167
Ngày dạy : Bài dạy : VỆ SINH THẦN KINH I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức: - Nêu được một số việc nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. 2/ Kỹ năng: - Biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh - Kể được tên một số thức ăn đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh. -GDKNS:+ Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh. + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích , so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh. + Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày. II/ CHUẨN BỊ : - Các hình trong SGK - Phiếu học tập III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định, tổ chức lớp: 2.Bài cũ : Hoạt động thần kinh -Kể thêm một số phản xạ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3.Bài mới : Giới thiệu bài : Hoạt động 1 : Làm việc với SGK *Mục tiêu : Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh. GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức. *Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc theo nhóm - Học sinh trả lời - Học sinh quan sát Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3 Tuần : 8 Tiết : 15

Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : VỆ SINH THẦN KINH

I/ MỤC TIÊU :1/ Kiến thức: - Nêu được một số việc nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.2/ Kỹ năng: - Biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh

- Kể được tên một số thức ăn đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.

-GDKNS:+ Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.

+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích , so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.

II/ CHUẨN BỊ :- Các hình trong SGK- Phiếu học tập

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS1.Ổn định, tổ chức lớp:2.Bài cũ : Hoạt động thần kinh- Kể thêm một số phản xạ thường gặp trong cuộc sống

hàng ngày- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

3.Bài mới : Giới thiệu bài : Hoạt động 1 : Làm việc với SGK

*Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh. GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức.*Cách tiến hành:Bước 1 : Làm việc theo nhóm

-GV yêu cầu HS quan sát các hình tr.32 SGK. -Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu các

nhóm thảo luận đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ: Nhân vật trong mỗi hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?Bước 2 : Làm việc cả lớp- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo

luận.

- GV nhận xét kết quả các nhóm, bổ sung và kết luận- Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh ?

- Học sinh trả lời

- Học sinh quan sát - Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả

lời câu hỏi .

- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình cho từng bức tranh.- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét,

bổ sung- Những công việc vừa sức, thoải mái,

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 8 Tiết : 15

Page 2: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

+Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho CQTK?® Kết luận

Hoạt động 2 : Đóng vai *Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh. GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân.*Cách tiến hành:

Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát các hình vẽ ở tranh 8 tr.33 SGK, thảo luận xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh: Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi. - GV nhận xét, kết luận :

Hoạt động 3 : Làm việc với SGK *Mục tiêu: Kể tên được những việc nên làm, những thức ăn đồ uống có thể sử dụng để có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc cần tránh, những đồ ăn uống độc hại cho cơ quan thần kinh. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.*Cách tiến hành:-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các đồ vật đó vào thành 3 nhóm: có lợi, có hại, rất nguy hiểm với cơ quan thần kinh -Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận: Sau khi đã chia thành các nhóm tranh, mỗi nhóm sẽ dán kết quả lên bảng.- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày kết quả của

nhóm mình.+Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ

quan thần kinh ?+Ma túy vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm

gì ?+Nêu thêm tác hại của các chất gây nghiện đối với

cơ quan thần kinh.® Kết luận4.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài: Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)

thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.-Khi chúng ta vui vẻ, được yêu

thương…

- Học sinh chia thành các nhóm, thảo luận với nhau vừa trả lời các câu hỏi

-HS chia thành các nhóm, quan sát, thảo luận.

- Các nhóm dán kết quả lên bảng.

- Đại diện một nhóm lên trình bày lại kết quả của nhóm mình. - Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ

quan thần kinh mệt mỏi.-Tránh xa ma túy, tuyệt đối không được dùng thử-Các nhóm khác bổ sung, góp ý.

Rút kinh nghiệm tiết dạy :.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 8 Tiết : 16

Page 3: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : VỆ SINH THẦN KINH ( tiếp theo )

I.MỤC TIÊU :- Sau bài học, HS có khả năng: Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi, … hợp lý.-GDKNS:

-Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích , so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái

thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.-Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng

ngày.II. CHUẨN BỊ :

Tranh vẽ trong SGK, Bảng mẫu một thời gian biểu và phóng to, III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH1.Ổn định, tổ chức lớp2.Bài cũ : Vệ sinh thần kinh: Những việc làm ntn thì có lợi cho cơ quan thần kinh? Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh? -Giáo viên nhận xét, đánh giá.3.Bài mới :

Giới thiệu bài, ghi tựa.a/.Hoạt động 1 : Thảo luận *Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin*Cách tiến hành :- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo

luận trả lời câu hỏi :

+Hàng ngày các bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ ?

+Theo em, một ngày mỗi người nên ngủ mấy tiếng, từ mấy giờ đến mấy giờ? +Giấc ngủ ngon, có tác dụng gì đối với cơ thể và cơ quan thần kinh ?

+Để ngủ ngon, em thường làm gì ?

- Yêu cầu các nhóm trình bày® GV kết luậnb/.Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu

- Học sinh trả lời

-HS lắng nghe.

-HS lắng nghe, nhắc lại

-HS tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.- Hàng ngày các bạn trong nhóm em thường

thức dậy lúc 6g30 sáng và đi ngủ lúc 10g tối.

-Một ngày mỗi người nên ngủ 7-8 tiếng, từ 9-10 giờ tối đến 6 giờ sáng (hoặc 5giờ 30 sáng ).-Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể và cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, bởi vậy sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh.- Để ngủ ngon, em thường ngủ ở nơi thoáng

mát, không nằm ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp …- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo

luận của nhóm mình.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 4: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

hàng ngày *Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hàng ngày qua

việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi, … hợp lý. GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng làm chủ bản thân.*Cách tiến hành :- Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp: thời gian biểu là

một bảng trong đó có các mục :+Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và các

giờ tong từng buổi.+Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải

làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình, … - Yêu cầu HS trình bày về thời gian biểu của bản

thân hoặc của bạn bên cạnh.- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi

sau :+Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì ?

+Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để làm gì ?

+Hãy đưa ra một thời gian biểu mà nhóm em cho là hợp lý.-GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày câu hỏi

thảo luận, điền vào bảng thời gian biểu phóng to trên bảng.-Tổng kết các ý kiến của các nhóm, bổ sung.® Kết luận 4.Nhận xét – Dặn dò

-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe.

+HS tiến hành trao đổi thông tin lẫn nhau theo hình thức thảo luận theo cặp.

-Đại diện 3 – 4 HS trình bày thời gian biểu của bản thân - HS tiến hành thảo luận nhóm.

+Chúng ta lập thời gian biểu để làm mọi công việc một cách khoa học.

+Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ CQTK

+HS giới thiệu thời gian biểu hợp lý.

-Học sinh trình bày

-HS lắng nghe.

-HS tiếp thu.-Lắng nghe, thực hiện.

Rút kinh nghiệm tiết dạy :.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Ngày dạy : Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 9 Tiết : 17

Page 5: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I/ MỤC TIÊU:- Giúp HS củng cố và hệ thống hóa các kiến thức về : + Cấu tạo ngoài, chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. + Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.

II/ CHUẨN BỊ: Nội dung các phiếu hỏi cho từng cơ quan ờ vòng 1

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn định, tổ chức lớp.B.Bài cũ: Vệ sinh thần kinh: Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh? Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh? -Giáo viên NX, đánh giá.C.Bài mới :

1/.Phần đầu: Khám phá-Giới thiệu bài, ghi tựa.2/.Phần hoạt động: Kết nối

.Hoạt động 1: trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” *Mục tiêu : Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ

vệ sinh các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh*Cách tiến hành :Bước 1 : Tổ chức: GV chia lớp thành nhóm.Vòng 1: Thử tài kiến thức- Đội sẽ lên bốc phiếu hỏi về 1 trong 4 cơ quan

được học. Nội dung 4 phiếu hỏi :●Phiếu 1 : “Cơ quan hô hấp”. + Hãy lắp thêm bộ phận cần thiết để hoàn thành cơ quan hô hấp trên sơ đồ ( 2 lá phổi ). + Hãy giới thiệu tên, chỉ vị trí sơ đồ và chức năng của các bộ phận của cơ quan hô hấp. + Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn em nên làm gì và không nên làm gì? (việc không nên - chỉ ra 3 việc ).●Phiếu 2 : “Cơ quan tuần hoàn”. + Chỉ vị trí, nói tên và nêu chức năng của các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. +Chỉ đường đi của vòng tuần hoàn lớn, nhỏ. +Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn em nên làm gì và không nên làm gì?

-Ổn định, hát đầu giờ.- Học sinh trả lời.

-HS lắng nghe.

-Học sinh chia nhóm

-Đại diện các nhóm lên bốc phiếu, thảo luận.-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

-HS nêu.

-HS chỉ vào sơ đồ.

-Chỉ ra 3 việc của mỗi việc nên và không nên

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 6: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

●Phiếu 3 : “ Cơ quan bài tiết nước tiểu” + Hãy lắp thêm bộ phận để hoàn thiện sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu ? + Chỉ vị trí, nói tên và nêu chức năng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu? + Để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu, em xin nêu sự không nên làm gì ? ( chỉ ra 3 việc của mỗi việc nên và không nên ).●Phiếu 4 : “Cơ quan thần kinh” + Hãy lắp các bộ phận của chính của cơ quan thần kinh vào sơ đồ ( não, tủy sống). + Chỉ vị trí, nêu tên và chức năng của các bộ phận trong cơ quan thần kinh. + Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên và không nên làm gì ? Vòng 2 : Giải ô chữ- Các đội sẽ được chọn hàng ngang để giải đáp

Bước 2: GV tổ chức cho HS cả lớp chơi.- GV nhận xét các đội chơi.

Bước 3: Giáo viên giúp HS củng cố kiến thức (Hoạt động cả lớp) bằng hệ thống câu hỏi sau : +Chúng ta đã được học mấy cơ quan trong cơ thể? +Em hãy nêu chức năng chính của các cơ quan đó? +Để bảo vệ cơ quan hô hấp ( tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh), em nên làm gì và không nên làm gì?D.Nhận xét – Dặn dò:-GV nhận xét tiết học.-DD: Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe (tiếp theo).

-HS thực hiện ( thêm 2 quả thận,bàng quang ).

- HS cả lớp ( 5 – 6 HS ) trả lời

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung

(chỉ ra 3 việc nên và 3 việc không nên).

-Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi.

+CQ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết. Và nêu chức năng của từng CQ.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Ngày dạy :

Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 9 Tiết : 18

Page 7: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

I/ MỤC TIÊU :1-Kiến thức: -Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như

thuốc lá, rượu, ma tuý.2-Kỹ năng: -Thực hành vẽ tranh vận động mọi người cùng thực hiện để có sức khỏe tốt, cuộc sống

lành mạnh, HS vẽ tranh đẹp, đúng với nội dung yêu cầu.3-Thái độ: - HS biết bày tỏ thái độ đồng tình với những người có cuộc sống lành mạnh và không đồng

tình với những người sử dụng các chất gây hại.II/ CHUẨN BỊ :

Giấy vẽ ( khổ to), nét, màu ( sáp hoặc chì ) – phát cho mỗi nhóm 1 bộIII/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINHA.Ổn đinh, tổ chức: Nhắc HS ngồi ngay ngắn -Ngồi ngay ngắn.B.Bài cũ: Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên và không nên làm gì? GVNX, đánh giá.

Học sinh trả lời.

C/.Bài mới: 1-Phần đầu: Khám phá-Giới thiệu bài.2-Phần hoạt động: Vẽ tranh-Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm cử đại biểu bốc thăm chủ đề vẽ tranh cổ động

-HS chia thành các nhóm, các nhóm cử đại biểu bốc thăm chủ đề vẽ tranh cổ động.-Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng nên vẽ như thế nào-Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình, và nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm mình vẽ.-Các nhóm khác nghe, bổ sung.-HS tiếp thu.-Nghe, thực hiện

a)Không hút thuốc lá, rượu bia.b) Không sử dụng ma túy.c) Ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lí.d) Giữ vệ sinh môi trường.e)Chủ đề lựa chọn.- Mỗi đội có 10 phút để vẽ, sau đó lên trình bày.

Điểm tối đa cho vòng thi này là 10 điểm.-Yu cầu các nhóm trình bày.3-Phần cuối:-Dặn Hs về tìm hiểu về các thế hệ trong GĐ mình. -Tiếp thu.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 8: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH

I/ MỤC TIÊU :1 /.Kiến thức : - Sau bài học, HS biết: Các thế hệ trong một gia đình. 2/.Kỹ năng: - HS phân biệt được gia đình hai thế hệ và ba thế hệ. - Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong một gia đình của mình

-GDKNS : - Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình.

-Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.

3/.Thái độ: - HS biết yêu gia đình của mình.II/ CHUẨN BỊ : -Hình vẽ trang 38, 39 SGK, -Một số ảnh chụp chân dung gia đình 1, 2, 3 thế hệ (có thể thay bằng tranh vẽ ).III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinhA. Ổn định tổ chức - HátB. Kiểm tra bài cũ: Để bảo vệ cơ quan thần kinh, ta phải làm gì? - Nhận xét - đánh giá.

-HS trả lời.

C. Dạy Bài mới : 1-Phần đầu: Khám phá-Giáo viên hỏi : Các bài chúng ta đã học thuộc chủ đề gì ?Hôm nay chúng ta cùng nhau sang một chủ đề mới, chủ đề Xã hội.

-Học sinh trả lời: Con người và Sức khoẻ.

2-Phần hoạt động: Kết nốia/.Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp :«Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình.-GDKNS: Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình.«Cách tiến hành:Bước 1 : Làm việc theo nhóm - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi :

+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?

-HS thảo luận nhóm đôi, một bạn hỏi, một bạn trả lời câu hỏi của GV.

Bước 2 : Làm việc cả lớp- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo

luận. - GV KL: Như vậy, trong mỗi gia đình chúng ta có

- 4 HS trả lời.

-Lắng nghe.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 10 Tiết : 19

Page 9: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống, VD như ông bà, bố mẹ, anh chị em và em. Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong một gia đình. Đó cũng chính là nội dung bài mà hôm nay các em sẽ họcGV ghi đầu bài: “Các thế hệ trong một gia đình”

-Lặp lại đầu bài.

b/.Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo nhóm«Mục tiêu: Phân biệt được gia đình một thế hệ, hai thế hệ và ba thế hệ.«Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong tr38 và tr39, thảo luận nhóm đôi theo các yêu cầu sau:

-HS QS, thảo luận theo yêu cầu của GV.

+Tr.38 nói về gia đình ai? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?

+Gia đình bạn Minh. Có 3 thế hệ.

+Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai ? +Ông, Bà của Minh+Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Minh là ai? +Cha, Mẹ của Minh.

+Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình? +Thế hệ thứ 3.+Tr.39 nói về gia đình ai? Gia đình đó bao nhiêu

người, bao nhiêu thế hệ?+Gia đình bạn Lan.

+Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Lan là ai? +Cha, Mẹ của Lan+Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Lan là ai? +Lan và em Lan+Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình? +Thế hệ thứ hai.

-GV gọi đại diện 3, 4 cặp HS trình bày trước lớp (mỗi cặp trả lời 1 câu hỏi).

-Học sinh trình bày kết quả thảo luận.

-Giáo viên chốt lại . Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.

-GV đặt các câu hỏi cho cả lớp: Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?

-3, 4 HS trả lời: 3 thế hệ, 2 thế hệ, nhiều thế hệ …

-GV ghi ln bảng cc cu trả lời chung nhất của HS. -GV đưa ra câu hỏi gợi mở: Có gia đình chỉ có 1 thế hệ không? Nếu có hãy nêu 1 ví dụ ® GV kết luận :

-HS trả lời ( 3 – 4 HS ).

c/.Hoạt động 3: Giới thiệu gia đình mình«Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong lớp về gia đình mình -GDKNS: KN trình by, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.Cách tiến hành:- GV cho học sinh thảo luận nhóm tổ, dùng ảnh chụp

về gia đình mình để giới thiệu cho các bạn trong nhóm về gia đình mình.

-Học sinh thảo luận và giới thiệu với các bạn trong nhóm.

- GV yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình qua trò chơi Mời bạn đến thăm gia đình tôi

- HS lên bảng giới thiệu về gia đình mình.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 10: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Tùy từng lượng thời gian mà số HS lên nhiều hay ít. HS được khuyến khích giới thiệu về gia đình theo kiểu “hướng dẫn viên”.- Yêu cầu học sinh phải nêu được :

+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình.+Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ. +Giới thiệu thêm một số thông tin về gia đình

mình (VD: gia đình em sống vui vẻ như thế nào? Có hay đi chơi không? đi chơi ở đâu?…).

-HS lưu ý trình bày đúng yêu cầu của GV.

- GV khen thưởng những HS có giới thiệu về gia đình đầy đủ thông tin, có nhiều sáng tạo. Khuyến khích những HS giới thiệu chưa hay, chưa trôi chảy về gia đình mình mạnh dạn hơn.® Kết luận

-HS tiếp thu.

3.Phần cuối: Vận dụng:-Yêu cầu HS nêu lại tên bi học -HS nêu.-Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài : Họ nội, họ ngoại. - HS ch ý lắng nghe- Nhận xét chung tiết học . /. -HS tiếp thu.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 11: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : HỌ NỘI, HỌ NGOẠI

I/ MỤC TIÊU :1/.Kiến thức: Sau bài học, HS có khả năng: Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.2/.Kỹ năng: -Xưng hô đúng với các anh, chị em của bố mẹ. Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại

của mình-GDKNS: +Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình mình. +Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại3/.Thái độ: -Ứng xử đúng với họ hàng của mình, khơng phân biệt họ nội hay họ ngoại.

II/ CHUẨN BỊ :Tranh vẽ trong SGK, giấy bút và một tờ giấy khổ lớn

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinhA. Ổn định tổ chức - HátB. Kiểm tra bài cũ: : Các thế hệ trong một gia đình GV gọi học sinh lên nói về gia đình của mình -Nhận xét - đánh giá.

-Học sinh kể

C. Dạy Bài mới : 1-Phần đầu: Khám phá-Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những người họ hàng mà em biết .

-Học sinh kể

2-Phần hoạt động: Kết nối-GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Họ nội, họ ngoại ” -Ghi đầu bài lên bảng.a/.Hoạt động 1: Làm việc với SGK«Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai.«Cách tiến hành:

-GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 tr.40 ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. Yêu cầu HS tiến hành TL nhóm và ghi kết quả ra giấy.

-HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời câu hỏi

+ Hương cho các bạn xem ảnh của những ai ? +Ông bà ngoại, mẹ và cậu ruột Hương.+Quang cho các bạn xem ảnh của những ai? +Ông bà nội, bố và cô ruột Quang.+Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra ai trong ảnh? +Mẹ và cậu ruột Hương.+Ông bà nội của Quang đã sinh ra ai trong ảnh ? +Bố và cô ruột Quang.-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của -Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 10 Tiết : 20

Page 12: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

nhóm mình. khác nghe và bổ sung.- Giáo viên hỏi tiếp học sinh :

+ Những người thuộc họ nội gồm những ai? + Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?

® GV kết luận.

-Họ nội gồm: ông bà nội, bố, cô, chú, bác …-Họ ngoại gồm: ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu,…

b/.Hoạt động 2 : Kể về họ nội và họ ngoại «Mục tiêu: Học sinh biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình. GDKNS: Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn.«Cách tiến hành:

-Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm nói về họ nội và họ ngoại của mình bằng cách dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn.

-HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn thực hành.

-Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả họp nhóm: nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương.

-Cả nhóm trao đổi với nhau về cách xưng hô của mình với cc mối lin hệ theo phong tục của địa phương.

- GV giúp học sinh hiểu: mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh, chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.

Từng nhóm treo tranh. Vài HS lên giới thiệu.

C/.Hoạt Động 3: Đóng vai:«Mục têiu: Học sinh biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình. GDKNS: KN giao tiếp.«Cách tiến hành: - Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận

và đóng vai một trong các tình huống sau : +Em / anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.+Em/anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng.

+Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.

-HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận và đóng vai tình huống.

- Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình.® Kết luận .

-Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình-Các nhóm khác theo dõi, NX.

3.Phần cuối: Vận dụng:-Yêu cầu HS nêu lại tên bài học -HS nêu.-Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài : Thực hành : Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.

- HS chú ý lắng nghe

- Nhận xét chung tiết học . /. -HS tiếp thu.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 13: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : THỰC HÀNH :PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒMỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG

I/ MỤC TIÊU : HS có khả năng :

- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. - HS biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại.- Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.

II/ CHUẨN BỊ : Hình vẽ trang 42,43 SGKIII/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn định, tổ chứcB.Bài cũ : Họ nội, họ ngoại:Những người thuộc họ nội gồm những ai? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai? Giáo viên nhận xét.

-Học sinh trả lời.

-HS lắng nghe.C.Bài mới :Phần mở đầu: Khám phá: Giới thiệu bài. -HS lắng nghe, lặp lại.Phần hoạt động: Kết nốia/.Hoạt động 1: Làm việc với phiếu bài tập.«Mục tiêu : Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.«Cách tiến hành:-GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong trang 42, thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:

-Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của Giáo viên.

+Trong hình vẽ có bao nhiêu người?+Đó là những ai ?

+Gia đình đó có mấy thế hệ ?

+Trong hình vẽ có 10 người. +Ông bà, bố mẹ Hương, Hương, Hồng, bố mẹ Quang, Quang, Thuỷ. +Gia đình đó có 3 thế hệ

+Ông bà của Quang có bao nhiêu người con?+Đó là những ai?

-Ông bà có 2 người con: bố mẹ Hương, bố mẹ Quang.

+Ai là con dâu của ông bà ?+Ai là con rễ của ông bà ?

-Mẹ của Quang.-Bố của Hương.

+ Ai là cháu nội của ông bà? + Quang v Thủy.+ Ai cháu ngoại của ông bà ? +Hương và Hồng.-Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm mình.

-GV tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét. - Các nhóm khác nghe, nhận xét® GV KL : đây là bức tranh vẽ một gia đình có 3 thế hệ, đó là ông bà, bố mẹ và các con. Ông bà có một con trai, một con gái, một con dâu và một con rể. Ông bà có hai cháu ngoại là Hương và Hồng,

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 11 Tiết : 21

Page 14: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

hai cháu nội là Quang và Thuỷ.Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng:«Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.«Cách tiến hành:-GV gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi để hình thành sơ đồ như trong SGK :

- Học sinh trình bày trước lớp (mỗi một bạn trả lời 1 câu hỏi)

+Gia đình có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất gồm có những ai ?

� Gia đình có 3 thế hệ. Thế hệ thứ nhất gồm có ông và bà.

+Ông bà đã sinh được mấy người con? Đó là những ai?

� Ông bà đã sinh được 2 người con: bố Quang, mẹ của Hương.

+Ông bà có mấy người con dâu, mấy người con rể? Đó là những ai?

� Ông bà có 1 người con dâu là mẹ của Quang. V 1 người con rễ, đó là bố của Hương.

+Bố mẹ Quang sinh được mấy người con? Đó là những ai?

�Bố mẹ Quang sinh được 2 người con là Quang và Thuỷ.

+ Bố mẹ Hương sinh được mấy người con? Đó là những ai?

�Bố mẹ Hương sinh được 2 người con là Hương và Hồng.

-GV vừa hỏi vừa kết hợp vẽ sơ đồ lên bảng.Ông

x Bà

Mẹ của Quang

và Thuỷx

Bố của Quang và

Thuỷ

Mẹ của Hương

và Hồngx

Bố của Hương

và Hồng

Quang Thuỷ Hương Hồng-Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình.-Nhận xét .

-HS trả lời ( 3 – 4 HS ).

D.Nhận xét – Dặn dò :-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng ( tiếp theo)

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 15: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : THỰC HÀNH :PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒMỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU : HS có khả năng :

-Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.-Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại.-Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại-Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.

II/ CHUẨN BỊ: Hình vẽ trang 42, 43 SGKIII/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Bài cũ: Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng: GV cho học sinh hình thành sơ đồ mối quan hệ họ hàng-Giáo viên nhận xét.

-HS thực hành.

B.Bài m ới: -Giới thiệu bài. -HS lắng nghe.Hoạt động Thảo luận giải thích mối quan hệ họ hàng.

-Học sinh thực hành -Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo các nội dung: nhìn vào sơ đồ giải thích được mối quan hệ giữa các thành viên và nói được gia đình đó có mấy thế hệ.

Các nhóm khác nghe và bổ sung.

*Nhóm 1: Hương, Tuấn, bố mẹ Linh (Em gái Tuấn), bố mẹ Hương.*Nhóm 2: Ông, bà, con trai, con rể, con gái, con dâu.*Nhóm 3: Ông, bà, Giang, Sơn, Bác Thư, Bố mẹ Giang, Sơn.*Nhóm 4: Cô Lan, chú Tư, bố mẹ Tùng, Tùng, ông bàC.Nhận xét – Dặn dò : -Chuẩn bị bài : Phòng cháy khi ở nhà.-GV nhận xét tiết học.

-HS chú ý, thực hiện.-HS lắng nghe.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 11 Tiết : 22

Page 16: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ

I/ MỤC TIÊUSau bài học, HS biết :

-Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lữa, nói được những thiệt hại do cháy gây ra.

-GDSDNLTK&HQ: GDHS biết sử dụng năng lượng, chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.-Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.-Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ.

-GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, xử lý thông tin về các vụ cháy. +Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phóng cháy

khi đun nấu ở nhà. +Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy): Tìm kiếm sự giúp đỡ,

ứng xử đúng cách.II/ CHUẨN BỊ :

Hình vẽ trang 44, 45 SGK, những mẫu tin trên báo về các vụ hoả hoạnIII/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ.B.Bài cũ: thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng: GV yêu cầu HS nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình.

-Học sinh trả lời.

C.Bài mới: 1/.Phần đầu: Khám phá-Giới thiệu bài: Cháy là một tai nạn rất khủng khiếp với chúng ta, nó gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. để tránh xảy ra cháy tại nhà, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bi: phịng chy khi ở nh.

-HS lắng nghe.

2/.Phần hoạt động: Kết nốia)Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra*Mục tiêu : Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.*Cách tiến hành:- GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong SGK

trang 44, 45 thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:+Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì? +Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1.+Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi

khô bị bắt lửa? +Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của Giáo viên

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 12 Tiết : 23

Page 17: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

trong việc phòng cháy? Tại sao?-Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận của nhĩm mình.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

-Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, NX. -Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung- GV kết luận : bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc

phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp.-Giáo viên và học sinh cùng nhau kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính Giáo viên hay các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng.

-HS tham gia kể chuyện.

b)Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai.*Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ. GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân. Liên hệ Giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.*Cách tiến hành:- Giáo viên đặt vấn đề với cả lớp: Cái gì có thể gây cháy

bất ngờ ở nhà bạn?

-Giáo viên giao cho mỗi nhóm tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân dễ dẫn đến hoả hoạn ở nhà

-HS trình bày trước lớp nêu một vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn

Nhóm 1 : Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình ? Nhóm 2 : theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa … nên được cất giữ ở đâu trong nhà ? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình. Nhóm 3 : Bếp ở nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp ? Nhóm 4 : trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?

- HS hoạt động nhóm theo phân công của giáo viên.

- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. -GV tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét.

- Đại diện các nhóm trình bày KQTL của nhóm mình-Các nhóm khác nghe v bổ sung.

GV kết luận : Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong vừa an tồn vừa tiết kiệm gas, chất đốt là góp phần tiết kiệm năng lượng giúp chúng ta sử dụng bền lâu nguồn năng lượng.

- Học sinh lắng nghe

c)Hoạt động 3: Thực hành*Mục tiêu:HS biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy. GDKNS: Kĩ năng tự bảo vệ.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 18: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- Giáo viên nêu tình huống cháy cụ thể cho cả lớp - Cho học sinh thực hành báo động cháy, theo dõi phản

ứng của học sinh

- Học sinh lắng nghe- Học sinh thực hành

- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà một tầng ở nông thôn, nhà cao tầng ở thành phố, …, cách gọi điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố.

- Học sinh lắng nghe

D.Nhận xét – Dặn dò:-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Một số hoạt động ở trường.

-Hs lắng nghe.-HS tiếp thu, thực hiện.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 19: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG

I/ MỤC TIÊU : Sau bài học , HS có khả năng :

- Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn đó.

- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.- GDKNS: + Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ câc

bạn học km. + Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.II/ CHUẨN BỊ :

Hình vẽ trang 46, 47 SGK.III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ.B.Bài cũ: Phòng cháy khi ở nhà: GV nêu câu hỏi gọi học sinh trả lời, Giáo viên nhận xét.

-Học sinh trả lời.

C.Bài mới: 1/.Phần đầu: Khám phá-Giới thiệu bài: Hỏi: Các em đến trường để làm gì?-KL: Nhằm gip các em hiểu rõ hơn các hoạt động ở trường, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 24 “…”

-HS lắng nghe, trả lời.-HS lắng nghe, ghi tựa vào vở

2/.Phần hoạt động: Kết nốia)Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.*Mục tiêu: Biết một số hoạt động học tập diển ra trong các giờ học. Biết mối quan hệ giữa: Giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh trong từng hoạt động học tập. GDKNS: Kĩ năng hợp tác.*Cách tiến hành:-Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 bức ảnh trong SGK

+Nhóm 1: đây là giờ TNXH, các bạn đang quan sát cây hoa hồng.+Nhóm 2: đây là giờ kể chuyện. Các bạn đang hăng hái giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi của cô.+Nhóm 3: đây là giờ đạo đức. Các bạn đang say sưa thảo luận nhóm, ghi ý kiến của mình ra giấy.+Nhóm 4: đây là giờ thủ công. Các bạn đang dán để trưng bày các sản phẩm của mình lên bảng cho cô giáo và các bạn dưới lớp xem+Nhóm 5: đây là giờ Toán. Các bạn đang làm bài tập Toán mà cô giáo giao cho.

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 12 Tiết : 24

Page 20: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

+Nhóm 6: đây là giờ tập thể dục. Các bạn đang tập thể dục trong sân trường.-Giáo viên yêu cầu: quan sát và nói về các hoạt động đang diễn ra của các bạn học sinh trong ảnh.-Giáo viên phát giấy ghi sẵn nội dung cho các nhóm.

Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Nhận xét - Giáo viên hỏi :

+Em thường làm gì trong giờ học ?+Em có thích học theo nhóm không ?+Em thường học nhóm trong giờ học nào?+Em thường làm gì khi học nhóm ?+Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?

-Lắng nghe.-HS trả lời.

® Kết luận : ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như : làm việc Cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn,… tất cả các hoạt động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn.

-HS lắng nghe.

b)Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập*Mục tiêu : Biết kể một số môn học mà học sinh được học ở trường. Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn. Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn. GDKNS: Kĩ năng hợp tác.*Cách tiến hành:+ Kể tên các môn học mà em được học ở trường ?- GV cho từng HS nói tên những môn học mình

thường được điểm tốt hoặc điểm kém và nêu lí do.- Cho học sinh nói tên môn học mà mình thích nhất

và giải thích vì sao.- Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn

trong học tập.-Cho lớp nhận xét, bổ sung.-GV liên hệ tình hình học tập của HS trong lớp.

-Học sinh kể tên môn học theo dãy bàn.-Học sinh nêu.

-HS nêu và giải thích lí do.

-HS kể ra.

-Lớp nhận xét, bổ sung.-HS liên hệ.

3/.Phần cuối: Nhận xét – Dặn dò:-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài: Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 21: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (tiếp theo)I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng :

- Kể tên được một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học.- Nêu ích lợi của các hoạt động trên.- Tham gia tích cực các hoạt động ở trường phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình.

GDKNS: +Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.

+Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.II/ CHUẨN BỊ:

Hình vẽ trang 46, 47 SGKIII/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ.B.Bài cũ: Một số hoạt động ở trường:- Kể tên các môn học mà em được học ở trường - Cho học sinh nói tên môn học mà mình thích

nhất và giải thích vì sao.- Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn

trong học tập. Giáo viên nhận xét.

-Học sinh kể: Toán, TV, TNXH, Đạo đức, Âm nhạc, Tiếng Anh,

C.Bài mới: 1/.Phần đầu: Khám phá-Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã biết một số môn học ở trường, tiết này, chúng ta sẽ làm quen các hoạt động khác ngoài giờ lên lớp qua bài: Một số hoạt động ở trường tiếp theo.

-HS lắng nghe.

2/.Phần hoạt động: Kết nốia)Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.Mục tiêu: Biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh tiểu học. Biết một số điểm cần lưu ý khi tham gia các hoạt động đó. GDKNS: Kĩ năng hợp tác.Cách tiến hành :-Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 bức ảnh trong SGK:-GV yêu cầu: quan sát và nói về các hoạt động do nhà trường tổ chức ở trong ảnh, giới thiệu và mô tả các hoạt động đó.-GV phát giấy ghi sẵn nội dung cho các nhóm.+Nhóm 1: Nhà trường tổ chức cho học sinh đồng diễn thể dục. Các bạn HS đang cùng nhau tập TD.+Nhóm 2: Nhà trường tổ chức cho HS vui chơi đêm trung thu. Các bạn học sinh đang rước đèn ông sao. +Nhóm 3: Nhà trường tổ chức cho học sinh xem văn nghệ. Các bạn học sinh đang hát, múa, biểu

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. -HS quan sát, giới thiệu và mô tả các hoạt động của các tranh.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 13 Tiết : 25

Page 22: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

diễn văn nghệ cho các bạn trong toàn trường xem.+Nhóm 4: nhà trường tổ chức cho học sinh đi thăm viện bảo tàng. Các bạn học sinh đang nghe cô hướng dẫn viên thuyết minh về các hiện vật có trong viện bảo tàng.+Nhóm 5 : nhà trường tổ chức cho học sinh đấn thăm gia đình liệt sĩ. Các bạn học sinh đang cùng cô giáo tặng hoa cho bà mẹ liệt sĩ.+Nhóm 6 : nhà trường tổ chức cho học sinh chăm sóc đài tưởng niệm liệt sĩ. Các bạn học sinh đang lau chùi bát hương, quét dọn, tỉa cành cho các mộ của các liệt sĩ.- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình.- Nhận xét ® Kết luận: hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh tiểu học bao gồm: vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, giúp gia đình thương binh, liệt sĩ …

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

b).Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm Mục tiêu: giới thiệu được các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường. GDKNS: Kĩ năng giao tiếp.Cách tiến hành :- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi để

trả lời các câu hỏi của Giáo viên+Trường em đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ

lên lớp nào?+Ích lợi của các hoạt động đó như thế nào? +Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt?

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng - Văn nghệ, thể thao, tưới cây, giúp người tàn

tật,…

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.- Cho lớp nhận xét, bổ sung® Kết luận : hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh, giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận- Các nhóm khác nghe và bổ sung- Lớp nhận xét, bổ sung

3/.Phần cuối Nhận xét – Dặn dò- GV nhận xét tiết học. -HS lắng nghe.

Chuẩn bị bài : Không chơi các trò chơi nguy hiểm -HS thực hiện.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 23: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM

I/ MỤC TIÊU :- Sau bài học, HS có khả năng: Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho

vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn. Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.

- GDKNS: + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.

+Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.

II/ CHUẨN BỊ:Hình vẽ trang 50, 51 SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ.B.Bài cũ: Một số hoạt động ở trường(tt):-Trường em đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nào? Ích lợi của các hoạt động đó như thế nào? Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt ?- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

-Học sinh trả lời

C.Bài mới: 1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu bài: Ở trường, các em được tham gia các hoạt động học tập, vui chơi. Trong giờ chơi hoặc nghỉ giữa giờ, các em chơi ntn không gây nguy hiểm cho mình và cho người khác, mời các em cùng học bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm.

-HS lắng nghe.

2/.Phần hoạt động: Kết nốia)Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.Mục tiêu: Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ, trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn, nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân.Cách tiến hành :- GV yêu cầu học sinh kể tên một trò chơi mà

mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình trang 50,

51 trong SGK thảo luận xem các bạn đang chơi trò gì, trò chơi nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác và giới thiệu vì sao.

-HS kể: bắn bi, đọc truyện, nhảy dây, đá cầu…

-Học sinh quan sát�Các bạn đang chơi trò chơi ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng, bắn bi, đá cầu, đọc truyện, chơi đánh nhau, đánh gụ ……�Trong các trò chơi trên, trò chơi quay gụ, đánh nhau là rất nguy hiểm. Vì quay gụ nếu không cẩn thận sẽ quẳng gụ có đầu đinh nhọn vào mặt các bạn khác, gây chảy máu. Còn

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 13 Tiết : 26

Page 24: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

đánh nhau sẽ có thể bị ngã, trầy xước, thậm chí có thể chảy máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của bản thân, của cả những bạn xung quanh mình.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.- Nhận xét - Giáo viên hỏi :+Em thường làm gì trong giờ học?+Em có thích học theo nhóm không?+Em thường học nhóm trong giờ học nào?+Em thường làm gì khi học nhóm?+Em có thích được đánh giá bài làm của bạn

không? Vì sao?

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .-Các nhóm khác nghe và bổ sung.

b)Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở trường. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.Cách tiến hành.

-Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :

-Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV.

+Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ ?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.- Nhận xét - Giáo viên chốt lại : Nên chơi ô ăn quan vì trò chơi nhẹ nhàng, không nguy hiểm. Nên chơi nhảy dây vì tò chơi phù hợp với trẻ em, không gây nguy hiểm. Không nên chơi bắn súng cao su thì dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác Không nên chơi đá bóng trong giờ ra chơi dễ gây mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau. Không nên leo trèo cầu thang có thể ngã, gãy chân tay. Không nên chơi đuổi bắt nhau trong khi chạy nhảy có thể xô đẩy, gây ra tai nạn, chảy máu.

- Cả nhóm cùng nhận xét xem trong số các trò chơi đó, những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm.- Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi để

chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn.- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo

luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nghe, bổ sung.

3.Phần cuối: Nhận xét – Dặn dò:-GV nhận xét tiết học-Chuẩn bị bài : Tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang

sống

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 25: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 14 Tiết : 27

Page 26: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : TỈNH ( THÀNH PHỐ ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG

I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết : - Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố )

-Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương.-GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống;

sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.II/ CHUẨN BỊ:

Hình vẽ trang 52, 53, 54, 55 SGK III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ.B.Bài cũ: Không chơi các trò chơi nguy hiểm: Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ. -Giáo viên nhận xét, đánh giá

-Học sinh trả lời

C.Bài mới: 1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu bi: Nơi em đang sống là tỉnh hay thành phố? Tỉnh em có tên gì? Hôm nay thầy sẽ cùng các em tìm hiểu về tỉnh mình đang sống qua bài “Tỉnh/thành phố nơi bạn đang sống”.

-HSTL: Là tỉnh. Trà Vinh.

2/.Phần hoạt động: Kết nốia)Hoạt động: Làm việc với SGK.Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.

GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.Cách tiến hành:-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK trang 52, 53, 54, mỗi nhóm thảo luận 1 tranh -Giáo viên yêu cầu: quan sát và kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, … cấp tỉnh có trong các hình.-GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình-Nhận xét.

-Học sinh quan sát và thảo luận -Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-Các nhóm khác nghe và bổ sung.

® Kết luận: ở mỗi tỉnh, thành phố đều có rất nhiều các cơ quan như hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,… để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân.

b) Hoạt động 2: Trò chơi-GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh ai -Học sinh tham gia chơi theo sự hướng dẫn của

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 27: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

đúng” với yêu cầu: Nối các cơ quan, công sở với chức năng, nhiệm vụ tương ứng.

Giáo viên.-Thực hành VBT

3.Phần kết:-Hỏi tên bài học -HS trả lời.-Nhận xét tiết học -Lắng nghe.-Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài: Tỉnh (thành phố nơi bạn đang sống (tiếp theo).

-Tiếp thu.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 28: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : TỈNH ( THÀNH PHỐ ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU:1-Kiến thức: HS biết mình đang sống ở tỉnh hay thành phố và biết đựơc tên các cơ quan hành chính tại địa phương.2-Kỹ năng: -Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố).

-GDKNS:Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống; sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.

3-Thái độ: Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương.II/ CHUẨN BỊ: Hình vẽ trang 52, 53, 54, 55 SGKIII/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIO VIN HOẠT ĐỘNG CỦA HSA.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ.B.Bài cũ: Kể tên những cơ quan hành chính, VH, GD, y tế, … cấp tỉnh-GVNX, đánh giá.

-HS trình bày.

C.Bài mới: 1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu: Nhằm giúp các em biết thêm về những chức năng các cơ quan hành chính cấp tỉnh để khi có việc thì dễ liên hệ hơn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bi “Tỉnh/Thành phố nơi bạn sinh

sống (tt)”2/.Phần hoạt động: Kết nốia)Hoạt động 1: Nói về tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sốngMục tiêu: học sinh có hiểu biết về các cơ quan hành chính của tỉnh nơi các em đang sống. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.Cách tiến hành:- Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh,

hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về các tranh ảnh, hoạ báo sưu tầm được. -Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-Nhận xét.

- Học sinh quan sát và thảo luận -HSTL nhóm , ghi kết quả ra giấy.

-HS tập trung các tranh ảnh,bài báo, trang trí, xếp đặt theo nhóm cử người lên giới thiệu trước lớp.- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo

luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

b) Hoạt động 2: Vẽ tranhMục tiêu: học sinh biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế, … của tỉnh nơi các em đang sống.Cách tiến hành:- GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về

những cơ quan hành chính, văn hoá, …- Giáo viên dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi một

số học sinh mô tả tranh vẽ

- Học sinh vẽ theo sự hướng dẫn của Giáo viên - Học sinh mô tả- Lớp nhận xét

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 14 Tiết : 28

Page 29: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

-GV tuyên dương những học sinh vẽ đẹp. - GV nhận xét

-HS vỗ tay.

3.Phần kết:Nhận xét – Dặn dò-Hỏi tên bài học. -Trả lời-Chuẩn bị bài: Các hoạt động TT liên lạc -Lắng nghe, thực hiện.-GV nhận xét tiết học. -Tiếp thu

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 30: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :

-Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.-Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.

II/ CHUẨN BỊ : Một số bì thư, điện thoại đồ chơi (cố định, di động)III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HSA.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ.B.Bài cũ: Tỉnh/thành phố nơi bạn đang sống (tt): yêu cầu học sinh trình bày các sưu tầm về tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế. GVNX.

-HS trình bày.

C.Bài mới: 1/.Phần đầu: Khám phá

Giới thiệu bài: Hỏi: Khi em có người thân đi xa nhà, người ấy báo tin bình an cho gia đình biết bằng cách nào?-Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không? Để biết các hoạt động thông tin liên lạc diễn ra như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu bài: “CHĐTTLL”.

-HSTL: nhắn qua người trung gian, viết thư, gọi điện thoại, nhắn tin qua điện thoại, gửi E-mail…-HS lắng nghe.

2/.Phần hoạt động: Kết nốia)Hoạt động 1: Thảo luận nhómMục tiêu: Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.

Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện trong đời sống.Cách tiến hành:- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi

nhóm thảo luận câu hỏi: +Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.+Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không ?-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.- Nhận xét - Giáo viên giới thiệu: ở bưu điện tỉnh còn có

-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh là: gửi thư, gọi điện thoại, gửi bưu phẩm …

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. -Các nhóm khác nghe và bổ sung.-HS lắng nghe.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 15 Tiết : 29

Page 31: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

dịch vụ chuyển phát nhanh thư và bưu phẩm, ngoài ra còn có cả gửi tiền, gửi hàng hoá, điện hoa qua bưu điện.® Kết luận: bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.b) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.Mục tiêu: Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.Cách tiến hành:- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm

thảo luận câu hỏi: nêu nhiệm vụ, ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình.- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình.- Nhận xét ® Kết luận: -Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước.-Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế,…

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.- Các nhóm khác nghe, bổ sung.

c) Hoạt động 3: Thực hànhMục tiêu : Học sinh biết cách ghi địa chỉ ngoài phong bì thư, cách quay số điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại. Cách tiến hành: -GV cho học sinh đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng.-Một vài HS đóng vai người gửi thư, quà.-Một số học sinh khác chơi gọi điện thoại.-Nhận xét.

-Học sinh thực hiện chơi theo sự phân công của Giáo viên

3.Phần kết:Nhận xét – Dặn dò-Hỏi tn bi học. -Trả lời-Chuẩn bị bài: Hoạt động nông nghiệp. -Lắng nghe, thực hiện.-GV nhận xét tiết học. -Tiếp thu

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 32: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học, HS biết:

- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống.- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.- GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.

II/ CHUẨN BỊ:Hình vẽ trang 58, 59 SGK, tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HSA.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ.B.Bài cũ: HS kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không ? GVNX.C.Bài mới: 1/.Phần đầu: Khám phá-Chúng ta sống ở vùng nông thôn hay thành thị? Các em đã thấy gia đình mình nuôi những con vật gì? Trồng những cây gì?-GVKL: Những hoạt động đó được gọi là hoạt động nông nghiệp. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về Hoạt động nông nghiệp.

-HSTL: Nông thôn.-Nuơi heo, nuôi gà, nuôi bò, trồng cây ăn trái, trồng lúa…

2/.Phần hoạt động: Kết nốia)Hoạt động 1: Hoạt động nhómMục tiêu: Kể tên một số hoạt động nông nghiệp. Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp. Cách tiến hành:- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi

nhóm quan sát các hình trang 58, 59 SGK và thảo luận theo các gợi ý sau : + Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì ?- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình.- Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm một số

hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như : trồng ngô, khoai, sắn, chè, …; chăn nuôi trâu, bò, dê, …® Kết luận : Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đáng bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng … được gọi là hoạt động nông nghiệp.

- Học sinh quan sát và thảo luận - Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra

giấy. Ảnh 1 : chụp người nông nhân đang chăm sóc

cây cối, để không khí thêm trong lành. Ảnh 2 : chụp cảnh chăm sóc đàn cá – cung cấp

cá cho con người làm thức ăn. Ảnh 3 : chụp cảnh gặt lúa – cung cấp cho con

người thóc gạo để ăn. Ảnh 4 : chụp cảnh chăm sóc đàn lợn – cung

cấp thức ăn cho con người. Ảnh 5 : chụp cảnh chăm sóc đàn gà – cung cấp

thức ăn cho con người.- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

của nhóm mình

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 15 Tiết : 30

Page 33: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

-Các nhóm khác nghe, bổ sung.b) Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động nông nghiệp. Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm v xử lí thơng tin.Cách tiến hành:-Giáo viên cho từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống-GV cho một số cặp trình bày trước lớp.-Giáo viên nhận xét.

-Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe.

-Học sinh trình bày trước lớp.-Lớp nhận xét.

c) Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp Mục tiêu : Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp. Cách tiến hành: -Giáo viên chia lớp thành các nhóm.-Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.-Cho từng nhóm bình luận về tranh xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề nghiệp đó.-Giáo viên chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất-Giáo viên N.xét.

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Học sinh trình bày trước lớp- Lớp nhận xét

3.Phần kết:Nhận xét – Dặn dò-Hỏi tên bài học. -Trả lời-Chuẩn bị bài: Hoạt động công nghiệp, thương mại.

-Lắng nghe, thực hiện.

-GV nhận xét tiết học. -Tiếp thuRÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 34: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học, HS biết: - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống.- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.

-GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát tìm kiếm thông tin về các hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.

+Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.

II/ CHUẨN BỊ:- Các hình trang 60, 61 trong SGK, tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi,

hàng hoá.III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HSA.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ.B.Bài cũ: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh trình bày

C.Bài mới: 1/.Phần đầu: Khm ph

-Giới thiệu bài: Em có biết giấy, bút các em viết hay những đồ dùng khác như: kéo, compa, keo, bút màu…các em sử dụng có từ đâu và đến tay chúng ta như thế nào không?. Đó là nhờ hoạt động công nghiệp chế tạo ra, để đến được tay chúng ta nhà sản xuất không thể trực tiếp cung cấp cho tất cả mọi người được mà phải nhờ một thành phần khác phân phối, đó là thương mại. Vậy hoạt động công nghiệp và thương mại là ntn xin mời các em tìm hiểu bài: Hoạt động công nghiệp thương mại.2/.Phần hoạt động: Kết nốia)Hoạt động 1: Làm việc theo cặpMục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp, thương mại ở tỉnh Trà Vinh nơi các em đang sống. Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp trong đời sống.GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.Cách tiến hành:GV yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống- GV yêu cầu một số cặp học sinh trình bày.- Nhận xét - GV giới thiệu thêm một số hoạt động như : khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, … đều gọi là hoạt động công nghiệp.

- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe.

- Một số cặp học sinh trình bày - Các cặp khác nghe và bổ sung.

b) Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm.Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.Cách tiến hành:

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 16 Tiết : 31

Page 35: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát 3 bức ảnh trong SGK và nêu tên một hoạt động, lợi ích đã quan sát trong hình.- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-GV giới thiệu và phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó như :

Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy …

Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt …

Dệt cung cấp vải, lụa …® Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt .. gọi là hoạt động công nghiệp.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

c) Hoạt động 3: Làm việc theo nhómMục tiêu : Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận theo yêu cầu trong SGK.- Giáo viên nêu gợi ý :+Những hoạt động mua bán như trong hình 4, 5 tr. 61

SGK được gọi là hoạt động gì?+Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?+Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em.

-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.® Kết luận : Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

d.Hoạt động 4 : Chơi trò chơi bán hàng Mục tiêu : Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.Cách tiến hành :- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm-GV đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một người bán, một số người mua.- Một vài học sinh đóng vai - Nhận xét

Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Nhóm khác nghe,bổ sung

3.Phần kết: Nhận xét – Dặn dò-Chuẩn bị bài: Làng quê và đô thị. -Lắng nghe, thực hiện.-GV nhận xét tiết học. -Tiếp thu

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :………………………………………………………………………………………………………

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 36: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học , HS có khả năng

- Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.- Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương.- GDKNS:+Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh, tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa

làng quê và đô thị.+Tư duy sáng tạo. thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.

II/ CHUẨN BỊ : Hình vẽ trang 62, 63 SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn định, tổ chức lớp -Hát đầu giờ.B.Bài cũ: Kể về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống - Giáo viên nhận xét

-Học sinh trả lời

C.Bài mới: 1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu mục tiêu bài học. Ghi tựa bài. -HS lắng nghe2/.Phần hoạt động: Kết nốia)Hoạt động 1: Làm việc theo nhómMục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thịCách tiến hành:- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình trang 62, 63 SGK và thảo luận, nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Làng quê Đô thịPhong cảnh Nhiều cây cối,

ruộng vườnChật hẹp, ít cây

cốiNhà cửa Nhà mái ngói có

vườn cây nuôi động vật

Nhà cao tầng không có vườn cây nuôi

động vậtĐường sá Đường làng, bờ

ruộngĐường bê tông, lát gạch, đường nhựa

Hoạt động giao thông

Chủ yếu là đi bộ, ít xe cộ chỉ có xe bò, máy

cày, xe đạp

Nhiều xe cộ, nhất là xe máy, nhiều khi tắc đường.

Hoạt động Làm ruộng, Làm việc ở các nhà

- Học sinh quan sát và thảo luận - Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 16 Tiết : 32

Page 37: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

sinh sống chủ yếu của nhân

dân.

trồng rau, nuôi lợn, gà

máy, xí nghiệp, bán hàng

® Kết luận : Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công,…; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,…; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,…; nhà ở tập trung san sẻ đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại.

-HS lắng nghe.

b) Hoạt động 2: Thảo luận nhómMục tiêu: Học sinh kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.Cách tiến hành:- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Nghề nghiệp ở làng quê Nghề nghiệp ở đô thịTrồng trọt, làm ruộng, chăn nuôi, đánh cá, làm các nghề thủ công …

Buôn bán, xây dựng, kĩ sư xây dựng, kĩ thuật viên …

- Giáo viên nhận xét.® Kết luận : Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công,…. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, …

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

c)Hoạt động 3: Vẽ tranhMục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của học sinh về đất nước.Cách tiến hành:

- GV nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố (thị xã) quê em.-GV yêu cầu học sinh vẽ tranh giới thiệu bất kì một

phong cảnh nào nơi em sinh sống và nghề nghiệp đặc trưng ở làng quê mình

-Giáo viên gợi ý: Vẽ cảnh gì? Ở đâu? Nơi đó có những ai, những nhân vật nào? Con người ở đó làm nghề gì?

-Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm

-Giáo viên nhận xét.

- Học sinh tiến hành vẽ

- Học sinh trình bày về bức tranh của mình.

3.Phần kết:-Hỏi tên bài học -HS trả lời.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 38: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

-Nhận xét tiết học -Lắng nghe.-Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài: An toàn khi đi xe đạp. -Tiếp thu.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 39: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠPI/ MỤC TIÊU :

Sau bài học bước đầu HS biết một số quy định đối với người đi xe đạp.-GDKNS:+Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.

+Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông +Kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp

II/ CHUẨN BỊ : Các hình trang 64, 65 trong SGK, tranh, áp phích về an toàn giao thông.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh

A.Ổ n định B.Bài cũ : Làng quê và đô thị - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.- Giáo viên nhận xétC.Bài mới:

PHẦ N ĐẦU : KHÁM PHÁGiới thiệu bài, ghi tựa.

PHẦ N HOẠT ĐỘNG: KẾT NỐIa)Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, học sinh hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông. GD kĩ năng tìm kiếm v xử lí thơng tin: Quan st phn tích về cc tình huống chấp hnh đúng quy định khi đi xe đạp.Cách tiến hành :- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: Trong hình, ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông ? Vì sao ? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

-HS

- Học sinh trình bày

-HS lắng nghe.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

Tranh 1 : người đi xe máy đi đúng luật giao thông vì có đèn xanh, người đi xe đạp và em bé là đi sai vì sang đường lúc không đúng đèn báo hiệu. Tranh 2 : người đi xe đạp đi sai luật giao

thông vì đi vào đường một chiều. Tranh 3 : người đi xe đạp ở phía trước là đi sai luật vì đi bên trái đường

Tranh 4 : các bạn học sinh đi sai luật vì đi xe trên vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 17 Tiết : 33

Page 40: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

b)Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm a/Mục tiêu : Học sinh thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp. GD Kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống khơng an tồn khi đi xe đạpb/Cách tiến hành :-Giáo viên chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 học sinh, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận câu hỏi: Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ?- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.® Kết luận : Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.

c)Hoạt động 3 : Chơi trò chơi đèn xanh, đèn đỏ a/Mục tiêu : Thông qua trò chơi nhắc nhở học sinh có ý thức chấp hành luật giao thông. GD kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thôngb/Cách tiến hành :- Giáo viên cho học sinh cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.- Giáo viên cho trưởng trò hô : Đèn xanh : cả lớp quay tròn hai tay Đèn đỏ : cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí

chuẩn bị. - Yêu cầu : ai làm sai sẽ hát một bài- Nhận xét D.Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học.- Chuẩn bị bài : Ôn tập và kiểm tra học kì 1.

Tranh 5 : anh thanh niên đi xe đạp đi sai luật vì chở hàng cồng kềnh, vướng vào người khác, dễ gây tai nạn. Tranh 6 : các bạn học sinh đi đúng luật,

đi hàng một và đi về phía tay phải. Tranh 7 : các bạn học sinh đi sai luật,

chở 3 lại còn đùa vui giữa đường, bỏ hai tay khi đi xe đạp.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

Đi xe đạp

Đúng luật Sai luậtĐi về bên phải đường Đi hàng một

Đi về bên tráiDàn hàng trên đường

Đi đúng phần đường Đèo 1 người

Đi vào đường ngược chiềuĐèo 3 người …

Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Cả lớp chơi theo sự điều khiển của trưởng trò.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :………………………………………………………………………………………...............................………………………………………………………………………………………...............................

Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 17 Tiết : 34

Page 41: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học , HS biết :

-Kể tên các bộ phận của cơ quan trong cơ thể. -Nêu chức năng của một trong các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. -Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên -Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. -Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình. II/ CHUẨN BỊ :

Tranh vẽ do học sinh sưu tầm, hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh, thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học Sinh1.Ổ n định: 2.Bài cũ : An toàn khi đi xe đạp - Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông - Giáo viên nhận xét

3.Bài mới :Giới thiệu bài

Hoạt động 1 : Chơi trò chơi Ai nhanh ? Ai đúng ? a/Mục tiêu : Thông qua trò chơi, học sinh có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. b/Cách tiến hành :- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm

tranh vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm :

+ Gắn các bộ phận còn thiếu vào sơ đồ câm+ Gọi tên cơ quan đó và kể tên các bộ phận+ Nêu chức năng của các bộ phận

+ Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh

- Học sinh kể

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

---

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 42: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh và gắn thẻ vào tranh- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả

thảo luận của nhóm mình.- Giáo viên chốt lại những nhóm gắn đúng và sửa lỗi cho

những nhóm gắn sai.® Giáo viên kết luận : mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khoẻ mạnh4. Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài : Ôn tập và kiểm tra học kì 1 ( tiếp theo ) .

- Học sinh quan sát tranh và gắn thẻ - Đại diện các nhóm trình bày kết quả

thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 18 Tiết : 35

Nhóm : ………………………Tên cơ quan : …………………

Sơ đồ

Tên các bộ phận

Chức năng các bộ phận

Các bệnh thường gặp

Cách phòng

Page 43: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( tiếp theo )

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học , HS biết : - Kể tên các bộ phận của cơ quan trong cơ thể. - Nêu chức năng của một trong các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.

- Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên - Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. -Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình.II/ CHUẨN BỊ :

Tranh vẽ do học sinh sưu tầm, hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh, thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó.III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học Sinh1.Ổ n định: 2.Bài cũ : Ôn tập và kiểm tra học kì 1 - Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh - Giáo viên nhận xét

3.Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Quan sát hình theo nhóm

a/ Mục tiêu : Học sinh kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạcb/Cách tiến hành : - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu học

sinh cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong các hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK.- Cho học sinh liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang

sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, … mà em biết- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết

quả thảo luận của nhóm mình.- Giáo viên cho từng nhóm dán tranh, ảnh về từng

hoạt động mà các em đã sưu tầm được theo cách trình bày của từng nhóm

Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân - Giáo viên cho từng học sinh vẽ sơ đồ và giới thiệu

về gia đình mình.- Yêu cầu học sinh đứng trước lớp giới thiệu cho cả

lớp ngheGiáo viên theo dõi và nhận xét xem học sinh vẽ và giới thiệu có đúng không để làm căn cứ đánh giá

- Học sinh nêu

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Học sinh liên hệ

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Học sinh vẽ sơ đồ

- Học sinh giới thiệu về gia đình mình

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 44: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

4.Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học.- Chuẩn bị bài : Vệ sinh môi trường.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

DUY ỆT

Ngày dạy :

Bài dạy : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 18 Tiết : 36

Page 45: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học , HS biết :

-Nêu được tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.-GDSDNLTK&HQ: Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như một số rác rau, củ, quả… có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác nhằm làm giảm thiểu sự lng phí khi dng cc vật liệu, gĩp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.-Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.*GDKNS:

-Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.-Kĩ năng quan sát, tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.-Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.-Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.-Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.-Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.

II/ CHUẨN BỊ : Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải, các hình trong SGK trang 68, 69III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học Sinh1.Ổ n định: 2.Bài cũ : Ôn tập và kiểm tra học kì 1 - Cho học sinh liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang

sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, … mà em biết- Giáo viên nhận xét

- Học sinh liên hệ

3.Bài mới :*Giới thiệu bài Hoạt động 1: Thảo luận nhóm a/Mục tiêu : HS biết được sự ô nhiễmvà tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. GDKNS: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 46: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

b/Cách tiến hành :- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi

nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý :

+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?

+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.- Giáo viên nêu thêm những hiện tượng về sự ô

nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người.® Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, … thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Rác (vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn…) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh- Xác chết xúc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối

rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột,…- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo

luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Hoạt động 2 : Làm việc theo cặpa/Mục tiêu : HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. Lồng ghp gio dục SDNLTK&HQ

b/Cách tiến hành :-Giáo viên cho từng cặp học sinh quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, trả lời câu hỏi theo gợi ý :

+ Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai?

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

.

+ Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em.

Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

-Giáo viên cho học sinh liên hệ đến môi trường Học sinh liên hệnơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng …- Giáo viên vẽ bảng để điền những câu trả lời của học

sinh và căn cứ vào phần trả lời của học sinh, Giáo viên giới thiệu những cách xử lí rác hợp vệ sinh.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 47: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

-GV kết luận chung: Chúng ta nên biết phân loại và xử lí rác thải hợp vệ sinh: một số rác rau, củ, quả, … có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy đã làm giảm thiểu sự lảng phí khi dùng các vật liệu , góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.4.Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học.- Chuẩn bị bài : Vệ sinh môi trường ( tiếp theo ) .

- HS lắng nghe

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tên xã (huyện)

Chôn Đốt Ủ Tái chế

Page 48: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo )

I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :

-HS nêu được tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.

*G DSDNLTK&HQ: GD HS biết xử lí phn hợp vệ sinh l phịng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước cũng là góp phần tiết kiệm năng lượng nước.

2 –Kỹ năng: Thực hiện được những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.*GDKNS:

-Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.-Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.-Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.-Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.-Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.-Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.

II/ CHUẨN BỊ :Các hình trang 70, 71 trong SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học SinhA.Ổn địnhB. Bài cũ : Vệ sinh môi trường - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những nghề

nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm. Giáo viên nhận xét

Học sinh trình bày.

C.Bài mới:1/.Phần đầu: khám pháGiới thiệu bài: Giới thiệu nội dung tiết học.2/.Phần hoạt động: KẾT NỐI

Hoạt động 1 : Quan sát tranh

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 19 Tiết : 37

Page 49: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Mục tiêu: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người. GDKNS: Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thơng tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Cách tiến hành :-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trong SGK và nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết

quả thảo luận của nhóm mình.+Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế

bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương(đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu…).

+Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên? Giáo viên nhận xét.® Kết luận: Phân và nước tiểu là chát cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi ( chó, mèo, lợn, gà, trâu bò, …) phóng uế bừa bãi.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình- Các nhóm khác nghe và bổ sung

- Học sinh trình bày.

Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách

sử dụng hợp vệ sinh. GD kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.

Cách tiến hành :-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 71 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+Ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào?

+Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?

+Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

-Học sinh trình bày.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 50: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

-Giáo viên hướng dẫn: ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau Ở thành phố thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại. Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa để lên trên sau khi đi đại tiện, giấy vệ sinh cho vào sọt rác.® Kết luận : Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

D-Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Vệ sinh môi trường ( tiếp theo )

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 19 Tiết : 38

Page 51: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo )

I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :

-HS nêu được tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.

*DSDNLTK&HQ: GD HS biết xử lí phn hợp vệ sinh l phịng chống ơ nhiễm mơi trường không khí, đất và nước cũng là góp phần tiết kiệm năng lượng nước.

2 –Kỹ năng: Thực hiện được những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.*GDKNS:

-Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.-Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.-Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.-Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.-Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.-Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.

II/ CHUẨN BỊ :Các hình trang 72, 73 trong SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học SinhA.Ổn định.B.Bài cũ : Vệ sinh môi trường (tiếp theo) - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương(đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu…).- Giáo viên nhận xétC.Bài mới :1.Phần đầu: khám pháGiới thiệu bài : GT nội dung tiết học.2.Phần hoạt động: KẾT NỐIHoạt động 1: Quan sát tranha/Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống. GD Kĩ năng tư duy phê phán. V Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.b/Cách tiến hành :- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm

-Hát đầu giờ.

- Học sinh trình bày

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 52: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

quan sát hình 1, 2 trang 72 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không ? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.- Giáo viên hỏi:

+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?

+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,… cần cho chảy ra đâu ?- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.- Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước- Giáo viên nhận xét.® Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.Hoạt động 2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh .a/Mục tiêu : Giải thích được tại sai cần phải xử lí nước thải.GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân, v Kĩ năng ra quyết định. GDSDNLTK&HQ: GD HS biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước.b/Cách tiến hành :- Giáo viên cho từng cá nhân trình bày ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa ? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ?- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 73 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý:

+ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?

+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.® Kết luận : Việc xử lí các loại nước thải, nhất là

kết quả ra giấy.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Học sinh trình bày. - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

-HS lắng nghe.

- Học sinh trình bày.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo

luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.-Lắng nghe và thực hiện.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 53: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

nước thải công nghiệp trước khi để vào hệ thống nước chung là cần thiết, vừa tái sử dụng được nguồn nước vừa hạn chế được lượng nước thải ra, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường đồng thời giúp tiết kiệm được nguồn năng lượng nước tự nhiên à vừa tiết kiệm được tiền của của chng ta, vừa thân thiện môi trường, tạo môi trường sống trong lành.

Đối với gia đình chng ta, khi sử dụng nước, ta phải tính đến chuyện tiết kiệm nước và tìm cách xử lí nước thải sao cho hợp lí. VD nước rửa rau, ta có thể lắng lại, lượt bỏ cặn sau đó tái sử dụng để rửa chén bát nước đầu tiên, sau đó ta có thể đem đi tưới cây vừa không tốn nhiều nước vừa tốt cây, sạch chén, ít tốn nước rửa chén.

Hoặc nước giặt quần áo ta có thể lấy nước thải lắng bỏ cặn đi sau đó ta lại dùng lau nhà, giặt giẻ lau vừa sạch nhà, vừa tiết kiệm nước…

D.Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học.- Chuẩn bị bài : Ôn tập : Xã hội

. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày dạy :

Bài dạy : ÔN TẬP : XÃ HỘI

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 20 Tiết : 39

Page 54: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

I/ MỤC TIÊU:Sau bài học , HS biết

- Kể tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội.- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh )

- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh ( thành phố ) của mình. - Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.

II/ CHUẨN BỊ :Tranh ảnh về chủ đề xã hội.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học SinhA.Ổn định B..Bài cũ : Vệ sinh môi trường (tiếp theo)- Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con

người ?- Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện,

nhà máy,… cần cho chảy ra đâu ?- Nhận xét bài cũ

-Học sinh trình bày

C.Bài mới : *Giới thiệu bài : KHỞI ĐỘNG*Hướng dẫn ôn tập : LUYỆN TẬP THỰC HÀNHa/Mục tiêu: Kể tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội. - Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và

cuộc sống xung quanh ( phạm vi tỉnh )a/Cách tiến hành :- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi liên quan đến chủ đề

xã hội, mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ- Một số câu hỏi gợi ý :

+Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?+Những người thuộc họ nội gồm những ai ? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?+Kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra

-Học sinh lắng nghe

- Học sinh trình bày. - Các bạn khác nghe và bổ sung.

- HS nhận xét

mà chính các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng

+Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình?

+Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa … nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình.

+ Kể tên các môn học mà em được học ở trường ?+Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong

học tập +Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 55: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ ?+Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục,

y tế, … cấp tỉnh +Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.+Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh,

truyền hình. +Kể về hoạt động nông nghiệp ở nơi em đang sống.+Kể về hoạt động công nghiệp ở nơi em đang sống. +Nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị +Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê

và đô thị thường làm +Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác

có hại như thế nào ?+Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng

có hại gì đối với sức khoẻ con người ?+Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? +Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?+Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em +Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ

cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?+Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi

không làm ô nhiễm môi trường ? +Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con

người ?+Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện,

nhà máy, … cần cho chảy ra đâu ?- GV nhận xét.

D.Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài : Thực vật

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................Ngày dạy : Ngày dạy :

Bài dạy : THỰC VẬT

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 20 Tiết : 40

Page 56: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học , HS biết :- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. GDKNS:-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây.-Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

II/ CHUẨN BỊ : Các hình trang 76, 77 trong SGKIII/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học SinhA.Ổn định: khởi độngB.Bài mới :1.Phần đầu: khám pháGiới thiệu bài: 2.Phần hoạt động: kết nốiHoạt động : Làm việc theo nhóm a/Mục tiêu:

-Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh

-Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.-GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Kĩ

năng hợp tác.b/Cách tiến hành :- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi

nhóm quan sát hình trang 76, 77 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý

+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây + Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình

dạng và kích thước của những cây đó.- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết

quả thảo luận của nhóm mình.+ Kể tên một số cây mà em biết ? ® Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.

C.Phần kết: Nhận xét – Dặn dò.-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Thân cây.

-HS chuẩn bị đồ dùng, hát.

-HS lắng nghe.

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng

làm việc theo

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 57: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày dạy :

Bài dạy : THÂN CÂY

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 21 Tiết : 41

Page 58: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học , HS biết :

- Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.- Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò ) và theo cấu tạo của thân ( thân gỗ, thân thảo ).

- GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây. +Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời

sống động vật và con người.

II/ CHUẨN BỊ :Các hình trong SGK trang 78, 79

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học SinhA.Ổn định: KHỞI ĐỘNGB.Bài cũ : Thực vật + Nói tên từng bộ phận của mỗi cây - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

C.Bài mới :1.Phần đầu: khám phá Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo nhóm a/Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo.b/Cách tiến hành :- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trang 78, 79

trong SGK và trả lời theo gợi ý: chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo ( mềm )- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết

quả thảo luận của nhóm mình.- GV ghi kết quả thảo luận của các nhóm vào bảng

Hình Tên cây

Cách mọc Cấu tạo

Đứng Bò Le

o

Thân gỗ (cứng)

Thân thảo

( mềm )1 Cây nhãn x x2 Cây bí đỏ

( bí ngô ) x X

3 Cây dưa chuột x X

4 Cây rau x X

- Hát đầu giờ.

- Học sinh trình bày

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 59: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

muống5 Cây lúa x X6 Cây su hào x X7 Các cây gỗ

trong rừng x x

+ Cây su hào có gì đặc biệt ?® Kết luận : Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò.- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo- Cây su hào có thân phình to thành củ

Hoạt động 2 : Thực hànha/Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò ) và theo cấu tạo của thân ( thân gỗ, thân thảo )b/Cách tiến hành :- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc :

Cấu tạoCách mọc Thân gỗ Thân thảo

Đứngxoài, kơ-nia, cau, bàng, rau ngót,

phượng vĩ , bưởi

Ngô, Cà chua, Tía tô, Hoa cúc

Bò Bí ngô, Rau má , Lá lốt, Dưa hấu

Leo Mây Mướp, Hồ tiêu, Dưa chuột

D.Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học.- Chuẩn bị bài : Thân cây ( tiếp theo ).

- Cây su hào có thân phình to thành củ.

- HS thực hiện theo yêu cầu

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................Ngày dạy :

Bài dạy : THÂN CÂY ( tiếp theo )I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học , HS biết :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 21 Tiết : 42

Page 60: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- Nêu được chức năng của thân cây. - Kể ra những ích lợi của một số thân cây.

- GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây.

+Tìm kiếm, phn tích, tổng hợp thơng tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.

II/ CHUẨN BỊ :Các hình trang 80, 81 trong SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học SinhA.Ổn định B.Bài cũ : Thân cây -Giáo viên cho học sinh kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân gỗ, thân thảo-Nhận xét C.Bài mới :Giới thiệu bàiHoạt động 1 : Thảo luận cả lớp a/Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.b/Cách tiến hành :-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2, 3 trang 80 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý:

+Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?

+Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?-Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc -Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-Giáo viên: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng đê nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.Giáo viên nêu các chức năng khác của thân cây: nâng đỡ, mang lá, hoa, quả … Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm a/Mục tiêu : Kể ra được những lợi ích của một thân cây đối với đời sống của người và động vật.b/Cách tiến hành :

Học sinh kể tên.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

-Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 61: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

-Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý:

+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.

+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,…

+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn. -Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

® Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng …D.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Rễ cây.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày dạy :

Bài dạy : RỂ CÂY I/ MỤC TIÊU :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 22 Tiết : 43

Page 62: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Sau bài học, HS biết :-Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.- Phân loại các rễ cây sưu tầm được.

II/ CHUẨN BỊ :Các hình trong SGK trang 78, 79.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học SinhA.Ổn định B.Bài cũ: Thân cây ( tt )-Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.-Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,…-Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn-Giáo viên nhận xét, đánh giá.C.Bài mới :*Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Làm việc với SGKa/Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củb/Cách tiến hành :-Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm:+Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 82 trong SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. +Quan sát các hình 5, 6, 7 tr.83 trong SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ. -Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.® Kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật a/Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây sưu tầm đượcb/Cách tiến hành :-Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ. -Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều,

-Học sinh trình bày

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 63: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

trình bày đúng, đẹp và nhanh.D.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Rễ cây ( tiếp theo ).

-Các nhóm khác nghe và bổ sung.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày dạy :

Bài dạy : RỂ CÂY ( tiếp theo )

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học, HS biết :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 22 Tiết : 44

Page 64: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- Nêu được chức năng của rễ cây.- Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.

II/ CHUẨN BỊ :Các hình trang 84, 85 trong SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học SinhA.Ổn định B.Bài cũ: Rễ cây -Giáo viên cho học sinh nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ-Nhận xét C.Bài mới :*Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm a/Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây.b/Cách tiến hành :-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý:

+ Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82.

+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được.

+ Theo bạn, rễ cây có chức năng gì ?-Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

® Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp a/Mục tiêu : Kể ra được những lợi ích của một số rễ cây.b/Cách tiến hành :-Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Những rễ đó được sử dụng để làm gì ?-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-Giáo viên cho học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì. ® Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường …

-Học sinh nêu

-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

-Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 65: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

D.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Lá cây.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày dạy :

Bài dạy : LÁ CÂY I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS biết :- Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 23 Tiết : 45

Page 66: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.- Phân loại các lá cây sưu tầm được.

II/ CHUẨN BỊ : Các hình trong SGK trang 86, 87, sưu tầm các lá cây khác nhau.III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học SinhA.Bài cũ : Rễ cây ( tiếp theo ) + Rễ cây có chức năng gì ?-Nhận xét bài cũB.Bài mới :*Giới thiệu bàiHoạt động 1 : Thảo luận nhóm a/Mục tiêu: Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây-Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá câyb/Cách tiến hành :- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm:+ Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 86, 87 trong SGK và kết hợp quan sát những lá cây học sinh mang đến lớp.+ Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.+ Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.® Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá. Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật a/Mục tiêu: Biết phân loại các lá cây sưu tầm đượcb/Cách tiến hành :-Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các lá cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. -Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.-Liên hệ giáo dục học sinh BVMT.D.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài: Khả năng kì diệu của lá cây.

-Học sinh trình bày

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-Các nhóm khác nghe và bổ sung.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 67: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày dạy :

Bài dạy : KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học, HS biết :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 23 Tiết : 46

Page 68: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- Nêu chức năng của lá cây- Kể ra những ích lợi của lá cây-GDKNS: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây

đối với đời sống của cây, đồi sống động vật và con người. -Kĩ năng làm chủ bản thân: Có ý thức trch nhiệm, cam kết thực hiện những hành

vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: Không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây.

-Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặng, ứng phó với những hành vi làm hại cây.

II/ CHUẨN BỊ : Các hình trong SGK trang 88 , 89III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học SinhA.Ổn định, tổ chức lớp: khởi độngB.Bài cũ: Lá cây

+ Lá cây có những màu nào?+ Lá cây gồm những bộ phận nào ?

- GV nhận xét C.Bài mới :1.Phần đầu: Khám pháGiới thiệu bài

-Học sinh trình bày

2.Phần hoạt động: KẾT NỐIHoạt động 1 : Chức năng của lá câya/Mục tiêu : Biết nêu chức năng của lá cây. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm v xử lí thơng tin.b/Cách tiến hành :- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 SGK trả lời câu hỏi

- HS quan sát hình 1 , thảo luận theo bàn.

+ Quá trình quang hợp diễn ra trong điều kiện nào ?

- Quá trình quang hợp diễn ra dưới ánh sáng mặt trời.

+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình quang hợp ?

- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp

+ Khi quang hợp , lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?

- Khi quang hợp , lá cây hấp thụ khí các –bô-nic , thải ra khí oxy

+ Quá trình hô hấp diễn ra khi nào ? - Quá trình hô hấp diễn ra suốt ngày đêm.

+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình hô hấp ?

- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp.

+ Khi hô hấp , lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?

- Khi hô hấp , lá cây hấp thụ khí oxy, thải ra khí cac-bô-nic và hơi nước.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 69: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp lá cây còn có chức năng gì ? + Vậy lá cây có chức năng gì ?

- Lá cây còn làm nhiệm vụ thoát hơi nước.

- HS trả lời.® Kết luận: Lá cây có 3 chức năng là quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.

-HS lắng nghe.

+ Khi đứng dưới tán của cây ta thấy mát mẻ vì sao ?

- Vì lá cây thoát hơi nước làm không khí mát mẻ.

+ Lá cây thoát ra khí gì là khí cần thiết cho sự sống của con người ?

- Khí oxy.

® Kết luận: Hai quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra ở lá cây. Người ta nói lá cây có khả năng kì diệu vì lá cây quang hợp đã tạo ra các chất nuôi sống cây đồng thời từ lá cây thoát ra hơi nước giúp điều hoà không khí , cung cấp oxy giúp người và động vật hô hấp

-Lắng nghe.

Hoạt động 2 : Ích lợi của lá câya/Mục tiêu : Kể được những ích lợi của lá cây.GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân, Kĩ năng tư duy phê phán.b/Cách tiến hành :- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 ® 7 SGK và thảo luận theo cặp cho biết trong hình lá cây được dùng để làm gì ?

-Nêu ích lợi của lá cây mà em biết ?® Kết luận : Lá cây có nhiều ích lợi cho cuộc sống .Bảo vệ cây cối cũng là bảo vệ duy trì sự sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất

- HS quan sát hình và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày + Hình 2 : Lá cây để gói bánh + Hình 3 : Lá cây để lợp nhà + Hình 4 : Lá cây làm thức ăn cho động vật + Hình 5 : Lá cây làm nón + Hình 6 : Lá cây làm rau ăn + Hình 7 : Lá cây làm thuốc

-HS nêu.

3.Phần kết: Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài : Hoa

-HS lắng nghe.-Tiếp thu.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :....................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 70: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

....................................................................................................................................................

Ngày dạy :

Bài dạy : HOAI/ MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS biết :-Q.sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số lồi hoa.-Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa-Phân loại các bông hoa sưu tầm được, nêu được chức năng và lợi ích của hoa.-GDKNS: -Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số

loài hoa.-Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài

II/ CHUẨN BỊ :Các hình trong SGK trang 90, 91, sưu tầm các bông hoa khác nhau.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Ổn định: khởi động -Hát đầu giờ.2.Bài cũ : - Khả năng kì diệu của lá cây + Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? + Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ? - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

-Học sinh trình bày

3.Bài mới :*Giới thiệu bài: Khám pháHoạt động 1 : Quan sát và thảo luận a/Mục tiêu: GDKNS: Kĩ năng quan sát, so sánh : Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.

-Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.b/Cách tiến hành:-Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm: -HS quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra

giấy.+Quan sát các hình trang 90, 91 trong SGK và kết hợp quan sát những bông hoa học sinh mang đến lớp.+Nói về màu sắc của những bông hoa quan sát được. Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm, bông hoa nào không có hương thơm ?+Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát. +Hình dạng của các loài hoa như thế nào ?

-Hoa có nhiều màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, hồng,… Mùi hương của hoa khác nhau.

-Hoa có hình dạng rất khác nhau: có hoa to trông như cái kèn, có hoa tròn, có hoa dài …

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 24 Tiết : 47

Page 71: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

® Kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.

-Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Hoạt động 2: Làm việc với vật thật a/Mục tiêu: Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được. b/Cách tiến hành :

-Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bông hoa đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

-Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại bông hoa của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và BS.

Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp a/Mục tiêu: Nêu được lợi ích và chức năng của hoa.

GDKNS: Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trị, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài.

b/Cách tiến hành :-GV cho cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi:

+ Hoa có chức năng gì ?+ Hoa thường được dùng để làm gì ?+ Quan sát các hình trang 91, những hoa nào được dùng để ăn?

-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.® Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.

- Hoa là cơ quan sinh sản của cây.- Hoa thường được dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, để làm thuốc.- Hình 5, 6: hoa để ăn-Hình 7, 8: hoa để trang trí- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-Các nhóm khác nghe và bổ sung.

-GD: Hoa có hương thơm, nhưng chúng ta không nên ngửi nhiều hương thơm hoa vì sẽ không tốt cho sức khoẻ. Nếu ở trong phòng kín có nhiều hoa hoặc đặt lọ hoa ở đầu giường khi đi ngủ sẽ rất khó thở. Một số phấn hoa như hoa mơ có thể gây ngứa nên chúng ta cần chú ý khi tiếp xúc với các loại hoa.4.Nhận xét – Dặn dò : GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài : Quả

- HS lắng nghe

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :....................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 72: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................Ngày dạy :

Bài dạy : QUẢI/ MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS biết:- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.- Nêu được chức năng của hạt lợi ích của quả.- GDKNS: - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khc nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại

quả.- Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người.

II/ CHUẨN BỊ :Các hình trang 92, 93 trong SGK, sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp, phiếu bài tập

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH1.Ổn định: khởi động 2.Bài cũ: Hoa: Hoa có chức năng gì? + Hoa thường được dùng để làm gì ? - Nhận xét.

-Học sinh nêu

3.Bài mới :*Giới thiệu bàiHoạt động 1: Quan sát và thảo luận a/Mục tiêu:GDKNS: - Kĩ năng quan sát, so sánh: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. -Kể tên các bộ phận thường có của một quả

b/Cách tiến hành :-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các quả trong SGK trang 92, 93, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó.+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?-Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau: +Quan sát bên ngoài : nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.

Nhóm trưởng điều khiển. Mỗi bạn lần lượt quan sát.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 24 Tiết : 48

Page 73: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

+Quan sát bên trong: +Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt.+Bên trong quả gồm có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó.+Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó.Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.® Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.

- Học sinh trình bày kết quả thảo luận.

Hoạt động 2: Thảo luận a/Mục tiêu: GDKNS: Kĩ năng tổng hợp, phân tích, nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả.b/Cách tiến hành :-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: +Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ.+Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết

những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn ? + Hạt có chức năng gì ? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc như:

+ Ăn tươi+ Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp + Làm rau dùng trong bữa ăn + Ép dầu

-Nhận xét, tuyên dương 4.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Động vật .

-HS thảo luận nhóm.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 74: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : ĐỘNG VẬT

I/ MỤC TIÊU :Sau bài học, HS biết :

-Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.-Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên-Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.

II/ CHUẨN BỊ : Các hình trong SGK trang 90, 91, sưu tầm các bông hoa khác nhau.III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn định, tổ chức lớp.B.Bài cũ : Quả + Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ + Hạt có chức năng gì ?-Giáo viên nhận xét, đánh giá.

-Học sinh trình bày

C.Bài mới :1-Phần đầu: Khám phá*Giới thiệu bài: Động vật -Giáo viên cho học sinh tạo thành nhóm, mỗi nhóm chọn một bài hát bất kì có nhắc đến con vật. Cho các nhóm hát và cho biết con vật trong bài hát đó là con gì.-Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thế giới động vật phong phú qua bài: “Động vật” -Ghi tựa bài lên bảng.

Các nhóm chọn bài hát.Ví dụ: bài “Chú ếch con”, “Chị Ong Nâu và em bé”, “Một con vịt”, “Mẹ yêu không nào”…

2.Phần hoạt động: Kết nốiHoạt động 1 : Quan sát và thảo luận

a/Mục tiêu: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên

b/Cách tiến hành :-GV cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 94, 95 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

-GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:+Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ?+Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật đang quan sát.

-Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 25 Tiết : 49

Page 75: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

+Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng.-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.® Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật.

Chúng có hình dạng, độ lớn,… khác nhau. Cơ thể chúng đều có 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân

a/Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật ưa thíchb/Cách tiến hành :-Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em ưa thích.-Giáo viên lưu ý học sinh: tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ.-Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bức tranh vẽ được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau-GV cho các nhóm giới thiệu các bức tranh vẽ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào có các bức tranh vẽ nhiều, trình bày đúng các bộ phận của các con vật, đẹp và nhanh.

-Học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu ra vẽ một con vật

- HS trình bày sản phẩm

3.Củng cố :Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đố bạn con gì?”Giáo viên phổ biến cách chơi: 5 học sinh được phát miếng bìa ghi tên con vật, 5 học sinh còn lại được phát miếng giấy nhỏ ghi tên một con vật, có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. 5 học sinh có miếng bìa phải lắng nghe tiếng kêu để chạy đến đứng bên cạnh bạn vừa giả tiếng kêu của con vật mà mình cầm tên-Gọi 10 học sinh lên chơi.

-Cho học sinh nhận xét-Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh biết giả tiếng kêu của các con vậtD.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Côn trùng

-10 học sinh lên chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên-Học sinh nhận xét

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 76: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : CÔN TRÙNGI/ MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS biết:- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.- Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người.- Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại.- GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành)

giữ vệ sinh môi trường vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.II/ CHUẨN BỊ :

Các hình trang 96, 97 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh côn trùng ( hoặc các côn trùng có thật: bướm, châu chấu, chuồn chuồn…) và các thông tin về việc nuôi một số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học SinhA.Ổn định -Hát đầu giờB.Bài cũ: Động vật -Cơ thể động vật có mấy phần? -Nhận xét -Học sinh nêu. C.Bài mới :*Giới thiệu bàiHoạt động 1: Quan sát và thảo luận a/Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.b/Cách tiến hành :-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK trang 96, 97, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

+Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân?

-Học sinh quan sát đếm số chân và trả lời: 6 chân

+Chân côn trùng có gì đặc biệt ?+Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?

-Chân chia thành các đốt.

+Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? -Bên trong cơ thể chúng không có xương sống

+Trên đầu côn trùng thường có gì ? -Trên đầu côn trùng thường có mắt, râu, mồm…

-GVKL: Trên đầu côn trùng thường có râu để côn trùng xác định phương hướng đánh hơi mồi ăn.-Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.-GV yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận

-Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát.-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 25 Tiết : 50

Page 77: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

® Kết luận: Côn trùng ( sâu bọ ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đầu có cánh.

-Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.

a/Mục tiêu: Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người .Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại.b/Cách tiến hành :-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người.

-Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và phân loại

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và cử người thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng, những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó.-Nhận xét, tuyên dương

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.

=> Giáo viên giúp cho học sinh hiểu: có nhiều loại côn trùng có hại cho sức khoẻ con người như ruồi, muỗi … ; cần luôn làm vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia sức, gia cầm để các loài côn trùng này không có nơi sinh sống. Đối với loài côn trùng phá hoại mùa màng như sâu đục thân, châu chấu… có thể dùng thuốc trừ sâu hoặc sử dụng các loại thiên địch 9 dùng sinh vật này tiêu diệt sinh vật khác trong tự nhiên).

D.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -HS lắng nghe.-Chuẩn bị bài : Tôm, cua . -HS thực hiện.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 78: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : TÔM, CUA

I/ MỤC TIÊU : Sau bài hoc, HS biết :

-Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát.-Nêu ích lợi của tôm và cua.

II/ CHUẨN BỊ : Các hình trong SGK trang 98, 99, sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm,

cua. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn định, tổ chức lớp.B.Bài cũ : Côn trùng + Côn trùng có mấy chân? + Chân côn trùng có gì đặc biệt ? + Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? + Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ? + Trên đầu côn trùng thường có gì ?-Giáo viên nhận xét, đánh giá.C.Bài mới :*Giới thiệu bài: Tôm và cua -Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chọn một bài hát bất kì có nhắc đến con tôm hoặc con cua.-Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài tôm và cua-Ghi tựa bài lên bảng.Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận a/Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cuab/Cách tiến hành :-GV cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.-Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:

+Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.+Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và

cua.+Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương

sống không?+Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của

chúng có gì đặc biệt ?

-Học sinh trình bày

-Học sinh chia thành 2 nhóm chọn bài hát.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 26 Tiết : 51

Page 79: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.® Kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.*Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp a/Mục tiêu: Nêu ích lợi của tôm và cuab/Cách tiến hành :-Giáo viên cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:+Tôm, cua sống ở đâu ?+Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm.

+Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua.+Nêu ích lợi của tôm và cua.

-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và hỏi: Cô công nhân trong hình đang làm gì ?GV giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp …® Kết luận: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. D. Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Cá

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

+Tôm, cua sống ở dưới nước+Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú …+Cua bể, cua đồng…+Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật và làm hàng xuất khẩu.-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình +Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu.-Học sinh lắng nghe

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 80: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : CÁ I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS biết:- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.- Nêu được ích lợi của cá.

II/ CHUẨN BỊ :Các hình trang 100, 101 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn địnhB.Bài cũ: Tôm và cua +Tôm, cua sống ở đâu ?+Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm+Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua +Nêu ích lợi của tôm và cua -Nhận xét C.Bài mới :*Giới thiệu bài: Cá Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận a/Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.b/Cách tiến hành :-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các con cá trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con cá sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. + Bên ngoài cơ thể của những con cá thường có gì bảo

vệ?+Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?

+Cá sống ở đâu? +Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?

-Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.--GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. -Cả lớp rút ra đặc điểm chung của cá.-Giáo viên giảng thêm: Màu sắc, hình dáng cá rất đa dạng ; có cá màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng ; có loài có màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen ; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng ngả dần sang màu trắng. Có con mình tròn như cá vàng ; có con dài như cá chuối,

-Hát đầu giờ.

-Học sinh nêu

-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

+Bên trong cơ thể chúng có xương sống

+Cá sống ở dưới nước. +Chúng thở bằng mang, …-Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 26 Tiết : 52

Page 81: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

lươn ; có con trông như quả trám như cá chim ; có con trông giống cái diều như cá đuối ; có con cá rất bé có con lại rất to như cá mập, cá voi, cá heo,… Có con có vây cứng như cá mập, rô phi, cá ngừ, cá chuối ; có con có vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối ; các loài cá nước ngọt thường có vẩy, cá loài cá biển thường có da trơn, không vảy ; mồm cá có con rất nhỏ, có con mồm lại to và nhiều răng như cá mập. ® Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây.Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp a/Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá b/Cách tiến hành:-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.

+ Nêu ích lợi của cá+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến

cá mà em biết. -GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-Nhận xét, tuyên dương ® Kết luận: +Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.+Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.-GV hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá ?-Giáo viên giáo dục tư tưởng: Để bảo vệ cá, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.D.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài : Chim

- HS lắng nghe

-Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

-Học sinh trả lời theo suy nghĩ.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 82: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : CHIM

I-MỤC TIÊU :1.Kiến thức : giúp HS biết:

-Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.-Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.

2.Kĩ năng : -HS nêu được ích lợi của chim.-GDKNS:+Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim.+Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền bảo vệ các loài chim, bảo vệ môi trường sinh thái.

3.Thái độ : HS thấy được sự phong phú, đa dạng của các loài chim.II-CHUẨN BỊ:

-GV: các hình trang 102, 103 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về các loài chim. -HS: SGK.III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn địnhB.Bài cũ: Cá Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì? Nêu ích lợi của cá- Nhận xét.

-Học sinh nêu

C.Bài m ới Giới thiệu bài: Cá Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận a/Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sátb/Cách tiến hành :-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các con cá trong SGK trang 102, 103 và tranh ảnh các con chim sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của từng con chim có trong hình.

+Có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh ?

+Bên ngoài cơ thể của những con chim thường có gì bảo vệ?+Bên trong cơ thể chim có xương sống không?+Mỏ chim có đặc điểm gì chung? +Chúng dùng mỏ để làm gì?

-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

+Mỗi con chim đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển+Mỗi con chim đều có hai cánh, hai chân. Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng biết bay. Đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh.+Toàn thân chúng được bao phủ bởi một lớp lông vũ.+Có xương sống.+Mỏ chim cứng.+Để mổ thức ăn.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 27 Tiết : 53

Page 83: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. -Y/c HS rút ra đ.điểm chung của các loài chim.

-Giáo viên giảng thêm: Màu sắc, hình dáng của các loài chim rất đa dạng: Lông chim có nhiều màu sắc khác nhau và rất đẹp. Có con màu nâu đen, cổ viền trắng như đại bàng ; có con lông nâu, bụng trắng như ngỗng, vịt ; có con sặc sỡ bộ lông nhiều màu như vẹt, công… Về hình dáng chim cũng rất khác nhau: có con to, cổ dài như đà điểu, ngỗng ; có con nhỏ bé xinh xắn như chích bông, chim sâu, hoạ mi, chim hút mật,… Về khả năng của chim có loài hót rất hay như hoạ mi, khướu ; có loài biết bắt chước tiếng người như vẹt, sáo, uyển ; có loài bơi giỏi như cánh cụt, vịt, ngỗng, ngan ; có loài chạy nhanh như đà điểu ; đại bộ phận các loài chim đều biết bay… Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được a/Mục tiêu: Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chimb/Cách tiến hành:-Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra như nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm chạy nhanh, nhóm có giọng hót hay…-Giáo viên cho các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?-Giáo viên cho các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-Nhận xét, tuyên dương Kết luận: +Chim thường có ích lợi bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc ăn thịt.+Giáo viên giáo dục tư tưởng: Chúng ta cần bảo vệ các loài chim để giữ đợc sự cân bằng trong tự nhiên.

-Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

-Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được

-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

-Các nhóm trưng bày và thuyết minh

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 84: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

-Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Bắt chước tiếng chim hót”-Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự chọn một số loài chim như: gà, vịt, sáo, sơn ca, bìm bịp, tu hú, tìm vịt, bắt cô trói cột,… và tập thể hiện tiếng kêu của các loài đó.-Giáo viên yêu cầu nhóm 1 thể hiện tiếng kêu cho nhóm 2 đoán tên chim, nhóm 2 thể hiện cho nhóm 3 đoán, nhóm 3 thể hiện cho nhóm 4 đoán tiếp tục nhứ thế đến nhóm cuối cùng lại thể hiện cho nhóm 1 đoán.

-Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên -Các nhóm tự chọn loài chim và tập thể hiện tiếng kêu.

-Các nhóm lần lượt thể hiện tiếng kêu và đoán tên con vật.

-Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh biết thể hiện tiếng kêu giống thật và học sinh đoán nhanh ra tên chim.D.Nhận xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị : bài 54 : Thú

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 85: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : THÚ

I/ Mục tiêu :1.Kiến thức : giúp HS biết:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.- Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà học sinh ưa thích.

2.Kĩ năng : HS nêu được ích lợi của các loài thú nhà.-GDKNS: + Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong

việc bảo vệ cc lồi th rừng.+ Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm cc lựa chọn, cc cch lm để tuyên truyền , bảo vệ các

loài thú rừng ở địa phương.3.Thái độ : HS biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ thú nuôi trong nhà.

II/ Chuẩn bị:-GV: các hình trang 104, 105 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về các loài thú nhà. -HS : SGK.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Ổn địnhB.Bài cũ: Chim +Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim? Bên ngoài cơ thể của những con chim thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?

-Học sinh nêu

+Mỏ chim có đặc điểm gì chung ? +Chúng dùng mỏ để làm gì ?- Nhận xétC.Bài m ới : *Giới thiệu bài: ThúHoạt động 1: Quan sát và thảo luận

a/Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.b/Cách tiến hành :-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các loài thú nhà trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh các loài thú sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

-Học sinh quan sát. thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

+ Chỉ và nói tên các con vật có trong hình. + Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của

mỗi con vật.+ Nêu đặc điểm giống và khác nhau của các con vật

này.+ Trong số các con thú nhà đó, con nào có mõm dài,

tai vểnh, mắt híp ; con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ; con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ?

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 27 Tiết : 54

Page 86: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

+ Chúng đẻ con hay đẻ trứng ?+ Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?+ Thú có xương sống không ?

-Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.-Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận. -Cả lớp rút ra đặc điểm chung của thú.Kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Thú là loài vật có xương sống.Hoạt động 2: Thảo luận cả lớpa/Mục tiêu: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà.

-Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung.

bCách tiến hành:-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Kể tên một số loài thú nuôi mà em biết.+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như:

lợn, trâu, bò, chó, mèo,…+ Ở nhà có em nào nuôi một vài loài thú nhà không?

Em đã tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì ?

+ Người ta nuôi thú làm gì ? -Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.-Nhận xét, tuyên dương.

-Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời.

-

Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.Các nhóm khác nghe và BS.

Kết luận: -Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng. Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe,… Phân trâu, bò được dùng để bón ruộng. Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò như bơ, pho-mát cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.Hoạt động 3: Làm việc cá nhâna/Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một loài thú nhà mà học sinh ưa thích b/Cách tiến hành:-Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó.

-Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận, chọn 1 con vật vẽ , tô màu và chú thích.

-Giáo viên cho các nhóm dán hình vẽ lên bảng, cử đại diện giới thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ.-Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt, kết luận nhóm nào vẽ đúng, vẽ đẹp, vẽ nhanh.-Giáo viên hỏi:

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thú nuôi ?-Giáo viên giáo dục tư tưởng: Để bảo vệ thú nuôi, chúng ta cần cho thú ăn đầy đủ, làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú để không bị bệnh, lai tạo ra giống mới…

Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 87: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

D .Nhận xét – Dặn dò :GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị : bài 55: Thú ( tiếp theo )

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 88: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : THÚ (tiếp theo )

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

-Quan sát vật thật, hình vẽ chỉ được tên các bộ phận cơ thể của 1 số loài thú.-Nêu được một số VD về thú nhà và thú rừng.

GDKNS:-Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng.

-Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm cc lựa chọn, cc cch lm để tuyên truyền, bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trang 106, 107 SGK. Sưu tầm tranh ảnh về các loài các loài thú rừng .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬNBước 1: Làm việc theo nhóm.- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 106, 107 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:+ Chỉ và nói rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật ?+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các con vật này ?+ Khắp người chúng có gì ? Chúng đẻ con hay đẻ trứng ? Chúng nuôi con bằng gì ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơp bổ sung và rút ra đặc điểm chung của các loài thú .Kết luận:- Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ trứng, nuôi con bằng sữa mẹ.- Thú rừng là những loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.Hoạt động 2 : THẢO LUẬNCẢ LỚP - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm các nhóm phân loại những tranh ảnh sưu tầm được theo các tiêu chí trong nhóm tự đặt ra và thảo luận để trả lời câu hỏi : Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng ?

- HS quan sát các hình trong SGK trang 106, 107 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được

- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung

- Các nhóm phân loại những tranh ảnh sưu tầm được theo các tiêu chí trong nhóm tự đặt ra và thảo luận để trả lời câu hỏi : Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 28 Tiết : 55

Page 89: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài thú rừng sưu tầm được.- Các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên . Kết luận :Thú rừng cung cấp các dược liệu quý, là nguyên liệu để trang trí và mĩ nghệ. Thú rừng giúp cuộc sống thiên nhiên tươi đẹp hơn. Hoạt động 3 : TRÒ CHƠI AI LÀ HOẠ SĨ- Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó- Sau 5 phút, yêu cầu các nhóm dán hình vẽ lên bảng và giơi thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ.- GV tổ chức cho HS nhận xét tuyên dương các nhóm làm tốt, kết luận nhóm nào vẽ đúng, vẽ nhanh làm nhóm hoạ sĩ.Nhận xét – Dặn dò :GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị : bài 56: Mặt trời

- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài thú rừng sưu tầm được.- Đại diện các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên .

- Các nhóm thảo luận, chọn một con vật, vẽ hình tô màu, chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó.- Các nhóm dán kết quả lên bảng. Mỗi nhóm cử một dại diện lên giới thiệu về con vật vẽ được.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 90: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : MẶT TRỜII. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS biết:-Nêu đ ược vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.-Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt sưởi ấm trái đất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trang 110, 111 SGK.III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A.Ổn định: khởi động -Hát đầu giờB.Bài cũ: Bài Thú (TT) -2HS thực hiệnC.Bài m ới: 1.Phần đầu : khám phá+Khoảng 6,7 giờ sng, em nhìn lên bầu trời về hướng đông, em có thấy gì không?

-HSTL: Mặt trời.

-GV giới thiệu:. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về Mặt Trời.

-HS lắng nghe.

2.Phần hoạt động: Kết nốia/.Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhómBước 1: Làm việc theo nhóm.HS thảo luận theo nhóm theo gợi ý sau : -Tiến hành thảo luận nhóm- Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ?- Khi đi ra ngoài nắng bạn thấy như thế nào? Tại sao?- Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt?Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.-GV hoặc HS sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

Kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.b/.Hoạt động 2 : Quan sát ngoài trờiBước 1: Làm việc theo nhóm.

-GV cho HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận nhóm theo gợi ý sau :

-Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật ?

-Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất?

- HS quan sát phong cảnh xung quanh trừờng và thảo luận theo nhóm.

Bước 2: Làm việc cả lớp -Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 28 Tiết : 56

Page 91: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- GV lưu ý HS về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời đối với sức khoẻvà đời sống con người như cháy nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô.c/.Hoạt động 3 : LÀM VIỆC VỚI SGKBước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

- HS quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

Bước 2 : - GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế hàng ngày : Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ?- GV bổ sung phần trình bày của HS và mở rộng cho HS biết về những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời.D .Nhận xét – Dặn dò-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị : thực hành đi thăm thiên nhiên

- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS liên hệ thực tế.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Ngày dạy :

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 92: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Bài dạy : THỰC HÀNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

- Quan sát và chỉ được các bộ phận của các cây cối và con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.- Biết phân loại được một số cây, con vật đã học.- GDKNS:

+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin thu nhận được về các loài cây, con vật. Khái quát hóa về đặc điểm chung của thực vật và động vật.+ Kĩ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt , tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm

- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh thơng tin...II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trang 108, 109SGK.- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.- Giấy khổ to, hồ dán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức 2. Bài mớiHoạt động1: khởi động- GV giới thiệu mục đích.- Phát giấy vẽ cho HS. Yêu cầucác HS khi đi

tham quan tự vẽ một loài cây hoặc một con vật đã quan sát, trong đó có chú thích các bộ phận.

- Dặn dò HS khi đi tham quan : + Không bẻ cành hái hoa, làm hại cây + Không trêu chọc, làm hại các con vật. + Trang phục gọn gàng không đùa nghịch.

- Mỗi HS nhận giấy vẽ. Lắng nghe hướng dẫn của GV.

H Đ 2 : THỰC HÀNH THAM QUAN- GV đưa HS đi tham quan ở ngay vườn

trường.- HS đi theo nhóm. Các nhóm trưởng quản lí

các bạn không ra khỏi khu vực GV đã chỉ định cho nhóm.

- GV giới thiệu cho HS nghe về các con vật được quan sát.

- GV quản lí HS , nhắc nhở nhóm HS quản lí nhau, cùng tìm hiểu về các loài cây, con vật.

Dặn dò HS về nhà vẽ tranh, vẽ một loài cây, con

- HS tham quan :quan sát, vẽhoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 29 Tiết : 57

Page 93: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

vật các em đã nhìn thấy.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 94: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : THỰC HÀNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN ( tiếp theo )

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

- Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà HS đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.- Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.- GDKNS:

+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin thu nhận được về các loài cây, con vật. Khái quát hóa về đặc điểm chung của thực vật và động vật.

+ Kĩ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt , tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm

- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh thông tin... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.- Giấy khổ to, hồ dán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Ổn định tổ chức2. Bài mớiHoạt động 3 : GIỚI THIỆU TRANH VẼ:- Yêu cầu HS đưa tranh của mình lên lớp.- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : trong mỗi nhóm HS lần lượt giới htiệu cho các bạn nghe về tranh vẽ của mình.

- Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp.Hoạt động 4 : BẠN BIẾT GÌ VỀ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT ?:- GV chia HS thành 2 nhóm, nhóm động vật và nhóm thực vật,. Căn cứ theo bài vẽ của các em.- Yêu cầu các HS ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhóm, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1 ; Yêu cầu các HS ở đội vẽ tranh thực vật chia thành các nhóm nhỏ, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 2.

- HS đưa tranh của mình ra.- HS làm việc theo nhóm : Lần lượt từng HS giới thiệu về tranh vẽ của mình : Vẽ cây gì / con gì ? Chúng sống ở đâu ? Cá bộ phận chính cơ thể là gì ? Chúng có đặc điểm gì đặc biệt ?

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS chia thành các nhóm, nhận phiếu thảo luận.

- Cho các nhóm thảo luận 10 phút. Sau đó yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.- Yêu cầu các nhóm trình bày.- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.- Hỏi : Em thấy thực vật và động vật khác nhau ở điểm

- Các nhóm cử đại diện trình bày.- HS nhận xét bổ sung.- 1 HS trả lời.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 29 Tiết : 58

Page 95: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

gì ?* Kết luận :....Hoạt động kết thúc: TRÒ CHƠI GHÉP ĐÔI- GV phổ biến luật chơi.Tổ chức cho HS chơi.- GV tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc.- Nhắc nhở HS luôn cố gắng bảo vệ thiên nhiên môi trường vì đó là bảo vệ cuộc sống của chính mình.- Tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS chơi trò chơi.- HS cả lớp làm cổ động viên.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 96: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : TRÁI ĐẤT : QUẢ ĐỊA CẦU

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng :

- Nhận biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu .- Biết cấu tạo của quả địa cầu - HS khá, giỏi: Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo,Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK trang 112, 113.- Quả địa cầu.- 2 hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112 nhưng không có phần chữ trong hình.- 2 bộ bìa, mỗi bộ 5 tấm ghi: cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, xích đạo.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA. Khởi động - HátB. Kiểm tra bài cũ- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 83 (VBT) - GV nhận xét, ghi điểm

- HS thực hiện

C. Bài mới * Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớpBước 1 :-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK tr.112. - HS quan sát hình 1.- GV nói : Quan sát hình 1 , em thấy Trái Đất có hình gì

- HS có thể trả lời : hình tròn, quả bóng, hình cầu.

- GV chính xác hoá câu trả lời của HS : Trái Đất có hiình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.Bước 2 :- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu : Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em thấy các bộ phận : quả địa cầu, trục gắn, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

- HS quan sát quả địa cầu và nghe giới thiệu.

- Đối với lớp có nhiều HS khá giỏi, GV có thể mở rộng cho HS biết : Quả địa cầu được gắn trên một giá đỡ có trục xuyên qua.Nhưng trong thực tế không có trục xuyên qua và cũng không phải đặt trên giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian.

-HS lắng nghe.

- GV chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam nằm tên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn.Kết luận : Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu* Hoạt động 2 : Thực hành theo nhómBước 1 : - GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát hình 2 trong - HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 30 Tiết : 59

Page 97: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

SGK và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

Bước 2 : - GV yêu cầu các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu

- HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu trên địa cầu.

Bước 3 : - GV cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải thích sơ lược về sự thể hiện màu sắc. Từ đó giúp HS hình dung được bề mặt Trái Đất không bằng phẳng.

- HS nhận xét

Kết luận : Quả địa cầu giúp chúng ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Gắn chữ vào sơ đồ câmBước 1 : Tổ chức và hướng dẫn- GV treo 2 hình phóng to như hình 2 trang 112 (nhưng không có chú giải) lên bảng.- GV chia lớp thành nhiều nhóm, -HS chia mỗi nhóm 5 HS.- GV yêu cầu 2 nhóm lên bảng xếp hai hàng dọc. -2 nhóm xếp 2 hàng dọc.- GV phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa (mỗi HS trong nhóm 1 tấm bìa)

-HS nhận bìa

- GV hướng dẫn luật chơi : Khi GV hô bắt đầu, lần lượt từng HS trong nhóm lên gắn tấm bìa của mình vào hình trên bảng. HS trong nhóm không được nhắc nhau. Khi HS thứ nhất về chỗ thì HS thứ hai mới được lên gắn, cứ như thế cho đến hết 5 HS.

- HS chơi theo hướng dẫn.

Bước 2 : GV tổ chức cho HS chơi-GV cho 2 nhóm HS chiw - Hai nhóm HS chơi theo hướng dẫn của

GV.

Bước 3 : - Các HS khác quan sát và theo dõi hai nhóm chơi.

- GV tổ chức cho HS đánh giá hai nhóm chơi :+ Nhóm nào gắn đúng trong thời gian ngắn nhất thì nhóm đó thắng cuộc.+ Nhóm nào chơi không đúng luật sẽ bị ngừng cuộc chơi, GV có thể gọi nhóm khác lên để chơi.D .Nhận xét – Dặn dò-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị : Sự chuyển động của trái đất

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 98: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊUSau bài học, HS có khả năng :

- Biết Trái đất quay quanh mình nó và quanh Mặt Trời.- Biết sử dụng mũi tên để mô tả sự chuyển động của Trái đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.- GDKNS:

+ Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân: Hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu.+ Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK trang 114, 115.- Quả địa cầu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH1. Khởi động - Hát vui2. Kiểm tra bài cũ-GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 84 (VBT)- GV nhận xét, ghi điểm.

- HS thực hiện

3. Bài mới * Hoạt động 1 : Thực hành theo nhómBước 1 :- GV chia nhóm (số nhóm tuỳ thuộc vào số lượng quả địa cầu chuẩn bị được).- GV nêu câu hỏi : Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ ?

- HS trong nhóm quan sát hình 1 trong SKG trang 114 và trả lời câu hỏi : Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

- HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn ở phần thực hành trong SGK.

Bước 2 :- GV gọi vài HS lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.

- HS thực hành quay.

- Vài HS nhận xét phần thực hành của bạn.Kết luận : GV vừa quay quả địa cầu, vừa nói : Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng : Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu* Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặpBước 1: - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trong SGK trang 115 .

- Từng cặp HS chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh MT

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 30 Tiết : 60

Page 99: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi sau: - HS trả lời các câu hỏi+Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào ?

+2 chuyển động : chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.

+ Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.

+Cùng hướng và đều ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.

Bước 2 :- GV gọi vài HS trả lời trước lớp. - HS trả lời.- GV bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS. Kết luận : Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động : chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. * Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Trái Đất quayBước 1 : -GV chia nhóm và hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm.

-Chia nhóm.

Bước 2 : - GV cho các nhóm ra sân, chỉ vị trí cho từng nhóm và hướng dẫn cách chơi :

- Các bạn khác trong nhóm quan sát hai bạn và nhận xét.

+ Gọi 2 bạn (một bạn đóng vai Mặt Trời, một bạn đóng vai Trái Đất).

+ Bạn đóng vai Mặt Trời đứng ở giữa vòng tròn, bạn đóng vai Trái Đất sẽ vừa quay quanh mình, vừa quay quanh Mặt Trời như hình dưới của trang 115 trong SGK.- Lưu ý : Nhóm trưởng cố gắng tổ chức trò chơi sao cho tất cả các bạn đều được đóng vai Trái Đất.Bước 3 : - GV gọi vài cặp HS lên biểu diễn trước lớp. - HS thực hiện biểu diển trước lớp- GV và HS nhận xét cách biểu diễn của các bạn.4 .Nhận xét – Dặn dò-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị : Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 100: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: Từ mặt trời ra xa dần,Trái Đất là hành tinh thứ ba trong hệ mặt trời .- HS Khá, giỏi: biết được hệ mặt trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sốngGDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK trang 116, 117.III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU1. Khởi động/ 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH* Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo cặpBước 1 : GV giảng cho HS biết : Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau :

- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.

+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ?+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ?+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời ?Bước 2 : GV gọi một số HS trả lời trước lớp- GV hoặc HS bổ sung hoàn thiện câu trả lời.* Hoạt động 2 : Thảo luận nhómBước 1 : - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi gợi ý : - HS thảo luận nhóm. + Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ?+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ?Bước 2 :- GV yêu cầu các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả của

nhóm mình.- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

* Hoạt động 3 : Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trờii ( dành cho HS khá giỏi)Bước 1 : - GV chia nhóm và phân công các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời (GV giao nhiệm vụ này cho HS trước 1 - 2 tuần lễ)

- Các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 31 Tiết : 61

Page 101: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- GV yêu cầu các nhóm kể trước lớp. - Đại diện các nhóm kể trước lớp.- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.- GV khen những nhóm kể hay, đúng và nội dung phong phú.4 .Nhận xét – Dặn dò-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị : Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 102: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng :

- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của mặt trăng quanh Trái Đất- HS khá giỏi : So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời : Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lầnII. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK trang 118, 119. Quả địa cầu.III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU1. Khởi động/ 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH* Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo cặpBước 1 :- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo các gợi ý sau :

- HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời theo nhóm đôi.

+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái đất ( Cùng chiều hay ngược chiều). + Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Bước 2 : GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp - Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.- GV bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS.* Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất Bước 1 : - GV giảng cho HS cả lớp biết : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.

- HS nghe giảng.

- GV hỏi : Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất ?

- HS trả lời.

- GV mở rộng cho HS biết : Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên

- HS nghe giảng.

- Đối với HS khá giỏi : GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái đất : ....

Bước 2 :- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở .....

- HS vẽ theo yêu cầu.- HS trao đổi, nhận xét sơ đồ theo cặp.

* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất.Bước 1 : - GV chia nhóm và xác định vị trí làm việc của các nhóm.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 31 Tiết : 62

Page 103: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

- GV hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm.Bước 2 : - GV yêu cầu các nhóm tiến hành chơi. - Thực hành chơi theo từng nhóm.Bước 3 : - GV gọi vài HS lên biểu diễn trước lớp.3 .Nhận xét – Dặn dò-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị : Ngày và đêm trên Trái Đất

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 104: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤTI. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có khả năng :

- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản.- Biết thời gian để Trái đất quay quanh mình nó là một ngày.- Biết một ngày có 24 giờ.- Thực hành biểu diễn ngày và đêm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK trang 120, 121.- Đèn điện để bàn (hoặc đèn pin, nến).III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU1. Khởi động 2. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2, 3 / 87 (VBT) - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH* Hoạt động 1 : Quan sát trang theo cặpMục tiêu : Giải thích được tại sao có ngày và đêm. Cách tiến hành :Bước 1 :- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 120, 121 và trả lời với bạn các câu hỏi sau :

- HS quan sát theo cặp thảo luận trao đổi với nhau nghe.

+ Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được bề mặt của quả địa cầu ?

+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?

+ Ban ngày.

+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?

+ Ban đêm.

- (Đối với HS khá giỏi) Tìm vị trí của Hà Nội và La - ha - ba - na trên quả địa cầu (hoặc GV đánh đấu trước hai vị trí đó). - Khi Hà Nội là ban ngày thì La - ha - ba – na là ngày hay đêm ?

- Là đêm, vì La - ha - ba - na cách Hà Nội đúng nửa vòng Trái Đất.

Bước 2 :- GV gọi một số HS trả lời trước lớp. - HS trả lời trước lớp.- GV hoặc HS bổ sung hoàn thiện câu trả lời.Kết luận : Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trăng chỉ chiếu sáng được một phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.* Hoạt động 2 : Thực hành theo nhómMục tiêu : - Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.- Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 32 Tiết : 63

Page 105: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Cách tiến hành :Bước 1 : - GV chia nhóm (số nhóm tuỳ thuộc vào số lượng quả địa cầu chuẩn bị được).

- HS trong nhóm lần lượt làm thực hành như hướng dẫnở phần thực hành trong SGK .

Bước 2 :- GV gọi một vài HS lên thực hành trước lớp. - HS khác nhận xét phần làm thực hành

của bạn.Kết luận : Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.* Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớpMục tiêu : - Biết thời gian để Trái đất quay quanh mình nó là một ngày.- Biết một ngày có 24 giờ.Cách tiến hành :Bước 1 : - GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu- GV quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ cực Bắc xuống) có nghĩa là điểm đánh dấu trở về vị trí cũ.

- HS theo dõi thao tác của GV.

- GV nói : Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được qui ước là một ngày. Bước 2 : - GV hỏi : + Đố các em biết một ngày có bao nhiêu giờ ? - 24 giờ + Hãy tưởng tượng Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ?

- Thì một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi ; còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn).

Kết luận : Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngàym một ngày có 24 giờ.

4 .Nhận xét – Dặn dò-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị : Năm, tháng, mùa

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 106: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : NĂM, THÁNG VÀ MÙAI. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng :- Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.- Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.- Một năm thường có bốn mùa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK trang 122, 123.- Một số quyển lịch.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH1. Khởi động2. Kiểm tra bài cũ- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2, 3 / 88 (VBT)- GV nhận xét, ghi điểm.

- HS thực hiện

3. Bài mới * Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhómMục tiêu : biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm thường có 365 ngày. Cách tiến hành :Bước 1 :

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các gợi ý : + Một năm thường có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng? + Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?+ Những tháng nào có 32 ngày, 30 ngày, 28 hoặc 29 ngày ?

- HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.

Bước 2 :- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo

luận của nhóm mình trước lớp.- GV mở rộng cho các em biết : Có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.

- HS lắng nghe.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.

- HS quan sát tranh và nghe.

- GV hỏi : Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao vòng ?

- HS dựa vào hiểu biết trả lời

Kết luận : Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK theo cặp

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 32 Tiết : 64

Page 107: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Mục tiêu : Biết một năm thường có bốn mùa.Cách tiến hành :Bước 1 : - GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo cặp, theo gợi ý.

- HS làm việc theo cặp theo gợi ý.

+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Băc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.

+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.

- Đối với HS khá giỏi, có thể yêu cầu thêm : + Tìm vị trí của Việt Nam và trên quả địa cầu. +Việt Nam ở Bắc bán cầu+ Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô - xtrây - li - a là mùa gì ? Tại sao ?

+ Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô - xtrây - li - a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô - xtrây - li - a trái ngược nhau.

Bước 2 :- GV gọi một số HS lên trả lời trước lớp. - HS lên trả lời trước lớp.- GV hoặc HS khác sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời.

Kết luận : Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau..* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Xuân, hạ, thu, đôngMục tiêu : HS biết đặc điêm khí hậu bốn mùa. Cách tiến hành :Bước 1 : - GV hỏi hoặc nói cho HS biết đặc trưng khí hậu bốn mùa, ví dụ :+ Vào mùa xuân, em cảm thấy thế nào ? + Ấm áp,…+ Vào mùa hạ, em cảm thấy thế nào ? + Nóng nực,…+ Vào mùa thu, em cảm thấy thế nào ? + Mát mẻ,…+ Vào mùa đông, em cảm thấy thế nào ? + Lạnh, rét,…Bước 2 : - GV hướng dẫn cách chơi : + Khi GV nói mùa xuân. + Thì HS cười.+ Khi GV nói mùa ha. + Thì HS lấy tay quạt.+ Khi GV nói mùa thu. + Thì HS để tay lên má.+ Khi GV nói mùa đông. + Thì HS xuýt xoa.Bước 3 : -Cho HS thực hành chơi theo nhóm/cả lớp.4 .Nhận xét – Dặn dò-GV nhận xét tiết học.-Chuẩn bị : Các đới khí hậu

- HS chơi theo nhóm hoặc cả lớp.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 108: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

............................................................................................................................................................Ngày dạy :

Bài dạy : CÁC ĐỚI KHÍ HẬUI. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng :- Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.- Biết đặc điểm chính của các đói khí hậu.- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK trang 124, 125.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA. Khởi động -Hát đầu giờ.B. Kiểm tra bài cũ- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 3 / 89 (VBT) -2 HS thực hiện - GV nhận xét, ghi điểm. -Lắng nghe.C. Bài mới 1. PHẦN ĐẦU: KHÁM PHÁ-Giới thiệu bài, ghi tựa -Lắng nghe.2. PHẦN HOẠT ĐỘNG: KẾT NỐI* Hoạt động 1 : Làm việc theo cặpa/Mục tiêu : Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.b/Cách tiến hành :Bước 1 :- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 124 và trả lời theo các gợi ý sau :

- HS quan sát và trả lời.

+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? + Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực.

Bước 2 :- GV gọi một số HS trả lời trước lớp. - HS trả lời trước lớp.- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.Kết luận : Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới sau : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.* Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm

a/Mục tiêu : Biết chỉ trên quả địa cầu các đới khí hậu. Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.b/Cách tiến hành :Bước 1 : - GV hướng dẫn HS cách chỉ vị trí các đới khí hậu : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới trên quả địa cầu.

- HS nghe hướng dẫn.

+ Trước hết, GV yêu cầu HS tìm đường xích đạo trên + HS tìm đường xích đạo trên quả địa cầu.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 33 Tiết : 65

Page 109: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

quả địa cầu.+ GV xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu. Để xác định 4 đường đó, GV tìm 4 đường không liền nét ( - - - -) song song với xích đạo. Những đường đó là: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam. Sau đó GV có thể dùng phấn hoặc bút màu tô đậm 4 đường đó. (GV không cần giới thiệu tên 4 đường này với HS)

+ HS theo dõi.

+ GV hướng dẫn HS chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.Ví dụ : Ở Bắc bán cầu, nhiệt đới nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến Bắc.

+ HS nghe hướng dẫn và chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.

+ GV giới thiệu hoặc khai thác vốn hiểu biết của HS giúp cho HS biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.

+HS lắng nghe.

Bước 2 :- GV y/cầu HS làm việc theo nhóm theo gợi ý : -HS làm việc theo nhóm.+Đối với HS khá giỏi: Chỉ trên quả địa cầu vị trí của VN và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào ?

+ HS trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.

+ Trưng bày các hình ảnh thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau (mỗi nhóm lựa chọn cách trưng bày riêng). Bước 3 :

+ HS tập trưng bày trong nhóm (kết hợp chỉ trênquả địa cầu và chỉ trên tranh ảnh đã được sắp xếp sẵn).

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

- Các nhóm trình bày kết quả.

- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của mỗi nhóm.Kết luận : Trên rái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm; Ơn đới: ôn hoà, có đủ bốn mùa; hàn đới: rất lạnh. Ở hai cực của Trái Đât quanh năm nước đóng băng. * Hoạt động 3 : TH ỰC H À NH, VẬN DỤNG : Chơi trò chơi Tìm vị trí các đới khí hậu Mục tiêu : Giúp HS nắm vững vị trí của các đới khí hậu. Tạo hứng thú trong học tập.Cách tiến hành :Bước 1: GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự như hình 1 trong SGK trang 124 (nhưng không có màu) và 6 dải màu (như các màu trên hình 1 trong SGK trang 124).

- HS chhia nhóm và nhận đồ dùng.

Bước 2 : Khi GV hô “bắt đầu”, HS trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ.

- HS tiến hành chơi.

Bước 3 : GV hoặc HS đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.

- HS trưng bày sản phẩm. - Nhóm nào xong trước, đúng và đẹp, nhóm đó thắng.

4.Nhận xét, dặn dò: -Xem trước bài 66: Bề mặt Trái Đất -HS lắng nghe.-Nhận xét lớp. -HS tiếp thu.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 110: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

............................................................................................................................................................Ngày dạy :

Bài dạy : BỀ MẶT TRÁI ĐẤTI. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng :- Phân biệt được lục địa, đại dương.- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.- Nói tên và chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 dại dương trên lược đồ “Các châu lục và các đại dương”

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK trang 126, 127.- Tranh ảnh về lục địa và đại dương.- Một số lược đồ phóng to, tương tự lược đồ hình 3 trong SGK tranh 127 nhưng không có phần chữ trong hình ; 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa nhỏ ghi tên của một châu lục hay một đại dương.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Khởi động -HS hátB. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 90 (VBT) - GV nhận xét, ghi điểm.

-HS thực hiện

C.Bài mới :1.Phần đầu: Khám phá-Giới thiệu nội dung tiết học -HS lắng nghe.2.Phần hoạt động: Kết nối2.1. Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớpa/Mục tiêu : Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương. b/Cách tiến hành :- Bước 1: GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.

- HS chỉ theo yêu cầu.

- Bước 2 :GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu (màu xanh lơ hoặc xanh lam thể hiện phần nước).

- HS theo dõi.

- GV hỏi : Nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất ?

- HS trả lời.

- Bước 3 :GV giải thích một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để HS biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.

- HS nghe giải thích.

- Lục địa : Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.- Đại dương : Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.Kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 33 Tiết : 66

Page 111: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

2.2.Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóma/Mục tiêu : Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. Chỉ được 6 châu lục và 4 đại

dương trên lược đồ.b/Cách tiến hành :Bước 1 : -GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo gợi ý:

+Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hiình 3.

+Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.

+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ . Việt Nam ở châu lục nào ?

- HS làm việc trong nhóm theo gợi ý.

Bước 2 :- GV gọi một số nhóm lên trình bày kết quả làm viêc của nhóm mình.

-Đại diện các nhóm trình bày.

- GV sửa chữa, hoàn chỉnh phần trình bày.Kết luận : Trên thế giới có 6 châu lục : châu Á, châu Âu, châu MỸ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương : Thái Bình Dương, An Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.2.3. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “ Tìm vị trí các châu lục và các đại dương” a/Mục tiêu : Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương. b/Cách tiến hành :Bước 1 : GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương.

-Hoạt động theo nhóm.

Bước 2 : Khi GV hô “bắt đầu” HS trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.

- HS tiến hành chơi.

Bước 3: GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm. GV hoặc HS đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.

- HS trong nhóm làm xong thhì trưng bày sản phẩm của nhóm mình trước lớp. Nhóm nào xong trước nhóm đó sẽ thắng.

D. Nhận xét-dặn dò: -Nhận xét tiết học -Lắng nghe.-Dặn dò: Chuẩn bị bi 67: Bề mặt lục địa.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 112: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : BỀ MẶT LỤC ĐỊAI. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng :- Mô tả bề mặt lục địa.- Nhận biết được suối, sông, hồ.- GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm v xử lí thơng tin: Biết xử lí cc thơng tin để có biểu tượng về suối,

sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng...+Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Các hình trong SGK trang 128, 129.- Tranh ảnh suối, sông, hồ do GV và HS sưu tầm..

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA.Khởi động - HátB.Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 3 / 91 (VBT) - GV nhận xét, ghi điểm.

- HS thực hiện

C. Bài mới 1.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu bài, ghi tựa.2.Phần hoạt động: Kết nối* Hoạt động 1 : Làm việc theo cặpa/Mục tiêu : Biết mô tả bề mặt lục địa. GDKNS: KN Quan sát, so sánh.b/Cách tiến hành :Bước 1 :- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128 và trả lời theo các gợi ý sau :

- HS quan sát và trả lời.

+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.

+ Mô tả bề mặt lục địa. Bước 2 : GV gọi một số HS trả lời trước lớp. - HS trả lời trước lớp.- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.=>KL: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có chỗ dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước.* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóma/Mục tiêu : Nhận biết được suối, sông, hồ. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.b/Cách tiến hành :Bước 1 : -GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 1 tranh 128 trong SGK và trả lời theo các gợi ý sau:

- HS làm việc theo nhóm và trả lời theo các gợi ý.

+ Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 34 Tiết : 67

Page 113: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

+ Con suối thường bắt nguồn từ đâu ? + Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ)

+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu ?Bước 2 :-GV hỏi: Trong 3 hình (h.2, 3, 4), hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ ?

- HS dựa vào vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi.

Kết luận : Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ. * Hoạt động 3 : Làm việc cả lớpa/Mục tiêu : Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ. b/Cách tiến hành :- Bước 1 : GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hồ.

- HS nêu tên một số con suối, sông, hồ ở địa phương.

- Bước 2 : GV yêu cầu HS trả lời (bằng lời hoặc tranh ảnh).

-Vài HS trả lời kết hợp tranh ảnh.

- Bước 3 : GV có thể giới thiệu thêm (bằng lời và tranh ảnh) cho HS biết một vài con sông, hồ,…nổi tiếng ở nước ta.

-HS lắng nghe.

D.Nhận xét – Dặn dò:-GV nhận xét tiết học -HS tiếp thu.-Dặn HS chuẩn bị bài 68: Bề mặt lục địa tiếp theo. -HS tiếp thu.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 114: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : BỀ MẶT LỤC ĐỊA ( tiếp theo )I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng :- Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.-GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thơng tin để có biểu tượng về suối,

sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng...+Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng

bằng và cao nguyên,II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình trong SGK trang 130, 131.- Tranh ảnh núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên do GV và HS sưu tầm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHA. Khởi động. - HátB. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 92 (VBT)- GV nhận xét, ghi điểm.

- HS thực hiện

C. Bài mới 1.Phần đầu: Khám páh2. Phần hai: Luyện tập thực hành* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóma/Mục tiêu : - Nhận biết được núi, đồi.- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi. b/Cách tiến hành :Bước 1 :- GV yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130 hoặc tranh ảnh sưu tầm, thảo luận và hoàn thành bảng sau :

- HS thảo luận và hoàn thành bảng theo yêu cầu.

Đáp án : Bảng cần thực hiện:Núi Đồi Núi Đồi

Độ cao Cao Thấp Độ caoĐỉnh Nhọn Tương đối tròn Đỉnh

Sườn Dốc Thoải SườnBước 2 :- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận cả nhóm mình trước lớp.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

Kết luận : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 34 Tiết : 68

Page 115: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

* Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặpa/Mục tiêu : - Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên.- Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.b/Cách tiến hành :Bước 1 : - GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131 và trả lời theo gợi ý sau :

- HS quan sát hình và trả lời theo gợi ý.

+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?Bước 2 :- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - HS trả lời câu hỏi trước lớp.Kết luận : Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.* Hoạt động 3 : Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.a/Mục tiêu : Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên. b/Cách tiến hành :Bước 1 : - GV yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó).

- HS vẽ hình theo yêu cầu.

Bước 2 : - GV yêu cầu HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn. - HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn

theo cặp.Bước 3 : - GV trưng bày một số hình vẽ của HS trước lớp. - GV cùng HS nhận xét hình vẽ của bạn. D.Nhận xét-Dặn dò:-NX tiết học -Tiếp thu.-Dặn HS về nhà ôn tập cả phần tự nhiên -Tiếp thu.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 116: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

Ngày dạy :

Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRAHỌC KÌ II : TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊUGiúp HS :- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên.- Yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật của quê hương.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH1. Khởi động -Hát đầu giờ2. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 3 HS làm bài tập 1, 2, 3 / 93 (VBT) -HS thực hiện- GV nhận xét, ghi điểm. -HS lắng nghe.3. Bài mới * Hoạt động 1 : Quan sát cả lớpa/Mục tiêu : - HS nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương.- HS biết một số cây cối và con vật ở địa phương.b/Cách tiến hành :- GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, về cây cối, con vật của quê hương (tranh ảnh do GV và HS sưu tầm).

- HS quan sát tranh

* Hoạt động 2 : Vẽ tranh theo nhóma/Mục tiêu : Giúp HS tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.b/Cách tiến hành :Bước 1 : - GV hỏi : Các em sống ở miền nào ? - HS trả lời.Bước 2 :- GV yêu cầu HS liệt kê những gì các em quan sát được từ thực tế hoặc từ tranh ảnh theo nhóm.

- HS liệt kê.

Bước 3 :- GV gợi ý cho HS vẽ tranh và tô màu. Ví dụ : Đồng ruộng tô màu xanh lá cây ; đồi, núi tô màu da cam,…

- HS vẽ theo gợi ý.

* Hoạt động 3 : Làm vịêc cá nhâna/Mục tiêu : Giúp HS củng cố kiến thức về động vật. b/Cách tiến hành :- Bước 1 : GV yêu cầu HS kẻ bảng (như trang 133 SGK) vào vở.

- HS hoàn thành bảng theo hướng dẫn của GV.

-Bước 2 : Cho HS thực hành, sau đó đổi vở kiểm tra - HS đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Tuần : 34 Tiết : 69 – 70

Page 117: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

chéo cho nhau.Bước 3 : - GV gọi một số HS trả lời trước lớp. - HS trả lời trước lớp. - GV hoàn thiện câu trả lời. - HS khác bổ sung* Hoạt động 4 : Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúnga/Mục tiêu : Giúp HS củng cố kiến thức về thực vật. b/Cách tiến hành :Bước 1 : - GV chia lớp thành một số nhóm.-GV chia bảng thành các cột tương ứng số nhóm.Bước 2 : - GV nói : Cây có thân mọc đứng (hoặc thân leo,…), rễ cọc (hoặc rễ chùm,…).

- HS trong nhóm sẽ ghi lên bảng tên câu có thân mọc đứng, rễ cọc,…

Lưu ý : mỗi HS trong nóm chỉ được ghi một tên cây và khi HS thứ nhất viết xong về chỗ, HS thứ hai mới được lên viết.- Bước 3 : GV yêu cầu HS nhận xét và đánh giá sau mỗi lượt chơi (mỗi lượt chơi GV nói một đặc điểm của cây).

- HS tiến hành chơi. Nhóm nào viết nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc.

Lưu ý : + Nếu còn thời gian, GV có thể ôn tập cho HS các nội dung về “Mặt Trời và Trái Đất” bằng cách như sau : GV viết sẵn những nội dung cần củng cố cho HS vào các phiếu khác nhau. Từng nhóm HS cử đại diện lên rút thăm. HS trong nhóm thực hiện theo nội dung ghi trong phiếu. HS các nhóm khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời hoặc phần biểu diễn của nhóm bạn. GV nhận xét và khen thưởng những nhóm trả lời hoặc biểu diễn nhanh, đúng và đủ.+ Một số nội dung gợi ý để GV lựa chọn : Kể và Mặt Trời. Kể về Trái Đất. Biểu diễn trò chời : “Trái Đất quay”. Biểu diễn trò chời : “Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất”. Thực hành biểu diễn ngày và đêm trên Trái Đất.4.Nhận xét-Dặn dò:-Nhận xét tiết học

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3

Page 118: Tuần 1hanam.edu.vn/data/10178127698471385453/tintuc/files/11... · Web view-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở trang 33 SGK, thảo luận để xếp các

DUYỆT

Thiết kế bài dạy môn TN&XH 3