33
Thtrường sn phm nông nghip Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương Stháng 03/2017 31/03/2017 TRONG SNÀY: Tng quan ngành Thông tin thtrường ni địa Din biến thtrường nông, lâm, thy sn trong tháng 3/2017 Xây dựng thương hiệu nông sn Vit- bài hc ca Thái Lan Thông tin thtrường xut khu Xut khu nông, thy sn năm 2017 nhiu trin vng Xut khu nông thy sn sang Trung Quc t ăng mnh Quý I/2017: Xut khu nông thy sn t i Algeria tăng mnh Thông tin xúc tiến thương mại Hà Ni: Chung tay xây dựng thương hiệu nông sn Ti đạt mc giá klục trong hơn 10 năm qua Công bhn ngch thuế quan nhp khu go vào Mexico trong năm 2017 Đầu tư hơn 300 triệu USD để canh tác bn vng cho lúa go và cà phê Hàn Quc cn nhp đậu đỏ nhuyn t Vit Nam Thông tin chính sách Hoàn thi n dtho kế hoch phát tri n ngành tôm đến năm 2025 Máy móc thi ết bnông nghi p không phi chu thuế giá trgia t ăng n Độ chính thc bl nh cm nhp khu 6 mt hàng nông sn ca Vi t Nam Tin vn Thông tin cnh báo Ki m soát sắn tươi nhập t Lào và Campuchia nga virus nguy hi m 2 3 3 5 7 17 17 22 25 25 26 26 27 28 28 28 30 30 31 32 32 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ PHÒNG THÔNG TIN XUT NHP KHU 655 Phạm Văn Đồng Bc TLiêm - Hà Ni Bphn phát hành: (04) 37150521/(04) 37150490 Fax: (04) 37152574

Thị trường sản phẩm nông nghiệpsocongthuong.phuyen.gov.vn/upload/file/BCthitruongnongsan/Bantinnongsan... · Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Thái

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Thị trường sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương

Số tháng 03/2017 31/03/2017

TRONG SỐ NÀY:

Tổng quan ngành

Thông tin thị trường nội địa

Diễn biến thị trường nông, lâm, thủy sản trong tháng 3/2017

Xây dựng thương hiệu nông sản Việt- bài học của Thái Lan

Thông tin thị trường xuất khẩu

Xuất khẩu nông, thủy sản năm 2017 nhiều triển vọng

Xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc tăng mạnh

Quý I/2017: Xuất khẩu nông thủy sản tới Algeria tăng mạnh

Thông tin xúc tiến thương mại

Hà Nội: Chung tay xây dựng thương hiệu nông sản

Tỏi đạt mức giá kỷ lục trong hơn 10 năm qua

Công bố hạn ngạch thuế quan nhập khẩu gạo vào Mexico trong năm 2017

Đầu tư hơn 300 triệu USD để canh tác bền vững cho lúa gạo và cà phê

Hàn Quốc cần nhập đậu đỏ nhuyễn từ Việt Nam

Thông tin chính sách

Hoàn thiện dự thảo kế hoạch phát triển ngành tôm đến năm 2025

Máy móc thiết bị nông nghiệp không phải chịu thuế giá trị gia tăng

Ấn Độ chính thức bỏ lệnh cấm nhập khẩu 6 mặt hàng nông sản của Việt Nam

Tin vắn

Thông tin cảnh báo

Kiểm soát sắn tươi nhập từ Lào và Campuchia ngừa virus nguy hiểm

2

3

3

5

7

17

17

22

25

25

26

26

27

28

28

28

30

30

31

32

32

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHÒNG THÔNG TIN XUẤT NHẬP KHẨU

655 Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Bộ phận phát hành: (04) 37150521/(04) 37150490 Fax: (04) 37152574

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 2

TỔNG QUAN NGÀNH Trong quý 1/2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản tăng trưởng

khả quan với mức tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,46 tỷ USD trong bối

cảnh nhu cầu thị trường thế giới đang phục hồi nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói

chung và hàng nông thủy sản của thế giới cũng tăng theo. Đáng chú ý, cà phê là mặt

hàng nông sản đầu tiên cán mốc 1 tỷ USD trong quý I/2017. Trong đó, riêng xuất khẩu

các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng

22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng rau quả là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu

lớn nhất sang thị trường này, chiếm đến 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng

rau quả của cả nước. Các mặt hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Trung

Quốc chủ yếu là các mặt hàng như dưa hấu, cam, thăng long, xoài, vú sữa…

Tại thị trường nội địa, giá một số mặt hàng nông sản có xu hướng giảm trong

quý 1/2017 như gạo thành phẩm, chè, tiêu đen…Tuy nhiên một số mặt hàng tăng

mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như cao su, cá tra, tôm càng…

Một số thông tin đáng chú ý:

Lượng gạo xuất khẩu của nước ta trong tháng 3 năm 2017 ước đạt 450 nghìn tấn,

trị giá đạt 210 triệu USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 23% về trị giá so với tháng

2/2017 nhưng giảm 24,6% về lượng và giảm 21,1% về trị giá so với tháng 3/2016.

Trong quý 1 năm 2017, lượng gạo xuất khẩu ước đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 524 triệu

USD, giảm 23,9% về lượng và giảm 23,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3/2017 ước đạt 180 nghìn tấn, trị giá

406 triệu USD, tăng 22,9% về lượng và 22,3% về trị giá so với tháng 2/2017, đồng

thời so với cùng kỳ năm ngoái đạt xấp xỉ về lượng và tăng 33,8% về trị giá. Quý

I/2017, xuất khẩu cà phê của nước ta giảm 1,6% về lượng nhưng tăng 30,7% về trị

giá so với quý I/2016, đạt 467 nghìn tấn, trị giá hơn 1 tỷ USD.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2017 giảm 11,6% về lượng và

11,7% về trị giá so với tháng trước, ước đạt 80 nghìn tấn, trị giá 170 triệu USD.

Quý I/2017, xuất khẩu cao su của nước ta đạt 264 nghìn tấn, trị giá 542 triệu USD,

tăng 12,6% về lượng và tăng tới 102,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Kim

ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng mạnh là do giá xuất khẩu cao su đã

tăng gần 80% so với quý 1/2016.

Tháng 3/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đạt 250 triệu USD, tăng 33,6%

so với tháng trước và tăng 19,6% so với tháng 3/2016. Quý I/2017, xuất khẩu mặt

hàng này ước đạt 671 triệu USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập, việc xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông

sản có thế mạnh Việt Nam càng trở nên cấp bách. Hiện nay, 90% nông sản vùng

Việt Nam là xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá xuất khẩu thấp

hơn và có nguy cơ khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nhiều nước

khác. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Thái Lan khi để có được một chỗ

đứng trên thị trường hiện tại, Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây

dựng thương hiệu nông sản cho mình và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng

thương hiệu nông sản nhằm tạo vị thế riêng trên thị trường thế giới.

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

3

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Diễn biến tình hình thị trường nông, lâm, thủy sản trong tháng 03/2017

Tháng 3/2017, giá nhiều mặt hàng nông, thủy sản như: gạo, cà phê và cá tra tiếp tục xu hướng tăng. Cụ thể:

Gạo: Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ chính thu hoạch đông xuân nhưng giá lúa gạo vẫn tăng nhẹ so với tháng trước. Đây là điều trái ngược so với nhiều năm. Hiện, giá lúa tươi giống IR50404 dao động ở mức từ 4.900-5.000 đồng/kg, tăng khoảng 300 đồng/kg so với thời điểm đầu vụ thu hoạch lúa đông xuân. Một số loại lúa khác như: OM2514, OM2517, Jasmine... cũng tăng thêm từ 500 đến 600 đồng/kg.

Giá các loại gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm cũng tăng từ 50 – 150 đ/kg so với cuối tháng 2/2017. Giá xuất khẩu ổn định và dao động từ 350 – 355 USD/tấn.

Trong vụ đông xuân này, không có dấu hiệu nông dân bị các thương lái, doanh nghiệp ép giá. Diện tích lúa thu hoạch đến đâu đều được tiêu thụ hết đến đó với mức giá ổn định. Sản lượng thu hoạch lúa vụ đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt trên 10 triệu tấn, tăng gần 200.000 tấn so với vụ đông xuân trước.

Cà phê: Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn duy trì xu hướng tăng trong tháng 3/2017, với mức tăng 700.000 đồng/tấn so với tháng trước, đạt 46,6 triệu đồng/tấn. Tương tự, giá cà phê Robusta xuất khẩu tại cảng Hồ Chí Minh tăng 49 USD/tấn, lên mức 49 USD/tấn. Giá cà phê Robusta thế giới tăng trong bối cảnh nguồn cung cà phê Robusta toàn cầu đang trong giai đoạn thiếu hụt.

Cùng với đó, mưa nhiều và kéo dài tại Việt Nam tháng 12 năm ngoái gây ra những lo ngại về nguồn cung và chất lượng hạt trong quá trình sấy khô. Khối lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm nay có thể giảm 20-30%.

Thủy sản: Giá cá tra nguyên liệu tăng trong 3 tháng đầu năm do nguồn cung giảm so với trước, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp tăng cường hoạt động thu mua cá tra nguyên liệu phục vụ các đơn hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2017 cũng đẩy giá cá tra tăng cao. Tính đến cuối tháng 3/2017, giá cá tra thịt trắng tại Đồng Tháp dao động từ 25.500 – 27.000 đ/kg, tăng 6% - 8,5% so với tháng trước. Nếu so với cuối năm 2016, giá cá tra hiện cao hơn 10,2% - 13,3%.

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 4

Giá cá tra nguyên liệu được dự đoán có nhiều khả năng còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới do nguồn cung có thể vẫn tiếp tục khan hiếm bởi hiện nay nhiều hộ chăn nuôi đã “treo ao” bởi năm 2017 nhiều hộ nuôi thua lỗ.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2017, nông dân ĐBSCL đã thả nuôi 739 ha và đã thu hoạch 672 ha, sản lượng trên 210.000 tấn. Với giá cá tra lên cơn sốt như hiện nay, đảm bảo thu nhập cho người nuôi; tuy nhiên ngành chức năng cảnh báo việc mở rộng diện tích tràn lan, bởi giá cả cá tra luôn dao động bất thường…

Hạt tiêu: Giá tiêu từ đầu năm 2017 đến nay giảm mạnh do giá thị trường thế giới giảm. Nhưng mặt khác, giá hồ tiêu giảm cũng đã được dự báo từ trước, khi diện tích hồ tiêu của Việt Nam tăng mạnh.

Giá hồ tiêu đã giảm 12,7% so với cuối tháng 2/2017 (15.000 đ/kg) xuống mức 103.000 đồng/kg. Đáng chú ý, đây là mức giá thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Điều này khiến hàng trăm nghìn hộ nông dân ở Tây Nguyên thấp thỏm lo âu, đối mặt với nguy cơ thua lỗ, nợ nần. Bởi theo thống kê, có đến một nửa diện tích hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên là… tiêu mới trồng trong vài năm gần đây. Việc giá tiêu giảm mạnh khiến việc mua bán hiện diễn ra ở trạng thái cầm chừng.

Cao su: Trước áp lực giảm giá từ thị trường quốc tế, giá cao su chào bán của Việt Nam trong tháng vừa qua cũng giảm khá mạnh 14,4% so với tháng trước. Đây cũng là mặt hàng có nhiều sự biến động về giá nhất trong những tháng đầu năm. Tuy vậy, so với tháng 1/2016 giá cao su hiện vẫn cao hơn 68% - 103,1%.

Cùng với sự phục hồi của giá hàng hóa thế giới, giá các mặt hàng nông, thủy sản tại thị trường nội địa trong thời gian tới nhiều khả năng vẫn ở mức cao.

Bên cạnh đó, theo Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, vào mùa hè và mùa thu năm nay, El Nino yếu khả năng quay trở lại. Thời tiết sẽ có biểu hiện như bão và áp thấp nhiệt đới ở mức trung bình, nhiều khả năng có bão mạnh và siêu bão.

Nếu hiện tượng El Nino tiếp tục diễn ra trong năm nay sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

Tham khảo giá nông, thủy sản tại thị trường trong nước (ĐVT: 1.000 đ/kg)

Tên hàng 28/3/2017 So tháng

2/2017 (%) So tháng

12/2016 (%) So tháng

3/2016 (%)

Lúa khô loại thường (kg) 5.300 0,0 1,9 -0,9

Lúa khô loại dài (kg) 5.700 -1,7 5,6 2,7

Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm (kg) 7.550 2,0 12,7 8,6

Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 25% tấm (kg) 6.800 0,7 4,6 0,0

Giá gạo thành phẩm 5% tấm (kg) 7.750 0,6 6,2 -3,1

Giá gạo thành phẩm 15% tấm (kg) 7.550 0,7 6,3 -3,2

Giá gạo thành phẩm 25% tấm (kg) 7.400 0,0 5,7 -2,6

Giá chào bán gạo trắng 5% tấm (USD) 355 0,0 4,4 -9,0

Giá chào bán gạo trắng 25% tấm (USD) 350 0,0 6,1 -5,4

Cà phê nhân xô tại Tây Nguyên (tấn) 46.600 1,5 6,2 42,9

Giá cà phê Robusta xuất khẩu tại cảng TP Hồ Chí Minh (USD)

2.058 2,4 4,1 35,7

Chè xanh Thái Nguyên búp khô (kg) 105.000 0,0 5,0 -12,5

Chè cành Thái Nguyên chất lượng cao (kg) 190.000 0,0 2,7 -5,0

Chè xanh Thái Nguyên búp khô (loại 1) (kg) 140.000 0,0 3,7 -12,5

Chè xanh nguyên liệu loại 1 tại Lâm Đồng (kg) 8.000 0,0 14,3 -11,1

Chè đen nguyên liệu loại 1 tại Lâm Đồng (kg) 4.000 0,0 14,3 -11,1

Giá nhân điều tại Bình Phước (kg) 54.000 0,0 0,0 35,0

Tiêu đen Tây Nguyên và Nam Bộ (kg) 103.000 -12,7 -24,8 -39,4

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

5

Tên hàng 28/3/2017 So tháng

2/2017 (%) So tháng

12/2016 (%) So tháng

3/2016 (%)

Cao su SVR CV (USD/kg) 54.695 -4,7 8,9 103,1

Cao su SVR 10 (USD/kg) 40.171 -14,4 -6,3 68,2

Cao su SVR 20 (USD/kg) 40.071 -14,4 -6,3 68,4

Cá tra thịt trắng loại 1 tại Đồng Tháp 27.000 5,9 10,2 25,6

Cá tra thịt trắng loại 2 tại Đồng Tháp 25.500 8,5 13,3 30,8

Tôm càng xanh (100 con/kg) Đồng Tháp 280.000 -3,4 16,7 12,0

Xây dựng thương hiệu nông sản Việt- bài học của Thái Lan

- Trong bối cảnh đất nước hội nhập, việc xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông sản có thế mạnh Việt Nam càng trở nên cấp bách.

- Để có được một chỗ đứng trên thị trường hiện tại, Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng thương hiệu nông sản cho mình và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng thương hiệu nông sản nhằm tạo vị thế riêng trên thị trường thế giới.

Hiện nay, 90% nông sản vùng Việt Nam là xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá xuất khẩu thấp hơn và có nguy cơ khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác.

Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu đã trở thành mũi nhọn quan trọng trong phát triển nông nghiệp tại Thái Lan, góp phần đưa Thái Lan vào danh sách những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới.

Chất lượng - cơ sở xây dựng thương hiệu:

Thực tế, sản phẩm của Thái Lan luôn được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn, tạo dựng uy tín để có được hợp đồng với các vùng nguyên liệu hoặc với các tổ chức có nguồn nguyên liệu chất lượng.

Để có được các sản phẩm nông sản có chất lượng tốt, Thái Lan đã áp dụng nhiều chính sách nhằm phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia. Đầu tiên phải kể đến là việc các nhà khoa học Thái Lan nghiên cứu và phát triển những thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải thiện chất lượng giống thông qua kỹ thuật chuyển gene, công nghệ nuôi cấy mô và công nghệ di truyền.

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 6

Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan cũng đã xây dựng được định hướng dài hạn cho ngành nông sản Thái Lan với nhiều chính sách phát huy được hiệu quả. Điển hình là thông qua chính sách đẩy mạnh việc nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học để sản xuất nông sản sạch và chất lượng, đi theo lộ trình phát triển theo hướng bền vững.

Chính bởi tiêu chuẩn chất lượng cao ở các sản phẩm nông sản mà Thái Lan đã dễ dàng mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản chế biến sang các quốc gia châu Âu và châu Mỹ, nổi bật là Canada và Mỹ. Đây là những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như các tiêu chuẩn đi kèm như nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý,… Đồng thời, Thái Lan tích cực thâm nhập vào các nước láng giềng như Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hồng Kông,…

Xây dựng thương hiệu nông sản cho một số sản phẩm tiêu biểu:

Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu, gạo Thái được đặt lên vị trí hàng đầu khi Thái Lan đã đổ nhiều công sức và tiền bạc vào công tác quảng cáo. Bên cạnh đó, việc Thái Lan tận dụng tối đa các cơ hội sẵn có như Festival, Hội chợ, Triển lãm cả trong và ngoài nước đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu nông sản thành công cho Thái Lan.

Ngoài ra, Thái Lan còn hợp tác với các nước, nhất là các nước trong khối ASEAN để lập ra các tổ chức như Hiệp hội lúa gạo, Hợp tác đối tác trao đổi lúa gạo, Hiệp hội tiêu thụ gạo,… nhằm để trao đổi và tăng cường sự hợp tác với các nước, góp phần giúp cho “Gạo Thái” trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

Trái cây cũng được xem là một trong những thương hiệu nông sản mạnh của Thái Lan trên trường thế giới. Để giúp thương hiệu nông sản Thái Lan đến gần hơn với thị trường toàn cầu, Thái Lan đã sử dụng dịch vụ “một cửa” thông qua việc cung cấp nguyên liệu trái cây ở một chợ trung tâm. Do đó người môi giới sẽ thu gom trái cây tươi từ các trang trại rồi đưa về nhà máy chế biến.

Bên cạnh lúa gạo, trái cây, thủy sản cũng được xem là thương hiệu nông sản được Thái Lan xây dựng thành công trên thị trường Quốc tế. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm đã qua chế biến, một phần nhỏ là các sản phẩm đông lạnh.

Điểm mấu chốt vẫn là việc chú trọng đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tính toàn vẹn môi trường, v.v..

Bằng những chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hiệu quả đã biến Thái Lan trở thành một trong số những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, với nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu như gạo, thủy sản, hoa quả. Hiện tại, Thái Lan vẫn đang cố gắng nỗ lực để trở thành “Bếp ăn của thế giới” trong tương lai.

Việt Nam đang giai đoạn triển khai xây dựng thương hiệu:

Nước ta cũng có rất nhiều loại trái cây là sản phẩm được nhiều địa phương tập trung hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, phát triển sản phẩm vùng miền: chôm chôm Chợ Lách, bưởi da xanh ở Bến Tre, quýt hồng Lai Vung, xoài cát chu ở Đồng Tháp, bưởi Năm roi ở Vĩnh Long, Hậu Giang, quýt đường Trà Vinh, thanh long ở Tiền Giang... Còn đối với thủy sản, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn đều đã xây dựng thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Một số sản phẩm truyền thống của địa phương đã xây dựng chỉ dẫn địa lý là nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) hay nhãn hiệu tập thể mắm thái Châu Đốc (An Giang)... Với gạo, đến nay các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với gạo nàng thơm Bảy Núi (An Giang), gạo một bụi đỏ (Bạc Liêu) và nhiều thương hiệu địa phương dưới hình thức bảo hộ nhãn

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

7

hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận: gạo nàng thơm Chợ Đào (Long An), gạo thơm Sóc Trăng...

Nhưng việc xây dựng thương hiệu nông sản của ta diễn ra còn chậm chạp. Một vấn đề quan trọng nữa là hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, hướng dẫn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý còn nhiều bất cập, khó triển khai trong thực tiễn tại các địa phương. “Việc đăng ký đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cũng như chỉ dẫn địa lý đã được các địa phương vùng ĐBSCL chú trọng nhưng hiệu quả từ việc đăng ký này chưa lớn vì trên thị trường ít thấy các nhãn hiệu mang tính tập thể này.

Một số địa phương của vùng tuy đã xác định được địa chỉ các vùng chuyên canh cho các sản phẩm thế mạnh nhưng quy mô diện tích còn nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chưa đồng nhất, chưa thực sự có vùng chuyên canh đúng nghĩa. Trong đó có một vấn đề nổi cộm, có thể nói là một khó khăn lớn nhất của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL chính là yếu trong việc liên kết chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa nông sản.

Doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nông dân để thương hiệu nông sản của một quốc gia vững mạnh, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng thương hiệu của chính mình, hoàn thiện từng bước trong quá trình tạo thương hiệu; trong đó nền tảng chính là sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân. Đối với doanh nghiệp lúa gạo, khi doanh nghiệp chế biến gạo có được nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao thì thương hiệu mới được tin dùng, lựa chọn và đứng vững. Để đạt được điều này, chính những nông dân phải nhận thức được rằng họ sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao mới được tiêu thụ, thu nhập ổn định, doanh nghiệp mới vững mạnh. Từ đó, thương hiệu gạo của mình mới vươn ra thị trường thế giới và cạnh tranh với sản phẩm của các nước láng giềng được.

Các địa phương đang nỗ lực tổ chức sản xuất theo hướng phát triển công nghệ sinh học, áp dụng rộng rãi VietGAP, GlobalGAP trong sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch để giảm thất thoát, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản và gia tăng giá trị của sản phẩm... làm nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, ta cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, cán bộ quản lý có năng lực để cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất hay khu công nghiệp sản xuất hàng hóa chủ lực của vùng gắn với vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu.

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Xuất khẩu nông, thủy sản năm 2017 nhiều triển vọng Trong quý 1/2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản tăng trưởng

khả quan so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu thị trường thế giới đang phục hồi nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói chung và hàng nông thủy sản cũng tăng.

Quý I/2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5,46 tỷ USD. Trong đó, cao su là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất, tăng 102,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 542 triệu USD; tiếp đến cà phê tăng 30,7%, đạt 1,05 tỷ USD; mặt hàng rau quả tăng 24,3%, đạt 671 triệu USD ; hạt điều tăng 18,1%... chỉ có một số ít mặt hàng có kim ngạch giảm như hạt tiêu, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn.

Đáng chú ý, cà phê là mặt hàng nông sản đầu tiên cán mốc 1 tỷ USD trong quý I/2017.

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 8

Trong tháng 3 năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng “nông, thủy sản” tăng mạnh 31,8% so với tháng trước, đạt 2,16 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Những mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng so với tháng trước là thủy sản, rau quả, hạt điều, hạt tiêu, gạo, sắn…

Xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong quý I/2017

Tên hàng

Ước tháng 3/2017

So với tháng 2/2017 (%)

So với tháng 3/2016 (%)

Ước 3 tháng năm 2017

So năm 2016 (%)

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch

Nhóm nông, thủy sản 2.161 31,8 12,3 5.461 12,5

Thủy sản 570 33,8 7,6 1.485 6,0

Rau quả 250 33,6 19,6 671 24,3

Hạt điều 25 234 85,5 91,3 7,5 32,1 56 520 -2,9 18,1

Cà phê 180 406 22,9 22,3 0,0 33,8 467 1.054 -1,6 30,7

Chè 10 14 21,3 15,0 40,8 34,0 27 40 17,8 11,3

Hạt tiêu 27 163 97,7 80,1 13,2 -14,0 49 315 12,3 -13,8

Gạo 450 210 11,7 23,0 -24,6 -21,1 1.188 524 -23,9 -23,3

Sắn và các sp từ sắn 600 144 37,3 36,4 13,3 9,1 1.277 309 5,0 -1,2

- Sắn 284 68 49,2 129,2 -4,9 38,0 573 114 -9,9 9,4

Cao su 80 170 -11,6 -11,7 -11,3 59,9 264 542 12,6 102,4

Triển vọng xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong thời gian tới:

+ Tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trên thế giới đồng thời là các thị trường tiêu thụ hàng hóa chủ lực của nước ta như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc trong những tháng đầu năm nay xuất hiện nhiều tín hiệu khả quan. Qua đó làm tăng triển vọng về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và tình tình thương mại toàn cầu trong thời gian tới.

+ Giá hàng hóa đang có xu hướng tăng, nhất là nhóm các mặt hàng, nông, thủy sản – nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của khối doanh nghiệp nhà nước.

+ Tác động tích cực từ chính sách nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế trên thế giới, thậm chí có thể được hưởng lợi từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ, với chủ trương cứng rắn với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại. Khi đó, không loại trừ các doanh nghiệp Mỹ chuyển hướng sang nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.

+ Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam khi có hàng loạt cam kết xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Nếu khai thác tốt các hiệp định tự do thương mại đã ký kết với các đối tác như ASEAN, Hàn Quốc, EU... thì xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn tới.

+ Các dư địa từ tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được Chính phủ quyết liệt chỉ đạo thực hiện trong năm 2016 sẽ phát huy hiệu quả nhiều hơn trong năm 2017.

Việc Chính phủ trình Quốc hội về Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, được Quốc hội thảo luận ở kỳ họp thứ 2, dự kiến sẽ thông qua thời gian tới. Đây là một chính sách mang tính đột phá, quyết liệt trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển kinh tế đối với lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các yếu tố khó khăn

+ Kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn hàng loạt rủi ro với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, nguy cơ trả đũa thương mại, khả năng thay đổi chính sách ở Mỹ dưới thời Tổng thống mới hay sự chia rẽ ở châu Âu với những cuộc bầu cử của hai trụ cột Đức và Pháp.

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

9

+ Các doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là từ các thị trường như Campuchia, Philippines, Bangladesh, Pakistan.... Do đó, cần có các giải pháp về dài hạn để ổn định năng lực xuất khẩu. Thêm vào đó, các thị trường xuất khẩu đang ngày càng gia tăng các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, gạo, rau quả…

+ Mặt bằng lãi suất trong nước thời gian gần đây được điều chỉnh tăng ở hầu hết các thị trường. Trong năm 2017 khả năng lãi suất tăng sẽ cao hơn khả năng lãi suất giảm, mà ngay tại thời điểm hiện tại, lãi suất đã đang ở mức cao. Vì vậy điều kiện tài chính năm 2017 có thể sẽ không thuận lợi cho các DNVVN về mặt lãi suất cũng như cho vay.

+ Các đối tác cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam có thể sử dụng chính sách tiền tệ để giảm giá trị đồng tiền của họ đối với USD. Điều này sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu của họ rẻ hơn. Tuy nhiên, NHNN Việt Nam nhiều khả năng sẽ không muốn đồng Việt Nam mất giá nhanh vì có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát vốn đã vượt mục tiêu năm. Hậu quả là các sản phẩm của Việt Nam sẽ giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nhận định và dự báo:

Ngày càng xuất hiện nhiều rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu vào các thị trường lớn như: Mỹ, EU... và sự cạnh tranh xuất khẩu hàng vào các thị trường này cũng gay gắt hơn. Nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng khả quan và giá hàng hóa thế giới có xu hướng phục hồi, nếu tận dụng tốt những thế mạnh của hàng Việt và chủ động khai thác những thị trường mới mà Việt Nam đang là thành viên các hiệp định thương mại tự do, trong thời gian tới xuất khẩu sẽ tiếp tục có những đột phá.

1. Xuất khẩu gạo

Theo số liệu thống kê sơ bộ, khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta trong tháng 3 năm 2017 ước đạt 450 nghìn tấn, tương đương với trị giá đạt 210 triệu USD; tăng 11,7% về lượng và tăng 23% về trị giá so với tháng 2/2017; tuy nhiên giảm 24,6% về lượng và giảm 21,1% về trị giá so với tháng 3/2016.

Như vậy, trong quý 1 năm 2017 tổng khối lượng gạo nước ta xuất khẩu ước đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 524 triệu USD; giảm 23,9% về lượng và giảm 23,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

- Chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 2 và 2 tháng năm 2017: Trong 2 tháng đầu năm 2017, gạo trắng vẫn là chủng loại gạo xuất khẩu đạt khối lượng cao nhất, với 490,8 nghìn tấn, giảm 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, khối lượng xuất khẩu gạo thơm trong 2 tháng năm 2017 cũng giảm 42,4%, đạt 93,7 nghìn tấn và khối lượng xuất khẩu gạo đồ giảm 1,1%, đạt 2,1 nghìn tấn. Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu gạo nếp trong 2 tháng đầu năm nay tăng mạnh 48,1%, đạt 144,6 nghìn tấn; và khối lượng xuất khẩu gạo lứt đạt tăng 23,3%, đạt 6,1 nghìn tấn.

Trong tháng 2/2017, khối lượng xuất khẩu gạo trắng, gạo thơm, gạo lứt và gạo đồ tăng mạnh so với tháng trước, trong đó gạo lứt là chủng loại đạt mức tăng trưởng cao nhất 1.650,8%; trong khi đó khối lượng xuất khẩu gạo nếp giảm nhẹ 4,3%.

So với tháng 2/2016, ngoài khối lượng xuất khẩu gạo trắng giảm 28,5%, thì khối lượng xuất khẩu các chủng loại gạo còn lại đều đạt mức tăng trưởng, vớ mức dao động từ 23-153%.

Các chủng loại gạo xuất khẩu của nước ta tháng 2 và 2 tháng năm 2017 (ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (nghìn USD)

Chủng loại 2 tháng năm 2017 % so 2 tháng

năm 2016 Tháng 2/2017

% so tháng 1/2017

% so tháng 2/2016

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 10

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Gạo trắng 490.760 191.927 -29,5 -31,7 267.263 104.251 19,6 18,9 -28,5 -30,3

5% tấm 405.258 161.703 72,9 67,3 224.209 89.012 23,8 22,5 120,5 116,8

15% tấm 30.266 10.163 -90,5 -91,8 13.487 4.576 -19,6 -18,1 -92,9 -93,8

100% tấm 14.250 4.557 156,2 151,6 12.038 3.822 444,2 420,2 151,8 146,1

loại khác 21.358 8.174 292,3 277,6 12.942 5.058 53,8 62,3 251,9 258,9

10% tấm 11.966 4.386 38,7 24,3 3.052 1.124 -65,8 -65,5 -3,0 -8,4

25% tấm 5.299 1.856 -95,6 -96,4 1.124 428

-98,4 -98,5

50% tấm 900 252

3% tấm 828 485 -47,1 -43,9 140 92 -79,6 -76,7 -82,4 -77,8

4% tấm 439 227 36,0 67,3 151 67 -47,8 -58,4 -31,0 -25,9

6% tấm 174 111

100 60 33,5 17,8

2% tấm 22 13

22 13

Gạo nếp 144.658 71.446 48,1 53,2 70.724 34.777 -4,3 -5,2 38,2 42,5

10% tấm 120.353 59.691 57,1 61,6 57.531 28.487 -8,4 -8,7 45,5 50,1

15% tấm 9.350 4.636 1.770,0 1.702,4 1.950 939 -73,6 -74,6

100% tấm 7.654 3.452 13,4 20,6 5.027 2.278 91,3 94,0 64,8 75,8

loại khác 2.759 1.380 -46,6 -40,2 2.448 1.227 688,4 701,7 -8,0 5,8

4% tấm 2.400 1.345 92,0 121,9 1.900 1.060 279,9 271,9 52,0 74,9

5% tấm 2.027 880 -68,4 -72,5 1.845 774 911,0 626,8 -58,3 -65,3

2% tấm 115 62 -73,7 -72,4 23 12 -75,0 -75,0 -90,9 -90,4

Gạo thơm 93.703 47.585 -42,4 -44,8 57.148 29.140 56,3 58,0 22,8 17,0

5% tấm 79.756 40.983 -45,3 -46,9 49.032 25.152 59,6 58,9 28,2 24,5

loại khác 6.285 2.900 -17,4 -33,7 4.280 1.877 113,5 83,5 -29,9 -46,6

3% tấm 3.425 1.857 -11,4 -12,5 2.469 1.347 158,1 164,6 40,1 40,6

100% tấm 2.601 922 13,1 11,3

2% tấm 772 434 17,6 13,9 702 392 902,5 834,9 299,3 277,7

25% tấm 299 153

299 153

10% tấm 293 180 1.119,5 1.366,6 142 90 -6,3 -1,1

4% tấm 160 96 -92,6 -92,2 112 70 132,5 161,8 -37,0 -34,1

15% tấm 113 61 13,0 13,0 113 61

Gạo lứt 6.109 2.200 23,3 0,5 5.779 2.043 1.650,8 1.202,1 114,7 71,9

10% tấm 5.000 1.675

5.000 1.675

loại khác 726 322 -25,0 -31,2 451 210 64,2 86,6 -44,0 -45,5

5% tấm 383 203 -75,8 -73,0 328 158 490,9 255,9 -53,6 -52,2

Gạo đồ 2.133 796 -1,1 5,1 1.200 461 28,7 37,9 152,8 155,0

5% tấm 2.133 796 -0,8 5,6 1.200 461 28,7 37,9 152,8 155,0

Về giá xuất khẩu:

Trong 2 tháng đầu năm 2017, giá xuất khâu gạo có nhiều diễn biến trái chiều nhau, cụ thể: giá gạo trắng giảm 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 391 USD/tấn; cùng với đó giá xuất khẩu gạo thơm giảm 4,2%, đạt 508 USD/tấn và gạo lứt giảm 18,5%, đạt 360 USD/tấn; trong khi đó giá xuất khẩu gạo nếp tăng 3,4%, đạt 494 USD/tấn và giá xuất khẩu gạo đồ tăng 6,3%, đạt 373 USD/tấn.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ hiện có giá 372-377 USD/tấn, giảm nhẹ so với tháng trước do nhu cầu yếu mặc dù đồng rupee tăng giá. Mặt khác do chính phủ cũng mua vào nên giá lúa không giảm. Do vậy các nhà xuất khẩu không thể hạ giá gạo trong thời điểm này. Đây cũng là nguyên nhân gạo Thái Lan trở nên cạnh tranh nhiều so với gạo Ấn Độ. Khách hàng châu Phi và những khách hàng khác đang chuyển hướng sang mua gạo Thái Lan và Việt Nam.

Tại Thái Lan và Việt Nam, giá gạo vững trong bối cảnh giao dịch trầm lắng. Loại 5% tấm của Thái Lan giá vững ở 350 – 355 USD/tấn, FOB Bangkok, tương tự như mức giá cách đây một tuần.

Tại Việt Nam, đang là vụ chính nên nhu cầu trong nước cũng cao. Do đó, mặc dù nguồn cung tăng nhưng giá trong nước không giảm. Đây cũng là thách thức lớn cho

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

11

các nhà xuất khẩu trong nước khi các nước nhập khẩu sẽ muốn mua gạo Thái Lan hơn khi giá gạo Việt Nam ngang bằng với gạo Thái, thậm chí cao hơn chút ít.

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu gạo đạt trị giá cao trong 2 tháng đầu năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

STT Doanh nghiệp 2 tháng năm 2017

1 Cty TNHH Tân Thạnh An 29.216

2 Tổng Cty Lương Thực Miền Bắc 29.016

3 Cty CP Quốc tế Gia 19.270

4 Cty CP Nông Sản Vinacam 18.762

5 Cty CP Tân Đông Tiến 18.040

6 Cty CP Thương mại đầu tư Tín Thương 16.093

7 Cty CP TậP ĐOàN INTIMEX 13.091

8 Cty Lương thực Long An 9.435

9 Cty CP Gentraco 8.861

10 Cty CP Thương mại Dịch Vụ Gạo Thịnh 8.047

11 Cty CP Xuất Nhập Khẩu An Giang 7.871

12 Cty CP Hiệp Lợi 7.784

13 Cty TNHH MTV Du lịch - Thương mại Kiên Giang 7.706

14 Cty TNHH Thương mại I và Dịch vụ Thành Tín 7.579

15 Cty Lương Thực Tiền Giang 6.933

16 Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Việt Hưng 6.882

17 Cty TNHH MTV - Tổng Cty Lương Thực Miền Nam 6.761

18 Cty CP XNK Kiên Giang 6.224

19 Cty CP Xuất Nhập Khẩu Thuận Minh 6.190

20 Cty TNHH Dương Vũ 5.963

21 Cty CP Tập Đoàn Lộc Trời 5.720

22 Cty CP Xuất Nhập Khẩu Và Hợp Tác Đầu Tư Vilexim 4.327

23 Cty TNHH Lương Thực Phương Đông 4.252

24 Cty CP Phú Hưng 3.746

25 Cty CP Lương Thực Bình Định 3.522

(Sô liệu thống kê sơ bộ, chỉ mang tính tham khảo)

2. Xuất khẩu cà phê

Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3/2017 ước đạt 180 nghìn tấn, trị giá 406 triệu USD, tăng 22,9% về lượng và 22,3% về trị giá so với tháng 2/2017, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái đạt xấp xỉ về lượng và tăng 33,8% về trị giá. Lũy kế đến hết quý 1/2017, xuất khẩu cà phê của nước ta giảm 1,6% về lượng nhưng lại tăng 30,7% về trị giá so với quý 1/2016, đạt 467 nghìn tấn, trị giá hơn 1 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê là mặt hàng nông sản đầu tiên cán mốc 1 tỷ USD trong quý 1/2017.

Trong tháng 3/2017, giá xuất khẩu cà phê của nước ta đạt bình quân 2.256 USD/tấn, giảm nhẹ 0,5% so với tháng 2/2016, tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái lại tăng tới 33,8%. Trong 3 tháng đầu năm nay giá xuất khẩu cà phê của nước ta đã tăng 33% so với quý 1/2016.

Về chủng loại cà phê xuất khẩu: Theo số liệu thống kê thực tế, trong 2 tháng đầu năm 2017 xuất khẩu hai mặt hàng cà phê chính của nước ta đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, lượng cà phê Robusta giảm 3,9%, đạt 252,4 nghìn tấn; Arabica giảm 14%, đạt 16,1 nghìn tấn. Trái lại, lượng cà phê hòa tan lại tăng mạnh 73,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính riêng tháng 2/2017, nếu như cà phê Robusta tăng nhẹ 5% so với tháng 1 thì cà phê Arabica lại giảm 11,2%.

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 12

Trong tháng 2/2017, giá cà phê Robusta giảm 1% so với tháng 1/2017, đạt bình quân 2.122 USD/tấn. Ở chiều ngược lại, giá cà phê Arabica giảm 2% so với tháng 1/2017, xuống còn 2.949 USD/tấn.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá xuất khẩu hai mặt hàng cà phê Robusta và Arabica đã tăng mạnh lần lượt là 38,7%, 27,6%.

Chủng loại cà phê xuất khẩu trong tháng 2 và 2 tháng năm 2017 (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Chủng loại Tháng 2/2017

So với tháng 1/2017 (%)

So với tháng 2/2016 (%)

2 tháng năm 2017

So 2 tháng năm 2016 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Robusta 129.291 274.320 5,0 6,1 21,6 68,7 252.405 532.942 -3,9 30,8

Arabica 7.614 22.452 -11,2 -12,9 7,8 37,6 16.185 48.219 -14,0 9,0

Cà phê hòa tan 4.463 17.567 99,3 56,2 227,2 139,5 6.702 28.816 73,4 39,0

Giá xuất khẩu các mặt hàng cà phê trong tháng 2 và 2 tháng năm 2017 (ĐVT: USD)

Tên hàng Tháng 2/2017

So với tháng 1/2017 (%)

So tháng 2/2016 (%)

2 tháng năm 2017

So 2 tháng năm 2016 (%)

Robusta 2.122 1,0 38,7 2.111 36,1

Arabica 2.949 -1,9 27,6 2.979 26,7

Cà phê hòa tan 3.936 -21,6 -26,8 4.299 -19,8

Thị trường cà phê thế giới đang khá trầm lắng do cả bên mua và bên bán đang chờ đợi những diễn biến mới của thị trường.

Hiện cà phê Robusta đang được hỗ trợ bởi thông tin vụ mùa cà phê của Việt Nam năm nay có thể giảm mạnh do hạn hán kéo dài trong thời kỳ sinh trưởng của cây và mưa lớn ở giai đoạn thu hoạch. Theo báo cáo của Commerzbank, trong thời gian tới, diện tích trồng cà phê ở Đăk Lăk có thể giảm tới 30%. Bên cạnh đó, nông dân Việt Nam đang có xu hướng trồng xen canh một số loại cây khác khiến số lượng cây cà phê bị giảm khoảng 3-7%.

Trong khi đó, thời tiết bất lợi khiến vụ thu hoạch Robusta của Indonesia sắp tới không được như kỳ vọng khiến thị trường Robusta không tránh khỏi lo lắng. Tại thị trường Indonesia thị trường cà phê được dự báo sẽ sôi động trở lại trong hai tuần tới khi người dân bắt đầu thu hoạch vụ cà phê phụ từ cuối tháng 3. Tiếp đó, Indonesia cũng sẽ bắt đầu vụ thu hoạch chính vào tháng 7.

Còn tại Brazil, thời tiết khu vực Nam Mỹ có diễn biến thuận lợi cho vụ mùa tại Brazil. Ngày 23/3 Brazil sẽ bán đấu giá 130 ngàn bao (loại 60kg) hàng vụ cũ nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà công nghiệp rang xay.

Mặc dù Brazil khẳng định vẫn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cà phê trên thị trường nhưng những số liệu xuất khẩu gần đây cho thấy nước này đang có nguy cơ đánh mất thị phần vào tay các đối thủ khác, trong đó có Việt Nam.

Trong khi cả Việt Nam, Indonesia và Brazil đều cạn kiệt nguồn cung Robusta thì nguồn cung Arabica từ Pêru và khu vực Trung Mỹ vẫn rất dồi dào. Thậm chí, vụ Arabica tới đây của Brazil cũng được dự báo sẽ bội thu.

Như vậy, giá cà phê Robusta nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do được hỗ trợ bởi yếu tố cung thấp hơn cầu. Ở chiều ngược lại, cà phê Arabica chịu sức ép giảm do nguồn cung dồi dào.

Tham khảo một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tiêu biểu trong tháng 2/2017

Tên doanh nghiệp Kim ngạch (nghìn

USD)

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX 28.998

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

13

Tên doanh nghiệp Kim ngạch (nghìn

USD)

Công Ty TNHH Một Thành Viên XNK 2-9 ĐắK LắK 19.855

Công Ty TNHH Thương Mại Và Chế Biến LOUIS DREYFUS COMPANY Việt Nam 18.668

Công Ty Cổ Phần Intimex Mỹ Phước 18.082

Công Ty TNHH Vĩnh Hiệp 14.778

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Intimex Nha Trang 13.847

Công Ty TNHH Thương Phẩm ATLANTIC Việt Nam 9.935

Công Ty Cổ Phần Phúc Sinh 9.539

Công Ty TNHH Sunwah Commodities (Việt Nam) 9.519

Công ty TNHH NEUMANN GRUPPE Việt Nam 9.421

Công Ty Cổ Phần Intimex Bình Dương 9.090

Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cát Quế 8.877

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam 8.179

Công Ty Cổ Phần Tổng Công Ty Tín Nghĩa 8.011

Công Ty TNHH OLAM Việt Nam 7.876

Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam 7.655

CôNG TY Cổ PHầN INTIMEX ĐắK NôNG 7.608

Công Ty TNHH VOLCAFE Việt Nam 7.270

Công Ty TNHH Dakman Việt Nam 6.889

Công ty TNHH Armajaro Việt Nam 5.797

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Cà Phê Outspan Việt Nam 5.597

Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex Tại Buôn Ma Thuột 5.530

Công ty cổ phần ĐTK 5.484

3. Xuất khẩu cao su

Theo số liệu thống kê sơ bộ, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2017 tiếp tục giảm 11,6% về lượng và 11,7% về trị giá so với tháng trước, ước đạt 80 nghìn tấn, trị giá 170 triệu USD. Tính đến hết quý 1/2017, xuất khẩu cao su của nước ta đạt 264 nghìn tấn, trị giá 542 triệu USD, tăng 12,6% về lượng và tăng tới 102,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng mạnh trong quý 1/2017 là do giá xuất khẩu cao su đã tăng gần 80% so với quý 1/2016. Tính đến tháng 3/2017, giá xuất khẩu cao su của nước ta đạt 2.125 USD/tấn, ổn định so với tháng 2/2017 nhưng tăng 80,3% so với tháng 3/2016.

Theo số liệu thống kê thực tế trong tháng 2/2017, cao su tổng hợp vẫn đứng đầu về chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam với 44,38 nghìn tấn.

Trong khi đó, xuất khẩu một số mặt hàng cao su chính khác lại tăng so với tháng 1/2017. Cụ thể, lượng xuất khẩu của mặt hàng cao su SVR 3L tăng mạnh 44,5%, SVR 10 tăng 24,2%, Latex tăng 5,3%...

Tính chung 2 tháng năm 2017, trong khi xuất khẩu mặt hàng cao su hỗn hợp tăng mạnh 81,6% về lượng và 244% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái thì lượng cao su SVR 3L và SVR 10 lại giảm lần lượt là 8,5%, 33,6%.

Cùng với cao su tổng hợp, lượng cao su Latex, SVR CV60, RSS 3 cũng tăng mạnh từ 20% - 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về giá xuất khẩu:

Tháng 2/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su của Việt Nam tăng khá mạnh. Theo đó, giá xuất khẩu cao su tổng hợp tăng 9,8% so với tháng trước; SVR 3L tăng 16,7%; SVR 10 tăng 11,1%; Latex tăng 15,7%...

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 14

Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm ngoái giá xuất khẩu các mặt hàng cao su đã tăng tới 65% - 98%.

Giá cao su xuất khẩu trung bình của Việt Nam (USD/tấn)

0500

10001500200025003000

T1-2013 T4 T7

T10

T1/2014 T4 T7

T10

T1/2015 T4 T7

T10

T1/2016 T4 T7

T10

T1/2017

Theo dự báo của chuyên gia phân tích, giá cao su thiên nhiên sẽ tăng mạnh trở lại trong hai quý tiếp theo của năm 2017 do thiếu nguồn cung. Từ đầu năm 2017 đến nay, thị trường cao su liên tiếp hứng chịu nhiều đợt bán tháo khiến giá xuống thấp và người dân không còn hứng thú thu hoạch mủ. Trong khi đó, năng suất sản xuất tại nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, Thái Lan, cũng suy giảm do vừa trải qua một mùa đông khắc nghiệt.

Thứ nhất là, sản lượng cao su toàn cầu năm 2017 dự kiến sẽ đạt 12,9 triệu tấn, tăng so với 12,4 triệu tấn năm trước đó. Mặc dù, sản lượng cao su Thái Lan trong tháng 1/2017 giảm 25%, do lũ lụt.

Giá cao su tại Thái Lan trong tháng 2/2017 đã giảm gần 20%, do kỳ vọng sản lượng cao su tại Thái Lan sẽ hồi phục.

Thứ hai là, yếu tố giá dầu suy yếu và đồng yên tăng mạnh mẽ. Giá cao su kỳ hạn TOCOM, hợp đồng benchmark giảm hơn 5% trong tháng 3, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016, sau khi giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải giảm.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su giao kỳ hạn tháng 8 giảm 5,5 yên, hoặc 2,1%, xuống còn 257,5 yên (tương đương 2,3 USD)/kg, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 13/3, ở mức 257,3 yên/kg.

Giá cao su giao kỳ hạn tháng 9 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải ngày 22/3 giảm 200 NDT, xuống còn 17.935 NDT (tương đương 2.606 USD)/tấn. Áp lực giảm lên giá cao su càng lớn khi yên duy trì đà tăng mạnh so với USD trên thị trường tiền tệ. Những lo ngại xung quanh chính sách kinh tế của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kích thích xu hướng đầu tư vào đồng yên, đồng thời kéo USD xuống thấp nhất gần 4 tháng và hiện giao dịch ở ngưỡng 111 yên.

Ngoài ra, việc giá dầu bắt đáy gần 3 tháng cũng ảnh hưởng một phần lên giá cao su tại thị trường châu Á.

Chủng loại cao su xuất khẩu trong tháng 2 và 2 tháng năm 2017

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Tên hàng

2 tháng năm 2017

So với 2 tháng năm 2016 (%)

Tháng 2/2017 So với tháng

1/2017 (%) So với tháng

2/2016 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Cao su tổng hợp 100.171 209.685 81,6 244,0 44.382 97.755 -20,4 -12,7 32,9 163,1

SVR 3L 24.331 51.576 -8,5 64,6 14.380 32.378 44,5 68,7 -18,6 55,4

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

15

Tên hàng

2 tháng năm 2017

So với 2 tháng năm 2016 (%)

Tháng 2/2017 So với tháng

1/2017 (%) So với tháng

2/2016 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

SVR 10 13.552 25.780 -33,6 13,8 7.507 14.950 24,2 38,0 -39,0 8,1

Latex 12.846 16.505 25,5 97,7 6.588 9.064 5,3 21,8 1,9 68,1

SVR CV60 12.018 25.963 19,9 106,1 6.103 14.191 3,2 20,5 5,6 95,1

RSS3 9.734 21.835 41,6 167,7 6.090 14.162 67,1 84,6 34,4 162,5

SVR CV50 4.046 8.957 -3,1 69,2 2.055 4.931 3,3 22,5 -22,1 48,0

Cao su hỗn hợp 2.773 4.411 -68,7 -57,6 1.268 2.056 -15,8 -12,7 -85,6 -80,0

RSS1 1.902 4.286 97,2 256,0 639 1.493 -49,4 -46,5 -12,3 62,1

loại khác 1.289 465 55,6 33,1 970 300 204,2 82,1 37,0 2,7

SVR 5 632 1.392 401,3 1.012,6 233 578 -41,5 -29,0 177,5 598,6

SVR 20 526 1.109 -31,9 34,9 323 738 58,8 98,9 -34,0 35,8

CSR 10 126 144 -52,7 -47,3

Cao su dạng Crếp 24 33 -54,6 -14,6

SVR CV40 5 10 -75,0 -62,0

CSR L 5 13 -99,2 -98,1 5 13 -97,5 -94,0

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu cao su tiêu biểu trong tháng 2/2017 Tên doanh nghiệp Kim ngạch (nghìn USD)

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Bình Phước 31.444

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vạn Lợi 14.175

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Cao Su Liên Anh 10.229

Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hoa Sen Vàng 9.629

Công Ty TNHH Thương Mại Hòa Thuận 8.022

Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Long 7.695

Công Ty TNHH Thương Mại Hoàng Dũng 7.083

CôNG TY TNHH SOUTHLAND INTERNATIONAL 6.025

Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng 5.271

Công Ty TNHH Cao Su Thuận Lợi 5.212

Công Ty TNHH Công Nghiệp Vạn Xuân 4.665

Công Ty Cổ Phần Cao Su Việt Phú Thịnh 4.596

Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Thiện Hưng 4.074

Công Ty TNHH Mai Thảo 3.978

Công Ty TNHH Một Thành Viên Thắng Thắng Lợi 3.711

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Đức Hiền Quảng Trị 2.988

HTX cao su Nhật Hưng 2.877

Cty TNHH TIMATEX (Việt Nam) 2.850

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Cao Su Việt Nam 2.579

Công Ty TNHH Sản Xuất - Thương MạI - Dịch Vụ Hiệp Thành 2.350

Công Ty TNHH Hưng Thịnh 2.247

Công Ty TNHH Một Thành Viên Cao Su Phú Riềng 2.134

Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Xuất Khẩu Cao Su Sài Gòn VRG 2.056

Công Ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại Nhật Nam 2.038

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

4. Xuất khẩu hàng rau quả

Xuất khẩu hàng rau quả nói chung, trái cây nói riêng tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2017. Xu hướng tăng trưởng khả quan này sẽ tiếp tục diễn ra trong các tháng của quý II/2017 do nhiều chủng loại bước vào vụ thu hoạch, nhu cầu thị trường tăng khá. Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong quý II/2017 dự kiến sẽ tăng từ 8 – 10% so với quý I/2017, ước đạt xấp xỉ 600 triệu USD.Dự báo kim ngạch xuất khẩu trái cây quý II/2017 sẽ tăng từ 8 – 10%

Theo số liệu thống kê sơ bộ, tháng 3/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đạt 250 triệu USD, tăng 33,6% so với tháng trước và tăng 19,6% so với tháng 3/2016;

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 16

lũy kế 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 671 triệu USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do:

+ Nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc tăng trở lại trong tháng 3/2017.

+ Giá xuất khẩu nhiều chủng loại mặt hàng rau củ quả tăng, như giá Thanh long trái vụ tăng rất mạnh; giá sầu riềng, tỏi … tăng.

+ Có sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường xuất khẩu. Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ hàng rau quả từ các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, UAE tăng rất mạnh, trong khi nguồn cung thiếu hụt, doanh nghiệp nước ta đã tận dụng rất tốt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này. Đáng chú ý, từ tháng 2/2017, Quần đảo Cocos – thị trường xuất khẩu mới, đã nhập khẩu lô hàng thanh long đầu tiên từ Việt Nam. Đây được coi là tín hiệu khá tốt đối với hàng rau quả của nước ta trong bối cảnh thị trường rau quả toàn cầu có nhiều biến động phức tạp.

Dự báo triển vọng xuất khẩu trái cây thời gian tới: Chiếm tới gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả, ước tính kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi trong tháng 3/2017 đạt 200 triệu USD, tăng 42% so với tháng trước; Ước quý I/2017, kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 550 triệu USD. Trong quý II/2017, nhiều chủng loại trái cây bước vào mùa vụ thu hoạch, nguồn cung khá dồi dào, nhu cầu thị trường tăng khá, dự báo kim ngạch xuất khẩu nhóm trái cây của Việt Nam tăng khoảng 8 - 10% so với quý I/2017, ước đạt xấp xỉ 600 triệu USD.

Cơ sở dự báo dựa trên các yếu tố thuận lợi sau:

+ Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định, nhu cầu tiêu thụ trái cây từ Trung Quốc – thị trường xuất khẩu chủ lực, tăng. Với chính sách chuyển trọng tâm từ cung sang cầu, mà Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất, xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc sẽ tăng rất mạnh trong thời gian tới.

+ Thị trường Nhật Bản có nhu cầu rất cao về các loại trái cây tươi và rau xanh. Đặc biệt, mức độ già hóa dân số của nước này đang được coi là cao nhất thế giới hiện nay đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉ lệ nông nghiệp trong cơ cấu GDP của nước này ngày càng giảm, trong khi nhu cầu về thực phẩm vẫn liên tục tăng. Chính đặc điểm này không chỉ chi phối nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản mà còn cho thấy tiềm năng xuất khẩu hàng rau hoa quả vào nước này rất lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cho thị trường. Với lợi thế có nhiều loại trái cây quanh năm và chủng loại hàng rau hoa quả khá phong phú, giá thành cạnh tranh, Việt Nam đủ điều kiện để đáp ứng được yêu cầu của thị trường này. Đặc biệt, thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản ngày càng ưa chuộng các sản phẩm trái cây, rau hoa quả của Việt Nam. Đây là lợi thế giúp hàng rau hoa quả của Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường này.

+ Việc Chính phủ Ấn Độ hủy lệnh tạm ngưng nhập khẩu mặt hàng Thanh long của Việt Nam, thông tin này có tác dụng tích cực đối với xuất khẩu thanh long – mặt hàng chủ lực của nước ta, dự kiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tới thị trường này sẽ tăng trong thời gian tới.

+ Tại châu Âu, nguồn cung nhiều chủng loại trái cây khan hiếm, trong khi nhu cầu tăng khá. Cơ hội rất lớn để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào khối thị trường tiềm năng này. Hiện nguồn cung bơ ở châu Âu thiếu hụt cho đến tháng 5, giá xuất khẩu bơ vào khu vực này ở mức cao.

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

17

Nhu cầu tiêu thụ bơ ở các nước như Pháp, Anh hay Hà Lan tăng rất cao. Đặc biệt, tại Vương quốc Anh, tăng trưởng hàng năm là 30% và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong 5 năm tới.

Tại Đức, theo Báo cáo Thực phẩm 2017 do Bộ Thực phẩm và Nông nghiệp cho biết, người Đức đánh giá cao về thực phẩm có lợi cho sức khỏe và lành mạnh. Nhu cầu tiêu thụ trái cây tươi tại nước này sẽ tăng rất mạnh, đặc biệt một số chủng loại trái cây được ưa chuộng như táo, lê …

+ Thị trường xuất khẩu được mở rộng hơn, thêm thị trường xuất khẩu thanh long mới Quần đảo Coóc, thị trường Lithuania mong muốn được nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam. Mặc dù trong ngắn hạn, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sang các thị trường mới chưa tác động nhiều đến tổng kim ngạch chung, tuy nhiên đây được coi là tín hiệu khả quan đối với ngành hàng rau quả của nước ta.

25 DN xuất khẩu rau hoa quả và sản phẩm đã qua chế biến có kim ngạch lớn nhất 2 tháng đầu năm 2017

STT Tên doanh nghiệp T2/2017

(nghìn USD) 2T/2017

(nghìn USD)

1 Cty TNHH Thương Mại Hoàng Đại 4.752 13.255

2 Cty CP Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Đạt Phát 4.263 13.148

3 Tổng Cty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Vạn Xuân – CN Tp.HCM 2.910 8.967

4 Cty TNHH Hợp Mạnh 2.670 7.982

5 DN tư nhân Trương Định Sơn 2.823 6.987

6 Cty TNHH Mtv Bách Việt Lạng Sơn 1.718 6.049

7 Cty Cổ Phần Bích Thị 3.489 5.680

8 Cty Cổ Phần Qc Hưng Yên 2.201 5.443

9 Cty TNHH Kinh Doanh Và Dịch Vụ Xnk 2.771 4.764

10 Cty TNHH Thương Mại Giao Nhận Vận Tải Hnt 1.568 4.665

11 DN tư nhân Phạm Thuỳ Dương 2.136 4.523

12 Cty TNHH Mtv Xnk Minh Phong 1.162 4.256

13 DN tư nhân Vũ Quốc Khánh 1.721 4.255

14 DN tư nhân Vũ Anh Tùng 1.643 4.174

15 Cty TNHH Mtv Việt Thái Lạng Sơn 2.316 4.170

16 Cty TNHH Ngọc Diệp 1.562 4.098

17 Cty TNHH Đà LạT HASFARM 2.366 3.935

18 DN tư nhân Vũ Huân 2.117 3.928

19 DN tư nhân Nguyễn Thị Thủy 1.948 3.719

20 Cty TNHH Tiếp Vận Chí Minh 1.214 3.708

21 Cty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xaxa 1.770 3.674

22 DN tư nhân Phạm Ngọc Dung 1.747 3.598

23 DN tư nhân Vũ Mạnh Đại 1.314 3.497

24 Cty TNHH Xnk Asean Hm 1.079 3.258

25 Cty TNHH Y.K. VINA 1.514 3.246

(Số liệu thống kê sơ bộ, mang tính chất tham khảo)

Xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc tăng mạnh

- Trong quý I/2017, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2017 đạt 979,2 triệu USD, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 18

Tính riêng trong tháng 2/2017, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc của nước ta đạt 503,9 triệu USD, tăng 6,1% so với tháng 1/2017 và tăng 83,8% so với tháng 2/2016.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc năm 2015-2017 (ĐVT: triệu USD)

0

100

200

300

400

500

600

700

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Về chủng loại xuất khẩu:

Hàng rau quả là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng rau hoa quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 309,9 triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hiện thị trường Trung Quốc chiếm đến 73,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của cả nước. Trong 2 tháng đầu năm nay, các mặt hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng như dưa hấu, cam, thăng long, xoài, vú sữa….

Cao su là mặt hàng nông sản đứng thứ hai của nước ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2017, chiếm 67,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt 250,4 triệu USD, tăng mạnh 196,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2017 đạt 2.070 USD/tấn, tăng mạnh 86,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân giá cao su tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm nay là do nhu cầu tăng cao từ các thị trường nhập khẩu lớn, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc là nguyên nhân chính đẩy nhu cầu cao su toàn cầu tăng do kỳ vọng ngành ô tô Trung Quốc lấy lại tốc độ tăng trưởng như đã từng có, cùng với dự đoán những chương trình kích thích của tân Tổng thống Mỹ sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn.

Bắc Kinh mới đây lại đưa ra những chương trình kích thích để thúc đẩy nhu cầu đối với các loại ô tô nhỏ và thân thiện với môi trường tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này. Họ cũng đưa ra những quy định chặt chẽ hơn về tải trọng mỗi xe tải được vận chuyển, động thái chắc chắn sẽ làm gia tăng nhu cầu xe tải – và sẽ kéo theo nhu cầu lốp ô tô.

Ngoài yếu tố Trung Quốc, giá cao su tăng còn do một nguyên nhân nữa là lo ngại sản lượng giảm ở Thái Lan – nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới. Sau khi lũ lụt ảnh hưởng tới khu vực trồng cao su chính ở nước này, Hiệp hội cao su Thái Lan ước tính sản lượng sẽ giảm khoảng 7,6% trong năm 2017.

Các nhà xuất khẩu cao su Thái Lan cho biết họ chỉ có hàng dự trữ cho một giai đoạn ngắn. Trong khi đó, nước này sắp bước vào mùa đông, là mùa cây cao su trút lá

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

19

và việc thu hoạch mủ gần như bị ngưng trệ (từ tháng 2 đến tháng 5). Sản lượng của các nước Malaysia và Indonesia cũng sẽ giảm trong giai đoạn đó vì lý do tương tự. Theo đó, dự báo giá mặt hàng cao su sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Ngoài ra, trong 2 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc cũng đã tăng mạnh trở lại 58,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 112,8 triệu USD. Giá xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2017 đạt 465 USD/tấn, tăng nhẹ 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh về giá cũng như chất lượng với các thị trường xuất khẩu lớn khác. Mặt khác từ phía Trung Quốc cũng đặt ra nhiều chính sách và rào cản đối với mặt hàng này khi nhập khẩu đã tạo không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thời gian qua.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh xuất khẩu theo con đường chính ngạch, vẫn có lượng gạo xuất khẩu tiểu ngạch nên dễ gặp rủi ro. Vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có, hướng mới của các doanh nghiệp là xuất khẩu sẽ tập trung vào chính ngạch. Mới đây, tại TPHCM, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp đăng ký tham gia đợt kiểm tra lần 2 của Cục Giám sát, Kiểm tra chất lượng và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) nhằm chia sẻ những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc.

Hàng thủy sản cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt mức tăng trưởng 19,5% trong 2 tháng đầu năm 2017 sang thị trường Trung Quốc, đạt 112,8 triệu USD. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao là cá tra, tôm… Tuy vậy Trung Quốc là thị trường được nhận định không ổn định, nhiều rủi ro nhưng do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu lớn nên đây vẫn là thị trường có sức hút.

Chè cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao trong 2 tháng đầu năm 2017, tăng 99,9%, đạt 1,2 triệu USD.

Trong khi đó, trong 2 tháng đầu năm 2017 kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản khác như sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái; hạt điều giảm 4,6%, có giá xuất khẩu đạt 9.093 USD/tấn, tăng 24,2%; cà phê giảm 32,8%, có giá xuất khẩu đạt 3.172 USD/tấn, tăng 55,1%.

Trong tháng 2/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả giảm 22,8% so với tháng 1/2017, tương tự cao su giảm 1,3%, hạt điều giảm 33%, cà phê giảm 13,5% và chè giảm nhẹ 0,4%; riêng kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 83,3%, gạo tăng 71% và hàng thủy sản tăng 19,8%.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong tháng 2 và 2 tháng năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Mặt hàng Tháng 2/2017

% so tháng 1/2017

% so tháng 2/2016

2 tháng/2017 % so 2

tháng/2016

Tổng 503.915 6,1 83,8 976.156 39,2

Hàng rau quả 134.380 -22,8 46,9 309.907 30,9

Cao su 124.950 -1,3 319,5 250.433 196,5

Sắn và các sản phẩm từ sắn 96.571 83,3 49,5 148.434 -7,1

Gạo 71.442 71,0 61,1 112.765 58,1

Hàng thủy sản 48.748 19,8 113,8 87.811 19,5

Hạt điều 20.880 -33,0 68,2 51.958 -4,6

Cà phê 6.338 -13,5 -27,4 13.633 -32,8

Chè 607 -0,4 582,0 1.216 99,9

- Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu theo mặt hàng

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 20

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả đạt kim ngạch lớn sang Trung Quốc tháng 2/2017 (ĐVT: nghìn USD)

STT Doanh nghiệp Kim ngạch

1 Cty TNHH Thương Mại Hoàng Đại 4.752

2 Cty CP Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Đạt Phát 4.263

3 Cty CP Bích Thị 3.489

4 Tổng Cty XNK Tổng Hợp Vạn Xuân - CN Tp Hồ Chí Minh 2.873

5 Cty TNHH Kinh Doanh Và Dịch Vụ Xnk 2.771

6 Cty TNHH Hợp Mạnh 2.670

7 Cty TNHH Mtv Việt Thái Lạng Sơn 2.316

8 Cty CP Qc Hưng Yên 2.201

9 Cty TNHH MTV Thương Mại Thành An 1.819

10 Cty TNHH MTV Bách Việt Lạng Sơn 1.718

11 Cty TNHH Vận Tải Giao Nhận Quốc Tế Cường Thuỷ 1.637

12 Cty TNHH Thương Mại Giao Nhận Vận Tải Hnt 1.563

13 Cty TNHH Ngọc Diệp 1.536

14 Cty TNHH Tiếp Vận Chí Minh 1.176

15 Cty TNHH Mtv Xnk Minh Phong 1.162

16 Cty TNHH XNK Asean Hm 1.079

17 Cty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Song Đạt 984

18 Cty CP Vinalines Logistics - Việt Nam 945

19 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Liên Đại Phát 873

20 Cty TNHH Mtv Nguyễn Hoàng Gia Khánh 705

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng cao su đạt kim ngạch lớn sang Trung Quốc tháng 2/2017 (ĐVT: nghìn USD)

STT Doanh nghiệp Kim ngạch

1 Cty CP XNK Tổng Hợp Bình Phước 31.400

2 Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vạn Lợi 13.244

3 Cty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Long 7.499

4 Cty TNHH Thương Mại Hoàng Dũng 6.940

5 Cty TNHH Thương Mại Hòa Thuận 5.450

6 Cty TNHH SOUTHLAND INTERNATIONAL 5.078

7 Cty TNHH Sản Xuất Cao Su Liên Anh 4.739

8 Cty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Hoa Sen Vàng 4.696

9 Cty TNHH Công Nghiệp Vạn Xuân 3.760

10 Cty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thiện Hưng 3.213

11 Cty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị 2.988

12 Cty TNHH Mai Thảo 2.599

13 Cty TNHH SảN XUấT - THươNG MạI - DịCH Vụ HIệP THàNH 2.350

14 Cty CP sản xuất và xuất khẩu cao su Sài Gòn VRG 2.056

15 Cty TNHH TIMATEX (Việt Nam) 1.983

16 Cty TNHH Cao Su Thuận Lợi 1.977

17 HTX cao su Nhật Hưng 1.973

18 Cty CP Xuất Nhập Khẩu Petrolimex 1.362

19 Cty CP cao su Việt Phú Thành 1.348

20 Cty TNHH 1 TV Cao Su Bình Thuận 1.326

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo đạt kim ngạch lớn sang Trung Quốc tháng 2/2017 (ĐVT: nghìn USD)

STT Doanh nghiệp Kim ngạch

1 Cty TNHH Tân Thạnh An 13.509

2 Cty CP Thương mại đầu tư Tín Thương 9.852

3 Cty CP Tân Đồng Tiến 9.275

4 Ct CP Tập đoàn INTIMEX 7.133

5 Cty TNHH Thương mại và dịch vụ Thành Tín 4.364

6 Cty TNHH Việt Hưng 4.153

7 Cty TNHH Dương Vũ 3.650

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

21

STT Doanh nghiệp Kim ngạch

8 Cty Lương Thực Tiền Giang 3.539

9 Cty CP Xuất Nhập Khẩu Thuận Minh 2.508

10 Cty CP Nông Sản Vinacam 2.271

11 Cty TNHH Việt Thanh 2.098

12 Cty CP Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trung An 1.864

13 Cty CP Gentraco 1.508

14 Cty TNHH NTV du Kiên Giang lịch và thương mại Kiên Giang 1.483

15 Cty TNHH MTV - Tổng Cty Lương Thực Miền Nam 1.062

16 Cty TNHH Đầu Tư Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Phan Minh 1.009

17 Doanh nghiệp TN Trung Thạnh 564

18 Cty CP Tập Đoàn Lộc Trời 509

19 Cty TNHH MTV Kinh Doanh và Xay Xát Lúa Gạo Cẩm Nguyên 385

20 Tổng Cty Lương Thực Miền Bắc 312

Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản đạt kim ngạch lớn sang Trung Quốc tháng 2/2017 (ĐVT: nghìn USD)

STT Doanh nghiệp Kim ngạch

1 Cty TNHH chế biến thủy sản và XNK Trang Khánh 5.958

2 Cty CP Tôm Miền Nam 2.667

3 Cty CP Chế Biến Thủy Sản Xuất Nhập Khẩu Hòa Trung 2.572

4 Cty TNHH MTV kinh doanh chế biến thủy sản và XNK Bạch Linh 2.213

5 Cty TNHH Vạn Đạt 2.171

6 Cty CP Chế Biến Thủy Sản XNK Âu Vững I 2.143

7 Cty TNHH Anh Khoa 1.838

8 Cty CP Thủy Sản Trường Giang 1.763

9 Cty CP Vĩnh Hoàn 1.572

10 Cty TNHH Việt Hiếu Nghĩa 1.528

11 Cty CP Đầu Tư và Phát Triển Đa Quốc Gia I.D.I 1.483

12 Cty CP Chế Biến Thủy Sản Xnk âu Vững Ii 1.231

13 Cty TNHH XNK Biên Bắc 1.160

14 Cty CP Chế Biến và XNK Thủy Sản Cadovimex Ii 1.131

15 Cty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại Anh Nhân 1.101

16 Cty CP Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau 911

17 Cty TNHH Thực Phẩm Thủy Sản Minh Bạch 855

18 Cty CP Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long 756

19 Cty TNHH HảI SảN Mai Sơn 645

20 Cty CP chế biến thủy sản út Xi 601

Đánh giá triển vọng, dự báo và đề xuất.

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất hầu hết các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng rau hoa quả, gạo, thủy sản và cao su…Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này không chỉ theo con đường chính ngạch mà còn cả tiểu ngạch nên dễ gặp nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc phải hết sức thận trọng trong các hợp đồng, nhất là thủ tục thanh toán.

Ngoài ra, gần đây từ phía Trung Quốc cũng thường xuyên có những chính sách và rào cản đối với các mặt hàng nông thủy sản của nước ta khi xuất khẩu sang thị trường này. Ví dụ như mặt hàng gạo Trung Quốc thiết lập tiêu chuẩn nhập khẩu gạo từ các nước ASEAN.

Mặt khác, tuy hàng Việt đưa sang Trung Quốc đang được hưởng thuế suất ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN nhưng nước này hiện áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 13%-17%. Như vậy, sức cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt sẽ giảm đi. Ngoài ra, nhiều đối thủ xuất khẩu sang Trung Quốc từ khối ASEAN cũng là áp lực lớn với Việt Nam.

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 22

Do đó, với thị trường Trung Quốc, nên có sự quan tâm từ phía tham tán thương mại trong khảo sát thị trường, tư vấn cho doanh nghiệp các thủ tục và cách thức để hợp tác lâu dài. Doanh nghiệp cũng phải thận trọng để giảm thiểu rủi ro.

Quý I/2017: Xuất khẩu nông thủy sản tới Algeria tăng mạnh

Algeria có nhu cầu nhập khẩu lớn và ngày càng tăng các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý chiến lược, Algeria còn là cửa ngõ để hàng hóa châu Á thâm nhập thị trường các nước khu vực Tây và Trung Phi. Đây là cơ hội cho hàng nông thủy sản của Việt Nam thâm nhập sâu vào Algeria.

Quý I/2017, xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Algeria ước đạt 38 triệu USD, tăng 58,7% so với quý I/2016. Với nhu cầu tiêu thụ hàng nông thủy sản của Algeria tăng cao, dự báo nửa đầu năm 2017 xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới thị trường này sẽ đạt 86 triệu USD, tăng 50,3% so với nửa đầu năm 2016.

1.Tình hình xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam tới Algeria tháng 2/2017

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới Algeria 2016-2017

Trong khu vực châu Phi, Algeria là một trong số ít những thị trường xuất khẩu

nông thủy sản đạt được mức tăng trưởng tốt trong 2 tháng đầu năm 2017, với kim ngạch xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Algeria tháng 2/2017 đạt 12,04 triệu USD, tăng 24,4% so với tháng 1/2017 và tăng rất mạnh 134,4% so với tháng 2/2016.

Xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới Algeria chỉ có hai mặt hàng cà phê và gạo nhưng đều tăng trưởng tốt, trong đó mặt hàng cà phê chiếm tỷ trọng lớn nhất là 90,6% trong hai tháng đầu năm 2017.

Nông thủy sản của Việt Nam xuất khẩu tới Algeria tháng 2 và 2T/2017

ĐVT: nghìn USD

Mặt hàng Tháng 02/2017

So với T1/17 (%)

So với T1/16 (%)

2 Tháng đầu năm 2017

So với 2T/2016 (%)

Tỷ trọng 2T/2017 (%)

Tổng 12.042 24,4 134,4 21.723 59,9 100

Cà phê 10.779 21,0 111,0 19.690 50,1 90,6

Gạo 1.263 64,0 4.250,8 2.034 330,4 9,4

Cà phê là mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu lớn nhất tới Algeria, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2/2017 đạt 10,7 triệu USD, tăng 21% so với tháng 1/2017 và tăng mạnh 111% so với tháng 2/2016; cà phê chiếm 90,6% trong tổng xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam tới Algeria trong 2 tháng đầu năm 2017.

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

23

Cà phê là đồ uống ưa chuộng nhất của người Algeria. Trung bình một người dân Algeria tiêu thụ trên 3 kg cà phê mỗi năm. Hàng năm, Algeria nhập khẩu khoảng 130 nghìn tấn cà phê hạt các loại với trị giá 300 triệu USD. Cà phê được nhập khẩu dưới dạng thô (hạt) và được chế biến tại các nhà máy theo thị hiếu của người Algeria. Chủng loại cà phê Robusta chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Algeria (trên 85%).

Những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu cho Algeria là Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Inđônêxia, Braxin, Italia…

Từ nhiều năm qua, cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Algeria. Thị phần cà phê của Việt Nam thường duy trì ở mức cao nhất chiếm trên 30%.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 2/2017 tới Algeria đạt 2.179 USD/tấn, tăng 38,9% so với tháng 2/2016.

20 DN xuất khẩu cà phê tới Algeria trong 2 tháng đầu năm 2017 STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)

1 Cty Cổ Phần Intimex Bình Dương 3.953

2 Cty TNHH TM và Chế Biến LOUIS DREYFUS COMPANY Việt Nam 3.212

3 Cty TNHH OLAM VIệT NAM 2.479

4 Cty TNHH Sunwah Commodities (Việt Nam) 1.964

5 Cty Cổ Phần Intimex Mỹ Phước 1.103

6 Cty Cổ Phần Tổng Cty Tín Nghĩa 953

7 Cty Cổ Phần Phúc Sinh 860

8 Cty Cổ Phần Tập Đoàn INTIMEX 730

9 Cty Cổ Phần Á Châu Tài Nguyên 697

10 Cty TNHH TOUTON Việt Nam 565

11 Chi Nhánh Cty Cổ Phần XNK Và Hợp Tác Đầu Tư Vilexim 499

12 Cty TNHH VOLCAFE Việt Nam 443

13 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoa Trang - Gia Lai 429

14 Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Intimex Nha Trang 409

15 Cty TNHH Vĩnh Hiệp 295

16 Cty Cổ Phần Thương Mại Cà Phê Quang Minh 259

17 Chi Nhánh Cty TNHH Cà Phê Vĩnh An Tại Đồng Nai 252

18 Cty Cổ Phần Agrexport 252

19 Cty Cổ Phần INTIMEX Đắk Nông 172

20 Cty TNHH NEUMANN GRUPPE Việt Nam 162

(số liệu thống kê, chỉ để tham khảo)

Gạo là mặt hàng xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam tới Algeria và đạt mức tăng trưởng rất tốt, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2/2017 đạt 1,26 triệu USD, tăng 64% so với tháng 1/2017 và tăng rất mạnh 4.250,8% so với tháng 2/2016; tính chung, 2 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gạo tới Algeria đạt 2,03 triệu USD, tăng 330,4% so với 2 tháng đầu năm 2016.

Algeria không sản xuất lúa gạo nên mặt hàng này gần như được nhập khẩu 100%. Số lượng gạo nhập khẩu của Algeria khoảng 100.000 tấn/năm, chiếm trên 1% trong cơ cấu tiêu dùng lương thực của nước này. Trong tổng số gạo nhập khẩu của Algeria, gạo đồ chiếm tỷ trọng 25%. Các nước cung cấp gạo lớn nhất cho Algeria gồm Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Tadjikistan, Uruguay.

Về chính sách nhập khẩu, gạo được nhập vào Algeria một cách tự do. Tuy nhiên, do chưa phải là thành viên của WTO, ưu đãi thuế hải quan và thuế VAT ở mức thấp trừ đối với các nước có FTA với quốc gia Bắc Phi này.

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 24

Một số quy định về gạo nhập khẩu vào Algeria: Về chất lượng phải là loại gạo có 5% tấm trở xuống; bao bì phải kẻ mác bằng chữ Ả-rập và song song một ngôn ngữ khác mà người tiêu dùng có thể hiểu (thường là tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).

Phương thức thanh toán gạo nhập khẩu: Algeria quy định các doanh nghiệp nhập khẩu áp dụng một trong 2 phương thức thanh toán là nhờ thu (D/P) và L/C.

Việc nhập khẩu gạo do các thương nhân tự do tiến hành, nhà nước chỉ quản lý bằng thuế. Phần lớn gạo được nhập vào Algeria thông qua trung gian tại châu Âu và một số nước Trung Đông. Việc nhập khẩu qua trung gian đảm bảo ổn định giá và nguồn hàng.

Về chủng loại, gạo nhập khẩu chủ yếu là loại gạo trắng, hạt dài, 5% tấm.

Về hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với mặt hàng gạo: Thuế hải quan là 5%; thuế VAT: 7%.

Doanh nghiệp: Trong 2 tháng đầu năm 2017, có 8 doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam tới Algeria; dẫn đầu là Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu và Hợp Tác Đầu Tư Vilexim, tiếp đến Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thuận Minh; Cty Cổ Phần Đầu Tư Vinh Phát.

DN xuất khẩu gạo tới Algeria trong 2 tháng đầu năm 2017 STT Tên doanh nghiệp Trị giá (USD)

1 Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Hợp Tác Đầu Tư Vilexim 714.750

2 Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thuận Minh 431.375

3 Cty Cổ Phần Đầu Tư Vinh Phát 315.250

4 Doanh nghiệp tư nhân Khánh Tâm 246.875

5 Cty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang 102.960

6 Cty CP Hiệp Lợi 101.750

7 Cty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Đồng Tháp Mười 69.500

8 Cty TNHH Dương Vũ 51.250

(số liệu thống kê chỉ mang tính tham khảo)

2. Đánh giá triển vọng, dự báo và đề xuất hàng nông thủy sản tới Algeria

Với nhu cầu tiêu thụ hàng nông thủy sản của Algeria tăng cao, dự báo nửa đầu năm 2017 xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam tới thị trường này sẽ đạt 86 triệu USD, tăng 50,3% so với nửa đầu năm 2016.

Algeria là một trong những nước nhập khẩu lớn về thực phẩm ở khu vực châu Phi. Do ngành sản xuất nông nghiệp trong nước và chế biến thực phẩm không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng. Mỗi năm, 75% lương thực, thực phẩm trong nước này phải nhập từ bên ngoài. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm ngũ cốc, bột mỳ, sữa, sản phẩm sữa, đường, đồ ngọt, cà phê, chè, rau khô, thịt và các loại thực phẩm khác.

Nhu cầu nhập khẩu hàng nông thủy sản từ Việt Nam của Algeria hàng năm vào khoảng 400 triệu USD, nhưng Việt Nam mới chỉ đáp ứng từ 22- 25%. Hiện nay, tất cả các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam xuất vào thị trường hơn 40 triệu dân này chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng thu được còn hạn chế. Dựa vào hoạt động sản xuất của Việt Nam, có thể nói thị trường này còn nhiều cơ hội cho các sản phẩm như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, gạo đồ,....

Algeria là thị trường vẫn còn tiềm năng cho cà phê Việt Nam và cà phê vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vào thị trường này. Tuy nhiên, cũng giống như gạo, phần lớn cà phê của nước ta xuất khẩu vào Algeria vẫn thực hiện qua trung gian và chủ yếu Việt Nam xuất khẩu cà phê thô.

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

25

Gạo Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tăng thị phần vào Algeria trong những năm tới, bởi thế mạnh của gạo Việt Nam chủ yếu là gạo phân khúc trung bình và mức giá phải chăng, đáp ứng được yêu cầu của phần đông người dân nước này.

Năm 2017 nhận định là năm khó cho việc xuất khẩu gạo. Vì vậy, bên cạnh việc tích cực tìm kiếm thị trường mới, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu tới những thị trường nhỏ như Algeria do người dân Algeria đã quen với việc sử dụng gạo của Việt Nam.

Mặt khác, lượng người lao động châu Á tại Algeria ngày càng đông, riêng số lao động của Việt Nam làm việc cho các nhà thầu Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Algeria đã lên tới hơn 4.000 người. Điều này sẽ góp phần làm tăng cầu về gạo tại thị trường này.

Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khâu thanh toán, do chủ yếu chưa sử dụng phương thức thanh toán trực tiếp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu sự liên kết, phối hợp, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự có định hướng, chiến lược, phương pháp xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu hiệu quả, mà còn khá bị động khi xuất khẩu vào thị trường được đánh giá là dễ tính này.

Hoạt động giao thương của các doanh nghiệp trong nước với bên ngoài được họ quy định rất rõ. Các giao dịch thương mại nước ngoài phải thanh toán qua tín dụng chứng từ (L/C). Nhưng thời gian tiến hành thủ tục thanh toán tại ngân hàng hơi lâu, ít nhất phải mất 1,5 tháng, kể từ ngày kí vận đơn.

Theo quy định, Hải quan Algeria sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu xuất trình 3 chứng từ bắt buộc gồm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng thực phẩm, giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng. Các giấy tờ này phải do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp.

Thông tin ghi trên bao bì hàng hóa, nhãn mác được quy định sử dụng tiếng A-rập và bổ sung thêm một ngôn ngữ phụ thứ hai là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Tuy nhiên, tiếng Pháp là ngôn ngữ thông dụng của người dân Algeria. Do vậy, để mang lại hiệu quả cao và thuận lợi trong kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cần sử dụng tiếng Pháp để giao dịch với khách mua hàng ở thị trường này.

Trong hoạt động xúc tiến thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông thủy sản Việt Nam có thể tham gia các hội chợ chính tổ chức tại Algeria để vừa kết hợp tìm hiểu thị trường, gặp gỡ đối tác. Hàng năm, vào đầu tháng 6 tại Algeria có hội chợ quốc tế Algeria và triển lãm quốc tế chuyên ngành về nông nghiệp vào tháng 11.

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 26

Hà Nội: Chung tay xây dựng thương hiệu nông sản

Là địa phương có nhiều loại nông sản đặc sắc, Hà Nội đã có 13 sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu. Đây là những bước đầu tiên trong hành trình xây dựng thương hiệu, từ đó nâng cao giá trị cho nông sản của Thủ đô.

Vốn có thế mạnh về nông sản, Hà Nội nổi tiếng bởi nhiều đặc sản quý, có hương vị đặc trưng và được người tiêu dùng ưa chuộng như miến dong Minh Hồng, cam Canh, bưởi Diễn, tương Cự Đà, ổi Kim An, giò chả - bánh chưng Tân Ước... Nhiều sản phẩm sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Giống như hai sản phẩm rau hữu cơ Sóc Sơn và cam đường Kim An kể trên, việc xây dựng thương hiệu đã mang lại giá trị lớn cho nhiều sản phẩm nông sản.

Đa dạng chủng loại và mang lại giá trị cao nhưng Hà Nội hiện chỉ có 13 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu, khiến nhiều sản phẩm chưa có được giá trị tương xứng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nguyên nhân là do các sản phẩm còn được sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún nên khi khách hàng có nhu cầu số lượng lớn thì thường không đáp ứng được đầy đủ. Bên cạnh đó, sản xuất nhỏ lẻ còn khiến việc áp dụng khoa học công nghệ nhằm cơ giới hóa cũng như sản xuất theo tiêu chuẩn còn nhiều khó khăn.

Tỏi đạt mức giá kỷ lục trong hơn 10 năm qua

Vào thời điểm này, người trồng tỏi tại tỉnh Khánh Hòa đang thu hoạch tỏi. Giá tỏi năm nay cao kỷ lục, đạt 60.000 - 70.000 đồng/kg tỏi tươi cách đây khoảng 2 tuần.

Giá tỏi tươi đã giảm khoảng 10 ngàn đồng/kg, nhưng vẫn cao gần gấp đôi năm ngoái. Đây là năm giá tỏi đạt mức kỷ lục trong hơn 10 năm qua.

Vụ mùa năm nay người dân xuống giống trồng tỏi chậm do thời tiết bất thường. Vào dịp thương lái thu mua tỏi đầu năm, ít hộ gia đình có tỏi để bán nên giá mới cao đột biến như vậy.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Phước cho biết, trừ chi phí nông dân trồng tỏi lãi khoảng 20 triệu/sào. Năm nay phần lớn diện tích tỏi ở địa phương đều phát triển tốt, nên cho sản lượng cao, có hộ đạt 11-12 tấn/ha. Được biết, xã Ninh Phước là vùng tỏi của toàn tỉnh Khánh Hòa với diện tích hiện có khoảng 120ha. Tỏi ở đây có nguồn gốc tỏi huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cách đây hơn 10 năm, chính những người

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

27

dân đảo Lý Sơn tìm đến vùng đất này để trồng tỏi, tạo nên thương hiệu tỏi Khánh Hòa hiện nay.

Công bố hạn ngạch thuế quan nhập khẩu gạo vào Mexico trong năm 2017

Ngày 15/3/2017, Bộ Công Thương nhận được công thư số VNM00285 từ Đại sứ quán Mexico tại Việt Nam thông báo mức hạn ngạch thuế quan nhập khẩu gạo của Mexico trong năm 2017.

Theo đó, ngày 01/3/2017, Mexico công bố hạn ngạch thuế quan nhập khẩu gạo năm 2017 là 150.000 tấn với mức thuế 0%. Các nhà nhập khẩu đã đăng ký và có trụ sở tại Mexico có thể đăng ký nhập khẩu tối đa 10.000 tấn trên nguyên tắc “ai xin trước cấp trước”.

Vụ Thị trường châu Mỹ xin thông báo để các cơ quan và doanh nghiệp liên quan được biết.

Đầu tư hơn 300 triệu USD để canh tác bền vững cho lúa gạo và cà phê

Chiều 02/3/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) tổ chức Hội nghị Thúc đẩy dòng vốn tín dụng (Hợp phần lúa gạo).

Đến tham dự hội nghị về phía Ngân hàng Thế giới có Ông Sergiy Zorya và Ông Cao Thanh Bình đồng chủ nhiệm dự án, Lãnh đạo Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, Ban quản lý dự án VnSAT của 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang và đơn vị triển khai dòng vốn tín dụng là Bà Trần Anh Thư – Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 3 (BIDV) cùng đại diện các ngân hàng bán lẻ (PFI), các Doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất khẩu lúa gạo của khu vực ĐBSCL.

Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), mã số Cr. 5704-VN với tổng số vốn tương đương 301 triệu USD, bao gồm 237,292 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Thế Giới (IDA), 28,788 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ, 35 triệu USD từ vốn tư nhân.

Dự án được thực hiện từ năm 2015-2020 tại 13 tỉnh gồm 5 tỉnh vùng Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Tiền Giang.

Định hướng chiến lược của dự án là hỗ trợ triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành, đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và càphê tại hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 28

LienVietPostBank dành 3000 tỷ đồng phát triển cây mắcca

Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa quyết định dành gói tín dụng ưu đãi 3.000 tỷ đồng để phát triển cây mắcca và cây công nghiệp tại tỉnh Đắk Nông.

Nguồn vốn này sẽ hỗ trợ nông dân trồng mắcca, các tổ chức-doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm mắcca và phát triển cây công nghiệp tại tỉnh Đắk Nông.

Trước đó, LienVietPostBank cũng đã cung cấp gói tín dụng ưu đãi trị giá 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân trồng mắcca, các tổ chức-doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm mắcca tại tỉnh Lâm Đồng, đồng thời phối hợp với các tổ chức bảo hiểm xây dựng phương án bảo hiểm nông nghiệp đối với cây mắcca.

Công ty Cổ phần Him Lam cũng cam kết đầu tư 1.000 tỷ đồng phát triển cây mắcca tại tỉnh Lâm Đồng, tập trung phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến hạt mắcca tại Lâm Đồng.

Như vậy, với gói tín dụng này, LienVietPostBank tiếp tục đóng vai trò là doanh nghiệp đầu tầu thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp mắcca Việt Nam.

Giao thương:

+ Hàn Quốc cần nhập đậu đỏ nhuyễn từ Việt Nam Một doanh nghiệp thực phẩm Hàn Quốc chuyên nhập khẩu nước quả cô đặc và phụ

gia thực phẩm cần nhập khẩu đậu đỏ nhuyễn (red bean paste/sweetened red bean paste) từ Việt Nam.

Doanh nghiệp quan tâm đề nghị liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc:

Embassy of Viet Nam in the Republic of Korea, Trade Office

Add: 6th Floor, Golden Bridge Build., Chungjeongno 3-ga, No.222, Seodaemun-Gu, Seoul, 120-708

Tel: (82-2) 364-3661; Fax: (82-2) 364-3664;

HP: 82-10-4342-6868; Email: [email protected]; [email protected]

+ Một doanh nghiệp Hàn Quốc cần nhập khẩu hành hoa (welsh onion) với số lượng khoảng 3 tấn/tuần một năm, vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không, cảng đến Incheon, thanh toán TT.

Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đề nghị gửi các thông tin liên quan sau tới Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc:

- Giới thiệu về doanh nghiệp, kinh nghiệm xuất khẩu;

- Năng lực cung cấp 1 tuần/1 tháng

- Giá CIF trên 1 tấn giao sân bay Incheon (nếu chuyển bằng đường hàng không) hoặc giao cảng Incheon (nếu chuyển bằng đường biển)

- Thông tin đóng gói

- Điều kiện thanh toán

Thông tin liên hệ của Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc:

Embassy of Viet Nam in the Republic of Korea, Trade Office

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

29

Add: 6th Floor, Golden Bridge Build., Chungjeongno 3-ga, No.222, Seodaemun-Gu, Seoul, 120-708

Tel: (82-2) 364-3661; Fax: (82-2) 364-3664;

HP: 82-10-4342-6868; Email: [email protected]; [email protected]

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH

Hoàn thiện dự thảo kế hoạch phát triển ngành tôm đến năm 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo dự thảo, mục tiêu chính là phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước.

Cụ thể, giai đoạn 2017-2020, ngành tôm phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 4,5-5 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 9,5-12%/năm. Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 710.000ha, sản lượng đạt 850.000 tấn.

Giai đoạn 2021-2025, ngành công nghiệp tôm công nghệ cao và nuôi sinh thái quy mô lớn sẽ được hình thành, được tổ chức sản xuất hợp lý, có hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 12-14%/năm.

Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 750.000 ha, sản lượng 1,1 triệu tấn.

Đối với nuôi tôm nước lợ công nghiệp, Bộ tổ chức rà soát, quy hoạch các vùng tập trung nuôi tôm công nghiệp, công nghệ cao, vùng sản xuất giống tập trung, đặc biệt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực ven biển miền Trung; trong đó, xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm tôm công nghiệp công nghệ cao của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đưa năng suất trung bình tăng thêm trên 1 tấn/ha.

Tôm sinh thái, quảng canh sẽ được quy hoạch hình thành vùng nuôi có quy mô lớn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh. Xây dựng tỉnh Cà Mau thành Trung tâm tôm sú sinh thái (tôm rừng, tôm lúa, tôm quảng canh), đưa năng suất lên 700kg/ha.

Đối với tôm càng xanh, Bộ tập trung phát triển tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre...

Tôm hùm được tập trung quy hoạch và phát triển tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, chủ yếu để dành cho xuất khẩu.

Gà, vị t từ Campuchia về Việt Nam với thuế 0%

Chính phủ ban hành NĐ 24/2017/NĐ-CP quy định thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia năm 2016.

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 30

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2017/NĐ-CP quy định thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia năm 2016.

Theo Nghị định này, gia cầm sống, gồm các loại gà thuộc loài Gallus domesticus, vịt, ngan, ngỗng, gà tây và gà lôi; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05 tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô; lúa gạo; thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác; bánh mì, bánh bột nhào (pastry), bánh nướng, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh xốp sealing wefer, bánh đa và các sản phẩm tương tự... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.

Các hàng hóa trên được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp; Thông quan qua 24 cặp cửa khẩu nêu trong Bản Thoả thuận giữa Chính phủ 2 nước.

Nghị định quy định rõ, mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô nếu đáp ứng các điều kiện trên và quy định của Bộ Công Thương về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2016 và năm 2017 được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% theo số lượng hạn ngạch nhập khẩu quy định tại Nghị định này.

Với hàng hóa nông sản chưa chế biến (bao gồm cả mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô) do các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về Việt Nam áp dụng theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.

Đối với mặt hàng nông sản (bao gồm cả mặt hàng gạo các loại và lá thuốc lá khô) có xuất xứ từ Campuchia do các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam để tái xuất đi các thị trường khác thực hiện theo cơ chế tạm nhập tái xuất của Chính phủ Việt Nam và các Hiệp định khu vực, quốc tế mà hai bên tham gia ký kết.

Máy móc thiết bị nông nghiệp không phải chị u thuế giá trị gia tăng

Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn Cục Thuế và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cách tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Thời gian qua, Bộ Tài chính tiếp tục nhận được các văn bản của một số cục thuế và doanh nghiệp về thuế GTGT đối với các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo ý kiến của Bộ Tài chính, cách tính thuế đối với các loại máy móc, thiết bị này sẽ căn cứ vào Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp; Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về thuế suất thuế GTGT 10%.

Theo đó, các loại máy, thiết bị (máy ép củi trấu; dây truyền máy, thiết bị đồng bộ sản xuất bột cá; máy sàng nông sản dùng trong công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi) là máy, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

31

Do vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đã kê khai, tính, nộp thuế GTGT; kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định từ ngày 1/1/2015 đến ngày doanh nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành xác nhận máy móc, thiết bị của doanh nghiệp là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thì không thực hiện điều chỉnh lại.

Việc cung cấp vật tư và thi công nhà màng chưa có cơ sở để xác định là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, do đó áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% theo quy định.

Bộ Tài chính đề nghị Cục Thuế và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định này.

Ấn Độ chính thức bỏ lệnh cấm nhập khẩu 6 mặt hàng nông sản của Việt Nam

ngày 21/3/2017, Bộ Công Thương nhận được thông tin của Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội cho biết, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Phúc lợi Nông dân Ấn Độ đã có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc thông báo phía Ấn Độ đã chính thức hủy bỏ tạm cấm nhập khẩu đối với 6 mặt hàng nông sản của Việt Nam, gồm hạt cà phê, tre/tăm tre, tiêu đen, quế, đậu và thanh long.

Trước đó, Đại sứ quán cho biết, cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam đã có thư ngày 20/3/2017 gửi phía Ấn Độ về hoạt động phối hợp rà soát và thông báo bãi bỏ quyết định tạm cấp nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Ấn Độ.

Như vậy, sau khi cơ quan liên quan của phía Việt Nam họp bàn xử lý, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan của phía Ấn Độ, chủ động rà soát và trao đổi thông tin về các hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa, hai bên đã thông nhất chính thức bãi bỏ việc áp dụng tạm cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của nhau.

Áp dụng dị ch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trong cấp Giấy chứng nhận đủ ĐK ATTP Bộ Công Thương thông báo một số nội dung liên quan đến việc cấp Giấy chứng

nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương thông báo một số nội dung liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi cấp của Bộ Công Thương theo Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 như sau:

1. Áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương, theo đó:

- Các thủ tục áp dụng bao gồm:

+ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Bộ Công Thương thực hiện

+ Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Bộ Công Thương thực hiện

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của Bộ Công Thương sẽ khai báo và nộp hồ sơ theo đường link sau:

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017 32

http://online.moit.gov.vn

2. Thời gian thực hiện: từ ngày 01/03/2017

TIN VẮN Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan đạt 840 tỷ baht

(khoảng 24 tỷ USD) và là nhà xuất khẩu thực phẩm lớn nhất của khối ASEAN và thứ 12 thế giới. Gạo, thịt gà qua chế biến, các sản phẩm hải sản đóng hộp, tôm đông lạnh hoặc qua chế biến và nước chấm gia vị là những mặt hàng đóng góp tăng trưởng cao của năm 2016.

Thái Lan đã được Mexico cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo trắng hạt dài nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Bên cạnh Thái Lan, Mexico cũng quyết định cấp hạn gạch cho các quốc gia khác gồm Argentina, Ấn Độ, Ý, Uruguay, Mỹ và Việt Nam. Mexico thông báo sẽ miễn thuế nhập khẩu đối với 5 loại gạo với tổng khối lượng 150.000 tấn. Trong số này, các doanh nghiệp tư nhân được cấp hạn ngạch không quá 10.000 tấn. Nếu vượt hạn ngạch, gạo nhập khẩu vào Mexico sẽ bị áp dụng mức thuế 20%. Thời gian áp dụng từ ngày 2/3 - 31/12/2017.

Bộ Nông nghiệp Malaysia vừa gắn mã chứng nhận thương hiệu cho xoài Harumanis. Đây là một loại xoài nổi tiếng thơm ngon ở bang Perlis, phía Tây Bắc nước này. Việc gắn mã chứng nhận thương hiệu sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho những nông dân trồng xoài ở Perlis cũng như ngăn chặn tình trạng giả danh loại xoài nổi tiếng này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành bộ tiêu chí về cho vay nông nghiệp công nghệ cao. Đây cũng là cơ sở để các ngân hàng rót vốn vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Các dự án này phải đáp ứng được một trong các tiêu chí như là dự án đầu tư thực hiện trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được cấp thẩm quyền quyết định thành lập khu; dự án trong vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định công nhận vùng.

Theo thông tin từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, Chính phủ dự kiến sẽ bố trí hơn 20.800 tỷ đồng cho ngân hàng này trong giai đoạn 2016-2020. Khoản tiền này nhằm để cấp vốn điều lệ còn chưa bố trí được cho Ngân hàng Chính sách trong các năm 2013, 2015 và 2016, tăng vốn điều lệ cho các năm tiếp theo và cấp bù các khoản chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý để đảm bảo tiếp tục duy trì mức lãi suất cho vay ưu đãi dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong 5 năm tới.

THÔNG TIN CẢNH BÁO

Kiểm soát sắn tươi nhập từ Lào và Campuchia ngừa virus nguy hiểm

Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, theo báo cáo Viện Bảo vệ thực vật khẳng định bệnh khảm lá sắn (Sri Lankan Cassava mosaic virus) đã xuất hiện, gây hại nặng trên sắn (mì) tại Campuchia và hiện đã lây lan sang Lào.

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Số tháng 03/2017 ra ngày 31/03/2017

33

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung cũng nhấn mạnh, đây là loại bệnh trên sắn lần đầu tiên ghi nhận xuất hiện ở Đông Nam Á.

Nhằm ngăn chặn loại bệnh nguy hiểm này lây lan vào Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật cũng yêu cầu các đơn vị cơ sở thực hiện kiểm tra chặt chẽ các lô sắn tươi nhập khẩu từ Campuchia và Lào, đảm bảo không mang theo phần thân, hom, lá sắn. Cục trưởng Hoàng Trung cũng khẳng định, vật liệu sắn làm giống từ Campuchia và Lào chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định. Do đó, các đơn vị cơ sở và các Chi cục Bảo vệ thực vật vùng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan, đặc biệt là hải quan, biên phòng, công an trong việc tăng cường đấu tranh ngăn chặn và kiểm tra các trường hợp nhập lậu sắn làm giống.

Đồng thời, Cục cũng yêu cầu các đơn vị cơ sở khẩn trương thông báo, tuyên truyền, phổ biến thông tin này cho các tổ chức, cá nhân biết và không đưa vật liệu sắn làm giống từ Campuchia, Lào vào Việt Nam để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.