Transcript
Page 1: Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Đốt

Phần I: Lời mở đầu

Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải. Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Chúng ta có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. Vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Và Trái Đất chính là ngôi nhà xanh rất cần chúng ta bảo vệ và chăm sóc hàng ngày.

Page 2: Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Đốt

Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, đời sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhưng đồng nghĩa với sự phát triển đó thì môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như tốc độ đô thị hóa, tăng dân số, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hóa chất, các chất thải… thì chất thải rắn cũng là một nguyên nhân đáng được quan tâm. Trước tình hình đó, loài người đang tìm mọi giải pháp để bảo vệ môi trường. Việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào xử lý chất thải rắn ngày càng rộng rãi. Việt Nam cũng đã áp dụng một số công nghệ hiện đại vào xử lý chất thải rắn.

Phần 2: Nội dung chính

Mục đích và tiêu chí của phương pháp xử lí chất thải rắn

Có nhiều phương pháp xử lí chất thải rắn khác nhau nhưng đều có cùng mục đích là:

- Tái sử dụng và tái sinh chất thải- Không làm phát tán các chất gây nguy hại vào môi trường- Chuyển từ các chất độc hại thành các chất ít độc hại hơn hoặc vô hại- Giảm thể tích các chất thải trước khi chôn lấp.

Việc lựa chọn phương pháp công nghệ xử lí chất thải dựa trên một số tiêu chí:

- Khối lượng, thành phần, đặc tính của chất thải rắn- Điều kiện kinh tế, hạ tầng của từng địa phương- Hiệu quả của công nghệ xử lí- Đặc điểm của nguồn tiếp nhận- Tiêu chuẩn môi trường.

Page 3: Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Đốt

Các phương pháp xử lí chất thải:

Ở nước ta đã áp dụng nhiều phương pháp xử lí chất thải rắn nhưng trong đó phương pháp nhiệt được sử dụng nhiều do hiệu quả của nó đem lại và cụ thể là phương pháp thiêu đốt.

Ghi chú: Phương pháp MBT: Xử lý cơ học kết hợp với quá trình sinh học.

Các phương pháp xử lý chất rắnCác phương pháp xử lý chất rắn

Cơ họcCơ học Nhiệt Nhiệt Sinh học

Sinh học

Chôn lấp

Chôn lấp

ĐậpĐập Băm

Nghiền

Băm

Nghiền

Thiêu đốt

Thiêu đốt

Hóa khí

Hóa khí

Hiếu khí

Hiếu khí

Kị khí

Kị khí

MBTMBT

Page 4: Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Đốt

I. Các khái niệm.

- Chất thải: Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.

- Chất thải rắn (CTR) (Solid wastes): là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa.

- Chất thải rắn được phân loại:

CTR sinh hoạt

CTR sinh hoạt

CTR công nghiệp

CTR công nghiệp

CTR

y tế

CTR

y tế

Thông thường: Rác thực phẩm, giấy, vải, da, gỗ, thủy tinh, kim loại, lá cây, vật liệu xây dựng được thải bỏ.

Thông thường: Rác thực phẩm, giấy, vải, da, gỗ, thủy tinh, kim loại, lá cây, vật liệu xây dựng được thải bỏ.

Nguy hại: Đồ điện, điện tử, pin, săm, lốp xe, túi nylon…Nguy hại: Đồ điện, điện tử, pin, săm, lốp xe, túi nylon…

Kim loại nặng, hóa chất độc hại, rác điện tử, rác hữu cơ, thủy tinh, các loại bao bì, bã vôi, gạch, đá, cát…

Kim loại nặng, hóa chất độc hại, rác điện tử, rác hữu cơ, thủy tinh, các loại bao bì, bã vôi, gạch, đá, cát…

Nguy hại: Phế thải phẫu thuật, bông, gạc, bơm kim tiêm, hóa chất độc hại, thuốc quá hạn…

Nguy hại: Phế thải phẫu thuật, bông, gạc, bơm kim tiêm, hóa chất độc hại, thuốc quá hạn…

Thông thường:Chất thải từ nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành chính, 1 số chất thải sinh hoạt của bệnh nhân…

Thông thường:Chất thải từ nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành chính, 1 số chất thải sinh hoạt của bệnh nhân…

Page 5: Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Đốt

- Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học.Bằng cách đốt chất thải ta có thể

- Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxi hóa học. Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể tích của nó lên đến 80 – 90%. Nhiệt độ buồng đốt phải lên tới 8000 C.Sản phẩm sau cùng bao gồm khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ và cacbonic, hơi nước và tro. Năng lượng được thu hồi từ quá trình trao đổi nhiệt do khí sinh ra có nhiệt độ cao. Lò đốt được duy trì ở nhiệt độ khoảng trên 10000C. Thời gian lưu của chất thải trong lò từ vài phần giây đến 2,5 giây. Ngoài ra,người ta còn sử dụng xúc tác cho vào lò đốt để tăng tốc độ oxy hóa chất thải ở nhiệt độ thấp hơn.

- Phương pháp thiêu đốt: Là quá trình dùng nhiệt độ cao để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong rác thải và giảm nhỏ thể tích.

II. Thực trạng xử lí chất thải rắn ở Việt Nam

- Ở nước ta hiện nay do dân số ngày càng đông đặc biệt tập trung ở các thành phố lớn, quá trình đô thị hóa, phát triển hội nhập kinh tế nhanh, yêu cầu về chất lượng môi trường sống ngày càng cao, vì vậy xử lý rác thải rắn hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân, doanh nghiệp, chính phủ trong lĩnh vực môi trường.

Một số bãi rác được đưa vào hoạt động

Page 6: Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Đốt

- Trong xu hướng hội nhâp thì việc phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường luôn là ba nội dung trọng tâm cốt lõi không thể tách rời trong mọi hoạt động nhằm bảo đảm phát triển một cách bền vững. Theo dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trên thế giới với tốc độ tăng trưởng được dự báo là 7% trong thập kỷ tới. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã giúp cho hơn 25 triệu người dân Việt Nam thoát được cảnh nghèo đói trong vòng chưa đầy 1 thập kỷ qua.

Ô nhiễm chất thải rắn ở các thành phố hiện nay

Page 7: Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Đốt

- Tuy nhiên, mặt trái và bất cập của việc tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và mạnh mẽ cũng đồng thời sẽ tạo nên những thách thức không lường trước được về mặt môi trường sinh thái, như gây ra các tác động nghiêm trọng đối với sức khoẻ và môi trường, đặc biệt là ở các vùng công nghiệp và đô thị mới đang phát triển.

Xử lí chất thải rắn luôn là vấn đề nan giải

- Chất thải rắn là luôn và đang là một vấn đề đang nổi cộm nhất ở Việt Nam hiện nay. Mỗi năm, khoảng hơn 16 triệu tấn chất thải phát sinh trong cả nước và theo dự báo thì tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong nước vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ tới đây. Các vùng đô thị, với dân số chiếm hơn khoảng 24% dân số cả nước, phát sinh mỗi năm hơn 6 triệu tấn chất thải (ước tính xấp xỉ khoảng 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước). Theo ước tính, thì tương lai tổng lượng chất thải sinh hoạt phát

Page 8: Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Đốt

sinh sẽ tăng lên 60%. Hơn nữa, quá trình mở rộng các khu đô thị cùng với phát triển công nghiệp mạnh mẽ và hiện đại hoá các cơ sở bệnh viện y tế, sẽ làm tăng đáng kể lượng chất thải nguy hại phát sinh mà nếu không được xử lý một cách phù hợp kịp thời thì sẽ có khả năng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ môi trường làm việc của người dân.

Báo cáo chung về tình hình quản lí chất thải rắn ở Việt Nam:

- Năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại (% tổng lượng) 50%

+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh 17

+ Bãi rác và bãi chôn lấp không hợp vệ sinh 74

- Số lượng các cơ sở xử lý chất thải rắn

+ Đô thị nghèo 10 - 20%

+ Các vùng nông thôn < 20%

+ Các vùng đô thị 71%

- Thu gom chất thải (% trong tổng lượng phát sinh)

+ Các vùng nông thôn 0,3

+ Các vùng đô thị 0,7

+ Toàn quốc 0,4

- Lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (kg/người/ngày)

+ Lượng hóa chất nông nghiệp tồn lưu (tấn) 37.000

+ Chất thải nguy hại phát sinh từ nông nghiệp (tấn/năm) 8.600

+ Chất thải y tế nguy hại (tấn/năm) 21.000

+ Chất thải không nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp (tấn/năm) 2.510.000

- Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp (tấn/năm) 128.400

Page 9: Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Đốt

+ Các vùng nông thôn 6.400.000

+ Các vùng đô thị 6.400.000

+ Toàn quốc 12.800.000

Từ thực trạng nêu trên cho thấy việc xử lí chất thải rắn là vấn đề được quan tâm như một việc làm để duy trì cũng như phát triển sự sống của cả nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng. Do đó áp dụng phương pháp đốt trong việc xử lí chất thải rắn là một biện pháp tương đối có hiệu quả.

III. Thành phần và tính chất của chất thải rắn

1. Thành phần của chất thải rắn

- Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng ghóp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng pần trăm khối lượng. Thông tn về thành phần chất thải rắn đóng vai trò quan trongjtrong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lí cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lí chất thải rắn.

- Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50-75%. Phần trăm đóng ghóp của thành phần chất thải rắn giá trị phân bố sẽ thay đổi tùy thuộc vào sự mở rộng các hoạt động, xây dựng, sửa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lí nước.

- Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lí, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và phụ thuộc vào thu nhập của từng quốc gia.

2. Tính chất của chất thải rắn

a. Tính chất vật lí

Độ ẩm

Những tính chất quan trọng nhất của chất thải rắn là độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của chất thải rắn. Độ ẩm

Page 10: Xử Lí Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Đốt

của chất thải rắn được biểu diễn bằng hai phương pháp: Phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô. Thông thường người ta sử dụng phương pháp khối lượng ướt: Độ tính theo khối lượng ướt của vật liệu, là phần trăm khối lượng ướt của vật liệu.

Kích thước và cấp phối hạt

Kích thước và cấp phối hạt của chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như: thu hồi vật liệu đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia bằng phương pháp từ tính.

Khả năng giữ nước thực tế

Khả năng giữ nước thực tế của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực