53
1 BÀI 4 SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI ThS. Ngô Linh Ngọc Giảng viên trường Đại học Luật Nội

SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

1

BÀI 4

SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

ThS. Ngô Linh Ngọc

Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội

Page 2: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

2

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Soạn thảo được hợp đồng kinh tế thương mại.

2. Soạn thảo được hợp đồng mua bán hàng hóa.

3. Soạn thảo được hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

4. Soạn thảo hợp đồng nghiên cứu khoa học và kĩ thuật.

5. Soạn thảo hợp đồng liên kết kinh tế.

Page 3: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

3

NỘI DUNG BÀI HỌC

4.1 Những vấn đề chung về hợp đồng trong thương mại

4.2 Kĩ năng soạn thảo một số loại hợp đồng trong thương mại

Page 4: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

4

4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

4.1.1. Khái niệm, đặc điểm 4.1.2. Phân loại

4.1.3. Thể thức chung của

hợp đồng trong

thương mại

4.1.4. Nội dung của

hợp đồng thương mại

4.1.5. Văn bản phụ lục và

biên bản bổ sung của

hợp đồng thương mại

Page 5: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

Hợp đồng kinh tế thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

5

4.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM

Page 6: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

6

• Hợp đồng mua bán hàng hóa;

• Hợp đồng vận chuyển hàng hóa;

• Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng cơ bản;

• Hợp đồng kinh tế dịch vụ;

• Hợp đồng hợp tác kinh doanh;

• Hợp đồng mua bán bản quyền sáng chế;

• Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật;

• Hợp đồng gia công, đặt hàng;

• Hợp đồng thương mại quốc tế;

• Hợp đồng ủy thác xuất, nhập khẩu.

• Hợp đồng kinh tế thương mại ngắn hạn: Hợp đồng có thời gian thực hiện từ một năm trở xuống thường được sử dụng để trao đổi hàng hóa một lần hoặc cung ứng hàng hóa có thời hạn một năm.

• Hợp đồng kinh tế thương mại dài hạn: Hợp đồng có thời gian thực hiện trên một năm. Thường dùng xác lập các mối quan hệ lâu dài có thể đến 7 hoặc 10 năm.

Căn cứ vào thời hạn thực hiện Căn cứ vào nội dung

4.1.2. PHÂN LOẠI

Page 7: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

7

• Quốc hiệu: Đây là tiêu đề cần thiết cho những văn bản mà nội dung của nó có tính chất pháp lý. Riêng trong hợp đồng ngoại thương không ghi quốc hiệu vì các chủ thể của loại hợp đồng này thường có quốc tịch khác nhau.

• Tên gọi hợp đồng: Tên gọi hợp đồng theo chủng loại cụ thể. Tên được ghi chữ to đậm ở chính giữa, phía dưới quốc hiệu. Không được ghi chung chung theo tên phân loại, mà phải ghi tên cụ thể của trao đổi. Ví dụ: Hợp đồng mua bán xi măng, mua bán vật liệu.

• Số và ký hiệu hợp đồng: Ghi dưới tên hợp đồng. Nội dung này cần thiết cho việc lưu trữ, tra cứu khi cần thiết. Số là số thứ tự hợp đồng hai bên phát sinh. Phần ký hiệu hợp đồng thường là chữ viết tắt của chủng loại hợp đồng theo phân loại. Ví dụ: Số 02/HĐMBHH (mua bán hàng hoá), số 72/HĐUTXK (Uỷ thác xuất khẩu).

• Những căn cứ xác lập hợp đồng: Nêu những văn bản pháp quy của nhà nước điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng kinh tế thương mại như các pháp lệnh, nghị định, quyết định v.v... và các văn bản hướng dẫn của các ngành, các địa phương, các thoả thuận của các bên trong những cuộc họp bàn về nội dung hợp đồng trước đó.

4.1.3. THỂ THỨC CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

Page 8: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

8

4.1.3. THỂ THỨC CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI (tiếp theo)

• Nội dung hợp đồng: Phần chủ yếu của văn bản hợp đồng kinh tế. Nội dung hợp đồng kinh tế ràng buộc trách nhiệm của các bên ký kết, vì vậy, các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, cụ thể, đúng pháp luật và có khả năng thực hiện. Tuỳ theo từng loại hợp đồng mà các bên chủ thể thoả thuận các điều khoản được ghi vào nội dung.

• Phần kí kết hợp đồng: Số lượng bản hợp đồng cần ký, Căn cứ vào yêu cầu lưu trữ, giao dịch với ngân hàng, trọng tài kinh tế, cơ quan chủ quản cấp trên ... Thường có câu thông lệ là: Hợp đồng này làm thành...bản và bằng...thứ tiếng, chúng có giá trị như nhau và mỗi bên giữ... bản và nộp cho cơ quan nhà nước bản.” Nếu các bên cùng ở trong nước thì bỏ phần bằng tiếng khác nhau.

• Đại diện các bên kí kết.

Page 9: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

9

• Thời gian, địa điểm kí hợp đồng: Đây là cơ sở pháp lý xác nhận sự giao dịch của các bên chủ thể và là căn cứ để nhà nước thực hiện sự xác nhận hoặc kiểm soát. Thời gian và địa điểm thường có câu thông lệ sau: “Hôm nay, hồi…giờ, ngày...tháng...năm...tại...chúng tôi các bên gồm có:”.

• Phần tự xưng của các chủ thể hợp đồng: Tên doanh nghiệp: Tên gọi chính thức theo giấy phép đăng ký kinh doanh. Đây là biện pháp để các

bên kiểm tra lẫn nhau về tư cách pháp nhân và hoạt động thực tế của tổ chức doanh nghiệp tránh khả năng lừa đảo.

Địa chỉ doanh nghiệp: địa chỉ chính thức của doanh nghiệp. Phải ghi rõ số nhà, đường phố (xóm, ấp), phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố) để liên hệ hoặc tìm hiểu thực trạng.

Số điện thoại, telex, fax, website, email: Đây là các phương tiện thông tin cần thiết để các bên liên hệ nhằm giảm chi phí đi lại trong trường hợp các bên không có nhu cầu bắt buộc phải gặp mặt.

Tài khoản ngân hàng: Đây là nội dung được các bên đặc biệt quan tâm vì nó xác định tình hình tài chính, khả năng thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Phải ghi rõ số tài khoản, tên ngân hàng và chủ tài khoản để thanh toán.

Mã số thuế để các bên trả thuế cho nhà nước. Người đại diện kí kết.

4.1.3. THỂ THỨC CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI (tiếp theo)

Page 10: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

10

Điều khoản chủ yếu Điều khoản thường lệ Điều khoản tùy nghi

4.1.4. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Page 11: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

11

4.1.4. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (tiếp theo)

Điều khoản chủ yếu

• Điều khoản bắt buộc có để hình thành nên nội dung hợp đồng cụ thể, được các bên quan tâm thoả

thuận trước tiên, nếu thiếu một trong những điều khoản chủ yếu này thì hợp đồng kinh tế thương

mại không có giá trị.

• Thường bao gồm các điều sau: Tên các trao đổi, số lượng các trao đổi, chất lượng các trao đổi, giá cả

các trao đổi, thanh toán giữa các bên, chuyển giao giữa các bên, trách nhiệm của các bên trong thực

hiện hợp đồng, các chế tài điều tiết. Ngoài ra còn các điều khoản khác như:

• Lắp đặt, chạy thử, bảo hành, mã ký hiệu hàng hóa và vận chuyển.

Page 12: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

12

4.1.4. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (tiếp theo)

Điều khoản thường lệ

Điều khoản mà nội dung đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (đã được pháp luật

điều chỉnh), các bên có thể ghi hoặc không ghi, nếu ghi vào thì nhắc nhở nhau, nếu không ghi vào thì

chúng vẫn mặc nhiên có giá trị pháp lý (như các vấn đề trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự...).

Điều khoản tùy nghi

• Điều khoản được đưa vào hợp đồng kinh tế thương mại nhằm tạo các điều kiện thuận lợi cho nhau trong thực hiện hợp đồng.

• Những điều khoản này hoặc chưa có quy định của Nhà nước hoặc đã có quy định của Nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế mà không trái với pháp luật (ví dụ: Thưởng khi hoàn thành trước thời hạn).

Page 13: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

13

4.1.5. VĂN BẢN PHỤ LỤC VÀ BIÊN BẢN BỔ SUNG CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (tiếp theo)

Văn bản phụ lục của hợp đồng thương mại

• Việc lập và ký kết văn bản phụ lục hợp đồng kinh tế thương mại được áp dụng trong trường hợp các bên hợp đồng cần chi tiết và cụ thể hoá các điều khoản của hợp đồng kinh tế mà khi ký kết chưa có điều kiện cụ thể hóa, hoặc các chi tiết quá rườm rà không tiện ghi trong văn bản hợp đồng kinh tế. Văn bản phụ lục hợp đồng nếu được một pháp nhân xác lập thì không cần ký kết, nếu không thì các bên phải ký kết như ký hợp đồng.

• Về nguyên tắc, khi xây dựng văn bản phụ lục phải tuân thủ các điều:

Nội dung không được trái với nội dung văn bản hợp đồng kinh tế thương mại.

Thủ tục và cách thức ký kết văn bản phụ lục hợp đồng cũng giống như đối với văn bản hợp đồng kinh tế thương mại.

• Văn bản phụ lục hợp đồng kinh tế thương mại là bộ phận không tách rời của văn bản hợp đồng kinh tế thương mại và có giá trị pháp lý như văn bản hợp đồng kinh tế thương mại.

Page 14: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

14

Biên bản bổ sung của hợp đồng thương mại

• Biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại có giá trị pháp lý như hợp đồng kinh tế thương mại.

• Về cơ cấu, biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại giống như biên bản sự vụ và cần có các yếu tố sau: quốc hiệu; tên biên bản bổ sung; thời gian, địa điểm lập biên bản; các chủ thể tham gia hợp đồng. Lý do lập biên bản bổ sung, nội dung thỏa thuận về sự thêm, bớt hoặc thay đổi một hay một số điều khoản của hợp đồng đã ký, sự cam kết thực hiện những thoả thuận trong biên bản bổ sung, kí biên bản bổ sung.

4.1.5. VĂN BẢN PHỤ LỤC VÀ BIÊN BẢN BỔ SUNG CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (tiếp theo)

Page 15: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

15

• Sau khi các bên thực hiện xong hợp đồng kinh tế thương mại, nếu nhận thấy không còn có vướng mắc gì nữa, các bên lập biên bản thanh lý hợp đồng thương mại.

• Về mặt pháp lý, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế thương mại xác nhận sự thỏa mãn của các bên về việc thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký kết, không còn các hậu quả phải giải quyết.

• Nội dung của biên bản thanh lý cũng giống như biên bản sự vụ và thường có các tiêu thức sau: Quốc hiệu, tên biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế thương mại, thời gian, địa điểm lập biên bản, những thông tin cần thiết về các chủ thể hợp đồng; xác nhận của các chủ thể (các bên) về kết quả thực hiện hợp đồng, cam kết không khiếu nại về thực hiện hợp đồng kinh tế thương mại, ký biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế thương mại: những người đã ký hợp đồng kinh tế thương mại phải ký vào biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế thương mại.

Biên bản thanh lý hợp đồng thương mại

4.1.5. VĂN BẢN PHỤ LỤC VÀ BIÊN BẢN BỔ SUNG CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (tiếp theo)

Page 16: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

16

4.2. KĨ NĂNG SOẠN THẢO MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

4.2.1. Soạn thảo hợp đồng

mua bán hàng hóa

4.2.2. Soạn thảo hợp đồng

vận chuyển hàng hóa

4.2.3. Soạn thảo hợp đồng

dịch vụ

4.2.4. Soạn thảo hợp đồng

nghiên cứu khoa học và

triển khai kĩ thuật

4.2.5. Soạn thảo hợp đồng

liên kết kinh tế

Page 17: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

17

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hóa.

Khái niệm

4.2.1. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Page 18: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

18

4.2.1. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (tiếp theo)

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa được soạn thảo theo mẫu và chú ý các điều khoản sau:

• Điều khoản về tên hàng hoá:

Phải nêu tên hàng hóa theo danh mục trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước để các bên ký kết và các cơ quan hữu quan đều có thể hiểu được;

Không được viết tên hàng hóa theo từ địa phương;

Nếu là hàng trao đổi với nước ngoài thì trong hợp đồng phải ghi tên mặt hàng bằng tiếng Việt và tiếng của nước tham gia ký kết hoặc tiếng Anh. Tên hàng hóa phải ghi đầy đủ cả mã ký hiệu hàng hóa hoặc quy định về chất lượng hàng hóa;

Nếu mặt hàng có kèm nhiều linh kiện rời hoặc cần mô tả cụ thể về màu sắc, hình dáng, nên lập bản phụ lục kèm theo;

Ví dụ: Lạc nhân loại 1; lò vi sóng SANYO EM-C7586V; Tivi SONY FD Trinitron WAGA 21 Inch.

Page 19: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

19

4.2.1. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (tiếp theo)

• Điều khoản về số lượng hàng hóa:

Đây là một trong những điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Số lượng hàng hóa phải được ghi chính xác, rõ ràng, theo đơn vị đo lường hợp pháp do Nhà nước quy định. Nếu tính theo trọng lượng thì phải ghi cả trọng lượng tinh và trọng lượng cả bì;

Trong những hợp đồng có mua bán nhiều loại hàng hóa khác nhau thì phải ghi riêng số lượng, trọng lượng từng loại, sau đó ghi tổng giá trị của hàng hóa mua bán.

• Điều khoản về chất lượng, quy cách hàng hóa: Trong hợp đồng phải ghi rõ phẩm chất, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, màu sắc. Tuỳ theo từng loại hàng hoá mà các bên có thể thỏa thuận về các điều kiện phẩm chất, quy cách cho phù hợp.

• Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu: Thông thường, những quy định này là theo công nghệ bao bì đóng gói, in ấn ký mã hiệu của nhà sản xuất. Đối với loại hàng hóa cần hai lớp bao bì thì cũng quy định rõ cách thức từng lớp một cách rõ ràng, đầy đủ, để các bên cùng thực hiện. Mã ký hiệu hàng hóa có bản quyền thì ghi theo mã ký hiệu trong bản quyền, nếu không có bản quyền thì phải mô tả tỉ mỉ.

Page 20: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

20

• Điều khoản về giao nhận hàng

Thời gian giao nhận hàng;

Địa điểm giao hàng;

Phương thức giao nhận;

Giấy tờ giao nhận;

Phương thức giải quyết những sự cố xảy ra trong nghiệm thu, bàn giao hàng hóa;

Phương thức vận chuyển, phương tiện vận chuyển, trách nhiệm vận chuyển hàng hóa;

Phương tiện, trách nhiệm và thời gian bốc xếp hàng hóa;

Người có trách nhiệm giao nhận và ký vào các văn bản giao nhận;

4.2.1. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (tiếp theo)

Page 21: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

21

4.2.1. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (tiếp theo)

• Điều khoản bảo hành lắp đặt chạy thử và hướng dẫn sử dụng

Phải ghi rõ thời hạn bảo hành và quy chế bảo hành và các vị trí có trách nhiệm bảo hành hàng hóa;

Các tài liệu hướng dẫn sử dụng cần thiết phải ghi rõ;

Đối với hàng hóa phải lắp đặt thì cần ghi rõ lắp đặt ai thực hiện, chi phí lắp đặt ai chịu;

Đối với hàng hóa cần phải chạy thử thì ghi rõ ai có trách nhiệm chạy thử, chi phí chạy thử ai chịu.

• Điều khoản về giá cả

Đơn vị tính giá;

Giá thường bao gồm các loại;

Giá bán hàng hóa;

Phí chuyên chở, bốc xếp, bảo quản, lưu;

Đồng tiền tính giá;

Phương pháp định giá;

Điều kiện điều chỉnh giá.

Page 22: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

22

4.2.1. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (tiếp theo)

• Điều khoản thanh toán

Tổng số tiền thanh toán các bên phải khẳng định rõ;

Cách thức thanh toán;

Hợp đồng cũng phải ghi rõ thời hạn thanh toán;

Điều kiện ràng buộc với thanh toán.

• Điều khoản về trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng

Trách nhiệm tinh thần;

Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện;

Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng.

Page 23: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

23

4.2.1. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (tiếp theo) • Điều khoản về tranh chấp hợp đồng (các chế tài cho hợp

đồng)

Chế tài hợp đồng thường có ba loại sau:

Các điều khoản miễn trách;

Các điều khoản thương lượng;

Các trường hợp xử lý trước tòa.

• Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ ngày ký hoặc sau một số ngày là do các bên thỏa thuận. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ ngày ký biên bản thanh lý hợp đồng. Cần quy định rõ bên nào đứng ra tổ chức thanh lý hợp đồng và thời điểm ký biên bản thanh lý;

Biên bản thanh lý hợp đồng cần ghi nhận ưu, khuyết điểm của các bên, nếu còn vấn đề tồn tại, phải quy định rõ các nghĩa vụ còn phải thực hiện để hoàn tất hợp đồng (trong nhiều trường hợp nếu còn tồn tại thì chưa nên thanh lý hợp đồng). Thông thường trong hợp đồng mua bán hàng hóa có câu thông lệ về thời hạn như: “Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày...tháng...năm... và phải được hoàn tất đến hết ngày...tháng...năm... Sau khi hợp đồng hết hạn ngày, các bên gặp nhau làm thanh lý hợp đồng.”

Page 24: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

24

4.2.1. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (tiếp theo)

• Điều khoản về các thỏa thuận khác (điều khoản tùy nghi nếu thấy cần)

Trong các trường hợp xét thấy cần thiết, các bên có thể đưa vào hợp đồng những vấn đề cụ thể nào đó mà pháp luật về hợp đồng kinh tế thương mại chưa quy định để thỏa thuận cho đầy đủ và rõ ràng vì lợi ích của một bên hoặc tránh các khả năng xấu có thể xảy ra.

Phần này có thể do kinh nghiệm ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng đã cho họ bài học về sự thận trọng và thẳng thắn, miễn là sự thoả thuận này không trái với pháp luật nhà nước.

Page 25: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

25

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên vận tải và bên thuê vận chuyển, về việc bên vận tải có nghĩa vụ vận chuyển một lượng hàng hóa nhất định đến địa điểm đã ấn định và bàn giao cho bên thuê vận chuyển, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ nhận số hàng hóa đã vận chuyển đó và trả chi phí vận chuyển theo sự thỏa thuận của hai bên.

Khái niệm

4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Page 26: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

26

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa:

• Trong vận tải hàng hóa, chủ sở hữu với hàng hóa là bên thuê vận chuyển, vì vậy cần có các điều khoản bảo vệ quyền sở hữu đối với hàng hóa đó;

• Vận chuyển hàng hóa trên đường cần có các giấy tờ minh chứng cho tính hợp pháp của hàng hóa;

• Vận chuyển hàng hóa có sự bốc xếp cả hai đầu, vì vậy cần quy định rõ ai là người thực hiện hoạt động bốc xếp này, chi phí ai chịu trách nhiệm;

• Vận chuyển hàng hóa có rất nhiều khả năng xảy ra các trục trặc trong thực hiện, vì vậy các bên cần phải có quy định rõ người có trách nhiệm giải quyết;

• Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có vị trí rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cần hết sức quan tâm đến chất lượng của hợp đồng này để không xảy ra các hậu quả.

4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)

Page 27: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

27

4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)

Soạn thảo nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa

• Điều khoản về đối tượng hợp đồng;

• Điều khoản về phương tiện vận chuyển;

• Điều khoản về an toàn vận chuyển;

• Điều khoản về giao nhận hàng;

• Điều khoản về áp tải;

• Điều khoản về xếp dỡ hàng hóa;

• Điều khoản về cước, phụ phí vận tải và thanh toán;

• Điều khoản về thanh toán;

• Điều khoản về trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng;

• Điều khoản chế tài hợp đồng;

• Thời gian hiệu lực của hợp đồng.

Page 28: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

28

• Điều khoản về đối tượng hợp đồng:

Phải nêu tên đối tượng hàng hóa vận chuyển, loại hàng, đặc điểm… (tươi sống, dễ vỡ, dễ cháy nổ, hàng quý,…) trọng lượng đơn vị hàng hóa vận chuyển và tổng trọng lượng vận tải, cự li chuyên chở… để cho các bên chuẩn bị cho quá trình vận chuyển;

Một số hàng hóa cần phải xin phép vận chuyển như các hàng siêu trọng, hàng hóa có cách ly đặc biệt như hàng dễ vỡ, dễ cháy nổ… hàng quý cần bảo vệ đặc biệt như vàng, kim cương.

• Điều khoản về phượng tiện vận chuyển: Phải ghi rõ loại phương tiện (ô tô, máy bay, xà lan, tàu thuỷ, xe lửa). Trong các loại phương tiện phải ghi rõ chủng loại của phương tiện, chẳng hạn có mui, không mui (đối với toa xe lửa, sà lan, ô tô), tự dỡ hàng (ô tô), có các thiết bị bảo vệ đặc biệt (máy lạnh, máy hút ẩm).

• Điều khoản về an toàn vận chuyển: Phải có máy lạnh (hàng tươi sống), phải vệ sinh phương tiện (hàng thực phẩm, hàng dễ bắt mùi), phải có che phủ (hàng sợ ướt), phải có thiết bị phòng chống (hàng dễ cháy nổ), phải có xe đặc chủng (tiền, hàng quý, hàng siêu trường, siêu trọng).

4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)

Page 29: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

29

4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)

• Điều khoản về giao nhận hàng hóa:

Hợp đồng phải ghi cụ thể và chính xác địa điểm, ngày giờ giao nhận để các bên phối hợp nhịp nhàng, đồng thời làm cơ sở cho việc tính cự li, nhiên liệu, cước;

Nếu các nơi giao nhận khó đưa phương tiện vào, phải tổ chức trung chuyển thì phải ghi rõ phương tiện vận tải trung gian là gì, ai là người thực hiện, nếu cần kho trung chuyển thì phải ghi rõ loại kho, giá thuê và ai là người thực hiện;

Hợp đồng phải ghi rõ phương thức giao nhận. trong thực tế có các phương pháp giao nhận và phải quy định rõ người có trách nhiệm chuyển giao;

Phải quy định rõ các giấy tờ bàn giao, các văn bản xác nhận sự chuyển giao hợp pháp này, quy định cách giải quyết các trục trặc trong chuyển giao;

Bên nhận hàng cũng phải kiểm tra kỹ khi nhận, nếu thấy có nghi vấn phải lập biên bản, có xác nhận của bên vận tải để làm căn cứ giải quyết.

Page 30: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

30

• Điều khoản về áp tải: Trường hợp chủ hàng có cử áp tải, phải ghi rõ vào hợp đồng. Nếu chủ hàng có cử áp tải, bên vận tải không chịu trách nhiệm về chi phí dọc đường cho người áp tải, những mất mát dọc đường và các trở ngại về thiếu giấy tờ, thủ tục của hàng hóa. Các trường hợp sau đây, chủ hàng nhất thiết phải cử áp tải: Hàng quý (kim cương, vàng, bạc) và tiền; Hàng tươi sống phải chăm lo dọc đường; Hàng nguy hiểm (cháy, nổ); Súng ống, đạn dược; Linh cữu, hài cốt.

• Điều khoản về xếp dỡ hàng hoá: Phải ghi rõ ai chịu trách nhiệm bốc, dỡ hàng hóa, phí tổn xếp dỡ do ai chịu (chủ hàng nơi đi, nơi đến). Thời gian, phương tiện xếp dỡ ở hai đầu hoặc có hay không có trung chuyển cũng cần được thoả thuận và ghi đầy đủ trong hợp đồng.

4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)

Page 31: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

31

4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)

• Điều khoản về cước, phụ phí vận tải và thanh toán:

Trong vận tải, ngoài giá cước chính, bên vận tải còn phải chi các phụ phí như: Phí tổn điều phương tiện, phí qua cầu, phí đường cao tốc, phí chuyển tải (từ đường bộ xuống đường sông, sang đường sắt và ngược lại), phí tổn vật dụng chèn lót, chuồng cũi (nếu chở súc vật sống), cảng phí, hoa tiêu phí (với đường thuỷ), lệ phí bến đỗ (với đường bộ)...

Giá cước chính được tính theo đơn vị nào như: Đồng/tấn - km, đồng/ người - km, đồng/chuyến. Cự li vận chuyển giữa đi và đến cần được xác định theo cự li tính cước. Nếu cần có thể tính riêng chuyến đi và về khác biệt nhau.

• Điều khoản về thanh toán: Thanh toán tiền mặt, thanh toán séc, thanh toán khấu trừ.

Page 32: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

• Điều khoản về trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quy định rõ trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng. Trách nhiệm của các bên thường được viết theo các khoản sau:

Trách nhiệm tinh thần;

Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện;

Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng.

• Điều khoản chế tài hợp đồng: Các điều khoản miễn trách, các điều khoản thương lượng và các trường hợp xử lý trước tòa.

4.2.2. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)

• Điều khoản về tranh chấp hợp đồng (các chế tài cho hợp đồng)

Các điều khoản miễn trách;

Các điều khoản thương lượng;

Các trường hợp xử lý trước tòa.

• Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng.

• Điều khoản về các thỏa thuận khác (điều khoản tùy nghi nếu thấy cần).

32

Page 33: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

33

Khái niệm

Hợp đồng kinh tế dịch vụ là sự thỏa thuận của hai bên về việc bên nhận dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ xác định yêu cầu đối với dịch vụ và trả tiền dịch vụ phí theo thỏa thuận của hai bên.

Phân loại

Thông thường các hoạt động dịch vụ các doanh nghiệp thường đi thuê là:

• Dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị;

• Dịch vụ sửa chữa các công trình kiến trúc, nhà xưởng;

• Các dịch vụ vệ sinh;

• Các dịch vụ bảo vệ, an ninh;

• Các dịch vụ sinh hoạt khác kể cả dịch vụ công nghiệp.

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Page 34: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

34

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Các công việc dịch vụ rất đa dạng,

phức tạp, đôi khi là những công việc

nhỏ lẻ và không được tiêu chuẩn hóa

rõ ràng, vì vậy người soạn thảo cần

xác định rõ tiêu chuẩn chất lượng

dịch vụ rõ ràng. Nếu không có tiêu

chuẩn chất lượng thì cần xác định rõ

yêu cầu chất lượng dịch vụ thế nào

để có cơ sở nghiệm thu sau này.

Hoạt động dịch vụ cần có sự phối hợp giữa hai bên rất chặt chẽ, vì vậy cần chỉ ra người lãnh đạo có đủ quyền lực giải quyết phụ trách trực tiếp.

Các công việc dịch vụ có nhiều khoản chi phí khác nhau và phạm vi khoán cũng khác nhau, vì vậy người soạn thảo cần phải xác định rõ các loại chi phí đó là gì và có các tiêu chuẩn chất lượng cần đảm bảo hay không.

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế dịch vụ

Page 35: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

35

Nội dung của hợp đồng dịch vụ

• Tên các dịch vụ;

• Tiến độ thực hiện công việc và thời gian hoàn thành;

• Về vật tư đảm bảo cho dịch vụ;

• Chi phí cho dịch vụ;

• Nghiệm thu dịch vụ;

• Bảo hành dịch vụ;

• Thanh toán dịch vụ;

• Trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng;

• Điều khoản chế tài hợp đồng.

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ (tiếp theo)

Page 36: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

36

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ (tiếp theo)

• Tên các dịch vụ: Xác định cụ thể tên dịch vụ, số lượng, chủng loại, quy cách, khối lượng, hoặc nội dung công việc dịch vụ. Về số lượng cần thống nhất cách xác định, vì đây là cơ sở tính các chi phí dịch vụ. Về chất lượng nếu có tiêu chuẩn đánh giá thì các bên cần thống nhất cụ thể, nếu không có tiêu chuẩn chất lượng thì cần nêu rõ yêu cầu dịch vụ cần phải đạt được. Cần xác định rõ phạm vi dịch vụ diễn ra để có các biện pháp đảm bảo cho các hoạt động có liên quan khác.

• Tiến độ thực hiện công việc và thời gian hoàn thành: Nếu công việc phức tạp và chia thành nhiều công đoạn thì cần ghi rõ tiến độ thực hiện. Nếu công việc có thể thực hiện gọn thì chỉ ghi rõ thời gian hoàn thành. Cần xác định rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc dịch vụ, nếu có sự linh động thời gian thực hiện cần xác định rõ ràng.

Page 37: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

• Về vật tư đảm bảo cho dịch vụ: Cần quy định:

Bên nào chịu trách nhiệm cung cấp vật tư, phụ tùng đặc chủng khó kiếm trên thị trường. Thời gian phải cung cấp và ghi rõ phải chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư đó. Vật tư cũ, hỏng tháo dỡ ra do bên nào thu hồi, giá thu hồi, nếu phải chuyên chở đi thì ai chịu chi phí đó.

• Chi phí cho dịch vụ: Hai bên cùng thoả thuận chi phí của dịch vụ bao gồm các loại nào sau đây:

Chi phí cho vật tư nguyên nhiên vật liệu, chi phí cho các loại thiết bị, dụng cụ lao động, chi phí cho lao động thực hiện các dịch vụ, các chi phí khác nếu có. Nếu các chi phí trên xác định quá phức tạp thì có thể xác lập bản dự toán cho dịch vụ và làm thành phụ lục của hợp đồng. Hai bên thống nhất tổng số tiền các bên thanh toán cho nhau và đồng tiền dùng để thanh toán.

• Nghiệm thu dịch vụ: Hai bên phải quy định rõ thể thức nghiệm thu, căn cứ nghiệm thu, thành phần nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, các văn bản xác lập trong nghiệm thu. Nếu dịch vụ được nghiệm thu thành nhiều lần thì cần quy định rõ các lần nghiệm thu cụ thể và các văn bản nghiệm thu của từng lần, nghiệm thu tổng thể.

37

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ (tiếp theo)

Page 38: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

38

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ (tiếp theo)

• Bảo hành dịch vụ: Hai bên phải ghi rõ thời gian bảo hành tính từ ngày thực hiện xong hợp đồng, và phải ghi rõ trách nhiệm từng bên khi xảy ra hư hỏng trong thời gian bảo hành, và trách nhiệm khắc phục các hư hỏng xảy ra. Hai bên cần quy định đảm bảo vật chất cho bảo hành dịch vụ và các ràng buộc đối với đảm bảo này.

• Thanh toán dịch vụ: Hai bên cần ghi rõ tổng số tiền các bên thanh toán cho nhau, thanh toán làm bao nhiêu lần, mỗi lần bao nhiêu, các điều kiện ràng buộc cho mỗi lần thanh toán và tổng quyết toán cho dịch vụ (cần quy định rõ các chi phí phát sinh hợp pháp cho dịch vụ và các văn bản minh chứng cho các chi phí phát sinh đó).

Page 39: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

39

• Trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng: Hợp đồng kinh tế dịch vụ cần phải quy định rõ trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng. Đây là những cam kết cụ thể về quyết tâm thực hiện nghiêm chỉnh mọi điều khoản thoả thuận. Trách nhiệm của các bên thường được viết theo các khoản sau:

Trách nhiệm tinh thần: Các bên phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận;

Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện: Các bện phải cam kết phối hợp đầy đủ trong thực hiện hợp đồng như: thông báo cho nhau trong chuyển giao, thông báo các trục trặc trong thực hiện hợp đồng, thông báo cho nhau các khó khăn gặp phải trong thực hiện;

Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng: Các bên phải cam kết phối hợp với nhau đầy đủ trong giải quyết các trục trặc xảy ra để đảm bảo hiệu quả cao trong phối hợp hành động.

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ (tiếp theo)

Page 40: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

• Điều khoản chế tài hợp đồng: Các bên phải xác định các chế tài cho hợp đồng để các bên phải có trách nhiệm trong thực hiện hợp đồng. Chế tài hợp đồng thường có ba loại sau:

Các điều khoản miễn trách: Các bên cần dẫn ra các trường hợp trục trặc khi thực hiện ở mức độ nhỏ mà các bên có thể thông cảm cho nhau như: chậm trong chuyển giao dưới 1 giờ, chậm ngày chuyển giao mà các bên đã thông báo cho nhau, thanh toán tiền cho nhau chậm một vài ngày;

Các điều khoản thương lượng: Các bên cần quy định rõ các trường hợp trục trặc mà các bên phải gặp nhau để thương lượng. Nếu các trường hợp trục trặc mà có thể xác định được ngay hình thức xử phạt thì cần quy định rõ như: các trường hợp phải bồi thường, các mức phạt cụ thể do không thực hiện được các điều khoản của hợp đồng;

Các trường hợp xử lý trước tòa: Các bên cần phải nêu ra các trường hợp cụ thể không giải quyết được thông qua thương lượng mà phải cần tòa án giải quyết.

4.2.3. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ (tiếp theo)

40

Page 41: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

41

Khái niệm

Hợp đồng Nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các đơn vị và cá nhân khoa học với nhau hoặc với các doanh nghiệp về việc nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, thiết kế, thử nghiệm, lắp ráp, vận hành, hiệu chỉnh và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI KĨ THUẬT

Page 42: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

42

• Bên nhận hợp đồng có nghĩa vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu theo đúng yêu cầu của bên giao hợp đồng, bên giao hợp đồng có nghĩa vụ xác định chính xác các yêu cầu nghiên cứu và trả chi phí nghiên cứu theo sự thỏa thuận của các bên.

• Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật có rất nhiều loại như: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, các bên cần xác định phạm vi nghiên cứu rõ ràng.

• Hoạt động nghiên cứu khoa học rất phức tạp và có hàm lượng chất xám cao, người soạn thảo hợp đồng cần quán triệt các đặc điểm sau đây vào các điều khoản của hợp đồng.

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI KĨ THUẬT

Page 43: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

43

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI KĨ THUẬT

• Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật rất khó đánh giá kết quả nghiên cứu, khó chủ động điều tiết tiến độ và chi phí cho hợp đồng, vì vậy các bên cần tính toán và dự tính các tình huống có thể xảy ra để tính chính xác các chi phí.

• Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong thực hiện, các bên cần quy định rõ trách nhiệm đối với thực hiện hợp đồng.

• Các chủ thể ký hợp đồng ở phần này cũng không nhất thiết là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, mà có thể là cá nhân nhà khoa học hoặc một nhóm các nhà khoa học đứng ra nhận hợp đồng. Bên giao hợp đồng cũng có thể là cá nhân.

Page 44: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

44

Soạn thảo nội dung hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật Soạn thảo hợp đồng theo mẫu và chú ý các điều khoản sau:

• Đối tượng của hợp đồng;

• Thời hạn phải hoàn thành;

• Chi phí cho nghiên cứu;

• Hướng dẫn sử dụng kết quả nghiên cứu, ứng dụng;

• Bảo mật cho nghiên cứu;

• Bản quyền của đề tài;

• Nghiệm thu kết quả nghiên cứu;

• Thanh toán;

• Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng;

• Điều khoản chế tài hợp đồng (tranh chấp hợp đồng).

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI KĨ THUẬT

Page 45: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

45

• Đối tượng của hợp đồng: Cần nêu rõ các tên công việc nghiên cứu hoặc triển khai, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và kết quả cuối cùng phải đạt được bằng hiện vật, công trình nghiên cứu hoặc một hình thức nhất định.

• Thời hạn phải hoàn thành: Phải xác định rõ thời gian nghiên cứu bắt đầu từ thời gian nào và phải được hoàn tất đến hết ngày tháng năm nào. Nếu việc nghiên cứu lâu dài, phức tạp, phải quy định thời hạn hoàn thành từng phần việc thì cần quy định rõ thời gian từng giai đoạn công việc và các sản phẩm đạt được của từng giai đoạn đó.

• Chi phí cho nghiên cứu: Các bên phải xác định rõ chi phí cho từng hoạt động của nghiên cứu. Nếu nghiên cứu chia ra nhiều giai đoạn như: giai đoạn triển khai nghiên cứu, giai đoạn thu thập tài liệu, giai đoạn xử lý tài liệu, giai đoạn hoàn chỉnh và nghiệm thu thì cần chỉ rõ chi phí cho mỗi giai đoạn đó như thế nào. Cuối cùng chỉ rõ tổng chi phí cho nghiên cứu, có điều kiện ràng buộc gì không.

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI KĨ THUẬT

Page 46: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

46

• Hướng dẫn sử dụng kết quả nghiên cứu, ứng dụng: Có văn bản hướng dẫm cụ thể chi tiết nghiên cứu hay không và có cần cán bộ đến hướng dẫn cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng không, có cần tập huấn cho những những người thực hiện không.

• Bảo mật cho nghiên cứu: Các bên phải quy định rõ trách nhiệm bảo mật cho đề tài nghiên cứu và quy định rõ thời gian cần giữ bí mật cho nghiên cứu ngay cả khi nghiên cứu đã hoàn thành.

• Bản quyền của đề tài: Cần quy định rõ bản quyền của đề tài thuộc về ai. Theo thông lệ bản quyền của đề tài thuộc về bên thuê nghiên cứu. Các bên cần quy định các giải pháp bảo vệ bản quyền của đề tài.

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI KĨ THUẬT

Page 47: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

47

• Nghiệm thu kết quả nghiên cứu: Cần quy định cụ thể thành phần hội đồng nghiệm thu, cách thức nghiệm thu, thời gian nghiệm thu. Các bên phải thống nhất cách thức phản biện nghiên cứu và người phản biện nghiên cứu.

• Thanh toán: Phải ghi rõ tổng số tiền các bên thanh toán cho nhau và thanh toán bằng đồng tiền nào. Nếu nghiên cứu chia ra nhiều giai đoạn thì phải chỉ rõ tạm ứng bao nhiêu lần và các ràng buộc của mỗi lần tạm ứng, các chứng từ cho mỗi lần tạm ứng. Thanh quyết toán nghiên cứu vào lúc nào và các văn bản dùng trong thanh quyết toán nghiên cứu.

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI KĨ THUẬT

Page 48: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

48

• Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng: Phải ghi rõ trách nhiệm của các bên về các lĩnh vực sau:

Trách nhiệm tinh thần: các bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận;

Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện: các bên phải cam kết phối hợp đầy đủ trong thực hiện hợp đồng như: thông báo cho nhau trong chuyển giao, thông báo các trục trặc trong thực hiện hợp đồng, thông báo cho nhau các khó khăn gặp phải trong thực hiện;

Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng: Các bên phải cam kết phối hợp với nhau đầy đủ giải quyết các trục trặc xảy ra để đảm bảo hiệu quả cao trong phối hợp hành động.

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI KĨ THUẬT

Page 49: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

49

• Điều khoản chế tài hợp đồng : Các bên cần xác định rõ các trường hợp sau:

Các điều khoản miễn trách: Các bên cần dẫn ra các trường hợp trục trặc khi thực hiện ở mức độ nhỏ mà các bên có thể thông cảm cho nhau như: Chậm trong chuyển giao dưới 1 giờ, chậm ngày chuyển giao mà các bên đã thông báo cho nhau, thanh toán tiền cho nhau chậm một vài ngày;

Các điều khoản thương lượng: Các bên cần quy định rõ các trường hợp trục trặc mà các bên phải gặp nhau để thương lượng. nếu các trường hợp trục trặc mà có thể xác định được ngay hình thức xử phạt thì cần quy định rõ như: Các trường hợp phải bồi thường, các mức phạt cụ thể do không thực hiện được các điều khoản của hợp đồng;

Các trường hợp xử lý trước tòa: Các bên cần phải nêu ra các trường hợp cụ thể không giải quyết được thông qua thương lượng mà phải cần tòa án giải quyết.

4.2.4. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI KĨ THUẬT

Page 50: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

50

Hợp đồng liên kết kinh tế là văn bản thể hiện toàn bộ sự thỏa thuận của các bên về việc phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích kinh tế và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên.

Khái niệm

4.2.5. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT KINH TẾ

Page 51: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

51

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng liên kết kinh tế • Các tổ chức liên kết đều có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội thông qua các chính sách thuế và các khoản

tự nguyện khác, khi soạn thảo hợp đồng liên kết kinh tế không được làm suy giảm các nghĩa vụ trên.

• Các tổ chức liên kết có tư cách pháp nhân riêng, vì vậy khi soạn thảo hợp đồng liên kết kinh tế không được phép làm mất hoặc suy giảm tư cách pháp nhân của các bên.

• Các bên tham gia liên kết đều có các điều lệ và quy chế hoạt động riêng, vì vậy khi soạn thảo hợp đồng không được vi phạm các quy định trong các văn bản quy phạm của các bên.

• Các hoạt động liên doanh của các doanh nghiệp đang diễn ra phổ biến. Liên doanh là hình thức liên kết kinh tế của các doanh nghiệp trên cơ sở góp vốn để hình thành lên một doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân riêng nhưng chịu sự chi phối, quản lý của các tổ chức tham gia liên doanh.

• Liên doanh có thể diễn ra giữa hai doanh nghiệp trong nước hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước (hoặc nhiều) với doanh nghiệp nước ngoài.

• Liên kết kinh tế có ba mức độ: Hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các bên, liên doanh, liên hiệp sản xuất kinh doanh.

4.2.5. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT KINH TẾ

Page 52: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

52

• Điều khoản về tên liên doanh;

• Điều khoản về thời gian hoạt động của liên doanh;

• Điều khoản về góp vốn;

• Điều khoản về xây dựng cơ sở vật chất cho liên doanh;

• Điều khoản về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của bộ máy quản lý;

• Điều khoản về soạn thảo các văn bản pháp quy cho hoạt động liên doanh;

• Điều khoản về quản lý tài chính và hoạt động kế toán;

• Điều khoản về quản lý lao động;

• Điều khoản về quan hệ lao động trong liên doanh;

• Điều khoản trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng;

• Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng (các chế tài của hợp đồng).

Soạn thảo nội dung hợp đồng liên kết kinh tế Soạn thảo hợp đồng liên doanh theo mẫu có sẵn và bao gồm các điều khoản cơ bản sau:

4.2.5. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT KINH TẾ

Page 53: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

53

4.1. Những vấn đề chung về hợp đồng trong thương mại:

Khái niệm, đặc điểm, phân loại, thể thức chung, nội dung và văn bản phụ lục của hợp đồng thương mại.

4.2. Kĩ năng soạn thảo một số loại hợp đồng trong thương mại:

Hợp đồng vận chuyển mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kĩ thuật và hợp đồng liên kết kinh tế.

TỔNG KẾT BÀI HỌC