21
Tài liu phát tay : Kiến thc cơ bn vNCBSM 1 TẬP HUẤN Nuôi con bằng sữa mẹ Cán bộ công đoàn và cán bộ y tế của Tổng Liên Đoàn Lao Động Viêt Nam

TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

1

TẬP HUẤN Nuôi con bằng sữa mẹ

Cán bộ công đoàn và cán bộ y tế của Tổng Liên Đoàn Lao Động Viêt Nam

Page 2: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

0

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NDTN

1. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: là chỉ cho trẻ bú mẹ trong 6

tháng đầu sau khi sinh mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả

nước đun sôi để nguội, trừ trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc

thuốc theo chỉ định của cán bộ y tế

2. Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng tuổi: Khi trẻ được ăn bổ sung vẫn tiếp

tục được bú mẹ đến 24 tháng tuổi

3. Ăn bổ sung: Ăn bổ sung nghĩa là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ - các

thức ăn khác ngoài sữa mẹ gọi là thức ăn bổ sung

4. Đa dạng thức ăn: Trẻ được cho ăn đủ 4 nhóm thực phẩm hoặc nhiều hơn

5. Thực phẩm giàu sắt: Trẻ được cho ăn các thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm bổ sung

sắt dành riêng cho sự phát triển của trẻ

6. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Là hiện tượng trẻ có cân nặng thấp hơn so với mức tiêu

chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (Được xác định bằng cân nặng theo tuổi dưới -2SD hoặc

chỉ số khối cơ thể BMI thấp)

7. Suy dinh dưỡng thể thấp còi: là hiện tượng trẻ có chiều cao thấp hơn so với mức tiêu

chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới. Suy dinh dưỡng thể thấp còi là biểu hiện của SDD mãn

tính. Đây là dấu hiệu hàng đầu của SDD từ thời kỳ sớm bao gồm cả SDD bào thai do mẹ

bị thiếu dinh dưỡng. (Được xác định bằng chiều cao theo tuổi dưới -2SD)

8. Suy dinh dưỡng thể gầy còm: là hiện tượng trẻ có số đo cân nặng theo chiều cao thấp

hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới. SDD thể gầy còm thường được coi

là SDD cấp tính vì thường biểu hiện trong một thời gian ngắn. (Được xác định khi cân

nặng theo chiều cao dưới -2SD)

9. Thừa cân : Là hiện tượng tích cơ, mỡ khiến cân nặng cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép

ở trẻ cùng tuổi, giới. Dấu hiệu thừa cân ở trẻ (được xác định khi cân nặng theo tuổi lớn

hơn 2 SD)

Page 3: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

1

NỘI DUNG TẬP HUẤN

Bài 1. Tình trạng dinh dưỡng trẻ nhỏ và 1,000 ngày đầu đời - Cơ hội can thiệp hiệu quả nhất

Bài 2. Sữa mẹ và lợi ích của NCBSM

Bài 3. Sữa mẹ được tạo ra như thế nào

Bài 4. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và sự đáp ứng của sữa mẹ

Bài 5: Cho trẻ bú đúng cách và những khó khăn về vú thường gặp khi NCBSM chưa đúng

Bài 6: Vắt sữa , bảo quản sữa mẹ - Cho trẻ ăn sữa mẹ đã bảo quản

Page 4: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

2

BÀI 1

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHĂM SÓC DINH DƯỠNG 1000 NGÀY ĐẦU ĐỜI CỦA TRẺ

Tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở Việt Nam

Việt Nam có 7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi

Cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi (27,5%, Điều tra dinh dưỡng 2011)

Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia hướng tới mục tiêu giảm tỉ lệ này xuống còn 26% vào năm 2015 và 23% vào năm 2020

Mặc dù Việt Nam là một nước không có vấn đề về an ninh lương thực, trình độ dân trí cao với 90% dân số biết đọc biết viết, nhưng tỷ lệ SDD vẫn còn cao, điều này cho thấy nguyên nhân dẫn đến SDD trẻ có liên quan đến tập quán, thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ còn nhiều bất cập.

Ảnh hưởng của giai đoạn «Cửa sổ cơ hội» đến sự phát trển của trẻ

1. Nghiên cứu cho thấy khi 3 tuổi cao thế nào thì trong suốt thời kỳ phát triển đến 18

tuổi chiều cao của trẻ tăng giống nhau bằng khoảng 77 cm vì vậy nếu trẻ bị thấp còi khi 3

tuổi, sẽ không thế to cao khi trưởng thành được

2. Để đảm bảo trẻ trở thành những người lớn cường tráng khỏe mạnh trong tương lai,

chúng ta phải chú trọng cải thiện các thực hành về NDTN để phòng tránh SDD thể thấp

còi cho trẻ từ rất sớm. Những can thiệp này cần đưa ra bằng những hoạt động cụ thể và

thích hợp cho từng độ tuổi: từ khi thai được 7 tháng cho đến lúc trẻ được 24 tháng tuổi.

Page 5: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

3

1,000 ngày đầu đời - Thời điểm can thiệp hiệu quả nhất trong NDTN

6

Các cửa sổ cơ hội

(giai đoạn 1000 ngày)

Chuẩn bị kiến thức khi mang thai: Dinh dưỡng cho mẹ

0-6 tháng: NCBSMHT

6-24 tháng: Ăn bổ sung và

tiếp tục cho bú mẹ

3/5/2013280 ngày 180 ngày 540 ngày

- Ngay từ khi mang thai, bà mẹ cần được chăm sóc thai nghén và dinh dưỡng tốt. Đặc biệt

giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ: bà mẹ phải được cung cấp kiến thức về NCBSM.

- Khi trẻ 0-6 tháng tuổi: bà mẹ được theo dõi, hỗ trợ để đảm bảo: trẻ được bú sữa non và

bú ngay sau sinh và duy trì nguồn sữa đảm bảo NCBSM hoàn toàn trong vòng 6 tháng

đầu đời.

- Khi trẻ 6-24 tháng: Bà mẹ biết cách cho con ăn bổ sung hợp lý theo từng độ tuổi và duy

trì cho bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng.

Page 6: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

4

BÀI 2.

SỮA MẸ VÀ LỢI ÍCH CỦA NCBSM – SO SÁNH SỮA MẸ VÀ SỮA BÒ

Lợi ích của NCBSM

Đối với con:

Bảo vệ trẻ, tránh các bệnh nhiễm trùng

Cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ chóng lớn và phòng ngừa bệnh tật:

Vitamin A, chất đạm, chất béo, đường, Vitamin C và sắt...

Kích thích sự phát triển tối ưu của não bộ

Dễ tiêu hóa

Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp

Đối với mẹ và gia đình:

Bú sớm ngay sau sinh giúp mẹ co hồi tử cung, giảm mất máu sau đẻ

Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung

NCBSMHT giúp bà mẹ chậm có thai trở lại

Xây dựng tình cảm mẹ con

Giúp bà mẹ phòng tránh béo phì sau đẻ

Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao, ví dụ: tiết kiệm tiền mua sữa ngoài

Đối với kinh tế gia đình và xã hội

• Góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực : Các gia đình Việt Nam có thể tiết kiệm

11,4 nghìn tỷ đồng (549 triệu đô la Mỹ) mỗi năm nếu không mua các sản phẩm thay thế

sữa mẹ

• Tiết kiệm cho hệ thống y tế: Ước tính Việt Nam tiêu tốn 210 tỷ đồng (10 triệu đô la Mỹ)

mỗi năm cho chi phí chữa các bệnh do nuôi dưỡng trẻ kém.

• Góp phần giảm quá tải tại các bệnh viện

• Góp phần bảo vệ môi trường do giảm thiểu chất thải có hại.

• Có khả năng thúc đẩy tăng trưởng GDP tăng thêm 3% mỗi năm

Sữa mẹ đã được định hình đặc biệt cho sự phát triển của cơ thể người

- Hoàn thiện và phát triển hệ thống não bộ, và hệ thần kinh ngoại biên của trẻ

Page 7: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

5

- Hoàn thiện hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp, mắt vv.. của trẻ

- Hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ giúp trẻ chống lại nhiễm khuẩn và thích ứng với môi

trường sống mới

- Sữa mẹ đủ chất dinh dưỡng, có các thành phần cân đối giúp trẻ phát triển một cách cân đối

giữa hệ cơ, xương khớp, mỡ của trẻ

- Sữa mẹ được sản xuất đặc thù cho hệ tiêu hóa của trẻ, rất dễ tiêu, nên trẻ chóng đói cho

trẻ bú 2 giờ một lần là tốt nhất vừa tốt cho trẻ vừa giúp mẹ tăng tiết nhiều sữa mẹ

- Thành phần sữa mẹ thay đổi theo tuổi và nhu cầu phát triển của trẻ (sữa non, trưởng thành,

sữa đầu, sữa cuối ….)

- Các chất giúp phát triển não bộ, hệ thần kinh, và mắt như DHA, Taurin, chỉ có ở sữa mẹ

chính vì vậy các công ty sữa đã cố bắt chước bằng cách tổng hợp các chất Taurin, DHA ở

ngoài rồi đưa vào sữa bột.

Dưới đây là một số sự khác biệt giữa sữa mẹ và sữa ngoài:

Sữa mẹ Sữa bò

Protein Sữa mẹ có lượng protein vừa phải, các loại protein cân đối và cần thiết cho phát triển của não bộ và hệ thần kinh (Taurin, DHA) (não trẻ lúc mới sinh =1/3 não người lớn, nhưng đã bằng ½ não người lớn lúc 1 tuổi , trong khi đó cân nặng trẻ lúc 1 tuổi (12kg) bằng 1/5 cân nặng của người lớn (60kg)

Sữa mẹ chứa nhiều protein (IgA, IgG, IgM) giúp chống nhiễm khuẩn cho những bệnh ở người

Sữa bò có lượng protenin gấp 3 lần sữa mẹ - không cần thiết cho trẻ - chứa nhiều protein giúp phát triển hệ cơ bắp, xương (sau 2 tháng bê non tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể lúc mới sinh, và đi lại được trong vòng một tuần đầu sau sinh)

Sữa bò chứa protein giúp chống nhiễm khuẩn cho một số bệnh của bò

Sữa bò chứa nhiều proteins dễ tiêu cho bê nhưng rất khó tiêu cho trẻ trẻ bú sữa bò lâu đói hơn trẻ bú mẹ

Chất

béo Chất béo trong sữa mẹ rất khác nhau, thay đổi theo bữa bú (sữa đầu, sữa cuối), theo ngày, theo tuần đề phù hợp với nhu cầu ngày càng phát triển của trẻ.

Chất béo trong sữa mẹ được sản xuất phù hợp với các men tiêu hóa của trẻ nên trẻ hấp thu được toàn bộ các chất béo trẻ cần cho sự phát triển não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ

Chất béo trong sữa mẹ giúp da trẻ mịn màng, mềm mại và giúp cơ chắc hơn. Trẻ bú mẹ sẽ lanh lợi hơn, tinh khôn, nhưng trông ít bụ bẫm hơn trẻ bú sữa bò

Chất béo trong sữa bột được pha chế với một lượng nhất định không thay đổi

Chất béo của sữa bò khó tiêu, không phù hợp với các men tiêu hóa của trẻ. Trẻ sẽ hấp thu được chất béo làm tích mỡ (nhìn trẻ rất bụ bẫm) nhưng không hấp thu được những chất béo cần thiết làm hoàn thiện và phát triển hệ thần kinh của trẻ (các sợi mylenin dẫn truyền thần kinh)

Page 8: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

6

Chất

đường Chất đường trong sữa mẹ là đường lactoza, là đường chỉ có trong sữa mẹ (các loài). trong số các loài động vật có vú, loài nào có não bộ to hơn (so với trọng lượng cơ thể) thì loài đó có tỷ lệ lượng đường lactoza cao hơn trong sữa mẹ của loài đó.

Lactoza giúp cho sự hấp thu của các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của hệ xương và răng của trẻ,

Lượng lactoza trong sữa mẹ cao gấp 1,5 lần trong sữa bò. Đường lactorza trong sữa mẹ được phân giải ở mức độ từ từ giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định không cao, không thấp

Lượng lactoza cao trong sữa mẹ giúp cân đối với lượng khoáng và muối thấp trong sữa – rất tốt cho trẻ

Đường trong sữa mẹ là môi trường tốt giúp một số vi khuẩn tốt (lactobacillus bifidus) cho đường ruột phát triển. Những vi khuẩn này giúp hệ tiêu hóa chống lại nhiễm khuẩn từ bên ngoài và giúp tiêu hóa tốt. Phân của trẻ bú mẹ không có mùi thối như phân của trẻ bú sữa bò

Sữa bò chứa ít đường lactoza nhưng nhiều đường sucorose, giống như các loại đường khác. Đường sucorose được phân hóa giải phóng năng lượng nhanh lượng đường trong máu tăng cao nhanh và hạ xuống rất nhanh.

Đường lactoza trong sữa bò thấp cân đối với lượng chất khoáng và muối cao trong sữa – không tốt cho trẻ

Sữa bò có ít lactobacillus bifidus so với sữa mẹ trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, tiêu chẩy hơn, đặc biệt là dễ bị nhiễm khuẩn Coli và Rota vius. Hai bệnh này co thể dẫn đến tử vong nhanh chóng ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời

Khoáng

chất và

vitamin

50% sắt trong sữa mẹ được trẻ hấp thu

Sắt trong sữa mẹ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là trực khuẩn Coli (2 protein trong sữa mẹ - lactoferin và transferein – gắn với sắt từ đường ruột của trẻ, việc này làm Coi không phát triển được vì Coli cần sắt để phát triển)

Chỉ 5% sắt trong sữa bò có bổ sung sắt được trẻ hấp thu

Sắt bổ sung trong sữa bò giúp Coli phát triển nhanh hơn, nhiều hơn bỏi vì lượng sắt còn thừa cao do không được hấp thu sẽ giúp Coli phát triển)

Sữa mẹ có tỷ lệ canxi, phốt pho cân đối để trẻ có thể hấp thu được dễ dàng, đăc biệt cần cho hệ xương và răng của trẻ. Trẻ đặc biệt cần vitamin D để hấp thu canxi cho trẻ tắm nắng giúp trẻ hấp thu đủ canxi

Sữa bò chứa rât nhiều can xi, tuy nhiên không cân đối với phốt pho và không ở dạng dễ hấp thu nên cũng không hấp thu được hết.

Kẽm, đồng, mangan và các vi chất khác trong sữa mẹ dưới dạng hấp thu được tốt hơn trong sữa bò

Kẽm được bổ sung trong sữa bò nhiều hơn trong sữa mẹ nhưng đều kém hấp thu hơn trong sữa mẹ (Bệnh AE – một bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do không hấp thu được kẽm– điều trị được bằng sữa mẹ, )

Vitamin B6, B12, C, fluoride, đều có trong sữa mẹ và dưới dạng hấp thu tốt.

Sữa bò có các khoáng chất và vi chất rất thấp, đều phải bổ sung, nhưng đều dưới dạng khó hấp thu

Page 9: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

7

BÀI 3. SỮA MẸ ĐƯỢC TẠO NHƯ THẾ NÀO

Cấu tạo bầu vú mẹ:

Cấu tạo bầu vú có hai phần 1) các mô và tuyến là nơi sản sinh ra sữa, 2) mô mỡ và cơ nâng

đỡ là bộ phận tạo hình vú.

Số lượng mô, tuyến ở tất cả phụ nữ đều giống nhau nhưng mô mỡ thì người có nhiều (vú to)

người ít (vú nhỏ) . Vì vậy kích cỡ của bầu vú không ảnh hưởng gì đến sự tạo sữa.

Ghi nhớ Sự tạo sữa ở người mẹ không phụ thuộc vào kinh cỡ vú to hay bé. Mọi phụ nữ đều

có khả năng tạo sữa như nhau. Nếu cho con bú đúng cách thì bà mẹ luôn có đủ sữa cho con

mình phát triển tốt kể cả khi bà mẹ đẻ sinh đôi.

Cơ chế tiết sữa

- Trong cơ thể người phụ nữ có hai loại chất:

Chất kích thích tiết sữa (prolactin) chất này được tiết ra sau mỗi lần trẻ bú. Khi vú không còn

căng sữa, chất này sẽ “thông báo” cho não bộ để “chỉ đạo” cơ thể (tế bào nang sữa) tạo ra

sữa để “đổ đầy” bầu vú (ống dẫn sữa và xoang sữa) . Nếu bầu vú căng sữa, chất này không

hoạt động và sữa không tiết ra nữa. Chất này được tiết ra nhiều hơn khi trẻ bú vào ban đêm

Giải phẫu vú

Núm vú

Xoang s­a

Ống dẫn sua

Tuyến Montgomery

Quầng vú

Nang s­aMô nâng đỡ

và mỡ

Tế bào nang sữa

Tế bào cơOxytocin làm co

tế bào cơ

Prolactin kích

thích

Page 10: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

8

Điều này giải thích tại sao con càng bú nhiều sữa càng ra khỏe , cho trẻ bú vào ban đêm sẽ

giúp bà mẹ có nhiều sữa hơn. Hoặc đứa trẻ còn bú thì vú còn tiết sữa kể cả khi trẻ đã lớn 2-3

tuổi …và khi bà mẹ muốn cai sữa chỉ cần “cách ly” con một hai ngày là cơ thể không “sản

xuất” tiếp nữa

Chất kích thích phun sữa (Oxytocin): chất này chỉ tiết ra ngay khi trẻ bú, khi trẻ mút vú chất

này tiết ra “thông báo” cho não bộ để “chỉ đạo” các tuyến sữa co bóp đẩy sữa ra ngoài. Chất

này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý của bà mẹ. Nếu bà mẹ lo lắng, buồn bực mất lòng

tin…thì cơ thể cũng không tạo ra chất này được .

Điều này giải thích tại sao nhiều bà mẹ bị mất sữa khi có điều lo lắng buồn bực , hoặc bà mẹ

không tin rằng mình có đủ sữa cho con phát triển khỏe mạnh.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo sữa

Yếu tố hỗ trợ

Con càng bú nhiều sữa càng ra nhiều

Tinh thần và tâm lý : bà mẹ vui vẻ, hạnh phúc, tin là mình có đủ sữa

Sự gần gũi với con : được ở gần, ngắm nhìn, âu yếm, vuốt ve

Cho con bú về đêm sữa được tạo ra nhiều hơn

Yếu tố cản trở

Lo lắng, căng thẳng, không tin là mình có đủ sữa

Bà mẹ đau đớn

Mẹ con không được ở cạnh nhau

Để vú căng sữa lâu

Trẻ ngậm bắt vú không tốt – bú không hiệu quả

Ghi nhớ: Để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ luôn đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, giúp

trẻ phát triển khỏe mạnh thì bà mẹ cần cho con bú theo nhu cầu, bú liên tục cả ngày lẫn đêm

Các loại sữa mẹ :

Sữa non: được hình thành từ tuần thứ 14-16 của thai kì và được tiết ra trong 1-3 ngày

đầu sau đẻ.

Sữa trưởng thành: là sữa vào khoảng ngày thứ 7-10 sau đẻ, khi sữa non đã hoàn toàn

chuyển thành sữa trưởng thành và tồn tại đến khi cai sữa cho trẻ. Sữa trưởng thành gồm

2 loại:

- Sữa đầu: sữa được tiết ra đầu bữa bú, lượng nhiều, hơi trong xanh, chứa nhiều

nước và các chất dinh dưỡng: protein, lactose...

- Sữa cuối: sữa được tiết ra cuối bữa bú, màu trắng đục hơn, chứa nhiều chất béo

Page 11: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

9

hơn và cung cấp nhiều năng lượng giúp trẻ tăng trưởng tốt

Lưu ý : Mỗi loại sữa mẹ có lợi ích đặc biệt và thời gian tiết ra khác nhau như vậy nên cán bộ

y tế cần hiểu sâu và nắm chắc thành phần đặc điểm của mỗi loại để tư vấn cho bà mẹ và

cộng đồng được hiệu quả nhất. Đặc biệt luôn nhắc nhở bà mẹ Sữa cuối bữa chứa nhiều

chất béo và giàu năng lượng giúp trẻ phát triển tốt nên bà mẹ cần phải cho con bú hết từng

bên vú để trẻ bú được “sữa cuối”

Tìm hiểu về sữa non và lợi ích của sữa non:

Thành phần sữa non Tác dụng

- Giàu kháng thể - Sữa non được coi như 1 liều vắc xin quí giá đầu

tiên trẻ nhận được giúp phòng chống các bệnh

nhiễm khuẩn

- Nhiều tế bào bạch cầu - Giúp phòng chống nhiễm khuẩn

- Có tác dụng xổ nhẹ - Đào thải phân su, giúp giảm mức độ vàng da

- Có yếu tố tăng trưởng cho

ruột của trẻ

- Giúp cho ruột trưởng thành

- Phòng chống dị ứng

- Giàu vitamin A - Giảm mức độ nặng khi bị nhiễm khuẩn

- Nhiều chất béo, giầu năng

lượng

- Giúp trẻ không bị đói và hạ thân nhiệt sau đẻ

- Lưu ý : Chất kháng thể và Vitamin A trong sữa non có nhiều nhất trong vòng 1 giờ đầu sau

- sinh vì vậy cho trẻ bú ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu đặc biệt quan trọng vì không những giúp trẻ bú được sữa non với lượng kháng thể và vitamin A nhiều nhất mà còn có nhiều lợi ích khác cho cả bà mẹ nữa.

o Con: Bú được sữa non giống như nhận được liều vắc xin đầu tiên trong đời ; sớm thải

phân su; giúp giảm vàng da, không bị đói

o Mẹ: Co hồi tử cung tốt, giảm xuất huyết sau sinh, kích thích tạo sữa và giúp sữa sớm về

Page 12: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

10

BÀI 4.

NHU CẦU CỦA TRẺ VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA SỮA MẸ

Sữa mẹ luôn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 2 ngày đầu đời

Dạ dày của trẻ trong ngày đầu sau đẻ chỉ nhỏ bằng quả nho và có thể chứa được khoảng 1 thìa

cà phê sữa (5-7 ml) . Trong khi đó sữa non bắt đầu được tạo ra từ tuần thứ 14-16 của thai kỳ

nên ngay sau khi sinh trong 2 bầu vú của bà mẹ đã có sẵn khoảng 200 ml sữa non. Mặc dù bầu

vú chưa căng nhưng vẫn đủ sữa cho bé vì mỗi lần bú trẻ chỉ cần 1 thìa cà phê.

- Vì vú chưa căng sữa, trẻ chưa biết cách bú nên đây là lúc bà mẹ phải kiên trì tập cho con

ngậm bắt vú đúng đồng thời phải cho trẻ bú nhiều lần như vậy vừa đảm bảo nhu cầu của trẻ

vừa kích thích tạo sữa (giúp sữa “về” sớm)

- Kết luận:

- Sữa non hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ cả về chất lượng và số lượng trong vòng

2 ngày đầu sau đẻ.

- Tại cộng đồng, tư vấn NCBSM cần được bắt đầu từ khi bà mẹ mang thai và khi sinh mẹ

cần được hỗ trợ để thực hiện cho con bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh để trẻ

được bú sữa non và kích thích cho sữa chóng về.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 0-6 tháng

Kích thước dạ dày trẻ trong những ngày đầu

Page 13: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

11

- Ý nghĩa của biểu đồ

o Các cột trong biểu đồ - biểu thị nhu cầu năng lượng trẻ cần/ngày theo lứa tuổi từ 0 đến 23 tháng

o Phần màu đen là năng lượng nhận được từ sữa mẹ

o Phần màu trắng là năng lượng thiếu hụt cần phải bổ sung thêm

- Phần màu trắng chỉ bắt đầu xuất hiện khi trẻ đã được 6 tháng tuổi. Điều này giải thích tại sao trong vòng 6 tháng trẻ chỉ cần bú mẹ là đủ để phát triển tốt.

- Nếu cho trẻ ABS sớm hơn sẽ khiến trẻ bú ít đi – vừa lãng phí nguồn sữa mẹ quí giá, mẹ sẽ bị giảm tiết sữa và con dễ bị rối loại tiêu hóa do phải sớm làm quen với thức ăn lạ ngoài sữa mẹ. Nếu cho trẻ ABS muộn hơn sẽ dẫn đến trẻ không nhận đủ năng lượng để phát triển tốt

- Kết luận:

Sữa mẹ luôn cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu

đời, kể cả trẻ sinh đôi nếu cho trẻ bú đúng cách

Chỉ nên bắt đầu cho trẻ ABS khi trẻ được 6 tháng tuổi (180 ngày).

Khi cho trẻ ABS vẫn tiếp tục cho trẻ bú đến khi trẻ được 24 tháng

Đảm bảo sữa mẹ luôn đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ đến khi trẻ được trong sáu

tháng, bà mẹ cần cho trẻ bú đúng cách

Cho trẻ bú đúng cách để duy trì nguồn sữa mẹ

- Giúp trẻ ngậm bắt vú tốt ngay từ bữa bú đầu tiên

- Cho trẻ bú bữa đầu tiên ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh

- Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

- Mỗi lần bú, cho bú hết bên này rồi mới chuyển sang bên kia

Page 14: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

12

- Không cho tre bu binh, ngâm vu cao su

- Nêu tre ôm vân tiêp tuc cho bu va bu lâu hơn, nhiêu lân hơn

- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi

Lưu ý : Cách tính tuổi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện đang sử dụng như sau:

- Trẻ 0 tháng tuổi: là trẻ từ khi sinh đến 29 ngày tuổi

- Trẻ 1 tháng tuổi: là trẻ từ 30 ngày đến 59 ngày tuổi (1 tháng + 29 ngày)

- Trẻ 5 tháng tuổi: là trẻ 5 tháng cộng 29 ngày tuổi

=> Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có nghĩa là cho trẻ bú đến 180

ngày tuổi

Page 15: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

13

Bài 5

CHO TRẺ BÚ ĐÚNG – NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI CHO TRẺ BÚ CHƯA ĐÚNG

Cho trẻ bú đúng cách bao gồm tư thế của bà mẹ bế đỡ trẻ khi cho bú và cách “ngậm bắt vú”

của con

Các tư thế của mẹ khi cho con bú:

Các tư thế của mẹ khi cho con búBL 2.6.2

Lưu ý:

Dù nằm hay ngồi thì hai mẹ con cũng cần được thoải mái để mẹ không bị mỏi, con không bị

vặn người giúp trẻ đú được lâu, đẫy bữa và bú được “sữa cuối” trong bầu vú mẹ

Bế đỡ trẻ thế nào để luôn đảm bảo:

o Đầu và thân trẻ nằm trên cùng một đường thẳng

o Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ

o Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú

o Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai trẻ mà còn phải đỡ mông trẻ

Giúp trẻ ngậm bắt vú tốt

Page 16: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

14

BL 2.6.3 Ngậm bắt vú đúng & sai

Ngậm bắt vú (nhìn từ bên ngoài)

1 2

3/9

Ngậm bắt vú đúng và sai

Bạn nhìn thấy những điểm khác nhau như thế

nào?

1 2

3/8

Hình 1 – đúng ; Hình 2 - Sai

So sánh hình 1 và 2 khi nhìn từ bên ngoài và nhìn từ bên trong

- Hình 1 - Ngậm bắt vú tốt: trẻ ngậm sâu hết cả núm vú, cằm trẻ sát vào quầng vú bên

dưới nên khi bú lưỡi trẻ áp sát được vào quầng vú (các xoang chứa sữa) mút được

nhiều sữa hơn và không có khoảng trống tránh mút cả không khí vào.

- Hình 2 – ngậm bắt vú sai: trẻ chỉ mút núm vú, tạo khoảng trỗng giữa miệng trẻ và vú

mẹ => vừa không có lực ép vào quầng vú lại vừa có khoảng trống khiến trẻ mút cả

hơi vào làm trẻ bị no giả. Sau bữa bú nên bế vác trẻ vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ ợ hơi ra

phòng tránh trẻ bị nôn, trớ sau nữa bú.

Dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng

- Quầng vú phía trên miệng trẻ còn nhiều hơn

- Miệng trẻ mở rộng

- Môi dưới hướng ra ngoài

- Cằm trẻ chạm vào vú mẹ

Các bước giúp trẻ ngậm bắt vú đúng

Đưa mũi của bé lên ngang hàng với đầu vú. Lấy ngón

tay hoặc đầu vú gõ nhẹ vào môi bé để bé há miệng ra.

Chờ đến khi bé há miệng rộng thì đưa đầu vú thẳng vào

bên trong.

Page 17: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

15

Đảm bảo bé ngậm đầy miệng bầu vú, có thể bao phủ

gần hết quầng vú.

Khi bé ngậm bắt vú đúng:

- Quầng vú phía trên miệng trẻ còn nhiều hơn

- Miệng trẻ mở rộng

- Môi dưới hướng ra ngoài

- Cằm trẻ chạm vào vú mẹ

Khi bé đã bú thoải mái, ôm bé chắc chắn trong tay.

Khi đã xong, việc cho con bú sẽ mang lại một cảm giác

hài lòng cho cả con và mẹ.

Kết luận: Ngậm bắt vú đúng là bước đầu tiên để đảm bảo NCBSM thành công và phòng

tránh được rất nhiều những khó khăn thường gặp khi NCBSM như trẻ bú kém, không đẫy

bữa, không bú được “sữa cuối” dẫn đến tăng cân kém. Về phía mẹ: có thể dẫn đến nứt cổ

gà, tắc tia sữa, giảm tiết sữa.

Những khó khăn thường gặp khi cho con bú không đúng cách

- Đau núm vú

- Tổn thương núm vú (nứt cổ gà)

- Cương tức vú, tắc tia sữa

- Trẻ bú không đẫy bữa, quấy khóc , nếu kéo dài trẻ không tăng cân dẫn đến úy dinh

dưỡng

- Giảm sự tạo sữa dẫn đến mất sữa

Page 18: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

16

Khó khăn Giải pháp Phòng tránh

Giảm sự

tạo sữa

dẫn đến

không đủ

sữa

Chỉnh lại cách trẻ ngậm bắt vú cho đúng

Cho con bú nhiều hơn.

Động viên bà mẹ tin rằng sữa sẽ nhiều

dần lên

Ăn thức ăn lợi sữa (cháo gạo nếp chân

giò...)

Ngậm bắt vú đúng từ bữa bú đầu

tiên

Cho trẻ bú ngay sau sinh.

Động viên củng cố niềm tin cho BM.

Bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm.

Không để vú bị căng sữa quá lâu

Cho trẻ bú hết từng bên vú một

Nứt cổ gà Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách,

không bôi gì lên đầu vú ngoài lấy giọt sữa

mẹ xoa nhẹ lên núm vú và quầng vú.

Đưa bà mẹ đến cơ sở y tế

Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách

ngay từ bữa bú đầu tiên

Căng tức –

tắc tia sữa

Cho trẻ bú nhiều hơn cả ngày lẫn đêm.

Có thể vắt đỡ sữa

Cho trẻ lớn bú

Cho trẻ bú ngay sau sinh khi vú

chưa bị căng sữa.

Bú liên tục cả ngày lẫn đêm

Vắt sữa để dành trong trường hợp

mẹ quá nhiều sữa, trẻ không bú hết

Viêm tuyến

vú (áp xe

vú)

Thấy có hiện tượng nổi cục sưng, nóng

và sốt thì gửi bà mẹ đến cơ sở y tế

Không để vú bị cương tức quá lâu.

Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn

đêm

Ghi nhớ: Trong mọi trường hợp khó khăn, luôn luôn khuyên bà mẹ kiên trì cho con bú nhiều

hơn hoặc vắt sữa ra cho trẻ ăn bằng cốc. Không cho trẻ bú bình với núm vú giả vì nếu

cho trẻ bú bình sẽ khiến trẻ không thích bú mẹ trở lại nữa (vì bú sữa từ núm vủ giả dễ dàng

hơn do lỗ kim từ núm vú giả to hơn, sữa trong bình dễ dàng chảy ra hơn, trẻ không cần phải

mút mạnh như bú mẹ)

Page 19: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

17

Bài 6

VẮT SỮA ; BẢO QUẢN SỮA MẸ VÀ CHO TRẺ ĂN SỮA ĐÃ BẢO QUẢN

Vắt sữa khi nào ?

• Ngay sau khi sinh trong trường hợp :

Trẻ đẻ non, yếu, không bú tự được => vắt sữa cho trẻ ăn bằng thìa hoặc bằng ống sonde

Giúp cải thiện tình trạng núm vú phẳng, tụt giúp trẻ bú dễ dàng hơn

Vắt mấy giọt sữa để “mồi” khi tập cho trẻ bú bữa đầu tiên

• Trong tuần đầu, tháng đầu sau sinh:

Sữa mẹ quá nhiều trẻ bú không hết => Vắt sữa thừa để dành sữa trong tủ lạnh cho con ăn dần khi cần thiết đồng thời kích thích tạo sữa và duy trì nguồn sữa

• Mẹ phải đi làm xa , vắt sữa để nhà cho con

• Khi mẹ bệnh bác sĩ chỉ định tạm ngừng cho con bú. Mẹ cần vắt sữa bỏ đi để duy trì nguồn sữa. Đến khi khỏi bệnh sẽ cho con bú lại

• Con bị bệnh không tự bú được =>vắt sữa cho trẻ ăn bằng thìa hoặc ống sonde

Chuẩn bị trước khi vắt sữa

Chuẩn bị dụng cụ

Chọn dụng cụ hứng sữa : cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng.

Rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch

Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa và ngâm một lúc (cho đến khi đã sẵn sàng vắt sữa thì đổ nước đi.)

Nước sôi và khăn bông

Chuẩn bị bà mẹ

Bà mẹ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch

Kích thích phản xạ oxytoxin :

- Hỗ trợ bà mẹ về tâm lý : xây dựng niềm tin cho bà mẹ. Giảm nguyên nhân gây đau hoặc lo

lắng. Giúp bà mẹ có ý nghĩ và cảm xúc về con mình .

- Hỗ trợ bà mẹ về mặt thực hành. khuyên bà mẹ ngồi nơi yên tĩnh và riêng tư, nếu có người hỗ

trợ thì tốt hơn.

- Một số bà mẹ vắt sữa dễ dàng hơn khi: ngồi cùng với nhóm các bà mẹ đang vắt sữa; Bế con

tiếp xúc da kề da với con(bế con vào lòng khi vắt sữa) hoặc chỉ cần nhìn con hoặc ảnh của

con.

- Chườm nóng hai bầu vú: Dùng khăn bông nhúng nước ấm đắp lên hai bầu vú.

- Kích thích núm vú: Bà mẹ dùng tay vê núm vú một cách nhẹ nhàng.

- Xoa bóp hoặc vuốt bầu vú một cách nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay hoặc bằng một chiếc

lược, hoặc dùng nắm tay lăn một cách nhẹ nhàng xung quanh bầu vú về phía núm vú.

Page 20: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

18

Nếu có một người giúp xoa bóp lưng bà mẹ thì rất tốt .

Cách vắt sữa bằng tay

- Bà mẹ ngồi hoặc đứng một cách thoải mái và hứng cốc sát kề vú.

- Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú chỗ quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới núm vú và quầng vú, đối diện với ngón tay cái. Và các ngón tay khác đỡ phía dưới bầu vú

- Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Bà mẹ không nên ấn quá mạnh vì sẽ làm tắc ống dẫn sữa.

- Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra ( thường thì làm như vậy sẽ không đau, nếu thấy đau là do kỹ thuật sai). Lúc đầu sữa chưa chảy ra nhưng sau khi bóp vài lần sữa bắt đầu chảy ra. Sữa có thể chảy thành dòng nếu phản xạ oxytocin có hiệu quả.

- Ấn tương tự như vậy xung quanh quầng vú từ các phía để đảm bảo vắt được sữa từ hết các phần trong xoang sữa.

- Tránh chà xát hoặt trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da.

- Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa. Làm như vậy giống như đứa trẻ chỉ bú từ núm vú.

- Vắt một bên vú tối thiểu từ 3 - 5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang vắt vú bên kia, sau đó vắt lại cả hai bên. Bà mẹ có thể vắt bằng một tay sau đó có thể đổi tay.

- Tiếp tục vắt cho đến khi hết sữa , bầu vú mềm và sữa không chảy thành tia nữa . Một lần vắt

thường mất khoảng 20 – 30 phút .

Lưu ý – Số lần vắt sữa cho từng trường hợp cụ thể:

Thiết lập sự tạo sữa để nuôi dưỡng trẻ nhẹ cân hoặc trẻ sơ sinh bệnh:

Page 21: TẬP HUẤN - mattroibetho.vnmattroibetho.vn/FileUpload/Documents/130814_023059tap... · 2016-01-29 · Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM 1 NỘI DUNG TẬP

Tài liệu phát tay : Kiến thức cơ bản về NCBSM

19

Bà mẹ nên bắt đầu vắt sữa càng sớm càng tốt ngay trong ngày đầu tiên. Lúc đầu bà mẹ chỉ có

thể vắt được vài giọt sữa non nhưng vắt sữa sẽ giúp cho sữa “về” nhanh hơn, cũng tương tự như

vậy khi trẻ sơ sinh mút vú sớm ngay sau khi đẻ sẽ giúp cho sữa “xuống” nhanh hơn

Bà mẹ nên vắt sữa càng nhiều (như trẻ bú thường xuyên càng tốt). Nên vắt sữa ít nhất 3 giờ một

lần kể cả ban đêm. Nếu chỉ vắt sữa vài lần hoặc khoảng cách giữa các lần dài thì bà mẹ có thể bị

giảm tiết sữa dần.

Duy trì nguồn sữa để nuôi trẻ bệnh: Bà mẹ nên vắt sữa ít nhất 3 giờ một lần.

Để kích thích tạo sữa khi cảm thấy sự tiết sữa đang bị giảm: Vắt sữa thường xuyên trong vài ngày (cứ 2

giờ một lần hoặc hàng giờ), và ít nhất 3 giờ một lần vào ban đêm.

Để lại sữa cho trẻ khi mẹ đi làm: Vắt càng nhiều càng tốt. Đặc biệt khi trẻ được 1-2 tháng tuổi mẹ thường

nhiều sữa mà con không bú hết, mẹ nên vắt sữa để dành trong ngăn đá tủ lạnh đề dành được 6 tháng.

Làm giảm các triệu chứng như cương tức vú hoặc rỉ sữa tại nơi làm việc: là điều rất quan trọng vì vừa

tránh để bầu vú bị căng sữa quá lâu (dẫn đễn giảm sự tiết sữa) để duy trì nguồn sữa vừa trữ được sữa

cho con ăn khi mẹ vắng nhà

Cách bảo quản sữa mẹ

Để đảm bảo chất lượng sữa. Khi bảo quản tốt nhất là:

Bình chứa nên làm bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín

Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa lỏng

Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để từ 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Nơi bảo quản Nhiệt độ Thời gian bảo quản

Ở nhiệt độ phòng 19-26°C Tốt nhất 4 tiếng (có thể để từ 6-8 tiếng)

Trong ngăn mát tủ lạnh <4°C Tốt nhất 3 ngày (có thể để tới 8 ngày)

Trong ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20°C Tốt nhất 6 tháng (có thể để tới 12 tháng)

Cho trẻ ăn sữa mẹ đã bảo quản

• Làm nóng sữa: bằng cách ngâm bình sữa trong nước nóng vài phút khi sữa ấm lên là được.

không đun sôi sữa. Không làm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng

• Rã đông sữa: đưa sữa lên ngăn mát tủ lạnh cho rã đông sau đó để ở nhiệt độ thường cho tan hết

đá, lắc đều sữa rồi làm nóng sữa như trên. Sữa đông đá để trong ngăn mát tối đa 1 ngày . Nếu

đã cho ra ngoài nên dùng ngay trong vòng 3 giờ . Khi sữa đông đá đã cho ra ngoài thì không bao

giờ cho trở lại tủ lạnh nữa.

• Cho trẻ ăn bằng cốc và thìa tốt hơn cho trẻ bú sữa mẹ bằng bình và núm vú giả vì:

Dễ dàng vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần ăn

Tránh cho trẻ thích bú bình mà bỏ bú mẹ

Tránh hiện tượng dị ứng …do vú cao su chất lượng không đảm bảo