332
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BẮC NINH ********************* HỘI NGHỊ TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG VÀO TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT ( Được triển khai tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc – Tp Bắc Ninh)

Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BẮC NINH

*********************

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN

PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG

GIÁO DỤC SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

NĂNG LƯỢNG VÀO TRONG

MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Ở TRƯỜNG

THCS VÀ THPT

( Được triển khai tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc – Tp Bắc Ninh)

22/08/2012)

Page 2: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

MỤC LỤC

Lời nói đầu..................................................................................................................................1

PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...................................................................3

I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI..........3

1.1. Năng lượng........................................................................................................................3

1.2. Các dạng năng lượng.........................................................................................................3

1.3. Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.............................................................................5

1.4. Vai trò của năng lượng đối với con người.........................................................................6

II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM

VÀ TRÊN THẾ GIỚI..........................................................................................................15

2.1. Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả..............................................15

2.2. Khái niệm tiết kiệm, hiệu quả..........................................................................................16

2.3. Xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.........................................................17

2.4. Các biện pháp chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...............................19

2.5. Các giải pháp công nghệ và kĩ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả...........21

III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA DẠY

HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS, THPT.........................................................31

3.1. Vai trò của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường THCS

và THPT.................................................................................................................................31

3.2. Các cơ sở pháp lý của việc triển khai giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

vào hệ thống giáo dục quốc dân.............................................................................................33

ii

Page 3: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

3.3. Các mục tiêu của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua dạy học các

môn học ở cấp THCS và THPT..............................................................................................33

3.4. Một số nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu

trong các môn học ở trường THCS, THPT............................................................................35

3.5. Định hướng các nội dung cơ bản về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

đưa vào các môn học ở trường THCS, THPT........................................................................36

3.6. Phương thức tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

vào các môn học ở trường THCS, THPT...............................................................................37

3.7. Định hướng áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học khi tích hợp các nội dung

giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học...................................45

3.9. Thí dụ dạy học dự án về tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng TKHQ........................51

PHẦN THỨ II: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TRƯỜNG PTTH............................................................56

CHƯƠNG I: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PTTH....................................................................56

1. Mục tiêu:.............................................................................................................................56

2. Một số nội dung và địa chỉ tích hợp sử dụng NLTK&HQ trong môn Vật lý cấp THPT...57

3. Giới thiệu một số bài soạn về tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ trong môn Vật lý ở

trường THPT..........................................................................................................................63

4. Một số câu hỏi về việc sử dụng NLTK&HQ.....................................................................93

CHƯƠNG II: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THPT..........................................................97

1. Mục tiêu:.............................................................................................................................97

2. Một số nội dung và địa chỉ tích hợp sử dụng NLTK&HQ trong môn công nghệ ở cấp

THPT......................................................................................................................................98

iii

Page 4: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

3. Một số kế hoạch bài giảng tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả..............102

4. Một số câu hỏi:.................................................................................................................125

CHƯƠNG III: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT...................................................................130

1. Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng NLTK & HQ trong môn học..................................130

2. Nội dung giáo dục sử dụng NLTK & HQ trong môn học................................................131

3. Một số thiết kế bài tích hợp giáo dục sử dụng NLTK & HQ qua môn địa lý..................150

4. Một số câu hỏi ví dụ:........................................................................................................172

CHƯƠNG IV: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG PTTH.............................................................175

1. Mục tiêu, nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ.............................................175

2.Giới thiệu một số bài soạn tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ..................................180

3. Một số câu hỏi ví dụ:……………………………………………………………………202

CHƯƠNG V: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

THÔNG QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP................206

1. Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ……………………………………….206

2. Nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ.............................207

PHẦN 3: VÀI NÉT VỀ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN............................................................210

1. Khái niệm.........................................................................................................................210

2. Phân loại...........................................................................................................................210

4. Qui trình dạy học dựa trên dự án......................................................................................212

5. Giới thiệu một số bài soạn dạy học theo dự án................................................................214

iv

Page 5: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

v

Page 6: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lời nói đầu

Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm

bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để nâng

cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nguồn động lực cho phát triển

kinh tế - xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ là nhân tố kìm

hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng

trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác

để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận. Nước Việt Nam chúng ta

được thiên nhiên ưu đãi, có sự giàu có về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho

thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dụng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí

và hiệu quả không cao. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy

hiểm. Do vậy việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là

một việc làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người

đối với các nguồn năng lượng quý giá bị điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức

của họ mà giáo dục có vai trò to lớn.

Giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong phạm vi trường phổ

thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối

với các nguồn năng lượng (như về các loại năng lượng, ý nghĩa to lớn của nó, tình

trạng khai thác sử dụng hiện nay và những nguy cơ làm cạn kiệt các nguồn năng

lượng) sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ, động cơ, ý thức và kỹ năng để có

thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp nhằm sử dụng

tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong hiện tại và tương lai.

Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đã

được trình bày tích hợp vào chương trình cấp THCS. Tuy nhiên, GV còn lúng túng

khi dạy học tích hợp do tài liệu hướng dân DHTH chưa có, đội ngu giáo viên còn

gặp khó khăn về kiến thức, kỹ năng và thái độ khi dạy học tích hợp

1

Page 7: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Nhà trường là một kênh quan trọng truyền tải các thông tin, ý nghĩa to lớn

của việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho đông đảo các thành viên

trong xã hội. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy nhu cầu phải trang bị

phương pháp dạy học sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho đội ngu GV là

rất cấp thiết. Để đáp ứng nhu cầu này, bộ tài liệu về giáo dục sử dụng tiết kiệm và

hiệu quả năng lượng trong trường THCS cung cấp kiến thức về sử dụng tiết kiệm

và hiệu quả năng lượng cung như nội dung, địa chỉ tích hợp và PPDH tích hợp,

thực hiện các hoạt động ngoại khoá. Bộ Tài liệu nhằm giúp cho giáo viên và học

sinh có điều kiện dạy học tốt nội dung này trong trường THCS.

Bộ tài liệu bao gồm:

I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI: Tìm

hiểu năng lượng là gì, các dạng năng lượng, vai trò của năng lượng đối với con người, tình hình

sử dụng năng lượng, ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đến môi trường sinh

thái.

II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG NL TKHQ Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI: Đề cập đến

sự cần thiết phải sử dụng tài nguyên năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; xu hướng sử dụng năng

lượng tiết kiệm, hiệu quả, các biện pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NL TKHQ QUA DH CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS,

THPT: Vai trò của giáo dục sử dụng NL TKHQ trong nhà trường THCS và THPT, các mục tiêu

của giáo dục sử dụng NL TKHQ qua dạy học các môn học ở; định hướng các nội dung cơ bản về

giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đưa vào các môn học ở trường THCS, THPT;

phương thức tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các

môn học ở trường THCS, THPT; gợi ý về kiểm tra, đánh giá; nêu một số thí dụ dạy học dự án về

tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng TKHQ.

Để sử dụng có hiệu quả tài liệu này, sau khi tập huấn giáo viên cần nghiên cứu kĩ lí

thuyết, tham khảo phần giáo án cụ thể rồi vận dụng linh hoạt vào bài học.

Sự ra đời của cuốn tài liệu là kết quả nghiên cứu tâm huyết và đóng góp của không ít cá

nhân và tập thể. Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên tài liệu được viết lần đầu nên không thể tránh khỏi

2

Page 8: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

thiếu sót, Hội đồng biên soạn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để tài liệu sẽ hoàn thiện

hơn trong lần tái ban.

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

1.1. Năng lượng

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, năng lượng được định nghĩa là: "Độ đo định lượng

chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất".

Trong từ điển tiếng Việt và từ điển vật lý phổ thông, năng lượng được định nghĩa là "đại

lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh ra công của một vật". Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-

CP của chính phủ về sử dụng năng lương tiết kiệm, hiệu quả thì năng lượng được hiểu là

"dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than,

dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra

thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng sơ cấp".

1.2. Các dạng năng lượng

Việc phân loại các dạng năng lượng là rất đa dạng, phụ thuộc vào các mục đích khác

nhau. Dưới đây chỉ đưa ra một số cách phân loại thường được sử dụng.

1.2.1. Phân loại theo vật lý - kỹ thuật :

Với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các em đã được làm quen với các dạng năng lượng

qua chương trình vật lý phổ thông như:

- Năng lượng cơ học (cơ năng);

3

Page 9: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Nặng lượng nhiệt (nhiệt năng); - Năng lượng điện (điện năng);

- Năng lượng ánh sáng (quang năng); - Năng lượng hoá học (hoá năng);

- Năng lượng hạt nhân (hay năng lượng nguyên tử).

1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc năng lượng

- Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần:

+ Năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch hay nhiên liệu thiên nhiên như: than

bùn, than nâu, đan đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên).

+ Năng lượng từ nhiên liệu nguyên tử;

- Năng lượng tái sinh (hay năng lượng tái tạo) là nguồn năng lượng có thể

được hồi phục theo chu trình biến đổi của thiên nhiên, mà theo quan niệm của con

người là vô hạn. Các dạng năng lượng này bao gồm:

+ Năng lượng mặt trời;

+ Năng lượng của gió;

+ Thế năng của nước;

+ Năng lượng sóng biển;

+ Năng lượng thuỷ triều;

+ Năng lượng địa nhiệt.

- Năng lượng không tái sinh: có các loại như: than nâu, than đá, than bùn,

dầu lửa, khí tự nhiên,..

- Năng lượng sinh khối (Biomass): năng lượng sinh ra do đốt trực tiếp hoặc

chuyển đổi nhiệt hóa học, chuyển đổi nhiệt sinh hóa các vật liệu có nguồn gốc hữu

cơ (trừ than, dầu mỏ…). Dạng rắn gồm có gô, củi, các phụ phâm nông nghiệp như 4

Page 10: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

trấu, rơm rạ, cây ngô, bã mía… các loại vỏ, thân cây thảo mộc; Dạng lỏng như

nhiên liệu sinh học (Biofuel); Dạng khí như biogas.

- Năng lượng cơ bắp: Sức cơ bắp của người, trâu, bò, ngựa, voi…

1.2.3. Phân loại theo dòng biến đổi năng lượng

Theo quá trình từ khai thác, biến đổi, truyền tải và sử dụng năng lượng, người ta chia ra

các dạng năng lượng sau:

- Năng lượng sơ cấp: là các dạng năng lượng có sẵn trong thiên nhiên như than, dầu,

khí tự nhiên, năng lượng nguyên tử, thuỷ năng, củi gô…

- Năng lượng thứ cấp: là dạng năng lượng đã được biến đổi từ những dạng năng lượng

khác. Ví dụ điện năng, hơi nước của các lò hơi... là năng lượng thứ cấp.

- Năng lượng cuối cùng: là năng lượng sau khâu truyền tải, vận chuyển được cấp tới

hộ tiêu thụ, người sử dụng.

- Năng lượng hữu ích: là năng lượng cuối cùng được sử dụng sau khi bỏ qua các tổn

thất của thiết bị sử dụng năng lượng.

1.3. Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

Để có cái nhìn khái quát về sự ảnh hưởng lân nhau của các quá trình biến đổi năng lượng

trong tự nhiên cung như trong kỹ thuật, việc nắm vững qui luật của sự chuyển hóa năng lượng có

ý nghĩa rất quan trọng. Nắm vững qui luật của sự chuyển hóa năng lượng sẽ giúp ta giải quyết các

vấn đề kỹ thuật liên quan tới việc sử dụng năng lượng.

Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, song trong một

hệ kín năng lượng của hệ có giá trị không đổi.

Trong tự nhiên cung như trong kĩ thuật có rất nhiều hiện tượng ở đó diễn ra các quá trình

chuyển hoá năng lượng như:

+ Chuyển hoá cơ năng thành nhiệt năng (như hiện tượng ma sát làm nóng

các vật chuyển động có ma sát).

5

Page 11: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Sự chuyển hoá cơ năng thành điện năng: như ở các trạm phát điện nhờ sức

gió, thuỷ điện…

+ Sự chuyển hoá quang năng thành điện năng: như ở các trạm phát điện nhờ

năng lượng mặt trời.

+ Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác như: điện năng

thành cơ năng (động cơ điện); điện năng thành nhiệt năng (dụng cụ đun nấu bằng

điện), điện năng thành hoá năng (trong điện phân, mạ kim loại…).

Trong các quá trình trên năng lượng được bảo toàn: nếu hệ là kín thì năng lượng tổng

cộng của hệ là hằng số, năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc phân bố lại

giữa các phần của hệ. Nếu hệ không kín thì độ tăng (hay giảm) của năng lượng của hệ đúng bằng

độ giảm (hay tăng) năng lượng của môi trường bên ngoài. Do vậy, sự bảo toàn và chuyển hoá

năng lượng có thể mô tả bằng một định luật chung là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng

lượng.

Trong kỹ thuật người ta thường vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để

phân tích các quá trình sử dụng năng lượng từ đó tìm ra phương thức sử dụng năng lượng sao cho

có hiệu quả nhất.

1.4. Vai trò của năng lượng đối với con người

1.4.1. Tình hình sử dụng năng lượng trong sản xuất và đời sống

Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại,

phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc

sử dụng năng lượng của con người cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hàng

ngày. Ngày nay chúng ta có thể thấy rất rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng thường có tác

động rất lớn tới các vấn đề kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Do vậy nhiều nước đã

đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thành vấn đề " an ninh năng lượng" đối với sự phát

triển của quốc gia.

Dưới đây đưa ra một vài số tư liệu về tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới cung như

ở Việt Nam :

6

Page 12: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Theo số liệu của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA (2005) thì tiêu thụ năng lượng trên thế

giới cho các lĩnh vực sản xuất và tiện nghi nhà ở như sau: Công nghiệp, giao thông vận tải cung

như lĩnh vực tiện nghi nhà chiếm phần tiêu thụ năng lượng lớn (môi lĩnh vực khoảng 25%);

thương mại và dịch vụ công cộng khoảng 10%; nông lâm và ngư nghiệp khoảng 3%; sử dụng

khác khoảng 12%.

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có các ngành sản xuất có nhu cầu tiêu

thụ năng lượng cao như:

+ Ngành công nghiệp không sản xuất sản phâm dầu hay điện

+ Ngành lọc dầu, sản xuất, khai thác than

+ Ngành sản xuất điện năng.

Trong đó các ngành công nghiệp không sản xuất sản phâm dầu hay điện tiêu tốn nhiều

năng lượng nhất, trong đó hơn một nửa là các dạng năng lượng không tái sinh như than, dầu, khí

đốt.

- Trong lĩnh vực giao thông vận tải: đa số các phương tiện chuyên chở dùng các sản dầu

làm nhiên liệu. Ngành giao thông vận tải tiêu thụ khoảng 60% năng lượng dầu đã được chế biến,

sản phần dầu chiến 95% thị phần năng lượng của ngành giao thông vận tải.

- Trong ngành sản xuất điện năng: sử dụng các nguồn năng lượng để sản xuất điện năng

phân bố như sau: từ nhiên liệu hoá thạch chiếm 64%, năng lượng hạt nhân 17%, thuỷ điện 18%,

năng lượng tái tạo: 1% điện năng toàn cầu |(Nguồn: Vi.Wikipedia).

Ở Việt Nam sản lượng điện thương phâm cuối năm 2007 là 66,8 tỷ kWh, tăng 2,5 lần so

với năm 2000 (26,6 tỷ kWh) [Nguồn: Đô Bình Yên, Viện khoa học năng lượng Viện KH&CN

VN ], trong đó thủy điện khoảng 64 %, than nhiệt điện ~ 34%, ... );tiêu thụ trong lĩnh vực sản

xuất công nghiệp và xây dựng chiến 46,97%, lĩnh vực quản lý - tiêu dùng- dân cư 47,14%.

- Trong lĩnh vực tiện nghi nhà ở:

Năng lượng dùng cho tiện nghi nhà ở có ba mục đích:

+ Nấu thức ăn;

7

Page 13: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Đun nước nóng sinh hoạt và điều hoà không khí;

+ Chạy các thiết bị cơ điện nội thất, chiếu sáng, thiết bị điện tử,…

Các số liệu thống kê mặc dù chưa thất chính xác, theo IEA (2005), thì tỉ lệ sử dụng các

nguồn năng lượng trong lĩnh vực tiện nghi nhà ở như sau: năng lượng tái tạo hơn 40%, sử dụng

khí đốt và điện gần bằng nhau (khoảng hơn 20%), năng lượng than và hơi nước nóng chiến

khoảng 7 %, sản phâm dầu khoảng 10 %,...

Nhìn chung có thể thấy tình hình sử dụng năng lượng hiện nay trên thế giới cung như ở

Việt Nam như sau:

- Nhu cầu năng lượng ngày càng cao: trước hết do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển

các ngành sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Nguồn năng lượng được sử dụng chủ yếu vân là các nguồn năng lượng hoá thạch như

than đá, dầu, khí tự nhiên.

- Điện năng là dạng năng lượng có nhiều ưu điểm vì nó dễ dàng được chuyển hoá từ các

dạng năng lượng khác khi sản xuất điện năng, đồng thời khi sử dụng, nó cung dễ dàng chuyển

hoá thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng,… vì vậy việc sản xuất

và sử dụng điện năng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược năng lượng của môi quốc gia.

1.4.2. Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hoá thạch

Việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như hiện nay trên thế

giới cung như ở Việt Nam đã dân đến nguồn tài nguyên năng lượng không tái sinh như than, dầu

lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt. Dân số toàn cầu hiện nay đã hơn 6 tỉ người. Muốn duy trì sự phát

triển của xã hội cần khai thác được các nguồn tài nguyên lớn, trong đó có tài nguyên năng

lượng. . Tính tới cuối năm 2007, dân số toàn thế giới là 6,625 tỷ người, tiêu thụ lượng năng lượng

sơ cấp là 11.099 Mtoe (Mtoe: triệu tấn dầu tương đương), trong đó Dầu chiếm 35,61%; Khí tự

nhiên: 23,76%; Than: 28,63%; Năng lượng hạt nhân: 5,60%; Thủy điện: 6,39%. So với năm

2000, thế giới đã tiêu thụ lượng năng lượng sơ cấp tăng 122,7% và suất tiêu thụ năng lượng sơ

cấp bình quân đầu người đã tăng từ 1,5 toe/người (năm 2000) lên 1,675 toe/người (năm 2007)

[Nguồn: Đô Bình Yên, Viện khoa học năng lượng Viện KH&CN VN ]. Dự đoán đến năm 2050,

dân số thế giới sẽ đạt mức hơn 10 tỷ người, lượng năng lượng cần dùng sẽ là hơn 25 tỷ 340 triệu

8

Page 14: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

tấn đến 29 tỷ than nguyên chất, điều đó sẽ gây nhiều lo lắng và áp lực cho sự phát triển của xã hội

loài người.

Theo tính toán, đầu năm 1990 của quốc tế, trữ lượng của nguồn nhiên liệu không tái sinh

và thời hạn có thể khai thác nguồn trữ lượng dư thừa (tỷ lệ sản lượng tồn trữ) là : dầu thô 201 tỉ

600 tấn và 295 tỷ 400 triệu tấn, có thể khai thác từ 49 năm và 72 năm; khí thiên nhiên 161 tỷ tấn

và 319 tỉ 200 triệu tấn, có thể khai thác 57 năm và 113 năm; than đá 800 tỉ 800 triệu tấn và 1881

tỉ 600 triệu tấn, có thể khai thác 262 năm và 617 năm. Urani dùng cho phát điện nguyên tử chỉ

dùng được một lần là 42 tỉ tấn và 161 tỷ tấn, có thể khai thác 60 năm và 230 năm, nếu dùng phản

ứng nơtron thì có thể kéo dài thời gian sử dụng lên 60 lần. Tổng lượng tài nguyên Đơteri dùng

cho phản ứng nhiệt hạch là 44.000 tỉ tấn, tương đương với năng lượng của 52 triệu 800 ngàn tỉ

tấn than nguyên chất, có thể cung cấp cho nhân loại khoảng 60 tỷ năm. Tuy nhiên việc sử dụng

năng lượng nhiệt hạch vân còn rất nhiều vấn đề kĩ thuật và an toàn cần phải được giải quyết thì

mới có thể đưa dạng năng lượng này vào sử dụng thực tiễn.

Trong thập kỷ qua, nhu cầu về năng lượng của châu Á tăng hàng năm ở mức hai con số,

trong 10 năm tới, nhu cầu điện sẽ tăng gấp đôi. Dự báo vào năm 2025, châu Á sẽ chiếm hơn 50%

trong tổng nhu cầu phát triển về điện. Điều này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành khai thác than

ở châu Á.

Thí dụ, Trung Quốc có sản lượng than lớn nhất thế giới (khoảng 1,4 tỷ tấn/năm) và ngành

điện của Trung Quốc cung tiêu thụ than lớn nhất (khoảng 80% sản lượng than của Trung Quốc

dùng cho nhiệt điện). Ở Việt Nam, trữ lượng than được dự báo như sau: tổng trữ lượng địa chất

và chiến lược phát triển than Việt Nam đến năm 2010 và dự báo đến năm 2020 dự kiến là

1.044.180 triệu tấn. Trữ lượng than đang thăm dó (tiềm năng bể than đồng bằng Bắc Bộ): dự báo

từ 37 đến 100 tỉ tấn, tiềm năng trữ lượng than bùn của Việt Nam khoảng 6,0 tỷ tấn.[Nguồn:

Nguyễn Thanh Sơn - KHCN4/2006]. Tuy nhiên, theo Bộ công thương đánh giá (8/2007), nguồn

năng lượng hoá thạch của Việt Nam đang bị cạn kiệt dần: Than chỉ còn 3,80 tỉ tấn, dầu còn 2,3 tỷ

tấn. Ước tính chung trên thế giới nguồn dầu mỏ thương mại còn dùng khoảng 60 năm, khí tự

nhiên 80 năm, than 150 - 200 năm .

Tại Việt Nam, các nguồn năng lượng tự nhiên này có thể còn hết trước thế giới một vài

chục năm. An ninh năng lượng đang trở thành vấn đề cấp bách..

Các chuyên gia kinh tế năng lượng đã dự báo đến trước năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập

khoảng 12%-20% năng lượng, đến năm 2050 lên đến 50%-60%, chưa kể điện hạt nhân. Trong

9

Page 15: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

lĩnh vực điện năng, chúng ta hiện chủ yếu dựa vào nhiệt điện (34%) và thuỷ điện (64%) - Thuỷ

điện tuy có tiềm năng phát triển nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết, nếu phát triển quá lớn chưa thể

lường trước những biến đổi về dòng chảy tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

Về xăng dầu, hiện nay chúng ta vân đang phải nhập khâu, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất

đưa vào sử dụng vào năm 2009-2010, mới chỉ cung cấp được khoảng trên 5 triệu tấn xăng, dầu

cho giao thông vận tải trong tổng số nhu cầu 15-17 triệu tấn, vân phải nhập khoảng 10 triệu tấn.

Đến năm 2020, đưa tiếp 2 nhà máy lọc dầu vào hoạt động ta có khoảng 15-16 triệu tấn xăng, dầu

trong nhu cầu 30-35 triệu tấn, vân phải nhập ít nhất 15 triệu tấn [nguồn: SGGP Online].

Mặc dù các số liệu dự báo trên chưa chể hoàn toàn chính xác. Việc tiếp tục thăm dò có thể

phát hiện thêm các nguồn năng lượng than, dầu, khí mới. Tuy nhiên, nhìn về lâu dài, các

nguồn năng lượng hoá thạch sớm muộn sẽ cạn kiệt, và việc thiếu hụt năng lượng

cho nền kinh tế và đời sống là một thách thức thực sự. Việc sử dụng nguồn năng

lượng hoá thạch, bên cạnh việc trữ lượng của chúng có hạn, còn dân đến những vấn

đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như làm biến đổi khí hậu trên trái đất, là một

trong các vấn đề toàn cầu hiện nay.

1.4.3. Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đến môi trường sinh

thái

Các nguồn năng lượng hoá thạch thường nằm sâu trong lòng đất, Vì vậy việc khai thác

chúng thường phải xây dựng các hầm lò (như trong khai thác than), tiến hành việc khoan, bơm

qui mô lớn như khai thác dầu khí. Phải xây dựng các hầm lò khai thác than, phải chặt cây rừng,

bóc lớp đất đá. Khi tiến hành khai thác lộ thiên, làm đường cho các phương tiện khai thác, vận

chuyển đi lại ở một qui mô lớn, thường dân đến các vấn đề về môi trường sinh thái. Việc khai

thác và vận chuyển dầu mỏ trên biển, hoặc tại các mui khoan có thể xảy ra các sự cố tràn dầu.

Việc khai thác các nguồn nhiên liệu hoá thạch càng lớn thì ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

càng lớn nếu các công ty khai thác không quan tâm thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường sinh

thái. Người ta đã chứng kiến sự huỷ hoại môi trường sinh thái, sự sói mòn và lở đất tại những nơi

có các mỏ khai thác nói chung, trong đó có khai thác than. Những vụ tràn dầu trên biển, trên sông

do các sự cố tràn dầu của các phương tiện vận chuyển.

10

Page 16: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch là một trong các nguyên nhân

chủ yếu tác động xấu đến môi trường trên Trái đất ở qui mô lớn . Đó là hiệu ứng nhà kính dân

đến sự tăng nhiệt độ trên toàn cầu và làm biến đối khí hậu trái đất.

Hiệu ứng nhà kính (do Jean Baptiste và Joseph Fourier (Pháp) lần đầu tiên đặt tên, dùng

để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc

mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt cho bầu không khí bên trong nhà,

dân đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không chỉ ở những chô được chiếu sáng.

Hiệu ứng này đã được sử dụng trong các nhà kính trồng cây ở nơi khí hậu lạnh; nó cung

được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt

sưởi ấm nhà ở. Trong khí quyển cung xảy ra hiện tượng tương tự gọi là hiệu ứng nhà kính khí

quyển. Khi các tia bức xạ sóng ngắn (chẳng hạn tia cực tím) từ Mặt trời xuyên qua bầu khí quyển

đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt. Một số phân tử trong khí quyển, trong

đó chủ yếu là đioxit các bon (C02) và hơi nước, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và nhờ đó

giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển.

Tham gia vào hiệu ứng nhà kính còn có các khí: NOx, Metan, CFC.

Trải qua hàng triệu năm tiến hoá, với sự xuất hiện của thảm thực vật trên trái đất, quá

trình quang hợp của cây cối lấy đi một phần khí CO2 trong không khí tạo nên các điều kiện khí

hậu tương đối ổn định trên trái đất. Tuy nhiên, từ khoảng 100 năm nay, con người tác động mạnh

vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của Mặt trời. Sự

thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm trở lại đây: CO2 tăng 20%, metal tăng

90%, …..) đã làm tăng nhiệt độ trái đất lên 2oC . Tới cuối lthế kỷ XXI nhiệt độ tăng thêm từ

1,4oC - 4oC (gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại , tức là hiệu ứng nhà kính do con người gây ra).

Người ta đã xác định được các khí gây ra hiệu ứng nhà kính là: Hơi nước, CO 2, CH4, N2O, O3,

CFC. Tỷ lệ phần trăm các khí gây hiệu ứng nhà kính như sau: CO2: 50% ; CH4: 16% ; N2O: 6% ;

O3: 8% ; CFC: 20%.

Người ta cung xác định được tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm

tăng nhiệt độ Trái Đất như sau:

* Sử dụng năng lượng : 50%

* Công nghiệp : 24%

* Nông nghiệp : 13%

11

Page 17: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

* Phá rừng : 14%

Người ta dự báo Hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự biến đổi khí hậu trên

Trái Đất và có thể gây ra các hậu quả sau:

● Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước cho tưới

tiêu, cho kỹ nghệ và các nhà máy điện, các loài thuỷ sản có thể bị ảnh hưởng

nghiêm trọng bởi lượng mưa rào lớn, bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa bão tăng có thể

gây lụt lội thường xuyên hơn.

● Các tài nguyên bờ biển: mực nước biển dâng cao, nhiều vùng đất ven biển

bị ngập (dự báo cuối thế kỷ XXI mực nước biển dâng thêm 28 đến 43cm); mưa

tăng trong vòng 50-100 năm qua trung bình là: 1,8mm/năm, 12 năm trở lại đây:

3mm/năm.

● Sức khoẻ: số người chết vì nóng có thể tăng. Nhiều bệnh tật truyền nhiễm

phát sinh. Các quá trình chuyển hoá sinh học cung như hoá học trong cơ thể sống có

thể bị mất cân bằng.

● Lâm nghiệp: nạn cháy rừng dễ xảy ra;

● Năng lượng: nhiệt độ cao sẽ làm tăng nhu cầu làm lạnh, nhu cầu các thiết bị

điều hoà.

Ở Việt Nam, các biểu hiện và hậu quả của sự biến đổi khí hậu Trái đất đã bộc lộ ngày

càng rõ: Thời biết bất thường, bão lu và khô hạn thường xuyên hơn, chế độ thời tiết

gió mùa bị xáo động bất thường. Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ

mở rộng vào mùa mưa lu, các dòng sông tăng cường xâm thực ngang gây xụt lở lớn

các vùng dân cư tập trung ở hai bờ trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam. Về mùa khô

hiện tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm

mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa. Ở vùng ven biển, đã thấy rõ hiện tượng úng ngập do thủy

triều. Theo báo cáo phát triển con người 2007/2008 của Liên hiệp quốc về ảnh hưởng của biến

đổi khí hậu:

12

Page 18: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Ảnh hưởng tới lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho nông nghiệp. Đến năm 2080, thế

giới sẽ có thêm 600 triệu người bị suy dinh dưỡng;

- Đến năm 2080, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người sống trong tình trạng khan hiếm nước, đặc

biệt là Bắc Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ và phía Bắc Nam Á.

- Khoàng 330 triệu người sẽ mất chô ở tạm thời hoặc vĩnh viễn do lu lụt, nếu nhiệt độ Trái

Đất tăng thêm 3oC - 4oC.

- Tốc độ tuyệt chủng của các loài sẽ tăng lên nếu nhiệt độ ấm lên khoảng 2oC;

- Các căn bệnh chết người sẽ lan rộng. Có thể có thêm 400 triệu người bị bệnh sốt rét.

Rõ ràng việc sử dụng năng lượng, đặc biệt là năng lượng hoá thạch, đóng góp tỷ lệ lớn

nhất vào việc gây ra hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân chính là trong thành phần các nhiên liệu

hoá thạch nguyên tố các bon (C) chiếm tỷ lệ lớn nên khi bị đốt cháy giải phóng một lượng lớn khí

CO2 vào khí quyển.

Các lĩnh vực sử dụng năng lượng hoá thạch chủ yếu hiện nay có thể thấy là:

+ Sản xuất điện năng: Các nhà máy nhiệt điện sử dụng than, dầu mỏ, khí đốt;

+ Trong giao thông vận tải: Sử dụng các loại xăng, dầu diesel, khí đốt;

+ Trong sinh hoạt đời sống: đun nấu thức ăn bằng các bếp than, gas;

Dưới đây là một số thí dụ cụ thể về sự phát thải khí CO2 do quá trình sử dụng nhiên liệu

hoá thạch:

- Các nhà máy nhiệt điện:

Các nhà máy nhiệt điện là nguồn phát thải CO2 chính. Cứ 10 tấn CO2 phát tán vào khí

quyển Trái Đất thì các nhà máy nhiệt điện chiếm tới 4 tấn.

- Phát thải khí nhà kính do các phương tiện giao thông vận tải như tầu thuỷ, xe lửa chạy

động cơ đốt trong. Các phương tiện giao thông vận tải thường chủ yếu sử dụng xăng, dầu diesel.

Vì vậy, cung cung phát thải một lượng lớn khí CO2 vào khí quyển, nhất là các loại động cơ chất

lượng kém.

13

Page 19: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hình 1: Khói từ các nhà máy nhiệt điện

Đứng ở góc độ gây ô nhiễm môi trường sinh thái thì các nhà máy nhiệt điện ngoài việc

phát thải CO2, than nhiệt điện còn có nguy cơ phóng thích khí thuỷ ngân và một số khí độc khác

SO2, NOx (nitrogen oxit) vào bầu khí quyển. Theo ước tính, hàng năm, công nghệ than nhiệt điện

của Hoa Kỳ thải vào không khí 48 tấn thuỷ ngân. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã bắt đầu

đưa ra định mức hạn chế lượng thuỷ ngân do công nghệ than nhiệt điện gây ra (38 tấn vào năm

2010, xuống còn 15 tấn vào năm 2018). Hiểm hoạ của khí thuỷ ngân thể hiện ở chô: các khí trên

sẽ xâm nhập vào đất và nguồn nước. Cây cỏ, rau đậu, củ v v ... hấp thụ thuỷ ngân qua rễ cây. Và

trong nguồn nước, thuỷ ngân dần dần nhiễm vào tôm, cá. Từ đó xâm nhập vào cơ thể con người,

chưa kể lượng khí thuỷ ngân trong không khí có thể thâm nhập vào cơ thể con người qua đường

hô hấp. Để tránh nguy cơ trên, người ta đề xuất: cần giảm thiểu việc sử dụng năng lượng từ than,

nếu tiếp tục sử dụng thì cần chuyển đổi công nghệ than nhiệt điện bằng một công nghệ sạch hơn

để hạn chế lượng khí thải vào không khí [nguồn: RFA. www. Vastvietnam. Org/tin, www.rfa.

org).

14

Page 20: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Thuỷ điện và các vấn đề môi trường sinh thái:

Mặc dù thuỷ điện không phát thải nhiều khí nhà kính như công nghệ nhiệt điện, song nó

cung gây ra một số vấn đề môi trường sinh thái như sau:

+ Nước sau khi ra khỏi tuabin thường chứa ít cặn lơ lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch

lòng sông và làm sạt lở bờ sông; làm thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy.

+ Nước chảy ra từ các tuabin thường lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập, điều này có

thể làm thay đổi sự cân bằng hệ động vật thuỷ sinh.

+ Các hồ chứa của các nhà máy thuỷ điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản sinh một lượng

lớn khí metal và CO2 vào khí quyển (do xác thực vật mới bị lu quét, các vùng tái bị lu tràn ngập,

mục nát tạo thành. Theo báo cáo của Uỷ ban Đập nước thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước lớn

hơn so với công suất phát điện (ít hơn 100w/1km2 diệnt ích bề mặt), khí gây ra hiệu kính từ đập

có thể cao hơn những nhà máy nhiệt điện thông thường.

- Điện hạt nhân và các vấn đề môi trường:

Các nhà máy điện điện hạt nhân hiện nay thực tế phổ biến là nhà máy nhiệt điện, chuyển

tải nhiệt năng thu được từ phản ứng phân huỷ hạt nhân thành điện năng. Đa số là thực hiện phản

ứng dây chuyền có điều khiển trong lò phản ứng phân huỷ hạt nhân với nguyên liệu ban đầu là

đồng vị U235, sản phâm thu được sau phản ứng thường là pluton, các nơtron và lượng năng

lượng nhiệt lớn. Nhiệt lượng này, theo hệ thống làm mát khép kín (để tránh phóng xạ rò rỉ ra

ngoài), qua các máy trao đổi nhiệt, đun sôi nước, tạo ra hơi nước ở áp suất cao làm quay các

tuabin hơi nước, quay máy phát điện sinh ra điện năng. Công nghệ điện hạt nhân an toàn hiện nay

ít gây ô nhiềm môi trường hơn các nhà máy nhiệt điện đốt than hay khí thiên nhiên. Tuy nhiên,

trong quá trình sản xuất và sử lí chất thải hạt nhân vân chứa đựng các nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường sinh thái nếu để rò rỉ các chất phóng xạ. Thảm hoạ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở

Ukraina là một thí dụ.

15

Page 21: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM VÀ

TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ngày nay đang là xu hướng chung của tất cả các

quốc gia trên thế giới, từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang phát triển; các nước có

nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào cung như các nước khan hiếm nguồn tài nguyên năng

lượng. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cung là yêu cầu cấp thiết của môi quốc gia và

cung là một trong các biện pháp quan trọng để góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay,

trước hết đó là vấn đề môi trường, vấn đề phát triển bền vững. Các lý do cụ thể (phải sử dụng

năng lượng tiết kiệm, hiệu quả) có thể nêu lên là:

+ Các nguồn tài nguyên năng lượng, đặc biệt là các nguồn nhiên liệu hoá thạch như than,

dầu mỏ và khí thiên nhiên là có hạn, đang bị khai thác với một tốc độ lớn để đáp ứng nhu cầu

tăng trưởng kinh tế, đang dần bị cạn kiệt;

+ Những vấn đề môi trường gây ra do các hoạt động của con người, trong đó việc khai

thác, sử dụng các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hoá thạch, đóng góp phần chủ yếu;

Hình 2: Nhà máy điện hạt nhân. Các ống khói đang nhả ra hơi nước

không phóng xạ từ tháp làm nguội. Lò phản ứng hạt nhân được đặt trong

các ngôi nhà hình ống tròn.

16

Page 22: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Sử dụng năng lượng, tiết kiệm, hiệu quả đóng góp vào việc thực hiện các nguyên tắc

phát triển bền vững của trái đất cung như của môi quốc gia.

Quan niệm về phát triển bền vững: "là sự phát triển có thể đáp ứng

được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp

ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai."

Một số nguyên tắc xây dựng "một xã hội hiểu biết" để phát triển bền vững được nêu lên

như sau:

Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng;

Cải thiện chất lượng của cuộc sống con người;

Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất;

Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái

tạo;

Tôn trọng khả năng chịu đựng của Trái đất;

Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân;

Xây dựng một khối liên minh toàn cầu;

Để cho các cộng đồng tự quản lí môi trường của mình.

+ Hạ giá thành sản phâm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trong bối cảnh hội

nhập quốc tế, thương mại tự do, cung cần phải nghĩ đến việc giảm tiêu thụ năng lượng, tức là

giảm phần đóng góp của năng lượng vào giá thành sản phâm.

2.2. Khái niệm tiết kiệm, hiệu quả

Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đưa ra sự giải thích như sau: "sử dụng năng lượng tiết kiệm

và hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm

17

Page 23: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vân đảm

bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt".

Theo từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học Việt Nam): "Tiết kiệm là sử dụng đúng

mức, không phí phạm". Như vậy, tiết kiệm không đồng nghĩa với việc hạn chế sử dụng đến

mức ảnh hưởng tới sự phát triển, sức khoẻ và hiệu quả công việc. Thí dụ: tiết kiệm điện không có

nghĩa là thường xuyên cắt điện một cách không hợp lí, không báo trước dân đến đình trệ sản xuất,

ảnh hưởng đến công việc có nhu cầu sử dụng điện. Nếu tiết kiệm điện mà chỉ bằng giải pháp cắt

điện có thể lại dân đến sự lãng phí, không tiết kiệm.

Cung theo từ điển tiếng Việt: "Hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại". Khái

niệm hiệu quả cung có thể có cách hiểu khác. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Hiệu quả là "kết

quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới;" Ý nghĩa của hiệu quả

có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác như: trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất,

là năng suất; Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận, ...; Trong xã hội học, một hiện

tượng, một sự biến có hiệu quả xã hội, tức là có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của xã hội,

của lĩnh vực đó.

Khái niệm hiệu suất trong lĩnh vực biến đổi năng lượng cung là khái niệm gần với khái

niệm hiệu quả. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Hiệu suất là "thông số nói lên tính hiệu quả

của một quá trình hoặc một hệ về mặt biến đổi năng lượng, đo bằng tỉ số giữa phần năng lượng

hữu ích thu được và phần năng lượng phải cung cấp cho hệ. Hiệu suất luôn luôn nhỏ hơn 1.

+ Một số thí dụ về hiệu suất: Hiệu suất của nhà máy nhiệt điện thường 30 - 40%, nhiệt điện

tuabin khí có chu trình hôn hợp là 55%; Hiệu suất của động cơ đốt trong khoảng 25%; Động cơ

điện có Hiệu suất cao có thể tới 95%; Hiệu suất của ắc qui axit: ~ 80%; Hiệu suất của nhà máy thuỷ

điện công suất lớn: ~ 89%; Hiệu suất của đường dây cao thế truyền tải điện năng: ~ 92%.

18

Page 24: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Nhận xét:

+ Có thể dùng sơ đồ để minh hoạ về tính hiệu quả trong sản xuất điện của các nhà máy

nhiệt điện: Đốt nhiên liệu để đun nước trong nồi hơi mất gần 2%, chuyển từ nội năng hơi nước

sang cơ năng của tuabin mất khoảng 50%; cơ năng làm quay máy phát điện để sinh ra điện năng

hao 0,5%, hao phí trên đường dây tải điện từ nơi phát đến nơi tiêu thụ khoảng 7%. Công nghệ

mới hiện nay đã nâng hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện lên đáng kể, song sự mất mát năng

lượng trong quá trình sản xuất điện năng vân là một con số khá lớn.

+ Thí dụ về hiệu suất sử dụng điện trong lĩnh vực chiếu sáng:

Sử dụng đèn compact chiếu sáng có hiệu suất chiếu sáng tương đương hoặc cao hơn đèn

sợi đốt có cùng công suất nhưng tiết kiệm điện 80% so với đèn sợi đốt, có độ bền, tuổi thọ trung

bình trên 6000 giờ, gấp hơn 6 lần so với đèn tròn sợi đốt.

2.3. Xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Trong sản xuất công nghiệp, mức tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phâm

tại Việt Nam hiện còn quá cao so với nhiều nước trong khu vực. Thí dụ, để cùng làm ra một giá

trị sản phâm như nhau, sản xuất công nghiệp của Việt Nam tiêu tốn năng lượng cao gấp 1,5 đến

1,7 lần so với Thái Lan, Malaysia.

Chưa tính đến các hậu quả về môi trường, việc tiêu hao năng lượng cao cho một đơn vị

sản phâm, trong bối cảnh hiện nay khi mà giá năng lượng cao, cạnh tranh toàn cầu gay gắt, thì

THAN100%

3%4%

NỒIHƠI

TUA BIN

MÁYPHÁTĐIỆN

ĐỘNG CƠ

ĐIỆN

MẤT MÁT NĂNG LƯỢNG ( ~60%)

4 %

Nhiệt thu hồi 3%

~0,5%~50%1,5%

Hình 3: Sơ đồ minh họa sự mất mát năng lượng từ năng lượng sơ cấp đến nơi tiêu thụ

19

Page 25: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

sức cạnh tranh của hàng Việt Nam sẽ bị hạn chế. Chưa kể sẽ có nguy cơ khủng hoảng khi mà

nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp nội địa bị hạn chế như cảnh báo của Viện chiến lược công

nghiệp Việt Nam: Nếu không có biện pháp chuân bị, trong giai đoạn 1010 - 2020 Việt Nam có

thể mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội

địa". Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam như: sản xuất xi

măng, thép, sành sứ, hàng tiêu dùng còn lớn, khoảng 20% (kết quả khảo sát của Bộ Công

nghiệp). Nếu tính với mức sử dụng nhu cầu năng lượng thương mại hiện nay (xấp xỉ 19 triệu tấn

dầu tương đương), thì số tiền tiết kiệm được có thể tới 13,5 nghìn tỉ đồng môi năm. Đây là một

giá trị không nhỏ, chưa tính đến tiềm năng tiết kiệm trong sinh hoạt và dịch vụ.

Các nhà khoa học đã tính toán: Chi phí để tiết kiệm 1 kwh điện rẻ hơn nhiều so với số tiền

bỏ ra để sản xuất 1 kwh điện. Thí dụ, ở Thái Lan, người ta đã tính rằng, để có thêm 1 kwh điện do

tiết kiệm được bằng việc nâng cao hiệu suất sử dụng phải đầu tư 2 cent, trong khi sản xuất ra 1 kwh

điện phải tốn trung bình: 4 - 6 cent. Đối với Việt Nam, chế độ tiết kiệm được coi là một quốc sách

đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từng cơ quan và từng người lao động. Trong lĩnh vực tiết

kiệm năng lượng có Nghị định số 102/2003/NĐ-CP.

Trên thế giới, trong 25 năm qua, nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng. Thí dụ, ở châu Á,

nhu cầu dầu mỏ tăng 105%; châu Âu tăng 2,5%, Mỹ tăng 20%, nhiều nước trên thế giới buộc

phải thực hiện tiết kiệm năng lượng nhằm giảm bớt tác động của việc tăng giá dầu mỏ tới nền

kinh tế. Tuỳ tình hình ở môi quốc gia, người ta thực hiện một số biện pháp khác nhau ở từng lĩnh

vực. Thí dụ: Chính phủ Pháp dự định hạn chế tốc độ ôtô chạy trên đường cao tốc từ 130km/h

xuống 115km/h, đồng thời phát triển chương trình mới về khai thác các nguồn năng lượng

"không truyền thống". Tây Ban Nha đặt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng 8,5% trong giai đoạn

2005 - 2007, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng các loại xe nhỏ nhằm giảm tiêu hao

nhiên liệu. Philippine yêu cầu tất cả các cơ quan giảm ít nhất 10% năng lượng tiêu thụ. Indonesia

cắt giảm trợ giá nhiên liệu, số tiền này ước tính khoảng 6,4 tỷ USD môi năm. Bên cạnh các giải

pháp kỹ thuật, Trung Quốc chú trọng các giải pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức sử dụng

năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Trung Quốc phát hành cuốn Câm nang đề cập tới 36 hành vi

thường gặp trong cuộc sống và hơn 500 cách thức tiết kiệm năng lượng. Theo ước tính của Bộ

Khoa học và Công nghệ, nếu toàn dân hưởng ứng chiến dịch này, Trung Quốc sẽ tiết kiệm môi

năm 70 triệu tấn than và giảm được 200 triệu tấn khí thải.

Như vậy, để thực hiện thành công việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu

quả, ngoài các giải pháp kĩ thuật như sử dụng công nghệ mới nâng cao hiệu quả sử

20

Page 26: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

dụng năng lượng, tìm các nguồn năng lượng mới thay thế, các quốc gia đều quam

tâm tới gải pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức người tiêu dùng về sử

dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Khái niệm sử dụng hiệu quả ngồn năng lượng cung cần được hiểu một cách

rộng hơn, nghĩa là không chỉ ở khía cạnh lợi nhuận kinh tế, và phải có cách tiếp cận

tổng thể, bao gồm những tác động tích cực của các giải pháp sử dụng năng lượng

tới môi trường sinh thái. Đó là hiệu quả to lớn và lâu dài mà nhiều nhà đầu tư hiện nay chưa

tính đến. So sánh sản suất điện năng từ năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) với sản

xuất điện từ các năng lượng tái tạo. Các nhà đầu tư đều cho rằng, suất đầu tư và giá điện sản xuất

từ gió và năng lượng mặt trời khá cao, khó cạnh tranh với điện truyền thống (nhiệt điện và thuỷ

điện) hiện nay.

Theo các nhà đầu tư, suất đầu tư cho nhà máy nhiệt điện chạy than xấp xỉ 1 triệu

USD/MW; trong khi đó điện gió cao gấp 1,2 - 1,7 lần, điện nguyên tử cao gấp 3 - 3,5 lần so với

nhiệt điện, giá thành của điện gió, điện mặt trời đều cao hơn so với thuỷ điện, nhiệt điện ... Song

các nhà khoa học kinh tế cho rằng, khi so sánh các loại năng lượng này, nhiều người đã "bỏ

quên" nhiều yếu tố chi phí chưa được tính đủ như: sản xuất điện từ than gây ô nhiễm lớn ảnh

hưởng tới sức khoẻ con người và mất nhiều kinh phí để khắc phục ô nhiễm (và chữa bệnh!). Một

nhà máy điện từ than công suất 1000MW, môi năm phát thải 6 triệu tấn CO2, 44 ngàn tấn SO2, 22

ngàn tấn NOx và nửa triệu tấn thải rắn. Trong khi đó, khi sử dụng năng lượng sạch tái tạo sẽ giảm

khí nhà kính. Mặt khác, có thể "bán môi trường sinh thái" thu về nhiều triệu USD, giảm bớt sự

chênh lệch chi phí giữa hai loại năng lượng. Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới cung không

tính các loại phí "môi trường" vào sản xuất năng lượng. Thực tế giá thành sản xuất than và điện

hiện nay cao hơn giá bán, nhà nước bao cấp để đảm bảo điện năng cho nhu cầu tiêu dùng xã hội.

Nếu hạch toán đầy đủ vào giá thành, giá nhiệt điện, thuỷ điện chưa hẳn đã rẻ hơn giá điện sản

xuất từ năng lượng tái tạo, các dạng năng lượng sạch mới. Vì vậy, việc khai thác các ngồn năng

lượng tái tạo, các năng lượng sạch mới cần được xem như một xu hướng sử dụng năng lượng tiết

kiệm, hiệu quả.

2.4. Các biện pháp chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

- Các biện pháp quản lí:

21

Page 27: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Xây dựng các văn bản pháp quy về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

( của quốc gia, quốc tế);

+ Lựa chọn cơ cấu kinh tế cho hiệu quả cao về sử dụng năng lượng; phát triển hợp

lí các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng;

+ Có chính sách ưu tiên ( thuế, quy hoạch,...) đối với việc phát triển các nguồn

năng lượng mới và nguồn năng lượng tái sinh.

- Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục:

+ Đưa nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các

cấp học;

+ Tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình,

trường học, cộng đồng;

+ Xây dựng nhà trường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Các biện pháp kĩ thuật:

+ Giảm tổn thất trong quá trình chuyển đổi năng lượng ( thất thoát khi truyền

tải điện, vận chuyển nhiên liệu,...;

+ Giảm lãng phí năng lượng trong đời sống, sản xuất;

+ Sử dụng các thiết bị điều khiển tự động để giảm tiêu thụ năng lượng;...

+ Đổi mới công nghệ, năng cao hiệu suất máy móc; tăng cường sử dụng thiết

bị có hiệu suất sử dụng năng lượng cao;

+ Hợp lí hóa quá trình sản xuất;

+ Thu hồi năng lượng thải từ các quá trình sản xuất, sinh hoạt và tái sử

dụng ;

22

Page 28: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Khai thác các nguồn năng lượng mới có hiệu suất sử dụng cao và ít gây ô

nhiễm môi trường ( thí dụ, các năng lượng tái sinh,...);

Các biện pháp trên là rất đa dạng và bao quát nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên với mục tiêu đưa

giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào nhà trường qua việc giảng dạy các môn học,

việc giới thiệu một số xu hướng khoa học, công nghệ liên quan tới vấn đề sử dụng năng lượng hiện

nay là cần thiết. Trước hết nó phù hợp với đối tượng học sinh và với yêu cầu phải tích hợp các nội

dung này vào các môn học. Nó giúp cho giáo viên dễ dàng khai thác kiến thức môn học phù hợp

với các xu hướng phát triển khoa học công nghệ về năng lượng, nó cung giúp cho học sinh biết vận

dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Với lí do như vậy nên trong mục dưới đây sẽ giới thiệu

một số giải pháp công nghệ và kĩ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hầu hết các

nội dung này có liên quan tới các kiến thức trong các sách giáo khoa mà học sinh được học.

2.5. Các giải pháp công nghệ và kĩ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu

quả

2.5.1. Sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh ít gây ô nhiễm môi trường

Hiện nay nguồn nguồn năng lượng tái sinh đã có đóng góp đáng kể vào công nghiệp điện

năng trên thế giới, đến năm 2007 nó đã chiếm 4% nguồn điện thế giới. Các dạng năng lượng tái

sinh được sử dụng phổ biến hiện nay là năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng

gió, năng lượng biển, địa nhiệt.

- Năng lượng sinh học (hay là nhiên liệu sinh học): là loại nhiên liệu được hình thành

từ các hợp chất có nguồn gốc động, thực vật (sinh học), chủ yếu từ thực vật. Các nguồn năng

lượng sinh học là:

Các chất đốt rắn tái tạo;

Rác đô thị, phế liệu hữu cơ của nông nghiệp và công nghiệp, phân gia xúc

(biogas);

Những thực vật được trồng để là nguồn năng lượng (các cây lấy dầu,...).

Nguồn năng lượng sinh học rất đa dạng: sinh khối cellulo sợi hay sinh khối rắn, sinh khối

glucid và sinh khối chứa dầu.

23

Page 29: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Để tăng nguồn năng lượng sinh học thì có 3 phương pháp:

Trồng cây có đường: mía, củ cải ngọt, ngu cốc (lúa, ngô, ...);

Trồng các cây tự nhiên có dầu; rong, hoa hướng dương, cọ dầu, ...

Trồng riêng những cây phát triển nhanh như: trúc, bạch đàn, cây dương,

thông, ...

Hàng năm sự đóng góp của năng lượng sinh học là khá lớn: 13300 TWh ở dạng sơ cấp,

11800TWh ở dạng khả dụng, chiếm 10% năng lượng sơ cấp và 13% năng lượng khả dụng.

Về mặt môi trường, năng lượng sinh học ít gây ô nhiễm môi trường hơn nếu tính về tổng

thể việc trồng cây và khai thác chúng làm nhiên liệu cân bằng về phát thải CO 2. Việc đốt rác thải

đô thị, các phế liệu từ nông nghiệp, công nghiệp, biogas,.. cung là một biện pháp phân huỷ chúng

để bảo vệ môi trường.

- Năng lượng mặt trời (quang năng):

Năng lượng mặt trời thu được trên Trái Đất là năng lượng của dòng bức xạ điện từ photon

xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Trái Đất nhận được dòng năng lượng này cho đến khi phản

ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.

Hiện nay có hai loại phương pháp sử dụng năng lượng mặt trời:

Phơi nắng để các vật tiếp thu trực tiếp photon, làm nóng các vật, tức là chuyển thành nhiệt

năng (quang năng chuyển thành nhiệt năng): Phơi, xấy quần áo, thóc, ... Thí dụ: Bình đun

nước mặt trời, làm sôi nước trong các máy nhiệt điện của tháp mặt trời, máy điều hoà mặt

trời, ...

Sử dụng hiệu ứng quang điện: Thí dụ; Pin mặt trời.

24

Page 30: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hình 4: Thiết bị nung nóng nhờ

năng lượng Mặt Trời

Hình 6: Trạm điện mặt trời gần Seville, Tây Ban Nha.

Nguồn năng lượng mặt trời rất lớn, vô tận. Lưu lượng quang năng từ Mặt Trời xuống mặt

đất là 1.366W môi mét vuông. Nhưng vì Mặt Trời chiếu sáng ban ngày và một phần bị mây che,

nên trung bình môi mét vuông chỉ nhận được 150 - 500 kWh/m2/ năm tuỳ từng nơi. Ngành năng

lượng mặt trời đã có bước nhảy vọt trong năm 2007, với công suất tới 100 MW điện mới trên

toàn thế giới được đưa vào sử dụng. Nhiều thiết bị tiêu thụ ít điện hiện nay có thể sử dụng pin

quang điện như: đồng hồ, máy tính xách tay, radio, máy thu hình công suất nhỏ; trạm tín hiệu,

rơle viễn thông.

Ở Việt Nam đã và đang nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời: Thiết bị đun nóng, các

trạm phát điện mặt trời công suất nhỏ. Tháng 12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến

lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”.

Hình 5: Tế bào quang điện

25

Page 31: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Ngoài việc phấn đấu cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chương

trình đề ra mục tiêu phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo trong tổng năng

lượng thương mại sơ cấp. Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, việc phát triển nguồn năng

lượng mới, trong đó có điện mặt trời khi năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt là mục tiêu

quan trọng. “Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo chiếm khoảng

3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp; đến 2050 là 11%. Việc phát triển điện mặt trời ở Việt

Nam sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo chương trình điện khí hóa nông

thôn của Chính phủ".

- Năng lượng gió:

Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất.

Năng lượng gió là hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một

trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và được biết đến từ thời cổ đại.

Hình 7: Cối xay gió

Năng lượng gió là động năng của không khí chuyển động với vận tốc v. Khối lượng đi

qua một mặt phẳng hình tròn vuông góc với chiều gió trong thời gian t là:

với ρ là tỷ trọng của không khí, V là thể tích khối lượng không khí đi qua mặt cắt ngang hình tròn

diện tích A, bán kinh r trong thời gian t. Vì thế động năng E (kin) và công suất P của gió là:

26

Page 32: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Điều đáng chú ý là công suất gió tăng theo luy thừa 3 của vận tốc gió và vì thế vận tốc gió

là một trong những yếu tố quyết định khi muốn sử dụng năng lượng gió. Năng lượng gió đã được

sử dụng từ xa xưa, thí dụ: tàu buồm, thuyền buồm, khinh khí cầu, cối xay gió, máy bơm nước nhờ

sức gió,...

Dùng năng lượng gió để sản xuất điện:

Ý tưởng này đã có từ khi phát minh ra máy phát điện. Từ sau cuộc khủng hoảng dầu trong

thập niên 1970 nhiều quốc gia đã nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng năng lượng gió để

phát điện. Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Đan Mạch, Ấn Độ,… là những quốc gia sử dụng năng lượng

gió nhiều nhất trên thế giới (hiện nay khoảng 20 nước). Năm 2007 thế giới đã xây mới các trạm

phát điện gió công suất khoảng 20.073 MW điện từ gió, trong đó: Mỹ 5244 MW, Tây Ban Nha

3522 MW, Trung Quốc 3449 MW, Ấn Độ 1730 MW, Đức 1667MW. Xếp thứ tự một số quốc gia

về công xuất điện gió như sau: Đức (22.247 MW), Mỹ (16.818 MW), Tây Ban Nha (15.145 MW),

Ấn Độ (8.000 MW),…

Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu

đối với xã hội. Không phải lo các rủi ro có thể xảy ra như với đập nước. Không phải lo nhiều về di

dân và tái định cư vì mất đất canh tác. Vì các trạm phát điện gió có thể đặt ở vùng duyên hải hoặc

ngoài khơi.

Năng lượng gió có nhiều lợi thế để tạo ra nguồn điện năng rẻ. Nhưng vấn đề lớn nhất mà

các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió gặp phải là trong thực tế không phải lúc nào cung có

gió, vì vậy mà nguồn điện sẽ không ổn định. Tuy nhiên, người ta khắc phục được nhược điểm

trên bằng cách kết nối các nhà máy điện sử dụng năng lượng gió bằng hệ thống đường dây truyền

tải. Năng lượng gió ở nhiều nơi sẽ bổ trợ cho nhau, tạo ra nguồn điện năng được duy trì ổn

định.Theo nghiên cứu của hai nhà khoa học Mỹ là Cristina Archer và Mark Jacobson, cứ có 3 nhà

máy năng lượng gió nối liền trở lên sẽ đảm bảo được việc cung cấp nguồn điện năng liên tục.

Một điều thuận lợi nữa của giải pháp trên là giúp giảm bớt thất thoát trong quá trình phân phối

điện. Thay vì sử dụng nhiều hệ thống đường dây nối liền từng nhà máy với nơi tiêu thụ, điện sau

khi nối mạng sẽ được tập trung tại một điểm và chuyển tới các thành phố bằng hệ thống đường

27

Page 33: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

dây duy nhất. Hiện nay Mỹ và một vài nước khác đã bắt đầu kết nối các nhà máy điện sử dụng

năng lượng gió. Những nhà máy này đang được kỳ vọng sẽ trở thành nơi sản xuất nguồn năng

lượng rẻ nhất và sạch nhất, giúp giảm đáng kể nguồn điện năng phải sản xuất từ các nhà máy điện

đốt than đá, từ đó giảm phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển Trái đất.

Tiềm năng và triển vọng năng lượng gió ở Việt Nam là rất lớn vì nước ta ở khu vực nhiệt

đới gió mùa, có bờ biển dài hơn 3000 km. Trong chương trình đánh giá về năng lượng cho châu

Á, Ngân hàng thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió ở khu vực Đông Nam Á,

trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá này thì việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất (hơn hẳn Thái

Lan, Lào, Campuchia). Theo Văn phòng tiết kiệm năng lượng quốc gia, nước ta có khoảng 28.000

km² diện tích có tiềm năng gió được xếp vào từ loại tốt trở lên ( tức là vận tốc trung bình > 7

m/s tại độ cao 65m so với mặt đất). Đặc biệt tại hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Tiềm năng

điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW, tức là bằng hơn 200 lần công suất của thuỷ điện Sơn

La, hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020 (Nguồn: Đàm Quang Minh,

Vu Thành Tự Anh http:// www.thưviệnkhoahọc.com/tusach/ và hiendaihoa.com.). Việt Nam đang

triển khai một dự án nhà máy điện gió (Phương Mai, Bình Định) công suất 50 MW.

- Năng lượng biển (hải năng):

Năng lượng biển được áp dụng ở hai dạng:

+ Lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ trong nước biển: Sự chênh lệch nhiệt độ nước ở trên

mặt biển và nhiệt độ thấp hơn ở sâu dưới đáy biển. Chênh lệch này có thể lên tới 500C. Ở những

vùng nhiệt đới. Lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ này có thể sản xuất điện năng. Mỹ đã có một nhà

máy điện dùng nhiệt lượng của biển tại Hawai.

+ Lợi dụng năng lượng thuỷ triều: Khi thuỷ triều lên, nước đổ vào vịnh và khi thuỷ triều

xuống thì nước trong vịnh chảy ra ngoài khơi. Hai lần môi ngày, ở cửa vịnh sẽ có một luồng nước

Hình 9: Trại điện gió Horn Rev ở Đan Mạch

28

Page 34: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

chảy vào vịnh rồi chảy ngược ra khơi. Nếu xây một đập ở cửa vịnh và lắp đặt một tuabin chạy hai

chiều thì có thể sản xuất điện. Vịnh dùng làm hồ tích năng.

Việt Nam có bờ biển dài, lại ở vùng nhiệt đới nên tiềm năng năng lượng biển của Việt

Nam sẽ là rất lớn.

- Năng lượng từ lòng đất (địa năng):

Nhiệt độ đất tăng 10C môi lần xuống sâu dưới mặt đất 20m đến 30m. Các nhà khoa học

cho rằng: nguồn gốc của nhiệt độ này là do những hạt nhân Uranium, thorium và Potassium tự

phân hạch và do những lớp địa chất vận động và ma sát với nhau. Ma sát làm tăng nhiệt độ các lớp

địa chất. Những khối Plasme từ trung tâm Trái Đất lên tới gần mặt đất thường phun ra khỏi lòng

đất thành núi lửa cùng làm tăng nhiệt độ của các lớp đất. Người ta có thể bơm nước vào lòng đất

để lấy ra nước nóng dùng làm năng lượng. Năng lượng này thường được dùng vào các mục đích

sau:

Dưới 1000C thì dùng để cung cấp nước nóng cho tiện nghi nhà ở, trung tâm thương mại

và dịch vụ công cộng;

Mô hình hệ thống tuabin hai

rotor trên biển.

Các kỹ sư năng lượng Anh vừa công bố chiếc tuabin vận hành bằng dòng hải lưu đầu tiên trên thế giới, cách bờ biển Denvo ở tây nam nước này 1,5 km. Chiếc tuabin trị giá 3 triệu bảng, với một rotor (2 cánh) dài 11 mét, có khả năng tạo ra 300 kW điện và sẽ là đối thủ của những loại hình phát điện khác trong tương lai.

(Nguồn: VnExpress.vn)

29

Page 35: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Trên 1000C đến dưới 2000C thì dùng cho công nghiệp;

Trên 2000C thì có thể dùng để sản xuất điện.

Một số nước trên thế giới đã sử dụng thành công địa năng để sản xuất điện năng, điển hình là

Iceland. Theo Hiệp hội Địa nhiệt, hiện đang có 24 quốc gia khai thác địa nhiệt, để sản xuất điện

năng. Năm 2003 điện địa nhiệt đã đạt 57.000 Gwh. Mỹ đi đầu về sản xuất điện địa nhiệt, chiếm

32% công suất điện địa nhiệt toàn thế giới.

2.5.2. Các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng

Trong khi vân sử dụng chủ yếu các dạng năng lượng truyền thống như hiện nay thì trong

quá trình sử dụng năng lượng ở các lĩnh vực sản xuất và đời sống cần áp dụng các giải pháp kĩ

thuật và công nghệ mới nhằm giảm nhu cầu về năng lượng mà vân đảm bảo sự phát triển của sản

xuất và xã hội.

Một số xu hướng kĩ thuật và công nghệ này đang được nhiều nước trong đó có Việt Nam

thực thi. Hiện nay trên thế giới cung như ở Việt Nam có ba lĩnh vực sử dụng năng lượng nhiều

nhất là: Giao thông vận tải, công nghiệp, tiện nghi nhà ở (chúng chiếm khoảng ¾ tổng năng

lượng khả dụng).

2.5.2.1. Ngành giao thông vận tải

- Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng:

Để nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, trong ngành giao thông vận tải có thể thực

hiện ba phương pháp:

+ Giảm trọng lượng của phương tiện chuyên chở: Khi giảm trọng lượng của phương tiện

chuyên chở thì sẽ cần ít năng lượng hơn, do đó có thể chở thêm hành khách, hàng hoá. Để làm

việc này người ta chế tạo các động cơ bằng hợp kim nhôm, rầm dọc tầu thuỷ bằng sợi cácbon, vỏ

tàu thuỷ bằng hôn hợp nhôm,… là những tiến bộ mới nhất từ ba chục năm nay.

+ Vận hành động cơ một cách tối ưu: Cải tiến các động cơ đốt trong để nâng cao hiệu suất

của chúng đồng thời phát thải ít CO2 và những khí gây hiệu ứng nhà kính khác. Kĩ thuật lái xe,

điều khiển các phương tiện giao thông cung được tập huấn cho người sử dụng.

30

Page 36: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Nghiên cứu sản suất và đã đưa vào sử dụng phổ biến các loại ôtô động cơ lai (hybrid)

giữa động cơ đốt trong và động cơ điện. Loại xe này sẽ dùng nhiên liệu hữu hiệu hơn vì hai lý do:

Động cơ đốt trong nạp điện vào một bình ắcqui đệm không liên kết với vận tốc của xe.

Nhờ vậy, có thể điều chỉnh để cho hiệu suất năng lượng tối ưu và giảm ô nhiễm môi

trường;

Động cơ điện tiêu thụ điện khi xe chạy: Khi xe giảm tốc độ thì động cơ trở thành một máy

phát điện nạp điện.

Hiện nay đã có nhiều kiểu ôtô lai tạp động cơ trong đó có loại ôtô dùng động cơ đốt trong,

khi xe cần chạy nhanh và dùng động cơ điện khi chạy chậm trong đô thị. Hầu hết các đầu máy xe

lửa hiện nay là loại lai tạp động cơ diesel - điện.

Các phương tiện chuyên chở như ôtô vận tải đường dài, máy bay, tầu biển được trang bị

máy tính điện tử điều khiển vận hành của phương tiện nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu.

+ Giảm ma sát giữa phương tiện chuyên chở và môi trường di chuyển, ma sát giữa các bộ

phận chuyển động của phương tiện: Khi chuyển động, mọi phương tiện đều chịu ma sát của

không khí. Cụ thể của thân phương tiện với không khí. Phương tiện đường bộ có thêm ma sát

giữa bánh xe và mặt đường, phương tiện đường thuỷ có ma sát giữa vỏ tàu và nước, giữa thân

máy bay và không khí. Với việc thiết kế nhờ máy tính điện tử thì hình dáng của các phương tiện

được tối ưu hoá nhằm giảm ma sát và lực cản khí động học. Nghiên cứu chế tạo lốp xe, loại nhựa

tráng mặt đường sao cho lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường là tối ưu.

- Chuyển sang sử dụng những dạng năng lượng khác:

+ Tiếp tục dùng động cơ đốt trong truyền thống đã được hoàn thiện và dùng các loại động

cơ đó với những nhiên liệu khác như: khí đốt, nhiên liệu tổng hợp, nhiên liệu sinh học; Thí dụ sử

dụng khí nén hay khí lỏng cho các phương tiện cá nhân như xe máy, ôtô nhỏ, xe buýt đô thị…

Nhiều nước đã dùng nhiên liệu tổng hợp và nhiên liệu sinh học cho các động cơ như Đức,

Nam Phi, Brazil.

+ Chuyển sang những loại động cơ khác:

Phương tiện thuyền buồm vân còn được dùng ở nhiều nước. Người ta đang nghiên cứu,

cải tiến thành phương tiện chuyên chở có hiệu suất cao hơn và tiện lợi;

31

Page 37: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Dùng động cơ điện: Với công nghệ hiện nay có thể thiết kế các động cơ điện có hiệu suất

năng lượng cao và có thể nạp lại được khi tàu giảm vận tốc và động cơ chuyển sang chế

độ phát điện. Nhờ không phải chở nhiên liệu, tàu điện có thể đạt vận tốc 300 km/giờ. Các

ôtô và xe đạp điện cung đang được sử dụng rộng rãi.

Người ta đang nghiên cứu chế tạo các pin nhiên liệu chạy bằng khí metal hoặc khí hyđrô

để làm nguồn điện.

+ Đổi phương tiện chuyên chở:

Thí dụ: Đi xe đạp hoặc dùng phương tiện giao thông công cộng thì tiêu tốn ít năng lượng

hơn là đi một mình bằng xe ôtô. Chở bằng xe vận tải tốn năng lượng gấp bảy, tám lần so với chở

bằng tàu hoả hay tàu thủy, tàu biển. Song vấn đề khó là ở chô khi đổi phương tiện chuyên chở thì

cần thay đổi quan niệm văn hoá và hạ tầng cơ sở của một quốc gia.

2.5.2.2. Ngành công nghiệp

Đối với các ngành công nghiệp việc sử dụng năng lượng tiêt kiệm, hiệu quả có thể thực

thi các giải pháp sau:

- Gia tăng hiệu suất sử dụng năng lượng với ba phương pháp sau:

+ Hợp lý hoá sản xuất, sản xuất đúng mức, đúng lúc: Sản xuất đúng mức, đúng lúc là tập

hợp tất cả những phương pháp quản lí sản xuất nhằm tiết kiệm cho sản xuất. Để tiết kiệm năng

lượng, người ta tìm cách sản xuất một sản phâm một cách liên tục và ở cùng một địa điểm từ

nguyên liệu đầu vào cho đến sản phâm cuối cùng sao cho: Giảm thiểu việc vận chuyển. Sản xuất

đúng lúc là một yêu cầu quan trọng của ngành điện vì điện là một sản phâm không thể lưu trữ

được. Ắc qui chỉ dự trữ một phần không đáng kể và dùng cho các trường hợp đặc biệt.

Phương pháp sản xuất đúng mức đòi hỏi phải bảo dưỡng công cụ sản xuất cân thận. Một

thiết bị sản xuất được bảo dưỡng tốt sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn.

+ Ngành sản xuất điện áp dụng phương pháp sản xuất đồng phát sinh và chu trình kết hợp.

Đồng phát sinh là phương pháp sản xuất vừa điện năng vừa nhiệt năng trong cùng một tổ máy

nhiệt điện.

- Chuyển sang sử dụng những dạng năng lượng khác:

32

Page 38: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Khi chuyển sang các dạng năng lượng khác thì thường phải thay đổi quy trình sản xuất.

Thí dụ trong ngành sản xuất điện năng hiện nay đã có nhiều lựa chọn các nguồn năng lượng tái

sinh.

- Đổi qui trình sản xuất, hợp lí hoá qui trình sản xuất:

Đổi qui trình và công nghệ sản xuất một sản phâm sao cho hàm lượng năng lượng tích

luỹ từ nguyên liệu ban đầu qui ra giá thành của sản phâm là thấp nhất có thể.

- Thu hồi nhiệt thải để tái sử dụng:

Theo ý tưởng này người ta sẽ tìm cách thu hồi lượng nhiệt thải ra trong quá trình sản xuất

từ đó tái sử dụng lượng năng lượng này cho các mục đích khác nhau. Thí dụ: nhiệt và nước nóng

từ các nhà máy nhiệt điện có thể thu hồi để sưởi ấm nhà ở ở xứ lạnh; Trong khuôn khổ của dự án

“Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, ECC

đã tiến hành nghiên cứu khả thi cho 3 doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, phương án ECC đưa ra là

dùng nhiệt của khói thải để gia nhiệt cho dầu FO đốt lò.

2.5.2.3. Trong lĩnh vực tiện nghi nhà ở:

Năng lượng dùng cho tiện nghi nhà ở có ba mục đích:

+ Nấu thức ăn;

+ Đun nước nóng sinh hoạt và điều hoà không khí;

+ Các thiết bị điện nội thất, chiếu sáng.

Trong lĩnh vực này cần thực hiện các biện pháp sau để sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả.

- Các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng:

+ Trong việc đun nấu thức ăn: Cần nghiên cứu nâng cao hiệu suất của các bếp lò trong

các gia đình. Các bếp này thường dùng các nhiên liệu như củi, than, rơm, cỏ,…

Các nhà sản xuất các bếp dùng điện, dùng gas để đun nấu cung đã cải tiến các dụng cụ

này sao cho tiết kiệm năng lượng. Thí dụ các sản phâm bếp từ, lò vi sóng, có hiệu suất sử dụng

điện năng rất cao.

33

Page 39: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Đun nước nóng sinh hoạt và điều hoà không khí: Vấn đề kiến trúc nhà ở rất quan trọng

cho việc giảm nhu cầu sử dụng năng lượng cho mục đích điều hoà không khí là phù hợp với khí

hậu từng nơi. Thí dụ, ở những vùng ôn đới, kiến trúc các ngôi nhà không cần, tiêu thụ năng lượng

để điều hoà không khí, ánh sáng.

+ Thiết bị điện nội thất: Hiện nay đã có hàng loạt các giải pháp được giới thiệu đến người

tiêu dùng. Có thể nêu lên một số giải pháp sau:

Lựa chọn các thiết bị phù hợp và tiết kiệm năng lượng. Thí dụ: Trong lĩnh vực chiếu sáng

nên thay thế các bóng đèn compact cho các đèn sợi đốt (tốn năng lượng hơn, thời gian sử dụng

ngắn hơn và hiệu suất phát sáng kém hơn, chỉ có 10% chuyển thành quay năng, còn 90% thành

nhiệt). Mua máy điều hoà không khí có công suất phù hợp với kích thước phòng ở, phòng làm

việc,....

Sử dụng thiết bị hợp lí, đúng qui trình: Thí dụ, việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng hợp lí,

phù hợp với từng nơi sinh hoạt trong nhà, khi không sử dụng nên tắt, có thể lắp đặt thiết bị tự

động đóng tắt hệ thống chiếu sáng nếu hệ thống có qui mô lớn, chẳng hạn khu nhà tập thể, khách

sạn,… Để giảm việc phải dùng các phương tiện như điều hoà, đèn chiếu sáng thì nên có rèm che

nắng cho căn phòng, mở cửa sổ để sử dụng ánh sáng mặt trời nơi làm việc khi có điều kiện…

Những biện pháp này người tiêu dùng có thể tìm hiểu ngay trong các tài liệu hướng dân sử

dụng thiết bị, trên các phương tiện truyền thông.

+ Khuynh hướng tích hợp kiến trúc – năng lượng

Trong mấy năm gần đây, khuynh hướng thiết kế kiến trúc nghiêng mạnh về phía sử dụng

hiệu quả các nguồn năng lượng. Trong nhiều trường hợp, xu hướng mới này đạt đến trình độ tích

hợp giữa kết cấu kiến trúc với khai thác năng lượng, dựa trên những thành tựu nhanh chóng của

hai lĩnh vực riêng lẻ.Gió và Mặt trời là hai nguồn năng lượng tích hợp phổ biến nhất.

Việc tích hợp năng lượng mặt trời vào kết cấu công trình cho thấy tốc độ phát triển nhanh

nhất, do nguồn năng lượng này quanh năm có sẵn ở khắp nơi, và do giá thành cấu trúc quang điện

đang hạ xuống thấp, cả với loại đơn tinh thể Silicon và loại màng mỏng phủ trên mặt kính. Ngày

nay các nhà xây dựng dễ dàng đặt mua các tấm Sun Slate lợp mái tích thu điện năng sử dụng cho

cả ngôi nhà, gắn các viên gạch Solarbrick đủ màu lên tường, lên đường hay nơi mặt sân để tự

chiếu sáng và làm đẹp mặt ngoài công trình, hay phủ lên các hành lang những lớp sơn nghệ thuật

OLED để trang trí và thắp sáng lối đi bên trong (Nguồn:VNArchitects.com).

34

Page 40: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

II. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

QUA DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS, THPT

3.1. Vai trò của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà

trường THCS và THPT

Để thực hành quốc sách tiết kiệm nói chung, chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả nói riêng thì nhà trường phổ thông có một vai trò rất quan trọng. Vai trò đó thể hiện ở

các mặt sau:

+ Vai trò của nhà trường đối với xã hội trong việc đào tạo, giáo dục, hình

thành nhân cách thế hệ trẻ trở thành người công dân tương lai xây dựng và bảo vệ

tổ quốc. Giáo dục nhà trường thực hiện thông qua hoạt động dạy học. Các hoạt

động dạy học được dựa trên các chương trình giáo dục được xây dựng khoa học và

chặt chẽ, bao gồm các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ

chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục. Trong đó nội dung dạy học phải phản ánh

được những vấn đề đang được cả loài người quan tâm, trong đó có vấn đề sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động phong phú đa dạng và hô trợ lân nhau như:

Vui chơi, lao động, hoạt động xã hội, thông qua sinh hoạt tập thể, tự tu dưỡng. Vì vậy,

giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng, điều kiện thực hiện các yêu cầu về sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả.

Với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì giáo dục ở nhà trường đóng vai

trò quan trọng vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một cách

rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội, trước hết là các thành viên khác trong gia

đình học sinh. Vì vậy, thực hiện giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong

nhà trường là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững

nhất.

+ Về cơ sở thực tiễn:

35

Page 41: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Số lượng học sinh, giáo viên các cấp, bậc học của Việt Nam hiện nay chiếm gần 1/3 dân

số cả nước (hơn 22 triệu người), trong đó học sinh, giáo viên các cấp THCS, THPT là gần

10 triệu người. Đó là một lực lượng hùng hậu, là đối tượng quan trọng thực hiện sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời đây cung là lực lượng quan trọng thực hiện

tuyên truyền, giáo dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội thực hiện mục tiêu sử

dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả.

Việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay là cơ sở cho việc đưa các nội dung giáo dục

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân. Vì một trong các yêu

cầu đối với giáo dục là nội dung và phương pháp giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu của

xã hội.

3.2. Các cơ sở pháp lý của việc triển khai giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu

quả vào hệ thống giáo dục quốc dân

+ Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu

quả”. Điều 18 về chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

nêu yêu cầu giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát

triển, thúc đây sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.

+ Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí: quy định

các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng… tài nguyên thiên nhiên,… phải thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí.

+ Luật Điện lực (2005), quy định về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải và phân phối

điện,… nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường

sinh thái. Điều 6 của Luật yêu cầu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực và

trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dân sử dụng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp

hành nghiêm chỉnh các quy định pháp lệnh về điện lực.

+ Chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” theo

Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ. Đề án thứ ba của Chương trình là:

Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục

quốc gia, trong đó qui định rõ: Xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép

các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, phù hợp với từng

cấp học, từ tiểu học đến THPT;

36

Page 42: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Đề án “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào hệ thống

giáo dục quốc dân giai đoạn 2006 - 2010” của Bộ GD & ĐT với mục tiêu: “Đưa các nội dung

giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các chương trình giáo dục của các cấp

học, các trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên

những hiểu biết về vấn đề năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng và các biện pháp sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhằm phát triển bền vững đất nước”.

3.3. Các mục tiêu của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua

dạy học các môn học ở cấp THCS và THPT

Căn cứ vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh cấp học THCS, THPT là thanh,

thiếu niên đang trưởng thành, tính cách phát triển mạnh mẽ, ưa hoạt động, ý thức và tư duy đã

phát triển tương đối cao, có khả năng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, có khả năng

sáng tạo. Căn cứ vào đặc điểm các môn học ở cấp học THCS và THPT đã có nội dung khoa học

tương đối sâu sắc, hệ thống và hiện đại. Mặt khác, nhiều học sinh ở cấp học này ngoài con đường

tiếp tục học lên, còn cần phải được chuân bị học tập ở các trường chuyên nghiệp hoặc tham gia

lao động sản xuất. Vì thế có thể nêu lên một số nét mục tiêu chung về giáo dục sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các môn học ở cấp học này như sau:

-Về kiến thức:

Người học có hiểu biết về:

+ Khái niệm về năng lượng;

+ Các loại năng lượng;

+ Sự chuyển hoá các dạng năng lượng;

+ Vai trò của năng lượng đối với con người;

+ Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên; năng lượng hiện nay.

Nguồn tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn;

+ Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng

lượng đối với môi trường;

37

Page 43: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay;

+ Các khái niệm về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;

+ Ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

+ Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng

lượng;

+ Các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.

-Về kỹ năng:

Người học có thể thực hiện được các kỹ năng sau:

+ Có thể liên kết các kiến thức các môn học với nhau và với các khái niệm

về năng lượng, các dạng năng lượng và các nguồn năng lượng, các quá trình sử

dụng năng lượng;

+ Có thể giải thích cơ sở khoa học của các quá trình, các biện pháp thực hành

sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong hoạt động của các thiết bị và trong

đời sống hàng ngày;

+ Có khả năng tuyên truyền, giải thích, thuyết phục và phổ biến cho các

thành viên khác trong gia đình và cộng đồng, ý thức về sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả, các kĩ năng thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.

-Về hành vi, thái độ:

+Ý thức được nguồn năng lượng là đa dạng, nhưng không phải là vô tận;

+ Ham muốn tìm tòi khám phá nguồn năng lượng;

+ Có ý thức trong việc sử dụng năng lượng không gây tác hại đến môi

trường, đến con người (an toàn),…;

38

Page 44: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc khai thác, sử dụng năng

lượng không hợp lí;

+ Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm va

fhiệu quả;

+ Nhận thức rõ được nguồn tài nguyên nănưg lượng không phải là vô tận;

+ Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn

tài nguyên năng lượng;

+ Thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong gia đình, nhà

trường và cộng đồng;

+ Có thói quen áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm tiết kiệm và sử dụng có

hiệu quả năng lượng;

+ Ham muốn nghiên cứu tìm kiếm các biện pháp kĩ thuật, các biện pháp

tuyên truyền, phổ biến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3.4. Một số nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu trong các môn học ở trường THCS, THPT

Việc lựa chọn các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả để đưa vào

các môn học ở trường THCS và THPT cần tuân theo một số nguyên tắc chung như sau:

- Nội dung được lựa chọn cần phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí và sự phát

triển của đối tượng học sinh của cấp học;

- Nội dung được lựa chọn phải gắn với chương trình, sách giáo khoa của cấp

học, không đưa thêm nội dung mới gây quá tải quá trình học tập của học sinh;

- Trên cơ sở các mục tiêu, nội dung cơ bản, cần xác định mục tiêu, nội dung

cụ thể cho từng cấp học, lớp học, môn học và đảm bảo tính kế thừa giữa các cấp

học, lớp học và môn học; 39

Page 45: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Các nội dung được lựa chọn phải thiết thực, gần gui trong đời sống và sản

xuất.

- Nội dung được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và tập

quán văn hoá của các vùng, miền.

3.5. Định hướng các nội dung cơ bản về giáo dục sử dụng năng lượng tiết

kiệm, hiệu quả đưa vào các môn học ở trường THCS, THPT

Không nhất thiết phải xây dựng các bài học riêng về các nội dung giáo dục sử dụng năng

lượng tiết kiệm và hiệu quả để đưa vào các môn học ở trường THCS, THPT. Điều này được thực

hiện bằng con đường dạy học tích hợp. Để thực hiện dạy học tích hợp các nội dung năng lượng

và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học thì đòi hỏi đầu tiên đối với giáo viên

là phải nắm một cách hệ thống các nội dung này. Sau đó, trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung

của môn học và từng bài học, giáo viên sẽ tiến hành lựa chọn các nội dung thích hợp, đáp ứng các

nguyên tắc về lựa chọn nội dung đã nêu lên ở trên, từ đó mới xây dựng các phương án dạy học

tích hợp các nội dung này. Với ý nghĩa như vậy, dưới đây sẽ nêu lên định hướng các nội

dung cơ bản của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, được tích

hợp khi dạy học các môn học ở trường THCS và THPT:

- Khái niệm năng lượng, nguồn năng lượng:

●Khái niệm về năng lượng; Nguồn năng lượng;

● Phân loại năng lượng;

● Sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng.

- Vai trò của năng lượng đối với con người:

● Vai trò của năng lượng đối với con người;

● Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng; sự cạn kiệt các nguồn năng lượng không tái

sinh;

● Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đối với môi trường;

40

Page 46: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

● Các xu hướng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

● Các khái niệm tiết kiệm, hiệu quả;

● Ý nghĩa và sự cần thiết của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

● Các biện pháp về quản lí;

● Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục;

● Các biện pháp công nghệ và kĩ thuật;

● Một số biện pháp cụ thể sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Do đặc điểm cấu trúc của chương trình và sách giáo khoa các môn học ở trường THCS,

THPT hiện nay nên các nội dung trên không nhất thiết phải đưa vào theo trật tự như nêu ở trên

mà phụ thuộc vào đặc điểm kiến thức của bài học cụ thể ơ từng môn học. Khi xây dựng kế hoạch

dạy học bộ môn, tổ bộ môn cần xây dựng kế hoạch chung để các giáo viên khi dạy dễ phối hợp

với nhau. Giáo viên phụ trách môn học ở lớp nào đến lượt mình cần xây dựng kế hoạch cụ thể

cho từng bài học và tiến hành lựa chọn nội dung cụ thể: cần khai thác những nội dung nào, mức

độ khai thác, các phương pháp và phương tiện cần có. Đảm bảo một qui trình như vậy sẽ làm cho

việc khai thác các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có tính hệ thống,

không bị trùng lặp, đồng thời các giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và hô trợ lân nhau.

3.6. Phương thức tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm

và hiệu quả vào các môn học ở trường THCS, THPT

- Quan niệm về dạy học tích hợp

Trước hết nói về khái niệm tích hợp. Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong

nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, công nghệ thông

tin,... Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể" ( tiếng Pháp là intégration,

41

Page 47: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

tiếng Anh là integration ). Tư tưởng tích hợp đã được đưa vào nhiều giải pháp công nghệ thuộc

mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay, trong đó có giáo dục.

Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay dạy học tích hợp, đã được

vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm

vận dụng tư tưởng tích hợp vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh (như

các môn sinh học, địa lí, ngữ văn,...và đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn

học,..).

Xavier Rogiers đã đưa ra một định nghĩa về khoa học sư phạm tích hợp như sau: "Khoa sư

phạm tích hợp là một quan niệm về một quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập

góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết

cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh

vào cuộc sống lao động" (X. Rogiers: Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các

năng lực ở nhà trường. NXB Giáo dục, 1996, tr 73).

"Khoa sư phạm tích hợp" được trình bày như một lí thuyết giáo dục, một mặt nó đóng góp

vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đồng thời góp phần định hướng các

hoạt động dạy học trong nhà trường.

Với ý nghĩa định hướng các hoạt động dạy học, trong nhiều tài liệu người ta cung thường sử

dụng thuật ngữ "dạy học tích hợp". Trong tài liệu này chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ "dạy học tích

hợp" để chỉ quá trình dạy học trong đó người giáo viên quan tâm xây dựng các chủ

đề học tập để học sinh học cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng từ các

môn học khác nhau, chúng được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội

dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ lý luận và thực tiễn được đề cập

trong các môn học đó. Một quá trình dạy học như vậy cung đòi hỏi người giáo viên phải

nghiên cứu vận dụng phối hợp các phương pháp và các phương tiện dạy học.

- Các mục tiêu của dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản sau:

+ Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa phong phú hơn

42

Page 48: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Bằng cách đặt quá trình học tập vào các hoàn cảnh ( tình huống) để học sinh nhận thấy ý

nghĩa của các kiến thức, kĩ năng, năng lực cần lĩnh hội. Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc tạo

động lực học tập cho học sinh, điều mà hiện nay nhiều học sinh đã không có được và do đó việc

học tập trở nên nặng nề, thiếu niềm vui và hứng thú. Trong quá trình học tập như vậy các kiến

thức, kĩ năng, năng lực của học sinh đều được huy động và gắn với thực tế cuộc sống.

+ Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn

Mục tiêu này đòi hỏi phải lựa chọn kiến thức, kĩ năng cốt yếu xem là quan trọng đối với

quá trình học tập của học sinh và dành thời gian cung như các giải pháp hợp lí cho chúng.

+ Dạy học sinh sử dụng kiến thức trong hoàn cảnh cụ thể

Thể hiện cụ thể là:

* Nêu bật cách thức sử dụng kiến thức đã học;

* Tạo các tình huống học tập để học sinh vận dụng kiến thức một cách sáng tạo, tự lực.

Theo yêu cầu này thì dạy học tích hợp không chỉ quan tâm đánh giá việc học sinh hiểu

những kiến thức đã học, mà chủ yếu sẽ đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức trong các tình

huống có ý nghĩa hay không.

+ Hinh thành và rèn luyện những kĩ năng đa thành phần trong cuộc sống và

học tập

- Vì sao phải thực hiện dạy học tích hợp?

Có thể nêu lên một số lý do của việc thực hiện dạy học tích hợp ở trường phổ thông như

sau:

+ Dạy học tích hợp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà

trường phổ thông.

Vận dụng dạy học tích hợp là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện nhiệm vụ dạy học ở nhà

trường phổ thông. Như Luật giáo dục (2005) đã nêu : "Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học

sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thâm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển

năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội

43

Page 49: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuân bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc

đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Nhiều môn học đã được đưa

vào nhà trường phổ thông hiện nay là thể hiện quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

học sinh. Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục nêu trên.

Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như

vu bão, trong khi quĩ thời gian cung như kinh phí để học sinh ngồi trên ghế nhà trường là có hạn,

thì không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần

thiết. Chẳng hạn, ngày nay người ta nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho học

sinh trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường vì lí

do phải đảm bảo tải học tập phù hợp với sự phát triển của học sinh . Thí dụ, các kiến thức về an

toàn giao thông, về bảo vệ môi trường sống, về năng lượng và sử dụng năng lượng, về hình thành

thế giới quan duy vật biện chứng, các tri thức để định hướng nghề nghiệp,...

Dù khác nhau về đặc trưng bộ môn, song các môn học trong nhà trường phổ thông hiện nay

đều có chung nhau nhiệm vụ là hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện học sinh. Có thể nêu

những nét chung cơ bản của nhiệm vụ các môn học được dạy trong nhà trường như

sau:

+ Hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng theo yêu cầu khoa học bộ môn;

+ Phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh phù hợp với đặc trưng môn

học;

+ Giáo dục học sinh thông qua quá trình dạy học bộ môn ( như hình thành thế

giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan và thái độ, phẩm chất nhân cách của

người lao động mới,..)

+ Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và chuẩn bị cho học sinh

tham gia lao động sản xuất, giáo dục kĩ năng sống...

Các nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện được thông qua các môn học. Quá trình xây dựng

chương trình, sách giáo khoa các môn học đã tích hợp nhiều tri thức để thực hiện các nhiệm vụ

trên, song không thể đầy đủ và không thể phù hợp với tất các các đối tượng học sinh. Vì vậy,

44

Page 50: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

trong quá trình dạy học người giáo viên phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này một cách

cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau.

Mặt khác, do cùng chung nhau các nhiệm vụ dạy học nêu trên nên các môn

học cũng có nhiều cơ hội để liên kết với nhau, tạo ra mối quan hệ liên môn.

+ Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học

Lí do cần dạy học tích hợp các khoa học trong nhà trường còn xuất phát từ chính yêu cầu

phát triển của các khoa học. Các nhà khoa học cho rằng khoa học ở thế kỷ XX đã chuyển từ phân

tích cấu trúc lên tổng hợp hệ thống làm xuất hiện các liên ngành ( như sinh thái học, tự động

hóa,...). Vì vậy, xu thế dạy học trong nhà trường là phải làm sao cho tri thức của học sinh xác

thực và toàn diện. Quá trình dạy học phải làm sao liên kết, tổng hợp hóa các tri thức, đồng thời

thay thế "tư duy cơ giới cổ điển" bằng " tư duy hệ thống". Theo Xavier Rogiers (Sách đã dân,

tr.10), nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ

sẽ hình thành ở học sinh các " suy luận theo kiểu khép kín", sẽ hình thành những con người " mù

chức năng", nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các

kiến thức đó hàng ngày.

+ Góp phần giảm tải học tập cho học sinh

Từ góc độ giáo dục, dạy học tích hợp giúp phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng

tượng khoa học và năng lực tư duy của học sinh, vì nó luôn tạo ra các tình huống để học sinh vận

dụng kiến thức trong các tình huống gần với cuộc sống. Nó cung làm giảm sự trùng lặp các nội

dung dạy học giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập. Nhân đây cung nên nhìn

nhận sự giảm tải ở một góc độ khác, nghĩa là giảm tải không chỉ gắn với việc giảm thiểu kiến

thức môn học, hoặc thêm thời lượng cho việc dạy học một nội dung kiến thức theo qui định. Phát

triển hứng thú học tập cung có thể được xem như một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu

quả và rất có ý nghĩa. Làm cho học sinh thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu, bằng

cách tích hợp một cách hợp lí và có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống vào môn học, từ đó

tạo sự xúc cảm nhận thức, thì cung sẽ làm cho học sinh nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn nhận

thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui và hứng thú của học sinh.

- Một số phương thức tích hợp các nội dung

45

Page 51: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Người ta đưa ra hai nhóm lớn các dạng thức tích hợp các nội dung học tập, có thể mô tả sơ

lược như sau:

+ Dạng tích hợp thứ nhất: Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học

( chẳng hạn các vấn đề năng lượng, bảo vệ môi trường,..);

+ Dạng tích hợp thứ hai: Phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học

khác nhau;

Dạng tích hợp thứ nhất vân duy trì các môn học riêng rẽ, trong khi các ứng dụng chung được

tích hợp vào các thời điểm thích hợp. Đây là cách tích hợp được vận dụng phổ biến hiện nay.

Các thời điểm thực hiện có thể là:

* Cuối năm học trong một bài học hoặc một bài tập tích hợp;

Có thể đưa ra sơ đồ hóa cách tích hợp này như ở hình 1:

* Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện tương đối đều đặn trong suốt năm

học trong các tình huống thích hợp;

Có thể sơ đồ hóa cách tích hợp này như ở hình 2.

Dạng tích hợp thứ hai thường dân đến phải phối hợp quá trình dạy học của các môn học. Dạng

tích hợp này nhằm hợp nhất hai hay nhiều môn học thành một môn học duy nhất. Điều này đòi

hỏi phải nghiên cứu xây dựng chương trình và tài liệu học tập phù hợp, thường phức tạp. Có thể

nêu lên về nguyên tắc hai cách tích hợp theo hướng này như sau:

Nội dung môn 1

Nội dung môn 2

Nội dung môn 3

Bài học

hoặc bài tập tích hợp

Hình 1

46

Page 52: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

* Cách thứ nhất: tiếp cận bằng đề tài tích hợp, theo đó người ta nhóm các nội dung có mục

tiêu bổ xung cho nhau thành đề tài tích hợp, trong khi các môn học vân giữ nguyên những mục

tiêu riêng;

* Cách thứ hai: tiếp cận bằng tình huống tích hợp, theo đó các môn học được tích hợp xung

quanh những mục tiêu chung . Những mục tiêu chung này gọi là mục tiêu tích hợp. Dạng tích

hợp này có nhiều ưu điểm là nó dạy cho học sinh giải quyết những tình huống phức hợp bằng

cách vận dụng kiến thức từ nhiều môn học trong một tình huống gần với cuộc sống.

- Mức độ vận dụng dạy học tích hợp trong giáo dục sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả

Do đặc điểm cấu trúc chương trình và sách giáo khoa các môn học ở trường THCS, THPT

hiện nay hướng đến tính hệ thống chặt chẽ của nội dung, tính khoa học bộ môn tương đối sâu,

nên việc đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cung như các nội

dung giáo dục khác, vào các môn học trong trường phổ thông cung phải thực hiện sao cho không

ảnh hưởng tới mục tiêu riêng của các môn học. Với ý nghĩa như vậy thì dạng tích hợp thứ nhất

thường được thực hiện vì nó phù hợp với thực tế nhà trường hiện nay.

Các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cung như nội dung giáo

dục bảo vệ môi trường, có thể được tích hợp vào các môn học ở các mức độ khác nhau. Trong

trường hợp cần tích hợp nhiều nội dung có liên quan với nhau vào cùng một môn học như trường

hợp nêu ở trên, trước hết ta cần làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung này, và nên lựa chọn các

nội dung thể hiện rõ nhất, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa nhất để tích hợp vào nội dung môn

Môn 1

Môn 2

Môn 3

Bài họchoặcbài tập tích hợp

Môn 1

Môn 2

Môn 3

Bài họchoặcbài tập tích hợp

Hình 2

47

Page 53: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

học. Điều này giúp ta tránh được sự dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào môn học, và do đó làm

quá tải học tập của học sinh.

Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là:

+ Tích hợp toàn phần:

Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học,

hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cung chính là các kiến thức về sử dụng năng

lượng và các vấn đề năng lượng.

Thí dụ, trong chương trình, sách giáo khoa Vật lí 10 ( nâng cao) có bài về "động cơ nhiệt,

máy lạnh". Trong trường hợp này giáo viên chỉ cần quan tâm nhấn mạnh các khía cạnh nâng cao

hiệu suất của máy để tiết kiệm năng lượng, các biện pháp cải tiến để giảm thiểu phát thải khí gây

ô nhiễm môi trường. Tương tự như vậy, trong sách giáo khoa Vật lí 12 ( nâng cao) có bài về phản

ứng phân hạch và nhà máy điện hạt nhân,...Khi dạy bài này giáo viên không chỉ khai thác khía

cạnh sử dụng nhiên liệu hạt nhân để sản xuất điện năng mà cần nêu được cả khía cạnh môi trường

của các phóng xạ hạt nhân, nếu để rò rỉ phóng xạ trong quá trình sản xuất và sử lý chất thải.

Tích hợp toàn phần cung có thể được hiểu theo văn cảnh của dạng tích hợp

thứ hai nếu ta xây dựng được các đề tài tích hợp phù hợp, cho phép học sinh giải

quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực liên quan. Chẳng

hạn, xây dựng đề tài cho dạy học theo dự án, đưa ra một bài tập lớn vừa sức học

sinh,...

+ Tích hợp bộ phận:

Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có

nội dung về năng lượng và sử dụng năng lượng.

Thí dụ, trong sách giáo khoa Vật lí 10 (nâng cao), trong bài "Lực ma sát" có mục " Vai trò

của ma sát trong đời sống". Ở đây giáo viên có thể tích hợp các nội dung sử dụng năng lượng tiết

kiệm, hiệu quả bằng việc giảm ma sát có hại trong các chi tiết chuyển động của các thiết bị khi

thực hiện biện pháp bôi trơn các chi tiết bằng dầu mỡ công nghiệp, hoặc phối hợp các vật liệu

thích hợp khi chế tạo các chi tiết này sao cho ma sát có hại giảm đi. Nếu tiết kiệm được năng

48

Page 54: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

lượng thì cung giảm thiểu được sự phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường, giảm ma sát cung

làm giảm tiếng ồn khi các thiết bị hoạt động ( liên quan tới ô nhiễm tiếng ồn !).

+ Hình thức liên hệ:

Liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung

của môn học có liên quan tới vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng, song

không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong trường hợp này giáo viên phải khai

thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về sử dụng năng lượng

tiết kiệm và hiệu quả. Đây là trường hợp thường xảy ra.

Thí dụ, trong các bài " Động năng", " Thế năng", " Cơ năng" ( Sách giáo khoa Vật lí 10 ),

không thể hiện rõ các nội dung liên quan tới sử dụng động năng của gió, thế năng của nước để

sản xuất điện năng. Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức môn học để liên hệ

với thực tế sản xuất điện năng hiện nay ( liên hệ qua nội dung bài học và qua việc giải các bài tập

vận dụng kiến thức ( các bài tập có nội dung kĩ thuật), qua thăm quan, ngoại khóa,..).

Việc đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

vào các môn học có thể thực hiện theo hai kiểu tổ chức học tập như sau:

Kiểu 1:

Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này giáo viên thực hiện các phương

thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên. Các hoạt động của giáo viên trong trường hợp này có

thể bao gồm:

Hoạt động 1: nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu

dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu

quả, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.

Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục năng lượng, giáo dục môi

trường cụ thể cần tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và các nội dung

giáo dục năng lượng, giáo dục môi trường, giáo viên lựa chọn tư liệu và phương án tích hợp, cụ

thể phải trả lời các câu hỏi: tích hợp nội dung nào là hợp lí? liên kết các kiến thức về năng lượng

và về môi trường như thế nào? thời lượng là bao nhiêu?

49

Page 55: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp,

trước hết quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy

học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của học sinh

( như sử dụng các thí nghiệm, máy vi tính, đèn chiếu,...).

Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây giáo viên cần nêu cụ

thể các hoạt động của học sinh, các hoạt động trợ giúp của giáo viên.

Kiểu 2:

Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiêm và hiệu quả cung có thể được triển

khai như một hoạt động độc lập song vân gắn liền với việc vận dụng kiến thức các

môn học. Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóa

chuyên đề, các bài học dự án, nghiên cứu một đề tài ( phù hợp với học sinh!)... Với các hoạt động

này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả, giáo dục môi trương sẽ đạt cao nhất. Vì trong các hoạt động này học sinh học

cách vận dụng kiến thức các môn học trong các tình huống gần với cuộc sống hơn, huy động kiến

thức từ nhiều môn học.

3.7. Định hướng áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học khi tích

hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào

các môn học

3.7.1. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

Dạy học tích hợp dựa trên cơ sở của tâm lí học của sự phát triển và các xu hướng sư phạm

tích cực về quá trình dạy học. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc tích hợp các nội dung giáo

dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học, cần nghiên cứu vận dụng các

phương pháp dạy học tích cực. Một số phương pháp dạy học tích cực đã được đưa vào chương

trình bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, ở đây chúng tôi chỉ nêu

một số gợi ý vận dụng.

- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề:

50

Page 56: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Theo các nhà lí luận dạy học, có thể có bốn mức độ vận dụng dạy học đặt và giải quyết

vấn đề tùy theo đối tượng học sinh và điều kiện dạy học:

● Mức 1: Giáo viên nêu vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề; học sinh thực

hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dân của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết

quả làm việc của học sinh.

● Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết vấn đề.

Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

● Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống, học sinh phát hiện và

xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học

sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của giáo viên khi cần. Giáo

viên và học sinh cùng đánh giá.

● Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của

mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết. Học sinh giải quyết vấn

đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả.

Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học tích cực hiện đang được

khuyến khích vận dụng ở mọi cấp học, bậc học vì nó phát triển năng lực tự lực, năng lực sáng tạo

của người học. Tuy nhiên, để vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học này cần phân tích, lựa

chọn nội dung dạy học chi tiết, cụ thể và phát huy cao vai trò tổ chức, cố vấn của giáo viên.

- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:

Đây là phương pháp dạy học có hiệu quả tốt khi tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng

tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học, cung là phương pháp dạy học đang được vận dụng rộng rãi

hiện nay.

- Dạy học dự án:

Dạy học dự án là một phương pháp, một hình thức dạy học quan trọng để thực

hiện quan điểm dạy học hướng vào người học, quan điểm dạy học hướng vào hoạt động và quan

điểm dạy học tích hợp. Phương pháp dạy học dự án được chú ý vận dụng nhiều ở các nước có

51

Page 57: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

nền giáo dục phát triển như: Mỹ, Đức, Hà Lan… Ở nước ta, dạy học dự án cung đang được

nghiên cứu vận dụng trong dạy học ở đại học cung như ở các trường phổ thông.

+ Đặc điểm của dạy học dự án:

● Định hướng vào học sinh, thể hiện ở:

Chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao: học sinh được trực tiếp tham gia chọn đề

tài, nội dung học tập phù hợp khả năng và hứng thú của cá nhân, khuyến khích tính tích cực, tự

lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên đóng vai trò là người tư vấn, hướng

dân và giúp đỡ.

Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp: Các dự án được thực hiện

theo nhóm, có sự cộng tác và phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm, rèn luyện tính

sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa giảng viên và học sinh

cung như các lực lượng xã hội tham gia vào dự án.

● Định hướng vào thực tiễn

Gắn liền với hoàn cảnh: Chủ đề dự án xuất phát từ tình huống của thực tiễn nghề nghiệp, đời

sống xã hội, phù hợp trình độ người học.

Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời

sống xã hội, địa phương.

Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành;

Dự án mang nội dung tích hợp: Kết hợp kiến thức và kĩ năng của nhiều môn học hay lĩnh

vực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.

● Định hướng vào sản phâm:

Các sản phâm được tạo ra, không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà còn tạo ra

sản phâm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phâm này có thể sử dụng, công

bố, giới thiệu.

+ Các giai đoạn của dạy học dự án:

● Giai đoạn 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án

52

Page 58: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Giáo viên và học sinh cùng đề xuất, xác định đề tài và mục đích dự án, chú ý liên hệ thực tiễn

xã hội và đời sống, chú ý đến hứng thú người học cung như ý nghĩa xã hội của đề tài. Đề tài dự

án cung có thể do học sinh đề xuất.

● Giai đoạn 2: Xác định đề cương, kế hoạch thực hiện

Xác định các công việc cần làm, dự kiến: thời gian, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành

và phân công cho môi thành viên trong nhóm.

● Giai đoạn 3: Thực hiện dự án, chú ý đến sản phẩm

Thực hiện phối hợp các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành. Kiến thức lý

thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn.

● Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm

Kết quả thực hiện dự án có thể viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, … và được giới thiệu công

bố. Sản phâm có thể là một thành quả vật chất và những kiến thức mà học sinh thu được.

● Giai đoạn 5: Đánh giá dự án

Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện kết quả cung như kinh nghiệm đạt được.

Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả dự án có thể

được đánh giá từ bên ngoài.

Việc đánh giá cung được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của dạy học dự án.

- Dạy học kiến tạo:

Tư tưởng cơ bản của dạy học kiến tạo là nhấn mạnh vai trò của các kinh nghiệm đã có của

người học và sự tương tác giữa người học và môi trường học tập ( thí dụ tập thể lớp học, giáo

viên,...). Dạy học kiến tạo hướng đến việc nghiên cứu kinh nghiệm và các quan niệm vốn có của

người học, từ đó tổ chức quá trình dạy học sao cho người học tự lực "xây dựng" kiến thức của

mình. Dạy học kiến tạo là một phương pháp dạy học tích cực, phối hợp nhiều phương pháp và

phương tiện dạy học khác nhau để hô trợ người học tự xây dựng kiến thức, qua đó phát triển các

năng lực tự lực, sáng tạo. Có thể nêu sơ lược các bước vận dụng dạy học kiến tạo như sau:

53

Page 59: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm sẵn có của học sinh (bước chuyển giao

nhiệm vụ). Trong bước này ta cần làm cho học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập.

Giáo viên giao nhiệm vụ hay đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, qua đó làm

bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, cho họ ý thức được có rất

nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề cần giải quyết và xác định được nhiệm vụ học tập

của mình.

Bước 2: Làm thay đổi (với những quan niệm sai), bổ sung (những quan niệm

chưa đầy đủ), phát triển hiểu biết ban đầu của học sinh, hình thành kiến thức khoa

học mới (bước hành động giải quyết vấn đề). Dưới sự hướng dân và giúp đỡ của

giáo viên, học sinh tham gia hoạt động để xây dựng kiến thức cho bản thân. Học

sinh chủ động, tự lực, trao đổi, tìm tòi các phương án giải quyết vấn đề, tự tìm cách

đánh giá các quan niệm, tự nguyện thay đổi các quan niệm sai của mình để xây

dựng kiến thức mới.

Bước 3: Kết luận- Củng cố và vận dụng kiến thức mới (bước hợp thức hoá và

vận dụng kiến thức mới). Giáo viên hợp thức hoá kiến thức, cho học sinh vận dụng

kiến thức mới vào thực tế hoặc giải quyết thành công các nhiệm vụ thực tế và do đó

kiến thức mới sẽ được củng cố, khắc sâu.

3.7.2. Sử dụng các phương tiện dạy học:

Hiện nay các trường phổ thông đã quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các phương tiện

dạy học. Ngoài các thiết bị thí nghiệm theo qui định, các trường đều tích cực trang bị các thiết bị

nghe nhìn, máy vi tính, kết nối internet,..Đó là điều kiện rất quan trọng cho đổi mới phương pháp

dạy và học.

Khi tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa vào các

môn học, để nâng cao tính chính xác, tính trực quan của các nội dung được tích hợp thì các

phương tiện dạy học có vai trò quan trọng. Với sự hô trợ của các phương tiện như máy vi tính,

đèn chiếu, giáo viên có thể khai thác nhiều tư liệu và các phần mềm dạy học một cách nhanh

chóng và hiệu quả.

54

Page 60: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Để thực hiện đầy đủ các mục tiêu giáo dục phổ thông như Luật giáo dục đã nêu, thì việc

tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học là tất yếu ( như giáo dục thế

giới quan, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,...). Vì

vậy, ngoài việc quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần quan tâm sử

dụng các phương tiện dạy học.

Ngày nay xu hướng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang phát triển. Ưu điểm

của nó là hô trợ cho giáo viên, học sinh tìm kiếm và sử lý thông tin học tập, liên kết các nguồn

thông tin. Điều này hô trợ cho việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực, điển hình

như dạy học dự án, dạy học tích hợp, ngoại khóa,..rất phù hợp cho việc tích hợp các nội dung

giáo dục môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học.

3.8. Gợi ý kiểm tra đánh giá

Việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình dạy học nói chung. Trong

dạy học tich hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, việc kiểm tra đánh giá lại

càng cần thiết. kiểm tra, đánh giá trong giáo dục sử dụng năng lưọng tiết kiệm và hiệu quả trước

hết nó khẳng định mục tiêu giáo dục tích hợp là cần thiết, là một bộ phận của học vấn phổ thong,

đóng góp vào việc hình thành nhân cách của học sinh và ý thức của học sinh tham gia các hoạt

động bảo vệ môi trường. Mặt khác, kiểm tra, đánh giá cung giúp cho việc củng cố kiến thức, kĩ

năng đã đạt được của học sinh, giúp cho giáo viên đánh giá kết quả dạy học của mình, đặc biệt là

đánh giá hiệu quả của việc tích hợp các nội dung giáo dục tich hợp giáo dục sử dụng năng lượng

tiết kiệm và hiệu quả vào bài học.

Nội dung kiểm tra, đánh giá được xác định trên cơ sở mục tiêu giáo dục tich hợp giáo dục sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đã được xác định khi xây dựng kế hoạch dạy học và mục

tiêu dạy học của bộ môn. Nó có thể là mục tiêu dạy học chung của môn học, của một phần của

chương trình, của một chương hoặc một bài học.

Về hình thức tích hợp giáo dục tich hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,

trong các bài kiểm tra có thể có hai dạng :

- Những câu hỏi, bài toán độc lập đề cập đến các hiện tượng, quá trình vật lí đồng thời là

các nội dung trong giáo dục sử dụng năng lưọng tiết kiệm và hiệu quả.

55

Page 61: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Những câu hỏi, bài toán vật lí có tích hợp các hiện tượng liên quan tới sử dụng năng

lưọng tiết kiệm và hiệu quả.

Các câu kiểm tra có thể là các câu hỏi định tính, cung có thể là các bài toán đòi hỏi phải tính

toán định lượng.

Hình thức viết các câu kiểm tra có thể là trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận tuỳ

thuộc vào bài kiểm tra được tiến hành vào luc nào và mục đích của kiểm tra.

Các câu kiểm tra có nội dung giáo dục sử dụng năng lưọng tiết kiệm và hiệu quả được tích

hợp vào các dạng bài kiểm tra với nhiều mục đích khác nhau : kiểm tra vấn đáp bài học trước khi

vào bài mới, kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết khi kết thúc một chương, học kì hoặc cuối năm học. Chẳng hạn

viết các câu kiểm tra liên quan tới thế năng của nước:

1. Câu hỏi định tính

Em hãy nêu một số hiện tượng trong tự nhiên thể hiện tác dụng có hại của thế năng dòng

nước và nêu các khắc phục tác dụng có hại đó.

2. Câu hỏi định tính dạng trắc nghiệm khách quan

Những hiện tượng nào nêu dưới đây không phải do thế năng của nước gây ra?

A. Sự nhiễm mặn tăng cường khi mực nước ngầm vùng ven biển bị hạ thấp.

B. Mưa.

C. Sương mù.

D. Hiện tượng xói mòn đất.

3. Bài tập định lượng

Hãy tính công suất sinh ra do một dòng chảy của nước khi mưa từ một sườn đồi dốc có độ

cao 150m xuống mặt đất, biết lưu lượng dòng chảy là 0.5m3/s ? Hãy cho biết năng lượng đó của

nước đã gây ra những tác dụng gì.

56

Page 62: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

3.9. Thí dụ dạy học dự án về tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng TKHQ

3.9.1. Khái niệm

Theo K. Frey, học giả hàng đầu về dạy học theo dự án của Cộng hòa Liên bang Đức thì,

“Dạy học theo dự án là một hình thức của hoạt động học tập trong đó, nhóm người học xác định

một chủ đề làm việc, thống nhất về nội dung làm việc, tự lực lập kế hoạch và tiến hành công việc

để dân đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phâm có thể trình ra được”

Nguyễn Văn Cường, trường ĐHTH Posdam cho rằng “Dạy học theo dự án là một hình

thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một

nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành,

thông qua đó tạo ra các sản phâm thực hành có thể giới thiệu, công bố được”

Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu “Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy

học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý

thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính thực lực cao trong toàn bộ quá

trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra,

điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có

thể trình bày, giới thiệu”.

3.9.2. Phân loại

a. Phân loại theo quĩ thời gian thực hiện dự án:

Theo tiêu chí này, dạy học theo dự án có thể được phân chia thành:

- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ

- Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn

trong một tuần hoặc 40 giờ học

- Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài

trong nhiều tuần.

b. Phân loại theo nhiệm vụ

- Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng

57

Page 63: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.

- Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phâm vật chất hoặc thực hiện các hành

động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bài, biểu diễn, sáng

tác.

c. Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập

- Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực

hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo

ra một sản phâm vật chất

- Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như

tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực

hành, thực tiễn

Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự

án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm,

dự án lớp…). Chi tiết được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

58

Page 64: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

3.9.3. Đặc điểm

a. Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội,

thực tiễn nghề nghiệp cung như thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự án cần chứa đựng những vấn

đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực

tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong

những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích

cực.

b. Định hướng hứng thú người học: học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù

hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát

triển trong quá trình thực hiện dự án.

c. Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc

nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.

d. Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý

thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra,

củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cung như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực

tiễn của người học.

e. Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực

vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cung đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm,

sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dân, giúp đỡ. Tuy

nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sin và mức độ khó khăn

của nhiệm vụ.

f. Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng

tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi

hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa

học sinh và giáo viên cung như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm

này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.

g. Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phâm được tạo ra không chỉ

giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra

những sản phâm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phâm này có thể sử

dụng, công bố, giới thiệu.

59

Page 65: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

3.9.4. Qui trình dạy học dựa trên dự án

a. Giai đoạn 1. Lựa chọn các chủ đề, xác định mục tiêu dự án

Trong giai đoạn này, giáo viên, học sinh cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục tiêu của dự

án. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Cụ thể

như sau:

- Giáo viên xác định chủ đề dự án: là bước cần thiết cho việc khởi đầu tiến trình dạy học

khi vận dụng dạy học theo dự án. Việc xác định chủ đề dự án giúp giới hạn nội dung các

dự án phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp với chương trình và nội dung môn học cung

như điều kiện thực tế.

- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh: việc chia nhóm và giao nhiệm vụ là

khâu tổ chức lớp học. Giáo viên là người chủ trì việc chia nhóm và giao nhiệm vụ, tuy

nhiên, cần tạo cho sinh viên điều kiện có thể tự chọn nhóm làm việc. Việc giao nhiệm vụ

cần rõ ràng, cụ thể, có thể gợi ý học sinh thực hiện các hồ sơ dự án nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho việc theo dõi quá trình làm việc và đánh giá dự án

- Học sinh hình thành ý tưởng và xác định mục tiêu dự án: quá trình hình thành ý tưởng ở

giai đoạn này cung là bước quyết định tính hứng thú và sự sáng tạo của học sinh đối với

dự án. Việc xác định rõ mục tiêu dự án sẽ giúp học sinh có định hướng tốt trong suốt quá

trình thực hiện dự án.

b. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

Trong giai đoạn này, học sinh xây dựng nội dung cung như kế hoạch thực hiện dự án với

sự hướng dân của giáo viên. Khi xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời

gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công trách nhiệm trong nhóm.

Cung trong giai đoạn này, cần có sự chủ động của học sinh trong việc phân công, lập kế hoạch

cung như dự kiến các điều kiện thực hiện. Đây là giai đoạn đòi hỏi tính tự lực cao của học sinh

nhưng cung là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành công của dự án. Do đó giáo viên cần

quan tâm, theo dõi sát sao và phải chú ý nhiều tới tính khả thi của dự án để có thể cố vấn tốt cho

học sinh trong giai đoạn này.

c. Giai đoạn 3: Thực hiện dự án

60

Page 66: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Học sinh tổ chức thực hiện dự án: trong giai đoạn này, học sinh thực hiện các hoạt động

trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành. Những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại

lân nhau, trong đó, các kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề cần được thử

nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình thực nghiệm, sản phâm của dự án và thông tin mới

được tạo ra

- Giáo viên giám sát giúp đỡ: trong quá trình thực hiện dự án của học sinh, giáo viên phải

nắm chắc được tiến độ thực hiện, phát hiện ra những khó khăn, sai lệch khi các em thực

hiện. Từ đó, có những giúp đỡ, tư vấn cần thiết đề các em có thể hoàn thành dự án với kết

quả cao nhất.

d. Giai đoạn 4: Đánh giá

- Học sinh trình bày kết quả: theo sự phân công trong nhóm, học sinh sẽ giới thiệu, trình

bày sản phâm đạt được của nhóm. Đây cung là khâu quan trọng trong việc phát triển kĩ

năng trình bày của học sinh, một trong những kĩ năng sống đang được quan tâm, phát

triển trong xã hội ngày nay.

- Học sinh tự đánh giá dự án, giáo viên đánh giá kết quả: giáo viên và học sinh sẽ phối hợp

với nhau trong việc đánh giá dự án, bao gồm tự đánh giá, tự nhận xét trong quá trình thực

hiện, đánh giá sản phâm và đánh giá báo cáo. Việc đánh giá còn đuợc xem xét bởi các

thành viên trong các nhóm khác. Kết quả đánh giá này sẽ được tính vào kết quả đánh giá

chung của giáo viên.

- Việc đánh giá kĩ, khách quan, chính xác và được thực hiện bởi cả giáo viên và học sinh

trong giai đoạn này sẽ giúp ích nhiều khi học sinh thực hiện các dự án tiếp theo.

61

Page 67: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

PHẦN THỨ II

GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG MỘT

SỐ MÔN HỌC Ở TRƯỜNG PTTH

CHƯƠNG I: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PTTH

1. MỤC TIÊU:

a, Về kiến thức:

- HS nêu được các khái niệm cơ bản, có thể trình bày lại hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu

- HS xác lập được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ

chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của GV hoặc trong SGK.

- HS sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề mới, không giống những điều đã được

học hoặc trình bày trong SGK nhng phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề giống với

các tình huống HS gặp phải trong đời sống

b, Về kĩ năng:

- Quan sát, nhận xét qua tranh ảnh, hình vẽ, thực tế việc sử năng lượng địa phương.

- Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về sử dụng NLTK&HQ qua

môn Vật lí.

- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường, tác động của con người

vào môi trường thông qua việc khai thác tài nguyên năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt...) và phát

triển các ngành công nghiệp.

c, Về thái độ, hành vi:

62

Page 68: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Có hành vi sử dụng NLTK&HQ ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em đang

sống; có thái độ phê phán tuyên truyền về sử dụng NLTK&HQ trong gia đình và cộng đồng.

2. MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP SỬ DỤNG NLTK&HQ TRONG MÔN

VẬT LÝ CẤP THPT

Lớp Tên bài

Điạ chỉ

(tích hợp vào

nội dung nào

của bài)

Nội dung GD sử

dụng NLTKHQ

(Những kiến thức kĩ

năng có thể tích hợp)

Mức độ

tích hợpGhi chú

10

Bài 60:

Nguyên tắc

hoạt động của

động cơ nhiệt

và máy lạnh

Phần 2. Máy

lạnh

Tiết kiệm năng lượng

khi sử dụng tủ lạnh,

máy lạnh

Liên hệ

Thảo luận: - Tại

sao máy lạnh

thường phải để

ở nơi thoáng

mát?

- Có nhận xét gì

về sự tiêu thụ

điện của một

máy lạnh khi

đặt vị trí không

được thoáng

mát so với đặt ở

vị trí thoáng

mát?

63

Page 69: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

10

Bài 2: Vận tốc

trong chuyển

động thẳng.

Chuyển động

thẳng đều

Mục 5. Chuyển

động thẳng đều

Sử dụng năng lượng

tiết kiệm khi sử dụng

xe máy trong giao

thông

Liên hệ

Thảo luận

nhóm: So sách

lực kéo mà

động cơ phải

sinh ra trong

trường hợp xe

máy chuyển

động đều với

trường hợp xe

chuyển động

biến đổi trên

cùng một đoạn

đường?

11

Bài 22: Dòng

điện trong

chất khí

Mục 5 . Sự

phóng điện

trong chất khí ở

áp suất thấp

Sử dụng đèn ống

trong chiếu sángLiên hệ

- Củng cố bài:

So sánh sự

chiếu sáng của

đền ống ống với

đền sợi đốt có

cùng công suất

10 Bài 56: Sự

hoá hơi và sự

ngưng tụ

Mục 3. Sự sôi Sử dụng năng lượng

tiết kiệm trong đun

nấu

Liên hệ Thảo luận

nhóm: Khi nước

đã sôi nếu nhiệt

lượng cung cấp

cho nước tăng

thêm. Hỏi nhiệt

độ của nước có

tăng thêm

không?Khi

nước đã sôi có

cần tăng tiếp

nhiệt lượng cho

nước nữa

64

Page 70: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

không?

11

Bài 12 Điện

năng và công

suất điện.

Định luật jun

- len - Xơ

Mục 3. Công

suất dụng cụ

tiêu thụ điện

Giảm hao phí điện do

toả nhiệt trên điện trởLiên hệ

Củng cố: Có

nguyên nhân

nào khác sinh ra

điện trở trong

mạng điện gia

đình không?

Đưa ra một số

biện pháp khắc

phục nguyên

nhân trên?

11

Bài 33 Khung

dây có dòng

điện đặt trong

từ trường

Mục 1: Khung

dây đặt trong từ

trường

Động cơ điện Liên hệ

- Câu hỏi

thảo luận: Dựa

trên cấu tạo và

hoạt động của

động cơ nhiệt

trên xe gắn máy,

có thể đưa ra

phương án kết

hợp động cơ điện

vào đó được

không?

12

Bài 30: Sự

phản xạ ánh

sáng

Mục 3: Gương

phẳng

Sử dụng ánh sáng

mặt trờiLiên hệ

Củng cố bài:

Nêu phương án

đưa ánh sáng tự

nhiên vào trong

một

phòng( không

thể mở của sổ

được)?

12 Bài 18 Máy Mục 2: cấu tạo Tạo ra nguồn điện Liên hệ Có thể sử dụng

65

Page 71: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

phát điện

xoay chiều

một pha

và hoạt động nhỏ

những dạng

năng lượng nào

để chạy máy

phát điện?

So sánh ưu

điểm của việc

sử dụng các

dạng năng

lượng đó?

Sử dụng dạng

năng lượng nào

chạy máy phát

điện là tiết kiệm

nhất?

12

Bài 51 Quang

trở và pin

quang điện

Mục 2: Quang

trở

Mục 3: Pin

quang điện

Hiểu được việc sử

dụng các dụng cụ đó

trong tiết kiệm năng

lượng

Liên hệ

Dùng quang trở

trong thiết bị

điều khiển đèn

chiếu sáng công

cộng có ưu điểm

gì?

ưu điểm của sử

dụng pin quang

điện làm nguồn

điện?

12

Bài 61: Phản

ứng nhiệt

hạch

nguồn năng lượng

sạch vô tận từ mặt

trời

Liên hệ

Thảo luận: ưu

điểm của việc sử

dụng năng lượng

mặt trời

10 Bài 13 Phần I - Mục 2:

"Độ lớn của lực

Sử dụng xe đạp, và

các loại xe đúng cách

Liên hệ - Đưa ra câu hỏi

thảo luận: "Nên

66

Page 72: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

ma sát phụ

thuộc những

yếu tố nào"

nhằm tiết kiệm năng

lượng, (nhiên liệu,

sức khỏe)

hay không nên

để lốp xe quá

non?"

10NC Bài 20

Phần 4 - Mục b:

"Vai trò của ma

sát lăn"

- Việc thay những

chuyển động trượt

bằng những chuyển

động lăn nhằm làm

tăng hiệu xuất của

quá trình chuyển hóa

các dạng năng lượng

khác thành cơ năng

Liên hệ

- Đặt câu hỏi

thảo luận " việc

thay đổi ... thì

hiệu quả năng

chuyển hóa

năng lượng thay

đổi thế nào?

10CB

Bài 3:

"chuyển động

biến đổi đều"

- Cách đi xe đạp đỡ

tốn sức, đi xe moto

tiết kiệm xăng

- Biết điều hòa, duy

trì tốc độ đi xe để hạn

chế việc phanh xe

nhất có thể

Liên hệ

Củng cố bài

(đưa vào hợp lý)

11CB Bài 10

Phần II: "Ghép

các nguồn điện

thành bộ"

- Không ghép các

nguồn mới với các

nguồn đã cu.

- Biết cách bảo quản

pin, acquy, biết cách

xử lý khi pin hết để

không làm ô nhiễm

môi trường.

Liên hệ

- Thảo luận:

"nên hay không

nên ghép các

pin cũ và pin

mới? vì sao?",

"Bảo quản pin

như thế nào là

đúng cách? Xử

lý pin hết như

thế nào?"

10NC Bài 43 "Ứng

dụng của định

luật Becnuli"

- Động tác cúi mình

trên xe của các VĐV

Liên hệ - Thảo luận

"Giải thích việc

làm của VĐV 67

Page 73: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

đua xe đạp, moto..

- Đội hình bay của

các đàn chim di cư

(hình chữ V)

đua xe? Giải

thích việc xếp

đội hình của

đàn chim di cư"

11CB Bài 13

Phần II - Sự phụ

thuộc của điện

trở suất vào

nhiệt độ.

- Không nên để các

thiết bị điện hoạt

động ở gần giới hạn

trên của giới hạn

nhiệt độ hoạt động

của thiết bị.

Liên hệ

- Củng cố

"Không nên để

các thiết bị điện

hoạt động ở gần

giới hạn trên

của giới hạn

nhiệt độ hoạt

động của thiết

bị vì lý do gì?"

11CB Bài 16

Phần II - Mục 4

"Ứng dụng của

tia Catốt"

- Biết cách điều chỉnh

độ sáng tối, tương

phản của màn hình

TV hay máy tính

(CRT) hợp lý mà tiết

kiệm điện năng.

Liên hệ

- Củng cố: GV

thông báo cho

HS biết

11NC Bài 40

Phần 2 - "Ứng

dụng của dòng

điện Fucô"

- Việc sử dụng Bếp từ

- Một ứng dụng của

dòng Fucô có hiệu

suất chuyển hóa năng

lượng rất cao vì đáy

nồi tự phát nóng

Liên hệ

Củng cố: GV

thông báo.

12NC Bài 25 Phần 2:

"Nguyên tắc

truyền thông

bằng sóng điện

từ"

- Sử dụng điện thoại

không dây ở chế độ

chờ khi không di

chuyển, nên chọn chô

để máy có sóng ổn

định để tiết kiệm

Liên hệ Củng cố: GV

thông báo.

68

Page 74: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

năng lượng điện.

11CB Bài 17Phần IV: "Điôt

bán dẫn..."

- Giới thiệu đèn LED

siêu sáng sử dụng tiết

kiệm điện năng.

Liên hệ

12NC Bài 14

Phần 2 - Mục e:

"Năng lượng

sóng."

- Khai thác năng

lượng sóng - nguồn

tài nguyên vô tận để

phát điện.

Liên hệ

12NC

Bài 30: "Máy

phát điện

xoay chiều"

- Các loại năng lượng

để phát điện.

- Sử dụng máy chạy

bộ để phát điện

Liên hệ

Thảo luận: "Các

nguồn năng

lượng để phát

điện"

12NC

Bài 46 - "Hiện

tượng quang

điện trong.

Quang trở,

pin quang

điện."

- Sử dụng pin quang

điện làm nguồn năng

lượng cho cuộc sống.

- Sử dụng quang trở,

photo điot làm cảm

biến cho hệ thống đèn

tự động bật khi trời

tối

Liên hệ

Thảo luận: "Pin

quang điện

được sử dụng ở

đâu? Hiệu quả

sử dụng năng

lượng như thế

nào?"

- Thông báo:

Các ví dụ sử

dụng cảm biến

quang điện

trong cuộc sống

và kỹ thuật.

69

Page 75: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI SOẠN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG

LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT

Bài 33: KHUNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN ĐẶT TRONG TỪ TRƯỜNG

( Vật lý 11 NÂNG CAO)

A – MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được lực từ tác dụng lên khung dây mang dòng điện .

- Thành lập được công thức xác định mô men ngâu lực từ tác dụng lên khung trong trường

hợp đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.

- Trình bày được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều và của điện

kế khung quay.

2. Kỹ năng:

- Học sinh vận dụng được kiến thức về lực từ tác dụng lên khung dây mang dòng điện,

công thức xác định mômen ngâu lực từ .

- Biết cách sử dụng và hiểu về máy phát điện một chiều, điện kế khung quay sao cho tiết

kiệm năng lượng và hiệu quả.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc khi học và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

B – CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Khung dây, bộ pin và các dây nối, mô hình máy phát điện một chiều.

2. Học sinh:

70

Page 76: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Chuân bị kiến thức về lực từ: Cách xác định, phương, chiều, độ lớn.

* Sơ đồ lôgic xây dựng kiến thức

Khi dây dân mang dòng điện trong từ trường chịu lực từ tác dụng: + Độ lớn: F = B.I.l.sin α. + Phương vuông góc với và dây dân. + Chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.

Lực từ tác dụng lên khung dây mang dòng điện trong từ trường như thế nào?Cấu tạo của động cơ điện một chiều?Cách chế tạo và sử dụng động cơ điện như thế nào để có thể tiết kiệm năng lượng?

- Khung dây đặt song song với ,lực từ tạo ra mô men ngâu lực làm quay khung:

M = I. B. S. sinθ

- Khung dây đặt vuông góc với , lực từ không có tác dụng làm quay khung mà chỉ làm cho khung bị biến dạng.

Dựa trên cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt trên xe gắn máy, có thể đưa ra phương án kết hợp động cơ điện vào đó.Tìm cách tiết kiệm năng lượng khi thiết kế cung như sử dụng động cơ điện một chiều.

- Ứng dụng của lực từ tác dụng lên khung dây?

Động cơ điện một chiều Điện kế khung quay

71

Page 77: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

C – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khung dây mang dòng điện đặt trong từ trường

Hoạt động của gv Hoạt động của HS

.- GV đặt vấn đề vào bài mới:

+ Yêu cầu HS thảo luận theo bàn nhắc lại hiện

tượng xảy ra khi hai dòng điện song song đặt cách

nhau một khoảng d.

+ Vậy, một khung dây có dòng điện được đặt trong

từ trường thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

- Thảo luận theo bàn và nhắc lại hiện tượng

theo yêu cầu của GV:

+ Hút nhau nếu hai dòng điện cùng chiều,

đây nhau nếu hai dòng điện ngược chiều.

- HS trả lời câu hỏi của GV

( Các phương án trả lời có thể là:

+ Khung dây quay

72

Page 78: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- GV tiến hành thí nghiệm như hình 33.1, yêu cầu

HS quan sát và nhận xét theo định hướng sau: hiện

tượng gì xảy ra khi đặt khung dây trong từ trường

đều khi khung dây có dòng điện và khi khung dây

không có dòng điện?

- Hướng dân HS khảo sát lực từ tác dụng lên dòng

điện của khung trong từng trường hợp:

* Đường sức từ nằm trong mặt phẳng khung (hình

33.2)

Dòng điện trong khung có chiều abcd như hình vẽ.

+ Yêu cầu HS xác định lực từ tác dụng lên cạnh

ab, CD?

+Yêu cầu HS xác định lực từ tác dụng lên hai cạnh

ad, BC?

+ , hợp thành cặp lực gì?

- GV nói thêm cho HS, nếu từ trường không đều

thì lực từ tác dụng lên khung làm quay khung dây

và làm cho khung dây chuyển động về phía từ

trường mạnh. Trường hợp đường sức không nằm

trong mặt phẳng khung lực từ cung làm khung

+ Khung dây không quay

+ Khung dây chuyển động)

- Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét:

Khi khung chưa có dòng điện thì đứng yên,

khi có dòng điện ta thấy khung dây quay

- HS xác định: bằng 0 vì các cạnh đó song

song với các đường sức từ.

- HS xác định bằng quy tắc bàn tay trái:

+ , cùng phương, đều vuông góc

với mặt phẳng khung, hướng ra phía

trước, hướng ra phía sau mặt phẳng

hình vẽ (như hình), độ lớn bằng nhau

+ Hợp thành một ngâu lực, làm cho khung

quay.

73

Page 79: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

quay.

* Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung

- GV tiến hành tương tự để đưa HS đi đến kết quả

là lực từ tác dụng lên các cạnh đối diện của khung

cùng phương, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau

nên các lực này không làm quay khung.

- Yêu cầu HS thảo luận trả lời C1, C2.

- Hướng đân HS thành lập biểu thức xác định

mômen ngâu lực từ. Xét trường hợp mặt phẳng

khung song song với đường sức từ như hình 33.2:

+ Yêu cầu HS viết các biểu thức của lực từ tác

dụng lên cạnh BC, ad theo định luật ampe?

+ Biểu thức momen của ngâu lực M tác dụng lên

khung được viết như thế nào?

+ Gọi S là diện tích mặt phẳng giới hạn của khung,

viết ngâu lực M theo S?

- Cho HS biết: Trong trường hợp các đường sức từ

không nằm trong mặt phẳng của khung, người ta

đã chứng minh được M = ibssin; là góc hợp bởi

- HS làm theo các yêu cầu của GV.

- HS thảo luận trả lời C1, C2.

+ FBC = fad = ibl

+ M = FBC.d = ibld

+ ld = S nên M = ibs

Trong đó:

+ B: cảm ứng từ

+ I: cường độ dòng điện

74

Page 80: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ l: chiều dài cạnh BC và ad

+ M: momen ngâu lực từ

+ S: diện tích giới hạn của khung.

Hoạt động 2: Tìm hiểu động cơ điện một chiều

Hoạt động GV Hoạt động HS

- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu cấu tạo của động

cơ điện một chiều (HS đã được học ở lớp 9)

- GV bổ sung hoàn chỉnh phát biểu của HS.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời các câu

hỏi tìm hiểu về hoạt động của động cơ điện một

chiều sau:

+ Khi có dòng điện qua khung dây, lực từ có tác

dụng gì đối với khung?

+ Bộ phóng điện gồm hai bán khuyên và hai chổi

quét có tác dụng gì?

+ Không có bộ phóng điện khung có quay liên tục

được không?

- GV: Dòng điện trong khung đổi chiều nhưng dòng

điện từ phần đưa vào khung vân là dòng điện một

chiều, gọi là động cơ điện một chiều.

* Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng

- GV: Khi thiết kế cung như sử dụng động cơ điện

một chiều làm sao để tiết kiệm năng lượng và hiệu

- HS nghiên cứu SGK nêu cấu tạo theo yêu

cầu của GV, các HS khác bổ sung.

- HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi

của GV:

+ Ngâu lực từ tác dụng lên khung làm

khung quay.

+ Làm cho môi khi mặt phẳng khung

vuông góc với đường sức từ thì dòng điện

trong khung đổi chiều. Do vậy, khung

quay liên tục.

+ Khung quay liên tục được

75

Page 81: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

quả?

- GV: Có thể đưa ra phương án kết hợp động cơ

điện vào xe gắn máy không?

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV

Hoạt động 3: Tìm hiểu điện kế khung quay

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

- GV giới thiệu cho HS cấu tạo của điện kế

khung quay thông qua tranh vẽ phóng to, nói rõ

tác dụng của lõi sắt và lò xo.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời các

câu hỏi tìm hiểu về hoạt động của điện kế khung

quay sau:

+ Khi cho dòng điện vào khung thì lực từ tác

dụng như thế nào đối với khung?

+ Đến khi nào thì khung dừng lại?

+ Để biến điện kế thành ampe kê hay vônkế

người ta mắc thêm sơn hay thêm điện trở phụ?

- HS chú ý theo dõi

- HS suy nghĩ, nghiên cứu SGK và trả lời:

+ Ngâu lực từ làm khung quay kệch khỏi vị trí

ban đầu.

+ Khi momen cản của lò xo cân bằng với

momen lực từ thì khung dừng lại

+ Khi khung cân bằng thì góc lệch khỏi vị trí

ban đầu tỉ lệ với cường độ dòng điện chạy

trong khung.

76

Page 82: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động 4: Củng cố, vận dụng và giao nhiệm vụ về nhà

Hoạt động của GV Hoạt động HS

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài và câu trắc

nghiệm 1,2 phần bài tập.

- Giao bài tập về nhà 3,4/171

- HS trả lời theo yêu cầu của GV

- Ghi bài tập về nhà.

D. TƯ LIỆU GIÁO DỤC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG.

1. Tiết kiệm điện cho động cơ và máy bơm

Động cơ và máy bơm là thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong các cơ sở sản xuất, chiếm khoảng

80% tổng năng lượng điện của một cơ sở sản xuất.

Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến mới, các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho phép các

động cơ và máy bơm có thể tiết kiệm điện khoảng 20% tổng khối lượng điện năng tiêu thụ.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm năng lượng của động cơ và máy

bơm như khả năng tiết kiệm của các động cơ hiện tại, sự phù hợp giữa kích thước và công năng

của động cơ, khả năng biến thiên của động cơ... và tùy theo mục đích sử dụng, tỷ lệ điện năng

tiêu thụ của các động cơ khác nhau.

Một số giải pháp có thể ứng dụng như ngay từ giai đoạn thiết kế, tất cả các động cơ có công

suất phù hợp, không vận hành thiếu tải; lắp đặt thiết bị điều tốc (VSD) để điều khiển tốc độ cho

những động cơ có chế độ làm việc thay đổi sẽ tiết kiệm được từ 10% – 50% chi phí điện năng;

thay mới động cơ có hiệu suất cao.

Các động cơ hiệu suất cao đắt hơn khoảng 25% – 30% so với các động cơ thông thường, nhưng

chi phí tiết kiệm được trong suốt thời gian sử dụng động cơ đó có thể mang lại cao hơn nhiều

lần so với việc sử dụng động cơ cu; kiểm tra, làm vệ sinh, tra dầu mỡ cho các hộp số, bảo trì

máy thường xuyên để xác định, xử lý rò rỉ và điều chỉnh độ căng của băng tải…

77

Page 83: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

2. Bộ tiết kiệm điện cho máy may công nghiệp

sewing machine energy saver (sewsaver)

Chi phí điện năng để phục vụ sản xuất của các Nhà máy Dệt, May chiếm phần lớn trong tổng

chi phí sản xuất. Trong khi tất cả các chi phí đầu vào cho sản xuất đều tăng, thêm vào đó Việt

Nam đã chính thức hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (wto). Việc hạ giá thành sản

phâm trong đó việc giảm thiểu tiêu thụ điện năng đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà

Quản lý doanh nghiệp, và nó cung là yếu tố sống còn của Doanh nghiệp.

Do vậy, các giải pháp để sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả là mối quan tâm

hàng đầu của các nhà Quản lý. Thiết bị sewsaver có thể giúp Doanh nghiệp cắt giảm tiêu thụ

trên động cơ máy may công nghiệp tới 30% đến 58% chi phí điện năng, qua đó giảm đáng kể

điện năng tiêu thụ và góp phần nâng ca tính cạnh tranh cho Doanh nghiệp.

Nguyên lý hoạt động

Đối với các loại máy may công nghiệp, thời gian hữu công (có tải) và vô công (không tải) của

các động cơ máy may gần như bằng nhau trong suốt quá trình làm việc.

Trong nhiều trường hợp, thời gian không tải có thể chiếm tới 60% hoặc hơn của tổng chu trình

hoạt động. Khi động cơ chạy ở chế độ không tải hoặc tải thấp dân đến hiệu suất của động cơ

giảm và gây lãng phí điện năng . Hơn nữa , trong quá trình chạy không tải nhiệt độ hoạt động

của động cơ bị tăng cao làm giảm tuổi thọ của động cơ máy may.

sewsaver sử dụng bộ vi sử lý với phần mềm điều khiển độc quyền để liên tục điều khiển để

giám sát liên tục hiệu sất của động cơ. Khi động cơ chạy không tải, sewsaver làm giảm điện

năng tiêu thụ bằng cách làm giảm cường độ dòng điện (I) cấp cho động cơ (với tốc độ động cơ

không thay đổi). Khi có tải, thiết bị sewsaver nhanh chóng phục hồi dòng điện cấp cho động cơ

(quá trình này diễn ra trong vòng 0,12 giây) và đảm bảo động cơ luôn luôn hoạt động với điện

năng phù hợp với tải. Điều này đạt được bởi phần mềm điều khiển và bộ chuyển mạch triac. Do

vậy động cơ luôn hoạt động trong tình trạng tối ưu nhất, hiệu suất cao nhất và quan trọng hơn là

tiết kiệm điện trong suốt quá trình thấp tải.

Qua đó tiết kiệm điện từ 25% đến 45% lượng điện tiêu thụ.

78

Page 84: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

3. Kỹ thuật ô tô hybrid, giải pháp tiết kiệm năng lượng được phát minh vào khoảng 300

năm trước bởi nhà phát minh người Pháp nicolas - joseph cugnot (1725-1804), xe ô tô ngày

nay đã trở thành một trong những phương tiện giao thông không thể thiếu trong xã hội loài

người. Cũng chính vì thế mà tình trạng ô nhiễm không khí trầm do khí thải từ động cơ ô tô

đang là một trong những vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia hiện nay.

Để có thể giảm thiểu được ô nhiễm môi trường từ ô tô, từ lâu đã có nhiều giải pháp kỹ thuật

mang nhiều hứa hẹn như: ô tô chạy điện, ô tô dùng pin nhiên liệu, động cơ khí nén v.v... Tuy

nhiên, những công nghệ kể trên vân chưa thể đưa vào sử dụng được vì còn nhiều giới hạn về

công nghệ. Đối với ô tô chạy điện, việc nạp lại pin cần đến ít nhất 4 giờ đồng hồ, khuyết điểm

này giới hạn tầm sử dụng của ô tô chạy điện. Đối với công nghệ fuel cell, hydro lỏng phải được

lưu trữ ở nhiệt độ cực thấp; vì thế chỉ có thể thích hợp với những quốc gia có khí hậu băng giá.

Cả hai cộng nghệ trên cùng vướng phải một vấn đề chung đó là phải xây dựng lại toàn bộ hệ

thống cơ sở cung cấp nhiên liệu. Những sự giới hạn trên của hai công nghệ tương lai này tạo ra

một khoảng trống giữa nhu cầu bảo về môi trường và công nghệ ô tô truyền thống.

Gần đây một kỹ thuật chế tạo ô tô mới đã được ra đời nhằm phần nào tiết kiệm nguồn năng

lượng không tái sinh được (dầu hỏa) cung như bảo vệ môi trường trong lúc công nghệ fuel cell và

pin điện được hoàn chỉnh. Công nghệ hybrid là một giải pháp được coi là thành công hiện nay và

đã được đưa vào thị trường rộng rải ở các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản v.v...

Thật ra, ý tưởng“hybrid”đã có từ rất lâu đời. Theo Bách Khoa Toàn Thư mở wikipedia thì

hybrid vehicle, tạm dịch là Phương Tiện Giao Thông Ghép, là một phương tiện giao thông mà

được động lực bằng hai nguồn năng lượng trở lên. Ví dụ như sự kết hợp giữa:

Hệ thống Chứa Năng Lượng Nạp Lại được (rechargeable energy storage system hay ress,

hoặc cụ thể hơn là Pin nạp lại được) và Nguồn Năng Lượng Nhiên Liệu (Xăng, dầu diesel

v.v...)

Xe đạp bằng sức người với sự trợ giúp của động cơ điện ví dụ như xe đạp điện chẳng hạn.

Tàu buồm kết hợp với mô-tơ điện.

Trong thực tế hiện nay, thuật ngữ này (hybrid vehicle) thường dùng để nói đến Phương Tiện

Giao Thông Ghép kết hợp năng lượng từ điện và xăng (petroleum electric hybrid vehicle) hay

79

Page 85: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

viết tắt trong tiếng anh là pehv, và cung có thể đưược viết tắt là hev (hybrid electric vehicle).

Theo ngôn ngữ phổ thông tiếng Việt thường dùng ta có thể gọi là “Xe điện xăng”, hay tiếng Anh

là hybrid car.

Kỹ thuật ô tô hybrid đơn giản hóa là sự kết hợp giữa một động cơ nổ và một động cơ điện

chạy bằng pin nạp lại được. Sự kết hợp này đưa đến 3 điểm lợi cho hybrid car:

Có thể chạy xa và mạnh mẽ được giống như những ô tô chạy xăng bình thường.

Ô tô hybrid vân dùng xăng làm nhiên liệu nên người vận hành không phải lo việc nạp

điện, thông thường tốn rất nhiều thời gian.

Ô tô hybrid ít gây ô nhiễm môi trường hơn ô tô chạy xăng bình thường bởi vì động cơ

điện có hiệu xuất cao hơn nhiều so với động cơ xăng. Động cơ hybrid thường tiết kiệm

hơn 100% so với động cơ xăng truyền thống.

Động cơ hybrid, bước tiến vượt bậc trong công nghệ ô tô (http://www.managenergy.net/)

Ô tô hybrid có thể đưược chia thành hai loại chính là hybrid song song và hybrid nối tiếp:

hybrid song song: Đối với loại hệ thống này, cả hai nguồn động lực (điện và xăng) đều

được kết nối trực tiếp vào bánh xe và có thể truyền động lực một cách độc lập hoặc đồng thời.

Nói một cách đơn giản là bánh xe có thể được xoay một cách riêng biệt bằng động cơ điện hoặc

động cơ xăng, hoặc cả hai. Động cơ điện có hai chức năng chính. Chức năng thứ nhất là chuyển

hóa điện năng được cung cấp từ pin điện thành cơ năng. Chức năng thứ hai là chuyển hóa ngược

lại từ cơ năng thành điện năng để nạp lại cho pin. Hầu hết các hãng sản xuất Ô tô hybrid hiện nay

đều thiết kế theo cách này vì có thể tận dụng cả hai nguồn năng lượng một cách hiệu quả nhất.

Cấu trúc Ô tô hybrid kiểu song song (Theo www.howstuffworks.com)

hybrid nối tiếp: Đối với loại hệ thống này, nguồn động lực chính xoay bánh xe là động

cơ điện. Trong khi động cơ xăng chỉ làm nhiệm vụ phát ra điện để nạp pin và cung cấp cho động

cơ điện. Loại nối tiếp này ít được phổ biến so với kiểu hybrid "song song" do có nhiều nhược

điểm

Tiết kiệm năng lượng trong thành thị

80

Page 86: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Khi vận hành ô tô hybrid trong thành thị đông đúc, vận hành ở vận tốc chậm, động cơ

điện được sử dụng làm nguồn động lực chính. Trong khi động cơ máy nổ chỉ được khởi động khi

ô tô cần gia tốc nhanh hay pin điện đã gần cạn. Đối với ô tô thông thường, vận hành trong thành

thị đông đúc tốn nhiều nhiên liệu hơn đường trường vì luôn phải cung cấp nhiên liệu cho động cơ

ngay cả khi ô tô đang dừng (đèn đỏ, hay kẹt xe v.v..). ngược lại, sử dụng động cơ điện làm nguồn

động lực chính, ô tô hybrid hầu như không tiêu hao năng lượng khi ô tô không di chuyển. Ngoài

ra, ô tô hybrid còn được trang bị bộ trợ lực tay lái dùng điện thay vì dùng thủy lực như ô tô thông

thường và tương tự với máy điều hòa không khí.

Tiết kiệm năng lượng trên đường trường

Khi vận hành ô tô hybrid trên đường trường, nguồn động lực chính lại là động cơ máy nổ bởi vì

động cơ máy nổ đạt hiệu xuất cao hơn khi chạy đường dài cung như mạnh mẽ hơn động cơ điện.

Cách thiết kế này giúp ô tô hybrid đạt được gia tốc mạnh và vận tốc cao tương tự như các loại ô

tô truyền thống khác.

Thu hồi năng lượng

Ngoài tiết kiệm năng lượng trong quá trình chuyển hóa năng lượng từ nhiên liệu sang cơ

năng một cách hiệu quả hơn, ô tô hybrid còn được thiết kế nhằm thu hồi lượng năng lượng bị hao

phí qua quá trình vận hành.

Đối với ô tô thông thường khi được hãm lại, năng lượng được chuyển hóa từ cơ năng sang

nhiệt năng làm nóng đĩa thắng (rotor).

Đối với ô tô hybrid, cơ năng có thể được chuyển hóa thành điện năng và nạp lại vào pin

điện, vì thế rất nhiều năng lượng hao phí trong quá trình vận hành xe được thu hồi vào tái sử

dụng. Tuy nhiên ô tô hybrid vân được trang bị bộ thắng đĩa (break pad) như ô tô thông thường

trong trường hợp người lái cần hãm khân cấp.

Giới hạn

Khuyết điểm chính của công nghệ hybrid là hệ thống Pin Nạp Lại đưược (rechargable

battery). Giá thành của môi bộ pin này rất đắt là một điều đáng ngại đối với người dùng, nhất là

những người dùng ô tô hybrid cu; giá trị trung bình môi bộ pin này là trên dưới năm nghìn dollar.

Khối pin của toyota prius

81

Page 87: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã vân đang nghiên cứu và phát triển nhiều giải pháp cho vấn

đề này như: tái chế pin cu, phát triển kỹ thuật pin mới, nâng cao tuổi thọ của pin v.v... hứa hẹn

mang lại nhiều cải tiến mới, giảm giá thành sản phâm, đưa kỹ thuật hybrid đến với nhiều tầng lớp

người dân có thu nhập thấp trong xã hội nhằm mục đích thay thế dần những phương tiện giao

thông cu, giảm thiểu lượng khí thải gây ô nhiễm môi sinh.

Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

A - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả được sơ đồ cấu tạo và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay

chiều 1 pha và máy phát điện 3 pha.

- Cách mắc mạch ba pha hình sao, hình tam giác.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ vào bài học.Vận dụng kiến thức khoa học

vào kỹ thuật, đời sống, biết tiết kiệm năng lượng.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc thận trọng trong nghiên cứu; Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, lòng say mê yêu thích

môn học; Trách nhiệm trong việc tiết kiệm năng lượng.

B - CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Các mô hình máy phát điện xoay chiều 1 pha, 3 pha. Mô hình cách mắc mạch ba pha hình

sao, tam giác.

2. Học sinh:

- Ôn lại các kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ và định luật Len-xơ ở lớp 11.

82

Page 88: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

.Sơ đồ lôgic xây dựng kiến thức

Máy phát điện xoay chiều ba pha: + Nguyên tắc hoạt động: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. + Cấu tạo: Gồm hai phần: Phần cảm, phần ứng

Máy phát điện xoay chiều một pha: + Nguyên tắc hoạt động: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. + Cấu tạo: Phần cảm: tạo ra từ trường. Phần ứng: tạo ra dòng điện. Bộ góp điện: Đưa điện từ máy phát ra ngoài.

Máy phát điện một chiều: + Nguyên tắc hoạt động: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. + Cấu tạo: Phần cảm: tạo ra từ trường. Phần ứng: tạo ra dòng điện. Bộ góp điện: Đưa điện từ máy phát ra ngoài.

Cách mắc mạch ba pha: + Cách mắc hình sao + Cách mắc tam giác

Thiết kế và sử dụng máy phát điện xoay chiều một pha nhằm tiết kiệm năng lượng. + Đinamô xe đạp. + Đèn pin lắc theo nhịp đi. - Tiết kiệm dây khi sử dụng cách mắc hình sao, tam giác.

Để tạo ra một máy phát điện ta cần dựa vào nguyên tắc nào?Cấu tạo của máy phát điện?Cách chế tạo và sử dụng máy phát điện như thế nào để có thể tiết kiệm năng lượng?

- Khi khung dây chuyển động trong từ trường, từ thông qua khung dây biến thiên, trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

83

Page 89: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1 ( phút): Ổn định lớp, kiểm tra bài cu, đặt vấn đề vào bài mới.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? - Học sinh trả lời câu hỏi.

Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ có thể tạo ra được máy phát điện . Vậy máy phát điện có

cấu tạo như thế nào ? Cách đưa điện từ máy phát ra mạch ngoài ra sao?

Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu về máy phát điện xoay chiều một pha

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Cho HS nghiên cứu mô hình máy phát điện

xoay chiều 1 pha Máy phát điện xoay

chiều hoạt động dựa vào nguyên tắc nào?

Nó có cấu tạo như thế nào?

+ Các cuộn nam châm điện của phần cảm

(ro to):

- HS nghiên cứu từ mô hình và Sgk về trả

lời.

NS S

84

Page 90: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Các cuộn dây của phần ứng (stato):

Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu cách tạo ra máy phát điện xoay chiều một pha đơn giản

trong thực tế.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng:

- Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách

tạo ra máy phát điện xoay chiều một pha

đơn giản trong thực tế và cách sử dụng nó

sao cho tiết kiệm năng lượng và hiệu quả.

- HS nghiên cứu cấu tạo của đinamô trên

xe đạp và cách vận hành.

- HS nghiên cứu cấu tạo của đèn pin lắc

theo nhịp đi.

Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu về máy phát điện xoay chiều ba pha.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Thông báo về máy phát điện xoay chiều 3

pha.

- HS nghiên cứu Sgk và ghi nhận về máy

phát điện xoay chiều 3 pha.

B2

B1 B3

85

Page 91: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Nếu suất điện động xoay chiều thứ nhất có

biểu thức: e1 = e0 cost thì hai suất điện

động xoay chiều còn lại có biểu thức như thế

nào?

- Y/c HS nghiên cứu Sgk và mô hình để tìm

hiểu cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 3

pha.

*Tích hợp gd tiết kiệm năng lượng:

GV: + Có thể dùng những dạng năng lượng

nào để chạy máy phát điện?

+ So sánh ưu điểm của việc sử dụng các

dạng năng lượng đó? Dạng năng lượng nào

chạy máy phát tiết kiệm nhất?

- Lệch pha nhau 1200 (2/3 rad) nên:

- HS tìm hiểu cấu tạo của máy phát điện

xoay chiều 3 pha dựa vào Sgk và mô hình.

- HS nghiên cứu và trả lời các câu hỏi.

- HS nghiên cứu Sgk và trình bày hai cách

mắc:

N

S

86

Page 92: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Máy phát ba pha được nối với ba mạch tiêu

thụ điện năng (tải). Xét các tải đối xứng

(cùng điện trở, dung kháng, cảm kháng).

- Các tải được mắc với nhau theo những

cách nào?

- Mô tả hai cách mắc theo hình 17.6 và 17.7

Sgk.

- Trình bày điện áp pha và điện áp dây.

- Dòng điện xoay chiều do máy phát điện

xoay chiều ba pha phát ra là dòng ba pha.

Chúng có đặc điểm gì?

- Nếu các tải là đối xứng ba dòng điện

này sẽ có cùng biên độ.

- Hệ ba pha có những ưu việt gì?

+ Mắc hình sao.

+ Mắc hình tam giác.

- HS ghi nhận các khái niệm điện áp pha

và điện áp dây.

- HS nghiên cứu Sgk để trả lời: là hệ ba

dòng điện xoay chiều hình sin có cùng tần

số, nhưng lệch pha với nhau 1200 từng đôi

một.

- HS nghiên cứu Sgk và liên hệ thực tế để

tìm những ưu việt của hệ ba pha.

Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.

87

Page 93: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Yêu cầu: HS chuân bị bài sau. - Ghi những chuân bị cho bài sau.

D- TƯ LIỆU GIÁO DỤC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG.

1. Máy phát mới tiết kiệm năng lượng

Trong hội thảo Câu lạc bộ Năng lượng của mit gần đây, eric guyer, Giám đốc điều

hành của Công ty Năng lượng Khí hậu, cho biết, một máy phát dân dụng mang tính đổi mới

sản sinh ra cả nhiệt lẫn điện sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về hiệu quả năng lượng.

guyer mô tả bộ phận phát điện và nhiệt cực nhỏ của năng lượng khí hậu (micro CHP) tại

Trung tâm Tang là “Hứa hẹn hy vọng sẽ trở thành một “bước tiến lớn” trong lĩnh vực năng

lượng”.

guyer cho biết, ý tưởng về một máy phát điện và nhiệt kết hợp (CHP) không phải là mới,

nhà máy điện đầu tiên của thomas edison là sự kết hợp. Ông giải thích, ý tưởng của nhóm nghiên

cứu là tạo ra một loại máy phát cả điện lân nhiệt theo một cách không chỉ rẻ mà còn hoàn toàn đủ

để sử dụng ở hộ gia đình.

guyer cho biết, ở quy mô công nghiệp, CHP được sử dụng toàn bộ thời gian. Bộ phận

micro – CHP chạy bằng khí tự nhiên có tiềm năng tiết kiệm cho người tiêu dùng bởi việc sử dụng

cùng một lượng nhiên liệu nhưng lại sản sinh được cả nhiệt và điện với hiệu quả lớn hơn.

Các hệ thống micro – CHP đang được định hướng bởi nhu cầu về nhiệt, phát điện với vai

trò là sản phâm phụ. guyer cho biết, đây hoàn toàn là việc cung cấp nhiệt phù hợp với người sử

dụng ở gia đình.

Bộ phận gồm 2 phần, một phần hoạt động với vai trò là máy phát và phần còn lại hoạt

động với vai trò là máy điều khí truyền thống hay là lò sưởi, thổi khí nóng vào bên trong nhà.

Hiện đang được sử dụng ở gần 30.000 hộ gia đình ở Nhật Bản và 20 điểm thử nghiệm

beta ở khắp massachusett và new york, các micro – CHP được đón nhận rất nhiệt tình. Mặc dù

chi phí ban đầu cao gấp đôi chi phí dành cho một lò sưởi truyền thống, nhưng các micro – CHP

có thể tiết kiệm cho người sử dụng tới 700 usd một năm tiền điện. Chúng thậm chí còn có một

nguồn cung cấp năng lượng phụ trong trường hợp điện bị ngắt.

Những chiếc máy này cung có lợi thế là siêu việt hơn rất nhiều trong việc bảo toàn năng

lượng.

88

Page 94: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

guyer cho biết, 2/3 năng lượng ở trạm trung tâm được đốt cháy hết. Ông giải thích, chiếc

micro – CHP đốt cháy hết hơn 85% năng lượng. Ông cho rằng, micro – CHP trong gia đình là

một trong những vật dụng lớn nhất có thể làm giảm lượng phát thải cacbon.

2. Ý tưởng mới về tiết kiệm năng lượng

Khi con người di chuyển (đi bộ, đi xe...) sẽ tiêu hao một lượng lớn năng lượng, tại sao ta

không tìm cách lấy lại một phần những gì đã mất. Vì vậy, Minh Hà đang học tai vương

quốc Bỉ đề xuất về hệ thống lưu - phát điện, hoạt động dựa vào sự di chuyển của con người,

tạm đặt tên là human energy.

Hệ thống lưu phát điện đặt trên đường giao thông.

Con người chúng ta chính là nguồn tài nguyên năng lượng lớn, chứ không chỉ là những gánh

nặng về dân số hay giao thông. Khi chúng ta di chuyển (đi bộ, đi xe...) sẽ tiêu hao một lượng lớn

năng lượng, tại sao ta không tìm cách lấy lại một phần những gì đã mất. Vì vậy, tôi xin đề xuất về

hệ thống lưu - phát điện, hoạt động dựa vào sự di chuyển của con người, tạm đặt tên là human

energy.

Hệ thống human energy hoạt động theo nguyên tắc biến động năng thành điện năng, gồm 2 bộ

phận chủ yếu: hệ thống con lăn, bánh đà khuyếch đại và máy phát điện đặt dưới mặt đường và

89

Page 95: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

máy lưu, nắn dòng và ổn áp điện. Ngoài ra còn có hệ thống dây điện đặt ngầm.

+ Hệ thống con lăn và bánh đà được bố trí đặt trên mặt đường, không gây nguy hiểm cho người

và xe. Môi khi có phương tiện giao thông chạy qua bề mặt sẽ làm chuyển động các con lăn,

khuyếch đại qua hệ thống bánh đà và làm quay tua-bin của máy phát điện.

+ Dòng điện được truyền tới, lưu và giữ ổn định bằng một hệ thống như ắc qui đặt trên đường.

Hệ thống này sẽ tự động phát điện cho cho các đèn chiếu sáng đường khi trời tối.

+ Các phương tiện tham gia lưu thông được khuyến khích chạy qua hệ thống con lăn. Đường có

nhiều phương tiện giao thông, đường cao tốc thì nên đặt liên tiếp nhiều hệ thống lưu – phát điện.

Ưu điểm:

+ Tiết kiệm năng lượng điện từ nhà máy, giảm thiểu hệ thống dây điện, thân thiện với môi trường.

+ Chạy bằng sức người nên không phụ thuộc vào thời tiết hay than (đối với nhà máy nhiệt điện), nước

(nhà máy thuỷ điện), nguyên liệu hạt nhân (đối với nhà máy điện hạt nhân). Có thuận lợi là người Việt

Nam đông và phần lớn đường xá ở Việt Nam giờ nào cung đông người.

Nhược điểm:

+ Đường càng đông người và phương tiện thì đèn càng có cơ hội sáng lâu nhưng cung ngược lại.

+ Phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân (cho xe chạy qua hệ thống con lăn, ý thức bảo quản…).

Hệ thống đặt trong các tòa nhà, khu dân cư:

90

Page 96: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hệ thống đặt trong các tòa nhà, khu dân cư.

Nguyên tắc hoạt động cung như trên (chuyển động năng thành điện năng). Hệ thống bánh xe,

bánh đà có thể được gắn vào cánh cửa ra vào chính của toà nhà (để môi lần có người mở cửa sẽ

làm bánh xe quay khiến tua-bin máy phát điện quay), hoặc bố trí ở hành lang nơi có nhiều người

đi lại (có cần xoay giống như cửa ra vào tại các siêu thị - môi người đi qua phải đây cần xoay

này).

+ Có thể chỉ sử dụng được với các thiết bị điện có công suất nhỏ (chiếu sáng, loa đài…).

+ Rất thích hợp với các khu đông dân cư hoặc toà nhà văn phòng cho thuê vì lượng người ra vào

lớn, một ngày có thể 2 -3 lần có đông người ra vào.

3. Sản xuất điện từ tuabin gió không tiếng ồn trên mái nhà

tuabin gió swift, do Công ty Thiết bị Năng lượng tái tạo của xcốt-len thiết kế để lắp đặt trên

mái nhà và sản xuất điện mà không phát ra tiếng ồn vừa được tung ra thị trường Mỹ và

canađa. Các nhà sản xuất cho biết loại tuabin chạy trên mái nhà này có thể cung cấp một

nguồn điện đáng kể cho các hộ gia đình cũng như các toà nhà thương mại.

91

Page 97: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Không giống nhiều loại tuabin gió nhỏ hiện có mặt trên thị trường, tuabin swift đưược thiết kế

để hoạt động mà không tạo ra tiếng ồn. Thiết bị này bao gồm năm cánh quạt mỏng được gắn vào

một vòng tròn có đường kính khoảng 1,5 mét. Vòng tròn này làm giảm mức độ rung và khuếch

tán tiếng ồn xuống mức ít hơn 35 deciben.

Các nhà nghiên cứu cho biết tuabin gió này nên được gắn cố định cách mái nhà ít nhất 0,6 mét

và ở những nơi có lượng gió trung bình. Một thiết bị giống như hai cái vây cá sẽ hướng cho tubin

luôn quay về phía có gió. Các cánh quạt làm chạy một máy phát điện giúp chiếc máy này sản sinh

ra một dòng điện khoảng 1,5 kilowat với lượng gió là 14-mph. Trong một năm, tuabin có thể sản

sinh ra được 2.000 kilôwat giờ điện.

hiendaihoa.COM (congnghemoi.com.vn)

Bài 39: PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH

( Vật lý 12 cơ bản)

A- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được phản ứng nhiệt hạch là gì.

92

Page 98: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Giải thích được (một cách định tính) phản ứng nhiệt hạch là phản ứng toả năng lượng.

- Nêu được các điều kiện để tạo ra phản ứng nhiệt hạch.

- Nêu được những ưu việt của năng lượng nhiệt hạch.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức trước vào bài học, phân tích, suy luận, đánh giá giải thích. Vận dụng

kiến thức khoa học vào kĩ thuật, đời sống nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc thận trọng khi nghiên cứu; Có trách nhiệm trong việc sử dụng hiệu quả và tiết

kiệm năng lượng.

B- CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Một số phim ảnh về phản ứng tổng hợp hạt nhân.

2.Học sinh:

Ôn kiến thức về phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

.Sơ đồ lôgic xây dựng kiến thức

93

Page 99: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn. P/ư hạt nhân điển hình: H + H H + n

Thế nào p/ư nhiệt hạch?Năng lượng tỏa ra sau p/ư nhiệt hạch như thế nào?Có thể sử dụng được năng lượng tỏa ra của p/ư nhiệt hạch không?Lý do khiến con người quan tâm đến năng lượng nhiệt hạch?

Phản ứng tỏa năng lượng là p/ư có: + mtrước> msau. + Năng lượng tỏa ra W > 0. + Các hạt tạo thành sau p/ư bền vững hơn các hạt tham gia p/ư

- Giáo dục sử dụng và tiết kiệm năng lượng: + Sử dụng phản ứng nhiệt hạch có điều khiển. H + H He + n + 17,6 MeV + Sử dụng năng lượng của p/ư nhiệt hạch thay thế cho các dạng năng lượng khác. +Nhiên liệu tạo năng lượng nhiệt hạch hầu như vô tận: đó là đơtêri và triti có rất nhiều trên Trái đất.Về mặt sinh thái, phản ứng nhiệt hạch "sạch" hơn phản ứng phân hạch vì ít có bức xạ hay cặn bã phóng xạ làm ô nhiễm môi trường.

Năng lượng tỏa ra bởi các phản ứng nhiệt hạch gọi là năng lượng nhiệt hạch.Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp 1g hêli gấp 10 lần năng lượng tỏa ra khi phân hạch 1g urani, gấp 200 triệu lần năng lượng tỏa ra khi đốt 1g cacbon.

94

Page 100: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Thế nào là p/ư hạt nhân tỏa năng lượng? - Trả lời câu hỏi

Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu cơ chế của phản ứng tổng hợp hạt nhân

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Y/c Hs đọc Sgk và cho biết phản ứng

tổng hợp hạt nhân là gì?

- Thường chỉ xét các hạt nhân có A 10.

- Làm thế nào để tính năng lượng toả ra

trong phản ứng trên?

- Y/c HS đọc Sgk và cho biết điều kiện

thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân.

- Phản ứng tổng hợp hạt nhân còn có tên là

phản ứng nhiệt hạch (nhiệt: nóng; hạch: hạt

- Học sinh đọc Sgk và trả lời.

= 0,01879uc2

= 0,01879.931,5 = 17,5mev

- HS đọc Sgk và trả lời câu hỏi.

95

Page 101: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

nhân).

Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu về năng lượng tổng hợp hạt nhân

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Thực tế trong phản ứng tổng hợp hạt

nhân,người ta chủ yếu quan tâm đến phản

ứng trong đó các hạt nhân hiđrô tổng hợp

thành hạt nhân hêli.

- Các phép tính cho thấy năng lượng toả ra

khi tổng hợp 1g He gấp 10 lần năng lượng

toả ra khi phân hạch 1g U, gấp 200 triệu

lần năng lượng toả ra khi đốt 1g cacbon.

- HS ghi nhận về năng lượng tổng hợp hạt

nhân và các phản ứng tổng hợp nên hêli.

- HS ghi nhận năng lượng khổng lồ toả ra

trong phản ứng tổng hợp hêli.

Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu về phản ứng tổng hợp hạt nhân trên các sao trong vũ trụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Y/c HS đọc Sgk để tìm hiểu nguồn gốc năng 96

Page 102: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

lượng của các sao trong vu trụ.

- Trong tiến trình phát triển của 1 sao có

nhiều quá trình tổng hợp hạt nhân xảy ra

vượt trội nhất là quá trình tổng hợp heli từ

hiđrô (một nguyên tố có hầu hết ở các sao

trong vu trụ).

- HS đọc Sgk để tìm hiểu.

Hoạt động 5 ( phút): Tìm hiểu về phản ứng tổng hợp hạt nhân trên Trái Đất

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Thông báo về việc gây ra phản ứng tổng hợp

hạt nhân trên Trái Đất.

- Phản ứng tổng hợp hạt nhân khi thử bom H

năng lượng toả ra quá lớn không thể sử

dụng nghiên cứu những phản ứng tổng hợp

có điều khiển, trong đó năng lượng toả ra ổn

định hơn.

- Y/c HS đọc Sgk để nắm các cách tiến hành

trong từng việc.

- Việc tiến hành các phản ứng tổng hợp hạt

nhân có điều khiển gặp rất nhiều khó khăn do

hạn chế về kỹ thuật vân đeo đuổi có

những ưu việc gì?

- HS ghi nhận những nổ lực gây ra phản

ứng tổng hợp hạt nhân.

- HS đọc Sgk để tìm hiểu.

- HS đọc Sgk để tìm hiểu những ưu việc

của phản ứng tổng hợp hạt nhân.

97

Page 103: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

* Tích hợp sử dụng tiết kiệm năng lượng:

GV: - Có thể sử dụng năng lượng của p/ư

nhiệt hạch thay thế cho các dạng năng lượng

khác hay không?

- Hãy nêu ưu điểm của việc sử dụng năng

lượng mặt trời?

- HS tìm hiểu về năng lượng mặt trời và

trả lời câu hỏi của GV.

Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.

- Yêu cầu: HS chuân bị bài sau.

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.

- Ghi những chuân bị cho bài sau.

D- TƯ LIỆU PHỤC VỤ GIÁO DỤC TIẾT KIÊM NĂNG LƯỢNG

1. heli 3 - Năng lượng nhiệt hạch cho tương lai

heli (He) là nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học có kí hiệu He và có số hiệu

nguyên tử 2. Tên của nguyên tố này bắt nguồn từ helios, tên của vị thần Mặt trời trong thần

thoại Hi Lạp, do nguồn gốc nguyên tố này được tìm thấy trong quang phổ trên Mặt trời.

Các đồng vị của heli có cùng số proton, nhưng có số nơtron khác nhau trong nguyên tử, heli có

hai đồng vị chủ yếu (2He, 3He). heli đưược dùng để dùng trong các bóng thám không và khí cầu

nhỏ do tỷ trọng riêng nhỏ hơn tỷ trọng của không khí, và như chất lỏng làm lạnh cho nam châm

siêu dân. Đồng vị heli 3 (3He) có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, và một trong những ứng dụng

đó là nguồn năng lượng nhiệt hạch.

Năng lượng hạt nhân thu được dựa trên quá trình phân rã hạt nhân lớn như: urani… thành nhiều

hạt nhân nhỏ hơn. ngược lại, trong phản ứng nhiệt hạch, 2 hạt nhân nhỏ hơn kết hợp thành hạt

nhân lớn hơn đồng thời giải phóng ra nguồn năng lượng. Phản ứng xảy ra trong lò iter la sự kết

hợp hai đồng vị hydro: deuterium và tritium. tritium có tính phóng xạ, lại là một thành phần của

98

Page 104: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

vu khí hạt nhân nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng nó, hơn nữa, các nơtron có tính linh động

cao được sinh ra có tính linh động cao được sản sinh ra từ phản ứng deuterium - tritium sẽ đập vào

thành lò phản ứng và gây ra thiệt hại về cấu trúc của lò. Người ta hy vọng có thể thay thế thành lò

iter thường xuyên, cứ 1 đến 2 năm 1 lần.

Lò phản ứng nhiệt hạch đầu tiên có tên là international thermonuclear experimental reactor (iter)

đã được khởi công tại cadarache, Pháp, với dư định tạo ra plasma 100 triệu độ vào năm 2016. Tuy

nhiên, có lẽ trong vòng 20 năm tới, nhà máy điện sử dụng năng lượng nhiệt hạch cung chưa thể

xuất hiện.

Các nhà khoa học đã chứng minh: chỉ cần 40 tấn heli 3 là có thể cung cấp năng lượng cần thiết

cho nhu câu điện năng của của Hoa kỳ trong suốt 1 năm. heli 3 là một dồng vị nhẹ của nguyên tố

heli, thường được sử dụng trong các phản ứng ở nhiệt độ cao, heli 3 các hạt nhân khác giải phóng

nhiều với các hạt nhân khác giải phóng nhiều năng lượng hơn trong khi đó thải ra rất ít chất thải so

với các phản ứng hạt nhân thông thường. Tuy nhiên, trên Trái đất, heli 3 là “của hiếm”. nó thưòng

được hình thành dưới dạng của sản phâm phụ của vu khí hạt nhân. Người ta có thể phải trả tới

1000 usd cho một gram heli 3. Gió mặt trời là nguồn cung cấp heli 3 tương đối ổn định, nhưng

việc thu được heli 3 từ gió mặt trời là cực khó, bởi từ trường của Trái đất đây chúng đi xa. Tuy

nhiên, Mặt trăng lại là nguồn heli 3 cực kì rồi rào, vì suốt 4,5 tỉ năm nay, nó đã “cần mân” thu

nhận khoảng 1 triệu đến 5 triệu tấn heli 3 từ gió mặt trời. Mặc dù vậy, để thu nhập được heli 3 từ

Mặt trăng không dễ dàng chút nào: phải xử lý hàng trăm triệu tấn đất đá để có được 1 tấn heli 3.

gerald kulcínki, giám đốc Viện công nghệ nhiệt hạch tại Đại học wisconin (Mỹ), cùng các cộng

99

Page 105: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

đòng nghiệp đã thiết kế một hệ thống máy móc có thể di chuyển được trên bề mặt của Mặt trăng

để lấy “đất” trên đó và sử dụng ánh sáng mặt trời tập trung để làm nóng tới nhiệt độ 1.300 độ F

(700oc). kulcinski ước tính cô máy của ông có thể sản xuất được lượng năng lượng lớn gấp 3 lần

năng lượng mà nó tiêu tốn để thực hiện công việc này ( bao gồm cả năng lượng đến mặt trăng rồi

quay trở lại). Ông tính toán rằng họ sẽ tốn khoảng 800 triệu đôla để mang môi tấn heli 3 về Trái

đất, bù lại có thể bán môi tấn heli 3 với giá 10 tỉ đôla!

Mặc dù heli 3 là một nguồn năng lượng nhiệt hạch sạch, tạo ra ít chất thải, tuy nhiên, để giấc mơ

“năng lượng heli 3” thành sự thực, ngoài sự khan hiếm, các nhà khoa học còn phải đối diện với

một khó khăn khác: rất khó đốt cháy heli 3. Để đốt cháy heli 3, cần có năng lượng còn cao hơn để

đốt cháy đồng vị hyđro. kulcinski đưa ra cách tạo phản ứng nhiệt hạch inertial electrostalic

confinement (iec) (tạm dịch là vây hãm điện tĩch quán tính), không sử dụng từ tường để giữ

plasma nóng như iter, mà sử dụng phương pháp đây các hạt nhân nhờ điện trường. Tuy nhiên,

trong các thử nghiệm này, nguồn năng lượng đầu vào của phản ứng nhiệt hạch iec đều lớn hơn

nhiều so với năng lượng mà nó tạo ra . Chính vì thế, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng tình

rằng heli -3 chưa thể là nghiên cứu đều đồng tình rằng heli 3 chưa thể là nhiên liệu đầu tiên đưược

sử dụng trong các lò phản ứng nhiệt hạch. Mặc dù vậy, loài người vân rất lạc quan heli 3 sẽ trở

thành nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong tương lai.

2. Phản ứng tổng hợp hạt nhân

Bách khoa toàn thư mở wikipedia

Phản ứng tổng hợp hạt nhân D-T xem là nguồn năng lượng tiềm tàng.

100

Page 106: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Phản ứng tổng hợp hạt nhân hay phản ứng hợp hạch, trong vật lý học, là quá trình 2 hạt

nhân hợp lại với nhau để tạo nên một nhân mới nặng hơn. Cùng với quá trình này là sự phóng

thích năng lượng hay hấp thụ năng lượng tùy vào khối lượng của hạt nhân tham gia. Nhân sắt và

nickel có năng lượng kết nối nhân lớn hơn tất cả các nhân khác nên bền vững hơn các nhân khác.

Sự kết hợp hạt nhân của các nguyên tử nhẹ hơn sắt và nickel thì phóng thích năng lượng trong

khi với các nhân nặng hơn thì hấp thụ năng lượng.

Phản ứng hợp hạch là một trong hai loại phản ứng hạt nhân. Loại kia là phản ứng phân hạch.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân của các nguyên tử nhẹ tạo ra sự phát sáng của các ngôi sao và làm

cho bom hydro nổ. Phản ứng tổng hợp hạt nhân của các nhân nặng thì xảy ra trong điều kiện các

vụ nổ sao (siêu tân tinh). Phản ứng tổng hợp hạt nhân trong các sao và các chòm sao là quá trình

chủ yếu tạo ra các nguyên tố hóa học tự nhiên.

Để làm cho các hạt nhân hợp lại với nhau, cần tốn một nguồn năng lượng rất lớn, ngay cả với các

nguyên tử nhẹ nhất như hydro. Nhưng sự kết hợp của các nguyên tử nhẹ, để tạo ra các nhân nặng

hơn và giải phóng 1 neutron tự do, sẽ phóng thích nhiều năng lượng hơn năng lượng nạp vào lúc

đầu khi hợp nhất hạt nhân. Điều này dân đến một quá trình phóng thích năng lượng có thể tạo ra

phản ứng tự duy trì. Việc cần nhiều năng lượng để khởi động thường đòi hỏi phải nâng nhiệt độ

của hệ lên cao trước khi phản ứng xảy ra. Chính vì lý do này mà phản ứng hợp hạch còn được gọi

là phản ứng nhiệt hạch.

Năng lượng phóng thích từ phản ứng hạt nhân thường lớn hơn nhiều so với phản ứng hóa học,

bởi vì năng lượng kết dính giữ cho các nhân với nhau lớn hơn nhiều so với năng lượng để giữ các

electron với nhân. Ví dụ, năng lượng để thêm 1 electron vào nhân thì bằng 13.6 ev, nhỏ hơn 1

phần triệu của 17 mev giải phóng từ phản ứng D-T (deuterium-tritium, các đồng vị của hiđrô).

4. MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

4.1. Câu hỏi tự luận:

Câu 1: (Bài 60 Vật lý 10 nâng cao: Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh)

Hãy so sánh sự tiêu thụ điện của một máy lạnh khi đặt vị trí thoáng mát so với máy đó khi đặt vị

trí không được thoáng mát?

Câu 2:( Bài 56 Vật lý 10 nâng cao: Sự hóa hơi và sự ngưng tụ)

101

Page 107: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Khi đun nước có cần tăng tiếp nhiệt lượng cho nước khi nước đã sôi không? Vì sao?

Câu 3: ( Bài 38 Vật lý 10 nâng cao: Va chạm đàn hồi và không đàn hồi)

So sánh sự biến đổi năng lượng trong công việc rèn và đóng cọc? Từ đó tìm ra biện pháp phù hợp

nhằm tiết kiệm năng lượng và hiệu quả khi làm hai công việc đó.

Câu 4: ( Bài 22 Vật lý 11 nâng cao: Dòng điện trong chất khí)

Để tiết kiệm năng lượng trong việc sử dụng đèn chiếu sáng người ta dùng đèn ống hay dùng đèn

sợi đốt? Vì sao?

Câu 5: ( Bài 12 Vật lý 11 nâng cao: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun- Len-xơ)

Khi sử dụng các dụng cụ tiêu thụ điện gồm dụng cụ tỏa nhiệt và máy thu điện ta cần phải lưu ý

điều gì để hiệu quả và tiết kiệm năng lượng?

Câu 6: (Bài 12 Vật lý 11 nâng cao: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun- Len-xơ)

Hiệu suất của máy thu điện được tính theo công thức nào? Hãy nêu các cách để tăng hiệu suất

của máy thu điện?

Câu 7: ( Bài 48 Vật lý 11 nâng cao: Thấu kính mỏng)

Người ta có thể tạo ra lửa từ một thấu kính. Khẳng định này có đúng không? Nếu đúng hãy trình

bày cách tạo ra lửa khi sử dụng một thấu kính từ đó đưa ra một phương án sử dụng năng lượng

mặt trời nhờ thấu kính.

Câu 8: ( Bài 18 Vật lý 12 cơ bản: Máy phát điện xoay chiều)

Nguyên liệu nào có thể dùng để chạy máy phát điện? Theo em dùng nguyên liệu nào có lợi trong

việc tiết kiệm năng lượng?

Câu 9: ( Bài 32 Vật lý 12 nâng cao: Máy biến áp. Truyền tải điện)

Để giảm hao phí trên đường dây tải điện trong việc truyền tải điện năng đi xa người ta cần dùng

các biện pháp nào?

Câu 10: ( Bài 51 Vật lý 12 cơ bản: Quang trở và pin quang điện)

Hãy nêu ưu điểm của việc sử dụng pin quang điện làm nguồn điện?

102

Page 108: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

4.2 Câu hỏi trắc nghiệm :

Câu 1: Hãy so sánh lực phát động tác dụng lên ô tô trong trường hợp ô tô đó chuyển động đều và

chuyển động có gia tốc bằng 2m/s2 trên đường nằm ngang. Biết lực cản tác dụng lên ô tô bằng

2000 N, khối lượng của ô tô là 2 tấn.

A. = 2 ; B . = 3 ; C. = ; D. = ;

Câu 2: Trong các khẳng định sau khẳng định nào là sai:

A. Khi đóng cọc để tiết kiệm năng lượng và hiệu quả khối lượng của búa phải nhỏ hơn

nhiều so với khối lượng của cọc.

B. Khi đóng cọc để tiết kiệm năng lượng và hiệu quả khối lượng của búa phải lớn hơn

nhiều so với khối lượng của cọc.

C. Khi rèn kim loại để hiệu quả nhất thì khối lượng của búa phải lớn hơn nhiều khối

lượng của đe.

D. Khi rèn kim loại để hiệu quả nhất thì khối lượng của búa phải bằng khối lượng của đe.

Câu 3: Khi nước đã sôi nếu nhiệt lượng cung cấp cho nước tăng thêm, nhiệt độ của nước:

A. Tăng lên; B. Giảm đi;

C. Không đổi; D. Tùy thuộc vào nhiệt lượng tăng thêm;

Câu 4: Hãy so sánh hiệu năng cực đại của một máy lạnh để giữ nhiệt độ trong phòng ở 170c khi

nhiệt độ của không khí mà máy lạnh tiếp xúc là 300c và 400c:

A. = 0,57; B. = 1,77;

C. = 0,75; D. = 1,33;

Câu 5: Để tăng hiệu suất của một máy thu điện ta cần:

A. Tăng điện trở của máy thu.

103

Page 109: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

B. Giảm điện trở của máy thu.

C. Tăng điện áp đặt vào máy thu.

D. Giảm điện áp đặt vào máy thu.

Câu 6: Khi sử dụng đèn chiếu sáng để tiết kiệm năng lượng người ta thường dùng đèn ống hơn

đèn sợi đốt vì:

A.Đèn sợi đốt nhỏ hơn nên sáng yếu hơn.

B.Đèn ống cần điện áp nhỏ hơn đèn sợi đốt.

C.Đèn sợi đốt có hiệu suất phát sáng rất nhỏ.

D.Đèn ống có công suất luôn nhỏ hơn đèn sợi đốt.

Câu 7: Hãy so sánh năng lượng tỏa ra khi 1kg hêli được tạo thành theo phản ứng H + H

He + n + 17,6 MeV với năng lượng tỏa ra khi đốt 1kg các bon

A.100 nghìn lần.

B. 200 nghìn lần.

C.100 triệu lần.

D. 200 triệu lân.

104

Page 110: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

CHƯƠNG II: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THPT

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức:

- HS nêu được các khái niệm cơ bản, có thể trình bày lại hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu

- HS xác lập được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ

chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của GV hoặc trong SGK.

- HS sử dụng các kiến thức để giải quyết vấn đề mới, không giống những điều đã được học

hoặc trình bày trong SGK nhưng phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề giống với

các tình huống HS gặp phải trong đời sống

b. Về kĩ năng:

- Quan sát, nhận xét qua tranh ảnh, hình vẽ, thực tế việc sử năng lượng ở địa phương.

- Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về sử dụng NLTK&HQ

qua môn công nghệ.

- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường, tác động của con ng-

ười vào môi trườnng qua quá trình sản xuất .

c. Về thái độ, hành vi:

- Có hành vi sử dụng NLTK&HQ ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em

đang sống; có ý thức tuyên truyền về sử dụng NLTK&HQ trong gia đình và cộng đồng.

105

Page 111: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

2. Một số nội dung và địa chỉ tích hợp sử dụng NLTK&HQ trong môn công nghệ ở cấp

THPT

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợpNội dung tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Mức độ

tích hợp

Phần Cơ khí.

Lớp 11

Lớp 11

Bài 8.

Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật

1. Các giai đoạn thiết kế

+ Lập quy chế tạo trình chính xác => tiết kiệm vật liệu.

Bộ phận

Bài 13.

Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính

III. Khái quát về phần mềm Autocad

+ Bản vẽ cơ khí, xây dựng được thiết kế bằng phần mềm Autocad có độ chính xác rất cao => chính xác hóa khi thi công và gia công cơ khí.

Bộ phận

Bài 15.

Vật liệu cơ khí

I. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu

II. Một số loại vật liệu thông dụng

- Biết tính chất của vật liệu cơ khí để lựa chọn theo yêu cầu sử dụng tiết kiệm được năng lượng khi gia công đối với vật liệu đó.- Các vật liệu cơ khí sử dụng phù hợp với công việc.

Bộphận- Liên hệ

Bộphận-Liên hệ

Bài 16.

Công nghệ chế tạo phôi

I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

- Tiết kiệm năng lượng khi gia công đúc:

* Sử dụng lò nấu chảy phù hợp với lượng kim loại cần nấu chảy.* Giảm thời gian gia công chi tiết, * Chọn phương pháp phù hợp giảm năng lượng tiêu tốn để gia công.* Sử dụng các phương pháp đúc đặc biệt

* Làm khuôn chính xác.

Bộ phận

106

Page 112: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công bằng áp lực

III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn

- Xác định phương pháp gia công áp lực

- Phương pháp hàn thông dụng- Chọn que hàn phù hợp, hàn đúng kỹ thuật

Bộ phận

Bộ phận-Liên hệ

Bài 17.

Công nghệ cắt gọt kim loại

II. Gia công trên máy tiện

- Các chuyển động khi tiện

- Nắm vững các chuyển động khi tiện, chọn dao tiện phù hợp tăng năng suất lao động, giảm năng lượng tiêu tốn.

Bộ phận

Bài 18.

Lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản

-Lập quy trình gia công hợp lý quyết định đến việc sử dụng năng lượng trong quá trình gia công.

- Lập quy trình gia công hợp lý, ưu việt giảm thời gian gia công, tiết kiện năng lượng để gia công

Bộ phận

Bài 19.

Tự động hóa trong chế tạo cơ khí

II.Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững

Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất cơ khí để giảm chi phí về năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu sản xuất. Toàn bộ

Phần Động cơ đốt trong

Lớp 11

Bài 21.

Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

II. Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì

III. Nguyên lí làm việc của động cơ hai kì

- Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì, 2 kì liên quan đến tiêu hao nhiên liệu:*Động cơ xăng 2 kì và 4 kì cùng công suất => tiêu hao nhiện liệu của động cơ 4 kì ít hơn => xu thế hiện nay động cơ chạy nhiên liệu xăng thường dùng động cơ 4 kỳ.- Tìm hiểu cấu tạo và các kì làm việc của động cơ

Bộ phận

-Liên hệ

Bài 24.

Cơ cấu phối

II. Cơ cấu phối khí dùng xupap

- Nguyên lí làm việc:

* Điều chỉnh cơ cấu đóng mở Bộ phận

107

Page 113: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

khí đúng thời điểm giảm tiêu hao nhiện liệu, công suất động cơ đảm bảo.

Bài 27.

Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng

II. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

III. Hệ thống phun xăng

- Nguyên lí làm việc của hệ thống

- Nguyên tắc làm việc của hệ thống phun xăng:* Điều chỉnh tự động phun xăng tiết kiệm được năng lượng

Bộ phận

Bài 28.

Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen

II. Cấu tạo và nguyên lý làm việc

- Nguyên lí làm việc của hệ thống:

*Kì nạp chỉ nạp không khí vào buồng cháy.

*Điều chỉnh bơm cao áp để tạo ra áp suất cao, phù hợp với chế độ làm việc, phát huy được công suất của động cơ, giảm tiêu tốn năng lượng.

Bộ phận

Bài 32.

Khái quát về ứng dụng của động cơ đốt trong

I. Vai trò và vị trí của động cơ đốt trong

II. Nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong

- Lựa chọn động cơ để sử dụng phù hợp với công việc

- Căn cứ vào tính chất công việc chọn động cơ có tốc độ quay, công suất phù hợp

Bộ phận-Liên hệ

Bài 33=> 37.

Ứng dụng của động cơ đốt trong

- Cách bố trí, sử dụng động cơ trên các lĩnh vực khác nhau

- Bố trí động cơ hợp lí tăng hiệu suất làm việc của động cơ giảm tiêu hao năng lượng

- Thay đổi tốc độ giúp sử dụng động cơ hiệu quả hơn góp phần sử dụng hiệu quả năng lượng.- Sử dụng các bộ thay đổi tốc độ

Bộ phận-Liên hệ

Bài 38.

Thực hành bảo dưỡng động cơ đốt trong

Tác dụng của bảo dưỡng động cơ đốt trong:

*Bảo dưỡng theo chế độ quy định đối với động cơ làm giảm tiêu hao năng lượng, tăng tính hiệu quả khi làm việc

Toàn bộ

108

Page 114: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

.................**.................

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợpNội dung tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Mức độ

tích hợp

Phần Kĩ thuật điện tử

Lớp 12

Bài 13.Khái niệm về mạch điện tử điều khiển

II. Công dụng

III. Phân loại

- Công dụng của mạch điện tử điều khiển - Mạch điện tử điều khiển được sử dụng trong các thiết bị dùng cho sản xuất, trong đời sống => điều khiển các chế độ làm việc phù hợp.- Phân loại để lựa chọn, sử dụng:*Chọn đúng loại mạch điện tử phù hợp với công suất, tính chất làm việc của các thiết bị điện tử tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ.

Bộphận-Liên hệ

Bộphận-Liên hệ

Bài 15, 16.Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha

I. Công dụng

II. Một số mạch điều khiển

- Thay đổi tốc độ của động cơ

- Sử dụng các thiết bị điện tử thay thế

Liên hệ

Phần Kĩ thuật điện

Lớp 12

Bài 22.Hệ thống điện quốc gia

I. Khái niệm về hệ thống điện quốc gia

III. Vai trò của hệ thống điện quốc gia

- Truyền tải điện năng trong hệ thống điện quốc gia:*Sử dụng máy biến áp để tăng điện áp truyền tải =>giảm tổn hao trên hệ thống đường dây tải điện.-Vai trò của hệ thống điện quốc gia trong sản xuất:*Đảm bảo cung cấp điện năng cho các ngành sản xuất ổn định, tin cậy, kinh tế.

Bộ phận-liên hệ

.

Lớp 12

Bài 23.Mạch điện xoay chiều ba pha

Cách nối nguồn điện và tải ba pha

- Quan hệ giữa các cách nối:* Chọn cách nối phù hợp với thiết bị =>nâng cao hiệu suất của thiết bị và hiệu quả sử dụng.

Liên hệ

Bài 25.Máy điện

II. Máy biến áp ba pha

Khái niệm và công dụng:*Máy biến áp ba pha sử dụng

109

Page 115: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

xoạy chiều ba pha – máy biến áp ba pha

để truyền tải năng lượng điện đi xa. *Tăng điện áp truyền tải giảm tổn hao năng lượng điện trên đường dây.

Bộ phận-liên hệ

3. Một số kế hoạch bài giảng tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Lớp 11:

Bài 15: Vật liệu cơ khí

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Qua bài dạy giáo viên phải làm cho học sinh biết được tính chất, công dụng của một số loại vật

liệu dùng trong cơ khí.

2. Kỹ năng

- Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.

B. Chuẩn bị bài dạy

1. Kiến thức liên quan

Vật liệu cơ khí đã được dạy trong chương trình lớp 8 – THCS. Học sinh đã biết một số kiến thức

cơ bản về gia công cơ khí, cụ thể:

- Vật liệu kim loại, biết thành phần và phân loại kim loại đen, kim loại màu.

- Tích chất cơ bản của vật liệu cơ khí: tính chất cơ học, vật lý, hóa học, và tính công nghệ. Học

sinh thử tính dẻo, tính cứng và khả năng biến dạng của vật liệu kim loại.

2. Chuẩn bị nội dung

- Nghiên cứu kỹ bài 15 – sách giáo khoa Công nghệ 11

110

Page 116: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, mâu vật liên quan đến vật liệu cơ khí.

- Xem lại bài 18, 19 SGK lớp 8 môn Công nghệ.

- Đọc phần thông tin bổ sung trong SGK, SGV.

- Tham khảo SGK Công nghệ 11 thí điểm phân ban.

3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a) Giáo viên:

Chuân bị mâu vật một số vật liệu cơ khí như thép, sắt, đồng…

b) Học sinh:

Đọc trước bài 15

c) tiến trình thực hiện bài dạy

I. Phân bố bài giảng

Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết, gồm có các nội dung sau:

- Một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.

- Một số loại vật liệu thông dụng.

II. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp

2. Đặt vấn đề vào bài mới

Ở lớp 8 các em đã được biết về một số loại vật liệu cơ khí, vật liệu phi kim và các tính chất

chung. Để hiểu rõ hơn về tính chất của các loại vật liệu cơ khí, học bài 15.

3. Nội dung bài mới

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1. Tìm hiểu về một số tính chất đặc trưng của vật liệu

111

Page 117: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

1. Tính chất Hỏi: Vì sao phải biết tính chất đặc trưng

của vật liêu?

Chọn vật liệu đúng yêu cầu chế tạo chi

tiết.

HS vận dụng kiến thức được học

trả lời.

Hỏi: Em hãy cho biết các tính chất đặc

trưng của vật liệu cơ khí?

Tính chất cơ học, vật lý, hóa học, công

nghệ.

HS vận dụng kiến thức được học

trả lời.

Hỏi: Tính chất cơ học là gì?

(Khả năng của vật liệu chịu tác dụng của

lực bên ngoài)

HS trả lời (có trong SGK Công

nghệ 8).

Hỏi: Tính chất cơ học có tính chất đặc

trưng nào?

Độ bền, độ dẻo, độ cứng.

HS trả lời

a) Độ bền

Định nghĩa:

GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi:

Hỏi: Định nghĩa độ bền.

(Biểu thị khả năng chống lại biến dạng

dẻo hay phá hủy của vật liệu).

GV giải thích thuật ngữ:

- Chống lại biến dạng.

- Phá hủy của vật liệu.

HS đọc SGK trả lời

Ghi giải thích của GV

Ý nghĩa: Hỏi: Độ bền có ý nghĩa gì đối với vật

liệu cơ khí?

(Chỉ tiêu cơ bản của vật liệu)

HS trả lời

Giới hạn bền GV giải thích giới hạn bền

Giới hạn bền

kéo.

Kí hiệu: (N/mm2)

Ý nghĩa: đặc trưng cho độ bền kéo của

vật liệu.

HS ghi lời giải thích. (HS đọc

thêm thông tin bổ sung)

Giới hạn bền

nén

Kí hiệu:

Ý nghĩa: đặc trưng cho độ bền nén của

HS ghi lời giải thích.

112

Page 118: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

vật liệu.

KÕt luËn Vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ

bền càng cao.

HS ghi kết luận

b) Độ dẻo

Định nghĩa:

GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi:

Định nghĩa độ dẻo.

(Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật

liệu dưới tác dụng của ngoại lực).

HS đọc SGK trả lời. kết luận của

GV.

Ý nghĩa: Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu

Độ dãn tương

đối

Kí hiệu: (%)

Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu.

Vật liệu có độ dãn dài tương đối càng

lớn thì độ dẻo càng lớn.

HS ghi nhớ lời giải thích, kết luận

của GV. (HS đọc thêm thông tin

bổ sung)

c) Độ cứng GV: Tại sao người ta nói gang cứng hơn

đồng?

Hỏi: làm thế nào để biết gang cứng hơn

đồng.

HS suy nghĩ, trả lời

HS vận dụng kiến thức học ở lớp 8

để trả lời.

Định nghĩa: Độ cứng là gì?

(Khả năng chống lại biến dạng dẻo của

lớp bề mặt dưới tác dụng của lực).

Đơn vị đo độ

cứng.

- Brinen (HB) đo các loại vật liệu có độ

cứng thấp.

Ví dụ: Gang xám (180-240 HB)

- Rocven (HRC) đo các loại vật liệu có

độ cứng trung bình.

Ví dụ: Thép 45 (40-50 HRC)

- Vicker (HV) đo độ cứng của các loại

vật liệu có độ cứng cao.

Ví dụ: Hợp kim (13500-16500 HV)

Học sinh xem VD trong SGk

(HS đọc thêm thông tin bổ sung)

* Củng cố phần 1: GV nêu câu hỏi trong SGK

1. Vì sao phải tìm hiểu tính chất đặc trưng của vật liệu?

113

Page 119: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

2. Nêu tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại vật loại thông dụng

Hỏi: Em hãy cho biết tên các vật liệu

kim loại đã được học ở lớp 8?

Hỏi: Ngoài các loại vật liệu trên trong cơ

khí còn sử dụng các loại vật liêu nào

khác/ (Bảng 15.1)

GV yêu cầu HS đọc SGK – bảng 15.1 để

tìm hiểu các loại vật liện khác dùng

trong cơ khí.

Vật liệu vô cơ: GV có thể sử dụng các câu hỏi sau:

- Thành phần Hợp chất: nguyên tố KL với nguyên tố không phải kim loại

(chú ý thuật ngữ hợp chất và hợp kim)

- Tính chất Độ cứng?

Độ bền?

Phạm vi chịu nhiệt khi làm việc

- Công dụng Hãy nêu công dụng của VL vô cơ: HS trả lời, GV giải thích các thuật ngữ, tên

chi tiết trong cơ khí.

2. Vật liệu hữu cơ (Poolime): GV có thể hướng dân học tập như sau:

a) Nhựa nhiệt

dẻo

- Thành phần - Hợp chất hữu cơ tổng hợp. (HS đã được học ở môn Hóa)

- Ví dụ: Pôliamit (nhựa PA)

- Tính chất - ở nhiệt độ nhất đinh – trạng thái dẻo.

- Khi dẻo không dân điện

- Gia công được nhiều lần.

- Có độ bền và chống mài mòn tốt.

- Công dụng - Chế tạo các chi tiết chịu mài mòn: bánh răng trong công nghiệp dệt, điện.

b) Nhựa nhiệt

cứng

- Thành phần - Hợp chất hữu cơ tổng hợp.

- Ví dụ: Epôxi, pôlieste không no

114

Page 120: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Tính chất - Sau khi gia công nhiệt lần đầu không chảy hoặc mềm ở to cao.

- Không tan trong dung môi

- Không dân điện

- Có độ cứng, độ bền tốt

- Công dụng Dùng trong chế tạo các vật liệu kỹ thuật điện.

3. Vật liệu Compoozit

Compozit nền

là kim loại

GV đọc thông tin bổ sung trong SGK để giải thích một số thuật ngữ kĩ thuật

như: “nền là vật liệu hữu cơ hay nền là kim loại”.

- Thành phần Các loại cácbit liên kết lại với nhau nhờ côban

- Tính chất Hỏi: Hãy cho biết tính chất cơ học của vật liệu Compozit mà em biết?

Có độ cứng, độ bền nhiệt cao

(làm việc được ở to= 800-1000o)

- Công dụng Chế tạo dụng cụ cắt trong gia công cắt gọt.

Compozit nền

là vật liệu hữu

- Thành phần - Nền là êpoxi, cốt là cát vàng, sỏi.

- Nền là êpoxi, cốt là ôxit nhôm Al2O3 dạng hình cầu có thêm sợi cácbon

- Tính chất Hỏi: hãy cho biết tính chất cơ học của vật liệu Compozit mà em biết ?

- Có độ cứng, độ bền nhiệt cao.

- Có độ bền rất cao với loại cốt là Al2O3.

- Công dụng - Em hãy cho biết có thể dùng để chế tạo các loại công cụ nào?

(thân máy công cụ, tay người máy, ca nô, xuồng máy...)

* Củng cố phần 2: GV nêu câu hỏi trong SGK

1. Nêu tính chất, công dụng của vật liệu hữu cơ Pôlime trong ngành cơ khí.

2. Nêu tính chất và công dụng của vật liệu compozit trong ngành cơ khí.

Tích hợp:

Hỏi: nêu một số ứng dụng của vật liệu cơ khí trong thực tế. Vì sao nói khi chọn, sử dụng vật

liệu gia công phù hợp giảm tiêu tốn năng lượng?

GV giải thích:

115

Page 121: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Trên cơ sở hiểu về tính chất của vật liệu cơ khí có thể chọn các loại vật liệu phù hợp đảm bảo

yêu cầu kĩ thuật giảm năng lượng tiêu tốn trong quá trình sản xuất các chi tiết máy.

- Bánh răng nhựa thay cho bánh răng thép trong các đồ dùng điện giúp giảm vật liệu và tiêu tốn

năng lượng khi gia công.

- Dùng compozit chế tạo thân máy công cụ giảm được năng lượng so với sản xuất bằng thép.

- Dùng compozit chế tạp thân ca nô nhỏ thay thế cho sắt thép giúp giảm tiêu tốn năng lượng khi

gia công bằng vật liệu sắt thép.

Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá giờ học

Nhận xét ý thức học tập, tham gia hoạt động học tập và mức độ tiếp thu kiến thức của HS

- HS chuân bị cho bài học sau.

Bài 21

NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:+ Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong+ Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

2. Chuẩn bị bài dạy

a. Chuẩn bị nội dung

- Giáo viên:

+ Đọc kĩ nội dung bài dạy trong sách giáo khoa, tham khảo sách giáo viên

+ Tìm hiểu các thông tin liên quan tới động cơ nhiệt …)

- Học sinh:

+ Ôn lại kiến thức về động cơ nhiệt đã được học trong chương trình vật lí

+ Đọc trước bài học ở nhà

b. Chuẩn bị phương tiện dạy học

- Giáo viên:

116

Page 122: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Tranh giáo khoa về động cơ đốt trong

+ Mô hình về động cơ 4 kỳ, và động cơ 2 kỳ

3. Phân tích nội dung và cấu trúc bài dạy

a. Những nội dung liên quan học sinh đã được học

Khái niệm, phân loại và cấu tạo chung của động cơ đốt trong.

b. Những nội dung kiến thức mới học sinh cần chiếm lĩnh

+ Một số khái niệm cơ bản

+ Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kỳ

+ Đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì

c. Dự kiến các phương pháp dạy học

Nội dung kiến thức phần này khá logic, rõ ràng, cụ thể nhưng cung khá trừu tượng. Do

vậy, sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kết hợp với đàm thoại sẽ giúp được học sinh quan

sát, suy luận và hiểu được bản chất của đối tượng nghiên cứu..

4. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

Mô tả hoạt động: tạo tâm thế học tập cho học sinh

Gợi ý:

-“Ở tiết trước, chúng ta mới tìm hiểu xong cấu

tạo của động cơ đốt trong. Nó gồm rất nhiều chi

tiết được lắp ráp với nhau và phần lớn đều thuộc

2 cơ cấu và 4 hệ thống chính. Vậy khi động cơ

hoạt động, trạng thái của các chi tiết như thế

nào? Tại sao có tiếng nổ phát ra khi động cơ hoạt - Lắng nghe, tạo tâm thế học tập

117

Page 123: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

động? xăng hay dầu diegen trong động cơ được

tiêu thu như thế nào?...Các em sẽ trả lời được

những câu hỏi đó khi học xong bài 21 về nguyên

lí làm việc của động cơ đốt trong”.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản

Mô tả hoạt động: trong hoạt động này, giáo viên cần làm rõ cho học sinh khái niệm điểm chết.

Các khái niệm khác tương đối đơn giản và được thể hiện rõ trên các hình vẽ. Do đó, có thể dựa

vào hình vẽ trong SGK để đảm thoại, sau đó giáo viên tổng kết lại.

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 20.1 và trả lời

câu hỏi: “khi trục khuỷu quay, pittong chuyển

động như thế nào?”

- Kết luận: pittong sẽ chuyển động tịnh tiến (lên,

xuống) trong xi lanh.

- Trên hình vẽ 21.1 a,b, có hai thuật ngữ (ĐCT và

ĐCD), hãy quan sát nó và mô tả hai vị trí đó.

- Chốt lại kiến thức về điểm chết, ĐCT, ĐCD

như nội dung trong SGK

- Trên hình 21.1 có kí hiệu S (hành trình của

pittong), Vbc (thể tích buồng cháy), Vct (thể tích

công tác), Vtp (thể tích toàn phần), hãy mô tả và

tính toán giá trịn của các thông số đó biết rằng

bán kính quay của trục khủy là R.

- Yêu cầu học sinh lên bảng mô tả về S, Vct,

Vbc, Vtp và tính toán các giá trị tương ứng.

- Vẽ nhanh sơ đồ dưới đây lên bảng để minh họa

cho học sinh về khái niệm “chu trình làm việc

của động cơ. Giáo viên giải thích: “khi động cơ

làm việc, có 4 quá trình Nạp, Nén, Cháy giãn nở

- Quan sát và trả lời câu hỏi

- Lắng nghe, ghi chép tóm tắt

- Quan sát và mô tả về ĐC, ĐCT, ĐCD

- Lắng nghe, ghi chép tóm tắt

- Quan sát, tham khảo SGK để mô tả, tính

toán các thông số.

- Mô tả, trình bày khi được giáo viên yêu

118

Page 124: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

và Thải được lặp lại. 4 quá trình đó tạo thành một

chu trình. Như vậy, sau khi thực hiện quá trình

thải của chu trình trước sẽ lại đến quá trình nạp

của chu trình sau”

- Giải thích: Kì là một phần của chu trình diễn ra

trong thời gian một hành trình của pittong (tương

đương với trục khuỷu quay được một góc 180

độ.

- Chu trình được hoàn thành trong 2 kì ta có động

cơ 2 kì (tương đương với góc quay 360 độ của

trục khuỷu); được hoàn thành trong 4 kì ta có

động cơ 4 kỳ (tương đương với góc quay 720 độ

của trục khuỷu).

cầu

- Quan sát, lắng nghe và ghi tóm tắt

- Lắng nghe, ghi chép tóm tắt

- Lắng nghe, ghi chép tóm tắt

Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ Diegen 4 kỳ, động cơ Xăng 4 kỳ

NẠP

CHÁYGIÃN

NỞ

THẢI

NÉN

119

Page 125: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Mô tả hoạt động:với động cơ 4 kì, chu trình làm việc được thể hiện khá mạch lạc trên hình

21.2. Do vậy, hoạt động này học sinh có thể tự nghiên cứu nội dung trong SGK và thảo luận.

Giáo viên sẽ chốt lại kiến thức.

120

Page 126: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Gợi ý:

- Chia nhóm 2 học sinh ngồi cạnh nhau, môi

nhóm sẽ được nhận một trong các kí tự a, b, c,

hoặc d. Yêu cầu quan sát hình 21.2.SGK và trả

lời các câu hỏi tương ứng với hình đã được phân

công:

+ Trục khuỷu quay theo chiều nào?

+ Pittong chuyển động lên hay xuống?

+ Các xupap mở hay đóng?

+ Thể tích toàn phần tăng hay giảm? áp suất bên

trong xilanh giảm hay tăng

+ Bên trong xilanh chứa gì?

- Chia lại thành các nhóm 4 học sinh sao cho

trong môi nhóm đều có cả 4 hình a, b, c, d các

học sinh đã chuân bị trước đó. Yêu cầu thảo luận

và trình bày nguyên lí làm việc của động cơ

diegen 4 kỳ.

- Một số nhóm phát biểu ý kiến, giáo viên nhận

xét, gợi ý câu trả lời và tổng kết về nguyên lí làm

việc của động cơ diegen 4 kì (có thể dùng mô

hình về động cơ 4 kì minh họa về nguyên lí làm

việc của động cơ).

- Yêu cầu học sinh đọc nguyên lí làm việc của

động cơ xăng 4 kỳ và so sánh với nguyên lí làm

việc của động cơ diegen 4 kì

- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ

- Tham khảo trong SGK và trả lời các câu

hỏi liên quan tới hình đã được phân công

- Di chuyển, tạo nhóm mới, thảo luận và trả

lời về nguyên lí làm việc của động cơ

diegen 4 kỳ

- Trình bày kết quả thảo luận, trả lời các

câu hỏi của giáo viên

- Tham khảo trong SGK, so sánh.

Hoạt động 4: Nguyên lí làm việc của động cơ hai kì

121

Page 127: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Mô tả hoạt động: hoạt động này có thể được tiến hành tương tự như hoạt động trên (chia nhóm

2 lần) hoặc đàm thoại với cả lớp về nguyên lí làm việc trên hình 21.4 đã được phóng to. Cần

chú ý là học sinh chưa biết cấu tạo của động cơ 2 kì. Do vậy, phần đầu của hoạt động này, giáo

viên nên giải thích kĩ về đặc điểm cấu tạo của động cơ trước khi dạy về nguyên lí.

Gợi ý:

- Hãy quan sát hình 21.3 SGK và cho biết, so với

động cơ 4 kì, những bộ phận, chi tiết nào em

chưa biết?

- Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên

giải thích và mô tả cho học sinh hiểu về các bộ

phận, chi tiết đó (thường là cửa nạp khí vào các

te 4; cửa quét 9; cửa thải 3).

- Giải thích rõ sự đóng mở các cửa đó được thực

hiện nhờ chuyển động của pittong (pit-t«ng trở

thành van trượt thực hiện đóng mở các cửa khí).

Cung cần kết luận với học sinh đây là động cơ 2

kỳ 3 cửa khí (cửa nạp nhiên liệu vào các te, cửa

quét, cửa thải).

- Phóng to hình 21.4 và cho học sinh quan sát.

Bắt đầu với từng hình, đàm thoại để học sinh

hiểu được nguyên lí làm việc:

- Cung cấp cho HS biết trước đó, trong xilanh

động cơ đã xảy ra quá trình cháy giãn nở, lực đây

của khí cháy làm pit-t«ng đang chuyển động

xuống (hinh 21.4 a). GV đặt câu hỏi: “ở vị trí của

pittong, trạng thái của các cửa khí như thế nào?,

Nếu tiếp tục chuyển động xuống, trạng thái các

cửa khí thay đổi ra sao?”

- Trước tiên, cửa nạp 4 đóng lại. Cần nhấn mạnh

- Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi

- Quan sát, lắng nghe và tìm hiểu về sự

khác biệt về mặt cấu tạo giữa động cơ hai

kì và động cơ 4 kì. Ghi chép tóm tắt

- Quan sát, tham gia đàm thoại với giáo

viên về nguyên lí làm việc của động cơ hai

122

Page 128: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

cho HS biết khi đó, không gian cacte được bao

kín và có thể tích giảm dần khi pittong tiếp tục

chuyển động xuống, điều này làm áp suất trong

cacte tăng lên.

- Tương tự phân tích và đàm thoại như vậy khi

chuyển sang các hình b, c, d, e, g.

- Sau khi học sinh đã hiểu được diễn biến hoạt

động trong tất cả các hình, đặt câu hỏi: “trong 6

hình thể hiện nguyên lí làm việc của động cơ 2

kì, những hình nào thể hiện kì thứ nhất, những

hình nào thể hiện kì thứ hai?”; “các quá trình xảy

ra trong kì 1 và kì 2 như thế nào?”

- Tổng kết lại chu trình làm việc của động cơ 2

kì. Cần nhấn mạnh quá trình nạp nhiên liệu vào

xilanh được thực hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn

1 nhiên liệu được nạp và nén trong cacte, giai

đoạn 2 nhiên liệu có áp suất cao trong các te sẽ

tràn vào xilanh khi cửa quét 9 mở. Quá trình thải

được diễn ra liên tục khi cửa thải 3 mở.

- Trả lời câu hỏi của giáo viên

- Lắng nghe, ghi chép những ý chính

Hoạt động 5: Nguyên lí làm việc của động cơ điegen 2 kì

Mô tả hoạt động: chỉ có một vài khác biệt trong nguyên lí hoạt động của động cơ diegen 2 kì.

Có thể yêu cầu học sinh tham khảo sách giáo khoa và phát biểu về những điểm khác nhau về

nguyên lí hoạt động giữa động cơ xăng và động cơ diegen

- Tham khảo nội dung trong sách giáo khoa và

hãy giải thích sự khác biệt về nguyên lí hoạt

động giữa động cơ diegen 2 kì và động cơ xăng 2

kì.

- Tham khảo SGK và trả lời câu hỏi của

giáo viên.

* Tích hợp:

Hỏi. Vì sao các động cơ xăng có công suất lớn

123

Page 129: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

không dùng động cơ 2 kì?

GV. Đối với động cơ xăng hai kì ở thời kì nạp và

thải có lẫn hỗn hợp công tác (xăng + không khí),

vì vậy dẫn đến tổn hao nhiên liệu.

Đối với động cơ điêzenchỉ nạp không khí vì vậy

tổn hao nhiên liệu không xảy ra.

* Chọn kiểu động cơ phù hợp với công suất giảm

tổn thất nhiên liệu.

Trả lời câu hỏi

Hoạt động 6: Tổng kết bài

Mô tả hoạt động: Hoạt động này giúp học sinh tự phản ánh lại những nội dung đã đề cập trong

bài học. Có thể đưa thêm những ví dụ minh họa trong thực tế để làm cho nội dung bài học thêm

sinh động.Để thêm sinh động, có thể thiết kế dưới dạng các trò chơi

LỚP 12

Bài 25

Máy biến áp ba pha

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:- Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.- Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha2. Kỹ năng: Phân biệt được máy điện tĩnh, máy điện quay, máy biến áp

B. Chuẩn bị bài dạy

1. Chuân bị của giáo viên

a) Chuân bị nội dung

- Xem lại bài máy biến áp Công nghệ 8 để chú ý kiến thức liên thông.

- Đọc bài 25 SGK Công nghệ 12

- Tìm tài liệu tham khảo, chú ý đến số liệu truyền tải điện năng.

124

Page 130: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

b) Phương pháp dạy học

- Lựa chọn phương pháp dạy học nêu vấn đề

- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học tích cực.

c) Đồ dùng dạy học

- Tranh Máy biến áp ba pha có trong Bộ thiết bị dạy học tối thiểu.

- Máy chiếu (nếu có sử dụng tranh ảnh sưu tầm và phần mềm dạy học).

C. Tiến trình tổ chức dạy học:

I. Phân bố bài giảng.

a) Phân bố thời lượng:

Bài giảng thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:

- Khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện.

- Máy biến áp ba pha.

b) Trọng tâm

Công dụng, cấu tạo của máy biến áp ba pha.

II. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cu

GV hỏi:

2. Đặt vấn đề vào bài mới:

Nộidung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha.1. Khái niệm GV giảng: Trong sản xuất và sinh hoạt Nghe giảng, liên hệ với

125

Page 131: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

người ta sử dụng rất nhiều các loại máy điện khác nhau, có máy điện sử dụng với nguồn điện xoay chiều một pha như quạt máy trong gia đình, may bơm nước công suât nhỏ…, có máy điện sử dụng nguồn điện xoay chiều ba pha.Hỏi: Em hiểu thế nào là máy điện xoay chiều ba pha?

kiến thức đã được học ở các bài trước.

Trả lời câu hỏi.

GV: Máy điện xoay chiều ba pha là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều ba pha.Cũng giống như máy điện xoay chiều một pha,Hỏi: Em hãy cho biết nguyên lý làm việc của máy điện xoay chiều ba pha dựa vào hiện tượng gì?

Liên hệ với kiến thức môn Vật lý, trả lời câu hỏi.

2. Phân loại Hỏi: Hãy kể tên một số loại máy điện xoay chiều ba pha?

HS liên hệ thực tế trả lời.

Máy điện xoay chiều ba pha có rất nhiều loại khác nhau, căn cứ vào hoạt động của máy chia ra hai loại.Hỏi: Hãy cho biết 2 loại máy điện xoay chiều ba pha đó là loại nào?

a) Máy điện tĩnh

Đặt vấn đề : Thế nào là máy điện tĩnh ?Kể tên một số loại máy điện tĩnh.GV giảng : - Máy điện khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động.- Máy biến áp ba pha, là loại máy dùng để biến đổi điện áp (tăng hoặc giảm) của dòng điện xoay chiều ba pha.- Máy biến dòng ba pha là loại máy dùng để thay đổi dòng điện của dòng điện xoay chiều ba pha (tăng hoặc giảm)

Kể tên một số máy điện tĩnh

Ghi kết luận của GV

b) Máy điện quay

Đặt vấn đề: Thế nào là máy điện quay?Kể tên một số loại máy điện quay. GV giảng:- Máy điện khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau, được chia thành:+ Máy phát điện: biến cơ năng thành điện năng, dùng làm nguồn cung cấp cho tải.+ Động cơ điện: biến điện năng thành cơ năng, dùng làm nguồn động lực cho máy và thiết bị.

Kể tên một số loại máy điện quay.

Ghi kết luận của GV

Chú ý: GV có thể tóm tắt dưới dạng sơ đồ để giảng.

126

Page 132: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động 2. Tìm hiểu máy biến áp ba pha1. Khái niệm và công dụng

GV yêu cầu HS định nghĩa lại máy biến áp một pha (CN8)

HS định nghĩa

Hỏi: Định nghĩa máy biến áp ba pha.GV giảng:- Máy điện tĩnh;- Biến đổi điện áp nguồn điện ba pha;- Tần số không thay đổi

HS đọc SGK trả lời

Ghi nội dung GV giảng

Hỏi: Máy biến áp có điện áp vào lớn hơn điện áp ra là loại máy biến áp gì? (Giảm áp)

Trả lời câu hỏi.

Hỏi: Máy biến áp có điện áp ra lớn hơn điện áp vào là loại máy biến áp gì? (tăng áp)

Trả lời câu hỏi.

Hỏi: Máy biến áp ba pha dùng để làm gì?GV giảng:- Truyền tải điện năng;- Phân phối điện năng; - Máy biến áp trong các cơ sở sản xuất.

Liên hệ kiến thức đã học trả lời.

Ghi nội dung GV giảng

* Tích hợp Hỏi: Vì sao máy biến áp ba pha được dùng để truyền tải điện năng đi xa?* Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong việc truyền tải điện năng đi xa, khi tăng điện áp truyền tải giảm được tổn hao điện năng tổn thất trên đường dây.Hỏi: Bằng kiến thức đã học giải thích vì sao khi tăng điện áp truyền tải trên đường dây sẽ giảm tổn hao điện năng?GV kết luận:- Gọi P/ là công suất tổn hao trên đường dây truyền tải:- P là công suất điện truyền tải- U, I, R là điện áp, dòng điện và điện trở dây tải điện.Dòng điện qua đường dây làm dây dẫn nóng lên, công suất phát nhiệt được tính: P/=RI2. Công suất này do điện trở của dây dẫn. tỉ lệ với bình phương dòng điện. Cùng một công suất điện P muốn giảm tổn thất phải giảm dòng điện trên đường dây bằng cách tăng điện áp theo công thức

Liên hệ kiến thức đã học trả lời.Tích hợp

Vận dụng kiến thức đã học giải thích.

Máy điện ba pha

Máy điện tĩnh Máy điện quay

Máy phát điện Động cơ điệnMáy biến áp ba pha

127

Page 133: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

P= . Như vậy khi tăng U lên 2 lần thì I

giảm 2 lần, P/giảm đi 4 lần.Từ đó giúp tiết kiệm điện năng.

2. Cấu tạo GV : Máy biến áp ba pha có thể coi là ba máy biến áp một pha dùng chung lõi thép (mạch từ). Hỏi : Máy biến áp ba pha có cấu tạo như thế nào ?GV : Gồm hai phần :- Dây quấn

HS liên hệ với máy biến áp một pha (CN8)

a) Lõi thép Treo tranh, yêu cầu HS quan sát.Hỏi: Lõi thép có cấu tạo như thế nào?- Ba trụ để quấn dây;- Gông từ để khép kín mạch từ;- Làm bằng nhiều lá thép KTĐ dày 0,35 – 0,5 mm, hai mặt phủ sơn cách điện, ghép thành trụ từ.

b) Dây quấn GV: dây điện từ bọc cách điện quấn quanh trụ từ, các lớp cách điện với nhau.GV có thể cho HS quan sát, tìm hiểu và điền ghi chú và hướng dẫn HS nhận thức. Hỏi: Trên mỗi trụ từ có mấy cuộn dây và là cuộn dây nào?- 2 cuộn dây :+ Cuộn vào là dây quấn sơ cấp ;+ Cuộn ra là dây quấn thứ cấp ;Hỏi : Có mấy dầu dây của cuộn đưa điện vào ? Mấy đầu dây của cuộn đưa điện ra ?Ba pha có 6 đầu dây của cuộn vào và 6 đầu dây của cuộn ra.

* Cách đấu dây máy biến áp

GV giảng : tương tự như mạch điện xoau chiều ba pha, máy biến áp có thể đấu hình sao và hình tam giác tùy theo từng trường hợp cụ thể.Hỏi : Quan sát hình 25 – 3 mô tả các cách nối của máy biến áp ba pha.

HS trả lời

a) b) c)Sơ đồ a) là cách nối gì? Ký hiệu? sử dụng trong trường hợp nào?- Nối sao – sao có dây trung tính;

HS trả lời

128

Page 134: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Ký hiệu: Y/Yo

- Dùng cho mạch điện chiếu sáng, tải ba pha đối xứng.Sơ đồ b là cách nối gì? Ký hiệu? sử dụng trong trường hợp nào?- Nối sao – tam giác;- Kí hiệu: Y/Δ- tải ba pha đối xứng.

HS trả lời

Sơ đồ c là cách nối gì? Ký hiệu? sử dụng trong trường hợp nào?- Nối tam giác – sao;- Kí hiệu: Δ/Yo

- Dùng cho mạch điện chiếu sáng, tải ba pha đối xứng.

HS trả lời

Hỏi: Giải thích vì sao các máy biến áp cung cấp cho các hộ tiêu thụ, dây quấn thứ cấp thường nối hình sao?- Sử dụng nhiều cấp điện áp;- Dùng cho tải đối xứng và tải không đối xứng.

HS liên hệ bài 23, trao đổi nhóm giải thích.

3. Nguyên lý làm việc

GV đặt vấn đề: Máy biến áp ba pha cũng giống như máy biến áp một pha, làm việc dựa vào hiện tượng gì?(Hiện tướng cảm ứng điện từ)

HS so sánh, trả lời

Hỏi: Máy biến áp một pha có mấy loại hệ số biến áp? (k)Hỏi: Hãy cho biết công thức tính hệ số biến áp của máy biến áp một pha.

K=

GV giảng: Với máy biến áp ba pha có hai hệ số biến áp là: - Hệ số biến áp pha; - Hệ số biến áp dây.Tương như như máy biến áp một pha:

Kp= N1 ; N2 là số vòng dây một

pha của dây quấn sơ cấp và thứ cấp.

Kd= Ud1 ; Ud2 là điện áp dây.

Dựa vào quan hệ giữa các đại lượng dây và đại lượng pha, GV hướng dẫn HS tính hệ số biến áp của các trường hợp nối Y/Yo ; Y/Δ và Δ/Yo.Ví dụ: tính hệ số biến áp pha và dây của máy biến áp ba pha trong sơ đồ Y/Yo

129

Page 135: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Tương tự như trên tính hệ số biến áp dây, pha trong trường hợp đấu Y/ΔHoạt động 3. Tổng kết bài giảng đánh giáGV cho học sinh trả lời một số câu hỏi:1. Máy biến áp ba pha dùng để làm gì?2. Máy biến áp ba pha có cấu tạo như thế nào?3. Vẽ lại sơ đồ đấu dây Y/Δ; Y/Yo

4. Một số câu hỏi:

Phần câu hỏi tự luận:

Câu 1:

Hãy chỉ ra tính ưu việt của việc lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính điện tử?

Câu 2:

Trong quá trình chế tạo sản phâm cơ khí, vì sao xác định đúng loại vật liệu phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ của chi tiết cơ khí là một khâu rất quan trọng?

Câu 3:

Vì sao Máy tự động & dây chuyền tự động có vai trò quan trọng trong quá trình gia công cơ khí?

Bài làm:Hệ số biến áp pha:

Kp =

Hệ số biến áp dây:

Kd =

Trường hợp đấu dây Δ/Yo

- GV yêu cầu HS điều các đại lượng dây, pha và tính hệ số biến áp.

Kp=?

130

Page 136: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Câu 4:

Trong quá trình hoạt động vì sao động cơ xăng 2 kì lại tốn xăng?

Câu 5:

Vì sao đi xe ga lại tốn xăng hơn xe số?-( tốn 10 - 20%)

Câu 6:

Bảo dưỡng động cơ đốt trong theo định kì, có vai trò quan trọng như thế nào?

Câu 7:

Vì sao hệ thống phun xăng điện tử được sử dụng rộng dãi trong các dòng xe hơi đời mới?

Câu 8:

Trong các cơ sở sản xuất có sử dụng động cơ không đồng bộ 3 phan, vì sao cần điều chỉnh tốc độ

quay của động cơ phù hợp với các chế độ tải?

Câu 9:

Thế nào là mô hình Biogas? Mô hình này có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất nông nghiệp và

đời sống?

Câu 10: (Bài 21. Công nghệ 11: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong)

Vì sao sử dụng động cơ xăng 4 kỳ tiết kiệm được xăng?

Câu 11: (Bài 24. Công nghệ 11: Cơ cấu phối khí)

Vì sao nói điều chỉnh đúng khe hở của xu páp lại tiết kiệm được nhiên liệu?

Câu 12: (Bài 27. Công nghệ 11: Hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ xăng)

Vì sao sử dụng cơ cấu tự động điều chỉnh phun xăng lại tiết kiệm được nhiên liệu?

Câu 13: (Bài 32. Công nghệ 11: Khái quát về ứng dụng động cơ đốt trong)

a) Tại sao khi chọn đúng loại động cơ để kéo máy công tác không lãng phí năng lượng?

131

Page 137: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

b) Căn cứ vào công thức :

NĐC = (NCT+NTT)K

Để giảm tổn thất công suất cần giảm đại lượng nào trong công thức trên, và bằng cách nào?

Câu 14: (Bài 25. Công nghệ 12: Máy điện xoay chiều ba pha- Máy biến áp ba pha)

a) Tại sao nói sử dụng máy biến áp ba pha sử dụng để truyền tải năng lượng điện đi xa tiết

kiệm được năng lương điện?

b) Tăng điện áp hay giảm điện áp trên đường dây truyền tải điện năng tiết kiệm được điện

năng tổn thất? Hãy chứng minh.

c) Nếu cùng một tải công suất điện nếu tăng U lên 2 lần thì P giảm mấy lần?

d) Giải thích vì sao khi tăng điện áp trên đường dây truyền tải điện năng thì giảm được vật

liệu chế tạo dây dân điện?

Câu 15: (Bài 22. Công nghệ 12: Hệ thống điện quốc gia)

Vì sao noí hệ thống điện quốc gia góp phần tiết kiệm năng lượng điện?

Câu 16: (Bài 15. Công nghệ 12: Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha)

So sánh việc sử dụng mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha bằng các linh

kiện điện tử với việc sử dụng cuộn cảm, biến thế điện lại nâng cao tính hiệu quả góp phần tiết

kiệm năng lượng điện?

Phần câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 9 :

Để đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần:

A. Sử dụng công nghệ cao

B. Xử lí chất thải, trước khi thải vào môi trường

C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

132

Page 138: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10:

Để tiết kiệm năng lượng trong sản xuất đúc cần:

A. Sử dụng lò nấu phù hợp

B. Chọn phương pháp hợp lí

C. Chọn khuôn đúc phù hợp

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 11:

Trên thị trường ít có động cơ xăng 2 kì cỡ lớn vì:

A. Động cơ 2 kì có giá thành cao

B. Tuổi thọ động cơ không bền

C. Tốn nhiên liệu trong quá trình hoạt động

D. Tiếng ồn quá lớn

Câu 12:

Trong hệ thống phun xăng, thiết bị điều khiển chế độ phun xăng phù hợp là:

A. Bộ điều khiển phun

B. Bơm xăng

C. Bộ điều chỉnh áp suất

D. Bầu lọc xăng

Câu 13: Mục đích chính của việc cải tạo, bảo vệ và sử dụng đất hợp lí là gì? Hãy khoanh trước

câu trả lời đúng.

A. Để duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng khả năng chịu đựng của đất.

133

Page 139: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

B. Để tăng thời vụ gieo trồng.

C. Để tăng năng suất cây trồng

D. Cả A và C.

Câu 13: Câu nào sau đây là không đúng? Hãy khoanh vào chữ cái trước câu không đúng.

A. Bón phân không hợp lí vừa làm giảm chất lượng sinh học của nông sản, gián tiếp gây

bệnh cho người và động vật, vừa gây lãng phí..

B. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng vì vậy bón phân càng nhiều thì năng

suất càng cao và để có chất lượng sản phâm tốt cần bón nhiều phân đạm hoá học.

C. Bón phân hợp lí là: bón đúng liều lượng, đúng thời kì, đúng chủng loại, đúng tỉ lệ, phù

hợp với đất và cây.

D. Bên cạnh tác dụng tích cực, phân bón còn có mặt tiêu cực là có thể gây ô nhiễm môi

trường nước, môi trường không khí và thực phâm.

Câu 14: Khi sử dụng thuốc hoá học trừ sâu, bệnh hại cần đảm bảo các yêu cầu nào sau đây? Hãy

điền chữ Đ vào ô vuông trước câu đúng và điền chữ S vào ô vuông trước câu sai.

a. Sử dụng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều lượng

b. Sử dụng phối hợp các biện phỏp phung trừ là cách phòng bệnh hiệu quả, ít tốn kém

đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng nông sản..

c. Cần phun thuốc đúng kỹ thuật, phun đều, không phun ngược chiều gió, không phun

thuốc lúc trời mưa.

d. Phải đảm bảo thời gian cách li đúng quy định trước khi thu hoạch.

e. Phun thuốc với nồng độ càng cao, liều lượng nhiều sẽ diệt trừ sâu, bệnh tốt hơn.

g. Sau khi phun thuốc cần thu dọn chai lọ và các dụng cụ đúng quy định, tránh vứt lung

tung làm ô nhiễm môi trường.

Câu 15: Trong các câu sau đây câu nào không đúng ? Hãy khoanh vào chữ cái trước câu không

đúng.

134

Page 140: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

A. Đối với các sản phâm nông sản, thu hoạch lúc càng già càng tốt.

B. Thu hoạch nông sản lúc còn non làm giảm chất lượng và sản lượng

C. Thu hoạch nông sản lúc quá già làm giảm chất lượng và sản lượng

D. Để đảm bảo được số lượng và chất lượng của nông sản cần thu hoạch đúng độ chín,

nhanh gọn và cân thận

Câu 16: Hãy điền chữ Đ vào ô vuông trước câu đúng và điền chữ S vào ô vuông trước câu không

đúng về thức ăn cho vật nuôi.

a. Thức ăn hôn hợp có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng, làm tăng hiệu

quả sử dụng, giảm chi phí thức ăn, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

f. Chế biến thức ăn làm giảm khối lượng thức ăn, diệt các loại mầm bệnh.

g. Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng cho vật nuôi.

h. Sử dụng thức ăn hôn hợp tiết kiệm được nhân công, chi phí chế biến , bảo quản....

i. Dự trữ thức ăn nhằm giữ cho thức ăn lâu hỏng.

j. Dự trữ thức ăn để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Câu 17: Chọn cụm từ ở cột (1) ghép với cụm từ tương ứng ở cột (2) để thành câu hoàn chỉnh

Muốn đảm bảo phát triển bền vững cần phải xây dựng và phát triển các hệ thống sản xuất xanh –

sạch bằng các biện pháp sau:

(1) (2)

1 Trong sản xuất phải sử dụng công

nghệ cao để

A tránh ô nhiễm đất, không khí và nguồn

nước.

2 Đây mạnh việc nghiên cứu xử lí khí

và nước thải, sử dụng công nghệ sạch,

để

B phủ xanh bề mặt trái đất tạo ra “lá phổi

xanh” lọc sạch không khí.

3 Giảm lượng khí thải CO2, tránh dùng C giảm chi phí năng lượng và tiết kiệm

135

Page 141: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

quá mức phân hoá học và thuốc trừ

sâu trong sản xuất nông nghiệp để

nguyên vật liệu.

4 Bảo vệ sự đa dạng sinh học, sử dụng

nguồn đất, nước hợp lí ; đây mạnh

việc trồng rừng và chặn đứng nạn phá

rừng để

D tránh ô nhiễm môi trường nước và không

khí.

136

Page 142: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

CHƯƠNG III: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT

1. Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng NLTK & HQ trong môn học

Địa lí là môn học trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Với đối tượng nghiên cứu là những

sự vật, hiện tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội, mối quan hệ giữa các yếu tố, thành phần (đặc biệt là

mối quan hệ giữa con người và nguồn tài nguyên năng lượng) và sự phân bố của chúng trên các

lãnh thổ khác nhau nên môn học này có nhiều điều kiện đề cập đến những nội dung của giáo dục

sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (NLTK & HQ). Việc tích hợp giáo dục sử dụng

NLTK& HQ trong môn Địa lí ở trường THPT nhằm mục đích sau:

a. Kiến thức: HS cần biết:

- Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất, đó chính là MT sống, tồn tại của con

người; là nơi cung cấp nguồn nhiên liệu, nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển xã hội loài người.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn,

cần phải khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ TNTN để đảm bảo phát triển bền vững.

- Mối quan hệ giữa cư dân (bùng nổ dân số, đô thị hóa, hoạt động sản xuất của con người)

và nhu cầu sử dụng năng lượng (ngày càng gia tăng) dân đến nguy cơ cạn kiệt .

- Các vấn đề sử dụng năng lượng ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và các địa phương trên

cả nước nói riêng (hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ TNTN, bảo vệ MT trong đó có vấn đề

tài nguyên năng lượng).

b. Kĩ năng - Hành vi

- Có khả năng tìm hiểu các phương tiện sử dụng tiết kiệm điện, xăng, dầu...

- Tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề về khai thác, sử

dụng hợp lí, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

c. Thái độ - Tình cảm:

- Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

137

Page 143: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Ủng hộ các hoạt động, các chính sách của Nhà nước về sử dụng NLTK& HQ ; phê phán

các hoạt động, hành vi sử dụng lãng phí điện, xăng, dầu ; khai thác tài nguyên không hợp lí làm

ảnh hưởng xấu đến MT và lãng phí tài nguyên, cạn kiệt tự nhiên.

2. Nội dung giáo dục sử dụng NLTK & HQ trong môn học

Nội dung giáo dục sử dụng NL TK& HQ đối với môn địa lí trình bày trong bảng dưới đây thể hiện rõ khả năng tích hợp nội dung này

trong từng bài học của từng lớp 10, 11, 12 của cấp THPT, địa chỉ và mức độ tích hợp của từng bài.

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

10 Bài 7: Cấu

trúc của

Trái Đất.

Thạch

quyển.

Thuyết

kiến tạo

mảng

- Mục 2: Lớp

ManTi

- Kiến thức

+ Nhiệt độ, áp suất cao.

+ Dùng năng lượng địa nhiệt thay thế

năng lượng truyền thống.

- Kĩ năng

+ Nhận xét, quan sát cấu trúc của Trái

Đất.

+ Đánh giá được tiềm năng khổng lồ

của nguồn năng lượng trong lòng đất.

Liên hệ

Bài 11:

Khí

quyển. Sự

phân bố

nhiệt độ

không khí

trên Trái

Đất

- Mục II: Sự

phân bố của

nhiệt độ không

khí trên Trái Đất

- Kiến thức

+ Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho

không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của

bề mặt Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.

+ Sử dụng năng lượng Mặt Trời thay

thế năng lượng truyền thống.

- Kĩ năng

+ Nhận biết sự phân bố bức xạ Mặt

Trời thông qua hình vẽ.

Liên hệ

138

Page 144: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

Bài 12: Sự

phân bố

khí áp.

Một số

loại gió

chính

- Mục II: Một số

loại gió chính

- Kiến thức

+ Gió được coi là một dạng tài nguyên

vô tận. Hiện nay, việc sử dụng sức gió

để tạo ra điện là vấn đề cần thiết.

- Kĩ năng

+ Quan sát hình vẽ về sự hình thành và

hoạt động của một số loại gió loại gió

chính.

Liên hệ

Bài 15:

Thuỷ

quyển.

Một số

nhân tố

ảnh hưởng

tới chế độ

nước

sông. Một

số sông

lớn trên

Trái Đất

- Mục II: Một số

nhân tố ảnh

hưởng tới chế độ

nước sông.

- Mục III: Một

số sông lớn trên

Trái Đất

- Kiến thức

+ Chế độ nước sông có ảnh hưởng tới

công suất các nhà máy thuỷ điện cung

như khả năng cung cấp điện.

+ Giá trị của một số sông lớn trên Trái

Đất đối với thuỷ điện.

- Kĩ năng

+ Thấy được vai trò của tài nguyên

nước với ngành thuỷ điện.

- Thái độ

Có ý thức bảo vệ tài nguyên nước.

Liên hệ

Bài 16:

Sóng.

Thuỷ

triều.

Dòng biển

- Mục II: Thuỷ

triều

- Kiến thức

+ Thuỷ triều có thể tạo ra điện. Hiện

nay, việc sử dụng thuỷ triều để tạo ra

điện là vấn đề cần thiết.

Liên hệ

139

Page 145: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

- Kĩ năng

+ Quan sát hình vẽ để thấy được sự

dao động của thuỷ triều.

Bài 22:

Dân số và

sự gia tăng

dân số

- Mục II: Gia

tăng dân số.

(Tập trung khai

thác phần d

“Ảnh hưởng của

tình hình tăng

dân số đối với

sự phát triển

kinh tế – xã

hội”)

- Kiến thức

+ Sức ép của dân số tới việc sử dụng

tài nguyên thiên nhiên (than, dầu khí,

sinh vật...), điện…

- Kĩ năng

+ Nhận biết những tác động tiêu cực

về sức ép dân số tới vấn đề tài nguyên

môi trường (đặc biệt là sức ép đối với

ngành KT Năng lượng).

- Thái độ

+ Ủng hộ những chính sách dân số của

Nhà nước và địa phương.

Liên hệ

Bài 32.

Địa lí các

ngành

công

nghiệp

- Mục I: Công

nghiệp năng

lượng

- Kiến thức

+ Than, dầu mỏ là tài nguyên không

thể phục hồi.

+ Trong những năm gần đây, sản

lượng khai thác than và dầu mỏ ngày

càng tăng cạn kiệt nhanh.

+ Công nghiệp điện lực là cơ sở chủ

yếu để phát triển các ngành công

nghiệp hiện đại : công nghiệp luyện

Bộ phận

140

Page 146: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

- Mục III, IV:

Công nghiệp cơ

khí, điện tử, tin

học

kim (đen) - sử dụng một khối lượng

lớn nhiên liệu, công nghiệp hoá chất,

công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,

công nghiệp thực phâm...

+ Học sinh nhận thức được vai trò lớn

trong việc sx ra các sản phâm máy

móc ít tiêu hao năng lượng.

- Kĩ năng

+ Biết xác định trên bản đồ những khu

vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những

nước khai thác than, dầu mỏ và sản

xuất điện chủ yếu trên thế giới.

+ Biết nhận xét chuyển dịch cơ cấu

năng lượng thông qua biểu đồ.

- Thái độ

+ Nhận thức được tầm quan trọng của

ngành công nghiệp năng lượng, có ý

thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm có

hiệu quả nguồn tài nguyên năng

lượng.

Bài 34:

Thực hành

vẽ biểu đồ

tình hình

sản xuất

một số sản

phâm

Vẽ biểu đồ tình

hình sản xuất

một số sản phâm

công nghiệp của

thế giới, thời kì

1950 – 2003.

Nhận xét biểu

- Kiến thức

+ Thấy được tình hình sản xuất của

các ngành công nghiệp năng lượng.

+ Sự phát triển của ngành công nghiệp

năng lượng thúc đây sự phát triển của

các ngành kinh tế, tuy nhiên cung làm

Bộ phận

141

Page 147: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

công

nghiệp

trên thế

giới

đồ. cạn kiệt tài nguyên nhanh chóng, gây

ô nhiễm môi trường.

+ Cần có biện pháp sử dụng năng

lượng tiết kiệm và có hiệu quả đồng

thời tìm ra các nguồn năng lượng mới

thay thế.

- Kĩ năng

+ Biết cách tính toán tốc độ tăng

trưởng các sản phâm chủ yếu : than,

dầu, điện.

+ Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét

biểu đồ.

Bài 37:

Địa lí các

ngành

giao thông

vận tải

- Mục I: Đường

sắt

- Mục II: Đường

ô tô

- Mục IV:

Đường sông, hồ

- Mục V: Đường

biển

- Mục VI:

Đường hàng

không

- Kiến thức

+ Ngành giao thông vận tải sử dụng

nhiều nhiên liệu (dầu mỏ).

+ Gây ô nhiễm môi trường.

+ Việc sản xuất ra các loại nhiên liệu

mới, sử dụng năng lượng Mặt Trời;

sản xuất các phương tiện giao thông

vận tải sử dụng ít nhiên liệu là điều

cần thiết.

- Kĩ năng

+ Phân tích được sự phát triển của

ngành giao thông vận tải làm thay đổi

cảnh quan môi trường, tác động đến

Liên hệ

142

Page 148: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

chất lượng môi trường, làm cạn kiệt tài

nguyên ...

- Thái độ

+ Không đồng tình với việc sử dụng

các phương tiện giao thông vận tải đã

hết hạn sử dụng (vì ngoài việc không

an toàn chúng còn tiêu hao nhiều

xăng, dầu, gây ô nhiễm môi trường).

+ Đi xe đạp, đi bộ, đi xe buýt đi học

… cung là một hành động góp phần

tiết kiện tài nguyên cho đất nước.

Bài 38:

Thực hành

viết báo

cáo ngắn

về kênh

đào Xuy-ê

và kênh

đào Pa-na-

ma

- Bài tập 1

- Bài tập 2

- Kiến thức

+ Việc xây dựng kênh đào Xuy-ê và

kênh đào Pa-na-ma mang lại rất nhiều

lợi ích kinh tế, đặc biệt là tiết kiệm về

thời gian và chi phí vận chuyển (trong

đó tiết kiệm rất lớn về xăng, dầu).

- Kĩ năng

+ Phân tích bảng số liệu kết hợp với

phân tích bản đồ.

Liên hệ

Bài 41:

Môi

trường và

tài nguyên

thiên

nhiên

- Nhấn mạnh

mục III: Tài

nguyên thiên

nhiên

- Kiến thức

+ Mối quan hệ của con người với môi

trường.

+ Tài nguyên thiên nhiên và cách phân

Liên hệ

143

Page 149: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

loại.

- Kĩ năng

+ Phân tích sâu mối quan hệ giữa con

người với môi trường và tài nguyên

thiên nhiên (tỷ lệ nghịchtiêu cực)

+ Khai thác và sử dụng hợp lí tài

nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống

hàng ngày.

- Thái độ

+ Phê phán những tác động xấu tới

môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Ước mơ xây dựng, khai thác các

nguồn tài nguyên vô tận (năng lượng

MT, gió, địa nhiệt,…)

Bài 42:

Môi

trường và

sự phát

triển bền

vững

Tập trung vào:

- Mục II: Vấn đề

môi trường và

phát triển ở các

nước phát triển

- Mục III: Vấn

đề môi trường

và phát triển ở

các nước đang

phát triển.

- Kiến thức

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ

môi trường là điều kiện để phát triển.

+ Vấn đề sử dụng tài nguyên (nhiên

liệu) ở các nước phát triển và đang

phát triển.

+ Liên hệ với thực tiễn Việt Nam.

+ Mọi người có ý thức về mối quan hệ

giữa môi trường và phát triển, hướng

tới mục tiêu phát triển bền vững.

Liên hệ

144

Page 150: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

- Kĩ năng

+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên trong

sinh hoạt và sản xuất.

- Thái độ

+ Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng

lượng.

11 Bài 3: Một

số vấn đề

mang tính

toàn cầu

- Mục I: Dân số.

(Tập trung vào

phần 1: “Bùng

nổ dân số”)

- Mục II: Môi

trường

- Kiến thức

+ Mối quan hệ giữa dân số với vấn đề

sử dụng tài nguyên.

+ Môi trường ngày càng ô nhiễm, tài

nguyên ngày càng cạn kiệt.

- Kĩ năng

+ Phân tích tranh ảnh trong bài và liên

hệ với thực tế.

- Thái độ

+ Việc sử dụng hợp lí tài nguyên cung

góp phần bảo vệ môi trường.

Liên hệ

Bài 5: Một

số vấn đề

của châu

lục và khu

vực

* Tiết 3: Một số

vấn đề của khu

vực Tây Nam Á

và khu vực

Trung Á

- Mục II: Một số

vấn đề của khu

- Kiến thức

+ Vai trò cung cấp dầu mỏ cho thế

giới của khu vực Tây Nam Á.

+ Bất ổn về chính trị một phần cung là

do tranh chấp về tài nguyên, trước hết

là dầu mỏ.

Liên hệ

145

Page 151: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

vực Tây Nam Á

và khu vực

Trung Á

(Tập trung vào

phần 1: “Vai trò

cung cấp dầu

mỏ”)

- Kĩ năng

+ Thu thập và phân tích thông tin về

tác động của vai trò cung cấp nguồn

dầu mỏ dân đến sự bất ổn trong chính

trị, xã hội trong khu vực Tây Nam Á

và Trung Á.

- Thái độ: Quý trọng nguồn năng

lượng dầu khí, ước mơ xd ngành lọc

dầu…

Bài 6:

Hợp

chúng

quốc Hoa

* Tiết 1: Tự

nhiên và dân cư

- Mục II: Điều

kiện tự nhiên

* Tiết 2: Kinh tế

(Tập trung vào

phần 1 “Dịch

vụ- giao thông

vận tải” và phần

2 “Công

nghiệp”)

- Kiến thức

+ Hoa Kì là nước có nguồn tài nguyên

thiên nhiên phong phú, dân cư đông,

kinh tế phát triển bậc nhất thế giới,

nhu cầu sử dụng năng lượng lớn nhất

thế giới.

+ Hiện nay, Hoa Kì sản xuất điện từ

nguồn NL địa nhiệt, gió, mặt trời;

đang nghiên cứu để tiết kiệm năng

lượng và giảm lượng khí thải.

- Kĩ năng

+ Phân tích bản đồ (lược đồ) để thấy

được đặc điểm về sự phân bố khoáng

sản và các trung tâm công nghiệp

chính của Hoa Kì.

+ Phân tích bảng số liệu thống kê để

thấy được tình hình sản xuất một số

Liên hệ

146

Page 152: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

sản phâm của công nghiệp NL

Bài 8:

Liên Bang

Nga

* Tiết 1: Tự

nhiên, dân cư và

xã hội

- Mục II: Điều

kiện tự nhiên

* Tiết 2: Kinh tế

- Mục II: Các

ngành kinh tế

(Tập trung vào

phần 1 “Công

nghiệp”)

- Kiến thức

+ Liên bang Nga là một đất nước giàu

tài nguyên (trữ lượng than đá, dầu mỏ

và khí tự nhiên đứng thứ 1, 2 thế giới).

+ Công nghiệp khai thác dầu khí là

ngành kinh tế mui nhọn của Liên bang

Nga.

- Kĩ năng

+ Phân tích bản đồ địa hình và khoáng

sản; bản đồ các trung tâm công nghiệp

chính của Liên bang Nga.

- Thái độ

Trân trọng những thành quả Liên bang

Nga đã giúp đỡ Việt Nam, trong đó có

những công trình thuỷ điện, khai thác

dầu khí…

Liên hệ

Bài 9:

Nhật Bản

* Tiết 1:

- Mục I: Điều

kiện tự nhiên

- Mục III: Tình

hình phát triển

kinh tế

* Tiết 2:

- Kiến thức

+ Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên

NL .

+ Nhật Bản là một cường quốc kinh tế

sử dụng khối lượng lớn nguồn NL

+ Nhật Bản luôn có ý thức sử dụng tiết

kiệm tài nguyên, nhất là năng lượng.

Liên hệ

147

Page 153: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

- Mục I: Các

ngành kinh tế

(Tập trung vào

phần 1 “Công

nghiệp”)

+ Hiện nay, Nhật Bản đang nghiên

cứu để đưa vào sử dụng các nguồn

năng lượng mới thay nguyên liệu hoá

thạch.

- Kĩ năng

+ Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận

biết và trình bày một số đặc điểm tự

nhiên – nguồn tài nguyên NL của Nhật

Bản.

- Thái độ

Có ý thức học tập người Nhật.

Bài 10:

Cộng hoà

nhân dân

Trung Hoa

(Trung

Quốc)

* Tiết 1:

- Mục II: Điều

kiện tự nhiên

* Tiết 2:

- Mục II: Các

ngành kinh tế

(Tập trung vào

phần 1 “Công

nghiệp”)

- Kiến thức

+ Trung Hoa là nước có nhiều tài

nguyên để phát triển kinh tế.

+ Là một đất nước có số dân lớn nhất

thế giới, kinh tế phát triển với tốc độ

nhanh, nhu cầu sử dụng năng lượng

ngày càng nhiều.

+ Công nghiệp khai thác than của

Trung Hoa đứng đầu thế giới, sản xuất

điện đứng thứ 2 thế giới; một số ngành

công nghiệp khác như thép, xi măng,

phân đạm đứng đầu thế giới cung là

những ngành sử dụng nhiều năng

lượng.

Liên hệ

148

Page 154: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

- Kĩ năng

+ Sử dụng bản đồ Địa hình và khoáng

sản; bản đồ Các trung tâm công nghiệp

chính của Trung Quốc để liên hệ các

kiến thức trong bài học.

- Thái độ: Thấy được hậu quả của việc

khai thác năng lượng quá mức (hậu

quả của khai thác than ở TQ, thuỷ điện

trên sông Trường Giang)quý trọng

nguồn năng lượng hơn.

Bài 11:

Khu vực

Đông

Nam Á

* Tiết 1:

- Mục I: Tự

nhiên (Tập trung

vào phần 2

“Đặc điểm tự

nhiên” và phần

3 “Đánh giá

điều kiện tự

nhiên của Đông

Nam Á”)

- Kiến thức

+ Các nước Đông Nam Á lục địa có

địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên

nhiều thung lung sông có giá trị về

thuỷ điện. Liên hệ VN.

+ Đông Nam Á nằm trong vành đai

sinh khoáng vì thế có nhiều loại

khoáng sản. Vùng thềm lục địa có

nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên

liệu cho phát triển kinh tế, cho xuất

khâu.

+ Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lí

tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ

quan trọng của môi quốc gia trong khu

vực.

- Kĩ năng

Liên hệ

149

Page 155: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

+ Phân tích bản đồ địa hình và khoáng

sản, biểu đồ và các tranh ảnh có liên

quan.

- Thái độ: Yêu, trân trọng thiện nhiên

Đông Nam Á Ý thức bảo vệ, tiết

kiệm tài nguyên

Bài 12: Ô-

xtrây-li-a

* Tiết 1:

- Mục I: Tự

nhiên, dân cư và

xã hội (Tập

trung vào phần 1

“Vị trí địa lí và

điều kiện tự

nhiên”)

- Mục II: Kinh

tế (Tập trung

vào phần 3

“Công nghiệp”)

- Kiến thức

+ Ô- xtrây-li-a là nước giàu tài nguyên

khoáng sản : than, dầu khí, uranium...

+ Trình độ phát triển công nghiệp cao

nhưng lại là nước xuất khâu nhiều

nguyên liệu thô : than đá, dầu khí

- Kĩ năng

+ Phân tích bản đồ Kinh tế Ô- xtrây-li-

a, tìm ra mối quan hệ giữa phát triển

kinh tế với vấn đề sử dụng năng

lượng.

Liên hệ

12 Bài 5 :

Lịch sử

hình thành

và phát

triển lãnh

thổ (tiếp

theo)

- Mục 2 : Giai

đoạn Cổ kiến

tạo

- Mục 3 : Giai

đoạn Tân kiến

tạo

- Kiến thức

+ Sự hình thành khoáng sản phải trải

qua một quá trình lâu dài hàng chục

triệu năm.

+ Vấn đề khai thác sử dụng hợp lí tài

nguyên khoáng sản (than, dầu khí...).

- Kĩ năng

Liên hệ

150

Page 156: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

+ Đọc và phân tích bản đồ Địa chất –

Khoáng sản Việt Nam.

- Thái độ

+ Nhận biết được việc hình thành các

loại tài nguyên khoáng sản nước ta

diễn ra lâu dài và phức tạp, có ý thức

bảo vệ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu

quả tài nguyên khoáng sản.

Bài 7 : Đất

nước

nhiều đồi

núi (tiếp

theo)

- Mục 3 : Thế

mạnh và hạn chế

về tự nhiên của

các khu vực đồi

núi và đồng

bằng đối với

phát triển kinh

tế – xã hội

- Kiến thức

+ Vùng đồi núi :

Tập trung nhiều khoáng sản...

Nguồn thuỷ năng dồi dào...

+ Vùng đồng bằng là nơi tập trung dân

cư đông đúc, tập trung các thành phố,

các khu công nghiệp... tiêu thụ rất

nhiều năng lượng.

- Kĩ năng

+ Nhận biết và phân tích vùng đồi núi

có nhiều điều kiện để phát triển ngành

công nghiệp năng lượng.

+ Phân tích bản đồ phân bố dân cư và

bản đồ kinh tế để thấy mối quan hệ

giữa dân cư và phát triển kinh tế đối

với việc sử dụng năng lượng.

Liên hệ

151

Page 157: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

Bài 8 :

Thiên

nhiên chịu

ảnh hưởng

sâu sắc

của biển

- Mục 2 : Ảnh

hưởng của Biển

Đông đến thiên

nhiên Việt Nam

(Tập trung khai

thác phần c : “

Tài nguyên thiên

nhiên vùng

biển”)

- Kiến thức

+ Biển Đông có nhiều tài nguyên

khoáng sản, có giá trị hàng đầu là dầu

khí.

+ Sức gió và thuỷ triều có khả năng

tạo ra điện.

- Kĩ năng

+ Phân tích bản đồ Vùng biển Việt

Nam trong Biển Đông để thấy được ý

nghĩa của Biển Đông đối với phát triển

kinh tế – xã hội nước ta.

- Thái độ: Ước mơ xd, khai thác các

nguồn năng lượng mới ở nước ta.

Liên hệ

Bài 9 :

Thiên

nhiên

nhiệt đới

âm gió

mùa

- Mục 1 : Khí

hậu nhiệt đới âm

gió mùa

- Mục 2 : Các

thành phần tự

nhiên khác (Tập

trung khai thác

phần b : “Sông

ngòi”)

- Kiến thức

+ Tính chất khí hậu nhiệt đới âm gió

mùa với tổng bức xạ lớn, cân bằng bức

xạ dương quanh năm, lượng mưa lớn...

+ Địa hình miền núi chia cắt mạnh,

sông ngòi dày đặc...

+ Có nhiều điều kiện phát triển công

nghiệp năng lượng (thuỷ điện, điện sử

dụng năng lượng Mặt Trời...).

- Kĩ năng

+ Đọc và phân tích bản đồ khí hậu,

Liên hệ

152

Page 158: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

bản đồ Hình thể Việt Nam.

Bài 14 :

Sử dụng

và bảo vệ

tài nguyên

thiên

nhiên

- Mục 1 : Sử

dụng và bảo vệ

tài nguyên sinh

vật

- Mục 3 : Sử

dụng và bảo vệ

các tài nguyên

khác

- Kiến thức

+ Suy thoái tài nguyên rừng do khai

thác và chất lượng rừng kém, biện

pháp bảo vệ tài nguyên rừng.

+ Bảo vệ các tài nguyên khác (tài

nguyên nước, tài nguyên khoáng

sản...) và bảo vệ MT.

- Kĩ năng

+ Phân tích được sự biến động về tài

nguyên thiên nhiên.

- Thái độ

+ Có ý thức sử dụng tiết kiệm và hợp

lí tài nguyên thiên nhiên.

+ Thấy được việc khai thác gô củi

phục vụ mục đích năng lượng là việc

gây ra rất nhiều hậu quả xấu.

Bộ phận

Bài 16 :

Đặc điểm

dân số và

phân bố

dân cư

nước ta

- Mục 2 : Dân số

còn tăng nhanh,

cơ cấu dân số trẻ

- Kiến thức

+ Dân số nước ta đông và tăng nhanh.

+ Chất lượng cuộc sống của nhân dân

ngày càng tăng.

+ Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày

càng nhiều gây sức ép tới tài nguyên,

Liên hệ

153

Page 159: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

môi trường.

- Kĩ năng

+ Nhận biết mối quan hệ giữa gia tăng

dân số với vấn đề sử dụng tài nguyên.

+ Sử dụng bản đồ dân cư và kinh tế để

xác định những nơi tiêu thụ nhiều tài

nguyên.

- Thái độ

+ Ủng hộ các chính sách dân số của

địa phương và của Nhà nước.

Bài 27 :

Vấn đề

phát triển

một số

ngành

công

nghiệp

trọng điểm

- Mục 1 : Công

nghiệp năng

lượng

- Kiến thức

+ Biết được cơ cấu ngành công nghiệp

năng lượng của nước ta cung như các

nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất

và phân bố của từng phân ngành.

+ Các giải pháp sử dụng hợp lí các

nguồn lực tự nhiên đối với ngành công

nghiệp năng lượng.

+ Cần sử dụng các nguồn năng lượng

sạch thay thế năng lượng hoá thạch.

- Kĩ năng

+ Phân tích biểu đồ về sản lượng khai

thác than, dầu mỏ và tình hình sản

xuất điện ở nước ta.

Bộ phận

154

Page 160: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

+ Nhận xét và phân tích bản đồ Công

nghiệp năng lượng.

- Thái độ

+ Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện,

xăng, dầu, than...

Bài 30 :

Vấn đề

phát triển

ngành

giao thông

vận tải và

thông tin

liên lạc

- Mục 1 : Giao

thông vận tải

- Kiến thức

+ Giao thông vận tải là ngành sử dụng

rất nhiều xăng, dầu, than, đồng thời

còn gây ô nhiễm môi trường.

+ Việc sử dụng các phương tiện hiện

đại tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng các

nguồn năng lượng mới thay thế dần

cho các nhiên liệu truyền thống đồng

thời với việc cải thiện kết cấu hạ tầng

là vấn đề hết sức cần thiết.

- Kĩ năng

+ Nhận biết các phương tiện giao

thông vận tải sử dụng nhiều nhiên liệu

và gây ô nhiễm môi trường.

Liên hệ

Bài 31 :

Vấn đề

phát triển

thương

mại, du

lịch

- Mục 1 :

Thương mại

(Tập trung khai

thác phần b :

“Ngoại

thương”)

- Kiến thức

+ Các mặt hàng xuất khâu của nước ta

ngày càng phong phú, trong đó khoáng

sản (than, dầu khí) là mặt hàng xuất

khâu chủ lực.

+ Việc xuất khâu khoáng sản sẽ mang

Liên hệ

155

Page 161: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

lại ngoại tệ cho đất nước, tuy nhiên sẽ

dân tới cạn kiệt tài nguyên.

- Thái độ

+ Thấy được hậu quả của việc tiếp tục

xuất khâu nhiên liệu đối với nền kinh

tế, môi trường đất nước.

Bài 32 :

Vấn đề

khai thác

thế mạnh

ở Trung

du và

miền núi

Bắc Bộ

- Mục 2 : Khai

thác, chế biến

khoáng sản và

thuỷ điện

- Kiến thức

+ Đây là vùng có nhiều thế mạnh về

khoáng sản nhiên liệu (than) và tiềm

năng về thuỷ điện.

+ Việc khai thác tài nguyên khoáng

sản và xây dựng các nhà máy thuỷ

điện cần chú ý tới vấn đề môi trường

và phát triển bền vững.

- Kĩ năng

+ Phân tích bản đồ Khai thác một số

thế mạnh chủ yếu của Trung du và

miền núi Bắc Bộ.

Bộ phận

Bài 37 :

Vấn đề

khai thác

thế mạnh

ở Tây

Nguyên

- Mục 4 : Khai

thác thuỷ năng

kết hợp với thuỷ

lợi

- Kiến thức

+ Tây Nguyên có nhiều tiềm năng

phát triển công nghiệp năng lượng.

+ Nhiều nhà máy thuỷ điện được xây

dựng.

- Kĩ năng

Bộ phận

156

Page 162: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

+ Phân tích bản đồ các bậc thang thuỷ

điện trên Tây Nguyên.

Bài 39 :

Vấn đề

khai thác

lãnh thổ

theo chiều

sâu ở

Đông

Nam Bộ

- Mục 2 : Các

thế mạnh và hạn

chế của vùng

- Mục 3 : Khai

thác lãnh thổ

theo chiều sâu

(Tập trung vào

phần a : “Trong

công nghiệp” và

phần d : “Trong

phát triển tổng

hợp kinh tế

biển”)

- Kiến thức

+ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát

triển nhất nước ta. Dân số đông, nhu

cầu sử dụng điện rất lớn.

+ Đông Nam Bộ có nhiều thế mạnh để

phát triển công nghiệp năng lượng. Có

nhiều dầu khí, tiềm năng thuỷ điện

lớn.

+ Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

vấn đề đặt ra là nhu cầu sử dụng năng

lượng rất lớn, chú ý vấn đề môi

trường...

- Kĩ năng

+ Phân tích bản đồ Khai thác lãnh thổ

theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

+ Sưu tầm một số tranh ảnh có liên

quan tới ngành công nghiệp năng

lượng ở vùng này.

Bộ phận

Bài 40 :

Thực

hành:

Phân tích

hình hình

phát triển

- Bài tập số 1 - Kiến thức

+ Thấy được tiềm năng dầu khí của

vùng.

+ Sự phát triển của công nghiệp khai

Toàn

phần

157

Page 163: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GDNLTK & HQMức độ

tích hợp

công

nghiệp ở

Đông

Nam Bộ

thác dầu khí.

+ Tác động của công nghiệp khai thác

dầu khí đến sự phát triển kinh tế của

vùng Đông Nam Bộ.

+ Có biện pháp khai thác và sử dụng

hợp lí nguồn tài nguyên dầu khí.

Bài 42 :

Vấn đề

phát triển

kinh tế, an

ninh quốc

phòng ở

Biển Đông

và các

đảo, quần

đảo

- Mục 1 : Vùng

biển và thềm lục

địa của nước ta

giàu tài nguyên

- Mục 2 : Khai

thác tổng hợp

các tài nguyên

vùng biển và hải

đảo

- Kiến thức

+ Vùng biển và thềm lục địa nước ta

có nhiều tiềm năng phát triển ngành

công nghiệp năng lượng (như dầu khí,

sức gió, thuỷ triều...).

- Kĩ năng

+ Dựa và bản đồ phân tích các thế

mạnh của vùng biển nước ta.

Liên hệ

3. Một số thiết kế bài tích hợp giáo dục sử dụng NLTK & HQ qua môn địa lý

LỚP 10

BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

(Kèm giáo án điện tử)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

158

Page 164: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành

công nghiệp năng lượng: khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.

- Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp luyện kim.

2. Kĩ năng

- Xác định trên bản đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác

than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới.

- Biết nhận xét biểu đồ Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới.

3. Thái độ

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta, những thuận lợi cung như hạn chế của hai ngành này so với thế

giới.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Các hình ảnh minh hoạ có liên quan đến bài học.

- Máy chiếu

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

* Mở bài

GV giới thiệu: Công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội

loài người. Có rất nhiều ngành công nghiệp, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu ngành công nghiệp

năng lượng và công nghiệp luyện kim, đây là những ngành kinh tế cơ bản và quan trọng trong

quá trình công nghiệp hoá của một đất nước

* Bài mới

159

Page 165: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính/ Bản trình chiếu

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu ngành công

nghiệp năng lượng (cả lớp)

- Bước 1 : HS tự tìm hiểu trong SGK để

thấy được vai trò của ngành công nghiệp

năng lượng. Sau đó GV khắc sâu kiến

thức : Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, loài

người đã không ngừng tiêu dùng năng

lượng. Thông qua chỉ số tiêu dùng năng

lượng bình quân đầu người hàng năm, có

thể đánh giá trình độ phát triển kinh tế –

kĩ thuật và văn hoá ở các khu vực và

trong từng quốc gia.

- Bước 2 : Tìm hiểu các ngành công

nghiệp năng lượng.

+ GV trình chiếu các hình ảnh ngành khai

thác than.

+ Yêu cầu HS căn cứ vào kiến thức đã

học, kiến thức trong SGK và những hiểu

biết thực tiễn hãy cho biết vai trò, trữ

lượng, phân bố và sản lượng khai thác

than trên thế giới (liên hệ thực tế Việt

Nam). Sau khi HS trả lời, GV chuân lại

kiến thức (chiếu slide).

Bµi 32. § Þa l Ý c¸ c ngµnh c«ng nghiÖpI. C«ng nghiÖp n ng l î ng1. Vai trß- Lµmét trong nh÷ng ngµnh kinh tÕ quan träng vµc¬b¶n cña mét quèc gia.- NÒn s¶n xuÊt hiÖn ®¹i chØph t triÓn ® î c khi cã c¬sën ng l î ng nhÊt ®Þnh.- LµtiÒn ®Ò cña tiÕn békhoa häc – kÜthuËt.

2. C¸c ngµnh c«ng nghiÖp n ng l înga. Khai th c than

- Vai trß

+ Nhiªn liÖu cho nhµm y nhiÖt ®iÖn, luyÖn kim.+ Nguyªn liÖu cho c«ng nghiÖp ho häc, d î c liÖu.

- Tr÷l î ng, ph©n bè+ 13000 tØtÊn (3/4 lµthan ®)+ TËp trung ëB¾c B¸n cÇu (Hoa K×, Trung Quèc, LB

Nga, Ba Lan, ¤-xtr©y-li-a...)

- S¶n l î ng khai th c+ T¨ng+ Mçi n m kho¶ng 5 tØtÊn

b. Khai th c dÇu má

160

Page 166: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính/ Bản trình chiếu

+ Tiếp theo GV trình chiếu hình ảnh

ngành khai thác dầu mỏ. Yêu cầu HS căn

cứ vào kiến thức đã học, kiến thức trong

SGK (hình 32.3) và những hiểu biết thực

tiễn : hãy cho biết vai trò, trữ lượng, phân

bố và sản lượng khai dầu mỏ trên thế giới

(liên hệ thực tế Việt Nam).

- Vai trß+ Vµng ®en cña nhiÒu quèc gia.+ Tõ dÇu má, s¶n xuÊt ra nhiÒu lo¹i ho phÈm, d î c

phÈm.

- Tr÷l î ng, ph©n bè+ 400 – 500 tØtÊn (ch¾c ch¾n 140 tØtÊn)+ TËp trung ë c c n í c ®ang ph t triÓn : khu vùc Trung

§ «ng, B¾c Phi, LB Nga, MÜ- La-tinh...

- S¶n l î ng khai th c+ T¨ng+ Mçi n m kho¶ng 3,8 tØtÊn

c. C«ng nghiÖp ®iÖn lùc

Thuû®iÖn S¬n La

NhiÖt ®iÖn Ph¶L¹i

161

Page 167: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính/ Bản trình chiếu

+ Sau khi HS trả lời, bổ sung, GV chuân

lại kiến thức (chiếu slide).

+ Chuyển ý : ngành công nghiệp năng

lượng không chỉ có ngành khai thác than,

dầu mỏ ; điện lực là ngành công nghiệp

cực kì quan trọng đối với ngành năng

lượng và các ngành kinh tế khác. GV

trình chiếu hình ảnh về nhà máy điện để

HS quan sát và yêu cầu HS căn cứ vào

SGK (hình 32.4) và những hiểu biết : hãy

cho biết vai trò, trữ lượng, phân bố và sản

lượng điện trên thế giới. Khi HS trả lời

đến sự phân bố sản lượng điện trên thế

giới, GV sẽ hỏi : tại sao sản lượng điện

trên thế giới lại tập trung ở các nước phát

triển ?

(liên hệ thực tế Việt Nam).

+ Sau khi HS trả lời, GV chiếu slide

chuân lại kiến thức.

+ Tiếp theo GV trình chiếu 2 slide về tình

- Vai trß

+ Lµc¬sëph t triÓnc«ngnghiÖphiÖn®¹i+ § Èy m¹nh KH – KT+ § ¸p øngnhucÇucon ng êi- § î c s¶nxuÊt tõnhiÒunguånkh cnhau:

nhiÖt®iÖn, thuû®iÖn, ®iÖnnguyªntö...- S¶nl î ng, ph©nbè

+ 15000 tØkWh+ ChñyÕuë c cn í cph t triÓn

Tr÷l î ng T×nh h×nh khai th c

Than: 13000 tØtÊn

DÇu: 400 – 500 tØt n (ch¾c ch¾n 140 tØtÊn)

TriÖu tÊn

18202603 2936

3770 3387

4995 5266

0

2000

4000

6000

1950 1960 1970 1980 1990 2000 2001

TriÖu tÊn

523

1052

2336

30663331

3741 3745 3845 3904

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

4500

1950 1960 1970 1980 1990 2000 2001 2002 2003

T×nh h×nh s¶n xuÊt ®iÖn trªn thÕ gií i thêi k×1950 - 2003

tû Kwh

9672304

4962

8247

11832

14617 14851

0

5000

10000

15000

20000

1950 1960 1970 1980 1990 2000 2003

Nhu cÇu sö

dông ®iÖnt ng

162

Page 168: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính/ Bản trình chiếu

hình khai thác - trữ lượng than, dầu mỏ

và sản xuất điện trên thế giới, yêu cầu HS

so sánh xu hướng khai thác- trữ lượng

tài nguyên năng lượng và rút ra nhận xét .

+ Sau khi HS trả lời xong, GV trình chiếu

slide (sơ đồ) về tình hình khai thác than,

dầu mỏ và nhu cầu sử dụng điện. GV cho

HS nhớ lại, than và dầu mỏ là tài nguyên

không thể phục hồi. Sản lượng khai thác

than, dầu mỏ và nhu cầu sử dụng điện

tăng sẽ dân tới nguy cơ cạn kiệt.

+ GV hỏi tiếp: Cần phải làm gì khi nhu

cầu tiêu thụ điện ngày càng cao trong khi

nguồn nhiên liệu ngày càng cạn kiệt?

Ngoài các giải pháp về thái độ (có ý thức

sử dụng tiết kiệm…), GV còn lưu ý HS

các giải pháp về kĩ thuật. Sau khi HS trả

lời xong, GV trình chiếu hình ảnh về việc

sử dụng năng lượng mới.

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu ngành công

nghiệp luyện kim (nhóm)

- Bước 1 : GV chia nhóm và giao việc :

dựa vào SGK nhóm có số chẵn tìm hiểu

ngành luyện kim đen, nhóm có số lẻ tìm

hiểu ngành luyện kim màu, điền các

thông tin vào mâu phiếu học tập. (GV có

thể trình chiếu slide để HS quan sát

phiếu, hoặc chuân bị sẵn phiếu để phát

cho HS).

Khai th c dÇu má

Nhu cÇu vÒ ®iÖn

Khai th c than

Nguy c¬c¹ n k iÖt t µi nguyªnT¨ ng

Gi¶i ph p TKNL: Södông n ng l î ng v« tËn thay thÕ

II. C«ng nghiÖp luyÖn kim (nhãm)1. C«ng nghiÖp luyÖn kim ®en

(nhãm cã sèch½n)

Ph©n bè§ Æc ®iÓm kinh tÕ – kÜthuËt

Vai trß

2. C«ng nghiÖp luyÖn kim mµu(nhãm cã sè lÎ )

Ph©n bè§ Æc ®iÓm kinh tÕ – kÜthuËt

Vai trß

163

Page 169: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính/ Bản trình chiếu

- Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày,

nhóm khác bổ sung.

- Bước 3 : GV trình chiếu thông tin phản

hồi để các nhóm tự đối chiếu.

Th«ng tin ph¶n håi:C«ng nghiÖp luyÖn kim ®en

- Nh÷ng n í c s¶n xuÊt nhiÒu kim lo¹i ®en nhÊt lµc c n í c ph t triÓn: LB Nga, NhËt B¶n, Hoa K×, Trung Quèc, CHLB § øc, Ph p...- Nh÷ng n í c cã tr÷l î ng s¾t h¹n chÕ, s¶n xuÊt chñyÕu dùa vµo quÆng nhËp khÈu tõ c c n í c ®ang ph t triÓn.

- Södông khèi l î ng lí n nguyªn, nhiªn liÖu vµc c chÊt trî dung.- § ßi hái quy tr×nh c«ng nghÖphøc t¹p.

- HÇu nh c c ngµnh KT ®Òu södông s¶n phÈm.- Lµc¬së®Óph t triÓn CN chÕ t¹o m y, s¶n xuÊt c«ng cô lao ®éng.- Nguyªn liÖu ®Ót¹o ra s¶n phÈm tiªu dï ng.- Cung cÊp vËt liÖu cho x©y dùng.

Ph©n bè§ Æc ®iÓm kinh tÕ – kÜthuËt

Vai trß

164

Page 170: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

1940

14

57

26

3

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính/ Bản trình chiếu

Th«ng tin ph¶n håi:C«ng nghiÖp luyÖn kim mµu

- Nh÷ng n í c s¶n xuÊt nhiÒu kim lo¹i mµu nhÊt thÕ gií i th êng lµnh÷ng n í c CN ph t triÓn.- C¸c n í c ®ang ph t triÓn tuy cã tr÷l î ng lí n vÒ kim lo¹i mµu nh ng l¹i chØlµn¬i cung cÊp quÆng tinh (Ghi-nª, Bra-xin, Gia-mai-ca...).

- Hµm l î ng c c kim lo¹i trong quÆng kim lo¹i mµu rÊt thÊp.- C¸c quÆng kim lo¹i mµu th êng ëd¹ng ®a kim.

- Cung cÊp nguyªn liÖu cho CN chÕ t¹o.- Phôc vô CN ho chÊt vµc c ngµnh KT quèc d©n kh c.- Kim lo¹i mµu quý, hiÕm phôc vô CN ®iÖn tö, n ng l î ng, nguyªn tö.

Ph©n bè§ Æc ®iÓm kinh tÕ – kÜthuËt

Vai trß

IV. ĐÁNH GIÁ

GV trình chiếu : Biểu đồ Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (%)

Yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940

– 2000. Giải thích.

2000

5

20

54

14

7

Cñi, gç

Than ®

N¨ng l î ngnguyªn tö,thuû ®iÖn

DÇu khÝ

N¨ng l î ngmí i

165

Page 171: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Tại sao giai đoạn hiện nay và tương lai, việc tìm ra và sử dụng nguồn năng lượng mới thay

thế năng lượng hoá thạch là vấn đề cấp thiết

LỚP 11

BÀI 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (Tiếp theo)

Tiết 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HV cần:

- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt về nguồn tài nguyên năng lượng, của khu

vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và và

các vấn đề dân tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố

- Sử dụng bản đồ để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á, Trung Á và nhận

biết vị trí các quốc gia trong hai khu vực này.

- Phân tích số liệu để rút ra nhận xét về vai trò cung cấp dầu mỏ của hai khu vực này.

- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế,

như các vấn đề liên quan đến dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á.

- Bản đồ các nước trên thế giới.

- Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK (nếu có thể).

III. GỢI Ý DẠY HỌC

166

Page 172: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

* Mở bài:

GV treo bản đồ Tự nhiên châu Á hoặc bản đồ các nước trên thế giới và nêu câu hỏi: Trong

chương trình địa lí lớp 10, chúng ta đã tìm hiểu ngành công nghiệp năng lượng và biết một số

khu vực trên thế giới có trữ lượng lớn về dầu mỏ, khí đốt và là nguồn cung cấp dầu mỏ cho các

nước phát triển. Em nào có thể xác định trên bản đồ những khu vực đó? Sau khi học sinh chỉ ra

được khu vực Tây Nam Á, giáo viên thông báo khu vực này luôn thu hút sự quan tâm của các

quốc gia, vì sao đây lại là điểm nóng của thế giới. Bài học hôm nay giúp chúng ta cùng tìm hiểu

một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á, nơi trong nhiều năm nay thường xuyên xuất

hiện trên các bản tin thời sự quốc tế.

* Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

HĐ 1. Tìm hiểu khu vực Tây Nam Á và

Trung Á (Nhóm)

Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (5-

6 HS) chẵn, lẻ và giao nhiệm vụ:

- Nhóm lẻ: Quan sát H. 5.5. và bản đồ Tự

nhiên châu Á treo tường, đọc đoạn văn trong

SGK và điền thông tin vào phiếu học tập số 1.

- Nhóm 2: Quan sát H. 5.7. và bản đồ Tự

nhiên châu Á treo tường, đọc đoạn văn trong

SGK và điền thông tin vào phiếu học tập số

1.

Bước 2: HS các nhóm làm việc

Bước 3: Đại diện nhóm chẵn, lẻ lên trình bày

kết quả làm việc và cả lớp nhận xét.

GV kẻ sẵn bảng (xem mâu phiếu phản hồi

thông tin số 1) để HS viết vào bảng. Sau khi

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và

Trung Á

Tây Nam Á và Trung Á cùng có:

- Vị trí địa lí - chính trị chiến lược (trên con

đường nối giữa các châu Á- Âu- Phi)

- Nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác.

- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.

167

Page 173: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

nhóm trình bày, GV cho nhận xét bổ sung.

GV đặt câu hỏi củng cố và mở rộng kiến

thức:

- Hãy cho biết giữa hai khu vực có điểm gì

giống nhau?

Chuyển ý: Cùng có nguồn tài nguyên năng

lượng giàu có, song khả năng cung cấp dầu

mỏ của từng khu vực như thế nào, vấn đề dầu

mỏ tác động tới hai khu vực như thế nào,

sang phần sau ta tìm hiểu tiếp.

HĐ 2. Tìm hiểu một số vấn đề của khu vực

Tây Nam Á và Trung Á (Cá nhân, cặp đôi)

Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu cá nhân,

H.5.8, sau đó trao đổi với bạn cùng cặp để trả

lời các câu hỏi sau:

- Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô

nhiều nhất, ít nhất?

- Khu vực nào có lượng dầu thô tiêu dùng

nhiều nhất, ít nhất?

- Khu vực nào có khả năng vừa thoả mãn nhu

cầu dầu thô của mình, vừa có thể cung cấp

dầu thô cho thế giới, tại sao?

Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS

chuân lại kiến thức.

GV trao đổi với HS về vai trò của dầu

mỏ, khí đốt trong cuộc sống hiện đại (chất đốt

cho động cơ, nguyên liệu cho công nghiệp

hoá chất,...) và vai trò của nó đối với các

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á

và Trung Á

1. Vai trò cung cấp dầu mỏ

- Tây Nam Á giữ vai trò quan trọng, chứa gần

50% lượng dầu mỏ của thế giới

- Trung Á : khu vực có rất nhiều tiềm năng về

dầu, khí và các khoáng sản khác.

168

Page 174: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

nước phát triển để dẫn đến nhận xét do tầm

quan trọng của dầu mỏ, khí đốt, do sự thiếu

hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn

cầu nên hai khu vực này đã trở thành nơi

cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc”.

GV nên liên hệ với sự biến động của giá

xăng dầu trong nước/ quốc tế và tác động của

nó tới nền kinh tế và tới đời sống của người

dân. Từ đó có thể đưa ra yêu cầu về tiết kiệm

sử dụng nguồn năng lượng hạn chế, không,

tái sinh này.

Chuyển ý: Tây Nam Á là khu vực nổi

tiếng có nhiều dầu mỏ. Nguồn tài nguyên này

đã tạo những hệ quả gì cho khu vực?

HĐ 3. Tìm hiểu một số vấn đề của khu vực

Tây Nam Á và Trung Á (Cá nhân, cả lớp)

Bước 1: GV đặt câu hỏi:

Dựa vào thông tin trong bài học và hiểu biết

của bản thân, em hãy cho biết:

- Cả hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á vừa

qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì

đáng chú ý?

- Vấn đề gì của khu vực Tây Nam Á được cho

là diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho đến nay

vân chưa chấm dứt?

- Giải thích như thế nào về nguyên nhân của

các sự kiện đã xảy ra ở cả hai khu vực?

2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng

bố.

a. Hiện tượng

- Chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa

các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các giáo

phái trong Hồi giáo, nạn khủng bố.

- Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn

khủng bố ở nhiều quốc gia.

b. Nguyên nhân:

- Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên,

đặc biệt là nguồn dầu mỏ, khí đốt, môi trường

sống.

- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn

169

Page 175: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến

đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế -

xã hội của môi quốc gia và trong khu vực?

- Có thể đề xuất gì trong việc xây dựng các

giải pháp nhằm chấm dứt việc xung đột sắc

tộc, xung đột tôn giáo và chấm dứt nạn khủng

bố?

GV có thể cung cấp cho HV giấy viết có mặt

dính để dính lên bảng các câu trả lời, yêu cầu

môi HV có thể viết nhiều tờ, nhưng môi tờ

chỉ được viết một câu đơn nghĩa (để dễ tổng

hợp kết quả).

Bước 2: HV hoàn thành câu hỏi

Bước 3: GV chỉ định HV trả lời từng câu hỏi.

Tổng kết: Theo nội dung ghi ở cột bên.

giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.

- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ

lợi.

c. Hậu quả:

- Gây mất ổn định ở môi quốc gia, trong khu

vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

- Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được

cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát

triển.

- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế

của thế giới

IV. Gợi ý kiểm tra, đánh giá

GV có thể chọn các câu hỏi dưới đây để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Câu 1. Điền gạch nối các ô sao cho hợp lí:

170

Page 176: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Câu 2. Nếu đề xuất giải pháp cho các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á, giải pháp

cần tác động vào tầng nào của sơ đồ trên, tại sao?

V. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Đáp án:

Câu 1. Sơ đồ

Mâu thuẫn về quyền lợi: Đất đai, nguồn nước,

dầu mỏ, tài nguyên, môi trường sống

Định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hoá và các vấn

đề thuộc lịch sử

Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài

Xung đột quốc gia, sắc tộc

Xung đột tôn giáo Tệ nạn khủng bố

Kinh tế quốc gia bị giảm sút, làm

chậm, tốc độ tăng trưởng

kinh tế

Đời sống nhân dân bị

đe doạ

Môi trường bị ảnh

hưởng, suy thoái

Ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định của khu vực, biến động của giá dầu làm ảnh

hưởng tới KT thế giới

KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

171

Page 177: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Câu 2. Đề xuất giải pháp cho các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á, giải pháp

cần tác động vào tầng 1 của sơ đồ:

- Mâu thuân về quyền lợi: Đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên, môi trường sống.

- Định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hoá và các vấn đề thuộc lịch sử.

- Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

Vì đó là nguyên nhân gốc dân tới chiến tranh, xung đột, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế

và đời sống người dân.

VI. PHỤ LỤC

1. Phiếu học tập số 1

Tên khu vực nghiên cứu:

Các đặc điểm nổi bật Khu vực Tây Nam Á/ Trung Á

- Vị trí địa lí

- Diện tích lãnh thổ

Mâu thuân về quyền lợi: Đất đai, nguồn nước, dầu

mỏ, tài nguyên, môi trường sống

Định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hoá và các vấn đề

thuộc lịch sử

Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài

Xung đột quốc gia, sắc tộc

Xung đột tôn giáo Tệ nạn khủng bố

Kinh tế quốc gia bị giảm sút, làm

chậm. tốc độ tăng trưởng kinh tế

Đời sống nhân dân bị

đe doạ

Môi trường bị ảnh

hưởng, suy thoái

- Anh hưởng tới hoà bình, ổn định của khu vực,- Biến động của giá dầu làm ảnh hưởng tới KT thế giới

KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

172

Page 178: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Số quốc gia

- Dân số

- Ý nghĩa của vị trí địa lí

- Nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản

- Đặc điểm xã hội nổi bật

Thông tin phản hồi cho phiếu học tập số 1

Các đặc điểm

nổi bậtKhu vực Tây Nam Á Khu vực Trung Á

- Vị trí địa lí Tây Nam châu Á.Trung tâm lục địa Á - Âu, không tiếp

giáp với đại dương.

- Diện tích lãnh

thổKhoảng 7 triệu km2 5,6 triệu km2

- Số quốc gia 206 quốc gia (5 quốc gia thuộc Liên bang

Xô viết cu và Mông Cổ)

- Dân số Gần 323 triệu Hơn 80 triệu

- Ý nghĩa của vị

trí địa lí

Tiếp giáp giữa 3 châu lục, án

ngữ kênh đào Xuy-ê, có vị trí

địa lí - chính trị rất quan trọng

Có vị trí chiến lược quan trọng: tiếp

giáp với các cường quốc lớn: Nga,

Trung Quốc, Ấn Độ

- Nét đặc trưng

về điều kiện tự

nhiên

Khí hậu khô, nóng, nhiều núi,

cao nguyên và hoang mạc

Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa,

nhiều thảo nguyên và hoang mạc

173

Page 179: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Tài nguyên

thiên nhiên,

khoáng sản

Khu vực giầu dầu mỏ, chiếm

50% trữ lượng dầu mỏ của thế

giới

Nhiều loại khoáng sản, có trữ lượng dầu

mỏ khá lớn

- Đặc điểm xã

hội nổi bật

- Nền văn minh cổ đại rực rỡcủa

nhân loại

- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi

- Xung đột , chiến tranh, khủng

bố mất ổn định

- Là nơi có con đường tơ lụa đi qua.

- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi.

- Xung đột, mất ổn định

LỚP 12 – BÀI 27

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được cơ cấu ngành CN năng lượng của nước ta cung như các nguồn lực tự nhiên, tình

hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành.

- Hiểu rõ được cơ cấu ngành CN thực phâm, cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân

bố của từng phân ngành.

2. Kĩ năng

- Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cung như các nhà máy nhiệt

điện, thuỷ điện chính đã và đang được xây dựng ở nước ta và tuyến đường dây siêu cao áp 500

KV.

- Chỉ trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính và các trung tâm CN thực phâm của nước ta.

- Phân tích được sơ đồ cấu trúc, biểu đồ và số liệu về ngành CN năng lượng và CN thực phâm.

3. Thái độ

174

Page 180: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ Địa chất – khoáng sản Việt Nam.

- Bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, Công nghiệp Việt Nam.

- Át lát Địa lí Việt Nam.

- Sơ đồ, biểu đồ...

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

* Mở bài

GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm ngành CN trọng điểm, sau đó giới thiệu cho HS biết các

ngành CN trọng điểm sẽ tìm hiểu.

* Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

* Hoạt động 1: GV sử dụng Sơ đồ cơ cấu

ngành CN năng lượng để giới thiệu cho HS

những ngành CN hiện có ở nước ta và những

ngành sẽ phát triển trong tương lai.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu CN khai thác

nguyên, nhiên liệu (cặp)

- Bước 1: HS dựa vào SGK, bản đồ Địa chất

– khoáng sản (hoặc Át lát Địa lí Việt Nam) và

kiến thức đã học: + Trình bày ngành CN khai

thác than và CN khai thác dầu khí theo phiếu

học tập số 1 và số 2.

+ Các cặp số chẵn làm phiếu số 1, các cặp số

lẻ làm phiếu số 2.

1. Công nghiệp năng lượng

a. CN khai thác nguyên, nhiên liệu

- CN khai thác than (Thông tin phản hồi phiếu

học tập số 1)

175

Page 181: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

- Bước 2. HS trình bày, GV đưa thông tin

phản hồi ở phiếu học tập để HS đối chiếu.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành CN điện lực

(cá nhân/ cặp)

- Bước 1: HS dựa kiến thức trong SGK (kiến

thức đã học):

+ Hãy phân tích khái quát những thế mạnh về

tự nhiên đối với việc phát triển ngành CN điện

lực nước ta.

+ Hiện trạng phát triển ngành CN điện lực của

nước ta.

+ Tại sao có sự thay đổi về cơ cấu sản lượng

điện?

- Bước 2: HS trình bày, GV chuân lại kiến

thức.

- Chuyển ý bước 3: Tìm hiểu tình hình phát

triển và phân bố ngành thuỷ điện và nhiệt

điện.

+ HS dựa vào hình 27.3 cho biết điều kiện

- CN khai thác dầu khí (Thông tin phản hồi

phiếu học tập số 2)

b. Công nghiệp điện lực

* Khái quát chung:

- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển CN

điện lực.

- Sản lượng điện tăng rất nhanh

- Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có

thay đổi:

+ Giai đoạn 1991 – 1996 thuỷ điện chiếm hơn

70%

+ Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm khoảng 70%

- Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường

dây siêu cao áp 500 KV

176

Page 182: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

phát triển và phân bố ngành thuỷ điện và nhiệt

điện nước ta.

+ Tại sao nhà máy nhiện điện chạy bằng than

không được xây dựng ở miền Nam?

- Bước 4. HS trả lời, bổ sung; GV giúp HS

chuân lại kiến thức.

* Ngành thuỷ điện và nhiệt điện

- Thuỷ điện:

+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập

trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

+ Hàng loạt các nhà máy thuỷ điện công suất

lớn đang hoạt động: Hoà Bình (1920 MW),

Yaly (720 MW)...

+ Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng:

Sơn La, Na Hang...

- Nhiệt điện:

+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn

nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng Mặt Trời, sức

gió...

+ Các nhà máy nhiệt điện phía Bắc chủ yếu

dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt

điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa

vào dầu, khí.

+ Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất

lớn đi vào hoạt động: Phả Lại 1 và 2

177

Page 183: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

* Hoạt động 4: Tìm hiểu ngành CN chế

biến lương thực, thực phẩm (lớp)

- Bước 1. GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ

Nông nghiệp, sơ đồ, bảng biểu trong SGK và

kiến thức đã học:

+ Chứng minh cơ cấu ngành CN chế biến

lương thực, thực phâm đa dạng.

+ Giải thích vì sao CN chế biến lương thực,

thực phâm là ngành CN trọng điểm?

+ Tại sao nói: việc phân bố CN chế biến

lương thực, thực phâm mang tính quy luật?

- Bước 2. HS trả lời, GV giúp HS chuân kiến

thức.

(440MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng

(150MW, 300MW), Phú Mỹ 1,2,3 và 4 (4164

MW)...

+ Một số nhà máy đang được xây dựng.

2. CN chế biến lương thực, thực phẩm

- Cơ cấu ngành CN chế biến lương thực, thực

phâm rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm

ngành chính (...), ngoài ra còn có các phân

ngành (...).

- Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng

trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải

sản.

- Hàng năm sản xuất được một khối lượng rất

lớn (...).

- Việc phân bố CN ngành CN này mang tính

quy luật. Nó phụ thuộc vào tính chất nguồn

nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.

IV. ĐÁNH GIÁ

1. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu ở một phương án trả lời đúng

Câu 1. Than có chất lượng tốt nhất của nước ta tập trung ở khu vực:

178

Page 184: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

A. Thái Nguyên

B. Quảng Ninh

C. Đồng bằng sông Hồng

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 2. Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ năm (tại mỏ):

A. 1984 (Hồng Ngọc)

B. 1985 (Rạng Đông)

C. 1986 (Bạch Hổ)

D. 1987 (Rồng)

Câu 3. Nguyên nhân cơ bản làm cho sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta trong những

năm gần đây liên tục tăng:

A. Xuất khâu

B. Dân số tăng nhanh

C. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

D. Gia tăng các khu CN

Câu 4. Để phát triển ngành CN điện lực mang lại hiệu quả kinh tế, ít gây ô nhiễm môi trường và

cạn kiệt tài nguyên..., ta nên dựa trên nguồn tài nguyên:

A. Nước

B. Than

C. Dầu

D. Khí đốt

Câu 5. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không được xây dựng ở miền Nam là do:

179

Page 185: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

A. Thiếu đội ngu lao động có trình độ

B. Xa các mỏ than

C. Xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn

D. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Câu 6. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phâm:

A. Thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển

B. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ

C. Nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao

D. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ

ĐÁP ÁN

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án B C C A B B

2. Tự luận

Câu 1. Tại sao CN năng lượng lại là ngành CN trọng điểm của nước ta?

Câu 2. Tại sao ngành CN rượu, bia, nước ngọt lại phân bố ở các đô thị lớn?

Câu 3. Tại sao nói việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở nước ta hiện nay là một

trong những vấn đề quan trọng?

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 1990 – 2006

Sản phâm 1990 1995 2000 2006

Than (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 38,9

180

Page 186: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Dầu thô (triệu tấn)

Điện (tỉ KWh)

2,7

8,8

7,6

24,7

16,3

26,7

17,2

59,1

+ Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phâm CN của nước

ta trong giai đoạn 1990 – 2006.

+ Nhận xét và giải thích sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa sản lượng than, dầu thô và

điện.

VI. PHỤ LỤC

Phiếu học tập số 1

Công nghiệp khai thác than

Các loại Trữ lượng Phân bố Tình hình sản xuất

Antraxit

Than nâu

Than bùn

Phiếu học tập số 2

Công nghiệp khai thác dầu, khí

Trữ lượng Phân bố Tình hình sản xuất

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1

Công nghiệp khai thác than

Các loại Trữ lượng Phân bố Tình hình sản xuất

181

Page 187: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Antraxit Hơn 3 tỉ tấn Vùng Đông Bắc, nhất là

Quảng Ninh

- Trước năm 2000 tăng

với tốc độ bình thường

(năm 1990 là 4,6 triệu

tấn, năm 1995 là 8,4

triệu tấn, năm 2000 là

11,6 triệu tấn).

- Những năm gần đây

tăng với tốc độ rất nhanh

(năm 2005 đạt hơn 34

triệu tấn).

Than nâu Hàng chục tỉ

tấn

Đồng bằng sông Hồng

Than bùn Lớn - Có ở nhiều nơi

- Tập trung chủ yếu ở

Đồng bằng sông Cửu

Long (nhất là khu vực U

Minh)

Than mỡ Nhỏ Thái Nguyên

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2

Công nghiệp khai thác dầu, khí

Trữ lượng Phân bố Tình hình sản xuất

- Vài tỉ tấn

dầu mỏ.

- Hàng trăm tỉ

m3 khí.

- Các bể trầm tích ngoài thềm lục địa.

- Bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn

Sơn có triển vọng về trữ lượng và khả

năng khai thác.

- Ngoài ra dầu, khí còn có ở bể trầm

tích sông Hồng, Trung Bộ, Thổ Chu –

Mã Lai.

- Năm 1986, tấn dầu thô đầu tiên

được khai thác. Từ đó đến nay, sản

lượng khai thác liên tục tăng (năm

2005 đạt 18,5 triệu tấn).

- Khí tự nhiên đã được khai thác

phục vụ cho nhà máy điện và sản

xuất phân đạm.

- Chuân bị cho ra đời ngành CN

lọc – hoá dầu (Dung Quất).

4. MỘT SỐ CÂU HỎI VÍ DỤ:

A. Tự luận:

1. Khoáng sản năng lượng gồm mấy loại? Khi sử dụng với môi loại cần chú ý điều gì? Tại

sao?

182

Page 188: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

2. Các nguồn năng lượng nào được gọi là năng lượng sạch? Cho Ví dụ? Ưu nhược điểm của

loại năng lượng này?

3. Bằng những kiến thức của em về hoàn lưu khí quyển trên địa cầu, hãy khoanh vùng các

khu vực có khả năng phát triển nguồn năng lượng từ sức gió trên bản đồ thế giới (bản đồ

trống).

4. Bằng những kiến thức của em về sự phân bố nhiệt và bức xạ trên địa cầu, hãy chỉ ra các

khu vực có tiềm năng lớn về việc khai thác nguồn năng lượng Mặt Trời trên thế giới. Giải

thích?

5. a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công suất các nhà máy thuỷ điện cung như khả

năng cung cấp điện của sông ngòi.

b. Vận dụng phân tích bảng số liệu:

Bảng: Mười sông có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất nước ta

Lu vực sông Công suất

( MW)

Điện năng

( Tỉ kWh)

Tỉ lệ

(%)

Sông Lô – Gâm – Chảy 1120 4,1 4,9

Sông Đà 6960 26,96 32,3

Sông Mã 890 3,37 4,0

Sông Cả 520 2,09 2,5

Sông Vu Gia – Thu Bồn 1360 5,1 6,1

Sông Trà Khúc – Hương 480 2,13 2,6

Sông Ba 670 2,7 3,2

Sông XêXan 1980 9,36 11,2

Sông Xrê Pôc 700 3,32 4,0

Sông Đồng Nai 2870 11,64 14,0

183

Page 189: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Cộng 10 lưu vực 17550 70,77 84,8

Toàn bộ lãnh thổ 20560 8342 100

6. Tại sao nói: "Trong quá trình Công nghiệp hóa của các quốc gia, Công nghiệp Năng

lượng phải đi trước một bước"?

7. Hãy phân tích nhân tố năng lượng trong việc ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

Công nghiệp?

8. Nêu những hiểu biết của em về tình hình sử dụng năng lượng của tỉnh nhà? Liên hệ việc

sử dụng năng lượng trong gia đình em.

9. Trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta, công nghiệp năng lượng hiện chưa đáp ứng

được nhu cầu. Em hãy đề xuất các giải pháp cho vấn đề này.

B. Trắc nghiệm:

1. Chúng ta cần phải khai thác và sử dụng hợp lí nguồn năng lượng hóa thạch vì:

A. chúng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp.

B. chúng luôn có ích cho con người.

C. nước ta rất ít nguồn năng lượng hóa thạch.

D. để hình thành nguồn năng lượng hóa thạch cần hàng vạn, hàng triệu năm

2. Trong các nguồn năng lượng sau, nguồn năng lượng nào được gọi là Năng lượng

xanh:

A. Than đá.

B. Dầu mỏ.

C. Năng lượng nguyên tử.

D. Năng lượng mặt trời.

184

Page 190: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

3. Công trình nào sau đây đã giúp tiết kiệm năng lượng:

A. Đường hầm dưới biển Măng Sơ nối nước Anh và nước Pháp.

B. Kênh đào Panama nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

C. Đường dây tải điện 500kV nối liền miền Bắc và miền Nam (nước ta).

D. Vạn Lý Trường Thành nối miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

4. Khu vực Tây nam Á có khả năng phát triển mạnh ngành Công nghiệp năng lượng

dựa vào các nguồn tài nguyên sẵn có là:

A. Dầu khí và than đá. B. Dầu khí, NL Mặt Trời, gió.

C. Thủy điện. D. Thủy điện và dầu mỏ.

5. Hãy chọn phương án sai: Việc khai thác rừng làm chất đốt gây ra những hậu quả:

A. làm mất rừng, xói mòn đất, động vật không có nơi cư trú.

B. làm ô nhiễm bầu không khí, tăng CO2, gây hiệu ứng nhà kính.

C. gây thủng tầng ôzôn.

D. gây ra tình trạng lu lụt, hạn hán.

6. Năng lượng địa nhiệt thuộc nhóm năng lượng:

A. Có thể phục hồi.

B. Không thể phục hồi được.

C. Vô tận.

D. Tất cả đều sai.

185

Page 191: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

CHƯƠNG IV: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG PTTH

1. Mục tiêu, nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ

1.1. Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ trong môn Sinh học

Học sinh có nhận thức đúng về:

- Bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên và khai thác, sử dụng hợp lý nguồn năng lượng trong

thiên nhiên. Giáo dục sâu sắc về môi trường thiên nhiên qua chương trình môn học. Hiện nay

việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính là sự quan tâm không chỉ của một cá

nhân, một tổ chức, một quốc gia mà là của toàn thế giới, vì năng lượng hiện nay do con

người tạo ra phần lớn từ nguồn năng lượng hoá thạch của trái đất, những nguồn năng

lượng đó không phải là vô tận mà còn gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn làm biến đổi khí

hậu toàn cầu, ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu con người (phần lớn là người nghèo).

- Nội dung các bài học ngoại khoá, thực hành, tin, ảnh về tình trạng người dân vào rừng

chặt phá rừng.

- Hoạt động quang hợp, hô hấp của cây liên quan đến chuyển đổi năng lượng trong tự

nhiên. Cây xanh sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp chế tạo ra chất hữu cơ nuôi cây đồng

thời nó cung cấp cho chúng ta CO2 để điều chế một số loại hoá chất.

- Tìm các nguồn năng lượng khác để thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng

gió, địa, nhiệt,...

- Việc thuần hóa và nuôi dưỡng các loại động vật để phục vụ nhu cầu của con người có liên

quan tới việc sử dụng năng lượng. Do vậy GV cần cho HS hiểu được dựa vào đặc điểm cấu tạo

thích nghi và tập tính của động vật để áp dụng vào việc chăn nuôi để sử dụng nguồn năng lượng

tiết kiệm.

- Hoạt động hô hấp của con người cũng liên quan đến việc sử dụng năng lượng.

- Vấn đề sử dụng năng lượng cũng ảnh hưởng đến TĐC và trao đổi năng lượng.

- Vấn đề dân số là một áp lực đối với việc sử dụng nguồn tài nguyên.

186

Page 192: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Hạn chế khí thải của các nhà máy.

- Hạn chế khí thải của các phương tiện giao thông.

- Liên hệ thực tế chống ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng sạch, giáo dục sức

khoẻ sinh sản vị thành niên

- Năng lượng cần cung cấp đủ cho cơ thể trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Quá trình chuyển hoá năng lượng trong cơ thể, duy trì hoạt động sống.

- Tăng cường sử dụng tài nguyên tái sinh.

- Tăng cường sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu:

Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều.

- Tăng cường bảo vệ rừng và cây xanh.

- Tham quan thiên nhiên, vận dụng luật bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào việc vận

động và tuyên truyền phòng chống ô nhiễm môi trường sử dụng năng lượng sạch.

- Trong các bài cụ thể chứng minh ảnh hưởng của năng lượng đến hệ sinh thái và tầm quan

trọng của năng lượng.

- Đi đôi với giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng cho người lớn chúng ta

phải tuyên truyền và giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho học

sinh là một bộ phận không nhỏ của xã hội. Vì giáo dục từ nhỏ để tạo thành thói quen cho

các em, từ thói quen dân đến hành động cụ thể, qua các em về tuyên truyền về sử dụng tiết

kiệm và hiệu quả năng lượng với gia đình và những người xung quanh.

II. Nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ trong môn Sinh học

Líp Tªn bµi §Þa chØ tÝch hîp

(TÝch hîp vµo néi dung nµo

Néi dung GD sö dông NLTKHQ

Møc ®é tÝch hîp

187

Page 193: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

cña bµi)

10

Bµi 1. C¸c cÊp tæ chøc cña thÕ giíi sèng

I – C¸c cÊp tæ chøc cña thÕ giíi sèng.

Liªn hÖ thùc tÕ GD ý thøc b¶o vÖ m«i tr-êng => ®¶m b¶o hÖ sinh th¸i ®¹t hiÖu suÊt cao, khai th¸c nguån sèng trong HST hiÖu qu¶ nhÊt

Liªn hÖ

10

Bµi 4. Cacbonhi®rat vµ Lipit

Cñng cè díi d¹ng bµi tËp vËn dông ( axit bÐo no vµ kh«ng no cã RQ kh¸c nhau....)

Giíi thiÖu sö dông nguån n¨ng lîng tõ hîp chÊt Cacbonhi®rat thay thÕ nguån n¨ng lîng kh¸c.

CÇn ph¶i thêng xuyªn cung cÊp ®Çy ®ñ c¸c chÊt cho c¬ thÓ ®Ó ®¶m b¶o ®Çy ®ñ n¨ng lîng cho c¸c ho¹t ®éng sèng. Kh«ng ¨n d thõa c¸c chÊt => cã thÓ g©y bÖnh l·ng phÝ n¨ng lîng

Liªn hÖ

10Bµi 7. TÕ bµo nh©n s¬

I - §Æc ®iÓm chung cña tÕ bµo nh©n s¬.

KiÕn thøc vÒ cÊu t¹o kÝch thíc nhá bÐ cña tÕ bµo nh©n s¬ cã thÓ vËn chuyÓn c¸c chÊt tõ n¬i nµy ®Õn n¬i kh¸c trong tÕ bµo nhanh -> tèn Ýt n¨ng lîng -> tiÕt kiÖm

TÝch hîp bé phËn

10 Bµi 13. Kh¸i qu¸t vÒ n¨ng l-îng vµ chuyÓn hãa vËt chÊt.

Cñng cè díi d¹ng bµi tËp vËn dông

HS trao ®æi ®Ó thÊy ®îc r»ng n¨ng l-îng trong thÕ giíi sèng ®îc b¾t ®Çu tõ ¸nh s¸ng mÆt trêi, chuyÓn tíi c©y xanh. vµ qua chuçi thøc ¨n

Liªn hÖ

188

Page 194: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

®i vµo ®éng vËt råi cuèi cïng chuyÓn thµnh nhiÖt ph¸t t¸n vµo m«i trêng. Qua mçi bËc dinh dìng n¨ng lîng bÞ mÊt díi d¹ng nhiÖt -> h¹n chÕ tiªu hao n¨ng l-îng.

Đối với con người cần xây dựng khâu phần ăn hợp lí cho từng đối tượng lao động nhằm tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng đảm bảo sức khỏe cho con người

11 Bài 2.

Trao

đổi nước

VI.2. Tưới nước hợp lí cho cây trồng

Xây dựng biện pháp chăm sóc, tưới tiêu, hợp lí

Tích hợp bộ phận và liên hệ

11 Bài 5.

Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật

VII. Bón phân hợp lí cho cây trồng

Xây dựng biện pháp bón phân hợp lí

Tích hợp bộ phận và liên hệ

11 Bài 10. Quang hợp và năng suất cây trồng

II – Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp

Xác định biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp

Tích hợp bộ phận và liên hệ

11 Bài 11.

Hô hấp sáng

V – Hô hấp sáng Cần hạn chế hô hấp sáng vì hô hấp sáng làm tiêu tốn sản phâm quang hợp --> ảnh hưởng tới năng suất cây trồng

Tích hợp bộ phận và liên hệ

11 Bài 12.

ảnh hưởng của các nhân tố môi trường

tới hô hấp

IV – Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản

Cần có biện pháp bảo quản nông sản đúng cách.

Tích hợp bộ phận và liên hệ

11 Bài 15. Củng cố Xây dựng khâu phần ăn hợp lí, cân đối cho từng

Liên hệ

189

Page 195: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Tiêu hóa nhóm động vật

11 Bài 17.

Hô hấp

Củng cố Tăng hiệu quả hô hấp bằng chế độ luyện tập, sinh hoạt

Liên hệ

11 Bài 23. Hướng động

II.2 – Hướng sáng Trồng cây phù hợp với điều kiện ánh sáng để tiết kiệm diện tích, tăng năng suất cây trồng

Tích hợp bộ phận và liên hệ

12 Bài 36.

Quần thể sinh vât và mối

quan hệ giữa các cá thể trong quần

thể

II – Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Cá thể có mối quan hệ hô trợ giúp tăng khả năng sử dụng nguồn sống và sức chống chịu

Liên hệ

12 Bài 37.

Các đặc trưng cơ bản của quần thể

sinh vật

IV – Mật độ cá thể của quần thể

Giữ đúng mật độ cá thể trong quần thể giúp đảm bảo khai thác hiệu quả tối ưu nhất.

Liên hệ

12 Bài 38.

Các đặc trưng cơ bản của

quần thể sinh vật

VII. Tăng trưởng ở quần thể người

- Sự tăng dân số là nguyên nhân chính tạo ra sức nặng về cung cấp nguồn sống, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống.

Liên hệ

12 Bài 39.

Biến động số lượng cá thể của quần thể

sinh vật

II.1. Nguyên nhân Xác định được nguyên nhân gây biến động do mật độ quá cao, ý nghĩa của sự biến động trên sơ sở đó học sinh tự liên hệ vào thực tế giúp khai thác có hiệu quả nguồn sống

Liên hệ

12 Bài 40.

Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần

II.2 - Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã

III.1. Các mối quan hệ sinh thái

- Giáo dục cho HS thấy rằng trong trồng trọt người ta thường trồng xen canh, trồng theo các đường đồng mức...để tiết kiệm đất, sử dụng được tối đa nguồn năng lượng mặt trời trong trồng trọt.

Tích hợp bộ phận

190

Page 196: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Để sử dụng tối đa nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng, sử dụng triệt để nguồn năng lượng của các bậc dinh dưỡng, nguồn thức ăn... trong chăn nuôi thủy sản người ta chọn những thành phần nuôi phù hợp.

12 Bài 41.

Diễn thế sinh thái

III – Nguyên nhân diễn thế

IV – Tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế

Học sinh xác định được tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trên cơ sở đó biết khai thác nguồn sống đúng lúc để đạt hiệu quả cao.

Liên hệ

12 Bài 42.

Hệ sinh thái

III.2 – Các hệ sinh thái nhân tạo

Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, giúp khai thác và nâng cao NS cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp

Liên hệ

12 Bài 43.

Trao đổi vật chất trong hệ

sinh thái

I. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật

Xác định được ý nghĩa của sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Liên hệ

12 Bài 44.

Chu trình sinh địa hóa

và sinh quyển

I.1 – Chu trình cacbon

HS thấy được sư tuần hoàn vật chất trong các chu trình sinh địa hoá. Biết sử dụng, khai thác tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái sinh

Liên hệ

12 Bài 45.

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất

sinh thái

Cả bài HS phải xác định được ý nghĩa và đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái. Từ đó thấy được trong khai thác tiềm năng sinh học, các mắt xích đầu trong chuôi và lưới thức ăn sẽ cho hiệu quả khai thác cao hơn.

Tích hợp

12 Bài 46.

Thực hành – Quản lí và sử

Cả bài Phân tích tình hình ở địa phương từ đó nêu một số hương giải quyết.

Có thể tổ chức dạy học theo dự án trong thời gian một tiết học.

191

Page 197: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

dụng bền vững tài

nguyên thiên nhiên

Thực hành tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình, lớp học, địa phương

Hoặc cho HS liên hệ thực tế bằng bài tập thực hành theo nhóm

3.Giới thiệu một số bài soạn tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ

Bài: CACBONHIDRAT và LIPIT

I. Mục tiêu bài học

Giới thiệu sử dụng nguồn năng lượng từ hợp chất Cacbonhidrat thay thế nguồn năng

lượng khác.

Cần phải thường xuyên cung cấp đầy đủ các chất cho cơ thể để đảm bảo đầy đủ năng

lượng cho các hoạt động sống. Không ăn dư thừa các chất => có thể gây bệnh lãng phí năng

lượng.

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này HS có thể:

- Liệt kê được tên loại đường đơn, đường đôi, và đường đã có trong cơ thể sinh vật.

- Trình bày được chức năng của một số loại đường trong cơ thể sinh vật.

- Liệt kê các loại Lipit có trong cơ thể sinh vật.

- Trình bày chức năng của các loại Lipit.

(Chú ý: Đây là bài có nội dung rất dài, nhiều kiến thức hóa hữu cơ học sinh chưa được

hoc, nên trọng tâm của bài là HS nên được chức năng của một số loại Cacbonhidrat và lipit trong

tế bào – vai trò của chúng với cơ thể lại là nội dung của lớp 11).

2. Kỹ năng

- Phân biệt được saccarit và lipit về cấu tạo, tính chất, vai trò.

3. Thái độ, hành vi

- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh để phân biệt các chất.

192

Page 198: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

II. Thiết bị dạy học cần thiết

- Hình 4.1; 4.2 trong SGK

- Tranh ảnh (hay mâu vật thật) các loại thực phâm, hoa quả có nhiều đường và lipit,

đường glucozo và fructozo tinh khiết.

III. Tiến trình tổ chức bài học

1. Bài cu

a. Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về

nguyên tố vi lượng ở người.

b. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên hành tinh khác trong vu trụ các nhà khoa học trước

hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?

2. Phần mở bài

- Thế nào là hợp chất hữu cơ?

- Chất hữu cơ khác với chất vô cơ như thế nào?

- Trong tế bào có những loại đại phân tử hữu cơ nào?

- Tại sao người ta gọi là đại phân tử?

3. Nội dung bài học

CACBONHIDRAT và LIPIT

Các kiến thức của bài là cơ sở để học các bài về sau (cấu trúc màng tế bào, trao đổi chất

và năng lượng...) nên cần trang bị tốt cho học sinh. Tuy nhiên, đây lại là những kiến thức hóa hữu

cơ nên trừu tượng với học sinh. Vì vậy, trọng tâm của bài không phải là yêu cầu học sinh ghi nhớ

máy móc các công thưc hóa học mà là phân biệt được saccarit và lipit về cấu tạo, tính chất, vai

trò. Cần lưu ý HS, tuy cacbonhidrat và lipit đều có C, H, O nhưng lại khác nhau về tỉ lệ các

nguyên tố trong phân tử. Cacbonhidrat và lipit còn khác nhau ở tính chất hòa tan trong các dung

môi khác nhau. Các đường đơn có vai trò chủ yếu là cung cấp năng lượng, các đường đa có vai

trò chủ yếu là dự trữ năng lượng trong khi vai trò đặc biệt của lipit là cấu trúc nên hệ thống màng

sinh học và các vai trò khác như các hoocmon, các vitamin tham gia vào quá trình điều chỉnh cho

193

Page 199: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

nhiều quá trình sống,...

Cung cần cho HS phân biệt sự khác nhau giữa đường đơn và đường đôi tuy giống nhau về

tính hòa tan trong nước nhưng lại khác nhau về tính chất: đường đơn có tính khử mạnh còn

đường đôi thì không (trừ mantozo và lactozo). Các đường đơn thường gặp như glucozo, fluctozo,

galactozo đều có công thức phân tử là C6H6O6 nhưng công thức cấu tạo lại khác nhau (do sự sắp

xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử) nên có đặc tính khác nhau.

Các đường đa như tinh bột, glicogen, xenlulozo đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

mà đơn phân là glucozo. Các đường này có các đặc tính khác nhau là do cấu trúc đa phân của

chúng: tinh bột và glicogen có những mạch có nhánh bên còn xenlulozo là những mạch không có

nhánh bên tạo thanh nhiều sợi chắc bền.

Mỡ, dầu và sáp là các dạng lipit thường gặp trong cơ thể sống. Dầu ở trạng thái

lỏng, mỡ ở trạng thái nửa lỏng nửa rắn, còn sáp ở trạng thái rắn trong điều kiện nhiệt độ

bình thường. Do tính chất không tan trong nước nên trong nước chung thường tạo

thành một lớp màng mỏng, vì thế tế bào mới sử dung lipip để tạo nên các dạng màng

ngăn cách (như màng sinh chất ngăn cách tế bào với môi trường, màng các bào quan

ngăn cách chất tế bào thành từng ô riêng biệt).

Mục đích và nội dung dạy học Hoạt động của GV và HS

Có 4 loại đại phân tử hữu cơ quan trọng

cấu tạo nên mọi tế bào của cơ thể là

cacbonhidrat, lipit, protein và các axit

nucleic

I. CACBONHIDRAT (Gluxit)

1. Cấu trúc hóa học

- GV cho HS đọc SGK và phát vấn: Các hợp chất

hữu cơ quan trọng cấu tạo nên mọi loại tế bào

của cơ thể là gì?

- Đặc điểm chung của nhóm các hợp chất hữu

cơ?

(Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều

đơn phân kết hợp lại)

GV: yêu cầu HS đọc lệnh trong phần I SGK và

trả lời lệnh.

- Là hợp chất hữu cơ được cấu thành từ C, H, và

194

Page 200: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Là hợp chất hữu cơ đơn giản chỉ chứa 3

loại nguyên tố là C, H, O được cấu tạo

theo nguyên tắc đa phân.

Các dạng đường đơn (6C) glucôzơ,

fluctôzơ, galactôzơ.

Đường đôi: gồm 2 phân tử đường đơn

cùng loại hay khác loại. Có vị ngọt và tan

trong nước.

Glucôzơ+Fluctôzơ -> Saccarôzơ+H2O

Các dạng đường đôi: Saccarôzơ (đường

mía, lactôzơ (đường sữa), mantôzơ (đường

mạch nha).

O theo công thức chung (CH2O)n, trong đó tỉ lệ

giữa H và O giống như H2O.

VD: C6H6O6

Đường đơn có những dạng nào? Kể tên các dạng

đường đơn? Vai trò của nó?

GV bổ sung: Glucozo (đường nho) có ở thực vật

và động vật; Fructozo (có trong đường sữa) có

nhiều trong sữa của động vật.

GV: HS hãy kể tên các loại đường đôi?

HS trả lời, GV bổ sung củng cố thêm.

+ Đường saccarozo (đường mía) có nhiều trong

thân cây mía, củ cải đường, của cà rốt

+ Đường lactozo (đường sữa) có trong sữa động

vật. Cấu tạo gồm 1 phân tử glucozo và 1 phân tử

galactozo.

+ Đường mantozo (đường mạch nha) gồm 2

phân tử glucozo. Có thể chế biến bằng cách lên

men tinh bột.

HS quan sát hình 4.1 nhận xét cấu trúc của phân

tử xenlulozo

GV nên câu hỏi phát vấn:

- Đường đa có những loại nào? Tính chất chung

của chúng?

- Tinh bột tồn tại ở đâu? Con người dùng tinh bột

ở dạng nào?

- Giải thích tại sao khi ta ăn cơm càng nhai nhiều

195

Page 201: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Đường đa: gồm nhiều phân tử đường liên

kết với nhau (glicôgen, tinh bột,

xenlulôzơ, kitin)

2. chức năng của cacbohidrat

- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào

và cở thể

- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận cơ thể.

càng thấy có vị ngọt?

GV nêu câu hỏi phát vấn:

- Cơ thể chúng ta có tiêu hóa được xenlulozo

không? Vai trò của chúng trong cơ thể con

người/

- Trâu bò tiêu hóa được xenlulozo là nhờ vào

đâu?

GV cho HS xem tranh một số loại đường

HS đọc mục 2 SGK thảo luận nhóm và trả lời

chức năng của cacbonhidrat. Nêu ví dụ về vai

trò.

II. LIPIT

Là nhóm chất hữu cơ không tan trong

nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ

như benzen, ête, clorofooc.

* Dầu và mỡ

- Gồm glizerol (một loại rươu 3C) liên kết

với 3 axit béo.

- Chức năng: dự trữ năng lượng cho tế bào

và cơ thể.

* Các phốtpholipit

GV nêu câu hỏi phát vấn:

Tính chất của lipit?

Các dạng lipit thường gặp ở trong tự nhiên là gì?

Hãy cho biết mỡ và dầu khác nhau ở đặc điểm

nào? Tại sao?

GV sử dụng hình cấu trúc của photpholipit cho

HS quan sát thảo luận nhóm và mô tả cấu trúc

của phân tử photpholipit.

- Trong cơ thể có côlesterôn là chất tham gia vào

196

Page 202: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Phôtpholipit có cấu trúc gồm hai phân tử

axit béo liên kết với một phân tử glixerol,

vị trí thứ bao của phân tử glixerol được

liên kết với nhóm photphat.

- Cấu tạo nên các loại màng của tế bào.

* Hoocmôn

- Có bản chất là steroit như testosteron hay

estrogen. Colesteron tham gia vào cấu tạo

màng tế bào.

* Các loại sắc tố như diệp lục, sắc tố của

võng mạc ở mắt người và một số loại

vitamin A, D, E và K

thành phần cấu tạo của màng tế bào. Nếu hàm

lượng colesteron quá nhiều sẽ tích đọng trong

mạch máu gây bệnh xơ cứng mạch -> đột quỵ

tim.

- Tại sao khi ăn nhiều mỡ động vật thì sẽ bị thừa

colesteron trong mau?

- Các hoocmon sinh dục như testôstêrôn (ở nam)

và ơstrogen (ở nữ), cung như một số vitamin A,

D, E và K đều thuộc chất lipôit.

Khi bị bệnh đái đường là do dư thừa glucozo

trong máu nên kiêng ăn ngọt, người già bị bệnh

tim mạch không thể ăn nhiều mỡ động vật, nhiều

thức ăn giàu colesteron mà nên ăn thay thế bằng

dầu thực vật để đề phòng tích luy quá nhiều

colesteron gây xơ vữa mạch máu. Nên ăn nhiều

rau không chỉ để có nhiều vitamin mà còn có

chất xơ trong ruột già phòng ung thư ruột già.

- Tại sao các động vật ngủ đông như gấu thường

có lớp mỡ rất dày? (dự trữ năng lượng).

4. Củng cố

- Sử dụng các câu hỏi trong SGK.

- Sử dụng bảng để HS tổng hợp và tổng kết bài.

Dấu hiệu so

sánh

Cacbonhidrat Lipit

197

Page 203: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

1. Cấu tạo Cn(H2O)m Nhiều C và H, rất ít O

2. Tính chất Tan nhiều trong nước, dễ phân

hủy hơn.

Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ.

Khó phân hủy hơn.

3. Vai trò Đường đơn: cung cấp năng

lượng, cấu trúc nên đường đa.

Đường đa: dự trữ năng lượng

(tinh bột, glicôgen), tham giam

cấu trúc tế bào (xenlulôzơ), kết

hợp với prôtêin.

Tham gia cấu trúc màng sinh học, là

thành phần của các hoocmon,

vitamin. Ngoài ra lipit còn có vai trò

dự trữ năng lượng cho tế bào và nhiều

chức năng sinh học khác.

5. Bài về nhà

HS trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở và GV đặt thêm các câu hỏi.

Nhỏ vài giọt dầu ăn lên tờ giấy trắng, một lát sau quan sát thấy gì? Nêu nhận xét và giải

thích.

Có thể GV gợi ý cho HS thử so sánh trường hợp nhỏ vài giọt nước đường lên tờ giấy

trắng, từ đó các em thấy được lipit không hòa tan trong nước đường lên tờ giấy trắng, từ đó các

em thấy được lipit không hòa tan trong nước. Cung có thể giải thích cho HS trường hợp trong

nước luộc gà thường có váng mỡ màu vàng nhạt là do các phân tử lipit không hòa tan trong nước.

Em hãy giải thích hiện tượng tại sao khi nghiền mâu mô trong êtanol để hòa tan dầu mỡ

bất kì rồi lọc và đổ 2cm3 dịch chiết vào 2cm3 nước trong ống nghiệm ta lại thu được kết

quả hình thành nhu tương màu trắng sữa?

Trả lời: cần chú ý phân biệt ba khái niệm cho HS là dung dịch thật, dung dịch huyền phù (nhu

tương), dung dịch giả. Trường hợp thứ nhất là các phân tử chất tan hòa tan trong dung dịch

nên phân bố đều trong dung dịch (ví dụ dung dịch nước đường). Trường hợp thứ hai là cac

phân tử không hòa tan trong nước nên lơ lửng trong nước tạo thành nhu tương (ví dụ như thí

nghiệm cần giải thích ở trên). Trường hợp thứ ba là lúc đầu các phân tử có thể “tan” trong

nước nhưng sau một thời gian lại lắng đọng xuống (ví dụ như khi ta hòa đất sét vào trong

nước).

Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

198

Page 204: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

I. Mục tiêu

HS trao đổi thấy được rằng năng lượng trong thế giới sống được bắt đầu từ ánh sáng mặt

trời, chuyển tới cây xanh, và qua chuôi thức ăn đi vào động vật rồi cuối cùng chuyển thành nhiệt

phát tán vào môi trường. Qua môi bậc dinh dưỡng năng lượng bị mất dưới dạng nhiệt -> hạn chế

tiêu hao năng lượng.

- Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP

- Phân biệt được thế năng và động năng

- Giải thích được quá trình chuyển đổi vật chất diễn ra như thế nào

II. Thiết bị dạy học

- Tranh vẽ minh họa cho khái niệm thế năng và động năng

- Hình 13.1 SGK (cấu trúc ATP)

- Hình 13.2 SGK (quá trình tổng hợp và phân giải ATP)

III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài học

1. Bài cu

a. Thế nào là vận chuyển thụ động?

b. Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động?

c. Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?

d. Tốc độ khuếch tán của các chất qua màng tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào?

2. Phần mở bài

Môi cơ thể sống đều dùng năng lượng để thúc đây quá trình sống, sự sinh trưởng của tế

bào, sự vận động và dân truyền phân tử vật chất qua màng, tất cả các hoạt động của tế bào đều

cần năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Có những dạng năng lượng nào trong tế bào sống? Chúng

chuyển hóa ra sao?

3. Nội dung bài mới

199

Page 205: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

Mục đích nội dung bài học Hoạt động của GV và HS

I. Năng lượng và các dạng năng lượng

trong thế giới sống

1. Khái niệm về năng lượng

- Năng lượng là khả năng sinh công hay

khả năng mang lại những thay đổi (thay

đổi về các liên kết hóa học)

- Có hai loại năng lượng: động năng và

thế năng. Động năng là dạng năng lượng

sẵn sàng sinh ra công. Thế năng là loại

năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh

công.

- Trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng

khác nhau: hóa năng, nhiệt năng, điện

năng trong đó năng lượng chủ yếu của tế

bào là dạng hóa năng (năng lượng tiềm

ân trong các liên kết hóa học).

2. ATP – đồng tiền năng lượng của tế

bào

- ATP là hợp chất hóa học được cấu tạo

từ 3 thành phần: adenin, đường ribozo và

3 nhóm phôtphat

- ATP truyền năng lượng cho các hợp

chất khác thông qua chuyển nhóm nhóm

phốtphat cuối cùng để trở thành ADP

(adenozin diphotphat) rồi ngay lập tức lại

GV goi một vài HS nên các dạng năng lượng trong tự

nhiên.

Hướng dân HS đọc nội dung SGK :

- Năng lượng là gì ?

- Có mấy dạng năng lượng ?

- Động năng là gì ? Thế năng là gì ?

- Những dạng năng lượng có trong tế bào ?

- Năng lượng chủ yếu có trong tế bào là loại năng

lượng nào ?

HS đọc SGK theo hướng dân và rút ra khái niệm

năng lượng.

GV hướng dân HS đọc nội dung SGK : và sự dụng

hình 13.1

- Cấu tạo của ATP ?

- Tại sao GVọi là hợp chất cao năng ? (yêu cầu HS

đọc hình vẽ đặc biệt là vị trí hai nhóm photphat cuối

cùng)

- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng

cách nào?

200

Page 206: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

được gán thêm nhóm phốtphat để trở

thành ATP.

- Trong quá trình chuyến hóa vật chất

ATP liên tục được tạo ra và gần như ngay

lập tức được sử dụng cho các hoạt động

khác nhau của tế bào mà không được tích

trữ lại. Vì thế mà người ta gọi ATP là

đồng tiền năng lượng của tế bào.

- Hoạt động cần năng lượng của tế bào

chia thành 3 loại:

Tổng hợp nên các chất hóa học

mới cần thiết cho tế bào:

Vận chuyển các chất qua màng

Sinh công cơ học

II. Chuyển hóa vật chất

- Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản

ứng hóa sinh xảy ra bên trong tế bào

nhằm duy trì các hoạt động sống của tế

bào. Gồm đồng hóa và dị hóa.

- Đồng hóa: tổng hợp các vật chất và tích

luy năng lượng.

- Dị hóa: gồm phân hủy các hợp chất

phức tạp thành chất đơn giản đồng thời

giải phóng năng lượng.

- Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo

chuyển hóa năng lượng.

HS quan sát hình 13.1 kết hợp với đọc SGK theo

hướng dân.

GV hướng dân HS đọc tiếp nội dung :

- Tại sao ATP được goị là đồng tiền năng lượng ?

- Hoạt động của tế bào cần sử dụng ATP có mấy loại,

đó là những loại nào ?

HS đọc SGK theo hướng dân để rut ra nội dung. GV

diễn giải thêm : giống như trong các hoạt động của

kinh doanh, hoạt động nào cung cần đến tiền, tế bào

cung vậy, hoạt động nào cung cận năng lượng. Tuy

nhiên năng lượng tiềm ân nhiều dạng khác nhau

không phải lúc nào cung sẵn sàng để sử dung. Chỉ có

ATP một loại năng lượng được tế bào sản sinh ra là

có thể dùng cho mọi phản ứng của tế bào. Vì vậy nó

được xem như một loại đồng tiền năng lượng của tế

bào.

GV hướng dân HS đọc nội dung mục II :

- Chuyển hóa vật chất là gì ?

- Bao GVồm những loại nào ?

- Thế nào là đồng hóa ?

- Chuyển hóa vật chất có liên quan đến quá trình gì ?

HS đọc mục II rút ra nội dung theo hướng dân.

GV : hướng dân HS quan sát hình 13.2 để thấy quá

trình tổng hợp và phân giải ATP.

201

Page 207: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

4. Củng cố

- GV cho HS đọc nội dung tổng kết trong khung để tổng kết bài.

- Hướng dân HS trả lời câu hỏi cuối bài.

- GV rút ra kết luận: những người hoạt động cơ bắp nhiều sẽ cần phải ăn một khâu phần ăn

dồi dào năng lượng vì những hoạt động liên quan đến cơ bắp cần tiêu tốn nhiều ATP. Những

người hoạt động ít nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng mà không được sử dụng sẽ dễ dân

đến bệnh béo phì.

- Yêu cầu HS đọc mục “em có biết” ở cuối bài.

Quần xã sinh vật

A. Kiến thức và kỹ năng cơ bản

I. Kiến thức

- Định nghĩa được khái niệm quần xã: Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều

loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh. Các sinh vật trong

quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc

tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã: Tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài

trong không gian. Nêu được những ví dụ minh họa cho các đặc trưng của quần xã.

+ Đặc trưng về thành phần loài biểu thị qua loài ưu thế, loài đặc trưng và độ phong phú của

loài. Đó chính là mức độ đa dạng của quần xã.

+ Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và

theo chiều ngang.

- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã: Trong quần xã các sinh vật có

quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên cấu trúc bền vững. Chúng có quan hệ hô trợ hoặc đối địch

202

Page 208: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

nhau:

+ Quan hệ hô trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất hoặc không có hại cho các loài khác, gồm các

mối quan hệ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

+ Quan hệ đối địch là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loài bị hại, gồm các

mối quan hệ: sinh vật ăn sinh vật, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, cạnh tranh.

Đưa ra được những ví dụ cụ thể minh học cho từng mối quan hệ giữa các loài.

- Nêu được hiện tượng khống chế sinh học: là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị

khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.

- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các loại) và ý nghĩa của diễn

thế sinh thái. Xác định được nguyên nhân chủ yếu gây ra diễn thế sinh thái.

+ Diễn thế sinh thái là quá trình phát triển, tiến hóa của quần xã và hệ sinh thái. Đó là sự biến

đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

+ Diễn thế sinh thái xảy ra do những nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi của các điều

kiện tự nhiên, khí hậu... hoặc do nguyên nhân bên trong như là sự cạnh tranh gay gắt giữa các

loài trong quần xã hoặc do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

+ Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có hoặc có rất ít sinh vật và

kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định.

+ Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển,

nhưng bị hủy diệt. Tùy theo điều kiện phát triển thuận lợi hoặc không thuận lợi mà diễn thế thứ

sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc dân tới quần xã suy thoái.

II. Kĩ năng

- Sưu tầm các tư liệu đề cập các mối quan hệ giữa các loài và ứng dụng các mối quan hệ

trong thực tiễn.

- Giải bài tập.

B. Giới thiệu giáo án

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

203

Page 209: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

I. Mục tiêu

1. Sau khi học xong bài này, học sinh cần

- Nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.

- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó.

- Phân biệt được khái niệm quan hệ hô trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã,

từ đó lấy được các ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó.

- Nêu được khái niệm khống chế sinh học, nêu ví dụ.

- Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.

2. Trọng tâm kiến thức

- Định nghĩa quần xã sinh vật, nêu ví dụ.

- Các đặc trưng cơ bản về số lượng và sự phân bố không gian của quần xã sinh vật.

- Khái niệm

II. Phương tiện dạy học

1. Chuân bị của thầy

- Tranh phóng to các hình 40.1 và 40.4 SGK.

- Tranh mô tả cấu trúc của quần xã sinh vật ở ao hoặc hồ.

- Sơ đồ mô tả tác động qua lại giữa quần xã với môi trường sống.

2. Chuân bị của trò

- Dụng cụ học tập

3. Phương pháp dạy học

- Phương pháp trực quan kết hợp với vấn đáp và tìm tòi, phát hiện kiến thức.

- Tổ chức cho học sinh kĩ năng phân tích các ví dụ từ đó tự tìm ra kiến thức.

204

Page 210: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

III. Trình tự các bước lên lớp

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Hãy trình bày các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể? Nguyên nhân gây ra biến

động số lượng cá thể của quần thể?

3. Nội dung bài giảng

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV đưa ra tranh vẽ quần xã sinh vật trong ao

cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi

GV: Quan sát bức tranh và cho biết trong ao

có những quần thể sinh vật nào đang sinh

sống, quan hệ giữa các quần thể sinh vật đó?

HS: Có quần thể cá chép, quần thể cá mè,

quần thể cá quả, quần thể tôm, quần thể

bèo…

GV: Trong ao có các quần thể sinh vật cùng

loài hay khác loài? Chúng sinh sống ở đâu?

I. Khái niệm quần xã sinh vật

1. Định nghĩa:

a. Ví dụ: quần xã sinh vật sống trong một ao

nước.

- Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng

sống trong một không gian và thời gian xác

định.

GV: Tập hợp các quần thể sinh vật trên có mối

quan hệ với nhau hay không? Nếu có thì quan

hệ như thế nào?

(GV gợi ý: Quần thể thực vật nổi – Quần thể

ăn thực vật nổi…)

205

Page 211: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- GV dùng sơ đồ hình 40.1 trong SGK để phân

tích về:

+Quần xã có chịu tác động của ngoại cảnh hay

không?

+ Khả năng tồn tại của từng quần xã trước tác

động của ngoại cảnh.

Từ đó rút ra cấu trúc tương đối ổn định của

quần xã

GV yêu cầu học sinh kể tên 1 số loài ở quần xã

rừng nhiệt đới (quần xã A) và quần xã sa mạc

(quần xã B)

Sau đó hỏi

GV: So sánh số loài của quần xã A và quần xã

B

HS: Số loài của quần xã A > quần xã B.

Từ đó GV phân tích về mức độ phong phú về

thành phần loài trong quần xã và khái niệm độ

đa dạng của quần xã.

GV: căn cứ vào số lượng loài trong quần xã

nhiều hay ít để phân biệt quần xã có độ đa dạng

cao hay thấp.

GV: Số lượng cá thể trong môi quần thể của

quần xã sinh vật có bằng nhau không? Vì sao?

GV nhấn mạnh do tác dụng của chọn lọc tự

nhiên mà số lượng cá thể ở các quần thể khác

nhau. Loài nào có số lượng cá thể nhiều… thì

- Các quần thể có mối quan hệ gắn bó với nhau

như một thể thống nhất và do vậy quần xã có

cấu trúc tương đối ổn định.

II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã

a. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã:

- Độ đa dạng quần xã chỉ mức độ phong phú về

số lượng các loài và số lượng cá thể của môi

loài trong quần xã.

+ Độ đa dạng cao.

+ Độ đa dạng thấp.

b. Đặc trưng về loài ưu thế và loài đặc trưng:

206

Page 212: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

gọi là loài ưu thế -> thế nào là loài ưu thế?

- Quần xã sinh vật ở cạn thì loài nào là loài ưu

thế?

Hãy kể tên những đặc sản ở địa phương em?

GV: trong các loài ưu thế của quần xã có một

loài tiêu biểu gọi là loài đặc trưng.

GV: trong ao nuôi cá thường có mấy tầng?

HS: + Tầng mặt: Thực vật phù du, động vật

phù du, cá mè, trắm…

+ Tầng giữa: Cá chép, cá trôi, cá quả…

+ Tầng đáy: Tôm, cua, ốc , lươn…

GV: ở thềm lục địa thường có mấy tầng?

HS:

+ Gần bờ tôm,cua, cá nhỏ, san hô…

+ Vùng triều: Cá thu, cá mực, cá nục…

+ Ngoài khơi cá voi, cá heo…

- Loài ưu thế là những loài đóng vị trí quan

trọng trong quần xã do có số lượng các thể

nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

Ví dụ: quần xã sinh vật ở cạn loài thực vật có

hạt là loài ưu thế.

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã

nào đó (ví dụ cá cóc ở rừng Tam đảo). Hoặc là

loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và

có vai trò quan trọng trong quần xã. (ví dụ cây

cọ ở Phú Thọ...)

2. Đặc trưng về phân bố trong không gian của

quần xã:

a. Phân bố theo chiều thẳng đứng

Ví dụ: Sự phân tầng của Quần xã sinh vật rừng

nhiệt đới, hay của ao nuôi cá

b. Phân bố theo chiều ngang:

Ví dụ: Phân bố của sinh vật ở thềm lục địa từ

đỉnh núi đến sườn núi.

c. Ý nghĩa của sự phân tầng:

- Tận dụng tối đa nguồn sống trong quần xã

207

Page 213: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu

học tập sau đó GV gọi HS lên chữa và hoàn

thành PHT theo bảng 40 trang 183 sách giáo

khoa.

GV mô tả ví dụ về cá cóc và bọ mía

Số lượng cóc bị kìm hãm bởi số lượng bọ

mía…đó là khống chế sinh học.

GV: Sâu hại cây latana làm cho số lượng chim

ăn quả latana bị ảnh hưởng đó có phải là hiện

tượng khống chế sinh học không? Khống chế

sinh học có ý nghĩa gì?

sinh vật

- Giảm mức độ cạnh tranh

III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh

vật

1. Các mối quan hệ sinh thái

Nội dung trong PHT

2.Hiện tượng khống chế sinh học:

- Là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị

số lượng cá thể của loài khác kìm hãm làm cho

số lượng cá thể của môi loài luôn dao động

quanh vị trí cân bằng.

- Ý nghĩa: ứng dụng trong nông nghiệp, sử dụng

thiên địch phòng trừ sâu hại cây trồng.

3. Củng cố và hoàn thiện

- GV có thể củng cố kiến thức bài học bằng cách ra bài tập về nhà, HS đưa ra các ví du

ngoài ví dụ trong SGK để minh họa cho các mối quan hệ sinh thái trong quần xã.

Bảng về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và cho ví dụ về các mối quan hệ đó.

208

Page 214: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Tên của mối quan hệ

Hai loài sinh

vậtCho ví dụ

- Cộng sinh

- Hợp tác

- Cộng sinh giữa khuân lam và bèo dâu ; vi khuân

cố định trong nốt sần cât họ Đậu.

- Hợp tác giữa cá và hải quỳ.

- Hội sinh

- Cây phong lan bám trên thân cây gô; cá bé sống

bám trên cá lớn.

- Ức chế cảm nhiễm - Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá; cây tỏi tiết

chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở

xung quanh.

- Sinh vật này ăn sinh vật

khác

- Kí sinh

- Bò ăn cỏ, cây bắt ruồi.

- Giun kí sinh trong cơ thể người.

- Cạnh tranh - Các cây cạnh tranh nhau để tranh giành các

khoảng không có nhiều ánh sáng.

(Ghi chú: + loài được lợi; + loài bị hại; + loài không được lợi hay không bị hại)

IV. bài tập về nhà

Học bài theo câu hỏi cuối bài.

Trả lời câu hỏi 1.

-Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống

209

Page 215: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

trong lột không gian nhất định(gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã sinh vật có mối quan

hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhât và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các

sinh vật trong quần xã sinh vật thích nghi với môi trường sống của chúng.

-Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật:

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một không gian nhất

định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ: quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu

rừng…

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống

trong một không gian nhất định. Ví dụ: quần xã núi đá vôi, quần xã rừng ngập triều, quần xã hồ,

quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi…

Trả lời câu hỏi 2: Như nội dung SGK.

Trả lời câu hỏi 3: Sự khác nhau giữa quan hệ hô trợ và quan hệ đối địch:

Quan hệ hô trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã, ngược lại

trong quan hệ đối địch có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại

Trả lời câu hỏi 4: Xếp thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật:

- Cộng sinh, hợp tác, hội sinh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật

khác.

(ghi chú: Sự sắp xếp trên có thể thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ trong một số

trường hợp ức chế cảm nhiễm có thể đứng sau cạnh tranh).

Trả lời câu hỏi 5: Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần

chọn nuôi các loài cá phù hợp:

- Cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy…

- Nhiều loài ăn thức ăn khác nhau: ăn thực vật (cá mè, cá trắm cỏ), ăn động vật (cá quả), ăn

tạp (cá chép, trôi).

210

Page 216: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Bài học có những nội dung chủ yếu là khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh

dưỡng và trao đổi vật chất giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh. Trong chương trình Sinh học 9,

HS đã được học về chuỗi và lưới thức ăn nhưng chưa được học về bậc dinh dưỡng. Đây là bài

học có nội dung khái quát, GV cần giúp HS phân tích các ví dụ để nắm nội dung cơ bản của bài

học dễ hơn. GV cần gợi ý để HS lấy thêm nhiều ví dụ khác tại địa phương.

I/ Mục tiêu

Học xong bài này học sinh phải:

- Trình bày được thế nào là chuôi và lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng, lấy được ví dụ minh

họa. Sắp xếp thành phần cấu trúc của hệ sinh thái thành các bậc dinh dưỡng.

- Cấu trúc một tháp sinh thái, các loại tháp sinh thái và mối quan hệ năng lượng thể hiện

trong tháp sinh thái.

- Rèn kĩ năng phân tích các thành phần của môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi

trường thiên nhiên.

II/ Chuân bị

- Các hình 43.1, 43.2, 43.3 trong SGK phóng to.

- Phiếu học tập

Tên bậc dinh

dưỡng

Đặc điểm của sinh vật thuộc từng bậc

dinh dưỡng

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4..

211

Page 217: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

III/ Tiến trình

1/ Kiểm tra

- Tại sao nói hệ sinh thái thể hiện chức năng của một tổ chức sống?

- Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có điểm gì giống và khác nhau?

2/ Bài mới

Hoạt động của thày và trò Nội dung

GV: Chia nhóm HS theo từng bàn.

- Nhiệm vụ 1: Hãy tìm mối quan hệ về mặt dinh

dưỡng giữa các loài sinh vật sống trong giới hạn

một góc vườn trường.

- Nhiệm vụ 2: Hãy tìm mối quan hệ về mặt dinh

dưỡng giữa các loài sinh vật sống trong giới hạn

một ao nuôi cá.

Từng nhóm HS báo cáo, GV khái quát và nêu ví

dụ điển hình về chuôi thức ăn ở trên cạn, ở dưới

nước.

Ví dụ về chuôi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự

dưỡng, chuôi thức ăn mở đầu bằng SV phân giải

chất hữu cơ. Phân biệt 2 loại chuôi thức ăn này.

*GV: Trong quần xã luôn có mối quan hệ chặt

chẽ giữa 2 loại chuôi thức ăn. Em hãy chứng minh

điều đó?

Các mắt xích trong chuôi thức ăn có thể được thay

thế bằng các mắt xích (loài) có họ hàng gần nhau

I/ Trao đổi vật chất trong quần xã

1/ Chuôi thức ăn

Một chuôi thức ăn bao gồm nhiều loài

có quan hệ dinh dưỡng với nhau và môi

loài là một mắt xích của chuôi.

Có 2 loại chuôi thức ăn:

- Chuôi thức ăn mở đầu bằng sinh

vật tự dưỡng: Cây xanh…

- Chuôi thức ăn mở đầu bằng SV

phân giải chất hữu cơ.

212

Page 218: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

mà không thay đổi cấu trúc của quần xã.

*GV treo tranh phóng to hình 43.1: Một lưới thức

ăn trong hệ sinh thái và hướng dân HS phân tích

mối quan hệ giữa các sinh vật trong tranh vẽ và

đưa ra nhận xét.

- Nếu một trong những mắt xích trong lưới thức

ăn bị mất đi sẽ ảnh hưởng gì đến cấu trúc của

quần xã không?

- Liên hệ với việc giữ cân bằng sinh thái và đảm

bảo vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái?

*GV hướng dân HS đọc mục I/3 trong SGK để

điền vào bảng sau:

Tên bậc dinh dưỡng Đặc điểm của sinh vật thuộc

từng bậc dinh dưỡng

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4..

HS thảo luận nhóm sau đó báo cáo. GV thống

nhất lại theo nội dung bên.

*GV: Hãy ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay

cho các chữ cái a,b,c…trong hình 43.a

- Nguồn năng lượng ban đầu cung cấp cho lưới

2/ Lưới thức ăn

- Trong một quần xã, một loài

sinh vật không chỉ tham gia vào

một chuôi thức ăn mà còn tham

gia đồng thời vào các chuôi thức

ăn khác tạo thành một lưới thức

ăn.

- Quần xã càng đa dạng về thành

phần loài thì lưới thức ăn càng

phức tạp.

3/ Bậc dinh dưỡng.

Trong một lưới thức ăn, tất cả các loài

có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một

bậc dinh dưỡng.

- Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật

sản xuất): Gồm các SV có khả

năng tổng hợp chất hữu cơ từ

chất vô cơ của môi trường.

- Bậc dinh dưỡng cấp 2 (Sinh vật

tiêu thụ bậc 1): Gồm các sinh

vật ăn sinh vật sản xuất.

- Bậc dinh dưỡng cấp 3 (Sinh vật

tiêu thụ bậc 2): Gồm các động

vật ăn thịt, chúng ăn các sinh vật

tiêu thụ bậc 1.

- Bậc dinh dưỡng cấp 4,5…(Sinh

213

Page 219: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

thức ăn là từ đâu? (Sinh vật sản xuất).

- Nhận xét về con đường vận chuyển năng lượng

trong chuôi thức ăn, mức độ tiêu hao năng lượng

qua môi bậc dinh dưỡng?

- úng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt: Chọn nuôi

đối tượng nào phù hợp?

*GV hướng dân HS nghiêncứu hình 43.3 trong

SGK phóng to và đọc mục II tìm hiểu:

- Tháp sinh thái thể hiện điều gì?

- Các loại tháp sinh thái?

- Cách biểu diễn môi loại tháp sinh thái?

- Loại tháp nào hoàn thiện nhất? Tại sao?

- Tại sao các chuôi thức ăn thường không kéo dài

quá 4 hoặc 5 bậc dinh dưỡng

vật tiêu thụ bậc 3 và bậc 4..)

gồm các động vật ăn thịt động

vật, chúng ăn động vật tiêu thụ

bậc 2,3…Bậc cuối cùng là bậc

dinh dưỡng cao nhất.

II/ Tháp sinh thái.

Có 3 loại tháp sinh thái

- Tháp số lượng

- Tháp sinh khối

- Tháp năng lượng

4/ Củng cố

- Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của một quần xã tự nhiên và một quần xã nhân tạo ở địa

phương em?

- Hãy phân biệt 3 loại tháp sinh thái.

Trả lời câu hỏi SGK:

Trả lời câu hỏi 1

- Một chuôi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và môi loài

là một mắt xích của chuôi. Trong một chuôi, một mắt xích vừa là nguồn thức ăn cho mắt xích

phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.

Ví dụ: Cỏ -> Thỏ -> Cáo

214

Page 220: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuôi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức

ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuôi thức ăn mà còn tham gia đồng thời

vào các chuôi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung. Tất cả các chuôi thức ăn với

nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.

Ví dụ: Hình 43.1 SGK và HS viết thêm một số lưới thức ăn khác.

Trả lời câu hỏi 2: Có hai loại chuôi thức ăn”

Chuôi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là

các loài động vật ăn động vật.

Ví dụ: Cây ngô -> Sâu ăn lá -> ngô -> Nhái -> Rắn hổ mang -> Diều hâu

Chuôi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.

Ví dụ: Lá cành cây khô -> Mối -> Nhện -> thằn lằn

Trả lời câu hỏi 3: Phân biệt ba loại tháp sinh thái

Tháp năng lượng: dựa vào đơn vị năng lượng.

Tháp sinh khối: dựa vào khối lượng sinh vật

Tháp số lượng: dựa vào số cá thể sinh vật

Trả lời câu hỏi 4: C

Trả lời câu 5:

Qua môi bậc dinh dưỡng trong chuôi thức ăn có sự tiêu phí năng lượng thông qua hô hấp,

bài tiết, duy trì thân nhiệt..... Nên sinh vật bậc sau nhận được rất ít năng lượng từ sinh vật bậc

truớc truyền cho.

IV: Một số câu hỏi tự luận và trắc nghiệm:

1. Một số câu hỏi tự luận:

Câu1: Nguyên nhân nào làm cho axit béo no có hệ số hô hấp nhỏ hơn hệ số hô hấp của axit béo

không no?

215

Page 221: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Câu2: Tính tỷ lệ S/V của 3 loại tế bào sau rồi rút ra nhận xét: Tế bào 1 có kích thuớc 3µm, tế bào

2 có kích thước 5 µm, tế bào 3 có kích thước 8µm

Câu3: Hiện nay người ta ứng dụng gì lợi thế của tế bào nhân sơ trong công nghiệp thực phâm và

các ngành lĩnh vực khác?

Câu4: Sự đồng hoá và dị hoá của sinh vật tương quan với các giai đoạn sống như thế nào? Vận

dụng điều này như thế nào trong sản xuất nông nghiệp?

Câu5: Cho ví dụ về sự phân tầng của rừng Cúc Phương, Vịnh Hạ Long? Ý nghĩa cơ bản của sự

phân tầng đó?

Câu6: Trong chuôi thức ăn, độ dài của chuôi thức ăn sẽ qui định hiệu suất khai thác và sử dụng

năng lượng có tương quan với nhau như thế nào?

Câu7: Vì sao trồng cây xen canh, gối vụ lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn?

Câu 8: Hiện nay việc trồng cây trong nhà kính bằng ánh sáng màu có ý nghĩa như thế nào? Nêu

cơ sở khoa học của phương pháp này?

Câu 9: Tại sao vào mùa đông những người béo thì có khả năng chịu lạnh tốt hơn là những người

gày hơn?

Câu10: Nêu ưu nhược điểm của các phương pháp bảo quản nông sản?

Câu11: Tại sao năng suất của thực vật C4 lại cao hơn so với năng suất của thực vật C3?

Thực vật C4 có hiệu suất pư cao hơn thực vật C3 vì:

- TV C4 không có hô hấp sáng, còn C3 thì có;

- TV C4 có thể chịu được giới hạn nhiệt độ cao hơn thực vật C3;

- TV C4 có thể quang hợp trong điều kiện nồng độ CO2 trong môi trường thấp, còn C3 thì không.

- TV C4 chỉ cần một lượng nước bằng 1/2 lượng nước của TV C3 là đủ.

Với những ưu thế trên thì TV C4 có nhiều khả năng quang hợp tốt hơn C3, nên có hiệu suất pư

cao hơn.

Câu12: Hãy cho biết ý nghĩa của việc làm cỏ xục bùn trong trồng trọt?

2. Một số câu hỏi trắc nghiệm minh hoạ.

216

Page 222: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Câu1: Năng suất của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 vì:

A. Có hô hấp sáng B. Quang hợp vào ban đêm

C. Không có hô hấp sáng D. Quang hợp được nhiều loại ánh sáng

Câu2: Ánh sáng có vai trò quang trọng nhất đối với quang hợp của thực vật là:

A. Đỏ và xanh lục B. Xanh lục và vàng cam

C. Đỏ và xanh tím D. Xanh tím và xanh lục

Câu3: Nhân tố đóng vai trò quan trọng chi phối lớn nhất tới sự phát tán của cá thể trong quần thể

là:

A. Ánh sáng và mật độ cá thể B. Mật độ cá thể và nguồn sống

C. Nhiệt độ và nguồn sống D. Ánh sáng và nhiệt độ

Câu4: Một số hiện tượng như mưa lu, chặt phá rừng….có thể dân đến hiện tượng thiếu hụt các

nguyên tố dinh dưỡng như nitơ, phốtpho, canxi cần cho một hệ sinh thái. Tuy nhiên nguyên tố

cacbon (C) hầu như không bao giờ bị thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do:

A. Lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể.

B. Các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất còn cacbon có nguồn gốc từ không khí.

C. Các loài nấm và vi khuân cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả

cacbon từ môi trường.

D. Thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời.

Câu5: Sự khác biệt rõ nét nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là:

A. Các chất dinh dưỡng được sử dụng lại còn năng lượng thì không.

B. Các cơ thể sinh vật luôn luôn cần năng lượng nhưng không phải lúc nào cung cần chất dinh

dưỡng.

C. Tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối.

217

Page 223: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

D. Các cơ thể sinh vật luôn cần chất dinh dưỡng, nhưng không phải lúc nào cung cần năng lượng.

Câu6: Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thu cuối cùng đều được:

A. Giải phóng vào không gian ở dạng nhiệt năng.

B. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo

C. Chuyển cho các sinh vật phân giải.

D. Sử dụng cho quá trình quang hợp.

Câu7: Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít

hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì:

A. Hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hoá thành sinh khối là thấp

B. Hầu hết năng lượng mặt trời sau khi đến trái đất được phản xạ trở lại vào trong vu trụ

C. Các sinh vật sản xuất như thực vật thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ.

D. Các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình

săn bắt mồi.

Câu8: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là:

A. Sinh vật tiêu thụ cấp II B. Sinh vật tiêu thụ cấp I

C. Sinh vật phân huỷ D. Sinh vật sản xuất

Câu9: Giải thích nào dưới đây không hợp lý về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua môi bậc dinh

dưỡng?

A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối

B. Phần lớn năng lượng được tiêu hao qua hô hấp và tạo nhiệt cho cơ thể

C. Một phần năng lượng mất đi qua chất thải (phân, nước tiểu….)

D. Một phần năng lượng mất đi qua rơi rụng (rụng lá, lột xác…)

Câu10: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là:

218

Page 224: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật phân huỷ

C. Động vật ăn thực vật D. Động vật ăn thịt

Câu11: Nếu cả bốn hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con

người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?

A. Tảo đơn bào → cá → người

B. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim → người.

C. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.

D. Tảo đơn bào → giáp xác → cá → người.

219

Page 225: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

CHƯƠNG V: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU

QUẢ THÔNG QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ

LÊN LỚP

Bùi Ngọc Diệp

I. Mục tiêu, nội dung tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua

một số HĐGD NGLL.

1. Mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua một số

HĐGD NGLL.

a/ Về kiến thức:

- Mở rộng kiến thức về năng lượng, các loại năng lượng, vai trò của năng lượng đối với con

ngưòi và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Nâng cao hiểu biết về những ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên năng

lượng đối với môi trường và ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cung như

sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng.

- Củng cố, khắc sâu những biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.

b) Về kỹ năng - hành vi

- Biết thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong gia đình, nhà trường và cộng

đồng.

- Biết phân tích và đánh giá những hành vi, ứng xử đúng hoặc chưa đúng đối với việc sử dụng

năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của những người xung quanh.

- Biết tuyên truyền và vận động mọi người cùng thực hiện tốt việc sử dụng năng lượng tiết

kiệm, hiệu quả.

c) Về thái độ - tình cảm

- Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

- Quan tâm đến các hoạt động về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.

220

Page 226: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Ham muốn nghiên cứu, tìm kiếm các biện pháp kĩ thuật, các biện pháp tuyên truyền, phổ

biến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .

- Tích cực thực hiện những quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu

quả.

2. Nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

2.1. Nội dung

Thông qua HĐGD NGLL, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có

thể bao gồm các chủ đề sau đây:

- Năng lượng, nguồn năng lượng:

+ Khái niệm về năng lượng, nguồn năng lượng

+ Phân loại năng lượng

+ Sự chuyển hoá và bảo toàn năng lượng

- Vai trò của năng lượng đối với con người.

+ Vai trò của năng lượng đối với con người

+ Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng; sự cạn kiệt các nguồn năng lượng không tái

sinh

+ Nhữung ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đối với môi trường

+ Các xu hướng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

+ Các khái niệm tiết kiệm, hiệu quả

+ Ý nghĩa và sự cần thiết của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

- Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

+ Các biện pháp về quản lí

221

Page 227: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

+ Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục

+ Các biện pháp công nghệ và kĩ thuật

+ Một số biện pháp cụ thể sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Môi chủ đề trên bao gồm những nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

rất cụ thể. Do đặc thù của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là củng cố, bổ sung, mở rộng,

nâng cao những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được qua các môn học ở trên lớp nên những

nội dung này đã được chuyển tải qua các môn học như: môn GDCD, môn Địa lý, môn Sinh học,

môn Vật lý ... Vì vậy, nội dung tích hợp của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ liên quan chặt chẽ với những nội dung cụ thể của các môn

học ở trên lớp của từng khối lớp. Tuy nhiên những kiến thức này sẽ được chuyển tải qua các hình

thức tổ chức của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tạo cơ hội thuận lợi để các em củng

cố, khắc sâu, nâng cao hiểu biết và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiết kiệm và hiệu qủa năng lượng.

2.2. Địa chỉ và mức độ tích hợp

Lớp Địa chỉ tích hợp Mức độ tích hợp

10 Chủ đề tháng 10: “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp

CNH, HĐH đất nước”

Hoạt động: Vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT

trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Liên hệ

Chủ đề tháng 12: ”Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc”

Hoạt động: Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinh

trong việc góp phần xây dựng đất nước

Bộ phận

Chủ đề tháng 2: ”Thanh niên với lí tưởng cách mạng”

Hoạt động : Nghe thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương, đất nước

Hoạt động: Toạ đàm ”Thanh niên với lí tưởng cách mạng”

Liên hệ

222

Page 228: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Lớp Địa chỉ tích hợp Mức độ tích hợp

Bộ phận

Chủ đề tháng 4: ”Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác”

Hoạt động: Những thông tin thời sự

Liên hệ

11

Chủ đề tháng 10: “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp

CNH, HĐH đất nước”

Hoạt động: Thảo luận chuyên đề ”Bạn hiểu gì về CNH, HĐH

đất nước”

Hoạt động: Thi hùng biện về ”Trách nhiệm của thanh niên học

sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”

Bộ phận

Liên hệ

Chủ đề tháng 12: ”Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc”

Hoạt động: Diễn đàn thanh niên ”Vai trò của thanh niên học

sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Bộ phận

12

Chủ đề tháng 10: “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp

CNH, HĐH đất nước”

Hoạt động: Diễn đàn ”Vai trò của thanh niên học sinh trong

sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”

Liên hệ

Chủ đề tháng 12: ”Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc”

Hoạt động: Thi hùng biện ”Thanh niên với đất nước dầu thế kỉ

XXI”

Liên hệ

Chủ đề tháng 2: ”Thanh niên với lí tưởng cách mạng”

Hoạt động: Toạ đàm ”Lí tưởng của thanh niên trong thời đại

mới

Liên hệ

223

Page 229: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

II. Giới thiệu một số thiết kế bài soạn tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả thông qua một số HĐGD NGLL.

224

Page 230: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

PHẦN 3: VÀI NÉT VỀ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

1. Khái niệm

Theo K. Frey, học giả hàng đầu về dạy học theo dự án của Cộng hòa Liên bang Đức thì,

“Dạy học theo dự án là một hình thức của hoạt động học tập trong đó, nhóm người học xác định

một chủ đề làm việc, thống nhất về nội dung làm việc, tự lực lập kế hoạch và tiến hành công việc

để dân đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phâm có thể trình ra được”

Nguyễn Văn Cường, trường ĐHTH Posdam cho rằng “Dạy học theo dự án là một hình

thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một

nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành,

thông qua đó tạo ra các sản phâm thực hành có thể giới thiệu, công bố được”

Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu “Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học,

trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữua lý thuyết và

thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính thực lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ

việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá

quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu”.

2. Phân loại

a. Phân loại theo quĩ thời gian thực hiện dự án:

Theo tiêu chí này, dạy học theo dự án có thể được phân chia thành:

- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ

- Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong

một tuần hoặc 40 giờ học

- Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong

nhiều tuần.

b. Phân loại theo nhiệm vụ

- Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng

225

Page 231: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.

- Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phâm vật chất hoặc thực hiện các hành

động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bài, biểu diễn, sáng tác.

c. Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập

- Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành

mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản

phâm vật chất

- Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như

tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành,

thực tiễn

Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án

liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự

án lớp…). Chi tiết được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

3.

3. Đặc điểm

a. Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội,

thực tiễn nghề nghiệp cung như thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự án cần chứa đựng những vấn

226

Page 232: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực

tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong

những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích

cực.

b. Định hướng hứng thú người học: học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù

hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát

triển trong quá trình thực hiện dự án.

c. Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc

nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.

d. Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý

thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra,

củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cung như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực

tiễn của người học.

e. Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực

vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cung đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm,

sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dân, giúp đỡ. Tuy

nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sin và mức độ khó khăn

của nhiệm vụ.

f. Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng

tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi

hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa

học sinh và giáo viên cung như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm

này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.

g. Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phâm được tạo ra không chỉ

giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra

những sản phâm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phâm này có thể sử

dụng, công bố, giới thiệu.

4. Qui trình dạy học dựa trên dự án

a. Giai đoạn 1. Lựa chọn các chủ đề, xác định mục tiêu dự án

227

Page 233: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Trong giai đoạn này, giáo viên, học sinh cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục tiêu của dự

án. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Cụ thể

như sau:

- Giáo viên xác định chủ đề dự án: là bước cần thiết cho việc khởi đầu tiến trình dạy học khi

vận dụng dạy học theo dự án. Việc xác định chủ đề dự án giúp giới hạn nội dung các dự án phù

hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp với chương trình và nội dung môn học cung như điều kiện

thực tế.

- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh: việc chia nhóm và giao nhiệm vụ là

khâu tổ chức lớp học. Giáo viên là người chủ trì việc chia nhóm và giao nhiệm vụ, tuy nhiên, cần

tạo cho sinh viên điều kiện có thể tự chọn nhóm làm việc. Việc giao nhiệm vụ cần rõ ràng, cụ thể,

có thể gợi ý học sinh thực hiện các hồ sơ dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi

quá trình làm việc và đánh giá dự án

- Học sinh hình thành ý tưởng và xác định mục tiêu dự án: quá trình hình thành ý tưởng ở giai

đoạn này cung là bước quyết định tính hứng thú và sự sáng tạo của học sinh đối với dự án. Việc

xác định rõ mục tiêu dự án sẽ giúp học sinh có định hướng tốt trong suốt quá trình thực hiện dự

án.

b. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

Trong giai đoạn này, học sinh xây dựng nội dung cung như kế hoạch thực hiện dự án với

sự hướng dân của giáo viên. Khi xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời

gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công trách nhiệm trong nhóm.

Cung trong giai đoạn này, cần có sự chủ động của học sinh trong việc phân công, lập kế hoạch

cung như dự kiến các điều kiện thực hiện. Đây là giai đoạn đòi hỏi tính tự lực cao của học sinh

nhưng cung là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành công của dự án. Do đó giáo viên cần

quan tâm, theo dõi sát sao và phải chú ý nhiều tới tính khả thi của dự án để có thể cố vấn tốt cho

học sinh trong giai đoạn này.

c. Giai đoạn 3: Thực hiện dự án

- Học sinh tổ chức thực hiện dự án: trong giai đoạn này, học sinh thực hiện các hoạt động trí

tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành. Những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lân nhau,

trong đó, các kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề cần được thử nghiệm qua thực

tiễn. Trong quá trình thực nghiệm, sản phâm của dự án và thông tin mới được tạo ra

228

Page 234: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

- Giáo viên giám sát giúp đỡ: trong quá trình thực hiện dự án của học sinh, giáo viên phải

nắm chắc được tiến độ thực hiện, phát hiện ra những khó khăn, sai lệch khi các em thực hiện. Từ

đó, có những giúp đỡ, tư vấn cần thiết đề các em có thể hoàn thành dự án với kết quả cao nhất.

d. Giai đoạn 4: Đánh giá

- Học sinh trình bày kết quả: theo sự phân công trong nhóm, học sinh sẽ giới thiệu, trình bày

sản phâm đạt được của nhóm. Đây cung là khâu quan trọng trong việc phát triển kĩ năng trình bày

của học sinh, một trong những kĩ năng sống đang được quan tâm, phát triển trong xã hội ngày

nay.

- Học sinh tự đánh giá dự án, giáo viên đánh giá kết quả: giáo viên và học sinh sẽ phối hợp

với nhau trong việc đánh giá dự án, bao gồm tự đánh giá, tự nhận xét trong quá trình thực hiện,

đánh giá sản phâm và đánh giá báo cáo. Việc đánh giá còn đuợc xem xét bởi các thành viên trong

các nhóm khác. Kết quả đánh giá này sẽ được tính vào kết quả đánh giá chung của giáo viên.

- Việc đánh giá kĩ, khách quan, chính xác và được thực hiện bởi cả giáo viên và học sinh

trong giai đoạn này sẽ giúp ích nhiều khi học sinh thực hiện các dự án tiếp theo.

5. Giới thiệu một số bài soạn dạy học theo dự án

Dự án: giúp bố mẹ giảm tiền điện

Mục tiêu của dự án

Sau khi thực hiện xong dự án này, học sinh có thể:

- Đưa ra được những căn cứ về những thói quen, cách thức sử dụng điện chưa hợp lí trong các

gia đình ở địa phương nơi các em đang sinh sống.

- Mô tả được hệ thống điện tại gia đình các em.

- Tính toán được chi phí cho việc sử dụng điện hàng tháng của gia đình.

- Đề xuất được các phương án thay thế thiết bị điện, thói quen sử dụng điện để làm giảm chi

phí sử dụng điện trong gia đình.

- Phát triển được kĩ năng hợp tác, kĩ năng viết và trình bày vấn đề.

Thời lượng tổ chức cho học sinh thực hiện dự án: 2 tuần

229

Page 235: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Đối tượng học dự án: Học sinh lớp 8 THCS

5.1. Mô tả dự án

Mặc dù đã có sự cố gắng và đầu tư nhiều của điện lực Việt Nam, tuy nhiên, nước ta vân

đang tình trạng thiếu điện. Thiếu điện cho sản xuất, cho sinh hoạt dân tới tổn thất không nhỏ cho

nền kinh tế nước nhà, gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của người dân. Trong bối cảnh nhiều

nhà máy phát điện đang tiếp tục được triển khai xây dựng, việc tuyên truyền ý thức tiết kiệm điện

cho mọi người, ở mọi nơi là cần thiết để giảm thiểu tổn hại do thiếu điện gây ra.

Ngữ cảnh của dự án:

Trong nhà mình, thu nhập của mẹ là 2 triệu đồng, của bố là 1,5 triệu đồng trên tháng.

Tháng vừa rồi, tiền điện của gia đình phải nộp là 1,2 triệu đồng, cả nhà vọn vẹn chỉ còn lại 2,3

triệu đồng chi tiêu cho tất cả các khoản khác trong gia đình. Nghe đâu, thời gian tới nhà nước lại

tăng giá điện. Làm thế nào đây?

5.2. Nhiệm vụ của học sinh

Hãy đóng vai trò là chuyên gia tư vấn thiết kế, sử dụng điện trong gia đình. Hãy khảo sát

toàn bộ các thiết bị điện hiện dùng trong gia đình, cách thức sử dụng chúng, tính toán phí điện

phải trả hàng tháng của gia đình. Trên cơ sở đó, đề xuất các phương pháp sử dụng hiệu quả và

tiết kiệm điện cho gia đình. Kết quả được thể hiện trong một bài trình diễn bằng phần mềm MS

Powerpoint.

5.3. Trình tự thực hiện

Kết nhóm, phân công trưởng nhóm

Thảo luận về dự án, liệt kê, sắp xếp các nhiệm vụ cần hoàn thành

Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm, lập thời gian biểu

Thảo luận về kết quả thực hiện, dự kiến cấu trúc, nội dung các bài trình bày

Tìm kiếm các tư liệu minh chứng

Xây dựng bài trình bày

Báo cáo kết quả của nhóm

230

Page 236: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

Thu nhận ý kiến nhận xét của giáo viên và nhóm khác

5.4. Tài nguyên cho dự án

http://www.eec.moi.gov.vn/ (chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả)

http://www.tietkiemnangluong.vn/ (trang thông tin tư vấn tiết kiệm điện)

http://www.vnexpress.net/GL/Ban-doc- viet/2008/07/3BA04D47/ (ý tưởng mới về tiết

kiệm năng lượng)

Chuyên gia tư vấn tiết kiệm điện

5.5. Đánh giá kết quả dự án

Tiêu chíĐiểm tối

đa

Điểm chấm

Nhóm khác

chấm

Giáo viên

chấm

Nội dung Đưa được các dấn chứng về sự

thiếu hụt điện năng tại Việt Nam0.5

Thống kê các dụng cụ, thiết bị

điện trong môi gia đình của các

thành viên trong nhóm, tính toán

tổng lượng điện tiêu thụ, số tiền

phải chi trả hàng tháng.

2

Nêu được các thói quen sử dụng

điện chưa tiết kiệm trong gia đình2

Trình bày được một số giải pháp

tiết kiệm điện trong gia đình. 2

Kết quả thực hiện các giải pháp đề

xuất và tính toán số tiền tiết kiệm

1.5

231

Page 237: Su Dung Nang Luong Tiet Kiem Va Hieu Qua Thong Quacac Mon Hoc o Thcs Thpt

được hàng tháng

Hình thức

Bố cục rõ ràng, dễ hiểu 0.5

Nội dung logic, mạch lạc 0.5

Có những hình ảnh minh họa cụ

thể0.5

Người trình bày 0.5

232