140
7/30/2019 TH C S Biên so n h th ng câu h i tr c nghi m khách quan ph n "Các nguyên t kim lo i" l p 12 tr ng THPT http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 1/140 BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TR ƯỜ NG ĐẠI HC SƯ PHM THÀNH PHHCHÍ MINH  ______________ Nguyn Ngc Vân Linh Chuyên ngành : Lý lun và phươ ng pháp dy hc Hóa hc Mã s: 62 14 10 LUN VĂN THC SĨ GIÁO DC HC  NGƯỜI HƯỚ  NG D N KHOA HC: TS. NGUYN PHÚ TUN Thành ph H Chí Minh – 2009

THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 1/140

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TR ƯỜ NG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 ______________ 

Nguyễn Ngọc Vân Linh 

Chuyên ngành : Lý luận và phươ ng pháp dạy học Hóa họcMã số : 62 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC 

 NGƯỜI HƯỚ NG DẪ N KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN PHÚ TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

Page 2: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 2/140

 

Để  lu ậ n v ă n đượ c hoàn thành t ố  t đẹ  p và đạ t đượ c nh ữ  ng thành 

qu ả nh ư  hôm nay, tôi: 

Xin bày t ỏ  lòng bi ế  t ơ n sâu s ắ c đế  n TS. Nguy ễ  n Phú Tu ấ  n .

Th ầ y đ ã t ậ n tình h ướ ng d ẫ  n, ch ỉ  b ả o tôi trong su ố  t quá trình th ự  c 

hi ệ n đề tài.

Xin c ả m ơ n sâu s ắ c TS. Tr  ị nh V ă n Bi ề u và quý th ầ y cô khoa 

Hóa tr ườ ng Đạ i h ọ c S ư  ph ạ m TP.HCM  đ ã cho tôi nh ữ  ng l ờ i 

khuyên, kinh nghi ệ m quý báu trong su ố  t th ờ i gian gi ả ng d ạ y để  tôi 

hoàn thành t ố  t lu ậ n v ă n.

Xin chân thành c ả m ơ n quý th ầ y cô t ổ  Hóa tr ườ ng THPT chuyên Lê Quý Đ ôn Khánh Hòa cùng các giáo viên ở Trung 

tâm Luy ệ n thi Nguy ễ  n Trãi Khánh Hòa  đ ã t ạ o m ọ i đ i ề u ki ệ n và 

giúp đỡ tôi trong quá trình th ự  c nghi ệ m.

C ả m ơ n gia đ  ình, b ạ n bè cùng các em h ọ c sinh  đ ã luôn ở  

bên c ạ nh độ ng viên tôi v ượ t qua nh ữ  ng khó kh ă n t ừ  nh ữ  ng ngày 

đầ u để  có th ể   đ i đế  n ch ặ ng cu ố  i v ớ i m ộ t k ế  t qu ả t ố  t nh ấ  t.

LỜ I CẢM Ơ N

Page 3: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 3/140

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KTĐG : kiểm tra đánh giá 

PPDH : phươ ng pháp dạy học

THPT : trung học phổ thông

TNKQ : tr ắc nghiệm khách quan

TNTL : tr ắc nghiệm tự luận

dd : dung dịch

hh : hỗn hợ  p

pư  : phản ứng

TN : tr ắc nghiệm

Page 4: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 4/140

MỞ  ĐẦU1. Lý do chọn đề tài

Hướ ng tớ i yêu cầu kiểm tra đánh giá một cách khách quan k ết quả học tậ p của học sinh,

 bộ công cụ đánh giá cần đượ c bổ sung các hình thức đánh giá khác. Hình thức tr ắc nghiệm

khách quan hiện đang tr ở thành một phươ ng thức kiểm tra đánh giá đượ c chú tr ọng ở nướ c

ta hiện nay. Tr ắc nghiệm khách quan sẽ là một phươ ng tiện đo lườ ng khả năng học tậ p trên

diện r ộng nhiều kiến thức trong một khoảng thờ i gian ngắn, ứng dụng kiến thức để giải

quyết vấn đề một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng đượ c những mục tiêu cuối

cùng là đánh giá một cách chất lượ ng thành quả học tậ p học sinh thì khâu biên soạn câu tr ắc

nghiệm là r ất quan tr ọng và hết sức khó khăn. Các câu tr ắc nghiệm có giá tr ị cao sẽ giúp cho

giáo viên phản hồi nhanh k ết quả học tậ p, giúp họ điều chỉnh hoạt động dạy học. Chính vì

vậy, giáo viên cần đượ c tậ p huấn, bồi dưỡ ng k  ĩ năng xây dựng tr ắc nghiệm khách quan, nắm

vững qui trình biên soạn đề theo hình thức tr ắc nghiệm. Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:

“Biên soạn hệ thố ng câu hỏi tr ắc nghi ệm khách quan phần “Các nguyên t ố kim loại” l ớ  p

12 tr ườ ng Trung học phổ thông” , góp phần giúp các thầy cô giáo nắm bắt các nguyên tắc,

yêu cầu, mức độ nhận thức khi ra đề thi tr ắc nghiệm, nhằm đảm bảo có thể tự ra đề sử dụng

trong quá trình dạy học, cũng như tự rèn luyện cho bản thân.

2. Mục đích nghiên cứ uBiên soạn hệ thống câu hỏi tr ắc nghiệm để có thể đo đượ c mức độ đạt trình độ chuẩn

của học sinh lớ  p 12 trung học phổ thông, đảm bảo các tiêu chí cơ bản về kiến thức và k  ĩ  

năng phần “các nguyên tố kim loại”.

3. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở  lý luận và thực tiễn về dạy học và về kiểm tra đánh giá, quan tâm

hơ n về tr ắc nghiệm khách quan và bài tậ p hóa học.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi tr ắc nghiệm về “các nguyên tố kim loại” dùng trong dạy

học ở tr ườ ng Trung học phổ thông.

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra chất lượ ng bộ câu hỏi.

4. Khách thể và đối tượ ng nghiên cứ u

- Đối tượ ng: Hệ thống bài tậ p tr ắc nghiệm phần “các nguyên tố kim loại” lớ  p 12.

- Khách thể: Quá trình dạy học Hóa học ở tr ườ ng Trung học phổ thông.

5. Phạm vi nghiên cứ uKiến thức dạy học phần “kim loại” trong chươ ng trình lớ  p 12.

Page 5: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 5/140

Page 6: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 6/140

chưa có sự phân loại các dạng câu hỏi, bài tậ p theo mục tiêu dạy học về kiến thức và k ỹ 

năng, k ỹ xảo. Vì vậy, ở mức độ cao hơ n, cần có sự hệ thống và phân loại câu hỏi TNKQ

theo các chủ đề hoặc các dạng chuyên biệt để nâng cao chất lượ ng dạy và học ở tr ườ ng phổ 

thông.

1.2. Phươ ng pháp dạy học

1.2.1. T ổ ng quan về phươ ng pháp d ạ y học

“Phươ ng pháp là thầ y của các thầ y” (Talley Rand)

Thuật ngữ “ phươ ng pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạ p “methodos” có ngh ĩ a là “con

đườ ng để  đạt mục tiêu”. Theo đó, phươ ng pháp dạy học là con đườ ng để đạt mục tiêu dạy

học. Theo ngh ĩ a r ộng:

“ Phươ ng pháp d ạ y học là cách thứ c thự c hiện phố i hợ  p, thố ng nhấ t giữ a ng ườ id ạ y và ng ườ i học nhằ m thự c hiện t ố i ư u các nhiệm vụ d ạ y học. Đó là sự k ế t hợ  p hữ u cơ và

thố ng nhấ t biện chứ ng giữ a hoạt động d ạ y và hoạt động học trong quá trình d ạ y học”[1,

tr.6].

Hay nói một cách khác:

 Phươ ng pháp d ạ y học là cách mà ng ườ i d ạ y chỉ  đạo (t ổ chứ c, đ iề u khiể n, lãnh

đạo) hoạt động của ng ườ i học, và cách mà ng ườ i học tiế n hành hoạt động l ĩ nh hội năng l ự c

ng ườ i.

Phươ ng pháp dạy học là một trong những thành tố quan tr ọng của quá trình dạy học.

Mỗi thầy cô giáo vớ i phươ ng pháp dạy học khác nhau sẽ giúp học sinh đạt đượ c những mức

độ nhận thức khác nhau. Học sinh hiểu bài một cách sâu sắc hay không cũng tuỳ thuộc ở  

 phươ ng pháp dạy học của ngườ i thầy.

* Hai xu hướ ng giáo d ục hiện nay [44]

- Phươ ng pháp d ạ y học thụ động : Giáo viên truyền đạt kiến thức, độc thoại, phát vấnhay đặt câu hỏi, giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn, còn học viên thì học thuộc lòng và nhớ  

máy móc. Giáo viên độc quyền đánh giá cho điểm.

-  Phươ ng pháp d ạ y học tích cự c: Học sinh tự tìm ra kiến thức bằng hành động thao

tác... giáo viên hướ ng dẫn mọi hoạt động và đối thoại vớ i học sinh, giáo viên hợ  p tác và trao

đổi vớ i học sinh và giáo viên khảng định kiến thức do học sinh tìm ra. Học sinh học cách

học, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, cách sống và tr ưở ng thành. Học sinh tự đánh giá

và điều chỉnh làm cơ sở cho giáo viên cho điểm cơ  động.

Page 7: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 7/140

Tóm lại, có nhiều phươ ng pháp dạy học khác nhau, tuy nhiên không có phươ ng pháp

nào là tối ưu. Do đó, ngườ i giáo viên cần biết chọn lọc và sử sụng phươ ng pháp thích hợ  p

để tăng hiệu quả dạy và học. Thực tế thì giáo viên sử dụng nhiều phươ ng pháp khác nhau sẽ 

 phát triển đượ c nhiều k  ĩ năng khác nhau của học sinh và làm cho công việc của giáo viên

thú vị và hứng khở i hơ n. Giáo viên nên sử dụng càng nhiều phươ ng pháp dạy học càng tốt. 

1.2.2. Đổ i mớ i phươ ng pháp d ạ y học

Thế nào đượ c g ọi là đổ i mớ i phươ ng pháp d ạ y học?

Theo thầy Nguyễn Việt Bắc - Phó Hiệu tr ưở ng tr ườ ng Đại học Sài Gòn:

“Đổi mớ i phươ ng pháp giảng dạy không phải là thay đổi cách giảng dạy này

bằng cách giảng dạy khác mà là sử dụng nhữ ng phươ ng pháp giảng dạy hiện tại như  

thế nào để tạo ra nhữ ng giờ học hiệu quả”. [44]

Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo đượ c

một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơ n.

Đồng thờ i tạo ra cái mớ i tiến bộ hơ n, tốt hơ n cái đã có. Nói như vậy, không phải chúng ta

dung hoà để làm “hơ i khác hay tươ ng tự cái đã có”. Mà phải có cái mớ i thực sự để đáp ứng

đượ c đòi hỏi của sự tiến bộ.

 Nếu phươ ng pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớ n là phát huy trí nhớ , tậ p cho học sinh

làm theo một điều nào đó, thì phươ ng pháp mớ i vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái kháccăn bản ở  đây là phươ ng pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều “bỏ quên học sinh”. Nên bình

thườ ng, học sinh bị động trong tiế p nhận. Còn phươ ng pháp giảng dạy mớ i phải phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

1.2.2.1. Nhu cầu đổ i mớ i phươ ng pháp d ạ y học

Chúng ta đang ở  thờ i kì công nghiệ p hoá, hiện đại hoá đất nướ c. Nền kinh tế nướ c ta

đang chuyển đổi từ cơ chế k ế hoạch hoá tậ p trung sang cơ chế thị tr ườ ng có sự quản lí nhà

nướ c. Sự thay đổi này đòi hỏi ngành Giáo dục cần có đổi mớ i nhất định để đáp ứng yêu cầu

đào tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát triển.

 Nghị quyết Trung ươ ng Đảng lần thứ 4 (khoá VII) đã xác định:  phải khuyế n khích t ự  

học, phải áp d ụng nhữ ng phươ ng pháp giáo d ục hiện đại để bồi d ưỡ ng cho học sinh năng 

l ự c t ư duy sáng t ạo, năng l ự c giải quyế t vấ n đề .

 Nhà tr ườ ng phổ thông hiện tại chưa đáp ứng đượ c nhu cầu đa dạng, linh hoạt của ngườ i

học cả về hệ thống, nội dung, phươ ng pháp, hình thức tổ chức dạy học nên còn làm cho họcsinh không mấy hứng thú khi đến tr ườ ng học.

Page 8: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 8/140

Vớ i đối tượ ng ngườ i học như vậy sẽ đòi hỏi nhà tr ườ ng phải thay đổi nhiều về nội dung,

 phươ ng pháp, hình thức tổ chức dạy học các môn học để có những sản phẩm đào tạo vớ i

chất lượ ng ngày càng cao, cung cấ p cho thị tr ườ ng lao động luôn biến đổi trong xã hội phát

triển. Vì vậy, giáo dục đã xác định phươ ng hướ ng đổi mớ i là: tăng cườ ng sử dụng phươ ng

 pháp dạy học tích cực để phát huy cao độ tính độc lậ p, tích cực, nhận thức sáng tạo của học

sinh.

 Để  học sinh chủ động, tích cự c, sáng t ạo trong học t ậ p thì t ấ t yế u phải đổ i mớ i

 phươ ng pháp giảng d ạ y.

1.2.2.2. Thự c tr ạng đổ i mớ i phươ ng pháp d ạ y học [44]

Dù vấn đề đổi mớ i phươ ng pháp dạy học đã đượ c đặt ra như một vấn đề cấ p bách k ể từ 

khi Bộ Giáo dục và đào tạo triển khai chươ ng trình – sách giáo khoa (SGK) mớ i, nhưng đếnnay hiệu quả việc đổi mớ i còn hạn chế.

 Như nhận xét của Phó Thủ tướ ng, Bộ tr ưở ng Nguyễn Thiện Nhân: “  Đổ i mớ i phươ ng 

 pháp d ạ y học có t ừ lâu như ng chư a có mô hình hay phổ bi ế n r ộng rãi”.Việc dạy và học ở  

các cấ p, các tr ườ ng hiện vẫn theo cách thầy đọc - trò chép. Mặc dù ngành Giáo dục và đào

tạo ra sức hô hào thay đổi phươ ng pháp giảng dạy, nhưng xem ra còn khá lâu mớ i có sự đổi

thay!

 Những đợ t phát động phong trào đổi mớ i phươ ng pháp dạy học r ầm r ộ không chỉ nằm

riêng trong các đợ t thay SGK mà thườ ng xuyên có trong k ế hoạch đầu các năm học của Bộ,

Sở và tr ườ ng. Dù có nhiều cố gắng nhưng việc đổi mớ i PPDH trên toàn quốc còn r ất nhiều

 bất cậ p, chưa đáp ứng đượ c yêu cầu. Theo bài viết “Thự c trạng đổi mớ i phươ ng pháp dạy

học ở trườ ng phổ thông” trên www.chemvn.net ngày 13 - 7 - 2008 thì: Khoảng 50% giáo

viên ở TPHCM đ ã đổ i mớ i PPDH (trong đ ó có 30% t ỏ ra vữ ng chắ c trong việc đổ i mớ i

 PPDH), khoảng 20% đ ã đổ i mớ i PPDH như ng còn lúng túng, 30% còn l ại chư a biế t đổ i

mớ i PPDH .  Nhưng hiện tượ ng đáng buồn là: ngay cả đội ngũ giáo viên giỏi đượ c coi là

xươ ng sống, là nòng cốt cho việc triển khai các phươ ng pháp dạy học mớ i cũng chỉ "dạy

giỏi" trong các giờ thao giảng (có các quan chức, đại biểu ngồi dự), còn để áp dụng đại trà

thì không thể, vì có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Vì thế mớ i có chuyện

khá phổ biến trong đội ngũ giáo viên là thầy chỉ dạy tốt trong vài giờ hội giảng còn giờ học

thườ ng nhật thì phươ ng pháp có hiệu quả và "đỡ mệt" là "dạy nhanh công thức và quy tắc

r ồi làm bài tậ p" bở i vì theo họ, nếu có đặt vấn đề cẩn thận, phát vấn theo hướ ng phát huy

Page 9: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 9/140

tính tích cực thì học sinh cũng chẳng hiểu bài hơ n là mấy. Còn tình tr ạng "đọc chép" trong

giờ dạy thì chỉ là "chuyện thườ ng ngày ở tr ườ ng".

Thực tế vẫn có những giáo viên năng lực tốt, chuẩn bị giáo án chu đáo, truyền thụ đượ c

nội dung bằng những phươ ng pháp mớ i (thầy cô đặt vấn đề r ồi dẫn dắt học trò tìm lờ i giải,

trò trao đổi vớ i nhau, ngườ i dạy và học sử dụng thành thạo các phươ ng tiện công nghệ thông

tin..). Tuy nhiên, vẫn còn những khiếm khuyết trong phươ ng pháp giảng dạy như việc giáo

viên cân đối kiến thức và k ỹ năng truyền cảm, k ỹ năng diễn đạt của học sinh chưa tốt, đa số 

giáo viên còn lệ thuộc khá nhiều vào sách giáo khoa trong lúc cần gợ i mở vấn đề, sự liên

tưở ng sau mỗi bài giảng…

Quan tr ọng hơ n, đại bộ phận giáo viên còn nghi ngờ không biết đổi mớ i bắt đầu từ đâu.

Một số thầy cô giáo cho r ằng: “Thiế u định hướ ng, nhiề u khi thấ  y mình như  đ i trong r ừ ng 

r ậm, phải t ự  tìm l ấ  y đườ ng đ i như ng cũng không chắ c chắ n, không t ự  tin đ ó là con đườ ng 

đ úng”. Cô giáo Phạm Thị Hải Yến, Tr ườ ng THCS Đặng Thai Mai (Nghệ An), sau giờ dạy

có Phó thủ tướ ng kiêm Bộ tr ưở ng Nguyễn Thiện Nhân dự giờ  đã cho biết: “Thờ i gian đầu

r ấ t khó khăn. Chỉ việc ứ ng d ụng công nghệ thông tin cũng không đơ n giản. Có ng ườ i cả tiế t 

d ạ y chỉ  lo trình chiế u, và học sinh thay vào việc nghe - đọc - chép thì nhìn - chép... Giữ a

đồng nghiệ p cũng nhiề u quan đ iể m khác nhau, không thố ng nhấ t. Điề u này khiế n nhiề u giáo

viên ng ại đổ i mớ i...”. Xu hướ ng sử dụng công nghệ thông tin như một cách “đổ i mớ i

 phươ ng pháp d ạ y học” phổ biến thờ i gian qua ở nhiều tr ườ ng phổ thông là minh chứng việc

đổi mớ i hình thức, chạy theo thành tích.Việc lạm dụng máy chiếu vô tình đã chuyển dạy học

từ "đọc chép" thành "nhìn chép".

Một tình tr ạng phổ biến nữa là việc “l ạm d ụng sách giáo khoa, coi sách giáo khoa như  

 pháp l ệnh, phải d ạ y hế t” . Trong khi chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo từ lâu là giáo viên

chủ động lựa chọn những kiến thức cần thiết để dạy bám sát chuẩn kiến thức đã ban hành.

Việc “d ạ y hế t sách giáo khoa” gây sự quá tải, nặng nề, thiếu thờ i gian cho giáo viên và học

sinh đổi mớ i phươ ng pháp dạy và học.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa Phạm Ngọc Quang nhìn nhận, nhiều

giáo viên còn quan niệm chưa đúng về đổi mớ i PPDH như phủ nhận hoàn toàn ưu điểm của

 phươ ng pháp truyền thống hoặc quá đề cao một phươ ng pháp tích cực nào đó. Chẳng hạn,

hiểu đổi mớ i là phải nói thật nhiều, học sinh tr ả lờ i thật lắm, giáo viên đã biến giờ học thành

liên tục "hỏi - tr ả lờ i" khiến tiết học nặng nề hơ n.

Page 10: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 10/140

Sau đây là thống kê điều tra nhận định của đội ngũ giáo viên ở một số tr ườ ng trung học

 phổ thông về một số yếu tố  ảnh hưở ng và cản tr ở  việc đổi mớ i phươ ng pháp dạy học

(PPDH), trong đó mức độ 5 là mức độ đồng ý cao nhất và giảm dần, mức 1 coi như không

đồng ý:

 Bảng 1.1. Nhữ ng cản tr ở  đố i vớ i vi ệc đổ i mớ i PPDH ở tr ườ ng THPT [12] 

TT Nhữ ng cản trở việc đổi mớ i PPDH Mứ c độ (%)

5 4 3 2 1

1 Thói quen của giáo viên vớ i các PPDH thụ động 15 16 37 14 15

2 Ý thức đổi mớ i PPDH của giáo viên chưa cao 3 19 45 17 14

3 Kiến thức, năng lực của giáo viên về PPDH mớ i

còn hạn chế 

3 14 45 18 18

4 Kiến thức cần truyền đạt nặng so vớ i thờ i gian 36 34 21 4 1

5 Điều kiện cơ  sở  vật chất, phươ ng tiện dạy học

thiếu thốn

40 22 15 16 1

6 Tâm lý học đối phó thi cử của học sinh 50 25 18 9 1

7 Thi cử, đánh giá chưa khuyến khích PPDH tích cực 30 29 28 9 1

8 Điều kiện sống của giáo viên khó khăn 44 20 17 10 9

9 Chính sách, cơ chế quản lý giáo dục không khuyến

khích giáo viên

39 18 28 8 6

 Nguồn: Bộ Giáo d ục và Đào t ạo 2006 

Từ điều tra trên cho thấy những yếu tố cản tr ở việc đổi mớ i phươ ng pháp dạy học đượ c giáo

viên nhận định ở mức độ cao là mâu thuẫn giữa khối lượ ng kiến thức và thờ i gian dạy học,

hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tâm lý học đối phó vớ i thi cử, việc

đánh giá và thi cử chưa khuyến khích đổi mớ i phươ ng pháp dạy học. Những khó khăn về 

đờ i sống, những vấn đề về quản lý cũng là những cản tr ở quan tr ọng đối vớ i việc đổi mớ i

 phươ ng pháp dạy học của giáo viên.

“ Đổ i mớ i phươ ng pháp d ạ y học đượ c hay không cố t yế u ở mỗ i giáo viên. N ế u giáo viên

đ am mê nghề  , yêu quý học sinh, luôn tr ăn tr ở  để tìm đượ c con đườ ng ng ắ n nhấ t d ẫ n t ớ i giờ  

d ạ y học hiệu quả thì họ sẽ tìm đượ c phươ ng pháp phù hợ  p”.

1.2.2.3. Yêu cầu của đổ i mớ i phươ ng pháp d ạ y học [19, 35]

Định hướ ng chung về đổi mớ i phươ ng pháp dạy học đã đượ c quy định trong Luật giáodục, đượ c cụ thể hóa trong những định hướ ng của chươ ng trình giáo dục (2006), cụ thể là

Page 11: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 11/140

“ phát huy tính tích cự c, t ự giác, chủ động, sáng t ạo của học sinh; phù hợ  p vớ i đặc đ i ể m

của t ừ ng l ớ  p học, môn học; bồi d ưỡ ng phươ ng pháp t ự học, rèn luyện k  ỹ năng vận d ụng 

ki ế n thứ c vào thự c ti ễ n, tác động đế n tình cảm, đ em l ại ni ềm vui, hứ ng thú học t ậ p cho

học sinh”.

 Như vậy, cốt lõi của đổi mớ i phươ ng pháp dạy học là hướ ng tớ i hoạt động học tậ p tích

cực, chủ động, chống lại thói quen học tậ p thụ động. Do đó, khi đổi mớ i cần tuân theo

những yêu cầu sau:

- Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tậ p của học sinh.

- Dạy học k ết hợ  p giữa học tậ p cá thể vớ i học tậ p hợ  p tác; giữa hình thức học cá nhân

vớ i hình thức học theo nhóm, theo lớ  p.

- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh vớ i

học sinh.

- Dạy học chú tr ọng đến việc rèn luyện phươ ng pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên

cứu; tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tậ p cho học sinh.

- Dạy học chú tr ọng đến việc sử dụng có hiệu quả phươ ng tiện, thiết bị dạy học đượ c

trang bị hoặc do các giáo viên tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ 

thông tin.

- Dạy học chú tr ọng đến việc đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá vàtăng cườ ng hiệu quả việc đánh giá.

* Đối vớ i học sinh

- Tích cực suy ngh ĩ , chủ động tham gia các hoạt động học tậ p để tự khám phá và l ĩ nh

hội kiến thức, rèn luyện k ỹ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.

- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tậ p; thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụng

kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề dặt ra từ 

thực tiễn; xây dựng và thực hiện các k ế hoạch học tậ p phù hợ  p vớ i khả năng và điều kiện.

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh

luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn.

- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tậ p

của bản thân và bạn bè.

* Đối vớ i giáo viên 

Page 12: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 12/140

- Thiết k ế, tổ chức, hướ ng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tậ p vớ i các hình

thức đa dạng, phong phú, có sức hấ p dẫn phù hợ  p vớ i đặc tr ưng bài học, vớ i đặc điểm và

trình độ học sinh, vớ i điều kiện cụ thể của lớ  p, tr ườ ng và địa phươ ng.

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh đượ c tham gia một

cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và l ĩ nh hội kiến thức; chú ý khai

thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, k ỹ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khở i, nhu

cầu hành động và thái độ tự tin trong học tậ p của học sinh; giúp các em phát triển tối đa

năng lực, tiềm năng.

- Thiết k ế và hướ ng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tậ p phát triển tư duy

và rèn luyện k ỹ năng; hướ ng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tậ p; tổ chức có hiệu quả 

các giờ  thực hành; hướ ng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải

quyết các vấn đề thực tiễn.

- Sử dụng các phươ ng pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợ  p lý, hiệu quả,

linh hoạt, phù hợ  p vớ i đặc tr ưng của cấ p học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc

điểm và trình độ học sinh; thờ i lượ ng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của tr ườ ng,

địa phươ ng.

1.2.3. M ột số phươ ng pháp d ạ y học tích cự c [2, 35] 

Phươ ng pháp dạy học tích cực là khái niệm nói tớ i nhữ ng phươ ng pháp giáo d ục, d ạ yhọc theo hướ ng phát huy tích cự c, chủ  động sáng t ạo của ng ườ i học,  giúp học sinh

chố ng l ại thói quen học t ậ p thụ động. 

Phươ ng pháp dạy học tích cực chú tr ọng đến hoạt động học, vai trò của ngườ i học trong

quá trình dạy học theo các quan điểm, tiế p cận mớ i về phươ ng pháp dạy học như: “Lấ  y

ng ườ i học là trung tâm”; “Hoạt động hoá ng ườ i học”...

1.1.3.1. Dạ y học vấ n đ áp, đ àm thoại

Vấn đáp (đàm thoại) là phươ ng pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hở i để học

sinh tr ả lờ i, hoặc có thể tranh luận vớ i nhau và vớ i cả giáo viên, qua đó học sinh l ĩ nh hội

đượ c nội dung bài học.

Mục đích của phươ ng pháp này là nâng cao chất lượ ng của giờ  học bằng cách tăng

cườ ng hình thức hỏi - đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, rèn cho học sinh bản l ĩ nh

tự tin, diễn đạt một vấn đề tr ướ c tậ p thể. Từ đó, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng đượ c vai trò

chức năng của từng câu hỏi, mục đích hỏi, các yếu tố k ết nối các câu hỏi, thứ tự hỏi. Giáoviên cũng cần dự kiến các phươ ng án tr ả lờ i của học sinh để có thể chủ động thay đổi hình

Page 13: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 13/140

thức, cách thức, mức độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu hỏi phụ tránh đơ n điệu, nhàm chán,

nặng nề, bế tắc; tạo hứng thú học tậ p của học sinh và tăng hấ p dẫn của giờ học.

1.2.3.2. Dạ y học phát hiện và giải quyế t vấ n đề  

Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm đượ c tri thức mớ i, vừa

nắm đượ c phươ ng pháp chiếm l ĩ nh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, đượ c

chuẩn bị một năng lực thích ứng vớ i đờ i sống xã hội: phát hiện k ị p thờ i và giải quyết hợ  p lý

các vấn đề nảy sinh.

Khuyến khích học sinh phát hiện và tự giải quyết vấn đề. Vấn đề cốt yếu của phươ ng

 pháp này là thông qua quá trình gợ i ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, giáo viên tạo điều kiện

cho học sinh tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề. Các

tình huống này có thể do giáo viên chủ động xây dựng, cũng có thể do logic kiến thức của

 bài học tạo nên. Cần trân tr ọng, khuyến khích những phát hiện của học sinh, tạo cơ hội, điều

kiện cho học sinh thảo luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân, giúp học

sinh tự giải quyết vấn đề để chủ động chiếm l ĩ nh kiến thức.

1.2.3.3. Dạ y học hợ  p tác trong nhóm nhỏ 

Phươ ng pháp dạy học trong nhóm nhỏ là mớ i vớ i đa số giáo viên. Phươ ng pháp dạy học

hợ  p tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân,

cùng nhau xây dựng nhận thức mớ i. Bằng cách nói ra những điều đang ngh ĩ , mỗi ngườ i cóthể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những

gì. Bài học tr ở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiế p nhận thụ động từ 

giáo viên.

Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải đượ c phát huy và rèn luyện

năng lực hợ  p tác giữa các thành viên. Cần tránh khuynh hướ ng hình thức và đề phòng lạm

dụng, cho r ăng hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phươ ng pháp dạy và học càng đổi

mớ i.

1.2.4. Phươ ng pháp d ạ y học hóa học [3, 4, 28] 

1.2.4.1. T ổ ng quan

- Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra định ngh ĩ a:

“Phươ ng pháp dạy học hóa học có thể hiểu là cách thứ c hoạt động cộng tác có

mục đích giữ a giáo viên và học sinh, trong đó thống nhất sự  điều khiển của giáo viên

vớ i sự bị điều khiển – tự  điều khiển của học sinh, nhằm làm cho học sinh chiếm l ĩ nhkhái niệm hóa học”

Page 14: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 14/140

Phươ ng pháp dạy học hoá học phải tuân theo những quy luật chung của phươ ng pháp

dạy học đồng thờ i phản ánh đượ c phươ ng pháp nhận thức hoá học. Vì vậy phươ ng pháp dạy

học hoá học có những nét đặc tr ưng riêng đó là phươ ng pháp truyền đạt có lậ p luận trên cơ  

sở  thí nghiệm – tr ực quan, ngh ĩ a là có sự k ết hợ  p thống nhất phươ ng pháp thực nghiệm – 

thực hành vớ i tư duy khái niệm. 

Khi bắt đầu dạy hoá học phải xuất phát từ tr ực quan sinh động để đi đến hình thành các

khái niệm tr ừu tượ ng của hoá học, càng lên lớ  p cao thì càng phải cần rèn luyện cho học sinh

sử dụng khái niệm như công cụ của tư duy.

 Như vậy việc dạy học hoá học phải sử dụng hệ thống phươ ng pháp có k ết hợ  p biện

chứng thí nghiệm – thực hành vớ i tư duy lí luận, vận dụng mô hình trong quá trình chiếm

l ĩ nh kiến thức hoá học. Trong quá trình sử dụng phươ ng pháp dạy học hoá học, giáo viên

 phải chú ý đến quy luật chuyển phươ ng pháp nhận thức hoá học của các nhà bác học thông

qua xử lí lí luận dạy học để biến thành phươ ng pháp nhận thức hoá học của học sinh.

Hóa học lại là môn học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống nên sự liên hệ giữa lý thuyết

khoa học và thực tiễn cũng là điều hết sức quan tr ọng làm nên sự thành công của một

 phươ ng pháp dạy học trong hóa học.

 Bảng 1.2. M ột số phươ ng pháp d ạ y học hóa học cơ bản

Phươ ng pháp Ư u điểm Nhượ c điểmThuyết trình

(thông báo - tái

hiện)

- Truyền đạt lượ ng lớ n thông tin

mà ít tốn thờ i gian

- Cách học khá thụ động,

học sinh khó nhớ bài.

- Đối vớ i các bài giảng

kiến thức tr ừu tượ ng thì

sẽ khó khăn

Đàm thoại

(hỏi - đáp)

- Có sự tươ ng tác giữa giáo viên

và học sinh, không khí sinh động

- Học sinh đượ c phát huy khả 

năng diễn đạt, tiế p thu tốt

- Tốn thờ i gian, đôi khi

ngườ i thầy bị động trong

những tình huống bất

ngờ .

Nghiên cứ u - Phát huy tính tự lực, sáng tạo

của học sinh, đồng thờ i giúp học

sinh nhớ lâu kiến thức

Tốn nhiều thờ i gian và

không bao quát đượ c toàn

 bộ chươ ng trình học

Trự c quan(sử dụng thí 

- Học sinh dễ tiế p thu kiến thức,nhớ  lâu, không khí lớ  p học sinh

- Cần có một nền tảng cơ  sở vật chất đầy đủ 

Page 15: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 15/140

nghiệm và các

đồ dùng dạy

học)

động

- Rèn đượ c k  ĩ  năng làm thí

nghiệm

- Có thể gây độc hại

Sử dụng bài tập - Học sinh đượ c luyện tậ p k  ĩ năng

vận dụng kiến thức

- Kiến thức đượ c củng cố vững

chắc hơ n

-Chỉ sử dụng chủ yếu

trong các tiết ôn tậ p,

luyện tậ p

- Tốn thờ i gian

1.2.4.2. Đổ i mớ i phươ ng pháp d ạ y học hóa học 

Đổi mớ i phươ ng pháp theo hướ ng tích cực hóa hoạt động của học sinh nhằm đạt đượ c

mục tiêu dạy học hóa học Trung học phổ thông:  Phát tri ể n năng l ự c nhận thứ c và năng 

l ự c hành động của học sinh, đặc biệt là:

- Năng lực sáng tạo

- Tính mềm dẻo, linh hoạt .

- Tính thích ứng nghề nghiệ p.

- Năng lực hợ  p tác hành động.

* Phươ ng hướ ng hoàn thiện phươ ng pháp dạy học hóa học

 Những nghiên cứu lí luận và điều tra thực tiễn về thực tr ạng sử dụng PPDH trong dạyhọc hóa học ở các tr ườ ng phổ thông cho phép đề xuất phươ ng hướ ng đổi mớ i phươ ng pháp

dạy học trong dạy học hóa học ở tr ườ ng trung học như sau:

+ Đổ i mớ i hoạt động học t ậ p của học sinh

- Học sinh phải đượ c hoạt động nhiều hơ n, học sinh phải đượ c tr ở thành chủ thể hoạt

động, đặc biệt là hoạt động tư duy.

- Tăng cườ ng tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở ngườ i học, tiềm năng trí tuệ nói

riêng và nhân cách nói chung, thích ứng năng động vớ i thực tiễn luôn đổi mớ i.

- Có ý thức và biết cách vận dụng các kiến thức hóa học đã học vào thực tế cuộc sống.

+ Đổ i mớ i hoạt động d ạ y của giáo viên

- Chuyển dần tr ọng tâm của phươ ng pháp dạy học từ tính chất thông báo, tái hiện đại

trà chung cho cả lớ  p sang tính chất phân hóa - cá thể hóa cao độ, tiến lên theo nhị p độ cá

nhân. Chuyển dần đầu tư công sức từ việc giảng giải kiến thức sang dạy phươ ng pháp học,

trong đó có phươ ng pháp tự học cho học sinh.

Page 16: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 16/140

- Sử dụng phối hợ  p nhiều phươ ng pháp dạy học của giáo viên, khai thác và tận dụng

mặt tốt của mỗi phươ ng pháp dạy học.

- Giáo viên phải chú ý hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh và có biện

 pháp hình thành từng bướ c năng lực giải quyết vấn đề từ thấ p đến cao, tăng cườ ng năng lực

vận dụng trí thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luôn đổi mớ i.

Đó cũng là biện pháp quan tr ọng để tăng mức độ hoạt đông trí lực chủ động tích cực của

học sinh và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.

- Từng bướ c đổi mớ i công tác kiểm tra - đánh giá nhằm đánh giá cao (và ngày càng

cao) những biểu hiện chủ động sáng tạo của học sinh, k  ĩ năng thực hành và k  ĩ năng biết vận

dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn.

+ Đổ i mớ i phươ ng pháp d ạ y học hóa học theo hướ ng d ạ y học tích cự c

- Sáng tạo ra các phươ ng pháp dạy học mớ i bằng các cách sau:

  Liên k ết nhiều phươ ng pháp dạy học riêng r ẽ thành phươ ng pháp dạy học phức hợ  p

có hiệu quả cao hơ n.

  Liên k ết phươ ng pháp dạy học vớ i các phươ ng tiện k  ĩ  thuật dạy học hiện đại tạo ra

các phươ ng pháp dạy học phức hợ  p có dùng k  ĩ  thuật đảm bảo thu và xử lý các tín hiệu

ngượ c ngoài k ị p thờ i, chính xác.

  Chuyển hóa phươ ng pháp khoa học thành phươ ng pháp dạy học đặc thù của môn học

như thực nghiệm hóa học, tậ p dượ t nghiên cứu khoa học, phươ ng pháp dự án, phươ ng pháp

grap dạy học, phươ ng pháp algorit dạy học.

- Các phươ ng pháp dạy học hóa học phải thể hiện đượ c phươ ng pháp nhận thức khoa

học đặc tr ưng của bộ môn hóa học là thực nghiệm hóa học, tận dụng khai thác đặc thù môn

hóa học tạo ra các hình thức hoạt động của học sinh một cách đa dạng phong phú. Do đó

 phải tăng cườ ng sử dụng thí nghiệm, các phươ ng tiện tr ực quan; khi sử dụng thí nghiệm và

các phươ ng tiện tr ực quan phải dạy cho học sinh biết tự nghiên cứu và tự học.

Vì vậy, có thể nói vớ i xu thế của giáo dục hiện nay, giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học

muốn thành công trong công tác giảng dạy phải biết vận dụng thành thạo các phươ ng pháp

dạy học và luôn sáng tạo ra những phươ ng pháp dạy học sao cho phù hợ  p vớ i đặc thù bộ 

môn hoá học, và luôn hấ p dẫn học sinh để phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của

học sinh.

1.3. Kiểm tra – đánh giá1.3.1. T ổ ng quan về ki ể m tra - đ ánh giá quá trình d ạ y học

Page 17: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 17/140

Page 18: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 18/140

một khối lượ ng kiến thức k ỹ năng, k ỹ xảo tươ ng đối lớ n, củng cố mở r ộng những điều đã

học, đặt cơ sở tiế p tục học sang những phần mớ i.

- Kiểm tra tổng k ết: hình thức kiểm tra này đượ c thực hiện vào cuối năm học nhằm

đánh giá k ết quả chung, củng cố mở  r ộng chươ ng trình toàn năm của môn học, chuẩn bị 

điều kiện để tiế p tục học chươ ng trình của năm học sau.

Theo cách phân loại hình thức kiểm tra như trên, k ết hợ  p vớ i thực tế tình hình kiểm tra

thi cử ở nhà tr ườ ng phổ thông hiện nay, cùng vớ i tính chất quan tr ọng của các hình thức

kiểm tra khác nhau mà hai hình thức kiểm tra đầu (kiểm tra thườ ng xuyên và kiểm tra định

k ỳ) thườ ng đượ c gọi là kiể m tra, còn hình thức kiểm tra tổng k ết thườ ng đượ c gọi là thi.

 Ngoài ra, có một cách phân loại khác về hình thức kiểm tra :

- Kiểm tra miệng (vấn đáp)

- Kiểm tra viết : thờ i lượ ng ngắn (15 phút), thờ i lượ ng dài (45 phút)

1.3.1.2. Khái niệm đ ánh giá k ế t quả học t ậ p [5]

Theo Đại từ điển Tiếng Việt (trang 589)

Đánh giá là nhận xét, bình phẩm về giá trị.

Theo Từ điển Giáo dục học

Đánh giá k ết quả học tậ p là xác định mứ c độ nắm đượ c kiến thứ c, k ỹ năng, k ỹ 

xảo của học sinh so vớ i yêu cầu của chươ ng trình đề ra . 

Đánh giá k ết quả học tậ p là quá trình đo lườ ng mức độ đạt đượ c của học sinh về các

mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học. Mô tả một cách định tính và định lượ ng: tính

đầy đủ, tính đúng đắn, tính chính xác, tính vững chắc của kiến thức, mối liên hệ của kiến

thức vớ i đờ i sống, các khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả 

năng diễn dạt bằng lờ i nói, bằng văn viết, bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của học sinh…

và cả thái độ của học sinh trên cơ sở phân tích các thông tin phản hồi từ việc quan sát, kiểm

tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đượ c giao, đối chiếu vớ i những chỉ tiêu, yêu cầu

dự kiến, mong muốn đạt đượ c của môn học.

Đánh giá k ết quả học tậ p của học sinh là một quá trình phức tạ p và công phu. Vì vậy, để 

việc đánh giá k ết quả học tậ p đạt k ết quả tốt thì quy trình đánh giá gồm những công đoạn

sau:- Phân tích mục tiêu học tậ p thành các kiến thức, k  ĩ năng.

Page 19: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 19/140

- Đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt đượ c các kiến thức, k  ĩ năng trên dựa trên những dấu

hiệu có thể đo lườ ng hoặc quan sát đượ c.

- Tiến hành đo lườ ng các dấu hiệu đó để đánh giá mức độ đạt đượ c về các yêu cầu đặt

ra, biểu thị bằng điểm số.

- Phân tích, so sánh các thông tin nhận đượ c vớ i các yêu cầu đề ra r ồi đánh giá, xem

xét k ết quả học tậ p của học sinh, mức độ thành công của phươ ng pháp giảng dạy của thầy…

để từ đó có thể cải tiến, khắc phục những nhượ c điểm.

Điều quan tr ọng trong đánh giá là quán triệt nguyên tắc vừa sức, bám sát yêu cầu của

chươ ng trình.

1.3.1.3. Ý nghĩ a của việc kiể m tra – đ ánh giá [5]

Việc kiểm tra - đánh giá có hệ thống sẽ thườ ng xuyên cung cấ p k ị p thờ i những thông tin“liên hệ ngượ c trong” giúp ngườ i học tự điều chỉnh hoạt động học. Nó giúp cho học sinh

k ị p thờ i nhận thấy mức độ đạt đượ c những kiến thức của mình, còn lỗ hổng kiến thức nào

cần đượ c bổ sung tr ướ c khi bướ c vào phần mớ i của chươ ng trình học tậ p, có cơ hội để nắm

chắc những yêu cầu cụ thể đối vớ i từng phần của chươ ng trình.

 Ngoài ra thông qua kiểm tra - đánh giá học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí

tuệ: ghi nhớ , tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức.

Việc kiểm tra - đánh giá chú tr ọng phát huy trí thông minh, linh hoạt vận dụng kiến thức

đã học để giải quyết những tình huống thực tế.

Việc kiểm tra - đánh giá đượ c tổ chức nghiêm túc, công bằng sẽ giúp học sinh nâng cao

tinh thần trách nhiệm trong học tậ p, có ý chí vươ n lên đạt k ết quả cao hơ n, củng cố lòng tin

vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn.

Việc kiểm tra - đánh giá học sinh cung cấ p cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngượ c

ngoài” giúp ngườ i dạy điều chỉnh k ị p thờ i hoạt động dạy.

Kiểm tra - đánh giá k ết hợ  p vớ i việc theo dõi thườ ng xuyên tạo điều kiện cho giáo viên

nắm đượ c một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ mỗi học sinh trong lớ  p

mình dạy để có thể có biện pháp phụ đạo bồi dưỡ ng riêng thích hợ  p qua đó nâng cao chất

lượ ng học tậ p chung của cả lớ  p.

Kiểm tra - đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những cải tiến nội

dung, phươ ng pháp, hình thức tổ chức dạy học mà mình theo đuổi.

Page 20: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 20/140

Vai trò lớ n nhất của đánh giá trong nhà tr ườ ng phổ thông là đóng góp vào việc cải tiến

quá trình giảng dạy và học tậ p của giáo viên và học sinh. Ngoài ra, k ết quả đánh giá còn

đượ c sử dụng trong việc cho điểm và báo cáo những tiến bộ của học sinh cho cha mẹ, để cải

tiến chươ ng trình học, để hướ ng dẫn học sinh trong việc chọn nghề và các họat động ngoại

khóa, đồng thờ i một trong những chức năng quan tr ọng của đánh giá là để các nhà quản lý

giáo dục báo cáo thành tích đào tạo của đơ n vị mình vào cuối năm học, vào những đợ t thi

tốt nghiệ p, thi tuyển sinh,... Chính vì vậy, nếu hiểu không đúng vai trò và chức năng của

đánh giá giáo dục nói chung và hình thức kiểm tra nói riêng thì sẽ dẫn đến việc quá đề cao

chức năng của đánh giá giáo dục, nhưng lại xem nhẹ vai trò của nó, điều này đã dẫn đến

những lệch lạc trong giáo dục hiện nay như: căn bệnh thành tích của các nhà quản lý giáo

dục khi báo cáo tình hình đào tạo của đơ n vị, hiện tượ ng các tr ườ ng từ chối không nhận

những em học sinh cá biệt vào học hoặc ra quyết định cho những em học sinh học kém lưu

 ban ở lớ  p cuối cấ p để bảo đảm tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệ p cao,...

1.3.2. Thự c tr ạng ki ể m tra – đ ánh giá k ế t quả học t ậ p của học sinh [44] 

Ở đây xin nêu 1 số ý kiến xung quanh hình thức thi của học sinh lớ  p 12 trong kì thi Học

kì I năm học 2008 - 2009 đượ c đăng trên báo Tài hoa tr ẻ số 556 ra ngày 24.12.2008. Một

vấn đề gây “khó ngh ĩ ” cho các tr ườ ng khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản: “ Kiể m tra

học kì I và II vẫ n áp d ụng hình thứ c t ự luận”. “...giáo viên, lãnh đạo một số tr ườ ng và phụ 

huynh l ại băn khoăn vì...học sinh sẽ thi t ố t nghi ệ p Trung học Phổ thông (THPT) và sau

đ ó thi  Đại học (  Đ H) một số môn bằng hình thứ c tr ắc nghi ệm. Thi hai ki ể u khác nhau thì

d ạ y học tr ọng...ki ể u nào?”.

Điều này cho thấy tình hình là chưa có đượ c sự đồng nhất trong cải cách giáo dục để 

giáo viên chủ động trong phát triển năng lực học sinh khi mà không có sự gắn k ết giữa đổi

mớ i dạy học và đổi mớ i kiểm tra đánh giá. Thực tr ạng “học gì, thi nấ  y” dườ ng như đã tr ở  

thành một “thự c tiễ n có thật và khá phổ biế n trong đờ i số ng giáo d ục”. Như vậy có thể đạt

đượ c mục đích cao nhất là đánh giá chính xác chất lượ ng học tậ p của học sinh, nếu như học

sinh chỉ là sản phẩm của nền giáo dục “khoa cử”, mạnh về học để thi nhưng kém về “học để  

làm” và “học để sáng t ạo”?

Do đó, tính đến nay, việc kiểm tra đánh giá đã có nhiều thay đổi nhưng một thực tế là

hiệu quả đạt đượ c không nhiều. Dù là tr ắc nghiệm hay tự luận vớ i những mặt mạnh và mặt

yếu riêng thì điều cần thiết là phải biết cách lựa chọn hình thức thi cho phù hợ  p, để hướ ngtớ i hoàn chỉnh hệ thống kiểm tra - đánh giá (KTĐG) trong giáo dục theo xu thế mớ i.

Page 21: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 21/140

Bên cạnh nhữ ng mặt đượ c, nhữ ng ư u đ iể m về kiể m tra đ ánh giá thì vẫ n còn nhữ ng t ồn

t ại sau đ ây:

Từ thực tế hiện nay cho r ằng, nhiều thầy cô chưa có ý thức trong việc đổi mớ i phươ ng

 pháp dạy học dẫn đến việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình học tậ p bộ môn vẫn

theo quan niệm cũ “đậm kiế n thứ c, nhạt k  ỹ năng ”, KTĐG vẫn xem là độc quyền của giáo

viên. Hiện tượ ng chạy theo bệnh thành tích ở các tr ườ ng không phải là đã chấm dứt vì thế 

việc KTĐG chưa phản ánh chất lượ ng dạy học.

- Thực tế, các dạng bài kiểm tra hiện nay còn đơ n điệu nên không có khả năng phát huy

tính sáng tạo, rèn luyện k ỹ năng bộ môn chung cho một lớ  p hoặc nhiều lớ  p nên khó đánh

giá đượ c chính xác năng lực học tậ p môn học của học sinh. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh

giá các môn học trên vẫn chưa đượ c vận dụng một cách linh hoạt các hình thức kiểm tra,

chưa coi tr ọng đánh giá, giúp đỡ học sinh học tậ p thông qua kiểm tra mà chỉ tậ p trung chú ý

việc cho điểm bài kiểm tra.

Từ tr ướ c đến nay, giáo viên thườ ng thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượ ng học tậ p môn

học của học sinh qua kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết. Cụ thể như, kiểm tra miệng còn thực

hiện máy móc, nội dung kiểm tra chủ yếu nhắc lại các kiến thức của bài cũ. Cũng chính vì

điều này, học sinh có thói quen học bài thuộc lòng. Còn kiểm tra 15 phút thực tế giáo viên

thườ ng sử dụng vớ i mục đích chính là thực hiện theo quy định của k ế hoạch dạy học để lấycho đủ số điểm quy định, nên tác dụng đích thực của loại bài này chưa phát huy đầy đủ. Ở 

dạng bài kiểm tra 1 tiết cũng vậy, tuy đượ c thực hiện khá đầy đủ và có ý thức trách nhiệm,

nhưng nội dung kiểm tra không bảo đảm đượ c số lượ ng và chất lượ ng. Về nội dung, gần

đây giáo viên đã quan tâm đánh giá k ỹ năng, nhưng chưa thườ ng xuyên. Giáo viên thườ ng

chỉ kiểm tra một vài nội dung cho là quan tr ọng, học sinh có thể đoán, sau đó học tủ, học

vẹt...Vì thế chưa tạo điều kiện phát triển năng lực tư duy cũng như k ỹ năng bộ môn và cách

vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống, chưa thực sự tạo cho học sinh tính tích

cực tham gia vào quá trình tự kiểm tra, đánh giá. Chính vì thế dẫn đến việc học sinh thụ 

động trong học tậ p hoặc có tính chất đối phó và không thực sự quan tâm đến môn học. Thầy

 Nguyễn Thanh Hiền, Tr ườ ng THPT chuyên Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho r ằng: “H ầu hế t 

học sinh có tâm lý chung là học đố i phó, chỉ cần đạt đ i ể m sao cho không ảnh hưở ng đế n

k ế t quả chung” .

- Một vấn đề nữa là, cơ sở  đánh giá hiện tại vẫn nặng về nội dung chứ không phải làmục tiêu học tậ p. Thực vậy, việc xây dựng mục tiêu học tậ p trong giáo dục phổ thông còn

Page 22: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 22/140

chưa tườ ng minh, phần lớ n giáo viên vẫn đồng nhất nội dung vớ i mục tiêu học tậ p và điều

đó có thể thấy rõ qua câu hỏi trong các kì kiểm tra các kiến thức lý thuyết chủ yếu vẫn muốn

"đo" xem học sinh có biế t hay không biế t một nội dung nhất định.

Do đó mức độ đạt đượ c về mục tiêu học tậ p chủ yếu hiện nay ở các tr ườ ng phổ thông

hầu hết chỉ nằm ở mức độ "biết" (mức độ đo khả năng "biết" của học sinh là mức độ thấ p

nhất trong 6 mục tiêu dạy học theo mô hình Bloom (1956) mà ta đã biết).

Theo k ết luận của Thứ tr ưở ng Nguyễn Vinh Hiển thì thực tr ạng việc thi, kiểm tra, đánh

giá hiện vẫn còn nặng về yêu cầu học sinh học thuộc lòng, nhớ máy móc mà ít yêu cầu ở các

mứ c độ cao hơ n như hiể u, vận d ụng kiế n thứ c, rèn luyện k  ỹ năng và giáo d ục tình cảm, thái

độ.

- Bên cạnh đó, hầu hết các loại hình kiểm tra hiện tại không thực hiện chức năng chuẩn

đoán khả năng của học sinh. Có thể thấy vấn đề này thông qua việc đánh giá bằng điểm số,

thông qua chất lượ ng "xây dựng" của lờ i phê thấ p và việc cơ sở  đánh giá còn nặng về nội

dung. Thật vậy, qua kiểm tra, học sinh chỉ biết đượ c là mình hơ n hay kém so vớ i các bạn

trong lớ  p hay các bạn trong cùng khối, còn chi tiết nhất, cụ thể nhất là số kiến thức còn chưa

thuộc, chưa biết hay bị quên so vớ i những gì bài kiểm tra yêu cầu thì chưa đượ c chú tr ọng;

còn giáo viên cũng chỉ nắm đượ c trình độ trung bình tươ ng đối của từng cá nhân học sinh

hay của một lớ  p mà thôi. Như vậy, khi tình huống học tậ p hay kiểm tra thay đổi về nội dung

(tuy vẫn có cùng một số yêu cầu) thì cả học sinh lẫn giáo viên đểu không thể biết tr ướ c

(thông qua k ết quả kiểm tra lần tr ướ c) là học sinh có khả năng tiế p thu kiến thức mớ i hay

không và cần phải bồi dưỡ ng, trang bị thêm cái gì để có đượ c khả năng đó.

Khi đánh giá những hạn chế về thực tr ạng KTĐG hiện nay nhiều ý kiến cho r ằng mức

độ đánh giá trong nhà tr ườ ng vẫn mang tính đồng nhất, cào bằng. Điều này dẫn đến hậu quả 

tai hại. Nếu nhiều đối tượ ng học sinh có học lực giỏi, trung bình hoặc yếu làm chung một đề thi sẽ không phân hóa đượ c đối tượ ng. Từ đó dễ làm cho các em có thói quen học tủ, học

đối phó, tìm cách quay cóp, sử dụng phao thi… tiêu cực cứ xảy ra và khó ngăn chặn. Còn

khi chấm bài một số giáo viên có tâm lí cho điểm sàn sàn như nhau, không dám cho điểm

thấ p hoặc cao, mà nằm trong phạm vi an toàn nhất “vô thưở ng vô phạt”. Nhiều học sinh

nắm đượ c “thóp” biết mình đã qua lượ t kiểm tra r ồi nên sau đó không “thèm” học bài nữa.

Học sinh nếu có thắc mắc về điểm số giáo viên không chấ p nhận chuyện đó mà giải thích

cho học sinh hiểu cũng không đến nơ i đến chốn. Thực tế có giáo viên khi chấm bài chỉ biết

Page 23: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 23/140

cho điểm mà “quên” mất phần nhận xét ưu, khuyết điểm của bài làm. Nếu có ghi lờ i phê thì

ghi sơ sài một vài từ đã đượ c “lậ p trình” sẵn như: đạt, đượ c, khá, có cố gắng…

- Cuối cùng, do có mục tiêu và chức năng nghiêng nhiều về phía "thi", nên kiểm tra hiện

tại chưa có nhiều ảnh hưở ng tích cực tớ i học sinh như khuyến khích niềm say mê học tậ p,

tính cầu tiến, học tậ p một cách hiệu quả, sáng tạo ... mà ngượ c lại có thể có một số tác động

tiêu cực như học đối phó, học thêm tràn lan, gian dối, quay cóp.... Có thể thấy ngay, hiện tại

học sinh phải thườ ng xuyên chịu một áp lực tâm lí r ất cao do phải "thi" nhiều lần, dướ i

nhiều hình thức và một cách liên tục: thiếu định hướ ng một cách cụ thể, chỉ biết học thuộc

hay biết càng nhiều kiến thức càng tốt.

Ông Lý Văn Trung, Tr ưở ng phòng Giáo dục phổ thông - thườ ng xuyên, Sở Giáo dục -

Đào tạo Bình Dươ ng đánh giá: Trong nhà tr ườ ng hiện nay, việc xế  p loại đ ánh giá năng l ự c

và báo cáo k ế t quả , thành tích học t ậ p của học sinh, d ạ y học của giáo viên, k ế t quả thi đ ua

của l ớ  p... đượ c căn cứ trên đ iể m số . Vì chạ y theo đ iể m số  , giáo viên chỉ chú tr ọng d ạ y, học

 sinh học nhữ ng gì sẽ kiể m tra, thi, bỏ qua nhữ ng nhữ ng nội dung kiế n thứ c k  ỹ năng không 

 phục vụ cho thi cử . H ậu quả , k ế t quả kiể m tra khó đ o l ườ ng và phản ánh đ úng năng l ự c,

trình độ học sinh.

1.3.3. Xu hướ ng đổ i mớ i ki ể m tra – đ ánh giá [5] 

Thứ tr ưở ng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Vinh Hiển yêu cầu giáo viên phải tậ p trung

đổi mớ i phươ ng pháp dạy học, đặc biệt đổi mớ i kiểm tra, đánh giá và đổi mớ i phươ ng pháp

giảng dạy trong mối quan hệ đồng bộ vớ i nhau. Phát huy tính tích cực, chủ động của học

sinh làm nền tảng để thay đổi thái độ, nhận thức của học sinh đối vớ i các môn học. Trong

đó, chú ý giảm bớ t tình tr ạng học thuộc lòng làm triệt tiêu động lực học tậ p các môn học của

học sinh...

 M ột số  định hướ ng về KT  ĐG trong thờ i gian t ớ i đ ó là:- Đổi mớ i nhận thức của các nhà quản lý giáo dục và giáo viên về kiểm tra đánh giá.

Điều cần thiết là phải xây dựng hành lang pháp lý, tức là hệ thống biện pháp để mọi ngườ i

đều có thể áp dụng. Phải thiết k ế hệ thống công cụ đánh giá tươ ng đối chính xác, cho tất cả 

các môn, từ đề thi, đáp án cho đến hình thức tổ chức. Quy chế đánh giá cũng cần phải đượ c

xây dựng thống nhất toàn quốc.

- Việc KTĐG phải đảm bảo độ tin cậy, tránh việc chạy theo thành tích làm cho k ết quả 

đánh giá không chính xác, gây mất niềm tin và hứng thú học tậ p của học sinh. Cần tổ chức

thực hiện có hiệu quả việc đổi mớ i phươ ng pháp dạy học trong đó chú tr ọng đến phát huy

Page 24: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 24/140

tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm thông qua hoạt động học tậ p của học

sinh để chú tr ọng rèn luyện phươ ng pháp tự học, tự làm việc, tăng cườ ng hoạt động học tậ p

tự lực của mỗi học sinh phối hợ  p vớ i học hợ  p tác (hoạt động nhóm) k ết hợ  p giữa việc đánh

giá của thầy vớ i tự đánh giá của học sinh và đánh giá lẫn nhau trong học sinh. KTĐG phải

đảm bảo tính toàn diện về kiến thức k ỹ năng, thái độ của học sinh. Đồng thờ i cần đa dạng

hóa hình thức và nội dung KTĐG của giáo viên

- Cố gắng giảm thiểu yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức, tăng dần bài tậ p thử thách tư 

duy sáng tạo, năng lực vận động linh hoạt các kiến thức, k  ĩ năng đã học.

- Cần đa dạng hóa các hoạt động kiểm tra tự luận và tr ắc nghiệm khách quan, công

khai biểu điểm và định hướ ng đánh giá, coi việc KTĐG như một biện pháp kích thích hứng

thú học tậ p của học sinh. Chú tr ọng tính phân hóa trong khi kiểm tra đó là ngoài câu hỏi dễ 

nhớ , thuộc lòng cần có câu khó, trung bình phản ánh trung thực nhất năng lực học tậ p của

mỗi học sinh. Các hình thức và k  ĩ thuật đánh giá bao gồm: vận dụng quan sát, vận dụng vấn

đáp, vận dụng kiểm tra viết trong đánh giá k ết quả học tậ p. Bản chất vấn đáp là sử dụng câu

hỏi gợ i mở cho học sinh tìm tòi, suy ngh ĩ nhắm đạt đượ c mục tiêu của bài học, giúp giáo

viên có những thông tin phản hồi từ phía học sinh mà điều chỉnh giảng dạy tiế p theo. Hình

thức kiểm tra vấn đáp thườ ng đượ c thực hiện qua những cuộc đối thoại giữa giáo viên vớ i

học sinh, giữa học sinh vớ i học sinh. Tuy nhiên câu hỏi nên đặt trong tình huống có vấn đề và đúng lúc. Khi học sinh tr ả lờ i giáo viên cần chú ý lắng nghe, tôn tr ọng ý kiến cá nhân

của các em, phải có ý kiến đánh giá nhận xét câu tr ả lờ i. Không nên chấ p nhận tr ả lờ i đồng

loạt của tậ p thể, uốn nắn những cách hiểu không đúng của HS.

- Xây dựng các bài tậ p cũng như các bài thi, kiểm tra theo quan điểm phát triển năng

lực ta nên chia thành 3 mức độ chính:

+ Tái hiện: tr ọng tâm là tái hiện, nhận biết các tri thức đã học.

+ V ận d ụng : Tr ọng tâm là ứng dụng các tri thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ 

trong những tình huống khác nhau, phân tích, tổng hợ  p, so sánh......để xác định các mối

quan hệ của các đối tượ ng.

+  Đánh giá: Tr ọng tâm là vận dụng tri thức, k  ĩ năng đã học để giải quyết các nhiệm

vụ phức hợ  p, giải quyết các vấn đề,đánh giá các phươ ng án khác nhau và giải quyết, đánh

giá các giá tr ị.

- K ết hợ  p hợ  p lý giữa tr ắc nghiệm khách quan và tự luận.- Ứ ng dụng máy tính điện tử vào kiểm tra đánh giá

Page 25: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 25/140

Trong quá trình dạy học, máy tính điện tử đượ c sử dụng như là một phươ ng tiện dạy học

của thầy giáo và học sinh. Ngườ i ta còn sử dụng máy tính điện tử để chấm loại bài tr ắc

nghiệm khách quan.

1.4. Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 

1.4.1. T ổ ng quan về tr ắc nghi ệm khách quan [32, 42] 

1.3.1.1. Khái niệm

“Tr ắc” là “ đ o l ườ ng” , “nghi ệm” là “ đ úng như sự thật” . Tr ắc nghiệm là đo lườ ng để 

 biết sự thật.[1, tr.18].

TNKQ là phươ ng pháp kiểm tra - đánh giá k ết quả học tậ p của học sinh bằng hệ thống

câu hỏi tr ắc nghiệm gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ 

thuộc vào ngườ i chấm.

Tớ i nay ngườ i ta hiểu tr ắc nghiệm là một bài tậ p nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu tr ả 

lờ i sẵn yêu cầu học sinh suy ngh ĩ r ồi dùng một kí hiệu đơ n giản đã qui ướ c để tr ả lờ i.

1.4.1.2. Các loại câu hỏi tr ắ c nghiệm khách quan

Câu hỏi tr ắc nghiệm khách quan có thể chia làm bốn loại chính:

a) Câu trắc nghiệm đúng, sai

Đây là loại câu hỏi đượ c trình bày dướ i dạng câu phát biểu và học sinh tr ả lờ i bằng cách

lựa chọn một trong hai phươ ng án đ úng hoặc sai.

Khi soạn thảo không nên trích đoạn trong sách giáo khoa và cần soạn những câu khiến

học sinh phải suy luận, tìm tòi mớ i có thể tr ả lờ i đượ c. Tránh những câu quá phức tạ p, nhiều

ý làm học sinh bị r ối song cũng không đượ c đơ n giản quá.

b) Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lờ i để lự a chọn

Câu tr ắc nghiệm có nhiều câu tr ả lờ i để lựa chọn đượ c gọi tắt là câu hỏi nhiều lựa chọn.

Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất. Loại này có một câu phát biểu căn bản gọi là câu dẫn

và có nhiều câu tr ả lờ i để học sinh lựa chọn, trong đó chỉ có một câu tr ả lờ i đúng nhất hay

hợ  p lí nhất còn lại đều là sai, những câu tr ả lờ i sai gọi là câu mồi hay câu nhiễu.

Khi soạn thảo thông thườ ng chọn 4 hoặc 5 lựa chọn, phươ ng án đúng đượ c để một cách

ngẫu nhiên, các phươ ng án nên có độ dài và hình thức như nhau, phần câu dẫn và câu tr ả lờ i

 phải hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp và kiến thức.

c) Câu trắc nghiệm ghép đôi

Page 26: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 26/140

Page 27: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 27/140

Page 28: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 28/140

Page 29: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 29/140

  - C ần phải đư a ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp

Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong kiểm tra -

đánh giá. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở  đảm bảo cho sự chính xác và

khoa học của đáp án, tránh gây sự tranh cãi, hiểu nhầm của học sinh trong quá trình hiểu câu

hỏi và lựa chọn các đáp án.

- Các yế u t ố gây ra sự xao nhãng trong câu hỏi cần phải chỉ rõ đượ c các l ỗ i hoặc các

l ố i t ư duy không chính xác của học sinh 

Đây chính là một trong những hình thức giáo dục tốt nhất giúp học sinh tránh dần đượ c

những lỗi chủ quan của mình, rèn luyện một khả năng tư duy chắc chắn. Do đó giáo viên

cần phải có sự lựa chọn k  ĩ càng các phươ ng án lựa chọn sao cho học sinh phải thực sự là

ngườ i nắm chắc chắn kiến thức mớ i có thể tr ả lờ i đúng. Cần tránh tr ườ ng hợ  p đưa ra những

câu lựa chọn mà học sinh có thể dễ dàng nhìn thấy đượ c sự khác nhau giữa đán án đúng và

các phươ ng án còn lại.

- Tránh các hình thứ c câu phủ định (cả về mặt cú pháp l ẫ n ng ữ nghĩ a) và việc đặt nhiề u

mệnh đề phủ định trong câu hỏi 

Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạ p cho học sinh khi tr ả lờ i câu hỏi.

Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủ định có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các

câu tr ả lờ i- C ần phải tách biệt rõ ràng phần d ữ kiện và phần câu hỏi trong câu

Cần tránh tr ườ ng hợ  p dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện tr ả lờ i, hoặc các phần

dữ kiện vớ i nhau.

1.4.4. Thự c tr ạng sử d ụng tr ắc nghi ệm khách quan trong ki ể m tra [44] 

 Nhìn ra thế giớ i, những nướ c phát triển và có nền giáo dục đào tạo chuẩn mực như 

Mỹ, Anh, Úc, Hàn Quốc… cũng đã sử dụng hình thức tr ắc nghiệm trong các bài kiểm tra,

 bài thi tốt nghiệ p, thi tuyển. Trong số những nướ c này, Mỹ là nướ c có nhiều kinh nghiệm và

thâm niên trong việc sử dụng phươ ng pháp tr ắc nghiệm trong nhà tr ườ ng phổ thông.

- Từ tr ướ c năm 1985, Mỹ đã tổ chức các k ỳ thi Olympic Hóa học hàng năm ở mỗi bang

và toàn liên bang, trong đó có sử dụng bài tậ p tr ắc nghiệm. Những bài thi này đượ c cấu tạo

như sau:

+ Phần 1 có khoảng 60-70 câu tr ắc nghiệm gồm có những bài tậ p tr ắc nghiệm định tính

và định lượ ng.

Page 30: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 30/140

+ Phần 2 có khoảng 6-8 bài tậ p tự luận định tính và định lượ ng nhằm kiểm tra đánh giá

những k ỹ năng phân tích tổng hợ  p, giải thích hiện tượ ng, viết phươ ng trình hóa học, giải

quyết tình huống trong đờ i sống, k ỹ năng tính toán…

- Trong các sách giáo khoa Hóa học của Anh, tỷ lệ bài tậ p tr ắc nghiệm chỉ đạt từ 20-

30% trong tổng số bài tậ p.

- Sách giáo khoa Hóa học của Nga trong vài năm gần đây đã đưa bài tậ p tr ắc nghiệm

xen k ẽ vớ i bài tậ p tự luận, nhưng vớ i mức độ r ất dè dặt.

- Ở nướ c ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tác giả các bộ sách giáo khoa mớ i bậc

 phổ thông phải đưa dần loại hình bài tậ p tr ắc nghiệm vớ i tỷ lệ 30% tr ắc nghiệm và 70% tự 

luận. Tôi cho r ằng chủ tr ươ ng này là hoàn toàn đúng đắn, phù hợ  p vớ i tình hình chung của

thế giớ i và thực tế nướ c ta. Như vậy, bậc THPT nướ c ta, năm học 2006-2007 học sinh lớ  p

10 trong cả nướ c đã bướ c đầu làm quen vớ i bài tậ p tr ắc nghiệm.

Trên thực tế tr ắc nghiệm đượ c đưa vào Việt Nam từ những năm 60. Năm 1974 ở miền

 Nam đã tổ chức thi tú tài bằng phươ ng pháp tr ắc nghiệm. Từ thậ p niên 1990 Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã có một số giải pháp để du nhậ p khoa học này. Một số tổ chức tư nhân, như Công

ty Công nghệ Giáo dục và Xử lý Dữ liệu (EDTECH) cũng đã chuẩn bị về mặt công nghệ và

triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi tr ắc nghiệm. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau,

việc áp dụng tr ắc nghiệm khách quan đã bị gián đoạn. Tự luận vẫn là hình thức kiểm trachính. Hiện nay, bùng nổ công nghệ thông tin đã làm cho lượ ng tri thức của nhân loại tăng

lên vớ i tốc độ chóng mặt khiến cách dạy học thuần kiến thức tại Việt Nam tr ở nên lỗi thờ i.

 Nhu cầu cải cách giáo dục đượ c đặt ra, kéo theo đó là sự cần thiết kiểm tra đánh giá k ết quả 

học tậ p theo phươ ng pháp mớ i. Năm 2005, Việt Nam sử dụng r ộng rãi hình thức kiểm tra

tr ắc nghiệm khách quan ở bậc phổ thông. Từ năm học 2006 – 2007, Bộ giáo dục và Đào tạo

tổ chức thi tốt nghiệ p THPT và tuyển sinh đại học bằng phươ ng pháp tr ắc nghiệm khách

quan đối vớ i các môn vật lý, hoá học, sinh học, tiếng Anh và tiến đến mở r ộng thêm ở nhiều

môn khác (địa lý, lịch sử,…). Ngoài ra, Bộ còn khuyến khích câu hỏi tr ắc nghiệm trong các

đề thi học sinh giỏi quốc gia môn vật lý, sinh học, đồng thờ i tiến hành đổi mớ i phươ ng pháp

dạy học và kiểm tra đánh giá k ết quả học tậ p ở bậc đại học, cao đẳng.

Page 31: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 31/140

 

Hình 1.1 Việc tiến hành thi trắc nghiệm ở Việt Nam

V ậ y việc kiể m tra đ ánh giá k ế t quả học t ậ p của học sinh theo phươ ng pháp tr ắ c nghiệm ở  

nướ c ta hiện nay đ ang có nhữ ng khó khăn nào?

Bắt đầu từ lớ  p 10 năm học 2006-2007 học sinh mớ i chính thức đượ c làm quen vớ i hệ 

thống bài tậ p, trong đó có 30% số lượ ng là bài tậ p tr ắc nghiệm, do vậy có nhiều bỡ ngỡ :

- Xây dựng bài tậ p tr ắc nghiệm thườ ng khó hơ n so vớ i bài tậ p tự luận, mặt khác giáo

viên chưa quen có nhiều lúng túng, nội dung bài tậ p thiếu chuẩn xác.- Học sinh chưa đượ c bồi dưỡ ng và chưa có k ỹ năng về phươ ng pháp làm bài tậ p tr ắc

nghiệm. Làm thế nào để giải quyết nhanh và chính xác cho các bài tậ p tr ắc nghiệm là điều

 băn khoăn, tr ăn tr ở của nhiều học sinh, k ể cả những học sinh có trình độ học lực khá và giỏi.

Đấy là chưa nói đến những học sinh đang học lớ  p 11, 12 của năm học này, các em chưa có

khái niệm về bài tậ p tr ắc nghiệm.

Hiện nay phươ ng pháp tr ắc nghiệm đang bị một sự phản đối mạnh của dư luận. Sự phản

đối này cho r ằng phươ ng pháp tr ắc nghiệm mà ta áp dụng không phát huy đượ c tính ưu việt

của nó mà để lộ ra khá nhiều nhượ c điểm; tính trung thực khách quan trong thẩm định bị 

hạn chế; học sinh khá chưa đượ c phát huy cái ưu thế của mình, học sinh kém lại tận dụng

đượ c cái số phần tr ăm may r ủi của phươ ng pháp đó. Tuy nhiên, k ể từ khi bắt đầu áp dụng

thi TNKQ ở 1 số môn (năm học 2006 - 2007) đến nay (năm học 2008 - 2009), việc thi các

môn Ngoại Ngữ, Hóa, Lý, Sinh...bằng TNKQ đã tỏ rõ những ưu việt và ổn định.

Viết đượ c những câu hỏi TNKQ đánh giá mức tư duy khác nhau không dễ dàng, đó là

một trong những khó khăn lớ n đối vớ i giáo viên trong việc thực hiện đổi mớ i KTĐG. Vì

vậy chúng tôi nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tậ p TNKQ phần “Các nguyên tố kim loại”

lớ  p 12, hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho đồng nghiệ p trong dạy học sau này.

1.5. Đại cươ ng về bài tập hóa học [3, 39, 40]

Bài tậ p hóa học là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thờ i

cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm đượ c

một tri thức hay k ỹ năng nhất định.

1.5.1. Ý nghĩ a, tác d ụng của bài t ậ p hóa học ở tr ườ ng phổ thông 

Page 32: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 32/140

Việc dạy học không thể thiếu bài tậ p. Sử dụng bài tậ p để luyện tậ p là một biện pháp hết

sức quan tr ọng góp phần nâng cao chất lượ ng dạy học.

Bài tậ p hóa học có những ý ngh ĩ a, tác dụng to lớ n về nhiều mặt.

1.5.1.1. Ý nghĩ a trí d ục

- Làm chính xác hoá các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở r ộng kiến thức

một cách sinh động, phong phú, hấ p dẫn. Chỉ khi vận dụng đượ c kiến thức vào việc giải bài

tậ p, học sinh mớ i nắm đượ c kiến thức một cách sâu sắc.

- Ôn tậ p, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tậ p, học sinh sẽ buồn

chán, nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy học sinh chỉ thích giải bài tậ p

trong giờ ôn tậ p.

- Rèn luyện các k  ĩ năng hóa học như cân bằng phươ ng trình phản ứng, tính toán theocông thức hóa học và phươ ng trình hóa học … Nếu là bài tậ p thực nghiệm sẽ rèn các k  ĩ  

năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục k  ĩ thuật tổng hợ  p học sinh.

- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đờ i sống, lao động sản xuất và

 bảo vệ môi tr ườ ng.

- Rèn luyện k  ĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.

1.5.1.2. Ý nghĩ a phát triể nPhát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lậ p, thông

minh và sáng tạo.

1.5.1.3. Ý nghĩ a giáo d ục

Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hóa học.

Bài tậ p thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hoá lao động (lao động có tổ chức, có k ế 

hoạch, gọn gàng, ngăn nắ p, sạch sẽ nơ i làm việc).

1.5.2. Phân loại bài t ậ p hóa học

1.5.2.1. Dự a vào nội dung toán học của bài t ậ p 

- Bài tậ p định tính

- Bài tậ p định lượ ng

1.5.1.2. Dự a vào hoạt động của học sinh 

- Bài tậ p lý thuyết

- Bài tậ p thực nghiệm

1.5.1.3. Dự a vào nội dung hóa học của bài t ậ p 

Page 33: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 33/140

- Bài tậ p hóa đại cươ ng:

+ Bài tậ p về chất khí

+ Bài tậ p về dung dịch

+ Bài tậ p điện phân...

- Bài tậ p hóa vô cơ :

+ Bài tậ p về các kim loại

+ Bài tậ p về các phi kim

+ Bài tậ p về các hợ  p chất oxit, axit, bazơ , muối...

- Bài tậ p hóa hữu cơ :

+ Bài tậ p về hiđrocacbon

+ Bài tậ p vè ancol - phenol - amin

+ Bài tậ p về anđehit - axit cacboxylic - este...

1.5.1.4. Dự a vào nhiệm vụ đặt ra và yêu cầu của bài t ậ p 

- Bài tậ p cân bằng phươ ng trình phản ứng

- Bài tậ p viết chuỗi phản ứng

- Bài tậ p điều chế 

- Bài tậ p nhận biết

- Bài tậ p tách các chất ra khỏi hỗn hợ  p- Bài tậ p xác định thành phần hỗn hợ  p

- Bài tậ p lậ p công thức phân tử 

- Bài tậ p tìm nguyên tố chưa biết...

1.5.1.5. Dự a vào khố i l ượ ng kiế n thứ c, mứ c độ đơ n giản - phứ c t ạ p của bài t ậ p 

- Bài tậ p dạng cơ bản

- Bài tậ p tổng hợ  p

1.5.1.6. Dự a vào cách thứ c tiế n hành kiể m tra 

- Bài tậ p tr ắc nghiệm

- Bài tậ p tự luận

1.5.1.7. Dự a vào phươ ng pháp giải bài t ậ p 

- Bài tậ p tính theo công thức và phươ ng trình

- Bài tậ p biện luận

- Bài tậ p dùng các giá tr ị trung bình...1.5.1.8. Dự a vào mục đ ích sử d ụng  

Page 34: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 34/140

- Bài tậ p dùng kiểm tra đầu giờ  

- Bài tậ p dùng củng cố kiến thức

- Bài tậ p dùng ôn luyện, tổng k ết

- Bài tậ p dùng bồi dưỡ ng học sinh giỏi

- Bài tậ p dùng phụ đạo học sinh yếu...

1.5.2. Các phươ ng pháp gi ải bài toán Hóa học

1.5.2.1. Phươ ng pháp bảo toàn

a) Bảo toàn đ i ện tích

 Nguyên t ắ c: Tổng điện tích dươ ng luôn luôn bằng tổng điện tích âm về giá tr ị tuyệt đối.

Vì thế dung dịch luôn luôn trung hoà về điện.

b) Bảo toàn khố i l ượ ng 

 Nguyên t ắ c

- Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượ ng của các sản phẩm bằng tổng khối

lượ ng của các chất phản ứng.

- Khi cô cạn dung dịch thì khối lượ ng hỗn hợ  p muối thu đượ c bằng tổng khối lượ ng

của các cation kim loại và anion gốc axit.

c) Bảo toàn electron

 Nguyên t ắ c : Trong quá trình phản ứng thì: S ố e nhườ ng = S ố e thu

hoặc:  S ố mol e nhườ ng = S ố mol e thu

Khi giải không cần viết phươ ng trình phản ứng mà chỉ cần tìm xem trong quá trình phản

ứng có bao nhiêu mol e do chất khử nhườ ng ra và bao nhiêu mol e do chất oxi hoá thu vào.

Điều quan tr ọng nhất khi áp dụng phươ ng pháp này đó là việc phải nhận định đúng tr ạng

thái đầu và tr ạng thái cuối của các chất oxi hóa và các chất khử. Phươ ng pháp này đặc biệt

hữu dụng đối vớ i các bài toán biện luận nhiều tr ườ ng hợ  p xảy ra.

1.5.2.2. Phươ ng pháp đại số  

Cách gi ải 

- Viết các phươ ng trình phản ứng.

- Đặt ẩn số cho các đại lượ ng cần tìm.

- Tính theo các phươ ng trình phản ứng và các ẩn số đó để lậ p ra phươ ng trình đại số.

- Giải phươ ng trình đại số (hoặc hệ phươ ng trình) và biện luận k ết quả .1.5.2.3. Phươ ng pháp trung bình (khối lượ ng mol trung bình)

Page 35: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 35/140

Page 36: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 36/140

khác, nhưng do phản ứng vớ i H2O lại cho cùng một chất. Ví dụ tr ộn Na2O vớ i dung dịch

 NaOH ta đượ c cùng một chất là NaOH).

- Tr ộn 2 dung dịch của chất A vớ i nồng độ khác nhau, ta thu đượ c một dung dịch chất

A vớ i nồng độ duy nhất. Như vậy lượ ng chất tan trong phần đặc giảm xuống phải bằng

lượ ng chất tan trong phần loãng tăng lên.

Sơ  đồ tổng quát của phươ ng pháp đườ ng chéo như sau:

1 2

2 1

D x x

D x x

 

x1, x2, x là khối lượ ng chất ta quan tâm vớ i x1 > x > x2 

D1, D2 là khối lượ ng hay thể tích các chất (hay dung dịch) đem tr ộn lẫn.

* Khi sử d ụng sơ  đồ đườ ng chéo ta cần chú ý :

- Chất r ắn coi như dung dịch có C = 100%

- Dung môi coi như dung dịch có C = 0%

1.5.3. S ử d ụng bài t ậ p Hóa học trong gi ảng d ạ y ở tr ườ ng phổ thông 

1.5.3.1. Lự a chọn bài t ậ p

Việc lựa chọn bài tậ p cần từ các nguồn sau đây:

- Các sách giáo khoa hóa học và sách bài tậ p hóa học phổ thông.

- Các sách bài tậ p hóa học có trên thị tr ườ ng.

- Các bài tậ p trong giáo trình đại học dùng cho học sinh giỏi hoặc cải biến cho phù hợ  p

vớ i phổ thông.

1.5.3.2. S ử d ụng bài t ậ p trong d ạ y học hóa học

Ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài tậ p. Khi dạy học bài mớ i có thể dùng bài tậ p để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiế p từ phần

này sang phần kia, để củng cố bài, để hướ ng dẫn học sinh học bài ở nhà.

Khi ôn tậ p, củng cố, luyện tậ p và kiểm tra - đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài tậ p. ở  

Việt Nam khái niệm “bài tậ p” đượ c dùng theo ngh ĩ a r ộng, bài tậ p có thể là câu hỏi hay bài

toán.

a) Sử dụng bài tập để củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thứ c, và hình thành quy luật

của các quá trình hóa học.

x-x2

x

x1-x 

x1

x2

D1

D2

Page 37: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 37/140

Trong học tậ p hóa học, việc tìm ra quy luật tươ ng tác giữa các chất là r ất quan tr ọng, nó

giúp học sinh nhớ  lâu kiến thức và vận dụng đượ c vào những tr ườ ng hợ  p tươ ng tự, tránh

cách nhớ máy móc, học thuộc lòng. Vì vậy, nên sử dụng bài tậ p để khái quát hóa kiến thức

hình thành quy luật. 

Bài tậ p hóa học ngoài tác dụng đào sâu, mở r ộng, ôn tậ p, hệ thống hóa kiến thức, rèn tư 

duy và k ỹ năng hóa học còn giúp giáo viên kiểm tra để nắm đượ c trình độ nắm vững kiến

thức của học sinh, uốn nắn những cái sai cho các em và điều chỉnh việc dạy của mình cho

 phù hợ  p vớ i trình độ học sinh.

Để phục vụ cho việc giảng dạy từng bài, từng chươ ng và cả chươ ng trình, giáo viên cần

xây dựng các bài tậ p thành một hệ thống logic chặt chẽ, bài tr ướ c gợ i ý cho bài sau, bài sâu

mở r ộng và đào sâu thêm kiến thức ở bài tr ướ c. Hết sức tránh ra bài tậ p một cách tùy tiện, tự do, không có suy tính tr ướ c

b) Sử dụng bài tập để rèn k  ĩ năng

Muốn hình thành k  ĩ năng không thể giải một bài tậ p mà phải giải một số bài tậ p cùng

dạng. Nếu như các bài tậ p này hoàn toàn giống nhau (chỉ khác số liệu) thì sẽ gây nhàm

chán, nhất là đối vớ i học sinh khá, giỏi. Do vậy, cần phải bổ sung những chi tiết mớ i, vừa có

tác dụng mở r ộng, đào sâu kiến thức và gây hứng thú cho học sinh, cần có những  bộ” bài

tậ p để rèn từng kiểu tư duy và từng loại k ỹ năng của hóa học. K ỹ năng thao tác và tư duy

hóa học, đó là những k ỹ năng :

- Tiến hành một số thí nghiệm hóa học đơ n giản (lắ p ráp thí nghiệm, quan sát và giải

thích hiện tượ ng, dẫn ra các phản ứng hóa học để minh họa...)

- K ỹ năng vận dụng kiến thức để lý giải, phân tích một số sự kiện cụ thể trong bản thân

môn học, một số hiện tượ ng hóa học trong đờ i sống thườ ng ngày.

- K ỹ năng phân tích, tổng hợ  p, so sánh, hệ thống hóa kiến thức.

Phân tích k  ĩ tác dụng của từng bài tậ p, nhất là những bài tậ p hay, điển hình xem nó có

tác dụng rèn k ỹ năng thao tác và tư duy hóa học nào r ồi dùng phươ ng pháp tươ ng tự nhân ra

một số bài cùng dạng để rèn k ỹ năng thao tác và tư duy hóa học đó. Cũng có thể dùng các

 bài tậ p cùng dạng để khắc sâu cho học sinh một kiến thức nào đó.

c) Sử dụng bài tập để rèn tư duy logic

Để rèn tư duy logic cần sử dụng bài tậ p mà khi giải cần dựa vào tính logic của vấn đề,sử dụng nhiều bài toán có nội dung biện luận để tăng cườ ng tính suy luận cho học sinh khi

Page 38: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 38/140

học tậ p hóa học.

 Nhiều bài toán có phần tính toán đơ n giản nhưng có nội dung biện luận hóa học phong

 phú, sâu sắc là phươ ng tiện tốt để rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh.

Xây dựng nhiều bài tậ p thực nghiệm định lượ ng để khai thác sâu sắc mặt định lượ ng của

các quá trình hóa học.

Hiện nay có khá nhiều sách bài tậ p hóa học các loại, số lượ ng bài tậ p đã có khá lớ n, nội

dung phong phú nhưng bài tậ p thực nghiệm định lượ ng còn ít và chưa đượ c chú ý sử dụng.

Ta cần nghiên cứu xây dựng thêm những bài tậ p loại này.

Chúng ta thườ ng dùng những phản ứng đặc tr ưng (định tính) để nhận biết hoặc phân biệt

chất này vớ i chất khác, nhưng sự khác nhau về lượ ng giữa các chất tham gia và tạo thành

trong các phản ứng hóa học cũng có thể giúp ta nhận biết hoặc phân biệt chất này vớ i chấtkhác. Sự hiểu biết về mặt định lượ ng của các phản ứng hóa học cao hơ n ở mức định tính.

Để giải các bài tậ p loại này học sinh phải biết vận dụng tốt mặt định lượ ng do đó các em

nắm kiến thức một cách sâu sắc hơ n.

d) Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lự c phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề 

Trong nền kinh tế thị tr ườ ng cạnh tranh phát triển thì phát hiện sớ m vấn đề và giải quyết

tốt vấn đề là một năng lực bảo đảm sự thành công trong cuộc sống. Vì vậy, rèn cho học sinh

năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề hiện nay cần đượ c đặt ra như một mục tiêu

giáo dục, đào tạo.

Bài tậ p hoá học có r ất nhiều khả năng rèn cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải

quyết vấn đề. Dạng bài tậ p này ngoài cách giải thông thườ ng còn có cách giải thông minh,

độc đáo dựa vào những điểm đặc biệt của mỗi bài tậ p.

Muốn xây dựng bài tậ p dạng này, ta cần giải r ất nhiều các dạng bài tậ p thông thườ ng để 

tìm những tình huống độc đáo trên cơ sở  đó tạo ra bài tậ p mớ i.

e) Sử dụng sơ  đồ trong việc giải bài tập

Có thể sử dụng sơ  đồ ở bất k ỳ giai đoạn nào của quá trình dạy học hóa học đặc biệt ở  

giai đoạn ôn tậ p, củng cố, hoàn thiện, hệ thống hóa kiến thức, k ỹ năng cũng như khi kiểm

tra đánh giá chất lượ ng học tậ p của học sinh.

Dùng sơ  đồ khi giải bài tậ p giáo viên tiết kiệm đượ c lờ i nói và thờ i gian vì nó là hình

thức trình bày ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nêu bật lên đượ c những dấu hiệu bản chất của

các định ngh ĩ a, các hiện tượ ng và khái niệm. Có thể dùng sơ  đồ trong các tr ườ ng hợ  p sau

đây :

Page 39: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 39/140

Page 40: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 40/140

Page 41: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 41/140

- Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử: tác dụng vớ i phi kim, vớ i dung dịch

axit HCl, H2SO4 loãng; vớ i dung dịch axit HNO3, H2SO4 đặc; tác dụng vớ i dung dịch muối.

- Cặ p oxi hóa - khử của kim loại, so sánh tính chất những cặ p oxi hóa - khử. Dãy điện

hóa của kim loại và ý ngh ĩ a dãy điện hóa của kim loại.

- Hợ  p kim: định ngh ĩ a, cấu tạo của hợ  p kim, liên k ết hóa học trong hợ  p kim, tính chất và

ứng dụng của hợ  p kim.

- Sự ăn mòn kim loại và các phươ ng pháp chống ăn mòn kim loại.

- Nguyên tắc điều chế kim loại và 3 phươ ng pháp điều chế kim loại (thủy luyện, nhiệt

luyện và điện phân).

b) K ỹ năng 

- Từ đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử kim loại suy ra tên, vị trí và tính chất của

kim loại và ngượ c lại.

- Dự đoán đượ c chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hóa.

- Xác định đượ c các phươ ng trình phản ứng chứng minh tính chất của kim loại.

- Phân biệt đượ c ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa ở một số hiện tượ ng thực tiễn cuộc

sống.

- Sử dụng và bảo quản hợ  p lý một số đồ dùng bằng kim loại và hợ  p kim dựa vào đặc

tính của chúng.- Lựa chọn đượ c phươ ng pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợ  p.

2.1.2.2. Kim loại kiề m – Kiề m thổ - Nhôm

a) Kiến thứ c cơ bản và trọng tâm

* Kim loại phân nhóm chính nhóm I (nhóm kim loại kiề m) 

- Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý đặc tr ưng của kim loại

kiềm (màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, khối lượ ng riêng, độ cứng...).

- Cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học đặc tr ưng của các kim loại kiềm là tính khử 

mạnh nhất: tác dụng vớ i phi kim, vớ i axit và vớ i nướ c.

- Ứ ng dụng của kim loại kiềm. Điều chế kim loại kiềm.

- Một số hợ  p chất quan tr ọng của Na (NaOH, NaCl, Na2CO3): tính chất, ứng dụng, điều

chế. Cách nhận biết các hợ  p chất của Na.

* Kim loại phân nhóm chính nhóm II  

- Vị trí của kim loại phân nhóm chính nhóm II trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý vàtính chất hóa học đặc tr ưng của kim loại nhóm IIA (tính khử mạnh).

Page 42: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 42/140

- Ứ ng dụng và điều chế kim loại phân nhóm chính nhóm II.

- Một số hợ  p chất quan tr ọng của Ca (CaO, Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4): tính chất, ứng

dụng, điều chế.

- Nướ c cứng, các loại nướ c cứng và tác hại của nướ c cứng, nguyên tắc và các phươ ng

 pháp làm mềm nướ c.

* Nhôm 

- Vị trí của Al trong bảng tuần hoàn. Cấu tạo nguyên tử Al. Tính chất vật lý. Tính chất

hóa học của Al là tính khử mạnh. Ứ ng dụng của Al. Sản xuất Al.

- Hợ  p chất của Al (Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, Al2(SO4)3): tính chất, ứng dụng.

- Một số hợ  p kim quan tr ọng của Al: thành phần, tính chất và ứng dụng.

b) K ỹ năng 

- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và k ết luận về tính chất của đơ n chất và một số 

hợ  p chất kim loại kiềm, kim loại nhóm IIA và Al.

- Viết các phươ ng trình hóa học minh họa tính chất hóa học và mô tả, giải thích các hiện

tượ ng trong cuộc sống.

- Giải các bài tậ p liên quan.

2.1.2.3. Crom -S ắ t –  Đồng 

a) Kiến thứ c cơ bản và trọng tâm * Crom và hợ  p chấ t của Crom 

- Vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý.

- Cấu tạo và tính chất hóa học của Crom. Ứ ng dụng và sản xuất Crom bằng phươ ng

 pháp nhiệt nhôm.

- Tính chất một số hợ  p chất: CrO, Cr 2O3, CrO3, Cr(OH)2, Cr(OH)3, Cr 2+, Cr 3+,

2 24 2 7CrO ,Cr O .

* S ắ t và hợ  p chấ t, hợ  p kim của sắ t  

- Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý.

- Cấu tạo và tính chất hóa học của sắt.

- Tính chất, điều chế và ứng dụng của một số hợ  p chất: FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3,

Fe2+, Fe3+.

- Phân loại, tính chất, ứng dụng và sản xuất gang, thép.

* Đồng và hợ  p chấ t của đồng  - Vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý.

Page 43: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 43/140

Page 44: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 44/140

  - Giảng dạy mỗi tính chất theo phươ ng pháp nêu vấn đề thực nghiệm hoặc dữ kiện thí

nghiệm hoặc các hiện tượ ng, dữ kiện thực tế, sau đó giải thích và k ết luận.

- Có một số kim loại (Al, Zn...) vừa tan đượ c trong dung dịch axit mạnh, vừa tan đượ c

trong dung dịch kiềm mạnh.

- Al, Fe, Cr là những kim loại hoạt động nhưng không tác dụng vớ i axit HNO3 và H2SO4 

đặc nguội.

- Nguyên nhân gây ra tính chất vật lý chung của các kim loại.

- Các tính chất hóa học của kim loại học sinh đã biết nên giáo viên ghép hệ thống hóa

kiến thức riêng lẻ, trình bày ở dạng sơ  đồ, khái quát để học sinh dễ nhớ .

- Giải thích sự điện phân theo quan điểm lý thuyết về sự điện ly, quy luật phản ứng hóa

học để xác định đượ c đúng các quá trình oxi hóa - khử trên các điện cực, thứ tự theo khả 

năng khử các anion, cation...khi điện phân hỗn hợ  p dung dịch các chất vớ i các vật liệu làm

điện cực khác nhau.

- Giải thích bản chất của sự ăn mòn theo quan điểm của thuyết electron, cơ sở hóa học

của các biện pháp chống ăn mòn kim loại.

- Các kiến thức về kim loại đã đượ c học sinh tích lũy khi nghiên cứu phi kim nên giáo

viên có thể sử dụng phươ ng pháp nêu vấn đề, tăng cườ ng hoạt động độc lậ p của học sinh,

tiến hành theo con đườ ng suy diễn: từ tính chất chung của kim loại, đặc điểm tính chấtchung của phân nhóm đến tính chất của các kim loại cụ thể.

- Nhấn mạnh tính chất khác biệt của từng kim loại so vớ i tính chất chung của nhóm và

giải thích; so sánh vớ i các nguyên tố trong nhóm, giữa các nhóm nguyên tố khác nhau, để 

củng cố quy luật biến thiên tính chất trong nhóm, trong chu k ỳ, lý giải những hiện tượ ng trái

quy luật.

- Lưu ý phần “pin đ iện hóa” và “thế  đ iện cự c chuẩ n của kim loại” là những phần mớ i

và khó, giáo viên nên k ết hợ  p nhiều phươ ng pháp để đạt hiệu quả cao.

2.2. Một số dạng bài tập trắc nghiệm khách quan

2.2.1. Dạng 1: Lý thuyế t cơ bản

Đây là dạng bài tậ p đại cươ ng chỉ đòi hỏi mức độ nhận thức “biết” là chính. Yêu cầu đối

vớ i học sinh là phải nắm chắc các khái niệm cơ bản, các định ngh ĩ a cũng như hệ thống lý

thuyết. Tuy nhiên, học sinh cần lưu ý là do phạm vi bài tậ p dạng này khá r ộng nên cần bao

quát kiến thức và cẩn thận vớ i ngôn từ hóa học.2.2.2. Dạng 2: Tính chấ t của kim loại 

Page 45: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 45/140

Đây là loại bài tậ p phong phú nhất về nội dung, đồng thờ i cũng là loại bài tậ p nhiều dạng

nhất, r ất hay gặ p. Cần lưu ý :

- Nắm vững cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố, nắm vững cấu tạo bảng hệ thống tuần

hoàn các nguyên tố. Trên cơ sở  đó có thể từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất (đơ n chất và

hợ  p chất) của nguyên tố và ngượ c lại.

- Phải nắm thật chắc tính chất của các đơ n chất và hợ  p chất, cả về tính chất vật lí lẫn tính

chất hoá học, công thức tổng quát, công thức cấu tạo của các chất. Đặc biệt từ cấu tạo các

chất nắm đượ c nguyên nhân của tính chất các chất. Từ đó so sánh, giải thích, sắ p xế p đượ c

mức độ tính chất giữa các chất.

2.2.3. Dạng 3: Xác đị nh tên nguyên t ố kim loại 

Đây là một dạng bài tậ p dễ gặ p và khá thông dụng. Dạng bài tậ p này đòi hỏi học sinh có

nền tảng kiến thức nhất định về cấu tạo nguyên tử, cấu tạo bảng tuần hoàn, viết các phươ ng

trình thể hiện tính chất hóa học cũng như phươ ng trình điều chế, nhận biết thông qua các

hiện tượ ng tr ực quan. Bên cạnh đó, để làm nhanh và chính xác bài tậ p tr ắc nghiệm, học sinh

cần có k  ĩ năng phân tích, so sánh, suy luận và cả loại tr ừ.

2.2.4. Dạng 4: Đi ều chế - sản xuấ t 

Vớ i dạng bài tậ p này, học sinh cần nắm rõ quy trình điều chế hay sản xuất một chất cụ 

thể. Tuy nhiên, ở mức độ cao hơ n, học sinh còn cần phải biết cách hệ thống và liên hệ đếncác kiến thức liên quan và vận dụng tạo thành sơ  đồ điều chế - sản xuất. Bên cạnh, yếu tố 

hết sức cần thiết là vấn đề hiệu suất và các lý thuyết về phản ứng, đượ c sử dụng khá nhiều

trong dạng bài tậ p này.

2.2.5. Dạng 5: Nhận bi ế t - tách chấ t 

Dạng bài tậ p này ở chươ ng trình phổ thông đượ c xem như “khó” đối vớ i học sinh vì học

sinh cần có khả năng tổng hợ  p, so sánh và đặc biệt là k  ĩ năng làm thí nghiệm hóa học.

Để làm tốt loại bài tậ p này, cần :

* Đối vớ i dạng nhận biết

- Nắm vững tính chất vật lí và tính chất hoá học của chất cần nhận biết. Dùng phản ứng

đặc tr ưng của các chất đó vớ i thuốc thử để tạo ra một trong các hiện tượ ng có thể tri giác

đượ c như đổi màu, k ết tủa, có mùi riêng biệt hoặc sủi bọt khí,...

- Nắm vững các thuốc thử cho từng loại hợ  p chất, ion cần nhận biết. Ví dụ nhận biết

muối clorua hay hợ  p chất có ion Cl

-

ngườ i ta dùng dung dịch AgNO3 sẽ có dấu hiệu k ết tủa

Page 46: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 46/140

tr ắng của AgCl ; nhận biết muối sunfat tan hay axit H2SO4 có ion 24SO

dùng thuốc thử là

dung dịch BaCl2 sẽ cho k ết tủa tr ắng BaSO4,...

Trên các cơ sở  đó có thể nhận biết đượ c các chất theo yêu cầu.

* Đối vớ i dạng tách chất 

Thực tế hay dùng 2 phươ ng pháp để tách biệt, tinh chế chất.

- Phươ ng pháp vật lí :

+ Dùng phươ ng pháp lọc để tách chất không tan khỏi chất lỏng.

+ Dùng phươ ng pháp lượ m nhặt để tách các chất r ắn có sự khác nhau về tinh thể, màu

sắc,... ra khỏi nhau.

-  Phươ ng pháp hoá học : Dùng phản ứng thích hợ  p chuyển dần các thành phần của

hỗn hợ  p sang dạng trung gian, r ồi từ dạng trung gian này lại dùng phản ứng hoá học để chuyển sang dạng ban đầu của chúng trong hỗn hợ  p.

2.2.6. Dạng 6: Gi ải thích hi ện t ượ ng 

K  ĩ năng quan sát, nhận xét và hệ thống kiến thức là r ất quan tr ọng. Theo dõi hiện tượ ng

xảy ra, viết phươ ng trình phản ứng cụ thể từng quá trình thí nghiệm, sau đó xác định k ết

quả, theo yêu cầu của đề. Cần lưu ý, k ết quả mỗi quá trình thu đượ c thườ ng xác định theo

sản phẩm chính.

2.2.7. Dạng 7: Bài t ậ p thự c hành

Các thao tác, k  ĩ năng làm thí nghiệm chính là nội dung chính của dạng bài tậ p, vớ i mục

đích hướ ng học sinh hoàn thiện hơ n không chỉ lý thuyết mà còn cả thực nghiệm. Hiện dạng

 bài tậ p này tươ ng đối ít nhưng đang và sẽ đượ c chú tr ọng hơ n nữa trong tươ ng lai.

2.2.8. Dạng 8: Ứ ng d ụng của kim loại 

Vớ i dạng bài tậ p này, học sinh cần phải liên hệ thực tế trong quá trình học tậ p, đáp ứng

yêu cầu đổi mớ i là gắn hóa học vớ i thực tiễn cuộc sống. Học sinh phải quan tâm hơ n đến vai

trò của phần Ứ ng dụng của mỗi kim loại cụ thể.

2.2.9. Dạng 9: Bài t ậ p tính toán t ổ ng hợ  p

Đây là dạng bài tậ p đòi hỏi nhiều k ỹ năng tổng hợ  p, tính toán, suy luận, phân tích, so

sánh, hệ thống...ở các mức độ nhận thức khác nhau. Bên cạnh đó, học sinh còn phải biết vận

dụng linh hoạt vớ i từng dạng toán cụ thể, có thể là một phươ ng pháp hoặc phối hợ  p nhiều

 phươ ng pháp.Cần lưu ý một số phươ ng pháp gi ải nhanh bài tậ p tr ắc nghiệm Hóa học sau:

Page 47: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 47/140

- Phươ ng pháp 1: phươ ng pháp giải toán áp dụng định luật bảo toàn: khối lượ ng, bảo

toàn electron...

- Phươ ng pháp 2: phươ ng pháp đườ ng chéo, sơ  đồ 

- Phươ ng pháp 3: phươ ng pháp tăng giảm khối lượ ng

- Phươ ng pháp 4: phươ ng pháp trung bình

2.3. Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan

 Dạng 1. LÝ THUYẾT CƠ BẢN

Câu 1: Phản ứng nhiệt nhôm là

A. pư của nhôm vớ i khí oxi. B. dùng CO để khứ nhôm oxit.

C. pư của nhôm vớ i các oxit kim loại. D. pư nung nóng Al(OH)3.

Câu 2: Dãy kim loại gồm các kim loại chuyển tiế p là:A. Ca, Zn, Ag. B. Cr, Fe, Cu.

C. Ca, Fe, Ag. D. Cr, Cu, Ba.

Câu 3: Trong các hợ  p chất NaCrO2, K 2CrO4, (NH4)2Cr 2O3 số oxi hóa của Cr lần lượ t là:

A. +2, +6, +3. B. +3, +2, +6.

C. +3, +6, +2. D. +2, +3, +6.

Câu 4: Chọn phát biểu không đúng về crom.

A. Crom là nguyên tố thuộc ô thứ 24, chu kì IV, nhóm VIB, có cấu hình electron [Ar]

3d54s1.

B. Nguyên tử khối crom là 51,996; cấu trúc tinh thể lậ p phươ ng tâm diện.

C. Khác vớ i kim loại phân nhóm chính, crom có thể tham gia liên k ết bằng electron của cả 

 phân lớ  p 4s và 3d.

D. Trong hợ  p chất, crom có các mức oxi hóa đặc tr ưng là +2, +3 và +6.

Câu 5: Từ các cặ p oxi hóa khử sau: Fe2+

/Fe, Mg2+

/Mg, Cu2+

/Cu và Ag+

/Ag, số pin điện hóacó thể lậ p đượ c tối đa là

A. 3. B. 4.

C. 5. D. 6.

Câu 6: Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8.

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s2 

Câu 7: Dãy các kim loại đượ c xế p theo quy luật tính kim loại giảm dần là:

A. Na, Mg, Al, K. B. K, Na, Mg, Al.

Page 48: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 48/140

  C. Al, Mg, Na, K. D. Na, K, Mg, Al.

Câu 8: Trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử kim loại

A. chỉ thể hiện tính khử.

B. chỉ thể hiện tính oxi hoá.

C. thể hiện tính oxi hoá hay tính khử tùy kim loại cụ thể.

D. thể hiện tính oxi hoá hay tính khử tùy vào phản ứng cụ thể.

Câu 9: Những tính chất vật lí chung của kim loại, do

A. ion dươ ng kim loại gây ra. B. electron tự do gây ra.

C. mạng tinh thể kim loại gây ra. D. nguyên tử kim loại gây ra.

Câu 10: Sự phá huỷ kim loại do kim loại phản ứng vớ i hơ i nướ c hoặc chất khí ở nhiệt độ 

cao, gọi là

A. sự gỉ kim loại. B . sự ăn mòn hoá học.

C. sự ăn mòn điện hoá. D. sự lão hoá của kim loại.

Câu 11: Phươ ng pháp để điều chế kim loại là

A. phươ ng pháp thuỷ phân. B. phươ ng pháp nhiệt phân.

C. phươ ng pháp điện phân. D. cả A, B, C.

Câu 12: Trong số các kim loại: Zn, Ca, Cu, Mg, nguyên tử của nguyên tố có cấu hình

electron bất thườ ng làA. Ca. B. Mg.

C. Zn. D. Cu.

Câu 13: Chọn phát biểu không đúng.

A. Số electron ở lớ  p ngoài cùng của nguyên tử kim loại thườ ng có ít (1 đến 3 e).

B. Số electron ở lớ  p ngoài cùng của nguyên tử phi kim thườ ng có 4 đến 7.

C. Trong mỗi chu k ỳ, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơ n nguyên tử phi kim.

D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thườ ng bằng nhau.

Câu 14: Cho 3 kim loại X, Y, Z biết Eo của hai cặ p oxi hóa - khử X2+/X = - 0,76V và Y2+/Y

= 0,34V. Cho Z vào dung dịch muối của Y thì có phản ứng xảy ra, còn khi cho Z vào dung

dịch muối X thì không có phản ứng. Biết Eo của pin X - Z = 0,63V thì Eo của pin Y - Z bằng

A. 1,73V. B. 0,47V.

C. 2,49V. D. 0,21V.

Câu 15: Bản chất của phản ứng giữa nhôm vớ i dung dịch kiềm ăn da làA. Al kim loại khử ion Na+. B. ion Al3+ k ết hợ  p vớ i ion -OH .

Page 49: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 49/140

C. Al kim loại khử ion -OH trong NaOH. D. Al kim loại khử ion +H trong H2O.

Câu 16: Nguyên tử kim loại kiềm có số electron ở phân lớ  p s của lớ  p electron ngoài cùng là

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4.

Câu 17: Cho các cặ p oxi hoá - khử sau : Cu2+/Cu; Al3+/Al; Fe3+/Fe2+; H+/H; Fe2+/Fe

Sự sắ p xế p biểu thị  đúng thứ tự tăng dần khả năng oxi hoá của các dạng oxi hoá là:

A. Cu2+/Cu < Fe2+/Fe < H+/H < Fe3+/Fe2+ < Al3+/Al.

B. Fe3+/Fe2+ < Al3+/Al < H+/H < Fe2+/Fe < Cu2+/Cu.

C. Fe2+/Fe < Fe3+/Fe2+ < H+/H < Al3+/Al < Cu2+/Cu.

D. Al3+/Al < Fe2+/Fe < H+/H < Cu2+/Cu < Fe3+/Fe2+.

Câu 18: Cho thanh Fe nhúng vào các dung dịch sau: CuCl2; HCl; CuCl

2+ HCl; FeCl

3. Số 

tr ườ ng hợ  p xảy ra sự ăn mòn điện hoá học là

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4.

Câu 19: Đối vớ i các kim loại, chọn điều khẳng định đúng.

A. Crom cứng nhất, xesi mềm nhất. B. Nhôm mềm nhất.

C. Đồng dẫn điện tốt nhất. D. Nhiệt độ nóng chảy của xesi là nhỏ nhất.

Câu 20: Chọn phát biểu đúng.A. Kim loại có tính khử lớ n nhất trong bảng tuần hoàn là kali.

B. Tính chất vật lý của kim loại kiềm biến đổi có quy luật theo chiều tăng điện tích hạt

nhân.

C. Kim loại nhóm IIA có chung kiểu mạng tinh thế.

D. Tất cả kim loại kiềm đều nhẹ hơ n nướ c.

Câu 21: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm chính của nhóm sau đây chỉ gồm toàn

kim loại là:

A. nhóm I (tr ừ hidro). B. nhóm I (tr ừ hidro) và II.

C. nhóm I (tr ừ hidro), II và III. D. nhóm I (tr ừ hidro), II, III và IV.

Câu 22: Hầu hết các kim loại đều có ánh kim là do

A. kim loại hấ p thu đượ c các tia sáng tớ i.

B. các kim loại đều ở thể r ắn.

C. các electron tự do trong kim loại có thể phản xạ những tia sáng trông thấy.D. kim loại màu tr ắng bạc nên giữ đượ c các tia sáng trên bề mặt kim loại.

Page 50: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 50/140

Page 51: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 51/140

C. 2Al3+ + 3Cu → 2Al + 3Cu2+. D. 2Al + 3Cu → 2Al3+ + 3Cu2+.

Câu 30: Có các quá trình sau:

(1) Điện phân NaOH nóng chảy (2) Điện phân dd NaCl có màng ngăn

(3) Điện phân NaCl nóng chảy (4) Cho NaOH tác dụng vớ i dd HCl

Các quá trình mà ion Na+ bị khử thành Na là:

A. (1), (3) B. (1), (2)

C. (3), (4) D. (1), (2) và (4) 

Câu 31: So sánh pin điện hóa và ăn mòn kim loại, điều sau đây không đúng là

A. kim loại có tính khử mạnh hơ n luôn là cực âm.

B. pin điện hóa phát sinh dòng điện, ăn mòn kim loại không phát sinh dòng điện.

C. chất có tính khử mạnh hơ n bị ăn mòn.D. tên các điện cực giống nhau : catot là cực âm và anot là cực dươ ng.

Câu 32: Điện phân dd hh gồm AgNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3 (vớ i điện cực tr ơ ). Các kim

loại lần lượ t xuất hiện tại catot theo thứ tự là:

A. Ag - Cu – Fe. B. Fe - Ag – Cu.

C. Fe - Cu – Ag. D. Cu - Ag – Fe.

Câu 33: Nguyên tử khối trung bình của đồng kim loại là 63,546. Trong tự nhiên tồn tại hai

loại đồng vị đồng là 6529Cu, 63

29Cu. % 6529Cu theo số nguyên tử là

A. 27,3%. B. 26,7%.

C. 26,3%. D. 23,7%.

Câu 34: Chọn câu sai. 

A. Liên kêt trong đa số tinh thể hợ  p kim vẫn là liên kêt kim lọai

B. Kim loại có những tính chất vật lý chung: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh

kim.C. Để điều chế Mg, Al ngườ i ta dùng khí H2 hoặc CO để khử oxit kim loại tươ ng ứng ở  

nhiệt độ cao.

D. Các thiêt bị máy móc bằng sắt tiêp xúc vớ i hơ i nướ c ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn

mòn hóa học.

Câu 35: Trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố: Al, Na, Mg, Fe (ở tr ạng thái cơ bản) có số 

electron độc thân lần lượ t là:

A. 1, 1, 0, 4. B. 3, 1, 2, 2.C. 1, 1, 2, 8. D. 3, 1, 2, 8.

Page 52: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 52/140

* Để củng cố cũng như khắ c sâu thêm kiế n thứ c cho học sinh sau chươ ng đầu tiên của phần

kim loại là “ Đại cươ ng về kim loại”, giáo viên có thể áp d ụng nhữ ng câu hỏi trong d ạng 

này vớ i các mứ c độ nhận thứ c t ừ thấ  p đế n cao, t ừ cơ bản đế n nâng cao. T ừ  đ ó, giáo viên có

thể  k ế t hợ  p trong việc kiể m tra học sinh nhữ ng kiế n thứ c đ ã học như  cấ u hình electron,

đồng vị , cấ u t ạo nguyên t ử  , bảng tuần hoàn...

 Dạng 2. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI

Câu 1: Trong các kim loại dướ i đây, kim loại tác dụng vớ i dd Fe(NO3)3 tạo ra Fe là:

A. Fe, Cu. B. Zn, Fe.

C. Mg, Zn. D. Zn, Cu.

Câu 2: Phản ứng đặc tr ưng nhất của kim loại kiềm là pư 

A. tác dụng vớ i nướ c. B. tác dụng vớ i oxi.C. tác dụng vớ i dung dịch axit. D. tác dụng vớ i dd muối.

Câu 3: Nhóm các kim loại đều tác dụng vớ i nướ c lạnh tạo dd kiềm là:

A. Na, K, Mg, Ca. B. Be, Mg, Ca, Ba.

C. Ba, Na, K, Ca. D. K, Na, Ca, Zn.

Câu 4: Cho Fe vào dd AgNO3 dư, sau khi pư xảy ra hoàn toàn ta thu đượ c dd X và k ết tủa

Y. Trong dd X có chứa:

A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3; AgNO3.

C. Fe(NO3)2; AgNO3. D. Fe(NO3)3; Fe(NO3)2; AgNO3.

Câu 5: Tính kim loại của các nguyên tố trong dãy Mg – Ca - Ba– Sr 

A. tăng. B. giảm.

C. vừa tăng vừa giảm. D. không thay đổi.

Câu 6: Phản ứng chứng tỏ Fe2+ có tính khử yếu hơ n so vớ i Cu là

A. Fe + Cu

2+ Fe

2+

+ Cu. B. Fe

2+

+ Cu

Cu

2+

+ Fe.C. 2Fe3+ + Cu 2Fe2+ + Cu2+. D. Cu2+ + 2Fe2+ 2Fe3+ + Cu.

Câu 7: Cho các kim loại : Fe, Cu, Al, Ni và các dung d ịch : HCl, FeCl2, FeCl3, AgNO3. Số 

tr ườ ng hợ  p xảy ra phản ứng khi cho từng kim loại vào từng dd muối là

A.16. B. 10.

C. 12. D. 9.

Câu 8: Cho các kim loại sau : Mg, Fe, Cu, Ni. Kim loại vừa pư vớ i HCl vừa pư vớ i

Al2(SO4)3 là

A. Fe. B. Mg.

Page 53: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 53/140

  C. Cu. D.Ni.

Câu 9: Chọn câu không đúng trong các câu sau.

A. Fe tan trong dd CuSO4. B. Fe tan trong dd FeCl3.

C. Fe tan trong dd FeCl2. D. Cu tan trong dd FeCl3.

Câu 10: Cho Fe tác dụng vớ i H2O ở nhiệt độ nhỏ hơ n 570oC, sản phẩm thu đượ c là:

A. Fe3O4 và H2. B. Fe2O3 và H2.

C. FeO và H2. D. Fe(OH)3 và H2.

Câu 11: Các phản ứng của Fe vớ i chất sau đây sẽ cho hợ  p chất Fe2+ là

A. lưu huỳnh. B. iot

C. hơ i nướ c ở nhiệt độ > 570oC. D. cả A, B, C.

Câu 12: Chọn phản ứng sai.

A. Cu + Cl2  CuCl2.  B. Cu +1/2 O2 + 2 HCl CuCl2 + H2O.

C. Cu + H2SO4  CuSO4 +H2.  D. Cu + 2 FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2.

Câu 13: Cặ p kim loại bền trong không khí và nướ c do có màng oxit bảo vệ là:

A. Fe và Al. B. Fe và Cr.

C. Al và Cr. D. Mn và Cr.

Câu 14: Phản ứng sau đây không đúng là

A. Cr + 2F2  CrF4. B. 2Cr + 3Cl2     t 2CrCl3.C. 2Cr + 3S    t Cr 2S3. D. 3Cr + N2     t Cr 3 N2.

Câu 15: Kim loại bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là:

A. Zn, Al. B. Fe, Al.

C. Cu, Fe. D. Zn, Fe.

Câu 16: Chọn nhận xét đúng dướ i đây.

A. Nhôm kim loại không tác dụng vớ i nướ c do thế khử của nhôm lớ n hơ n khử của nướ c.

B. Trong pư của nhôm vớ i dd NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hóa.

C. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa tiế p và không tan trong nướ c do đượ c bảo

vệ bở i lớ  p màng Al2O3.

D. Do có tính khử mạnh nên nhôm pư vớ i các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều

kiện.

Câu 17: Cho phươ ng trình phản ứng:ot

2 2 2duFeCu S O 3 oxit.

Sau khi cân bằng, tỉ lệ số mol: 2 2 2FeCu S On : n là

A. 4:15. B. 1:17.

Page 54: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 54/140

  C. 2:12. D. 4:30.

Câu 18: Khi so sánh tính chất của Ca và Mg, nhận định không đúng là

A. đều đượ c điều chế bằng cách điện phân clorua nóng chảy.

B. đều tác dụng vớ i nướ c ở nhiệt độ thườ ng.

C. số electron hoá tr ị bằng nhau.

D. oxit đều có tính chất oxit bazơ .

Câu 19: Cho các phươ ng trình phản ứng sau:

(1) 2Al + 3MgSO4  → Al2(SO4)3 + 3Mg

(2) 2Al(hỗn hống Al-Hg) + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 

(3) 2Al + 3H2O + Ca(OH)2  → Ca(AlO2)2 + 3H2 

(4) Al + 6HNO3 (đặc,nguội)  → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

(5) 2Al + Fe2O3 ot  Al2O3 + 2Fe

Phươ ng trình phản ứng ở trên không đúng là:

A. (1), (2). B. (1), (4).

C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).

Câu 20: Nung a gam Zn vớ i b gam bột Ag2O trong điều kiện không có không khí. Sau phản

ứng thu đượ c hai chất r ắn. Trong đó, một chất không tan trong H2SO4 loãng còn một chất

tan không tạo khí. Tỉ lệ a : b là

A. 1 : 3,15. B. 1 : 3,56.

C. 1 : 3,57. D. 1 : 3,97.

Câu 21: Cho phản ứng: ZnO + Xot  Zn + XO. Vậy X có thể là

A. Cu. B. Sn.

C. Pb. D. C.

Câu 22: Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4.

Kim loại khử đượ c cả 4 dung dịch muối là

A. Fe. B. Mg.

C. Al. D. cả A, B và C đều không đúng.

Câu 23: Cho sơ  đồ biến đổi sau:

(1) X + HCl → Y + H2 (2) Y + dd NaOH → Z↓ + T

(3) Z + dd KOH → dung dịch M + ... (4) dd M + HCl (vừa đủ) → Z↓ + …

Trong số các kim loại sau đây (Fe, Zn, Al, Mg, Cu), kim loại thỏa mãn đượ c các biến đổi là:A. Al, Zn. B. Al.

Page 55: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 55/140

  C. Mg, Fe. D. Al, Cu.

Câu 24: Thả một mẩu Ba vào dung dịch Na2CO3 thì số phản ứng hóa học xảy ra trong thí

nghiệm là

A. 0. B. 1.

C. 2. D. 3.

Câu 25: Những chất dướ i đây đều tác dụng đượ c vớ i nhôm kim loại là:

A. dd HCl, HNO3 đặc (to), dd MgCl2, dd Ba(OH)2, Fe3O4, S, O2.

B. H2SO4 loãng, HNO3 đặc nguội, dd FeCl2, dd NH3, Fe2O3, Cl2.

C. dd CH3COOH, H2SO4 đặc (to), dd NaCl, dd KOH, H2O.

D. HNO3 loãng, H2SO4 đặc (to), dd NaOH, dd AgNO3, FeO, I2, O2.

Câu 26: Hỗn hợ  p kim loại đều tham gia pư tr ực tiế p vớ i dd muối sắt (III) là:

A. Fe, Mg, Cu. B. Ag, Na, Cu.

C. Au, Fe, K. D. Cu, K, Na.

Câu 27: Trong các cặ p kim loại sau: (1) Mg, Fe (2) Fe, Cu (3) Fe, Ag. Cặ p kim loại khi

tác dụng vớ i dd HNO3 có thể tạo ra dd chứa tối đa 3 muối (không k ể tr ườ ng hợ  p tạo

 NH4 NO3) là:

A. (1). B. (2) và (3).

C. (1) và (2). D. (1), (2) và (3).Câu 28: Cu kim loại có thể tác dụng vớ i

A. khí Cl2. B. dd HCl nóng.

C. dd HCl nguội. D. dd H2SO4 loãng.

Câu 29: Trong điều kiện thích hợ  p, những chất mà sắt có thể pư đượ c trong số các chất sau

: O2, Br 2, HCl, CuO, AgNO3, Fe2(SO4)3 là:

A. O2, HCl. B. CuO, Br 2. 

C. Fe2(SO4)3, AgNO3. D. cả 6 chất.

Câu 30: Cho các chất: (1) clo; (2) hiđro; (3) lưu huỳnh; (4) cacbon; (5) nướ c; (6) dung

dịch kiềm; (7) oxit sắt; (8) axit

Trong điều kiện thích hợ  p, nhôm phản ứng đượ c vớ i những chất là:

A. (2), (7), (8). B. (3), (4), (6).

C. (1), (5), (7). D. tất cả.

Câu 31: Cho bari kim loại vào các dung dịch sau:(X1) NaHCO3 (X2) CuSO4 (X3) (NH4)2CO3 (X4) NaNO3

Page 56: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 56/140

Page 57: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 57/140

A. SO2.  B. H2.

C. cả SO2 và H2. D. không có khí bay ra vì Zn bị thụ động trong H2SO4 đặc.

Câu 39: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, sản phẩm tạo ra có

A. Cu. B. Cu(OH)2.

C. CuO. D. CuS.

Câu 40: Khi hoà tan một vật bằng nhôm vào dd NaOH, pư đầu tiên xảy ra sẽ là

A. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2. B. 2Al+ 2NaOH +2H2O→2NaAlO2 + 3H2.

C. Al2O3 + 2NaOH→2NaAlO2+ H2O D. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

* Trong quá trình giảng d ạ y, giáo viên có thể dùng d ạng bài t ậ p này để khắ c sâu kiế n thứ c

cũng như  để kiể m tra đ ánh giá kiế n thứ c học sinh sau t ừ ng bài, t ừ ng chươ ng và cả ôn t ậ p

t ổ ng k ế t. Giáo viên cũng có thể dùng liên hệ vớ i các kiế n thứ c mang tính suy luận cao để  

học sinh rèn luyện t ư duy logic trong học t ậ p. 

 Dạng 3. XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ KIM LOẠI

Câu 1: Đốt 1 kim loại trong bình chứa khí clo thu đượ c 48,75gam muối, đồng thờ i thể tích

clo trong bình giảm 10,08 lít(đkc). Tên của kim loại bị đốt là

A. Mg. B. Al.

C. Fe. D. Cu.

Câu 2: Cho 4,55 gam hỗn hợ  p 2 muối cacbonat trung hoà của 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì

liên tiế p tan hoàn toàn trong dd HCl dư thu đượ c 1,12 lít CO2(đkc). Hai kim loại đó là

A. Li và Na. B. Ba và K.

C. K và Cs. D. Na và K.

Câu 3: Ba nguyên tố X, Y, Z ở cùng nhóm A và ở ba chu kì liên tiế p trong bảng tuần hoàn.

Tổng số hạt proton trong 3 nguyên tử bằng 70. Ba nguyên tố  đó là:

A. Be, Mg, Ca. B. Sr, Cd, Ba.C. Na, K, Rb. D. Mg, Ca, Sr.

Câu 4: X, Y là hai nguyên tố cùng nhóm và thuộc hai chu kì liên tiế p trong bảng tuần hoàn.

Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử X, Y bằng 32. X, Y là

A. Li và Na. B. Na và K.

C. Mg và Ca. D. Be và Mg.

Câu 5: Cho m (g) kim loại nhóm IIA tác dụng hoàn toàn vớ i 150ml dd HCl, thu đượ c 1,2g

khí hiđrô và 187,5g dd muối X có nồng độ 45,6%. Kim loại đó là

A. Be. B. Mg.

Page 58: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 58/140

  C. Ca. D. Sr.

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố hóa học có cấu hình electron 2 2 6 2 6 11s 2s 2p 3s 3p 4s là

A. Ca. B. K.

C. Mg. D. Na. 

Câu 7: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (n, p, e) bằng 93, trong đó số hạt

mang điện nhiều hơ n số hạt không mang điện là 23. X là kim loại

A. Cu. B. Mg.

C. Ca. D. Al.

Câu 8: Cho 7,28g kim loại M tác dụng hoàn toàn vớ i dd HCl, sau phản ứng thu đượ c

2,912lit khí H2 ở 27,3 oC; 1,1 atm. Kim loại M là

A. Zn. B. Mg.C. Fe. D. Al.

Câu 9: Ngâm một thanh kim loại M có khối lượ ng 60g trong dd HCl. Sau pư thu đượ c

336ml H2 (đktc) và khối lượ ng lá kim loại giảm 1,68% so vớ i ban đầu. M là

A. Zn. B. Fe.

C. Ca. D. Mg.

Câu 10: Khi khử 4,64 g oxit kim loại dạng (MxOy) cần 1,792 lit hidro (đktc). Vậy kim loại

đó là

A. Fe. B. Al.

C. Mg. D. Cu.

Câu 11: X là kim loại nhẹ, màu tr ắng bạc, r ất dẻo, nóng chảy ở nhiệt độ không cao lắm. X

là 

A. Na. B. Ca.

C. Al. D. Fe.

Câu 12: Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng vớ i Cl2 tạo ra muối Y.

Phần 2 cho tác dụng vớ i dd HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng vớ i muối Y lại thu

đượ c muối Z. Vậy X là kim loại

A. Mg. B. Al.

C. Zn. D. Fe.

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 16,2g một kim loại hóa tr ị III bằng dd HNO3, thu đượ c 5,6lít

(đkc) hh X gồm NO và N2. Biết tỉ khối hơ i của X so vớ i khí Oxi bằng 0,9. Kim loại đemdùng là

Page 59: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 59/140

A. Al. B. Fe.

C. Cu. D. Na.

Câu 14: Điện phân dd muối MCln vớ i điện cực tr ơ . Khi ở catôt thu đượ c 16 gam kim loại M

thì ở anot thu đượ c 5,6 lít khí (đktc). Trong các nguyên tố sau, nguyên tố M là

A. Cu. B. Zn.

C. Fe. D. Al.

Câu 15: Đun nóng 6,96 gam MnO2 vớ i dd HCl đặc dư . Khí thoát ra tác dụng hết vớ i kim

loại kiềm thổ M tạo ra 7,6 gam muối. M là kim loại

A. Be. B. Mg.

C. Ca. D. Ba.

Câu 16: Nhúng một miếng kim loại M vào 100 ml dd CuCl2 1,2M. Kim loại đồng tạo ra

 bám hết vào miếng kim loại M. Sau khi k ết thúc pư, khối lượ ng miếng kim loại tăng 0,96g.

Vậy M là kim loại

A. Al. B. Fe.

C. Mg. D. Ni.

Câu 17: Trong 4 nguyên tố K (Z = 19); Sc (Z = 21); Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29) nguyên tử 

của nguyên tố có cấu hình electron lớ  p ngoài cùng là 4s1 là:

A. K, Cr, Cu. B. K, Sc, Cu.C. K, Sc, Cr. D. Cu, Sc, Cr.

Câu 18: Kim loại khi tác dụng vớ i dd HCl và tác dụng vớ i Cl2 cho cùng loại muối clorua là

A. Fe. B. Ag.

C. Cu. D. Zn.

Câu 19: Cho từ từ đến dư natri kim loại hay dd NH3 vào dd muối sunfat của một kim loại

(X) thì đều thấy có hiện tượ ng tạo k ết tủa, sau đó k ết tủa tan dần tạo dd trong suốt. Vậy (X)

A. Al. B. Cr.

C. Zn. D. Pb.

Câu 20: Kim loại M cho ra ion M+ có cấu hình của Ne. M là

A. Na. B. K.

C. Cu. D. Sr.

Câu 21: Hỗn hợ  p A gồm các kim loại bị hòa tan hết trong dd NaOH, tạo dd trong suốt. A cóthể gồm:

Page 60: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 60/140

A. Al, Zn, Cr, Mg, Na, Ca. B. K, Ba, Al, Zn, Be, Na.

C. Al, Zn, Be, Sn, Pb, Cu. D. A và B.

Câu 22: Nguyên tố M, thuộc phân nhóm IIA. Cho 68,5 gam M tác dụng hết vớ i nướ c thu

đựơ c 6,16 lít khí H2 ở 27,30C; 1atm. M là nguyên tố 

A. Be. B. Ca.

C. Mg. D. Ba.

Câu 23: Trong quá trình biến đổi 10,4 gam một muối clorua thành muối nitrat của một kim

loại hoá tr ị 2 thấy khối lượ ng thay đổi 2,65 gam. Tên kim loại là

A. Ca. B. Mg.

C. Ba. D. Zn.

Câu 24: Cho 2,2 gam hh Al và Fe trong đó số nguyên tử Al gấ p đôi số nguyên tử Fe, tác

dụng vớ i lượ ng dư dd muối clorua của kim loại M (M có hoá tr ị II và đứng sau Al, Fe trong

dãy điện hoá) thu đượ c 5,12 gam chất r ắn. Kim loại M là

A. Ni. B. Pb.

C. Cu. D. Hg.

Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dd HNO3 dư thu đượ c 8,96 lít (đktc)

hh khí NO và NO2 có tỉ lệ thể tích 1: 3. Kim loại M là

A. Cu. B. Fe.C. Al. D. Zn.

Câu 26: Nguyên tố M tạo đượ c 2 muối clorua và muối sunfat có cùng hóa tr ị của M. Trong

muối sunfat, M chiếm 28% khối lượ ng, còn trong muối clorua M chiếm a%. Nguyên tố M là

A. Al. B. Fe.

C. Pb. D. Cr.

Câu 27: M là 1 kim loại nhóm IIA. Dung dịch muối MCl2 cho k ết tủa vớ i dd Na2CO3,

 Na2SO4 nhưng không tạo k ết tủa vớ i dd NaOH. M là

A. Mg. B. Ba.

C. Ca. D. Mg hoặc Ba.

Câu 28: M là một kim loại kiềm. Lấy 3,72 gam hh X gồm M và Al cho vào nướ c dư giải

 phóng 0,16 gam khí và còn lại 1,08 gam chất r ắn. M là

A. K. B. Na.

C. Rb. D. Cs.

Page 61: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 61/140

Câu 29: Hòa tan 15,6g kim loại M bằng V lít dd HCl 2M (lấy dư 10%). Khí thoát ra đượ c

dẫn qua ống chứa CuO (dư) nung nóng thấy khối lượ ng CuO giảm 10,4g. Kim loại M là

A. Mg. B. Zn.

C. Fe. D. Al.

Câu 30: Hòa tan 19,2g kim loại M trong H2SO4 đặc dư thu đượ c khí SO2. Cho khí này hấ p

thụ hoàn toàn trong 1 lít dd NaOH 0,6M, sau pư đem cô cạn dd thu đượ c 37,8g chất r ắn. M

là kim loại

A. Cu. B. Mg.

C. Fe. D. Ca.

Câu 31: Cho cùng một lượ ng kim loại M vào dd HNO3 dư và dd HCl dư thấy thể tích khí

 NO thu đượ c bằng thể tích khí H2 ở cùng điều kiện và khối lượ ng muối clorua bằng 52,48%

khối lượ ng muối nitrat. Kim loại M là

A. Cu. B. Fe.

C. Mn. D. Zn.

Câu 32: Điện phân 1 dd có hòa tan 0,585g NaCl; 2,7g CuCl2; 162,5g FeCl3; 6,66g CaCl2 

vớ i bình điện phân có cực tr ơ , cườ ng độ dòng điện I = 2A, trong thờ i gian 1 giờ . Kim loại

thu đượ c ở catot là

A. Ca. B. Na.C. Cu. D. Fe và Cu.

Câu 33: Điện phân vớ i điện cực tr ơ dd muối clorua của một kim loại hoá tr ị (II) vớ i cườ ng

độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây, thấy khối lượ ng của catôt tăng 1,92 gam. Kim loại trong

muối clorua ở trên là kim loại

A. Ni. B. Zn.

C. Fe. D. Cu.

Câu 34: Có 5,56 gam hh X gồm Fe và kim loại M (có hoá tr ị không đổi). Chia hh X thành 2

 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hết trong dd HCl thu đượ c 1,568 lít H2 (đktc); phần 2 hoà

tan hết trong dd HNO3 loãng thu đượ c 1,344 lít NO (đktc), không tạo NH4 NO3. Kim loại M

A. Zn. B. Sn.

C. Al. D. Mg.

Câu 35: Hoà tan 4,26gam hh bột Fe và Cu vào 200ml dd AgNO3 1M. Sau khi pư hoàn toànđượ c dd X và chất r ắn Y. Trong Y có:

Page 62: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 62/140

A. Ag. B. Ag, Cu.

C. Ag, Fe. D. Ag, Fe, Cu.

Câu 36: Cho một đinh sắt luợ ng dư vào 20 ml dd muối nitrat kim loại X có nồng độ 0,1M.

Sau khi pư xảy ra hoàn toàn, tất cả kim loại X tạo ra bám hết vào đinh sắt còn dư, thu đượ c

dd D. Khối lượ ng dd D giảm 0,16 gam so vớ i dd nitrat X lúc đầu. X là

A. Cu. B. Hg.

C. Ni. D. một kim loại khác.

Câu 37: Đem nung 14,52 gam một muối nitrat của một kim loại cho đến khối lượ ng không

đổi, chất r ắn còn lại là một oxit kim loại, có khối lượ ng giảm 9,72 gam so vớ i muối nitrat.

Kim loại trong muối nitrat trên là

A. Cu. B. Zn.

C. Ag. D. Fe.

Câu 38: Hoà tan 12,8 gam hh gồm kim loại M (hoá tr ị II) và Fe trong dd HCl dư thu đượ c

8,96 lít khí H2 (đktc).Mặt khác khi hoà tan 12,8 gam hh trên trong dd HNO3 loãng thu đượ c

6,72 lít khí NO (đktc). Kim loại M là

A. Mg. B. Cu.

C. Zn. D. Ca.

Câu 39: Hoà tan 8,1 gam bột kim loại hoá tr ị III vào 2,5 lít dung dịch HNO3 0,5M (D =12,5 g/ml). Sau khi phản ứng k ết thúc thu đượ c 2,8 lít khí (đktc) hỗn hợ  p NO và N2. Biết tỉ 

khối hơ i của hỗn hợ  p khí trên so vớ i heli là 7,2. Kim loại là

A. Fe. B. Cr.

C. Al. D. Cu.

Câu 40: Fe bị ăn mòn khi tiế p xúc vớ i kim loại M trong không khí ẩm. M có thể là

A. Mg. B. Zn.

C. Al. D. Cu.

* Đây là d ạng bài t ậ p quen thuộc mà giáo viên có thể sử d ụng xuyên suố t trong cả chươ ng 

trình hóa học vớ i mục đ ích là học sinh sẽ nắ m rõ hơ n tính chấ t của các nguyên t ố kim loại

cụ thể . Giáo viên cũng có thể d ự a vào bộ bài t ậ p để kiể m tra kiế n thứ c học sinh về bảng 

tuần hoàn có liên quan đế n sự giố ng và khác nhau của các nguyên t ố kim loại.

 Dạng 4. ĐIỀU CHẾ - SẢN XUẤT

Câu 1: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca, Ba trong công nghiệ p, ngườ i ta dùng cách

sau:

Page 63: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 63/140

A. điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tươ ng ứng có vách ngăn.

B. dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tươ ng ứng ở nhiệt độ cao.

C. dùng kim loại K cho tác dụng vớ i dung dịch muối clorua tươ ng ứng.

D. điện phân nóng chảy muối clorua khan tươ ng ứng.

Câu 2: Trong một loại quặng boxit có 60% nhôm oxit. Nhôm luyện từ quặng oxit đó còn

chứa 2% tạ p chất. Hiệu suất phản ứng là 90%. Lượ ng Al thu đượ c khi luyện 0,5 tấn quặng

 boxit là

A. 134,368 kg. B. 145,8 kg.

C. 136,386 kg. D. 150,5 kg.

Câu 3: Không thể điều chế Cu từ CuSO4 bằng cách

A. điện phân nóng chảy muối.

B. điện phân dung dịch muối.

C. dùng Mg để khử Cu2+ ra khỏi dung dịch muối.

D. cho tác dụng vớ i dung dịch KOH dư, sau đó lấy k ết tủa Cu(OH)2, đem nhiệt phân r ồi

khử CuO tạo ra bằng C.

Câu 4: Chất khử oxit sắt trong lò cao là

A. H2. B. CO.

C. Al. D. Na.Câu 5: Phát biểu mô tả quá trình luyện thép là

A. khử quặng sắt thành sắt tự do.

B. điện phân dung dịch muối sắt (III).

C. khử hợ  p chất kim loại thành kim loại tự do.

D. oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxit, loại oxit dướ i dạng khí hoặc xỉ.

Câu 6: Kim loại có thể điều chế đượ c từ quặng boxit là

A. nhôm. B. sắt.

C. magie. D. đồng.

Câu 7: Kim loại có thể điều chế đượ c bằng phươ ng pháp nhiệt luyện là

A. nhôm. B. đồng.

C. natri. D. magie.

Câu 8: Vớ i dd FeCl3, để điều chế đượ c Fe bằng phươ ng pháp thủy luyện, ta nên dùng kim

loạiA. Mg. B.Cu.

Page 64: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 64/140

  C. Ni. D. Sn.

Câu 9: Phươ ng trình hoá học thể hiện cách điều chế Cu theo phươ ng pháp thủy luyện là

A. Fe + CuSO4    Cu + ZnSO4. B. H2 + CuO   Cu + H2O.

C. CuCl2    Cu + Cl

2. D. 2CuSO

4+ 2H

2O   2Cu +2H

2SO

4+ O

2.

Câu 10: Cho các kim loại : Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag. Số kim loại có thể điều chế bằng

 phươ ng pháp điện phân là

A. 3. B. 4.

C. 5. D. 6.

Câu 11: Crom đượ c điều chế bằng phươ ng pháp 

A. điện phân Cr 2O3 nóng chảy : 2Cr 2O3   ®pnc 4Cr + 3O2.

B. điện phân dung dịch CrCl3 : 2CrCl3   ®p 2Cr + 3Cl2.

C. nhiệt nhôm : Cr 2O3 + 2Al   2Cr + Al2O3.

D. thuỷ luyện : 2CrCl3 + 3Mg   2Cr + 3MgCl2.

Câu 12: Để có đồng tinh khiết cần phải tinh chế đồng thô bằng cách điện phân dung dịch

CuSO4 (có H2SO4) vớ i:

A. cực âm là những lá đồng tinh khiết, cực dươ ng là những thỏi đồng thô.

B. cực âm là những thỏi đồng thô, cực dươ ng là những lá đồng tinh khiết.

C. cực âm và cực dươ ng đều là những lá đồng tinh khiết.

D. cực âm và cực dươ ng đều là những thỏi đồng thô.

Câu 13: Khối lượ ng quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 cần để có thể luyện đượ c 800 tấn

gang có hàm lượ ng sắt 93%, biết lượ ng sắt bị hao hụt trong sản xuất là 1%, là

A. 1070,1 tấn. B. 1397,26 tấn.

C. 1967,87 tấn. D. 2086,3 tấn.

Câu 14: Ngườ i ta dùng than chì khử Al2O3 bằng phươ ng pháp điện phân để thu đượ c 6,75kg

Al, đồng thờ i tạo ra hh khí gồm 20% CO, 70% CO2 và 10% O2 theo thể tích. Khối lượ ng

than chì đã bị tiêu hao và lượ ng Al2O3 đã bị điện phân, lần lượ t là:

A. 2,05kg và 10,70kg. B. 5,10kg và 8,25kg.

C. 2,25kg và 12,75kg. D. 4,10kg và 9,50kg.

Câu 15: Khối lượ ng bột nhôm cần để  điều chế đượ c 117 gam crom từ Cr 2O3 bằng phươ ng

 pháp nhiệt nhôm làA. 67 gam. B. 64 gam.

Page 65: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 65/140

  C. 67,5 gam. D. 60,75 gam.

Câu 16: Kim loại có thể điều chế đượ c từ quặng malakit là

A. nhôm. B. sắt.

C. magie. D. đồng.

Câu 17: Cho các nguyên liệu sau: quặng manhetit, than cốc, chất chảy (cát hoặc đá vôi),

không khí. Số nguyên liệu đượ c sử dụng trong quá trình sản xuất gang là

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4.

Câu 18: Giải pháp đượ c sử dụng để điều chế Mg kim loại là

A. điện phân nóng chảy MgCl2. B. điện phân dung dịch Mg(NO3)2.

C. cho Ba vào dung dịch MgSO4. D. dùng H2 khử MgO ở nhiệt độ cao.

Câu 19: Giải pháp điều chế dướ i đây không hợ  p lí là

A. dùng pư khử K 2Cr 2O7 bằng than hoặc lưu huỳnh để điều chế Cr 2O3.

B. dùng pư của muối Cr (II) vớ i dd kiềm dư để điều chế Cr(OH)2.

C. dùng pư của muối Cr(III) vớ i dd kiềm dư để điều chế Cr(OH)3.

D. dùng pư của H2SO4 đặc vớ i dd K 2Cr 2O7 để điều chế CrO3.

Câu 20: Ngườ i ta tiến hành nhiệt phân quặng đolomit (CaCO3.MgCO3), những hóa chất và

 phươ ng pháp phải dùng để có thể điều chế đượ c hai kim loại canxi và magie riêng biệt là:A. HCl – điện phân dd. B. H2O, HCl – điện phân nóng chảy.

C. H2O – điện phân nóng chảy. D. H2O, H2SO4 – điện phân nóng chảy.

Câu 21: Nguyên tắc điều chế kim loại là

A. oxi hóa ion kim loại thành kim loại.

B. khử ion kim loại thành kim loại.

C. dùng H2 hoặc CO để khử oxit kim loại thành kim loại ở nhiệt độ cao.

D. dùng kim loại có tính khử mạnh đẩy kim loại có tính khử yếu hơ n ra khỏi dd muối.

Câu 22: Để điều chế một ít Cu trong phòng thí nghiệm, ngườ i ta có thể dùng phươ ng pháp

sau:

A. dùng Zn cho vào dung dịch CuSO4. B. điện phân dung dịch CuSO4.

C. khử CuO bằng CO ở nhiệt độ cao. D. nên dùng phươ ng pháp A và B.

Câu 23: Chọn phươ ng pháp phù hợ  p nhất để điều chế Ba kim loại.

A. Điện phân dd BaCl2 có vách ngăn xố p.B. Điện phân nóng chảy BaCl2 có vách ngăn xố p.

Page 66: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 66/140

C. Dùng phươ ng pháp nhiệt nhôm (dùng Al đẩy Ba ra khỏi BaO).

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 24: Điều chế đồng từ đồng (II) oxit bằng phươ ng pháp nhiệt nhôm, để thu đượ c 12,8

kg đồng cần dùng khối lượ ng nhôm là

A. 8,1 kg. B. 3,6 kg.

C. 4,5 kg. D. 12,15 kg.

Câu 25: Khối lượ ng Cu điều chế đượ c từ 1 tấn pirit đồng (chứa 65% Cu, hiệu suất quá trình

 bằng 80%) là

A. 0,52 tấn. B. 0,31 tấn.

C. 0,21 tấn. D. 0,19 tấn.

Câu 26: Từ dd K 2SO4, số phản ứng hóa học tối thiểu để điều chế đượ c kali là

A. 1. B. 2.

C. 3. D. 4.

Câu 27: Trong quá trình sản xuất nhôm, việc làm sạch nguyên liệu là r ất cần thiết vì nếu có

lẫn những tạ p chất như Fe2O3 và SiO2 thì

A. quá trình điện phân Al2O3 không xảy ra đượ c.

B. Al không nguyên chất bị ăn mòn điện hóa.

C. quá trình điện phân phải thực hiện ở nhiệt độ r ất cao.D. Cả A và C.

Câu 28: Để điều chế Fe trong công nghiệ p nên dùng phươ ng pháp

A. điện phân dung dịch FeCl2. B. khử Fe2O3 bằng Al.

C. khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao. D. Mg + FeCl2 cho ra Fe. 

Câu 29: Điện phân m gam Al2O3 nóng chảy vớ i điện cực anot bằng cacbon đượ c 8,1 gam

nhôm. Biết r ằng lượ ng oxi sinh ra đều tham gia phản ứng đốt cháy hết anot thành CO2. Xác

định m và khối lượ ng cacbon anot bị đốt cháy.

A. 9,7 gam và 1,4 gam. B. 9,5 gam và 1,6 gam.

C. 15,3 gam và 2,7 gam. D. 10,9 gam và 1,9 gam.

Câu 30: Từ 1 tấn quặng sắt cromit (có thể viết tắt FeCr 2O4) ngườ i ta điều chế đượ c 216 kg

hợ  p kim ferocrom (hợ  p kim Fe-Cr) có chứa 65% Cr. Giả sử hiệu suất của quá trình là 90%.

Thành phần %(m) của tạ p chất trong quặng là

A. 33,6%. B. 27,2%.C. 30,2%. D. 66,4%.

Page 67: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 67/140

Câu 31: Trong quá trình sản xuất gang, xảy ra phản ứng:

Fe2O3 (r) + 3CO (k) 2Fe (r) + 3CO2 (k) H > 0

Cho các biện pháp:

(1) Tăng nhiệt độ phản ứng (2) Tăng áp suất chung của hệ (3) Giảm nhiệt độ phản ứng (4) Dùng chất xúc tác

Yếu tố giúp tăng hiệu suất của phản ứng trên là:

A. (1). B. (1), (2), (4).

C. (3). D. (2), (3), (4).

Câu 32: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng boxit Al2O3.nH2O, thườ ng có lẫn tạ p chất

Fe2O

3và SiO

2. Để làm sạch nguyên liệu, hoá chất cần dùng là

A. dd NaOH đặc. B. dd NaOH loãng.

C. dd HCl và khí CO2. D. dd NaOH đặc và khí CO2. 

Câu 33: Từ 3 tấn quặng chứa 74% hợ  p chất ZnCO3.ZnS, bằng phươ ng pháp nhiệt luyện

(hiệu suất 90%) ta điều chế đượ c một lượ ng kim loại Zn. Khối lượ ng Zn thu đượ c là

A. 1,17 tấn. B. 1,3 tấn.

C. 1,58 tấn. D. 1,44 tấn

Câu 34: Để điều chế đượ c kim loại Ba từ BaCO3, phươ ng pháp sau đây đúng là:A. cho tác dụng vớ i HCl r ồi lấy BaCl2 thu đượ c đem điện phân nóng chảy.

B. cho tác dụng vớ i HCl r ồi lấy dd BaCl2 thu đượ c tác dụng vớ i kim loại K 

C. nung BaCO3 ở nhiệt độ cao r ồi dùng CO khử BaO thu đượ c ở nhiệt độ cao.

D. cho tác dụng vớ i HCl r ồi điện phân có màng ngăn dd BaCl2 thu đượ c.

Câu 35: Để tinh luyện đồng thô thì ngườ i ta dùng phươ ng pháp:

A. cho đồng thô vào HNO3 đặc, nhiệt phân Cu(NO3)2, r ồi dùng CO để khử CuO.

B. điện phân dd CuSO4 có anot bằng đồng thô, thu đồng tinh khiết ở catot.

C. hoà tan đồng thô trong HNO3, dùng kim loại đẩy đồng ra khỏi dd Cu(NO3)2.

D. cho đồng thô vào dung dịch HCl để cho tạ p chất tan hết còn lại đồng.

* V ớ i d ạng này, giáo viên có thể sử d ụng trong t ừ ng bài học cụ thể cũng như trong các bài

luyện t ậ p để giúp học sinh ghi nhớ các phươ ng trình đ iề u chế cũng như các công đ oạn sản

 xuấ t nhằ m g ắ n liề n kiế n thứ c vớ i hoạt động kinh t ế - sản xuấ t trong thự c tiễ n đờ i số ng. Qua

đ ó, học sinh đượ c nâng cao hiể u biế t về cơ sở khoa học của nề n sản xuấ t hóa học. Dạng 5. NHẬN BIẾT - TÁCH CHẤT

Page 68: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 68/140

Câu 1: Bột bạc có lẫn tạ p chất Fe, Cu và Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợ  p

kim loại trên vào một lượ ng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Dd X chứa

A. AgNO3. B. HCl.

C. H2SO4. D. HNO3.

Câu 2: Dd ZnSO4 lẫn tạ p chất là CuSO4. Kim loại đượ c dùng để loại bỏ tạ p chất là

A. Fe. B. Zn.

C. Cu. D. Mg.

Câu 3: Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dd chứa đồng thờ i muối AgNO3 và Pb(NO3)2,

ngườ i ta dùng lần lượ t các kim loại:

A. Cu, Fe. B. Pb, Fe.

C. Ag, Pb. D. Zn, Cu.

Câu 4: Bạc có lẫn đồng kim loại, chất đượ c dùng để thu đượ c bạc tinh khiết là

A. dd AgNO3. B. dd Cu(NO3)2.

C. dd HCl. D. dd H2SO4 đặc , nóng.

Câu 5: Để phân biệt 5 mẫu kim loại riêng biệt Fe, Mg, Ba, Ag, Al thì ngườ i ta có thể dùng 1

trong những dung dịch sau đây:

A. HCl. B. H2SO4 loãng.

C. HNO3. D. NaOH.Câu 6: Để phân biệt 5 dd riêng biệt HCl, HNO3 đặc, NaNO3, NaOH, AgNO3 thì ngườ i ta

dùng kim loại

A. Cu và Al. B. Cu và Fe.

C. Cu, Fe, Al. D. tất cả đều sai.

Câu 7: Một hh gồm nhôm và sắt. Để tách riêng sắt ( giữ nguyên lượ ng ) từ hh đó

thì ta cho hh đó tác dụng vớ i dd

A. NaOH. B. Fe(NO3)3.

C. ZnCl2. D. HCl.

Câu 8: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạ p chất CuSO4. Chất có thể dùng để có thể loại bỏ 

đượ c tạ p chất là

A. Na dư. B. bột Al dư.

C. bột Fe dư. D. bột Cu dư.

Câu 9: Để tách thuỷ ngân có lẫn tạ p chất là k ẽm, thiếc, chì, ngườ i ta khuấy thuỷ ngân nàytrong dung dịch (dư) của

Page 69: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 69/140

A. Hg(NO3)2. B. Zn(NO3)2.

C. Sn(NO3)2. D. Pb(NO3)2.

Câu 10: Chỉ đượ c dùng nướ c, nhận biết đượ c từng kim loại nào trong các bộ ba kim loại là:

A. Al, Ag, Ba. B. Fe, Na, Zn.

C. Mg, Al, Cu. D. cả A và B đều đúng.

Câu 11: Một loại bạc có lẫn một ít đồng. Có thể loại bỏ đồng trong loại bạc đó bằng cách:

(1) Cho loại bạc này vào dd AgNO3 dư, Cu tan hết, sau đó lọc lấy Ag.

(2) Cho loại bạc này vào dd HCl, Cu tan hết, lọc lấy Ag.

(3) Đun nóng loại bạc này trong, r ồi cho hh sản phẩm vào dd HCl, Ag không tan ta

lọc lấy Ag.

(4) Cho loại bạc này vào dd HNO3, Cu tan Ag không tan, lọc lấy Ag.Cách làm đúng là

A. (1) và (2). B. (1) và (3).

C. (3) và (4). D. Cả (1), (2), (3) và (4).

Câu 12: Chỉ dùng nướ c và một dd X (axit hay bazơ ) thích hợ  p, phân biệt 3 kim loại: Na,

Ba, Cu. X là

A. dd HNO3. B. dd H2SO4.

C. dd NaOH. D. dd HCl.

Câu 13: Để tách r ờ i nhôm ra khỏi hh có lẫn Cu, Ag, Fe ta có thể dùng:

A. dd HNO3 loãng, dd NaOH dư, lọc, thổi CO2, nhiệt phân, điện phân nóng chảy.

B. dd NaOH, lọc, thổi CO2, nhiệt phân, điện phân nóng chảy.

C. dd HCl, lọc, dd NaOH dư, lọc, thổi CO2, nhiệt phân điện phân nóng chảy.

D. tất cả đều đúng.

Câu 14: Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt NaCl, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2CO3,

AlCl3 ta có thể dùng kim loại

A. kali. B. bari.

C. rubidi. D. magie.

Câu 15: Một hh gồm Ag, Cu, Fe có thể dùng hoá chất sau đây để tinh chế Ag là

A. dd HCl. B. dd Cu(NO3)2.

C. dd AgNO3.  D. dd H2SO4 đậm đặc.

Câu 16: Có 3 hợ  p kim Cu - Ag ; Cu - Al ; Cu - Zn. Chỉ dùng một dd axit thông dụng và mộtdd bazơ thông dụng để phân biệt đượ c 3 hợ  p kim trên là

Page 70: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 70/140

A. HCl và NaOH. B. HNO3 và NH3.

C. H2SO4 và NaOH. D. H2SO4 (loãng) và NH3.

Câu 17: Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Nếu chỉ dùng H2SO4 loãng, có thể nhận

 biết đượ c những kim loại:

A. Ba, Ag. B. Fe, Al.

C. Al, Ag. D. nhận biết đượ c tất cả.

Câu 18: Có 4 mẫu kim loại là Mg, Zn, Fe, Ba. Chỉ dùng thêm một chất trong số các chất

sau để có thể nhận biết đượ c cả 4 mẫu kim loại trên là

A. NaOH. B. HCl.

C. H2SO4 loãng. D. HNO3 đặc.

Câu 19: Hóa chất dùng để tách nhanh bột Al ra khỏi hh bột Mg, Zn, Al là:

A. dd NaOH, khí CO2. B. dd NH3.

C. dd H2SO4 đặc nguội. D. dd HCl, NaOH.

Câu 20: Để nhận biết mỗi kim loại Na, Ca và Al, trình tự tiến hành là:

A. dùng H2O, lọc, dùng Na2CO3. B. dùng H2SO4 đặc nguội, dùng nướ c.

C. dùng H2O, lọc, dùng phenolphtalein. D. dùng H2O, lọc, quỳ tím.

Câu 21: Có dung dịch muối nhôm sunfat có lẫn đồng sunfat. Chất đượ c dùng để làm sạch

muối nhôm làA. Mg. B. Ag.

C. Na. D. Al.

Câu 22: Có 3 mẫu hợ  p kim: Fe-Al, K-Na, Cu-Mg. Hoá chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu

hợ  p kim này là

A. dd NaOH. B. dd HCl.

C. dd H2SO4 loãng. D. dd MgCl2. 

Câu 23: Để phân biệt đượ c 4 dd mất nhãn: HCl, HNO3 đặc, NaNO3, NaBr, chỉ cần dùng

một thuốc thử là kim loại

A. Fe. B. K.

C. Na. D. Ag.

Câu 24: Có 4 dd không màu đựng trong 4 lọ mất nhãn: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl2. Có thể 

dùng kim loại dướ i đây để phân biệt 4 dung dịch trên (không đượ c sử dụng thêm thuốc thử 

khác) là

A. Na. B. Al.

Page 71: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 71/140

  C. Fe. D. Ag.

Câu 25: Có thể phân biệt hai kim loại Al và Zn bằng 2 thuốc thử là:

A. dd NaOH, dd HCl. B. dd NaOH, khí CO2.

C. dd NH3, dd NaOH. D. dd HCl, dd NH3.

* Để làm đượ c d ạng bài t ậ p này đ òi hỏi học sinh biế t k ế t hợ  p nhiề u kiế n thứ c ở các bài do

đ ó giáo viên có thể  sử d ụng trong các bài luyện t ậ p hoặc ôn t ậ p cũng như  trong các bài

kiể m tra. Dạng bài t ậ p này có thể giúp giáo viên rèn luyện và nâng cao k  ỹ năng hệ thố ng 

hóa, t ổ ng hợ  p và suy luận của học sinh nên có tính phân loại cao, có thể dùng trong bồi

d ưỡ ng học sinh giỏi. 

 Dạng 6. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢ NG

Câu 1: Khi cho Zn vào dung dịch HCl có hiện tượ ng sủi bọt khí H2. Khí H2 sẽ thoát ranhanh hơ n khi cho thêm

A. nướ c. B. dd MgCl2.

C. dd NaCl. D. dd CuCl2.

Câu 2: Cho một thanh Zn vào dd FeSO4, sau một thờ i gian lấy thanh Zn r ửa sạch cẩn thận

 bằng nướ c cất, sấy khô và đem cân thấy

A. khối lượ ng thanh Zn không đổi. B. khối lượ ng thanh Zn giảm.

C. khối lượ ng thanh Zn tăng lên. D. khối lượ ng thanh Zn tăng gấ p 2 lần.

Câu 3: Khi cho một lá nhôm vào dd NaOH và NaNO3 ta thấy hh khí bay ra. Hỗn hợ  p

khí đó là

A. N2 và O2. B. H2 và N2.

C. NO và H2. D. NH3 và H2.

Câu 4: Đặt tiế p xúc các thanh kim loại Sn, Fe, Cu, Ni r ồi để ngoài không khí ấm.

Kim loại bị ăn mòn đầu tiên làA. Fe. B. Cu.

C. Ni. D. Sn.

Câu 5: Hiện tượ ng xảy ra khi đốt natri nóng chảy trong khí clo là

A. xuất hiện khói màu nâu. B. có ngọn lửa sáng chói.

C. nghe thấy tiếng nổ lách tách. D. cả A, B và C.

Câu 6: Hiện tượ ng xảy ra khi cho dây sắt nóng đỏ vào bình đựng khí clo là

A. có khói tr ắng. B. có khói nâu.

Page 72: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 72/140

C. có khói đen. D. có khói tím.

Câu 7: : Hiện tượ ng xảy ra khi nhúng một thanh sắt vào một cốc đựng axit H2SO4 đặc một

thờ i gian, sau đó nhúng tiế p vào cốc đựng H2SO4 loãng là

A. thanh sắt bị ăn mòn trong H2SO4 loãng, không tan trong H2SO4 đặc.

B. thanh sắt bị ăn mòn trong H2SO4 đặc, không tan trong H2SO4 loãng.

C. trong cả hai tr ườ ng hợ  p thanh sắt đều bị ăn mòn.

D. trong cả hai tr ườ ng hợ  p thanh sắt đều không bị ăn mòn.

Câu 8: Khi để lâu vật bằng đồng trong không khí ẩm, nó bị bao phủ bở i lớ  p gỉ (gỉ đồng)

màu xanh chứa 

A. CuO. B. Cu2O.

C. Cu(OH)2. D. CuCO3.Cu(OH)2.

Câu 9: Cho bột sắt vào dd HCl sau đó thêm tiế p vài giọt dd CuSO4 . Quan sát thấy hiện

tượ ng là

A. bọt khí bay lên ít và chậm dần. B. bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.

C. không có bọt khí bay lên. D. dd không chuyển màu.

Câu 10: Một sợ i dây Cu nối vớ i một sợ i dây Fe để ngoài không khí ẩm , sau một thờ i gian

có hiện tượ ngA. dây Fe và dây Cu bị đứt. B. ở chỗ nối dây Fe bị mủn và đứt.

C. ở chổ nối dây Cu bị mủn và đứt. D. không có hiện tượ ng gì.

Câu 11: Mô tả dướ i đây không phù hợ  p vớ i thí nghiệm nhúng thanh Fe vào dung dịch

CuSO4 một thờ i gian là

A. bề mặt thanh kim loại có màu đỏ. B. dd bị nhạt màu.

C. dd có màu vàng nâu. D. khối lượ ng thanh kim loại tăng.

Câu 12: Mô tả phù hợ  p vớ i thí nghiệm nhúng thanh Cu (dư) vào dd FeCl3 là

A. bề mặt thanh kim loại có màu tr ắng B. dd chuyển từ vàng nâu qua xanh.

C. dd có màu vàng nâu. D. khối lượ ng thanh kim loại tăng.

Câu 13: Hiện tượ ng xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4là

A. sủi bọt khí không màu và có k ết tủa màu xanh.

B. bề mặt kim loại có màu đỏ, dd nhạt màu.

C. sủi bọt khí không màu và có k ết tủa màu đỏ.

D. bề mặt kim loại có màu đỏ và k ết tủa màu xanh.

Page 73: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 73/140

Câu 14: Hiện tượ ng dướ i đây đã đượ c mô tả không đúng là

A. thêm lượ ng dư NaOH vào dd K 2Cr 2O7 thì dd chuyển từ màu da cam sang vàng.

B. thêm lượ ng dư NaOH và Cl2 vào dd CrCl2 thì dd từ màu xanh chuyển thành màu vàng.

C. thêm từ từ dd NaOH vào dd CrCl3, xuất hiện k ết tủa vàng nâu tan đượ c trong dd NaOH

dư.

D. thêm từ từ dd HCl vào dd Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện k ết tủa lục xám , sau đó lại tan.

Câu 15: Cho natri dư vào dung dịch AlCl3 sẽ xảy ra hiện tượ ng

A. có k ết tủa keo.

B. có khí thoát ra và k ết tủa keo.

C. có khí thoát ra.

D. có khí thoát ra và k ết tủa keo, sau đó k ết tủa tan tr ở lại.

Câu 16: Khi ngườ i thợ hàn hoạt động cũng như khi cắt kim loại bằng mỏ hàn (dùng nhiệt

độ cao của mỏ hàn điện để kim loại nóng chảy và đứt ra), ngoài các hạt kim loại chói sáng

 bắn ra còn có mùi khét r ất khó chịu. Mùi khét này chủ yếu là mùi của

A. oxit kim loại.

B. ozon tạo ra từ oxi ở nhiệt độ cao.

C. các tạ p chất trong kim loại cháy tạo ra (như do tạ p chất S cháy tạo SO2).

D. hơ i kim loại bốc hơ i ở nhiệt độ cao.Câu 17: Cho Cu vào dd Fe2(SO4)3 ta thu đượ c dd có màu xanh lam nhạt. Đó là do xảy ra

 phản ứng

A. Cu + Fe2(SO4)3  → CuSO4 + Fe.

B. Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + FeSO4.

C. Cu + ½ O2 + H2O → Cu(OH)2.

D. Cu(OH)2 + Fe2(SO4)3 → CuSO4 +2 FeSO4 + H2O2.

Câu 18: Vật làm bằng nhôm (ấm nướ c, nồi, thau, …) bền trong nướ c vì

A. nhôm kim loại không tác dụng đượ c vớ i nướ c.

B. trên bề mặt nhôm có một lớ  p màng oxit nhôm mỏng, bền bảo vệ kim loại.

C. nhôm tác dụng vớ i nướ c tạo lớ  p hiđroxit nhôm không tan bảo vệ kim loại.

D. nhôm là kim loại tươ ng đối kém hoạt động.

Câu 19: Lần lượ t cho bari kim loại (từ từ đến dư) vào các dd chứa:

(1) NaOH (2) FeCl3 (3) AlCl3 (4) NH4ClHiện tượ ng mô tả dướ i đây không đúng là

Page 74: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 74/140

A. (1) không có hiện tượ ng gì. B. (2) tạo k ết tủa nâu đỏ.

C. (3) tạo k ết tủa keo tr ắng r ồi tan dần. D. (4) sủi bọt khí mùi khai.

Câu 20: Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lậ p tức mờ  đi, đó là do có

sự hình thành các sản phẩm r ắn là:

A. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3.  B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.  .

C. NaOH, Na2O, NaHCO3.  D. Na2O, NaOH, Na2CO3.

Câu 21: Miếng nhôm (đã cạo sạch màng bảo vệ Al2O3) khử H2O r ất chậm và khó nhưng lại

khử H2O dễ dàng trong dd kiềm mạnh là vì

A. nhôm có tính khử kém hơ n so vớ i kim loại kiềm và kiềm thổ.

B. nhôm là kim loại có thể tác dụng vớ i dung dịch kiềm.

C. trong nướ 

c nhôm tạo l

ớ  p màng b

ảo v

ệAl(OH)

3, lớ  p này tan trong dd ki

ềm m

ạnh.

D. nhôm là kim loại có hiđroxit lưỡ ng tính.

Câu 22: Cây đinh sắt trong tr ườ ng hợ  p sau đây bị gỉ sét nhiều hơ n là

A. để nơ i ẩm ướ t. B. ngâm trong dầu ăn.

C. ngâm trong nhớ t máy. D. quấn vài vòng dây đồng, để nơ i ẩm ướ t.

Câu 23: Một đoạn ngắn dây nhôm ngoài bọc giấy báo, quấn sợ i dây bằng đồng, ngâm vào

dung dịch H2SO4 đặc nguội, có hiện tượ ng nào xảy ra

A. không có hiện tượ ng gì.B. có khí SO2 thoát ra.

C. có khí thoát ra, dd có màu xanh lam, còn lại dây Cu không tan.

D. có khí thoát ra, giấy hoá đen, dd màu xanh lam, còn lại Al không tan.

Câu 24: Cho một dd A gồm NaNO3, KNO3, Ba(NO3)2. Thêm một ít bột Zn vào không có

hiện tượ ng gì. Sau đó nhỏ tiế p một ít dd NaOH vào. Hiện tượ ng xảy ra là

A. có k ết tủa xuất hiện.

B. có khí màu nâu bay ra.

C. có khí không màu bay ra và hóa nâu trong không khí.

D. có khí mùi khai bay ra.

Câu 25: Nhúng một lá đồng mỏng vào cốc đựng dd HCl, không thấy có hiện tượ ng gì. Tuy

nhiên, nếu để lâu ngày, dd trong cốc dần chuyển sang màu xanh. Nguyên nhân của hiện

tượ ng trên là

A. đồng có tác dụng chậm vớ i dung dịch HCl.B. ăn mòn điện hóa.

Page 75: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 75/140

C. đồng tác dụng vớ i dung dịch HCl khi có mặt oxi.

D. đồng bị thụ động trong axit HCl.

Câu 26: Khi nhúng từ từ muôi đựng bột Mg cháy sáng vào cốc nướ c thì có hiện tượ ng xảy

ra là

A. bột Mg tắt ngay. B. bột Mg tắt dần.

C. bột Mg tiế p tục cháy bình thườ ng. D. bột Mg cháy sáng mãnh liệt.

Câu 27: Một cốc thuỷ tinh đựng dd Fe2(SO4)3 có màu vàng nâu. Thả một đinh sắt vào

cốc dd trên. Sau thí nghiệm ta thấy

A. không có hiện tượ ng gì xảy ra, vì không có phản ứng giữa Fe và Fe3+.

B. màu dd nhạt dần vì nồng độ Fe3+ giảm do phản ứng Fe + 2Fe3+  3Fe2+.

C. đinh sắt tan dần trong dung dịch vì sắt phản ứng vớ i Fe2(SO

4)

3.

D. B, C đều đúng.

Câu 28: Cho bột kim loại nhôm vào một dd HNO3, không thấy khí bay ra. Như vậy 

A. Al đã không phản ứng vớ i dung dịch HNO3.

B. Al đã phản ứng vớ i dung dịch HNO3 tạo NH4 NO3.

C. Al đã pư tạo khí NO không màu bay ra nên có cảm giác là không có khí.

D. cả A và B đều đúng.

Câu 29: Cho 2 thanh sắt có khối lượ ng bằng nhau. Lấy thanh 1 cho tác dụng vớ i khí Cl2,

thanh thứ 2 ngâm trong dd HCl. Khi pư xong khối lượ ng muối clorua thu đượ c

A. bằng nhau, vì lượ ng sắt phản ứng là bằng nhau.

B. bằng nhau vì tạo ra cùng một loại muối.

C. không bằng nhau, vì số mol muối bằng nhau nhưng phân tử khối muối không bằng

nhau.

D. không xác định đượ c, vì lượ ng sắt không biết tr ướ c.Câu 30: Có hai mẫu kim loại có cùng khối lượ ng: mẫu X chỉ chứa Zn nguyên chất, mẫu Y

là hợ  p kim của Zn và Fe. Cho hai mẩu kim loại này vào hai cốc chứa dd HCl dư có cùng thể 

tích và nồng độ. Nhận xét đúng là

A. mẫu X cho khí H2 thoát ra nhanh hơ n, khi pư hoàn toàn thu đượ c nhiều khí H2 hơ n.

B. mẫu Y cho khí H2 thoát ra nhanh hơ n và khi phản ứng hoàn toàn thu đượ c nhiều khí H2 

hơ n.

C. mẫu X cho khí H2 thoát ra nhanh hơ n nhưng khi phản ứng hoàn toàn mẫu Y thu đượ cnhiều khí H2 hơ n.

Page 76: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 76/140

D. mẫu Y cho khí H2 thoát ra nhanh hơ n nhưng khi phản ứng hoàn toàn mẫu X thu đượ c

nhiều khí H2 hơ n.

Câu 31: Cho hh hai kim loại bari và nhôm vào lượ ng nướ c dư. Sau thí nghiệm, không còn

chất r ắn. Như vậy

A. Ba và Al đã bị hòa tan hết trong lượ ng nướ c có dư.

B. số mol Al nhỏ hơ n hai lần số mol Ba.

C. số mol Ba bằng số mol Al.

D. số mol Ba nhỏ hơ n hoặc bằng hai lần số mol Al.

Câu 32: Cột sắt ở Newdheli, Ấn Độ đã có tuổi trên 1500 năm. Cột sắt bền do đượ c chế tạo

 bở i

A. một loại hợ  p kim bền của sắt. B. sắt tinh khiết.

C. có lớ  p oxit bền vững. D. sắt khó bị oxi.

Câu 33: Khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn hơ n sắt là do

A. nhôm có tính khử mạnh hơ n sắt. B. trên bề mặt nhôm có lớ  p Al2O3 bền vững.

C. nhôm có tính khử yếu hơ n sắt. D. trên bề mặt nhôm có lớ  p Al(OH)3 bảo vệ.

Câu 34: Điện phân dd CuCl2 bằng điện cực than chì, đặt mảnh giấy quỳ tím ẩm ở  cực

dươ ng. Màu của giấy quỳ A. chuyển sang đỏ. B. chuyển sang xanh.

C. chuyển sang đỏ sau đó mất màu. D. không đổi

Câu 35: Cho một thanh kim loại Mn vào dung dịch CuSO4. Sau một thờ i gian thấy màu

xanh của dd nhạt dần, trên thanh kim loại có Cu màu đỏ bám vào. K ết luận sau đây sai là:

A. Đã có phản ứng giữa Mn vớ i ion Cu2+.

B. Phản ứng cho thấy tính oxi hóa của Cu2+ mạnh hơ n tính oxi hóa của ion Mn2+.

C. Qua phản ứng cho thấy tính khử của Mn mạnh hơ n tính khử của Cu.

D. Mn đã oxi hóa Cu2+ tạo thành Cu.

* V ớ i d ạng bài t ậ p này, giáo viên có thể áp d ụng k ế t hợ  p khi giảng bài học về chấ t, bài học

về lý thuyế t chủ đạo, bài thự c hành, cả trong ôn t ậ p và kiể m tra. Giáo viên cũng có thể t ạo

 sự hào hứ ng vớ i môn học trong học sinh khi sử d ụng nhữ ng câu hỏi liên hệ thự c tiễ n. Bên

cạnh đ ó, câu hỏi còn giúp giáo viên kiể m tra khả năng hiể u rõ bản chấ t hóa học của các

 phản ứ ng và lý giải các hiện t ượ ng trong cuộc số ng.

 Dạng 7. BÀI TẬP THỰ C HÀNH

Page 77: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 77/140

Câu 1: Khi thực hành vớ i kim loại kiềm không nên lấy miếng kim loại quá to vì 

A. dễ gây nổ, nguy hiểm. B. phản ứng khó xảy ra.

C. tạo thêm nhiều sản phẩm phụ. D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 2: Khi thực hiện phản ứng Fe tác dụng vớ i O2, ngườ i ta thườ ng

A. quấn mẫu than gỗ nhỏ ở  đầu dây Fe, đốt r ồi cho vào bình O2.

B. nung dây Fe nóng đỏ r ồi cho vào bình O2.

C. đốt dây Fe trong không khí.

D. nung nóng bình đựng O2 r ồi cho dây Fe vào.

Câu 3: Trong phản ứng của Na vớ i H2O, ta cho phenolphtalein vào chậu nướ c để 

A. phản ứng dễ xảy ra. B. nhận biết chất sinh ra. 

C. giảm nhiệt lượ ng toả ra. D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4: Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nướ c có pha thêm vài giọt

quỳ tím. Hiện tượ ng không xảy ra trong thí nghiệm này là 

A. Miếng natri tr ở nên có dạng hình cầu.

B. Dung dịch thu đượ c làm quỳ tím hoá hồng.

C. Trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nướ c.

D. Viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nướ c.

Câu 5: Khi thực hiện các thí nghiệm vớ i kim loại kiềm, ta không nên

A. cầm tr ực tiế p miếng kim loại trên tay.

B. lau sạch lớ  p dầu hoả bên ngoài.

C. cạo lớ  p oxit bên ngoài kim loại

D. đặt kim loại lên giấy khô.

Câu 6: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, ngườ i ta dùng cách 

A. ngâm trong r ượ u. B. ngâm trong dầu hoả. C. ngâm trong xút. D. cất trong bình tối. 

Câu 7: Phản ứng “Al mọc lông tơ ” đượ c tiến hành trong phòng thí nghiệm bằng cách

A. cho dung dịch dung dịch HgCl2 và mảnh Al vào ống nghiệm.

B. nung nóng bột Al r ồi cho vào dung dịch HgCl2.

C. nhỏ 1 giọt dung dịch HgCl2 lên miếng Al.

D. nhỏ 1 ít dung dịch HgCl2 lên mảnh Al đã đượ c nung nóng.

Câu 8: Sau khi thực hiện thí nghiệm Pb tác dụng vớ i axit axetic, chất đượ c dùng để nhận

 biết ion Pb2+ đượ c tạo thành là

Page 78: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 78/140

A. dung dịch H2S. B. dung dịch KI.

C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NH3.

Câu 9: Trong các phản ứng kim loại vớ i các chất, kim loại nên đượ c cho vào ống nghiệm

theo cách

A. tr ực tiế p thẳng từ trên xuống.

B. dùng giấy làm phễu, thả kim loại vào phễu.

C. đốt cho kim loại nóng chảy r ồi đổ vào.

D. thả kim loại dọc theo thành ống nghiệm để nghiêng.

Câu 10: Cu tác dụng vớ i H2SO4 đặc nóng tạo thành khí SO2. Trong phòng thí nghiệm, để 

nhận biết SO2 ngườ i ta tiến hành

A. đặt giấy lọc tẩm dung dịch KMnO4 trên miệng ống nghiệm.

B. dẫn khí đi qua dung dịch Brom.

C. làm mất màu bông hoa.

D. Cả A, B, C.

Câu 11: Thả mẫu k ẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, thấy sủi bọt khí. Lấy ngón tay cái bịt

miệng ống nghiệm, cho lại gần ngọn lửa đèn cồn đến khi không còn tiếng nổ. Mục đích của

cách làm đó là 

A. chứng minh khí thoát ra là H2. B. để khí thoát ra nhiều hơ n.C. nhận biết sản phẩm của phản ứng D. loại bỏ không khí.

Câu 12: Để thử màu ngọn lửa của các kim loại kiềm, ta dùng đũa Pt nhúng vào dung dịch

muối của kim loại kiềm và đốt trên đèn cồn. Tuy nhiên, để màu sắc ngọn lửa rõ ràng và

chính xác, sau mỗi thí nghiệm ta phải

A. nhúng đũa vào dung dịch HCl đặc r ồi đốt trên đèn cồn.

B. nhúng đũa vào dung dịch HCl r ồi nhúng vào H2O.

C. nhúng đũa vào dung dịch NaOH r ồi đốt trên đèn cồn.

D. nhúng đũa vào H2O.

Câu 13: Thí nghiệm Cu tác dụng vớ i khí Cl2 đượ c thực hiện trong lọ đựng khí Cl2 có lớ  p

cát mỏng dướ i đáy lọ. Tác dụng của lớ  p cát là

A. xúc tác cho phản ứng xảy ra nhanh hơ n.

B. hút hơ i nướ c lẫn trong khí Cl2.

C. nhận biết sản phẩm tạo thành.D. tránh nứt bình do nhiệt lượ ng toả ra lớ n.

Page 79: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 79/140

Câu 14: Lấy 2 ống nghiệm đựng dung dịch KMnO4 và H2SO4, tr ộn đều. Cho khí H2 đi qua

ống nghiệm 1, thêm vài hạt k ẽm vào ống nghiệm 2. Mục đích của thí nghiệm trên là

A. chứng minh tính khử của Zn.

B. chứng minh tính oxi hóa của KMnO4.

C. so sánh tính khử của H phân tử và H nguyên tử.

D. so sánh tính khử của Zn và H2.

Câu 15: Tr ướ c khi cho Al tác dụng vớ i dung dịch muối của các kim loại yếu hơ n, ta phải

loại bỏ lớ  p oxit bằng cách

A. lau sạch lá Al bằng H2O. B. dùng giấy nhám mịn chà lá Al.

C. nhúng vào dung dịch NaOH. D. dùng khăn vải tẩm axit lau lá Al.

Câu 16: Phản ứng Al tác dụng vớ i I2 đượ c thực hiện như sau: Nghiền nhỏ tinh thể Iot, tr ộn

vớ i bột Al. Sau đó

A. thêm vào vài giọt nướ c. B. cho vào ống nghiệm, đun nóng. 

C. thêm vài giọt axit. D. không cần làm gì, phản ứng tự xảy ra.

Câu 17: Trong thí nghiệm phản ứng nhiệt nhôm của Fe2O3, để làm mồi cho phản ứng, chất

đượ c cho vào hỗn hợ  p Al và Fe2O3 là

A. bột Mg đã đượ c nung nóng. B. hỗn hợ  p thuốc tím và H2SO4 đặc.

C. Cả A và B đều đượ c. D. Cả A và B đều không đượ c.Câu 18: Thuỷ ngân dễ bay hơ i và r ất độc. Nếu chẳng may nhiệt k ế Hg bị vỡ thì chất có thể 

dùng để khử Hg là

A. bột Fe. B. bột lưu huỳnh.

C. nướ c. D. natri.

Câu 19: Để thực hiện thí nghiệm minh họa tác dụng của Mg vớ i H2O, ta thực hiện như sau:

A. cho Mg vào ống nghiệm đựng H2O, đun nóng.

B. thả Mg vào nướ c nóng.

C. đun nóng bột Mg, cho từ từ vào chậu nướ c.

D. đun nóng bột Mg, cho thật nhanh vào chậu nướ c.

Câu 20: Trong giờ  thực hành, khi thực hiện phản ứng của Cu tác dụng vớ i HNO3 đặc và

HNO3 loãng, để chống ô nhiễm không khí nên chọn biện pháp xử lý nào?

A. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nướ c vôi.

B. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm cồn.C. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nướ c.

Page 80: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 80/140

  D. Nút ống nghiệm bằng bông.

* Trong các tiế t thự c hành, bên cạnh nhữ ng thí nghiệm, giáo viên có thể sử d ụng bộ câu hỏi

này để nhấ n mạnh, vừ a giúp học sinh nắ m chắ c lý thuyế t thự c hành k ế t hợ  p vớ i rèn luyện

các k  ỹ năng thự c hành trên thự c t ế . Thông qua đ ó, giáo viên cũng giáo d ục cho học sinh k ĩ  

thuật an toàn trong thí nghiệm. Áp d ụng song song nhữ ng câu hỏi d ạng này và thí nghiệm

thự c t ế sẽ nâng cao khả năng hiệu quả thự c hành. chính xác và an toàn.

 Dạng 8. Ứ NG DỤNG CỦA KIM LOẠI

Câu 1: Để làm sạch các vật dùng bằng đồng khi lớ  p ngoài bị oxi hóa, ngườ i ta dùng dung

dịch

A. HCl loãng. B. H2SO4 đặc, nóng.C. dung dịch NH3 loãng. D. H2SO4 đặc, nguội.

Câu 2: Bệnh loãng xươ ng gây ra là do sự thiếu hụt nguyên tố 

A. sắt. B. k ẽm.

C. canxi. D. photpho. 

Câu 3: Kim loại kiềm đượ c dùng trong tế bào quang điện là 

A. Li. B. Na.

C. K. D. Cs.

Câu 4: Kim loại nhóm IIA có thể tạo ra những hợ  p kim cứng, đàn hồi, không bị ăn mòn,

dùng để chế tạo máy bay, vỏ tàu biển là 

A. Be. B. Mg.

C. Ca. D. Sr.

Câu 5: Trong thươ ng mại, để chuyên chở axit nitric đặc hoặc axit sunfuric đặc, ngườ i ta có

thể dùng các thùng bằng

A. thuỷ tinh. B. thuỷ tinh hữu cơ .

C. nhôm. D. chì.

Câu 6: Hemoglobin là chất hồng cầu có trong máu của ngườ i và hầu hết động vật. Nguyên

tố kim loại có chứa trong hemoglobin là

A. đồng. B. sắt.

C. magie D. k ẽm.

Page 81: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 81/140

Câu 7: Để bảo vệ nồi hơ i (supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn , ngườ i ta có thể lót những kim

loại sau đây vào mặt trong của nồi hơ i là

A. Zn hoặc Mg. B. Zn hoặc Cr.

C. Ag hoặc Mg. D. Pb hoặc Pt.

Câu 8: Mô tả ứng dụng của nhôm dướ i đây chưa chính xác là

A. làm vật liệu chế tạo ôtô , máy bay , tên lửa , tàu vũ tr ụ.

B. làm khung cửa , trang trí nội thất và mạ đồ trang sức.

C. làm dây dẫn điện , thiết bị trao đổi nhiệt , công cụ đun nấu trong gia đình.

D. chế tạo hỗn hợ  p tecmit , đượ c dùng để hàn gắn đườ ng ray.

Câu 9: Ứ ng dụng mô tả dướ i đây không thể là ứng dụng của kim loại kiềm là

A. mạ bảo vệ kim loại.

B. tạo hợ  p kim dùng trong thiết bị báo cháy.

C. chế tạo tế bào quang điện.

D. điều chế một số kim loại khác bằng phươ ng pháp nhiệt luyện.

Câu 10: Ứ ng dụng của crom dướ i đây không hợ  p lý là

A. crom là kim loại cứng nhất, có thể dùng để cắt thủy tinh.

B. crom làm hợ  p kim cứng và chịu nhiệt hơ n nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu

nhiệt.C. crom là kim loại nhẹ , nên đượ c sử dụng tạo các hợ  p kim dùng trong ngành hành

không.

D. điều kiện thườ ng, crom tạo đượ c lớ  p màng oxit mịn , bền chắc nên crom đượ c dùng để 

mạ bảo vệ thép.

Câu 11: Trong các kim loại sau Cu, Fe, Pb và Al, ngườ i ta thườ ng dùng kim loại để làm vật

liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt là

A. chỉ có Cu. B. chỉ có Cu và Al.

C. chỉ có Fe và Pb. D. chỉ có Al.

Câu 12: Ngườ i ta tráng một lớ  p Zn lên các tấm tôn bằng thép, ống dẫn nướ c bằng thép vì

A. Zn có tính khử mạnh hơ n sắt nên bị ăn mòn tr ướ c, thép đượ c bảo vệ.

B. lớ  p Zn có màu tr ắng bạc r ất đẹ p.

C. Zn khi bị oxi hóa tạo lớ  p ZnO có tác dụng bảo vệ.

D. Zn tạo một lớ  p phủ cách li thép vớ i môi tr ườ ng.

Page 82: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 82/140

Câu 13: Một tấm kim loại vàng bị bám một lớ  p Fe ở bề mặt, có thể r ửa lớ  p Fe để đượ c Au

sạch bằng dung dịch

A. CuSO4. B. FeCl3.

C. FeSO4. D. AgNO3.

Câu 14: Để mạ Ni lên một vật bằng thép ngườ i ta điện phân dd NiSO4 vớ i

A. catot là vật cần mạ, anot bằng sắt. B. anot là vật cần mạ, catot bằng Ni.

C. catot là vật cần mạ, anot bằng Ni. D. anot là vật cần mạ, catot bằng sắt.

Câu 15: Kim loại Na đượ c dùng làm chất chuyển vận nhiệt trong lò hạt nhân là do

A. kim loại Na dễ nóng chảy. B. Na dẫn nhiệt tốt.

C. Na có tính khử r ất mạnh. D. cả A và B đều đúng.

Câu 16: Gang và thép đượ c phân biệt dựa trên hàm lượ ng nguyên tố 

A. Fe. B. C.

C. Si. D. Mn.

Câu 17: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấ p đượ c dùng để làm nhiệt k ế và áp k ế kim loại

A. Li. B. Ag.

C. Cu. D. Hg.

Câu 18: Trong vỏ trái đất, kim loại có nhiều nhất làA. nhôm. B. sắt.

C. đồng. D. không xác định đượ c.

Câu 19: Có thể dùng bình bằng nhôm để đựng

A. dung dịch xô đa. B. dung dịch nướ c vôi.

C. dung dịch giấm. D. dung dịch HNO3 đặc (đã làm lạnh).

Câu 20: Kim loại thườ ng dùng làm dây tóc bóng đèn là

A. Cr. B. Zn.

C. W. D. Cu.

Câu 21: Tr ướ c đây, ngườ i ta thườ ng dùng những tấm gươ ng soi bằng đồng vì đồng là kim

loại

A. có tính dẻo. B. có khả năng dẫn nhiệt tốt.

C. có tỉ khối lớ n. D. có khả năng phản xạ ánh sáng.

Câu 22: Phươ ng pháp có thể dậ p tắt ngọn lửa khi đám cháy có chứa magiê kim loạiA. phun CO2.  B. thổi gió.

Page 83: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 83/140

  C. phủ cát. D. phun nướ c.

Câu 23: Crom có nhiều ứng dụng trong công nghiệ p vì crom tạo đượ c

A. hợ  p kim có khả năng chống gỉ.

B. hợ  p kim nhẹ và có độ cứng cao.

C. hợ  p kim có độ cứng cao.

D. hợ  p kim có độ cứng cao và có khả năng chống gỉ.

Câu 24: Các hợ  p kim đồng có nhiều trong công nghiệ p và đờ i sống là : Cu – Zn (1), Cu – 

 Ni (2), Cu – Sn (3), Cu – Au (4),.. Đồng bạch dùng để đúc tiền là

A. 3. B. 4.

C. 1. D. 2.

Câu 25: Tính chất khiến Al có nhiều ứng dụng trong thực tế làA. kim loại bền, nhẹ. B. dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

C. không gỉ. D. tất cả các ý trên.

Câu 26: Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợ  p tecmit để hàn kim loại. Thành phần của hỗn

hợ  p tecmit gồm

A. Al2O3 và Fe3O4. B. Al và Fe2O3.

C. Al và FeO. D. Al và Fe3O4.

Câu 27: Vật liệu thườ ng đượ c dùng để đúc tượ ng, sản xuất phấn viết bảng, bó bột khi bị gãy

xươ ng là hợ  p chất của kim loại

A. Ca. B. Na.

C. Al. D. Mg.

Câu 28: Corundun, có thành phần chính là oxit của một kim loại, là một hợ  p chất có màu

xám sẫm, về độ cứng chỉ thua kim cươ ng. Kim loại đó là

A. crom. B. sắt.C. nhôm. D. chì.

Câu 29: Ngườ i ta có thể tráng 1 lớ  p men bên ngoài các đồ vật bằng sắt để bảo vệ khỏi bị gỉ.

Cơ sở cho phươ ng pháp này là

A. men là lớ  p cách li Fe vớ i môi tr ườ ng bên ngoài.

B. men làm thụ động bề mặt sắt.

C. lớ  p men và Fe tạo thành pin.

D. tất cả đều sai.

Page 84: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 84/140

Câu 30: Vonfram (W) thườ ng đượ c dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn, nguyên nhân chính

là do

A. W là kim loại r ất dẻo. B. W có khả năng dẫn điện r ất tốt.

C. W là kim loại nhẹ. D. W có nhiệt độ nóng chảy cao.

* Dạng bài t ậ p này sẽ giúp giáo viên cung cấ  p cho học sinh nhữ ng kiế n thứ c thự c t ế sinh

động trong các bài giảng cụ thể về  chấ t cũng như giúp học sinh thấ  y đượ c vai trò quan

tr ọng của kim loại trong đờ i số ng con ng ườ i. Giáo viên cũng có thể  đư a một vài câu hỏi

d ạng này vào các bài kiể m tra để giảm bớ t sự nặng nề như ng cũng đừ ng nên sử d ụng quá

nhiề u vì đ ây không phải là phần kiế n thứ c tr ọng tâm.

 Dạng 9. BÀI TẬP TÍNH TOÁN TỔNG HỢ P

Câu 1: X, Y là 2 kim loại lần lượ t có cấu hình e cuối cùng là 3p1 và 3d104s1. Khi cho 8, 3gam hh X, Y vào dd HCl dư thu đượ c 6,72 lít khí (dktc). Tên của X, Y và khối lượ ng của X,

Y lần lượ t là

A. Al; Cu và 5,4g; 2,9g. B. Al, Cu và 2,7g; 5,6g.

C. Fe, Al và 5,4g; 2,9g. D. Cu, Fe và 5,4g; 2,9g.

Câu 2: Hoà tan hết 18,2 gam hh Zn và Cr trong HNO3 loãng thu đượ c dd A chứa hai muối

và 0,15 mol hh hai khí không màu có khối lượ ng 5,2g trong đó có một khí hoá nâu ngoài

không khí. Số mol HNO3 đã phản ứng là

A. 0,9 mol. B. 0,7 mol.

C. 0,2 mol. D. 0,5 mol.

Câu 3: Cho 11,34 gam bột Al vào 300 ml dd hh gồm FeCl3 1,2M và CuCl2 0,5 M; sau khi

 pư k ết thúc thu đượ c dd X và m gam hỗn hợ  p 2 kim loại. m có giá tr ị là

A. 24,6 gam. B. 26,4 gam.

C. 27,52 gam. D. 29,76 gam.Câu 4: Cho m gam hh X gồm Fe và Cu tác dụng vớ i dd HCl dư thu đượ c dd Y, 10m/17 gam

chất r ắn không tan và 2,688 lít H2 (đktc). Để hòa tan m gam hh X, thể tích dd HNO3 1M

(biết chỉ sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO) tối thiểu cần là

A. 880ml. B. 800ml.

C. 720ml. D.480ml.

Câu 5: Cho m gam Fe tan hết trong 200 ml dd FeCl3 2M thu đượ c dd Y. Cô cạn dd Y thu

đượ c 71,72 gam chất r ắn khan. Để hòa tan m gam Fe, thể tích dd HNO3 1M (biết r ằng chỉ 

sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO) tối thiểu cần là

Page 85: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 85/140

A. 540 ml. B. 480 ml.

C. 160ml. D. 320 ml.

Câu 6: Cho 6,72 gam bột Fe tác dụng vớ i 540 ml dd AgNO3 1M, sau khi pư k ết thúc đượ c

dd A và m gam chất r ắn. Khối luợ ng bột Cu tối đa tác dụng vớ i dd A là

A. 4,608 gam. B. 7,680 gam.

C. 9,600 gam. D. 6,144 gam.

Câu 7: Có hh X gồm Ba và Al, trong đó Ba chiếm 62,844% về khối lượ ng. Cho m gam hh

X tác dụng vớ i nướ c dư thu đượ c V lít khí (đktc) và chất r ắn không tan Y. Nếu cho m gam

hh X tác dụng vớ i dd NaOH loãng, dư thu đượ c 12,32 lít khí (đktc). Giá tr ị m, V và khối

lượ ng chất r ắn Y là:

A. m = 20,5g; V = 7,60 lít; mY = 2,5g. B. m = 21,8g; V = 8,96 lít; mY = 2,7g.

C. m = 19,50g; V = 7,25 lít; mY = 2,4g. D. m = 18,95g; V = 7,80 lít; mY = 2,3g.

Câu 8: Cho 1,152 gam hh Fe, Mg tác dụng vớ i dd AgNO3 dư . Sau khi phản ứng xong thu

đượ c 8,208 gam kim loại. Vậy % khối lượ ng Mg là

A. 63,542%. B. 41,667%.

C. 72,92%. D. 62,50%.

Câu 9: Cho 8,4 gam Fe vào dd HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đượ c

2,688lít NO ở  đktc và dung dịch A. Khối lượ ng Fe(NO3)3 trong dd A làA. 36,3 gam. B. 30,72 gam.

C. 14,52 gam. D. 16,2 gam.

Câu 10: Cho 5,5 gam hh bột Fe, Mg, Al vào dd AgNO3 dư thu đượ c x gam chất r ắn. Cho

 NH3 dư vào dd sau phản ứng , lọc k ết tủa nhiệt phân không có không khí đượ c 9,1 gam chất

r ắn Y. x có giá tr ị 

A. 48,6 gam. B. 10,8 gam.

C. 32,4 gam. D. 28 gam.

Câu 11: Oxi hóa 1,12 gam bột sắt thu đượ c 1,36 gam hh Fe2O3 và Fe dư. Hòa tan hết hh vào

100 ml dd HCl thu đượ c 168 ml H2 đktc, dd sau pư không còn HCl.

a) Tổng khối lượ ng muối thu đượ c là

A. 2,54 gam. B. 2,895 gam.

C. 2,7175 gam. D. 2,4513 gam.

 b) Nồng độ dung dịch HCl làA. 0,4M. B. 0,45M

Page 86: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 86/140

C. 0,5M. D. 0,375M.

Câu 12: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm thu đượ c lượ ng Ag lớ n nhất là

A. cho 8,4 gam bột Fe tác dụng vớ i 400 ml dd AgNO3 1M.

B. cho hh gồm 5,6 gam bột Zn và 2,8 gam Fe tác dụng vớ i 400 ml dd AgNO3 1M.

C. nhiệt phân 20,6 gam hh gồm AgNO3 và Ag theo tỉ lệ số mol3AgNO Agn : n 5 :1 .

D. cho 5,4 gam bột Al tác dụng vớ i 600 ml dd AgNO3 1M.

Câu 13: Cho 20,0 g hh Fe và Mg tác dụng hết vớ i dd HCl, thu đượ c 11,2 l khí H2(đktc).

Dung dịch thu đượ c sau pư đem cô cạn thì lượ ng muối khan thu đượ c là

A. 52,5g. B. 60g.

C. 56,4g. D. 55,5g.

Câu 14: Để 28 gam bột sắt ngoài không khí mốt thờ i gian thấy khối lượ ng tăng lên thành34,4 gam. % sắt đã bị oxi hóa (giả thiết sản phẩm oxi hóa chỉ là sắt từ oxit) là

A. 48,8%. B. 60,0 %.

C. 81,4 %. D. 99,9%.

Câu 15: Thêm 0,02 mol NaOH vào dd chứa 0,01 mol CrCl2, r ồi để trong không khí đến

 phản ứng hoàn toàn thì khối lượ ng k ết tủa cuối cùng thu đượ c là

A. 0,86 gam. B. 1,03 gam.

C. 1,72 gam. D. 2,06 gam.

Câu 16: Tr ộn 5,4g Al vớ i 4,8g Fe2O3 r ồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm.

Sau phản ứng thu đượ c m(g) hỗn hợ  p chất r ắn. Giá tr ị của m là

A. 8,02(g). B. 9,02 (g).

C. 10,2(g). D. 11,2(g).

Câu 17: Cho hh A chứa các chất bột Mg, Al và Al2O3. Lấy 16 gam hh trên tác dụng vớ i dd

 NaOH dư thấy sinh ra 6,72 lít khí hiđro. Mặt khác, nếu cũng lấy 16 gam hh trên cho tác

dụng vừa đủ vớ i dd HCl thì thu đượ c 13,44 lít khí H2 (đktc). Phần tr ăm khối lượ ng của mỗi

chất trong hh trên là:

A. 40% Mg; 35% Al; 25% Al2O3.  B. 38% Mg; 37,5% Al; 24,5% Al2O3. 

C. 45% Mg; 33,75% Al; 21,25% Al2O3.  D. 42% Mg; 30,7% Al; 37,3% Al2O3.

Câu 18: Hoà tan hoàn toàn x gam Al trong dd HNO3, thấy thoát ra 11,2 lít (đktc) hh 3 khí

 NO, N2O và N2 vớ i tỉ lệ số mol nNO :2 2N O Nn : n = 1 : 2 : 2. Giá tr ị của x là

A. 38,9g. B. 40,05g.

C. 35,1g. D. 32,7g.

Page 87: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 87/140

Câu 19: Cho 0,2 mol Na cháy hết trong O2 dư thu đượ c sản phẩm r ắn A. Hòa tan hết A

trong nướ c thu đượ c 0,025 mol O2 . Khối lượ ng của A là

A. 3,9 gam. B. 6,2 gam.

C. 7,0 gam. D. 7,8 gam.

Câu 20: Cho 0,48g Cu vào 100 ml dd hỗn hợ  p KNO3 0,04M và H2SO4 0,1M đượ c V lit

(đkc) một khí duy nhất có tỉ khối hơ i so vớ i hiđro là 15. Giá tr ị của V là

A. 0,0336. B. 0,0448.

C. 0,0896. D. 0,2240.

Câu 21: Chia hỗn hợ  p hai kim loại X, Y có hóa tr ị không đổi thành 2 phần bằng nhau: -

Phần 1: Tan hết trong dung dịch HCl tạo ta 1,792 lit khí (đkc).

- Phần 2: Nung trong oxi thu đượ c 2,84g hỗn hợ  p oxit.

Khối lượ ng hỗn hợ  p hai kim loại ban đầu là

A. 5,08 gam. B. 3,12 gam.

C. 2,64 gam. D.1,36 gam.

Câu 22: Cho hh (X) gồm clo và oxi phản ứng hết vớ i hh (Y) gồm 4,8g magie và 8,1g nhôm

tạo ra 37,05g hh các sản phẩm r ắn. Tỉ lệ về thể tích của clo và oxi tươ ng ứng trong (X) là

A. 1 : 1. B. 1 : 1,2.

C. 1 : 1,25. D. 1,25 : 1.Câu 23: Để 4,05g một miếng nhôm ngoài không khí một thờ i gian, thấy khối lượ ng tăng

thêm 1,344g. Phần tr ăm (%) miếng Al đã bị oxi hóa bở i oxi của không khí là

A. 37,33. B. 40.

C. 62,67. D. 60.

Câu 24: Điện phân Al2O3 nóng chảy trong thờ i gian 2 giờ 40 phút 50 giây vớ i cườ ng độ 

dòng điện 5A thu đượ c 3,6g nhôm kim loại ở catot. Hiệu suất của quá trình điện phân này là

(%)

A. 80. B. 90.

C. 100. D. 70.

Câu 25: Đem nung hh (X) gồm y mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thờ i gian, thu

đượ c 63,2g hh (Y) gồm hai kim loại trên và hh các oxit của chúng. Hòa tan hết lượ ng hh (Y)

 bằng H2SO4 đậm đặc thì thu đượ c 0,3 mol SO2. Tr ị số của y là

A. 0,7. B. 0,6.C. 0,5. D. 0,4.

Page 88: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 88/140

Câu 26: Tr ộn 6,48 gam Al vớ i 16 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu đượ c

chất r ắn A. Khi cho A tác dụng vớ i dd NaOH dư, có 2,688 lit H2 (đkc) thoát ra. Hiệu suất

 phản ứng nhiệt nhôm là

A. 75%. B. 80%.

C. 85%. D. 90%.

Câu 27: Thực hiện pư nhiệt nhôm vớ i 3,24 gam Al và m gam Fe3O4. Chỉ có oxit kim loại bị 

khử tạo kim loại. Đem hòa tan các chất thu đượ c sau pư nhiệt nhôm bằng dd Ba(OH)2 có dư 

thì không thấy khí tạo ra và cuối cùng còn lại 15,68 gam chất r ắn. Các pư xảy ra hoàn toàn.

Tr ị số của m là

A. 18,56 gam. B. 10,44 gam.

C. 8,12 gam. D. 116,00 gam.

Câu 28: Cho 18,6 gam hh gồm Zn và Fe tác dụng vừa đủ vớ i 7,84 lít Cl2(đktc). Lấy sản

 phẩm thu đượ c hòa tan vào nướ c r ồi cho tác dụng vớ i dd NaOH 1M. Thể tích NaOH cần

dùng để lượ ng k ết tủa thu đượ c là lớ n nhất và nhỏ nhất lần lượ t là

A. 0,7 lít và 1,1 lít. B. 0,1 lít và 0,5 lít.

C. 0,2 lít và 0,5 lít. D. 0,1 lít và 1,1 lít.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn một sợ i dây đồng nặng 2,56 gam trong không khí. Làm nguội

chất r ắn thu đượ c r ồi hoà tan hoàn toàn trong dd HCl đượ c dd X. Cho X tác dụng vớ i lượ ngdư dd NaOH thu đượ c k ết tủa Y. Khối lượ ng k ết tủa Y là

A. 3,50 gam. B. 3,92 gam.

C. 3,20 gam. D. 3,65 gam.

Câu 30: Khối lượ ng kim loại Ba cần dùng để hoà tan vào 1 lít nướ c đượ c dung dịch bari

hiđroxit nồng độ 4,93% là

A. 40 gam. B. 45,5 gam.

C. 41,3 gam. D. 42,5 gam.

Câu 31: Tr ộn 10,8 gam bột Al vớ i 34,8 gam bột Fe3O4 r ồi tiến hành pư nhiệt nhôm. Giả sử 

chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hh chất r ắn sau pư bằng dd

H2SO4 20% (D = 1,14 g/ml) thì thu đượ c 10,752 lít H2. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và

thể tích tối thiểu của dd H2SO4 đã dùng là

A. 70% và 325ml. B. 75% và 407,4ml.

C. 85% và 415,20ml. D. 80% và 464,21ml.

Page 89: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 89/140

Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 28,8 gam Cu vào dd HNO3 loãng, tất cả khí NO thu đượ c đem

oxi hóa thành NO2 r ồi sục vào nướ c có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí

oxi ở  đktc tham gia vào quá trình trên là

A. 5,04 lít. B. 7,56 lít.

C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.

Câu 33: Cho m g hỗn hợ  p gồm 3 kim loại đứng tr ướ c H2 trong dãy hoạt động hóa học phản

ứng hết vớ i H2SO4 dư, thu đượ c 1,008 lít H2 (đktc). Cô cạn dd thu đượ c 7,32 g r ắn. Vậy giá

tr ị m có thể bằng

A. 3 g. B. 5,016 g.

C. 2,98 g. D. k ết quả khác.

Câu 34: Cho hh gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dd A chứa AgNO3 và

Cu(NO3)2. Khi pư k ết thúc thu đượ c dd B và 8,12 gam chất r ắn C gồm 3 kim loại. Cho chất

r ắn C tác dụng vớ i dd HCl dư thu đượ c 0,672 lít khí H2 (đktc). CM của AgNO3 và Cu(NO3)2 

trong dd A là

A. 0,10M và 0,20M. B. 0,15M và 0,25M.

C. 0,28M và 0,15M. D. 0,25M và 0,10M.

Câu 35: Hoà tan hoàn toàn hợ  p kim Al - Mg trong dd HCl dư thu đượ c 8,96l khí (đktc).

 Nếu cùng lượ ng hợ  p kim tác dụng vớ i dd NaOH thì thu đượ c 6,72 lít khí (đktc). % khốilượ ng mỗi kim loại trong hợ  p kim là

A. 40% và 60%. B. 62,9% và 37,1%.

C. 69,2% và 30,8%. D. 60,2% và 39,8%.

Câu 36: Khi hoà tan hoàn toàn 1,575 gam hh gồm bột nhôm và magie trong HNO3 thì có

60% hh phản ứng, tạo ra 0,728 lít khí NO (đktc). Thành phần % của Al và Mg trong hh là

A. 71,43% và 28,57%. B. 69,5% và 30,5%.

C. 73,28% và 26,72%. D. 65,03% và 34,97%.

Câu 37: Cho 2,8 gam bột Fe vào 200ml dd chứa Zn(NO3)2 0,2M ;Cu(NO3)2 0,18M; AgNO3

0,1M. Khối lượ ng chất r ắn thu đượ c là

A. 4,688g. B. 4,464g.

C. 2,344g. D. 3,826g.

Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 12g hh X gồm Fe, Cu bằng dd HNO3 dư, k ết thúc thí nghiệm thu

đượ c 6,72 lít (đktc) hh B gồm NO và NO2 có khối lượ ng là 12,2g. Khối lượ ng muối nitratsinh ra là

Page 90: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 90/140

A. 43g. B. 34g.

C. 3,4g. D. 4,3g.

Câu 39: Cho hh 18,4g bột sắt và đồng vào dd chứa 0,4 mol AgNO3. Sau khi pư hoàn toàn

đượ c 49,6g hai kim loại. Khối lượ ng sắt và đồng trong hh đầu lần lượ t là

A. 5,6g và 12,8g. B. 11,2g và 7,2g.

C. 14g và 4,4g. D. 8,4g và 10g.

Câu 40: Hòa tan 8 g hỗn hợ  p Fe, Mg trong 50ml dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 

1,8M.Thể tích khí H2 (đkc) thoát ra là

A. 3,198lit. B. 2,576lit .

C. 7,466lit. D. không xác định.

* Dạng bài t ậ p này giáo viên nên sử d ụng trong các bài ôn luyện và t ổ ng k ế t kiế n thứ c vớ i

 yêu cầu nâng cao về khả năng phân tích và t ổ ng hợ  p, các k  ỹ năng k ế t hợ  p nhiề u d ạng bài

t ậ p cũng như các phươ ng pháp giải khác nhau, đặc biệt là l ố i t ư duy cần thiế t trong việc

 giải các bài t ậ p tr ắ c nghiệm nhanh và chính xác. Giáo viên cũng có thể  đư a bộ bài t ậ p vào

các bài kiể m tra cuố i một chươ ng hoặc cuố i kì để  đ ánh giá đ úng chấ t l ượ ng học t ậ p cũng 

như phân loại học sinh.

Page 91: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 91/140

Chươ ng 3.THỰ C NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. M ục đ ích thự c nghi ệm

Xác định chất lượ ng và hiệu quả giảng dạy của hệ thống bài tậ p tr ắc nghiệm khách quan

trong phạm vi nội dung luận văn, cũng như cách sử dụng nó trong việc giảng dạy và kiểmtra đánh giá ở các lớ  p 12 theo hướ ng đổi mớ i hiện nay.

3.2. N ội dung thự c nghi ệm

Thông qua các bài kiểm tra có sử dụng hệ thống bài tậ p tr ắc nghiệm khách quan chúng

tôi đề xuất để đánh giá theo các tiêu chí cơ bản: độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy và độ giá

tr ị. Từ đó xác định chất lượ ng của bộ bài tậ p và khả năng áp dụng vào thực tế giảng dạy,

góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và kiểm tra đánh giá ở tr ườ ng phổ thông

3.3. Đố i t ượ ng thự c nghi ệm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở khối 12 không chuyên thuộc tr ườ ng THPT chuyên

Lê Quý Đôn Khánh Hòa và lớ  p 12 - Luyện thi Đại học tại trung tâm luyện thi Nguyễn Trãi

Khánh Hòa.

 Bảng 3.1. Lớ  p thự c nghi ệm và giáo viên gi ảng d ạ y

-

Tổng số học sinh là 200 em vớ i 2 loại đối tượ ng: đang học và luyện thi.

3.4. Ti ế n hành thự c nghi ệm

Để thực nghiệm tốt những nội dung của luận văn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm:

- Ra 7 đề kiểm tra: 2 đề vớ i số câu là 50 câu/đề (dành cho 2 lớ  p luyện thi), 5 đề vớ i số 

câu là 40 câu/đề (dành cho các lớ  p còn lại).

- Chấm điểm trên phiếu làm bài, mỗi đề có đáp án riêng.

Lớ  p Số học sinh Giáo viên

12Toán 30 học sinh Hoàng Thị Hồng Phúc

12Lý 33 học sinh Hoàng Thị Hồng Phúc

12Sinh 20 học sinh Hoàng Thị Hồng Phúc

12Anh 19 học sinh Huỳnh Mẫn Trân

12Văn 25 học sinh Huỳnh Mẫn Trân

Luyện thi 1 45 học sinh Huỳnh Thị Thanh Thúy

Luyện thi 2 48 học sinh Huỳnh Thị Thanh Thúy

Page 92: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 92/140

- Tậ p hợ  p và sắ p xế p số liệu: Số liệu bao gồm điểm số, điểm của câu tr ả lờ i đúng

và điểm của các phươ ng án chọn trên mỗi thí sinh của từng câu hỏi trong một bài tr ắc

nghiệm con .

- Sử dụng công thức tính các chỉ tiêu độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy.

3.5. K ế t quả thự c nghi ệm

3.5.1. K ế t quả bài thự c nghi ệm của học sinh

* Tiến hành thực nghiệm vớ i 2 lớ  p luyện thi, ta đượ c k ết quả như bảng 3.1

 Bảng 3.2. Phân phố i đ i ể m ki ể m tra đề số 1

Số học sinh đạt điểm Xi Tổng số 

 bài KT  2 3 4 5 6 7 8 9 10

93 0 1 3 7 15 19 25 16 7

Chúng tôi nhận thấy: Đối tượ ng luyện thi là những học sinh đã học xong chươ ng trình Hóa

học phổ thông, bao gồm toàn bộ phần kim loại, lại đượ c rèn luyện vớ i nhiều dạng bài tậ p

nên nắm khá tốt phần kiến thức này.

* Tiến hành thực nghiệm vớ i các lớ  p còn lại, ta đượ c k ết quả như bảng 3.2

 Bảng 3.3. Phân phố i đ i ể m ki ể m tra đề số 2 

Số học sinh đạt điểm Xi Tổng số 

 bài KT  2 3 4 5 6 7 8 9 10

107 0 2 2 8 18 20 29 18 10

Đây là đối tượ ng vừa mớ i đượ c học xong phần kim loại của chươ ng trình Hóa học phổ 

thông nên độ lưu giữ kiến thức còn khá mớ i, k  ĩ năng giải bài tậ p cũng như làm tr ắc nghiệm

tươ ng đối thuần thục và chính xác.

3.5.2. Đánh giá chấ t l ượ ng bộ bài t ậ p3.5.2.1. Độ khó của bộ bài t ậ p TNKQ

Sử dụng công thức tính độ khó (FV) chúng tôi đã tính đượ c độ khó của từng câu hỏi và

đã thống kê đượ c các mức độ khó của bộ bài tậ p (bảng 3.3.)

 Bảng 3.4. Độ khó của 300 câu hỏi TNKQ

Độ khó%

Các mứ c độ Số thứ tự câu hỏiTổng

số %

80 -100

Quá dễ 

(không đạt)

 Dạng1: 1, 11

 Dạng 2: 15 9 3

Page 93: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 93/140

 Dạng 4: 6

 Dạng 5: 2

 Dạng 7 : 3

 Dạng 8: 2, 17

 Dạng 9: 30

75 - 79 Dễ (đạt)

 Dạng 1: 2, 9, 17

 Dạng 2: 6, 12, 13, 38, 39

 Dạng 3: 6, 18, 20, 40

 Dạng 4: 4, 15, 24

 Dạng 5: 4, 21

 Dạng 6 : 4, 22, 33

 Dạng 7 : 6, 10

 Dạng 8: 6, 16, 20

 Dạng 9: 9, 13, 16

28 9,33

30 -74Trung bình

(đạt)

 Dạng 1: 3, 4, 6, 7, 8, 10, 12, 13, 15,

16, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 27, 28,

29, 30, 31, 32, 33, 34, 35

 Dạng 2: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11,14, 16, 18, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27,

28, 29, 30, 31, 32, 34, 35, 37, 40

 Dạng 3: 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 11, 12, 13,

14, 15, 17, 19, 21, 23, 24, 25, 26, 27,

28, 30, 32, 33, 34, 35, 37, 38, 39

 Dạng 4: 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12,

13, 14, 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 25,

27, 28, 29, 31, 32

 Dạng 5: 1, 3, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,

15, 16, 19, 20, 22, 23, 25

 Dạng 6 : 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,

12, 13, 15, 17, 19. 20, 21, 23, 25, 26,

27, 28, 29, 30, 32, 34, 35 Dạng 7: 1, 2, 4, 5, 8, 9, 11, 13, 15,

213 71,01

Page 94: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 94/140

18, 20

 Dạng 8: 1, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12,

13, 14, 18, 19, 21, 23, 25, 27, 28, 29,

30

 Dạng 9: 1, 2, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 14,

15, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 24, 26, 27,

28, 29, 31, 32, 33, 35, 36, 37, 38, 40

20 - 29 Khó (đạt)

 Dạng 1: 5, 14, 18, 24

 Dạng 2: 17, 20, 23, 33, 36

 Dạng 3: 3, 10, 16, 31, 36

 Dạng 4: 20, 26, 30, 34

 Dạng 5: 6, 14, 17, 23, 24

 Dạng  6 : 14, 16, 24, 31

 Dạng 7 : 7, 12, 14, 16, 19

 Dạng 8: 15, 22, 24, 26, 28

 Dạng 9: 4, 12, 25, 39

43 14,33

10 -19 Quá khó(chưa đạt)

 Dạng 4: 33, 35

 Dạng 5: 5, 18 Dạng 7 : 17

 Dạng 9: 3, 34

7 2,33

Từ k ết quả bảng 3.4 chúng tôi vẽ đượ c biểu đồ như sau

10 

20 

30 

40 

50 60 

70 

0-19 

20-29 

30-74 

75-79 

80-90 

Page 95: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 95/140

 Hình 3.1. Bi ể u đồ độ khó của 300 câu hỏi TNKQ

* Qua bảng 3.4 và hình 3.1 cho thấy:

+ Tỷ lệ câu quá dễ và quá khó (không đạt yêu cầu) chiếm : 5,33%.

+ Tỷ lên câu có độ khó thấ p (câu khó) chiếm: 14,33%.

+ Tỷ lệ câu có độ khó trung bình chiếm 71,01%.

+ Tỷ lệ câu có độ khó cao (câu dễ) chiếm: 9,33%.

* Số câu có độ khó FV trung bình = 71,01% cho thấy đa số câu hỏi phù hợ  p vớ i trình độ 

học sinh, đồng thờ i số câu có thể sử dụng trong dạy học (có 20% < FV <80%) là 94,67%.

Trong đó có những câu dùng cho học sinh khá (14,33%). Và một số câu dành cho học

sinh kém (80% > FV >75%) là 12,33%.

 Như vậy, xét về độ khó bộ câu hỏi này phản ánh đượ c các mức độ, nhận thức của học

sinh có thể sử dụng đượ c trong thực tiễn dạy học, tuy nhiên ở một số câu cần xem xét để cho

 bộ câu hỏi hoàn thiện hơ n.

3.5.2.2. Độ phân bi ệt của bộ bài t ậ p TNKQ

Căn cứ vào k ết quả điểm xế p loại học tậ p của học k ỳ tr ướ c khi thực nghiệm chúng tôi

chọn 2 nhóm (nhóm khá, giỏi và nhóm yếu, kém) mỗi nhóm lấy đến 27 % số học sinh của

lớ  p học.

Sử dụng công thức tính độ phân biệt, chúng tôi đã tính đượ c độ phân biệt và phân loạithành bảng 3.5.

 Bảng 3.5. Độ phân bi ệt của 300 câu hỏi TNKQ

Độ phân biệt Các mứ c độ Số thứ tự câu hỏi Tổng số %

DI < O R ất thấ p

 Dạng 1: 1, 11

 Dạng 2: 15

 Dạng 8: 2, 17

5 1,67

0 - 0,2

Thấ p

(chưa đạt)

 Dạng 1: 17

 Dạng 2: 6, 13, 38

 Dạng 4: 6, 15, 24

 Dạng 7: 3, 6, 10

 Dạng 8: 20

11 3,67

0,21- 0,49 Trung bình(đạt)

 Dạng 1: 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10,

12, 13, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 26,28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35

214 71,33

Page 96: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 96/140

 Dạng 2: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10,

11, 12, 14, 16, 18, 19, 21, 22, 24,

25, 26, 28, 29, 30, 32, 34, 37, 39

 Dạng 3: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11,

12, 13, 15, 17, 18, 19, 20, 21, 23,

25, 26, 27, 28, 30, 32, 33, 34, 35,

37, 38, 39, 40

 Dạng 4: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10,

11, 12, 13, 14, 16, 18, 21, 22,

23, 25, 27, 28, 29, 31, 32

 Dạng 5: 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 10,

11, 12, 13, 15, 16, 19, 20, 21, 22,

23, 25

 Dạng 6: 1, 2, 4, 5, 6, 8, 9, 10,

11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23,

28, 29, 30, 32, 33, 35

 Dạng 7: 1, 2, 4, 5, 8, 9, 11, 13,

15, 16, 18, 20 Dạng 8: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,

11, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 21,

23, 25, 27, 28, 29, 30

 Dạng 9: 1, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 13,

14, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 24, 26,

27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 35, 36,

38, 40

(0,5 -1) Cao  Dạng 1: 5, 14, 15, 18, 24, 25, 27

 Dạng 2: 7, 17, 20, 23, 27, 31,

33, 35, 36, 40

 Dạng 3: 3, 10, 14, 16, 24, 31, 36

 Dạng 4: 17, 19, 20, 26, 30, 33,

34, 35 Dạng 5: 5, 6, 14, 17, 18, 23, 24

70 23,33

Page 97: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 97/140

 Dạng 6 : 3, 7, 14, 16, 20, 24, 25,

26, 27, 31, 34

 Dạng 7 : 7, 12, 14, 16, 17, 19

 Dạng 8: 22, 24, 26

 Dạng 9: 2, 3, 4, 8, 12, 19, 22,

25, 34, 37, 39

Dựa vào bảng 3.5, chúng tôi vẽ đượ c biểu đồ phân loại về độ phân biệt 300 câu hỏi

như sau.

 Hình 3.2. Bi ể u đồ độ phân bi ệt của 300 câu hỏi 

* Nhận xét:

Từ k ết quả bảng 3.5 và biểu đồ 3.2 cho thấy.

+ Số câu có độ phân biệt r ất thấ p DI < 0 là câu chiếm 1,67% (chưa đạt)

+ Số câu có độ phân biệt thấ p (0 DI < 0,2) là 11 câu chiếm 3,67% ( chưa đạt).

+ Số câu có độ phân biệt TB (0,2 DI < 0,5) là 214 câu chiếm 71,33% (câu đạt).

+ Số câu có độ phân biệt cao (0 DI < 0,5) là 70 câu chiếm 23,33% (câu đạt).

 Như vậy số câu đạt về độ phân biệt là: 71,33 + 23,33 = 94,66 %

10 20 

30 

40 

50 

60 

70 80 

2 DI

< 0

0,21 - 0,49

0 - 0,2

0,5 - 1

Page 98: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 98/140

Tỷ lệ này là khá cao. Tuy nhiên, những câu có độ phân biệt cao chưa nhiều (23,33%) và

vẫn còn độ phân biệt r ất thấ p (âm) là 1,67% do đó cần phải điều chỉnh lại ít nhiều để nâng

chất lượ ng bộ câu hỏi.

3.5.2.3. Độ tin cậ y của bộ bài t ậ p TNKQ

Chúng tôi đã tính riêng từng bài kiểm tra con sau đó lấy tr ị số trung bình của 7 bài tr ắc

nghiệm, để có thông số chung cho 300 câu hỏi tr ắc nghiệm. Áp dụng công thức, chúng tôi

đã tính đượ c độ tin cậy như sau :

R 2,1=300

300 1

138,2(300 138,2)1

300x2198,04

= 0,969

R 2,1 = 0,969 là khá cao, điều đó nói lên phép đo có tính ổn định. Mặt khác, chúng tôi áp

dụng công thức tính độ tin cậy dựa trên mức độ thuần nhất trong cách tr ả lờ i câu hỏi và mối

quan hệ nội tại giữa các câu trong bài TN. Cho nên độ tin cậy R 2,1=0,969 còn nói lên bộ câu

hỏi có mối tươ ng quan cao và ổn định.

3.6. Phân tích k ế t quả thự c nghi ệm

3.6.1. Xác đị nh câu đạt và câu chư a đạt.

Câu hỏi có giá tr ị sử dụng là câu hỏi phải đạt yêu cầu cả 2 chỉ tiêu về độ khó và độ phân

 biệt.

Dựa vào bảng 3.4 và 3.5, chúng tôi đã xác định đượ c tỷ lệ câu đạt và câu chưa đạt về cả 2 chỉ tiêu trên như sau:

+ Số câu chưa đạt yêu cầu là 25 câu chiếm 8,33%.

Câu đạt yêu cầu là 275 câu chiếm 91,67%

* Nhận xét:

- Tỷ lệ câu đạt cả 2 chỉ tiêu FV và DI là: 90,83%

- Số câu chưa đạt là : 9,16%

- Độ phân biệt của câu hỏi phụ thuộc vào độ khó của câu ấy

=> Số câu đạt yêu cầu là khá cao (91, 67%) điều đó cho ta khả năng tin tưở ng vào chất

lượ ng của bộ bài tậ p.

3.6.2. K ế t quả phân tích tìm phươ ng án đ i ều chỉ nh nâng cao chấ t l ượ ng câu hỏi.

Căn cứ vào độ khó, độ phân biệt, k ết hợ  p vớ i việc phân tích, quan sát từng phươ ng án

chọn lựa của thí sinh trên từng câu hỏi chúng tôi xem xét lại câu hỏi ở cả hai mặt nội dung

và cách diễn đạt, như: Câu d ẫ n rõ ràng chư a? Câu chọn có chính xác không? Câu gâynhiễ u có thự c sự hấ  p d ẫ n như nhau chư a? Nhữ ng nguyên nhân nào d ẫ n đế n câu chư a đạt,

Page 99: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 99/140

hoặc đạt yêu cầu như ng mứ c thấ  p? Từ đó chúng tôi tìm ra một vài nhượ c điểm ở một số bài

tậ p như sau:

+ Câu nhiễu: chưa đạt, dễ gây nhầm lẫn cho học sinh, chưa gây khó khăn trong tư duy

của học sinh.

+ Câu dẫn: khó hiểu, chưa hợ  p lý, gây nhầm lẫn cho học sinh.

+ Kiến thức của bài tậ p quá sâu học sinh không nắm vững.

+ Một số câu tr ắc nghiệm ở mức độ tái hiện hầu như tất cả các em đều làm đúng và vì

vậy độ phân biệt r ất thấ p.

 Như vậy để đưa bộ bài tậ p TNKQ sử dụng cần phải điều chỉnh ít nhiều. Điều đó cho

thấy những câu hỏi đã soạn thảo qua thực nghiệm chỉnh lý bổ sung đã bướ c đầu có hiệu quả.

3.6.3. Khả năng áp d ụng  

Qua các số liệu thực nghiệm cho thấy ở từng bài tậ p đã đạt đượ c về những yêu cầu của

chỉ tiêu (độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy) một cách nhất định, qua đó chúng tôi có thể khẳng

định bài tậ p có giá tr ị sử dụng trong dạy học.

Vì bộ bài tậ p đượ c chia thành các dạng chuyên biệt nên có thể áp dụng tr ải đều trong

suốt chươ ng trình học từ các bài giảng về chất, bài luyện tậ p, ôn tậ p đến bài thực hành và

 bài kiểm tra, k ể cả sử dụng trong ôn luyện thi đại học sau này. Thông qua sử dụng bộ bài tậ p

trong quá trình giảng dạy môn Hóa, giáo viên có thể đạt đượ c những mục tiêu quan tr ọngnhư :

- Tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ thống hóa các kiến thức hóa học r ờ i r ạc qua các

 bài, các chươ ng. Từ các hệ thống kiến thức đó giúp học sinh nắm đượ c những kiến thức cơ  

 bản nhất, vận dụng kiến thức đã tiế p nhận trong việc học tậ p.

- Chỉnh lý, bổ sung thêm kiến thức để học sinh hiểu đúng đắn và đầy đủ hơ n, đồng thờ i

có thể mở r ộng thêm kiến thức cho học sinh.

- Rèn luyện các k ỹ năng hóa học cơ bản, phát triển tư duy và phươ ng pháp nhận thức,

cả phươ ng pháp học tậ p độc lậ p, sáng tạo.

 Như vậy, bộ bài tậ p đã phần nào đáp ứng đượ c những yêu cầu của đổi mớ i phươ ng pháp

dạy học và đổi mớ i kiểm tra đánh giá hiện nay.

Page 100: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 100/140

K ẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. K ết luận

Thực hiện mục tiêu của đề tài, dựa trên phươ ng pháp nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã

giải quyết đượ c các nghiệm vụ đề ra cụ thể như sau:- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc xây dựng câu hỏi tr ắc nghiệm làm công cụ để xây

dựng bộ bài tậ p tr ắc nghiệm phần ″các nguyên tố kim loại″ lớ  p 12 tr ườ ng THPT và định

hướ ng việc sử dụng bộ câu hỏi đó.

- Phân tích cấu trúc, nội dung và kiến thức tr ọng tâm phần kim loại để xây dựng bộ câu

hỏi tr ắc nghiệm.

- Xây dựng đượ c 300 câu hỏi THKQ ở các mức độ nhớ , hiểu, vận dụng cho phần kim

loại trong chươ ng trình Hóa học THPT. Các câu hỏi đượ c chia thành 9 dạng chuyên biệt :+ Dạng 1: Lý thuyế t cơ bản (35 câu).

+ Dạng 2: Tính chấ t của kim loại (40 câu).

+ Dạng 3: Xác định tên nguyên t ố kim loại (40 câu).

+ Dạng 4: Điề u chế - sản xuấ t (35 câu).

+ Dạng 5: Nhận biế t - tách chấ t (35 câu).

+ Dạng 6: Giải thích hiện t ượ ng (35 câu).

+ Dạng 7: Bài t ậ p thự c hành (20 câu).

+ Dạng 8: Ứ ng d ụng của kim loại (30 câu).

+ Dạng 9: Bài t ậ p tính toán t ổ ng hợ  p (40 câu).

Cuối mỗi dạng chuyên biệt đều có k ết luận về khả năng áp dụng của bộ câu hỏi trong

giảng dạy chươ ng trình hóa học phổ thông.

- Thực nghiệm sư phạm vớ i 7 lớ  p vớ i hai đối tượ ng : các lớ  p 12 không chuyên tại

tr ườ ng THPT chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa và lớ  p luyện thi tại Trung tâm luyện thi Nguyễn Trãi Khánh Hòa.

- Qua thực nghiệm chúng tôi đã xác định độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi và độ 

tin cậy của bộ câu hỏi, bướ c đầu xác định giá tr ị của bộ câu hỏi tr ắc nghiệm làm cơ sở thực

tiễn đưa vào sử dụng.

+ Về  độ khó, có 213 câu ở  mức độ trung bình chiếm 71,01%, 43 câu khó chiếm

14,33% và 7 câu quá khó chiếm 2,33%. Các câu khó chủ yếu tậ p trung vào các câu lý thuyết

kiến thức mớ i, các câu đòi hỏi khả năng tổng hợ  p và hệ thống hóa kiến thức cũng như các

 bài tậ p tính toán.

Page 101: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 101/140

+ Về độ phân biệt, có 70 câu có độ phân biệt cao chiếm 23,33%, 214 câu có độ phân

 biệt trung bình chiếm 71,33%, 16 câu có độ phân biệt thấ p và r ất thấ p chiếm 5,34%. Các

câu có độ phân biệt thấ p là do câu nhiễu và câu dẫn chưa đạt.

+ Chúng tôi cũng đã tính đượ c giá tr ị độ tin cậy R 1,2 = 0,969 cho thấy các câu hỏi tr ắc

nghiệm có độ tin cậy khá tốt, khẳng định giá tr ị sử dụng của bộ câu hỏi.

- Từ k ết quả phân tích bài, dựa trên giá tr ị độ phân biệt của câu cũng như tỉ lệ lựa chọn

đáp án đúng và mồi nhử, chúng tôi đã tiến hành chỉnh sửa các câu chưa đạt yêu cầu.

Từ những k ết quả đạt đượ c của đề tài, chúng tôi nhận thấy bộ câu hỏi có thể đáp ứng

đượ c xu hướ ng đổi mớ i phươ ng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá phần kim lọai lớ  p 12

tr ườ ng THPT.

2. Đề xuất

Câu hỏi tr ắc nghiệm có thể sử dụng tốt trong việc hình thành kiến thức cho ngườ i học

 bằng con đườ ng tự học cũng như trong kiểm tra đánh giá. Do vậy cần phải có bộ câu hỏi

tr ắc nghiệm chuẩn, có chất lượ ng, để nâng cao chất lượ ng dạy học nói chung và dạy học

 phần kim loại lớ  p 12 nói riêng.

Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có một số đề nghị như sau:

* H ướ ng phát triể n

- Xây dựng tiế p câu hỏi tr ắc nghiệm ở  các nội dung khác của chươ ng trình hóa họcTHPT theo dạng chuyên biệt.

- Mở r ộng quy mô thực nghiệm trên nhiều vùng nhiều đối tượ ng khác nhau để bộ bài

tậ p đượ c hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

- Xây dựng quy trình sử dụng bộ câu hỏi tr ắc nghiệm trong dạy học ở nhiều khâu khác

nhau. Thông qua thực nghiệm kiểm tra k ết quả của việc sử dụng câu hỏi tr ắc nghiệm dạy

học và từ đó mở r ộng phạm vi ứng dụng bộ câu hỏi này.

* Đố i vớ i các đơ n vị quản lý giáo d ục

- Thườ ng xuyên tậ p huấn cho sinh viên, giáo viên về quy trình xây dựng câu hỏi

TNKQ.

- Tạo điều kiện thuận lợ i để mỗi giáo viên phổ thông có thể tự xây dựng câu hỏi TNKQ

và sử dụng thườ ng xuyên trong dạy học.

* Đố i vớ i giáo viên

- Mỗi giáo viên cần trang bị cho bản thân kiến thức và k  ĩ thuật TNKQ.

Page 102: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 102/140

- Giáo viên cần thườ ng xuyên đưa TNKQ vào dạy học và kiểm tra đánh giá để rèn cho

học sinh cách vận dụng kiến thức và làm quen vớ i cách suy luận để giải nhanh các bài tậ p

tr ắc nghiệm khách quan.

- Các đề kiểm tra cần chú tr ọng thêm đến việc đánh giá k ỹ năng thực hành thí nghiệm,

khả năng tổng hợ  p phân tích và tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Vớ i thờ i gian nghiên cứu có hạn, bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều

điều khiếm khuyết. Chúng tôi xin chân thành mong đợ i những lờ i nhận xét, góp ý để chúng

tôi bổ sung và hoàn thiện thêm cho đề tài cũng như cho công việc giảng dạy và nghiên cứu

khoa học. Mong r ằng nghiên cứu của chúng tôi sẽ đóng góp phần nào cho việc xây dựng

ngân hàng câu hỏi tr ắc nghiệm bộ môn hóa học, phục vụ cho quá trình dạy học hóa học ở  

tr ườ ng phổ thông sau này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơ n

Page 103: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 103/140

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Ngọc An (2007), Câu hỏi và bài t ậ p tr ắ c nghiệm Hóa học 12, NXB Giáo dục.

2. Tr ịnh Văn Biều (2003), Các phươ ng pháp d ạ y học hiệu quả, Tài liệu học tậ p dùng

cho sinh viên ĐHSP TP.HCM.

3. Tr ịnh Văn Biều (2003), Giảng d ạ y hóa học ở  tr ườ ng phổ  thông , Tài liệu học tậ p

dùng cho sinh viên ĐHSP TP.HCM.

4. Tr ịnh Văn Biều (2004),  Lý luận d ạ y học Hóa học, Tài liệu học tậ p dùng cho sinh

viên ĐHSP TP.HCM.

5. Tr ịnh Văn Biều (2006), M ột số vấ n đề cơ bản về Kiể m tra - đ ánh giá k ế t quả học t ậ p,

Tài liệu học tậ p dùng cho sinh viên ĐHSP TP.HCM.

6. Tr ịnh Văn Biều (1999), Nâng cao hiệu quả d ạ y học môn Hóa ở  tr ườ ng PTTH, Tài

liệu bồ d ưỡ ng thườ ng xuyên chu k  ỳ 1997-2000, Đại học Quốc gia Tp.HCM -Tr ườ ng ĐHSP.

7. Tr ịnh Văn Biều (2005), Phươ ng pháp thự c hiện đề tài nghiên cứ u khoa học, Đại học

sư phạm TP.HCM.

8. Tr ịnh Văn Biều, Trang Thị Lân, Vũ Thị Thơ , Tr ần Thị Vân (2001), Thự c hành Thí 

nghiệm phươ ng pháp d ạ y học hóa học, TP.HCM.

9. Tr ịnh Văn Biều (2000), Việc d ạ y học môn Hóa ở PTTH - Thự c t ế và triể n vọng . T ạ p

chí Khoa học. Số 23 tháng 5-2000, tr.209-212, Tr ườ ng ĐHSP Tp.HCM.

10. Phạm Đức Bình, Lê Thị Tam (1998),  Phươ ng pháp giải bài t ậ p tr ắ c nghiệm hóa

học: Dùng cho học sinh ôn thi Đại học và Cao đẳ ng , NXB Đà Nẵng.

11. Nguyễn Hải Châu (chủ biên), Đào Thị Thu Nga, Nguyễn Thanh Hưng, Vũ Anh

Tuấn (2007), Chuẩ n bị kiế n thứ c ôn thi t ố t nghiệ p THPT và tuyể n sinh  Đại học,

Cao đẳ ng môn Hóa học, NXB Giáo dục.

12. Nguyễn Văn Cườ ng (2006),  Đổ i mớ i phươ ng pháp d ạ y học Trung học phổ  thông:

 M ột số vấ n đề chung , Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Độ (2007), 700 câu hỏi và bài t ậ p tr ắ c nghiệm hóa học, NXB Hải

Phòng.

14. Cao Cự Giác (2007), Các d ạng đề thi tr ắ c nghiệm hóa học, NXB Giáo dục.

15. Cao Cự Giác (2005), Tuyể n t ậ p bài giảng Hóa học vô cơ , NXB Đại học sư phạm.

16. Nguyễn Thị Kim Hạnh (1999), Giáo trình Hóa nguyên t ố - Phần Kim loại, Tài liệu

học tậ p dùng cho sinh viên ĐHSP TP.HCM.17. Tr ần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo d ục, Hà Nội.

Page 104: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 104/140

18. Nguyễn Thanh Khuyến (2004),  Phươ ng pháp giải toán Hoá học vô cơ , NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

19. Tr ần Kiều (2003), Chuyên đề V ề  đổ i mớ i giáo d ục Trung học phổ thông , Viện Khoa

học Giáo dục.

20. Tr ần Ngọc Mai (2006), Truyện k ể 109 nguyên t ố hóa học, NXB Giáo dục. 

21. Mai Văn Ngọc (2001), Thự c hành Hóa nguyên t ố , TP.HCM.

22. Lê Đình Nguyên (2008), Câu hỏi và bài t ậ p tr ắ c nghiệm hóa học 12, NXB Giáo

dục.

23. Hoàng Nhâm (2003), Hóa học vô cơ  , t ậ p 1, NXB Giáo dục.

24. Hoàng Nhâm (2003), Hóa học vô cơ  , t ậ p 2, NXB Giáo dục.

25. Hoàng Nhâm (2003), Hóa học vô cơ  , t ậ p 3, NXB Giáo dục.

26. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006),  Phươ ng pháp d ạ y học các chươ ng mục

quan tr ọng trong chư ong trình Sách giáo khoa Hóa học phổ thông , Hà Nội.

27. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Thị Mai Dung (1994), Tài liệu hướ ng 

d ẫ n Thự c hành thí nghiệm, Hà Nội.

28. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận d ạ y học hóa học (t ậ p 1), NXB Giáo dục.

29. Nguyễn Thị Sửu (2008), T ổ chứ c quá trình d ạ y học hóa học phổ thông , Tài liệu học

tậ p dùng cho sinh viên cao học ĐHSP TP.HCM.

30. Vũ Văn Tảo (2005), Dạ y cách học, Hà Nội.

31. Cự Thanh Toàn (2007), 1000 Bài t ậ p tr ắ c nghiệm hoá học - THPT , NXB Giáo dục.

32. Dươ ng Thiệu Tống (1995), Tr ắ c nghiệm và đ o l ườ ng thành quả học t ậ p, TP.HCM.

33. Lê Xuân Tr ọng (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩ nh (chủ biên), Từ 

Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2008), Sách giáo khoa Hóa học 12

 Nâng cao, NXB Giáo dục.

34. Lê Xuân Tr ọng (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩ nh (chủ biên), Từ 

Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2008), Sách giáo viên Hóa học 12

nâng cao, NXB Giáo dục.

35. Lê Xuân Tr ọng, Nguyễn Xuân Tr ườ ng (đồng chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Tr ần

Quốc Đắc, Nguyễn Hữu Đĩ nh, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền, Vũ 

Anh Tuấn (2007), Tài liệu bồi d ưỡ ng giáo viên thự c hiện chươ ng trình, SGK l ớ  p

11 môn Hóa học, NXB Giáo dục.

36. Thế Tr ườ ng (2003), Hóa học các câu chuyện lý thú, NXB Giáo dục.

37. Thế Tr ườ ng, Phan Tất Đắc, Văn Tườ ng (2005),  Hóa học lý thú, NXB Văn hóa -

thông tin Hà Nội.

Page 105: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 105/140

38. Nguyễn Xuân Tr ườ ng, Tr ần Trung Ninh (2006), 555 câu tr ắ c nghiệm hóa học,

 NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

39. Nguyễn Xuân Tr ườ ng (2003), Bài t ậ p hoá học ở  tr ườ ng phổ  thông , NXB Đại học

Sư phạm.

40. Nguyễn Xuân Tr ườ ng (2006), S ử d ụng bài t ậ p trong d ạ y học Hóa học ở tr ườ ng phổ  

thông , NXB Đại học Sư phạm.

41. Nguyễn Xuân Tr ườ ng (1995), Thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học, NXB Giáo dục.

42. Nguyễn Phú Tuấn (2008), Bài t ậ p tr ắ c nghiệm khách quan Hóa học 10, NXB Đại

học quốc gia Hà Nội.

43. “Học và thi” , Tài hoa tr ẻ số 556 , ngày 24.12.2008.

44. Một số website:

http://vi.wikipedia.org 

http://www.tuoitre.com.vn

http://www.bacgiang.edu.vn

http://phongdiep.net 

http://www.giaoduc.edu.vn/news/su-kien-669/KTDG-phuong-phap-day-hoc-

van-con-xem-nhe-119815.aspx

http://www.chungta.com.vn/Desktop.aspx/GiaoDuc/DeXuat-GiaiPhap-

GD/Nhin_nhan_viec_doi_moi_PPDH/ http://www.3c.com.vn/Story/vn//tintucvasukien/giaoducdaotao/ 

http://www.giaovien.net/bai-viet/bai-viet-ve-giao-duc/cach-to-chuc-kiem-tra-

danh-gia-co-tac-dong-quyet-dinh-den-chat-luong-giao-duc-pho-

thong.html 

http://sgd.binhduong.gov.vn/ 

http://www.khoahocphattrien.com.vn/ 

http://www.vnschool.net/ 

http://xemtintuc.info/news/ 

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/  

Page 106: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 106/140

 

PHỤ LỤC 1

ĐÁP ÁN

1. Dạng 1: BÀI TẬP VỀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN

1. A 2. B 3. B 4. B 5. D 6. A 7. B 8. A 9. B 10. B

11. D 12. D 13. C 14. B 15. D 16. A 17. D 18. B 19. A 20. B

21. B 22. C 23. B 24. A 25. C 26. D 27. C 28. B 29. B 30. A

31. B 32. A 33. A 34. C 35. A

Câu 12:

Cấu hình e của Cu là: 1s22s22p63s23p63d104s1 (bão hòa sớ m)

Câu 14: Ta có:E0

Y-Z = E0Y - E0

Z = E0Y - E0

X + E0X - E0

= E0Y - E0

X + E0X-Z = 0,34 - (-0,76) + 0,63 = 1,73 V

Câu 18: 

- Nhúng vào dd CuCl2, Fe sẽ đẩy Cu ra khỏi muối, Cu bám tr ực tiế p vào thanh Fe, dd sau pứ 

có khả năng dẫn điện (có ion Fe2+ và Cl-) xảy ra sự ăn mòn điện hoá.

- Tươ ng tự nhúng vào dd CuCl2 + HCl cũng xảy ra sự ăn mòn điện hoá.

- Nhúng vào HCl và FeCl3 (tạo FeCl2) không xảy ra ăn mòn điện hoá vì không có mặt kim

loại thứ 2.

Câu 33: Gọi x là % của đồng vị  6529Cu % của đồng vị  63

29Cu là (100 - x)

Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình :

Cu65.x 63(100 x)

M 63,546100

  x = 27,3.Vậy đồng vị  65

29Cu chiếm 27,3%.

2. Dạng 2: BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI1. C 2. A 3. C 4. B 5. C 6. C 7. C 8. B 9. C 10. A

11. D 12. C 13. C 14. A 15. B 16. C 17. A 18. 19. B 20. C

21.D 22. D 23. A 24. C 25. D 26. A 27. C 28. A 29. D 30. D

31. A 32. D 33. A 34. B 35. B 36. D 37. A 38. A 39. B 40. A

Page 107: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 107/140

 

Câu 7:

HCl FeCl2 FeCl3 AgNO3 

Fe FeCl2 + H2  X FeCl2 Fe(NO3)2 + Ag

Cu X X FeCl2 + CuCl2 Cu(NO3)2+ Ag

Al AlCl3 + H2 AlCl3 + Fe AlCl3 + Fe Al(NO3)3+ Ag

Ni  NiCl2 + H2  X FeCl2 + NiCl2 Ni(NO3)2+ Ag

Câu 8:

Chỉ có Mg vừa đứng tr ướ c H vừa đứng tr ướ c Al trong dãy hoạt động hóa học

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 

3Mg + Al2(SO4)3  → 3MgSO4 + 2Al

Câu 17:

ot2 2 2 2 3 24FeCu S O 2Fe O 8CuO 8SO  

43 2

2 2

22

FeCu S Fe 2Cu 2 S 15e

O 4e 2O

 

Câu 20:

Chất không tan trong H2SO4 loãng là Ag, chất tan mà không tạo khí là ZnO:

Zn + Ag2O  → ZnO + 2Ag

a65

   b232

 

Sau phản ứng chỉ còn 2 chất r ắn tức là phản ứng vừa đủ   2Zn Ag On n  

a ba : b 65 : 232 1: 3,57

65 232  

Câu 23: Kim loại thỏa mãn phải là kim loại lưỡ ng tính

(1) 2 Al  + 6HCl → 2 AlCl 3 + 3H2 

(2) AlCl 3  + 3NaOH →  Al(OH)3↓ + 3NaCl

(3) Al(OH)3 + KOH →  KAlO2 + 2H2O

(4) KAlO2 + HCl (vừa đủ) + H2O →  Al(OH)3↓  + KCl

Hay: (1) Zn + 2HCl →  ZnCl 2 + H2 

(2) ZnCl 2 + 2NaOH →  Zn(OH)2↓ + 2NaCl

(3) Zn(OH)2+ 2KOH →  K 2 ZnO2 + 2H2O

(4) K 2 ZnO2 + 2HCl (vừa đủ) →  Zn(OH)2↓ + KCl

Câu 27: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 

X 4

X 15

Page 108: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 108/140

 

Ba(OH)2 + CuSO4  → BaSO4 + Cu(OH)2.

Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3 + 2NH3 + 2H2O.

Ba(OH)2 + Na2CO3  → BaCO3 + 2NaOH

Ba(OH)2 + MgCl2  → BaCl2 + Mg(OH)2.

Câu 33: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 

2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

Cu(OH)2→ CuO + H2O

2Al(OH)3→ Al2O3 + 3H2O

CuO + H2→ Cu + H2O

Câu 34: Các phản ứng xảy ra : Zn2+ + 2OH-  Zn(OH)2 

Zn(OH)2 + 2OH-   22ZnO

+ 2H2O

Al3+ + 3OH-  Al(OH)3 

Al(OH)3 + OH-   2AlO + 2H2O

Fe3+ + 3OH-  Fe(OH)3 

Fe(OH)3 k ết tủa, không tan trong NaOH, NH3.

Câu 36: Theo thứ tự tác dụng thì Mg sẽ tác dụng vớ i AgNO3 tr ướ c nên sản phẩm chắc chắncó kim loại Ag: Mg + 2AgNO3 Mg(NO3)2 + 2Ag

 Nếu Mg dư thì sau phản ứng sẽ có 3 kim loại Mg phản ứng hết.

Vậy kim loại thứ 2 có thể là Cu hoặc Al

3. Dạng 3: XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ KIM LOẠI

1. C 2. A 3. C 4. C 5. B 6. B 7. A 8. C 9. A 10.A

11. C 12. D 13. A 14. A 15. B 16. C 17. A 18. D 19. C 20. A

21. B 22. D 23. C 24. C 25. A 26. B 27. B 28. A 29. A 30. A

31. B 32. C 33. D 34. C 35. A 36. D 37. D 38. A 39. C 40. D

Câu 1: Số mol khí clo phản ứng :2Cl

10,08n 0,45mol

22,4  

Gọi kim loại là M , hóa tr ị là n, số mol là a .ta có :ot

2 n2M nCl 2MCl  

aan

2a mol

Chấ t r ắn B: CuO, Al 2O3 

Chấ t r ắn C: Cu Al O

 K ế t t ủa A: Cu(OH)2 , Al(OH)3 

Page 109: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 109/140

 

a(M + 35,5n) = 48,75 an = 0,9

an

2=0,45 aM = 16,8

 M 16,8 56

n 0,9 3

  Kim loại cần tìm là Fe.

Câu 3: Gọi p là số proton trung bình của 3 nguyên tố. 

Ta có: 67

 p 22,333

  X, Y, Z nằm ở 3 chu kì 2, 3, 4

Hay: p1 = p2 - 8; p2 = p3 -18 p1 + (p1 + 8) + (p1 + 8 + 18) = 67

p1 = 11, p2 = 19; p3 = 37.

Vậy X, Y, Z là Na, K, Rb.

Câu 10:2H

1,792n 0,08mol

22,4  

MxOy + yH2  → xM + yH2O

0,080,08.x

y0,08

Áp dụng ĐLBTKL: mM = moxit +2 2H H Om m = 4,64 + 0,08.2 - 0,08.18 = 3,36 (g)

  0,08.x x.M 3,36 M. 42y y

.

Chọn nghiệm ta đượ c: M = 56;x 3

y 4 là thoả mãn.=> kim loại là Fe.

Câu 15: Gọi kim loại cần tìm là M

PT: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)

0,08 0,08

M + Cl2 → MCl2 (2)

0,08 0,08

2MnO

6,96n 0,08mol

87  

Từ (1), (2) ta thấy2 2 2MnO Cl MCln n n 0,08mol =>

2MCl

7,6M 95

0,08  

==> M + 71= 95 ===> M= 24: Mg

   

Page 110: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 110/140

 

Câu 16: 2CuCln = 1,2.0,1 = 0,12 mol

Gọi n là hóa tr ị của kim loại M, a là số mol M phản ứng. Ta có:

0 n

M M ne

Cu2+ + 2e → Cu

a a na 0,12 0,24 0,12Bảo toàn điện tích: na = 0,24 (1)

Khối lượ ng miếng kim loại tăng: m = 64.0,12 - Ma =0,96 Ma = 6,72 (2)

(1) và (2)  M

28n

  M là Fe, n = 2.

Câu 23: Gọi M là kim loại : MCl2  M(NO3)2 

Theo trên : 1 mol MCl2 biến thành 1 mol M(NO3)2, khối lượ ng tăng 53g

Vậy khi có khối lượ ng tăng 2,65g sẽ có 2,65

0,0553

(mol) MCl2 biến đổi.

Suy ra : M + 71 =10,4

0,05  M = 137. Vậy kim loại M là Ba

Câu 26: Đặt công thức muối sunfat R x(SO4)y và muối clorua là RCl2y/x.

Ta có: x

x

R .100% 28%

R 96y

 

Giải phươ ng trình ta đượ c:56 2y

R .3 x

. Khi2y

3x

R = 56: Fe.

Câu 28: M là 1 kim loại kiềm khi cho vào nướ c sẽ tạo ra khí hiđro, như vậy lượ ng chất r ắn

còn lại chính là Al dư 

Gọi số mol của M là x

Khi cho hỗn hợ  p trên vào nướ c ta sẽ có các phản ứng

2M + 2H2O → 2MOH + H2 

x xx

2MOH + 2Al + 2H2O → 2MAlO2 + 3H2 

x x3x

Theo bài có lượ ng chất r ắn còn dư như vậy là lượ ng M phản ứng hết

Ta có số mol khí tạo ra chính bằng số mol khí Hidro ở 2 phươ ng trình trên

x 3x 0,162x 0,08

2 2 2 => x = 0,04

Page 111: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 111/140

 

=> khối lượ ng Al phản ứng là : 0,04 x 27 =1,08

=> khối lượ ng của M là: 3,72 - 1,08 - 1,08 =1,56

=> khối lượ ng mol của M là :1,56

390,04

. Vậy đó là kim loại Kali

Câu 29: 2M + 2xHCl → 2MClx + xH2 ↑ 

khí thoát ra dẫn qua ống chứa CuO dư nung nóng: CuO + H2 ot  Cu + H2O

Khối lượ ng CuO giảm chính là khối lượ ng của Oxi trong CuO đã phản ứng

nO = 0,65 mol =>2Hn 0,65mol => n M = 1,3x => M = 12x

M là kim loại nên thử các giá tr ị x là 1,2,3 thấy x = 2, M = 24 (Mg) thỏa mãn

Câu 30: 

Khí SO2 tạo thành đượ c hấ p thụ vào dung dịch NaOH tạo ra NaHSO3 và Na2SO3.Gọi

3 2 3 NaHSO Na SOn a(mol);n b(mol)  

SO2 + NaOH → NaHSO3 SO2 + 2NaOH → Na2SO3

a a a b 2b b

a 2b 0,6 a 0

104a 126b 37,8 b 0,3

   

2SOn a b 0,3mol  

Gọi số mol của kim loại là x , hóa tr ị là n , ta có :0 n

M M ne

 6 4

S 2e S

 

x nx (mol). 0,6 0,3 (mol).

Mx 19,2

nx 0,6

M 19,232

n 0,6  

Chỉ có M = 64; n = 2 là thoả mãn. Vậy M là Cu. .

Câu 31: Gọi x là số mol M, a là hóa tr ị của M khi phản ứng HNO3, b là hóa tr ị của M khi

 phản ứng HCl a3 23M 4aH aNO 3M aNO 2aH O      NO

axV

3  

n 2

nM nHCl MCl H

2    

2H

 bxV

2  

 ax bx a 3

3 2 b 2  

Do M là kim loại nên a = 3 và b = 2. Lại có :M 71 52,48

M 56(Fe)M 62.3 100

 

Câu 33: Phản ứng điện phân: MCl2  → M + Cl2 nên: Mm 1,92g  

Page 112: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 112/140

 

Áp dụng công thức:A.I.t m.n.F 1,92.2.96500

m A 64gn.F I.t 3.1930

, đó là Cu.

Câu 35:3AgNOAg

n n 0,2mol  

Ta có: Fe,Cu

4,26 4,26

0,067 n 0,07664 56  

Thứ tự các phản ứng: Fe + 2Ag+  → Fe2+ + 2Ag

Cu + 2Ag+  → Cu2+ + 2Ag

Fe2+ + Ag+  → Fe3+ + Ag

 Nhận xét: ne nhận (của Ag+) = 0,2 mol ne cho (Fe, Cu) < 0,076.2 = 0,152 < 0,2 mol

Fe, Cu phản ứng hết trong Y chỉ còn lại Ag.

Câu 36: nmuối nitrat= 0,02.0,1 = 0,002 molGọi n là hóa tr ị của kim loại X, a là số mol Fe phản ứng. Ta có:

Fe → Fe2+ + 2e Xn+ + ne → X

a a 2a 0,002 0,002n 0,002

Bảo toàn điện tích: 2a = 0,002n  n

a1000

(1)

Khối lượ ng dung dịch giảm cũng là khối lượ ng miếng kim loại tăng:

m = X.0,002 - 56a = 0,16 (2)(1) và (2) X - 28n = 80 chọn X là Mg, n = 2.

Câu 39: Gọi M là kim loại hoá tr ị III.

M + 4HNO3  M(NO3)3 + NO + 2H2O

mol : 0,05 0,2 0,05

10M + 36HNO3  10M(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

mol : 0,25 0,9

0,075Đặt a là số mol khí NO có trong hỗn hợ  p; b là số mol khí N2 trong hỗn hợ  p

Theo đề ta có : 2,8

a b 0,12522,4

(1)

Khối lượ ng trung bình của hỗn hợ  p khí M = 4. d = 4. 7,2 = 28,8

30a 28b28,8

a b30a + 28b = 28,8 . 0,125 (2)

Giải hệ phươ ng trình (1), (2) đượ c : a = 0,05 mol; b = 0,075 mol Tổng số mol kim loại M là : nM = 0,05 + 0,25 = 0,3 (mol)

Page 113: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 113/140

 

Vậy m 8,1

M 27n 0,3

(g) Kim loại M là Al.

4. Dạng 4: BÀI TẬP ĐIỀU CHẾ - SẢN XUẤT

1. D 2. B 3. A 4. B 5. D 6. A 7. B 8. A 9. A 10. C

11. C 12.A 13. B 14. C 15. D 16. D 17. D 18.A 19. A 20. B

21. B 22. B 23. B 24. B 25. D 26. B 27. B 28. C 29. C 30. D

31. A 32. D 33. A 34. A 35. B

Câu 2:2 3Al O ( tt )

0,5.60m 0,3

100 tấn = 300 kg  

2 3Al O (lt )

300.90m 270

100 kg 

dpnc

2 3 22Al O 4Al 3O   2.102 g 4.27 g

270 kg x (kg)

 270.4.27

x 142,94kg2.102

khối lượ ng Al thu đượ c:142,94.102

145,8kg100

 

Câu 13: mFe có trong gang = 800.93% = 744 tấn

Vì hao hụt 1%, nên mFe cần có để luyện gang =100

744. 751,51599

tấn

Đây cũng là lượ ng Fe có trong Fe3O4.

 3 4Fe Om cần dùng =

232.751,515 1037,81

168 tấn

mquặng =100

1037,81. 1297,2680

tấn.

Câu 14:

3

Al

6,75.10

n 27 = 0,25.10

3

(mol)Cũng theo đề tỉ lệ mol CO : CO2 : O2 = 2 : 7 : 1

Từ đó xác định đượ c phản ứng điện phân :

6Al2O3  ®pnc 12Al + 9O2 

9C + 9O2  2CO + 7CO2 + O2 (dư)

6Al2O3 + 9C 12Al + 2CO + 7CO2 + O2 

x1 x2  0,25.103 

Theo trên khối lượ ng than chì đã bị tiêu hao là :

Page 114: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 114/140

 

x2 = mC =3

0,25.10 .9.12

12= 2,25.103 (gam) = 2,25 (kg)

Khối lượ ng Al2O3 đã bị điện phân :

x1

= 2 3

3

Al O

0,25.10 .6m .102

12= 12,75.103 (gam) = 12,75 (kg)

Câu 20: Cho quặng hòa tan trong dung dịch HCl, ta có:

CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2↑ + H2O

MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2↑ + H2O

Cô cạn dung dịch CaCl2 và MgCl2 r ồi đem điện phân nóng chảy

dpnc2 2CaCl Ca Cl   

dpnc

2 2MgCl Mg Cl   Chất r ắn thu đượ c đem hòa tan trong nướ c ta thu đượ c đượ c kim loại Mg

Ca + 2H2O  Ca(OH)2 + H2↑ 

Cho dung dịch HCl vào dung dịch thu đượ c, cô cạn và điện phân nóng chảy, ta thu đượ c

kim loại Ca.

Ca(OH)2 + HCl CaCl2 + H2O

dpnc2 2CaCl Ca Cl   

Câu 26: K 2SO4 + BaCl2  BaSO4↓ + 2KCl

dpnc22KCl 2K Cl   

Câu 29: dpnc2 3 22Al O 4Al 3O    C + O2  → CO2 

2.102 g 4.27 g 3 mol x x

m (g) 8,1 g x (mol)

 

8,1.2.102m 15,3(g)4.27

8,1.3x 0,225mol

4.27

khối lượ ng C ở anot bị đốt cháy: 0,225.12 = 2,7 (g)

Câu 30: 216 kg hợ  p kim chứa 65% Cr 

mCr = Cr 

216.65 140,4140,4(kg) n 2,7kmol

100 52  

Ta có: 1mol FeCr 2O4  → 1 mol Fe + 2 mol Cr 

1,35 kmol 2,7 kmol

Khối lượ ng FeCr 2O4 theo lý thuyết:2 4FeCr O ( lt )m 1,35.224 302,4(kg)  

Page 115: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 115/140

 

Khối lượ ng FeCr 2O4 theo thực tế:2 4FeCr O ( tt )

302,4.100m 336(kg)

90  

Khối lượ ng tạ p chất: 1000 - 336 = 664 (kg)

% theo khối lượ ng của tạ p chất trong quặng:664.100%

66,4%

1000

 

Câu 33: Khối lượ ng ZnCO3.ZnS trong quặng: 3.74

2,22100

(tấn)

Ta có: ZnCO3.ZnS → 2Zn

222g 130g

2,22 tấn x (tấn)

 2,22.130

x 1,3222

(tấn)

Khối lượ ng Zn thu đượ c: 1,3.90

1,17100

(tấn)

Câu 34:  BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

dpnc2 2BaCl Ba Cl   

Câu 35: dpdd4 2 2 4 2CuSO H O Cu H SO O  

(catot) (anot)5. Dạng 5: BÀI TẬP NHẬN BIẾT - TÁCH CHẤT

1. A 2. B 3. B 4. A 5. B 6. C 7. A 8. C 9. A 10. D

11. A 12. B 13. D 14. B 15. C 16. D 17. A 18. C 19. B 20. A

21. D 22. A 23. D 24. A 25. D

Câu 5:

Fe Mg Ba Ag Al

H2SO4 Dung dịch

tr ắng xanh, để 

hồi lâu chuyển

sang vàng nâu,

có khí thoát ra

Có khí

thoát ra

K ết tủa

tr ắng và có

sủi bọt khí

Không hiện

tượ ng

Có khí

thoát ra

2FeSO4 + 1/2O2 + H2SO4→ Fe2(SO4)3 (vàng nâu) + H2O

(tr ắng xanh)Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑ 

Page 116: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 116/140

 

Ba + H2SO4 → BaSO4↓tr ắng + H2↑ 

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑ 

Ta phân biệt đượ c Fe, Ba, Ag

Cho Ba vào nướ c r ồi thả 2 kim loại còn lại vào. Kim loại nào tan thì đó là Al, còn lại là Mg.

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ 

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑ 

Câu 6:

HCl HNO3 đặc NaNO3 NaOH AgNO3 

Cu không Dung dịch

màu xanh,

khí nâu đỏ 

thoát ra

không không Dung dịch

màu xanh,

có lớ  p bạc

 bám trên

miếng Cu

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 (xanh) + 2NO2 ↑(nâu đỏ) + 2H2O

Cu + 2AgNO3→ Cu(NO3)2 (xanh) + 2Ag↓ 

Ta nhận biết đượ c HNO3 đặc và AgNO3.

Cho Fe vào 3 dung dịch còn lại. Dung dịch hòa tan Fe là HCl.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ Cho Al vào 2 dung dịch cuối. Dung dịch hòa tan Al là NaOH, còn lại là NaNO3.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑ 

Câu 14:

 NaCl FeCl3 NH4Cl (NH4)2CO3 AlCl3 

Ba Có khí

không mùi

thoát ra

K ết tủa nâu

đỏ 

Khí mùi

khai

K ết tủa

tr ắng và khí

có mùi khai

K ết tủa

tr ắng xuất

hiện r ồi tan

Đầu tiên, Ba tác dụng vớ i H2O trong các dung dịch

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑(không mùi)

3Ba(OH)2 + 2FeCl3→ 3BaCl2 + 2Fe(OH)3↓(nâu đỏ)

Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3↑(mùi khai) + 2H2O

Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3↓(tr ắng)+ 2NH3↑(mùi khai) + 2H2O

3Ba(OH)2 + 2AlCl3→ 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓(tr ắng)2Al(OH)3 + Ba(OH)2  → Ba(AlO2)2 + 4H2O

Page 117: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 117/140

 

Câu 16: Dùng dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch NH3.

Khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào cả 3 hợ  p kim :

- Tr ườ ng hợ  p nào không thấy bọt khí thoát ra (không có hiện tượ ng hoà tan) là hợ  p kim Cu -

Ag.

- Lấy hai dung dịch thu đượ c của hai tr ườ ng hợ  p còn lại, r ồi cho tác dụng vớ i dung dịch

 NH3 :

Tr ườ ng hợ  p nào tạo k ết tủa không tan trong NH3 dư thì hợ  p kim ban đầu là Cu - Al, vì :

3Al + 3H2SO4 l  Al2(SO4)3 + 3H2 

Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4 

Tr ườ ng hợ  p nào có k ết tủa tan dần trong NH3 dư thì hợ  p kim ban đầu là Cu - Zn, vì :

Zn + H2SO4 l  ZnSO4 + H2 ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O Zn(OH)2 + (NH4)2SO4 

Zn(OH)2 + 4NH3  [Zn(NH3)4](OH)2 tan

Câu 23:

HCl HNO3 đặc NaNO3 NaBr 

Ag Không hiện

tượ ng

Có khí nâu đỏ 

thoát ra

Không hiện

tượ ng

Không hiện

tượ ng

Ag + 2HNO3 đặc AgNO3 + NO2(nâu đỏ) + H2O

Ta nhận biết đượ c HNO3 đặc.

Dùng dung dịch vừa tạo thành cho vào 3 dung dịch còn lại:

- Xuất hiện k ết tủa tr ắng:

AgNO3 + HCl AgCl(tr ắng) + HNO3  nhận biết HCl.

- Xuất hiện k ết tủa vàng:

AgNO3 + NaBr  AgBr (vàng) + NaNO3  nhận biết NaBr.Còn lại là NaNO3.

Câu 24:

 NaCl MgCl2 AlCl3 FeCl2 

 Na Sủi bọt khí Sủi bọt khí và

k ết tủa tr ắng

Sủi bọt khí,

k ết tủa tr ắng

xuất hiện r ồi

tan

Sủi bọt khí,

k ết tủa tr ắng

xanh, để 1 thờ i

gian hóa nâu

Page 118: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 118/140

 

đỏ.

Ban đầu, Na tác dụng vớ i H2O trong dung dịch các chất

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ 

2NaOH + MgCl2→ Mg(OH)2 (tr ắng) + 2NaCl

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 (tr ắng) + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 (tr ắng xanh) + 2NaCl

2Fe(OH)2 + ½ O2 + H2O → 2Fe(OH)3 (nâu đỏ)

6. Dạng 6: BÀI TẬP VỀ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢ NG

1. D 2. B 3. D 4. A 5. D 6. B 7. A 8. D 9. B 10. B

11. C 12. B 13. A 14. C 15. D 16. C 17. B 18. B 19. A 20. A

21. C 22. D 23. D 24. D 25. C 26. D 27. 28. 29. C 30. C

31. B 32. B 33. B 34. C 35. D

Câu 14: K 2Cr 2O7 + 2KOH → 2K 2CrO4 + H2O

(da cam) (vàng)

CrCl2 + 3Cl2 + 8NaOH → Na2CrO4 + 6NaCl + 4H2O

CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3(lục xám) + 3NaCl

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

 Na[Cr(OH)4] + HCl → Cr(OH)3(lục xám) + NaCl + H2O

Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

Câu 21: Miếng nhôm (đã cạo sạch màng bảo vệ Al2O3) khử H2O r ất chậm và khó nhưng lại

khử H2Odễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh vì trong nướ c nhôm tạo lớ  p màng bảo vệ 

Al(OH)3. Lớ  p màng này bị tan trong dung dịch kiềm mạnh:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3.Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Câu 22: Khi quấn vài vòng dây đồng vào đinh sắt r ồi để trong môi tr ườ ng ẩm ướ t sẽ dễ 

dàng tạo nên sự ăn mòn điện hóa nên sắt sẽ bị gỉ sét nhiều nhất .

Câu 23:

* Cu phản ứng chậm vớ i H2SO4 đặc nguội tạo ra dung dịch xanh lam và khí SO2:

Cu + H2SO4 đặc nguội  → CuSO4 + SO2 + H2O

Giấy hoá đen do chất hữu cơ xenlulôzơ trong thành phần chính của giấy báo tác dụng vớ i H-

2SO4 đặc nguội.

Page 119: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 119/140

 

(C6H10O5)n + H2SO4 đặc nguội  → 4nC + H2SO4.5nH2O

* Còn lại chất r ắn là nhôm không tan trong H2SO4 đặc nguội.

Cho bột Fe vào dd CuSO4 thì màu xanh của dd nhạt dần, ngượ c lại khi cho bột Cu vào dd

Fe2(SO4)3 thì dd không màu tr ở thành có màu xanh đậm dần .Do phản ứng:

Fe + CuSO4  → FeSO4 + Cu 

Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4.

Câu 24: Zn không phản ứng vớ i muối nitrat, nhưng trong môi tr ườ ng kiềm thì có khả năng

khử ion 3 NO thành NH3.

23 2 3 24Zn NO 7OH 4ZnO NH (khai) 2H O  

Câu 31: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑(không mùi)

a (mol) a (mol)

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑ 

 b (mol) b/2 (mol)

Sau thí nghiệm, không còn chất r ắn có ngh ĩ a là Ba(OH)2 sinh ra sẽ hòa tan hết Al và có thể 

còn dư 

a b

2      b 2a : số mol Al nhỏ hơ n hoặc bằng 2 lần số mol Ba.

7. Dạng 7: BÀI TẬP THỰ C HÀNH

1. A 2. A 3. B 4. B 5. A 6. B 7. C 8. B 9. D 10. D

11. D 12. A 13. D 14. C 15. B 16. A 17. C 18. B 19. D 20. A

8. Dạng 8: BÀI TẬP VỀ Ứ NG DỤNG CỦA KIM LOẠI

1. C 2. C 3. D 4. B 5. C 6. B 7. A 8. B 9. D 10. C

11. B 12. A 13. B 14. C 15. D 16. B 17. D 18. A 19. D 20. C

21. D 22. C 23. D 24. D 25. D 26. B 27. A 28. C 29. A 30. D

9. Dạng 9: BÀI TẬP TÍNH TOÁN TỔNG HỢ P

1. A 2. A 3. B 4. A 5. B 6. C 7. B 8. B 9. C 10. A

11. C/B 12. D 13. D 14. B 15. B 16. C 17. C 18. C 19. C 20. C

21. B 22. D 23. A 24. A 25.A 26. B 27. A 28. A 29. B 30. C

Page 120: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 120/140

Page 121: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 121/140

 

Gọi x là số mol Fe3+ ở pt (3), y là số mol Fe3+ ở pt (4).

Ta có: theo bảo toàn e: 1,26 = 0,3 + 3x + y

3x + y = 0,96

Và: x + y = 0,36

Giải hpt, ta có:x 0,3mol

y 0,06mol

nFe = x = 0,3 mol

  Cu Fem m m 0,15.64 0,3.56 26,4(g)  

Câu 7: Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2 (1)

Al + OH- + H2O   2 2

3AlO H

2(2)

Al tan ít trong nướ c nhưng tan hết trong dung dịch Ba(OH)2.Đặt x, y là số mol Ba và Al có trong m gam hỗn hợ  p X, theo đề ta có :

137x.100 62,844

137x 27y

12,32x 1,5y 0,55

22,40

 

x 0,1mol

y 0, 3mol 

Vậy m = 0,1.137 + 0,3.27 = 21,8 (gam)

Theo phản ứng (1) và (2) ta có : 2Ba(OH)n = 0,1 mol   OHn 0,2  

nAl bị tan = 0,2 mol.

Do đó nAl còn lại = 0,3 - 0,2 = 0,1 (mol).

Vậy khối lượ ng chất r ắn Y là 0,1.27 = 2,7 (gam).

Cũng theo (1), (2) tổng số mol H2 bay ra là : 0,1 + 0,2 .3

2= 0,4 (mol)

 2HV = 0,4.22,4 = 8,96 (lít).

Câu 16: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượ ng ta có

m sau pư = mAl +2 3Fe Om = 5,4 + 4,8 = 10,2g

Câu 17: Phản ứng của hỗn hợ  p vớ i dung dịch NaOH giải phóng H2 :

2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 

x  3

x2

 

Theo trên và đề : 3 6,72

x2 22, 4

  x = 0,2 (mol)

Page 122: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 122/140

 

Phản ứng của hỗn hợ  p vớ i HCl có giải phóng H2 :

Mg + 2HCl MgCl2 + H2 

y y

2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 

x  3

2x

Theo trên và đề : 3 13, 44

y x. 0,32 22, 4

  y = 0,3

Vậy khối lượ ng của các chất trong hỗn hợ  p là : mMg = 24.0,3 = 7,2(g)

mAl = 27.0,2 = 5,4(g)

2 3Al Om = 16 - (7,2 + 5,4) = 3,4(g)

Thành phần khối lượ ng : %Mg =7,2.100

16= 45%

%Al =5,4.100

16= 33,75%

% Al2O3 =3,4.100

16= 21,25%.

Câu 18: Đặt số mol NO = a (mol)

Theo đề :2N On = 2a (mol) và

2Nn = 2a mol

Tổng số mol khí = 5a =11,2

22,4= 0,5 (mol) a = 0,1 mol.

Các phản ứng : Al + 4HNO3  Al(NO3)3 + NO + H2O

0,1 0,1 0,1

8Al + 30 HNO3  8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O8

3. 0,2 0,2

10Al + 36 HNO3  10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

10

3.0,2 0,2

Theo trên ta có : Al

8 10n 0,1 .0,2 .0,2

3 3 = 1,3 (mol)

Do đó mAl = 35,1 gam.

Page 123: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 123/140

Page 124: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 124/140

 

Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có: 0,3 + 3y = 4x + 0,6 => 3x - 4y = 0,3.(1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượ ng, ta đượ c: mCu + mFe + moxi = mhhsaup.u 

0,15.64 + 56.x + 32.y = 63,2 => 56x + 32y = 53,6.(2)

Từ (1) và (2) ta đượ c: y = 0,7 mol và x = 0,45 mol.

Câu 30: Gọi x là khối lượ ng Ba cần lấy

Phản ứng hoà tan bari vào nướ c : Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2 

137g 171g 2g

x(g) y(g) z(g)

Từ trên cho ta : 171

y .x137

; 2

z .x137

 

1 lít nướ c nặng 1000 gam, nên khối lượ ng dung dịch sau khi hoà tan :

dd

2xm 100 x

137 

Vậy

171 / 137. x. 100C% 4,93%

100 x 2x / 137 

Giải phươ ng trình trên đượ c x = 41,3 gam.

Câu 31: Các phản ứng, vớ i Al10,8

n 0,427

(mol),3 4Fe O

34,8n 0,15

232 (mol),

2H10,752

n 0,4822,4

(mol)

và 8x là số mol Al tham gia phản ứng

8Al + 3Fe3O4  9Fe + 4Al2O3 (1)

8x 3x 9x 4x

Fe + H2SO4  FeSO4 + H2(2)

9x 9x 9x2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2 (3)

(0,4-8x) (0,6-12x) (0,6-12x)

Fe3O4 + 4H2SO4  FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O (4)

(0,15-3x) (0,6-12x)

Al2O3 + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2O (5)

4x 12x

Tính hiệu suất phản ứng theo Al (có thể tính theo Fe3O4) :

Page 125: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 125/140

 

Theo các phản ứng (2), (3) và đề, ta có : 9x + (0,6-12x) 2Hn 0,48  

x = 0,04.

Vậy hiệu suất 0,04.8.100

H 80%0,4

 

Theo (2), (3), (4), (5) : 2 4H SOn 9x (0,6 12x) 0,6 12x 12x = 1,08 (mol)

Vậy2 4ddH SOV  đã dùng =

1,08 . 98 .100464,21

20 . 1,14(mol)

Câu 33: Theo định luật bảo toàn khối lượ ng, ta có:2 2 4muoi H H SOm m m m  

Mặt khác,2 2 4H H SO

1,008n n 0,045(mol)

22,4 .

* Vậy m = 7,32 - 0,045.(98 - 2) = 3(g).

Câu 34: Ta có: khi phản ứng xảy ra hoàn toàn có chất r ắn E gồm 3 kim loại

Khi cho tác dụng vớ i HCl tạo ra 0,672 (l) khí => Trong dung dịch còn dư Fe ( Cu và Ag

không tác dụng vớ i HCl )

 Như vậy số mol của Fe dư là :0,672

0,03mol22,4

 

 Như vậy trong chất r ắn E có 0,03 x 56 = 1,68(g) là Fe

=> khối lượ ng của Ag và Cu là 8,12 -1,68 = 6,44 (*)

Theo bài có số mol Fe là2,8

0,05mol56

=> Fe phản ứng là 0,02

Số mol của Al là0,81

0,03mol27

 

Gọi số mol của Cu(NO3)2 là : x, số mol của AgNO3 là : y

Theo (*) ta có phươ ng trình : 64 x +108 y = 6,44 (I)

Mặt khác Al → Al3+ + 3e Cu2+ + 2e → Cu

0,03 0,03x3 x 2x x

Fe → Fe2+ + 2e Ag+ + 1e → Ag

0,02 0,02x2 y y y

Dựa vào định luật bảo toàn điện tích ta có: 2x +y = 0,03x3 + 0,02x2 = 0,13 (II)

Từ (I) và(II) => x = 0,05 ; y= 0,03

=>3 2MCu (NO )

0,05C 0,25M0,2

,3MAgNO

0,03C 0,15M0,2

 

Page 126: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 126/140

 

Câu 36: Số gam hỗn hợ  p đã phản ứng : 1,575.60% = 0,945 (gam)

Đặt x, y là số mol của Al và Mg, theo đề ta có : 27x + 24y = 0,945 (1)

Các phản ứng : Al + 4HNO3  Al(NO3)3 + NO + 2H2O

x x

3Mg + 8HNO3  3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

y  2y

Từ trên, theo đề ta có : 2y 0,728

x3 22,4

= 0,0325 (2)

Từ (1) và (2) cho ta x = 0,025 ; y = 0,01125

Vậy mAl = 27.0,025 = 0,675(g) 71,43%

mMg = 24.0,01125 = 0,27(g) 28,57%.

Câu 37: Số mol của AgNO3: 0,1 .0,2 = 0,02 mol

Số mol của Cu(NO3)2: 0,18 . 0,2 = 0,036 mol

Số mol của Fe : 2,8 : 56 = 0,05 mol

Vì Fe yếu hơ n Zn trong dãy điện hóa nên không thể đẩy ra khỏi dd đượ c

Fe + 2AgNO3 = Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + Cu(NO3)2 = Fe(NO3)2 +Cu=> Khối lượ ng của Ag : 0,02 . 108 = 2,16 g

=> Khối lượ ng của Cu : 0,036 . 64 = 2,304 g

Vậy khối lượ ng r ắn = 2,16 +2,304 = 4,464 g

Câu 38:

* Gọi số mol của NO và NO2 là x, y. Ta có hệ sau:

x y 0,3 x 0,1mol

30x 46y 12,2 y 0,2mol

 

* Gọi số mol của Fe và Cu là a, b. Ta có hệ sau:

3a 2b 0,5(btdt) a 0,1mol

56a 64b 12 b 0,1mol

 

  3 3

3 2

Fe Fe(NO )

Cu Cu(NO )

n n 0,1mol

n n 0,1mol

  3 3

3 2

Fe (NO )

Cu ( NO )

m 0,1.242 24,2(g)

m 0,1.188 18,8(g)

 

Vậy khối lượ ng muối nitrat sinh ra là 43 gam

Page 127: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 127/140

 

Câu 39: Sau phản ứng thu đượ c 2 kim loại là Ag và Cu.

Gọi số mol Fe phản ứng là x (mol), số mol Cu phản ứng là y (mol)

Khối lượ ng Cu dư là z (g).

Ag+ + e Ag Fe Fe2+ + 2e Cu Cu2+ + 2e

0,4 0,4 x 2x y 2y

Ta có hệ phươ ng trình:

2x 2y 0,4x y 0,1mol

108(2x 2y) z 49,6z 6,4(g)

56x 64y z 18,4

 

Khối lượ ng Fe ban đầu là: 5,6g

Khối lượ ng Cu ban đầu là: 12,8g

Câu 40: Số mol H+ dung dịch axit :H

n 0,05.(1,8.2 1) 0, 23mol  

Hai kim loại khi phản ứng vớ i hỗn hợ  p axit trên đều có hoá tr ị II.

Giả sử tất cả kim loại là Fe , khi đó số mol là :8

0,14356

 

Khi đó số mol H+ cần cho phản ứng = 2. nkim loại = 0,286 mol

Do đó kim loại không tan hết và axit phản ứng hết cho ra0,23

0,115mol2

H2

  2HV 0,115.22, 4 2, 576(lit)  

Page 128: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 128/140

Page 129: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 129/140

 

C. trong cả hai tr ườ ng hợ  p thanh sắt đều bị ăn mòn.

D. trong cả hai tr ườ ng hợ  p thanh sắt đều không bị ăn mòn.

Câu 8: Dd FeSO4 có lẫn tạ p chất CuSO4. Chất có thể dùng để có thể loại bỏ đượ c

tạ p chất là

A. Na dư. B. bột Al dư.

C. bột Fe dư. D. bột Cu dư.

Câu 9: Ứ ng dụng mô tả dướ i đây không thể là ứng dụng của kim loại kiềm

A. mạ bảo vệ kim loại.

B. tạo hợ  p kim dùng trong thiết bị báo cháy.

C. chế tạo tế bào quang điện.

D. điều chế một số kim loại khác bằng phươ ng pháp nhiệt luyện.

Câu 10: Cho 5,5 gam hh bột Fe, Mg, Al vào dd AgNO3 dư thu đượ c x gam chất r ắn. Cho

 NH3 dư vào dd sau phản ứng, lọc k ết tủa nhiệt phân không có không khí đượ c 9,1 gam chất

r ắn Y. x có giá tr ị 

A. 48,6 gam. B. 10,8 gam.

C. 32,4 gam. D. 28 gam.

Câu 11: Crom đượ c điều chế bằng phươ ng pháp

A. điện phân Cr 2O3 nóng chảy : 2Cr 2O3   ®pnc

4Cr + 3O2.

B. điện phân dung dịch CrCl3 : 2CrCl3   ®p

2Cr + 3Cl2.

C. nhiệt nhôm : Cr 2O3 + 2Al   2Cr + Al2O3.

D. thuỷ luyện : 2CrCl3 + 3Mg   2Cr + 3MgCl2.

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố có cấu hình electron bất thườ ng là

A. Ca. B. Mg.

C. Zn. D. Cu.

Câu 13: Cặ p kim loại bền trong không khí và nướ c do có màng oxit bảo vệ là

A. Fe và Al. B. Fe và Cr.

C. Al và Cr. D. Mn và Cr.

Câu 14: Điện phân dd muối MCln vớ i điện cực tr ơ . Khi ở catôt thu đượ c 16 gam kim loại M

thì ở anot thu đượ c 5,6 lít khí (đktc). Trong các nguyên tố sau, M là

A. Cu. B. Zn.C. Fe. D. Al.

Page 130: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 130/140

Page 131: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 131/140

 

A. Fe. B. Mg.

C. Al. D. cả A, B và C đều không đúng.

Câu 23: Trong quá trình biến đổi 10,4 gam một muối clorua thành muối nitrat của một kim

loại hoá tr ị 2 thấy khối lượ ng thay đổi 2,65 gam. Tên kim loại là

A. Ca. B. Mg.

C. Ba. D. Zn.

Câu 24: Cho một dd A gồm NaNO3, KNO3, Ba(NO3)2. Thêm một ít bột Zn vào không có

hiện tượ ng gì. Sau đó nhỏ tiế p một ít dd NaOH vào. Hiện tượ ng xảy ra là

A. có k ết tủa xuất hiện.

B. có khí màu nâu bay ra.

C. có khí không màu bay ra và hóa nâu trong không khí.

D. có khí mùi khai bay ra.

Câu 25: Có thể phân biệt hai kim loại Al và Zn bằng 2 thuốc thử là

A. dung dịch NaOH và dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH và khí CO2 .

C. dung dịch NH3, dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl và dung dịch NH3.

Câu 26: Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợ  p tecmit để hàn kim loại. Thành phần của hỗn

hợ  p tec mit gồm

A. Al2O3 và Fe3O4. B. Al và Fe2O3.

C. Al và FeO. D. Al và Fe3O4.

Câu 27: Thực hiện pư nhiệt nhôm vớ i 3,24 gam Al và m gam Fe3O4. Chỉ có oxit kim loại bị 

khử tạo kim loại. Đem hòa tan các chất thu đượ c sau pư nhiệt nhôm bằng dd Ba(OH)2 có dư 

thì không thấy chất khí tạo ra và cuối cùng còn lại 15,68 gam chất r ắn. Các phản ứng xảy ra

hoàn toàn. Tr ị số của m là

A. 18,56 gam. B. 10,44 gam.

C. 8,12 gam. D. 116,00 gam.

Câu 28: Để điều chế Fe trong công nghiệ p nên dùng phươ ng pháp

A. điện phân dung dịch FeCl2. B. khử Fe2O3 bằng Al.

C. khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao. D. Mg + FeCl2 cho ra Fe. 

Câu 29: Một pin điện hoá đượ c cấu tạo bở i các cặ p oxi hóa – khử Al3+

/Al và Cu2+

/Cu. Phản

ứng hóa học xảy ra khi pin hoạt động là

A. 2Al

3+

+ 3Cu

2+

 → 2Al + 3Cu. B. 2Al + 3Cu

2+

  → 2Al

3+

+ 3Cu.C. 2Al

3++ 3Cu → 2Al + 3Cu

2+. D. 2Al + 3Cu → 2Al

3++ 3Cu

2+.

Page 132: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 132/140

 

Câu 30: Cho các chất: (1) clo; (2) hiđro; (3) lưu huỳnh; (4) cacbon; (5) nướ c; (6) dung

dịch kiềm; (7) oxit sắt; (8) axit

Trong điều kiện thích hợ  p, nhôm phản ứng đượ c vớ i những chất

A. (2), (7), (8). B. (3), (4), (6).

C. (1), (5), (7). D. tất cả.

Câu 31: Cho cùng một lượ ng kim loại M vào dd HNO3 dư và dd HCl dư thấy thể tích khí

 NO thu đượ c bằng thể tích khí H2 ở cùng điều kiện và khối lượ ng muối clorua bằng 52,48%

khối lượ ng muối nitrat. Kim loại M là

A. Cu. B. Fe.

C. Mn. D. Zn.

Câu 32: Cột sắt ở Newdheli, Ấn Độ đã có tuổi trên 1500 năm. Cột sắt bền do đượ c chế tạo

 bở i

A. một loại hợ  p kim bền của sắt. B. sắt tinh khiết.

C. có lớ  p oxit bền vững. D. sắt khó bị oxi.

Câu 33: Cho m g hh gồm 3 kim loại đứng tr ướ c H2 trong dãy hoạt động hóa học phản ứng

hết vớ i H2SO4 dư, thu đượ c 1,008 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu đượ c 7,32 g r ắn. Vậy

giá tr ị m có thể bằng

A. 3 g. B. 5,016 g.

C. 2,98 g. D. k ết quả khác.

Câu 34: Để điều chế đượ c kim loại Ba từ BaCO3, phươ ng pháp sau đây đúng là

A. cho tác dụng vớ i HCl r ồi lấy BaCl2 thu đượ c đem điện phân nóng chảy.

B. cho tác dụng vớ i HCl r ồi lấy dd BaCl2 thu đượ c tác dụng vớ i kim loại K.

C. nung BaCO3 ở nhiệt độ cao r ồi dùng CO khử BaO thu đượ c ở nhiệt độ cao.

D. cho tác dụng vớ i HCl r ồi điện phân có màng ngăn dung dịch BaCl2 thu đượ c.

Câu 35: Trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố: Al, Na, Mg, Fe (ở tr ạng thái cơ bản) có số 

electron độc thân lần lượ t là

A. 1, 1, 0, 4. B. 3, 1, 2, 2.

C. 1, 1, 2, 8. D. 3, 1, 2, 8.

Câu 36: Cho hh dạng bột hai kim loại Mg và Al vào dd có hòa tan hai muối AgNO3 và

Cu(NO3)2. Sau khi pư k ết thúc, thu đượ c hh hai kim loại và dd (X). Vậy

A. hai muối AgNO3 và Cu(NO3)2 đã pư hết và hai kim loại Mg, Al cũng pư hết.B. hai kim loại Mg, Al pư hết, Cu(NO3)2 có pư, tổng quát còn dư Cu(NO3)2.

Page 133: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 133/140

 

C. hai kim loại Mg, Al pư hết, tổng quát có AgNO3, Cu(NO3)2 dư.

D. một trong hai kim loại phải là Ag, kim loại còn lại là Cu hoặc Al.

Câu 37: Đem nung 14,52 gam một muối nitrat của một kim loại cho đến khối lượ ng không

đổi, chất r ắn còn lại là một oxit kim loại, có khối lượ ng giảm 9,72 gam so vớ i muối nitrat.

Kim loại trong muối nitrat trên là

A. Cu. B. Zn.

C. Ag. D. Fe.

Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 12g hh X gồm Fe, Cu bằng dd HNO3 dư, k ết thúc thí nghiệm thu

đượ c 6,72 lít (đktc) hh B gồm NO và NO2 có khối lượ ng là 12,2g. Khối lượ ng muối nitrat

sinh ra là

A. 43g. B. 34g.

C. 3,4g. D. 4,3g.

Câu 39: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, sản phẩm tạo ra có

A. Cu. B. Cu(OH)2.

C. CuO. D. CuS.

Câu 40: Fe bị ăn mòn khi tiế p xúc vớ i kim loại M trong không khí ẩm. M có thể là

A. Mg. B. Zn.

C. Al. D. Cu.

KIỂM TRA NỘI DUNG “KIM LOẠI”

Thờ i gian: 60 phút

Đề 2

Câu 1: Để làm sạch các vật dùng bằng đồng khi lớ  p ngoài bị oxi hóa, ngườ i ta dùng dung

dịch

A. HCl loãng. B. H2SO4 đặc, nóng.

C. dung dịch NH3 loãng. D. H2SO4 đặc, nguội.

Câu 2: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạ p chất là CuSO4. Kim loại sau đây đượ c dùng để loại bỏ 

tạ p chất là

A. Fe. B. Zn.

C. Cu. D. Mg.

Câu 3: Khi cho một lá nhôm vào dung dịch NaOH và NaNO3 ta thấy hỗn hợ  p khí

 bay ra. Hỗn hợ  p khí đó làA. N2 và O2.  B. H2 và N2. 

Page 134: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 134/140

 

C. NO và H2.  D. NH3 và H2. 

Câu 4: Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nướ c có pha thêm vài giọt

quỳ tím. Hiện tượ ng không xảy ra trong thí nghiệm này là 

A. miếng natri tr ở nên có dạng hình cầu.

B. dung dịch thu đượ c làm quỳ tím hoá hồng.

C. trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nướ c.

D. viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nướ c.

Câu 5: Tính kim loại của các nguyên tố trong dãy Mg – Ca - Ba– Sr 

A. tăng. B. giảm.

C. vừa tăng vừa giảm. D. không thay đổi.

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố hóa học có cấu hình electron 2 2 6 2 6 11s 2s 2p 3s 3p 4s là

A. Ca B. K 

C. Mg D. Na 

Câu 7: Sắ p xế p các kim loại Na, Mg, Al, K theo quy luật tính kim loại giảm dần

A. Na, Mg, Al, K. B. K, Na, Mg, Al.

C. Al, Mg, Na, K. D. Na, K, Mg, Al.

Câu 8: Vớ i dd FeCl3, để điều chế đượ c Fe bằng phươ ng pháp thủy luyện, ta nên dùng kimloại

A. Mg. B.Cu.

C. Ni. D. Sn.

Câu 9: Cho 8,4 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu

đượ c 2,688lít NO ở  đktc và dung dịch A. Khối lượ ng Fe(NO3)3 trong dung dịch A là

A. 36,3 gam. B. 30,72 gam.

C. 14,52 gam. D. 16,2 gam.

Câu 10: Ứ ng dụng của crom dướ i đây không hợ  p lý là

A. crom là kim loại cứng nhất , có thể dùng để cắt thủy tinh.

B. crom làm hợ  p kim cứng và chịu nhiệt hơ n nên dùng để tạo thép cứng , không gỉ , chịu

nhiệt.

C. crom là kim loại nhẹ , nên đượ c sử dụng tạo các hợ  p kim dùng trong ngành hành

không.

D. điều kiện thườ ng, crom tạo đượ c lớ  p màng oxit mịn , bền chắc nên crom đượ c dùng để 

mạ bảo vệ thép.

Page 135: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 135/140

Page 136: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 136/140

 

Câu 18: Hoà tan hoàn toàn x gam Al trong dung dịch HNO3, thấy thoát ra 11,2 lít (đktc)

hỗn hợ  p 3 khí NO, N2O và N2 vớ i tỉ lệ số mol nNO :2 2N O Nn : n = 1 : 2 : 2. Giá tr ị của x là

A. 38,9g. B. 40,05g.

C. 35,1g. D. 32,7g.

Câu 19: Có thể dùng bình bằng nhôm để đựng

A. dung dịch xô đa. B. dung dịch nướ c vôi.

C. dung dịch giấm. D. dung dịch HNO3 đặc (đã làm lạnh).

Câu 20: Để nhận biết mỗi kim loại Na, Ca và Al, trình tự tiến hành là

A. dùng H2O, lọc, dùng Na2CO3. B. dùng H2SO4 đặc nguội, dùng nướ c.

C. dùng H2O, lọc, dùng phenolphtalein. D. dùng H2O, lọc, quỳ tím.

Câu 21: Miếng nhôm (đã cạo sạch màng bảo vệ Al2O3) khử H2O r ất chậm và khó nhưng lạikhử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh là vì

A. nhôm có tính khử kém hơ n so vớ i kim loại kiềm và kiềm thổ.

B. nhôm là kim loại có thể tác dụng vớ i dung dịch kiềm.

C. trong nướ c nhôm tạo lớ  p màng bảo vệ Al(OH)3, lớ  p màng này bị tan trong dung dịch

kiềm mạnh.

D. nhôm là kim loại có hiđroxit lưỡ ng tính.

Câu 22: Nguyên tố M, thuộc phân nhóm IIA. Cho 68,5 gam M tác dụng hết vớ i nướ c thu

đựơ c 6,16 lít khí H2 ở 27,30C; 1atm. M là nguyên tố 

A. Be. B. Ca.

C. Mg. D. Ba.

Câu 23: Cho sơ  đồ biến đổi sau:

(1) X + HCl → Y + H2. 

(2) Y + dung dịch NaOH → Z↓ + T.

(3) Z + dung dịch KOH → dung dịch M + ...

(4) dung dịch M + HCl (vừa đủ) → Z↓ + …

Trong số các kim loại sau đây (Fe, Zn, Al, Mg, Cu), kim loại thỏa mãn đượ c các biến đổi là

A. Al, Zn. B. Al.

C. Mg, Fe. D. Al, Cu.

Câu 24: Trong cầu muối của pin điện hóa Zn - Cu xảy ra sự di chuyển của các

A. ion. B. electron.

C. nguyên tử Cu. D. nguyên tử Zn.

Page 137: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 137/140

 

Câu 25: Khối lượ ng Cu điều chế đượ c từ 1 tấn pirit đồng (chứa 65% Cu, hiệu suất quá trình

 bằng 80%) là

A. 0,52 tấn. B. 0,31 tấn.

C. 0,21 tấn. D. 0,19 tấn.

Câu 26: Tr ộn 6,48 gam Al vớ i 16 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu đượ c

chất r ắn A. Khi cho A tác dụng vớ i dung dịch NaOH dư, có 2,688 lit H2 (đkc) thoát ra. Hiệu

suất phản ứng nhiệt nhôm là

A. 75%. B. 80%.

C. 85%. D. 90%.

Câu 27: Vật liệu thườ ng đượ c dùng để đúc tượ ng, sản xuất phấn viết bảng, bó bột khi bị gãy

xươ ng là hợ  p chất của kim loại

A. Ca. B. Na.

C. Al. D. Mg.

Câu 28: Cho bột kim loại nhôm vào một dung dịch HNO3, không thấy khí bay ra. Như vậy

có thể 

A. Al đã không phản ứng vớ i dung dịch HNO3. 

B. Al đã phản ứng vớ i dung dịch HNO3 tạo NH4 NO3. 

C. Al đã phản ứng tạo khí NO không màu bay ra nên có cảm giác là không có khí

D. cả A và B đều đúng.

Câu 29: Hòa tan 15,6g kim loại M bằng V lít dung dịch HCl 2M (lấy dư 10%). Khí thoát ra

đượ c dẫn qua ống chứa CuO (dư) nung nóng thấy khối lượ ng CuO giảm 10,4g. Kim loại M

A. Mg. B. Zn.

C. Fe. D. Al.

Câu 30: Có các quá trình sau:

(1) Điện phân NaOH nóng chảy (2) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn

(3) Điện phân NaCl nóng chảy (4) Cho NaOH tác dụng vớ i dung dịch HCl

Các quá trình mà ion Na+

bị khử thành Na là

A. (1), (3). B. (1), (2).

C. (3), (4). D. (1), (2) và (4). 

Câu 31: Cho bari kim loại vào các dung dịch sau:

(X1) NaHCO3 (X2) CuSO4 (X3) (NH4)2CO3 (X4) NaNO3

Page 138: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 138/140

 

(X5) MgCl2 (X6) KCl (X7) NH4Cl (X8) Fe(NO3)2 

Vớ i dung dịch gây k ết tủa là

A. (X1), (X2), (X3), (X5), (X8). B. (X1), (X3), (X4), (X6), (X7).

C. (X2), (X3), (X5), (X7), (X8). D. (X1), (X3), (X5), (X6), (X8).

Câu 32: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng boxit Al2O3.nH2O, thườ ng có lẫn tạ p chất

Fe2O3 và SiO2. Để làm sạch nguyên liệu, hoá chất cần dùng là

A. dung dịch NaOH đặc. B. dung dịch NaOH loãng.

C. dung dịch HCl và khí CO2. D. dung dịch NaOH đặc và khí CO2. 

Câu 33: Cho m g hỗn hợ  p gồm 3 kim loại đứng tr ướ c H2 trong dãy hoạt động hóa học phản

ứng hết vớ i H2SO4 dư, thu đượ c 1,008 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu đượ c 7,32 g r ắn.

Vậy giá tr ị m có thể bằng

A. 3 g. B. 5,016 g.

C. 2,98 g. D. k ết quả khác.

Câu 34: Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực than chì, đặt mảnh giấy quỳ tím ẩm ở  

cực dươ ng. Màu của giấy quỳ 

A. chuyển sang đỏ. B. chuyển sang xanh.

C. chuyển sang đỏ sau đó mất màu. D. không đổi.

Câu 35: Hoà tan 4,26gam hỗn hợ  p bột Fe và Cu vào 200ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi

 phản ứng hoàn toàn đượ c dung dịch X và chất r ắn Y. Trong Y có

A. Ag. B. Ag, Cu.

C. Ag, Fe. D. Ag, Fe, Cu.

Câu 36: Khi hoà tan hoàn toàn 1,575 gam hỗn hợ  p gồm bột nhôm và magie trong HNO3 thì

có 60% hỗn hợ  p phản ứng, tạo ra 0,728 lít khí NO (đktc). Thành phần % của Al và Mg

trong hỗn hợ  p là

A. 71,43% và 28,57%. B. 69,5% và 30,5%.

C. 73,28% và 26,72%. D. 65,03% và 34,97%.

Câu 37: Cho bột Fe vào H2SO4 đặc, nóng cho đến khi Fe không còn tan đượ c nữa. Sản

 phẩm thu đượ c là

A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3.

C. FeSO4 và Fe2(SO4)3. D. do sắt bị thụ động nên không phản ứng.

Page 139: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 139/140

 

Câu 38: Hoà tan 12,8 gam hỗn hợ  p gồm kim loại M (hoá tr ị II) và Fe trong dung dịch HCl

dư thu đượ c 8,96 lít khí H2 (đktc).Mặt khác khi hoà tan 12,8 gam hỗn hợ  p trên trong dd

HNO3 loãng thu đượ c 6,72 lít khí NO (đktc). Kim loại M là

A. Mg. B. Cu.

C. Zn. D. Ca.

Câu 39: Cho hỗn hợ  p 18,4g bột sắt và đồng vào dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3. Sau khi

 phản ứng hoàn toàn thu đượ c 49,6g hai kim loại. Khối lượ ng sắt và đồng trong hỗn hợ  p đầu

lần lượ t là

A. 5,6g và 12,8g. B. 11,2g và 7,2g.

C. 14g và 4,4g. D. 8,4g và 10g.

Câu 40: Khi hoà tan một vật bằng nhôm vào dung dịch NaOH, phản ứng đầu tiên xảy ra sẽ 

A. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2. 

B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2. 

C. Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.

D. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

Câu 41: Phản ứng nhiệt nhôm là

A. phản ứng của nhôm vớ i khí oxi.

B. dùng CO để khứ nhôm oxit.

C. phản ứng của nhôm vớ i các oxit kim loại.

D. phản ứng nung nóng Al(OH)3.

Câu 42: Phản ứng đặc tr ưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng

A. tác dụng vớ i nướ c. B. tác dụng vớ i Oxi.

C. tác dụng vớ i dung dịch axit. D. tác dụng vớ i dung dịch muối.

Câu 43: Ba nguyên tố X, Y, Z ở cùng nhóm A và ở ba chu kì liên tiế p trong bảng tuần hoàn.

Tổng số hạt proton trong 3 nguyên tử bằng 70. Ba nguyên tố  đó là

A. Be, Mg, Ca. B. Sr, Cd, Ba.

C. Na, K, Rb. D. Mg, Ca, Sr.

Câu 44: Chất khử oxit sắt trong lò cao là

A. H2. B. CO.

C. Al. D. Na.

Page 140: THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

7/30/2019 THẠC SỸ Biên soạn hệ thống câu hỏ i trắc nghiệm khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 trường THPT

http://slidepdf.com/reader/full/thac-sy-bien-soan-he-thong-cau-hoi-trac-nghiem-khach-quan 140/140

Câu 45: Để phân biệt 5 mẫu kim loại riêng biệt Fe, Mg, Ba, Ag, Al thì ngườ i ta có thể dùng

1 trong những dung dịch sau đây

A. HCl. B. H2SO4 loãng.

C. HNO3. D. NaOH.

Câu 46: Hiện tượ ng xảy ra khi cho dây sắt nóng đỏ vào bình đựng khí clo

A. có khói tr ắng. B. có khói nâu.

C. có khói đen. D. có khói tím.

Câu 47: Để bảo vệ nồi hơ i (supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn , ngườ i ta có thể lót những

kim loại sau đây vào mặt trong của nồi hơ i là

A. Zn hoặc Mg. B. Zn hoặc Cr.

C. Ag hoặc Mg. D. Pb hoặc Pt.

Câu 48: Sau khi thực hiện thí nghiệm Pb tác dụng vớ i axit axetic, chất đượ c dùng để nhận

 biết ion Pb2+ đượ c 

tạo thành là

A. dung dịch H2S. B. dung dịch KI.

C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NH3.

Câu 49: Ngâm một thanh kim loại M có khối lượ ng 60g trong dung dịch HCl. Sau phản

ứng thu đượ c 336ml H2 (đktc) và khối lượ ng lá kim loại giảm 1,68% so vớ i ban đầu. M là

kim loại

A Zn B Fe