72
Thoâng Coâng Hoäi Thaùnh Tin Laønh Vieät Nam Hoa Kyø 227 Soá 2272019

Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

Thoâng CoângHoäi Thaùnh Tin Laønh Vieät Nam Hoa Kyø 227

Soá 2272019

Page 2: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

thoâng coâng Soá 227 Naêm 2019Tạp Chí Dưỡng Linh và Truyền Giảng

Hội Thánh Tin Lành - Giáo Hạt Việt Nam Hoa Kỳ

Chủ Nhiệm: Mục sư Lê Vĩnh ThạchChủ Bút:

Mục sư Nguyễn Đăng MinhThư Ký Tòa Soạn:

Bà Nguyễn Đăng MinhTrình Bày:

Nguyễn Hoàng MaiPhát Hành: Văn Phòng Giáo Hạt

Địa Chỉ Tòa SoạnP.O. Box 2468Fullerton CA 92837Điện Thoại: (714) 491-8007Fax: (714) 491-8912Email: [email protected]: www.giahatvnhk.org

Ngân Phiếu ủng hộ,xin ghi

“Vietnamese District”và gởi về địa chỉ Tòa Soạn

Printed by Precision Color Prin ng 626-905-1687

TRONG SỐ NÀY3 Nhận Định

Nếp Sống Giả Hình Trong Giáo HộiThông Công

8 Ở Trong Chúa -Ở Trong Lời ChúaMục sư Nguyễn Đăng Minh

19 Thánh Kinh Thần Học Viện Cảm Tạ Đức Chúa Trời

Mục sư Nguyễn Anh Tài22 Làm Môn Đệ Chúa Nguyên Đình 29 Sinh Hoạt Giáo Hạt 53 Trang Gia Đình

Hướng Dẫn Con Trong Đức TinMinh Nguyên

60 Tiểu Sử63 Cẩm Nang Của Quỉ

The Screwtape Le ers 68 Thư Độc Giả69 Tin Tức Vui Buồn

Page 3: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

3THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

NHẬN ĐỊNH

húc âm Ma-thi-ơ chương 23 ghi lại lời Chúa Giê-xu quở trách giới lãnh đạo Do thái giáo về lối sống giả hình. Các thầy thông giáo và phái Pha-ri-si dạy một đằng làm một nẻo, bề ngoài “ra dáng đạo đức” nhưng con người thật bên trong ích kỷ, gian tham. Chúa ví họ là những nấm mồ bên ngoài tô trắng nhưng bên trong đầy xương người chết. Cái tệ hại của người giả hình là họ không chỉ che đậy cuộc sống riêng tư xấu xa mà còn cố ý ngụy trang bằng lớp sơn đạo đức. Nếp sống giả hình giống như những chiếc áo tu sĩ tạo dáng thanh cao, nhưng lại che dấu con người tham dục để lừa dối công chúng. Người ta bảo rằng lý do thường viện dẫn để không muốn tìm hiểu hay tiếp cận với đạo Chúa là vì có quá nhiều “gương” giả hình trong giáo hội. Đầu năm 2019 Frédéric Martel là một ký giả, tác giả và nhà biên khảo người Pháp đã cho phát hành cuốn Sodoma viết bằng tiếng Pháp, dịch ra tám thứ tiếng, đồng loạt phổ biến trên 20 nước. Bản dịch tiếng Anh có tựa đề In the Closet of the Vatican (Trong Thâm Cung Vatican) với lời giới thiệu tóm tắt như sau: Cuốn “Trong Thâm Cung Vatican” phơi bầy cái thối nát tận trung tâm Tòa Thánh Vatican của Giáo Hội Công Giáo La-mã ngày nay. Tài liệu điều tra này dựa trên công trình sưu khảo tỉ mỉ, kỹ lưỡng thu góp dữ liệu suốt bốn năm, bao gồm những cuộc phỏng vấn trực tiếp các giới chức cầm quyền cao cấp trong giáo hội. Tác giả tìm hiểu tình trạng độc thân của tu sĩ, chủ trương lên án sử dụng các phương tiện tránh thai, việc bao che vô số những vụ lạm dụng tình dục, sự việc giáo hoàng Benedict XVI từ chức, thái độ ghét phụ nữ trong giới tu sĩ, tình trạng số tu sinh Âu châu sụt giảm nghiêm trọng, âm mưu chống giáo hoàng Francis trong giáo triều – tất

P

Nếp Sống Giả Hình Nếp Sống Giả Hình Trong Giáo HộiTrong Giáo Hội

Page 4: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

4 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

cả những sự việc này được che đậy một cách bí hiểm và bí mật. Trong Thâm Cung Vatican là cuốn sách phơi bầy những bí mật này, xuyên thấu vào tính chất bí hiểm xuất phát từ một hệ thống đào tạo người xây dựng trên truyền thống bảo mật nếp sống tu sĩ, suốt từ tiểu chủng viện lên đến tận trung tâm quyền lực Vatican. Hệ thống này dựa trên cuộc sống hai mặt của các tu sĩ kèm theo thái độ cực kỳ khinh ghét đồng tính. Hậu quả là tình trạng tâm thần phân liệt nghiêm trọng xuất hiện trong giáo hội rất khó lượng định. Nhân vật nào có thái độ khinh ghét đồng tính mà giữ chức càng cao thì rất có thể chính đương sự là người đồng tính. Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong nhiều trường hợp, đó là lối sống hai mặt.” Câu nói này phơi bầy thực trạng giả hình cùng cực và là câu nói làm bật tung bí mật giáo triều. Không ai có thể bảo mình thực sự hiểu Giáo Hội Công Giáo ngày nay cho đến khi đã đọc cuốn sách này, cuốn sách phơi bày những sự thật kinh hoàng. Tác giả và nhà xuất bản cho biết đã “dựa trên rất nhiều nguồn qua suốt bốn năm điều tra, phỏng vấn gần 1,500 nhân vật ở Vatican và ở trên 30 quốc gia, bao gồm 41 hồng y, 52 giám mục và đức ông, 45 sứ thần tông đồ và đại sứ quốc ngoại. Tất cả những cuộc phỏng vấn này đều là các cuộc gặp mặt trực tiếp chứ không qua điện thoại hay điện thư. Thêm vào những những nguồn trực tiếp đó là vô số các phần trích dẫn từ hơn một nghìn tài liệu tham khảo, cả sách lẫn bài viết, do một nhóm gồm 80 nhà sưu khảo, phóng viên, cố vấn, các chuyên viên hiệu chính và phiên dịch được huy động làm việc trong 30 quốc gia.” Những lời giới thiệu trên dù đã khá rõ và khá mạnh, nhưng cũng chưa giúp người đọc hình dung, thậm chí tưởng tượng ra sự thật khủng khiếp về cuộc sống dung tục, giả hình của số đông hàng giáo phẩm cao cấp và quyền hành nhất Vatican. Có lẽ đúng như lời giới thiệu trên, không ai có thể thấy được và hiểu được tình trạng và nhất là nguyên nhân hủ bại bí hiểm của Giáo Triều La-mã cho đến khi đọc xong quyển sách hơn năm trăm trang viết về quyền lực, đồng tính, giả hình trong tòa thánh Vatican. Tác giả Frédéric Martel giải thích mục tiêu viết cuốn sách không phải để phơi bày, nhưng để truy tìm nguyên nhân tình trạng đồi bại của Vatican, vì sao phải che giấu, và vì sao có thể che giấu. Chỉ cần đọc lời mở đầu cuốn sách chưa đến năm trang giấy, bất cứ ai còn lương tri lành lặn đều phải nổi gai ốc, tự hỏi, “Thế này là thế

Page 5: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

5THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

nào? Có thật không? Cả một giáo triều toàn là “đức cha” mà như thế sao? Mà tại sao người ta có thể giữ kín được lâu như thế? Tác giả cho biết trong suốt bốn năm sưu khảo, phỏng vấn, điều tra ông luôn luôn dùng tên thật cho nên những người được phỏng vấn thừa biết những gì nói ra với ông sẽ không còn là chuyện bí mật nữa, nhưng họ vẫn nói, họ cần phải nói vì không thể chịu nổi áp lực kinh khiếp của lương tâm trong cuộc sống hai mặt. Ngoài ra, sự kiện giáo hoàng Benedict XVI từ chức, và giáo hoàng Francis muốn cải tổ giáo triều cũng là cơ hội cho người được phỏng vấn bớt ngần ngại, e dè. Frédéric Martel lượng định rằng Vatican là cộng đồng những người đồng tính lớn nhất thế giới, và ông còn đem so sánh bảo rằng San Francisco chưa chắc đã đông hơn! Khi vừa đến Vatican nhậm chức, giáo hoàng Francis đã biết rõ “giáo khu”của ông và điều vị lãnh tụ giáo hội Công Giáo quan ngại không chỉ là tinh thần khinh ghét đồng tính lan tràn khắp giáo triều, mà còn là tính cách giả hình ghê rợn của các giới chức cao cấp trong giáo triều từ hồng y trở xuống. Thông thường thành phần giáo phẩm có thái độ đạo đức nghiêm khắc thì chính các đương sự lại có cuộc sống hai mặt, có “bạn,” có “người tình” là phụ tá, chánh văn phòng, thậm chí là nhân viên an ninh hay tài xế. Sở dĩ hiện tượng này tồn tại và lan tràn là vì Vatican từ lâu được bảo vệ bằng những qui định bất thành văn nhưng là “luật thép” – dung túng, chấp nhận, kín miệng và không đào ngũ. Để thu góp dữ liệu suốt bốn năm, Frédéric Martel đã phải thâm nhập Vatican như một người “trong gia đình” qua nỗ lực tiếp xúc, làm quen, kết thân để có thể chiếm được cảm tình và lòng tin cậy của những giới chức trong giáo triều, từ hồng y, tổng giám mục, giám mục và những viên chức khác. Ông ta cũng lân la tìm đến phỏng vấn những người “kiếm sống” ở những khu “ăn chơi” có thể gọi là Sô-đôm của Vatican, là nơi các tu sinh, tu sĩ đồng tính thường lui tới (cf. Chương 6, Roma Termini). Có lẽ lời giải thích “rộng lượng” nhất là những con người đồng tính trong giáo triều Rô-ma là nạn nhân của những chủ trương sai lầm của chính mình, trong đó luật khấn độc thân là một. Thôi thúc tính dục, tự nhiên hay đồng giới, của các tu sĩ và hàng giáo phẩm độc thân là một phần nguyên nhân của rất nhiều vụ bê bối tính dục trong giáo hội Công giáo khắp thế giới. Frédéric Martel cũng nhận định rằng từ nhiều thập niên trước khi phong trào đòi “giải phóng đồng tính” nổi lên, thành phần này ngày càng trở nên dạn dĩ đến độ hãnh diện, công khai hóa lối sống tính dục trái tự nhiên, thì số tu sinh ở Ý và Âu châu

Page 6: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

6 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

sút giảm nghiêm trọng. Trong thời kỳ trước “giải phóng,” chỗ trú ẩn an toàn nhất cho nếp sống đồng tính là trong các tu viện. Khi hoàn cảnh thay đổi, chỗ trú ẩn này không cần thiết nữa thì số tu sinh sụt giảm là điều có thể hiểu được. Nhưng đây cũng chính là lý do quan trọng vì sao từ trước “giải phóng” giáo triều Rô-ma lại đầy những người có khuynh hướng đồng tính, vì sống trong đó họ vừa có danh, có lợi, có quyền mà lại có hoàn cảnh bảo mật để thỏa mãn dục vọng tội lỗi trái tự nhiên. Trong suy nghĩ thông thường, cuốn sách như Trong Thâm Cung Vatican là một mũi tên bắn thấu tim một giáo hội bề thế về đủ mọi phương diện, lại có đến 1.3 tỉ giáo hữu, chắc chắn phải gây chấn động. Vậy mà trong thực tế, sau hơn nửa năm, truyền thông khắp thế giới vẫn im lìm một cách bất thường trong cái yên lặng đồng lõa, để cho tất cả những phanh phui kia dần dần âm thầm chìm lắng vào quên lãng như nhiều “vụ việc” khác trong quá khứ. Điều này nhắc cho chúng ta về một khuynh hướng đáng sợ đó là càng ngày người ta càng trở nên dửng dưng hơn với những điều Kinh Thánh lên án. Lương tri con người không còn bén nhạy với tội lỗi nhất là những giáo hữu theo đạo dòng có truyền thống đặt lòng tin hầu như tuyệt đối nơi người lãnh đạo tinh thần cho nên ít ai muốn đặt vấn đề hay phê phán cho dù thành phần giáo phẩm có thế nào đi nữa. Những lời quở trách rất nặng Chúa Giê-xu dành cho lối sống giả hình của thành phần lãnh đạo Do thái giáo trong Phúc âm Ma-thi-ơ 23 cho thấy tình cách nghiêm trọng của vấn đề. Thái độ giả hình nhắm vào mục tiêu thâu đoạt lòng tôn kính của người khác một cách bất chính. Đây là hình thức lừa dối cao độ nằm sâu trong bản ngã sa đọa mà nhiều khi chính đương sự không nhận ra, nghĩa là đến mức người ta có thể sống giả hình một cách tự nhiên và chân thành như một diễn viên siêu hạng trên sân khấu. Trong khi đó, Chúa Giê-xu đã đến, phó sự sống Ngài để có thể ban sự cứu rỗi đầy trọn cho những người tin. Cốt lõi của sự cứu rỗi là tha tội – tha thứ tất cả mọi lỗi phạm trong tư tưởng, lời nói và hành vi, và trên căn bản tha tội này, linh hồn con người được thay mới, gọi là tái sinh, để được Đức Chúa Trời kể là công chính trước mặt Ngài cũng như trước cả cõi tạo vật. Đây không phải là việc nhỏ, ngay cả đối với Chúa, vì chính Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời đã phải nhận án tử hình, nghĩa là hy sinh tất cả mới có thể hoàn tất công cuộc cứu rỗi này, biến con người hoàn toàn hư hoại trở thành tạo vật mới, với linh hồn

Page 7: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

7THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

toàn vẹn, không vết tích. Điều kiện duy nhất để được cứu rỗi không do bất cứ công đức hay việc thiện lành nào của con người, nhưng do lòng tin đơn sơ(1) đáp lại tình thương trong ân sủng(2) của Đức Chúa Trời. Câu Kinh Thánh căn bản mở cửa cứu rỗi ghi trong Phúc âm Giăng 3:16, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con duy nhất của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư vong mà được sự sống đời đời.” Chính trên căn bản được tha tội và đổi mới, được Đức Chúa Trời ban địa vị công chính và nhận làm con, tín nhân mới thực sự bước vào hành trình nên thánh khi hàng ngày nuôi mình và được nuôi bằng Lời Hằng Sống là Kinh Thánh để tăng trưởng trong tình yêu và trong sự thông biết Chúa. Đây là hành trình sống trong đức tin cứu rỗi vô cùng mầu nhiệm, nhưng cũng là hành trình nguyên thủy Đức Chúa Trời mở ra cho tất cả mọi người, nhưng chính con người – một số người trong các tôn giáo- xưa và nay- đã làm cho lối đi khó khăn đầy chông gai, chính họ không vào, mà nếu ai muốn vào, thì họ ngăn chặn bằng vô số qui luật con người đặt ra trở thành tập tục và truyền thống giáo hội, và bằng vô số nghi lễ hình thức trống rỗng. Họ không biết Lời Chúa là hiện thân của Chúa Cứu Thế cho nên dù có học, họ cũng không thực sự có Lời Chúa cho nên cũng không thể sống Lời Chúa, vì vậy cuộc sống của họ lạnh giá phải che đậy bằng tôn giáo hình thức, bằng việc lành hình thức, bằng luân lý hình thức… tất cả lồng trong nếp sống giả hình. Nhưng Chúa dạy rằng, không có gì dấu mà không bị phơi bầy. Những người sống giả hình về căn bản, là những người không thực sự biết Chúa và không kính sợ Chúa, vì Đức Chúa Trời là Đấng công chính, thánh khiết, chân thật, thông biết mọi sự. Ngài không lãnh đạm nhưng nhưng yêu thương mọi người, biết đến từng sợi tóc trên đầu mỗi người cho nên Ngài quan tâm đến mọi suy nghĩ và ước muốn thầm kín, luôn cả những mưu định sâu kín trong lòng người. Một người biết Chúa như thế mà tiếp tục sống hai mặt, thì chúa của những người này không phải là Đức Chúa Trời của Kinh Thánh mà chẳng qua chỉ là những hình tượng vô tri giác. Đến cuối cùng tội lỗi muôn thuở của loài người từ khi sa ngã là chối bỏ Chân Thần để thờ hình tượng. Giải pháp Kinh Thánh cung ứng là ăn năn quay lại. Không có con đường nào khác(3).

Thông Công(1)Mác 10:14-15, Lu-ca 18:17; (2)Ê-phê-sô 2:8-9; (3)Lu-ca 13:1-5

Page 8: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

8 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Chủ đề Hội Đồng Giáo Hạt năm nay là “Hãy Cứ Ở Trong Ta.” Đây mệnh lệnh Chúa truyền bảo môn đồ cứ ở trong Ngài. Là Cơ-đốc nhân ai cũng muốn và cũng tin mình “ở trong Chúa” nhưng nếu không xác định “ở trong Chúa” là gì, thì đây chỉ là một tín niệm mơ hồ, vô năng lực, không thực sự giúp chúng ta thể hiện cuộc sống tốt đẹp của người “ở trong Chúa.” Như vậy ở trong Chúa là gì? – Là giữ đạo, giữ đức tin, là ở trong hội thánh, ở trong gia đình tin Chúa, ở trong cộng đồng tin Chúa, hay là gì khác? Tất cả những điều trên đều có liên quan đến sự kiện ở trong Chúa. Tuy nhiên về căn bản “ở trong Chúa” không có nghĩa thụ động, không phải là giữ đức tin như một tín niệm, chấp nhận giáo lý cứu rỗi một cách máy móc hay giữ đạo theo truyền thống, theo thói quen, vô tâm, vô cảm. Ở trong Chúa là ở trong mối tương giao sinh động với Đức Chúa Trời qua Lời Hằng Sống, trong tác động của Đức Thánh Linh hằng ở trong tín nhân. Chúng ta sẽ khai triển những khía cạnh trên trong các tiểu mục sau.1. Lời Chúa là nơi ở Ở trong Chúa theo cách các

tác giả Thi thiên mô tả thì Đức Chúa Trời được hình dung là nơi trú ẩn, là vầng đá, là bóng mát, là nhà... nhất là khi ở trong nghịch cảnh, phải đương đầu với thách thức, với kẻ thù. Chúng ta sẽ dừng lại với hình ảnh Đức Chúa Trời là nơi ở như trong câu mở đầu bài cầu nguyện nổi tiếng của lĩnh tụ Môi-se trong Thi-thiên 90, “Lạy Chúa từ đời này qua đời kia, Chúa là nơi ở của chúng con.” Có lẽ ông cũng dùng từ liệu “nơi ở” (shelter, dwelling place) như một mái nhà, một chỗ che mưa nắng, nhất là đối với Môi-se, con người đã trải qua hai phần ba cuộc đời phiêu bạt ở chốn đồng hoang thì tìm được bóng mát ốc đảo trong sa mạc trở thành một mơ ước triền miên. Bóng mát, mái che, nơi ở… dễ hiểu, nhưng đó có phải là điều Môi-se muốn nói không? Một người như Môi-se từng đối diện nghe Đức Chúa Trời trò chuyện, và được Ngài coi là bạn thì ví sánh Đức Chúa Trời là nơi ở muôn đời của dân Ngài còn có những ý nghĩa nào? Trước hết chúng ta có thể dùng hình ảnh Đức Chúa Trời là một tờ giấy, một mặt phẳng vô hạn. Người ở trong Chúa giống

Ở Trong Chúa|Ở Trong Lời ChúaGiăng 1:1-18; 1 Giăng 1:1-4; 3:23-24; 4:11-16

Page 9: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

9THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

như một cái chấm nhỏ trên tờ giấy lớn vô hạn đó. Không có cái chấm, tờ giấy vẫn có, nhưng nếu không có tờ giấy, cái chấm không thể hiện hữu. Điều này có nghĩa là con người chỉ có thể hiện hữu trong Đức Chúa Trời là Đấng vĩnh hằng. Con người không thể hiện hữu ngoài Chúa. Thứ hai, Đức Chúa Trời thiêng liêng vô hình, không phải là nơi trú ẩn theo nghĩa đen dù Ngài có thể cung ứng mọi tiện nghi trong mọi tình huống. Nhìn vào bối cảnh cuộc đời Môi-se lúc ông thốt ra lời cầu nguyện trên chúng ta có thể cảm nhận được tính cách tha thiết, đầy đức tin đặt nơi Đức Chúa Trời. Điều quan trọng và thiêng liêng nhất đối với nhà lĩnh tụ bất đắc dĩ này là gì? Không phải nơi ở trong hoàng cung, không phải chỗ dựa vào quyền lực, học vấn hay tài năng, cũng không phải công danh sự nghiệp – dù ông từng có tất cả. Chỗ an toàn nhất ông nghĩ đến cho chính ông và con dân Chúa là giới răn, là luật pháp, là giao ước Đức Chúa Trời truyền dạy. Sống trong giao ước với Chúa sẽ được chính Chúa bảo toàn. Môi-se là người đầu tiên được đặc ân tiếp nhận và công bố giới răn của Đức Chúa Trời. Dựa vào vai trò này của Môi-se, chúng ta có thể tìm thấy lý giải cho lời cầu nguyện “Chúa là nơi ở của chúng con từ thế hệ này qua thế

hệ khác.”Nơi ở an toàn cho ông và cả tuyển dân trong tâm trí Môi-se là giới luật giao ước của Đức Chúa Trời với dân Ngài. Ở trong giao ước Chúa, tuân giữ giới răn Chúa tuyển dân sẽ được an toàn, an vui, thỏa nguyện từ đời này qua đời kia, và đó là ý nghĩa của lời cầu nguyện, “Chúa ôi! Ngài là nơi ở của chúng con qua mọi thế hệ” (cf. Xuất Ai-cập 20:6; Phục Truyền 5:10) Như vậy con dân Chúa được ở trong Chúa khi ở trong giao ước với Chúa và tuân giữ giới luật Ngài. Không tuân giữ giới luật

Chúa, chúng ta bị loại ra khỏi giao ước, thuộc vào thành phần những kẻ phản loạn, sống ngoài vòng pháp luật. Đức Chúa Trời sẽ chỉ bênh vực, bảo vệ, che chở những người tuân giữ

giới răn và sống trong giao ước. Trong thực tế, điều này không dễ, nhưng khi cuồng phong cám dỗ xô đẩy chúng ta khỏi Chúa, thì ăn năn trở lại với giao ước trong Lời Chúa là quyết định khôn ngoan duy nhất, vì qua đó chúng ta được tha thứ và phục hồi. Lời Chúa không phải là xiềng xích, nhưng là mái che, là chỗ ẩn nấp, là vách đá giữ chúng ta trong con đường công chính và che chắn chúng ta khỏi những đợt tấn công của ma quỉ, của thế gian, của bản ngã. Tuy nhiên chúng ta không dừng lại ở chỗ tuân giữ giới luật Chúa dựa vào nỗ lực và công đức cá nhân, vì

Page 10: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

10 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

kinh nghiệm cho thấy đó là nỗ lực thất bại triền miên. Nhưng Chúa không để chúng ta thất vọng, vì Ngài đã dự bị cho chúng ta những phương thức không ngờ được bày tỏ theo mạc khải tiệm tiến trong Kinh Thánh để chúng ta có thể giữ mình trong giao ước của Lời Ngài một cách viên mãn.2. Lời mạc khải Lời Chúa mạc khải trong Kinh Thánh có tính cách tiệm tiến, càng ngày càng đầy đủ và rõ ràng hơn. Kinh Thánh ghi lại lịch sử sáng tạo đầy quyền năng kỳ diệu của Lời Phán. Chương đầu sách Sáng thế ký ghi nhận “truyền phán” là tác động đầu tiên của Đức Chúa Trời trong công cuộc sáng tạo vũ trụ cùng muôn loài vạn vật. Sáng Thế Ký chương 1 ghi lại công cuộc sáng tạo trời đất qua Lời phán của Đức Chúa Trời tóm lược như sau: “1Ban đầu Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất. 2Đất không hình thù và trống trải, bóng tối bao trùm mặt vực; Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. 3 Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có ánh sáng, thì có ánh sáng...6 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không giữa nước phân cách nước với nước…9 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn xuất hiện, thì có như

vậy…11 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sinh cây cỏ, cỏ kết hột giống, cây trên đất tùy theo loại mà ra trái kết hột, thì có như vậy…14 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các tinh tú trong khoảng không trên trời, để phân định ngày với đêm, và dùng làm dấu phân định các mùa, ngày và năm; 15 lại dùng các tinh tú trong khoảng không trên trời để soi sáng đất, thì có như vậy…20 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải có thật nhiều các loài thủy sinh vật, và các loài chim phải bay

trong khoảng không trên trời…24 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sinh các động vật tùy theo loại, súc vật, côn trùng và thú rừng tùy theo loại, thì có như vậy. 25 Đức Chúa Trời

tạo dựng các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó tốt lành…” Biến cố bi thảm đầu tiên trong lịch sử loài người xảy ra khi con người theo lời dụ hoặc của Sa-tan không vâng lời Chúa khiến cho tương giao với Đức Chúa Trời bị cắt đứt và con người khởi sự sống trong hổ nhục và sợ hãi. Mất tương giao với Chúa loài người sa ngã tiếp tục suy đồi, đến nỗi Đức Chúa Trời phải dùng nước lụt quét sạch, chỉ còn lại Nô-ê là người được kể là công

Page 11: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

11THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

chính, nhưng không lâu dòng dõi Nô-ê lại tiếp tục chọn con đường sống theo ý riêng, trái ý Chúa. Dầu vậy Đức Chúa Trời vẫn kiên trì tạo lập một dòng giống mới, và trong lịch sử tuyển dân, qua giới luật, qua tiên tri, qua thi thiên Đức Chúa Trời tiếp tục ban mạc khải về đức công chính, thánh khiết, và tình thương cứu chuộc kỳ diệu của Ngài. Khi đọc đến Tân Ước chúng ta thấy mạc khải kỳ diệu về Lời Chúa lên đến tột đỉnh khi chính Ngôi Lời mang hình hài nhân loại nhập thể. Lời phán của Đức Chúa Trời không chỉ là âm thanh hay mệnh lệnh như lời nói của con người, nhưng là lời quyền năng sáng tạo vũ trụ. Lời đó không phải là quyền lực phi nhân cách mà là một Ngôi Vị trong Đức Chúa Trời ba ngôi. Lời đó đã nhập thể trong thời điểm lịch sử được sứ đồ Giăng công bố trong sứ điệp mạc khải, “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. 2 Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. 3 Muôn vật do Ngài tạo dựng, không vật gì được tạo dựng mà không bởi Ngài...Ngôi Lời đã trở nên xác thể, ở giữa chúng ta, đầy ân sủng và chân lý; chúng ta đã chiêm ngắm vinh quang Ngài, thật như vinh quang của Con một đến từ Cha” (Giăng 1:1-3, 14). Giăng 1:15-18 ghi lại lời

Giăng Báp Tít, người tiền hô của Chúa Giê-xu, “15 Giăng làm chứng về Ngài công bố rằng: Ấy là về Ngài mà ta đã nói: Đấng đến sau ta trổi hơn ta, vì Ngài vốn trước ta. 16 Do sự đầy trọn của Ngài mà chúng ta đều được nhận ân sủng càng thêm ân sủng. 17Vì giới luật do Môi-se, còn ân sủng và chân lý đến từ Chúa Cứu Thế Giê-xu.18 Chưa từng ai thấy Đức Chúa Trời, duy chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày Cha cho chúng ta biết.” Như vậy, Ngôi Lời đã nhập thể để chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời một cách trực tiếp! Thời của Môi-se là thời của giới luật, và ở trong Chúa là tuân giữ giới luật – ráng sức tuân giữ! Nhưng trong thời đại ân sủng qua giao ước mới bằng huyết Chúa Cứu Thế, con dân Chúa cũng vẫn ở trong Lời Chúa, cũng vẫn tuân giữ Lời Chúa, nhưng tuân giữ bằng năng lực của Thánh Linh thể hiện trong con người mới được Thánh Linh và Lời Chúa tái sinh. Trước hết Ngài dùng giới luật trong Kinh Thánh để phơi bầy và lên án tội lỗi, rồi cũng qua Kinh Thánh Ngài ban năng lực tái tạo của Thánh Linh để con dân Chúa có thể đương đầu với bản ngã, tuân giữ Lời Chúa và khiến cho bản ngã chết dần. Đến Giăng chương 15, Chúa dùng hình ảnh cây nho và nhánh

Page 12: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

12 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

nho để quảng diễn ý niệm ở trong Chúa. Môn đồ là nhánh được gắn liền vào gốc nho là chính Chúa để tiếp nhận nhựa sống từ gốc nho giúp nhánh nho ra trái. Như vậy tại đây “ở trong Chúa” là nuôi mình bằng lời Chúa để có thể ra hoa, kết quả trong cuộc đời lành thánh giống Chúa Giê-xu. Kết quả của thời Môi-se là cố sức tuân giữ Lời Chúa mà không đến đâu. Kết quả của thời ân sủng trong hình ảnh cây nho là gắn liền gốc nho, tiếp nhận nhựa sống từ gốc nho để tự nhiên ra trái. Khi Cơ-đốc nhân chuyên cần học Kinh Thánh (nghĩa là gắn bó với Ngôi Lời), để các giáo huấn trong Lời Chúa thay đổi tư duy, dẫn đến tác phong và hành động khiêm nhu, nhịn nhục, công chính, tha thứ, yêu thương… đó chính là trái Thánh Linh tự nhiên dần dần xuất hiện trong đời sống. Đi xa hơn, trong thư Giăng thứ nhất 1:1-3 sứ đồ Giăng viết lại ý niệm Chúa Giê-xu là Ngôi Lời nhập thể của Tin Lành Giăng chương 1. Lời phán của Đức Chúa Trời không phải là những mạng lệnh và giới răn nghiêm khắc, nhưng hiện thân trong con người khiêm nhu là Chúa Giê-xu, Đấng chính ông đã biết qua kinh nghiệm trực tiếp bằng giác quan, không phải thoáng qua, nhưng suốt trong hơn ba năm đi với Ngài. Sứ đồ Giăng đã nhấn mạnh bằng những động từ xác định, “Điều có

từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về Lời sự sống; 2vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi; 3chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, để anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Chúa Cứu Thế Giê-xu.” Sứ đồ Phi-e-rơ, vốn là một ngư dân, đơn sơ, bộc trực, nhưng cũng đã viết ra những điều thâm sâu về mối tương giao với Chúa Giê-xu cho những tín đồ tan lạc – diaspora - không khác gì kinh nghiệm của sứ đồ Giăng với Chúa. Trong 1 Phi-e-rơ 1:8-9 ông viết “Ngài là Đấng anh em không thấy mà yêu mến; dầu bây giờ anh em không thấy Ngài, nhưng tin Ngài, với niềm vui không xiết kể và ngập tràn vinh hiển: nhận được phần thưởng về đức tin anh em, là sự cứu rỗi linh hồn mình.” Cách sứ đồ Phi-e-rơ diễn tả rất độc đáo. Ông bảo rằng Chúa Giê-xu là Đấng họ không thấy mà yêu mến, không thấy mà tin, không thấy mà trong lòng ngập tràn vui mừng sung sướng. Đúng là họ không thấy Chúa Giê-xu bằng xương bằng thịt như ông và sứ đồ Giăng,

Page 13: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

13THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

nhưng họ thấy Ngài qua Lời Sự Sống ở trong trí, trong lòng họ. Chính vì yêu Chúa, tin Chúa mà họ có thể chịu nổi hoạn nạn, bách hại và “thử thách trăm bề” (1Phi-e-rơ 1:6-7). Đây cũng phải là tình yêu của chúng ta với Chúa, với Lời Chúa, qua tác động của Đức Thánh Linh trong lòng, “Nếu các ngươi yêu mến ta thì tuân giữ giới răn ta…” (Giăng 14:15-18) Tóm lại, “ở trong Chúa” là sống trong chân lý được mạc khải. Thời Cựu Ước là tuân giữ giới răn và ở trong giao ước. Đến thời Tân Ước, Chúa Giê-xu là Lời Phán của Đức Chúa Trời nhập thể qua con người Giê-xu như ghi trong phần tiểu dẫn tin lành Giăng, rồi được khai triển trong chương 15, “ở trong Chúa” giống như nhánh nho gắn liền gốc nho. Nói cách khác, “ở trong Chúa” là tin và tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là sinh tế chuộc tội, là chạy vào ẩn nấp trong Lời Hứa của Đức Chúa Trời để nhận được ơn cứu rỗi. Những người loại bỏ Tin Lành thì không phải là loại bỏ giáo lý, nhưng là loại bỏ chính Con Đức Chúa Trời vốn là Ngôi Lời. Những người đó tự loại mình ra ngoài Chúa, tự chọn số phận đời đời hư vong. Vì thế “Hãy cứ ở trong Chúa” là

lời kêu gọi và là mạng lịnh không được coi thường. Đây là vấn đề sống chết của linh hồn. Là con dân Chúa ai cũng muốn mình được ở trong Chúa, và hầu như ai cũng nghĩ mình đang ở trong Chúa. Tuy nhiên Giăng không nói chuyện muốn hay nghĩ, mà nói chuyện quyết định và quyết tâm sống cuộc sống thực sự ở trong Lời Chúa, không phải chốc nhát, nhưng thường xuyên, lâu dài, suốt đời tuân giữ Lời Chúa. 3. Ở trong Lời Chúa Để thực sự ở trong Chúa lâu dài chúng ta cần đi từng bước để nắm vững những nguyên lý cơ bản cho hành trình này. 1. Trước hết phải xác định Chúa Giê-xu là Ngôi Lời, là Lời Phán của Đức Chúa Trời, là Lời Hằng Sống, là Kinh Thánh. Lời Chúa không chỉ là âm thanh, tiếng nói hay chữ viết, nhưng thể hiện trong con người Giê-xu là Lời toàn hảo và viên mãn. Khi chúng ta đọc và suy gẫm lời Chúa, không phải chúng ta đọc chữ viết, nhưng

là đối diện với Ngôi Lời sống động, là chính Chúa Giê-xu hiện thân trong những Lời đó. Chính vì thế chúng ta có thể hiểu vì sao Đức

Chúa Trời đã có những giáo huấn rất chi tiết, cặn kẽ cho con dân Chúa phải đọc, học, suy gẫm và truyền dạy Lời Chúa cho đến nỗi

Page 14: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

14 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Lời Chúa ghi sâu trong tim óc con người (Phục Truyền 6:6-9). Đây không phải là chuyện lý thuyết nhưng là chân lý thực hành của Kinh Thánh, được Đức Chúa Trời truyền dặn cẩn thận và hiệu quả này cũng là ý định của Đức Chúa Trời cho con dân Ngài. Ở trong Chúa là được bao bọc trong Lời toàn hảo viên mãn, khiến con dân Chúa được thấm thấu, được muối bằng Lời Chúa, qua đó được hội nhập vào chính Chúa đến nỗi tư tưởng, lời nói, hành vi con dân Chúa được biến đổi, dần hồi hiển lộ ra vẻ đẹp của Chúa Cứu Thế Giê-xu đến nỗi cuộc đời của Chúa như được tái thể hiện qua cuộc đời chúng ta. Lời mời của Chúa Giê-xu trong Ma-thi-ơ 11:28-30, bảo chúng ta đến với Chúa, học theo Chúa cho thấy đây là một tiến trình lâu dài, mà kết quả là được an nghỉ trong cuộc sống nhu mì khiêm nhường giống Chúa!“Hỡi những ai đang mệt mỏi và nặng gánh ưu tư, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các con được an nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta thì linh hồn các con sẽ được an nghỉ, vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.” 2. Thứ hai, cần quen biết Đức Thánh Linh. Nhiều Cơ-đốc nhân chỉ biết Đức Thánh Linh bằng kiến thức thần học và giáo lý,

cho nên không sống nổi theo các nguyên tắc của Lời Chúa vì không quen biết Đức Thánh Linh trong cuộc sống, cho nên cũng không đáp ứng những tác động của Ngài đang khi đọc, nghe, suy gẫm Lời Chúa. Lời Kinh Thánh chúng ta đọc nếu không có tác động của Đức Thánh Linh thì chỉ là “chữ làm cho chết!” (2 Cô-rinh-tô. 3:6). Nếu không biết và không kinh nghiệm tác động vận hành của Đức Thánh Linh trong Lời Chúa, chúng ta không thể tuân giữ Lời

Chúa, không thể ở trong Lời Chúa, không thể ở trong Chúa. Chúng ta ở trong Chúa khi Lời Chúa ở trong chúng ta. Chúng ta biết Chúa ở trong chúng ta là do vâng theo

tác động soi sáng, thôi thúc của Đức Thánh Linh vận hành qua những lời Kinh Thánh chúng ta tiếp nhận. 1Giăng 3:23-24 cho thấy vai trò Đức Thánh Linh qua Lời Chúa. Câu 23 xác định bước đầu chúng ta phải tin và tiếp nhận tin mừng, phải thể hiện niềm tin đó qua tình thương tha nhân. Câu 24 là một mạc khải sâu nhiệm khẳng định sự kiện Cơ-đốc nhân được “ở trong Đức Chúa Trời” và “Đức Chúa Trời ở trong Cơ-đốc nhân”qua quyết tâm tuân giữ giới răn với tác động của Đức Thánh Linh vào Lời Chúa chúng ta đã tiếp nhận.“Đây là điều răn

Page 15: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

15THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

của Ngài: là chúng ta phải tin đến danh Con Ngài, tức là Chúa Cứu Thế Giê-xu, và chúng ta phải yêu mến lẫn nhau như Ngài đã truyền dạy ta. 24 Ai vâng giữ các điều răn Ngài thì ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy; chúng ta biết Ngài ở trong lòng chúng ta, là nhờ Đức Thánh Linh mà Ngài đã ban cho chúng ta.” Đức Thánh Linh tác động trong Cơ-đốc nhân qua Lời Chúa thì không chỉ như năng lực thiêng liêng, nhưng như một thân vị rất nhạy cảm. Khi Ngài soi sáng và thôi thúc mà nếu chúng ta lắng nghe với lòng khiêm nhu, chân thành tiếp nhận và quyết định vâng lời như vâng lời Đấng đang phán dạy mình, chúng ta sẽ thấy mối tương giao với Lời Chúa trở nên sinh động. Cứ như thế, lần hồi chúng ta sẽ ngày càng quen biết và bén nhạy không chỉ như với sự thôi thúc, nhưng như với Đấng Yên Ủi đang phán dạy chúng ta bằng lời êm dịu nhỏ nhẹ. Tiến trình quen biết Đức Thánh Linh là một tiến trình lâu dài, trên hết là qua môi trường Lời Chúa. Vì thế Cơ-đốc nhân lãnh đạm đối với việc đọc, học, lắng nghe, suy gẫm Lời Chúa thì tiến trình quen biết Đức Thánh Linh sẽ vô cùng gian nan, có khi cả đời mang danh Cơ-đốc nhân mà vẫn còn xa lạ với Ngài. Mặt khác, không ít người làm quen với Đức Thánh Linh bằng đường tắt, qua ân tứ Thánh

Linh để thỏa mãn ước muốn riêng tư, nhưng đó không phải là “con đường tốt lành hơn” là con đường của tình yêu (1 Cô-rinh-tô 12:31; 13:1-13)

Trong 1 Giăng 4:11-16 sứ đồ Giăng nhắc lại và nhấn mạnh những điều ông đã viết trong 1 Giăng 3:23-24 thể hiện ra trong tình yêu là đặc trưng của đời sống tin kính Chúa. “Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau. 12 Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời, nếu chúng ta yêu nhau, thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và lòng yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta. 13Bởi điều nầy chúng ta biết mình ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta, là Ngài đã ban Thánh Linh Ngài cho chúng ta. 14 Chúng ta lại đã thấy và làm chứng rằng Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con để làm Cứu Chúa thế gian. 15 Ai tuyên xưng Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời ở trong người,và người ở trong Đức Chúa Trời. 16 Chúng ta đã biết và tin tình thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Đức Chúa Trời là tình yêu, ai ở trong tình yêu, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy.” 3. Mạc khải quan trọng khác về Đức Thánh Linh trong Giăng 14:15-27 do chính Chúa Giê-xu truyền dạy đó là Đức Thánh Linh

Page 16: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

16 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

sẽ không để môn đồ “mồ côi” mà sẽ đến “ở với” và “ở trong” môn đồ sau khi Ngài về trời. Đức Thánh Linh được ban xuống để đồng hành với môn đồ trong một mức độ sâu xa hơn, trực tiếp hơn khi Ngài vận hành từ nơi sâu thẳm trong lòng môn đồ để an ủi, khuyên dạy, soi sáng, khai mở, nhưng cũng vẫn qua “phương tiện”thiết yếu là Lời Chúa. Đức Thánh Linh sẽ nhắc lại mọi lời Chúa Giê-xu đã dạy mà họ đã tiếp nhận. Trong chương trình kỳ diệu của Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh thay thế sự hiện diện bằng xương bằng thịt của Chúa Giê-xu để ngự vào lòng tín nhân một cách thiêng liêng mầu nhiệm nhưng cũng rất cụ thể qua Lời Hằng Sống. Nói cách khác, Đức Thánh Linh tác động vào Lời Chúa trong lòng tín nhân khiến cho lời đó trở nên sống động, linh hoạt, là hiện thân của Chúa Giê-xu, mà kết quả là Cơ-đốc nhân thực sự không “mồ côi” mà được hàng ngày đồng hành với Chúa trong cuộc sống biết suy nghĩ, nói năng, hành xử theo mọi nguyên tắc tốt lành, khôn ngoan trong Lời Ngài. Trong khi Chúa Giê-xu là Ngôi Lời, là Lời Đức Chúa Trời đã được tín nhân tiếp nhận vào lòng, thì đó cũng chính là phương tiện để Đức Thánh Linh đem an vui và sức mạnh bảo vệ khói cám dỗ. Cũng trong tác động của Đức Thánh Linh lời Chúa trở thành

vũ khí tấn công khi Cơ-đốc nhân đối diện với kẻ thù là ma quỉ. Đây là điều sứ đồ Phao-lô bày tỏ trong Ê-phê-sô 6:17, “cầm gươm của Thánh Linh là Lời Đức Chúa Trời.” Lời Chúa trong chúng ta, qua tác động của Đức Thánh Linh trở thành gươm để Ngài giúp chúng ta chiến đấu đem lại chiến thắng. Sống trong Lời Chúa, nghĩa là sống theo nguyên tắc của Lời Chúa – sống thánh khiết, công chính, yêu thương, nhân từ, nhịn nhục, khiêm nhu thì mọi mưu sâu của kẻ thù rất khó đốn ngã chúng ta, cho dù chúng có sử dụng đủ mọi thứ bẫy rất nhạy của tham dục, kiêu ngạo, tự mãn… Khác biệt cơ bản giữa Cơ-đốc nhân và người đời không phải là thói quen theo hình thức tôn giáo như đi nhà thờ, đọc kinh, cầu nguyện, thậm chí làm việc lành... nhưng là sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Người đời không có Đức Thánh Linh, nhưng Cơ-đốc nhân có Ngài ngự trị. Sứ đồ Phao-lô khẳng định và cảnh cáo tín hữu Cô-rinh-tô, “Anh em không biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao? Ví có ai phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời sẽ phá hủy họ, vì đền thờ Đức Chúa Trời là thánh, mà chính anh em là đền thờ”(1 Cô-rinh-tô 3:16-17). Trong thư Ê-phê-sô 4:30 sứ đồ Phao-lô cho biết Đức Thánh Linh ấn chứng trong lòng, xác nhận Cơ-đốc nhân

Page 17: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

17THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

là người được cứu chuộc, vì thế ông khuyên, “Anh em đừng làm buồn lòng Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc.” Ý thức và trân quí sự hiện diện của Đức Thánh Linh chúng ta bén nhạy, nhanh chóng thường xuyên đáp ứng với mọi tác động rất tế vi khi Ngài khuyên dạy, nhắc nhở, hướng dẫn, giúp chúng ta nhớ, hiểu và tuân giữ Lời Kinh Thánh. Thí dụ khi một ý tưởng kiêu ngạo xuất hiện, Đức Thánh Linh sẽ nhắc chúng ta nhớ rằng “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho người khiêm nhường.” Không đáp ứng, chúng ta làm buồn lòng Ngài, nhưng nếu ăn năn, chống lại lòng kiêu ngạo, thì lập tức, Đức Thánh Linh ban thưởng bằng niềm vui và sự bình an sâu lắng. Cứ thế cám dỗ và cuộc chiến sẽ tiếp diễn trường kỳ trong đời sống chúng ta từ trận địa này sang trận địa khác, nhưng rồi Đức Thánh Linh, với gươm là Lời Kinh Thánh cũng sẽ dẫn chúng ta đi từ chiến thắng này sang chiến thắng khác. Tuy nhiên, khi chúng ta cứng cỏi, không đáp ứng với tác động của Đức Thánh Linh, không ăn năn, từ bỏ những lỗi phạm được Ngài cáo trách, chúng ta làm Đức Thánh Linh buồn lòng, Ngài sẽ đành phải phó mặc chúng ta đi con đường theo ý riêng. Hậu quả như thế nào hầu

như ai trong chúng ta cũng đều đã từng kinh nghiệm! Không quen biết Đức Thánh Linh qua Lời Chúa là một hiện tượng bất thường, phần lớn vì tác động của Đức Thánh Linh qua Lời Chúa ít được giảng dạy. Điều này cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho Cơ-đốc nhân không chuyên cần trong việc đọc, học, dạy và suy gẫm Lời

Chúa, dù đây là mạng lệnh rất nghiêm (Phục Truyền 6:6-9). Hậu quả là tình trạng thiếu hiếu biết Lời Chúa kh-iến Cơ-đốc nhân chậm lớn, không trưởng thành. Mặt khác những khuynh hướng thiên

lệch về ân tứ Thánh Linh thường được quảng bá rộng rãi khiến cho nhiều Cơ-đốc nhân đơn sơ trở nên e dè trong việc tìm hiểu vai trò Đức Thánh Linh trong đời sống. Chúng ta cần nhắc lại một số những chân lý cơ bản về Đức Thánh Linh để có cái nhìn đúng để điều chỉnh thái độ phải lẽ với Ngài. 1. Đức Thánh Linh là tác giả Kinh Thánh. Ngài linh cảm để những người Đức Chúa Trời chọn viết ra Lời Chúa, vì vậy khi Cơ-đốc nhân đọc Kinh Thánh mà không biết nhờ cậy Đức Thánh Linh và không được Ngài soi sáng thì chỉ luống công. 2. Đức Thánh Linh là Đấng duy nhất khai mở tâm trí để Cơ-

Page 18: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

18 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

đốc nhân có thể hiểu, và sẵn sàng tiếp nhận Lời Chúa. 3. Chỉ một mình Đức Thánh Linh ban năng lực để con người có thể tuân giữ, làm theo Lời Chúa. 4. Đức Thánh Linh cáo trách để con người ý thức tội lỗi, ăn năn, tin và tiếp nhận tin lành. 5. Đức Thánh Linh vận hành làm cho lời Kinh Thánh trở nên sinh động, linh nghiệm, vì thế không thể đến với Lời Chúa mà không cần Đức Thánh Linh. Nhiều tín hữu, thậm chí người hàu việc Chúa có kiến thức Kinh Thánh nhưng chỉ là những kiến thức trong sách vở, kiến thức chết, cho nên cuộc sống thiếu quyền năng Thánh Linh, không đem lại kết quả lâu dài trong sự gây dựng, yêu thương, hiệp một trong Hội Thánh. Không quen biết Đức Thánh Linh dẫn đến cuộc sống không nhờ cậy Ngài, rất dễ biến thái thành một người giả hình theo đạo dòng, có một linh hồn khô héo trong cái vỏ tôn giáo hình thức chai cứng. Một người không quen biết Đức Thánh Linh thì cũng sẽ không bày tỏ lòng tôn kính Ngài, khiến Ngài buồn lòng. Có lúc Đức Thánh Linh đành phải phó mặc người đó sống theo bản chất sa ngã, và phải lãnh hậu quả không thể tránh. Đức Thánh Linh là Thân vị thiêng liêng, không phải là thần lực phi nhân cách (impersonal power of God). Nếu

chúng ta chỉ biết Đức Thánh Linh trong giáo lý và thần học, nhưng trong thực tế đức tin, chúng ta không quen biết Ngài để có thể tôn kính Ngài như một Thân Vị, mà chỉ coi Ngài là một ý niệm thần học bí mật, trừu tượng, khó hiểu, thì chúng ta đang ỏ trong một tình trạng thuộc linh bi thảm. Đức Thánh Linh linh cảm con người viết ra Kinh Thánh cho nên Ngài rất muốn bày tỏ chính Ngài cho chúng ta qua Lời Kinh Thánh. Vậy mà khi đọc Kinh Thánh, khi nghe giảng Kinh Thánh, khi học Kinh Thánh... chúng ta không nhờ cậy Ngài thì đây là một thiếu xót tai hại, rất đáng tiếc. Chúa Giê-xu khẳng định Đức Thánh Linh sẽ ở trong môn đồ (Giăng 14:15-17) nhưng có lẽ chúng ta chưa quan tâm, cho nên không để ý! Kinh thánh khẳng định Đức Thánh Linh ngự trị trong chúng ta, nhưng chúng ta cần hiểu rằng phương tiện Ngài dùng để vận hành là Lời Kinh Thánh trong chúng ta. Chúng ta có chất chứa của báu là Lời Kinh Thánh trong trí, trong lòng để Đức Thánh Linh dùng làm phương tiện dạy dỗ, an ủi, soi sáng và quở trách không? Chúng ta cần suy nghĩ lại: Ở trong Chúa là ở trong Lời Chúa, qua tác động của Đức Thánh Linh. Thái độ của chúng ta đối với Lời Chúa và đối với Đức Thánh Linh xác định chúng ta đang ở đâu.

Mục sư Nguyễn Đăng Minh

Page 19: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

19THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Thánh Kinh Thần Học Viện

Cảm Tạ Đức Chúa Trời

Trong Hội Đồng Giáo Hạt đầu tháng Bảy 2019 vừa qua, Thánh Kinh Thần Học Viện đã cử hành Lễ Cảm Tạ Đức Chúa Trời và bày tỏ lòng tri ân Hội Thánh, về các ơn phước đặc biệt Chúa ban cho cơ quan đào tạo người hầu việc Chúa của Giáo Hạt Việt Nam Hoa Kỳ suốt 22 năm qua. Tôi tin quý tôi con Chúa có dịp tham dự buổi trưa Chúa Nhật trong Hội Đồng vừa qua đều nhận biết công việc Chúa đã làm cho Cơ quan này, và cùng hòa lòng cảm tạ ơn Chúa. Khi đề cập đến vấn đề đào tạo người hầu việc Chúa, sứ đồ Phao-lô nêu lên hình ảnh người lính giỏi là phải chịu khổ; người nông dân phải chịu khó nhọc và kiên nhẫn hay như vận động viên điền kinh phải tranh đua theo luật thì mới được mão triều thiên của Chúa. Có hai bình diện trong các hình

ảnh này: hình thức và bản chất. Hình thức có thể thấy bên ngoài, và bản chất tiềm tàng bên trong. Sự giáo dục để có thể truyền đạt Lời Chúa cho kẻ khác phải đặt trọng tâm đến bản chất: sức bền bỉ chịu khổ, kiên trì và theo luật lệ. Bản chất này thể hiện qua hành động mà câu chuyện của lực sĩ điền kinh Eric Liddell đã để lại một tấm gương cho bất cứ ai đang chạy trong cuộc đua thuộc linh hiện nay. Eric Liddell là ai? Anh là một lực sĩ chạy nhanh yêu mến Chúa. Anh đã từ chối tham dự cuộc chạy đua nước rút trong kỳ Thế Vận Hội Mùa Hè tại Paris 1924, dù anh có triển vọng đoạt giải huy chương vàng. Lý do đơn giản là cuộc thi tổ chức nhằm ngày Chúa Nhật Eric Liddell sinh tại Trung quốc, con của một gia đình Giáo sĩ

“Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài” (Thi Thiên 100:4)

Page 20: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

20 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

người Tô cách lan. Anh lớn lên học một trường gần Luân đôn, sau đó tốt nghiệp tại Đại học Edinburgh. Eric được huấn luyện chạy thi tốc độ và được mệnh danh là người chạy như bay (Flying Scotsman.) Với lòng tin kính Chúa và quyết định không tranh giải chạy cự ly ngắn 100m tại Thế Vận Hội Par-is và đã trở nên nguồn cảm hứng cho cuốn phim Chariots of Fire được chọn thắng giải trong Đại hội Phim ảnh Thế giới Oscar năm 1981. Câu chuyện của Eric không chấm dứt ở đây. Sau đó anh trở lại miền Bắc Trung Quốc làm Giáo sĩ giống như song thân mình. Lúc đầu ở Tian-jin và kế tiếp chức vụ tại thành phố nhỏ Xiaozhang nghèo nàn vì ảnh hưởng cuộc nội chiến. Cuối cùng vùng đất này bị người Nhật xâm chiếm. Anh cưới cô Florence Mac-kenzie con của một gia đình Giáo sĩ từ Canada 1934. Hai người có 3 con. Riêng người con út ông không thấy mặt vì cuộc Thế chiến 1941 trở nên nguy hiểm. Cô Flor-ence lúc mang thai đứa con út cùng với hai con lớn trở về Cana-da. Eric cứ tiếp tục làm công việc Chúa cách tận tâm và được mọi người yêu mến. Eric Liddell qua đời ngày 21 tháng Hai năm 1945, chỉ năm tháng trước khi Trung quốc được

giải phóng khỏi quân đội Nhật. Trong bức thư cuối viết cho vợ, anh cho biết đã bị suy nhược thần kinh vì làm việc quá sức. Một hội chứng tê liệt chức năng hoạt động thần kinh không thể giải phẫu được, và thiếu dinh dưỡng đưa đến cái chết. Một người bạn tên Langdon Gilkey viết sau đó cho biết “tất cả mọi người, đặc biệt các bạn trẻ, sửng sốt nhiều ngày và cảm thấy dường như một khoảng trống quá lớn để lại sau cái chết của Eric Liddell.” Theo một bạn giáo sĩ ghi lại lời nói cuối cùng của Eric là “It’s complete surrender”- khi đề cập về cuộc đời của nhà truyền đạo trẻ này đã xong cuộc đua cuối cùng của đời mình. Trong Lễ Cảm Tạ vào dịp Hội Đồng Giáo Hạt vừa qua, khi nhìn đến đoàn người đứng dưới băng nêu địa danh mà Thánh Kinh Thần Học Viện đã và đang hoạt động, tôi liên tưởng đây là những lực sĩ thuộc linh đứng dưới ngọn cờ thập tự của Chúa Giê-xu yêu quý từ Anaheim đến Bangkok, Hà-nội, Úc Châu, Bắc California, Philadelphia và Washington DC. Lòng tôi xúc động và dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời về những người đang chạy trong cuộc đua này. Họ đã tập luyện, đang dấn thân và tranh giải mỗi ngày qua chức vụ mà họ đang nhận lãnh. Họ “quên lửng sự ở đàng sau, mà bươn theo

Page 21: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

21THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

sự ở đàng trước, nhắm mục đích mà chạy để giựt giải về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (Phi-líp 3:14). Nghe vài lời làm chứng ngắn, nhắc đến các thành quả từ những góc nhìn xa xăm vang lên lời biết ơn và ca ngợi Chúa. Những con số hàng trăm, hàng ngàn người đang theo học “Cuộc Đời Chúa Cứu Thế” khắp mọi vùng của đất nước thân yêu đến từng nhóm nhỏ quây quần nghiên cứu bài học Kinh Thánh. Hay bóng hình sinh viên nào đó một mình âm thầm chuyên cần lấy bài học từ trên mạng vi tính. Quả là một chương trình diệu kỳ được Chúa chúc phước gần ba thập niên qua. Người tham dự cũng không quên hình ảnh đại diện của các Ân Nhân tiêu biểu cho những tôi con Chúa đã âm thầm cầu thay

và trung tín hỗ trợ tài chánh cho Viện mà trong thực tế quả là một nhu cầu quan yếu cho mọi sinh hoạt của Nhà Chúa. Ngày nay, cuộc tranh giải càng gay gắt hơn bao giờ hết vì sắp đến mức cuối cùng. Quyền lực của sự tối tăm, cạm bẫy của ma quỉ và sự cám dỗ trở nên vô cùng sắc bén và nguy hiểm. Lời cảnh báo của sứ đồ Phao-lô vẫn luôn phù hợp là “đấu theo luật lệ” có nghĩa theo sự dạy dỗ của Lời Chúa. Vì thế lời khuyến cáo vẫn luôn có giá trị tuyệt đối: Đừng cậy sức riêng hay theo sự khôn ngoan đời này mà phải quyết tâm “Phàm trong các việc làm của con khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con” (Châm ngôn 3:6).

Mục sư Nguyễn Anh TàiViện Trưởng

Lễ Cảm Tạ Đức Chúa Trời tại Hội Đồng Giáo Hạt lần thứ 44

Page 22: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

22 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

LTS. “Làm Môn Đệ Chúa” là loạt bài thách thức và trang bị Cơ-đốc nhân cam kết thể hiện tâm tình và giáo huấn của Chúa Giê-xu trong cuộc sống, qua đó môn đệ hóa là mục tiêu cơ bản để tiếp nối sứ vụ đào tạo môn đệ cho Chúa Cứu Thế trên trần gian. Loạt bài này nghiên cứu tiến trình môn đệ hóa, khởi đầu từ đức tin trong ân sủng Chúa, bước vào con đường chấp nhận gian khổ để học tập trở thành môn đồ Chúa Giê-xu. “Làm Môn Đệ Chúa” được khởi đăng từ Thông Công 223.

(tiếp theo Thông Công 226) Đức tin trong tiến trình làm môn đệ Chúa (Hy-bá 12:1-3; Giăng 15) Trong hai kỳ trước, chúng ta đã nói về Cơ-đốc giáo không môn đệ hóa là một hiện tượng rất phổ biến. Đây là khuynh hướng giảng dạy một loại phúc âm giới hạn ân sủng vào phạm trù tha tội, khiến cho người ta hiểu và tin rằng tác dụng lớn nhất và cũng có khi duy nhất của ân sủng là tha tội. Vì thế sau khi tin Chúa, Cơ-đốc nhân đứng yên, dừng lại, thỏa mãn về tình trạng cứu rỗi của mình, trong khi đúng ra, phải tiếp tục bước tới trong ân sủng và trong sự thông biết Chúa. Khuynh hướng thứ hai là lối giảng tin lành tách rời hay phân cách sự kiện công chính hóa với tiến trình nên thánh, khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng được Đức Chúa Trời tuyên bố công

chính là đã hoàn tất sự cứu rỗi, còn nên thánh là một tiến trình riêng rẽ. Cần nhấn mạnh rằng sau khi tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, Cơ-đốc nhân được kể là công chính, nhưng không thỏa mãn dừng lại mà cần phải tiếp tục theo Chúa trong hành trình làm môn đệ Chúa. Nói cách khác, thời điểm cứu rỗi, tức là lúc được Đức Chúa Trời kể là công chính không phải là điểm đến, mà là khởi điểm của hành trình nên thánh kéo dài suốt đời. Khuynh hướng giảng dạy thứ ba là thuyết phục người nghe đồng ý và chấp nhận một số tín niệm trong Cơ-đốc giáo. Chúng ta đã nêu lên rằng đồng ý chấp nhận một một số dữ kiện tôn giáo, và đồng ý với lời dạy của Chúa không có nghĩa là tin Chúa, nếu không đi theo làm môn đệ Chúa. Tin Chúa mà không cam kết bước vào tiến trình môn đệ hóa thì chưa phải là

Page 23: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

23THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

tin, mà chỉ là đồng ý với tín lý Cơ-đốc. Vấn đề ở chỗ trong giáo hội có người đã cảm thấy bằng lòng với việc giảng dạy giáo lý, truyền đạt kiến thức tôn giáo để phủ lên tín nhân một loại đức tin không biến đổi con người. Chúng ta cần xác định một loại đức tin thôi thúc Cơ-đốc nhân đi con đường làm môn đệ Chúa. Thật ra đây là loại đức tin đã có hàng nghìn năm trước khi Chúa Cứu Thế Giê-xu khởi sự sứ mạng trên trần gian. Thư Hy-bá 12:1-3 nói đến những con người đã theo đuổi một loại đức tin dấn thân và thực tế của môn đệ đúng nghĩa. “…vì chúng ta được nhiều người chứng kiến phủ vây như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương, kiên trì tham gia cuộc đua sẵn dành cho ta, chú mục vào Chúa Giê-xu, Đấng khởi đầu cũng là Đấng hoàn tất đức tin, là Đấng vì niềm vui thỏa trước mặt, chấp nhận thập tự giá, khinh thường sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời. Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, để không mỏi mệt sờn lòng” (Hy-bá 12:1-3). Trước đó trong chương 11, tác giả đã liệt kê cả một danh sách anh hùng đức tin thời Cựu Ước: Bởi đức tin, A-bên dâng sinh tế vừa lòng Chúa. Bởi đức tin Nô-ê đóng chiếc tàu cứu nạn. Bởi đức tin Áp-ra-ham đem cả gia đình lên

đường rời bỏ quê hương. Bởi đức tin Giô-sép cự tuyệt và chiến thắng cám dỗ. Bởi đức tin Môi-se chọn cuộc đời hy sinh tận hiến, dám đương đầu với hoàng đế Ai-cập và dẫn tuyển dân vượt Biển Đỏ. Bởi đức tin Giô-suê chiếm thành Giê-ri-cô. Bởi đức tin Ghi-đê-ôn dù yếu nhược vẫn bày tỏ lòng can đảm. Rồi đến Sam-sôn, Đa-vít và Sa-mu-ên… Tất cả đã quyết tâm theo đuổi cuộc sống thể hiện đức tin nơi Chúa. Những người này là đám mây nhân chứng rất lớn, dạy chúng ta về loại đức tin hành động, dấn thân và tận hiến. Chính qua hành động, đám mây nhân chứng kia đã định nghĩa đức tin thật là đức tin vận hành trong đời sống chứ không chỉ là loại đức tin biểu kiến hay tượng trưng, bằng thái độ đồng ý hay chấp nhận trên lý thuyết. Môn đệ đúng nghĩa phải là những người tin Chúa và vâng lời Chúa thể hiện qua nếp sống tuân theo các nguyên tắc Kinh Thánh. Bài học rất rõ là đức tin không đem đến kết quả trong hành động thì không phải là đức tin, mà là một cái gì kém hơn đức tin, một thứ đức tin có khuyết tật, không hoàn chỉnh. Thánh Gia-cơ từng viết “14 Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin, song không có việc làm, thì ích chi chăng? Đức tin đó cứu người ấy được chăng? 15 Ví thử có anh em hoặc chị em nào không quần áo mặc, thiếu của ăn uống hàng ngày,

Page 24: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

24 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

16 mà một người trong anh em nói với họ rằng: Hãy đi bình an, hãy sưởi ấm và ăn no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích gì chăng? 17 Về đức tin cũng vậy, nếu đức tin không sinh ra việc làm, thì tự nó chết” (Gia-cơ 2:14-17). Chính Chúa Giê-xu cũng dạy về đức tin bằng hành động vâng lời. Vâng lời Chúa trong cuộc sống là đi theo Chúa, là làm môn đệ Chúa. Lu-ca ghi lời Chúa dạy như sau: “Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán? 47 Ta sẽ chỉ cho các ngươi biết người nào đến cùng ta, nghe lời ta, và làm theo, thì giống ai. 48 Người đó giống một người cất nhà, đào móng thật sâu, xây nền trên vầng đá: Nước tràn lan, dòng nước chảy mạnh xô vào nhà đó, nhưng không xô động được, vì đã cất chắc chắn. 49 Song người nào nghe lời ta mà không làm theo, thì giống như một người kia cất nhà trên đất không xây nền: Dòng nước chảy mạnh xô vào nhà đó, tức thì nhà sụp xuống, và sự hư hại lớn lao” (Lu-ca 6:46-49). Đức tin thể hiện môn đệ hóa theo Kinh Thánh có hai mục tiêu cơ bản là biến đổi tín nhân thành một người có phẩm chất môn đệ, đồng thời cũng có năng lực đào tạo người khác thành môn đệ. Chúng ta đã khẳng định rằng một người không làm môn đệ Chúa thì không thể là Cơ-đốc nhân đúng nghĩa.

Chúng ta cũng khẳng định rằng đức tin Chúa dạy và nêu gương không phải là loại đức tin chỉ đồng ý và chấp nhận tin lành là chân lý, nhưng còn là loại đức tin đòi chúng ta phải hành động để thể hiện niềm tin đó trong đời sống thực tế. Nói cách khác, loại đức tin Chúa dạy không chỉ để đồng ý hay chấp nhận xuông, mà còn phải vâng lời, cam kết thực hành trong cuộc sống. Làm môn đệ Chúa là một tiến trình theo Chúa có trọng tâm là kinh nghiệm hàng ngày đi theo Chúa, như Bonhoef-fer từng nói, “Cơ-đốc giáo không môn đệ hóa luôn luôn là Cơ-đốc giáo không có Chúa Cứu Thế.” Đức tin Cơ-đốc phải gắn liền với hành trình theo Chúa. Chúng ta không thể chọn điều này mà không có điều kia. Sau đây là những đặc điểm và điều kiện cần có trong một môn đệ theo tiêu chuẩn Kinh Thánh. Lời Chúa dạy trong phúc âm Giăng chương 15 hàm chứa những đặc điểm của môn đệ thật, “Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho. 2 Hễ nhánh nào trong ta không kết quả thì Ngài chặt hết và Ngài tỉa sửa những nhánh kết quả, để ra nhiều trái hơn. 3 Các ngươi đã được trong sạch, vì lời ta truyền bảo. 4 Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự kết quả được. Cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong

Page 25: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

25THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

ta, thì cũng không kết quả được. 5Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được. 6 Nếu ai chẳng cứ ở trong ta thì phải bị ném ra ngoài, nhánh khô đi, người ta lượm quăng vào lửa, liền bị thiêu cháy. 7 Nếu các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, sẽ được điều đó. 8 Đây là vinh quang Cha ta: Ấy là các ngươi kết nhiều quả, tỏ ra rằng các ngươi là môn đồ của ta. 9 Như Cha đã yêu thương ta thể nào, ta cũng yêu thương các ngươi thể ấy; hãy cứ ở trong tình thương của ta. 10 Nếu các ngươi vâng giữ các giới răn của ta, thì sẽ ở trong tình thương của ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các giới răn của Cha ta, và cứ ở trong tình thương của Ngài. 11 Ta nói cùng các ngươi những điều đó để niềm vui của ta ở trong các ngươi, và niềm vui của các ngươi được toàn vẹn. 12 Đây là giới răn của ta, các ngươi hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi. 13 Không có tình thương nào lớn hơn là vì bạn hữu phó mạng sống mình. 14 Nếu các ngươi làm theo điều ta dạy, thì các ngươi là bạn hữu ta. 15 Ta không gọi các ngươi là đầy tớ nữa, vì đầy tớ không biết điều chủ làm, nhưng ta đã gọi các ngươi là bạn hữu ta, vì ta từng tỏ cho các ngươi biết mọi điều ta đã nghe nơi Cha ta. 16Ấy không phải các ngươi đã chọn ta,

nhưng ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả để trái các ngươi thường đậu luôn. Lại cũng cho mọi điều các ngươi sẽ nhân danh ta cầu xin Cha, thì Ngài ban cho các ngươi. 17 Ta truyền cho các ngươi những giới răn đó, để các ngươi yêu mến lẫn nhau vậy.”Sau đây là những điều Chúa muốn thấy có nơi môn đệ: 1. Ở trong Chúa. Môn đệ được kể là “ở trong Chúa Cứu Thế” khi được dầm thấm trong Lời Chúa qua nếp sống chuyên cần đọc, học, suy gẫm và làm theo lời Kinh Thánh đồng thời thường xuyên giữ mối tương giao với Chúa trong đời sống cầu nguyện. Chúa dạy trong Giăng 15:7, “Nếu các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó.” Một trong những cách thực hành Lời Chúa thực tế nhất và cũng hữu hiệu nhất là cầu nguyện theo các nguyên tắc trong Lời Chúa để có cơ hội kinh nghiệm Chúa đáp lời. Từ đó, đức tin nơi Chúa ngày càng được củng cố và tăng trưởng. 2. Kết quả cho Chúa. Câu 8 ghi, “Cha ta sẽ được sáng danh là khi các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy.” Kết quả trong đời sống môn đệ Chúa bao gồm những biến đổi thiêng liêng, những bước thăng tiến trong cá tính, trong nếp sống, và

Page 26: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

26 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

kết quả trong sứ vụ cứu người và nuôi người. 3. Đáp ứng với tình yêu của Chúa qua quyết tâm vâng lời. Câu 9-10 ghi, “Như Cha đã yêu thương ta thể nào, ta cũng yêu thương các ngươi thể ấy; hãy cứ ở trong sự yêu thương của ta. Nếu các ngươi vâng giữ các giới răn của ta, thì sẽ ở trong tình yêu của ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các giới răn của Cha ta, và cứ ở trong tình yêu của Ngài.” 4. Có niềm vui Chúa ban. Câu 11 ghi, “Ta nói cùng các ngươi những điều đó, để niềm vui của ta ở trong các ngươi, và niềm vui các ngươi được trọn vẹn.” 5. Yêu mến nhau. Câu 12-13 ghi, “Giới răn của ta đây nầy: Các ngươi hãy yêu nhau, cũng như ta đã yêu các ngươi. Không có tình thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình.”Những điều kiện cá nhân của môn đệ có thể liệt kê như sau: 1. Môn đệ cần tùng phục người dạy mình phương cách theo Chúa 2. Môn đệ cần học từ những lời dạy của Chúa Giê-xu 3. Môn đệ cần học qua cách phục vụ của Chúa Giê-xu 4. Môn đệ cần tập theo cá tính và nếp sống Chúa Giê-xu 5. Môn đệ cần biết tìm và dạy người khác làm môn đệ Chúa Giê-xu.

Mục tiêu chính yếu của tiến trình làm môn đệ Chúa là trở nên giống Chúa. Để giúp môn đồ Chúa đạt được kết quả này, Chúa dùng Lời Ngài thâm nhập, thẩm thấu và biến đổi; Chúa dùng người khác để tương tác như sắt mài nhọn sắt, và Chúa dùng hoàn cảnh, đặc biệt là nghịch cảnh để hun đúc như lò luyện kim. Cả ba điều đó không thể thiếu trong việc phát triển nhân cách. Lời Chúa cho chúng ta chân lý cần có để tăng trưởng. Cộng đồng dân Chúa hỗ trợ chúng ta trong tiến trình tăng trưởng và môi trường để tập tành cho chúng ta giống Chúa Cứu Thế. Nếu bạn nghiên cứu và áp dụng Lời Đức Chúa Trời, thường xuyên liên kết với các tín nhân khác, và học biết tin cậy Đức Chúa Trời trong những hoàn cảnh khó khăn, dần hồi chính bạn sẽ thấy hành trình của mình là hành trình của môn đồ Chúa Cứu Thế. Nhiều người cho rằng tất cả những gì cần cho sự tăng trưởng tâm linh là nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện. Nhưng có một số vấn đề trong đời sống sẽ không bao giờ thay đổi nếu chỉ nghiên cứu Kinh Thánh và cầu nguyện mà thôi. Đức Chúa Trời còn dùng những con người khác. Ngài muốn hành động qua con người hơn là làm phép lạ, để chúng ta có thể liên kết với nhau trong mối thông công. Ngài muốn chúng ta cùng lớn, cùng tăng trưởng, và đó là lý

Page 27: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

27THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

do sau khi về trời Ngài đã thành lập Hội Thánh trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Trong nhiều tôn giáo, người được coi là “có đẳng cấp” là những người tự tách mình ra khỏi những người khác và sống biệt cư trong tu viện. Nhưng đây không phải là lối sống Kinh Thánh dạy. Trưởng thành thuộc linh không phải là ẩn dật, cũng không phải là tự cô lập. Chúng ta không thể trở nên giống Chúa Cứu Thế bằng nếp sống ẩn dật. Chúng ta cần ở gần người khác, cần có quan hệ hỗ tương với tha nhân. Chúng ta phải là thành viên của Hội Thánh và của cộng đồng, vì trưởng thành thuộc linh là học biết yêu thương như Chúa Cứu Thế. Không ai có thể thực sự yêu thương tha nhân nếu tách riêng và sống một mình. Trở nên giống Chúa Cứu Thế là một tiến trình tăng trưởng lâu dài, có thể chậm vì phải đi từng bước, không thể đi tắt đốt giai đoạn. Đề cập đến tiến trình này Sứ đồ Phao-lô viết, “Việc này sẽ tiếp tục cho đến khi chúng ta trưởng thành, cũng giống như Chúa Cứu Thế, và chúng ta sẽ được trọn vẹn như Ngài” (Ê-phê-sô 4:13). Truyền thống đào tạo môn đệ thời Chúa Giê-xu Chúng ta đã xác định một loại đức tin thôi thúc Cơ-đốc nhân đi con đường làm môn đệ Chúa, một đức tin thực tiễn được minh chứng qua vô số anh hùng đức

tin mô tả chi tiết trong thư Hy-bá chương 11. Họ đã sống những cuộc đời can đảm, dấn thân, nhắm vào Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng khởi đầu, cũng là Đấng hoàn tất đức tin. Bây giờ chúng ta sẽ nói đến các tập quán đào tạo môn đệ trong các cộng đồng Do Thái thời Chúa Cứu Thế Giê-xu. Thế giới vùng Trung Đông thời đó đã có những truyền thống đào tạo môn đệ vững chắc. Nhiều trường phái tôn giáo khác nhau quả quyết rằng đường lối đào tạo môn đệ của họ là nghiêm cẩn và hữu hiệu nhất, cho nên trường phái nào cũng đòi hỏi nhiều điều kiện gắt gao đối với môn sinh. Chúng ta sẽ đề cập khái lược bốn nhóm chính. Thứ nhất là nhóm Pha-ri-si hay còn gọi là nhóm Biệt Lập. Thứ hai là nhóm môn đệ Giăng Báp-tít. Thứ ba là nhóm Ly Khai (Separatist). Thứ tư là nhóm Xê-lốt hay là nhóm quốc gia cực đoan. Hiểu biết những qui định cho môn đệ của các nhóm tôn giáo vào thế kỷ thứ nhất, sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn làm môn đệ Chúa hay đào tạo môn đệ ngày nay phải như thế nào. Trước hết là nhóm Pha-ri-si, được hiểu là Phái Biệt Lập. Các thành viên trong nhóm không thuộc giai cấp tư tế. Họ ở trong phong trào canh tân coi mình có sứ mạng bảo vệ giới luật bằng cách củng cố, duy trì những truyền

Page 28: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

28 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

thống trong Do Thái giáo - khẩu truyền hay thành văn. Họ tin vào sự phục sinh của thân thể và tầm quan trọng của các tập tục và nghi thức tôn giáo trong sinh hoạt hàng ngày. Họ là những người sốt sắng tuân giữ lề luật, nhiều khi đến độ cuồng nhiệt. Những hiểu biết của họ có những chỗ sai lạc nghiêm trọng đối với giáo huấn của Chúa Giê-xu, như chính Chúa nói trong Giăng 5:39-40, “Các ngươi dò xem Kinh thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống!” Tuy vậy, trong phái Pha-ri-si cũng có người thiện tâm muốn tìm hiểu tường tận nhiều vấn đề của giới luật, cho nên một số rất quan tâm đến những điều Chúa Giê-xu giảng dạy. Có lẽ nhiều người không chú ý mấy đến bài giảng trên núi của Chúa Giê-xu, nhưng phái Pha-ri-si thì khác. Họ xét nét từng câu từng chữ, ghi nhớ, bàn luận với nhau và khi hiểu được thì họ nổi giận. Họ biết Chúa phanh phui tâm ý họ không vị nể, khi Ngài dạy các môn đồ, “Ta nói cho các ngươi rằng, nếu sự công chính của các ngươi không hơn sự công chính của các thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si, thì các ngươi chắc không vào nước thiên đàng”(Ma-thi-ơ 5: 20). Trong một số các trường hợp họ xé áo, hất bụi lên trời, bày tỏ lòng phẫn nộ

đến độ nghiến ngầm đòi giết Chúa. Giăng 8:59 ghi lại một trường hợp họ phẫn nộ đến như vậy, “Bấy giờ chúng lấy đá để quăng vào Ngài; nhưng Chúa Giê-xu đi lẫn vào trong chúng, ra khỏi đền thờ.” Phái Pha-ri-si cũng hỗ trợ một trường đào tạo ra-bi hay các thầy giảng Do Thái chính qui, và một số các ra-bi của họ là những người rất nổi tiếng. Sử gia Do Thái có uy tín sống vào cuối thế kỷ đầu là Josephus ghi nhận có nhiều người trẻ tập trung quanh các ra-bi trong thời vua Hê-rốt, đông như những đạo quân. Người ta bảo rằng Ga-ma-li-ên đệ nhị có hàng nghìn môn đệ chuyên chú học hỏi bộ kinh luật Torah phức tạp và rất chi tiết. Những đòi hỏi khó khăn và gắt gao của phái Pha-ri-si là chỉ tưởng thưởng cho những người giỏi nhất và thông sáng nhất. Vì thế qui định này đối với một số “tu sinh” đã trở thành con đường tiến thân vào sự nghiệp tôn giáo huy hoàng. Nhóm thứ hai là các môn đồ Giăng Báp-tít. Giăng chủ trương một hình thức Do Thái Giáo tinh ròng hơn hết, tập trung vào sự thống hối chân thành, tìm kiếm Đức Chúa Trời và phụng sự Ngài. Đây là hình thức môn đệ hóa rất gần với quan điểm môn đệ hóa của Chúa Giê-xu. Giăng có nhiều môn đệ, trong đó có hai người đi theo Chúa Giê-xu ngay trong giai đoạn đầu sứ vụ của Ngài.

(xem tiếp trang 49)

Page 29: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

29THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Hội Đồng Giáo Hạt lần thứ 44 Hội Đồng Giáo Hạt lần thứ 44 được tổ chức tại Chapman Univer-sity, Orange, California từ tối thứ Sáu 28/6 đến tối thứ Ba 2/7/2019. Chủ để Hội Đồng: “Hãy Cứ Ở Trong Ta.” Câu gốc: “Sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta.” (I Giăng 4:12b). Các đề tải giảng luận trong Hội Đồng dựa theo ba thư tín Giăng và Tin Lành Giăng 15. Cám ơn Chúa đã cho thời tiết rất thuận tiện, tôi con Chúa và đại biểu Hội Thánh các nơi về tham dự đông đủ. Đây là Hội Đồng Bồi Linh, nên chỉ có hai buổi họp hành chánh vào sáng thứ Hai và thứ Ba để nghe các tôi tớ Chúa từ Tổng Hội giảng Lời Chúa, thuyết trình và các đại biểu được biểu quyết các vấn đề liên quan đến việc tu chính Nội Qui Giáo Hạt và thành lập Ban Tiến Cử cho việc bầu cử Giáo Hạt Trưởng vào năm 2020. Thành phần Ban Tiến Cử gồm có: Trưởng Ban: Mục sư Bùi Tất Nhuận; Ban viên: Mục sư Nguyễn Đăng Minh, Mục sư Nguyễn Hoàng Chính, Mục sư Khúc Minh Đàng, Ông Vũ Hà Trung. Chiều thứ Hai và thứ Ba là các chương trình hội thảo với nhiều chủ đề khác nhau, do các tôi tớ Chúa trong Ban Chấp Hành Giáo Hạt, và Ban Chấp Hành các Đoàn đảm trách. Như thường lệ hàng năm, tối thứ Sáu, trước ngày khai mạc, là Hội Đồng Cầu Nguyện, Mục sư Hồ Hiếu Hạ giảng lời Chúa. Hội Đồng được

Page 30: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

30 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

nghe lời Chúa trong giờ tĩnh nguyện mỗi sáng do các Mục sư Nguyễn Đăng Minh, đề tài “Ở Trong Chúa Nghĩa là Gì?”; Mục sư Nguyễn Thanh Phiên, đề tài: “Yêu Như Chúa Yêu.” Mục sư Bùi Tất Nhuận. đề tài: “Chúa Ở Trong Ta.” Mục sư Đặng Minh Trí, đề tài: “Hãy Giữ Mình.” Mục sư Giáo Hạt Trưởng giảng lời Chúa trong Lễ Khai Mạc, đề tài “Lời Sự Sống” và Lễ Bế Mạc, đề tài: “Lòng Dạn Dĩ Chúa Ban Cho.” Năm nay, trong Ngày Khai Mạc, Hội Đồng đã tổ chức Lễ Tấn Phong Mục sư thực thụ cho 13 tân Mục sư: Lê Hoàng Thái An, CA, Nguyễn Quốc Bảo CA., Châu Mạnh Cường, NC., Nguyễn Khánh Hòa, GA., Lê Văn Kiêm, CA., Ông Văn Hoài Nam, PA., Nguyễn Đại Nghĩa, GA., Nguyễn Thành Phong, CA., Nguyễn Kỳ Sinh PA., Nguyễn Sĩ Thuận, PA., Lê Thành Tuấn, IL., Quan Chí Văn, CA., Nguyễn Việt, PA. Các ứng viên cầu phong đã được thẩm định và chấp thuận qua hai đợt Thẩm Định Tấn Phong. Đợt một ngày 2-3/10/2018 và đợt hai ngày 19-21/2/2019, tại Trụ sở Giáo Hạt. Thành phần Ban Thẩm Định Tấn Phong gồm có các Mục sư trong Ban Chấp Hành Giáo Hạt: Lê Vĩnh Thạch, Giáo Hạt Trưởng, Huỳnh Văn Linh, Thư Ký; Bùi Tất Nhuận, Thủ quỹ; các Nghị Viên: Hồ Hiếu Hạ, Nguyễn Đăng Minh, Nguyễn Thanh Phiên, Nguyễn Hoàng Chính và các Mục sư Nguyễn Anh Tài, Viện Trưởng TKTHV, Nguyễn Thỉ, Hồ Thế Nhân, Dương Đình Nguyện, Phạm Quang Trực.

Mục sư Hội Trưởng John Stumbo, giảng Lời Chúa cho giờ thờ phượng sáng Chúa Nhật. Lễ Cảm Tạ 20 năm thành lập Thánh Kinh Thần Học Viện được tổ chức vào chiều Chúa Nhật. Tối Chúa Nhật là chương trình Truyền Giáo, diễn giả là Mục sư Nguyễn Hoàng Chính, Đoàn Trưởng Đoàn Nam Giới. Tối thứ Hai, chương trình bồi linh, diễn giả là Mục sư Nguyễn Thỉ. Tối thứ Ba, Lễ Bế Mạc, diễn giả là Mục sư Lê Vĩnh Thạch, Giáo Hạt Trưởng.

Lễ Tấn Phong

Page 31: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

31THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Các Đoàn Nam Giới, Phụ Nữ, Thanh Niên, Gia Đình, đều có các buổi nhóm riêng vào chiều và tối thứ Bảy trong Hội Đồng. Đoàn Nam Giới - Buổi chiều: Diễn giả: Mục sư Nguyễn Thỉ. Đề tài: “Những Người Nam Trong Hội Thánh.” Kinh Thánh: 3 Giăng 1:1-15. Buổi tối: Diễn giả: Mục sư Nguyễn Hoàng Chính. Đề tài: “Hy Vọng Vinh Hiển ở trong Chúa Giê-xu” Đoàn Phụ Nữ - Buổi chiều: Diễn giả: Bà Nguyễn Đăng Minh, Đoàn Trưởng. Đề tài: “Thỏa Lòng Ở Trong Chúa. Kinh Thánh: I Giăng 4:7-21. Buổi tối: Diễn giả: Bà Samuel Ông Hiền, Đoàn Phó. Đề tài: “Thể Hiện Tình Yêu Chúa.” Để đáp ứng thực tế với Lời Chúa, Đoàn Phụ Nữ đã kêu gọi dâng hiến cho dự án đặc biệt - tặng quà yêu thương cho 500 phu nhân các Mục sư, Truyền Đạo cao nguyên miền Bắc Việt Nam, mỗi người một cái áo lạnh trị giá 15.00 Mỹ Kim Quí bà đáp ứng nhiệt tình, dự án đã hoàn tất trong Hội

Đồng. Đoàn Gia Đình: Diễn giả: Mục sư Đỗ Văn Sơn. Đề tài: “Hãy Ở Trong Sự Yêu Thương.” Mục sư nhắc nhở và thách thức các bạn trong gia đình trẻ phải bày tỏ tình yêu thương một cách cụ thể và rõ ràng. Đoàn Thanh Niên: Thanh Niên tiếng Việt: Diễn giả: Mục sư Hồ Thế Nhân với hai đề tài: “Sống Thế Nào” theo I Giăng 2:3-11 và “Tình Yêu

Đoàn Phụ Nữ Ca Ngợi Chúa

Đoàn nam Giới

Đoàn Gia Đình

Page 32: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

32 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Nào” theo I Giăng 2:12-18. Mục vụ Anh Ngữ: Mục vụ Anh ngữ tại Hội Đồng (English Ministry Conference, EMC) bắt đầu mỗi buổi sáng lúc 7 giờ với giờ tĩnh nguyện, sau đó là những chương trình diễn tiến cùng lúc với các giờ nhóm của chương trình tiếng Việt, kết thúc với bầu không khí thông công “Coffee House” cho đến 11 giờ khuya. Gồm các lớp Thánh Kinh Mùa Hè (Vacation Bible School) cho các em thiếu nhi, các buổi thờ phượng linh động và bài giảng thích ứng cho từng lứa tuổi – trung học cấp hai (middle school), trung học cấp ba (high school), đại học (college), hậu đại học (post college) và gia đình trẻ (young families), và 15 buổi hội thảo (workshops) để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Sáng thứ Hai có chương trình huấn luyện để sáng thứ Ba các bạn trẻ cùng ra đi chia sẻ, cầu nguyện và chứng đạo tại 5 địa điểm khác nhau. Ngoài ra, vào thứ Hai, còn có buổi huấn luyện Ministry Foundations do diễn giả từ SonLife đến huấn luyện. Các chương trình này được thực hiện do sự đóng góp của trên 150 nhân

sự trẻ (EMC Staff) và một số đầy tớ Chúa từ Phân Đoàn các nơi trở về cùng làm việc với nhau. Đặc biệt năm nay Đoàn Thanh Niên (VAY) mời Mục Sư Linson Daniel ban sứ điệp Lời Chúa qua những bài giảng thật thích hợp và đầy thách thức cho những thế hệ nói tiếng Anh. Sáng Chúa Nhật có 507 người trong buổi thờ phượng chính, 114 trong lớp Middle School (cấp hai) và 268 trong các lớp Thiếu Nhi. Tổng cộng là 889 người tham dự. Những người này được khích lệ dâng hiến cho mục vụ CAMA Services tại Việt Nam. Tổng số dâng hiến sáng hôm đó

Mục Vụ Anh Ngữ Thanh Niên Tiếng Việt

Các Lớp Huấn Luyện

Page 33: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

33THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

là $6,071. Tổng số tham dự các buổi hội thảo trong ngày thứ Bảy và Chúa Nhật là 524. Khóa huấn luyện SonLife Foundations có 65 người tham dự. Chương trình huấn luyện và chứng đạo (outreach) ngày thứ Hai và thứ Ba có 45 người tham dự. Sứ mạng của Đoàn Thanh Niên (VAY) là trợ giúp các ban thanh thiếu niên địa phương đào tạo môn đồ sống theo Đại Giới Răn và Đại Mạng Lệnh của Chúa. Cám ơn Chúa, như mọi năm các bạn trẻ từ mọi nơi nô nức trở về cùng chung sống những ngày Hội Đồng, gặp gỡ, thông công, thờ phượng, học hỏi và nhắc nhở nhau “hãy cứ ở trong Chúa.” Cảm tạ Chúa đã ban ơn trên các buổi nhóm, đã ở cùng các tôi con Chúa, để Giáo Hạt có một Hội Đồng vui vẻ, được phước Chúa, trong tình yêu với Chúa và với anh chị em trong đức tin.

Viết theo Biên Bản Hội Đồng Giáo Hạt lần thứ 44 của Thư Ký Hội Đồng: Mục sư NC Hoàng Ngọc Kha &

Ông Chế Văn Hiển, Thư Ký HT WestminsterThẩm Định Tấn Phong II Vào các ngày 19-21/2/2019, Ban Chấp Hành Giáo Hạt đã tổ chức kỳ Thầm Định Tấn Phong II, cho các ứng viên là các Mục sư Nhiệm Chức: Lê Hoàng Thái An, Nguyễn Khánh Hòa, Lê Văn Kiêm, Nguyễn Đại Nghĩa, Nguyễn Thành Phong, Lê Thành Tuấn và Nguyễn Việt. Ban Thẩm Định gồm Ban Chấp Hành Giáo Hạt: Mục sư Lê Vĩnh Thạch, Mục sư Huỳnh Văn Linh, Mục sư Bùi Tất Nhuận, Mục sư Hồ Hiếu Hạ, Mục sư Nguyễn Đăng Minh, Mục sư Nguyễn Thanh Phiên, Mục sư Nguyễn Hoàng Chính, và các tôi tớ Chúa được mời: Mục sư Nguyễn Anh Tài, Mục sư Dương Đình Nguyện, Mục sư Nguyễn Thỉ, Mục sư Hồ Thế Nhân, Mục sư Phạm Quang Trực. Cũng như trong các kỳ thẩm định trước, mỗi ứng viên đều nộp bài tường trình đọc sách chỉ định và các kiến thức Kinh Thánh, Thần Học, Mục Vụ, trải qua 4 giờ vấn đáp và kết thúc với bài giảng ngắn.

Hội Đồng Truyền Giáo

Page 34: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

34 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Cám tạ Chúa đã cho 13 ứng viên trong hai kỳ Thẩm Định Tấn Phong vừa qua hội đủ điều kiện để được phong chức Mục sư thực thụ trong Lễ Tấn Phong sẽ được tổ chức tại Hội Đồng Giáo Hạt lần thứ 44.

Thông Tín ViênHội Thánh Poway, California Chúa Nhật 17/3/2019 lúc 2:00 chiều, Hội Thánh Poway đã tổ chức lễ mừng Đệ Ngũ Chu Niên Thành Lập Hội Thánh, có đông đủ tôi con Chúa trong Hội Thánh và một số bạn hữu xa gần tham dự. Các ban hát trong Hội Thánh dâng lời ca ngợi Chúa. Ông Phan Quang Viên, Thư Ký Hội Thánh, đã trình bày sơ lược các bước hình thành và gây dựng Hội Thánh trong năm năm qua và Mục sư Quản Nhiệm Nguyễn Long Hải dâng lời cảm tạ Chúa. Mục sư Nguyễn Đăng Minh, Nghị Viên Giáo Hạt đã giảng dạy Lời Chúa trong I Phi-e-rơ 2:1-10, với chủ đề “Xây Dựng Hội Thánh Chúa.”

Cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã nhắc nhở khích lệ con dân Chúa trang bị đời sống cá nhân để thờ phượng Chúa và góp phần xây dựng Hội Thánh. Sau giờ thờ phượng, là tiệc thông công do Ban Phụ Nữ Hội Thánh đảm trách.

Thông Tín ViênHội Đồng Bồi Linh Nam Giới – Phụ Nữ vùng Nam California Thứ Bảy 23/3/2019, Đoàn Nam Giới và Đoàn Phụ Nữ vùng Nam California đã phối hợp tổ chức Hội Đồng Bồi Linh tại Nhà thờ Hội Thánh Tin Lành Orange, từ 10:00 giờ sáng đến 2:00 chiều. Mục sư

Page 35: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

35THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Hứa Trung Tín, Quản Nhiệm Hội Thánh Sacramento, CA., đã rao giảng Lời Chúa với đề tài: “Để Lời Cầu Nguyện Được Nhậm.” Sau giờ giảng luận, là giờ hội thảo riêng của hai Ban. Phụ Nữ với đề tài “Để Lời Cầu Nguyện Được Nhậm” do bà Đặng Minh Trí, Thủ Quỹ Đoàn Phụ Nữ đảm trách; Nam Giới với đề tài: “Sự Lớn Mạnh Liên Tục Của Hội Thánh” do Mục sư Nguyễn Thỉ đảm trách. Có khoảng 400 con dân Chúa từ 20 Hội Thánh trong vùng tham dự.

Thông Tín ViênHội Thánh Phoenix và Green ield, Arizona

Tối thứ Bảy 30/3/2019, Nam Giới & Phụ Nữ hai Hội Thánh Phoenix và Green ield, AZ., đã tổ chức một Chương Trình Bồi Linh và Huấn Luyện tại Hội Thánh Phoenix. Diễn giả là Mục sư Nguyễn Đăng Minh, Nghị Viên Giáo Hạt và Bà, ĐTĐPN. Tạ ơn Chúa, dù hai Hội Thánh cách xa nhau, nhưng có sự hợp tác chặt chẽ nên các con cái Chúa nhóm lại đông đủ. Sáng Chúa Nhật 31/3, Mục sư diễn giả giảng Lời Chúa cho Hội Thánh Phoenix; và cho Hội Thánh Green ield. Tại Hội Thánh Green-ield, Bà Đoàn Trưởng cũng có thì giờ tâm tình với Ban Phụ Nữ. Qua

các sứ điệp được tôi tớ Chúa rao giảng, ai nấy nhận được sự dạy dỗ và rất được khích lệ trên bước đường theo Chúa và hầu việc Ngài.

Nguyễn Vương Duy ĐứcPhiladelphia, Pennsylvania – Lễ Khai Giảng Chi Nhánh Thánh Kinh Thần Học Viện Lễ Khai Giảng chi nhánh Thánh Kinh Thần Học Viện được tổ chức lúc 10:00 sáng thứ Bảy 9/3/2019, với sự hiện diện của Mục sư Hồ

Page 36: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

36 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Thế Nhân, Giám Đốc Học Vụ Thánh Kinh Thần Học Viện, đại diện Mục sư Viện Trưởng, các Mục sư, Truyền đạo và Công Tác Viên Mục Vụ trong vùng. Mục sư Hồ Thế Nhân giảng lời Chúa qua sứ điệp “Chức Vụ Công Bố Phúc Âm.” Giáo sư Lê Thị Hồng-Ân giới thiệu các môn học và trình diện các sinh viên ghi danh khóa đầu tiên. Trung Tâm Philadel-phia sẽ mở hai lớp:Cuộc Đời Chúa Cứu Thế, Q. I, thuộc Chương Trình Giáo Dục Thần

Học Mở Rộng. Đây là một chương trình đào tạo môn đệ, được soạn thảo công phu nhằm giúp trang bị tín hữu trong cả hai lãnh vực Kinh Thánh và Thần Học dựa trên nền tảng Cuộc Đời và Chức Vụ của Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Môn “Nghiên Cứu Sách Khải Huyền”. Có 32 học viên Cảm tạ Chúa về một bước chuyển mới của Thánh Kinh Thần Học Viện trong nỗ lực tạo cơ hội cho con dân Chúa có lòng khao khát, có cơ hội thuận tiện để được trang bị Lời Chúa.

Một Người Tham Dự Hội Thánh Lancaster, Pennsylvania - Lễ Bổ Chức Quản Nhiệm Thứ Bảy 27/4/2019, Hội Thánh đã tổ chức Lễ Bổ Chức Quản Nhiệm Hội Thánh Lancaster cho Mục sư NC Nguyễn Sĩ Thuận, sau hơn hai năm Hội Thánh không có quản nhiệm. Ngoài Hội Thánh nhà, còn có tôi con Chúa từ 10 Hội Thánh thuộc vùng Đông Bắc tham dự. Mục

Page 37: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

37THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

sư Giáo Hạt Trưởng Lê Vĩnh Thạch đã cử hành Lễ Bổ Chức và ban sứ điệp Lời Chúa “Phần Việc Của Chức Vụ” theo 1 Phi-e-rơ 5:1-14. Mục sư đã nhắc nhở, khích lệ tôi con Chúa phải luôn đặt niềm tin quyết của mình cùng trọng tâm của công việc Chúa trên hai tiêu điểm: sự chết của Ðấng Christ trên thập tự giá, và sự sống lại của Ngài. Sau buổi lễ, là tiệc mừng vui vẻ. Nhân cơ hội này, Mục sư Giáo Hạt Trưởng cũng đã chủ tọa buổi hiệp nguyện vùng để tâm tình với các tôi tớ Chúa, họp với Ban Chấp Hành Hội Thánh và rao giảng Lời Chúa cho Hội Thánh trong giờ thờ phượng sáng Chúa Nhật. Nguyễn Ðạo / Thư ký HT Hội Thánh North Hollywood, California Trong Mùa Lễ Thương Khó và Phục Sinh vừa qua, Chúa đã ban phước cách đầy trọn trên Hội Thánh North Hollywood. Tối thứ Sáu 19/4/2019 – Lễ Thương Khó, Mục sư Phan Trần Dũng ban sứ điệp Lời Chúa “Cạn Chén Đắng” theo Ma-thi-ơ 26:36-46. Sáng Chúa Nhật 21/4/2019 – Lễ Mừng Chúa Phục Sinh, Mục sư Quản nhiệm Lê Hoàng Thái An với sứ điệp “Chúa Sống Trong Tôi” theo Ga-la-ti 2:20, nhắc nhở con dân Chúa về Thực Trạng và Thực Hành của Cơ-đốc nhân: Đồng Chết và Đồng Sống với Chúa. Sau giờ thờ phượng Chúa là Thánh Lễ Báp-têm cho 13 tín hữu. Buổi lễ thật cảm động được diễn ra trong

Page 38: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

38 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

ngày Chúa Nhật đầy ý nghĩa. Tối Thứ Bảy 27/4/2019 – Chương Trình Thờ Phượng Bồi Linh qua Chủ Đề “Hiệp Một Phục Vụ” được tổ chức giữa các Ban Nam Giới, Phụ Nữ, Gia Đình Trẻ của hai Hội Thánh North Hollywood và San Fer-nando Valley thật phước hạnh. Các ban có dịp giới thiệu, làm chứng, sinh hoạt cộng đồng, đố Kinh Thánh. Đặc biệt trong giờ thờ phượng, Mục sư Nguyễn Đăng Minh, Nghị Viên BCHGH, đã ban phát sứ điệp Lời Chúa “Đồng Lo Tưởng Đến Nhau” theo 1Cô-rinh-tô 12:12-14; 20-26, nhắc nhở con dân Chúa cẩn thận noi gương và làm theo lời Chúa dạy.

Ngày Từ Mẫu: Sáng Chúa Nhật 12/5/2019, nhân Ngày Từ Mẫu & Phụ Nữ Tin Lành Giáo Hạt, Hội Thánh Chúa tại North Hollywood hân hoan chào đón Bà MS Nguyễn Đăng Minh, Đoàn Trưởng Đoàn Phụ Nữ Giáo Hạt VNHK, đến thăm viếng và hầu việc Chúa với Hội Thánh. Sứ điệp Thánh Kinh “Đức Tin Người Mẹ” (Xuất Ê-díp-tô-ký 2:1-10) đã nhắc nhở và khích lệ con dân Chúa phải xây dựng cuộc sống gia đình trên nền tảng Lời Chúa và trong sự kính sợ Ngài.

Thánh Kinh Hè: Vẫn như mọi năm, Hè đến là con dân Chúa Hội Thánh North Hollywood, từ nhỏ tuổi đến cao niên, đều hăng hái tham

Page 39: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

39THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

gia các lớp học Kinh Thánh Mùa Hè/VBS từ 14-17/09/2019. Chủ đề năm nay nhắc nhở mọi người rằng: “Thiên Chúa Tốt Lành… Trong Mọi Hoàn Cảnh ‒ God Is Good… All the Time!” Cảm tạ ơn Chúa!

Thông Tín ViênHội Thánh Oakland, California – Lễ Bổ Chức Quản Nhiệm Thứ Bảy 11/5/2019, Mục sư Giáo Hạt Trưởng Lê Vĩnh Thạch đã cử hành Lễ Bổ Chức Quản Nhiệm Hội Thánh Oakland, CA., cho Mục sư NC Nguyễn Văn Hoàng. Sau Lễ Bổ Nhiệm, Ban Hiệp Nguyên cũng họp lại, hiện diện có Mục sư Samuel Ông Hiền, Trưởng Ban, Mục sư MS Hồ Hiếu Hạ, Nghị Viên BCH-GH và các tôi tớ Chúa trong vùng. Mục sư Giáo Hạt Trưởng đã tâm tình với quý tôi tớ Chúa về các ơn phước Chúa ban cho Giáo Hạt và cũng nhắc nhở lo cho thế hệ trẻ. Sau đó, Mục sư GHTvà các tôi tớ Chúa nêu lên các điều cảm tạ Chúa và cùng hiệp nguyện.

Mục sư Nguyễn Thọ TuyênHội Đồng Bồi Linh Vùng Trung Tây Hội Đồng Bồi Linh Vùng Trung Tây đã được tổ chức tại Hội Thánh Omaha, Nebraska, từ tối thứ Sáu 24/5 đến trưa Chúa Nhật 25/5/2019. Có khoảng 400 tín hữu từ các Hội Thánh Omaha, Chicago, Wheaton, Quad Cities, Sioux City, Des Moines, Minnesota, Lincoln, St. Louis. Chủ đề Hội Đồng là “Đường Đi, Lẽ Thật, Sự Sống.” Câu gốc Giăng 14:6.

Page 40: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

40 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Diễn giả cho Hội Đồng là Mục sư Huỳnh Văn Linh, Thư Ký BCHGH. Mục sư dùng Lời Chúa dẫn dắt hội Đồng qua các chân lý: “Thực Hành Theo Chúa – Sâu Nhiệm Trong Lời Chúa và Hầu Việc Chúa Với Sức Sống.” Mục sư Nguyễn Khắc Phước, Thủ Quỹ Đoàn Nam Giới làm chứng về chuyến đi xứ thánh do Đoàn Nam Giới tổ chức và sứ điệp “Xin Chúa Mở Mắt Tôi” cho Nam Giới; Bà Nguyễn Đăng Minh, ĐT Đoàn Phụ Nữ với sứ điệp “Muối và Ánh Sáng” cho Phụ Nữ và “Sống Thỏa Nguyện” trong giờ tĩnh

nguyện của Hội Đồng cách tươi mới và thực nghiệm đầy ơn Chúa. Mục sư Lê Tân, Quản nhiệm HT Minnesota, là diễn giả chương trình đêm Thánh Nhạc, với chủ đề “Quyền Năng Của Sự Ca Ngợi Chúa” theo II Sử Ký 20:17-26. Các buổi nhóm tiếng Anh do Mục sư Ben Dally cùng với ban đặc trách mục vụ thiếu nhi đảm trách, có giờ học lời Chúa và sinh hoạt rất sinh động.

Sau kỳ Hội Đồng, các tôi con Chúa trở về với niềm vui phước hạnh, cùng với lời cám ơn Mục sư và Hội Thánh Omaha đã tiếp đón và phục vụ Hội Đồng thật chu đáo. Ai nấy thỏa lòng và hẹn sẽ gặp nhau trong Hội Đồng 2020 tại Minnesota, MN.

Thông tín viên, HT Lincoln, NE

Page 41: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

41THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Hội Thánh Seattle, Washington – Lễ Bổ Chức Phụ Tá Quản Nhiệm Sáng Chúa Nhật 9/6/2019 lúc 10:30, Lễ Bổ Nhiệm Chức Vụ Phụ Tá Quản Nhiệm cho Mục sư NC Nguyễn Hoàng Trọng được tổ chức, do Mục sư Lê Vĩnh Thạch, Giáo hạt Trưởng chủ lễ. Buổi lễ diễn ra trong vui mừng, đầy phước hạnh trong sự tể trị của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Mục sư Giáo hạt Trưởng đã ban sứ điệp Lời Chúa trong Giô-suê 1:1-18 với chủ đề: “Ta Sẽ Ban Cho” cho thấy thẩm quyền của chúng ta không phải là Giáo Hội nhưng là Kinh Thánh. Người đi trước và đi sau chỉ có một con đường duy nhất ấy là thuận phục Chúa.

Mục sư Hồ Hiếu Hạ, Quản NhiệmTrại Bồi Linh 2019 – Bắc California Tạ ơn Chúa đã ban cho Trại Bồi Linh 2019 vùng Bắc California trong cuối tuần qua được mọi sự tốt đẹp và vinh hiển danh Chúa. Toàn thể các trại viên và các diễn giả tiếng Việt và tiếng Anh đều hưởng được những ngày phước hạnh trong Cuộc Hành Trình Đức Tin (Jour-ney of Faith) qua Lời Chúa tại trại. Trại năm nay Chúa cho gần 300 người lớn nhỏ và các diễn giả đều ở trong khu vực Bắc California đễ dễ dàng trong việc chăm sóc thuộc linh cho Hội Thánh sau khi trại. Các buổi thờ phượng liên thế hệ bằng tiếng Anh, tiếng Việt, các buổi tĩnh nguyện cũng như hội thảo và đêm văn nghệ gia đình đều được

Page 42: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

42 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

tổ chức chu đáo và ý nghĩa do các tôi con Chúa trong vùng đảm trách. Tuy số trại viên ít hơn các năm trước nhưng Ban Tổ Chức cầu nguyện để Chúa mang Lời Chúa đến với các trại viên tham dự một cách mới mẻ và đầy quyền năng từ Đức Thánh Linh. Mọi người tham dự mong ước được một trại tương tự trong năm 2020. Tạ ơn Chúa!

Thông Tín ViênHội Thánh Newhope, California

Tạ ơn Chúa đã dù ng tôi tớ Chú a là cố Mục sư Nguyễ n Đắ c Lậ p gây dự ng Hộ i Thá nh Newhope tạ i thành phố Westminster, ngay trung tâm Cộ ng đồ ng ngườ i Việ t tị nạ n. Vào thá ng

3, 2018 đầ y tớ Chú a đã lâm trọ ng bệ nh và được Chú a đã tiếp rước về yên nghỉ trong Nước Ngài. Trong thời gian thiếu người chăn, Chúa đã dù ng Thư ký và Ban Chấ p Hà nh Hội Thánh dướ i sự hướ ng dẫ n trự c tiế p củ a Mục sư Giá o Hạ t Trưở ng và BCH Giá o Hạ t, Hội Thánh Newhope vẫn tiếp tục duy trì mọ i sinh hoạ t và quan trọng nhất là được nuôi dưỡng qua Lời Chúa từ các tôi tớ Chú a trong vùng. Thứ Bảy ngày 17/8, 2019 Lễ Bổ Nhiệ m tân Quả n nhiệ m HT Newhope cho Mục sư Nguyễn Minh Hải đã được tổ chức long trọng do Mục sư Lê Vĩnh Thạch, GHT, chủ lễ và ban phát Lời Chúa qua sứ điệp “Sự Ban Cho Của Chúa.” Có hơn 250 tôi con Chúa, đại diện Ban Chấp Hành các hội thánh trong và ngoài Giá o Hạ t và Sinh viên TKTH-Vđến tham dự và chúc mừng. Mục sư Nguyễn Đăng Minh, Nghị Viên BCHGH đã cầu nguyện cho Mục sư tân quản nhiệm. Sau buổi lễ là tiệ c Thông Công do HT Newhope khoả n đã i. Ai nấ y ra về vớ i lò ng vui mừng tạ ơn Chú a.

Phan Châu Toà n / Thư ký HT NewHope

Page 43: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

43THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Đoàn Phụ Nữ - Dưỡng Linh Vùng Đông Bắc Ban Chấp Hành Đoàn Phụ Nữ đã tổ chức một Chương Trình Dưỡng Linh với chủ đề: “Các Mối Liên Hệ Căn Bản” cho phu nhân các tôi tớ Chúa vùng Đông Bắc, từ tối 15 đến sáng 17/8/2019, tại Philadelphia, PA., trong căn nhà nghỉ mát của một tín hữu Hội Thánh Lancaster. Có tất cả 14 bà tham dự cùng với 4 vị trong Ban Thường Trực là thuyết trình viên. Tất cả quí bà cùng nhau học hỏi về mối liên hệ với Chúa, với người và với chính mình. Những giờ tĩnh nguyện, thờ phượng, tâm tình, sinh hoạt vui, thông công bên bàn ăn đã giúp các bà quen biết nhau, đem lại niềm vui, khích lệ nhau trong sự phục vụ Chúa. Cảm tạ Chúa đã ban phước cho chương trình và Bà Đào Việt Tiến, Nghị Viên Phụ Nữ Vùng Đông Bắc Hạ đã lo liệu chu đáo cho việc tổ chức, bà Bùi Hữu Trí, Nghị Viên vùng Đông Bắc Thượng, đảm trách phần thờ phượng cùng với bà Nguyễn Quốc Cường. Và đặc biệt bà Lê Hoàng Huệ, tín hữu Hội Thánh Philadelphia, đã phụ trách phần ẩm thực với những bữa ăn ngon lành, giúp các bà có được thì giờ thông công tốt đẹp với Chúa và với nhau. Đây là kỳ dưỡng linh thứ tư mà Ban Chấp Hành Đoàn Phụ Nữ đã cậy ơn Chúa tổ chức với sự khích lệ và yểm trợ của Ban Chấp Hành Giáo Hạt.

Một người tham dựHội Đồng Bồi Linh Nam Giới Phụ Nữ Vùng Tây Nam Thứ Bảy ngày 31/8/2019, Hội Đồng Bồi Linh Nam Giới Phụ Nữ vùng Tây Nam được tổ chức tại Hội Thánh Tây Bắc Houston, Texas. Chủ Đề: Sống “Vì Danh Chúa” Câu gốc: Phi-líp 1:21. Diễn giả cho Hội Đồng là Mục sư Nguyễn Hoàng Chính, Đoàn Trưởng Nam Giới, với sứ điệp lời Chúa trong Giăng 14:16-26. Diễn giả cho Phụ Nữ là Bà Nguyễn Đăng Minh, Đoàn Trưởng Phụ Nữ, với sứ điệp lời Chúa trong I Sa-mu-ên 25. Hiện diện có Mục sư Huỳnh Văn Linh, Thư ký BCHGH, quí Mục sư, Truyền Đạo, CTVMV và khoảng130 thành viên các Hội Thánh thuộc hai tiểu bang Texas và Louisiana. Buổi sáng từ 9:30 đến

Page 44: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

44 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

12:00 là chương trình thờ phượng chung của Hội Đồng. Sau giờ ăn trưa, từ 1:00 giờ đến 3:30 Ban Nam Giới và Phụ Nữ nhóm riêng để thờ phượng Chúa, nghe lời Chúa, bầu cử Nghị Viên vùng, huấn luyện. Chúa cho Hội Đồng tràn đầy ơn phước và vui mừng bởi mối thông công với Chúa và với anh em trong đức tin. Hai Nghị Viên Vùng là TĐ Lê Hoàng Thọ và Bà Trần Văn Hạnh tái đắc cử chức vụ Nghị Viên Vùng.

TĐ Lê Hoàng Thọ / Nghị Viên Nam GiớiHội Thánh Fountain Valley, CaliforniaKỷ Niệm 10 Năm Thành Lập

Lúc 3:30 chiều Chúa Nhật 1 6 / 6 / 2 0 1 9 , Hội Thánh Tin Lành Fountain Valley, Califor-nia, đã tổ chức Lễ Cảm tạ Chúa

nhân Kỷ niệm 10 năm Thành lập Hội Thánh. Hiện diện có Mục sư GHT Lê Vĩnh Thạch, Mục Sư Bùi Tất Nhuận, Thủ Quỹ Giáo Hạt, Mục

Page 45: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

45THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

sư Hồ Cơ Nghiệp, Quản Nhiệm HT Redemption Point, Mục sư Lê Minh Sơn Quản Nhiệm HT Corona. Đây là các tôi tớ Chúa đã gắn bó với Hội Thánh từ những ngày đầu thành lập. Ngoài ra còn có khoảng 200 con dân Chúa tham dự. Qua sự trình bày sơ lược và cảm động của Thư Ký Hội Thánh, tôi con Chúa thấy được diễn tiến hình thành và phát triển Hội Thánh qua nhiều giai đoạn thăng trầm từ 21/6/2009 cho đến nay. Mục sư Giáo Hạt Trưởng ban sứ điệp Lời Chúa với chủ đề “Sự Nuôi Dưỡng Của Chúa” theo Thi Thiên 81, con dân Chúa được yên ủi và khích lệ nhiều. Để tỏ lòng tri ân các vị Mục sư và quan khách, Mục sư Quản Nhiệm Hồ Thế Nhân thay cho Hội Thánh trao tặng kỷ yếu “Tấn Tới Trong Ân Điển” cho Mục sư GHT và các vị Mục sư tiền nhiệm. Sau lời cầu nguyện chúc phước của Mục sư Bùi Tất Nhuận. Mục sư Hồ Thế Nhân mời mọi người chụp hình lưu niệm, Ban Tiếp Tân trao tặng kỷ yếu cho từng quan khách, tín hữu trong Hội Thánh và mời toàn thểvà tôi con Chúa ở lại dự tiệc mừng chung vui với Hội Thánh. Trại Hè Yosemite

Cám tạ Chúa cho Hội Thánh được đi trại và du ngoạn vùng Yo-semite, California, từ thứ Sáu 18 đến trưa thứ Hai 19/8/2019 với 119 người tham dự. Ai nấy tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng lý tưởng để refresh lại bản thân và có thật nhiều kỷ niệm đẹp cùng người thân và bạn bè. Khi đặt chân đến đây ai nấy thật rất bất ngờ trước những hàng thông trùng trùng điệp điệp, không ngớt cảm tạ Chúa đã tạo dựng một khung cảnh hùng vĩ. Mỗi địa điểm chúng tôi ghé qua như: Yosemite Village, El capitan, Half Dome, Yosemite Fall, Under Ground Garden, Bass Lake…đều có lịch sử và cảnh sắc vô cùng độc đáo. Ban ẩm thực thật chu đáo chu cấp thức ăn ngày ba bửa sáng trưa chiều. Cảm tạ Chúa đã đưa chúng

Page 46: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

46 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

tôi đi về bình an, có những ngày vui thỏa với nhau không những chỉ qua những ngày tham quan, nhưng còn qua những câu chuyện trên xe buýt suốt hành trình dài và thú vị này.

Thông Tín Viên HT Fountain ValleyTây Bắc Hoa Kỳ - Hội Đồng Lửa Thiêng Cách đây 14 năm, để đáp ứng nhu cầu khao khát Lời Chúa của các Hội Thánh Tây Bắc Hoa Kỳ, Mục sư Hồ Hiếu Hạ cùng quý tôi con Chúa đã cậy ơn Chúa, tổ chức Hội Đồng Bồi Linh đầu tiên mang tên ‘Lửa Thiêng’, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng Tôi Con Chúa. Năm nay, năm thứ 14, cũng với tinh thần đó, vào ngày 16-18/8/2019, với chủ đề: “Sống Trong Năng Quyền / Living In Power” và câu ghi nhớ trong Ê-xê-chiên 37:14a “Ta sẽ đặt Thần Ta trong các ngươi, và các ngươi sẽ sống” Hội Đồng được tổ chức tại cơ sở Hội Thánh Seattle, Washington. Con dân Chúa được nghe Lời Chúa qua Mục sư Nguyễn Hữu Bình/Phó Hội trưởng II, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam). Diễn giả lần lượt triển khai đề tài qua bốn sứ điệp: ‘Năng Quyền Từ Thánh Linh’, ‘Khi Quyền Năng Đạo Sự Sống Vận Hành’, ‘Chứng Nhân Trong Linh Quyền’ và ‘Để Sống Trong Năng Quyền’. Dầu Hội Thánh Chúa phải dựa trên nền Thần Học thuần túy, phải theo đúng đường lối của tổ chức, nhưng trước hết và trên hết phải khao khát năng quyến của Đức Thánh Linh thì mới đem lại kết quả mong muốn. Cao điểm của Hội Đồng là buổi thờ phượng Chúa sáng Chúa Nhật với sự tham dự của trên 500 tôi con Chúa khắp nơi. Chiều thứ Bảy, Hội Đồng Nam Giới , diễn giả là Mục sư Nguyễn Hoàng Chính, Đoàn Trưởng đã thách thức quý ông thi hành Đại Mạng Lệnh: ‘Hãy theo Ta, và Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người.’ Mục sư Đoàn Trưởng đã chủ tọa Hội Đồng bầu cử Ủy Viên Vùng, kết quả: Mục sư Phan Trọng Bảo đắc cử tân Ủy viên Đoàn Nam giới vùng Tây Bắc Hoa kỳ. Diễn giả cho Hội Đồng Phụ Nữ là Phu nhân Mục sư Nguyễn Hữu Bình với sứ điệp lời Chúa: ‘Người Nữ Trong Nhà Chúa’ khích lệ tinh thần hầu việc Chúa của quý Bà, quý Cô trong Hội Thánh. Diễn giả cho English Service là Mục sư Lê Ngọc Khoa đã đem đến tinh thần tươi mới cho hơn 70 em thanh thiếu niên tham dự trong 5 buổi thờ phượng Chúa và sinh hoạt chung. Niềm vui hơn nữa lại đến khi có 3 thanh niên bằng lòng tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của đời mình. Diễn giả cho thanh niên Việt ngữ là Truyền Đạo Nguyễn Trọng Vinh đã đem đến niềm khao khát được sống trong năng quyền của Thánh Linh, các em cũng được khích lệ trong sự phục vụ Chúa hết lòng suốt kỳ Hội Đồng. Các em thiếu nhi cũng đến tham dự thờ

Page 47: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

47THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

phượng Chúa và tôn vinh Chúa qua bài “One Way” đem lại niềm vui cho Hội Đồng, các em cũng chính là tương lai của Hội Thánh. Con Dân Chúa ra về với sự vui mừng, thỏa lòng vì được phước hạnh qua Lời Chúa, quyến luyến chia tay với sự thông công mật thiết và hy vọng gặp lại trong kỳ Hội Đống 2020. Thật chỉ có thể tìm thấy niềm vui và sự hiệp một trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời.

Thông Tín ViênVùng Đông Bắc - Hội Đồng Bồi Linh Hội Đồng Bồi Linh vùng Đông Bắc được tổ chức từ thứ Bảy 31/8 - Chúa Nhật 1/9/2019 với chủ đề “Hãy Cứ Ở Trong Ta.” Giăng 15:4 đã được rao giảng trong sự chúc phước lạ lùng của Chúa. Diễn giả Hội Đồng, Mục sư Hồ Thế Nhân đã triển khai chủ đề qua ba bài giảng:

1. Biết Chúa & Tuân Giữ Lời Ngài (I Giăng 2:3-11)2. Biết Chúa & Thương Yêu Hội Thánh Ngài (I Giăng 2:12-17)3. Biết Chúa & Tránh Xa Điều Đối Nghịch Ngài (I Giăng 2:18-27)

Page 48: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

48 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Thông Báo Hội Đồng Giáo Hạt lần thứ 45 của Hội Thánh Tin Lành, Giáo Hạt

Việt Nam Hoa Kỳ sẽ được tổ chức tại:Chapman University, 1 University Drive, Orange, California

Thứ Sáu 26/6/2020 đến Thứ Ba, 30/6/2020

Hội Đồng Truyền Giáo (Mission Confer-ence) do Mục sư Trần Thiện Minh phối trí vào sáng Chúa Nhật cho đa thế hệ (bi-ligual). Diễn giả Samuel Thevanayag-am, Giám Đốc T-Foundation chia xẻ về cách truyền giáo ngay trong cộng đồng các con dân Chúa đang sống. Ngoài ra, còn có 3 đề tài hội thảo nhằm đáp ứng một số nhu cầu của con dân Chúa, gồm có:

Chăm Sóc Vườn Nho (Midlife Crisis) – Mục sư Trần Thiện MinhXung Đội Văn Hóa Giữa Hai Thế Hệ – Mục sư Nguyễn Sĩ ThuậnHướng Dẫn Con Trong Tuổi Thiếu Niên – Cô TĐ Lê thị Hồng-Ân

Trong ngày thứ Bảy, có khoảng 350 người lớn nhỏ tham dự. Sáng Chúa Nhật, khoảng 600 người. Tối Chúa Nhật, dù một số tín hữu ở xa phải về sớm, có khoảng 350 người tham dự. Cám ơn Chúa đã cho thời tiết ấm áp. Tinh thần dâng hiến rời rộng của con dân Chúa cũng là điều đáng tuyên dương. Số dâng hiến khoảng $8,000.00 Mỹ kim. Hội Thánh Lan-caster bán thức ăn gây quỹ Học Bổng cho SVTH & Truyền Giáo được $5,000.00 Mỹ Kim. Sau khi trang trải mọi chi phí, số còn lại Ban Tổ Chức dự định sẽ phân chia và gửi đến giúp các Sinh Viên Thần Học thuộc các Hội Thánh trong vùng đang theo học tại các chủng viện, và một số chương trình Truyền Giáo. Bà Đào Việt Tiến

Page 49: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

49THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Sứ đồ Giăng ghi lại sự việc này trong Giăng 1:35-39 như sau, “Hôm sau, Giăng lại ở đó với hai môn đồ, nhìn Chúa Giê-xu đi ngang qua, nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời! Hai môn đồ nghe lời đó, bèn đi theo Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu vừa quay lại, thấy hai người đi theo mình, thì phán rằng: Các ngươi tìm chi? Thưa rằng: Ra-bi (nghĩa là Thầy), Thầy ở đâu? Ngài phán rằng: Hãy đến xem. Vậy, hai người đi, thấy nơi Ngài ở, và ở lại cùng Ngài trong ngày đó; lúc bấy giờ độ chừng giờ thứ mười.” Nhiều môn đồ khác của Giăng tin theo Chúa Giê-xu trong giai đoạn sau chức vụ của Ngài như Lu-ca ghi trong Công Vụ 19:1-7 như sau, “Trong khi A-bô-lô ở thành Cô-rinh-tô, Phao-lô đã đi khắp những miền trên, rồi xuống thành Ê-phê-sô, gặp một vài người môn đồ ở đó. Người hỏi rằng: Từ khi anh em tin, có được tiếp nhận Đức Thánh Linh không! Trả lời rằng: Chúng tôi cũng chưa nghe có Đức Thánh Linh nào. Người lại hỏi: Vậy thì anh em đã chịu phép báp-têm nào? Trả lời rằng: Phép báp-têm của Giăng. Phao-lô bèn nói rằng: Giăng đã làm phép báp-têm về sự ăn năn tội, mà truyền dân phải tin Đấng sẽ đến sau mình, nghĩa là tin Chúa Giê-xu. Chúng nghe bấy nhiêu lời, liền chịu phép báp-têm nhân danh Chúa Giê-xu. Sau khi Phao-lô đã đặt tay lên,

thì có Đức Thánh Linh giáng trên chúng, cho nói tiếng ngoại quốc và lời tiên tri. Cộng hết thảy độ mười hai người.” Các môn đồ Giăng không theo dạng tu sinh trong các tu viện, nhưng họ có tinh thần hy sinh, tự nguyện chấp nhận, bằng lòngvới những điều kiện sống khắc nghiệt nơi hoang mạc. Nhóm thứ ba là nhóm Các Môn Đồ Ly Khai (The Separat-ist Disciples). Môn đồ của Giăng còn có những mối liên hệ qua lại với dân chúng trong thành, Giăng thì sống bên ngoài Giê-ru-sa-lem một khoảng đường không xa, để những người cầu học có thể đến với Giăng và đi về trong ngày. Nhưng nhóm Ly Khai còn gọi là Essenes lại khác. Họ ghê tởm chủ trương tự do phóng khoáng và tình trạng trì trệ tâm linh của tôn giáo dòng chính cho nên họ, cũng như Chúa Giê-xu lúc khởi đầu sứ vụ đã đi vào hoang mạc để chiến đấu với các chước cám dỗ của ma quỉ. Nhóm Ly Khai tuân theo những qui định rất gắt gao của tu viện, và điều kiện gia nhập cũng vô cùng khó khăn. Thí dụ như cần phải có hai năm thực tập bao gồm các bài thi trắc nghiệm kiến thức kinh Torah, sau đó còn phải được các tu sinh khác đánh giá cao. Dù giữa vòng nhóm Ly Khai có một số học giả, nhưng các nỗ lực thăng tiến tâm linh của họ không chỉ thuần túy là tri thức. Họ mong muốn bắt chước Đức Chúa Trời

Làm Môn Đệ Chúa(tiếp theo trang 28)

Page 50: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

50 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

và sống với nhau trong tình huynh đệ chân thật. Họ tự coi mình là những người Do Thái chân chính. Họ sống, cầu nguyện và làm việc để vương quốc Đức Chúa Trời đến với tuyển dân. Dần hồi, họ rút lui vào khu vực hang động Qumran gần Biển Chết, là nơi các cuộn chỉ thảo sao chép Kinh Thánh được thực hiện và bảo quản. Nhóm thứ tư là những người Xê-lốt có khuynh hướng cách mạng và là những người theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan. Sử gia Josephus đã xác định có nhiều phong trào cứu thế bùng phát ở Palestine, là sản phẩm của tình trạng chính trị bất ổn do những điều kiện kinh tế khắc nghiệt và tình trạng bị quân La-mã chiếm đóng. Thông thường một nhóm người qui tụ quanh một lĩnh tụ và tôn xưng lĩnh tụ làm vua. Một số những nhóm như thế mặc đồng phục và có một trường hợp họ có cả áo giáp nữa. Họ không trau dồi, dùi mài Kinh Torah cho bằng mài gươm. Chúa Giê-xu đã được nhiều nhóm Xê-lốt như thế ngưỡng mộ và muốn tôn vương. Bài học chúng ta có thể rút ra từ thái độ Chúa khước từ không làm thủ lĩnh chính trị, là vì Ngài không coi sức mạnh quốc gia là giải pháp cho nan đề cơ bản của xã hội là tội lỗi. Cho dù chính trị là một trong những sự nghiệp đáng quí, nhưng Chúa Giê-xu thấy việc thay đổi thế giới là vấn đề nội tâm đòi hỏi sự

biến cải từ bên trong, như Chúa dạy trong Lu-ca 6: 43-45,“Cây sinh trái xấu không phải là cây tốt, cây sinh trái tốt không phải là cây xấu, vì xem trái thì biết cây. Người ta không hái được trái vả nơi bụi gai, hay là hái trái nho nơi chòm kinh cước. Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác; vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra.” Dựa trên bốn nhóm thực hành đào tạo môn đệ nêu trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn điều Chúa truyền bảo “đào tạo môn đệ” trong khi những người đương thời quanh Chúa thấy khó hiểu. Khi các môn đồ Chúa nói với người khác về việc đào tạo môn đệ thì những người nghe nghĩ ngay đến phái Pha-ri-si, đến Giăng Báp-tít, đến nhóm Ly Khai, hay nhóm chủ trương cách mạng Xê-lốt. Giáo sư Wilkins ghi nhận như sau, “Môn đệ hóa trong thế giới cổ đại là một hiện tượng thông thường bao hàm điều chính yếu là sự cam kết của một cá nhân với một tôn sư hay một nhà lãnh đạo. Mức độ cam kết thay đổi theo hạng loại ông thầy. Khía cạnh quan trọng chúng ta cần hiểu đó là khi Chúa Giê-xu đến kêu gọi con người theo Ngài thì không phải tất cả đều hiểu Ngài như nhau. Cũng không phải tất cả đều hiểu các sứ đồ như nhau khi thấy các nhà truyền giáo ở những nơi xa xôi nhất trên thế giới đương

Page 51: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

51THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

thời kêu gọi con người làm môn đệ Chúa Giê-xu. Tùy theo bối cảnh riêng, người ta có thể có những hiểu biết khác nhau đối với cùng một điều Chúa Giê-xu hay các môn đồ kêu gọi.” Sau khi đã thấy sơ lược bối cảnh đào tạo môn đệ đương thời, bây giờ chúng ta dừng lại ở truyền thống Chúa Giê-xu đào tạo môn đồ xuất hiện từ đó và Ngài đã xây dựng khái niệm môn đệ hóa trên truyền thống đó như thế nào. Như vừa ghi nhận, hiểu biết thông thường của những người đương thời về mạng lịnh đào tạo môn đệ của Chúa Giê-xu liên quan đến giai đoạn đào tạo sau khi qui đạo. Chúng ta thường hiểu rằng môn đệ hóa là một kinh nghiệm tùy ý và tạm thời, nghĩa là có hay không cũng được, và việc này nếu có thì chỉ làm trong phạm vi nhà thờ. Chúng ta cần điều chỉnh lại lối hiểu thiên lệch đó để Hội Thánh có thể tăng trưởng cân đối hài hòa. Chúng ta cần có một hiểu biết đầy trọn hơn về những điều chính các sứ đồ nghe Chúa dạy về môn đệ hóa. Môn Đệ Hóa Trong Thế Kỷ Đầu Ý tưởng đầu tiên Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng và cả nhóm khi nghe Chúa truyền bảo phải thực hành “môn đệ hóa” là phải tìm kiếm rồi đào tạo những con người khác trở nên giống như chính họ, là môn đồ Chúa. Đây cũng chính là điều nhiều năm sau sứ đồ Phao-lô

cũng tin như vậy. Tất cả các sứ đồ đều biết rằng đào tạo môn đồ liên quan đến việc nghiêm chỉnh cam kết đi theo người lãnh đạo. Chúng ta lưu ý đến năm đặc tính môn đệ hóa của thế kỷ đầu. 1. Quyết định theo một ông thầy. Những người trẻ có thể gia nhập một trường phái nào đó, do một ra-bi, hay ông thầy hướng dẫn. Trong một số trường hợp, học trò chọn thầy, và tất nhiên ông thầy đó có thể chấp nhận hay từ chối hướng dẫn. Nếu một thiếu niên vào tuổi 13 (bar mitzvah) mà chưa đạt được một mức học vấn hay địa vị xã hội qui định thì cậu thiếu niên đó phải chọn một ngành nghề tay chân khác, như làm nông, chài lưới, nghề mộc hay những ngành nghề khác. Sự kiện Chúa Giê-xu và các môn đệ làm các nghề tay chân cho thấy hệ thống tổ chức tôn giáo đương thời không chấp nhận họ. Môn đệ trong Do Thái Giáo của thế kỷ thứ nhất học tất cả mọi thứ từ ông thầy. Môn đệ phải học mọi câu chuyện của thầy, học những thói quen của thầy, học giữ ngày sa-bát theo cách của thầy, và tất nhiên là cách giải thích Kinh Torah theo cách giải thích của thầy. Sau khi môn đồ đó đã học được mọi điều từ thầy, anh sẽ khởi sự dạy lại cho môn đệ của mình. Cam kết của môn đệ theo thầy là trọng tâm của tiến trình chuyển hóa. Mỗi môn đệ phải cam kết phục tùng, trung tín với ít nhất là một người khác. Không có những cam kết này thì tất cả những gì theo sau đó đều suy yếu. Mối liên

Page 52: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

52 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

kết thầy trò đem đến một mối thâm tình, một tình trạng kết chặt về tính chất bền vững ít nhất phải bằng quan hệ cha con, nhưng về tính chất thiết yếu thì phải hơn cả quan hệ cha con. Môn đệ hóa trong thế kỷ thứ nhất được coi là mối liên hệ chủ-tớ như Ma-thi-ơ 10:24 ghi, “Môn đồ không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ.” Một khi được thu nhận là môn đệ, người thanh niên khởi sự là một tân môn sinh hay talmidh trong tiếng Hy-bá có nghĩa là người khởi đầu theo học phải ngồi ở cuối lớp, và ngồi im, không được phát biểu. Dần hồi anh sẽ trở thành một môn sinh chính thức, có thể tự hoạch định hướng tu học, và được quyền phát biểu và đặt các câu hỏi. Cấp độ kế tiếp là anh có thể trở thành “môn đệ cộng tác” được ngồi ngay sau lưng ông thầy trong các buổi cầu nguyện. Cuối cùng môn đệ này sẽ đạt đến bậc cao nhất gọi là “môn đồ của người khôn ngoan” và được thừa nhận về phương diện tri thức ngang hàng với vị ra-bi của anh ta. 2. Đặc tính thứ hai của chế độ đào tạo môn đệ của thế kỷ đầu là học thuộc lời giảng dạy của thầy. Khẩu truyền là phương thức học căn bản. Các môn sinh học thuộc từng lời từng chữ thầy dạy rồi truyền lại cho người khác. Thông thường môn sinh phải học thuộc ít nhất là bốn cách giải nghĩa những phân đoạn chính trong kinh To-rah. 3. Đặc điểm thứ ba trong chế độ đào tạo môn đệ thế kỷ đầu là học phương thức mục vụ của thầy.

Môn đệ phải học cách thầy giữ các giới răn của Đức Chúa Trời, gồm có việc giữ ngày Sa-bát, kiêng ăn, cầu nguyện, cách chúc phước trong các buổi lễ… Môn đệ cũng phải học phương pháp dạy của thầy và nhiều truyền thống thầy tuân theo. 4. Tập theo cách sống và cá tính của thầy. Chúa Giê-xu bảo rằng khi một môn đệ được giáo huấn đầy đủ thì sẽ “giống như thầy”(Lu-ca 6:40). Tiếng gọi cao cả nhất dành cho môn đệ là tiếng gọi sống theo đúng khuôn mẫu của thầy. Sứ đồ Phao-lô gọi Ti-mô-thê theo gương ông dựa vào các giáo huấn của Kinh Thánh như ghi trong 2 Ti-mô-thê 3:10-17, “Về phần con, con đã noi theo ta về mọi giáo huấn, tác phong, mục tiêu đời sống, đức tin, kiên nhẫn, yêu thương, bền đỗ của ta11 trong những bách hại và hoạn nạn xảy đến cho ta tại An-ti-ốt, Y-cô-ni và Lít-trơ. Những sự bách hại đó ta đều chịu cả, và Chúa đã cứu ta thoát khỏi luôn luôn. 12 Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, thì sẽ bị bách hại. 13 Nhưng những người hung ác, kẻ giả mạo thì càng chìm đắm sâu hơn trong điều dữ, làm lầm lạc kẻ khác mà chính mình cũng bị lầm lạc. 14 Về phần con, hãy đứng vững trong những điều con đã học và đã tin chắc, vì biết con đã học những điều đó với ai, 15 và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. 16 Cả Kinh thánh đều bởi Đức Chúa

(xem tiếp trang 61)

Page 53: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

53THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Hướng Dẫn Con Trong Đức TinPhần I: Tại Sao Thế Hệ Trẻ Hoa Kỳ Bỏ Chúa?

Qua lãnh tụ Môi-se, Đức Chúa Trời truyền dạy con dân Ngài mạng lệnh sau: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm hay là khi chỗi dậy” (Phục truyền Luật lệ ký chương 6:4-7). Theo mạng lệnh này, trách nhiệm hàng đầu của các bậc cha mẹ Cơ-đốc là: ân cần dạy con Lời Chúa để lớn lên các em nhìn biết Chúa là Chân Thần duy nhất, là Đấng các em phải kính yêu, tôn thờ và hầu việc. Hoa kỳ là nơi Đạo Chúa phát triển mạnh trong nhiều thế kỷ qua nhưng ngày nay hội thánh Chúa tại đây đang đối diện với một thực trạng đau buồn. Theo tường trình của Cơ quan Thống kê Barna và báo USA Today, có

khoảng 70-75% thanh thiếu niên lớn lên trong gia đình Cơ-đốc đã rời khỏi hội thánh và từ bỏ đức tin nơi Chúa. Đây là một con số rất lớn và đáng buồn. Hội Thánh Hoa kỳ không thiếu phương tiện, phòng ốc, cũng không thiếu tài liệu hay chương trình để dạy thiếu nhi và thanh thiếu niên Lời Chúa nhưng tại sao có quá nhiều người trẻ sinh ra và lớn lên trong gia đình Cơ-đốc đã bỏ Chúa và ra khỏi hội thánh? Chúng ta cần biết nguyên nhân nào khiến những người trẻ Cơ-đốc này bỏ đức tin của cha ông mình hầu nguy cơ này không xảy ra cho hội thánh Việt Nam chúng ta. Một tác giả nọ viết: “Trong đời sống không điều gì buồn cho bằng nhìn thấy những người đã tin Chúa bây giờ lìa bỏ Chúa, nhất là khi đó là những đứa con được nuôi dưỡng và lớn lên trong gia đình tin kính Chúa. Những bạn trẻ này đi nhà thờ, học Lời Chúa từ nhỏ nhưng lớn lên bỏ Chúa và lánh xa hội thánh. Điều gì kh-iến những người trẻ này chọn

TRANG GIA ĐÌNH

Page 54: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

54 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

con đường đáng buồn đó?” Vì con cháu trong gia đình chúng ta cũng đang theo học tại các đại học và trung học Hoa kỳ nên chúng ta cần biết những lý do mà các chuyên gia đã nghiên cứu và trình bày, hầu quan tâm chăm sóc dạy dỗ con cháu để điều đau buồn này không xảy ra cho Hội Thánh Việt Nam nhỏ bé của chúng ta.

Lý do #1. Trước khi rời gia đình vào trung học/đại học, người trẻ Cơ-đốc không được hướng dẫn để biết những quan điểm sai lạc của các giáo sư vô thần. Nhóm người trí thức tại Hoa kỳ ngày nay, đặc biệt là các giáo sư trung học và đại học thường chủ trương những quan điểm sai lạc, tội lỗi, đi ngược với lời Chúa dạy trong Kinh Thánh. Nhân sự hướng dẫn thanh thiếu niên trong hội thánh không nhìn thấy nguy hiểm mà các bạn trẻ phải đối diện về mặt tâm linh và đạo đức khi bước vào trung học/đại học, vì thế không trang bị để các bạn trẻ hiểu biết rõ ràng, vững chắc về quan điểm đạo đức của người Cơ-đốc. Vì không biết những chủ trương đi ngược với Lời Chúa của thầy cô giáo, khi bị giáo sư dùng quan điểm tội lỗi để lung lạc đức tin

hoặc phá đổ những nguyên tắc đạo đức Kinh Thánh dạy mà các em đã học trong gia đình và Hội Thánh, các thanh thiếu niên Cơ-đốc không giữ vững lập trường nhưng bị ảnh hưởng nặng nề. Lý do #2. Hơn 50% giáo sư đại học xem sinh viên Cơ–đốc là nhóm học trò họ không ưa thích. Đối với các giáo sư đại học, thanh niên Cơ-đốc là những người có tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi, không phóng khoáng như những người trẻ khác. Vì giáo sư có thành kiến nên sinh viên Cơ-đốc không được nâng đỡ, tôn

trọng mà còn bị chỉ trích, chế giễu. Vì lý do đó nhiều bạn trẻ không dám bày tỏ đức tin qua nếp sống, hành động, cũng không dám nói lên quan điểm

của mình trước những vấn đề liên quan đến niềm tin, luân lý, đạo đức theo tiêu chuẩn của Kinh Thánh mà các em đã học, đã biết. Thậm chí có em còn che giấu đức tin, không dám cho bạn bè và thầy giáo biết mình là tín đồ của Chúa Giê-xu. Lý do #3. Ngày nay số giáo sư đại học vô thần nhiều gấp năm lần những nhóm khác trong xã hội. Tại Hoa kỳ ngày nay giới trí thức hầu hết là vô thần, nhất

Page 55: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

55THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

là các giáo sư đại học, và họ là những người dạy dỗ hướng dẫn thành phần trẻ ưu tú, tương lai của xã hội. Vì là người vô tín, vô thần, chống Chúa, chống những nguyên tắc đạo đức Chúa dạy trong Kinh Thánh, các giáo sư này có một ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm trên giới trẻ Cơ-đốc. Vì có quá nhiều giáo sư vô thần nên khi họ đứng chung với nhau, tạo thành một thế lực to lớn chống lại niềm tin Cơ-đốc trong các trường học. Họ có tiếng nói rất mạnh, kh-iến các sinh viên tin Chúa mang mặc cảm, sợ sệt và lắm khi cảm thấy xấu hổ mình là Cơ-đốc nhân. Người trẻ Cơ-đốc bị xem là những người cổ hũ, hẹp hòi không thích hợp với nếp sống tự do phóng khoáng của xã hội tân tiến ngày nay. Lý do #4. Thanh thiếu niên Cơ-đốc không được trang bị để đối diện trước sự tấn công như vũ bão của những giáo sư vô thần, muốn thuyết phục để các em trở nên vô thần như họ. Các giáo sư ngày nay không chỉ truyền đạt cho học trò kiến thức trong các lãnh vực chuyên môn mà các em chọn để theo đuổi, như khoa học, y học, giáo dục, truyền thông đại chúng, v.v… nhưng khi có cơ hội, họ cũng nói lên quan điểm đạo đức, luân lý hay chủ trương sai lạc của họ về niềm tin tôn giáo. Họ nói cách

mạnh mẽ và lắm khi dữ dằn nữa, để thuyết phục các sinh viên cũng trở nên vô thần hoặc chấp nhận tiêu chuẩn đạo đức đi ngược với Lời Chúa như họ. Nhiều chủ thuyết nguy hiểm ngày nay đang ảnh hưởng đến nếp sống đạo đức và làm lung lay đức tin của các bạn trẻ Cơ đốc. Chẳng hạn như Thuyết Tương Đối (Relativism), nói rằng trên đời không có chân lý nào là tuyệt đối để mọi người phải chấp nhận, nhất là về mặt đạo đức. Điều đúng với người này không nhất thiết là phải đúng với người kia. Một ví dụ cụ thể là nhóm người này chủ trương rằng hôn nhân không chỉ là kết hợp của một nam với một nữ nhưng sự kết hợp nào cũng phải được chấp nhận. Hoặc Thuyết Nhân Bản (Humanism), lấy con người làm gốc, tôn con người lên trên hết mọi điều: Nhóm này chủ trương rằng con người làm chủ đời sống và vận mệnh của mình, không có đấng thần linh nào để con người phải thờ phượng hoặc vâng lời. Hoặc thuyết tiến hóa (Evolution), chủ trương rằng con người không do Đấng Tạo Hóa tạo dựng nhưng từ loài khỉ mà ra, sau nhiều triệu

Page 56: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

56 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

năm con người tiến hóa dần dần và trở nên con người như chúng ta thấy ngày nay. Lý do #5. Những người vô thần ngày nay viết nhiều sách để quảng bá chủ trương vô thần của họ. Sách vở của giới trí thức vô thần ngày nay được in ra và bày bán khắp nơi. Nguy hiểm hơn nữa, những sách này được giới sinh viên ưa thích, tìm đọc và bị ảnh hưởng nặng nề về những triết thuyết vô thần của họ. Những người vô thần có ảnh hưởng nguy hiểm trên giới trẻ ngày nay là Richard Dawkins, Sam Harris, Chris-topher Hitchens… Nhiều thanh thiếu niên vì đức tin không vững chắc, khi nghe thầy cô giáo cổ súy triết thuyết vô thần, đức tin liền bị lung lay, đâm ra nghi ngờ Đạo Chúa, không tin Kinh Thánh là Lời Chúa, có thẩm quyền tuyệt đối. Lý luận của các giáo sư này khiến những gì các em đã học trong hội thánh bị thử nghiệm, khiến các em nghi ngờ, không biết đức tin của mình có phải là chân lý hay không. Các nhà nghiên cứu cho biết, lòng nghi ngờ, không tin chắc về chân lý của Lời Chúa mà các em được dạy từ nhỏ là lý do khiến nhiều thanh thiếu niên Cơ-

đốc mất đức tin và không quay trở lại với hội thánh nữa. Tuy nhiên, nhìn chung có thể nói, lý do chính khiến giới trẻ Cơ-đốc Hoa kỳ ngày nay lìa bỏ đức tin nơi Chúa là vì gia đình và hội thánh đã thiếu sót trong việc hướng dẫn các em trong Lời Chúa và đường lối Chúa. Cha mẹ không nghiêm chỉnh dạy Lời Chúa khi con còn nhỏ. Trong khi đó, người hướng dẫn thanh thiếu niên trong Hội Thánh thường chỉ chú ý đến mặt cảm xúc mà không giúp các em trưởng thành về mặt lý trí. Các chương trình cho

thanh thiếu niên thường chỉ giúp các em vui, thoải mái, để các em yêu thích sinh hoạt của thanh thiếu niên và tiếp tục trở lại chứ không giúp các em nhận biết

Chúa bằng tâm trí, qua những lý luận rõ ràng vững chắc để không bị những triết lý vô thần làm cho lung lạc. Sứ đồ Phi-e-rơ nhắc chúng ta nguyên tắc quan trọng: “Hãy tôn Đấng Christ là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ” (I Phi-e-rơ 3:15). Chúa muốn chúng ta tin Chúa, tôn Chúa làm

Page 57: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

57THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Chủ đời sống và quan trọng hơn, chúng ta cần được trang bị sẵn sàng để trả lời những người hỏi về đức tin của chúng ta. Trong Ma-thi-ơ 22:37, Chúa Giê-xu cho biết điều răn lớn hơn hết mà chúng ta phải tuân giữ là “phải hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.” Chúa muốn chúng ta yêu Chúa bằng cảm xúc: với cả tấm lòng, nhưng cũng yêu Chúa bằng sự hiểu biết: hết ý, hết trí khôn. Chúng ta cần dạy các bạn trẻ trong hội thánh biết tại sao các em tin Chúa, tin Chúa là tin điều gì và tin như thế nào. Nếu không các em sẽ là miếng mồi ngon cho những giáo sư vô thần. Một nhóm chuyên gia khác nêu lên những lý do sau, cho thấy tại sao thanh thiếu niên lớn lên trong gia đình tin Chúa đa số rời bỏ đức tin nơi Chúa:1. Vì các em có những nghi ngờ thắc mắc liên quan đến đức tin mà không tìm được câu trả lời.Các bạn trẻ ngày nay có những thắc mắc, nghi ngờ về niềm tin, liên quan đến khoa học, đến những khổ đau trong đời sống; hoặc thắc mắc về vấn đề tình dục, giới tính nam nữ và nhiều vấn đề khác. Điều các em thắc

mắc có thể liên quan đến thần học, triết học hay những thực tế các em nhìn thấy trong đời sống. Các em đặt câu hỏi nhưng không tìm được câu trả lời thỏa đáng. Từ đó các em nghĩ rằng Cơ-đốc Giáo không thật sự có lời giải đáp cho những nan đề trong đời sống, không thỏa đáp nỗi khao khát của những người tìm kiếm chân lý. Vì lý do đó các em lìa bỏ Chúa để tìm kiếm niềm tin khác hoặc không tin gì nữa. Một số bạn trẻ trong Hội Thánh cho rằng sự dạy dỗ của Hội Thánh cũng như lời dạy trong Kinh Thánh không còn thích hợp với nếp sống hiện đại và tiêu chuẩn đạo đức phóng khoáng của xã hội ngày nay. 2. Vì các em thấy đức tin nơi Chúa không đem lại những điều các em mong muốn. Khi gặp hoạn nạn, thử thách hoặc khi sự việc không được như điều mong muốn, các bạn trẻ dễ thất vọng. Có em cố gắng sống theo Lời Chúa dạy nhưng không

tìm được niềm vui, bình an như Lời Chúa hứa, đời sống không may mắn phước hạnh như những người ngoài Chúa mà

các em quen biết. Vì thất vọng, nản lòng, các em lìa bỏ đức tin, nghĩ rằng Đạo Chúa không thật sự

Page 58: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

58 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

đem lại bình an phước hạnh cho người tin Chúa. Khi đối diện với điều này, chúng ta cần thành thật cho các em biết rằng chính chúng ta cũng có những lúc nghi ngờ, không tin hoặc nản lòng. Chúng ta cần cho các em thấy Lời Chúa không hứa rằng khi một người tin Chúa, người đó sẽ không bao giờ gặp hoạn nạn, nhưng trong hoạn nạn, thất bại, Chúa sẽ ở cùng, dẫn dắt, giúp chúng ta vượt qua và nên người trưởng thành. Câu chuyện về Ông Gióp trong Cựu Ước là ví dụ thích hợp để giải thích điều này. Sứ đồ Gia-cơ cũng dạy: “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra sự nhịn nhục, nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng được trọn lành, toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào” (Gia-cơ 1:2-4). Lắm khi Chúa đưa thử thách đến để sau đó ban phước cho chúng ta.3. Các em lìa bỏ đức tin vì đặt sai thứ tự ưu tiên: xem điều khác quan trọng hơn nhu cầu tâm linh. Khi rời gia đình để đi học xa, lần đầu tiên bước ra khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, các em có khuynh hướng muốn sử dụng thì

giờ theo ý mình, đồng thời bị thu hút bởi những triết thuyết mới lạ của trần gian nên không quan tâm đến niềm tin, không dành thì giờ đọc Kinh Thánh, không đi thờ phượng Chúa như khi còn sống với cha mẹ. Đây cũng là lúc các em được tự lo tự lập, dễ ham mê theo đuổi việc học hay những điều mình thích, như thể thao, âm nhạc v.v… nên không còn thì giờ cho Chúa, không quan tâm đến nhu cầu tâm linh. Cũng có em vì thất vọng trong vấn đề tình cảm hay quá bận tâm xây

dựng mối quan hệ với người yêu nên việc đi nhà thờ, học Kinh Thánh không còn quan trọng nữa. Cũng có trường hợp các em yêu người không cùng niềm tin nên sẵn sàng

từ bỏ Chúa, từ giã hội thánh, để được lòng người yêu. Đức tin nơi Chúa không còn là ưu tiên hàng đầu trong đời sống, bạn bè trong Chúa không còn quan trọng nữa. Những bạn trẻ này không hẳn chối bỏ đức tin nhưng không quan tâm đến việc thờ phượng Chúa hay học Kinh Thánh và dần dần quên Chúa, quên anh chị em trong hội thánh.4. Các em lìa bỏ Chúa vì chưa bao giờ thật sự tin Chúa. Một thực tế đáng buồn là có những bạn trẻ lớn lên trong gia

Page 59: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

59THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

đình tin Chúa, đi nhà thờ từ nhỏ, giữ đủ mọi lễ nghi như một người tin Chúa nhưng sự thật là chưa bao giờ tin Chúa. Các bạn trẻ này nghĩ mình là con cái Chúa nhưng thật ra chỉ bắt chước người trong Hội Thánh làm theo những gì hội thánh dạy, tức là chỉ tin Chúa với hình thức bên ngoài chứ chưa thật sự tiếp nhận Chúa và không có mối liên hệ mật thiết với Chúa. Vì lý do đó khi xa cha mẹ, xa hội thánh, khi được tự do làm chủ đời sống và thì giờ của mình các em thấy vấn đề đức tin không quan trọng, các em để việc đi thờ phượng Chúa, học Lời Chúa qua một bên. Dần dần các em không còn nghĩ đến Chúa, không còn đức tin nơi Chúa nữa. Đời sống những người trẻ này không có Chúa vì các em chưa bao giờ thật sự mời Chúa bước vào đời sống. Câu giải đáp cho nan đề này là chúng ta cần tiếp tục trình bày Phúc Âm cứu rỗi của Chúa cho con em trong gia đình cũng như cho tất cả thiếu nhi trong hội thánh. Đừng bao giờ nghĩ rằng vì đi nhà thờ với cha mẹ từ nhỏ và tham dự tất cả các sinh hoạt trong hội thánh, các em đã tin Chúa và là con cái thật của Chúa. Lời Chúa cho biết trong đồng ruộng của Chúa thường có lúa mì và cỏ lùng, tương tự như vậy, trong hội thánh cũng có tín đồ thật và tín đồ chưa tin Chúa. Những em sinh ra trong gia đình tin Chúa,

được học Lời Chúa từ nhỏ nhưng nếu không thật sự tin nhận Chúa, lớn lên một số sẽ chọn con đường riêng, từ bỏ những gì cha mẹ dạy. Một số em sau đó trở lại với Chúa nhưng nhiều em khác sẽ không bao giờ quay trở lại. Dù trong hoàn cảnh nào chúng ta cần nhớ rằng trách nhiệm lớn nhất Chúa giao thác cho cha mẹ tin Chúa là:hướng dẫn con trong đường lối của Chúa, dạy con Lời Chúa, giúp các em biết tin Chúa nghĩa là gì, sống như thế nào. Chúng ta cũng cần trang bị để sẵn sàng trả lời những thắc mắc của các em. Con cái chúng ta cần hiểu rõ Phúc Âm và tiếp nhận Phúc Âm cho chính mình một cách cụ thể, rõ ràng mới có thể giữ vững đức tin. Và quan trọng hơn hết, chúng ta cần ngày đêm cầu nguyện cho con. Sứ đồ Phi-e-rơ khuyên: “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù ng-hịch anh em là ma quỷ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (I Phi-e-rơ 5:8). Ma quỷ ngày nay đang như những con sư tử đói, đi rình mò chung quanh chúng ta, để tìm những người nào nó có thể nuốt được. Và những người mà ma quỷ có thể nuốt được và muốn nuốt hơn hết chính là những đứa con nhỏ bé, ngây thơ của chúng ta.

Minh Nguyên

Page 60: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

60 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Tiểu SửMục sư Phạm Xuân Hiển (1933-2018)

Mục sư Phạm Xuân Hiển sinh ngày 5/5/1933 tại Thái Bình. Trưởng nam của cố Mục sư Phạm Xuân Lai.1950-1954: Theo học và tốt nghiệp Trường Kinh Thánh Đà Nẵng

1956: Lập gia đình với cô Nguyễn Thị Hồng Hoa1956-1962: Mục sư Truyền Giáo cho đồng bào sắc tộc K’ho (Đà-lạt); Rơglai (Ba Ngòi), Diên Khánh, Thanh Minh, Khánh Hòa, chức vụ rất cam go nhưng cũng nhiều phước hạnh.1962: Được phong chức Mục sư thực thụ.1963-1972: Mục sư Tuyên Úy Trưởng Quân Đoàn II (Pleiku); Tuyên Úy Trưởng Quân Đoàn I (Đà Nẵng), Tuyên Úy Trưởng Quân Đoàn IV (Cần Thơ).1967-1968: Tu Nghiệp Tuyên Úy tại Hoa Kỳ, kiêm nhiệm Giám Đốc Nha Tuyên Úy1973: Quản Nhiệm Hội Thánh Sài-gòn.1975: Thành lập Hội Thánh Des Moines, Iowa vào tháng 12.1980: Tham gia công tác giúp đồng bào tị nạn. Khi được phục hồi sau cơn tai biến mạch máu não, Mục sư hầu việc Chúa trong chức vụ lưu hành tình nguyện.2003: Hưu hạTạ ơn Chúa đã cho Mục sư đã được dự phần trong các công tác:* Xây cất 7 nhà thờ cho đồng bào sắc tộc tai Phước Long, Thanh Minh, Khánh Hòa; Mở Hội Thánh và xây cất nhà thờ Dục Mỹ, Nha-trang, Phú Quốc* Tạo mãi Trụ Sở Truyền Giáo tại Ba Ngòi, Diên Khánh* Điều hành trường tiểu học miễn phí cho con em gia đình binh sĩ tại Cần Thơ* Xây và mở trường Trung Học Ánh Sáng tại Cần Thơ.* Nghị Viên: Ban Trị Sự Địa Hạt Miền Tây / Ban Trị Sự Địa Hạt Miền Đông.* Dự phần soạn thảo Hiến Chương của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam* Tổng Đoàn Trưởng Đoàn Thanh Niên Hội Thánh Tin Lành Việt Nam* Mục sư Tuyên Úy cho trại tiếp cư Pendleton, California.

Page 61: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

61THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Trong những năm gần đây, trong chức vụ hầu việc Chúa tình nguyện, ông có cơ hội giảng dạy lời Chúa tại nhiều nơi. Bà đi cùng, giúp đỡ ông trong các chuyến đi xa, cũng như đưa đón trong các chuyến đi gần. Mục sư là một tôi tớ Chúa trung tín, một người chồng một người cha rất mực thương yêu vợ con. Đẹp ý Chúa, Ngài đã tiếp rước Mục sư vào Nước Ngài ngày 21/3/2018, để lại bà, 5 con, 1 dâu, 3 rể, 9 cháu nội ngoại. Mục sư Phạm Xuân Hiển và gia đình tạ ơn Chúa, Trọn đời Mục sư, phước hạnh và sự thương xót đã theo ông, và ông đang ở trong nhà Đức Giê-hô-va cho đến lâu dài.Gia đình xin chân thành cám ơn quí tôi con Chúa đã cầu nguyện cho tang quyến, tham dự tang lễ và phúng viếng.

Trời soi dẫn có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, đào luyện người trong sự công chính, 17 để người của Đức Chúa Trời trở nên hoàn tất và được trang bị để làm việc lành.” 5. Cuối cùng, đặc điểm thứ năm trong truyền thống thế kỷ đầu là các môn sinh lại khởi sự đào tạo môn đệ của chính mình. Khi môn đệ hoàn tất tiến trình môn đệ hóa, bước kế tiếp là khởi sự kết nạp và đào tạo môn đệ, nghĩa là tiếp nối chu trình sản sinh ra thế hệ môn đệ mới, mà chính mình đã đi qua bằng cách tìm và huấn luyện môn sinh. Ông ta sẽ khởi đầu trường phái mới mang tên ông, thí dụ như trường phái “Nhà Hillel” theo tên của một ra-bi nổi tiếng của Do Thái. Năm đặc điểm trên mô tả định chế đào tạo môn đệ của thế kỷ đầu, và cũng đã được Chúa Giê-xu áp dụng trong việc đào tạo những môn đệ thân tín nhất. Khi gọi

họ theo làm môn đệ, Chúa trông mong họ cũng sẽ gọi thêm người khác cũng bằng lòng cam kết năm điểm trên. Khi Chúa truyền bảo “dạy họ giữ mọi điều Ta truyền cho các ngươi” (Ma-thi-ơ 28:20), họ biết công tác này đòi người theo phải chấp nhận cả năm điều cam kết trên. Đến đây chúng ta thấy nhiều câu hỏi nêu lên cần có câu trả lời: Định dạng môn đệ hóa trên sẽ áp dụng cho hoàn cảnh chúng ta hôm nay như thế nào? Nếu những đặc tính môn đệ hóa trên mô tả cách đào tạo môn đệ của Chúa Giê-xu thì chúng ta có theo đúng như vậy không? Cách đào tạo môn đệ như trên có phải là cách hội thánh ngày nay đang áp dụng không? Chúng ta sẽ khai triển những vấn nạn này trong các kỳ tới.

Nguyên Đình(còn tiếp)

Làm Môn Đệ Chúa(tiếp theo trang 52)

Page 62: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

62 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Tiểu SửMục sư Trương Văn Được(1936-2019)

Mục sư Trương Văn Được sinh ngày 18 tháng Giêng năm 1936, tại tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam, là trưởng nam Ông Bà Trương Văn Đẩu.

Mùa hè năm 1961: tham dự khóa huấn luyện cho các trưởng ban thanh niên miền Nam Việt Nam tại Long Xuyên. 1961-1963: Theo học tại Thánh Kinh Thần Học Viện Nha Trang.1963-1966: Động viên bốn năm trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. 1965: Lập gia đình với Cô Nguyễn Thị Cúc, sinh viên Thánh Kinh Thần Học Viện Nha Trang 1966-1970: Chủ Tọa Hội Thánh Thất Sơn.1970-1971: Về học tốt nghiệp tại Thần Học Viện Nha Trang.1971-1973: Chủ Tọa Hội Thánh Bạc Liêu, bảo trợ Hội Thánh Hộ Phòng. Tái lập Hội Thánh Vĩnh Châu. Mở thêm các điểm giảng tin lành tại các quận, huyện, xã, trường học, các trại cải huấn, trung tâm chiêu hồi.1975: Được phong chức Mục sư.1973-1993: Chủ Tọa Hội Thánh Long Xuyên.Ngày 15 tháng 6 năm 1993: định cư tại Seattle, Washington.1994-2004: Quản nhiệm Hội Thánh San Jose 2, California.2004-2009: Quản nhiệm Hội Thánh Tucson, Arizona.Từ 2009: Hưu hạ tại Phoenix, Arizona, tiếp tục hầu việc Chúa, hiệp tác với Mục sư Châu Trọng Ngọc là con rể út tại Hội Thánh Tin Lành Baptist Phoenix, Arizona.Ông Bà Mục sư Trương Văn Được có 4 con gái, 4 rể, 8 cháu ngoại (3 gái, 5 trai), 1 cháu rể và sắp có thêm hai cháu rể nữa.

Page 63: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

63THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Cẩm Nang của QuỉThe Screwtape Letters

của C.S. Lewis(Khởi đăng từ Thông Công 214)

Lời Tòa Soạn Trong hơn nửa thế kỷ qua, C.S. Lewis là một trong những tác giả thường xuyên được trích dẫn, và những sách ông viết sau khi tin Chúa đã để lại ảnh hưởng rất lớn đối với giới trí thức. Sinh ra trong gia đình Cơ-đốc giáo, nhưng ông đã từ bỏ đức tin vào năm mười lăm tuổi. Mười sáu năm sau, vào đầu thập niên 30, qua ảnh hưởng của sách vở và một số bạn Cơ-đốc, ông dần hồi quay lại với niềm tin, qui phục Chúa sau những nỗ lực vùng vẫy cuối cùng. C. S. Lewis là học giả và là nhà biện giáo Cơ-đốc. Ông qua đời ngày 22 tháng 11, 1963, một tuần trước sinh nhật 65, vào đúng ngày Tổng Thống John F. Kenedy của Hoa Kỳ bị ám sát. The Screwtape Letters (Cẩm Nang của Quỉ) là một trong những sách của C. S. Lewis được biết đến nhiều nhất. Đây là một tập gồm 31 lá thư giả tưởng, chứa đựng những lời khuyên và thủ đoạn cám dỗ của Screwtape, một con quỉ cao cấp, già dặn kinh nghiệm, viết cho thuộc cấp là Wormwood, một con quỉ tay mơ, để hướng dẫn, điều động công tác cám dỗ loài người, đặc biệt là Cơ-đốc nhân. Tuy là một tác phẩm giả tưởng, nhưng “Cẩm Nang của Quỉ” phơi bày những mưu kế hiểm độc của ma-quỉ, giúp Cơ-đốc nhân cảnh giác trên hành trình theo Chúa.

Bức Thư Thứ Mười Bảy

Wormwood yêu quí, Trong thư trước, khi đề cập đến cách bẫy bắt linh hồn một người, cháu đã tỏ vẻ khinh mạn khi nói về tật tham ăn, điều này đã phơi bầy cái ngu dốt của cháu. Một trong những thành quả vĩ đại nhất của một trăm năm qua là đã bóp chết được lương tâm con người về chuyện tham ăn, cho nên ngày nay người ta rất ít khi giảng về đề tài này, và cũng hiếm khi con người khắp Âu Châu bị lương tâm cắn rứt về chuyện ăn uống. Sở dĩ như vậy là nhờ chúng ta đã tập trung nỗ lực để con người nhắm vào lòng tham được ăn NGON thay vì lòng tham được ăn NHIỀU. Ta thấy trong hồ sơ có một trường hợp điển hình của lối tham ăn này là trường hợp người mẹ một bệnh nhân của cháu, mà ta chắc anh bạn đồng nghiệp Glubose cũng đã kể cho cháu. Rồi một ngày kia, bà sẽ kinh ngạc - hy vọng sẽ có ngày đó – nhận ra rằng suốt đời mình đã làm nô lệ cho lòng tham dục này mà chính bà cũng không ngờ, không biết, đã bị che khuất vì thấy đó là chuyện nhỏ. Nhỏ hay lớn thì có gì quan trọng, nhưng quan trọng ở chỗ chúng ta có thể sử dụng cái miệng và bao tử để gây ra bực dọc, khó chịu, tàn nhẫn và ích kỷ? Glubose đã nắm được bà già này rất chắc! Bà chính

Page 64: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

64 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

là là nỗi kinh hoàng cho chủ nhà và người giúp việc. Bà luôn luôn từ chối khéo những món ăn người khác bưng đến bằng một hơi thở ra có vẻ nhũn nhặn và một nụ cười gượng gạo, “Ồ, xin chịu khó, xin làm ơn… cho tôi một tách trà nhạt thôi, nhưng đừng pha loãng quá, và một miếng bánh mì nướng nhỏ thôi, nhưng thật dòn.” Cháu đã thấy chưa? Vì bà yêu cầu được cái nhỏ hơn, ít tốn kém hơn những thứ người ta đem ra cho nên bà không bao giờ nhận ra mình tham ăn khi đòi cho được thứ mình muốn, bất chấp bao nhiêu khó khăn, phiền phức gây ra cho người khác. Đúng vào lúc sa đà vào thú thỏa mãn khẩu vị bà lại tin rằng mình đang sống tiết độ. Trong một nhà hàng đang đông khách, bà kêu lên thảng thốt trước đĩa thức ăn cô hầu bàn mệt nhoài bưng đến, “Thôi chết rồi! Nhiều quá! Làm ơn đem vào, lấy cho tôi chỉ một phần tư đĩa thôi!” Nếu cô ta giải thích thì bà nói để khỏi phí phạm. Nhưng thực ra bà đòi hỏi như thế vì chúng ta đã cột trói được bà già này làm nô lệ, khiến bà cảm thấy mình bị xúc phạm khi người ta mang ra cho bà quá nhiều một món ăn đáng ra theo ý bà, phải ăn cho ra dáng thanh tao. Giá trị thật của công trình Glubose thực hiện âm thầm, trôi chảy nhiều năm qua trong bà được đánh giá qua việc dạ dày đã thực sự khống chế cả cuộc sống. Bà bị rơi vào một tâm trạng được gọi là “Tất cả cái mình muốn.” Tất cả cái bà ta muốn chỉ là một tách trà pha đúng cách, hay một quả trứng luộc vừa chín tới, một lát bánh mì nướng vừa dòn. Nhưng bà ta không bao giờ tìm được một người giúp việc hay một người bạn nào có thể làm được những món ăn “đúng cách” – bởi vì cái “đúng cách” của bà che giấu một đòi hỏi không thể thỏa mãn được, không ai đáp ứng chính xác cái khẩu vị bà tưởng tượng từng ghi nhớ trong quá khứ, một quá khứ mà “hồi đó còn có những người giúp việc giỏi giang,” nhưng đối với chúng ta thì đó là những ngày tì vị của bà còn dễ thỏa mãn, và là những ngày bà còn nhiều vui thú khác, khiến bà không quá lệ thuộc vào những thứ trên bàn ăn. Bây giờ thì những thất vọng thường xuyên tạo ra bực dọc hàng ngày: hết người nấu bếp này đến người nấu bếp khác xin nghỉ và tình bạn nhạt dần. Nếu Kẻ Thù có gieo vào lòng bà chút thắc mắc sao mình lại quá chú trọng đến thức ăn, thì Glubose sẽ phản công ngay bằng cách gợi ý cho bà rằng bà đâu có quan tâm đến thức ăn của mình, nhưng “chỉ muốn con trai được ăn uống chu đáo.” Tất nhiên sự thật vẫn là: mê ăn uống là nguyên nhân chính gây khó chịu trong gia đình suốt nhiều năm qua. Bây giờ trở lại với bệnh nhân của cháu và người mẹ. Trong khi cháu đã nỗ lực rất nhiều và rất khá trong các mặt khác, cháu không được quên phải âm thầm nhét vào một chút tham ăn. Là đàn ông, bệnh nhân của cháu không dễ rơi vào thái độ ngụy trang “Tất cả những cái tôi muốn chỉ là...” Cách tốt nhất có thể dẫn dụ đàn ông vào tật tham ăn là thêm vào đó một chút huênh hoang cố hữu. Cần phải

Page 65: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

65THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

làm cho họ tự hào mình rất sành ăn, khoe rằng chính họ tự tìm ra cái nhà hàng duy nhất làm món bò nướng “đúng cách.” Cái gì khởi sự từ thái độ huênh hoang sẽ dần dần biến thành thói quen. Nhưng dù sử dụng cách nào, điều quan trọng cháu phải nhớ là đưa hắn đến chỗ từ chối ý thích của người khác, bất kể là rượu sâm banh, trà, món cá thu kiểu Pháp, hay loại thuốc lá… để khiến chính hắn bị loại trừ. Lúc đó thì tình thương, công lý hay thái độ vâng phục của hắn là hoàn toàn do cháu định đoạt. Ăn uống vô độ ít giá trị hơn thái độ muốn ăn ngon rất nhiều. Vì mục đích chính của việc xúi giục ăn nhiều giống như pháo binh chuẩn bị cho các đợt tấn công mà ở đây là sự trinh trắng. Việc này, cũng như đối với các lĩnh vực khác, cần giữ bệnh nhân của cháu trong tâm trạng thiêng liêng giả tạo. Đừng bao giờ để hắn chú ý đến khía cạnh y khoa. Hãy để hắn hoang mang tự hỏi thái độ kiêu ngạo nào hay trường hợp thiếu đức tin nào đã khiến hắn rơi vào tay cháu, trong khi chỉ cần một tra hỏi đơn giản vào chuyện ăn uống trong hai mươi bốn giờ qua có thể cho hắn thấy ngay đạn pháo của cháu đến từ đâu, và nhờ đó khiến hắn chỉ cần một chút kiêng giữ là có thể làm phương hại ngay đến những đường dây truyền thông của cháu. Nếu trong tình huống nào đó buộc hắn phải nghĩ đến khía cạnh y khoa của việc giữ mình trinh trắng thì cháu sẽ “tọng” cho hắn lời dối trá vĩ đại chúng ta đã làm cho dân Anh tin, đó là thể thao thật nhiều đến mỏi mệt là rất thuận lợi cho việc giữ gìn trinh trắng. Làm thế nào họ có thể tin điều này trong khi trước mắt là hình ảnh dâm dục của đám thủy thủ và lính tráng, có thể là lý do khiến họ đặt câu hỏi. Tuy nhiên chúng ta đã sử dụng các thầy giáo nói đến chuyện này, bảo rằng những người thật sự quan tâm đến sự trinh trắng đều tham gia thể thao, và vì vậy gợi ý rằng chơi thể thao hỗ trợ cho việc giữ gìn sự trinh trắng. Đây là cả một lĩnh vực lớn, ta không muốn bàn tiếp ở cuối thư.

Bác thương mến của cháu,Screwtape

Bức Thư Thứ Mười Tám

Wormwood yêu quí, Dù trường đại học dưới tay lão Slubgob đi nữa thì chắc chắn ở đó cháu đã học biết kỹ thuật cám dỗ dùng tính dục theo định kỳ. Đối với chúng ta là thần linh, thì tất cả chuyện tính dục này là những thứ chán ngắt ta sẽ cho qua (dù đây là một phần cần thiết của chương trình huấn luyện). Nhưng đối với những vấn đề lớn hơn có liên quan, ta nghĩ cháu còn rất nhiều điều cần phải học. Trong lãnh vực tính dục, Kẻ Thù đòi hỏi con người hai điều có vẻ khó, đó là hoặc tuyệt đối kiêng cữ hoặc chỉ một vợ một chồng. Kể từ

Page 66: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

66 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

chiến thắng lớn đầu tiên của cha chúng ta, chúng ta đã làm cho việc kiêng cữ vô cùng khó khăn đối với con người. Còn tình trạng thứ hai là sống chung thủy một vợ một chồng thì trong mấy thế kỷ qua, chúng ta đã tìm ra được một lối thoát. Các thi nhân và các tiểu thuyết gia đã giúp chúng ta đã đạt được thành quả. Chúng ta đã thuyết phục con người tin rằng cái kinh nghiệm hào hứng, dù thường chóng qua, gọi là “đang yêu” là nền tảng cao quí nhất cho hôn nhân, khiến con người nghĩ rằng phải duy trì tình trạng hào hứng đó thường xuyên, lâu dài, và cho rằng hôn nhân nào không ở trong tình trạng đó thì cũng không còn yếu tố ràng buộc nữa. Ý tưởng này thật ra chỉ là đồ giả, nhái lại ý tưởng “yêu thương” của Kẻ Thù. Toàn thể triết lý của địa ngục dựa trên định đề bảo rằng sự vật này không thể là sự vật kia, đặc biệt, cái ngã thì không thể là cái ngã khác (one self is not another self). Việc lành của tôi là của tôi, việc lành của anh là của anh. Điều tôi được là điều người khác mất. Ngay cả đối với vật vô tri, nó hiện hữu là do đã loại bỏ tất cả những vật khác ra khỏi khoảng không gian nó chiếm cứ. Nếu nó bành trướng thì nó phải xô những vật khác ra chỗ khác, hoặc nó phải hút hay nuốt trửng vật đó vào bên trong nó. Cái ngã (self) làm y như thế. Loài thú nuốt bằng cách ăn thịt con mồi, còn với chúng ta thuộc linh giới thì nuốt là hút hết ý chí và tự do ra khỏi cái ngã yếu hơn để vào trong cái ngã mạnh hơn. “Sống” là “hiện hữu trong giành giựt và cạnh tranh.” Triết lý của Kẻ Thù không có gì khác hơn là nỗ lực duy nhất, liên tục tránh né sự thật rất hiển nhiên trên! Mục tiêu của Ngài là tiến đến tình trạng mâu thuẫn. Sự vật có nhiều, nhưng Ngài làm như thế nào đó mà lại vẫn chỉ là một. Sự thiện của cái ngã này cũng phải là sự thiện của cái ngã khác. Điều bất khả này Ngài gọi là tình yêu, là thứ thuốc vạn năng chán ngắt có thể thấy trong tất cả những gì Ngài làm, ngay cả trong tất cả những gì Ngài là – hay cái Ngài tự nhận. Như vậy, chính Ngài cũng không thỏa lòng về tình trạng hiệp nhất theo toán học. Ngài xưng mình là ba ngôi hiệp một để cho cái tình yêu vô nghĩa kia có đất dung thân trong chính bản chất của Ngài. Ở đĩa cân bên kia Ngài đưa vào trong vật chất cái phát minh thô thiển về sinh thể (organism), trong đó những thành phần vốn có bản chất cạnh tranh lại có thể hợp tác với nhau. Động cơ thật của Ngài nhắm vào tính dục, dùng làm phương pháp truyền sinh của loài người quá hiển nhiên trong cách sử dụng do Ngài tạo ra. Trong quan điểm của chúng ta, tính dục mang tính chất ngây thơ, và cũng chỉ là thêm một cách nữa để cái ngã mạnh hơn chiếm đoạt cái yếu hơn, giống như loài nhện, sau khi giao hợp, nhện cái tức thì xơi tái nhện đực. Nhưng ở trong loài người, Kẻ Thù đã kết hợp một cách vô lối tình thương mến với thôi thúc tính dục giữa hai đối tượng. Ngài cũng khiến cho con cái sinh ra tùy thuộc cha mẹ, đồng thời đặt để

Page 67: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

67THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

trong cha mẹ thôi thúc chăm sóc con, và từ đó nảy sinh gia đình giống như một sinh thể, mà tệ hại hơn nữa là trong cái sinh thể này, các thành viên dù khác nhau nhiều hơn lại càng hiệp một nhiều hơn đầy ý thức và trách nhiệm. Toàn thể sự việc này thật ra chỉ là tạo thêm phương tiện để kéo Tình Yêu vào. Bây giờ mới đến trò đùa đây. Kẻ Thù bảo hai vợ chồng là “một thịt.” Kẻ Thù không hề nói “một hôn nhân hạnh phúc” hay “hai người đó kết hôn vì yêu nhau,” nhưng cháu có thể khiến con người không thèm quan tâm chuyện “nên một” này. Cháu cũng có thể khiến chúng quên điều mà một nhân vật tên Phao-lô, đã không giới hạn chuyện “nên một” vào hôn nhân khi cháu bảo rằng chỉ cần hành vi giao hợp đủ làm hai người nên “một thịt.” Làm như vậy cháu có thể khiến con người chấp nhận những lời ca ngợi hoa mỹ dành cho tình trạng “đang yêu” để mô tả một điều mà thật ra chỉ là hành động giao hợp. Sự thật là ở bất cứ đâu khi người đàn ông liên hệ xác thịt với người đàn bà, thì ở đó, dù muốn hay không, một mối liên hệ tiên nghiệm (transcendental relation) giữa hai con người này được thiết định, khiến họ vui thỏa vĩnh viễn hay chịu đựng muôn đời. Từ lời khẳng định chân thật bảo rằng nếu bước vào mối liên hệ tiên nghiệm một cách phải phép, thường sẽ tạo ra tình thương mến và gia đình, loài người có thể bị dẫn dụ đi đến kết luận cho rằng cái hỗn hợp của cảm mến, sợ hãi và ham muốn, được gọi là “đang yêu” là điều duy nhất làm cho hôn nhân hạnh phúc hay thánh thiện. Kết luận sai lầm này rất dễ tạo ra, vì ở xã hội Âu Tây, tình trạng “đang yêu” rất thường đi trước hôn nhân – vốn là một định chế mà Kẻ Thù đã thiết lập để con người vâng theo kiểu mẫu đó, để bày tỏ lòng trung thành, truyền sinh và thiện chí, giống như xúc cảm tôn giáo thường đi kèm sự qui đạo. Nói cách khác, loài người cần phải được chúng ta khuyến khích để có nhận định rằng nền tảng hôn nhân là những kết quả hôn nhân đã được tô vẽ hào nhoáng. Làm như thế có hai điều lợi. Thứ nhất, con người vốn không được ban khả năng tự kiềm chế sắc dục sẽ không có ý định kết hôn, khi không thấy mình “đang yêu” và cũng vì đã bị chúng ta nhồi nhét ý tưởng cho rằng kết hôn vì bất cứ động cơ nào khác ngoài động cơ “yêu” đều là tầm thường và vị kỷ. Đó chính là điều chúng suy nghĩ. Chúng coi việc trung thành, hỗ tương trợ giúp bạn đời, gìn giữ trinh bạch và lưu truyền dòng giống đều là những thứ thấp thỏi so với cơn bão cảm xúc. (Đừng quên làm cho tù nhân của cháu thấy khó chịu và ác cảm khi nghĩ đến hôn lễ). Thứ hai, bất cứ ham muốn tính dục nào đi kèm với ý định kết hôn thì đều được coi là “yêu,” và yêu sẽ được coi là cái cớ khiến cho anh ta không mang mặc cảm có tội, và cũng cảm thấy được bảo vệ khỏi mọi hậu quả, cho dù anh ta kết hôn với người ngoại, người dại dột hay với kẻ mưu đồ. Ta sẽ viết thêm cho cháu về những chuyện này trong thư sau. Bác thương mến của cháu, Screwtape

Page 68: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

68 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Thưa quí Tòa Soạn, từ năm 83 đến nay, 35 năm. Mỗi lần nhận được Thông Công, tôi vui mừng lắm. Từ Marseilles về Vitrolles, nay về Chelles được 8 năm, đều nhận được qua ba lần thay đổi địa chỉ. Tạ ơn Chúa và chân thành cám ơn Tòa Soạn…..

Trần Fabien / Chelles, FranceRất cám ơn Tòa Soạn suốt bao năm nay đã gửi báo cho tôi, tôi rất vui mừng được biết tin tức Hội Thánh các nơi. Nay tôi đã 82 tuổi không còn đọc được nữa, nhà tôi lại đã qua đời. Xin Chúa ban phước trên quí vị. Kính chào quí vị.

Trần Kim Anh, San Jose, CA.Tòa Soạn xin chân thành cám ơn bà cụ đã dâng hiến rộng rãi cho báo Thông Công. Xin Chúa ban sức khỏe và nhiều ơn phước trên bà cụ.Xin cảm tạ Chúa đã chữa lành bệnh! Ngài thật đã cho tôi nhìn thấy mùa Xuân, và cảm nhận được Ngài luôn ở bên cạnh qua những khó khăn trong đời sống.Hoàng Cindy Nguyen, Santa Ana, CA.Cám ơn Thông Công luôn gửi báo cho chúng tôi. Cảm tạ Chúa đã làm những việc diệu kỳ trong các Hội Thánh Chúa.

Mục sư và Bà Nguyễn Thanh Tuyền DE

Cám ơn Chúa đã ban phước cho gia đình con rất nhiều.

Hứa Hữu Quý, Jacksonville FLCon cảm tạ Chúa luôn ở cùng và ban thêm ơn sức cho gia đình con. Cầu xin Chúa ban phước cho báo Thông Công.

Tú Nguyễn, St Louis, MODear Thông Công MagazineWe don’t forget you and your staff – servants of the Lord Jesus – in our prayers. God bless.

Mr.&Mrs. Luong V Le, Aurora, COHồi xưa con là băng đảng Dragon Family, con đã làm biết bao điều tội lỗi, khiến con trở nên home-less và bệnh tâm thần. Con như người mù không biết tội là gì. Nhưng cảm tạ Chúa, lúc con tin Chúa Giê-xu là Cứu Chúa cuộc đời con, con được Chúa tha tội và chữa lành bệnh, Chúa đã mở mắt nên giờ thấy tội là con tránh xa. Đây là câu Kinh Thánh của con “Ấy là Ngài tha thứ các tội ác ngươi, chữa lành mọi bệnh tật ngươi.” (Thi Thiên 103:3)

Trương Phan, Garden Grove - HT Midway City, California

TS Thông Công đã nhận số dâng hiến của Trương Phan. Chân thành cám ơn.Tòa Soạn Thông Công chân thành cám ơn quí độc giả đã dâng hiến trung tín, rời rộng. Xin Chúa tiếp tục ban ơn lại trên quí vị.*Quý độc giả nào cần thay đổi địa chỉ nhận báo. Xin vui lòng đính kèm địa chỉ cũ. Kính cảm ơn.

Thư Độc Giả

Page 69: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

69THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Gia Đình Mới Trong Chúa

Thông Công chân thành chung vui cùng các gia đình mới

Chờ Ngày Sống Lại

Cụ Mục sư Trí Sự Phạm Xuân Hiển, Anaheim, California, đã yên nghỉ trong Chúa ngày 21/3/2018. Hưởng thọ 85 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 6/4/2018, tại Skyrose Chapel, Rose Hills Memorial Park & Mortu-ary, Whittier, California.

Cụ Bà Nguyễn Văn Thiềm, nhũ danh Lê Thị Pho, nhạc mẫu Mục sư Võ Đình Dương, đã yên nghỉ trong Chúa ngày 6/2/2019 tại Khánh Hòa, Việt Nam. Hưởng thọ 97 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 9/2/2019 tại Khánh Hòa, Việt Nam. An táng tại nghĩa trang gia đình.

Cụ Ông Lê Văn Phấn, Hội Thánh San Gabriel Valley, California., đã yên nghỉ trong Chúa ngày 15/2/2019. Hưởng thọ 84 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 2/3/2019 tại Peek Funeral Home, Westminster, California.

Ông Nguyễn Sỹ Minh, Des Moines, Iowa, đã yên nghỉ trong Chúa ngày 3/3/2019. Hưởng thọ 74 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 9/3/2019 tại McLarens Resthaven Chapel & Mortuary, West Des Moines, Iowa.

Bà Tô Thanh Sang, nhũ danh Lê Hồng Ân, thứ nữ Ông Bà Mục sư Lê Thế Đinh, San Diego, California, đã yên nghỉ trong Chúa ngày 5/3/2019 tại UC San Diego Thornton Hospital. Hưởng dương 42 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 16/3/2019 tại Hội Thánh Tin Lành Giám Lý Wesley, San Diego, California. An táng tại nghĩa trang El Camino Memorial Park, San Diego, California..

Ông Nguyễn Thiện Chí, Wheaton, Illinois, đã yên nghỉ trong Chúa ngày 15/4/2019 tại Central Dupage, Illinois. Hưởng thọ 66 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 20/4/2019 tại Hultgren Funeral Home, Wheaton, Illinois. An táng tại Assumption Cemetery, Wheaton, Illinois.

Cô Diệp Xuân Mơ, trưởng nữ Ông Bà Nguyễn Thành Tánh, Long Beach, California, thành hôn cùng Thầy Trần Xuân Hiển, Anaheim, California, thứ nam Ông Bà Trần Xuân Điềm, San José, California. Mục sư Nguyễn Anh Tài, Viện Trưởng cử hành hôn lễ ngày 8/6/2019, tại Thánh Kinh Thần Học Viện, Anaheim, California.

Cô Alexandra Nguyễn Thọ Diễm My, ái nữ Ông Bà Mục sư Nguyễn Thọ Tuyên, Milpitas, California, thành hôn cùng Thầy Paul Cao Thiên Phong, trưởng nam Ông Bà Mục sư Cao Hữu Trí, Garden Grove, Califor-nia, ngày 5/7/2019 tại Saint Andrews Presbyterian Church, Newport Beach, California.

Page 70: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

70 THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

Cụ Bà QPMS Nguyễn Văn Phách, nhũ danh Trần Thị Nhi, Las Vegas, Ne-vada, đã yên nghỉ trong Chúa ngày 1/6/2019 tại Henderson Hospital, Las Vegas, Nevada. Hưởng thọ 95 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 6/6/2019 tại Davis Funeral Home & Memorial Park, Las Vegas, Nevada.

Ông Nguyễn Thành Nhẫn, Thủ Quỹ Hội Thánh Tin Lành New Orleans, Louisiana, đã nghỉ yên trong Chúa ngày 1/6/2019, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 8/6/2019 tại Mothe Funeral Home, Mar-rero, Louisiana.

Cụ Bà Phan Tồn, nhũ danh Võ Thị Hay, đã yên nghỉ trong Chúa ngày 5/7/2019 tại San Leandro, California, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 13/7/2019 tại Jess C. Mortuary, Castro Valley, California. An táng tại Lone Tree Cemetery, Hayward, California.

Mục sư Trí Sự Trương Văn Được, Phoenix, Arizona, đã nghỉ yên trong Chúa ngày 6/7/2019, hưởng thọ 83 tuổi. Lễ Cầu Nguyện cho tang quyến được cử hành tại tư gia. An táng ngày 13/7/2019 tại Holy Cross Cemetery, Avondale, Arizona. Lễ Tưởng Niệm về Chức Vụ và Đời Sống được tổ chức ngày 14/7/2019 tại Hội Thánh Báp-tít Phoe-nix, Arizona.

Cô Phạm Thị Hồng Xuân, trưởng nữ cố Mục sư và Bà Phạm Xuân Hiển, đã nghỉ yên trong Chúa ngày 7/7/2019 tại Santa Ana, California, hưởng thọ 62 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 13/7/2019 tại Hillside Chapel, Rose Hills Memorial Park & Mortuary, Whittier, California.

Cụ Mục sư trí sự Lư Quang Lâm (Abraham Lu) đã yên nghỉ trong Chúa ngày 8/7/2019 tại Santa Ana, California, hưởng thọ 84 tuổi. Lễ Hỏa Táng lúc 10:00 giờ ngày 27/7/2019 tại Peek Funeral Home, Westminster, CA. Lễ Tưởng Niệm được tổ chức cùng ngày, lúc 12:30 tại Alliance Beatitudes Chinese Church, Westminster, California.

Bà Nguyễn Thị Liễu, hiền thê của Mục sư Bác sĩ Lê Đình Phước, đã nghỉ yên trong Chúa ngày 8/8/2019 tại tư gia, Villa Park, California, hưởng thọ 73 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 17/8/2019 tại Huntington Beach, California..

Ông Lê Văn Nhậm, bào huynh cố Mục sư Lê Văn Hồng, Orlando, Flor-ida, đã nghỉ yên trong Chúa ngày 2/9/2019, tại Orlando, Florida, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 14/9/2019 Good Life Funeral Home, Orlando, Florida. An táng tại Glen Haven Memorial Park, Winter Park, Florida.

Cụ Ông Vũ Đức Chỉnh, Fountain Valley, California, đã nghỉ yên trong Chúa ngày 16/9/2019 tại Memorial Coast Hospital, Fountain Valley, California, hưởng thọ 86 tuổi. Tang lễ được cử hành ngày 28/9/2019 tại St. Paul’s Lutheran Church, Garden Grove, California.

Thông Công cầu xin Chúa an ủi các tang quyến

Page 71: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

71THÔNG CÔNG Năm Th ứ 44 số 227

HỘI THÁNH TIN LÀNHGiáo Hạt Việt Nam Hoa Kỳ

Danh Sách các Hội Thánh và Ân Nhânủng hộ báo Thông Công

HT Akron, Rose Alteration, HT Amarillo, HT Apple Valley, HT Berryessa, BPM HT Mukilteo, Bùi Đoàn Trang, Grace Alliance Church, HT Ân Điển Anaheim, Đại H. Phi, HT Des Moines, Đỗ A. Tuấn, ĐPN Giáo Hạt, Dương P. Thành, Dương Hiếu Thọ, HT Fountain Valley, HT Green ield, HT Harrisburg, AnHue Hirashiki, Nathan Hồ, Hoàng D. Hiệp, Hứa Hữu Quý, Huỳnh An, Huỳnh Lâm, Huỳnh Minh, Huỳnh Thị Nga, HT New Orleans, Lê Chí Hiếu, Lê Thành Long, Lê Thành Lư, Lê Lương, Lê Triết Ryan, Lê Thượng Tứ, Mai Thị Ký, HT Marietta, Kim Lang Marshall, Thủy T. McCusker, HT Midway City, Vi Nails, Ngô Bá Tạo, Nguyễn Văn T. Aileen, Nguyễn Văn Ban, Nguyễn Bảo, Nguyễn V. Đệ. Nguyễn Ngọc Diệp, Nguyễn Em, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn T. Hồng Hoa, Nguyen Cindy Hoàng, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thanh Hy, Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Đăng Minh, Nguyễn Harris Nason, Nguyễn Văn Ngô, Nguyễn Quý Hùng Paul, Nguyễn Quý, Nguyễn Tony Thanh, Nguyễn Năng Tửu, Ông Văn Thiều, HT Orange, Phạm Đức, Mrs. Phạm Xuân Hiển, Phạm T. Hương, Phạm Xuân Nhan, Phan Điệp, Phan Thanh Dinh, Phan Trần Thiện, Phan A. Tuấn, Phan Yến, HT Poway, HT Rockdale, HT San Fernando Valley, HT Cỗng Đồng Seattle, HT Seattle, HT Stockton, Thanh Ramsey, Tiêu Ngan Hoa, Trần Thị Đức, Trần Julie, Trần Anh Kiệt, Trân Lyn, Trần V. Thu, Triệu Thái Sơn, Trịnh Ba, Trương Văn Giao, Trương Ngọc Quý, Trương K. Thiện, Vũ Ann, Vũ Long Biên, Vũ Nguyễn Nam, HT York, Vô Danh.

Số dâng hiến từ 1/1/2019 đến 31/7/2019 $10,650.00 Số chi phí từ 1/1/2019 đến 31/7/2019: In Thông Công số 226 $5,858.25 Bưu phí $1,199.56 Tổng cộng chi $7,057.81 Tồn quỹ lần này $3,592.19

* Chân thành cám ơn quý Hội Thánh và ân nhân xa gần đã ch cực ủng hộ Thông Công về phần tài chánh trong suốt thời gian qua, nhất là một số ân nhân đã dâng hiến rất rời rộng. Xin quý độc giả ếp tục cầu nguyện, dâng hiến và giới thiệu Thông Công. Nguyện xin Chúa ban phước lại trên toàn thể quý vị.

Mục sư Bùi Tất Nhuận, Thủ Quỹ Giáo Hạt

Xin Quý Độc Giả lưu ý:Khi sử dụng bao thư dâng hiến in sẵn của Thông Công. Xin quý độc giả đừng dán tem. Xin cám ơn.

Page 72: Thoâng Coâng · Frédéric Martel trích dẫn câu nói của Giáo hoàng Francis bảo rằng “Đằng sau thái độ nghiêm khắc luôn luôn có cái gì che dấu, trong

NO

N-P

RO

FIT

OR

G.

U.S

. PO

STA

GE

PAID

Ana

heim

, Cal

if.Pe

rmit

No.

188

7

The

Vie

tnam

ese

Dis

tric

t of

The

Chr

istia

n an

d M

issi

onar

y A

llian

ce22

75 W

Lin

con

Aven

ueA

nahe

im C

A 9

2801

Add

ress

Ser

vice

Req

uest

ed