12
ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA NĂM HỌC 2015 – 2016 NỘP HỘI ĐỒNG BỘ MÔN HÓA Câu 1: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là: A. Liên kết ion. B. Liên kết cho nhận. C . Liên kết cộng hóa trị. D. B, C đều đúng. Câu 2: Cho CTCT của 2 chất : CH 3 –CH 2 –OH ; CH 3 –O–CH 3 . Đây là 2 chất: A. rượu B. ete C. đồng đẳng D . đồng phân Câu 3: Số đồng phân của C 5 H 12 là. A. 2 B . 3 C. 4 D. 5 Câu 4: Tên gọi của hợp chất: CH 3 -CH 2 -C(CH 3 ) 3 A. 2,2 - metyl butan B. trimetyl propan C. 2,2 - dimetyl propan D . 2,2-dimetyl butan Câu 5: Đốt cháy một hiđrocacbon thu được 2,24 lít khí CO 2 (đktc) và 2,7g nước thí thể tích oxi tham gia phản ứng là bao nhiêu lít (đktc)? A . 3,92 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 1,12 lít HD Giải: > nên hidrocacbon đem đốt là ankan + O 2 nCO 2 + (n+1)H 2 O Chọn đáp án A. Câu 6: Este X được điều chế từ -aminoaxit và ancol etylic. Tỉ khối hơi của X so với hiđro 51,5. Đun nóng 10,3 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 1,4M, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được chất rắn G (quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). Vậy khối lượng chất rắn G là: A. 11,15 gam B. 32,13 gam C. 17 gam D . 27,53 gam HD Giải: X có dạng H 2 N-R-COOC 2 H 5 => M X =103g => n X =0,1 mol; n NaOH = 0,28 mol H 2 N-R-COOC 2 H 5 + NaOH H 2 N-R-COONa + C 2 H 5 OH 0,1 mol 0,1 0,1

THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Embed Size (px)

DESCRIPTION

hóa học

Citation preview

Page 1: THPT Nguyễn Hữu Cảnh

ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA NĂM HỌC 2015 – 2016NỘP HỘI ĐỒNG BỘ MÔN HÓA

Câu 1: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là: A. Liên kết ion. B. Liên kết cho nhận.

C. Liên kết cộng hóa trị. D. B, C đều đúng.Câu 2: Cho CTCT của 2 chất : CH3–CH2–OH ; CH3–O–CH3. Đây là 2 chất:

A. rượu B. ete C. đồng đẳng D. đồng phânCâu 3: Số đồng phân của C5 H12 là.

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5Câu 4: Tên gọi của hợp chất: CH3-CH2-C(CH3)3 là

A. 2,2 - metyl butan B. trimetyl propanC. 2,2 - dimetyl propan D. 2,2-dimetyl butan

Câu 5: Đốt cháy một hiđrocacbon thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 2,7g nước thí thể tích oxi tham gia phản ứng là bao nhiêu lít (đktc)?

A. 3,92 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 1,12 lítHD Giải:

> nên hidrocacbon đem đốt là ankan

+ O2 nCO2 + (n+1)H2O

Chọn đáp án A.

Câu 6: Este X được điều chế từ -aminoaxit và ancol etylic. Tỉ khối hơi của X so với hiđro 51,5. Đun

nóng 10,3 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 1,4M, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được chất rắn G (quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). Vậy khối lượng chất rắn G là:

A. 11,15 gam B. 32,13 gam C. 17 gam D. 27,53 gam

HD Giải:

X có dạng H2N-R-COOC2H5 => MX=103g => nX=0,1 mol; nNaOH = 0,28 mol

H2N-R-COOC2H5 + NaOH H2N-R-COONa + C2H5 OH

0,1 mol 0,1 0,1

H2N-R-COONa + HCl ClH3N-R-COOH + NaCl

0,1 mol 0,1 0,1

NaOH + HCl NaCl + H2O

0,18 mol 0,18MX=103g => R +89 = 103 => R=14 (CH2) G gồm 0,1 mol ClH3N-CH2 -COOH và 0,28 mol NaCl => mG= 27,53g

Câu 7. Tỷ khối hơi của este X so với hiđro là 44. Khi thủy phân este đó trong dung dịch NaOH thu được muối có khối lượng lớn hơn khối lượng este đã phản ứng. Vậy este ban đầu là:

Page 2: THPT Nguyễn Hữu Cảnh

A. CH3CH2COOCH3 B. HCOOC3H7 C. CH3COOCH3 D. CH3COOC2H5

HD Giải:MX= 88g. Gọi CT của X là RCOOR’ => R + R’ = 44g

+ RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH

=> MRCOONa > MRCOOR’ => R’< 23 => R’ = 15 (CH3) và R= 29(C2H5)=> X là CH3CH2COOCH3 => chọn A Câu 8. Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp:

A. nilon-6,6; nitron B. tơ tằm ; bông C. nilon-6,6 ; bông D. Tơ visco; tơ axetatCâu 9: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 19,455. B. 68,1. C . 17,025. D. 78,4HD Giải:

Giả sử m g hỗn hợp có x mol Ala-Gly-Val-Ala và 3x mol Val-Gly-Val

Ala-Gly-Val-Ala + 4 NaOH muối + H2O

Mol x 4x x

Val-Gly-Val + 3 NaOH muối + H2O

Mol 3x 9x 3xTheo DLBTKL: m + mNaOH = m muối + mH2O

=> (316x + 819x) + 520x= 23,745 + 72x => x= 0,015 mol => m=17,025g => chọn C Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm stiren và p-Xilen thu được bao nhiêu mol khí CO2?

A. 0,6 mol B. 0,8 mol C. 0,7 mol D. 0,5 molHD Giải:Do stiren và p-xilen đều có 8 C nên ta cóSơ đồ phản ứng: C8Hy + O2 8CO2 + H2O

0.1 mol 0.8 molCâu 11: Một hỗn hợp X gồm một anken và một ankin. Cho 0,1 mol hỗn hợp X vào nước brom dư thấy có 0,16 mol Br2 đã tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,28 mol CO2. Vậy 2 chất trong hỗn hợp X là:

A. C2H4 và C3H4 B. C4H8 và C2H2 C. C3H6 và C2H2 D. C3H6 và C3H4

HD Giải:Gọi anken là A (a mol, có số C là m) và ankin là B(b mol, có số C là n ) Do 1 mol A phản ứng với 1 mol Brom và 1 mol B phản ứng với 2 mol Brom => a + 2b= 0,16 mol => a= 0,04 mol ; b= 0,06 mola + b = 0,1 mol= nx

Khi đốt X, theo DLBT nguyên tố nCO2 = nC(A) + nC(B) => 0,28 = 0,04m + 0,06n Ta thấy m=4 và n=2 thỏa mãn C4H8 và C2H2

=> chọn B Câu 12: Anđehit X mạch hở có phân tử khối là 72. Hăy cho biết X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo?

A. 5 B. 2 C. 4 D. 3HD Giải:Gọi CT X là R(CHO)n (n>0)

Page 3: THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Nếu n=1 => R=43 (-C3H7) => có 2 CTCT thỏa mãn n- C3H7-CHO; i-C3H7-CHO Nếu n=2 => R=14 (-CH2-) => 1 CTCT CH2(CHO)2

=> chọn D Câu 13. Cho 28,8 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic và axit axetic tác dụng với Na dư thu được 6,16 lít H2

(đktc). Khi đun nóng 28,8 gam hỗn hợp X có H2SO4 đặc (xúc tác) thu được 17,6 gam este. Tính % về khối lượng mỗi chất trong X và hiệu suất của phản ứng este hóa?

A. 47,92% C2H5OH; 52,08% CH3COOH và hiệu suất 75% B. 47,92% C2H5OH; 52,08% CH3COOH và hiệu suất 80% C. 45,0% C2H5OH; 55,0% CH3COOH và hiệu suất 60% D. 52,08% C2H5OH; 47,92% CH3COOH và hiệu suất 70%

HD Giải:Giả sử X gồm x mol C2H5OH và y mol CH3COOH => Ta có Hệ : mX= 46x + 60y = 28,8 => x= 0,3 mol ; y=0,25 molnX= x+y =2nH2= 0,55

C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O neste = 0,2 mol

Đầu 0,3 0,25 0Phản ứng 0,2 0,2 0Ckn Bằng 0,1 0,05 0,2Hiệu suất tính theo chát nào cho kết quả cao hơn , ở đky là CH3COOH

%H= 0,2/0,25=80% => chọn B

Câu 14. Cho 11 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dăy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Chuyển hóa hoàn toàn 11 gam hỗn hợp đó thành anđehit và thực hiện phản ứng tráng gương thu được tối đa bao nhiêu gam Ag? A. 79,2 gam B. 86,4 gam C. 97,2 gam D. 108 gamHD Giải:Gọi CTTB của 2 ancol là RCH2OH => RCH2OH + Na → RCH2ONa + 1/2H2

=> nX = 2nH2 = 0,3 mol => MX = 36,67g => X phải có x mol CH3OH(M=32) và y mol C2H5OH. => andehit tương ứng là HCHO và CH3CHO. Có mX = 32x + 46y = 11 => x=0,2 mol ; y=0,1 molnX = x+y = 0,3=> mAg=108.nAg=108.(4.nHCHO + 2.nCH3CHO)=108 g => chọn D

Câu 15. Poli etilen (P.E) được điều chế từ chất nào sau đây?A. CH2=CH-CH=CH2 B. CH2=CHCl C. CH2=CH2 D. CH2=CHCN

Câu 16:Tripanmitin có công thức làA. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5.C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 17: Cho các chất sau: xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, mantozơ và saccarozơ . Số chất có cùng công thức (C6H10O5)n là

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.Câu 18: Cho amin X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được muối có phân tử khối bằng 95,5. Công thức của X là

A. C3H9N. B. C4H9N. C. C2H8N2. D. CH6N2.HD Giải:

Do M của muối thu được =95,5 nên trong phân tử có 1 nguyên tử Cl. amin đơn chức

Page 4: THPT Nguyễn Hữu Cảnh

RNH2 + HCl RNH3Cl (-C3H7)Chọn A.

Câu 19. Tơ lapsan thuộc loại tơ A. nhân tạo. B. poliamit. C. thiên nhiên. D. polieste.

Câu 20. Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao được đưa vào trồng. Chất lỏng thu được từ cây cao su gọi là mủ cao su là nguyên liệu để sản xuất cao su tự nhiên có tên gọi là

A. polistiren B. Polietilen C. Poliisopren D. PolibutadienCâu 21. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là

A. 2,97 tấn. B. 3,67 tấn. C. 2,20 tấn. D. 1,10 tấn.HD Giải:Phương trình phản ứng:C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O 162n 3n.63 297n 2 tấn a tấn

tấn

Chọn CCâu 22. Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ lượng khí CO2 hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 40 gam kết tủa. Hiệu suất của quá trình lên men đạt 75%. Giá trị của m là:

A. 60g. B. 30g. C. 48g. D. 58g.HD Giải:

Phương trình phản ứng C6H12O6 2 C2H5OH + 2 CO2

0,2mol 0,4mol

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O0,4mol 0,4mol

Chọn C.Câu 23. Trộn 13,6 gam phenyl axetat với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hòan toàn cô cạn dung dịch được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 8,2 B. 21,6 C. 19,8 D. 21,8HD Giải:

mol

Phương trình phản ứng:CH3COOC6H5 + 2 NaOH CH3COONa + C6H5ONa + H2O0,1 mol 0,2 mol 0,1 mol 0,1 molSố mol NaOH dư = 0,25-0,2= 0,05 molm gam chất rắn = =40*0,05+82*0,1+116*0,1=21,8 gamchọn D

Câu 24. Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?A. Metyl amin B. Điphenylamin C. Anilin D. Amoniac

Page 5: THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Câu 25. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường? A. Propen. B. Toluen. C. Axetilen. D. Stiren.Câu 1: Cho các kim loại: Cs, Fe, Cr, W, Al. Độ cứng của chúng giảm dần theo thứ tự

A. Cr, Fe, Cs, W, Al. B. W, Fe, Cr, Cs, Al C. Cr, W, Fe, Al, Cs D. Fe, W, Cr, Al, CsTrả lời: Độ cứng giảm dần theo thứ tự sau: Cr > W > Fe > Al > Cs đáp án đúng là C

Câu 2: Cho 2 phương trình ion rút gọn: M2+ + X M + X2+

M + 2X3+ M2+ + 2X2+

Nhận xét nào dưới đây là đúng?A. Tính khử: X > X2+ > M. B. Tính khử: X2+ > M > X.C. Tính oxi hóa: M2+ > X3+ > X2+. D. Tính oxi hóa: X3+ > M2+ > X2+.Trả lời: Tính khử giảm dần theo thứ tự sau: X > M > X2+ đáp án A, B sai

Tính oxi hóa giảm dần theo thứ tự sau: X3+ > M2+ > X2+. đáp án đúng là DCâu 3: Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch H2SO4 đặc nguội và H2SO4 loãng?

A. Al B. Ni C. Cu D. FeTrả lời: Al, Fe không tan trong H2SO4 đặc nguội, Cu không tan trong H2SO4 loãng đáp án đúng

là BCâu 4: Xét phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2

Vai trò của các chất trong phản ứng làA. Al là chất khử, nguyên tử H trong H2O đóng vai trò là chất oxi hóa.B. Al là chất khử, nguyên tử O trong NaOH đóng vai trò là chất oxi hóa.C. Al là chất khử, nguyên tử H trong NaOH đóng vai trò là chất oxi hóa.D. Al là chất khử, nguyên tử H trong cả NaOH và H2O đóng vai trò là chất oxi hóa.Trả lời: Al đóng vai trò là chất khử, H trong H2O đóng vai trò là chất oxi hóa đáp án đúng là A

Câu 5: Dãy các kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng làA. Ba, Ag, Cu B. Fe, Cu, Ag C. Fe, Al, Cr D. Mg, Zn, CuTrả lời: Điện phân dd điều chế các kim loại sau Al trong dãy điện hóa đáp án đúng là B

Câu 6: Cho các cặp chất sau: Cr và dung dịch Fe2(SO4)3; dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch AgNO3; K và dung dịch CuSO4; dung dịch KI và dung dịch FeCl3. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là

A. 4. B. 3 C. 2 D. 1.Trả lời: Cr + Fe2(SO4)3 Fe + Cr2(SO4)3

Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag2K + 2H2O + CuSO4 K2SO4 + Cu(OH)2 + H2

2KI + 2FeCl3 I2 + KCl + 2FeCl2

đáp án đúng là ACâu 7: Cho 2,16 gam bột Al vào dung dịch chứa hỗn hợp CuCl2 0,12 mol và FeCl3 0,06 mol sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A. Khối lượng chất rắnA là

A. 5,28 gam. B. 5,76 gam. C. 1,12 gam. D. 7,68 gam.Trả lời:

Al + 3FeCl3 AlCl3 + 3FeCl2

0,02 0,06 0,062Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu0,06 0,09 0,09Vậy Al hết, chất rắn A chí có Cu (0,09.64 = 5,76 gam)

đáp án đúng là BCâu 8: Cho m gam kali vào 300 ml dung dịch KOH 0,5M thu được dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A cần dùng 54,75 gam dung dịch HCl nồng độ 20%. Giá trị của m là

Page 6: THPT Nguyễn Hữu Cảnh

A. 3,9. B. 7,8. C. 11,7. D. 5,85.Trả lời: ;

số mol KOH do K tạo thành = 0,3 – 0,15 = 0,15 = (5,85gam) đáp án đúng là D

Câu 9: Cho 0,672 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M rồi thêm tiếp vào bình 100ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,00 B. 1,50 C. 2,00 D. 2,50Trả lời: ; ;

Ta có: 1 < < 2

Vậy: = (2,00 gam)

đáp án đúng là CCâu 10: Cho 2,7 gam Al vào 100 ml dung dịch NaOH 1,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch HCl 1,8M vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 5,1 gam B. 15,6 gam C. 6,24 gam D. 7,8 gamTrả lời: ; ;

2Al + 2H2O + 2NaOH 2NaAlO2 + 3H2

0,1 0,1 0,1Dung dịch X gồm: NaAlO2 0,1mol và NaOH dư 0,02mol

mol HCl tác dụng với NaAlO2 là 0,18 – 0,02 = 0,16molHCl + NaAlO2 + H2O NaCl + Al(OH)3

0,1 0,1 0,13HCl + Al(OH)3 AlCl3 + 3H2O 0,06 0,02Vậy: (6,24 gam)

đáp án đúng là CCâu 11: Cho 200 ml dung dịch AgNO3 2,5a mol/l tác dụng với 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 amol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,28 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 34,44 B. 28,7 C. 40,18 D. 43,05Trả lời: ; ;

AgNO3 + Fe(NO3)2 Ag + Fe(NO3)3

0,16 0,16 0,16 0,16 0,2a = 0,16 a = 0,8Dung dịch X gồm: AgNO3 dư 0,24mol; Fe(NO3)3 0,16molCho HCl dư vào X kết tủa AgCl 0,24mol (34,44 gam)

đáp án đúng là ACâu 12: Thực hiện phản ứng điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl với cường độ dòng điện là 5A. Đến thời điểm t, tại 2 điện cực nước bắt đầu điện phân thì ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện phân hòa tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot của bình điện phân có 448 ml khí bay ra ở đktc. Giá trị của m là

A. 3,785 gam B. 5,785 gam C. 4,8 gam D. 5,97 gamTrả lời: ;

CuSO4 + 2NaCl Cu + Na2SO4 + Cl2

0,01 0,02 0,01

Page 7: THPT Nguyễn Hữu Cảnh

2CuSO4 + 2H2O 2Cu + 2H2SO4 + O2 (vì dd sau điện phân hòa tan được CuO) 0,02 0,02 0,01H2SO4 + CuO CuSO4 + H2O

0,02 0,02Vậy: m = 0,03.160 + 0,02.58,5 = 5,97 gam

đáp án đúng là DCâu 13: Cho 26,08 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 27,52 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 4,48 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

A. 41,48%. B. 60,12%. C. 51,85%. D. 48,15%.Trả lời: ta có (0,36mol)

Rắn Z + H2SO4 dd chỉ chứa một muối duy nhất Fe dư 4,48 gamZn + CuSO4 Cu + ZnSO4

a aFe + CuSO4 Cu + FeSO4

b b (nếu như Fe không phản ứng thì b = 0)

Ta có hệ (vậy Fe có phản ứng với CuSO4)

đáp án đúng là BCâu 14: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:

A. 17,545 gam B. 18,355 gam C. 15,145 gam D. 2,4 gamGiải Gọi x, y lần lượt là tổng số mol Fe và S trong hỗn hợp (cũng có thể coi x, y là số mol Fe và S đã tham gia phản ứng với nhau tạo ra hỗn hợp trên) Ta có: 56x + 32y = 3,76Mặt khác: ne (cho) = 3x + 6y = 0,48 = ne (nhận) (vì hỗn hợp H bị oxi hóa tạo muối Fe3+ và H2SO4)Từ đó có: x = 0,03; y = 0,065 Khi thêm Ba(OH)2 dư kết tủa thu được có: Fe(OH)3 (0,03 mol) và BaSO4 (0,065 mol).Sau khi nung chất rắn có: Fe2O3 (0,015 mol) và BaSO4 (0,065 mol). mchất rắn = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545 (gam) => ACâu 15: Cho hỗn hợp gồm 6,96 gam Fe3O4 và 6,40 gam Cu vào 300 ml dung dịch HNO3 CM (mol/l). Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và còn lại 1,60 gam Cu. Giá trị CM là

A. 0,15. B. 1,20. C. 1,50. D. 0,12.Giải: Do Cu dư, nên Fe3O4 đã phản ứng hết, ta có dung dịch thu được là Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. Do dd HNO3 nên sản phẩm khử là NO

Bảo toàn electron:

Bảo toàn nguyên tố N: => CM=1,2 (B)

Page 8: THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Câu 16: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp X gồm CO, CO2, H2. Cho X đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 10,0 gam kết tủa và khí thu được gồm CO và H2 có tỉ khối là hidro 6,2. Tính thể tích hỗn hợp khí X:

A. 24,64 lít B. 26,46 lít C. 24,46 lít D. 26,64Giải: Gọi CO: x mol và CO2: 0,1 mol

Ta có: => x=0,4 => VhhX=24,64 lít (A)

Câu 17: Một loại lân có chứa 69,62% canxi đihidrophotphat, còn lại là tạp chất. Độ dinh dưỡng của loại lân này là:

A. 45,75% B. 48,52% C. 39,76% D. 42,25%Giải: Độ dinh dưỡng phân lân được đo bằng hàm lượng P2O5, ta có:

=> D

Câu 18: Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm K2O, KHCO3, Ca(NO3)2, NH4NO3 có cùng số mol vào nước dư, đun nóng nhẹ thu được dung dịch Y chứa 60,6 gam chất tan. Giá trị của m là:

A. 78,84 gam B. 98,55 gam C. 87,60 gam D. 65,70 gamGiải: Gọi x là số mol K2O => dung dịch thu được là KNO3: 0,6 mol

Bảo toàn nguyên tố K: 3x=0,6 => x=0,2=> m = 87,6 Chọn C

Câu 19: Kim loại nào phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội).

A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Ag.Câu 20: Để tách SiO2 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3, SiO2, Al2O3 chỉ cần dùng thêm một hóa chất là:

A. Ba(OH)2 B. HCl C. NaOH D. BaCl2

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?A. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.C. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3.

D. Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4

+).Câu 22: Chọn nhận định sai:

A. HNO3 là chất lỏng, không màu, tan có giới hạn trong nước. B. N2O5 là anhiđrit của axit nitric C. Dung dịch HNO3 có tính oxi hoá mạnh do có ion NO3

-.D. HNO3 là axit mạnh.

Câu 23: Cho dãy các chất và ion: Cl2 , F2 , SO2 , Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+ , S2- , Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là:

A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.Câu 24: Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + O2 (k) ⇄ 2NO (k) ; H > 0.

Để thu được nhiều NO ta có thể thực hiện biện phápA. giảm áp suất chung của hệ. B. giảm nhiệt độ của hệ.C. tăng nhiệt độ của hệ. D. tăng áp suất chung của hệ.

Câu 25: Cho các phản ứng hoá học sau:

Page 9: THPT Nguyễn Hữu Cảnh

(1) HCl + NaOH H2O + NaCl ; (2) CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O; (3) H2SO4 + BaCl2 2HCl + BaSO4 ; (4) H2SO4 + Ba(OH)2 2H2O + BaSO4 ;

(5) 2HNO3 + Ba(OH)2 2H2O + Ba(NO3)2; (6) KOH + KHSO4 H2O + K2SO4. Số phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn: H+ + OH H2O là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.