128

Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

  • Upload
    vucong

  • View
    227

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo
Page 2: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo
Page 3: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

CỤC QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

SỔ TAY

Lấy mẫu và khoanh vùngô nhiễm môi trường do hoá chất

bảo vệ thực vật tồn lưu

Các quy trình vận hành chuẩn phục vụ điều tra khảo sát ô nhiễm đất và nước dưới đất

Hà Nội, 2015

Page 4: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo
Page 5: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

5

MỤC LỤCGIỚI THIỆU ..................................................................................9CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG .......................................... 11

1.0. Giới thiệu .............................................................................. 11

1.1. Thiết bị an toàn và cứu thương ............................................. 12SOP 1.1.1 - Thiết bị an toàn và cứu thương ......................... 12

1.2. Quy định về an toàn lao động ............................................... 15SOP 1.2.1. Quy định về an toàn lao động ............................ 15SOP 1.2.2. Phương pháp cấp cứu khi nhiễm độc ................ 18

1.3. Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp ........................... 21SOP 1.3.1. Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp ........ 21

1.4. Họp và phổ biến thông tin về an toàn lao động .................... 26SOP 1.4.1. Họp nội bộ ......................................................... 26SOP 1.4.2. Họp phổ biến công việc hàng ngày ................... 27

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG .................................................................... 29

2.0. Giới thiệu .............................................................................. 29

2.1. Các kỹ thuật quan sát, ghi chép và quản lý dữ liệu .............. 31SOP 2.1.1 - Hướng dẫn lập nhật ký hiện trường ................. 31SOP 2.1.2 - Xác định thành phần cơ giới đất ...................... 34SOP 2.1.3 - Quan sát bằng cảm quan .................................. 39SOP 2.1.4 - Quan sát váng bằng khay/máng ....................... 41

Page 6: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

6

SOP 2.1.5 - Mô tả phẫu diện đất dọc theo chiều lỗ khoan ... 42SOP 2.1.6 - Quản lý dữ liệu ................................................. 44

2.2. Ngăn ngừa thiệt hại cho các công trình ngầm ...................... 45SOP 2.2.1 - Quy trình chung nhằm ngăn ngừa thiệt hại ............ cho các công trình ngầm ...................................................... 45

2.3. Phương pháp khoan đất ........................................................ 46SOP 2.3.1 - Phương pháp khoan đất .................................... 46

2.4. Lắp đặt giếng quan trắc ........................................................ 55SOP 2.4.1 - Lắp đặt giếng quan trắc .................................... 55SOP 2.4.2 - Lắp đặt giếng quan trắc nước dưới đất có .............. màng LNAPL (Chất lỏng nhẹ không phân pha với nước) ... 61SOP 2.4.3 - Lắp đặt giếng quan trắc để đo độ thấm nước ........... của đất .................................................................................. 62SOP 2.4.4 - Rửa giếng trước khi lấy mẫu nước dưới đất ..... 62

2.5. Ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu đất ....... 66SOP 2.5.1 - Ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong quá trình lấy ............. mẫu đất ................................................................................. 66SOP 2.5.2 - Tiêu tẩy độc cho thiết bị ................................... 67

CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG.............................69

3.0. Giới thiệu .............................................................................. 69

3.1. Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho đất ........................ 71SOP 3.1.1 - Đo độ thấm của đất .......................................... 71

3.2. Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho nước (dưới đất) ... 76SOP 3.2.1 - Đo mực nước dưới đất...................................... 76SOP 3.2.2 - Đo độ dày của màng nổi LNAPL ..................... 89SOP 3.2.3 - Đo độ dẫn điện trong nước dưới đất ngoài .............. hiện trường ........................................................................... 83

Page 7: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

7

SOP 3.2.4 - Đo độ pH trong nước dưới đất ......................... 84

3.3. Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho mẫu khí đất và khí bãi rác......................................................................... 86

SOP 3.3.1 - Lấy mẫu khí đất sử dụng PID........................... 86SOP 3.3.2 - Đo các thành phần dễ bay hơi trong đất dùng PID ..87SOP 3.3.3 - Lấy mẫu hiện trường cho khí đất sử dụng ..................... ống đo nhanh Dräger ........................................................... 88

CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT ..93

4.0. Giới thiệu .............................................................................. 93

4.1. Lấy mẫu đất .......................................................................... 95SOP 4.1.1 - Lấy mẫu đất ...................................................... 95SOP 4.1.2 - Lấy mẫu đất tổ hợp tại hiện trường .................. 99SOP 4.1.3 - Lấy mẫu để phân tích các chất dễ bay hơi ............. dùng ống lấy mẫu kín .......................................................... 100

4.2. Lấy mẫu nước dưới đất ......................................................... 102SOP 4.2.1 - Lấy mẫu nước dưới đất .................................... 102SOP 4.2.2 - Lấy mẫu giếng nước ăn .................................... 110

4.3. Mã hóa và ghi nhãn cho mẫu ................................................ 113SOP 4.3.1 - Mã hóa và ghi nhãn cho mẫu đất và nước dưới đất ... 113SOP 4.3.2 - Chứa và bảo quản mẫu nước dưới đất .............. 114

4.4. Kiểm soát chất lượng quá trình xử lý mẫu ........................... 117SOP 4.4.1 - Kiểm soát chất lượng quá trình xử lý mẫu ....... 117SOP 4.4.2 - Quy trình lưu ký ............................................... 118SOP 4.4.3 - Lưu trữ và vận chuyển mẫu .............................. 119

PHỤ LỤC. Các biểu mẫu, phiếu ghi chép khảo sát .................... 121

Page 8: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo
Page 9: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

9

GIỚI THIỆUSổ tay hướng dẫn lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do

hóa chất BVTV tồn lưu là tài liệu bổ trợ cho bộ Hướng dẫn kỹ thuật Quản lý môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu. Sổ tay này được xây dựng trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Xây dựng năng lực nhằm Loại bỏ Hóa chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam” do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) thông qua Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ.

Tài liệu này bao gồm những Quy trình vận hành chuẩn - Standard Operation Procedures (hay gọi tắt là SOP). Những SOP này được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm của các tư vấn quốc tế Dự án cũng như những hướng dẫn điều tra chất lượng môi trường đất, nước dưới đất và trầm tích đã được chấp nhận tại các quốc gia trên thế giới (Hà Lan, Bỉ và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ - EPA), và cũng đã có tham khảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam liên quan. Những quy trình này được sử dụng nhằm cung cấp những hướng dẫn ban đầu trong quá trình thực hiện các hoạt động lấy mẫu cho việc quản lý bền vững môi trường các điểm ô nhiễm hóa chất BVTV POP tồn lưu.

Tài liệu này được xây dựng theo một định dạng trong đó cho phép bổ sung những khía cạnh khác nhau của việc điều tra môi trường đất, nước dưới đất và trầm tích. Do vậy, đây là một tài liệu linh hoạt có thể được chỉnh sửa dựa trên những kinh nghiệm thu được thực tế.

Tài liệu này đưa ra những hướng dẫn kỹ thuật cho các cán bộ hiện trường và những cán bộ thuộc các cơ quan ban ngành liên quan đến công tác quan trắc môi trường nhằm:

• Đảm bảo chất lượng lấy mẫu;

• Đảm bảo tính đồng nhất;

Page 10: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

10

• Cho phép đánh giá các công việc tại hiện trường một cách có hiệu quả.

Cấu trúc của tài liệu Tài liệu này bao gồm một loạt các SOP theo từng chủ đề liên quan

đến các công việc điều tra và quan trắc chất lượng môi trường đất và nước dưới đất nhằm mục đích khoanh vùng ô nhiễm. Các SOP được trình bày một cách có cấu trúc trong 4 chương sau:

• Chương 1 bao gồm những quy trình vận hành chuẩn liên quan đến việc bảo đảm các vấn đề về an toàn, bảo vệ sức khỏe cá nhân và môi trường;

• Chương 2 bao gồm các quy trình chuẩn liên quan đến khảo sát, khoan và lắp đặt các thiết bị quan trắc, đo đạc tại hiện trường;

• Chương 3 bao gồm những quy trình chuẩn cho việc thực hiện đo đạc tại hiện trường;

• Chương 4 bao gồm những quy trình chuẩn liên quan đến việc lấy mẫu đất, nước dưới đất để phân tích tại phòng thí nghiệm.

Các SOP liên quan đến từng chủ đề được trình bày theo từng chương. Những quy trình được mô tả trong các SOP tại các chương nêu trên đều được liệt kê ở phần giới thiệu của mỗi chương. Đối với mỗi chủ đề, những chỉ dẫn tham khảo đến các phần cụ thể có liên quan trong các chương khác, hay đến các SOP liên quan khác, cũng được đề cập.

Phần giới thiệu của mỗi chương cũng mô tả mục tiêu của SOP, những nguyên tắc và phương pháp được sử dụng để tiến hành, dụng cụ cần thiết, nguyên tắc thực hiện, điểm cần chú ý và những hạn chế của các SOP.

Page 11: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

11

CHƯƠNG 1 AN TOÀN LAO ĐỘNG

1.0. Giới thiệuMục tiêu

Mục đích của việc thực thi các quy định về an toàn lao động là góp phần xây dựng ý thức về an toàn và bảo vệ sức khỏe cá nhân khi làm việc tại khu vực ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu khó phân hủy. Các SOP (Quy trình vận hành chuẩn) sau đây hướng dẫn chi tiết các quy định để đảm bảo an toàn khi làm việc tại khu vực ô nhiễm. Tùy thuộc vào từng loại ô nhiễm và đặc thù công việc, quy trình về an toàn lao động có thể được nới lỏng hoặc khắt khe hơn. Các hướng dẫn và quy định về bảo vệ sức khỏe và an toàn khi làm việc tại khu vực ô nhiễm bao gồm:

• SOP 1.1.1 - Yêu cầu về trang thiết bị an toàn lao động, được trình bày chi tiết tại mục 1.1;

• SOP 1.2.1 - Quy định về an toàn lao động và SOP 1.2.2 – Các phương pháp cấp cứu khi nhiễm độc, được trình bày chi tiết tại mục 1.2;

• SOP 1.3.1 - Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp, được trình bày chi tiết tại mục 1.3;

• SOP 1.4.1 - Họp nội bộ và SOP 1.4.2 – Họp phổ biến công việc hàng ngày, các SOP được trình bày chi tiết tại mục 1.4.

Nguyên tắc thực hiện Nguyên tắc thực hiện các quy trình chuẩn về an toàn lao động và bảo

vệ sức khỏe cá nhân là tất cả mọi người đều nhận thức được rủi ro sức

Page 12: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

12 CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

khỏe khi tiếp xúc với các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và tuân thủ các biện pháp để bảo đảm an toàn lao động và sức khỏe cá nhân trong quá trình thực hiện công việc.

Phương pháp luậnPhương pháp hiệu quả nhất để đảm bảo thực hiện an toàn lao động là

nâng cao nhận thức. Cách tốt nhất để đảm bảo có một môi trường làm việc an toàn đó là tất cả toàn bộ các cá nhân có mặt tại khu vực nguy hiểm đều phải chia sẻ trách nhiệm về đảm bảo sự an toàn cho mọi người và bản thân mình. Nếu có người nhìn thấy các hành động nguy hiểm hoặc các tình huống nguy hiểm thì có nghĩa vụ cảnh báo những người đang thực hiện các hành động và/hoặc đang ở trong các tình huống đó.

Thiết bịCần phải có các trang thiết bị đặc biệt, chi tiết sẽ được trình bày trong

các SOP trong chương 1 này.

Quy trìnhLuôn có một người chịu trách nhiệm về an toàn lao động. Người đó

phải thành thục quy trình đảm bảo an toàn lao động và luôn hướng dẫn mọi người trước khi vào khu vực ô nhiễm.

Lưu ýĐảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Hạn chếCác quy trình vận hành chuẩn liên quan dưới đây chỉ đưa ra những

hướng dẫn cơ bản do đó chắc chắn không tránh khỏi việc vẫn còn những thiếu sót. Trong trường hợp có những nghi vấn cần tham vấn thêm các chuyên gia về sức khỏe, an toàn và môi trường.

1.1. Thiết bị an toàn và cứu thươngSOP 1.1.1 - Thiết bị an toàn và cứu thương

Việc xác định các thiết bị an toàn và cứu thương cần thiết trong điều tra ô nhiễm đất và nước dưới đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể tại hiện trường và bản chất của ô nhiễm. Trong từng trường hợp cụ

Page 13: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

13CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

thể, cần có các nhận định của chuyên gia để xác định các thiết bị an toàn cần thiết. Phần dưới đây mô tả sự khác nhau cơ bản giữa các loại hoạt động tại hiện trường và yêu cầu về trang thiết bị an toàn lao động liên quan của từng loại hoạt động:

a. Khảo sát nhanh khu vực nghi ngờ ô nhiễm (không khoan lấy mẫu và/hoặc quan sát phẫu diện đất) các dụng cụ bảo hộ lao động cần có bao gồm:

• Găng tay chống thấm;

• Mũ bảo hiểm;

• Áo bảo hộ;

• Ủng bảo hộ;

• Hộp cứu thương*;

Lưu ý: Nếu khu vực tiến hành khảo sát nhanh có khả năng có các chất thải nguy hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cần mang theo các thiết bị bổ sung thích hợp.

b. Khoan khảo sát đất, khảo sát các điều kiện địa chất, thủy văn; Lắp đặt giếng quan trắc và/hoặc thiết bị quan trắc đất/nước dưới đất một cách thông thường (bằng tay), các loại dụng cụ bảo hộ lao động cần có bao gồm:

• Bộ áo liền quần trùm đầu (dùng 1 lần);

• Bộ áo liền quần (dùng nhiều lần);

• Găng tay;

• Găng tay chống thấm;

• Mũ cứng bảo vệ đầu*;

• Áo choàng phản quang;

• Ủng/giầy bảo hộ;

• Hộp cứu thương*;

• Biển cảnh báo;

Page 14: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

14 CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

• Cọc tiêu báo hiệu.

Lưu ý : Trong trường hợp cần phải tiến hành các hoạt động khoan khảo sát bằng máy, cần trang bị thêm các dụng cụ bảo hộ lao động sau:

• Bảo vệ tai;

• Khẩu trang chống bụi;

• Kính bảo hộ;

• Bình chữa cháy*.

c. Trong trường hợp làm việc trong các môi trường nguy hiểm**, các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân – PPE, thiết bị bảo vệ đường hô hấp (RPE), và các thiết bị an toàn cần thiết khác bao gồm :

• Bảo vệ tai;

• Mặt nạ chống bụi, bao gồm cả loại mặt nạ che nửa mặt và kín mặt có thiết bị lọc khí (tùy từng trường hợp cụ thể);

• Kính bảo hộ;

• Bình chữa cháy*;

• Mặt nạ phòng hơi độc;

• Bộ hộp lọc*;

• Bộ dụng cụ rửa mắt khẩn cấp*;

• Phiếu an toàn hóa chất của các loại hóa chất nghi ngờ có tại khu vực khảo sát (Material Safety Data Sheet);

• Thiết bị định vị cáp ngầm (Cable Avoidances Tools - C.A.T);

• Ống chỉ thị khí* + Bơm/Quạt thông gió;

• Giàn nâng ống vách thành lỗ khoan.

* Thiết bị bảo hộ lao động tiêu hao, cần thường xuyên kiểm tra dụng cụ để đảm bảo còn nguyên vẹn và sử dụng được trong từng trường hợp cụ thể.

Page 15: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

15CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

** Môi trường nguy hiểm bao gồm:

• Các điểm lấy mẫu/khảo sát trong không gian kín.

• Các điểm lấy mẫu/khảo sát mà dựa theo các điều tra, đánh giá sơ bộ trước đó có khả năng hiện diện của chất ô nhiễm cao (VD: Kho chứa hóa chất BVTV, các khu vực xảy ra sự cố hóa chất v.v…).

• Các điểm lấy mẫu/khảo sát trong môi trường làm việc độc hại (ví dụ: trong nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất, khu công nghiệp v.v…)

Lưu ý:

• Trong mọi trường hợp, việc xác định và phân loại mức độ nguy hiểm của từng khu vực phụ thuộc vào đánh giá và kinh nghiệm của các nhóm làm việc hiện trường.

• Trong mọi trường hợp, phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cá nhân của nhà máy/khu vực (nếu có).

• Ít nhất mỗi năm một lần, tất cả các thiết bị bảo vệ cá nhân và thiết bị an toàn cần được kiểm tra về độ hoàn chỉnh, dấu hiệu hư hỏng và hạn sử dụng. Bình chữa cháy cần được kiểm tra bởi đơn vị chuyên nghiệp và được dán nhãn ngày kiểm tra.

1.2. Quy định về an toàn lao động SOP 1.2.1. Quy định về an toàn lao động

Sức khỏe cá nhân là vấn đề cần được quan tâm và cực kỳ quan trọng, do vậy không nên mạo hiểm thực hiện công việc nếu như chưa nắm được những rủi ro. Cần tuân thủ một cách tuyệt đối những hướng dẫn an toàn sau đây:

• Những người làm việc tại hiện trường cần được thông báo trước về bất cứ tình huống nguy hiểm nào có thể xảy ra và những biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện. Quản lý thi công/trưởng nhóm hiện trường nên là người thông báo những nội dung này sau khi có sự tham vấn với các cán bộ hiện trường chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan (VD: với chuyên gia tư

Page 16: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

16 CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

vấn, công nhân và người lao động tại hiện trường) và chủ đầu tư;

• Luôn mang đảm bảo có đủ nước để sử dụng tại hiện trường cho mục đích cứu thương và vệ sinh cá nhân;

• Tốt nhất không nên thực hiện công việc một mình trong những tình huống nguy hiểm, để tránh việc không có sự hỗ trợ khi có tai nạn xảy ra;

• Nghiên cứu phiếu dữ liệu an toàn hóa chất của các hóa chất nghi có tại hiện trường;

• Không bao giờ được ăn, uống hoặc hút thuốc khi làm việc tại hiện trường. Luôn rửa tay kỹ trước khi ăn, uống hoặc hút thuốc;

• Luôn mặc quần áo bảo hộ và quần áo liền quần (thay ít nhất 1 lần/ngày), găng tay, ủng/giầy bảo hộ (có đế và bịt mũi bằng kim loại);

• Đảm bảo tất cả cán bộ làm việc tại hiện trường biết cách sử dụng và vị trí đặt những dụng cụ an toàn và cứu thương. Luôn có sẵn bên mình những dụng cụ cần thiết;

• Trước khi thực hiện công việc, cần xác định vị trí những lối thoát khẩn cấp;

• Thực hiện các công việc theo hướng xuôi chiều gió bất cứ khi nào có thể để hạn chế chất ô nhiễm tiếp xúc với cơ thể;

• Luôn luôn đeo bịt tai/thiết bị bảo vệ tai khi sử dụng máy khoan hoặc làm việc trong môi trường có tiếng ồn;

• Luôn luôn đeo kính bảo hộ nếu làm việc trong môi trường có rủi ro tổn thương mắt (VD: khi đập gạch/vữa vụn, đóng gói hóa chất dạng lỏng, dạng dễ bay hơi);

• Luôn luôn mang mặt nạ chống bụi khi làm việc trong những môi trường bụi bặm và có đất khô (có khả năng phát tán trong không khí);

• Luôn luôn đeo những thiết bị lọc không khí như mặt nạ phòng khí độc có lắp bộ lọc nhiều loại hơi độc (Loại ABEKP3) nếu hiện trường làm việc có mùi lạ hoặc nồng nặc, hoặc trong các trường hợp có nghi vấn, hay trong các trường hợp có sự khuyến cáo

Page 17: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

17CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

dựa trên những thông tin do người khác cung cấp (cán bộ hiện trường, tư vấn, khách hàng hoặc chính quyền). Nếu có thể nên thực hiện các biện pháp đo đạc nhanh sử dụng ống đo đa dụng Dräger. Nếu những kết quả đo đạc cho thấy có các chất ô nhiễm dễ bay hơi, cần đeo mặt nạ phòng khí độc loại ABEKP3. Nếu kết quả đo đạc không cho thấy có chất ô nhiễm nào thì có thể không cần đeo mặt nạ tuy nhiên cần luôn cẩn trọng vì có thể có biến cố xảy ra, do đó cần:

o Luôn mang theo mình ít nhất 2 ống đo Dräger, bởi vì những giá trị đo đạc từ một ống là không đủ độ tin cậy;

o Trong trường hợp có nghi vấn, nên đeo mặt nạ phòng khí độc có bộ lọc hơi độc. Tuy nhiên, nếu môi trường làm việc có nồng độ các chất ô nhiễm quá cao, ví dụ như trong các không gian kín (hố/rãnh chôn lấp), hoặc trong các tình huống mà nồng độ oxy trong không khí có khả năng thấp hơn 19%, thì chỉ những mặt nạ phòng hơi độc là không đủ. Khi đó công việc cần được thực hiện bởi một cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm và cần có những nguồn cung cấp dưỡng khí chuyên biệt ngoài những thiết bị bảo hộ cần thiết đã nêu;

o Khi đang sử dụng mặt nạ phòng hơi độc để thực hiện công việc cần thường xuyên nghỉ giải lao ở những nơi thoáng khí. Ngoài ra, cần điều chỉnh chế độ làm việc một cách phù hợp khi tiến hành công việc trong các môi trường không thuận lợi cho việc hô hấp ;

• Khi làm việc trên đường đi lại, cần mặc áo khoác phản quang, khoanh vùng làm việc bằng cọc tiêu và dựng biển cảnh báo để cảnh báo các phương tiện giao thông;

• Trước khi tiến hành khoan và lắp đặt lỗ khoan, thường xuyên kiểm tra xem dưới đất có cáp ngầm hay ống ngầm không. Cần đối chiếu thêm các bản đồ, bản vẽ thiết kế hạ tầng kỹ thuật, những kết quả định vị cáp ngầm cũng như những thông tin nhận được từ những người biết rõ về khu vực ô nhiễm. Nếu còn nghi vấn, tiến hành đào bằng xẻng cho đến độ sâu khoảng 0,5 m hoặc cho đến khi thấy các tầng đất đồng nhất (không có sự xáo trộn);

• Trong suốt quá trình khoan, cần luôn chú ý đến độ dài của cần khoan (do có thể gây nguy hiểm đến những người khác và/hoặc

Page 18: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

18 CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

gây hư hại các dụng cụ);

• Khi kéo ống vách từ lỗ khoan lên, cần thêm ít nhất 1 người phụ giúp và cố gắng càng giữ thẳng lưng càng tốt.

TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA TAI NẠN, CẦN GỌI BÁC SỸ NGAY LẬP TỨC VÀ NẾU NGHIÊM TRỌNG HƠN CẦN GỌI XE

CỨU THƯƠNG

SOP 1.2.2. Phương pháp cấp cứu khi nhiễm độcNhững quy trình dưới đây chỉ áp dụng với các hoạt động liên quan

trực tiếp đến đất hoặc nước bị ô nhiễm. Do đó, các biện pháp cấp cứu được mô tả dưới đây là các biện pháp áp dụng trong trường hợp ngộ độc do chất ô nhiễm. Trong tình huống các tai nạn khác, cần thực hiện các hướng dẫn về sơ cấp cứu chuẩn (có thể tìm thấy một cách phổ biến trên internet).

Chỉ những người hoàn thành chứng chỉ cấp cứu mới được tham gia vào hỗ trợ cấp cứu.

Các biện pháp cấp cứu liên quan đến các đường nhiễm độc khác nhau được nêu chi tiết dưới đây.

Nhiễm độc qua đường hô hấpĐảm bảo nạn nhân được hít thở không khí sạch và được nghỉ ngơi:

Được áp dụng cho tất cả trường hợp hít phải bụi dẫn đến đau và các triệu chứng.

Đặt nạn nhân theo tư thế nửa ngồi:

Đây là tư thế bắt buộc nếu hít phải các chất/vật liệu (gây nhói buốt và hăng cay) làm cho bệnh nhân thở gấp/khó thở, hoặc có nguy cơ phù phổi. Thường thì đây là tư thế thoải mái nhất cho nạn nhân.

Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân (nếu cần):

Cần hô hấp nhân tạo trong các trường hợp nghiêm trọng khi nạn nhân

Page 19: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

19CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

bị suy hoặc ngừng hô hấp, hoặc trong các trường hợp nạn nhân có biểu hiện thở gấp/khó thở có thể dẫn đến ngạt thở. Hô hấp nhân tạo ở đây có nghĩa là áp dụng thủ thuật hồi sức và thông khí cơ học bằng miệng, trong đó giữa miệng nạn nhân và miệng người thực hiện sơ cấp cứu cần được ngăn cách bởi một tấm vải/khăn sạch.

Trong nhiều trường hợp trong phiếu dữ liệu an toàn hóa chất khuyến khích thực hiện hô hấp nhân tạo khi bị ngộ độc, việc cho thở oxy thường sẽ đem lại kết quả khả quan hơn. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích sử dụng phương pháp này, bởi vì nếu thực hiện không đúng quy trình, việc cho thở oxy có thể làm tình trạng của nạn nhân thêm trầm trọng. Việc cho nạn nhân thở oxy cần được thực hiện bởi bác sĩ hoặc chuyên viên y tế có chuyên môn và kinh nghiệm.

Nhiễm độc qua daCởi bỏ quần áo bị dính chất ô nhiễm và rửa sạch nạn nhân bằng thật nhiều nước một cách nhẹ nhàng:

Trong hầu hết tất cả các trường hợp, thường thì mọi người sẽ cởi bỏ ủng và quần áo bảo hộ trước khi tiến hành rửa nạn nhân bằng nước nhằm giảm thiểu thời gian tiếp xúc của chất ô nhiễm với da. Tuy nhiên, tốt nhất là nên xối rửa nạn nhân ngay lập tức sau đó cởi bỏ quần áo.

Rửa nạn nhân bằng thật nhiều nước một cách nhẹ nhàng hoặc dưới vòi hoa sen, sau đó cởi bỏ quần áo của nạn nhân:

Nếu da và/hoặc quần áo của nạn nhân có dính chất ô nhiễm/hóa chất (VD: các chất oxy hóa) có khả năng gây cháy, cần xối/rửa nạn nhân trước khi cởi bỏ quần áo của họ.

Rửa nhẹ nhàng nạn nhân bằng thật nhiều nước, nhưng không được cởi bỏ quần áo:

Nếu da nạn nhân bị bỏng và/hoặc bị đông cứng, không được cởi bỏ quần áo nạn nhân vì nếu làm như vậy có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc (khiến vết thương mở rộng hơn). Tuy nhiên cần xối/rửa nạn nhân bằng thật nhiều nước.

Page 20: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

20 CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

Tắm rửa cho nạn nhân bằng thật nhiều xà phòng và nước:

Xối rửa toàn bộ cơ thể nạn nhân một cách cẩn thận, ngoại trừ trường hợp da nạn nhân đã bị tổn thương hoặc có khả năng bị tổn thương nếu thực hiện hoạt động này.

Rửa nạn nhân bằng thật nhiều nước một cách nhẹ nhàng hoặc dưới vòi hoa sen:

Không kì cọ/tắm rửa, nhưng rửa sạch nạn nhân một cách nhẹ nhàng dưới dòng nước chảy, tốt nhất là dưới vòi hoa sen.

Nhiễm độc do nuốt phảiNếu có thể, luôn tham khảo phiếu an toàn hóa chất (Material Safety

Data Sheet – MSDS) của các loại hóa chất mà nạn nhân nuốt phải để có các biện pháp đúng đắn:

Yêu cầu nạn nhân súc/rửa miệng:

Việc này đặc biệt quan trọng khi miệng và/hoặc cổ họng nạn nhân có nguy cơ nhiễm độc.

Yêu cầu nạn nhân uống nước:

Việc uống nước giúp làm loãng các chất độc đã đi vào dạ dày.

KHÔNG BAO GIỜ ĐỔ NƯỚC VÀO MIỆNG NGƯỜI BẤT TỈNH

Chất ô nhiễm tiếp xúc vào mắtRửa sạch mắt bằng nhiều nước:

Rửa liên tục trong vòng 15 phút, sử dụng bộ rửa mắt xách tay và rửa mắt bằng nước. Tháo kính áp tròng (nếu có đeo) nếu có thể tháo ra một cách dễ dàng. Sử dụng bồn rửa mắt khẩn cấp.

Đưa nạn nhân đi cấp cứu:

Đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ trong trường hợp những vật liệu rơi vào mắt có khả năng ảnh hưởng đến giác mạc hoặc gây ra những biến chứng khác về mắt. Tuy nhiên, đầu tiên cần rửa mắt liên tục trong vòng

Page 21: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

21CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

15 phút. Trong tất cả mọi trường hợp, cần có người đi cùng người bị nạn đến gặp bác sĩ.

1.3. Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấpSOP 1.3.1. Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấpCác loại thiết bị bảo vệ hô hấp (Respiratory Protective Equipment – RPE)

Có 2 loại thiết bị bảo vệ hô hấp:

• Thiết bị lọc không khí

• Thiết bị cung cấp dưỡng khí

Có 2 loại thiết bị lọc không khí

• Loại dùng 1 lần

• Loại dùng nhiều lần

Tùy thuộc vào từng loại hình nguy cơ khác nhau có những loại thiết bị bảo vệ khác nhau. Trong suốt quá trình điều tra hay quan trắc ô nhiễm đất/nước dưới đất chúng ta có thể sử dụng:

• Thiết bị lọc không khí

• Mặt nạ che cả mặt loại dùng nhiều lần và bộ lọc loại dùng 1 lần

• Mặt nạ che nửa mặt loại dùng nhiều lần và bộ lọc loại dùng 1 lần

• Mặt nạ che nửa mặt có bộ lọc không khí loại dùng 1 lần.

Mục đích của việc sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấpNgăn ngừa sự hấp thu các loại khí, hơi và bụi có hại cho sức khỏe

con người qua đường hô hấp.

Nguyên tắcViệc đeo mặt nạ nhằm đảm bảo không khí được hít vào cơ thể là loại

không khí đã được lọc qua một bộ lọc đặc biệt giúp ngăn ngừa việc hấp thu một số chất độc hại qua đường hô hấp.

Page 22: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

22 CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

Hình 1.1. Nguyên tắc hoạt động của mặt nạ phòng độc (thiết bị bảo vệ đường hô hấp)

Quy trình• Không chấp nhận bất cứ rủi ro nào, phải luôn đeo mặt nạ chống

bụi/phòng khí độc trong các tình huống có nghi vấn;

• Chỉ thực hiện công việc khi có một đội/nhóm có kinh nghiệm làm việc trong môi trường ô nhiễm và làm việc với mặt nạ phòng khí độc;

• Đảm bảo rằng mặt nạ phòng khí độc sạch sẽ, đảm bảo không có chất ô nhiễm dính trên mặt nạ;

• Trong các tình huống nghi vấn, cần đeo mặt nạ phòng khí độc phổ rộng sau đó tiến hành đo đạc sử dụng ống đo Dräger để xác định thành phần và nồng độ hóa chất có trong môi trường;

• Trong các trường hợp có nồng độ hóa chất rất cao (vượt quá hơn 50 lần giá trị ngưỡng cho phép hoặc 1.000 ppm) trong một không gian kín, hố/mương chôn lấp sâu, và khi nồng độ oxy nhỏ hơn 19% thì chỉ sử dụng mặt nạ phòng độc là không đủ an toàn và/hoặc không có tác dụng. Trong các trường hợp này, phải ngừng tất cả các công việc;

• Trong trường hợp môi trường làm việc có khí hoặc hơi độc, cần

Page 23: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

23CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

phải đeo mặt nạ phòng khí độc loại che cả mặt; trong trường hợp môi trường làm việc có bụi, cần đeo mặt nạ chống bụi;

• Tham khảo bảng 1.1 và 1.2 về các loại bộ lọc và cách ghi mã số trên bộ lọc của mặt nạ phòng khí độc;

• Nếu không biết trong môi trường làm việc có những loại chất nào, cần chọn loại bộ lọc đa dụng có khả năng lọc nhiều loại hơi, khí độc (bộ lọc loại A2B2E2K2P3);

• Cách sử dụng mặt nạ và bộ lọc:

- Chọn bộ lọc phù hợp nhất với hiện trường;- Gắn bộ lọc vào mặt nạ phòng khí độc;- Chuẩn bị sẵn sàng mặt nạ chống bụi; - Đeo mặt nạ đủ chặt để hạn chế tối đa không khí ô nhiễm lọt

qua các khe của mặt nạ và tiếp xúc trực tiếp với đường hô hấp. Kiểm tra bằng cách bịt van nạp không khí của mặt nạ sau đó hít vào, nếu đeo đúng cách sẽ thấy mặt nạ mút chặt vào mặt. Yêu cầu đồng nghiệp kiểm tra xem mặt nạ đã được đeo đúng cách chưa;

- Khi đang sử dụng mặt nạ, thường xuyên nghỉ giải lao tại những nơi thoáng khí để đảm bảo dưỡng khí; điều chỉnh khối lượng công việc để phù hợp với môi trường làm việc không thuận lợi cho việc hô hấp;

- Vòng đời của bộ lọc phụ thuộc nhiều vào nồng độ chất ô nhiễm trong không khí, độ ẩm không khí xung quanh và cường độ làm việc. Chúng ta có thể nhận biết được lúc nào cần thay bộ lọc dựa vào mùi/vị của không khí hít vào khi đang đeo mặt nạ (nếu các chất ô nhiễm có mùi/vị và có thể cảm nhận bằng cảm quan). Trong trường hợp này cần thay thế bộ lọc càng nhanh càng tốt. Mặt nạ chống bụi cũng sẽ nhanh chóng mất tác dụng nếu làm việc trong môi trường có nhiều bụi. Một trong những dấu hiệu để nhận biết đó là khi phin lọc bám đầy bụi việc hít thở sẽ khó khăn hơn;

- Một khi đã mở, bộ lọc có tuổi thọ tối đa là 6 tháng nếu không sử dụng. Chính vì vậy, khi mở bộ lọc, cần ghi ngày tháng mở vào bộ lọc để ghi nhớ.

Page 24: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

24 CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

- Các loại mặt nạ/khẩu trang chống bụi không có hạn sử dụng.

Chú ýNhững người có nhiều râu hay có râu quai nón không được đeo mặt

nạ phòng khí độc và mặt nạ chống bụi do không thể đeo mặt nạ kín mà sẽ có khe hở cho bụi và khí độc lọt vào.

Thông tin về mức độ bảo vệ và các loại hóa chất có thể lọc của bộ lọc được ghi chú trên vỏ bộ lọc. Xem thêm bảng 1.1 và 1.2 giải thích cách ghi mã, màu và các loại mã số ghi trên bộ lọc.

Hình 1.2. Ảnh minh họa mặt nạ phòng độc loại nửa mặt

Page 25: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

25CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bảng 1.1. Mã và mã màu của các loại bộ lọc khí độc hại

Loại bộ lọc Mã màu Ứng dụng

A Khí và hơi hữu cơ

B Khí và hơi vô cơ / halogen

E Lưu huỳnh dioxit và khí axit

K Amoniac và dẫn xuất amoniac

AX Khí và hơi hữu cơ ở nhiệt độ sôi < 60° C

NO-P3 Nitơ oxit NO, NO2, NOx và bụi

Hg-P3 Khí thủy ngân và bụi

CO Carbon monoxide

P màu trắng Bụi

Bảng 1.2. Các loại mã số thông thường ghi trên bộ lọc mặt nạ phòng độc

P1 – P2 – P3 Mặt nạ chống bụi không có bộ lọc

A2P3 Chống bụi, khí & hơi hữu cơ

B2P3 Chống bụi, khí & hơi vô cơ

E2P3 Lưu huỳnh dioxit & khí axit / bụi

K2P3 Amoniac & dẫn xuất amoniac / bụi

A2B2P3 Khí hữu cơ & vô cơ / bụi

A2B2E2K2 Khí hữu cơ & vô cơ, Lưu huỳnh dioxit, Amoni-ac & dẫn xuất amoniac

A2B2E2K2P3 Khí & hơi hữu cơ & vô cơ & bụi

AXP3 Khí và hơi hữu cơ ở nhiệt độ sôi < 60° C & bụi

Page 26: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

26 CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

1.4. Họp và phổ biến thông tin về an toàn lao độngSOP 1.4.1. Họp nội bộ

Họp nội bộ là những buổi họp ngắn được tổ chức định kỳ (hàng tuần) của nhóm làm việc tại hiện trường nhằm mục đích:

• Tăng cường mối liên kết giữa các thành viên và xây dựng nhóm;

• Xây dựng ý thức và hành động an toàn từ cấp thấp nhất;

• Tăng cường nhận thức từ cấp thấp nhất;

• Tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề;

• Tăng cường cam kết và khả năng làm việc;

• Thảo luận các vấn đề quan trọng liên quan đến sức khỏe, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Họp nội bộ theo các nhóm làm việc nhỏ và chủ trì bởi người giám sát nhóm đó. Những buổi họp này chỉ nên kéo dài khoảng từ 5 - 10 phút và không cần quá nghi thức. Thông qua việc tạo cơ hội thảo luận giữa các thành viên về các vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến bản thân, việc họp nội bộ giúp tăng cường trao đổi về công tác quản lý, giám sát và các thông tin hiện trường một cách trực tiếp nhằm mục đích cải thiện các khía cạnh an toàn và sức khỏe.

Tổ chức họp nội bộ

Cần tổ chức họp nội bộ định kỳ thường xuyên, không quá chú trọng vào hình thức, đôi khi không cần chuẩn bị trước và/hoặc có thể chủ động tổ chức họp nếu có nhu cầu/vấn đề phát sinh.

Những cuộc họp có thể được điều hành bởi quản đốc, tư vấn giám sát, trưởng nhóm, bởi cán bộ giám sát an toàn lao động hoặc bởi một cán bộ nào đó có vấn đề quan trọng cần thảo luận.

Việc họp có thể được tổ chức ở bất cứ đâu, miễn là chỗ đó có đủ không gian, đủ yên tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi những người đang làm việc khác (nhưng không tham gia vào cuộc họp).

Chỉ nên tổ chức họp nội bộ trong khoảng từ 5 – 10 phút và nên tập

Page 27: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

27CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

trung vào việc trao đổi các ý tưởng nhằm cải thiện hoặc chấn chỉnh các khía cạnh liên quan đến an toàn và sức khỏe thay vì kéo dài cuộc họp.

Cần ghi chép và lập biên bản họp, trong đó có ghi thông tin về những người tham dự họp, những điểm chính được nêu/bàn bạc và những kết luận/hướng xử lý đã được nêu ra.

Một số gợi ý về chủ đề thảo luận

Nguyên nhân của những tai nạn lao động xảy ra gần đây, và/hoặc những biện pháp phòng ngừa đã biết (những chưa thực hiện đầy đủ) và có thể thực hiện:

• Những phản hồi về các biện pháp an toàn;

• Tăng cường nhận thức cho mọi người về trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động, VD: việc quản lý, cách sử dụng các thiết bị đảm bảo an toàn cá nhân, hay việc tuân thủ những luật lệ và quy định liên quan v.v…

• Yêu cầu/khuyến khích mọi người trong nhóm đưa ra những ý kiến liên quan đến việc đảm bảo an toàn lao động mà họ cho rằng có vấn đề và cần giải quyết;

• Yêu cầu/khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến về điều chỉnh điều kiện làm việc, hoặc những yêu cầu về máy móc, thiết bị mới/cần thay thế;

• Yêu cầu/khuyến khích người lao động đóng góp ý kiến làm thế nào để tránh tự giải quyết các vấn đề một mình hoặc làm thế nào để có thể thay đổi cách làm việc/nhiệm vụ để giảm thiểu rủi ro.

SOP 1.4.2. Họp phổ biến công việc hàng ngày Họp phổ biến công việc hàng ngày là cuộc họp ngắn được tổ chức

vào đầu ca làm việc do trưởng nhóm thi công/khảo sát chủ trì. Mục đích của cuộc họp nhằm thông báo:

• Cho cả nhóm biết về những công việc sẽ triển khai trong ngày hôm đó;

• Nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm là gì;

Page 28: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

28 CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

• Những lưu ý về an toàn lao động đối với từng thành viên, trong đó bao gồm:

- Các trang bị bảo hộ cá nhân;- Các hoạt động giao thông vận tải tại hiện trường.

Việc họp phổ biến công việc hàng ngày nhằm chắc chắn rằng toàn bộ nhóm, và từng cá nhân, làm việc tại hiện trường ngày hôm đó nắm rõ mình cần làm những việc gì và làm như thế nào để đảm bảo an toàn và tốt cho môi trường. Họp phổ biến công việc hàng ngày giúp đảm bảo các thành viên nhóm hiểu được:

• Họ phải làm gì;

• Những thành viên khác làm gì;

• Làm thế nào để tiến hành công việc một cách an toàn.

Page 29: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

29CHƯƠNG 1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT

THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

2.0. Giới thiệuMục tiêu

Mục tiêu của các SOP (Quy trình vận hành chuẩn) trong chương này nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về các kỹ thuật khảo sát tại hiện trường như quan sát, ghi chép, quản lý dữ liệu, cũng như các kỹ thuật khoan và lắp đặt thiết bị hiện trường chuẩn nhằm đảm bảo việc lấy mẫu và phân tích đất, trầm tích, khí đất cho các dữ liệu đáng tin cậy phục vụ việc xác định mức độ và khoanh vùng ô nhiễm đất/nước dưới đất.

Chương này bao gồm các nội dung chính sau:

• Các SOP liên quan đến các kỹ thuật quan sát, ghi chép và quản lý dữ liệu được trình bày trong mục 2.1;

• Các SOP liên quan đến các quy trình nhằm đảm bảo ngăn ngừa gây hại cho các công trình ngầm/thiết bị dưới mặt đất được trình bày trong mục 2.2;

• Các SOP liên quan đến việc khoan khảo sát đất được trình bày trong mục 2.3;

• Các SOP liên quan đến việc lắp đặt giếng quan trắc nước dưới đất được trình bày trong mục 2.4;

• Các SOP liên quan đến việc khoan lấy mẫu thủy trầm tích được trình bày trong mục 2.5;

• Các SOP liên quan đến việc lắp đặt giếng quan trắc để lấy mẫu

Page 30: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

30 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

khí đất được trình bày trong mục 2.6;

• Các SOP liên quan đến các các kỹ thuật địa vật lý (không xâm nhập) để đánh giá dưới bề mặt đất được trình bày ở mục 2.7;

• Các SOP liên quan đến ngăn ngừa nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu tại hiện trường trong mục 2.8.

Nguyên tắcViệc khảo sát hiện trường, trong đó bao gồm việc thực hiện các hoạt

động quan sát, điều tra, khoan, lắp đặt thiết bị tại hiện trường, ghi chép và quản lý dữ liệu thu thập được nhằm phát hiện và khoanh vùng ô nhiễm, cũng như làm căn cứ để xác định và định lượng các rủi ro môi trường liên quan đến khu vực ô nhiễm đang xét.

Chương này chỉ đề cập đến các quy trình liên quan đến hoạt động khảo sát hiện trường, trong đó tập trung vào các kỹ thuật quan sát, ghi chép, quản lý dữ liệu và các kỹ thuật khoan/lắp đặt tại hiện trường liên quan. Các quy trình vận hành chuẩn về (i) Đo đạc thực nghiệm tại hiện trường và (ii) Lấy mẫu đất và nước dưới đất phục vụ phân tích tại phòng thí nghiệm được trình bày trong các chương tiếp theo.

Phương phápThông thường có hai phương pháp hiện trường chính khi tiến hành

điều tra, khảo sát ô nhiễm đất/nước dưới đất (chiếm khoảng 90% các phương pháp) đó là:

• Phương pháp xâm nhập (ví dụ: khoan), trong đó các kỹ thuật được đề cập đến trong chương này bao gồm:

o Kỹ thuật điều tra đất và nước dưới đất;▀ Khoan bằng tay;▀ Khoan bằng máy.

o Kỹ thuật điều tra (thủy) trầm tích;o Kỹ thuật điều tra khí đất.

• Phương pháp không xâm nhập (ví dụ: sử dụng kỹ thuật địa vật lý) bao gồm:

Page 31: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

31CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

o Kỹ thuật địa vật lý sử dụng để điều tra đất và các cấu trúc dưới đất;o Kỹ thuật địa vật lý sử dụng để điều tra độ dày của trầm tích tại

môi trường sông hồ hoặc biển.

Thiết bịCác thiết bị cần thiết phụ thuộc nhiều phương pháp thực hiện các

hoạt động khảo sát, khoan và lắp đặt hiện trường. Các loại thiết bị cần thiết phải có để thực hiện các hoạt động liên quan sẽ được mô tả chi tiết trong từng SOP.

Để đảm bảo an toàn lao động khi thực hiện các hoạt động khảo sát, khoan và lắp đặt tại hiện trường tham khảo chương 1 – An toàn lao động.

Tùy thuộc vào yêu cầu điều tra đất và nước nước dưới đất cụ thể, trong một số trường hợp có thể sẽ cần có thêm các thiết bị bổ sung. Việc này sẽ được đề cập cụ thể trong từng mục khác nhau.

Hạn chếNhững hạn chế trong công tác khoan và lắp đặt tại hiện trường phụ

thuộc vào yếu tố tài chính và khả năng tiếp cận khu vực. Riêng những hạn chế của từng kỹ thuật khoan được đề cập trong bảng 2.1.

2.1. Các kỹ thuật quan sát, ghi chép và quản lý dữ liệuSOP 2.1.1 - Hướng dẫn lập nhật ký hiện trường

Một trong những yêu cầu cần thiết của bất cứ hoạt động điều tra và/hoặc xử lý môi trường nào đó là quản lý dữ liệu một cách cẩn thận. Một trong những tài liệu cơ bản và quan trọng nhất ghi lại các dữ liệu tại hiện trường đó chính là nhật ký hiện trường. Mục đích chính của việc lập nhật ký hiện trường là để báo cáo và ghi chép lại một cách chi tiết các sự kiện diễn ra tại hiện trường khi thực hiện điều tra, khảo sát.

Yêu cầu chung:

• Sổ nhật ký hiện trường cần được đóng quyển chắc chắn, tất cả các trang cần được đánh số và ghi chép ngày tháng cẩn thận;

• Đối với các dự án quy mô lớn, có thể có nhiều sổ nhật ký hiện

Page 32: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

32 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

trường ví dụ như một sổ quản lý chung của quản đốc và các sổ khác cho từng hạng mục công việc của dự án (VD: Khoan và lấy mẫu đất; Lắp đặt giếng quan trắc nước dưới đất v.v..);

• Nhật ký cần được ghi chép hàng ngày bằng mực không xóa, không bị nhòe khi thấm nước, có chữ ký của người chịu trách nhiệm và ngày tháng đầy đủ vào cuối ngày làm việc;

• Tất cả những điều chỉnh/chỉnh sửa nội dung ghi chép cần được ghi rõ thời gian điều chỉnh và người điều chỉnh. Gạch bỏ phần thông tin cần chỉnh sửa bằng một nét ngang, phần trống của từng trang phải được gạch chéo;

• Không được xé bỏ bất cứ trang nào ra khỏi nhật ký hiện trường;

• Toàn bộ các ghi chép phải đảm bảo tính khách quan, đầy đủ các chi tiết và đúng với thực tế diễn ra tại hiện trường. Các ghi chép cần được ghi rõ ràng và dễ hiểu.

Nội dung chính của nhật ký hiện trường:

• Trang bìa:

o Tên dự án và mã số (nếu có);o Chủ đầu tư và thông tin liên hệ;o Đơn vị thi công/điều tra/khảo sát và thông tin liên hệ;o Tên hoạt động/hạng mục công việc (VD: Khoan và lấy mẫu

đất);o Thông tin về khoảng thời gian ghi trong nhật ký (VD: từ

tháng…đến tháng…).• Thông tin liên hệ của các bên liên quan quan trọng (từ 2-3 trang):

o Chủ đầu tư;o Tên, địa chỉ và người liên hệ chính của các nhà thầu phụ (nếu có);o Thông tin liên hệ của chủ sở hữu khu vực/cơ quan có thẩm

quyền ở địa phương; o Tên, địa chỉ và đầu mối liên hệ của đơn vị thi công/điều tra/

khảo sát;

Page 33: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

33CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

o Các số điện thoại và thông tin liên hệ trong các trường hợp khẩn cấp.

• Mục lục: Để dành từ 2 – 5 trang cho phần mục lục. Mục lục cần được cập nhật thường xuyên theo các ghi chép hàng ngày ghi trong nhật ký. Nội dung ghi chép tối thiểu cần có là tiêu đề của các hạng mục công việc tại hiện trường và ngày bắt đầu hạng mục công việc đó.

Ví dụ: Khoan và lấy mẫu đất tại khu vực ô nhiễm ST_001 - 01/01/2015 Trang 1 – 5

• Phần ghi chép nhật ký hàng ngày: Tiếp theo sau phần mục lục, hàng ngày ghi chép các hoạt động, các sự kiện, các dữ liệu/số liệu và các thông tin quan trọng theo từng ngày trong suốt thời gian thực hiện các hoạt động tại hiện trường. Các thông tin cần có trong phần ghi chép hàng ngày bao gồm:

o Tên hạng mục công việc thực hiện và ngày tháng năm phía đầu trang;

o Số trang;o Các hoạt động thực hiện trong ngày, thời gian thực hiện, người

chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động;o Danh sách các cán bộ/công nhân theo từng ca làm việc và

thông tin về khách viếng thăm trong ngày (nếu có); o Địa điểm thực hiện và các điều kiện hiện trường khi thực hiện

công việc; o Mô tả bất cứ sự kiện/vấn đề nào xảy ra, thời gian, lý do xảy ra

và các giải pháp tại hiện trường; o Trong trường hợp có các điều chỉnh sai khác so với kế hoạch

đề ra, cần ghi chép lại lý do, các biện pháp điều chỉnh đã được thực hiện và người có thẩm quyền cho phép thực hiện các điều chỉnh này tại hiện trường;

o Mô tả điều kiện thời tiết và những thay đổi về thời tiết có ảnh hưởng đến các hoạt động tại hiện trường;

o Tóm tắt thông tin về những quyết định được đưa ra, kết quả thảo luận nhóm và các kết quả điều tra/khảo sát, trong trường hợp các thông tin này đã có trong báo cáo và/hoặc đã được

Page 34: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

34 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

ghi chép trong các biên bản, biểu mẫu (VD: Mẫu ghi chép lỗ khoan v.v…) thì không cần phải mô tả trong nhật ký hiện trường;

o Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân;o Mô tả việc thực hiện và biện pháp tiêu tẩy độc cho công nhân

và các thiết bị hiện trường;o Các loại, số lượng và biện pháp xử lý đối với các rác thải phát

sinh trong quá trình thực hiện hoạt động;o Trong trường hợp có lấy mẫu, cần đảm bảo các thông tin cần

thiết liên quan đến quy trình lấy và bảo quản mẫu được ghi chép đầy đủ trong các biểu mẫu của phòng thí nghiệm liên quan.

SOP 2.1.2 - Xác định thành phần cơ giới đất Mục đích của SOP này là nhằm đưa ra hướng dẫn đánh giá thành

phần cơ giới của mùn khoan (phần đất và/hoặc hỗn hợp đất đá được mang lên khỏi lỗ khoan) theo một quy trình chuẩn.

Các loại đất chính được phân loại theo kích cỡ hạt và hàm lượng hữu cơ có trong đất. Bảng dưới đây mô tả các loại đất chính theo cỡ hạt:

Bảng 2.1. Phân loại các loại đất theo kích cỡ hạt

Cỡ hạt (µm) Mô tả

0 - 2 Đất Sét (Không quan sát được hạt đất bằng mắt thường)

2 - 63 Đất thịt (Hạt đất mịn, dạng bột khi khô)

63 - 2.000 Đất Cát

2.000 - 63.000 Sỏi/cuội

> 63.000 Đá

Đất nói chung thường bao gồm hỗn hợp các kích cỡ hạt khác nhau. Việc xác định loại đất theo thành phần cỡ hạt có thể được thực hiện bằng cách phân loại chúng theo thành phần cỡ hạt chiếm tỉ lệ cao nhất.

Page 35: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

35CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Một trong những khía cạnh quan trọng khác để xác định thành phần cơ giới là hàm lượng chất hữu cơ có trong đất.

Các thiết bị cần có• Găng tay cao su

• Đĩa đo cỡ hạt đất (Sand ruler)

Quy trìnhYêu cầu chung: Luôn đeo găng tay cao su khi tiến hành xác định thành phần cơ giới của đất tại các khu vực ô nhiễm.

Phân loại đất theo phân bố kích cỡ hạt:

A. Đất Sét

Đặt mẫu đất sét cần xác định là loại sét gì vào lòng bàn tay và miết bằng các ngón tay của bàn tay còn lại, quan sát dựa theo các thông tin mô tả trong bảng 2.2. dưới đây để xác định xem đó là đất sét pha cát, cát pha sét hay sét.

Lưu ý: Quy trình này đòi hỏi mẫu đất cần đủ ẩm nhưng lại không được quá ướt. Để có thể so sánh các mẫu đất với nhau, chúng cần phải có độ ẩm tương tự nhau.

Bảng 2.2. Phân hạng các loại đất sét dựa vào cảm quan tại hiện trường

Hình dạng/Cảm quan Loại đấtChỉ nhìn thấy/cảm thấy mỗi các hạt cát; mẫu đất hầu như không đóng khuôn;

Cát [pha] sét

Đất dễ miết vào lòng bàn tay; cảm thấy rõ có các hạt cát; đất vón cục rõ ràng;

Sét pha cát (á sét)

Đất thành các cục khó miết; có sự kết dính và sáng bóng

Sét

B. Đất thịt

Đặt mẫu đất thịt vào lòng bàn tay và vê bằng ngón của bàn tay còn

Page 36: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

36 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

lại và dựa theo các mô tả trong bảng 2.3 để xác định xem đó là loại đất thịt nặng, đất thịt hay đất thịt pha cát và sét.

Lưu ý: Quy trình này đòi hỏi mẫu đất cần đủ ẩm nhưng lại không được quá ướt. Để có thể so sánh các mẫu đất với nhau, chúng cần phải có độ ẩm tương tự nhau.

Bảng 2.3. Phân hạng các loại đất thịt dựa vào cảm quan tại hiện trường

Hình dạng/cảm quan Loại đất

Không thể vê thành cuộn nhỏ kết dính nhưng có thể đóng khuôn.

Thịt nhẹ

Dễ vê thành cuộn nhỏ, dễ đóng khuôn; có thể cảm nhận được các hạt cát*.

Đất thịt nặng (pha cát)

Dễ vê thành cuộn nhỏ và đóng khuôn Đất thịt

* Trong trường hợp có các hạt cát thô, sẽ khó đóng khuôn mẫu đất hơn

C. Đất cát

Đất cát có kích cỡ hạt chủ yếu từ 63-2.000 μm và không thể đóng khuôn. Dựa vào hình dạng và cảm nhận, các loại đất cát được chia thành cát mịn, cát trung, cát thô vừa và cát thô sử dụng bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4. Phân hạng các loại đất cát dựa vào cảm quan tại hiện trường

Hình dạng/cảm quan Loại đấtKích cỡ hạt chủ yếu nằm trong dải từ 63-250 µm Cát mịn

Kích cỡ hạt chủ yếu nằm trong dải 250-500 µm Cát thô vừa

Kích cỡ hạt chủ yếu nằm trong dải 500-2.000 µm Cát thô

Có thể sử dụng đĩa đo cỡ hạt đất (sand ruler) để xác định loại đất cát và đất thịt (xem hình 2.1).

Page 37: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

37CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Hình 2.1. Đĩa đo cỡ hạt đất

Sử dụng đĩa đo cỡ hạt đất như sau:

• Đặt mẫu đất cần xác định thành phần cơ giới (chỉ cần một mẩu/nhúm nhỏ) vào lòng bàn tay và miết khô bằng các ngón của bàn tay còn lại. Chỉ có thể xác định cỡ hạt nếu nhúm đất rời và không kết dính với nhau;

• Đặt nhúm đất đã miết khô vào giữa thước đo cỡ hạt đất;

• Dùng kính lúp để ước lượng kích cỡ hạt trung bình của mẫu đất, trong đó tính cả các hạt cát thô và cát mịn. So sánh kích cỡ hạt trung bình với các cỡ hạt mẫu trong thước đo;

• Tham khảo thông tin mô tả trong bảng 2.4 để xác định phân bố cỡ hạt của mẫu đất đang xét.

D. Thành phần hữu cơ

Mỗi một loại đất có một thành phần chất hữu cơ nhất định, tỉ lệ phần trăm các chất hữu cơ (mùn) có thể được ước lượng một cách sơ bộ sử dụng bảng 2.5 dưới đây. Lưu ý rằng là việc ước lượng cần do cán bộ có chuyên môn về đất và thổ nhưỡng thực hiện.

Page 38: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

38 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Bảng 2.5. Ước tính tỉ lệ thành phần hữu cơ theo các loại đất

Thành phần cơ giới chính

Thành phần cơ giới thứ cấp

Thành phần hữu cơHàm lượng mùn ít

Hàm lượng mùn vừa

Hàm lượng mùn cao

Than bùn

Cát

- 0-1½ 1½-6 5-16 15-25Pha sét nhẹ 0-1½ 1½-6 5-17Pha sét trung 0-2 1½-5 5-17Pha sét nặng 0-3 2-7 5-19

Sét

Nặng Pha cát 0-3 3-7 7-20 17-45Trung Pha cát 0-5 3-10 7-22Nhẹ Pha cát 0-5 3-10 7-30- 0-5 5-10 8-30

Than bùn- > 35Pha cát 22-40Pha sét 25-70

Lưu ý: Nên phân tích thành phần hữu cơ của mẫu đất đại diện (mẫu tổ hợp) tại phòng thí nghiệm để kiểm chứng lại những ước tính tại hiện trường. Điều này đặc biệt quan trọng nếu các hướng dẫn về xác định chất lượng đất được áp dụng phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất.

E. Phân loại đá

Việc phân loại đá trong điều tra, khảo sát đất và nước dưới đất là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, các đặc trưng địa chất và thạch học của khu vực (VD: sự phân tầng và hướng tầng đá, vị trí của các rãnh, đứt gãy hay nếp gấp v.v…) đóng vai trò rất quan trọng.

Liên quan đến phân loại đá, mức độ phong hóa, sự phân tầng, rãnh và đứt gãy v.v… trong các tầng đá là những thông tin quan trọng để giúp

Page 39: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

39CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

xác định mức độ thẩm thấu/di chuyển và lưu giữ của các chất ô nhiễm trong đá. Bảng 2.6 dưới đây bao gồm một số thông tin về mức độ phong hóa của từng loại đá.

Bảng 2.6. Mức độ phong hóa

Mức độ phong hóa Mô tả Đá tươi Không bị mất màu, không thể khoan

bằng tay và/hoặc không có dấu hiệu bở rời.

Phong hóa nhẹ Mất màu nhẹ, khó khoan bằng tay và cứng, có thể có dấu hiệu bở rời.

Phong hóa trung bình Bị mất màu và bở rời phía ngoài, phần lõi cứng không thể bẻ gãy bằng tay.

Phong hóa mạnh Phần lõi có thể bẻ gãy bằng tay. Phong hóa rất mạnh Mềm bở và có thể bẻ vụn bằng tay, các

mẩu vụn vẫn còn các mảnh đá cứng.

Lưu ý: Nếu khu vực có các tầng đá lộ thiên, thông thường việc đánh giá nhanh địa chất khu vực có thể giúp thu được những thông tin quan trọng để đánh giá khả năng lan truyền của chất ô nhiễm.

SOP 2.1.3 - Quan sát bằng cảm quan

Mục đích của SOP này nhằm đưa ra một quy trình chuẩn để giúp xác định các vật liệu ngoại lai và các dấu hiệu xáo trộn nhân tạo có trong đất.

Trong đất thường có các vật liệu ngoại lai (VD: rác, vật liệu xây dựng v.v…). Việc kiểm tra đất tại hiện trường xem có các vật liệu hay dấu hiệu xáo trộn trong đất do các hoạt động của con người có vai trò quan trọng vì chúng có thể là các chỉ dấu của ô nhiễm đất.

Lưu ý về an toàn

Cần đảm bảo không có các rủi ro về sức khỏe khi tiến hành quan sát bằng cảm quan. Một số hóa chất có thể có những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da (xem thêm chương 1- An

Page 40: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

40 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

toàn Lao động).

Trang thiết bị cần dùng • Găng tay cao su;

• Bơm túi xếp Dräger;

• Ống đo PID (giúp xác định tại hiện trường có hiện diện các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi hay không).

Quy trình thực hiện

• Luôn đeo găng tay cao su khi khảo sát đất;

• Kiểm tra bằng mắt xem mẫu đất có các vật liệu ngoại lai hay không;

• Bẻ các mẫu đất sét hoặc đất thịt để có thể quan sát phần đất không bị xáo trộn bởi khoan;

• Nên dùng ống Dräger, ống đo PID hoặc máy đo sắc ký khí hiện trường xác định xem có các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi hay không;

• Quan sát bằng mắt có thể xác định các vật liệu ngoại lai có trong đất như:

- Bê tông asphalt; - Vôi tôi;- Hóa chất BVTV nguyên chất (VD: DDT, Falizan v.v…);- Thủy tinh; - Gỗ; - Rác thải sinh hoạt;- Than củi (do đốt lộ thiên); - Kim loại;- Dầu;- Thực vật;

Page 41: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

41CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

- Nhựa/nilon;- Phế thải xây dựng;- Sắt rỉ; - Vỏ/xương động vật;- Xỉ;- Bùn thải;- Đá, sỏi; - Nhựa đường;- Vệt than bùn; - Mẩu vật liệu cháy dở; - Sơn v.v…

SOP 2.1.4 - Quan sát váng bằng khay/máng Trong trường hợp đất bị nhiễm dầu, có lẫn nhựa đường, và/hoặc bị

nhiễm các loại hóa chất và/hoặc dung môi hữu cơ, một phần các chất ô nhiễm này sẽ nổi trên mặt nước và tạo váng. Bằng cách sử dụng khay/máng hoặc bất cứ vật dụng chứa nước nào tại hiện trường để quan sát hiện tượng này.

Hình 2.2. Minh họa khay/máng dùng để quan sát váng

Page 42: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

42 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Quy trình• Luôn đeo găng tay cao su;

• Đổ nước vào khay/máng sao cho độ dày lớp nước khoảng 2 cm;

• Thả một mẩu đất (đường kính khoảng 0,5 – 1cm), để chìm từ từ. Nếu là đất sét hoặc đất thịt, bẻ nhỏ mẫu trước khi thả vào khay/máng;

• Quan sát khay/máng từ một góc nghiêng xem có hình thành váng hay các màng nhỏ hay không. Nếu không có sự hình thành váng hay các màng nhỏ, lắc nhẹ khay và quan sát lại. Trong trường hợp sau khi lắc nhẹ vẫn không có váng, chờ khoảng 1 phút sau đó quan sát lại. Nếu trời quá nắng hoặc quá sáng, để khay/máng bên trong xô/chậu tối màu và quan sát;

• Lặp lại quy trình quan sát nếu còn nghi ngờ;

• Rửa sạch khay, máng bằng nước và xà phòng nhằm đảm bảo khay sạch trước khi bắt đầu quan sát cho mẫu tiếp theo;

• Các chất dễ bay hơi có thể quan sát một cách dễ dàng vì chúng có xu hướng mất màu nhanh trên bề mặt nước. Trong một số trường hợp, các chất mùn hữu cơ tự nhiên có trong đất cũng có thể tạo váng và/hoặc màng nhỏ. Sự khác biệt cơ bản giữa những váng mùn hữu cơ tự nhiên và các váng dầu/dung môi hữu cơ đó là các vàng mùn hữu cơ tự nhiên rất dễ tan nếu chạm vào;

• Chú thích và ghi chép rõ các kết quả quan sát váng vào biên bản lỗ khoan (xem thêm SOP 2.1.5).

SOP 2.1.5 - Mô tả phẫu diện đất dọc theo chiều lỗ khoanMục đích chính của SOP này đó là đưa ra một quy trình chuẩn để mô

tả và ghi chép các thông tin về lỗ khoan, quá trình khoan và các thông tin về phẫu diện đất dọc theo chiều lỗ khoan.

Các thông tin về lỗ khoan và quá trình khoan cần được điền đầy đủ vào biểu mẫu ghi chép lỗ khoan. Các thông tin sau cần được ghi chép, báo cáo một cách đầy đủ:

• Mã số Dự án/Đề tài (nếu có);

Page 43: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

43CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Tên Dự án;

• Mã số lỗ khoan;

• Họ tên của người khoan chính;

• Ngày và thời gian khoan;

• Số lượng mẫu đã lấy tại từng lỗ khoan;

• Lượng nước bổ sung (bằng lít) và kết quả đo đạc độ dẫn điện (Electric Conductivity – EC) của lượng nước bổ sung;

• Mực nước dưới đất (bằng cm tính từ bề mặt đất);

• Lượng nước bơm ra để rửa giếng;

• Độ sâu đáy của từng tầng đất;

• Kết cấu/thành phần cơ giới của từng tầng đất;

• Thông tin chi tiết về từng tầng đất, trong đó bao gồm cả ước tính về thể tích/khối lượng, đặc biệt là các tầng đất có nghi ngờ ô nhiễm;

• Mùi của từng tầng đất;

• Màu của từng tầng đất;

• Phương pháp khoan (kể cả trong trường hợp còn ống vách sau khi hoàn thành khoan);

• Kết quả quan sát váng bằng khay/máng;

• Độ sâu đáy và chiều dài của của ống lọc (cm tính từ bề mặt đất);

• Độ dẫn điện của nước dưới đất;

Các kết quả đo đạc khác tại hiện trường (VD: Ống đo Dräger và/hoặc kết quả đo đạc khí đất/không khí xung quanh) cũng cần được ghi chép trong báo cáo hiện trường.

Tham khảo thêm SOP 2.1.2 – Xác định thành phần cơ giới đất về cách ghi chép và mô tả phẫu diện đất; và các SOP liên quan trong chương 4 – Lấy mẫu đất, nước dưới đất và khí đất về các quy trình lấy mẫu liên quan.

Page 44: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

44 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

SOP 2.1.6 - Quản lý dữ liệuViệc điều tra, khảo sát khu vực ô nhiễm trên thực tế là công tác thu

thập và đánh giá các thông tin từ tài liệu thứ cấp, từ hiện trường và từ các phòng thí nghiệm để từ đó xác định mức độ ô nhiễm của khu vực. Mục đích của SOP này đó là cung cấp một vài giải pháp để giảm thiểu tối đa các lỗi liên quan đến quản lý và xử lý dữ liệu về khu vực ô nhiễm trong toàn bộ quy trình quản lý bền vững khu vực ô nhiễm.

Hiện nay có rất nhiều các tiêu chuẩn và hướng dẫn về quản lý dữ liệu; một trong những hệ thống được sử dụng nhiều nhất đó là các hướng dẫn trong tiêu chuẩn ISO 9000 (ISO 10006).

Trong trường hợp chưa có các yêu cầu nội bộ về lưu trữ và quản lý dữ liệu, thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau để quản lý dữ liệu hiệu quả hơn:

• Có mã số riêng biệt cho từng dự án điều tra;

• Toàn bộ các trang ghi chép, báo cáo, bản đồ và các tài liệu liên quan đến dự án cần có các thông tin sau:

- Mã số riêng biệt cho từng dự án điều tra; - Tên địa điểm khu vực điều tra; - Tên tổ chức thực hiện điều tra;- Chủ đầu tư;- Tên trưởng nhóm điều tra/khảo sát.

• Toàn bộ các thông tin trên cần được ghi chép trên cùng một vị trí của từng trang (VD: phía trên, bên trái);

• Sử dụng thống nhất các thuật ngữ, từ viết tắt v.v… (nếu có) để ghi chép các thông tin:

- Liên quan đến khu vực; - Liên quan đến các lỗ khoan và điểm lấy mẫu; - Liên quan đến phân tích;- Liên quan đến địa chất thủy văn.

Page 45: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

45CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Luôn ghi rõ nguồn tham khảo và nguồn thông tin, việc này giúp kiểm chứng lại các dữ liệu thu thập được trong trường hợp có những nghi ngờ về độ chính xác;

• Trong trường hợp một khu vực ô nhiễm có nhiều bản dự thảo và báo cáo, luôn tham khảo và ghi rõ các thông tin của các báo cáo đã có trước đó (tên, mã số, ngày báo cáo và tên cá nhân/tổ chức xây dựng báo cáo v.v…);

• Báo cáo tổng kết cần có đầy đủ toàn bộ các dữ liệu liên quan đến khu vực (có thể đưa vào phụ lục, và/hoặc hệ thống lữu trữ dạng số trên máy tính);

• Trong trường hợp lưu trữ văn bản in/ghi chép; luôn đảm bảo có ít nhất có thêm một bản copy toàn bộ các tài liệu hiện trường và kết quả phân tích được lưu trữ an toàn;

• Trong trường hợp lưu trữ văn bản dạng số, cần thường xuyên sao lưu và back up dữ liệu.

2.2. Ngăn ngừa thiệt hại cho các công trình ngầmSOP 2.2.1 - Quy trình chung nhằm ngăn ngừa thiệt hại cho các công trình ngầm

Để ngăn ngừa việc gây thiệt hại cho các công trình ngầm (VD: cáp ngầm và hệ thống đường ống v.v…), cần thực hiện hai bước sau:

Giai đoạn đầu bao gồm các bước:

1. Nếu có thể, hỏi người quản lý/chủ sở hữu khu vực và/hoặc chính quyền địa phương về các thông tin liên quan đến các công trình ngầm có thể có tại khu vực;

2. Dựa trên các thông tin được cung cấp, lập sơ đồ khoan/lấy mẫu;

3. Trước khi tiến hành khoan, khảo sát nhanh lại hiện trường cùng với người thông thạo tình hình tại khu vực (VD: Chủ sở hữu, đại diện chính quyền địa phương), đánh dấu các vị trí khoan (VD: bằng cọc gỗ);

4. Khi tiến hành khoan, đối với từng vị trí, nên luôn thảo luận để định vị chính xác các công trình ngầm với người quản lý/sở hữu khu vực nếu họ có mặt tại hiện trường. Trong trường hợp những cá nhân này

Page 46: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

46 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

không có mặt tại hiện trường, cần kiểm tra kỹ xung quanh để phát hiện dấu hiệu của các công trình ngầm (VD: kiểm tra vị trí của dây điện dọc trên tường, và kiểm tra đường ống nước thải và đường ống nước sạch qua vòi nước ở các khu vực lân cận v.v...);

5. Việc kiểm tra, xác định vị trí các công trình ngầm trước khi khoan có thể giúp ngăn ngừa các ảnh hưởng không đáng có đến hệ thống công trình ngầm có và/hoặc chạy qua khu vực, đặc biệt là trong trường hợp các vị trí khoan theo kế hoạch đặt đúng vào vị trí các công trình ngầm. Trong quá trình khoan, có một số dấu hiệu có thể nhận biết và nghi ngờ phía dưới có công trình ngầm nếu:

• Gặp đất tơi, rời rạc;

• Nền đất bị xáo trộn;

• Có sự xuất hiện của các vật liệu ngoại lai tại khu vực đất tại vị trí đó.

Trong trường hợp thấy các dấu hiệu này, tốt nhất nên đào xúc thăm dò một cách cẩn thận đến độ sâu khoảng 50 cm, hoặc cho đến độ sâu có phẫu diện đất đồng nhất, để xác định chính xác liệu có các công trình ngầm hay không.

2.3. Phương pháp khoan đấtSOP 2.3.1 - Phương pháp khoan đất

Mục đích chính là đưa ra một quy trình chuẩn cho việc thi công khoan địa chất, khoan khảo sát và lấy mẫu đất, và lắp đặt giếng quan trắc nước dưới đất và/hoặc khí đất.

Hệ thống khoan được áp dụngViệc thi công khoan để thí nghiệm môi trường đất và nước dưới đất,

các hệ thống khoan dưới đây được áp dụng:

• Khoan tay:1. Khoan Edelman2. Khoan hút Bailer3. Khoan lấy mẫu piston

Page 47: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

47CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

4. Khoan lấy mẫu Gouge• Khoan cơ khí:

1. Khoan mũi rỗng2. Khoan đục3. Khoan mũi 3 côn4. Khoan trục xoay5. Khoan hút cơ khí

Phạm vi áp dụngThiết bị khoan tay được sử dụng trong các trường hợp:

• Độ sâu mũi khoan tối đa 8m;

• Kết cấu đất tơi hoặc không quá cứng;

• Đường kính phân tử đất nhỏ hơn 5 – 10 cm;

Trong các trường hợp khác, sử dụng thiết bị khoan cơ khí.

Hình 2.3. Hệ thống khoan tay và khoan cơ khí

Page 48: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

48 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Sử dụng thiết bị khoan tay cá nhânMũi Edelman là mũi khoan thông dụng, dễ sử dụng và có thể khoan

các tầng đất có kết cấu chặt và kết dính như đất sét, đất thịt và than bùn và phía trên mực nước dưới đất. Nếu dùng mũi Edelman để khoan các loại đất ướt không có kết cấu chặt và đủ độ kết dính (VD: khoan dưới mực nước dưới đất) đất sẽ rơi khỏi lòng mũi khoan.

Khi khoan trên mực nước dưới đất đối với các loại đất có kích cỡ hạt thô và độ kết dính thấp, nên sử dụng mũi khoan Edelman loại lưỡi lớn, hoặc sử dụng mũi khoan lưỡi kín một phần (mũi riverside).

Mũi khoan hút Bailer và mũi khoan lấy mẫu piston được sử dụng khi khoan dưới mực nước dưới đất và cho các đất có độ kết dính thấp như cát, cát pha sét, thịt pha cát, và bùn. Khác với khoan hút, khoan lấy mẫu piston thích hợp để lấy mẫu đất nguyên dạng, do đó thường được ưu tiên sử dụng hơn khoan hút Bailer. Tuy nhiên, khoan lấy mẫu piston không dùng được cùng với ống vách chống thành lỗ khoan và do đó chỉ dùng được để lấy mẫu đất rời rạc, và tối đa ở độ sâu một chiều dài mũi khoan.

Mũi khoan Gouge (khoan đóng) được sử dụng để khoan các tầng đất nông (khoảng 1 – 1,5 m), dễ xâm nhập và có độ kết dính tốt như mùn, đất sét hay và than bùn.

Sử dụng thiết bị khoan cơ khíKhoan mũi rỗng là loại mũi khoan thích hợp nhất để lấy mẫu khảo

sát môi trường đất và nước dưới đất. Khoan mũi rỗng về bản chất là mũi khoan guồng xoắn liên tục có thân rỗng. Sử dụng khoan mũi rỗng có thể giúp lấy các mẫu đất nguyên dạng có đường kính nhỏ theo độ sâu trong phần thân rỗng của khoan bằng cách sử dụng ống lấy mẫu split-spoon (loại bửa đôi) nhờ áp suất thủy lực.

Khoan mũi xoắn thân đặc cũng có thể sử dụng cho khảo sát môi trường đất, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng khoan mũi xoắn thân đặc chúng ta không lấy được mẫu đất nguyên dạng và không mô tả được phẫu diện đất theo chiều lỗ khoan một cách chính xác.

Page 49: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

49CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Khoan mũi rỗng và khoan mũi xoắn thân đặc chỉ có thể sử dụng để khoan ở các tầng đất đá trầm tích có tỉ lệ hạt thô nhỏ và đá phong hóa.

Khoan đục về bản chất là khoan đóng cơ khí chạy bằng động cơ nhỏ. Khoan đục được sử dụng phổ biến nhất khi chỉ cần khoan nông tại các tầng đất có lẫn đá và gạch khi không thể khoan bằng tay. Khoan đục cũng có thể được sử dụng để lấy mẫu đất nguyên dạng (< 8 m) của đất không có kết cấu chặt. Khoan đục không lấy được mẫu và/hoặc tạo lỗ khoan sâu khi khoan dưới mực nước dưới đất tại các tầng đất cát/pha cát.

Khoan mũi 3 côn và khoan trục xoay có ống vách tạm thời được sử dụng tại khu vực đất có đá cuội, đá lớn hoặc trong trường hợp có nền đá vững chắc. Khoan mũi 3 côn yêu cầu xả nước liên tục để loại bỏ những phần đất đá từ lỗ khoan khi khoan sâu xuống. Khi xả nước có thể làm dịch chuyển hoặc thay thế chất ô nhiễm, do đó, phương pháp này không được ưu tiên khi sử dụng khảo sát về ô nhiễm đất/nước dưới đất. Tuy nhiên trong trường hợp khu vực nền đá rất cứng có thể vẫn bắt buộc phải sử dụng phương pháp khoan này nếu yêu cầu khảo sát cần thu thập các thông tin về thổ nhưỡng/địa chất hay tầng nước dưới đất ở phía dưới. Đối với khoan trục xoay, trong suốt quá trình khoan luôn có hai hệ thống cùng đồng thời vận hành đó là: (i) hệ thống hạ ống vách (để đặt ống vách chống thành lỗ khoan ngăn lỗ khoan khỏi sập) và (ii) hệ thống cần khoan và mũi khoan trục xoay (để khoan sâu xuống lòng đất). Khi cần lấy mẫu tại một độ sâu nhất định, thay cần khoan bằng một ống thép lõi rỗng để lấy mẫu đất nguyên dạng.

Khoan hút Bailer có ống vách tạm thời không cố định có thể được sử dụng để lắp đặt áp kế sâu trong đất có liên kết rời rạc.

Khả năng áp dụng của các phương pháp khoan được mô tả trong bảng 2.7.

Page 50: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

50 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Bản

g 2.

7. K

hả n

ăng

áp d

ụng

của

phươ

ng p

háp

khoa

n Ph

ương

phá

p kh

oan

Độ

sâu

tối đ

a (m

)

Tần

g đá

gố

c

Đất

sét,

đất t

hịt

và th

an

bùn

Đất

cát

tr

ên

mực

ớc

dưới

đất

Đất

cát

ới

mực

ớc

dưới

đất

Đá,

sỏ

i, cu

ội

Gạc

h,

xỉL

ấy

mẫu

đấ

t

Lấy

mẫu

đất

ngu

yên

dạng

Hệ

thốn

g kh

oan

tay

Mũi

Ede

lman

7-

++

--

-+

-

Mũi

kho

an h

út B

aile

r 7

-+/

--

+-

--

-(Ố

ng lấ

y m

ẫu c

ó th

ành

mỏn

g: +

)

Mũi

kho

an lấ

y m

ẫu

Pist

on7

-+

-+

--

++

Mũi

kho

an G

ouge

(k

hoan

đón

g)7

-+

+/-

--

-+

+

Hệ

thốn

g kh

oan

cơ k

Kho

an m

ũi th

ân rỗ

ng40

+/-

+-

-+/

-+/

-+

+(N

ếu d

ùng

đầu

mũi

kh

oan

đóng

mở)

Kho

an m

ũi th

ân đ

ặc

40+/

-+

--

+/-

+/-

+-

(Ống

vác

h +

ống

lấy

mẫu

split

spoo

n+)

Kho

an đ

ục

8-

+-

--

++

+

Kho

an m

ũi 3

côn

>

100

+-

--

++

--

(Ống

vác

h +

ống

thép

i rỗn

g: +

)

Kho

an tr

ục x

oay

> 10

0+

+/-

--

++

+/-

+/-

(Ống

vác

h: +

ống

thép

i rỗn

g: +

)

Kho

an h

út B

aile

r cơ

khí

150

-+/

-+

(Ống

ch)

++/

--

+/-

-(Ố

ng lấ

y m

ẫu c

ó th

ành

mỏn

g: +

)

+

Nên

áp

dụng

+/

- Có

thể

áp d

ụng

-

Khô

ng n

ên á

p dụ

ng

Page 51: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

51CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Phương thức vận hànhLưu ý

• Nếu cần, luôn xin phép khoan trước khi khoan;

• Kiểm tra vị trí của của dây cáp, đường ống và các công trình ngầm (SOP 2.2.2);

• Kiểm tra sự phù hợp của thiết bị với môi trường làm việc (đảm bảo không rò rỉ dầu, thiết bị sạch sẽ, không cần phải bơm nước rửa khi khoan v.v…);

• Hạn chế sử dụng chất lỏng khi khoan, trong trường hợp phải sử dụng các chất lỏng hỗ trợ quá trình khoan, cần kiểm tra thành phần hoá học của chất lỏng đó;

• Đường kính của lỗ khoan phải phù hợp, đảm bảo lấy được mẫu và/hoặc lắp đặt giếng khoan (đủ rộng để đổ sỏi và lớp sét benton-ite bên trên). Đường kính tối thiểu của lỗ khoan thường là 100 – 150 mm và phụ thuộc vào đường kính của giếng.

• Sử dụng tấm HDPE hoặc PE để chứa đất/đá được kéo lên từ mũi khoan, luôn sắp xếp theo thứ tự từ bề mặt xuống đáy lỗ khoan để mô tả phẫu diện.

• Đảm bảo lượng đất đá kéo lên từ lỗ khoan và các chất thải phát sinh trong quá trình khoan được thu dọn và thải bỏ đúng cách;

• Khi khoan trên mặt đường hoặc bề mặt bê tông, luôn ghi nhớ phải sửa chữa mặt đường và bê tông sau khi hoàn thành khoan, và có sự xác nhận hoàn thành của người có thẩm quyền;

• Trong quá trình khoan, không nên khoan xuyên qua các tầng đất không thấm nước (VD: tầng sét) để ngăn chặn lan truyền chất ô nhiễm xuống các tầng ngậm nước bên dưới. Trong trường hợp cần khoan qua các tầng đất này, phải bịt lại phần lỗ khoan tại tầng đất không thấm nước bằng vữa xi măng hoặc sét bentonite.

Cách vận hành các thiết bị khoan bằng tayMũi khoan Edelman:

• Chọn mũi khoan có đường kính và độ rộng lưỡi khoan phù hợp với từng loại hình khảo sát và loại đất (VD: để lắp đặt giếng quan

Page 52: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

52 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

trắc cần đường kính mũi khoan tối thiểu 10 cm);

• Xoay mũi khoan theo chiều kim đồng hồ một vòng hoặc một vòng rưỡi đến độ sâu khoảng 15 cm dưới bề mặt đất;

• Kéo từ từ mũi khoan lên;

• Gỡ mẫu đất từ lòng mũi khoan (tham khảo thêm SOP 4.1.1) bằng cách gõ nhẹ phần thân lưỡi khoan hoặc gõ hoặc ấn vào đầu dưới mẫu đất (phần sát mũi);

• Lặp lại các bước trên đến khi đạt được độ sâu cần thiết;

• Sử dụng khẩu nối để tăng chiều dài khoan khi cần khoan sâu (tối đa 8m).

Khoan hút Bailer

• Sử dụng các mũi khoan khác (VD: mũi Edelman) để tạo lỗ khoan cho đến khi gặp nước;

• Lắp ống vách xuống lỗ khoan vừa đào để tránh thành lỗ bị sập:

- Nối các khẩu ống vách với nhau để đạt được độ dài cần thiết;- Gắn mũi kim loại vào đầu dưới của ống vách; - Gắn ngàm có tay cầm vào phần đầu trên của ống vách và đặt

ống vách xuống lỗ khoan;- Đưa khoan hút bailer vào trong lòng ống vách và sục khoan

liên tục để đưa mũi xuống phần đất nằm dưới mực nước (khi sục, phần đất lẫn nước sẽ chui vào phần thân rỗng của mũi khoan hút bailer và được giữ lại nhờ van đóng một chiều ở phía đầu mũi khoan);

• Xoay ống vách theo chiều kim đồng hồ cùng lúc với việc sục khoan hút bailer để đưa ống xuống độ sâu cần thiết;

• Nếu cần lấy mẫu, gạn từ từ phần nước trong lòng mũi khoan hút và đổ nhẹ nhàng phần đất còn lại vào phôi/máng đựng mẫu (tham khảo thêm SOP 4.1.1);

• Trong trường hợp cần khoan sâu thêm, nối ống vách và nối dài cần khoan, tiếp tục lặp lại các bước trên cho đến độ sâu cần đạt được.

Page 53: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

53CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Khoan lấy mẫu piston:

• Sử dụng các mũi khoan khác (VD: mũi Edelman) để tạo lỗ khoan cho đến khi gặp nước;

• Thay mũi khoan piston và đặt vào lỗ khoan (trước khi đặt, cần đảm bảo piston nằm ở vị trí thấp nhất, sát đầu mũi);

• Ấn ống lấy mẫu xuống và kéo piston lên một cách đồng thời để đảm bảo phần đất cần lấy mẫu được hút vào trong ống mẫu một cách liên tục cho đến độ sâu cần thiết;

• Rút khoan ra khỏi lỗ khoan một cách cẩn thận và từ từ;

• Đổ phần mẫu từ ống lấy mẫu vào phôi/máng chứa mẫu (tham khảo thêm SOP 4.1.1);

Khoan lấy mẫu Gouge (khoan đóng):

• Ấn mũi khoan xuống đất;

• Nếu lực ấn của tay không đủ, dùng búa để đóng khoan sâu xuống đất;

• Xoay mũi khoan theo chiều kim đồng hồ từ 1 đến 2 vòng;

• Rút mũi khoan ra khỏi lỗ khoan;

• Phần hở phía trên của khối đất trong lòng lưỡi khoan bán nguyệt có khả năng bị nhiễm chéo trong quá trình đóng khoan xuống, do đó cần dùng bay cắt phần đó đi;

• Nậy phần đất còn lại trong lòng lưỡi khoan vào phôi/máng chứa mẫu (tham khảo thêm SOP 4.1.1).

Thiết bị khoan cơ khíPhương pháp vận hành các thiết bị khoan cơ khí tuỳ thuộc vào cấu

hình và hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất thiết bị. Chính vì vậy, các quy trình vận hành mô tả trong phần này chỉ mang tính giới thiệu và đưa ra các lưu ý liên quan trong quá trình vận hành. Trong trường hợp cần tiến hành khoan cơ khí, cần đảm bảo nhóm vận hành là những người có chuyên môn và kinh nghiệm. Để biết thêm chi tiết khi vận hành tại hiện trường, luôn tham khảo các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Page 54: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

54 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Khoan mũi rỗng:

• Lắp đặt thiết bị khoan vào vị trí khoan chỉ định;

• Đặt mũi khoan xuống đất;

• Đặt ống lấy mẫu (loại ống tách đôi theo chiều dọc – split spoon) vào cần khoan rỗng và khoan;

• Rút ống lấy mẫu lên;

• Kiểm tra phần trong ống lấy mẫu cẩn thận (tham khảo thêm SOP 4.1.1);

• Khoan đến hết độ sâu có thể của ống lấy mẫu;

• Lặp lại 4 bước trên cho đến khi đạt độ sâu yêu cầu;

• Sử dụng ống vách nếu cần (trong trường hợp đất kết dính kém và/hoặc có tầng đất nhiễm);

Khoan đục:

• Đeo bảo hộ tai trong quá trình vận hành khoan đục;

• Lựa chọn đường kính khoan phù hợp (thông thường, bắt đầu với đường kính rộng, sau đó nhỏ dần khi xuống sâu);

• Kết nối bộ chuyển đổi và cuối cùng là thanh nối vào khoan đục;

• Đặt khoan đục theo chiều thẳng đứng với mặt đất hoặc trong một lỗ khoan;

• Kết nối thiết bị đục với khoan đục và tiến hành khoan (tham khảo hướng dẫn sử dụng);

• Trong quá trình khoan, nhẹ nhàng điều chỉnh thiết bị khoan sang phải để đảm bảo thanh kết nối được giữ chặt, tránh cho các ren vít bị quá tải;

• Tránh làm kẹt mũi khoan khi đóng sâu xuống đất;

• Dừng thiết bị đục khi đạt đến độ sâu yêu cầu hoặc độ sâu tối đa, và tháo rời thiết bị bằng cách xoay mạnh sang bên trái, nối dài cần khoan trong trường hợp cần khoan sâu thêm;

Page 55: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

55CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Khi cần rút khoan lên, đặt dụng cụ tháo khoan đục vào phần trên thanh nối dài và kéo lên khỏi mặt đất;

• Cẩn thận lấy phần đất còn lại trong ống khoan vào phôi/máng đựng mẫu (tham khảo thêm SOP 4.1.1);

• Lặp lại quá trình trên đến khi đạt độ sâu cần thiết.

Khoan mũi 3 côn và khoan trục xoay:

• Khoan một lỗ bằng thiết bị khoan khác đến khi chạm vào nền đất đá cứng (dùng ống vách nếu cần);

• Lắp đặt mũi khoan 3 côn hoặc mũi khoan trục xoay;

• Đưa khoan 3 côn hoặc khoan trục xoay sâu xuống lỗ khoan;

• Bắt đầu khoan cho đến khi đạt độ sâu yêu cầu;

• Sử dụng ống vách nếu cần (trong trường hợp có tầng đất kết dính kém và/hoặc tầng đất nhiễm). Thiết bị đặt hạ ống vách được vận hành đồng thời với thiết bị khoan trong quá trình khoan;

• Nếu cần lấy mẫu lõi từ đáy của lỗ khoan, rút khoan lên và thay bằng ống lấy mẫu.

Khoan hút bailer cơ khí có ống vách tạm thời: tham khảo quy trình của khoan hút bằng tay. Chuyển động sục và nâng ống khoan hút được thực hiện bằng động cơ.

2.4. Lắp đặt giếng quan trắcSOP 2.4.1 - Lắp đặt giếng quan trắc

SOP này đưa ra các quy định về cách lắp đặt một giếng quan trắc có ống lọc nằm ở một độ sâu nhất định phía dưới tầng ngậm nước. Phía ngoài ống lọc trùm một lớp vải lọc để ngăn các hạt đất chui vào bên trong ống.

Giếng quan trắc được lắp đặt bằng cách sử dụng thiết bị khoan tay hoặc khoan cơ khí, có thể có ống vách hoặc không (tùy từng trường hợp cụ thể). Các thiết bị cần có phụ thuộc vào:

• Mức độ kết dính của đất (đất kết dính bao gồm đất sét, đất sét pha

Page 56: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

56 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

và than bùn; đất kết dính kém bao gồm cát, sỏi và đất đá). Thành phần đất ở phía dưới và ngay phía trên tầng ngậm nước quyết định các loại thiết bị cần dùng;

• Vị trí của ống lọc so với giới hạn phía trên của tầng ngậm nước;

• Sự có mặt của chất ô nhiễm (nhận biết bằng cảm quan) ví dụ như lớp màng ở phần trên của tầng ngậm nước.

Vị trí và độ dài của ống lọc

Độ dài của ống lọc và độ sâu đặt ống lọc có thể khác nhau, tùy thuộc vào mục đích quan trắc của giếng. Các hướng dẫn trong bảng 5.2 được áp dụng.

Bảng 2.8. Vị trí và độ dài của ống lọc

Mục đích Vị trí ống lọc Độ dài ống lọc

Quan trắc nước dưới đất

Khoảng 75% dưới mực nước 1 m

Quan trắc lớp màng Khoảng 50% dưới mực nước 2 mQuan trắc phía dưới màng

Phần đầu trên của ống nằm dưới mực nước tối thiểu 1 m

1 m

Nước dưới đất ở tầng sâu

Tại tầng ngậm nước/ dưới đất 1 m

Đo độ thấm Phần đầu trên của ống dưới mực nước tối thiểu 1 m

1 m

Hình 2.4 mô tả cấu tạo của của hai loại giếng chính (giếng quan trắc nước dưới đất và giếng quan trắc màng nổi):

Page 57: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

57CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Hình 2.4. Mô hình giếng quan trắc

Trong trường hợp trong đất/nước có hydrocarbon hoặc dung môi gốc dầu ở nồng độ cao, cần dùng các thiết bị lắp đặt làm bằng HDPE được sử dụng để tránh ăn mòn.

Chú ý:

• Mực nước dưới đất thường bị ảnh hưởng phụ thuộc vào lượng mưa của từng mùa và mực nước bề mặt. Phải chú ý đến sự ảnh hưởng này để lựa chọn vị trí đặt và độ dài ống lọc thích hợp;

• Khi lắp đặt giếng tại khu vực ô nhiễm, các tầng chứa chất ô nhiễm nằm ở phía trên ống lọc phải được bao bọc và/hoặc đặt ống vách để tránh sập và rơi vãi vào tầng nước dưới đất trong quá trình khoan và lắp đặt giếng quan trắc;

• Việc thải bỏ các chất lỏng hay nước sinh ra trong quá trình lắp đặt và tháo rửa giếng phải có sự đồng ý của chủ sở hữu/người quản lý khu vực.

Page 58: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

58 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Thiết bị• Thiết bị khoan phù hợp (tham khảo thêm phần 2.2.);

• Ống nhựa làm giếng quan trắc (PVC hoặc HDPE), bao gồm:

o Ống nhựa kín (chiều dài = “tổng độ sâu khoan” – “chiều dài ống lọc”);

o Ống lọc (dài khoảng 1m), độ rộng rãnh ~ 0,3 mm. • Đầu bịt ống (đầu dưới và đầu trên, riêng đầu bịt trên cần có 2 lỗ

để gắn nhãn);

• Vải lọc (để trùm ngoài ống lọc);

• Lớp sỏi lọc (phía ngoài ống lọc);

• Sét bentonite dạng hạt (để bịt phần đầu phía trên bên ngoài của ống lọc);

• Búa cao su;

• Cưa;

• Ống PE (Ø 8 mm);

• Bơm động cơ.

Quy trình• Sử dụng thiết bị khoan để khoan một lỗ đến độ sâu cần thiết

(tham khảo SOP 2.3.1);

• Lắp đặt ống nhựa đã gắn với ống lọc làm giếng vào lỗ khoan (nhớ bịt đầu dưới của ống lọc bằng đầu bịt kín), sử dụng dụng cụ định tâm để đảm bảo giếng nằm ở giữa lỗ khoan;

• Đổ sỏi lọc lấp đầy toàn bộ ống lọc và cả phần lỗ khoan phía trên ống lọc (khoảng 0,5 m), kiểm tra bằng thước đo;

• Đổ một lớp sét bentonite dày tối thiểu 0,5 m (cần khoảng 5 lít đất sét dạng hạt; kiểm tra bằng thước đo);

• Đổ nước sạch vào lỗ khoan để làm ướt và trương sét bentonite (đặc biệt quan trọng đối với việc lắp giếng quan trắc tại các khu vực khô hạn);

Page 59: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

59CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Lấp đầy lỗ khoan cho đến bề mặt đất bằng lượng đất kéo lên khỏi lỗ khi khoan. Đối với mỗi lỗ khoan, cần ghi nhớ bịt lại tầng không thấm nước (VD: tầng đất sét) đã khoan xuyên qua bằng một lớp sét betonite với độ dày ít nhất là hơn 0,5m so với độ dày tầng không thấm nước đó. Trong trường hợp ống lọc nằm trong tầng ngậm nước có kích cỡ hạt là cát thô hoặc sỏi, có thể không cần đổ thêm cát/sỏi lọc;

• Sử dụng lưỡi cưa sắc, cưa chéo miệng giếng ngay phía dưới mặt đất (không cưa quá xiên, vì như vậy nắp giếng sẽ không đóng kín hoàn toàn);

• Dùng đầu bịt đóng nắp giếng (sử dụng đầu bịt có hai lỗ: một dùng để thông khí và một để gắn nhãn), nhãn ghi mã số giếng, ngày lắp đặt, độ sâu giếng và chiếu dài ống lọc;

• Đối với các giếng có vị trí không phải trên đường hoặc vỉa hè có thể cao hơn bề mặt đất từ 10 – 20 cm được che bằng nắp PVC. Đối với các giếng được lắp trên đường hoặc vỉa hè phải nằm gọn trong một hố đào (bằng tay) đủ rộng, có nắp bảo vệ và ống vách để giữ kết cấu hố. Phần trên của nắp phải ngang với bề mặt đường/vỉa hè. Không bao giờ được bịt sét bentonite, đất sét pha hoặc đất sét ở trên nắp giếng hoặc đầu bịt giếng vì khi mưa phần sét này có thể ngấm vào trong giếng. Sửa lại đường và vỉa hè, nếu cần.

• Thông mạch giếng:

o Tháo nắp giếng;o Hạ ống PE xuống đáy giếng. Đầu dưới của ống cắt chéo để

ngăn không bị hút dính vào đáy giếng (sẽ không hút được nước lên);

o Nối ống vào bơm; o Vì mẫu nước từ giếng quan trắc cần có tính đại diện cho chất

lượng nước của tầng nước cần lấy mẫu, do đó cần tiến hành thông mạch giếng tối thiểu 30 phút để làm thông thoáng giếng. Để thông mạch giếng cần sục và bơm nước khỏi giếng và loại bỏ các vật cản nước ở phần sỏi lọc và thành giếng. Có thể sử dụng bơm hút (bailer) loại nhỏ để thực hiện thông mạch giếng;

Page 60: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

60 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

o Tiếp theo, dùng bơm nhu động để bơm một lượng nước nhất định ra khỏi giếng. Thể tích nước cần được bơm phục thuộc vào kết quả đo đạc các thông số cơ bản về chất lượng nước. Thông thường, cần bơm một thể tích nước tối thiểu bằng 3 lần thể tích phần chứa nước của lỗ khoan (không phải thể tích giếng) trước khi tiến hành đo đạc các thông số dưới đây (xem thêm trong bảng 2.9): - pH ± 0,1- Độ dẫn điện ± 3%- Thế Oxi hoá khử ± 10mV- Độ đục ± 5 %

o Thời gian giữa các lần đo bằng thời gian cần để bơm một thể tích nước bằng thể tích lỗ khoan ra khỏi giếng nhưng không được < 5 phút. Trước khi tắt bơm nhu động, rút từ từ ống PE lên để đảm bảo cả phần phía trên của cột nước trong giếng cũng được bơm ra. Nếu kết quả đo cho thấy độ lệch giữa các lần đo nằm trong khoảng cho phép có nghĩa là giếng đã thông;

o Sau khi giếng đã thông mạch và đạt được các tiêu chí đo đạc như trên, niêm phong giếng trong khoảng 2 tuần để giếng đạt trạng thái cân bằng;

o Đối với trường hợp có tầng đất không thấm nước, lượng nước có trong giếng thường quá thấp để có thể bơm được một thể tích nước tương đương 3 lần thể tích phần chứa nước của lỗ khoan.Trong trường hợp đó, cần bơm tối thiểu 2 lần lượng nước đó. Nên chờ một thời gian trước bơm có đủ nước thấm vào giếng;

o Tháo ống PE khỏi bơm, sau đó tắt bơm ngay lập tức;o Tháo ống PE khỏi giếng;o Đo độ sâu của giếng so với mặt đất.

Chú ý: Nếu sử dụng ống HDPE, phần HDPE tiếp xúc với bê tông hoặc sét bentonite nên được làm thô ráp bằng giấy nhám để đảm bảo kín hoàn toàn.

Page 61: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

61CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Bảng 2.9. Lượng nước cần bơm khi thông mạch giếng

Chiều dài cột nước (cm)

3 x Thể tích Lỗ khoan (lít)Khoan mẫu

piston (4 cm)Ống vách (10 cm)

Ống vách (20 cm)

50 2 10 40100 4 20 80200 8 40 160400 15 80 320800 30 160 640

Báo cáo

Ghi chép các thông tin sau vào biên bản lỗ khoan:

• Độ sâu của mực nước dưới đất trong quá trình khoan;

• Độ sâu của giếng (tính từ mặt đất);

• Độ dài của ống lọc;

• Lượng nước cần bơm để thông mạch giếng;

• Kết quả đo độ pH và EC;

Nếu có đổ thêm nước từ ngoài vào khi thi công giếng (trong một số trường hợp cần để giữ áp suất khi khoan), cần ghi chép rõ khối lượng nước và độ dẫn điện của phần nước đó phải được ghi chú lại trong báo cáo hiện trường.

Nếu trong thực tế có một số quy trình mô tả trên đây có sự điều chỉnh, cần báo cáo những điều chỉnh này một cách chi tiết trong báo cáo hiện trường.

SOP 2.4.2 - Lắp đặt giếng quan trắc nước dưới đất có màng LNAPL (Chất lỏng nhẹ không phân pha với nước)

Ngoài những quy trình đã mô tả trong SOP 2.4.1, trong trường hợp tầng ngậm nước cần quan trắc có lớp màng nổi LNAPL, cần thực hiện các yêu cầu bổ sung sau:

Page 62: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

62 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Đặt ống vách chắn toàn bộ lớp màng nổi và có đáy sâu thêm khoảng 0,5 m tính từ đáy của lớp màng nổi;

• Đảm bảo phần đầu trên của ống lọc nằm trọn sâu trong tầng nước dưới đất ít nhất 1m tính từ độ sâu của mực nước dưới đất;

• Bịt đất sét bentonite với độ dày tối thiểu 0,5 m có phần đáy ở ngay phía dưới màng nổi.

Các biện pháp bổ sung trên giúp giảm thiểu tối đa tác động của màng nổi đến kết quả quan trắc nước dưới đất.

Để quan trắc, lấy mẫu và/hoặc đo độ dày của của lớp màng, khoan và lắp đặt một giếng quan trắc khác, tuy nhiên phần ống lọc không trùm vải lọc bên ngoài và phần đầu trên của ống lọc nằm phía trên lớp màng nổi.

SOP 2.4.3 - Lắp đặt giếng quan trắc để đo độ thấm nước của đấtThực hiện các quy trình lắp đặt giếng quan trắc đã mô tả trong SOP

2.4.1 với các yêu cầu bổ sung sau:

• Khoan một lỗ đến độ sâu tối thiểu 1,5 m dưới tầng nước dưới đất cần quan trắc độ thấm;

• Lắp đặt giếng quan trắc đường kính tối thiểu 32 mm và ống lọc có chiều dài tối thiểu 1 m (có vải lọc trùm ngoài);

• Bịt một lớp sét betonite dày ít nhất 50 cm ngay phía trên ống lọc;

• Ghi chú rõ trong nhãn: CHỈ PHÙ HỢP ĐỂ ĐO ĐỘ THẤM;

• Sau khi lắp đặt và rửa giếng, cần theo dõi giếng khoảng 1 tuần trước khi tiến hành đo độ thấm. Thông thường sau 2 ngày, phần sét bịt thường đã trở nên đủ kín không thấm nước để tiến hành thử nghiệm.

SOP 2.4.4 - Rửa giếng trước khi lấy mẫu nước dưới đấtMục đích của SOP này nhằm cung các thông tin về hoạt động rửa

giếng trước khi lấy mẫu nước dưới đất theo một quy trình chuẩn.

Việc rửa giếng quan trắc trước khi lấy mẫu giúp tăng cường chất lượng và tính đại diện của mẫu nước dưới đất. Thông qua việc rửa giếng:

Page 63: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

63CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Phần nước dưới đất trong giếng trước khi rửa (có thể chứa nồng độ chất ô nhiễm cao nhất do tiếp xúc với vật liệu làm giếng) được bơm ra khỏi giếng;

• Phần nước dưới đất ít bị tác động do các hoạt động lắp đặt giếng chảy vào giếng từ phần xung quanh ống lọc sau khi rửa giếng.

Thiết bị • Bơm điện (ưu tiên);

• Ống PE (6 x 8 mm/12 x 16 mm);

• Xô/chậu đựng nước có thước đo thể tích;

• Kéo;

• Bạt nhựa;

• Găng tay cao su;

• Lọ thuỷ tinh lấy mẫu;

• Thiết bị đo độ dẫn điện EC.

Quy trìnhVì mẫu nước từ giếng quan trắc cần có tính đại diện cho chất lượng

nước của tầng nước cần lấy mẫu, do đó cần tiến hành rửa giếng tối thiểu 30 phút để làm thông thoáng giếng. Để rửa giếng cần sục và bơm nước khỏi giếng và loại bỏ các vật cản nước ở phần sỏi lọc và thành giếng. Có thể sử dụng bơm hút (bailer) loại nhỏ để thực hiện rửa giếng:

• Dùng kéo cắt một đoạn ống PE đủ dài để bơm phần nước dưới đất trong ống lọc. Ống PE phải được cắt vát để tránh bị hút dính xuống đáy giếng;

• Đảm bảo ống không tiếp xúc với mặt đất hoặc tay bằng cách đặt lên trên phần vải nhựa và đeo găng tay cao su khi thao tác;

• Đặt bơm ở cuối hướng gió của khu vực lấy mẫu để tránh cho mẫu không bị ô nhiễm bởi khí thải phát ra từ bơm (hoặc máy phát) nếu có;

• Kết nối ống PE với bơm;

• Khởi động bơm;

Page 64: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

64 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Bơm một thể tích nước bằng ít nhất ba 3 lần thể tích phần chứa nước của giếng (xem bảng 2.10).

• Đo ba lần các thông số sau và đảm bảo độ lệch giữa các lần đo không vượt quá giá trị cho phép ghi dưới đây:

- pH ± 0,1- Độ dẫn điện ± 3%- Thế oxi hoá khử ± 10mV- Độ đục ± 5 %

• Thời gian chờ tối thiểu giữa các lần đo bằng thời gian bơm ba lần thể tích cột nước trong giếng, tuy nhiên không nên ngắn hơn 5 phút. Trong trường hợp cột nước trong giếng thấp, cần bơm tối thiểu 2 lần thể tích của cột nước trong giếng để rửa giếng;

• Cần đảm bảo trong quá trình rửa, toàn bộ cột nước trong giếng phải được thay thế bằng nước dưới đất từ phía ngoài ống lọc. Lưu ý kéo từ từ ống PE lên trong khi bơm rửa giếng để hút toàn bộ cột nước trong giếng ra;

• Tháo ống ra khỏi bơm;

• Tắt bơm;

• Lấy mẫu theo hướng dẫn nêu tại SOP 4.2.1 – Lấy mẫu nước dưới đất.

Bảng 2.10. Thể tích cột nước có trong giếng cần bơm ra khi tiến hành rửa giếng (lít)

Cột nước (cm) Ø bộ lọc (mm)8 25 32 40 50

25 0,02 0,3 0,5 1 150 0,04 0,5 0,9 2 275 0,06 0,8 1,4 2 3100 0,08 1,0 1,8 3 5150 0,13 1,6 2,8 5 7

Page 65: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

65CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

Bảng 2.10. Thể tích cột nước có trong giếng cần bơm ra khi tiến hành rửa giếng (lít) (tiếp).

Cột nước (cm) Ø bộ lọc (mm)8 25 32 40 50

200 0,17 2,1 3,7 6 9250 0,21 2,6 4,6 8 11300 0,25 3,1 5,5 9 14350 0,30 3,6 6,5 11 16400 0,34 4,2 7,4 12 18450 0,38 4,7 8,3 14 21500 0,42 5,2 9,2 15 23550 0,47 5,7 10,2 17 25600 0,51 6,2 11,1 18 27700 0,59 7,3 12,9 21 32800 0,68 8,3 14,8 24 36900 0,76 9,3 16,6 27 41

1.000 0,85 10,4 18,5 31 46

Lưu ý:

- Đối với giếng mà mực nước dưới đất thấp hơn khoảng 7 m bgl, có thể rửa giếng bằng bơm van đáy;

- Các loại giếng sâu có đường kính trong = 50 mm có thể rửa và lấy mẫu bằng máy bơm chìm (bơm Grundfos);

- Toàn bộ việc thải bỏ chất lỏng tạo ra trong quá trình rửa giếng phải có sự đồng ý/thỏa thuận với người chịu trách nhiệm/quản lý khu vực.

Báo cáoGhi chú lượng nước bơm ra để rửa giếng (lít) trong Phiếu ghi chép

mẫu nước dưới đất (SOP 4.2.1). Nếu chỉ bơm được ít hơn 3 lần thể tích

Page 66: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

66 CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

cột nước của giếng được thanh lọc, phải ghi lại trong biên bản. Nếu quy trình thực hiện tại hiện trường có sự điều chỉnh so với các quy trình mô tả trong tài liệu này, phải ghi lại trong biên bản và nêu rõ nguyên nhân.

2.5. Ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu đấtSOP 2.5.1 - Ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu đấtNguyên nhân gây nhiễm chéo:

• Sự dính bẩn trong quá trình khoan;

• Rơi mẫu đất và/hoặc thiết bị khoan vào bề mặt (đất) bị ô nhiễm;

• Các nguồn ô nhiễm ở xung quanh;

• Nước mưa;

• Các chất ô nhiễm từ vật liệu hoặc thiết bị khoan;

• Thiết bị khoan không sạch sẽ.

Những nguồn chất ô nhiễm gây nhiễm chéo có thể được hạn chế bằng cách:

• Đặt đất khoan lên tấm vải nhựa sạch;

• Làm sạch thiết bị khoan theo các quy trình mô tả trong SOP 2.5.2 sau mỗi lần sử dụng;

• Khoan từ vùng sạch đến vùng ô nhiễm, nếu có thể;

• Sử dụng găng tay bảo hộ lao động và găng tay thí nghiệm trong khi khoan và lấy mẫu;

• Sử dụng mũi khoan với đường kính nhỏ hơn sau khi khoan vào tầng đất bị ô nhiễm;

• Làm sạch phương tiện khoan mỗi ngày.

Trường hợp khoan trong đất khô không kết dính hoặc trong vùng đất ô nhiễm, nên sử dụng ống vách để ngăn sự dính đất vào giếng khoan khi lắp đặt và tháo thiết bị khoan.

Page 67: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

67CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, KHOAN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TẠI HIỆN TRƯỜNG

SOP 2.5.2 - Tiêu tẩy độc cho thiết bịMục tiêu của SOP này là ngăn chặn sự lây nhiễm chéo qua thiết bị

khoan giữa các hiện trường, tham khảo thêm SOP 2.5.1 về lây nhiễm chéo nội trong hiện trường khi khoan.

Thiết bị khoan phải được làm sạch để không xảy ra lây nhiễm chéo từ vị trí này sang vị trí khác.

Dụng cụ và các điều kiện cần thiết:• Găng tay cao su;

• Khu vực rửa thiết bị;

• Vòi rửa (áp suất cao);

• Các sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường và không có gốc photphat;

• Máy làm sạch bằng hơi nước;

• Khăn giấy.

Yêu cầu về an toànKhi làm sạch thiết bị, đeo găng tay cao su để ngăn chất ô nhiễm tiếp

xúc với tay.

Quy trìnhThiết bị khoan được mô tả trong SOP 2.3.1 phải được làm sạch như sau:

• Tìm địa điểm được phép làm sạch thiết bị và nước thải được thu lại (ví dụ khu vực tiêu tẩy độc);

• Loại bỏ phần đất còn dính vào thiết bị (máy khoan, mũi khoan) bằng cách cạo, chải hoặc lau chùi;

• Phải rửa thật sạch thiết bị, sử dụng vòi rửa áp suất cao hoặc máy làm sạch hơi nước, nước sạch và chất tẩy rửa phòng thí nghiệm không chứa phosphat. Việc làm sạch này loại bỏ bất cứ chất ô nhiễm nào có thể tích trữ trong khi lưu trữ và vận chuyển;

• Bọc thiết bị bằng bạt nhựa sạch khi vận chuyển và lưu trữ thiết bị;

• Nếu không sử dụng, bảo quản thiết bị nơi khô thoáng để tránh rỉ sét.

Page 68: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo
Page 69: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

69CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

CHƯƠNG 3 ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

3.0. Giới thiệuMục tiêu

Mục tiêu của đo đạc hiện trường là để xác định các thông số/chỉ tiêu liên quan đến đất, nước dưới đất hoặc tình trạng ô nhiễm cần thiết để đánh giá toàn bộ hiện trường. Dưới đây bao gồm các SOP cần thực hiện để hoàn thành đo đạc hiện trường (quan trắc mực nước dưới đất, đo lường lớp chất lỏng nhẹ không tan -LNAPL) sao cho các dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy. Các vấn đề về đo đạc hiện trường:

• Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho đất, và các SOP liên quan được đề cập trong mục 3.1;

• Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho nước (dưới đất), và các SOP liên quan được đề cập trong mục 3.2;

• Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho đất và khí bãi rác, và các SOP liên quan được đề cập trong mục 3.3;

• Đo lường và thí nghiệm hiện trường khác, và các SOP liên quan được đề cập trong mục 3.4.

Nguyên lýĐo đạc hiện trường được thực hiện trong quá trình lắp đặt và khoan

tại hiện trường, và bao gồm thu thập tất cả các dữ liệu liên quan từ đất, nước dưới đất, trầm tích hoặc chất ô nhiễm xuất hiện trong các hệ thống đo lường.

Page 70: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

70 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

Phương phápKhông có phương pháp cố định nào cho việc đo đạc hiện trường.

Mỗi đo đạc có phương pháp thực hiện riêng. Tham khảo các SOP liên quan cho các phương pháp đo đạc hiện trường khác nhau.

Thiết bịCác thiết bị cơ bản dưới đây được sử dụng trong đo đạc hiện trường.

Để đảm bảo an toàn lao động tại hiện trường, tham khảo chương 2.

• Nhật ký hiện trường (xem SOP 2.1.1);

• Găng tay cao su latex.

Tùy thuộc vào yêu cầu đo đạc hiện trường, các thiết bị bổ sung cần thiết sẽ được đề cập trong từng mục riêng.

Quy trìnhĐo đạc hiện trường thường được thực hiện song song hoặc ngay sau

quá trình lắp đặt và khoan (chương 2). Các hình thức đo đạc hiện trường được phân loại như sau:

• Đo đạc hiện trường cho đất;

• Đo đạc hiện trường cho nước (dưới đất);

• Đo đạc hiện trường cho đất và khí bãi rác;

• Đo đạc hiện trường cho thuốc BVTV.

Lưu ýĐo đạc hiện trường có thể cung cấp thông tin có giá trị để đánh giá

hiện trường. Ngoài ra, việc sử dụng đo lường tại chỗ, sẽ cho phép khoan và lấy mẫu chính xác hơn tại hiện trường khảo sát và tiết kiệm chi phí thí nghiệm ở phòng thí nghiệm.

Hạn chếDo môi trường thực hiện khảo sát, đo đạc hiện trường không thể đạt

tiêu chuẩn chất lượng như phân tích trong phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, các kết quả đo đạc hiện trường nên được coi là chỉ số tham khảo có

Page 71: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

71CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

thể tin cậy về một vài thông số ô nhiễm chứ không phải là giá trị thực tế tại hiện trường.

3.1. Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho đấtSOP 3.1.1 - Đo lường độ thấm của đấtMục tiêu

SOP này mô tả việc sử dụng các phương pháp khác nhau để thực hiện đo lường độ thấm của đất tại hiện trường.

Giới thiệuĐối với nước và chất lỏng có cùng độ nhớt:

• Độ thấm cao trong cát: 10 – 40 m/ngày;

• Độ thấm thấp trong đất sét, bùn và than mùn: 0,001 – 0,1 m/ngày;

Việc xác định độ thấm là quan trọng để xác định:

• Sự lan truyền của chất ô nhiễm;

• Phương án xử lý/cải tạo nước dưới đất;

• Thiết kế hệ thống lọc thấm và thoát nước.

Đo lường độ thấm theo chiều ngang tại tầng đất bão hòa được thực hiện sử dụng phương pháp fall-head (đo sụt giảm cột nước), cho phép đo độ thấm của tầng đất từ 0,01 đến 50 m/ngày. Phương pháp lỗ khoan đảo chiều được sử dụng để xác định độ thấm theo chiều ngang tại tầng đất không bão hòa.

Cần phải biết chính xác sự phân tầng của đất để biết được độ dày tầng đất cần khảo sát. Hơn nữa, cần phải lưu ý các điều kiện chung như vị trí của các phần mặt đất có che phủ tại hiện trường khảo sát, mực nước tại các ao hồ, thủy vực xung quanh khu vực điều tra, điều kiện thời tiết và sự hiện diện của tầng không thấm nước v.v… trong quá trình đo đạc.

Phương pháp fall-headGiếng khảo sát được sử dụng để đo lường theo phương pháp fall

Page 72: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

72 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

head phải đạt các yêu cầu sau (xem hình 3.1 và SOP 2.4.1):

• Phần đầu ống lọc phải nằm trọn trong tầng ngậm nước;

• Phải có một lớp đất sét bịt trên đầu ống lọc. Tầng đất sét này phải được nhồi sao cho ít nhất phần đáy nằm ở phía dưới mực nước dưới đất;

• Độ dài của ống lọc là 1 m.

Hình 3.1. Lắp đặt giếng khảo sát cho phương pháp fall-head

Dữ liệu thu được từ các phép đo cần được đánh giá và phân tích bởi cán bộ có chuyên môn về thủy văn. Việc này được thực hiện bằng cách sử dụng một chương trình máy tính để tính toán các yếu tố thấm nước của tầng đất xung quanh ống lọc.

Thiết bị

• Đồng hồ bấm giờ;

• Xô đựng nước (5 l) có thang đo tỷ lệ;

• Phễu;

• Nước uống;

Page 73: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

73CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Máy đo hiển thị mực nước bằng tín hiệu âm thanh hoặc quang học khi đầu dò tiếp xúc với nước.

Quy trình

Trước khi thực hiện đo lường, kiểm tra nhãn của giếng khảo sát xem ống lọc có phù hợp cho việc đo lường không. Ống lọc phải được lắp đặt tối thiểu 2 ngày trước khi đo, tuy nhiên thông thường nên đợi 1 tuần sau khi lắp đặt để tiến hành đo:

• Đo mực nước dưới đất và độ sâu của giếng quan trắc, tham khảo bảng 3.1 từng mực độ sâu để thực hiện đo lường, ghi chép lại mực nước, độ sâu và các kết quả đo đạc;

• Đổ đầy nước uống sạch vào xô loại 5 lít (đã hiệu chuẩn), đo độ dẫn điện và ghi chép lại thông tin;

• Đặt phễu lên đỉnh giếng, và đặt đồng hồ bấm giờ ở 0;

• Đặt máy dò vào giếng ở độ sâu thứ nhất trong bảng 3.1;

• Bắt đầu bấm giờ và đổ nước đều vào phễu cho đến khi đầy giếng (độ sâu 0). Không tạm dừng bấm giờ, ghi lại thời gian làm đầy giếng và lượng nước được đổ vào. Lượng nước tối đa được đổ vào giếng là 5 lít; nếu giếng vẫn chưa đầy, ngay lập tức đo mực nước bên trong giếng và thời gian, ghi lại các thông số và tiếp tục quy trình;

• Ngay khi tín hiệu âm thanh hoặc quang học của máy đo hiệu chuẩn tắt, ghi lại thời gian kể từ khi bắt đầu bấm giờ mà không tắt đồng hồ. Hạ thấp máy đo hiệu chỉnh đến độ sâu tiếp theo;

• Lặp lại các bước trên cho cả 5 độ sâu đo lường nêu ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Độ sâu đo lường

Mực nước dưới đất (m)

Phép đo được thực hiện ở độ sâu … cm tính từ đỉnh giếng

0,5 0,15 0,20 0,25 0,30 0,351,0 0,30 0,40 0,50 0,60 0,701,5 0,45 0,60 0,75 0,90 1,05

Page 74: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

74 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

Bảng 3.1. Độ sâu đo lường (tiếp)

Mực nước dưới đất (m)

Phép đo được thực hiện ở độ sâu … cm tính từ đỉnh giếng

2,0 0,60 0,80 1,00 1,20 1,402,5 0,75 1,00 1,25 1,50 1,753,0 0,90 1,20 1,50 1,80 2,103,5 1,05 1,40 1,75 2,10 2,454,0 1,20 1,60 2,00 2,40 2,80X 0,3X 0,4X 0,5X 0,6X 0,7X

Mỗi phép đo phải được thực hiện hai lần. Lặp lại toàn bộ quy trình khi mực nước dưới đất trở về mức ban đầu.

Sau khi hoàn thành đo lường, làm sạch giếng khảo sát bằng cách bơm 3 lần thể tích nước chứa trong phần ngập dưới tầng bão hòa của giếng. Sau khi đo độ thấm, giếng khảo sát đó phải được để tối thiểu 1 tuần trước lần lấy mẫu/đo đạc tiếp theo.

Ghi chép kết quả:

Các thông tin sau cần được ghi chép đầy đủ:

• Mã số dự án và tên dự án;

• Ngày thực hiện;

• Tên người thực hiện đo đạc;

• Trưởng nhóm:

• Mã số lỗ khoan;

• Mã số giếng;

• Mực nước dưới đất và độ sâu đặt ống lọc;

• Đường kính trong và ngoài (nếu khác 28 và 32 mm) của giếng quan trắc;

• Thời gian làm đầy và lượng nước sử dụng để làm đầy (hoặc mực nước sau khi sử dụng hết 5 lít)

Page 75: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

75CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Thời gian đo được ở các mực nước khác nhau.

Phương pháp lỗ khoan đảo chiều (reserve drilling hole method)Phương pháp này chỉ phù hợp để đo độ thấm ngang tại các tầng đất

không bão hòa (tầng nước cạn).

Dữ liệu thu được từ các phép đo sẽ được xử lý và giải thích bởi chuyên gia thủy văn. Độ sâu tối đa là 2m dưới mặt đất.

Thiết bị

• Đồng hồ bấm giờ;

• Xô;

• Phễu;

• Nước (uống) sạch;

• Máy đo hiệu chuẩn để hiển thị mực nước bằng tín hiệu âm thanh hoặc quang học khi đầu dò tiếp xúc với nước.

Quy trình (xem hình 3.2)

• Khoan một lỗ có đường kính 80mm đến độ sâu ngay trên mực nước dưới đất trong tầng đất cần đo độ thấm, có thể khoan sâu tối đa 2m;

• Đo độ sâu của lỗ khoan so với mốc tham chiếu (thường là một điểm đánh dấu trên mốc cắm ở cạnh lỗ khoan);

• Lắp một ống lọc đặc biệt phù hợp cho phép đo này (VD: loại ống lọc Ø 76 mm);

• Đo lại độ sâu của lỗ khoan. Trong trường hợp độ sâu giảm, khoan đến độ sâu ban đầu bằng một mũi khoan nhỏ hơn;

• Không cần làm ướt đất đến mức bão hòa trước khi tiến hành đo;

• Lắp đặt bên trong ống lọc một giếng quan trắc Ø50 và đổ nước vào cho đến khi ống lọc Ø76 đầy hoàn toàn. Cố gắng không để nước tràn. Cần đảm bảo nước không được chảy dọc bên ngoài ống lọc Ø76 và rơi vào lỗ khoan;

Page 76: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

76 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Bắt đầu tính giờ (t = 0) và dùng máy đo để xác định độ sâu của từng lần đo liên tiếp. Độ sâu đầu tiên là hmin;

• Đo tốc độ nước rút (đo thời gian nước rút tại theo từng 5 cm nước rút) so với điểm số 0 cho gần đến hết độ sâu của lỗ khoan (hmax, tiệm cận). Nếu nước rút từ từ, có thể đo thời gian cho từng 2 -3 cm. Ghi chép lại thời gian tại từng độ sâu nước rút;

• Nếu thời gian nước rút là >30 phút, cần tham vấn thêm chuyên gia/trưởng nhóm để thảo luận thêm về phương pháp;

• Các thông số đo đạc ghi chép được ở phần giữa và cuối ống lọc là quan trọng nhất;

• Đo độ sâu của lỗ khoan sau mỗi lần thực hiện phép đo;

• Lặp lại phép đo đối với đất sét hoặc đất thịt từ 2 – 3 lần, đất cát từ 3 – 6 lần để đạt được độ bão hòa;

Bề mặt

Độ sâu lỗ khoan

Mực nước ngầm

cạn

Mốc

Hình 3.2. Lắp đặt lỗ khoan cho phương pháp lỗ khoan đảo chiều

3.2. Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho nước (dưới đất)SOP 3.2.1 - Đo mực nước dưới đất

Mục tiêu của SOP này nhằm mô tả các quy trình để đo mực nước tĩnh

Page 77: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

77CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

của nước dưới đất trong giếng quan trắc.

Máy đo mực nước sẽ phát ra tín hiệu (tiếng bíp và/hoặc nháy đèn) khi đầu dò của máy đo tiếp xúc với nước (dưới đất).

Các giếng quan trắc cần được đưa quy chiếu về một mặt bằng tham chiếu để xác định hướng dòng chảy của nước dưới đất.

Hình 3.3 minh họa các thiết bị đo mực nước dưới đất.

Hình 3.3. Máy đo mực nước có đầu dò (trái) và thước dây đo mực nước bằng quả nặng

Quy trình• Sử dụng máy đo mực nước một cách nhẹ nhàng;

• Đưa đầu dò vào giếng;

• Thả dây đo mực nước xuống cho đến khi thấy tín hiệu;

• Xác định độ sâu chính xác khi đầu dò phát tín hiệu (= mực nước dưới đất) bằng cách cẩn thận di chuyển dây đo mực nước lên xuống;

• Đọc giá trị ghi trên dây đo (đến từng cm) ở đỉnh giếng và ghi lại;

• Đo và ghi chép độ chênh của đỉnh giếng so với mặt đất;

• Thả dài thêm dây đo để xác định độ sâu của giếng. Nhằm tránh làm ô nhiễm nước dưới đất, cần lấy mẫu nước trước khi xác định độ sâu giếng;

• Thả dây đo cho đến khi chắc chắn không thể hạ xuống thấp hơn được (có nghĩa là đầu dò đã chạm đến đáy của giếng);

Page 78: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

78 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Tiếp tục đọc giá trị ghi trên dây đo ở vị trí cao nhất của giếng. Nếu sử dụng máy đo loại I, phải thêm vào giá trị đo được 10 cm;

• Ghi lại giá trị (có thể đã được hiệu chỉnh) độ sâu giếng;

• Nếu có màng nổi, làm sạch dây đo và đầu dò bằng khăn giấy;

• Cuộn dây đo lại.

Yếu tố gây nhiễuNếu âm thanh phát ra không rõ ràng hoặc yếu, có thể do một trong

các nguyên nhân dưới đây:

• Đầu dò bị nhờn hoặc bẩn, tháo phần dưới bằng cách xoay và làm sạch kỹ phần đầu của đầu dò;

• Pin cung cấp không đủ điện năng, thay pin (9 V);

• Trong giếng có màng nổi. Đầu dò sẽ phát tín hiệu thêm một lần nữa khi đầu dò chạm vào phần nước phía dưới màng;

• Trong trường hợp đất cát thô hoặc rất thô, độ dẫn điện của nước dưới đất thỉnh thoảng rất thấp, máy đo mực nước không hoạt động.

Làm tròn sốGiá trị đo lường nên được làm tròn đến cm gần nhất (xem minh họa

hình 3.4).

Hình 3.4. Cách đọc dây đo mực nước

Page 79: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

79CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

Ghi chép kết quả đo đạcGhi lại mực nước và độ sâu của giếng ở cột tương ứng trong các biên

bản liên quan và nhật ký hiện trường.

SOP 3.2.2 - Đo độ dày của màng nổi LNAPLLưu ý: Việc đo độ dày của màng nổi là một quá trình dễ xảy ra sai

số và mắc phải các lỗi. Ngoài ra, các kết quả đo thường không đại diện cho độ dày thực tế của màng nổi ở trong đất. Phụ thuộc vào tính mao dẫn của đất và các tính chất đất khác liên quan, độ dày màng nổi ở trong giếng có thể lớn hơn đến 10 lần độ dày thực tế của màng nổi ở trong đất.

Mục tiêu của SOP này nhằm đưa ra hướng dẫn cách đo độ dày của một màng nổi (ví dụ các hydrocarbon gốc dầu) trong nước dưới đất.

Nguyên lýSử dụng các thiết bị và quy trình khác nhau để đo độ dày màng nổi:

• Thiết bị đo/lấy mẫu màng nổi bao gồm một ống Teflon trong suốt có phần đáy có thể đóng được;

• Máy đo mực nước sẽ phát tín hiệu khi đầu dò tiếp xúc với nước, nhưng thường sẽ không phát tín hiệu, hoặc phát tín hiệu yếu, khi tiếp xúc với màng nổi;

• Đầu dò phân biệt được dầu và nước (phát ra tín hiệu khác nhau) khi tiếp xúc với nước hoặc vật chất của màng nổi.

Thiết bị• Thiết bị đo màng nổi;

• Đầu dò phân biệt lớp tiếp xúc dầu/nước;

• Đầu dò mực nước có thể phát tín hiệu;

• Quả nặng;

• Khăn giấy.

Lưu ý: Luôn đeo găng tay chống thấm và kính bảo hộ trong suốt quá trình đo và làm sạch dụng cụ đo.

Page 80: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

80 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

Quy trình phù hợp nhất tại hiện trường là sử dụng thiết bị đo màng nổi dùng ống Teflon kết hợp với quả nặng và máy đo mực nước. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được với độ dày màng nổi lớn hơn chiều dài của ống Teflon và/hoặc trong trường hợp lớp màng nổi có độ nhớt cao và dày. Trong những trường hợp đó nên sử dụng thiết bị lấy mẫu đa (multisampler). Các phương pháp khác thường dễ bị cho kết quả nhiễu hơn, đặc biệt trong trường hợp màng nổi có độ nhớt (có thể bám dính lên que thăm dò và đầu dò).

Thiết bị đo độ dày màng nổi dùng ống Teflon được minh họa trong hình 3.5.

Loại dùng dây cáp để điều khiển

Ghi chú:

1. Que điều khiển; 2. Dây cáp tráng Teflon; 3. Bộ giữ ống Teflon; 4a. Bộ chịu tải dùng trong trường hợp lấy mẫu sâu chưa đến 5m dưới nước; 4b. Bộ chịu lực dùng trong trường hợp lấy mẫu sâu hơn 5m dưới nước; 5. Ống Teflon trong suốt; 6. Nút ống bằng thép; 7. Nút bịt phía trên; 8. Ống bảo quản mẫu HDPE để vận chuyển mẫu; 9. Ốc vặn để thít chặt cáp; 10. Kẹp ống

Loại dùng que thép để điều khiển

Ghi chú:

1. Que thép; 2. Nút bịt đầu trên ống; 3. Ống Teflon trong suốt; 4. Nút ống bằng thép;

Hình 3.5. Thiết bị đo màng nổi dùng ống Teflon (xem thêm trên trang web của Eijkelkamp: https://en.eijkelkamp.com)

Page 81: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

81CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

Đo độ dày màng nổi sử dụng thiết bị đo/lấy mẫu dùng ống Teflon kết hợp với quả nặng và đầu dò mực nước:

• Từ từ hạ quả nặng vào giếng;

• Nếu nghe thấy tiếng bõm nhẹ, có nghĩa là đã chạm vào phần trên của màng nổi;

• Cẩn thận di chuyển quả nặng lên xuống để xác định chính xác ranh giới phía trên của màng nổi;

• Đọc giá trị trên dây đo mực nước (đến từng ½ cm) tính từ đỉnh giếng;

• Ghi lại giá trị này như là độ sâu gặp ranh giới trên của màng nổi;

• Từ từ hạ dây đo và đầu dò mực nước xuống giếng cho đến khi phát ra tín hiệu;

• Từ từ nâng cảm biến của đầu dò mực nước cho đến khi tín hiệu yếu đi;

• Đọc giá trị trên dây đo mực nước (đến từng cm) tính từ đỉnh giếng;

• Ghi lại giá trị này như là độ sâu gặp đáy của màng nổi;

• Làm sạch các thiết bị đã sử dụng bằng khăn giấy;

• Sử dụng ống Teflon:

o Đảm bảo nút ống ở trạng thái mở (như minh họa trong hình 6.5);o Từ từ hạ ống Teflon xuống giếng cho đến khi phần đáy nằm ở

độ sâu ít nhất 30 cm phía dưới đáy của màng trôi nổi (đo bằng máy đo mực nước);

o Để cho đối trọng rơi xuống sao cho móc giữ bằng thép tuột ra và ống Teflon trong suốt rơi xuống nút ống bằng thép (xem hình 3.5);

o Nhấc ống Teflon đã được làm đầy lên;o Kiểm tra xem phần đáy của ống có nước không (nghĩa là toàn

bộ chiều dày màng nổi đã được lấy mẫu, nếu chưa thì lặp lại bước lấy mẫu);

Page 82: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

82 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

o Đo độ dày của màng nổi trong ống.

Quả nặng kết hợp với đầu dò mực nước:

• Từ từ hạ quả nặng vào giếng;

• Nếu nghe thấy tiếng động nhỏ và đục, có nghĩa là đã chạm vào phần trên của màng nổi (có thể sử dụng đèn pin để nhìn vào giếng xem quả nặng đã chạm đến mặt của màng nổi chưa);

• Cẩn thận di chuyển quả nặng lên xuống để xác định chính xác phần trên của màng nổi;

• Đọc giá trị trên dây đo mực nước (đến từng ½ cm) tại điểm cao nhất của giếng;

• Ghi lại giá trị này như là độ sâu của phần trên cùng của màng nổi;

• Từ từ hạ dây đo và đầu dò mực nước xuống giếng cho đến khi phát ra âm thanh bíp;

• Từ từ nâng cảm biến của đầu dò mực nước cho đến khi âm thanh bíp yếu;

• Đọc giá trị trên dây đo mực nước (đến từng cm) tại điểm cao nhất của giếng;

• Ghi lại giá trị này như là độ sâu của phần dưới cùng của màng nổi;

• Làm sạch các thiết bị đã sử dụng bằng khăn giấy.

Đầu dò điện tử phân biệt tiếp xúc dầu/nước

• Cẩn thận hạ đầu dò điện tử phân biệt tiếp xúc dầu/nước xuống đáy giếng;

• Từ từ nâng đầu dò lên, cho đến khi tín hiệu phát ra cho thấy có sự di chuyển qua ranh giới chuyển đổi (giữa nước - màng nổi);

• Hạ đầu dò thêm một vài đề xi mét và bắt đầu kéo lên từ từ cho đến khi chạm vào ranh giới một lần nữa; lặp lại quá trình cho đến khi ranh giới nước dưới đất – màng nổi được đo chính xác;

• Ghi lại giá trị này như là độ sâu của phần dưới cùng của màng nổi;

Page 83: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

83CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Cẩn thận nâng đầu dò lên khỏi mặt nước;

• Từ từ hạ đầu dò xuống, cho đến khi hiện ra một ranh giới chuyển đổi (không khí -màng nổi);

• Kéo đầu dò lên một vài đề xi mét và bắt đầu hạ xuống từ từ cho đến khi chạm vào ranh giới một lần nữa; lặp lại quá trình cho đến khi ranh giới không khí – màng nổi được đo chính xác;

• Ghi lại giá trị này như là độ sâu của phần trên cùng của màng nổi.

Yếu tố gây nhiễuNếu tín hiệu phát ra từ đầu dò mực nước hoặc đầu dò điện tử tiếp xúc

dầu/nước không rõ ràng hoặc yếu ở dưới lớp màng nổi, có thể do một trong hai nguyên nhân:

• Đầu dò bị dính dầu hoặc bẩn, làm sạch đầu dò;

• Pin (sắp) hết, thay pin mới.

Làm tròn sốGiá trị đo được nên được làm tròn đến cm gần nhất.

Ghi chép kết quảGhi chép lại đầy đủ các kết quả đo đạc mực nước dưới đất và độ dày

của màng nổi (= mặt trên của màng trôi nổi – mực nước dưới đất) vào các biểu mẫu và sổ ghi chép liên quan.

SOP 3.2.3 - Đo độ dẫn điện trong nước dưới đất ngoài hiện trườngMục tiêu của SOP này nhằm đưa ra hướng dẫn cách xác định độ dẫn

điện (EC – Electric Conductivity) của nước dưới đất.

Đo lường độ dẫn điện được sử dụng để xác định lượng muối có mặt trong các dung dịch khảo sát. Độ dẫn điện được thể hiện theo microSie-mens/cm (μS/cm) hoặc miliSiemens/cm (mS/cm).

Thiết bị• Máy đo EC;

• Ống truyền nước với nước cất;

Page 84: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

84 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Dung dịch hiệu chuẩn EC;

• Nước cất;

• Khăn giấy.

Quy trình• Hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn sử dụng. Máy đo EC cần được

hiệu chỉnh mỗi tuần một lần để đảm bảo đo lường chính xác;

• Kiểm tra giá trị đo. Độ dẫn riêng của dung dịch hiệu chuẩn phải được đo hàng ngày để kiểm tra độ chính xác của máy đo EC;

- Độ sai lệch ± 50 μS/cm so với dung dịch hiệu chuẩn được chấp nhận. Nếu độ sai lệch lớn hơn, hiệu chỉnh lại máy đo.

• Bật máy đo lên;

• Nhúng điện cực vào dung dịch sẽ được đo;

• Đọc giá trị EC ngay khi chữ số cuối cùng hiện ra trên bảng hiển thị giữ không đổi;

• Rửa sạch bình đo bằng nước cất sau khi đo;

• Lưu trữ bình đo ở nơi khô thoáng giữa các lần đo.

Các chất bẩn như chất béo và dầu phải được loại bỏ bằng nước cất và chất tẩy rửa.

Các phép đo EC được ghi lại trong các biên bản liên quan và nhật ký hiện trường.

SOP 3.2.4 - Đo độ pH trong nước dưới đấtMục tiêu của SOP này nhằm đưa ra hướng dẫn cách xác định độ pH

trong nước dưới đất.

Dựa vào sự khác biệt điện thế gây ra bởi ion H+, mật độ của ion ở trong nước được xác định bằng cách sử dụng đo điện cực. Logarit âm của mật độ này chính là độ pH được đo bằng đồng hồ đo pH.

Thiết bị• Đồng hồ đo pH;

Page 85: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

85CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Điện cực pH chuẩn + cảm biến nhiệt độ (điện cực kết hợp);

• Dung dịch KCl 3M chuẩn;

• Dung dịch đệm chuẩn;

• Nước cất;

• Khăn giấy.

Quy trình• Kiểm tra đồng hồ đo;

- Đồng hồ đo pH được hiệu chỉnh mỗi tuần một lần để đảm bảo đo lường chính xác. Thiết bị hiệu chỉnh theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Mỗi năm hai lần, nhiệt độ của một dung dịch trong khoảng 5 – 15°C được đo và so sánh với số đo bằng nhiệt kế hiệu chỉnh. Nếu số đo lớn hơn 1°C so với số đo của nhiệt kế, đồng hồ phải được sửa chữa bởi nhà sản xuất.

• Kiểm tra giá trị đo lường;

- Độ pH tiêu chuẩn được đo hàng ngày để kiểm tra độ chính xác của đồng hồ đo pH. Sai lệch khoảng ±0,2 từ độ pH của tiêu chuẩn kiểm soát được chấp nhận. Nếu độ sai lệch lớn hơn, hiệu chỉnh lại đồng hồ.

• Bật đồng hồ đo pH lên;

• Rửa điện cực bằng nước cất, và lau khô bằng khăn giấy;

• Đặt điện cực vào dung dịch sẽ đo;

• Đọc giá trị pH ngay khi chữ số cuối cùng hiện ra trên bảng hiện thị giữ không đổi;

• Tắt đồng hồ pH sau khi đo;

• Rửa sạch điện cực kết hợp bằng nước cất và lau khô;

• Trượt nắp bảo vệ có chứa dung dịch KCl 3M qua điện cực từ bên dưới. Điện cực sẽ không hoạt động nếu không thực hiện việc này;

Page 86: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

86 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

Các phép đo pH được ghi lại trong các biên bản liên quan và nhật ký hiện trường.

3.3. Đo lường và thí nghiệm hiện trường cho mẫu khí đất và khí bãi rácSOP 3.3.1 - Lấy mẫu khí đất sử dụng PID

Máy đo PID – photoionization detector (loại cầm tay) bao gồm một cảm biến ion hóa bằng sóng điện từ và một bơm khí để chiết xuất khí. Luồng không khí này được tiếp xúc với bức xạ UV và các thành phần không khí bị ion hóa. Dòng điện sinh ra do sự ion hóa này là tuyến tính so với số lượng ion sinh ra và với nồng độ của các thành phần bị ion hóa. Nồng độ đo được thể hiện thông qua lượng hơi hữu cơ sử dụng để hiệu chuẩn thiết bị (thường là isobutylene).

Tín hiệu đầu ra phụ thuộc vào các chất được phát hiện và nồng độ của các chất khác nhau trong không khí. Có thể đọc được giá trị PID ngay sau khi tín hiệu ổn định. PID có thể sử dụng nhiều loại đèn cảm biến khác nhau (ví dụ 8,4; 9,5; 10; 10,6 và 11,7 eV). Đèn có năng lượng cao nhất có thể phát hiện trên phạm vi rộng nhất các thành phần dễ bay hơi, nhưng phải thay thế thường xuyên. Đèn có năng lượng thấp hơn phát hiện một số lượng thành phần nhỏ hơn, nhưng không cần thay thế thường xuyên.

Máy PID không chọn lọc và đưa ra tổng nồng độ của thành phần có thể bị ion hóa. Các khí chính trong không khí xung quanh (O2, N2, CO, CO2) đều không bị ion hóa bởi đèn UV. Nếu không khí có các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, tín hiệu PID sẽ rất rõ ràng, đặc biệt là các chất hy-drocabon vòng thơm. PID cũng phát hiện được những alkane cao hơn có trong các loại dầu như diesel và dầu khác, nhưng khó phát hiện các alkane nhẹ (VD như methane).

Các thiết bị cần trang bị để có thể sử dụng máy đo PID tại hiện trường:

• Máy đo PID;

• Ống HDPE;

• Bơm điện;

Page 87: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

87CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Bình thủy tinh sạch.

Để xác định số đo PID từ giếng quan trắc khí đất, thực hiện theo quy trình sau:

• Sử dụng bơm điện hút khí từ giếng ra, lượng khí hút ra bằng với thể tích giếng, hầu hết các giếng khảo sát có đường nối riêng biệt để làm sạch ống chứa khí đất;

• Hạ ống HDPE xuống độ sâu yêu cầu vào trong giếng;

• Sử dụng bơm điện, bắt đầu hút khí từ giếng ở tốc độ thấp;

• Giữ một bình thủy tinh úp ngược xuống ở phần dưới của ống hút;

• Lấy đầy bình khí từ ống và đợi cho đến khi chắc chắn không khí trong bình được thay thế bằng khí được hút từ đất;

• Đặt đầu của PID vào bình, trong khi giữ ở trạng thái úp ngược, trong thời gian đó, nên để máy bơm tiếp tục chạy;

• Đợi để số đo PID ổn định trước khi ghi lại số đo đó.

Số đo PID hiển thị tổng lượng chất dễ bay hơi trong khí đất. Do vậy, các giá trị đo ghi nhận được từ máy PID nên được coi như một chỉ tiêu báo hiệu tình trạng ô nhiễm tại một điểm quan sát cố định.

SOP 3.3.2 - Đo các thành phần dễ bay hơi trong đất dùng PIDMáy PID cũng có thể được sử dụng để xác định sơ bộ mức độ ô

nhiễm đất thông qua việc xác định tổng nồng độ các chất dễ bay hơi có trong khí đất. Việc này đặc biệt hữu ích giúp xác định các khu vực môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng không thể quan sát bằng cảm quan. Trong trường hợp cần xác định xem khu vực nghi ngờ có các hợp chất dễ bay hơi trong đất hay không, áp dụng quy trình sau:

• Lấy đầy các tầng đất nghi ngờ vào lọ mẫu;

• Đặt đầu vào của PID ngay trên đất bị ô nhiễm;

• Dùng nắp của lọ đựng mẫu để hạn chế ảnh hưởng của không khí bên ngoài đến số đo. Hoặc có thể sử dụng một nắp có lỗ thiết kế riêng cho phần đầu vào của PID;

Page 88: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

88 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

• Đợi cho số đo của PID ổn định;

• Ghi lại số đo vào nhật ký.

SOP 3.3.3 - Lấy mẫu hiện trường cho khí đất sử dụng ống đo nhanh Dräger

Sử dụng máy bơm không khí để bơm luồng không khí vào ống đo nhanh Dräger. Ống đo nhanh Dräger có chứa chất có khả năng đổi màu khi có phản ứng với một loại chất nhất định có trong khí đất được bơm vào ống. Số lần bơm cần thiết để tạo phản ứng đổi màu và thời gian đổi màu sắc là chỉ thị để xác định tương đối nồng độ của chất ô nhiễm có trong khí đất.

Thiết bị• Bơm túi xếp Dräger (hình 3.6);

• Ống Dräger.

Hình 3.6. Bơm túi xếp có lắp ống Dräger

Ví dụ và các thông số liên quan về một số loại hơi/chất có thể được phát hiện bằng các loại ống đo nhanh Dräger được trình bày trong Bảng 3.2. Tham khảo thêm trang web của công ty Dräger về danh sách chi tiết các loại ống đo nhanh Dräger khác nhau.

Page 89: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

89CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

Bảng 3.2. Thông tin về một số loại ống đo nhanh Dräger

Loại ống Dräger

Công thức hóa học

Khoảng nồng độ (ppm)

Thay đổi

màu sắc

Số chu kỳ

bơm

Ngưỡng mùi* (ppm)

Giá trị MAC** (ppm)

Các yếu tố gây nhiễu

Benzene 5/a C6H6 5 – 40 Đỏ

nhạt 2 – 15 5 10

Các chất vòng thơm (ví dụ tolu-ene, xylene, naphthalene)

Xăng 100/a C8H18

(n-octane)100 – 2,500

Xanh lá nâu 2 - 300 Các hợp

chất hữu cơ

Prussic axit 2/a HCN 2 – 30

10 – 150Đỏ Đỏ

5 1 2 10

H2S, NH3, SO2, NO2,

HCl

Ethylben-zene 30/a

C6-CH2-CH3

4.5 – 600

30 – 400

NâuNâu

46 25 100 Các hợp

chất hữu cơ

Phenol 1/b C6H5-OH 1 – 20 Vàng/nâu 20 0.5 5 Toluene,

xylene

Tetra-chloro-eth-ylene 10/b

CCl2=CCl2 10 – 500 Cam 3 5 35Chlorinated hydrocar-bon, xăng

Politest N/A Định tính

Xanh lá/nâu 5 N/A N/A N/A

Carbon tetrachlo-ride 5/c

CCl4 5 – 50 Xanh lá nhạt 5 70 2

Trichloro-fluoro-meth-

ane,phosgene

Toluene 5/a C6H5-CH3 5 – 400 Nâu 5 < 5 100Xylene, benzene,

xăng

Tricho-lo-ethylene

10/aCCl2=CHCl 10 – 500 Cam 5 20 35

Chlorinated hydrocar-

bon

Vinyl chlo-ride 100/a

100 – 3,000

Nâu nhạt 1 – 18 - 3

Ethylene, propylene, butadiene,

tricholoeth-ylene

Page 90: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

90 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

* Ngưỡng mùi được định nghĩa là nồng độ thấp nhất có thể ngửi thấy được của các chất khảo sát (khác nhau đối với mỗi người);

** Giá trị MAC của một chất là nồng độ được cho phép tối đa trong không khí tại khu vực làm việc trong 8 tiếng làm việc mỗi ngày.

Quy trình chungTrước khi sử dụng, kiểm tra xem bơm túi xếp có bị rò hay không

bằng cách đặt một ống Drager vào bơm và ấn ống thổi.

a. Loại ống có thang đo

• Tham khảo hướng dẫn sử dụng của ống đo nhanh Drager (thường có ghi trên vỏ bao bì);

• Xác định trước số chu kỳ bơm cần thiết (= n) và thời gian bơm/chu kỳ;

• Bẻ gãy cả 2 đầu của ống Drager (cẩn thận vì ống làm bằng thủy tinh);

• Nếu ống Drager là loại ống để bẻ, phải bẻ ở đoạn giữa 2 chấm đen được vạch sẵn (đeo găng tay khi bẻ). Tuy nhiên, nếu ống Drager có ống thử riêng biệt, nối hai ống với nhau bằng một ống nối nhỏ;

• Khi thay thế ống Drager vào bơm, đảm bảo mũi tên hiển thị trên ống chỉ theo hướng của bơm (nếu sử dụng ống thử, phải lắp đặt trước ống Drager);

• Ấn túi xếp hết cỡ;

• Để các túi xếp nở lên trong một khoảng thời gian bằng với thời gian bơm của một chu kỳ;

• Lặp lại các chuyển động bơm theo quy định;

• Khoảng cách ở phía trên mà các chất trong ống Drager đổi màu cho ra số đo chính xác của nồng độ;

• Nếu kết quả đo nhanh của ống cho thấy nồng độ ở mức cao nhất, có thể nồng độ thực tế còn cao hơn giá trị này. Trong trường hợp đó, giảm số chu kỳ bơm để xác định lại nồng độ (ghi chép lại số chu kỳ bơm);

• Các ống đã sử dụng khi lưu trữ cần nhớ phải đóng bằng nắp

Page 91: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

91CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

cao su để đảm bảo bất kỳ sự thay đổi màu sắc nào đều được giữ nguyên.

b. Loại ống để so sánh màu sắc với số chu kỳ bơm khác nhau

• Tham khảo hướng dẫn sử dụng của ống Drager;

• Xác định trước số chu kỳ bơm cần thiết (= n) và thời gian bơm/chu kỳ;

• Bẻ gãy cả 2 đầu của ống Drager (cẩn thận vì ống làm bằng thủy tinh);

• Khi thay thế ống Drager vào bơm ống thổi, đảm bảo mũi tên hiển thị trên ống chỉ theo hướng của bơm;

• Ấn túi xếp hết cỡ;

• Để túi xếp nở lên trong một khoảng thời gian bằng với thời gian mở;

• Lặp lại các chuyển động bơm cho đến khi lớp chuyển màu trùng về cường độ màu sắc với màu tiêu chuẩn;

• Ghi lại số chu kỳ bơm và đọc nồng độ từ bảng đính kèm;

• Các ống đã sử dụng khi lưu trữ cần nhớ phải đóng bằng nắp cao su để đảm bảo bất kỳ sự thay đổi màu sắc nào đều được giữ nguyên.

Sau khi sử dụng, ống Drager phải được tiêu hủy như là chất thải hóa học. Do đó, không được bỏ vào thùng rác, mà được để vào thùng riêng cho mục đích tiêu hủy (đặt tại phòng quản lý vật liệu).

Các yếu tố gây nhiễuMột số yếu tố gây nhiễu sau có thể xảy ra:

• Ranh giới đổi màu trong ống có thang đo bị nghiêng: lấy kết quả trung bình giữa kết quả đo ngắn nhất và dài nhất;

• Ống thang đo chỉ ra hai màu: Lấy kết quả ở phần cuối tại phía đầu xa nhất có quan sát được đổi màu của ống;

• Ống thang đo chỉ ra màu không đều: Lấy kết quả ở vị trí màu còn nhạt nhất;

• Thời gian bơm/chu kỳ quá dài hoặc quá ngắn: Nếu trong khi đo,

Page 92: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

92 CHƯƠNG 3. ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG

thời gian bơm/chu kỳ thực tế ngắn hơn so với thời gian tối thiểu ghi trong hướng dẫn sử dụng, có nghĩa là bơm bị rò. Nếu thời gian bơm/chu kỳ thực tế dài hơn thời gian ghi trong hướng dẫn sử dụng, có nghĩa là ống có thể bị tắc;

• Bơm túi xếp bị rò: Nếu bơm túi xếp bị rò rỉ, thể tích bơm sẽ không chính xác và đo lường Drager không đáng tin cậy. Có thể kiểm tra xem bơm có bị rò hay không bằng cách đặt một ống Drager chưa bẻ đầu vào và tiến hành ép túi xuống. Nếu túi xếp bị ép xuống lại tự mở ra sau một lúc, thì chắc chắn bơm bị rò.

• Trở ngại gây ra do khí và hơi khác: Sự có mặt các khí và hơi khác có thể gây nhiễu cho việc đo đạc sử dụng ống đo nhanh Drager. Tham khảo hướng dẫn sử dụng để biết thêm chi tiết. Đầu mở của ống Drager thường chứa một lớp có thể chặn các chất khác (đến một nồng độ nhất định). Độ ẩm cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả đo;

• Sử dụng ống Drager cũ: Ống đo nhanh Drager có thời hạn sử dụng. Thời hạn có thể bị giảm do quá trình bảo quản không đảm bảo (do nhiệt độ hoặc ánh sáng). Do đó, cần mang thêm một lượng dự phòng các ống Drager ra hiện trường.

Ghi chép kết quả đo Những dữ liệu sau phải được ghi chép lại cẩn thận đối với mỗi lần

đo: (i) vị trí thực hiện đo, (ii) loại ống Drager sử dụng, (iii) số chu kỳ bơm, (iv) thời gian bơm/chu kỳ; và (v) nồng độ đo được của các chất.

Nếu sử dụng ống đo nhanh Drager trong lỗ khoan, các dữ liệu về lỗ khoan cũng cần được ghi chép lại.

Page 93: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

93CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

CHƯƠNG 4 LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT

VÀ KHÍ ĐẤT

4.0. Giới thiệuMục tiêu

Chương này bao gồm các SOP để thực hiện lấy mẫu đất, nước (dưới đất) và khí đất đúng cách để phân tích trong môi trường có kiểm soát (VD: trong phòng thí nghiệm). Các chủ đề được đề cập:

• Lấy mẫu và thí nghiệm đất và các SOP liên quan đề cập trong mục 4.1;

• Lấy mẫu nước dưới đất và các SOP liên quan đề cập trong mục 4.2;

• Mã hóa và ghi nhãn mẫu và các SOP liên quan đề cập trong mục 4.3;

• Kiểm soát chất lượng trong quá trình lấy mẫu và các SOP liên quan đề cập trong mục 4.4.

Nguyên lýPhân tích đất và nước (dưới đất) trong môi trường có kiểm soát như

phòng thí nghiệm có thể cung cấp thông tin chính xác nhất về hiện trạng khu vực. Tuy nhiên điều kiện cần đó là việc lấy mẫu tại hiện trường phải được thực hiện đúng quy trình và cẩn thận để đảm bảo kết quả trong phòng thí nghiệm phản ánh đúng hiện trạng tại khu vực. Lấy mẫu hiện trường để phân tích trong môi trường có kiểm soát là phần không thể thiếu trong khảo sát hiện trường (tham khảo thêm bộ Hướng dẫn Kỹ

Page 94: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

94 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

thuật , Quyển 1 – Giai đoạn 2: Điều tra, đánh giá chi tiết).

Phương phápKhông có phương pháp chung cho việc lấy mẫu hiện trường. Lấy

mẫu cho các môi trường khác nhau được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau. Với mỗi phương pháp lấy mẫu hiện trường, tham khảo SOP tương ứng.

Thiết bịCác thiết bị sau được sử dụng trong lấy mẫu hiện trường. Để đảm bảo

an toàn lao động, tham khảo chương 1.

• Nhật ký hiện trường (xem SOP 2.2.2);

• Găng tay cao su;

• Kính bảo hộ.

Ngoài ra, phụ thuộc vào yêu cầu lấy mẫu có thể cần thêm thiết bị khác, danh sách các thiết bị bổ sung cần có được đề cập cụ thể trong từng SOP.

Quy trìnhLấy mẫu hiện trường được thực hiện song song hoặc ngay sau quá

trình khoan và lắp đặt hiện trường. Việc lấy mẫu hiện trường cho khảo sát ô nhiễm đất và nước dưới đất bao gồm các chủ đề sau:

• Lấy mẫu đất;

• Lấy mẫu nước (dưới đất);

• Lấy mẫu hóa chất BVTV nguyên chất;

• Vận chuyển mẫu hiện trường;

• Bảo quản mẫu hiện trường.

Với mỗi phần, quy trình chi tiết được đề cập tại các mục tương ứng.

Lưu ýThực hiện đúng các quy trình lấy mẫu hiện trường, vận chuyển và

Page 95: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

95CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

lưu trữ mẫu sẽ giúp giảm thiểu sai sót của kết quả phân tích. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự phân bố các chất ô nhiễm trong môi trường đất và nước dưới đất trong hầu hết mọi trường hợp là không đồng nhất. Do đó, kết quả phân tích của hai mẫu ở cùng một vị trí lấy mẫu, hoặc thậm chí kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm của cùng một mẫu trong hai lần phân tích khác nhau có thể cho kết quả khác nhau. Chính vì vậy, các kết quả phân tích tại một vị trí nhất định không nên được coi là nồng độ chính xác của chất ô nhiễm tại vị trí đó và/hoặc khu vực đó, mà chỉ là giá trị gần đúng của nồng độ chất ô nhiễm tại vị trí và/hoặc khu vực đó.

Hạn chếNhững phương pháp khoan và lắp đặt khác nhau có mức độ ảnh

hưởng đến độ chính xác của việc lấy mẫu và kết quả phân tích khác nhau. Chính vì vậy, đối với các trường hợp cần xác định chính xác mức độ ô nhiễm cần phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp khoan đến việc lấy mẫu và phân tích.

4.1. Lấy mẫu đấtSOP 4.1.1 - Lấy mẫu đất

Đất được đào lên trong quá trình khoan có thể được lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm (i) nếu mẫu đó đủ điều kiện đại diện cho tầng đất cần khảo sát và (ii) các thiết bị lấy mẫu, đựng mẫu và vận chuyển mẫu ảnh hưởng ít nhất nồng độ các chất ô nhiễm cần xác định (VD: do bốc hơi và/hoặc nhiễm chéo).

Thông thường có ba cách lấy mẫu đất cơ bản sau:

1. Lấy mẫu đất nguyên dạng: lấy mẫu bằng ống bửa đôi (split spoon sampler), ống thành mỏng, và ống lấy mẫu lõi (core sampler) có thể sử dụng để lấy mẫu đất nguyên dạng (xem thêm SOP 2.3.1 – Phương pháp khoan đất). Tại hiện trường phần đất thu được từ ống lấy mẫu, tùy mục đích nghiên cứu, có thể được (i) giữ nguyên dạng trong cả ống, và/hoặc (ii) lấy một phần trong ống ngay tại hiện trường, để gửi về phòng thí nghiệm để phân tích. Khi cần lấy các mẫu để phân tích nồng độ các chất dễ bay hơi nên sử dụng phương pháp này.

2. Lấy mẫu đất bán nguyên dạng: Sử dụng mũi khoan gauge (khoan

Page 96: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

96 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

đóng) hoặc ống lấy mẫu piston để lấy các mẫu đất nguyên dạng. Dùng dao bay cắt bỏ đi phần tiếp xúc bên ngoài của mẫu đất (có thể bị nhiễm chéo) đã được lấy lên trong lòng mũi khoan. Tùy vào mục đích nghiên cứu, có thể lấy toàn bộ phần đất, hoặc một phần đất nghi ngờ, trong lòng mũi khoan còn lại vào dụng cụ đựng mẫu thích hợp và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.

3. Lấy mẫu đất không nguyên dạng: Mẫu đất trong lòng mũi khoan khi khoan bằng mũi Edelman, mũi Riverside, và/hoặc khoan mũi xoắn thân đặc là những mẫu bị xáo trộn tương đối do quá trình khoan, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng để phân tích tại phòng thí nghiệm.

Cần lưu ý rằng mẫu chất lượng cao ở vùng đất nông có thể thu được bằng cách đào hố. Những mẫu này có thể được lấy bằng dao bay trực tiếp từ thành hố.

Thiết bị cần thiết• Bạt nhựa;

• Găng tay cao su;

• Dụng cụ đựng mẫu có nắp kín;

• Dao bay;

• Ống lấy mẫu bửa đôi (split spoon sampler), ống lấy mẫu thành mỏng, ống lấy mẫu lõi (core sampler);

• Hộp bảo ôn.

Quy trìnhQuy trình chung:

• Đeo găng tay và mặc bảo hộ đầy đủ khi lấy mẫu để ngăn đất ô nhiễm tiếp xúc với da;

• Luôn đặt phần đất được đào lên và thiết bị khoan trên bạt HDPE hoặc PE sạch;

• Nên lấy mẫu cho mỗi loại đất (dựa vào thành phần cơ giới và hàm lượng chất hữu cơ) và từng mức độ ô nhiễm (dựa vào kết quả quan sát bằng cảm quan), và thông thường chỉ lấy tối đa

Page 97: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

97CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

khoảng 50 cm phần đất đào lên cho mỗi bình đựng mẫu.

Trong trường hợp phân tích các thành phần dễ bay hơi:

• Lưu ý quan trọng: Mẫu thu được khi sử dụng các thiết bị khoan mô tả trong SOP 2.3.1 phải được lấy ngay sau khi kéo mũi khoan lên và lấy trực tiếp từ thiết bị khoan và bảo quản ở nhiệt độ thấp để ngăn ngừa sự thất thoát chất ô nhiễm do bay hơi;

• Cố gắng mở nắp thiết bị đựng mẫu càng ít càng tốt trong khi cho mẫu vào để tránh bay hơi;

• Phải cho đầy hết mức có thể thiết bị đựng mẫu, lau sạch ren và nắp, sau đó vặn chặt để ngăn ngừa sự bay hơi.

Trong trường hợp phân tích các thành phần không bay hơi:

• Phần đất đào lên từ các mũi khoan phải được đặt trên bạt nhựa sạch theo từng hàng tương ứng với 50cm độ sâu khoan theo thứ tự (xem thêm bộ Hướng dẫn Kỹ thuật, quyển 1 – Chương 2, Điều tra, đánh giá chi tiết – Bước 2, Khảo sát hiện trường).

• Toàn bộ cột đất thu được từ ống lấy mẫu piston phải được đặt trên bạt nhựa sạch hoặc trong máng đựng mẫu thành một dải;

• Các mẫu cũng có thể được lưu trữ trong túi nilon, phía ngoài bọc giấy nhôm.

Chú ý: Mẫu lấy ngay trực tiếp từ mũi khoan thường làm giảm tính đại diện của mẫu so với việc lấy mẫu các phần đất đã được trải ra bạt nhựa. Tuy nhiên, đối với trường hợp cần phân tích các chất ô nhiễm dễ bay hơi, ảnh hưởng này là không đáng kể so với ảnh hưởng của việc chất ô nhiễm bay hơi.

Hướng dẫn lấy mẫu vào dụng cụ đựng mẫu:

• Thu thập đất bằng dao bay hoặc bằng nắp của hộp đựng mẫu. Cạo phần đất được lấy mẫu vào ống đựng mẫu bằng mặt trong của nắp ống;

• Vì lý do kỹ thuật, đất sét và mùn thường được lấy mẫu bằng cách dùng tay phá vỡ khối đất sét (dùng găng tay cao su) hoặc cắt bằng dao bay;

Page 98: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

98 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

• Đảm bảo phần lớn lượng đất trong hộp lấy mẫu có tính đại diện cho độ sâu đó bằng cách đảm bảo rằng vị trí của các mẫu phụ được phân bổ đều trên đoạn sâu đó;

• Mỗi hộp đựng mẫu chỉ được lấy đến đúng giới hạn. Rửa sạch nắp hộp và vặn nắp chặt.

Mã hóa mẫu đất: Tham khảo SOP 4.3.1 – Mã hóa và ghi nhãn cho mẫu đất và nước dưới đất.

Lưu trữ và vận chuyển mẫu đất

• Hộp đựng mẫu và ống lấy mẫu phải được lưu trữ ở nơi càng mát càng tốt (khoảng 2 -4 độ C) và bảo quản tránh ánh sáng mặt trời trong suốt thời gian làm việc tại hiện trường. Sau đó, mẫu đất phải được vận chuyển đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt (tham khảo SOP 4.5.3).

Chú ý: Những phần vật chất không sử dụng cho việc nghiên cứu phải được lưu trữ và tiêu hủy, theo thỏa thuận với người có trách nhiệm tại hiện trường.

Thời gian lưu mẫuThời gian lưu mẫu đất bị giới hạn do sự bay hơi và phân hủy sinh

học. Các mẫu phải được lấy ra tại phòng thí nghiệm trong thời gian lưu trữ. Thời gian lưu trữ được tổng hợp trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thời gian lưu mẫu

Chỉ tiêu cần phân tích Thời gian lưu mẫuDung môi 24 giờVOX 24 giờPhenol 24 giờThuốc bảo vệ thực vật & PCB 7 ngàyEOX/AOX 48 giờTPH 24 giờPAH 7 ngày

Page 99: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

99CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

Bảng 4.1. Thời gian lưu mẫu (tiếp).

Chỉ tiêu cần phân tích Thời gian lưu mẫuCrôm VI 48 giờThủy ngân 15 ngàyKim loại Không giới hạn

Báo cáoSau khi kết thúc công việc tại hiện trường, ghi chép thông tin liên

quan đến các mẫu đất được lấy vào sổ ghi chép hiện trường và biên bản lỗ khoan tương ứng.

SOP 4.1.2 - Lấy mẫu đất tổ hợp tại hiện trườngMục tiêu của SOP này nhằm cung cấp hướng dẫn cách lấy mẫu đất

tổ hợp tại hiện trường theo đúng quy trình.

Lấy mẫu đất tổ hợp giúp tiết kiệm chi phí phân tích trong phòng thí ng-hiệm và giúp đưa ra những đánh giá tổng quát hơn về thực trạng ô nhiễm. Tại các khu vực và/hoặc vùng đất mà phân bố ô nhiễm trong các tầng đất là không đồng đều, kết quả phân tích các mẫu đơn thường sẽ cao (hoặc thấp) hơn mức độ ô nhiễm thực tế tại hiện trường. Trong các trường hợp này cần lấy mẫu tổ hợp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc lấy mẫu tổ hợp chỉ nên được thực hiện sau khi đã khoanh vùng được một cách tương đối chính xác mức độ ô nhiễm của khu vực, và mẫu tổ hợp được lấy cần đảm bảo tính đại diện tương đối của một mức độ ô nhiễm tương ứng.

Quy trình• Đeo găng tay và bảo hộ trong quá trình lấy mẫu để tránh chất ô

nhiễm tiếp xúc với da;

• Dùng một khay/xô sạch;

• Xác định vùng đất cần lấy mẫu tổ hợp và tiến hành khoan từ 5 đến 10 lỗ khoan đến độ sâu 50cm;

• Lấy mẫu theo loại đất (dựa vào thành phần cơ giới và hàm lượng chất hữu cơ) và theo mức độ ô nhiễm (dựa vào kết quả quan sát bằng cảm quan và/hoặc các kết quả phân tích đã có trước đó);

Page 100: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

100 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

• Tại mỗi điểm lấy mẫu (lỗ khoan), lấy phần đất tương ứng vào khay/xô;

• Trộn đều đất trong khay/xô bằng một que sạch sau mỗi lần bổ sung thêm đất tại từng điểm lấy mẫu;

• Lấy mẫu tổ hợp đất đã được trộn trong khay/xô theo quy trình mô tả trong SOP 4.1.1;

• Kinh nghiệm cho thấy, đối với các vùng ô nhiễm có diện tích dưới 25 m2, nên lấy khoảng 2 mẫu tổ hợp;

• Với diện tích 25 – 100 m2, nên lấy 3 mẫu tổ hợp;

• Với diện tích trên 100 m2, nên lấy ít nhất 4 mẫu tổ hợp;

• Mỗi mẫu tổ hợp bao gồm 5 – 10 mẫu đơn;

• Ghi chép, đánh dấu và đánh số một cách chính xác trên sơ đồ lấy mẫu và sổ nhật ký hiện trường vị trí của từng lỗ khoan (hay mẫu đơn) cấu thành nên mẫu tổ hợp đó;

• Đối với các lỗ khoan để lấy mẫu tổ hợp, phải điền đầy đủ thông tin của từng lỗ khoan các biên bản lỗ khoan tương ứng;

• Phải làm sạch khay/xô và các thiết bị khoan trước khi lấy mẫu tổ hợp tiếp theo (xem thêm SOP 2.5.2. – Tiêu tẩy độc cho thiết bị).

Có thể lấy mẫu tổ hợp cho các tầng đất phía dưới (không phải tầng đất mặt). Trong trường hợp này, trộn đều phần đất ở từng độ sâu của tầng đất tương ứng cần lấy mẫu từ các lỗ khoan theo quy trình mô tả bên trên (tốt nhất là chỉ trộn các phần đất có cùng độ sâu). Tuyệt đối không được trộn lẫn tầng đất mặt và các tầng đất phía dưới.

Để lấy mẫu đất trong ruộng lúa, chỉ cần khoan đến độ sâu 25 cm dưới bề mặt là đủ.

Không nên lấy mẫu tổ hợp để phân tích nồng độ các chất dễ bay hơi.

SOP 4.1.3 - Lấy mẫu để phân tích các chất dễ bay hơi dùng ống lấy mẫu kín

SOP này đưa ra những quy trình khoan lấy mẫu bằng ống lấy mẫu kín.

Page 101: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

101CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

Ống lấy mẫu kín (sample tube) có thể được sử dụng để lấy các mẫu đất nguyên dạng ở các tầng đất dưới sau khi đã thiết lập lỗ khoan (sử dụng các mũi khoan khác - VD: mũi Edelman) đến độ sâu cần lấy mẫu. Về thiết kế, ống lấy mẫu kín thực tế là một ống rỗng bằng kim loại có thể gắn vào cần khoan đóng gauge).

Hình 4.1. Minh họa ống lấy mẫu kín để lấy mẫu đất kín khí

Thiết bị• Thiết bị khoan và mũi khoan Edelman;

• Găng tay cao su;

• Ống lấy mẫu kín (ống rỗng bằng kim loại dài 20 cm, đường kính 3 cm);

• Hai nắp nhựa để bịt chặt hai đầu ống lấy mẫu kín;

• Hai đĩa kim loại có đường kính bằng đường kính ống lấy mẫu kín;

• Băng dính.

Page 102: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

102 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

Quy trình• Đeo găng tay và mặc bảo hộ trong quá trình lấy mẫu để tránh

chất ô nhiễm tiếp xúc với da;

• Dùng thiết bị khoan và mũi khoan phù hợp khoan xuống đến độ sâu = độ sâu cần lấy mẫu + 20cm;

• Tháo mũi khoan Edelman và lắp ống lấy mẫu kín;

• Ấn ống lấy mẫu xuống thêm 20 cm để lấy mẫu hoặc cho đến khi ống đầy;

• Nhấc khoan và lấy ống ra;

• Đặt đĩa kim loại vào hai phía của ống đã được lấy mẫu;

• Đóng nắp nhựa vào hai phía của ống đo;

• Lấy băng dính quấn chặt nắp vào.

4.2. Lấy mẫu nước dưới đấtSOP 4.2.1 - Lấy mẫu nước dưới đất

SOP này mô tả chi tiết các quy trình chung cần tuân thủ để lấy mẫu nước dưới đất. Ngoài ra, từng phần quy trình cụ thể đều có các quy định riêng gồm các yêu cầu kỹ thuật chi tiết. Các phần bao gồm:

• Rửa giếng;

• Đóng chai và bảo quản mẫu;

• Đo mực nước dưới đất (SOP 3.2.1);

• Đo độ dày của màng nổi LNAPL (SOP 3.2.2);

• Đo độ dẫn điện (SOP 3.2.3);

• Đo pH (SOP 3.2.4).

Thiết bị bơm lấy mẫu nước dưới đất:

Các thiết bị bơm lấy mẫu nước dưới đất dưới đây phổ biến nhất và phù hợp với khảo sát môi trường:

• Bơm nhu động;

Page 103: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

103CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

• Bơm van đáy;

• Bơm chìm Grundfos;

• Van bailer loại nhỏ;

Các yếu tố sau cần được cân nhắc khi lựa chọn thiết bị bơm:

• Mực nước dưới đất: ở mực nước dưới đất sâu hơn 7 m, một số loại bơm không đủ công suất để bơm;

• Độ thấm của đất: nếu lưu lượng nước dưới đất thấp do độ thấm của đất kém, một số thiết bị bơm công suất cao làm cho giếng quan trắc khô hết nước, gây ra biến động mạnh trong khi lấy mẫu;

• Đường kính giếng quan trắc: giếng phải có đường kính trong tối thiểu 55 mm để chứa được máy bơm chìm Grundfos;

• Phân tích các chất dễ bay hơi: trong khi lấy mẫu, các chất dễ bay hơi có thể thoát ra từ mẫu nước dưới đất do sự hoạt động của máy bơm hoặc do xáo trộn cột nước khi bơm;

• Các hóa chất có trong bơm: hệ thống bơm không được chứa bất kỳ chất nào có thể hoà tan và/hoặc có khả năng ảnh hưởng đến mẫu.

Khả năng áp dụng của các loại bơm lấy mẫu được mô tả trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Khả năng áp dụng của một số loại bơm dùng để lấy mẫu nước dưới đất

Hệ thống Mực nước dưới đất tối

đa

Đất không thấm nước

Đường kính tối thiểu của giếng khảo

sátBơm nhu động 5 m Kém phù hợp 0,6 cmBơm van đáy > 7m Phù hợp 2,5 cmBơm Grund-fos

Không giới hạn

Không phù hợp

5,5 cm

Page 104: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

104 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

Nếu cần lấy mẫu nước để phân tích các chất dễ bay hơi, và mực nước dưới đất chưa đến 5 m độ sâu, có thể dùng bơm van đáy và bơm Grundfos.

Thiết bị Thiết bị cơ bản

• Đầu dò mực nước;

• Bình đựng mẫu;

• Chất bảo quản mẫu;

• Thiết bị đo pH, nhiệt độ, EC;

• Lọ thuỷ tinh;

• Nhãn mẫu;

• Hộp bảo ôn và đá;

• Phiếu ghi chép (biên bản) lấy mẫu;

• Bút dạ không xóa;

• Túi nhựa đựng chất thải hoặc thùng đựng chất thải.

Bơm nhu động

• Bơm nhu động vận hành bằng điện hoặc vận hành bằng tay;

• Ống silicone (VD loại 7*11 mm hoặc 6*12 mm);

• Ống PE (VD loại 6*8 mm).

Bơm van đáy

• Van bi bằng thép không rỉ;

• Ống PE 12*16 mm;

• Có thể dùng bơm van đáy cơ khí.

Bơm Grundfos

• Máy phát điện (ví dụ loại EB 1900X);

Page 105: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

105CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

• Thiết bị nắn dòng điện (ví dụ loại BTI/MD1);

• Bơm Grundfos, bộ cuộn dây cáp và dây cáp (có kẹp ống);

• Tua vít;

• Ống PE 12*16 mm;

• Nước cất và ống tiêm dùng một lần.

Quy trình• Sau khi lắp đặt giếng quan trắc, cần để giếng ổn định trước khi

lấy mẫu nhằm đảm bảo tính đại diện. Thời gian chờ tối thiểu được xác định như sau:

- Đối với các giếng có độ sâu giếng <5 m tính từ độ sâu mực nước dưới đất và trong quá trình lắp đặt giếng không dùng, hoặc dùng một lượng tối thiểu, nước để đổ vào có thể được lấy mẫu sau khi thông mạch giếng khoảng 1 tuần;

- Giếng ở độ sâu giếng trong khoảng 5 – 10 m tính từ độ sâu mực nước dưới đất, chỉ lấy mẫu sau khi thông mạch ít nhất 2 tuần;

- Đối với khảo sát sơ bộ, thời gian chờ 1 tuần đối với giếng có độ sâu giếng < 10 m tính từ độ sâu mực nước dưới đất.

• Để lấy mẫu, đặt ống ở vị trí giữa ống lọc;

- Nếu được, đảm bảo phần cuối ống bơm cách đáy ống lọc khoảng 1 m;

- Không được để phần cuối ống tiếp xúc với đáy giếng;- Không bao giờ được để ống tiếp xúc với đất xung quanh giếng.

• Đo mực nước dưới đất (và độ dày của màng nổi nếu có) so với miệng giếng;

• Rửa giếng bằng cách sử dụng máy bơm công suất nhỏ (VD: bơm nhu động, tốt nhất là dùng loại chạy bằng điện duy trì tốc độ dòng chảy liên tục nhằm giúp việc lấy mẫu dễ dàng hơn), không dùng van bailer loại nhỏ. Thể tích nước cần bơm ra để rửa giếng tối thiểu bằng 3 lần cột nước có trong giếng. Kiểm tra đến khi độ dẫn điện nước trong giếng được bơm lên là không đổi (xem

Page 106: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

106 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

thêm SOP 3.2.3 – Đo độ dẫn điện trong nước dưới đất ngoài hiện trường);

• Ghi và dán nhãn vào lọ đựng mẫu theo SOP 4.4.1 và nếu cần thêm chất bảo quản;

• Trước khi thực hiện lấy mẫu nước dưới đất, nối ống vào bơm và bơm nước dưới đất lên. Trong quá trình lấy mẫu, đáy ống nên được đặt ở vị trí của ống lọc;

• Bắt đầu bơm từ từ (cố gắng đạt tốc độ khoảng 0,25 đến 0,75 l/phút), kiểm tra các tiêu chí (độ dẫn điện, pH v.v…) cho đến khi không đổi (như mô tả bên trên). Sau khi đã bơm ít nhất 3 lần thể tích cột nước có trong giếng, ghi lại lượng nước đã bơm ra vào phiếu. Mực nước giếng không được hạ thấp quá 10 cm trong mỗi lần lấy mẫu. Nếu mực nước bị hạ > 25cm, dừng lấy mẫu và thực hiện lại bơm lại từ đầu với công suất thấp hơn. Việc này giúp đảm bảo mẫu nước được lấy thấm tầng đất xung quanh chứ không phải là nước lưu trong giếng;

• Trong trường hợp cần lọc mẫu, lắp bộ lọc 0,45 μm và cho nước chảy qua bộ lọc trước khi chảy vào bình đựng mẫu. Cần lọc mẫu nước trong trường hợp phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng. Lấy mẫu nước thải không cần lọc;

• Trước khi lấy mẫu, tráng bình lấy mẫu ít nhất 2 lần bằng chính lượng nước từ giếng được bơm lên, trừ khi đã thêm chất bảo quản;

• Để giảm thiểu xáo trộn trong khi lấy mẫu, bơm từ từ ở công suất thấp, để nghiêng bình lấy mẫu và để nước chảy từ từ dọc theo thành bình;

• Luôn tháo ống hút ra khỏi giếng sau khi lấy mẫu;

• Để kiểm tra, đo lại độ sâu của giếng so với mặt giếng;

• Lưu ngay mẫu ở nhiệt độ thấp trong hộp bảo ôn;

• Không bao giờ dùng ống đã sử dụng để lấy mẫu tại giếng khác hoặc cho lần lấy mẫu khác.

Chú ý: Thể tích mẫu được lấy, phương pháp đựng và bảo quản mẫu

Page 107: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

107CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

phải theo yêu cầu phân tích của phòng thí nghiệm (xem tham khảo thêm SOP 4.4.2).

Việc lấy mẫu nước dưới đất để phân tích vinyl chloride, ethane, eth-ylene và methane phải được thực hiện theo quy định của phòng thí nghiệm nơi nhận phân tích. Tham khảo ý kiến của phòng thí nghiệm về các yêu cầu liên quan đến các thiết bị chứa mẫu.

Nguyên tắc chung đó là các mẫu nước cần phân tích chỉ tiêu ethane và ethylene phải được lấy đầy (không được để có không khí trong bình đựng mẫu). Khi lấy mẫu, để nước chảy tràn qua miệng bình trong vòng 2 phút, sau đó rút ống và đóng nắp ngay. Lấy mẫu nước để phân tích methane cũng thực hiện tương tự, trừ việc trước khi được đóng nắp đổ nhanh một nửa lượng mẫu ra khỏi bình.

Ngăn ngừa nhiễm chéoNhững điểm dưới đây phải được tuân thủ chặt chẽ để ngăn ngừa

nhiễm chéo khi lấy mẫu:

• Thiết bị lọc và bình đựng mẫu chỉ sử dụng một lần;

• Thiết bị lấy mẫu phải được làm sạch thường xuyên;

• Máy bơm phải được làm sạch sau mỗi lần lấy mẫu;

• Không được sử dụng cùng một bơm chìm lấy mẫu tại nhiều giếng;

• Ống hút nước được đặt ở giữa ống lọc, nếu có thể, đặt ở vị trí cách tối thiểu 1 m tính từ đáy giếng. Không được để ống không tiếp xúc với đáy giếng.

Chú ý: Do khả năng nhiễm chéo lớn, các giếng có màng nổi không phù hợp để lấy mẫu nước dưới đất.

Quy trình vận hành bơm nhu động:

• Lấy một đoạn ống silicone, dài khoảng 35 cm;

• Đặt ống vào trong bơm;

• Vặn chặt vít bảo vệ;

Page 108: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

108 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

• Lắp ống PE đã đặt trong giếng vào ống silicone ở đầu hút của bơm;

• Khởi động bơm và chạy bơm đến khi nước dưới đất được bơm lên;

• Trước khi lấy mẫu, điều chỉnh bơm để có số vòng quay thấp (đề phòng nước bị xáo trộn). Đảm bảo mực nước không hạ quá 10cm;

• Sau khi lấy mẫu, nới lỏng vít và tháo ống silicone ra khỏi bơm. Không dùng lại ống silicone và ống PE đã sử dụng.

Lực hút của bơm có thể hiệu chỉnh bằng cách sử dụng ống silicone có đường kính khác nhau:

• Ống 7*11 mm cung cấp lực hút yếu hơn và hiệu suất bơm cao hơn;

• Ống 6*12 mm cung cấp lực hút cao hơn và hiệu suất bơm thấp hơn.

Bơm van đáy (vận hành bằng tay)

• Gắn một đoạn ống PE (12*16 mm) có độ dài vừa đủ vào bơm van đáy sạch;

• Hạ thấp van bi cùng với ống PE vào phần chứa nước của giếng quan trắc;

• Xóc ống lên xuống từ từ theo chiều thẳng đứng với khoảng cách khoảng 20 cm (thực hiện từ từ để tránh nước bị xáo trộn);

• Để nước chảy trực tiếp từ ống PE vào bình đựng mẫu;

• Trong trường hợp cần lọc, gắn một ống PE có đường kính nhỏ hơn (6*8 mm) vào ống PE, lắp bộ lọc và tiến hành lọc nước theo đúng quy trình trong khi xóc ống.

Trong trường hợp lượng lớn nước dưới đất và/hoặc giếng quan trắc sâu, có thể sử dụng bơm van đáy cơ khí.

Bơm Grundfos

• Kiểm tra lượng mực nước trong bơm bằng cách giữ bơm thẳng

Page 109: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

109CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

đứng và đầu ra mở xuống dưới. Mở nắp bằng một đồng xu, mồi bơm bằng xi-lanh chứa nước cất. Đóng nắp lại. Kiểm tra đảm bảo 3 ốc vít ở tấm đáy được vít chặt;

• Sử dụng một đoạn ống kẹp để nối một cuộn ống PE (12*16) vào bơm Grundfos;

• Nếu quan sát được nước trong giếng bị nhiễm dầu hoặc creosote (có thể xác định khi đo mực nước), không được sử dụng bơm chìm vì sẽ không thể loại bỏ những chất đó ra khỏi bơm sau khi vận hành;

• Hạ bơm, cáp và ống hút xuống giếng. Giữ cuộn ống PE trong tay và thả ra từ từ (để giữ ống không bị xoắn);

• Cắt ống PE đến độ dài phù hợp (thừa khoảng 2 m bên trên mặt đất);

• Cắm bơm vào thiết bị nắn dòng;

• Khởi động máy phát điện, và kết nối thiết bị nắn dòng vào máy phát điện;

• Bật nút khởi động của thiết bị nắn dòng, điều chỉnh núm xoay đến vị trí 250;

• Cần đảm bảo nước không bị hút ra khỏi giếng quá nhanh trong quá trình lấy mẫu. Mức hạ mực nước luôn phải đảm bảo dưới 10 cm;

• Sau khi lấy mẫu, tắt bộ chuyển điện và tháo rời khỏi cuộn cáp;

• Tháo bơm khỏi giếng, kéo ống và cáp bằng một tay, từ từ cuộn cáp vào bằng tay kia;

• Nếu phải lấy mẫu ở giếng quan trắc khác ở hiện trường, kiểm tra đảm bảo bơm và cáp sạch (bằng cảm quan) trước khi lấy mẫu tiếp. Tốt nhất nên bơm tối thiểu 100 l nước của giếng cần lấy mẫu tiếp qua bơm trước khi lấy mẫu. Nếu cần, làm sạch bơm chìm và cáp bằng xà phòng và nước, rồi tráng sạch bằng nước máy;

• Bơm không cần phải làm sạch sau khi sử dụng mà chỉ cần làm sạch khi chuẩn bị lấy mẫu lần tiếp theo.

Page 110: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

110 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

Ghi chép kết quả Những thông tin sau cần được ghi lại trong phiếu ghi chép đo đạc và

lấy mẫu nước dưới đất.

• Mã số giếng;

• Mực nước dưới đất so với mặt giếng;

• Độ sâu của giếng so với mặt giếng;

• Độ dày của màng nổi (nếu có);

• Lượng nước bơm ra để rửa giếng;

• EC (μS/cm);

• pH;

• Ngày đo đạc/lấy mẫu;

• Tên người lấy mẫu;

• Mã số mẫu.

Trong trường hợp thực tế tại hiện trường có những điều chỉnh về mặt quy trình thực hiện, cần ghi chép lại rõ đã điều chỉnh như thế nào và nêu rõ nguyên nhân tại sao lại điều chỉnh.

SOP 4.2.2 - Lấy mẫu giếng nước ănSOP này đưa ra quy trình chung để thực hiện lấy mẫu nước ở các

giếng nước ăn.

Thiết bị • Đầu dò mực nước;

• Bình lấy mẫu;

• Chất bảo quản mẫu;

• Thiết bị đo pH, nhiệt độ, EC;

• Lọ thủy tinh;

• Nhãn tên mẫu;

Page 111: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

111CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

• Hộp bảo ôn chứa đầy đá;

• Biên bản lấy mẫu;

• Bút dạ không xóa;

• Túi đựng rác/chất thải;

• Ống PE;

• Bơm.

Quy trìnhLấy mẫu nước dưới đất

Mẫu nước dưới đất có thể được lấy từ giếng khoan, giếng đào (nông) hoặc mạch nước ngầm.

Nếu nguồn nước dưới đất là một mạch nước ngầm hoặc giếng khoan có sẵn bơm, có thể lấy mẫu tại đầu vòi nước chảy. Nên để nước chảy vài phút cho đến khi đạt độ dẫn điện EC không đổi trước khi lấy mẫu, việc này giúp đảm bảo lượng nước được lấy mẫu là nước từ giếng chứ không phải từ đường ống. Để nước chảy tràn ra khỏi miệng bình lấy mẫu tối thiểu 3 lần thể tích bình trước khi đóng nắp.

Độ sâu của tầng ngậm nước mà mẫu được lấy có thể được xác định thông qua việc xác định độ sâu ống lọc của giếng. Độ sâu này là cố định vì chỉ có nước ngầm ở độ sâu đặt ống lọc mới có thể chảy vào giếng. Tương tự như vậy, nước chảy vào các mạch thông qua những kẽ nứt ở tầng đá phía dưới. Do đó, một mẫu nước lấy từ các giếng khoan, giếng đào và mạch nước ngầm chỉ là một mẫu đơn tức thời tiêu biểu cho thời điểm lấy mẫu và vị trí lấy mẫu (Mẫu Grab).

Trong trường hợp không đủ nước để bơm và cho chảy ra ngoài trước khi lấy mẫu, lúc đó mẫu được lấy chỉ có tính đại diện cho nước giếng chứ không phải cho tầng ngậm nước mà ở đó nước giếng chảy vào.

Nếu giếng là giếng đào thủ công không có bơm thì có thể dùng bơm chìm để rửa giếng. Thực hiện theo quy trình được trình bày trong SOP 4.2.1.

Page 112: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

112 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

Nếu lượng nước giếng cần bơm ra để rửa giếng là quá lớn sử dụng những thiết bị hiện có, phải chấp nhận lấy mẫu đơn tức thời (Mẫu Grab).

Giếng không có bơm

Cần đặc biệt cẩn thận khi lấy mẫu nước ở mạch nước ngầm không chỗ thoát và từ các giếng nông không có bơm. Thiết bị lấy mẫu nước giếng bao gồm bình đựng mẫu có buộc một vật nặng để tăng khối lượng của bình đựng mẫu và giúp bình đựng mẫu rỗng có thể chìm xuống nước. Cần đảm bảo bình đựng mẫu không được chạm vào đáy giếng hoặc đáy mạch nước ngầm, vì có thể làm đục nước và gây nhiễm chéo. Trong một số trường hợp, mạch nước ngầm có thể có độ cao lớn hơn mặt đất xung quanh, trong trường hợp này có thể hút nước bình đựng mẫu qua ống xi phông. Để nước chảy đều qua ống ít nhất từ 2 – 3 phút trước khi lấy mẫu.

Lấy mẫu theo quy trình sau:

• Chuẩn bị bình lấy mẫu, với với một đoạn dây dài, gắn một vật nặng vào bình lấy mẫu đã được tiệt trùng

• Gắn bình vào dây. Lấy một đoạn dây dài khoảng 20 m, cuộn quanh một cái que, và buộc vào dây của bình. Mở bình;

• Hạ bình xuống giếng, thả dây ra từ từ. Không để bình chạm vào thành giếng;

• Làm đầy bình. Nhấn chìm bình hoàn toàn dưới nước và tiếp tục hạ bình xuống sâu hơn. Không để bình chạm vào thành giếng hoặc làm ảnh hưởng đến lớp trầm tích dưới đáy;

• Kéo bình lên. Khi bình được lấy đầy, đưa bình lên bằng cách kéo từ từ dây và cuộn vào que. Đóng nắp bình.

Những hướng dẫn chung sau đây phải được thực hiện:

• Không lấy lẫn những mảnh không đồng nhất của mùn hữu cơ (VD lá cây) trong mẫu. Tránh va chạm hoặc làm ảnh hưởng đến tầng đáy nước khi lấy mẫu sâu, vì như vậy sẽ làm tăng lượng chất rắn lơ lửng trong nước, gây ảnh hưởng đến mẫu được lấy. Để nước chảy qua rây để gạn các mảnh vụn và sau đó thu nước vào bình lấy mẫu;

Page 113: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

113CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

• Độ sâu lấy mẫu tính từ bề mặt nước đến phần giữa của ống lấy mẫu sâu;

• Không được hạ ống lấy mẫu sâu xuống quá nhanh. Giữ ở độ sâu yêu cầu khoảng 15 giây trước khi thả dây chịu tải (hoặc thiết bị đóng ống lấy mẫu). Giữ thẳng đứng trong suốt thời gian lấy mẫu. Tuy nhiên, tại dòng nước chảy, việc này không thể thực hiện được và cần tính toán mức dây cần hạ thấp thêm để đạt độ sâu yêu cầu;

• Nhiệt độ của mẫu nên được đo và ghi lại ngay sau khi lấy được mẫu;

• Tách riêng các phần mẫu để xác định pH và độ dẫn điện.

Những thông tin hỗ trợ nên được ghi lại trong nhật ký hiện trường. Điều kiện nhiệt độ môi trường xung quanh, thời tiết, sự xuất hiện dấu hiệu lạ (VD: xác thủy sinh trôi nổi, váng dầu, bọt, sự phát triển của tảo và/hoặc bất kỳ dấu hiệu hoặc mùi bất thường nào khác) cần phải ghi lại, bất kể là chúng không đáng kể vào thời điểm đó. Những ghi chú và quan sát đó sẽ giúp ích cho việc giải thích kết quả phân tích.

4.3. Mã hóa và ghi nhãn cho mẫuSOP 4.3.1 - Mã hóa và ghi nhãn cho mẫu đất và nước dưới đất

SOP này môt tả quy trình chuẩn để dán nhãn và ghi mã cho mẫu đất và nước dưới đất.

Thiết bị• Nhãn mẫu dính (có thể in trước);

• Bút dạ không xóa.

Quy trình• Dán nhãn vào mẫu;

• Tại hiện trường, những thông tin sau cần được ghi lại trên nhãn bằng bút dạ không phai hoặc nhãn đã được in trước:

- Mã số của khu vực ô nhiễm;- Tên khu vực ô nhiễm;

Page 114: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

114 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

- Đơn vị lấy mẫu;- Người lấy mẫu;- Mã số mẫu;- Độ sâu lấy mẫu;- Ngày lấy mẫu.

Ghi chép kết quảCác mã mẫu phải được ghi chép lại theo một định dạng thống nhất

trong các biên bản và tài liệu sau:

• Mẫu đất: Biên bản lỗ khoan (bore log)

• Mẫu nước dưới đất: Biên bản lấy mẫu nước dưới đất

SOP 4.3.2 - Chứa và bảo quản mẫu nước dưới đấtSOP này đề cập chi tiết các yêu cầu cần tuân thủ khi chứa, bảo quản

và vận chuyển mẫu nước dưới đất được lấy tại hiện trường để đảm bảo kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm. Thông thường mỗi một phòng thí nghiệm có thể có yêu cầu khác nhau liên quan đến thể tích mẫu cần lấy, đến cách chứa mẫu và bảo quản mẫu v.v… Chính vì vậy, các yêu cầu được nêu trong SOP khi triển khai thực tế cần tham vấn phòng thí nghiệm liên quan và có sự điều chỉnh phù hợp.

Một mẫu nước dưới đất phải được chứa trong các dụng cụ được làm từ các vật liệu có khả năng gây ảnh hưởng ít nhất đến nồng độ của các chất có trong mẫu nước được lấy. Đảm bảo yêu cầu trên bằng một số cách như: (i) sử dụng các loại bình chứa mẫu khác nhau (ví dụ bình trong, bình tối màu, bình nhựa PE v.v…) tùy chỉ tiêu phân tích, (ii) súc rửa và xử lý bình mẫu trước khi lấy mẫu một cách cẩn thận, (iii) lấy mẫu hết thể tích bình mẫu (không để có bọt khí và/hoặc khoảng không khí trong bình mẫu) để ngăn chặn các chất bay hơi .v.v.

Trong một số trường hợp, cần thêm một số chất hoá học vào mẫu nước để bảo quản và/hoặc tráng bình mẫu, mục đích thường là nhằm đảm bảo:

• Không xảy ra phân huỷ sinh học;

Page 115: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

115CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

• Toàn bộ lượng chất cần phân tích không dính vào thành bình;

Thiết bị• Bình đựng có nắp nối với ống Teflon;

• Kính bảo hộ;

• Găng tay chống axit (latex hoặc vinyl);

• Pipet thuỷ tinh dùng một lần;

• Quả bóp cao su;

• Các chất bảo quản (theo tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm tương ứng):

- HNO3 (65 % nitric acid), đựng trong ống thuỷ tinh tối màu;- H2SO4 (96 % sulphuric acid), đựng trong ống thuỷ tinh

trong;- H3PO4 (85 % phosphoric acid), đựng trong ống thuỷ tinh

trong;- NaOH (32 % caustic soda), đựng trong ống PE màu trắng;- K2Cr2O7 (Kali Cromat), đóng trong lọ PVC trong có thìa

trên nắp;- CuSO4.5H2O (Đồng sunphat ngậm nước), đóng trong lọ

PVC trong có thìa trên nắp.

Trong mọi trường hợp, thông thường phòng thí nghiệm sẽ cung cấp bình chứa phù hợp với một lượng chất bảo quản được định sẵn, và không cần phải làm việc với những chất hoá học đó tại hiện trường. Tham khảo phòng thí nghiệm để kiểm tra loại bình chứa và chất bảo quản cần thiết.

An toànCác biện pháp an toàn trước khi bảo quản mẫu:

• Luôn đeo kính bảo hộ và găng tay chống axit;

• Đảm bảo đủ thông gió để tránh các hóa chất tiếp xúc với da và đường hô hấp.

Page 116: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

116 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

Quy trình• Trước khi lấy mẫu, tham khảo phòng thí nghiệm cách đóng gói

mẫu nước dưới đất, lọc hoặc/và bảo quản cho từng loại phân tích nhất định;

• Nếu nhãn dán trên bình đựng mẫu rỗng, viết vào đó loại phân tích nước dưới đất dự định bằng bút dạ không xóa;

• Luôn bảo quản mẫu nước dưới đất sau khi lấy mẫu. Lượng được xác định để bảo quản là đủ, nếu pH <1, trừ trường hợp:

- Cyanide: mẫu pH phải > 3;- Sulphide: lượng cố định;- Oxygen: lượng cố định; thêm vào bằng một ống Finn;- Sau khi lấy mẫu, lưu trữ bình chứa trong bóng tối ở 2 - 5°C.

Sử dụng chất bảo quản:• Lấy một ống pipet thuỷ tinh mới và kiểm tra độ sạch của ống;

• Lắp quả bóp cao su vào ống pipet;

• Mở bình axit/kiềm phù hợp;

• Bóp quả bóp cao su và cẩn thận đưa ống vào axit hoặc kiềm. Quả bóp cần được nhả từ từ sao cho ống được làm đầy bằng khối lượng axit hoặc kiềm yêu cầu trong bước tiếp theo. Chuyển ống pipet với lượng axit hoặc kiềm đã được hút lên các mẫu để bảo quản. Đẩy dung dịch ra bằng cách từ từ bóp quả bóp. Tháo quả bóp. Quả bóp cao su có thể được sử dụng một vài lần, nhưng ống chỉ được dùng một lần;

• Để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, đóng nắp lọ axit/kiềm và lọ chứa mẫu trước khi bảo quản mẫu khác. Không cho K2Cr2O7 hoặc CuSO4 vào mẫu trước khi lọ axit/kiềm được đóng lại, vì chỉ một chút các chất đó có thể gây ô nhiễm nặng cho axit/kiềm, gây ra ô nhiễm cho mẫu nước dưới đất sau khi bảo quản.

Trở ngạiNếu ống bị rò rỉ sau khi hút axit/kiềm, kiểm tra xem ống và/hoặc quả

Page 117: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

117CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

bóp cao su vẫn còn nguyên vẹn không. Nếu không, thay thế ngay lập tức.

4.4. Kiểm soát chất lượng quá trình xử lý mẫuSOP 4.4.1 - Kiểm soát chất lượng quá trình xử lý mẫu

SOP đưa ra những hướng dẫn để kiểm soát sự nhiễm chéo xảy ra trong quá trình lấy mẫu hiện trường và/hoặc trong quá trình phân tích tại phòng thí nghiệm. Kiểm soát lây nhiễm chéo có thể thực hiện bằng cách lấy mẫu trắng hiện trường (thường chỉ áp dụng đối với mẫu nước).

Nguyên lýHai loại lấy mẫu trắng có thể phân biệt:

• Mẫu trắng vận chuyển: lấy một mẫu nước cất và đóng lại trong phòng thí nghiệm, và được đưa vận chuyển cùng với các bình lấy mẫu khác trong suốt quá trình di chuyển tới hiện trường, vận chuyển về và lưu trữ tại phòng thí nghiệm;

• Mẫu trắng thiết bị hiện trường: lấy một mẫu nước tại hiện trường sử dụng các thiết bị lấy mẫu dùng tại hiện trường, lưu trữ và vận chuyển cùng với các mẫu lấy tại hiện trường.

Kết quả kết hợp từ phân tích hai cách lấy mẫu trắng có thể được sử dụng để đánh giá sự lây nhiễm chéo xảy ra trong phòng thí nghiệm (VD: mẫu trắng vận chuyển: Bình chứa mẫu bị nhiễm chéo hoặc nhiễm chéo trong quá trình phân tích) và/hoặc nhiễm chéo do thiết bị lấy mẫu hiện trường.

Thông thường, lấy hai mẫu trắng cho mỗi đợt lấy mẫu hiện trường bao gồm từ 10 – 20 mẫu là phù hợp.

Thiết bị• Bình nước cất;

• Dụng cụ lấy mẫu (SOP 4.1.1. đến SOP 4.2.2);

• Bộ lọc (SOP 4.2.1);

• Chất bảo quản (SOP 4.3.2).

Page 118: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

118 CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

Quy trìnha. Lấy mẫu trắng khi vận chuyển

• Ghi mã số cho bình mẫu trắng;

• Làm đầy bằng nước cất (tránh có bọt khí) và đóng bình mẫu trắng lại trong phòng thí nghiệm;

• Vận chuyển và lưu trữ bình mẫu trắng cùng với các bình lấy mẫu khác theo quy định;

• Xử lý trước (nếu cần) và phân tích mẫu trắng cùng với những mẫu lấy cùng đợt.

b. Lấy mẫu trắng thiết bị hiện trường

• Ghi mã số cho bình mẫu trắng;

• Vận chuyển và lưu trữ bình mẫu trắng cùng với bình lấy mẫu trước, trong và sau khi làm việc tại hiện trường, theo quy định;

• Đưa bình lấy mẫu trắng đến điểm lấy mẫu nước và lấy đầy nước từ bình chứa nước cất (tránh bọt khí). Sử dụng các thiết bị lấy mẫu hiện trường khi lấy mẫu thông thường. Chọn thời điểm lấy mẫu trắng một cách ngẫu nhiên, trong khi thực hiện lấy mẫu tại hiện trường;

• Áp dụng lọc với các thông số được quy định;

• Bảo quản mẫu theo quy định;

• Xử lý trước (nếu cần) và phân tích mẫu trắng cùng với những mẫu lấy cùng đợt.

Lưu ý: Sử dụng cùng loại bình chứa dùng trong lấy mẫu tại hiện trường (ví dụ bình cho kim loại nặng, bình cho chất có vòng thơm) để lấy mẫu trắng.

SOP 4.4.2 - Quy trình lưu kýMục tiêu của quy trình lưu ký là nhằm ghi chép lại những người chịu

trách nhiệm chính trong các bước lấy mẫu – vận chuyển – nhận mẫu tại phòng thí nghiệm.

Page 119: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

119CHƯƠNG 4. LẤY MẪU ĐẤT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ KHÍ ĐẤT

Quy trìnhSử dụng biểu mẫu lưu ký của phòng thí nghiệm; điền tên khách hàng

và địa chỉ, mã số dự án, người phụ trách và mã số hiện trường. Sau đó điền: ngày, tháng, năm và thời gian lấy mẫu, mã số mẫu, loại mẫu (loại nền) và chú thích. Sau đó ký vào mỗi mẫu.

Tiếp theo, đóng gói mẫu vào hộp đựng mẫu, bổ sung thêm các chất làm mát và nhiệt kế hoặc máy đo nhiệt độ nếu cần, dán kín hộp và điền vào cột cuối cùng ở giữa biểu mẫu: đóng dấu lưu ký, tên, ngày và thời gian.

Trong trường hợp mẫu ở ngoài lãnh thổ, cần chuẩn bị hoá đơn chứng nhận vận chuyển và bổ sung vào biểu mẫu lưu ký, để tránh hộp đựng mẫu bị mở kiểm tra ở biên giới.

Cuối cùng, người lấy mẫu ký và ghi ngày và thời gian chuyển giao và đưa hộp cho người vận chuyển.

Người vận chuyển ký nhận, thêm xác nhận của công ty và hoá đơn chi tiết. Sau đó đưa lại cho phòng thí nghiệm.

Phòng thí nghiệm ký nhận, ghi chú ngày và thời gian, kiểm tra dấu lưu ký. Sau đó, phòng thí nghiệm mở hộp mẫu và ghi lại nhiệt độ trong hộp.

Lưu ý quan trọng:

• Trong trường hợp vận chuyển bằng máy bay, đảm bảo hộp mẫu được đặt bên trong khoang được tăng áp và làm ấm của máy bay, để tránh bị đông lạnh (mẫu nước dưới đất và đất) và chất ô nhiễm bị suy giảm do giảm sức ép (mẫu đất chứa chất ô nhiễm dễ bay hơi).

• Trong trường hợp vận chuyển bằng máy bay, phần lớn các hãng hàng không không cho phép vận chuyển chất lỏng vượt quá 3 lít. Ngoài ra còn bị hạn chế vận chuyển chất dễ bay hơi như sản phẩm dầu khí.

SOP 4.4.3 - Lưu trữ và vận chuyển mẫu Nồng độ chất ô nhiễm trong mẫu đất và nước dưới đất được lấy rất

Page 120: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

120 PHỤ LỤC

dễ bị suy giảm do quá trình oxy hóa, quang hóa và phân hủy sinh học. Cùng với bảo quản mẫu, việc lưu trữ và vận chuyển mẫu cũng phải được thực hiện một cách cẩn thận. Để bảo quản mẫu nước dưới đất, tham khảo SOP 4.4.2 và những khuyến cáo của phòng thí nghiệm. SOP này đề cập đến các quy trình trong chuỗi lấy mẫu – vận chuyển mẫu – giao nhận mẫu tại phòng thí nghiệm.

Để giảm thiểu sự suy giảm trong mẫu đất và nước dưới đất, nên lưu trữ và vận chuyển ở nhiệt độ thấp, lý tưởng là khoảng 40C trong bóng tối. Thời gian giữa việc lấy mẫu và xử lý tiền phân tích càng ngắn càng tốt, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.

Việc này có thể được thực hiện bằng cách lưu trữ mẫu đã được bảo quản tại hiện trường ở hộp tối, và được giữ lạnh bằng các chất làm mát.

Thiết bị• Hộp bảo ôn;

• Chất làm mát;

• Tủ lạnh.

Quy trình• Lấy đủ các chất làm lạnh sâu và/hoặc làm lạnh vào hộp bảo ôn/

tủ lạnh trước khi sử dụng tại hiện trường (để làm lạnh hoàn toàn chất làm mát có thể mất tới 48 giờ);

• Cẩn thận trong việc cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho hộp bảo ôn và chất làm mát tại hiện trường;

• Lưu trữ mẫu đã được dán nhãn và bảo quản trong hộp bảo ôn và luôn đóng nắp hộp;

• Lưu trữ mẫu cẩn thận, đảm bảo mẫu không bị vỡ;

• Trong điều kiện thời tiết nóng ấm, điều chỉnh nhiệt độ trong hộp trước khi vận chuyển và thay chất làm mát nếu cần;

• Lưu trữ các hộp bảo ôn ở nơi thoáng mát và càng tối càng tốt;

• Không lưu trữ mẫu ở nhiệt độ dưới 00C và không đặt thêm quá nhiều chất làm mát vào mẫu để tránh đông mẫu.

Page 121: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

121PHỤ LỤC

PHỤ LỤC

Các biểu mẫu, phiếu ghi chép khảo sát

Page 122: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

122 PHỤ LỤC

1. B

IÊN

BẢ

N L

Ỗ K

HO

AN

(BO

RE

LO

G)

Ngư

ời g

hi p

hiếu

Ngu

yễn

văn

XN

gười

kho

anTr

ần Y

Ngà

ym

m/d

d/yy

Tên

dự

ánĐ

iều

tra c

hi ti

ết c

ác đ

iểm

tồn

lưu

huyệ

n Y

Tên

địa

điể

m1

Nhà

ông

ZT

hôn/

xã/

phườ

ngTh

ôn A

, xã

B, h

uyện

Y

Phẫu

diệ

n số

Y_0

1H

iện

trạn

g bề

mặt

Đất

trốn

gD

ự án

sốN

A_Y

_2_0

1K

ích

thướ

c đi

ểm q

uan

sát

0,8

x 1,

2 x

1,5m

Mục

đích

sử dụ

ng đấ

tB

ỏ ho

ang

Tọa

độ:

Vĩ đ

ộ:

Kin

h độ

:

Cao

độ:

Loạ

i phẫ

u di

ệnH

ố ph

ẫu d

iện

đào

bằng

tay

Mực

nướ

c dướ

i đất

0,8m

tả v

ật c

hất t

heo

lớp

đất n

ằm n

gang

Lấy

mẫu

Chấ

t ô n

hiễm

Thô

ng số

về

giế

ng

quan

trắc

Mục

đíc

h m

ô tả

phẫ

u di

ệnĐ

ộ sâ

u tín

h từ

m

ặt đ

ất

(m)

Chấ

t đất

Màu

Kho

ảng

sâu

lấy

mẫu

Dạn

g đấ

tM

ã số

M

ùiM

àuL

oại

Điề

u tra

đất

nhằ

m x

ác

định

mức

độ

và k

hoan

h vù

ng ô

nhi

ễm.

Ghi

chú

0,02

Tầng

thảm

mục

Xám

đen

10Y

R

3/1

0,00

- 0,

02X

áo tr

ộn12

-1K

hông

Khô

ng lắ

p đặ

t giế

ng

quan

trắc

O

0,04

Thịt

pha

cát

Xám

nâu

10Y

R

5/2

0,01

- 0,

04X

áo tr

ộn12

-2K

hông

A1

0,10

Cát

pha

thịt

Nâu

nhạ

t 7.

5YR

6/3

0,04

- 0,

10X

áo tr

ộn12

-3K

hông

A2

0,15

Thịt

pha

cát

Đỏ

vàng

5Y

R

5/6

Khô

ng lấ

y m

ẫu

Khô

ng

lấy

mẫu

A+B

0,28

Thịt

pha

sét c

átĐ

ỏ 2.

5YR

5/8

B2t

0,50

Thịt

pha

cát

Đỏ

2.5Y

R4/

8K

hông

lấy

mẫu

C

1: V

ẽ m

inh

họa

vị tr

í lỗ

khoa

n đằ

ng sa

u bi

ên b

ản

Page 123: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

123PHỤ LỤC

2. B

IÊN

BẢ

N Đ

O Đ

ẠC

LẤ

Y M

ẪU

ỚC

ỚI Đ

ẤT

Ngư

ời g

hi p

hiếu

Ngu

yễn

văn

XN

gười

đo

đạc/

lấy

mẫu

Trần

YN

gày

mm

/dd/

yy

Tên

dự

ánĐ

iều

tra c

hi ti

ết c

ác đ

iểm

tồn

lưu

huyệ

n Y

Tên

địa

điể

mN

hà ô

ng Z

Thô

n/xã

/ph

ường

Thôn

A, x

ã B

, huy

ện Y

số

giến

g/đi

ểm

lấy

mẫu

1

Tọa

độ/

vị tr

íTầ

ng c

ạn

nước

Từ 0

- ...

cm

Tầng

ngậ

p nư

ớc

khôn

g th

ường

xu

yên

Từ ..

...cm

.....c

m

Tầng

ngậ

p nư

ớc th

ường

xu

yên

<....

cm

Độ

sâu

của

giến

g ...

......

......

.m

Thể

tích

bơm

rửa

giến

g...

......

.....L

ít

EC (µ

S)pH

Tốc

độ

dòng

chả

y (c

m/s

)

Lưu

ý: M

inh

họa

vị tr

í các

giế

ng/đ

iểm

đo

đạc

và lấ

y m

ẫu n

ước

đằng

sau

biên

bản

Page 124: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo
Page 125: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo

Thiết kế:CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT AAP

GPXB số:............................cấp ngày.......................Mã số ISBN:..........................

In.........bản tại Công ty TNHH sản xuất AAP

Page 126: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo
Page 127: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo
Page 128: Sổ tay lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo