99
Thu thp, tp hp, lp cơ sdliu qun lý kết qucác dán điu tra cơ bn ngành nông nghip nông thôn Vin Quy hoch và Thiết kế Nông nghip 1 MĐẦU I. SCN THIT LP DÁN BNông nghip và Phát trin nông thôn luôn coi trng công tác điu tra cơ bn vnông nghip, nông thôn trên nhiu lĩnh vc. Nhng năm qua, Bđã giao cho các đơn vtrc thuc trin khai nhiu dán điu tra cơ bn tngun vn ngân sách. Các kết quđiu tra bước đầu đã cung cp thông tin kp thi cho Bphc vqun lý điu hành chung. Tnăm 2001 - 2005, Vin Quy hoch và Thiết kế nông nghip trc tiếp tchc trin khai các dán điu tra cơ bn (khong 25 dán) do BNông nghip và Phát trin nông thôn giao cho, tp trung vào các lĩnh vc sau đây: - Tình hình tài nguyên nông nghip (slượng, cht lượng đất, ngun nước, khí hu...) - Tình hình sdng các ngun tài nguyên nông nghip (hin trng sdng đất và các ngun tài nguyên) - Thc trng kinh tế xã hi, kinh tế nông nghip nông thôn trên cnước, các vùng kinh tế, mt stnh, huyn...). - Thc trng sn xut, tchc qun lý và hướng phát trin mt sngành hàng, vùng chuyên canh trong nông nghip... Kết qucác dán điu tra cơ bn ti Vin do nhiu đơn vtrc thuc phi hp thc hin, qua thi gian tương đối dài, mt sđược lưu trdưới dng sn phm giy (bn đồ, tài liu). Vtài liu, vi khong hai mươi nghìn trang được thhin dưới nhiu font chkhác nhau do đặc thù sdng ca các vùng min, nên vic theo dõi tp hp chưa thng nht. Trong quá trình áp dng công nghmi, mt sbn đồ đã được chuyn đổi hthng phân loi (bn đồ đất), mt sđã được shóa nhưng chưa được chun hóa vmt hta độ và cu trúc cơ sdliu. Vì vy, vi khi lượng sn phm các dán điu tra cơ bn được tiến hành khá ln, song vic tchc qun lý, lưu trkết quchưa thng nht, chưa được khai thác sdng rng rãi và hiu qu. Theo quy định vqun lý điu tra cơ bn ngành nông nghip và phát trin nông thôn hin hành, vic tiến hành thu thp, thng kê, phân loi xlý, chuyn sang dng shoá và xây dng cơ sdliu qun lý tt ckết qucác dán điu tra cơ bn do BNông nghip và PTNT giao các đơn vthc hin t2001- 2005 là rt cn thiết. Để thc hin các yêu cu đó, BNông nghip và Phát trin Nông thôn đã có quyết định s643/QĐ-BNN-KH 13/3/2007 giao cho Vin Quy hoch và Thiết kế nông nghip thc hin dán “Thu thp, tp hp, lp cơ sdliu (csdl) qun lý kết qucác dán điu tra cơ bn ngành nông nghip nông thôn”

Thu th s d li n lý k t qu các d án i u tra c b n ngành ...vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1095Bao cao tong hop co so du... · lưu giữ thủ công, có một số

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 1

MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT LẬP DỰ ÁN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn coi trọng công tác điều tra cơ bản về nông nghiệp, nông thôn trên nhiều lĩnh vực. Những năm qua, Bộ đã giao cho các đơn vị trực thuộc triển khai nhiều dự án điều tra cơ bản từ nguồn vốn ngân sách. Các kết quả điều tra bước đầu đã cung cấp thông tin kịp thời cho Bộ phục vụ quản lý điều hành chung. Từ năm 2001 - 2005, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp trực tiếp tổ chức triển khai các dự án điều tra cơ bản (khoảng 25 dự án) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho, tập trung vào các lĩnh vực sau đây:

- Tình hình tài nguyên nông nghiệp (số lượng, chất lượng đất, nguồn nước, khí hậu...)

- Tình hình sử dụng các nguồn tài nguyên nông nghiệp (hiện trạng sử dụng đất và các nguồn tài nguyên)

- Thực trạng kinh tế xã hội, kinh tế nông nghiệp nông thôn trên cả nước, các vùng kinh tế, một số tỉnh, huyện...).

- Thực trạng sản xuất, tổ chức quản lý và hướng phát triển một số ngành hàng, vùng chuyên canh trong nông nghiệp...

Kết quả các dự án điều tra cơ bản tại Viện do nhiều đơn vị trực thuộc phối hợp thực hiện, qua thời gian tương đối dài, một số được lưu trữ dưới dạng sản phẩm giấy (bản đồ, tài liệu). Về tài liệu, với khoảng hai mươi nghìn trang được thể hiện dưới nhiều font chữ khác nhau do đặc thù sử dụng của các vùng miền, nên việc theo dõi tập hợp chưa thống nhất. Trong quá trình áp dụng công nghệ mới, một số bản đồ đã được chuyển đổi hệ thống phân loại (bản đồ đất), một số đã được số hóa nhưng chưa được chuẩn hóa về một hệ tọa độ và cấu trúc cơ sở dữ liệu. Vì vậy, với khối lượng sản phẩm các dự án điều tra cơ bản được tiến hành khá lớn, song việc tổ chức quản lý, lưu trữ kết quả chưa thống nhất, chưa được khai thác sử dụng rộng rãi và hiệu quả. Theo quy định về quản lý điều tra cơ bản ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện hành, việc tiến hành thu thập, thống kê, phân loại xử lý, chuyển sang dạng số hoá và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tất cả kết quả các dự án điều tra cơ bản do Bộ Nông nghiệp và PTNT giao các đơn vị thực hiện từ 2001- 2005 là rất cần thiết.

Để thực hiện các yêu cầu đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết định số 643/QĐ-BNN-KH 13/3/2007 giao cho Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện dự án “Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu (csdl) quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn”

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 2

Sản phẩm của dự án là kết quả điều tra cơ bản từ cấp hành chính tỉnh, cấp vùng và toàn quốc đã thực hiện được tập hợp chuyển sang dạng số hoá và được lưu trữ và có một cơ sở dữ liệu quản lý toàn bộ số liệu, bản đồ và báo cáo kết quả điều tra. Trước mắt, năm 2008 tiến hành cho phần khối lượng do Viện quy hoạch và TKNN thực hiện từ nguồn kinh phí Bộ cấp; những năm tiếp theo tiến hành ở các đơn vị khác (các Viện Quy hoạch, các Trung tâm... trực thuộc Bộ). Trong thời gian 1 năm, đã tổ chức kiểm kê, tập hợp, phân loại, xử lý tài liệu, chuyển sang dạng số hoá và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản thực hiện từ năm 2001 – 2005 để quản lý toàn bộ tài liệu số liệu, bản đồ và kết quả báo cáo. Để thuận lợi cho công tác quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả các thông tin quan trọng này, dự án còn tạo lập cơ sở dữ liệu để quản lý, khai thác sử dụng chung cho các cơ quan quản lý của Bộ, được sử dụng trên các máy tính cá nhân thông qua các công cụ lưu trữ.

II. MỤC TIÊU DỰ ÁN

- Dự án sẽ tiến hành kiểm kê, tập hợp , xử lý phân loại tài liệu, chuyển sang dạng số hoá và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản đã thực hiện từ năm 2001 - 2005 do Bộ cấp kinh phí cho Viện Quy Hoạch và thiết kế Nông Nghiệp thực hiện để quản lý toàn bộ số liệu, bản đồ và báo cáo kết quả. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin quan trọng này. Hệ thống cơ sở dữ liệu này trước mắt sẽ được khai thác nội bộ (Trong Viện Quy Hoạch-Thiết kế Nông Nghiệp và một số cơ quan Bộ) và được sử dụng trên các máy tính cá nhân

III. PHẠM VI DỰ ÁN

Tập hợp kiểm kê và quản lý toàn bộ kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp do Viện Quy hoạch & TKNN và ở một số đơn vị khác thực hiện từ năm 2001-2005 bằng nguồn vốn Bộ Nông nghiệp quản lý.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

có 2 nội dung chính:

• Thu thập, thống kê, xử lý kết quả các dự án ĐT cơ bản giai đoạn 2001 – 2005 và bổ sung kết quả năm 2006.

• Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý CSDL

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Kết quả thực hiện của dự án là Hệ thống cơ sở dữ liệu các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005 cung cấp các thông tin chủ yếu sau

• Thông tin dưới dạng dữ liệu toàn văn (văn bản) gồm có:

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 3

+ Báo cáo toàn văn dưới dạng số của các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005.

+ Số liệu thống kê và một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế xã hội của các vùng.

• Thông tin dưới dạng dữ liệu bản đồ

+ Bản đồ dạng số có:

- Bản đồ đất các loại.

- Bản đồ Đơn vị đất đai.

- Bản đồ Thích nghi đất đai.

+ Bản đồ dạng ảnh

- Bản đồ đất các loại.

- Bản đồ Đơn vị đất đai.

- Bản đồ Thích nghi đất đai.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 4

PhÇn i

Thu thËp, thèng kª, ph©n lo¹i xö lý kÕt qu¶ c¸c dù ¸n ®iÒu tra c¬ b¶n giai ®o¹n 2001 - 2005

I. HIỆN TRẠNG TƯ LIỆU, TÀI LIỆU BẢN ĐỒ

Từ năm 2001 đến 2005, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã triển khai nhiều dự án điều tra cơ bản nông nghiệp nông thôn trên nhiều lĩnh vực (có phụ lục chi tiết kèm theo), với hàng trăm đầu tài liệu, bản đồ và hàng chục nghìn trang in văn bản. Sản phẩm của các dự án này gồm các báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề, số liệu, bảng biểu và bản đồ. Các sản phẩm này một số đã được số hoá và quản lý trên các phần mềm khác nhau (bản đồ trên Mapinfo, ARC/Info), tài liệu được đánh máy lưu trữ dưới dạng file dữ liệu văn bản nh−ng không đồng nhất về khuôn dạng; một số được lưu giữ ở dạng giấy. Toàn bộ tài liệu bản đồ trên được lưu giữ thủ công, có một số tài liệu bị thất lạc và xuống cấp theo thời gian (mất màu, biến dạng màu, mối mọt...), cần phải đánh máy, chế bản và in ấn lại.

Thực trạng tài liệu bản đồ cho thấy chất lượng tài liệu bị hư hại như: với tài liệu giấy thì bị nhạt màu, đổi màu, gấp nếp, rách, thủng lỗ và mất mát, giòn, mốc ẩm; tài liệu được ghi vào đĩa (mềm, CD) bị gãy, mốc, xước, không đọc được...

Sự xuống cấp và hư hỏng tài liệu gốc do điều kiện bảo quản và xử lý chưa tốt. Đây là nguyên nhân khách quan (điều kiện khí hậu, môi trường bảo quản: ánh sáng, nhiệt độ, nấm mốc, mực in vẽ...). Để giảm thiểu những hư hại này cần có điều kiện kho bãi được trang bị hiện đại hơn. Thiết bị để phục chế tài liệu hiện nay tại Viện vẫn còn thiếu, lạc hậu; chưa thể khắc phục và hạn chế triệt để.

Ngoài ra, phương pháp lưu trữ, sử dụng chưa hợp lý (việc xếp sắp để tìm kiếm chưa khoa học, lưu trữ bằng công nghệ thông tin còn tản mát; chưa xử lý virus, làm sạch thường xuyên; quá trình mượn tài liệu để kế thừa, sử dụng làm tài liệu hỏng, rách...) cũng làm cho tài liệu bản đồ lưu trữ bị xuống cấp.

II. PHÂN LOẠI XỬ LÝ TÀI LIỆU II.1. Hiện trạng lưu trữ tài liệu: Các tài liệu được lưu trữ ở nhiều khuôn dạng khác nhau, có những tài liệu được

lưu giữ ở dạng số, có những tài liệu được lưu giữ trên giấy truyền thống. Trong những tài liệu lưu giữ ở dạng số thì cũng có nhiều khuôn dạng khác nhau. Các tài liệu được phân làm các loại sau

- Tài liệu toàn văn lưu giữ ở dạng số có khuôn dạng *.doc, *.xls - Tài liệu báo cáo lưu giữ ở trên giấy và được đóng quyển - Các tập số liệu điều tra cơ bản.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 5

- Bản đồ được lưu giữ ở dạng số, khuôn dạng lưu giữ trên format Mapinfo, một phần ở format Arc/Info, và một số phần mềm GIS khác

- Bản đồ được lưu giữ trên giấy ở các tỷ lệ 1/100.000, 1/50.000, 1/25.000 II.2. Phân loại tài liệu, bản đồ theo nội dung và danh mục:

Các dự án điều tra cơ bản tập trung vào các lĩnh vực: - Tình hình tài nguyên nông nghiệp (số lượng, chất lượng đất, nguồn nước,

khí hậu...) - Tình hình sử dụng các nguồn tài nguyên nông nghiệp (hiện trạng sử dụng

đất và các nguồn tài nguyên) - Thực trạng kinh tế xã hội, kinh tế nông nghiệp nông thôn trên cả nước, các

vùng kinh tế, một số tỉnh, huyện...). - Thực trạng sản xuất, tổ chức quản lý và hướng phát triển một số ngành

hàng, vùng chuyên canh trong nông nghiệp... Số lượng cụ thể của tài liệu được phân theo nội dung và danh mục bao gồm:

tt danh môc tμi liÖu lÜnh vùc ®iÒu tra

(1) (2) (3)

A C¸c dù ¸n n¨m 2001: §iÒu tra sö dông tµi nguyªn ®Êt

§iÒu tra kinh tÕ-XH

B C¸c dù ¸n n¨m 2002: §iÒu tra tæ chøc qu¶n lý s¶n xuÊt

§iÒu tra tµi nguyªn ®Êt, n−íc

§iÒu tra MH kinh tÕ n«ng th«n

§iÒu tra ngµnh hµng n«ng nghiÖp

§iÒu tra tæ chøc qu¶n lý s¶n xuÊt

§iªï tra thùc tr¹ng SX NLN

C C¸c dù ¸n n¨m 2003: §iÒu tra sö dông tµi nguyªn ®Êt

D C¸c dù ¸n n¨m 2004: §iÒu tra sö dông tµi nguyªn ®Êt

§iÒu tra ngµnh hµng n«ng nghiÖ

Điêu tra thực trang MH tô chức QL SXNN

E C¸c dù ¸n n¨m 2005: §iÒu tra sö dông tµi nguyªn ®Êt

§iÒu tra ngµnh hµng n«ng nghiÖp

Điêu tra thực trang MH tô chức QL SXNN

(Chi tiết theo phụ lục 01)

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 6

II.3. Đánh giá chất lượng tài liệu, bản đồ và phương án xử lý, lưu trữ: Chiếm phần lớn số lượng bản đồ được lưu trữ dưới dạng in giấy đều được vẽ

trên những bản đồ nền photo đen trắng hệ thống toạ độ không rõ ràng, một số được vẽ trên bản đồ nền thành lập theo hệ toạ độ độ cao Nhà nước năm 1972 đặc biệt có những bản đồ được vẽ trên những bản đồ nền thành lập theo hệ hệ thống độ cao Hải Phòng 1962, chất liệu giấy kém, bị ố vàng, mầu sắc không đồng đều; Yếu tố địa vật, địa hình thể hiện không rõ. Đối với những bản đồ này : Khi quét bản đồ, phải xử lý kỹ thuật khá công phu (1 tờ bản đồ phải quét ảnh màu sau khi đã quét đi quét lại nhiều lần, mỗi lần quét là 1 lần thay đổi thông số kỹ thuật để tìm ra độ rõ nét nhất). Với những tờ bản đồ thuộc loại này khi số hoá các lớp thông tin phải mất rất nhiều thời gian cho việc xét đoán địa vật, địa hình, yếu tố thuỷ văn và nắn chỉnh hình học.

Để lưu trữ trong hệ thống toạ độ thống nhất cho các loại bản đồ, quá trình số hoá đều tính đưa về kinh tuyến trục 105º00' múi chiếu 6º

Ngoài những bản đồ được lưu dưới dạng in trên giấy thì tài liệu bản đồ còn được xây dựng và lưu dưới dạng số, toàn bộ các bản đồ này đều lấy bản đồ nền địa hình xây dựng theo hệ toạ độ độ cao Nhà nước năm 1972 lưới chiếu Gauss làm chuẩn, ưu điểm của các loại bản đồ này là chất lượng thể hiện tốt, địa hình địa vật thể hiện rõ, hệ thống toạ độ đảm bảo chính xác cao. Hạn chế của loại bản đồ này là do được xây dựng trên lưới chiếu Gauss, vì vậy để thống nhất và thực hiện các quy định về hệ thống toạ độ quốc gia theo quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ, cần phải tiến hành chuyển đổi toạ độ dữ liệu bản đồ số ở hệ thống toạ độ và hệ quy chiếu (hệ HN-72) và một số toạ độ khác lưu trong cơ sở dữ liệu đưa về hệ thống toạ độ và độ cao quốc gia VN-2000.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 7

PhÇn ii

X©y dùng hÖ thèng c¬ së d÷ liÖu Quá trình xây dựng và xử lý thông tin hệ thống cơ sơ dữ liệu được thực hiện

theo quy trình sau: - Thu thập dữ liệu. - Thiết kế kiến trúc hệ thống và cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu (xây dựng cấu

trúc và xử lý CSDL). - Lưu trữ. - Hiển thị dữ liệu (hoặc triết xuất dữ liệu).

I. XÂY DỰNG KIÉN TRÚC HỆ THÓNG Công đoạn Thiết kế kiến trúc hệ thống và cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu

nhằm tạo ra các chi tiết để hệ thống thông tin đáp ứng được các nhu cầu đã được xác lập trong quá trình phân tích hệ thống, xác định chính xác các dữ liệu cần cho mỗi loại đáp ứng được các yêu câu đề ra. Giai đoạn thiết kế hệ thống cấu trúc thông tin được gọi là giai đoạn thiết kế logic.

Qua giai đoạn thu thập tài liệu cho thấy phần lớn các kết quả điều tra khảo sát đều được lưu giữ dưới dạng bản đồ và các báo cáo. Những tài liệu này có một số đặc điểm cơ bản:

- Khuôn dạng khác nhau: Bao gồm cả những dữ liệu đồ hoạ và dữ liệu toàn văn.

- Mức độ chi tiết và nội dung thể hiện khác nhau. - Khối lượng thông tin lớn.

Với các đặt điểm trên việc Thiết kế kiến trúc hệ thống và cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu của dự án “Thu thập, tập hợp, quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn” phải thoả mãn các yêu cầu đặt ra là :

- Đảm bảo khả năng lưu trữ và xử lý một khối lượng thông tin lớn, trong đó các dữ liệu đồ họa (graphic) chiếm tỷ trọng rất cao.

- Hệ thống có khả năng đáp ứng nhu cầu tra cứu, độ tin cậy và bảo mật cao so với các chuẩn thông dụng,

Từ những yếu tố trên dự án “Thu thập, tập hợp, quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn” đã lựa chọn việc xây dựng kiến trúc hệ thống trên nền công nghệ GIS. Áp công nghệ GIS sẽ phát huy tối đa khả năng sử dụng thông tin của dự án.

I.1. lựa chọn công nghệ 3 phương án lựa chọn công nghệ a). Phương án tự phát triển

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 8

Hệ thống sẽ được tự phát triển hoàn toàn, dựa trên những ngôn ngữ lập trình hệ thống (Visual Basic, Visual C++, Java…) và những thư viện cơ bản của môi trường đồ hoạ.

Ưu điểm: - Hoàn toàn chủ động, tạo ra những sản phẩm theo thiết kế ban đầu; - Hệ thống dễ dàng cho phát triển, không bị lệ thuộc vào các hãng nước ngoài; - Giải quyết tốt vấn đề về bản quyền.

Nhược điểm: Phương án này đòi hỏi phải có một đội ngũ thiết kế và lập trình rất tốt, kết

hợp chặt chẽ giữa tính nghiệp vụ về quản lý chuyên môn và công nghệ thông tin. Hệ thống cần nhiều thời gian để đảm bảo tính ổn định, độ tin cậy và khả năng xử lý dữ liệu lớn;

- Khó khăn để đảm bảo tính mở của hệ thống; - Khó khăn để theo kịp tốc độ phát triển về công nghệ trên thế giới.

b). Phương án tùy biến trên các ứng dụng mở Hệ thống sử dụng những phần mềm của nước ngoài đã thương mại hoá, có

tính mở, cho phép tùy biến ( customization) chỉnh sửa để phù hợp phần mềm có những chức năng phù hợp với yêu cầu thực tế. Ví dụ: MapInfo, GeoMedia, ArcGIS(Arc object).

Ưu điểm: - Hệ thống có tính ổn định và độ tin cậy cao; - Hệ thống được hỗ trợ lâu dài; - Hệ thống đảm bảo khả năng luôn luôn theo kịp sự phát triển của công nghệ; - Hệ thống có tính mở.

Nhược điểm: - Phụ thuộc vào sự phát triển và trợ giúp của hãng bán phần mềm; - Kinh phí đầu tư toàn hệ thống sẽ rất cao nếu tính đến bản quyền cho từng

máy; - Phải chạy theo các lần nâng cấp của các phiên bản phần mềm.

c). Phương án sử dụng thư viện nền Theo phương án này, hệ thống xây dựng thành các ứng dụng độc lập trên

nền các thư viện đã được mua bản quyền của các hãng phát triển công nghệ. Ví dụ : MapX của MapInfo, MapObject, ArcGIS Engine của ESRI.

Ưu điểm:

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 9

- Kết hợp mềm dẻo giữa tính ổn định và độ tin cậy cao của công nghệ nền nước ngoài với khả năng tự xây dựng phát triển các ứng dụng có tính đặc thù.

- Phần mềm chạy trong một môi trường chuẩn hóa, tích hợp với các phần mềm khác trong một nền công nghệ.

- Giải quyết hài hoà giữa vấn đề kinh phí đầu tư xây dựng toàn hệ thống và vấn đề bản quyền.

- Dễ dàng chỉnh sửa, cải tiến hệ thống bằng lực lượng của mình. Nhược điểm: - Cần có một lực lượng luôn luôn sẵn sàng cho phát triển và bảo trì hệ thống. Với đặc thù của công tác quản lý và công nghệ hiện có, phương án (c) là

phương án thích hợp cho việc xây dựng Hệ thống của dự án. Các phương án (a) và (b) sẽ được sử dụng một cách hợp lý trong từng ứng dụng cụ thể.

I.2 Lựa chọn mô hình CSDL và giải pháp phần mềm sử dụng cho việc thiết kế, quản trị cơ sở dữ liệu. Để giải quyết được mục tiêu mà dự án đã đề ra là xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu do vậy yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một mô hình - Hệ quản trị CSDL đảm bảo giải quyết được 2 yếu tố sau:

+ Quản trị dữ liệu không gian (Spatial Data) + Quản trị dữ liệu phi không gian (Non-Spatial Data).

- Hệ quản trị được áp dụng phải giải quyết các vấn đề của một hệ quản trị (DBMS) cho phần dữ liệu phi không gian và cả dữ liệu không gian vì quản trị Spatial-Data có những đặc thù về lưu trữ, xử lý mà một DBMS thông dụng thực tế không đảm đương nổi (các hệ DBMS dùng mô hình CSDL quan hệ làm nền tảng). Đối với việc quản trị dữ liệu phi không gian thì các hệ GIS hiện nay chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra . Do đó cần phải liên kết chúng với nhau để tạo thành một hệ thống quản trị dữ liệu thống nhất.

I.2.1. Các kiểu mô hình cơ sở dữ liệu Các mô hình cơ sở dữ liệu bao gồm các thành phần:

- Thành phần xử lý ứng dụng (Application processing components) - Thành phần phần mềm cơ sở dữ liệu (Database software components) - Cơ sở dữ liệu

Các mô hình về cơ bản là một hình thức toán học gồm có 2 phần (Jeffrey D. Ullman): Một hệ thống ký hiệu để mô tả dữ liệu; Một tập các phép toán thao tác trên dữ liệu đó. Một số loại mô hình cơ sở dữ liệu đang được ứng dụng:

• Mô hình thực thể - liên hệ (Entity-Relationship model) Cho phép mô tả các lược sơ đồ khái niệm của một tổ chức mà không cần

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 10

chú ý đến tính hiệu quả hoặc thiết kế CSDL vật lý được mong đợi ở các mô hình khác. Thông thường người ta thừa nhận rằng “Sơ đồ thực thể-liên hệ” (Entity-Relationship diagram) có thể được chuyển thành lược đồ khái niệm ở một mô hình khác, mà trên đó các hệ thống CSDL thực sự được xây dựng.

• Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational Data model) Mô hình quan hệ dù không phải là mô hình được sử dụng trong các DBMS

đầu tên, nhưng ngày càng đóng vai trò quan trọng kể từ E. Codd đưa ra từ năm 1970. Nói chung nó là mô hình được chọn để cài đặt các CSDL mới. Có lẽ lý do quan trọng nhất làm cho nó trở nên phổ biến chính là việc nó hỗ trợ các ngôn ngữ khai báo, khá đơn giản nhưng hiệu quả cùng với các phép toán trên dữ liệu. Theo cách này, có thể nhận thấy một điều là không giống như các mô hình khác đang cạnh tranh trên thị trường, mô hình quan hệ thuộc loại hướng giá trị. Điều này đến lượt nó lại dẫn đến khả năng định nghĩa các phép toán trên các quan hệ mà kết quả của chúng cũng là các quan hệ. Các phép toán này có thể tổ hợp và phân tách dễ dàng nhờ vào một hệ thống ký hiệu đại số gọi là đại số quan hệ (relational algebra).

Nếu so sánh, có thể thấy các ngôn ngữ dựa trên mô hình hướng đối tượng không có các phép toán được tổ hợp dễ dàng do:

- Đối với mọi mô hình dữ liệu, quan hệ là một phương thức rất tốt để diễn tả câu trả lời. Bởi vì các quan hệ không hỗ trợ đặc tính nhận dạng đối tượng, kết quả của một phép toán tự nó không cùng kiểu với CSDL trong một mô hình hướng đối tượng. Do đó trong các mô hình này, các phép toán không thể áp dụng cho các kết quả của phép toán khác

- Mô hình hỗ trợ kiểu dữ liệu trừu tượng lại sinh ra một cản trở khác. Kết quả của một phép toán thường thuộc về một kiểu mới. Một kiểu như thế lại cần phải định nghĩa các phép toán riêng cho nó, vì thế nó không thể trở thành toán hạng của một phép toán khác ngay lập tức.

• Mô hình dữ liệu mạng (Network Data model) Là mô hình thực thể - liên hệ trong đó các mối liên hệ bị hạn chế kiểu nhị

phân và nhiều-một. Hạn chế này cho phép chúng ta dùng một mô hình đồ thị có hướng cho các dữ liệu. Ở vị trí của các tập thực thể, mô hình mạng đưa ra kiểu mẫu tin logic (logical record type). Một kiểu mẫu tin logic là tên gán cho một tập các mẫu tin, được gọi là mẫu tin logic (logical record). Mẫu tin được cấu tạo bởi các trường (field) chứa các giá trị cơ bản như số nguyên, chuỗi ký tự,… Tập các tên trường và kiểu của chúng cấu tạo nên khuôn dạng mẫu tin (logical record format).

• Mô hình dữ liệu phân cấp Một phân cấp (Hierarchy) chính là một mạng có nhiều cây, nghĩa là một tập

hợp các cây hay gọi là rừng, trong đó tất cả đường nối chỉ đi theo một hướng từ con đến cha.

Bất kỳ một sơ đồ thực thể - liên hệ nào có thể biểu diễn được trong mô hình

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 11

quan hệ và mạng cũng đều biểu diễn được trong mô hình phân cấp. Tuy nhiên có một điều chưa rõ ràng về ý nghĩa của từ “biểu diễn” ở đây. Trong hai mô hình trước, việc chuyển đổi các sơ đồ thực thể - liên hệ đều có đặc tính là các mối liên hệ có thể được mô phỏng dễ dạng qua các phép toán của mô hình, là phép nối trong mô hình quan hệ và phép toán “theo đường nối” trong mô hình mạng. Trong mô hình phân cấp chúng ta chỉ thực hiện được điều đó khi giới thiệu khai niệm “kiểu mẫu tin ảo”.

• Mô hình hướng đối tượng Hiện có một số đề xuất và một vài cài đặt cho những mô hình có đặc điểm

của các ngôn ngữ vấn tin hướng đối tượng; mang nhiều tên khác nhau như mô hình dữ liệu “ngữ nghĩa”, “chức năng”, hoặc “dạng thức”,…Tuy nhiên có một điểm chung là chúng đều hỗ trợ:

- Đặc tính nhận dạng theo giá trị (Object Identity): Các thành phần được xử lý điển hình là những mẫu tin, có địa chỉ duy nhất giống như mô hình mạng và phân cấp.

- Đặc tính nhận dạng theo đối tượng (Complex Object): cho phép xây dựng một kiểu mới bằng các thao tác tạo mẫu tập tin (record formation) hoặc tạo lập tập tin (set formation).

- Phân cấp theo kiểu (Type hierarchy): cho phép các kiểu có thể có những kiểu con (Subtype) và có thuộc tính riêng.

Với mục tiêu sử dụng CSDL nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và khai thác, mô hình CSDL được lựa chọn phải đáp ứng các yếu tố:

- Dễ dàng trong thiết kế và quản trị dữ liệu - Đảm bảo về khả năng dung tích lưu giữ các file raster có kích cỡ lớn - Thuận tích cho việc lập trình các ứng dụng sau này. Qua các phân tích trên, để đáp ứng mục tiêu của dự án, Mô hình CSDL

thực thể - liên hệ là mô hình thích hợp được lựa chọn. Sử dụng Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu và Phần mềm hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng hệ thống: I.2.2. Lựa chọn giải pháp phần mềm a. Giải pháp phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu (Chọn Hệ quản trị dữ liệu)

• Đối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các phương án được xem xét sử dụng là: - Hệ quản trị CSDL Oracle. Hệ này mạnh song việc sử dụng khá phức tạp,

đòi hỏi đội ngũ bảo trì chuyên sâu, có thể có khó khăn đối với các tỉnh hạn chế về nguồn nhân lực. Giá thành khá cao, hệ quản trị này có thể dành cho các CSDL có lượng dữ liệu lớn, điều kiện kinh phí và nhân lực kỹ thuật tốt.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 12

- Hệ quản trị CSDL SQL Server. Thuận lợi trong sử dụng và bảo trì, thích hợp với các CSDL có quy mô vừa. Giá thành hợp lý tuy nhiên hệ quản trị này cũng đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao.

- Hệ quản trị CSDL Microsoft Access được sử dụng đối với CSDL có quy mô trung bình. Ưu điểm là cài đặt và sử dụng đơn giản.

• Phương án được lựa chọn sử dụng là Mircosoft Acess làm hệ quản trị cơ sở dữ liệu do:

- Mircosoft Acess là một trong những hệ quả trị cơ sở dữ liệu tốt. Việc chọn hệ cơ sở này dựa trên những tiện lợi mà nó đem lai, thứ nhất có khả năng bảo vệ được dữ liệu bằng cơ chế của nó, thứ hai là nó rất tiện dùng cho các ứng dụng văn phòng, và dữ liệu không quá phức tạp, điều cực kỳ hữu dụng của gói công cụ này chính là việc nó có thể truy cập và chạy thực thi mà không cần cài bộ Office trên máy client. Và việc update thông tin trên Acess cũng dễ dàng, không quá phức tạp, kinh phí thực hiện thấp.

- Sử dụng Mircosoft Acess làm hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho dự án sẽ rất phù hợp khi mà hệ thống được sử dụng ở một số cơ quan bộ và viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp vì phần mềm sử sử dụng tương đối đơn giản. b. Giải pháp phần mềm GIS

• Lựa chọn công cụ Lựa chọn Mapobjects làm công cụ để quản lý dữ liệu địa lý (GIS) đây là một sản phẩm phần mềm của dòng sản phẩm ArcGis, chuyên về xử lý bản đồ và quản lý dữ liệu bản đồ, là công cụ mạnh cho phép xây dựng các ứng dụng về xây dựng bản đồ và quản lý bản đồ, hỗ trợ khả năng tạo bản đồ theo nhiều chức năng dễ dàng tạo các ứng dụng GIS thành lập bản đồ chất lượng cao.

Mapobjects có lớp các thành phần phầm mềm xây dựng bản đồ cho phép thao tác trên nó vào các ứng dựng khác; có thể kết hợp với các thành phần từ các sản phẩm khác, như vẽ dạng hình khối, đa phương tiện và các đối tượng cơ sở dữ liệu. Các ứng dụng xây dựng phù hợp với các yêu cầu riêng của người sử dụng cuối. Mapobject bao gồm ActiveX control (OCX) nhằm gọi và điều khiển bản đồ và một tập hợp gần 50 đối tượng tự động ActiveX, được sử dụng trong môi trường lập trình windows chuẩn.

Những lợi ích khi sử dụng Mapobjects. o Hiệu suất cao o Dung lượng dữ liệu lớn o Toàn bộ thông tin không gian được đảm bảo chính xác, Mapobjects đảm bảo

lưu trữ nguyên vẹn dữ liệu không gian cũng như đảm bảo nguyên vẹn về hình học của tất cả các dữ liệu không gian. Khi kết hợp với các ứng dụng logic geodatabase, nó cho phép dữ liệu quy mô lớn có thể được tiếp cận và duy trì với bất kỳ lượng người sử dụng nào

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 13

o Quản lý các thông tin không gian toàn diện trên nhiều dạng dữ liệu (vectors, rasters, số liệu điều tra…)

o Hỗ trợ geodatabase và các mô hình dữ liệu của ESRI o Giảm chi phí

Chương trình xây dựng với Mapobjects có thể chạy trên win 95, 98, xp và Vista (nếu mua bản quyền Mapobjets chuẩn).

• Một số tính năng cơ bản của phần mềm Mapobjects được sử dụng: - Hiển thị bản đồ với nhiều lớp layer. - Di chuyển và phóng to thu nhỏ khắp bản đồ. - Vẽ các đặc trưng hình học như điểm, đường, hình elip, hình chữ nhật và

các hình khối; ghi text. - Nhận dạng đặc trưng trên bản đồ bằng con trỏ hay đánh dấu. - Chọn các đặc trưng dọc theo đường và trong các hộp, đường, hình khối

hay hình tròn. - Chọn các đặc trưng trong một khoảng cách của các đặc trưng khác. - Chọn các các đặc trưng với câu lệnh SQL (Structured Query Language). - Tính toán thống kê cơ bản trên các đặc trưng đã chọn. - Truy vấn và cập nhập dữ liệu thuộc tính liên kết với đặc trưng được chọn. - Trả về các đặc trưng với các phương thức riêng biệt như là giá trị bản đồ,

lớp gián đoạn, mật độ điểm, biểu đồ, các sự kiện bằng giái trị Z. - Ghi nhãn các đặc trưng với Text từ các giá trị trong fields; tạo shapefile

mới. - Vẽ ảnh từ ảnh trên không hoặc ảnh không gian. - Đánh địa chỉ vào tìm kiếm địa điểm trên bản đồ. - Dự ảnh dữ liệu của bản đồ có thể thành nhiều hệ tọa độ khác nhau.

• Các kiểu dữ liệu dùng trong Mapobject: Những dữ liệu sau được Mapobjects hỗ trợ:

- Shapefiles - ARC/INFO coverages - Spatial Database Engine™ (SDE™) layers - Computer-aided design (CAD) drawings - Vector product format (VPF) files - Attribute tables - Grid data

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 14

- Image files Kiểu của dữ liệu:

- Định dạng Vector hoặc raster có thể được sử dụng nhằm diễn tả đặc trưng hình học.

Trong đặc trung hình học, dữ liệu dạng vector được miêu tả nhiều trên bản đồ như các điểm, đường và các dạng hình khối. Các điểm miêu tả đặc trưng hình học quá nhỏ để có thể miêu tả bằng dạng đượng hoặc vùng, các đường miêu tả đặc trưng hình học quá hẹp để có thể thể hiện bằng các vùng, và các vùng thì miêu tả đặc trưng hình học lớn.

- Trong dữ liệu Raster, bề mặt của trái đất được chia thành các ô nhỏ, và các đặc trưng miêu tả bằng giá trị của các ô này. Mapobjects có hai kiểu layers là MapLayers và ImageLayers. Nguồn data Vector có thể thêm vào như MapLayers, và Raster có thể thêm vào là ImageLayers.

I.2.3. Lựa chọn mô hình lưu trữ và mô tả thông tin Mô hình lưu trữ dữ liệu để đảm bảo cơ sở dữ liệu có thể sử dụng lâu dài và chia xẻ thông tin với các hệ thống GIS khác. Chuẩn về mô hình dữ liệu lưu trữ và mô tả thông tin của dự án bao gồm:

• Hình thức lưu trữ: Áp dụng mô hình lưu trữ dữ liệu tạp chung • Chuẩn về mô hình dữ liệu: Lựa chọn mô hình dữ liệu vector (có topology) và

raster cho dữ liệu địa lý, mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ cho dữ liệu thuộc tính • Chuẩn về format lưu trữ dữ liệu: Toàn bộ dữ liệu được thống nhất với các

format sau - Đối với dữ liệu vector được lưu trữ theo định dạng format ArcGIS - Đối với dữ liệu raster được lưu trữ theo định dạng format,*. JPG, *.TIF. - Đối với dữ liệu toàn văn được lưu trữ theo định dạng format *DBF.

II. XÂY DỰNG CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU Vấn đề xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu chuẩn cho các Bộ, Ngành và cơ quan

khi xây dựng các ứng dụng GIS đã được đề cập đến trong những năm gần đây, tuy nhiên, hiện tại chưa có chuẩn quốc gia (TCVN) về thông tin địa lý làm cơ sở cho việc xây dựng các ứng dụng GIS và trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan sử dụng GIS. Việc sử dụng các hệ thống GIS và khuôn dạng dữ liệu cũng rất khác nhau giữa các Bộ, Ngành. Do đó, việc trao đổi dữ liệu địa lý và thiết lập các ứng dụng GIS một cách thống nhất hiện tại chưa có cơ sở để thực hiện.

Vì những lý do trên và tham khảo một số cấu trúc đã được xây dựng trước đây dự án đã lựa chọn phương án xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu như sau

Cơ sở dữ liệu trong dự án được chia ra làm 2 loại số liệu cơ bản: - Cấu trúc cho số liệu không gian.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 15

- cấu trúc cho số liệu phi không gian. Mỗi loại có những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu giữ số

liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị. Số liệu không gian mô tả số của hình ảnh bản đồ, bao gồm các đối tượng địa lý, quy luật và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể trên từng bản đồ… Số liệu phi không gian mô tả những diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các số liệu phi không gian là dữ liệu thuộc tính, liên quan đến vị trí địa lý hoặc các đối tượng không gian và liên kết chặt chẽ với chúng trong hệ thống thông tin địa lý thông qua một cơ chế thống nhất chung.

II.1. Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu không gian.

II.1.1. Xây dựng các chuyên đề dữ liệu và các lớp thông tin cho dữ liệu không gian.

Đặc điểm cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống: gồm hai phần cơ bản là dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Mỗi một loại dữ liệu có đặc trưng riêng, khác nhau về yêu cầu lưu trữ, xử lý và hiển thị.

Phân lớp thông tin được lập trên cơ sở phân loại các đối tượng có cùng chung đặc điểm, dựa vào các đối tượng có cùng nội dung thể hiện. Trên cơ sở đó cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu nông nghiệp đã xây dựng thành các chuyên đề thông tin sau:

- Thông tin về chuyên đề hành chính - Thông tin về chuyên đề địa hình - Thông tin về chuyên đề bản đồ đất - Thông tin về chuyên đề sử dụng đất - Thông tin chuyên đề các vùng dự án Trong mỗi chuyên đề này có một hoặc nhiều lớp thông tin (coverage hoặc

layer). II.1.2. Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu vector (dữ liệu không gian).

Cấu trúc dữ liệu được xây dựng theo lớp thông tin và đặc tính của dữ liệu, trên cơ sở tham khảo một số cấu trúc đã công bố (Cơ sở dữ liệu môi trường)dự án đã thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu vector cho hệ thống CSDL như sau.

TT Chuyên đề dữ liệu Các lớp thông tin (coverage) trong chuyên đề

Loại dữ liệu không gian

1. Ranh giới hành chính • Các ranh giới hành chính huyện, tỉnh

• Các mô hình dự án • Các dự án quy hoạch

• Ðường, vùng • Ðiểm • Vùng

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 16

2. Ðịa hình • Bản đồ độ dốc • Ðường bình độ • Ðiểm độ cao • Sông, suối • Hồ, ao

• Vùng • Ðường, vùng • Điểm • Đường • Vùng

3. Đất • Hệ thống phẫu diện • Loại đất

• Ðiểm • Vùng

4. Sử dụng đất • Bản đồ hiện trạng SDĐ • Bản đồ quy hoạch SDĐ

• Vùng • Vùng

II.1.3. Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính Loại cấu trúc này bao gồm các loại dữ liệu được liên kết với dữ liệu địa lý (dữ

liệu thuộc tính) những mô tả về đặc tính, đặc điểm của các đối tượng địa lý xác định • Sơ đồ cấu trúc lớp thông tin bản đồ đất và các lớp thông tin khác được thiết kế như sau:

- Sơ đồ cấu trúc lớp thông tin bản đồ đất: Lớp đồ hoạ: ĐẤT Loại đối tượng: Vùng Nguồn dữ liệu: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

Bảng thuộc tính vùng

Mục tin Tên trường dữ liệu Mô tả mục tin và mã hiệu

Kiểu dữ liệu

Ðộ rộng mục tin

Bản đồ Đất Ký_hieu C 3

Ten_dat C 100

Do_doc C 3

Tang_day N 1

Co_gioi C 1

Mau_chat_da_me C 2

Hinh_thai C 2

Ghi chú :

- Sơ đồ cấu trúc lớp thông tin bản đồ mạng lưới phẫu diện:

Lớp đồ hoạ: PhauDien

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 17

Loại đối tượng: Điểm Nguồn dữ liệu: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

Bảng thuộc tính

Mục tin Tên trường dữ liệu Mô tả mục tin và mã hiệu

Kiểu dữ liệu

Ðộ rộng mục tin

Mạng lưới phẫu diện Tang_dat

pHkcl

OM%

Tong_so%

De_tieu

Ldl/100g_dat

Thanh_phan_co_gioi

Ghi chú :

• Giải thích minh hoạ định nghĩa cấu trúc bảng thông tin thuộc tính : - Lớp đồ hoạ: Tên của lớp đồ hoạ. - Loại đối tượng: Phân loại đối tượng đồ hoạ tổ hợp cùng với bảng thuộc

tính. Có 3 đối tượng đồ hoạ được dùng trong thiết kế này: điểm, đường và vùng. - Nguồn dữ liệu: Bản đồ hay tài liệu trong đó chứa các đối tượng đồ hoạ hay

các thuộc tính của chúng thuộc Cơ quan chủ quản tài liệu nào. - Mục tin: Mô tả ngắn gọn các mục thông tin về các đối tượng đồ hoạ lưu

trữ. - Ðộ rộng mục tin: Ðộ rộng tính bằng ký tự cần để lưu nội dung mục tin

trong bảng cơ sở dữ liệu. - Tên trường dữ liệu: Tên mục tin khai báo trong cấu trúc bảng CSDL. - Tên thay thế (tên khác): được gán cho mục tin. Tên này thường là tên của

mục tin cùng nội dung nhưng ở bảng khác và là khoá quan hệ . - Kiểu dữ liệu: Là kiểu định dạng lưu thông tin trong hệ thống. các kiểu dữ

liệu áp cho các mục tin như sau: Kiểu dữ liệu

(Type) Ðộ rộng (byte) Công dụng Lưu ở dạng

C=Character

D=Date

F=Floating

256

8

4 hoặc 8

Lưu các ký tự số, chữ

Lưu ngày tháng

Lưu các số quá dài

ASCII

ASCII

Nhị phân

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 18

I=Interger

N=Numeric

L=Leading fill

M=Memo

1 đến 16

1 đến 16

1 đến 16

4 hoặc 10

Lưu các số nguyên

Lưu số thập phân nh ký tự

Lưu các số có zero ở trước

Lưu các đoạn văn bản dài

ASCII

ASCII

ASCII

ASCII

Công dụng của các kiểu dữ liệu Floating Point (đối với số thập phân) là rất tiết kiệm và chúng được khuyến dụng ở bất cứ lúc nào/đâu có thể.

Mục tin định nghĩa lại Mục tin định nghĩa lại là một tên mới, kiểu dữ liệu mới hay độ rộng khác quy định lại cho mục tin, tổ hợp hay tập con của các mục tin đang tồn tại. Ðiều này thường hay áp dụng để tạo các khoá duy nhất nhằm truy nhập dữ liệu trong bảng - từ điển đồ hoạ - Look Up Table (*.LUT).

Tóm tắt Mô tả nội dung của các phụ lớp tóm tắt đi kèm với lớp đồ hoạ.

Ghi chú Bất kỳ ghi chú hay chú thích nào về lớp đồ hoạ hay bảng mà không ghi được ở các mục khác.

• Mô tả mục tin và mã hiệu chi tiết của các chuyên đề.

- Mô tả mục tin và mã hiệu lớp bản đồ đất. + Trường ký hiệu đất và tên đất:

Ký hiệu đất Tên đất (mô tả)

Cb Bãi cát ven biển, ven sông

Cc Cồn cát trắng

Cv Cồn cát vàng

Cd Đất cồn cát đỏ

C Đất cát biển

Cz Đất cát giồng

Ch Đất cát san hô

Cm Đất cát có mạch mặn

Mm Đất mặn sú vẹt, đước

Mn Đất mặn nhiều

M Đất mặn trung bình

Mi Đất mặn ít

Mk Đất mặn kiềm

Sn Đất phèn nhiều

S Đất phèn trung bình

Si Đất phèn ít

Phb Đất phù sa được bồi của hệ thống Sông Hồng

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 19

PLb Đất phù sa được bồi của hệ thống Sông Cửu Long

Pb Đất phù sa của các sông khác

Ph Đất phù sa không được bồi có tầng Glây và loang lổ của hệ thống sông Hồng

PL Đất phù sa không được bồi có tầng Glây và loang lổ của hệ thống sông Cửu Long

P Đất phù sa không được bồi không có tầng Glây và loang lổ của các sông khác

Phg Đất phù sa Glây của hệ thống sông Hồng

Plg Đất phù sa Glây của hệ thống sông Cửu Long

Pg Đất phù sa Glây của các sông khác

Phf Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng

Plf Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Cửu Long

Pf Đất phù sacó tầng loang lổ của các sông khác

Pj Đất phù sa úng nước

Py Đất phù sa ngòi suối

P/C Đất phù sa phủ trên nền cát biển

P/F Đất phù sa phủ trên nền đất đỏ vàng

Pb/Pg Đất phù sa phủ trên đất phù sa Glây

PK Đất phù sa ảnh hưởng cacbonnat

J Đất lầy

T Đất than bùn

TS Đất than bùn phèn mặn

X Đất xám trên phù sa cổ

Xa Đất xám trên Macma axit

Xq Đất xám trên đá cát

B Đất xám bạc mầu trên phù sa cổ

Ba Đất xám bạc mầu trên Macma axit

Bq Đất xám bạc màu trên đá cát

Bg Đất xám bạc mầu Glây

Xg Đất xám Glây

Xo Đất xám potzolic

DK Đất đỏ vàng bán khô hạn

XK Đất xám nâu vàng bán khô hạn

Rr Đất đen trên Secpentin

R Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của Bazan

Ru Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hoá của đá bọt và Bazan

Rv Đất đen cacbonat

RdV Đât đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 20

Rp Đất đen trên phù sa cổ

Ft Đất nâu tím trên đá macma bazo

Fe Đất nâu tím trên đá sét mầu tím

Fk Đât nâu đỏ trên đá Macma bazo và trung tính

Fd Đất đỏ vàng trên đá trên đá macma bazo và trung tính

Fu Đất nâu vàng trên đá macma bazo và trung tính

Fv Đât đỏ nâu trên đá vôi

Fn Đất nâu vàng trên đá vôi

Fj Đất đỏ vàng trên đá biến chất

Fs Đất đỏ vàng trên đá sét

Fa Đất vàng đỏ trên đá macma axit

Fq Đất vàng nhạt trên đá cát

Fp Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fl Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

Hn Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính

Hv Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi

Hj Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất

Hs Đất mùn đỏ vàng trên đá sét

Ha Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit

Hq Đất mùn vàng nhạt trên đá cát

A Đất mùn vàng nhạt trên núi cao

Ao Đất mùn vàng nhạt potzon hoá

At Đất mùn thô than bùn núi cao

D Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

K Đất cacbonat

E Đất xói mòn trơ sỏi đá

+ Trường thông tin mô tả tầng dày lớp đất được phân làm 5 mức sau:

Ký hiệu ID (mã) Tính chất (mô tả) 1 Lín h¬n 100 cm

2 Dµy 70 - 100 cm

3 Dµy 50 - 70 cm

4 Dµy 30 - 50 cm

5 Nhá h¬n 30 cm

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 21

+ Trường thông tin về thành phần cơ giới đất. Trường thông tin này mô tả đặc tính các tính chất lý- hóa - sinh học đất như

độ chặt, độ xốp, cấu trúc, độ thấm, khả năng giữ nước, khả năng vận chuyển ẩm trong đất, tính dẻo, năng lượng bề mặt. Có 6 mức phân loại:

Ký hiệu ID (mã) Tính chất (mô tả) a C¸t b C¸t pha c ThÞt nhÑ d ThÞt trung b×nh e ThÞt nÆng g SÐt

- Mô tả mục tin và mã hiệu lớp mạng lưới phẫu diện

Tong_so _( % ) De_tieu(mg/100g _dat)

(l®l/100g_dat ) Thanh_phan_co_gioi(%), kich_thuoc_hat(mm)

Tang_dat

(cm)

pHKCl

OM%

N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ CEC 2-0.02

0.02-0.002

< 0.002

II.2. Xây dựng cấu trúc cơ sở cơ sở dữ liệu phi không gian (dữ liệu toàn văn).

Dữ liệu được lưu theo khuôn dạng *.PDF và được chia thành các bảng, mỗi bảng chứa các thuộc tính của dạng dữ liệu mà bảng ấy lưu.

Dữ liệu ở dạng bảng gồm các thuộc tính như là Năm, Tên, Loại,….và kiểu của thuộc tính. Tên của các thuộc tính để tiếng việt không dấu và viết liền (hình 1)

Hình 1 – Miêu tả thuộc tính của một bảng dữ liệu

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 22

Trong các bảng dữ liệu thường được liên kết bởi khóa là các Năm, hoặc là các Loại (bản đồ - báo cáo – số liệu), chúng được mô tả bảng mối liên kết có thực thể như sau: (hình 2)

Hình 2 – Miêu tả mối quan hệ của các bảng

Từ bảng dữ liệu Table1 muốn truy vấn tới bảng dữ liệu PDF, thực hiện qua khóa “Nam”.

• Thông tin chi tiết được thể hiện qua các trường - Mã dự án - Tên cơ sở dữ liệu - Nội dung điều tra - Đơn vị hành chính (khu vực thực hiện) - Dạng dữ liệu - Năm bắt đầu dự án - Năm hoàn thành dự án - Nguồn gốc tài liệu

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 23

PhÇn iii

xö lý vμ X©y dùng c¬ së d÷ liÖu Xử lý và xây dựng CSDL là công đoạn thứ 3 trong quá trình xây dựng hệ

thống CSDL. Các CSDL trong dự án được phân loại theo theo dạng thông tin gồm: CSDL đồ hoạ và CSDL toàn văn (văn bản). CSDL phân loại theo nguồn thông tin gồm: Thông tin đầu vào như dữ liệu bản đồ (thu thập từ bản đồ trên giấy, bản đồ số, số liệu đo đạc, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh); dữ liệu toàn văn (thu thập từ nội dung các báo cáo, điều tra thực địa, sổ sách tài liệu, hồ sơ, số liệu điều tra cơ bản);

Công đoạn này nhằm chuẩn hoá dữ liệu về cùng một khuôn dạng thống nhất dữ liệu của các khuôn dạng khác nhau được đưa về khuôn dạng đã được thiết kế trong hệ thống. Ngoài ra công đoạn này còn thực hiện việc biên tập và nhập dữ liệu đã được chuẩn hoá vào hệ thống cơ sở dữ liệu

Việc xử lý và xây dựng cơ sở dữ liệu đối với mỗi loại tài liệu cũng cần có các phương pháp khác nhau để có thể phù hợp cho từng loại, các thực hiện được thể hiện tại sơ đồ sau:

DL toàn văn

DL đồ hoạ

Tμi liÖu ë d¹ng truyÒn thèng (c¸c b¶n in trªn

giÊy)

Tµi liÖu ë d¹ng sèTµi liÖu ë d¹ng sè Tμi liÖu ë d¹ng truyÒn thèng (c¸c b¶n in trªn

giÊy)

ChuyÓn ®æi m· ký tù

§Þnh d¹ng, nhËp liÖu ChuyÓn ®æi to¹ ®é về hệthống toạ độ thống

nhất

Scan b¶n ®å

Hiªu chØnh söa chữa d÷ liÖu kh«ng gian vµ d÷ liÖu

thuéc tÝnh

GhÐp ¶nh, xö lý, hiÖu chØnh ¶nh quyet

Xây dựng CSDL

Biªn tËp,xö lý hiÖu chØnh lçi, chuyÓn ®æi vÒ ®Þnh d¹ng chuÈn

Xây dựng CSDL

Convert về cấu tróc CSDL thống nhất

N¾n ¶nh b¶n ®å

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 24

I. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý (đồ hoạ):

I.1. Xử lý các bản đồ đã số hoá (xây dựng CSDL dưới dạng vector) a. Chuyển đổi hệ thống toạ độ bản đồ Toàn bộ bản đồ trong dự án được xây dựng và số hoá từ những năm 2005 về trước cho nên hầu hết các bản đồ đều được xây dựng trên hệ toạ độ và hệ quy chiếu (hệ HN-72) và một số toạ độ khác, ngoài ra còn có những bản đồ được số hoá trên những bản đồ photo cắt dán không có toạ độ. Vì vậy, để thống nhất và thực hiện các quy định về hệ thống toạ độ quốc gia theo quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ, đã tiến hành chuyển đổi toạ độ dữ liệu bản đồ số ở hệ thống toạ độ và hệ quy chiếu (hệ HN-72) và một số toạ độ khác lưu trong cơ sở dữ liệu được đưa về hệ thống toạ độ và độ cao quốc gia VN-2000.

Khi tính chuyển về toạ độ VN - 2000 các bản đồ số đáp ứng các quy định về chuyển đổi toạ độ là:

• Đảm bảo về độ chính xác.

• Đảm bảo về bảo toàn thuộc tính.

Các thuộc tính mô tả ở dạng TEXT được giữ nguyên tức cấu trúc và nội dung của cơ sở dữ liệu không được thay đổi.

Các thuộc tính mô tả đồ hoạ: Ký hiệu về mô tả màu sắc thể hiện vẫn phải giữ nguyên như bản đồ nguồn trong kết quả nhận được.

Để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả, dự án này đã sử dụng phần mềm CIDALA Map Transformation (MapTrans), do Trung tâm Thông tin và Lưu trữ địa chính xây dựng, cho việc tính chuyển bản đồ địa hình số dưới định dạng (format) DGN, MapInfo từ hệ tọa độ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000 và ngược lại. Qua thực tế cho thấy phần mềm vẫn chuẩn xác cho các bản đồ chuyên đề.

Hiện tại, đa số các loại bản đồ được sản xuất ở Hệ toạ độ HN-72, lưới chiếu Gauss, ellipsoid Krasovski. Sau khi ban hành hệ qui chiếu Quốc gia VN-2000, lưới chiếu UTM, ellipsoid WGS-84. Khi áp dụng Hệ quy chiếu VN-2000 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ có yêu cầu chuyển đổi các bản đồ dưới dạng số ở hệ HN-72 sang VN-2000 bằng công cụ phần mềm.

Việc lựa chọn phần mềm MapTrans để tính chuyển nhờ có các ưu điểm sau: • Thao tác trực tiếp trong môi trường đồ hoạ thành lập bản đồ như các phần mềm MicroStation, MapInfo. • Thao tác trực tiếp với các file bản đồ số (không cần phải chuyển sang các định dạng trung gian) dưới các định dạng thông dụng như DGN (MicroStation), TAB (MapInfo).

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 25

• Chuyển toàn bộ toạ độ các điểm của các đối tượng đồ hoạ trên bản đồ từ hệ này sang hệ khác, phép tính chuyển không phụ thuộc vào các điểm nắn như các phương pháp nắn chuyển bản đồ khi sử dụng một số phần mềm quen biết khác (ví dụ MGE) do vậy độ chính xác không bị suy giảm do các nguồn sai số tích luỹ trong thao tác nắn , các đối tượng đồ hoạ không bị biến dạng do tác động của mô hình nắn chuyển được áp dụng (như Affine 1, Affine 2, Helmert ). Với phương pháp xử lý này thì các mảnh bản đồ số ở HN-72 đã được tiếp biên sẽ không phải tiếp biên lại . Đây là lợi thế rất lớn để đảm bảo độ chính xác của bản đồ khi phải ghép nhiều tờ bản đồ ở HN-72 để biên tập một mảnh bản đồ ở hệ VN-2000, do vậy sẽ giảm đáng kể công biên tập , góp phần nâng cao năng suất lao động. • Giữ nguyên các tính chất đồ hoạ của các đối tượng trên bản đồ sau khi chuyển đổi ( kiểu đối tượng, kích cỡ đối tượng và thuộc tính như màu sắc, kiểu đường hay lực nét ... )

Trung tâm Thông tin và Lưu trữ địa chính đã tiến hành thử nghiệm và thẩm định độ chính xác của các bản đồ. Sau khi chuyển (nguồn dữ liệu: Nhà xuất bản Bản đồ và Viện Nghiên cứu địa chính) cho thấy phần mềm MapTrans đảm bảo được sai số cho phép theo qui định kỹ thuật về số hoá và biên tập bản đồ do Tổng cục Địa chính ban hành (quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC ngày 25 tháng 2 năm 2000 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Địa chính ). Tuy nhiên, trên thực tế do các hạn chế về mặt tư liệu nên có một số vùng trong lãnh thổ Việt Nam không đạt yêu cầu về độ chính xác khi chuyển đổi các bản đồ số tỷ lệ lớn từ HN-72 về VN-2000 (các vùng: Tây Quảng Ngãi, Cà Mau, Bình Phước). Việc khắc phục tình trạng này chỉ có thể thực hiện khi lưới địa chính cơ sở trên các vùng trên được tính toán bình sai một cách chính xác trong hệ tọa độ VN-2000.

Các chức năng của phần mềm MapTrans : - Cho phép chuyển đổi hệ qui chiếu từ hệ HN-72 sang hệ VN-2000 và ngược

lại. MapTrans có thể chuyển đổi các bản đồ số trên các kinh tuyến trung ương khác nhau, đáp ứng được cả hai loại múi chiếu 6 độ và 3 độ. Trong quá trình chuyển đổi, người sử dụng ghi lại các log file chứa toàn bộ các giá trị toạ độ của các điểm trên hệ qui chiếu cũ và mới để kiểm tra. - Cho phép chuyển nhiều file tuần tự để tiện lợi cho người sử dụng. Người sử dụng chỉ cần chỉ định thư mục chứa các file muốn chuyển, phần mềm sẽ tự động tìm kiếm các file bản đồ trong cây thư mục đó (không giới hạn số cấp thư mục) và tiến hành chuyển đổi hệ qui chiếu cho các file đó.

Ngoài những bản đồ số hoá có toạ độ địa lý, còn tồn tại những bản đồ số hoá

không có toạ độ. Đối với các bản đồ này để gắn toạ độ có thể dùng các phương pháp chuyển đổi tất cả các bản đồ số chưa có toạ độ về format Microstation, dùng các công cụ nắn chuyển trong Microstation để nắn chuyển.

Có 2 loại dữ liệu vector cần nắn chuyển là:

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 26

- Nắn chuyển các dữ liệu sai về toạ độ - Nắn chuyển biến dạng hình học

b. Hiệu chỉnh và sửa chữa các sai số Sai số dữ liệu là một yếu tố quyết định đến chất lượng CSDL phải đánh giá và xem xét kỹ khi tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số. Đối với những loại ứng dụng khác nhau, sai số dữ liệu cho phép cũng có thể khác nhau. Trong các ứng khác nhau thì sai số của dữ liệu được áp dụng theo các tiêu chuẩn của từng lĩnh vực.

Đối với các dữ liệu đã thu thập được trong dự án, sau khi tiến hành đánh giá và xem xét từng loại dữ liệu chúng tôi đã tiến hành hiệu chỉnh, sửa chữa các lỗi sau:

• Hiệu chỉnh sửa chữa về mức độ đầy đủ của dữ liệu: Tiến hành hiệu chỉnh mức độ đầy đủ của đối tượng, thuộc tính đối tượng và quan hệ giữa các đối tượng trong dữ liệu so với quy định và thực tế gồm :

- Mức độ dư thừa thông tin - Mức độ thiếu thông tin.

• Hiệu chỉnh mức độ phù hợp của dữ liệu với mô hình cấu trúc dữ liệu: cụ thể là mức độ tuân thủ các quy định trong mô hình cấu trúc dữ liệu được đánh giá theo 4 tiêu chí sau:

- Quy tắc trong mô hình cấu trúc dữ liệu khái niệm; - Miền giá trị; - Quan hệ không gian; - Mô hình cấu trúc dữ liệu vật lý;

• Hiệu chỉnh sửa chữa độ chính xác vị trí của đối tượng địa lý gồm: - Độ chính xác tuyệt đối: độ lệch giữa giá trị toạ độ của đối tượng trong dữ

liệu so với giá trị toạ độ đúng. - Độ chính xác tương đối: độ lệch vị trí tương đối của đối tượng trong dữ

liệu so với các vị trí tương đối đúng tương ứng. Vị trí tương đối của đối tượng được hiểu là vị trí của đối tượng đó so với vị trí của đối tượng khác.

• Đánh giá độ chính xác thời gian của đối tượng địa lý: được đánh giá thông qua 3 yếu tố:

- Độ chính xác xác định thời gian: tính chính xác và thể hiện dữ liệu thời gian theo hệ quy chiếu thời gian quy định.

- Tính nhất quán: tính đúng đắn về trình tự của các sự kiện xảy ra theo thời gian

- Tính hợp lệ: chỉ giới hạn về thuộc tính thời gian của đối tượng trong dữ liệu.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 27

• Hiệu chỉnh mức độ chính xác của thuộc tính chủ đề: - Tiến hành hiệu chỉnh và phân loại đúng các giá trị được gán cho thuộc tính

phân loại và các thuộc tính khác của của dữ liệu so với thực tế; - Tiến hành hiệu chỉnh độ chính xác thuộc tính của các giá trị được gán cho

các thuộc tính định tính của dữ liệu.

• Khảng định nguồn gốc, xuất xứ của dữ liệu: - Nguồn thông tin được sử dụng để xây dựng tập dữ liệu - Quá trình xây dựng, cập nhật tập dữ liệu

I.2. Xử lý và xây dựng các dữ liệu từ các bản đồ được lưu trữ dưới dạng giấy.

• Quét ảnh: Đã tiến hành quét (scan), chuyển các bản đồ được lưu trữ trên giấy, phim,

diamat, thành các tập tin dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file), có các định dạng khác như: *.TIFF, *.JPG, *.BMP,...

Để thuận lợi cho công tác xử lý và quản lý bản đồ dự án đã lựa chọn một số định dạng file phổ biến được sử dụng trong các phần mềm sử lý ảnh là:

*.TIFF, *.TIF (Tagged Image File Format) là dạng phổ biến nhất có khả năng lưu trữ các ảnh quét bằng nhiều độ phân giải, dạng màu và kiểu nén khác nhau, đặc biệt là thích nghi với nhiều trình ứng dụng.

*.EPS (Encapsulated Poscipt) thích hợp cho dùng các bản vẽ vector nhưng lại không dùng cho lineart.

*.GIF là dạng dùng để lưu trữ các ảnh gồm 256 màu hoặc 256 các bóng xám.

*.PSP là dạng ảnh nội của Adobe Photoshop. *.JPEG (JPG) là dạng lưu trữ màu sắc hoặc các files thang độ xám. *.PCX được sử dụng trong nhiều chương trình vẽ khác nhau cũng rất thích

hợp cho các ảnh quét và rất thích nghi với cách sử dụng PC (máy tính cá nhân). Các bản đồ giấy được sử dụng trong các dự án là những bản đồ có tỷ lệ trung bình và nhỏ (từ 1/25.000, 1/50.000 hoặc 1/100.000). Các bản đồ này thường có kích thước từ 1500 mm x 2000 mm đến 2000 mm x 2500 mm vì vậy khi tiến hành quét ảnh, đã sử dụng máy quét chuyên dụng khổ lớn, với độ phân giải cao. Ảnh của bản đồ được lưu dưới dạng tập tin ảnh màu với format đã lựa chọn trên, với độ biến dạng ổn định đủ điều kiện cho các khâu xử lý tiếp theo.

• Xử lý, hiệu chỉnh ảnh quét (raster): Hiệu chỉnh ảnh nhằm tăng chất lượng hình ảnh các bước tiến hành:

- Nối các đường đứt nét (các điểm không liên tục) - Quay ảnh, ghép nhiều phần ảnh thành một ảnh hoàn chỉnh - Xoá nhiễu, lấp lỗ hổng, phân lớp, làm béo, làm gầy, vuốt trơn đường

nét

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 28

- Hiệu chỉnh độ sáng tối, tương phản, chuyển đổi ảnh sang các dạng khác nhau...

Để xử lý các ảnh bản đồ trên dự án đã sử dụng các phần mềm xử lý ảnh khác như Imaging, Photoshop.

- Sơ đồ thực hiện công đoạn xử lý và hiệu chỉnh ảnh:

- Thứ tự thực hiện các chức năng tinh chỉnh theo độ ưu tiên như sau:

Lọc nhiễu Lọc biên Lọc xương Xoay ảnh Copy ảnh Ghép ảnh

• Nắn bản đồ. Mục đích: Chuyển đổi các ảnh quét đang ở toạ độ hàng cột của các pixel về toạ độ trắc địa (toạ độ thực - hệ toạ độ địa lý hoặc toạ độ phẳng). Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình thành lập bản đồ số vì nó ảnh hưởng tới toàn bộ độ chính xác của bản đồ sau khi được số hoá dựa trên nền ảnh, toàn bộ công đoạn nắn bản đồ dự án đã sử dụng các công cụ của Microstation.

Tạo lưới Km: Lưới km và lưới kinh vĩ độ được tạo dựa vào toạ độ của các góc khung và khoảng cách giữa các mắt lưới. Lưới Km được sử dụng làm cơ sở cho việc chọn các điểm khống chế khi nắn bản đồ. Với các lưới Km của bản đồ tỷ lệ lớn ta có thể tạo bằng các công cụ của Microstation nhưng với lưới Km và kinh vĩ độ của bản đồ tỷ lệ nhỏ thì bắt buộc phải tạo bằng công cụ Gird Generation của MGE để đảm bảo độ chính xác.

Nắn bản đồ: Để nắn các file ảnh đã chuyển định dạng thành (.rle) của Itergraph ta sử dụng công cụ Warp của irasb. Quá trình nắn này được dựa trên toạ độ của các điểm khống chế trên ảnh, toạ độ của các diểm khống chế tương ứng trên file dgn và mô hình được chọn để nắn (các mô hình nắn đã được viết sẵn trong phần mềm irasb). Trong quá trình nắn ảnh, người sử dụng phải đặc biệt quan tâm đến các sai số chuẩn và sai số giữa khoảng cách thật giữa điểm chuyển đổi và điểm đo người dùng thu thập.

II. Xử lý các dữ liệu toàn văn: Tài liệu toàn văn (dưới dạng báo cáo Document và số liệu) là 1 phần quan

trọng của cơ sở dữ liệu. Sau khi thu thập, phân loại các loại tài liệu, đã tiến hành xử lý toàn bộ các tài liệu ở dạng này để xây dựng CSDL. II.1. Xử lý tài liệu toàn văn và số liệu đã ở dạng số.

Các xử lý này tập trung vào những tài liệu đã được lưu trữ ở khuôn dạng *.doc, *.xls, *.txt, có 3 bước cơ bản là: Chuyển đổi font, Định dạng khuôn mẫu văn bản, Chuyển đổi lưu trữ ở khuôn dạng *.PDF.

Một hoặc nhiều file ảnh quét bản đồ chưa được xử lý

PHÂN HỆ BẢN ĐỒ SƠ KHAI .

Lọc biên, lọc nhiễu, lọc ơ

File ảnh quét đã được xử lý

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 29

a. Bước 1: chuyển đổi mã ký tự Các dự án điều tra cơ bản được thực hiện chủ yếu tại 3 đơn vị sau: - Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. - Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam - Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung Do được thực hiện ở 3 vùng miền khác nhau cho nên các báo cáo số hoá

không thống nhất về định dạng font, các font sử dụng trong các báo cáo phía Bắc là Font ABC, phía Nam là Font VNI, miền Trung đa số là Font Vietware. Vì vậy, cần phải chuyển đổi các dạng font về cùng 1 loại.

Sơ lược các dạng font đã được dùng:

• Font ABC mã TCVN3 - 5712: Là loại font 1 Byte được dùng hầu hết tại các tỉnh khu vực phía Bắc và Hà

nội. Font này tuân thủ theo bảng mã chuẩn quốc gia TCVN 5712 được phát hành năm 1993 và được khuyến cáo dùng trong khối cơ quan nhà nước. Hiện nay các mạng lớn tại Việt nam (Mạng Netnam, TTVN, VNN, ViNet...) đều sử dụng Font ABC, Đây là một trong những font chữ có thể được cài đặt cả trong môi trường DOS, Windows và MacIntosh, Unix.

Nhược điểm của bộ mã (bộ font) ABC: - Không thể hiện được đầy đủ 134 ký tự Việt trong cùng 1 font chữ, gây khó

khăn trong việc soạn thảo cả chữ hoa và chữ thường. Không phân biệt được sự khác nhau giữa chữ hoa và chữ thường.

- Bảng mã TCVN 5712 có một số tranh chấp rất trầm trọng với các ứng dụng phổ thông: Trình duyệt Web của Microsoft Internet Explore 5, Outlook5, Phần mềm chế bản MS Publisher 2000 bị mất chữ ‘ư’, do mã 173 của chữ ‘ư’ được dùng làm ký hiệu thể hiện gạch nối. Phần mềm soạn thảo văn bản Winword bị mất các ký tự ‘ơ’, ‘ả’ khi copy text qua clipboard, 2 mã tiếng Việt này được Winword dùng vào việc hiển thị ngắt dòng cứng và ngắt dòng mềm. Một số các ký tự chế bản khác cũng bị tranh chấp với tiếng Việt. TCVN cũng chiếm mất một số ký tự hay dùng khác như dấu (c) copyright, dấu (tm) Trade Mark. Các lỗi trên sẽ luôn xuất hiện đối với tất cả các phiên bản tiếp theo của các ứng dụng này. Word là chương trình soạn thảo phổ biến nhất hiện nay và Internet Explore 5 là chương trình duyệt Web được dùng rất nhiều trong các ứng dụng trên nền Web trong tương lai, cả 2 ứng dụng này đều có những lỗi với bảng mã TCVN 5712.

- Trong nhiều ứng dụng các ký tự Việt không được coi là thành phần cấu tạo từ, nên thường các từ Việt bị tách ra thành 2 đến 3 từ riêng rẽ (ví dụ từ ‘các’ đối với tiếng Việt là 1 từ, nhưng trong Word lại được coi thành 2 từ riêng mà chữ ‘á’ là dấu phân cách từ).

- Font chữ không được một số phần mềm.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 30

- Không hoà đồng được với các ngôn ngữ khác. - Mã của các chữ hoa và chữ thường không cách nhau 32 đơn vị nên không

tận dụng được các hàm Upercase hay LowerCase. - Tìm kiếm và sắp xếp không được hỗ trợ ở mức hệ thống nên sẽ gây nhiều

khó khăn, không dùng được các hàm chuẩn. Đối với từng hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải xây dựng các hàm riêng để xử lý phần tìm kiếm sắp xếp tiếng Việt.

• Font VNI: VNI, viết tắt của Vietnam-International, một công ty của Việt kiều Mỹ phát

triển các bộ font và bộ mã tiếng Việt theo chuẩn của VNI đề xướng. Mã VNI bao gồm mã 1 byte cho môi trường DOS, bảng mã 2 byte cho môi trường Windows/Unix, bảng mã 2 byte cho môi trường Mac và bảng mã 3 byte cho môi trường hỗn hợp Win/Unix/Mac và thư tín điện tử Internetmã 2 Byte (dấu thanh và nguyên âm dời nhau, được tổ hợp trong khi gõ). VNI là loại font ghép, một số con chữ Việt sẽ được biểu hiện bằng 2 bytes, byte đầu tiên là các con chữ trong bảng chữ cái tiếng Anh, byte thứ 2 là dấu. Vì tiếng Việt chỉ có 5 dấu nên font này cần rất ít mã mở rộng để thể hiện tiếng Việt vì vậy có thể biểu diễn được cả chữ hoa và chữ thường trong cùng 1 font chữ. Do chỉ cần ít mã để thể hiện chữ Việt nên font này thường tuân thủ khoảng cách giữa chữ hoa và chữ thường là 32 do đó có thể sử dụng được các tính năng Capitalize. Font 2 byte được thực hiện nhờ khả năng có độ rộng âm của font chữ TrueType để chập 2 chữ tiếng Anh và dấu tiếng Việt thành một chữ (thực chất là 2 ký tự) nên 1 con chữ Việt thông thường muốn xoá phải xoá 2 lần, 1 lần cho dấu, 1 lần cho chữ gốc.

Nhược điểm của bộ mã (bộ font) VNI: - Thiếu tính nhất quán, mỗi dấu thanh (huyền, hỏi, sắc...) được mã hoá thành 3 số khác nhau , tuy theo từng con chữ mà dấu thanh đi kèm.

- Một con chữ Việt không phải là một thể thống nhất, các phép xoá, dịch chuyển con chỏ đều phải thực hiện 2 lần thay vì phải thực hiện trong 1 lần. Trong nhiều trường hợp ký tự dấu thanh có thể lẫn vào phần phụ âm và gây khó khăn trong soạn thảo tiếng Việt.

- Tìm kiếp, sắp xếp tiếng Việt gặp nhiều khó khăn, không dùng được các hàm chuẩn. Đối với từng hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải xây dựng các hàm riêng để xử lý phần tìm kiếm sắp xếp tiếng Việt.

- Font chữ có dấu không đẹp, do các dấu được ghép vào chữ một cách tự động, máy móc trong lúc gõ nên không thể đẹp và hợp lý bằng con chữ có chữ và dấu được thiết kế từ trước (lúc tạo font).

- Font 2 Byte không thể thực hiện được với font Bitmap (các font hệ thống như MS Sans Serif đều là Bitmap) hoặc font có độ rộng cố định (Fixed font). Khi xử lý (tạo các effect) các đoạn Text mã 2 byte bằng cách co, kéo chữ hoặc giãn cách tự động thì dấu và chữ thường bị tách rời nhau (vì chúng không là 1 thể thống

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 31

nhất). Trong một số chương trình qui định rõ tổng số tối đa ký tự của các trường Text, dữ liệu mã 2 byte có thể vượt quá độ dài cho phép do có thêm các ký tự dấu.

Giải pháp:

Sự không thống nhất về chuẩn font tiếng Việt giữa 3 miền (miền Bắc Font ABC, miền Nam Font VNI, miền Trung Font Vietware) gây khó khăn trong việc trao đổi dữ liệu, văn bản báo cáo và quản lý cơ sở dữ liệu. - Giải pháp trọn vẹn cho tất cả các vấn đề nói trên (khắc phục các lỗi của bộ mã TCVN 5712 và đưa ra khả năng hoà đồng ngôn ngữ) là lựa chọn chuẩn UNICODE 16-Bit, một bộ mã dùng chung cho tất cả các ngôn ngữ trên thế giới trong đó có Việt Nam. Unicode là tiêu chuẩn đã được thế giới công nhận, được cơ quan về chuẩn của thế giới ISO thông qua, Unicode tương thích hoàn toàn với tiêu chuẩn ISO 10646. Unicode cũng được các hãng hàng đầu về CNTT ủng hộ và phát triển: Microsoft, IBM, Sun System.

Để khắc phục sự thiếu thống nhất sử một bộ font và thực hiện QuyÕt ®Þnh sè 72/2002/Q§-TTg 10/06/2002 cña Thñ t−íng ChÝnh phñ vÒ viÖc thèng nhÊt dïng Bé m· c¸c ký tù ch÷ ViÖt theo tiªu chuÈn TCVN 6909:2001, dự án đã chuyển đổi toàn bộ các báo cáo sử dụng các font khác nhau về cùng 1 dạng là font Unicode

• Giới thiệu về Bộ mã UNICODE: Tiếng Việt có tất cả 134 ký tự đặc thù Việt, do đó 128 giá trị của phần mở rộng không đủ để mã tất cả các con chữ Việt. Vì vậy đã xuất hiện nhiều giải pháp khác nhau nhằm mã hóa tiếng Việt trong khuôn khổ bảng mã 8-Bit. Có thể chỉ sử dụng chữ thường trong bản mã, tức là chỉ cần 67 giá trị, còn chữ hoa được thể hiện bằng cách dùng Font chữ hoa. giải pháp này được dùng trong TCVN 5712-1993 (VN3) mà Font chữ ABC là 1 ví dụ. Giải pháp tổ hợp là dùng 2 ký tự: ký tự nguyên âm và ký tự dấu ghép lồng vào nhau. Ví dụ chữ ‘á’ được tạo thành bởi ký tự ‘a’ và ký tự dấu sắc (‘) mà font chữ VNI là ví dụ tiêu biểu. Cả 2 giải pháp này về tiếng Việt đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, (xem thêm phần phân tích các ưu nhược điểm này trong Vietkey Help).

Bảng mã 8-bit với 256 giá trị không thể đủ chỗ để mã các ký tự của các ngôn ngữ dùng chữ tượng hình như tiếng Hán, Tiếng Nhật, Hàn quốc... Từ trước đến nay đã có nhiều giải pháp khác nhau để mã hoá các ký tự của các ngôn ngữ này trên máy vi tính, tuy nhiên những giải pháp này thường dùng kỹ thuật tổ hợp hoặc các chuỗi ký tự điều khiển (Esc) khá phức tạp và quan trọng hơn cả là các giải pháp này không tương thích với nhau. Do đó việc sử dụng đồng thời các ngôn ngữ trong cùng 1 văn bản và trong cùng 1 font chữ thường không thể hoặc rất khó khăn khi thực hiện. Unicode ra đời đã khắc phục các nhược điểm nói trên và để xây dựng một bộ mã chuẩn vạn năng dùng chung cho tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 32

Cộng đồng Unicode được thành lập vào năm 1991 như 1 tổ chức phi lợi nhuận nhằm phát triển chuẩn Unicode, các thành viên của Unicode công xoóc xiông bao gồm các công ty hàng đầu của thế giới trong lĩnh vực phần mềm như Adobe, Aldus, Borland, Digital, GO, IBM, HP, Lotus, Metaphor, Microsoft, NeXT, Novell, Sun, Symantec, Taligent, Unisys, and WordPerfect... Unicode là bộ mã ký tự 16-Bit, tương thích hoàn toàn với chuẩn quốc tế ISO/IEC 10646-1; 1993. Với 65.536 ký tự Unicode hầu như có thể mã hoá tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Ngoài ra với cơ chế mở rộng UTF-16 Unicode và chuẩn ISO 10646 còn cho phép mã hoá hơn 1 triệu ký tự mà không cần phải dùng đến mã điều khiển Escape.

Phiên bản mới nhất hiện nay là Unicode 2.1 (Bản 3.0 đang chuẩn bị phát hành) bao gồm các ngôn ngữ thuộc họ la-tinh, và Greek, Cyrillic, Armenian, Hebrew, Arabic, Devanagari, Bengali, Gurmukhi, Gujarati, Oriya, Tamil, Telugu, Kannada, Malayalam, Thai, Lao, Georgian, Tibetan, Japanese Kana, the complete set of modern Korean Hangul, and a unified set of Chinese/Japanese/Korean (CJK).

Chuẩn Unicode mô tả các ký tự ngôn ngữ, các dấu chấm câu, dấu phụ, ký hiệu toán học, các dấu mũi tên và các ký hiệu Dingbats. Hiện nay Unicode đã định nghĩa khoảng 39 000 ký tự. Còn khoảng 18.000 ký tự sẽ được định nghĩa nay mai, 917 504 ký tự có thể được định nghĩa nếu dùng cơ chế mở rộng UTF-16. 6.400 chỗ được dành ra cho các hãng sử dụng với các mục đích riêng của mình. UTF-16 cũng dành ra 131.072 ký tự để dành cho những mục đích dùng riêng. Các chuẩn mã hoá ký tự không chỉ định nghĩa các mã của các ký tự, giá trị số, và vị trí của các ký tự mà còn định nghĩa cả cách biểu diễn các mã ký tự dưới dạng bit. Unicode và ISO-10646 quy định 2 cơ chế, khuôn dạng chuyển đổi là UTF-8 và UTF-16.

Một số đặc điểm của Unicode: - Mỗi ký tự trong bảng mã Unicode đều có độ dài cố định là 16 Bit, nhờ đó

Việc xử lý các xâu ký tự Unicode rất đơn giản không phức tạp như các giải pháp dùng chuỗi ký tự điều khiển, phải có những thuật toán tương đối phức tạp để nhận diện ký tự trong 1 chuỗi các Byte. Trong khi đó với Unicode mỗi ký tự có độ dài đúng 2 Byte nên có thể định vị rất dễ dàng các vị trí của ký tự trong chuỗi Byte cho trước.

- Unicode tránh đến mức tối đa việc định nghĩa dư thừa, trùng lặp. Ví dụ ký tự ‘é’ chỉ có 1 mã duy nhất dùng chung cho cả ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Czech, ....cũng chính vì thế nên hệ thống chữ Việt có các mã nằm rải rác ở nhiều ví trí không liền nhau. Tiếng Hán, Nhật và Hàn có khoảng 10 nghìn ký tự trùng nhau nên chúng được dùng chung cho cả 3, tuy nhiên trong Unicode vẫn có các vùng riêng để định nghĩa những ký tự đặc thù của 3 ngôn ngữ này.

- Unicode về cơ bản không quy định việc bố trí các ký tự theo quy định sắp xếp của các ngôn ngữ, điều này cũng là hệ quả của việc tránh định nghĩa các ký tự

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 33

dư thừa do phải tận dùng các ký tự dùng chung nên không thể bố trí các ký tự theo từng vùng riêng cho từng ngôn ngữ được. Hơn nữa thực tế với nhiều ngôn ngữ phải dùng những thuật toán riêng để sắp xếp chứ không thể sắp xếp theo thứ tự của chúng trong bảng chữ cái (tiếng Việt là 1 điển hình). Chính vì vậy bảng mã tiếng Việt trong Unicode có các ký tự Việt nằm rải rác ở nhiều nơi và không theo 1 trình tự sắp xếp nào.

Unicode đã được cài đặt trong các hệ điều hành Windows NT, Windows 9.x, MacIntosh (MacOS 8), BE OS, Linux, SGML, XML, Jade...

Windows NT sử dụng Unicode như là nền tảng trong hệ điều hành, các xâu ku tự được xử lu như là xâu Unicode, Resource, tên File trong NTFS cũng là Unicode. Tuy nhiên để tăng tUnh tương thUch Windows NT vẫn ca các hàm API để xử lu ku tự mã 8-Bit. Windows NT 5.0 hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ khác nhau trong đa ca cả tiếng Việt. Ngược lại, Windows 9.x không lấy Unicode làm nền tảng nội tại trong hệ điều hành, tuy nhiên Win9.x lại ca 1 số hàm hỗ trợ cho việc xử lu và hiển thị mã Unicode.

Muốn sử dụng được Unicode cần phải có những phần mềm hỗ trợ hiển thị hoặc cho phép gõ ku tự theo chuẩn Unicode, ngoài ra cũng cần phải có Font chữ Unicode được cài đặt trong hệ thống.

Hiện nay trong môi trường Windows, bộ MS Office 2000 (Word, Excel, Powerpoint...) hỗ trợ rất tốt bộ mã Unicode. Trong môi trường Mạng Internet Expolore 5.0 cũng cho phép hiển thị các trang Web được thiết kế theo chuẩn Unicode.

Để khắc phục tình trạng không thống nhất về font dạng, dự án đã tiến hành chuyển đổi mã font chữ: hiện tại đây là cầu nối các chương trình tiếng Việt với nhau. VietSpell là công cụ có thể chuyển các văn bản soạn dạng text từ nhiều hệ sang mã UNICODE. Đây là tiện ích khá mạnh, VietSpell có thể chuyển đổi văn bản soạn thảo bằng Winword giữ nguyên được các thuộc tính trang trí và các định dạng font.

b. Bước 2: Định dạng cho các dữ liệu toàn văn khi tiến hành nhập liệu.

* Format định dạng: Định dạng được áp dụng cho các dữ liệu được xây dựng trên format *.doc

* Định dạng trang văn bản: - Khổ giấy: Văn bản được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). - Kiểu trình bày: + Văn bản trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in

theo chiều dài).

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 34

+ Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).

- Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) + Trang mặt trước: Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm;

Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30-35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15-20 mm.

+ Trang mặt sau: Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm;

Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 15-20 mm;

Lề phải: cách mép phải từ 30-35 mm. - Số hoá số liệu, báo cáo chuyên đề. - Chuyển đổi format để lưư trữ.

c. Bước 3: Chuyển đổi khuôn dạng tài liệu số hoá (tài liệu văn bản điện tử toàn văn) để lưu trữ và quản lý

Do hầu hết các tài liệu trên được sử dụng công cụ soạn thảo văn bản dựa trên phần mềm Microsoft Word, Microsoft excel và một số tài liệu điện tử được tạo lập và lưu trữ dưới khuôn dạng tài liệu *.txt của Micrsoft. Tuy nhiên để sử dụng và trao đổi những khuôn dạng này có một số nhược điểm sau:

- Tài liệu lưu trữ và trao đổi dưới dạng format *.doc và một số dạng format khác dễ dàng bị thay đổi nội dung, không có khả năng xác thực nguồn gốc tạo lập

- Các tài liệu dưới dạng format *.doc và *.txt… thường chứa các các thông tin ẩn, các macro khả năng lây nhiễm virus là rất lớn do đó không nên dùng các tài liệu có các format trên để lữu trữ, trao đổi với các hệ thống khác (trừ khi các tài liệu đó đang được luân chuyển trong nội bộ cơ quan đơn vị để hoàn thiện và xử lý.

- Việc sử dụng khuôn dạng có format *.doc đòi hỏi phải tuân thủ quy trình soạn thảo, số hoá và lữu trữ chuẩn. đây là một việc khó khăn cho việc lưu trữ và triển khai ở các bước tiếp theo của dự án

Với các lý do trên, việc chọn dạng tài liệu có khuôn dạng *.doc để lưu trữ và trao đổi là không phù hợp. Dự án đã lựa chọn sử dụng format để lưu trữ và trao đổi đó là format PDF (Portable Document Format).

Lưu trữ và trao đổi bằng Format PDF có các ưu điểm sau: - Tài liệu có khuôn dạng PDF có thể được hình thành dễ dàng từ các tài liệu

ở khuôn dạng *.doc chuyển đổi và định dạng như tài liệu gốc.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 35

- Tài liệu dưới dạng các hình ảnh đặc thù cũng có thể lưu trữ ở khuôn dạng *.PDF

- Tài liệu đã lưu dữ ở Format *.PDF không thể thay đổi đối với các tài liệu cần độ xác thực cao thì đây là một giải pháp tối ưu

- Một số tài liệu ở dạng đặc biệt và các tài liệu không có bộ gõ tiếng việt tương ứng thì cũng có thể dùng khuôn dạng *.PDF để lưu trữ vì các tài liệu này có thể được số hoá từ các bản gốc bằng cách scan.

- Tài liệu dưới dạng *.PDF rất dễ sử dụng và xuất ra máy in.

II.2. Xử lý tài liệu toàn văn và số liệu được lưu giữ trên giấy. a. Phân loại tài liệu

Trong các tài liệu toàn văn lưu giữ trên giấy được tổng hợp chủ yếu ở các dạng: - Dạng báo cáo dưới dạng ký tự. - Các sơ đồ, biểu đồ mầu và đen trắng. - Hình ảnh minh hoạ. - Bảng biểu số liệu. Việc phân loại cụ thể từng loại tài liệu nhằm lựa chọn phương pháp xử lý

cho phù hợp. b. Xử lý số hoá tài liệu • Để xử lý, số hoá và các tài liệu được lưu giữ trên giấy thì có thể tiến hành

bằng hai phương pháp sau. - Phương pháp thứ nhất: Quét hình – scanning cho ra sản phẩm số hoá ở

dạng hình ảnh. Phương pháp này được áp dụng cho những tài liệu đặc thù cần được giữ nguyên dạng và những tài liệu khó mã hoá hoặc chuyển đổi.

- Phương pháp thứ hai: Cho ra một sản phẩm dạng số hoá văn bản bằng cách mã hoá các ký tự trên các phần mềm chuyên dụng.

Đối với các tài liệu có đầy đủ cả 2 dạng là ký tự và hình ảnh hoặc các ký tự đặc biệt như các tài liệu có trong dự án thì cần áp dụng đồng thời cả 2 phương pháp trên và được thực hiện theo các bước sau

+ Bước 1: Tiến hành Quét hình – scanning Để tiến hành quét hình - scanning, tiến hành phân tách những tài liệu cần

được giữ nguyên dạng gốc bao gồm: Các sơ đồ, bản đồ; Biểu đồ; Ảnh cảnh quan; Ảnh phẫu diện đất. Các dữ liệu trên được xử lý quét và lưu giữ dưới dạng ảnh, dữ liệu ảnh quét được thống nhất theo khuôn dạng: Độ phân giải: 200 – 300 dpi; Format định dạng ảnh: *.jpg, *.tif; Chất lượng: Rõ nét, chính xác, toàn cảnh (đầy đủ).

+ Bước 2: Số hoá văn bản

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 36

Đối với các tài liệu toàn văn ở dạng ký tự (chữ thông thường), sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tiến hành nhập liệu theo khuôn dạng đã được thống nhất gồm: Format định dạng: *.doc; Định dạng trang văn bản theo các tiêu chí:

Khổ giấy: Văn bản được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). Kiểu trình bày: Văn bản trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 Định lề trang văn bản + Bước 3: Tổng hợp chuyển đổi định dạng Tổ hợp 2 dạng dữ liệu ký tự đã mã hoá và ảnh quét trên về một format

thống nhất và chuyển đổi định dạng về format *.PDF theo quy trình giống như đối với việc xử lý dữ liệu toàn văn ở dạng số.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 37

PhÇn iv

tæ chøc khai th¸c hÖ thèng

I. tæ chøc hÖ thèng. I.1. Mô hình tổ chức hệ thống a. Tổ chức chung Trong giai đoạn trước mắt, hệ thống được tiếp nhận và thực hiện quản lý chủ yếu ở một số cơ quan quản lý thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp. b. Trang thiết bị Hệ thống được vận hành trên PC :

• Phần cứng: - Bộ vi xử lý ( CPU ): 1 GHz 32-bit (x86) hoặc 64-bit (x64) - Bộ nhớ hệ thống ( RAM ) 1 GB - Bộ xử lý đồ hoạ DirectX 9 với WDDM driver và pixel shader 2.0 - Bộ nhớ đồ hoạ 128 MB - Ổ cứng 40 GB (trống 25 GB ) - Ổ quang DVD-ROM

• Hệ điều hành: Sử dụng Hệ điều hành Windows.

• Phần mềm nền tảng: Microsoft .NET Framework v1.1 c. Vận hành • Hệ thống chứa khối lượng thông tin rất lớn (bao gồm cả phần đồ họa và thuộc tính). Vấn đề an toàn và bảo mật dữ liệu cần được quân tâm. Các biện pháp đảm bảo an toàn dữ liệu nhằm giải quyết các vấn đề sau:

- Tính tin cậy của dữ liệu: Đảm bảo dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống đúng là dữ liệu đã được dưa vào, không bị sửa đổi thay thế, không mâu thuẫn giữa các khối thông tin khác

- Tính bảo mật: Đảm bảo khả năng phân cấp truy cập dữ liệu, người không đủ thẩm quyền không được phép truy cập vào dữ liệu mình không được phép.

- Tính kịp thời: Dữ liệu luôn sẵn sàng để truy cập bất kỳ khi nào có yêu cầu.

• Các biện pháp áp dụng để đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu: - Biện pháp an toàn vật lý:

+ Hệ thống được bố trí ở những nơi có các thiết bị chống nóng, chống ẩm,...

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 38

+ Đảm bảo các quy định quản lý và sử dụng máy móc, thiết bị. - Biện pháp an toàn hệ thống:

+ Hệ thống: Thực hiện bảo trì về Hệ điều hành, Cơ sở dữ liệu, Anti Virus, ...

+ Bảo đảm việc sao lưu dữ liệu và hệ thống. + Phần mềm: bảo trì và nâng cấp hệ thống (khi có yêu cầu).

- Biện pháp bảo mật dữ liệu: Được thực hiện cho hệ thống CSDL là phương pháp xây dựng tầng mã hóa, phân quyền truy cập đến mức dữ liệu. Xây dựng tầng mã hoá có hai giải pháp được triển khai là:

+ Bảo vệ dữ liệu trong CSDL ở mức độ tập tin, chống lại sự truy cập trái phép vào các tập tin CSDL bằng hình thức mã hóa, giải pháp này được áp dụng đối với những tài liệu đơn giản và không cần mức độ bảo mật cao.giải pháp này không cung cấp mức độ bảo mật truy cập đến CSDL ở mức độ bảng (table), cột (column) và dòng (row)

+ Mã hóa cấp tập tin ở mức ứng dụng. Giải pháp này xử lý mã hóa dữ liệu trước khi truyền dữ liệu vào CSDL. Những vấn đề về quản lý khóa và quyền truy cập được hỗ trợ bởi ứng dụng. Truy vấn dữ liệu đến CSDL sẽ trả kết quả dữ liệu ở dạng mã hóa và dữ liệu này sẽ được giải mã bởi ứng dụng. Giải pháp này giải quyết được vấn đề phân tách quyền an ninh và hỗ trợ các chính sách an ninh dựa trên vai trò (Role Based Access Control – RBAC).

- Biện pháp Đăng ký quyền truy nhập với người sử dụng.

I.2. Chức năng của hệ thống • Chức năng chuẩn hóa dữ liệu - Chuẩn hóa dữ liệu về cùng một khuôn dạng thống nhất (Do dữ liệu

của các format khác nhau về cùng khuôn dạng dữ liệu (CAD, MapInfo, ArcView…)).

- Chuyển đổi hệ tọa độ nếu dữ liệu chưa được chuyển về hệ tọa độ Quốc gia VN – 2000.

- Chuyển dữ liệu đã được chuẩn hóa vào cơ sở dữ liệu. - Biên tập và nhập dữ liệu cho các dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa

(tuyên bố đối tượng, nhập dữ liệu thuộc tính nếu chưa có hoặc chưa đầy đủ).

- Quản lý phiên bản dữ liệu

• Chức năng quản lý dữ liệu

- Quản lý dữ liệu thống nhất nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống và an toàn dữ liệu. (Do dữ liệu dung lượng lớn và phức tạp).

- Sao lưu khôi phục dữ liệu và chuyển đổi cơ sở dữ liệu từ cơ sở dữ liệu này sang dạng khác khi có yêu cầu.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 39

- Quản lý người sử dụng, cấp quyền khai thác hệ thống.

• Chức năng phối dữ liệu - Phân phối dưới nhiều hình thức và với nhiều phương tiện trao đổi để

thuận tiện cho người sử dụng.

o Phân phối dữ liệu nguồn trích từ cơ sở dữ liệu bằng phần mềm quản lý

o Phân phối dưới dạng các CD

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 40

II. phÇn mÒm qu¶n lý c¬ së d÷ liÖu II.1. Các đặc điểm công nghệ và tính năng ưu việt của phần mềm . a. Đặc điểm công nghệ

Ngôn ngữ lập trình: Phần mềm được thiết kế trên cơ sở Mapobjects bằng ngôn ngữ C#, cơ sở dữ liệu Microsoft Office Access, chạy trên môi trường Windows XP chạy trên môi trường máy đơn lẻ

Một ưu thế của phần mềm là khả năng tiếp cận và sử dụng dữ liệu ở nhiều định dạng, từ hệ thống dữ liệu, đồng thời quản lý dữ liệu cơ sở đảm bảo lưu trữ toàn bộ dữ liệu với đầy đủ khuôn dạng đối với dữ liệu không gian và dữ liệu toàn văn , lưu trữ nguyên vẹn dữ liệu không gian với các thông số như hệ toạ độ không gian lập thể, các lớp, metadata, topology

Phần mềm có các công cụ quản trị mạnh và có chức năng đa dạng hỗ trợ tối đa cho người dùng. Chương trình được thiết kế với rất nhiều chức năng tìm kiếm đa dạng giúp người dùng có thể tìm kiếm nhanh những thông tin cần tìm kiếm.

Phấn mềm sử dụng kết hợp kỹ thuật Push(đẩy) và Pull (kéo) dữ liệu trong việc quản lý đa tiến trình làm cho hệ thống vận hành tốc độ cao, tối ưu việc sử dụng tài nguyên và đảm bảo độ ổn định. Giao diện sử dụng kỹ thuật AJAX thân thiện dễ sử dụng Hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ theo chuẩn Unicode b. Các tính năng.

- Phần mềm thiết lập có thể quản lý dữ liệu bao gồm dữ liệu không gian (bản đồ) và phi không gian (cơ sở dữ liệu)

- Là công cụ tích hợp và khai thác dữ liệu bản đồ 2D, 3D, dữ liệu ảnh và các dữ liệu dưới dạng Document

- Khả năng quản lý dữ liệu dung lượng lớn - Tốc độ xem và cập nhật theo thời gian thực, truy xuất nhanh và hiệu quả - Nhiều chức năng cao cấp và cung cấp công cụ tìm kiếm, khai thác rất hiệu

quả - Tương thích với các nhiều loại fomat file. - Có thể đơn giản hóa tất cả những công đoạn phức tạp của sản phẩm để

người sử dụng có thể sử dụng dễ dàng và tiết kiệm thời gian lao động. - Giảm thiểu tối đa nhu cầu về dung lượng của đĩa cứng để có thể sử dụng

rộng rãi. - Tính năng sắp xếp: giúp người dùng sắp xếp dữ liệu theo nhiều tiêu chí, cho

phép dễ dàng phân loại dữ liệu và tổ chức thành các CSDL theo yêu cầu - Hiển thị các báo cáo, bản đồ theo yêu cầu của người sử dụng.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 41

II.2. Giao diện của phần mềm

∗ Ngôn ngữ hiển thị: Phần mềm có giao diện bằng ngôn ngữ Tiếng Việt thuận tiện cho người sử dụng

Phần mềm có giao diện bao gồm 3 hợp phần :

a. Hợp phần 1: Phần không gian chứa các memnu có các tiện ích cho từng tác vụ, có 5

memnu chính: memnu File (File), memnu phân chia nguồn dữ liệu đầu vào (Dữliệu), memnu tìm kiếm (Thông tin tìm kiếm), memnu Windows, (memnu trợ giúp (Help)

• Memnu File: Là memnu dẫn xuất thiết lập các yếu tố đầu vào và xuất dữ liệu, các chức

năng chính gồm : - Chức năng mở một lớp dữ liệu Đây là chức năng thiết lập cơ sở dữ liệu đầu vào mở một tập tin , để tiến

hành việc chồng xếp và tính toán các biến động sau này - Chức năng đóng một lớp dữ liệu Sau khi hoàn thành các tác vụ người sử dụng phần mềm có thể dùng chức

năng này để đóng các lớp dữ liệu nhằm giải phóng bộ nhớ.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 42

b. Hợp phần 2: Phần không gian chứa thanh công cụ Thanh công cụ là tập hợp một nhóm các công cụ lựa chọn hay nói cách khác

đó là các nút chức năng. Các công cụ được tạo ra giúp người sử dụng thao tác nhanh hơn và linh hoạt hơn, gồm có :

- Thanh công cụ tạo một tập tin mới (NEW) Khi làm việc với chương trình người sử dụng cần phải có các tập tin (Cơ sở

dữ liệu), có hai cách để có được một tập tin, một là người sử dụng mở những tập tin đã có trước, hai là người sử dụng tạo ra một tập tin mới bằng cách dùng công cụ tạo một tập tin mới trên thanh công cụ. Lưu ý rằng các tập tin được sử dụng trong phần mềm này là các tập tin có định dạng (format) *.Shp File

- Thanh công cụ mở một tập tin mới Công cụ này có chức năng tương tự như mở một lớp dữ liệu trong memnu File

- Thanh công cụ ghi dữ liệu: giống như chức năng lưu dữ liệu

- Thanh công cụ phóng to bản đồ

- Muốn phóng to dữ liệu đang hiển thị trong cửa sổ bản đồ việc người sử dụng dùng công cụ phóng to bản đồ trong thanh công cụ, phương pháp sử dụng là nhấn công cụ "phóng to bản đồ" sau đó di chuyển con trỏ công cụ đến vùng cần hiển thị trên màn hình để phóng to hình ảnh người sử dụng có thể clic (nhắp vào phím phải chuột) hoặc có thể kéo công cụ tạo thành một cửa sổ xung quanh đối tượng cần phóng to lên. Tác vụ này người sử dụng có thể phóng to (Zoom) đối tượng theo ý muốn.

- Thanh công cụ thu nhỏ bản đồ Chức năng của công cụ này giống như công cụ (phóng to bản đồ) nhưng có

tác dụng ngược lại.

- Thanh công cụ xem thông tin thuộc tính (truy vấn đối tượng) c. Hợp phần 3: Diện tích làm việc (vùng làm việc) bao gồm :

• Cửa sổ bản đồ và cửa sổ mục lục: - Cửa sổ bản đồ chứa các hình ảnh dữ liệu bản đồ. - Cửa sổ mục lục là không gian xắp xếp các thông tin bản đồ

• Cửa sổ tìm kiếm và hiển thị thông tin - các thông tin truy cập nhanh (Qust view).

II.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm : a. Hệ điều hành: Sử dụng hệ điều hành Windows XP b. Cài đặt chương trình

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 43

Phần mềm được đóng gói tất cả vào trong 1 file có tên là Setup.exe. Chỉ cần khởi động chương trình Setup.exe và bấm phím Next cho đến khi kết thúc việc cài đặt.

- Khởi động chương trình cài đặt :

Mở đĩa CD hoặc DVD chạy File Setup.exe

Chương trình sẽ cần xác nhận việc có thực hiện việc cài đặt phần mềm vào máy tính hay không.

Nhắp chuột vào Next > để xác lập cài đặt. Trong trường hợp không xác lập

cài đặt thì nhắp chuột vào Cancel (hoặc bấm phím Esc). Quá trình cài đặt kết thúc khi trên màn hình có thông báo

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 44

Lúc này việc cài đặt đã hoàn thành - Chạy chương trình

Sau khi cài đặt trên Desktop xẽ xuất hiện biểu tượng (Icons)

Để chạy chương trình người sử dụng chỉ cần lựa chọn biểu tượng và kích

hoạt thì chương trình sẽ được khởi động. c. Cách sử dụng chương trình

- Tra cứu và truy vấn đối tượng

Có hai cách để ngưòi sử dụng có thể tra cứu và truy vấn dữ liệu.

Cách 1: Để tra cứu và làm việc với một lớp dữ liệu trước tiên cần phải mở lớp dữ liệu đó (nạp dữ liệu vào bộ nhớ RAM của máy tính và đăng ký với chương trình). bằng cách nhắp vào biểu tượng (hoặc nhắp vào , chọn open ),

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 45

Chỉ ra thư mục chứa dữ liệu và chọn (một) lớp dữ liệu cần quan tâm và nhắp

chuột vào Open (hoặc bấm phím Enter).

Cách 2: Người sử dụng có thể tra cứu và truy vấn bằng cách mở trong danh mục tài liệu trên memnu “Thông tin tìm kiếm”

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 46

Trong danh mục tài liệu có đầy đủ các tài liệu đã được thu thập vào cơ sở dữ liệu, trong tác nghiệp này người sử dụng có thể dùng tính năng nâng cao của phần mềm đó là truy vấn nhanh các đối tượng theo các khoá sau

o Khoá truy vấn theo tên dự án o Khoá truy vấn theo nội dung dự án o Khoá truy vấn theo năm o Khoá truy vấn theo đơn vị sản xuất

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 47

Ngoài ra chức năng tìm kiếm nâng cao còn cung cấp cho người sử dụng tính năng tìm kiếm trên khoá tìm kiếm.

Người sử dụng nhập khoá tìm kiếm trên thanh công cụ tìm kiếm và nhấn OK khi cửa sổ thông tin hiện ra sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin bao gồm tên dự án, nội dung dự án, năm tiến hành và nhiều thông tin khác.

- Hiển thị dữ liệu

Hệ thống cung cấp cho người sử dụng các dạng tài liệu sau:

o Tài liệu Bản đồ ở dạng vector o Tài liệu Bản đồ ở dạng rastor (file ảnh quét) o Tài liệu báo cáo toàn văn

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 48

Tài liệu ở dạng vector

- Đối với dữ liệu vector để truy vấn người sử dụng sử dụng thanh công cụ xem thông tin thuộc tính (truy vấn đối tượng)

Để truy vấn đối tượng, chọn lớp dữ liệu chứa đối tượng bạn muốn xem xét

trong cửa sổ làm việc, nhắp vào đối tượng trong cửa sổ bản đồ qua đó người sử dụng sẽ có được các thông tin về đối tượng bảng dữ liệu thuộc tính mô tả đối tượng sẽ xuất hiện như sau.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 49

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 50

Tài liệu ở dạng rastor

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 51

Tài liệu báo cáo toàn văn

- Truy xuất dữ liệu

Người sử dụng có thể truy xuất dữ liệu ra máy in, hoặc chuyển đổi dữ liệu sang dạng format khác bằng các phần mềm GIS.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 52

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Trong thời gian 1 năm, dự án Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu (csdl)

quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn đã hoàn thiện các hạng mục sau.

• Dự án đã tiến hành tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa khối lượng rất lớn các tài liệu dự án Điều tra cơ bản do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện từ 2001 – 2005 bao gồm 25 dự án điều tra cơ bản với 294 chuyên đề trong đó có

- 224 chuyên đề về Điều tra tài nguyên đất - 9 chuyên đề về Điều tra ngành hàng Nông nghiệp - 20 chuyên đề về Điều tra kinh tế xã hội - 28 chuyên đề về Điều tra tổ chức quản lý sản xuất - 6 chuyên đề về Điều tra mô hình kinh tế nông thôn - 7 chuyên đề về Điều tra ngành hàng Nông nghiệp

• Đã tiến xử lý dữ liệu với các nội dung - Xử lý, chuyển đổi khuôn dạng 10.000 trang văn bản số - Số hoá 15.000 trang văn bản toàn văn - Hiệu chỉnh và chuẩn hoá các bản đồ số về khuôn dạng thống nhất - Quét và xử lý sơ bộ 120 bản đồ được lưu trên giấy

• Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu với các nội dung - Xây dựng cấu trúc hệ thống - Chuyển dữ liệu đã xây dựng vào hệ thống cơ sở dữ liệu - Xây dựng phần mềm quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu

Qua việc xây dựng CSDL trên có thể rút ra một số đề nghị sau: 1. Việc xây dựng dự án là rất cần thiết. Tuy nhiên để bảo đảm tính hiệu quả

của dự án, các cơ quan liên quan cần phối hợp, liên thông và chia sẻ CSDL. 2. Việc chọn tiêu chí để tạo ra CSDL rất quan trọng, cần phải cân nhắc bàn bạc

kỹ, cần tính toán xem có thể cập nhật được các tiêu chí đó không. Nếu chọn nhiều tiêu chí sẽ rất tốn kém khi thu thập và khi không cập nhật được các tiêu chí đó sẽ gây lãng phí và khi các tiêu chí đó lạc hậu sẽ ảnh hưởng khi khai thác dữ liệu.

3. Việc dành kinh phí cho việc thu thập dữ liệu ban đầu và tổ chức CSDL là điều cần thiết. Tuy nhiên cần tính toán đủ kinh phí hàng năm cho công tác cập nhật dữ liệu, kinh phí cho việc truy cập của các đơn vị sử dụng và kinh phí cho các công tác hoàn thiện nâng cấp hệ quản trị CSDL.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 53

4. Tổ chức tốt việc khai thác CSDL làm cho người sử dụng thấy được hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến công tác cập nhật chính xác, kịp thời CSDL và là điều kiện cần thiết để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của CSDL.

5. Cần có kế hoạch tổng thể, dài hạn và có lộ trình cụ thể việc xây dựng CSDL. Trước mắt cần phải phối hợp giữa các cơ quan như Vụ Kế hoạch, TT Thông tin, và các Viện.

6. Cần sớm đầu tư triển khai hệ thống thu thập dữ liệu định kỳ hàng năm. 7. Có kế hoạch nâng cấp và hoàn thiện phần mềm để có thể phổ biến dùng

chung cho tất cả các đơn vị trong Bộ. Do thời gian và điều kiện thực hiện bước đầu còn có những hạn chế; để có

thể quản lý đầy đủ, toàn diện các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản khác, đề nghị các cơ quan quản lý của Bộ cho phép tiếp tục thực hiện hoàn thiện, bổ sung cập nhật cho Hệ thống cơ sở dữ liệu này ở các lĩnh vực Thiết kế quy hoạch nông nghiệp, Điều tra cơ bản Lâm nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản vào năm 2008 và những năm tiếp theo trên cơ sở những định dạng đã thực hiện ở giai đoạn đầu./.

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 54

PhÇn V : KÕt qu¶ x©y dùng c¬ së d÷ liÖu

STT Tên cơ sở dữ liệu Mô tả cơ sở dữ liệu

Dạng dữ liệu

Khuôn dạng phần mềm

Hệ toạ độ Nội dung điều tra

Năm sản xuất

Cập nhật đến năm

Tỷ lệ bản đồ Nguồn gốc tài liệu

1 Bản đồ hành chính Việt Nam

Địa giới hành chính Vector ARCGIS

Điều tra kinh tế - xã hội 2002 2005 1:100 000 Viện QH&TKNN

2 Bản đồ địa hình

Bao gồm thủy hệ, giao thông, đường bình độ

Vector ARCGIS

1997 1997 1: 250 000 Viện QH&TKNN

3 Bản đồ đất tỉnh Điện Biên

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

4 Báo cáo đất tỉnh Điện Biên. Báo cáo đất PDF Acrobat

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

5 Bản đồ đất tỉnh Lai Châu

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

6 Báo cáo đất tỉnh Lai Châu.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

7 Bản đồ đất tỉnh Sơn La.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

8 Báo cáo đất tỉnh Sơn La. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 55

9 Bản đồ đất tỉnh Hoà Bình.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

10 Báo cáo đất tỉnh Hoà Bình.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

11 Bản đồ đất tỉnh Lào cai.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

12 Báo cáo đất tỉnh Lào cai. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

13 Bản đồ đất tỉnh Yên Bái.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

14 Báo cáo đất tỉnh Yên Bái. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

15

Bản đồ đất tỉnh Hà Giang. Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

16 Báo cáo đất tỉnh Hà Giang.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

17 Bản đồ đất tỉnh Cao Bằng.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 56

18 Báo cáo đất tỉnh Cao Bằng.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

19 Bản đồ đất tỉnh Bắc Kạn.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

20 Báo cáo đất tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

21 Bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

22 Báo cáo đất tỉnh Tuyên Quang.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

23 Bản đồ đất tỉnh Thái Nguyên.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

24 Báo cáo đất tỉnh Thái Nguyên.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

25 Bản đồ đất tỉnh Lạng Sơn.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

26 Báo cáo đất tỉnh Lạng Sơn.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

27 Bản đồ đất tỉnh Phú Thọ.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 57

28 Báo cáo đất tỉnh Phú Thọ. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

29 Bản đồ đất tỉnh Vĩnh Phúc.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

30 Báo cáo đất tỉnh Vĩnh Phúc.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

31 Bản đồ đất tỉnh Bắc Giang.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

32 Báo cáo đất tỉnh Bắc Giang.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

33 Bản đồ đất tỉnh Quảng Ninh.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2004 2004 1: 100 000 Viện QH&TKNN

34 Báo cáo đất tỉnh Quảng Ninh.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2004 2004 Viện QH&TKNN

35 Bản đồ đất tỉnh Bắc Ninh.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Viện QH&TKNN

36 Báo cáo đất tỉnh Bắc Ninh.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

37 Bản đồ đất tỉnh Hà Tây.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Viện QH&TKNN

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 58

38 Báo cáo đất tỉnh Hà Tây. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

39 Bản đồ đất TP. Hà Nội.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Viện QH&TKNN

40 Báo cáo đất TP. Hà Nội. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

41 Bản đồ đất tỉnh Hải Dương.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Viện QH&TKNN

42 Báo cáo đất tỉnh Hải Dương.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

43 Bản đồ đất tỉnh Hưng Yên.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Viện QH&TKNN

44 Báo cáo đất tỉnh Hưng Yên.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

45 Bản đồ đất TP. Hải Phòng.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Viện QH&TKNN

46 Báo cáo đất TP. Hải Phòng.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

47 Bản đồ đất tỉnh Thái Bình.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Viện QH&TKNN

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 59

48 Báo cáo đất tỉnh Thái Bình.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

49 Bản đồ đất tỉnh Nam Định.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Viện QH&TKNN

50 Báo cáo đất tỉnh Nam Định.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

51 Bản đồ đất tỉnh Hà Nam.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Viện QH&TKNN

52 Báo cáo đất tỉnh Hà Nam. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

53 Bản đồ đất tỉnh Ninh Bình.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Viện QH&TKNN

54 Báo cáo đất tỉnh Ninh Bình.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

55 Bản đồ đất tỉnh Thanh Hoá.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Viện QH&TKNN

56 Báo cáo đất tỉnh Thanh Hoá.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

57 Bản đồ đất tỉnh Nghệ An.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Viện QH&TKNN

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 60

58 Báo cáo đất tỉnh Nghệ An. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

59 Bản đồ đất tỉnh Hà Tĩnh.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Viện QH&TKNN

60 Báo cáo đất tỉnh Hà Tĩnh. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

61 Bản đồ đất tỉnh Quảng Bình.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Viện QH&TKNN

62 Báo cáo đất tỉnh Quảng Bình.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

63 Bản đồ đất tỉnh Quảng Trị.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Viện QH&TKNN

64 Báo cáo đất tỉnh Quảng Trị.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Viện QH&TKNN

65 Bản đồ đất tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Viện QH&TKNN

66 Báo cáo đất tỉnh Thừa Thiên Huế.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMT

67 Bản đồ đất TP Đà Nẵng.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 61

68 Báo cáo đất TP Đà Nẵng. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Phân Viện

QH&TKNNMT

69 Bản đồ đất tỉnh Quảng Nam.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

70 Báo cáo đất tỉnh Quảng Nam.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMT

71 Bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

72 Báo cáo đất tỉnh Quảng Ngãi.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMT

73 Bản đồ đất tỉnh Bình Định.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

74 Báo cáo đất tỉnh Bình Định.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMT

75 Bản đồ đất tỉnh Phú Yên.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

76 Báo cáo đất tỉnh Phú Yên. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Phân Viện

QH&TKNNMT

77 Bản đồ đất tỉnh Khánh Hoà.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 62

78 Báo cáo đất tỉnh Khánh Hoà.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMT

79 Bản đồ đất tỉnh Kon Tum.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2005 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

80 Báo cáo đất tỉnh Kon Tum.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2005 2005 Phân Viện QH&TKNNMT

81 Bản đồ đất tỉnh Gia Lai.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2005 2005 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

82 Báo cáo đất tỉnh Gia Lai. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2005 2005 Phân Viện

QH&TKNNMT

83 Bản đồ đất tỉnh Đăk Lăk.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2005 2005 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

84 Báo cáo đất tỉnh Đăk Lăk. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2005 2005 Phân Viện

QH&TKNNMT

85 Bản đồ đất tỉnh Đăk Nông.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2005 2005 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

86 Báo cáo đất tỉnh Đăk Nông.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2005 2005 Phân Viện QH&TKNNMT

87 Bản đồ đất tỉnh Lâm Đồng.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2005 2005 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMT

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 63

88 Báo cáo đất tỉnh Lâm Đồng.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2005 2005 Phân Viện QH&TKNNMT

89 Bản đồ đất tỉnh Bình Thuận.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

90 Báo cáo đất tỉnh Bình Thuận.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

91 Bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

92 Báo cáo đất tỉnh Ninh Thuận.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

93 Bản đồ đất tỉnh Đồng Nai.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

94 Báo cáo đất tỉnh Đồng Nai.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

95 Bản đồ đất tỉnh Bà Rịa vũng Tàu.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

96 Báo cáo đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

97 Bản đồ đất tỉnh Tây Ninh.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 100 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 64

98 Báo cáo đất tỉnh Tây Ninh.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

99 Bản đồ đất tỉnh Bình Dương.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

100 Báo cáo đất tỉnh Bình Dương.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

101 Bản đồ đất TP Hồ Chí Minh.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

102 Báo cáo đất TP Hồ Chí Minh.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

103 Bản đồ đất tỉnh Long An.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

104 Báo cáo đất tỉnh Long An. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Phân Viện

QH&TKNNMN

105

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

2003 2003 1: 50 000 Phân Viện QH&TKNNMN

106 Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

107 Bản đồ đất tỉnh Tiền Giang.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 65

108 Báo cáo đất tỉnh Tiền Giang.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

109 Bản đồ đất tỉnh Bến Tre.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

110 Báo cáo đất tỉnh Bến Tre. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Phân Viện

QH&TKNNMN

111 Bản đồ đất tỉnh Trà Vinh.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

112 Báo cáo đất tỉnh Trà Vinh. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Phân Viện

QH&TKNNMN

113 Bản đồ đất tỉnh Vĩnh Long.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

114 Báo cáo đất tỉnh Vĩnh Long.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

115 Bản đồ đất tỉnh Đồng Tháp.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

116 Báo cáo đất tỉnh Đồng Tháp.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

117 Bản đồ đất tỉnh An Giang.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 66

118 Báo cáo đất tỉnh An Giang.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

119

Bản đồ đất TP Cần Thơ. Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

120 Báo cáo đất TP Cần Thơ. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Phân Viện

QH&TKNNMN

121 Bản đồ đất tỉnh Hậu Giang.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

122 Báo cáo đất tỉnh Hậu Giang.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

123 Bản đồ đất tỉnh Sóc Trăng.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

124 Báo cáo đất tỉnh Sóc Trăng.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

125

Bản đồ đất tỉnh Bạc Liêu. Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

126 Báo cáo đất tỉnh Bạc Liêu. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Phân Viện

QH&TKNNMN

127 Bản đồ đất tỉnh Kiên Giang.

Thông tin về loại đất, cơ giới đất, Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 67

tầng dày lớp đất, ..

sang VN2000

128 Báo cáo đất tỉnh Kiên Giang.

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat Điều tra tài

nguyên đất 2003 2003 Phân Viện QH&TKNNMN

129

Bản đồ đất tỉnh Cà Mau. Thông tin về loại đất, cơ giới đất, tầng dày lớp đất, ..

Vector ARCGIS Chuyển từ

GAUSS sang

VN2000

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 1: 50 000 Phân Viện

QH&TKNNMN

130 Báo cáo đất tỉnh Cà Mau. Báo cáo tổng

hợp PDF Acrobat

Điều tra tài nguyên đất 2003 2003 Phân Viện

QH&TKNNMN

131 Báo cáo chuyên đề Đánh giá phân hạng thích nghi và đề xuất sử dụng đất trồng cam Bắc Giang, Hà Giang

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra ngành hàng Nông nghiệp

2002 2002

132 Báo cáo Điều tra đánh giá thực trạng tình hình tự nhiên, Kinh tế- xã hội làm căn cứ điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2002 2002

133 Báo cáo điều tra đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội làm căn cứ điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng duyên hải bắc trung bộ

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 68

134 Tổng quan phát triển nông thôn theo hướng CNH

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2003

135 Điều tra đánh giá: Thực trạng tự nhiên – KTXH làm căn cứ chuyển đổi cơ cấu KTNP vùng Duyên Hải

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2001 2001

136 Báo cáo Điều tra đánh giá thực trạng tình hình Tự nhiên-KTXH làm căn cứ điều chỉnh cơ cấu KTNP vùng

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2001 2001

137 Báo cáo Đánh giá hiện trạng PTCN, tiểu thủ CN và các khu, cụm CNNT tỉnh Bình Định

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

138 Điều tra quy hoạch mô hình PTCN NT tỉnh Tiền Giang

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

139 Báo cáo Dự án quy hoạch chi tiết cụm SX và chế biến gỗ mỹ nghệ xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, Bình

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

140 SLTK: một số chỉ tiêu cơ bản về KTXH tỉnh ĐăKlak Số liệu điều tra PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2001 2001

141 Điều tra đánh giá thực trạng tự nhiên KTXH làm căn cứ chuyển đổi cơ cấu KT nông nghiệp vùng Duyên Hải

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 69

142 SL TK một số chỉ tiêu cơ bản về KTXH Tp Đà Nẵng Số liệu điều tra PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2001 2001

143 SLTK một số chỉ tiêu cơ bản về KTXH tỉnh Bình Thuận

Số liệu điều tra PDF Acrobat Điều tra kinh

tế - xã hội 2001 2001

144 SLTK một số chỉ tiêu cơ bản về KTXH tỉnh Khánh Hoà

Số liệu điều tra PDF Acrobat Điều tra kinh

tế - xã hội 2001 2001

145 SLTK một số chỉ tiêu cơ bản về KTXH tỉnh Phú Yên

Số liệu điều tra PDF Acrobat Điều tra kinh

tế - xã hội 2001 2001

146 SLTK một số chỉ tiêu cơ bản về KTXH tỉnh Bình Định

Số liệu điều tra PDF Acrobat Điều tra kinh

tế - xã hội 2001 2001

147 Chuyên đề: hiện trạng SX và định hướng PT một số cây trồng mũi nhọn vùng núi và trung du duyên hải BTB

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2002 2002

148 Báo cáo Điều tra đất đai – nguồn nước làm cơ sở bố trí hợp lý nông lâm thuỷ sản Vùng hạ lưu sông Đồng Nai

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2002 2002

149 Báo cáo điều tra hiện trạng và khả năng phát triển các loại cây ăn quả vùng ĐBSCL

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra ngành hàng Nông nghiệp

2002 2002

150 Báo cáo điều tra hiện trạng và khả năng phát triển các loại cây ăn quả vùng TDMNBB

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra ngành hàng Nông nghiệp

2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 70

151 Báo cáo Điều tra quy hoạch mô hình Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá Cụm xã Đông La, Đông Sơn, Đông Xá Huyện Đông Hưng- Tỉnh Thái Bình

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

152 báo cáo Điều tra, quy hoạch các khu công Nghiệp nông thôn tỉnh bắc ninh

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

153 báo cáo hiện trạng sử dụng đất đai nông trường cà phê sơn thành (tổng công ty cà phê việt nam) tại huyện tuy hòa tỉnh phú yên

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

154 Báo cáo Kết quả điều tra khảo sát ở Công ty cà phê EAPOK tỉnh Đắc lắc

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

155 Báo cáo Kết quả điều tra khảo sát ở công ty cà phê Gia Lai Tỉnh Gia Lai

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

156 Báo cáo Kết quả điều tra khảo sát ở Công ty Cao su Đắk lắk tỉnh Đắk lắk

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

157 Báo cáo Kết quả điều tra khảo sát ở xí nghiệp nông công nghiệp chè bàu cạn Tỉnh Gia lai

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 71

158 Báo cáo Kết quả điều tra, khảo sát ntqd bình sơn Thuộc công ty chế biến thực phẩm kiên giang

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

159 Báo cáo Kết quả điều tra, khảo sát ntqd cờ đỏ Trực thuộc sở nn và ptnt cần thơ

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

160 Báo cáo Kết quả điều tra, khảo sát NTQD sông đốc trực thuộc sở NN và PTNT tỉnh cà mau

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

161 Báo cáo Kết quả điều tra, khảo sát Ntqd sông hậu trực thuộc Sở nông nghiệp và ptnt tỉnh cần thơ

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

162 báo cáo khảo sát, điều tra việc quản lý, sử dụng đất đai và đổi mới tổ chức và cơ chế tại các nông trường quốc doanh khu vực miền trung

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

163 Báo cáo Khảo sát, điều tra việc quản lý, sử dụng đất đai và nghiên cứu đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý nông trường quốc doanh khu vực miền đông nam bộ

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 72

164 báo cáo khởi đầu kết quả đánh giá mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Nam Trực

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

165 báo cáo khởi đầu kết quả đánh giá mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện nghĩa hưng

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

166 báo cáo khởi đầu kết quả đánh giá mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện ý yên

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

167 Báo cáo Quy hoạch khu công nghiệp dâu tằm tơ vọng nguyệt tam giang yên phong - Bắc Ninh

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

168 báo cáo tình hình khảo sát,điều tra việc quản lý, sử dụng đất đai và công tác đổi mới tổ chức vâ cơ chế quản lý tại nông trường chè quyết thắng tỉnh quảng nam

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

169 Báo cáo Tình hình quản lý sử dụng đất và hoạt động của công ty sữa thảo nguyên (Tổng công ty sữa Việt Nam)

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 73

170 Báo cáo Tình hình quản lý Sử dụng đất và hoạt động Của nông trường bình minh (sở nông nghiệp ninh bình)

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

171 Báo cáo Tình hình quản lý sử dụng đất và hoạt động của nông trường rạng đông (Sở nông nghiệp nam định)

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

172 Báo cáo Tình hình quản lý sử dụng đất và hoạt động của nông trường Yên thế (Sở nông nghiệp và PTNT Bắc Giang)

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

173 báo cáo tình hình quản lý và sử đụng đất đai đổi mới cơ chế quản lý nông trường quốc doanh thọ vực tỉnh đồng nai

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

174 Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất đai nông trường chiên đàn Sở NN & PTNT tỉnh quảng nam

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

175 Báo cáo Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại nông trường EABAR Huyện Sông Hinh Tỉnh Phú Yên

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 74

176 báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất đai, đổi mới cơ chế quản lý xí nghiệp đường nước trong tỉnh tây ninh

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

177 Báo cáo tình hình quản và sử dụng đất đai đổi mới cơ chế quản lý Nông trường cao su túc trưng tỉnh đồng nai

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

178 Báo cáo Tổng hợp Kết quả điều tra hIện trạng công nghiệp nông thôn tỉnh GIA LAI

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

179 báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng đất đai và đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý nông trường quốc doanh khu vực phía nam

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

180 Báo cáo Về tình hình quản lý, sử dụng đất- thực hiện cơ chế khoán và đổi mới tổ chức quản lý của công ty cà phê Gia Lai, Eapok, công ty cao su ĐAlka và xí nghiệp công nông nghiệp chè Bàu cạn

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 75

181 Điều tra đánh giá thực trạng tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội Làm căn cứ điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vùng Tây Nguyên

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2002 2002

182 Điều tra- Đánh giá Thực trạng tự nhiên- kinh tế- xã hội Làm căn cứ chuyển đổi Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vùng Duyên Hải Nam trung Bộ

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2002 2002

183 Điều tra hiện trạng và khả năng phát triển các loại cây ăn quả chính

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra ngành hàng Nông nghiệp

2002 2002

184 Dự án Điều tra đánh giá thực trạng, và xác định các giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động và tổ chức quản lý của các nông trường quốc doanh

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

185 NT cao su Suối Dây - Tây Ninh

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

186

Số liệu thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế xã hội tỉnh lâm đồng

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2001 2001

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 76

187 số liệu thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế xã hội tỉnh ninh thuận

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2001 2001

188 Số liệu thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế xã hội Tỉnh Quảng Nam

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2001 2001

189 số liệu thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tê xã hội tỉnh quảng ngãi

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2001 2001

190 Số liệu thống kê nông nghiệp các tỉnh đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long đến năm 2000

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra kinh tế - xã hội 2001 2001

191 thực trạng thách thức và định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá ở tỉnh nam định

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

192 Tình hình quản lý sử dụng đất và hoạt động của công ty chè đoan hùng (tổng công ty chè việt nam)

Báo cáo tổng hợp PDF Acrobat

Điều tra tổ chức quản lý sản xuất

2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 77

193 Bản đồ đơn vị đất đai vùng đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Bình Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

194 Bản đồ đơn vị đất đai vùng đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Ngãi

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

195 Bản đồ đơn vị đất đai vùng đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

196 Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai vùng đất cát và bãi bồi ven biển Quảng Trị

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

197 Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai vùng đất cát và bãi bồi ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

198 Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai vùng đất cát và bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Bình

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

199 Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai vùng đất cát và bãi bồi ven biển tỉnh Bình Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 78

200 Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai vùng đất cát và bãi bồi ven biển tỉnh Phú Yên

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

201 Bản đồ đơn vị đất đai vùng đất cát và bãi bồi ven biển Thừa Thiên Huế

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

202 Bản đồ đơn vị đất đai vùng đất cát và bãi bồi ven biển Quảng Trị

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

203 Bản đồ thích nghi đất đai tiểu vùng ven biển Thanh Hoá - Nghệ An – Hà Tĩnh

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 100 000

204 Bản đồ đất vùng đất cát, bãi bồi ven biển phía Nam

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 500 000

205 Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai vùng đất cát bãi bồi ven biển tỉnh Bình Thuận

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

206 Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai vùng đất cát bãi bồi ven biển tỉnh Ninh Thuận

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001 1: 50 000

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 79

207 Bản đồ thích nghi và đề xuất sử dụng đất vùng đất cát, bãi bồi ven biển phía Nam

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

208 Bản đồ đơn vị đất đai các huyện ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

209 Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai huyện Cần Giờ – TP HCM

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

210 Bản đồ hạng thích nghi vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng – Quảng Ninh

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

211 Bản đồ hạng thích nghi đất đai các huyện ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

212 Bản đồ đề xuất sử dụng đất tiểu vùng ven biển Thanh Hoá - Nghệ An – Hà Tĩnh

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

213 Bản đồ đề xuất sử dụng đất vùng ven biển ĐB sông Hồng – Quảng Ninh

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

214 Bản đồ đơn vị đất đai vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng – Quảng Ninh

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 80

215 Bản đồ đơn vị đất đai tiểu vùng ven biển Thanh Hoá - Nghệ An – Hà Tĩnh

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

216 Bản đồ đơn vị vùng đất cát và bãi bồi ven biển Quảng Bình

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

217 Bản đồ đất vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng – Quảng Ninh

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

218 Bản đồ đơn vị đất đai Kiên Giang (CT điều tra đánh giá tình hình sử dụng đất cát bãi bồi ven biển)

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

219 Bản đồ đơn vị đất đai Cà Mau (CT điều tra đánh giá tình hình sử dụng đất cát bãi bồi ven biển)

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

220 Bản đồ đơn vị đất đai Cần Giờ – TPHCM

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

221 Bản đồ đơn vị đất đai vùng đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Bạc Liêu

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 81

222 Bản đồ đơn vị đất đai vùng đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Tiên Giang

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

223 Bản đồ đơn vị đất đai vùng đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Khánh Hoà

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

224 Bản đồ đất vùng đất cát bãi bồi ven biển phía Bắc

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

225 Bản đồ đơn vị đất vùng đất cát bãi bồi ven biển Sóc Trăng

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

226 Bản đồ đơn vị đất vùng đất cát bãi bồi ven biển Bình Thuận

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

227 Bản đồ đơn vị đất vùng đất cát bãi bồi ven biển Ninh Thuận

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

228 Bản đồ đơn vị đất vùng đất cát bãi bồi ven biển Bến Tre

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

229 Bản đồ đơn vị đất vùng đất cát bãi bồi ven biển Trà Vinh

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 82

230 Bản đồ thích nghi và đề xuất sử dụng đất vùng đất cát, bãi bồi ven biển phía Bắc

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

231 Bản đồ đất Tây Nguyên

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

232 DA “Điều tra đánh giá thích nghi đất đai vùng Đồng bằng Sông Cửu Long – Bản đồ đất Bạc Liêu

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

233 DA “Điều tra đánh giá thích nghi đất đai vùng Đồng bằng Sông Cửu Long – Biểu đồ KN thích nghi đất đai Bạc Liêu

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

234 DA “Điều tra đánh giá thích nghi đất đai vùng trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long – Biểu đồ tiềm năng thích nghi trồng lúa ĐBSCL

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

235 Bản đồ KN thích nghi đất đai Long An

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

236 Bản đồ đơn vị đất đai Long An

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 83

237 Bản đồ đơn vị đất đai An Giang

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

238 Bản đồ KN thích ngh đất lúa Bình Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

239 Bản đồ đất vùng Hợp tác sản xuất lúa Bình Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

240 Bản đồ thích nghi đất lúa Quảng Trị

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

241

Bản đồ thích nghi đất lúa Thái Bình

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

242 Bản đồ KN khai thác chuyển đổi đất vùng Đông Nam Bộ

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

243 Bản đồ Nông – Lâm – Ngư – Diêm nghiệp năm 2010 ĐBS. Cửu Long

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

2002 2002

244 Bản đồ thổ nhưỡng các mô hình phát triển kinh tế nông thôn Nam Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 84

245 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và cơ sở hạ tầng các mô hình phát triển kinh tế nông thôn Nam Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra mô hình kinh tế nông thôn

2002 2002

246 Bản đồ phân hạng thích nghi đất trồng cam Bắc Quang – Hà Giang

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra ngành hàng Nông nghiệp

2002 2002

247 Bản đồ phân hạng thích nghi đất trồng cam Bắc Quang – Hà Giang

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra ngành hàng Nông nghiệp

2002 2002

248 Bản đồ KN phát triển cây ăn quả chính – Trung du miền núi phía Bắc

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra ngành hàng Nông nghiệp

2002 2002

249

Bản đồ phân hạng thích nghi cây ăn quả cả nước

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra ngành hàng Nông nghiệp

2002 2002

250 Bản đồ dự kiến phát triển cây ăn trái (Tiền Giang – Vĩnh Long – Cần Thơ)

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra ngành hàng Nông nghiệp

2002 2002

251 Bản đồ vùng phát triển nông nghiệp vùng hạ lưu sông Đồng Nai

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất và nước

2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 85

252 Bản đồ tài nguyên đất đai vùng hạ lưu sông Đồng Nai

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất và nước

2002 2002

253

Bản đồ đất vùng hạ lưu sông Đồng Nai

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất và nước

2002 2002

254 Bản đồ đánh giá KN thích nghi đất đai vùng hạ lưu sông Đồng Nai

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất và nước

2002 2002

255 Bản đồ đất vùng đất cát và bãi bồi ven biển tỉnh Thừa thiên Huế

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

256 Bản đồ đất vùng đất cát và bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Trị

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

257 Bản đồ đất vùng đất cát và bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Bình

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 86

258 Bản đồ đất tiểu vùng ven biển Thanh Hoá - Nghệ An – Hà Tĩnh

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

259 Bản đồ đất vùng cát bãi bồi ven biển tỉnh Ninh Thuận

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

260 Bản đồ đất vùng cát bãi bồi ven biển tỉnh Khánh Hoà

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

261

Bản đồ đất vùng cát bãi bồi ven biển tỉnh Phú Yên

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

262 Bản đồ đất vùng cát bãi bồi ven biển tỉnh Bình Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

263 Bản đồ đất vùng cát bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 87

264

Bản đồ đất vùng cát bãi bồi ven biển Quảng Ngãi

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

265 Bản đồ đất vùng sản xuất lúa tỉnh Quảng Nam

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

266 Bản đồ phân hạng thích nghi đất lúa tỉnh Quảng Nam

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

267

Bản đồ đất vùng sản xuất lúa tỉnh Quảng Ngãi

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

268 Bản đồ phân hạng thích nghi đất lúa Quảng Ngãi

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

269 Bản đồ vùng đất trồng đồi núi trọc chưa sử dụng vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

270 Bản đồ vùng bán đảo Cà Mau

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 88

271 Bản đồ Khả năng thích nghi đất đai vùng bán đảo Cà Mau

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

272 Bản đồ thích nghi vùng đất gò đồi chưa sử dụng tỉnh Phú Yên

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

273 Bản đồ thích nghi vùng đất gò đồi chưa sử dụng tỉnh Phú Yên

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

274

Bản đồ thích nghi vùng đất gò đồi chưa sử dụng tỉnh Khánh Hoà

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

275

Bản đồ đất vùng đất gò đồi chưa sử dụng tỉnh Phú Yên

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

276 Bản đồ thích nghi vùng đất gò đồi chưa sử dụng tỉnh Ninh Thuận

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 89

277 Bản đồ đất vùng đất gò đồi chưa sử dụng tỉnh Ninh Thuận

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

278

Bản đồ thích nghi vùng đất gò đồi chưa sử dụng tỉnh Bình Thuận

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

279

Bản đồ đất vùng đất gò đồi chưa sử dụng tỉnh Bình Thuận

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2002 2002

280

Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai vùng đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Bình Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

281

Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nam Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 90

282 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 tỉnh Nam Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

283 Bản đồ đất vùng đất cát, bãi bồi ven biển tỉnh Bình Định

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Điều tra tài nguyên đất 2001 2001

284

Bản đồ quy hoạch mạng đường bộ Việt Nam

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG Picture Manager

Hạ tầng cơ sở

285

Bản đồ khả năng thích nghi đất đai tỉnh Bạc Liêu

Dữ liệu dưới dạng ảnh (raster file)

JPG

Điều tra tài nguyên đất

286 Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển vùng Ninh Thuận - Bình Thuận

Báo cáo tổng hợp PDF

Điều tra tài nguyên đất

287 Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển vùng Phú Yên - Khánh Hoà

Báo cáo tổng hợp PDF

Điều tra tài nguyên đất

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 91

288 Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển toàn quốc

Báo cáo tổng hợp PDF

Điều tra tài nguyên đất

289 Báo cáo điều tra đánh giá vùng đất cát tiểu vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh

Báo cáo tổng hợp PDF

Điều tra tài nguyên đất

290 Báo cáo điều tra đánh giá tình hình sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển Vùng Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh

Báo cáo tổng hợp PDF

Điều tra tài nguyên đất

291 Báo cáo điều tra đánh giá tình hình sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển Vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế

Báo cáo tổng hợp PDF

292 Báo cáo điều tra đánh giá tình hình sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển Vùng Đông – Nam - Bộ

Báo cáo tổng hợp PDF

293 Báo cáo điều tra đánh giá tình hình sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo tổng hợp PDF

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 92

294 Báo cáo điều tra đánh giá tình hình sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển Vùng Đà Nẵng – Bình Định

Báo cáo tổng hợp PDF

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 93

Phụ luc 01 Chi tiết Danh mục tài liệu

HiÖn tr¹ng tµi liÖu

C¸c tµi liÖu b¶n ®å

C¸c tµi liÖu b¸o c¸o, sè liÖu,

b¶ng biÓu, sè liÖu tÝnh to¸n

tt danh môc tµi liÖu

Thuộc lĩnh vực điều tra L−u tr÷

d¹ng sè (Format

®Þnh d¹ng)

L−u tr÷ s¬ cÊp (ch−a

®−îc sè ho¸)

L−u tr÷ d¹ng sè (Format

®Þnh d¹ng)

L−u tr÷ s¬ cÊp (ch−a

®−îc sè ho¸)

1 2 3 4 5 6 7 A C¸c dù ¸n n¨m 2001:

1. Điều tra đánh giá tình hình sử dụng đất cát bãi bồi ven biển làm căn cứ quy hoạch phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.

§iÒu tra sö dông tµi

nguyªn ®Êt

- Báo cáo chính toàn quốc x - Vùng Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh x - Báo cáo tổng hợp x - BĐ Đề xuất SDĐ, tỉ lệ 1/100.000. x - BĐ Phân hạng thích nghi, tỉ lệ 1/100.000. x - BĐ Đơn vị đất đai, tỉ lệ 1/100.000. x - BĐ Đất, tỉ lệ 1/100.000. x - B¸o c¸o Vùng Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh x - BĐ Thích nghi đất đai, tỉ lệ 1/100.000. x - BĐ Đề xuất sử dụng đất, tỉ lệ 1/100.000. x - BĐ Đơn vị đất đai, tỉ lệ 1/100.000. x - BĐ Đất, tỉ lệ 1/100.000. x - B¸o c¸o Vùng Ninh Thuận - Bình Thuận x - BĐ Đất vùng đất cát bãi bồi ven biển tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, tỉ lệ 1/50.000.

x

- BĐ Đơn vị đất đai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, tỉ lệ 1/50.000.

x

- BĐ phân hạng thích nghi vùng đất cát bãi bồi ven biển tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, tỷ lệ 1/50.000.

x

- B¸o c¸o Vùng Đông Nam Bộ x - BĐ đơn vị ĐĐ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/50.000

x

- BĐ phân hạng thích nghi ĐĐ tỉnh BR- VT, TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/50.000.

x

- B¸o c¸o Vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế

x

- BĐ Đất vùng đất cát bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, tỉ lệ 1/50.000

Mapinfo x

- BĐ Đất vùng đất cát bãi bồi ven biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, 1/50.000

Mapinfo x

- BĐ Đơn vị đất đai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, tỉ lệ 1/50.000.

x

- BĐ phân hạng thích nghi tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, 1/50.000.

x

- B¸o c¸o vùng Đà Nẵng - Bình Định x

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 94

- BĐ Đất vùng ĐCBBVB ven biển tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi, 1/50.000

x

- BĐ Đơn vị đất đai tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi, tỉ lệ 1 /50.000 BĐ phân hạng thích nghi tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi, tỉ lệ 1/50.000.

x

- B¸o c¸o vùng Phú Yên - Khánh Hoà x - BĐ đất vùng đất cái bãi bồi ven biển tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, tỉ lệ 1/50.000.

x

- BĐ phân hạng thích nghi tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, tỉ lệ l/50.000.

x

- BĐ đất vùng đất cái bãi bồi ven biển phía Bắc, phía Nam

x

- BĐ thích nghi và đề xuất SDĐ phía Bắc, phía Nam x - Báo cáo ven biển Đông, Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long

x

- BĐ đất tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, tỉ lệ 1/50.000

Mapinfo

- BĐ đơn vị đất tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, tỉ lệ 1/50.000

x

2. Đánh giá thực trạng tình hình tự nhiên KTXH làm căn cứ điều chỉnh cơ cấu KTNN các vùng.

§iÒu tra kinh tÕ-XH

x

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. x - B¸o c¸o chuyên đề : x + ĐK tự nhiên và tình hình KTXH ảnh h−ởng đến SXNN

x

+ Định hướng phát triển LN vùng ĐBSCL. x + Thực trạng và định hướng PT chế biến nông sản. x - BĐ QH NLN, diêm nghiệp năm 2010 tỷ lệ 1/250.000 x - Vùng Đông Nam Bộ. x - B/c Chuyên đề một số sản phẩm chính. x - BĐ khả năng khai thác chuyển đổi đất, tỉ lệ 1/250.000. x - Số liệu thống kê NN các tỉnh ĐNB và ĐBSCL x + Số liệu phân tích đất x + Số liệu thống kê NN ĐNB và ĐBSCL đến 2000 x - Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ. x - Báo cáo chuyên đề hiện trạng sản xuất và định hướng phát triển một số cây trồng mũi nhọn vùng núi và trung du Duyên hải Bắc Trung Bộ

x

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. x - B/c Chuyên đề : x + DA phát triển cây bông vải vùng x + DA phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng DHNTB x -Một số chỉ tiêu KTXH vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: x + Số liệu thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về KTXH vùng DHNTB.

x

+ Số liệu thống kê thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận.

x

- Vùng Tây Nguyên. x - Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên. x - BĐ đất Tây Nguyên, tỉ lệ 1/500.000. Mapinfo + Số liệu chừng kê vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc.

x

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 95

3. Điều tra tình hình KTXH vùng trọng điểm tái trồng cây thuốc phiện, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện đề án xoá bỏ và thay thế việc trồng cây thuốc phiện.

§iÒu tra kinh tÕ-XH

- Báo cáo chính x - Báo cáo tóm tắt x

B C¸c dù ¸n n¨m 2002: 1. Điều tra đánh giá thực trạng và XD các giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động và tổ chức quản lý của các NTQD.

§iÒu tra tæ chøc qu¶n lý s¶n xuÊt

- Báo cáo Kết quả điều tra, khảo sát các NTQD thuộc khu vực phía Bắc.

Microsoft Word

- B/c tình hình quản lý SD đất và hoạt động của nông trường Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Rạng Đông (Nam Định), Bình Minh (Ninh Bình), Cây chè Đoan Hùng (Tổng công ty chè VN), Thảo Nguyên (Tổng công ty sữa Việt Nam).

Microsoft Word

- Báo cáo tổng hợp tình quản lý sử dụng đất đai và đổi mới tố chức, cơ chế quản lý NTQD khu vực phía Nam.

Microsoft

Word

- Báo cáo Kêí quả điều tra, khảo sát các NTQD thuộc khu vực Đông Nam Bộ.

Microsoft

Word

+ NT cao su Túc Hưng - Đồng Nai. + NT Thọ Vực - Đồng Nai. + NT cao su Suối Dây - Tây Ninh + Xí nghiệp mía đường Nước Trong - Tây Ninh - Báo cáo Điếu tra khảo sát các nông tr−ờng QD khu vực miền Tây Nam Bộ.

x

+ NT Sông Hậu, Cần Thơ. + NT Bình Sơn, C.ty chế biến thực phẩm Kiên Giang. + NT Cờ Đỏ, Cần Thơ. + NT Sông Đốc, Cà Mau. - Báo cáo Điều tra khảo sát các nông tr−ờng quốc doanh khu vực miền Trung

x

+ NT Sơn Thành, Phú Yên. + NT Eabar, Phú Yên. + NT Chiên Đàn, Quảng Nam. + NRI' Quyết Thắng, Quảng Nam. - Báo cáo Điều tra khảo sát các nông tr−ờng quốc doanh khu vực Tây Nguyên

x

+ Công ty cà phê Eapok, Đắc Lắc. + Công ty cao su Đắc Lắc, Đắc Lắc. + Công ty cà phê Gia Lai, Gia Lai. + Xí nghiệp Nông - Công nghiệp chè Bàu Cạn. 2. Điều tra nguồn nước làm cơ sở bố trí hợp lý nông lâm thuỷ sản vùng hạ l−u sông Đồng Nai.

§iÒu tra tµi nguyªn ®Êt,

n−íc x

- Báo cáo chuyên đề tài nguyên đất đai Microsoft Word

- BĐ đất tỉ lệ 1/100.000 Mapinfo - BĐ tài nguyên đất đai, tỉ lệ 1/100.000 x - BĐ Đánh giá khả năng thích nghi đất đai, tỷ lệ 1/100.000

x

- BĐ Phân vùng phát triển NN hạ lưu sông Đ. Nai x

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 96

3. Điều tra quy hoạch mô hình phát triển nông thôn theo hướng CNH..

§iÒu tra MH kinh tÕ n«ng th«n

Microsoft Word

- Báo cáo điều tra QH mô hình phát triển NT theo h-ướng CNH tỉnh Thái Bình

- BĐ Thổ nhưỡng cụm 3 xã (Thái Bình), tỉ lệ 1/5.000 - Báo cáo điều tra quy hoạch các tỉnh: Bình Định (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn), Bắc Ninh (Khu công nghiệp Tam Giang, huyện Yên Phong), Tiền Giang (Đông Hoà Hiệp, Cái Bè), Gia Lai.

x

- Báo cáo điều tra, đánh giá mô hình phát triển kinh tế NN – NT theo h−ớng CNH ở tỉnh Nam Định

Microsoft Word

- BĐ thổ nhưỡng các mô hình phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Nam Định, tỉ lệ 1/25.000

Mapinfo

- BĐsử dụng đất và cơ sở hạ tầng các mô hình phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Nam Định, tỉ lệ 1/25.000.

x

- B/c khởi đầu: Kết quả đánh giá mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Nghĩa lng, huyện Nam Trực, huyện ý Yên theo hớng CNH-HĐH.

Microsoft

Word

4. Điều tra hiện trạng và khả năng phát triển các loại cây ăn quả chính

§iÒu tra ngµnh hµng n«ng nghiÖp

Microsoft Word

- Báo cáo điều tra hiện trạng và khả năng phát triển các loại cây ăn quả

Microsoft Word

- Báo cáo chuyên đề : Đánh giá phân hạng thích nghi và đề xuất sử dụng đất trồng cam Bắc Giang, Hà Giang

Microsoft Word

- Báo cáo chuyên đề vùng ĐBSCL, TDMNBB x - BĐ Phân hạng thích nghi đất trồng cam Bắc Giang, Hà Giang, tỷ lệ 1/250.000

Mapinfo

- BĐ Khả năng phát triển CAQ vùng TDMNBB, ĐBSCL, tỷ lệ 1/250.000

x

- BĐ Phân hạng thích nghi CAQ cả nước, tỷ lệ 1/1.000.000

x

- BĐ Đất tỉ lệ 1/1.000.000 Mapinfo 5. Điều tra đánh giá thích nghi đất lúa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL, ĐBSH, Khu 4, ĐHNTB.

§iÒu tra tµi nguyªn ®Êt

- Báo cáo tổng hợp 4 vùng: ĐBSH, BTB, NTB, ĐBSCL

Microsoft Word

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Microsoft Word

- Báo cáo chuyên đề tỉnh Bạc Liêu, Long An, An Giang. x - BĐ Đất tỉnh Bạc Liêu, tỉ lệ 1/50.000 Mapinfo - BĐ Khả năng thích nghi đất đai tỉnh Bạc Liên; tỉ lệ 1/50.000

x

- BĐ tiềm năng thích nghi đất trồng lúa vùng ĐBSCL x - BĐ khả năng thích nghi đất lúa tỉnh Long An, tỉ lệ 1/100.000

x

- BĐ đơn vị đất đai tỉnh Long An, tỉnh An Giang, tỉ lệ 1/100.000

x

- BĐ khả năng thích nghi đất lúa tỉnh An Giang, tỉ lệ 1/100.000

x

- Phiếu điều tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long. x - Vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ - BĐ đất vùng trồng lúa tỉ lệ 1/100.000 tỉnh Bình Định x

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 97

- BĐ phân hạng thích nghi đất lúa tỉ lệ 1/100.000 tỉnh Bình Định

x

- Kết quả phân tích đất lúa vùng DHNTB, Thanh Hoá.

Microsoft Excel

- Vùng Đồng bằng Sông Hồng Microsoft Word

- Báo cáo chính Microsoft Word

- BĐ Đất tỉnh Thái Bình, tỉ lệ 1/50.000 Mapinfo - BĐ thích nghi đất lúa tỉnh Thái Bình, tỉ lệ 1/50.000 x - Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ Microsoft

Word - Báo cáo chính Microsoft

Word - BĐ đất tỉnh Quảng Trị, tỉ lệ 1/50.000. Mapinfo - BĐ thích nghi đất lúa tỉnh Quảng Trị, tỉ lệ 1/50.000. x - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ x - Báo cáo chính vùng DHNTB x - B/c chính, báo cáo tóm tắt tỉnh Quảng Trị, Q. Ngãi x - BĐ đất vùng sản xuất lúa tỉnh Quảng Nam, Q. Ngãi. x - BĐ phân hạng thích nghi đất lúa tỉnh Q. Nam, Q. Ngãi.

x

6. Điều tra, xây dựng các giải pháp thúc đẩy quá trình CNH NN-NT vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

§iÒu tra tæ chøc qu¶n lý s¶n xuÊt

* Vùng đồng bằng sông Hồng Microsoft Word

* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. x 7. Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng đất gò đồi, đất cái đỏ cha sử dụng phục vụ qui hoạch Nông - lâm nghiệp vùng DHNTB.

§iÒu tra sö dông tµi

nguyªn ®Êt

- BC tóm tắt chuyên đề vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. x - BĐ Đất vùng ĐTĐNT cha sử dụng DHNTB, l/250.000.

x

- Kết quả phân tích (500 mẫu mặt) x - BĐ đất vùng đất cát đỏ tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, tỉ lệ 1/50.000

x

- BĐ đất vùng gò đồi CSD tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, 1/100.000

x

- BĐ t/nghi vùng đất gò đồi CSD lỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, 1/100.000

x

- BĐ Đất vùng đất gò đồi tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên x - BĐ t/nghi vùng đất gò đổi tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên x 8. ĐT, đánh giá thực trạng sản xuất NLN phục vụ bố trí dân c− trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.

§iªï tra thùc tr¹ng SX NLN

- B¸o c¸o tæng hîp Microsoft Word

9. Điều tra thực trạng đất đai, nguồn n−ớc làm cơ sở bố trí NLTS vùng Bán đảo Cà Mau

§iÒu tra sö dông tµi

nguyªn ®Êt, n−íc

Microsoft Word

- Báo cáo chuyên đề : Báo cáo đất và đánh giá đất Microsoft Word

- BĐ đất tỉ lệ /100.000 Mapinfo - B§ Thích nghi đất đai tỉ lệ 1/100.000 x

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 98

C C¸c dù ¸n n¨m 2003: 1. Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 các tỉnh vùng Đông Nam Bộ

§iÒu tra tµi nguyªn ®Êt

- Bản đồ đất tỉnh Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tỉ lệ 1/100.000

ARC/Info x

- BĐ đất tỉ lệ 1/50.000 tỉnh Bình Dương, TP, Hồ Chí Minh

ARC/Info x

- BĐ đất tỉ lệ 1/25.000 vùng Bắc Bình, Bình Thuận x 2. Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

§iÒu tra tµi nguyªn ®Êt

- BĐ đất các tỉnh An Giang, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, tỉ lệ 1/50.000.

ARC/Info x

3. Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 các tỉnh vùng ĐB sông Hồng.

§iÒu tra tµi nguyªn ®Êt

- BĐ đất tỉ lệ 1/50.000 các tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Naln, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình.

x

4. Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

§iÒu tra tµi nguyªn ®Êt

- BĐ đất tỉ lệ 1/50.000 các lỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, tỉ lệ 1/50.000

Mapinfo

5. Điều tra vùng sinh thái phát triển cà phê chè các tỉnh phía bắc.

§iÒu tra tµi nguyªn n«ng

nghiÖp

- Báo cáo số liệu về cây cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc. Microsoft Word

- Chuyên đề: + Xác định nhóm yếu tố khí hậu chính và ảnh hưởng của chúng tới sinh trưởng phát triển cây cà phê chè.

Microsoft Word

+ Xác định nhóm yếu tố đất đai chính và ảnh hưởng của chúng tới sinh trưởng phát triển cây cà phê chè.

Microsoft Word

- BĐ phân vùng sinh thái cây cà phê chè vùng TDMNBB, Bắc Trung Bộ, các tỉnh phía Bắc, tỉ lệ 1/50.000

x

D C¸c dù ¸n n¨m 2004: 1. Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

§iÒu tra tµi nguyªn ®Êt

- Tập số liệu phân tích. x - Bản đồ đất các tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Thành phố Đà Nẵng, tỉ lệ 1/100.000.

x

2. Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 các tỉnh vùng Trung du Miền núi phía Bắc.

§iÒu tra tµi nguyªn ®Êt

- BĐ đất tỉnh Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Kạn, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, tỉ lệ 1/100.000.

Mapinfo

3. Điều tra khả năng phát triển vùng nguyên liệu dứa Cayen phục vụ chế biến công nghiệp

§iÒu tra ngµnh hµng n«ng nghiÖp

- Báo cáo chuyên đề:

Thu thập, tập hợp, lập cơ sở dữ liệu quản lý kết quả các dự án điều tra cơ bản ngành nông nghiệp nông thôn

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 99

+ Khả năng phát triển dứa Cayen vùng Bắc Trung Bộ. Microsoft Word

+ Thực trạng SX tiêu thụ ở 3 tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Kiên Giang.

x

+ Đánh giá mức độ thích nghi vùng trồng dứa Cayen. x - BĐ thích nghi vùng dứa Cayen tỷ lệ 1/50.000 các tỉnh: Ninh Bình, Bắc Giang, Tiền Giang, Đồng Nai.

x

Sơ đồ các nhà máy chế biến dứa toàn quốc, 1/1.000.000 x 4. Điều tra các mô hình nông nghiệp đạt 50 triệu đồng/ha vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Điều tra thực trạng MH

tổ chức QL SXNN

- Báo cáo 5 chuyên đề: sản xuất lúa, chuyên canh rau, trồng hoa, nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả.

Microsoft

Word

- Sơ đồ mô hình nông nghiệp đạt 50 triệu đồng ha vùng ĐBSH, tỉ lệ 1/100.000.

Microsoft

Word

- Sơ đồ mô hình nông nghiệp đạt 50 triệu đồng ha vùng ĐBSCL, tỉ lệ 1/100.000.

x

5. ĐT vùng nguyên liệu mía của một số nhà máy đường mới đạt 60% công suất

- BC vùng nguyên liệu nhà máy đường Trị An, Thới Bình (Đồng Nai) và Bình Dương (lỉnh Bình Dương), Sơn Dơng (Tuyên Quang), Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Thuận.

x

- BĐ HT, QH nhà máy đường Trị An, Thới Bình, Sơn Dương, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Thuận, tỷ lệ 1/50.000.

x

6. Điều tra bổ sung sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô, đỗ tương vùng trọng điểm Trung du miền núi phía Bắc

Microsoft Word

E C¸c dù ¸n n¨m 2005: 1.Điều tra, bổ sung chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000- 1/100.000 các tỉnh Tây Nguyên.

- Bản đồ đất tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, 1/100.000.

Mapinfo

2. Điều tra bổ sung quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông-lâm nghiệp 7 vùng KTvà cả nước.

- Báo cáo chính, báo cáo tóm tắt vùng Đông Nam Bộ Microsoft Word

3. Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng một số nông sản hàng hoá xuất khẩu (gạo, chè, cà phê, hồ tiêu).

- Báo cáo 4 chuyên đề: Gạo, chè, cà phê, hồ tiêu.

Microsoft Word