55
JEUDI, 13 MAI 2010 11:29 0 COMMENTAIRES Tags: flavonoid hoạt chất sinh học (Hóa học ngày nay-H2N2)-Flavonoid (hay bioflavonoids) là một nhóm hợp chất rất thường gặp trong thực vật, có trong hơn nửa các loại rau quả dùng hàng ngày. Theo danh pháp IUPAC chúng được phân chia thành: - flavonoids, bắt nguồn từ cấu trúc của 2-phenylchromen-4-one (2-phenyl-1,4- benzopyrone) (ví dụ: quercetin, rutin). - isoflavonoids, bắt nguồn từ cấu trúc của 3-phenylchromen-4-one (3-phenyl-1,4- benzopyrone) - neoflavonoids, bắt nguồn từ cấu trúc của 4-phenylcoumarine (4-phenyl-1,2- benzopyrone) Vì thế flavonoid được xem là một nhóm hoạt chất lớn trong dược liệu. Phần lớn các flavonoid có màu vàng. Ngoài ra, còn có những chất màu xanh, tím, đỏ, hoặc không màu. Flavonoid có mặt trong tất cả các bộ phận của các loài thực vật bậc cao, đặc biệt là ở hoa, tạo cho hoa những màu sắc rực rỡ để quyến rũ các loại côn trùng giúp cho sự thụ phấn của cây. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hoá, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng,…), một số còn có tác dụng điều hoà sự sinh trưởng của cây cối. Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học:

tác dụng của flavonoid

  • Upload
    hoayvy

  • View
    1.493

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tác dụng của flavonoid

JEUDI, 13 MAI 2010 11:29

0 COMMENTAIRES

Tags:

flavonoid

hoạt chất sinh học

(Hóa học ngày nay-H2N2)-Flavonoid (hay bioflavonoids) là

một nhóm hợp chất rất thường gặp trong thực vật, có trong hơn nửa các loại rau quả dùng hàng ngày.

Theo danh pháp IUPAC chúng được phân chia thành:  

- flavonoids, bắt nguồn từ cấu trúc của 2-phenylchromen-4-one (2-phenyl-1,4-benzopyrone)  (ví dụ:

quercetin, rutin). 

- isoflavonoids, bắt nguồn  từ cấu trúc của 3-phenylchromen-4-one (3-phenyl-1,4-benzopyrone)

- neoflavonoids, bắt nguồn từ cấu trúc của 4-phenylcoumarine (4-phenyl-1,2-benzopyrone) 

Vì thế flavonoid được xem  là một nhóm hoạt chất lớn trong dược liệu.

Phần lớn các flavonoid có màu vàng. Ngoài ra, còn có những chất màu xanh, tím, đỏ, hoặc không màu.

Flavonoid có mặt trong tất cả các bộ phận của các loài thực vật bậc cao, đặc biệt là ở hoa, tạo cho hoa

những màu sắc rực rỡ để quyến rũ các loại côn trùng giúp cho sự thụ phấn của cây. Trong cây, flavonoid

giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hoá, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân

gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng,…), một số còn có tác dụng điều hoà sự sinh trưởng của cây

cối.

Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học:

- Trước hết, các chất flavonoid là những chất oxy hóa chậm hay ngăn chặn quá trình oxy hóa do các gốc

tự do, có thể là nguyên nhân làm cho tế bào hoạt động khác thường. Các gốc tự do sinh ra trong quá

trình trao đổi chất thường là các gốc tự do như OH•, ROO• (là các yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế bào, ung

thư, tăng nhanh sự lão hoá,…).

Page 2: tác dụng của flavonoid

Các flavonoid còn có khả năng tạo phức với các ion kim loại nên có tác dụng như những chất xúc tác

ngăn cản các phản ứng oxy hoá mà. Do đó, các chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ

vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá, thoái hoá gan, tổn thương do bức xạ.

- Hyaluronidase là enzym làm tăng tính thấm của mao mạch, khi thừa enzym này sẽ xảy ra hiện tượng

xuất huyết dưới da. Flavonoid ức chế sự hoạt động của hyaluronidase, vì thế, nếu được bổ sung

flavonoid, tình trạng trên sẽ cải thiện. Phối hợp với vitamin C, flavonoid của hoa Hoè (rutin) sẽ tăng

cường tác dụng trị liệu.

- Những nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động của thực phẩm giàu flavonoid với những nguy

cơ về tim mạch như huyết áp cao. Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối

loạn chức năng tĩnh mạch, giãn hay suy yếu tĩnh mạch, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc…

- Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan.

- Nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, favanon, flavanol có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, đó là các flavonoid có

trong lá Diếp cá, trong cây Râu mèo…

- Trên hệ tim mạch, nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myricetin, hỗn hợp các catechin của Trà có tác

dụng làm tăng biên độ co bóp tim, tăng thể tích phút của tim…

- Cao chiết từ lá Bạch quả (Ginko biloba) chứa các chất của kaempferol, quercetin, isorhammetin có tác

dụng tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch, dùng cho những người có biểu

hiện lão suy, rối loạn trí nhớ, khả năng làm việc đầu óc sút kém, mất tập trung, hay cáu gắt…

Theo nghiên cứu mới đây, bác sĩ Lee Hooper, giảng viên trường đại học East Anglia tại bang Norwich,

U.K., và cộng sự đã sàng lọc hơn 133 nghiên cứu đã tìm ra được mối liên kết giữa những phân lớp

flavonoid khác nhau và thực phẩm giàu flavonoid trên những tác nhân gây nguy cơ cho bệnh tim mạch,

như cholesterol có hại, huyết áp cao hay máu chảy chậm. 

Báo cáo đưa ra kết luận sau: 

- Ăn chocolate hoặc ca cao làm tăng sự giãn nở mạch máu. Chúng cũng làm giảm áp suất của máu, tâm

thu (phản ánh áp lực tối đa khi tim co lại) bằng khoảng 6 điểm, và tâm trương (phản ánh áp lực tối đa khi

tim giãn) khoảng 3.3 điểm. Nhưng điều này dường như không có ảnh hưởng gì đến cholesterol LDL xấu. 

- Protein đậu nành cũng làm giảm áp lực máu tâm trương gần bằng 2 điểm thủy ngân và cải thiện protein

xấu, nhưng không ảnh hưởng đến cholesterol HDL tốt. Những ảnh hưởng này được tìm thấy trong

protein đậu nành đơn, không có trong những sản phẩm từ đậu nành khác. 

- Thói quen uống trà xanh cũng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, nhưng uống trà đen sẽ làm

tăng áp suất của cả tâm thu và tâm trương, tăng lên 5.6 điểm cho tâm thu và 2.5 điểm cho tâm trương.

Page 3: tác dụng của flavonoid

Trong dân gian từ lâu đã sử dụng những dược liệu giàu flavonoid để giữ gìn sức khoẻ bằng cách dùng

đơn giản là trà thuốc, thuốc sắc như nước trà (chè), trà artichaut,… vừa rẻ tiền vừa hiệu quả. Những

dược liệu có hàm lượng cao flavonoid đã được khai thác và chiết xuất lấy flavonoid để phục vụ nền công

nghiệp dược: hoa Hoè, vỏ Cam, Núc nác, Hoàng cầm, lá Xoài, bồ Kết… và một số flavonoid đã được

nghiên cứu, sản xuất thành sản phẩm: thuốc viên, thuốc nước,… rất tiện sử dụng.

Nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta vẫn chưa tìm ra được đối với nhóm hợp chất flavonoid.

Trong lúc đó, chúng ta phải làm gì? Chúng ta cần ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid, bao gồm thật các

loại hoa quả, một miếng chocolate đen (ít nhất 70% cacao), dùng thêm hành, trà xanh và thỉnh thoảng

uống một ly rượu vang đỏ.

Hóa học ngày nay

Nghiên cứu tác dụng chống viêm của flavonoid chiết xuất từ rễ cây cao cẳng (Radix Ophiopogonis confertifolius) trên thực nghiệm26/02/2008

Đề tài do các tác giả Nguyễn Thị Vinh Huê, Nguyễn Duy Thuần (Viện Dược liệu), Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Trọng Thông (Bộ môn Dược lý – Trường ĐH Y Hà Nội) thực hiện nhằm đánh giá tác dụng chống viêm của flavonoid chiết từ rễ cao cẳng trên thực nghiệm.

Cây cao cẳng là cây thuốc mới của Việt Nam, đã được xác định tên khoa học là Ophiopogonis confertifolius. Dịch chiết nước rễ cao cẳng dùng chữa nhiều bệnh như nhức mỏi chân tay, viêm đau khớp, thận suy… Để có kết quả đánh giá kỹ hơn về tác dụng sinh học của cây cao cẳng, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu tác dụng của rễ thông qua các nhóm chất có trong rễ cao cẳng, phân tích thành phần hoá học và tách chiết được 2 nhóm hoạt chất chính là saponin và flavonoid.Nghiên cứu tiến hành với flavonoid toàn phần chiết từ rễ cao cẳng hoà trong dung môi nước thành dung dịch có tỷ lệ 2,98%, các hoá chất prednisolon, carragenin…; động vật thí nghiệm là chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, trọng lượng 18-22g, chuột cống trắng khoẻ mạnh, trọng lượng 120 ± 20g; phương pháp gây viêm cấp (gây phù hân chuột bằng carragenin, gây viêm màng bụng với 4 lô: lô 1 đối chứng - uống NaCl 9‰, thể tích 1ml/100g; lô 2 uống indomethanin liều 25mg/kg; lô 3 uống flavonoid liều 8mg/kg; lô 4 uống flavonoid liều 24mg/kg); gây viêm mạn (gây u hạt)…

Page 4: tác dụng của flavonoid

Kết quả cho thấy, flavonoid có tác dụng chống viêm rõ rệt. Trên mô hình gây phù chân chuột, flavonoid rễ cao cẳng liều 8mg/kg và 24mg/kg có tác dụng ức chế phản ứng phù ở các thời điểm sau 2 giờ, 4 giờ và 24 giờ so với chứng. Trên mô hình gây tràn dịch màng bụng, flavonoid rễ cao cẳng ức chế rõ rệt sự tạo thành dịch rỉ viêm, làm giảm số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm và làm giảm hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm. So với các kết quả nghiên cứu trước về tác dụng chống viêm của saponin chiết xuất từ rễ cao cẳng, flavonoid có tác dụng chống viêm trên mô hình gây tràn dịch màng bụng tốt hơn trên mô hình gây phù chân chuột. Trong thử nghiệm về tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt ở chuột nhắt trắng, flavonoid với liều 13mg/kg và 39mg/kg không làm giảm một cách có ý nghĩa trọng lượng u hạt.

 Flavonoid

 

Cấu trúc hoá học, phân loại flavonoid

Flavan, Flavon, Flavonol, Isoflavon: vẽ khung cấu tạo, cho 1 chất làm ví dụ. Proanthocyanidin là g ? Tên khác đồng nghĩa ? Cho 1 chất làm ví dụ (tên khác , nguồn gốc ) Sự giống nhau , khác nhau về cấu trúc hoá học , các phản ứng định tính giữa flavonoid và coumarin trong thiên nhiên

Tính chất, định tính, định lượng flavonoid Chiết xuất flavonoid Tác dụng sinh học và công dụng của flavonoid Các dược liệu chứa flavonoid: Hoa hoè; Núc nác, Kim ngân, Hồng hoa; Actiso, Xạ can, Dây

Vẽ công thức cấu tạo của Rutin, tác dụng, công dụng, nguồn nguyên liệu có thể khai thác Rutin trên quy mô lớn Nguồn nguyên liệu chứa Flavonoid có thể khai thác ở quy mô lớn . Phương pháp chiết xuất Rutin từ dược liệu Nêu 2 dược liệu chứa flavonoid độc (tên, họ Việt Nam , tên, họ khoa học , bộ phận dùng , công dụng)

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA DỊCH  CHIẾTTỪ CÂY ĐỎ NGỌN LÊN MỘT SỐ CHỨC NĂNG

CỦA HỆ THẦN KINH TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

 

Hướng dẫn: TS Lê Văn SơnTS Vũ Văn LạpTS Trần Trịnh AnBộ môn sinh lý học - HVQY

Thực hiện: Thái Doãn Kỳ Y5

Dương Quang Huy Y5

Bùi Quang Dũng Y5

Vũ Anh Hải Y3

Nguyễn Văn Bạch D2

 

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

Page 5: tác dụng của flavonoid

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo các y văn hiện có, cây đỏ ngọn (Cratoxylon prunifolium Kurtz) mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, phục hồi sức khoẻ khi đau yếu hay sau khi sinh đẻ. Gần đây một số tác giả đã nghiên cứu và cho thấy lá cây đỏ ngọn có hoạt tính chống gốc tự do, có thể so sánh được với Tanakan (là thuốc được dùng để bảo vệ thành mạch, chống lão hoá, tăng trí nhớ ở người lớn tuổi).

Với mục đích góp phần nghiên cứu để có thể chế ra một loại thuốc từ dược liệu trong nước có tác dụng chống gốc tự do (antioxydant ), tăng cường khả năng bảo vệ của cơ thể, nhất là với hệ thần kinh trung ương, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

* Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết toàn phần và flavonoid lá đỏ ngọn lên một số chức năng của hệ thần kinh trên động vật thực nghiệm .

* So sánh tác dụng của các chất trên với Tanakan.

3. KẾT QUẢ

Sau 10 ngày uống dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn (Cratonin), hoặc uống dịch flavonoid lá đỏ ngọn đều thấy có ảnh hưởng nhất định lên hoạt động của các hệ thần kinh ở các mức độ khác nhau:

\ Flavonoid và dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn, tanakan đều có tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh thực vật, thể hiện ở sự tăng rõ hàm lượng catecholamin trong máu động vật thí nghiệm sau uống các thuốc này (p < 0,01 - 0,001).

\ Flavonoid lá đỏ ngọn có tác dụng tương đương tanakan gây sự hoạt hoá đồng bộ các tế bào não ở thỏ thực nghiệm, thể hiện làm giảm thành phần sóng chậm delta, tăng thành phần sóng alpha trên điện não đồ, còn dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn không thể hiện rõ tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh trung ương.

\ Flavonoid lá đỏ ngọn có tác dụng làm tốt cả hai quá trình hưng phấn và ức chế có điều kiện ở não bộ động vật thí nghiệm(thể hiện ở sự tăng nhanh cả tốc độ hình thành phản xạ và tốc độ dập tắt phản xạ có điều kiện tìm thức ăn trong mê lộ) tác dụng này tương đương với Tanakan và tốt hơn so với dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn.

\ Mức độ ảnh hưởng làm tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương của các chất theo thứ tự giảm dần: flavonoid lá đỏ ngọn, tanakan, dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn.

 

4. TÍNH MỚI - TÍNH SÁNG TẠO

Page 6: tác dụng của flavonoid

Với việc sử dụng kỹ thuật định vị ( Stereotaxic), một kỹ thuật hiện đại để đặt điện cực trực tiếp vào thể lưới thân não và vùng vỏ não cảm giác - vận động, lần đầu tiên đề tài đã đánh giá được sự thay đổi điện thế của các cấu trúc này dưới ảnh hưởng của dịch chiết lá đỏ ngọn.

Công trình đã cho các kết quả đầu tiên về tác dụng của dịch chiết toàn phần và flavonoid lá đỏ ngọn lên sự thay đổi hàm lượng Catecholamin, thay đổi điện thế của các cấu trúc não và lên hoạt động thần kinh cấp cao trên động vật thực nghiệm.

5.HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

Các kết quả của đề tài tạo cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu sử dụng hoạt chất của lá đỏ ngọn với mục đích điều trị và dự phòng,tăng cường khả năng bảo vệ cho cơ thể, nhất là với hệ thần kinh trung ương.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Cây đỏ ngọn (Cratoxylon prunifolium Kurtz, họ Ban Hypericaceae) là loại cây gỗ nhỏ mọc chủ yếu ở vùng trung du và đồi núi phía Bắc với trữ lượng khá lớn. Theo tài liệu "Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi (1995), cây đỏ ngọn mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, phục hồi sức khỏe khi đau yếu hay sau khi sinh đẻ. Gần đây một số tác giả đã nghiên cứu và cho thấy lá cây đỏ ngọn có hoạt tính chống gốc tự do, có thể so sánh được với Tanakan (là thuốc được dùng để bảo vệ thành mạch, chống lão hoá, tăng trí nhớ ở người lớn tuổi) (Nguyễn Liêm và CS, 1996).

Với mục đích góp phần nghiên cứu để có thể chế ra một loại thuốc từ dược liệu trong nước có tác dụng chống gốc tự do (antioxydant), tăng cường khả năng bảo vệ của cơ thể, nhất là với hệ thần kinh trung ương, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI :

1. Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết toàn phần và flavonoid lá đỏ ngọn lên một số chức năng của hệ thần kinh trên động vật thực nghiệm.

2. So sánh tác dụng của các chất trên với Tanakan.

Đề tài được thực hiện tại bộ môn Sinh lý học, HVQY.

 

2. TỔNG QUAN

 

Page 7: tác dụng của flavonoid

2.1. Một số đặc điểm thực vật cây đỏ ngọn

Theo tài liệu thực vật học, cây đỏ ngọn còn gọi là cây ngành ngạnh, lành ngạnh, có tên khoa học Cratoxylon Prunifolium Kurtz (Cratoxylon Prunifolium Dyer), thuộc họ Ban Hypericaceae [3].

Cây đỏ ngọn phân bố nhiều vùng nhiệt đới và ôn đới. Trên lãnh thổ Việt Nam, cây thấy mọc tự nhiên ở Xuân Mai, Ba Vì - Hà Tây, Sapa, Bắc Thái, Vĩnh Phú?

Đặc điểm của cây đỏ ngọn: Là loại cây nhỏ, thân gỗ, có gai ở gốc (trong rừng lâu năm cây có thể cao và to), cành non có lông tơ màu đỏ nên gọi là đỏ ngọn [1, 6]. Lá hình mác dài 12 - 13 cm, rộng 3,5 - 4cm, mọc đối xứng, cuống ngắn 3 - 5mm. Mặt gân chính màu đỏ đến 1/ 3, lá non gân lá và lá có màu đỏ đến quá nửa. Hoa mọc trên những cành ở kẽ lá màu trắng hoặc hồng, có lông màu tía. Quả nang dài 15mm, rộng 7 - 8 mm. Hạt hình trứng dài 6mm, rộng 3mm [8].

Ảnh 1 : Cây đỏ ngọn (Cratoxylon Prunifolium Kurtz, Hypericaceae)

 

2.2. Thành phần hoá học của cây đỏ ngọn

* Theo Nguyễn Liêm và CS [3], cây đỏ ngọn có các hoạt chất chủ yếu là :

o Flavonoid.o Tanin pyrocatechic.o Phytosterol và Saponin

triterpenoid.o Acid hữu cơ và đường khử.

Cây đỏ ngọn không có alcaloid và antraquinon.

* Theo Nguyễn Văn Minh và CS [8] hàm lượng flavonoid trong lá cây đỏ ngọn thay đổi trong năm: Vào tháng 10 đạt 6,25 %; tháng 7 đạt 6,06%; tháng 5 là 5,73% và tháng 2 là 4,16%.

2.3. Tác dụng của cây đỏ ngọn

* Theo tài liệu "Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi (1995) cây đỏ ngọn mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân, làm thuốc kích thích tiêu hoá, ăn ngon hàng ngày hoặc khi

Page 8: tác dụng của flavonoid

đau yếu, sau khi sinh đẻ. Ngày uống chừng 15 - 30g lá khô dưới hình thức thuốc sắc hoặc thuốc pha như trà. Có khi phối hợp với lá vối, nấu nước uống cho tiêu cơm [4].

* Trong những năm gần đây, tại Học viện quân y đã tiến hành nghiên cứu bước đầu tác dụng dược lý của cây đỏ ngọn. Kết quả cho thấy :

Cây đỏ ngọn ít độc, dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn có LD50 = 122,1 ? 33,6g/ kg thể trọng chuột nhắt trắng. Flavonoid lá đỏ ngọn chưa tìm thấy liều độc cấp LD50 trên chuột nhắt trắng bằng đường uống với liều 6g - 24g/ kg [5].

Dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn có tác dụng chống oxy hoá tốt, hoạt tính đạt 69% trong khi Tanakan chỉ đạt 48% [2, 3] và có tác dụng hoạt huyết, làm lưu thông máu, giảm đông ở những trường hợp tăng đông [13, 14].

Từ kết quả nghiên cứu trên, Bộ môn dược học - HVQY đã sản xuất viên nang bột flavonoid toàn phần lá đỏ ngọn hàm lượng 250mg [8], hiện đang tiếp tục mở rộng nghiên cứu bước tiền lâm sàng.

3. VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

3.1.Vật liệu nghiên cứu

* Dịch chiết từ cây đỏ ngọn gồm:

- Dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn : Dung dịch 5% của cao khô toàn phần cây đỏ ngọn trong cồn 500 (Cratonin)

- Dịch flavonoid lá đỏ ngọn 2%.

Các dược chất trên do bộ môn Dược học quân sự - HVQY cung cấp .

* Tanakan do hãng Beaufour Ipsen của Pháp sản xuất, được Bộ Y tế cho phép lưu hành trên thị trường thuốc Việt Nam, dạng thuốc nước hàm lượng 40mg/1ml.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên hai loại động vật: thỏ và chuột nhắt trắng.

* Thỏ đực trưởng thành 26 con khoẻ mạnh, trọng lượng 1,9 - 2,2 kg/ con, chia

làm 3 lô:

= Lô uống Cratonin : 10 con.

= Lô uống dịch flavonoid lá đỏ ngọn: 6 con.

Page 9: tác dụng của flavonoid

= Lô chứng uống Tanakan: 10 con.

* Chuột nhắt trắng đang ở thời kỳ phát triển 50 con khoẻ mạnh gồm cả chuột đực và chuột cái, trọng lượng 18 - 22g/ con, chia làm 4 lô:

= Lô uống Cratonin: 15 con.

= Lô uống dịch flavonoid lá đỏ ngọn : 10 con.

= Lô chứng dương uống Tanakan : 10 con .

= Lô chứng âm uống nước muối sinh lý 9 %0 : 15 con.

Động vật được nuôi tại labo chăn nuôi của bộ môn Sinh lý học cùng một chế độ, đảm bảo đủ thức ăn và nước uống.

 

3.3. Liều dùng thuốc

* Tanakan:

= Thỏ: 0,4ml (tương đương 16mg)/kg x10ngày.

= Chuột nhắt: 0,8ml (tương đương 32mg)/kg x10 ngày.

* Cratonin và flavonoid lá đỏ ngọn đều dùng liều :

= Thỏ: 20mg/kg x10 ngày.

= Chuột nhắt: 40mg/kg x 10 ngày.

Theo các liều trên pha thành dung dịch sao cho thỏ uống 3ml/ kg và chuột nhắt uống 0,2ml/ 10g.

Cho động vật uống thuốc bằng cách sử dụng bơm tiêm chia vạch (loại 1 ml cho chuột và 10 ml cho thỏ) với kim cong đầu tù chuyên dụng đưa vào thành sau họng. Uống một lần duy nhất lúc 9h sáng, liên tục trong 10 ngày.

* Chuột thuộc lô chứng âm uống nước muối sinh lý với thể tích và cách thức tương tự như các lô uống thuốc.

3.4. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Chỉ tiêu nghiên cứu trên thỏ:

Xác định trước khi cho uống thuốc và sau uống 10 ngày, gồm :

Page 10: tác dụng của flavonoid

- Định lượng nồng độ Catecholamin trong máu theo phương pháp Smaznov (1963) trên máy Minilab (Italy).

- Ghi điện thế thể lưới thân não và vỏ não vùng cảm giác - vận động.

Điện cực ghi điện thế từ các cấu trúc não được làm bằng sợi hợp kim Niken-crom có đường kính 0,15mm và bọc cách điện trừ 0,5mm ở đầu mũi điện cực. Điện cực đặt ở vỏ não là điện cực đồng tâm có đường kính 1,5mm.

Đặt điện cực vào các cấu trúc não trước khi bắt đầu thí nghiệm qua phẫu thuật trên máy định vị Medicor (Hungary), theo Atlas não thỏ của Bures và CS (1960) (ảnh 2, 3). Nhân lưới (nucleus reticularis) có toạ độ V0, AP+2,5, S4 (ảnh 4), vỏ não vùng cảm giác vận động: V-4, S2 (ảnh 5).

Sau phẫu thuật đặt điện cực, chờ vết mổ lành hẳn (7-10ngày) mới tiến hành nghiên cứu để tránh tác dụng đau do vết mổ gây ra.

Ghi điện não thỏ bằng máy Neurofax-2 của hãng NIHON KOHDEN(Nhật Bản) có bộ phận tự phân tích các thành phần sóng cơ bản (alpha, beta, delta, theta).

Ảnh 2. Máy định vị đặt điện cực vào não thỏ.

Page 11: tác dụng của flavonoid

Ảnh 3. Thỏ sau đặt điện cực

 

Page 12: tác dụng của flavonoid

Ảnh 4: Vị trí đặt điện cực vào thể lưới thân não (theo Bures và cs, Nucleus Reticularis có toạ độ: V0, AP+2,5, S4)

 

Page 13: tác dụng của flavonoid

Ảnh 5: Vị trí đặt điện cực vào vỏ não vùng cảm giác - vận động và các mốc giải phẫu có liên quan.

1. Vùng vỏ não cảm giác - vận động 2. Điểm Lamda

3. Vỏ tiểu não 4. Điểm Bregma.

3.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu trên chuột trắng: phản xạ có điều kiện tìm thức ăn trong mê lộ

Phương tiện tập phản xạ: Chuồng mê lộ (ảnh 6).

Chuồng mê lộ được thiết kế gồm nhiều đường dích dắc nhưng chỉ có một đường đi đúng tới đích (nơi để thức ăn ngon), còn tất cả các đường khác (12 đường) đều là đường vào ngõ cụt, không tới đích. Quãng đường từ điểm xuất phát (cửa vào) (1, ảnh 6) đến nơi để thức ăn (2, ảnh 6) dài tổng cộng 7m.

Cách tiến hành:

Phản xạ có điều kiện trên chuột nhắt trắng được tiến hành thành lập sau khi cho chuột uống thuốc 5 ngày. Trong quá trình tập cho uống tiếp 5 ngày nữa (tổng thời gian chuột uống thuốc là 10 ngày liên tục).

+ Cho chuột nhịn ăn qua đêm và tập phản xạ vào các buổi sáng. Đặt chuột ở cửa vào và dẫn dắt chuột tới đích, nơi có thức ăn. Mỗi ngày tập 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút. Tập đến khi nào đặt chuột ở cửa vào chuột chạy một mạch tới đích, không quay lại, không nhầm vào ngõ cụt, tức phản xạ đã hình thành.

+ Phản xạ tìm thức ăn trong mê lộ được xem là bền vững khi cả 3 lần liền nhau thả chuột ở điểm xuất phát và mở cửa vào chuột chạy một mạch tới đích, không nhầm đường, không quay lại.

Page 14: tác dụng của flavonoid

+ Sau khi phản xạ đã được bền vững tiến hành dập tắt phản xạ bằng cách tiếp tục cho chuột chạy trong mê lộ, nhưng ở đích không để thức ăn. Khi nào 3 lần liên tiếp thả chuột ở điểm xuất phát chuột không chạy tới đích nữa thì xem như phản xạ đã bị dập tắt.

Ảnh 6 . Mê lộ tập phản xạ có điều kiện trên chuột nhắt trắng.

 

Các chỉ số theo dõi:

+ Tốc độ hình thành phản xạ được biểu hiện bằng số lần tập để chuột chạy từ điểm xuất phát đến đích mà không nhầm đường.

+ Tốc độ có phản xạ bền vững được tính bằng số lần tập để có 3 lần liên tiếp chuột chạy từ điểm xuất phát đến đích mà không nhầm đường, không quay lại.

+ Thời gian phản xạ là thời gian chuột chạy từ điểm xuất phát đến đích.

+ Tốc độ dập tắt phản xạ được tính bằng số lần không cho chuột ăn (không củng cố) khi chuột tới đích, đến khi chuột không chạy tới nơi để thức ăn nữa.

3.5. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y - sinh học.

 

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi thu được một số kết quả sau :

Bảng 1: Sự tăng trọng lượng thỏ và chuột sau 10 ngày uống thuốc

Page 15: tác dụng của flavonoid

Lô thí nghiệm

Trọng lượng (X + SD)

Thỏ (kg) Chuột (g)

n Trước uống Sau uống n Trước uống Sau uống

UốngTanakan  

10

 

1,93 ? 0,14

 

2,06 ? 0,34

 

10

 

19,86 ? 1,42

 

32,62 ? 6,30

UốngCratonin  

10

 

2,10 ? 0,19

 

2,22 ? 0,17

 

15

 

20,01 ? 1,12

 

31,98 ? 6,42

Uống dịch

flavonoid

 

6

 

2,07 ? 0,12

 

2,20 ? 0,10

 

10

 

19,72 ? 1,64

 

32,56 ? 7,12

Uống nước muối sinh lý

 

 

 

15

 

20,02 +1,54

 

31,76 + 6,60

 

Các số liệu từ bảng 1 cho thấy: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số trọng lượng giữa các lô thỏ uống thuốc khác nhau. Sau 10 ngày uống thuốc trọng lượng thỏ thay đổi không đáng kể, mức tăng trung bình từ 0,11kg đến 0,14kg.

Kết quả tương tự cũng quan sát được ở các nhóm chuột nghiên cứu. Mức tăng trọng lượng của các nhóm chuột uống thuốc sau 10 ngày và nghiên cứu kéo dài 30 ngày đạt trung bình 11,97g đến 12,86g, song khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê giữa các lô (p > 0,05).

 

Bảng 2: Nồng độ Catecholamin (mg%) trong máu thỏ ở các lô nghiên cứu.

Lô thí nghiệm

Hàm lượng Catecholamin (X ? SD )

Mức thay đổi

(%)

 

pTrước uống Sau uống

Uống Tanakan

(n=10)

 

3,93 ? 0,51

 

5,33 ? 0,40

 

+ 35,62

 

< 0,001

Uống Cratonin        

Page 16: tác dụng của flavonoid

(n=10) 3,97 ? 0,62 5,14 ? 0,64 + 29,47 < 0,001

UỐNG FLAVONOID

(N=6)

 

2,99 ? 0,81

 

4,60 ? 1,28

 

+ 53,85

 

<0,01

Phân tích các số liệu ở bảng 2 chúng tôi nhận thấy: Hàm lượng Catecholamin trong máu thỏ sau khi uống thuốc Tanakan, Cratonin, dịch flavonoid lá đỏ ngọn đều tăng rõ so với trước uống thuốc (p < 0,01 - 0,001).

Tuy nhiên, mức tăng hàm lượng Catecholamin này ở các lô động vật có khác nhau: thấp nhất quan sát thấy ở lô thỏ uống Cratonin là 29,47%, lô uống Tanakan 35,62% và cao nhất ở lô uống dịchflavonoid 53,85%.

Mức độ tăng hàm

lượng Catecholamin trong máu thỏ các nhóm nghiên cứu có thể quan sát thấy ở biểu đồ 1.

1 - LÔ UỐNG CRATONIN 2 - LÔ UỐNG TANAKAN

3 - Lô uống flavonoid lá đỏ ngọn

Biểu đồ 1: Mức tăng (%) hàm lượng Catecholamin trong máu thỏ các nhóm nghiên cứu.

Bảng 3: Tỷ lệ các sóng cơ bản điện não đồ ghi từ thể lưới thân não và vùng vỏ não cảm giác- vận động ở thỏ uống Tanakan và Cratonin

Cấu trúc não

Tỷ lệ các sóng

(%)

Uống Tanakan (n=10) Uống Cratonin (n=10)

Trước uống Sau uống Trước uống Sau uống

Page 17: tác dụng của flavonoid

Thể lưới thân não

Delta

Theta

Alpha

Beta

36,4 ? 6,9

40,0 ? 9,9

7,1 ? 1,2

16,4 ? 5,5

32,2 ? 5,3

41,2 ? 7,6

9,8 ? 1,6 *

16,6 ? 2,9

36,8 ? 6,3

41,1 ? 8,6

7,3 ? 1,5

14,8 ? 5,3

36,2 ? 7,1

39,2 ? 10,5

7,6 ? 1,6

17,1 ? 6,0

Vỏ não cảm giác- vận động

Delta

Theta

Alpha

Beta

35,2 ? 7,9

43,2 ? 12,2

6,1 ? 1,1

15,4 ? 3,6

28,3 ? 4,4**

45,8 ? 7,5

9,2 ? 0,9 ***

16,7 ? 2,4

36,5 ? 8,6

41,1 ? 9,1

7,7 ? 1,1

14,5 ? 3,6

35,9 ? 8,4

42,2 ? 9,6

6,8 ? 1,2

15,0 ? 3,8

* < 0,05 ** < 0,01 *** < 0,001

Kết quả trình bày ở bảng 3 cho thấy: Thành phần các sóng điện não thỏ trước khi uống thuốc đa số là sóng chậm delta và theta, chiếm khoảng 70 - 75% toàn bộ các sóng có trên điện não đồ của thể lưới thân não cũng như ở vùng vỏ não cảm giác - vận động. Sau uống Tanakan, thành phần sóng chậm delta và theta tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng tỷ lệ sóng delta có giảm xuống, rõ nhất ở vùng vỏ não cảm giác - vận động (p < 0,01). Tỷ lệ sóng alpha ở cả thể lưới thân não và vùng vỏ não cảm giác - vận động đều tăng so với trước uống thuốc (p < 0,05 - 0,001). Thành phần sóng theta và beta thay đổi không đáng kể.

Với nhóm thỏ uống Cratonin ở cả hai cấu trúc não tỷ lệ thành phần các sóng cơ bản của điện não thay đổi không đáng kể (p > 0,05)

 

Bảng 4: Tỷ lệ các sóng cơ bản điện não đồ ghi từ thể lưới thân não và vùng vỏ não cảm giác- vận động ở thỏ uống flavonoid lá đỏ ngọn

CẤU TRÚC NÃO

CÁC SÓNG EEG

(%)

UỐNG FLAVONOID LÁ ĐỎ NGỌN (N=6)

TRƯỚC UỐNG

SAU UỐNG p

THỂ LƯỚI THÂN NÃO

Delta

Theta

Alpha

43,5 ? 4,5

27,1 ? 4,1

9,8 ? 0,8

32,7 ? 8,8

37,0 ? 8,8

12,3 ? 1,7

 0,05

 0,05

 0,05

Page 18: tác dụng của flavonoid

Beta 19,5 ? 2,1 17,9 ? 2,5  0,05

VỎ NÃO CẢM GIÁC - VẬN ĐỘNG

Delta

Theta

Alpha

Beta

42,2 ? 5,7

28,3 ? 4,8

9,7 ? 0,8

19,8 ? 2,1

32,3 ? 8,4

36,9 ? 9,0

12,9 ? 1,3

17,9 ? 2,4

 0,05

 0,05

 0,05

 0,05

KẾT QUẢ TRÌNH BÀY Ở BẢNG 4 CHO THẤY: Ở THỎ SAU UỐNG FLAVONOID LÁ ĐỎ NGỌN THÀNH PHẦN CÁC SÓNG ĐIỆN NÃO THAY ĐỔI TƯƠNG TỰ NHƯ NHÓM THỎ UỐNG TANAKAN:

* THÀNH PHẦN SÓNG DELTA GIẢM, THÀNH PHẦN SÓNG ALPHA TĂNG Ở CẢ THỂ LƯỚI THÂN NÃO VÀ VỎ NÃO VÙNG CẢM GIÁC - VẬN ĐỘNG (P  0,05 - 0,01). (CÓ THỂ QUAN SÁT RÕ SỰ BIẾN ĐỔI NÀY TRÊN BIỂU ĐỒ 2 VÀ BIỂU ĐỒ 3).

* THÀNH PHẦN SÓNG THETA CÓ TĂNG NHƯNG CHƯA CÓ Ý NGHĨA THỐNG KÊ (P  0,05), THÀNH PHẦN SÓNG BETA THAY ĐỔI KHÔNG ĐÁNG KỂ Ở CẢ HAI CẤU TRÚC NÃO ĐƯỢC NGHIÊN CỨU.

Hình 1. Điện não đồ thỏ ghi từ thể lưới thân não (1) và vỏ não cảm giác vận động (2) vào các thời điểm trước (A) và sau ( B) uống dịch flavonoid lá đỏ ngọn.

Page 19: tác dụng của flavonoid

Sóng delta Sóng alpha

Biểu đồ 2: Sự biến đổi tỷ lệ thành phần các sóng delta và alpha

ở thể lưới thân não ở các nhóm thỏ trước và sau uống thuốc.

Sóng delta Sóng alpha

Biểu đồ 3: Sự biến đổi tỷ lệ thành phần các sóng delta và alpha

ở vùng vỏ não cảm giác - vận động ở các nhóm thỏ trước và sau uống thuốc.

 

Page 20: tác dụng của flavonoid

 

Bảng 5: Biên độ biến đổi chung (µ V) của điện não đồ ghi từ thể lưới thân não và vỏ não cảm giác- vận động của thỏ trước và sau uống thuốc.

LÔ THÍ NGHIỆM

Biên độ chung p

Thể lưới thân não Vỏ não cảm giác-

vận động

Trước uống(1)

Sau uống(2) Trước uống(3)

Sau uống(4)

Uống Tanakan(n=10)  

121,54 ?19,12

 

97,62 ? 7,86

 

125,42 ?16,36

 

96,24 ? 8,76

1-2<0,01 3-4<0,01

Uống Cratonin(n=10)  

114,67 ?12,32

 

111,05 ? 9,95

 

112,74 ?13,26

 

108,30 ? 10,29

1-2>0,05

3-4>0,05

Uống flavonoid lá đỏ ngọn (n=6)

 

105,71 ?13,25

 

87,16 ? 7,24

 

104,50 ? 14,10

 

82,60 ? 6,94

1-2<0,01

3-4<0,01

 

Các số liệu từ bảng 5 cho thấy: Trừ lô thỏ uống Cratonin, các lô thỏ uống Tanakan, flavonoid lá đỏ ngọn có biên độ chung các sóng điện não ghi ở thể lưới thân não và vỏ não cảm giác- vận động sau uống đều giảm rõ so với trước uống (p < 0,01). Mức độ giảm biên độ chung các sóng điện não ở hai nhóm thỏ là tương đương nhau. Có thể quan sát rõ hiện tượng này qua biểu đồ 2.

 

Page 21: tác dụng của flavonoid

1-Lô uống Tanakan 2-Lô uống Cratonin

3-Lô uống Flavonoid lá đỏ ngọn

Biểu đồ 2: Mức độ giảm (%) biên độ chung thành phần các sóng điện não ghi từ thể lưới thân não và vỏ não vùng cảm giác- vận động ở các nhóm thỏ nghiên

cứu.

Bảng 6: Tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện tìm thức ăn trong mê lộ của các lô chuột nghiên cứu

LÔ THÍ NGHIỆM

Tốc độ hình thành phản xạTốc độ để phản xạ bền

vững

Số lần lậpThời gian phản xạ

Số lần lậpThời gian phản xạ

UỐNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ (N = 15) (1)

20,3 ? 2,4 42,9 ? 3,7 48,4 ? 3,2 35,2 ? 7,2

UỐNG TANAKAN (N=10) (2) 13,2 ? 1,6 23,4 ? 3,7 27,1 ? 0,8 17,1 ? 3,1

UỐNG CRATONIN

(N=15) (3)16,3 ? 4,2 38,5 ? 7,5 38,6 ? 4,6 19,2 ? 5,6

UỐNG DỊCH FLAVONOID

(N=10) (4)14,7 ? 0,9 22,3 ? 2,4 22,9 ? 2,5 12,8 ? 2,4

2-1 < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001

Page 22: tác dụng của flavonoid

3-1

p 3-2

4-2

4-3

< 0,001

< 0,001

< 0,05

< 0,05

> 0,05

< 0,001

> 0,05

< 0,001

< 0,001

< 0,001

< 0,001

< 0,001

< 0,001

< 0,05

< 0,001

< 0,001

Từ bảng 6 chúng tôi nhận thấy:

* Tốc độ hình thành phản xạ và thời gian đáp ứng phản xạ của chuột ở các lô uống thuốc của đều tốt hơn rõ so với lô uống nước muối sinh lý (p < 0,001).

* Ở chuột uống Tanakan sau trung bình 13 lần tập đã hình thành phản xạ tìm thức ăn trong mê lộ với thời gian hình thành phản xạ trung bình 23,4 giây, sau 27,1 lần tập chuột có phản xạ bền vững với thời gian phản xạ là 17,1 giây. Các chỉ tiêu này đều nhỏ hơn rõ rệt so với lô chứng uống nước muối sinh lý (p < 0,001).

* Ở chuột uống flavonoid lá đỏ ngọn:

1 Các chỉ số tốc độ để phản xạ bền vững và thời gian đáp ứng phản xạ đều ngắn hơn rõ rệt so với nhóm chuột uống Tanakan (p < 0,001).

1 Tất cả các chỉ số nghiên cứu ở nhóm này đêù nhỏ hơn so với nhóm uống Cratonin.

* Ở chuột thuộc nhóm uống Cratonin số lần tập để có phản xạ cũng như để phản xạ bền vững và thời gian đáp ứng phản xạ đều dài hơn (kém hơn) so với chuột uống Tanakan (p < 0,05) vàFlavonoid lá đỏ ngọn (p < 0,001).

Bảng 7: Tốc độ dập tắt phản xạ có điều kiện tìm thức ăn trong mê lộ của chuột nhắt trắng các lô nghiên cưú.

Lô thí nghiệmSố lần không củng cố để

dập tắt phản xạ

 

p

Uống nước muối sinh lý (n=15) (1) 15,1 ? 4,2 2 - 1  0,001

3 -1  0,001Uống Tanakan (n=10) (2) 4,5 ? 0,8

Uống Cratonin (n=15) (3) 9,3 ? 3,0

Page 23: tác dụng của flavonoid

4 - 1  0,001

3 - 2  0,001

Uống flavonoid lá đỏ ngọn (n=10) (4) 5,6 ? 0,7

Kết quả từ bảng 7 cho thấy :

* Tốc độ dập tắt phản xạ ở chuột uống Tanakan nhanh nhất (trung bình sau 4,5 lần không củng cố). Chỉ số này ở chuột thuộc lô uống flavonoid là 5,6 lần không củng cố, có chậm hơn so với chuột uốngTanakan nhưng nhanh hơn so với chuột ở lô uống Cratonin.

* Lô chuột uống Cratonin có tốc độ dập tắt phản xạ chậm hơn các chuột uống flavonoid lá đỏ ngọn và Tanakan, nhưng nhanh hơn rõ rệt so với chuột uống nước muối sinh lý.

 

5. BÀN LUẬN

 

* Qua theo dõi các lô động vật sau 10 ngày uống Cratonin, flavonoid lá đỏ ngọn cũng như Tanakan trọng lượng của thỏ và chuột không giảm, mà có sự tăng trưởng (bảng 1). Điều này cho thấy các dược chất nghiên cứu là rất ít độc đối với cơ thể. Kết quả phù hợp với nghiên cứu về LD50 của dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn rất cao (122,1 ? 33,6g/ kg thể trọng) (Nguyễn Bích Luyện và CS, 1996).

* Theo chỉ số hàm lượng Catecholamin trong máu thỏ thí nghiệm cho thấy cả 3 loại dược chất: Tanakan, Cratonin và flavonoid lá đỏ ngọn đều có tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh thực vật, thể hiện hàm lượng Catecholamin trong máu thỏ tăng một cách có ý nghĩa so với trước uống thuốc ( p < 0,05 - 0,001, bảng 2).

Tác dụng của Tanakan làm giải phóng Catecholamin trong máu thỏ thí nghiệm của chúng tôi là phù hợp với các nhận định đã nêu trong y văn (Vidal Việt Nam, 2001). So sánh mức tăng này ở thỏ sau uốngCratonin (29,4%) và thỏ uống Tanakan (35,92%) là thấp hơn so với ở thỏ uống flavonoid lá đỏ ngọn (53,85%) (biểu đồ 1).

* Theo sự biến đổi của các chỉ số điện não lại nhận thấy có sự khác nhau trong tác dụng của các loại dịch nghiên cứu. Dịch flavonoid lá đỏ ngọn và Tanakan có tác dang làm giảm thành phần sóng chậm delta (có biên độ lớn), tăng thành phần sóng alpha - sóng thể hiện sự hoạt động đồng bộ của các tế bào não. Sự biến đổi này quan sát thấy ở cả thể lưới thân não và vùng não cảm giác- vận động (bảng 3, 4). Điều này nói lên rằng dịch flavonoid của cây đỏ ngọn có tác dụng

Page 24: tác dụng của flavonoid

hoạt hoá các tế bào thần kinh trong não bộ ở mức đồng bộ tốt tạo điều kiện cho não tiếp nhận và xử lý thông tin (Vaciliev và CS,1982; Đỗ Công Huỳnh, 1991, 1993).

Trong khi đó, ở thỏ uống Cratonin, thành phần tất cả các sóng điện não thỏ thuộc thể lưới thân não và vỏ não vùng cảm giác - vận động hầu như không có thay đổi đáng kể.

Điều này cũng được thể hiện ở các chỉ số nghiên cứu đánh giá về hoạt động thần kinh cấp cao trên chuột nhắt (bảng 6, 7). Ở tất cả các lô chuột uống thuốc có chỉ số tốc độ hình thành phản xạ và dập tắt phản xạ đều tốt hơn rõ so với lô chuột uống nước muối sinh lý song giữa các lô có khác nhau. Trong đó, tốc độ để phản xạ tìm thức ăn trong mê lộ trở nên bền vững ở chuột uống dịch flavonoid lá đỏ ngọn nhanh hơn so với chỉ tiêu này ở chuột uống Tanakan và Cratonin (p < 0,05 - 0,001), còn tốc độ dập tắt phản xạ chậm hơn so với chuột uống Tanakan. Điều này cho thấy tuy ở mức độ khác nhau nhưng dịchflavonoid lá đỏ ngọn, Tanakan, Cratonin đều có tác dụng làm tốt hai quá trình hưng phấn và ức chế trong hoạt động của não bộ.

Từ những kết quả nêu trên cho thấy: Tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh trung ương, làm tốt hai quá trình hưng phấn và ức chế trong não bộ của dịch flavonoid từ cây đỏ ngọn là tương đương với tác dụng củaTanakan và tốt hơn Cratonin.

 

6. KẾT LUẬN

Dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn (Cratonin), dịch flavonoid lá đỏ ngọn đều có ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh ở các mức độ khác nhau:

1- Flavonoid và dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn, Tanakan đều có tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh thực vật, thể hiện ở sự tăng rõ hàm lượng Catecholamin trong máu động vật thí nghiệm sau uống các thuốc này (p < 0,01- 0,001).

2- Flavonoid lá đỏ ngọn có tác dụng tương đương Tanakan gây hoạt hoá đồng bộ các tế bào não ở thỏ thực nghiệm, thể hiện làm giảm thành phần sóng chậm delta, tăng thành phần sóng alpha trên điện não đồ, còn dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn không thể hiện rõ tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh trung ương.

3- Flavonoid lá đỏ ngọn có tác dụng làm tốt cả hai quá trình hưng phấn và ức chế có điều kiện ở não bộ động vật thí nghiệm (thông qua hoạt động phản xạ có điều kiện), tương đương với Tanakan và tốt hơn tác dụng này của dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn.

4- Mức độ ảnh hưởng làm tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương của các chất theo thứ tự giảm dần: flavonoid lá đỏ ngọn, Tanakan, dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn.

 

 

Page 25: tác dụng của flavonoid

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có kiến nghị sau:

- Nghiên cứu các dạng bào chế khác nhau của flavonoid lá đỏ ngọn để có thể sử dụng trong lâm sàng với mục đích tăng cường hoạt động chức năng của hệ thần kinh trung ương nói riêng và khả năng chịu đựng của cơ thể nói chung.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Lê Khả Kế2. Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập 2. NXB khoa học và kỹ thuật, 1974, Tr. 1893. Nguyễn Liêm, Triệu Duy Điệt, Đỗ Văn Bình

Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá (antioxydant in vitro) của một số cây thuốc Việt Nam. Công trình nghiên cứu khoa học quân sự, số 3- 1996, 30-33.

4. Nguyễn Liêm và CS

Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá (antioxydant) của cây đỏ ngọn để phòng và chữa các bệnh về rối loạn huyết động. Đề tài cấp Bộ quốc phòng, Hà Nội, năm 1996.

5. Đỗ Tất Lợi

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 1995.

6. Nguyễn Bích Luyện, Vũ Mạnh Hùng

Nghiên cứu độc tính cấp của Cratonin. Trong "Đề tài cấp bộ Quốc phòng: nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá (antioxydant) của cây đỏ ngọn đề phòng và chữa các bệnh về rối loạn huyết động". 1996, 41-42.

7. Phạm Hoàng Hộ

Cây cỏ miền Nam Việt Nam, quyển 1. NXB Bộ giáo dục Trung tâm dược liệu, 1970, Tr. 305.

8. Đỗ Công Huỳnh và CS

Tìm hiểu tác dụng của nhung hươu sao (dạng bột khô) lên một số chỉ tiêu sinh lý ở động vật. Công trình nghiên cứu y học quân sự, số phụ trương, 1996, 29-37.

Page 26: tác dụng của flavonoid

9. Nguyễn Văn Minh và CS

Nghiên cứu cải tiến dạng bào chế thuốc Cratonin từ cây đỏ ngọn có tác dụng chống oxy hoá. Đề tài cấp Bộ quốc phòng, Hà Nội, 2000.

10.Lê Thị Toàn, Dương Đình Bi, Đỗ Trung Đàm, Vũ Thị Tâm

Nghiên cứu tác dụng tăng lực của Linh chi trong thí nghiệm chuột bơi. Tạp chí dược học số 2/1996, 14-15.

11.Nguyễn Quang Thường, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Gia Chân, Đỗ Ngọc Sơn

Thăm dò hoạt tính chống oxy hoá của Linh chi. Tạp chí dược học số 8/1996, 18-21.

12.Vidal Việt Nam, 2001, 55713.Vaciliev và CS

Nghiên cứu giá trị đồng bộ của điện thế vỏ não khi mức hoạt hoá của vỏ đại não tăng. Tạp chí Sinh lý người, T8, N01, 1982, 3-10 (Tiếng Nga).

14.Trần Cẩm Vinh

Tác dụng của cây đỏ ngọn trong quá trình đông máu. Công trình nghiên cứu y học quân sự, số 3, 1997, Tr. 7 - 9.

15.Trần Cẩm Vinh

Tác dụng kháng đông của Flavonoid lá đỏ ngọn. Trong đề tài cấp Bộ quốc phòng "Nghiên cứu cải tiến dạng bào chế thuốc Cratonin từ cây đỏ ngọn có tác dụng chống oxy hoá", Hà Nội, 2000.

vihuco.com http://vihuco.com

Công dụng của FLAVIN704/01/2009

Vào năm 1928, nhà Bác học Szent Gyorgyi Albert người Hungary phát minh ra chất Flavonoid. Chất này có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể và tiêu diệt mầm mống ung thư, giảm đau đối với các bệnh nhân ung thư giai đoạn 2, hỗ trợ tim mạnh và bổ gan...

Flavin7 là loại Thực phẩm Chức năng được chiết xuất từ nhiều loại hoa quả, cây... quý hiếm giầu chất Flavonoid, được dùng phổ biến tại Âu - Mỹ và nay có mặt tại Việt nam.

Page 27: tác dụng của flavonoid

VIHUCO xin giới thiệu một số đoạn viết đã được đăng tải về lịch sử phát triển và công dụng của Flavin7. Lịch sử của Flavin7.

Ông Sabor, tốt nghiệp đại học Sư phạm tại Hungary năm 1994. Ông đã trăn trở bởi bệnh nhồi máu cơ tim. Bệnh nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, giảm quy trình tạo máu và tăng huyết áp của bố ông. Giảm quy trình tạo máu Trong suốt 20 năm, cứ 1 năm thì 8 tháng ông lại phải truyền 3.5 lít máu vào cơ thể. Và vì vậy, cùng với vợ, Ông Sabor đã ngày đêm nghiên cứu thực vật và hoa quả, và chiết xuất thành công Flavin7 từ 7 loại hoa quả khác nhau trong đó hàm lượng Flavonoid là chủ yếu. Thành phần của nó giàu chất đạm, chất béo, gluxit và polifenol. Khoa học đã chứng minh tác dụng quý báu của Flavonoid vào năm 1928 cũng do một nhà Bác học Szent Gyorgyi Albert người Hungary phát minh ra. Chất này có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể và tiêu diệt mầm mống ung thư, giảm đau đối với các bệnh nhân ung thư giai đoạn 2, hỗ trợ tim mạnh và bổ gan. Sử dụng loại nước hoa quả trên, Bố ông Sabor đã dần hồi phục sức khỏe, tình trạng ngày một tốt hơn, ông không còn phải đến bệnh viện để truyền máu. Ông hoàn toàn khỏi bệnh và đi làm được. Một kết quả thật sự đáng mừng và vì vậy, ông Sabor đã quyết định sản xuất loại nước hoa quả này và tiếp tục nghiên cứu sản xuất ra 36 loại sản phẩm khác nhau góp phần vào hỗ trợ điều trị bệnh. Ban đầu, ông cho sử dụng miễn phí và thử nghiệm tại các bệnh viện của Hung, 100 bác sỹ và 800 bệnh nhân đã được cấp miễn phí. Các bệnh nhân sau khi sử dụng đã cho kết quả như sau:

- Bệnh nhân ung thư vú sau khi điều trị hóa chất tóc đã mọc trở lại sau 6 tuần và mọc dày lên.- Bệnh nhân đá bị ung thư phổi: Khối u ban đầu là 6cm và sau 6 tháng đã giảm xuống còn 1.5cm. Sức khỏe đã khôi phục.- Bệnh nhân u mắt 8 năm nếu không có flavin7 đã không còn khả năng tồn tại.- Bệnh nhân ung thư vòm họng: sau 3 tháng đã đỡ và sau 15 tháng thì khỏi hẳn. Cơ thể đã hoàn toàn khỏe mạnh.- Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn: Kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng cơ thể và giảm đau hiệu quả.

Lúc đầu thì Flavin7 được lưu hành trên thị trường như một loại hoa quả bổ dưỡng bồi bổ sức khỏe, giảm nguy cơ bị ung thư, bao vây các tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cơ thể, hỗ trợ huyết áp, tim mạch, các bệnh về gan và dị ứng do gan. Bởi nghiên cứu cho thấy uống 10ml Flavin7 tương đương với việc ăn 10kg hoa quả. Đến nay, sản phẩm đã được Viện dinh dưỡng Quốc Gia của nước Hungary chứng nhận là thực phẩm chức năng và đạt tiêu chuẩn an toàn sức khỏe theo quy định của EU. Các cuộc hội thảo về Flavin7 thường xuyên được tổ chức tại các nước trên thế giới và ngày càng được các bác sỹ, các chuyên gia đầu ngành về sức khỏe, y tế quan tâm. Hiện nay, Flavin7 đã được xuất sang các nước Châu Âu – Châu Mỹ, Nam Phi và được Công ty Cổ phẩn Thương mại và dịch vụ Việt - Hung nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam từ năm 2002 cho đến nay. Công ty đã tham gia chương trình “Hỗ trợ bệnh nhân nghèo tại Viện K Trung Ương” bằng sản phẩm Flavin7. Với sự tham gia của 55 bác sỹ và 500 bệnh nhân sử dụng, đã một lần nữa khẳng định được công dụng của sản phẩm.

Nghiên cứu của Công ty Vital Crystal - Kết quả thử nghiệm lâm sàng.

Page 28: tác dụng của flavonoid

(Trích từ tài liệu của Tiến sỹ Erdos Sándor. Bác sỹ chuyên khoa đầu ngành về ung thư - Giám đốc thử nghiệm lâm sàng)

Chúng tôi vui mừng thông báo rằng ngày 01/05/2003, Viện thực phẩm và khoa học dinh dưỡng Quốc gia (OETI) đăng ký các sản phẩm mới của Gia đình sản phẩm Flavin7. Do các thủ tục cấp phép nghiêm ngặt, các sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống này cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu âu. Các sản phẩm này và tên của chúng được đăng ký bản quyền tại Văn phòng đăng ký giấy phép độc quyền nhãn hiệu của Hungary.

Chúng tôi tự hào rằng từ năm 1998, cùng với những người lao động và thương nhân, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nhiều nhất trong việc ứng dụng flavonoids. Trong 5 năm qua, cùng với 300.000 sản phẩm được sử dụng, nghiên cứu và phát triển đang được tiến hành trong chương trình nghiên cứu con người có sự gắn kết chặt chẽ với 300 bác sỹ và 2.000 bệnh nhân. Chúng tôi vui mừng bởi tác động tích cực của Flavonoids tới sức khỏe của con người ngày một rõ rệt. Các thử nghiệm lâm sàng kiểm tra và sự nghiên cứu y học có liên quan tới flavonoid đã thuyết phục ngày càng nhiều bệnh nhân và bác sỹ về sự gìn giữ sức khỏe, sự phòng ngừa bệnh tật và các tác dụng tăng cường sự phục hồi của sản phẩm bổ dưỡng Flavin7 và các sản phẩm có chứa flavonoids.

Năm 2002. Flavin7 vì sức khỏe con người đã cùng với 55 Bác sỹ tình nguyện, bác sỹ chuyên gia, nhóm các bác sỹ lâm sàng tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 295 bệnh nhân (100%). Trong đó:

Các bệnh về tim mạch: 31 bệnh nhân chiếm 10,5%Kết quả: Tình trạng lâm sàng cardio-respiratory của 68% bệnh nhân tim, mạch và máu được cải thiện đáng kể. Bệnh nhân ít bị thở khò khè, huyết áp máu được cân bằng.Tình trạng của 8 bệnh nhân (26%) được giữ yên. 2 bệnh nhân (6%) bị yếu đi.

Các bệnh về u: 232 bệnh nhân (220 u ác tính, 12 bệnh nhân u giai đoạn đầu) chiếm 78,2%Kết quả: Tình trạng 70 % bệnh nhân bị u ác tính có chất lượng cuộc sống tốt, được ổn định chắc chắn. Trong quá trình kiểm tra lâm sàng, chúng tôi thấy rằng Flavin7 cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, Flavin7 giảm hoặc loại bỏ tác dụng không mong muốn của phương pháp chữa trị hóa học phóng xạ, có tác dụng bảo vệ gan và tác dụng bảo vệ cardio -toxicty. Sản phẩm giúp giảm đau ở các bệnh nhân bị di căn vào xương, và theo phương pháp điều trị hóa học phóng xạ, các kết quả máu của họ (các tế bào máu trắng và số lượng chứng huyết khối) mất ít thời gian để trở lại trạng thái bình thường hơn. Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy rằng nó đã tác động đến tâm trạng của bệnh nhân theo cách tích cực, chúng tôi đã kiểm tra các tác dụng chống chán nản với 1 vài bệnh nhân.

Nhóm các bệnh khác: bệnh xơ gan, viêm gan, viêm phổi mãn tính, bệnh hen suyễn, bệnh dị ứng. 32 bệnh nhân chiếm 11,3%.Kết quả: Chức năng bảo vệ gan của Flavin7 được chứng minh rõ ràng bởi sự thật là các kết quả về chức năng gan của các bệnh nhân bị xơ gan (sự mất bù) trở nên bình thường. Trong trường hợp bệnh đái tháo đường, mức độ đường trong máu giảm dần, và tình trạng cân bằng đã xảy ra. Hơi thở nito-oxy của các bệnh nhân bị viêm phổi mãn tính và viêm phế quản được

Page 29: tác dụng của flavonoid

giảm đáng kể. Sự thật đó cũng dẫn đến việc giảm chứng viêm bộ phận hô hấp. Rất thú vị khi kiểm tra bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ do các bệnh đái tháo đường nặng. Những bệnh nhân này đang ở giai đoạn kiểm tra ban đầu chỉ có thể đi 10m mà không bị đau, 5 – 6 tháng sau khoảng cách này tăng 200- 250m. Sự thay đổi này kèm với sự nâng cao đáng kể tình trạng thể chất và tinh thần của bệnh nhân.

Chúng tôi muốn nói lời cảm ơn tới Ban quản trị của Flavin7 vì sức khỏe. Chúng tôi cũng muốn nói lời cảm ơn tới những bác sỹ này, những người đóng góp vào việc kiểm tra lâm sàng Flavin7 đa trung tâm với công việc có ý thức của họ.

Vai trò của Flavonoids trong việc duy trì sức khỏe và chữa bệnh ung thư(Tiến sĩ Laszlo Szabo - Hungary)

Trong những năm 1990 và cả trong năm 2001, các hoạt động liên quan đến các chất chống oxy hóa, flavonoids và resveratrol giải quyết 1 cách cụ thể các khối u ác tính cùng với các bệnh xơ cứng động mạnh, mạch vành và các bệnh về máu.

Tổ chức ung thư Quốc tế (văn phòng đại diện tại Lyon) đã đưa ra một quyết định đáng chú ý trong tháng 12/1997. Họ cho rằng sự rủi ro của những khối u ác tính giảm đi rõ rệt giữa những người dùng nhiều rau quả và hoa quả.

Những nghiên cứu khoa học gần đây về flavonoids và resveratrol khẳng định rằng những chất thực phẩm tự nhiên này có khả năng ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do, chúng làm giảm stress của quá trình ô xy hóa và chúng có tác dụng chống mitomic trong các chất sinh ung thư.

- Resveratrol là chất miễn dịch dưỡng sinh tự nhiên. Chất này ngăn cản sự di căn và sự sinh sôi của tế bào ung thư và có tác dụng chống sự hình thành mạch trong quá trình phân bổ mạch mới.

- Resveratrol và quercetine ngăn chặn một cách hiệu quả sự mở rộng và sự phát triển các u biểu bì. Resveratrol ngăn chặn quá trình chuyển đổi COX-2 trong các tế bào ung thư vú.

Cả flavonoids apigenine và quercetine đều ngăn cản sự mở rộng và sự xâm lấn của khối u ác tính. 

Quercetine ngăn chặn sự ấn P21 – RAS trong ung thư biểu mô ruột kết. Nó cũng đóng vai trò ngăn chặn chemo trong chất sinh ung thư colorectalis

Silyamrin có tác dụng chống angiogenetic cũng như ngăn chặn lipo-porexidantion bởi khả năng chống peroxidative. Khả năng này có thể trói buộc các gốc tự do. Nó cũng ngăn chặn những mối hại trong màng tế bào. Trong nhân tế bào, nó làm tăng sự tổng hợp RNA ribosomal qua hoạt động RNA 1 - polymerase.

Phương châm làm việc của chúng tôi có thể là các nguyên tắc cơ bản của ”nil nocere” (không

Page 30: tác dụng của flavonoid

hại bất kỳ ai) và “salus aegroti suprema lex” (chữa khỏi cho những người bệnh). Và dưới đây là tác dụng của Flavonoids đã được khoa học chứng minh:

- Tác dụng chống khối u.- Ngăn chặn sự phân bào có tơ và sự đột biến- Tác dụng chống xơ vữa động mạch- Tác dụng chống viêm- Tác dụng chống dị ứng

Chúng ngăn chặn quá trình ô xy hóa, giảm nguy cơ tai biến mạch máu và mạch vành, và thrombocyte aggregation.

Flavin7 là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, không phải dược phẩm. Nó được cô đặc các phần tử riêng biệt của các loại hoa quả. Những cây này được lấy ở các vùng mà không bị ô nhiễm môi trường và được phân loại dựa vào nơi trồng và loại hoa quả. Giống như nước hoa quả cô đặc, nó bao gồm vitamin các yếu tố vi lượng và khoáng chất.

Các khảo thực nghiệm có liên quan đến ứng dụng Flavin7(TS.BS Sandor Erdos)

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 20 bệnh nhân, chủ yếu bị ung thư vú, dạ dày, bụng, ruột kết, trực tràng. Theo quy tắc chuyên môn, bên cạnh thí nghiệm vật lý, chúng tôi đã áp dụng các thông số thí nghiệm, các vật dùng để ghi khối u, các kiểm tra bàn soi và phương pháp chẩn đoán đặc biệt thông qua phân tích chất lượng các chức năng cuộc sống.

Chúng tôi nhấn mạnh rằng trong chiến lược điều trị u ác tính phức tạp và riêng lẻ, các nhân tố chủ yếu là thuộc hiện đại và phép chữa bệnh (cytostatic, kích thích tố, miễn dịch, kích thích) bằng thuốc, chiếu sáng, phẫu thuật, nhưng các hoạt động chữa vi lượng dồng cân hỗ trợ và thuốc bổ dưỡng là những nhân tố quan trọng nhất. Tuy nhiên việc ứng dụng cách điều trị và phương pháp tổng quát, chính thức là rất quan trọng trong trường hợp u ác tính.

Sau đây là điều ngạc nhiên đầu tiên trong thử nghiệm lâm sàng. Một bệnh nhân bị ung thư vú, không thể mổ vì bị bệnh tim, uống loại nước cô đặc đặc biệt này cùng với phép chữa bệnh kích thích tố. Sau năm tháng, qua chụp tia X vú đã chỉ rõ sự thuyên giảm.Từ đó, một năm đã qua đi và khối u ác tính có nhiều thùy con từ 30mm nay giảm xuống còn 14mm. Bên cạnh đó, tuyến bạch huyết di căn ở lá nách đã giảm xuống. Một cơ cấu vỏ não chừng 2 – 3mm vây quanh các tuyến bạch huyết mà có thể nhìn thấy được. Bệnh nhân ở trong điều kiện được cân bằng tốt. Mỗi ngày bệnh nhân uống 2x5ml thì tình trạng tim của họ khá tốt.

Trong trường hợp các bệnh nhân bị ung thư vú, chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của phép chữa hóa học không còn hoặc giảm đi theo cấp độ đã đề cập trên đây.

Một trong các bệnh nhân của chúng tôi uống Flavin7 trong 3 tháng, G- GT cao của bệnh nhân bây giờ chỉ còn bằng 1/10 so với trước khi sử dụng.

Page 31: tác dụng của flavonoid

Trong trường hợp khác, bệnh xơ gan mất bù đã được đền bù. Trong một trường hợp nữa, một bệnh nhân bị ung thư bụng, không thể mổ được, phải dùng đến thủ thuật mở bụng để thăm dò. Sau khi sử dụng Flavin7, qua việc kiểm tra bụng, đã thấy rõ khối u giảm đi. Từ tháng 9 năm 2000. bệnh nhân ở trong điều kiện rất tốt, anh ta tăng lên 10kg, có thể làm việc và lái xe được.

Chúng tôi có một số mình chứng rất tốt có liên quan đến các bệnh khác như bệnh Alzheimer, bệnh vẩy nến, gravis arteriosclerosis, bệnh đái thái đường và các bệnh lây nhiễm virut. Gần 100 bác sỹ đa khoa và 20 chuyên gian đã tiến hành các cuộc khảo sát sâu hơn. Chỉ dùng mỗi os thì không thấy có tác dụng không mong muốn. Số lượng dùng hàng ngày là 5ml (2x 5ml cho những người từ 40 tuổi trở đi) để phòng ngừa. Trong trường hợp chẩn đoán là có bệnh thì số lượng phụ thuộc vào từng bệnh cụ thể. Đối với các bệnh về lưu thông máu thì số lượng dùng là 2x5ml. Đối với các u ác tính, sau khi mổ cơ bản, số lượng dùng thông thường là 2x10ml, hoặc có thể lên tới 3x10ml. Dùng Flavin7 có thể ngăn ngừa các bệnh về lưu thông máu, hình vành và các u ác tính, nó giảm cả sự hoành hành của bệnh tật và tỷ lệ người chết. 

URL của bản tin này::http://vihuco.com/modules.php?name=News&file=article&sid=11

© vihuco.com contact: [email protected]

Chất flavonoid từ lá cây chay giúp bảo quản mô thận, ức chế phản ứng thải ghép

Tags: TS Nguyễn Đặng Dũng, Học viện Quân y, được áp dụng, bộ quốc phòng, phản ứng, ức chế, lá cây, bảo

quản, Ghép Thận, sử dụng, thải, chay, chất, môTS Nguyễn Đặng Dũng, giảng viên Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) cho biết: Ghép thận đã và đang trở thành một phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Theo TS Thuận, sự thành công của một ca ghép tạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó

bảo quản thận trước ghép và sử dụng thuốc ức chế phản ứng thải ghép cho bệnh nhân sau

ghép thận đóng vai trò quan trọng. Tin từ TTXVN, các thuốc ức chế phản ứng thải ghép sử

dụng cho bệnh nhân sau ghép thận tại VN hầu hết được nhập ngoại với giá thành cao, do đó

chi phí điều trị sau ghép khá lớn. Từ thực tế đó, TS Dũng đã nghiên cứu tác dụng của

flavonoid trong lá cây chay để bảo quản mô thận và ức chế phản ứng thải ghép trên thực

nghiệm, tạo cơ sở khoa học sản xuất ra các thuốc mới ít độc, giá thành rẻ hơn so với thuốc

nhập ngoại.

Lá cây chay tươi được rửa sạch, sấy khô ở 80 độ C trong tủ sấy có thông khí với các thiết bị

chuyên dụng như máy sắc ký lỏng, máy ghi phổ, tủ nuôi cấy, kính hiển vi và các hoá chất,

Page 32: tác dụng của flavonoid

thuốc khử để tách chiết flavonoid từ lá cây chay và thí nghiệm đối với một số loại chuột nhắt,

chuột cống và chuột lang.

Tiến hành hàng loạt các thí nghiệm, tác giả thu được kết quả: có thể sử dụng flavonoid như

một yếu tố bảo vệ thận ghép, hạn chế tổn thương tế bào thận do thiếu máu - tưới máu lại bởi

khả năng chống oxy hoá của flavonoid. Đồng thời, chất này cũng có tác dụng ức chế phản

ứng thải ghép thận, đặc biệt là phản ứng thải ghép mạn (khi ghép thận mà bắt đầu xuất hiện

những triệu chứng thải ghép) nhờ hoạt tính sinh học ức chế miễn dịch.

Qua nghiên cứu này, bằng phương pháp sắc khí cột (cho hỗn hợp từ 3-4 chất chảy qua cột sắc

khí), tác giả phân lập và xác định được các chất kaempferol (dạng bột vô định hình, màu

vàng) và ampelopsin (dạng tinh thể hình kim, màu vàng) từ lá chay. Đề tài mở ra hướng

nghiên cứu mới trong việc sử dụng flavonoid như một yếu tố bảo vệ mô trong tình trạng thiếu

máu - tưới máu trở lại, bởi ý nghĩa thực tiễn trong ghép tạng và trong các phẫu thuật có sử

dụng thủ thuật kẹp mạch máu tạm thời.

B.T.S

HOÀNG CẦM

Radix Scutellariae

Là rễ phơi khô của cây Hoàng cầm Scutellaria baicalensis. Georg. Họ hoa môi Lamiaceae.

Tính vị: Vị đắng, tính hàn.

Qui kinh: vào các kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại tràng, Tiểu tràng.

Ứng dụng lâm sàng:

1. Thanh thấp nhiệt, trừ hỏa độc ở tạng phế: dùng cho các bệnh phế ung, phế có mủ, viêm phổi. gây sốt cao; hoặc trường hợp hàn nhiệt vãng lai (lúc sốt, lúc rét), trị ho do phế nhiệt.

Page 33: tác dụng của flavonoid

2. Lương huyết an thai: dùng trong các trường hợp thai động chảy máu phối hợp với Ngãi diệp, Chư ma căn.

3. Trừ thấp nhiệt ở vị tràng: dùng trong các bệnh tả lî, đau bụng, phối hợp với Hoàng liên.

4. Chỉ huyết: dùng trong bệnh thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, hoặc bí tiểu tiện.

5. Thanh can nhiệt: dùng chữa đau mắt đỏ.

Liều dùng: 4-12g

Kiêng kî: những người tỳ vị hư hàn; phụ nữ có thai không động thai không dùng.

Chú ý:

o Tác dụng dược lý: nước sắc Hoàng cầm có tác dụng giải nhiệt, phần Genin của Flavonoid có tác dụng lợi niệu. Dịch ngâm hoặc thuốc sắc có tác dụng hạ huyết áp, cầm máu.

o Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có tác dụng kháng khuẩn khá rộng, ức chế trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu, song cầu khuẩn, viêm não, song cầu khuẩn, viêm phổi, liên cầu khuẩn dung huyết, trực khuẩn thương hàn, ho gà, lî. Đáng chú ý là phần tác dụng lại chính là phần Genin của flavonoid.

o Hoàng cầm chưa qua chế biến bị ẩm, thường xuất hiện màu xanh, nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là do men Baicalinase có trong bản thân Hoàng cầm, thủy phân một số flavonoid thành sản phẩm khi gặp oxy của không khí, sẽ bị oxy hóa thành sản phẩm có màu xanh. Sản phẩm này có tác dụng thanh nhiệt kém đi, tác dụng kháng khuẩn giảm hẳn. Do đó, trong quá trình chế biến, khi làm mềm, cần đồ vị thuốc để diệt men, đảm bảo hoạt chất của thuốc.

Nghiªn cøu vÒ flavonoid vµ sµng läc t¸c dông chèng oxy

hãa mét sè c©y thuèc thu h¸i

ë khu vùc ®åi nói Hµ Néi

Phạm Văn Vượng*; Nguyễn Văn Long*; Lª B¸ch Quang*

Vũ Bình Dương*; Lê Thị Thanh Thảo**

Tãm t¾t

Page 34: tác dụng của flavonoid

Khảo sát thành phần hóa học một số cây thuốc có tác dụng chống oxy hóa ở khu vực Hà Nội.

Lựa chọn cây thuốc có tác dụng chống oxy hóa để định tính và định lượng flavonoid, sàng lọc tác

dụng chống oxy hóa. Kết quả cho thấy: tất cả các cây thuốc chống oxy hóa đều có phản ứng dương

tính với thuốc thử flavonid và có hàm lượng flavonoid cao. Dịch chiết của những cây thuốc này đều

có tác dụng chống oxy hóa, thể hiện qua hoạt tính chống oxy hóa (HTCO%), trong đó cây Đỏ ngọn

có hoạt tính mạnh nhất.

* Từ khóa: Cây thuốc; Flavonoid; Chống oxy hóa.

Determination of flavonoids and screening antioxidant

effect of medicinal plants harvested in mountainous

areas of Hanoi

Summary

The chemical composition of medicinal plants that have anti-oxidant activity in the Hanoi area

were surveyed. Some medicinal plants were selected to conduct to determine flavonoid and antioxidant effects. Results showed that all plants contained high concentration of flavonoid. Extracts

of these medicinal plants showed good anti-oxidative activity, especially leaves of Cratoxylum

prunifolium.

* Key words: Medicinal plants; Flavonoid; Antioxidant.

ĐÆt vÊn ®Ò

Ngày nay, việc nghiên cứu sàng lọc hợp

chất thiên nhiên có tác dụng điều trị bệnh,

nhất là các bệnh hiểm nghèo, nan y đang là

hướng đi được nhiều nhà khoa học trong

và ngoài nước quan tâm. Qua nghiên cứu

giúp bảo tồn những cây thuốc quí, những

cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng.

* Häc viÖn Qu©n y

** Cao §¼ng y tÕ Hµ §«ng

Ph¶n biÖn khoa häc: PGS. TS. NguyÔn V¨n Minh

Flavonoid là một hợp chất lớn, có nhiều

Page 35: tác dụng của flavonoid

hoạt tính sinh học quí. Đã có nhiều công

trình nghiên cứu trong và ngoài nước

chứng minh tác dụng kháng khuẩn, chống

viêm, giảm đau, kháng khuẩn chống oxy hóa, hỗ trợ điều trợ điều trị ung thư của các

hợp chất này [4].

Tại khu vực Hà Nội mở rộng (bao gồm

cả tỉnh Hà Tây cũ) có rất nhiều loài cây

thuốc mọc hoang dại hoặc được gây trồng

có giá trị cao, trong đó nhóm cây có tác

dụng chống oxy hoá cũng còn trữ lượng

đáng kể. Qua nghiên cứu khảo sát về phân

bố, trữ lượng của những cây thuốc; được

sự hỗ trợ của chuyên gia đầu ngành về

Dược liệu, đề tài đã chọn một số cây thuốc

có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa

để nghiên cứu về thành phần hoạt chất và

tác dụng sinh học.

Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi

thông báo kết quả nghiên cứu định tính,

định lượng flavonoid và sàng lọc tác dụng

chống oxy hóa của một số cây thuốc thu hái

ở khu vực đồi núi Hà Nội.

Nguyªn liÖu vµ ph−¬ng ph¸p

nghiªn cøu

1. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị.

* Nguyên liệu:

Các mẫu cây thuốc có tác dụng kháng

khuẩn, chống oxy hóa được thu hái ở 3

địa điểm khác nhau thuộc khu vực đồi núi

Hà Nội: Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức. Với cây

thuốc chống oxy hóa, lựa chọn 10 cây

thuốc (Đỏ ngọn, Chè, Bán chi liên, Chó đẻ

Page 36: tác dụng của flavonoid

răng cưa, Đơn kim, Hạ khô thảo, Nghể

bông, Rau má, Thổ phục linh, Kim ngân)

để nghiên cứu về flavonoid và sàng lọc

tác dụng chống oxy hóa. Các mẫu thu hái

trong khoảng thời gian tháng 6 đến 10 -

2009), rửa sạch, phơi, sấy khô và tán bột

ở kích thước thích hợp.

* Hóa chất:

Ethanol, ethyl acetat, n-hexan, FeCl3

5%, pethroether, amoniac, methanol, 1,1-

diphenyl-2-picrylhydrazyl, acid thiobarbituric,

acid tricloacetic... Tất cả các hóa chất dung

môi đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích.

* Thiết bị:

Cân phân tích Sartorius (độ chính xác

0,1 mg); máy lắc MS1 Minishaker (IKA

®

Mỹ); máy chiết siêu âm Soniclean 450HT

(Úc), bộ dụng cụ chiết Shoxlet...

2. Phương pháp nghiên cứu.

* Nghiên cứu về flavonoid:

- Định tính: định tính flavnoid có trong

các mẫu cây thuốc dựa vào phản ứng hóa

học [2], cụ thể: dược liệu sau khi rửa sạch,

thái nhỏ ở kích thước thích hợp, phơi sấy

khô ở nhiệt độ không quá 70

0

C. Sau khi sấy

khô, nghiền nhỏ dược liệu đến kích thước

thích hợp. Cân một lượng bột dược liệu

(khoảng 5g), chiết flavonoid bằng siêu âm

có gia nhiệt, dùng dung môi cồn 70

Page 37: tác dụng của flavonoid

0

(chiết 3

lần, mỗi lần 20 ml). Gộp các dịch chiết, cô

cạn đến cắn dưới áp suất giảm. Cắn thu

được phân tán vào 50 ml nước. Loại tạp

bằng n-hexan (20 ml). Sau đó, chiết nhiều

lần bằng ethyl acetat. Cất thu hồi dịch chiết

ethyl acetat được cắn. Hòa tan cắn trong

cồn 96

0

(5 ml) được dung dịch A để tiến

hành phản ứng hóa học.

+ Phản ứng 1: lấy 1ml dung dịch A cho

vào ống nghiệm, thực hiện phản ứng với

thuốc thử cyanidin.

+ Phản ứng 2: lấy 1ml dung dịch A cho

vào ống nghiệm, cho vào ống nghiệm vài

giọt dung dịch FeCl3 5%.

+ Phản ứng 3: nhỏ vài giọt dung dịch A

lên giấy lọc, để cho khô rồi hơ trên hơi amoniac.

- Định lượng:

Tiến hành định lượng flavonoid toàn

phần có trong dược liệu bằng phương pháp

cân: cân chính xác khoảng 50g bột dược

liệu, xác định độ ẩm, cho vào túi giấy lọc, rồi cho vào dụng cụ Shoxlet. Thêm

pethroether và chiết trong 8 giờ để loại chất

béo, chất màu. Sau đó, lấy túi lọc ra cho

bay hơi hết pethroether, tiếp tục cho túi

dược liệu vào dụng cụ chiết Soxhlet và

chiết flavonoid toàn phần bằng methanol

đến khi dich chiết cuối cùng hết phản ứng

của flavonoid (không cho phản ứng với

Page 38: tác dụng của flavonoid

thuốc thử cyanidin). Cô dịch chiết methanol

dưới áp suất giảm đến cắn. Hòa tan cắn

trong 100 ml nước cất nóng, để nguội. Lắc

nhiều lần với ethyl acetat cho đến kiệt

flavonoid. Cất thu hồi dung môi được cắn,

sấy cắn ở 80

0

C đến khối lượng không đổi,

cân.

Hàm lượng flavonoid toàn phần trong

dược liệu được tính theo công thức:

m

[flavonoid]

tp (%) = x 100

Tiến hành: cho 0,1 ml mẫu thử phản ứng

với 0,5 ml dịch đồng thể não và thêm đệm

phosphate vừa đủ 2 ml. Ủ hỗn hợp phản

ứng ở 37

a.(100% - x%)

m: Khối lượng cắn flavonoid thu được (g).

a: Khối lượng dược liệu đem định lượng (g).

x%: Độ ẩm của dược liệu.

* Sàng lọc tác dụng chống oxi hóa trên

in vitro:

- Phương pháp xác định hoạt tính ức

chế gốc tự do bằng thử nghiệm DPPH [5].

Các dịch chiết nghiên cứu có tác dụng

chống oxy hóa theo cơ chế ức chế gốc tự

do sẽ làm giảm màu của 1,1-diphenyl-2-

picrylhydrazyl (DPPH). Xác định khả năng

này bằng cách đo mật độ quang ở bước

Page 39: tác dụng của flavonoid

sóng có độ hấp thụ cực đại tại λ = 517 nm.

Cho 1ml các mẫu thử (pha trong DMSO)

phản ứng với dung dịch DPPH nồng độ 200

µM (pha trong ethanol) thu dung dịch cuối

cùng có nồng độ mẫu thử là 100 µg/ml và

nồng độ DPPH là 190 µM. Hỗn hợp sau khi

pha để ở nhiệt độ phòng 30 phút. Đo mật

độ quang ở bức sóng λ = 517 nm.

- Phương pháp xác định sản phẩm của

quá trình peroxy hóa lipid (định lượng MDA)

[6, 7]:

Nguyên tắc: xác định khả năng ức chế

pero malonyl dialdehyd (MDA) là sản phẩm

của quá trình peroxy hóa màng tế bào.

MDA có khả năng phản ứng với axít

thiobarbituric để tạo thành phức hợp

trimethin (màu hồng) có đỉnh hấp thụ cực

đại ở λ = 532 nm. Cường độ màu của dung

dịch tỷ lệ thuận với hàm lượng MDA.

0

C trong 15 phút và dừng phản

ứng với 1ml axít tricloacetic. Sau khi ly tâm,

lấy dịch trong cho phản ứng với

thiobarbituric 0,8% trong 15 phút ở nhiệt độ

100

0

C. Làm lạnh hỗn hợp và tiến hành đo

mật độ quang ở bức sóng λ = 532 nm.

- Tính toán kết quả:

Công thức tính % hoạt tính chống oxy

hóa (HTCO):

HTCO % = [(ODc -

Page 40: tác dụng của flavonoid

ODt

) - (ODc -

ODDMSO)/ODc] x 100.

ODc: Mật độ quang của mẫu chứng.

ODt

: Mật độ quang của mẫu thử.

ODDMSO: Mật độ quang của dung dịch

DMSO.

* Phương pháp xử lý số liệu: xử lý số liệu

theo phương pháp thống kê dùng trong y,

sinh học, sử dụng phần mềm Microsoft

Excel 2003.

KÕt qu¶ nghiªn cøu

1. Kết quả nghiên cứu về flavonoid. * Định tính:

Với 3 mẫu được thu hái ở ba khu vực khác nhau (Ba Vì, Mỹ Đức và Sóc Sơn) thuộc

khu vực đồi núi Hà Nội, mỗi mẫu định tính 3 lần.

Bảng 1: Kết quả định tính flavonoid bằng phản ứng hóa học.

tªn c©y thuèc ph¶n øng 1 Ph¶n øng 2 Ph¶n øng 3 kÕt qu¶

Đỏ ngọn +++ +++ +++ Có flavonoid

Bán chi liên ++ ++ +++ Có flavonoid

Chè ++ ++ +++ Có flavonoid

Chó đẻ răng cưa +++ +++ +++ Có flavonoid

Hạ khô thảo ++ +++ ++ Có flavonoid

Rau má +++ +++ +++ Có flavonoid

Thổ phục linh +++ +++ ++ Có flavonoid

Đơn kim ++ +++ ++ Có flavonoid

Nghể bông ++ ++ +++ Có flavonoid

Kim ngân ++ ++ +++ Có flavonoid

Các mẫu cây thuốc đều cho phản ứng dương tính với thuốc thử dùng định tính flvonoid,

chứng tỏ tất cả đều chứa flavnoid. Trong đó các mẫu: Đỏ ngọn, Rau má, Chó đẻ răng cưa

cho phản ứng dương tính rất rõ.

* Định lượng:

Page 41: tác dụng của flavonoid

Với 3 mẫu thu hái ở Ba Vì (mẫu 1), Mỹ Đức (mẫu 2), Sóc Sơn (mẫu 3), mỗi mẫu tiến

hành định lượng flavonoid toàn phần 3 lần rồi lấy trung bình.

Bảng 2: Hàm lượng flavonoid toàn phần.

hµm l−îng flavonoid (%)

tªn c©y thuèc

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

Đỏ ngọn 2,12 ± 0,24 2,09 ± 0,20 2,15 ± 0,19

Bán chi liên 1,41 ± 0,12 1,41 ± 0,14 1,48 ± 0,10

Chè 4,41 ± 0,15 4,28 ± 0,14 4,42 ± 0,12

Chó đẻ răng cưa 1,42 ± 0,12 1,43 ± 0,15 1,47 ± 0,15

Hạ khô thảo 1,06 ± 0,11 1,11 ± 0,12 1,09 ± 0,16

Rau má 4,50 ± 0,17 4,24 ± 0,24 4,24 ± 0,13

(1) (2) (3) (4)

Thổ phục linh 0,67 ± 0,07 0,74 ± 0,09 0,71 ± 0,10

Đơn kim 1,08 ± 0,16 1,07 ± 0,10 1,10 ± 0,12 Nghể bông 1,25 ± 0,13 1,22 ± 0,13 1,26 ± 0,13

Kim ngân 3,51 ± 0,42 3,38 ± 0,67 3,46 ± 0,24

2. Sàng lọc tác dụng chống oxy hóa.

Hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết Đỏ ngọn, Đơn kim, Kim ngân, Diệp hạ châu,

Hạ khô thảo, Nghể bông, Bán chi liên, Thổ phục linh, Chè, Cối xay được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3: Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO%) của các dịch chiết thông qua định lượng

DPPH và MDA.

mÉu nghiªn cøu DPPH MDA

Dịch chiết Diệp hạ châu 40,18 50,34

Dịch chiết Đỏ ngọn 70,34 68,76

Dịch chiết Đơn kim 67,98 65,64

Dịch chiết Hạ khô thảo 40,27 71,25

Dịch chiết Nghể bông 38,63 56,24

Dịch chiết Rau má 29,54 29,35

Dịch chiết Bán chi liên 47,21 40,41

Dịch chiết Thổ phục linh 33,96 60,59

Dịch chiết Chè 60,23 52,81

Page 42: tác dụng của flavonoid

Dịch chiết Cối xay 19,81 36,15 Tất cả dịch chiết của các cây thuốc đều thể hiện tác dụng chống oxy hóa trên cả hai thử

nghiệm DPPH và MDA. Trong đó, dịch chiết Đỏ ngọn thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh

nhất, HTCO% ở 2 thử nghiệm tương ứng là 70,34 % và 68,76%.

Bµn luËn

Khu vực đồi núi Hà Nội là khu vực có tiềm năng lớn về tài nguyên cây thuốc. Đây cũng là

vùng có sự đa dạng sinh học với nhiều loài cây thuốc. Dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia

về Dược liệu, Dược học cổ truyền, Thực vật, đề tài hướng đến những cây thuốc có tác dụng

chống oxy hóa. Kết quả nghiên cứu (bảng 1) cho thấy tất cả cây thuốc chống oxy hóa đều

chứa flavonoid. Đã từ lâu, người ta đã biết đến tác dụng chống oxy hóa như Đỏ ngọn, Kim

ngân, Chè... [1, 3]. Như vậy, có thể sơ bộ xác định: flavonoid là hợp chất đóng vai trò chính

tạo nên tác dụng chống oxy. Nghiên cứu cũng góp phần làm sáng tỏ kinh nghiệm của nhân

dân địa phương về sử dụng những cây thuốc để điều trị bệnh liên quan đến tác dụng chống

oxy hóa.

Kết quả xác định hàm lượng flavonoid toàn phần của 10 cây thuốc phổ biến được bà con

sử dụng nhiều với những tác dụng như điều trị mẩn ngứa, giải độc gan, điều trị rắn cắn, giải

rượu (liên quan đến tác dụng chống oxy hóa)... cho thấy: những cây thuốc này đều chứa

hàm lượng flavonoid khá cao. Trong đó, cây thuốc có hàm lượng cao là Chè, Rau má, Kim

ngân với hàm lượng lần lượt là 4,42%, 4,50% và 3,51%. Tiếp theo là Đỏ ngọn (2,1%), các

cây còn lại phần lớn đều có hàm lượng lớn hơn 1%. Với hàm lượng flavonoid như vậy, có

thể sử dụng những cây thuốc này làm nguyên liệu để chiết xuất flavonoid.

Hàm lượng flavonoid của mỗi cây ở những khu vực khác nhau. 3 địa điểm mà đề tài

nghiên cứu là khu đồi núi ở Sóc Sơn, Mỹ Đức và Ba Vì. Các địa điểm này cách xa nhau và

giữa chúng có sự khác biệt về điều kiện khí hậu, địa chất. Kết quả (bảng 2) cho thấy, hàm

lượng flavonoid giữa các khu vực có sự khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn

và chưa có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có thể khai thác những cây thuốc này ở cả 3 khu vực

trên mà không có sự khác biệt lớn về hàm lượng flavonoid toàn phần.

Từ kết quả nghiên cứu về flavonoid, đề tài tiến hành sàng lọc tác dụng chống oxy hóa

của dịch chiết cây thuốc này trên in vitro. Hai chỉ số để đánh giá tác dụng chống oxy hóa

thường được sử dụng là DPPH và MDA [5]. Thông qua xác định hàm lượng những chất này

bằng phương pháp đo mật độ quang, có thể đánh giá được tác dụng chống oxy hóa. Dịch

chiết các cây thuốc đều có hoạt tính chống oxy hóa, trong đó cao nhất với DPPH là Đỏ ngọn

(HTCO = 70,34%), còn với MDA là dịch chiết Hạ khô thảo (71,25%). Kết quả nghiên cứu này

Page 43: tác dụng của flavonoid

phù hợp với kết quả định flavonoid toàn phần có trong dịch chiết, chứng tỏ có mối liên quan

giữa hàm lượng flavonoid với hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết cây thuốc được thu hái

ở khu vực đồi núi Hà Nội.

KÕt luËn - Các cây thuốc có tác dụng chống oxy hóa đều có chứa flavonoid. Trong đó, cây có

hàm lượng cao flavonoid là Chè, Đỏ ngọn, Rau má (> 3%). Các cây có hàm lượng thấp

là Thổ phục linh (0,67%). Hàm lượng flavonoid toàn phần của mỗi cây thu hái ở những

khu vực khác nhau có sự khác biệt, tuy nhiên sự khác biệt này không rõ rệt.

- Dịch chiết của những cây thuốc nghiên cứu đều có tác dụng chống oxy hóa thể hiện

trên 2 thử nghiệm DPPH và nồng độ hàm lượng MDA. Trong đó, dịch chiết cây Đỏ ngọn có

tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn dịch chiết của các cây còn lại, HTCO % tương ứng là

70,34 % và 68,76%.

Tµi liÖu tham kh¶o

1. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học. 2005.

2. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu. Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc. NXB Y học. Hà

Nội. 1985.

3. Viện Dược liệu. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.

tập I, II. 2004.

4. Trần Lưu Vân Hiền. Tính chất hóa lý và sinh học của bioflavonoid chiết xuất từ cây kim ngân

(Lonicera dasystyla). Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học Y Dược. Trường Đại học Dược khoa Hà Nội.

1992.

5. Đoàn Thị Nhu, Đỗ Trung Đàm, Phạm Duy Mai, Nguyễn Thượng Dong, Nguyễn Thị Thu Hương. Phương

pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội. 2006.

6. Cheseman K.H. Studies on lipid peroxidation in normal and tumor tissues. J Biol Chem. 1985, 235,

pp.507-514.

7. Stroev E.A, Makarova V.G. Determination of lipid peroxidation rate in tissue homogenate

laboratory. Manual in Biochemistry. 1989, pp.243-256.