huyện đảo Lý Sơn; đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân địa phương, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên đảo.

NGÀNH LOGISTICS

Xây Cảng cạn Cổ Bi tại Gia Lâm (Hà Nội)

Bộ GTVT đã quyết định Chấp thuận đầu tư xây dựng cảng cạn ICD Cổ Bi, tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội, nhằm phục vụ khu vực hành lang kinh tế Đông Nam của TP. Hà Nội (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Cạn); giải quyết sự quá tải và thay thế địa điểm ICD Gia Thụy do quy mô và diện tích quá nhỏ, sẽ được Thành phố thu hồi trong thời gian tới.

Chủ đầu tư của cảng cạn ICD Cổ Bi là Công ty TNHH ICD Hà Nội, công suất hoạt động của Cảng cạn giai đoạn đến năm 2020 là 300.000 TEU/năm, đến 2030 là 500.000 TEU/năm.

Lập bến sà lan ở Cát Lái gỡ ách tắc ở đƣờng bộ

UBND TP.HCM vừa đề nghị Bộ GTVT chấp thuận cho Công ty Cổ phần Tiếp vận Đông Sài Gòn đầu tư bến sà lan (giai đoạn 1) tại Khu công nghiệp Cát Lái (quận 2, TP.HCM). Việc này để hỗ trợ cho hoạt động của trung tâm logistics, thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy, góp phần giảm tải cho đường bộ và nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội.

Bến sà lan (giai đoạn 1) được xây dựng với quy mô 3 cầu cảng, cho tàu có trọng tải 2.200 tấn cập bến, công suất thông qua khoảng 400.000 TEU/năm. Thời gian xây dựng dự kiến đến năm 2017. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, một lượng hàng hóa từ cảng Cát Lái sẽ được sà lan vận chuyển về các tỉnh thay vì vận chuyển bằng xe tải, xe container...

Xe container vào vào cảng Cát Lái phải làm thủ tục online

Cuối năm nay, cảng Cát Lái sẽ bắt buộc 100% xe chở container vào cảng phải làm thủ tục trước trên mạng internet. Đây là một trong những giải pháp giảm thiểu việc dừng chờ vào làm thủ tục gây ùn tắc giao thông xung quanh khu vực cảng.

Theo đại diện cảng Cát Lái, từ tháng 6/2016, cảng đã thực hiện thí điểm tờ khai điện tử qua mạng với hàng xuất đi nước ngoài. Đến nay, số container vào cảng làm thủ tục qua internet khoảng 30%. Thủ tục để các container đăng ký trên mạng rất đơn giản, chỉ cần doanh nghiệp khai đầy đủ thông tin, đóng tiền qua mạng, sau đó lấy mã vạch đến cảng và xuất trình mã vạch, thủ tục vào cảng sẽ nhanh hơn, không mất thời gian chờ đợi. Dự kiến ngày 1/1/2017 sẽ áp dụng với 100% xe container đến cảng.

Đề xuất xây dựng 2 cảng cạn ICD tại TP.HCM

Sở GTVT TP.HCM vừa kiến nghị UBND Thành phố bổ sung thêm 2 cảng cạn ICD gồm: ICD Tây Bắc huyện Củ Chi tại cầu An Hạ và ICD Khu công nghệ cao Quận 9 nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa thời gian tới.

Dự tính cảng cạn phục vụ Khu công nghệ cao dự kiến sẽ được xây dựng trên diện tích 6 ha, phục vụ cho hoạt động của Khu công nghệ cao (quận 9). Cảng cạn phục vụ Khu công nghiệp Đông Nam (huyện Củ Chi) có tổng diện tích 10 ha.

Page 11: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Theo Sở GTVT, trên địa bàn Thành phố, hiện có 11 ICD kết nối với các cảng biển Vũng Tàu nằm trong cụm cảng Trường Thọ có tổng diện tích 63ha, với tổng chiều dài bến 2.500m, công suất 1,8 triệu TEU/năm. Tuy nhiên, Thành phố cần quy hoạch lại cảng Long Bình hiện hữu và mở rộng để hình thành cảng trung chuyển ICD với diện tích quy hoạch khoảng 68,42ha, dọc theo sông Đồng Nai để đáp ứng tàu tải trọng 2.000 tấn đến 5.000 tấn. Ngoài ra, cần quy hoạch lại cảng cạn ICD Đông Nam huyện Củ Chi tại bờ trái sông Sài Gòn với công suất đến năm 2020 khoảng 150.000 TEU/năm và đến năm 2030 khoảng 250.000 TEU/năm.

Đối với đề xuất của Sở GTVT, Lãnh đạo Thành phố đề nghị, Sở phối hợp với các đơn vị liên quan phải có đánh giá, phân tích chi tiết về sự cần thiết xây dựng các cụm cảng trên; nếu cần thiết phải xây dựng, cần phải phân tích về quy mô, nhu cầu hàng hóa phát triển đến 15 năm tới.

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ xây dựng dự án Trung tâm logistics hơn 30.000 tỷ đồng

Ngày 15-11, Hội đồng xét duyệt đề án Trung tâm logistics Cái Mép hạ đã nhất trí chọn đề án của đơn vị tư vấn Liên doanh Nippon Koei – Nhật Bản để tiến hành xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép hạ.

Đề án dựa trên nguyên tắc bảo tồn hệ sinh thái hiện hữu và dựa theo kịch bản sản lượng hàng hóa thông qua Trung tâm logistics Cái Mép hạ đến năm 2030 ước đạt hơn 3 tỷ TEU. Thực hiện theo đề án này, tổng mức đầu tư dự toán khoảng 30.390 tỷ đồng.

Đề án quy hoạch phát triển tổng thể dịch vụ logistics đã được tỉnh lập với quy mô hơn 1.000 ha, trong đó tập trung quy hoạch và kêu gọi đầu tư Trung tâm logistics quy mô khoảng 800 ha tại khu vực Cái Mép hạ, với mục tiêu phát triển khu vực này trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của quốc gia và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại, đầu tư và hoạt động hiệu quả của các cảng biển, giảm chi phí và giá thành sản phẩm hàng hóa, nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Trung tâm logistics Cái Mép hạ bao gồm:

- Một cảng nước sâu có diện tích khoảng 100 ha, chiều dài bến khoảng 1.800 m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải trên 100.000 DWT;

- Trung tâm logistics (ngay phía sau cảng) với diện tích hơn 700 ha.

Back

Page 12: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

DHL MỞ TRUNG TÂM THƢƠNG MẠI 140 TRIỆU USD TẠI KHU VỰC NAM Á

DHL đã đưa vào vận hành trung tâm thương mại DHL tại Nam Á với tổng mức đầu tư là 85 triệu EURO (tương đương với 140 triệu USD). Đây là một trung tâm giao nhận hàng hóa nhanh 24/24 giờ được đặt trong trung tâm vận chuyển hàng không Changi (CAC), thuộc sân bay quốc tế Changi (Singapore). Trung tâm rộng đến 23.600 m2 này được trang bị hệ thống điều hành và phân loại hàng hóa hoàn toàn tự động đầu tiên trong khu vực Nam Á.

Trung tâm này rộng hơn 33% so với trung tâm trước đó, giúp tăng khả năng xử lý khố lượng đơn hàng ngày càng tăng trong khu vực và quốc tế. Với việc nằm ngay trong CAC, một trung tâm thương mại tự do 24/24 được quản lý bởi tập đoàn sân bay Changi, trung tâm này của DHL được kỳ vọng sẽ làm giảm hành trình của hàng hóa từ trung tâm lên máy bay, việc vận chuyển và sang tải hàng hóa chỉ diễn ra trong 1 giờ.

UPS MUA 14 MÁY BAY VẬN TẢI CỠ LỚN 747-8F

Để phục vụ nhu cầu vận tải hàng không ngày càng tăng, UPS chuyên đã đặt mua 14 máy bay chở hàng mới Boeing 747-8. Chiến lược dài hạn của UPS là mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường của khách hàng, trong đó vận tải hàng không sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng chủ chốt cho công ty. Các loại máy bay 747-8 này sẽ cho phép UPS mở đầu một chuỗi tái định tuyến máy bay, thúc đẩy mạnh mẽ năng lực vận tải hàng không trên những tuyến đường trọng yếu, từ đó tối ưu hóa năng lực của mạng lưới hàng không toàn cầu vượt ra khỏi tác động của việc nhập thêm các máy bay chở hàng mới.

14 chiếc máy bay dự kiến sẽ được chuyển giao trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2020 với giá trị của hợp đồng (bao gồm khả năng thêm 14 chiếc máy bay nữa sẽ được nhập trong tương lai) không được công bố. Các máy bay vận tải cỡ lớn này sẽ gia nhập đội ngũ gồm hơn 500 máy bay hiện đang hoạt động của công ty.

Các máy bay vận tải 747-8 có thể chở được 34 thùng hàng container ở khoang chính và 14 thùng ở những khoang sau. Chúng có sức chứa hàng hóa lên đến 308.600 pound, tương đương 30.000 kiện hàng, với phạm vi 4.340 hải lý.

SAMSUNG SDS VÀ ALS THÀNH LẬP LIÊN DOANH VỀ LOGISTICS

Ngày 21/11 vừa qua, công ty liên danh giữa Công ty CP Logistics hàng không (ALS) và Công ty TNHH Samsung SDS (Samsung SDS) đã chính thức thành lập, mang tên Công ty Cổ phần ALS-SDS (ALSDS). Trong đó, SDS nắm 51% và ALS nắm 49% vốn cổ phần.

Hai công ty đã hợp tác thành lập liên doanh ALS-SDS (ALSDS) với mục tiêu tăng cường hoạt động logistics tại thị trường Đông Nam Á. ALSDS sẽ tập trung cung cấp các dịch vụ logistics như dịch vụ đại lý hàng hóa, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, với mục tiêu vươn ra quốc tế.

VINALINES THÀNH LẬP TRUNG TÂM PHÂN PHỐI HÀNG VIỆT NAM TẠI CHÂU ÂU

Với mong muốn trở thành đối tác hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Âu, mới đây, tại Hà Nội, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã tổ chức buổi Hội thảo giới thiệu Dự án thành lập Trung tâm phân phối hàng tại châu Âu – Vietnam House.

Khởi đầu cho việc hình thành Vietnam House, Vinalines đã chọn Tập đoàn Herfurth là đối tác trong dự án này. Vietnam House đặt tại Cảng Antwerp thuộc vùng Flanders – Vương quốc Bỉ.

Ý tưởng của Dự án là sẽ tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh, chủ lực gồm: khai thác cảng và bãi Container, kho CFS và kho ngoại quan, vận tải đa phương thức, thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng, dịch vụ hàng hải,…Vietnam House khi hiện thực hóa sẽ trở thành trung tâm phân phối hàng của Vinalines tại châu Âu, trong đó liên kết các nguồn lực, phía Việt Nam gồm Vinalines, các chủ hàng; phía châu Âu là cảng Antwerp và đại lý logistics châu Âu (Herfurth). Tại hội thảo, Vinalines và Herfurth đã ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác đặt nền móng đầu tiên cho việc thực hiện một dự án này.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 13: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

ITL CORP GIA NHẬP THỊ TRƢỜNG CHUYỂN PHÁT NHANH

CTCP Indo Trans Logistics (ITL Corp) chính thức thông báo gia nhập thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam với thương hiệu SpeedLink.

Tại thị trường Việt Nam, SpeedLink sẽ cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh toàn quốc, dịch vụ kho bãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ vận chuyển quốc tế, dịch vụ giá trị gia tăng. Trong đó, thương hiệu này đẩy mạnh đầu tư vào dịch vụ giao nhận hàng hóa cho thương mại điện tử và các chủ shop bán hàng online.

Được biết, SpeedLink là sự kết hợp giữa Singapore Post và ITL Corp. Theo kế hoạch dự kiến, đến quý III-2017, thương hiệu này sẽ phủ sóng địa điểm giao dịch khắp cả nước để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.

ĐƢA TRUNG TÂM PHÂN PHỐI SG SAGAWA NHƠN TRẠCH VÀO HOẠT ĐỘNG

Ngày 15-11, tại Khu công nghiêp Nhơn Tr ạch 3, (huyên Nhơn Tr ạch), Công ty TNHH SG Sagawa Việt Nam (100% vôn Nhật Bản) đã tổ chức lễ khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm phân phối SG Sagawa Nhơn Trach.

Trung tâm phân phối SG Sagawa Nhơn Trach co t ổng diện tích hơn 4 ha, trong đó co di ện tích sàn gân 3 ha đươc khởi công từ tháng 3-2016 và hoàn thành sau 8 tháng thi công . Ngoài kho xưởng, trung tâm còn đầu tư kho làm mát và kho đông lạnh với nhiệt độ -25 độ, đảm bảo thực phẩm và rau quả tươi theo tiêu chuẩn cao, đáp ứng nhu cầu vận chuyển quốc tế.

Trung tâm phân phối SG Sagawa Nhơn Trạch thuôc Công ty TNHH SG Sagawa Vi ệt Nam, đơn vị thành viên của Tập đoàn SG Holding Global chuyên hoạt động Logistics tại Nhật Bản. Tháng 12-2015, chi nhánh Nhơn Trạch được thành lập với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD, hoạt động chủ yếu là dịch vụ kho hàng, kho ngoại quan, kho CFS, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa bằng đường biển, dịch vụ bưu chính...

SAGAWA VÀ VINGROUP HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỀ LOGISTICS

Ngày 22-11, tại Hà Nội, Tập đoàn vận chuyển Sagawa Holdings và Tập đoàn Vingroup đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực logistics. Mục tiêu của thỏa thuận là phát triển và nâng cao năng lực giao nhận trên toàn hệ thống bán lẻ của Vingroup tại Việt Nam.

Theo thỏa thuận, Sagawa sẽ cung cấp giải pháp toàn diện về logistics cho các thương hiệu bán lẻ thuộc Tập đoàn Vingroup là VinCommerce – VinDS – VinEco. Các gói dịch vụ bao gồm: vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế thông qua đường hàng không, đường biển, đường bộ; dịch vụ hải quan; kho bãi…

Sagawa sẽ hợp tác với Vingroup để cải tiến chất lượng dịch vụ logistics, rút ngắn thời gian vận chuyển, nâng cao chất lượng, quản trị thương hiệu và tổ chức vận hành… cho các thương hiệu bán lẻ và nông nghiệp của Vingroup theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, VinCommerce – VinDS – VinEco đồng thời có được hệ thống kho bãi hiện đại với phần mềm quản lý kho tiên tiến Nhật Bản; đặc biệt tối ưu hóa được các giải pháp vận tải kết hợp vận tải khô và lạnh nhằm đảm bảo chất lượng các mặt hàng thực phẩm, rau củ quả, đồng thời tiết giảm chi phí vận tải.

CÔNG TY ĐẦU TƢ HẠ TẦNG SOTRANS ĐĂNG KÝ MUA GẦN 2,7 TRIỆU CỔ PHIẾU SOWATCO

Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Hạ Tầng SOTRANS đã đăng ký mua gần 2,7 triệu cổ phiếu của Tổng CTCP Đường sông Miền Nam (mã SWC - UPCoM) để tăng tỷ lệ sở hữu.

Trước khi giao dịch được thực hiện, Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Hạ Tầng SOTRANS đang nắm giữ hơn 47,6 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 71,03% vốn của SWC.

Trước đó, Đầu Tư Hạ Tầng SOTRANS đã đăng ký mua hơn 6,7 triệu cổ phiếu SWC tuy nhiên hết thời gian giao dịch, doanh nghiệp nay chỉ mua được hơn 4 triệu cổ phiếu và không công bố lý do chưa mua hết số lượng đã đăng ký.

Page 14: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT

Gemadept Dung Quất đạt danh hiệu “ Doanh nghiệp xuất sắc tỉnh Quảng Ngãi 2016”

Chiều ngày 11/10/2016, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã long trọng tổ chức Lễ trao giải thưởng “Doanh nhân, Doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Quảng Ngãi lần thứ V-2016” nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. Tham dự buổi lễ có 350 đại biểu là đại diện chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành cùng đông đảo doanh nghiệp, nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Trong chương trình, Hội đồng xét chọn đã công bố kết quả bình chọn và trao quyết định khen thưởng đối với các doanh nghiệp tiêu biểu và có đóng góp tích cực vào sự phát triển KT – XH của tỉnh năm 2016. Tại buổi lễ, Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Gemadept Dung Quất đã được trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp xuất sắc tỉnh Quảng Ngãi năm 2015-2016”.

Là đơn vị đi đầu và tiêu biểu trong hoạt động khai thác cảng tại khu vực cửa ngõ miền Trung Việt Nam, Gemadept Dung Quất nhiều năm liền được UBND Tỉnh đánh giá là đơn vị có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, đóng vai trò trọng yếu trong giao thương hàng hóa với các nước, góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động và đóng góp tích cực vào ngân sách quốc gia.

Đại diện GMD Dung Quất nhận bằng khen từ UBND tỉnh Quãng Ngãi

Trung tâm dịch vụ ô tô “K”Line – Gemadept chính thức vận hành

Vào cuối tháng 10/2016, Trung tâm tiếp vận dịch vụ xe ô tô của Công ty TNHH Tiếp vận “K”line – Gemadept (“KGL”) đã chính thức được đưa vào vận hành và tiếp nhận lô hàng đầu tiên của khách hàng ISUZU (Nhật Bản).

Trung tâm có quy mô 20.000m2 nằm trong KCN Long Hậu, Tỉnh Long An, kế cận khu vực cảng, rất thuận tiện cho việc xuất nhập hàng. Công trình bao gồm các hạng mục: kho bãi lưu giữ, nhận và giao xe; nhà văn phòng, xưởng kiểm tra, bảo dưỡng và các hạng mục phụ trợ. Tổng vốn đầu tư hơn 110 tỷ đồng. Đây là mô hình Auto-Logistics hoàn toàn mới, lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam, sẽ mang lại các dịch vụ cần thiết cho khách hàng, các đại lý, các nhà sản xuất và phục vụ ngành công nghiệp xe ô tô.

Tiếp nối thành công trong lĩnh vực khai thác dịch vụ bến bãi container trong thời gian qua, với việc đầu tư và đưa vào khai thác Trung tâm tiếp vận dịch vụ xe ô tô KGL, Liên doanh nhắm đến mục tiêu mở rộng hoạt động về lĩnh vực logistics và dịch vụ giá trị gia tăng đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, cung cấp các dịch vụ lưu kho bãi, đăng kiểm, hải quan, kiểm tra kỹ thuật PDI (bao gồm lắp đặt thêm thiết bị, sơn dặm, sửa chữa nhẹ, vệ sinh, đánh bóng xe, v.v…) trước khi giao hàng. Phục vụ từ xe ô tô cá nhân đến xe tải và các thiết bị chuyên dùng.

Đối tác chiến lược của Gemadept trong liên doanh, Công ty “K”line Nhật Bản, là doanh nghiệp vận tải biển, logistics hàng đầu trên thế giới với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và đã triển khai dịch vụ PDI tại Indonesia, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Úc và Brazil. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên “K”line hợp tác triển khai dịch vụ này tại Việt Nam, phục vụ chủ yếu cho mặt hàng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc được hãng tàu “K”line chuyên chở.

Page 15: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

Trên cơ sở kinh nghiệm và nguồn hàng của “K”line kết hợp với mạng lưới logistics lớn mạnh tại Việt Nam của Công ty Cổ phần Gemadept, dự án hứa hẹn sẽ tạo nên một bước đi thành công mới cho “K”line, Gemadept và KGL, đáp ứng nhu cầu đang tăng trưởng nhanh chóng của thị trường xe ô tô nhập khẩu tại Việt Nam, mang đến cho khách hàng, đối tác loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao.

Vị trí của Trung tâm tiếp vận dịch vụ xe ô tô KGL

KGL tiếp nhận lô hàng đầu tiên của khách hàng Isuzu

Gemadept Logistics triển khai dịch vụ In-house logistics cho khách hàng Diana tại Bắc Ninh

Từ ngày 1/10/2016, Gemadept Logistics (GLC) chính thức triển khai dự án In-house logistics tại nhà máy Diana Unicharm Bắc Ninh, vận hành Trung tâm phân phối miền Bắc với quy mô hơn 20.000 m2, phục vụ cho mạng lưới phân phối của Diana Unicharm ở khu vực miền Bắc cũng như trung chuyển hàng hóa cho Trung tâm phân phối miền Nam. Đây là dự án In-house logistics đầu tiên ở khu vực miền Bắc của Gemadept Logistics, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của GLC ở khu vực phía này.

Dịch vụ In-house logistics tại nhà máy Diana Unicharm Bắc Ninh

Page 16: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

Gemadept Logistics tổ chức khóa đào tạo e-logistics

Theo thống kê, xu hướng thương mại điện tử (e-commerce) tại Việt Nam đang có bước phát triển rất mạnh trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng 30-50%/năm, vượt qua mốc 4 tỷ USD vào cuối năm 2015. Một số nghiên cứu dự báo tốc độ tăng trưởng e-commerce Việt Nam là 18 lần từ nay đến năm 2025. Tiềm năng tăng trưởng của e-commerce sẽ kéo theo sự phát triển của ngành giao nhận vận tải và chuỗi cung ứng.

Nắm bắt được xu thế đó, ngày 31/10/2016 vừa qua, Gemadept Logistics đã tổ chức khóa đào tạo cho các cán bộ GLC và các phòng ban liên quan về việc trang bị kiến thức chuyên sâu e-logistics, chuẩn bị cho định hướng chiến lược phát triển mở rộng dịch vụ sang lĩnh vực này của GLC. Giáo sư Albert Tan, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành logistics, hiện đang giảng dạy tại Viện đổi mới sáng tạo chuỗi cung ứng Malaysia, đã trực tiếp giảng dạy cho hơn 30 học viên tham dự. Với sự am hiểu sâu sắc về cả lý thuyết và thực tiễn cùng với phương pháp truyền đạt sinh động, lôi cuốn và có tính tương các cao giữa giảng viên và người học, khóa học thực sự rất hiệu quả và mang lại nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích cho các học viên của GLC.

Gemadept Logistics tài trợ hội thảo “E-logistics Việt Nam: sẵn sàng cất cánh?”

Ngày 01/11/2016, Gemadept Logistics tham gia tài trợ hội thảo “E-logistics Việt Nam: Sẵn sàng cất cánh?” do Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam tổ chức. Hội thảo hướng đến việc chia sẻ xu hướng ngành thương mại điện tử (e-commerce), nhu cầu dịch vụ logistics trong ngành thương mại điện tử qua đó kết nối các doanh nghiệp ngành thương mại điện tử với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Thực tế cho thấy doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực thương mại điện tử trong khi thị trường thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh trong vài năm gần đây. Là một thành viên tích cực của Hiệp hội, bên cạnh việc tham gia tài trợ, Gemadept Logistics đã có những trao đổi cởi mở về định hướng phát triển cũng như bày tỏ mối quan tâm đến lĩnh vực E- commerce tại buổi Hội thảo do VLA tổ chức lần này, tạo tiền đề gia nhập thị trường trong thời đại toàn cầu hóa đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong tương lai. Back

Các học viên tham gia khóa đào tạo về e-logistics BTC tặng hoa tri ân các nhà tài trợ sự kiện

Page 17: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

XỬ LÝ TỐI ƢU ĐƠN HÀNG TRONG E-COMMERCE

Để tồn tại và phát triển trong thế giới kinh doanh theo hướng phân phối đa kênh như hiện nay (Omni channel), các doanh nghiệp cần phải phục vụ khách hàng một cách linh hoạt và đáng tin cậy, bằng cách cung cấp hàng loạt các lựa chọn về địa điểm và cách mà hàng hóa được tìm thấy, đặt hàng, giao hàng, lắp đặt, dịch vụ, và trả lại, theo yêu cầu của khách hàng. Khi quy mô, cách tiếp cận để thực hiện đơn hàng và giao hàng mở rộng, điều này đòi hỏi năng lực và các quy trình mới phải mất thời gian để tinh chỉnh và vận hành một cách hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể hoạt động mãi mãi mà không tạo ra lợi nhuận.

Amazon và những công ty khác đã tạo nên áp lực và kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng là đòi hỏi các mặt hàng mình mong muốn luôn luôn có sẵn và được giao nhanh hơn bao giờ hết, với chi phí vận chuyển thấp hơn hoặc bằng không. Để cố gắng và bắt kịp đối thủ cạnh tranh, một số công ty đã đưa ra những cách tiếp cận mạnh bạo, bằng cách đơn giản là giảm lợi nhuận, ví dụ như thực hiện đơn hàng ở bất cứ đâu, bất kể chi phí để giữ được đơn hàng và làm hài lòng khách hàng. Cách tiếp cận này không bền vững. Suy cho cùng, các nhà bán lẻ phải đạt được lợi nhuận.

Nhiều nhà bán lẻ và nhà sản xuất đã tiến hành những hoạt động tương tác với khách hàng (front end) của phân phối đa kênh, chẳng hạn như các trang web thương mại điện tử và hệ thống đặt hàng qua các kênh. Tuy nhiên, gánh nặng nhất là việc thực hiện đơn hàng đằng sau đó (back end), vẫn còn nhiều việc phải làm. Một số lĩnh vực này đòi hỏi phải bao gồm:

o Xử lý đơn hàng ở cửa hàng hiệu quả hơn

Cửa hàng không được thiết lập như nhà kho để tối ưu hóa cho việc chọn và thực hiện các đơn đặt hàng. Hơn nữa, các nhân viên cửa hàng cũng thường không được đào tạo cho những nhiệm vụ như vậy, hệ thống cửa hàng cũng không được tối ưu hóa cho những nhiệm vụ như xử lý đơn hàng. Tất cả những điều đó đều đang thay đổi và sẽ là một phần quan trọng của vấn đề lợi nhuận.

o Đặt hàng online và nhận hàng tại cửa hàng hiệu quả hơn (Click and Collect)

Các nhà bán lẻ ngày càng khuyến khích và thúc đẩy khách hàng mua trực tuyến và đến nhận tại cửa hàng với các lý do sau:

- Hướng khách hàng đến cửa hàng nhiều hơn, nơi họ có thể chi tiêu nhiều tiền hơn, tăng kích thước giỏ hàng;

- Giảm chi phí giao hàng, bởi vì giao hàng với số lượng lớn từ DC đến các cửa hàng thì hiệu quả hơn về mặt chi phí so với chuyển phát bưu kiện cá nhân đến từng người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự khác biệt chi phí này có thể bốc hơi do không có các cửa hàng xử ký hiệu quả được đề cập ở trên;

- Tăng doanh số bán hàng của mỗi cửa hàng, đảm bảo rằng hàng tồn kho của cửa hàng được tiêu thụ, và tăng cường sự tương quan và giá trị của các cửa hàng.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 18: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

o Tồn kho chính xác ở cấp độ từng mặt hàng

Nhà bán lẻ muốn tận dụng hàng tồn kho mà họ có trên mạng lưới của mình, bao gồm trong các cửa hàng, DC, tại các nhà cung cấp, và đang trong quá trình vận chuyển. Để làm được điều đó, họ cần số lượng tồn kho theo SKU/item-level chính xác (đến kích thước/màu/kiểu) tại từng địa điểm và đang trong quá trình vận chuyển. Các cửa hàng là “một gót chân Achilles” xét trong khía cạnh này, bởi vì mức độ chính xác tồn kho SKU/trung bình cửa hàng đối với các nhà bán lẻ là khoảng 65% – tức là khoảng 1/3 các mặt hàng trong một cửa hàng bị đếm sai. Đối với một số loại hàng, như hàng may mặc và giày dép, sử dụng RFID là một giải pháp tiềm năng. Đối với các loại khác, RFID có thể không được hiệu quả về mặt chi phí, các nhà bán lẻ có thể cần để cải thiện sự tự động hóa và độ chính xác của quy trình nhận hàng, hệ thống POS, và các chương trình LP để giảm sự xuống cấp trong kiểm kê chính xác giữa các chu kỳ tính toán hàng tồn kho.

o Liên tục tối ưu hóa tuyến đường và các lựa chọn giao hàng thông minh

Đối với công ty sở hữu đội xe giao hàng của riêng mình, có nhiều cơ hội để họ cung cấp cho khách hàng thêm nhiều lựa chọn giao hàng tiết kiệm tại thời điểm đặt hàng trong khi vẫn có thể liên tục tối ưu hóa các tuyến đường giao hàng.

o Phân bổ / Tối ưu hóa tồn kho

Một điều cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng là có “các mặt hàng phù hợp, ở đúng nơi, vào đúng thời điểm” có vẻ như là một cái gì đó mà hầu hết các công ty nên lẽ ra đã phải giải quyết, và hy vọng đã nắm rõ, một thời gian dài trước đây. Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ dễ dàng như tên gọi của nó, và thậm chí đã trở nên khó hơn nhiều khi vòng đời sản phẩm ngày càng bị rút ngắn, phương tiện truyền thông xã hội đã thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng hơn và mạnh mẽ hơn trong thị hiếu của người tiêu dùng, và sự phát triển đa dạng của các tùy chọn và các địa điểm để thực hiện đơn hàng. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự hiểu biết nơi nào có nhu cầu và khách hàng muốn đơn hàng được thực hiện như thế nào. Ngoài ta điều này cũng đòi hỏi sự hiểu biết các chi phí khác nhau để thực hiện.

o Tích hợp tồn kho nhà cung cấp / nhà sản xuất và hàng đang vận chuyển (Drop Ship, Pooling, v.v)

Tồn kho đang trong quá trình vận chuyển phải được xem xét đến trong tính toán thực hiện đơn hàng. Bạn có thể uyển chuyển định tuyến cho lô hàng hoặc vận chuyển trực tiếp từ điểm rã hàng (deconsolidation) hoặc DC. Các nhà bán lẻ lớn đang thực hiện việc thiết kế lại kho bãi và các quy trình vận hành của họ để khai thác tốt hơn hàng tồn kho, rã hàng (deconsolidation) và tái gom hàng (reconsolidation). Tồn kho có thể được vận chuyển trực tiếp từ một trong các địa điểm của nhà sản xuất đến tay khách hàng. Tuy nhiên, chỉ đơn giản chuyển dời chi phí vận chuyển hàng sang cho nhà sản xuất mà không xem xét làm thế nào để tối ưu hóa và giảm chi phí không phải là một giải pháp lâu dài. Do đó, quan điểm giao hàng từ điểm đầu đến điểm cuối, bao gồm các nhà cung cấp/nhà sản xuất và chuỗi logistics, phải là trở thành một phần trong giải pháp tổng thể để cắt giảm chi phí thực hiện đơn hàng.

o Tối ưu hóa theo thời gian việc xử lý đơn hàng sao cho có lợi nhuận

Khi bạn đã nổ lực tốt nhất để quản lý tồn kho hợp lý, đúng nơi, thì sẽ vẫn luôn có sự đánh đổi để thực hiện một đơn hàng cụ thể. Trong quá trình đặt hàng, các nhà bán lẻ nên hiểu rằng chi phí của việc thực hiện các loại đơn hàng khác nhau là khác nhau và nên hướng việc đặt hàng đến các lựa chọn mang lợi nhuận nhiều hơn. Điều này đòi hỏi không chỉ một logic tối ưu hóa, mà còn cần cả một mô hình và sự hiểu biết về các chi phí thực hiện đơn hàng.

Đây không phải là một danh sách đầy đủ những việc cần thực hiện mà chỉ tập trung nhấn mạnh một số lĩnh vực quan trọng mà nhà bán lẻ và các nhà sản xuất có thể đầu tư để tạo nên sự khác biệt. Nếu nhìn đến năm 2016 và xa hơn nữa, điều này đang ngày càng trở thành một đề tài quan trọng và cấp thiết. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành e-commerce đạt được lợi nhuận nhiều hơn trong việc tối ưu hóa việc thực hiện đơn hàng. Back

Page 19: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

THỊ TRƢỜNG THUÊ NGOÀI ĐÔNG NAM Á: TĂNG TRƢỞNG VƢỢT BẬC

Nhiêu khu vưc trên thê giơi hiên đang kha sôi đông trươc thi trương thuê ngoai ơ linh vưc logistics , đăc biêt nhât la Băc My va Đông Nam A . Nhưng khu vưc con lai vân đang phat triên nhưng mang tinh chât liên vung hơn là tập trung chỉ trong môt khu vưc như hai vung trên.

Các yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường thuê ngoài logistics này phần lớn nhờ vào quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế phân hóa theo thời gian, sự hiện diện của các tổ chức trực tuyến, nâng cao nhận thức của khách hàng. Tất cả những yếu tố trên đẩy đến nhu cầu chiến lược về yếu tố hỗ trợ cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin một cách linh hoạt và hiệu quả hơn hiện tại.

Mặt khác, sự mất mát trong ngành, việc vận chuyển kém chất lượng, các quy định riêng của địa phương và khu vực cũng như các thiếu sót về tính toán thuê ngoài lâu dài chính là một số yếu tố ngăn cản sự tăng trưởng của thị trường này.

Thị trường thuê ngoài của logistics bao gồm những quá trình hoặc hoạt động dưới một hợp đồng. Tại đây, nhà quản lý chuỗi cung ứng bên thứ ba sẽ đảm nhận các chức năng như cross-docking, lưu trữ hàng hóa, quản lý kho bãi và vận chuyển thay cho công ty chính.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà phân phối và các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng khác. Những dịch vụ này thường được tích hợp và sử dụng chung để cung cấp sự tiện lợi tối đa cho người dùng đầu cuối. Quyết định sử dụng dịch vụ thuê ngoài bởi công ty mẹ thường dựa vào quy mô công ty, tình hình của ngành logistics và lợi ích kinh tế chung của dịch vụ này đem lại.

Chi tiết hơn, ngành thuê ngoài trong logistics bao gồm quản lý tài nguyên, chuỗi cung ứng, quá trình phân phối, đóng gói và các kênh phân phối chính. Các trang web kinh doanh trực tuyến và cửa hàng truyền thống là những mục tiêu rất cần dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, đúng giờ được cung cấp bởi hình thức thuê ngoài này.

Những lợi thế đặc biệt mà thị trường thuê ngoài logistics mang lại cho các doanh nghiệp bao gồm: cải thiện năng suất của nhà cung cấp nhờ vào công nghệ thông tin tiên tiến, chuyên môn hóa các hoạt động, tập trung vào năng lực cốt lõi và tăng trưởng đồng bộ hơn. Tuy nhiên, thiếu kiểm soát trong hoạt động giám sát và các rủi ro liên quan đến độ tin cậy trong nhà cung cấp vẫn là điểm yếu của thị trường này.

Thị trường thuê ngoài logistics toàn cầu là phân đoạn trên các dịch vụ cơ bản, hình thức vận tải kết hợp với tính chất địa lý tại địa phương. Mỗi dịch vụ trong thị trường này có thể chia ra thành nhiều loại dịch vụ khác nhau như dịch vụ đơn giản, kết hợp, có tư vấn và dịch vụ giá trị gia tăng. Khi phân loại theo hình thức vận tải, các dịch vụ này sẽ được chia thành vận chuyển hàng không, đường biển, đường sắt và đường bộ. Theo tính chất địa lý, chúng ta sẽ có các khu vực bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản, châu Âu, Đông Âu, Trung Đông và châu Phi.

Toàn cầu hóa về tính sẵn có của các sản phẩm, nhu cầu cá nhân hóa từng mặt hàng theo tiêu chuẩn logistics, vận chuyển đúng giờ, linh hoạt trong thời gian vận chuyển, lượng thông tin nghiên cứu khổng lồ và vận chuyển số lượng lớn hiện đang là những xu hướng mới trong ngành trên toàn cầu. Những xu hướng này được đặt ra nhờ vào các tiến bộ về công nghệ mới như theo dõi đơn hàng từ xa và giám sát hàng hóa nhờ vào hệ thống RFID và EDI.

Các nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu lớn sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện những quyết định chính xác và hiệu quả hơn. Những nhà bán lẻ lớn trên thế giới (như Amazon.com) vẫn đang vận dụng các công nghệ mới này để tự quản lý chuỗi cung ứng của mình nhằm tiết kiệm chi phí, thống nhất các hoạt động và chỉ thuê ngoài về dịch vụ vận chuyển đầu cuối. Chuỗi thành công về công nghệ này tiếp

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Page 20: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

tục được các dịch vụ bên thứ ba áp dụng cho khách hàng, dẫn đến chất lượng dịch vụ thuê ngoài ngày càng tăng cao.

Thị trường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang cho chúng ta thấy một sự tăng trưởng ổn định, phù hợp thông qua các đổi mới ở các công ty nhằm thu hút khác hàng tiềm năng. Các công ty cần thay đổi quan điểm hiện tại của họ, từ cung cấp các dịch vụ tích hợp sang những dịch vụ với phạm vi rộng lớn hơn về cả sản phẩm lẫn dịch vụ.

Với sự tập trung phát triển riêng cho khu vực B2C, phạm vi mở rộng của thị trường thuê ngoài logistics sẽ càng rộng hơn đối với các dịch vụ giá trị gia tăng và chuyên ngành.

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Trong thời gian qua, Hải quan Việt Nam đã quyết liệt triển khai thực hiện chương trình cải cách, hiện đại hóa đồng bộ và toàn diện, đã mang lại nhiều tích cực, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Dịch vụ có liên quan đến thủ tục hải quan và thông quan là một phần không thể thiếu của chuỗi cung ứng logistics. Trong Nghị quyết số 19/2016 ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng năm 2030, với mục tiêu là

- Giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

- Giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30-35% hiện nay xuống còn 15% đến hết năm 2016.

- Đổi mới căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ luật pháp.

ĐLLTTHQ được xem như là cánh tay nối dài của cơ quan hải quan, nếu ĐLLTTHQ lớn mạnh về chất và lượng thì mục tiêu cải cách và hiện đại hóa của hải quan sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, ĐLLTTHQ cần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như góp phần vào sự nghiệp hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam.

Để đạt được những điều trên, ĐLLTTHQ cần chú trọng:

- Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở mức độ cao nhất.

- Nâng cao uy tín để tạo lòng tin đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Uy tín về trình độ nghiệp vụ của ĐLLTTHQ luôn là điều kiện đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải xem xét khi sử dụng dịch vụ ĐLLTTHQ.

- Tăng cường mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, quảng bá hình ảnh ĐLLTTHQ trong cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Đầu tư, tăng cường năng lực vận tải hàng hóa để chủ động thực hiện trọn gói dịch vụ mà không sợ bị ảnh hưởng đến các đơn vị vận chuyển bên ngoài, góp phần đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, đồng thời giảm được giá thành dịch vụ và nâng cao tính cạnh tranh.

Ngoài ra, các ĐLLTTHQ nên tổ chức thành lập Hiệp hội ĐLLTTHQ. Một mặt để thay mặt các hội viên làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến xuất nhập khẩu, trong đó có cơ quan hải quan nhằm tranh thủ sự hỗ trợ cho hoạt động ngành nghề của mình. Một trong những hỗ trợ hiệu quả và quan trọng nhất là việc thường xuyên cung cấp thông tin liên quan đến những quy định mới của pháp luật về xuất, nhập khẩu, về thủ tục khai báo hải quan và thông quan. Đây là hoạt động giúp ĐLLTTHQ luôn cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần tạo niềm tin cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với ĐLLTTHQ. Back

Page 21: SỐ 41 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 11 - 2016

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIETNAM EXPO) LẦN THỨ 14

Thời gian: 30/11 - 03/12/2016

Địa điểm: Trung tâm triển lãm và hội chợ hội chợ Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

Gian hàng trƣng bày: Gian hàng quốc gia, máy móc & điện tử, Phương tiện giao thông & linh kiện, trang trí thiết bị nội ngoại thất gia dụng

Đơn vị tổ chức: Công ty CP Quảng cáo & Hội chợ Thương mại – VINEXAD

CHƢƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10‟ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

"In the confrontation between the stream and the rock, the stream always wins, not through strength but by perseverance.”

- H. Jackson Brown, Jr. -